You are on page 1of 4

Hải Thượng Lãn Ông nói: Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều

bệnh trầm trọng, cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu âm và dương

Trương Trọng Cảnh lược sử. Vị Thầy đã phát kiến ra bài thuốc Bát Vị, cùng lời bàn của Hải Thượng
Lãn Ông Trương Trọng Trác về Thủy Hỏa - Bát Vị và Lục Vị

* Trương Cơ (giản thể: 张机, phồn thể: 張機; bính âm: Zhāng Jī, sinh khoảng năm 150, mất khoảng năm
219) tự Trọng Cảnh (giản thể: 仲景, phồn thể: 仲景; bính âm: Zhōngjǐng) là một thầy thuốc Trung Quốc
hoạt động vào cuối đời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử
Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm.
Tuy là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, tiểu sử của Trương Trọng Cảnh lại ít
được biết tới, trong sách Hậu Hán thư cũng không dẫn truyện về ông. Có tài liệu cho rằng ông sinh tại
Nam Dương, Hà Nam, sau đó giữ một chức quan ở Trường Sa, Hồ Nam và sống trong khoảng thời gian
từ năm 150 tới 219 tức là giai đoạn cuối thời nhà Hán.Cho đến nay người ta vẫn còn tranh cãi về ngày
sinh, ngày mất chính xác của Trương Trọng Cảnh nhưng ông thường được cho là mất trước năm 220.

Thuở nhỏ ham học, mười mấy tuổi đầu đã thông hiểu nhiều sách, nhất là sách về y học. Đời Hán Linh đế,
ông được tiến cử chức Hiếu Liêm, về sau là Thái thú Trường Sa. Nhưng cả đời ông chủ yếu là theo sự
nghiệp y học. Lúc nhỏ, ông từng đọc thấy trong sách sử chuyện Biển Thước xem biết bệnh của Tề Hoàn
hầu, ông hết sức khâm phục y thuật cao siêu của Biển Thước, giỏi xem khí sắc của người mà chẩn đoán
bệnh tật, và nảy sinh ý niệm học ngành y. Ông theo học thuốc với người đồng hương là danh y Trương Bá
Tổ, được thầy truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật. Ông học giỏi đến mức, về mặt chẩn đoán và ra đơn
thuốc điều trị vượt hơn cả người thầy. Ông hành nghề vào cuối đời Đông Hán. Lúc đó, các nước tranh
nhau, chiến tranh liên miên làm cho bệnh dịch lưu hành, người ta chết rất nhiều, thậm chí chết hết cả họ.
Gia tộc của ông có hơn 200 ngươi,từ năm Kiến An (công nguyên 196) đến sau, chưa đầy 10 năm đã chết
mất hai phần ba, trong đó chết vì bệnh thương hàn là bảy phần mười. Trước cảnh tượng đau thương
‘người đắm chìm trong tang tóc, muốn cứu mà không cứu được, ông càng quyết tâm tìm học. ông nghiên
cứu sâu về các sách y học xưa như ‘Tố Vấn’, ‘Cửu Quyển’, ‘Bát Thập Nhất Nan’, ‘Âm Dương Đại Luận’,
‘Thai Lô Dược Lục’, rút ra những hiểu biết phong phú, rồi thu nhặt các phương thuốc danh tiếng xưa nay
và các phương thuốc kinh nghiệm trong dân gian, kết hợp với kinh nghiệm của các y gia đương thời và
của mình đã tích lũy trong nhiều năm, biên soạn một bộ sách thuốc vĩ đại chưa từng có ‘Thương Hàn Tạp
Bệnh Luận’ bao quát hai phần là ‘thương hàn’ và ‘tạp bệnh’. Sách viết xong, trải qua binh hỏa chiến loạn,
bị mất đi phần nào. Về sau, ở đời Tấn, Vương Thúc Hòa lượm lặt, chỉnh lý, viết lại. Đến đời Tống là hai
quyển sách thuốc hiện còn đến nay là ‘Thương Hàn Luận’ và ‘Kim Quỹ Yếu Lược’.

Quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ của Trương Trọng Cảnh đã tổng kết một cách có hệ thống những
kinh nghiệm phong phú của ngành y học Trung Quốc từ đời nhà Hán trở về trước, xác định nguyên tắc cơ
bản của Trung y, biện chứng điều trị, đã phong phú hóa và phát triển lý luận y học và phương pháp trị
liệu, đặt vững cơ sở các khoa lâm sàng của Trung y, là một bộ kinh điển y học trứ danh. Bộ sách đã cống
hiến lớn lao cho sự phát triển học thuật Trung y. Hơn 1700 năm nay, sách này luôn được y giới các đời
tôn sùng.
[IMG]

Trước mắt, sách này vẫn là một tài liệu dạng học kinh điển chủ yếu của Học viện Trung y Trung Quốc.
Đối với y học thế giới, nhất là sự phát triển ngành y của các nước châu Á, sách ‘Thương Hàn Tạp Bệnh
Luận’ cũng có ảnh hưởng sâu xa. Nhật Bản đến nay vẫn thích dùng các đơn thuốc của Trương Trọng
Cảnh để trị bệnh.
Sống và làm việc trong thời loạn cuối nhà Hán, Trương Trọng Cảnh đã tập hợp các tài liệu y học cổ như
Tố vấn, Cửu quyển, Bát thập nhất nạn, Âm dương đại luận, Đài lư dược lục, Bình mạch biện chứng và
kinh nghiệm cá nhân để viết ra tác phẩm y học xuất sắc Thương hàn tạp bệnh luận (phồn thể: 傷寒雜病
論; bính âm: Shānghán Zábìng Lùn ) gồm 16 quyển. Tác phẩm này sau đó đã bị thất lạc trong thời Tam
Quốc nhưng được người đời thu thập lại trong hai tập sách có tên Thương hàn luận (傷寒論) và Kim quỹ
yếu lược (金櫃要略). Hai tập sách này cùng với Hoàng Đế nội kinh của Hoàng Đế và Nạn kinh của Biển
Thước được coi là bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y (Nội nạn thương kim). Cho tới nay cả Thương
hàn luận và Kim quỹ yếu lược đều đã được sửa đổi nhiều lần.
Những đóng góp mang tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là "Thánh y" (医圣)
của Đông Y.
Trong giới y học cổ truyền Việt Nam chắc không ai là không biết, không thuộc hai bài thuốc cổ phương
Bát vị và Lục vị, một bài đại diện cho chứng âm hư, một bài đại diện cho chứng dương hư. Nhưng xuất
xứ 2 bài thuốc thì chưa chắc ai cũng biết. Vậy 2 bài thuốc cổ phương này ra đời trong hoàn cảnh nào?
Năm 2006 trước Công nguyên thời Tây Hán, Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Triệt, sách sử ghi rằng Lưu Triệt
muốn cho mình khỏe mạnh, cải lão hoàn đồng nên đã uống nhiều “đan sa”, biến chứng phát sốt dữ dội,
khát nước nhiều, đi tiểu liên tục mà không thuốc nào chữa khỏi. Trương Trọng Cảnh bấy giờ là đại phu
chữa bệnh cho Lưu Triệt đã nghĩ ra hai phương thuốc: bát vị và lục vị. Nhờ thế mà nhà vua đã khỏi bệnh.
Nguyên văn hai bài thuốc như sau:

Bài thuốc Bát vị quế phụ:

Thục địa 8 chỉ, hoài sơn 4 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan bì 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ, quan quế 1 chỉ,
phụ tử 1 chỉ.

Tất cả 8 vị thuốc tốt nên gọi là bát vị.

Cách sao tẩm như sau: Thục địa thứ tốt tẩm gừng tươi sao khô. Hoài sơn tẩm nước cơm sao khô. Sơn thù
bỏ hạt, tẩm rượu sao khô. Trạch tả tẩm nước muối loãng sao khô. Bạch linh tẩm sữa con so sao khô. Phụ
tử đã chế mới đem dùng.

Chủ trị: Chân thận hỏa hư, chân thủy vượng làm cho mỏi mệt. Hạ bộ hàn lãnh, đau lưng, mỏi gối, lưng
lạnh, đái đêm nhiều. Đại tiện phân lỏng, bần thần nặng đầu, hay quên, lừ đừ, ngái ngủ.

Bài thuốc tồn tại cho tới ngày nay đã hơn 2000 năm. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác khi xưa đánh giá
rất cao bài bát vị và đã dùng bài thuốc này chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Ông dùng bài “bát vị” làm
xương sống, căn cứ vào chứng mà gia giảm. Sau đây là phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông:

Tạng thận yếu mà đi lị lâu tăng vị thang ma, phá cố chỉ đều 2 chỉ (2 chỉ = 3,75g).

Mạch xích 2 bên hồng mà sác là chân âm kém, bội quế, phụ tử lên 2 chỉ.

Mạch bổ bên trái vô lực là khí, tạng can suy nhược, bội sơn thù lên 3 chỉ.

Mạch bổ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu, bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ.

Hỏa dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, bội mẫu đơn.
Khí dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), đầy trướng, sôi bụng bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ, lại bội quế, phụ tử
thêm 1 chỉ. Dương suy, tinh kém thêm lộc nhung, tử hà sa. Tạng thận yếu không đem được nguyên khí về
chỗ, đi tiểu nhiều, thở suyễn, nôn ọe bội ngũ vị tử, ngưu tất.

Bài lục vị:

Trương Trọng Cảnh dùng bài “bát vị” nhưng bỏ đi 2 vị quế và phụ tử. Còn lại 6 vị gọi là bài “lục vị”.

Bài thuốc: Hoài sơn 4 chỉ, thục địa 8 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan bì 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ.

Chủ trị: Thận thủy suy kém, tinh khô, huyết kiệt đau lưng, mỏi gối, di tinh, khát nhiều, đái rắt, can thận
suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, phát sốt, nóng âm, da, tóc khô xỉn, mắt mũi nám đen, lưỡi khô ráo khát. Đối
với phụ nữ nhan sắc ngày càng tàn tạ, nóng nảy, các chứng trẻ em chậm biết đi, tóc mọc chậm, chậm biết
nói...

Phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông:

Người gầy đen, khô táo thêm thục địa, bớt trạch tả.

Tính nóng nảy, hay cáu giận bớt sơn thù thêm đan bì, bạch thược, sài hồ mỗi vị 2 chỉ.

Lưng mỏi thêm đậu trọng tẩm muối sao.

Tì vị hư yếu, ăn ít mà ngoài da lại khô xỉn tăng hoài sơn.

Chứng đại đầu thống (nhức đầu quá mạnh), nếu người bệnh yếu lắm không nên dùng nhiều thuốc lạnh,
mát mà chỉ nên dùng lục vị nhưng bội thêm thục địa, mẫu đơn bì, trạch tả, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 3
chỉ. Nếu hỏa quá mạnh thêm tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 2 chỉ.

Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thiếu máu, xây xẩm ăn kém thêm xuyên quy, bạch chỉ mỗi vị 2 chỉ, quế tốt 1
chỉ.

Chứng bạc đầu, rụng tóc thêm hà thủ ô 2 chỉ nhưng phải uống cho nhiều (vài chục thang) có thể hồi xuân.

Mờ mắt thêm kỷ tử, cúc hoa, sài hồ, mỗi vị 2 chỉ.

Hải Thượng Lãn Ông nói: Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều bệnh trầm trọng,
cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu âm và dương, cũng chỉ trông vào 2 bài “bổ thủy và bổ hỏa” (bát vị và lục
vị) khác biệt với các thầy khác mà thôi! Vậy thủy hỏa là căn bản để sinh ra con người, nhưng thủy là chân
của hỏa cho nên phải tương giao mà không lìa được nhau. Lại phải quân bình mà không bên nào được
hơn lên. Tính của hỏa bốc lên thì phải đem trở xuống. Tính của thủy nhuận xuống thì phải đem trở lên.
Hỏa ở trên, thủy ở dưới gọi là tương giao tức thủy hỏa ký tế (nước và lửa đã làm xong việc). Hỏa ấy gọi là
dương khí, thủy ấy gọi là âm khí, 2 bên cần phải có nhau, dựa vào nhau thì gọi là âm dương hòa bình.

Người nào chân âm của tạng thận không đầy đủ tức bổ mạch xích bên trái hư yếu, đi tế, sác thời dùng bài
“lục vị”.
Còn người nào chân dương không đầy đủ, tức hỏa mệnh môn không được đầy, bổ mạch xích bên phải đi
tế, sác thì dùng bài “bát vị”.

Hải Thượng Lãn Ông nói thêm: Xem như thế mới biết bách bệnh đều bởi hư yếu mà ra. Mà hư yếu phần
nhiều bởi tạng thận. Nội kinh nói: “Gặp chứng hư yếu phải bội tạng thận để giữ lấy mệnh môn". Nội kinh
nói thêm: “Việc làm thuốc mà biết được yếu lĩnh thì mọi cái là xong. Không biết được yếu lĩnh thì man
mác vô cùng!”.

Hải Thượng Lãn Ông kết luận: “Đem phương pháp để chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được bách
bệnh. Mà phương pháp chữa được bách bệnh về căn bản cũng như chữa được một bệnh vậy!”

You might also like