You are on page 1of 13

Câu hỏi tự luận sinh học 11

1. Vai trò chung của nước với thực vật?


2. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào?
3. Phân biệt các dạng nước trong cây về vị trí, tính chất và vai trò?
4. Trình bày đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước?
5. Trong đất có những dạng nước nào, tồn tại ở những trạng thái nào? Rễ cây hấp thụ được dạng nào, ở trạng thái
nào?
6. Phân tích đặc điểm cấu tạo của long hút phù hợp với chức năng hút nước?
7. Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ nhờ cơ chế nào? Bằng những con đường nào?
8. Đai caspari nằm ở đâu, có chức năng gì?
9. Áp suất rễ là gì? Trình bày 2 hiện tượng chứng minh có áp suất rễ?
10. Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào?
11. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Nếu một
ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
11’. So sánh tế bào quản bào và tế bào mạch ống?
12. Cấu tạo mạch rây, thành phần của dịch mạch rây? Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ
quan khác?
12’. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo và chức năng và động lực vận chuyển vật chất ở 2 loại mạch này?
13. Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân?
14. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
15. Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiện nào? Chứng minh điều gì?
16. Tế bào long hút, tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì, mạch gỗ . 4 loại tế bào trên loại nào có P tt cao nhất, loại nào
có Ptt thấp nhất?
17. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?
18. Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn (Lấy tay rứt hết cỏ sau đó rúi xuống bùn) và xới đất quanh gốc cây?
19. Tại sao nói thoát hơi nước là một tai hoạ tất yếu của thực vật?
20. Trình bày các con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
21. Các phản ứng đóng mở khí khổng?
22. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng?
22’: Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối lien quan với cơ chế đóng mở của nó?
23. Tại sao cây sương rồng, cây mọng nước ở sa mạc khí khổng lại đóng vào ban ngày?
23’: Tại sao vào ban ngày khi có ánh sang mà lỗ khí của một số cây ở sa mạc như cây xương rồng vẫ đóng lại?
24. Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phù hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí
khổng?
24’: Tại sao một số cây sau trận mưa môi trường dư thừa nước mà lỗ khí vẫn đóng vào ban ngày?
25. Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước?
26. Nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
27. Vì sao khi ở dưới tán cây thấy mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
28. Cây trong vườn và cây trên đồi cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
29. Cây ở vùng ngập mặn hấp thụ nước như thế nào?
30. Tại sao khi bón phân ta không nên bón nhiều quá vào gần gốc cây?
31. Vì sao khi cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?Cây lúa bị ngập úng tại sao lại không chết?
32. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng?
32’: Đa số các loài cây lỗ khí chủ yếu nằm ở mặt dưới lá Điều này có ý nghĩa gì với cây?
33. Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại
lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng minh?
33’: Cường độ thoát hơi nước ở mặt trên lá và mặt dưới lá mặt nào cao hơn? Vì sao?
34. Dạng hấp thụ, chức năng và triệu chứng thiếu các nguyên tố N, K, P, S, Ca, Mg, Cl, Cu, Fe?
35. Cây hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng nào?
35’: Quá trình hấp thụ chất khoáng vào cây có tách rời với quá trình hấp thụ nước được không?Tại sao?
36. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó?
37. Nêu vai trò chung các nguyên tố đa lượng?
38. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng?
39. Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV?
40. Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
41. Nguồn cung cấp nitơ cho cây?
42. Nêu vai trò của nitơ với đời sống TV?
43. Quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó?
44. Trình bày quá trình biến đổi nitơ trong cây, vai trò của mỗi quá trình?
45. Nêu mối qua hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây?
46. Vì sao trong mô TV phải diễn ra quá trình khử nitrat?quá trình này diễn ra ở bộ phận nào của cây?
47. TV đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
48. TRình bày ảnh hưởng của ánh sang, nhiệt độ và độ ẩm tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ?
49. Ảnh hưởng của độ PH, độ thoáng khí tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ?
50. Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
51. Tại sao khi trồng cây người ta thường xuyên phỉa xới gốc cây cho tơi xốp?
52. Thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng?
53. Hãy cho ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước?
54. Trình bày cách đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh?
55. Chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình trao đổi nitơ và hô hấp?.
56. Căn cứ vào đâu người ta phân biệt 2 loại vi khuẩn cố định nitơ?
56’: Vai trò quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? (vai trò quá trình cố định nitơ)
57. Người ta nói chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc NH3 . Điều đó đúng không tại sao?
58. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng đã được ứng dụng như thế nào trong trồng
trọt?
58’; Ở ngô số lượnglỗ khí trên một cm2 biểu bì dưới lá là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên lá là 9300. Tổng diện
tích lá trung bình(cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100cm2.
Kích thước trung bình một lỗ khí là 25,6 x 3,3 micrômet
Hãy cho biết:
a. Tổng số lỗ khí ở cây ngô là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều
hơn số lượng lỗ khí ở mặt trên mà ở ngô thì không như vậy?
b. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu?
c. Tại sao tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua lỗ khí lại rất
lớn (chiếm 80- 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ bè mặt thoáng tự do của lá) .
59. Quang hợp là gì? Phương trình quang hợp? Vai trò quá trình quang hợp?
60. Đặc điểm hình thái và cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
61. Trình bày đặc điểm cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó?
62. Trình bày về các nhóm sắc tố quang hợp và vai trò của nó?
63. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không?tại sao?
64. Hãy tính lượng Co2 Hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho 15 tấn sinh khối/năm? ( C=
12, O = 16, H = 1)
65. Tại sao lá cây có màu xanh lục?
66. Trong cây có nhiều loại sắc tố quang hợp có ý nghĩa gì với cây?
67. Khi trong cây có tất cả các loại sắc tố mà không có diệp lục cây có quang hợp được không? Tại sao?
68. Sự khác nhau giữa quang hợp ở vi khuẩn và quang hợp ở TV?
69. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?
70. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
71. Vai trò và cơ chế pha sang quang hợp?
72. Sự giống nhau và khac nhau giữa các chu trình cố định CO2 ở ba nhóm TV?...
73. Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở TV C4 và CAM?..
74. Sự khác nhau giữa pha sang và pha tối của quang hợp? Mối quan hệ giữa 2 pha?
75. Tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp có gì giống và khác nhau?
76. Tại sao gọi quang hợp là quá trình Oxi hoá- khử?
77. Phân biệt 2 hệ quang hoá?
78. Tại sao đa số các loài TV pha tối không thực hiện vào ban đêm?
79. Ví sao TV C4 có thể cố định CO2 ở nồng độ cực thấp?
80. Sự thích nghi của TV C4 với nồng độ CO2 thấp?
81. Tại sao trong chu trình CAM giai đoạn 1 (PEP => AOA => AM) lại có thể diẽn ra vào ban đêm?
82. Ở TV CAM pha tối thực hiện như thế nào để thích nghi với khí hậu khô nóng?
83. Nói pha tối là pha không cần ánh sang cũng diễn ra được, là pha diễn ra vào ban đêm đúng hay sai?Hãy lấy ví
dụ ở các nhóm TV để chứng minh điều đó?
84. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2, ánh sang, nhiệt độ, nước?
85. Vai trò dinh dưỡng khoáng với quang hợp?
86. Tại sao cùng một cường độ chiếu sang ánh sang đơn sắ màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sang đơn
sắc màu xanh tím?
87. Trên cùng một cây lá cây trong tán và ngoài tán cây có gì khác nhau?
88. Biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng?
89. Hô hấp là gì? Vai trò của hô hấp?
90. Nêu các giai đoạn hô hấp diễn ra ở TV?
91. RQ là gì? Ý nghĩa của nó?
92. Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở TV (điều kiện xẩy ra, nơi xẩy ra, cơ
chế,chất nhận điện tử cuối cùng, hiệu quả năng lượng, sản phẩm)
93. Trình bày về hô hấp sang ở TV?

94. Tại sao ủ thóc trong thúng cho nảy mầm nhiệt độ trong thúng lại cao hơn môi trường một đến vài độ?.
95. Cây thiếu nguyên tố Magiê lá thường có màu gì? Vì sao?
96. Sự khác biệt giữa TV C3, C4, CAM?
97. Tại sao khi thiếu nước pha sang không thể diễn ra được?
98. Tổng hợp ATP ở ti thể và lục lạp có gì giống và khác nhau?
99. phân tích hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK?
100. Những đặc điểm của TV CAM thích nghi với khí hậu khô nóng kéo dài?
101. Phân biệt về màu sắc lá và khả năng quang hợp của cây ưa sang và cây ưa bong?
102. Vì sao nói quang hợp là quá trình quyết định năng xuất cây trồng?
103. Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế?
104. - Tại sao TV C4 có hiệu quả quang hợp cao hơn TV C3?
105. Sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp?
106. Năng suất cây trồng ở TV C3 và TV C4 của nhóm nào cao hơn vì sao?
107. Ý nghĩa của hô hâp sang
108. Tại sao ở TV C4 không có hô hấp sang
109. Phương pháp ngăn ngừa hô hấp sáng
110. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
111. trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật?
112. Giải thích mối lien quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây?
113. Sự thay đổi nồng độ oxi và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
114. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau, quả người ta phải khống chế sao cho cường độ
hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
115. Hãy nêu các biện pháp bảo quả nông sản?
116. Tại sao ta không nên để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh?
117. Tại sao nhiệt độ quá cao lại không tốt cho hô hấp?
118. Mục đích của việc phơi thóc, phơi lạc khô?
119. Trình bày thí nghiệm chứng minh hô hấp thải CO2?
120. Trình bày thí nghiệm chứng minh hô hấp sử dụng O2?
121. Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số
Đáp án câu hỏi tự luận sinh học 11
10. Các dòng vận chuyển vật chất trong cây
- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): Vận chuyển nước và ion khoáng và một số sản phẩm tổng hợp từ rễ axit amin,
amit, vitamin, hoocmôn) từ rễ lên lá và các bộ phận khác
- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): Vận chuyển chất hữu cơ từ lá tới nơi sử dụng hoặc dự trữ
11.* Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.
Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại TB là quản bào và mạch ống
- Các tế bào cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn
vào đầu tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên trong
Các ống Quản bào- quản bào, mạch ống - mạch ống, quản bào- mạch ống xếp sát với nhau theo các lỗ bên, lỗ
bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng mạch gỗ có thể vận chuyển ngang
từ ống này sang ống khác, đảm bảo dòng vận chuyển bên trong được lien tục (kêt cả khi một ống nào đó bị tắc)
- Là các tế bào chết tạo các ống rỗng => lực cản thấp => dòng mạch có thể di chuyển nhanh
- Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước
* Nếu một ống mạch gỗ nào đó bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó vẫ có thể tiếp tục được vận chuyển lên trên
bằng cách di truyển ngang qua các lỗ bên sang ống bên cạnh và tiếp tục di truyển lên trên
11’: So sánh quản bào và mạch ống
* Giống nhau
- cấu tạo:
+ Là các tế bào chết: Không có màng và các bào quan trở thành các ống rỗng
+ Thành tế bào được linhin hoá bền chắc và chịu nước
+ Các tế bào quản bào cũng như mạch ống đều có các lỗ bên. Các ống quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống
xếp sít với nhau theo các lỗ bên, lỗ bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng
mạch có thể di truyển ngang từ ống này sạng ống bên cạnh
- Chức năng: Đề có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
* Khác nhau:
Quản bào Mạch ống
- Tế bào hẹp, dài - Tế bào rộng, ngắn
- Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu gối lên đầu - Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu kề đầu thành
ống dài
- Dòng mạch di chuyển chậm hơn - Dòng mạch di chuyển nhanh hơn
- Co trong tất cả các thực vật có hệ mạch - Chỉ có ở ngành thực vật hạt kín và bộ dây gắm ngành
hạt trần

12: * Câu tạo mạch rây


- Cấu tạo từ các tế bào sống: Gồm tế bào hình rây và tế bào kèm
+ Tế bào hình rây: Không có nhân
+ Tế bào kèm: Có nhân, có nhiều ti thể (cung cấp năng lượng cho vận chuyển chủ động các chất trong dòng mạch
rây)
* Thành phần dịch mạch rây: Chủ yếu là saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn, một số chất hữu cơ khác như
ATP..
Trong dịch mạch rây có nhiều ion K+ => PH trong dịch mạch rây cao 8,0 – 8,5
* Động lực dòng mạch rây
Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) và cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử
dụng hay dự trữ)
Cơ quan nguồn có ASTT cao, cơ quan chứa có ASTT thấp
Dòng mạch di truyển từ nơi có ASTT cao tới nơi có ASTT thấp (cơ quan nguồn (lá) => ống rây qua lỗ bản rây
vào ống rây khác =>Cơ quan chứa (nơi sử dụng, dự trữ)
12’: Khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây
Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo - Cấu tạo từ các tế bào chết gồm quản - Cấu tạo từ các tế bào sống gồm tế bào hình
bào và mạch ống rây và tế bào kèm
- Thành tế bào được linhin hoá, bền - Tính bền chắc và khả năng chịu nước kém
chắc và chịu nước hơn
Chức năng Vận chuyển nước, muối kloáng và một Vận chuyển chủ yếu saccarôzơ, axitamin,
số chất tổng hợp từ rễ như axit amin, vitamin, hoocmôn, một số chất hữu cơ (ATP..),
amit, vitamin, hoocmôn một số ion khoáng
Động lực di chuyển Kết hợp 3 lực: Lực đẩy của rễ (áp suất Do sự chênh lệch ASTT cơ quan nguồn và cơ
của dòng mạch rễ), lực hút của lá do thoát hơi nước, quan chứa
lực lien kết giữa các phân tử nước với
nhau và với thành mạch gỗ
13. (vở ghi, SGK)
14. Hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây thân bụi thấp và cây thân thảo vì:
Những cây này thường thấp nên dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước (nơi gần mặt đất thường có độ ẩm cao hơn
phía trên), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt
15. Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiên không khí bão hoà hơi nước
Chứng minh có áp suất rễ (nước được đẩy từ rễ lên)
16. ASTT tế bào lông hút < ASTT tế bào nhu mô vỏ < ASTT tế bào nội bì < ASTT tế bào mạch gỗ. Nhờ vậy nước
mới có thể vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ
17. Hiện tượng ứ giọt các giọt nước ứ ra ở mép lá
Sương trên lá các giọt nước nằm rải rác trên bề mặt lá
18. * Ý nghĩa của việc làm cỏ sục bùn:
+ Loại bỏ cỏ dại
+ Tăng nồng độ ôxi trong nước giúp rễ cây hô hấp tốt
+ Hoà tan chất khoáng trong nước giúp cây hấp thụ
+ Làm đứt rễ cây, sinh ra nhiều rễ mới làm tăng diện tích hấp thụ nước và muối khoáng
* Ý nghĩa xới đất quanh gốc cây
+ Làm Tăng độ thoáng khí (tăng nồng độ oxi trong đất) giúp rễ cây hô hấp tốt, sinh trưởng tốt
+ Làm đứt rễ cây, sinh ra nhiều rễ mới làm tăng diện tích hấp thụ nước và muối khoáng
19. - Thoát hơi nước là tai hoạ:
Trong quá trình sống, TV phải mất một lượng nước quá lớn (99% lượng nước cây lấy vào từ đất phải thoát ra
ngoài không khí qua lá)
- Ý nghĩa của thoát hơi nước
+ Là động cơ trên cùng của quá trình vận chuyển nước
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá
+ Khi thoát hơi nước qua khí khổng thì đồng thời khí CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp
20. a. Con đường qua khí khổng
- Vận tốc lớn
- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
b. Con đường qua bề mặt lá – qua cutin
- Vận tốc nhỏ
- Không được điều chỉnh
21. - Phản ứng mở quang chủ động: Ánh sang là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự đóng mở khí khổng
Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng
- Phản ứng đóng thuỷ chủ động: Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do axit abxixic (AAB) tăng
lên khi thiếu nước
22. - Cơ chế ánh sáng: Khi cây được chiếu sang tiến hành quang hợp sử dụng CO 2 => tăng độ PH ở tế bào lỗ khí
=>Tinh bột sẽ được chuyển thành đường =>Tăng ASTT trong tế bào khí khổng => Tế bào khí khổng hút nước,
trương nước =>khí khổng mở
- Hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng => Tăng hoặc giảm hàm lượng các ion => Thay đổi ASTT =>
Thay đổi sức trương nước của tế bào
- Cơ chế AAB: Khi cây bị hạn => AAB trong tế bào khí khổng tăng =>Kích thích các bơm ion hoạt động => Các
ion bị rút ra khỏi tế bào khí khổng => ASTT giảm => Tế bào khí khổng mất nước => Khí khổng đóng
22’: Đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng liên quan tới cơ chế đóng mở của nó:
Mép trong nơi tiếp giáp giữa 2 tế bào khí khổng dày hơn mép ngoài. Khi trương nước mép trong cong theo mép
ngoài => Khí khổng mở, Khi mất nước mép trong duỗi ra => khí khổng đóng
23. Một số cây trong điều kiện thiếu nước (Xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc) Khí khổng đóng hoàn toàn
vào ban ngày, khi mặt trời lặn khí khổng mới mở ra để tiết kiệm nước (thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc)
24. - Mỗi lỗ khí được tạo nên từ 2 tế bào khí khổng hình hạt đậu có mép trong nơi tiếp giáp giữa 2 tế bào rất dày,
mép ngoài mỏng
+ Khi tế bào khí khổng trương nước, mép trong cong theo mép ngoài => khí khổng mở
+ Khi tế bào khí khổng mất nước mép trong 2 duỗi ra => khí khổng đóng
- Tác nhân chủ yếu điều tiết đọ mở của khí khổng: Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
24’: Do các tế bào biểu bì tăng về kích thước ép mạnh lên tế bào lỗ khí làm khe lỗ khí đóng lại, tế bào biểu bì mất
ít nước và giảm thể tích lỗ khí lại mở
25: * Ánh sáng
Ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình thoát hơi nước ở lá
*. Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến cả hai quá trình: Hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá
- Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, hô hấp của rễ. Rễ nhiều hô hấp tốt sẽ hấp thụ được nhiều nước
- Ảnh hưởng tới độ ẩm không khí, ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá
* Độ ẩm đất và không khí
- Độ ẩm đất càng cao sự hấp thụ nước càng tốt
- Độ ẩm không khí càng thấp sự thoát hơi nước càng mạnh
* Dinh dưỡng khoáng
- Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của hệ rễ
- Ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của đất
26. * Cân bằng nước tưới của cây trồng: lượng nước hút vào (A), lượng nước thoát ra (B)
A =B : Mô cây đủ nước, cây phát triển bình thường
A>B : Mô dư thừa nước, cây phát triển binhf thường
A<B : Mất cân bằng nước, cây héo, cần tưới nước
* Tưới nước hợp lí cho cây trồng
- Thời diểm cần tưới nước: Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lí và chế độ nước của cây
- Lượng nước tưới Căn cứ vào: Nhu cầu từng loại cây, tính chất vật lí hoá học của từng loại đất và các diều kiện
môi trường cụ thể
- Cách tưới phụ thuộc vào:
+ Nhóm cây trồng: VD. Lúa tưới ngập nước
+ Loại đất: VD. Đất cát tưới nhiều lần, đất mặn tưới nhiều hơn nhu cầu của cây…
- Với cây trồng cạn:
+ Tưới trực tiếp vào gốc cây
+ Tưới theo rãnh
+ Tưới bằng ống dẫn nước ngầm
+ Tưới nhỏ giọt bằng hệ thống ống dẫn
+ Tưới phun
Hai phương pháp cuối cùng là tốt nhất (Tiết khiêm nước, đảm bảo độ ẩm không khí, đảm bảo sự thoáng khí cua
bộ rễ)
27. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao
Lá cây thoát hơi nước làm hạn môi trường xung quanh lá => Không khí dưới tán cây về mùa hè mát hơn so
với không khí dưới mái che vật liệu xây dựng
28. – Trong vườn ánh sáng yếu => Cây trong vườn có lớp cutin kém phát triển (mỏng)
- Trên đồi ánh sáng mạnh => Cây trên đồi có lớp cutin phát triển mạnh (dày)
Cutin là chất không thấm nước => nhiều cutin sự thoát hơi nước qua cutin-bề mặt lá càng yếu => Cây trong
vườn thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi
29. Cây vùng mặn hấp thụ muối tích muối trong cơ thể => ASTT trong cây cao hơn dịch đất nhờ vậy hấp thụ
được nước
30. Bón phân không nên bón tập chung vào gốc cây vì:
- Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu, nước đi từ nơi có nồng độ chất tạn thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao
(nơi có thế nước cao tới nơi có thế nước thấp)
- Khi bón phân tập chung nhiều vào gốc cây => nồng độ dịch đất ở gốc cây cao hơn trong cây => nước đi từ
trong cây ra ngoài môi trường đất => cây mất nước có thể chết
31: Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết vì:
- Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu nhờ hệ rễ
- Ngập úng lâu ngày trong đất thiếu oxi => rễ hô hấp kém,lâu ngày chết
Mặt khác các vi sinh vật kị khí hoạt động mạnh tạo các chất độc làm rễ bị chết. Cây chết do rễ chết không hút
được nước
* Cây lúa ngập úng vẫn sống vì: Cây lúa có hệ thống thông khí từ lá tới rễ
32: Ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng vì:Giữa trưa khi trời nắng gắt khí khổng
thường đóng lại, nếu tưới nhiều nước vào giữa trưa có thể gây úng cho cây
33: Diện tích khí không chỉ chiếm gần 1% diện tích lá nhưng lượng nước thoát ra qua khí khổng gấp nhiều lần
qua bề mặt lá vì:
- Người ta chứng minh nước thoát ra ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với ở giữa chậu (hiệu quả mép) (do
hơi nước ở giữa chậu đậm đặc hơn) => Vận tốc thoát hơi nước của một diện tích phụ thuộc chủ yếu vào chu vi
của diện tích đó
- Chu vi các lỗ khí khổng lớn hơn nhiều so với chu vi của lá, => Thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn thoát hơi
nước qua bề mặt lá
- Ngoài ra trên lá còn có lớp cutin không thấm nước ngăn cản sự thoát hơi nước
* Thí nghiệm chứng minh
Lấy 2 chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do, còn một chậu để một tấm bìa đục nhiều lỗ nhỏ đặt
lên trên, sau một thời gian chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiều hơn, cạn nhiều hơn
33’: Cường độ thoát hơi nước ở mặt dưới là và mặt trên lá mặt nào cao hơn?vì sao?
Ở mặt dưới cao hơn vì số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá
34: (SGK)
35: (vở ghi, SGK)
35’: Quá trình hấp thu khoáng có tách rời với quan trình hấp thụ nước được không? Vì sao?
TL: Quá trình hấp thụ khoáng không thể tách rời quá trình hấp thụ nước được vì: Các chất khoáng hoà tan trong
nước và được hấp thụ vào cây cùng với dòng nước
36, 37, 38: (vở ghi, sgk)
39: Nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV vì: vai trò các nguyên tố vi lượng trong cây không phải là
vai trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các quá trình trao đổi chất
40: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lien quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:
Các sản phẩm của hô hấp là ATP và các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng
+ ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động
+ CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi
+ Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả
năng hút nước của tế bào
41,42, 43,44: (vở ghi, SGK)
45: Quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3:
Chu trình Crep cung cấp các axit để hình thành các axitamin
46: Trong mỗ thực vật phải diễn ra quá trìnhkhử nitrat vì:
Cây không thể sử dụng NO3- mà sử dụng NH4+ để tổng hợp các axitamin
Quá trình khử nitrat NO3- => NH4+ (NH4+ sử dụng để tổng hợp axitamin)
47, 48, 49, 50, 51: (Vở ghi)
52: Bón phân phân hợp lí cho cây trồng là phải bón đúng loại phân, đúng số lượng, đúng lúc, đúng cách tuỳ loài
cây, tuỳ giai đoạn phát triển của cây trồng.

53. Tính lượng phân bón Nitơ cần thiết cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha? biết nhu cầu dinh dưỡng của lúa là
14g nitơ /kg chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.
Cách tính: (1kg = 1000g) 14g = 14/1000 kg, 15 tấn = 15.000 kg
Lượng nitơ cần để tạo ra 15 tấn chất khô: 15.000 x 14/1000 = 210 kg nitơ
Hệ số sử dụng nitơ là 60% => lượng phân nitơ cần bón = 210 x 100/60 = 350 kg nitơ/ha
54: * Chuẩn bị:
* Cách tiến hành:
(SGK nâng cao/28)
55. Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi nitơ và hô hấp
* Hô hấp ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nitơ
- Các sản phẩm của hô hấp là ATP và các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng
+ ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động
+ Các sản phẩm trung gian của hô hấp => tăng ASTT của tế bào => rễ có thể hút nước và khoáng (nitơ) dễ dàng
* Quá trình cố định nitơ nhận lực khử và ATP từ hô hấp
* Chu trình Crep trong hô hấp cung cấp các axit cho quá trình đồng hoá NH3 (tổng hợp axit amin)
* Trao đổi nitơ cũng ảnh hưởng tới quá trình hô hấp: Quá trình trao đổ, nhiều nitơ cung cấp nguyên liệu tổng hợp
axit amin từ đó tổng hợp prôtêin (nhiều prôtêin là enzim hô hấp)
56. Căn cứ vào việc có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ hay không chia làm 2 nhóm vi khuẩn cố đinh nitơ là: vi
khuẩn tự do và vi khuân cộng sinh
- Vi khuẩn tựu do: Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
- Vi khuẩn cộng sinh: không cso khả năng tựu tổng hợp chất hữu cơ (lấy chất hữu cơ từ cơ thể cộng sinh để hô
hấp tạo lực khử)
56’: Vai trò quá trình cố định nitưo phân tử bằng con đường sinh học? (vai trò quá trình cố định nitơ)
TL: - Biến đổi N2 => NH3 ( NH4+ trong môi trường nước) có thể hấp thụ được
- Bù lại cho đất lượng nitơ hàng năm bị mất do cây trồng lấy đi
57. Đúng. Vì: Các axit của chu trình crep tham gia vào quá trình đồng hoá NH3, chu trình crep ngừng lại =>NH3
không được đồng hoá, tích luỹ trong cây gây độc cho cây
57’: Tại sao sau khi bón phân đạm cho rau ta không nên hái rau ăn ngay?
TL: Phân đạm chứa NO3-, cây hấp thụ chưa kịp chuyển hoá hết thành NH4+ . Dư lượng NO3- có thể gây ung thư
58. Ứng dụng hiểu biết về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt.
Rễ hô hấp mạnh=> sinh trưởng mạnh sẽ hấp thụ tốt nước và muối khoáng
Một số biện pháp tạo điều kiện rễ hô hấp tốt:
- Xới đất => tăng độ thoáng khí => rễ hô hấp tốt
- Làm cỏ sục bùn ở lúa => tăng nồng độ oxi trong nước =>rễ hô hấp tốt
- Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ hô hấp mạnh nhất
58’; Ở ngô số lượnglỗ khí trên một cm2 biểu bì dưới lá là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên lá là 9300. Tổng diện
tích lá trung bình(cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100cm2.
Kích thước trung bình một lỗ khí là 25,6 x 3,3 micrômet
Hãy cho biết:
d. Tổng số lỗ khí ở cây ngô là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều
hơn số lượng lỗ khí ở mặt trên mà ở ngô thì không như vậy?
e. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu?
f. Tại sao tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua lỗ khí lại rất
lớn (chiếm 80- 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ bè mặt thoáng tự do của lá) .
TL:
a. Tổng số lỗ khí ở cây ngô:……………………………………………..= 103602400
Vì lá cây ngô mọc đứng còn đa số các cây khác lá mọc ngang
b. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá:
……………………………………………………………………………………………….= 0,14%
c. (câu 33)
59,60,61,62: (vở ghi, SGK)
63. + lá màu đỏ do sắc tố phụ carôtenôit nhiều chiếm ưu thế, diệp lục ít hơn. Carôtenôit không hấp thụ vùng ánh
sang đỏ, phản chiếu lại mắt nên ta nhìn thấy lá cây màu đỏ. Những chỗ màu xanh có nhiều diệp lục
+ Cây vẫn quang hợp bình thường vì trong cây vẫn có diệp lục tuy nhiên cường độ quang hợp không cao (vì dl
là sắc tố chính)
64. Tính theo công thức tổng quát của quang hợp:
nCO2 + nH2O → (CH2O)n + nO2
44.n (g) 30.n (g) 32.n (g)
x (tấn) 15 (tấn) y (tấn)
=> Lượng CO2 hấp thụ: x = 15.44.n/30.n = 22 (tấn)
Lượng oxi giải phóng: y = 15.32.n/30.n = 16 (tấn)
65. Cây màu xanh lục do số lượng sắc tố diệp lục nhiều, diệp lục không hấp thụ vùng ánh sáng lục phản chiếu lại
mắt chúng ta nên ta nhìn thấy lá cây màu xanh lục
66. Thành phần ánh sang có nhiều vùng khác nhau (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) mỗi vùng có bước
bước song khác nhau. Trong cây có nhiều loại sắc tố khác nhau để có thể hấp thụ được nhiều nhất nguồn năng
lượng ánh sang.
67 Cây không thể quang hợp được vì: chỉ có diệp lục mới tham gia trực tiếp trong các phản ứng quang hoá
(chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong ATP, NADPH)
68.
Quang hợp ở TV Quang hợp ở VK
Chất cung cấp electron và hiđrô để H2O Không phải là H2O có thể là H2S,…
khử CO2
Giải phóng oxi Có không
69. Vì sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước
70. Mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác nhau.
VD. Diệp lục tan trong dung môi axêtôn còn carôtenôit tan trong benzene.
71. – Vai trò = KN
- Cơ chế:….(vở ghi)
72. * Giống nhau
Đều là quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH từ pha sánh để tổng hợp các chất hữu cơ (khởi đầu là glucôzơ)
* Khác nhau
TV C3 TV C4 TV CAM
Đối tượng TV ôn đới, á nhiệt đới TV nhiệt đới (ngô, mía..) TV sa mạc (xương rồng,..)
(lúa, khoai sắn, rau, đậu..) dứa, lá bỏng
ĐK môi trường Nhiệt độ, ánh sang, nồng Nhiệt độ, ánh sáng cao, Sa mạc, khô hạn kéo dài
độ CO2, O2 bình thường CO2 thấp, O2 cao
Chất nhận CO2 đầu tiên RiDP PEP PEP
Sản phẩm cố định CO2 APG (C3) AOA (C4) AOA (C4)
đầu tiên
Thời gian cố định CO2 Ban ngày Ban ngày Giai đoạn 1 ban Đêm, giai
đoạn 2 ban ngày
Không gian cố định CO2 tế bào mô giậu tế bào mô giậu và tế bào Tế bào mô giậu
bó mạch
73. * Nhóm TV C4 quang hợp trong đk ánh sang cao, nhiệt độ cao, nồng độ oxi cao, trong khi đó nồng độ CO 2 lại
thấp nệ phải có quá trình cố điịnh CO 2 hai lần. Lần 1 nhằm lấy nhanh CO 2 vốn ít có trong không khí và tránh
được hô hấp sang. Lần 2 cố định CO2 ở chu trình Canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào bó
mạch.
* Nhóm TV CAM sống trong đk sa mạc hoặc bán sa mạc, phải tiết kiệm nước tới mức tối đa bằng cách đóng
khí khổng ban ngày => quá trình cố định CO2 chia làm 2 gđ
- Gđ1 diến ra vào ban đêm khi lỗ khí mở,CO 2 vào lá, cố định CO2 không cần năng lượng từ pha sánh tạo AM là
kho dự trữ CO2 chuẩn bị cho gđ2.
- Gđ2 diễn ra vào ban ngày cố định CO2 ở chu trình canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ (gđ này cần ATP và
NADPH từ pha sang)
74. (xem lại lớp 10)
75. Sự tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp có gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Cơ chế tổng hợp ATP: Đều là phản ứng kết hợp một phân tử phôtpho vô cơ với ADP nhờ một loại
enzim xúc tác
* Khác nhau:

Tổng hợp ATP trong quang hợp Tổng ATP trong hô hấp
- Nguồn năng lượng tổng hợp ATP là ánh sang - Nguồn năng lượng tổng hợp ATP là nhờ từ phản ứng
ôxi hoá chất hữu cơ (glucôzơ)
- Lượng ATP tạo ra ít, chỉ dung cho pha tối - Lượng ATP tạo ra nhiều, dung cho moi hoạt động
sống
76. Vì bản chất pha sang quang hợp là quá trình ôxi hoá nước nhờ năng lượng ánh sang. Pha tối là quá trình khử
CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sang cung cấp.
78. Pha tối xẩy ra không cần trực tiếp ánh sang nhưng không thể xảy ra độc lập với AS, vì phải sử dụng sản
phẩm của pha sang là ATP và NADPH vì vậy pha tối không thể thực hiện vào ban đêm (trừ TV CAM)
79. Do có 2 loại enzim cố định CO2 PEP- cacboxilaza hoạt tính rất mạnh và RDP- cacboxilaza
80. + En zim:…
+ quá trình cố định có 2 lần, lần 1 diễn ra ở tế bào mô dậu lấy nhanh CO 2 vốn có ít ở không khí. Từ AOA => AM
(là kho dự trữ tạm thời CO2). Lần 2 cố định CO2 trong chu trình Canvin tổng hợp chất hữu cơ diễn ra ở tế bào bó
mạch
81.Vì: Không cần ATP và NADPH từ pha sang ( trong chu trình Canvin – Benson mới cần ATP và NADPH từ
pha sang)
82. Ở sa mạc khí hậu khô nóng lỗ khí của cây đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm nên cây không thể hấp thụ
CO2 để thực hiện pha tối vào ban ngày được
Pha tối diễn ra 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: diễn ra vào ban đêm khi lỗ khí mở CO2 vào lá, cố định CO2 không cần năng lượng từ pha sánh, tạo
AM là kho dự trữ CO2 chuẩn bị cho giai đoạn 2
+ Giai đoạn 2: diễn ra vào ban ngày, cố định CO 2 ở chu trình canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ (gđ này
cần ATP và NADPH từ pha sáng)
83. Nó pha tối là pha không cần ánh sáng cũng diễn ra được là pha diễn ra vào ban đêm là sai. Vì pha tối cần ATP
và NADPH từ pha sang để cố định CO2, pha sang cần ánh sang mới diễn ra được
Ví dụ: - TV C3, C4 pha tối diễn ra hoàn toàn vào ban ngày
- TV CAM pha tối diễn ra 2 giai đoạn gđ1 ban đêm, gđ2 ban ngày (không thể diễn ra hoàn toàn vào ban
đêm được)
84, 85. (vở ghi, sgk)
86. :+ Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon không phụ thuộc vào năng lượng photon (8
phôtôn kích thích được một phân tử CO2 tham gia quang hợp)
+ Cùng một cường độ ánh sang (cùng một mức năng lượng) số lượng photon ánh sáng đỏ gấp 2 lần số lượng
photon ánh sáng xanh tím
87.* Khác nhau về màu sắc:
- Lá phía ngoài màu nhạt vì số lượng diệp lục ít, nằm sâu trong lá, tỉ lệ diệp lục a/dl b cao
- Lá phía trong có màu đậm vì số lượng diệp lục nhiều, nằm bên ngoài tỉ lệ dla/dlb thấp
* Khác nhau về khả năng quang hợp
- Khi cường độ ánh sáng yếu (buổi sáng sớm và chiều tối nhiều tia đỏ) thì lá phía ở ngoài có cường độ quang hợp
lớn hơn lá phía trong râm vì lá ở ngoài có nhiều diệp lục a, có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ)
- Khi cường độ ánh sáng mạnh (buổi trưa có nhiều tia xanh, tia tím) thì cường độ quang hợp của lá phía trong lớn
hơn lá phía ngoài vì lá phía trong có nhiều diệp lục b, có khả năng hấp thụ tia ánh sáng có bước sóng ngắn (tia
xanh, tím)
88: Biện pháp nhằm tăng năng suất cây trồng
- Tăng diện tích lá:Bằng cách bón phân, tưới nước hợp lí, trồng với mật độ phù hợp
- Tăng cường độ quang hợp: Bằng cách chăm sóc hợp lí, Chọn giống có cường độ quang hợp cao
- Tăng hệ số kinh tế:Bằng cách chọn giống có giá trị kinh tế, sử dụng các biện pháp kĩ thuật hợp lí, giảm hô hấp
sáng
- Chọn các giống cây có thời gian sinh trưởng vừa phải, trồng vào thời vụ thích hợp để tận dụng tối đa nguồn ánh
sáng
89,90,91 (vở ghi, SGK)
92.
Chỉ tiêu ss Hô hấp hiều khí Lên men
Điều kiện xẩy ra Có oxi Không có oxi
Nơi xẩy ra Tế bào chất và ti thể tế bào chất
Cơ chế 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và 2 giai đoạn: Đường phân và lên men
chuỗi chuyền điện tử
Chất nhận điện tử O2 Chất hữu cơ
cuối cùng
Hiệu quả năng lượng Cao Thấp
Sản phẩm Chất vô cơ Chất hữu cơ
93.
103. Năng suất sinh học: Là tổng lượng chât khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một hecta gieo trồng trong
suốt thời gian sinh trưởng
Năng suất kinh tế: Phần chất chất khô tích luỹ trong các cơ quan kinh tế (Hạt, củ, qủa...)
104. TV C4 không có hô hấp sáng
105: + Hô hấp sang phụ thuộc nhiều vào oxi và ánh sang
+ Có sự thải CO2 ngoài ánh sáng
+ Cường độ hô hấp sang lớn hơn
+ Hố hấp sang làm giảm cường độ quang hợp
106: C4 cao hơn do không có hô hấp sang, không làm tiêu hao sản phẩm quang hợp
107. Hình thành một số axit amin cho cây để tổng hợp prôtêin
108. TV C4 có tỉ số CO2/O2 ở tế bào bó mạch cao làm giảm hoạt tính enzim oxigenaza (chức năng oxi hoá RiDP)
109. Làm giảm lượng O2 trong không khí xuống 5%
110. Hô hấp hiếu khí co hiệu quả năng lượng cao hơn
Từ một phân tử glucôzơ phân giải trong hô hấp: Phân giải hiếu khí/phân giải kị khí = 38/2 = 19 lần
111. Khi thiếu oxi
112, 113. (vở ghi)
114. – Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ => làm giảm số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường => làm tăng cường độ hô hấp
- Hô hấp sử dụng O2 tạo CO2, khi O2 giảm quá mức => phân giải kị khí => đối tượng bảo quả bị phân huỷ
nhanh chóng
115. (vở ghi)
116. Vì nhiệt độ dưới O0c làm nước trong rau, quả đông lại thành đá=> phá vỡ tế bào rau, quả => ăn không ngon
117. Nhiêt độ quá cao => enzim biến tính => hô hấp dừng lại?
118. Mục đích giảm lượng nước trong thóc, lạc => hạn chế hô hấp tới múc tối thiểu, giữ được số lượng và chất
lượng thóc, lạc
119. TN chứng minh hô hấp thải CO2:
a. Chuẩn bị
- mẫu vật: Hạt (lúa, ngô hoặc đậu) mới nhú mầm
- Dụng cụ:
+ Bình thuỷ tinh dung tích 1 lit, nút cao su đã khoan 2 lỗ vừa khí với ống thuỷ tinh hình chữ U và phễu thuỷ tinh,
+ ống nghiêm, cốc có mỏ
+ nước cất
- Hoá chất: Nước Ba(OH)2 hoặc nước vôi trong Ca(OH)2
b. Cách tiến hành
- Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thuỷ tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su có gắn phễu và ống thuỷ tinh hình
chữ U, để khoảng 1,5 đến 2 giờ
- Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có đựng nước vôi trong (hoặc Ba(OH)2) sau đó từ từ rót
nước ít một qua phễu vào bình chứa hạt
c. Kết quả
Nước trong ống nghiệm vẩn đục
d. Giải thích
Hạt trong bình hô hấp tạo CO2 , do CO2 nặng hơn không khí nên nằm ở đáy bình, khi rót nước vào bình sẽ đẩy
CO2 quan ống chữ U vào ống nghiệm đựng nước vôi trong làm nước vôi vẩn đục
120. TN chứng minh hô hấp sử dụng O2
a. Chuẩn bị
- Mẫu vật: Hạt lúa, ngô, đậu mới nhú mầm
- Dụng cụ: + 2 Bình huỷ tinhdung tích 1 lit, 2 nút cao su không khoan lỗ
+ Dây kim loại có giá đỡ nến, diêm, nến
b. Cách tiến hành
- Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia làm 2 phần bằng nhau
- Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt để giết chết hạt
- Cho mỗi phần hạt vào một bình rồi nút chặt đẻ khoảng thời gian 1,5 đến 2 giờ
- Mở nút bình chứa hạt sống đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào
- Mở bình chứa hạt chết đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào
c. Kết quả
- Ở bình chứa hạt sống que diêm, nến bị tất ngay
- Ở bình chứa hạt chết diêm. nến tiếp tục cháy
d. Giải thích
Hạt sống hô hấp lấy hết oxi trong bình, hạt chết không hô hấp oxi trong bình vẫn còn. Oxi duy trì sự cháy

You might also like