You are on page 1of 3

“Cẩm nang” chinh phục Nielsen Case Competition

Được chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của: Ăn xôi xéo khéo đậu em ti

1. Đối tượng nên thi NIELSEN:


Trong các cuộc thi giải case, Nielsen Case Competition (sau đây gọi tắt là NCC) có thể được nói là
một trong những cuộc thi rầm rộ nhất, phát súng đầu khai mạc cho cả mùa giải case cuối năm với
toàn những cuộc thi lớn như UFLL, P&G CEO Challenge và UVTN…
Bạn nên thi NCC nếu quan tâm đến 1 trong 2 nhóm lợi ích sau: nhóm lợi ích kiến thức và nhóm lợi
ích thực tiễn
● Nhóm 1: Kiến thức:
- Industry Exposure:
Là một trong những công ty Market Research hàng đầu Việt Nam, Client chính của Nielsen
đều thuộc hàng Big Corp, đặc biệt trong làng FMCG. Vậy nên đề của NCC cũng sẽ đào khá
sâu vào những kiến thức liên quan đến FMCG (sẽ nói ở phần sau), như là về kênh phân
phối hay ngành hàng nói chung, hành vi tiêu dùng của khách hàng…
- Data-Related Skills:
NCC nổi tiếng là cuộc thi với tính chuyên môn cao, đặc biệt là về phân tích data. Trong các
cuộc thi giải case từ nhỏ đến lớn, Nielsen là cuộc thi case mang tính nền tảng & thiết thực
nhất, vì nó tập trung vào kỹ năng quan trọng STORYTELLING THROUGH DATA (phân tích
& chọn lọc có thể áp dụng trong tất cả các loại công việc.
● Nhóm 2: Thực tiễn:
Được vào Chung Kết (Top 06) sẽ được shortlist vào vòng cuối để trở thành Nielsen Trainee,
còn được giải Nhất hoặc Nhì (Top 02) thì tất cả các thành viên trong đội sẽ đều được offer
trở thành Nielsen Trainees ngay lập tức. Nielsen Trainee cũng là công việc đầu đời rất tốt
cho các bạn, tùy người thì sẽ thành bàn đạp để phát triển sự nghiệp trên con đường khác,
hoặc kiên định luôn ở Market Research Industry.

2. Thi như thế nào?


Format của Nielsen sẽ có 3 vòng, và nên nhớ là THỜI GIAN RẤT-GẤP, RẤT-HARDCORE BẠN SẼ
KHÔNG NGỦ TRONG NHIỀU NGÀY LIỀN
● Vòng 1: LÀM QUEN SỐ LIỆU/ SOLUTION SUBMISSION
- Các bạn được đưa cho một raw data sheet (file excel) về ngành hàng sữa, với những
thông tin bao gồm các key players trong ngành sữa này, các kênh phân phối, performance
của từng SKUs một (Stock-Keeping Unit) và một số dữ liệu về khách hàng. Data sheet này
được sử dụng liên tiếp cho cả 3 vòng, nhưng mà câu hỏi và yêu cầu cho 3 vòng là khác
nhau.
- Các bạn sẽ có 48 tiếng làm bài bằng Powerpoint & nộp bài dưới dạng PDF. Và sau đó
khoảng cỡ 1-2 tuần thì Nielsen sẽ công bố Top 15 của cuộc thi, không có present. Ở vòng
sơ loại, bạn chỉ được phép nộp bài với MAXIMUM 10 SLIDES (Không tính Appendix & Các
slide chào hỏi) (Font chữ khuyên dùng là 9 -11 để chắn bạn không bị vượt quá slide cho
phép)
● Vòng 2: BẮT ĐẦU THUYẾT TRÌNH/ 1st PRESENTATION ROUND
- Sau khi được chọn vào Top 15, các bạn sẽ được tham gia một buổi training của Nielsen
vào buổi sáng, và đề sẽ được giao vào buổi chiều. (Hà Nội riêng, TP. HCM riêng)
- Với vòng 2 này, các bạn sẽ chỉ có 24 tiếng để làm bài và ngay sáng hôm sau sẽ là buổi
thuyết trình với BGK chọn ra Top 06 nên hãy có strategy là 1 tuần trước đó tập cho mình
một chế độ ăn ngủ hợp lý để cơ thể mình quen với thời gian hard-core này.
- Tin vui (chắc thế) là bạn được tăng giới hạn Slide thành 20 Slide để được múa may
transition effect. (which I recommend not to)
- Cơ chế chọn của 2018 là 15 đội sẽ được chia làm 3 phòng. Mỗi phòng sẽ chọn 2 đội điểm
cao nhất. Kết quả Top 06 sẽ được công bố ngay trong buổi sáng hôm đó, và…
● Vòng 03: 2nd PRESENTATION ROUND
- Ngay buổi chiều, các bạn sẽ được giao tiếp một đề nữa - và các bạn sẽ có 22 tiếng để làm.
Nhưng, khác biệt là thay vì có một tối để nghỉ ngơi như vòng 2, bạn sẽ phải thuyết trình luôn
vào buổi chiều hôm đó.
- Top 06 sẽ bốc thăm thuyết trình lần lượt. Mỗi round là 20’ thuyết trình và 10’ Q&A từ BGK.
Tóm lại, thi Nielsen có thể gọi là hardcore bậc nhất, với tần suất thức trắng cao và ăn uống
cho đầy đủ nhé nếu không vào Chung kết là auto sập đó.

3. Đề thi như thế nào?


Như có nói ở trên, đề thi Nielsen Case các năm sẽ đều theo format như sau: Các teams sẽ được
cho một raw data sheet về một ngành hàng FMCG bất kỳ (bỉm, sữa, bia, cà phê,..) với những thông
tin về kênh phân phối hay ngành hàng nói chung hay hành vi tiêu dùng của khách hàng. Và, mỗi
vòng sẽ có một yêu cầu khác nhau từ data sheet đấy - nên nó sẽ yêu cầu các bạn phải liên tục phân
tích data mới cho từng vòng mặc dù data sheet là giữ nguyên.
Ví dụ như năm ngoái, đề thi là về ngành hàng sữa với 4 key players (tạm gọi là A B C D). Nội dung
từng vòng như sau:
- V1: A có nên launch sản phẩm sữa organic hay không? Launch ở kênh nào?
- V2: B muốn mình là key player lớn nhất cả toàn ngành hàng sữa Việt Nam. B phải làm gì?
- V3: A muốn phát triển business của mình ở kênh bán hàng hiện đại (modern trade). A cần làm gì?

4. Tiêu chí chấm?


Mình được chia sẻ là Nielsen sẽ có 3 tiêu chí chấm chính:
● Presentation​:
Cái này thì chắc khá là rõ ràng rồi. Ở đây các bạn có 20’ để nói và mỗi nhóm sẽ có 4 người,
nghĩa là trung bình mỗi người sẽ nói 5 phút. Việc thời gian vòng cuối khá gấp gáp dẫn đến
các nhóm thường chuẩn bị không kỹ càng lắm cho vòng chung kết - mặc dù thuyết trình
chiếm phân nửa số điểm của các nhóm. Nên hãy chắc chắn rằng các bạn trong nhóm: biết
nói Tiếng Anh (tốt), biết cách thuyết trình và phối hợp nhau nhịp nhàng vào nhé. WHAT YOU
SAY DOESN’T MATTER, HOW YOU SAY IT DOES!
● Storyline & Data:
Với các bạn chưa hề có kinh nghiệm giải case thì chắc STORYLINE sẽ là một kỹ năng khá
lạ lẫm nên mình xin phép đính kèm tặng các bạn tài liệu này (http://bit.ly/xxstoryline​). Về
data, hãy nhớ rằng mỗi data mình được ra phải 100% support những ý mà mình thuyết trình
nhé - NHỮNG DATA NÀO BẤT LỢI BỎ HẾT ĐI. Dùng data là về việc phân tích những data
ấy theo cách lợi nhất có thể với ideas của mình.
● Solution Depth:
Với các solutions của bạn, đừng chỉ đơn giản liệt kê nó ra. Hãy ưu tiên 1-2 solutions mà bạn
nghĩ là impactful nhất và phát triển nó thật kỹ lưỡng vào! Thế tốt hơn là có cả 100 solutions
đó.

You might also like