You are on page 1of 119

Bài thu hoạch

MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tổng quan về CTCP Thủy Điê ̣n Srok Phu Miêng IDICO Trang 3

2. Sơ đồ tổ chức Công ty Trang 4

3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiê ̣m vụ Xưởng vâ ̣n hành Trang 5

B. CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH TRONG CÔNG TY VÀ


XƯỞNG VẬN HÀNH VÀ XƯỞNG VẬN HÀNH Trang 6

I. Quy trình phân công nhiê ̣m vụ và quyền hạn trong Xưởng
vâ ̣n hành Trang 6

II. Quy trình phối hợp vâ ̣n hành giữa nhà máy điê ̣n Srok Phu
Miêng và TT điều đô ̣ hê ̣ thống điê ̣n Quốc qia Trang 15

III. Quy trình, quy chuẩn quốc gia và Nhà máy Thủy Điê ̣n
Srok Phu miêng về an toàn điê ̣n. Trang 18

IV. Quy trình vâ ̣n hành và xử lý sự cố tổ máy Trang25

II.5. Quy trình vâ ̣n hành và xử lý sự cố máy biến áp Trang 42

II.6. Quy trình vâ ̣n hành và xử lý sự cố máy biến áp thiết
bị trạm 110kV Trang 49

II.7. Quy trình vâ ̣n hành và điều tiết hồ chứa Trang 56

II.8. Quy trình vâ ̣n thực hiê ̣n phiếu thao tác Trang 59

II.9. Quy trình phối hợp giữa các bô ̣ phâ ̣n trong công tác
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, công trình Trang 63

II.10. Hê ̣ thống điều tốc Trang 65

II.11. Hê ̣ thống kích từ Trang 70

II.12. Hê ̣ thống phụ trợ Trang 77

II.13. Hê ̣ thống dầu áp lực Trang 83

II.14. Hê ̣ thống nước kỹ thuâ ̣t Trang 90

II.15. Hê ̣ thống TTTT Điê ̣n, đo đếm điê ̣n năng, DIM nhà máy Trang 93

II.16. Hê ̣ thống tự dùng AC/DC Trang 98

II.17. Hê ̣ thống Điều khiển Và giám sát Trang 102

II.18. Hành hê thống


̣ báo cháy và chữa cháy Trang 104

II.19. Hê ̣ thống thông gió Trang 107

II.20. Hê ̣ thống khí nén Trang 110

xxi. Thiết bị cơ khí thủy công. Trang 110

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 1


Bài thu hoạch

GIỚI THIỆU CHUNG

LỜI NÓI ĐẦU


Sau thời gian được chuyển công tác về Xưởng vâ ̣n hành Công ty CP Thủy điê ̣n
Srok Phu Miêng IDICO, tôi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo Trưởng ca
vâ ̣n hành theo đề cương mà Xưởng trưởng Xưởng vâ ̣n hành ban hành.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiê ̣t tình của xưởng Trưởng,
xưởng phó, các trưởng ca kíp 2 của Xưởng trong quá trình hoc tâ ̣p, tìm hiểu, nâng
cao kiến thức chuyên môn củng như trong công viê ̣c hằng ngày tại xưởng Vâ ̣n
hành.

Trong thời gian đào tạo tôi được hiểu rỏ và sâu sắc hơn về các quy trình, hướng
dẫn vâ ̣n hành, các quy định thực tế đã trược tiếp giúp tôi có them kiến thức chuyên
môn, tác phong cong viê ̣c trong công viê ̣c hàng ngày.

Trong quá trình hiê ̣n đại hóa công nghiê ̣p hóa đất nước điê ̣n năng đóng mô ̣t vai
trò quan trọng, then chốt. Trong đó quá trình vâ ̣n hành an toàn, hiê ̣u quả và đạt
năng suất tối đa của công suất nhà máy thủy điê ̣n Srok Phu Miêng góp mô ̣t phần
vào nhu cầu của ngành điê ̣n.

Xưởng vâ ̣n hành là đơn vị sản xuất chính của công ty, quá trình vâ ̣n hành an
toàn và hiê ̣u quả nhà máy điê ̣n góp phần to lớn trong sự ổn định, phát triển của
công ty. Để thực hiê ̣n tốt nhất trong công tác vâ ̣n hành nhà máy người vâ ̣n hành
phải nắm rỏ kiến thức chuyên môn, quy trình, quy định và không ngừng học tâ ̣p
nâng cao.

Đến nay về cơ bản tôi đã hoàn thành nô ̣i dung học tâ ̣p va đào tạo của mình. Do
thời gian có hạn và những kinh nghiê ̣m vâ ̣n hành cần được rèn giũa thêm vì vâ ̣y
trong bản thu hoạch này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong được sự giúp đỡ, góp ý của Lãnh đạo xưởng, các Trưởng ca nhà máy để
hoàn thiê ̣n hơn. Đồng thời giúp tôi nâng cao nghiê ̣p vụ chuyên môn và khả năng
vân hành trong nhà máy.

Ngoài phần mở đầu và giới thiê ̣u về tổng quan bài thu hoạch này gồm 20 nô ̣i
dung tìm hiểu và học tâ ̣p trong quá trình đào tạo của tôi.

Xin chân thà nh cả m ơn!

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 2


Bài thu hoạch

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIÊN


̣ SROK PHU
MIÊNG IDICO

1. Vị trí địa lý, sơ đồ tổ chức công ty:


- Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng là Nhà máy thủy điện kiểu lòng sông,
nằm ở bậc thang khai thác năng lượng thứ ba trên dòng sông Bé sau nhà máy thủy
điện Thác Mơ và nhà máy thủy điện Cần Đơn, thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.
2. Sơ đồ tổ chức công ty:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc

Văn phòng Phòng Phòng


Tổng hợp Tài chính kế toán Kế hoạch kỹ thuật

Xưởng vận hành Xưởng sửa Đội Tư vấn Nhà máy nước
chữa và QLCT giám sát Bình Phước
IDICO

3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiêm


̣ vụ Xưởng vâ ̣n hành

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 3


Bài thu hoạch

a) Sơ đồ tổ chức:

Xưởng trưởng
Xưởng vận hành

Xưởng phó
Xưởng vận hành

Trưởng ca Trưởng ca Trưởng ca Trưởng ca


Vận hành K1 Vận hành K2 Vận hành K3 Vận hành K4

ĐHV ĐHV ĐHV ĐHV ĐHV ĐHV ĐHV ĐHV


trun gian trung gian trung gian gian gian
g máy tâm máy tâm máy máy máy
tâm

b) Chức năng nhiệm vụ của xưởng vận hành


- Chức năng:
+ Xưởng vận hành có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các thiết bị Nhà
máy để sản xuất điện năng theo kế hoạch sản xuất điện năng được Giám đốc
Công ty phê duyệt.
+ Trực tiếp liên hệ với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) và
Trung tâm Điều độ điều độ Miền Nam (A2) theo Quy trình phối hợp vận hành
giữa Nhà máy và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.
+ Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo dưỡng
tổ máy, đảm bảo vận hành an toàn liên tục.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng CBCNV trong Phân xưởng để đảm bảo vận
hành an toàn, hiệu quả các thiết bị được giao theo Quy trình, Quy phạm của ngành
điện và của Tổng công ty và của Công ty đã ban hành.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 4


Bài thu hoạch

+ Phối hợp với Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Trung tâm
Điều độ hệ thống điện Miền Nam (A2) theo Quy trình phối hợp vận hành giữa
Nhà máy và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
+ Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu
cầu sản xuất.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan (Phòng KHKT, Xưởng Sửa chữa và quản
lý công trình…) kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa
hàng năm.
+ Phối hợp với Phòng KHKT, xưởng Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hàng năm.
+ Chủ động trong việc PCCC cho các thiết bị trong phạm vi quản lý.
+ Tham gia nghiệm thu các thiết bị, công trình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa,
tiểu tu, trung tu, đại tu…
+ Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ của Công ty, khắc
phục các sự cố của khối Tổ máy và các hệ thống khác…
+ Thường xuyên vệ sinh thiết bị vận hành và khu vực trong Nhà máy.
+ Thực hiện việc điều tiết, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của hồ chứa và
nhiệm vụ phòng chống lụt bão theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban phòng chống lụt
bão của Công ty.
+ Thường xuyên kiểm tra thiết bị toàn Nhà máy phát hiện và xử lý kịp thời
những hư hỏng nhỏ và đề xuất phương án xử lý các hư hỏng nghiêm trọng để lãnh
đạo Công ty xem xét giải quyết.
+ Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các Quy trình, Quy phạm phục vụ cho
công tác vận hành.
+ Lập kế hoạch, nội dung đào tạo CBCNV trong Xưởng, trưởng ca, điều hành
viên mới.
+ Tham gia biên soạn hoặc bổ sung các Quy trình, Quy phạm kỹ thuật vận
hành, sửa chữa các thiết bị, chủ trì trong các đợt diễn tập xử lý sự cố. Tổ chức diễn
tập sự cố theo từng ca. từng cá nhân ở vị trí công tác để đánh giá trình độ và kỹ
năng làm việc của từng người để có kế hoạch bồi dưỡng.
+ Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành
theo Quy định của Công ty.
+ Thực hiện việc cập nhật hàng ngày về sản lượng điện sản xuất. theo dõi tình
trạng làm việc của thiết bị, cập nhật sơ đồ vận hành và các chế độ báo cáo thống
kê theo đúng biểu mẫu đã ban hành.
+ Bảo quản, quản lý, lưu giữ các tài liệu được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 5


Bài thu hoạch

II. CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH TRONG CÔNG TY VÀ


XƯỞNG VẬN HÀNH VÀ XƯỞNG VẬN HÀNH
1. QUY TRÌNH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN TRONG XƯỞNG
VẬN HÀNH (Trích 1 số điều trong quy trình phân công nhiê ̣m vụ, quyền hạn trong
xưởng vận hành đã ban hành).
Điều 3. Quyền hạn của Xưởng trưởng
3.1. Điều hành tất cả các nhân viên trong xưởng Vận hành thực hiện công tác
vận hành tổ máy an toàn, hiệu quả, điều tiết hồ chứa hợp lý.
3.2. Có quyền kiểm tra chất lượng công việc thực hiện của các CBCNV trong
Xưởng.
3.3. Có quyền xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV của Xưởng.
3.4 Có quyền đôn đốc các Phòng ban, Xưởng liên quan đến các công tác thuộc
phạm vi trách nhiệm của xưởng Vận hành.
3.5. Phối hợp các Phòng ban, Xưởng liên quan trong công tác bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị, hội đàm kỹ thuật.
3.6. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp kỹ thuật, các bất cập trong công tác vận
hành.
3.7. Được phép liên hệ với các đối tác bên ngoài theo yêu cầu và tính chất công
việc cụ thể được Giám đốc Công ty giao.
Điều 6. Quyền hạn của Xưởng phó
6.1. Có quyền điều hành các ca trực vận hành.
6.2. Có quyền tham gia xét thi đua khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong Xưởng.
6.3. Có quyền đôn đốc các Phòng ban, Xưởng trong Công ty thực hiện các
công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của xưởng Vận hành.
6.4. Phối hợp các Phòng ban, Xưởng liên quan trong công tác bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị, hội đàm kỹ thuật khi được phân công.
6.5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp kỹ thuật, các bất cập trong công tác vận hành.
6.6. Được phép liên hệ với các đối tác bên ngoài theo yêu cầu và tính chất công
việc cụ thể được Giám đốc Công ty giao.
Điều 7. Nhiệm vụ của Trưởng ca
7.1. Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ theo quy định được
phân cấp trong Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Srok Phu
Miêng IDICO và Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia_A0.
7.2. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ
công tác với các cấp điều độ theo quy định được phân cấp trong Quy trình
phốihợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng IDICO và Trung tâm

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 6


Bài thu hoạch

điề độ Hệ thống điện Quốc gia_A0, các quy trình liên quan đến Thị trường điện của
EVN, hay các quy trình khác có liên quan.
7.3. Khi được ủy quyền của các cấp điều độ, Trưởng ca Nhà máy đương phiên
được quyền áp dụng các biện pháp điều chỉnh tần số, điện áp đểm đảm bảo sự vận
hành ổn định của các tổ máy và phải báo ngay đến điều độ cấp trên.
7.4. Trưởng ca Nhà máy cùng điều hành viên trong kíp trực của mình phải đảm
bảo vận hành thiết bị trong Nhà máy an toàn, liên tục.
7.5. Kiểm tra, đôn đốc nhân viên vận hành trong ca thực hiện tốt Quy phạm,
Quy trình của Nhà máy, các Nội quy, quy định của Công ty và các quy trình khác
của Nhà nước có liên quan đến công tác vận hành Nhà máy điện, trạm điện, đường
dây...
7.6. Thực hiện tốt phương thức vận hành của điều độ A0, biểu đồ phụ tải, điều
chỉnh tần số, điện áp theo Điều độ hệ thống điện trên thanh cái 110kV của Nhà
máy. Phân bổ tối ưu phụ tải trên các tổ máy và số lần khởi động các tổ máy tương
đương nhau.
7.7. Chỉ đạo việc thực hiện thao tác trong Nhà máy, ra mệnh lệnh vận hành đến
nhân viên trực thuộc bằng phiếu thao tác theo đúng quy trình.
7.8. Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường thiết bị trong Nhà máy an
toàn, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc bình thường của thiết bị. Khi xảy
ra sự cố phải kịp thời báo cáo cho Xưởng trưởng xưởng Vận hành, lãnh đạo Công
ty, Điều độ hệ thống điện A0, A2 và làm báo cáo sự cố.
7.9. Hằng năm biên soạn và trình Xưởng trưởng Xưởng vận hành kế hoạch
diễn tập sự cố cá nhân và diễn tập sự cố của kíp trực để ban hành thực hiện. Tham
gia diễn tập cứu hỏa trong ca và toàn Nhà máy.
7.10. Kiểm tra, xem xét thiết bị và nơi làm việc của nhân viên trực vận hành
trong ca, đảm bảo vệ sinh thiết bị, vệ sinh môi trường tại vị trí trực.
7.11. Tham gia phân tích sự cố trong Nhà máy và đề nghị các biện pháp phòng
ngừa; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các nhân viên vận hành theo sự
phân công của Xưởng trưởng xưởng Vận hành.
7.12. Trong quá trình vận hành báo cáo, xin ý kiến Xưởng trưởng xưởng Vận
hành, Lãnh đạo Công ty những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết.
7.13. Thay mặt Lãnh đạo xưởng Vận hành báo cáo tình hình vận hành sản xuất
của Nhà máy cho các đoàn khách đến tham quan khi được Xưởng trưởng ủy
quyền (bằng email, điện thoại, tin nhắn…).
7.14. Yêu cầu những người lạ mặt xuất trình giấy tờ khi vào khu vực thuộc
phạm vi quản lý của xưởng Vận hành, trường hợp không đầy đủ giấy tờ hợp lệ sẽ
thông báo bảo vệ Công ty để giải quyết.
7.15. Thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn của mình, tham gia các khóa
tập huấn, hội thảo khoa học kỹ thuật, nghiên cứu các tạp chí, sách khoa học kỹ thuật
mới, nghiên cứu tìm hiểu các tiết bộ kỹ thuật mới được áp dụng trong sản xuất.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 7


Bài thu hoạch

Thường xuyên rèn luyện, động viên, nhắc nhở các thành viên trong ca tinh thần trách
nhiệm trau dồi nghề nghiệp, tiết kiệm vật tư và bảo vệ tài sản của Công ty.
7.16. Thực hiện vận hành tổ máy, điều tiết hồ chứa hợp lý theo kế hoạch vận
hành ngày, tháng, năm do Lãnh đạo Xưởng vận hành, Lãnh đạo Công ty chỉ đạo,
phê duyệt.
7.17 Nhiệm vụ trong thời gian xử lý sự cố:
- Xử lý sự cố ở Nhà máy được tiến hành dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trưởng
ca đương phiên.
- Tất cả chuyên viên kỹ thuật, công nhân sửa chữa, chuyên viên khác trong Nhà
máy khi tham gia xử lý sự cố sẽ theo sự chỉ huy của Trưởng ca đương phiên trong
thời gian xử lý sự cố.
- Mệnh lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói phải do Trưởng ca truyền đạt trực
tiếp tới nhân viên vận hành trong ca và những nhân viên khác cùng tham gia xử lý
sự cố thông qua thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến và nói trực tiếp, mệnh lệnh
phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Trưởng ca phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
về mệnh lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố.
- Khi xảy ra sự cố ở Nhà máy có ảnh hưởng đến hệ thống điện, Trưởng ca cần
nhanh chóng báo cáo cho các cấp điều độ được quy định trong Quy trình điều độ
Hệ thống điện Quốc gia, quy trình liên quan đến Thị trường điện của EVN và thực
hiện tất cả các mệnh lệnh chỉ huy xử lý sự cố, điều chỉnh chế độ làm việc của thiết
bị phù hợp với Quy trình.
- Mọi sự cố tùy thuộc vào mức độ, Trưởng ca cần phải báo cáo tình hình sự cố
cho Ban lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo xưởng Vận hành rõ, thông báo các bộ phận
liên quan để phối hợp xử lý khi cần thiết.
- Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được sự cố cháy nổ hoặc có
nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị ở Nhà máy,
Trưởng ca được phép tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải xin phép
Lãnh đạo xưởng Vận hành, Lãnh đạo Công ty và phải chịu trách nhiệm về những
thao tác xử lý của mình. Sau khi thao tác xử lý xong phải báo cáo ngay tình trạng
thiết bị cho các cấp điều độ được quy định trong Quy trình điều độ Hệ thống điện
Quốc gia, quy trình liên quan đến Thị trường điện của EVN, Lãnh đạo Công ty,
Lãnh đạo xưởng Vận hành, các bộ phận liên quan, cán bộ Phụ trách an toàn về sự
cố và cách thức xử lý, trình tự thao tác xử lý sự cố.
- Đối với trường hợp quan trọng sau đây cần báo gấp cho các cấp điều độ được
quy định trong Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Srok Phu
Miêng và Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia_A0, Lãnh đạo Công ty,
Lãnh đạo xưởng Vận hành, các bộ phận liên quan, cán bộ Phụ trách an toàn:
+ Chết người.
+ Các thiên tai xảy ra như cháy, lũ, lụt mưa bão, gió lớn…
- Các cuộc đàm thoại với các cấp điều độ và nhân viên trực thuộc có liên quan

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 8


Bài thu hoạch

đến việc xử lý sự cố Trưởng ca phải ghi vào sổ nhật ký vận hành.


- Sau khi xử lý sự cố xong, Trưởng ca cần ghi tỉ mỉ vào sổ nhật ký vận hành,
tính chất sự cố xảy ra, thứ tự thời gian thực hiện, làm báo cáo giải trình các sự cố
nghiêm trọng, sự cố có ảnh hưởng đến thiết bị, sự cố chủ quan hoặc theo yêu cầu
của các cấp điều độ được quy định trong Quy trình điều độ Hệ thống điện Quốc
gia, quy trình liên quan đến Thị trường điện của EVN, Lãnh đạo Công ty, Lãnh
đạo xưởng Vận hành, các bộ phận liên quan, cán bộ Phụ trách an toàn.
- Khi mất liên lạc với các cấp điều độ, Trưởng ca phải đảm bảo thiết bị vận
hành an toàn liên tục, tự mình và nhân viên trong ca điều chỉnh chế độ làm việc
của thiết bị đúng quy trình vận hành, thực hiện đúng Quy trình điều độ Hệ thống
điện Quốc gia, quy trình liên quan đến Thị trường điện của EVN, phải tìm mọi
cách liên lạc được với các cấp điều độ.
- Trong quá trình xử lý sự cố, Trưởng ca và nhân viên vận hành trong ca phải
tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành, tiêu chuẩn
an toàn do Nhà nước quy định, các quy trình vận hành, xử lý sự cố của Công ty,
các chỉ dẫn, tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo…
Điều 8. Trách nhiệm của Trưởng ca
8.1. Thực hiện thao tác đúng, chính xác theo sơ đồ vận hành bình thường và
không bình thường trong Nhà máy. Xử lý các trường hợp không bình thường của
thiết bị phải kịp thời và chính xác.
8.2. Bản thân và nhân viên dưới quyền mình thực hiện nghiêm chỉnh công tác
quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, các quy trình, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ
thuật an toàn, quy trình phòng cháy chữa cháy, quy trình vận hành thiết bị; các nội
quy, quy định của Công ty, của Nhà nước ban hành.
8.3. Bảo quản tốt các tài liệu kỹ thuật, các dụng cụ phục vụ sản xuất được trang bị.
8.4. Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện mệnh lệnh của Ban giám đốc,
Lãnh đạo xưởng Vận hành và các cấp điều độ hệ thống điện (được quy định trong
Quy trình điều độ Hệ thống điện Quốc gia).
8.5. Phải chịu trách nhiệm khi thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chính mà
không có sự đồng ý của các cấp Điều độ hệ thống điện.
8.6. Trưởng ca chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện những hàng vi sau đây:
- Ra lệnh thao tác và vận hành thiết bị không đúng trong những điều kiện làm
việc bình thường cũng như trong trường hợp sự cố
- Để xảy ra sự cố chủ quan trong ca trực của mình.
- Vi phạm quy trình, nội quy, kỷ luật lao động của Công ty.
- Xử lý sự cố sai quy trình, quy định dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố.
- Chỉ huy vận hành sai chế độ quy định mà không có lý do chính đáng gây hậu
quả nghiêm trọng cho thiết bị và công trình.
- Bản thân và nhân viên trong ca vi phạm chế độ làm việc bình thường của thiết bị.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 9


Bài thu hoạch

- Ra lệnh chỉ huy thao tác sai, dẫn đến khả năng xảy ra sự cố.
- Để mất tài sản thiết bị trong Nhà máy.
- Trưởng ca chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu ghi chép thông
số vận hành, tính toán sản lượng, thủy văn của Nhà máy, nội dung ghi chép trong
sổ nhật ký vận hành trung tâm và các số liệu báo cáo cho các cấp điều độ, lãnh đạo
Công ty…
Điều 9. Quyền hạn của Trưởng ca
9.1. Ra lệnh cho nhân viên vận hành trong ca thực hiện nhiệm vụ của mình đã
được quy trong Điều 7, thực hiện mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo
xưởng Vận hành và các cấp điều độ theo quy định được phân cấp trong Quy trình
phối hợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng và Trung tâm điều độ
Hệ thống điện Quốc gia_A0, quy trình liên quan đến Thị trường điện của EVN.
9.2. Tự mình quyết định và chịu trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ thao
tác trong tình trạng bình thường và sự cố ở Nhà máy.
9.3. Kiến nghị, phản hồi mệnh lệnh vận hành của các cấp điều độ theo quy định
được phân cấp trong Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Srok
Phu Miêng và Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia_A0, quy trình liên quan
đến Thị trường điện của EVN nếu như xét thấy việc thực hiện mệnh lệnh vận hành
đó sẽ đe dọa đến tính mạng của con người hoặc hư hỏng thiết bị.
9.4. Huy động lực lượng nhân viên vận hành, nhân viên sữa chữa trong các
trường hợp cần thiết để đảm bảo sự làm việc an toàn của Nhà máy.
9.5. Điều chỉnh công việc sửa chữa thiết bị và đưa thiết bị vào vận hành trong
những trường hợp cần thiết khi xảy ra sự cố Nhà máy hoặc Hệ thống điện.
9.6. Thông qua Lãnh đạo Xưởng và Lãnh đạo Công ty mời nhân viên vận hành
trong ca ra khỏi nơi làm việc khi không thực hiện nhiệm vụ và các mệnh lệnh của
mình.
9.7. Tự mình quyết định (trong phạm vi ca trực của mình) sửa chữa những hư
hỏng nhỏ ở thiết bị nhưng phải đảm bảo an toàn cho con người và sự làm việc
thiết bị của Nhà máy.
9.8. Sử dụng ưu tiến các phương tiện liên lạc với các cấp Điều độ trong vận
hành sản xuất.
9.9. Đề nghị Lãnh đạo Xưởng và Lãnh đạo Công ty khen thưởng hoặc kỷ luật
nhân viên vận hành của ca mình.
Điều 10. Nhiệm vụ của Điều hành viên trực vận hành
10.1. Đảm bảo các thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế, thực hiện tốt các
quy trình vận hành, quy trình kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật vận hành Nhà máy điện
và lưới điện, quy trình kỹ thuật an toàn điện, quy trình phòng cháy chữa cháy, các
nội quy, quy định của Công ty, của Nhà nước ban hành.
10.2. Điều hành viên trực vận hành có nhiệm vụ kiểm tra và vệ sinh các thiết bị

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 10


Bài thu hoạch

phần điện – cơ thuộc khu vực mình quản lý đã được phân công theo quy trình.
10.3. Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hiện tượng bất thường của thiết bị, Điều
hành viên trực vận hành phải:
- Xử lý theo khả năng của mình và báo cáo cho Trưởng ca.
- Tham gia xử lý theo hướng dẫn của Trưởng ca.
- Trường hợp hư hỏng thiết bị mà nhân viên sửa chữa chưa đến khi cần vận
hành liên tục, Điều hành viên trực vận hành theo lệnh Trưởng ca tham gia khắc
phục mọi hư hỏng cho đến khi nhân viên sửa chữa đến.
- Tự sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong ca như thay cầu chì, siết chặt các đầu
mối dây,…
- Yêu cầu cắt hoặc tự cắt thiết bị khi thấy nguy cơ đe dọa đến tình mạng con
người và an toàn thiết bị, thực hiện xong báo cáo Trưởng ca.
10.4. Trong suốt thời gian đi ca Điều hành viên trực vận hành cần phải:
- Mọi công việc do chính mình thực hiện hoặc kiểm tra phát hiện được; ghi lại
các báo cáo từ các vị trí trực khác; tính toán thông số báo cáo trình Trưởng ca
kiểm tra trước khi gửi đến Lãnh đạo Xưởng vận hành, Lãnh đạo Công ty, các
phòng ban chuyên môn; các cơ quan ban ngành bên ngoài được quy định trong
quy trình có liên quan.
- Những mệnh lệnh vận hành của Trưởng ca (thời gian và nội dung mệnh lệnh).
- Ghi chép cận thận các thông số vận hành vào sổ hay phiếu kiểm tra thiết bị…
- Thực hiện vệ sinh thiết bị, vị trí trực theo lịch được Lãnh đạo Xưởng ban hành.
10.5. Điều hành viên trực vận hành phải thường xuyên tự học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, tham gia các buổi bồi huấn do Nhà máy, Phân xưởng tổ
chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm vật tư, tiết kiệm điện tự dùng, bảo
vệ tài sản của Công ty.
Điều 11. Trách nhiệm của Điều hành viên trực vận hành
11.1. Điều hành viên trực vận hành có trách nhiệm theo dõi sự làm việc của các
thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý trong thời gian trực ca được quy định tại mục
10.2 Điều 10.
11.2. Điều hành viên chịu trách nhiệm về hành chính và hình sự cũng như đền
bù về vật chất do chính mình gây ra sự cố vì vi phạm chế độ làm việc bình thường
của biết bị, vi phạm các quy trình vận hành, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn
điện, vi phạm nội quy kỷ luật lao động…
11.3. Chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Quyền hạn của Điều hành viên trực vận hành
12.1. Đề nghị hoặc tự mình tách bất kỳ tổ máy nào khi thấy chắc chắn có đe dọa
đến an toàn con người và thiết bị, đồng thời báo cho Trưởng ca việc mình thực hiện.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 11


Bài thu hoạch

12.2. Thông qua Trưởng ca đình chỉ và mời ra khỏi vị trí làm việc nhóm công
tác hoặc những người vi phạm nghiêm trọng kỹ thuật an toàn hoặc phòng cháy
chữa cháy.
12.3. Không cho người lạ, những người không có trách nhiệm, những người
không có quyền đi kiểm tra một mình vào khu vực đặt thiết bị vận hành.
12.4. Chủ động, tự giác thực hiện các công việc thường xuyên hàng ngày mà
không chờ lệnh của Trưởng ca.
Điều 14. Thủ tục giao, nhận ca
14.1. Các ca vận hành phải đi đúng giờ quy định và sẵn sàng bắt tay vào công
việc quản lý vận hành thiết bị Nhà máy trong trường hợp bình thường và sự cố. Ca
vận hành chịu trách nhiệm đi ca theo lịch trực được Xưởng trưởng xưởng vận
hành phê duyệt.
14.2. Trưởng ca và các điều hành viên vận hành Nhà máy không được vi phạm
các quy định sau:
- Giao, nhận ca khi chưa hoàn thành các công việc trong ca trực, hoặc chưa
thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho Ca vận hành nhận.
- Giao, nhận ca khi có đầy đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo,
có mùi rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. Trường hợp
này Trưởng ca đương phiên phải báo cáo với Xưởng trưởng xưởng Vận hành để
cử Trưởng ca hoặc các điều hành viên tương ứng khác thay thế.
- Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành các thao tác phức tạp.
- Làm việc hai ca liên tục.
- Nghiêm cấm uống rược bia, đánh bạc, chơi game và sử dụng các chất kích
thích trong thời gian trực ca.
- Bỏ vị trí trực ca hoặc hết giờ trực ca khi chưa có người của ca nhận (trường
hợp khi đến giờ giao ca mà Ca vận hành nhận chưa đến thì Trưởng ca đương
phiên phải báo ngay cho Xưởng trưởng xưởng Vận hành để bố trí Trưởng ca, điều
hành viên tương ứng khác thay thế).
- Không cho người không có nhiệm vụ vào vị trí đặt thiết bị vận hành khi chưa
được phép của lãnh đạo Công ty hoặc lãnh đạo xưởng Vận hành.
- Làm việc riêng trong giờ trực ca.
- Vi phạm lịch trực ca, trường hợp thay đổi ca phải được sự đồng ý của lãnh
đạo xưởng Vận hành.
14.3. Khi nhận ca Ca vận hành cần phải:
- Trước khi nhận ca, Trưởng ca của Ca vận hành nhận kiểm tra sự có mặt của
các thành viên trong ca.
- Tìm hiểu tình hình vận hành thiết bị, sơ đồ và các chế độ làm việc của các
thiết bị thuộc phạm vi quản lý.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 12


Bài thu hoạch

- Nghe Ca vận hành giao truyền đạt lại những điều cần chú ý để ngăn ngừa sự
cố hoặc những hiện tượng bất thường của thiết bị. Sự thay đổi trong sơ đồ vận
hành cũng như tất cả các mệnh lệnh chỉ thị mới về vận hành, sự làm việc của thiết
bị, công trình; kế hoạch vận hành Thị trường điện, điều tiết hồ chứa từ Lãnh đạo
Xưởng hay Lãnh đạo Công ty.
- Trước khi nhận ca cần xem xét các thiết bị chính, nắm được sơ đồ đấu nối
điện của Nhà máy với Hệ thống điện Quốc gia, thực hiện biểu đồ phụ tải của điều
độ hệ thống điện, kế hoạch huy động tổ máy theo Thị trường điện của EVN…
- Thực hiện phương thức vận hành trong ngày theo yêu cầu của điều độ Quốc
gia hoặc theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Xưởng vận hành, Lãnh đạo Công ty.
- Xem xét việc ghi chép sổ nhật ký vận hành trong ca, sổ theo dõi hư hỏng thiết
bị, sổ ghi phiếu công tác, phiếu thao tác.
- Xem xét những thao tác tách biệt thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận
hành.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ làm việc, hệ thống thông tin liên lạc của
Nhà máy, thiết bị chữa cháy tại các cao trình… và vệ sinh nơi làm việc.
- Ký nhận ca vào sổ nhật ký vận hành.
- Sau khi nhận ca xong, Trưởng ca nhanh chóng báo cáo cho các cấp điều độ hệ
thống điện được quy định trong Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia, quy
trình liên quan đến Thị trường điện của EVN thông qua hê ̣ thống DIM(chữ ký số
của trưởng ca), các thông số qua email, trang web quy đinh....
14.4. Khi giao ca Ca vận hành đương phiên cần phải:
14.4.1. Hoàn thành các công việc trong ca, bao gồm:
- Ghi chép đầy đủ những công việc trong ca vào nhật ký vận hành, tóm lược
đầy đủ ở phần tóm lược của sổ nhật ký vận hành.
- Tính toán các thông số vận hành, ghi đầy đủ thông số vào các tờ thông số, sổ
nhật ký, đồng thời thông báo lại những thông số bất thường cho Ca vận hành nhận.
- Thao tác theo kế hoạch phải xong trước khi giao ca 30 phút.
- Vệ sinh công nghiệp, vệ sinh khu vực trực sạch sẽ, gọn gàng…
- Cập nhật các hư hỏng thiết bị, hệ thống của nhà máy vào sổ và trên máy tính
để theo dõi.
14.4.2. Trưởng ca giao thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho
Trưởng ca nhận những thay đổi sơ đồ đấu dây trên hệ thống điện, những mệnh
lệnh lệnh, chỉ thị mới có liên quan đến công tác vận hành thiết bị của các cấp điều
độ hệ thống điện và Lãnh đạo Xưởng, Lãnh đạo Công ty.
14.4.3. Thông báo cho Ca vận hành nhận những hiện tượng bất thường đã xảy
ra trong ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ vận
hành của thiết bị.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 13


Bài thu hoạch

14.4.4. Truyền đạt lại những điều cần chú ý để ngăn ngừa sự cố hoặc những
hiện tượng bất thường của thiết bị. Sự thay đổi trong sơ đồ cũng như tất cả các
mệnh lệnh chỉ thị mới về vận hành, sự làm việc của thiết bị, công trình.
14.4.5. Giải thích những thắc mắc của Trưởng ca, các điều hành viên Ca vận
hành nhận về những vấn đề họ chưa rõ.
14.4.6. Theo dõi việc giao ca của các vị trí trực trong ca.
14.4.7. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành sau khi Ca vận hành nhận đã ký.
14.5. Cấm giao ca trong thời gian xử lý sự cố và tiến hành các thao tác. Nhân
viên đến nhận ca trong thời gian xử lý sự cố có thể được huy động tăng cường để
xử lý sự cố.
14.6. Khi thiết bị có những hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường của
Nhà máy thì việc giao nhận ca phải được sự đồng ý của Xưởng trưởng xưởng Vận
hành.
14.7. Thủ tục giao nhận ca được thực hiện xong, Ca vận hành nhận có đầy đủ
quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 14


Bài thu hoạch

II. QUY TRÌNH PHỐI HỢP VẬN HÀNH GIỮA NHÀ MÁY ĐIỆN SROK
PHU MIÊNG VÀ TT ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC QIA
1. Mô ̣t số quy định:
- Điều độ hệ thống điện là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện,
truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình,quy
chuẩn kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định.
- Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình
phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm
các cấp điều độ:
+ Cấp điều độ quốc gia;
+ Cấp điều độ miền.
- Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu
nối vào hệ thống điện quốc gia, được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh
vực phát điện.
Trưởng ca nhà máy điện là nhân viên vận hành cấp cao nhất tại nhà máy điện
hoặc trung tâm điều khiển nhà máy điện đó trong thời gian ca trực của họ.
2. Phân cấp điều đô ̣ HTĐ quốc gia:
Điều độ hệ thống điện quốc gia được phân thành 03 cấp chính sau:
2.1. Cấp điều độ quốc gia là cấp chỉ huy, điều độ cao nhất trong công tác điều
độ hệ thống điện quốc gia. Cấp điều độ quốc gia do Trung tâm Điều độ hệ thống
điện quốc gia đảm nhiệm.
2.2. Cấp điều độ miền là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện miền, chịu sự chỉ
huy trực tiếp của Cấp điều độ quốc gia. Cấp điều độ miền do các Trung tâm Điều
độ hệ thống điện miền Bắc, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam và Trung
tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung đảm nhiệm.
2.3. Cấp điều độ phân phối là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện phân phối trên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ
của Cấp điều độ miền tương ứng.
3. Nhiêm
̣ vụ và quyền hạn của các cấp điều đô ̣ HTĐ:
3.1. Nhiệm vụ chính của Điều độ viên quốc gia:
- Chỉ huy điều độ hệ thống điện quốc gia để đảm bảo vận hành an toàn, tin
cậy, ổn định, chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vận hành thực tế của
hệ thống điện quốc gia;
- Chỉ huy việc thực hiện phương thức đã được duyệt;
- Chỉ huy việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới
điện thuộc quyền điều khiển;
- Chỉ huy việc thao tác trên lưới điện thuộc quyền điều khiển;

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 15


Bài thu hoạch

- Chỉ huy thực hiện điều khiển phụ tải hệ thống điện quốc gia;
- Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình
trạng làm việc bình thường của hệ thống điện quốc gia, hạn chế đến mức thấp nhất
thời gian ngừng cung cấp điện;
- Thông báo cho Điều độ viên miền mọi thay đổi chế độ huy động nguồn hoặc
lưới điện thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia làm thay đổi chế độ
vận hành bình thường của lưới điện truyền tải thuộc hệ thống điện miền;
- Xử lý kịp thời các thông tin liên quan trực tiếp đến điều độ hệ thống điện
quốc gia;
- Tham gia phân tích sự cố lớn trong hệ thống điện quốc gia và đề xuất các biện
pháp phòng ngừa;
- Các nhiệm vụ khác do Cấp điều độ quốc gia quy định.
3.2. Nhiệm vụ chính của Điều độ viên miền:
- Chấp hành sự chỉ huy vận hành của Điều độ viên quốc gia;
- Chỉ huy điều độ hệ thống điện miền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn,
tin cậy, đảm bảo chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vận hành thực tế
của hệ thống điện miền;
- Thực hiện phương thức đã được duyệt;
- Chỉ huy việc điều khiển nguồn điện thuộc quyền điều khiển trong hệ thống
điện miền;
- Chỉ huy việc thao tác trên lưới điện thuộc quyền điều khiển;
- Chỉ huy việc điều khiển điện áp hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển;
- Chỉ huy thực hiện điều khiển phụ tải hệ thống điện miền;
- Chỉ huy điều khiển tần số, điện áp hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ
thống điện miền) trong trường hợp hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống
điện miền) tách khỏi hệ thống điện quốc gia;
- Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình
trạng làm việc bình thường của hệ thống điện miền, hạn chế đến mức thấp nhất
thời gian ngừng cung cấp điện;
- Thông báo cho Điều độ viên phân phối tỉnh mọi thay đổi chế độ huy động
nguồn hoặc lưới điện thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ miền làm thay đổi
chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối;
- Khi xảy ra sự cố lớn trong hệ thống điện miền, Điều độ viên miền phải kịp
thời báo cáo cho Điều độ viên quốc gia, lãnh đạo Cấp điều độ miền;
- Tham gia phân tích sự cố lớn trong hệ thống điện miền và đề xuất các biện
pháp phòng ngừa;
- Các nhiệm vụ khác do Cấp điều độ miền quy định.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 16


Bài thu hoạch

4. Quyền điều khiển và kiểm tra các thiết bị cụ thể tại NMTĐ Srok Phu
Miêng:
4.1. Các thiết bị tại NMĐ Srok Phu Miêng thuô ̣c quyền điều khiển của ĐĐQG
bao gồm:
- Huy đô ̣ng công suất hữu công hai tổ máy phát điê ̣n H1, H2.
- Các máy cắt đầu cực và DCL liên quan:
+ MC 901, DCL 901-1, DTĐ 901-15, DTĐ 901-05;
+ MC 902, DCL 902-2, DTĐ 902-25, DTĐ 902-05;
- Các thiết bị rơ le bảo vê ̣ và tự đô ̣ng có liên quan đến các thiết bị nêu trên.
4.2.Các thiết bị tại NMĐ Srok Phu Miêng thuô ̣c quyền điều khiển của ĐĐM
Nam bao gồm:
- Điều chỉnh công suất hữu công hai tổ máy phát điê ̣n H1, H2;
- Toàn bô ̣ các thiết bị nhất thứ có cấp điê ̣n áp 110kV;
- Đường dây 110kV SPM-BL2;
- Các thiết bị rơ le bảo vê ̣ và tự đô ̣ng có liên quan đến các thiết bị nêu trên.
- Các thiết bị tại NMĐ Srok Phu Miêng thuô ̣c quyền kiểm tra của ĐĐQG bao gồm:
- Hê ̣ thống tự dùng NM;
4.3. Các thiết bị tại NMĐ Srok Phu Miêng thuô ̣c quyền kiểm tra của ĐĐM
Nam bao gồm: Các DCL 941-1; 942-2;
5. Công tác phối hợp vâ ̣n hành giữa nhà máy điêṇ srok phu miêng và TT
điều đô ̣ hê ̣ thống điêṇ quốc qia:
- Các thiết bị thuô ̣c quyền điều khiển của NMĐ SPM là toàn bô ̣ thiết bị còn lại
mà ĐĐQG và ĐĐM Nam không có quyền điều khiển, trong quá trình thao tác nếu
ảnh hưởng đến biểu đồ công suất, tính ổn định của NMĐ, hê ̣ thống thì phải báo
cáo và được thực hiê ̣n khi có sự đồng ý.
- Tham gia điều chỉnh tần số, điê ̣n áp bằng cách tăng giảm công suất P,Q và
báo cáo cho các cấp Điều đô ̣ viên theo quy định.
- Công bố công suất hàng tuần vào thứ 3, công suất hàng ngày trước 11h ngày
hôm trước theo thông tin thị trường Điê ̣n, đo đếm điê ̣n năng, DIM nhà máy và sữa
chữa ngoài kế hoạch trước 7 ngày.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 17


Bài thu hoạch

III. QUY TRÌNH, QUY CHUẨN QUỐC GIA VÀ NHÀ MÁY THỦY ĐIÊN
̣
SROK PHU MIÊNG VỀ AN TOÀN ĐIÊN
̣ .
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
(Trích quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Chương I : Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Quy chuẩn này quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các
công việc xây dựng, vận hành, thí nghiệm, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị
điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử
dụng điện:
1. Tuân thủ Quy chuẩn này và các quy định về an toàn khác liên quan đến
côngviệc được giao.
2. Người sử dụng lao động phải:
a) Đảm bảo điều kiện an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người
lao động tại nơi làm việc và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
b) Huấn luyện kiến thức cần thiết về công tác an toàn cho người lao động theo
quy định của pháp luật.
c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn tại hiện
trường.
3. Tổ chức (cá nhân) thuê tổ chức (cá nhân) khác thực hiện các công việc có
khả năng xảy ra tai nạn do điện thì hai bên phải thoả thuận và quy định rõ ràng các
biện pháp an toàn, trách nhiệm của mỗi bên trước khi thực hiện công việc.
Điều 4. Giải thích từ ngữ trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền điều hành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở; Thủ trưởng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý và sử dụng lao động;
c) Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 18


Bài thu hoạch

phận tương đương.


2. Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn
vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
3. Người chỉ huy trực tiếp là người có trách nhiệm phân công,chỉ huy và giám
sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
4. Người cho phép là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm
việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện.
5. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ
định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
6. Người cảnh giới là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh
báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
7. Đơn vị công tác là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp vv...
8. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận
hành các thiết bị, đường dây dẫn điện.
9. Nhân viên đơn vị công tác là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện
công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
10. Làm việc có điện là công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng
các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
11. Làm việc không có điện là công việc làm ở thiết bị điện đã được cắt điện từ
mọi phía.
12. Phương tiện bảo vệ cá nhân là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác phải
sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình.
13. Thiết bị và vật liệu điện là máy móc, công cụ, đồ dùng điện; vật liệu dẫn
điện, cách điện; các kết cấu hỗ trợ sử dụng trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
14. Xe chuyên dùng là loại xe được trang bị phương tiện để sử dụng cho
mụcđích riêng biệt.
15. Cắt điện là cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện.
16. Thiết bị điện hạ áp là thiết bị mang điện có điện áp dưới 1000V.
17. Thiết bị điện cao áp là thiết bị mang điện có điện áp từ 1000V trở lên.
Chương II :Thiết lập vùng làm việc
Mục 1: Đặt rào chắn và biển báo, tín hiệu
- Cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố
trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.
- Thiết bị lắp đặt ngoài trời
- Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời, người sử dụng lao động phải

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 19


Bài thu hoạch

thực hiện các biện pháp sau để những người không có nhiệm vụ không được vào
vùng đã giới hạn:
+ Rào chắn hoặc khoanh vùng .v.v…
+ Tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.
+ Khóa cửa hoặc sử dụng dụng cụ tương đương khác bố trí ở cửa vào, ra.
- Thiết bị lắp đặt trong nhà
- Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà, người sử dụng lao động phải
thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và người
trực tiếp vận hành, những người khác không đi đến gần các thiết bị đó.
- Đặt rào chắn tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác
- Khi vùng làm việc của đơn vị công tác mà khoảng cách đến các phần mang
điện ở xung quanh không đạt được khoảng cách quy định ở bảng dưới đây thì phải
làm rào chắn để ngăn cách vùng làm việc của đơn vị công tác với phần mang điện.
- Rào chắn tạo vùng làm viê ̣c cho đơn vi công tác khoảng cách vùng không đă ̣t
rào chắn:
Cấp điê ̣n áp (kV) Khoảng cách (m)
Đến 15 0,7
Trên 15 đến 35 1
Trên 35 đến 110 1,5
220 2,5
500 4,5
- Khoảng cách từ rào chắn đến phần mang điê ̣n
Cấp điê ̣n áp (kV) Khoảng cách (m)
Đến 15 0,35
Trên 15 đến 35 0,6
Trên 35 đến 110 1,5
220 2,5
500 4,5

- Sắp xếp nơi làm việc trong quá trình làm việc, dụng cụ, vật liệu, thiế bị làm
việc phải để gọn gàng và tránh gây thương tích cho mọi người.
- Chiếu sáng vị trí làm việc:
+ Người sử dụng lao động phải duy trì cường độ chiếu sáng tại vị trí làm việc
phù hợp với quy định.
+ Người sử dụng lao động phải đảm bảo việc chiếu sáng không gây chói mắt
hoặc gây tương phản giữa sáng và tối.
- Cảnh báo tại nơi làm việc:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 20


Bài thu hoạch

Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn
tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn
cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.
2. Quy trình quản lý vâ ̣n hành thiết bị ở nhà máy thủy điêṇ srok phu miêng
2.1. Đối với công tác vâ ̣n hành thiết bị:
- Nhân viên vâ ̣n hành phải nắm vững sơ đồ, quy trình, hướng dẫn vâ ̣n hành
thiết bị, các thông tư...
- Trưởng ca trực đương phiên được giao nhiê ̣m vụ điều hành ca trực của mình
thực hiê ̣n thao tác chạy máy, dừng máy, kiểm tra, xử lý sự cố tổ máy và chịu trách
nhiê ̣m về an toàn con người và thiết bị.
- Nhân viên vâ ̣n hành làm viê ̣c đô ̣c lâ ̣p và trưởng ca phải có trình đô ̣ an toàn ít
nhất bâ ̣c 4.
- Những người sau đây được phép đi kiểm tra mô ̣t mình ở các thiết bị có điê ̣n
áp trên 1000V:
a) Cán bô ̣ lãnh đạo kỹ thuâ ̣t có trình đô ̣ an toàn bâ ̣c 5:
- Phó GĐ phụ trách kỹ thuâ ̣t.
- Cấp trưởng, phó bô ̣ phâ ̣n xưởng vâ ̣n hành, xưởng sửa chữa và phòng KHKT.
- Cán bô ̣ phụ trách an toàn, trưởng ca đương phiên nhà máy.
b) Nhân viên vâ ̣n hành thiết bị đó phải có trình đô ̣ an toàn ít nhất bâ ̣c 3.
- Khi đi kiểm tra thiết bị một mình, chỉ được đứng ngoài, cấm vượt qua rào
chắn. Khi cần kiểm tra bên trong nơi đặt thiết bị mà phải vượt qua rào chắn thì
phải có mặt một người thứ hai có trình độ an toàn ít nhất là bậc III và không đến
gần phần có điện theo khoảng cách an toàn được quy định ở điều 16.
- Nếu thiết bị phân phối đặt cao trên giá đỡ mà khoảng cách từ chân sứ đến sàn
nhà hoặc nên đất không nhỏ hơn 2 mét, còn các phần có điện có khoảng cách nhỏ
nhất tới mặt đất là 2,75 mét đối với điện áp 35KV, 3,2 mét đối với điện áp 66KV,
3,5 mét đối với điện áp 110 KV thì có thể cho phép một người đi kiểm tra nếu
người này có trình độ an toàn ít nhất bậc IV. Khi kiểm tra không được làm bất cứ
việc gì khác.
- Nếu phát hiện bộ phận điện bất kỳ bị chạm đất thì khi chưa cắt điện, cấm đến
gần chỗ chạm đất ở khoảng cách 4 đến 5 mét đối với thiết bị trong nhà và 8 đến 10
mét đối với thiết bị ngoài trời. Chỉ cho phép đến gần chỗ chạm đất với khoảng
cách nhỏ hơn quy định ở trên, khi cần thiết phải cắt điện để xử lý sự cố hoặc cứu
người bị tai nạn điện, nhưng phải có trang bị an toàn và tuân theo các nguyên tắc
cấp cứu.
- Khi đóng cắt dao cách ly bằng sào thao tác nhất thiết phải mang găng tay và
đi ủng cách điện.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 21


Bài thu hoạch

- Khi tháo và lắp cầu chảy có điện áp phải đeo kính bảo hiểm, mang găng tay.
Cấm tháo cầu chảy khi đang mang tải.
- Nhân viên Vận Hành phải nhớ kỹ rằng điện áp trên những thiết bị mà họ quản
lý sau khi đã mất điện có thể bất ngờ phục hồi lại trong vận hành bình thường
cũng như trong sự cố.
- Trường hợp xảy ra tai nạn đe dọa đến tính mạng con người thì nhân viên vận
hành phải lập tức cắt điện để cứu người bị nạn mà không phải chờ lệnh của cấp
trên.
- Đối với mỗi tủ phân phối, đóng cắt 11KV (AH101 đến AH112) thì mỗi tủ
phải có một chìa khóa riêng để mở cửa tủ. Tất cả các chìa khóa này do nhân viên
trực vận hành giữ, ai mượn chìa khóa phải ký nhận vào sổ. Quy định mượn chìa
khóa như sau:
- Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát của
đơn vị công tác chỉ được mượn các chìa khóa trên trong thời gian tiến hành công
việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác. Chìa khóa được giao khi trao phiếu
công tác và hàng ngày khi hết giờ cũng như sau khi kết thúc công việc phải trao lại
cùng với phiếu công tác.
3. Quy trình kỹ thuật an toàn điện khi tiến hành công việc ở nhà máy thủy
điện srok phu miêng (Trích QT quản lý vận hành, sữa chữa, quy trình kỹ thuật
an toàn điê ̣n trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị Nhà máy thủy điê ̣n Srok
Phu Miêng IDICO)
1. Cắt điện:
Điều 15: Để chuận bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hoặc cắt điện hoàn
toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến
nơi làm việc như dùng khóa khóa bộ truyền dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao
tác, cắt nguồn điều khiển cho máy cắt, động cơ truyền dao động cách ly…
- Treo biển “ Cấm đóng điện, có người làm việc” ở bộ truyền dao động cách ly,
biển “ Cấm mở van có người đang làm việc” ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào
chắn.
- Đấu sẵn dây nối đất di động xuống đất, kiểm tra xem còn điện áp ở phần thiết
bị sẽ tiến hành công việc hay không, sau đó tiến hành nối đất.
- Đặt rào chắn cách nơi làm việc và treo biển “Dừng lại, điện cao áp” và các
loại biển khác “Cấm trèo, nguy hiểm”, “ Làm việc tại đây”, “ Trèo tại đây”… Nếu
cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn.
Điều 16: Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:
- Những phần có điện mà trên đó sẽ tiến hành công việc:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 22


Bài thu hoạch

- Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm
hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
a) Đối với điện áp định mức đến 15KV là 0,7 mét;
b) Đối với điện áp định mức trên 15KV đến 35KV là 1 mét;
c) Đối với điện áp định mức trên 35KV đến 110KV là 1,5 mét;
d) Đối với điện áp định mức đến 220KV là 2,5 mét;
e) Đối với điện áp định mức đến 400 và 500KV là 4,5 mét.
Điều 17: Khi không thể cắt điện được mà khoảng cách nhỏ hơn quy định thỉ
phải làm rào chắn, với khoảng cách từ rào tới phần có điện như sau:
- 0,35 mét đối với điện áp đến 15KV;
- 0,6 mét đối với điện áp trên 15KV đến 35KV;
- Đối với điện áp trên 35KV thì phải đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất được quy
định tại điều 16.
Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào chắn được xác định tùy theo điều kiện
cụ thể và tính chất công việc do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực
tiếp chịu trách nhiệm.
Điều 18: Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ là phần thiết
bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía
bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp…
Cấm cắt điện chỉ bằng máy cắt điện rồi tiến hành công việc mà phải cắt cả dao
cách ly.
Điều 19: Sau khi cắt điện bằng máy cắt điện và dao cách ly có bộ truyền động
điều khiển từ xa, phải khóa các mạch điều khiển tự động như gỡ cầu chảy mạch
thao tác, cắt nguồn điều khiển cho động cơ truyền động dao cách ly… Đối với dao
cách ly điều khiển trực tiếp thì phải dùng khóa khóa bộ truyền động lại sau khi đã
xác định lưỡi dao ở vị trí cắt.
Điều 20: Để ngăn ngừa các nguồn điện áp qua máy biến áp lực, máy biến áp
đo lường, máy phát Diesel có thể đưa điện áp cao bất ngờ đến nơi làm việc, phải
cắt điện cả phía cao áp và hạ áp của các máy biến áp có liên hệ với phần thiết bị
đang tiến hành công việc và phải treo biển “ Cấm đóng điện, có người đang làm
việc”
Điều 21: Ở khóa điều khiển và bộ truyền động của dao cách ly, các máy cắt
cấp nguồn cho động cơ truyền động dao cách ly, các phụ tải điện mà từ đó có thể
đưa điện đến chỗ làm việc thì treo biển “ Cấm đóng điện, có người đang làm viê ̣c.
Khi có người làm việc trên đường dây thì trên bộ truyền động của dao cách ly
đường dây treo biển “ Cấm đóng điện, có người làm việc trên đường dây”.
Điều 22: Cắt điện phải do nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm ủy nhiệm việc

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 23


Bài thu hoạch

thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành, trừ trường hợp công nhân sửa chữa đã
được huấn luyện thao tác.
Điều 23: Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền, điều độ
Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị quản lý vận hành phải đảm nhiệm việc
bàn giao đường dây cho đơn vị sửa chữa tại hiện trường.
2. Treo biển báo và đặt rào chắn:
Điều 24: Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ hoặc vật liệu cách điện. Rào
chắn phải khô ráo, chắn chắc để tránh đổ vào phần có điện. Trên rào chắn tạm thời
phải treo biển “Dừng lại, có điện nguy hiểm chết người”
Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người có thể thoát ra
khỏi chổ làm việc dễ dàng.
Điều 25: Ở các trạm phân phối ngoài trời, khi làm việc ở các thiết bị đặt trên
móng, trên giá sắt, phải dùng dây thừng, rào xung quanh chỗ làm việc và treo biển
“ Dừng lại, có điện nguy hiểm chết người” chữ viết trên biển hướng vào phía trong
rào.
Khi thiết bị và thanh cái của trạm phân phối được cắt điện hoàn toàn trừ dao
cách ly đường dây, xung quanh móng hoặc giá đỡ của dao cách ly phải rào dây
thừng và treo biển “Dừng lại, có điện nguy hiểm chết người” Chữ viết hướng ra
phía ngoài rào.
Điều 26: Khi làm việc trên các xà của trạm phân phối ngoài trời, ở chỗ cột trèo
lên để làm việc thì treo biển “Trèo tại đây” còn các vị trí khác lân cận treo biển
“Cấm trèo, nguy hiểm chết người”
Tại chỗ làm việc, sau khi nối đất xong phải treo biển “ Làm việc tại đây”
Điều 27: Trong thời gian làm việc công nhân sửa chữa của đơn vị công tác
không được di chuyển, cất biển báo, rào chắn và không được tự ý đi vào những
khu vực có biển cảnh báo cấm.
3. Kiểm tra không còn điê ̣n, đă ̣t tiếp địa:
- Sau khi cắt điê ̣n, nhân viên vâ ̣n hành phải tiến hành kiểm tra, xác minh không
còn điê ̣n, kiểm tra phải đeo gang tay cách điê ̣n, dùng bút thử, đồng hồ đo, sào thử
điê ̣n…
- Tiếp địa di đô ̣ng hay cố định tùy theo tính chất công viê ̣c, phiếu yêu cầu công
tác, yêu cầu trực tiếp đơn vị sữa chữa… khi tiếp địa di đông phải tiếp đất trước sau
đó mới nối vào thiết bị cần tiếp đất.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 24


Bài thu hoạch

IV. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ TỔ MÁY
1. Thông số kỹ thuật chính tổ máy:
1.1. Turbine thuỷ lực :
- Loại ZZD233-LH-455 (kiểu Kaplan trục đứng).
- Đường kính bánh xe công tác : 4.5m.
- Số cánh bánh xe công tác : 4 cánh.
- Cột áp định mức : Hr = 19m.
- Cột áp lớn nhất : Hmax = 22m.
- Cột áp nhỏ nhất : Hmin = 11m.
- Chiều cao Hs : -4.68m.
- Công suất turbine định mức ở cột áp tính toán: N = 26.154MW.
- Hiệu suất định mức :  = 92,45%.
- Lưu lượng nước qua turbine ở công suất định mức và cột nước tính toán: Qr =
152.52m3/s.
- Tốc độ định mức : nh = 136.4 vòng/phút.
- Tốc độ lồng tốc (trạng thái mang tải) : np = 276 vòng/phút.
- Tốc độ lồng tốc (trạng thái không tải tự do) : np = 325 vòng/phút.
- Mỗi turbine có hai servomotor đóng mở cánh hướng nước, đường kính xylanh
320mm, hành trình tối đa của servomotor: 765mm, điều khiển secvomoter bằng
dầu áp lực 63kg /cm2.
- Số cánh hướng dòng : 12 cánh.
- Số cánh hướng nước : 24 cánh, chiều cao mỗi cánh: 1820mm, độ
mở cánh hướng a0 = 489.2mm (100%).
- Số cánh quay bánh xe công tác : 4 cánh.
- Đường kính trục turbine : đường kính ngoài 750mm, đường kính
trong 300mm.
- Độ mở tối đa của cánh xoay : ±150 (tương đương ±92mm).
- Ổ hướng turbine gồm 8 sécmăng bằng thép tráng babit, làm mát gián tiếp
bằng nước.
- Khe hở giữa trục turbine và các sécmăng ổ hướng cho phép: 0,3 ÷ 0,4mm.
- Loại dầu turbine : Turbinol X46 do BP sản xuất.
- Lưu lượng nước làm mát dầu ổ hướng turbine: 18m3/h, áp lực 2÷ 7 Kgf/cm2.
1.2. Máy phát thuỷ lực :

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 25


Bài thu hoạch

- Loại : SF25.5-44/6900.
- Công suất định mức : 30.000 KVA/ 25.500 KW.
- Điện áp định mức : 11.000V.
- Dòng điện stator định mức : 1574.6A.
- Dòng rotor định mức : 770A.
- Hệ số công suất định mức : 0,85.
- Tốc độ quay định mức của rotor : 136.4 vòng/phút.
- Tốc độ quay lồng tốc của rotor khi cắt tải 100%: 276 vòng/phút.
- Tốc độ quay lồng tốc của rotor (tự do) : 325 vòng/phút.
- Số cực từ : 44 cực từ.
- Điện trở một chiều cuộn dây rotor ở 150C : 0,198ohm.
- Điện trở một chiều một pha stator ở 150C : 0,0185ohm.
- Số pha : 3 pha.
- Cấp cách điện : Cấp F.
- Sơ đồ nối dây stator : Nối sao, trung tính nối qua
biến điện áp 1 pha để lấy tín hiệu bảo vệ chạm đất stator.
- Đường kính ngoài stator Da : 6900mm.
- Đường kính trong stator Di : 6370mm.
- Chiều cao lõi từ stator lt : 1040mm.
- Khe hở máy phát δ : 9.5mm.
- Chiều cao lõi từ rotor lp : 1020mm.
- Ổ hướng máy phát gồm 8 sécmăng bề mặt tráng babit và được làm mát gián
tiếp bằng nước (làm mát dầu, dầu bôi trơn ổ hướng máy phát: Dầu turbine BP
Turbinol X46). Lưu lượng nước làm mát qua bộ làm mát ổ hướng máy phát:
9m3/h áp lực nước làm mát từ 2÷ 4 kg/cm2.
- Ổ đỡ máy phát gồm 10 sécmăng có phủ nhựa kim loại chống mài mòn, có 8
bộ làm mát dầu (dầu bôi trơn trong ổ đỡ: Dầu turbine BP Turbinol X46). Lưu
lượng nước làm mát qua bộ làm mát dầu ổ đỡ máy phát: 30m3/h, áp lực nước làm
mát từ 2÷ 4kg/cm2.
- Rotor và stator được làm mát bằng không khí đối lưu tuần hoàn, không khí
nóng được giải nhiệt bằng 8 bộ làm mát sử dụng môi chất làm mát bằng nước.
Lưu lượng nước làm mát qua các bộ làm mát không khí: 256m3/h, áp lực nước
làm mát từ 2÷ 7,5kg/cm2.
- Số con đội phanh: 8 con đội, dùng để phanh tổ máy và nâng rotor khi kiểm
tra, sửa chữa, khởi động tổ máy lần đầu hoặc khi trung, đại tu.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 26


Bài thu hoạch

- Áp lực khí phanh: 5 ÷ 7Kg/cm2.


- Bắt đầu phanh tổ máy khi tốc độ quay giảm đến nhỏ hơn hoặc bằng 30% tốc
độ định mức (40,92 vòng/phút).
- Áp lực dùng để nâng rotor: Sử dụng bơm nâng di động, áp lực làm việc
68Kgf/cm2, nâng không quá 3mm.
2. Vận hành turbine:
2.1. Qui định chung vận hành turbine:
- Trong vận hành turbine các tổ máy phải đảm bảo sự làm việc liên tục, an
toàn, với hiệu suất tối ưu và sẵn sàng đáp ứng phụ tải theo yêu cầu của điều độ.
- Không cho phép vận hành tua bin khi cột nước làm việc nằm ngoài giới hạn
cho phép.
- Sau khi sửa chữa, trước khi đưa tổ máy vào vận hành phải đảm bảo mọi công
tác trên hệ thống thiết bị turbine đã kết thúc, đồng thời phải kiểm tra toàn diện hệ
thống phụ trợ, thiết bị chính, thiết bị điều khiển và thiết bị bảo vệ của turbinee ở
trạng thái sẵn sàng làm việc.
2.2. Các trường hợp sự cố ở turbine không cho phép tổ máy tiếp tục làm việc:
- Khi có hư hỏng chi tiết và các bộ phận cơ khí của thiết bị, khi có va đập và
tiếng động bất thường trong buồng turbine.
- Nhiệt độ các séc măng ổ hướng turbine vượt quá giới hạn.
- Khi mức dầu trong thùng dầu ổ hướng turbine nằm ngoài giới hạn cho phép.
- Khi có tín lẫn nước trong dầu ổ hướng turbine và mức dầu trong ổ tăng cao và
tiếp tục tăng.
- Khi có từ một chốt cắt cánh hướng nước trở lên bị gãy.
- Khi hư hỏng đệm kín trục turbine hay các van phá chân không làm việc liên
tục dẫn đến nước từ bên dưới buồng BXCT trào ra hầm turbine, các bơm hầm
turbine bơm không kịp, mức nước trong hầm turbine tăng nhanh.
- Độ đảo trục ổ hướng turbine lớn.
- Xì dầu nhiều ở đầu secvomotor.
- Hư hỏng van giảm chấn và cơ cấu Cam hành trình phản hồi dịch chuyển cánh
hướng.
- Đầu dầu có tiếng kêu bất thường, không điều khiển được, dầu tràn ra nhiều...
2.3. Công việc kiểm tra turbine khi vận hành:
- Trong vận hành bình thường phải duy trì tổ máy làm việc theo đúng đặc
tuyến vận hành turbine thuỷ lực do nhà chế tạo quy định (trong vùng cho phép của
các đường giới hạn công suất, cột áp...), khi chế độ làm việc của tua bin bị vi

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 27


Bài thu hoạch

phạm (làm việc ngoài vùng cho phép của các đường giới hạn), trưởng ca ca trực
đương phiên cần áp dụng mọi biện pháp điều chỉnh cần thiết để đưa tổ máy về
vùng cho phép của đặc tuyến.
- Trong quá trình các tổ máy vận hành ở chế độ phát điện, nếu như quá trình
điều chỉnh tự động của hệ thống điều tốc không đáp ứng được yêu cầu của hệ
thống (dao động lưới gây tăng hoặc giảm nhanh công suất các tổ máy), nhân viên
vận hành cần phải tác động điều chỉnh phù hợp để nhanh chóng ổn định lại công
suất tổ máy về định mức.
- Trong chế độ làm việc bình thường phải định kỳ kiểm tra, xem xét các thiết bị
chính, thiết bị phụ ghi vào sổ nhật ký vận hành và bảng thông số kiểm tra thiết bị
với các thông số sau:
+ Công suất;
+ Độ mở cánh hướng nước; cánh xoay;
+ Cột áp;
+ Áp lực buồng xoắn, côn hút, nắp turbine;
+ Lưu lượng nước làm mát ổ hướng turbine, lưu lượng nước đệm kín trục;
+ Nhiệt độ của các séc măng và mức dầu ổ hướng turbine. Bất kỳ sự thay đổi
nào về nhiệt của ổ hướng turbine trong điều kiện làm việc ổn định của tổ máy bị
lệch 2÷3°C đều phải xem xét, phân tích nguyên nhân tìm biện pháp khắc phục và
báo cáo lại với Xưởng trưởng XVH;
+ Lắng nghe những âm thanh bất thường, sự rò rỉ dầu, nước trong hầm turbine
để có những biện pháp xử lý tốt nhất hạn chế thấp nhất sự cố xảy ra.
- Trong thời gian vận hành tổ máy ca trực đương phiên cần phải thực hiện các
việc sau:
+ Định kỳ hằng giờ đi kiểm tra tất cả các thiết bị trong đó lưu ý lưu lượng nước
đệm kín trục, nước rỉ ở hầm turbine, vệ sinh buồng turbine;
+ Tình trạng làm việc của ổ hướng turbine, không có sự tăng cao các trị số
nhiệt độ séc măng, mức dầu trong ổ;
+ Tình trạng làm việc các servomotor cánh hướng, các chi tiết của cánh hướng
không có sự rung, giật mạnh, trạng thái của các chốt cắt;
+ Kiểm tra hoạt động của hệ thống thoát nước ở hầm turbine, nếu nước chảy
không kịp rút và có xu hướng tăng cao thì phải chạy các bơm tăng cường để hổ trợ;
+ Áp lực nước trong buồng xoắn, côn hút, nắp turbine;
+ Theo dõi mức dầu trong thùng dầu ổ hướng turbine (kiểm tra qua lỗ kính
kiểm tra, tín hiệu mức dầu trên máy tính, HMI), kiểm tra tình trạng nước lẫn trong
dầu ổ hướng tua bin.
- Khi đi kiểm tra nếu phát hiện các hiện tượng không bình thường của thiết bị

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 28


Bài thu hoạch

thì Điều hành viên phải xử lý tại chỗ theo khả năng và quyền hạn của mình để
tránh sự cố lan rộng, đồng thời báo cáo Trưởng ca để hổ trợ. Ghi chép vào nhật ký
vận hành, sổ theo dõi của thiết bị. Tuỳ theo mức độ phát triển của khiếm khuyết,
trưởng ca đương phiên phải tiến hành xử lý, khắc phục các hiện tượng bất thường
và dừng máy sự cố trong các trường hợp sau:
+ Có tiếng kêu lạ trong hầm turbine, cửa vào côn xả, buồng xoắn;
+ Xì nước không xử lý được ở các lổ chui kiểm tra, van phá chân không, đệm
kín làm việc...;
+ Hư hỏng thanh giằng, chốt cắt, chốt định vị cánh hướng nước, các ốc hãm bị
xoay, lỏng, biến dạng;
+ Có sự rung động mạnh ở ổ hướng turbine và nắp turbine; giá chữ thập của ổ
hướng máy phát, sàn máy phát (59.0) mà mắt thường nhận thấy được;
+ Lưu lượng nước đầu vào các bộ làm mát gió máy phát; ổ đỡ; ổ hướng máy
phát; ổ hướng turbine không đảm bảo giá trị vận hành;
+ Tín hiệu nước lẫn trong dầu các ổ xuất hiện và mức dầu trong các ổ gia tăng;
+ Xì nước ở các đường ống trong hệ thống nước kỹ thuật tổ máy mà không
khắc phục được.
3. Vận hành máy phát:
3.1. Quy định vận hành máy phát:
a) Khi vận hành các tổ máy phát cần phải đảm bảo làm việc liên tục ở chế độ
phát với các thông số quy định, đảm bảo hệ thống điều tốc, hệ thống kích từ, hệ
thống làm mát... các thiết bị bảo vệ làm việc chắc chắn.
b) Cho phép máy phát làm việc lâu dài với chênh lệch điện áp trong giới hạn ±
5% so với điện áp định mức.
c) Trong chế độ vận hành cố định công suất hữu công phải giữ máy phát điện
phát đúng công suất hữu công theo lệnh điều độ, trong phạm vi ± 0,5Hz so với tần
số định mức (50Hz).
d) Ở chế độ không cân bằng, dòng điện các pha của máy phát không được lệch
quá 20%, dòng pha cao nhất không được vượt quá giá trị định mức.
e) Trong mọi trường hợp vận hành, không được để dòng Stator, dòng Rotor
vượt quá giá trị định mức.
f) Phương thức hòa điện tổ máy:
- Phương thức hoà điện chính là tự động;
- Hoà điện bằng tay chỉ được áp dụng khi:
+ Mạch hoà tự động bị hư hỏng trong quá trình lên máy;

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 29


Bài thu hoạch

+ Khi tần số và điện áp lưới không ổn định mà cần hoà máy vào lưới ngay để
đáp ứng theo yêu cầu của Điều độ.
g) Điều kiện hòa điện bằng tay: Chỉ cho phép hoà tổ máy khi điện áp máy phát
và điện áp hệ thống chênh lệch tối đa không quá ± 10% và tần số chênh lệch tối đa
không quá ± 0,25 Hz và góc lệch pha không quá 30°C.
h) Khi cần tiến hành các công việc trên rotor, stator và các thiết bị bên trong
máy phát nhất thiết phải án động phần cơ, phần điện tổ máy và thực hiện đầy đủ
các biện pháp đảm bảo an toàn.
j) Sau khi sửa chữa, trước khi đưa tổ máy vào vận hành phải đảm bảo mọi công
tác trên hệ thống thiết bị máy phát đã kết thúc, đồng thời phải kiểm tra toàn diện
hệ thống làm mát, thiết bị chính, thiết bị điều khiển và thiết bị bảo vệ của máy
phát ở trạng thái sẵn sàng, làm việc chắc chắn.
3.2. Kiểm tra tổ máy khi dòng điện các pha không đều nhau:
a) Khi dòng điện các pha không đều nhau và sai lệch vượt quá trị số quy định,
phải giảm tải máy phát xuống và báo cáo ngay cho Điều độ A0, đồng thời ghi vào
sổ nhật ký vận hành.
b) Trong trường hợp máy phát làm việc với trị số dòng điện các pha không đều
nhau nhưng sai lệch chưa vượt quá trị số quy định thì phải tăng cường theo dõi
nhiệt độ, độ rung, độ đảo trục của tổ máy. Nếu thấy nhiệt độ các ổ cao bất thường
hay âm thanh bất thường hay sự rung động tổ máy lớn phải báo cáo ngay cho Điều
độ A0 xin giảm tải tổ máy.
3.3. Các công việc kiểm tra khi máy phát vận hành:
a) Chế độ làm việc của máy phát điện được kiểm tra theo các trạng thái đèn
hiển thị, giá trị đồng hồ đo lường (P, Q, U, I, nhiệt độ, áp lực dầu, khí...), các
thông số giám sát trên máy tính lắp đặt tại phòng điều khiển trung tâm (tín hiệu
digital, analog...), các tủ đo lường, điều khiển tổ máy... Mọi chỉ số của đồng hồ đo
các thông số máy phát, nhiệt độ cuộn dây stator, rotor, nhiệt độ gió làm mát và các
đại lượng khác đặc trưng cho tình trạng của máy phát khi làm việc đều phải thu
thập, kiểm tra số liệu để đánh giá tình trạng vận hành của máy phát. Các số liệu
trên đều phải ghi vào bảng kiểm tra tình trạng thiết bị, file máy tính và lưu trữ theo
qui định của Công ty .
b) Ngoài ra cần kiểm tra tình trạng làm việc các thiết bị của máy phát như sau:
- Tình trạng chổi than (có hay không phát tia lửa điện).
- Dây dẫn chỗi than không bị biến màu do quá nhiệt.
- Không có chỗi than lỏng quá hoặc chặt quá, không có tiếng kêu lạ.
- Độ sạch của vành tiếp xúc và chỗi than (nhìn xung quanh có bụi than không).
- Lưu lượng nước tuần hoàn làm mát máy phát đảm bảo.
- Không có mùi khét, cháy.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 30


Bài thu hoạch

- Không có tiếng động lạ trong buồng máy phát.


- Cửa buồng máy phát phải đóng.
- Không có những rung động bất thường của các ổ hướng, giá chữ thập trên,
sàn máy phát cao trình 59.0.
- Tình trạng rỉ dầu ở các ổ hướng máy phát, buồng máy phát.
c) Các điều kiện đưa tổ máy vào vận hành sau khi bảo vệ tác động.
- Nếu có sự cố phần cơ trên hệ thống thiết bị tổ máy, sau khi kiểm tra nếu
không tìm thấy trình trạng bất thường thì giải trừ sự cố và cho phép hòa lại tổ máy.
- Khi các bảo vệ của máy phát bao gồm bảo vệ so lệch (87G, 87GT), bảo vệ
chạm đất (stator 95% 64S, rotor 64R), quá dòng, quá áp máy phát tác động, trở
kháng khối giảm thấp... dừng máy sự cố thì phải kiểm tra lại tình trạng cách điện
của máy phát, kiểm tra dòng rò hay các thí nghiệm khác để đánh giá chất lượng tổ
máy đảm bảo mới được cho phép đưa máy phát vào vận hành.
- Ngay sau khi bảo vệ phần điện máy phát tác động phải kiểm tra xem xét các
hiện tượng bất thường, tình trạng máy phát, thanh dẫn liên quan nằm trong vùng
bảo vệ máy phát.
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hợp bộ bảo vệ của máy phát tác động là
do sự cố nội bộ mạch bảo vệ, sự cố đó đã được XSC&QLCT, các bộ phận có liên
quan khắc phục, khẳng định không còn tồn tại sự cố và tình trạng tổ máy đạt chất
lượng mới cho phép đưa máy phát điện vào vận hành.
4. Lưu đồ chạy máy, dừng máy, dừng sự cố.
4.1. Chế độ phát công suất “Run”: sau khi kiểm tra các thiết bị nguồn AC, DC
tự dùng, hê ̣ thống nước, dầu, khí, kết cấu cơ khí tổ máy,thắng, kích từ, điều tốc…
thỏa mãn điều kiê ̣n khởi đô ̣ng tổ máy.
a) Khóa điều khiển SAC1 tại tủ 1(2)LCU3 phải để ở chế độ “Auto”.
b) Bật chế độ khởi động từ xa phòng điều khiển trung tâm, trên tủ 1(2)LCU1
đèn “Local” phải tắt.
c) Chức năng “Remote control selector Power P” tại giao diện “Sơ đồ điện
chính – electric single line diagram” phải ở chế độ “Disable”.
d) Mở giao diện “Tổ máy 01 – Gen NO.1 hay Tổ máy 02 – Gen NO.2”.
e) Máy phát ở chế độ dừng (Generator in Stop mode)
f) Nhấp chọn vào biểu tượng tổ máy (H1 hay H2), đăng nhập tài khoản vận
hành, sau đó chọn chế độ phát ở tab “Run” nhấn “OK” trình tự chạy máy như sau:
- Bước 1 “Put in cooling water system”: 1(2)LCU2 xuất lê ̣nh DO13 on → rơ le
2JX2 (tại tủ 1(2)LCU3 có điê ̣n gửi tín hiê ̣u khởi đô ̣ng NKT.
- Kiểm tra tình trạng hệ thống nước kỹ thuật, nếu hệ thống kỹ thuật không hoạt
động, sau 10 giây thì xuất hiện cảnh báo “cooling water can’t be supplied” và

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 31


Bài thu hoạch

chương trình sẽ tự thoát ra khỏi tiến trình khởi động. Nếu hệ thống nước kỹ thuật
hoạt động tốt, đầu vào/ ra của các phụ tải đạt yêu cầu thì chuyển sang bước 2.
- Bước 2 “Pull out wicket gate locking device”: 1(2)LCU2 xuất lê ̣nh DO2 on
→ gửi tín hiê ̣u mở van 1DP1.
+ Kiểm tra các chốt chặn servomotor đã mở chưa (9XK=1), nếu chưa thì thực
hiện mở chốt chặn servomotor (1DP1=1)
+ Nếu sau 5 giây mà chốt chặn chưa mở hoàn toàn thì xuất hiện cảnh báo
“Wicket gate locking device not be pulled out” và chương trình sẽ tự thoát khỏi
tiến trình khởi động.
+ Nếu chốt chặn mở hoàn toàn thì chuyển sang bước 3.
+ Bước 3 “Deflate maintenance seal”: 1(2)LCU2 xuất lê ̣nh DO6 on → gửi tín
hiê ̣u mở van 3DK.
+ Xả khí đệm kín sửa chửa (3DK=1).
+ Kiểm tra áp lực trong đệm kín sửa chữa còn không (3YK=0)?.
+ Nếu áp lực còn sau 10 giây xuất hiện cảnh báo “maintenance seal not
deflated” và chương trình sẽ tự thoát khỏi tiến trình khởi động.
+ Nếu áp lực được xả hết chuyển sang bước 4.
- Bước 4 “Start Governor system”:
+ LCU2 xuất lê ̣nh DO15 on → rơ le 2JX4 (tại tủ 1(2)LCU3 có điê ̣n gửi tín
hiê ̣u khởi đô ̣ng hê ̣ thống điều tốc.
+ Kiểm tra tốc độ máy phát đạt > 90% tốc độ định mức chưa?.
+ Nếu tốc độ máy phát chưa đạt >90% tốc độ định mức sau 40 giây xuất hiện
cảnh báo “Speed can’t reach 90%” và chương trình sẽ tự thoát khỏi tiến trình khởi
động.
+ Nếu tốc độ máy phát đạt >90% tốc độ định mức thì sẽ chuyển sang bước 5.
+ Lúc này trạng thái Máy phát ở chế độ chạy không (Generator in Spare run
mode).
- Bước 5 “Start Excitation system”:
+ LCU2 xuất lê ̣nh DO17 on → rơ le 2JX6 (tại tủ 1(2)LCU3 có điê ̣n gửi tín
hiê ̣u khởi đô ̣ng hê ̣ thống điều tốc.
+ Kiểm tra máy cắt dập từ đã đóng FCB đã đóng chưa?.
+ Nếu máy cắt chưa đóng sau 5 giây xuất hiện cảnh báo “FCB can’t be closed”
và chương trình tự động thoát khỏi tiến trình khởi động.
+ Nếu máy cắt FCB đã đóng thì kiểm tra điện áp máy phát >95% điện áp định
mức chưa? Nếu điện áp máy phát không đạt >95% điện áp định mức sau 20 giây
xuất hiện cảnh báo “the voltage can’t be established” và chương trình tự động

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 32


Bài thu hoạch

thoát khỏi tiến trình khởi động.


+ Nếu điện áp máy phát đạt >95% điện áp định mức thì chương trình tự động
chuyển sang bước 6.
+ Lúc này trạng thái Máy phát ở chế độ không tải (Generator in No-load mode)
- Bước 6 “Put in synchronizer and close 1(2)GCB”:
+ Chương trình tự động đưa bộ hoà đồng bộ vào làm việc.
+ Kiểm tra máy cắt đầu cực máy phát 901(902) đóng chưa?.
+ Nếu sau 02 phút máy cắt đầu cực máy phát 901(902) không đóng sẽ xuất
hiện cảnh báo “Synchronizing failure” và chương trình sẽ tự động thoát khỏi tiến
trình khởi động.
+ Nếu máy cắt đầu cực máy phát 901(902) đóng tốt thì kết thúc quá trình hoà
đồng bộ và thiết lập công suất ban đầu (P0 ≤2MW, Q0 ≤2MVAr).
+ Kết thúc quá trình khởi động chuyển sang giai đoạn tăng công suất.
4.2. Dừng tổ máy bình thường:
a. Khóa điều khiển SAC1 tại tủ 1(2)LCU3 phải để ở chế độ “Auto”.
b. Bật chế độ khởi động từ xa phòng điều khiển trung tâm, trên tủ 1(2)LCU1
đèn “Local” phải tắt.
c. Chức năng “Remote control selector Power P” tại giao diện “Sơ đồ điện
chính – electric single line diagram” phải ở chế độ “Disable”.
d. Mở giao diện “Tổ máy 01 – Gen NO.1 hay Tổ máy 02 – Gen NO.2”.
e. Máy phát ở chế độ “Run” hay “Spare run” hay “No-load”.
f. Nhấp chọn vào biểu tượng tổ máy (H1 hay H2), đăng nhập tài khoản vận
hành, sau đó chọn chế độ dừng tổ máy ở tab “Stop” nhấn “OK” để bắt đầu tiến
trình. Trình tự như sau:
- Bước 1: Giảm tải máy phát đến không tải “Reduce load to No-load”
+ Mạch tự động đưa lệnh dừng máy đến hệ thống điều tốc, đến hệ thống kích
từ tổ máy.
+ Lệnh giảm tải đưa đến hệ thống điều tốc và kích từ để giảm công suất P <
2MW, Q < 2MVAR.
+ Kiểm tra máy phát có đúng ở trạng thái không tải?
+ Nếu tổ máy không ở trạng thái không tải thì sau 01 phút xuất hiện cảnh báo
“not no-load” và chương trình tự động thoát khỏi lệnh dừng.
+ Nếu tổ máy ở trạng thái không tải thì chương trình chuyển sang bước 2.
- Bước 2: Cắt máy cắt đầu cực máy phát “Trip 1(2)GCB”.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 33


Bài thu hoạch

+ Lệnh tự động đi cắt máy cắt đầu cực máy phát (GCB).
+ Nếu máy cắt đầu cực không cắt được sẽ xuất hiện cảnh báo “1(2) GCB not
tripped” và chương trình tự động thoát khỏi lệnh dừng.
+ Nếu máy cắt đầu cực máy phát đã cắt thì quá trình dừng máy tiếp tục chuyển
sang bước 3.
+ Bước 3: Đóng chốt chặn servomotor “Put in wicket gate locking device”.
+ Kiểm tra cánh hướng đã đóng hoàn toàn chưa (11XK=1)?.
+ Nếu cánh hướng chưa đóng thì sau 30s xuất hiện cảnh báo “Wicket gate not
fulty-closed” và chương trình tự động thoát khỏi lệnh dừng.
+ Nếu cánh hướng đã đóng hoàn toàn thì chương trình đưa lệnh đi đóng chốt
chặn servomotor (1DP2 = 1).
+ Kiểm tra tín hiệu chốt chặn servomotor đã đóng chưa (10XK = 1)?.
+ Nếu chốt chặn servomoter không đóng được sau 5s xuất hiện cảnh báo
“Wicket gate clocking device not be put-in” và chương trình tự động thoát khỏi
lệnh dừng bình thường.
+ Nếu chốt chặn servomotor đã đóng hoàn toàn chương trình tiếp tục chuyển
sang bước 4.
- Bước 4: Nâng thắng tổ máy “Put in mechanic brake”.
+ Theo dõi tốc độ giảm đến < 30% tốc độ định mức.
+ Nếu tốc độ tổ máy không thoả mãn điều kiện trên thì sau 60s sẽ xuất hiện
cảnh báo “Speed isn’t reduced to 30% Ne” và chương trình tự động thoát khỏi tiến
trình dừng máy.
+ Nếu tốc độ tổ máy giảm <30% tốc độ định mức thì chương trình sẽ gửi tín
hiệu đến hệ thống thắng để nâng các con đội thắng (41DK = 1).
+ Theo dõi tốc độ giảm đến <1% tốc độ định mức.
+ Nếu tốc độ tổ máy không giảm về <1% sau 60s xuất hiện cảnh báo “Speed
isn’t reduced to 1%Ne” và chương trình tự động thoát khỏi lệnh dừng bình
thường.
+ Nếu tốc độ tổ máy giảm <1% chương trình sẽ đưa lệnh giải trừ hệ thống
thắng (42DK=1).
+ Kiểm tra các đội thắng đã hạ hoàn toàn chưa (1 4XK=1)?.
+ Nếu các con đội thắng chưa hạ hoàn toàn thì sau 60s sẽ xuất hiện cảnh báo
“mechanic brake can’t reset” và chương trình sẽ tự động thoát khỏi lệnh dừng.
+ Nếu các con đội thắng đã hạ hoàn toàn thì tiến trình sẽ chuyển sang bước 5.
- Bước 5: Dừng hệ thống nước kỹ thuật “Stop colling water system”.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 34


Bài thu hoạch

+ Chương trình gửi tín hiệu dừng hệ thống nước kỹ thuật.


+ Sau đó gửi tín hiệu đến van điện từ cấp khí vào đệm kín sửa chữa.
+ Kết thúc quá trình dừng tổ máy.
4.3. Dừng sự cố tổ máy:
4.3.1. Trường hợp dừng tổ máy sự cố cấp 1:
a. Nhiệt độ dầu và séc măng các ổ đỡ, ổ hướng máy phát, ổ hướng turbine tăng
cao sự cố (tín hiệu tác động từ tiếp điểm sự cố của thiết bị hiển thị nhiệt độ trên tủ
1(2)APG1).
b. Mất nước làm mát (hệ thống nước kỹ thuật dừng khi máy đang chạy).
c. Áp lực dầu của hệ thống bơm dầu điều tốc giảm thấp sự cố (tín hiệu giảm áp
từ tiếp điểm phản hồi của công tắc áp lực).
4.3.2. Trường hợp dừng sự cố tổ máy cấp 2:
a. Lồng tốc cấp 1 mà hệ thống điều tốc không điều khiển được.
b. Sự cố phần điện.
c. Gãy chốt cắt cánh hướng trong khi dừng sự cố cấp 1.
d. Lồng tốc cấp 2 (tốc độ tổ máy tăng 145% tốc độ định mức).
5. Những sự cố khối tổ máy
5.1. Sự cố máy phát:
- Sự cố so lệch máy phát (Generator differential).
- Sự cố công suất ngược (Reverse power).
- Sự cố stator chạm đất (Stator earthed).
- Sự cố rotor chạm đất (Rotor earthed).
- Sự cố hư hỏng máy cắt đầu cực (Generator breaker failure protection).
- Sự cố quá dòng thứ tự nghịch máy phát (Generator negative-sequence
overcurrent).
- Sự cố mất kích từ (Loss of field).
- Sự cố quá điện áp máy phát (Generator overvoltage).
- Sự cố quá dòng có kiểm tra điện áp giảm thấp máy phát (Low-voltage
Blocking Overcurrent).
- Sự cố hư hỏng hệ thống kích từ (Excitation system fault).
- Sự cố quá dòng cắt máy biến áp kích từ (Excitation TR current cut-off
protection).
- Sự cố quá dòng máy biến áp kích từ (Excitation TR overcurrent protection).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 35


Bài thu hoạch

- Bảo vệ so lệch khối máy phát và máy biến áp (G-T difference).


5.2. Sự cố máy biến áp chính:
- Sự cố so lệch máy biến áp chính (Main TR differential).
- Bảo vệ quá dòng MBA (Zero-sequence overcurrent of Main TR. HV side).
- Sự cố quá dòng thứ tự không MBA chính (HV Seizeup Startup Protection).
- Bảo vệ quá điện áp phía hạ áp 11KV MBA (Zero-sequence overvoltage of
Main TR. LV side).
- Bảo vệ quá điện áp phía cao áp 110KV MBA (Zero-sequence overvoltage of
Main TR. HV side).
- Rơle hơi máy biến áp chính tác động cấp 1, 2 (Heavy Gas of Main TR hay
Light Gas of Main TR).
- Van phòng nổ dầu thùng dầu MBA chính tác động (Pressure release of
Main.TR).
- Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp chính tăng cao (Winding Temperatur
Protection of Main.TR).
- Nhiệt độ dầu máy biến áp chính tăng cao cấp 1, 2 (Main TR overheat I
Protection, Main TR overheat II Protection).
5.3. Nhóm sự cố phần cơ khí:
- Áp lực dầu bình dầu áp lực điều tốc giảm thấp sự cố “Pressure too low of oil
pressure tank”.
- Nhiệt độ séc măng ổ đỡ máy phát điểm 1, 2, 3, 4 tăng cao sự cố “Thrust
bearing shoe 1, 2, 3, 4 temperature hight to shutdown”.
- Nhiệt độ séc măng ổ hướng trên máy phát điểm 1, 2 tăng cao sự cố “Upper
guide bearing shoe 1, 2 temperature hight to shutdown”.
- Nhiệt độ séc măng ổ hướng turbine tăng cao sự cố “Turbine guide bearing
shoe temperature hight to shutdown”.
- Nhiệt độ đầu ra bộ làm mát gió máy phát điểm 1, 2 tăng cao sự cố “Air cooler
1, 2 temperature hight to shutdown”.
- Mất nước làm mát tổ máy “Unit colling water interrupt”.
- Sự cố gãy chốt cánh hướng trong khi dừng sự cố cấp 1 “Shear pin break while
unit fault stop sequence”.
- Sự cố lồng tốc cấp 1 mà hệ thống điều tốc không điều khiển được “Unit
115% speed and governor out of control”.
5.4. Nhóm sự cố đi báo tín hiệu:
- Sự cố gãy chốt cắt cánh hướng “Unit shear pin broken”.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 36


Bài thu hoạch

- Áp lực dầu bình dầu áp lực bất thường (Press abnormity of oil pressure tank)
- Mất nước làm mát cho đệm kín làm việc.
- Nhiệt độ séc măng ổ đỡ máy phát điểm 1, 2, 3, 4 tăng cao.
- Nhiệt độ séc măng ổ hướng máy phát điểm 1, 2 tăng cao.
- Nhiệt độ séc măng ổ hướng turbine tăng cao.
- Nhiệt độ không khí nguội điểm 1, 2 tăng cao.
- Mức dầu bồn dầu giảm thấp (ổ đỡ, ổ hướng máy phát, ổ hướng turbine).
- Mức dầu bồn dầu tăng cao (ổ đỡ, ổ hướng máy phát, ổ hướng turbine).
- Sự cố nước lẫn trong dầu (ổ đỡ, ổ hướng máy phát, ổ hướng turbine).
- Nước làm mát đầu vào/ ra (ổ đỡ, ổ hướng máy phát, ổ hướng turbine, gió máy
phát) bình thường. reset.
- Hư hỏng hệ thống điều khiển Chính/ Phụ hệ thống điều tốc “Controller fault;
controller major fault”.
- Hư hỏng điều khiển kênh A, B hệ thống kích từ “Channel A fault; Channel B
fault”.
- Hư hỏng thiết bị đo lường tốc độ tổ máy ZKZ – 3, (2A).
- Hư hỏng thiết bị rơ le bảo vệ.
- Hư hỏng thiết bị giám sát mạch đóng/ cắt máy cắt đầu cực (GCB), máy cắt
khối (131, 132) ZFZ – 12C.
- Hư hỏng nút nhấn Debug hay Local trên tủ 1 (2)LCU1.
5.5. Những sự cố không có mạch bảo vệ
- Sự cố tuyến năng lượng.
- Sự cố hư hỏng cơ cầu truyền động bánh xe công tác.
- Sự cố chổi than hay vành góp hệ thống kích từ.
- Sự cố độ rung tổ máy tăng cao
- Sự cố hư hỏng cơ cấu bên trong đầu dầu bánh xe công tác.
6. Những sự cố tổ máy đã xẩy ra:
6.1. Bảo vệ so lệch khối máy phát và máy biến áp (G-T difference):
Nguyên lý làm việc: Bảo vệ làm việc dựa trên việc so sánh giá trị dòng điện
thứ cấp của TI của hai đầu phần tử được bảo vệ.
a) Hiện tượng:
- Sáng đèn led “TRIP” trên mặt hợp bộ rơ le WFB-802, báo chức năng bảo vệ
so lệch khối Máy phát - MBA chính tác động trên màn hình tinh thể lỏng của hợp

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 37


Bài thu hoạch

bộ rơle WFB-802 “G-T RtioRst Dif Pro”; tại máy tính giám sát rơ le trung tâm
báo ”G-T difference”.
- Báo âm thanh sự cố tại hệ thống máy tính EC2000 phòng trung tâm.
- Đồng thời các MC 131 (132), MC đầu cực 901(902) (DO12, DO14), MC
kích từ FCB (DO11) cắt.
- Khởi động bảo vệ hư hỏng máy cắt panel A (DO3, DO6), panel B (DO4).
- Tổ máy tự động dừng sự cố cấp 2 (hư hỏng phần điện tác động DO21).
- Có thể báo thêm sự cố so lệch máy phát hoặc so lệch MBA chính.
b) Nguyên nhân:
- Ngắn mạch cuộn dây stator máy phát.
- Ngắn mạch cuộn dây MBA chính do hư hỏng các lớp cách điện.
- Vùng bảo vệ: từ cuộn 1TA (biến dòng trung tính Máy phát); 6TA (biến dòng
ngăn lộ 131, 132 trạm phân phối 110KV); 3TA (phía cao áp MBA tự dùng).
- Ngắn mạch các thanh dẫn, thiết bị nằm trong vùng bảo vệ của chức năng so
lệch khối máy phát, MBA chính như: TU, TI, chống sét van, thanh dẫn dòng
11KV...
- Có thể do chức năng so lệch máy phát hoặc so lệch MBA chính không tác
động, hoặc chức năng bảo vệ so lệch khối tác động nhầm.
- Hỏng hoặc đứt mạch TI.
c) Trình tự xử lý:
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng máy.
- Nếu mạch tự dùng không tự động chuyển đổi phải nhanh chóng tái lập tự
dùng cho tổ máy.
- Truy xuất, ghi nhận các thông số từ rơle tác động khi sự cố xảy ra và giải trừ
các tín hiệu cảnh báo, sự cố.
- Báo cáo cho Điều độ A0, A2, XSC&QLCT, PKHKT, lãnh đạo Công ty biết
để cô lập và xử lý sự cố kịp thời.
- Án động MBA chính, máy phát và các thiết bị trong vùng bảo vệ.
- Kiểm tra tình trạng MBA, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, mức dầu thùng
dầu phụ, mức khí trong rơ le hơi. Kiểm tra thanh dẫn dòng và các phần tử liên
quan trong vùng bảo vệ:
+ Chỉ cho phép đóng điện MBA sau khi đã xác định rõ nguyên nhân, khắc
phục được những nguyên nhân đã phát hiện và có biên bản thí nghiệm bảo đảm
MBA đủ điều kiện vận hành cùng sự cho phép của phó giám đốc kỹ thuật Công ty.
+ Khi kiểm tra các thông số cài đặt và đơn vị thí nghiệm xác định rơle tác động

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 38


Bài thu hoạch

nhầm thì cho phép giải trừ sự cố và báo cáo cấp trên đề nghị khởi động tổ máy
mang tải trở lại.
- Kiểm tra máy phát, thanh dẫn Stator, cuộn dây rotor (đo cách điện, dòng rò...
kiểm tra bằng mắt các đầu thanh dẫn stator lớp trên, lớp dưới xem có hư hỏng
cách điện không, có cháy vật liệu cách điện không).
+ Nếu kiểm tra bằng mắt không phát hiện hư hỏng cách điện và các giá trị đo
cách điện, dòng rò, tổn hao điện môi đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn hiện hành, thông
số của Nhà chế tạo thì kết luận máy phát đạt yêu cầu vận hành.
+ Nếu phát hiện hư hỏng cách điện hay các giá trị đo lường thử nghiệm nói
trên không đạt thì phải tìm ra vị trí hư hỏng để khắc phục triệt để. Chỉ khi nào tìm
được vị trí hư hỏng, xử lý hư hỏng hoàn tất với các thông số thí nghiệm đạt yêu
cầu thì mới đủ điều khiển khẳng định máy phát đủ điều kiện đưa vào vận hành.
- Nếu MBA chính và máy phát bình thường thì phải kiểm tra các thiết bị khác
như: TU, TI, thanh dẫn dòng 11KV, sứ xuyên cao áp, sứ hạ áp MBA chính, các
thiết bị khác nằm trong vùng bảo vệ để tìm vị trí sự cố do ngắn mạch, hư hỏng
cách điện... Chỉ khi nào tìm được vị trí sự cố, xử lý hoàn tất với các số liệu thí
nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật khẳng định các thiết bị trong vùng bảo vệ sẵn sàng
mang điện, vận hành thì mới được giải tỏa án động để đưa hệ thống, thiết bị vào
vận hành.
- Kiểm tra các kết cấu cơ khí của tổ máy xem có hiện tượng rạn nứt các bu lông
liên kết, các mối hàn khóa... để xử lý.
- Tất cả công việc xử lý sự cố của bảo vệ này phải ghi chép vào sổ nhật ký vận
hành, sổ theo dõi sửa chữa, lập các biên bản nghiệm thu, thí nghiệm đầy đủ để lập
hồ sơ báo cáo sự cố cũng như lưu trữ sau này.
6.2. Bảo vệ công suất ngược (Reverse power).
a) Hiện tượng:
-Tổ máy nhận công suất P từ lưới về.
- Sáng đèn led “TRIP” trên mặt hợp bộ rơ le WFB-801, báo chức năng bảo vệ
công suất ngược tác động trên màn hình tinh thể lỏng của hợp bộ rơle WFB-801
“G RvsP Pro”; tại máy tính giám sát rơ le trung tâm báo ”Reverse power”.
- Báo âm thanh sự cố tại hệ thống máy tính EC2000 phòng trung tâm.
- Đồng thời các MC đầu cực 901 (902) (DO12, DO14), MC kích từ FCB
(DO11) cắt.
- Khởi động bảo vệ hư hỏng máy cắt panel A (DO3, DO6), panel B (DO4).
- Báo mạch tín hiệu DO13.
- Tổ máy tự động dừng sự cố cấp 2 (hư hỏng phần điện tác động DO21).
b) Nguyên nhân:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 39


Bài thu hoạch

- Do ảnh hưởng của tần số lưới tăng cao.


- Do mất tải đột ngột.
- Do sự cố bộ điều tốc.
- Bị ảnh hưởng trào lưu công suất do sự cố đường dây, đóng xung kích MBA
khi đang phát điê ̣n mô ̣t máy.
c) Trình tự xử lý:
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng máy.
- Truy xuất, ghi nhận các thông số từ rơle tác động khi sự cố xảy ra và giải trừ
các tín hiệu cảnh báo, sự cố.
- Nếu do nguyên nhân 1: Cho phép giải trừ sự cố, kiểm tra các kết cấu cơ khí tổ
máy, các con đội thắng, báo Điều độ A0 xin phép khởi động và hòa lại tổ máy khi
tần số lưới ổn định.
- Nếu do nguyên nhân 2, 3 hoặc 4: Kiểm tra độ mở cánh hướng, bộ điều tốc,
kiểm tra các kết cấu cơ khí, các con đội thắng. Báo cáo Điều độ A0 tình hình sự
cố. Báo XSC&QLCT, PKHKT của Công ty tiến hành kiểm tra khắc phục sự cố
trong thời gian sớm nhất có thể.
6.3. Sự cố chạm đất cuộn dây Stator máy phát (Stator earthed-64S).
6.3.1. Bảo vệ chống chạm đất stator 95% (tên bảo vệ trong Hợp bộ WFB-801:
G Fund 64S).
- Nguyên lý làm việc: Giám sát dòng thứ tự không bằng một rơle điện áp qua
cuộn tam giác hở của TU đặt ở đầu cực máy phát. Ở điều kiện làm việc bình
thường điện áp trên cuộn tam giác hở TU bằng “0V” rơ le không tác động. Khi
trong hệ thống xảy ra chạm đất 1 pha (3U0), xuất hiện thành phần điện áp 3U0,
rơle sẽ tác động.
- Phạm vi tác động: Bảo vệ các dạng chạm đất 1 pha, 2 pha trong phạm vi 95%
cuộn dây stator máy phát. Vùng chết của bảo vệ là 5% được xác định từ trung tính
máy phát trở ra đất.
a) Hiện tượng:
- Sáng đèn led “TRIP” trên mặt hợp bộ rơ le WFB-801, báo chức năng bảo vệ
Stator chạm đất tác động trên màn hình tinh thể lỏng của hợp bộ rơle WFB-801
“G Fund 64S (95%)”; tại máy tính giám sát rơ le trung tâm báo ”Stator earthed
95%”.
- Báo âm thanh sự cố tại hệ thống máy tính EC2000 phòng trung tâm.
- Đồng thời các MC đầu cực 901 (902) (DO12, DO14), MC kích từ FCB
(DO11) cắt.
- Khởi động bảo vệ hư hỏng máy cắt panel A (DO3).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 40


Bài thu hoạch

- Tổ máy tự động dừng sự cố cấp 2 (hư hỏng phần điện tác động DO21).
b) Nguyên nhân:
- Chạm đất một pha, hai pha cuộn dây stato máy phát.
- Chạm đất thanh dẫn dòng 11 kV.
- Cuô ̣n cao thế MBT kích từ và các thiết bị khác nằm trong mạch 11 kV .
- Hư hỏng cầu chì (đứt 1 pha hoặc cả 2 pha) của TU mà chức năng 64S lấy tín hiệu.
- Hợp bộ rơ le WFB-801 tác động nhầm.
c) Trình tự xử lý:
- Theo dõi và ghi nhận các hiện tượng trước, trong và sau quá trình dừng máy.
- Truy xuất, ghi nhận các thông số từ rơle tác động khi sự cố xảy ra và giải trừ
các tín hiệu cảnh báo, sự cố.
- Cô lập máy phát, máy biến áp chính, hệ thống 11KV.
- Kiểm tra máy phát, thanh dẫn dòng 11 KV, hạ áp MBA chính, cao áp MBA
tự dùng, cao áp MBA kích từ và các thiết bị khác nằm trong mạch 11 kV.
- Báo cáo Điều độ A0 tình hình sự cố. Báo XSC&QLCT, PKHKT của Công ty
tiến hành kiểm tra khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất có thể:
+Chỉ cho phép khởi động lại tổ máy sau khi đã xác định rõ nguyên nhân, khắc
phục được sự cố đã phát hiện và có biên bản thí nghiệm bảo đảm tổ máy đủ điều
kiện vận hành.
+ Nếu kiểm tra toàn bộ thông số tại tủ điều khiển rơ le, trên máy tính điều
khiển và đơn vị thí nghiệm xác định rơle tác động nhầm thì cho phép giải trừ sự cố
và báo cáo cấp trên đề nghị khởi động tổ máy mang tải trở lại.
6.3.2. Bảo vệ chống chạm đất stator ở vùng bảo vệ 100% (tên bảo vệ trong
Hợp bộ WFB-801: G 3rdHa 64).
- Nguyên lý làm việc: lấy tín hiệu từ TU trung tính (0TV) nhận biến sự cố
chạm đất. Ở chế độ làm việc bình thường, điện trở của cuộn dây so với đất là vô
cùng lớn (Rđ = ∞), dòng điện qua hợp bộ bảo vệ được xác định theo dòng điện
điện dung của cuộn dây đối với đất. Dòng điện làm bảo vệ tác động chủ yếu theo
điện trở chạm đất. Bảo vệ được đưa thêm một nguồn ngoài vào, nguồn này có tần
số khác với tần số công nghiệp để không bị ảnh hưởng bởi tần số công nghiệp của
máy phát để có thể phát hiện chạm đất ngay cả khi tổ máy dừng.
- Phạm vi tác động: Từ biến điện áp trung tính máy phát 0TV trở ra đất (5%
còn lại của cuộn Stator).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 41


Bài thu hoạch

V. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY BIẾN ÁP
1. Thông số kỹ thuật của MBA chính:
- Loại: SF9-30000/110, Máy biến áp tăng áp, ba pha, 2 cuộn dây, ngoài trời,
ngâm trong dầu, điều áp không tải (off-load tap-changing).
- Nhà sản xuất : China TBEA.
- Công suất : 30 MVA
- Tần số : 50 Hz
- Điện áp danh định:
+ Cao áp : (121 ± 2x2,5%) kV
+ Hạ áp : 11 kV
- Dòng điện: : 143,1 / 1574,6A.
- Điện áp ngắn mạch : 10,5%.
- Dòng điện không tải : 0,14%.
- Tổ đấu dây:
+ Cao áp 115 kV : Đấu sao, trung tính nối đất trực tiếp.
+ Hạ áp 11 kV : Đấu tam giác.
- Sơ đồ véc tơ : YnD-11
- Kiểu làm mát ONAN/ONAF : 70/100%
- Các số liệu đảm bảo và sai số cho phép:

Mục Số liệu đo đạc Sai số


Tổn thất không tải (KW) 23 ≤ 0%
Tổn thất có tải (KW) 105 ≤ 0%
Trở kháng ngắn mạch (%) HV-LV 12.2 ± 7.5
- Phương thức nối đất hệ thống: Trung tính nối đất trực tiếp.
- Giới hạn độ tăng nhiệt:
+ Nhiệt độ dầu lớp trên : ≤ 55°C (đo bởi Thermometer)
+ Nhiệt độ cuộn dây : ≤ 60°C (đo bởi Resistance).
+ Nhiệt độ của cấu trúc vỏ MBA : ≤ 80°C (đo bởi Thermometer).
- Số bộ làm mát : 04 bộ quạt gió..
- Trị số chỉnh định của đồng hồ nhiệt độ dầu:
+ Nhiệt độ dừng quạt : < 50°C

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 42


Bài thu hoạch

+ Nhiệt độ khởi động quạt:


Khi nhiệt độ 50°C ≤ T <60°C hệ thống điều khiển sẽ khởi động chạy quạt số
#1, #2.
Khi nhiệt độ 60°C ≤ T <70°C hệ thống điều khiển sẽ khởi động quạt số 3#. Ở
khoản nhiệt độ này nếu mạch điều khiển của một trong 3 quạt gặp sự cố không
hoạt động (KM3, KM4, KM5 không có điện) thì hệ thống sẽ đưa quạt số #4 vào
hoạt động để thay thế.
Khi nhiệt độ tăng đến ≥70°C thì hệ thống sẽ đưa quạt số #4 vào làm việc.
- Điều kiện làm việc:
+ Độ cao: cao trình không quá 1000m so với mực nước biển.
+ Nhiệt độ môi trường:
Thấp nhất : 13°C
Lớn nhất : 38.6°C
2. Các chế độ làm việc cho phép của MBA chính:
a) MBA chính vận hành với điện áp cao hơn điện áp định mức.
Cho phép MBA vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc đang vận
hành:
- Lâu dài: 5%Uđm nấc phân áp khi phụ tải không quá phụ tải định mức.
- Lâu dài: 10%Uđm nấc phân áp khi phụ tải không quá 25% phụ tải định mức.
- Ngắn hạn (dưới 6 giờ / ngày) 10%Uđm nấc phân áp khi phụ tải không quá
định mức.
b) MBA vận hành quá tải bình thường.
Cho phép MBA vận hành quá tải bình thường, thời gian và mức độ quá tải phụ
thuộc vào đồ thị phụ tải, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ non tải khi thấp
điểm.
Thời gian quá tải (giờ - phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp
dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi mang tải
Bội số
(0C)
quá tải
theo
định 13,5°C 18°C 22,5°C 27°C 31,5°C 36°C
mức
1,05 Lâu dài
1,10 3-50 3- 2-50 2-10 1-25 1-10
25
1,15 2-50 2- 1-50 1-20 0-35 -

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 43


Bài thu hoạch

25
1,20 2-05 1- 1-15 0-45 - -
40
1,25 1-35 1- 0-50 0-25 - -
15
1,30 1-10 0- 0-30 - - -
50
1,35 0-55 0- 0-15 - - -
35
1,40 0-40 0- - - - -
25
1,45 0-25 0- - - - -
10
1,50 0-15 - - - - -

c) MBA vận hành quá tải ngắn hạn.


- Trong trường hợp sự cố, cho phép MBA quá tải ngắn hạn (quá tải sự cố) với
dòng điện làm việc cao hơn dòng định mức theo bảng sau:
Quá tải theo dòng
30 45 60 75 100
điện, %
Thời gian quá tải,
120 80 45 20 10
phút
- Trong trường hợp này phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của
MBA.
d) MBA vận hành theo nhiệt độ môi trường (Khi hệ thống làm mát bị sự cố).
Khi hệ thống làm mát bị sự cố (mất nguồn cung cấp cho tất cả các quạt làm
mát), cho phép MBA vận hành với phụ tải định mức nếu nhiệt độ dầu không tăng
hơn 65°C. Nếu nhiệt độ dầu tiếp tục tăng hơn 65°C và tăng đến 75°C thì cho phép
vận hành MBA với tải định mức trong 20 phút, thời gian lâu nhất cho phép không
quá 01 giờ.

3. Vận hành máy biến áp:


3.1. Các tài liệu kỹ thuật phải có khi đưa MBA vào vận hành.
- Tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo đi kèm theo máy.
- Các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu.
- Sổ nhật ký vận hành của MBA.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 44


Bài thu hoạch

- Sổ ghi chép những công việc sửa chữa, cải tiến, thí nghiệm định kỳ đã được
thực hiện trong quá trình quản lý.
3.2. Các nội dung kiểm tra trước khi đưa MBA vào vận hành.
- MBA sau khi lắp đặt, đại tu đưa vào vận hành phải được kiểm tra, thí nghiệm
hiệu chỉnh đạt các thông số theo quy định hiện hành, nhà chế tạo và có đầy đủ các
biên bản kèm theo.
- Các rơle trong mạch điều khiển, bảo vệ phải được thử nghiệm, kiểm tra đảm
bảo hoạt động tốt, mạch điều khiển và bảo vệ sẵn sàng làm việc.
- Kiểm tra, xem xét bên ngoài MBA các nội dung sau:
+ Bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào… có các hiện tượng rạn nứt, nhiễm bẩn,
rò rỉ dầu hay không.
+ Tính nguyên vẹn của vỏ MBA, các mối hàn nối, các gioăng đệm kín, mặt
bích, các vị trí ghép nối các van dầu… có bị hở, rò rỉ dầu.
+ Màu sắc và mức dầu trong bình dầu phụ (nhìn trên đồng hồ) và các sứ xuyên
cách điện các phía 110 kV, 11 kV. Màu sắc của hạt hút ẩm trong bộ thở.
+ Các van an toàn, vị trí của van giữa rơle và bình dầu phụ, kiểm tra xem có
bọt khí qua cửa quan sát của rơle hơi không.
+ Trị số của đồng hồ đo nhiệt độ cuộn dây, đồng hồ đo nhiệt độ lớp dầu trên
của MBA, so sánh với nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Hệ thống các quạt làm mát không bị cong, vênh, các ổ trục quay động cơ
không bị kẹt cơ khí và đảm bảo chiều quay theo quy định của nhà chế tạo.
+ Bộ điều áp không tải hoạt động bình thường, vị trí nấc phân áp của bộ điều
áp đúng theo yêu cầu vận hành (nấc phân áp số 3).
+ Các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm đấu nối đảm bảo được bắt chặt, tiếp xúc
tốt.
+ Vỏ MBA phải được nối đất chắc chắn với hệ thống tiếp địa của trạm, nhà
máy các bulông nối đất phải được bắt chặt và đảm bảo tiếp xúc tốt.
+ Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu trên bảng Mimic, máy tính trung tâm, hợp
bộ WBH 814.
3.3. Trình tự kiểm tra đóng điện cho MBA.
- Trước khi đóng điện cho MBA phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các dây
nối đất, tiếp địa di động, kiểm tra đặt các biển báo, rào ngăn tạm thời.
- Yêu cầu các đơn vị thi công ra khỏi vị trí công tác, thu hồi các phiếu công tác
cho phép làm việc.
- Kiểm tra trị số các đồng hồ đo nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, mức dầu
trong bình dầu phụ và trong các sứ xuyên cách điện của MBA.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 45


Bài thu hoạch

- Kiểm tra bọt khí trong rơle hơi, các van trên đường ống dẫn dầu, van hệ
thống làm mát, van thông lên rơle hơi có đúng vị trí làm việc không.
- Kiểm tra vị trí nấc bộ điều áp không tải đúng với phiếu chỉnh định (nấc số 3).
- Kiểm tra các đầu ra MBA phải được đấu vào chống sét van có nằm trong sơ
đồ không.
- Kiểm tra xem có dị vật vướng trên MBA, sứ cách điện.
- Tiến hành thao tác đóng điện cho MBA.
3.4. Trình tự kiểm tra đóng điện xung kích MBA sau lắp đặt, sửa chữa.
- Kiểm tra tất cả các mục ở Điều 4, Điều 5
- Trước khi đóng điện xung kích MBA phải kiểm tra để MBA ổn định mức
dầu sau khi bổ sung dầu lần cuối cùng.
- Kiểm tra sự tác động của toàn bộ hệ thống rơle điều khiển và bảo vệ MBA, sự
tác động của tất cả các máy cắt theo tất cả các bảo vệ. Các nội dung kiểm tra phải
có biên bản xác nhận.
- Đưa toàn bộ hệ thống rơle bảo vệ và tự động về trạng thái sẵn sàng làm việc
theo phiếu chỉnh định đóng xung kích. Tiếp điểm rơle hơi chuyển sang vị trí cắt.
- Việc đóng điện vào MBA chỉ được thực hiện khi tất cả các bảo vệ đều được
đưa vào làm việc.
- Kiểm tra đồng vị giữa nguồn đóng MBA với lưới điện đấu nối sau MBA (nếu
có sửa chữa, thay thế dây dẫn trên đường dây 110KV, thiết bị trạm phân phối
110KV…).
- Chỉ được đóng điện cho MBA từ phía cao áp.
- Tiến hành đóng điện xung kích MBA cho tới điện áp định mức. Sau mỗi lần
đóng xung kích, nghe tiếng kêu và quan sát trạng thái mang điện của MBA, kiểm
tra độ ổn định của dòng điện, điện áp, các bảo vệ chỉnh định có đúng không (bảo
vệ không tác động khi có xung động dòng từ hóa MBA).
- Trong thời gian đóng điện xung kích cho phép ngừng các quạt gió cưỡng bức
của MBA nhưng phải quan sát sự thay đổi của nhiệt độ lớp dầu trên cùng.
- Kết quả đóng điện xung kích tốt, đạt kết quả. Khi đó MBA sẽ được phép
mang tải và đưa vào vận hành.
3.5. Kiểm tra máy biến áp trong vận hành bình thường.
- Trong ca vận hành, nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi các thông
số và các chỉ thị trên các tủ bảng để kiểm tra, theo dõi các thông số vận hành. Mỗi
giờ phải ghi thông số của các đồng hồ (bao gồm nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây
MBA) một lần. Nếu MBA đang vận hành ở chế độ quá tải thì phải thường xuyên
theo dõi nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây MBA.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 46


Bài thu hoạch

- Trong ca trực, sau mỗi lần ghi thông số nhân viên vận hành phải tiến hành kết
hợp với việc kiểm tra MBA với các nội dung sau:
+ Kiểm tra sứ cách điện (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu trên bề mặt sứ cách điện
không).
+ Kiểm tra vỏ MBA có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
+ Kiểm tra màu sắc và mức dầu trong bình dầu phụ, sứ xuyên cao áp.
+ Kiểm tra trị số của đồng hồ đo nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây.
+ Kiểm tra hoạt động của các thiết bị làm mát.
+ Kiểm tra rơ le hơi, van phòng nổ (kiểm tra tín hiệu trên máy tính trung tâm).
+ Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu.
+ Kiểm tra các đầu cáp, dây dẫn, các điểm nối xem có bị phát nóng không
(nhìn từ khoản cách an toàn).
+ Kiểm tra hệ thống nối đất (các điểm nối đất của máy biến áp).
+ Kiểm tra tiếng kêu của MBA có bình thường không.
+ Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
+ Kiểm tra các trang bị phòng cháy, chữa cháy.
+ Đối với ca trực ban đêm cần chú ý kiểm tra thêm hiện tượng nóng đỏ hoặc
đánh lửa do tiếp xúc tại các đầu cáp, dây dẫn, các điểm đấu nối của MBA, các
hiện tượng phóng điện bề mặt sứ và phóng điện vầng quang.
4. Các bảo vệ cho MBA T1 và T2.
MBA T1 và T2 trạm biến áp 110kV Nhà Máy Thủy Điện Srok Phu Miêng
được trang bị các loại bảo vệ sau đây:
5.4.1. Các bảo vệ đi Trip MC: (Dẫn đến trip các MC liên quan).
a. Chức năng bảo vệ trong Hợp bộ Rơle WFB 802:
- Bảo vệ so lệch khối MF-MBA: 87GT (G-T differential).
- Bảo vệ so lệch MBA: 87T (Main TR. Differential).
- Bảo vệ quá áp thứ tự không phía cao áp MBA (Zero-sequence overvoltage of
Main TR. HV side).
- Bảo vệ quá dòng thứ tự không phía cao áp MBA (Zero-sequence overcurrent
of Main TR. HV side).
- Bảo vệ dòng thứ tự không 3I0 (HV seizeup startup Protection).
- Bảo vệ quá áp thứ tự không phía thấp áp MBA (Zero-sequence overvoltage of
Main TR. LV side).
- Bảo vệ tổng trở khối MF-MBA (G-T impedance protection).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 47


Bài thu hoạch

b. Chức năng bảo vệ trong Hợp bộ Rơle WBH 814:


- Bảo vệ rơle hơi cấp 2 (Heavy gas of Main TR): 96- 2
- Bảo vệ quá nhiệt dầu MBA cấp 1 (Main TR overheat I Protection).
- Bảo vệ quá nhiệt dầu MBA cấp 2 (Main TR overheat II Protection).
- Bảo vệ quá nhiệt cuộn dây MBA (Winding temperature of Main).
- Bảo vệ quá áp lực MBA (Press Relief of Main TR.).
- Bảo vệ mất tất cả nguồn cho quạt làm mát MBA và nhiệt độ máy biến áp tăng
≥750C trong thời gian 20 phút (Radiator Complete stop Protection).
5.4.2. Các bảo vệ báo tín hiệu trong Hợp bộ Rơle WFB 802:
- Bảo vệ hở mạch TV (TV disconnection).
- Bảo vệ hở mạch TA (TA disconnection).
- Bảo vệ quá dòng có kiểm tra điện áp phía cao áp MBA (Complex overvoltage
with orientation blocking overcurrent of Main TR. HV side).
- Bảo vệ nhiệt độ làm mát cho MBA (HV ventitation startup Protection) khởi
động quạt làm mát số 1#, 2#.
- Bảo vệ quá tải MBA 49T (Overload of Main TR. HV side).
- Bảo vệ hơi cấp 1 (Light gas of main TR): 96- 1.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 48


Bài thu hoạch

II.6. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BỊ TRẠM 110KV
1. Thông số kỹ thuật mô ̣t số thiết bị chính:
1.1. Máy cắt 110 KV (131, 132):
- Loại máy cắt : Truyền động 3 pha, dập hồ quang
bằng khí SF6.
- Kiểu máy cắt : GL 312F.
- Điện áp định mức : 145 kV.
- Dòng định mức : 3150 A.
- Dòng ngắn mạch định mức : 40 kA.
- Dòng điện dung cho phép : 50 A.
- Thời gian ngắn mạch định mức : 3s.
- Tần số định mức : 50 Hz.
- Áp lực khí SF6 (ở 200C) : 0.64 Mpa.
- Áp lực khí SF6 mức báo tín hiệu : 0.54 Mpa.
- Áp lực khí SF6 mức khoá thao tác : 0.51 Mpa.
- Dải nhiệt độ làm việc : -300C đến + 400C.
- Chu trình thao tác đóng – cắt : O – 0,3s – CO – 3min – CO.
1.2. Máy cắt 110KV (171):
- Loại máy cắt : Truyền động đơn pha, dập hồ quang
bằng khí SF6.
- Kiểu máy cắt : GL 312F.
- Địên áp định mức : 145 KV.
- áp xung kích : 650 KV.
- Dòng định mức : 3150 A.
- Dòng ngắn mạch định mức : 40 KA.
- Dòng điện dung cho phép : 50 A.
- Thời gian ngắn mạch định mức : 3s.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 49


Bài thu hoạch

- Tần số định mức : 50 Hz.


- Áp lực khí SF6 (ở 200C) : 0.64 Mpa.
- Áp lực khí SF6 mức báo tín hiệu : 0.54 Mpa.
- Áp lực khí SF6 khoá thao tác : 0,51 Mpa.
- Dải nhiệt độ làm việc : - 300C đến + 400C.
- Chu trình thao tác đóng – cắt : O – 0,3s – CO – 3min – CO.
1.3. Dao cách ly 110 KV:
- Chủng loại GW4-126-II (02 dao nối đất hai phía): 171-7, 131-1, 131-3, 132-1, 132-3.
- Điện áp định mức : 126 KV.
- Dòng điện định mức : 1250 A.
- Dòng ngắn mạch định mức (3Sec) : 25 kA.
- Chủng loại GW4-126-II (01 DN Đ) : 171-1
- Điện áp định mức : 126 KV.
- Dòng điện định mức : 1250 A.
- Dòng ngắn mạch định mức (3Sec) : 25 kA.
- Dao nối đất 110kV: GW4-126/1250:
- Điện áp định mức : 126 KV.
- Dòng điện định mức : 1250 A.
- Dòng ngắn mạch định mức (3Sec) : 35 KA.
1.4. Chống sét van 110kV:
- Chủng loại: Y1.5W5-60/144 (1T1-0, 1T2-0).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV.
- Chủng loại: Y10.W5-96/250 (CS1T1, CS1T2, CS171).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV
1.5. Máy biến điện áp 110kV (TU):
- Biến điện áp TUC11:
+ Chủng loại: TYD110/S3-0.0066H (TUC11).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 110kV.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 50


Bài thu hoạch

+ Tỷ số biến : 110/ 3 :0,1/ 3 :0,1kV.


- Cấp chính xác và công suất:
+ Cuộn 1 : 3P/100VA.
+ Cuộn 2 : 3P/100VA.
- Biến điện áp TU171:
+ Chủng loại: CCV123
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 110kV.

+ Tỷ số biến : 110/ 3 :0,1/ 3 :0,1:0,1/ 3 kV.


- Cấp chính xác và công suất:
+ Cuộn 1 : 3P/200VA.
+ Cuộn 2 : 3P/200VA.
+ Cuộn 3 : 0,5/200VA.
1.6. Máy biến dòng điện 110kV (TI):
- Chủng loại : LCWB6-126-GYW2 (Thanh cái).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV.
+ Tỷ số biến : 200/5A.
+ Cấp chính xác : 10P20/10P20/10P20/0.2.
- Chủng loại : LCWB6-126-GYW2 (Đường dây).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV.
+ Tỷ số biến : 400/5A.
+ Cấp chính xác : 0.2/10P2020/10P20/10P20.
- Chủng loại : LRB-60 (Trung tính MBA).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV.
+ Tỷ số biến : 100/5A.
+ Cấp chính xác : 10P20.
- Chủng loại : LR-110 (Đầu ra MBA chính).
+ Tần số định mức : 50Hz.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 51


Bài thu hoạch

+ Điện áp định mức : 126KV.


+ Tỷ số biến : 200/5A.
+ Cấp chính xác : 0.2.
- Chủng loại : LRB-110 (Đầu ra MBA chính).
+ Tần số định mức : 50Hz.
+ Điện áp định mức : 126KV.
+ Tỷ số biến : 200/5A.
+ Cấp chính xác : 10P20.
2. Phương thức vận hành trạm 110kv
2.1. Phương thức vận hành 1: Là phương thức vận hành bình thường của Trạm
phân phối 110kV với sơ đồ một thanh cái, một tuyến đường dây, trạng thái của các
thiết bị như sau:
- Máy cắt: 131, 132, 171, 178 đóng (riêng MC 178 đặt tại trạm 220/110KV
Bình Long và do trạm này quản lý vận hành theo Quy trình vận hành của Trạm
ban hành).
- Dao cách ly: 171-1, 171-7, 131-1, 131-3, 132-1, 132-3 đóng (các DCL liên
quan đến MC 178 không nằm trong quy trình này).
- Thanh cái: C11 mang điện.
- Phát tuyến 171 vận hành.
2.2. Phương thức vận hành 2: Là phương thức vận hành với thanh cái C11 tách
ra sửa chữa hay việc sửa chữa hư hỏng đột xuất của các thiết bị MC, DCL, DNĐ,
chống sét van CS-171 của ngăn lộ xuất tuyến đường dây 171 (Nhà máy Srok Phu
Miêng) hay hư hỏng của thiết bị DCL 131-1, 132-1; DNĐ 131-14, 131-15, 132-
14, 132-15 trạng thái của các thiết bị trạm như sau:
- Máy cắt: 171, 178 mở.
- Dao cách ly: 171-7, 171-1; 131-1, 131-3; 132-1, 132-3 mở; các DCL tại ngăn
lộ 178 Trạm 220/110KV Bình Long phải được A2 ra lệnh cho vận hành viên trạm
này mở hoàn toàn và báo xác nhận với Trưởng ca Nhà máy Srok Phu Miêng về
tình trạng mở này.
- Dao nối đất: 171-76, 171-75, 171-15; 131-14, 131-15, 131-35, 131-38; 132-
14, 132-15, 132-35, 132-38 đóng; các dao nối đất liên quan đến ngăn lộ 178 Trạm
220/110KV Bình Long phải được A2 ra lệnh cho vận hành viên trạm này đóng
hoàn toàn và báo xác nhận với Trưởng ca Nhà máy Srok Phu Miêng về tình trạng
đóng này.
- Thanh cái C11 không sẵn sàng mang điện.
- Tổ máy H1, H2 mất khả dụng công suất.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 52


Bài thu hoạch

- Khi vận hành với phương thức này đồng nghĩa với việc kết hợp bảo dưỡng,
kiểm tra toàn bộ thiết bị của trạm 110KV Srok Phu Miêng hay thí nghiệm định
công tơ đo đếm chính tại ngăn lộ 178 trạm 220/110KV Bình Long, hay đo đếm dự
phòng 1 tại ngăn lộ 171 trạm 110KV Nhà máy Srok Phu Miêng.
2.3. Phương thức vận hành 3: Là phương thức vận hành khi tổ máy H1 tách ra
sửa chữa, trạng thái của các thiết bị trạm như sau:
- Máy cắt: 171 đóng.
- Dao cách ly: 171-7, 171-1, 132-1, 132-3 đóng.
- Máy cắt 131 mở.
- Dao cách ly: 131-1 mở (cấm làm việc trên thiết bị này)
- Dao cách ly: 131-3 mở.
- Dao tiếp đất: 131-14 mở (cấm thao tác đóng và làm việc trên thiết bị này).
- Dao tiếp đất: 131-15 đóng (cấm làm việc trên thiết bị này).
- Thanh cái: C11 mang điện.
- Phát tuyến 171 trong tình trạng vận hành.
- Tổ máy H1 mất khả dụng công suất.
2.4. Phương thức vận hành 4: Là phương thức vận hành khi tổ máy H2 tách ra
sửa chữa, trạng thái của các thiết bị trạm như sau:
- Máy cắt: 171 đóng.
- Dao cách ly: 171-7, 171-1, 131-1, 131-3 đóng.
- Máy cắt 132 mở.
- Dao cách ly: 132-1 mở (cấm làm việc trên thiết bị này)
- Dao cách ly: 132-3 mở.
- Dao tiếp đất: 132-14 mở (cấm thao tác đóng và làm việc trên thiết bị này).
- Dao tiếp đất: 131-15 đóng (cấm làm việc trên thiết bị này).
- Thanh cái: C11 mang điện.
- Phát tuyến 171 trong tình trạng vận hành.
- Tổ máy H2 mất khả dụng công suất.
Chương 2. Điều kiện mạch interlock của máy cắt, dao cách ly, dao nối đất
Điều 38. Điều kiện mạch Interlock của máy cắt.
- Máy cắt 131 thao tác đóng được khi: máy cắt 901 mở.
- Máy cắt 132 thao tác đóng được khi: máy cắt 902 mở.
- Điều kiện cho phép đóng MC 110KV:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 53


Bài thu hoạch

+ MC ở chế độ điều khiển từ xa (Remote).


+ MC phải ở trạng thái mở.
+ Nguồn cho mạch điều khiển 1, 2 bình thường.
+ Đèn giám sát mạch điều khiển 1, 2 sáng (Hợp bộ ZSZ-12S).
+ Áp lực khí SF6 bình thường (không ở trạng thái lockout).
+ Không xuất hiện tín hiệu “closing lockout drive”.
+ Không có tín hiệu cảnh báo rơ le bảo vệ tác động.
+ Dao cách ly hai đầu MC phải đóng.
- Điều kiện cho phép MC 110KV mở:
+ MC ở chế độ điều khiển từ xa (Remote).
+ MC phải ở trạng thái đóng.
+ Nguồn cho mạch điều khiển 1, 2 bình thường.
+ Đèn giám sát mạch điều khiển 1, 2 sáng (Hợp bộ ZSZ-12S).
+ Áp lực khí SF6 bình thường (không ở trạng thái lockout).
2.5. Điều kiện mạch Interlock của dao cách ly.
- Dao cách ly 171-1 thao tác được khi: MC 171 mở, DNĐ 171-14, 171-15,
132-14 mở.
- Dao cách ly 171-7 thao tác được khi: MC 171 mở, DNĐ 171-75, 171-76 mở.
- Dao cách ly 131-1 thao tác được khi: MC 131 mở, DTĐ 131-14, 131-15, 132-
14 mở.
- Dao cách ly 131-3 thao tác được khi: MC 131 mở, DNĐ 131-35, 131-38 mở.
- Dao cách ly 132-1 thao tác được khi: MC 132 mở, DNĐ 132-14, 132-15,
131-14 mở.
- Dao cách ly 132-3 thao tác được khi: MC 132 mở, DNĐ 132-35, 132-38 mở.
Điều 40. Điều kiện mạch Interlock của dao nối đất.
- Dao nối đất 171-15 thao tác được khi: DCL 171-1, 171-7 mở.
- Dao nối đất 171-75 thao tác được khi: DCL 171-1, 171-7 mở.
- Dao nối đất 171-76 thao tác được khi: DCL 171-7 mở, Rơ le giám sát mạch
áp KV1, KV2 (điện áp đường dây 171 không có điện).
- Dao nối đất 131-14 thao tác được khi: DCL 131-1, 132-1, 171-1 mở.
- Dao nối đất 132-14 thao tác được khi: DCL 131-1, 132-1, 171-1 mở.
- Dao nối đất 131-35 thao tác được khi: DCL 131-3, 131-1 mở.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 54


Bài thu hoạch

- Dao nối đất 131-15 thao tác được khi: DCL 131-3, 131-1 mở.
- Dao nối đất 131-38 thao tác được khi: DCL 131-3 mở và MC 901 mở.
- Dao nối đất 132-35 thao tác được khi: DCL 132-3, 132-1 mở.
- Dao nối đất 132-15 thao tác được khi: DCL 132-3, 132-1 mở.
- Dao nối đất 132-38 thao tác được khi: DCL 132-3 mở và MC 902 mở.
- Dao nối đất 1T1-0 thao tác đóng được khi: DNĐ 1T2-0 mở.
- Dao nối đất 1T2-0 thao tác đóng được khi: DNĐ 1T1-0 mở.
3. Bảo vệ rơ le cho Đường dây 110KV(Hợp bộ WXH-801, WXH-802).
3.1. Bảo vệ đường dây tác động (Protection operated):
a) Bảo vệ khoảng cách vùng I (Dist. Prot. Zone I);
b) Bảo vệ khoảng cách vùng II, III (Dist. Prot. Other zones put in);
c) Bảo vệ dòng thứ tự không vùng I (Zero-seq prot. zone I put in);
d) Bảo vệ dòng thứ tự không vùng II, III (Zero-seq prot. Other zones put in);
3.2. Hư hỏng hợp bộ rơ le bảo vệ (Failure of relay);
3.3. Hư hỏng nguồn cho rơ le bảo vệ (Power failure);
4. Bảo vệ rơ le cho thanh cái C11. (Hợp bộ WMH-800).
4.1. Hở mạch nhị thứ biến dòng điện (CT. Sec circuit broken);
4.2. Quá áp thanh cái (Voltage prot. Operated);
4.3. Hở mạch nhị thứ biến điện áp (PT sec. Circuit broken);
4.4. Bảo vệ rơ le thanh cái cảnh báo (Pro. Relay alarm);
4.5. Hư hỏng nguồn hợp bộ rơ le bảo vệ (Power failure of relay).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 55


Bài thu hoạch

II.7. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA
1.Thông số hồ chứa:
- Cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT) :72 m
- Cao trình mực nước chết (MNC): :70 m
- Cao trình mực nước lũ kiểm tra (gia cường (MNGC)) :73,6 m
- Cao trình mực nước lũ thiết kế : 72,58m
- Diện tích hồ chứa tại MNDBT : :16,42 km2
- Diện tích hồ chứa tại MNC : 12,26 km2
- Dung tích hồ tại MNDBT : 99,3 triệu m3
- Dung tích hồ tại MNC : 70,73 triệu m3
- Dung tích hữu ích : 28,57 triệu m3
2. Quy định mùa lũ, mùa cạn:
2.1. Mùa lũ:
- Từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11 đối với các hồ: Thác Mơ, Cần Đơn,
Srok Phu Miêng, Phước Hòa.
2.2. Mùa cạn:
- Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 30 tháng 6 năm sau đối với các hồ Thác Mơ,
Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa.
+ Mùa cạn I: 01/12 đến 30/4 năm sau;
+ Mùa cạn II: 01/5 đến 30/06.
3. Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du: (trích quyết định số:
471/QĐ-TTg)
- Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình
thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra hoặc mực nước dâng gia cường để điều
tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn, trừ hồ
Dầu Tiếng và các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
- Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự,
phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban
hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến
tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 56


Bài thu hoạch

- Trong thời kỳ mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này, khi chưa tham
gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực
nước cao nhất trước lũ được quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều
17 của Quy trình này.
- Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về
tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn, thời kỳ triều cường;
mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết
cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao
trình mực nước trước lũ quy định.
- Các hồ Srok Phu Miêng, Phước Hòa: Trong quá trình các hồ Thác Mơ, Cần
Đơn vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình này, phải vận hành
để duy trì mực nước hồ không được vượt quá mực nước dâng bình thường.
4. Chế độ quan trắc, dự báo trong mùa lũ
4.1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời
tiết có khả năng gây mưa lũ theo quy định, hàng ngày, các đơn vị quản lý, vận
hành hồ phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:
- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả
qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 04 lần vào các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ,
19 giờ;
- Thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào 10 giờ. Nội dung bản tin dự báo phải bao
gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12
giờ, 18 giờ, 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ,
18 giờ và 24 giờ tới (nếu có).
4.2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết
khác gây mưa lũ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp:
- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả
qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 15 phút một lần;
- Thực hiện bản tin dự báo lũ về hồ định kỳ 03 giờ 01 lần. Nội dung bản tin dự
báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06
giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ về
hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới.
4.3. Trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa lũ trước 10 giờ hàng
ngày cho các đơn vị sau:
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước.
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
- Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam B.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 57


Bài thu hoạch

5. Chế độ, vâ ̣n hành, quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin
báo cáo trong mùa cạn:
- Tổ chức đo đạc, quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà
máy, mực nước thượng, hạ lưu hồ ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19
giờ;
- Tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01,
11, 21 hàng tháng.
- Hàng ngày, hồ Srok Phu Miêng vận hành xả nước về hạ du với thời gian xả
không ít hơn 15 giờ/ngày và bảo đảm lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ
hơn:
a) 77 m3/s đối với thời kỳ I;
b) 70 m3/s đối với thời kỳ II.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 58


Bài thu hoạch

II.8. QUY TRÌNH VẬN THỰC HIỆN PHIẾU THAO TÁC


1. TỔ CHỨC THAO TÁC
Điều 1: lệnh thao tác
1.1. Lệnh thao tác do người ra lệnh truyền cho người nhận lệnh bằng lời nói:
- Truyền trực tiếp;
- Truyền qua hệ thống thông tin liên lạc ( điện thoại, bộ đàm);
1.2. Yêu cầu đối với lệnh thao tác:
- Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Nêu rõ mục đích và trình tự tiến hành thao tác.
1.3. Yêu cầu chung đối với người ra lệnh, người nhận lệnh:
- Hiểu rõ trình tự tiến hành các bước dự kiến thao tác trong phiếu thao tác
(PTT);
- Điều kiện thực hiện (như chế độ vận hành của thiết bị, sơ đồ kết nối thực tế).
1.4. Yêu cầu đối với người ra lệnh:
- Người ra lệnh là người có quyền điều khiển thiết bị (hoặc được ủy quyền);
- Khi ra lệnh phải nói rõ tên mình, phải ghi chép hoặc đánh dấu đầy đủ trình tự
thao tác vào phiếu thao tác
1.5. Yêu cầu đối với người nhận lệnh:
- Người nhận lệnh là người vận hành thiết bị;
- Người nhận lệnh phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác,
tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Chỉ khi nào người ra lệnh xác
định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người nhận lệnh mới cho phép người
thao tác thao tác thiết bị. Khi thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo
lại cho người ra lệnh biết.
1.6. Trường hợp người nhận lệnh chưa rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị
người ra lệnh giải thích, chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác.
Điều 2: chế độ phiếu thao tác
2.1. Mọi thao tác trên thiết bị đều phải lập phiếu thao tác đã được lãnh đạo
Công ty phê duyệt theo mẫu (phụ lục kèm theo) trừ trường hợp xử lý xự cố.
2.2. Lập phiếu thao tác (có kế hoạch hoặc đột suất) do điều hành viên trực
Trung tâm lập và Trưởng ca là người duyệt phiếu.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 59


Bài thu hoạch

2.3. Người ra lệnh có thể ủy quyền cho người nhận lệnh viết phiếu thao tác và
người ra lệnh sẽ duyệt phiếu thao tác này.
2.4. Yêu cầu đối với phiếu thao tác:
- Phải rõ ràng không sửa chữa tẩy xóa;
- Phải ghi rõ PPT cho sơ đồ nào, thiết bị nào;
- Phải được đánh số thứ tự trong tháng;
- Lưu trữ ít nhất 3 tháng.
2.5. Trước khi tiến hành thao tác điều hành viên (ĐHV) phải kiểm tra sự tương
ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác, nếu không đúng thì
phải viết lại PTT khác.
Điều 3: quy định chung về thao tác:
3.1. Khi ra lệnh thao tác, người ra lệnh phải chú ý:
- Tên phiếu thao tác và mục đích thao tác;
- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
- Sơ đồ đấu dây hiện tại của thiết bị;
- Tình trạng vận hành của thiết bị đóng cắt. Tình trạng vận hành, nguyên tắc
hoạt động của Rơle bảo vệ, thiết bị tự động, điểm trung tính nối đất, thiết bị đo
lường, thiết bị điều khiển và tín hiệu từ xa;
- Những phần tử nối đất vĩnh cửu;
- Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống SCADA;
- Nguồn cung cấp và sơ đồ hệ thống tự dùng;
- Các biện pháp an toàn đối với con người và thiết bị;
- Đọc kỹ PTT và ký tên vào PTT trước khi ra lệnh thao tác.
3.2. Khi thực hiện PTT, người thao tác phải chú ý:
- Đọc kỹ PTT, kiểm tra PTT phải phù hợp với mục đích của thao tác;
- Nếu thấy không hợp lý, không rõ ràng thì đề nghị người ra lệnh làm sáng tỏ;
- Ký tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác;
- Kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ của phiếu thao tác
trước khi tiến hành thao tác;
- Phải thực hiện đúng theo trình tự trong phiếu, không được tự ý thay đổi trình
tự các bước thao tác trong phiếu khi chưa được phép của người ra lệnh;
- Thực hiện xong bước thao tác nào thì phải đánh dấu vào phiếu;
- Quá trình thao tác nếu xuất hiện cảnh báo hoặc trục trặc về thiết bị và những
hiện trạng bất thường phải kiểm tra báo lại người ra lệnh xử lý trước khi thực hiện
các bước tiếp theo.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 60


Bài thu hoạch

3.3. Nếu thao tác kéo dài đến giờ giao nhận ca thì Điều hành viên (ĐHV) ca
trước phải lựa chọn thao tác ngừng cho hợp lý. Trong trường hợp thao tác phức
tạp ĐHV ca trước phải tiếp tục thao tác, chỉ được phép giao ca nếu được sự đồng ý
của lãnh đạo Xưởng vận hành. Trong trường hợp này lãnh đạo Xưởng vận hành
phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3.4. Mọi thao tác đều phải có hai người thực hiện.
- Một người giám sát và một người thao tác;
- Hai người này phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị, đã được đào tạo và
kiểm tra đạt được chức danh vận hành, được bố trí công việc trực ca vận hành
thiết bị.
3.5. Trình tự tiến hành thao tác theo PTT.
- Tại vị trí thao tác: kiểm tra sự tương ứng giữa tên thiết bị với tên trong phiếu;
- Nếu thấy phù hợp, người giám sát đọc, người thao tác nhắc lại và thực hiện
từng bước theo phiếu.
3.6. Các thao tác phức tạp (đóng điện, thí nghiệm thiết bị mới) phải thực hiện
theo phương thức đã duyệt, có sự thống nhất của các bộ phận liên quan và với cấp
điều độ tương ứng trong đó chỉ rõ người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực
hiện thao tác và những công việc đã ghi trong chương trình.
3.7. Sau khi kết thúc thao tác, ĐHV phải thực hiện các thủ tục giao nhận thiết
bị theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca
tên PTT, những thay đổi trong sơ đồ, rơle bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các
tiếp địa di động có chỉ rõ địa điểm, các thay đổi kết cấu trong sơ đồ vận hành, các
đội công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác.
3.8. Trước khi đưa thiết bị hoặc đường dây vào vận hành sau khi sửa chữa thì
ca trực vận hành (ca trực đương phiên) phải khẳng định chắc chắn tất cả các đơn
vị công tác đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, đã khóa tất cả các phiếu
công tác.
3.9. Cấm thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị trong trường
hợp tất cả các bảo vệ chính đều không làm việc.
2. Các thao tác cơ bản và phiếu thao tác:
ĐIỀU 4: Thao tác máy cắt (MC)
4.1. Máy cắt (MC) cho phép đóng cắt mạch có phụ tải, cắt ngắn mạch theo quy
định của nhà chế tạo.
4.2 Trước khi thao tác đóng cắt máy cắt phải kiểm tra máy cắt ( như số lần
đóng cắt, áp lực khí (SF6), các bộ truyền động..).
4.3. Việc đóng thử MC được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêu
cầu sau:
- Các dao cách ly (DCL) ở hai phía của máy cắt phải được mở hoàn toàn, và
chỉ đóng dao tiếp địa hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 61


Bài thu hoạch

- Nếu đóng DCL một phía của máy cắt, thì phải mở (tháo gỡ) các tiếp địa của
ngăn lộ máy cắt này.
4.4. Sau khi thao tác MC cần kiểm tra (qua đèn tín hiệu, đồng hồ đo lường, chỉ thị
trạng thái, tin nhắn..) để xác định MC ở vị trí đóng hoặc mở hoàn toàn (cả ba pha).
4.5. Việc thao tác MC chỉ cho phép khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt ( làm
việc bình thường) và không chạm đất. Chỉ cho phép thao tác khi mạch điều khiển
có chạm đất trong chế độ sự cố.
ĐIỀU 5. Thao tác dao cách ly (dcl)
5.1. DCL được phép thao tác đóng hoặc mở khi không có tải. Ở vị trí mở DCL
tạo nên khoảng cách cách điện trông thấy cần thiết và tin cậy.
5.2. Trước khi thao tác DCL hai phía MC thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt
cả 3 pha, khóa điều khiển máy cắt ở vị trí tại chỗ.
5.3. Thao tác DCL tại chỗ phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoát không được
đập mạnh ở cuối hành trình.
5.4. Sau khi kết thúc thao tác DCL cần kiểm tra vị trí các má dao xem nó đã
đóng hoặc mở hoàn toàn cả ba pha chưa, nếu không thì phải thao tác lại.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 62


Bài thu hoạch

II.9. QUY TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG
TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ, CÔNG TRÌNH
1. Xưởng sửa chữa & quản lý công trình, Phòng kế hoạch kỹ thuật, Xưởng vận
hành phải lập danh sách những người được quyền cấp phiếu công tác, người lãnh
đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp ( hoặc người giám sát) công việc và những
người được quyền thay thế trong các chức danh trên trình Phó giám đốc phụ trách
kỹ thuật phê duyệt.
2. Đối với các công tác kiểm tra, sữa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên
thiết bị, tiểu tu, trung tu, đại tu tổ máy… của Nhà máy thì Xưởng sửa chữa & quản
lý công trình sẽ cấp và quản lý phiếu công tác theo quy định. Danh sách người cấp
phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp ( hoặc người giám sát)
phải đúng theo danh sách đã lập tại điều 62 của Quy trình này.
3. Đối với các công việc đã có kế hoặc từ trước như: duy tu bảo dưỡng thiết bị
thường xuyên, tiểu tu, trung tu, đại tu các thiết bị của Nhà máy, Xưởng sửa chữa
& Quản lý công trình phải chuẩn bị phiếu công tác trước, sau đó đăng ký công
việc với ca trực vận hành dương phiên của Xưởng vận hành. Các đơn vị công tác
của Xưởng sửa chữa chỉ được phép bắt đầu công việc khi đã thực hiện xong các
bước ghi trong phiếu công tác và tiếp nhận xong nơi làm việc.
4. Các thiết bị thuộc quyền quản lý của Xưởng sửa chữa và quản lý công trình
như: cầu trục thượng lưu, hạ lưu, gian máy, các tời điện, các thiết bị trong phòng
lọc dầu cao trình 54, máy bơm dầu, lọc dầu….trước khi tiến hành công việc bảo
dưỡng, sửa chữa thì cần phải phối hợp với ca trực vận hành đương phiên để án
động, cắt hết các nguồn cung cấp đến thiết bị rồi mới được bắt đầu công việc.
Nhân viên trong đơn vị công tác của Xưởng sửa chữa & quản lý công trình
không được tự ý đấu nối cáp động lực cấp nguồn hoạt động cho bơm dầu, máy lọc
dầu, thao tác đóng các CB trong các tủ phân phối nguồn tại các cao trình mà chưa
có sự đồng ý của ca trực vận hành đương phiên.
5. Khi tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung tu, đại tu tổ máy theo kế
hoạch, Xưởng vận hành thực hiện án động, cô lập các thiết bị, hệ thống điện, hệ
thống khí, dầu, nước…. liên quan đến thiết bị, tổ máy mà đưa ra bảo dưỡng, kiểm
tra, tiểu tu, trung tu, đại tu. Lập rào chắn treo biển báo cảnh báo những vị trí nguy
hiểm, biển báo dẫn vào khu vực làm việc…. sau khi thực hiện xong công tác án
động thiết bị, tổ máy, Xưởng vận hành sẽ bàn giao toàn bộ thiết bị, tổ máy đưa ra
bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung tu, đại tu cho Xưởng sửa chữa và quản lý công
trình tiếp nhận.
6. Xưởng vận hành sẽ chịu trách nhiệm về an toàn cho nhân viên vận hành
thao tác, tình trạng thiết bị trong quá trình án động, cô lập các thiết bị, tổ máy khi
đưa ra bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung tu, đại tu.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 63


Bài thu hoạch

7. Khi Xưởng sửa chữa và quản lý công trình kiểm tra và tiếp nhận xong thiết
bị, nơi làm việc từ Xưởng vận hành để bắt đầu công việc bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu
tu, trung tu, đại tu thì phải chịu trách nhiệm an toàn mọi mặt cho nhân viên của
mình tham gia công tác trung tu, tiểu tu, đại tu: trang thiết bị sử dụng trong quá
trình sửa chữa phải đảm bảo tính an toàn cho phép, chất lượng thiết sau khi sửa
chữa xong.
8. Xưởng sửa chữa & quản lý công trình phải chủ trì trong công tác sửa chữa,
thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và phải chịu trách nhiệm về việc hư hỏng thiết bị
trong quá trình bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu thu, trung tu, đại tu; đảm bảo các thông
số cài đặt ban đầu của hệ thống, thiết bị liên quan đến khối tổ máy hệ thống phụ
trợ mà được đưa ra bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung tu, đại tu.
9. Xưởng sửa chữa & quản lý công trình phải lập báo cáo kỹ thuật cho các đợt
bão dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung tu, đại tu. So sánh đối chiếu các số liệu sau bảo
dưỡng- sửa chữa với các số liệu trước khi đưa ra bảo dưỡng- sửa chữa để đánh giá
tình trạng thiết bị.
10. Trong quá trình tiến hành các công việc bảo dưỡng, kiểm tra, tiểu tu, trung
tu, đại tu… Xưởng vận hành sẽ thực hiện các thao tác đóng hoặc cắt các nguồn
cung cấp cho các thiết bị, hệ thống… để phục vụ công tác hiệu chỉnh, thí nghiệm
theo yêu cầu của Xưởng sửa chữa & quản lý công trình. Sau khi thực hiện xong
công tác hiệu chỉnh, thí nghiệm thì phải trả trạng thái các thiết bị đóng/ cắt, cầu
chì, các van… về lại vị trí án động (theo phiếu thao tác án động thiết bị, hệ thống,
tổ máy…)
11 Khi tiến hành các công việc bảo dưỡng, sửa chữa mà xảy ra các vấn đề hư
hỏng nghiêm trọng đến thiết bị liên quan đến tổ máy, trạm 110KV…. Thì phải
thành lập tổ kỹ thuật của Công ty để xử lý. Trước khi thực hiện công việc sửa
chữa hư hỏng, tổ kỹ thuật phải lập các phương án sửa chữa bằng văn bản (trong đó
nêu rõ tiến trình các bước thực hiện) và phải được các thành viên trong tổ kỹ thuật
thống nhất đồng ý mới được cho triển khai phương án sửa chữa.
12. Tổ kỹ thuật của Công ty được Giám đốc thành lập trong các đợt bảo
dưỡng-sửa chữa thiết bị ở Nhà máy, lãnh đạo tổ là phó Giám đốc kỹ thuật, thành
viên gồm Trưởng/ phó phòng kế hoạch kỹ thuật, Trưởng/phó xưởng vận hành, sửa
chữa, các kỹ sư của Công ty, công nhân có thâm niên trong công tác sửa chữa.
13. Trong trường hợp sự cố ở Nhà máy, xả cắt lũ khẩn cấp trong mùa lũ thì ca
trực đương phiên của Xưởng vận hành được phép huy động tối đa nhân lực của
Công ty tham gia xử lý sự cố.
14. Trong trường hợp có những vấn đề khác cần xử lý liên quan đến những
quy tắc an toàn, nguyên tắc vận hành,sửa chữa mà quy trình này chưa quy định thì
áp dụng các Quy trình vận hành và xử lý sự cố ở Nhà máy Srok Phu Miêng (đã
được ban hành), Quy trình an toàn, Quy trình sửa chữa của nghành điện Việt Nam
đã ban hành hoặc người được Giám đốc Công ty ủy quyền để xử lý.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 64


Bài thu hoạch

II.10. HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC


1. Giới thiệu:
- Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng IDICO gồm 2 tổ máy thủy lực turbine
Kaplan, 2 hệ thống điều tốc điện tử kỹ thuật số có nhiệm vụ đóng mở cánh hướng,
cánh xoay, cấp nước vào turbine để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khởi động,
ổn định tốc độ, điều chỉnh công suất phát, bảo vệ lồng tốc, đáp ứng nhanh khi vận
hành song song với lưới điện;
- Hệ thống điều tốc kiểu bước PCC là hệ thống điều khiển thủy lực bằng động
cơ bước do vậy hiệu suất của turbine có thể điều khiển được;
- Hệ thống thay đổi điện kiểu bước bao gồm: PCC, bộ truyền động tín hiệu số
động cơ bước, động cơ bước, hệ thống dịch chuyển không dầu, hệ thống phản hồi
điện và dịch chuyển servomotor;
- Hệ thống thủy lực bao gồm: Cánh hướng, cánh xoay, servomotor, van phân
phối chính. Ngoài ra còn có van phân phối sự cố, van giới hạn cuối hành trình
đóng servomotor…
2. Cấu tạo, chức năng thiết bị của hệ thống điều tốc
Cấu tạo hệ thống điều tốc gồm 3 bộ phận chính: Hệ thống điều khiển, hệ thống
thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống thiết bị dầu áp lực.
2.1. Hệ thống điều khiển:
Hệ thống được trang bị 2 CPU (CP476) vận hành song song, tất cả tín hiệu từ
các module (DI, CMX, DO, AI, IF…) được đưa vào khối xử lý CPU để phân tích,
tính toán giá trị độ mở cánh hướng, cánh xoay, tần số tổ máy, tần số hệ thống để
điều khiển chính xác. Ngoài ra còn chuẩn đoán, đưa ra các tín hiệu cảnh báo hư
hỏng thiết bị, hệ thống… Trong CPU (CP476) có tích hợp các cổng truyền thông
thực hiện nhiệm vụ truyền thông với máy tính điều khiển giám sát (HMI), giữa hai
kênh điều khiểu A, B với nhau (kênh điều khiển chính, phụ), gửi hoặc nhận lệnh
từ máy tính điều khiển trung tâm trong việc khởi động hay dừng tổ máy:
- Module tích hợp CM211: bao gồm CMX1 và CMX2 được tích hợp chung:
+ Module CMX1: thu thâ ̣p tín hiê ̣u vào gồm DI(Digital input) và AI(Analog
input)
+ Module CMX2: Module DO (Digital output) tích hợp bên trong sẽ có các ngõ
ra đi điều khiển theo chương trình nạp sẵn trong CPU.
- Module đầu vào Digital input: Module DI439, DI135 thu thập các tín hiệu
đầu vào số để CPU điều khiển theo chương trình nạp sẵn.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 65


Bài thu hoạch

- Module DO (Digital output) DO135, DO435: Có các ngõ ra số đi điều khiển


theo chương trình nạp sẵn trong CPU.
- Module AI (Analog input) AI 354: Thu thập các tín hiệu đầu vào tương tự để
CPU điều khiển theo chương trình nạp sẵn.
- Thiết bị đo lường tần số (ZXB): Đầu vào là biến điện áp PT tổ máy, PT hệ
thống. Đầu ra được đưa vào module DI135 để CPU xử lý.
- Module truyền thông (Communication module) IF: Không sử dụng.
2.2. Hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực: Gồm van phân phối chính được điều
khiển bằng động cơ bước điều khiển đóng mở cánh hướng, cánh xoay; các van
điện từ phục vụ cho dừng khẩn cấp, chốt chặn servomotor; 2 servomotor chính
truyền động đóng mở cánh hướng; bộ lọc dầu; cơ cấu xi lanh trục truyền động điều
khiển cho cánh xoay (đầu dầu); các đồng hồ đo áp lực; van phân phối sự cố 54.00;
van sự cố điều tốc (tủ GOV); cơ cấu cam hành trình, van giảm chấn hành trình cuối
cánh hướng, hệ thống đường ống áp lực dầu…
- Van phân phối chính: Dùng để mở hoặc đóng đường dầu áp lực đi điều khiển
cánh hướng, cánh xoay theo hướng đóng hay hướng mở.
- Thiết bị thay đổi trạng thái: Động cơ bước được điều khiển bằng tín hiệu
xung điện áp DC vào cực +CW (động cơ quay theo chiều thuận), +CCW (động cơ
quay theo chiều ngược lại). Trục của động cơ bước được kết nối với trục truyền
động đến van điều khiển D1, D2 (van 3 vị trị, 3 cửa).
- Van đóng bậc:
+ Van đóng bậc là tổ hợp gồm ba van: van 2 vị trí, 2 cửa T, van một chiều MC,
van tiết lưu TL.
+ Khi mở cánh hướng thì đường dầu điều khiển chỉ qua van T, van một chiều MC.
+ Khi đóng cánh hướng thì thời gian đóng cánh hướng sẽ chia thành hai giai đoạn:
giai đoạn đầu độ mở cánh hướng giảm từ 100% đến 30% trong vòng 4,9s. giai đoạn thứ
hai cánh hướng giảm từ 30% về 0% trong vòng 10,1s. Tổng thời gian đóng cánh hướng
của hai giai đoạn là 15s.
+ Van đóng bậc kết hợp với van khoảng cách sẽ biết được hành trình cánh hướng ở
30% còn lại để điều chỉnh thời gian ở giai đoạn thứ hai bằng cách chuyển đường dầu hồi
từ van T qua van tiết lưu TL (van tiết lưu sẽ được điều chỉnh sao cho thời gian đóng của
giai đoạn 2 là 10,1s).
+ Mục đích thiết kế van đóng bậc là giảm chấn ở hành trình cuối (30% độ mở cánh
hướng còn lại) khi thực hiện đóng cánh hướng hoàn toàn (dừng bình thường, dừng sự
cố); đóng cánh hướng một cách nhanh chóng (giai đoạn 1 với 4,9s) để tránh lồng tốc tổ
máy khi bị sự cố mất tải đột ngột.
- Van khoảng cách:
+ Van khoảng cách là loại van 3 cửa 4 vị trí. Cơ cấu điều khiển là đầu hành trình
dạng bánh xe, lò xo nén.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 66


Bài thu hoạch

+ Van khoảng cách dùng để điều khiển van 2 vị trí, 2 cửa T ở hành trình 30% độ mở
cánh hướng còn lại.
+ Van dừng khẩn cấp điều tốc là tổ hợp gồm 3 van: van chính G loại 3 vị trí, 3
cửa, cơ cấu điều khiển bằng thủy lực; van điều khiển S, R là loại 3 vị trí, 3 cửa, cơ cấu
điều khiển bằng điện từ, lò xo nén.
+ Ở chế độ làm việc bình thường (máy dừng dự phòng, không chốt van sự cố điều
tốc, không có sự cố tồn tại) van điều khiển R, S không tác động. Tác đô ̣ng khi sự cố cấp
1 và cấp 2 (trường hợp dự phòng nếu van phân phối sự cố không tác đô ̣ng).
- Van phân phối sự cố 54.00:
+ Van phân phối sự cố là tổ hợp gồm 3 van: van 2 vị trí, 6 cửa DP, cơ cấu điều
khiển bằng áp lực; van 2 vị trí, 2 cửa DP2, cơ cấu điều khiển bằng áp lực; van 2 vị trí 4
cửa 2DP-1, cơ cấu điều khiển bằng cuộn dây điện từ.
+ Ở chế độ làm việc bình thường (máy dừng dự phòng, không chốt van sự cố điều
tốc, không có sự cố tồn tại, van phân phối sự cố 54.00 không tác động) cuộn dây điện từ
“Set” của van điều khiển 2DP-1 không tác động. Van DP2 không có đường dầu áp lực
đến van DP, không có đường dầu đi đóng cánh hướng.
+ Khi có tín hiệu sự cố cấp 2 (tín hiệu điện tác động lên cuộn dây điện từ “Set”) hay
lực tác động lên trục điều khiển cuộn dây điện từ “Set”, đường dầu điều khiển sẽ đi đến
vị trí trên của van DP2, vị trí dưới của van DP2 mất áp do thông với bể xả. Lúc này 2
cửa của van DP2 sẽ có đường dầu đi đến vị trí dưới của van DP. Vị trí dưới của van DP
sẽ dịch chuyển làm cho đường dầu áp lực được thông trực tiếp đến secvomotor đóng
cánh hướng (không thông qua van phân phối chính). Cuộn dây điện từ sẽ mang điện đến
khi tín hiệu sự cố cấp 2 được giải trừ.
+ Khi có tín hiệu giải trừ van 2DP-1 (tín hiệu điện tác động lên cuộn dây điện từ
“Reset” của van 2DP-1) hay lực tác động lên trục điều khiển cuộn dây điện từ “Reset”.
Thì van DP2 sẽ ngắt đường dầu áp lực đến van DP. Lúc này sẽ không còn đường dầu đi
đóng cánh hướng. Van phân phối sự cố 54 tự trở về (nếu van không tự trở về khi giải trừ
thì điều hành viên cần nhanh chóng tác động cưỡng bức trên trục van để van trở về trạng
thái ban đầu chưa tác động).
- Van chốt chặn secvomotor: Van điều khiển đóng mở chốt chặn secvomotor 1DP-1
là loại van đảo chiều 2 vị trí 4 cửa, cơ cấu điều khiển bằng cuộn dây điện từ.
- Secvomotor điều khiển cánh hướng:
+ Gồm hai xi lanh XL1-2, XL1-2 đi điều khiển cánh hướng; các van xả đáy 1D1-12,
1D1-13, 1D1-14, 1D1-15 dùng để xả khí trong quá trình nạp dầu cho secvomotor.
- Secvomotor điều khiển cánh xoay.
+ Gồm một xi lanh XL1-1 dùng để điều khiển cánh xoay; cơ cấu đưa dầu điều khiển
xuống bầu cánh bánh xe công tác thông qua đầu dầu.
2.3. Hệ thống thiết bị dầu áp lực:
- Giới thiêụ trong phần hê ̣thống bơm dầu điều tốc.
3. Vận hành hệ thống điều tốc

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 67


Bài thu hoạch

3.1. Quy định chung:


- Mọi thao tác trên hệ thống điều tốc chỉ được giao cho nhân viên vận hành đã qua
huấn luyện kỹ thuật, sát hạch quy trình vận hành và xử lý sự cố tổ máy, hướng dẫn vận
hành hệ thống điều tốc.
- Vận hành hệ thống điều tốc cần tuân theo các quy trình sau:
+ Quy trình kỹ thuật an toàn điện.
+ Các quy phạm, quy trình kỹ thuật khác có liên quan.
- Nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy tắc an toàn trong Nhà máy để đảm bảo an
toàn cho con người và thiết bị.
3.2. Khởi động tự động:
- Sau khi tổ máy đã thỏa mãn các điều kiêṇ khởi đô ̣ng, và trình tự khởi đến bước khởi
đô ̣ng điều tốc:
+ Lênḥ khởi đô ̣ng từ máy tính trung tâm (EC 2000), hoăc̣ khởi đô ̣ng từ HIM tủ
1(2)LCU2 (nhấn nút đèn Local) hê ̣ thống điều tốc nhâṇ lênh ̣ Unit start command (lênh ̣
khởi đô ̣ng): CPU của 1(2)LCU xuất lênh ̣ On DO15, DO15 on → rơ le trung gian 2KA7
tủ 1(2) LCU2 khi đó rơ le 2XJ4 đóng và gửi tín hiêụ khởi đô ̣ng hê ̣ thống điều tốc (Trước
đó + 1(2) LCU2 xuất lênh ̣ On DO2 (tín hiêụ số) gửi đến rơ le trung gian 1DP1 thực hiêṇ
mở van 1DP-1 có đường dầu mở chốt chăn. ̣ Tín hiêụ phản hồi 9XK=1 khi tiếp điểm vị trí
mở tác đô ̣ng). Điều tốc khởi đông theo chương trình cài đăṭ sẵn tại đây hê ̣ thống sẽ thực
hiêṇ công viêc̣ mở cánh hướng, cánh xoay theo chương trình nạp sẵn thông qua điều
khiển hai bô ̣ đô ̣ng cơ bước.
+ 1(2) LCU2 xuất lênh ̣ On DO21, DO22 gửi đến rơ le trung gian 3KA5, 3KA6 để
tăng hoăc̣ giảm tải, tần số. Thông qua tăng giảm đô ̣ mở cánh hướng, cánh xoay.
+ Hệ thống điều khiển sẽ đưa tín hiệu điều khiển đến bộ truyền động động cơ bước
để điều khiển làm động cơ bước quay. Động cơ bước quay sẽ truyền động đến bộ phận
chuyển đổi là cho van phân phối chính di chuyển lên hay xuống.
+ Hệ thống điều khiển PCC sẽ lấy mẫu tần số tổ máy, tần số hệ thống và các tín hiệu
phản hồi khác để thực hiện việc tính toán gửi tín hiêụ phản hồi về lại 1(2) LCU2.
3.3. Dừng tự động:
+ CPU của 1(2)LCU xuất lênh ̣ On DO16. DO16 on → rơ le trung gian 2KA8 tủ 1(2)
LCU2 khi đó rơ le 2XJ5 đóng và gửi tín hiêụ vào dừng hê ̣thống điều tốc.
+ 1(2) LCU2 xuất lênh ̣ On DO22 gửi đến rơ le trung gian 3KA6 để giảm tải. Thông
qua giảm đô ̣ mở cánh hướng, cánh xoay.
+ Trình tự thực hiêṇ đến lúc cánh hướng đóng hoàn toàn (phối hợp hê ̣ thống nhiều hê ̣
thống khác để thực hiê ̣n.)
3.4 Khởi động bằng tay: Các điều kiện để sẵn sàng cho việc khởi động tổ máy, lưu đồ
khởi đô ̣ng đến bước khởi đô ̣ng điều tốc.
- Khởi đô ̣ng tại tủ 1(2) LCU3:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 68


Bài thu hoạch

+ Chuyển khóa SAC1 sang vị trí local man, lắc khóa SA9 sang vị trí on điều tốc tự
thực hiêṇ bước khởi đô ̣ng.
- Khởi đông tại tủ GOV :
+ Được sự cho phép của phó GĐ kỹ thuât,̣ các điều kiện để sẵn sàng cho việc khởi
động tổ máy, lưu đồ khởi đô ̣ng đến bước khởi đô ̣ng điều tốc.
+ Tại tủ 1(2)GOV chuyển các nút nhấn điều khiển cánh hướng (Wicket), cánh xoay
(blade) sang vị trí “Manual”.
+ Giảm độ mở cánh xoay (blade) về 0% bằng nút nhấn “Giảm - Dec”.
+ Xác lập độ mở khởi động, độ mở không tải theo cột áp thực tế của cánh hướng
(Wicket): điều khiển nút nhấn “Tăng – Inc” để mở cánh hướng (Wicket) đến độ mở khởi
động (23%).
+ Kiểm tra tần số tổ máy đạt 42% tần số định mức tại tủ điều tốc 1~2GOV và tủ
1APG1.
+ Giảm độ độ mở cánh hướng (Wicket) về độ mở không tải tại tủ điều tốc (19%).
Sau đó điều chỉnh nút “Tăng – Inc hay Giảm – Dec” để giữ ổ định tốc độ tổ máy về định
mức.
+ Khi tốc độ về định mức ổn định chuyển nút điều khiển cánh hướng (Wicket), cánh
xoay (Blade) sang vị trí “Auto” để chuyển hệ thống điều khiển điều tốc sang chế độ điều
chỉnh tự động kết thúc quá trình chạy máy bằng tay tại tủ.
3.5. Dừng khẩn cấp:
- Dừng sự cố cấp 1 (van sự cố điều tốc tác động): Khi cuộn dây điện từ nhận được
tín hiệu dừng khẩn cấp (hoặc nhấn nút dừng sự cố cấp 1), khoang dầu cung cấp của van
phân phối chính mất đi và buồng của van phân phối chính thông với ống xả. Có đường
dầu đi đóng cánh hướng thông qua van phân phối chính, tốc độ tổ máy giảm về không.
- Dừng sự cố cấp 2 (bằng van phân phối sự cố): Khi cuộn dây điện từ của van phân
phối sự cố nhận được tín hiệu dừng sự cố (hoặc nhấn nút dừng sự cố cấp 2), sẽ có đường
cấp dầu áp lực trực tiếp từ bình dầu áp lực vào các servomotor đóng cánh hướng không
thông qua van phân phối chính.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 69


Bài thu hoạch

XIV. HỆ THỐNG KÍCH TỪ


1. Tổng quan:
- Hệ thống kích từ máy phát điện là một trong các hệ thống thiết bị quan trọng
của máy phát điện, nó quyết định đến việc hoạt động an toàn, hiệu quả của máy
phát điện. Hệ thống kích từ có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều kích thích
cho các cuộn dây rotor máy phát điện đồng bộ. Hệ thống kích từ nhà máy thủy
điện Srok Phu Miêng là hệ thống kích từ tĩnh bằng cầu Thyristor loại GES3320
được cung cấp bởi tập đoàn điện lực Dong Fang Trung Quốc. Nguồn điện cấp cho
hệ thống này được lấy từ phía thứ cấp máy biến áp kích từ, phía sơ cấp nối vào
đầu cực máy phát. Kích thích ban đầu được cung cấp từ hệ thống ắc quy 220VDC
của nhà máy.
- Hệ thống kích thích có các chức năng sau:
- Kích thích ban đầu và điều chỉnh điện áp đầu cực để hòa các tổ máy vào lưới
điện bằng các phương pháp hòa đồng bộ chính xác tự động và đồng bộ chính xác
bằng tay.
- Làm việc ổn định trong hệ thống với các phụ tải từ không tải đến định mức và
các giới hạn quá tải cho phép.
- Làm việc bền vững trong các chế độ quá độ và chế độ sự cố.
- Bảo đảm các yêu cầu về tăng và giảm công suất vô công theo yêu cầu vận hành.
- Tự động điều chỉnh dòng điện kích thích theo độ biến thiên của điện áp và tần số.
Khôû
i ñoä
ng Maù
y caé
t daä
p töø

G
~

Boächæ
nh löu
Maù
y bie á
n theá
kích töø

AVR
Boäñieà
u chænh kích töø

- Bảo
Hìnhđảm1. được sự làm
Sô ñoàheäthoá
việc ổn định của máy
ng kích töøtöïkích nhôøvaø
phát điện utrong hệ thống, tự động
o boächænh löu ñie à
điều chỉnh công suất vô công vàcoù
khieå
n điện
höôùngáp theo yêu cầu các cấp của nhà máy.
2.Cấu trúc hệ thống:
Hệ thống Kích từ bao gồm 5 phần chính như sau:
- Nguồn cung cấp: máy biến thế Kích từ TE, nguồn mô ̣t chiều DC.
- Phần điều khiển: điều chỉnh điện áp tự động AVR.
- Phần lực: cầu chỉnh lưu SCR.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 70


Bài thu hoạch

- Phần dập từ: máy cắt dập từ FCB.


- Phần bảo vệ quá áp: bảo vệ RC.
2.1. Nguồn cung cấp:
- Nguồn cung cấp cho kích từ ban đầu: nguồn này đưa vào tủ FBC, cung cấp nguồn
kích từ ban đầu cho máy phát. Được sử dụng nguồn DC để Kích từ ban đầu, nõ sẽ lấy từ
hệ thống cung cấp nguồn 220VDC. Khi khởi động kích từ ban đầu, contactor kích từ
ban đầu (KM61) sẽ tự động được đóng, và điện áp đầu cực máy phát tăng lên. Khi điện
áp đầu cực máy phát tăng lên khoảng 15% giá trị định mức, contactor kích từ ban đầu sẽ
được mở (điều khiển bởi AVR). Sau đó dòng kích từ ban đầu được cung cấp từ máy
biến áp kích từ (TE), điện áp đầu cực máy phát sẽ tự động tăng lên đến giá trị đặt sẵn.
- Máy biến áp Kích từ (TE): Đối với hệ thống kích từ tĩnh, phía sơ cấp của máy biến
áp kích từ được nối với đầu ra của máy phát, nhị thứ của máy biến áp kích từ nối với
phía AC của bộ chỉnh lưu SCR. Công suất và tỷ số biến điện áp của máy biến áp
kích từ được xác định từ đặc tính kích từ của máy phát để đáp ứng yêu cầu hoạt
động của máy phát. Công suất của máy biến áp kích từ 630KVA; Điện áp
11/0,475KV.
2.2. Phần điều khiển: điều chỉnh điện áp tự động AVR:
- Mỗi hệ thống kích từ của máy phát được trang bị một bộ tự động điều chỉnh
điện áp (Automatic Voltage Regulator - AVR):
+ AVR loại GES3320 được lắp cố định trong tủ APEX1 bao gồm các tín hiệu
điều chỉnh, điều khiển, tính toán và các tín hiệu đầu ra. AVR thu thập tất cả các tín
hiệu analog từ máy phát, thực hiện các chức năng điều khiển, tính toán điều chỉnh
xung đầu ra đưa đến thyristor từ đó điều khiển dòng đầu ra của bộ chỉnh lưu.
+ Hệ thống kênh kép có thể hoạt động song song. Một hoạt động, một dự
phòng nóng, cả hai kênh có thể tự chuẩn đoán, giám sát, theo dõi, liên lạc, chuyển
đổi lẫn nhau.
- Máy tính công nghiê ̣p A10(A20) gồm: A/D board (A10.1; A20.1), I/O
board(A10.2; A10.2), fulse forming board (A10.3; A10.3),CPU board(A10.4;
A10.4), serial communication board (A10.5; A10.5):
a) A/D board (A10.1; A10.1): Card chuyển đổi tín hiệu A/D (Analog/ Digital)
ISO-AD32L thu thâ ̣p tín hiê ̣u từ board điều chỉnh Analog (U11, U21):
b) I/O board(A10.2; A20.2): Card đầu vào/ ra nhị phân ISO-P32C32
- Thu thập tất cả các tín hiệu điều khiển bên trong và các tín hiệu trạng thái để
máy tính hoàn thành chức năng điều khiển của mình theo các điều kiện hoạt động
khác nhau.
- Hiển thị đầu ra của tất cả các trạng thái hoạt động, tín hiệu lỗi, và tín hiệu
cảnh báo.
- Tất cả tín hiệu đều được thu thập bởi bộ kết nối U12, U22, U13 và U23, sau
đó đưa vào các Card I/O ISO-P32C32 của máy tính.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 71


Bài thu hoạch

+ Bộ kết nối U12, U22 thu thập các tín hiệu:


 Đầu vào số 1 (Digital Input): tín hiệu của U12 (U22 xem trong tài liệu chế tạo)
 Nhận lệnh “Run” (tiếp điểm 1, 4 K1).
 Nhận lệnh “Stop” (tiếp điểm 1, 4 K2).
 Trạng thái máy cắt đầu cực “Status of GEN. Main Breaker” (tiếp điểm 1, 5 K3).
 Tốc độ 95% tốc độ định mức “Rated 95% Speed” (tiếp điểm 1, 4 K4).
 Cắt sự cố “Trip as Accident” (tiếp điểm 1, 4 K5).
 FCB On (tiếp điểm 1, 4 K6).
 FCB Off (tiếp điểm 1, 4 K7).
 Kích từ On (tiếp điểm 1, 4 K8).
 Kích từ Off (tiếp điểm 1, 4 K9).
 Giảm dòng kích từ “Set point lower” (tiếp điểm 1, 4 K11).
 AVR ở chế độ áp cố định “AVR Cons. GEN voltage” (tiếp điểm 1, 4 K12).
 AVR ở chế độ dòng cố định “AVR Cons. Field current” (tiếp điểm 1, 4 K13).
 AVR ở chế độ công suất vô công “AVR Cons. Reactive power” (tiếp điểm 1, 4 K14).
 Đầu ra số 2 (Digital Output):
 AVR ở chế độ tại chổ (Rơ le K51).
 Kích từ ON (Rơ le K52).
 Kích từ Off (Rơ le K53).
 PSS On (Rơ le K54).
 PSS Off (Rơ le K55).
 Tăng dòng kích từ (Rơ le K56).
 Kích từ cường hành (Rơ le K57).
 Nhiệt độ Rotor tăng cao (Rơ le K58).
 AVR ở chế độ công suất vô công “AVR Cons. Reactive power” (Rơ le K59).
 AVR ở chế độ hệ số công suất “AVR Cons. Power factor” (Rơ le K60).
 Kênh làm việc chính.
 Kênh làm vệc dự phòng.
+ Bộ kết nối U13, U23 thu thập các tín hiệu:
 Đầu vào số 2 (Digital Input): tín hiệu của U13 (U23 xem trong tài liệu chế tạo).
 AVR ở chế độ hệ số công suất “AVR Cons. Power factor” (tiếp điểm 1, 4 K15).
 Mất xung điều khiển (9/-U14:13).
 Hai kênh điều khiển bình thường “Other channel normal” (9/-U24:12).
 Kênh làm việc chính “Other channel Active” (8/-U22:36).
 Kênh làm việc dự phòng “Other channel Host” (8/-U22:35).
 Nguồn cung cấp cho quạt làm mát (tiếp điểm 1, 4 K27).
 Chế độ PSS closing (tiếp điểm 1, 4 K16).
 PSS On/Off (tiếp điểm 1, 4 K17).
 Đầu ra số 1 (Digital Output):
 AVR ở chế độ áp cố định “AVR Cons. GEN voltage” (Rơ le K31).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 72


Bài thu hoạch

 AVR ở chế độ dòng cố định “AVR Cons. field current” (Rơ le K32).
 Hư hỏng TV (Rơ le K33).
 Quá kích thích (Rơ le K34).
 Thiếu kích thích (Rơ le K35).
 Giới hạn đặc tuyến V/Hz (Rơ le K36).
 Quá điện áp (Rơ le K37).
 Hư hỏng kích từ ban đầu (Rơ le K38).
 Hư hỏng 01 SCR (Rơ le K39).
 Hư hỏng toàn bộ SCR (Rơ le K40).
 Hư hỏng thiết bị dập từ (Rơ le K41).
 Mất xung điều khiển (Rơ le K42).
 Cầu chì cắt nhanh cắt (Rơ le K43).
 Cắt sự cố (Rơ le K44).
 Kênh điều khiển bình thường (Rơ le K45; 46).
Nguồn cung cấp cho mạch tín hiệu là 24VDC và có thể đo lường tại các đầu đo
của U12, U22, U12, U23.
c) Fulse forming board (A10.3; A20.3): là Board tạo xung 3L4486 kết nối với
board đồng bô ̣ xung U14, U24.
d) CPU board (A10.4; A20.4): CPU CPA-6740 xử lý các tín hiê ̣u, lê ̣nh được
cung cấp từ các boad gồm: A/D board, I/O boardfulse forming board), serial
communication board, kết nối với HIM qua cổng truyền thông RS232.
e) Serial communication board (A10.5; A10.5):
- Truyền thông nối tiếp RS232 được đưa vào để liên kết HMI và AVRs. Ngoài
ra, òn có hai bộ giao tiếp nối tiếp RS485.
- Đầu tiên, đường truyền RS485 được gởi tới máy tính của người sử dụng,
DCS, LCU như thường lệ. Thông qua đường truyền này, có thể thực hiện việc
chuyển các lệnh, thông tin trạng thái giữa AVR và hệ thống máy tính của người sử
dụng.
- Thứ hai, đường truyền RS485 chỉ được sử dụng trong GES3320. Bằng đường
truyền này, gởi các lệnh tới các bộ chỉnh lưu, máy cắt dập từ và thu thập các thông
tin của chúng.
2.3. Phần lực: cầu chỉnh lưu SCR:
- Loại thyristor : 5STB16F2800.
- Số cầu chỉnh lưu thyristor : hai cầu chỉnh lưu (mỗi cầu 6 thyristor).
- Điện áp định mức : 240V.
- Dòng điện kích thích định mức : 770A.
- Dòng kích thích cường hành : 2 Iđm = 1540A.
- Thời gian cường hành : kéo dài không quá 10s.
- Thời gian kích từ ban đầu : không quá 8s.
- Sơ đồ kích từ: một nhóm với hai bộ chỉnh lưu SCR mắc song song (2 bộ làm việc

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 73


Bài thu hoạch

song song và có thể làm việc độc lập).


- Làm mát các SCR bằng quạt gió cưỡng bức.
QK52

+
RS51

-
DEN MAY CAT DAP TU

V1 V3 V5

QK51
T51
U

T52
V

T53
W
DEN NGUON KICH TU

V2 V4 V6

- AVR điều khiển SCR thông qua bô ̣ dò và khuếch đại xung (A51).
2.4. Phần dập từ: máy cắt dập từ FCB:
- Máy cắt dập từ nằm giữa cuộn dây rotor và bộ chỉnh lưu. Dòng DC đầu ra của
bộ chỉnh lưu chạy trong cuộn dây rotor máy phát. Đây là phần quan trọng của
mạch dập từ trong trường hợp sự cố, máy cắt có thể cách ly nhanh chóng và
chuyển năng lượng từ đến các điện trở dập từ để đảm bảo cho máy phát an toàn.
2.5. Phần bảo vệ quá áp, bảo vệ RC:
- Sử dụng mạch có các điê ̣n trở phi tuyến và các triac xả điê ̣n áp cao trước và
sau máy cắt FCB. Bô ̣ RC bảo vê ̣ cac thyristor.
3. Vận hành hệ thống kích từ:
3.1. Điều khiển tự động từ xa:
- Ở chế độ này hệ thống kích từ sẽ tự động nhận lệnh từ tiến trình khởi động
hoặc dừng máy. Điều kiện: khóa 1(2) SAC1 ở vi trí Remote, nút nhấn chọn chế độ
điểu khiển của PLC điều khiển tổ máy ở vị trí remote, không có lỗi nào ảnh hưởng
đến quá trình khởi động hệ thống.
a) Đóng Kích từ
- Khi có lệnh khởi động tổ máy, EC2000 sẽ xuất khởi đô ̣ng kích từ.1(2)LCU2
xuất lê ̣nh on DO17 →rơ le 3KA1(LCU2) on → rơ le 2JX6(LCU3) on. Kích từ
nhâ ̣n lê ̣nh “Unit start command”, “Exc.ON” được nhận , hệ thống kích từ sẽ tự
động tăng dòng kích từ cho tới điểm yêu cầu. Bộ điều chỉnh sẽ thực hiện các bước
sau:
- Kiểm tra đóng máy cắt FCB.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 74


Bài thu hoạch

- Khởi động quạt làm mát trong tủ SCR.


- Tạo xung khởi động.
- Khởi động mạch kích từ ban đầu.
- Dừng mạch kích từ ban đầu.
- Tự động tăng điện áp theo giá trị đặt tại trung tâm điều khiển (hay gian máy).
b) Dừng kích từ trong trường hợp bình thường
- Khi có lệnh khởi động tổ máy, EC2000 sẽ xuất khởi đô ̣ng kích từ.1(2)LCU2
xuất lê ̣nh on DO18 →rơ le 3KA2(LCU2) on → rơ le 2JX7(LCU3) on. Kích từ
nhâ ̣n lê ̣nh “Unit stop command”, “Exc.OFF” được nhận - Giảm dòng áp kích từ
theo đặc tuyến.
- Ngắt xung điều khiển Thysistor.
- Dừng các quạt làm mát thysistor.
c) Dừng kích từ trong trường hợp sự cố:
- Khi có sự cố, lệnh “Unit stop command”, “Exc.OFF” được nhận, bộ điều chỉnh
sẽ thực hiện tiến trình sau:
- Giảm dòng áp kích từ theo đặc tuyến.
- Ngắt xung điều khiển Thysistor.
- Dừng các quạt làm mát thysistor.
- Cắt máy cắt dập từ FCB.
3.2. Điều khiển bằng tay từ xa.
- Ở chế độ này hệ thống nhận lệnh từ khóa điều khiển tại tủ 1(2) APG6. Nhân
viên vận hành phải thao tác lắc khóa khởi động hoặc dừng kích từ, tăng hoặc
giảm kích từ.
- Chế độ bằng tay hệ thống kích từ chỉ dùng để thử nghiệm, xử lý sự cố hay có
sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ dẫn sau đây
hướng dẫn nhân viên vận hành điều khiển hệ thống kích từ khi tổ máy đang trong
tiến trình khởi động hoặc dừng tổ máy mà không thể điều khiển kích từ được tại
trung tâm. Điều kiện: khóa 1(2) SAC1 ở vi trí Manual, nút nhấn chọn chế độ điểu
khiển của PLC điều khiển tổ máy ở vị trí remote, không có lỗi nào ảnh hưởng đến
quá trình khởi động hệ thống.
a) Đóng và tăng giảm kích từ
- Kiểm tra tiến trình khởi động tổ máy đã đến bước đóng kích từ.
- Lắc khóa SAC10 sang vị trí ON.
- Lắc khóa SA3 sang vị trí tăng để tăng dòng kích từ.
- Lắc khóa SA3 sang vị trí giảm để giảm dòng kích từ.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 75


Bài thu hoạch

- Khi tổ máy đang hòa lưới phát công suất mà không thể tăng/ giảm kích từ từ
máy tính trung tâm nhân viên vận hành có thể chuyển khóa SAC1 sang vị trí
Manual và lắc khóa SA3 sang vị trí tăng/ giảm kích từ.
b) Dừng kích từ: Tổ máy đang trong tiến trình dừng và đã đến bước dừng kích từ
(MC đầu cực tắt). Lắc khóa SAC10 sang vị trí OFF để dừng hệ thống kích từ.
3.3. Điều khiển bằng tay tại chỗ
- Ở chế độ này nhân viên vận hành thao tác trên HMI tại tủ 1(2)APEX1. Chế
độ bằng tay hệ thống kích từ chỉ dùng để thử nghiệm, xử lý sự cố hay có sự đồng
ý của lãnh đạo cấp trên.
- Tại màn hình HMI mở giao diện GES-3000 Auto Votlgate Regulator. Chọn
menu system operation.
- Click Local/ Remote Select để chuyển kích từ từ tự động sang tại chỗ và
ngược lại.
- Click FCB Turn On/ Off để đóng/ cắt máy cắt dập từ
- Click Fan Turn On/ Off để bật tắt hệ thống quạt làm mát Thysistor.
- Click Ecitation On/ Off để khởi động/ dừng hệ thống kích từ.
- Click Ref.In để tăng dòng kích từ.
- Click Ref.Dec để giảm dòng kích từ.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 76


Bài thu hoạch

XV.HỆ THỐNG PHỤ TRỢ


1. Bơm tháo cạn nhà máy cao trình 46.15:
a. Chức năng bơm tháo cạn:
- Hệ thống bơm tháo cạn dùng để bơm nước từ giếng tháo cạn ra hạ lưu, nước
trong giếng tháo cạn có là do xả từ côn hút qua van thủy lực TL-1 (TL-2) nhằm
mục đích tháo cạn buồng xoắn, côn hút để sữa chữa trong quá trình tiểu tu, trung
tu, đại tu tổ máy. Ngoài ra nước trong giếng tiêu cũng tràn sang qua van 3N-1 khi
lượng nước trong giếng tiêu nhiều mà hai bơm tiêu bơm tiêu bơm không kịp.
b. Cấu tạo và thông số kỹ thuât.
- Cấu tạo:
+ Hệ thống gồm 2 bơm B1 và B2 đặt cố định trên giếng tháo cạn.
+ Các cảm biến mức nước.
+ Các đồng hồ đo áp lực nước.
+ Các van điện, van tay.
+ Giếng chứa nước.
+ Tủ điều khiển ACBC1.
- Nguồn cung cấp:
+ Nguồn động lực: CB 1APD1 - 06 cấp nguồn cho bơm B1; CB 1APD1 - 07
cấp nguồn cho bơm B2.
+ Nguồn điều khiển: CB Q202 tại tủ APDC3; CB Q102 tại tủ APDC2.
- Thông số kỹ thuật bơm:
*P : 90 KW.
*U : 380 V.
*N : 1480 Vòng/phút.
*I : 168.9A.
*F : 50 Hz.
*Q : 550 m3/h.
*H : 42 m.
* Cấp cách điện : F.
* Đấu : Y.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 77


Bài thu hoạch

* Độ ồn : 100 dB (A).
* Trọng lượng : 630kg.
c. Nguyên lý làm việc tự động của bơm tháo cạn:
- Bơm làm việc ở chế độ tự động dựa trên các tín hiệu của cảm biến mức nước,
các cảm biến này được đặt ở 3 vị trí khác nhau để đưa tín hiệu chạy bơm, dừng
bơm và khởi động bơm dự phòng khi mức nước lên quá cao ở mức cảnh báo.
* Chú ý: có thể chạy bơm bằng tay nếu bơm không làm việc tự động được hoặc
trong quá trình chạy thử bơm để kiểm tra thông số vận hành.
- Các thông số cài đặt cho bơm:
+ Chạy bơm chính :3,2m.
+ Chạy bơm dự phòng :3.4m.
+ Mức dừng bơm :0,05m.
+ Báo mức nước bất thường :3.4m.
2. Hệ thống bơm tiêu nhà máy
a. Chức năng bơm tiêu:
- Hệ thống tiêu nước được thiết kế để thu gom nước ngấm qua bê tông của Nhà
máy và nước gom từ sàn một số cao trình của Nhà máy về giếng tiêu thông qua hệ
thống rãnh thoát nước, ống thông sàn...
- Trạm bơm gồm 2 bơm, một chạy chính, một cho dự phòng (có thể chuyển đổi
qua lại giữa hai bơm). Các bơm này được điều khiển bằng tay và tự động.
b. Cấu tạo và thông số kỹ thuật.
- Cấu tạo:
+ Diện tích chứa của giếng : S = 11.88 m2.
+ Thể tích chứa của giếng : V = 16.16 m3.
+ Hai bơm li tâm trục đứng, công suất : 30 KW.
+ Các van tay, van một chiều, đường ống dẫn.
+ Các đồng hồ chỉ báo áp lực.
+ Các cảm biến báo mức nước.
+ Tủ điều khiển và giám sát hệ thống.
+ Ống sục khí 8kg/cm2.
- Thông số kỹ thuật:
+ Máy bơm li tâm trục đứng.
+P : 30 KW.
+U : 400 V.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 78


Bài thu hoạch

+I : 52.7 A.
+ Độ ồn : 90 db (A).
+ Trọng lượng : 220 Kg.
+N : 2950 Vòng/ phút.
+F : 50 Hz.
+ Cấp cách điện : F.
+Q : 100 m3/h.
+H : 40 m.
+ Bơm làm việc ở chế độ tự động dựa trên các tín hiệu của cảm biến mức
nước, các cảm biến này được đặt ở 3 vị trí khác nhau:
* Chạy bơm chính : 1,6m.
* Chạy bơm dự phòng : 1,7m.
* Dừng bơm : 0,8m.
* Ngoài ra tín hiệu còn đưa cảnh báo mức nước cao: 1,8m.
3. Hệ thống bơm tháo cạn nắp tuabine:
a. Chức năng:
- Dùng để tháo cạn lượng nước trong hầm tuabine bơm ra hạ lưu. Nước trong
hầm turbine có là do van phá chân không làm việc, nước làm mát của đệm kín
trục, nước rò rỉ từ các bạc cánh hướng, nước dâng từ buồng xoắn qua khe hở của
đệm kín làm việc. Hệ thống bơm được điều khiển tự động hoặc bằng tay, tín hiệu
chạy bơm là cảm biến mức nước đưa tới.
b. Cấu tạo và hông số kỹ thuật.:
- Cấu tạo:
+ Hệ thống gồm 2 bơm B1 và B2 đặt cố định trong hầm turbine (trên sàn kiểm
tra).
+ Các cảm biến mức nước, cặp cực.
+ Các đồng hồ đo áp lực nước, chuông cảnh báo.
+ Các van điện, van tay.
+ Ống mềm hút nước...
+ Tủ điều khiển 1APAU6.
- Thông số kỹ thuật:
+P : 7.5 KW.
+n : 2900 Vòng/phút.
+U : 380 VAC.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 79


Bài thu hoạch

+I : 14.9A.
+ CosФ : 0.88.
+Q : 15~30 m3/h.
+ Mực nước dừng bơm : 0.25m.
+ Mực nước chạy bơm chính : 0.55m.
+ Mực nước chạy bơm dự phòng : 0.60m.
+ Mực nước cảnh báo mực nước cao : 0.65m.
4. Hệ thống bơm tháo cạn hành lang cao trình 49m.
a. Chức năng bơm:
- Hệ thống bơm tháo cạn hành lang đặt tại hành lang cao trình 49. Hện thống
này gồm hai bơm li tâm với công suất thiết kế là 30kw dùng để gom nước thấm
qua bê tông của hành lang đập tràn, cửa nhận nước và một phần nước mưa, thấm
dột ở cao trình 69.15m, 75.00m đổ về để bơm ra phía thượng lưu.
b. Cấu tạo và thông số kỹ thuật.
- Cấu tạo:
+ Giếng nước.
+ Hai máy bơm.
+ Ông sục khí 8kg/cm2.
+ Các cảm biến mức nước.
+ Các van tay và đồng hồ đo áp lực.
+ Tủ điều khiển ACBC6.
+ Hệ thống cảm biến, rơle, đường ống dẫn nước và dây cáp đấu nối.
- Thông số kỹ thuật động cơ bơm dầu:
+ Máy bơm li tâm trục đứng.
+ Kiểu : Y 2-200L1-2V1.
+P : 30 KW.
+U : 400V.
+I : 52.7 A.
+N : 2980 Vòng/phút.
+ Độ ồn : 92 dB(A).
+ Trọng lượng : 220Kg.
+F : 50Hz.
+ Cấp cách điện : F.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 80


Bài thu hoạch

+Q : 120 m3/h
+H : 35 m.
+ Chạy bơm chính : 1.00 m.
+ Chạy bơm dự phòng : 1.05 m.
+ Dừng bơm : 0.10 m.
+ Đèn báo mức nước cao : 1.20 m.
+ Phạm vi đo của cảm biến : 0 – 5 m.
5. Hệ thống bơm dầu rỉ.
a. Chức năng:
- Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng mỗi tổ máy được trang bị 1 hệ thống
bơm dầu rỉ riêng, để thu gom dầu hồi rò rỉ từ các khoang của secvomotor. Mỗi hệ
thống gồm 1 bơm dầu bánh răng, 1 bồn chứa dầu 0.25m3 được lắp đặt ở cao trình
43. Hệ thống này có thể làm việc ở chế độ tự động hoặc bằng tay thông qua tủ
điều khiển 1(2)APAU2.
b. cấu tạo và thông số kỹ thuật:
- Cấu tạo:
+ Mỗi hệ thống gồm 1 bồn chứa dầu thể tích 0.25m3, một bơm dầu bánh răng
công suất P = 1.5KW.
+ Tủ điều khiển 1APAU2 (tổ máy H1), 2APAU2 (tổ máy H2).
+ Hệ thống cảm biến, rơle, đường ống dẫn dầu và dây cáp đấu nối.
- Thông số kỹ thuật động cơ bơm dầu.
+ Công suất P : 1.5KW.
+ Tần số F : 50Hz.
+ Điện áp U : 380V.
+ Dòng điện I : 3.7A.
+ Mức dầu chạy bơm : 0.34 m.
+ Mức dầu dừng bơm : 0.22 m.
+ Cảnh báo mức dầu cao : 0.5 m.
+ Phạm vi đo của cảm biến : 0 – 0.8 m.
6. Công tác vận hành các hệ thống phụ trợ
+ Chuẩn bị vận hành.
+ Các bơm được vệ sinh sạch sẽ.
+ Hệ thống chiếu sáng đầy đủ.
+ Các động cơ bơm, tủ điều khiển phải được nối đất an toàn.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 81


Bài thu hoạch

+ Vị trí các van đúng sơ đồ vận hành.


+ Nguồn điều khiển, động lực của bơm đóng.
+ Quan sát không có hiện tượng cháy nổ, mất an toàn ảnh hưởng đến thao tác
vận hành.
+ Không có lỗi xuất hiê ̣n trên màn hình giám sát, đèn báo,lỗi softstart, lỗi gửi
về máy tính tại trung tâm…
+ Vâṇ hành theo đúng quy trình, hướng dẫn vâ ̣n hành đã phê duyêṭ và áp dụng.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 82


Bài thu hoạch

II.13. HỆ THỐNG DẦU ÁP LỰC


1. Giới thiệu chung.
- Hệ thống dầu áp lực 6.3Mpa trong nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng IDICO
có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp áp lực dầu 6.3Mpa cho việc điều khiển
đóng/mở cánh hướng, cánh xoay trong quá khởi động/dừng tổ máy hay thay đổi
công suất.... Hệ thống dầu áp lực gồm:
- Bơm dầu trục vít liên kết với 2 động cơ, cụm van giảm tải, bình tích năng
4m3, bình dầu hồi...
- Tủ điều khiển 1(2)APG7.
- Các van khóa, van an toàn, van nạp/xả khí...
- Thiết bị cảm biến, bộ chuyển đổi áp lực, thước đo mức dầu, đường ống công
nghệ kết nối đến phụ tải (hệ thống điều tốc).
2. Cấu tạo và thông số kỹ thuật.
2.1. Bình dầu áp lực:
- Bình dầu áp lực là bình kín với thân hình trụ và đỉnh hình bầu dục, vật liệu
bằng vật liệu 16MnR. Bình dầu áp lực đã được kiểm tra áp lực và thử nghiệm xuất
xưởng;
- Bình dầu áp lực được dựng thẳng đứng trên thùng dầu hồi, liên kết bằng mặt
bích phía dưới. Có các tay móc cẩu vận chuyển, giá cho đồng hồ áp lực ở bên cạnh
thành bình. Khi kiểm tra, thao tác các van khóa trên giá để khoá đường dầu/khí
thay thế đồng hồ áp lực.
- Có một cụm van cấp/xả khí được lắp đặt trên thân bình dầu áp lực. Khí áp lực
6.3Mpa được chuyển đến bình dầu áp lực thông qua cụm van này.
2.2. Thiết bị báo hiệu mức dầu trong bình dầu áp lực.
- Dụng cụ đo mức chất lỏng được lắp đặt bên cạnh bình dầu áp lực, dùng để
quan sát mức dầu áp lực.
- Ở đáy của bình dầu có một lỗ chui vào để kiểm tra trong các kỳ sửa chữa.
- Thiết bị báo hiệu mức dầu trong bình dầu áp lực bao gồm: các công tắc từ (tín
hiệu số Digital), thiết bị biến đổi Transmitter (tín hiệu tương tự Analog) được kết
nối với thành bình qua 2 van 1K1-07 và 1D1-03. Làm việc chính là thiết bị biến
đổi Transmitter, các công tắc từ dùng để dự phòng khi cảm biến (transmitter) hư
hỏng. Tín hiệu mức dầu ghi nhận được đưa về tủ 1(2)APG7 để xử lý.
- Tín hiệu Analog (4~20mA) từ cảm biến mức (transmitter):
+ Cảnh báo mức dầu cao 0.7.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 83


Bài thu hoạch

+ Mức dầu nạp khí 0.65.


+ Mức dầu ngưng nạp khí 0.45.
+ Cảnh báo mức dầu thấp 0.35.
2.3.Thiết bị đo lường áp lực:
- Thiết bị đo lường áp lực bao gồm: cảm biến áp lực, được kết nối qua van
1K1-09 và công tắc áp lực được nối kết qua van 1K1-10.
Cảm biến áp lực đưa tín hiệu tương tự (Analog) đến tủ 1(2)APG7, các mức tín
hiệu bao gồm:
P = 5.9Mpa đưa tín hiệu bơm dầu áp lực chính làm việc.
P = 5.7Mpa đưa tín hiệu bơm dầu áp lực dự phòng làm việc.
P = 6.3Mpa đưa tín hiệu dừng bơm dầu chính và dự phòng.
P = 5.5Mpa báo tín hiệu áp lực thấp bình dầu áp lực.
P = 6.4Mpa báo tín hiệu áp lực cao của bình dầu áp lực.
P = 5.1Mpa báo tín hiệu dừng sự cố tổ máy do áp lực thấp.
Công tắc áp lực đưa các tín hiệu số (Digital) đến tủ điều khiển, hoạt động dự
phòng cho cảm biến áp lực bao gồm:
P = 5.9Mpa (PK2) đưa tín hiệu bơm dầu áp lực chính làm việc.
P = 5.7Mpa (PK3) đưa tín hiệu bơm dầu áp lực dự phòng làm việc.
P = 6.3Mpa (PK1) đưa tín hiệu dừng bơm dầu chính và dự phòng.
P = 5.5Mpa (PK5) báo tín hiệu áp lực thấp bình dầu áp lực.
P = 6.4Mpa (PK4) báo tín hiệu áp lực cao của bình dầu áp lực.
2.4. Cụm van nạp, xả khí cho bình dầu áp lực.
- Cụm van nạp/ xả khí cho bình dầu áp lực bao gồm các bộ phận chính sau: van
điện từ 1EV1, 1EV2; 4 van gạt bằng tay 1K1-02, 1K1-03, 1K1-04, 1K1-05; van an
toàn; van một chiều và 2 bộ lọc khí (một bộ lọc đầu vào và một bộ lọc đầu ra).
Hoạt động theo hai chế độ tự động và bằng tay.
2.5. Thùng dầu hồi:
- Thùng dầu hồi hình chữ nhật là nơi tập hợp dầu hồi sau khi làm việc trong hệ
thống sử dụng dầu và là nguồn dầu sạch cung cấp đến bình dầu áp lực 6.3Mpa. Nó
được hàn lại bằng thép tấm. Được đặt và cố định trong sàn 59.05 của Nhà máy
- Dầu hồi sẽ được lọc bởi lưới lọc dầu và đi vào vùng hút của bơm dầu, thường
được gọi là vùng dầu sạch, trong khi mặt còn lại của lưới lọc dầu được gọi là vùng
dầu bẩn.
- Có một đường dầu từ cao trình 42 cấp lên để thu dầu từ trạm bơm dầu rỉ.
- Để phản ánh mức dầu trong thùng dầu hồi, có một bộ báo tín hiệu mức dầu.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 84


Bài thu hoạch

2.6. Bơm dầu:


- Bơm dầu trục vít loại đứng, có cấu trúc đơn giản, dễ lắp đặt và điều chỉnh,
chiếm không gian nhỏ khi lắp đặt, dầu rò rỉ không chảy ra ngoài bơm. Bơm dầu trục
vít làm việc hiệu quả và ổn định với dòng chảy không thay đổi.
- Bơm dầu trục vít là tổ hợp gồm một trục vít chủ động và hai trục vít bị động,
được đặt trong một ống lót, cùng làm việc đồng thời. Trục vít chủ động được dẫn
động bằng động cơ điện. Khi trục vít chủ động quay, dầu trong vùng hút đi vào
khoảng trống và được tải đi do trục vít quay. Rãnh răng của trục vít chủ động ăn
khớp với rãnh răng của trục vít bị động, vùng ăn khớp tạo thành một khoang kín,
dầu đi vào trong khoang kín sẽ di chuyển đều theo chiều của trục vít và được đẩy
tới khoang đầu ra.
- Thông số kỹ thuật:
+ Động cơ.
+ Chủng loại : Y250M-4.
+ Công suất : 55KW.
+ Điện áp : 380VAC.
+ Tốc độ vòng quay : 1480 vòng/phút.
+ Tần số : 50Hz.
+ Độ ồn : 80dB(A).
+ Trọng lượng : 210Kg.
+ Van kết hợp.
+ Áp lực làm việc : 6.3Mpa.
+ Lưu lượng : 3 lít/s.
2.7. Bộ đo nhiệt độ dầu cho thùng dầu hồi:
- Dùng để đo nhiệt độ dầu trong thùng dầu hồi.
2.8. Bộ báo hiệu nước lẫn trong dầu.
- Thiết bị báo tín hiệu nước lẫn trong dầu được sử dụng để giám sát thể tích của
nước hoặc nước bẩn trong hệ thống dầu. Trong trường hợp có nước bẩn hoặc nước
trong thùng dầu, bộ báo hiệu sẽ đưa ra cảnh báo đến người vận hành kiểm tra hệ
thống đúng lúc để tổ máy được vận hành an toàn.
2.9. Van kết hợp.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 85


Bài thu hoạch

CV2
P1

YV1
YV2 YV3

CV1

- Van kết hợp gồm có: van một chiều, van ngắt, van an toàn và van xả tải. Bằng
sự điều khiển của các van (YV1, YV2, YV3) van chính (CV1) sẽ được đóng/mở.
Van (CV2) làm việc như là van một chiều. Hệ thống van kết hợp được kiểm soát
và điều khiển, vì thế không có tiếng ồn và dao động khi làm việc.
- Có ba lỗ trên van kết hợp, thứ nhất là P lối vào của dầu áp lực, thứ hai là P1
cho lối ra của dầu áp lực, cuối cùng là T cho đường dầu hồi. P được nối với đầu ra
của bơm dầu, P1 được nối với đầu vào của thùng dầu áp lực 6.3Mpa và T được
liên kết với thùng dầu hồi.
CV1 – Van chính.
CV2 – Van một chiều.
YV1 – Van điều khiển ngắt.
YV2 – Van điều khiển an toàn.
YV3 – Van xả tải.
* Van ngắt:
- Quán tính của động cơ điện là rất lớn do công suất của bơm dầu lớn, vì vậy
nó sẽ mất khoảng thời gian cho việc khởi động đến khi làm việc bình thường.
Điều này sẽ làm hại đến bơm dầu và hệ thống dầu áp lực nếu như tải phân phối đi
trước khi bơm trục vít đạt được dòng chảy định mức của nó. Nếu van ngắt được
thông, bơm dầu sẽ ở điều kiện xả tải về thùng dầu hồi khi khởi động. Cho đến khi
tốc độ quay của động cơ đạt định mức (ổn định).
- Van ngắt là tổ hợp gồm hai van: van điều khiển ngắt YV1 và van chính CV1.
- Khi bơm dầu bắt đầu làm việc, van một chiều CV2 ở trong trạng thái đóng do
có áp lực P1 nén. Van điều khiển ngắt ở trạng thái đóng (ngắt đường dầu) nhờ có
lò xo. Không có áp lực dầu trong khoang điều khiển của van chính CV1. Dầu áp
lực trong bơm dầu trở về thùng dầu hồi thông qua lỗ dầu chính CV1. Khi động cơ
quay nhanh lên, áp lực P cũng tăng lên. Dầu điều khiển đi đến khoang trên của van
điều khiển ngắt và thắng được lực của lò xo, pittong sẽ dịch chuyển và van ngắt
mở ra (thông đường dầu). Lúc này, dầu áp lực đi vào khoang điều khiển của CV1
và làm đóng nó lại ngắt đường dầu thông xuống bể xả. Kết quả là, áp lực P đạt
được giá trị định mức và van một chiều sẽ mở ra để cung cấp dầu đến bình dầu áp

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 86


Bài thu hoạch

lực. Khi bơm dừng, van ngắt trở lại trạng thái ban đầu. Thời gian làm việc của van
ngắt có thể điều chỉnh bởi lực lò xo của YV1.
* Van an toàn:
- Van an toàn là loại thiết bị xả để bảo đảm an toàn, chắc chắn rằng dầu áp lực
trong bình dầu áp lực sẽ không vượt quá giá trị cài đặt cho phép.
- Van an toàn là tổ hợp hai van: van điều khiển an toàn YV2 và van chính CV1.
- Khi có hư hỏng xảy ra bơm dầu làm việc không dừng, lúc này áp lực dầu tăng
lên vượt ngưỡng cài đặt van điều khiển an toàn YV2 (lớn hơn lực nén của lò xo),
YV2 sẽ thay đổi trạng thái làm việc thông khoang dầu điều khiển CV1 qua van an
toàn YV2 xuống bể xả (T) để xả áp, van một chiều CV2 sẽ thay đổi từ trạng thái
từ mở sang đóng để khóa áp lực vào bình 6.3Mpa. Bơm dầu làm việc trong trạng
thái tự lưu thông (áp lực P  van YV1  khoang dầu điều khiển CV1  YV2 
T  bể xả). Bình áp lực vẫn ở áp lực định mức 6.3Mpa, bơm dầu làm việc tốc độ
định mức (ổn định).
* Van xả tải.
- Van xả tải là tổ hợp gồm hai van: van điều khiển xả tải YV3 và van chính
CV1, mục đích để ổn định áp lực/ lưu lượng đầu ra của bơm dầu.
* Van một chiều:
- Van một chiều CV2 được đóng bởi áp lực P1. Khi bơm dầu khởi động, với
đường dầu qua van khoá YV1 van chính CV1 được đóng lại. Áp suất P tăng lên
vượt qua áp lực P1 + lực nén lò xo của van một chiều, van một chiều sẽ được mở
để cung cấp dầu đến bình dầu áp lực.
2.10. Thiết bị tủ điều khiển:
- Tủ điều khiển được cung cấp nguồn lực từ hệ thống tự dùng xoay chiều nhà
máy 220VAC. Được trang bị thiết bị lập trình PLC, khởi động mềm động cơ, các
rơ le chức năng, HMI, CB hạ áp...
3.Hướng dẫn vận hành.
3.1. Các tín hiê ̣u đèn báo và khóa điều khiển:
- HG1 : Đèn báo chạy bơm dầu áp lực số 1#.
- HG2 : Đèn báo chạy bơm dầu áp lực số 2#.
- HG3 : Đèn báo nguồn xoay chiều 220V.
- HG4 : Đèn báo nguồn một chiều 220V.
- HG5 : Đèn báo nguồn một chiều 24V.
- HG6 : Đèn báo PLC chạy.
- HG7 : Đèn cảnh báo hệ thống đã hoạt động 2 bơm.
- HG8 : Đèn báo van nạp khí tự động tác động.
- HR1 : Đèn báo hư hỏng bơm dầu áp lực số 1#.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 87


Bài thu hoạch

- HR2 : Đèn báo hư hỏng bơm dầu áp lực số 2#.


- HR3 : Đèn báo hư hỏng cảm biến Analog.
- HR4 : Đèn báo áp lực bất thường của bình dầu áp lực.
- HR5 : Đèn báo mức dầu bất thường của bình dầu áp lực.
- HR6 : Đèn báo mức dầu bất thường của bình dầu phụ.
- HR7 : Đèn báo áp lực thấp sự cố của bình dầu áp lực.
- HR8 : N/A không sử dụng.
- 1SA : Khoá chọn chế độ điều khiển bơm dầu áp lực số 1#.
- 2SA : Khoá chọn chế độ điều khiển bơm dầu áp lực số 2#.
- 3SA : Khoá chọn chế độ điều khiển van nạp khí.
- SB : Nút nhấn giải trừ sự cố.
- HMI : Màn hình giao diện điều khiển.
3.1. Điều khiển bằng tay tại tủ điều khiển 1(2)APG7.
- Đóng 1QA, 2QA nguồn động lực.
- Đóng 1QF, 2QF, 3QF nguồn điều khiển và 4QF nguồn cấp cho van điện từ
nạp khí bổ sung.
- Kiểm tra và reset các tín hiệu lỗi của hệ thống, softstart.
- Lắc khóa 1SA hay 2SA sang trái “Manual” để khởi động bơm dầu áp lực số
1# hay 2#.
- Quan sát đèn HG1 (đèn báo bơm dầu áp lực số 1# hoạt động), HG2 (đèn báo
bơm dầu áp lực số 2# hoạt động).
- Giám sát áp lực bình dầu áp lực tại đồng hồ áp lực được lắp đặt trên thân bình
hay giá trị hiển thị trên HMI. Khi áp lực đủ 6.3Mpa thì chuyển khoá điều khiển về
vị trí giữa “Forbid” kết thúc quá trình chạy bơm dầu áp lực bằng tay.
- Thao tác chạy bơm dầu áp lực bằng tay được áp dụng khi chế độ tự động
không hoạt động hay hư hỏng PLC, hư hỏng bộ chuyển đổi áp lực, công tắc áp lực
(tiếp điểm PK3, PK4). Ngoài ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra
định kỳ có thể chạy bơm dầu áp lực bằng tay để đo đạc, hiểu chỉnh các thông số...
- Khi chạy bơm dầu áp lực ở chế độ bằng tay thì công tắc áp lực YK1 (tiếp
điểm NO 1-9 của rơ le 3KA1) tác động, hệ thống tự động dừng bơm dầu nếu áp
lực đạt 6.3Mpa tránh trường hợp lắc khóa bị hư hay chủ quan của con người
không dừng bơm dầu kịp thời.
3.2. Điều khiển tự động tại tủ điều khiển 1(2)APG7.
- Kiểm tra CB 1QA, 2QA đóng.
- Kiểm tra CB 1QF, 2QF, 3QF, 4QF đóng.
- Lắc khóa 1SA, 2SA, 3SA sang phải “Auto”.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 88


Bài thu hoạch

- Khi thiết bị cảm biến áp lực MPM484A, cảm biến đo mức dầu (Transmitter)
của bình dầu không hư hỏng, làm việc tin cậy thì việc chạy/dừng tự động của các
bơm dầu, nạp khí sẽ được lấy tín hiệu từ cảm biến này. Ngưỡng áp lực chạy/dừng,
cảnh báo áp lực thấp/cao có thể được cài đặt từ giao diện HMI cụ thể:
- Khi áp lực của bình dầu 6.3Mpa giảm đến 5.9Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ
gửi tín hiệu Analog (tín hiệu 4~20mA) đến hệ thống điều khiển để khởi động một
động cơ bơm dầu áp lực.
Khi áp lực của bình dầu 6.3Mpa giảm đến 5.7Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ
gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển để khởi động động cơ bơm dầu còn lại.
- Khi áp lực của bình dầu 6.3Mpa giảm đến 5.5Mpa hay tăng đến 6.4Mpa thì
bộ chuyển đổi áp lực gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển xuất tín hiệu cảnh báo
áp lực dầu bất thường.
- Khi áp lực của bình dầu 6.3Mpa giảm đến 5.1Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực
gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển dừng sự cổ tố máy do áp lực dầu quá thấp.
- Khi áp lực của bình dầu 6.3Mpa tăng đến 6.3Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực
gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển để dừng động cơ bơm dầu.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 89


Bài thu hoạch

XIV. HỆ THỐNG NƯỚC KỸ THUẬT


1. Giới thiệu chung:
- Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng sử dụng hệ thống hệ thống cấp nước kỹ
thuật được lắp đặt ở cao trình 46. Mỗi tổ máy được trang bị hệ thống cấp nước
riêng biệt, và có liên kết với nhau thông qua đường ống chung. Mỗi hệ thống gồm
2 bơm (1 chạy chính và 1 dự phòng), nguồn nước đầu vào được lấy từ buồng xoắn
cao trình 48,22m và từ thượng lưu cao trình 66,5m. Khi đặt ở chế độ tự động 2
bơm sẽ tự chuyển đổi sau quá trình chạy/dừng, có thể chạy bơm bằng tay tại tủ
điều khiển. Đường nước chung nối giữa 2 tổ máy phát có thể cấp nước làm mát
nhưng áp lực thấp, chỉ sử dụng trong trong trường hợp sự cố hai bơm (được quy
định cụ thể ở phần nội dung).
- Hệ thống nước kỹ thuật dùng để làm mát cho gió máy phát, các ổ hướng máy
phát và tuabine, ổ đỡ máy phát, làm mát đệm kín làm việc và bôi trơn cổ trục bơm.
- Nước làm mát cho gió máy phát, ổ hướng máy phát, ổ hướng tuabine, ổ đỡ
máy phát được thông qua 2 bộ lọc thô (một làm việc chính, một dự phòng) có lưu
lượng 530m3/h, được điều khiển tự động khi áp lực của đầu vào, đầu ra bọ lọc
chênh nhau. Nước làm mát cho đệm kín trục và bôi trơn cổ trục bơm tháo cạn
được lấy từ bộ lọc tinh có lưu lượng 5m3/h, được điều khiển tự động khi có sự
chênh lệch áp lực nước của bộ lọc.
- Nước đưa qua các bộ lọc và được phân phối đi những nơi cần làm mát. Nước
vào các bộ làm mát được đi theo 2 chiều tùy thuộc vào vận hành van 4 ngả, mục
đích tránh cặn bã đọng lại trên ống dẫn.
- Hệ thống nước kỹ thuật chỉ hoạt động khi chạy tổ máy phát, khi tổ máy phát
dừng thì hệ thống nước kỹ thuật cũng dừng hoạt động.
2. Thông số kỹ thuật:
- Bơm ly tâm: P= 37KW, U= 400V, I= 70A, f= 50Hz, n= 1480 vòng/ phút,
H= 20m, Q= 400m3/h.
- Bộ lọc thô: Q= 530m3/h, lọc các vật cỡ 1,5mm, P= 1Mpa. động cơ truyền
động: P= 370W, U= 220/380v, f= 50Hz, n= 1400 vòng/ phút.
- Bộ lọc tinh:Q= 0,25 m3/h,lọc các vật cỡ 0,1mm, P=1 Mpa. động cơ truyền
động: P= 370W, U= 220/380v, f= 50Hz, n= 1400 vòng/ phút.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 90


Bài thu hoạch

- Van 4 ngả: + DN= 200, P=1,6Mpa, N= 0,5v/p;Động cơ: lực kéo 5000Nm, P=
1100w, U= 380V, f= 50Hz.
- DN=150, P=1,6Mpa, N= 0,5v/p;Động cơ: lực kéo 2500Nm, P= 750w, U=
380V, f= 50Hz.
- 8 bộ làm mát gió máy phát: lưu lượng 256 m3/s, áp lực nước 0,2~0,75 Mpa.
- 8 bộ làm mát dầu ổ đỡ: lưu lượng 30 m3/s, áp lực nước 0,2~0,4Mpa.
- 8 bộ làm mát dầu ổ hướng máy phát: lưu lượng 9 m3/s, áp lực nước 0,2~0,75 Mpa.
- 1 bộ làm mát dầu ổ hướng tuabin: lưu lượng 18 m3/s, áp lực nước 0,2~0,56 Mpa.
- Làm mát đệm kín trục: lưu lượng 3,6 m3/s, áp lực nước 0,1~0,4 Mpa.
- Bôi trơn cổ trục bơm tháo cạn: lưu lượng 5 m3/s, áp lực nước 0,15~0,45 Mpa.
3. Phương thức vận hành:
- Trình tự vận hành.
- Kiểm tra trước khi vận hành hệ thống.
- Các đèn báo trên tủ 1(2)APAU1 bình thường, không có đèn báo lỗi sáng.
- Các van ở sơ đồ vận hành bình thường.
- Nguồn cung cấp đầy đủ.
- Bộ khởi động mềm sẵn sàng “Rdy”.
- Khi có báo lỗi trên bộ khởi động mềm thì phải ghi lại và Reset nếu hiển thị
RDY thì cho phép khởi động, nếu không Reset được phải tìm nguyên nhân, án
động báo Đơn vị sửa chữa để xử lý.
- Vận hành bằng tay:
+ Lắc khóa 1SA(SA2) sang vị trí Manual (chạy động cơ bơm1 hoă ̣c bơm 2).
+ Lắc khóa 6SA sang vị trí Manual (mở van chính đầu ra cấp nước phụ tải).
+ Lắc khóa 5SA sang vị trí Manual (mở van cấp nước làm mát đệm kín).
+ Lắc khóa 3SA sang vị trí Run (chạy bộ lọc thô DN250).
+ Lắc khóa 4SA sang vị trí Run (chạy bộ lọc tinh DN50).
+ Quan sát đèn HG1(HG2) sáng (đèn báo bơm B1hoă ̣c B2 chạy).
+ Các thiết bị trên muốn dừng bằng tay ta chuyển khóa tương ứng sang vị trí Forbid.
- Vâ ̣n hành tự đô ̣ng:
+ Ở chế độ tự động khi bơm B1 chạy mà công tắc áp lực (P nhỏ hơn 0.27Mpa)
và không có lưu tín hiê ̣u nước qua cảm biến lưu lượng thì bơm B2 sẽ tự động chạy
hoặc ngược lại. Nếu 1 bơm đang chạy muốn dừng, lắc khóa sang vị trí Forbid.
4. Kiểm tra trong quá trình vận hành:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 91


Bài thu hoạch

- Ở trạng thái vận hành bình thường hệ thống nước kỹ thuật làm việc ở chế độ
tự động, nhân viên vận hành không được tự ý chuyển chế độ làm việc của hệ
thống nếu không có sự cố xảy ra hoặc yêu cầu của lãnh đạo Xưởng vận hành,
Lãnh đạo công ty.
- Cô lập con nối mất nước làm mát tổ máy ở tủ LCU3 (tránh việc mất nước
thoáng qua làm tổ máy dừng sự cố).
- Nhân viên vận hành không được tự ý thay đổi các thông số cài đặt của hệ
thống (ngoại trừ khi sửa chữa, thí nghiệm), trong trường hợp cần thiết chỉ được
thay đổi khi có sự đồng ý của trưởng ca hay lãnh đạo cấp trên.
- Khi đưa động cơ ra sửa chữa phải có phiếu công tác, cắt nguồn các nguồn
lực, nguồn điều khiển có liên quan.
- Kiểm tra không còn điện trước khi đưa động cơ ra sửa chữa.
- Công tác sửa chữa bơm tiến hành tương tự như với động cơ.
- Khi kiểm tra sửa chữa các thiết bị trong tủ điều khiển phải có phiếu công tác,
cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chú ý các khe cắm các thiết bị.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đo lường kiểm tra.
- Cắt CB nguồn điều khiển phải treo biển báo cấm vận hành.
- Trong chế độ vận hành tự động mỗi ca trực phải kiểm tra thường sự hoạt
động của hệ thống điều khiển, bơm nước, áp lực trước sau bộ lọc, áp lực, nhiệt độ
phụ tải... để phát hiện kịp thời những sự cố bất thường xảy ra có thể.
- Khi tổ máy vận hành, nhân viên vận hành phải thường xuyên kiểm tra các
thông số như:
+ Kiểm tra trạng thái làm việc và áp lực làm mát của hệ thống tại màn hình HMI.
+ Kiểm tra lỗi trong thẻ “see about fault”.
+ 1(2)#pump PS ERR : Lỗi nguồn bơm B1 (B2).
+ 1(2)#pump ERR : Hư hỏng bơm B1(B2)
+ 1(2)#pump fault feedback : Lỗi phản hồi hoạt động bơm B1(B2).
+ AC220V ERR : Hư hỏng nguồn xoay chiều 220VAC.
+ DC220V ERR : Hư hỏng nguồn một chiều 220VDC.
+ DC24V ERR : Hư hỏng nguồn 1 chiều 24VDC.
+ PLC ERR : Hư hỏng PLC.
+ Sensor fault : Hư hỏng cảm biến.
+ Low press : Áp lực thấp.
+ Kiểm tra số lần và thời gian chạy bơm trong thẻ “State”:
+ Tình trạng làm việc của bộ khởi động mềm.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 92


Bài thu hoạch

+ Nhiệt độ, độ rung của bơm, dòng, áp làm việc của bơm.
+ Áp lực làm mát qua đệm kín trục và các ổ trục.
+ Dầu bôi trơn cổ trục bơm.
+ Tình trạng các mặt bít các khớp nối có bị xì nước.
+ Vệ sinh các rảnh thoát nước và thiết bị của hệ thống theo định kỳ.
+ Chuyển đổi van 4 ngã định kỳ: tối chủ nhật hàng tuần hay khi tổ máy dừng.
+ Nếu hệ thống vận hành liên tục thì cứ 36 giờ chuyển đổi chế độ làm việc của
các bơm 1 lần.

XV. HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐIÊN


̣ , ĐO ĐẾM ĐIỆN
NĂNG, DIM NHÀ MÁY
1.Công bố công suất:
a) Mô ̣t số định nghĩa theo thông tư: Số: 28/2018/TT-BCT
- Bản chào giá là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ máy
được đơn vị chào giá nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
theo mẫu bản chào giá quy định tại Thông tư này.
- Bản chào giá lập lịch là bản chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện chấp nhận để lập lịch huy động ngày tới, giờ tới.
- Chu kỳ giao dịch là khoảng thời gian 01 giờ tính từ phút đầu tiên của mỗi giờ.
- Công suất công bố là mức công suất sẵn sàng lớn nhất của tổ máy phát điện
được các đơn vị chào giá hoặc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
và đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ công bố theo lịch vận
hành thị trường điện.
- Công suất điều độ là mức công suất của tổ máy phát điện được Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện huy động thực tế trong chu kỳ giao dịch.
- Công suất huy động giờ tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự kiến
được huy động cho giờ đầu tiên trong lịch huy động giờ tới.
- Công suất huy động ngày tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự kiến
được huy động cho các chu kỳ giao dịch trong lịch huy động ngày tới theo kết quả
lập lịch có ràng buộc.
- Công suất phát tăng thêm là phần công suất chênh lệch giữa công suất điều độ
và công suất được sắp xếp trong lịch tính giá thị trường của tổ máy phát điện.
- Công suất thanh toán là mức công suất của tổ máy nằm trong lịch công suất
hàng giờ và được thanh toán giá công suất thị trường.
- Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch là đơn vị phát điện có nhà máy điện được
chào giá trực tiếp trên thị trường điện ( SHP IDICO thuô ̣c nhóm đơn vị này).
b) Công bố công suất:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 93


Bài thu hoạch

- Trưởng ca đương phiên nhà máy có nhiê ̣m vụ tính toán thông số thủy văn,
tình hình khả dụng của tổ máy H1, H2 của nhà máy để công suất công bố là mức
công suất sẵn sàng lớn nhất của tổ máy đáp ứng được trong chu kỳ chào giá giờ tới
hoă ̣c ngày tới.
- Thực hiê ̣n các bước lâ ̣p và gửi bản chào theo hướng dẫn vâ ̣n hành hê ̣ thống
thông tin thị trường điê ̣n, đo đếm điê ̣n năng, dim nhà máy, đã được phê duyê ̣t và
ban hành.
- Bản chào ngày phải công bố trước 01 ngày (D+1) và trước 10 giờ sáng ngày công bố.
- Bản chào giờ tới phải công bố trước 1 giờ 30 phút cho chu kỳ chạy máy tiếp theo.
- Báo cáo và chịu trách nhiê ̣m trước lãnh đạo xưởng về tính chính xác của bản
công bố.
2. Thu thập và truyền dữ liệu công tơ
- Phần mềm ESMR: thu thâ ̣p và quản lý đo đếm điê ̣n năng.
- Phần mềm DMS: Truyền số liê ̣u đo điếm
- Vị trí đo đếm chính tại công tơ 178 trạm Bình Long 2 gồm công tơ 178 Main
( chính) và 178Backup (dự phòng).
- Vị trí đo đếm dự phòng 1 tại công tơ 171 trạm Srok Phu Miêng.
- Vị trí đo đếm dự phòng 2 tại hai công tơ đầu cực máy phát và hai công tơ
MBA tự dùng.
3. Hướng dẫn sủ dụng dim – operator
- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống.
+ Tên truy nhập: của trưởng ca đương phiên
+ Mật khẩu: Nhập mật khẩu của từng người
+ Chọn chữ ký số nhâp̣ mã 123456789 và kết nối
- Bước 2: Các phím tắt, menu.
Menu của hệ thống DIM được truy cập bằng cách bấm phím phải chuột vào các
vùng cửa sổ trên màn hình. Tuỳ thuộc vào đối tượng lựa chọn, các chức năng tương
ứng của menu sẽ được hiển thị ra.
- Các phím tắt được liệt kê trong bảng dưới:
Phím Chức năng Mô tả thêm
Hiển thị danh sách đơn vị dạng bảng Tương đương menu “Hiển
F3
trên góc trái trên của màn hình chính. thị các tổ máy”.
Hiển thị danh sách đơn vị dạng cây trên Tương đương menu “Hiển
F4
góc trái trên của màn hình chính thị danh sách user”.
Hiển thị thông tin ra lệnh trên màn hình
Ctrl+L Tương đương menu
chính

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 94


Bài thu hoạch

Hiển thị biểu đồ công suất trên mànTương đương bấm nút
Ctrl+G
hình chính
Có tác dụng khi đang hiển
F5 Đồ thị theo Đơn vị trên màn hình chính thị biểu đồ công suất trên
giao diện chính.
Có tác dụng khi đang hiển
Đồ thị chi tiết đến Tổ máy trên màn
F6 thị biểu đồ công suất trên
hình chính
giao diện chính
Tương đương menu
F7 Chi tiết số liệu trên biểu đồ

Trong cửa sổ tin nhắn, sau


Gửi tin nhắn đi cho A0 và tất cả các
Enter khi gõ nội dung, bấm phím
Đơn vị khác
này để gửi đi.
Gửi tin nhắn đi cho riêng A0. Các Đơn Trong cửa sổ tin nhắn, sau
Ctrl+0
vị khác sẽ không nhận được tin nhắn. khi gõ nội dung, bấm phím
Tương đương nút
Ctrl + S Lưu kết quả thực hiện lệnh

Tương đương nút


Ctrl + E Sửa kết quả thực hiện lệnh

Tương đương nút


Ctrl + G Gửi kết quả thực hiện lệnh lên A0

Tương đương nút


Ctrl + R Gửi báo cáo sự cố bất thường

Ctrl+Alt+L Đăng nhập lại


Alt+F4 Thoát khỏi chương trình

Các phím tắt khác: Trong các cửa sổ giao diện, tại các nút có ký tự được gạch dưới
sẽ tương đương phím tắt Alt + ký tự gạch dưới.
- Bước 3: Nhận lệnh điều độ.
+ Khi có lệnh mới từ A0 Nhấp Nhận lệnh (ctrl+F) để nhận lệnh DIM của A0. Chú
ý thông tin thông báo A0 đã nhâṇ lênh.
̣
- Trong ô Kết quả thực hiện phải điền các thông tin sau:

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 95


Bài thu hoạch

+ Nhập thông số vào mục giá trị số là 0.


+ Nhập thông số vào mục xác nhận giá trị số là 0.
+ Kiểm tra lại tính chính xác một lần nữa.
+ Chọn mục ghi kết quả Ctrl + S.
+ Câp̣ nhâṭ trạng thái tổ máy sau khi chọn đầy đủ thông tin chọn “Gửi báo cáo” để
hoàn thành Báo cáo trạng thái thiết bị.
- Bước 4: Lệnh nhập lại.
+ Trong thời gian vận hành nhà máy, có những tình huống đặc biệt không thể thực
hiện điều độ qua chương trình DIM ngay lúc đấy, thì việc điều độ được thực hiện qua
kênh khác ( như qua điện thoại), sau đó nhà máy phải cập nhật lệnh này vào chương
trình DIM được gọi là Lệnh nhập lại. Để thực hiện cập nhật Lệnh nhập lại, đơn vị thực
hiện các bước như sau:
+ Chọn tab để mở tab “Lệnh nhập lại”
+ Bấm nút hoặc phím tắt (Ctrl + N) để mở form Lệnh nhập lại
- Giá trị số: là gái trị thực tế tổ máy đáp ứng.
- Xác nhận giá trị số: Giá trị này luôn luôn bằng giá trị số.
- Kiểm tra lại tính chính xác các thông tin lần cuối.
- Chọn nút ghi lệnh
- Gửi kết quả thực hiện.
- Chờ A0 xác nhận.
- Kiểm tra lại công suất phát hoặc dừng tổ máy trên đồ thị có phù hợp với thực tế
không.
- Bước 5: Báo cáo sự cố.
Chọn mục sự cố - bất thường tổ máy

- Chọn mục báo cáo sự cố (ctrl+R)

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 96


Bài thu hoạch

Từ cửa sổ trên ta chọn:


- Đối tượng: Tùy theo sự cố mà ta chọn thiết bị cho phù hợp (Hồ chứa, tổ máy, nhà
máy).
- Tên dối tượng: Tùy theo sự cố mà chọn đối tượng cho phù hợp.
- Dạng báo cáo: Tùy theo dối tượng mà chon dạng báo cáo cho phù hợp.
Điền các thông tin trạng thái thiết bị/ hồ chứa.
- Thời điểm xảy ra:…
- Mực nước hiện tại:…
- Q về hiện tại:…
- Ghi chú:…
- Thời điểm dự kiến kết thúc:…
- Kiểm tra lại tính chính xác một lần nữa.
- Chọn mục gửi báo cáo

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 97


Bài thu hoạch

XVI. HỆ THỐNG TỰ DÙNG AC/DC

1.Hệ thống tự dùng AC.


Hệ thống tự dùng xoay chiều AC của Nhà máy gồm có 3 phân đoạn (I, II, III)
cung cấp nguồn cho các phụ tải tương ứng, đảm bảo phục vụ cho quá trình sản xuất
điện năng. Phân đoạn I và phân đoạn II là nguồn tự dùng chính của tổ máy.
1.1. Sơ đồ, phương thức kết nối.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 98


Bài thu hoạch

+ Nguồn cấp cho phân đoạn I và II thông qua các máy cắt
(QFB1,QFB3,QFB4,QFB6) và (QFB2,QFB3,QFB5,QFB7 )
+ QFB, QFB2 lấy nguồn từ thanh cái C91, C92 qua MBA TD1,2 hạ áp còn 0.4KV
+ QFB3 cấp nguồn dự phòng cho phân đoạn I hoặc phân đoạn II thông qua phân
đoạn II hoặc I
+ QFB4,5 nguồn dự phòng cho phân đoạn I,II được lấy từ TD3 (lưới địa phương
22KV) thông qua phân đoạn III
+ QFB6,QFB7 nguồn dự phòng được lấy từ Diesel cấp cho phân đoạn I và II.
+ Tủ tự động BPAT chuyển đổi nguồn cho hê ̣ thống nguồn xoay chiều khi mất
nguồn 1 trong 2 phân đoạn này thì BPAT nhận biết và đồng thời gửi tín hiệu đóng
QFB4 hoặc QFB5 kịp thời để cấp nguồn cho phân đoạn còn lại nhằm đáp ứng nguồn
liên tục cho 2 phân đoạn.
+ Ngoài ra còn có các thiết bị phụ như rơ le giám sát điêṇ áp, đồng hồ đo, bảo vê ̣
giám sát quá nhiêt, cảm biến …
1.2. Vận hành hệ thống tự dùng xoay chiều AC.
a) Chế độ vận hành tự động bình thường.
- Tủ tự động chuyển đổi nguồn hệ thống máy cắt 0.4kv phải đưa vào vận hành (chế
độ "Run'').
- Các con nối trên các tủ điều khiển máy cắt QFB1 đến QFB7 phải đóng.
- Thỏa mãn điều kiện liên động các máy cắt.
- Máy biến áp TD1, TD2, TD3 mang điện bình thường.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 99


Bài thu hoạch

- Máy cắt QFB1, QFB2, QFB4, QFB5 lắc khóa SAH1 ở vị trí “remote”, lắc khóa
SAC1 ở vị trí “reset”. Điều khiển tự đô ̣ng bởi BPAT.
- Máy cắt QFB3, QFB6, QFB7 khóa SAH1 ở vị trí “local”, khóa SAC1 ở vị trí “reset”.
- Máy cắt QFB3 chỉ có mạch tự động mở được điều khiển bởi tủ BPAT, không có
mạch tự động đóng. QFB3 chỉ đóng khiQFB1hoăc̣ QFB2 mở.
- Tương tự cho MC QFB6, QFB7 chỉ có mạch tự động mở được điều khiển bởi tủ
BPAT, không có mạch tự động đóng.
b) Cách vận hành chuyển đổi tự dùng bằng tay.
Trước khi thao tác Điều hành viên tháo hết các con nối tại các máy cắt phân đoạn
QFB1, QFB2, QFB3, QFB4, QFB5, QFB6, QFB7 để tránh trường hợp máy cắt tự
động đóng theo mạch tự động. Khi đóng hoă ̣c cắt chuyển khóa SAH sang vị trí local và
khóa SAC vị trí Trip hoă ̣c Close
Ví dụ: lấy điện từ TD3 cho phân đoan I:
- Tại MC QFB1 chuyển khóa SAH sang vị trí local.
- Tại MC QFB1 lắc khóa SAC sang vị trí Trip.
- Xác nhận phân đoạn I không mang điện.
- Tại MC QFB4 chuyển khóa SAH sang vị trí Local.
- Tại MC QFB4 lắc khóa SAC sang vị trí Close.
- Kiểm tra phân đoạn I mang điện bình thường.
- Lên dây cót lò xo QFB4 (nếu ko tự động lên dây cót lò xo)
- Trường hợp lấy điện từ Diezel cho phân đoạn I và II kiểm tra xác định ban đầu
xem 3 phân đoạn có máy cắt nào đang đóng, đang cắt. Nếu trên 3 phân đoạn còn máy
cắt nào chưa cắt thì cắt máy cắt khỏi phân đoạn. Cắt bớt 1 số phụ tải không quan trọng
kiểm tra va thao tác bằng tay các thiết bị phụ trợ. Chạy máy phát DIEZEL theo quy
trình.
2.Hệ thống tự dùng DC.
2.1.Tổng quan.
- Hệ thống tự dùng DC góp phần rất quan trong trong nhà máy điện. Nó đảm bảo
cung cấp nguồn điện hạ áp 220VDC một chiều cho các phụ tải quan trọng yêu cầu có
độ tin cậy về điện rất cao như: kích từ ban đầu cho máy phát điện, cung cấp nguồn cho
các mạch điều khiển và bảo vệ, chiếu sáng sự cố toàn nhà máy…
- Hệ thống tự dùng một chiều DC 220V bao gồm: các bình ắc quy khô; thiết bị
chỉnh lưu điều khiển bằng vi xử lý WCF10A; tủ phân phối DC; thiết bị phóng.
2.2. Thông số kỷ thuật.
a) Hệ thống Ắc quy.
- Số bình : 103 bình.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 100


Bài thu hoạch

- Kiểu : GMF2 – 400Ah.


- Dung lượng định mức : 400Ah.
- Điện áp định mức : 2V .
- Dung lượng phóng (phóng đến 1.8 V/bình) : 400Ah, trong 9 giờ.
- Thời gian nạp 24 giờ (tùy thuộc vào điều kiện thực tế).
- Điện áp nạp nổi : 2.25 V/bình. (200 C).
- Điện áp nạp cân bằng : 2.35 V/bình (200 C).
- Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của ắc quy, vì vậy trong vận hành giữ
nhiệt độ < 200 C là tốt nhất.
- Cao trình lắp đặt tại phòng ắc quy cao trình 59.
- Ắc quy phải được nạp ban đầu trước khi đưa vào vận hành (khuyến cáo nên chọn
chế độ nạp dòng cố định), việc cài đặt thông số xem trong chức năng “boost charge”.
b) Thiết bị nạp WCF10A (dạng vi xử lý).
- Kiểu : WCF 10A – 100/270.
- Điện áp đầu vào 3 pha định mức AC: 400 ± 10%V.
- Tần số định mức : 50Hz ± 5%.
- Dòng điện định mức đầu ra : 100A.
- Điện áp điều chỉnh đầu ra từ : 30% đến 100%Ue.
- Độ ổn định điện áp : < 1% (Trong khoảng 50% đến 100% Ue).
- Độ ổn định dòng điện : < 1% (Trong khoảng 20% đến 100% Ue).
- Tiếng ồn < 60 dB (cách 1m).
- Độ ẩm nhỏ hơn 90% .
2.3. Nguyên lý làm việc.
- Hệ thống điện một chiều 220V DC nhận điện từ hệ thống ắc quy, bộ nạp I(WCF-
10A) hoặc bộ phụ nạp II(WCF-10A). Hai bộ nạp, một làm việc chính, một dự phòng,
khi cả hai bộ không làm việc thì hệ thống ắc quy sẽ hoạt động đưa điện lên 3 phân
đoạn 1WC; 2WC và 1L để cung cấp cho toàn bộ phụ tải một chiều 220V DC của
Nhà máy thông qua các cầu dao, aptomat tương ứng.
- Với các chức năng Chức năng nạp nổi “float charge”, Chức năng nạp cân bằng
“equalizing charge”: nạp điêṇ cho ắc quy.
- Trạng thái vâ ̣n hành hiêṇ tại sử dụng luân phiên theo định kỳ 2 bô ̣ nạp.
2.4. Vâ ̣n hành hê ̣thống DC:
- Trạng thái vận hành bình thường: lắc khóa 1QS2, 2QS2, QS3 luôn đóng. Hệ
thống ắc quy có thể cung cấp nguồn 220VDC đến thanh cái chính 1, 2WC±, cung cấp

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 101


Bài thu hoạch

nguồn cho các phụ tải một chiều nhà máy. Lắc khóa 1QS1 được kết nối với thanh cái
chính 1WC± và thanh 2QS1 kết nối với thanh cái nạp L±.
- Trong trường hợp phân đoạn I (thanh cái 1WC±) cần bảo dưỡng, thao tác mở lắc
khóa 1QS2 và thao tác đóng lắc khóa 1QS1 đến thanh cái nạp L± .
- Trong trường hợp phân đoạn II (thanh cái 2WC±) cần bảo dưỡng, thao tác mở lắc
khóa 2QS2 và thao tác đóng lắc khóa 2QS1 đến thanh cái nạp L± .
- Để bảo dưỡng hệ thống ắc quy (nạp và xả ắc quy), hệ thống nguồn AC đầu vào và
thiết bị chỉnh lưu phải ở trạng thái làm việc bình thường. Thao tác mở lắc khóa QS3,
thao tác đóng lắc khóa 1QS1 đến thanh cái chính 1WC± và 2QS1 đến thanh cái chính
2WC±. Kết nối thiết bị xả và đóng 2QF3 để xả dung lượng ắc quy. Sau khi bảo dưỡng
xả ắc quy kết thúc, tiến hành nạp cân bằng cho ắc quy, thao tác mở lắc khóa 2QF3,
đóng lắc khóa 2QS1 để kết nối thiết bị chỉnh lưu đến thanh cái nạp L±. Khi ắc quy
được nạp đầy, thao tác đóng lắc khóa QS3 và chuyển các lắc khóa “Liaison” trở về
trạng thái vận hành bình thường như trình bày ở trên.

XVII. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT EC 2000


1. Giới thiêu:
̣
- EC 2000 là phần mềm giám sát và điều khiển lâ ̣p trình cho nhà máy thủy điêṇ Srok
phu miêng theo tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên các phần mềm như: TCP/IP, SQL
(Structure Query Language: công cụ quản lý dữ liệu được sử dụng rộng rãi trong

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 102


Bài thu hoạch

nhiều lĩnh vực khác nhau), ODBC(Open Database Connectivity: kết nối cơ sở dữ
liệu mở), COM, ActiveX, C++, Office…v.v hoạt đô ̣ng trên Windown 2000.
2. Cài đă ̣t:
- Cài Windown 2000Cài SQL server Cài Viual basic,Cài Driver âm thanh: graphic,
network (sp30521_chipset, sp30521_Nvidia, sp30742_Network).
- Khai báo các thông số hiển thi màn hình:
a. Từ màn hình Destop chọn 2 màn hình (eneble)
- Properties/detop properties: mục Screen Area chon 2560by và 1024 pixel. Mục
high color chọn 16 bit
- Mục Multi view chọn 1280 by và 1024 pixel. Color quality 16 bit
b. Từ màn hình Destop chọn mạng (2 mạng) sau đó thiết lập địa chỉ IP
VD. 10.144.93.101 mạng 1; 10.144.94.101 mạng 2 submax 255.255.255.0
c. Phải chột trên Destop chon mục Auto-hide (để màn hình EC2000 phủ hết destop)
- Vào EXE chọn Resgistor để kiểm tra EC chạy trong Dos, nếu file này chạy tốt không
báo lỗi C++ thì EC 2000 sẵn sàng chạy. Còn nếu chạy không được thì kiểm tra lại.
- Chọn file Boot trong EXE của EC2000 nhấn enter, EC2000 hoạt động.
3. Vâ ̣n hành:
- EC 2000 có ba cấp đô ̣ bảo mâṭ cao nhất là super, kế tiếp la maintaincer và operater
quyền này cho phép người sử dụng( Trưởng ca VH đương phiên) giám sát và thao tác
điều khiển quá trình vâ ̣n hành tổ máy như đóng, cắt, chạy máy, dừng máy, tăng
giảm...Trưởng ca đương phiên chịu trách nhiêm ̣ mọi vấn đề quyền điều khiển của mình
trong ca trực.
- Có 04 máy tính điều khiển EC 2000 được phân loại: OP1, OP2, Com, Eng.
+ OP1 là máy tính thu thập dữ liệu của toàn khối tổ máy, trạm 110 kV, đường dây
110kV SPM-LN là máy tính điều khiển, giám sát thiết bị
+ OP2 là máy tính điều khiển và giám sát thiết bị. Hai máy tính OP1,OP2 một máy
là Master (có nghĩa là có quyền điều khiển thiết bị như khởi động, dừng máy phát,
dóng, cắt MC, DCL), một máy là Slave (có nghĩa là nó chỉ thực hiện được chức năng
tăng, giảm P, Q của tổ máy mà không thực hiện chức năng điều khiển). OP1 và OP2
có thể hoán vị cho nhau trong khi điều khiển thiết bị.
+ Com: Máy này là máy truyền thông tin dữ liệu cho trung tâm điều độ Ao, A2 và
truyền lên bảng Mimic. Ngoài ra còn dùng để giám sát thông số vận hành, làm báo
cáo. Nó chạy ở chế độ (Run alone) không có khả năng điều khiển thiết bị. Các giao
diện của máy tương tự như của máy OP1, OP2, Eng.
+ Eng: Máy này dùng để giám sát thông số vận hành, làm các báo cáo. Nó chạy ở
chế độ (Run alone) không có khả năng điều khiển thiết bị. Các giao diện của máy
tương tự như của máy OP1, OP2, Com.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 103


Bài thu hoạch

XVIII. HÀNH HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY


1. Hệ thống báo cháy tự động gồm:
- Tủ báo cháy dạng địa chỉ, đầu dò khói, đầu dò nhiệt, đầu dầu lửa, thiết bị báo cháy
bằng tay, thiết bị cảnh báo cháy bằng chuông đèn, các module giám sát, điều khiển, bộ
nguồn, rơ le chấp hành...

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 104


Bài thu hoạch

- Giám sát liên tục các cao trình trong nhà máy từ 54.25 đến 69.15 để phát hiện các
đám cháy kịp thời, khu vực từ cao trình 53 đến 42 không trang bị các đầu dò khói báo
cháy.
2. Hệ thống chữa cháy gồm:
a) Bằng nước:
- Trạm bơm nước được lắp đặt tại cao trình 46.15. với động cơ điện, đầu bơm, các
van một chiều, Deluge, thiết bị đo lường áp lực, khớp nối mềm, tủ điều khiển chữa
cháy, tủ cung cấp nguồn, đường ống công nghệ cấp nước, các tủ chữa cháy vách
tường, vòi ròng, đầu phun sương...
b) Bằng các bình chữa cháy di đô ̣ng:
- Các bình chữa cháy gồm bình bô ̣t, bình CO2 được bố trí tại các vị trí thuâṇ lợi và
thoáng mát, gần các tủ, bơm…được kiểm tra theo định kỳ về công tác an toàn PCCC.
3. Cấu tạo.
a) Hệ thống báo cháy tự động gồm:
- Tủ báo cháy dạng địa chỉ FACP.
- Đầu dò khói SD.
- Đầu dò lửa FD.
- Đầu dò nhiệt TD.
- Thiết bị xử lý khói buồng máy phát ASD.
- Nút nhấn báo cháy bằng tay MS.
- Thiết bị cảnh báo cháy bằng chuông đèn VAH.
- Module cảnh báo hư hỏng, sự cố (dạng cách ly quang điện) FIM.
- Module giám sát (thu thập dữ liệu cháy, nguồn cung cấp...) MM.
- Module điều khiển (kích hoạt chuông, đèn, bơm chữa cháy...) CM.
- Bộ nguồn cung cấp 220VAC/24VDC.
b) Hệ thống chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy bao gồm:
- Động cơ điện:
+ Công suất định mức động cơ: 90KW.
+ Lưu lượng đầu ra: 186m3/h.
+ Cột áp: 108m.
+ Dòng điện định mức: 167A.
+ Điện áp định mức: 400V.
+ Kiểu đấu nối: tam giác.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 105


Bài thu hoạch

+ Tốc độ quay định mức: 2970 vòng/phút.


+ Cấp cách điện: F.
+ Tần số: 50Hz.
- Đầu bơm nước.
- Van khóa, van một chiều, van deluge.
- Thiết bị đo lường áp lực.
- Tủ cung cấp nguồn lực.
- Tủ điều khiển bơm nước chữa cháy.
- Lăng phun, vòi rồng.
- Bình chữa cháy, xe chữa cháy.
- Đường ống công nghệ, đầu phun sương, khớp nối mềm.
- Bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy bằng bô ̣t.
4. Nguyên tắc xử lý tình huống khi có xảy ra cháy đối với ca trực.
- Nhiệm vụ của lực lượng chữa cháy tại chỗ: Khi chuông báo cháy của hệ thống
báo cháy reo lên ca trực vận hành xác định vị trí cháy và nhanh chóng cử người đến
kiểm tra xác định vị trí đám cháy.
- Khi phát hiện thấy đám cháy có nguy cơ ảnh hưởng đến tổ máy đang vận hành,
trưởng ca nhanh chóng cho dừng khẩn cấp 02 tổ máy (nếu máy đang chạy) theo quy
trình xử lý sự cố tổ máy, đồng thời triển khai cho các điều hành viên trong ca trực sử
dụng các phương tiện chữa cháy hiện có như: bình/xe chữa cháy, họng nước chữa cháy
để chữa cháy.
- Huy động lực lượng đội xung kích phòng cháy chữa cháy công ty để hỗ trợ chữa
cháy.
- Cô lập hệ thống khí nén (khóa các van khí đầu ra cho phụ tải), thao tác này được
thực hiện khi máy đã dừng hoàn toàn.
- Nếu đám cháy có nguy cơ lan rộng đến phòng khí nén phải tiến hành xả hoàn toàn
khí nén còn trong bồn chứa khí nén trung áp và hạ áp;
- Tìm mọi cách ngắt toàn bộ hệ thống điện trong khu vực cháy.
- Nếu đám cháy không được dập tắt và có nguy cơ cháy lan rộng sang các khu vực
khác, gọi điện thoại số 114 báo sự cố cháy ở nhà máy cho cơ quan PCCC để cử đội
chữa cháy chuyên nghiệp đến tiếp ứng.
- Trưởng ca trực tại phòng điều điều khiển trung tâm báo cáo tình hình, thực hiện
theo hướng dẫn của Lãnh đạo Công ty và cơ quan chức năng có liên quan.
- Cử người đón, hướng dẫn và báo tình hình trong khu vực bị cháy cho lực lượng
chữa cháy chuyên nghiệp.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 106


Bài thu hoạch

- Khi lực lượng PCCC chuyên nghiệp có mặt tại hiện trường, đội trưởng đội xung
kích PCCC Công ty hoặc trưởng ca phải báo cáo tình hình đám cháy cho chỉ huy đội
PCCC chuyên nghiệp về thời điểm phát hiện đám cháy, quy mô diễn biến đám cháy
cho tới thời điểm hiện tại, công tác chữa cháy đang tiến hành, hướng dẫn giao thông
trong khu vực Nhà máy, vị trí các nguồn nước phục vụ chữa cháy, khả năng cháy lan
và kéo dài của đám cháy... trao đổi phương hướng và nhiệm vụ, công tác phối hợp giữa
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng chữa cháy tại chỗ để nhanh chóng
dập tắt đám cháy.
- Thông tin cho cơ quan chức năng những tình hình liên quan tới vụ cháy.
- Phối hợp cùng giải quyết và khắc phục hậu quả cháy.

XIX. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 107


Bài thu hoạch

Nhà máy được thiết kế hê ̣ thống thông gió gồm 1 hệ thống hút không khí từ bên
ngoài vào, 1 hệ thống hút không khí từ bên trong ra bên ngoài và hệ thống quạt hút
khác.
1. Tủ điều khiển và cấp nguồn.
- Tủ điều khiển và cấp nguồn LDB-69.02 được đặt ở cao trình 69.150 (Bên trong
tủ có các chỉ danh của CB cấp nguồn cho hê ̣thống quạt các cao trình nhà máy).
2. Hệ thống cấp gió tươi (lấy gió vào).
- Hệ thống cấp gió tươi nhờ quạt đẩy (FAF-1) đặt ở sàn 73.350 m (Phía MBA T1)
thông qua hệ thống ống dẫn Ø250 đưa đến cao trình 43.950 m qua miệng cấp gió, điều
chỉnh (SAG+VCD 750x300) đặt ở khu vực bơm tiêu nước nhà máy, cấp gió tươi cho
cao trình 42.3m và quạt đẩy (FAF-2) đặt ở sàn 73.350 m (Phía MBT T1) thông qua hệ
thống ống dẫn Ø250 đưa đến cao trình 47.800 m qua miệng cấp gió, điều chỉnh
(SAG+VCD 750x300) đặt ở khu vực bơm cứu hỏa nhà máy, cấp gió tươi cho cao trình
46.150m.
3. Hệ thống hút khí bên trong ra (gió ra).
Hệ thống hút không khí từ bên trong ra nhờ các quạt hút đặt ở cao trình 73.35m.
a. Quạt hút EAF-1: hút không khí từ miệng gió hồi + cửa chống cháy (RAG+FD
800x400) khu vực phòng dầu đặt mặt bằng cao trình +54.520, miệng gió hồi + điều
chỉnh (RAG+VCD 600x300) khu vực hố chuyển tải đặt ở mặt bằng cao trình +50.350,
thông qua đường ống Ø325; Ø350.
b. Quạt hút EAF-2: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+FD
800x400)x2 khu vực phòng khí nén đặt ở cao trình +54.250m, thông qua đường ống
Ø450.
c. Quạt hút EAF-3: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+FD
800x350)x3 khu vực phòng kích từ đặt ở mặt bằng cao trình + 54.250m, Miệng gió hồi
+ Điều chỉnh (RAG+VCD 600x400) khu vực phòng bơm tháo cạn đặt ở mặt bằng cao
trình +50.350m, thông qua đường ống Ø450; Ø325.
d. Quạt hút EAF-4: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
600x300) khu vực phòng ắc quy đặt ở mặt bằng cao trình + 59.050m, thông qua đường
ống Ø250.
e. Quạt hút EAF-5: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
600x300)x3 khu vực H2 (phía đập tràn) đặt ở mặt bằng cao trình + 54.250m, thông
qua đường ống Ø350.
f. Quạt hút EAF-6: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
600x400) khu vực phòng bơm nước kỹ thuật, đặt ở mặt bằng cao trình + 46.150m,
thông qua đường ống Ø325.
g. Quạt hút EAF-7: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
600x400) khu vực phòng bơm nước kỹ thuật, đặt ở mặt bằng cao trình + 46.150m,
thông qua đường ống Ø325.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 108


Bài thu hoạch

h. Quạt hút EAF-8: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
600x400) khu vực hành lang 42.300; 43.300, đặt ở cao trình + 44.950m, thông qua
đường ống Ø325.
i. Quạt hút EAF-9: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
800x400) khu vực hầm turbine H2, đặt ở mặt bằng cao trình + 50.350m, thông qua
đường ống Ø400.
j. Quạt hút EAF-10: hút không khí từ miệng gió hồi + Điều chỉnh (RAG+VCD
800x400) khu vực hầm turbine H1, đặt ở mặt bằng cao trình + 50.350m, thông qua
đường ống Ø400.
k. Quạt hút AF3-1, AF3-2: hút không khí từ miệng gió hồi + phòng khí nén
(RAG+FD 800x400) khu vực phòng dầu đặt mặt bằng cao trình +59 (dưới phòng điều
khiển trung tâm).
4. Phương thức vận hành.
- Phương thức vận hành hệ thống là ngắn hạn lặp lại mục đích đảm bảo lưu thông
khí thông thoáng ở các cao trình, các phòng làm việc phục vụ công tác vận hành an
toàn và đảm bảo thiết bị hệ thống thông gió vận hành lâu dài, kinh tế nhất.
- Vận hành hệ thống cấp gió tươi (lấy gió vào) và hệ thống hút gió ra bên ngoài
phải thực hiện đồng thời.
- Chu kỳ thực hiện hằng ngày chạy hệ thống thông gió cấp gió tươi và hút gió ra
bên ngoài như sau:
+ Buổi sáng: Chạy từ 5 giời 00 phút đến 7 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Chạy từ 13 giờ 00 phút đến 15 giờ 00 phút.
+ Buổi tối: Chạy từ 21 giờ 00 phút đến 23 giờ 00 phút.
- Khi nhân viên vận hành đi kiểm tra và vệ sinh thiết bị ở các cao trình tầng âm (cao
trình 54,00; 53,00; 50,1; 49,0; 46,15; 43,0; 42,0…), nếu thời gian kiểm tra lớn hơn 30
phút thì phải chạy hệ thông gió, để đảm bảo không khí thông thoáng.
- Khi có đơn vị công tác làm việc ở các thiết bị tầng âm (cao trình 54,00; 53,00;
50,1; 49,0; 46,15; 43,0; 42,0…) thì phải chạy hệ thông gió thường trực đến khi công
tác kết thúc.
- Khi sửa chữa như: tiểu tu; trung tu; đại tu thì phải chạy hệ thông gió ở các tầng âm
liên tục trong thời gian sửa chữa.
- Hệ thống hút gió ở phòng ắc quy hằng ngày không chạy. Nếu có công tác sửa
chữa, kiểm tra, vệ sinh ở trong phòng ắc quy, thì trước khi làm việc ở phòng ắc quy
cho hệ thống hút khí hoạt động trước 1 giờ.
- Trước khi vào làm việc ở phòng dầu thì cho hệ thống hút gió làm việc trước 1 giờ.
- Hệ thống hút khí ở hầm turbine H1; H2 hoạt động cùng thời điểm với thời gian
chạy máy và ngừng hoạt động sau 30 phút khi tổ máy dừng.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 109


Bài thu hoạch

- Vào thứ năm hằng tuần nhân viên vận hành kiểm tra tổng thể và vệ sinh toàn bộ
hệ thống thông gió.
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thông gió do Xưởng sửa chữa và quản lý công trình
đảm nhiệm (có lịch bảo dưỡng cụ thể để cho nhân viên vận hành theo dõi).
- Khi nhân viên sửa chữa bảo dưỡng hoặc sửa chửa hệ thống thì phải đăng ký với
trưởng ca vận hành đương phiên.

XX. HỆ THỐNG KHÍ NÉN


1. Chức năng hệ thống khí nén.
- Hệ thống khí nén trong nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng IDICO có những
chức năng rất quan trọng, nó đảm bảo cho việc khởi động tổ máy cũng như dừng tổ
máy, nhu cầu sửa chữa và cấp khí cho các thiết bị đo lường. Hệ thống máy nén khí
gồm có 4 máy nén khí. Trong đó, 2 máy nén khí kiểu INGERSOLL-RAND 15T2
cung cấp cho các phụ tải P = 6.4MPa thông qua bình chứa có dung tích 2m3 và 2 máy

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 110


Bài thu hoạch

nén khí kiểu BOSHI HANDLE BS-30A cấp cho các phụ tải P = 0.8MPa với 2 bình
chứa có dung tích 4m3.
- Hệ thống khí nén áp lực 6.4MPa cấp cho phụ tải là hệ thống dầu áp lực để điều
khiển “đóng/ mở” cánh hướng và “cánh xoay” bánh xe công tác của tổ máy.
- Hệ thống khí nén áp lực 0.8MPa cấp cho các phụ tải tiêu thụ sau:
+ Hệ thống cấp khí cho thắng khi dừng máy.
+ Hệ thống khí cấp cho đệm kín cao su.
+ Hệ thống cấp khí cho đo lường.
+ Hệ thống khí dùng để thông thổi đầu nhận nước của hệ thống nước kỹ thuật.
+ Hệ thống khí dùng cho việc xoáy trộn bùn ở các bể chứa nước bơm tháo cạn,
bơm tiêu nước nhà máy và hành lang để bơm hút đưa ra ngoài.
+ Hệ thống cấp khí cho sửa chữa (xưởng cơ khí, trạm khí nén, trạm dầu, trạm bơm
tháo cạn, trạm bơm tiêu nước, trạm bơm nước kỹ thuật…).
2. Thông số kỹ thuật.
2.1. Máy nén khí loại INGERSOLL-RAND 15T2 (trung áp 6.4Mpa).
- Kiểu máy : 15T2.
- Thể tích xả : 0.886 m3/min.
- Áp lực xả : 70.3Kg/cm2.
- Áp lực bộ làm mát trong của tầng 1 : 2.62 ~ 2.83bar.
- Áp lực bộ làm mát trong của tầng 2 : 14.82 ~ 16.55bar.
- Cấp máy nén khí : 3 cấp.
- Nhiệt độ môi trường lớn nhất : 40oC.
- Loại làm mát : làm mát bằng không khí.
- Dầu bôi trơn : 4.73 lít.
- Tiếng ồn : 72 dB(A).
- Loại dẫn động : dẫn động bằng dây đai (puli).
- Loại động cơ dẫn động : IY2-160M-4.
- Điện áp : 380/415V.
- Dòng điện : 22.4/20.5A.
- Tần số : 50Hz.
- Tốc độ quay : 1470 vòng/phút.
- Công suất động cơ : 11KW.
2.2. Máy nén khí loại BOSHI HANDLE BS-30A (thấp áp 0.8Mpa).
- Kiểu máy nén khí : BS-30A.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 111


Bài thu hoạch

- Thể tích xả/ áp lực xả (m3/min/MPa) : 3.6/0.8.


- Cấp máy nén khí : 1 cấp.
- Nhiệt độ môi trường : 5oC ÷ 45oC.
- Loại làm mát : làm mát bằng không khí.
- Nhiệt độ môi trường của bộ làm mát : +15oC.
- Dầu bôi trơn : 15 lít.
- Tiếng ồn : 65 ± 2 dB(A).
- Loại dẩn động : dẩn động bằng dây đai (puli).
- Nguồn điện : 380/3/50 (V/ph/Hz).
- Dòng điện : 43.2A
- Công suất : 22KW.
- Kiểu khởi động : Bộ khởi động -.
- Kích thước (dài/rộng/cao) : 1000mm/1200mm/1490mm.
- Trọng lượng : 650 Kg.
- Kích thước đầu ra : 1 Inch.
3. Vận hành hệ thống khí nén.
3.1.Vận hành hệ thống khí nén 6.4Mpa:
a) Bằng tay tại tủ điều khiển ACBC5:
- Đóng 1QA, 2QA nguồn động lực.
- Đóng 1QF, 2QF, 3QF nguồn điều khiển.
- Kiểm tra các tín hiệu lỗi của máy nén khí, reset thiết bị điều khiển nhiệt độ trên
thân máy nén khí (E55-14063).
- Lắc khóa 1SA hay 2SA sang trái “Manual” để khởi động máy nén 1#, 2#.
- Quan sát đèn HG1 (đèn báo máy nén 1# hoạt động), HG2 (đèn báo máy nén 2#
hoạt động).
- Giám sát áp lực bình khí nén tại đồng hồ áp lực được lắp đặt trên thân bình. Khi
áp lực đủ 6.3Mpa thì chuyển khoá điều khiển về vị trí giữa “Forbid” kết thúc quá trình
chạy máy nén khí bằng tay.
- Thao tác chạy máy nén khí bằng tay được áp dụng khi chế độ tự động không hoạt
động hay hư hỏng PLC, hư hỏng bộ chuyển đổi áp lực, công tắc áp lực 2YX, 3YX.
Ngoài ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra định kỳ có thể chạy máy nén
khí bằng tay để đo đạc, hiểu chỉnh các thông số...
- Lưu ý Khi chạy máy nén khí ở chế độ bằng tay thì công tắc áp lực 1YX sẽ tự
động dừng máy nén khí nếu áp lực đạt 6.3Mpa (tránh trường hợp lắc khóa bị hư hay
chủ quan của con người không dừng máy nén khí kịp thời).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 112


Bài thu hoạch

b) Tự động tại tủ điều khiển ACBC5:


- Kiểm tra CB 1QA, 2QA đóng.
- Kiểm tra CB 1QF, 2QF, 3QF nguồn điều khiển đóng.
- Lắc khóa 1SA, 2SA sang phải “Auto”.
+ Khi thiết bị chuyển đổi áp lực (WIDEPLUS) của hệ thống khí nén trung áp
không hư hỏng, làm việc tin cậy thì việc chạy/dừng tự động của các máy nén khí sẽ
được lấy tín hiệu từ cảm biến này. Ngưỡng áp lực chạy/dừng, cảnh báo áp lực thấp/cao
có thể được cài đặt từ giao diện HMI cụ thể:
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa giảm đến 6.1MPa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ gửi
tín hiệu Analog (tín hiệu 4~20mA) đến hệ thống điều khiển để khởi động máy nén khí
1KY.
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa giảm đến 5.8MPa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ gửi
tín hiệu đến hệ thống điều khiển để khởi động máy nén khí còn lại 2KY.
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa giảm đến 5.4MPa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi
tín hiệu đến hệ thống điều khiển xuất tín hiệu cảnh báo áp lực khí thấp.
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa tăng đến 6.3MPa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi tín
hiệu đến hệ thống điều khiển để dừng máy nén khí.
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa tăng đến 6.5MPa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi tín
hiệu đến hệ thống điều khiển xuất tín hiệu cảnh báo áp lực khí cao. Đồng thời van an
toàn có thể tác động (tùy theo giá trị kiểm định thiết bị).
+ Quan sát các đèn báo trên mặt tủ điều khiển ACBC5 để biết máy nén khí nào
hoạt động/ dừng hay tín hiệu cảnh báo áp lực khí cao/ thấp, hư hỏng cảm biến...
+ Khi thiết bị chuyển đổi áp lực (WIDEPLUS) bị hư hỏng (báo đèn hư hỏng cảm
biến HR5) thì việc chạy/dừng tự động máy nén khí sẽ lấy tín hiệu từ các công tắc áp
lực 2YX, 3YX cụ thể:
Khi áp lực của bình khí 6.4MPa giảm đến 6.1MPa thì tiếp điểm công tắc áp lực
2YX tác động, gửi tín hiệu Digital đến hệ thống điều khiển để khởi động một máy nén
khí.
+ Khi áp lực của bình khí 6.4MPa tăng đến 6.3MPa thì công tắc áp lực 3YX tác
động, gửi tín hiệu Digital đến hệ thống điều khiển để dừng máy nén khí.
+ Lưu ý: Khi thiết bị chuyển đổi áp lực bị hư hỏng sẽ không khởi động được máy
nén khí còn lại nếu áp lực tiếp tục giảm đến 5.8Mpa, do đó trưởng ca ca trực đương
phiên phải thao tác bằng tay với máy nén khí còn lại nếu áp lực tiếp tục giảm đến
5.8Mpa. Đồng thời các tín hiệu cảnh báo áp lực khí thấp hay cao cũng sẽ không được
cảnh báo tự động từ hệ thống điều khiển (trích hướng dẫn vâṇ hành hê ̣thống khí nén).
3.2. Vận hành hệ thống khí nén 0.8Mpa:
a) Bằng tay tại tủ điều khiển ACBC5:
- Đóng 1QA, 2QA nguồn động lực.

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 113


Bài thu hoạch

- Đóng 1QF, 2QF, 3QF nguồn điều khiển.


- Kiểm tra các tín hiệu lỗi của máy nén khí trên LCD (MAM-200, 210), reset lỗi,
kiểm tra nút nhấn sự cố có bị tác động không (nếu tác động thì giải trừ). Lưu ý ngôn
ngữ hiển thị trên LCD là tiếng Trung Quốc, nên việc đọc hiểu các cảnh báo xuất hiện
không thực hiện được.
- Lắc khóa 3SA hay 4SA sang trái “Manual” để khởi động máy nén 1#, 2#.
- Quan sát đèn HG3 (đèn báo máy nén 1# hoạt động), HG4 (đèn báo máy nén 2#
hoạt động).
- Giám sát áp lực bình khí nén II, III tại đồng hồ áp lực được lắp đặt trên thân bình.
Khi áp lực đủ 0.75Mpa thì chuyển khoá điều khiển về vị trí giữa “Forbid” kết thúc quá
trình chạy máy nén khí bằng tay.
- Thao tác chạy máy nén khí bằng tay được áp dụng khi chế độ tự động không hoạt
động hay hư hỏng PLC, hư hỏng bộ chuyển đổi áp lực, công tắc áp lực 7YX, 8YX.
Ngoài ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra định kỳ có thể chạy máy nén
khí bằng tay để đo đạc, hiểu chỉnh các thông số...
- Lưu ý Khi chạy máy nén khí ở chế độ bằng tay thì công tắc áp lực 8YX (lấy cặp
tiếp điểm thứ 2) sẽ tự động dừng máy nén khí nếu áp lực đạt 0.75Mpa (tránh trường
hợp lắc khóa bị hư hay chủ quan của con người không dừng máy nén khí kịp thời).
b) Tự động tại tủ điều khiển ACBC5:
- Kiểm tra CB 1QA, 2QA đóng.
- Kiểm tra CB 1QF, 2QF, 3QF nguồn điều khiển đóng.
- Lắc khóa 3SA, 4SA sang phải “Auto”.
+ Khi thiết bị chuyển đổi áp lực (WIDEPLUS) của hệ thống khí nén thấp áp không
hư hỏng thì việc chạy/dừng tự động của các máy nén khí sẽ được lấy tín hiệu từ cảm
biến này. Ngưỡng áp lực chạy/dừng, cảnh báo áp lực thấp/cao có thể được cài đặt từ
giao diện HMI cụ thể:
+ Khi áp lực của bình khí 0.8MPa giảm đến 0.71Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ
gửi tín hiệu Analog (tín hiệu 4~20mA) đến hệ thống điều khiển để khởi động máy nén
khí 3KY.
+ Khi áp lực của bình khí 0.8MPa giảm đến 0.68Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực sẽ
gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển để khởi động máy nén khí còn lại 4KY.
+ Khi áp lực của bình khí 0.8Mpa giảm đến 0.60Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi
tín hiệu đến hệ thống điều khiển xuất tín hiệu cảnh báo áp lực khí thấp.
+ Khi áp lực của bình khí 0.8MPa tăng đến 0.75Mpa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi
tín hiệu đến hệ thống điều khiển để dừng máy nén khí.
+ Khi áp lực của bình khí 0.8MPa tăng đến 0.81MPa thì bộ chuyển đổi áp lực gửi
tín hiệu đến hệ thống điều khiển xuất tín hiệu cảnh báo áp lực khí cao. Đồng thời van
an toàn có thể tác động (tùy theo giá trị kiểm định thiết bị).

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 114


Bài thu hoạch

+ Quan sát các đèn báo trên mặt tủ điều khiển ACBC5 để biết máy nén khí nào
hoạt động/ dừng hay tín hiệu cảnh báo áp lực khí cao/ thấp, hư hỏng cảm biến...
+ Khi thiết bị chuyển đổi áp lực (WIDEPLUS) bị hư hỏng (báo đèn hư hỏng cảm
biến HR7) thì việc chạy/dừng tự động máy nén khí sẽ lấy tín hiệu từ các công tắc áp
lực 7YX, 8YX cụ thể:
+ Khi áp lực của bình khí 0.8Mpa giảm đến 0.71Mpa thì tiếp điểm công tắc áp lực
7YX tác động, gửi tín hiệu Digital đến hệ thống điều khiển để khởi động một máy nén
khí.
+ Khi áp lực của bình khí 0.8Mpa tăng đến 0.75Mpa thì công tắc áp lực 8YX (lấy
cặp tiếp điểm thứ 1) tác động, gửi tín hiệu Digital đến hệ thống điều khiển để dừng
máy nén khí.
+ Khi thiết bị chuyển đổi áp lực bị hư hỏng sẽ không khởi động được máy nén khí
còn lại nếu áp lực tiếp tục giảm đến 0.68Mpa, do đó trưởng ca ca trực đương phiên
phải thao tác bằng tay với máy nén khí còn lại nếu áp lực tiếp tục giảm đến 0.68Mpa.
Đồng thời các tín hiệu cảnh báo áp lực khí thấp hay cao cũng sẽ không được cảnh báo
tự động từ hệ thống điều khiển (trích hướng dẫn vâṇ hành hê ̣thống khí nén).

XXI. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG.


1. Thiết bị cơ khí đập tràn.
Thiết bị cơ khí của đập tràn được dùng để giữ mực nước ở thượng lưu bằng cách
điều chỉnh lượng nước xả xuống hạ lưu theo đúng theo các điều kiện thuỷ văn của
sông.
Thành phần thiết bị và công dụng của thiết bị được nêu tại Bảng 1.
ST
Tên gọi Công dụng
T
Cửa van phẳng kiểu bánh xe
1 Đóng các khoang của Đập tràn xả nước.
11,0 - 14,5 - 13,16 (chính)
2 Cửa van phẳng kiểu bánh xe Đóng các khoang của Đập tràn xả nước

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 115


Bài thu hoạch

trong thời gian sự cố, xem xét và sửa


11,0 – 14,5 – 13,08 (sửa chữa –
chữa cửa van chính và các chi tiết đặt sẵn
sự cố)
của cửa van đó.
Đóng mở các cửa van của đập, gầu
Cần trục chân dê chuyên dụng
3 ngoạm Polip và thiết bị cơ khí của cửa
tải trọng 2ừ100/2ừ16+5t
nhận nước NMTĐ
Đường cần trục chân dê tải
4 Lắp đặt và di chuyển cần trục
trọng 2x100/2x16+5t
Dọn sạch rác, gỗ trôi vào Cửa nhận nước
5 Gầu ngoạm Polip
NMTĐ
Đường dẫn điện đến cần trục
Cấp điện cho các thiết bị điện của các cơ
6 chân dê tải trọng
cấu cần trục
2x100/2x16+5t
Nối các cửa van của đập với cần trục
7 Đòn gánh tải trọng 2x100t chân dê trong thời gian đóng mở các cửa
van đó
Hướng chuyển động của cửa van vào
Cánh phai cửa van phẳng kiểu
8 rãnh và truyền tải trọng thuỷ tĩnh lên bê
bánh xe 11,0-14,5-13,16
tông của đập
Hướng chuyển động của cửa van vào
Cánh phai cửa van phẳng kiểu
9 rãnh và truyền tải trọng thuỷ tĩnh lên
bánh xe 11,0-14,5-13,08
bêtông của đập

Trình tự, phương thức vận hành cửa van đập tràn trong trường hợp bình thường:
a) Các cửa van đập tràn được đánh số từ 1 đến 6 theo thứ tự từ trái sang phải (theo
hướng nhìn từ thượng lưu);
b) Trình tự thao tác mở cửa van đập tràn được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Trình tự mở các cửa van đập tràn
Trình tự mở cửa van
Nấc Độ mở
mở cửa Cửa số Cửa số Cửa số Cửa số Cửa số Cửa số
1 2 3 4 5 6
Nấc
01 m 5 3 1 2 4 6
1
Nấc
02 m 11 9 7 8 10 12
2
Nấc
03 m 17 15 13 14 16 18
3
Nấc
04 m 23 21 19 20 22 24
4

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 116


Bài thu hoạch

Nấc Hoàn
29 27 25 26 28 30
cuối toàn

2. Thiết bị cơ khí cửa nhận nước.


TBCK Cửa nhận nước NMTĐ Srok Phu Miêng IDICO được sử dụng để:
- Ngăn rác trôi vào các đường ống dẫn nước vào tuabin;
- Đóng các đường hầm dẫn nước vào tuabin từ phía Thượng lưu khi xảy ra sự cố;
- Đóng các đường hầm dẫn nước vào tuabin từ phía Thượng lưu khi tiến hành sửa
chữa các đường ống này hay sửa chữa tổ máy, cũng như sửa chữa các chi tiết đặt sẵn
của cửa van sửa chữa-sự cố;
- Để vệ sinh rác kẹt trong các lưới chắn rác.
- Cửa nhận nước là một hạng mục công trình có 04 nhịp (Lnhịp=5,2m)có hai hàng
rãnh của khoang đầu vào. Mỗi nhịp được trang bị các chi tiết đặt sẵn để lắp lưới (hoặc
cửa van sửa chữa), các chi tiết đặt sẵn để lắp cửa van sửa chữa – sự cố.
- Phía trước các rãnh của lưới chắn rác (hoặc cửa van sửa chữa) có một rãnh riêng
để dịch chuyển gầu ngoạm miệng phẳng;
- Tại cao độ trên của công trình có đường cho cần trục chân dê di chuyển để phục
vụ lưới chắn rác và các cửa van. Cần trục chân dê đã được đặt hàng đồng bộ với thiết
bị lắp máy của Đập tràn. Để phục vụ các cửa van và lưới chắn rác sẽ sử dụng gầu
ngoạm thuỷ lực miệng phẳng và dầm ngoạm có kìm ngoạm tự động như một thiết bị
treo.
- Kho van được sử dụng để bảo quản lưới chắn rác dự phòng, cửa van sửa chữa,
cửa van sửa chữa-sự cố và các xích treo.
- Việc sửa chữa các phân đoạn cửa van được thực hiện tại bãi sửa chữa có các cột
trụ để gia cố các phân đoạn cửa van đó vào bằng các thiết bị chuyên ngành.
- Thành phần TBCK và công dụng của nó được nêu trong Bảng 2.
- Bảng 2: Thành phần TBCK và công dụng

ST
Tên gọi Công dụng
T
Giữ rác và gỗ trôi tại cửa vào khoang lấy
1 Lưới chắn rác 5,2 – 12,5 – 3,0
nước.
Lưới chắn rác 5,2 – 12,5 – 3,0 Là thiết bị dự phòng trong thành phần
2
(dự phòng) TBCK cửa nhận nước.
3 Cửa van phẳng trượt 5,2 – 12,5 Đóng các khoang của đường ống dẫn
– 17,5 (Sửa chữa) nước vào tuabin trong thời gian kiểm tra
và sửa chữa tổ máy, tuyến dòng chảy và

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 117


Bài thu hoạch

các kết cấu rãnh.


Đóng khoang đường ống nước vào
tuabin trong trường hợp sự cố trong
Cửa van phẳng bánh xe 5,2 –
4 đường ống và khi tháo cạn tuyến dòng
9,5 – 17,5 (Sửa chữa-sự cố).
chảy của tổ máy để kiểm tra và thực hiện
các công tác sửa chữa.
Dầm ngoạm cơ khí tải trọng Tự động kẹp các phân đoạn cửa van sửa
5
32t chữa và lưới chắn rác trong các rãnh.
Gầu ngoạm thuỷ lực miệng
6 Làm sạch rác tại các lưới chắn rác.
phẳng
Thử các móc nâng chính và phụ của cần
7 Thiết bị thử tải cần trục
trục và compa quay tải trọng 5t.
Bảo quản các cửa van sửa chữa-sự cố cửa
nhận nước và Đập tràn, lưới dự phòng,
8 Kho van gầu ngoạm, dầm ngoạm, xích treo của
các cửa van sửa chữa sự cố Cửa nhận
nước và Đập tràn.
Đường cần trục t.tr..2´100/2
9 Di chuyển cần trục.
´16+5t
Lắp và tháo các phân đoạn cửa van khi
10 Thiết bị của sàn sửa chữa
sửa chữa.
Hướng chuyển động của cửa van sửa
Các chi tiết đặt sẵn cửa van
chữa, lưới chắn rác và gầu ngoạm trong
11 sửa chữa, lưới chắn rác và gầu
các rãnh và truyền tải trọng tĩnh xuống bê
ngoạm.
tông.
Hướng chuyển động của cửa van sửa
Các chi tiết đặt sẵn cửa van
12 chữa – sự cố và truyền tải trọng tĩnh
phẳng bánh xe 5,2-9,5-17,5
xuống bê tông.

3. Thiết bị cơ khí hạ lưu.


Thiết bị cơ khí hạ lưu nhà máy thuỷ điện Srok Phu Miêng IDICO dùng để đóng
cửa van hạ lưu khi kiểm tra và sửa chữa tháo cạn côn hút, côn xả của nhà máy.
Thành phần của thiết bị cơ khí và công dụng của nó nêu trong bảng 3:
Bảng 3: Thành phần TBCK và công dụng

STT Danh mục Công dụng

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 118


Bài thu hoạch

Cửa van phẳng trượt 5,2 – Dùng để đóng các ống xả khi kiểm tra và sửa
1
6,1 – 26,0 (sửa chữa) chữa các tổ máy của NMTĐ
Các chi tiết đặt sẵn của cửa Hướng chuyển động của cửa van sửa chữa
2 van phẳng trượt 5,2-6,1- trong khe van và truyền tải trọng thủy lực
26,0 tĩnh vào bê tông

Tự động ngoạm và nhả các phân đoạn của


3 Dầm ngoạm cơ khí s/n 25T
cửa van sửa chữa trong khe van.

Đường ray cần cẩu chân dê


4 Để di chuyển cần cẩu chân dê
s/n 2´12,5 T
Để đặt và gia cố các phân đoạn cửa van sửa
5 Thiết bị sàn sửa chữa
chữa khi thi công các công tác sửa chữa

NV Xưởng vận hành: Phan Tùng Linh 119

You might also like