You are on page 1of 2

BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH CÓ MINH HOẠ

- Tên bài: Phôi học phân tử và bệnh lý


- Mã bài giảng: LEC10.S1.3
- Đối tượng học tập: Sinh viên Y1 BSĐK
- Thời lượng: 02 tiết (100 phút)
Giảng viên: TS.BS. Đoàn Thị Kim Phượng, TS.BS. Vũ Thị Hà, PGS.TS. Trần Đức Phấn,
PGS.TS. Nguyễn Khang Sơn
- Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được thuyết operon về sự phát triển cá thể.
2. Trình bày được khái niệm về sự cảm ứng và sự tạo cơ quan.
3. Trình bày được các con đường tín hiệu chính ở sự phát triển phôi thai.
4. Trình bày được đại cương, nguyên nhân và cơ chế phát sinh bất thường phôi thai

I. Nội dung:
1. Thuyết operon về sự phát triển cá thể
1.1. Điều hòa hoạt động gen
1.2. Hoạt động của operon trong sự phát triển cá thể
2. Khái niệm về sự cảm ứng và sự tạo cơ quan
2.1. Sự cảm ứng phôi
2.2. Tính chất của tổ chức tố
3. Các con đường tín hiệu chính ở sự phát triển phôi thai
3.1. Phân loại con đường tín hiệu tế bào
3.2. Con đường tín hiệu Sonic Hedgehog
3.3. Con đường tín hiệu Notch
4. Đại cương, nguyên nhân và cơ chế phát sinh bất thường phôi thai
4.1. Khái niệm, phân loại bất thường bẩm sinh.
4.2. Nguyên nhân gây bất thường phôi thai
4.3. Cơ chế phát sinh bất thường phôi thai
II. Minh họa (tình huống, hình ảnh, video clip.....):
2.1. Tình huống
Tình huống 1:
Trong quá trình điều hòa phát triển và biệt hóa phôi thai, có sự tham gia của nhiều yếu tố
tăng trưởng và biệt hóa. Các yếu tố này tham gia vào các con đường tín hiệu khác nhau
như tương tác cận tiết, tương tác áp tiết. Khi các con đường tín hiệu này bị rối loạn, hậu
quả nào có thể xảy ra?
Tình huống 2:
Sự phát triển phôi thai bắt đầu bằng sự thụ tinh của các giao tử, từ đó, sự biệt hóa của các
tế bào khiến chúng thay đổi hình thái trở nên trưởng thành. Các dị tật bẩm sinh hay u quái
hình thành do các tác nhân có hại tác động vào quá trình phát triển phôi thai ở các giai
đoạn khác nhau làm biến đổi vật chất di truyền hay hình thái mô cơ quan.
2.2. Hình ảnh
Hình ảnh 1: VL1.LEC10 (Một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể)
Hình ảnh 2: VL2.LEC10 (Dị tật chi)
2.3. Video clip
- VL3.LEC10: How cleft lip and cleft palate occurs?
https://www.youtube.com/watch?v=wb2VpwFuVXw
3. Tài liệu học tập:
1. Giáo trình: “Phôi thai học thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng”, Chủ biên: BSCKII Đỗ
Kính, Nhà xuất bản Y học- năm 2008.
2. Giáo trình: “Sinh học”, chủ biên: chủ biên: GS.TS. Trịnh Văn Bảo, PGS.TS. Trần Thị
Thanh Hương, PGS.TS. Phan Thị Hoan, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.
3. Giáo trình: “Di truyền Y học”, chủ biên: GS.TS. Trịnh Văn Bảo, PGS TS. Trần Thị
Thanh Hương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.
4. Tài liệu tham khảo: “Langman’s Medical Embryology”, Sadler TW, 13th 2015.
5. Tài liệu tham khảo: “The developing human, clinically oriented embryology”; Moore
KL, Persaud TVN; 10th, Sauders, 2015.

You might also like