You are on page 1of 2

Yêu cầu:

Phân loại các biện pháp sau đây vào các nhóm của các chính sách quốc gia về FDI (các
ràng buộc và ưu đãi):

1. Các biện pháp liên quan đến chấp thuận và thành lập
2. Các biện pháp liên quan đến sở hữu và kiểm soát
3. Các biện pháp liên quan đến hoạt động
4. Các biện pháp ưu đãi đầu tư dành cho các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm các ưu
đãi về tài khóa, ưu đãi về tài chính, ưu đãi khác)

Danh sách:

- Đóng cửa những lĩnh vực, những ngành, những hoạt động nhất định với FDI.
- Hạn chế sở hữu nước ngoài (ví dụ: không cho phép nước ngoài sở hữu trên 50%
vốn)
- Liên doanh bắt buộc, với những đối tác có sự tham gia của nhà nước hoặc với các
nhà đầu tư tư nhân trong nước.
- Hạn chế về “văn hóa”, chủ yếu liên quan đến các dịch vụ giáo dục và truyền
thông.
- Quy định về xuất xứ, yêu cầu truy rõ nguồn gốc.
- Miễn thuế.
- Trợ cấp đầu tư và tái đầu tư.
- Các khoản vay được trợ cấp.
- Cơ sở hạ tầng chuyên biệt được trợ cấp.
- Hạn chế định lượng về số lượng các công ty nước ngoài được chấp thuận vào
những lĩnh vực, ngành và hoạt động cụ thể.
- Hạn chế về quốc tịch đối với quyền sở hữu một công ty hay tỷ trọng sở hữu.
- Hạn chế tuyển dụng những nhân lực kỹ thuật và chuyên môn chính là người nước
ngoài, bao gồm cả việc hạn chế liên quan đến cấp thị thực và giấy phép, ...
- Hạn chế sử dụng các khoản vay nước ngoài dài hạn (trên 5 năm), (ví dụ, các trái
phiếu)
- Hoàn thuế.
- Miễn thuế nhập khẩu đổi với hàng hóa vốn, thiết bị, nguyên liệu thô, các linh kiện
và đầu vào sản xuất.
- Hợp đồng ưu đãi với Chính phủ.
- Hạn chế về dòng chảy tự do của các dữ liệu.
- Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn.
- Bắt buộc chuyển quyền sở hữu sang các công ty trong nước, thường trong một thời
hạn (các yêu cầu đào thải dần dần).
- Yêu cầu về mức vốn tối thiểu.
- Những yêu cầu đối với đầu tư mở rộng hoặc tái đầu tư.
- Các nhà đầu tư phải tuân theo các quy tắc liên quan đến các yêu cầu về an ninh
quốc gia, chính sách, hải quan và đạo đức xã hội như các điều kiện thâm nhập.
- Hạn chế việc thuê dài hạn đất và bất động sản.
- Hạn chế việc cấp giấy phép đối với các công nghệ nước ngoài.
- Không cho phép đầu tư vào một số vùng và khu vực trong một quốc gia.
- Phí chấp thuận và phí thành lập.
- Hạn chế về đa dạng hóa hoạt động.
- Giảm chi phí ở nước ngoài và trợ cấp vốn cho ngành xuất khẩu.
- Bảo lãnh vay.
- Hạn chế quảng cáo đối với các công ty nước ngoài.
- Đầu tư cần phải dưới những hình thức pháp lý nhất định (ví dụ, được đưa ra theo
yêu cầu của luật công ty trong nước).
- Nước chủ nhà nắm giữ các cổ phiếu “vàng”, ví dụ, cho phép nước này can thiệp
nếu các nhà đầu tư nước ngoài giữ quá một tỷ lệ nhất định
- Giảm mức đóng góp vào an ninh xã hội.
- Đóng cửa thị trường không cho phép các nhà đầu tư mới thâm nhập hoặc cấp độc
quyền.
- Hạn chế tiếp cận với các cơ sở tín dụng trong nước.
- Miễn thuế xuất khẩu.
- Hạn chế các hình thức thâm nhập (ví dụ như hình thức mua lại và sáp nhập có thể
là không được phép hoặc có thể phải đáp ứng những điều kiện nhất định).
- Hạn chế đối với quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền sở hữu
không đầy đủ.
- Hạn chế việc chuyển vị trí hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia.
- Giảm thuế thu nhập đối với hoạt động đem lại nguồn thu ngoại tệ đặc biệt hoặc đối
với các hàng xuất khẩu được sản xuất.

You might also like