You are on page 1of 9

BÀI TẬP LỚN 65MEC1-2

***
A. Chú ý khi trình bày bài tập lớn trong file word :
- Điểm nhóm chung (đủ số lượng bài, số bước, đúng đáp số, thuyết trình nhóm), điểm
cá nhân riêng (mỗi thành viên phụ trách một bài, trả lời câu hỏi vấn đáp).
- Nhóm trưởng tập hợp các bài tập của từng thành viên, thảo luận thống nhất với nhóm
các bài tập do từng thành viên phụ trách, phân công thêm công việc: ai làm slide, ai
thuyết trình). Các thành viên làm và nộp bài cho nhóm trưởng, cùng nhóm thảo luận
để hiểu tất cả các bài tập, trả lời câu hỏi về bất kỳ bài tập nào mà gv hỏi. Nhóm 14
thành viên làm tổng cộng 14 bài và các nhóm tự thống nhất ai làm bài nào.
- Trường hợp trong nhóm có thành viên bỏ hay không làm bài tập để nộp, nhóm
trưởng báo cáo rõ tên-mssv (sv đó nhận điểm 0). Để đảm bảo đủ số lượng bài của
nhóm, các thành viên còn lại có thể xung phong hỗ trợ làm giúp thành viên không làm
bài tập. Cá nhân thành viên được điểm cộng thêm nếu: phụ trách làm slide cho nhóm,
phụ trách thuyết trình cho nhóm, làm thêm bài tập của thành viên bỏ hay không làm.
- Ghi rõ nhóm, tên các thành viên trong nhóm, mã số sinh viên. Bài số mấy (kèm tên
sinh viên, MSSV phụ trách).
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc: đề bài, bảng số liệu, hình vẽ ban đầu+hình vẽ phân tích
lực, đủ các bước và đúng đáp số.
- Hình thức trang Word A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,1 -
1,3 line; lề trái, lề trên, lề dưới, lề phải 2(cm); số thứ tự của trang ở chính giữa trang,
phía dưới. Slide: tùy nhóm trình bày.
- Thuyết trình: thời gian trình bày khoảng 5-10 phút, thảo luận giữa các nhóm-phản
biện 25-30 phút…Mỗi file thuyết trình gồm khoảng 10 slide.
+ Slide 1: Giới thiệu gv, nhóm, sv nào làm slide, sv nào thuyết trình, tên bài thuyết
trình…
+ Slide 2-3: Nhóm minh họa bằng 1 hay 1 vài trường hợp thực tế (hình ảnh, clip) có
liên quan đến vấn đề được cho trực quan sinh động.
+ Slide 4-5-6: Đặt bài toán, trình bày ngắn gọn lý thuyết cơ sở liên quan đến vấn đề.
+ Slide 7-8-9: Trình bày một ví dụ cụ thể (đề bài, hình vẽ, các bước giải, đáp số và kết
luận).
+ Slide 10: Rút ra nhận xét, nguyên tắc, mục đích,…(nếu có thể).
B. Bài tập:
Bài 1: Hình lập phương cạnh a (ABCD.OGHE) chịu tác dụng của hệ gồm 5 lực có
phương, chiều, điểm đặt như hình vẽ và thỏa mãn: F4 = F5 = 2F1 = 2F2 = 2F3 = 2F. Biết
K là điểm bất kì thuộc đoạn BC. Chọn hệ trục tọa độ (Oxyz) như hình vẽ.
a. Thu gọn hệ lực trên về tâm O.

b. Xác định dạng tối giản của hệ lực sau khi thu gọn.

E H
F2

D C
F5

F3
F4

G y
O
K
F1

A B
x
Hình bài 1

Bảng số liệu tính toán của bài 1:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


F(kN) 8 6 5 4 2

a(m) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5

Bài toán thu gọn hệ lực không gian về một điểm.


Bài 2: Thanh AB có trọng lượng không đáng kể, cân bằng nằm ngang nhờ liên kết với
nền bằng gối cố định A và gối di động B. Gối di động B có thể di động trên mặt phẳng
nghiêng tạo với mặt phẳng ngang một góc 45o. Lực tập trung P tác dụng tại trung điểm
C của thanh và có phương tạo với thanh một góc α hay góc (DCB) = α. Biết AC = CB
= L. Xác định phản lực liên kết tại gối A và gối B.

D
P
C α B
A

45o

Hình bài 2

Bảng số liệu tính toán của bài 2:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


P(kN) 25 20 15 10 5

L(m) 0,2 0,4 0,6 0,8 1

α(o) 30 45 60 120 150

Bài toán cân bằng của một vật rắn phẳng.


Bài 3: Khung ACBD có dạng chữ T, với AC có phương đứng, BD phương ngang,
trọng lượng khung không đáng kể. Khung được giữ cân bằng nhờ liên kết ngàm phẳng
tại A. Hệ lực tác dụng lên khung gồm: hệ lực phân bố đều trên đoạn BC với cường độ
q1(kN/m); hệ lực phân bố tuyến tính trên đoạn AH với cường độ lớn nhất q2(kN/m);
lực tập trung P(kN) tác dụng tại D và có phương nghiêng góc β so với phương thẳng
đứng hay góc (nDE) = β. Cho biết: AH = 2HC = a(m) và BC = CD = b(m). Hãy xác
định phản lực liên kết tại ngàm phẳng A.

n E
q1

P
B
C D
q2
H

Hình bài 3

Bảng số liệu tính toán của bài 3:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


P(kN) 8 10 12 14 16

β(o) 150 120 60 45 30

q1(kN/m) 1 2 1,5 0,5 1

q2(kN/m) 1 1 1,5 0,5 1,5

a(m) 2,4 2 1,6 1,2 0,8

b(m) 1,8 1,5 1,2 0,9 0,6

Bài toán cân bằng của một vật rắn phẳng.


Bài 4: Tấm phẳng đồng chất hình vuông ABCD cạnh a(m) (bỏ qua chiều dày tấm, O
là giao điểm của hai đường chéo AC-DB) bị khuyết một mảnh tròn tâm I, bán kính
R(m), đang ở trạng thái cân bằng với AD nằm ngang, chịu liên kết gối cố định tại A
và gối di động tại D. Tấm có tổng trọng lượng là P(kN) và chịu tác dụng của lực tập
trung nằm ngang F(kN) tại B. Biết EB = EC, IO = IE và E-I-O thẳng hàng. Chọn hệ
trục tọa độ (Axy) như hình vẽ.

a. Xác định vị trí trọng tâm G của tấm phẳng ban đầu.

b. Xác định phản lực liên kết tại A và D.

y
F B E C

A D x

Hình bài 4

Bảng số liệu tính toán của bài 4:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


a(m) 2 1,6 1,2 0,8 0,4

R(m) 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1

P(kN) 10 15 20 25 30

F(kN) 5 10 15 20 25

Bài toàn xác định trọng tâm của vật rắn kết hợp bài toán cân bằng của một vật rắn
phẳng.
Bài 5: Hệ cân bằng gồm thanh ngang AC và thanh nghiêng BC, trọng lượng các thanh
không đáng kể. Hệ chịu liên kết ngàm phẳng tại A, gối di động tại B, bản lề trụ với tại
C và có kích thước a(m) như hình vẽ. Thanh AC chịu tác dụng của lực tập trung
Q(kN) tạo với phương AC một góc α( o) hay góc (nEC) = α, ngẫu lực có momen
M(kN). Thanh BC chịu tác dụng của lực tập trung theo phương đứng F(kN) đặt tại
trung điểm D của BC.

a. Xác định phản lực liên kết tại B và C.

b. Xác định phản lực liên kết tại A.

n
Q
α F
A E C
3a
M D B

3a a 2a 2a

Hình bài 5

Bảng số liệu tính toán của bài 5:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


a(m) 0,2 0,4 0,6 0,8 1

F(kN) 8 4 6 5 7

Q(kN) 14 12 10 8 6

M(kNm) 6 7 8 9 10

α(o) 30 120 150 45 60

Bài toán cân bằng của hệ vật rắn phẳng.


Bài 6: Kết cấu gồm ba thanh nhẹ: thanh đứng AC, thanh ngang BD và thanh xiên HB
liên kết với nhau bởi bản lề trụ tại B-C-H và liên kết với nền tại gối cố định A và gối
di dộng D như hình vẽ. Giả thiết trọng lượng các thanh không đáng kể. Hệ chịu tác
dụng của lực tập trung có phương thẳng đứng P1(kN), đặt tại điểm E trên thanh BD và
lực tập trung có phương ngang P2(kN), đặt tại điểm H trên thanh AC. Cho biết: BC =
CE = ED = AH = HC = a(m).

a. Xác định phản lực liên kết tại A và D.

b. Xác định phản lực liên kết do thanh BD tác dụng vào thanh BH tại B.

P1

B D
C E

H P2

Hình bài 6

Bảng số liệu tính toán của bài 6:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


P1(kN) 4 3 5 6 8

P2(kN) 5 6 8 4 3

a(m) 0,8 2 1,2 1,6 0,4

Bài toán cân bằng của một hệ rắn phẳng.


Bài 7: Giàn phẳng có sơ đồ hình học, chịu liên kết và tải trọng như hình vẽ. Giàn gồm
11 thanh thẳng nhẹ được đánh số từ 1 đến 11. Biết các thanh trong giàn có chiều dài
đều bằng a(m), lực P(kN) có phương thẳng đứng-hướng xuống tác dụng vào nút X.

a. Hãy xác định phản lực tại gối A, B.

b. Xác định phản lực liên kết thanh đánh số (3, 9), (8, 11), (5, 10) tác dụng vào các nút
tương ứng (A), (B), (G).

E 1 D 2 C

3 4 5 6 7 8

A 9 10 11
B
G H
P

Hình bài 7

Bảng số liệu tính toán của bài 7:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


Nút X C D E G H

P(kN) 4 8 12 16 20

a(m) 2 1,6 1,2 0,8 0,4

Bài toán cân bằng của giàn phẳng.


Bài 11: Thanh gấp khúc OAB có thể quay quanh trục cố định Oz (trục Oz vuông góc
với mặt phẳng hình vẽ). Cho biết phương trình chuyển động quay của thanh OAB là:
1
  t 2  t  Rad 
2
với φ là góc quay của thanh tạo bởi đoạn OA và phương ngang. Biết: OA = AB =
L(m), NO = NA, AM = BM, OA vuông góc với AB, thanh OAB có vị trí như hình vẽ.
Tại thời điểm t(s), hãy xác định vận tốc và gia tốc của các điểm X thuộc thanh.

O
φ

A B
M
Hình bài 11

Bảng số liệu tính toán của bài 11:

Số liệu(đơn vị) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5


X A, M A, B M, B N, B N, M

t(s) 5 4 3 2 1

L(m) 0,4 0,6 0,8 1 1,2

Bài toán hai chuyển động cơ bản của vật rắn.

You might also like