You are on page 1of 4

1.

Khái niệm:

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng
Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ
Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan
(IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.
ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh
động vật và an toàn thực phẩm.

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có
trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư
và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong
việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới
đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại
nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội.

ASC xây dựng hai tiêu chuẩn thành phần: Tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại
nuôi trồng thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến,
xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối). Tuy nhiên, hiện nay, ASC chỉ mới hoàn thiện tiêu chuẩn
đối với trang trại. Vì vậy, để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy
sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, ASC kết hợp
cùng MSC cung cấp tới khách hàng dịch vụ chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm MSC
(CoC MSC).

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ASC/PAD:

– Tiêu chuẩn ASC được áp dụng cho tất cả các với các nhà nuôi trồng thủy sản, nhà chế biến
thuỷ sản, các công ty bán lẻ và dịch vụ thực phẩm…vv. muốn có sự lựa chọn thuỷ sản tốt
nhất về môi trường và xã hội.

– Là một tiêu chuẩn tự nguyện, tập trung thực hiện trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và dán
nhãn thủy sản, trách nhiệm xã hội.

3. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

– Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.


– Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều
thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.

– Sản phẩm của bạn được công nhận theo tiêu chuẩn của ASC thì rất dễ dàng lưu hành ở mọi
thị trường trên thế giới.

– Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái.

– Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua sự lựa chọn
thuỷ sản tốt nhất của người sản xuất.

– Chất lượng của sản phẩm & dịch vụ luôn ổn định.

– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu.

4. Các yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn ASC:

Các yêu cầu chính khi thực hiện tiêu chuẩn ASC:

– Tính hợp pháp của vùng nuôi

– Sử dụng đất và nguồn nước

– Sự ô nhiễm của nước thải và quản lý chất thải

– Di truyền

– Quản lý thức ăn

– Quản lý dịch bệnh và thuốc thú y thủy sản

– Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn của người sử dụng.

– Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất để phòng ngừa khi xảy ra sự cố
như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy
nguyên được nguồn gốc.

– Điều cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ASC là sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải
đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng, sản phẩm bắt buộc
phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc.
– Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ
đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ
ràng, được ghi chép tỷ mỹ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.

5. Nguyên tắc:

Tham khảo: https://www.asc-aqua.org/wp-content/uploads/2020/08/ASC-Pangasius-


Standard_v1.2_Final-vi-trans.pdf

Nguyên tắc 1 – Tuân thủ tất cả luật được quốc gia ban hành và quy định của địa phương

Nguyên tắc 2 – Bảo tồn môi trường sống tự nhiên, sự đa dạng sinh học của địa phương, và
cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái

Nguyên tắc 3 – Bảo vệ đời sống và tính toàn vẹn di truyền của quần thể sinh vật hoang dã

Nguyên tắc 4 – Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm và thân thiện với
môi trường

Nguyên tắc 5 – Quản lý bệnh tật và ký sinh trùng một cách có trách nhiệm với môi trường

Nguyên tắc 6 – Xây dựng và vận hành trại nuôi một cách có trách nhiệm với xã hội

Nguyên tắc 7 – Là một người hàng xóm tốt và một công dân có lương tri

6. Quy trình chứng nhận:

Chi tiết đọc tại: https://www.asc-aqua.org/wp-content/uploads/2018/09/VietGAP-ASC-


benchmark-guidance-document-Shrimp.pdf

– Trang trại hoàn thiện hê ̣ thống quản lý chất lượng, tài liê ̣u, hồ sơ theo yêu cầu của tiêu
chuẩn, sẽ lựa chọn tổ chức chứng nhận.

– Tiến hành đánh giá và nhận chứng chỉ

You might also like