You are on page 1of 17

Kinh nghiệm Du lịch Paris – Pháp 2018

Du lịch Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung luôn là những mơ ước trong đời của nhiều bạn. Dẫu biết thế giới
đã mở cửa rất nhiều và những người yêu du lịch Việt đã đi rất nhiều  nơi trên thế giới, nhưng không phải ai
cũng có cơ hội được đi du lịch ở Châu Âu. Với toidi phải tới hơn 4 năm kể từ ngày blog được lập ra, Toidi mới
có cơ hội tới Châu Âu trong chuyến đi 16 ngày qua 3 nước Pháp, Ý và Hy Lạp. Cả 3 nước này đều là mơ ước
của Andy từ rất lâu rồi. Hôm nay Andy mới có thời gian để viết và chia sẻ với các bạn về chuyến đi 16 ngày đó
của mình. Mở đầu là Pháp và Paris nhé.. Rất vui nếu những thông tin Kinh nghiệm Du lịch Paris dưới đây sẽ
giúp các bạn dễ dàng có 1 chuyến đi Pháp thành công.
Chuyện nhập cảnh ở sân bay Paris
Trước khi bay có nhiều bạn kêu việc nhập cảnh sẽ khó khăn, nhưng thực tế lại dễ dàng. Trước khi bay mình
cũng không nghĩ là sẽ gặp vấn đề gì nên cứ ung dung cầm hộ chiếu có visa schengen lên đường. Tuy nhiên
với 1 số hộ chiếu ít đi du lịch thì bên nhân viên check in ở sân bay Việt Nam hay soi và đòi hỏi nhiều giấy tờ
như: bảo hiểm du lịch, lịch trình, v.v.v và anh bạn đi cùng đã bị họ hỏi  như vậy. Họ còn dọa là nếu không có
bảo hiểm du lịch thì bên Pháp không cho nhập cảnh… Thực tế là bên Pháp họ chả kiểm tra gì ngoài visa
Pháp, họ xem xong cộp dấu là nhập cảnh thôi.

Nhưng để bên nhân viên check in ở VN đỡ làm phiền, bạn cứ mang đầy đủ giấy tờ đi nhé, như : booking
khách sạn, bảo hiểm du lịch, lịch trình.

Kinh nghiệm Du lịch Paris và Pháp


Với một chuyến đi dài việc tìm hiểu thông tin trước chuyến đi mất khá nhiều thời gian và công sức. Nhất là
những tin cảnh báo kiểu móc tủi, cướp giật ở Châu Âu làm mình hơi lo lắng. Nhưng thực tế chuyến đi của
Andy tại Châu Âu lại may mắn và thành công từ thời tiết cho đến các vấn đề đi lại. Vấn nạn móc túi chỉ gặp 1
lần tại Paris với cô bạn đi cùng, nhưng lại không mất gì cả vì cô bạn đã cảnh giác. Ở các nước như Ý hay Hy
Lạp thì an toàn hơn, nhưng dân nhập cư vẫn rất nhiều ở các khu du lịch. Các bạn cũng nên cảnh giác khi đi
lại, tránh đi về đêm quá muộn hay cảnh giác ở những chỗ đông người.
Về kinh nghiệm du lịch Pháp và Châu Âu, Andy khuyên các bạn nên ưu tiên các vấn đề sau trước khi lên Plan
– đi du lịch Pháp và Châu Âu:

 ưu tiên số 1: Tiết kiệm thời gian: mỗi 1 giây phút ở Châu sẽ là rất tốn kém, từ ăn uống và lưu trú đến vé
thăm quan, chưa kể chúng ta đã dành cả núi tiền để sang đây. Do vậy bạn nên tiết kiệm thời gian là trên
hết. Ví dụ đi tàu mà 2 phương án chênh nhau không quá nhiều tiền thì bạn nên chọn phương án đi nhanh
hơn.
 ưu tiên số 2: cảnh giác những chỗ đông người , tránh bị móc túi và mất đồ. Tìm hiểu thông tin về mức
độ an toàn ở các điểm đến khi lên plan.
 thanh toán trước các dịch vụ có mức ưu đãi cho thanh toán sớm. Ví dụ như vé máy bay, vé tàu.
 Đặt phòng ở Airbnb nếu như đi đoàn đông. Andy sẽ có 1 bài chia sẻ kinh nghiệm riêng về cái Airbnb
này.
 Không mang tiền 500 Euro sang tiêu. Nếu bạn mang tờ 500E đi tiêu thì 99% các cửa hàng, khách sạn,
nhà hàng đều không nhận. Lý do thì có  nhiều, nhưng phần vì họ không khuyến khích tiêu tiền mặt, 2 là
các cửa hàng không giữ quá  nhiều tiền lẻ để trả lại cho bạn. Do vậy không nên mang theo tờ tiền 500E
sang để tiêu nhé.
Vé máy bay đi Pháp

Mình khá may mắn khi săn được vé Vietnam Airline mùa thu vàng, với mức giá khoảng 17 tr / khứ hồi bay
thẳng từ Hà Nội. Khá rẻ vì nó bay thẳng đỡ mất thời gian transit mệt mỏi, bình thường vé VNA cho chặng này
rơi vào khoảng từ 22tr – 25tr / khứ hồi (áp dụng cả từ Hanoi hoặc Hồ Chí Minh). Nếu bạn có lịch trình tới Đức
thì có thể đặt 1 chiều Pháp và 1 chiều bay từ Frankfurt về Hà Nội (Sài Gòn). VNA có hỗ trợ đặt nối chuyến
kiểu này mà giá không bị quá cao.

Ưu điểm của bay thẳng là: không phải mất 3 – 6 tiếng transit, thực tế bay đường dài mà bị transit thì khá mệt
mỏi. Tiết kiệm thời gian và sức lực. Nhược điểm : giá cao.

Vậy bay transit thì sao? từ Hà Nội và Hồ Chí Minh các bạn có thể lựa chọn bay transit của các hãng như
Qatar (Transit tại 1 lần tại Doha Quatar), Emirates (Transit tại 1 lần tại Dubai ) mức giá giao động khoảng
18tr / khứ hồi.

Ngoài ra có một số hãng hàng không của Trung Quốc cũng hay có khuyến mãi, nối chuyến tại Quảng Châu
(bay China southern) hay nối chuyến tại Bắc Kinh (China Air).

Thông thường mọi người chọn đi transit cho rẻ, tổng thời gian bay + transit vào khoảng 18 – 22 tiếng cho 1
lượt bay. Hoặc nếu bạn săn được vé rẻ của VNA bay thẳng như Andy thì sẽ rất tuyệt vời, tuy  nhiên vẫn nên
có Visa rồi mới book vé nhé, không lại mất tiền oan đó. Cũng lưu ý thêm là việc bạn có vé máy bay trước để
apply visa không phải là 1 lợi thế gì cả nhé. Đại sứ quán cũng khuyến cáo các bạn nên có visa rồi mới book
vé máy bay.

Từ sân bay Charles de gaulle vào trung tâm Paris


Đây là 1 trong những sân bay lớn ở Châu Âu, là cửa ngõ chính vào Châu Âu và khối Schengen. Sẽ không có
gì lạ khi Charles de gaulle Airport (CDG) luôn tấp nập và đông du khách qua lại. Để hiểu rõ và chi tiết các cách
di chuyển từ sân bay Charles de gaulle về Paris, các bạn đọc bài viết đầy đủ này của Andy nhé : Hướng dẫn
từ sân bay Charles de gaulle về Paris (chi tiết nhé)
Nói chung có rất nhiều cách di chuyển từ CDG về Paris, tùy thuộc vào bạn lưu trú ở đâu thì sẽ chọn phương
án di chuyển hợp lý nhất (tiết kiệm thời gian và tiền bạc). Do vậy Andy sẽ đưa ra 1 số gợi ý chung nhất nhé.
Bạn vẫn phải vận dụng thêm google map và các website chỉ dẫn để có phương án tối ưu cho mình.

Sợ bộ có 1 số cách di chuyển như sau nhé


Các phương tiện đi về Paris – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

 Phương tiện Giá tiền Thời gian


 Tàu điện RER B 10E 30 phút
 Roissy bus 11.5E 60 phút
 Le Bus 17E 50 – 70  phút
 Bus 350 và 351 6E 75 phút
 Night bus 140, và 143 8E 60 phút (chạy đêm 12h00 – 5h00 sáng)
 Taxi 50 – 60E 50 phút
 Uber 30 – 60E 50 phút (tùy loại xe và điểm đón/ trả)
 CDG đi Disneyland 23E 50 phút

Như vậy giá rẻ nhất là đi bus 350 và bus 351, tuy nhiên bạn phải xem điểm dừng của 2 bus này có phù hợp
với khách sạn bạn ở không nhé. Nhanh và tiện lợi nhất thì vẫn là đi tàu điện RER B rồi.

Để có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất về Paris bạn  nên đọc kỹ bài viết sau đây: Hướng dẫn từ sân bay
Charles de gaulle về Paris (chi tiết nhé)

Đi lại trong phạm vi thành phố Paris


Đến Paris đa phần Andy sử dụng tàu điện subway, bởi  hệ thống tàu điện ở đây cũng rất tiện lợi và dễ sử
dụng, tất nhiên cũng có vài điểm khác so với đi tàu ở Châu Á. Đa phần các tàu điện ở Singapore, Nhật bản và
Hàn Quốc hay Trung Quốc đều là các thế hệ tàu mới, đường ray mới, hệ thống quản lý điện tử, tự động gần
như hoàn toàn. Với Paris thì ngược lại, subway đa phần được xây dựng từ khá lâu nên đường ray tàu ở đây
hẹp, do đó sẽ khá chật chội khi đi vào giờ cao điểm.

Hệ thống metro ở đây phải nói cực đơn giản và khá giống với Singapore. Nó không phức tạp như Nhật
Bản, bởi Metro chỉ có riêng đường tàu metro chạy mà thôi, mỗi line chỉ có 2 đường ray cho 2 chiều. Với Nhật thì
mỗi Ga tàu là cả 1 hệ thống các line tàu đi lẫn lộn, khung giờ cũng thay đổi khiến du khách hay bị đi nhầm lẫn.
Bus ở Paris cũng khá dễ bắt, tuy nhiên cái dở là thời gian đi khá lâu, bởi giao thông hay bị chậm khi vào giờ
cao điểm. Cá nhân Andy vẫn khuyên bạn sử dụng metro làm phương tiện chính khi di chuyển ở Paris.
Có 3 phương tiện chính bạn sẽ sử dụng là: Bus, Metro & RER

Metro : hệ thống tàu điện subway này là hệ thống metro lớn thứ 2 tại Châu Âu, đứng sau hệ thống metro của
Mosscow (Nga). Đa phần là các loại tàu & đường ray cũ, vận hành thiết kế từ mấy chục năm trước. Thi
thoảng có vài Ga tàu mới được trang trí lại theo phong cách hiện đại hoặc cổ điển. Metro ở đây đa phần sử
dụng đường ray khổ hẹp, vì diện tích đường hầm hẹp, cơ bản là vậy nên họ khó mà nâng cấp được vì rất tốn
kém.
Tải bản đồ Metro Paris tại đây : https://www.ratp.fr/sites/default/files/plans-lignes/Plans-essentiels/Plan-
Metro.pdf
RER : cũng là hệ thống tàu điện, nhưng khác là có thể chạy nổi trên mặt đất hoặc đi dưới hầm ngầm. Hệ
thống này nối tuyến giữa nội đô và ngoại ô Paris, cho phép bạn đi ra các vùng ngoại ô của Paris. Dừng ở ít
bến nên RER nhanh hơn metro –> bạn nên ưu tiên chọn RER khi di chuyển để tiết kiệm thời gian. Nói thêm là
hệ thống RER đa phần là thế hệ tàu mới, có toa có hẳn 2 tầng, vì đi đường dài dừng ít bến nên cũng có khách
ngồi lâu.
Tải bản đồ hệ thống RER tại đây: https://www.ratp.fr/sites/default/files/plans-lignes/Plans-essentiels/Plan-
RER-et-transiliens.pdf
Thực tế thì bản đồ Metro cũng có sắn RER map rồi nên cũng chỉ cần dùng 1 bản đồ đó.

 Line RER được đặt tên là các chữ cái: A, B, C, D, E , và màu khác nhau
 Line Metro được đặt tên là các số (number) : 3, 4, 5 v.v.v
Việc đổi line giữa Metro và RER cũng không phức tạp, nhưng nếu có 2 phương án di chuyển mà phải đổi line
giữa Metro và Metro – hoặc Metro và RER thì bạn nên đổi line giữ metro – metro cho dễ dàng hơn nhé. Vì khi
đổi line giữa Metro và RER thì bạn phải nhét thẻ vô qua máy, nhiều lúc nhầm đường nhét lộn line RER thì đi
lại mất thời gian. Còn việc đổi line giữa các Metro thì đơn giản rồi, chỉ việc đi bộ theo chỉ dẫn sang line kia là
xong.

Lưu ý khi đi Metro & RER: 


 Xác định hướng đi của tàu: mỗi line tàu có 2 hướng, giống như xe bus đi trên đường có 2 chiều. Bạn
phải xác định đúng hướng đi nếu như không muốn bị đi ngược đường.
 Luôn chú ý các chỉ dẫn tại các Ga tàu để đi đúng hướng.
 Giữ vé (ticket) của bạn trong suốt hành trình, nếu bị kiểm tra mà không có vé là bị phạt 35E (thực tế đi
subway hầu như ko bị kiểm tra). Nhưng nếu đổi line RER mà ko có ticket thì coi như mua vé mới.
Xe Bus
Cũng rất thông dụng, nhưng Andy ít đi bus trong nội đô thành phố vì đi Metro đã rất tiện lợi. Andy có đi bus
351 từ sân bay về trung tâm Paris. Nói chung đi bus rất dễ dàng và tiện lợi. Giao thông ở Pháp giống Việt
Nam vì lái xe đi bên tay phải (tay lại thuận). Một số lưu ý khi đi xe bus

bản đồ xe bus bạn có thể xem tại file PDF này : https://www.ratp.fr/sites/default/files/plans-lignes/Plans-
essentiels/Plan-des-Bus.pdf
Xác định đúng hướng đi (như đi tàu điện vậy), đi ngược hướng là lại mất công quay lại

Mua vé xe bus ở trên xe, giá vé 2E / 1 lượt. Lưu ý vé mua trên xe bus thì không transit sang TRAM (xe điện
được nhé).

Cụ thể hơn về đi lại bằng Metro, bus và tàu đường dài cao tốc, bạn nên xem các thông tin chi tiết tại bài viết
này : Hướng dẫn đi lại ở Paris Pháp (full chi tiết)
Khách sạn ở Paris, nên ở đâu?
Châu Âu là một trong những nơi có chi phí du lịch cao nhất thế giới. Do vậy lưu trú ở Paris cũng thuộc hàng
top expensive. Nhưng cũng có vài phương án giá rẻ và thuận tiện dành cho các bạn đi du lịch tự túc Paris.

Thông thường các bạn nên chọn lựa hotel dựa trên các yếu tố sau nhé

 Giá cả vừa phải : có thể check giá phòng trên các site online như Agoda hay Booking
 khu vực an toàn : đa số các quận ở Paris đều an toàn cho du khách. Tuy nhiên nếu bạn muốn lựa chọn
ở nơi thực sự an toàn thì chỉ có ở khu trung tâm, những khu đông người, những con phố lớn.
 không cần quá gần trung tâm : thực tế để giảm chi phí thì chỉ ở khu rìa rìa trung tâm mới có phòng rẻ.
 Nên gần tàu điện, bến xe bus: cho thuận tiện đi lại, giảm bớt chi phí đi lại.
Chọn hostel ở Paris

Nếu bạn đi 1 đến 3 người cần tiết kiệm chi phí thì nên ở hostel (dạng giường tầng). Đây là những lựa chọn tối
ưu khi đi du lịch bụi khắp năm châu. Thông thường bạn có thể tìm phòng dạng hostel tại Agoda hoặc Booking.
Đặt ở Agoda thì giá rẻ hơn và có nhiều ưu đãi hơn. Dưới đây là một số lựa chọn về hostel tại Paris

Generator Paris Hostel : giá 1 giường giao động khoảng 570 k – 650k / giường tùy vào từng thời điểm. Ưu
điểm gần Ga – Gare de l’Est và Ga Du Nord. Do vậy bạn có thể đi từ Sân  bay hoặc các thành phố khác đến
thằng Ga, rồi đi bộ từ ga về Hostel. Xem thêm thông tin giá phòng tại đây
The Loft Boutique Hostel & Hotel : giá phòng cũng giao động khoảng 500k – 600k / đêm / giường. Hostel gần
ga metro Belleville và ga Pyrénées. Hai ga này nằm trên line 11 dẫn thẳng vào khu trung tâm (nhà thờ đức
bà). Có thể lựa chọn Dorm 6 hoặc 8. Xem thêm thông tin hostel tại đây
St. Christopher’s Canal Hostel : nằm gần Ga Du Nord, để đến hostel bạn tới ga Riquet hoặc ga Laumière . Từ
đó đi bộ vào, hostel được trang trí khá dễ dàng nhận biết nên sẽ không khó để tìm đường. Ngoài phòng dạng
dorm bạn có thể lựa chọn các loại phòng private cũng khá ổn, giá tất nhiên cao hơn khoảng 2,5tr / đêm.
Arty Paris hostel : hostel gần khu vườn Parc Georges-Brassens nên khá thông thoáng và dễ chịu. Gần
ga Gare Vaugirard, ga này kết nối các chuyến tàu TER đi liên tỉnh. Giá phòng dorm là khoảng 800k / đêm /
giường. Ngoài ra phòng riêng private 2 người khoảng 1,9rtr / đêm cũng là 1 lựa chọn phù hợp. Xem
thêm thông tin giá tại đây
Khách sạn tại Paris
Với hotel thì giá cao hơn nhưng bù lại bạn có thể ở 2 – 3 người / phòng riêng. Rất phù hợp cho những gia
đình có trẻ con và những cặp đôi. Đợt đi Châu Âu vừa rồi Andy đi cùng gia đình nên cũng đã phải đắn đo lựa
chọn tìm hiểu nhiều phương án phù hợp. Vì đi cùng bé nhỏ 3 tuổi nên vấn đề ở luôn khá hóc búa. Sau khi lựa
chọn 1 hồi giữa hotel và Airbnb thì rốt cuộc ở hotel vẫn là lợi hơn cả. Dưới đây là một hotel cực kỳ hợp lý mà
Andy muốn chia sẻ với các bạn.

hệ thống Ibis hotel

hệ thống Ibis hotel thuộc tập đoàn Accor nổi tiếng, Ibis là dòng hotel giá rẻ, dành cho các khách hàng hay đi
công tác và các đoàn khách có nhu cầu giá rẻ. Ở Paris có khá nhiều Ibis hotel rải rác khắp thành phố , và ở
sân bay cũng có chi nhánh Ibis hotel. Ưu điểm của Ibis là chất lượng dịch vụ đồng đều, giá cả tùy theo từng
dòng khách, hiện có Ibis budget và Ibis hotel, 2 dòng này giá cả chênh nhau cũng tương đối.

Giá phòng tùy từng Ibis mà chênh nhau, nhưng giao động trong khoảng từ 1.5tr – 3tr / đêm / phòng đôi 2
khách. Có loại phòng 3 người thì cũng nhỉnh hơn 1 chút thôi. Thường các Ibis ở trung tâm giá cao hơn các
Ibis ở ngoại ô. Ngoài Pháp ra thì hệ thống Ibis này cũng khá phổ biến ở khắp Châu Âu, do dịch vụ đồng đều
nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Dưới đây là một số Ibis bạn nên ở Paris

Hotel ibis Budget Paris Porte de Bagnolet


Đây là Ibis mà Andy đã ở 2 đêm trong chuyến đi ở Paris. Tuy không được review cao trên Agoda nhưng cá
nhân mình thấy giá như vậy là quá ổn rồi. Giá 1 đêm cho 2 hoặc 3 người (có phòng 3) là : 1,7tr / đêm. Nếu ở 3
thì quá rẻ phải ko? giá không bao gồm ăn sáng nhé. Một số review của Andy tại Ibis Bagnolet là:
Thuận tiện đi lại :

 từ hotel đi mấy bước chân tới ga Gallieni (M3), rồi đi tiếp 20 phút là vào tới trung tâm Paris.
 Từ sân bay Charles de gaulle về khách sạn chỉ khoảng 45 phút đi xe bus 351 – chạy thẳng. Tức là bạn
chỉ việc mang vali lên bus, ngồi 45 phút rồi xuống xe bus tại bến bus gần Ibis Bagnolet, xong đi bộ 5 phút
vào tới hotel. Giá bus 351 này chỉ có 6E / 1 lượt, quá rẻ, quá tiện khi chỉ 1 lượt lên xuống xe là tới hotel.
 Bến xe Eurolines : từ Ibis Bagnolet bạn có thể đi bộ ra bến xe ISILINES-EUROLINES – Gare routière
internationale Paris Gallieni. Có hệ thống xe bus Eurolines tỏa đi khắp các thành phố ở Châu Âu.
Chất lượng dịch vụ: ở mức vừa phải, nhân viên lễ tân Ok, mình cũng không giao tiếp nhiều, vì phòng ok rồi.
Bạn có thể yêu cầu thêm chăn hoặc gối nếu họ chưa cung cấp đủ.
Có vệ sinh khép kín, đây là ưu điểm hơn hẳn Hostel. Nếu tính giá 1,8tr /đêm / 3 người thì còn rẻ hơn cả hotel
tương tự ở Singapore.

Tiện ăn uống và mua sắm: ngay cạnh Hotel ibis Budget Paris Porte de Bagnolet là siêu thị Auchan siêu rộng,
bạn có thể mua mọi thứ ở siêu thị Auchan này (Auchan là hệ thống siêu thị lớn tại Pháp và châu Âu).
Mua Sim Orange holiday gần khách sạn : nếu như  bạn cần book xe Uber hoặc tra cứu thông tin trong chuyến
đi Châu Âu thì cần phải có Sim card. Gần hotel có 1 đại lý của Sim card Orange holiday. Andy không nhớ rõ là
giá Sim bao tiền nhưng khoảng 30E  / 15 ngày / 10GB data. Quá đủ cho bạn nào cần tra cứu thông tin và map
khi đi du lịch. Địa chỉ Orange Sim gần khách sạn là: Boutique Orange Gdt – Bagnolet, BAGNOLET.

Với những yếu tố trên mình nghĩ các bạn nên ở Ibis hotel Bagnolet… Có thể check giá phòng và thông tin tại
đây
ibis budget Paris Porte d’Italie Ouest
Nói chung bạn nên chọn các Ibis Budget thì giá sẽ rẻ hơn các Ibis hotel, vì đây là 2 dòng khác nhau của Ibis.
Với ibis budget Paris Porte d’Italie Ouest nằm tại vùng rìa của Paris, giống như Ibis Bagnolet. Thời gian di
chuyển từ hotel vào trung tâm là khoảng 30 phút đi tàu điện.

Hotel gần ga Porte de Choisy (M7) và ga Le Kremlin-Bicêtre (M7). Line M7 chạy thẳng vào khu nhà thờ đức
bà. Hoặc bạn cũng có thể đổi line đi khác vùng khác ở Paris.

Giá phòng rẻ hơn ở Ibis Bagnolet 1 chút, khoảng 1,7tr / đêm / 2 – 3 người / phòng.

Bạn có thể xem thêm thông tin giá cả phòng tại đây


ibis budget Paris Porte de Bercy 
Ibis Bercy cũng là một lựa chọn tốt khi lưu trú tại Paris, bởi nó cũng rất thuận tiện đi lại khi gần bến xe Bus
EUROLINES IBEROLINES . Về di chuyển vào trung tâm Paris thì bạn có thể bắt tàu tại ga Liberté (M8).
Thuận tiện mua sắm tại trung tâm Bercy 2. Giá phòng khoảng 1.8tr / đêm. Xem thêm thông tin về Ibis budget
Bercy tại đây
Khi đặt phòng Ibis tại Agoda bạn có thể gặp tình huống thanh toán tại khách sạn, hoặc thanh toán ngay. Nói
chung cũng không có vấn đề gì vì đây chỉ là hình thức thanh toán thôi.

Với kinh nghiệm tra cứu phòng tại Paris thì Andy thấy Ibis vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, còn các hotel
khác cùng dòng 2, 3 sao thì có vẻ giá rất cao. Nếu bạn có điều kiện kinh tế thì cứ chọn ở hẳn 4  đến 5 sao thì
vô tư, quá nhiều lựa chọn luôn.

Một số khách sạn 4 sao giá ổn tại Paris

Thực tế nếu ở xa trung tâm thì giá rẻ hơn, nhưng nếu đã chọn dòng 4 đến 5 sao thì bạn nên ở gần trung tâm
cho tiện đi lại nhé.

Novotel Suites Paris Montreuil Vincennes : thương hiệu Novotel cũng khá nổi tiếng trên khắp thế giới, giá
phòng Novotel Montreuil Vincennes cũng chỉ ở mức vừa phải, giá khoảng 2.8tr / đêm. Ngoài ra ưu thế của
khách sạn này là cũng rất thuận tiện đi lại, bạn cũng có thể đi bus 351 từ sân bay về khách sạn. Vào trung tâm
thì có thể đi Ga metro Porte de Montreuil. Chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn 4 sao, các bạn xem thêm
thông tin giá phòng tại đây
Best Western Premier Amiral Hotel : cũng nằm trong khu vực gần trung tâm, quanh khách sạn có khá nhiều
quán ăn Việt và quán ăn Châu Á. Đây cũng là một điểm hay khi bạn đã quá ngán ngẩm với các món ăn của
châu âu. Hotel có tiêu chuẩn 4 sao và nằm ngay cạnh Metro Tolbiac (M7). Giá phòng khoảng 2.8tr / đêm / 2 
người lớn. Bạn có thể check giá phòng tại đây

Những Món n gon nên thử ở Paris – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Chuyện ăn uống ở Paris


Mình muốn nói là chuyện ăn uống thôi nghe cho bình dân, chứ thực sự ăn uống nhà hàng ở Châu Âu là xa xỉ
đó. Chi phí ăn uống trung bình mỗi bữa nếu vô nhà hàng món ăn Âu là khoảng 15E – 30E / bữa / người. Nếu
ăn các quán ăn ở khu du lịch như gần nhà thờ Đức Bà, hay tháp Effiel thì có thể tới khoảng 40E / người.
Thêm nữa các món ăn Âu thường không hợp với phong vị của người Châu Á, thậm chí một số bạn còn hoàn
toàn không ăn được đồ âu. Giá cao + việc không hợp khẩu vị khiến ta trở nên chán ăn… Nghe như là một
đứa trẻ đang biếng ăn vậy.
Kinh nghiệm của Andy là bạn phải chuẩn bị tinh thần cho việc ăn quá nhiều đồ âu. 2 là phải search thông tin
các nhà hàng ăn món Á khi lên Plan. Thông thường phổ biến nhất vẫn là các nhà hàng Trung Quốc, đa số các
thành phố ở Châu Âu đều có nhà hàng món ăn trung quốc. Giá cả các món ăn Tàu cũng không quá cao so
với giá đồ ăn Âu, đồ ăn ngon và hợp khẩu vị. Andy sẽ giới thiệu dần các địa chỉ món ăn Tàu trong các bài viết
về Italia, và Hy Lạp, cũng như các nước khác nữa. Dưới đây xin chia sẻ một chút về chuyện ăn uống ở Paris

 Tránh ăn ở các khu du lịch nối tiếng:  như mình chia sẻ thì ăn ở mấy khu này mắc cắt cổ. Bạn  nên
tránh ăn ở đó, tuy nhiên ở các khu phố chợ đêm Ẩm thực thì nên ăn rồi.
 Cafe ở Paris : nếu bạn thích nên tìm một quán Cafe vỉa hè trong khu phố cổ ở trung tâm Paris (khu vực
dọc sông Seine gần nhà thờ Đức bà). Hoặc một quán cafe view đẹp nhìn ra tháp Eiffel phía xa.
 Các món nên ăn thử: bánh mì Pháp (thực tế cứng hơn bánh mì Việt), các loại món tráng miệng như
bánh, caramen, Ốc sên, Bánh Macarons (ngọt của Pháp được làm từ lòng trắng trứng, đường bột, đường
cát, bột hạnh nhân và thêm màu thực phẩm), bánh Crepes.
 Quán ăn Trung quốc và món ăn Á: có rải rác ở khắp Paris, tuy nhiên nếu vào các nhà hàng trên phố thì
giá cũng khá mắc. Bạn có thể tìm các quán bình dân hơn ở gần các siêu thị và khu trung tâm mua sắm.
 Tiết kiệm chi phí ăn uống: nếu chỗ bạn ở có  bếp nấu thì mua đồ ăn về tự nấu nướng là tiết kiệm nhất.
Nếu ở hotel thì xác định tìm quán ăn nào đó rẻ ở gần hotel. Nếu bạn ở Hotel ibis Budget Paris Porte de
Bagnolet như Andy chia sẻ ở trên thì ngay dưới siêu thị Auchan gần đó có 1 nhà hàng Tàu bán đồ ăn
cơm bình dân khá rẻ và ngon (bạn xem hình bên dưới). Ngoài ra bạn cũng có thể mua đồ ăn sẵn trong
siêu thị, đi nhóm 3 – 5 người thì mua chung ăn cũng khá rẻ.
Nhà hàng ABC delicious – món ăn tàu giá rẻ – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Chơi gì ở Paris
Paris có thể là một điểm nhấn khá ấn tượng cho mỗi du khách khi đến với Pháp và Châu Âu. Nơi đây có khá
nhiều các điểm đến mang dấu ấn đặc trưng không những của nước Pháp mà còn là của cả Châu Âu. Chuyến
đi lần đầu Andy không quá tập trung vào Pháp, nhưng Paris thì vẫn phải ưu tiên đi đủ các điểm đến nổi bật
mà mình đã mơ ước từ lâu như: tháp Eiffel, sông Seine, nhà thờ Đức bà (Notre-Dame). Còn lại sẽ đi thêm:
bảo tàng Lourve, đồi Mông mác, và Khải hoàn môn. Với các điểm thăm quan này thì bạn chỉ cần đi trong 2 –
2,5 ngày là ok rồi. Dưới đây Andy sẽ chia sẻ lịch trình sơ bộ của mình tại Paris và hẹn 1 bài lịch trình chi tiết
khác đầy đủ hơn.

Nếu bạn bay VNA đến Pháp thì sẽ hạ cánh lúc sáng sớm, và chênh lệch múi giờ là 6 tiếng (lúc đó ở Hà Nội đã
là khoảng 13h00). Việc bay đường dài khiến bạn sẽ mệt mỏi và khó mà thích nghi ngay được với múi giờ mới.
Một kinh nghiệm cho vấn đề này là bạn nên cố gắng thích nghi ngay với múi giờ mới, càng thích nghi sớm
bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Ngày 1 ở Paris
chụp tháp Eiffel từ cung điện Trocadéro – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Nhóm mình di chuyển về đến khách sạn Hotel ibis Budget Paris Porte de Bagnolet là khoảng 9h30. Thực sự
gia đình khá mệt và chỉ muốn đi ngủ 1 giấc ngay.  Trong lúc đợi đến giờ nhận phòng khách sạn, Nhóm mình
ăn trưa nhẹ với đống đồ ăn  mang theo từ VN sang. Nhận phòng xong ngủ 1 giấc trưa tới khoảng 15h00 (giờ
Pháp). Quyết định chiều ngày 1 chỉ đi thăm tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn gần đó thôi, tối thì tìm khu chợ đêm
chơi.
Tháp Eiffel

Biểu tượng hoành tráng khắp năm châu, khiến ai đó đến Châu Âu cũng phải ghé qua một lần. Một số thông tin
về tháp Eiffel từ wikipedia

Tháp Eiffel (tiếng Pháp: Tour Eiffel) là một công trình kiến trúc bằng thép nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh
sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình này do Gustave
Eiffel và các đồng nghiệp của mình xây dựng nên nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm
Cách mạng Pháp.
Trở thành biểu tượng của “kinh đô ánh sáng”, tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn
cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel
đã đón tiếp gần 7 triệu du khách, giữ vững vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới.
Địa chỉ chính thức của tháp Eiffel ở số 5 đại lộ Anatole France, Quận 7, Paris. Nằm bên sông Seine, tháp Eiffel thuộc
đường thẳng bắt đầu từ Palais de Chaillot, qua vườn Trocadéro và sông, tới Eiffel rồi chạy dọc Champ-de-Mars, đến
École Militaire và gần như thẳng tiếp tới tháp Montparnasse. Đây đều là các công trình nổi tiếng của Paris, được hoàn
thành trong những giai đoạn khác nhau. Sân của Palais de Chaillot, bên cạnh quảng trường Trocadéro, là địa điểm lý
tưởng nhất để ngắm nhìn tháp.
Một số kinh nghiệm khi đến tháp Eiffel là:

 Nên chụp ảnh với tháp từ Palais du Trocadéro (Cung điện Trocadéro), ảnh chụp từ đây sẽ rất đẹp khi
có nắng. Nếu đi metro bạn xuống  ga Trocadéro (nằm trên line M6 và M9). Sau đó đi bộ vào.
 Sau khi chụp ảnh xong tháp Eiffel từ cung điện Trocadéro bạn có thể dạo bộ đi qua sông Seine tới
chân tháp Eiffel. Nếu bạn thích có thể đi thang máy lên tháp chơi, nhưng lưu ý là mua vé thăm quan
trước, vì khó mà mua trực tiếp được ở tháp khi mà có quá nhiều du khách muốn lên tháp.
 Tiếp tục dạo chơi ở khu vườn Champ-de-Mars, bạn có thể ngồi nghỉ ngơi trên bãi cỏ rộng lớn và ngắm
Eiffel trong 1 buổi chiều nắng đầy cảm xúc.
Các trạm tàu điện đến tháp Eiffel:
 Metro Line 6, 9 dừng tại ga Trocadéro
 Metro Line 8 dừng tại ga École Militaire
 RER C dừng tại ga Champ de Mars-Tour Eiffel
 Metro line 6 dừng tại ga Bir-Hakeim

Khải Hoàn Môn – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Khải hoàn môn (Arc de Triomphe)

Sau khi thăm quan Eiffel xong là khoảng 17h00, cũng xế chiều. Mình tranh thủ di chuyển đi thăm quan Khải
Hoàn Môn và đại lộ Champ elysee. Bạn nên đi bus hoặc metro tới đại lộ champ elysee trước, sau đó đi bộ dần
vào Khải Hoàn Môn, như vậy sẽ hợp lý hơn.
Khải Hoàn Môn (L’arc de triomphe de l’Étoile) là một công trình nổi tiếng ở Paris. Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí
của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là
công trình do Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 để vinh danh quân đội, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào
năm 1836, dưới Nền quân chủ Tháng bảy.
Ngày nay, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris và cùng với Champs-Elysées là địa
điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao. Với 1.330.738 lượt khách mua vé viếng thăm vào
năm 2006, Khải Hoàn Môn đứng thứ 10 trong các công trình thu hút nhất của Paris.
Khu vự này khá đông du khách nên cũng là nơi mất an toàn với du khách. Các bạn tới đây hay mải chụp ảnh,
không để ý, nên hay bị móc túi. Thêm nữa khi đi tàu điện ra exit cũng hay là lúc hay lơ là. Mọi người chú ý khi
tới đây nhé.

Buổi tối  bạn có thể ăn tối tại một nhà hàng nào đó có view đẹp từ trên cao. Nếu thích sôi động có thể đi Bar
hoặc ngồi ở một quán rượu nào đó.

Thực tế tối ngày 1 mình về lai hotel nghỉ đêm, vì chênh lệch múi giờ vẫn còn mệt.

Ngày 2 ở Paris

Sáng ở Paris có lẽ chỉ còn 1 buổi sáng này thôi nên Andy quyết định đi tìm một quán cafe góc phố cổ nào đó
để ngắm nhìn mọi người qua lại. Ở Paris có khá nhiều góc phố vỉa hè như vậy, cả nhóm quyết định đi nhà thờ
Đức Bà, và trên đường sẽ ghé tìm quán luôn. Thực tế bạn có thể ngồi ở 1 số quán ven sông Seine gần khu
nhà thờ Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame)

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho
phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ
chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Nếu so với tòa thánh Vatican hay Nhà thờ chính tòa Firenze thì qui mô
của nhà thờ Đức bà là không thể bằng. Nhưng vế kiến trúc và lịch sử thì cũng rất đáng để thăm quan. Đến
đây bạn sẽ được đi dạo trong nhà thờ, tận mắt chiêm ngưỡng  những kiệt tác tôn giáo như các bức tranh,
khung cửa kính  nhiều màu, hay những bức họa lớn trên tường.

Nhà thờ không thu phí thăm quan, nhưng luôn có hàng đoàn người xếp hàng chờ đến lượt vào thăm nhà thờ.
Với Andy cũng không là ngoại lệ khi đoàn người xếp hàng phải đến hàng trăm người. Nếu bạn muốn lên tháp
chuông nhà thờ thì sẽ phải mất thêm phí thăm quan là 8.5E / người, và cũng khá khó khăn được mua được
vé. Tháp chuông nhà thờ gắn liên với câu chuyện nổi tiếng “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” 
Sau khi thăm quan xong Nhà thờ Đức mình đi bộ dọc sông Seine để cảm nhận rõ hơn nhịp sống thường ngày
của người Paris. Hai bờ sông có khá đông  người đi bộ, chụp ảnh cưới, hay đơn giản chỉ ngôi đọc sách. Đi
bộ  một đoạn là bạn sẽ tới bảo tàng Lourve.

Bảo tàng Lourve

Louvre (tiếng Pháp: Musée du Louvre) là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước
Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste
cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp
tục được mở rộng qua các triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia
được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa vào ngày 10 tháng 8 năm 1793.
Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách
mạng. Dưới thời Đệ nhất Đế chế Pháp, nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật
khảo cổ giá trị được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần lớn các hiện vật
này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng và kể từ
Đệ tam cộng hòa, bên cạnh những hiện vật mua lại, bảo tàng còn liên tục nhận được các di vật và tặng phẩm cá nhân.
Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn
minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210 ngàn mét
vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những
tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona
Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật
Hammurabi, tấm bia Mesha. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm
nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Phí vào bảo tàng Lourve : 15E

Miễn phí vé cho 1 số trường hợp sau

 Trẻ em < 18 tuổi


 Chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng – tình từ tháng 10 đến tháng 3
 Sau 6 giờ chiều mỗi thứ 6 hàng tuần, cho những bạn trẻ < 26 tuổi (mọi quốc tịch)
 Một số bạn có thẻ Pass
Lưu ý: bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 9h00 – 18h00 – ngoại trừ thứ 3 đóng cửa
Thực tế có nên mua vé vào thăm quan không? nếu bạn thực sự xông xênh chi phí thì vô tư mua vé vào luôn.
Nếu cần tiết kiệm thì bạn nên tính toán lại 1 chút. Vì chuyến đi Châu Âu thường kéo dài và đi qua nhiều thành
phố, các thành phố ở CHâu Âu đều có bảo tàng, ví dụ như sang Ý chẳng hạn, nơi có rất nhiều bảo tàng và
hiện vật quí giá như tượng David, tháp chuông nhà thờ v.v.v do vậy bạn nên cân nhắc kĩ các điểm thăm quan
có bán vé để chọn cái  nào thích nhất.

khu phố nhỏ ở đồi Mông Mác – Ảnh nguồn: https://www.flickr.com/photos/carlos-pinho/ – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Ngày 3 ở Paris

Do tối ngày 3 mình sẽ đi tàu đi Venice nên gần như ngày 3 mình không đi thăm quan nhiều. Sau khi trả phòng
mình đi gửi hành lý tại ga De Lyon, quả thực thời gian đi tìm điểm gửi hành lý mất nhiều thời gian do biển
bảng chỉ dẫn ở đây khá rối rắm. Thêm việc nhân viên hay người dân họ không nói đc nhiều tiếng Anh, khiến
gây nhầm lẫn. Xong xuôi vụ hành lý cũng là khoảng 10h00 sáng. Nhóm mình quyết định di chuyển tới đồi
Mông Mác để ngắm toàn cảnh Paris.

Đồi Mông Mác (Montmartre) là một khu phố nằm trên quả đồi lớn thuộc Quận 18. Từng là nơi tập trung của
nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng…
Montmartre là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris.
Trên đây là một số điểm thăm quan chính ở Paris và lịch trình 3 ngày ở Paris của mình, bạn có thể lấy đó làm
gợi ý cho lịch trình của bạn khi đi Paris hoặc coi như tham khảo để dựa vào đó lấy ý tưởng plan cho riêng
mình.

Nhà vệ sinh công cộng ở Paris – Ảnh bài: Kinh nghiệm du lịch Paris 2018

Một số lưu ý khi đi Du lịch Paris và Pháp


 Luôn đề cao cảnh giác ở khu đông người, chuyện móc túi hay giật đồ có thể đến với bạn bất cứ lúc nào
 Lựa chọn khu lưu trú thích hợp giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại, và chi phí phòng nghỉ khá nhiều.
 Mua vé tàu carnet đi lại cho rẻ, gói 10 vé đi cả xe bus và metro là 1,45E
 Có thể cân nhắc đi UBer nếu bạn đi nhóm đông. Tuy nhiên cần có Sim card để đặt Uber.
 Tham khảo map bản đồ danh sách các nhà vệ sinh miễn phí tại Paris / đa phần các nhà vệ sinh ở bến
tàu, bến xe là mất phí, nếu bạn muốn tìm một nhà vệ sinh free thì nên có map chỉ dẫn trên.
 Không được phép hút thuốc trong Nhà hàng (hoặc phải hỏi nhân viên xem có được hút hay không), vấn
đề này đã có trong luật nên các bạn phải chú ý.
 Đa phần các bảo tàng đóng cửa vào thứ 2 hoặc thứ 3. Bạn cần check kĩ và lên plan khi đi thăm các
bảo tàng
 Hệ thống ga tàu metro của Paris khá cũ nên hầu như các ga tàu không có thang máy. Bạn nên hạn chế
mang theo vali khi đi lại, nếu đi xe đẩy cũng sẽ khó khăn (nhưng thường người dân Paris thân thiện sẽ
giúp bạn nâng xe khi xuống bậc thang lên xuống).
 Hạn chế giao tiếp với người lạ: thực tế không quá đến mức vậy, nhưng nếu có người chủ động đến để
hỏi bạn vấn đề gì đó thì nên từ chối khéo để tránh phiền phức. Việc bạn chủ động hỏi đường thì vẫn phải
làm rồi. Lý do ở Paris dân nhập cư khá nhiều và đi kèm đó là tệ nạn, cẩn tắc vô áy náy thôi ah.
 Không nên để vé tàu điện gần các vật kim loại, vì vé metro có 1 dải từ, nếu gần kim loại có thể gây lỗi
vé.
Trên đây là những thông tin Kinh nghiệm du lịch Paris và Pháp, chúc các bạn sẽ có một chuyến đi tự túc tại
Paris thành công. Nếu có vướng mắc, khó khăn gì đừng ngại reply comment phía dưới để Andy hỗ trợ nhé.
Nếu bạn thấy bài viết có ích, có thể vote sao phía dưới và share lại bài viết để nhiều người được biết đến. Đây là động
lực lớn lao giúp Andy có thêm tinh thần viết và chia sẻ tiếp đấy ạ.
Xem thêm các bài viết khác trên toidi để có thêm thông tin đầy đủ hơn về Paris

Kinh nghiệm đi lại ở Paris – Metro – xe bus – tàu điện


Hướng dẫn đi từ sân bay về Paris

Góc nhỏ ở đồi Mông Mác – bài: Kinh nghiệm du lịch Paris Pháp

You might also like