You are on page 1of 9

Tiểu luận Văn hóa Việt Nam

Câu 1: Kể tên các loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam và trình bày chi
tiết tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trả lời
 Tín ngưỡng dân gian là một thành tố của văn hóa, là hình thức sơ khai của
loài người khi tin tưởng một cái gì đó đến tôn thờ. Bất cứ quốc gia nào, xã
hội nào cũng có những tín ngưỡng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đối với
Việt Nam, với nền lịch sử và văn hóa lâu đời đồng nghĩa với sự đa dạng của
tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bản địa
Những loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao gồm:
- Thờ thiên thần: những vị thần thiên nhiên như thần mưa, thần gió, thần sấm
sét,…
- Thờ nhân thần: các vị anh hung dân tộc như Bà Triệu, Hưng Đạo Vương,
Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi,…
- Thờ gia thần: những vị thần trong gia đình như Thổ Công, Thổ Địa, Thần
Tài,…
- Tứ bất tử: Thánh Tản Viên, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Công
chúc Liễu Hạnh
- Thờ cúng tổ tiên, đây cũng là loại hình tín ngưỡng nổi trội và phổ biến nhatá
ở Việt Nam
- Thờ Mẫu
- Tín ngưỡng phồn thực: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành
vi giao phối
- Thờ Thành hoàng làng: Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của
một làng và thường được thờ ở đình làng
- Vạn vật hữu hình
 Cha ông ta có câu “ Uống nước nhớ nguồn”, từ xưa đến nay người Việt ta
luôn giữ truyền thống tổ tiên như một sự tri ân, thương nhớ và trân trọng tới
những người đã mất trong gia đình. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục
truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc
Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tổ
tiên là người có cùng huyết thống với mình như cụ, kỵ, ông, bà,… nhưng đã
mất.
 Nguồn gốc: Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín
ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như
nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” -
mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Người
Việt quan niệm rằng con người có phần hồn và phần xác vừa gắn bó, vừa
tách biệt. Khi chết đi, linh hồn sẽ sống trong thế giới gọi là “cõi âm” cũng
tương tự như nhân gian. Từ đó, mối quan hệ giứa người sống và người chết
có chung huyết thống lại càng thêm chặt chẽ, dù họ đã mất nhưng họ vẫn
sống trong tâm trí của những người còn sống và họ luôn cảm thấy trách
nhiệm của mình đối với tổ tiên đã mất. Từ đây hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên để nhớ về người đã mất, cầu mong được sự phù hộ và bảo vệ từ
tổ tiên. Thêm nữa, Việt Nam là đất nước nông nghiệp, điều này cần sự đoàn
kết, mỗi thành viên trong gia đình đều góp công sức khiến mối liên kết trong
gia đình thêm chặt chẽ. Hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển trên
cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền
vững. Có thể nói những yếu tố tâm linh có tính bản địa và mộc mạc đã được
thể chế hóa, hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và sự ủng hộ của các
vương triều. Chính vì vậy, tín ngưỡng này đã được bảo tồn qua suốt tiến trình
lịch sử nhiều biến động.
 Không gian thờ cúng tổ tiên chính là nơi thiêng liêng và đặc biệt nhất trong
ngôi nhà của người Việt Nam. Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không
giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh
tế của gia chủ. Thông thường ban thờ được đặt cao ở vị trí trang trọng nhất,
gian chính giữa của nhà trên.
 Thời gian: Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh
năm, xuất phát từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên
cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ
chạp, cưới xin…,các ngày lễ tiết như Tết nguyên đán, Thanh minh, Hàn
thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc(ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu
kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui
buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng…
Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi
có phúc, có lộc. Trong tâm thức những người sống thì tổ tiên là bất tử. Người
Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay
để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người
Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật
thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì
che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi
dương và cõi âm.
 Lễ vật: Trên bàn thờ luôn có những vật phẩm không thể thiếu như bài vị, bát
hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả…. Đồ cúng cơ bản
không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã ngoài ra những lễ vật khác tùy
thuộc vào hoàn cảnh gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền như
hoa quả, tiền vàng mã, một số món ăn truyền thống và những vật phẩm cần
thiết tùy vào ngày lễ thờ cúng như bánh trôi, chè,…
 Nghi thức: Điều đầu tiên trong nghi thức thờ cúng tổ tiên là việc sắp xếp các
lễ vật và vật phẩm theo đúng nguyên tắc và thứ tự. Sau đó, gia chủ phải đốt
đèn (đèn dầu, đèn cầy (nến), hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn,
và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau.
Hương/nhang/đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên về. Khi cúng thì phải
chắp tay đưa lên ngang trán mà khấn.
+ Cúng: Khi tới ngày giỗ tết, gia chủ bày lễ cúng lên bàn thờ rồi thắp
hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và
cầu xin phước lành.
+ Khấn: Khi khấn nói nhỏ lầm rầm trong miệng đầy đủ các thông tin sau:
ngày/tháng/năm, nơi chôn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người
trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, thì phải vái – đây là
hành động thay cho lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.
+ Vái: Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu,
hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống
lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người
ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái
+ Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm
hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố. Có 4 trường hợp lạy: 2
lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau, nên
mọi người hết sức chú ý tránh nhầm lẫn
 Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những
linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình
hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho
họ.
+ Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân
gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế
nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người
dân Việt.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý
thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về
mặt tâm linh.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng
về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.
Câu hỏi 2: Trình bày những nội dung cơ bản của Phật giáo và đặc điểm
của Phật giáo Việt Nam.
Trả lời
Phật giáo (Buddhism) là một là tôn giáo có số lượng tín đồ nhiều thứ 3 thế
giới ( sau Hồi giáo và Thiên Chúa giáo), chiếm khoảng 7-8% dân số thế giới
trong thập niên 2010. Phật giáo là một tôn giáo bao gồm một loạt các giáo lý,
tư tưởng triết học về nhân sinh quan, vũ trụ quan và các phương pháp thực
hành, tu tập dựa trên giáo pháp (lời dạy) của một nhân vật lịch sử là Thích Ca
Mâu Ni và các truyền thống, tín ngưỡng đươc hình thành trong quá trình
truyền bá, phát triển Phât Giáo sau thời của ngài. Thích Ca Mâu Ni thường
được gọi là Bụt hay Phật. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha trong đó Bud là
giác nghĩa là hiểu, nhận biết và dha là người. theo kinh điển của Phật giáo,
cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Thích Ca Mâu Ni đã sống và
giảng đạo ở vùng Đông Bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc Ấn Độ, Nepal, Bhutan) từ
khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
 Nguồn gốc:
- Cách đây 26 thế kỷ, ở phía đông bắc đất nước Ấn Độ (Thuộc Nepal
ngày nay) có một vị thái tử tên là Tất-đạt-đa (Siddattha) là con vua Tịnh-
phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma-da (Maya). Ngài đã rời bỏ hoàng
cung đi tìm chân lý, cuối cùng Ngài đã giác ngộ dưới cội cây Bồ-đề và lấy
hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi giác ngộ, Ngài đem chân lý mình
chứng ngộ thuyết giảng cho năm anh em Kiều-trần-như (năm nhà tu khổ
hạnh) nghe và họ cũng được chứng thánh quả. Từ đó, đức Phật Thích Ca
Mâu Ni và các đệ tử của Ngài đi truyền đạo khắp sứ Ấn Độ và người ta gọi
đạo của Ngài là đạo Phật.
- Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền
bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49
năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử
phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức
hay phương pháp tu học.
 Nội dung cơ bản của Phật giáo:
- Ðạo Phật là một lẽ sống thường nhiên của con người, không một chút
nguyên tắc, pháp luật, tín điều, luân lý, tín ngưỡng gì cả. Không một chút
cố gắng nào cả. Vì đạo Phật là một lối sống giải thoát, mở mắt con người để
con người tự giải thoát bản thân. Về cơ bản, Phật giáo là chân lí của nỗi đau
và con đường giải thoát nỗi khổ củ con người
+ Trong bài pháp đầu tiên tại Vườn Nai (Lộc Uyển), đức Phật đã dạy
cho năm anh em Kiều - Trần - Như về bốn chân lí về nỗi khổ ( Tứ diệu
đế)
o Khổ Đế: sự thật về khổ, cuộc đời có những khổ đau như sanh,
già, bệnh, chết , … đó là sự thật mà không ai có thể chối cãi
được.
o Tập Đế: sự thật về nguyên nhân của khổ, con người khổ đau là
do sự thiếu hiểu biết, tham ái và chấp thủ.
o Diệt Đế: sự thật về sự chấm dứt khổ, con người có thể đạt đến
hạnh phúc an lạc ngay tại cuộc đời này.
o Đạo Đế: sự thật về con đường chấm dứt khổ, giúp con người
từng bước đoạn trừ tham ái, chấp thủ thoát khỏi phiền não, khổ
đau.
+ Từ những nỗi khổ đau, Ngài đã chỉ ra tám phương tiện đưa chúng
sinh tới đời sống an lạc, giải thoát, tiến đến địa vị giác ngộ chính là Bát
chánh đạo. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để
đi đến Niết bàn, Phật quả. Bát chánh đạo chia làm 3 nhóm:
o Nhóm trí tuệ: Chánh kiến và Chánh tư duy
o Nhóm đạo đức: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng và
Chánh tinh tấn
o Nhóm thiền định: Chánh niệm và Chánh định
Theo bát chánh đạo, con người có thể diệt trừ và gaiỉ thoát khỏi khổ đau, nhập
vào cõi niết bàn. Niết bàn là trạng thái yên tĩnh sáng suốt, chấm dứt sinh tử, luân
hồi. Như vậy, Phật giáo có tư tưởng biện chứng, mang tính duy tâm chủ quan.
Đặc điểm của Phật giáo là không đề cập đến vị thần sáng tạo thế giớivà con
người. Đây là nét độc đáo trong thế giới quan Phật giáo. Về nhân sinh quan, Phật
giáo đề cao vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên theo đường biển và đường bộ. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn
Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt"[3], từ đó
chữ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy
mang màu sắc của Phật giáo Nam truyền được địa phương hóa, Bụt được dân
gian hóa coi như một vị thần cứu giúp người tốt. Sau này, vào thế kỷ thứ IV - V,
do ảnh hưởng của Phật giáo nhà Hán, Trung Quốc mà từ "Bụt" bị thay thế dần
bởi từ "Phật". Tại Việt Nam có 2 tông phái chính của Phật giáo là Bắc Tông ( Đại
thừa): nghiên cứu kinh điển thế giới, ở phương Bắc và Nam Tông thực hành tu ở
phía Nam
Phật giáo có tác động lớn tới đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Bản chất của
Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ và mang tính nhân đạo, chính
vì vậy Phật giáo đã xây dựng được một xã hội nhân văn, giàu tình người, tình yêu
thương, tạo môi trường lành mạnh để phát triển các hoạt động văn hóa xã hội và
phát triển con người. Bên cạnh đó, Phật giáo còn xây dựng không gian văn hóa
truyền thống: chùa, miếu,… Việt Nam có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng và lâu
đời.
Phật giáo là một trong ba luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo thời
Đại Việt và cho đến ngày nay. Đầu tiên, Phật giáo VN mang tính dung hợp, dung
hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa: dung hợp
với tín ngưỡng thờ Thần, Thánh, thờ Mẫu; dung hợp giữa các tông phái Phật giáo
và dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo và bổ
sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho con
người. Không những thế, PGVN còn chịu ảnh hưởng lớn của Mẫu hệ khiến
PGVN có phần nữ tính hóa. Các vị Phật Ấn Độ xuất hiện với thân nam, khi vào
Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật bà". Mẹ Quan Âm (Quán Thế Âm Bồ
Tát) là vị "thần" cứu giúp cho nhân dân, người miền biển còn gọi là Quan Âm
Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị "Phật-Mẫu" riêng của mình như
Phật Mẫu, Quan Âm Thị Kính ,… PGVN còn mang trong mình tinh thần yêu
nước nồng đậm. Từ xưa đến nay, người dân VN luôn mang trong mình tinh thần
yêu nước và các Phật tử cũng vậy. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo luôn là chỗ dựa cho cách mạng. Nhiều chùa chiền
trở thành cơ sở hoạt động, nơi nuôi giấu những nhà cách mạng. Phật giáo Việt
Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân
tộc.

Những năm gần đây, hầu như mọi dân tộc đều bị lôi cuốn vào dòng xoáy của
toàn cầu hoá và Việt Nam cũng vậy, điều này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
tới Phật giáo. Về mặt tích cực, số lượng các tăng ni Phật tử ngày càng tăng, việc
truyền bá tư tưởng Phật giáo đang được lan rộng. Nhưng chính sự lan rộng này
đã dẫn tới một số tác động tiêu cực tới PGVN. Phật giáo đang dần từ đối tượng
noi theo, học hỏi tu trì trở thành đối tượng cầu xin, khấn vái. Ngày nay còn xuất
hiện xu hướng trọng hình thức mà bỏ quên những giá trị thực của Phật giáo.
Đặc trưng trong vh giao tiếp của người việt nam truyền thống và xây dựng
tiêu chuẩn văn hóa giao tiếp cho ng Việt Nam hiện nay
- Văn hóa giao tiếp là gì?
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao
tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ
thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các
thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

1. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt
Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè
Tính cộng đồng là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc
giao tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu
ở hai đặc điểm:
- Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng.
Đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc
rảnh rỗi họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như
ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt
thêm quan hệ.
- Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến
nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng
tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ
ăn ngon nhất.
2. Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình
hơn. Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình
một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái
niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy
cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…
3. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát,
đánh giá…
Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những
vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho
người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến
người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống
trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu
không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
Biết tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp.
4. Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc
điểm là trọng danh dự. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại
dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng
5. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa
thuận
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây.
Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện.
Với thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay
thế bởi chén trà, điều thuốc lá…
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy
trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói
năng. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là
thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất
lòng ai.
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen
giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ
đợi nhất. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường
nhịn.
6. Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú

- Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng
đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
- Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những
từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian
giao tiếp cụ thể. Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan
hệ khác nhau. Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh.
- Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên
tắc xưng gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính. đặt
tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình,
gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục nhập
gia vấn húy
Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm
ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường
hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau.
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt
Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
7. Các mặt tiêu cực trong giao tiếp
Người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt. Sự tồn tại đồng thời
của hai tính cách thích giao tiếp và rụt rè này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản
của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi đang ở trong phạm vi
của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra
xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi
tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè.
vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện. Ở làng quê, thói
sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình ttrung và tục chia phần.
Do danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to tiếng nhau vì miếng ăn. Lối sống
trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi
hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.

You might also like