You are on page 1of 20

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Tên: Trương Thị Thúy Kiều

MSSV: 43.01.902.068

Lớp: Chiều thứ 3

Phương pháp hình thành biểu tượng số lượng


I. Một số khái niệm cơ bản
1. Tập hợp
- Tập hợp là một khái niệm không được định nghĩa, song có thể mô tả bằng ví
dụ.
VD: Tập hợp những học sinh lớp 1A
- Theo nghĩa hẹp: là sự kết hợp các phần tử theo một dấu hiệu chung nhất định.
+ Dấu hiệu bên ngoài
+ Dấu hiệu bên trong
- Theo nghĩa rộng: là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên các sự vật lại với nhau.
2. Số tự nhiên
- Số tự nhiên là bản số của 1 lớp các tập hợp hữu hạn.
- Theo nghĩa hẹp: số tự nhiên là số dùng để chỉ số lượng các đối tượng của một
tập hợp hữu hạn.
- Số lượng các đối tuợng của một tập hợp phụ thuộc vào tên gọi(dấu hiệu) của
các đối tượng tạo nên tập hợp đó.
3. Phép đếm
- Đếm là một hoạt động có mục đích, có phương tiện, có kết quả.
II. Đặc điểm nhận thức

Đặc điểm/ Độ tuổi 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi

Cấu tạo của tập hợp: chưa


Hình thành khả năng
chú ý đến phần tử nhận biết đặc Phân tích chính xác dựa
Cấu tạo: có cùng đặc điểm bên trong. vào dấu hiệu
Tập hợp
điểm chung bênHình thành kĩ năng phân ngoài và trong
ngoài là giống tích từng đối
nhau. tượng
Xuất hiện nhu cầu so sánh
số lượng Xếp tương ứng 1:1 để so
Khả năng phân tích và so sánh, có nhu cầu
Khả năng phân tích và so
sánh còn bị ảnh so sánh chính xác
sánh không còn bị
hưởng bởi các yếu số lượng
ảnh hưởng bởi các
tố: hình dạng, kích
Khả năng phân tích và so
yếu tố: hình dạng,
Mối quan hệ số lượng thước, không sánh ít bị ảnh
kích thước, không
gian(vị trí sắp đặt) hưởng bởi các
gian(vị trí sắp đặt)
Xếp tương ứng 1:1 còn bị yếu tố: hình dạng,
So sánh số lượng 10
hạn chế, chưa kiểm kích thước, không
soát được phần tử, gian(vị trí sắp đặt)
chỉ thấy cái tổng
thể.
Đếm để so sánh và xác
định số lượngĐếm ở mức độ khái quát
Đếm bên ngoài Đếm bên trong
Số lượng
Đếm và so sánh số lượng
Đếm số lượng 10, so
trong phạm vi 5 sánh số lượng 10
Nhận thức số lượng 10

Chứ số Nhận thức chữ số 10

Nhận biết cấu trúc số


Cấu trúc số lượng của
lượng, số tự nhiên
số tự nhiên
trong phạm vi 10

III. Nội dung hình thành biểu tượng số lượng


1. Nhận thức về tập hợp
- Dạy trẻ lựa chọn và tạo nhóm các vật theo dấu hiệu chung: tạo nhóm các đồ vật
gồm những đối tượng giống nhau, hoặc có nhiều điểm giống nhau, ít đặc điểm
giống nhau, đặc điểm bên ngoài giống nhau, đặc điểm bên trong.
- Dạy trẻ tìm một và nhiểu vật trong môi trường xung quanh
2. Nhận thức quan hệ số lượng
- Kỹ năng xếp tương ứng 1:1
- Hành động xếp 1:1 được hướng dẫn theo trình tự sau:
Thực hiện với các đồ vật thật
Thực hiện với 2 nhóm đồ vật khác nhau
Thực hiện 2 nhóm đồ vật, mối nhóm có số lượng dưới 5, rồi sau đó lớn hơn 5
Thực hiện với 2 nhóm có số lượng bằng nhau, sau đó là 2 nhóm có số lượng không
bằng nhau
Thực hiện với 2 nhóm đồ vật có sự gắn kết với nhau chặt chẽ dễ dàng hơn những vật
đặt cách xa nhau
3. Nhận thức số lượng
- Hành động đếm: bản chất của hành động đếm là hành động tri giác đồng nhất
về số lượng, chuẩn cảm giác là tập âm thanh (tập số đếm)
- Hành động đếm gồm 2 giai đoạn: đếm vẹt và đếm có nhận thức
- Hành động thêm bớt: là hành động giúp cân bằng hai nhóm đối tượng khác
nhau, nhận thức mối quan hệ số lượng của 1 trong hai nhóm. Đồng thời, thêm
bớt nhẩm nhận thức mối mối liên hệ thuận nghịch giữa các số liền nhau trong
dãy số tự nhiên, từ đó nhận thức một số lượng xác định.
- Bản chất hành động thêm bớt là hành động tri giác so cho bằng chuẩn.
4. Nhận thức chữ số
- Dạy trẻ sử dụng chữ số để kí hiệu hóa số lượng, về bản chất là dạy trẻ nhận
thức ở mức độ khái quát ý nghĩa số lượng của nhóm đồ vật: số là một số chỉ độ
lớn của một lớp các tập hợp tương đương.
- Trẻ sử dụng một phương tiện trung gian để thay thế cho số lượng của tập hợp.
Do đó hành động kí hiệu hóa số lượng là hành động tư duy (trung gian là ngôn
ngữ)
IV. Phương pháp hình thành biểu tượng số lượng
1. Lứa tuổi: 3-4 tuổi
a. Dạy trẻ tạo nhóm vật từ các vật riêng lẽ và tách các vật ra từ nhóm chung.
⮚ Mục đích: phân tách tập hợp thành các vật riêng lẽ, giúp trẻ bước đầu hignh dung
được các phần tử của tập hợp. Việc gộp các thành phần riêng lẽ thành một tập hợp
cho trẻ hình dung giới hạn của tập hợp.
⮚ Giai đoạn 1: Cho trẻ tri giác và thao tác với những nhóm vật gồm những vật giống
nhau.
- Bước 1: Cho trẻ quan sát nhóm vật và nhận xét có nhiều vật
- Bước 2: Gíao viên tách từng vật trong nhóm ra và cho trẻ nhận xét
- Bước 3: Cho trẻ gộp từn vật riêng lẽ lại thành một nhóm có nhiều vật và cho
trẻ nhận xét.
⮚ Giai đoạn 2: Cho trẻ tri giác và thao tác với nhóm vật gồm những vật khác nhau.
b. Dạy trẻ tạo nhóm theo dấu hiệu chung
- Bước 1: Cho trẻ nhận biết dấu hiệu các đối tượng sẽ tạo nhóm
- Bước 2: Gíao viên nêu dấu hiệu của nhóm, trẻ chọn ra tất cả các đối tượng có
dấu hiệu giáo viên đưa ra, sau đó giáo viên cho trẻ nhắc lại dấu hiệu của
nhóm đối tượng vừa chọn.
- Bước 3: Giáo viên đưa ra từng nhóm đồ vật, cho trẻ nêu dấu hiệu của từng
nhóm đối tượng.
- Bước 4: GV cho trẻ luyện tập dưới các hình thức:
● GV đưa dấu hiệu - trẻ chọn đồ vật
● GV đưa ra nhóm đồ vật- trẻ nói dấu hiệu
c. Dạy trẻ tạo ra một và nhiều vật trong môi trường xung quanh.
- Bước 1: Cho trẻ luyện tập tạo nhóm đồ vật có số lượng là 1 và nhiều.
- Bước 2: Dạy trẻ tìm một và nhiều vật tronhg hoàn cảnh tạo sẵn.
- Bước 3: Dạy trẻ tìm các nhóm vật có số lưọng là 1 và nhiều trong hoàn cảnh
tự nhiên.
d. Dạy trẻ các biện pháp so sánh các nhóm đối tượng bằng biện pháp thiết lập tương
ứng 1:1
- Bước 1: Dạy trẻ thấy được ý nghĩa thực tiễn của các biện pháp so sánh
- Bước 2: làm mẫu hành động xếp 1:1
- Bước 3: Đặt câu hỏi giúp trẻ nhận biết và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ số
lượng giữa hai nhóm: bằng nhau-không bằng nhau, ít hơn- nhiều hơn, bao
nhiêu-bấy nhiêu, mỗi với một…
- Bước 4: Luyện tập, củng cố bằng các bài tập và trò chơi phức tạp dần
e. Dạy trẻ đếm trong phạm vi 5
- Bước 1: Dạy trẻ nắm dược mục đích của hoạt động đếm
- Bước 2: Dạy trẻ phép đếm xác đinh số lượng của các nhóm đối tượng
- Bước 3: Luyện tập đếm thông qua các bài tập đa dạng, phức tạp dần
f. Dạy trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 5
⮚ Giai đoạn 1: Lập số mới bằng hành động đếm
- Bước 1: Trẻ đếm số lượng đã biết, nói số lượng đang có.
- Bước 2: Thêm 1 vào nhóm đó. Cho trẻ đếm số lượng nhóm mới tạo thành, nói
số lượng mới có
- Bước 3: Cho trẻ nhận xét cách tạo số mới
⮚ Giai đoạn 2: So sánh số mới với số cũ để hiểu mối quan hệ số lượng giữa số mới
và số cũ, thực hiện hành động thêm, bớt hiểu nguyên tắc lập số mới
- Bước 1: So sánh bằng thiết lập 1: 1
● Xếp nhóm có số lượng mới vừa lập
● Xếp đối tượng có nhóm SL cũ sau số mới vừa lập
- Bước 2: Cho trẻ so sánh: Số mới nhiều hơn số cũ là 1, để có số mới, thêm 1
vào số cũ
- Bước 3: GV kết luận: để có số lượng mới, thêm 1 vào số lượng cũ
- Bước 4: Cho trẻ đến cả 2 nhóm số lượng mới sau khi đã thẻm.
- Bước 5: Gv kết luận: Các nhóm đối tượng tuy khác nhau nhưng có lượng nhiều
bằng thau nên được gọi bằng cùng một số. Mỗi số đúng đó chỉ số lượng các
nhóm đối tượng bằng nhau và cũng bằng số đó
2. Trẻ 4-5 tuổi
⮚ Phát triển kĩ năng so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng thiết lập tương
ứng 1: 1
- Bước 1: GV làm mẫu:
● Hành động dùng gạch nối để xếp 1: 1
● Hành động sử dụng vật thay thế Cho trẻ So sánh sau khi xếp 1: 1
- Bước 2: Cho trẻ luyện tập theo các mức độ khác nhau:
● So sánh số lượng trong nhóm tăng dần (nhóm có 5 đối tượng, sau đó So
sánh trong phạm vi 10)
● So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng với nhau, sau đó là 3 nhóm đối
tượng để thấy tính tương đối trong khái niệm “ nhiều hơn ”, “ ít hơn ”
● So sánh số lượng các nhóm gồm những vật đồng nhất, sau đó là nhóm
vật mang những dấu hiệu khác nhau
⮚ Dạy trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 10 Lập số mới trong phạm vi 10 như
sau:
- Cho trẻ xếp tất cả các đối tượng của nhóm cũ
- Xếp nhóm mới tương ứng 1: 1 với nhóm cũ
- Cho trẻ so sánh số lượng các nhóm vật hơn kém 1
- Dựa vào sự hơn kém giữa các nhóm đồ vật, GV dạy trẻ tạo sự bằng nhau bằng
cách thêm 1 vào sổ cũ
- Gv cho trẻ đếm số lượng các nhóm vật và so sánh số lượng 2 nhóm vật bằng
kết quả phép đếm, trẻ thấy 2 nhím có số lượng nhiều bằng nhau và cùng được
gọi bằng cùng 1 số là số mới
⮚ Dạy trẻ biến đổi số lượng và mối quan hệ số lượng giữa các nhóm vật bằng
cách thêm, bớt.
⮚ Mục đích: Hiểu quan hệ số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
⮚ Hiểu quan hệ giữa 2 số tự nhiên:
- Hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề
- Hiểu mối quan hệ số lượng "lớn hơn ”, “ nhỏ hơn ” chỉ là tương đối –
- Trẻ nắm được nguyên tắc lập số đứng trước (n + 1) hay số đứng sau (n - 1). Từ
đó, trẻ nắm nguyên tắc lập số tự nhiên
- Trẻ nắm được quan hệ về vị trí giữa 2 số tự nhiên: số liền kề trước nhỏ hơn 1
và số liền kề sau lớn hơn 1, số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau và số đứng sau
lớn hơn số đứng trước
⮚ Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và các con số thứ tự trong phạm vi 5
Dạy trẻ nhận biết chữ số trong phạm vi 5
- Bước 1: Đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu ý nghĩa của chữ số: Đặt câu hỏi cụ thể, đặt
câu hỏi khái quát.
- Bước 2: Cho trẻ làm quen với chữ số
- Bước 3: Luyện tập theo mức độ phức tạp dần.
⮚ Dạy trẻ các con số thứ tự trong phạm vi 5
3. Trẻ 5 - 6 tuổi
Củng cố, phát triển biểu tượng tập hợp và luyện tập cho trẻ 50 sinh số lượng 2
nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tư 1 10
- Dạy trẻ phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, thêm, bớt nhằm biến đổi số
lượng và mối quan hệ số lượng, nhận biết các số từ 1 10
- Dạy trẻ so sánh số lượng, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng và mối quan hệ số
lượng trong phạm vi 10
- Dạy trẻ chia một nhóm đối tượng thành hai phần theo các cách khác nhau
- Bước 1: Cho trẻ đếm xác định số lượng trước khi tách - gộp.. Nếu là tách: Đếm
tổng thể Nếu là gộp: Đêm bộ phận
- Bước 2: Cho trẻ tách gộp và đếm lại...
● Nếu là tách: Đếm bộ phận
● Nếu là gộp: đếm tổng thể
- Bước 3: Cho trẻ khái quát sau khi tách gộp. Dùng chữ số để khái quát hóa cách
tách gộp, qua đó giúp trẻ hiểu cấu trúc số lượng của số tự nhiên.
- Bước 4: Cho trẻ luyện tập theo mức độ phức tạp dần.
a. Dạy trẻ xếp thứ tự theo số lượng tăng dần hoặc giảm dần của 3 nhóm vật.
- Bước 1: So sánh số lượng của 3 nhóm vật
● Theo từng cặp bằng cách xếp tương ứng 1: 1, hoặc đếm so sánh kết quả
đếm
● Theo quan hệ bắc cầu.
- Bước 2: Gọi tên: nhiều nhất, ít hơn (nhiều hơn), ít nhất.
- Bước 3: Giải thích cho trẻ cách sắp theo thứ tự:
● Tăng dần: Xếp nhóm vật có số lượng ít nhất 2 nhiêu " cùng là nhiều
nhất theo 1 hướng nhất định (VD: Xếp từ trái qua phải, hay từ phải qua
trái, từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên)
● Giảm dần: Xếp nhóm vật có số lượng nhiều nhất - > ít hơn và cuối cũng
là ít nhất theo 1 hướng nhất định (VD: Xếp từ trái qua phải, hay tử phải
qua trái, từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên)

Phương pháp hình thành biểu tượng toán kích thước


I. Một số khái niệm
a. Kích thước
- Kích thước là một trong các dấu hiệu để phân biệt các đối tượng.
- Kích thước biểu thị độ lớn của các đại lượng: số lượng, độ dài, bề rộng, khối
lượng… là những loại kích thước cụ thể.

- Kích thước- toàn thể nói chung những đại lượng (chiều dài, chiều rộng, chiều
cao…) xác định độ lớn của vật.
- Xác định kích thước là xác định độ dài từng phần cụ thể của đối tượng và xác
định vị trí mà đối tượng đó chiếm chỗ trong không gian so với những đối
tượng khác.
b. Các loại kích thước
- Dài – ngắn: so sánh độ dài các đối tượng theo 1 chiều
- Rộng – hẹp: so sánh bề rộng các đối tượng là các vật phẳng
- Cao – thấp: so sánh chiều cao các đối tượng ở phương thẳng đứng(chỉ sử
dụng các đối tượng mà trên bản thân nó có chiều cao, không sử dụng các đối
tượng chỉ có độ dài, sau đó đặt theo phương thẳng đứng để so sánh)
- To – nhỏ: so sánh độ lớn các đối tượng là các vật hình

II. Đặc điểm nhận thức

Đặc điểm/ tuổi3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi


Chiều kích thước
Nhận biết 1 chiều đo kích thước
Khả năng ước lượng bằng
của vật mắt tốt hơn
Khó khăn để nắm tính tương đốiSử dụng tích cực các thao
của khái niệm kích thước tác tư duy
Chưa biết lựa chọn các vật có Phân
kích tách được chiều đo cần
thước tương ứng với nhau so sánh
Chỉ chú ý tới độ lớn chung, chưa
Lựa chọn các vật theo chiều
phân tách từng chiều đo dài, rộng khi có sự
kích thước chênh lệch rõ nét
Khả năng ước lượng bằn mắt còn
Vốn từ chỉ kích thước của
yếu
trẻ chính xác hơn
Vốn từ chỉ kích thước còn nghèo
nàn
Mối quan hện ● Nhận biết sựu khác
Trẻ bắt đầu thực hiện cácCó khả năng sử dụng
kích thước biệt rõ nét về kích hành động so sánh: thước đo ước lệ
thước 2 vật cùng đặt cạnh, đặt chồng để xác định kích
loại để phân biệt kích thước
thước giữa 2 3 đối
Sắp xếp 3 vật thành 1
tượng có độ chênh
dãy theo kích
lệch kích thước nhỏ
thước tăng dần
hoặc giảm dần
III. Nội dung
1. Trẻ 3-4 tuổi
- Phát triển sự tri giác kích thước các vật, làm phong phú và hoàn thiện hơn
kinh nghiệm cảm nhận kích thước của trẻ nhỏ.
- Dạy trẻ phân biệt, nhận biết và năm được tên gọi từng chiều đo kích thước,
như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn của vật
- Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn, về chiều dài, chiều rộng và
chiều cao của hai đối tượng
- Dạy trẻ phản ánh bằng lời nói mối quan hệ kích thước giữa hai vật và sử dụng
đúng các từ để diễn đạt sự khác biệt và kích thước như: to hơn - nhỏ hơn, dài
hơn - ngắn hơn, cao hơn- thấp hơn, rộng hơn - hẹp hơn
2. Trẻ 4-5 tuổi
- Phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài, chiều rộng
chiều cao của 2 đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng.
- Dạy trẻ so sánh độ lớn và từng chiều đo kích thước của hai vật bằng các biện
pháp số sánh: xếp chồng, xếp cạnh và biết diễn đạt mối quan hệ kích thước
giữa hai vật bằng lời nói: to hơn - nhỏ hơn, có độ lớn bằng nhau, dài hơn -
ngắn hơn, dài bằng nhau, rộng hơn - hẹp hơn, rộng bằng nhau, cao hơn - thấp
hơn, cao bằng nhau.
- Dạy trẻ so sánh độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của 3 đối tượng,
dạy trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần và
phản ánh mối quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói: nhỏ nhất - to hơn -
to nhất, dài nhất - ngắn hơn - ngắn nhất.
3. Trẻ 5-6 tuổi
- Củng cố và phát triển kỹ năng so sánh kích thước của các đối tượng bằng các
biện pháp: xếp chồng, xếp cạnh và ước lượng kích thước bằng mắt
- Củng cố, phát triển kỹ năng sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dân
hoặc giảm cân và phản ánh mối quan hệ kích thước của chúng bằng lời nói
- Dạy trẻ phép đo lường và sử dụng phép đo để đo độ dài của từng đối tượng,
nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối
tượng.
IV. Phương pháp
1. Trẻ 3-4 tuổi
a. Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về từng chiều đo của các vật: chiều dài, chiều rộng
và chiều cao giữa hai đối tượng
- Bước 1: GV tạo ra tình huống sao cho kết quả của hoạt động có được là do sự
khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. Trẻ tham gia vào hoạt động và
không thực hiện hết
- Bước 2: GV cho trẻ so sánh bằng mắt để thấy sự khác biệt về từng chiều đo
của các vật. Để trẻ dễ dàng nhận ra sự khác biệt, Gv dùng hành động đặt
chồng hay đặt cạnh theo chiều đo kích thước trên cùng một mặt phẳng
- Bước 3: Cho trẻ nhận xét bằng các câu hỏi gợi mở của GV, giúp trẻ nói đầy
đủ mối quan hệ kích thước giữa hai đối tượng.
- Bước 4: Gv cho trẻ luyện tập theo các mức độ phức tạp dẫn: - Cô giơ vật, trẻ
nói đặc điểm về kích thước của vật. Cô nói đặc điểm kích thước, trẻ chọn vật.
Chuẩn biết kích thước của 2 đối tượng cùng loại nhưng độ khác biệt về kích
thước giữa chúng giảm dần.
2. Trẻ 4 - 5 tuổi:
a. Dạy trẻ 4 - 5 tuổi so sánh độ lớn từng chiều đo kích thước của 2 đôi tượng và
phản ánh mối quan hệ về kích thước bằng hành động đặt cạnh, đặt chồng
- Bước 1: Làm mẫu hành động đặt cạnh, đặt chồng để so sánh kích thước của 2
đối tượng
● So sánh độ dài
Đặt cạnh nhau: Đặt hai vật sát cạnh nhau theo chiều dài, sao cho 1 đầu thẳng
hàng. Đối tượng nào có phần thừa ra, đối tượng đó dài hơn, còn lại ngắn
hơn. Chú ý: Các đối tượng cần có chiều rộng bằng nhau để trẻ chỉ chú ý
đến chiều dài.
Đặt chồng lên nhau: Đặt chồng lên nhau. Đặt 2 vật chồng lên nhau sao cho một
đầu trùng nhau, vật nào có phần thừa ra vật đó dài hơn. Chú ý: Vật cứng thì
có thể đặt cạnh và đặt chồng. Vật mềm, nhỏ, móng: dùng một đầu ngón tay
giữ một đầu của 2 vật và điều chỉnh cho 2 vật trung khít với nhau
● So sánh chiều rộng của 2 vật: Đặt chồng 2 vật lên nhau, sao cho 1 mép
chiều dài của 2 vật được đặt trùng lên nhau. Vật nào có phần thừa ra, đối
tượng đó rộng hơn
● So sánh chiều cao của 2 vật: Đặt cạnh nhau: đặt 2 vật đứng trên cùng 1
mặt phẳng. Nếu đầu trên của 2 đối tượng trùng (hoặc ngang bằng nhau) thì
2 đối tượng cao bằng nhau
● So sánh độ lớn của 2 vật. Độ lớn của vật gồm: vật có dạng hình phẳng:
● So sánh diện tích của 2 vật. Vật có dạng hình khối: so sánh thể tích của 2
vật
- Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi cho trẻ nhận xét, du quan hệ kích thước giữa
các vật.
- Bước 3: Gv cho trẻ luyện tập so sánh kích thước giữa 2 vật bằng hành động
đặt cạnh hoặc đặt chồng theo mức độ phức tạp tăng dần
b. Dạy trẻ 4 - 5 tuổi so sánh độ lớn và từng chiều kích thước của 3 vật trở lên, dạy
trẻ sắp xếp các vật theo kích thước tăng dần hoặc giảm dần.
- Bước 1. So sánh kích thước của 3 vật theo từng cặp hoặc theo quy tắc bắc
cầu, Phản ảnh mối quan hệ kích thước của 3 vật.
- Bước 2: Gọi tên vật: dài nhất, ngắn nhất, ngắn hơn(dài hơn)
- Bước 3: Xác định cách sắp xếp theo thứ tự: *
● Cô làm mẫu.
● Cô đặt câu hỏi về cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
● Cho trẻ thực hành, luyện tập.
3. Trẻ 5- tuổi: Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phép đo lường
⮚ Giai đoạn 1: Dạy trẻ thấy được vai trò và mục đích của phép đo lường
⮚ Giai đoạn 2: Dạy trẻ đo lường
a. Dạy trẻ thực hiện quá trình đo:
- Xác định: Đối tượng đo: Đo cái gì?
- Xác định đơn vị đo: đo bằng cái gì?
- Hướng đo: Đo chiều dài: từ trái qua phải, đo chiều cao: từ dưới lên trên, đo
chiều rộng từ trong ra ngoài.
- Dạy trẻ cách thực hiện các thao tác đo
b. Dạy trẻ xác định kết quả đo:
- Cho trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu trên vật được đo
- Cho trẻ nêu kết quả đo. Kết quả đo = kết quả đếm + đơn vị đo
⮚ Giai đoạn 3: Luyện tập: Giáo viên sử dụng hệ thống bài tập đo phức tạp dần:
- Đo đối tượng có kích thước bằng nhau bằng cùng 1 thước đo, thì kết quả đo
là duy nhất
- Đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo Đối tượng nào dài hơn, đo được
nhiều lần hơn
- Đo 1 đối tượng bằng các thược đo khác nhau để hình quan hệ giữa kết quả đo
và độ dài các thước đo
- Hay thước đo càng dài thì có kết quả đo là số nhỏ, thước đo càng nhỏ thì có
kết quả đo là số lớn.

Phương pháp hình thành biểu tượng toán hình dạng


I. Các khái niệm cơ bản
1. Hình dạng và hình hình học
- Hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài của vật cụ thể, dựa vào
chúng mà con người có thể tiến hành so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau
theo dấu hiệu hình dạng
- Hình hình học là các hình chuẩn mà con người dựa vào đó để xác định hình
dạng của các vật
Sự khác nhau giữa hình dạng và hình hình học:
● Hình dạng được hiểu là một trong những dấu hiệu bên ngoài của một đối
tượng cụ thể, làm cho các đối tượng mang những nét giống hoặc khác
nhau.
● Hình hình học là các chuẩn do con người đặt ra để xác định hình
dạng của các đối tượng.
2. Nhận thức đặc điểm cơ bản và đặc điểm đặc trưng của hình
- Nhận thức đặc điểm cơ bản của hình:
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của hình: Nhận biết thế nào là góc, cạnh
● Cạnh là các đường thẳng bao xung quanh hình
● Góc được tạo ra từ các cặp cạnh cắt nhau. Góc là một hình gồm 2 tia có
điểm gốc chung. Các tia là các cạnh của góc, còn điểm gốc chung gọi là
đỉnh của góc)
3. Các kỹ năng khảo sát hình
Hành động tay-mắt
- Sờ hình: sử dụng cảm giác sờ để nhận biết tính chất cơ bản của hình hình học.
- Lăn hình: Sử dụng việc lăn hình đề nhận biết hình nào lăn được, hình nào
không lăn được
- Hành động chỉ góc-cạnh, đếm góc- cạnh
● Chỉ góc: Dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải chỉ vào khoảng cách giữa 2
tia tạo ra góc của hình-> khái quát tính chất có góc của hình vuông, tam
giác, hình tròn
● Đếm góc: Đếm các góc sau khi chỉ góc-> khái quát hình tam giác là
hình có 3 góc…
● Chỉ cạnh, đếm cạnh: Dùng các ngón tay sờ vào cạnh và chỉ vào cạnh, đếm
cạnh -> khái quát: Hình tam giác có 3 cạnh
- Nhận thức đặc điểm cơ bản của hình khối
● Hành động sờ: bằng cả lòng bàn tay, nhận biết khối cầu, khối trụ: có
mặt bao cong, khối vuông, khối chữ nhật được bao quanh bắng các mặt
phẳng
● Hành động lăn: nhận biết, phân biệt các khối thành 2 nhóm: Khối cầu
và khối trụ lăn được, khốivuông và khối chữ nhật ko lăn được
● Hành động đếm mặt, chỉ mặt diện của các khối để xác định khối vuông
và khối chữ nhất đều có 6 mặt

II. Đặc điểm nhận thức

Đặc điểm/
3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi
tuổi
Nhận thức Biểu tượng hình Khả năng tri giác hoàn Phân biệt chính xác các
đặc dạng ngày càng đa thiện, mức độ khảo hình học và hình
điểm dạng và chính xác sát hình dạng càng dạng vật
cơ bản cao, biểu tượng vềTạo ra sự thay đổi hình
Có khả năng nhận
của hình dạng và hình dạng, tạo hình từ
biết và phân biệt
từng học chính xác và những hình đã biết
chính xác hình
hình phong phú hơn Lựa chọn vật hay hình
dạng của các vật
Không còn đồng nhất hình hình học theo lời
quen thuộc
học với các đồ vật giáo viên
Không tri giác giống Nắm được dấu hiệu đặc
hình hình học nhưSử dụng hình hình học như trưng của hình hình
những hình chuẩn những chuẩn để so học và tạo nhóm các
Nhận biết các hình sánh,, lựa chọn, xác hình theo dấu hiệu
hình học không định hình dạng của chung nhất định
phụ thuộc vào vị mọi vật Có thể nhận biết, phân biệt
trí không gian Nhận biết, phân biệt, gọi tên các khối theo đặc
một số hình học và điểm mặt bao của
Còn nhầm lẫn các
nhận biết, gọi tên một từng khối.
hình tương tự nhau
số hình khối
Tìm ra dấu hiệu chung về
hình dạng của các vật
Chưa biết nhìn liên tục
Chưa biết nhìn lần lượt theo
Sờ nắn có trình tự và có hệ
theo đường bao đường bao quanh thống bằng 2 đầu
Hành động quanh vật hình. ngón tay. Phối hợp
khảoDùng cả bàn tay mà chưa Tích cực sờ nắn vật bằng chuyển động của
sát dùng ngón tay để đầu ngón tay, mắt trẻ tay và mắt
hình sờ vào các đường đã chú ý quan sát
bao quanh vật những dấu hiệu đặc
trưng của hình

III. Nội dung hình thành biểu tượng hình dạng


1. Trẻ 3 - 4 tuổi:
- Tích lũy kinh nghiệm cảm nhận hình dạng các vật và các hình hinh học.
- Dạy trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật theo
hình mẫu và theo tên gọi.
- Bước đầu dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình và năm được một số đặc điểm
đường bao quanh hình.
- Dạy trẻ phân biệt các hình theo dấu hiệu bề ngoải rõ nét như: một số đặc điểm
đường bao quanh hình, số lượng các cạnh góc của hình
- Dạy trẻ xác định hình dạng của những đồ vật đồ chơi trên cơ sở so sánh hình
dạng của chúng với các hình hình học đã biết.
c. Trẻ 4 - 5 tuổi
- Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình hình học phẳng
- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình
tam giác nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình như:
cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh, các góc của chúng và độ dài
của các cạnh
- Dạy trẻ phân biệt các hình hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác
nhằm giúp trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng
- Cho trẻ làm quen và năm được tên gọi của các hình khối: khối cầu, khối vuông,
khối trụ và khối chữ nhật
- Luyện tập cho trẻ xác định hình dạng của các vật xung quanh trên cơ sở so
sánh hình dạng của chúng với các hình hình học đã biết
- Trẻ 5 - 6 tuổi
- Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình hình học cho trẻ
- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình khối: khối cầu, khối vuông, khối trụ và
khối chữ nhật nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trung của các hình
khối như: cấu tạo bề mặt bao quanh khối, số lượng các mặt, các góc của chúng
và hình dạng của mặt khối.
- Dạy trẻ sơ sinh khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật nhằm giúp
trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng
- Luyện tập cho trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên cơ sở
so sánh hình dạng của chúng với các hình hình học đã biết.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
1. Trẻ 3 - 4 tuổi
a. Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình hình học:
- Bước 1: GV giới thiệu hình mẫu cho trẻ quan sát
- Bước 2: Cho trẻ chọn hình theo mẫu giơ lên
- Bước 3: Cho trẻ cho trẻ gọi hình theo kinh nghiệm
- Bước 4: Giáo viên giới thiệu tên gọi của hình
- Bước 5: Cho trẻ luyện tập:
● Chọn hình theo mẫu
● Chọn hình theo tên gọi
● Tạo nhóm hình theo các dấu hiệu khác nhau.
b. Dạy trẻ khảo sát hình bằng hành động sờ đường bao và lăn hình để nhận
biết tính chất cơ bản của hình.
- Bước 1: GV cho trẻ chọn hình theo tên gọi, sau đó dùng ngón tay để sở Xung
quanh đường bao của hình, nhận xét kết quả. Gv chính xác hóa kết quá rồi cho
trẻ nhắc lại.
- Bước 2: GV cho trẻ lẫn hình, nhận xét, độ chính xuất hóa kết quả.
- Bước 3: Giáo viên khái quát chủ đề liều đặc điểm chung:
● Hình tròn: Có đường bao cong, lăn được.
● Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật: Dường bao thẳng, không lăn
được.
d. Bước 4: Luyện tập
● Cho trẻ chọn hình theo mẫu, theo tên gọi với màu sắc, kích thước khác
nhau,
● Cho trẻ chọn hình theo dấu hiệu đường bộ và hình lần được hoặc ko lần
được.
c. Dạy trẻ sử đụng các hình hình học để xác định hình dạng của các vật
e. Bước 1: Cho trẻ quan sát 1 số vật có hình dạng đơn giản, và so sánh chủng với
các hình hình học 11 trẻ đã biết.
f. Bước 2: Cô cho trẻ luyện tập như sau: Cô giơ vật, trẻ nói được hình dạng của
vật. Tìm những vật có dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn
2. Trẻ 4 - 5 tuổi
❖ Phương pháp: Dạy trẻ phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ
nhật.
a. Hoạt động 1: Cho trẻ nhận biết và gọi tên các hình hình học.
- Lấy hình theo mẫu
- Chọn các hình hình học theo tên gọi
b. Hoạt động 2: Phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác và Bình chữa
nhật
- Cô cho trẻ sở đường bao và lần hình
- Trẻ nhận xét kết quả và nêu đặc điểm của từng nhóm hình và tên gọi của các
nhóm hình.
- Giáo viên khái quát hóa kết quả
- Luyện tập
c. Hoạt động 3: Phân biệt hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật.
- Cô cho trẻ sơ cạnh, đếm cạnh. Yêu cầu trẻ nêu đặc điểm giống và khác nhau
của từng nhóm hình.
- Cô khái quát:
d. Hoạt động 4: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật:.
- Cô cho trẻ đo cạnh để phân biệt hình vuông và hình chữ
- Cô cho trẻ nhận xét.-
Cô khái quát
e. Hoạt động luyện tập:
Phương pháp: Dạy trẻ nhận biết và nắm tên gọi của các hình khối như: khối cầu,
khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
a. Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình khối:
- Bước 1: GV giới thiệu khối mẫu cho trẻ quan sát
- Bước 2: Cho trẻ chọn khối theo mẫu giơ lên
- Bước 3: Cho trẻ gọi khối theo kinh nghiệm
- Bước 4: Giáo viên giới thiệu tên gọi của khối
- Bước 5: Cho trẻ luyện tập
b. Dạy trẻ khảo sát hình bằng hành động và đường bao và lăn hình để nhận biết
tính chất cơ bản của hình.
- Bước 1: Gv cho trẻ chọn khổi theo tên gọi, sau đó dùng tay(đầu ngón tay và cả
lòng bàn tay) để sờ xung quanh đường bao của hình, nhận xét kết quả. Gv
chính xác hóa kết quả rồi cho trẻ nhắc lại.
- Bước 2: Gv cho trẻ lẫn hình, nhận xét. Cho trẻ đặt chồng lên nhau rồi nhận xét.
Gv chính xác hóa kết quả.
- Bước 3: Giáo viên khái quát hóa đề nêu đặc điểm
- Bước 4: Luyện tập
3. Trẻ 5 - 6 tuổi
Phương pháp: Dạy trẻ phân biệt các hình khối
a. Hoạt động 1: Nhận biết, gọi tên các hình khối.
- Lấy khối theo mẫu
- Chọn các khối hình theo tên gọi
b. Hoạt động 2: Phân biệt khối cầu và khối trụ.
- Bước 1: GV hướng dẫn trẻ sờ mặt bao các khối và nhận xét
- Bước 2: GV hướng dẫn trẻ lăn khôi, nhận xét và giải thích kết
- Bước 3: GV cho trẻ xếp chồng 2 khối cùng loại lên nhau
c. Hoạt động 3: Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật
- Bước 1: GV cho trẻ sờ mặt bao từng khối và nhận xét. Tất cả mặt bao 2 khối
đều phẳng.
- Bước 2: Cho trẻ đếm mặt bao từng khối, cả 2 khối đều có 5 mặt.
- Bước 3: Cho trẻ nhận biết hình dạng mặt bao từng khối. Khối vuông: tất cả các
mặt đều hình vuông. Khối chữ nhật: GV đưa ra cả 2 loại khối cho trẻ nhận xét:
- Bước 4: Gv cho trẻ nêu đặc điểm từng khối và nêu sự giống và khác nhau giữa
2 khối.
d. Hoạt động 4: Luyện tập:
● Cho trẻ chọn khối theo dấu hiệu bằng cả thị giác và xúc giác Cho trẻ tạo nhóm
các hình có một hoặc nhiều đặc điểm giống nhau
● Cho trẻ tìm vật trong thực tế giống với các khối đã vật
● Nhận biết khối thông qua các vật đa dạng có trong MTXQ
● Cho trẻ dùng khối xếp thành các đồ vật.
● Cho trẻ tạo ra khôi bằng các hoạt động tạo hình.
● Cho trẻ tạo ra các khối bằng các hoạt động khác nhau

Phương pháp hình thành biểu tượng không gian


I. Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm
- KG được hiểu là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể
có những tính chất KG khác nhau(hình thức kết cấu, kích thước…) và những
quan hệ KG với nhau(chủ yếu là về vị trí tương quan của các vật thể: trước-
sau, trên- dưới, phải-trái, gần-xa).
b. Khái niệm sự định hướng trong không gian
- Sự ĐHTKG được hiểu là quá trình xác định vị trí, hướng của bản thân hoặc các
vật thể trong mối tương quan KG với nhau. Theo cách hiểu này, vị trí của bản thân
và của các vật thể không tồn tại độc lập mà luôn có mối quan hệ KG qua lại
c. Khái niệm hệ tọa độ.

- Hệ toạ độ là hệ quy chiếu mà đứa trẻ sử dụng làm chuẩn cảm giác để thực hiện
sự ĐHTKG. Hệ tọa độ được đứa trẻ sử dụng để ĐHTKG có thể là trục cơ thể
trẻ, hoặc trục cơ thể của người khác hoặc một đối tượng nào đó bất kì.
- Hệ tọa độ bản thân là loại hệ tọa độ cảm giác được sử dụng để định hướng dựa
trên các bộ phận của cơ thể trẻ.
d. Khái niệm vùng không gian
- Vùng KG là khoảng KG trọn vẹn và thống nhất, vừa có tính liên tục và vừa có tính
rời rạc. Nhờ tính rời rạc trong KG mà KG có thể được chia thành các vùng nhỏ
tương ứng với các trục chính như: phía phải- phía trái ứng với trục nằm ngang,
phía trước – phía sau ứng với trục chính diện và phía trên- phía dưới ứng với trục
thẳng đứng.
4. Tính liên tục được thể hiện khi giữa các vùng KG có sự giao thoa với nhau. Cụ
thể, vùng bên phải có 2 vùng nhỏ là: phía trước bên phải và phía sau bên phải,
vùng phía trước cũng gồm hai vùng nhỏ: bên phải phía trước và bên trái phía
trước v.v…
e. Mối quan hệ không gian
II. Đặc điểm nhận thức

Nhận thức hệTrẻ


tọadựa vào hệ tọa độ cảm
Trẻ dựa vào hệ tọa độ cảm
Trẻ có khả năng chuyển
độ giác theo chiều cơ giác là các chiều dần chuyển dần từ
thể đề ĐHTKG, có trên cơ thể trẻ và sử việc dùng hệ tọa độ
thể xác định các dụng hệ tọa độ diễn là bản thân trẻ đến
hướng khác nhau đạt bằng lời nói ” về việc dùng hệ tọa độ
trên cơ thể các hướng không là các đối tượng
Trẻ có thể xác định được gian chính(Trước - khác(người khác
các hướng khác sau, trên - dưới, phải hoặc vật bất kì có sự
nhau ngay và có thể. - trái) với điểm ĐHTKG)
Từ các hướng trê cơ mốc(gốc tọa độ)
thể trẻ có thể xác chính là bản thân tre
định vị trí của vật để ĐHTKG
trong KG VN nó- Trẻ có thể xác định vị trí
năm sản trục cơ thể của các vật trong
trẻ KG so với bản thân.
- Trẻ dễ dàng xác định các Trẻ có thể xác định
hưởng nằm trên trục được vị trí của vật
chính diện(hướng trong KG so với trẻ
trước - sau). Việc và diễn đạt được
xác định phía phải - bằng lời phía trước
trái còn gặp khó sau, phía trên - dưới,
khăn phía phải trái trẻ
Vùng khôngTrẻ coi KG là những vùng Trẻ bắt đầu thấy được tính
Trẻ hiểu được tính thống
gian rời rạc. Thế nên trẻ liên tục và thống nhất, tính liên tục
dễ dàng xác định vị nhất trong KG. cũng như nhận ra sự
trí ở trục chính diện.
Trẻ nhận ra vị trí của vật chuyển tiếp giữa các
Trẻ có thể xác định đúng vị ngay khi nó nằm ở miền KG.
trí vật khi nó ở vị trí giao thoa giữa
Trẻ phân biệt chính xác các
gần(vật nằm ở vùng các vùng KG vùng KG khác nhau
KG hẹp) và nằmVùng tiếp KG mà trẻ tri giác và các phần giao
giáp ngay các trục được mở rộng dần thoa giữa các vùng
chính của trục cơ KG đó. Trẻ có thể
thể(trục chính diện: xác định vị trí của
hướng trước - sau, một vật năm lệch
trục thẳng đứng: trên trục chính, hoặc
- dưới, trục nằm nằm ở khoảng giao
ngang: phải - trái) thoa giữa 2 vùng
KG. Trẻ có thể xác
định vị trí của các
vật trong vùng KG
rộng
Mối quan
Chưa nhận ra mối quanBắthệ đầu nhận thấy mối Đến giai đoạn 5 - 6 tuổi
hệ không KG giữa các vật quan hệ giữa các đối nhờ vào sự phát
gian cũng như cái nhận tượng trong SG triển nhận thức về
biết được mối liên hệ, và các vùng KG,
quan về vị trí trong trẻ dần dần phát
Kg giữa các vật hiện ra mối quan hệ
KG giữa các vật và
biết phản ánh các
quan hệ đó bằng lời
nói
III. Nội dung
1. Trẻ 3-4 tuổi
- Dạy trẻ phân biệt, nhận biết, nắm được tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận
của cơ thể trẻ.
- Dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bản thân trẻ.
- Dạy trẻ xác định các hướng: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau khi trẻ lấy
mình làm chuẩn.
- Dạy trẻ bước đầu biết, định hướng trên mặt phẳng
2. Trẻ 4-5 tuổi
- Củng cố và phát triển kỹ năng xác định các hướng không gian như: phía trên -
phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ. –
- Dạy trẻ xác định phía phải phía trái của bản thân trẻ. –
- Dạy trẻ xác định các hướng phía trên phía dưới, phía trước - phía sau của người
khác.
- Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển.
3. Trẻ 5-6 tuổi
- Phát triển cho trẻ kỹ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người
khác làm chuẩn.
- Dạy trẻ xác định các hướng: phía phải: phía trái của người khác.
- Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
- Phát triển cho trẻ kỹ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di
chuyển.
IV. Phương pháp
1. Trẻ 3 - 4 tuổi
a. Dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình.
Nhiệm vụ này được GV tiến hành mọi lúc mọi nơi. Trong các hoạt động, Gv
cần giúp trẻ:
- Nắm vững tên gọi các bộ phận trên cơ thể trẻ(VD: đây là đâu, chân, tay, lưng
bụng) –
- Nhận biết vị trí sắp đặt các bộ phận cơ thể trẻ(đầu ở phía trên, ngực ở phía trước,
bụng ở phía trước, lưng ở phía sau...)
b. Dạy trẻ nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau khi trẻ lấy
bản thân mình làm chuẩn.
Tiến hành trên hoạt động có chủ đích:
- Bước 1: Dạy trẻ xác định được các hướng trong từng cặp phương hướng: phía trên
và phía dưới, phía trước - phía sau bằng cách thiết lập mối liên hệ giữa các phần
của cơ thể trẻ với hướng KG:
● Phía có đầu của con là phía trên của con
● Phía có chân của con là phía dưới của con
● Phía có ngực của con là phía trước của con
● Phía có lưng con là phía sau của con.
- Bước 2: Cho trẻ thực hành xác định vị trí của các đối tượng khác nhau
● Dạy trẻ nhận biết tay phải - tay trái của trẻ
● Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng.

Phương pháp hình thành biểu tượng toán thời gian


I. Một số khái niệm
1. Thời gian
- Thời gian được hiểu là một thuộc tính của sự vật hiện tượng để chỉ
sự thay đổi về thời điểm, trình tự và thời lượng diễn ra các SVHT
2. Thước đo thời gian
3. Cấu tạo thước đo thời gian
5. Thước đo thời gian bao gồm: giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, mùa trong
năm
4. Dấu hiệu nhận biết thời gian

You might also like