You are on page 1of 26

XREF

TRONG
AUTOCAD
Lời Tựa
Xin chào bạn, tôi là Kĩ sư Phan Minh Tân. Tôi viết cuốn sách này đơn giản bởi vì tôi là
một người đam mê AutoCad. Và tôi muốn chia sẽ kinh nghiệm dùng AutoCad của tôi đến
bạn.
AutoCad là phần mềm mà rất nhiều ngành kĩ thuật khác nhau đều sử dụng, nó là phần
mềm độ họa được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Trong cuốn sách này, tôi xin
phép được trình bày những bước chung nhất để bạn đọc dù thuộc bất cứ chuyên ngành
nào thì vẫn có thể dựa vào đó mà triển khai theo chuyên ngành của các bạn.
Cuốn sách “Luyện AutoCad chuyên nghiệp” trước hết là cung cấp cho các bạn một cái
nhìn tổng quan về phần mềm AutoCad, sách viết theo kiểu phân từng cấp độ nên bạn sẽ
biết được các nấc thang của quá trình làm chủ phần mềm. Thứ hai là nó chứa đựng các
nội dung, kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của mỗi nấc thang đó qua kinh nghiệm nhiều
năm học tập, làm việc và không ngừng học hỏi của tôi. Những kiến thức mà tôi viết ra
đây là những phương pháp chuyên nghiệp nhất, mà tôi đã học được và ứng dụng thành
công không chỉ vào công việc của tôi mà sẽ cho tất cả những ai đang làm việc trên
AutoCad. Trên hết là sự đam mê, tôi tự đào sâu, mở rộng và rút ra được những bài học
cho mình và giờ tôi muốn truyền đạt lại kinh nghiệm đó đến cho các bạn để chúng ta
cùng nhau rút ngắn thời gian làm chủ phần mềm.
Không có thành công nào mà không phải hành động. Hãy thực hành ngay với cuốn sách
này để bạn sớm làm chủ “nghệ thuật sử dụng AutoCad”.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:


Mail: phantanxda@gmail.com
Facebook: facebook.com/Minhtan.cad
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN II – XREF
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU VỀ XREF

XREF là viết tắt của cụm từ eXternal REFerence (ánh xạ từ bên ngoài). Một Xref
là một ánh xạ từ bên ngoài dùng để chỉ sự ánh xạ phần bản vẽ của một file có nguồn gốc
từ một file khác.

File Xref có thể được coi như là 1 đối tượng tạm trú trên bản vẽ chính. Từ giờ, khi
nói “Xref” thì ta hiểu nó là 1 đối tượng tạm trú trên bản vẽ chính, để phân biệt với các đối
tượng thường trú của bản vẽ chính.

*Tác dụng của lệnh XREF

Lệnh Xref là sự liên kết một bản vẽ bất kỳ với bản vẽ chính.

Nếu bạn chèn một bản vẽ như là Block thì tất cả các thuộc tính của Block được
lưu ở bản vẽ chính. Block sẽ không cập nhật nếu bản vẽ nguồn có sự thay đổi.

Nếu chèn bản vẽ dưới dạng Xref thì Xref được cập nhật khi bản vẽ gốc có sự thay
đổi, bản vẽ chính bao giờ cũng tương ứng với những hiệu chỉnh mới nhất của xref.

Lệnh Xref tHường được sử dụng khi làm việc theo nhóm trên mạng hoặc theo
phòng thiết kế khi thực hiện một bản vẽ thiết kế lớn. Khi đó mỗi người trong nhóm chỉ
cần thực hiện một phần công việc của dự án lớn đó. Cán bộ quản lý phòng thiết kế chỉ
cần sử dụng lệnh Xref và gắn các bản vẽ thành phần của dự án vào bản vẽ chính để hoàn
thành và xuất bản vẽ chính này ra file cứng. Mỗi khi mở bản vẽ chính thì những gì thay
đổi trong các Xref sẽ được tự động cập nhật.
CHƯƠNG II – CHÈN FILE XREF VÀO BẢN VẼ
*Lệnh tắt để chèn file Xref vào bản vẽ là: XR↙ hoặc IM↙
Bước 1:
- Gõ lệnh: XR↙
Xuất hiện hộp thoại Xternal References, với file bản vẽ hiện hành trong đó

Một số thông tin của bảng quản lí Xref:


• Reference Nam: Tên của file xref
• Status: Tình trạng của bản vẽ xref
• Size: Kích cỡ của file xref
• Type: Kiểu (hiện hành hay không hiện hành)
• Date: Ngày tạo file xref đó
• Save Path: Nơi lưu file xref đó
Bước 2:
- Kích vào nút mũi tên bên cạnh nút Attach DWG, có các tùy chọn về đối tượng chèn vào
bản vẽ, có thể là: bản vẽ khác DWG, chèn ảnh Image, chèn bản vẽ định dạng DWF, file
DGN, PDF. Tuy nhiên ở đây, ta quan tâm đến chèn bản vẽ khác DWG (những đối tượng
còn lại tương tự).
- Ta kích chọn Attach DWG/ Tìm đường dẫn đến file bản vẽ muốn chèn vào/ Open

Bước 3: Cài đặt các tùy chọn để chèn Xref


*Giới thiệu 1 số tùy chọn “mới” trong hộp thoại Attatch External Reference:
1/ Reference Type: kiểu chèn Xref theo một hay nhiều mức
Đôi khi ta không phải chỉ chèn 1 Xref mà chèn nhiều file Xref lồng nhau. Khi đó
lựa chọn Attachment hoặc Overlay sẽ thể hiện vai trò của nó
- Attachment: được hiểu như chèn Xref nhiều mức, dù chèn nhiều mức thì file Xref các
cấp con vẫn xuất hiện trong bản vẽ chính.
- Overlay: được hiểu như chèn Xref một mức
Ví dụ: Ta có hệ thống Xref lồng nhau như sau: File B xref file C. File A xref file B.
Khi đó:
- C luôn xuất hiện trong B và B luôn xuất hiện trong A dù ta chọn bất kì kiểu Attachment
hoặc Overlay, vì 2 file này chỉ Xref 1 mức. Vấn đề là C có xuất hiện trong A hay không?
- Nếu B xref dạng Attachment C: C sẽ xuất hiện trong A.
- Nếu B xref dạng Overlay C: C sẽ không xuất hiện trong A.
Như vậy, C có xuất hiện trong A hay không phụ thuộc vào loại Xref giữa B và C
như nguyên tắc trên.
2/ Path type: kiểu đường dẫn
- Full path: Đường dẫn đầy đủ
- Relative path: Đường dẫn tương đối
- No path: Không có đường dẫn
*Giả sử ta chọn kiểu Attachment và kiểu đường dẫn Relative Path
Bước 4: Nhấn OK và chọn điểm chèn cho Xref trên bản vẽ.
Lưu ý: Điểm chèn của file gốc Xref là gốc tọa độ của bản thân file Xref đó. Do đó, việc
ta chèn 1 file Xref vào 1 vị trí bất kì trên bản vẽ chính cũng chính là ta đang chọn điểm
đặt cho gốc tọa độ của file gốc Xref đó.

Đối tượng Xref sau khi được chèn vào mặc định thường bị mờ đi so với các đối
tượng thuộc bản vẽ chính. Độ mờ của đối tượng Xref trên bản vẽ chính phụ thuộc vào giá
trị Xref Display do ta cài đặt trong hộp thoại Options.

Lưu ý: Mỗi 1 lần thực hiện Xref, ta có thể Xref 1 file hoặc đồng thời nhiều file 1 lúc. Khi
Xref nhiều file thì các gốc tọa độ của các file gốc Xref sẽ đều trùng nhau tại gốc tọa độ
trong file mẹ.
CHƯƠNG III – CÁC LƯU Ý KHI CHÈN XREF
Xref là một công cụ mạnh, tuy nhiên việc ứng dụng không chặt chẽ sẽ dẫn đến
những phiền toái không cần thiết. Do đó, theo kinh nghiệm của tôi, ta cần phải chú ý đến
những điểm sau khi sử dụng công cụ Xref.

1/ Lưu ý về Layer của Xref

Xref khi được chèn vào là 1 đối tượng kiểu như Block và nó được gán vào Layer
hiện hành. Nhiều người dùng đã không để ý điều này, do đó rất nhiều trường hợp các đối
tượng Xref có Layer Defpoints. Kết quả là khi in thì bản vẽ trống trơn. Hãy tạo thói quen
điều chỉnh Layer trước khi chèn file Xref

2/ Lưu ý về việc chọn đường dẫn

Có 3 loại đường dẫn dành cho đối tượng Xref. Đó là: Full Path - đường dẫn tuyệt
đối đối từ ổ đĩa của bạn, Relative Path - đường dẫn tương đối, và No Path – không lưu
đường dẫn. Hãy hiểu rõ bản chất của 3 loại đường dẫn này trước khi lựa chọn kiểu đường
dẫn nào cho Xref của bạn để tránh các rắc rối phát sinh về sau.

- Kiểu Full Path lưu rõ địa chỉ một cách cố định tuyệt đối, ví dụ C:\CAD XAY
DUNG\DU AN MOI\A Long\MAT CAT DUNG.dwg. Loại đường dẫn này thường được
sử dụng trong trường hợp các bản vẽ gốc Xref được chia sẻ qua mạng LAN, áp dụng cho
làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, nếu ta không chia sẻ gốc Xref qua mạng LAN thì không
nên áp dụng loại đường dẫn này, vì các Xref trong bản vẽ chính sẽ mất hiệu lực khi ta:

• Giữ nguyên đường dẫn file bản vẽ chính nhưng di chuyển các gốc Xref đi nơi khác
--> Lỗi vì đường dẫn gốc Xref bị thay đổi
• Chỉ copy mỗi bản vẽ chính sang máy khác --> Lỗi vì không có bản vẽ gốc Xref
• Copy cả thư mục chứa bản vẽ chính và các gốc Xref sang máy khác --> Lỗi vì
đường dẫn Full Path bị thay đổi --> Xref không hoạt động.

- Loại đường dẫn Relative Path lưu đường dẫn qua cấu trúc tương đối của bản vẽ chính
và các bản vẽ gốc Xref. File Xref trong bản vẽ chính không bị mất khi cấu trúc tương đối
của file bản vẽ chính và file gốc Xref không đổi.
Ví dụ: Ta có cấu trúc thư mục cố định như sau:

Thư mục tổng là “01. DUAN”, bên trong có chứa bản vẽ chính “BẢN VẼ
CHÍNH.dwg” và 1 thư mục con “CÁC BẢN VẼ XREF”. Trong thư mục con có chứa các
bản vẽ gốc Xref.

Khi ta copy cả thư mục “01. DUAN” ra máy khác hoặc vị trí khác thì các Xref
trong file bản vẽ chính của ta vẫn hoạt động bình thường, vì cấu trúc tương đối của hệ
thống file trong thư mục vẫn không đổi.

Lưu ý: Ta chỉ chọn được kiểu đường dẫn Relative Path khi mà bản vẽ chính đã được lưu.

- Loại đường dẫn No Path chỉ lưu tên file Xref gốc mà không lưu đường dẫn. File Xref
gốc sẽ được Autocad tìm kiếm trong các thư mục mặc định. Ví dụ: cùng thư mục với bản
vẽ chính, hoặc trong thư mục được định nghĩa trong Support File Search Path của
Autocad. Với No Path, ta chỉ cần bạn đặt file gốc Xref cùng thư mục với file bản vẽ
chính là OK không vấn đề gì hết, dù ta có sao chép thư mục chứa chúng đi đâu thì Xref
vẫn hoạt động tốt.

3/ Đơn vị chèn Xref

Đơn vị của file bản vẽ chính và file Xref luôn phải đồng nhất để bản vẽ không bị
thay đổi tỉ lệ.
CHƯƠNG IV – HIỆU CHỈNH FILE XREF
Với hiệu chỉnh Xref có 2 dạng hiệu chỉnh là:
- Hiệu chỉnh toàn bộ bản vẽ Xref
- Hiệu chỉnh từng Block trong bản vẽ Xref
I - HIỆU CHỈNH TOÀN BỘ BẢN VẼ XREF
Với hiệu chỉnh toàn bộ bản vẽ Xref, có 2 phương pháp, tôi xin trình bày từng
phương pháp một như sau:
1/ Hiệu chỉnh toàn bộ bản vẽ Xref bằng cách mở file Xref trong 1 cửa sổ mới
- Gõ XR↙
- Chọn file Xref muốn hiệu chỉnh
- Chuột phải vào nó/ Open
--> File Xref đó được mở ra trong 1 cửa sổ mới cho phép ta hiệu chỉnh tùy ý.

Cách 2 để thực hiện phương pháp này là:


- Gõ lệnh XO↙ (XOPEN)
- Chọn file Xref
--> File Xref đó được mở ra trong 1 cửa sổ mới cho phép ta hiệu chỉnh tùy ý.
2/ Hiệu chỉnh toàn bộ bản vẽ Xref ngay trong môi trường bản vẽ chính.
- Đúp chuột vào đối tượng Xref trên bản vẽ chính để xuất hiện hộp thoại Reference Edit
(hoặc cách khác là: gõ lệnh REFEDIT↙, rồi kích chọn vào đối tượng Xref muốn hiệu
chỉnh)

- Chọn tên bản vẽ để chỉnh sửa toàn bộ bản vẽ Xref /Nhấn OK/ OK.

--> Lúc này chỉ có bản vẽ Xref được mở và duy nhất nó sáng lên, các đối tượng khác đều
bị mờ đi, đồng thời xuất hiện thanh công cụ Refedit
- Đến đây, ta có thể hiệu chỉnh Xref tùy ý, sau đó kích vào nút Save Reference Edits trên
thanh Refedit / Nhấn OK để lưu lại việc thay đổi
3/ Giới thiệu về các chức năng của thanh Refedit:

1- Add to Working set: gắn thêm đối tượng vào Xref, biến đối tượng được chọn
thành Xref
2- Remove from Working set: loại bỏ đối tượng được chọn khỏi Xref
3- Close reference: đóng không gian hiệu chỉnh Xref
4- Save reference edits: đóng và lưu lại sự hiệu chỉnh đối tượng Xref

Ví Dụ 1:Add to Working set

- Mở bản vẽ Xref trong môi trường bản vẽ chính

- Kích chọn Add to Working set

- Quét chọn các đối tượng mờ bên ngoài không thuộc Xref ↙

--> Các đối tượng được quét chọn biến thành đối tượng thuộc Xref và chúng tự động
được sáng lên.

- Kích vào Close reference/OK hoặc Save reference edits để lưu lại việc thay đổi

Ví Dụ 2: Remove from Working set

- Mở bản vẽ Xref trong môi trường bản vẽ chính

- Kích chọn Remove from Working set

- Quét chọn các đối tượng thuộc Xref nhưng ta đang muốn loại nó ra khỏi Xref ↙

--> Các đối tượng được quét chọn bị loại khỏi Xref và chúng tự động bị mờ đi.

- Kích vào Close reference/OK hoặc Save reference edits để lưu lại việc thay đổi

Lưu ý: Việc thêm/bớt đối tượng cho Xref trong môi trường bản vẽ chính bằng “Add to
Working set” và “Remove from Working set” của thanh Refedit sẽ được tự động Update
sang file gốc Xref.
- Nếu vô tình tắt mất thanh Refedit trong không gian hiệu chỉnh, thì làm thế nào để lấy lại
nó:

+ Một là ta có thể gõ lệnh Refedit↙

+ Hai là ta có thể show thanh công cụ Refedit lên.


II - HIỆU CHỈNH TỪNG BLOCK TRONG BẢN VẼ XREF (hiệu chỉnh cục bộ)
- Đúp chuột vào đối tượng Xref trên bản vẽ để hiện hộp thoại Reference Edit.

- Thay vì chọn tên Xref (để hiệu chỉnh toàn bộ bản vẽ), ta kích chọn tên 1 Block muốn
hiệu chỉnh/ OK

--> Toàn bộ bản vẽ bị mờ, chỉ có duy nhất Block đó là sáng lên, kèm thanh Refedit. Tiến
hành hiệu chỉnh Block và lưu việc hiệu chỉnh lại

Lưu ý: Cách này mỗi lần chỉ hiệu chỉnh được 1 Block.
CHƯƠNG V – QUẢN LÍ XREF
Việc quản lí Xref chủ yếu thông qua hiện hànht External References với 1 vài lệnh
cơ bản, nằm trong dòng thông báo sau:

I – RELOAD - UPDATE SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢN VẼ GỐC XREF VÀO BẢN VẼ
HIỆN HÀNH

Nếu sau khi chèn Xref rồi, mà bản vẽ gốc Xref có sự thay đổi thì bên bản vẽ chính
cũng sẽ có thông báo về sự thay đổi này ở góc màn hình

Để update sự thay đổi, ta gọi lại hiện hànht External References


- XR↙
- Kích phải chuột vào file Xref có yêu cầu “Needs reloading”, chọn Reload.

II – UNLOAD - ẨN XREF KHỎI MÀN HÌNH BẢN VẼ HIỆN HÀNH


- XR↙
- Kích phải chuột vào đối tượng file Xref muốn ẩn, chọn Unload
Kết quả là Xref đó không còn xuất hiện trên màn hình nữa

Để hiển thị Xref trở lại, ta Reload lại Xref đó

III – DETACH - XÓA ĐỐI TƯỢNG XREF


- XR↙
- Kích phải chuột vào file Xref muốn xóa, chọn Detach

IV – BIND – CẮT ĐỨT LIÊN KẾT ÁNH XẠ XREF


Xref là 1 đối tượng tạm trú trên bản vẽ chính, muốn biến nó thành đối tượng
thường trú, tức là thành đối tượng trực thuộc bản vẽ chính thì ta phải cắt đứt liên kết ánh
xạ giữa chúng. Lệnh BIND cho phép thực hiện điều này, và biến đối tượng Xref đó thành
Block trong bản vẽ hiện hành.
- XR↙
- Kích phải chuột vào file Xref muốn chuyển thành đối tượng thường trú, chọn Bind.
AutoCad sẽ hỏi ta chọn tùy chọn nào?

- Chọn kiểu Bind hoặc Insert, rồi nhấn OK.

- BIND: Sau khi cắt đứt ánh xạ Xref, các Layer, Textstyle, Dimstyle của gốc Xref sẽ xuất
hiện tiền tố dạng: <tên file Xref> $0$ <tên thiết lập> để nó phân biết với các Layer,
Textstyle, Dimstyle của bản vẽ chính.

Ví Dụ: tên file Xref là “MAT CAT DUNG”, Layer tên là “tim tuong”, Dimstyle là
TCVN thì sau khi Bind-Bind xong, Layer đó có tên trong bản vẽ chính là MAT CAT
DUNG$0$tim tuong, dimstyle sẽ là MAT CAT DUNG$0$TCVN

- INSERT: sau khi Bind-Insert xong, các Layer, Textstyle, Dimstyle của Xref không có
tiền tố. Nếu tên trùng với tên trong bản vẽ chính thì chúng sẽ đè lên nhau.

*Lưu ý: Đối tượng Xref sau khi bị BIND thì nó không còn là Xref nữa, mà là Block.
V - XBIND – SAO CHÉP CÁC THUỘC TÍNH DỰNG SẴN CỦA XREF VÀO BẢN
VẼ CHÍNH
Các thuộc tính dựng sẵn của Xref khi ta chưa Bind thì không thể được sử dụng
cho bản vẽ chính. Các thuộc tính dựng sẵn của Xref vẫn xuất hiện nhưng không dùng
được, và nó bị mờ đi, tên có dạng:
<tên file Xref><dấu gạch sọc thẳng đứng><tên thiết lập>
Ví dụ: mat bang tang 2|tim tuong ; mat bang tang 2|dim100
Trong trường hợp ta chỉ cần lấy ra 1 vài thuộc tính dựng sẵn của Xref, mà không
muốn Bind, khi đó ta hãy dung lệnh XBIND.
- XB↙

- Chọn các thuộc tính dựng sẵn của Xref muốn copy sang bản vẽ hiện hành (bản vẽ
chính)
- Add (Remove để loại bỏ thuộc tính đã được Add)

- Nhấn OK
Lúc này các thuộc tính dựng sẵn (Layer, Block, Dimstyle, Textstyle, Linetype)
được copy sang bản vẽ hiện hành và ta có thể sử dụng chúng mà không phải mất công
thiết lập lại. Tuy nhiên tên của chúng khi copy sang vẫn theo quy tắc (giống với Bind-
Bind) là:
<tên file Xref> $0$ <tên thiết lập>
Các Layer được copy sang sẽ được sáng lên, còn các Layer thuộc Xref thì vẫn bị
mờ đi và không sử dụng được.
VI – XCLIP – LÊNH CHE 1 PHẦN XREF
1/ NHÌN 1 PHẦN XREF QUA 1 KHUNG RECTANG
- XC↙ (Xclip)
- Chọn Xref

- New Boundary↙

- R↙ (Rectangular)
- Vẽ 1 rectang
--> Chỉ nhìn được Xref qua ô rectang đó
* Để tắt chế độ nhìn qua cửa sổ này đi, ta gõ lệnh:
- XC↙/ Chọn Xref/ OFF↙
2/ LẤY 1 KHUNG RECTANG ĐỂ CHE 1 PHẦN XREF
- XC↙ (Xclip)
- Chọn Xref

- New Boundary↙

- I↙ (Invert clip)

- R↙ (Rectangular)
- Vẽ 1 rectang
--> 1 phần Xref bị che bởi rectang đó
* Để tắt chế độ che Xref này đi, ta gõ lệnh:
- XC↙/ Chọn Xref/ OFF↙
3/ BIẾN XCLIPFRAME
Nếu như biến IMAGEFRAME điều khiển sự hiển thị của khung viền ảnh
(Level4), thì biến XCLIPFRAME cũng điều khiển sự hiển thị của khung viền của che tạo
bới XCLIP.

- Gõ lệnh XCLIPFRAME ↙

Giá trị cho biến này có thể nhận 3 trường hợp:


XCLIPFRAME = 0: Xclip sẽ không hiển thị khung viền trên Xref, in ra cũng
không thấy (khuyến nghị: nên sử dụng)

XCLIPFRAME = 1: Xclip vẫn hiển thị khung viền và được in ra.


XCLIPFRAME = 2: Xclip vẫn hiển thị khung viền, nhưng không được in ra.

VII – CHÈN XREF DẠNG .DWG BẰNG LỆNH XATTACH


XATTACH chính là Xref tuy nhiên nó có hạn chề hơn Xref là chỉ hỗ trợ chèn
Xref dạng file .dwg.

XATTACH = XREF với chế độ Attach DWG

Do đó, nếu chỉ cần chèn file Xref dạng .dwg thì ta có thể dùng lệnh XREF↙ hoặc
XATTACH↙

- Gõ lệnh XA↙ (XATTACH)


- Tìm đường dẫn đến file cần chèn làm Xref….
Các bước sau ta tiến hành chèn Xref như tôi đã hướng dẫn.
VIII – SO SÁNH XREF VÀ INSERT
Insert ta đang xét là Insert 1 file bản vẽ khác từ bên ngoài vào, không phải insert
các Block có ngay trong thư viện Block hiện tại của bản vẽ.

XREF INSERT
Xref chèn vào chỉ ở dạng tạm trú, chỉ được Đối tượng được chèn vào trở thành Block,
gắn lên bản vẽ chính là đối tượng thường trú của bản vẽ

-Khi thay đổi file gốc Xref thì nó cũng sẽ File đem chèn và Block trong bản vẽ sau
được update sang đối tượng Xref ở bản vẽ khi chèn không có mối liên hệ nào. Việc
chính, và ngược lại: thay đổi đối tượng Xref thay đổi 1 đối tượng không làm ảnh hưởng
ở bản vẽ chính thì ní cũng được update sang đến đối tượng còn lại
file gốc Xref.
-Thích hợp cho làm việc nhóm

Muốn phá Xref phải chuyển nó về Block Phá vỡ Block bằng lệnh Explode
bằng BIND. Sau đó dùng lệnh Explode để
phá Block đó như thường.

Các thuộc tính dựng sẵn của Xref không sử Tất cả các thuộc tính dựng sẵn có trong file
dụng ngay được, và có tên bị thay đổi đi. Block được copy sang y hệt và ta có thể sử
Nếu muốn copy các thuộc tính dựng sẵn này: dụng ngay được (Layer, textstyle,
• Dùng XBIND để sao chép các thuộc dimstyle,…)
tính tùy chọn nếu vẫn muốn giữ lại
Xref
• Bind Xref thành Block sẽ sao chép
được tất cả các thuộc tính dựng sẵn của
nó. Tên của chúng bị thay đổi

Xref trên bản vẽ chính mặc định bị mờ đi so


với các đối tượng còn lại. Ta có thể tùy
chỉnh được độ mờ này trong Options
Dù Xref hay Block thì sau khi chèn vào nó đều được gán vào Layer hiện hành.

*Lưu ý:
Với cùng 1 file bản vẽ, ta chỉ có thể dùng hoặc là Xref hoặc là Insert nó mà thôi.
Không thể dùng đồng thời 2 lệnh này cho cùng 1 bản vẽ được.
http://layout2pro.blogspot.com/

Các bạn đã được xem qua 1 phần nội dung trong cuốn sách “Luyện
AutoCad chuyên nghiệp” của tôi. Để có thể nhận đầy đủ nội dung trong cuốn sách
dày trên 500 trang này, kèm theo các tài liệu chuyên sâu mà tôi sẽ gửi riêng cho
bạn, hãy tham khảo tại website: http://luyenautocad.blogspot.com/

Bạn sẽ còn nhận được hơn thế gấp nhiều lần nếu sở hữu 2 cuốn sách của tôi:
Luyện AutoCad chuyên nghiệp và Layout Pro.

Nếu bạn thấy những sản phẩm mà tôi đã cho đi MIỄN PHÍ, mà cụ thể là sản phẩm
này là hữu ích, là có giá trị với bạn, thì bạn có thể cho tôi xin đôi lời cảm nhận
trung thực của bạn ở đường link dưới đây được không, để tôi có thêm động lực cho
đi tiếp và đóng góp nhiều hơn nữa. Cho cảm nhận của bạn tại đây:
https://www.facebook.com/Minhtan.cad/posts/936364603186418

Bên cạnh tài liệu “Xref trong AutoCad” này, bạn có thể download thêm 2 tài liệu
MIỄN PHÍ khác của tôi là “Block trong AutoCad” và “Các phương pháp tìm
kiếm và lọc đối tượng trong AutoCad”.

Và cuối cùng, đừng quên theo dõi qua kênh Youtube vừa là để đối chiếu thực
hành, vừa để đón những video mới của Tân nhé:
https://www.youtube.com/channel/UCfF-OfGX_hrU2zMWFgDKNNQ

Chúc bạn thành công!


------Phan Minh Tân ------

http://blocktrongautocad.blogspot.com/

You might also like