You are on page 1of 3

BÀI 2.

CUNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
B. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
C. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 1: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Chi phí sản xuất. B. Giá cả.
C. Năng suất lao động. D. Nguồn lực.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng
hóa?
A. Giá cả của hàng hóa đó. B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp. D. Giá cả của các hàng hóa cùng loại.
Câu 10: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ
đó thúc đẩy cung về hàng hóa
A. giảm xuống. B. tăng lên. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 11: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung là
A. giá cả của hàng hóa đó. B. nguồn gốc của hàng hóa.
C. chất lượng của hàng hóa. D. vị thế của hàng hóa đó.
Câu 13: Trong nền kinh tế thị trường, nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền
công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... tăng giá thì sẽ tác động như thế nào đến cung
hàng hóa?
A. Cung giảm xuống. B. Cung tăng lên.
C. Cung không đổi. D. Cung bằng cầu.
Câu 18: Trong nền kinh tế thị trường, nếu số lượng người cùng sản xuất một loại hàng
hoá tăng lên thì cung về loại hàng hoá đó sẽ có xu hướng
A. tăng. B. giảm. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 24: Trong nền kinh tế thị trường, khi thu nhập trung bình của người tiêu dùng giảm
xuống thì cầu về hàng hoá dịch vụ cũng
A. không thay đổi. B. có xu hướng giảm.
C. không biến động. D. luôn cân bằng nhau.
Câu 29: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bản chất mối quan hệ cung - cầu phản ánh
mối quan hệ tác động qua lại giữa
A. người bán và người bán. B. người mua và người mua.
C. người sản xuất với người tiêu dùng. D. người sản xuất và người đầu tư.
Câu 30: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi lượng cầu có xu hướng tăng lên sẽ làm
cho lượng cung có xu hướng như thế nào?
A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm.
C. Lượng cung cân bằng. D. Lượng cung giữ nguyên
Câu 31: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trên thị trường có hiện tượng giá cả tăng thì sẽ
tác động đến cung và cầu như thế nào?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.
Câu 39: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi là người mua hàng trên thị trường, để
có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu. B. Cung < cầu. C. Cung > cầu. D. Cầu tăng.
Trang 1/3
Câu 50: Thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu là sự vận dụng quan
hệ cung cầu của chủ thể nào sau đây?
A. nhà nước. B. người kinh doanh. C. người tiêu dùng. D. người sản xuất.
Câu 73: Chị C bán hàng giầy dép online trên mạng, thấy người mua nhiều nên chị nâng
giá bằng cách thông báo với mọi người rằng do chị phải nhập với giá cao hơn trước. Chị C
đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?
A. Vai trò của quan hệ cung – cầu.
B. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Câu 74: Công ty Hoàng Long chuyên sản xuất đồ gốm, hiện công ty đang bày bán 1200
sản phẩm ở cửa hàng, 700 sản phẩm đang ở trong kho. Cung về mặt hàng gốm của công ty
Hoàng Long là
A. 700 sản phẩm B. 1200 sản phẩm C. 1900 sản phẩm D. 3100 sản phẩm
Câu 75: Vào đầu mỗi năm học mới, nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng, các nhà
sản xuất đã đẩy mạnh sản xuất. Xét về quan hệ cung cầu thì nhà sản xuất đã vận dụng nội
dung nào dưới đây?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Cung - cầu triệt tiêu lẫn nhau.
Câu 82: Chị M, N, K, H cùng bán hàng trái cây, thời gian gần đây có thêm nhiều cửa hàng
trái cây mới mà số lượng người mua thì ít nên việc buôn bán thường bị thua lỗ. Chị M đã
chuyển sang bán rau cải vì mặt hàng này còn ít người bán, chị N thì mở rộng thêm quy mô
và nhập về nhiều hàng hơn trước, chị K thì không thay đổi gì nhưng chị H thì đi tìm thị
trường có thể tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để buôn bán. Trường hợp này những ai đã thực
hiện tốt tác động của quan hệ cung - cầu để góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh?
A. Chị H và chị N. B. Chị N và chị M.
C. Chị M và chị K. D. Chị M và chị H.
Câu 85: Anh K, L, G và J cùng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Z với quy mô trang trại
hàng nghìn con. Khi giá thịt lợn hơi liên tục giảm thì anh K đã chấp nhận thua lỗ để bán
hết cả đàn và chuyển sang nuôi bò; anh L vẫn nuôi cầm chừng để đợi giá lên cao; anh G
bán hết cả đàn rồi lại nuôi tiếp lứa mới còn anh J bán hết cả đàn và để trống truồng chờ đợi
tình hình. Những ai đã vận dụng tốt quan hệ cung cầu?
A. Anh K và J. B. Anh K, L, G và J.
C. Anh K. D. Anh L và G.
Câu 87: Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề dẫn
đến việc khan hiếm về lương thực, thực phẩm và đẩy giá một số hàng lương thực, thực
phẩm tăng cao. Trong trường hợp này, vai trò của Nhà nước thể hiện ở hoạt động nào dưới
đây?
A. Ưu tiên về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
B. Cấp phép cho các doanh nghiệp đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao.
C. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa để nâng giá.
D. Cân đối lại cung - cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
Câu 90: Giả sử trên thị trường, nhu cầu về ô tô là 70.0000 chiếc các loại. có 7 doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng ra thị trường, trong đó Toyota cung ứng 4.478
Trang 2/3
chiếc, Ford cung ứng 2.544 chiếc, KIA cung ứng 11.199 chiếc, Mercedes cung ứng 4.512
chiếc, BMW cung ứng 2.544 chiếc, Huyndai cung ứng 12.477 chiếc, Honda cung ứng
11.125 chiếc. Nếu không xét đến các yêu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung –
cầu và giá cả thị trường, theo em điều gì dưới đây sẽ xảy ra?
A. Giá ô tô do nhà nước quyết định. B. Giá ô tô không thay đổi.
C. Giá ô tô giảm xuống. D. Giá ô tô tăng lên.

Trang 3/3

You might also like