You are on page 1of 6

BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

Yêu cầu học sinh: - Đọc lại nội dung bài 4 và 5 trong SGK GDCD 11
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây vào giấy kiểm tra
chụp ảnh và nộp lại cho lớp trưởng (hạn nộp 16/3/2020, ghi rõ họ, tên, lớp,
môn. Lớp trưởng tổng hợp lại 18/3 gửi lại cho cô vào email:
soanngaauto@gmail.com

Câu 1. Câu nói “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào
dưới đây?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ.
D. Quy luật giá trị.
Câu 2. Doanh nghiệp X đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
nhằm làm giảm uy tín thương hiệu của họ trên thị trường. Hành vi đó biểu hiện
loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do.
B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh không lành mạnh.
D. Không có đáp án đúng
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?
A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan.
B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản.
D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản.
Câu 4. Để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, ngoài
căn cứ vào việc thực hiện pháp luật còn căn cứ vào điều gì?
A. Chuẩn mực đạo đức của xã hội.
B. Lợi nhuận của người sản xuất.
C. Mục đích của người sản xuất.
D. Sự điều tiết của nhà nước.
Câu 5. Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng
B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự . Hiện tượng này phản ánh
quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật lưu thông tiền tệ.
C. Quy luật cạnh tranh.
D. Quy luật giá trị.
Câu 6. Dấu hiệu nào cho thấy tác động tích cực của cạnh tranh đối với nền kinh tế?
A. Xuất hiện hiện tượng đầu cơ tích trữ.
B. Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
C. Trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước.
D. Đào thải các đơn vị kinh tế yếu kém.
Câu 7. Cạnh tranh là
A. sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng.
B. sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá.
C. sự ganh đua về kinh tế giữa các tập đoàn kinh tế lớn.
D. sự ganh đua về kinh tế giữa các đơn vị sản xuất trong nước.
Câu 8: Cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa xuất hiện khi nào:
A. Cung < cầu B. Cung > cầu
C. Cung = cầu D. Bất kì trường hợp nào
Câu 9: Người tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào khi có cạnh tranh trong nền kinh
tế ?
A. Bình thường B. Bị thiệt C. Lợi nhiều hơn hại D. Chỉ có lợi.
Câu 10: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh
tranh ?
A. Có chính sách phù hợp
B. Tạo môi trường pháp lý bình đẳng
C. Giáo dục pháp luật và đạo đức kinh doanh
D. Xoá bỏ cạnh tranh
Câu 11: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời
kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cầu.        B. Cung.
C. Nhu cầu.       D. Thị trường.
Câu 12: Nếu em có 500 nghìn VNĐ, về các hàng hoá mà em có nhu cầu sau đây,
hàng hoá nào thuộc cầu của em trên thị trường:
A. Bộ quần áo 700 nghìn
B. Đôi dép giá 200 nghìn
C. Điện thoại giá 5 triệu đồng
D. Xe đạp giá 2 triệu đồng
Câu 13: Số lượng cầu về hàng hoá trên thị trường ngoài phụ thuộc vào giá cả còn
phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào
A. Thu nhập của người tiêu dùng
B. Điều kiện mua hàng
C. Khả năng sản xuất
D. Các yếu tố sản xuất
Câu 14: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường.
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. Đã có mặt trên thị trường.
D. Chuẩn bị đưa ra thị trường…
Câu 15: Trường hợp nào dưới đây sản phẩm không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường.
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu.
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
Câu 16: Trong một tháng công ty A sản xuất được một lô hàng gồm 1000 sản
phẩm. Công ty A cho xuất kho 800 sản phẩm, lưu kho 200 sản phẩm. Sau khi kiểm
hàng, các đại lý trả về 80 sản phẩm bị lỗi. Công ty đã kiểm tra 200 sản phẩm trong
kho không bị lỗi. Số lượng hàng hóa thuộc cung của công ty A trong tháng là bao
nhiêu sản phẩm?
A. 720 B. 800 C. 920 D. 1000
Câu 17: Số lượng cung về hàng hoá trên thị trường ngoài phụ thuộc vào giá cả còn
phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào:
A. Thu nhập của người tiêu dùng
B. Khả năng sản xuất và chi phí sản xuất
C. Các yếu tố môi trường.
D. Tâm lý người tiêu dùng
Câu 18. Khi cầu về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo
phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất.
B. Mở rộng sản xuất.
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất.
D. Tái cơ cấu sản xuất.
Câu 19. Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé”
trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu.
B. Do cung > cầu.
C. Do cung < cầu.
D. Do cung ≤ cầu.
Câu 20. Cuối năm nhiều gia đình sửa chữa nhà nên cầu mặt hàng vật liệu xây dựng
tăng mạnh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới
đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng.
B. Giá vật liệu xây dựng giảm.
C. Giá cả ổn định.
D. Thị trường bão hòa.
Câu 21: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi
mua hàng hóa?
A. Cung = cầu.       B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.       D. Cung ≤ cầu.
Câu 22. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng
nào dưới đây?
A. Cung giảm, cầu giảm.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng.
D. Cung tăng, cầu giảm.
Câu 23. Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới
đây?
A. Cung tăng, cầu giảm.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng.
D. Cung giảm, cầu giảm.
Câu 24. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?
A. Cung = cầu.        B. Cung < cầu.
C. Cung > cầu. D.Cung ≤ cầu.
Câu 25. Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá
của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì
muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo
trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để có sự vận dụng đúng quan hệ cung
cầu?
A. Mẹ H.       B. Bố H.
C. Chị H.      D. Mẹ H và chị H.
Câu 26: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Có cung ắt có cầu B. Có cầu ắt có cung
C. Cả a và b đều đúng D. Cả a và b đều sai
Câu 27: Một hàng hoá đưa ra thị trường bắt đầu từ đâu:
A. Từ cầu, có cầu rồi có cung
B. Vừa từ cầu, vừa từ cung
C. Từ cung, có cung rồi có cầu
D. Không phải các đáp án trên
Câu 28: Dịch cúm do vi rút nCovy đang gây ra hiện tượng đẩy giá khẩu trang và
các sản phẩm nước sát khuẩn. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do đâu?
A. Cầu tăng, cung tăng nhưng không đáp ứng được cầu.
B. Cầu tăng nhưng cung giảm.
C. Cung tăng nhưng cầu giảm
D. Cung cầu đều giảm.
Câu 29: Đối với các mặt hàng nông sản, người nông dân thường có câu “được mùa
thì rớt giá”, đó là do:
A. Cung = cầu.        B. Cung < cầu.
C. Cung > cầu. D.Cung ≤ cầu.
Câu 30: Ví dụ nào sau đây thể hiện sự vận dụng sai mối quan hệ cung cầu:
A. Khi giá thịt lợn tăng cao thì tiêu dùng sang các thực phẩm khác như bò, gà…
B. Hết mùa đông sẽ mua quần áo mùa đông trong đợt xả kho để dành năm sau
mặc.
C. Khi có khuyến mại thì mua thật nhiều không cần tính đến nhu cầu.
D. Đối với những sản phẩm theo mùa thì nên mua mùa nào thức ấy

You might also like