You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 2 : LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

2.1 Tổng quan từng địa điểm


2.1.1 Khu công nghiệp Ông Kèo
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí: Khu công nghiệp Ông Kèo thuộc
xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai.
Đặc điểm thiên nhiên: Đồng Nai nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. mỗi năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2.1.1.2 Nguồn cung cấp nguyên
liệu
Nhà máy sản xuất mì ly ăn liền muốn có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường
thì trước tiên phải có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định.
Vì nguyên liệu chính trong sản xuất mì ly ăn liền là: Bột mì, dầu shortening và các
nguyên liệu phụ khác như: xúc xích, các loại gia vị phụ khác…
Bột mì được mua từ Nhà máy bột mì Bình Đông nằm ở Quận 8, TP.HCM,
Shortening được thu mua từ công ty thực phẩm Hợp Nhất (Unifood) nằm ở đường Lê Đại
Hành, Quận 11, TP.HCM vì vậy khá thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho việc vận chuyển
cũng như chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, các phụ gia khác được nhà máy nhập từ các nhà máy trong nước.
2.1.1.3 Khả năng hợp tác hóa
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Ông Kèo nên có thể hợp tác cùng 2 công ty
cũng nằm cùng trong khu công nghiệp này là nhà máy cung cấp Khí Việt Nam và nhà
máy Vopak Việt Nam sản xuất dầu mỏ tinh chế để cung cấp nhiên liệu sử dụng cho nhà
máy.
2.1.1.4 Nguồn cung cấp điện nước
Điện được sử dụng để chạy động cơ, thiết bị và chiếu sáng. Nhà máy sử dụng
điện lưới quốc gia công suất 110/22 KV. Giá Điện: 1.405 VNĐ/KWh
Nước dùng trong nhà máy với mục đích sản xuất có năng suất 20.000m3/ngày.
Giá nước sạch: 9,202 VND/m3
2.1.1.5 Vấn đề nước thải của nhà máy
Nước thải sản xuất theo hệ thống cống rãnh vào khu vực xử lý nước thải của nhà
máy trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp với năng
suất 25.000m3/ngày. Phí xử lý nước thải: 6400 VND/m3
2.1.1.6 Nguồn cung cấp nhân công
Thu hút được nguồn nhân công có kỹ chuyên môn, quản lý được đào tạo từ các
trường đại học ở trong tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh hay Vũng Tàu. Hơn
nữa, nhà máy được đặt trong khu công nghiệp nên sẽ thu hút được lượng lớn lao động từ
các tỉnh khác về đây.
2.1.1.7 Giao thông vận tải
Khu công nghiệp Ông Kèo nằm trên Quốc lộ 51, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 15km, thành phố Biên Hòa 45km, thành phố Vũng Tàu 55km, Ga Sài Gòn: 20km,
Cảng Cát Lái: 12km, Cảng Gò Dầu, Thị vải – Phước An: 25km. Nên Khu Công Nghiệp
Ông Kèo nằm ở vị trí vừa thuận lợi đường thủy và đường bộ.
2.1.1.8 Nhiên liệu
Sử dụng hơi nước với áp lực hơi khoảng 11atm.
2.1.1.9 Giá thuê đất
Nằm trong 1 vị trí thuận lợi nên giá thuê đất ở đây có giá 13.8138000 VND /m2
Thời hạn thuê: 50 năm.
Phương thức thanh toán: 12 tháng/lần. Đặt cọc trước 10%
Miễn thuế trong vòng 2 năm, 4 năm tiếp theo giảm 50%
2.1.1.10 Thị trường tiêu thụ
Nằm ở vị trí thuận lợi giáp các thành phố lớn như Biên Hòa,TP.HCM, Vũng Tàu
thì thị trường tiêu thụ của sản phẩm khá thuận lợi vì đây là ba địa điểm rất là đông dân
cư, mọi tầng lớp công nhân, kỹ sư, nhân viên văn phòng,…

2.1.2 Khu công nghiệp Thành Duệ


2.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí : Khu công nghiệp Tràng Duệ nằm ở huyện An Dương, TP. Hải Phòng bên
cạnh quốc lộ 10
Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam:
nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong đó, từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa đông là 20,3°C;
từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa
hè là khoảng 32,5°C.
Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa
đông, Hải Phòng ấm hơn 1°C và mùa hè mát hơn 1°C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình
trong năm từ 23°C – 26°C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 44°C và
tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5°C. Độ ẩm trung bình vào
khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12.
2.1.2.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguyên liệu chính của nhà máy là bột mỳ được cung cấp bởi công ty Tiến Hưng
có nhà máy sản xuất ở KCN Đình Vũ Hải Phòng và KCN Tiên Sơn Bắc Ninh nên luôn
được đảm bảo về chất lượng, số lượng cũng như thời gian và quãng đường vận chuyển
bột mỳ đến nhà máy
Shortening được cung cấp bởi nhà máy dầu thực vật Cái Lân, có 2 nhà máy ở tỉnh
Quảng Ninh, Thái Bình
Các nguyên liệu còn lại như phụ gia thực phẩm có thể được cung cấp bởi các
doanh nghiệp trong nước
2.1.2.3 Khả năng hợp tác hóa
Việc hợp tác hóa giữa các nhà máy trong khu công nghiệp Tràng Duệ và các nhà
máy ở khu công nghiệp lân cận khác sẽ tạo điều kiện để các nhà máy cùng phát triển,
nâng cao hiệu quản sử dụng nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm như việc hợp tác giữa
nhà máy và công ty Tiến Hưng để thu mua bột mỳ, Ngoài ra còn có thể hợp tác với các
nhà máy sản xuất bao bì bên trong khu công nghiệp Tràng Duệ…
2.1.2.4 Nguồn cung cấp điện nước
Hệ thống trạm biến áp 110/35/22KV được lắp đặt với dây chuyền thiết bị hiện đại
và tiên tiến nhất, có công suất 2 * 63MVA dùng để cung cấp điện riêng cho khu công
nghiệp, đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho toàn bộ KCN.
Giờ cao điểm 0.103 USD/ KWH
Giờ bình thường 0.051 USD/ KWH
Giờ thấp điểm 0.028 USD/ KWH
Phương thức thanh toán Hàng Tháng

Hệ thống cung cấp nước sản xuất cho khu công nghiệp Tràng Duệ: Nguồn nước
được cung cấp bởi nhà máy nước Vật Cách (Hải Phòng) công suất 20.000m3/ ngày và
hiện đang nâng cấp lên 30.000m2/ngày đảm bảo cung cấp nước đầy đủ, ổn định cho các
doanh nghiệp trong KCN.
Giá nước sạch(m3) 15 VND
Phương thức thanh toán Hàng tháng

2.1.2.5 Vấn đề nước thải của nhà máy


Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại bể xử lý
nước thải Giai đoạn 1: 5.000m3/ ngày đảm bảo xử lý nước thải theo tiêu chuẩn A Quy
chuẩn 40:2011 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về nước thải.
Giá xử lý nước thải(M3) 0 VND
Tiêu chuẩn đầu vào Loại B
Tiêu chuẩn đầu ra Loại A
2.1.2.6 Nguồn cung cấp nhân công
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư có thể trực tiếp nhận từ các trường đại học, trung học
chuyên nghiệp tại thành phố Hải Phòng, Thành phố Hà Nội… Ngoài ra công nhân có thể
lựa chọn trực tiếp tại Hải Phòng hoặc các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà
Nam….
Giá nhân công: Công nhân 200-500 USD/người/tháng, kỹ sư: 500-
1000USD/người/tháng
2.1.2.7 Giao thông vận tải
Khu công nghiệp Tràng Duệ nằm cạnh quốc lộ 10 đồng thời nằm giữa quốc lộ 5A
và cao tốc Hà Nội Hải Phòng nên hệ thông cơ sở hạ tầng, đường xá cạnh KCN rất hiện
đại và đạt chất lượng cao. Với ưu điểm nằm giữa tuyến đường giao thông huyết mạch vận
chuyển hàng hóa khu vực phía bắc, lại nằm trên quốc lộ 10 là con đường giao thông
chính của vùng duyên hải phía Bắc. Ngoài ra có khả năng kết nối với quốc lộ 18 chuyên
phục vụ khách du lịch quốc tế và vận chuyển hàng hóa từ phía Bắc Việt Nam. Nên có thể
nói KCN Tràng Duệ là vị trí đắc địa cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nói
chung và ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm nói riêng.
Ngoài ra về đường biển thì KCN cách cảng Hải Phòng 15 km và cách Càng hàng
không quốc tế Cát Bi Hải Phòng 20 km nên việc di chuyển từ KCN Tràng Duệ đến các
cảng trên là vô cùng thuận lợi tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các vùng
xa xôi như thị trường tiêu thụ phía Nam hay phù hợp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa
từ KCN Tràng Duệ.
Cơ sở hạ tầng: hệ thống đường nội bộ chính và đường nhánh được quy hoạch đạt
tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng với trọng tải lớn đảm bảo giao thông nối liền KCN với hệ
thống cơ sở hạ tầng ngoài KCN,
Đường chính: rộng 32m cho 4 làn xe đường nhánh rộng 23m
Các nhà xưởng rộng 4000 – 6000m vuông đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích
100000m2 được xây dựng sẵn để phục vụ nhu cầu thuê, sử dụng của các nhà đầu tư.
2.1.2.8 Nhiên liệu
Sử dụng hơi nước với áp lực hơi khoảng 11atm.
2.1.2.9 Giá thuê đất
Giá thuê đất 85-100 USD/m2/50
năm
Đất Thời hạn thuê 2060
Loại/Hạng A
Phương thức thanh 12 tháng(3 đợt )
toán
Đặt cọc 0.05
Diện tích tối thiểu 1 ha
Xưởn Giá thuê xưởng  3.5
g USD/m2/Tháng
Thời hạn thuê 2 năm
Loại/Hạng Level A
Phương thức thanh 6-12 tháng
toán
Diện tích nhà xưởng 4000m2
Đặt cọc 3-5 tháng
Diện tích tối thiểu 4000m2
Phí Phí quản lý 0.5 USD/m2
quản lý Phương thức thanh 12 Tháng
toán

2.1.2.10 Thị trường tiêu thụ


Việc nhà máy nằm trên các tuyến đường trọng điểm của phía bắc nên tạo điều kiện
cho việc vận chuyển sản phẩm đi khắp nơi trên cả nước, qua đó gián tiếp giúp thị trường
tiêu thụ không chỉ ở các tỉnh miền bắc như Hà Nội, Hà Nam, Nam Định… nói chung hay
thành phố Hải Phòng nói riêng mà sản phẩm còn có thể dễ dàng tiếp cận được với các thị
trường phía miền trung hay cả miền Nam.
Việc gần các cảng quốc tế như cảng quốc tế Cát Bi, Cảng Hải Phòng là một thuận
lợi lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài trong tương lai.

2.1.3 Khu công nghiệp Phú An Thạnh


2.1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí: Khu công nghiệp Phú An Thạnh nằm ở tỉnh lộ 830, xã An Thạnh, huyện
Bến Lức, tỉnh Long An
Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong
năm, có hai mùa mưa - nắng rõ ràng. Nhiệt độ bình quân năm là 27,5℃. Độ ẩm trung
bình khá cao, khoảng 70-80%
2.1.3.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu chính là bột mì do các công ty, nhà máy trong nước sản xuất
như: Nhà máy bột mì Interflour Vietnam tọa lạc tại Khu Công nghiệp Cái Mép thuộc tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu ở miền Nam Việt Nam. Chỉ mất khoảng một tiếng rưỡi để đi từ thành
phố Hồ Chí Minh đến nhà máy, vị trí bên sông Thị Vải mang lại khả năng tiếp cận với
các tuyến đường thủy dọc theo đồng bằng sông Mekong và các khu vực khác ở miền
Trung và miền Bắc Việt Nam.
Shortening và dầu tinh luyện có thể thu mua từ công ty dầu Tân Bình, Tường
An.
Các loại gia vị, phụ gia, màu thực phẩm… nhập từ các nhà cung cấp bởi sản
xuất trong nước.
Như vậy, nguồn nguyên liệu để sản xuất có thể đáp ứng được đầy đủ và lâu
dài, ổn định về số lượng và chất lượng.
2.1.3.3 Khả năng hợp tác hóa
Hợp tác với Công ty cổ phần Bao Bì Nhựa Sen Việt nằm trong cùng khu
công nghiệp
2.1.3.4 Nguồn cung cấp điện nước
Hệ thống điện trung thế thuộc mạng lưới điện quốc gia từ nguồn điện trung thế 22
KV nối từ trạm biến thế 110KV Bến Lức (mạch kép), sẽ được Điện lực Long An cung
cấp đến hàng rào các nhà máy, xí nghiệp bằng đường dây cáp.
Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn giao thông được lắp đặt đầy đủ dọc theo các tuyến
đường trong KCN luôn đảm bảo cho sự lưu thông an toàn.
Phí điện: Theo giá của Điện lực Việt Nam
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại KCN do KCN Phú An Thạnh
cung cấp đảm bảo về chất lượng và số lượng đến các nhà đầu tư trong KCN. Công suất
nhà máy hiện tại: 13.000m3/ngày đêm.
KCN Phú An Thạnh liên doanh với các đối tác: Kobelco, Đồng Tâm, Shinsho xây
dựng nhà máy cấp nước công suất: 50.000m3/ngày đêm đặt tại KCN Phú An Thạnh cung
cấp cho KCN Phú An Thạnh, Thuận Đạo và các vùng lân cận.
Phí xử lý nước thải: 9,900 đồng/m 3. Đối với ngành ô nhiễm thì phí sẽ dao động từ
11,500 - 17,800 đồng/m3 tùy từng ngành nghề.
Phí nước sạch: 10,900 đồng/m3.
2.1.3.5 Vấn đề nước thải của nhà máy
KCN Phú An Thạnh có trạm quan trắc nước thải tự động, do Công ty Cổ phần Kỹ
thuật Môi trường Việt An lắp đặt. Việt An là công ty hàng đầu về lĩnh vực quan trắc môi
trường tại Việt Nam. Số liệu quan trắc của hệ thống được giám sát trực tiếp và truyền liên
tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An.
Nước thải cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn theo
quy định trước khi thải ra mạng lưới cống trong KCN và được tiếp tục xử lý tại nhà máy
xử lý nước thải của KCN có công suất 5.000 m 3/ngày và giai đoạn 2 là: 10.000m3/ngày
đêm.
Nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN trước khi cho thải ra kênh rạch và
sông Vàm Cỏ Đông.

2.1.3.6 Nguồn cung cấp nhân công


Long An là tỉnh tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh nên dễ tiếp cận nguồn nhân
lực có kỹ thuật tay nghề cao. Mặt khác, khu vực Long An có nguồn cung ứng lớn về lao
động phổ thông tại chỗ. Cộng thêm nguồn lao lao động đến từ các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long nên đáp ứng được nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Khu công nghiệp Phú An Thạnh liên kết với các trung tâm dạy nghề và
giới thiệu việc làm để cung ứng nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư trong KCN Phú An
Thạnh
2.1.3.7 Giao thông vận tải
Đường bộ: Đường tỉnh 830 lộ giới dự kiến 70m, là tuyến giao thông kết nối với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cách đường cao tốc Sài
Gòn Trung Lương: 3 km; Cách Quốc lộ 1A: 6 km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 26 km theo đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương, 30 km theo đường quốc
lộ 1A. Giáp ranh Ranh huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh. Cách Sân bay Tân Sơn Nhất
khoảng: 40 km
Khoảng cách đến bến cảng: Cách Cảng Bourbon: 6 km, Cảng Sài Gòn khoảng: 30
km, cảng Hiệp Phước: 35 km
Đường thuỷ: Hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là một trong các hệ thống giao thông
thuỷ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự kiến bến và khu kho bãi KCN tiếp giáp
sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài bến khoảng 500m
2.1.3.8 Nhiên liệu
Sử dụng hơi nước với áp lực hơi khoảng 11atm.
2.1.3.9 Giá thuê đất
Giá cho thuê: 55 - 65 USD( 1.300.00 – 1.500.000 VND) /m²/50 năm. Chuyển
nhượng 70 - 80 USD(1.700.000 – 2.000.000 VND)/m² tùy thuộc từng vị trí và tiến độ
thanh toán
Phương thức thanh toán
Chủ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư tại KCN Phú An Thạnh bằng chính
sách thanh toán được chia thành 4 đợt:
- Đợt 1: 10% (đặt cọc).
- Đợt 2: 20% (30 ngày sau khi ký Bản thỏa thuận thuê đất).
- Đợt 3: 40% (60 ngày sau khi ký Bản thỏa thuận thuê đất).
- Đợt 4: 30% (80% ngày sau khi ký Bản thỏa thuận thuê đất).
2.1.3.10 Thị trường tiêu thụ
Ở các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, Tp Biên Hòa, và các tỉnh Tỉnh thành
phố Lân cận thuộc Đông bằng sông Cửu Long,.. các siêu thị và cửa hàng tiện lợi mở 24/7
ngày mở ngày càng nhiều. Vì nằm trên tuyến đường thuận lợi di chuyển đến các thành
phố lớn nên thuận lợi.
2.2 Bảng % so sánh của từng nhân tố
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng trên, nhóm làm việc lập hội đồng cho điểm và xác
định % so sánh của từng nhân tố như sau:
BẢNG % SO SÁNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CẦN ĐÁNH GIÁ

Nhân tố Tổng Hệ số
STT TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 TV6 TV7 TV8
đánh giá Điểm (%)
Đặc điểm
thiên 5 6 7 5 6 6 5 6 46 7.97
1 nhiên
Giao
thông 9 8 7 7 8 9 9 9 66 11.56
2 vận tải
Hợp tác
8 8 8 7 7 8 7 8 61 10.59
3 hóa
Điện,
8 7 7 8 7 7 7 7 58 10.07
4 Nước
Nhân
7 7 7 6 7 7 6 6 53 9.2
5 công
6 Nhiên liệu 7 6 7 6 7 7 7 7 54 9.38
Vùng
Nguyên 6 6 6 6 6 6 6 6 48 8.33
7 liệu
Hệ thống
5 6 7 7 7 6 6 6 50 8.68
8 nước thải
Giá thuê
8 8 9 9 9 8 8 9 68 11.81
9 đất
Thị trường
9 9 9 9 9 9 9 9 72 12.5
10 tiêu thu
Tổng 576 100
2.3 Bảng đánh giá cho điểm
Đánh giá tổng quan 3 địa điểm theo các nhân tố ảnh hưởng

Hệ Cho điểm
Điể
STT Yếu tố Mức đánh giá số Ông Phú Tràng
m
(%) Kèo An Duệ
Thuận lợi 3 7.97 23.91
Đặc điểm thiên Ít thuận lợi 2 15.94 15.94
1
nhiên
Không thuận
1
lợi
Rất Thuận lợi 3 11.56 34.68 34.68
Đường
Thuận lợi 2 23.12
thủy
Giao Ít thuận lợi 1
2 thông Rất Thuận lợi 3 34.68 34.68
vận tải
Đường Thuận lợi 2 23.12
bộ
Không thuận
1
lợi
Rất thuận lợi 4 10.59
Thuận lợi 3 31.77 31.77
3 Hợp tác hóa Ít thuận lợi 2 21.18
Không thuận
1
lợi
Rất thuận lợi 4 10.07
Thuận lợi 3 30.21 30.21 30.21
Nguồn cung cấp
4 Ít thuận lợi 2
nước
Không thuận
1
lợi
Rất thuận lợi 4 9.2 36.8 36.8
Thuận lợi 3 27.6
Nguồn cung cấp
5 Ít thuận lợi 2
nhân công
Không thuận
1
lợi
6 Nhiên liệu Thuận lợi 2 9.38 18.76 18.76 18.76
Không thuận 1
lợi
Rất thuận lợi 3 8.33
Thuận lợi 2 16.66 16.66 16.66
7 Vùng nguyên liệu
Không thuận
1
lợi
Thuận lợi 2 8.68 17.36 17.36 17.36
Hệ thống nước
8 Không thuận
thải 1
lợi
Rất cao 1 11.81
Cao 2
9 Giá thuê đất 11.81
Trung bình 3 35.43 35.43
Thấp 4
Rất thuận lợi 3 37.5 37.5
Thị trường tiêu
10 Thuận lợi 2 12.5 25
thụ
Ít thuận lợi 1
  Tổng điểm 317.76 263.58 274.97

Dựa vào các đánh giá trên nhóm quyết định chon Khu công nghiệp Ông Kèo nằm
tại Đồng Nai là địa điểm xây dựng nhà máy.
CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU

3.1 Nguyên liệu chính


3.1.1 Bột mì
     Bột mì là nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền, được chế biến từ hạt lúa mì.
Thành phẩn hóa học chính của bột mì gồm: gluxit, protein, lipid. 
     Trong đó, gliadin và glutenin của protein chiếm tới 70-85% tổng lượng protêin.
Khi nhào bột gliadin và glutenin hút nước tạo thành mạng phân bố đều trong khối bột
nhào. Mạng này vừa dai vừa đàn hồi được gọi là gluten. Tính chất cơ bản của bột mì phụ
thuộc vào tính chất của gluten và đặc điểm chính của gluten là khả năng giữ khí.
 Vai trò :
 Là nguồn Gluten và tinh bột chính của mì ăn liên
 Là chất tạo hình, tạo khug, hình dáng
 Góp phần xác định trạng thái: độ cứng, độ đàn hồi, độ đặc và độ dai cho sợi mì.
 Thành phần hóa học của bột mì:
 Các chất vô cơ: chiếm 15 – 17%, chú yếu là nước và muối khoáng.
 Các chất hữu cơ: chiếm 83 – 85%, gồm glucid, protein, lipid, enzyme, vitamine,…
 Protein bột mì
 Protein : chiếm 8 – 25% trọng lượng khô của bột mì, gồm 2 nhóm: pprotein đơn
giản và protein phức tạp.
 Protein đơn giản gồm: albumin, globulin, prolamin ( gliadin) và glutelin.
 Protein phức tạp gồm: glucoprotein, cromprotein, nucleprotein. Đây là những
protein không có vai trò quan trọng trong sản xuất.
Thành phần của protein bột mì.
Thành phân Tỷ lệ(%)
Albumin 5,7 – 11,5
Globulin 5,7 – 10,8
Prolamin (gliadin) 40 – 50
Glutelin (glutenin) 34 – 55
 Glucid: chiếm 70 – 90% trọng lượng khô của bột mì
Thành phần Glucid của bột mì:
Thành phần Tỷ lệ Thành phần Tỷ lệ (%)
(%)
Đường tổng 0,6 – Pentozan 1,2 – 3,5
1,8
Cellulose 0,1 – Fructose 0,015 –
2,3 0,05
Destrin 1–5 Maltose 0,005 –
0,05
Hemicellulos 2–8 Saccarose 0,1 – 0,5
e
Tinh bột 80 Raffinose và 0,5 – 1,1
fructozan

Chỉ tiêu bột mì dùng trong sản xuất mì ăn liền (Theo TCVN 4359: 1985)
ST
CHỈ TIÊU YÊU CẦU
T
1 Màu sắc Trắng, trắng ngà hoặc xám
Thơm mùi bột mì, không hôi mùi
2 Mùi
mốc, mùi lạ
3 Sâu mọt Không được có
4 Độ ẩm Không lớn hơn 14%
5 Tạp chất vô cơ Không được có
Protein (N x 5,7
6 11-12%
DMB)
7 Hàm lượng tro Không lớn hơn 0,5-0,6%
8 pH 7,0
Độ mịn (qua lưới
9 Lớn hơn 92%
125 µm)

Gluten ướt
       Tính chất Trắng đến trắng ngà, đàn hồi, mịn,
10 chắc, mềm
       Hàm lượng
       Căng đứt 28-40%.
18. m.
3.1.2 Bột nghệ:
 Nhập từ công ty cố phần tinh bột nghệ Hoàng Gia Linh.
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Màu sắc Có màu vàng cam tự nhiên của nghệ
2. Trạng Dạng bột khô, mịn, không bị vón cục, phân tán tốt trong nước
thái
3. Mùi, vị Đặc trưng của sản phẩm

3.1.3 Nước 
      Nước là tác nhân hóa dẻo, giúp hòa tan các phụ gia để dễ phối trộn. Nước còn làm
trương nở gluten và tinh bột, tạo độ dai cần thiết của khối bột nhào. 
      Nước dùng  trong sản xuất mì phải đạt các tiêu chuẩn của nước dùng trong sản
xuất thực phẩm.
Chỉ tiêu hóa học (1)
pH 6,6-7
Độ cứng < 7,9 mg/l
NaCl 70-100 mg/l
Cao 50-100 mg/l
MgO 50 mg/l
Fe O 2 3 0,3 mg/l
MnO 0,2 mg/l
BO 4
-3
1,2-2,5 mg/l
NH 4
+
< 5 mg/l
NO 2
-
Không có
Pb < 0,1mg/l
Cu 3 mg/l
Zn 5 mg/l
Fe 0,3-0,5 mg/l
As < 0,05 mg/l
F 0,7 mg/l
I 5-7 mg/l
Chất hữu cơ 0,5-2,0 mg/l
Chỉ tiêu hóa lý
Mùi vị Không
Độ trong (ống Dienert) 100 ml
Màu sắc (thang màu 5o

Coban)
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi sinh vật hiếu khí < 100 khuẩn lạc/l
Chỉ số Coli < 20 khuẩn lạc/l
Vi sinh vật gây bệnh Không
3.1.4 Shorteing
      Là nguyên liệu dùng để chiên mì
 Vai trò: 
 Giảm ẩm, bảo quản mì tốt hơn, tăng giá trị cảm quan, dinh dưỡng cho mì.
 Shorteing được sử dụng trong công nghệ sản xuất mì ăn liền là loại dầu tinh luyện
đã được hydro hóa để cải thiện tính năng sử dụng:
 Ưu điểm:
 Nhiệt độ nóng chảy cao (40-42 C).
o

 Có độ ổn định, độ bền nhiệt, nhiệt độ trùng hợp sản phẩm cao.


 Có độ rắn cần thiết nhưng dẻo thích hợp.
 Ít bị oxy hóa, ít bị hôi, trở mùi.
 Có khả năng nhũ hóa nhiều, nhất là thêm vào 4-6% mono và diglyceride.
      Khi so sánh với các loại chất béo khác thì mì chiên bằng shortening sẽ có hình
thức cảm quan và chất lượng tốt hơn: sợi mì khô ráo hơn, dầu không bị thấm ra ngoài bao
bì, thời gian bảo quản sản phẩm lâu hơn, mì ít có mùi hôi.
Chỉ tiêu chất lượng của Shortening (TCVN 6048:1995)
ST
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
T
1 Màu sắc bề mặt Trắng ngà hoặc trắng
2 Thơm đặc trưng, không có mùi
Mùi vị
hôi, chua
3 Nhiệt độ nóng chảy 48-51
4 Độ ẩm 0,10-0,15
5 Chỉ số axit (ml NaOH 1 0,2-0,3
N/g mẫu)
6 Chỉ số peroxyde
(ml Na S O 0,002 N/g
2 2 3 0,60-1,25
mẫu)
7 Phản ứng Kreiss Không có
8 Tạp chất Không có
9 Chỉ tiêu vi sinh vật Theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế
3.1.5 Dầu tinh luyện
Là nguyên liệu cho các gói gia vị. 
 Vai trò: Tăng giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng cho mì.
Chỉ tiêu chất lượng của dầu tinh luyện
ST Chỉ tiêu kiểm tra Yêu cầu
T
1 Trạng thái Lỏng, trong suốt
2 Màu sắc Không màu đến vàng nhạt
3 Mùi vị Không mùi
4 Tạp chất Không có
5 Chỉ tiêu hóa lý Theo tiêu chuẩn
3.1.6 Gói rau củ, gói gia vị
Thu mua từ công ty Acecook: thành phần trong đó sẽ được bộ phận nghiên cứu sản
phẩm của công ty đưa công thức phối chế.
3.2 Nguyên liệu phụ:
3.2.1 Tinh bột:
 Giúp bột hấp thu được nhiều nước.
 Giúp tăng độ dai cho bột mì
Thường sử dụng tinh bột giàu amylopectin: bột năng, bột bắp,..
 Bảo quản tinh bột:
 Bột chứa trong bao PP, đươc chất trên các palllet cao 0,2m và không quá 10 lớp.
 Cách chất bột lên bục cần thẳng thowsm và xen kẻ nhau giữa các lớp bao.
 Bột chất cách tường 0,5m và các lô bột cách nhau 1m.
 Tránh để các chất gây mùi hay các thiết bị có mùi. Tránh để ánh nắng trực tiếp vào
bột.
 Kho cao, thông thoáng không khí, thường xuyên kiếm dột.
3.2.2 Muối ăn:
 Muối ăn giúp tạo vị mặn cho sản phẩm, ion Na+ của muối làm gluten chập lại,
giúp sợi mì dai hơn, sản phẩm ít bị gãy nát hơn. 
 Lượng muối sử dụng chiếm khoảng 2 – 4% trọng lượng gói mì.
Chỉ tiêu chất lượng của muối ăn (TCVN3974:1984)
Hạng Thượng Hạng 1 Hạng 2
hạng
 
Tên chỉ tiêu

1. Mầu sắc Trắng Trắng, ánh xám, Trắng xám,


trong, trắng ánh vàng, ánh hồng trắng nâu

2. Mùi vị - Không mùi

- Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết, không có vị lạ.

3. Dạng bên - Khô ráo, sạch


ngoài và cỡ hạt
- Cỡ hạt 1 - 15mm

3.2.3 Đường:
Tạo vị ngọt cho sản phẩm.

3.2.4 Bột ngọt


      Tên khoa học: monosodium glutamate.
      Vai trò: Tạo vị ngọt thịt, tăng giá trị cảm quan cho mì. 
Chỉ tiêu chất lượng của bột ngọt (2)
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
Trạng thái Tinh thể rời, khô, hình kim
Màu sắc Trắng trong
Mùi vị Ngọt, không có mùi lạ
Tạp chất Không có
Chỉ tiêu hóa lý Theo tiêu chuẩn
3.2.5 Nước tro và K PO
3 4

 Nước tro:
 Là hỗn hợp dung dịch kiềm K CO và Na CO , được pha chế theo tỉ lệ khác nhau
2 3 2 3

tùy theo từng loại mì, từng nơi sản xuất.


 Nước tro có tác dụng làm tăng khả năng hồ hóa, tăng độ dai của sợi mì vì bổ sung
kim loại, tăng độ lớn lực ion làm chặt khung gluten, trung hòa độ chua của bột,
giúp bột nhanh chín trong quá trình hấp
 K PO :
3 4

 Giữ nước nên sản phẩm mềm mại


 Dễ vào trục cán
 Tạo trơn lán cho sợi mì
3.2.6 Phụ gia tạo dai
      CMC (Carboxyl Methyl Cellulose) là chất rắn không màu, không mùi, không
vị, dùng làm chất ổn định và chất nhũ hóa, có tính keo dính, có tác dụng ổn định bột khi
định hình. CMC thường được pha vào dung dịch trộn bột mì để tăng độ dai cho sợi mì. Tỉ
lệ pha CMC là 0,5-1% so với tổng lượng bột
3.2.7 Phụ gia tạo màu
      Thường dùng màu vàng caroten hay tartazine với tỉ lệ rất nhỏ để tạo màu vàng
cho sợi mì nhằm làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
 Tartazine: Thường ở dạng bột cam vàng. Tan trong nước, không tan trong ethanol.
 Caroten: Thường ở dạng bột màu đỏ, không tan trong nước, trong axit hay kiềm,
nhưng tan trong chloroform, ít tan trong ete, hexan, dầu thực vật và gần như không
tan trong metanol hay etanol.
3.2.8 Các loại phụ gia khác
      Tiêu, tỏi, ớt, hành… nằm trong thành phần gói gia vị được pha chế khác nhau
tùy theo từng loại sản phẩm, làm nên hương vị riêng, làm tăng giá trị cảm quan cho từng
loại mì.
 Chú thích
1. Lê Văn Việt Mẫn (Chủ biên), Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh
Nguyệt, Trần Thị Thu Trà (2009), Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB Đại học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.
2. Nguyễn Duy Thịnh(2004), Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm,
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
4.1 Quy trình sản xuất: “Mì ly ăn liền bổ sung rau củ”
4.2 Thuyết minh quy trình
4.2.1 Tiếp nhận _ Kiểm tra
Mục đích:
Đảm bảo nguyên liệu bột mì, bột nghệ, gia vị phụ gia, gói gia vị, gói rau củ đảm
bảo về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất.
Cách tiến hành:
Nguyên liệu khi được vận chuyển tới, sẽ được công ty kiểm tra, đối chứng hồ sơ,
thủ tục và sau đó nguyên liệu sẽ được lấy mẫu nhằm mục đích kiểm tra về chất lượng của
nguyên liệu. 
4.2.2 Trộn bột
Mục đích:
Tạo nên khối bột nhào thích hợp cho các quá trình tiếp theo. Đây là khâu quan
trọng trong sản xuất mì ăn liền vì nó quyết định tính chất sản phẩm và tạo ảnh hưởng rõ
rệt lên các khâu tiếp theo trong quy trình sản xuất (tạo hình, chiên, sấy… ). Nhào trộn
giúp phân phối nước, gia vị, phụ gia đồng đều trong khối bột, tăng giá trị dinh dưỡng và
cảm quan cho sản phẩm.
Quá trình trộn bột chia làm hai giai đoạn:
+ Trộn khô: Trải đều một lượt bột mì cho máy trộn khô trong vòng 3-5 phút nhằm
đảm bảo độ đồng đều của khối bột.
+ Trộn ướt: Sau khi trộn bột khô đều, cho nước trộn bột vào từ từ, theo dọc chiều
dài trục nhào. Tiếp tục bật máy hoạt động, tiến hành nhào tiếp trong 15-20 phút.
Cách thực hiện:
Cho bột vào thiết bị trộn, bật máy hoạt động, cho từ từ nước trộn vào theo dọc
chiều dài của trục nhào.
Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian trộn: 17-23 phút cho một mẻ, thời gian trộn bột khô là 5 giây.
+ Tỉ lệ nước trộn 30-35 lít/100kg bột.
+ Độ ẩm thích hợp cho bột sau khi trộn  đạt 30-35%.
Yêu cầu: 
+ Quá trình đảm bảo các cấu tử trộn đều nhau, không trộn quá nhiều vì sẽ có
không khí vào khối bột. 
+ Bột sau khi nhào trộn phải dẻo, dai, không bị vón cục lớn. 
+ Bột không quá khô hoặc quá ướt. Khi nắm bột trên tay, buông ra bột không bị
rời rạc và không dính tay. 
+ Bột có màu vàng đến vàng nhạt.
Thiết bị: Máy nhào bột có cánh khuấy tự động.

4.2.3 Cán tấm


Mục đích:
Chuyển khối bột từ dạng bột ép thành tấm bột có độ dày đồng đều.
Làm đồng nhất khối bột, tăng độ đàn hồi, giảm lượng không khí hòa lẫn trong
khối bột nhào.
Cách thực hiện: trước khi cán bột, phải để bột nhào nghỉ 15 phút.
Quá trình cán bột được chia làm 2 giai đoạn:
+ Cán thô (3 cặp trục): Khối bột sau khi nghỉ được chia làm hai phần, mỗi phần sẽ
đi qua một cặp trục cán để tạo thành tấm bột nhào. Hai tấm này sau đó được xếp chồng
lên nhau và qua một trục cán lại thành một tấm. 
+ Cán bán tinh (3 cặp trục) – cán tinh (2 cặp trục): Lá bột sau cán thô lần lượt chạy
qua hệ thống 5 trục cán tiếp theo. Vận tốc chuyển động giữa các lô tăng dần qua các trục
và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần. Độ dày của tấm bột nhào cuối
cùng được xác định theo khoảng cách giữa 2 trục của cặp trục cuối cùng.
Thông số:
Cặp trục  1 và 2 : 3,8 ÷ 4,0 mm
Cặp trục  3 : 4,5 ÷ 5,0 mm
Cặp trục  4 : 3,0 ÷ 3,4 mm
Cặp trục  5 : 2,6 ÷ 2,8 mm
Cặp trục  6 : 2,0 ÷ 2,4 mm
Cặp trục  7 : 1,4 ÷ 1,8 mm
Cặp trục  8 : 1,0 ÷ 1,2 mm
Cặp trục  9 : 1,0 ÷ 1,2 mm
Yêu cầu: Lá bột phải mềm, mịn, không bị rách 2 bên mép, không bị lốm đốm do bị
lẫn bột khô, lá bột phải có độ dày đồng đều như mong muốn.
Thiết bị: Máy cán bột dạng trục nằm ngang, có 9 trục cán. Mỗi cặp gồm 2 trục
quay ngược chiều nhau, vận tốc quay của cặp lô sau nhanh hơn cặp lô trước.

4.2.4 Cắt tạo sợi


Mục đích:
Tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì.
Làm giảm kích thước của vắt mì mà vẫn đảm bảo khối lượng.
Cách thực hiện:
Khi tấm bột sau khi qua hệ thống cán đã đạt yêu cầu được chia thành các hàng có
khoảng cách đều nhau và chiều ngang bằng kích thước của vắt mì. Sợi mì được cắt ra
nhờ các rãnh trên trục dao cắt. 
Các sợi mì được tạo thành được đưa ra khỏi các rãnh vào lưới tải đỡ mì phía dưới
nhờ vào bộ phận lược tì sát trên bề mặt trục dao, tránh cho sợi mì bị chập và bị rối. Do
tốc độ chuyển động của lưới tải chậm hơn trục cắt nên các sợi mì bị đùn lại, tạo sóng, làm
tăng giá trị cảm quan cho vắt mì, đồng thời giúp cho sợi mì sau này không bị biến dạng
nhiều do giãn nở nhiệt.
Yêu cầu:  Sợi mì sau cắt phải có kích thước đồng đều, dợn sóng đồng nhất, không
đứt quãng. Bề mặt sợi mì láng mịn, không bị răng cưa.
Thiết bị: Máy cắt sợi có 2 trục xẻ rãnh ngược chiều nhau, cắt lá bột thành sợi mì.

4.2.5 Hấp chín


Mục đích:
Cố định cấu trúc và làm chín sơ bộ sợi mì để hồ hóa bề mặt sợi mì, tăng độ dai, độ
bóng làm sợi mì vàng hơn, rút ngắn thời gian chiên. Khi hấp dùng nhiệt độ cao nên có
khả năng vô hoạt enzyme trong nguyên liệu, tránh hiện tượng nhiễm vi sinh vật. 
Cách thực hiện:
Mì sau khi cắt sợi được đưa vào buồng hấp hình chữ nhật nhờ băng tải. Sử dụng
hơi nước bão hòa để hấp, hơi  nước được phun ra từ các ống dẫn hơi bố trí dọc buồng hấp
tránh hiện tượng đọng nước trên sợi bột. 
Nhiệt độ hấp cao làm sợi mì chín khoảng 80-90% làm tăng độ dai và độ bóng bề
mặt, tránh được hiện tượng bề mặt dính vào lưới và dao trong công đoạn cắt đứt và phân
hàng, đảm bảo độ ngay ngắn đều đặn và trọng lượng chính xác khi cắt. 
Vận tốc của băng tải được điều chỉnh nhằm đảm bảo thời gian lưu của sợi mì trong
buồng hấp phù hợp với yêu cầu sản phẩm. Để tiết kiệm diện tích, sử dụng buồng hấp
nhiều tầng.
Thông số kỹ thuật:
+ Nhiệt độ hấp: 100 – 110 C. 0

+ Thời gian hấp: 2 – 3 phút tùy theo yêu cầu sản phẩm.
+ Áp suất hơi: 3 kg/cm 2

Yêu cầu: Sợi mì chín đều, không bị kết dính trên băng tải, không bị biến dạng,
không bị nhão và không bị đọng nước trên bề mặt. Sợi mì phải vàng hơn, dai hơn và
mềm mại hơn trước khi hấp.
Thiết bị: Buồng hấp có dạng hình chữ nhật, vật liệu chế tạo bằng thép inox để
tránh rỉ sét và ăn mòn dưới tác dụng của hơi nước ở nhiệt độ cao. Giữa 2 lớp inox phải có
lớp cách nhiệt để giữ độ nóng tránh thất thoát nhiên liệu. Phòng hấp phải kín, hơi không
được lọt ra 2 bên thành phòng hấp để tăng hiệu quả hấp.
4.2.6 Cắt định lượng _ Bỏ khuôn
Mục đích: Xác định lượng mì cần thiết cho sản phẩm và định hình sản phẩm
chuẩn bị cho công đoạn chiên.
Cách thực hiện:
Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động và rơi
xuống phễu, nằm gọn trong khuôn chiên. 

4.2.7 Chiên
Mục đích: 
Quá trình chiên làm cho vắt mì trở nên giòn, xốp có hương vị và màu sắc đặc
trưng của mì ăn liền. Chất béo thấm vào sản phẩm làm tăng giá trị dinh dưỡng cho sản
phẩm. Đồng thời enzyme bị vô hoạt, vi sinh vật bị tiêu diệt hoàn toàn dưới nhiệt độ cao.
Lượng nước còn lại trong sản phẩm thấp cũng hạn chế vi sinh vật mới xâm nhập vào sản
phẩm sau khi chiên.
Cách thực hiện:
Quá trình chiên sử dụng phương pháp chiên bề sau liên tục. Trong đó, dầu được
gia nhiệt trong một thiết bị trao đổi nhiệt trước khi bơm vào chảo chiên. Dầu được tuần
hoàn liên tục giữa chảo chiên và thiết bị trao đổi nhiệt. 
Trong quá trình bơm dầu sẽ đi qua thiết bị lọc thô và lọc tinh để loại bỏ mì vụn và
cháy. Nhờ thiết bị lọc mà dầu chiên sẽ lâu bị oxy hóa hơn, ta cũng có thể bổ sung chất
chống oxy hóa BHT vào dầu chiên nhằm kéo dài thời gian sử dụng. 
 Sau một thời gian chiên, shortening sẽ chuyển sang màu nâu đậm, đục, có mùi
dầu khét. Khi chỉ số axit của dầu lớn hơn 2 và chỉ số peroxyde lớn hơn 4 thì cần loại bỏ.
Dầu này được bán cho các cơ sở chế biến xà phòng.
Trong quá trình chiên, toàn bộ vắt mì sẽ phun ngập trong shortening. Sau khi ra
khỏi chảo chiên, mì được trút khỏi khuôn hoàn toàn nhờ cơ cấu gạt đập.
Thông số kỹ thuật:
+ Nhiệt độ chiên: 100 – 170 C.
0

+ Thời gian chiên: 125 – 130s.


Yêu cầu: Vắt mì có độ ẩm khoảng 3 – 5%. Sợi mì màu vàng đều, không có đốm
trắng quá 2cm. Mì không bị cháy khét, gãy nát, không có mùi vị lạ mà có mùi vị đặc
trưng của sản phẩm.
Thiết bị: Thiết bị chiên có cấu tạo hình chữ nhật, có băng tải chuyển mì đi trong
lòng thiết bị. Thiết bị cấu tạo từ vật liệu chịu được ăn mòn ở nhiệt độ cao.

4.2.8 Làm nguội


Mục đích:
Sau khi chiên, mì sẽ được đổ ra khỏi khuôn trên lưới tải của thết bị làm nguội. Cần
làm nguội nhanh vắt mì để hạn chế vi sinh vật tái nhiễm và thuận lợi hơn cho quá trình
phân loại và đóng gói tiếp theo. Đối với mì chiên cần làm nguội nhanh để hạn chế sự oxy
hóa chất béo đồng thời loại bỏ lượng dầu dư và làm đông đặc dầu tự do bám trên vắt mì.
Cách thực hiện:
Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống ống, thổi xuyên qua vắt mì
để làm nguội vắt mì về nhiệt độ của môi trường trước khi chuyển qua công đoạn đóng
gói.

4.2.9 Cấp gia vị, gói rau củ


Mục đích: Hoàn thiện sản phẩm
Cách thực hiện:
Thiết bị sẽ cung cấp ly tự động bỏ vắt mì vào bên trong, sau đó tiếp tục bổ sung
các gói gia vị, gói rau củ. Công đoạn được thực hiện tự động bằng máy móc.

4.2.10 Đóng gói


Mục đích: Bảo quản sản phẩm
Cách thực hiện:
Sau khi cấp gia vị đầy đủ theo từng sản phẩm, ly mì được đậy nắp kín bằng nhiệt
và cuối cùng thêm một lớp bao film bên ngoài để giúp tránh ẩm và bảo quản sản phẩm tốt
nhất. Hạn sử dụng sản phẩm được in trên ly trong quá trình đóng gói.
Yêu cầu: Gói mì sau đóng gói phải đẹp, không bị lệc, ghi rõ hạn sử dụng và trọng
lượng, ngày sử dụng trên mỗi bao bì. Bao bì sử dụng phải kín ở các mối ghép, không
được ẩm ướt tránh các vắt mì bên trong tiếp xúc với oxy không khí trong thời gian bảo
quản.  
Thiết bị: Quá trình đóng gói sử dụng thiết bị đóng gói tự động.

4.2.11 Cân trọng lượng _ Dò kim loại


Mục đích: Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Cách thực hiện:
Mỗi sản phẩm phải đi qua 3 thiết bị kiểm tra, bao gồm: máy dò kim loại, máy cân
trọng lượng và máy dò dị vật (Máy X-ray). Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại
ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ phận xử lý sản phẩm lỗi.
Yêu cầu:
Khối lượng: 65g/ ly mì
Không có kim loại và không có dị vật trong sản phẩm.

4.2.12  Đóng thùng:


Sau khi đóng gói xong, các gói mì được xếp vào thùng (24 ly/ thùng). Thành phẩm
được đóng thùng theo quy định, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng
bởi phòng QC (Quality Control) trước khi phân phối ra thị trường.

You might also like