You are on page 1of 3

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Anh/chị hãy nêu cơ sở lý luận để chứng minh, luật biển quốc tế là một ngành luật
độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế.
2. Anh/chị hãy nêu và phân tích nội dung và vai trò của nguyên tắc đất thống trị biển
và tự do biển cả.
3. Anh/chị hãy vẻ sơ đồ các vùng biển theo quy định của UNCLOS 1982.
4. Anh/chị hãy chứng minh nhận định " chủ quyền của quốc gia giảm dần khi tiến ra
biển.
5. Trong các vùng biển thuôc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia thì vùng biển nào
quan trọng nhất? tại sao?
6. Tại sao nói "đi qua không gây hại" là một quyền mang tính biển;
7. Anh/chị hãy bình luận khoản 2 Điều 12 của Luật biển Việt Nam 2012;
8. Anh/ chị hãy nêu và phân tích vai trò của đường cơ sở trong luật biển quốc tế;
9. Hãy so sánh các quy định về đường cơ sở theo quy định của UNCLOS 1982 với
Tuyên bố của Cính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở;
10. Hãy bình luận nội dung của Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
về các lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày
12/5/1977;
11. Bằng việc phân tích các quy định của UNLOS 1982, anh/chị hãy chứng minh nhận
định " biển cả và đáy đại dương là di sản chung của nhân loại".
12. Hãy nêu và phân tích các quy định của UNCLOS 1982 về đảo theo Điều 121;
13. Hãy nêu và phân tích các quy định của UNCLOS 1982 về đảo nhân tạo và thiết bị
công trình nhân tạo.
14. Anh chị hãy nêu và phân tích các phương pháp xác định đường cơ sở theo quy
định của UNCLOS 1982 và luật biển Việt Nam 2012.
15. Anh/chị hãy bình luận Điều 287 của UNCLOS 1982 và qua đó hãy trù liệu các khả
năng để Việt Nam có thể lựa chọn các thủ tục tài phán để giải quyết tranh chấp quốc tế
về biển trong bối cảnh hiện nay.
16. Anh/chị hãy bình luận Điều 282 của UNCLOS 1982 và qua đó hãy liên hệ đến
việc xử lý xung đột giữa Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam
17. Anh chị hãy nêy và phân tích các trường hợp giới hạn và ngoại lệ theo quy định tại
Điều 297 và 298 của UNCLOS 1982.
18. Anh/chị hãy phân tích quyền truy đuổi trên biển theo quy định của UNCLOS
1982.
19. Anh/chị hãy nêu và phân tích tính ưu việt của quy định về lựa chọn thủ tục giải
quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS 1982.
20. Theo anh/chị Việt Nam có nên tuyên bố chọn thủ tục để giải quyết tranh chấp về
giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 hay không? Tại sao?
21. Anh/chị hãy chứng minh nhận định sau đây: “Cho đến nay, Việt Nam đã phân
định, hoạch định xong biên giới trên biển và các vùng biển chồng lấn với các nước
trong khu vực” (2 điểm).
22. Anh/chị hãy nêu và phân tích nội dung và vai trò của nguyên tắc “bảo vệ và giũ
gìn môi trường biển” trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Các nhận định đúng sai:


1. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia, lãnh hải là
vùng biển quan trọng nhất.
2. Quốc gia có quyền đơn phương xác định biên giới trên biển.
3. Trong hoạch định biển thì tuyên bố chiều rộng của các vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia là hành vi quan trọng nhất.
4. Biên giới quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở, cách đường
cơ sở tối đa không vượt quá 12 hải lý.
5. Quyền “đi qua không gây hại” là sự ưu tiên của nước ven biển dành cho tàu
thuyền nước ngoài.
6. Tiếp giáp lãnh hải là một vùng biển có quy chế pháp lý độc lập.
7. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là bằng nhau.
8. Quy chế pháp lý của lãnh hải theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển
Việt Nam 2012 là giống nhau.
9. Mọi quốc gia ven biển đều có các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ
quyền rộng như nhau.
10. Quốc ga ven biển có quyền xử lý, xét xử mọi hành vi vi phạm pháp luật của
tàu thuyền nước ngoài trong nội thuỷ của mình.
11. Chế độ pháp lý của thềm lục địa và đặc quyền kinh tế là giống nhau.
12. Chế độ pháp lý của nội thuỷ và lãnh hải là giống nhau.
13. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế là giống nhau.
14. “ Đánh bắt cá dư” trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia cùng khu vuwcj
là đặc quyền của mọi quốc gia không có biển và địa lý không thuận lợi.
15. Trên biển quốc tế, địa vị pháp lý của mọi tàu thuyền là giống nhau.
16. Về bản chất, trọng tài đặc biệt chính là một cơ quan tài phán quốc tế.
17. UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp quốc tế về biển.
18. Luật biển quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
19. Các quốc gia ven biển có quyền đơn phương phân định lãnh hải.
20. Chế độ pháp lý của các vùng biển theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật
biển Việt Nam năm 2012 là giống nhau.
21. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm là các điểm thực chất và đương nhiên để quốc gia
ven biển xác định đường cơ sở.
22. Chế độ pháp lý của đảo tự nhiên, đảo nhân tạo là như nhau.
23. Đường cơ sở của Việt Nam được xác định ngày 12/11/1982 hoàn toàn phù hợp
với UNCLOS 1982.
24. Việt Nam áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở
theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982.
25. Chế độ pháp lý của tàu quân sự và tàu thuộc sở hữu của nhà nước là giống
nhau.

You might also like