You are on page 1of 56

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67

2017
1. ACTISO
1.Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae)
2. Bộ phận dùng:
– Lá (Folium Cynarae scolymi)

– Hoa (Flos Cynarae scolym

3. Phân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).
4. Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin…
5. Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.
Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng
ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

6. Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng
riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng
viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.
7. Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa,
đem phơi hoặc sấy khô ở 50 – 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng
thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy
khô.
8. Kiểm nghiệm
Định tính
A. Cắt nhỏ 3 g dược liệu, cho vào bình cầu , thêm 50 ml ethanol 96% (TT), đun sôi cách thuỷ
với ống sinh hàn ngược trong 30 phút, lọc (dung dịch A).
Lấy 5 ml dung dịch A, bốc hơi trên cách thuỷ cho hết ethanol. Hoà cắn còn lại trong 1 ml dung
dịch acid hydrocloric 1N (TT) và 4 ml nước cất, lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri
nitrit 10% (TT), để lạnh ở 10 0C trong 20 phút. Thêm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT),
xuất hiện màu hồng cánh sen bền vững.
B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng : Silica gel G
Dung môi khai triển : Acid formic- butyl acetat- nước (5 : 14 : 5).
Dung dịch thử: Dung dịch A
Dung dịch đối chiếu : Dung dịch cynarin trong methanol (0,01 mg/ml)

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
1
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 l dung dịch thử, 10 l dung dịch đối chiếu. Sau khi
triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch natri nitrit 10% (TT)
và sau 1 phút phun dung dịch natri hydroxyd 10% (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có 1 vết màu vàng (flavonoid);1 vết màu hồng (cynarin ) có cùng trị số Rf với vết của cynarin
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 3 g dược liệu và cắt nhỏ hoặc xay thành bột thô. Làm ẩm với ethanol
96% (TT) trong 30 phút, cho vào bình Soxhlet chiết với ethanol 70% (TT) trên cách thuỷ cho
tới hết hoạt chất (thử bằng phản ứng định tính A: dịch thử không xuất hiện màu hồng cánh sen).
Cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại thêm 20 ml nước cất, lọc qua giấy lọc. Cho dịch lọc vào ống
quay ly tâm và thêm 20 ml dung dịch chì acetat 10% (TT), khuấy đều. Ly tâm với vận tốc 3000
vòng/phút, trong 15 phút. Gạn bỏ lớp nước. Thêm vào cắn 5 ml dung dịch acid acetic 10% (TT)
và 25 ml dung dịch acid sulfuric 0,05 M (TT) .Chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100 ml, lắc
đều trong 30 phút. Thêm nước cất đến vạch . Lấy 20 ml hỗn hợp vào ống ly tâm và ly tâm như
trên. Lấy chính xác 1 ml dung dịch trong ở phía trên, cho vào bình định mức 50 ml. Thêm
methanol (TT)đến vạch. Đo độ hấp thu cực đại ở bước sóng 325 nm. Mẫu trắng là methanol
(TT).
Hàm lượng hoạt chất trong dược liệu được tính theo công thức sau: A x 10000/616 x P
Trong đó:
A: Độ hấp thu của mẫu đo.
616: Độ hấp thu của dung dịch cynarin 1% trong methanol (TT) ở bước sóng 325 nm.
P: Khối lượng dược liệu thô (đã trừ độ ẩm).
Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,1% hoạt chất tính theo cynarin .
10. Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm mốc.
2. BẠCH CHỈ
1. Tên: Angelica dahurica Apiaceae (họ Hoa tán)
2. Phân bố,trồng trọt:
-Được trồng nhiều nơi ở Việt nam.
-Trồng cây giống ở vùng núi cao đảm bảo chất lượng dươc liệu.
-Dl được trồng ,thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
2
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
3. BPD: rễ phơi khô của cây Bạch chỉ.
4. TPHH: Tinh dầu.
Coumarin:Byak-angelica,Byak-angelicol.
5. Trồng & thu hái: thu hoạch vào tháng 7-8
6. Chế biến và bảo quản: rễ củ rửa sạch xông sinh 1 ngày đem fơi or sấy, khi khô xông sinh 1
lần nữa.
- Bảo quản nơi khô mát.
7. Công dụng, CD-LD:
- Điều trị:Cảm sốt, nhức đầu.Ngạt mũi do bị lạnh,đau nhức răng,bị thương tích viêm tấy,khí hư
ở phụ nữ.
- Ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc hay hoàn, tán.
8. Kiểm Nghiệm:
Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol (TT), lắc đều, đun cách thuỷ 5 phút. Lọc, cô dịch
lọc còn khoảng 10 ml (dung dịch A). Lấy một ống nghiệm cho vào 1 ml dung dịch A, thêm 1
ml dung dịch natricarbonat 10% (TT) hay dung F(TT) sẽ xuất hiện màu đỏ cam.
B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 3 ml nước, lắc đều trong 3 phút, lọc. Nhỏ 2 giọt dịch lọc vào 1
tờ giấy lọc, để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) thấy có huỳnh quang màu xanh
da trời.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G sấy ở 120 °C trong 2 giờ.
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat (8: 2)
Dung dịch thử: Lấy 4 ml dung dịch A cô còn 2 ml.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Bạch chỉ (Mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bảng mỏng 4 μl mỗi dung dịch trên. Quan sát dưới ánh
sáng tử ngoại (365 nm), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cùng có vết phát huỳnh quang
màu xanh da trời và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
D. Cho 0,5 g dược liệu vào ống nghiệm, thêm 3 ml ether (TT), thêm 2 - 3 giọt dung dịch
hydroxylamin hydroclorid 7% trong methanol (TT) và thêm 3 giọt dung dịch kalihydroxyd
20% trong methanol (TT). Lắc kỹ, đun nhẹ trên cách thuỷ, để nguội, điều chỉnh pH 3 - 4 bằng

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
3
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
acid hydrocloric (TT), sau đó thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol (TT),
thấy xuất hiện màu đỏ tím.
3. BẠC HÀ
1. Tên: Mentha arvensis Lamiaceae (họ Bạc hà)
2. Phân bố: VN, Trung quốc.
3. BPD: Thân, cành có mang lá và hoa of cây Bạc hà.
4. TPHH: Tinh dầu, chủ yếu là menthol; Flavonoid
5. Trồng trọt và thu hái:
- Trồng bạc hà bằng thân ngầm.
- Thu hoạch khi bắt đầu và đang ra hoa (khoảng tháng 5-6)
6. Chế biến và bảo quản:
- Cất tinh dầu bạc hà và chế menthol dùng cho các ngành công nghiệp dược phẩm, thực fẩm,
mỹ phẩm.
- Bảo quản trong lọ kín, tránh bay hơi.
7. Công dụng, CD-LD:
- Chữa cảm cúm nhức đầu, nhức đầu ngạt mũi, viêm họng, đau bụng, đầy bụng, k.thích tiêu
hóa.
-Cất tinh dầu chiết xuất Menthol.
- Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm. Liều dùng từ 6-12g/ ngày.

8. Kiểm nghiệm:
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G60 F254
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat - aceton (8 : 1:1)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,2 ml tinh dầu tinh dầu bạc hà chưng cất được ở phần định lượng,
hòa trong 1 ml cloroform (TT) dùng làm dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: dung dịch menthol 0,1% trong cloroform (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
4
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
mỏng dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 100 – 105 oC khoảng 5
phút.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hơn 5 vết màu xanh, tím hay xanh tím, trong đó có
một vết to nhất và đậm nhất có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết menthol của dung dịch đối
chiếu.
Định lượng
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).
Cho 30 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng
tinh dầu trong dược liệu (tinh dầu nhẹ hơn nước). Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ
với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/phút.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt) .
4. CAM THẢO BẮC

1. Tên khoa học: Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.

2. Họ khoa học: Thuộc họ Đậu Fabaceae

3. Bộ phận dùng:

Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô

4. Chế biến
Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi
hoặc sấy khô.

5. Cách dùng, liều luợng


Ngày dùng 4 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
6. Kiểm nghiệm
Định tính
A. Nhỏ dung dịch amoniac (TT) lên bột dược liệu sẽ có màu vàng tươi, thêm acid sulfuric 80%
(TT) sẽ mất màu vàng tươi.
B. Lấy 0,5 g bột Cam thảo, thêm 50 ml ethanol 70% (TT), đun nóng trên cách thủy trong 15
phút. Lọc nóng qua bông, lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:
Lấy 10 ml dịch lọc vào một ch n sứ, cô trên cách thủy đến khô. Thêm vào cắn 1 ml anhydrid
acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ, lọc lấy phần dung dịch trong, cho vào một ống
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
5
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
nghiệm khô. Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT). Giữa 2 lớp chất
lỏng có vòng ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm.
Lấy 2 - 3 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml acid
hydrocloric (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ sẫm.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 105 oC trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - n-hexan (7 : 1 : 2).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether ethylic (TT), đun hồi lưu trên
cách thủy trong 1 giờ, gạn bỏ dịch ether. Thêm vào bã 1 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml
cloroform (TT), đun hổi lưu trong 1 giờ, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết đến
cắn, thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Lấy acid glycyrrhetic, hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có
nồng độ khoảng 1 mg/ml. Nếu không có acid glycyrrhetic, dùng 0,5 g bột Cam thảo (mẫu
chuẩn) chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Trên một bản mỏng chấm riêng biệt 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển
xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong
methanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có
các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu vào một bình nón dung tích 250 ml. Thêm 100 ml
ethanol 20% (TT), đun trên cách thủy sôi trong 30 phút. Để lắng, gạn lấy dịch chiết. Chiết tiếp
như trên 2 lần nữa, mỗi lần với 50 ml ethanol 20% (TT). Tập trung các dịch chiết vào một bình
nón dung tích 250 ml, thêm 30 ml ethanol (TT), để yên qua đêm. Lọc, cô dịch lọc trên cách
thủy sôi đến khi hết ethanol, để nguội. Thêm 50 ml nước cất, 1 ml acid hydrocloric (TT), khuấy
đều. Đặt hỗn hợp vào trong nước đá đang tan trong 30 phút, gạn bỏ lớp nước, thu kết tủa. Hòa
kết tủa với 10 ml ethanol (TT), lọc qua giấy, rửa giấy lọc với ethanol (TT) tới khi nước rửa hết
màu vàng. Tập trung tất cả dịch ethanol vào một cốc đã cân bì, bốc hơi trên cách thủy đến cắn,
sấy cắn trong 3 giờ ở 105 oC. Lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm. Cân và tính kết quả.
Hàm lượng cắn chứa acid glycyrrhizic không được dưới 6% tính theo dược liệu khô kiệt.

7. Phân bố:

Trên thế giới mọc ở Trung Quốc, Mông cổ, Ý, Tây Ban Nha, ở Việt Nam mọc ở miền bắc nước
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
6
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
ta.

8. Thành phần hóa học:

+ Trong Cam Thảo có các

SAPONIN

Acid Glycyrrhizinic là chất quan trọng nhất: có vị ngọt gâp 60 lần đường saccharose.

FLAVONOID

Chất quan trọng thứ 2: gồm có liquiritin và isoliquiritin.

Ngoài ra còn có các dẫn chất nhiều hợp chất khác nhau như: Caumarin,..

9. Công dụng

Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp

Làm lành các vết loét dạ dày

Ngăn ngừa nhiễm virus

Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Bảo vệ tim

Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận

Làm mềm và dịu da

Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh sâu mọt.
CÀ ĐỘC DƯỢC
CÀ ĐỘC DƯỢC

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
7
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
1. Tên: Datura metel Solanaceae (họ cà)
2. Phân bố: mọc hoàng & trồng khắp nơi ở VN, Trung Quốc, Lào, Campuchia
3. BPD: Lá, hoa, hạt of cây cà độc dược
4. TPHH: Alcaloid chính là Hyosin,ngòai ra còn có hyoscyamin, atropin,norhyoscyamin...
5. Thu hái, chế biến:
- Lá: thu hái vào lúc cây sắp và đang ra hoa (tháng 5-6 đến hết tháng 9-10) ; phơi hay sấy khô.
- Hoa: hái vào các tháng 8,9,10; phơi sấy khô.
- Hạt: lấy ở những quả chín ngả màu nâu; phơi hay sấy khô
6. Tác dụng:
- Scopolamin:
+ Ư/c cơ trơn và các tuyến tiết tương tự Atropin.
+ Ư/c TKTƯ → dùng trong gây mê, điều trị động kinh, co giật/ Parkinson
7. Công dụng:
- Chữa ho, hen suyễn
- Giảm đau: bệnh lo t dạ dày, ruột, các cơn đau khác
- Chống say tàu xe, say sóng.
- Làm thuốc tiền mê.
- Dùng ngoài đắp mụn nhọt giảm đau nhức.
8. Cách dùng, liều lượng:
- Thuốc độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn để uống.
Bột lá, cao lỏng 1/1- liều trung bình: 0,1g x 3 lần/ ng; Cao mềm:0.01g x 3 lần/ ngày .
Cồn 1/10 - 0,5g x 4lần / ngày
- Hoa, lá thái nhỏ fơi khô cuốn vào giấy hút chữa hen, liều 1-1,5g trước khi lên cơn hen.
7. Kiểm Nghiệm
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G
Hệ dung môi khai triển : Ethyl acetat - methanol - amoniac đậm đặc (17 : 2 : 1).
Dung dịch thử : Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 1 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn kỹ, thêm 25 ml
cloroform (TT) khuấy kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cặn trong 1
ml cloroform (TT), được dung dịch thử.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
8
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan atropin sulfat chuẩn và scopolamin hydrobromid chuẩn trong
methanol để được dung dịch có chứa mỗi chất 4 mg/ml. Nếu không có 2 chất chuẩn trên, dùng
1 g bột hoa Cà độc dược, tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 10 µl. Triển khai sắc ký xong,
lấy bản mỏng ra, phơi khô ngoài không khí, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của
dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết atropin và scopolamin
của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng hoa Cà độc dược để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký
đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung
dịch đối chiếu.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 10 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 giờ ở 60oC; cho vào bình
Soxhlet, làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol - amoniac đậm đặc - ether (5 : 4 : 10), để yên 12 giờ,
thêm 70 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ đến khi chiết hết alcaloid. Bốc hơi dịch chiết
trên cách thuỷ cho bay gần hết ether, thêm 25 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N, tiếp tục bốc
hơi cho đến hết ether. Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào
bình gạn. Mặt khác, rửa bã cặn dược liệu bằng 5 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N và 2 lần với
nước, mỗi lần 5 ml. Trộn các nước rửa với dung dịch acid sulphuric, chiết với 10, 5, 5 ml
cloroform (TT), đến khi cloroform không còn có màu. Trộn đều các dung dịch cloroform và
chiết bằng 10 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N, gạn riêng lớp cloroform ra, gộp các dung dịch
acid sulphuric lại, trung hoà bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm 2 ml amoniac đậm đặc (TT)
nữa. Chiết ngay với 20, 15, 15, 10, 5 ml cloroform (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc
các dung dịch cloroform trên cùng một phễu lọc có natri sulphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc
hai lần, mỗi lần với 4 ml cloroform (TT). Gộp các dịch chiết cloroform và dịch rửa, bốc hơi
dung môi trên cách thuỷ. Thêm 3 ml ethanol trung tính (TT) để hoà tan cặn, bốc hơi đến khô và
tiếp tục đun nóng trong 15 phút. Đun nhẹ để hoà tan cặn trong 2 ml cloroform (TT), cho thêm
chính xác 20 ml dung dịch chuẩn độ dung dịch acid sulphuric 0,02 N, đun cách thuỷ cho bốc
hơi hết cloroform; để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 - 3 giọt chỉ thị màu đỏ methyl (TT).
Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện mầu vàng. 1 ml dung
dịch acid sulphuric 0,02 N (TT) tương đương với 6,068 mg C17H21NO4 .
Hàm lượng alcaloid trong dược liệu (sấy khô 4 giờ, ở 60 oC) không được dưới 0,30%, tính theo
scopolamin (C17H21NO4).

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
9
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
8. Bảo quản
Thuốc độc bảng A. Để nơi khô, tránh mốc, mọt.
CÂY MÃ ĐỀ
1. Tên: Plantago major Plantaginaceae (họ mã đề )
2. Phân bố: Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi
3. BPD: Toàn cây, lá và hạt of cây Mã đề.
4. TPHH:
- Lá chứa flavonoid, vitamin K, muối kali.
- Hạt có chất nhầy, a.plantenolic, succinic, cholin và adenin.
5. Chế biến và bảo quản:
- Lấy lá: thu hoạch tháng 5-7.
- Lấy hạt: thu hoạch tháng 6-8
- Cắt những bông thật già rồi phơi khô, vò sát trên sàng sẩy sạch, phơi khô.
6. Công dụng, CD-LD:
- Chữa phù thũng, bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu, ho lâu ngày, viêm khí quản, đau mắt đỏ, mụn nhọt
- Ngày dùng 10-20g lá or 6-12g hạt dưới dạng sắc uống. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn
cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
* Chú ý: Lá MĐ có td lợi tiểu mạnh cần thận trọng khi dùng cho PN có thai, người già.
7. Định tính (lá)
A. Lấy 1 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hoa, soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình kim.
B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi 1 phút rồi để nguội, lọc. Lấy 1 giọt dịch lọc
nhỏ lên phiến kính, hơ nhẹ trên đèn cồn cho khô, đem soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình
vuông và hình chữ nhật.
C. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu phát quang màu nâu.

8. Bảo quản
Để nơi khô ráo, mát.
CÂY THUỐC PHIỆN
(á fiến, anh túc, a fù dung, cổ tử túc)
1. Tên: Papaver somniferum Papaveraceae (họ thuốc phiện).
2. Phân bố: những nước khí hậu ôn đới & nhiệt đới. VN trồng nhiều ở vùng núi cao fía
Bắc.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
10
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Hiện nay chính phủ đã cấm trồng.
3. BPD: Nhựa, quả, Hạt, lá of cây Thuốc fiện.
4.TPHH: - Nhựa,vỏ quả chứa alcaloid: Morphin, Papaverin, Codein.Hạt chứa dầu b o.
5. Trồng và thu hái: Gieo hạt vào cuối tháng 10 đầu tháng 11; thu hoạch cuối tháng 3 đầu
tháng 4.
6. Chế biến và bảo quản:
- Lấy nhựa: khi qủa còn xanh, bắt đầu chuyển sang vàng nhạt → rạch lấy nhựa để khô đóg
thành bánh.
- Quả để chiết alcaloid, hạt p lấy dầu.
7. Tác dụng:
* Thuốc phiện:
- Trên TKTW:
+ Td lên vỏ não và trung tâm gây đau
+ Liều nhỏ lúc đầu gây cảm giác, dễ chịu, thoải mái, sau làm mất cảm giác đau.
+ Liều cao gây ngủ.
+ Td lên trug tâm hô hấp & hành tủy → ức chế hô hấp
- Trên tiêu hóa:
+ Liều nhỏ: kích thích co bóp dạ dày, gây nôn;
+ Liều cao: giảm co bóp dạ dày, ruột, chống nôn.
*Morphin:
+ Ức chế trung tâm gây đau → giảm đau;
+ Liều cao ư/c trung tâm hô hấp, liều thấp kích thích hô hấp
+ Giảm nhu động ruột già, giảm tiết dịch tiêu hóa, làm co cơ vòng.
*Codein:
+ Giảm đau k m morphin nhưng ức chế trung tâm ho mạnh → chữa ho tốt.
8. Công dụng, CD-LD:
- Nhựa:
+ Chiết alcaloid
+ Làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, chữa ho, tiêu chảy. .Dạng bột 10%: 0,05g/lần, tối đa
0,2g/ngày
.Cao 1%, Cồn thuốc 1%:1-3g/ngày

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
11
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
- Quả:
+ Chưa chích nhựa: làm thuốc giảm đau, c/xuất morphin, chế cao toàn fần;
+ Đã chích nhựa: chữa ho, tả l , giảm đau. Liều 4-6g/ngày, dạng sắc, hãm.
- Hạt: p dầu, thực fẩm
- Lá: dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
CỦ BÌNH VÔI
1. Tên: Stephania glabra Menispermaceae (họ tiết dê)
2. Phân bố: Vùg núi đá vôi ở Thanh Hóa, Hòa Bình..
3. BPD: củ đã cạo sạch vỏ nâu đen của cây Bình vôi.
4. TPHH: Alcaloid (1%): rotundin, roemerin, Cepharanthin; tinh bột, đường.
5. Trồng, thu hái & chế biến:
- Trồng = hạt or các đoạn thân cây
- Thu hái lấy qủa chín.
- Chế biến: Cạo bỏ vỏ nâu, thái lát mỏng để sấy khô hoặc chiết lấy Rotundin.
6. Công dụng:
- YHCT: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ
dày.
- YHHĐ: Dùng toàn cây, cao or alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an
thần.
7. Cách dùng, liều dùng:
- Ngày dùng 3-6g bột củ; 10-15ml rượu thuốc 10%.
- Viên Rotunda, Stilux 30, 60mg.

Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 200 ml, thấm ẩm dược liệu bằng dung
dịch amoniac 6 N (TT), để yên 30 phút. Cho vào bình nón 50 ml cloroform (TT), lắc 5 - 10
phút, rồi để yên 1 giờ, lọc. Lấy 30 ml dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid
sulfuric 10% (TT), lắc 2 - 3 phút, gạn lấy phần dịch chiết acid cho vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.
Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.
Ống 4: Thêm 2 giọt dung dịch acid picric(TT), xuất hiện tủa vàng.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
12
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluen - aceton - ethanol - amoniac (45: 45: 7: 3).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu chiết như phần định tính ở trên, rồi cô cách thủy dịch chiết
đến khô, cắn còn lại để nguội, hòa tan trong 1 ml ethanol 90% (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg L-tetrahydro-palmatin trong 1 ml ethanol 90% (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký
đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu sắc và giá trị Rf giống vết của
L-tetrahydropalmatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)
Pha động: Dung dịch đệm pH 4,5 - aceton (70 : 30), điều chỉnh nếu cần. Lọc qua màng lọc có
cỡ lỗ 0,45 µm, lắc siêu âm.
Dung dịch chuẩn: Hoà tan L-tetrahydropalmatin chuẩn trong pha động để thu được dung dịch
có nồng độ khoảng 0,05 mg/ml.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu chuyển vào một túi giấy lọc. Thấm
ẩm bằng 0,5 ml dung dịch amoniac 6 N (TT), để yên trong 30 phút. Chuyển túi giấy lọc vào
bình Soxhlet dung tích 100 ml, thêm 30 ml cloroform (TT), chiết trong 4 giờ đến hết alcaloid.
Lấy dịch chiết cô trên cách thuỷ tới cắn, hòa tan cắn trong dung dịch acid sulfurric 5 N (TT) (5
lần, mỗi lần 10 ml). Lọc qua giấy lọc vào bình gạn. Kiềm hoá dịch lọc bằng amoniac đặc (TT)
đến pH 10. Chiết bằng cloroform (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch chiết cloroform, bốc
hơi trên cách thuỷ đến cắn khô. Dùng pha động hoà tan cắn và chuyển vào bình định mức 500
ml, thêm pha động đến vạch, lắc đều. Lọc qua giấy lọc thường, bỏ 10 ml dịch lọc đầu. Phần
dịch lọc còn lại tiếp tục lọc một lần nữa qua giấy lọc có cỡ lỗ 0,45 µm được dung dịch thử.
Điều kiện sắc ký:
Cột th p không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 m) (Lichrosorb RP 18 là thích
hợp).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.
Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
Thể tích tiêm: 20 l.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
13
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Dựa vào diện tích (hay chiều
cao) pic thu được của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và nồng độ L-tetrahydropalmatin
(C21H25NO4) của dung dịch chuẩn, tính hàm lượng L-tetrahydropalmatin (C21H25NO4) trong
dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4% (kl/kl) L-tetrahydropalmatin (C21H25NO4) tính theo dược liệu
khô kiệt.

8. Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.
CANHKINA
1. Cinchona sp. Rubiaceae (họ cà phê)
(officinalis)
2. P.bố: Trồng ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới.
3. BPD: Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ of cây Canhkina.
4. TPHH:
- Alcaloid (quinin, quinidin, cinchonin, cinchonidin)
- Glycosid đắng; nhựa
5. Trồng, thu hái & chế biến:
- Ươm hạt, khi cây 1 năm tuổi đem trồng
- Thu hái: đào cả rễ lấy vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành.
- Vỏ tươi sau khi bóc được fơi khô dần, sấy ở to < 70oC
6. Tác dụng dược lý:.
* Quinin:
- Diệt KST SR thể vô tính of all các Plasmodium, thể giao tử của P.vivax, P.ovale, P.malariae.
- Ko tác dụng đối với thể giao tử của P.falciparum và thể ngoại HC of các Plasmodium → ko
ngăn ngừa được bệnh SR tái phát.
- Ư/c trung tâm sinh nhiệt → hạ sốt.
- Liều nhỏ kích thích TKTW, liều cao Ư/ctrung tâm hô hấp → liệt hô hấp
- Ư/c hoạt động của tim
- Tăng cường co bóp cơ tử cung → dễ sẩy thai.
* Quinidin:
- Diệt KST SR và hạ nhiệt nhưng yếu hơn Quinin.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
14
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
- Tác dụng chủ yếu là giảm kích thích cơ tim → điều trị loạn nhịp tim.
* Cinchonin và cinchonidin:
- Tác dụng diệt KST SR nhưng yếu hơn nhiều so với Quinin.
7. Công dụng:
- Chiết xuất quinin và các alc khác làm thuốc điều trị sốt rét.
- Vỏ cây làm thuốc hạ sốt, thuốc bổ KTTH, đ.trị vết thương, vết lo t
8. Cách dùng, liều dùng:
- Uống dạng bột 4-12g; Siro 20-100ml/ ngày
- Quinin chữa sốt r t 0,5g/ lần x 3lần/ ngày.
DỪA CẠN
1. Tên: Catharanthus roseus Apocynaceae (họ trúc đào)
2. Phân bố: Mọc hoang & trồng làm cảnh nhiều nơi ở nước ta.
3. BPD: Th©n, l¸, rÔ of c©y Dõa c¹n
4. TPHH: C¸c alcaloid (1%), gåm trªn 70 chÊt kh¸c nhau chñ yÕu: Catharantin ( nhân Indol),
Ajmalin (trong nh©n Indolin), Vinblastin, (trong 2 vßng indol)
5. Trồng, thu hái & chế biến:
- Trồng bằng hạt
- Thu hái cành mang lá và hoa, phơi or sấy khô.
6. Tác dụng, công dụng, LD:
- Cao lỏng toàn cây có tác dụng: Hạ HA, an thần, gây ngủ, có độc tính nhẹ.
- Thân, rễ: làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng nước tiển ít & đỏ, bế kinh
- Rễ: làm nguyên liệu chiết xuất Ajmalicin.
- D¹ng thuèc s¾c ch÷a bÕ kinh, huyÕt ¸p cao, ngµy 8-12g
- Viªn Vinca (alcaloid toµn phÇn) ch÷a cao huyÕt ¸p
- Vinblastin sulfat, Vincristin sulfat d¹ng b t pha tiªm ®iÒu trÞ ung th­, đặc biệt là bệnh bạch
cầu
HOA HÒE
1. Tên: Sophora japonica Fabaceae (họ đậu).
2. Phân bố: VN (nhất là ở Thái Bình), Trug Quốc, Triều Tiên.
3. BPD: Nụ cây hoa hòe phơi khô.
4. TPHH: Flavonoid, chủ yếu là rutin (hơn 20% trong Hoè hoa).

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
15
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
5. Trồg&thu hái:- Trồg = cách dâm cành or gieo hạt.
- Thu hoạch tháng 7 – 9, hái hoa vào buổi sáng khi trời khô ráo.
6. Chế biến và bảo quản: Nụ đem phơi or sấy khô; bảo quản nơi khô mát.
7. Tác dụng: Rutin có hoạt tính của vitamin P
- Làm bền vững và giảm tính thấm mao mạch.
- Làm tăng sự bền vững hồng cầu.
- Giảm trương lực cơ trơn → chống co thắt.
8. Công dụng, CD-LD:
- Rutin chủ yếu dùng để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch.
- Điều trị các TH suy yếu tĩnh mach;Xuất huyết: chảy máu cam,ho ra máu;Trĩ
Liều dùng: 8-16g / ngày, hãm or sắc.
- C/xuất rutin, bchế theo y học hiện đại (viên rutin C).
Chú ý:Không dùng trong trường hợp nghẽn mạch và máu có dộ đông cao
HOÀNG LIÊN
1. Tên : Coptis sp. Ranunculaceae (họ Hoàng liên)
2. Phân bố: Mọc hoang và được trồng nhiều ở TQ, ở VN mọc hoang nhiều ở dãy Hoàng liên
sơn
3. BPD: Thân rễ of cây Hoàng liên
4. TPHH: Alcaloid (5-8%), chủ yếu là Berberin,ngòai ra còn có palmatin
5. Trồng, thu hái & chế biến:
- Trồng: Hạt trộn với cát rồi gieo, khi cây cỏ 5-6 lá thì trồng thành hàng
- Thu hái: cuối thu, đầu đông.
- Chế biến: Đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân, lá; phần thân rễ rửa sạch, phơi khô, sấy
6. Công dụng, CD-LD:
- Chữa l amip,l trực khuẩn,đau mắt đỏ,viêm tai giữa có mủ
- Làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá k m, viêm lo t dạ dày.
- Dịch chiết: nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.
- LD: 2-12g/ngày, thuốc sắc hoặc cao lỏng.
9. kiểm nghiệm
Định tính
A. Lấy một ít bột dược liệu đặt trên phiến kính, nhỏ 2 - 3 giọt ethanol 96% (TT) và 1 giọt dung

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
16
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
dịch acid nitric 30% (TT), để yên 5 - 10 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi, thấy xuất hiện
những tinh thể hình kim nhỏ màu vàng, đun nóng tiêu bản, tinh thể mất đi và dung dịch có màu
hồng
B. Lấy 0,10 g bột dược liệu, ngâm 2 giờ với 10 ml nước, lấy 2 ml nước ngâm, thêm 1 giọt acid
sulfuric (TT) rồi thêm dần dung dịch bão hoà clor trong nước (TT). Giữa hai lớp chất lỏng có
màu đỏ thẫm
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic băng - nước (7 : 1 : 2).
Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol (TT), lắc mạnh trong 30 phút, lọc,
lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch chuẩn: Hoà tan riêng biệt 0,5 mg berberin clorid vào 1 ml methanol (TT) và 0,5 mg
palmatin clorid vào 1 ml methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365
nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị R f và màu sắc với
vết của berberin clorid chuẩn và palmatin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch
chuẩn.
Định lượng
Định lượng đồng thời berberin và palmatin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Phụ
lục 5.3).
Pha động: Hoà tan 3,4 g kali dihydrophosphat (TT), 1,7 g natri laurylsulfat (TT) trong 1000 ml
hỗn hợp dung môi gồm nước - acetoniltril (1 : 1), lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45
µm.
Dung dịch chuẩn: Pha một dung dịch chuẩn có chứa 0,015 mg palmatin clorid và 0,060 mg
berberin clorid trong 1 ml methanol (TT).
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,07 g bột dược liệu (qua rây có đường kính mắt rây 0,25
mm) vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml, thêm 25 ml hỗn hợp dung môi gồm methanol -
acid hydrocloric (100 : 1) và đun hồi lưu trên cách thuỷ 30 phút, để nguội, gạn lấy dịch chiết.
Tiến hành tương tự thêm 2 lần nữa. Gộp các dịch chiết, làm bốc hơi trong cách thuỷ tới cắn.
Lắc cắn với nước nóng 5 lần, mỗi lần 15 ml, lọc và gộp các dịch lọc lại, làm bay hơi trong cách

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
17
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
thuỷ tới cắn khô. Cắn được hoà tan trong methanol (TT) và chuyển vào bình định mức 50 ml,
thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm, thu được
dung dịch thử.
Điều kiện sắc ký:
Cột th p không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (10 m) (Lichrosorb RP 18).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 345 nm.
Tốc độ dòng: 0,7 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 l.
Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu
được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của
berberin (C20H18NO4. HCl) và palmatin (C21H22NO4. HCl) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 3,5 % beberin (C20H18NO4. HCl) và 0,5% (C21H22NO4. HCl)
palmatin tính theo dược liệu khô kiệt.
9. Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
HOÀNG BÁ
1. Tên: Phellodendron chinense Rutaceae (họ cam)
2. Phân bố: Trung Quốc, VN, Nga
3. BPD: Vỏ thân, vỏ cành of cây H.bá
4. TPHH: Alcaloid, chủ yếu là berberin, palmatin
5. Trồng, thu hái &chế biến:
- Trồng: bằng hạt, ở nơi đất màu
- Thu hái: lấy vỏ cây > 10 năm, vào mùa hè
- Chế biến: cạo sạch lớp bần, thái miếng, phơi khô
6. Công dụng, CD-LD:
- Chữa kiết l , ỉa chảy, đái đục, đại tiện ra máu, đau mắt, viêm tai, phụ nữ khí hư.
- Dùng ngoài:rửa mắt, chữa mụn nhọt,vết thương
- Chiết xuất Berberin
- LD: 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc, rượu thuốc, bột.

7. Kiểm nghiệm:

Định tính
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
18
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
A. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT), đun nhẹ, lọc lấy 2 ml
dịch lọc, thêm dần dung dịch bão hòa clor (TT). Để yên 10 phút, chỗ tiếp xúc giữa 2 lớp chất
lỏng có 1 vòng màu đỏ sẫm.
B. Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 1 ml ethanol 90% (TT), đun nhẹ, lọc.
Lấy 1 - 2 giọt dịch lọc nhỏ trên lam kính, hơ nhẹ trên đèn cồn đến gần khô, thêm 1 giọt dung
dịch acid nitric 25% (TT) hoặc 1 giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính mỏng lên. Sau 20 phút
soi kính hiển vi thấy những tinh thể hình kim màu vàng tươi.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat - aceton (7 : 3 : 1,5).
Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol (TT), đun nhẹ trong nồi cách thuỷ,
lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg berberin clorid trong 1 ml methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng
365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang màu vàng sáng cùng giá
trị Rf và màu sắc với vết của berberin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch
chuẩn. Nếu phun thuốc thử vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch
thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu đỏ và giá trị R f giống vết của berberin clorid
chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu đã nghiền nhỏ qua rây có kích thước
mắt rây 1 mm, cho vào bình nón nút mài dung tích 100 ml (song song tiến hành xác định độ
ẩm), thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng đũa thủy tinh trộn đều, đậy nút, để
ở nhiệt độ phòng 2 giờ, thêm vào bình 50 ml ether ethylic (TT), lắc 15 phút, rồi để yên 17 giờ,
lắc 15 phút, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether
ethylic (TT) cho đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch ether cho vào bình lắng gạn có
dung tích 50 ml và tiến hành chiết hết berberin bằng cách lắc 3 lần (20, 10, 10 ml) với dung
dịch acid sulfuric 2% (TT) [kiểm tra bằng thuốc thử là dung dịch acid silicowolframic 5%
(TT)]. Gộp dịch chiết acid vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT)
đến vạch, lắc đều và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm (Phụ lục 4.1).
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
19
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin clorid 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2% (TT) (dung
dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg berberin chuẩn) cho vào bình
định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo độ hấp thụ của
dung dịch ở bước sóng 420 nm. Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT). Hàm lượng
berberin được tính theo công thức:

Dm  100
% berberin 
Dc  a(100  b)

Dm: Mật độ quang của dung dịch mẫu thử.


Dc: Mật độ quang của dung dịch mẫu chuẩn.
a: Lượng cân dược liệu (g)
b: Độ ẩm dược liệu.
Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 2,5%.

9. Bảo quản
Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.
KIM NGÂN
1. Tên: Lonicera japonica Caprifoliaceae (họ kim ngân)
2. Phân bố: Mọc hoang ở vùng núi phía bắc
3. BPD: Nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở of cây Kim ngân
4. TPHH: Flavonoid (inosid, lonicerin), một số chất carotenoid
5. Trồng và Chế biến: Có thể trồng = dâm cành
- Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ. Sấy khô or xông sinh rồi phơi khô.
6. Công dụng, CD-LD::
- Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứg
- 12 -16g/ngày, dạng thuốc sắc, cao. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml, thêm 20 ml ethanol 90% (TT).
Lắc kỹ, đun cách thủy trong 15 phút, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến khi còn khoảng 5 ml.
Lấy 1 ml dung dịch vào ống nghiệm, thêm 2 - 3 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít
bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT), dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam đến đỏ.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
20
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
B. Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, lắc nhẹ trong 5 phút, lọc.
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch lọc. Thêm 2 – 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10%
(TT) vào ống nghiệm thứ nhất, dung dịch có màu vàng đậm hơn so với ống nghiệm thứ hai
không thêm dung dịch natri hydroxyd 10% (TT).

Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.
LẠC TIÊN (nhãn lồng, lồng đèn,)
1. Tên: Passiflora foetida Passifloraceae (họ lạc tiên)
2. Phân bố: mọc hoang khắp nước ta, TQ, Nam Mỹ, châu Âu.
3. BPD: phần trên mặt đất of cây Lạc tiên.
4. TPHH: Alcaloid, flavonoid, saponin
5. Thu hái, chế biến, bảo quản: Thu hái quanh năm, hái về fơi hay sấy khô, nấu cao hay fa cồn
thuốc.
6. Công dụng, CD-LD:
- Làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa suy nhược TK, đông kinh,co giật.
- Ngày 8-20g, dạng thuốc sắc or cao lỏng,siro. Thường dùng fối hợp các thuốc khác như lá
vông,tâm sen...

Định tính
Lấy khoảng 20 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 90% (TT), lắc
đều và đun hồi lưu cách thuỷ khoảng 30 phút. Lọc, lấy dịch lọc chia đều thành 2 phần và cô
cách thuỷ tới cặn khô.
Thêm vào phần cắn thứ nhất 10 ml n-hexan (TT) hoặc ether dầu hoả (TT), dùng đũa thuỷ tinh
khuấy kỹ rồi gạn bỏ lớp dung môi. Làm như vậy thêm một lần nữa. Hoà tan cắn còn lại trong 4
ml ethanol 90% (TT), đun nóng nhẹ cho tan. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm
ít bột magnesi (TT) rồi thêm từ từ 0,5 ml acid hydrocloric (TT). Lắc nhẹ. Dung dịch sẽ có màu
đỏ cam.
Thêm vào phần cắn thứ hai 4 giọt amoni hydroxyd đậm đặc (TT) và 5 ml cloroform (TT), khuấy
kỹ, lọc vào bình gạn 50 ml. Thêm vào bình gạn 4 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lắc kỹ
và gạn lớp acid vào ba ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.
Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa đỏ nâu.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
21
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), cho tủa vàng cam.

7. Bảo quản
Để nơi khô, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.
MÃ TIỀN
1. Tên: Strychnos nux-vomica Loganiaceae (họ mã tiền)
2. Phân bố: Strychnos nux-vomica mọc nhiều ở Ấn Độ,malaixia,Thái lan,ở nước ta có nhiều ở
vùng núi phía nam.các lòai Mã Tiền khác có cả ở hai miền Nam,Bắc.
Mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
3. BPD: hạt của cây Mã tiền.
4. TPHH: Alcaloid: chủ yếu là Strychnin, Brucin.
5. Thu hái và chế biến.
- Thu hái hạt mã tiền về rửa sạch, phơi khô.
* Chế biến:
Sao cách cát:
- Ngâm mềm → Cạo bỏ vỏ→ Sao cát đến khi có màu cánh gián
Rán với dầu thực vật:
- Ngâm hạt trong nước vo gạo → rửa cạo bỏ vỏ → rán với dầu đến màu cánh gián.
6. Tác dụng:
- Tác dụng của Mã Tiền là t/d of Strychnin.
- T/d lên TKTW và ngọai vi: liều nhỏ gây kích thích, liều cao gây co giật.
- Đối với tim và hệ tuần hòan: co mạch ngoại vi → tăng HA,kích thích tim.
- Đối với dạ dày và hệ tiêu hóa: tăng tiết dịch vị, KT tiêu hóa.Dùng lâu ngày gây rối lọan tiêu
hóa.
7. Công dụng:
- Mã tiền chưa chế: dùng ngòai dạng cồn xoa bóp,chữa nhức mỏi tay chân do thấp khớp,đau
dây thần kinh,dùng dạng cồn thuốc(dùng riêng hay phối hợp với ô đầu phụ tử
- Mã tiền chế: Chữa đau nhức,sưng khớp,tiêu hóa k m,suy nhược thần kinh,bại liệt,liệt nửa
người,chó dại cắn.
+ Dùng dưới dạng th.bột hay th.sắc.
+ Liều : ngày uống 0,1 -0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Làm nguyên liệu chiết xuất Strychnin và brucin dùng trong YHHĐ.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
22
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
+ Strychnin dùng dạng muối sulfat hoặc nitrat để điều trị liệt dây TK,làm thuốc KT hành tủy
trong các TH giải phẫu não,ngộ độc thuốc ngủ barbituric.
Liều uống :0.001g/l. 0.003g/24h
Tiêm SC:0.01g/l. 0.02g/24h
Note: Ko dùng cho TE < 3 tuổi, PNCT.
8. Kiểm Nghiệm:
Định tính
A. Trên mặt cắt ngang của dược liệu, nhỏ 1 giọt acid nitric đậm đặc (TT), mặt cắt sẽ nhuộm
màu đỏ cam. Trên mặt cắt khác, nhỏ một giọt dung dịch amoni vanadat 1% trong acid sulfuric
(TT), mặt cắt sẽ có màu tím.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 )
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Toluen – aceton – ethanol amoniac đậm đặc (4:5:0,6:0,4)
Dung dịch mẫu thử: Cho 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 5 ml hỗn hợp
cloroform – ethanol (10 : 1) và 0,5 ml amoniac đậm đặc (TT), đậy nắp và lắc trong 5 phút, để
yên trong 1 giờ, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc, dung dịch làm dung dịch thử .
Dung dịch đối chiếu: dung dịch strychnin và brucin chuẩn có nồng độ 2 mg/ml trong cloroform
Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 10l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi
triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendoroff (TT).
Trên sắc ký đồ vết của dung dịch mẫu thử phải có cùng màu sắc và trị số Rf với vết có trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
23
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Cân chính xác 0,4 g dược liệu qua rây 355 vào bình nón nùt mài 100 ml. Thêm chính xác 20 ml
cloroform (TT) và 0,3 ml amoniac đậm đặc (TT). Đậy kín bình và cân. Đun hoàn lưu trên cách
thủy trong 3 giờ, hoặc 45 phút trong bể siêu âm (350 W, 35 kHz). Cân bổ sung lượng cloroform
hao hụt. Lắc đều, lọc nhanh vào bình nón. Lấy chính xác 10 ml dịch lọc cho vào bình gạn 50
ml. Chiết 4 lần mỗi lần 10 mL dung dịch acid sulfuric 0,5 M. lọc dịch acid qua giấy lọc đã thấm
ướt trước bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M vào một bình định mức 50 ml. Rửa giấy lọc bằng
một lượng nhỏ dung dịch acid sulfuric 0,5 M, gộp dịch rửa vào bình định mức và thêm cùng
dung môi cho tới vạch, lắc kỹ. Hút chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình định mức 50 ml
pha loãng vừa đủ bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M. lắc đều.
Xác định độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 262 nm và 300 nm (Phụ lục 4.1). Cốc đo dày 1
cm, so với mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 0,5 M.
Hàm lượng strychnin được tính theo công thức:

5( 0,321a – 0,467b)
% strychnin =
m x (1 –X)

Trong đó:
a: độ hấp thu ở 262 nm
b: độ hấp thu ở 300 nm
m: khối lượng mẫu thử (g)
X: độ ẩm của dược liệu (g)
Hàm lượng strychnin (C21H22N2O2) không ít hơn 1,2% tính theo dược liệu khô kiệt
9. Bảo quản
Độc bảng A. Để nơi khô ráo tránh mốc mọt.
MA HOÀNG
1. Tên: Ephedra sinica Ephedraceae (họ Ma hoàng)
2. Phân bố: Trung quốc, Ấn độ, Pakistan.
3. BPD: Phần trên mặt đất of cây Ma hoàng.
4. TPHH: Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là Ephedrin

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
24
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
5. Chế biến: Thu hái vào mùa thu khi thân còn hơi xanh, bỏ mấu và quả; phơi hoặc sấy khô.
6. Tác dụng dược lý.
- Ephedrin: Kích thích gián tiếp Adrenergic →
+ Kích thích hô hấp, giãn cơ trơn PQ
+ Giảm nhu động ruột, dạ dầy
+ Kích thích cơ tim → tim đập nhanh
+ Co mạch ngoại vi → tăng HA.
+ Giãn đồng tử, tăng đường huyết.
- Ma hoàng và Ephedrin:
+ Làm thông tiểu tiện
+ Kích thích bài tiết nước bọt, dịch vị
7. Công dụng, CD-LD: Điều trị sốt ko ra mồ hôi, viêm phế quản,viêm phổi,hen suyễn,chữa ho
có đờm, trừ đờm, hen suyễn,viêm thận.
Chiết ephedrin làm thuốc chữa hen hay dd nhỏ mũi.
- Ngày dùng 5 – 10g dạng thuốc sắc.
Note:Ko dùng cho người ra mồ hôi nhiều,đau tim.Thận trọng người bị cao HA

Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước và vài giọt dung dịch acid hydrocloric 5% (TT),
đun sôi 2 - 3 phút. Lọc. Chuyển dịch lọc vào một bình gạn, thêm vài giọt amoni hydroxyd đậm
đặc (TT) để kiềm hoá, rồi chiết với 5 ml cloroform (TT). Gạn dịch cloroform vào hai ống
nghiệm.
Ống 1 thêm dung dịch đồng (II) clorid kiềm (TT) và carbon disulfid (TT), mỗi loại 5 giọt, lắc
đều và để yên, lớp cloroform có màu vàng đậm.
Ống 2 dùng để làm ống kiểm chứng, thêm 5 giọt cloroform (TT) thay vì carbon disulfid, lắc đều
và để yên, lớp cloroform không có màu hay có màu vàng rất nhạt.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoni hydroxyd đậm đặc (20: 5: 0,5).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm vài giọt amoni hydroxyd đậm đặc (TT) và 10 ml
cloroform (TT), đun hồi lưu 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, thêm 2 ml methanol (TT) vào
cắn rồi khuấy đều. Lọc, được dung dịch thử.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
25
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan một lượng ephedrin chuẩn trong methanol (TT) để được dung
dịch có nồng độ 1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký
xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy ở 105oC
khoảng 5 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị R f với
vết ephedrin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu cho vào bình Soxhlet, thêm 3 ml amoni hyroxyd đậm
đặc (TT), 10 ml ethanol (TT) và 20 ml ether (TT). Để yên 24 giờ, thêm ether (TT) và đun hồi
lưu trên cách thuỷ trong 4 giờ cho đến khi hết alcaloid. Chuyển dịch chiết vào một bình gạn,
rửa bình chiết bằng một lượng nhỏ ether (TT). Lắc dịch chiết với dung dịch acid hydrocloric
0,5 M (TT) lần đầu 20 ml, sau đó lắc tiếp 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp hết dịch acid lại, kiềm hoá
bằng dung dịch natri hydroxyd 40% (TT), bão hoà bằng natri clorid (TT), lắc với ether (TT) lần
đầu 20 ml và 4 lần tiếp theo mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch ether lại, rửa 3 lần mỗi lần 5 ml dung
dịch natri clorid bão hoà (TT). Gộp các nước rửa lại và lắc với 10 ml ether (TT). Gộp hết các
dịch ether lại, thêm chính xác 30 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 M (CĐ), lắc đều, để yên lớp
acid trong bình gạn cho phân lớp; lấy riêng lớp acid cho vào bình nón 250 ml, dịch ether được
rửa 3 lần, mỗi lần với 5 ml nước. Gộp nước rửa vào bình nón đựng acid trên, đun cách thuỷ
đuổi hết ether và để nguội, chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 M (CĐ),
dùng 2 giọt đỏ methyl làm chất chỉ thị màu. 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 M (TT) tương
đương với 3,305 mg ephedrin (C10H15NO). Dược liệu phải chứa không dưới 0,8% alcaloid toàn
phần tính theo ephedrin C10H15NO.

Bảo quản
Để nơi khô, thoáng, tránh ẩm.
NGƯU TẤT
1. Tên: Achyranthes bidentata Amaranthaceae (họ rau dền)
2. Phân bố: Việt Nam
3. BPD: rễ của cây Ngưu tất.
4. TPHH: Saponin ; ecdysteron,inokosteron
5. Trồng và chế biến.
- Trồng bằng hạt.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
26
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
- Thu hoạch rễ khi cây bắt đầu úa vàng, rửa sạch, xông sinh, fơi or sấy khô.
6. Công dụng, CD- LD:
- Chữa bế kinh, tụ máu, tiểu tiện ra máu.
- Trợ lực tử cung ,dùng trong trường hợp đẻ khó.
- Điều trị thấp khớp,đau lưng,mỏi gối.
- Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc hoặc tẩm rượu dùng ngòai.
- Tây y: bào chế viên Bidentin → hạ cholesterol máu.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh ẩm và mốc mọt.

Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml dung dịch natri clorid 1% (TT), đun sôi nhẹ, lọc, cho dịch
lọc vào ống nghiệm, lắc, xuất hiện nhiều bọt bền vững (saponin).
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4)
Bản mỏng: Silica gel G
Hệ dung môi khai triển: Cloroform – methanol (40 : 1)
Dung dịch thử: Cân 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT), đun cách thuỷ hồi lưu trong 40
phút, rồi để yên. Lấy 10 ml dung dịch ở phía trên, thêm 10 ml acid hydrocloric (TT), đun hồi
lưu trong 1 giờ, cô dịch chiết còn khoảng 5 ml, rồi thêm 10 ml nước, chiết với 20 ml ether dầu
hoả (60 - 90 oC). Bốc hơi dịch chiết ether dầu hoả tới cắn, hoà cắn trong 2 ml ethanol (TT) được
dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch acid oleanolic chuẩn 0,1% trong ethanol (TT). Nếu không có
acid oleanolic chuẩn có thể dùng 2 g bột rễ Ngưu tất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung
dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l dung dịch đối chiếu và 10 - 20 l dung
dịch thử. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí rồi phun thuốc thử hiện màu là
dung dịch acid phosphomolypdic 5% trong ethanol (TT) và sấy ở 110 oC trong 10 phút. Sắc ký
đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trị Rr với vết của acid oleanolic trên sắc ký
đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng Ngưu tất chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của
dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rr với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch
đối chiếu.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
27
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
ONG MẬT
1. Tên: Apis mellifica L.
2. Phân bố: sống hoang ở các vùng rừng núi VN và các nước khác.
3. BPD: Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong, phấn hoa, nọc ong, keo ong
4. TPHH: Đường đơn, muối vô cơ, acid hữu cơ, men, các vitamin, khoáng chất, nhựa, chất
thơm.
5. Tác dụng dược lý của mật ong:
- Làm vết thương mau lên da non.
- Làm giảm độ acid dịch vị, làm cho độ acid trở lại bình thường
- Có td chống viêm giác mạc, khág nấm, khág khuẩn
6. Công dụng, CD-LD:
- Thuốc bổ, làm giảm độ acid of dịch vị, điều trị lo t dạ dày, thiếu máu,..
- Làm tá dược trog sx thuốc đông dược
- LD: Ngày 10 – 50g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Định lượng:
Dung d ch thuốc th hling: Gồm dung dịch A và Dung dịch B
Dung dịch :
Đồng sulfat tinh thể (TT) 34,66 g
Dung dịch acid sulfuric 15% (TT) 2 - 3 giọt
Nước cất vừa đủ 500 ml
Dung dịch B:
Natri kali tartrat (TT) 173 g
Natri hydroxyd (TT) 50 g
Nước cất vừa đủ 500 ml
Dung d ch glucos chuẩn 1%: Cân chính xác khoảng 1 g glucose chuẩn (đã sấy ở 100 -105 0C
đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước để hoà tan và pha loãng
với nước đến vạch, lắc đều.
Xác đ nh độ chuẩn T:
Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling (TT)A, 10,0 ml dung dịch Fehling B (TT) và 5 ml
dung dịch kali ferocyanid 5% trong nước (TT) cho vào một bình nón. Đun sôi dung dịch
Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn 1% (nhỏ từng giọt) cho đến

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
28
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
khi chuyển màu từ xanh lơ sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ cho đến khi kết
thúc là 4 phút và luôn giữ cho dung dịch sôi đều trong suốt quá trình định lượng
Tính độ chuẩn T [lượng glucose khan (g) tương đương với 1 ml thuốc thử Fehling đã dùng]
Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345 - 0,00375 g (tương đương với 6,9 - 7,5 ml dung dịch
glucose chuẩn 1%)
Tiến hành đ nh lượng: Cân chính xác khoảng 2 g chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml.
Thêm nước để hoà tan và pha loãng với nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch chế phẩm
2%).
Tiến hành định lượng như phần xác định độ chuẩn T, bắt đầu từ “ Lấy chính xác 10,0 ml dung
dịch Fehling…” nhưng dùng dung dịch chế phẩm 2% để chuẩn độ thay cho dung dịch glucose
chuẩn 1%
Tính hàm lượng (%) đường khử tự do trong chế phẩm theo công thức sau:

Tx20 x100 x100


X% 
VxP

Trong đó:
T là lượng glucose khan (g) tương ứng với 1 ml thuốc thử Fehling đã chuẩn độ
V là thể tích dung dịch chế phẩm 2% đã tiêu thụ (ml)
P là khối lượng mật ong đem thử (g)
Hàm lượng đường khử tự do trong chế phẩm tính theo glucose khan không được dưới 64,0%
(kl/kl)

Bảo quản
Đựng trong bình, lọ, chai nút kín, không đựng trong thùng sắt. Để nơi mát, tránh ẩm thấpẩptánh
côn trùng (ruồi, bọ, chuột...).

SÀI ĐẤT
1. Tên :Wedelia chinensis Asteraceae (họ Cúc)
2. Phân bố: mọc hoang & trồng nhiều ở VN
3. BPD: Phần trên mặt đất of cây sài đất.
4. TPHH: Coumarin và Flavonoid

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
29
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
5. Thu hái, chế biến: thu hái quanh năm, fơi or sấy khô
6. Tác dụng:
- Invitro: tác dụng kháng khuẩn thấp
- Thực tế: Chữa khỏi nhiều bệnh viêm nhiễm.
- Wedololacton có tác dụng Estrogen
7. Công dụng: Tiêu độc, dùng trong trường hợp viêm tuyến sữa, viêm bàng quang,rôm sẩy,
mụn nhọt lở lo t…
8. Cách dùng, liều dùng:
- Ngày dùng 20 – 40g dạng thuốc sắc.
- Có thể dùng 100g tươi, giã vắt nước uống, bã đắp chỗ sưng đau.
Định tính
Cho khoảng 5 - 6 g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình nón 250 ml, thêm khoảng 50 ml ethanol 90%
(TT). Lắc đều. Đun hồi lưu trong 30 phút. Lấy dịch lọc cô cách thuỷ còn khoảng 5 - 6 ml để làm
các phản ứng sau:
A. Lấy 1 - 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi
(TT) hoặc bột kẽm (TT): dung dịch từ màu xanh chuyển sang đỏ cam, để lâu màu nhạt dần.
B. Lấy 1 - 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri carbonat 10% (TT), 3 - 4 ml nước, đun
sôi, để nguội, thêm 3 giọt thuốc thử diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ thẫm.
C. Nhỏ lên giấy lọc 1 - 2 giọt dịch lọc đã cô. Thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong
ethanol (TT). Để khô. Quan sát dưới ánh đèn tử ngoại sẽ thấy huỳnh quang màu vàng nhạt (so
sánh với vết dịch lọc trên giấy không nhỏ dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol).
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.

THANH CAO HOA VÀNG


1. Tên: Artemisia annua Asteraceae (họ Cúc)
2. Phân bố: Trung Quốc, Nga, Ấn độ, Việt Nam.
3. BPD: Lá of cây Thanh hao hoa vàng.
4. TPHH: tinh dầu, Artemisinin, hợp chất Sesquiterpenlacton,
5. Trồng, thu hái chế biến:
- Trồng: bằng hạt hoặc từ cây con.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
30
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
- Thu hái: khi cây bắt đầu ra nụ.
- Chế biến: tuốt lấy lá phơi khô or sấy.
6. Tác dụng: Artemisinin: tác dụng diệt KST SR, td và thải trừ nhanh → ít gây kháng thuốc.
7. Công dụng, CD-LD: Điều trị sốt r t, mụn nhọt lở ngứa. Chiết xuất Artemisinin → bán tổng
hợp ra Artesunat
- 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán.

Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Hệ dung môi: Toluen - ethyl acetat (95 : 5)
Dung dịch thử: Lấy 1 g dược liệu cho vào bình dung tích 100 ml, thêm 30 ml ether dầu hỏa
(TT), đun sôi hồi lưu trên cách thủy 5 - 10 phút. Để nguội, lọc lấy dịch chiết, cô cách thủy đến
khô. Hòa cắn trong 1 ml cloroform (TT), thêm 9 ml ethanol (TT), lắc đều, lọc, được dung dịch
thử.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch 0,1% artemisinin chuẩn trong ethanol (TT)
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến
khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử (gồm
0,025 g 4-dimethylaminobenzaldehyd trong 5,0 ml acid acetic (TT) và 5,0 ml acid phosphoric
10% (TT)). Sấy bản mỏng ở 110 oC trong 5 phút.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có một vết màu xanh tím cùng màu sắc và giá trị Rf với
vết của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1), kết hợp phương pháp sắc ký lớp mỏng
(Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Hệ dung môi: n-Hexan - ethyl acetat (70 : 30)
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g dược liệu, chiết với ether dầu hỏa (TT) trong bình
soxhlet dung tích 50 ml trên cách thủy trong 6 giờ. Cất thu hồi dung môi lấy cắn. Hòa tan cắn
trong 1 ml cloroform (TT) và cho vào bình định mức 10 ml, tráng cốc đựng cắn bàng ethanol
(TT) rồi thêm cùng dung môi đến vạch. Lọc qua giấy lọc, bỏ 0,5 – 1 ml dịch lọc đầu, lấy
khoảng 2 ml dịch lọc tiếp theo.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
31
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch đối chiếu: Cân chính xác 0,010 g artemisinin chuẩn, hòa tan trong 10 ml ethanol
(TT) (pha dùng trong ngày)
Bản mỏng silica gel G (20 x 20 cm) được chia vạch thành 5 băng, chấm lần lượt mỗi băng 0,1
ml các dung dịch thử (băng 1 và 2) và dung dịch đối chiếu (băng 3 và 4), chấm thành vạch dài
2 cm, rộng 0,3 cm; băng 5: làm mẫu trắng.
Tiến hành sắc ký, sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 18 cm, lấy bản mỏng ra,
để khô dung môi ngoài không khí trong 1 giờ. Phun nước cất làm ướt bản mỏng, các vết
artemisinin chuẩn sẽ xuất hiện màu trắng đục trên sắc ký đồ. Vạch đường ngang ở phía trên và
phía dưới vết artemisinin đã được xác định sao cho cách đều hai m p của vết 0,5 - 0,7 cm. Cạo
riêng rẽ các vết của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu trên từng băng, cạo thêm mẫu
silicagel ở vùng không chứa artemisinin làm mẫu trắng. Cho vào mỗi mẫu bột silicagel cạo
được nói trên 1 ml ethanol (TT), lắc kỹ. Thêm 9 ml natri hydroxyd 0,05N, lắc kỹ, cho vào tủ ấm
50 oC trong 30 phút. Lấy ra để nguội 15 phút, lọc lấy dịch lọc trong và đo độ hấp thụ của các
dung dịch so với dung dịch mẫu trắng ở bước sóng 292 nm. Kết quả đo của mỗi dung dịch thử
và dung dịch đối chiếu là giá trị trung bình của 2 lần nhắc lại.
Hàm lượng phần trăm artemisinin trong dược liệu khô được tính như sau:

Dt  100
Dc  P  100  B 

Dt: độ hấp thụ của dung dịch thử


Dc: độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu
P: khối lượng dược liệu khô (g)
B: độ ẩm của dược liệu (%)
Hàm lượng artemisinin phải không được thấp hơn 0,7% tính theo dược liệu khô.

Bảo quản
Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

VÀNG ĐẮNG
1. Tên, họ:
Coscinium fenestratum, họ tiết dê ( Menispermaceae)

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
32
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
2. Phân bố:
Miền đông nam bộ, nam trung bộ, Tây Nguyên, trung và hạ Lào, Campuchia
3. Bpd: thân đã phơi khô của cây vàng đắng
4, Thành phần hóa học: Chủ yếu là berberin (1,5-3%), saponin, palmatin, jatrorizin
5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính
A. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước ngâm khoảng 2 giờ, lọc lấy
2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, nhỏ thêm 1 ml acid sulfuric (TT), để nguội, nhỏ từ từ
theo thành ống 1 ml nước brom bão hoà (TT), ở giữa hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ
sẫm.
B. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml ethanol 90%(TT), ngâm 10 - 15
phút, lấy 1 - 2 giọt dịch ethanol này nhỏ lên bản kính, hơ nóng nhẹ đến gần khô, thêm 1
giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính, để yên 5 - 10 phút, soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể
hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.
C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột dược liệu phát quang màu vàng
sáng.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Hỗn hợp dung môi gồm n-Butanol – acid acetic - nước (7 : 1 : 2).
Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 90% (TT), đun hồi lưu trên cách
thuỷ 30 phút. Lọc, được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan berberin clorid vào ethanol 90% (TT) thành dung dịch có nồng độ
0,1%.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng thuốc thử
Dragendorff (TT).Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam và cùng giá trị
Rf với vết berberin đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 1
mm), cho vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml (song song xác định độ ẩm), thêm 1
ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng đũa thuỷ tinh trộn đều, đậy nút, để ở nhiệt độ
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
33
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
phòng 2 giờ, thêm vào bình 50 ml ether (TT), lắc 15 phút rồi để yên 17 giờ, lắc 15 phút, lọc qua
giấy lọc vào bình định mức có dung tích 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether (TT),
thêm ether (TT) đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch chiết ether, cho vào bình lắng gạn
có dung tích 50 ml và tiến hành chiết berberin bằng dung dịch acid sulfuric 2% (TT) ba lần với
20, 10, 10 ml. Gộp dịch chiết acid vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2%
(TT) đến vạch, lắc đều và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm (Phụ lục 4.1).
Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2% (dung dịch A).
Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg berberin chuẩn) cho vào bình định mức
50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo mật độ quang ở bước sóng
420 nm.
Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT).
Hàm lượng berberin được tính theo công thức:

Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.


Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn
a: Lượng cân dược liệu (g)
b: Độ ẩm dược liệu
Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 1,5% tính theo dược liệu khô
kiệt.
6. Chế biến và bảo quản:

Chế biến
Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy khô 50 – 60 oC.
Bảo quản
Nơi khô mát, tránh mốc mọt.
7. Công dụng, cách dùng, liều dùng:
Công năng
Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Chủ trị: Viêm ruột, ỉa chảy, viêm túi mật,
viêm gan.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
34
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10 – 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc
.
ĐẠI HỒI
1. Tên, họ: Illicium verum, họ Hồi (Illiciaceae).
2. BPD: Quả chín đã phơi khô của cây hồi
3. Phân bố: trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta nhất là lạng sơn

4. Thành phần hóa học: Quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – l0%); thành phần chính của linh
dầu là anethol, α-pinen, limonen,β-phellandren, a-terpineol, farnesol và safrol. Ngoài ra, còn có
chất nhầy, tanin, chất dầu và đường.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào một ống nghiệm. Đun sôi trong 2 phút với 5 ml ethanol
90% (TT). Để nguội, lọc, lấy 1 ml dịch lọc, thêm 10 ml nước, dung dịch sẽ có tủa trắng.B. Lấy
0,10 g bột dược liệu, thêm 4 ml dung dịch kali hydroxyd 5% (TT). Đun sôi trong 2 phút, thêm
10 ml nước, dung dịch sẽ có màu đỏ nâu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - ether (95 : 5).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, cho vào bình nón có nút mài dung tích 60 ml.
Thêm 10 ml cloroform (TT), ngâm lạnh trong 4 giờ, lọc.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch tinh dầu Hồi 0,1% (tt/tt) trong cloroform.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai
sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch mới pha vanilin
1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Trên sắc ký đồ, dung dịch
thử xuất hiện 4 vết, trong đó vết số 3 lớn nhất có cùng giá trị R f (khoảng 0,5) và cùng màu sắc
(đỏ sau chuyển sang tím) với vết của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 20 g bột
dược liệu thô, thêm 150 ml nước, cất trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 7%.
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
35
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
6. Chế biến, Bảo quản
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy quả từ màu lục biến thành vàng, nhúng qua trong nước
sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 - 6 ngày cho khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh bay tinh dầu.
7. Công dụng, cách dùng, liều dùng:
Công năng, chủ trị
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa,
ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 – 6 g dạng thuốc sắc, ngâm rượu dùng xoa bóp.

GỪNG
1. Tên, họ: Zingiber officinale, họ Gừng (Zingiberaceae).
2. BPD: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây gừng
3. Phân bố: được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm
4. Thành phần hóa học: Trong củ Gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là a-
camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol,
citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa
dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.
5. Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính
A. Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 70% (TT), đun sôi, lắc đều, lọc.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri nitroprusiat 1% (TT), thêm 3 giọt dung dịch
natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu đỏ. Thêm 2 giọt acid acetic băng (TT), có tủa chuyển
sang màu vàng.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch paranitroanilin (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri
hydrocarbonat 5% (TT), 4 ml nước, đun sôi, để nguội, dung dịch có màu nâu đỏ.
B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel GF254

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
36
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung môi khai triển: Hexan – aceton – acid acetic băng ( 7,5: 2,5: 4 giọt)
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 5 ml aceton (TT), lắc trong 3 phút, lọc , lấy dịch lọc
làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Gừng (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau
khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun thuốc thử vanilin –
sulfuric(Trộn đồng lượng dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% và dung dịch H2SO4 5 %
trong cồn 96%, chỉ pha khi dùng). Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc kí đồ
của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc kí đồ của
dung dịch đối chiếu.

6. Chế biến, bảo quản


Chế biến
Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng
hoặc sao cháy (thán khương)

Bảo quản
Để nơi khô, mát.
7. Công dụng, cách dùng, liều dùng:

Công năng, chủ trị


Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy
trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.
Thán khương tăng cường chỉ huyết.

Cách dùng, liều lượng


Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

HÀ THỦ Ô ĐỎ
1. Tên, họ: Fallopia multiflora, họ Rau răm (Polygonaceae)
2. BPD: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ
3. Phân bố: mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu,
Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
37
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía
Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định
4. Thành phần hóa học:
Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1%
protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin,
rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside
5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, ngâm với 10 ml nước trong 30 phút, gạn lấy 5
ml, thêm 3 - 4 giọt dung dịch natri hydroxyd (TT) sẽ có màu đỏ sẫm.
B. Lấy 0,1 g bột, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) đun cách thủy trong 5 phút,
để nguội, lọc, dịch lọc được acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) đến môi
trường acid (thử bằng giấy quỳ), sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT), lớp ether ethylic có
màu vàng cam, gạn lấy 5 ml ether, thêm 5 ml dung dịch amoniac đậm đặc (TT), lớp amoniac sẽ
có màu đỏ.
C. Lấy 0,2 g bột dược liệu đun cách thủy với 10 ml ethanol 96% (TT) trong 5 phút, để nguội,
lọc, lấy 5 ml dịch lọc để bay hơi đến khô, thêm 2 ml dung dịch antimoni clorid (TT) sẽ có màu
đỏ hay tím đỏ.
D. Quan sát dưới ánh sáng tử ngọai lát cắt có màu vàng xám.
E. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ
Dung môi khai triển: Ethylacetat - methanol - nước (100 : 17 : 13)
Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96% (TT) trong 30
phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid
hydrocloric 10% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2
lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch emodin 0,1 % trong ethanol 96% (TT). Nếu không có các
chất đối chiếu, dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau
khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các vết dưới ánh

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
38
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho
các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
6. Chế biến, Bảo quản:

Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành
miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Trước khi dùng thường nấu, đồ với
đậu đen.

Bào chế
Chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen
cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu
đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc
cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu
chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Bảo quản
Để nơi khô, mốc, mọt.
7. công dung, cách dùng, liều dùng

Công năng, chủ trị


Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu,
da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Cách dùng, liều lượng


Ngày dùng 6 - 12 g Hà thủ ô đã chế, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
HƯƠNG NHU TRẮNG
1. Tên khoa học: Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ
Bạc hà (Lamiaceae).
2. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratissimi).
3. Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
5. Thành phần hoá học: Trong hoa, lá khô đều có tinh dầu (ở hoa 2,77%, ở lá 1,38% ở phần
cây trên mặt đất 1,14%) mà thành phần chủ yếu là eugenol 74%. D-germacren 8,8%, cis b-
ocimen 7%.
6. Công dụng:
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
39
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
+ Như Hương nhu tía nhưng ít dùng hơn làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi..

+ Cất tinh dầu và điều chế eugenol dùng trong tân dược (dùng trong nha khoa) và một số ngành
kỹ nghệ khác.

+ Tinh dầu Hương nhu trắng: Tinh dầu lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay, tê, để ngoài
không khí biến màu nâu đen. có tác dụng giảm đau tại chỗ, sát trùng, dùng làm thuốc phòng
chữa thối rữa (phòng hủ), thuốc chữa đau răng.’

Công năng: giải cảm nhiệt, lợi tiểu.

7. Cách dùng, liều lượng


Ngày dùng 6 - 12 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

8. Bảo quản
Dược liệu để nơi khô mát, tránh làm mất tinh dầu.
Tinh dầu: Tránh ánh sáng, đựng đầy lọ, nút kín, để nơi mát.

9. Kiểm nghiệm:
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Benzen.
Dung dịch thử: tinh dầu cất lôi cuốn theo hơi nước ở phần định lượng (pha loãng trong xylen
theo tỷ lệ 1:1).
Dung dịch đối chiếu: Tinh dầu hương nhu pha loãng trong xylen (TT) theo tỷ lệ 1: 1 hoặc
eugenol (5 giọt) trong 1 ml xylen (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản
mỏng dung dịch vanillin - sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110 oC trong 5 phút.
Dung dịch thử phải xuất hiện ít nhất 3 vết có giá trị Rf khoảng 0,7 (màu xanh tím); 0,35 (vết
eugenol, có màu vàng cam); 0,2 (màu tím). Trong đó, vết có Rf khoảng 0,3 – 0,4 là vết eugenol
to nhất và đậm nhất, dung dịch thử phải có vết này và phải có cùng màu sắc, giá trị R f với dung
dịch đối chiếu.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
40
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Sau khi khai triển có thể phun lên bản mỏng khác dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol
(TT) để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Định lượng
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).
Cho 40 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng
tinh dầu trong dược liệu, thêm 300 ml nước, 0,5 ml xylen (TT) vào ống hứng tinh dầu có khắc
vạch, tiến hành cất trong 4 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/phút.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối).

10. Chế biến


Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2 - 3 cm, phơi âm can đến
khô. Trước khi dùng có thể vi sao ở nhiệt độ ≤ 60 oC Có thể cất lấy tinh dầu để dùng. Nếu cất
tinh dầu, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa.

LÔ HỘI
1. Tên khoa học:
Aloë vera L., họ Lô hội (Asphodelaceae).
2. Phân bố sinh thái:
Lô hội có nguồn gốc ở Đông Phi, trồng phổ biến ở nước ta, được trồng nhiều ở Ninh Thuận.
3. Bộ phận sử dụng:
Dùng tươi hoặc lấy nhựa: dịch rỉ của lá cây sau khi bị cắt được cô thành cao khô, dạng khối rắn
có màu đen. (Lô nghĩa là đen, hội nghĩa là tụ lại)
Phần thịt lá: Phần thịt của lá tươi, đã loại vỏ, và chất nhầy từ thịt lá.
4. Thành phần hóa học:
Hoạt chất chính trong nhựa lô hội là anthraglycosid (chủ yếu là aloin), chất nhầy.
5. Công dụng:
Nhựa lô hội liều thấp (0,05-0,1 g) có tác dụng bổ, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Liều cao (0,15-2
g) là vị thuốc tẩy. Lô hội còn có tác dụng thông mật.
Chất nhầy trong lá được dùng trị bỏng và dùng trong mỹ phẩm.
6. Kiểm Nghiệm:

Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 50 ml nước, lắc kỹ trong 5 phút. Lọc
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
41
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
(dung dịch A).
Lấy 5 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm và thêm 0,2 g dinatri tetraborat (TT), đun nóng
đến tan. Lấy 1 ml dịch trong ống nghiệm pha loãng với 30 ml nước cất, lắc kỹ. Quan sát
dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ có huỳnh quang màu vàng sáng xuất
hiện.
Lấy 2 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm, thêm 2 ml nước bão hoà brom (TT), xuất hiện tủa
màu vàng.
B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 5 ml dung dịch sắt (III)
clorid 3% (TT) và 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT). Lắc đều rồi đun trên cách thuỷ 10
phút, để nguội, thêm 15 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ trong 1 phút. Gạn lấy lớp ether và lắc dịch
chiết ether với 5 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Lớp amoniac có màu hồng tím.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm đã hoạt hoá ở 110 oC trong 1 giờ.
Hệ dung môi khai triển: Nước : ethyl acetat : methanol (13 : 100 : 17).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), đun sôi trong cách thuỷ,
lọc. Lắc trong vài phút, lọc.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 25 mg barbaloin, hòa tan trong methanol (TT) và pha loãng đến 10 ml
với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ 10 l mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Khai triển sắc ký
khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịch kali hydroxyd 10%
trong methanol (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ:
dung dịch thử phải không có vết có huỳnh quang màu tím, phải cho vết có huỳnh quang và giá
trị Rf tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Cân chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 0,18 mm vào một
bình nón dung tích 250 ml. Làm ẩm dược liệu với 2 ml methanol (TT) và thêm 5 ml nước cất đã
đun nóng 60 oC, lắc đều. Thêm 75 ml nước và đun trong cách thuỷ 60 oC trong 30 phút, thỉnh
thoảng lắc. Để nguội, lọc vào bình định mức có dung tích 1000 ml, tráng bình nón và rửa giấy
lọc với 20 ml nước và hứng vào bình định mức trên. Thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy chính
xác 10 ml dịch chiết trên cho vào một bình cầu có dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch sắt
(III) clorid 60% (TT) và 6 ml acid hydrocloric (TT). Đun hồi lưu trong cách thuỷ 4 giờ. Để
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
42
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
nguội, rồi chuyển toàn bộ dung dịch vào một bình gạn, rửa bình cầu lần lượt bằng 4 ml nước, 4
ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (TT) và 4 ml nước. Gộp tất cả dịch các lần rửa vào bình gạn
trên. Chiết hỗn hợp trên với ether ethylic (TT) ba lần, mỗi lần 20 ml. Gộp tất cả dịch chiết ether
vào một bình gạn khác và rửa 2 lần với nước, mỗi lần 10 ml. Gạn lớp ether vào một bình định
mức có dung tích 100 ml. Thêm ether ethylic (TT) tới vạch. Lấy chính xác 20 ml dung dịch
ether ethylic cho bốc hơi tới cắn trên cách thuỷ. Hoà tan cắn bằng 10 ml dung dịch magnesi
acetat 0,5 % trong methanol (TT). Đo độ hấp thụ ở bước sóng 512 nm (Phụ lục 4.1), dùng
methanol (TT) làm mẫu trắng.
( A  19,6)
X% 
m

A: Độ hấp thụ đo được ở bước sóng 512 nm.


m: Lượng bột dược liệu đã trừ độ ẩm tính theo (g).
X: Hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen tính theo barbaloin.
Nhựa của loài Aloe có hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen không dưới 18% tính theo
barbaloin (C21H22O9) đối với dược liệu khô kiệt.

7. Chế biến
Cắt lá cây, p lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.

8. Bảo quản
Để nơi khô mát, trong lọ kín.

9. Cách dùng, liều lượng


Ngày dùng 0,06 - 0,20 g. Dùng để tẩy, mỗi lần 1 - 2 g. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

MỨC HOA TRẮNG


1. tên khoa học:
Mức hoa trắng, Thừng mực - Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall. ex G. Don (Echiles
pubescens Buch. - Ham., H. antidysenterica Wall.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

2. Bộ phận dùng: Lá, hạt, vỏ thân, rễ - Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae
Pubescentis.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
43
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
3. Phân bố: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Nam Á châu. nước ta, cây
mọc hoang ven các triền núi, trong các savan cây gỗ ở nhiều nơi từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh
Phú, Hoà Bình tới các tỉnh miền Trung và đến tận An Giang.

4. Chế biến: Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

5. Thành phần hóa học: Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các alcaloid như
conessin, norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin.
Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung khu hô hấp, gây hạ huyết áp và làm tim
đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp của ruột và tử cung.

6. Công dụng: Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị l amip; vỏ cũng được dùng trị sốt,
ỉa chảy, viêm gan.

7. Cách dùng: Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu cùng
với vỏ rễ cây Hoè dùng bôi.

8. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g hoặc cao lỏng 1-3g.

Người ta còn dùng conessin chlorhydrat hay bromhydrat trị l amip, có tác dụng như emetin
nhưng không độc.

Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), thêm 10 ml cloroform (TT), lắc đều,
đậy kín, ngâm trong 12 giờ. Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid
hydrocloric 1 N (TT), lắc kỹ. Gạn lấy lớp acid cho vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.
Ống 2: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 3: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoni hydroxyd (50 : 9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), đậy kín, để yên 12
giờ, sau đó cho dược liệu vào bình Soxhlet chiết bằng cloroform (TT). Lấy dịch chiết cất thu hồi

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
44
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
dung môi, cô tới cắn. Hoà cắn trong 1 ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg conexin chuẩn trong 1 ml methanol (TT). Nếu không có
conexin chuẩn thì dùng 5 g vỏ Mộc hoa trắng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của
dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết conexin trên sắc ký đồ của dung
dịch đối chiếu. Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên
sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký
đồ của dung dịch đối chiếu.
9. Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

NHÂN SÂM Radix Ginseng

1. Tên Khoa học:


Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey), họ Nhân sâm
(Araliaceae).
2. Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.), họ Nhân sâm
(Araliaceae). Nước ta chưa trồng được cây này. Dược liệu nhập từ các nước khác.

3. Thành phần hoá học chính:


Saponin triterpen, vitamin, đường, tinh bột.

4. Công dụng:
Thuốc bổ, chữa bệnh thần kinh suy nhược, ăn ít, ho suyễn, nôn mửa, hồi hộp, sợ hãi.

5. Cách dùng, liều lượng:


Ngày dùng 2-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột, cao lỏng, rượu thuốc.

Định tính
A. .Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 96% (TT), lắc 5 phút; lọc. Lấy một ít dịch lọc,
bốc hơi đến cắn khô; nhỏ giọt vào cắn dung dịch cloroform bão hoà stibi triclorid (TT), rồi bốc
hơi đến khô, sẽ có màu tím
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
45
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Bản mỏng: Silicagel G
Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - nước (15: 40: 22: 10), lấy lớp dưới.
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 40 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1
giờ, loại bỏ dịch cloroform, làm khô bã dược liệu. Làm ẩm bã dược liệu bằng 0,5 ml nước, sau
đó thêm 10 ml n - butanol bão hoà nước (TT), lắc siêu âm 30 phút; gạn lấy dịch chiết butanol,
thêm 3 thể tích dung dịch amoniac (TT), lắc đều rồi để yên cho tách lớp. Gạn lấy lớp trên, bốc
hơi đến khô, hoà tan cắn trong 1 ml methanol (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu : Lấy 1 g bột Nhân sâm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung
dịch thử được dung dịch đối chiếu dược liệu.
Hòa tan các chuẩn ginsenosid Rb1, Re, Rf và Rg1 trong methanol (TT) để được dung dịch chuẩn
hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 2 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 - 2 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai,
lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT).
Sấy bản mỏng ở 105 oC trong vài phút, quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết hoặc các vết phát
quang cùng giá trị Rf và và màu sắc với các vết hoặc các vết phát quang của các dung dịch đối
chiếu.
Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Tiến hành chạy sắc ký theo chương trình ở bảng sau:

Thời gian % % Nước


(phút) Acetonitril (tt/tt)
(tt/tt)
0-35 19 81
35-55 1929 8171
55-70 29 71
70-100 2940 7160

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (rây qua rây có cỡ mắt rây 0,25 mm)
vào túi giấy lọc rồi đặt vào bình chiết Soxhlet, thêm 40 ml cloroform (TT), đun 3 giờ hồi lưu
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
46
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
trên cách thuỷ, để nguội, loại bỏ lớp cloroform, để bay hơi hoàn toàn dung môi ra khỏi cắn.
Chuyển cắn và túi giấy lọc đựng cắn sang bình nón 100 ml. Thêm chính xác 50 ml n-butanol đã
bão hoà nước (TT), đậy nút và để yên qua đêm, lắc siêu âm trong 30 phút, lọc. Lấy chính xác
25 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô, hoà tan cắn trong methanol (TT) rồi chuyển vào bình định mức
5 ml, thêm methanol (TT) vừa đủ và trộn đều.
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác các chuẩn ginsenosid Rg1, Re, Rf và Rb1 và hòa tan trong
methanol (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 0,2 mg/ml.
Điều kiện sắc ký:
Cột th p không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc
ký (5 m).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 203 nm.
Tốc độ dòng: 1 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 l.
Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic
chuẩn ginsenosid Rg1 phải không được dưới 6000.
Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung
dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của các ginsenosid Rg1,
Re, Rf và Rb1 trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không dưới 0,3% hàm lượng của ginsenosid Rg 1 (C42H72O14) và ginsenosid
Rf (C48H82O18); và không dưới 0,2% hàm lượng ginsenosid Rb1 (C54H92O23), tính theo dược liệu
khô kiệt.

6. Chế biến
Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9-10), ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa
sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô. Cũng có khi chế bằng cách đồ rồi p để được hồng
sâm.

7. Bảo quản
Đựng trong hộp kín, để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.
Ô ĐẦU
1. Tên Khoa học:

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
47
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Ô đầu, Củ gấu tàu, Gấu tàu, ấu tàu - Aconitum fortunei Hemsl., thuộc họ Hoàng liên -
Ranunculaceae.

2. Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Aconiti, thường gọi là Ô đầu và rễ củ đã chế biến -


Radix Aconiti Lateralis Preparata, gọi là Phụ tử.

3. Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng núi cao, nơi ẩm mát, rải rác một số nơi thuộc
các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ. Cũng được trồng để làm thuốc. Thu hái rễ củ vào mùa
thu trước khi cây ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Dùng ngoài có thể ngâm rượu để xoa bóp. Dùng
trong phải chế (nấu 9 lần với Ðậu đen và muối) để có Phụ tử chế dùng trong thuốc thang.

4. Thành phần hoá học: Rễ củ chứa alcaloid là Aconitin.

5. Công dụng: Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau
khớp, sai khớp, đụng giập.

Định tính
A. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón có dung tích 50 ml, có nút mài, thấm ẩm
bằng amoniac đậm đặc (TT). Sau 10 phút thêm 20 ml ether (TT), lắc đều, nút kín và để yên 30
phút, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy lớp ether, làm khan bằng natri sufat khan (TT), lọc và bốc hơi
trên cách thuỷ tới khô. Hoà tan cắn với 5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT).
Dung dịch chiết này để làm các phản ứng sau:
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng.
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.
Lấy 2 ml dịch chiết đem cách thuỷ sôi trong 5 phút rồi cho vào vài tinh thể resorcin (TT), tiếp
tục đun cách thuỷ trong 20 phút sẽ xuất hiện màu đỏ với huỳnh quang xanh.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút,
chiết bằng cloroform (TT) trong bình Soxhlet đến kiệt alcaloid. Cất thu hồi dung môi. Cắn còn
lại hoà tan trong 2 ml ethanol (TT), được dung dịch thử.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
48
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan aconitin chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ
1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc
ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff
(TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết aconitin
của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón có nút mài
dung tích 250 ml. Thêm 50 ml hỗn hợp ether - cloroform (3 : 1) và 4 ml amoniac đậm đặc
(TT). Đậy nút, lắc kỹ, để qua đêm, gạn, lấy dịch lọc. Cho vào bã 50 ml hỗn hợp ether -
cloroform (3 : 1), lắc kỹ, để 1 giờ, lọc, thu dịch lọc. Rửa bã 4 lần, mỗi lần với 15 ml hỗn hợp
ether - cloroform (3 : 1), thu dịch rửa. Gộp dịch lọc và dịch rửa. Bốc hơi cách thuỷ ở nhiệt độ
50 - 60 oC. Hoà tan cắn bằng 5 ml ethanol (TT). Thêm chính xác 15 ml dung dịch acid sulfuric
0,02 N (CĐ) và 15 ml nước cất mới đun sôi để nguội, 3 giọt đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng
dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.
1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N tương đương với 12,9 mg alcaloid toàn phần tính theo
aconitin (C34H47O11N).
Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X%) của dược liệu khô kiệt tính theo công thức:

(15 - n)  12.9
X% 
p

p: Khối lượng dược liệu khô kiệt (g).


n: Số ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N đã dùng.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alcaloid toàn phần tính theo aconitin (C 34H47O11N).

6. Chế biến
Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8, trước khi hoa nở, đào lấy rễ củ, bỏ rễ con, rễ tua, rửa sạch,
phơi hoặc sấy khô.

7. Bảo quản
Độc bảng A. Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
8. Cách dùng, liều lượng
Dùng ngoài xoa bóp dưới dạng thuốc ngâm rượu, không được uống.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
49
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
RAU MÁ
1. TÊN KHOA HỌC
Rau má - Centella asiatica (L.) Urb thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

2. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.

3. Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây
quanh năm, thường dùng tươi.

4. Thành phần hoá học: Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và
centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các
vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng
sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt
da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái
buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả l , khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân
ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

5. Cách dùng: Rau má dùng ăn sống hoặc p lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy
nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết l , táo
bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân
và làm tan mụn nhọt. Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước
uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng
lạnh, bạch đới.

Người ta đã chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau
liền da, liền sẹo.

Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 20% (TT), để qua đêm. Lọc, dịch lọc thêm dung
dịch chì acetat 10% (TT), đến khi tủa hết. Lọc lấy dung dịch, sau đó loại chì thừa bằng 5 ml
dung dịch natri sulfat bão hoà (TT). Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm cùng một thể tích
hỗn hợp ethanol - cloroform (1 : 3). Lắc, để lắng, gạn lấy phần ethanol - cloroform. Làm khan

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
50
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
nước trong 12 giờ với natri sulfat khan (TT), bốc hơi dung môi trên cách thuỷ cho đến khô. Cắn
hòa với 2 ml ethanol (TT) được dung dịch A dùng làm các phản ứng sau:
Lấy 0,5 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm, cho một vài tinh thể -naphtol (TT) rồi thêm 1 ml
acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ carmin.
Lấy 0,5 ml dung dịch A, thêm 0,5 ml thuốc thử mới pha, gồm hỗn hợp 0,5 ml dung dịch natri
hydroxyd 10% (TT) và 9,5 ml dung dịch acid picric bão hoà (TT), xuất hiện màu đỏ da cam.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – methanol - nước (7 : 3 : 0,5).
Dung dịch thử: Lấy 1,0 g bột dược liệu qua cỡ rây số 250, thêm 25 ml ethanol 96% (TT), đun
hồi lưu 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cắn trong 20 ml nước, chiết hai lần với
n-butanol bão hoà nước (TT), mỗi lần 15 ml. Gộp các dịch chiết n-butanol, rửa bằng 15 ml
nước bão hoà n-butanol (TT), bỏ lớp nước lấy lớp n-butanol bốc hơi đến khô. Hoà tan cắn trong
1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Rau má (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng
dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC đến khi hiện rõ vết.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu.

6. Chế biến
Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, khi dùng cắt đoạn.

7. Bảo quản
Để nơi khô.

8. Cách dùng, liều lượng


Ngày dùng 30 - 40 g Rau má tươi, vò nát, lấy nước hoặc sắc uống. Dùng dược liệu khô, ngày
15 - 30 g. Dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gãy xương, bong gân và
làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
51
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
TRÚC ĐÀO
1. Tên khoa học:
Nerium oleander L., họ Trúc đào (Apocynaceae).
2. Phân bố sinh thái:
Trúc đào gốc mọc hoang ở ven biển Địa Trung Hải. nước ta được trồng làm cảnh. Việc trồng
rất dễ dàng, sau một năm có thể thu được lá, càng những năm sau số lượng lá thu hoạch càng
cao. Lá được thu hái khi cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa, vào mùa thu và mùa hè, các mùa khác
cho ít hoạt chất.
3. Bộ phận sử dụng:
Lá (Folium Oleandri) thu hái quanh năm dùng để chiết oleandrin.
4. Thành phần hóa học:
Glycosid tim: chủ yếu là oleandrin (neriolin, folinerin). Ngoài ra còn có saponin, flavonoid…
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường được dùng trong chữa suy tâm thu, viêm cơ tim não suy (loạn nhịp nhanh). Dùng ngoài
trị bệnh ngoài da lở ngứa, mụn lo t, đụng giập.

6. Cách dùng:
Dùng trong dưới dạng cao (viên 0,02 hay 0,05) dùng không quá 0,2g mỗi ngày. Dùng ngoài,
ngâm lá nghiền ra trong nước (20g trong 1 lít) hoặc làm nước rửa chống nấm tóc, ghẻ, mụn
lo t, đụng giập. Hoặc dùng lá hãm hay thuốc đắp.
7. Chế biến:
Lá cây Trúc Đào thu hái vào mùa hè, thu, lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Cần phơi ngay cho khô
sau khi thu hái.
8. Bảo quản:
Bảo quản nơi khô thoáng.

TRÀM
1. TÊN KHOA HỌC
Cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Tràm gió (Melaleuca cajeputi Powell), họ Sim
(Myrtaceae).
2. Phân bố sinh thái:

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
52
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Loài của Châu Úc, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường gặp ở các rừng sác cạn tiến sâu
vào đất liền, cũng được trồng để cải tạo vùng đất phèn và để lấy lá cất tinh dầu. Có nhiều ở các
tỉnh Long An, Đồng Tháp.
3. Bộ phận sử dụng:
Lá (Folium Melaleucae), tinh dầu từ lá (Oleum Cajeputi).
4. Thành phần hóa học:
Tinh dầu (0,3 – 0,6%), thành phần chính là cineol (eucalyptol, cajeputol) (45 – 60%), -
terpineol kháng khuẩn cao, các flavonoid và tanin.
5. Tác dụng:
Lá tràm sắc chữa ho, phỏng, rửa mụn nhọt, vết thương ngoài da, xông chữa cảm cúm.
Tinh dầu xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát trùng ngoài da. Dùng xông có tác dụng chữa cảm
cúm, nghẹt mũi, sát khuẩn đường hô hấp.
Cineol chữa ho, long đờm, sát khuẩn đường hô hấp.
6. Liều dùng
Đường uống: pha 10 – 20 giọt tinh dầu trong cốc nước nhỏ.
Nhỏ mũi: pha nồng độ 10% trong dầu lạc.
Dùng ngoài (rửa): pha trong nước nồng độ 0,2%.
Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào một bình nón có dung tích 200 ml. Thêm 80 ml nước và đun
sôi trong 10 phút, lọc, để nguội dịch lọc rồi lắc với 25 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy lớp ethyl
acetat, bốc hơi trên cách thuỷ cho đến cắn. Hoà tan cắn bằng 10 ml ethanol 96% (TT) và chia ra
làm 3 phần để thực hiện các phản ứng sau:
Lấy 2 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT), sau vài giây
sẽ xuất hiện màu đỏ hồng.
Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxid 10% (TT) sẽ xuất hiện màu vàng
cam.
Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) sẽ xuất hiện màu xanh
đen.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G60 F254
Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (9 : 1).

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
53
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch thử: Tinh dầu chiết được trong phần định lượng, hoà 0,2 g trong 1 ml ether (TT)
Dung dịch đối chiếu: dung dịch cineol l % trong ether (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản
mỏng dung dịch vanilin - sulfuric (TT). Sấy bản mỏng khoảng 5 - 10 phút ở 100 oC.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 5 vết màu xanh, tím, nâu…, trong đó có một
vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết cineol của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).
Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng
tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5
ml/phút.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).
7. Chế biến
Thu hái cành non có mang lá, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
8. Bảo quản
Để nơi khô, mát.
9. Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 10 g. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

SẢ CHANH
1. Tên khoa học:
Cymbopogon citratus Staff., họ Lúa (Poaceae).
2 .Phân bố sinh thái:
Được trồng khắp nơi ở nước ta. Hiện nay được trồng chủ yếu để làm thực phẩm, cất tinh dầu.
3. Bộ phận sử dụng:
Toàn cây, tinh dầu (Herba et Oleum Cymbopogonis citrate).
4. Thành phần hóa học:
Củ Sả chứa 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, mà thành phần chủ yếu là citral
(65-85%), geraniol (40%).
5. Công dụng:

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
54
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Tinh dầu sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước
hoa, xà phòng. Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện,
làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, Ngoài công dụng dùng làm gia vị, Sả đã được dùng làm thuốc từ
lâu đời trong nhân dân ta, Người ta còn dùng toàn cây Sả chưng cất tinh dầu; tinh dầu Sả dùng
khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi. Dùng xoa ngoài chữa cúm và phòng bệnh truyền nhiễm.
6. Liều dùng: Ngày dùng 10-15g Sả hoặc một lượng nhỏ tinh dầu.

SẮN DÂY
1. Tên khoa học:
Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
3. Phân bố, sinh học và sinh thái:

Pueraria DC. là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo quấn, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới châu Á (16 loài); Việt Nam có 5 loài, trồng từ vùng núi đến đồng bằng. Cây ưa
sáng, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều vùng đất và tiểu khí hậu khác
nhau.
Mùa hoa: tháng 9-10, mùa quả: tháng 11-12.

3. Bộ phận dùng:

Rễ củ (Radix Puerariae) thường gọi là cát căn, thu hái từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau.

4. Thành phần hóa học:

Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất
glucosid nhóm olean tritrerpen.

5. Tác dụng dược lý - Công dụng:

sắn dây dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết l
kèm theo sốt, khát nước. Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel 60F254, hoạt hoá ở 110 oC trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (7 : 2,5 : 0,25)

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
55
BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N3K67
2017
Dung dịch thử: Lấy 0,8 g bột thô dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), lắc đều, ngâm trong 2
giờ, lọc. Cô dịch lọc trên cách thuỷ đến cạn. Hoà cắn trong 1 ml ethanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan puerarin chuẩn trong methanol để có nồng độ khoảng 1 mg/ml
Nếu không có chuẩn puerarin thì có thể dùng 0,8 g bột thô sắn dây (mẫu chuẩn) chiết như dung
dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu,
triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 - 14 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt
độ phòng, soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm hoặc 366 nm.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện một số vết, trong đó phải có 1 vết chính có cùng
màu sắc và giá trị Rf với vết puerarin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng bột sắn dây chuẩn để
chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá
trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
6. Sơ chế
Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ
ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng
và phơi hoặc sấy khô.
7. Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
8. Cách dùng, liêu lượng
Ngày 9 – 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

BY TUẤN HÙNG M1K67– MINH ĐỘ N1K67 – HỒNG NHUNG M1K67 – MẠNH TUẤN N1K67
2017
56

You might also like