You are on page 1of 645

TRˋˮNG åːI H˦C TH˳Y L˱I

PHÒNG åːO TÀO VÀ SAU åːI H˦C


LӞP CAO HӐC 17C2
Tài liӋu hӑc tұp cӫa lӟp 17c2- không phә biӃn
Lời giới thiệu
Cuốn sách Giới thiệu môn Địa kỹ thuật được sử dụng trong học phần thứ nhất của hai kỳ học
Địa kỹ thuật thường được dạy cho sinh viên năm thứ ba và thứ tư ngành Xây dựng công trình. Tại thời
điểm này chúng tôi giả sử các sinh viên đã có kiến thức về cơ học (bậc đại học) đặc biệt là Tĩnh học và
Cơ học vật liệu (bao gồm cả Thủy lực). Kiến thức về Địa chất cơ bản cũng sẽ hữu ích tuy nhiên không
bắt buộc. Chúng tôi sẽ giới thiệu “thuật ngữ” của ngành Địa kỹ thuật, trong học phần đầu tiên, bao gồm
sự phân loại và các đặc tính công trình của các loại đất. Khi các sinh viên có các kiến thức về đất biến
đổi như thế nào khi là một vật liệu xây dựng/thi công, họ có thể bắt đầu dự đoán sự ứng xử của đất; và
như thế trong học phần thứ hai, sinh viên có thể tiến hành thiết kế các móng đơn giản hoặc các hệ thống
công trình đất.
Chúng tôi thấy rằng cần có một hệ kiến thức chuyên sâu và hiện đại hơn về các đặc tính công
trình của đất so với những kiến thức hiện có trong các sách cho sinh viên đại học. Điều này phù hợp cho
cả sinh viên chuyên ngành Địa kỹ thuật lẫn sinh viên ngành Xây dựng công trình nói chung bởi hiện nay
sinh viên của chúng ta ngày càng sớm tham gia vào các dự án có tình phức tạp tăng dần, đặc biệt là
trong các ngành như giao thông vận tải, kết cấu và kỹ thuật thi công. Những nhu cầu về môi trường,
kinh tế và chính trị yêu cầu các giải pháp có tính cách mạng trong các vấn đề xây dựng công trình. Sự
sẵn có của các kỹ thuật giải tích hiện đại và phương pháp số mang lại những thay đổi mang tính cách
mạng trong thực tế thiết kế; sự phát triển này yêu cầu chúng ta phải có kiến thức cao hơn nữa về các
điều kiện hiện trường cũng như các thông số thiết kế liên quan đến Địa kỹ thuật.
Để có một cuốn sách phù hợp với mức trung bình của sinh viên đại học, cuốn sách này được viết
ở mức đơn giản dù cho các kiến thức ở một số chỗ ở mức tương đối phức tạp. Những sự biến đổi phức
tạp, không thật sự cần thiết cho sinh viên, được đưa ra phần Phụ lục để các sinh viên yêu thích có thể
tham khảo.
Cuốn sách này sẽ tập trung vào các kiến thức mang tính thực hành và ứng dụng về cách ứng xử
của đất cần thiết cho các kỹ sư Địa kỹ thuật trong thiết kế và xây dựng móng và đê đập. Hầu hết các
kiến thức trong cuốn sách mang tính mô tả, do phần lớn các ứng dụng trong thiết kế được giới thiệu
trình bày trong môn thứ hai là Nền móng. Tuy nhiên nhằm thu hút sinh viên, những đặc điểm kỹ thuật
và những ứng dụng đặc biệt các đặc tính của đất sẽ được đề cập khi cần thiết. Chúng tôi cũng sẽ nhấn
mạnh tại sao những đặc tính như vậy lại cần thiết, làm thế nào để xác định hoặc đo đạc chúng trên thực
địa và, ở một mức độ nào đó, chúng được sử dụng trong thực tế như thế nào. Vấn đề “thiết kế” duy nhất
được thảo luận trong khóa học một học kỳ (15 tuần) là tính lún của móng nông trên đất sét bão hòa. Cấu
trúc của cuốn sách này tương đối linh hoạt để các giảng viên có thể bổ sung thêm các ví dụ thiết kế thực
tế khi cần thiết. Việc sử dụng đơn vị đo cũng là một vấn đề, trong cuốn sách này chúng tôi sử dụng hệ
đơn vị đo SI được đề nghị bởi Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng và Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ, hệ
đơn vị đo này được trình bày chi tiết trong phụ lục A. Cùng với việc sử dụng hệ đơn vị đo S.I trong các
bài toán và ví dụ, chúng tôi cũng cNn thận sử dụng định nghĩa mới nhất về dung trọng (khối lượng/đơn
vị thể tích) trong các mối liên hệ pha cũng như các tính toán về áp lực đất tĩnh và áp lực thủy tĩnh.
Chúng tôi coi phần thí nghiệm trong học phần một này là một phần hết sức cần thiết để đưa lại
cho các kỹ sư trẻ những “cảm nhận” về đất và ứng xử của đất, do vậy các thí nghiệm trong phòng cũng
như hiện trường được nhắc đến xuyên suốt cuốn sách này. Chúng tôi bắt đầu với các quan hệ về trạng
thái, sự phân loại đất và các thí nghiệm phân loại đơn giản. Do đó, những chương đầu sẽ giới thiệu về
ngành Địa kỹ thuật, các Quan hệ về pha và các Chỉ tiêu của đất, Phân loại đất và Cấu trúc đất và khoáng
vật sét. Những kiến thức này cung cấp nền tảng và thuật ngữ chuyên ngành cho các chương sau. Tiếp
theo là những kiến thức mang tính thực hành cao về Đầm nén trong chương 5, chương 6 và 7 mô tả sự
ảnh hưởng của nước lên đất và đặc tính của đất. Các chủ đề được giới thiệu bao gồm mao dẫn, nứt nẻ,

1
trương nở và hoạt động của băng cũng như tính thấm, dòng thấm và ứng suất hiệu quả. Hai chương này
sẽ cung cấp những kiến thức thiết yếu cho bốn chương sau về cố kết và sức chống cắt.
Các chủ đề được đề cập trong bốn chương cuối khá hiện đại và cập nhật. Phương pháp
Schmertmann để xác định tính nén ngoài hiện trường được giới thiệu như là một cách xử lý hiện đại về
quá trình nén thứ cấp được phát triển bởi GS. Mesri và các đồng nghiệp. Phương pháp đường ứng suất
của GS. Lambe được giới thiệu trong chương 10 và xem xét kỹ hơn trong chương 11, đặc biệt khi thảo
luận đến các ứng dụng thực tế của lý thuyết sức chống cắt. Chương 11 còn giới thiệu những kết quả mới
của GS. Seed và Lee về kháng cắt thoát nước và không thoát nước của cát. Cũng trong chương này,
chúng tôi sẽ thảo luận về các đặc tính ứng suất – biến dạng và sức bền của đất dính. Dẫu cho các kiến
thức là hiện đại, bởi đây là cuốn sách cho trình độ Đại học, những chủ đề về cường độ dị hướng, khái
niệm trạng thái tới hạn, giả thiết Jürgenson-Rutledge và các thông số độ bền của Hvorslev không được
đề cấp đến ở đây.
Dẫu cho cuốn sách này phục vụ những sinh viên bắt đầu theo học chuyên ngành Địa kỹ thuật,
sinh viên có nền tảng tốt ở các chuyên ngành khác hoặc các kỹ sư có thể thấy cuốn sách này hữu dụng
với các cách trình bày mới những đặc tính kỹ thuật. Với rất nhiều các ví dụ được giải đáp cNn thận, cuốn
sách này gần như có thể dùng để tự học; chính vì vậy nó có thể giải phóng giảng viên khỏi việc giải đáp
lại các ví dụ minh họa và như thể giảng viên có thể tâp trung vào việc giải thích các khái niệm thiết yếu
và minh họa những ứng dụng thực tế của các khái niệm cũng như ví dụ trong sách. Nhóm người dùng
thứ ba mà cuốn sách này nhắm đến là những kỹ sư Địa kỹ thuật, các giá trị điển hình được đưa ra cho tất
cả các chỉ số phân loại và đặc tính thi công/thiết kế cho nhiều loại đất, từ kinh nghiệm bản thân, chúng
tôi thấy rằng những giá trị tiêu biểu đó rất hữu dụng trong công tác thi công/thiết kế thực tế.
Thật sự là việc bất khả thi để có thể cám ơn được hết tất cả những ai đã đóng góp xây dựng cuốn
sách này. Chúng tôi đã cố gắng đề rõ ở tất cả những chỗ có sự tham khảo, trích dẫn, những khái niệm
hoặc ý tưởng từ các tài liệu tham khảo hoặc với những người thầy của chúng tôi, đặc biệt là GS. A.
Casagrande và H.B. Seed; chúng tôi xin được lượng thứ cho bất kỳ sự bỏ quên nào. Chúng tôi cũng
muốn đề cập đến các sinh viên trong những khóa học Địa kỹ thuật đầu tiên của chúng tôi tại trường
Prude, những người đã phải liên tục thay đổi qua vài phiên bản dạng sơ khởi của cuốn sách Giới thiệu
môn Địa kỹ thuật; những ý kiến phê bình và những lời bình luận hũu ích của họ có ý nghĩa rất lớn trong
việc hoàn thành cuốn sách này. Chúng tôi cũng rất biết ơn những lần thảo luận với GS. M.E. Harr của
trường Prude liên quan đến phương pháp phân khúc (fragments) trong chương 7; chúng tôi hi vọng từ
đó sẽ mang lại sự chú ý hơn nữa cho sự chuyên nghiệp và tiện lợi của phương pháp thiết kế rất hiệu quả
này. TS. E. Simiu của Cục Tiêu chuNn Hoa Kỳ đã đọc bản thảo của cuốn sách này vài lần và đóng góp
cho chúng tôi rất nhiều ý kiến quý báu. Chúng tôi cũng xin phép được nhắc rằng cuốn sách Giới thiệu
môn Địa kỹ thuật được viết khi William D. Kovacs còn ở tại trường Purdue và không có liên quan gì
đến vị trí hiện tại của ông tại Cục Tiêu chuNn Hoa Kỳ. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn những người thư
ký tận tụy, bà J.W. Bollinger, cô C. Minth và bà E. Vanderwerp, cho việc đánh máy và sửa những phiên
bản của cuốn sách này. Tác giả thứ nhất cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và động viên của vợ
ông, bà Cricket Morgan, cũng như công việc hiệu đính và chỉnh sửa của bà. Chúng tôi cũng sẽ rất biết
ơn bất cứ lời bình hay sự tranh luận nào của độc giả.
R.D. Holtz
W.D. Kovacs
West Lafayette, Indiana

2
Chương 1 Giới thiệu môn Địa kỹ thuật
1.1. Địa kỹ thuật
Địa kỹ thuật, như tên gọi, quan tâm đến các ứng dụng của kỹ thuật xây dựng liên quan đến các
khía cạnh của trái đất. Thông thường, kỹ sư Địa kỹ thuật chỉ quan tâm đến các vật liệu tự nhiên được
tìm thấy trên hoặc gần bề mặt quả đất. Các kỹ sư xây dựng dân dụng gọi những vật liệu này là đất và đá.
Đất, theo quan điểm xây dựng, là những khối kết tụ tương đối rời của khoáng vật và các vật liệu hữu cơ
và các trầm tích được tìm thấy ở phía trên tầng đá gốc. Các loại đất có thể bị bẻ vỡ dễ dàng thành các
thành phần khoáng vật hoặc các hạt hữu cơ. Các loại đá, ngược lại, có tính dính kết nội tại và các lực
phân tử rất mạnh; những lực này dính kết các hạt khoáng vật với nhau. Điều này đúng kể cả khi đó là
tầng đá gốc lớn hay chỉ là mNu đá cuội trong đất sét. Ranh giới giữa đất và đá thường là không rõ rang
và rất nhiều vật liệu tự nhiên trong thực tế xây dựng khó có thể được phân loại rõ ràng, chúng có thể là
“đá rất mềm” hoặc “đất rất cứng”. Các ngành khoa học khác lại có những ý nghĩa khác nhau cho thuật
đất và đá. Ví dụ trong địa chất, đá nghĩa là tất cả các vật liệu được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất không
phụ thuộc vào việc có bao nhiêu hạt khoáng vật dính với nhau. Đất với các nhà địa chất học chỉ là đá bị
biến chất và phân rã nhỏ, thường được tìm thấy trong những phần rất mỏng nằm trên lớp vỏ trái đất và
có khả năng cung cấp dưỡng chất cho thực vật. Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu về đất và nông
nghiệp chỉ quan tâm đến những lớp nằm trên nhất của đất, đó là những vật liệu liên quan đến nông
nghiệp và trồng rừng. Các nhà Địa kỹ thuật có thể học được nhiều điều từ cả nhà địa chất học lẫn nhà
nghiên cứu về đất. Cả hai ngành khoa học đó, đặc biệt là địa chất công trình, là những ngành bổ trợ quan
trọng cho môn Địa kỹ thuật và giữa chúng cũng có phần chung đáng kể. Nhưng sự khác biệt về thuật
ngữ, cách tiếp cận và mục tiêu có thể gây nên những sự nhầm lẫn, đặc biệt là đối với những người mới
bắt đầu.
Môn Địa kỹ thuật được chia thành vài chuyên ngành khác nhau. Cơ học đất là chuyên ngành
quan tâm đến các đặc tính và cơ chế công trình của đất trong khi cơ học đá quan tâm đến các đặc tính và
cơ chế công trình của đá, thông thường nhưng không nhất thiết là đá gốc. Cơ học đất ứng dụng các
nguyên tắc cơ bản của cơ học bao gồm động học, động lực học, cơ chất lỏng và cơ học vật liệu của đất.
Nói cách khác, đất và đá chứ không phải là nước hay thép, bê tong… bây giờ lại trở thành vật liệu xây
dựng với những đặc tính và cơ chế mà chúng ta cần phải hiểu rõ để có thể xây dựng sử dụng nó hoặc
bên trên nó. Tuy nhiên cần phải chú ý là có những sự khác nhau đáng kể giữa hành vi của các khối đất
và khối đá, trên nguyên tắc không có nhiều điểm chung giữa hai khái niệm này.
Môn nền móng công trình ứng dụng địa chất, cơ học đất, cơ học đá và kết cấu công trình vào
việc thiết kế và xây dựng các nền móng trong xây dựng dân dụng và trong các công trình khác. Kỹ sư
nền móng cần phải có khả năng tiên đoán sự làm việc hoặc sự phản ứng của nền đất hoặc đá dưới tác
động của tải trọng công trình. Một vài ví dụ về các loại vấn đề mà người kỹ sư nền móng gặp phải là
nền công trình cho các khu nhà công nghiệp, thương mại và dân cư và các loại công trình nâng đỡ, gia
cố các tháp radar cũng như nền cho các dàn khoan dầu hay các công trình ngoài khơi khác. Thậm chí
các con tầu cũng cần phải có các khoang chứa khô trong quá trình xây dựng và sửa chữa và những
khoang này cũng cần phải có nền móng. Bệ phóng cho các loại hỏa tiển và các công trình phụ trợ trong
quá trình xây dựng và phóng cũng dẫn đến những vấn đề thú vị và mang tính thử thách cho kỹ sư nền
móng. Liên quan đến các vấn đề Địa kỹ thuật, kỹ sư nền móng thường gặp phải các vấn đề về sự ổn
định của mái dốc tự nhiên hoặc mái đào, sự ổn định của các công trình chắn đất vĩnh cửu và tạm thời,
các vấn đề về xây dựng, điều khiển sự di động và áp lực nước và thậm chí là việc duy tu và dỡ bỏ các
tòa nhà cũ. Nền công trình không chỉ chịu các tải trọng tĩnh và tải trọng xây dựng mà nó cũng phải có
khả năng chống lại, ở một mức độ nào đó của tải trọng động gây ra bởi các vụ nổ hay động đất…
Trong suy nghĩ, không thể thiết kế hoặc xây dựng bất cứ công trình nào mà không cần xem xét
đến cùng nền đất hoặc đá ở một mức độ nào đó, và điều này thì đúng cả với công trình được xây dựng
3
trên mặt đất hoặc là ngoài khí quyển. Sự làm việc, tính kinh tế và độ an toàn của bất cứ công trình xây
dựng nào xét đến cùng thì bị ảnh hưởng hoặc thậm chí bị điều khiển bởi nền móng của nó.
Vật liệu đất thường được dùng như vật liệu xây dựng bởi chúng là loại vật liệu rẻ nhất và sẵn có.
Tuy nhiên các đặc tính công trình của chúng như sức bền và tính nền thì thường lại rất kém và các biện
pháp đặc biệt cần được tiến hành để làm chặt, tăng độ bền hoặc ổn định và gia cố các vật liệu đất để
chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu trong công việc. Các con đê cho đường cao tốc, đường tàu hỏa,
sân bay, đập đá và đất, các công trình dẫn nước là các ví dụ cho công trình đất và người kỹ sư Địa kỹ
thuật phải chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và xây dựng những công trình này. Sự an toàn của đập và
việc phục hồi các con đập cũ cũng là những khía cạnh quan trọng đối với người kỹ sư Địa kỹ thuật.
Trong việc xây dựng các con đường cao tốc và sân bay, việc thiết kế lớp phủ bề mặt trên cùng cũng khá
quan trọng và ở đây có sự tương đồng về công việc giữa môn Địa kỹ thuật và môn Giao thông.
Môn học Công trình đá, giống như môn nền móng cho đất, quan tâm đến đá như là nền và vật
liệu xây dựng. Bởi hầu hết bề mặt quả đất được bao phủ bởi đất hoặc nước, môn công trình đá thường
giải quyết các bài toán ngầm như đường hầm, nhà máy điện ngầm, mỏ khoáng sản… Tuy nhiên môn
công trình đá đôi khi cũng giải quyết các bài toán phía trên mặt đất như trong trường hợp các khu nhà
cao tầng hoặc đập được xây trên nền đá gốc hoặc đào sâu vào nền đá gốc hoặc sự ổn định của mái đá…
Trong việc giới thiệu một số vấn đề cơ bản mà người kỹ sư Địa kỹ thuật gặp phải, chúng tôi
muốn bạn nhìn thấy, đầu tiên là, ngành Địa kỹ thuật rộng như thế nào và, thứ hai là, ngành Địa kỹ thuật
quan trọng như thể nào đối với việc thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng. Theo một cách nghĩ
rất thực tế, môn Địa kỹ thuật kết hợp các khoa học cơ bản, địa chất và thổ nhưỡng với các ngành thủy
lực, kết cầu, giao thông, xây dựng và khai thác mỏ.

1.2. Đặc tính tự nhiên riêng biệt của vật liệu đất và đá
Địa kỹ thuật mang tính thực nghiệm rất cao và có lẽ mang tính “nghệ thuật” cao hơn bất cứ môn
nào khác trong ngành Xây dựng công trình bởi các đặc tính tự nhiên cơ bản của vật liệu đất và đá.
Chúng thường có thể biến đổi cao thậm chí chỉ trong khoảng cách vài mm. Hay nói cách khác, đất có xu
hướng là loại vật liệu không đồng nhất hơn là đồng nhất. Điều đó có nghĩa là vật liệu của chúng hoặc
các đặc tính công trình thường thay đổi lớn từ điểm này sang điểm khác ngay trong một khối đất. Hơn
thế nữa, nói chung đất là loại vật liệu không tuyến tính; đường quan hệ ứng suất- biến dạng của chúng
không phải là đường tuyến tính. Phức tạp hơn một chút, đất là loại vật liệu không bảo thủ
(nonconservative); chúng có một trí nhớ thú vị có thể ghi lại hầu hết mọi thứ xảy ra với chúng và chính
đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến các ứng xử với công trình của chúng. Thay vì đẳng hưởng, đất lại là
vật liệu dị hướng, các đặc tính của chúng thay đổi theo các phương. Hầu hết các lý thuyết đã có của đặc
tính cơ học của vật liệu xây dựng được giả thiết rằng các vật liệu là đồng nhất và đẳng hướng và chúng
tuân theo các luật quan hệ ứng suất – biến dạng là tuyến tính. Những vật liệu xây dựng thông thường
như thép và bê tông không khác biệt quá nhiều từ những sự lý tưởng hóa này và do đó người ta có thể sử
dụng, các lý thuyết tuyến tính đơn giản để dự đoán ứng xử của chúng dưới các tải trọng công trình. Đối
với đất và đá, chúng ta lại không được may mắn như vậy. Như các bạn sẽ thấy khi học môn Địa kỹ
thuật, chúng ta có thể giả thiết luật ứng xử tuyến tính cho ứng suất – biến dạng nhưng khi đó phải áp
dụng những hệ số an toàn hoặc kinh nghiệm lớn cho các thiết kế để xét đến đặc tính ứng xử thực tế của
vật liệu. Hơn thế nữa, đặc tính của các vật liệu đất và đá ngoài hiện trường lại thường bị ảnh hưởng và
khống chế bởi các sự liên kết, đứt gãy, những lớp và vùng yếu hoặc các “hỏng hóc” khác trong vật liệu;
và thông thường các thí nghiệm trong phòng và các phương pháp phân tích đơn giản của chúng ta lại
không xét đến các đặc tính thực tế này của đất và đá. Chính những điều này khiến cho môn Địa kỹ thuật
thật sự là “nghệ thuật” hơn là môn khoa học về công trình. Sự thành công trong môn Địa kỹ thuật phụ
thuộc vào khả năng đánh giá và kinh nghiệm thực tế tốt của người thiết kế, người xây dựng hoặc người

4
tư vấn. Nói cách khác, một kỹ sư Địa kỹ thuật thành công phải phát triển được “cảm giác” về ứng xử
của đất và đá trước khi một thiết kế nền móng an toàn và kinh tế có thể được sinh ra hoặc một công trình
xây dựng có thể được xây một cách an toàn.

1.3. Phương pháp nghiên cứu Địa kỹ thuật


Bởi bản chất của các vật liệu đất và đá, cả thí nghiệm trong phòng lẫn thí nghiệm ngoài trời đều
rất quan trọng trong Địa kỹ thuật. Có một cách mà người kỹ sư có thể làm để phát triển cảm giác về đặc
tính của đất và đá đó là thu thập một số kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng cách tiến hành các thí
nghiệm đơn giản về phân loại và các đặc tính công trình của nhiều loại đất và đá khác nhau. Theo cách
này, họ có thể xây dựng nên “ngân hàng dữ liệu cảm giác” về thực tế đất và đá trông như thế nào, chúng
có thể ứng xử như thế nào khi lượng nước thay đổi hay dưới các tải trọng công trình khác nhau và
những giá trị có thể đạt được ở các thí nghiệm khác nhau. Đây là một dạng của quá trình tự hiệu chỉnh,
nhờ đó khi bạn gặp một loại đất trầm tích hoặc loại đá mới, bạn sẽ có trước một số khái niệm về những
vấn đề công trình có thể gặp phải tại địa điểm này. Bạn cũng có thể bắt đầu phán đoán, ít nhất là về mặt
định tính, tính chính xác của các kết quả thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường cho các loại
vật liệu tại địa điểm đó. Do đó các kinh nghiệm trong phòng cũng như hiện trường là rất quan trọng để
giúp bạn phát triển “cảm giác” về đặc tính của đất và đá. Dĩ nhiên, cũng như với bất cứ ngành nào khác,
việc học tập các đặc tính và hành vi của đất và đá trong phòng thí nghiệm cần phải được tiến hành cùng
với việc nghiên cứu kỹ về các mặt lý thuyết, thực nghiệm và thiết kế của Địa kỹ thuật trong thực hành.

1.4. Mục tiêu cuốn sách


Trọng tâm chính của cuốn sách này sẽ là các hành vi công trình của các vật liệu đất. Cơ học đất
và sự phân tích cùng với thiết kế của nền móng và các công trình đất là sự ứng dụng tương đối trực tiếp
nhưng đó là sáng tạo, sự ứng dụng của các môn cơ học, sức bền vật liệu và kết cấu công trình cơ bản.
Thông thường chìa khóa dẫn tới sự thành công trong Địa kỹ thuật nằm ở kiến thức và sự hiểu rõ các đặc
tính công trình và hành vi của đất ngoài thực địa, khi chúng phải chịu các tải trọng công trình và các
điều kiện môi trường. Do đó chúng tôi cảm thấy rằng các sinh viên mới cần phải, đầu tiên, phát triển sự
biết đánh giá các đặc tính công trình của đất như là một loại vật liệu khác biết với các loại vật liệu thông
thường khác trong xây dựng dân dụng trước khi được hướng dẫn sâu hơn về phân tích và thiết kế nền
móng và công trình đất.
Do đây là cuốn sách cơ bản và phương pháp chúng tôi sử dụng là nhấn mạnh đến các vấn đề cơ
sở với sự định hướng đến các ứng dụng thực tế mà một kỹ sư xây dựng dân dụng hay gặp phải trong
thực tế xây dựng công trình. Cuối cùng chúng tôi hi vọng bạn sẽ biết đủ về đất và các loại đất trầm tích
để tránh phạm phải các sai lầm nghiêm trọng trong các vấn đề liên quan đến chuyên ngành của bạn mà
có bao gồm đất và các vật liệu đất.
Trong phần đầu của cuốn sách, chúng tôi giới thiệu một vài các khái niệm cơ bản và các chỉ số
đặc tính của đất được sử dụng xuyên suốt cả cuốn sách. Sau đó một số cách phân loại đất thông thường
sẽ được giới thiệu. Sự phân loại đất là rất quan trọng bởi đó là “ngôn ngữ” mà các kỹ sư sử dụng để trao
đổi các kiến thức chung về hành vi công trình của các loại đất tại một địa điểm cụ thể. Phần còn lại của
cuốn sách quan tâm đến các đặc tính công trình của đất, các đặc tính cần thiết cho việc thiết kế nền
móng và công trình đất. Các chủ đề được bàn đến bao gồm ảnh hưởng đến hành vi, tính trương nở, co
ngót và tính thấm (nước chảy qua đất như thế nào) của đất như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục với
tính nén của đất, khía cạnh quan trọng để dự đoán độ lún của các công trình được xây dựng trên khối

5
đất. Cuối cùng, chúng tôi sẽ mô tả một vài đặc tính về sức bền cơ bản của cả đất dính và đất rời. Sức bền
của đất rất quan trọng cho việc thiết kề nền móng, tường chắn đất và mái dốc.
Rất nhiều vấn đề thực tế của Địa kỹ thuật phụ thuộc vào các vấn đề bao gồm địa chất và bản
chất hình thành các lớp đất cũng như các lớp trầm tích. Các bạn được khuyến khích tham dự các khóa
học liên quan đến kiến thức địa chất cơ bản và địa chất công trình để kết nối với các kiến thức về Địa kỹ
thuật công trình.
Chúng tôi hi vọng rằng với nền tảng của cuốn sách này, bạn sẽ được chuNn bị cho các khóa học
sâu hơn về nền móng và công trình đất; bạn cần làm thế nào để thu được các đặc tính đất được yêu cầu
cho hầu hết các thiết kế và bạn cần có khái niệm tương đối tốt về phạm vi các giá trị cho những đặc tính
nhất định sau khi đã có khái niệm cơ bản về sự phân loại đất. Cuối cùng bạn cần phải biết tương đối sâu
về những thứ cần thu thập tại hiện trường, làm thế nào để tránh phạm phải các sai lầm nghiêm trọng và
hao phí và tự ý thức được sự giới hạn và kiến thức về đất như một vật liệu xây dựng của bản.

1.5. Sự hình thành của đất và bản chất của các thành phần đất
Như chúng tôi đã đề cập trước rằng đất xét từ quan điểm xây dựng dân dụng là khối kết tụ tương
đối yếu của các khoáng chất và loại vật liệu hữu cơ được tìm thấy trên nền đá gốc. Theo nghĩa rộng hơn,
thậm chí cả nền đá gốc nông cũng là đối tượng của các kỹ sư Địa kỹ thuật và một vài ứng dụng của
chúng sẽ được bàn tới.
Bạn có thể nhớ từ những lớp khoa học cơ bản rằng trái đất có một lớp vở ngoài của đá bazan và
đá granite dày từ 10 đến 40 km. Phía ngoài của lớp đá cứng này là một lớp vỏ tương đối mỏng với độ
sâu thay đổi của những cái mà các nhà địa chất gọi là vật liệu không cố kết. Những vật liệu này có thể
thay đổi về kích cỡ từ những hạt khoáng chất kích cớ dưới micrometer tới các viên đá hộc. Sự phong
hóa và các quá trình địa chất khác tác động đến đá ở tại hoặc ở gần mặt đất để tạo nên những vật liệu
không cố kết này, hay là đất. Sự phong hóa, thông thường bắt nguồn từ các quá trình của khí quyển, làm
thay đổi thành phần và cấu trúc của các loại đá này thông qua các tác động hóa học và vật lý. Sự phong
hóa vật lý hoặc cơ học gây ra sự làm tan rã đá thành các hạt có kích cỡ nhỏ hơn. Các tác nhân phong
hóa vật lý bao gồm sự đông lạnh và sự tan băng, thay đổi nhiệt độ, ăn mòn và sự hoạt động của các loại
động thực vật – bao gồm cả con người. Sự phong hóa hóa học phân rã những khoáng chất trong đá
thông qua sự ôxy hóa, sự khử, sự carbonate hóa và các quá trình hóa học khác. Nói chung sự phong hóa
hóa học quan trọng hơn cơ học nhiều trong việc hình thành đất. Nói ngắn gọn thì đất là sản phNm phong
hóa của đá. Đất tại một địa điểm có thể là phần còn lại (phong hóa tại chỗ) hoặc phần được dịch chuyển
(bởi nước, gió, băng…) và lịch sử địa chất của một loại trầm tích nhất định có ảnh hưởng đáng kể đến
các đặc tính công trình của nó.
Bản chất của các thành phần của đất sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong cuốn sách này. Từ bây
giờ, chúng tôi muốn đặt một vài điểm nhấn về những gì chúng ta sẽ nghiên cứu. Bạn đã có một vài ý
tưởng về đất. Ít nhất bạn biết thể nào là cát và sỏi, thậm chí là các loại đất hạt mịn như sét và cát bụi.
Những thuật nghữ này có những định nghĩa khá chính xác về mặt công trình như chúng ta sẽ thấy sau
này nhưng cho đến giờ khái niệm cơ bản rằng đất là các loại hạt là đủ. Hạt của những cái gì? Thông
thường là hạt của các khoáng chất hoặc đơn giản hơn là của các mảnh vỡ vụn của đá được tạo thành từ
các quá trình phong hóa mà ta đã nói đến ở trên. Nếu chúng ta từ bây giờ chỉ nói về kích cỡ hạt, sỏi là
các mNu đá nhỏ mà thường bao gồm vài loại khoáng chất, trong khi cát thậm chí nhỏ hơn và mỗi hạt cát
thường chỉ chúa một loại khoáng chất. Nếu bạn không thể nhìn được từng hạt đất khi đó đất đó hoặc là
cát bụi hoặc sét hoặc hỗn hợp của hai loại đó. Trên thực tế, đất tự nhiên thường là hỗn hợp của một vài
loại cỡ hạt khác nhau và có thể bao gồm cả các hạt hữu cơ. Một số loại đất như đất hữu cơ (peat) có thể
hầu hết là chất hữu cơ. Hơn thể nữa, bởi vì đất là loại vật liệu gồm các hạt, chúng có những lỗ rỗng và

6
những lỗ rỗng này thường chứa nước và không khí. Và chính sự tương tác vật lý và hóa học của nước và
khí trong các lỗ rỗng với các hạt đất cũng như sự tương tác giữa bản thân các hạt đất với nhau làm cho
hành vi của đất rất phức tạp và dẫn đến các ứng xử phi tuyến, không bảo thủ (nonconservative) và
không đẳng hướng mà chúng tôi đã đề cập trước đó. Và nếu bây giờ bạn thêm vào sự thay đổi và tính
không đồng nhất của trầm tích đất tự nhiên gây ra bởi tính thất thường của tự nhiên, bạn có thể hình
dung được đất thực tế là loại vật liệu xây dựng rất phức tạp. Giúp đỡ bạn thiết lập các trật tự trong tình
huống/mớ kiến thức hỗn loạn này là nhiệm vụ chủ yếu của cuốn sách này.

1.6. Lịch sử phát triển của ngành Địa kỹ thuật


Ngay từ khi con người bắt đầu xây dựng nhà cửa, họ đã sử dụng đất như là nền móng hoặc vật
liệu xây dựng. Người Ai cập, Babylon, Trung quốc và Ấn độ cổ đã biết cách xây dựng các con đê bằng
đất quanh các khu vực bị lũ. Các ngôi chùa và đài tưởng niệm cổ được xây dựng trên khắp thế giới từ
đất và đá theo cùng một cách. Người Aztec xây dựng các ngôi đền và thành phố trên các nền đất rất yếu
trong thung lũng Mexico rất lâu trước khi người Tây ban nha đến Tân Thế giới. Các kiến trúc sư và
người xây dựng châu Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ đã học được về lún của các nhà thờ và các tòa nhà
lớn. Ví dụ được chú ý nhất, dĩ nhiên, là Tháp nghiêng Pisa. Những người Scandinavi đã sử dụng các cọc
ghỗ để đỡ nhà trên nền sét yếu. Việc thiết kế các nền công trình và các việc xây dựng khác bao gồm đất
và đá chủ yếu dựa trên các nguyên tắc theo thói quen và rất ít các lý thuyết được phát triển cho mãi đến
giữa thế kỷ 18.
Coulomb là cái tên nổi tiếng nhất thời kỳ đó. Ông rất quan tâm đến các vấn đề của áp lực đất lên
tường chắn và có vài qui trình tính toán của ông vẫn còn được dùng đến nay. Lý thuyết phổ biến nhất
cho sức kháng cắt của đất đã được đặt theo tên ông. Trong suốt thế kỷ tiếp theo, các kỹ sư người Pháp
Collin và Darcy và kỹ sư người Scots Rankine đã có những phát hiện quan trọng. Collin là kỹ sư đầu
tiên quan tâm đến sự phá hỏng của mái dốc đất sét cũng như cách đo sức kháng cắt của đất sét. Darcy đã
thiết lập định luật cho dòng chảy của nước qua cát. Rankine đã phát triển phương pháp tính áp lực đất
lên tường chắn. Ở Anh, Gregory đã dùng những ống thoát nước ngang và các túi chứa đất được nén chặt
để làm ổn định các mái dốc dưới đường tàu hỏa.
Sang thế kỷ mới, những sự phát triển quan trọng trong ngành đã diễn ra tại Scandinavia, chủ yếu
ở Thụy điển. Atterberg đã định nghĩa các giới hạn cho đất sét mà ngày nay vẫn còn dùng. Suốt thời kỳ
1914 – 1922, cùng với sự khảo sát một số sự hỏng hóc công trình cảng và đường sắt quan trọng, Ủy ban
Địa kỹ thuật của Hiệp hội đường sắt Thụy điển đã phát triển rất nhiều khái niệm và các dụng cụ quan
trọng trong ngành Địa kỹ thuật. Các phương pháp tính ổn định mái dốc hay các kỹ thuật khảo sát hiện
trường đã được phát triển. Họ cũng đã hiểu được các khái niệm quan trọng như là độ nhạy của đất sét và
quá trình cố kết, đó là quá trình thoát nước ra khỏi lỗ rỗng trong đất sét. Vào thời kỳ đó, đất sét được coi
là hoàn toàn chống thấm nước nhưng những người Thụy điển đã tiến hành các thí nghiệm hiện trường
để chứng minh điều đó là sai. Úy ban này cũng lần đầu tiên sử dụng từ Địa kỹ thuật (tiếng Thụy điển là
geotekniska) theo nghĩa như chúng ta biết ngày nay: sự kết hợp của địa chất và kỹ thuật xây dựng công
trình dân dụng.
Dẫu có những sự phát triển sớm ở Thụy điển, cha đẻ của cơ học đất thật sự lại là một người Áo,
GS. Karl Terzaghi. Năm 1925 ông xuất bản cuốn sách hiện đại đầu tiên về cơ học đất và trên thực tế cái
tên “cơ học đất” là sự phiên dịch trực tiếp từ từ tiếng Đức erdbaumechanik. Terzaghi là một kỹ sư xuất
chúng và vô cùng sáng tạo. Ông đã viết vài cuốn sách quan trọng và trên 250 bài báo cùng báo cáo kỹ
thuật và tên của ông sẽ được nhắc đến rất nhiều lần trong cuốn sách này. Ông đã là giáo sư tại trường
Robert ở Istanbul, trường Kỹ thuật Hochschule ở Vienna, đại học MIT và Harvard ở Mỹ từ năm 1938
đến khi ông nghỉ hưu năm 1956. Ông tiếp tục làm việc như một cố vấn kỹ thuật cho đến khi ông qua đời
năm 1963 ở tuổi 80.

7
Một sự đóng góp quan trọng khác cho sự phát triển của cơ học đất hiện đại là GS. Arthur
Casagrande, GS của trường Harvard từ năm 1932 đến năm 1969. Bạn sẽ thấy tên ông xuất hiện khá
thường xuyên trong cuốn sách này bởi rất nhiều đóng góp quan trọng của ông cho môn cơ học đất và
nền móng công trình. Những người có công đóng góp quan trọng khác trong ngành này còn có Taylor,
Peck, Tschebotarioff, Skempton và Bjerrum. Từ năm 1950, ngành Địa kỹ thuật phát triển rất nhanh và
tên của những người có công cho sự phát triển nhanh chóng này là quá nhiều để có thể liệt kê hết ra.
Cả Terzaghi và Casagrande đã bắt đầu giảng dạy môn cơ học đất và địa chất công trình tại Mỹ.
Trước chiến tranh thế giới II, chủ đề này chỉ được dạy cho các khóa học cao học tại rất ít trường đại học.
Sau chiến tranh, nó trở nên phổ biến trong hầu hết các trường dạy về xây dựng dân dụng. Trong những
năm gần đây, các chương trình cao học ngành Địa kỹ thuật đã được giảng dạy tại rất nhiều trường đại
học và có một sự bùng nổ thông tin dựa trên số lượng các hội nghị, tạp chí kỹ thuật và sách xuất bản
trong suốt hai thập kỷ qua.
Những sự phát triển quan trọng gần đây bao gồm ngành Động đất và Động lực học của đất, sử
dụng máy tính để giải các vấn đề công trình phức tạp và bắt đầu ứng dụng xác suất và thống kê vào
phân tích và thiết kế Địa kỹ thuật.

1.7. Chú ý về các kí hiệu và đơn vị


Khởi đầu mỗi chương chúng tôi sẽ liệt kê các kí hiệu được dùng trong chương đó. Cũng như các
ngành khác, không có một ký hiệu chuNn trong toàn ngành Địa kỹ thuật do đó chúng tôi đã cố áp dụng
những kí hiệu phổ biến nhất trong cuốn sách này. Ví dụ, Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ
(ASTM) có một danh sách các khái niệm cơ bản cho các thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến cơ học đất
và đá; danh sách này đã được chuNn bị từ vài năm trước cùng với Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Hoa Kỳ
(ASCE) và Hiệp hội Cơ học đá quốc tế (ISRM). Gần đây Hiệp hội Cơ học đất và Kỹ thuật Nền móng
quốc tế (ISSMFE) đã xuất bản một danh sách chi tiết các kí hiệu. Dẫu cho có vài sự khác biệt với danh
sách này bởi quan niệm cá nhân của chúng tôi, chúng tôi vẫn cố gắng tuân theo những sự gợi ý đó.
Các đơn vị được sử dụng trong ngành Địa kỹ thuật có thể được gọi một cách lịch sự là sự pha
trộn hoặc ít lịch sự hơn là một vài những thứ không tốt. Trong thực tế có một sự trộn lẫn trong việc sử
dụng hệ đơn vị cgs-metric, hệ đơn vị kiểu Anh hay hệ đơn vị lai kiểu châu Âu. Với sự ra đời của hệ đơn
vị thống nhất SI (Le Systeme International d’Unites) ở Hoa Kỳ và Canada, chúng tôi nghĩ rằng các bạn
cần phải học cách sử dụng những đơn vị này trong ngành Địa kỹ thuật. Tuy nhiên do hệ đơn vị Anh vẫn
được sử dụng phổ biến, bạn nên làm quen với các giá trị cơ bản của cả hai hệ thống này. Để giúp bạn
chuyển đổi các hệ đơn vị khi cần trong ngành Địa kỹ thuật chúng tôi đưa ra các giải thích và ví dụ trong
phụ lục A.

8
Phụ lục A
Ứng dụng của hệ đơn vị đo SI trong ngành Địa kỹ
thuật
A1. Giới thiệu
Trong cộng đồng khoa học và kỹ thuật, luôn có một số nhầm lẫn về hệ đơn vị chính xác dùng
cho các đo đạc và đại lượng vật lý. Rất nhiều hệ đo đã được đề xuất và sử dụng trong suốt vài thế kỷ
qua. Gần đây, với sự phát triển về hợp tác và thương mại quốc tế, rõ ràng là một hệ thống duy nhất và
được chấp nhận rộng rãi sẽ không chỉ là tiện lợi mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tế.
Dẫu cho ngành Địa kỹ thuật không phải là ngành có nhiều sự nhầm lẫn về hệ đơn vị nhất nhưng
không nghi ngờ gì khi nói đây là một trong những ngành sử dụng nhiều hệ thống đơn vị nhất. Các kỹ sư
trong phòng thí nghiệm, cùng với đồng nghiệp của họ trong vật lý, đã cố gắng sử dụng vài kiểu của hệ
đơn vị mét, thông thường là hệ cgs (centimeter – gram – second) cho các thí nghiệm trong phòng đơn
giản. Và họ sẽ sử dụng hệ mks (metre – kilogram – second) để đo ứng suất và áp lực trong các thí
nghiệm cố kết và ba trục; và sử dụng hệ đơn vị Anh cho các thí nghiệm nén. Như tất cả các giáo viên cơ
học đất có thể chứng nhận, sự nhầm lẫn trong việc sử dụng đơn vị là rất lớn. Ít nhất là các kỹ sư Địa kỹ
thuật ở Bắc Mỹ có sự tương đồng trong việc sử dụng hệ đơn vị Anh cho các thí nghiệm trong phòng và
đo ứng suất, độ chặt ngoài hiện trường… dẫu cho họ thường thay thế giữa pounds trên foot vuông, kips
trên foot vuông… tùy thuộc theo ý kiến khách hàng. Thật may là 1 tấn lực/foot vuông sai biệt khoảng
2% so với 1 kg lực/centimeter vuông và các kỹ sư nền móng có thể chuyển đổi trực tiếp với một ít sai
số. Một cách chặt chẽ, sử dụng lực như là một đơn vị cơ bản là sai; khối lượng cần phải là một đơn vị cơ
bản và lực sẽ được xác định tuân theo định luật II Newton. Sử dụng kg như một đơn vị lực là một trong
những khó khăn của hệ đơn vị metre, một phiên bản của hệ đơn vị mks, thường được sử dụng bởi các kỹ
sư châu Âu. Ít nhất họ đã cố gắng phân biệt giữa khối lượng và lực bằng cách gọi kg lực (kilopond kp).
Một phiên bản hiện đại hóa của hệ đơn vị meter được phát triển trong hơn 30 năm qua. Hệ đơn
vị này được biết đến với cái tên SI, viết tắt của “Le système International d’Unités” (Hệ đơn vị đo quốc
tế); nó được mô tả chi tiết trong ASTM (1966) Hướng dẫn hệ đơn vị meter thực hành và trong Tiêu
chuNn ASTM cho hệ đơn vị meter thực hành (1980), kí hiệu E380-79 có ở phần cuối của tất cả các cuốn
tiêu chuNn ASTM được xuất bản hàng năm. Hệ thống này cuối cùng có thể trở thành hệ thống được sử
dụng phổ biến và duy nhất hợp pháp ở Hoa Kỳ, Canada và một vài nước khác vẫn sử dụng hệ Anh. Trên
thực tế, bản thân nước Anh đã sử dụng hoàn toàn hệ SI vào năm 1972, Úc và New Zealand theo dùng
sau một thời gian ngắn sau đó. Hầu hết các nước châu Âu đã có các hệ số chuyển đổi sang hệ SI, đặc
biệt là trong kỹ thuật.

A2. Hệ đơn vị SI
Hệ đơn vị SI hoàn toàn chặt chẽ và đã được hợp thức hóa. Nó được xây dựng dựa trên bảy đơn
vị cơ bản cho chiều dài (metre), khối lượng (kg), thời gian (second), dòng điện (ampere), nhiệt độ
(Kelvin), cường độ sáng (candela) và lượng vật chất (mole). Tất cả những đơn vị này có tên, định nghĩa
và kí hiệu chính xác. Đơn vị của tất cả các đại lượng vật lý khác có thể được tính ra dựa trên các đại
lượng cơ bản này. Đôi khi các đại lượng tính ra được đặt các tên đặc biệt, ví dụ như newton cho lực và
watt cho công suất. Đơn vị cho lực thay thế kgf của hệ mks do đó tên của đơn vị chỉ ra rằng nó là một
đơn vị lực chứ không phải khối lượng. Một thuận lợi to lớn là chỉ duy nhất một đơn vị đại diện cho mỗi
đại lượng vật lý và tất cả các đại lượng cơ học khác như là vận tốc, lực và công… có thể được tính ra từ

9
các đơn vị cơ bản. Hơn nữa các đơn vị của hệ SI như là lực, năng lượng và công suất thì độc lập với bản
chất của quá trình vật lý, bất kể đó là cơ học, điện hoặc hóa học.
Trong hai phần tiếp theo của phụ lục này, chúng tôi sẽ mô tả chi tiết hệ đơn vị SI được dùng
trong ngành Địa kỹ thuật và các hệ số chuyển đổi phù hợp cho một số các đơn vị trong hệ mks và hệ
Anh. Do các bạn sẽ gặp phải những vấn đề này trong thực tế công việc, các bạn nên biết làm thế nào để
chuyển đổi giữa những hệ đơn vị này và hệ SI và nên có “cảm nhận” cho các đại lượng vật lý trong các
hệ đơn vị này.

A3. Các đơn vị cơ bản và biến đổi từ hệ đơn vị SI


Ba đơn vị cơ bản cho các kỹ sư Địa kỹ thuật là chiều dài (metre – m), khối lượng (kilogram –
kg) và thời gian (second – s [giây]). Nhiệt độ thường được thể hiện là độ K (Kelvins) hoặc độ C
(Celsius). Dòng điện là amperes (A). Các đơn vị khác có thể là radian và steradion, đơn vị của các góc
phẳng và góc đặc.
Các đơn vị tính toán mà các kỹ sư Địa kỹ thuật dùng được liệt kê trong bảng A-1. Các tiền tố
dùng để chỉ gấp nhiều lần hoặc giảm nhiều lần được liệt kê trong bảng A-2. Cần chú ý là khoảng cách,
chứ không phải là dấu phNy, cần được dùng để phân tách các nhóm số 0.
Để duy trì tính chặt chẽ, các quy tắc thường yêu cầu chỉ sử dụng các đơn vị cơ bản để hình thành
các đơn vị tính toán. Ví dụ như, đơn vị lực, newton, được tính theo định luật II Newton, F = Ma, trong
đó M là khối lượng theo kg và gia tốc a là m/s2. Để tính ra các đơn vị kết hợp như là áp lực hoặc ứng
suất (pascal hoặc newton trên mét vuông), bội số hoặc thương số của các đơn vị cơ bản cần tránh được
sử dụng. Ví dụ N/cm2 và N/mm2 là sai, kN/m2 hoặc MN/m2 là đúng.

Bảng A-1

Đại lượng Đơn vị Kí hiệu SI Công thức

Gia tốc Mét trên giây bình phương m/s2 -

Diện tích Mét vuông m2 -

Diện tích Hecta ha ha2 = 104 m2

Mật độ Kilogram trên mét khối kg/m3 -

Lực Newton N kg * m/s2

Tần số Hez Hz 1/s

Momen Newton mét N*m kg * m2/s2

Công suất Watt W J/s

Áp lực Pascal Pa N/m2

Ứng suất Pascal Pa N/m2

10
Đơn vị khối lượng Newton trên mét khối N/m3 kg/m2 * s2

Vận tốc Mét trên giây m/s -

Điện áp Volt V W/A

Thể tích Mét khối m3 -

Thể tích Lít L dm3 = 10-3 m3

Công (năng lượng) Joule J N*m

Bảng A-2

Hệ số Tiền tố Kí hiệu

1018 exa E

1015 peta P

1012 tera T

109 giga G

106 mega M

103 kilo k

102 hector h

101 deka da

10-1 deci d

10-2 centi c

10-3 mili m

10-6 micro µ

10-9 nano n

10-12 pico p

10-15 femto f

10-18 atto a

11
A4. Hệ đơn vị SI dùng trong Địa kỹ thuật và các hệ số quy đổi
Chiều dài. Đơn vị chiều dài trong hệ đơn vị SI là mét (m). Các bội số chiều dài là kilomét (km),
milimét (mm), micromét (µm) và nanomét (nm). Các hệ số quy đổi với các hệ đơn vị khác như sau:
1 inch, in = 25.4 mm = 0.0254 m
1 foot, ft = 0.3048 m
1 yard, yd = 0.9144 m
1 mile (đường bộ) = 1.609 x 103m = 1.609 km
1 mile (đường biển) = 1.852 x 103m = 1.852 km
1 angstrom = 1 x 10-10m = 0.1 nm
1 mil = 2.54 x 10-5m = 0.0254 mm = 25.4 µm

Trong thực tế thường dùng các đơn vị là bội/thương số 1000 của mét, ví dụ như mm, m, km. Nói
chung nên tránh việc sử dụng cm, dm.

Khối lượng. Trong vật lý, quán tính hay khối lượng (kilogram, kg) của một vật thể vật lý là đơn
vị đo của đặc tính quyết định sự phản ứng của vật đó trước một lực tác dụng lên. Bằng cách sử dụng
định luật II Newton việc đo khối lượng sẽ thuận lợi hơn nếu dựa trên gia tốc sinh ra bởi một đơn vị lực,
do vậy một đơn vị lực khiến cho 1 kg có gia tốc 1 m/s2. Khối lượng khi đó là đơn vị đo hợp lý cho lượng
vật chất trong một vật thể. Khối lượng được giữ không đổi thậm chí nếu nhiệt độ, hình dạng hoặc các
đặc tính vật lý khác thay đổi. Không giống như trọng lượng, khối lượng của một vật không phụ thuộc
vào lực quán tính và do vậy không phụ thuộc và vị trí của vật đó trong vũ trụ. Các đơn vị khối lượng
thực tế thường dùng là megagram (Mg, bằng 1 tấn), kilogram và gram; hai đơn vị sau thường dùng
trong phòng thí nghiệm. Một số hệ số qui đổi thường dùng là:
1 pound (Anh), lbm = 0.4536 kg
1 tấn Anh, ton = 2000 lbm = 907.2 kg
1 gram, g = 10-3 kg
1 tấn, t = 106 g = 103 kg = 1 Mg
1 slug (1 lb-lực/ft/s2) = 14.59 kg

Thời gian. Dẫu cho giây (second, s) là đơn vị thời gian cơ bản của hệ SI, phút (minute), giờ
(hour), ngày (day), … được sử dụng theo thói quen dù chúng không phải bội số chẵn 10 của giây.

Lực. Như đã nói, đơn vị lực trong hệ SI được bắt nguồn từ công thức F = Ma, và có tên là
Newton (N), tương đương với 1 kg.m/s2. Hệ số quy đổi cho lực như sau:
1 lb-lực = 4.448 N
1 ton-lực Anh = 8.896 x 103 N = 8.896 kN
3
1 kip = 1000 lb-lực = 4.448 x 10 N = 4.448 kN
1 kg-lực, kp = 9.807 N

12
1 tấn-lực = 1000 kg-lực = 9.807 x 103 N = 9.807 kN
1dyne (g.cm/s2) = 10-5 N = 10 µN

Rõ ràng là nếu chỉ dùng đơn vị newton các chỉ số lực sẽ rất lớn và đôi khi sẽ khá bất tiện; vì vậy
trong thực tế thường dùng các tiền tố kilo (103), mega (106) và giga (109) và khi đó các đơn vị lực sẽ là
kilonewton (kN), meganewton (MN) và giganewton (GN). Các tiếp đầu ngữ thường dùng khác gồm có:
1 kilonewton, kN = 103 newton
1 megaewton, MN = 106 newton = 103 kN
1 figanewton, FN = 108 newton = 105 kN
1 giganewton, GN = 109 newton = 106 kN
3 giganewton, kN = 30 figanewton = 1 boxafiganewtons
14.4 giganewton, kN = 140 figanewton = 1 grossafiganewtons

Đơn vị chính xác để biểu thị trọng lượng là newton do trọng lượng là lực quán tính gây ra gia
tốc hướng xuống dưới của vật thể, W = Mg với M là khối lượng và g là gia tốc (gây ra bởi trọng lực).
Bởi gia tốc do trọng lực thay đổi cùng với vĩ độ và độ cao, hệ SI khuyến cáo nên tránh sử dụng trọng
lượng mà thay vào đó là khối lượng; và nếu sử dụng trọng lượng nên đưa vào đó cả thông số về vĩ độ và
độ cao. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng kỹ thuật đơn thuần, sự khác biệt trong gia tốc chỉ vào khoảng
0.5 % và do đó có thể được bỏ qua.
Một vấn đề khác liên quan đến trọng luợng là nó thường được sử dụng khi chúng ta thật sự nói
đến khối lượng của một vật thể. Ví dụ như trong phòng thí nghiệm khi chúng ta cân một vật thể trên cái
cân, thật ra chúng ta đang so sánh hai khối lượng, khối lượng của vật thể chưa biết và khối lượng của
vật thể đã được biết. Đôi khi việc sử dụng các đơn vị khối lượng khác nhau như pound và kilogram
cũng gây ra sự nhầm lẫn bởi nếu một đơn vị khối lượng được sử dụng, khi đó tùy thuộc vào gia tốc, các
đơn vị khối lượng khác nhau sẽ được sử dụng. Ví dụ nếu một 1 lb-lực gây ra gia tốc 1 ft/s2 khi đó khối
lượng sẽ là 1 lb-lực.s2/ft, thường gọi là slug (đơn vị này thường được dùng trong cơ học chất lỏng và khí
động lực học).

VÍ DỤ A1
Cho: Lực 1 lb tác dụng lên vật thể có cân nặng 1 lb.
Yêu cầu: Tính gia tốc tương ứng.
Lời giải:

W 
Từ định luật II Newton ta có: F = Ma =  a
g 

Fg (1lbf ) ( 32.17 ft / s )
2

Như vậy: a= = = 32.17 ft / s 2


W 1lbf

13
VÍ DỤ A2
Cho: Vật thể như trong ví dụ A1 cân nặng 1lbf.
Yêu cầu: Tính khối lượng của nó khi 1 lbf gây ra gia tốc 1ft/s2.
Lời giải:

W 
Từ công thức : F = Ma =  a
g 

Ta có: M=
W
=
(1lbf ) = 0.031 lbf .s 2 = 0.031slug
g 32.17 ft / s 2 ft

VÍ DỤ A3
Cho: Neil Armstrong có trọng lượng 150 lb trên mặt đất.
Yêu cầu: Anh ta có trọng lượng là bao nhiêu trên mặt trăng.
Lời giải:
Đầu tiên ta phải tính khối lượng của Neil Armstrong trên mặt đất. Trừ khi anh ta bị bệnh trong
cuộc hành trình, khối lượng của anh ta sẽ không đổi trên mặt trăng.

M=
W
=
(150lbf ) = 4.66 lbf .s 2 = 4.66slug
g 32.17 ft / s 2 ft
Do 1 slug = 14.59 kg, khối lượng của anh ta là 68.03 kg. Một cách khác để tính khối lượng của
anh ta là chuyển đổi trọng lượng ra newton sau đó chia cho g.

 4.448 N  kg.m
W = 150lbf   = 667.20 N = 667.2 2
 1lbf  s
W 667.2kg.m / s 2
M= = = 68.03kg
g 9.807 m / s 2
Tiếp theo chúng ta sẽ tra cứu xem gia tốc trọng lực trên bề mặt mặt trăng là bao nhiêu; kết quả là
gmoon = 1.67 m/s2. Do vậy:

Wmoon = Mg moon = 68.03kg (1.67 m / s 2 ) = 113.62 N

Hoặc do 4.448 N = 1 lbf,

 1lbf 
Wmoon = 113.62 N   = 25.54lbf
 4.448 N 
Kiểm tra lại:

 1.67 
667 N   = 113.6 N
 9.81 

14
Ứng suất và áp lực. Đơn vị dùng trong ứng suất và áp lực là pascal (Pa), tương đương với 1
newton trên 1 m2. Có khá nhiều người phản đối việc sử dụng pascal, đặc biệt là ở châu Âu, như một đơn
vị chuNn cho ứng suất và áp lực bởi vì nó quá nhỏ. Ví dụ như ở Đức và Pháp người ta sử dụng bar, bằng
105 Pa. Tuy nhiên pascal hợp logic hơn bởi nó là đơn vị chặt chẽ, nghĩa là các phương trình sử dụng
pascal với các đơn vị khác trong hệ SI không cần có thêm các hệ số tỷ lệ.
Các hệ số quy đổi thường dùng:
1 psi (lb-lực/in.2) = 6.895 * 103 Pa = 6.895 kPa
1 ksi (kip/in.2) = 6.895 * 106 Pa = 6.895 MPa
1 atm tại STP* = 101.3 kPa
1 kg-lực/cm2 = 98.07 kPa
1 tấn-lực/m2 = 9.807 kPa
1 tấn Anh-lực/ft2 = 95.76 kPa
1 lb-lực/ft2 = 47.88 kPa
1 bar = 100 kPa
*STP là nhiệt độ và áp lực tiêu chuNn
Rõ ràng là pascal là một đơn vị nhỏ nhưng với các đơn vị lực SI việc thêm các tiếp đầu
ngữ để tạo ra các số lớn là việc khá dễ dàng. Do vậy, 1 psi trong bảng trên nếu được viết là 6.9 kPa
(kN/m2) thì sẽ tiện lợi hơn là 6.9*103 Pa. Với các thí nghiệm ba trục thông thường, áp lực thủy tĩnh
trong buồng chứa hiếm khi vượt quá 200 hay 300 psi (1379 hay 2068 kPa) thì lúc này có thể viết tròn là
1.4 và 2.1 MPa hoặc thậm chí 1.5 và 2.0 MPa với các hệ đơn vị khác cho thuận lợi hơn.
Các ví dụ tương tự đối với ứng suất cũng có thể được trình bày. Các đơn vị như kPa,
MPa, kN/m2, MN/m2 sẽ được dùng phổ biến cho ứng suất đáy móng, áp lực tường bên, sức chịu tải cho
phép… Trong phòng thí nghiệm, lực được đo bằng các vòng đo đạc hoặc lực kế và được chuyển đổi
sang ứng suất (ví dụ như trong các thí nghiệm nén nở hông hoặc thí nghiệm cắt trực tiếp), do đó quá
trình tính toán sẽ không phức tạp hơn so với bây giờ. Tương tự như vậy, với các máy chuyển đổi áp lực-
điện, thông số chuyển đổi sẽ được dùng để chuyển từ milivolts (mV) sang đơn vị áp lực cần biết.
Trong Địa kỹ thuật thường dùng xấp xỉ với độ sai lệch khoảng từ 2-4%, độ sai lệch này
rõ ràng nhỏ hơn nhiều so với các yêu cầu về độ chính xác trong kỹ thuật.
1 tấn Anh-lực/ft2 ≈ 1 kg-lực/cm2 ≈ 1 atmosphere ≈ 100 kPa
≈ 10 tấn-lực/m ≈ 100 kN/m2
2

VÍ DỤ A4
Cho: Áp lực/ứng suất 100 kPa.
Yêu cầu: Qui đổi sang các đơn vị khác (a) psi, (b) ksi, (c) tsf, (d) kg-lực/cm2, (e) bar, (f)
tấn-lực/m2, (g) mm thủy ngân, (h) ft nước, (i) m nước.
Lời giải:
Một cách đơn giản để chuyển đổi giữa các hệ đơn vị là thiết lập các phương trình biến đổi tương
đương để làm triệt tiêu các đơn vị ở tử số và mẫu số. Chú ý là kết quả tính toán dưới đây khác biệt một
chút so với thực tế do sử dụng các giá trị làm tròn như 4.448, 0.0254, 9.807…

15
2
kN 1lbf 1000 N  0.0254m 
(a) p = 100kPa = 100 2   = 14.5 psi
m 4.448 N kN  1in. 
2
kN 1lbf 1000 N 1kip  0.0254m 
(b) p = 100kPa = 100 2   = 0.0145ksi
m 4.448 N kN 1000lbf  1in. 
2
kN 1lbf 1000 N 1tonf  0.3048m  2
(c) p = 100kPa = 100 2   = 1.04tonf / ft
m 4.448 N kN 2000lbf  1 ft 
2
kN 1lbf 1000 N  m  2
(d) p = 100kPa = 100 2   = 1.02kgf / cm
m 9.807 N kN  100cm 

1bar 103 Pa
(e) p = 100kPa = 100kPa = 1bar
105 Pa 1kPa
kN 1lbf 1000 N 1tonf
(f) p = 100kPa = 100 = 10.2tonf / m2
m 2 9.807 N kN 1000kgf
(g) Dung trọng của thủy ngân là 13.6 g/cm3. Gọi p là chiều cao cột thủy ngân theo mm, ta có p =
γz = ρgz với z là chiều sâu chất lỏng. Do đó ta có:
3
p kN 1000 N cm3 1000 g  m 
z= = 100 2  
ρg m kN 13.6 g kg  100cm 
s 2 1000mm
× = 750mm Hg
9.807 m m
(h,i) Tương tự ta có:

p kN 1000 N m3 s2 1 ft
z= = 100 2 = 33.5 ft nước
ρg m kN 1000kg 9.807m 0.3048m

p kN 1000 N m3 s2
z= = 100 2 = 10.2 m nước
ρg m kN 1000kg 9.807 m

Dung trọng và trọng lượng đơn vị. Dung trọng được định nghĩa là khối lượng trên một đơn vị
thể tích. Đơn vị của nó trong hệ đơn vị SI là kg/m3, trong nhiều trường hợp, dùng đơn vị Mg/m3 sẽ tiện
lợi hơn. Một số hệ số quy đổi thường dùng là:
1 lb-khối lượng/ft3 = 16.018 kg/m3
1 g/cm3 = 103 kg/m3 = 1 Mg/m3 = 1 t/m3
Chúng ta nên nhớ rằng dung trọng của nước, ρw, bằng 1000 g/cm3 tại 40C và chỉ thay đổi rất ít
trong khoảng nhiệt độ thường dùng trong kỹ thuật. Do đó người ta thường lấy ρw = 103 kg/m3 = 1
Mg/m3 để làm đơn giản các tính toán và pha. Chúng ta cũng nên nhớ rằng 1000 kg/m3 bằng với 62.4 lb-
khối lượng/ft3.

16
Các dung trọng điển hình thường gặp trong thực tế Địa kỹ thuật là 1.2, 1,6 và 2.0 Mg/m3 (tương
đương với 74.8, 100 và 125 lb/ft3). Phạm vi các dung trọng khác nhau cũng được liệt kê trong bảng 2-1.
Dung trọng thường dùng cho bê tông là 150 lb/ft3 hay 2.4 Mg/m3.
Bạn cần chú ý rằng tất cả các tỷ số giữa khối lượng và thể tích thường dùng trong Địa kỹ thuật
không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các đơn vị SI. Ví dụ, hệ số lổ rỗng hay thành phần nước của bất cứ
loại đất nào đều có giá trị số học giống nhau.
Trọng lượng đơn vị hay trọng lượng một đơn vị thể tích vẫn là đại lượng đo phổ biến trong thực
tế Địa kỹ thuật. Tuy nhiên, do trọng lượng thường tránh dùng trong kỹ thuật do các lý do đã được liệt kê
ở phần trên, trọng lượng đơn vị cũng không nên dùng mà thay vào đó là dung trọng như ASTM đề nghị.
Nếu bạn phải chuyển đổi từ dung trọng sang trọng lượng đơn vị, hãy dùng công thức γ = ρg và phải chú
ý tới sự phù hợp về đơn vị giữa các đại lượng. Giá trị chuNn của g là 9.807 m/s2 (32.17 ft/s2) có thể được
sử dụng với độ chính xác chấp nhận được trong các công việc kỹ thuật thông thường trên hầu hết mọi
nơi trên trái đất. Hãy nhớ là phải sử dụng các giá trị g tương ứng khi phải tính toán trên mặt trăng hay
bất cứ hành tinh nào khác. Và hãy nhớ cNn thận với “pounds”, lbf hay lbm, trong các công thức chuyển
đổi.

VÍ DỤ A5
Cho: Dung trọng của nước là 1000 kg/m3.
Yêu cầu: Qui đổi sang các đơn vị khác (a) g/cm3, (b) lb/ft3.
Lời giải:
Thiết lập các phương trình như sau:
3
kg kg 1000 g  1m  g
(a) 1000 3 = 1000 3   =1 3
m m kg  100cm  cm
3
kg kg 1lbm  0.3048m  lbm
(b) 1000 3 = 1000 3   = 62.43 3
m m 0.4536kg  1 ft  ft

VÍ DỤ A6
Cho: Dung trọng của nước là 1000 kg/m3.
Yêu cầu: Qui đổi sang trọng lượng đơn vị trong hệ (a) SI, (b) Anh.
Lời giải:
Sử dụng công thức γ = ρg ta có:
(a) Hệ đơn vị SI:
kg  m 1 kg .m N kN
γ = 1000 3 
9.807 2  = 9807 3 2 = 9807 3 = 9.807 3
m  s  m s m m

(b) Hệ đơn vị Anh:

17
3
kg kg 1lbm  0.3048m  lbm
1000 3 = 1000 3   = 62.43 3
m m 0.4536kg  1 ft  ft

lbm  ft  lbm. ft
γ = 62.43 3 
32.17 2  = 2008 3 2
ft  s  ft .s
Nếu lbf được sử dụng, từ (a) ta sẽ có:
3
kN 1000 N 1lbf  0.3048m  lbf
γ = 9.807 3   = 62.4 3
m 1kN 4.448 N  1 ft  ft

VÍ DỤ A7
Cho: Dung trọng khô của đất là 1.7 Mg/m3.
Yêu cầu: Qui đổi sang trọng lượng đơn vị trong hệ (a) SI, (b) Anh.
Lời giải:
(a) Hệ đơn vị SI:
Mg kg
ρ d = 1.7 3
= 1700 3
m m
kg  m N kN
γ = 1700 3  9.81 2  = 16677 3 = 16.7 3
m  s  m m
(b) Hệ đơn vị Anh (theo đơn vị lbm):

kg  1lbm / ft 3  lbm
ρ = 1700 3  3 
= 106.13 3
m  16.018kg / m  ft
lbm  ft  lbm. ft
γ = ρ g = 106.13 3 
32.17 2  = 3414 3 2
ft  s  ft .s
Theo đơn vị lbf, từ (a) ta sẽ có:
3
kN 1000 N 1lbf  0.3048m  lbf
γ = 16.7 3   = 106.3 3
m 1kN 4.448 N  1 ft  ft

Áp lực địa tầng. Để tính các ứng suất địa tầng, trọng lượng đơn vị của các lớp đất khác nhau có
thể được dễ dàng thay thể bởi γ = ρg. Công thức thường dùng là:
n n
σ v = ∑ γ i zi → σ v = ∑ ρi gzi (7-14c)
i =1 i =1

trong đó: σv : tổng ứng suất thẳng đứng tại độ sâu nào đó

ρi : dung trọng của mỗi lớp đất

zi : chiều dày của mỗi lớp đất

g : gia tốc trọng trường

18
Nếu ρg là hằng số cho đến tận độ sâu h thì ta sẽ có:
σ v = ρ gh (7-14b)

Tương tự như trên, áp lực nước lỗ rỗng thủy tĩnh u0 tại độ sâu hw dưới mặt nước ngầm là:
u0 = ρ w ghw (7-14b)

với ρ w là dung trọng của nước (1 Mg/m3).

Tương tự, để xác định ứng suất hiệu quả thẳng đứng, dung trọng hiệu quả hay đNy nổi ρ’ của
mỗi lớp đất dưới mực nước ngầm cần phải được tính hoặc có thể tính theo công thức đơn giản hơn
σ vo ' = σ vo − uo
Phân tích thứ nguyên của các phương trình tính ứng suất trên chỉ ra rằng nếu dung trọng được
thể hiện ở dạng Mg/m3 thì các ứng suất sẽ tự động là kPa:

 Mg  m  kg .m N
 3  2  m = 1000 2 2 = 1000 2 = 1kPa
 m  s  s .m m
Một vài ví dụ tính toán ứng suất địa tầng sử dụng các đơn vị SI được nêu ra trong chương 7.

19
Phụ lục B1
Lời giải của phương trình Laplace

Như đã được đề cập trong phần 7.9, lưới dòng thấm thật ra là lời giải đồ họa của phương trình
Laplace, phương trình 7-24. Các giả thiết được sử dụng để giải phương trình này gồm có:
S = 100 %
e = hằng số
k là đẳng hướng
Định luật Darcy (phương trình 7-5) là đúng
Khi dòng thấm vào trong một phân tố có kích thước dx và dy (hình B-1.1). Dù đây chỉ là dòng
thấm hai chiều nhưng cách tính toán này có thể được sử dụng cho cả dòng thấm ba chiều. Đại lượng
( ∂υ x ∂x ) dx đặc trưng cho tốc độ thay đổi lưu tốc υ x theo hướng x; tương tự, ( ∂υ y ∂y ) dy là tốc độ
thay đổi lưu tốc υ y trên hướng y. Do dòng thấm tính liên tục, q = hằng số = VAin = VAout

VAin = υ x dy + υ y dx
 ∂υ   ∂υ y 
VAout = υ x + x dx  dy +  υ y + dy  dx
 ∂x   ∂y 
Và khi đặt hai phương trình trên cân bằng chúng ta có:

∂υ x ∂υ
dxdy + y dydx = 0
∂x ∂y

∂υ x ∂υ y
hay: + =0 (B-1-1)
∂x ∂y
do dx và dy không thể bằng 0.

Hình B-1.1 – Dòng thấm vào và ra khỏi phân tố kích thước dx và dy

20
Theo định luật Darcy (phương trình 7-2 và 7-5), v = ki = k ∆h / L ta có thể viết lại cho phân tố
trên:
∂h
υx = kx
∂x
∂h
υy = ky
∂y
Thay vào phương trình B-1-1 chúng ta có:

∂ 2h ∂2h
kx + k y =0
∂x 2 ∂y 2
Do k được giả thiết là đẳng hướng, kx = ky, nên chúng ta sẽ có phương trình Laplace hai chiều.

∂2h ∂2h
+ =0
∂x 2 ∂y 2

Với phương trình Laplace ba chiều, chúng ta chỉ đơn giản là thêm vào đại lượng ∂ 2 h ∂z 2 vào
phương trình trên.

21
Phụ lục B2
Lời giải của phương trình cố kết thấm một hướng
củaTerzaghi

B-2.1. Các giả thiết


Để phát triển lý thuyết cố kết thấm một hướng của Terzaghi, cần các giả thiết sau:
1. Đất sét là đồng chất và bão hòa 100%.
2. Thoát nước chỉ xảy ra trên đỉnh và đáy của lớp đất bị nén.
3. Định luật thấm Darcy (phương trình 7-5) là đúng.
4. Các hạt đất và nước không bị nén.
5. Quá trình nén và dòng chảy là một hướng.
6. Các gia tải nhỏ không tạo ra sự thay đổi về bề dày (biến dạng nhỏ) và k và av là hằng số.
7. Quan hệ giữa thay đổi thể tích ∆e và ứng suất hiệu quả ∆σ ' là tuyến tính và đồng nhất.
Hay là de = − aυ dσ ' và av được giả thiết là hằng số trong quá trình gia tải của ứng suất tác
dụng. Giả thiết quan trọng này cũng có ý nghĩa là sẽ không có nén thứ cấp.

B-2.2. Các bước biến đổi


Lấy phân tố trong hình 9.1f và phóng to trên hình B-2.1. Phân tố này nằm tại độ sâu z phía dưới
lớp nén, có bề dày dz và diện tích là dx và dy. Thay đổi thể tích của phân tố này là sự khác biệt giữa
lượng dòng chảy vào và ra khỏi phân tố. Do quá trình cố kết dưới các điều kiện này là phụ thuộc trực
tiếp vào sự thoát nước lỗ rỗng, chúng ta có thể xây dựng phương trình cố kết bằng cách xem xét sự liên
tục của dòng chảy trong phân tố này. Gradient thủy lực iz tại đỉnh của phân tố được tính bằng tổn thất
cột nước chia cho khoảng cách, theo công thức:

∂  u  1 ∂u
iz =  = (B-2-1)
∂z  ρ w g  ρ w g ∂z

Gradient thủy lực tương ứng tại đáy của phân tố dz được tính như sau:

1 ∂u 1 ∂ 2u
iz + dz = + dz (B-2-2)
ρ w g ∂z ρ w g ∂z 2

22
Hình B-2.1. Lớp đất chịu nén, tương tự như hình 9.1f

Sử dụng định luật Darcy, dQ = kiadt, chúng ta có thể tính được lượng dòng chảy ra khỏi đỉnh
của phân tố dQout và dòng chảy vào phân tố dQin trong khoảng thời gian dt như sau:
1 ∂u
dQout = k dz.dx.dy.dt (B-2-3)
ρ w g ∂z

1  ∂u ∂ 2u 
dQout = k  +  dz.dx.dy.dt (B-2-4)
ρ w g  ∂z ∂z 2 
Chúng ta có thể tính ra lượng thay đổi thể tích bằng sự thay đổi lượng dòng chảy Qout – Qin.
Chúng ta cũng có thể giả thiết diên tích dx và dy là diện tích đơn vị. Và khi đó:

k ∂ 2u
Thay đổi thể tích = dQout − dQin = − 1.dz.dt (B-2-5)
ρ w g ∂z 2
Lượng thay đổi thể tích cũng có thể xác định từ thí nghiệm nén một trục không nở hông
(oedometer). Trong chương 8 chúng ta đã có đường cong thí nghiệm, tương tự như hình 8.4, nay được
trình bày trong hình B-2.2. Từ các phương trình 8-5a và b, hệ số nén av được tính:
de e −e
aυ = − = 1 2 (B-2-6)
dσ ' σ 2 '− σ 1 '
Từ hình B-2.2, chúng ta có thể thấy rằng độ nghiêng của đường e − σ ' là âm và về mặt số học
e1 lớn hơn e2. Từ phương trình 8-4, s = ∆eH 0 (1 + e0 ) và quan hệ e − σ ' như trên hình B-2.2 chúng ta
có:
− de
s = ∆dz = dz (B-2-7)
1 + e1
trong đó e1 chính là hệ số lổ rỗng ban đầu e0. Kết hợp phương trình B-2-6 và –de = avdσ’ ta có:
aυ dσ '
∆dz = dz (B-2-8)
1 + e1

23
Hình B-2.2. Đường cong thí nghiệm nén (tương tự như hình 9.2)

Như trong chương 9 đã lý giải, chúng ta biết rằng khi áp lực nước lỗ rỗng dư tiêu tán, ứng suất
hiệu quả trong cốt đất sẽ tăng (xem lại hình 9.1c và f). Do vậy chúng ta có thể viết: ∆σ = ∆u bởi bất cứ
sự thay đổi nào của ứng suất hiệu quả cũng, bằng giá trị âm của sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng dư.
Quan hệ này sẽ luôn đúng khi mà tổng ứng suất thay đổi. Do vậy phương trình B-2-8 có thể được viết
lại thành:
aυ du
∆dz = − dz (B-2-9)
1 + e1

và do du = ( ∂u ∂t ) dt ta có thể viết lại phương trình B-2-9 dưới dạng:

aυ ∂u
∆dz = − dt.dz (B-2-10)
1 + e1 ∂t
Bằng cách cân bằng thể tích thay đổi trong phương trình B-2-5 và B-2-10 chúng ta thu được:

k ∂ 2u a ∂u
− 2
dz.dt = − υ dt.dz (B-2-11)
ρ w g ∂z 1 + e1 ∂t
Ta có thể chọn trong nhóm các đặc tính của đất ở công thức 9-3.
Với cv là hệ số cố kết (đơn vị L2T-1), do nó quyết định quá trình cố kết của đất, được tính theo
k 1 + e1
công thức: cυ = (9-3)
ρ w g aυ
chúng ta cuối cùng sẽ có phương trình cố kết thấm một hướng của Terzaghi như phương trình
(9-2):

24
∂ 2u ∂u
cυ = (B-2-11)
∂z 2 ∂t
Nếu cv được giả thiết là hằng số theo thời gian và vị trí, khi đó phương trình 9-2 là phương trình
sai phân riêng phần bậc hai với các hệ số là hằng số. Có nhiều cách khác nhau để giải phương trình này,
một số là lời giải toán học chính xác, một số là lời giải gần đúng xấp xỉ. Harr (1966) giới thiệu phương
pháp xấp xỉ sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn. Taylor (1948), theo cách của Terzaghi, đã đưa ra
lời giải toán học áp dụng khai triển chuỗi Fourier. Trong phần tiếp theo sẽ trình bày lời giải được áp
dụng từ phương pháp của Taylor (1948) và Leonards (1962).

B-2.3. Lời giải toán học


Các điều kiện biên cho bài toán cố kết thấm một hướng như sau:
1. Thoát nước diễn ra hoàn toàn tại đáy và đỉnh của lớp bị nén.
2. Áp lực thủy tĩnh dư ban đầu ∆u = ui bằng với sự tăng của gia số ứng suất tại biên ∆σ
Những điều kiện biên và điều kiện ban đầu này có thể được viết lại như sau:

 z = 0 & z = 2H : u = 0

t = 0 : u = ui = ∆σ = σ 2 '− σ 1 '
Lời giải tổng quát cho phương trình (9-2), với áp lực nước lỗ rỗng dư ban đầu ui là hàm của độ
sâu z, là:
∞ 
nπ z   −c tn 2π 2 
2H
1 nπ z
u = ∑ ∫ ui sin dz  sin exp  v 2  (B-2-12)
n =1  H z =0
2H  2H  4H 

Nếu ui là hằng số hoặc thay đổi tuyến tính theo chiều sâu, lời giải sẽ có dạng:
∞  4  2n + 1 z    ( 2n + 1) 2 2 c t 
u = (σ 2 '− σ 1 ') ∑  sin  π   × exp  − π v2  (B-2-13)
n =1  ( 2 n + 1) π  2 H   4 H 

trong đó σ 1 ' là ứng suất hiệu quả ban đầu, σ 2 ' = σ 1 '+ ∆σ và n = 0, 1, 2, 3… Lời giải trên cho
biết các giá trị tức thời của áp lực nước lỗ rỗng u tại bất kỳ thời điểm và vị trí nào trong khối đất. Phần
duy nhất trong công thức B-2-13 mà là hàm số của đặc tính của đất là cv. Có thể thấy rằng lời giải trên
z ct
xuất hiện hai đại lượng không thứ nguyên Z = và T = v 2 (T còn được gọi là hệ số thời gian) nên
H H
ta có thể viết lại như sau:

u = (σ 2 '− σ 1 ' ) ∑ f1 ( Z ) f 2 (T ) (9-4)
n =1

T còn gọi là hệ số thời gian và được tính theo công thức sau (phương trình 9-5 và 9-6):

cv t k (1 + e0 ) t
T= 2
= (B-2-14)
H dr aυ ρ w g H dr 2

25
Trong công thức trên, Hdr là đường thoát nước dài nhất mà một giọt nước phải đi trong lớp đất bị
nén để đến được biên thoát nước. Trên hình B-2.1, chiều cao của biên thoát nước kép là 2H do đó Hdr =
H. Nếu chúng ta chỉ có lớp thoát nước đơn thì chỉ có thể coi thoát nước trên nửa phần trên của hình B-
2.1 và lúc đó đường thoát nước sẽ là chiều cao của H.
Hệ số cố kết Uz liên hệ sự thay đổi thể tích tại độ sâu z và thời gian t với thể tích cuối cùng tại độ
sâu z:
thay doi the tich tai do sau z va thoi gian t
Uz = (B-2-15)
thay doi the tich cuoi cung tai do sau z
Thay đổi thể tích ở đây có nghĩa là thay đổi hệ số lỗ rỗng như được viết trong phương trình 9-7:
e1 − e
Uz = (9-7)
e1 − e2
Thay đổi hệ số rỗng liên hệ với số gia ứng suất thông qua hệ số nén lún av. Những quan hệ này
được minh họa trên hình B-2.2. Do trong quá trình cố kết một hướng, áp lực thủy tĩnh dư ban đầu bằng
với sự gia tăng của ứng suất tác dụng, phương trình 9-7 sẽ trở thành:
σ '− σ 1 ' σ '− σ 1 ' ui − u u
Uz = = = = 1− (9-8)
σ 2 '− σ 1 ' ∆σ ' ui ui
Và bây giờ chúng ta có thể viết lại lời giải của phương trình cố kết (phương trình 9-4) dưới dạng
phương trình 9-9:

U z = 1 − ∑ f1 ( Z ) f 2 ( T ) (9-9)
n =1

Phương trình này được minh họa như trên hình 9.3 và cách sử dụng đồ thị để xác định độ cố kết
tại bất kỳ độ sâu và thời gian nào trong lớp đất đang cố kết được giải thích chi tiết trong chương 9 (xem
ví dụ 9.1 và 9.2).
Nói chung trong thực tế chúng ta quan tâm hơn đến sự thay đổi thể tích của cả lớp đất. Do đó
chúng ta muốn xác định độ cố kết trung bình hay phần trăm cố kết Ui được xác định như sau:
thay doi the tich tai thoi gian t
U (%) = × 100 ( % ) (B-2-16)
thay doi the tich cuoi cung
Đối với quá trình nén một hướng, sự thay đổi thể tích bằng với sự thay đổi chiều cao của lớp đất.
Để tính được độ cố kết trung bình trên toàn lớp đất chúng ta phải tìm được diện tích dưới đường cong
với hệ số thời gian cho trước trong hình 9.3; điều này được trình bày trong hình 9.5. Về mặt toán học,
U(%) = giá trị trung bình của Uz:

∑U dz = 1
2H
U (%) = ∫ U dz
z
z (B-2-17)
2H 2H 0

hay từ hình B-2.1:


2H 2H

∫ xy ∫ (σ 2 '− σ 1 ' ) − u dz


U (%) = 0
= 0
× 100 (B-2-18)
2H
(σ 2 '− σ 1 ') 2 H
∫ xz
0

26
Biển đổi phương trình trên ta có:
2H
100
U (%) =
2 H ( σ 2 '− σ 1 ' ) ∫ (σ
0
2 '− σ 1 ' ) − u dz (B-2-19)

100 2 H 2H

U (%) =  ∫ (σ 2 '− σ 1 ') dz − ∫ udz  (B-2-20)
2 H (σ 2 '− σ 1 ')  0 0 
Thay giá trị của u từ phương trình B-2-13 vào phương trình B-2-20 và lấy tích phân ta có:

100  ∞
4
U (%) = (σ 2 '− σ 1 ') 2 H − (σ 2 '− σ 1 ') ∑ ×
2 H (σ 2 '− σ 1 ' )  n = 0 ( 2n + 1) π

 2H   ( 2n + 1) 2 π 2 
2H

( 2n + 1) π 
( −1) cos z   × exp  − T
 
2H  ( 2n + 1) π   4 0 

(B-2-21)
Thay các giá trị biên ta có:

 ∞
8  ( 2n + 1) 2 π 2  
U ( % ) = 100 1 − ∑ × ( −1)( −1 − 1) × exp  − T 
( + )
2
π 2  4 
 n = 0 2 n 1   
(B-2-22)

 ∞
8  ( 2n + 1) 2 π 2  
U ( % ) = 100 1 − ∑ × exp  − T  (B-2-23)
2
 
 n = 0 ( 2n + 1) π
2
 4  
Lời giải này cho trường hợp đặc biệt với áp lực thủy tĩnh dư ban đầu không đổi hoặc thay đổi
tuyến tính và đúng cho mọi giá trị của U. Các lời giải cho các phân bố khác nhau của áp lực lỗ rỗng ban
đầu được là Taylor (1948) và Leonards (1962) đưa ra. Tổng trong phương trình B-2-23 có thể được tính
dựa trên bảng tra (bảng 9-1) hoặc đồ thị (hình 9.5). Casagrande (1938) và Taylor (1948) đưa ra giá trị
xấp xỉ cho phương trình B-2-23 và nó rất hữu ích để biết.
π
Với U < 60 %: T = U2 (9-10)
4
Với U > 60 %: T = 1.781 − 0.933log (100 − U % ) (9-11)

Với các giá trị U > 60 %, chuỗi khai triển trong phương trình B-2-23 hội tụ rất nhanh nên chỉ có
những giá trị đầu tiên là có ý nghĩa. Do vậy, cho n = 0, phương trình B-2-23 trở thành:

 8  π 2  
U ( % ) = 100 1 − 2 exp  − T   (B-2-24)
 π  4  
Sắp xếp lại phương trình B-2-24 ta sẽ thu được phương trình 9-11.

27
Phụ lục B3
Các thông số áp lực lỗ rỗng

B-3.1. Thiết lập phương trình áp lực lỗ rỗng Skempton


Các thông số áp lực lỗ rỗng (phần 11.10) được định nghĩa lần đầu bởi Skempton (1954) đó là
tương quan giữa thay đổi áp lực nước lỗ rỗng với thay đổi ứng suất tổng trong quá trình gia tải không
thoát nước.
Đầu tiên chúng ta thiết lập phương trình 11-1. Phương trình này có thể được thiết lập theo nhiều
cách khác nhau. Một cách đơn giản là giả thiết tại thời điểm ban đầu chúng ta có một mẫu thí nghiệm ba
trục ở trạng thái cân bằng với áp lực buồng tác dụng lên mẫu là σ c . Giả thiết rằng cốt đất là đàn hồi
đẳng hướng và trong lỗ rỗng có cả không khí lẫn nước ở trong các lỗ rỗng (S < 100 %). Bây giờ khi
chúng ta tác động nhỏ làm thay đổi áp lực buồng ∆σ c lên mẫu, theo nguyên lý Terzaghi về ứng suất
hiệu quả (phương trình 7-13), sự thay đổi ứng suất hiệu quả là:
∆σ c ' = ∆σ c − ∆u

Sự thay đổi thể tích ∆V gây ra bởi sự thay đổi ứng suất này sẽ là:

∆V = −CskV0 ( ∆σ c ') = −CskV0 ( ∆σ c − ∆u )

trong đó Csk là khả năng nén của cốt đất và V0 là thể tích ban đầu của mẫu
Như đã đề cập trong chương 8, bản thân các hạt khoáng vật thuộc dạng hầu như không nén được
do vậy bất cứ sự giảm nào của thể tích cốt đất sẽ gây ra sự giảm thể tích của các lỗ rỗng, hay là:
∆V = −Vυ Cυ ∆u = − nV0Cυ ∆u (B-3-1)

trong đó n là hệ số rỗng và Cv là khả năng nén của nước lỗ rỗng (nước và không khí). Nếu S =
100 % khi đó Cv = Cw, khả năng nén của nước. Nếu chúng ta không cho quá trình thoát nước xảy ra, khi
đó hai sự thay đổi thể tích này phải bằng nhau:

−CskV0 ( ∆σ c − ∆u ) = −nV0Cυ ∆u

Coi ∆u ∆σ c là Nn chúng ta sẽ có phương trình 11-11:

∆u 1
= =B (11-11)
∆σ c 1 + nCυ
Csk

trong đó ∆σ c = ∆σ 3 . Trong phần 11.10, chúng ta đã thảo luận các giá trị của B cho các loại đất
và điều kiện thí nghiệm khác nhau (bảng 11-8). Một cách tổng quát hơn để diễn giải ra phương trình 11-
11 sẽ được trình bày ở phần sau của phụ lục này.
Chúng ta cũng có sự thay đổi của áp lực lỗ rỗng do sự thay đổi của sự khác biệt về ứng suất
chính hoặc ứng suất cắt trong mẫu thí nghiệm ba trục để thiết lập phương trình 11-13 từ phương trình
11-15. Giả thiết rằng cốt đất vẫn ứng xử theo luật đàn hồi, khi đó thể tích thay đổi là do sự thay đổi của
ứng suất hiệu quả:

28
1
∆V = −CskV0 ( ∆σ 1 '+ ∆σ 2 '+ ∆σ 3 ')
3
Với thí nghiệm nén ba trục thông thường ∆σ 2 = ∆σ 3 . Do đó:

1
∆V = −C sV0 (∆σ 1'+2∆σ 3 ' )
3
Hệ số 1/3 xuất hiện bởi với những vật liệu đàn hồi đẳng hướng, sự thay đổi thể tích được gây ra
bởi sự thay đổi trung bình của ba ứng suất chính. Bây giờ thêm và bớt 3∆σ 3 vào bên phải của phương
trình trên và ứng dụng nguyên lý về ứng suất hiệu quả của Tergzaghi ta sẽ có:
1
∆V = −CskV0 ( ∆σ 1 − ∆σ 3 + 3∆σ 3 − 3∆u )
3
Nhớ rằng độ lỗ rỗng giảm được tính theo công thức:
∆V = −nCυV0 ∆u (B-3-1)

Với các điều kiện không thoát nước, hai thể tích này phải bằng nhau; và chú ý công thức tính trị
số Skempton B như phương trình 11-11:
1
B= (11-11)
nC
1+ υ
Csk
ta sẽ có:

 1 
∆u = B  ∆σ 3 + ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )  (B-3-2)
 3 
Chú ý: Hệ số 1/3 trong số hạng liên quan đến độ lệch ứng suất là cho các vật liệu đàn hồi và các
thí nghiệm nén ba trục. Nếu chúng ra thiết lập tương tự cho các điều kiện thí nghiệm kéo ba trục
( ∆σ 1 = ∆σ 2 ) ta sẽ có:
 2 
∆u = B  ∆σ 3 + ( ∆σ 1 − ∆σ )  (B-3-3)
 3 
Do vậy, với các cốt đất đàn hồi, thông số áp lực lỗ rỗng trong điều kiện kéo bằng hai lần trong
điều kiện nén.
Nhìn chung đất là những loại vật liệu không đàn hồi, do đóSkempton (1954) thay đổi hai hằng
số trong phương trình B-3-2 và B-3-3 bằng hệ số A ta có:
∆u = B ( ∆σ 3 + A ( ∆σ 1 − ∆σ 3 ) ) (11-13)

Thông thường để thuận tiện, ta viết lại phương trình 11-13 như sau:

∆u = B∆σ 3 + A ( ∆σ 1 − ∆σ 3 ) (11-15)

Trong đó A = BA . Đối với đất bão hòa, chúng ta thường viết phương trình 11-13 dưới dạng:

∆u = ∆σ 3 + A ( ∆σ 1 − ∆σ 3 ) (11-14)

29
Skempton (1954) cũng đưa ra một cách viết tiện lợi cho phương trình tính ra áp lực lỗ rỗng (11-
13) như sau:

1
( ∆σ 1 − ∆σ 3 )  (B-3-4)
3A −1
Đối với các điều kiện nén ba trục ∆u = B  ( ∆σ 1 + 2∆σ 3 ) +
3 3 

1
( ∆σ 1 − ∆σ 3 )  (B-3-5)
3A − 2
Và đối với các điều kiện kéo ba trục ∆u = B  ( 2∆σ 1 + ∆σ 3 ) +
3 3 
Các phương trình này chỉ ra rằng nếu đất ứng xử như các vật liệu đàn hồi lý tưởng (A = 1/3
trong điều kiện nén và A = 2/3 trong điều kiện kéo), khi đó áp lực lỗ rỗng sẽ chỉ phụ thuộc vào sự thay
đổi trung bình trong ứng suất chính, đó là phần đầu của phương trình B-3-4 và B-3-5.

B-3.2. Định nghĩa của ∆σ 1 và ∆σ 3 cho sự quay của các ứng suất chính
Law và Holtz (1978) chỉ ra rằng, các định nghĩa có sự mâu thuẫn về thông số áp lực lỗ rỗng A
trong các tài liệu đã công bố bởi không có định nghĩa thống nhất về sự gia tăng ứng suất chính cho các
trường hợp khi mà các ứng suất chính quay. Họ đã đề xuất hệ thống phân loại sau trong đó xét đến tất cả
các khả năng có thể xảy ra khi ứng suất chính quay 900.
Trong hệ thống này ∆σ 1 và ∆σ 3 được gọi là lượng gia ứng suất chính tăng cường lớn nhất và
nhỏ nhất. Lượng gia ứng suất chính được định nghĩa như là lượng gia ứng suất pháp lớn nhất và nhỏ
nhất trên một hệ ứng suất cho trước. Qui ước dấu dương cho ứng suất nén và âm cho ứng suất kéo.
∆σ 1 là thành phần pháp lớn nhất về mặt đại số của các lượng gia ứng suất cho trước và ∆σ 3 là thành
phần nhỏ nhất.
Sự tiện lợi của hệ thống này là lượng gia tăng ứng suất không liên quan đến ứng suất lúc ban
đầu. Do vậy hướng của ∆σ 1 là độc lập với hướng ban đầu hay cuối cùng σ 1 , và hướng của ∆σ 3 cũng
như vậy. Điều này được minh họa trong bảng B-3-1, trong đó chỉ ra một vài tổ hợp của ∆σ 1 và ∆σ 3
được đặt lên trên các hệ ứng suất đặc trưng biểu thị bởi σ 1 và σ 3 .

B-3.3. Các biểu thức tính các hệ số áp lực lỗ rỗng cho các thí nghiệm
đường ứng suất khác nhau
Để hỗ trợ cho việc tính toán các giá trị đúng của thông số A, Law và Holtz (1978) đã thiết lập
các biểu thức tương ứng cho thông số A đối với bốn loại thí nghiệm ba trục theo các đường ứng suất
khác nhau AC, AE, LC và LE (xem lại phần 10.6 và 11.12). Những biểu thức này đã được nêu trong
bảng B-3-2. Việc thiết lập các biểu thức này được trình bày trong các ví dụ sau.
Bảng B-3-1. Ví dụ sử dụng định nghĩa mới về các lượng gia ứng suất chính (đơn vị của ứng suất
là tùy ý và giả thiết hệ ứng suất là đối xứng trục)
(Theo Law và Holtz 1978)

Lượng gia Trạng thái ∆σ 1 ∆σ 3


Các hệ ứng
suất ban đầu ứng suất ứng suất cuối Độ lớn Phương Độ lớn Phương

30
V H
4 (thẳng 0 (nằm
đứng) ngang)

0 H -2 V

-1 H -4 V

Bảng B-3-2. Định nghĩa của các lượng gia ứng suất chính và công thức tính các thông số áp lực
lỗ rỗng cho các loại thí nghiệm ba trục khác nhau (Theo Law và Holtz 1978)

Loại thí nghiệm ∆σ 1 ∆σ 2 ∆σ 3 Công thức cho A Phương trình

Thí nghiệm nén

Nén dọc trục, AC ∆σ v 0 0 Aac = ∆u ∆σ υ 11-16

Nở hông, LE 0 ∆σ h ∆σ h Ale = 1 − ∆u ∆σ h 11-17

Thí nghiệm kéo

Kéo dọc trục, AE 0 0 ∆σ v Aae = 1 − ∆u ∆σ υ 11-18

Nén hông, LC ∆σ h ∆σ h 0 Alc = ∆u ∆σ h 11-19

VÍ DỤ B-3.1
Cho: Một thí nghiệm ba trục kéo dọc trục (AE) được tiến hành với sét bão hòa.
Yêu cầu: Xác định công thức chính xác cho thông số áp lực lỗ rỗng A.
Lời giải:
Trong thí nghiệm AE, áp lực hông (buồng) giữ nguyên trong khi ứng suất dọc trục giảm. Do
vậy:

31
∆σ 1 = ∆σ 2 = 0 ∆σ 3 = ∆σ v

Theo định nghĩa lượng gia tăng ứng suất chính của Law và Holtz (1978), ∆σ v là âm do nó
giảm. Do vậy đó sẽ là thành phần nhỏ nhất trong các lượng gia ứng suất. Thay thế các giá trị cho ∆σ 1
và ∆σ 3 vào phương trình 11-13 với giả thiết B = 1 ta thu có:

∆u
Aae = 1 − (11-18)
∆σ v
Công thức này giống như công thức trong bảng B-3-2 cho thí nghiệm AE.

B-3.4. Chứng minh rằng Aac = Ale và Aae = Alc


Trong ví dụ ở phần 11.12, chúng ta thấy rằng tham số áp lực lỗ rỗng A giống nhau trong thí
nghiệm nén dọc trục (AC) và nở hông (LE). Điều đó gợi ý rằng A trong các thí nghiệm kéo dọc trục
(AE) và nén hông (LC) cũng giống nhau. Điều này đúng thậm chí cho các thí nghiệm có các đường tổng
ứng suất khác nhau. Law và Holtz (1978) đã chứng minh được điều này.

Đầu tiên định nghĩa p ' = (σ 1 '+ σ 3 ') 2 là giá trị trung bình của tổng hai ứng suất hiệu quả chính
và q = (σ 1 − σ 3 ) 2 là một nửa của độ lệch ứng suất (xem phần 10.6). Chúng ta có thể biểu diễn độ dốc
tại bất kỳ điểm nào trên đường ứng suất hiệu quả trên biểu đồ p’-q như:

 dq  d (σ 1 − σ 3 )
 =
 dp '  d (σ 1 + σ 3 − 2u )
Đối với thí nghiệm nén dọc trục ta có dσ 1 = dσ v và dσ 3 = 0 do đó:

 dq  1
  =
 dp '  ac 1 − 2 Aac
Đối với thí nghiệm nở hông ta có dσ 1 = 0 và dσ 3 = dσ l do đó:

 dq  −1 1
  = =
 dp ' le 1 − 2 (1 − Ale ) 1 − 2 Ale
Do cả hai thí nghiệm đều có các đường ứng suất hiệu quả giống nhau (xem ví dụ 11.17) nên;

 dq   dq 
  = 
 dp '  ac  dp ' le
và do vậy Aac = Ale .

Tương tự trên ta cũng có thể chứng minh được Aae = Alc

32
B-3.5. Thiết lập phương trình áp lực lỗ rỗng Henkel và các hệ số tương
ứng (Scott 1963 và Perloff & Baron 1976)
Giả sử một phân tố đất ở trạng thái cân bằng với các ứng suất σ 1 , σ 2 và σ 3 . Khi chúng ta gia
tăng ứng suất ∆σ 1 , ∆σ 2 và ∆σ 3 lên phân tố đó thì áp lực lỗ rỗng dư ∆u và các ứng suất hiệu quả
tương ứng xuất hiện:
∆σ 1 ' = ∆σ 1 − ∆u ∆σ 2 ' = ∆σ 2 − ∆u ∆σ 3 ' = ∆σ 3 − ∆u
Bây giờ chúng ta giả sử rằng cốt đất là đàn hồi và đẳng hướng nên sẽ có modul đàn hồi khối
K sk = E 3 (1 − 2ν ) . Vì định nghĩa modul đàn hồi khối là ứng suất hiệu quả thể tích 13 (σ 1 '+ σ 2 '+ σ 3 ')
chia cho biến dạng thể tích ∆V V0 nên:

K sk =
1
3 (σ 1 '+ σ 2 '+ σ 3 ') = E
∆V V0 3 (1 − 2ν )

Sắp xếp lại, biến dạng thể tích của cốt đất là:
∆V  σ '+ σ 2 '+ σ 3 ' 
= ε1 + ε 2 + ε 3 = Csk  1 
V0  3 
trong đó Csk = 1 K sk được gọi là khả năng nén của cốt đất và ε1 , ε 2 & ε 3 là các biến dạng chính.
Do E và v khó có thể xác định cho đất thật, do đó hệ số Csk có ý nghĩa thực tế hơn (Scott 1963). Nếu
phương trình trên được viết dưới dạng của những thay đổi ứng suất tổng và áp lực lỗ rỗng ta sẽ có:
∆V  ∆σ + ∆σ 2 + ∆σ 3 
= Csk  1 − ∆u 
V0  3 
Phương trình này cho thấy rằng biến dạng thể tích chỉ là hàm của thay đổi ứng suất hiệu quả
trung bình đối với vật liệu đàn hồi tuyến tính (hoặc trên thực tế, cho bất kỳ loại vật liệu không nở, không
thay đổi thể tích trong quá trình cắt). Tuy nhiên trong thực tế đất có sự thay đổi thể tích khi chịu ứng
suất cắt và điều này được kể đến bởi hệ số hiệu chỉnh thực nghiệm D ∆τ oct trong đó ∆τ oct là giá trị
tuyệt đối của lượng gia của τ oct . Từ đó chúng ta sẽ có:

∆V
= Csk ( ∆σ oct − ∆u ) + D ∆τ oct (B-3-6)
V0
trong đó theo định nghĩa của cơ học môi trường liên tục ta có:
σ1 + σ 2 + σ 3
σ oct =
3
1 2 2 2
τ oct = (σ 1 − σ 2 ) + (σ 2 − σ 3 ) + ( σ 3 − σ 1 )
3
Như Perloff và Baron (1976) đã chỉ ra, do τ oct là hàm phi tuyến của độ lệch ứng suất chính, nói
chung ta không thể tính nó trực tiếp từ lượng gia ứng suất. Thay vào đó ta phải xác định ∆τ oct từ độ
lệch (τ oct ) 2 − (τ oct )1 .

Bây giờ chúng ta lại xét đến các lỗ rỗng, biến dạng thể tích trong lỗ rỗng là:

33
∆Vv
= −Cv ∆u (B-3-1)
Vv
trong đó Cv là khả năng nén của các lỗ rỗng và Vv là thể tích của các lỗ rỗng (Vv = nV0). Nếu S =
100 % thì Cv = Cw, khả năng nén của nước. Và nếu thể tích không thay đổi (tức là khi điều kiện không
thoát nước được duy trì) khi đó phương trình (B-3-1) bằng với phương trình (B-3-6) và giải cho ∆u
chúng ta sẽ có:

1  D 
∆u = ( ∆σ oct ) + ∆τ oct  (B-3-7)
C  Csk 
1+ n  v 
 Csk 
Do đất không phải là vật liệu đàn hồi tuyến tính, chúng ta phải sử dụng các hệ số thực nghiệm
được xác định thông qua thí nghiệm:
1
B= (11-11)
nC
1+ υ
Csk

D
a= (B-3-8)
Csk
hệ số a được gọi là hệ số áp lực lỗ rỗng Henkel.
Lúc đó phương trình B-3-5 trở thành:

∆u = B ( ∆σ oct ) + a ∆τ oct  (11-12)

Mặc dù cách viết ở phương trình 11-12 khá tiện lợi về mặt toán học, tuy nhiên nó có thể dễ hiểu
hơn nếu viết dưới dạng phương trình sau:
∆σ 1 + ∆σ 2 + ∆σ 3 a 2 2 2
∆u = B + ( ∆σ 1 − ∆σ 2 ) + ( ∆σ 2 − ∆σ 3 ) + ( ∆σ 3 − ∆σ 1 ) (B-3-9)
3 3
Phương trình B-3-9 thích hợp hơn với định nghĩa về lượng gia ứng suất chính được nêu ra trong
phần B-3.2. Với định nghĩa này, ta có thể tách về lượng gia ứng suất trong các trạng thái ứng suất ban
đầu và cuối cùng.
Phương trình 11-13 và B-3-9 rất hữu dụng khi chúng cho phép phân biệt các tác dụng của áp lực
lỗ rỗng quan sát được trong đất thành hai thành phần gây ra bởi (1) sự thay đổi của ứng suất trung bình
và (2) sự thay đổi của ứng suất cắt.
Thông số Henkel a, giống như thông số Skempton A, là phi tuyến và cần phải xác định cho mỗi
một đường ứng suất. Nó cũng rất phụ thuộc vào biến dạng, vào độ lớn của σ 2 , vào hệ số quá cố kết và
vào các đặc tính của vật liệu. Các thông số a và B nói chung thay đổi với ứng suất tổng. Chúng cho phép
người kỹ sư dự đoán áp lực lỗ rỗng nếu biết hoặc dự đoán được sự thay đổi ứng suất tổng là biết hoặc
dự đoán được, do vậy chúng rất hữu dụng trong thực tế.
Đôi khi trong các tài liệu Địa kỹ thuật, thông số Henkel được viết là α với α = 13 a và khi đó
phương trình B-3-9 được viết lại là:
∆σ 1 + ∆σ 2 + ∆σ 3 2 2 2
∆u = B +α ( ∆σ 1 − ∆σ 2 ) + ( ∆σ 2 − ∆σ 3 ) + ( ∆σ 3 − ∆σ 1 ) (B-3-10)
3

34
Đây cũng là dạng nguyên bản được Henkel viết ra năm 1960. Sau đó Henkel và Wade (1966) đề
nghị sử dụng ký hiệu như trên, cùng với phương trình (11-22).
Sẽ rất hữu dụng nếu chúng ta có thể qui đổi giữa thông số Henkel và Skempton. Trong trường
hợp đặc biệt với thí nghiệm nén ba trục (AC), σ 2 = σ 3 và S = 100 % (B = 1) ta có:

1
∆σ oct = ( ∆σ 1 + 2∆σ 3 )
3
2
∆τ oct = ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )
3
và phương trình 11-12 trở thành:

1 2
∆u = ( ∆σ 1 + 2∆σ 3 ) + a ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )
3 3
Nhưng do ∆σ 2 = ∆σ 3 = 0 (áp lực buồng không đổi) và ∆σ 1 = ∆σ v

1 2
∆u =  + a  ∆σ v
3 3 

Từ phương trình 11-13 và với các thí nghiệm nén ba trục trong bảng B-3-2 chúng ta biết rằng
Aac = ∆u ∆σ v do đó:

1 2
Aac = + a (11-25a)
3 3
Với thí nghiệm nở hông (LE), σ 2 = σ 3 , phương trình 11-12 trở thành:

1 2
∆u = ( ∆σ 1 + 2∆σ 3 ) + a ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )
3 3
Nhưng do ∆σ 2 = ∆σ 3 = ∆σ h và ∆σ 1 = 0

2 2
∆u =  − a  ∆σ h
3 3 

Từ phương trình 11-13 và với các thí nghiệm nén ba trục trong bảng B-3-2 chúng ta biết rằng
Ale = 1 − ∆u ∆σ h do đó:

2 2 1 2
Ale = 1 −  − a  = + a (11-25b)
3 3  3 3

Ở đây không ngạc nhiên là chúng ta lại thấy Aec = Ale như đã chỉ ra nhiều lần ở trên (phương
trình 11-20).
Với thí nghiệm nén hông (LC), σ 2 = σ 1 và phương trình 11-12 trở thành:

1 2
∆u = ( 2∆σ 1 + ∆σ 3 ) + a ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )
3 3
Nhưng do ∆σ 2 = ∆σ 1 = ∆σ h và ∆σ 3 = 0

35
2 2
∆u =  + a  ∆σ h
3 3 

Từ phương trình 11-13 và cho các thí nghiệm nén ba trục trong bảng B-3-2 chúng ta biết rằng
Alc = ∆u ∆σ h do đó:

2 2
Alc = +a (11-26a)
3 3
Với thí nghiệm nở dọc trục (AE), σ 2 = σ 1 và phương trình 11-12 trở thành:

1 2
∆u = ( 2∆σ 1 + ∆σ 3 ) + a ( ∆σ 1 − ∆σ 3 )
3 3
Nhưng do ∆σ 2 = ∆σ 1 = 0 và ∆σ 3 = ∆σ v

1 2
∆u =  − a  ∆σ v
3 3 

Từ phương trình 11-13 và cho các thí nghiệm nén ba trục trong bảng B-3-2 chúng ta biết rằng
Aae = 1 − ∆u ∆σ v do đó:

1 2 2 2
Ale = 1 −  − a  = + a (11-26b)
3 3  3 3

Và rõ ràng chúng ta lại thấy Aac = Ale như đã nêu nhiều lần ở trên (phương trình 11-21). Chú ý là
đối với các vật liệu đàn hồi, Aac = Ale = 1/3 và Aae = Alc = 2/3 và a = 0. Nói chung do Aac ≠ Alc nên các
thông số a không nhất thiết phải bằng nhau trong cả hai trường hợp, chủ yếu bới khả năng nén của cốt
đất Csk không giống nhau trong điều kiện nén và kéo.

36
Chương II
Các chỉ số và các đặc tính phân loại đất

2.1. Giới thiệu chung


Trong chương này chúng tôi giới thiệu những khái niệm và định nghĩa cơ bản đã được các
kỹ sư địa kỹ thuật dùng để đánh giá và phân loại đất. Các ký hiệu sau đây là được dùng trong
chương này.
Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa
A - - Hoạt tính (PT 2-23)
Cc - - Hệ số cong (PT 2-20)
Cu - - Hệ số đều hạt (PT 2-19)
D10 L mm Đường kính hiệu quả d10
D30 L mm Đường kính của hạt mà các hạt có đường
kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm 30% trọng lượng đất khô.
D60 L mm Đường kính của hạt mà các hạt có đường
kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm 60% trọng lượng đất khô.
e - (Số thập phân) Hệ số rỗng (PT 2-1)
LI hay IL - - Chỉ số chảy (PT 2-23)
LL hay WL - - Giới hạn chảy.
Mt M kg Khối lượng tổng.
Ms M kg Khối lượng hạt rắn.
Mw M kg Khối lượng nước.
n - % Độ rỗng (PT 2-2).
PI hay Ip - - Chỉ số dẻo (PT 2-22).
PL hay wp - - Giới hạn dẻo.
S - (%) Độ bão hoà (PT 2-4).
SL hay wS - - Giới hạn co.
Va L3 m3 Thể tích phần khí trong đất.
Vs L3 m3 Thể tích phần hạt đất.
Vt L3 m3 Thể tích tổng.
Vv L3 m3 Thể tích rỗng.
w - (%) Độ Nm (PT 2-5).
ρ M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng tổng, ướt, Nm (PT2-6)
3 3
ρ’ M/L kg/m Khối lượng riêng đNy nổi (PT2-11)
ρd M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng khô (PT2-9)
3 3
ρs M/L kg/m Khối lượng riêng hạt (PT2-7).
ρsat M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng bão hoà (PT2-10).
3 3
ρw M/L kg/m Khối lượng riêng nước (PT2-8).
Trong danh sách này L = chiều dài, M = khối lượng. Khi khối lượng riêng của đất và nước
biểu thị bằng kg/m3, có thể dùng các số cụ thể lớn hơn. Chẳng hạn khối lượng riêng của nước ρw là
1000 kg/m3. Vì 1000 kg = 1Mg, để dễ quản lý chúng ta thường dùng Mg/m3 cho khối lượng đơn vị.
Nếu không quen với các đơn vị mét của hệ SI và các yếu tố chuyển đổi, người đọc nên đọc phụ lục
A trước khi đọc tiếp phần còn lại của chương này.
2.2. Các định nghĩa cơ bản và quan hệ giữa các pha hợp thành đất.
Nhìn chung, một khối đất bất kỳ bao gồm các hạt rắn và lỗ rỗng giữa các hạt đó. Thể rắn
của đất là những hạt nhỏ có thành phần khoáng vật khác nhau, trong khi các lỗ rỗng có thể chứa đầy
nước, khí hoặc chứa một phần cả nước và khí( Hình 2-1). Có thể nói cách khác, thể tích tổng Vt của
khối đất bao gồm thể tích phần hạt rắn Vs và thể tích phần rỗng Vv

Hình 2.1 Cốt đất bao gồm các hạt


đất (S), các lỗ rỗng chứa khí (A) và
nước (W)

Thể tích rỗng của đất bao hàm cả thể tích nước Vw và thể tích khí Va. Có thể biểu thị ba pha
của đất bằng sơ đồ ba thể ( Hình 2-2). Trong đó các pha được thể hiện riêng biệt. Phía bên trái sơ
đồ thường biểu thị thể tích của các thể còn bên phải sơ đồ khối lượng tương ứng của các thể. Thậm
chí, có khi chỉ thể hiện 2 đại lượng ở sơ đồ, thể tích tổng có khi được dùng với đơn vị m3, hoặc cm3.
Trong thực tế xây dựng, thường xác định thể tích tổng Vt, khối lượng nước Mw và khối
lượng hạt khô Ms. Sau đó tính tiếp các giá trị còn lại và các quan hệ khối lương-thể tích nếu cần.
Phần lớn các quan hệ này không phụ thuộc vào kích thước mẫu, chúng thường là các đại lượng
không thứ nguyên. Các quan hệ này rất đơn giản và dễ nhớ, đặc biệt là nếu bạn vẽ sơ đồ ba thể để
biểu diễn.

Thể tích Khối lượng

Khí

Nước

Hình 2.2 Mối quan hệ khối lượng- Đất


thể tích của một mẫu đất qua sơ
đồ ba thể

Các quan hệ khối lượng-thể tích này dễ nhớ đến mức, khi bạn làm những bài toán về các
thể, phần lớn là sẽ tự nhớ các đại lượng này.
Có ba tỷ số về thể tích rất hữu ích đối với địa kỹ thuật, các đại lượng này được xác định trực
tiếp từ sơ đồ ba thể( hình 2-2).
1. Hệ số rỗng, e , được xác định là:
Vo
e= (2-1)
Vs
Trong đó: Vv= thể tích phần rỗng của đất.
Vs= thể tích phần hạt rắn của đất.
Hệ số rỗng của đất thường biểu hiện bằng số thập phân. Phạm vi giá trị lớn nhất có thể của
hệ số rỗng là giữa 0 và ∞. Tuy nhiên các giá trị điển hình hệ số rỗng của cát trong khoảng từ 0.4
đến 1.0, của đất sét biến đổi từ 0.3 đến 1.5 thậm chí có thể cao hơn đối với một vài loại đất hữu cơ.
2. Độ rỗng của đất n được định nghĩa là:
V
n = o × 100(%)
Vt (2-2)
Trong đó: Vv = thể tích phần rỗng.
Vt = thể tích tổng của mẫu.
Độ rỗng thường biểu thị bằng %. Độ rỗng n của đất biến đổi lớn nhất trong phạm vi từ 0-
100%. Từ phương trình 2-2 và phương trình 2-1 và 2-2 có thể thấy rằng:
e
n= (2-3a)
1+ e

n
e= (2-3b)
1− n
3. Độ bão hoà S được xác định theo:
V
S = w × 100(%)
Vo (2-4)
Độ bão hoà muốn nói cho chúng ta rằng nước chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích rỗng. Nếu
đất khô hoàn toàn thì S=0%, và nếu nước chứa đầy các lỗ rỗng, khi đó đất bão hoà hoàn toàn thì
S=100%.
Bây giờ ta xét sang phía khối lượng của sơ đồ ba thể ở hình 2-2. Trước hết ta xác định một
tỷ số khối lượng có thể tin rằng là quan trọng bậc nhất mà ta cần biết về một loại đất. Muốn biết về
tỷ phần giữa nước trong lỗ rỗng và các hạt rắn của đất, ta xác định một tỷ số được gọi là lượng chứa
nước w( hay còn gọi là độ Nm) theo biểu thức sau:
Mw
w= × 100(%) (2-5)
Ms
Trong đó: Mw = khối lượng nước,
Ms = Khối lượng hạt rắn.
Tỷ số của khối lượng nước có trong một thể tích đất với khối lượng hạt tức là khối lượng
đất khô của mẫu chứ không phải khối lượng tổng của mẫu. Lượng chứa nước thường biểu thị bằng
phần trăm, và phạm vi biến đổi của độ Nm từ không phần trăm( đối với đất khô) tới vài trăm phần
trăm. Độ Nm tự nhiên cho phần lớn các loại đất thường là dưới 100%, cũng có khi tới 500% hoặc
cao hơn đối với một số đất trầm tích biển hoặc một số loại đất hữu cơ.
Độ Nm của đất được xác định dễ dàng trong phòng thí nghiệm. ASTM(1980), tiêu chuNn
thiết kế D 2216 có giải thích qui trình tiêu chuNn. Một mẫu đất đại diện được chọn lựa và xác định
khối lượng tổng hay còn gọi là khối lượng ướt. Sau đó mẫu đất được sấy khô tới khi có khối lượng
không đổi trong tủ sấy ở nhiệt độ 1100C. Thông thường, mẫu đất đạt đến khối lượng không đổi khi
mẫu được sấy trong tủ sấy khoảng một đêm. Khi xác định cho cả khối lượng đất ướt và khối lượng
đất khô cần trừ đi khối lượng của hộp đựng mẫu khô. Sau đó thì độ Nm của đất được tính theo
phương trình 2-5. Ví dụ 2.1 sẽ phản ánh cách xác định độ Nm của đất trong thực tế.
---------------------------
Ví dụ 2-1
Cho một mẫu đất Nm vào một hộp đựng mẫu khô có khối lượng 462 gam. Sau khi sấy khô
trong tủ sấy trong một đêm tại nhiệt độ 1100C, cân mẫu và hộp đựng mẫu được 364 gam. Khối
lượng của hộp đựng mẫu là 36 gam.Yêu cầu xác định độ Nm của mẫu đất.
Bài giải
Lập thành một biểu đồ tính như sau và điền đầy đủ các số liệu cho và kết quả đo vào (a),(b)
và (d) sau đó tính toán kết quả điền vào (c),(e) và (f).
Khối lượng tổng của mẫu + hộp đựng mẫu = 462 g.
Khối lượng đất khô + hộp đựng mẫu = 364 g.
Khối lượng nước(a-b) = 98 g.
Khối lượng hộp đựng mẫu = 39 g.
Khối lượng đất khô( b-d) = 325 g.
Độ Nm (c/e) x 100% = 30.2%
Trong phòng thí nghiệm, các khối lượng thường được xác định bằng gam và trên thiết bị
cân thông thường.
Một khái niệm khác rất hữu hiệu trong địa kỹ thuật đó là khối lượng riêng. Như đã biết
trong môn vật lý thì khối lượng riêng là khối lượng đất trong một đơn vị thể tích đất, đơn vị thường
dùng của nó là kg/m3. (Xem phụ lục A cho hệ đơn vị tương ứng trong cgs và các hệ thống tiêu
chuNn xây dựng của Anh). Khối lượng riêng là tỷ số liên quan giữa các đại lượng thể tích với các
đại lượng khối lượng của sơ đồ ba thể. Có một số khái niệm khối lượng riêng thường dùng trong
địa kỹ thuật. Trước hết xác định khối lượng riêng tổng, ướt hay còn gọi là khối lượng riêng Nm ρ,
khối lượng riêng hạt hay có khi gọi là khối lượng riêng pha rắn ρs, và khối lượng riêng nước ρw. Từ
hình 2.2 các khái niệm cơ bản liên quan giữa khối lượng và thể tích được biểu thị như sau:
Mt Ms + Mw
ρ= = (2-6)
Vt Vt

Ms
ρs = (2-7)
Vs

Mw
ρw = (2-8)
Vw
Trong đất tự nhiên, độ lớn của khối lượng riêng tổng sẽ phụ thuộc vào lượng nước chứa
trong lỗ rỗng của đất cũng như là khối lượng riêng của bản thân các hạt khoáng vật, nhưng giá trị ρ
có thể biến đổi từ hơn 1000 kg/m3 cho tới 2400 kg/m3 (1.0 tới 2.4 Mg/m3). Giá trị điển hình của ρs
cho phần lớn các loại đất trong khoảng từ 2500 kg/m3 đến 2800 kg/m3 (2.5 tới 2.8 Mg/m3). Phần lớn
các loại cát có ρs trong khoảng 2.6-2.7 Mg/m3. Ví dụ thạch anh là một khoáng vật thường gặp trong
cát có ρs = 2.65 Mg/m3. Hầu hết các loại đất sét có giá trị ρs trong khoảng từ 2.65 và 2.8 Mg/m3, và
phụ thuộc vào thành phần khoáng vật chính trong đất, trong khi đó các đất hữu cơ, có ρs thấp
khoảng 2.5 Mg/m3. Vì vậy nên, trong phần lớn các bài toán địa kỹ thuật thường giả thiết ρs trong
khoảng 2.65 đến 2.7 Mg/m3, trừ khi đưa ra các giá trị riêng.
Khối lượng riêng của nước thì thường ít biến đổi, sự biến đổi của nó phụ thuộc chủ yếu vào
nhiệt độ. Ở nhiệt độ 4 độ C, nước ở trạng thái đặc nhất, ρw chính xác bằng 1000 kg/m3( 1g/cm3),
đôi khi khối lượng riêng của nước được ký hiệu là ρo. Trong thực tế xây dựng giá trị khối lượng
riêng của nước thường được lấy chính xác bằng 1000 kg/m3 = 1 Mg/m3.
Có ba giá trị khối lượng riêng khác của đất xây dựng thường hay được dùng. Đó là khối
lượng riêng khô ρd, khối lượng riêng bão hoà ρsat và khối lượng riêng ngập nước hay gọi là khối
lượng riêng đNy nổi ρ’.
Ms
ρd = (2-9)
Vt

Ms + Mw
ρ sat = (Va = 0, S = 100%) (2-10)
Vt

ρ ' = ρ sat − ρ w (2-11)

Nói đúng ra giá trị khối lượng riêng tổng ρ được dùng thay cho ρsat ở phương trình 2-11,
nhưng trong hầu hết các trường hợp, đất ngập nước hoàn toàn cũng là bão hoà hoàn toàn, hoặc ít
nhất hợp lý để giả thiết là bão hoà hoàn toàn. Giá trị khối lượng riêng ρd là chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá độ chặt của khối đất đắp. (Chương 5). Phạm vi biến đổi điển hình các giá trị ρd, ρsat và ρ’ cho
một vài loại đất được thể hiện ở bảng 2-1.
Từ các định nghĩa cơ bản đã được nêu ở mục này, các quan hệ hữu ích khác có thể đưa ra
trong các ví dụ ở mục tiếp theo.
Bảng 2-1 Các giá trị khối lượng riêng của một số loại đất thông thường*
Loại đất Khối lượng riêng (Mg/m3)
ρsat ρd ρ’
Cát và cuội sỏi 1.9 – 2.4 1.5 – 2.3 1.0 – 1.3
Bụi sét 1.4 – 2.1 0.6 – 1.8 0.4 – 1.1
Sét tảng do băng 2.1 – 2.4 1.7 – 2.3 1.1 – 1.4
Đá dăm 1.9 – 2.2 1.5 – 2.0 0.9 – 1.2
Than bùn 1.0 – 1.1 0.1 – 0.3 0.0 – 0.1
Bùn sét hữu cơ 1.3 – 1.8 0.5 – 1.5 0.3 – 0.8
*Sửa đổi theo Hansbo (1975)

2.3 Giải quyết các bài toán giữa các thể.


Bài toán giữa các thể là rất quan trọng với đất xây dựng, và trong mục này chúng ta sẽ sáng
tỏ việc giải các bài toán giữa các thể của đất với sự trợ giúp của các ví dụ số cụ thể. Khi các nguyên
tắc đã đúng và có sự trợ giúp từ thực tế, thì sẽ có thể giải quyết nhiều vấn đề. Chúng trở nên đơn
giản hơn và bạn cũng trở nên thuần thục hơn. Ngoài ra, với thực hành bạn có thể nhớ ngay hầu hết
các định nghĩa và quan hệ quan trọng, do vậy tiết kiệm thời gian khi phải tìm kiếm các công thức
dùng sau này.
Điều quan trọng bậc nhất cần làm khi giải bài toán giữa các thể là vẽ sơ đồ ba thể. Điều này
đặc biệt đúng cho những người mới làm. Không nên tìm các công thức đúng để giải bài toán, mà
thay vì tìm công thức, chúng ta nên vẽ sơ đồ ba thể và thể hiện tất cả những dữ liệu đề bài cho cũng
như các số liệu đang cần tìm của bài toán. Với một số bài toán, việc làm đơn giản này dẫn đến giải
bài toán được ngay tức thì, và ít nhất là thể hiện được phương pháp tiếp cận chính xác bài toán.
Cũng chú ý thêm rằng, thường là có một số phương pháp để cùng giải một bài toán chẳng hạn như
bài toán ở ví dụ 2.2.
Ví dụ 2.2:
Cho ρ = 1.76 Mg/m3 (khối lượng riêng tổng)
W = 10% ( Độ Nm)
Yêu cầu: Xác định ρd (khối lượng riêng khô), e (hệ số rỗng), n (độ rỗng), S (độ bão hoà) và
ρsat (khối lượng riêng bão hoà).
Bài giải:
Vẽ sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2.2a), giả thiết rằng Vt=1 m3.
Từ định nghĩa về độ Nm( phương trình 2-5) và khối lượng riêng tổng( phương trình 2-6)
chúng ta có thể xác định Ms và Mw. Lưu ý khi tính toán độ Nm được biểu thị theo số thập phân.
Mw
w = 0,10 =
Ms
Mt M w + Ms
ρ = 1,76Mg / m 3 = =
Vt 1,0m 3
Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2a
Thay Mw = 0.1 Ms ta nhận được:
0,10 M s + M s
1,76Mg/m3 =
1,0m 3
Ms = 1,60Mg và Mw= 1,16 Mg
Những giá trị này bây giờ được ghi lên cạnh khối lượng của sơ đồ ba thể ( hình ví dụ 2.2b)
và tiếp tục tính toán các chỉ tiêu tiếp theo.
Từ định nghĩa của ρw (công thức 2-8) có thể tính tiếp Vw:
Mw
ρw =
Vw
hoặc:
Mw 0,16Mg
Vw = = 3
= 0,160m 3
ρw 1Mg / m
Đưa các giá trị này vào sơ đồ ba thể hình ví dụ 2.2b.
Để tính Vs, giả thiết khối lượng riêng hạt ρs=2.7 Mg/m3. Từ định nghĩa của ρs (Phương trình
2-7), có thể tính trực tiếp Vs, hoặc:
Ms 1,6Mg
Vs = = = 0,593m 3
ρs 2,70Mg / m 3

Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2b

Vì Vt = Va + Vw + Vs , có thể tính Va, vì đã biết các đại lượng khác


Va = Vt - Vw - Vs = 1.0 -0.593 - 0.16 = 0.247 m3
Khi sơ đồ ba thể đã được điền đầy, việc giải tiếp bài toán chỉ là điền đủ các số cụ thể vào
các định nghĩa tương ứng đã nêu. Nhưng chú ý rằng, khi tính toán bạn phải viết ra dạng công thức,
sau đó đưa các giá trị theo đúng thứ tự các số hạng đã ghi trong công thức. Và cũng lưu ý thêm là
nên viết cả đơn vị vào biểu thức khi tính.
Việc tính toán các yêu cầu còn lại trở nên dễ dàng
Từ phương trình 2-9:
M s 1,6Mg
ρd = = 3
= 1,6Mg / m 3
Vt 1m
Từ phương trình 2-1:
Vv Va + Vw 0,247 + 0,160
e= = = = 0,686
Vs Vs 0,593
Từ phương trình 2-2:
Vv Va +V w 0,247 + 0,160
n= = 100 = 100 = 40,7%
Vt Vt 1,0
Từ phương trình 2-4:
Vw Vw 1,160
S= = 100 = 100 = 39,3%
Vv Va + Vw 0,247 + 0,160
Khối lượng riêng bão hoà ρsat là khối lượng riêng của đất khi lỗ rỗng trong đất chứa đầy
nước, đó cũng là khi đất bão hoà hoàn toàn với S=100%( Phương trình 2-10). Vì thế khi thể tích khí
Va chứa đầy nước, nó sẽ có khối lượng là 0.247 m3 x 1Mg/m3 hoặc là 0.247 Mg. Khi đó:
M s + M w (0,247 Mg + 0,16 Mg ) + 1,6 Mg
ρ sat = = 3
= 2,01Mg / m 3
Vt 1m
Một cách khác, thậm chí có lẽ dễ hơn cách đã giải ví dụ này đó, là giả thiết Vs là thể tích
đơn vị =1m3. Theo định nghĩa Ms = ρs = 2,7 (khi ρs được giả thiết bằng 2.7 Mg/m3). Sơ đồ ba thể
hoàn chỉnh được thể hiện trên hình ví dụ 2-2c.
Vì w = Mw/Ms = 0,10; Mw = 0,27Mg và Mt=Mw+Ms = 2,97Mg. Cũng có Vw = Mw, do ρw =
1Mg/m3,vì vậy 0.27 Mg của lượng nước sẽ chiếm một thể tích là 0.27 m3. Có hai Nn số còn lại cần
phải xác định trước khi chúng ta có thể tính toán tiếp, đó là Va và Vt. Để có được hai giá trị này,
chúng ta phải dùng giá trị đã cho ρ=1.76 Mg/m3. Từ định nghĩa về khối lượng riêng tổng (phương
trình 2-6):
M t 2,97 Mg
ρ =1,76 Mg/m3 = =
Vt Vt
Xác định Vt
Mt 2.97 Mg
Vt = = = 1.688m 3
ρ 1.76 Mg / m 3
Vì thế: Va = Vt – Vw – Vs = 1.688 - 0.27 - 1.0 = 0.418 m3
Cũng có thể dùng hình ví dụ 2.2c để kiểm tra lời giải còn lại của bài toán giống hệt nhau
được xác định khi dùng dữ liệu của hình ví dụ 2.2b.

Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2c

Ví dụ 2.3.
Yêu cầu diễn đạt độ rỗng n theo hệ số rỗng e (Phương trình 2.3a) và hệ số rỗng theo độ rỗng
(Phương trình 2.3b)
Bài giải:
Biểu diễn sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2.3a)
Cho ví dụ này, giả thiết Vs=1 (một đơn vị nào đó bất kỳ). Từ phương trình 2-1 có Vv=e bởi
vì Vs=1. Vì thế Vt=1+e. Từ phương trình 2-2, định nghĩa của n= Vv/Vt hoặc
e
n= (2-3a)
1+ e

Hình ví dụ 2.3a

Hình ví dụ 2.3b

Phương trình 2-3b có thể thiết lập theo phương pháp đại số hoặc từ sơ đồ ba thể( Hình ví dụ
2.3b). Cho trường hợp này, giả thiết Vt=1.
Từ phương trình 2.2, Vv = n bởi vì Vt=1. Vì thế Vs=1-n. Từ phương trình 2-1, theo định
nghĩa của hệ số rỗng e=Vv/Vs nên
n
e= (2-3b)
1− n

Ví dụ 2-4.
Cho e=0.62, w=15%, ρs=2.65 Mg/m3.
Yêu cầu:
Xác định ρd
Xác định ρ
w cho S=100%
Xác định ρsat cho S=100%
Bài giải:
Biểu diễn sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2-4).
(a) Vì không cho cụ thể thể tích nên giả thiết Vs=1 m3. Cũng như trong ví dụ 2.3 dẫn tới
Vv=e=0.62 m3 và Vt=1+e=1.62 m3. Từ phương trình 2.9:
Ms
ρd =
Vt

Và Ms=ρsVs ( từ phương trình 2-7) nên


M s ρ sVs ρ
ρd = = = s vì Vs=1 m3 ở hình ví dụ 2-4.
Vt Vt 1+ e

2.65
= = 1.636 Mg / m 3
1 + 0.62
Chú ý: Quan hệ
ρs
ρd = (2-12)
1+ e
thường rất hay dùng trong bài tập xác định các thể
Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.4

Tính ρ:
Mt Ms + Mw
ρ= =
Vt Vt
Ta đã biết
Mw = w.Ms (từ phương trình 2-5) và Ms = ρsVs, do vậy:
ρ sVs + wρ sVs ρ s (1 + w)
ρ= = vì Vs = 1m3
Vt 1+ e
Quan hệ trên thường rất hay dùng
ρ s (1 + w)
ρ= (2-13)
1+ e
Thay các giá trị vào, là có:
2.65(1 + 0.15)
ρ= = 1.88Mg / m 3
1 + 0.62
Kiểm tra
ρ
ρd = (2-14)
1+ w
1.88
= = 1.636 Mg / m 3
1.15
Nên kiểm tra lại bằng công thức ρd = ρ/(1+w), vì đây cũng là một công thức thường dùng
cần phải nhớ.
(c) Tính lượng nước để đạt độ bão hoà S = 100%. Từ phương trình 2-4 ta biết Vw = Vv =
0.62 m3. Từ phương trình 2-8 ,
M w = V w ρ w = 0.62 m3 (1 Mg/m3) =0.62 Mg. Vì thế w cho S = 100% phải là

M w 0.62
w( S =100% ) = = = 0.234 hay là 23.4%
M s 2.65

(d) Tính ρsat. Từ phương trình 2-10, đã biết


ρ sat = (M s + M w ) / Vt hoặc là
2.65 + 0.62
ρ sat = = 2.019 hay 2.02 Mg/m3
1.62
Kiểm tra lại bằng phương trình 2-13
ρ s (1 + w) 2.65(1 + 0.234 )
ρ sat = = = 2.02 Mg/m3
1+ e 1.62
Ví dụ 2-5
Yêu cầu thiết lập mối quan hệ giữa S, e, w và ρs
Bài giải
Xem xét sơ đồ ba thể với Vs=1 (Hình vẽ của bài tập 2.5)

Thể tích Khối lượng

Hình ví dụ 2.5

Từ phương trình 2-4 và hình 2.5, biết


Vw = SVv = Se Từ định nghĩa về độ Nm (phương trình 2-5) và ρs (phương trình 2-7) có thể
đặt các tương đương cho Ms và Mw trên sơ đồ ba thể. Vì theo phương trình 2-8 M w = ρ wVw , có thể
viết các phương trình sau:
M w = ρ wVw = wM s = wρ sVs

hoặc là ρ w Se = wρ sV s

Vì Vs=1 m3 nên ρ w Se = wρ s (2-15)

Phương trình 2-15 là một trong những phương trình hay dùng nhất của bài tập giữa các thể.
Có thể ghi nhớ giá trị của nó từ các định nghĩa cơ bản của ρw, S, e, and ρs.
Chú ý khi dùng phương trình 2-15, cũng có thể viết phương trình 2-13 dưới dạng khác:
 ρ w Se 
ρ s 1 + 
 ρ s  ρ s + ρ w Se
ρ= = (2-16)
1+ e 1+ e
Khi S=100%, phương trình 2-16 trở thành
ρ s + ρ we
ρ sat = (2-17)
1+ e

Ví dụ 2-6
Cho một mẫu đất sét bụi với ρs=2700 kg/m3, S=100%, và độ Nm =46%. Yêu cầu tính hệ số
rỗng e, khối lượng riêng bão hoà, khối lượng riêng đNy nổi hoặc khối lượng riêng ngập nước theo
đơn vị kg/m3.
Bài giải
Đưa số liệu đã cho vào sơ đồ ba thể (hình ví dụ 2-6)
Giả thiết Vs=1 m3, có M s = Vs ρ s = 2700kg . Từ phương trình 2-15 có thể tính trực tiếp hệ
số rỗng:
wρ s 0.46 x 2700
e= = = 1.242
ρ w S 1000 x1.0
Nhưng e cũng bằng Vv bởi vì Vs=1.0, cũng như vậy Mw=1242 kg bởi vì về mặt số học thì
bằng Vw do ρ w = 1000 kg/m3. Bây giờ tất cả các Nn số đã được tìm, ta sẵn sàng tính được khối
lượng riêng bão hoà (phương trình 2-10):
M t M w + M s (1242 + 2700)kg
ρ sat = = = =1758 kg/m3
Vt 1+ e (1 + 1.24)m 3

Cũng có thể dùng trực tiếp phương trình 2-17:


ρ s + ρ we 2700 + 1000(1.242 )
ρ sat = = = 1758 kg/m3
1+ e 1 + 1.242
Khi đất bị ngập, trọng lượng riêng thực của đất bị giảm đi do đNy nổi. Lực đNy nổi này
chính bằng trọng lượng nước mà đất chiếm chỗ. Vì vậy khối lượng riêng đNy nổi xác định bằng
công thức, (theo PT 2-11 và 2-17):
ρ , = ρ sat − ρ w = 1758 kg/m3 – 1000 kg/m3 = 758 kg/m3
hoặc là
ρ s + ρ we ρs − ρw
ρ, = − ρw = =758 kg/m3 (2-18)
1+ e 1+ e
Trong ví dụ này, ρ, nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Quay trở lại và xem bảng 2-1 cho
một số giá trị điển hình của ρ,. Khối lượng riêng ngập nước hay đNy nổi của đất sẽ được tìm trở nên
rất quan trọng ở những phần sau khi chúng ta bàn về cố kết, lún và các tính chất bền của các loại
đất.
Tóm lại để dễ dàng giải các bài tập về các pha của đất, bạn không cần phải nhớ nhiều các
công thức phức tạp. Phần lớn các công thức được thiết lập một cách dễ dàng từ sơ đồ các pha (thể)
như đã trình bày ở các ví dụ trên. Chỉ nên quy luật đơn giản sau đây:
1. Nhớ các công thức định nghĩa cơ bản của w, e, ρs, S, etc.
2. Vẽ sơ đồ pha.
3. Giả thiết Vs=1 hoặc Vt=1, nếu không cho.
4. Thường dùng ρ w Se = wρ s .

2.4 Kết cấu đất


Cho đến lúc này, ta chưa nói nhiều về cái gì đã tạo nên phần rắn của khối đất. Trong
chương 1, đã đưa ra định nghĩa thường dùng của đất theo quan điểm xây dựng đó là: Sự tích tụ của
các khoáng vật thành tạo đất đá và các vật chất hữu cơ trên bề mặt đá gốc. Có thể miêu tả ngắn gọn
quá trình phong hoá và các quá trình biến đổi địa chất khác tác dụng trên đá hoặc gần bề mặt trái
đất để hình thành đất. Vì thế phần rắn của khối đất bao gồm chủ yếu các hạt khoáng vật và các vật
chất hữu cơ với nhiều kích cỡ và số lượng khác nhau.
Kết cấu của đất là các biểu hiện bên ngoài hay “cảm” thấy của đất và nó phụ thuộc vào kích
thước tương đối và hình dạng hạt cũng như độ lớn hay sự phân bố của các hạt này. Vì thế mà đất
hạt thô, chẳng hạn như cát hoặc cuội sỏi thì kết cấu hạt thô biểu hiện rõ, trong khi đất kết cấu hạt
mịn chủ yếu tạo bởi là các hạt khoáng vật rất nhỏ, không thể nhìn được bằng mắt thường. Bụi và sét
là những ví dụ điển hình của đất kết cấu hạt mịn.
Kết cấu đất, đặc biệt là của kết cấu đất hạt thô, có một vài liên quan đến tính chất xây dựng
của nó. Thực chất, kết cấu đất là cơ sở cho các sơ đồ phân loại một loại đất nào đó mà phổ biến
trong khoa học nông nghiệp hơn là trong xây dựng. Tuy vậy, khái niệm phân loại kết cấu( cuội sỏi,
cát, bụi, và sét) vẫn rất hiệu quả trong quan niệm chung của thực tiễn địa kỹ thuật. Với các đất hạt
mịn thì sự có mặt của nước ảnh hưởng nhiều đến đặc tính xây dựng của chúng hơn là của riêng kích
thước hạt hay riêng kết cấu. Nước tác động đến sự tương tác giữa các hạt khoáng vật, làm ảnh
hưởng tới tính dẻo và tính dính của nó.
Theo kết cấu, đất được chia thành đất hạt thô và đất hạt mịn. Một ranh giới thuận tiện khi
phân chia là những hạt nhỏ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đất có những hạt lớn hơn hạt
nhỏ nhất này (khoảng 0.05 mm) được gọi là các hạt lớn (hạt thô), trong khi đất nhỏ hơn cỡ những
hạt này gọi là đất hạt mịn. Cát và cuội sỏi là những hạt thô còn bụi và sét là đất hạt mịn. Một cách
thuận tiện khác để chia hay phân loại đất là theo tính dẻo và dính của nó (theo môn học vật lý: Tính
dính là đặc tính các vật liệu có thể dính kết với nhau.
Bảng 2-2 Kết cấu và các đặc tính khác của các loại đất

Tên đất Cuội sỏi, cát Bụi Sét

Kích thước hạt Hạt thô, có thể nhìn Hạt nhỏ, mịn không Hạt nhỏ, mịn không
các hạt bằng mắt thể nhìn bằng mắt thể nhìn bằng mắt
thường thường thường

Đặc tính Không dính Không dính Dính


Không dẻo Không dẻo Dẻo
Rời rạc Rời rạc

Ảnh hưởng của nước Tương đối không Quan trọng Rất quan trọng
đến các tính chất xây quan trọng
dựng
(Trừ trường hợp vật
liệu rời bão hoà chịu
tác dụng tải trọng
động)

Ảnh hưởng của kích Quan trọng Tương đối không Tương đối không
thước hạt đế tính quan trọng quan trọng
chất xây dựng

Ví dụ cát không có tính dẻo và cũng không có tính dính, trong khi đó sét có cả tính dẻo và
dính. Bụi thì trong khoảng giữa của cát và sét đó là hạt mịn nhưng không có tính dẻo và dính. Các
quan hệ này cũng như một số đặc tính xây dựng chung được trình bày ở bảng 2-2. Cần tiếp thu một
số quy trình, tốt nhất được tiến hành trong phòng thí nghiệm, để nhận biết đất theo kết cấu và một
số quy trình các đặc trưng chung khác như tính dẻo và tính dính.
Cũng cần phải lưu ý là khái niệm sét đề cập đến cả khoáng vật đặc biệt gọi là khoáng vật sét
(sẽ trình bày ở chương 4) và đất có chứa các khoáng vật sét. Ứng xử một số loại đất chịu ảnh hưởng
mạnh bởi các loại khoáng vật sét trong đất. Trong địa kỹ thuật để đơn giản thường gọi các đất như
vậy là sét, nhưng chúng ta nên hiểu là đất có chứa các khoáng vật sét có ảnh hưởng đến ứng xử của
loại đất đó.

2.5 Kích thước hạt và phân bố kích cỡ hạt


Như đã đề xuất ở mục trước, kích thước của hạt đất, đặc biệt là đất hạt thô, ảnh hưởng nhiều
đến tính chất xây dựng của nó. Vì vậy, với mục đích của phân loại đất, ta quan tâm đến các hạt
hoặc đường kính hạt có trong một loại đất cụ thể cũng như là phân bố kích cỡ của các hạt này.
Kích cỡ hạt phân bố trong phạm vi rất lớn. Có thể phân chia đất có kích cỡ từ đá tảng, cuội
có đường kính vài cm cho đến các hạt ở dạng keo siêu mịn. Loại lớn nhất có thể là ở bậc 108, do đó
thường xây dựng đường cong thành phần hạt dựa vào hàm logarit của đường kính trung bình hạt.
Hình 2-3 chỉ ra các đường ranh giới giữa các kích cỡ cấu tạo khác nhau theo một số biểu đồ phân
loại kỹ thuật phổ biến. Có thể nhận thấy rằng, theo cách truyền thống ở Mỹ thì các đơn vị biểu thị
kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ hạt. Đối với hạt có kích cỡ lớn hơn 5mm (khoảng ¼ in.),
thì người ta hay dùng đơn vị inch, mặc dù cũng có thể dùng milimet. Kích cỡ hạt giữa 5mm và
0.074mm được phân loại dựa theo cỡ rây tiêu chuNn Mỹ, tất nhiên có liên quan với kích cỡ hạt đặc
trưng như đã chỉ ra trên Hình 2-3. Đất mịn hơn cỡ rây số 200, thường theo đơn vị milimet hoặc đối
với các hạt có kích cỡ của các hạt keo rất mịn thì theo micromet.
Làm thế nào để có được sự phân bố kích cỡ hạt? Quá trình này được gọi là phân tích cơ học
hay là xác định thành phần hạt. Đối với đất hạt thô, được thực hiện trên một mẫu đất khô rung cơ
học qua một loạt rây lưới dệt mắt vuông, đặt liên tiếp với các lỗ nhỏ dần. Khi biết tổng khối lượng
mẫu, lượng phần trăm sót lại hoặc lọt qua mỗi cỡ rây có thể được xác định bằng cách cân lượng đất
còn lại trên mỗi rây sau khi đã lắc hoặc rung. Các thao tác chi tiết của thí nghiệm này được nêu rõ
trong ASTM- Hội thí nghiệm vật liệu Mỹ (1980), Kí hiệu C 136 và D 422. Tiêu chuNn thí nghiệm
AASHTO (1978) tương ứng là T 27 và T 88. Các cỡ rây tiêu chuNn của Mỹ sử dụng chung cho các
phân tích cỡ hạt đất được chỉ ra trên bảng 2-3. Các hạt đất ít khi là hạt hình cầu hoàn chỉnh, vì vậy
khi nói đến đường kính hạt của đất, có nghĩa là đường kính tương đương đã được xác định bằng
phân tích cỡ rây.
Kích cỡ hạt (mm)

Đá tảng Sỏi Đá dăm Bụi Sét Dạng keo


Thô Vừa Mịn

Cát
Đá tảng Đá dăm
Bụi Sét Dạng keo
Thô Mịn

Đá dăm Cát
Đá tảng Sỏi Bụi, sét mịn
Thô Mịn Thô Vừa Mịn

Đá dăm Cát Bụi


Đá tảng Sỏi Sét
Thô Vừa Mịn Thô Vừa Mịn Thô Vừa Mịn

ASTM – Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (1980)


AASHTO – Hiệp hội Giao thông và Đường bộ Liên bang (1978)
USCS – Hệ thống phân loại đất thống nhất (Cục cải tạo Hoa Kì, 1974, Hội kĩ thuật quân đội
Hoa Kì, 1960 )
M.I.T – Viện Công nghệ Masachusett (Taylor, 1948)

Hình 2-3 Phạm vi kích cỡ hạt theo một số hệ phân loại đất kỹ thuật (cải biến theoAl-Husaini, 1977)

Bảng 2-3 Các cỡ rây tiêu chun Mỹ và kích cỡ lỗ tương ứng


Tiêu chuNn Mỹ Lỗ rây
Số rây (mm)
4 4.75
10 2.00
20 0.85
40 0.425
60 0.25
100 0.15
140 0.106
200 0.075
Các phân tích rây không thực tế đối với lỗ rây nhỏ hơn khoảng 0.05 đến 0.075mm (Rây số
200, tiêu chuNn Mỹ). Do đó đối với các hạt đất nhỏ mịn, bùn và đất sét, người ta thường dùng
phương pháp phân tích tỷ trọng kế. Cơ sở của thí nghiệm này là định luật Stoke cho hạt cầu lắng
xuống trong dung dịch nhớt, tốc độ lắng cuối cùng phụ thuộc vào đường kính hạt và mật độ của hạt
trong huyền phù và dung dịch. Từ đó đường kính hạt được tính theo khi biết khoảng cách và thời
gian chìm lắng. Tỷ trọng kế cũng có thể xác định được tỷ trọng của huyền phù, và tính được phần
trăm hạt với đường kính hạt tương đương. Giống như phân tích rây, cũng xác định được phần trăm
tổng mẫu vẫn còn trong huyền phù (hoặc gần như ra khỏi huyền phù). Quy trình cho thí nghiệm tỷ
trọng kế được đưa ra bởi ASTM (1980), Kí hiệu D422 và AASHTO (1978) và Phương pháp tiêu
chuNn T88. USBR (1974) và Hiệp hội kĩ thuật quân đội Mỹ (1970) cũng có những tiêu chuNn tương
tự cho thí nghiệm này.
Sự phân bố lượng phần trăm của tổng mẫu nhỏ hơn cỡ rây cho sẵn hoặc đường kính hạt tính
được có thể được biểu thị trên biểu đồ cột hay thông thường hơn là ở trên biểu đồ tích lũy tần suất.
Kích cỡ hạt tương đương được vẽ theo tỉ lệ lôgarit trên trục hoành, trong khi phần trăm trọng lượng
(hay khối lượng) của tổng mẫu hoặc lọt qua (phần mịn hơn) hoặc sót lại (phần thô hơn) được vẽ
theo số học trên tung độ (Hình 2-4). Cần nhớ rằng hình này có thể chỉ vẽ được với những kích cỡ
hạt nhỏ hơn theo hướng về bên phải. Một vài phân bố kích cỡ hạt đặc trưng được biểu diễn trên
Hình 2-4. Đất cấp phối tốt biểu thị các kích cỡ hạt trong một khoảng rộng, và đường cong thành
phần hạt trơn và nói chung là lõm lên (concave upward). Trong khi, đất cấp phối kém là đất có quá
nhiều hay quá ít số hạt kích cỡ nhất định hoặc hầu hết các hạt có cùng kích cỡ. Phân bố đồng đều
trên Hình 2-4 là một ví dụ của một loại đất cấp phối kém. Đất cấp phối không liên tục hay gián
đoạn cấp phối trên hình này cũng là đất cấp phối kém; trong trường hợp này, phần kích cỡ hạt giữa
0.5 và 0.1mm là rất ít.
Chúng ta có thể tìm được những đại lượng thống kê thông thường (trung bình, đường trung
bình, độ lệch tiêu chuNn, v.v..) cho đường cong thành phần hạt, nhưng điều này được làm phổ biến
trong thạch học trầm tích hơn là trong cơ học đất. Tất nhiên ta quan tâm đến phạm vi đường kính
hạt tìm được của mẫu. Bên cạnh đó, ta dùng các đường kính hạt D phù hợp với giá trị tương đương
với “phần trăm lọt” ("percent passing") trên đường cong thành phần hạt. Ví dụ, D10 là đường kính
của cỡ hạt tương ứng 10% khối lượng mẫu qua rây. Nói cách khác, 10% các hạt có kích cỡ nhỏ hơn
đường kính D10. Đại lượng này được đặt trên đường cong thành phần hạt (GSD – grain size
distribution ) dọc theo trục của kích cỡ hạt, và nó còn được gọi là đường kính hiệu quả. Hệ số đồng
đều Cu là một thông số hình dạng thô được biểu thị qua công thức:
D60
Cu = (2-19)
D10
Trong đó D60 = đường kính hạt (tính bằng mm) chiếm ít nhất 60% mẫu, và
D10 = đường kính hạt (tính bằng mm) chiếm ít nhất 10% mẫu, tính theo trọng
lượng (hoặc khối lượng).
Trên thực tế, hệ số đồng đều bị gọi sai tên khi hệ số này càng nhỏ thì sự đồng đều càng
tăng. Do đó nó thực ra là hệ số “không đồng đều”. Ví dụ, loại đất có Cu = 1 thì chỉ có một cỡ hạt
duy nhất. Loại đất cấp phối rất kém như cát biển chẳng hạn, có Cu bằng 2 hoặc 3, trong khi đất cấp
phối rất tốt có thể có Cu lên đến 15 hoặc lớn hơn. Có khi, hệ số Cu lên đến 1000 hoặc hơn nữa. Ví
dụ, đất sét làm lõi của đập Oroville ở California có hệ số Cu khoảng 400-500; phạm vi kích cỡ hạt
từ những đá tảng lớn cho đến các hạt sét rất mịn.
Một đại lượng khác cũng hay dùng để phân loại đất là hệ số cấp phối Cc:

( D30 ) 2
Cc = (2-20)
( D10 )( D60 )
Trong đó D30 = đường kính hạt cực đại (tính bằng mm) chiếm ít nhất 30% mẫu.
Các đại lượng khác đã được đề cập đến ở trên.
Đất có hệ số cấp phối từ 1-3 được coi là cấp phối tốt, trong khi đó Cu cũng lớn hơn 4 đối
với cuội sỏi và lớn hơn 6 đối với cát.

Ví dụ 2.7:
Đường cong thành phần hạt cho trên Hình 2.4.
Yêu cầu:
Xác định D10, Cu, và Cc cho mỗi đường cong thành phần hạt.

Bài giải:
Theo công thức 2-19 và 2-20, ta cần tính D10, D30, D60 cho mỗi đường cong trên Hình 2.4.
a. Đất cấp phối tốt, chỉ cần xác định đường kính của những hạt chiếm 10%, 30%, 60%
khối lượng.
D10 = 0.02mm, D30 = 0.6mm, D60 = 9mm,
Từ công thức 2-19,
D60 9
Cu = = = 450
D10 0.02
Từ công thức 2-20,

( D30 ) 2 ( 0 .6 ) 2
Cc = = =2
( D10 )( D60 ) (0.02)(9)
Vì Cu > 15 và Cc nằm trong phạm vi từ 1 đến 3, đất này là đất cấp phối tốt.

b. Đất cấp phối gián đoạn, làm tương tự như phần (a), ta có:
D10 = 0.022mm, D30 = 0.052mm, D60 = 1.2mm,
Từ công thức 2-19,
D60 1 .2
Cu = = = 55
D10 0.022
Từ công thức 2-20,

( D30 ) 2 (0.52) 2
Cc = = = 0 .1
( D10 )( D60 ) (0.022)(1.2)
Mặc dù theo chỉ tiêu đánh giá hệ số đồng đều, thì đất này là cấp phối tốt, nhưng lại không
đạt khi đánh giá theo chỉ tiêu hệ số cấp phối. Do vậy đây là đất cấp phối kém.
c. Đất đồng đều, làm tương tự như phần (a), ta có:
D10 = 0.3mm, D30 = 0.43mm, D60 = 0.55mm,
Từ công thức 2-19 và 2-20 có:
D60 0.55
Cu = = = 1 .8
D10 0 .3

( D30 ) 2 (0.43) 2
Cc = = = 1.12
( D10 )( D60 ) (0.3)(0.55)
Loại đất này vẫn là đất cấp phối kém mặc dù hệ số Cc hơi lớn hơn đơn vị; hệ số Cu lại rất
nhỏ.
Phân tích sàng (sàng Tiêu chuNn Hoa Kỳ)

Kích cỡ hạt (mm)

Hình 2.4 Phân bố kích cỡ hạt tiêu chun


2.6 Hình dạng hạt đất
Hình dạng của từng hạt đất ít nhất cũng quan trọng như sự phân bố kích thước hạt, trong
ảnh hưởng đến sự đáp ứng kỹ thuật của đất dạng hạt. Có thể xác định được số lượng hình dạng
hạt dựa theo quy luật phát triển của thạch học trầm tích, nhưng đối với mục đích địa kỹ thuật,
sự mài nhẵn như thế hiếm khi được chấp nhận. Những chỉ tiến hành xác định định tính hình
dạng như một phần của phân loại đất bằng mắt. Đất hạt thô nói chung được phân loại theo hình
dạng như trên Hình 2.5.

Hình 2.5: Hình dạng đặc thù của các hạt thô lớn (Hình chụp của M. Surendra)

Có thể phân biệt giữa các hạt lớn và hạt dạng hình kim hay dạng vảy. Các lớp mica là một
ví dụ điển hình của hạt dạng vảy và cát Ottawa cho ví dụ về hạt lớn. Các hình trụ của mỗi dạng
khác nhau rất nhiều trong ứng xử khi bị nén bởi pittông. Các hạt lớn khó nén hơn cả, ngay cả khi ở
trạng thái rất rời, nhưng các lớp mica khi nén, thậm chí dưới áp lực nhỏ, cũng giảm đi một nửa thể
tích ban đầu của chúng. Khi nghiên cứu cường độ chống cắt của cát, hình dạng hạt là yếu tố rất
quang trọng khi xác định các đặc tính ma sát của đất dạng hạt.
2.7 Các giới hạn Atterberg và các chỉ số độ chặt
Như chúng ta đã đề cập đến (Bảng 2-2), sự có mặt của nước trong các lỗ rỗng của đất có thể
ảnh hưởng đặc biệt đến ứng xử kỹ thuật của đất hạt mịn. Không chỉ quan trọng là chứa bao nhiêu
nước trong một lớp đất trầm tích tự nhiên (độ Nm), ví dụ, mà ta cần so sánh hoặc phân loại độ Nm
này trên cơ sở một vài tiêu chuNn về ứng xử kỹ thuật. Đó chính là các giới hạn Atterberg – những
giới hạn rất quan trọng của ứng xử kỹ thuật. Nếu ta biết được độ Nm của mẫu liên quan đến giới hạn
Atterberg đến đâu, thì ta sẽ biết được rõ về sự đáp ứng kỹ thuật của những mẫu này. Các giới hạn
Atterberg – là những độ Nm ở giới hạn đã biết hoặc các giai đoạn tới hạn trong ứng xử của đất.
Chúng, cùng với độ Nm tự nhiên, là những chỉ tiêu quan trọng nhất trong mô tả đất hạt mịn. Chúng
được dùng trong việc phân loại những loại đất này, và cũng hữu ích khi liên hệ với những đặc tính
kỹ thuật và ứng xử kỹ thuật của đất hạt mịn.
Giới hạn Atterberg được nghiên cứu vào đầu những năm 1900 bởi nhà khoa học thổ nhưỡng
người Thụy Điển, A. Atterberg (1911). Ông đã làm việc trong ngành công nghiệp gốm, và trong
thời gian đó đã tiến hành làm một số thí nghiệm mô tả độ dẻo của đất sét, vì nó quan trọng trong cả
việc đúc khuôn sét thành gạch, nhằm tránh ép co và gãy vỡ khi nung. Sau rất nhiều thực nghiệm,
Atterberg phát hiện là có ít nhất hai tham số cần biết để xác định độ dẻo của đất sét – giới hạn dưới
và giới hạn trên của độ dẻo. Trên thực tế, ông đã có thể xác định được một vài giới hạn của độ sệt
hay ứng xử và ông ta đã đưa ra những thí nghiệm trong phòng đơn giản để xác định những giới hạn
này. Đó là các giới hạn:
1. Giới hạn trên của dòng nhớt.
2. Giới hạn chảy – giới hạn dưới của dòng nhớt.
3. Giới hạn nhớt – đất sét làm mất đi sự kết dính với lưỡi kim loại.
4. Giới hạn dính – các hạt ngừng dính với nhau.
5. Giới hạn dẻo – giới hạn dưới của trạng thái dẻo.
6. Giới hạn co – giới hạn dưới của biến đổi thể tích.
Ông ta cũng xác định được chỉ số dẻo, là phạm vi độ Nm khi đất ở trạng thái dẻo, và ông
cũng là người đầu tiên đề nghị lấy dùng nó để phân loại đất. Sau đó, vào cuối năm 1920, K.
Terzaghi và A. Casagrande (1932b), khi làm việc cho Cục giao thông Mỹ, đã tiêu chuNn hóa các
giới hạn Atterberg để chúng có thể dễ dàng được dùng vào mục đích phân loại đất. Trong hoạt động
địa kỹ thuật hiện nay ta thường dùng giới hạn chảy (LL – liquid limit hoặc wL), giới hạn dẻo (PL –
plastic limit hoặc wP) và đôi khi dùng giới hạn co (SL – shrinkage limit hoặc wS). Giới hạn nhớt
và giới hạn dính được dùng thông dụng hơn trong công nghệ làm đồ gốm và nông nghiệp.
Vì các giới hạn Atterberg là những độ Nm khi ứng xử của đất thay đổi, ta có thể biểu diễn
các giới hạn này khi độ Nm liên tục như trên Hình 2.6. Đồng thời cũng cho thấy các loại ứng xử của
đất ứng với các phạm vi độ Nm đã cho. Khi độ Nm tăng, trạng thái của đất thay đổi từ dạng rắn, dễ
gãy vỡ sang dạng đặc dẻo và sau đó sang chất lỏng nhớt. Ta cũng có thể biểu diễn trên cùng môi
trường độ Nm liên tục phản ứng của vật liệu nói chung (biểu đồ ứng suất biến dạng) tương ứng theo
các trạng thái trên.
Ta có thể gọi các đường cong vẽ trên Hình 2.7 theo cơ học chất lỏng, ở đây gradien tốc độ
trượt được vẽ theo ứng suất cắt. Phụ thuộc vào độ Nm, đất có thể được biểu diễn đặc trưng bằng tất
cả các đường cong trên (ngoại trừ đường chất lỏng Niutơn lý tưởng). Cũng cần lưu ý đến sự khác
nhau của biểu đồ ứng suất-biến dạng của các vật liệu kỹ thuật khác như thép, bê tông hay gỗ.
Đặc Dễ gãy vỡ Đặc dẻo Lỏng nhớt
Trạng thái

Độ Nm

Chỉ số chảy

Ứng suất – Biến dạng

Hình 2.6: Độ m liên tục cho thấy những trạng thái khác nhau của đất cũng như biểu đồ ứng suất-biến dạng được khái quát hóa
Hình 2.7: Ứng xử của một số vật liệu trong đó có đất trong một phạm vi độ m

Các thí nghiệm về giới hạn độ sệt ban đầu của Atterberg phần nhiều là ngẫu nhiên và không
dễ dàng lặp lại được, đặc biệt là bởi những người thao tác thiếu kinh nghiệm. Như đã đề cập,
Casagrande (1932b, 1958) tiến hành chuNn hóa các thí nghiệm, và ông đã phát kiến được thiết bị
xác định giới hạn chảy (LL) (Hình 2.8) vì vậy thí nghiệm không phụ thuộc nhiều vào nguồn thí
nghiệm. Ông đã xác định giới hạn chảy là độ Nm của đất mà trong mẫu đất này, tại rãnh cắt tiêu
chuNn bằng dao cắt rãnh (Hình 2.8a,b) sẽ khép lại một đoạn chừng 13mm (1/2 in.) tại lần gõ thứ 25
vào bát Giới hạn chảy khi bát rơi từ độ cao 10mm xuống một bệ cao su cứng hoặc bệ chất cách điện
micarta dẻo (Hình 2.8c). Trong thực tế, rất khó để trộn đất để cho rãnh khép kín xảy ra chính xác tại
lần gõ 25, nhưng Casagrande phát hiện ra rằng nếu ta dùng độ Nm của thí nghiệm nơi tạo độ khép
kín tại số lần bát trên trục tọa độ lôgarit của số lần gõ, ta sẽ nhận được một đường thẳng gọi là
đường độ chảy. Đường độ chảy cắt ngang lần gõ thứ 25, thì độ Nm tại thời điểm đó được xác định là
giới hạn chảy.
Thí nghiệm về giới hạn dẻo (PL) thì có phần ngẫu nhiên hơn, và nó đòi hỏi một vài thực
nghiệm để đạt được độ sệt và lặp lại kết quả được. Giới hạn dẻo được xác định tại độ Nm khi đất bắt
đầu xuất hiện một đường đứt gãy trong quá trình lăn đất cho đến khi đạt đường kính là 3mm (1/8
in.). Đất sẽ đứt gãy thành những đoạn có độ dài từ 3mm đến 10mm (1/8 in. đến 3/8 in.). Nếu đoạn
đứt gãy lăn được ở đường kính nhỏ hơn, thì đất quá ướt (ở trên giới hạn dẻo); nếu đất đứt gãy trước
khi đạt được đường kính 3mm (1/8 in.) thì đã vượt quá giới hạn dẻo. Quá trình lăn đất đạt giới hạn
dẻo thành các đoạn đứt gãy được thấy trên Hình 2.8d.
Hình 2.8 (a)Sơ đồ thiết bị xác định giới hạn chảy Casagrande và dao cắt rãnh; kích thước bằng milimet. (b)
Dao cắt trước khi quay tay quay. (c) Sau khi quay tay quay để áp dụng đủ số lần gõ bát để khép rãnh
13mm. (d) Các đoạn đất ở giới hạn dẻo. Từ (a) đến (c) theo Hansbo (1975).

Tuy các thí nghiệm về giới hạn chảy và giới hạn dẻo dường như đơn giản, nhưng cả hai thí
nghiệm này đều phải thành thục để có được các kết quả thích hợp. Tại Thụy Điển, thí nghiệm thả
cầu nón được dùng để xác định giới hạn chảy (Hansbo, 1957). Thí nghiệm này cho kết quả thích
hợp hơn thiết bị Casagrande, đặc biệt là với đất sét Thụy Điển, và có phần đơn giản hơn và nhanh
hơn khi sử dụng. Karlsson (1977) đã trình bày một báo cáo thú vị về độ tin cậy của hai phương
pháp thí nghiệm này.
Đôi khi có thể sử dụng thí nghiệm giới hạn chảy một điểm vì các loại đất có nguồn gốc địa
chất tương tự nhau, thì có độ dốc của các đường cong chảy giống nhau. Do đó tất cả những gì ta
cần làm là tìm độ Nm wn của mẫu ứng với độ khép của đường rãnh tại lần gõ thứ n, và sử dụng mối
quan hệ sau:
n tan β
LL = wn ( ) (2-21)
25
Trong đó tanβ – độ dốc của đường cong chảy.
Để đạt được kết quả tốt nhất, số lần gõ n tốt nhất từ 10 đến 40. Lambe (1951), Hội các kĩ sư
quân đội Mỹ và Karlsson (1977) đã có các báo cáo hay về thí nghiệm xác định giới hạn chảy một
điểm.
Có thể thấy rằng chúng ta đã không đề cập đến các qui trình ASTM cho các thí nghiệm giới
hạn Atterberg. Chúng tôi không giới thiệu các qui trình ASTM vì lý do duy nhất, các giới hạn được
được tiến hành trên các mẫu khô gió. Đối với một số loại đất, qui trình như thế này sẽ cho những
kết quả rất khác nhau, so với nếu các giới hạn được xác định ở độ Nm tự nhiên (Karlsson, 1977).
Một vấn đề khác với ASTM là dao cắt rãnh cho thí nghiệm xác định giới hạn chảy. Nó không cho
phép bất kỳ sự điều chỉnh độ cao của dao cắt, và do vậy sẽ cho các kết quả không phù hợp. Chính
vì lí do này, ta nên dùng dao cắt rãnh Casagrande (Hình 2.8).
Giới hạn chảy có thể nằm trong phạm vi từ 0 đến 1000, nhưng hầu hết các loại đất có giới
hạn chảy (LL) nhỏ hơn 100. Giới hạn dẻo thì có thể trong phạm vi từ 0 đến 100 hoặc hơn thế,
nhưng hầu hết là nhỏ hơn 40. Mặc dù các giới hạn Atterberg thực ra là các độ Nm, chúng cũng là
các đường biên giữa các ứng xử kỹ thuật khác nhau, và Casagrande (1948) kiến nghị là các giá trị
được báo cáo không biểu hiện bằng phần trăm. Chúng là những số được dùng để phân loại đất hạt
mịn, và là chỉ số ứng xử của đất. Tuy nhiên, ta cũng sẽ thấy các giới hạn thường ghi bằng cả hai
cách và sử dụng cả hai kí hiệu: LL và PL, và wL và wP với phần trăm.
Các giới hạn Atterberg khác đôi khi dùng trong thực tiễn địa kĩ thuật, giới hạn co ngót, sẽ
được bàn đến chi tiết trong Chương 6.
Ta đã đề cập ở phần trước là Atterberg cũng xác định một chỉ số được gọi là chỉ số dẻo để
mô tả phạm vi độ Nm mà đất ở trạng thái dẻo. Chỉ số dẻo, PI-plastic index hay Ip, vì vậy là số bằng
hiệu của LL và PL, hoặc:
PI = LL – PL (2-22)
PI hữu hiệu trong phân loại kỹ thuật đất hạt mịn, và rất nhiều đặc trưng kĩ thuật được có sự
liên hệ thực nghiệm với PI.
Đầu tiên khi bàn về các giới hạn Atterberg, ta đã muốn so sánh hoặc lấy tỉ lệ giữa độ Nm với
một vài giới hạn xác định hoặc các biên hay đặc trưng kỹ thuật. Bằng cách này, ta sẽ biết là mẫu đất
có ứng xử như một chất dẻo, hay là chất rẵn dễ gãy, hoặc thậm chí có thể là lỏng. Chỉ số để đánh
giá độ Nm tự nhiên của một mẫu đất là chỉ số chảy, LI hay IL, được xác định:
wn − PL
LI = (2-23)
PI
Trong đó wn là độ Nm tự nhiên của mẫu đất thí nghiệm.
Nếu LI ≤ 0, thì từ đường độ Nm liên tục trên Hình 2.6, ta có thể biết rằng đất ở trạng thái
giòn nếu bị cắt.
Nếu 0< LI <1, thì đất ở trạng thái dẻo.
Nếu LI ≥ 1, thì đất ở sẽ ở dạng chất lỏng rất nhớt khi bị cắt.
Những loại đất này có thể cực kì nhạy khi kết cấu đất bị phá vỡ. Với điều kiện mẫu đất
không bị phá hoại theo cách nào thì chúng có thể tương đối bền vững, nhưng vì một vài lí do nào đó
chúng bị cắt và kết cấu đất bị phá vỡ, đất có thể chảy như một chất lỏng. Có nhiều lớp trầm tích sét
siêu nhạy (chảy) ở phía Đông Canada và Scandinavia. Hình 2.9 cho thấy một mẫu đất sét Leda lấy
từ Ottawa, Ontario ở trạng thái nguyên dạng và chế bị đều ở cùng một độ Nm. Mẫu nguyên dạng có
thể chịu được áp lực thẳng lớn hơn 100kPa; trong khi mẫu chế bị, thì lại giống như chất lỏng.
Tuy không nhấn mạnh ở phần trên, nhưng các giới hạn được xác định ở đất chế bị, và khi
bàn đến kết cấu của các loại đất sét trong Chương 4, ta sẽ thấy kết cấu tự nhiên của đất chi phối rất
mạnh ứng xử kĩ thuật của nó. Vậy giới hạn Attenberg sẽ được dùng thế nào? Chúng được dùng theo
thực nghiệm, có nghĩa là, chúng tương quan với các đặc trưng và ứng xử kĩ thuật vì cả giới hạn
Atterberg và đặc trưng kĩ thuật đều chịu những tác động giống nhau. Một số tác động phải kể đến
bao gồm các khoáng vật sét, các ion trong nước lỗ rỗng, lịch sử chịu áp lực của đất trầm tích, v.v
Và những tác động này sẽ được bàn đến chi tiết trong chương về kết cấu đất (Chương 4). Đến đây
ta hoàn toàn thừa nhận là các giới hạn Atterberg thực nghiệm, đơn giản rất hữu ích khi phân loại đất
cho các mục đích kĩ thuật và chúng tương quan tương đối tối với ứng xử kĩ thuật của đất.

Hình 2.9 (a) Mẫu đất sét Leda nguyên dạng và (b) chế bị lấy từ Ottawa, Ontario (Ảnh chụp của
D.C. Maclilan, Bộ phận nghiên cứu Xây dựng, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada)
2.8 Hoạt Tính
Năm 1953, Skempton đã xác định được hoạt tính A của đất sét là:
A = PI / tỉ lệ sét (2-24)
Trong đó tỉ lệ sét thường được lấy bằng phần trăm trọng lượng của đất nhỏ hơn 2 µm. Các
loại sét có hoạt tính nằm trong khoảng 1 (0.75 < A < 1.25) được xếp loại “bình thường”; A < 0.75
là sét không hoạt tính và A>1.25 là sét hoạt tính. Hoạt tính rất hữu dụng trong việc phân loại các
tương quan đặc tính kỹ thuật, đặc biệt là cho đất sét không hoạt tính và hoạt tính. Đồng thời, cũng
có tương quan hợp lý của hoạt tính và dạng của khoáng sét (Chương 4). Tuy nhiên, chỉ riêng các
giới hạn Attenberg đã đủ cho các mục đích này, và hoạt tính cũng không cung cấp thêm thông tin gì
thực sự mới.

Bài tập:
2-1. Thí nghiệm về độ Nm được tiến hành trên một mẫu đất sét bụi. Trọng lượng của đất ướt và hộp
chứa là 17,53g, và trọng lượng của đất khô và hộp chứa là 14,84g. Biết trọng lượng của hộp
chứa là 7,84g. Hãy tính độ Nm của mẫu.
2-2. Trong quá trình thí nghiệm giới hạn dẻo, một mẫu đất cho các thông số như sau:
Trọng lượng ướt + trọng lượng hộp chứa = 22,12g
Trọng lượng khô + trọng lượng hộp chứa = 20,42g
Trọng lượng hộp chứa = 1,50g
Vậy giới hạn dẻo của mẫu đất này là bao nhiêu?
2-3. Một mẫu đất sét bão hòa hoàn toàn cân nặng 1350g ở trạng thái tự nhiên và 975g sau khi đã
sấy khô. Xác định độ Nm tự nhiên của mẫu đất này.
2-4. Đối với mẫu đất ở bài tập 2-3, hãy tính: a) hệ số rỗng
b) độ rỗng
2-5. Đối với mẫu đất ở bài tập 2-3, hãy tính: a) Khối lượng riêng tổng hay ướt
b) Khối lượng riêng khô
Kết quả tính theo đơn vị Mg/m , kg/m và lbf/ft3.
3 3

2-6. 1m3 mẫu đất Nm cân nặng được 2000kg. Độ Nm của đất là 10%. Giả thiết ρs = 2,7Mg/m3. Với
số liệu đã cho này, hãy điền vào chỗ trống trong sơ đồ 3 thể trên Hình P2-6.

Khí

Nước

Đất

Hình P2-6
2-7. Với số liệu đã cho trong bài tập 2-6, hãy tính: a) Hệ số rỗng
b) Độ rỗng
c) Khối lượng riêng khô
2-8. Khối lượng riêng khô của khối cát chặt là 1,82Mg/m3 và khối lượng riêng hạt là 2,67Mg/m3.
Hãy tính độ Nm của loại cát này khi bão hòa?
2-9. Một loại đất bão hòa 100% có tổng khối lượng là 2050kg và độ Nm là 25%. Hãy tính khối
lượng riêng hạt? Khối lượng riêng khô của loại đất này ?
2-10. Hãy tính độ Nm của một loại đất bão hòa hoàn toàn có khối lượng riêng khô là 1,70 Mg/m3?
Biết ρs = 2,71 Mg/m3.
2-11. Một loại cát thạch anh khô có khối lượng riêng là 1,68 Mg/m3. Hãy xác định khối lượng riêng
của nó khi độ bão hòa là 75%. Biết khối lượng riêng hạt của thạch anh là 2,65 Mg/m3.
2-12. Một loại đất có khối lượng riêng khô là 1,65 Mg/m3 và khối lượng riêng hạt là 2,68 Mg/m3.
Hãy xác định: a) Độ Nm của đất b) Hệ số rỗng c) Khối lượng riêng của đất khi bão hòa.
2-13. Đất trầm tích tự nhiên có độ Nm là 20% và được bão hòa ở 90%. Hãy tính hệ số rỗng của loại
đất này?
2-14. Hệ số rỗng của đất sét là 0,5 và độ bão hòa là 70%. Biết khối lượng riêng hạt là 2750 kg/m3,
Hãy tính: a) độ Nm b) khối lượng riêng khô và khối lượng riêng ướt (đối với hệ đơn vị quốc
tế SI và hệ đơn vị Anh)
2-15. Thể tích nước trong một mẫu đất Nm là 0,056m3. Thể tích hạt Vs là 0,28m3. Giả sử khối lượng
riêng của đất ρs = 2590kg/m3, hãy xác định độ Nm.
2-16. Từ công thức định nghĩa, thành lập các công thức sau:

 1 + w  ρ s + ρ w Se
a) ρ = ρ s  =
 1+ e  1+ e
ρs
b) ρ = ρ d (1 + w) c) w = Se
ρw
n e
d) e = e) n =
1− n 1+ e
2-17. Hãy rút ra công thức của ρs phụ thuộc vào độ rỗng n và độ Nm w cho:
a) đất bão hòa hoàn toàn
b) đất bão hòa không hoàn toàn
2-18. Hãy rút ra công thức cho a) khối lượng riêng khô; b) hệ số rỗng và c) độ bão hòa phụ thuộc
vào ρ, ρs, ρw và w.
2-19. Hãy thành lập công thức cho: a) khối lượng riêng ướt và b) khối lượng riêng đNy nổi phụ
thuộc vào độ Nm, khối lượng riêng hạt và khối lượng riêng của nước.
2-20. Dựa vào nguyên lý Acsimet, hãy chứng minh công thức 2-11, ρ’ = ρsat - ρw , chính là công
thức : (ρs - ρw) / (1+e).
2-21. Phương pháp “khối lượng riêng của khúc” thường được dùng để xác định trọng lượng đơn vị
(và một số thông tin cần thiết khác) của mẫu có hình dạng bất thường, đặc biệt là những mẫu
bở, dễ vỡ. Mẫu đất có độ Nm tự nhiên được (1) cân, (2) quét bên ngoài một lớp mỏng sáp hoặc
paraphin (để tránh cho nước không lọt vào các lỗ rỗng), (3) cân lại mẫu (Wt + Wsáp) và (4) cân
trong nước (để xác định thể tích của mẫu + lớp vỏ sáp bên ngoài – theo định luật Acsimet).
Cuối cùng, xác định được độ Nm tự nhiên của mẫu. Một mẫu cát bùn cũng được tiến hành thí
nghiệm theo phương pháp “khối lượng riêng của khúc” này. Dựa vào các thông số cho dưới
đây, hãy xác định: a) Khối lượng riêng ướt; b) Khối lượng riêng khô; c) Hệ số rỗng; d) Độ bão
hòa của mẫu.
Cho biết:
Trọng lượng mẫu ở độ Nm tự nhiên = 181,8g
Trọng lượng mẫu + trọng lượng lớp vỏ sáp = 215,9g
Trọng lượng mẫu + lớp vỏ sáp trong nước = 58,9g
Độ Nm tự nhiên = 2,5%
Khối lượng riêng hạt, ρs = 2700kg/m3
Khối lượng riêng sáp, ρsáp = 940kg/m3
Gợi ý: Sử dụng sơ đồ ba thể.
2-22. Một mẫu đất có tổng thể tích của là 80 000 mm3 và cân nặng 145g. Trọng lượng khô của mẫu
là 128g, và khối lượng riêng hạt là 2,68. Hãy xác định: a) Độ Nm; b) Hệ số rỗng; c) Độ rỗng; d)
Độ bão hòa; e) Khối lượng riêng ướt; f) Khối lượng riêng khô. Cho kết quả các phần (e) và (f)
theo hệ đơn vị quốc tế SI và hệ đơn vị Anh.
2-23. Các giá trị emax và emin tương ứng của một loại cát sạch được xác định là 0,46 và 0,66. Hãy
xác định khối lượng riêng bão hòa tương ứng với đơn vị kg/m3?
2-24. Thể tích 588cm3 của một loại cát Nm cân nặng được 1010g. Trọng lượng khô của nó là 918g
và khối lượng riêng hạt là 2670 kg/m3. Hãy xác định hệ số rỗng, độ rỗng, độ Nm, độ bão hòa, và
khối lượng riêng tổng với đơn vị kg/m3.
2-25. Một mẫu sét sông băng bão hòa có độ Nm là 47%. Cho rằng ρs = 2,7Mg/m3, xác định hệ số
rỗng, độ rỗng và khối lượng riêng bão hòa.
2-26. Một mẫu đất sét núi lửa nhạy được đưa về phòng thí nghiệm và xác định được các chỉ tiêu
như sau:
(a) ρ = 1,28 Mg/m3 (b) e = 9,0 (c) S = 95%
(d) ρs = 2,75 Mg/m3 (e) w = 311%
Khi kiểm tra lại các giá trị trên, vì có một giá trị bất hợp lý so với các giá trị còn lại. Hãy
tìm giá trị bất hợp lý này và xác định giá trị đúng của nó.
2-27. Khối lượng riêng bão hòa của một loại đất là 135 lbf/ft3. Xác định khối lượng riêng đNy nổi
của loại đất này với đơn vị lbf/ft3 và kg/m3.
2-28. Một loại cát được hợp thành từ các thành phần cứng có khối lượng riêng là 2,68 Mg/m3. Hệ
số rỗng là 0,58. Tính khối lượng riêng của đất khi khô và khi bão hòa và so sánh chúng với
khối lượng riêng đNy nổi.
2-29. Một mẫu sét tảng sông băng được lấy từ dưới mực nước ngầm. Độ Nm được xác định là 55%.
Xác định khối lượng riêng ướt, khối lượng riêng khô, khối lượng riêng đNy nổi, độ rỗng và hệ
số rỗng. Cần có các giả thiết cần thiết nào?
2-30. Tính toán độ rỗng lớn nhất có thể và hệ số rỗng cho một tập hợp của a) những quả bóng bàn
(giả định chúng có đường kính là 30mm) và b) những vòng bi nhỏ có đường kính 0,3mm.
2-31. Một ống hình trụ chứa 500cm3 cát khô tơi xốp, cân nặng 750g, dưới tải trọng cố định 200kPa
thì thể tích giảm đi 1%, và sau khi rung thì nó giảm đi 10% so với thể tích ban đầu. Giả sử khối
lượng riêng hạt của cát là 2,65 Mg/m3. Tính hệ số rỗng, độ rỗng, khối lượng riêng khô, và khối
lượng riêng tổng tương ứng với các trường hợp sau:
a) Cát tơi xốp b) Dưới tải trọng tĩnh
c) Cát được gia tải và bị chấn động.
2-32. Độ Nm tự nhiên của một mẫu đất lấy từ đất trầm tích được xác định bằng 11,5%. Tính toán
cho thấy khối lượng riêng lớn nhất của đất đạt được khi độ Nm lên đến 21,5%. Tính xem cần
cho thêm bao nhiêu gr nước vào mỗi 1000g đất (ở trạng thái tự nhiên) khi làm tăng độ Nm của
đất lên 21,5%?
2-33.Trên giấy bán lôgarit năm chu kì, vẽ các đường cong cấp phối hạt từ các số liệu phân tích
thành phần hạt sau đây của 6 loại đất, từ A đến F. Xác định kích thước hiệu quả cũng như hệ số
đồng đều và hệ số cấp phối cho mỗi loại đất. Tính toán phần trăm cuội sỏi, cát, bùn và sét theo
a) ASTM; b) AASHTO; c) USCS; và d) Hệ Tiêu chuNn Anh.
Số rây tiêu Phần trăm qua theo trọng lượng
chuNn Mỹ hay
kích thước hạt Đất A Đất B Đất C Đất D Đất E Đất F
75 mm 100 100
38 70 -
19 49 100 91
9,5 36 - 87
№4 27 88 81 100
№ 10 20 82 70 100 89
№ 20 - 80 - 99 -
№ 40 8 78 49 91 63
№ 60 - 74 - 37 -
№ 100 5 - - 9 -
№ 140 - 65 35 4 60
№ 200 4 55 32 - 57 100
40 µm 3 31 27 41 99
20 µm 2 19 22 35 92
10 µm 1 13 18 20 82
5 µm <1 10 14 8 71
2 µm - - 11 - 52
1µm - 2 10 - 39
Chú ý: dấu gạch ngang trong bảng thể hiện số liệu thiếu

2-34. a) Giải thích rõ tại sao lại có sự ưu việt, khi vẽ đường cong thành phần hạt, thì vẽ biểu đồ
đường kính hạt trên hệ tọa độ lôgarit tốt hơn là vẽ trên hệ tọa độ số học.
b) Dạng của đường cong thành phần hạt có so sánh được không (ví dụ, chúng có cùng giá
trị Cu và Cc hay không) khi được biểu diễn theo số học? Giải thích tại sao.
2-35. Đất trong bài tập 2-33 có các giới hạn Atterberg và độ Nm tự nhiên cho dưới đây. Xác định
chỉ số dẻo PI và chỉ số chảy LI cho mỗi loại đất và dẫn giải về hoạt tính chung của chúng.
Đặc tính Đất A Đất B Đất C Đất D Đất E Đất F
wn, % 27 14 14 11 8 72
Giới hạn chảy 13 35 35 - 28 60
Giới hạn dẻo 8 29 18 NP NP 28
2-36. Giải thích tính xác đáng của các kết quả về các giới hạn Atterberg của đất G và H
Đất G Đất H
Giới hạn chảy 55 38
Giới hạn dẻo 20 42
Giới hạn co 25 -

2-37. Các số liệu dưới đây thu được từ thí nghiệm giới hạn chảy trên một loại đất sét bụi.
Số va đập Độ Nm, %
35 41,1
29 41,8
21 43,5
15 44,9
Hai giới hạn dẻ o có độ Nm là 23,1% và 23,6%. Xác định giới hạn chảy LL, chỉ số dẻo PI,
chỉ số dòng chảy và chỉ số độ bền. Chỉ số dòng chảy là dốc của đường độ Nm lôga của số va đập
trong thí nghiệm giới hạn dẻo, còn chỉ số độ bền bằng chỉ số dẻo PI chia cho chỉ số dòng chảy.
Chương III Phân loại đất

3.1 Mở đầu
Từ những khái niệm về kết cấu và cấp phối hạt của đất đã được đề cập ở chương 2, chúng ta sẽ đưa
ra các tiêu chuNn để phân loại đất trong chương 3. Ở mục 2.4, cát và sỏi được xem như là những hạt thô
trong khi bụi và sét thì được coi như là những hạt mịn. Trong mục 2.5, chúng ta đã đưa ra bảng phân chia
cỡ hạt và nhóm hạt cho đất (hình 2.3) theo các tiêu chuNn ASTM hay AASHTO, vv...Tuy nhiên, những
thuật ngữ chung chung như cát hay sét bao hàm sự thay đổi lớn của các đặc tính kỹ thuật của đất. Vì vậy,
cần thiết phải có những thuật ngữ chuyên sâu hơn để thuận tiện sử dụng trong thực tế. Những thuật ngữ này,
được tập hợp trong hệ thống phân loại đất, và thường được sử dụng vào những mục đích kỹ thuật cụ thể.
Hệ thống phân loại đất có vai trò như là một ngôn ngữ để trao đổi giữa những nhà khoa học. Nó
không những đưa ra phương pháp phân loại dựa theo các đặc trưng kỹ thuật của đất một cách có hệ thống
mà còn giúp cho các nhà khoa học có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhưng nó cũng không làm giảm
bớt tầm quan trọng của việc xác định tính chất của đất bằng các thí nghiệm trong phòng hay ngoài hiện
trường. Tuy nhiên, giữa tính chất của đất và hệ thống phân loại lại có mối quan hệ mật thiết. Chính vì vậy,
khi biết cách phân loại đất, người kỹ sư đã hiểu được tương đối chính xác đặc trưng của đất trong trong quá
trình xây dựng, quá trình chịu tải hay trong từng hoàn cảnh kỹ thuật khác nhau. Hình 3.1 minh hoạ vai trò
của hệ thống phân loại đất trong thực tế địa kỹ thuật.

Phân loại và các tính chất


(w, e, ρ, S, GSD, LL, PI...)

Hệ thống phân loại đất


(“ngôn ngữ”)

Tính chất kỹ thuật của đất


(tính thấm, khả năng chịu nén, tính co ngót
và trương nở, sức kháng cắt,.. vv)

Mục đích kỹ thuật


(đường cao tốc, sân bay, nền
móng, đê đập,.. vv)

Hình 3.1: Vai trò của hệ thống phân loại đất trong địa kỹ thuật ứng dụng
Nhiều hệ thống phân loại đất đã được đề xuất trong thời gian qua. Casagrande (1948) đã nhấn mạnh
rằng: “ Hầu hết các hệ thống phân loại đang được sử dụng trong xây dựng có nguồn gốc từ khoa học đất

1
trong nông nghiệp”. Điều đó lý giải tại sao trong những hệ thống phân loại đầu tiên, các nhà khoa học phân
loại đất theo kết cấu và cấp phối hạt của đất. Atterberg (1905) dường như là người đầu tiên đề xuất việc
phân loại đất bằng cách dùng các chỉ tiêu khác. Cuối cùng, năm 1911, Atterberg đã nghiên cứu việc ứng
dụng các chỉ tiêu giới hạn để xác định các đặc trưng của đất hạt mịn (mục 2.7) mặc dù thời gian đó chỉ áp
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau này, Cục Đường bộ Mỹ hầu như đã dựa vào chỉ tiêu gới hạn
Atterberg và các thí nghiệm đơn giản khác để phân loại đất hạt mịn. Casagrande (1948) cũng giới thiệu một
vài hệ thống phân loại mà đã được sử dụng trong một số lĩnh vực như giao thông, xây dựng đường băng,
nông nghiệp, địa chất và khoa học đất.
Ngày nay, chỉ có hệ thống phân loại đất thống nhất (USCS) và hệ thống phân loại của hiệp hội
Đường bộ liên bang và giao thông vận tải Mỹ (AASHTO) được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình.
Hệ thống phân loại đất thống nhất (USCS) được dùng chủ yếu bởi các cơ quan trực thuộc Chính phủ (các
đơn vị quân đội, Cục nội vụ, Vụ khai hoá), các công ty tư vấn địa kỹ thuật và các phòng thí nghiệm. Với
một số thay đổi nhỏ, hệ thống này cũng được sử dụng tương đối rộng rãi ở Anh và một số nước khác. Trong
khi đó, tiêu chuNn AASHTO dựa vào việc quan trắc các đặc trưng của đất trong xây dựng đường giao thông
thì được sử dụng bởi Cục giao thông và đường bộ Mỹ. Cơ quan quản lý hàng không liên bang của Cục giao
thông và đường bộ Mỹ cũng có những tiêu chuNn riêng dùng trong thiết kế đường băng nhưng sau đó cũng
chuyển sang dùng hệ thống phân loại đất thống nhất (USCS).
Cả hai hệ thống phân loại đất USCS và AASHTO đều dễ dàng sử dụng trong thực tế khi mà chúng
ta đã làm quen với các tiêu chuNn này.

3.2 Hệ thống phân loại đất thống nhất (USCS)


Hệ thống phân loại này được phát triển đầu tiên bởi Casagrande (1948) để ứng dụng trong việc xây
dựng đường băng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Đến năm 1952, Casagrande đã sửa đổi hệ thống phân loại
và nó được Vụ khai hoá và các đơn vị quân đội áp dụng trong việc xây dựng đập, nền móng và các công
trình xây dựng khác. Trong USCS, cơ sở để phân loại đất hạt thô được dựa vào cấp phối hạt trong khi các
tính chất kỹ thuật của đất hạt mịn thì phụ thuộc vào tính dẻo. Nói cách khác, đối với đất mà những hạt mịn
(hạt bụi và sét) không làm ảnh hưởng tới tính chất kỹ thuật thì được phân loại theo cấp phối hạt, còn nếu
chúng ảnh hưởng tới tính chất kỹ thuật thì được phân loại theo tính dẻo. Vì vậy, chỉ có phương pháp phân
tích sàng và các chỉ tiêu giới hạn Atterberg là cần thiết trong hệ thống phân loại này.
Bảng 3.1 đưa ra bốn nhóm đất chính gồm: hạt thô, hạt mịn, đất hữu cơ và bùn. Việc phân loại được
thực hiện bằng cách cho mẫu đất qua sàng 75mm, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên hệ toạ độ log hoặc
dùng bảng biểu. Những hạt có đường kính tương đương lớn hơn 300 mm được gọi là đá tảng, còn những
hạt nằm trong phạm vi từ 75mm đến 300 mm được gọi là cuội sỏi. Đất được phân loại là hạt thô, cát hay sỏi
nếu chúng chứa > 50% trọng lượng hạt trên sàng No.200 (0.075 mm) và được phân loại là đất hạt mịn nếu
chúng chứa > 50% trọng lượng hạt dưới sàng No.200. Đất hữu cơ hoặc bùn thì có thể phân biệt dễ dàng
bằng mắt thường. Việc phân chia chi tiết hơn được minh họa trong bảng 3.1.
Những ký hiệu trong bảng 3.1 được kết hợp lại với nhau để tạo thành tên gọi của loại đất tương ứng
trong bảng 3.2.

2
Bảng 3-1: Tên đất, ký hiệu và phạm vi kích thước hạt theo USCS
Hạt và nhóm hạt Ký hiệu Kích cỡ hạt
Đá tảng Không > 300 mm
Đá cuội Không Từ 75 mm đến 300 mm
(1) Đất hạt thô
Cuội sỏi G Từ 75 mm đến sàng No.4
(4.75 mm)
Hạt thô Từ 75 mm đến 19 mm
Hạt mịn Từ 19 mm đến sàng No.4
(4.75 mm)
Cát S Từ sàng No.4 (4.75 mm)
tới sàng No.200 (0.075 mm)
Hạt thô Từ sàng No.4 (4.75 mm)
tới sàng No.10 (2.0 mm)
Hạt trung bình Từ sàng No.10 (2.0 mm)
tới sàng No. 40 (0.425 mm)
Hạt mịn Từ sàng No.40 (4.25 mm)
tới sàng No.200 (0.075 mm)
(2) Đất hạt mịn
Hạt mịn Kích thước hạt nhỏ hơn kích thước mắt
sàng No.200 (0.075 mm)
Hạt bột, phù sa M (Không có kích thước hạt cụ thể - sử dụng
giới hạn Atterberg)
Hạt sét C (Không có kích thước hạt cụ thể - sử dụng
giới hạn Atterberg)
(3)Đất hữu cơ O (Không có kích thước hạt cụ thể)
(4) Than bùn Pt (Không có kích thước hạt cụ thể)
Ký kiệu phân loại cấp phối Ký hiệu giới hạn chảy
Phân cấp đều, W Cao LL, H
Phân cấp không đều, P Thấp LL, L

Đất hạt thô được phân chia thành sỏi, sỏi pha, cát và cát pha. Chúng được phân loại là sỏi nếu chứa
> 50% trọng lượng hạt trên sàng No.4 (4.75 mm) và được phân loại là cát nếu chứa > 50% trọng lượng hạt
dưới sàng No.4. Sỏi (G) và cát (S) tiếp tục được phân chia thành những nhóm nhỏ hơn, GW and SW, GP
and SP, GM and SM, GC and SC, phụ thuộc vào cấp phối và bản chất các hạt. Đất có chất lượng cấp phối
hạt tốt nếu kích thước hạt thay đổi trong phạm vi rộng, ngược lại đất có chất lượng cấp phối không tốt nếu
kích thước hạt đều nhau hoặc thay đổi trong phạm vi hẹp. Để đánh giá chất lượng cấp phối của sỏi và đất
cát, ta xác định hệ số hạt không đều Cu và hệ số cong Cc từ đường cong cấp phối. Các hệ số này đã được
định nghĩa ở chương 2:
D60
Hệ số không đều hạt: Cu = (2-19)
D10

D302
Hệ số cong: Cc = (2-20)
D10 * D60

3
Trong đó:
D60: đường kính cỡ hạt mà trọng lượng tất cả các hạt nhỏ hơn và bằng đường kính đó chiếm 60%
trọng lượng mẫu đất khô.
D30: đường kính cỡ hạt mà trọng lượng tất cả các hạt nhỏ hơn và bằng đường kính đó chiếm 30%
trọng lượng mẫu đất khô.
D10: đường kính cỡ hạt mà trọng lượng tất cả các hạt nhỏ hơn và bằng đường kính đó chiếm 10%
trọng lượng mẫu đất khô.
Bảng 3-2 (cột 6) đưa ra tiêu chuNn phân loại cho sỏi và đất cát. Đối với sỏi và đất cát, GW and SW
được phân vào nhóm đất có chất lượng cấp phối tốt nếu chứa <5% trọng lượng hạt dưới sàng No.200 trong
khi GP và SP được phân vào nhóm đất có chất lượng cấp phối không tốt nếu chứa rất ít hoặc không chứa
các hạt mịn.
Đất hạt mịn chứa > 50% trọng lượng hạt dưới sàng No.200 được phân thành hạt bụi (M) hoặc sét
(C) dựa vào giới hạn dẻo và chỉ số dẻo của chúng. Đất hữu cơ (O) và than bùn (Pt) cũng thuộc nhóm này
nhưng không xác định cỡ hạt cụ thể ( Bảng 3-1). Trên hình 3.2, Casagrande (1948) dùng đường thẳng A để
phân loại đất hạt mịn. Nhóm hạt bụi có giới hạn chảy (LL) và chỉ số dẻo (PI) nằm phía dưới đường thẳng A,
còn nhóm đất sét có giới hạn chảy (LL) và chỉ số dẻo (PI) nằm phía trên đường thẳng A. Đất sét hữu cơ (OL
và OH) cũng nằm phía dưới đường thẳng A vì chúng có tính chất tương tự như các loại đất có tính dẻo thấp.
Ngoài ra, dựa vào giới hạn chảy, hạt bụi, sét và sét hữu cơ được phân thành giới hạn chảy cao ( nếu LL >
50%) và giới hạn chảy thấp (nếu LL < 50%). Các loại đất đại diện cho đất hạt mịn được miêu tả trên hình
3.2. Bảng 3-2 ( cột 4 và 5) và bảng 3-3 giúp ta có cách nhìn trực quan trong việc nhận biết và phân loại đất
hạt mịn. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, một số tên đất khác nhau gần như có cùng vị trí biểu diễn
trên hình 3.2 vì chúng có tính chất tương tự nhau. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của Casagrande (1948) về
các đặc trưng của đất cùng giới hạn chảy nhưng khác nhau chỉ số dẻo hoặc cùng chỉ số dẻo nhưng khác
nhau giới hạn chảy.

Đất có cùng giới hạn chảy Đất có cùng chỉ số dẻo


Tính chất nhưng tăng chỉ số dẻo nhưng tăng giới hạn chảy
Cường độ khi khô Giảm xuống
Độ bền gần PL Tăng lên Giảm xuống
Tính thấm Tăng lên Tăng lên
Tính nén lún Giảm xuống Tăng lên
Tốc độ thay đổi thể tích Không đổi ---
Giảm xuống

4
Bảng 3-2: Hệ thống phân loại đất USCS

5
Bảng 3-2 (tiếp)

6
Hình 3-2 Biểu đồ độ dẻo Casagrande, thể hiện một vài dạng mẫu đất (theo Casagrande, 1948 và Howard,
1977 )
Độ bền và cường độ khô là những tính chất quan trọng để phân loại đất và được nêu ra trong bảng
3-3. Các tính chất còn lại, sẽ được đề cập chi tiết ở các chương tiếp theo.
Các giá trị của chỉ số dẻo PI và giới hạn chảy LL nằm trong phạm vi giới hạn trên của đường thẳng
U cần được kiểm chứng lại một cách cNn thận. Một số loại đất sét hoạt tính cao như ben-tô-nít nằm ở vị trí
phía trên đường thẳng A và gần kề với đường thẳng U. Các khoáng vật sét chủ yếu trong đất có thể nhận ra
một cách định tính bằng cách sử dụng biểu đồ dẻo của Casagrande ở trong chương 4.
Bảng 3-3: Phương pháp nhận dạng đất hạt mịn hoặc nhóm hạt ngoài hiện trường

Sau khi loại bỏ những hạt trên sàng No.40 và chuNn bị 1 mẫu đất Nm có thể tích
khoảng 5 cm3. Cho thêm nước để làm mềm mẫu đất nhưng không nhão quá. Đặt
mẫu đất lên lòng bàn tay, và dùng hai tay rung lắc vài lần. Khi đó, lớp nước sẽ
xuất hiên trên bề mặt của mẫu đất. Tuy nhiên, nếu dùng các ngón tay bóp chặt
Tính trương nở mẫu đất thì lớp nước bề mặt sẽ biến mất, mẫu đất sẽ cứng hơn. Cuối cùng dẫn
đến sự xuất hiện các vết nứt hoặc vỡ vụn. Tốc độ xuất hiện lớp nước bề mặt
(phản ứng khi
trong quá trình rung lắc và biến mất trong quá trình nén chặt giúp ta nhận ra đặc
rung)
tính của hạt min trong mẫu đất.
Đất cát hạt nhỏ sạch cho phản ứng nhanh nhất với tính trương nở trong khi sét
dẻo không có hiện tượng trên. Các đất không chứa hữu cơ có phản ứng ở mức
độ trung bình.

7
Sau khi loại bỏ những hạt trên sàng No.40, cho thêm nước (nếu cần thiết) để chế
bị mẫu đất có trạng thái dẻo. Làm khô mẫu đất bằng lò sấy, ánh nắng mặt trời
hoặc để ngoài không khí tự nhiên rồi kiểm tra cường độ bằng cách dùng các
Cường độ khô ngón tay bẻ hoặc bóp vỡ mẫu. Cường độ này nói lên tính chất và số lượng nhóm
(đặc tính hạt sét trong mẫu đất. Cường độ khô tỷ lệ thuận với tính dẻo của đất.

biến dạng) Đất sét ở nhóm CH cho giá trị cường độ khô cao trong khi đất bụi không chứa
hữu cơ có giá trị rất nhỏ. Cát bụi và bụi gần như có giá trị cường độ khô như
nhau nhưng ta có thể phân biệt bằng cảm giác khi bóp vụn mẫu đất khô. Cát bụi
sẽ cho ta cảm giác sàn sạn còn bụi thì cho cảm giác mịn như bột.

Sau khi loại bỏ những hạt trên sàng No.40 và chế bị 1 mẫu đất Nm có thể tích
khoảng 0.5 in3. Nếu đất khô, ta cho thêm nước để làm mềm mẫu đất nhưng
không nhão quá.. Sau đó trải mỏng mẫu đất để nước có thể bay hơi rồi dùng
lòng bàn tay lăn thành những dây đất có đường kính 3 mm. Dây đất được gấp đi
gấp lại vài lần làm cho độ Nm của dây đất giảm dần và tăng dần độ cứng dây đất.
Cuối cùng, dây đất bị đứt gẫy khi đạt tới giới hạn dẻo.
Độ bền Sau khi dây đất bị vỡ vụn, các mNu đất được vo viên lại và quá trình nhào trộn
(độ sệt gần với được tiếp tục đến khi dây đất bị vỡ vụn.

giới hạn dẻo) Thành phần nhóm hạt sét càng lớn thì độ bền của dây đất gần giới hạn dẻo và độ
cứng của viên đất khi được vo viên lại càng tăng lên. Độ bền yếu của dây đất
gần giới hạn dẻo và sự suy giảm nhanh tính kết dính của viên đất dưới giới hạn
dẻo chỉ ra sự có mặt của các hạt sét vô cơ, độ dẻo thấp hoặc sét hữu cơ và sét
loại kaolin. Các loại đất này có vị trí nằm dưới đường thẳng A.
Đất chứa hàm lượng hữu cơ cao thì có độ bền rất kém và xốp khi gần với giới
hạn dẻo.

Đối với đất hạt thô có chứa hàm lượng hạt mịn hơn 12%, được gọi là GM hoặc SM nếu các hạt nhỏ
thuộc nhóm hạt bụi (các giá trị giới hạn nằm phía dưới đường thẳng A trong biểu đồ dẻo) và được gọi là GC
hoặc SC nếu các hạt mịn thuộc nhóm hạt sét (các giá trị giới hạn nằm phía trên đường thẳng A trong biểu
đồ dẻo). Cả hai loại đất có cấp phối hạt tốt và không tốt đều thuộc những nhóm này.
Loại đất chứa 5% đến 12% trọng lượng hạt dưới sàng No.200 thì được coi như là ở gianh giới giữa
2 nhóm và có ký hiệu ghép đôi. Phần trước của ký hiệu nói lên phần hạt thô có cấp phối tốt hoặc cấp phối
kém, phần thứ 2 mô tả thành phần hạt mịn. Chẳng hạn, nếu một loại đất được phân loại SP-SM có nghĩa
đây là đất cát có cấp phối hạt không tốt và chứa từ 5% đến 12% các hạt bụi. Tương tự như vậy, GW-GC có
nghĩa đây là đất sỏi có cấp phối hạt tốt và chứa các hạt sét, loại đất này được biểu thị ở phía trên đường
thẳng A.
Đất hạt mịn cũng có những ký hiệu ghép đôi. Đương nhiên nếu các giá trị giới hạn của đất nằm
trong vùng gạch chéo ở hình 3.2 (4 < PI < 7 và 12 < LL < 25) thì đất được phân loại CL-ML. Howard
(1977) đề xuất mang tính thực nghiệm rằng nếu các giá trị của LL và PI nằm gần đường thẳng A hoặc gần
với đường LL = 50 thì nên dùng ký hiệu ghép đôi. Do đó, các ký hiệu ghép đôi có thể như sau:
ML-MH
CL-CH
8
OL-OH
CL-ML
CL-OL
CH-MH
CH-OH
Ngoài ra, các ký hiệu ghép đôi cũng có thể dùng cho các loại đất chứa 50% hạt mịn hoặc các loại
đất hạt thô. Trong trường hợp này, các ký hiệu ghép đôi có thể như sau:
GM-ML
GM-MH
GC-CL
GC-CH
SM-ML
SM-MH
SC-CL
SC-CH

Hình 3.3 Chỉ dẫn phân giới các loại đất (theo Howard, 1977)

9
Trình tự các bước phân loại đất theo hệ thống USCS được chỉ dẫn một cách chi tiết trên hình 3.4,
theo phương pháp này loại đất được xác định bằng cách loại các trường hợp chưa phù hợp và đến khi
trường hợp duy nhất còn lại. Việc phân loại đất nên kết hợp với bảng 3-2 và hình 3.4, các bước chi tiết được
thực hiện như sau:

Hình 3.4 Chỉ dẫn phân giới các loại đất (theo Howard, 1977)

10
Hình 3.4 (tiếp)

1. Xác định đất thuộc nhóm hạt thô, hạt mịn hay đất hữu cơ bằng mắt thường hay dựa vào kết quả
phân tích hạt qua sàng No.200.
2. Nếu là đất hạt thô:
a. Thực hiện thí nghiệm phân tích hạt và vẽ đường cong cấp phối. Xác định lượng chứa các hạt dưới
sàng No.4, đất được phân loại là sỏi nếu lượng chứa các hạt trên sàng No.4 lớn hơn và được phân loại là cát
nếu lượng chứa các hạt dưới sàng No.4 lớn hơn.
b. Xác định lượng chứa các hạt dưới sàng No.200, nếu có giá trị < 5% thì ta dựa vào hình dạng của
đường cong để phân loại đất thành GW hay SW (đất có cấp phối tốt) và GP hay SP (đất có cấp phối không
tốt).
c. Nếu lượng chứa các hạt dưới sàng No.200 có giá trị trong khoảng 5% đến 12% thì đất được coi là
ở giữa ranh giới 2 nhóm và sẽ có các ký hiệu ghép đôi tuỳ thuộc vào chất lượng cấp phối hay tính dẻo của
đất (GW-GM, SW-SM...)
d. Nếu lượng chứa các hạt dưới sàng No.200 có giá trị > 12% thì ta xác định các giá trị giới hạn
Atterberg của các hạt dưới sàng No.40 và dùng biểu đồ dẻo để phân loại đất (GM, SM, GC, SC, GM-GC
hoặc SM-SC)
3. Nếu là đất hạt mịn:
a. Xác định các giá trị giới hạn Artterberg của các hạt dưới sàng No.40, nếu giới hạn chảy LL nhỏ
hơn 50% thì đất được phân loại thấp (L) và nếu giới hạn chảy LL lớn hơn 50% thì đất được phân loại cao
(H).

11
b. Đối với đất thuộc phân loại L: nếu các giá trị giới hạn nằm phía dưới đường thẳng A và vùng
gạch chéo trong biểu đồ dẻo thì chúng được xác định bằng màu sắc, mùi vị hoặc bằng sự thay đổi của giới
hạn chảy và giới hạn dẻo khi mẫu đất được sấy khô. Trong trường hợp này đất được phân thành nhóm hữu
cơ (OL) hoặc nhóm vô cơ (ML). Nếu các giá trị giới hạn nằm trong vùng gạch chéo, đất sẽ được phân thành
nhóm CL-ML. Còn khi các giá trị giới hạn nằm phía trên đường thẳng A và vùng gạch chéo thì chúng được
phân thành nhóm CL.
c. Đối với đất thuộc phân loại H: nếu các giá trị giới hạn nằm phía dưới đường thẳng A thì chúng
được phân thành nhóm hữu cơ (OH) hoặc nhóm vô cơ (MH). Khi các giá trị giới hạn nằm phía trên đường
thẳng A thì chúng được phân thành nhóm CH.
d. Khi các giá trị giới hạn nằm trong vùng gạch chéo và gần với đường thẳng A hoặc gần với đường
thẳng LL = 50% thì ta sử dụng các ký hiệu ghép đôi như trên hình 3.3.
Mặc dù hệ thống USCS sử dụng các ký hiệu thuận tiện, nhưng nó không phản ánh đầy đủ tính chất
của đất. Chính vì vậy, các thuật ngữ miêu tả nên kết hợp với các ký hiệu để phân loại đất một cách chính
xác. Bảng 3-4 trình bày một số thông tin hữu ích cho việc mô tả đất.

Bảng 3-4 : Thông tin yêu cầu để mô tả đất

Đất hạt thô Đất hạt mịn

Đối với mẫu đất nguyên dạng, cần cung cấp thông Đưa ra tên gọi đặc trưng của đất. Chỉ ra mức độ
tin về cấu trúc địa tầng, độ chặt, độ Nm và đặc tính và đặc điểm của tính dẻo, hàm lượng và kích
thoát nước. thước lớn nhất của các hạt thô, màu sắc ở trạng
thái Nm, mùi vị nếu có thể, tên vị trí hoặc địa chất
Đưa ra tên gọi đặc trưng. Chỉ ra thành phần phần
và một số thông tin phù hợp khác. Cuối cùng đưa
trăm của các hạt cát và sỏi, kích thước hạt lớn
ra ký hiệu loại đất trong dấu ngoặc đơn.
nhất, hình dạng và độ cứng của hạt, tên địa chất
và một số thông tin phù hợp khác. Cuối cùng đưa Đối với mẫu đất nguyên dạng, cần cung cấp thêm
ra ký hiệu loại đất trong dấu ngoặc đơn. thông tin về cấu trúc địa tầng, độ sệt và điều kiện
thoát nước.
Ví dụ:
Ví dụ:
Cát bụi có chứa sỏi, khoảng 20% các hạt thô.
Đường kính hạt lớn nhất là sỏi có hình dạng góc Sét bụi, màu nâu, tính dẻo thấp, chứa lượng nhỏ
cạnh, các hạt cát thô và mịn có dạng cầu hoặc bán cát hạt mịn, nhiều lỗ rỗng thẳng đứng cứng, khô
góc cạnh. Mẫu đất chứa khoảng 15% các hạt mịn và có nguồn gốc hoàng thổ (ML)
không có tính dẻo với cường độ khô thấp, độ chặt
lớn, Nm và có nguồn gốc cát bồi tích (SM)

Đối với tất cả các loại đất, các đặc trưng như màu sắc, mùi vị và tính đồng nhất cũng cần được quan
sát và mô tả mẫu.
Đối với đất hạt thô, các đặc trưng của đất như hình dạng hạt, hàm lượng khoáng vật, độ phong hóa,
trọng lương riêng hiện trường, độ chặt tự nhiên, mức độ đầm nén và sự có mặt của các hạt mịn cần được
đánh giá một cách cNn thận. Các tính từ như tròn cạnh, góc cạnh, nửa góc cạnh thường được dùng để mô tả
hình dạng hạt (xem hình 2.5). Độ chặt tự nhiên và mức độ đầm nén của đất được xác định gián tiếp bằng

12
cách dựa vào sức kháng của đất khi đào hoặc thực hiện các thí nghiệm xuyên. Các thuật ngữ như: rất xốp,
xốp, chặt vừa, chặt và rất chặt thường được dùng để mô tả độ chặt tự nhiên của đất hạt thô.
Nếu một loại đất rời nào đó có thể dễ dàng đào xới bằng tay thì có thể coi đất đó ở trạng thái rất xốp
còn nếu phải dùng các thiết bị máy móc để đào xới thì có thể coi đất đó ở trạng thái rất chặt hoặc bột kết.
Với nhóm đất hạt mịn, độ Nm và trạng thái độ sệt tự nhiên và độ sệt nhào nặn của đất cần được ghi
chép. Độ sệt của đất hạt mịn ở trạng thái tự nhiên thì tương ứng với mức độ đầm nén của đất hạt thô và
thường được xác định bằng cách dựa vào sức kháng khi đào hoặc xuyên. Các thuật ngữ như: rất mềm, mềm,
dẻo, cứng, rất cứng và rắn thường được dùng để mô tả độ sệt (đôi khi từ cũng được dùng đồng nghĩa vơi từ
rắn). Ngoài ra, ta cũng có thể dùng thêm một số chỉ tiêu trong bảng 3-3 như độ trương nở, độ bền và cường
độ khô để miêu tả đất hạt mịn. Môt số kỹ năng khác để phân loại đất bằng mắt thường cần được học và thực
hành trong phòng thí nghiệm. ASTM (1980) và USBR (1974) cũng đưa ra một số kỹ thuật để nhận dạng và
phân loại đất bằng mắt thường.
Ví dụ tham khảo 3.1
Cho kết quả phân tích hạt và các chỉ tiêu giới hạn của 3 mẫu đất như sau:

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3


Cỡ
sàng
% các hạt nhỏ hơn cỡ sàng

No.4 99 97 100
No.10 92 90 100
No.40 86 40 100
No.100 78 8 99
No.200 60 5 97

LL 20 --- 124
PL 15 --- 47
PI 5 NP* 77

NP*: Không dẻo


Yêu cầu: Phân loại 3 mẫu đất theo hệ thống phân loại đất USCS.
Bài giải: Sử dụng bảng 3-2 và hình 3.4 để phân loại đất.
1. Vẽ đường cong cấp phối hạt của 3 mẫu đất , kết qủa được thể trên hình 3.1:
2. Đường cong cấp phối của mẫu 1 cho ta thấy trên 50% lượng hạt dưới sàng No.200 (60%). Như
vậy, mẫu 1 là đất hạt mịn và ta cần sử dụng các giới hạn Atterberg để phân loại đất. Với giá trị LL = 20 và
PI = 5, mẫu 1 ở vị trí vùng gạch chéo trên biểu đồ dẻo nên đất được phân loại là CL-ML.
3. Ta có thể nhận ra ngay mẫu 2 là đất hạt thô vì chỉ 5% lượng hạt dưới sàng No.200. Vì 97% lượng
hạt dưới sàng No.4 nên mẫu 2 được coi là cát thì chính xác hơn sỏi. Dựa vào bảng 3-2 và hình 3.4, do chỉ
5% lượng hạt dưới sàng No200 nên mẫu 2 nằm ở vùng ranh giới và có ký hiệu ghép đôi như SP-SM hoặc

13
SW-SM tuỳ thuộc vào giá trị của Cu và Cc. Từ đường cong cấp phối hạt, ta có kết quả D60 = 0.71 mm, D30 =
0.34 mm và D10 = 0.18 mm… Như vậy, hệ số không đều hạt Cu là:

D60 0.71
Cu = = = 3.9 < 6
D10 0.18
và hệ số cong Cc là:

( D 30 ) 2 ( 0 . 34 ) 2
C c = = = 0 . 91 ≈ 1
D 10 xD 60 0 . 18 x 0 . 71

Vì mẫu 2 không thoả mãn các yêu cầu của chất lượng cấp phối tốt được nêu trong cột 6, bảng 3-2,
nên mẫu 2 được coi như có cấp phối không tốt và được phân loại SP-SM (vì các hạt nhỏ của mẫu là hạt
bụi).
4. Mẫu 3 là đất hạt mịn vì chứa 97% lượng hạt dưới sàng No.200. Do giới hạn chảy LL của mẫu đất
lớn hơn 100 nên không thể trực tiếp dùng biểu đồ dẻo (hình 3.2) mà phải sử dụng phương trình của đường
thẳng A trên hình 3.2 để phân loại đất là CH hoặc MH.
PI = 0.73 (LL - 20) = 0.73 (124 - 20) = 75.9
Vì chỉ số dẻo PI của mẫu 3 nằm phía trên đường thẳng A nên mẫu 3 được phân loại là CH.

Hình VD 3.1

14
3.3 Hệ thống phân loại AASHTO
Trong những năm 20 của thế kỷ trước, Cục đường bộ Mỹ đã chỉ đạo thực hiện nghiên cứu mở rộng
về ứng dụng của đất trong xây dựng đường giao thông. Từ những kết quả của nghiên cứu, Hogentogler và
Terzaghi (1929) đã phát triển hệ thống phân loại đường bộ này. Ban đầu, hệ thống phân loại dựa vào đặc
tính ổn định của đất khi sử dụng làm bề mặt đường giao thông hoặc kết hợp với việc rải thêm lớp asphalt
mỏng trên bề mặt. Sau đó, hệ thống đã được chỉnh sửa nhiều lần kể từ 1929 tới 1945 và cuối cùng trở thành
hệ thống phân loại AASHTO (1978). Khả năng ứng dụng của hệ thống phân loại đã được mở rộng xem xét
AASHTO chỉ ra rằng hệ thống phân loại hữu ích nhằm xác định chất lượng tương đối của đất cho một số
lĩnh vực liên quan như đê, nền đường, nền móng. Nhưng cần chú ý đến những mục đích cơ bản khi sử dụng
hệ thống phân loại này trong thực tế (năm 1948,Casagrande đã đưa ra một số nhận xét về vấn đề này).
Tên nhóm hạt phân loại theo hệ thống AASHTO được đưa ra trong bảng 3-5. Đá tảng cần được loại
trừ khỏi mẫu đất khi phân loại, nhưng theo hệ thống USCS thì phải kể đến lượng chứa đá tảng. Hạt mịn
được phân loại là hạt bụi nếu chỉ số dẻo PI nhỏ hơn 10 và là sét nếu PI lớn hơn 10.

Bảng 3-5 Phân chia nhóm hạt sỏi, cát và sét bụi theo hệ thống AASHTO

Nhóm hạt Đường kính hạt

Đá lăn, đá tảng lớn hơn 75 mm


Sỏi từ 75 mm tới sàng No.10 (2.0 mm)
Cát thô từ sàng No.10 (2.0 mm) đến sàng No.40 (0.425mm)
Cát mịn từ sàng No.40 (0.425 mm) đến sàng No.200 (0.075mm)
Bụi-sét (bao gồm bụi và sét) nhỏ hơn 0.075 mm (No.200)

Hệ thống AASHTO phân loại đất thành 8 nhóm chính từ A-1 đến A-8, trong đó gồm có vài nhóm
tiểu nhóm. Các đất trong mỗi nhóm được đánh giá theo chỉ số nhóm mà nó tính toán bằng các công thức
thực nghiêm. Ở đây, ta chỉ cần sử dụng thí nghiệm phân tích hạt và xác định các giới hạn Atterberg. Bảng
3-6 minh hoạ hệ thống phân loại AASHTO sử dụng hiện nay (1978).

15
Bảng 3-6 Phân chia hạt và nhóm hạt theo hệ thống AASHTO

Đất hạt thô nằm trong phân nhóm từ A-1 đến A-3. Đất thuộc nhóm A-1 có hạt cấp phối tốt trong khi
thuộc nhóm A-3 thì ngược lại. Đất thuộc nhóm A-2 cũng là đất hạt thô (nhỏ hơn 35% lượng hạt dưới sàng
No.200), nhưng có chứa một lượng đáng kể hạt bụi hoặc hạt sét. Các nhóm từ A-4 đến A-7 là các đất hạt
mịn, chúng khác nhau cơ bản về giới hạn Atterberg. Hình 3.5 có thể được dùng để xác định phạm vi của
giới hạn chảy LL và chỉ số dẻo PI cho nhóm A-4 đến A-7 và nhóm A-2. Đất chứa hàm lượng hữu cơ cao và
bùn có thể đưa vào nhóm A-8 trong khi với hệ thống USCS chúng được phân loại bằng mắt thường.
Chỉ số nhóm được dùng để đánh giá các loại đất trong nhóm. Nó được rút ra từ thực tế với nhiều
loại đất khác nhau, đặc biệt là trong việc sử dụng đất làm nền đường. Ngoài ra, chỉ số nhóm cũng có thể xác
định từ công thức kinh nghiệm đưa ra trong phần đầu hình 3.6 hay dùng trực tiếp phương pháp toán đồ.

Hình 3.5: Phạm vi giới hạn chảy và chỉ số dẻo của nhóm A-4, A-5, A-6 và A-7

16
Việc phân loại đất theo hệ thống AASHTO không phức tạp. Khi đã có các số liệu cần thiết, ta chỉ
cần đi từ trái sang phải bảng 3-6 và tìm tên chính xác của nhóm bằng cách loại trừ. Theo AASHTO, tên
chính xác của đất là tên nhóm từ trái qua phải đầu tiên thoả mãn các số liệu thí nghiệm. Tên nhóm cũng bao
gồm cả chỉ số nhóm (trong dấu ngoặc đơn), như A-2-6(3), A-4(5), A-6(12), A-7-5(17),...vv.
Hình 3.7 giúp ta hiểu rõ hơn việc phân loại theo hệ thống AASHTO.

Ví dụ tham khảo 3.2


Kết quả phân tích hạt và các chỉ tiêu giới hạn của 2 mẫu đất như sau:
(các đường cong phân bố hạt xem hình 3.1)

Mẫu 4 Mẫu 5
Cỡ sàng
% các hạt nhỏ hơn cỡ sàng

No.4 99 23
No.10 96 18
No.40 89 9
No.100 79 5
No.200 70 4

LL 49 ---
PL 24 ---
PI 25 NP

Yêu cầu: Phân loại đất theo hệ thống AASHTO.


Bài giải:
1. Vì lượng hạt dưới sàng No.200 nhiều hơn 35% nên theo bảng 3-6, mẫu 4 thuộc nhóm A-4 hoặc
cao hơn. Do giới hạn chảy LL = 49 nên mẫu đất có thể là A-5 hoặc A-7, với chỉ số dẻo PI = 25 ta chọn A-7.
Căn cứ vào hình 3.5, mẫu 4 được phân loại là A-7-6.
2. Đối với mẫu 5, do lượng hạt dưới sàng No.200 nhỏ hơn 35% nên thuộc loại đất hạt thô. Tra bảng
3-6 từ trái sang phải, ta thấy mẫu 5 thoả mãn ngay nhóm đầu tiên nên được phân loại là A-1-a.

17
Hình 3.6 Biểu đồ nhóm chỉ số (theo AASHTO, 1978). Hiệp hội đường cao tốc liên bang và giao
thông chính thức, 1978 (Được phép sử dụng)

18
19
Hình 3.7 Sơ đồ phụ trợ quá trình phân loại trong phòng thí nghiệm đối với hệ thống phân loại đất AASHTO (theo Liu, 1970)
3.4 So sánh các hệ thống phân loại USCS và AASHTO
Có thể hiểu được một số điểm khác biệt lớn giữa 2 hệ thống phân loại USCS và AASHTO là do sự
khác nhau về lịch sử và mục đích phân loại. So sánh bảng 3-1 và bảng 3-5, ta thấy ngay sự phân loại khác
nhau cho đất hạt thô. Sự khác nhau cơ bản trong phân loại đất hạt mịn được chỉ ra trên hình 3.5 bằng cách
vẽ đường thẳng A và đường thẳng U lên cùng biểu đồ LL-PI. Hệ thống phân loại AASHTO (1978) cũng sử
dụng biểu đồ LL-PI, nhưng chúng ta phải quay biểu đồ đó 1 góc 90o để dễ dàng so sánh với biểu đồ dẻo của
Casagrande (hình 3.2). Sự khác nhau này là rất lớn. Ngoài ra, còn có sự khác biệt lớn đó là việc dùng chỉ số
dẻo PI = 10 như là một đường để phân chia đất bụi và đất sét. Điều này gần như mang tính ngẫu nhiên và
không phản ánh thực tiễn tính chất kỹ thuật của đất hạt mịn. Al-Hussaini (1977) cũng chỉ ra một số điểm
khác nhau cơ bản của 2 hệ thống phân loại này.
Bảng 3-7 đưa ra so sánh tương quan của các nhóm hạt theo 2 hệ thống USCS và AASHTO.

Bảng 3-7: So sánh tương quan các nhóm hạt giữa hệ thống AASHTO và USCS *
Tên nhóm hạt Tên nhóm hạt tương ứng theo AASHTO
theo USCS Khả năng lớn nhất Có thể Có thể nhưng không chắc chắn
GW A-1-a -- A-2-4, A-2-5, A-2-6, A-2-7
GP A-1-a A-1-b A-3, A-2-4, A-2-5, A-2-6, A-2-7
GM A-1-b, A-2-4 A-2-6 A-4, A-5, A-6,
A-2-5, A-2-7 A-7-5, A-7-6, A-1-a
GC A-2-6, A-2-7 A-2-4, A-6 A-4, A-7-6, A-7-5
SW A-1-b A-1-a A-3, A-2-4, A-2-5, A-2-6, A-2-7
SP A-3, A-1-b A-1-a A-2-4, A-2-5, A-2-6, A-2-7
SM A-1-b, A-2-4 A-2-6, A-6,
A-2-5, A-2-7 A-4, A-5 A-7-5, A-7-6, A-1-a
SC A-2-6, A-2-7 A-2-4, A-6 A-7-5
A-4, A-7-6
ML A-4, A-5 A-6, A-7-5 --
CL A-6, A-7-6 A-4 --
OL A-4, A-5 A-6, A-7-5 --
A-7-6
MH A-7-5, A-5 -- A-7-6
CH A-7-6 A-7-5 --
OH A-7-5, A-5 -- A-7-6
Pt -- -- --
* Theo Liu (1970)

20
Bảng 3-7: (tiếp)
Tên nhóm hạt Tên nhóm hạt tương ứng theo USCS
theo AASHTO Khả nămg nhiều nhất Có thể Có thể nhưng không chắc chắn
A-1-a GW, GP SW, SP GM, SM
A-1-b SW, SP, GM, SM GP --
A-3 SP -- SW, GP
A-2-4 GM, SM GC, SC GW, GP, SW, SP
A-2-5 GM, SM -- GW, GP, SW, SP
A-2-6 GC, SC GM, SM GW, GP, SW, SP
A-2-7 GM, GC, SM, SC -- GW, GP, SW, SP
A-4 ML, OL CL, SM, SC GM, GC
A-5 OH, MH, ML, OL -- SM, GM
A-6 CL ML, OL, SC GC, GM, SM
A-7-5 OH, MH ML, OL, CH GM, SM, GC, SC
A-7-6 CH, CL ML, OL, SC OH, MH, GC, GM, SM

Bài tập:
3.1 Phân loại mẫu đất 4 và 5 trong ví dụ 3.2 theo hệ thống USCS. Giải thích các bước làm, so sánh
với bảng 3-7 và ví dụ 3.1.
3.2 Phân loại mẫu đất 1,2 và 3 trong ví dụ 3.1 theo hệ thống AASHTO. Giải thích các bước làm, so
sánh với bảng 3-7 và ví dụ 3.2.
3.3 Sử dụng các đường cong cấp phối hạt đã cho trong bài tập 2-12 và các giá trị giới hạn Atterberg
của bài tập 2-14. Phân loại mẫu đất từ A đến F, sử dụng 2 hệ thống USCS và AASHTO.
3.4 Phân loại theo USCS đối với các mẫu đất dưới đây:
a. 100% lượng hạt dưới sàng No.4 và 25% lượng hạt trên sàng No.200. Ngoài ra, mẫu còn có một
số đặc điểm sau:
Tính dẻo: từ trung bình đến thấp
Độ trương nở: từ không có đến rất thấp
Cường độ khô: từ trung bình đến cao
b. 65% lượng hạt trên sàng No.4 và 32% lượng hạt giữ trên sàng No.200. Cu = 3; Cc = 1.
c. 100% lượng hạt dưới sàng No.4 và 90% lượng hạt dưới sàng No.200. Ngoài ra, mẫu còn có một
số đặc điểm của sau:
Cường độ khô: từ thấp đến trung bình

21
Độ trương nở: tương đối nhanh
LL = 23; PL = 17.
d. 5% lượng hạt trên sàng No.4 và 70% lượng hạt giữ trên sàng No.200. Tính dẻo thấp, mức độ
trương nở cao.
e. 100% lượng hạt dưới sàng No.4 và 20% lượng hạt giữ trên sàng No.200. Tính dẻo cao, cường độ
khô lớn và không trương nở .
f. 90% lượng hạt dưới sàng No.4 và trên sàng No.200. 10% lượng hạt dưới sàng No.200. Mức độ
trương nở cao. Cu = 3; Cc = 1.
g. 5% lượng hạt trên sàng No.4; 70% lượng hạt dưới sàng No.4 và trên sàng No.200. Cường độ khô
trung bình, độ cứng trung bình, không trương nở. LL = 25; PI = 15
h. 70% lượng hạt trên sàng No.4, 27% lượng hạt giữ trên sàng No.200. Cu = 5; Cc = 1.5.
3.5 Đối với các mẫu đất trong bài tập 3-4, hãy dự báo tính ép co, tính thấm và độ cứng.
3.6 Sử dụng các đường cong cấp phối hạt và giới hạn Atterberg của 16 mẫu đất trong 6 đồ thị trên
hình 3.6. Hãy phân loại đất theo hệ thống USCS (a) và AASHTO (b).

22
Hình P3.6

23
Hình P3.6 (tiếp)

24
Hình P3.6 (tiếp)

25
Chương IV
Các khoáng vật sét và cấu trúc của đất

4.1 Giới thiệu


Ở chương này, chúng ta cùng định nghĩa lại thuật ngữ “sét”. Đó là các khoáng vật đặc biệt
như kaolinit hoặc illit và được tìm hiểu kỹ trong chương này. Tuy nhiên, trong xây dựng, sét
thường được hiểu là đất sét – một loại đất có chứa một số khoáng vật sét và các khoáng vật khác,
có tính dẻo được gọi là đất dính. Đất loại sét là đất hạt mịn (như đã trình bày trong bảng 2.2
chương 2), nhưng không phải tất cả các loại đất hạt mịn là đất sét hoặc đất dính. Bụi thuộc cả loại
hạt mịn và hạt thô. Các hạt bụi có kích thước giống như sét, không thể nhìn thấy bằng mắt thường
nhưng đất bụi không có tính dẻo và tính dính. Bột đá là ví dụ của đất hạt rất mịn, không dính.
Cũng cần nhớ rằng, các đặc tính cơ lý của hạt thô như sự phân bố kích thước hạt và hình
dạng hạt có ảnh hưởng đến hành vi của các đất này. Mặt khác, sự có mặt của nước hầu như ít có
ảnh hưởng đến đặc tính cơ lý của đất rời. Ngược lại, với các đất sét sự phân bố cỡ hạt có ảnh
hưởng không nhiều nhưng nước lại có đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính cơ lý của
chúng. Bột là loại đất “nằm giữa” sét và cát, nước ảnh hưởng tới đặc tính như gây trương nở,
nhưng có một chút hoặc không có tính dẻo (PI~0) và cường độ giống như cát không phụ thuộc
vào độ Nm.
Như đã trình bày, các khoáng vật sét có kích thước rất nhỏ và có hoạt tính điện hóa rất
mạnh. Khi khối đất thậm chí chỉ chứa với hàm lượng nhỏ các khoáng vật sét cũng có thể gây ảnh
hưởng rõ rệt đến đặc tính cơ lý của đất. Khi hàm lượng khoáng vật sét tăng lên, đặc tính của đất sẽ
chịu chi phối của đặc tính sét tăng theo. Nếu khoáng vật sét chiếm khoảng 50%, các hạt cát và bột
sẽ nổi trong các khối khoáng vật sét và gây ảnh hưởng nhỏ đến đặc tính cơ lý của đất.
Ở chương này, chúng ta sẽ mô tả sơ lược của các khoáng vật sét quan trọng, chúng được
nhận biết như thế nào và sự tương tác giữa chúng với nước và giữa chúng với nhau? Chúng ta
cũng trình bày các quan điểm mới nhất về kiến trúc và cấu tạo của đất, các khái niệm cơ bản quan
trọng để hiểu biết rõ của các ứng xử của đất dính. Cuối cùng là trình bày cấu trúc đất rời và khái
niệm về độ chặt tương đối. Chỉ có một kí hiệu mới được giới thiệu trong chương này.

Ký hiệu Đơn vị Định nghĩa

Dr hoặc ID % Độ chặt tương đối hoặc tỷ số độ chặt

4.2 Các khoáng vật sét


Các khoáng vật sét là những vật chất kết tinh rất nhỏ bền vững, được tạo ra chủ yếu từ quá
trình phong hóa hóa học các khoáng vật tạo đá có trước xác định. Về mặt hóa học, chúng là các
aluminosilicates ngậm nước kết hợp với các ion kim loại khác. Tất cả các khoáng vật sét là các
tinh thể cỡ hạt keo, rất nhỏ (đường kính nhỏ hơn 1µm) và chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi
điện tử. Những tinh thể riêng lẻ trông giống như các bản mỏng hoặc các đám bông nhỏ và từ các
nghiên cứu nhiễu xạ tia X, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các đám bông này bao gồm nhiều lớp
tinh thể với cấu trúc nguyên tử lặp lại. Trên thực tế, chỉ có hai lớp tinh thể cơ bản đó là các khối tứ
diện silic và các khối bát diện alumin. Sự khác nhau trong việc sắp xếp các lớp tinh thể cùng với
liên kết và các ion kim loại ở các nút mạng không giống nhau sẽ tạo ra các khoáng vật sét khác
nhau.
Về cơ bản, các lớp tinh thể có hình khối tứ diện là sự kết hợp các đơn vị tứ diện oxit silic
đơn vị - được tạo lên từ 4 nguyên tử oxi ở các góc và bao quanh một nguyên tử silic. Hình 4.1a
cho thấy khối tứ diện oxit silic đơn, hình 4.1b cho thấy các nguyên tử oxi của các khối tứ diện kết
hợp với nhau tạo ra lớp tinh thể. Các nguyên tử oxi ở mặt đáy của mỗi khối tứ diện thì cùng nằm
trên một mặt phẳng, còn các nguyên tử oxi khác đều hướng về cùng một phía. Hình 4.1c là sơ đồ
thông dụng biểu diễn một lớp khối tứ diện. Nhìn từ trên xuống, lớp oxit silic cho thấy các nguyên
tử oxi ở mặt đáy của các khối tứ diện liên kết với các khối tứ diện khác như thế nào và các
nguyên tử silic được liên kết như thế nào ở hình 4.1d. Lưu ý với các lỗ 6 cạnh của lớp tinh thể.

Nguyên tử ôxy ở mặt phẳng silic phía trên


Nguyên tử Silic
Nguyên tử ôxy liên kết để tạo thành mạng
tinh thể
Sơ họa khối tứ diện silica
Sơ họa chuỗi vòng silica (2 chiều) và minh
họa các liên kết từ nguyên tử silic tới các
nguyên tử ôxy ở mặt dưới (liên kết thứ 4
của mỗi nguyên tử silic vuông góc với mặt
phẳng giấy)

Hình 4.1. (a) Khối tứ diện silic (theo Grim, 1959), (b) Chuỗi tứ diện
hay lớp silic (theo Grim, 1959), (c) Giản đồ biểu diễn của lớp silic
(theo Lambe, 1953), (d) Hình chiếu bằng của lớp silic (theo Warshaw
và Roy, 1961)
Các lớp bát diện là sự kết hợp của các khối bát diện đơn vị bao gồm 6 nguyên tử oxi hoặc
hydroxin bao quanh 1 nguyên tử nhôm, sắt, magie hoặc một nguyên tử nào đó. Một khối bát diện
riêng lẻ được minh họa ở hình 4.2a, trong khi hình 4.2b cho thấy các khối bát diện kết hợp với
nhau tạo thành lớp bát diện. Dãy các nguyên tử oxi hoặc hydroxin trong lớp bát diện nằm trong 2
mặt phẳng. Hình 4.2c là sơ đồ biểu diễn lớp bát diện chúng ta sẽ sử dụng sau này. Hình 4.2d cho
thấy, khi nhìn từ trên xuống các nguyên tử khác nhau kết hợp và liên kết với nhau như thế nào
trong lớp bát diện.
Sự thay thế các cation khác nhau trong lớp bát diện xảy ra tương đối phổ biến và sẽ tạo ra
các khoáng vật sét khác nhau. Vì các ion được thay thế có cùng kích thước hình học nên sự thay
thế như thế gọi là thay thế đồng hình. Đôi khi không phải tất cả các khối bát diện đều chứa một
cation, kết quả là chúng tạo ra các kiến trúc kết tinh không giống nhau với các tính chất vật lý
khác nhau chút ít và tạo ra các khoáng vật sét khác nhau. Nếu tất cả các anion của các lớp bát diện
là hydroxin và 2/3 các vị trí catrion này được lấp đầy bởi nhôm, thì sẽ có khoáng vật gibbsit còn
nếu magie thay thế các nguyên tử nhôm trong lớp bát diện và lấp đầy vị trí các cation, thì tạo
thành là khoáng vật bruxit. Sự biến đổi trong kết cấu của lớp cơ bản tạo ra nhiều khoáng vật sét
khác nhau. Tất cả các khoáng vật sét bao gồm 2 lớp cơ bản được sắp xếp với nhau theo các cách
thức duy nhất nhất định và với các cation xác định trong các lớp bát diện và tứ diện. Với mục đích
xây dựng, chúng ta thường mô tả một số khoáng vật sét chủ yếu thường gặp trong các loại đất sét.
Nguyên tử Hydroxyn ở mặt phẳng phía
trên
Nguyên tử Al
Các vị trí tám mặt khuyết thiếu (sẽ được
lấp đầy trong lớp bruxit)
Nguyên tử Hydroxyn ở mặt phẳng thấp
hơn
Sơ họa các mặt bát diện alumina song
song với các mặt hydroxyl thấp hơn
Sơ họa các mặt bát diện alumin khuyết
thiếu song song với các mặt hydroxyn
thấp hơn
Các liên kết từ nguyên tử Al tới các
nguyên tử hydroxyn (mỗi nguyên tử Al
có 6 liên kết)

Hình 4.2. (a) Khối bát diện Al hoặc Mg (theo Grim, 1959), (b) Chuỗi
tứ diện hay lớp alumina (theo Grim, 1959), (c) Giản đồ biểu diễn của
lớp Al hoặc Mg (theo Lambe, 1953), (d) Hình chiếu bằng của lớp bát
diện (theo Warshaw và Roy, 1961)

Về cơ bản khoáng vật Kaolinit bao gồm các lớp lặp lại của một lớp tứ diện (bốn mặt –
silic) và một lớp bát diện (alumin or gibbsit). Do một lớp này thường tạo ra bởi hai lớp cơ bản nên
người ta gọi kaolinit là khoáng vật sét tỷ lệ 1:1 (hình 4.3). Hai lớp gắn kết với nhau bằng cách
thức: nguyên tử silic ở đầu lớp silic liên kết với lớp bát diện và tạo thành một lớp riêng biệt như
hình 4.4. Lớp này có bề dày khoảng 0.72nm và phát triển không hạn chế theo hai phương khác.
Một tinh thể kaolinit bao gồm một số các lớp có bề dày cơ bản 0.72nm/lớp như vậy. Các lớp kế
tiếp liên kết với lớp cơ bản bằng mối liên kết hydro giữa các hydroxyn (-OH) của các khối bát
diện và các oxi (-O-) của các khối tứ diện. Do mối liên kết hydro rất chặt chẽ, nó làm giảm quá
trình hydrat hóa và cho các lớp này gắn kết nhau để tạo thành tinh thể lớn hơn. Một tinh thể
kaonilit thông thường gồm 70-100 lớp cơ bản tạo thành. Hình 4.5 là ảnh chụp tinh thể kaolinit
dưới kính hiển vi điện tử (SEM).
Hình 4.3. Sơ đồ rút gọn về cấu tạo
tinh thể của khoáng vật Kaolinit,
(theo Lambe, 1953)

Kaolinit là thành phần chủ yếu trong đất sét làm gốm sứ và còn được sử dụng để làm giấy,
sơn trang trí và công nghiệp dược phNm.

Hình 4.4. Cấu trúc nguyên tử của tinh thể khoáng vật Kaolinit ,
(theo Lambe, 1953)

Một loại khoáng vật khác có tỷ lệ 1:1 như kaolinit, đó là haloizit. Khoáng vật này khác
biệt với kaolinit ở chỗ khi hình thành giữa các lớp có hiện tượng hydrat hóa, gây ra biến dạng
hoặc xếp chồng ở các nút mạng tinh thể và tạo ra các tinh thể hình trụ, cột (hình 4.6). Nước có thể
thoát ra khỏi ranh giới giữa các lớp tinh thể dễ dàng dưới tác dụng khô gió hoặc nung sấy. Đây là
một quá trình không thuận nghịch vì khi có thêm nước, haloizit không hydrat hóa trở lại. Mặc dù
haloizit không phổ biến nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng. Các thí
nghiệm phân loại và đầm nện trên mẫu đất khô gió và mẫu đất ở độ Nm tự nhiên sẽ có kết quả
khác biệt. Nếu đất không bị làm khô ở ngoài hiện trường thì việc tiến hành thí nghiệm trong
phòng với độ Nm hiện trường sẽ cho các kết quả tin cậy và hợp lý hơn.
Hình 4.5. Ảnh chụp kính hiển vi
điện tử của tinh thể kaolinit kết
tinh hoàn chỉnh (vùng Georgia),
chiều dài vệt sáng là 5µ
µm (ảnh do
R.D Holtz chụp)

Hình 4.6. Ảnh chụp kính hiển vi


điện tử của tinh thể haloizit (vùng
Colorado), chiều dài vệt sáng là 5µµm
(ảnh do R.D Holtz chụp)

Monmorilonit, đôi khi còn gọi là smectit là một khoáng vật quan trọng được tạo bởi 2 lớp
silic và 1 lớp alumin (gipxit) (hình 4.7). Do đó, monmorilonit được gọi là khoáng vật có tỷ lệ 2:1.
Khối bát diện nằm giữa hai lớp silic (khối tứ diện) bởi các đỉnh tứ diện liên kết với các nguyên tử
hydroxyl nằm ở đỉnh khối bát diện tạo thành một lớp hoàn chỉnh, như thấy ở hình 4.8. Bề dày của
lớp có tỷ lệ 2:1 này khoảng 0.96nm và phát triển không hạn chế theo 2 phương kia (tương tự như
tinh thể kaolinit). Vì lực hút dính Van der Waal giữa các lớp silicat nằm phía trên yếu và có độ hụt
điện tích âm thực trong lớp bát diện, nước và các ion trao đổi có thể xâm nhập vào phần và chia
tách các lớp mạng. Do đó, tinh thể monmorilonit có thể rất nhỏ (hình 4.9) nhưng chúng hấp thụ
nước rất mạnh. Đất có chứa khoáng vật monmorilonit rất dễ bị trương nở khi gặp nước, áp lực
trương nở phát triển sẽ làm phá hủy các công trình có tải trọng nhẹ và kết cấu mặt đường.
Monmorilonit cũng là thành phần cơ bản trong dung dịch khoan và kitty litter. Ngoài ra, nó còn
nhiều ứng dụng quan trọng khác trong các ngành công nghiệp và dược phNm, thậm chí nó còn
được dùng trong sản xuất chocolate.
Hình 4.7. Sơ đồ rút gọn về cấu tạo tinh thể của khoáng vật montmorillonit
(theo Lambe, 1953)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


PHÒNG ĐẠO TÀO VÀ SAU ĐẠI HỌC
LỚP CAO HỌC 17C2
Tài liệu học tập của lớp 17c2- không phổ biến
Hình 4.8. Cấu trúc nguyên tử của tinh thể khoáng vật montmorillonite
(theo Grim, 1959)

Hình 4.9. Ảnh chụp kính hiển vi điện


tử của tinh thể Montmorillonite (vùng
Wyoming), chiều dài vệt sáng là 5µ
µm
(ảnh do R.D Holtz chụp)
Ilit (hydromica) – một khoáng vật sét quan trọng khác, được phát hiện bởi giáo sư
R.E.Grim – ĐH Illinois, Mỹ. Nó cũng có cấu tạo tỷ lệ 2:1 tương tự như monmorilonit nhưng giữa
các lớp tinh thể được gắn kết với nhau bởi nguyên tử kali. Lưu ý rằng, vòng lục giác trong lớp
silicat (hình 4.1d) có đường kính xác định và nguyên tử kali sẽ lấp đầy vào giữa và liên kết các
lớp lại chặt chẽ với nhau (hình 4.10). Ngoài ra, có một vài thay thế đồng hình của nhôm cho silic
trong lớp oxit silic.

Hình 4.10. Sơ đồ rút gọn về cấu tạo tinh thể khoáng vật Ilit (theo Lambe, 1953)

Ilit có cấu trúc mạng tinh thể tương tự như khoáng vật mica nhưng chứa ít kali và có ít sự
thay thế đồng hình hơn. Do đó, về mặt hóa học, chúng hoạt động mạnh hơn các khoáng vật mica.
Hình 4.11 là SEM của khoáng vật ilit.
Chlorit tương đối phổ biến trong đất loại sét, được tạo thành từ các lớp lặp lại của một lớp
oxit silic, một lớp nhôm, một lớp oxit silic nữa và rồi lớp gibbsite (Al) hoặc brucite (Mg) (xem
hình 4.12). Nó được gọi là khoáng vật có tỷ lệ 2:1:1. Chlorit cũng được gặp với một số dạng thay
thế đồng hình và đôi khi thiếu một lớp bruxit hoặc gipxit. Do đó, nó thường dễ bị với trương nở vì
nước có thể xâm nhập vào giữa các lớp tinh thể. Nhìn chung, chlorit thường có dấu hiệu kém nhạy
cảm với nướ c hơn monmorilonit.
Hình 4.11. Ảnh chụp kính hiển vi điện
tử của tinh thể Illite (vùng Fithian,
Illinois), chiều dài vệt sáng là 5µ
µm (ảnh
do R.D Holtz chụp)

Như đã đề cập từ trước, có tới vài chục khoáng vật sét với sự kết hợp gần như có thể hiểu
được về các ion thay thế, nước giữa các lớp tinh thể và các quá trình trao đổi cation. Dưới quan
điểm xây dựng, một khoáng vật quan trọng khác cũng được chú ý đó là vermiculite, nó có tính
chất tương tự như monmorilonit, khoáng vật có cấu tạo 2:1 nhưng chúng chỉ có hai lớp nước ở
giữa. Sau khi bị nung khô dưới nhiệt độ cao, nước giữa lớp bị loại bỏ, vermiculite trương nở tạo ra
vật liệu cách nhiệt, cách điện hoàn hảo. Một khoáng vật khác, attapulgite (xem hình 4.13) không
có cấu trúc lớp silicat nhưng mà có cấu trúc chuỗi silicat, do đó thường có dạng hình kim, que,
sợi. Thực tế thường xảy ra việc pha trộn các lớp khoáng vật, ví dụ như: monmorilonit với chlorit
hoặc ilit. Allophone là một alumino-silicate nên chúng thường được xếp vào nhóm các khoáng vật
sét. Tuy nhiên, allophone ở dạng vô định hình nghĩa là không có cấu trúc mạng tinh thể. Dưới các
điều kiện phong hóa đặc biệt, nó có thể là thành phần quan trọng cục bộ của đất sét.

Hình 4.12. Sơ đồ rút gọn về cấu tạo tinh thể Chlorit (theo Mitchell, 1976)
Hình 4.13. Ảnh chụp kính hiển vi điện
tử của tinh thể attapugite (vùng
Florida), chiều dài vệt sáng là 0.5µ
µm
(ảnh do R.D Holtz chụp)

4.3 Nhận dạng khoáng vật sét


Do các khoáng vật sét thường rất nhỏ, việc nhận dạng chúng bằng các kỹ thuật quang học
trong khoáng vật học thông thường không giải quyết được, cần phải có phương pháp khác để xác
định chúng. Từ các kiến thức đã học trong vật liệu xâu dựng, chúng ta biết rằng đặc tính cá biệt
hoặc lặp lại của cấu trúc mạng tinh thể của vật liệu sẽ làm nhiễu xạ tia X. Các khoáng vật khác
nhau có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau sẽ có kiểu dáng nhiễu xạ khác nhau và dựa vào đó,
khoáng vật sẽ được xác định. Kiểu nhiễu xạ của các khoáng vật đã biết sẽ được xuất bản và căn
cứ vào đó để so sánh với các khoáng vật chưa biết. Nhưng vấn đề rắc rối gặp phải là với những
loại đất là hỗn hợp các khoáng vật sét, đất có chứa hữu cơ và chứa các thành phần không thuộc
nhóm khoáng vật sét hoặc đất có các lớp khoáng vật xáo trộn lẫn nhau. Trong trường hợp này,
việc phân tích chi tiết hàm lượng từng khoáng vật là không thể, chỉ có thể chỉ ra tương đối bao
nhiêu khoáng vật có mặt trong đất và mỗi loại chiếm bao nhiêu phần trăm.
Một phương pháp khác được dùng để xác định các khoáng vật sét là phương pháp DTA
(differential thermal analysis). Một mẫu đất cần được xác định được đưa vào lò sấy điện ở nhiệt
độ khoảng vài trăm độ C với một chất hóa học trơ, sự thay đổi diễn ra do cấu trúc mạng tinh thể
các khoáng vật sét. Sự thay đổi đó ở nhiệt độ nào đó được ghi lại và nó đặc trưng cho từng khoáng
vật, đây sẽ là cơ sở để so sánh với các khoáng vật đã biết.
Kính hiển vi điện tử loại truyền dữ liệu hoặc chụp đều có thể sử dụng để xác định các
khoáng vật sét trong mẫu đất nhưng đây là quá trình phức tạp và tính định lượng không cao.
Hình 4.14. Vị trí các khoáng vật sét thường gặp trên biểu đồ dẻo của
Casagrande (phát triển từ Casagrande, 1948 và số liệu của Mitchell, 1976)

GS. Casagrande có cách tiếp cận đơn giản sử dụng giới hạn Atterberg. Mục 2.8 đã cho
thấy hoạt tính có liên quan với đất sét hoạt động hay không hoạt động. Khoáng vật monmorilonit
sẽ hoạt động mạnh vì có kích thước nhỏ và có chỉ số dẻo lớn. Sử dụng biểu đồ dẻo của
Casagrande (hình 3.2) chúng ta có thể thu nhận được nhiều thông tin phục vụ cho xây dựng, như
khi dùng phương pháp nhiễu xạ phức tạp hoặc phương pháp phân tích DTA. Trình tự chi tiết được
thấy trong hình 4.14. Ta xác định vị trí mẫu cần xác định trên biểu đồ LL-PI và so sánh nó với vị
trí các khoáng vật đã biết. Nếu mẫu của bạn có giới hạn Atterberg cao hơn và nằm trên đường A,
gần đường U thì nó có thể chứa nhiều khoáng vật hoạt động mạnh như monmorilonit. Thậm chí,
nếu đất được xác định là CL, ví dụ như sét pha (CL) có thể vị trí vẫn nằm gần đường U, hàm
lượng sét trong mẫu đất này phần lớn vẫn là khoáng vật monmorilonit. Sét băng tích - hồ ở quanh
vùng Great Lakes ở Mỹ và Canada chủ yếu chứa Ilit và chúng nằm phía trên bên phải đường A.
Trầm tích biển vùng Scandinavian cũng chứa nhiều Ilit nên cũng nằm ở vị trí tương tự. Khoáng
vật Kaolinits thuộc nhóm các khoáng vật hoạt động kém và thường nằm dưới đường A trên biểu
đồ. Mặc dù chúng là những loại khoáng vật có liên quan nhiều tới công tác xây dựng, chúng có
các đặc tính tương tự các vật liệu ML-MH.

4.4 Tỷ diện tích bề mặt


Tỷ diện tích bề mặt là tỷ số của diện tích bề mặt của đất đá với thể tích hay khối lượng của
chúng. Giá trị này được xác định như sau: tỷ diện tích thể tích = diện tích bề mặt/thể tích (4.1). Ý
nghĩa vật lý của đại lượng này được minh họa bằng hình lập phương có các cạnh 1x1x1cm.
Tỷ diện tích =
Nếu mỗi cạnh có chiều dài 1mm, tỷ số này sẽ là:

Nếu mỗi cạnh có chiều dài 1µm, tỷ số này sẽ là:

Các ví dụ trên đã chỉ ra rằng, các hạt có đường kính lớn thì có tỷ diện tích nhỏ hơn và
ngược lại, các hạt có đường kính nhỏ thì có tỷ diện tích lớn hơn. Để xác định tỷ diện tích theo
khối lượng phải chia giá trị thể tích cho dung trọng khối lượng p nên đơn vị có thể là m2/g hoặc
m2/kg.
Nếu nước có mặt chỉ đủ để làm Nm ướt bề mặt các khối lập phương trong các ví dụ trên,
sẽ cần khoảng 10 lần lượng nước để làm ướt bề mặt các hạt có kích thước 1mm so với các hạt có
kích thước 1cm. Nếu chúng ta cố gắng để tách nước ra khỏi bề mặt các hạt đất thì với các hạt nhỏ
(1mm) lượng nước đó sẽ lớn hơn 10 lần các hạt lớn (1cm).
Tỷ diện tích tỷ lệ nghịch với đường kính các hạt đất. Thực tế chúng ta không thể xác định
giá trị này được vì hình dạng các hạt đất không giống nhau, nhưng rõ ràng khối đất được tạo bởi
nhiều hạt nhỏ thì sẽ có tỷ diện tích lớn hơn các loại đất tạo bởi các hạt có kích thước lớn.
Từ khái niệm tỷ diện tích, chúng ta thấy rằng, đất hạt nhỏ có độ Nm cao hơn đất hạt lớn
(hạt thô) cho dù các thông số khác như: độ lỗ rỗng, cấu trúc đất có thể như nhau.
Trong môn học vật liệu xây dựng, tỷ diện tích là nhân tố cơ bản trong quá trình thiết kế bê
tông xi măng hoặc bê tông asphalt. Trong cả hai trường hợp đó cần cung cấp lượng xi măng hoặc
asphalt thích hợp để bao phủ hết các bề mặt hợp thể.

4.5 Sự tương tác giữa nước và các khoáng vật sét


Như đã đề cập ở trên, nước thường không gây ra ảnh hưởng nhiều đến đặc tính các loại
đất rời. Chẳng hạn, cường độ chống cắt của đất cát trong trường hợp khô và bão hòa là xấp xỉ
nhau. Một trường hợp ngoại lệ quan trọng là khi nước có mặt trong các loại đất cát xốp bị ảnh
hưởng bởi tải trọng động do động đất hoặc nổ mìn.
Trong khi đó, các loại đất hạt mịn đặc biệt là đất loại sét, bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi nước
có mặt trong lỗ rỗng của đất. Nước có mặt sẽ làm gia tăng tính dẻo và giới hạn Atterberg là dấu
hiệu cho thấy sự ảnh hưởng đó. Sự phân bố đường kính các nhóm hạt không ảnh hưởng nhiều đến
các đặc tính của đất hạt mịn.
Tại sao sự có mặt của nước trong lỗ rỗng của đất hạt mịn lại quan trọng như vậy? Hãy nhớ
lại các vấn đề đã được thảo luận ở phần trước về tỷ diện tích, với đất hạt mịn hơn sẽ có tỷ diện
tích lớn hơn. Các khoáng vật sét thường có kích thước tương đối nhỏ, có tỷ diện tích lớn. Khi đó,
với các thông số khác như nhau, đất hạt nhỏ có bề mặt các hạt hoạt động mạnh hơn (linh động
hơn).

Hình dáng Bề dày Đường kính Tỷ diện tích


(mm) (mm) (km2/kg)

Hình 4.15. Giá trị trung bình về kích thước, bề dày và tỷ diện tích của một số
khoáng vật sét thường gặp (theo Yong và Warkentin, 1975)

Kích thước tương đối của bốn khoáng vật sét phổ biến với tỷ diện tích của chúng được
nêu tr ong hình 4.15. Khoáng vật Kaolinit có kích thước lớn nhất với bề dày khoảng 1µm, trong
khi khoáng vật monmorilonit có kích thước nhỏ nhất với bề dày chỉ khoảng vài nm (nanometer).
Với tinh thể có kích thước trung bình gọi là đường kính (dạng tròn) nên thực tế, tỷ diện tích có thể
khác biệt so với tính toán ít nhiều. Dĩ nhiên, kích thước các hạt phụ thuộc nhiều vào quá trình
phong hóa và các nhân tố khác, nhưng giá trị thường dùng là trị số trung bình. Từ đó ta thấy rằng,
bề mặt hoạt động phụ thuộc vào đường kính hạt, chẳng hạn khoáng vật monmorilonit có mức độ
hoạt động mạnh hơn khoáng vật kaolinit và tương tự như vậy, bề mặt hoạt động của cát hoặc bụi
gần như là bằng không.
Ở phần 2.8, chúng ta đã xác định được độ hoạt động của sét là A=PI/hàm lượng sét (2-24)
với các hàm lượng sét là phần trăm các hạt sét có đường kính nhỏ hơn 2μm (Skempton,

1953). Chúng ta cũng lưu ý rằng, có sự liên hệ chặt chẽ giữa tính hoạt động và loại khoáng vật sét.
Quan hệ này được trình bày trong bảng 4.1
Dường như, các hạt sét hầu như luôn hút nước một cách tự nhiên nên có các lớp nước bao
quanh mỗi tinh thể sét. Loại nước này gọi là nước hấp phụ. Trong thảo luận ở phần tới, cấu trúc
của đất và các đặc tính xây dựng của chúng sẽ phụ thuộc nhiều vào lớp nước này.
Nước hấp phụ trên bề mặt các hạt sét như thể nào? Thứ nhất, các bạn cần nhớ lại các kiến
thức về hóa học hoặc về vật liệu xây dựng, nước là một phân tử lưỡng cực (hình 4.16). Mặc dù
phân tử nước trung hòa về điện, nó vẫn phân cực thành cực âm và cực dương. Do đó, các phân tử
nước sẽ bị hút tĩnh điện lên bề mặt các hạt sét. Thứ hai, nước liên kết với các tinh thể hạt sét bằng
mối liên kết hydro (nguyên tử hydro của nước bị hút bởi các nguyên tử ôxi hoặc hydroxin trên bề
mặt các hạt sét). Nhân tố thứ ba là bề mặt các hạt sét tích điện âm cũng hút các cation có mặt
trong nước. Từ khi các cation đã được hydrat hóa (hút nước) ở một số vị trí nhất định, tùy thuộc
vào các ion, các cation cũng góp phần tạo ra sức hút của nước về bề mặt các hạt sét. Với ba nhân
tố vừa nêu, quan trọng nhất là liên kết hydro được cho là có vị trí.

Bảng 4.1 Độ hoạt động của một số khoáng vật

Khoáng vật Độ hoạt động


Montmorillonit Na 4-7
Montmorillonit Ca 1.5
Illit 0.5-1.3
Kaolinit 0.3-0.5
Halloysit (khử nước) 0.5
Halloysit (chứa nước) 0.1
Attapulgit 0.5-1.2
Allophane 0.5-1.2
Mica (muscovit) 0.2
Canxit 0.2
Thạch anh 0
Theo Skempton (1953) và Mitchell (1976)

Hình 4.16. Sơ đồ rút gọn cấu tạo phân tử


nước (theo Lambe, 1953)
Lực hút của nước với bề mặt hạt sét rất lớn khi ở gần và giảm dần khi xa bề mặt. Dường
như các phân tử nước ở ngay bề mặt hạt sét bị bám rất chặt và có tính định hướng rất cao. Các đo
đạc cho thấy, một số đặc tính nhiệt động và đặc tính điện của nước nằm sát bề mặt hạt sét thì khác
biệt so với nước tự do (Mitchell, 1976).
Nguồn điện âm của bề mặt tinh thể hạt sét là kết quả của sự thay thế đồng hình (đã trình
bày ở trên) và sự không hoàn hảo trong mạng tinh thể khoáng vật, đặc biệt là trên bề mặt. Các góc
bị “phá vỡ” tạo ra sự thiếu hụt hóa trị điện tích tại các góc của tinh thể. Khi đó, tinh thể muốn cân
bằng về điện, các cation trong nước sẽ bị hạt sét hấp phụ mạnh mẽ phụ thuộc vào số điện tích âm
có mặt. Các khoáng vật sét khác nhau sẽ có sự thiếu hụt điện tích khác nhau và có khuynh hướng
hút các cation trao đổi. Chúng được gọi là các cation có khả năng trao đổi khi một catrion có thể
trao đổi với một catrion cùng hóa trị hay với catrion gốc có hóa trị bằng một nửa. Theo kích thước
tương đối và tỷ diện tích bề mặt, khoáng vật monmorilonit có sự thiếu hụt điện tích nhiều hơn và
có khả năng trao đổi cation mạnh khoáng vật kaolinit. Ilit và chlorit nằm ở khoảng giữa giới hạn
này.
Canxi và magie là các cation có khả năng trao đổi mạnh ở trong đất, trong khi đó kali và
natri thường ít gặp hơn. Nhôm và hydro thường gặp trong các loại đất axit (pH nhỏ). Môi trường
trầm tích cũng như là các quá trình phong hóa hoặc rửa lũa… sẽ quyết định các ion có mặt trong
một đất nào đó. Dĩ nhiên, trầm tích biển chứa chủ yếu là natri và magie vì đây là hai cation phổ
biến nhất trong nước biển. Sự trao đổi và thay thế cation sẽ diễn ra phức tạp hơn nếu có mặt các
vật chất hữu cơ.
Sự thay thế hoặc trao đổi cation dễ hay khó phụ thuộc vào một vài nhân tố, đầu tiên là hóa
trị của cation. Các cation có hóa trị cao hơn sẽ dễ dàng thay thế các cation hóa trị thấp hơn. Với
các ion có cùng hóa trị, kích thước của các ion thủy hóa sẽ đóng vai trò quan trọng, khả năng trao
đổi càng lớn nếu kích thước này lớn. Sự phức tạp hơn là của Kali, cho dù có hóa trị +1 lại vừa vặn
trong lỗ 6 cạnh của lớp silicat, làm cho nó liên kết rất chặt chẽ với bề mặt các hạt sét và có năng
lực thay thế lớn hơn natri, một nguyên tố cũng có hóa trị +1. Các cation liệt kê dưới đây theo khả
năng thay thế. Khả năng cụ thể phụ thuộc vào loại hạt sét, loại ion bị thay thế và nồng độ các ion
khác nhau có mặt trong nước. Thứ tự tăng dần khả năng thay thế ion như sau:

Li+ < Na+ < H+ < K+ < NH4+≪Mg++ < Ca++≪Al+ + +

Có một số kết quả ứng dụng thực tế của quá trình trao đổi ion. Việc sử dụng các hóa chất
để ổn định hoặc gia cường đất có thể thực hiện được dưới tác dụng trao đổi ion. Chẳng hạn, dùng
vôi (Ca(OH)2) để tăng cường ổn định cho đất sét natri bằng việc thay thế các ion Na+do canxi có
khả năng trao đổi mạnh hơn natri. Sự trương nở của đất sét montmorillonit natri giảm trương nở
nhiều khi trộn thêm vôi.
Các hạt sét sẽ như thế nào khi chúng hấp phụ nước lên trên bề mặt của chúng? Hình 4.17
cho thấy, một tinh thể monmorilonit natri và kaolinit với các lớp nước hấp phụ. Lưu ý rằng bề dày
lớp nước hấp phụ là xấp xỉ bằng nhau nhưng do kích thước khác nhau nên monmorilonit có tính
hoạt động mạnh hơn, tính dẻo cao hơn, tính trương nở khả năng co ngót lớn hơn, và thể tích thay
đổi tùy theo tải trọng.
Trong mục này ta chỉ trình bày sơ lược về vấn đề rất phức tạp, đó là sự tương tác giữa
nước và các khoáng vật sét. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham vấn thêm các tác
giả: Yong, Warkentin (1975) và Mitchell (1976) cùng các tài liệu khác có liên quan.

Hình 4.17. Kích thước tương đối của lớp hút nước trong tinh thể
Na-Montmorillonit và Na-Kaolinite (theo Lambe, 1958a)

4.6 Sự tương tác giữa các hạt sét


Sự kết hợp các khoáng vật sét và các lớp nước hấp phụ trên bề mặt hạt tạo nên các đặc
trưng vật lý cơ bản của cấu trúc đất. Các hạt sét riêng lẻ tương tác với nhau thông qua màng nước
hấp phụ bao quanh và sự có mặt của các ion khác nhau, các vật chất hữu cơ, nồng độ khác nhau…
đã tác động đến hoặc góp phần tạo ra sự đa dạng trong cấu trúc của đất trong tự nhiên. Hạt sét có
thể đNy nhau, quá trình này phụ thuộc vào nồng độ ion, khoảng cách giữa các hạt và một số nhân
tố khác. Tương tự, có sự tương tác nhất định giữa các hạt riêng lẻ do tác dụng của liên kết hydro,
lực Van der Waal và một số kiểu liên kết hóa học hoặc hữu cơ khác. Lực tương tác giữa các hạt
hay điện thế giảm dần từ bề mặt khoáng vật ra ngoài, như thấy trên hình 4.18. Hình dáng thực tế
của đường cong điện thế phụ thuộc vào hóa trị, nồng độ ion hòa tan và bản chất các lực liên kết.

Hình 4.18. Hóa tính, lực tĩnh


điện… điện thế tỷ lệ nghịch với
khoảng cách từ bề mặt khoáng vật
sét.

Các hạt có thể bị keo tụ hoặc tách rời (phân tán hoặc tách biệt). Chúng có thể keo tụ theo
một vài cách có thể: cạnh - mặt là thông dụng nhất, ngoài ra có thể gặp các dạng kết hợp khác
như cạnh – cạnh hoặc mặt – mặt. Xu hướng keo tụ phụ thuộc vào sự gia tăng của một hoặc một số
nhân tố sau (Lambe, 1958a): nồng độ các chất điện phân, hóa trị của các ion, nhiệt độ.
Hoặc giảm một hoặc một số các nhân tố sau: hằng số điện môi của chất lỏng trong lỗ rỗng
của đất, kích thước của các ion hydrat, pH, hấp phụ anion.
Tất cả các loại đất sét tự nhiên đều kết tủa (keo tụ) với mức độ nào đó. Chỉ trong các dung
dịch rất loãng (có chứa rất nhiều nước) các hạt sét có thể dưới dạng phân tán và điều này có thể
xảy ra trong suốt quá trình trầm tích.

4.7 Cấu tạo và kết cấu của đất


Trong địa kỹ thuật công trình ứng dụng, cấu tạo của đất vừa có nghĩa là sự sắp xếp của các
hạt đất hoặc các hạt khoáng vật, vừa có nghĩa là lực tương tác có thể xuất hiện giữa các hạt. Kết
cấu của đất chỉ đề cập sự sắp xếp về mặt hình học giữa các hạt. Với các loại đất hạt rời (hay đất
không dính), lực tương tác giữa các hạt rất bé, vì vậy cấu tạo và kết cấu của cuội sỏi, cát và một số
loại đất bụi kích gần như giống nhau. Ngược lại, lực tương tác giữa các hạt lại tương đối lớn với
đất dính hạt mịn, theo đó cả lực tương tác và kết cấu của các loại đất này phải được coi như cấu
tạo của đất. Do đó, cấu tạo đất ảnh hưởng lớn hay có thể nói là quyết định đặc tính xây dựng của
đất. Tất cả các cấu tạo sét hình thành trong tự nhiên được mô tả trong phần tiếp theo chính là kết
quả của sự kết hợp giữa các yếu tố này, môi trường địa chất tại nơi lắng đọng, lịch sử địa chất,
lịch sử chất tải và đặc tính của khoáng vật sét. Chúng ta nghiên cứu các khía cạnh phức tạp này vì
chúng về cơ bản ảnh hưởng đến các đặc tính kỹ thuật của đất. Trong thực tiễn xây dựng, khi làm
việc với các loại đất dính, các kỹ sư địa kỹ thuật cần phải nắm bắt được kết cấu và cấu tạo của đất,
ít nhất là về mặt định tính.
Việc mô tả đầy đủ về cấu tạo của một loại đất dính hạt mịn thì cần có kiến thức cả về lực
tương tác giữa các hạt cũng như sự sắp xếp hình học (cấu tạo) của các hạt. Điều này là rất khó
khăn, nếu không nói là không thể đo đạc trực tiếp trường lực bao quanh các hạt sét, nên phần lớn
các nghiên cứu về kết cấu đất dính chỉ liên quan đến cấu tạo của những loại đất này và thực hiện
các suy luận về lực tương tác giữa các hạt.

4.8. Kết cấu đất dính


Sự phân loại kết cấu đất dính thành các nhóm đơn giản chỉ dựa theo một số các hạt sét là
không thể làm được. Các hạt đơn lẻ hoặc các đơn vị hạt riêng lẻ rất hiếm xuất hiện trong tự nhiên
và chỉ tồn tại trong hệ nước-sét pha rất loãng trong các điều kiện môi trường nhất định. Từ các
nghiên cứu gần đây về các loại sét thực tế bằng cách dùng kính hiển vi điện tử quét (SEM), các
loại hạt sét riêng lẻ dường như luôn bị kết tụ hay liên kết với nhau thành các đơn vị kết cấu siêu
hiển vi gọi là các bó (tập hợp) – sau đó các bó tập hợp thành nhóm với nhau để thành các cụm đủ
lớn để quan sát được với kính hiển vi. Các cụm này sau đó lại tập hợp lại với nhau để hình thành
các giỏ và thậm trí nhiều nhóm dạng giỏ. Các giỏ này có thể nhìn thấy mà không cần dùng kính
hiển vi và chúng cùng với các cấu tạo vĩ mô khác ví dụ như các khe nứt… cấu tạo thành hệ thống
các cấu tạo vĩ mô. Hình vẽ sơ lược hệ thống này được đề xuất bởi Yong và Sheeran (1973) như
trên hình 4.19; bao gồm ảnh nhìn của kính hiển vi một loại sét biển của (Pusch, 1973). Collin và
McGown (1974) đưa ra một hệ thống chi tiết hơn để mô tả các đặc tính kết cấu vi mô của các loại
đất ngoài thiên nhiên theo ba kiểu đặc trưng sau:
1. Các hạt được sắp xếp sơ cấp có sự tương tác giữa các giữa các hạt dạng đơn lẻ như các
hạt sét, bụi, hay cát (Hình 4.20a và b) hay sự tương tác giữa những nhóm nhỏ phiến sét (Hình
4.20c) hay hạt bụi và cát có màng bao bọc (Hình 4.20d).
2. Các cụm hạt khi các đơn vị hạt có các biên vật lý xác định và chức năng cơ học riêng
biệt. Các liên kết hạt bao gồm một hoặc nhiều dạng sắp xếp sơ cấp hay các cụm hạt nhỏ hơn, như
trên hình 4.21.
3. Các khoảng rỗng trong và giữa các hạt được sắp xếp sơ cấp và các cụm hạt.
Collins và McGown (1974) đưa ra các vi ảnh của một số loại đất trong tự nhiên để minh
họa đề xuất về hệ thống phân chia của họ.
Một bức ảnh từ kính hiển vi điện tử về sét bụi tại Nauy với kết cấu dạng giỏ (ped) như
trên hình 4.22. Chú ý về mức độ phức tạp của cấu trúc, từ đó cho thấy đặc tính kỹ thuật của đất
cũng khá phức tạp.
Kết cấu vĩ mô, bao gồm sự sắp xếp các lớp trầm tích hạt mịn, có ảnh hưởng quan trọng
đến đặc tính kỹ thuật của đất trong thực tế xây dựng. Các khe nứt, kẽ rỗng, các lớp kẹp bùn, cát,
phần hổng chứa rễ cây, sét dải và các “khuyết tật” khác thường quyết định đến đặc tính kỹ thuật
của toàn bộ khối đất. Thông thường, cường độ của một khối đất dọc theo các khe hoặc vết nứt
giảm đi rất nhiều so với ở chỗ đất còn nguyên thổ, vì vậy các khuyết tật xuất hiện theo hướng
không mong muốn với các ứng suất công trình tác dụng thì sự mất ổn định hay sự phá hoại có thể
xảy ra. Trong một ví dụ khác, sự thoát nước của sét có thể bị ảnh hưởng rõ rệt khi có sự hiện diện
của các lớp xen kẹp bụi hoặc cát. Bởi vậy, với tất cả các sự cố liên quan đến ổn định, lún, hay
thấm mất nước, các kỹ sư địa kỹ thuật phải tìm hiểu kỹ lưỡng kết cấu vĩ mô của đất sét.
Hình 4.19. Sơ đồ đơn giản của cấu trúc vi mô và vĩ mô của đất
do Yong và Sheeran (1973) cùng Pusch (1973) đề xuất: 1. Bó, 2.
Cụm, 3. Giỏ, 4. Hạt bụi, 5. Vi lỗ rỗng, 6. Vĩ lỗ rỗng
Hình 4.20. Sơ đồ đơn giản thể hiện sự sắp xếp ban đầu của các hạt: (a) sự tương tác
giữa các khoáng vật sét riêng lẻ; (b)sự tương tác giữa các hạt bụi hoặc cát; (c) các
nhóm khoáng vật sét tương tác qua lại với nhau; (d) sự tương tác giữa các hạt bụi và
cát (có lớp vỏ bao bọc); (e) sự tương tác giữa các hạt được phân biệt một phần (theo
Collins và McGown, 1974)

Theo quan điểm xây dựng, kết cấu vi mô về cơ bản có vai trò quan trọng hơn, mặc dù nếu
hiểu sâu về nó sẽ giúp hiểu biết tổng quát về đặc tính xây dựng của đất. Kết cấu vi mô của sét
phản ánh toàn bộ lịch sử hình thành và lịch sử chất tải của nền đất. Gần như tất cả những tác động
xảy ra với khối đất mà có ảnh hưởng đến đặc tính xây dựng của đất thì về mức độ nào đó sẽ được
ghi dấu trong kết cấu vi mô của đất. Kết cấu vi mô phản ánh lịch sử và môi trường trầm tích, quá
trình phong hóa (cả phong hóa hóa học và phong hóa vật lý), trong tác động lịch sử ứng suất của
đất, có nghĩa là tất cả các biến đổi gây ra do địa chất và do con người.
Nghiên cứu gần đây về kết cấu vi mô của sét đã chỉ ra rằng đơn nhân tố lớn nhất ảnh
hưởng đến kết cấu cuối cùng của một loại sét nào đó là môi trường điện hóa tại thời điểm chìm
lắng. Các kết cấu bông hay kết tụ có thể hình thành trong suốt quá trình lắng đọng ở gần như tất
cả các môi trường trầm tích, như đại dương, nước lợ, hay nước ngọt. Mức độ mở của kết cấu có
dường như chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi loại khoáng sét cũng như lượng và góc cạnh của thành
phần hạt bụi có mặt. Các hạt bụi được cho là có một lớp màng mỏng hạt sét có định hướng rõ ràng
hay thậm chí là lớp vật liệu vô định hình song song với lớp bề mặt. Một số tiếp xúc giữa hạt – hạt
của hạt bụi được thể hiện trên hình 4.23, nhưng ở đây rất khó làm sáng tỏ tiếp xúc khoáng thực
nào xuất hiện trong các đất sét.

Hình 4.21. Sơ đồ đơn giản thể hiện sự sắp xếp ban đầu của các hạt: (a), (b) và (c) các
chất liên kết; (d) hợp thể không quy tắc được liên kết; (e) hợp thể không quy tắc hình
thành sự sắp xếp tổ ong; (f) hợp thể có quy tắc các hạt bụi hay cát tương tác; (g) hợp
thể có quy tắc hỗn hợp các hạt tương tác nhau; (h) các chùm sét được đan vào nhau;
(i) các chùm sét đan vào nhau với thể vùi là hạt bụi; (j) hỗn hợp hạt sét; (k) hỗn hợp
hạt thô (theo Collins và McGown, 1974)
Hình 4.22. Sét pha vùng Drammen: giỏ bụi và sét lớn liên kết yếu với các giỏ khác
(theo Barden và Mc Grown, 1973)

Tóm lại, kết cấu của phần lớn các loại đất sét trong tự nhiên rất phức tạp. Đặc tính kỹ
thuật của chúng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cả kết cấu vĩ mô và vi mô. Hiện tại, không có liên hệ
về định lượng tồn tại giữa kết cấu vi mô và các đặc tính xây dựng, nhưng có một sự đánh giá về
mức độ phức tạp về kết cấu của các loại đất dính và mối liên hệ giữa chúng với đặc tính kỹ thuật
của đất sẽ rất quan trọng cho người kỹ sư.
Hình 4.23. Ảnh SEM cho thấy
sự tiếp xúc hạt với hạt của
loại sét lẫn sạn sỏi Thụy Điển
(theo McGown, 1973)

4.9 Kết cấu đất không dính


Các hạt của đất mà có thể lắng chìm trong một chất lỏng huyền phù của đất một cách độc
lập với các loại hạt khác (thường lớn hơn 0.01 đến 0.02 mm) sẽ tạo thành một loại kiến trúc được
gọi là kiến trúc hạt đơn. Đây là kiểu kiến trúc, ví dụ như đống cát hoặc sỏi, và có thể là hỗn hợp
cát – bụi trộn lẫn. Trọng lượng của các hạt làm cho chúng lắng xuống và trở nên cân bằng tại đáy
của chất lỏng ngay khi vận tốc chất lỏng không giữ được các hạt ở thể vNn lâu hơn là được .
Môi trường lắng đọng bao gồm cả không khí (đất hoàng thổ, các đụn cát; các hạt có cỡ
trung bình < 0.05 mm) và nước (sông, bờ biển..)

(a) Xốp
(b) Chặt

Hình 4.24. Kết cấu đơn đất hạt rời


Kết cấu hạt đơn, như trên hình 4.24, có thể “xốp” (với độ lỗ rỗng lớn hay khối lượng thể
tích nhỏ) hay “chặt” (độ lỗ rỗng nhỏ hay khối lượng thể tích lớn). Dựa vào đường cấp phối hạt
cũng như độ chặt xít hay sự sắp xếp của các hạt, phạm vi thay đổi của hệ số rỗng là khá lớn. Bảng
4-2 liệt kê một số giá trị đặc trưng của các loại đất hạt rời. Dưới một số điều kiện chìm lắng với
vật liệu rời có thể tạo thành kết cấu tổ ong (Hình 4.25), đây là kết cấu có độ lỗ rỗng rất lớn, có
tính “giả bền”. Các vòm hạt có thể chịu được tĩnh tải, nhưng kết cấu lại nhạy cảm với sự phá hoại
khi chịu rung động hay tải trọng động. Sự hiện diện của nước trong kết cấu hạt rất xốp cũng có thể
làm thay đổi đặc tính kỹ thuật của chúng. Các hiện tượng điển hình cho kết cấu hạt xốp như
trương nở, hiện tượng mao dẫn, và cát chảy sẽ được thảo luận trong các chương 6 và 7.
3 t
Đường kính hạt và cấp phối Phần rỗng Khối lượng thể tích (Mg/m )
Khối lượng thể Dung trọng ngập
Kích thước xấp xỉ Hệ số rỗng Độ lỗ rỗng (%) Khối lượng thể tích khô, ρd
tích ướt, ρ nước, ρ'
Khoảng (mm) D10 Cu emax emin nmax nmin Min 100% Max Min Max Min Max
Proctor
Dmax Dmin (mm) (xốp) (chặt) (xốp) (chặt) (xốp) (chặt) (xốp) (chặt) (xốp) (chặt)
cải tiến
1. Các vật liệu đều hạt
a. Dạng cầu bằng nhau - - - 1 0.92 0.35 48 26 - - - - - - -
b. Cát Ottawa tiêu chuNn 0.84 0.59 0.67 1.1 0.8 0.5 44 33 1.49 - 1.78 1.51 2.12 0.93 1.12
c. Cát hạt nhỏ đến trung sạch, đều hạt - - - 1.2-2.0 1 0.4 50 29 1.35 1.86 1.92 1.37 2.2 0.85 1.18
d. Bụi đều hạt, không chứa hữu cơ 0.05 0.005 0.012 1.2-2.0 1.1 0.4 52 29 1.29 - 1.92 1.31 2.2 0.83 1.18
2. Các vật liệu cấp phối tốt
a. Cát bụi 2 0.005 0.02 5-10 0.9 0.3 47 23 1.41 1.98 2.06 1.43 2.3 0.88 1.28
b. Cát hạt nhỏ đến thô, sạch 2 0.05 0.09 4-6 0.95 0.2 49 17 1.38 2.14 2.23 1.4 2.39 0.86 1.4
c. Cát chứa mica - - - - 1.2 0.4 55 29 1.23 - 1.95 1.24 2.23 0.77 1.23
d. Cát bụi và cuội sỏi 100 0.005 0.02 15-300 0.85 0.14 46 12 1.44 - 2.36 1.46 2.51 0.91 1.49
* Sửa theo B.K Hough (1969), Cơ sở đất xây dựng @1969 do NXB Ronald ấn hành
t: Bảng được lập dựa trên khối lượng riêng r=2.65 Mg/m3. Muốn đổi ra đơn vị 1bf/ft3 nhân với 62.4
Hệ số rỗng lớn nhất có thể hay khả năng xốp nhất có thể của một loại đất được gọi là hệ
số rỗng lớn nhất, emax được xác định trong phòng thí nghiệm bằng cách đổ cát thật cNn thận,
không gây rung động vào một khuôn đã xác định thể tích. Từ khối lượng cát trong bình, có thể
xác định được hệ số rỗng lớn nhất emax của cát. Tương tự, có thể xác định hệ số rỗng nhỏ nhất emin
của cát – điều kiện chặt nhất có thể của một loại đất cho trước nào đó. Giá trị này được xác định
bằng cách rung một khối lượng cát xác định vào một bình có thể xác định thể tích và tính toán hệ
số rỗng. Phạm vi biến thiên hệ số rỗng của một số loại đất hạt rời điển hình như trong Bảng 4-2.
Dung trọng tương đối Dr hay còn gọi là chỉ số chặt ID, được sử dụng để so sánh hệ số rỗng
e của một loại đất cho trước với hệ số rỗng lớn nhất và nhỏ nhất và được xác định theo:

(4-2)

Đơn vị dùng là phần trăm, dung trọng tương đối cũng có thể được trình bày theo mối quan
hệ với độ chặt lớn nhất và độ chặt nhỏ nhất như sau

Trong đó: ρd: Khối lượng thể tích khô của đất ứng với hệ số rỗng e,
ρd min: Khối lượng thể tích khô nhỏ nhất của đất ứng với hệ số rỗng emin,
ρd max: Khối lượng thể tích khô lớn nhất của đất ứng với hệ số rỗng emax,
Hình 4.25 Cấu tạo tổ ong

Hình 4.26 Khả năng sắp xếp các hạt lý tưởng khi có cùng độ chặt tương đối ( G.A
Leonards, 1976)
Độ chặt tương đối của khối đất trong thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính kỹ
thuật của nó. Do đó, cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm trong phòng với các mẫu cát có cùng
độ chặt tương đối như ngoài hiện trường. Việc lấy các mẫu đất hạt thô, đặc biệt với mẫu ở chiều
sâu hơn vài mét là rất khó khăn. Do vật liệu rất nhạy cảm với ngay cả các rung động nhỏ nhất, do
đó không thể chắc chắn rằng mẫu thử có cùng độ chặt như ngoài tự nhiên. Vì vậy nhiều loại
xuyên kế khác nhau được sử dụng trong thực tế xây dựng, giá trị sức kháng xuyên được lấy xấp xỉ
tương quan với giá trị tương độ chặt tương đối. Với các khối đất ở nông, có thể tiếp cận trực tiếp,
có thể dùng các phương pháp khác để xác định độ chặt tại hiện trường của đất được đầm chặt.
Những phương pháp đó sẽ được thảo luận chi tiết trong chương 5.
Cuối cùng, cần chú ý trong phần thảo luận này về kết cấu của đất hạt rời là độ chặt tương
đối không phải là yếu tố duy nhất phản ánh đặc tính xây dựng của đất. Chẳng hạn hai loại cát, có
cùng hệ số rỗng và độ chặt tương đối, nhưng có kết cấu không giống nhau, thì đặc tính kỹ thuật sẽ
rất khác nhau. Hình 4.26 là một ví dụ hai chiều của kết cấu như thế. Cả hai loại cát giống nhau, có
cùng cấp phối hạt và hệ số rỗng. Nhưng kết cấu của chúng hiển nhiên rất khác nhau. Lịch sử chất
tải là một nhân tố khác phải được xem xét khi tính toán tới các loại cát và sỏi trong thực tiễn xây
dựng. Các trầm tích đất hạt rời đã chịu tải trước do tự nhiên hay do con người sẽ có các đặc trưng
ứng suất–biến dạng rất khác nhau, do đó quá trình lún sẽ không giống nhau(Lambrechts và
Leonards, 1978).

BÀI TẬP:

1. Hãy tính tỷ diện tích của một khối lập phương có cạnh là: (a) 10mm, (b) 1mm, (c) 1 µm, (d) 1
nm. Tính tỷ diện tích trong cả 2 điều kiện, theo đơn vị diện tích và theo m2/kg với giả
thiết rằng ρs = 2.65 Mg/m3
2. Hãy tính tỷ diện tích của (a) quả bóng tennis, (b) quả bóng bàn, (c) quả bóng có đường kính
1mm và (d) hạt tro bụi (dạng hình cầu) có đường kính hạt xấp xỉ 50 µm.
3. Giá trị của emin và emax của loại cát silic sạch (có khối lượng riêng ρs = 2.65 Mg/m3) được
xác định lần lượt bằng 0.46 và 0.66, (a) Vậy khối lượng riêng khô tương ứng là bao
nhiêu? (b) Nếu hệ số rỗng tự nhiên là 0.63 thì hệ số độ chặt là bao nhiêu?
4. Miêu tả ngắn gọn tinh thể và cấu tạo nguyên tử của các khoáng vật sau:

Smectit Brucit Gibbsit Attapulgit Bentonit


Allophan Halloysit Ilit Mica Chlorit

5. Mô tả các kiểu liên kết sau của khoáng vật sét:

Liên kết hydro Liên kết Covalent Lực Van deer Ward Liên kết Jame

6. Khối lượng thể tích ướt của cát ở nền đường là 1.9 Mg/m3 và độ Nm là 10%. Trong phòng
thí nghiệm, khối lượng riêng của đất xác định được ra là 2.66 Mg/m3 và hệ số rỗng lớn
nhất và nhỏ nhất lần lượt là 0.62 và 0.44. Hãy tính độ chặt tương đối của cát ở hiện
trường.
7. Cấu trúc các hạt đất cho trên hình 4.26, thực tế các hạt có sắp xếp với nhau theo một mặt
phẳng cho trước hay không? Hoặc theo một mặt phẳng nào đó không? Tại sao?
Chương V Tính đầm chặt

5.1 Mở đầu
Trong thực tế địa kỹ thuật, đất thường không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật cho xây dựng.
Đất có thể chịu tải thấp, tính nén cao, hay có tính thấm lớn so với yêu cầu khi xét đến các khía cạnh về kinh
tế hay kỹ thuật. Một biện pháp đơn giản là di chuyển vị trí công trình. Tuy nhiên, các giải pháp phi kỹ thuật
thường dẫn tới sự đổi vị trí xây dựng công trình trong khi các công trình này lại được yêu cầu thi công ở
những vị trí xác định. Do đó, các giải pháp kỹ thuật thường được xét đến là thiết kế nền móng theo điều
kiện địa chất hoặc cố gắng gia cường và cải tạo các tính chất kỹ thuật của đất. Tuỳ thuộc vào từng hoàn
cảnh cụ thể, giải pháp thứ hai thường là lựa chọn kinh tế nhất. Đất thường được gia cường bằng các phương
pháp cơ học hoặc hoá học, thậm chí các phương pháp nhiệt và điện cũng được áp dụng hay cân nhắc.
Trong chương này, chúng ta quan tâm tới sự ổn định cơ học hay đầm nén của đất và được gọi chung
là tính đầm chặt. Sự ổn định hoá học bao gồm việc pha trộn hoặc phun các chất hoá học vào trong môi
trường đất. Các chất thường được dùng để làm ổn định đất gồm: xi măng port land, vôi, asphalt, CaCl2,
NaCl và bột giấy phế thải.
Các phương pháp khác để làm ổn định nền móng bao gồm: biện pháp hạ mực nước ngầm-nhằm triệt
tiêu hoặc giảm bớt áp lực nước lỗ rỗng dư hay biện pháp nén trước-chất tải dư trong thời gian ngắn nhằm
tăng cường độ và giảm độ lún đất nền. Chúng ta có thể tham khảo chi tiết các phương pháp trong các tài
liệu về kỹ thuật nền móng và đường cao tốc. Đặc biệt, báo cáo của uỷ ban ASCE (1978) “Soil improvement
– History, Capabilities and Outlook” cũng cung cấp nhiều giải pháp nhằm cải tạo các đặc tính kỹ thuật của
đất.
Đầm chặt và ổn định là những đặc tính quan trọng khi đất được dùng như những vật liệu xây dựng
(công trình được làm bằng đất). Đập đất và đường cao tốc là những ví dụ điển hình về công trình đất. Nếu
công trình đất chỉ được đổ đống hoặc đầm nén không cNn thận sẽ dẫn tới độ ổn định thấp và biến dạng lớn
cho công trình. Trong thực tế, từ những năm 1930’s trở về trước, nền đường cao tốc và xe lửa thường chỉ
được thi công bằng cách đổ đống từ những xe goong hay xe tải. Chỉ có rất ít các biện pháp đầm nén hoặc
làm chặt đất, nên các sự cố thường xuyên xảy ra đối với những đường có chiều cao tương đối lớn. Tuy
nhiên, vẫn có một số công trình đất tồn tại từ xa xưa cho tới nay mặc dù con người chỉ dùng những thúng
nhỏ vận chuyển và đổ đất thành đống như một số con đê từ thời cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó con
người đi lại trên những con đê đó và làm cho đất được nén chặt và gia tăng cường độ. Thậm chí một số
nước đã dùng voi để đầm chặt đất, tuy nhiên đã có một nghiên cứu chỉ ra những mặt hạn chế của biện pháp
này (Meehan, 1967).
Các ký hiệu dưới đây sẽ được giới thiệu lần lượt trong chương này.
Kí hiệu Kích thước Đơn vị Định nghĩa
D L m Chiều sâu ảnh hưởng (công thức 5-2)
g L/T2 m/s2 Gia tốc trọng trường, 9.80665 m/s2
R.C – (%) Độ nén tương đối (công thức 5-3)
W M g Khối trọng rơi (công thức 5-2)
wopt hay OMC – (%) Độ chứa nước tối ưu; hay còn gọi là độ Nm tối ưu (OMC)
ρd max M/L3 Mg/m3 Dung trọng khô lớn nhất
ρd field M/L3 Mg/m3 Dung trọng khô ở hiện trường
5.2 Tính đầm chặt
Tính đầm chặt là quá trình nén chặt của đất dưới tác dụng của các lực cơ học. Quá trình này cũng có
thể liên quan đến sự thay đổi độ Nm và cấp phối hạt của đất. Đất không dính thì được đầm chặt hiệu quả bởi
lực rung động. Ngoài hiện trường, đất cát và đất sỏi được đầm nén bằng các máy đầm bàn hay đầm cóc.
Đầm bánh cao su cũng có thể được dùng để làm chặt đất cát. Thậm chí, người ta còn dùng những vật nặng
rơi tự do để đầm chặt đất xốp. Một số kỹ thuật trên sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau.
Đất mịn và đất dính có thể được đầm chặt trong phòng thí nghiệm bằng búa hay vật nặng, hay bằng
các máy nén tĩnh. Ngoài hiện trường, các thiết bị thường được dùng như máy đầm tay, máy đầm cóc, máy
đầm cao su và các thiết bị đầm loại lớn khác ( Mục 5.5). Sự đầm chặt cũng có thể đạt được một cách đáng
kể nếu ta bố trí một cách hợp lý chu trình đường đi các thiết bị trong thời gian xây dựng công trình.
Mục đích của việc đầm chặt nhằm gia cường các tính chất kỹ thuật của đất. Ngoài ra chúng còn dẫn
tới một số lợi ích khác:
Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu độ lún.
Gia tăng cường độ chịu lực và ổn định mái dốc.
Tăng cường sức chịu tải của nền.
Có thể được kiểm soát được quá trình thay đổi thể tích đất được gây ra bởi các hiện tượng như
đóng băng, trương nở và co ngót.

5.3 Nguyên lý đầm chặt


Những nguyên lý cơ bản của quá trình đầm chặt ứng dụng cho đất dính vẫn còn khá mới mẻ. Trong
những năm đầu của thập niên 30, khi Proctor làm việc cho Cục công trình và ứng dụng ở Los Angeles ông
đã đưa ra những nguyên lý cơ bản của đầm chặt trong một loạt bài báo in trong các tạp chí kỹ thuật
(Proctor, 1933). Để vinh danh ông, thí nghiệm đầm chặt tiêu chuNn trong phòng thí nghiệm dựa theo các
nguyên lý của ông thường được gọi là thí nghiệm Proctor.
Proctor đã chứng tỏ rằng, đầm chặt là hàm của bốn tham số: (1) dung trọng khô ρd, (2) độ Nm w, (3)
công đầm và (4) loại đất (cấp phối hạt, sự có mặt của các khoáng vật sét...). Công đầm được đánh giá bằng
năng lượng cơ học tác dụng lên khối đất. Ở một số nước sử dụng đơn vị đo lường của Anh, công đầm
thường được đo lường bằng ft . lbf / ft3 trong khi hệ thống đo lường SI sử dụng J / m3 (J = joules). Do 1 J =
1 N . m và áp dụng hệ số chuyển đổi trong phụ lục A, ta có thể xác định được 1 ft . lbf / ft3 = 47.88 J / m3.
Ngoài hiện trường, công đầm được đánh giá bằng số lần di chuyển của con lăn trên một thể tích đất xác
định. Ở phòng thí nghiệm, các phương pháp đầm nén hay đầm động, đầm trộn và đầm tĩnh thường được áp
dụng. Trong đó, phương pháp đầm nén là hay được sử dụng nhất bằng cách cho quả đầm rơi tự do nhiều lần
lên mẫu đất đựng trong cối đầm. Khối lượng quả đầm, chiều cao rơi tự do, số lần đầm, số lớp đất đầm và
thể tích cối đầm đều được xác định cụ thể. Ví dụ, trong thí nghiệm Proctor tiêu chuNn (cũng như trong tiêu
chuNn AASHTO và ASTM): quả đầm có khối lượng 2,495 kg (5,5 lb), chiều cao rơi quả đầm 304,88 mm
(1 ft). Đất được chia thành 3 lớp, số lần đầm mỗi lớp 25 và thể tích của cối đầm xấp xỉ 1 lít (0,944x 10-3
m3 hoặc 1/30 ft3). Cách tính công đầm được minh hoạ trong ví dụ 5.1 dưới đây.
Ví dụ tham khảo 5.1
Cho biết thí nghiệm Proctor tiêu chuNn.
Yêu cầu: Xác định công đầm theo hệ thống đơn vị SI và đơn vị Anh.

Bài giải:

a. Theo hệ thống đơn vị SI:

2,495kg (9,81m / s 2 )(0,3048m)(3lop )(25lan / lop)


Công đầm = = 592,7 kJ/m3
0,944 x10 −3 m 3
Nếu lấy giá trị chính xác của g và thể tích cối thì công đầm trong thí nghiệm Proctor tiêu chuNn là
592,576 kJ/m3.
b. Theo hệ thống đơn vị Anh:
5,5lbf (1 ft )(3)(25) ft.lbf
Công đầm = = 12,375
1 3 ft 3
ft
30
Tính toán trên chưa thật chính xác vì 5,5 lb là khối lượng búa chứ không phải là trọng lượng. Tuy
nhiên, chúng ta có thể bỏ qua sự khác nhau này.
Đối với các kiểu đầm chặt khác, việc xác định công đầm khá phức tạp. Trong phương pháp đầm
trộn, máy đầm trộn đất dưới một áp lực nào đó trong khoảng thời gian rất ngắn, phương pháp này được
dùng để mô phỏng quá trình đầm chặt đất bằng đầm chân dê và các thiết bị đầm khác ngoài hiện trường.
Còn với phương pháp đầm tĩnh, mẫu đất được nén chặt trong cối đầm dưới tác dụng của một lực tĩnh bằng
máy trong phòng thí nghiệm.
Chúng ta có thể áp dụng thí nghiệm Proctor và các thí nghiệm đầm nén trong phòng thí nghiệm để
nghiên cứu quá trình đầm chặt của đất dính. Trình tự như sau, tiến hành thí nghiệm Proctor tiêu chuNn cho
một số mẫu đất cùng loại nhưng khác nhau về độ Nm. Sau đó ta xác định dung trọng ướt và độ Nm thực tế
của các mẫu đất đã được đầm chặt, rồi tính toán dung trọng khô của mỗi mẫu đất theo các công thức đã
trình bày trong chương 2.
Mt
ρ= (2-6)
Vt

ρ
ρd = (2-14)
1+ w
Khi xác định được dung trọng khô và độ Nm tương ứng của các mẫu đất, ta biểu diễn lên cùng hệ
trục toạ độ và xác định được một đường cong gọi là đường cong đầm nén. Kết quả theo thí nghiệm Proctor
tiêu chuNn được biểu diễn trên hình 5.1 ( đường cong A)
Hình 5.1 Đường cong đầm nén Proctor tiêu chun và cải tiến với băng tích Crosby

Mỗi điểm trên đường cong đại diện cho một thí nghiệm đầm chặt, thông thường đường cong đầm
nén được yêu cầu xác định từ bốn hoặc năm thí nghiệm đầm chặt riêng lẻ. Đường cong này là duy nhất đối
với một loại đất khi áp dụng cho một phương pháp đầm và công đầm nào đó. Điểm đỉnh của đường cong
đóng vai trò quan trọng. Tương ứng với giá trị lớn nhất của dung trọng khô ρd max là độ Nm tối ưu wopt (cũng
là lượng chứa nước tối ưu, OMC). Nhưng chú ý rằng, đó chỉ là dung trọng khô lớn nhất cho một công đầm
và một phương pháp đầm cụ thể chứ không phải là dung trọng khô lớn nhất có thể đạt được ngoài thực tế.
Phạm vi của dung trọng khô lớn nhất thường trong khoảng 1,6 đến 2,0 Mg / m3 (100 tới 125 lbf /
ft ), thậm chí biến thiên từ 1,3 đến 2,4 Mg / m3 (80 tới 150 lbf / ft3). (Dung trọng khô cũng được quy đổi
3

theo hệ thống đo lường của Anh). Giá trị của độ Nm tối ưu thường trong khoảng 10% đến 20% hoặc biến
thiên từ 5% tới 40%. Hình 5.1 cũng đưa ra những đường cong phản ánh độ bão hoà của đất. Từ biểu thức 2-
12 và 2-15 ta có phương trình đường cong như sau:
ρwS
ρd = (5-1)
ρ
w+ w S
ρs
Hình 5.2 Quan hệ giữ độ m và dung trọng khô của 8 loại đất nén theo phương pháp thí nghiệm Proctor tiêu chun
(theo Johnson và Sallberg, 1960)

Vị trí chính xác của đường cong bão hoà chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của hạt đất ρs. Chú ý
rằng, độ bão hoà tối ưu S của các loại đất thông thường khoảng 75%. Thậm chí khi tăng độ Nm trong đất thì
đường cong đầm nén đều nằm phía dưới đường bão hoà S = 100%. Điều này cũng xảy ra tương tự khi ta
tăng công đầm, chẳng hạn như đường cong B trên hình 5.1. Đường cong B là kết quả của thí nghiệm đầm
nén Proctor cải tiến (AASHTO cải tiến (1978) và ASTM (1980)). Thí nghiệm này sử dụng quả đầm có
khối lượng lớn hơn (4,536 kg hay 10 lb), chiều cao rơi quả đầm lớn hơn (457 mm hay 1,5 ft), chia thành 5
lớp đất và mỗi lớp đầm 25 lần. Khi đó công đầm tương ứng sẽ là 2693 kJ / m3 hoặc 56,250 ft . lbf / ft3. Thí
nghiệm cải tiến này được quân đội Mỹ tiến hành trong thời gian thế chiến thứ II dùng cho việc xây dựng
các sân bay phục vụ các loại máy bay hạng nặng. Theo kết quả thí nghiệm, khi tăng công đầm thì dung
trọng khô lớn nhất tăng lên và độ Nm tối ưu giảm xuống. Đường thẳng đi qua các điểm đỉnh của đường cong
đầm nén với các giá trị công đầm khác nhau gần như song song với đường cong bão hoà 100%. Nó được
gọi là đường tối ưu.
Các đường cong đầm nén đặc trưng của các loại đất khác nhau được minh hoạ trên hình 5.2. Đất cát
có cấp phối hạt tốt (SW, đường cong trên cùng) thì cho dung trọng khô lớn hơn đất đều hạt (SP, đường
cong dưới cùng). Còn với đất sét, dung trọng khô lớn nhất có xu thế giảm dần khi tính dẻo của đất tăng.
Tại sao các đường cong đầm nén lại có hình dạng đặc trưng ở trên hình 5.1 và 5.2. Nếu độ Nm trong
đất nhỏ, khi ta cho thêm nước vào trong đất thì kích thước màng nước bao quanh hạt đất tăng dần lên và
làm tăng kích thước hạt đất, do có màng nước bôi trơn nên các hạt đất dễ dàng di chuyển và sắp xếp lại
khiến mẫu đất chặt hơn. Tuy nhiên, tới một độ Nm nào đó thì dung trọng của đất không thể tăng được nữa
và nước bắt đầu thay thế vị trí của đất trong cối đầm. Do ρw << ρs nên đường cong đầm nén bắt đầu đi
xuống, minh hoạ trên hình 5.3. Hãy chú ý rằng, đất không bao giờ đạt tới trạng thái bão hoà cho dù có cho
thêm bao nhiêu nước đi nữa trong quá trình đầm chặt.

Hình 5.3 Quan hệ giữa độ m và dung trọng cho thấy sự tăng của dung trọng khi tưới nước và đầm nén. Đất là loại
sét chứa bụi, LL = 37, PI =14. Đầm nén Proctor tiêu chun (theo Johnson và Sallberg, 1960)
Hình 5.4 Nén ngoài hiện trường và nén trong phòng (1)Thí nghiệm nén tĩnh trong phòng, 2000psi; (2)Thí nghiệm
Proctor cải tiến; (3)Thí nghiệm Proctor tiêu chun; (4)Thí nghiệm nén tĩnh trong phòng; (5)Thí nghiệm nén ở hiện
trường

Những đặc trưng của đất dính trong quá trình đầm chặt đã miêu tả ở trên xảy ra cho cả thí nghiệm
đầm chặt trong phòng và ngoài hiện trường. Hình dạng và vị trí các đường cong đầm nén có thể thay đổi
nhưng xu thế chung thì tương tự với kết quả được minh hoạ trên hình 5.4 khi đất được đầm nén dưới các
điều kiện khác nhau. Thí nghiệm Proctor tiêu chuNn và cải tiến trong phòng được sử dụng làm tiêu chuNn so
sánh cho quá trình đầm chặt ngoài hiện trường. Như đã đề cập ở trên, sự so sánh này là không hoàn toàn
chính xác do thí nghiệm đầm nén tiêu chuNn trong phòng dùng kiểu đầm động trong khi ngoài hiện trường
được thực hiện theo kiểu đầm trộn. Sự khác nhau này dẫn đến sự ra đời của đầm Harvard cỡ nhỏ (Wilson,
1970) cũng như các máy đầm trộn kích thước lớn. Các phương thức kiểm soát quá trình đầm chặt ngoài
hiện trường sẽ được trình bày trong phần 5.6.
5.4 Tính chất và kết cấu của đất dính đầm chặt
Kết cấu và tính chất của đất dính đầm chặt phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp hoặc kiểu đầm,
công đầm, loại đất và độ Nm đất. Thông thường độ Nm của đất đầm chặt liên hệ mật thiết với độ Nm tối ưu
tương ứng với một kiểu đầm chặt nào đó. Tùy thuộc vào giá trị của độ Nm mà đất được cho là ở trạng thái
khô tối ưu, ở độ Nm tối ưu hoặc ướt tối ưu. Những nghiên cứu về đất sét đầm chặt đã chỉ ra rằng khi đất ở
trạng thái khô tối ưu thì kết cấu của đất không phụ thuộc vào kiểu đầm chặt (Seed and Chan, 1959). Tuy
nhiên nếu đất ở trạng thái ướt tối ưu thì kiểu đầm lại ảnh hưởng lớn đến kết cấu của đất do đó ảnh hưởng
đến cường độ, khả năng nén lún,...vv.
Trên đây chỉ là những nhận xét khái quát về tính đầm chặt của đất, và chúng ta phải luôn luôn nhớ
rằng kết cấu của đất sét đầm chặt cũng phức tạp như kết cấu của đất sét tự nhiên đã được trình bày trong
chương 4. Với cùng một công đầm, nếu ta tăng độ Nm thì kết cấu của đất càng phân tán. Đất ở trạng thái
khô tối ưu thì luôn có xu hướng kết tụ trong khi ở trạng thái ướt tối ưu lại dễ dàng phân tán. Ở trên hình 5.5,
kết cấu của đất tại điểm C thì dễ dàng phân tán hơn tại điểm A. Thậm chí khi đất ở trạng thái khô tối ưu,
nếu ta tăng công đầm thì đất cũng trở nên dễ phân tán hơn. Cũng trên hình 5.5, kết cấu của đất tại điểm E
thì dễ dàng phân tán hơn tại điểm A. Còn khi đất ở trạng thái ướt tối ưu, thì kết cấu của đất tại điểm D dễ
dàng phân tán hơn tại điểm B một chút mặc dù mức độ ảnh hưởng không lớn như khi đất ở trạng thái khô
tối ưu.
Với cùng một công đầm, khả năng thấm của đất (chương 7) giảm đi khi ta tăng độ Nm của đất và đạt
tới giá trị nhỏ nhất khi đất có độ Nm tối ưu. Nếu công đầm tăng lên thì hệ số thấm sẽ giảm xuống do hệ số
rỗng giảm (dung trọng khô tăng). Sự thay đổi khả năng thấm theo độ Nm được minh hoạ trên hình 5.6a, ta
cũng nhận thấy rằng tính thấm của đất khi độ Nm nhỏ hơn độ Nm tối ưu thì lớn hơn tính thấm khi độ Nm
trong đất vượt qua độ Nm tối ưu.
Khả năng chịu nén của đất sét đầm chặt phụ thuộc vào độ lớn ứng suất trong khối đất. Khi ứng suất
tương đối nhỏ thì đất dính có khả năng nén lún lớn hơn khi độ Nm lớn và điều này xảy ra ngược lại đối với
ứng suất lớn. Trên hình 5.6b, ta có thể thấy rằng hệ số rỗng thay đổi lớn (giảm xuống) khi đầm ở trạng thái
ướt tối ưu và tăng dần lực đầm.

Hình 5.5 Ảnh hưởng của công đầm đến kết cấu đất (theo Lambe, 1958a)
Hình 5.6(a) Sự thay đổi khả năng thấm theo độ m (theo Lambe, 1958b)
Hình 5.6(b) Sự thay đổi khả năng nén lún theo độ m (theo Lambe, 1958b)
Hình 5.7(a) Độ co ngót là hàm theo độ m và dạng của độ đầm chặt (theo Seed và Chan, 1959)
Hình 5.7(b) Độ co ngót là hàm theo ảnh hưởng độ đầm chặt và độ
m (theo Seed và Chan, 1959)
Bảng 5-1 So sánh các tính chất của đất khi đầm chặt ở trạng thái khô tối ưu và ướt tối ưu

Tính chất So sánh


1. Kêt cấu
A. Sắp xếp hạt Mặt khô chủ yếu là ngẫu nhiên
B. Sự thiếu nước Mặt khô chủ yếu là thiếu nước; khi tNm thêm nước
thì trương nở, áp lực lỗ rỗng giảm
C. Tính bền Kết cấu mặt khô rất dễ thay đổi

2. Tính thấm
A. Cường độ Mặt khô chủ yếu là bền
B. Độ bền Mặt khô giảm độ thấm nhiều theo tính thấm

3. Tính nén lún


A. Cường độ Mặt ướt nén nhiều hơn ở áp lực thấp, mặt khô nén
nhiều hơn ở áp lực cao
B. Tỉ lệ Mặt khô cố kết nhanh hơn
4. Sức bền
A. Khuôn mẫu
(a) Không thoát nước Mặt khô cao hơn nhiều
(b) Thoát nước Mặt khô cao hơn một chút
B. Sau bão hòa
(a) Không thoát nước Mặt khô cao hơn một chút nếu sự trương nở được
dừng lại, mặt ướt cao hơn một chút nếu sự trương
nở được tiếp tục
(b) Thoát nước Mặt khô tương tự như trên hoặc cao hơn một chút
C. Áp lực nước lỗ rỗng bị phá Mặt ướt cao hơn
vỡ
D. Mô đun ứng suất – biến Mặt khô cao hơn rất nhiều
dạng
E. Độ nhạy Mặt khô rất dễ thay đổi
Theo Lambe (1958)

Đất sét đầm chặt có tính trương nở lớn hơn khi ở trạng thái khô tối ưu. Vì khi đó đất thiếu nước
nhiều hơn nên có xu thế hút bám nước nhiều hơn và tính trương nở sẽ cao hơn. Đất ở trạng thái khô tối ưu
có tính nhạy cảm tới sự thay đổi của môi trường như sự thay đổi về độ Nm. Điều này trái ngược với tính co
ngót, trên hình 5.7a chỉ ra rằng đất ở trạng thái ướt tối ưu có khả năng co ngót lớn nhất. Hình 5.7a cũng đưa
ra ảnh hưởng của phương pháp đầm chặt tới tính co ngót của đất.
Cường độ của đất sét đầm chặt thì khá phức tạp. Tuy nhiên, ta cần ghi nhớ rằng cường độ ở trạng
thái khô tối ưu lớn hơn cường độ ở trạng thái ướt tối ưu. Cường độ ở trạng thái ướt tối ưu cũng phụ thuộc
một chút vào kiểu đầm do có sự khác nhau về kết cấu của đất. Nếu mẫu đất ngâm vào nước, hình dạng của
đất sẽ thay đổi do tính trương nở, đặc biệt khi đất ở trạng thái khô tối ưu. Sự thay đổi của cường độ theo
công đầm với phương pháp đầm trộn được minh hoạ trên hình 5.7b. Nó chỉ ra ứng suất cần thiết để gây ra
25% biến dạng và 5% biến dạng tương ứng với 3 công đầm khác nhau. Cường độ của đất hầu như không
đổi khi đất ở trạng thái ướt tối ưu và tăng lên đáng kể khi đất ở trạng thái khô tối ưu.
Chú ý rằng, nếu đất có độ Nm nào đó ở trạng thái khô tối ưu, thì cường độ gây ra 5% biến dạng lại
nhỏ hơn khi công đầm lớn hơn. Điều này được minh hoạ trên hình 5.8, trong đó cường độ được tính toán
theo CBR (California bearing ratio). Trong thí nghiệm này, sức kháng của đất lên mũi xuyên (3 in2) được so
sánh với sức kháng khi làm thí nghiệm cho bột đá ở trạng thái chặt. CBR là một thí nghiệm thông dụng cho
thiết kế nền đường. Trên hình 5.8 ta thấy khi đất ở trạng thái khô tối ưu, nếu công đầm lớn hơn thì CBR
cũng lớn hơn. Nhưng CBR lại nhỏ hơn nếu công đầm lớn hơn khi đất ở trạng thái ướt tối ưu. Đây là đặc
tính quan trọng ứng dụng trong thiết kế và quản lý đập đất đầm nén, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này ở
phần sau.
Trong bảng 5.1, Lambe (1958b) đã tổng kết những ảnh hưởng của đầm chặt ở trạng thái khô và ướt
tối ưu cho một số tính chất cơ lý của đất.

5.5 Các thiết bị và phương pháp đầm nén ngoài hiện trường
Đất dùng trong xây dựng thường được khai thác từ các bãi tự nhiên. Người ta thường sử dụng các
loại máy đào, máy xúc và máy cạp để khai thác đất. Trên hình 5.9a và 5.9b minh hoạ một số loại máy được
dùng trong thực tế. Đôi khi máy ủi cũng được sử dụng kết hợp với máy cạp. Do máy cạp cắt qua các lớp đất
khác nhau nên các hạt đất có kích thước khác nhau có thể pha trộn vào nhau. Máy xúc pha trộn đất bằng
cách đào đất theo mặt thẳng đứng trong khi máy cạp trộn đất bằng cách cắt qua các mặt nghiêng lộ thiên.
Các bãi khai thác đất có thể ở gần hay xa vị trí xây dựng công trình. Máy cạp thường được dùng để
chuyên chở và rải đất lên nền công trình. Người ta cũng có thể dùng xe tải có các kiểu đổ đất khác nhau (đổ
mặt bên, đổ dưới đáy) để vận chuyển đất. Vì lý do kinh tế, các nhà thầu xây dựng thường cố gắng rải đất
trong khi đổ để giảm bớt thời gian rải đất. Tuy nhiên, trừ phi đất khai thác đã có độ Nm thích hợp còn lại
hầu hết các trường hợp đất cần phải sấy khô, đổ thêm nước và thậm chí phải xử lý lại. Trong quá trình thi
công nhà thầu thường tận dụng các máy móc chuyên chở đất di chuyển qua vị trí đất chưa đầm chặt do đó
làm giảm công đầm cần thiết.
Khi vật liệu khai thác được vận chuyển đến vị trí xây dựng công trình. Các loại máy ủi, máy xúc và
máy san sẽ rải đất thành những lớp đất có bề dày phù hợp. Bề dày của các lớp đất thông thường dao động từ
150 đến 500 mm (6 đến 18 in) hoặc phụ thuộc vào kích thước và loại máy đầm hay phụ thuộc vào kíck
thước hạt lớn nhất của đất đắp.
Hình 5.8 Cường độ tính toán theo CBR và dung trọng khô và độ m theo đầm nén kiểu va đập trong phòng thí
nghiệm (theo Turnbull và Fos-ter. 1956)
Hình 5.9 Hai loại máy cạp đất: (a) Máy cạp đất thông thường hay máy cạp tự chất tải. Đôi khi một hoặc hai máy ủi
giúp đy đầm để chất tải. Hai chiều máy cạp đất này đang hỗ trợ lẫn nhau để đy-kéo.

(b)Máy cạp nâng là máy tự nâng tải và loại bỏ những thứ cần thiết cho bàn đy

(Ảnh được chụp bởi công ty Caterpillar Tractor)


Việc lựa chọn các thiết bị đầm nén hay đầm lăn phụ thuộc vào loại đất cần được đầm chặt. Các thiết
bị cần đáp ứng được yêu cầu về áp lực đầm nén, lực xung kích, lực rung và khả năng pha trộn đất. Hình
5.11 minh hoạ hai kiểu của đầm lăn.
Loại đầm lăn bánh trơn (hoặc dạng trụ) sử dụng 100% diện tích của bánh lu thì có áp lực tiếp xúc
lên tới 380 kPa (55 psi) và có thể áp dụng cho mọi loại đất ngoại trừ đất có chứa đá. Đầm lăn bánh trơn cỡ
lớn thường được dùng nhiều nhất trong trường hợp làm chặt nền đường và trải asphalt mặt đường. Trong
khi đó, loại đầm lăn bánh hơi (bánh cao su) sử dụng 80% diện tích của bánh lu và có áp lực tiếp xúc lên tới
700 kPa (100 psi). Không giống như kiểu đầm lăn bánh trơn, đầm lăn bánh hơi có thể dùng tốt cho đất hạt
thô và đất dính cũng như dùng cho xây dựng đập đất.
Có lẽ đầm chân dê (sheepfoot roller) là loại đầm được ứng dụng đầu tiên và rộng rãi nhất cho tới
ngày nay. Đúng như tên gọi của nó, loại đầm này có nhiều mấu (chân dê) hình chữ nhật hoặc tròn gắn vào
bánh lu. Diện tích của chân dê thường dao động từ 30 đến 80 cm2 (5 đến 12 in2). Do diện tích tiếp xúc của
bánh lu với đất đầm chỉ 8% đến 12% nên gây ra áp lực tiếp xúc rất lớn từ 1400 đến 7000 kPa (200 đến 1000
psi) phụ thuộc vào kích thước bánh lu và lượng chứa nước trong bánh lu. Bánh lu có nhiều loại đường kính
khác nhau. Tuy nhiên, loại bánh lu 4x4 (có nghĩa dài 4 ft và đường kính 4 ft) lại khiến đất đầm có cường độ
tốt hơn khi dùng loại bánh lu 5x5 bởi vì quá trình trộn và cắt đất xảy ra ít hơn nếu ta dùng loại bánh lu 4x4
dẫn đến sự khác nhau về kết cấu của đất (hình 5.8). Đầm chân dê thường có 2 bánh gắn với nhau bằng xích
lăn hoặc trục (hình 5.12b).
Đầm chân dê làm chặt phần đất từ đáy chân dê trở xuống phía dưới (khoảng 150 đến 250 mm từ
bánh lu) và cứ làm việc như vậy khi bề mặt lớp đất đã được đầm chặt cao dần. Cuối cùng đầm chân dê hoàn
thành nhiệm vụ khi phần trên cùng của đất được đầm chặt. Đây là loại đầm phù hợp nhất cho đất dính.
Đầm chân dê với các kiểu chân đế khác nhau đã được chế tạo nhằm tăng áp lực tiếp xúc do đó tăng
hiệu quả của quá trình nghiền, trộn, đầm chặt đất và sử dụng được cho nhiều loại đất khác nhau. Đầm chân
đế (tamping foot roller) có diện tích tiếp xúc khoảng 40% và gây ra áp lực tiếp xúc lớn từ 1400 kPa đến
8400 kPa (200 đến 1200 psi), tuỳ thuộc vào kích thước và kết cấu bánh lu. Những chân đế có cấu tạo đặc
biệt (hình 5.13a) giúp cho đất được pha trộn vào nhau trong quá trình đầm. Quá trình đầm của đầm chân đế
cũng tương tự với đầm chân dê, và cũng kết thúc khi phần trên cùng của đất được đầm chặt. Đầm chân đế là
loại đầm phù hợp nhất cho đất hạt mịn.
Một kiểu khác nữa là đầm mắt lưới (mesh roller) có diện tích tiếp xúc khoảng 50% và áp lực tiếp
xúc từ 1400 kPa đến 6200 kPa (200 đến 900 psi) (hình 5.14). Loại đầm mắt lưới này rất phù hợp với các
loại đất chứa đá, sỏi và cát. Do tốc độ di chuyển của đầm nhanh, khiến cho đất đá bị rung động, nghiền nát
và được đầm chặt.
Hình 5.10 Một số ví dụ về dụng cụ dùng để kéo và trải vật liệu (a) vật liệu đổ được chở bằng xe đổ đất cuối
cùng; (b) Máy san nền động cơ trải và chun bị đổ mặt đắp nền (Ảnh được chụp bởi công ty Caterpillar Tractor)
Hình 5.11. Các loại xe đầm lăn: (a) xe đầm lăn bánh trơn; (b) xe đầm lăn bánh cao su (tự di chuyển)

(Ảnh được chụp bởi công ty Hyster, Construction Equipment Division)


Hình 5.12. Các loại xe đầm chân dê: (a) chi tiết của phần chân dê hình chữ nhật (thiết kế theo công ty Hyster,
Construction Equipment Division ); (b) xe đầm chân dê tự di chuyển trên mặt trước (bàn lăn ở mặt sau)(Ảnh được
chụp bởi công ty Caterpillar Tractor)
Hình 5.13. Các loại xe đầm chân đế: (a) chi tiết của phần chân đế; (b) xe đầm nén chân đế tự di chuyển.

Nên nhớ cách dải băng thường được dùng để trải vật liệu trước khi đầm bằng các loại đầm lăn (vẽ và chụp bởi công
ty Caterpillar Tractor)
Hình 5.14. Xe đầm mắt lưới (Ảnh chụp bởi công ty Hyster, Construction Equipment Division)

Các nhà sản xuất đã gắn các thiết bị đầm rung vào đầm lăn bánh trơn và đầm chân đế để làm tăng
hiệu quả đầm chặt cho đất hạt thô. Hình 5.15 minh hoạ việc sử dng đầm rung cùng đầm lăn bánh trơn để
đầm chặt đất chứa sỏi. Ngoài ra, cũng có các thiết bị như bàn rung, đầm nện với diện tích từ 230 đến 1220
mm2 (9 đến 45 in2) và khối lượng từ 50 đến 3000 kg (100 đến 6000 lb). Độ sâu đầm chặt hiệu quả với đầm
rung loại lớn cũng chỉ nhỏ hơn 1 m. Các loại đầm rung này thường được dùng những nơi mà các máy đầm
loại lớn không thể làm việc được. Broms và Frossblad (1969) đã thu thập các thiết bị đầm rung khác nhau
(bảng 5-2) và đưa ra tần số dao động tương ứng. Trong bảng 5-3, hai ông cũng minh hoạ những ứng dụng
thực tế của các loại đầm rung kể trên.
Hình 5.15. Xe đầm rung cùng đầm lăn bánh trơn (Ảnh chụp bởi công ty Hyster, Construction Equipment Division)

Bảng 5-2 Các thiết bị đầm rung khác nhau


Bên ngoài đầm Bên trong đầm
Loại máy Khối lượng Tần suất Loại máy Đường kính Tần suất
Đầm nện Đầm rung bê-tông 5 – 15 cm 100 – 200 Hz
Điều khiển bằng tay 50 – 150 kg Khoảng 10Hz Điều khiển tự động (2 – 6 in.)
(100 – 300 lb) hoặc đặt trên máy kéo
Bàn rung Thiết bị rung bề mặt
Điều khiển tự động, 50 – 3000 kg 12 – 80 Hz Đặt trên cầu trục 23 – 38 cm Khoảng 30Hz
điều khiển bằng tay (100 – 6000 lb) (9 – 15 in.)

Loại đa chức năng, đặt 200 – 300 kg 30 – 70 Hz


trên máy kéo (400 – 600 lb)
Đặt trên cầu trục < 20 tấn 10 – 15 Hz
Đầm lăn
Điều khiển tự động, 250 – 1500 kg 40 – 80 Hz
điều khiển bằng tay (500 – 3000 lb)

Điều khiển tự động, 7 – 10 tấn 30 – 80 Hz


loại kép

Điều khiển tự động, 4 – 25 tấn 20 – 40 Hz


bánh cao su

Loại có xe kéo 1,5 – 15 tấn 20 – 50 Hz


*Theo Broms và Forssblad (1969)
↑ Sử dụng ở tỷ lệ giới hạn
Bảng 5-3 Ứng dụng của các loại máy đầm đất
Loại máy Ứng dụng
Đầm nện Sửa đường. Lấp sau mố cầu, tường chắn và móng tường, ..v.v.
Lấp hào.
Bàn rung
Điều khiển tự động, điều khiển Lăn móng, nền đường, vỉa hè, ..v.v. Sửa đường. Lấp sau mố
bằng tay cầu, tường chắn và móng tường, ..v.v. Lấp tầng hầm. Lấp hào.
Đa chức năng Lăn móng, nền đường bộ.
Đầm lăn
Điều khiển tự động, điều khiển Lăn móng, nền và nhựa đường, vỉa hè, khu vực đỗ xe, đường
bằng tay vào gara, ..v.v. Lấp sau mố cầu, tường chắn và móng tường,
..v.v. Lấp tầng hầm. Lấp hào.
Điều khiển tự động, loại kép Lăn móng, nền và nhựa đường, vỉa hè, khu vực đỗ xe, đường
vào gara, ..v.v. Lấp tầng hầm.
Điều khiển tự động, bánh cao su Lăn móng, nền và nền đắp đường bộ, đường phố, khu vực đỗ
xe, khu vực sân bay ..v.v. Đắp đập đá. Lấp (đất hoặc đá) làm
nền công trình dân dụng và công trình công nghiệp.
Loại có xe kéo Lăn móng, nền và nền đắp đường bộ, đường phố, khu vực đỗ
xe, khu vực sân bay ..v.v. Đắp đập đá và đập đất. Lấp (đất
hoặc đá) làm nền công trình dân dụng và công trình công
nghiệp. Nén sâu đất trầm tích tự nhiên.
*Theo Broms và Forssblad (1969)

Hình 5.16. Các kết quả đầm nén lớp cát bụi có độ dày 30cm (12in.), có đầm rung và không có đầm rung bằng một
đầm lăn nặng 7700kg (17,000lb)
(Theo Parsons, 1962, lặp lại bởi Silig và Yoo, 1977)
Hình 5.17. Sự biến thiên theo tần suất dao động bằng đầm rung bánh cuộn bằng phẳng (theo một số nguồn được
công bố bởi Selig và Yoo, 1977)

Có lẽ, quá trình sắp xếp lại các hạt dưới tác dụng của lực dao động tuần hoàn gây ra bởi máy đầm là
lời giải thích hợp lý nhất cho câu hỏi tại sao đầm rung gây ra sự nén chặt của đất hạt thô. Hơn nữa, đầm
rung cũng có thể áp dụng được cho đất dính thấp (Selig and Yoo, 1977). Khi mà lực rung kết hợp với lực
tĩnh thì hiệu quả đầm chặt tăng lên rõ rệt, kết quả này được minh hoạ trên hình 5.16. Kết quả xảy ra tương
tự khi ta đầm chặt đất ở trạng thái khô tối ưu.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đầm chặt của đất. Một số ảnh hưởng phụ thuộc vào máy
đầm và một số nhân tố phụ thuộc vào đất đầm chặt. Các nhân tố ảnh hưởng có thể bao gồm:
Đặc tính của máy đầm:
Khối lượng, kích thước
Tần số làm việc và phạm vi thay đổi của tần số
Đặc tính của đất đầm chặt:
Dung trọng ban đầu
Kích thước và hình dạng hạt
Độ Nm
Quy trình thi công:
Số lần đầm
Chiều dày lớp đất
Tần suất làm việc của động cơ
Tốc độ di chuyển
Các đặc tính của máy đầm ảnh hưởng tới độ lớn ứng suất và chiều sâu phạm vi làm việc của lực
rung, dung trọng ban đầu cũng tác động lớn tới hiệu quả đầm chặt. Chẳng hạn, khoảng 30 cm trên cùng của
lớp cát chặt vừa có thể không bao giờ vượt qua dung trọng ban đầu mà còn bị lực rung làm giãn lỏng ra.
Sau khi đã lựa chọn được máy đầm, thì quy trình thi công là nhân tố quyết định hiệu quả đầm chặt. Sự ảnh
hưởng của tần suất dao động cho một số loại đất được đưa ra trên hình 5.17. Các đường cong dung trọng-
tần suất có điểm đỉnh với hầu hết các loại đất, thậm chí với cả đất sét. Tần suất tương ứng với dung trọng
lớn nhất được gọi là tần suất tối ưu. Nó là một hàm của máy đầm và đất, và nó thay đổi theo dung trọng
trong suốt quá trình đầm chặt. Rõ ràng, thực sự cần thiết khi máy đầm có khả năng thay đổi tần suất và
khoảng biến thiên yêu cầu để làm cho dung trọng đạt tới giá trị lớn nhất. Tuy nhiên các đường cong đều khá
thoải nên việc có dải tần suất rộng là quá quan trọng.
Hình 5.18. Ảnh hưởng của tốc độ bánh lăn tới đại lượng đầm nén nặng 7700kg (17,000lb) được kéo bởi bánh
lăn rung (theo Parsons, 1962, công bố bởi Selig và Yoo, 1977)

Ảnh hưởng của số lần đầm và tốc độ di chuyển đối với đất sét (LL) và đất cát có cấp phối tốt với
loại đầm 7700kg được minh hoạ trên hình 5.18. Ta thấy rằng, dung trọng tăng lên khi số lần đầm tăng. Có
thể nói rằng với cùng số lần đầm, dung trọng của đất cũng tăng lên khi tốc độ di chuyển của máy đầm chậm
đi.
Ảnh hưởng của chiều dày lớp đất được D’Appolonia (1969) đưa ra trên hình 5.19. Trong trường
hợp này, máy đầm có trọng lượng 5670kg làm việc ở tần suất 27,5 Hz được dùng để đầm chặt lớp cát có
chiều dày 240 cm ở phía bắc Ấn Độ. Độ chặt tương đối ban đầu vào khoảng 50% đến 60%. Thí nghiệm
kiểm tra dung trọng được thực hiện trước và sau khi đầm chặt. Kết quả cho ta thấy dung trọng của đất thay
đổi theo độ sâu. Lớp đất trên cùng dày 15 cm (6 in) bị lực rung nới lỏng ra, tiếp đó đất đạt dung trọng lớn
nhất ở độ sâu khoảng 45 cm rồi giảm dần xuống. Nếu ta tăng số lần đầm thì dung trọng cũng tăng theo
nhưng không đáng kể.
Hình 5.19. Sự phụ thuộc khối lượng riêng – độ sâu cho một bánh lăn nặng 5670kg với công suất là 27,5Hz cho một
bàn nâng cao 240cm (theo D’Appolonia, 1969)

Ví dụ 5.2
Dựa theo yêu cầu về kinh tế, người ta lựa chọn số lần đầm cho một loại đất là 5 lần, tương ứng với
một tần suất làm việc nào đó.
Yêu cầu:
Xác định chiều dày lớn nhất của lớp đất đầm chặt để đạt được độ chặt tương đối lớn nhất? Sử dụng
các số liệu trên hình 5.19.
Bài giải:
Vẽ đường cong phân bố độ chặt tương đối theo chiều sâu (tương ứng với 5 lần đầm) trên một tờ
giấy bóng mờ, vẽ cho đến khi xác định được dung trọng tương đối yêu cầu (hình ví dụ 5.2). Từ kết quả trên
hình vẽ ta có chiều dày lớp đất đầm lớn nhất khoảng 45 cm (18 in). Tuy nhiên trong thực tế, chiều dày lớp
đất đầm có thể lớn hơn vì khi ta đầm lớp đất phía trên thì lớp đất phía dưới sẽ được đầm lượt thứ 2.

Hình ví dụ 5.2. Phương pháp tương đương xác định chiều cao bàn nâng, đòi hỏi độ chặt nhỏ nhất và khối lượng
riêng 75% qua 5 lần đầm, sử dụng số liệu cho chiều cao bàn nâng rộng (theo D’Appolonia, 1969)

Hình 5.20 tổng kết tính ứng dụng của một số thiết bị đầm tuỳ theo loại đất (tính theo thành phần
phần trăm giữa các hạt cát và sét). Tuy nhiên những kết quả này chỉ có tính chất tham khảo, vì ta vẫn có thể
dùng các loại đầm khác nhau để làm chặt đất theo yêu cầu.
Hình 5.20. Ứng dụng của một số loại thiết bị đầm theo loại đất cho trước

(sửa đổi theo Công ty Caterpillar Trator, 1977)

Khi các công trình đặt trên nền đất hạt rời ở trạng thái xốp và tương đối sâu thì việc dùng biện pháp
đầm rung trên mặt, thậm chí máy đầm trọng lượng lớn để làm chặt đất cũng không hiệu quả, vì vậy ta phải
sử dụng các phương pháp kỹ thuật khác. Đào bỏ và thay thế lớp đất có thể là biện pháp kinh tế. Ngoài ra,
đầm chặt đất bằng biện pháp nổ mìn đã được ứng dụng ở một số nơi (Michell, 1970). Đầm rung bề mặt
(vibro-flotation) thường được áp dụng để làm tăng độ chặt của nền cát xốp (Michell, 1970). Một phương
pháp khác cũng hay được áp dụng rộng rãi đó là đầm động (dynamic compaction). Về cơ bản, phương pháp
này được thực hiện bằng cách cho quả đầm (10 đến 40 tấn) rơi đi rơi lại nhiều lần từ độ cao 10 đến 40 m.
Phương pháp này gây ra sóng xung kích và làm chặt đất hạt thô không bão hoà. Còn với đất bão hoà thì
sóng xung kích có thể gây ra hiện tượng hoá lỏng đất cát - tương tự như cát chảy (chương 7), sau đó đất cố
kết (chương 8) và được đầm chặt nhanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp này gồm có công đầm
(khối lượng và chiều cao rơi của đầm), số lần đầm rơi (thường từ 3 đến 10 lần) và khoảng cách đầm rơi trên
mặt đất (5 đến 15 m). Hình 5.21 minh hoạ thiết bị đầm động áp dụng cho cát xốp. Cuối cùng bề mặt đất
xuất hiện nhiều hố lớn, các hố này sẽ được lấp kín bằng cát và đầm chặt hoặc san phẳng bề mặt tại chỗ.
Phương pháp đầm động xuất hiện lần đầu tiên ở Đức trong những năm giữa của thập niên 30 khi
xây dựng công trình Autobahns (Loos, 1936). Nó cũng từng được sử dụng ở Liên Xô cũ để đầm chặt đất ở
độ sâu 5 m (Abelev, 1957). Phương pháp này đã được cải tiến và phát triển ở Pháp và một số nơi khác bởi
Louis Ménard (Ménard and Broise, 1975), ông là người tiên phong trong việc phát triển các thiết bị đầm cỡ
lớn (tới 200 tấn), cần cNu và bệ đỡ để tăng chiều cao rơi của đầm lên tới 40 m. Ở Mỹ, phương pháp đầm
động thường được dùng cho những công trình có quy mô vừa phải và sử dụng các thiết bị thông thường
(Leonards, Cutter và Holtz, 1980; Lukas, 1980).
Chiều sâu vùng đầm chặt D (m) dưới tác động của đầm động được xác định theo công thức của
Leonard, 1980 :
D ≈ 0.5 (Wh)1/2
Trong đó: W là khối lượng của quả đầm (tấn)
h là chiều cao rơi của đầm (m).

Hình 5.21. Thiết bị đầm động bên bờ tại Bangladesh. Cầu trục 100 tấn rơi xuống từ độ cao 16m

(chứng nhận của S. Varaskin, Hội Kĩ thuật Louis Menard, Longjumeau, Pháp)
Nếu khối lượng quả đầm càng lớn và / hoặc chiều cao rơi càng lớn thì chiều sâu vùng đầm chặt
cũng tăng lên. Leonard cũng tìm ra rằng mức độ cải thiện chất lượng đất trong vùng đầm chặt thì có tương
quan mật thiết với công do 1 lần đầm nhân với tổng công năng trên một đơn vị diện tích bề mặt.
5.6 Kiểm soát quá trình đầm nén ngoài hiện trường và các đặc điểm kỹ
thuật
Vì mục đích của việc đầm chặt là để làm ổn định đất nền và gia cường các đặc tính kỹ thuật của đất,
nên cần phải ghi nhớ yêu cầu của các tính chất kỹ thuật, nó không chỉ đơn thuần là dung trọng khô và độ
Nm. Tuy nhiên vấn đề này thường không được chú trọng tới trong việc kiểm soát quá trình xây dựng công
trình đất. Chúng ta thường tập trung vào việc đạt được dung trọng khô yêu cầu, và chỉ dành sự lưu tâm nhất
định tới việc thay đổi tính chất kỹ thuật của đất. Do dung trọng khô và độ Nm có mối liên quan mật thiết với
các tính chất kỹ thuật khác (mục 5.4) nên chúng là những thông số thuận tiện trong việc kiểm soát quá trình
thi công.
Quy trình thiết kế, thi công bao gồm các bước như sau. Trước tiên, tiến hành thí nghiệm trong
phòng cho các loại đất dự kiến được sử dụng để xác định các tính chất phù hợp với yêu cầu thiết kế. Sau đó
tiến hành thiết kế công trình đất và đưa ra các đặc trưng kỹ thuật của việc đầm nén. Thực hiện các thí
nghiệm đầm nén ngoài hiện trường và sử dụng những kết quả này cho việc kiểm soát quá trình thi công
công trình. Cuối cùng, các kỹ sư giám sát sử dụng các kết quả thí nghiệm trên để kiểm soát nhà thầu thi
công theo yêu cầu thiết kế.
Có 2 tiêu chuNn thường được dùng trong xây dựng công trình đất: (1) end-product specifications và
(2) method specifications. Với tiêu chuNn thứ nhất giá trị đầm chặt tương đối (phần trăm đầm chặt) được
xác định, giá trị này được đánh giá bằng tỷ số giữa dung trọng khô ngoài hiện trường ρd field với dung trọng
khô lớn nhất trong phòng thí nghiệm ρd max. Các giá trị ρd field và ρd max được xác định theo các thí nghiệm
tiêu chuNn như thí nghiệm Proctor và Proctor cải tiến.
ρ dfield
Đầm chặt tương đối (R.C) = x100% (5.3)
ρ d max
Chúng ta cần biết rằng có sự khác nhau giữa giá trị đầm chặt tương đối và độ chặt tương đối Dr hay
chỉ số độ chặt ID đã được trình bày trong chương 4. Tất nhiên độ chặt tương đối chỉ áp dụng cho đất hạt thô.
Nếu đất chứa thêm hạt mịn thì sẽ gây khó khăn trong việc quyết định áp dụng một tiêu chuNn nào đó.
ASTM (1980) và Designation D 2049 đề xuất chỉ áp dụng độ chặt tương đối cho những đất chứa ít hơn
12% hạt mịn (dưới sàng No. 200), nếu không thì nên dùng thí nghiệm đầm nén. Mối quan hệ giữa độ chặt
tương đối và đầm chặt tương đối được minh hoạ trên hình 5.22. Một nghiên cứu thống kê dựa trên 47 loại
đất hạt thô khác nhau đã chỉ ra rằng đầm chặt tương đối đạt giá trị khoảng 80 % khi độ chặt tương đối có
giá trị 0 %.
Tiêu chuNn thứ nhất (end-product specifications) được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng đường
cao tốc, nền móng. Việc sử dụng thiết bị nào và làm thế nào để đạt được giá trị đầm chặt tương đối theo yêu
cầu thì không quan trọng, miễn là các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện. Giả thiết rằng, khả năng về tài
chính của dự án cho phép nhà thầu có thể sử dụng những phương pháp đầm nén tối ưu nhất. Những điều
kiện đầm nén kinh tế nhất được minh hoạ trên hình 5.23, chỉ ra 3 đường cong đầm nén giả thiết ngoài hiện
trường cho cùng một loại đất nhưng ứng với các công đầm khác nhau. Giả sử đường cong 1 là kết quả của
một công đầm nào đó mà có thể đạt được dễ dàng khi sử dụng các thiết bị đầm nén sẵn có. Do đó để đạt
được 90 % giá trị đầm chặt tương đối thì độ Nm trong đất phải lớn hơn giá trị a và nhỏ hơn giá trị c. Những
điểm này chính là giao điểm của đường cong đầm nén 1 và đường thẳng 90 % RC. Nếu độ Nm trong đất
nằm ngoài phạm vi từ a đến c, thì hầu như không thể đạt được giá trị đầm chặt tương đối theo yêu cầu cho
dù thay đổi chiều dày lớp đất đầm chặt. Vì vậy, việc làm Nm đất hoặc sấy khô có thể cần thiết trước khi tiến
hành đầm chặt đất.
Hình 5.22. Mối quan hệ giữa dung trọng tương đối và tính đầm chặt tương đối (theo Lee và Singh, 1971)

Khi chúng ta đã xác định được phạm vi biến đổi của độ Nm đất đầm nén, các nhà thầu có thể đặt ra
những câu hỏi như: “ Đâu là giá trị độ Nm tốt nhất dùng trong thi công”. Nếu chỉ xét đến khía cạnh về kinh
tế thì giá trị độ Nm hiệu quả nhất sẽ là giá trị b, đó là giá trị mà nhà thầu chỉ tốn ít công đầm nhất để đạt
được 90% giá trị đầm chặt tương đối. Để đạt được giá trị đầm chặt tương đối theo yêu cầu, nhà thầu thường
tăng công đầm lên một chút, minh hoạ bởi đường cong trên hình 5.23. Vì vậy độ Nm hợp lý nhất nằm giữa
giá trị độ Nm tối ưu và giá trị b.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với quan điểm của các nhà thầu trong công tác đầm chặt có thể
không phải là việc đạt được các yêu cầu về tính chất kỹ thuật của đất. Trong thực tế, quá trình đầm chặt ở
phía nhánh ướt thường cho kết quả cường độ chống cắt thấp hơn khi so với quá trình đầm chặt ở phía
nhánh khô của độ Nm tối ưu (hình 5.7 và 5.8). Các tính chất khác như tính thấm, tính co ngót-trương nở
cũng khác nhau. Do đó, ngoài giá trị đầm chặt tương đối, các nhà thiết kế cũng cần phải xác định phạm vi
giới hạn của độ Nm. Điều này đã giải thích tại sao các quy trình kỹ thuật thì cần được lưu tâm hơn giá trị
đầm chặt tương đối khi viết các tiêu chuNn đầm chặt và trong quy trình thiết kế các kiểm soát chất lượng thi
công ngoài hiện trường.
Hình 5.23 và 5.1 cũng đã chỉ ra rằng, để đạt được dung trọng khô yêu cầu khi đất có độ Nm lớn thì
ta phải tăng công đầm bằng cách tăng khối lượng quả đầm hay tăng số lần đầm. Tuy nhiên, kết quả trên
hình 5.8 đã chỉ ra rằng: cường độ CBR giảm khi tăng độ Nm và khi độ Nm trong đất vượt qua giá trị độ Nm
tối ưu thì cường độ CBR giảm khi tăng công đầm. Đây được gọi là hiện tượng quá nén chặt
(overcompaction). Trong thực tế, hiện tượng này xảy ra khi độ Nm trong đất vượt quá độ Nm tối ưu với các
loại đầm nhẵn và có khối lượng lớn hoặc chiều cao rơi của đầm quá lớn (Mill và DeSalvo, 1978). Thậm chí
các loại vật liệu tốt cũng có thể bị giảm cường độ. Ở ngoài thực địa, chúng ta có thể phát hiện ra hiện tượng
quá nén chặt bằng cách theo dõi đặc trưng của đất dưới tác động của các máy đầm hoặc máy xúc loại nặng.
Nếu độ Nm trong đất hay công đầm quá lớn, quả đầm sẽ đNy đất về phía trước và gây ra hiện tượng pumping
hoặc weaving. Hơn nữa, đầm chân dê cũng không thể áp dụng được trong trường hợp này.
Hình 5.23. Dung trọng khô theo độ m, minh họa điều kiện hiệu quả nhất cho vùng đầm nén (theo Seed, 1964)

Đối với tiêu chuNn thứ hai (method specifications), loại đầm và khối lượng đầm, số lần đầm cũng
như chiều dày lớp đất được được xác định bởi các kỹ sư thiết kế. Kích thước hạt lớn nhất cho phép cũng có
thể được xác định. Ở tiêu chuNn thứ nhất, các nhà thầu có trách nhiệm tìm ra phương pháp đầm phù hợp.
Tuy nhiên trong tiêu chuNn thứ hai, các chủ đầu tư hoặc các kỹ sư thiết kế của chủ đầu tư phải có toàn bộ
trách nhiệm về chất lượng của công trình đất. Nếu kỹ sư tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng đầm
chặt mà không thoả mãn một tiêu chuNn áp dụng nào đó thì các nhà thầu sẽ được bồi thường cho các chi phí
phát sinh trong quá trình đầm chặt. Tiêu chuNn này đòi hỏi các kỹ sư phải nắm được các đặc tính của loại
đất đầm, từ đó đề xuất kiểu đầm và số lần đầm để đạt được các yêu cầu kỹ thuật của quá trình đầm chặt. Có
nghĩa rằng trong quá trình thiết kế, các kỹ sư cần phải làm thí nghiệm cho các loại thiết bị khác nhau, các
công đầm khác nhau để tìm ra biện pháp đầm hiệu qủa nhất. Do chi phí cho các thí nghiệm đầm chặt rất tốn
kém nên chúng thường chỉ được thực hiện đối với các công trình lớn như đập đất. Tuy nhiên, chi phí cho
việc xây dựng các công trình đất có thể được giảm đi đáng kể vì các rủi ro chủ yếu liên quan đến quá trình
đầm chặt sẽ được hạn chế tối đa. Vì vậy các nhà thầu có thể dự đoán tương đối chính xác chi phí xây dựng
công trình và các khoản được bồi thường do chi phí phát sinh trong quá trình đầm chặt.
Hình 5.24. Một số phương pháp xác định dung trọng tại hiện trường
Giá trị đầm chặt tương đối được xác định như thế nào? Trước tiên, cần lựa chọn các thí nghiệm đặc
trưng và phù hợp với chiều dày và loại đất đầm. Các tiêu chuNn đầm chặt quy định các thí nghiệm hiện
trường được thực hiện cho thể tích đất từ 1000 tới 3000m3 hoặc khi tính chất của lớp đất đầm thay đổi đáng
kể. Chúng ta cũng nên thực hiện ít nhất một hoặc hai thí nghiệm tại vị trí bên dưới mặt đất đã được đầm
chặt, đặc biệt đối với phương pháp đầm chân dê hoặc đất hạt thô.
Các thí nghiệm kiểm soát ngoài hiện trường có thể là loại thí nghiệm phá huỷ hoặc không phá huỷ.
Các thí nghiệm phá huỷ bao gồm công việc đào và loại bỏ vật liệu trong khi các thí nghiệm không phá huỷ
xác định dung trọng và độ Nm của khối đất đắp một cách gián tiếp. Các bước cần thiết trong thí nghiệm phá
huỷ thông thường gồm có:
1. Đào một hố trên lớp đất đã được đầm chặt ở cao trình cần lấy mẫu (kích thước của hố phụ thuộc
vào kích thước hạt lớn nhất của vật liệu đắp). Xác định khối lượng vật liệu trong hố.
2. Lấy một mẫu đất để xác định độ Nm.
3. Xác định thể tích của hố đào. Một số phương pháp thường được dùng như nón cát, túi khí, đổ
nước hay đổ dầu (hình 5.24). Ở phương pháp nón cát, người ta đo lường khối lượng cát khô đổ
vào trong hố qua một thiết bị hình nón. Do đó, có thể dễ dàng xác định được thể tích của hố đào
dựa vào khối lượng và dung trọng của cát trong hố. (Khi đó nhà thầu cần tạm dừng hoạt động
các thiết bị rung và làm chặt cát trong hố khi thí nghiệm theo phương pháp nén cát, nếu không
giá trị phần trăm đầm chặt tương đối sẽ nhỏ hơn so với thực tế). Còn ở phương pháp túi khí, thể
tích của hố được xác định trực tiếp bằng độ giãn nở của túi khí trong hố.
4. Xác định dung trọng riêng ρ của khối đất đầm. Ta có thể xác định được giá trị của ρ vì đã biết
thể tích hố đào và khối lượng vật liệu trong hố đào. Từ đó ta xác định được dung trọng khô ρd
field dựa vào giá trị độ Nm của khối đất đầm.

5. So sánh các giá trị ρd field và ρd max và tính toán giá trị đầm chặt tương đối theo công thức 5.3

Ví dụ:
Người ta thực hiện một thí nghiệm xác định dung trọng riêng bằng phương pháp túi khí và thu được
các số liệu như sau:
Khối lượng của đất đào và khay: 590 g
Khối lượng của khay: 125 g
Thể tích của túi khí:
Sau: 1288 cm3
Trước: 538 cm3
Số liệu về độ Nm của đât:
Khối lượng đất Nm và hộp: 404.9 g
Khối lượng đất khô và hộp: 365.9 g
Khối lượng hộp: 122.0 g
Yêu cầu:
a. Xác định dung trọng khô và độ Nm của đất.
b. Sử dụng đường cong B trên hình 5.1 để xác định giá trị đầm chặt tương đối.
Bài giải:
Mt
a. Xác định dung trọng ướt ρ =
Vt

M t 1590 − 125 1465


ρ= = = = 1.95 g/cm3 = 1.95 tấn/m3
Vt 1288 − 538 750
Xác định độ Nm:
1. Khối lượng đất Nm và hộp = 404.9 g
2. Khối lượng đất khô và hộp = 365.9 g
3. Khối lượng nước Mw (1-2) = 39.0 g
4. Khối lượng hôp = 122.0 g
5. Khối lượng đất khô Ms (2-4) = 243.9 g
6. Độ Nm (Mw/Ms)x100 (3÷5) = 16 %
Áp dụng công thức 2.14, ta có giá trị của dung trọng khô:
ρ 1.95
ρd = = = 1.68 tấn/m3
1+ w 1 + 0.16
b. Giá trị đầm chặt tương đối được xác định theo công thức 5.3:
ρ dfield 1.68
R.C = = = 90.3%
ρ d max 1.86
Tuy nhiên, tồn tại một số vấn đề khi sử dụng thí nghiệm phá huỷ để xác định dung trọng ngoài hiện
trường. Trước tiên, giá trị dung trọng khô lớn nhất ρd max được xác định từ phòng thí nghiệm có thể không
thực sự chính xác. Bởi vì các thí nghiệm trong phòng thường được tiến hành với một số mẫu đất đặc trưng
lấy từ bãi vật liệu. Sau đó, các kết quả thu được từ các thí nghiệm ngoài hiện trường được so sánh với các
kết quả của thí nghiệm trong phòng. Nếu tính chất của vật liệu không đồng nhất thì dẫn tới kết quả sai lệch.
Một cách khác là xác định đường cong đầm nén hoàn chỉnh ngoài hiện trường cho mỗi bãi thí nghiệm hiện
trường, tuy nhiên rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Sự lựa chọn thứ hai là thực hiện thí nghiệm kiểm tra hiện trường tại từng vị trí (field check point).
Nếu các kỹ sư phát hiện ra sự không đồng nhất giữa loại đất ngoài hiện trường và loại đất lấy từ bãi vật liệu
thì cần phải lấy thêm đất từ hố đào để thực hiện lại thí nghiệm đầm chặt trong phòng. Tuy vậy, cần chú ý
một số yêu cầu đối với phương pháp này như sau:
1. Thể tích của cối đầm cần đảm bảo chứa được ít nhất 100kg đất, yêu cầu này có thể gây khó khăn
cho thí nghiệm ngoài hiện trường. Trong quá trình thí nghiệm, cần loại bỏ những khối đất đã được đầm chặt
hoặc bê tông asphalt.
2. Mẫu đất cần được đầm chặt ở phía nhánh khô tương ứng với một công đầm nào đó, và để nhận
biết được trạng thái của mẫu đất nhánh khô tối ưu dựa vào một số kinh nghiệm ngoài hiện trường.
Lý do của yêu cầu thứ 2 có thể được giải thích bằng hình 5.25. Trên hình vẽ minh hoạ kết quả thí
nghiệm trong phòng của ba loại đất A, B và C được lấy từ bãi vật liệu. Người ta tiến hành thí nghiệm hiện
trường để kiểm tra dung trọng nhưng kết quả thu được không phù hợp bất cứ đường cong với kết quả thí
nghiệm trong phòng (kết quả của thí nghiệm hiện trường chính là điểm X trên hình vẽ). Từ điểm X, ta vẽ
đường song song với nhánh khô của các đường cong A, B và C; giao điểm của đường thẳng này với đường
tối ưu (đường đi qua đỉnh các đường cong A, B và C) chính là giá trị lớn nhất của dung trọng khô có thể đạt
được ngoài hiện trường. Nếu mẫu đất ngoài hiện trường quá Nm thì kết quả thí nghiệm sẽ là điểm Y trên
hình vẽ. Do đó việc phân biệt điểm Y nằm trên đường cong nào là hết sức khó khăn và gần như không thể
xác định được dung trọng khô lớn nhất trong trường hợp này. Một số kinh nghiệm cần thiết cho việc. Xác
định đất đã đủ khô với độ Nm nhỏ hơn độ Nm tối ưu để thực hiện công tác kiểm tra hiện trường tại từng vị
trí.

Hình 5.25. Nguyên tắc kiểm tra điểm thí nghiệm

Vấn đề khó khăn lớn thứ 2 khi sử dụng thí nghiệm phá huỷ để xác định dung trọng ngoài hiện
trường đó là thời gian xác định độ Nm (từ vài giờ đến một đêm theo tiêu chuNn ASTM, 1980). Thời gian
thường là nhân tố hạn chế của kiểu thí nghiệm này, trong thời gian chờ đợi kết quả thí nghiệm chỉ là một
ngày hoặc thậm chí vài giờ thì nhà thầu cũng có thể hoàn thành một khối lượng đầm chặt đáng kể. Điều này
dẫn tới quyết định khó khăn cho các kỹ sư giám sát đó là việc yêu cầu nhà thầu đào bỏ các lớp đất không
đạt chất lượng. Tất nhiên các nhà thầu sẽ tìm mọi cách để trì hoãn công việc này. Như vậy, câu hỏi được đặt
ra rằng: có thể cho phép một số lượng nhất định các lớp đất chưa đạt yêu cầu đầm chặt hay không. Để trả
lời câu hỏi này, chúng ta lại cần phải thực hiện các phân tích thống kê, và hiển nhiên công việc này cũng
tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Hình 5.26. Quá trình của phương pháp xác định nhanh độ đầm nén của đất đắp (theo Seed, 1959)

Do việc xác định độ Nm tốn khá nhiều thời gian, nên một số phương pháp khác đã được đề xuất để
xác định nhanh độ Nm của đất. Biện pháp sấy khô mẫu đất bằng lửa thường được sử dụng, nhưng cách làm
này gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ, do đó cho kết quả không chính xác lắm đặc biệt là với loại
đất sét (CH). Một lựa chọn khác đó là việc dùng Nm kế, ở phương pháp này nước trong đất tác dụng với hợp
chất Các bua để tạo ra khí mêtan (C4- +4H+ = CH4). Dựa vào áp suất khí mêtan trên áp lực kế ta có được giá
trị độ Nm của đất tương ứng. Ngoài ra, đôi khi người ta cũng dùng phương pháp đốt cháy bằng đèn cồn và
tỷ trọng kế đặc biệt. Giữa phương pháp sấy khô tiêu chuNn và các phương pháp trên cho kết quả gần như
nhau, với đất hạt bụi và đất sét cho kết quả giống nhau còn đất hữu cơ thì kết quả khác xa nhau.
Một phương pháp khác xác định giá trị đầm chặt tương đối của đất dính khá nhanh và chính xác đã
được phát triển trong những năm 1950. Phương pháp này không cần sấy khô nhưng vẫn cho giá trị đầm chặt
tương đối và độ Nm khá chính xác. Mẫu đất ngoài hiện trường được đầm nén theo tiêu chuNn trong phòng
thí nghiệm, tuỳ thuộc vào việc phán đoán so sánh độ Nm thực tế của đất và độ Nm tối ưu mà ta có thể cho
thêm nước hoặc làm khô mẫu đất. Việc này có thể thực hiện một cách dẽ dàng khi dựa vào những kinh
nghiệm thực tế. Từ đường cong quan hệ của dung trọng ướt, ta có thể xác định được chính xác giá trị đầm
chặt tương đối. Độ Nm thực tế của đất ngoài hiện trường cũng cần được xác định nhưng chỉ có ý nghĩa cho
việc lưu trữ dữ liệu. Lợi ích chủ yếu của phương pháp này là giúp cho nhà thầu có ngay được kết quả trong
thời gian ngắn. Các kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, phương pháp này có thể cho kết quả sau một giờ kể
từ khi tiến hành thí nghiệm.
Một vấn đề khác nữa liên quan đến thí nghiệm phá huỷ ngoài hiện trường đó là việc xác định thể
tích của hố đào. Phương pháp nón cát thường được coi như là một tiêu chuNn nhưng cũng có nhiều sai số.
Chẳng hạn như, lực rung động gần các thiết bị thí nghiệm làm việc sẽ làm tăng dung trọng của cát trong hố
đào và cũng làm tăng thể tích của hố đào, kết quả làm dung trọng hiện trường nhỏ đi. Tất cả các phương
pháp xác định thể tích hố đào thông thường đều dẫn tới sai số nếu đất loại sỏi hoặc chứa những viên sỏi lớn.
Nếu vách hố đào tồn tại những chỗ lồi lõm thì đều gây ảnh hưởng lớn tới kết quả đo bằng phương pháp túi
khí. Đối với đất cát thô và sỏi, thì các phương pháp xác định thể tích bằng chất lỏng thường cho kết qủa
không chính xác trừ phi thể tích hố rất lớn và túi nilong được dùng để chứa chất lỏng.
Do phương pháp thí nghiệm phá huỷ ngoài hiện trường tồn tại một số nhược điểm, nên phương
pháp thí nghiệm không phá huỷ để xác định dung trọng riêng và phương pháp đồng vị phóng xạ để xác định
độ Nm đã được sử dụng rộng rãi trong những năm qua. Các phương pháp phóng xạ có nhiều ưu điểm vượt
trội so với các phương pháp truyền thống. Các thí nghiệm này có thể được thực hiện nhanh chóng và cho
kết qủa trong vòng vài phút. Vì vậy nhà thầu và kỹ sư sẽ điều chỉnh được quá trình đầm chặt cho phù hợp
với thiết kế. Nếu các thí nghiệm được thực hiện càng nhiều thì các số liệu thống kê giúp cho việc kiểm soát
đầm chặt sẽ phù hợp hơn. Khi đó sẽ xác định được các giá trị trung bình của dung trọng và độ Nm trong
phần lớn khối đầm, giúp cho việc kiểm soát sự thay đổi tính chất của toàn bộ khối đầm. Tuy nhiên, mặt hạn
chế của phương pháp này đó là chi phí ban đầu khá lớn và nguy cơ rò rỉ phóng xạ gây nguy hiểm cho con
người. Do đó cần nghiêm ngặt áp dụng các tiêu chuNn an toàn khi sử dụng các phương pháp phóng xạ.
Về cơ bản, có hai loại phóng xạ thường được dùng để xác định dung trọng và độ Nm. Bức xạ
gamma (γ) của Rađi (Ra) hoặc của đồng vị Cesium (Cs) sẽ bị tán xạ bởi các hạt đất, dựa vào mức độ tán xạ
ta có thể xác định được dung trọng riêng của đất. Trong phương pháp này, các nguyên tử Hiđrô trong nước
bức xạ các hạt Nơtron (là các đồng vị của americium-beryllium, Am-Be), từ đó ta xác định độ Nm của đất.
Có ba phương pháp phóng xạ thường được sử dụng. Trong đó, phương pháp truyền dẫn trực tiếp và
tán xạ ngược được minh hoạ ở trên hình vẽ 5.27a và 5.27b. Phương pháp còn lại-khe hở không khí (hình
5.27c) thường ít được sử dụng hơn, nó chỉ được dùng khi mà các thành phần vật liệu ở gần bề mặt đất có
hiệu ứng ngược với phép đo dung trọng.
Hình 5.27. Dung trọng hạt nhân và xác định độ m : (a) truyền dẫn trực tiếp; (b) tán xạ ngược; (c) khe hở không khí
(theo Phòng thí nghiệm điện tử Troxler, Khu tam giác nghiên cứu, phía Bắc Carolina)
5.7 Đánh giá các đặc tính của đất đầm chặt
Đất có đặc tính thế nào trong khối đầm, giả thiết làm nền công trình, giữ nước hay lớp nền đường.
Tác dụng đóng băng có là một hệ số tới hạn? Để thuận tiện cho việc sử dụng, chúng tôi đưa ra những kinh
nghiệm của Hiệp hội kĩ sư quân đội Mỹ về các đặc tính đầm chặt ứng dụng cho đường bộ và sân bay (bảng
5-4) và những kinh nghiệm của Cục nội vụ Mỹ, Cục khai hóa cho một số loại công trình đất (bảng 5-5).

Hình 5.28. Kí hiệu áp dụng cho hệ thống đường bộ, với các kích thước tiêu chun và vật liệu cho từng bộ phận.

Ở trong bảng 5-4, các thuật ngữ như nền móng (base), lớp lót (subbase) và nền đất (subgrade) (cột
7, 8 và 9) áp dụng cho hệ thống đường bộ, và chúng được minh hoạ trên hình 5.28. Trên cột 16 thuật ngữ
CBR là hệ số chịu tải California, nó được Hiệp hội kĩ sư dùng trong trong thiết kế mặt đường mềm.Trong
khi đó, môđun phản lực nền (cột 17) được sử dụng trong thiết kế mặt đường cứng. Mặc dù vậy, sự khác
nhau trong hai tiêu chuNn thiết kế không hoàn toàn thống nhất. Lớp trên cùng của mặt đường mềm thường
được làm bằng bê tông asphal trong khi mặt đường cứng thì được làm bằng bê tông thường. Khi thiết kế
đường bộ, chúng ta có thể tham khảo tài liệu của Yoder và Witczak (1975).
Cách tốt nhất giải thích cho việc ứng dụng các bảng biểu trong thiết kế là bằng các ví dụ cụ thể. Các
bảng này thực sự hữu ích cho giai đoạn thiết kế sơ bộ, lựa chọn các thiết bị đầm chặt và kiểm tra nhanh các
kết quả thí nghiệm hiện trường và trong phòng.
Bảng 5.4 Đặc điểm thích ứng cho đường bộ và sân bay
Bảng 5.4 Tiếp
Bảng 5-4 (tiếp):
Chú ý:
1. Ở trong cột 3, việc phân chia thành các phân nhóm phụ d và u của các nhóm chính GM và SM
chỉ áp dụng cho đường bộ và sân bay. Việc phân chia này dựa vào các giới hạn Atterberg, hậu tố d (ví dụ
GMd) được dùng khi giới hạn chảy ≤ 25 và chỉ số dẻo ≤ 5; còn hậu tố u được dùng cho các trường hợp
khác.
2. Ở trong cột 13, đưa ra các thiết bị đầm chặt để đạt được dung trọng yêu cầu với số lần đầm hợp lý
khi mà chúng ta kiểm soát được điều kiện về độ Nm và chiều dày lớp đầm. Trong một số trường hợp, vài
kiểu thiết bị đầm được giới thiệu vì sự thay đổi đặc tính của đất trong một nhóm nào đó đòi hỏi các loại
thiết bị đầm khác nhau. Hoặc ta có thể kết hợp hai kiểu đầm nếu thấy cần thiết.
a. Với các vật liệu dùng làm mặt nền hoặc vật liệu có góc cạnh: đầm bánh lăn thép hoặc xe lu bánh
hơi thường được dùng cho các loại vật liệu cứng, có góc cạnh và chứa ít hạt mịn. Còn các thiết bị bánh hơi
thường sử dụng cho các loại vật liệu mềm hơn.
b. Giai đoạn hoàn thành: các thiết bị bánh hơi thường được sử dụng khi tạo bề mặt đường trong giai
đoạn hoàn thành cho hầu hết các loại đất và các vật liệu đã được tuyển lựa.
c. Kích thước các thiết bị: kích thước dưới đây của các thiết bị nhằm đảm bảo dung trọng yêu cầu
trong xây dựng sân bay.
- Xe kéo bánh xích: tổng khối lượng lớn hơn 30,000 lb (14 000 kg)
- Xe lu bánh hơi: khối lượng bánh xe 15,000 lb (7000 kg), thậm chí lên tới 40,000 lb (18000 kg)
được dùng cho một số loại vật liệu (căn cứ vào áp lực tiếp xúc khoảng 65 tới 150 psi hoặc 450 tới 1000
kPa).
- Đầm chân dê: áp lực đơn vị (trên diện tích từ 6 đến 12 in2 hoặc 40 tới 80 cm2 của chân đế) thường
vào khoảng 250 psi (1750kPa) và khi cần để đạt dung trọng yêu cầu đối với một số loại vật liệu có thể lên
tới 650 psi (4500 kPa). Tổng diện tích các chân đế nên chiếm ít nhất 5% tổng diện tích mặt ngoài của bánh
xe
3. Ở cột 14 và 15, là các giá trị dung trọng riêng của đất đầm chặt ở độ Nm tối ưu theo tiêu chuNn
AASHTO cải tiến.
4. Ở cột 16, các giá trị lớn nhất có thể áp dụng trong thiết kế sân bay, tuy nhiên trong một số trường
hợp có thể giảm đi do các yêu cầu về phân cấp hoặc điều kiện dẻo.
Bảng 5.5 Bảng các thông số kĩ thuật cho đất đầm nén được dùng trong cấu trúc vỏ Trái Đất
Ví dụ 5.4:
Một loại đất thuộc phân nhóm CL theo tiêu chuNn USCS, được dự kiến dùng làm vật liệu
đầm chặt.
Yêu cầu:
Xem xét khả năng sử dụng đất vào các mục tiêu sau:
a. Dùng làm nền (subgrade)
b. Dùng làm đập
c. Dùng làm nền móng cho cá công trình
Sử dụng bảng 5-4 và 5-5, đưa ra những nhận xét về:
1. Tính phù hợp tổng thể của việc sử dụng đất
2. Khả năng đóng băng
3. Các tính chất kỹ thuật chủ yếu
4. Dùng thiết bị đầm chặt phù hợp

Bài giải:
ChuNn bị bảng phân loại cho đất CL

Mục Sử dụng Lớp nền Đập đất Kết cấu móng

1. Ứng dụng Thô đến phẳng Tác dụng như có lõi Chấp nhận nếu đầm nén
khô trong điều kiện tối
ưu và nêys không bão
hòa trong suốt quá trình
xử lý

2. Khả năng đóng Vừa đến cao Thấp nếu đầm nén không có sự Vừa đến cao, nếu không
băng phồng băng giá với độ sâu vừa kiểm soát được nhiệt độ
đủ và nước

3. Các đặc tính kĩ Tính nén vừa độ Độ thấm thấp, đầm nén với độ Thế điện cho cường độ
thuật bền vừa phải thấm thấp và cường độ cao thấp và vì thế chất lượng
nhưng cũng có độ đàn hồi kém
CBR ≤ 15

4.Thiết bị đầm Chân dê và/hoặc Chân dê và/hoặc bánh cuộn Chân dê và/hoặc bánh
nén thích hợp bánh cuộn cao su cao su cuộn cao su

Chú thích: Nếu đọc hết cuốn sách này và một khóa học về kĩ thuật nền móng,
Bài tập:
5-1 Sử dụng các số liệu trên hình 5.1:
a. Xác định dung trọng khô lớn nhất và độ Nm tối ưu cho cả 2 trường hợp: đường cong tiêu chuNn và
đường cong Proctor cải tiến.
b. Xác định độ Nm tương ứng với giá trị đầm chặt tương đối 90% của đường cong Proctor cải tiến và
95% của đường cong Proctor tiêu chuNn.
c. Trong cả 2 trường hợp, hãy xác định độ Nm lớn nhất để đạt được giá trị đầm chặt tương đối ở
trong phần b ứng với công đầm nhỏ nhất.
5-2 Độ Nm tự nhiên của đất ngoài bãi vật liệu là 10%. Hãy xác định lượng nước cần thêm vào trong
trường hợp làm thí nghiệm đầm chặt cho 6000 g đất để có các độ Nm tương ứng là 13, 17, 20, 24 và 28%
5-3 Đối với loại đất ở trên hình 5.1, một thí nghiệm ngoài hiện trường cho ta kết quả như sau:
Độ Nm = 14%
Dung trọng ướt = 1.89 Mg/ m3 (118 lbf/ ft3)
Hãy xác định giá trị đầm chặt tương đối dựa vào đường cong Proctor cải tiến và đường cong Proctor
tiêu chuNn.
5-4 Dựa vào các số liệu đã cho ở dưới đây (ρs = 2.64 Mg/ m3)
a. Vẽ các đường cong đầm chặt
b. Xác định dung trọng khô lớn nhất và độ Nm tối ưu cho mỗi thí nghiệm
c. Tính toán độ bão hoà tại vị trí điểm tối ưu cho số liệu ở cột A
d. Vẽ đường cong bão hoà 70%, 80%, 90% và 100% (khí lỗ rỗng bằng zero). Xác định đường thẳng
tối ưu trên hình vẽ.

5-5 Một thí nghiệm hiện trường được tiến hành trên lớp đất đã đầm chặt. Khối lượng và thể tích của đất
trong hố đào là 1814 g và 944 cm3. Người ta lấy ra một mẫu đất để làm thí nghiệm xác định độ Nm, sau khi
sấy khô khối lượng mẫu đất còn lại 100 g và khối lượng đất mất đi là 15 g. Kết quả thí nghiệm được minh
hoạ trên hình P 5.5.
a. Trong trường hợp tiêu chuNn thứ nhất (end-product specìication) yêu cầu giá trị đầm chặt tương
đối là 100% và độ Nm w = (wopt – 3%) tới (wopt + 1%). Hãy đánh giá khả năng đáp ứng của thí nghiệm hiện
trường và trình bày tại sao.
b. Nếu không thoả mãn điều kiện trên, hãy đưa ra biện pháp làm tăng hiệu quả đầm chặt nhằm đáp
ứng yêu cầu đã cho.

Hình P5-5
5-6 Hãy xác định công đầm của thí nghiệm Proctor cải tiến theo hệ thống đơn vị SI và hệ thống đơn vị
Anh.
5-7 Giải thích tại sao giá trị đầm chặt tương đối giảm đi khi có lực rung trong quá trình thực hiện thí
nghiệm nón cát.
5-8 Người ta dùng phương pháp đổ dầu để thực hiện thí nghiệm xác định dung trọng của đất. Khối
lượng đất lấy ra từ hố đào là 1.59 kg. Khối lượng dầu cần thiết đổ đầy hố là 0.81 kg (sp.gr = 0.9). Biết độ
Nm của đất là 25% và khối lượng riêng của hạt đất ρs = 2700 kg/ m3. Hãy xác định trọng lượng riêng khô và
độ bão hoà của đất đắp.
5-9 Đặt giả thiết bạn là một kỹ sư giám sát và đang kiểm tra công việc đầm chặt ngoài hiện trường. Kết
quả thí nghiệm đầm chặt trong phòng được đưa ra ở trên hình P5-9. Yêu cầu của thiết kế đòi hỏi đạt được ít
nhất 95% dung trọng lớn nhất với độ Nm trong phạm vi ± 2% wopt. Khi bạn thực hiện thí nghiệm nón cát,
thể tích của hố đào là 1153 cm3, khối lượng của đất trong hố đào lần lượt là 2209 g (trước khi sấy khô) và
1879 g (sau khi sấy khô).
a. Xác định dung trọng khô tương ứng.
b. Xác định độ Nm của đất ngoài hiện trường
c. Xác định giá trị đầm chặt tương đối
d. Hãy cho biết kết quả thí nghiệm có thoả mãn yêu cầu đưa ra hay không
e. Xác định độ bão hoà của mẫu đất ngoài hiện trường
f. Hãy xác định độ Nm của đất nếu mẫu đất bão hoà khi dung trọng không đổi
Hình P5-9
5-10 Giả sử bạn đang kiểm tra công việc đầm chặt ngoài hiện trường, các kết quả thí nghiệm đường cong
khống chế trong phòng tương ứng như sau:

Yêu cầu của thiết kế đòi hỏi đạt được ít nhất 95% dung trọng lớn nhất với độ Nm trong phạm vi
± 2% wopt. Khi bạn thực hiện thí nghiệm hiện trường, thể tích của hố đào là 1/30 ft3, khối lượng của đất
trong hố đào lần lượt là 4 lb (trước khi sấy khô) và 3.4 lb (sau khi sấy khô).
a. Xác định dung trọng khô ρd, độ Nm của đất w và giá trị đầm chặt tương đối. Kết quả thí nghiệm
có thoả mãn yêu cầu đưa ra hay không?
b. Nếu khối lượng riêng của hạt đất ρs = 2.7 Mg/ m3. Hãy xác định độ bão hoà. Xác định độ Nm của
đất nếu mẫu đất bão hoà khi dung trọng không đổi.
5-11 Một mẫu đất chứa 30% hạt mịn và 70% hạt thô. Khi hạt thô có độ Nm w = 2% thì nó thoả mãn điều
kiện về độ Nm (mẫu đất bão hoà nhưng khô ở bề mặt). Hạt mịn có PL = 20 và LL = 40. Khi được đầm chặt,
mẫu đất có dung trọng khô ρd = 130 pcf và độ Nm wmix = 15%. Hãy xác định độ Nm và chỉ số dẻo của hạt
mịn khi mẫu đất đã được đầm chặt.
5-12 Một mẫu đất giả thiết được dùng để đầm chặt chứa 40% hạt mịn và 60% hạt thô. Khi hạt thô có độ
Nm w = 1.5% thì nó thoả mãn điều kiện về độ Nm (mẫu đất bão hoà nhưng khô ở bề mặt). Hạt mịn có LL =
27 và PL = 12. Khi được đầm chặt, mẫu đất có dung trọng khô ρd = 2.0 Mg/ m3 và độ Nm tương ứng là 13%
(độ Nm của toàn bộ hỗn hợp đất).
a. Hãy xác định độ Nm của hạt mịn khi mẫu đất đã được đầm chặt
b. Hãy phân loại đất theo cả hai tiêu chuNn AASHTO và Unified.
c. Xác định chỉ số dẻo của hạt mịn
d. Đánh giá đặc tính của đất về khả năng co ngót-trương nở và khả năng đóng băng.
e. Có cần thiết sử dụng các thiết bị đặc trưng nào đó cho quá trình đầm chặt hay không? Tại sao.
5-13 Một loại cát hạt mịn có chất lượng cấp phối không tốt được dùng làm nền đường (subgrade). Hãy
đưa ra các thông tin mà bạn biết về khả năng thích hợp của loại đất trên.
5-14 Những loại đất nào là phù hợp nhất cho việc sử dụng làm nền móng công trình. Sử dụng các ký hiệu
của tiêu chuNn phân loại thống nhất (Unified) trong câu trả lời của bạn.
5-15 Cũng như câu hỏi 5-14 nhưng áp dụng cho đập đất.
5-16 Sử dụng số liệu đã cho trên hình 5.2. Người ta trộn lẫn hai loại đất 3 và 4 với nhau. Sau khi sấy khô,
coi như mẫu đất hỗn hợp có độ Nm đều nhau (về phía nhánh khô của độ Nm tối ưu). Một thí nghiệm đầm
chặt được thực hiện và cho kết quả như sau: Dung trọng khô = 1.8 Mg/ m3 và độ Nm = 11%.
a. Xác định dung trọng khô lớn nhất của mẫu đất hỗn hợp.
b. Nếu sau khi áp dụng phương pháp đầm chân dê, dung trọng khô ngoài hiện trường của mẫu đất là
1.58 Mg/ m3, hãy xác định giá trị đầm chặt tương đối.
5-17 Lõi của một đập đất được đầm chặt về phía nhánh ướt của độ Nm tối ưu để đảm bảo tính thấm và
tính dẻo. Giả sử bạn được lựa chọn giữa hai loại thiết bị đầm: đầm chân dê và đầm bánh lăn. Để giảm thiểu
khả năng co ngót của lõi đập, loại thiết bị nào nên được sử dụng. Vấn đề gì sẽ xảy ra nếu đất được đầm chặt
về phía nhánh khô của độ Nm tối ưu?
Chương 6 Nước trong đất
I: Tính mao dẫn, co ngót, trương nở, tác động
đóng băng
6.1. Giới thiệu
Từ những thảo luận trước về các giới hạn Atterberg, phân loại đất và kết cấu đất, chúng ta
nhận ra rằng sự có mặt của nước trong đất rất quan trọng. Nước ảnh hưởng rất nhiều tới tính chất
kỹ thuật của hầu hết các loại đất, đặc biệt với các loại đất hạt mịn và nước là một nhân tố quan
trọng trong hầu hết các bài toán địa kỹ thuật. Một số ví dụ như tính mao dẫn, trương nở, và tác
động băng giá ở đất được đề cập trong chương này và sự thấm của nước qua đập, đê, ... được thảo
luận trong chương 7. Các vấn đề về lún của công trình xây dựng trên các loại đất sét, ở mức độ
nào đó ổn định của móng và mái dốc thường liên quan tới nước. Một dẫn chứng về tầm quan
trọng của nước trong đất, đó là số người chết bởi hậu quả vỡ đập và đê do thấm và xói ngầm
(chương 7) lớn hơn số người chết bởi tất cả sự sụp đổ các công trình khác cộng lại. Ở Mỹ, thiệt
hại do đất trương nở hàng năm gây nhiều hơn cả thiệt hại kinh tế do lũ lụt, bão, lốc xoáy và động
đất hợp lại.
Nhìn chung, nước trong đất có thể tĩnh hoặc động. Mặc dù dao động quanh năm, mực
nước dưới đất được xem là tĩnh đối với hầu hết các mục đích xây dựng. Nước hút bám (chương 4)
thường tĩnh. Tương tự, nước mao dẫn thường được coi là tĩnh mặc dù nó dao động mạnh phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu và các yếu tố khác. Trong chương này chúng tôi sẽ tập trung vào các
vấn đề do nước tĩnh trong đất.
Các ký hiệu sau được sử dụng trong chương này.

Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa

d L m, mm Đường kính

F MLT-2 N Lực

hc L m Chiều cao mao dẫn

patm ML-1T-2 kPa Áp suất khi quyển

rm L m, mm Bán kính mặt khum

T MT-2 N/m Sức căng bề mặt

u ML-1T-2 kPa Áp lực nước lỗ rỗng

uc ML-1T-2 kPa Áp lực mao dẫn

α - độ góc tiếp xúc


6.2 Tính mao dẫn
Tính mao dẫn xuất hiện từ tính chất của chất lỏng được biết là sức căng bề mặt, đó là hiện
tượng xảy ra tại mặt phân cách giữa các loại vật liệu khác nhau. Đối với đất, nó xảy ra giữa các bề
mặt nước, các hạt khoáng vật và không khí. Về cơ bản, sức căng bề mặt tồn tại do sự khác biệt về
lực hấp dẫn giữa các phân tử của các vật liệu ở mặt phân cách.
Hiện tượng mao dẫn có thể được minh họa theo nhiều cách. Đặt một đầu của khăn tắm
khô vào chậu nước sẽ làm khăn ướt. Để minh họa những ảnh hưởng của tính mao dẫn trong đất,
chúng ta có thể sử dụng sự tương tự của các ống thủy tinh đường kính nhỏ để thể hiện lỗ rỗng
giữa các hạt đất. Các ống mao dẫn thể hiện lực hút dính giữa thành thủy tinh và nước làm nước
dâng lên trong ống và hình thành mặt khum* giữa thủy tinh và thành ống. Chiều cao dâng tỷ lệ
nghịch với đường kính ống; đường kính bên trong của ống càng nhỏ thì chiều cao mao dẫn càng
lớn. Mặt khum hình thành lõm lên phía trên cùng với sự treo nước trên thành ống thủy tinh (hình
6.1a). Với một số vật liệu lực dính bên trong lớn hơn lực bám dính và chất đó sẽ không làm ướt
ống thủy tinh. Ví dụ thủy ngân có mặt khum hạ thấp; mặt khum có dạng lồi (hình 6.1b).

Thủy ngân

Nước

Nước Thủy ngân

Hình 6.1 Các mặt khum trong ống thủy tinh của (a) nước và (b) thủy ngân
* Theo Giacomo Meniscus (1449-1512), một nhà vật lý Venice và bạn của Leonardo da Vinci.
(chúng ta cám ơn giáo sư M.E. Harr, Đại học Purdue về những dữ liệu này.)
(sức căng)
(Lực nén)

Áp lực, u

(áp lực
thủy tĩnh)

Hình 6.2 Hình dạng mặt khum của sự dâng mao dẫn nước trong ống thủy tinh.

Nếu chúng ta nhìn gần hơn hình dạng mặt khum của nước trong ống thủy tinh nhỏ (Hình
6.2), chúng ta có thể viết các công thức cho các lực tác dụng lên cột nước. Lực tác dụng hướng
xuống dưới, được coi là dương, là trọng lượng của cột nước hoặc

π 
∑F xuong = thetich(ρ w )g = hc  d 2  ρ w g
4 
(6-1)

Lực hướng lên phía trên là thành phần thẳng đứng tác dụng lại của mặt khum với chu vi
ống, hoặc

∑F len =πdT cos α (6-2)

trong đó T là sức căng bề mặt của măt phân cách nước không khí tác dụng xung quanh
chu vi ống. Sức căng bề mặt có thứ nguyên là lực/chiều dài đơn vị. Các số hạng khác là hàm của
kích thước của hệ và được xác định trong hình 6.2.
Để cân bằng ∑F v = 0 và

π
− (hc ) d 2 ρ w g − πdT cos α = 0 (6-3)
4
Giải để tìm chiều cao mao dẫn dâng, đối với ống thủy tinh sạch và nước tinh khiết, α→0
và cosα→1. Do vậy
− 4T
hc = (6-4)
ρ w gd
Sự dâng mao dẫn hướng lên phía trên, trên mực nước tự do nhưng có giá trị âm bởi dấu
quy ước như trên hình 6.2. Sức căng bề mặt T là thuộc tính vật lý của nước và theo Sổ tay Hóa
học và Vật lý (1977), ở 20oC T là khoảng 73 dynes/cm hoặc 73mN/m. Vì ρw=1000 kg/m3 và
g=9,81m/s2, đối với nước tinh khiết trong ống thủy tinh sạch công thức 6-4 rút gọn thành

hc =
( )
− 3 10 −5 m − 0,03m
= (6-5)
d (m ) d (mm )
Công thức này dễ nhớ. Khi chiều cao mao dẫn tính bằng mét, chia 0,03 cho đường kính
theo milimet.
Tất cả thảo luận trước là đối với các ống thủy tinh sạch và nước tinh khiết trong điều kiện
phòng thí nghiệm. Trong thực tế, chiều cao mao dẫn dâng thực tế thường có phần thấp hơn do sự
có mặt của các chất bNn và các bề mặt không hoàn toàn sạch.

Ví dụ 6.1
Cho:
Đường kính của ống mao dẫn thủy tinh sạch là 0,1mm.
Xác định:
Chiều cao mao dẫn dâng của nước dự kiến.
Giải:
Sử dụng công thức 6-5.
0,03
hc = (m) = 0,3m
0,1mm
Cũng thể hiện trên hình 6.2 là sự phân bố áp lực hay ứng suất trong nước. Dưới bề mặt
nước áp lực tăng tuyến tính cùng chiều sâu (áp lực thủy tĩnh). Trên mặt nước, áp lực nước trong
ống mao dẫn âm hay nhỏ hơn áp suất quy chuNn bằng không (áp suất khí quyển). Từ công thức 6-
4 và với α≈0, độ lớn của nó là
− 4T − 2T
u c = hc ρ w g = = (6-6)
d rm
Hình dạng của măt khum thực tế là dạng cầu (điều kiện năng lượng tối thiểu) với bán kính
rm (hình 6.2). Bán kính lớn hơn hoặc bằng bán kính của ống, phụ thuộc vào góc tiếp xúc α. Khi α
xấp xỉ bằng không thì rm =d/2.
Áp lực âm lớn nhất có thể đạt tới là bao nhiêu? Ở ống lớn, giới hạn là áp suất hơi của
nước. Khi áp lực âm, nghĩa là thấp hơn khí quyển, nước sẽ sủi bọt và “sôi”, khi áp lực môi trường
xung quanh đạt tới áp suất hơi nước. Theo thuật ngữ tuyệt đối, áp suất hơi nước là 17,54 mm thủy
ngân hay 2,34 kPa ở 20oC [theo Sổ tay Hóa học và Vật lý (1977)]/ Quan hệ giữa áp suất tuyệt đối,
áp suất quy chuNn và áp suất hơi nước được biểu diễn trong hình 6.3. Đường kính ống mao dẫn
tương đương ở áp suất hơi vào khoảng 3µm. Khi đó, nếu ống nhỏ hơn đường kính này thì nước
không thể sủi bọt do sức căng bề mặt quá cao và bọt không thể hình thành. Trong trường hợp này,
chiều cao dâng mao dẫn trong ống nhỏ hơn chỉ phụ thuộc vào đường kính ống, và chiều cao dâng
có thể lớn hơn 10m. Tương tự, áp suất mao dẫn (sức căng nước lỗ rỗng) trong trường hợp này có
thể lớn hơn nhiều so với -1atm hay -100kPa. Nên lưu ý là đối với các ống lớn sức căng lớn nhất
cho phép hoặc lực hút trong nước chỉ phụ thuộc vào áp suất khí quyển và không phụ thuộc vào
đường kính ống. Nói cách khác, sự dâng mao dẫn trong các ống nhỏ, không liên quan gì tới áp
suất khí quyển và là hàm chỉ phụ thuộc vào đường kính ống (Terzaghi và Peck, 1967).

Ví dụ 6.2
Cho:
Các quan hệ áp suất như trong hình 6.3.
Yêu cầu:
a. Chứng minh rằng chiều cao cột nước lớn nhất trong ống lớn là khoảng 10m.
b. Chứng minh rằng đường kính lỗ rỗng tương đương ở áp suất hơi là khoảng 3µm.
*Áp suất hơi nước ở 20oC

ÁP SUẤT TUYỆT ĐỐI

Áp suất
ÁP SUẤT QUY CHUẨN

*Áp suất hơi nước ở 20oC

Hình 6.3 Các ống mao dẫn ở các dạng khác nhau ( theo Taylor, 1948).
Giải:
a. Trong các ống lớn, chiều cao cột nước lớn nhất phụ thuộc vào áp suất hơi hoặc áp suất âm
lớn nhất trong nước. Từ hình 6.3, ở áp suất hơi, áp suất là -98,99 kPa. Sử dụng công thức
6.6 ta có
uc − 98,99kPa
hc = = =
( )(
ρ w g 1000kg / m 3 9,81m / s 2)
= -10,1 m (dâng)
Vì 1kPa = 10-3 kg.m/s2/m2 (Phụ lục A)

b. Sử dụng công thức 6-5.

dc =
( ) =
( )
− 3 10 −5 m − 3 10 −5 m
(
= 3 10 −6 m )
− hc (m) − 10,1m
Cho dù đất là tập hợp hỗn độn của các hạt và các lỗ rỗng cũng ngẫu nhiên và rất không
đều, sự tương tự với ống mao dẫn dù không hoàn hảo vẫn giúp giải thích hiện tượng mao dẫn ở
đất quan sát thấy trong thực tế. Nói chung, các áp lực mao dẫn hay áp lực âm và sự dâng mao dẫn
trong đất và trong các ống thủy tinh tương tự nhau. Hãy nhìn vào một loạt các ống mao dẫn trong
hình 6.4. Ống 1 có đường kính dc và chiều cao mao dẫn tương ứng là hc. Mặt khum đầy đủ có
đường kính rc. Trong ống 2, h<hc; nước sẽ không thể dâng lên được tới hc. Do vậy, bán kính mặt
khum trong ống 2 sẽ lớn hơn rc do về mặt vật lý không thể hình thành áp lực mao dẫn tương ứng
(và cho rc). Trong ống 3, tồn tại bọt hay khoảng không lớn và không thể kéo được nước lên
khoảng không có đường kính lớn hơn dc. Tuy nhiên, nếu như trong ống 4 nước thâm nhập xuống
từ trên, do đó mặt khum ở trên đỉnh ống có thể giữ toàn bộ cột nước. Các thành lỗ rỗng giữ nước
trong lỗ rỗng bên ngoài cột nước có đường kính dc. Ống 5 được lấp đầy bởi đất và nước có thể
dâng dâng tới bề mặt đất do đường kính lỗ rỗng trung bình hay hiệu quả nhỏ hơn nhiều so với dc.
Các mặt khum mao dẫn bám vào các hạt làm tăng lực tiếp xúc giữa các hạt. Hình ảnh phóng to
của hai hạt cát được nối liền bởi các mặt khum có đường kính rm như trong hình 6.5a. Ứng suất
tiếp xúc giữa các hạt là σ’.
Trong đất, thường coi đường kính lỗ rỗng hiệu quả là khoảng 20% kích thước hạt hiệu quả
(D10). Với giả thiết này, chúng ta có thể xác định chiều cao dâng mao dẫn lý thuyết và áp lực mao
dẫn tương ứng cho đất hạt mịn. Giả thiết này chỉ ra tầm quan trọng của kích thước lỗ rỗng, không
phải kích thước hạt như là yếu tố quyết định tính mao dẫn. Nghiên cứu ở Đại học Purdue (Garcia-
Bengochea và đồng sự, 1979) đã cho thấy theo kiểu đầm chặt và độ Nm chế bị, ta có thể có các sự
phân bố thành phân kích thước lỗ rỗng rất khác nhau ở cùng một loại đất. Lịch sử địa chất, cấu
trúc đất và kết cấu của đất tự nhiên cũng thay đổi rất mạnh và nó có thể có sự phân bố kích thước
lỗ rỗng rất khác nhau trong đất có cùng D10.
Hình 6.4 Các ống mao dẫn ở các dạng khác nhau ( theo Taylor, 1948).
Hình 6.5 (a) Hai hạt đất được giữ lại với nhau bởi màng nước mao dẫn

Hình 6.5 (b) Kết cấu thành đống trong đất cát

Ví dụ 6.3
Yêu cầu:
Tính (a) chiều cao dâng mao dẫn lý thuyết và (b) áp lực mao dẫn trong đất sét có D10 bằng 1µm.
Giải:
Đường kính lỗ rỗng hiệu quả = 0,2 (D10) = 0,2µm = 0,2×10-3 mm
a. Chiều cao mao dẫn (công thức 6-5):
− 0,03m
hc = = 150m (khoảng 500ft)
0,2 × 10 −3 mm
b. Áp lực mao dẫn (công thức 6-6):
( )(
u c = hc ρ w g = −150m 1000kg / m 3 9,81m / s 2 )
≈ −1500kPa ≈ −15atm ≈ −225 psi
Thực tế có các áp lực rất lớn và chúng ta có thể chỉ ra rằng các ứng suất giữa cát hạt có độ
lớn cùng bậc. Ứng suất giữa các hạt hay ứng suất hiệu quả σ’ (hình 6.5a), được trình bày chi tiết
hơn ở chương sau, xác định bằng hiệu của ứng suất tổng và áp lực nước lỗ rỗng u,
σ’ = σ - u (6-7)
Trong ví dụ 6.3, mẫu đất sét trong phòng thí nghiệm bị tác động bởi áp suất khí quyển
hay ứng suất tổng σ =0 (áp lực quy chuNn bằng không). Khi đó σ’ = - (-u) = uc, hay đối với ví dụ
6.3, σ’≈ +1500kPa. Trong tự nhiên, rất ít khi áp lực mao dẫn đạt tới giá trị như vậy. Một số lỗ
rỗng trong đất tự nhiên đủ lớn để nước có thể bốc hơi và hình thành bọt khí. Do đó, các mặt khum
bị phá hoại và chiều cao mao dẫn dâng thực tế bị giảm đi. Tuy nhiên chiều cao mao dẫn dâng có
thể đáng kể ở đất hạt mịn và áp lực mao dẫn có thể quan trọng. Bảng 6-1 liệt kê một số chiều cao
mao dẫn điển hình cho một số loại đất.

Bảng 6-1 Chiều cao mao dẫn gần đúng của các loại đất khác nhau*

Rời Chặt

Cát hạt thô 0,03 – 0,12 m 0,04 – 0,15m

Cát hạt trung 0,12 – 0,05 m 0,35 – 0,10 m

Cát hạt mịn 0,30 – 2,0 m 0,40 – 3,5 m

Bụi 1,5 – 10 m 2,5 – 12 m

Sét ≥ 10 m

*Theo Hansbo (1975)


Ở đỉnh của cột đất – nước, sức căng ở nước kéo các hạt đất lại với nhau, như được thể
hiện trong hình 6.5a. Lực căng mao dẫn càng lớn ứng suất tiếp xúc giữa các hạt càng lớn và do đó,
sức kháng ma sát hình thành giữa các hạt cao hơn. Ảnh hưởng này tương tự với những gì xảy ra
khi cát đặt trong màng cao su, được bịt kín và mẫu được hút chân không. Áp suất khi bên ngoài
giữ các hạt chặt lại với nhau và do đó làm tăng cường độ đáng kể.
Màng nước xung quanh các hạt riêng biệt tạo ra “lực dính biểu kiến”. Nó không phải là
lực dính thực tế về mặt vật lý. Trong một số trường hợp, ví dụ như khi kết thúc đầm cát Nm tạo ra
một kết cấu dạng tổ ong rất rời (tương tự như hình 4.20), như thể hiện trong hình 6.5b. Các hạt
được giữ lại với nhau bởi các màng mao dẫn và cấu trúc tạo ra khá ổn định với điều kiện có mặt
các mặt khum mao dẫn dù có độ chặt tương đối rất rời. Điều kiện này được gọi là trương nở và
chỉ xảy ra ở đất cát Nm. Có thể phá vỡ các mặt khum mao dẫn bằng cách làm ngập nước và do đó
giảm thể tích một cách đáng kể. Tuy vậy, làm ngập không phải cách tốt làm tăng độ chặt toàn
phần của lớp cát đắp; độ chặt tương đối của các lớp đất đắp bị ngập sẽ vẫn rất thấp và chính vì thế
mà không phải là vật liệu nền tốt. Hình 6.5b cũng cho thấy tại sao việc mua cát Nm theo thể tích
không phải là ý tưởng tốt – bởi chúng ta rốt cuộc là mua khá nhiều không khí.
Một hậu quả quan trọng khác của việc tăng ứng suất hiệu quả xảy ra do tính mao dẫn được
minh họa bằng đường đua ở Daytona Beach, Florida (Hình 6.6). Cát rất mịn và đã được làm chặt
phần nào bởi tác động của sóng. Vùng mao dẫn tương đối rộng do bãi biển có độ dốc nhỏ cung
cấp điều kiện dẫn tuyệt vời do áp lực mao dẫn cao. Như trong ống 5 của hình 6.4, áp lực hông có
từ cột nước treo ở các mặt khum trên bề mặt của bãi biển. Khi nước biển phá hoại các mặt khum,
sức chịu tải rất thấp, mà bất kỳ ai đã từng chạy thủy triều dâng ở bãi biển bằng ô tô cũng biết.
Tương tự, phía trên vùng mao dẫn dâng, cát khô và cũng có sức chịu tải tương đối thấp,
đặc biệt đối với xe cộ đi lại. Độ chặt tương đối trên toàn bờ biển về cơ bản là như nhau nhưng sức
chịu tải khác nhau rõ rệt đơn giản là do mao dẫn.

Sức chịu tải thấp Sức chịu tải cao – Đường đua Sức chịu tải thấp

Vùng nước mao dẫn

Mực nước ngầm

Hình 6.6 Mặt cắt ngang đường đua ở Daytona Beach, Florida.

Tính mao dẫn cũng cho phép thực hiện các hố đào trong đất bụi và cát rất mịn, những vật
liệu mà khi khô dễ sụp tới góc nghỉ tự nhiên (hình 6.7 và Chương 11). Dưới mực nước ngầm,
công trình đào trong đất hạt rời sẽ bị sụp đổ do rõ ràng không tồn tại các mặt khum ở đó. Phía trên
mực nước ngầm và trong vùng mao dẫn, các mặt khum mao dẫn ở bề mặt giúp ổn định công trình
đào. Tuy nhiên, những công trình đào như vậy rất không ổn định. Chúng thường sập do các chấn
động rất nhẹ như chấn động từ xe tải trên đường phố hoặc hoạt động xây dựng ở gần như đóng
cọc. Đôi khi giếng kim và các phương pháp khác làm hạ thấp mực nước ngầm được sử dụng để
tạo lực căng ở nước lỗ rỗng (Terzaghi và Peck, 1967). Ví dụ, nếu việc bơm nước bị dừng do mất
điện, hố đào có thể bị sập. Độ Nm cao, mưa hay thậm chí mồ hôi từ lưng người công nhân đã từng
bị đổ lỗi cho là làm sập các hố đào không được chống đỡ trong đất bụi hữu cơ (được gọi là gan
bò) dọc sông Hudson ở New York.
Hình 6.7 Minh họa góc nghỉ (ảnh của M. Surendra)

6.3 Hiện tượng co ngót của đất


Chúng ta có thể hình dung ứng suất do mao dẫn gây co ngót như thế nào ở đất sét bằng
cách nghiên cứu sự tương tự của một ống nằm ngang mà vách có thể co giãn đàn hồi (Terzaghi,
1927). Trong hình 6.8a ống ban đầu được cho đầy nước và bán kính mặt khum khi chưa đạt tới
hình dạng cuối cùng rất lớn. Khi xảy ra bốc hơi, áp suất trong nước giảm và bắt đầu hình thành
các mặt khum (Hình 6.8b). Khi bốc hơi tiếp tục xảy ra, bán kính trở nên nhỏ dần, sự nén ép trong
các thành ống chịu nén tăng lên và ống co lại theo chiều dài và đường kính. Trường hợp giới hạn,
như trong hình 6.8c, là khi bán kính các mặt khum nhỏ nhất (bằng một nửa đường kính ống) và
hình thành đầy đủ. Áp lực âm ở ống mao dẫn sẽ bằng giá trị tính theo công thức 6-6 và thành ống
đã bị co đến một điều kiện cân bằng giữa độ cứng của thành và lực mao dẫn. Nếu ống được đặt
ngập trong nước, các mặt khum sẽ bị phá hoại và ống có thể nở ra do lực mao dẫn tác dụng trên
thành ống bị triệt tiêu.
Trừ phi các thành ống là hoàn toàn đàn hồi, ống sẽ không khôi phục trở lại được chiều dài
và đường kính ban đầu.
Một sự tương tự khác minh họa sự hình thành các mặt khum trong đất như trong hình 6.9.
Như trường hợp trước, ban đầu ống được đổ đầy nước. Khi sự bốc hơi xảy ra, các mặt khum bắt
đầu hình thành và ban đầu bán kính lớn nhất là bán kính ở đầu lớn hơn, rl. Ở đầu nhỏ hơn, bán
kính cũng bằng rl. Nó không thể nhỏ hơn vì sau đó áp suất có thể nhỏ hơn (càng âm) và điều đó
không thể xảy ra. Do điều kiện thủy tĩnh, áp suất ở nước phải bằng nhau ở cả hai đầu, không thì sẽ
xảy ra dòng chảy về phía đầu có áp lực thấp hơn (âm nhiều hơn). Khi bốc hơi tiếp tục xảy ra, các
mặt khum lùi cho đến khi xảy ra điều kiện được xác định bằng mặt cắt gạch chéo của ống. Lúc
này, các mặt khum có bán kính bằng rs, bán kính của tiết diện nhỏ hơn của ống mao dẫn; áp lực
mao dẫn không thể nhỏ hơn (không thể âm nhiều hơn) và tương ứng với áp lực được giữ bởi bán
kính nhỏ hơn. Áp lực này được tính theo công thức 6-6. Cuối cùng là ống sẽ trở thành rỗng nếu
tiếp tục bốc hơi.

Hình 6.8 Sự co ống mao dẫn co dãn đàn hồi do bốc hơi và sức căng bề mặt (theo Terzaghi, 1927)

Hình 6.9 Tính mao dẫn ở ống có các bán kính không bằng nhau (theo A. Casagrande).
Một sự tương tự đơn giản khác đã được Terzaghi dùng để minh họa ảnh hưởng của áp lực
mao dẫn đối trong vật liệu có lỗ rỗng (Casagrande, 1938). Một quả cầu mềm bằng cốt tông thấm
nước được ngâm trong cốc và để cho bão hòa hoàn toàn. Nếu quả cầu được nén và nhả ra, các sợi
sẽ nở trở lại nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu quả cầu bị nén được đưa ra khỏi nước và nhả ra, về cơ
bản nó sẽ giũ hình dạng khi bị nén do các mặt khum mao dẫn hình thành xung quanh các sợi vải.
Thực tế, quả cầu sẽ cứng với điều kiện nó không quá bị khô. Nếu quả cầu được đặt vào nước một
lần nữa, các mặt khum bị phá hoại các sợi lại trở nên cực kỳ lỏng và mềm. Hiện tượng tương tự
xảy ra khi cốt tông khô bị nén; nó khá đàn hồi và sẽ trở nên mềm khi thôi nén.
Nếu ống trong hình 6.9 được coi là chịu nén thì sự tương tự với co ngót đất rất có ích. Một
mẫu đất khô một cách từ từ (đó là trải qua sự sấy khô) sẽ hình thành các mặt khum mao dẫn giữa
các hạt đất riêng rẽ. Kết quả là ứng suất giữa các hạt (ứng suất giữa các hạt hay ứng suất hiệu quả)
sẽ tăng lên và thể tích đất sẽ giảm đi. Khi co ngót tiếp tục xảy ra, các mặt khum trở nên nhỏ hơn
và ứng suất mao dẫn tăng lên, thể tích tiếp tục giảm. Sẽ đạt tới điểm mà thể tích không còn giảm
mà độ bão hòa vẫn là 100%. Độ Nm tại điểm đó được định nghĩa là giới hạn co ngót (SL hay ws)
và nó là một trong các giới hạn Atterberg đã đề cập ở chương 2. Ở điểm này, các mặt khum mao
dẫn chỉ bắt đầu rút bên dưới bề mặt đất và màu của bề mặt biến đổi từ sáng màu tới sẫm màu.
(Ảnh hưởng tương tự được quan sát thấy khi một loại đất trương nở [Chương 3] bị ép – các mặt
khum co lại bên dưới bề mặt mà trở nên sẫm màu bởi hệ số phản xạ của bề mặt thay đổi.)
Làm thế nào để xác định được giới hạn co ngót? Công việc đầu tiên của Atterberg (1911)
là với các thanh đất nhỏ mà ông ấy để cho khô một cách từ từ. Ông quan sát điểm mà tại đó màu
thay đổi và cũng tại thời điểm đó ông ghi nhận thấy chiều dài tại thời điểm đó là nhỏ nhất.
Terzaghi khám phá ra rằng ta có thể đo thể tích khô và khối lượng khô và tính ngược được độ Nm
tại điểm thể tích nhỏ nhất. Hình 6.10 minh họa các bước này. Một lượng nhỏ đất có khối lượng
tổng là Mi được đặt vào đĩa nhỏ có thể tích đã biết Vi và để khô một cách từ từ. Sau khi sấy thu
được khối lượng Ms, thể tích của đất khô Vdry đo được bằng cách cân khối lượng thủy ngân mà
mẫu đất thế chỗ. Giới hạn co ngót SL được tính theo

hoặc

Hai công thức tương ứng với hai phần của hình 6.10 và có thể xuất phát từ hình và các
quan hệ pha cơ bản của Chương 2.
Mặc dù giới hạn co ngót là thí nghiệm phân loại phổ biến trong nhưng năm 1920, nó chịu
ảnh hưởng tính bất định đáng kể và do đó thường không được thực hiện nữa. Thí nghiệm có vài
điểm không mong muốn. Như các lỗi do các bọt khí bị giữ trong mẫu đất khô, nứt trong quá trình
sấy, các lỗi cân đo và cả sự nguy hiểm của thủy ngân độc hại tới người thực hiện. Casagrande
khuyên nên sấy các mẫu lớn và đo cơ học các kích thước của chúng để tránh vấn đề độc hại thủy
ngân. Một trong các vấn đề lớn nhất với thí giới hạn co ngót là lượng co ngót không chỉ phụ thuộc
vào kích thước hạt mà còn phụ thuộc vào cấu trúc ban đầu của đất. Quy trình tiêu chuNn (ví dụ,
ASTM D427 Designation D427) bắt đầu với độ Nm gần giới hạn chảy. Tuy nhiên, đặc biệt với đất
sét pha cát và sét bụi thường dẫn đến giới hạn co ngót lớn hơn giới hạn dẻo mà điều đó là vô
nghĩa (Hình 2.6). Casagrande kiến nghị là nếu có thể độ Nm ban đầu cao hơn giới hạn dẻo một
chút, nhưng phải thừa nhận là vẫn khó có thể tránh sự giữ lại các bọt khí.

Thể tích
Thay đổi
màu sắc

Co ngót

Khối lượng

Thể tích

Thay đổi
màu sắc

Co ngót

Độ Nm

Hình 6.10 Xác định giới hạn co ngót, dựa trên (a) khối lượng tổng và (b) độ m
Nếu đất ở trạng thái nguyên dạng tự nhiên, do cấu trúc của đất giới hạn co ngót thường
lớn hơn giới hạn dẻo. Theo Karlsson (1977) điều này đặc biệt đúng đối với đất sét có độ nhạy cao.
Hình 6.11 thể hiện kết quả thí nghiệm của một vài loại sét ở Thụy Điển, cả nguyên dạng và chế bị
mà trên đó các giới hạn co ngót được biểu diễn theo giới hạn dẻo. Đối với sét độ nhạy cao, giới
hạn co ngót của các mẫu nguyên dạng lớn hơn giới hạn dẻo một cách đáng kể trong khi đối với sét
có độ nhạy trung bình giới hạn co ngót SL gần bằng giới hạn dẻo PL. Đối với các đất hữu cơ, SL
thấp hơn PL đáng kể ở cả hai loại mẫu. Mặc dù độ nhạy đã có định nghĩa kỹ thuật chính xác
(Chương 11), chúng ta đã có một chút khái niệm về nó từ những thảo luận trước của giới hạn
Atterberg (mục 2.7) và vi cấu trúc của đất sét (mục 4.8).
Mẫu nguyên dạng Mẫu chế bị Loại đất Độ nhạy
●───────────X Đất hữu cơ chứa đá vụn Thấp
▲───────────X Đất hữu cơ chứa sét và đá vụn Thấp
■───────────X Bụi hữu cơ chứa đá vụn Thấp
♦───────────X Sét hữu cơ Thấp
○───────────X Đất sét biển Vừa
∆───────────X Sét dạng dải Vừa
□───────────X Sét sau đóng băng Vừa
◊───────────X Đất sét biển Cao
───────────X Đất sét biển Cao

Hình 6.11 Quan hệ giữa giới hạn co ngót và giới hạn dẻo của các mẫu nguyên dạng và chế bị cho một số
loại đất sét Thụy điển (theo Karlsson, 1977).
Nếu ta theo lời khuyên của Casagrande và bắt đầu thí nghiệm cao hơn giới hạn dẻo một
chút thì sẽ thường thu được các kết quả sau đây. Khi các giới hạn Atterberg của đất vẽ gần đường
A trên biểu đồ tính dẻo (Hình 3.2), giới hạn co ngót gần bằng 20. Nếu các giới hạn vẽ trên đường
A thì SL nhỏ hơn 20 một lượng bằng xấp xỉ khoảng từ các giới hạn tới đường A. Tương tự, đối
với các đất ML và MH (và OL và OH), giới hạn co ngót lớn hơn 20 một lượng xấp xỉ bằng
khoảng từ đường A tới các giới hạn trên biểu đồ. Do đó, nếu khoảng cách theo phương thẳng
đứng từ trên hay dưới đường A là ∆pi thì
SL= 20±∆pi (6-10)
Quy trình và công thức đã được thấy là đúng với thí nghiệm giới hạn co ngót của nó.

Hình 6.12 Quy trình Casagrande để xác định giới hạn co ngót

Một quy trình khác còn đơn giản hơn đã được giáo sư A. Casagrande kiến nghị trong các
bài giảng ở Đại học Harvard. Nếu đường U và đường A của biểu đồ tính dẻo (Hình 3.2) được kéo
dài, chúng giao nhau tại một điểm với tọa độ (-43,5; -46,4) như trên hình 6.12. Đường A được kéo
dài từ điểm đó tới tọa độ của giới hạn chảy và chỉ số dẻo trên biểu đồ tính dẻo; giới hạn co ngót là
chỗ mà đường này cắt trục giới hạn chảy. Mặc dù không phải là cách chính xác, nó vẫn đủ đáp
ứng cho công tác địa kỹ thuật. Tuy nhiên, thí nghiệm giới hạn co ngót, ví dụ như thực hiện theo
ASTM, cũng không chính xác. Nếu ta có thể lấy xấp xỉ giới hạn co ngót một cách hợp lý từ biểu
đồ tính dẻo (Hình 6.12) thì không cần phải thực hiện thí nghiệm giới hạn co ngót do nó không
cung cấp thêm thông tin nào hơn.
Lưu ý rằng các áp lực mao dẫn sẽ phải là rất lớn đối với các loại đất sét hạt mịn có các
khoáng vật có hoạt tính cao (gần với đường U). Các loại đất này sẽ có giới hạn co ngót khoảng
bằng 8 theo quy trình Casagrande. Thực tế, giáo sư Casagrande đã quan sát giới hạn co ngót chỉ
bằng 6 đối với đất sét montmorillonit. Các loại đất ở giới hạn co ngót sẽ hệ số rỗng rất thấp bởi vì
áp lực mao dẫn rất lớn, chẳng hạn lớn hơn nhiều so với có thể đạt được bằng đầm chặt.

Ví dụ 6.4
Yêu cầu:
Tính hệ số rỗng và khối lượng riêng khô của đất có giới hạn co ngót bằng 8. Giả sử ρs = 2,70
Mg/m3.
Giải:
Dùng các công thức 2-12 và 2-15. Giả thiết S = 100%.

Do khối lượng riêng của bê tông là khoảng 2,4 Mg/m3, chúng ta có thể thấy là áp lực mao
dẫn phải rất lớn để làm đất trở nên rất chặt. Cũng không ngạc nhiên là một số loại đất sét có
cường độ khô rất cao.
Một cách để cho thấy rằng áp lực mao dẫn cao có thể tồn tại trong đất là để sét béo (CH) ở
độ Nm cao khô đi một cách từ từ ở ngoài da. Áp lực co ngót cao thực tế sẽ gây đau; thực tế, cách
thức này được dùng làm cách thức tra tấn thời xưa. Cơ thể người bọc bởi sét khô đi một cách từ từ
dưới ánh nắng rút cục có sức kháng rất ít với áp lực có thể đạt tới vài át mốt phia! (xem ví dụ 6.3).
Một hiện tượng khác phụ thuộc vào tính mao dẫn là tan rã, xảy ra khi ngâm một cục đất
khô trong cốc nước. Cục đất lập bắt đầu tan rã ngay lập tức và với một số loại đất sự tan rã nhanh
đến mức cục đất dường như nổ tung. Tan rã là cách rất đơn giản để phân biệt giữa đất và đá; đá
không tan rã nhưng đất thì ngược lại. Cục đất phải khô do nó sẽ trương nở từ từ nếu nó ở trên giới
hạn co ngót. Dưới giới hạn co ngót, ứng suất mao dẫn kéo nước vào và các bọt khí bị giữ lại trong
các lỗ rỗng bị ép lại bởi các mặt khum. Cuối cùng là áp lực khí bên trong đủ cao để vượt quá
cường độ kháng kéo của đất. Trong mảnh đá lực dính bên trong đủ mạnh để chống lại các lực mao
dẫn.
Terzaghi (1943) đã dùng sự tương tự của ống giống như trên hình 6.8 để minh họa sự tan
rã. Sự khác nhau là ở chỗ các ống mao dẫn chìm trong nước và các mặt khum mao dẫn sẽ kéo
nước vào trong các lỗ rỗng, như trong hình 6.13. Bằng cách vẽ biểu đồ vật thể độc lập của thành
ống, ta có thể thấy thành bị căng và nếu lực căng thấp hơn lực căng gây ra bởi các mặt khum,
thành sẽ bị nứt vỡ, đó là đúng với những gì xảy ra khi đất tan rã.
Hình 6.13 Sự tương tự của ống mao dẫn cho hiện tượng tan rã (theo Terzaghi, 1943).

6.4 Ảnh hưởng của co ngót và trương nở trong xây dựng công
trình
Các ảnh hưởng của hiện tượng co ngót của các đất hạt mịn có thể rất quan trọng về mặt
xây dựng. Ví dụ, các khe nứt co ngót có thể xảy ra cục bộ khi áp lực mao dẫn vượt quá lực dính
hay cường độ kháng kéo của đất. Các khe nứt này, một phần của vi cấu trúc đất sét (Chương 4) là
những vùng yếu mà có thể làm giảm cường độ cả toàn khối đất và ảnh hưởng tới ổn định của các
mái dốc đất sét và sực chịu tải của nền. Lớp vỏ bị khô và nứt thường thấy trên các lớp sét yếu ảnh
hưởng tới sự ổn định của khối đắp đường xây dựng trên các lớp đất đó. Sự co ngót và các khe nứt
co ngót được tạo ra bởi sự bốc hơi bên ngoài ở điều kiện khí hậu khô, sự hạ thấp mực nước dưới
đất và thậm chí cả sự làm khô đất do cây cối trong quá trình ảnh hưởng khô tạm thời ở khí hậu Nm.
Khi khí hậu thay đổi và đất lại tiếp xúc với nước, chúng có xu hướng tăng thể tích hay trương nở.
Sự thay đổi thể tích do cả co ngót và trương nở của đất hạt mịn thường đủ lớn để làm hư hại
nghiêm trọng các công trình nhỏ và mặt đường. Jones và Holtz (1973) đã đánh giá rằng chỉ riêng
ở Mỹ các đất co ngót và trương nở gây thiệt hại khoảng 2,3 tỉ đô la hàng năm, cao gấp đôi giá
thiệt hại hàng năm do lũ lụt, bão tố, lốc xoáy và động đất cộng lại.
Sự cố thông thường là mặt đường hoặc công trình được xây dựng khi lớp đất trên cùng
tương đối khô. Kết cấu bao phủ đất ngăn sự bốc hơi xảy ra và độ Nm đất tăng lên do tính mao dẫn;
khi đó đất có thể trương nở. Nếu áp lực bởi mặt đường hoặc công trình thấp hơn áp lực trương nở
thì dẫn đến bùng nền. Hiện tượng này thường không đều và gây ra hư hại kết cấu.
Quá trình co ngót và trương nở là không phải thuận nghịch – đất luôn lưu giữ lịch sử ứng
suất của nó và sẽ thể hiện những ảnh hưởng của những chu kỳ co ngót và khô trước. Do vậy đất
sét yếu trở thành được gọi là quá cố kết và nén lún ít hơn do sự tăng lên của ứng suất hiệu quả gây
ra do tác động mao dẫn. Sự quá cố kết được trình bày trong Chương 8.
Trương nở là quá trình có phần phức tạp hơn co ngót (Yong và Warkentin, 1975). Lượng
trương nở và độ mạnh của áp lực trương nở phụ thuộc vào các khoáng vật sét có mặt trong đất,
cấu trúc và kết cấu của đất và và một số tính chất lý hóa của đất như hóa trị cation, nồng độ muối,
sự xi măng hóa và sự có mặt của vật chất hữu cơ. Khi các đặc trưng khác như nhau,
montmorillonit trương nở nhiều hơn là illit, mà illit trương nở nhiều hơn kaolinit. Đất có kết cấu
hỗn độn có xu hướng trương nở nhiều hơn là đất có kết cấu định hướng. Sự xáo động hoặc chế bị
đất sét tự nhiên có thể làm tăng lượng trương nở. Các cation hóa trị một trong sét (ví dụ
montmorilonit natri) sẽ trương nở nhiều hơn sét hóa trị hai (ví dụ montmorilonit canxi). Sự xi
măng hóa và các vật chất hữu cơ có xu hướng giảm trương nở.
Giống như co ngót, trương nở thường giới hạn ở phần trên của lớp đất. Do đó trương nở
làm hư hại các công trình nhẹ như các tòa nhà nhỏ, lớp lát mặt đường và lớp lát kênh. Áp lực
trương nở đã từng đo được tới 1000kPa, tương đương với khối đắp có bề dày 40 đến 50m.
Thường thì áp lực cao như vậy không xảy ra nhưng chẳng hạn với áp lực trương nở vừa phải
khoảng 100 đến 200 kPa thì cần có khối đắp bề dày khoảng 5 hay 6m để ngăn nền không trương
nở. (Để so sánh, một tòa nhà thông thường một tầng nặng khoảng 10 kPa). Thực tế có thể nói, ba
thành tố thường cần có để trương nở gây hại xảy ra là (1) sự có mặt của montmorilonit trong đất,
(2) độ Nm tự nhiên phải gần giới hạn chảy và (3) phải có nguồn cấp nước cho đất sét trương nở
(Gromko, 1974).
Làm thế nào để dự báo trương nở? Nhiều phương pháp và thí nghiệm đất đã được đề nghị.
Chúng gồm có các thí nghiệm trương nở và các thí nghiệm trong phòng đơn giản khác, phân tích
thành phần hóa học và khoáng vật và tương quan với phân loại và các chỉ số của đất. Bảng 6-2 là
tổng hợp kinh nghiệm của Cục Tài nguyên Nước và Năng lượng Mỹ (trước kia là U.S.B.R) dựa
trên nghiên cứu đáng kể về các loại sét trương nở và đất trương nở. Gromko (1974) cung cấp một
số quan hệ tương quan với các thí nghiệm đất mà đã được áp dụng thành công để dự báo trương
nở. Hình 6.14 liên hệ giữa trương nở và sụp đổ với giới hạn chảy và độ chặt khô hiện trường của
đất – một lần nữa dựa trên kinh nghiệm của Cục Tài nguyên Nước và Năng lượng Mỹ.

Bảng 6-2 Trương nở có thể xảy ra như dự tính từ số liệu thí nghiệm phân loại*

Độ trương nở Trương nở có thể có theo % Hàm lượng Chỉ số Giới hạn co


sự thay đổi thể tích tổng (Điều keo dẻo, PI ngót, SL
kiện khô tới bão hòa) j
(% - 1µm )

Rất cao >30 >28 >35 <11

Cao 20-30 20-3 25-41 7-12

Trung bình 10-20 13-23 15-28 10-16

Thấp <10 <15 <18 >15

*Theo Holtz (1959) và U.S.B.R (1974)


jDưới tải trọng bằng 6,9kPa (1psi)
Hình 6.14 Chỉ dẫn về tính nén sập, nén lún và trương nở dựa trên khối lượng riêng khô hiện trường và
giới hạn chảy (theo Mitchell và Gardner, 1975 và Gibbs, 1969)

Với sét đầm chặt, Seed và đồng sự (1962) đã xây dựng các quan hệ trong hình 6.15 cho
các hỗn hợp cát và sét nhân tạo được đầm chặt tới trọng lượng đơn vị lớn nhất bằng đầm Proctor
tiêu chuNn và để cho trương nở dưới tải trọng 6,9 kPa (1 psi). Các quan hệ giữa hoạt tính và phần
trăm hạt sét này cho thấy có thể áp dụng đối với đất tự nhiên nếu sự khác nhau giữa thiết bị giới
hạn chảy sử dụng ở Mỹ và Anh được xem xét. Khái niệm hoạt tính ban đầu đã được Skempton
(phần 2.8) định nghĩa là tỷ số giữa chỉ số dẻo với phần hạt sét (phần trăm nhỏ hơn 0,002mm hay
2µm). Do đó, với đất tự nhiên các định nghĩa sau về hoạt tính đã được đưa ra:
chØ sè dÎo
ho¹t tÝnh, A = (6-11)
(% < 2 µm) - 5
Mục đích của hình 6.15 là nhận biết đất có khả năng trương nở, có thể cần có nghiên cứu
sâu hơn và các thí nghiệm như thí nghiệm trương nở. Không nên sử dụng hình 6.15 cho mục đích
thiết kế.
Một trong các thí nghiệm nhận biết trương nở đơn giản nhất do Cục Tài nguyên nước và
Năng lượng đưa ra được gọi là thí nghiệm trương nở tự do (Holtz và Gibbs, 1956). Thí nghiệm
được tiến hành bằng cách đổ từ từ 10cm3 đất khô đã lọt qua rây số 40 vào ống khắc độ 100cm3
chứa đầy nước và theo dõi thể tích trương nở cân bằng. Lượng trương nở tự do được xác định như
sau
(thÓ tÝch cuèi cïng) - (thÓ tÝch ban  Çu)
L−îng tr− ¬ng në tù do = (6.12)
th Ó tÝch ban  Çu
Để so sánh, bentonit trương nở cao (hầu hết là montmorillonit Na) sẽ có giá trị trương nở
tự do lớn hơn 1200%. Ngay cả đất có độ trương nở 100% có thể gây hư hại tới các công trình nhẹ
khi bị ướt; đất có độ trương nở tự do nhỏ hơn 50% thì chỉ có thay đổi thể tích nhỏ.

Hình 6.15 Biểu đồ phân loại khả năng trương nở (theo Seed và đồng sự, 1962)

Các thí nghiệm trong phòng khác về trương nở và áp lực trương nở tương tự với thí
nghiệm oedometer một trục được trình bày ở phần sau. Một mẫu đất đặt trong dao vòng cứng
bằng đồng, thường cao khoảng 20 đến 25mm và có đường kính 50 đến 100mm. Đôi khi mẫu được
gia tải, ngâm nước và phần trăm trương nở được theo dõi. Một cách khác là duy trì gia tải lên mẫu
sau khi làm ngập để mẫu có chiều cao không đổi. Ứng suất cần để duy trì không có thay đổi thể
tích chính là áp lực trương nở.
Kỹ sư có thể làm gì để ngăn đất co ngót và trương nở làm hư hại công trình? Đối với vật
liệu đắp được đầm, thấy rằng độ Nm của đất đầm chặt là tối ưu và độ chặt càng thấp thì khả năng
trương nở ít hơn, có lẽ bởi vì cấu trúc đất có tính định hướng hơn. Làm ướt đất trước khiến cho
trương nở hay lún sập có khả năng gây hại xảy ra trước khi xây dựng. Các lớp ngăn nước và màng
chống thấm đã được sử dụng để ngăn không cho nước tiếp xúc với đất trương nở. Nếu độ Nm của
đất nền được giữ cho không thay đổi thì sẽ không có thay đổi thể tích xảy ra. Gia cố hóa học đã
được dùng thành công để giảm sự trương nở của các đất sét montmorillonit natri. Lý do tại sao có
tác dụng như vậy đã được trình bày trong Chương 4.
Do hư hại có khả năng xảy ra với các công trình nhẹ và các lớp trên mặt bởi co ngót và
trương nở của đất là rất lớn, nên các kỹ sư phải đặc biệt lưu ý tới vấn đề này nếu nghi rằng các đất
như vậy tồn tại ở khu xây dựng.

6.5 Tác động đóng băng


Bất cứ khi nào mà nhiệt độ không khí xuống thấp hơn nhiệt độ đóng băng, đặc biệt khi
kéo dài nhiều hơn vài ngày, có khả năng nước lỗ rỗng trong đất đông cứng. Tác động đóng băng
trong đất có thể gây ra một vài hậu quả kỹ thuật quan trọng. Thứ nhất là thể tích đất có thể tăng
khoảng 10% ngay lập tức chỉ do sự nở thể tích của nước khi đóng băng. Thứ hai nhưng quan
trọng hơn là sự tạo thành của các tinh thể và thấu kính nước đá trong đất. Các thấu kính này có thể
tăng bề dày tới vài centimet và làm nở nâng lên và gây hại tới những công trình nhẹ ở trên mặt đất
như các tòa nhà nhỏ và lớp mặt đường. Nếu đất chỉ đóng băng và trương nở đều, các công trình sẽ
dịch chuyển đều do nước đá chắc hơn những công trình nhẹ đó. Tuy nhiên, đối với đất trương nở
và co ngót thể tích thường thay đổi không đều, chuyển vị chênh lệch xảy ra dẫn đến hư hại công
trình.
Vấn đề không kết thúc ở đây. Vào mùa xuân, các thấu kính băng tan và làm tăng độ Nm và
giảm cường độ của đất một cách mạnh mẽ. Mặt đường có thể chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm
trọng trong quá trình tan băng mùa xuân (gọi là “tan rã mùa xuân”).
Am hiểu cơ chế thực về sự hình thành các thấu kính băng cũng như điều kiện cần thiết để
tác động đóng băng bất lợi mới chỉ có tương đối gần đây. Trước những năm 1920 và sự phát triển
nhanh chóng của giao thông ô tô, các con đường bị bỏ mặc cho tuyết phủ để trượt tuyết trong
mùa đông. Do tuyết là vật cách ly tốt, chiều sâu thâm nhập của băng là có hạn và hiếm khi có vấn
đề về trồi do đóng băng. Do tải trọng vận chuyển nhẹ, cũng có một số vấn đề xảy ra khi tan băng
vào mùa xuân.
Các vấn đề bắt đầu xảy ra khi cần thiết phải dọn tuyết cho ô tô đi lại. Đầu tiên, sự trồi do
đóng băng thường cho là chỉ bởi 10% trương nở thể tích của nước do đóng băng. Nhưng một số
kỹ sư trẻ mạnh dạn đã đo đạc cả mức độ trồi và độ Nm của đất nền đường. Giáo sư Casagrande
liên hệ thấy trên một quãng của đường trồi nghiêm trọng do đóng băng ở New Hampshire, các đo
đạc trong mùa đông năm 1928 – 1929 cho thấy là chiều sâu thâm nhập của băng là khoảng 45cm
và lượng trồi bề mặt tổng cộng là khoảng 13cm. Độ Nm thường vào khoảng 8% tới 12% tăng lên
tới khoảng từ 60% đến 110%. Khi hố được đào, lớp nền có đầy các thấu kính băng với tổng bề
dày là 13cm! Vào mùa thu, mực nước ở độ sâu khoảng 2m, nhưng vào mùa xuân mực nước nằm
ngay dưới mặt đường. Khi đất bắt đầu tan băng vào mùa xuân, các lớp trên trở nên bão hòa và rất
yếu – nước bị giữ lại trong đất nền giữa lớp bề mặt tan băng và lớp đất trên cùng vẫn bị đông
cứng ở dưới.
Lúc này vấn đề là: làm thế nào để nước tới chỗ đó? Nó không phải ở đó trước mùa đông.
Tính mao dẫn có vẻ như liên quan tới nguyên nhân. Đồng thời đã quan sát thấy có rất ít băng
trong cát và cuội, nhưng với đất bụi rất nhiều các thấu kính băng. Những khảo sát sâu hơn cho
thấy rằng sự hình thành các thấu kính băng cũng phụ thuộc vào tốc độ đông cứng của đất. Nếu đất
đông cứng nhanh chóng, như có thể xảy ra trong đợt rét sớm trong mùa đông trước khi có tuyết
đáng kể thì có ít thấu kính băng hình thành. Với tốc độ đông cứng chậm hơn, có vẻ có nhiều thấu
kính băng hơn và các thấu kính dầy hơn thường hình thành gần đáy lớp đông cứng hơn. Do đó
một trong các điều kiện để hình thành các thấu kính phải là có nguồn nước gần đó.
Nghiên cứu trong vòng 40 năm qua đã giải thích nhiều về hiện tượng quan sát được liên
quan tới sự đông cứng đất và tác dộng tan băng. Như có thể dự đoán đặc biệt với các đất hạt mịn,
quá trình này là sự tản nhiệt có phần phức tạp (nhiệt động học) và vấn đề hóa học nước lỗ rỗng và
liên quan tới thế năng nước trong đất và vận động của nước trong đất đông cứng (Yong và
Warkentin, 1975).
Về cơ bản, ba điều kiện phải tồn tại để tác động tan băng và sự hình thành các thấu kính
băng trong đất xuất hiện:
1. Nhiệt độ dưới ngưỡng đóng băng.
2. Nguồn nước đủ gần để cung cấp nước mao dẫn tới ranh giới đông cứng.
3. Loại đất có thể bị đông cứng và sự phân bố thành phần hạt (lỗ rỗng).
Nhiệt độ đông cứng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu ở hiện trường. Lớp phủ nền, địa hình,
sự có mặt của tuyết và các yếu tố khác ảnh hưởng cục bộ tới tốc độ và chiều sâu thâm nhập của
băng. Mực nước dưới đất trong chiều cao dâng mao dẫn cho phép nước cung cấp cho các thấu
kính băng lớn lên. Đất phải đủ mịn đối để hình thành áp lực mao dẫn tương đối cao nhưng không
quá mịn để nước không thể thấm được. Như trình bày trong chương tiếp theo, tính thấm của các
loại đất sét rất thấp. Ngay cả áp lực mao dẫn rất cao, trừ khi đất sét là pha cát hoặc pha bụi, lượng
nước có thể chảy trong đợt đóng băng là rất nhỏ nên các các thấu kính băng có ít cơ hội để hình
thành. Tuy nhiên, thực tế các đất sét gần bề mặt thường bị nứt nẻ, như đã miêu tả, trước đây, cho
phép một số nước dịch chuyển tới ranh giới đông cứng.
Hình 16.6 cho thấy một mẫu đất sét nứt nẻ bị đông cứng từ phía trên. Cho thấy độ Nm tăng
trong vùng đóng băng và so với giá trị trước khi đóng băng như thế nào. Đồng thời cũng cho thấy
cách mà các thấu kính băng hình thành trong vùng đông cứng. Chúng liên tục được cung cấp từ
mực nước ngầm qua các chỗ nứt nẻ trong đất sét.
Đất như thế nào dễ bị đóng băng? Như gợi ý ở trên, các thấu kính băng sẽ không hình
thành dễ dàng trong đất hạt thô. Vào những đầu những năm 30, Casagrande (1932a) và các nhà
nghiên cứu khác như Beskow (1935) ở Thụy Điển phát hiện ra rằng sự hình thành các thấu kính
băng trong đất hạt mịn phụ thuộc vào cả kích thước hạt tới hạn và sự phân bố kích thước hạt của
đất. Beskow thấy là 0,1mm là kích thước lớn nhất có thể cho phép hình thành các thấu kính băng
ở bất kỳ điều kiện nào. Casagrande thấy 0,02mm là kích thước tới hạn; ngay cả cuội sỏi với chỉ
5% tới 10% bụi 0,02mm cũng có khả năng bị đóng băng. Casagrande cũng thấy rằng với đất cấp
phối tốt, chỉ cần 3% vật liệu mịn hơn 0,02mm để gây ra trồi do đóng băng, trong khi các đất khá
đồng nhất phải có tối thiểu 10% vật liệu như vậy và cũng hiếm khi bị trồi do đóng băng. Đường
cong kích thước hạt giới hạn của Beskow (1935) được thể hiện trong hình 6.17 đối với sét tảng
sông băng Thụy Điển và các đất tương tự. Các đất nằm trên đường cong trên cùng được thấy là bị
trồi do đóng băng; các loại nằm dưới đường dưới cùng không bao giờ bị trồi. Quy trình kỹ thuật
của Thụy Điển hiện tại được trình bày trong bảng 6-3.
Như với các hiện tượng mao dẫn khác, kích thước lỗ rỗng quyết định tác động đóng băng
chứ không phải kích thước hạt. Nghiên cứu gần đây ở Purdue (Reed và đồng sự, 1979) đã cho
thấy rằng một loại đất về bản chất có khả năng đóng băng như dự đoán qua cấu trúc và/hoặc cấp
phối thực tế có thể có nhiều mức độ nhạy cảm khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm nén chặt. Sự
giải thích cho những phản ứng như vậy nằm trong sự phân bố độ lỗ rỗng tới các kích thước lỗ
rỗng khác nhau mà được đo bằng sự xâm nhập của thủy ngân.
Chỉ đối với các đất trương nở và co ngót, tác động đóng băng ảnh hưởng nghiêm trọng tới
các công trình như các tòa nhà nhỏ và mặt đường đặt trực tiếp trên mặt nền. Hư hỏng đường xá ở
Mỹ và Canada bởi tác động đóng băng ước tới hàng triệu đô la một năm. Nhưng bởi có hiểu biết
cơ bản về các nhân tố liên quan tới tác động đóng băng và sự nở trồi, các kỹ sư đã đưa ra các
phương pháp khá thành công để đối phó với các vấn đề này. Những hạn chế tải trọng trên những
đường phụ trong mùa xuân “tan rã” là phổ biến ở Bắc Mỹ và Canada. Nhiều biện pháp tích cực
hơn để đối phó với các hư hại có thể xảy ra với các công trình và đường gồm có hạ thấp mực
nước ngầm và tùy thuộc vào độ sâu thâm nhập của băng, loại bỏ đất có khả năng đóng băng ở lớp
dưới nền hoặc móng. Màng không thấm, chất phụ gia hóa học và thậm chí cả sự cách nhiệt dạng
bọt (xốp polystyren) dưới đường, nhà và đường sắt đã được sử dụng thành công. Móng nhà cũng
như tuyến cống rãnh nên đặt ở dưới độ sâu thâm nhập lớn nhất của băng.

Hình 16.6 Biểu đồ quan hệ giữa các lớp băng khác nhau trong đất bị đông cứng (A) và đương
cong phân bố độ m (B). Đất được coi là sét vừa có các khe nứt thường xuyên; a = phần đông cứng, b =
vùng khô đi dưới đường ranh giới đóng băng. Do sét có các vết nứt thường xuyên, bề mặt nước dưới đất là
có thực, đó là mực mà tại đó các khe nứt chứa nước tự do và do đó được xem là chỗ thắt nút trên đường
cong phân bố nước (theo Beskow, 1935).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


PHÒNG ĐẠO TÀO VÀ SAU ĐẠI HỌC
LỚP CAO HỌC 17C2
Tài liệu học tập của lớp 17c2- không phổ biến
Hình 6.17 Các giới hạn giữa các hỗn hợp sét tảng băng tích có khả năng bị đóng băng và không có khả năng bị
đóng băng hoặc các hỗn hợp tương tự (theo Beskow, 1935).
Bảng 6-3 Các nhóm đất có tính nhạy cảm với đóng băng *

Nhóm Tính nhạy cảm với đóng Đất


băng hay nguy cơ

I Không Sỏi, cát, sét tảng lẫn sỏi

II Trung bình Sét mịn (≥40% hàm lượng sét †); sét tảng lăn
pha cát, sét tảng lăn pha sét với 16% hạt mịn ‡

III Mạnh Bụi, sét hạt thô (15-25%hàm lượng sét †); sét
tảng lăn pha bụi

* theo Hansbo (1975).


† quy định rõ là < 2µm.

‡ quy định rõ là < 0,06mm.

Bài tập
6-1. Một đầu của ống thủy tinh sạch được nhúng vào nước sạch. Chiều cao mao dẫn dâng là bao
nhiêu nếu đường kính ống là (a) 0,1mm, (b) 0,01 mm và (c) 0,001 mm.
6-2. Tính lực căng mao dẫn lớn nhất của các ống trong bài tập 6-1.
6-3. Tính chiều cao mao dẫn dâng theo lý thuyết và lực căng mao dẫn của ba loại đất có sự phân
bố kích thước hạt như trong hình 2.4.
6-4. Một ống giống như hình 6.8 có đường kính bên trong là 0,002mm và hở cả hai đầu. Ống
được giữ thẳng đứng và nước được thêm vào đầu phía trên. Chiều cao lớn nhất h của cột nước sẽ
giữ được là bao nhiêu ? Gợi ý : mặt cong sẽ hình thành ở trên và dưới cột nước, như trong hình
P6-4 (theo Casagrande, 1938)

Hình P6-4 (theo Casagrande, 1938)


6-5 Ống như trong hình 6-9 được đổ đầy nước. Khi xảy ra bốc hơi, mặt khum sẽ hình thành đầu
trước ở đầu lớn hơn như đã giải thích trong sách. Coi mặt khum được hình thành đầy đủ, xác định
biểu thức của góc tiếp xúc tại đầu kia của ống theo hai bán kính rl và rs.
6-6 Trên một bưu thiếp từ Daytona Beach, Florida, bốn câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi " Tại
sao tôi có thể lái xe trên bãi biển ở đây .... mà không phải chỗ khác?"
(a) Đáy biển thoải. Nước ở ngoài 15 dặm sâu khoảng 40ft ; ở 50 dăm chỉ là 600ft. Sườn dốc dài
thoai thoải này làm sóng chuyển động giã xuống, do đó lèn chặt cát.
(b) Hợp chất oxit silic trong khối lượng cát giúp làm tạo ra nền rắn, chắc khi trộn với nước muối.
(c) Sự có mặt của titan (kim loại rất cứng) đóng góp tới độ cứng.
(d) Trong hành trình dài từ bờ biển Georgia và Carolina , mỗi hạt trở nên nhẵn và tròn với các
cạnh sắc bị mài mòn cho phép chúng lèn chặt hơn.
Các nguyên nhân đó có hợp lý không ? Giải thích.
6-7 (a) Giới hạn co ngót của đất sét có thể khác không nếu nước trong các lỗ rỗng được thay thế
băng một chất lỏng khác có sức căng bề mặt nhỏ hơn ? Tại sao ?
(b) Ở đó có thể co ngót nhiều hơn hay ít hơn ? tại sao ?
6-8. Có thể áp dụng các công thức xác định cho chiều cao mao dẫn dâng trong các ống có đường
kính không đổi. Tính ứng suất nén thực trong cục đất nhỏ ở giới hạn co ngót khi đường kính trung
bình của các lỗ rỗng trên bề mặt là 0,001mm.
6-9. Xác định giới hạn co ngót của đất A – F trong bài tập 2-35.
6-10. Trong thí nghiệm xác định giới hạn co ngót của một loại sét bụi, thể tích đất khô là
10.76cm3 và khối lượng khô là 22.68g. Nếu giới hạn co ngót là 11.1 thì khối lượng riêng phần rắn
của đất là bao nhiêu ?
6-11. Xác định sự thay đổi thể tích của đất sét bụi hữu cơ có LL=62 và PL=42, khi độ Nm của nó
giảm từ 50% xuống còn 20%.
6-12. Bình luận về tính đúng đắn của quy trình Casagrande (hình 6.12) để xác định giới hạn co
ngót của đất nguyên dạng. Nếu đất nhạy thì có vấn đề hay không ? Tại sao ?
6-13. Một mẫu sét bão hòa với SL bằng 22 có độ Nm tự nhiên bằng 35%. Thể tích khô mẫu đất
bằng bao nhiêu phần trăm thể tích ban đầu nếu ρs là 2,70 ?
6-14. Một mẫu đất bụi pha sét được trộn ở giới hạn chảy LL bằng 40. Nó được đặt cNn thận vào
một đĩa sứ nhỏ có thể tích bằng 19,3cm3 và nặng 24,67g. Sau khi sấy, cục đất thay thế chỗ 216,8g
thủy ngân. (a) Xác định SL của mẫu đất. (b) Xác định ρs của đất.
6-15. LL của sét bentonit là 450 và PL là 75. SL xác định được là khoảng 10. Tính sự giảm thể
tích có thể khi mẫu bentonit này được làm khô, nếu độ Nm tự nhiên là 85%.
6-16. Giới hạn co ngót của 0,1m3 mẫu đất sét là 15 và độ Nm tự nhiên là 34%. Giả sử khối lượng
riêng phần rắn của đất là 2,68 Mg/m3, xác định thể tích mẫu khi độ Nm là 12,7%.
6-17. Khi xác định giới hạn co ngót của sét pha thu được các số liệu thí nghiệm trong phòng sau
đây :
Trọng lượng ướt của đất + đĩa = 87,85g
Trọng lượng khô của đất + đĩa = 76,91g
Trọng lượng của đĩa = 52,70g
Xác định thể tích của cục đất :
Trọng lượng của đĩa + thủy ngân = 430,80g
Trọng lượng của đĩa = 244,62g
Tính giới hạn co ngót của đất, giả thiết ρs = 2,65 Mg/m3.
6-18. Đất sét sau băng hà Thụy Điển độ nhạy trung bình có LL là 56 và PI là 28. Ở độ Nm tự nhiên,
hệ số rỗng là 1,03 trong khi sau khi co ngót hệ số rỗng nhỏ nhất là 0,72. Giả sử khối lượng riêng
của phần hạt rắn là 2,72, tính giới hạn co ngót của đất sét.
6-19. Từ công thức 6-8 và 6-9 cho giới hạn co ngót, sử dụng các quan hệ pha. Chứng minh rằng
chúng giống nhau.
6-20. Xác định khả năng trương nở của đất A-F, trong các bài tập 2-33 và 2-35. Sử dụng cả bảng
6-2 và hình 6.15.
6-21. Xác định tính nhạy cảm với đóng băng của đất A – F, trong bài tập 2-33 và 2-35, theo
Beskow (Hình 6.17) và quy trình kỹ thuật hiện tại ở Thụy Điển.
Chương 7 Nước trong đất
II: Tính thấm, dòng thấm, ứng suất hiệu quả

7.1. Giới thiệu


Sự quan trọng của nước trong đất trong ngành kĩ thuật xây dựng đã được đề cập đến ở đầu
chương 6. Hầu hết các vấn đề Địa kỹ thuật đều ít nhiều lien quan đến nước theo các cách khác
nhau, bởi vì nước chảy qua các lỗ rỗng trong khối đất hoặc bởi vì trạng thái ứng suất hoặc áp lực
của nước trong lỗ rỗng. Một vài ảnh hưởng như vậy sẽ được trình bày trong chương này.
Các ký hiệu sau được sử dụng trong chương này:

Kí hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa

A L2 m2 Diện tích

a, a’ L m Khoảng cách từ biên không thấm đến đáy tường cừ (bảng


7-2)

h L m Năng lượng hoặc cột nước, tổn thất cột nước, độ dày của
lớp đất

hp L m Cột nước áp lực (phương trình 7-4)

i - - Gradien thủy lực(phương trình 7-1)

ic - - Gradien thủy lựctới hạn (phương trình 7-21)

iE - - Gradien ra

j ML-2T-2 kN/m3 Lực thấm trên một đơn vị thể tích (phương trình 7-23)

k LT-1 m/s Hệ số thấm Darcy (phương trình 7-2, 7-5)

K - - Tỉ số áp lực ngang trên áp lực đứng (phương trình 7-18)

K0 - - Hệ số áp lực đất nằm ngang ở trạng thái nghỉ (phương trình


7-19)

K, K’ - - Các thông số liên quan đến yếu tố hình dạng Φ (bảng 7-3)

L L m Chiều dài mẫu

l L m Chiều dài đơn vị hay đặc tính

m - - Hàm số của s và T (phương trình 7-31)

Nd - - Số đường thế trong lưới thấm (phương trình 7-26)


Nf - - Số đường dòng trong lưới thấm (phương trình 7-26)

P MLT-2 N Lực hoặc tải trọng (phương trình 7-16)

p ML-1T-2 kPa Áp lực (phương trình 7-4)

q L3T-1 m3/s Lực lượng dòng chảy (đôi khi trên một đơn vị chiều rộng)
(phương trình 7-3, 7-5)

Q L3 m3 Thể tích dòng chảy (phương trình 7-8)

R15, R50 - - Các hệ số bộ lọc (bảng 7-5)

s, s’, s” L m Chiều dài tường cừ (bảng 7-2)

T L m Chiều dày lớp

u ML-1T-2 kPa Áp lực nước lỗ rỗng (phương trình 7-13, 7-15)

v LT-1 m/s Tốc độ (phương trình 7-2)

vs LT-1 m/s Tốc độ thấm (phương trình 7-6)

z L m Cột nước thế năng, chiều sâu

zw L m Chiều sâu đến mặt nước ngầm (phương trình 7-15)

σ ML-1T-2 kPa Ứng suất pháp tổng (phương trình 7-13)

σ’ ML-1T-2 kPa Ứng suất pháp hiệu quả (phương trình 7-13)

σh ML-1T-2 kPa Ứng suất nằm ngang tổng (phương trình 7-18)

σh’ ML-1T-2 kPa Ứng suất nằm ngang hiệu quả (phương trình 7-19)

σv ML-1T-2 kPa Ứng suất thẳng đứng tổng (phương trình 7-14)

σv’ ML-1T-2 kPa Ứng suất thẳng đứng hiệu quả (phương trình 7-19)

Φ - - Yếu tố hình dạng

7.2. Động lực học dòng chảy


Trong cơ học chất lỏng đã nêu ra vài cách mô tả/phân loại dòng chảy. Dòng chảy có thể là
ổn định hoặc không ổn định, tương ứng với các điều kiện là hằng số hoặc biến đổi theo thời gian.
Dòng chảy cũng có thể được phân loại thành một-, hai- hay ba- chiều. Dòng chảy một-chiều là
dòng chảy mà trong đó tất cả các thông số chất lỏng như là áp lực, vận tốc, nhiệt độ… là hằng số
trong bất kỳ mặt cắt nào vuông góc với hường dòng chảy. Dĩ nhiên là những thông số này có thể
thay đổi từ mặt cắt này đến mặt cắt khác dọc theo hướng dòng chảy. Với dòng chảy hai-chiều, các
thông số chất lỏng giồng nhau trong các mặt phẳng song song, trong khi với dòng chảy ba-chiều,
các thông số chất lỏng thay đổi với ba hướng tọa độ. Với mục đích phân tích, các vấn đề về dòng
chảy trong Địa kỹ thuật thường được giả sử là một- hoặc hai-chiều và điều này là phù hợp với hầu
hết các vấn đề thực tế.
Tại các mức áp lực thông thường có thể được bỏ qua các thay đổi khối lượng riêng nên
trong hầu hết các ứng dụng trong Địa kỹ thuật, dòng chảy của nước trong đất được coi như không
nén được.
Dòng chảy cũng có thể được mô tả như chảy tầng, ở đó chất lỏng chảy thành các lớp song
song mà không trộn lẫn, hoặc rối, ở đó sự dao động vận tốc ngẫu nhiên gây ra sự trộn lẫn chất
lỏng và tiêu tan năng lượng nội tại. Trạng thái trung gian cũng tồn tại giữa dòng chảy tầng và
dòng chảy rối. Những trạng thái này được mô tả trong hình 7.1, cho thấy gradien thủy lực thay đổi
thế nào với sự tăng vận tốc dòng chảy. Gradien thủy lực i, một khái niệm rất quan trọng, được
định nghĩa như tổn thất cột nước h hoặc năng lượng trên một đơn vị chiều dài l hay:
h
i= (7-1)
l
Tổn thất năng lượng hoặc cột nước tăng tuyến tính với sự tăng vận tốc khi dòng chảy tầng.
Một khi đã qua vùng trung gian, do dòng chảy xoáy bên trong và hỗn hợp, năng lượng bị mất đi
nhanh hơn (vùng III, hình 7.1) và quan hệ trở thành phi tuyến. Khi vào vùng chảy rối, nếu vận tốc
giảm, dòng chảy sẽ vẫn là chảy rối và dần quay ngược lại vùng chuyển tiếp II cho đến khi dòng
chảy trở lại chảy tầng.

Hình 7.1. Các vùng dòng chảy tầng và dòng chảy rối (theo Taylor 1948)

Với dòng chảy trong hầu hết các loại đất, vận tốc là rất nhỏ đến nỗi có thể coi là dòng
chảy tầng. Do vậy từ hình 7.1, chúng ta có thể viết rằng v tỷ lệ với i, hay là:
v = ki (7-2)
Phương trình này chính là định luật Darcy và sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần sau.
Một khái niệm quan trọng khác trong cơ học chất lỏng là định luật bảo toàn khối lượng.
Cho dòng chảy ổn định không nén được, định luật này chuyển thành phương trình liên tục:
q = v1 A1 = v2 A2 = constant = hằng số (7-3)

trong đó:
q - lưu lượng dòng chảy (đơn vị: thể tích/thời gian, m3/s)
v1,v2 - vận tốc tại mặt cắt 1 và 2
A1, A2 - diện tích mặt cắt 1 và 2
Phương trình nổi tiếng khác trong cơ học chất lỏng mà chúng ta sẽ sử dụng là phương
trình năng lượng Bernoulli cho dòng chảy ổn định không nén được:

v12 p1 v2 p
+ + gz1 = 2 + 2 + gz2 = constant energy = năng lượng không thay đổi (7-4a)
2 ρw 2 ρw
trong đó:
v1 , v2 - vận tốc tại mặt cắt 1 và 2
g - gia tốc trọng trường
ρ w - khối lượng riêng chất lỏng (nước)
p1 , p2 - áp lực tại mặt cắt 1 và 2

z1 , z2 - cao độ mặt cắt 1 và 2 so với mặt chuNn


Phương trình này là phương trình năng lượng dòng chảy ổn định dựa trên năng lượng của
một đơn vị của khối chất lỏng (đơn vị: J/kg). Tuy nhiên trong thủy lực người ta thường biểu diễn
phương trình Bernoulli dưới dạng năng lượng của một đơn vị trọng lượng bằng cách chia các số
hạng trong phương trình cho g, gia tốc trọng trường:
v12 p1 v22 p
+ + z1 = + 2 + z2 = constant total head = cột nước tổng không thay đổi (7-4b)
2 g ρw g 2 g ρw g
Phương trình này chứng tỏ rằng tổng năng luợng hay cột nước của hệ là tổng của cột nước
vận tốc v2/2g, cột nước áp lực p/ρng (=p/γn) và cột nước thể z. Tùy thuộc vào dòng chảy trong các
ống, kênh hở hoặc qua môi trường rỗng sẽ tồn tại các tổn thất cột nước hoặc tổn thất năng lượng
đi kèm với dòng chảy. Thông thường đại lượng tổn thất cột nước hay năng lượng hf được thêm
vào phía phải phương trình (7-4b) như sau:

v12 p v2 p
+ 1 + z1 = 2 + 2 + z2 + h f (7-4c)
2 g ρw g 2 g ρw g
Với hầu hết các vấn đề Địa kỹ thuật, cột nước vận tốc thường bị bỏ qua do nó rất nhỏ so
với hai cột nước kia.
7.3. Định luật Darcy cho dòng chảy qua môi trường rỗng
Như đã nói, dòng chảy của nước qua các lỗ rỗng trong khối đất trong hầu hết các trường
hợp được coi là dòng chảy tầng. Chúng ta cũng biết là dòng chảy tầng có vận tốc tỷ lệ với gradien
thủy lực, v = ki (phương trình 7-2). Hơn một trăm năm trước, kỹ sư thủy lực người Pháp tên là
Darcy (D’Arcy, 1856) thông qua các thí nghiệm đã chỉ ra rằng vận tốc chất lỏng trong cát sạch tỷ
lệ với gradien thủy lực (phương trình 7-2). Phương trình 7-2 thường được kết hợp với phương
trình liên tục (phương trình 7-3) và định nghĩa về gradien thủy lực (phương trình 7-1). Sử dụng
các ký hiệu như trên hình 7.2, định luật Darcy thường được viết là:
∆h
q = vA = kiA = k A (7-5)
L

Hình 7.2. Vận tốc thấm và bề mặt trong dòng chảy đều (theo Taylor 1948)

trong đó q là tổng lượng dòng chảy chảy qua mặt cắt A, hằng số tỷ lệ k được gọi là hệ số thấm
Darcy, thông thường để đơn giản người ta gọi là hệ số thấm. Thấm là đặc tính của đất thể hiện
hoặc miêu tả nước chảy qua đất như thể nào. Kiến thức về hệ số thấm rất cần thiết cho việc thiết
kế các công trình kỹ thuật có sự xuất hiện của dòng thấm hoặc dòng chảy của nước. Chú ý là hệ
số thấm có đơn vị của vận tốc bởi i không có thứ nguyên. Các đơn vị thường được dùng là m/s,
cm/s trong phòng thí nghiệm hoặc ft/ngày theo hệ đơn vị Anh.
Trong phương trình 7-5 chúng ta sử dụng diện tích toàn bộ mặt cắt ngang trong khi rõ
ràng nước không thể chảy xuyên qua các hạt rắn mà chỉ qua các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Vậy tại
sao ta không sử dụng diện tích đó và tính vận tốc dựa trên diện tích của các lỗ rỗng. Diện tích các
lỗ rỗng có thể được tính khá dễ dàng từ hệ số rỗng (phương trình 2-1) dẫu cho hệ số rỗng là tỷ số
thể tích. Với một chiều rộng đơn vị của mẫu trong hình 7.2, chúng ta có thể viết
Vv Av
e= =
Vs As
Vận tốc đến va và vận tốc ra vd trong hình 7.2 đều bằng v = q A , lưu lượng chia cho diện
tích toàn bộ mặt cắt ngang A. Do vậy v trong quan hệ này là vận tốc mặt, đại lượng ảo nhưng
thuận tiện trong kỹ thuật. Vận tốc thấm thực vs, vận tốc thật của dòng nước chảy qua các lỗ rỗng,
lớn hơn vận tốc bề mặt. Chúng ta có:
q = va A = vd A = vA = vs Av (7-6)

Từ hình 7.3 và phương trình 2-2 ta có:


Av Vv
= =n
A V
nên v = nvs (7-7)

Do 0% ≤ n ≤ 100% chúng ta sẽ thấy rằng vận tốc thấm luôn lớn hơn vận tốc bề mặt hoặc
vận tốc ra.

Hình 7.3. Mô hình của vận tốc thấm và vận tốc bề mặt của dòng chảy
(dòng chảy là vuông góc với trang giấy)

Từ phần thảo luận trước chúng ta có thể thNy rằng hệ số rỗng hay độ rỗng của đất ảnh
hưởng đến dòng chảy của nước qua nó và do đó ảnh hưởng đến giá trị hệ số thấm của một loại
đất. Từ các quan hệ lý thuyết cho dòng chảy qua các ống mao dẫn (phát triển bởi Hagen và
Poiseuille, 1840) và gần đây là các mô hình bán kính thủy lực của Kozeny và Carman, chúng ta
biết rằng một vài các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hệ số thấm. (Leonards 1962, chương 2 đưa
ra bản tổng kết chi tiết cho sự phát triển này). Cỡ hạt hiệu quả (hay là cỡ lỗ rỗng hiệu quả) có ảnh
hưởng quan trọng, như đến chiều cao dâng mao dẫn (mục 6.2). Hình dạng của lỗ rỗng và các
đường chảy qua các lỗ rỗng trong đất, còn gọi là độ quanh co, cũng ảnh hưởng đến k. Những vấn
đề vừa được thảo luận chỉ áp dụng cho đất bão hòa, do vậy mức độ bão hòa S cũng tác động đến
khả năng thấm thực sự. Các đặc tính của chất lỏng cũng có những ảnh hưởng nhất định; cần chú ý
độ nhớt, đại lượng phụ thuộc vào nhiệt độ, và tỷ trọng.
Hình 7.4. Độ lệch khỏi định luật Darcy được quan sát trong đất sét Thụy Điển (theo Hansbo 1960)

Do Darcy phát triển định luật của ông cho cát làm tầng lọc sạch, vậy liệu định luật này
còn đúng cho các loại đất khác không? Các thí nghiệm thận trọng cho thấy là phương trình 7-5
đúng cho một phạm vi rộng các loại đất khác nhau với gradien thủy lực kỹ thuật. Với sỏi rất sạch
và khối đắp bằng đá cấp phối hở, dòng chảy có thể là rối và định luật Darcy không có giá trị. Với
các loại đất mịn, các thí nghiệm của Hansbo (1960) chỉ ra rằng với đất sét tại gradien thủy lực rất
thấp, mối quan hệ giữa v và i là phi tuyến (hình 7.4). Các đo đạc hiện trường (Holtz và Broms
1972) cho thấy với đất sét Thụy Điển điển hình số mũ n có giá trị trung bình vào khoảng 1.5. Tuy
nhiên không có một sự nhất trí hoàn toàn với khái niệm được chỉ ra trong hình 7.4. Mitchell
(1976) tổng kết một vài khảo sát về điều này và ông kết luận rằng “… tất cả các hệ số khác giữ
không đổi thì định luật Darcy là đúng.”

7.4. Đo hệ số thấm
Hệ số thấm được xác định như thế nào? Một thiết bị gọi là máy đo thấm được sử dụng
trong phòng thí nghiệm trong các thí nghiệm cột nước không đổi hay cột nước giảm dần (hình
7.5a và b). Trên hiện trường, thí nghiệm bơm thường được sử dụng, có thể tiến hành cho các thí
nghiệm cột nước- giảm dần hoặc không đổi.
Hình 7.5. Xác định hệ số thấm theo thí nghiệm (a) cột nước không đổi, (b) cột nước giảm dần

Với thí nghiệm cột nước không đổi, thể tích nước Q thu nhận được trong thời gian t là
(hình 7.5a):
Q = Avt
Từ phương trình 7-5:
h
v = ki = k
L
nên ta có:
QL
k= (7-8)
hAt
trong đó:
Q - tổng thể tích nước thoát ra (m3) trong thời gian t (s)
A - diện tích mặt cắt ngang của mẫu đất (m2)
Ví dụ 7.1.
Cho:
Mẫu đất hình trụ tròn, đường kính 7.3 cm và dài 16.8 cm, được thí nghiệm với thiết bị đo
thấm cột nước không đổi. Cột nước 75 cm được duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau 1
phút thí nghiệm, thu được tổng cộng 945.7 g nước. Nhiệt độ là 20oC. Hệ số rỗng của đất là 0.43.
Yêu cầu:
Tính hệ số thấm theo cm/s và theo fulông/hai tuần lễ
Lời giải:
Diện tích mặt cắt ngang của mẫu đất:

π D2 π 2
A= = ( 7.3) = 41.9 cm 2
4 4
Từ phương trình 7-8, thay số liệu để tìm k:
QL
k=
hAt
945.7 cm 3 × 16.8 cm
= = 0.08 cm/s
75 cm × 41.9 cm 2 × 1 min × 60 s/min
Đổi sang đơn vị fulông/hai tuần lễ (xem phụ lục A) ta có:
 cm  s  min  h  d 
k =  0.08  60  60  24   14 
 s  min  h  d  fortnight 
 1 in   1 ft   mi  8 furlongs 
×    
 2.54 cm   12 in   5280 ft  mi 
furlongs
= 4.8
fortnight

Với thí nghiệm cột nước giảm dần (hình 7.5b) vận tốc giảm trong ống đo áp là:
dh
v=−
dt
và lưu lượng chảy vào mẫu đất là:
dh
qin = − a
dt
Từ định luật Darcy (phương trình 7-5), lưu lượng chảy ra là:
h
qout = kiA = k A
L
Theo phương trình liên tục 7-3, qin = qout nên:
dh h
−a =k A
dt L
Phân ly biến số và tích phân hai vế phương trình trên các giới hạn ta có:
h1 t
dh A2
−a ∫ = k ∫ dt
h2
h L t1

Và ta nhận được:
aL h
k= ln 1 (7-9a)
A∆t h2

trong đó ∆t = t2 − t1 . Theo log10 ta có:

aL h
k = 2.3 log10 1 (7-9b)
A∆t h2
trong đó:
a - diện tích ống đo áp
A, L - diện tích và chiều dài mẫu đất
∆t - thời gian để cột nước trong ống đo áp giảm từ h1 đến h2

Ví dụ 7.2
Cho:
Thí nghiệm cột nước giảm dần được tiến hành trong phòng với đất cát lẫn sỏi xám nhạt
(SW) và thu được các dữ liệu sau (nhiệt độ nước là 20oC):

a = 6.25 cm2

A = 10.73 cm2

L = 16.28 cm

h1 = 160.2 cm

h2 = 80.1 cm

∆t = 90 s

Cho cột nước giảm từ h1 đến h2


Yêu cầu:
Tính hệ số thấm theo cm/s
Lời giải:
Sử dụng phương trình 7-9b ta có:
6.25 16.28 160.2
k = 2.3 × × × log
10.73 90 80.1
= 0.07 cm/s ( 20 C )
o

Chú ý: nếu nhiệt độ nước khác 20oC khi đó phải sử dụng các hệ số chuyển đổi để tính
đúng độ nhớt của nước.

Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của thí nghiệm thấm trong phòng thí
nghiệm. Các bong bóng khí có thể bị giữ lại trong mẫu thí nghiệm hoặc khí có thể thoát dung dịch
vào nước và khiến cho độ bão hòa nhỏ hơn 100%, điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả
thí nghiệm. Sự dịch chuyển của các hạt mịn trong mẫu thí nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến các
giá trị đo được. Sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt trong các thí nghiệm tiến hành với thời gian dài,
cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo; và nếu nhiệt độ trong phòng thí nghiệm cao hơn nhiều so
với bình thường, việc hiệu chỉnh hệ số nhớt chất lỏng cũng cần được tiến hành. Dẫu rằng chúng ta
thường giả sử rằng các mẫu thí nghiệm nhỏ trong phòng thí nghiệm đại diện cho các điều kiện
hiện trường, việc tái tạo lại cấu trúc đất thực tế lại rất khó, đặc biệt là cho các trầm tích hạt rời và
các vật liệu không đồng nhất khác. Để tính đến một cách tương đối chính xác bản chất hay thay
đổi và tính không đồng nhất theo tự nhiên của các loại đất trầm tích và sự khó khăn cũng như
những hạn chế của các thí nghiệm trong phòng, nên tiến hành các thí nghiệm bơm ở hiện trường
để đo hệ số thấm trung bình toàn bộ khu vực.
Hệ số thấm cũng có thể xác định được dựa trên các thí nghiệm nén một hướng trong
phòng (cố kết) hoặc thí nghiệm ba trục. Việc sử dụng các thiết bị này được thảo luận trong
chương 8 và 10.
Bên cạnh các thí nghiệm trực tiếp trong phòng thí nghiệm để xác định hệ số thấm, có khá
nhiều các công thức thực nghiệm hoặc các bảng giá trị k cho các loại đất khác nhau, ví dụ như
hình 7.6 (Casagrande 1938). Trong hình 7.6, hệ số thấm được biểu thị theo hệ số log do phạm vi
hệ số thấm là rất lớn. Chú ý rằng các giá trị của k, 1.0, 10-4 và 10-9 cm/s được nhấn mạnh bởi đây
là các giá trị chun của Casagrande và được dùng như các giá trị tham khảo chung. Ví dụ 1.0
cm/s là giá trị giới hạn gần đúng giữa dòng chảy rối và chảy tầng và phân biệt sỏi sạch với cát
sạch và sỏi lẫn cát. Giá trị 10-4 cm/s là giới hạn gần đúng giữa đất không thấm và thấm yếu duới
gradien thấp. Các loại đất có hệ số thấm xung quanh giá trị này cũng dễ xảy ra hiện tượng di
chuyển các hạt mịn do dòng thấm hay còn gọi là hiện tượng xói ngầm. Giới hạn 10-9 cm/s là giới
hạn dưới gần đúng của hệ số thấm của đất và bê tông, tuy nhiên gần đây một số thí nghiệm chỉ ra
rằng đất sét dẻo cao ở giới hạn co ngót có hệ số thấm là 10-11 cm/s. GS. Casagrande đề nghị rằng
giá trị của k nên được biểu thị gần các giá trị chuNn, ví dụ như 0.01 × 10-4 cm/s thay vì 10-6 cm/s.
Cho các loại đất khác nhau, hình 7.6 cũng chỉ ra các đặc tính thoát nước khái quát, ứng dụng trong
các đập,đê bằng đất và cách thức xác định trực tiếp và gián tiếp hệ số thấm.
Một công thức thực nghiệm liên hệ giữa hệ số thấm và cờ hạt hiệu quả D10 do A. Hanzen
(1911) đề nghị. Cho cát sạch (ít hơn 5% lọt qua cỡ rây No.200) với D10 nằm giữa 0.1 và 3.0 mm,
hệ số thấm k xác định theo:
k = CD102 (7.10)
trong đó đơn vị của k là cm/s và của cỡ hạt hiệu quả là mm. Giá trị hằng số C thay đổi từ
0.4 đến 1.2 với giá trị trung bình là 1. Phương trình này đúng với k ≥ 10-3 cm/s (hình 7.6).
Để ước lượng k theo hệ số rỗng, Taylor (1948) đề xuất quan hệ:

C1e13 C2 e23
k1 : k2 = : (7.11)
1 + e1 1 + e2
trong đó các hệ số C1 và C2, phụ thuộc vào cấu trúc đất, cần được xác định bằng thí
nghiệm. Với cát, có thể tạm chấp nhận là C1 ; C2 . Một công thức khác cũng thường dùng cho cát
là:
k1 : k2 = C1' e12 : C2' e22 (7.12)

và như trước, ước chừng là C1' ; C2' .


Với đất bụi và sét, các quan hệ trên không còn đúng nữa. Với kaolinit trên một phạm vi
hẹp của hệ số thấm (một bậc độ lớn), quan hệ e : log10 k có thể coi là tuyến tính, tất cả các hệ số
khác là bằng nhau. Tuy nhiên với đất bụi được nén chặt và sét bụi, Garcia-Bengochea (1979) phát
hiện quan hệ giữa hệ số rỗng e và logarithm của hệ số thấm k không phải là tuyến tính (hình 7.7).
Họ cho thấy các thông số về phân bố kích cỡ lỗ rỗng cho quan hệ sát hơn với hệ số rỗng của một
số đất bị nén.
7.5. Ứng suất giữa các hạt hay ứng suất hiệu quả
Khái niệm về ứng suất giữa các hạt hay ứng suất hiệu quả đã được giới thiệu trong chương
6, theo định nghĩa ta có:
σ = σ '+ u (7-13)
trong đó: σ = ứng suất pháp tổng,
σ' = ứng suất giữa các hạt hay ứng suất hiệu quả pháp,
u = ứng suất nước lỗ rỗng hay ứng suất trung hòa.
Cả ứng suất tổng và ứng suất nước lỗ rỗng có thể được đo hoặc tính khi biết khối lượng
riêng và độ dày của lớp đất và vị trí mực nước ngầm. Ứng suất hiệu quả không thể đo mà chỉ có
thể tính.
Ứng suất tổng thẳng đứng được gọi là ứng suất khối bởi nó được tạo ra bởi khối lượng
(dựa trên lực hút) trong khối đất. Để tính ứng suất tổng thẳng đứng σ v tại một điểm trong khối
đất, bạn chỉ cần cộng khối lượng riêngcủa tất cả các vật liệu (đất rắn và nước) nằm trên điểm đó
và nhân với hằng số trọng lực g, hay là:
h
σ v = ∫ ρ gdz (7-14a)
0

Nếu ρ g là hằng số theo độ sâu ta sẽ có:

σ v = ρ gh (7-14b)

Thông thường chúng ta chia khối đất ra thành n lớp và tính ứng suất tổng tăng lên cho mỗi
lớp:
n
σ v = ∑ ρi gzi (7-14b)
i =1

Ví dụ, nếu đất không có lỗ rỗng khi đó ứng suất tổng trên một mặt phẳng nhất định bằng
độ sâu tại mặt phẳng đó nhân với khối lượng riêngcủa vật liệu hay là, trong trường hợp này, ρ s
nhân với gia tốc trọng trường g. Nếu đất khô, ta phải sử dụng ρ d thay cho ρ s .

Ứng suất trung hòa hay ứng suất nước lỗ rỗng được tính tương tự như trong điều kiện
nước tĩnh. Nó đơn giản là độ sâu dưới mực nước ngầm tại một điểm, zw, nhân với tích của khối
lượng riêng nước ρw với gia tốc trọng trường:
u = ρ w gz w (7-15)
Nó được gọi là ứng suất trung hòa bởi vì không có thành phần cắt, (nhớ rằng theo cơ học
chất lỏng - chất lỏng không thể chịu ứng suất cắt tĩnh), và chỉ có các thành phần ứng suất pháp tác
động giống nhau trên tất cả các hướng. Mặt khác, các ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả có thể
có cả các thành phần pháp và cắt. Theo phương trình 7-13, ứng suất hiệu quả σ ' chỉ đơn giản là
sự khác biệt giữa ứng suất tổng và ứng suất trung hòa.
Vậy ý nghĩa vật lý của ứng suất hiệu quả là gì? Đầu tiên hãy thảo luận chỉ riêng về khái
niệm ứng suất. Theo cơ học cơ bản, ứng suất thật ra là một đại lượng giả định. Nó được định
nghĩa là vi phân lực chia cho vi phân diện tích khi mà diện tích thu nhỏ lại chỉ còn là một điểm.
Khái niệm này vẫn còn rất hữu dụng dù cho trong thực tế, theo quy mô nhỏ, nó không có ý nghĩa
vật lý. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra trong cát hoặc sỏi khi mà vi phân diện tích mà bạn chọn lại là chỗ
lỗ rỗng? Dĩ nhiên là ứng suất phải bằng không. Hoặc khi hai hạt sỏi tiếp xúc điểm với nhau, ứng
suất tiếp xúc sẽ rất lớn thậm chí vượt quá cả sức chống vỡ của các hạt khoáng chất. Ứng suất khi
đó thật ra là dành cho các vật liệu liên tục, và trong thực tế, tùy theo mức độ kích cỡ, các vật liệu
thực tế không phải là liên tục. Đất, đặc biệt, không phải là vật liệu liên tục như ta đã thấy trong
chương 4. Thậm chí đất sét hạt mịn cũng là sự tập hợp của rất nhiều các hạt khoáng tách biệt được
giữ lại với nhau bởi lực hấp dẫn, lực hóa học, lực ion, lực van der Waals và rất nhiều các loại lực
khác nữa. Tuy nhiên khái niệm ứng suất vẫn rất hữu dụng trong kỹ thuật và đó là lý do tại sao ta
vẫn dùng nó.
Vậy bây giờ ta hãy trình bày ý nghĩa vật lý của ứng suất hiệu quả? Với các vật liệu hạt rời
như là cát hay sỏi, nó thường được gọi là ứng suất giữa các hạt. Tuy nhiên nó không thật sự giống
như ứng suất tiếp xúc giữa các hạt do diện tích tiếp xúc giữa các hạt rời có thể là rất bé. Trong
thực tế, với các hạt tròn hoặc có hình cầu, diện tích tiếp xúc có thể nhỏ đến mức chỉ là một điểm.
Do vậy ứng suất tiếp xúc thực tế có thể rất lớn. Thật ra ứng suất giữa các hạt rời là tổng của các
lực tiếp xúc chia cho diện tích tổng (kỹ thuật) như được thấy trong hình 7.8. Nếu chúng ta nhìn
đến các lực, lực thẳng đứng tổng hay lực tác dụng P có thể được coi như tổng của các lực tiếp xúc
giữa các hạt P’ cộng với lực thủy tĩnh (A-Ac)u trong nước lỗ rỗng. Do ứng suất trung hòa rõ ràng
chỉ hoạt động trên phần lỗ rỗng, để tạo ra lực, ứng suất trung hòa u cần phải phân với diện tích lỗ
rỗng (A-Ac) hay là:

P = P '+ ( A − Ac ) u (7-16a)

trong đó A = tổng diện tích (kỹ thuật)


Ac = diện tích tiếp xúc giữa các hạt
Chia cả hai vế của phương trình trên cho tổng diện tích để nhận được ứng suất σ:
P P '  A − Ac 
= + u (7-16b)
A A  A 
 A 
σ =σ '+ 1 − c  u (7-16c)
 A
σ =σ '+ (1 − a ) u (7-16d)
trong đó a là diện tích tiếp xúc giữa các hạt trên mỗi một đơn vị diện tích tổng của đất
(theo Skempton, 1960)
Hình 7.8. Sự tiếp xúc giữa các hạt cứng (theo Skempton 1960)

Với các vật liệu hạt rời, do diện tích tiếp xúc nhỏ đến mức chỉ còn là điểm, a đạt đến giá
trị không. Do vậy phương trình 7-16d trở thành 7-13 hay là σ = σ '+ u . Phương trình này, định
nghĩa ứng suất hiệu quả, được đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1920 bởi Terzaghi, người được
coi là sinh ra ngành Cơ học đất. Phương trình 7-13 là một phương trình đặc biệt hữu dụng và quan
trọng bởi người ta tin rằng ứng suất hiệu quả trong khối đất thật sự là kiểm soát các hành vi công
trình của khối đất đó. Ứng xử của khối đất dưới sự thay đổi của các ứng suất tác dụng lên (sức
kháng nén hoặc kháng cắt) phụ thuộc gần như hoàn toàn vào ứng suất hiệu quả trong khối đất.
Nguyên lý của ứng suất hiệu quả có lẽ là khái niệm đơn nhất quan trọng nhất trong ngành Địa kỹ
thuật.
Như vậy là chúng ta đã thảo luận xong về ứng suất hiệu quả cho các vật liệu hạt rời. Khái
niệm ứng suất hiệu quả có ý nghĩa như thế nào cho các loại đất dính hạt mịn? Từ phần thảo luận
trong chương 4, chúng ta thấy rằng các tinh thể khoáng chất khó có được sự tiếp xúc vật lý do
chúng bị bao phủ bởi các màng nước dính chặt. Dưới quy mô nhỏ, rất khó giải thích trường lực
giữa các hạt mà góp phần tạo nên ứng suất hiệu quả và hầu như là không thể đo được. Bất cứ sự
suy luận nào về trường lực này đều xuất phát từ các nghiên cứu về kết cấu đất. Do vậy, dựa trên
độ phức tạp này, phương trình đơn giản như phương trình 7-13 liệu có còn ứng dụng trong thực
tiễn không? Các bằng chứng thực nghiệm cũng như những phân tích thận trọng của Skempton
(1960) cho thấy với cát và sét bão hòa nguyên lý ứng suất hiệu quả rất gần thực tế. Tuy nhiên nó
không thật phù hợp cho đất bão hòa một phần hoặc đá và bê tông bão hòa. Dầu rằng về mặt vật lý,
ứng suất hiệu quả được định nghĩa như là sự khác biệt giữa ứng suất tổng và ứng suất trung hòa
đo được (ứng suất nước lỗ rỗng). Khái niệm ứng suất hiệu quả đặc biệt hữu dụng, như chúng ta sẽ
thấy ở các chương sau, để có thể hiểu được hành vi của đất, giải thích các kết quả thí nghiệm
trong phòng và thực hiện các tính toán thiết kế kỹ thuật. Khái niệm này phát huy tác dụng và đó là
lý do vì sao người ta sử dụng nó.
Bây giờ chúng ta sẽ làm một vài ví dụ để có thể biết cách tính toán ứng suất tổng, ứng suất
trung hòa và ứng suất hiệu quả trong khối đất.
Ví dụ 7.3
Cho:
Cho một bình chứa đất như trong hình Ví dụ 7.3. Khối lượng riêng bão hòa là 2.0 Mg/m3.
Yêu cầu:
Tính các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu quả tại độ cao A khi (a) mực nước tại độ cao A
và (b) mực nước dâng lên đến độ cao B.
Lời giải:
a. Giả sử đất trong bình là bão hòa tại thời điểm ban đầu (nhưng không phải bị ngập
nước). Mực nước tại độ cao A. Sử dụng các phương trình 7-14b, 7-15 và 7-13 để tính các ứng suất
tại độ cao A, ta có:
Ứng suất tổng (phương trình 7-14b):

σ = ρ sat gh = 2.0 Mg/m3 × 9.81 m/s 2 × 5 m


= 98100 N/m 2 = 98.1 kPa
Ứng suất trung hòa (phương trình 7-15):

u = ρ w gz w = 1.0 Mg/m3 × 9.81 m/s 2 × 0 m = 0

Ứng suất hiệu quả (phương trình 7-13): σ ' = σ = 98.1 kPa

Hình ví dụ 7.3

b. Nếu mực nước dâng lên độ cao B, sự thay đổi trong ứng suất hiệu quả tại độ cao A sẽ
xuất hiện do đất bão hòa bị ngập, chịu lực đNy nổi. Các ứng suất tại độ cao A gây ra bởi đất và
nước ở trên sẽ được tính như sau:
Ứng suất tổng:
σ = ρ sat gh + ρ w gzw
= ( 2.0 × 9.81× 5 ) + (1× 9.81× 2 ) = 117.7 kPa

Ứng suất trung hòa:


u = ρ w g ( zw + h )
= 1.0 × 9.81 × ( 2 + 5 ) = 68.7 kPa

Ứng suất hiệu quả :


σ ' = σ − u = ( ρ sat gh + ρ w gzw ) − ρ w g ( zw + h )
= 117.7 − 68.7 = 49.0 kPa

Như vậy ta thấy là bằng cách dâng mực nước ngầm, ứng suất giữa các hạt hay ứng suất
hiệu quả trong ví dụ 7.3 giảm từ 98 kPa xuống 49 kPa, hay là giảm 50%. Khi mực nước ngầm bị
hạ xuống, điều ngược lại xảy ra và trong đất có sự tăng ứng suất hiệu quả. Sự thay đổi ứng suất
thẳng đứng này có thể dẫn đến sự sụt đất trên diện rộng như đã từng xảy ra ở Mexico City và Las
Vegas. Nước ngầm được bơm lên để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và gây ra sự lún đất
có thể ảnh hưởng đến đường phố, các khu nhà và các công trình ngầm.
Một cách khác để tính ứng suất hiệu quả trong phần (b) của ví dụ 7.4 là sử dụng khối
lượng riêngngập hay đNy nổi (phương trình 2-11). Chú ý là:
σ ' = σ − u = ( ρ sat gh + ρ w gzw ) − ρ w g ( zw + h )
(7-17)
= ( ρ sat − ρ w ) gh = ρ ' gh

Ví dụ 7.4
Cho:
Dữ liệu như ví dụ 7.3.
Yêu cầu:
Sử dụng phương trình 7-17 để tính ứng suất hiệu quả tại độ cao A khi mực nước tại độ cao
B.
Lời giải:
ρ ' = ρ sat − ρ w = 2.0 − 1.0 = 1.0 Mg/m3
σ ' = ρ ' gh = 1.0 × 9.81× 5 = 49.0 kPa
Ví dụ 7.5
Cho:
Lớp đất như trong hình ví dụ 7.5.
Yêu cầu:
Tính ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả tại điểm A.

Hình ví dụ 7.5
Lời giải:
Đầu tiên ta cần tính ρ d và ρ sat của cát, khi này cần nhớ lại các quan hệ về các pha trong
đất. Lấy Vt = 1 m3, khi đó n = Vv và:
Vs = 1 − Vv = 1 − n
M s = ρ s (1 − n )
= 2.70 × (1 − 0.5 ) = 1.35 Mg (1350 kg)

M s 1.35
ρd = = = 1.35 Mg/m3 (1350 kg/m3 )
Vt 1
M s + M w M s + ρ wVv
ρ sat = =
Vt Vt
1.35 + 1× 0.5
= = 1.85 Mg/m3
1
Ứng suất tổng tại điểm A là ∑ ρ gh
i i
σ = ∑ ρi ghi =
= 1.35 × 9.81× 2 + 1.85 × 9.81× 2 + 2.0 × 9.81× 4
= 26.49 + 36.30 + 78.48 = 141.27 kN/m 2 = 141.3 kPa
Ứng suất hiệu quả tại điểm A là:
σ ' = σ − ρ w gh
= 141.3 − (1× 9.81× 6 ) = 82.4 kPa

Ứng suất hiệu quả cũng có thể được tính theo ∑ ρ gh


i i trên mức nước ngầm và ∑ ρ gh
'
i i

dưới mực nước ngầm hay là:

σ = ∑ ρi ghi + ∑ ρi' ghi =


= 1.35 × 9.81× 2 + (1.85 − 1.0 ) × 9.81× 2 + ( 2.0 − 1.0 ) × 9.81× 4
= 26.49 + 16.68 + 39.24 = 82.41 kPa
Chú ý là trong thực tế các tính toán, chỉ có thể tiến hành hầu như toàn bộ giá trị bằng kPa.

Ví dụ 7.6
Cho:
Lớp đất như trong hình Ví dụ7.5.
Yêu cầu:
Biểu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu quả theo chiều sâu cho toàn bộ lớp đất.
Lời giải:
Hình Ví dụ7.6. Các bạn nên tính toán để xác nhận lại các giá trị trên hình. Giống như
trong ví dụ trước, các tính toán với đơn vị kPa là đã đủ chính xác.

Chú ý đến sự thay đổi độ dốc của đồ thị ứng suất khi khối lượng riêngthay đổi. Các đồ thị
như trong hình Ví dụ 7.6. rất hữu dụng trong kỹ thuật Nền móng, do đó bạn nên tính toán thành
thạo chúng. Trong quy trình kỹ thuật, các thông tin cơ bản về đất theo các thí nghiệm hiện trường
và các hố khoan cho biết độ dày của các lớp đất chính, độ sâu của mực nước ngầm và khối lượng
riêng cũng như độ Nm của các loại đất khác nhau. Các đồ thị ứng suất cũng rất hữu dụng để thể
hiện và hiểu rõ những gì xảy ra cho các ứng suất trong đất khi các điều kiện thay đổi, ví dụ như,
khi mực nước ngầm dâng cao hoặc hạ thấp do các hoạt động xây dựng, bơm nước hay lũ lụt. Các
ví dụ sau sẽ làm rõ hơn những tác động này.
Ví dụ 7.7
Cho:
Lớp đất như trong ví dụ 7.5.
Yêu cầu:
Biểu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu quả theo độ sâu nếu mực nước ngầm dâng
lên đến mặt đất.
Lời giải:
Hình Ví dụ 7.7.
Chú ý rằng ứng suất hiệu quả tại điểm A (tại z = 8 m) giảm. Nếu mực nước ngầm giảm
xuống dưới độ cao ban đầu của nó, lúc đó ứng suất hiệu quả tại điểm A sẽ tăng lên.

Ví dụ 7.8
Cho:
Lớp đất như trong ví dụ 7.5.
Yêu cầu:
Biểu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu quả theo độ sâu nếu mực nước ngầm dâng
lên 2m phía trên mặt đất.
Lời giải:
Hình Ví dụ 7.8.

Quan sát cNn thận biểu đồ các ứng suất thay đổi như thế nào khi mực nước ngầm thay đổi.
Đặc biệt chú ý ứng suất hiệu quả giảm thế nào khi mực nước tăng lên (ví dụ 7.6 và 7.7) và ứng
suất hiệu quả không thay đổi thế nào khi mực nước dâng lên cao hơn mặt đất (ví dụ 7.8). Dĩ nhiên
là trong trường hợp này, các ứng suất tổng và trung hòa tăng khi mực nước ngầm dâng lên cao
hơn mặt đất nhưng các ứng suất hiệu quả vẫn không thay đổi. Lý do tại sao ứng suất hiệu quả vẫn
không thay đổi là một khái niệm rất quan trọng và các bạn cần phải chắc rằng các bạn hiểu tại sao
điều đó diễn ra.
Tương tự, sự thay đổi ngược lại trong ứng suất hiệu quả diễn ra khi mực nước ngầm bị hạ
xuống. Điều này có thể gây ra bởi việc bơm nước ở tầng thấm sâu hơn. Nếu điều này xảy ra, như
bạn có thể suy luận tương tự, các ứng suất hiệu quả trong lớp sét thật sự tăng lên làm nén các lớp
sét và gây ra lún tại mặt đất như ta sẽ thấy ở phần sau. Trong đất sét quá trình này không diễn ra
nhanh, thậm chí nó còn mất hàng chục năm cho quá trình nén diễn ra. Những quá trình này được
thảo luận chi tiết hơn trong chương 8 và 9.
7.6. Quan hệ giữa ứng suất thẳng đứng và ứng suất nằm ngang
Theo phần thủy tĩnh của cơ học chất lỏng chúng ta biết rằng áp lực trong chất lỏng là
giống nhau theo mọi hướng – trên, dưới, ngang hoặc theo bất kỳ góc nghiêng nào. Tuy nhiên
trong đất điều này lại không đúng. Hiếm khi trong đất trầm tích tự nhiên mà ứng suất nằm ngang
lại bằng chính xác ứng suất thẳng đứng. Nói cách khác, các ứng suất trong điều kiện tự nhiên
không nhất thiết là thủy tĩnh. Chúng ta có thể biểu diễn tỷ số giữa ứng suất thẳng đứng và ứng
suất nằm ngang theo công thức:
σ h = Kσ v (7-18)

trong đó K là hệ số áp lực đất. Do mực nước ngầm có thể dao động và ứng suất tổng có
thể thay đổi, hệ số K không phải là hằng số cho một loại đất trầm tích nhất định. Tuy nhiên nếu
chúng ta biểu diễn tỷ số này theo ứng suất hiệu quả, chúng ta có thể đưa cả vấn đề dao động mực
nước ngầm vào, thì có:

σ h' = K oσ v' (7-19)

trong đó K0 là một hệ số rất quan trọng trong Địa kỹ thuật, nó được gọi là hệ số áp lực đất
ngang tại trạng thái nghỉ. Nó thể hiện các điều kiện ứng suất trong đất theo các ứng suất hiệu quả,
và nó không phụ thuộc vào vị trí của mực nước ngầm. Thậm chí nếu độ sâu thay đổi, K0 sẽ vẫn là
hằng số trong một lớp đất và khối lượng riêng không đổi. Tuy nhiên hệ số này rất nhạy cảm với
lịch sử ứng suất công trình và địa chất cũng như khối lượng riêng của các lớp đất nằm trên (xem
ví dụ theo Massarsch, 1975). Giá trị của K0 rất quan trọng trong ứng suất và các phân tích, khi
đánh giá sức kháng cắt của các lớp đất nhất định và trong những vấn đề Địa kỹ thuật như là thiết
kế các công trình chắn đất, các đập và các mái dốc đất và trong rất nhiều các vấn đề nền móng
khác.
K0 trong các loại đất trầm tích tự nhiên có thể thấp như 0.4 hay 0.5 cho các loại đất trầm
tích chưa bao giờ bị chất tải hoặc cao tới 3.0 hoặc lớn hơn cho các loại đất trầm tích bị gia tải
trước rất nặng. Các giá trị đặc trưng K0 cho các điều kiện địa chất khác nhau được có trong
chương 11.

Ví dụ 7.9.
Cho:
Các điều kiện ứng suất như trong ví dụ 7.5. Giả sử K0 cho loại đất này là 0.6.
Yêu cầu:
Tính các ứng suất hiệu quả nằm ngang và thẳng đứng tại độ sâu 4m và 8m trong đất trầm
tích, đồng thời xác định giá trị K tại các độ sâu này.
Lời giải:

Từ hình Ví dụ 7.6, tại độ sâu 4 m có: σ v' = 43 kPa .

Từ phương trình 7-19, tại độ sâu 4 m: σ h' = 0.6 × 43 = 26 kPa

tại độ sâu 8 m: σ h' = 0.6 × 82 = 49 kPa .


Cho các ứng suất nằm ngang tổng chúng ta không thể trực tiếp dùng phương trình 7-18 vì
không biết K. Do vậy chúng ta sẽ sử dụng phương trình 7-13 để tính σ h từ σ h' .

σ h = σ h' + u
Tại độ sâu 4 m: σh = 26 + 20 = 46 kPa
Tại độ sâu 8 m: σ h = 49 + 59 = 108 kPa
Sử dụng phương trình 7-18, chúng ta có thể xác định giá trị của hệ số ứng suất tổng K:
σ h 46
Tại độ sâu 4 m K= = = 0.73
σ v 63
σ h 108
Tại độ sâu 8 m K= = = 0.77
σ v 141
Chú ý là K không nhất thiết phải bằng K0. Để tính K, chúng ta phải sử dụng K0 và cộng
thêm áp lực nước lỗ rỗng vào ứng suất hiệu quả cho các độ sâu theo yêu cầu.

7.7. Cột nước và dòng chảy một chiều


Đầu chương này chúng ta đã đề cập đến ba loại cột nước liên quan đến phương trình năng
lượng Bernoulli (phương trình 7-4) là cột nước vận tốc v2/2g, cột nước áp lực hp = p ρ w g và cột
nước vị trí hay cột nước cao độ z. Chúng ta đã thảo luận tại sao năng lượng trên một đơn vị khối
lượng hay trọng lượng lại được gọi là cột nước và có đơn vị độ dài. Và chúng tôi cũng đã nói rằng
cho hầu hết các bài toán thấm trong đất, cột nước vận tốc đủ bé để bị bỏ qua. Do vậy, cột nước
tổng là tổng của cột nước áp lực và cột nước cao độ, h=hp + z.
Cột nước cao độ tại bất kỳ điểm nào là khoảng cách thẳng đứng phía trên hoặc duới cao
độ chuNn hoặc mặt chuNn. Thông thường để tiện lợi nhất, mặt chuNn cho các bài toán về dòng
thấm thường tại mực nước hạ lưu, tuy nhiên cũng có thể đặt tại mặt đá gốc đáy hoặc bất cứ mặt
chuNn nào tiện lợi. Cột nước áp lực đơn giản chỉ là áp lực nước chia cho ρ w g (phương trình 7-4).
Đại lượng (hp + z) cũng được gọi là cột nước áp suất do cột nước này có thể được đo bằng các
ống đo áp hở hoặc các áp có tham khảo một số mặt chuNn. Độ cao của mực nước trong ống đo hở
là tổng cột nước trong khi chiều cao thực tế của mực nước dâng lên trong ống đo áp là cột nước
áp lực hp. Những khái niệm này được minh họa như trên hình 7.9. Ở đây chúng ta có một ống trụ
hở đáy chứa đất tương tự như thiết bị đo thấm trong hình 7.5a. Dòng chảy vào trong ống trụ đủ để
duy trì cao độ nước tại điểm A và điểm ra nước được duy trì tại cao độ E. Tất cả cột nước hay
năng lượng bị tổn thất trong lớp đất.
Chú ý là cho ống đo áp suất c trong hình, cột nước áp lực hp là khoảng cách AC và cột
nước cao độ z là khoảng cách CE. Do vậy tổng cột nước tại điểm C là tổng của hai khoảng cách
hay AE. Việc xác định các cột nước áp lực tại các điểm khác trong hình 7.9 được tiến hành tương
tự và được thấy trong bảng ở dưới hình. Chắc chắn các bạn đã hiểu về mỗi cột nước, bao gồm cả
cột nước tổn thất trong lớp đất, như thể nào như trong hình 7.9. Chú ý rằng cột nước độ cao (cũng
như cột nước áp lực) có thể âm phụ thuộc vào dạng bài toán. Điều quan trọng là cột nước tổng
phải luôn luôn bằng tổng của cột nước cao độ và cột nước áp lực.
Như đã được đề cập, chúng ta giả sử rằng tất cả tổn thất cột nước hay năng lượng trong hệ
thống là do tổn thất của dòng chảy qua mẫu đất trong hình 7.9. Do vậy tại độ cao C không có tổn
thất xảy ra; tại D, điểm giữa của mẫu đất, một nửa cột nước bị mất đi ( 12 AE); và tại F, tất cả cột
nước bị mất đi (AE). Ví dụ sau sẽ minh họa cách xác định các loại cột nước và tổn thất cột nước
khác nhau trong một vài hệ thống dòng chảy một chiều đơn giản.

Hình 7.9. Minh họa các loại cột nước (theo Taylor 1948)

Ví dụ 7.10
Cho:
Hệ thống thí nghiệm như trong hình 7.9 với các kích thước thấy trong hình Ví dụ 7.10a.
Hình Ví dụ7.10a

Yêu cầu:
(a) Tính độ lớn thật của cột nước áp lực, cột trước cao độ, cột nước tổng và tổn thất cột
nước tại các điểm B, C, D và F theo cm cột nước. (b) Biểu diễn mối quan hệ giữa các cột nước và
cao độ.
Lời giải:
Các loại cột nước và tổn thất cột nước tại các điểm B, C, D và F cho hình 7.9 như sau (chú
ý là các đơn vị là cm cột nước):

Điểm Cột nước áp lực Cột nước cao độ Tổng cột nước Cột nước tổn thất

B 5 35 40 0

C 20 20 40 0

D 12.5 7.5 20 20

F 5 -5 0 40

(a) Xem hình Ví dụ 7.10b


Hình Ví dụ 7.10b
Ví dụ 7.11
Cho:
Một ống hình trụ chứa đất và bố trí các ống đo áp như trong hình Ví dụ 7.11.

Hình Ví dụ 7.11 (theo Taylor 1948)


Yêu cầu:
Xác định các cột nước áp lực, cột nước cao độ , cột nước tổng và tổn thất cột nước tại các
điểm B, C và D.
Lời giải:
Lập bảng tương tự như ví dụ 7.10 và hình 7.9.

Điểm Cột nước áp lực Cột nước cao độ Tổng cột nước Cột nước tổn thất

B AB BE AE 0

C 0 CE CE 1
2 AE

D -DE DE 0 AE

Ví dụ 7.12
Cho:
Một ống hình trụ chứa đất nằm ngang như trong hình 7.2. Giả sử L = 10 cm, A = 10 cm2
và ∆h = 5 cm. Độ cao lỗ thoát nước là 5 cm phía trên đường trung tâm của ống hình trụ đất. Đất
trong ống là đất cát trung với e = 0.68.
Yêu cầu:
Xác định cột nước áp lực, cao độ và cột nước tổng tại các điểm thích hợp để có thể thiết
lập mối quan hệ giữa các đại lượng đó theo khoảng cách nằm ngang.
Lời giải:
Vẽ lại hình 7.2 trong hình Ví dụ 7.12a với các kích cỡ chính và tính các kích cỡ khác yêu
cầu. Đặt tên các điểm chính như trong hình vẽ. Giả sử mặt chuNn là cao độ của lỗ thoát nước. Lập
bảng như trong hình 7.9 và điền vào các chỗ trống. Các đơn vị là cm cột nước. Biểu diễn quan hệ
các cột nước cho đường trung tâm của khối đất với khoảng cách nằm ngang như trong hình Ví dụ
7.12b.
Hình Ví dụ 7.12
Điểm Cột nước áp lực Cột nước cao độ Tổng cột nước Cột nước tổn thất
A 10 -5 5 0
B 10 -5 5 0
C 7 12 -5 2 12 2 12
D 5 -5 0 5
E 5 -5 0 5

7.8. Lực thấm, cát chảy và đất hóa lỏng


Khi nước chảy qua đất (giống như dòng chảy nước trong thí nghiệm thấm), nó tạo ra các
lực thấm trên từng hạt đất. Và ta có thể hình dung được rằng, những lực thấm này sẽ ảnh hưởng
đến ứng suất hiệu quả hay ứng suất giữa các hạt đất trong khối đất.
Hãy xem xét lại cột đất 5m trong ví dụ 7.3. Bằng cách nối tiếp một ống đứng tại đáy mẫu
đất, ta có thể dẫn nước chảy vào cột đất như thấy trong hình 7.10. Khi mực nước trong ống đứng
nằm tại cao độ B, chúng ta lại có trường hợp tĩnh và tất cả các ống đo áp sẽ có cao độ tại B. Nếu
nước trong ống đứng nằm dưới cao độ B, nước sẽ chảy xuống qua khối đất; điều ngược lại sẽ
đúng khi mực nước trong ống đứng nằm trên cao độ B. Trường hợp này giống như trong các thí
nghiệm thấm với cột nước giảm dần như trong hình 7.5b trong đó nước chảy lên qua khối đất; khi
điều này xảy ra, nước sẽ mất năng lượng do ma sát. Cột nước h phía trên cao độ B trong hình 7.10
càng lớn, tổn thất năng lượng hay cột nước càng lớn và lực thấm truyền qua khối đất sẽ càng lớn.
Khi lực thấm tăng, chúng sẽ dần dần vượt qua trọng lực tác động lên khối đất và cuối cùng điều
kiện chảy hay sôi sẽ xảy ra. Hiện tường này còn có tên khác là cát chảy. Để khối cát xảy ra hiện
tượng cát chảy, các ứng suất hiệu quả trên toàn khối đất phải bằng không.
Vậy chiều cao h nào trên cao độ B sẽ gây ra hiện tượng cát chảy trong khối đất? Đầu tiên
từ hình 7.10 chúng ta có thể tính ra ứng suất tổng, ứng suất trung hòa và ứng suất hiệu quả tại cao
độ A khi mực nước trong ống đứng tại cao độ B. Chúng ta sẽ bỏ qua bất kỳ tổn thất do ma sát nào
trong ống đứng. Ứng suất tổng tại đáy mẫu đất (cao độ A) là:
σ = ρ sat gL + ρ w ghw = ρ ' gL + ρ w g ( L + hw ) (a)

Áp lực lỗ rỗng tại điểm này là:

u = ρ w g ( L + hw ) (b)

Do đó ứng suất hiệu quả là: ((a) – (b))


σ ' = σ − u = ρ ' gL (c)
Bây giờ để mực nước dâng lên độ cao h phía trên cao độ B (hình 7.10). Áp lực nước lỗ
rỗng tại đáy của mẫu đất là:
u = ρ w g ( L + hw + h ) (d)

hay độ chênh áp lực lỗ rỗng tác động lên đáy mẫu đất là: ((d) – (b))
∆u = ρ w gh (e)
Hình 7.10. Mẫu đất như trong ví dụ 7.3 nhưng thêm ống đứng nối tiếp tới đáy của
mẫu đất. Các ống đo áp có chỉ số tương ứng với trường hợp mực nước trong ống
đứng có chiều cao h phía trên cao độ B.

Ứng suất hiệu quả tại đáy mẫu đất (cao độ A) lúc này sẽ là: ((a) – (d))

σ ' =  ρ ' gL + ρ w g ( L + hw + h )  −  ρ w g ( L + hw + h ) 
(f)
= ρ ' gL − ρ w gh
Do vậy ta thấy là ứng suất hiệu quả giảm đi một lượng đúng bằng lượng tăng áp lực nước
lỗ rỗng ∆u tại đáy của mẫu đất [(f) – (c) = (e)].
Vậy điều gì xảy ra khi ứng suất hiệu quả tại đáy cột đất bằng không? (Chú ý là ứng suất
hiệu quả σ’ không thể nhỏ hơn không). Để phương trình (f) bằng không và giải tìm phương trình
(h), h là chiều cao cột nước trên cao độ B thỏa mãn điều kiện cát chảy:
Lρ '
h= (h)
ρw
Sắp xếp lại ta sẽ có:
h ρ'
=i= =i (7-20)
L ρw c
Theo phương trình 7-1, cột nước h chia cho chiều dài mẫu L bằng gradien thủy lực i. Giá
trị i khi điều kiện cát chảy thỏa mãn được gọi là gradien thủy lực tới hạn ic.
Trong ví dụ 2.6, chúng ta có được mối quan hệ sau cho khối lượng riêngngập nước:
ρs − ρ w
ρ'= (2-18)
1+ e
Kết hợp phương trình 7-20 và 2-18 chúng ta có biểu thức của gradien thủy lực tới hạn cần
thiết để hiện tượng cát chảy sảy ra là:
ρs − ρ w
ic = (7-21)
(1 + e ) ρ w
hay là:

1  ρs 
ic =  − 1 (7-22)
1 + e  ρw 
Phương pháp tính ic được nêu ở trên dựa trên giả thiết là cát chảy xuất hiện khi ứng suất
hiệu quả tại đáy mẫu đất bằng không.
Một cách khác để thiết lập công thức tính gradien thủy lực tới hạn là xem xét đến áp lực
nước lỗ rỗng giới hạn tổng và trọng lương tổng của tất cảc các vật liệu phía trên giới hạn đó. Cát
chảy xảy ra nếu hai lực này bằng nhau. Từ hình 7.10, lực hướng lên trên bằng áp lực nước lỗ rỗng
tác dụng lên màng lọc tại cao độ A ở đáy mẫu đất hay:
Fw ↑= ( h + hw + L ) ρ w gA

với A là mặt cắt ngang của mẫu.


Tổng khối lượng của đất và nước tác dụng hướng xuống tại đáy mẫu (cao độ A) là:
Fw+s ↓= ρsat gLA + ρ w ghw A
Cho hai lực này cân bằng ta có:

( h + hw + L ) ρ w gA = ρsat gLA + ρ w ghw A (g)

Sử dụng phương trình 2-17 tính ρsat và sau khi biến đổi ta sẽ có phương trình (g) trở thành
phương trình 7-21. Do vậy theo cả hai phương pháp, ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả, đều cho
kết quả giống nhau.
Chúng ta có thể tính các giá trị đặc trưng của gradien thủy lực tới hạn, giả sử
ρs = 2.68 Mg/m 3 và các hệ sỗ rỗng đại diện cho các điều kiện chặt, rời rạc và trung bình. Các giá
trị ic được đưa ra trong bảng 7-1. Với mục đích ước lượng, ic thường được lấy bằng một, giá trị
tương đối dễ nhớ.
Bảng 7-1. Các giá trị tiêu biểu của ic cho ρs = 2.68 Mg/m 3

Hệ số rỗng Độ chặt tương đối xấp xỉ ic

0.5 Chặt 1.12

0.75 Trung bình 0.96

1.0 Rời rạc 0.84

Ví dụ 7.13
Cho: Mẫu đất và các điều kiện dòng chảy như trong hình 7.10 và ví dụ 7.3.
Yêu cầu:
Tính cột nước để xảy ra hiện tượng cát chảy.
Tìm gradien thủy lực tới hạn.
Lời giải:
Từ phương trình 7-20, ta có:
ρ ' L ρ sat − ρ w
h= = L
ρw ρw
2.0 − 1.0
= × 5 = 5.0 m
1.0
Cũng theo phương trình 7-20, gradien thủy lực tới hạn ic là:
ρ ' 2.0 − 1.0
ic = = = 1.0
ρw 1.0

Chúng ta cũng có thể sử dụng phương trình 7-21 nếu biết các giá trị của ρs và e.
Giả sử ρs = 2.65 Mg/m 3 , từ phương trình 2-17 giải ra có e = 0.65 và lúc đó:

1  ρs  1  2.65 
ic =  − 1 =  − 1.0  = 1.0
1 + e  ρw  1 + 0.65  1.0 

Các lực thấm dù có gây ra hiện tượng cát chảy hay không đều luôn luôn tồn tại trong đất
trong đó có các gradien gây ra dòng chảy của nước. Các lực thấm ảnh hưởng đến cát mạnh hơn là
đến sét bởi cát là đất rời trong khi sét giữa các hạt có lực dính để giữ chúng lại với nhau. Để đánh
giá các lực thấm hãy xem lại hình 7.10. Để hiện tượng cát chảy xảy ra, lực đNy lên trên của nước
do cột nước h bên trái hình gây ra phải bằng với lực hiệu quả hướng xuống dưới bên phải hình tạo
ra bởi cột đất bị ngập nước, hay là:
Lực hướng lên = lực hướng xuống
ρ w ghA = ρ 'gLA (7-23a)
Thay phương trình 2-18 vào phương trình này ta có:
ρs − ρ w
ρ w ghA = gLA (7-23b)
1+ e
Sau một vài biến đổi số học, phương trình này sẽ trở về phương trình 7-22. Với dòng chảy
đồng nhất, lực hướng lên trên (phía trái của phương trình 7-23a) phân bố (và tiêu tán) đồng nhất
trên toàn thể tích LA của cột đất, do đó:
ρ w ghA
= ρ w gi = j (7-23c)
LA
Đại lượng ρ w gi là lực thấm thể tích đơn vị và nó thường được kí hiệu bằng j. Giá trị của
lực này khi cát chảy xảy ra bằng ρ w gic và tác dụng theo hướng dòng chảy trong đất đẳng hướng.
Nếu lấy vế phải của phương trình 7-23a chia cho LA, thể tích đơn vị, thì ta sẽ có:
j = ρ 'g (7-23d)
Những biểu thức 7-23c và 7-23d có thể được xem là như nhau trong điều kiện cát chảy
xảy ra (xem phương trình 7-21).

Ví dụ 7.14
Cho: Một mẫu đất với các điều kiện dòng chảy như hình 7.10 và ví dụ 7.3.
Yêu cầu:
a. Tìm cột nước cần để gây ra hiện tượng cát chảy.
b. Tính lực thấm trên mỗi thể tích đơn vị tại điều kiện cát chảy.
c. Chỉ ra rằng, khi sử dụng các lực thấm, điều kiện cát chảy thực sự diễn ra dưới cột
nước tính được ở câu a.
d. Tính lực thấm tổng cộng tại cao độ A
Lời giải:
a. Từ ví dụ 7.13, h phía trên cao độ B gây ra hiện tượng cát chảy là 5.0 m.
b. Lực thấm trên mỗi thể tích đơn vị được tính theo công thức 7-23c
5 kN
j = ρ w gi = 1× 9.81× = 9.81 3
5 m
Chúng ta cũng có thể sử dụng phương trình 7-23d nếu chúng ta biết giá trị của ρs hay e.
Giả sử, như trong ví dụ 7.13, ρs = 2.65 Mg m 3 khi đó e = 0.65 và ta có:

2.65 − 1 kN
j= × g = 9.81 3
1.65 m

(
Chú ý kiểm tra các đơn vị F L3 = ML−2T −2 . )
c. Điều kiện cát chảy xuất hiện khi lực thấm hướng lên trên đúng bằng với lực đNy nổi
hướng xuống dưới của đất. Từ phương trình 7-23c và d với vol – thể tích mấu đất ta
có:
j
( vol )↑ = ρ ' g ( vol )↓
vol
9.81× 5 × 1 = ( 2.0 − 1.0 ) × 9.81× 5 × 1
49.05 kN = 49.05 kN
d. Tổng lực thấm tại cao độ A là:
j ( vol ) = 9.81× 5 × 1 = 49.05 kN

Lực này phân bố đều trên toàn thể tích cột đất.

Lực thấm là một lực có thật và nó được cộng thêm vào theo kiểu vectơ với các trọng lực,
lực khối để cho lực thực tác dụng lên các hạt đất. Chúng ta có thể biểu diễn những lực này theo
hai cách khác nhau nhưng đều đưa ra kết quả giống nhau. Trong ví dụ 7.14 chúng ta giải bài toán
bằng cách quan sát các lực thấm và khối lượng riêng đNy nổi. Điều kiện cát chảy gây ra bởi khối
lượng riêng hiệu quả hay khối lượng riêng đNy nổi của cột đất (hướng xuống) vừa bằng với lực
thấm (hướng lên).
Cách thứ hai là quan sát tổng trọng lượng bão hòa của đất và các lực nước tại biên tác
động lên mẫu đất, đỉnh và đáy, như thấy ở ví dụ 7.15 sau đây.

Ví dụ 7.15
Cho: Mẫu đất và các điều kiện như trong hình 7.10 và các ví dụ 7.3 & 7.14.
Yêu cầu:
Sử dụng trọng lượng bão hòa tổng của đất trên cao độ A và các lực nước tại biên cho thấy,
hiện tượng cát chảy xảy ra khi cột nước h là 5 m.
Lời giải:
Để hiện tượng cát chảy xảy ra ∑F v =0

Fsoil ↓ = ρ sat gLA


= 2.0 × 9.81× 5 × 1 = 98.1 kN
Fnc _ top↓ = ρ w ghw A
= 1.0 × 9.81× 2 × 1 = 19.6 kN
Fnc _ bottom↑ = ρ w g ( L + hw + h ) A
= 1.0 × 9.81× ( 5 + 2 + 5 ) × 1 = 117.7 kN

Như vậy ta thấy rằng ∑ F ↑=∑ F ↓ , thỏa mãn điều kiện cát chảy (117.7 kN = 117.7
kN).
Ví dụ 7.16
Cho:
Mẫu đất và điều kiện dòng chảy như hình 7.10, ngoại trừ ống đứng bên tay trái nằm tại
cao độ C, 2 m phía trên cao độ A. Giả sử rằng mực nước được giữ không đổi tại cao độ C.
Yêu cầu:
Tính (a) gradien thủy lực, (b) ứng suất hiệu quả và (c) lực thấm tại cao độ A.
Lời giải:
Trong trường hợp này, dòng chảy của nước hướng xuống dưới qua mẫu đất. Giả sử mặt
chuNn tại điểm ra nước, tại cao độ B.
a. Sử dụng phương trình 7-1; do tổn thất cột nước là -5 m (dưới cao độ B)
− H −5
i= = = −1
L 5
b. Ứng suất hiệu quả tại cao độ A có thể được tính theo hai cách vừa mô tả.
1) Sử dụng các lực nước ở biên và khối lượng riêng bão hòa, ta có (các đơn vị vẫn như
trong ví dụ 7.15):
Fsoil ↓ = ρ sat gLA
= 2.0 × 9.81× 5 × 1 = 98.1 kN
Fnc _ top ↓ = ρ w ghw A
= 1.0 × 9.81× 2 × 1 = 19.6 kN
Fnc _ bottom↑ = ρ w ghA
= 1.0 × 9.81× 2 × 1 = 19.6 kN
∑F vA = 19.6 + 98.1 − 19.6 = 98.1 kN ↓

∑F là lực hiệu quả, ứng suất hiệu quả sẽ là


∑F vA
= 98.1
kN
vA
A m2
Và như vậy màng lọc tại cao độ A phải chịu được lực 98.1 kN trên một đơn vị diện tích
hay là ứng suất 98.1 kN/m2 trong trường hợp này.
2) Cách khác để tính ứng suất hiệu quả tại cao độ A là sử dụng các lực thấm, khối lượng
riêng đNy nổi và phương trình 7-23. Chú ý rằng h = -5 m so với cao độ B.
−5
j = ρ w gi ( vol ) = 1× 9.81× × 5 × 1 = 49.05 kN (tác động hướng xuống theo hướng của
5
dòng chảy)
Thêm vào đó là trọng lượng đNy nổi hay trọng lượng hiệu quả:
Fdown ↓ = ρ ' gLA = ( ρ sat − ρ w ) gLA
= ( 2.0 − 1.0 ) × 9.81× 5 × 1 = 49.05 kN ↓
Như vậy cộng vectơ hai lực này ta sẽ có lực thấm cùng với lực hiệu quả tác dụng lên diện
tích A, hay là 49.05 + 49.05 = 98.1 kN trên một đơn vị diện tích như trước. Hay là ứng suất hiệu
quả tại cao độ A là 98.1 kN/m2. Chú ý rằng phương pháp thứ hai này sẽ tự động đưa ra kết quả
cho câu (c) về lực thấm tại cao độ A. Chú ý rằng lực thấm trên đỉnh của mẫu đất bằng không và
tăng tuyến tính tới 49 kN tại cao độ A.

Một thiết bị thường được dùng trong các phòng thí nghiệm giảng dạy môn cơ học đất để
mô tả hiện tượng cát chảy được thấy trên hình 7.11 thay cho các ống đo áp như trong hình 7.10.
Một chiếc bơm được sử dụng để tạo ra các dòng chảy hướng lên trên trong thùng đựng cát chảy.
Các dòng chảy của nước đi qua các viên đá thấm để phân bố đều áp lực lên đáy khối cát. Các áp
lực kế được đặt tại các cao độ khác nhau cho phép quan sát và đo các cột nước.
Khi van 1 được mở ra từ từ, cột nước tác dụng tại đáy khối cát sẽ dâng lên và cuối cùng sẽ
đủ lớn để làm cho toàn bộ khối cát bị “sôi” hay “hóa lỏng”. Như trong ví dụ 7.14 và 7.15, các lực
thấm hướng lên và vừa đủ cân bằng với trọng lực hướng xuống dưới. Các ứng suất hiệu quả giữa
các hạt cát bằng không và khối đất không còn sức kháng cắt. Khi mà bơm vẫn còn hoạt động,
khối đất có thể dễ dàng bị khuấy trộn bằng cái que hay chiếc đũa và lúc này nó sẽ như một chất
lỏng đặc (hình 7.12a).
Tiếp đến chúng ta tắt bơm, đóng van 1 và mở van 2. Lúc này hướng của dòng chảy sẽ đảo
ngược và các lực thấm hướng xuống dưới cùng chiều với trọng lực và làm tăng ứng suất hiệu quả.
Chiếc que sử dụng lúc đầu bị chôn chặt trong cát và bị giữ lại bởi lực kháng cắt và lúc này khối
đất không dễ bị khuấy trộn nữa. Dẫu cho bây giờ khối cát rất rời rạc, nó vẫn có thể chống đỡ các
tải trọng tĩnh nào đó trên bề mặt như thấy ở hình 7.12b. Trường hợp này tương tự như trong ví dụ
7.16. Do đó phụ thuộc vào hướng của chúng, các lực thấm có thể làm tăng đáng kể ứng suất hiệu
quả và độ bền của khối đất.
Hình 7.11. Mô hình thùng cát thí nghiệm cát chảy (theo
J.O. Osterberg, Northwestern University)
Hình 7.12. Thùng cát chảy: (a) dưới gradien hướng lên, khối cát
dễ dàng bị khuấy động bằng một que nhỏ; (b) gradien hướng
xuống, cát có thể chịu được tải trọng tĩnh; (c) sau khi chịu tải va
đập lên thành của chiếc thùng, khối cát bị hóa lỏng và tạm thời
mất đi khả năng chịu tải. Chú ý đến mực nước trong các ống đo
áp (ảnh chụp của M. Surendra, bàn tay của R.D. Holtz).
Một vài ví dụ của hiện tượng cát chảy có thể gặp trong thực tế như việc đào trong vật liệu
hạt rời phía sau đập chắn nước dọc sông. Để có thể đào được và tiếp tục xây dựng, mực nước
ngầm tại khu vực công trường sẽ được hạ thấp bởi một hệ thống các giếng và các máy bơm. Dĩ
nhiên nước từ sông vẫn liên tục thấm vào khu vực hố đào và nó phải được bơm ra liên tục để đảm
bảo hố đào khô ráo. Nếu các gradien hướng lên tiến đến một, cát có thể chảy và đập chắn nước có
thể bị sụp. Như sẽ được giải thích ở mục sau, những sự cố công trình như vậy rất nguy hiểm do đó
các hệ số an toàn cao thường được sử dụng trong thiết kế. Một nơi khác mà hiện tượng cát chảy
thường xảy ra là phía sau các con đê trong mùa lũ. Nước thấm dưới các con đê và, như trong
trường hợp của đập chắn nước, nếu gradien đủ lớn, hiện tượng cát chảy cục bộ có thể xảy ra. Hiện
tượng này được gọi là “cát sôi” và cần phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt (thường là bằng
các bao cát tạo thành vòng xung quanh chỗ bị “sôi”), nếu không hiện tượng xói ngầm sẽ lan rộng
và phá hủy đê. Hiện tượng cát chảy cũng có thể xảy ra tại bất cứ điểm nào có áp lực nước tự
phun, đó là nơi mà cột nước cao hơn áp lực nước tĩnh thông thường. Những áp lực như vậy xuất
hiện tại nơi mà tầng thấm dưới đất là liên tục và được nối với nơi có cột nước cao hơn.
Ngược lại với quan niệm thông thường, không thể bị nhấn chìm trong cát chảy trừ khi bạn
cố tình làm thế bởi vì khối lượng riêng của cát chảy lớn hơn của nước rất nhiều. Vì bạn gần như
có thể nổi trên mặt nước thì bạn cũng có thể dễ dàng nổi trên cát chảy.

Ví dụ 7.17
Cho:
Các điều kiện như trong hình Ví dụ 7.17. Lớp sét bụi đóng vai trò như một lớp không
thấm và ngăn không cho dòng chảy đi lên từ lớp cát mịn phía dưới. Do có con sông gần đó, lớp
cát mịn chịu cột nước cao hơn mặt đất hiện tại (điều kiện nước tự phun). Nếu đặt một ống đo áp
xuyên qua lớp sét bụi, nước sẽ dâng lên trong ống đến độ cao h trên đỉnh lớp cát. Nếu Hs không
đủ lớn, áp lực đNy ngược ở giữa hố đào có thể gây ra hiện tượng bục đáy hố đào.
Yêu cầu:
Tính toán độ sâu đào có thể đạt được dựa trên giả thiết bỏ qua lực cắt bên của các cột đất.
Lời giải:
Hình Ví dụ 7.17

Lúc cân bằng, ∑F v = 0 , hay là:

H s ρ g = ρ w gh
ρ w gh
Hs =
ρg
ρ w gh
Sự cố sẽ xảy ra nếu Hs < . Trong thực tế, hệ số an toàn chống bục nền cần phải khá
ρg
lớn bởi nếu sự cố xảy ra, đó sẽ là một thảm họa với hậu quả rất lớn. Trong thiết kế các tình huống
như vậy, bạn cần phải rất cNn trọng và nghiêm khắc.

Một hiện tượng khác liên quan đến cát chảy là hóa lỏng, hiện tượng này cũng có thể được
minh họa bằng thùng cát chảy đã đề cập đến ở trên. Sau khi cát được làm cho chảy và ở trạng thái
rất rời rạc, dòng chảy được đảo ngược và mực nước được hạ thấp xuống dưới mặt cát một chút.
Đánh mạnh vào thành bên của cái thùng là ngay lập tức toàn bộ khối đất bị hóa lỏng và cát mất
toàn bộ sức chịu tải của nó (hình 7.12c). Phản ứng này chính là điều xảy ra khi trầm tích cát rời
bão hòa chịu tải trong một khoảng thời gian rất ngắn, như vẫn thường xảy ra trong động đất, đóng
cọc và nổ. Cát rời cố gắng tự làm chặt trong quá trình bị cắt và điều này dẫn đến việc nén ép nước
thoát ra khỏi các lỗ rỗng, Thông thường, dưới tải tĩnh, cát có đủ tính thấm để nước thoát ra và bất
cứ áp lực nước lỗ rỗng nào sinh ra sẽ bị tiêu tán. Tuy nhiên trong trường hợp này bởi tải trọng chỉ
tồn tại trong một thời gian ngắn, nước không có đủ thời gian để thoát ra và áp lực nước lỗ rỗng
tăng lên. Do các ứng suất tổng không tăng lên khi gia tải, các ứng suất hiệu quả có xu hướng bằng
không (theo phương trình 7-13), và đất mất hết sức chịu tại của nó. Chú ý đến vị trí mực nước
trong ống đo trên hình 7.12c. Ảnh được chụp ngay sau khi tác dụng một lực nhanh và mạnh lên
thành của thùng chứa.
Casagrande (1936a) là người đầu tiên giải thích hiện tượng hóa lỏng trong cơ học đất và
ông cũng miêu tả (1950, 1975) một vài tình huống cát chảy phát sinh trong thực tế. Trong số đó
có sự cố đập Ft. Peck ở Montana năm 1938 và trượt dòng ở hạ du sông Mississippi. Ở đây cát
lắng đọng trong các cơn lũ ở trạng thái rất rời rạc. Bằng cách nào đó các biến dạng phát sinh trong
những trầm tích này và chúng dường như đồng thời hóa lỏng và chảy vào sông. Vấn đề là chúng
thường phá hỏng các con đê và các công trình bảo vệ lũ khác cùng với chúng và việc sửa chữa
những sự cố như vậy thì rất đắt đỏ. Sự xói các bờ cũng dẫn đến hiện tượng hóa lỏng không ngừng,
áp lực dòng thấm từ mực nước cao và thậm chí các dao động do phương tiện giao thông gây ra
đều có thể là nguyên nhân của trượt dòng. Trượt bùn cũng có thể xuất hiện tại các đống bùn nạo
vét từ các khu mỏ (mine tailing dams). Những công trình này thường rất lớn và được xây dựng
theo phương pháp thủy lực từ các loại cát và bụi rất rời rạc. Do chúng chỉ là những đống chất thải,
các biện pháp an toàn hoặc kiểm tra ít khi được tíến hành và sự cố thường xảy ra.
Từ khi xảy ra các trận động đất tại Niigata, Japan và Anchorage, Alaska vào năm 1964 đi
kèm với các thiệt hại nghiêm trọng gây ra bởi sự hóa lỏng, nhiều nghiên cứu về hiện tượng này đã
được tiến hành. Người ta thấy rằng sự hóa lỏng có thể xảy ra trong phòng thí nghiệm thậm chí với
cát chặt vừa bởi ứng suất cắt lặp đi lặp lại, điều đó có nghĩa là nếu động đất diễn ra đủ lâu thì
thậm chí là cát bão hòa chặt vừa cũng có thể bị hóa lỏng. Điều quan trọng này, tuy còn nhiều
tranh cãi về tính đúng đắn, được thảo luận chi tiết bởi Casagrande (1975) và Seed (1979) (xem
mục 11.8).

7.9. Thấm và lưới thấm: dòng chảy hai chiều


Khái niệm về tổn thất cột nước hay tổn thất năng lượng khi các dòng nước chảy qua đất đã
được đề cập đến vài lần trong chương này. Khi nước chảy qua môi trường rỗng như là đất, năng
lượng hay cột nước bị mất đi do ma sát giống như xảy ra khi dòng nước chảy trong ống hoặc trên
các kênh hở. Như đã mô tả trong thí nghiệm thấm ở phía trên, những sự tổn thất cột nước hay
năng lượng cũng xảy ra khi dòng nước thấm qua đập đất hoặc dưới đê quai ván cừ (hình 7.13).
Hình 7.13. Các ví dụ thực tế về tổn thất cột nước khi dòng thấm chảy qua đất

Các loại cột nước và tổn thất cột nước khác nhau đã được trình bày trong mục 7.7 và ở
đây sẽ nêu tóm tắt lại những kiến thức này trước khi nghiên cứu sâu hơn. Hình 7.14 cho thấy cách
xác định cột nước áp lực (hp + z) có thể được dựa trên vị trí và cao độ của mực nước trong ống đo.
Hình này cũng cho thấy năng lượng và cột nước bị tổn thất thế nào khi chảy duới đập. Chú ý rằng
mực nước trong mỗi một ống đo kế tiếp nhau giảm khi dòng chảy đi từ đầu đến chân đập. Ví dụ
7.18 giải thích chi tiết các cách tính cột nước.

Ví dụ 7.18.
Cho:
Đập chắn nước với các áp kế như hình 7.14.
Yêu cầu:
a. Tính cột nước áp lực hp và cột nước tổng (đo áp) h từ các áp kế từ A đến E.
b. Xác định áp lực ngược tác dụng lên đáy đập tại điểm C.
Lời giải:
a. Cột nước áp lực và cột nước tổng đo áp.
Áp kế A: cột nước áp lực là chiều dài cột nước trong ống đo áp hay là:
hp = hA + z A = h1 = 19 + 7 = 26 m

Chú ý là lượng đo này về mặt số học cũng bằng với:


hL + h2 = 19 + 7 = 26 m
Tổng cột nước hay cột nước đo áp sẽ là:
h = hp + z = hA + z A − z A = 19 m

và đây cũng chính là chiều cao nước dâng lên phía trên mặt chuNn.
Áp kế B:
hp = hB + z B = 19 + 15 = 34 m
h = hp + z = hB + z B − z B = 15 m

Chú ý là h về mặt số học cũng bằng với:


h = hL + hLB = 19 − 4 = 15 m
Áp kế C:
hp = hC + zC = 10 + 10 = 20 m
h = hp + z = hC + zC − zC = 10 m

(Kiểm tra h = hL − hLC = 19 − 9 = 10 m )

Áp kế D:
hp = hD + z D = 5 + 19 = 24 m
h = hp + z = hD + z D − z D = 5 m

(Kiểm tra h = hL − hLD = 19 − 14 = 5 m )

Áp kế E:
hp = h2 = 7 m
h = hp − z E = 7 − 7 = 0 m
hL = 19 m
Chú ý là tại chân đập toàn bộ cột nước đã bị tổn thất hết, do vậy cột nước tổng tại điểm
này bằng không.
b. Áp lực ngược tại điểm C:

pC = hp ρ w g = ( hC + zC ) ρ w g = ( hL − hLC + zC ) ρ w g
 kg  m
= 20 [ m] × 1000  3  × 9.81  2  = 196.2 kPa
m  s 

Chúng ta có thể biểu diễn dòng thấm dưới nền đập trong hình 7.14 bằng các đường dòng,
những đường này tượng trưng cho đường chảy trung bình của các hạt nước từ thượng lưu đến hạ
lưu đập. Tương tự ta có thể biểu diễn năng lượng dòng chảy bằng các đường có cùng thế năng,
thường được gọi là các đường đẳng thế. Dọc theo các đường đẳng thế, năng lượng có khả năng
gây ra dòng chảy là bằng nhau; ngược lại, năng lượng mất đi do dòng nước gây ra trên một đường
đẳng thế là như nhau dọc theo đường này. Hệ thống đường dòng và đường đẳng thế được gọi là
lưới thấm, một khái niệm dùng hình vẽ để mô tả năng lượng và cột nước tổn thất như thế nào khi
dòng chảy đi qua môi trường rỗng như được thấy trên hình 7.15.
Để biểu diễn dòng thấm trong hình 7.15, nếu muốn, ta có thể vẽ vô hạn các đường dòng
và các đường đẳng thế, nhưng sẽ thuận tiện hơn nếu chỉ lựa chọn một vài đường đại diện cho mỗi
loại. Gradien thủy lực giữa bất kỳ hai đường đẳng thế cạnh nhau nào là sự chênh lệch thế năng
(cột nước) giữa những đường này chia cho khoảng cách đi qua. Hay là, trên hình 7.15, dọc theo
đường dòng số 2, gradien giữa đường đẳng thế a và b là chênh lệch cột nước giữa hai đường này
chia cho l. Bởi trong đất đẳng hướng dòng chảy phải đi theo đường có gradien lớn nhất, các
đường dòng phải cắt các đường đẳng thế theo góc vuông, như được chỉ ra trên hình 7.15. Chú ý là
khi các đường đẳng thế dịch lại gần nhau, l giảm và gradien tăng.
Hình 7.15 biểu diễn một mặt cắt ngang điển hình của đập và nền đập. Do vậy điều kiện
dòng chảy là hai chiều, giống như tất cả các bài toán thấm được xét đến trong cuốn sách này.
Dòng chảy ba chiều là trường hợp tổng quát hơn trong nhiều bài toán Địa kỹ thuật, nhưng các
phân tích thấm của những bài toán đó thường quá phức tạp cho thực tế, do vậy thường được đơn
giản hóa chúng thành dòng hai chiều. Trong cuốn sách này, chúng ta chỉ quan tâm đến trường hợp
đơn giản của dòng chảy bị giới hạn, nghĩa là dòng thấm bị giới hạn giữa hai mặt không thấm. Với
các bài toán về dòng chảy không bị giới hạn (như cho các đập đất và dòng thấm đến giếng) xem
Casagrande (1937), Taylor (1948), Leonards (1962) và Cedergren (1977).
Lưới thấm rất hữu dụng trong việc giải các bài toán thấm trong thực tế kỹ thuật, ví dụ như
để dự đoán tổn thất thấm cho hồ chứa, lực đNy ngược dưới đập và kiểm tra các điểm có khả năng
xói ngầm khi i → icr . Chúng tôi sẽ giải thích những biện pháp kỹ thuật này trong mục này.

Lưới thấm thực chất là phép giải bằng đồ thị của phương trình Laplace theo hai chiều:

∂2h ∂2h
+ =0 (7-24)
∂x 2 ∂y 2
trong đó x và y là hai hướng tọa độ. Phương trình Laplace, chi tiết xem phụ lục B, là một
phương trình rất quan trọng trong toán lý; nó biểu diễn năng lượng tổn thất qua bất kỳ môi trường
có cản trở nào. Ví dụ ngoài, dòng chảy của nước qua đất, nó còn mô tả dòng điện tử, dòng người
vào cửa bệnh viện… Nếu các điều kiện biên (hình học, các điều kiện dòng chảy và các điều kiện
cột nước tại các biên) là đơn giản, thì phương trình trên ở dạng đóng có thể được giải với kết quả
chính xác. Nhưng cho hầu hết các bài toán trong thực tế kỹ thuật, giải các phương trình trên dưới
dạng đồ thị thì đơn giản hơn rất nhiều nếu chấp nhận một số sai sót nhỏ. Lưới thấm chính là lời
giải dưới dạng đồ thị của phương trình Laplace với một tập hợp các điều kiện biên cho trước.
Vậy làm thế nào để xây dựng được lưới thấm? Bằng cách phác họa, với các bài toán hai
chiều dòng chảy ổn định, bạn đơn giản chỉ cần vẽ bài toán với các biên theo một tỷ lệ thuận tiện.
Bằng cách thử sai số (thông thường là sai số cho đến khi bạn thực hành đủ nhiều) phác thảo một
lưới các đường dòng và các đường đẳng thế cắt nhau để những hình bị cắt gần giống “hình
vuông” với các góc vuông tại giao điểm của các đường. Xem lại hình 7.15 và những “hình vuông”
được tạo ra bởi đường dòng 1, 2 và đường đẳng thế a và b. Không phải tất cả các “hình vuông”
trong lưới thấm đều có kích cỡ giống nhau. Do các hình vuông được tạo bởi các đường cong,
chúng chỉ là những hình vuông theo nghĩa chặt chẽ nhất là khi chúng có thể được chia ra thành
các hình đều cạnh. Chú ý rằng các đường dòng không thể cắt nhau tại biên không thấm; trong
thực tế, một biên không thấm là một đường dòng. Cũng cần chú ý là tất cả các đường đẳng thế
phải cắt biên không thấm theo một góc vuông. Số lượng các lòng dẫn của dòng chảy (các lòng
dẫn nằm giữa các đường dòng) và số các độ sụt đẳng thế (độ sụt là độ giảm cột nước ∆h giữa hai
đường đẳng thế) không nhất thiết phải là số nguyên; mà có thể là phân số.
Hình 7-16 thể hiện một số thuật ngữ liên quan đến lưới thấm. Chú ý “hình vuông” có kích
cỡ a × b . Chú ý rằng gradien sẽ là:
∆h ∆h hL N d
i= = = (7-25)
∆l b b
trong đó chiều dài đường dòng trong một hình vuông là b = ∆l . Độ sụt đẳng thế giữa hai
đường dòng là ∆h = hL N d trong đó N d là tổng số các độ sụt đẳng thế và hL là tổng cột nước tổn
thất của hệ thống. Theo định luật Darcy chúng ta biết rằng lưu lượng trong mỗi lòng dẫn là:
∆h h N 
∆q = k A= k L d a
∆l  b 
và tổng lượng nước q trên mỗi độ sâu đơn vị (vuông góc với trang giấy) là:

N a
q = ∆qN f = khL  f  (7-26)
 Nd b
trong đó Nf là tổng số lượng lòng dẫn trong lưới thấm. Nếu chúng ta vẽ phác các hình
vuông trong lưới thấm khi đó a = b. Chúng ta có thể dễ dàng dự đoán lượng dòng chảy q bằng
cách đếm số lượng các độ sụt giảm thế Nd và số lượng các lòng dẫn Nf, nếu chúng ta đã biết k của
vật liệu và tổng tổn thất cột nước hL. Thậm chí một lưới thấm được vẽ phác qua cũng có thể dự
đoán tương đối chính xác lượng dòng chảy.
Với các bài toán dòng chảy bị giới hạn, khi không có mặt thoáng (mặt tự do), phác thảo
một lưới thấm không phải là việc quá khó. Bắt đầu với một phác thảo khối đất, các biên theo tỷ lệ.
Bản phác thảo nên nhỏ để có thể quan sát toàn bộ hình khi vẽ. Sử dụng giấy tốt, bút hì mềm và
cần một chiếc tNy tốt. Biểu diễn các biên bằng mực trên mặt sau của tờ giấy. Bắt đầu với nhiều
nhất là ba hoặc bốn đường; bằng cách thử sai số, và phác thảo toàn bộ lưới (mờ) cho đến khi bạn
có được các hình vuông trên toàn khu vực dòng chảy. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có gắng giữ số lòng
dẫn là số nguyên. Các đường dòng và các đường đẳng thế phải là các đường cong trơn và cắt nhau
tại các góc vuông. Như đã đề cập, bạn phải có khả năng chia mỗi hình vuông thành các hình
vuông nhỏ hơn. Lưới thấm thấy trong hình 7.17 là một lưới thấm được vẽ khá đẹp cho dòng chảy
bị giới hạn.
Chúng tôi đã đề cập ở phần trên là lưới thấm chỉ đúng cho đất đẳng hướng, một điều kiện
mà thường không xảy ra trong tự nhiên, hoặc ngay cả trong đập đất. Tuy nhiên có thể dễ dàng đưa
sự khác biệt theo hướng của tính thấm vào bằng cách chuyển đổi tỷ lệ vẽ lưới thấm. Ví dụ nếu hệ
số thấm nằm ngang lớn hơn nhiều so với hệ số thấm thẳng đứng, bạn cần phải thu ngắn lại chiều
ngang của lưới thấm theo tỷ lệ kh kv . Taylor (1948) đã chứng minh phép chuyển đổi này đưa
ra các ví dụ minh họa cho việc sử dụng nó. Phương trình 7-28 cho lượng nước thấm khi đó sẽ là:
Nf
q= kh kv hL
Nd
Với dòng chảy không giới hạn, khi xuất hiện mặt thoáng tự do với áp suất khí quyển (ví
dụ, dòng thấm qua đập đất, đê và về phía giếng), vấn đề chính sẽ là xác định dạng biên trên đỉnh
của dòng thấm. Điều này không dễ dàng để thực hiện và nếu bạn gặp vấn đề như vậy, tốt nhất là
hãy tìm hiểu một trong những tài liệu tham khảo được trích dẫn ở trong mục này. Thực ra một
trong những vấn đề khó giải quyết, là khi đường dòng trên cùng cắt mặt hạ lưu trên cùng của đập
đất hoặc đê. Điều này sẽ dẫn đến xói mặt, xói ngầm và cuối cùng có thể phá hoại công trình. Do
vậy trong thiết kế, nhớ giữ cho đường dòng trên cùng của dòng thấm nằm sâu phía dưới mặt hạ
lưu. Trong đập trên hình 7.13a, thiết bị thoát nước chân đập có xu hướng giữ cho đường dòng trên
cùng không cắt mặt hạ lưu đập.
Các phương pháp khác để có được lưới thấm bao gồm các lời giải toán học (ví dụ Harr
1962), các mô hình tương tự điện, các mô hình dòng chảy nhớt (Hele-Shaw), các mô hình dòng
chảy tỷ lệ nhỏ trong phòng thí nghiệm và phương pháp phân đoạn (Harr 1962). Phương pháp cuối
này khá đơn giản và thực tế, chúng ta sẽ đề cập đến ở mục sau.
Ví dụ 7.18 cho thấy áp lực ngược phía dưới đập được tính như thế nào. Từ lưới thấm,
không khó xác định được hP tại đáy đập và từ đó có thể vẽ được phân bố áp lực ngược. Sự phân
bố này là rất quan trọng khi phân tích ổn định của đập bê tông trọng lực.
Một ứng dụng quan trọng khác của lưới thấm là để xác định gradien, đặc biệt là tại các
điểm tới hạn xác định, ví dụ như tại chân đập hoặc tại bất cứ vị trí nào tồn tại dòng thấm. Từ phần
7.8, chúng ta biết rằng khi gradien đạt đến một, các điều kiện tới hạn có thể xảy ra dẫn đến hiện
tượng xủi nước và xói ngầm, có thể dẫn đến sự phá hoại hoàn toàn công trình. Xói ngầm là hiện
tượng khi thấm nước xói rất mạnh hoặc cuốn theo các hạt đất và để lại những lỗ rỗng lớn trong
đất. Những lỗ rỗng này tiếp tục bị xói rộng ra dưới công trình hoặc chúng sẽ bị sụp xuống. Theo
cách nào thì, nếu xói ngầm không bị ngăn chặn nhanh chóng, sự cố là điều chắc chắn. Vị trí tới
hạn cho hiện tượng xủi nước thường là tại ngay góc của chân đập và có thể hiểu tại sao nếu chúng
ta nghiên cứu hình phóng to của lưới thấm tại chân đập (hình 7.18).
Trong trường hợp đập được đặt ngay tại mặt đất (hình 7.18a), nếu chúng ta chia nhỏ các
hình vuông, l nhanh chóng tiến tới không và do ∆h là hữu hạn, gradien sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nếu hiện tượng này thật sự diễn ra trong công trình thực, xói ngầm và có thể là sự cố (xói lở chân
đập) sẽ xảy ra.
Với các trường hợp điển hình, trong trường hợp như trên hình 7.18b, đập sẽ phần nào đó
an toàn hơn so với như trên hình 7.18a, là do, gradien ra sẽ nhỏ hơn nhiều giá trị tới hạn. Từ
phương trình 7-25, gradien ra iE bằng ∆hL ∆l , trong đó ∆hL bằng tổn thất cột nước hL chia cho
số các độ sụt đẳng thế Nd. Do vậy nếu tất cả các điều khác như nhau, nền đập nằm trong đất sẽ có
nhiều độ sụt đẳng thế hơn và gradien ra nhỏ hơn. Nhớ rằng lưới thất được phóng to trong hình
7.18 chỉ đơn giản cho biết sự tập trung dòng chảy. Khi mà các hình vuông nhận được nhỏ hơn và
nhỏ hơn, thường có xu hướng nghĩ rằng gradien ra vẫn tăng đều, nhưng điều đó không đúng. Khi
mà số các độ sụt đẳng thế tăng, ∆hL cũng giảm cho mỗi độ sụt và tỉ số ∆hL ∆l vẫn giữ nguyên.
Với ví dụ này bạn cũng có thể thấy rằng tại sao vị trí xung yếu nhất lại là ở tại chân đập hạ lưu, là
vì tại đó ∆l là nhỏ nhất tương ứng với ∆hL cho trước. Lòng dẫn tiếp theo thì an toàn hơn do tuy
cùng tổn thất cột nước ( ∆hL ) nhưng chiều dài dòng thấm lớn hơn (khoảng cách giữa hai đường
thế lớn hơn).

Trong các bài toán thực tế, ở nơi i có thể đạt đến ic có khả năng nguy hiểm, thì ta cần rất
thận trọng khi thiết kế. Sử dụng hệ số an toàn ít nhất là 5 hoặc 6 cho những trường hợp như vậy.
Một điều nữa là sự cố thường rất khốc liệt, xảy ra rất nhanh và được báo trước. Thông thường vô
cùng khó khăn để biết chính xác điều gì đang diễn ra dưới đất, đặc biệt là các hiện tượng cục bộ.
Những khuyết tật cục bộ, các túi cuội sỏi… có thể thay đổi đáng kể chế độ chảy và mật độ dòng
chảy, ở nơi ta không hề mong muốn nó xảy ra và chuNn bị ứng phó với nó. Sự tập trung dòng
chảy xuất hiện cũng tại những góc của các công trình tạm như là đê quai. Như Taylor (1948) chỉ
ra, chế độ dòng chảy tổng thể có thể khác biệt rất nhiều so với những gì được giả định trong lưới
thấm (được lý tưởng hóa) của chúng ta. Sự thay đổi lớn của hệ số thấm theo phương thẳng đứng
và nằm ngang có thể tồn tại từ điểm này sang điểm khác dưới nền; dòng chảy có thể không hoàn
toàn là hai chiều; những khuyết tật địa chất trong các lớp đất nằm dưới có thể tạo ra những đường
đặc biệt cho nước tập trung và thấm dưới và ra khỏi nền. Nếu tường cừ được sử dụng, chỗ rò rỉ
thường chưa được biết rõ (ví dụ tường cừ được đóng không thể biết được vào đá tảng) và ta phải
khôn ngoan để giả thiết trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và chuNn bị các tình huống có thể xảy
ra. Do sự cố với các đê quai thường sẽ kéo theo các hậu quả nghiêm trọng, việc sử dụng hệ số an
toàn cao sẽ cực kỳ quan trọng đặc biệt là khi dân cư sống trong phạm vi bảo vệ của chúng. Sự cố
của các công trình đất do hiện tượng xói ngầm bao giờ cũng gây ra thiệt hại về người lớn hơn so
với các sự cố khác trong tất cả các công trình khác trong ngành xây dựng cộng lại, do vậy trách
nhiệm của bạn là rất rõ ràng – hãy cNn thận và thận trọng và phải chắc chắn về điều kiện dưới đất
và công việc thiết kế.

Ví dụ 7.19
Cho:
Đập và lưới thấm như trên hình 7.17. Đập dài 120 m và có hai tường cừ dài 10 m được
đóng xuống lớp đất hạt rời. Mặt chuNn là cao độ điểm ra nước.
Yêu cầu:
a. Lượng tổn thất thấm dưới đập khi k = 20 x 10-4 cm/s cho mỗi mét đập.
b. Gradien ra tại điểm X
c. Phân bố áp lực dưới đáy đập
Lời giải:
a. Từ phương trình 7-26, lượng thấm là:
Nf  cm  m   3 
q = khL × length =  20 × 10−4   (12 m )  120 m 
Nd  s  100 cm   10.4 
m3
= 8.31× 10−3
s
b. Tại điểm X, gradien ra là:
∆hL 1.15
iE = = = 0.14 , chưa tới giá trị tới hạn.
L 8.5
hL 12 m
Chú ý là ∆hL = = = 1.15 m . L = 8.5 m, được vẽ theo tỷ lệ từ hình 7.17, là chiều
N d 10.4
dài của hình vuông X.
c. Các cột nước áp lực được tính toán cho các điểm từ A tới F dọc theo đáy đập như trên
hình Ví dụ 7.19.
Hình Ví dụ 7.19. Cột nước áp lực tại các điểm A – F

Cột nước áp lực tại điểm A, tại đáy đập và ngay phía bên trái tường cừ được tìm theo cách
sau: phần trăm của tổn thất cột nước tỷ lệ với số các độ sụt đẳng thế. Trên tổng số 10.4 độ sụt
giảm đẳng thế của toàn lưới thấm, chỉ 3.5 xuất hiện tại điểm A. Do vậy cột nước áp lực tại điểm A
là:
3.5
hA = 12 − 12 × + 2 = 9.96 m
10.4
Chú ý: công thức trên có thêm 2 m cột nước là khoảng cách từ mặt phân cách giữa đất và
nước xuống tới đáy đập.
Theo cách tương tự, ta có thể tính toán được cột nước tại điểm D:
5.4
hA = 12 − 12 × + 2 = 7.77 m
10.4
Cột nước tại tất cả các điểm dưới đập được tính ra là:

Vị trí Cột nước (m) Áp lực (kPa)


A 9.96 97.7
B 9.38 92.0
C 8.23 80.7
D 7.77 76.2
E 6.62 64.9
F 6.04 59.2

Những giá trị cột nước được biểu diễn trên hình Ví dụ 7.19. Để tính áp lực đNy ngược lên
đáy đập, chúng ta nhân cột nước với ρwg, giá trị áp lực được ghi ở trên. Nếu khối lượng riêng bê
tông là 2.4 Mg/m3, thì áp lực gây ra bởi 2m bê tông sẽ là:
2.4 × 9.81× 2 = 47 kPa
Do tại bất kỳ điểm nào dọc theo đáy đập từ điểm C tới F lực đNy nổi vượt quá trọng lượng
đập nên đập trong thiết kế này không ổn định.
7.10. Phương pháp phân đoạn
Phương pháp phân đoạn giới thiệu một phương pháp hữu dụng, nhanh chóng, dù đó là
phương pháp thiết kế bằng giải tích, gần đúng để giải các bài toàn dòng chảy bị giới hạn. Sau khi
các bạn học phương pháp này, rất nhiều trường hợp có thể được giải trong khoảng thời gian ngắn
hơn thời gian thường được dùng để chuNn bị giấy, bút chí và tNy để vẽ lưới thấm. Phương pháp
này do Pavlovsky phát minh ra năm 1956 và được giới thiệu cho các nhà khoa học phương Tây
bởi Harr năm 1962.
Giả thiết cơ bản của phương pháp này là các đường đẳng thế tại những điểm tới hạn được
lựa chọn trong lưới thấm là các đường thẳng đứng và chúng chia lưới thấm thành các phân đoạn.
Bảng 7-2 tóm tắt một số dạng phân đoạn và các hệ số hình dạng.
Có lẽ cách tốt nhất để hướng dẫn phương pháp này là thông qua các ví dụ. Nếu các bạn
quan tâm đến lý thuyết của phương pháp này hãy xem các tài liệu của Harr (1962 và 1977).
Bảng 7-2. Tóm tắt các loại phân đoạn và các hệ số hình dạng*
Ví dụ 7.20
Cho:
Đập với các thông số tương tự như ví dụ 7.19 (được vẽ lại ở hình Ví dụ 7.20a).
Yêu cầu:
Sử dụng phương pháp phân đoạn để tính:
a. Lượng tổn thất dòng thấm dưới đập trên mỗi mét chiều dài đập khi
k = 20 × 10−4 cm/s .
b. Gradien ra tại điểm E.
c. Phân bố áp lực dưới đáy đập.
d. So sánh những giá trị này với những giá trị tính được từ lưới thấm trong ví dụ 7.19
Hình Ví dụ 7.20a

Lời giải:
a. Chia hệ thống dòng chảy thành các phân đoạn. Các điểm tới hạn được chọn tại các
đáy của các tường cừ. Tham khảo bảng 7-2 và quan sát lại các phân đoạn. Các đường
đậm nét tượng trưng cho các biên không thấm có thể theo các hướng nằm ngang hoặc
thẳng đứng. Chọn các phân đoạn phù hợp với những điều kiện biên đặc biệt trong bài
toán của bạn. Chú ý sử dụng các định nghĩa của s và T. Các giá trị của chúng được
thấy trong hình Ví dụ 7.20a. Đường thẳng đứng, đứt nét (đường đẳng thế) chia phạm
vi dòng chảy thành ba phân đoạn và được biểu thị bởi các vòng tròn có số như trong
hình. Rõ ràng lưu lượng q qua mỗi phân đoạn phải bằng nhau và được tính theo
phương trình 7-26. Tuy nhiên theo phương pháp phân đoạn, phương trình này có một
chút thay đổi:
Nf khm
q = khL = (7-27)
Nd Φm

trong đó hm là tổn thất cột nước trong phân đoạn thứ m với m = 1, 2, 3… và Φ m là hệ số
hình dạng không thứ nguyên cho phân đoạn thứ m. Hệ số hình dạng Φ m bằng với N d N f .

Trong ví dụ này hL = ∑ hm = 12 m , đó cũng là tổng tổn thất cột nước trong mỗi phân
đoạn. Do trong mỗi phân đoạn lưu lượng là bằng nhau và bằng tổng lượng dòng chảy, nên ta cũng
có:

q N N Nf
= h1 f = h2 f = h3 (7-28)
k Nd 1 Nd 2
Nd 3
hay là:
q h1 h h h
= = 2 = 3 = (7-29)
k Φ1 Φ 2 Φ 3 ∑Φ
và cuối cùng, lưu lượng sẽ là:
kh
q= n
(7-30)
∑Φ
m =1

Bước tiếp theo là xác định dạng phân đoạn cho bài toán này và xác định các giá trị của hệ
số hình dạng cho mỗi phân đoạn. Sáu dạng phân đoạn tổng quát được thấy trong bảng 7-2 trong
đó các đường nét đậm thể hiện các biên không thấm; các giá trị của Φ tương ứng cũng được cho
sẵn. Các loại phân đoạn khác có thể được tìm thấy trong nhiều tài liệu khác. Khi quan sát kỹ hình
Ví dụ 7.20a, bạn có thể thấy rằng các phân đoạn 1 và 3 là phân đoạn loại II trong khi phân đoạn 2
là phân đoạn loại V. Nếu các tường cừ có chiều dài khác nhau khi đó phân đoạn 2 sẽ là phân đoạn
loại VI thay vì phân đoạn loại V.
Tiếp theo chúng ta phải xác định các hệ số hình dạng cho hai loại phân đoạn của chúng ta.
Cho các phân đoạn loại II, từ bảng 7-2 chúng ta thấy Φ = K K ' trong đó cả K và K’ đều là hàm
số của m với m được định nghĩa là:
πs
m = sin (7-31)
2T
với s là chiều sâu tường cừ và T là chiều dày lớp đất. Thay các giá trị s và T vào phương
trình 7-31 chúng ta có:
πs π 12
m = sin = sin = 0.588
2T 2 30
Giá trị của K K ' được đưa ra trong bảng 7-3. Với m = 0.588, m2 = 0.345, nên K K '
bằng khoảng 0.865 (bằng nội suy) và bằng Φ1. Bằng sự xem xét tỷ mỷ, Φ1 cũng bằng Φ3. Những
giá trị này được đưa ra trong bảng Ví dụ 7.20a.

Bảng Ví dụ7.20a

Phân đoạn Loại Φ

1 II K K ' = 0.865

2 V 1.598

3 II K K ' = 0.865

Với phân đoạn 2, loại V, chúng ta cần so sánh L và 2s để tìm ra Φ. Trong ví dụ của chúng
ta, L = 40 m và 2s = 20 m. Do L > 2s, Φ được tính theo:
 s  L − 2s
Φ 2 = 2 ln 1 +  +
 a T
 10  40 − 2 × 10
= 2 ln 1 +  + = 1.598
 18  28
Chú ý là khoảng cách a = 18 m là khoảng cách từ đáy biên không thấm đến đáy của tường
cừ.
Lượng được được tính theo phương trình 7-30:
12
20 × 10−4 ×
kh 100
q= n
= = 7.21×10 −5 m 2 s cho mỗi m đập
0.865 + 1.598 + 0.865
∑Φ
m =1

hay là 8.65 × 10-3 m3/s cho chiều dài đập120 m. Kết quả này cũng phù hợp với giá trị 8.31
× 10-3 m3/s tính ra trong ví dụ 7.19.
Cách khác để tính hệ số hình dạng là sử dụng hình 7.19. Do s T = 10 28 = 0.36 , ta có
1 2Φ = 0.60 cho b T = 0 . Giải tìm Φ ta thu được giá trị 0.83, khá gần với giá trị tính toán trước
đó là 0.865.
Hình 7.19. Quan hệ giữa hệ số hình dạng Φ và tỷ số s T cho các
phân đoạn loại II và III (theo Harr 1977)
b. Việc tính gradien ra iE tại điểm E là khá dễ dàng. Từ bảng 7-2, phân đoạn loại II, ta có
công thức tính gradien ra là:

iE = (7-32)
2 KTm
trong đó giá trị của m tính theo phương trình 7-31 và bằng 0.588; giá trị của h là tổn thất
cột nước tại phân đoạn thứ 3 (phân đoạn ra). Giá trị của K được tìm dựa trên bảng 7-3 với m2 =
0.345; nội suy ra K = 1.741. Giá trị của h sử dụng trong phương trình 7-32 là cột nước tổn thất
trong phân đoạn thứ ba, nơi mà nước thoát ra và nó được tính từ phương trình 7-29:
Φ3h 0.865 × 12
h3 = n
= = 3.12 m (7-33)
3.328
∑Φ
m =1
Thay những giá trị này và m3 = 0.588 vào phương trình 7-32 chúng ta có:
3.12 × π
iE = = 0.16
2 ×1.71× 30 × 0.588
Giá trị này gần giống với giá trị 0.14 tính được từ ví dụ 7.19.
Cách khác để tính gradien ra tại điểm E là sử dụng hình 7-20. Trong ví dụ này
s T = 12 30 = 0.40 , đưa vào đồ thị tìm được ( iE s ) hm = 0.6 . Giải tìm iE chúng ta có:

0.6 × hm 0.6 × 3.12


iE = = = 0.16
s 12

Hình 7.20. Đồ thị để tính gradien ra iE tại điểm E cho phân đoạn loại II theo tỷ
số s T đã cho (theo Harr 1977)
c. Để tính phân bố áp lực dưới đập, giả thiết là tổn thất cột nước thay đổi tuyến tính từ
phân đoạn 1 đến phân đoạn 3.
Tính tổn thất cột nước trong mỗi phân đoạn:

∑Φ = Φ 1 + Φ 2 + Φ 3 = 0.865 + 1.598 + 0.865 = 3.328

Cột nước tổn thất tại mỗi phân đoạn được tính theo phương trình 7-33:
Φ 2 h 0.865 × 12
h1 = = = 3.12 m
∑ Φ 3.328
Φ 2 h 1.598 × 12
h2 = = = 5.76 m
∑ Φ 3.328
h3 = h1
Vẽ lại đập theo tỷ lệ và đặt các giá trị cột nước tại những điểm được lựa chọn (hình Ví dụ
7.20b). Tại đường đẳng thế A’, tổn thất cột nước là h1 = 3.12 m do đó cột nước tại A’ là:
h – h1 = 12 – 3.12 = 8.88 m
Tương tự, tại đường đẳng thế F’, h2 = 5.76 m và cột nước tại F’ là:
h – h1 – h2 = 12 – 3.12 – 5.76 = 3.12 m
Giả sử tổn thất cột nước thay đổi tuyến tính từ các điểm A-A’-F-F’ bằng nhau với khoảng
cách tổng 10 + 40 + 10 = 60 m, khi đó tổn thất cột nước mỗi m là h2/60m = 5.76m/60m =
0.096m/m. Do vậy cột nước tại điểm A = cột nước tại điểm A’ – 10 m × 0.096 m cho mỗi m, hay
là 8.88 – 10 × 0.096 = 7.92 m. Tương tự, cột nước tại F là 4.08 m.

Hình Ví dụ 7.20b
Với cột nước này chúng ta cộng thêm cột nước tại cuối đập là 2 m. Áp lực ngược thẳng
đứng bây giờ có thể tính được như trên hình Ví dụ 7.20c. Những giá trị này khá giống với những
giá trị tính được trong hình Ví dụ 7.19.
d. Các giá trị lưu lượng, gradien ra và áp lực ngược xác định theo hai phương pháp khác
nhau, được so sánh và tóm tắt trong bảng 7-20b.

Hình Ví dụ 7.20c
Bảng Ví dụ 7.20b

Thông số Phương pháp lưới thấm Phương pháp phân đoạn

q 8.31 × 10-3 m3/s 8.65 × 10-3 m3/s

iE 0.14 0.16

Áp lực ngược tại A* 9.96 m 9.92 m

Áp lực ngược tại F* 6.04 m 6.08 m

* tính theo m cột nước

Ví dụ 7.21
Cho: Một vài trường hợp dòng chảy bị giới hạn.
Yêu cầu:
Không cần tính những đại lượng như trong ví dụ 7.20, chỉ cần xác định loại phân đoạn
như trong hình Ví dụ 7.21.
Hình Ví dụ 7.21
Lời giải:
Hình Ví dụ 7.21.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng là phương pháp phân đoạn là một kỹ thuật giải tích và thiết
kế đầy tiềm năng. Lời giải cho nhiều bài toán phức tạp có thể được tìm một cách nhanh chóng
trong khi giải một loạt các bài toán phức tạp theo phương pháp lưới thấm yêu cầu lượng thời gian
lớn. Ví dụ như bài toán như trong hình ví dụ 7.21c. Câu hỏi thực tế thiết kế là: lưới thoát nước cần
xây dựng dài bao nhiêu để giảm lượng dòng chảy 1/3 hoặc để giảm áp lực đNy ngược 1/2? Rất
nhiều lời giải lưới thấm theo dạng thử và sai số cần được tiến hành để giải bài toán này, trong khi
với phương pháp phân đoạn lời giải có thể nhận trực tiếp.

7.11. Kiểm soát dòng thấm và bộ lọc


Trong phần thảo luận về lực thấm và lưới thấm, hiện tượng xói ngầm có khả năng xảy ra ở
đâu đó trong môi trường rỗng, nếu gradien vượt quá gradien tới hạn. Hiện tượng xói ngầm có thể
xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong hệ thống nhưng nó thường xuất hiện tại nơi mà dòng chảy tập
trung như đã thấy trong hình 7.18. Khi lực thấm đủ lớn để làm dịch chuyển các hạt, hiện tượng
xói ngầm có thể bắt đầu và thông thường sẽ tiếp diễn cho tới khi hoặc là tất cả các hạt đất trong
khu vực lân cận bị rửa trôi hoặc là công trình bị sụp đổ. Đất không dính, đặc biệt là đất bụi, rất dễ
bị xói ngầm và nếu phải sử dụng những loại đất đó đắp đập, thì cần hết sức cNn thận kiểm tra xem
dòng thấm được kiểm soát chưa và khả năng xuất hiện của hiện tượng xói ngầm là rất nhỏ.
Dòng thấm được kiểm soát như thế nào? Các phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào
tình huống nhưng đôi khi các tường hay màn chống thấm được xây dựng để ngăn chặn hoàn toàn
dòng thấm. Đôi khi đường thoát nước được kéo dài ra bằng sàn phủ chống thấm để làm tổn thất
thêm cột nước và như vậy gradien tại những khu vực tới hạn sẽ bị giảm đi. Nếu thiết kế và xây
dựng đúng, những giếng giảm áp hoặc những thiết bị tiêu nước khác có thể sử dụng để giảm một
cách hiệu quả áp lực ngược tại đáy các công trình thủy lợi (Cedergren 1977).
Một cách khác để ngăn chặn hiện tượng xói ngầm và giảm nguy cơ phá hoại do áp
lực đNy ngược là sử dụng các bộ lọc ngược bảo vê. Một bộ lọc bao gồm một hoặc nhiều lớp vật
liệu hạt rời cho thoát nước tự do được đặt trên nền ít thấm hoặc các vật liệu cơ bản để ngăn chặn
sự chuyển động của các hạt đất dễ bị cuốn đi, và đồng thời cho phép nước thấm thoát ra chỉ với
tổn thất cột nước tương đối nhỏ; và do đó lực thấm trong bản thân bộ lọc là rất nhỏ. Hình 7.21
minh họa nguyên tắc của yêu cầu thứ nhất, đó là ngăn các hạt đất chuyển động từ nền đất vào
trong lưới thấm. Nếu các hạt là tròn lý tưởng, có thể thấy là, với sự sắp xếp lỏng, cỡ hạt của vật
liệu làm bộ lọc phải lớn hơn khoảng 6.5 lần vật liệu nền. Tuy nhiên các thí nghiệm trong phòng
chi ra rằng cỡ hạt của vật liệu bộ lọc đồng nhất có thể lớn gấp 10 lần cỡ hạt của nền đất đồng nhất
vẫn có thể ngăn ngừa được sự chuyển động của các hạt. Rõ ràng là hình dạng hạt đất và độ rỗng
của vật liệu bộ lọc cũng ảnh hưởng đến kích cỡ giới hạn này.
Hình 7.21

Hazen (1911) đã nghiên cứu nhiều về các bộ lọc xử lý nước và ông đã tìm ra cỡ hạt hiệu
quả của bộ lọc là D10 (ví dụ phương trình 7-10); đó là cỡ hạt ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ
lọc cát nhiều như phần 90% còn lại của các cỡ hạt khác.
Năm 1922, Terzaghi đã mô tả một vài yêu cầu cho bộ lọc ngược bảo vệ dựa trên sự phân
bố cỡ hạt của cả bộ lọc và vật liệu cần bảo vệ. Những yêu cầu này được thay đổi chút ít sau hàng
loạt các thí nghiệm trong phòng bởi Hiệp hội kỹ sư quân đội Mỹ (USACE) và Văn phòng khai
hoang Mỹ (USBR). Bốn yêu cầu chính cho bộ lọc bảo vệ gồm có (USBR 1974):
1. Vật liệu bộ lọc phải có tính thấm tốt hơn so với vật liệu nền để áp lực thủy lực sẽ
không làm phá vỡ bộ lọc và các công trình liền kề.
2. Lỗ rỗng của những vật liệu bộ lọc tại chỗ cần phải đủ nhỏ để ngăn chặn những hạt vật
liệu đất nền đi sâu vào trong bộ lọc và gây ra tắc hoặc sự cố cho hệ thống lọc ngược
bảo vệ.
3. Các lớp của bộ lọc ngược bảo vệ phải đủ dầy để phân bố đều tất cả các cỡ hạt trong
toàn bộ lọc và đồng thời cung cấp sự cách ly cần thiết cho các vật liệu đất nền tại
những nơi có băng giá.
4. Các hạt vật liệu bộ lọc phải được ngăn chặn không dịch chuyển vào những ống thoát
nước bằng cách cung cấp những khe mở đủ nhỏ hoặc những khe răng cưa, hoặc thêm
một tầng hạt thô hơn nếu cần.
Yêu cầu cuối cùng có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng những loại vải địa kỹ thuật
hiện đại được phát minh gần đây.
Các yêu cầu về cỡ hạt cho các bộ lọc bảo vệ được cho trong bảng 7-4. Hệ số đầu tiên R15
đảm bảo rằng những hạt vật liệu nhỏ cần phải bảo vệ được ngăn chặn không đi qua các lỗ rỗng
của bộ lọc; hệ số thứ hai R50 đảm bảo rằng các lực thấm trong bộ lọc là đủ nhỏ. Nếu các chỉ tiêu
trong bảng này không thể đáp ứng bởi một lớp vật liệu lọc, thì khi đó phải thiết kế cNn thận và chi
tiết một vùng bộ lọc hoặc bộ lọc nhiều lớp.
Một vài yêu cầu thực tế thường gặp khác trong việc thiết kế bộ lọc cũng được chỉ ra trong
bảng 7-4.
Về việc sử dụng vải địa kỹ thuật cho các bộ lọc nên chú ý là: những vật liệu này mới được
giới thiệu vào ngành xây dựng và khá thành công. Tuy nhiên bởi những kinh nghiệm và sự nghiên
cứu hạn chế với chúng, các bộ lọc từ vải địa kỹ thuật đa phần được dùng theo kiểu thử và sai số.
Khi trầm tích tự nhiên của cát và sỏi ngày càng ít đi, vải địa kỹ thuật sẽ ngày càng trở nên quan
trọng trong việc kiểm soát thoát nước và thấm. Một ưu điểm khác nữa là chúng có thể dễ dàng sử
dụng ở hiện trường và do đó giá xây dựng thường ít hơn so với các bộ lọc hạt rời thông thường.
Để biết thêm về các bộ lọc vải địa kỹ thuật tham khảo thêm Barrett 1966, Cedergren 1977,
Dallaire 1976, Seemel 1976 và Steward 1977.

Bảng 7-4. Các yêu cầu về kích cỡ cho các vật liệu bộ lọc (theo USBR 1974)

Đặc tính vật liệu bộ lọc R15 R50

Bộ lọc cỡ hạt đều, Cu = 3 – 4 - 5 – 10

Bộ lọc cỡ hạt khác nhau, hạt tròn 12 – 40 12 – 58

Bộ lọc cỡ hạt khác nhau, hạt góc cạnh 6 – 18 9 – 30

R15 = D15 vật liệu bộ lọc/D15 vật liệu cần bảo vệ


R50 = D50 vật liệu bộ lọc/D50 vật liệu cần bảo vệ

Chú ý: kích cỡ lớn nhất của vật liệu bộ lọc không được vượt quá 76 mm (3 in.). Sử
dụng the minus No. 4 fraction của vật liệu nền tạo thành giới hạn bộ lọc khi lượng
sỏi (plus No. 4) nhiều hơn 100% và các hạt mịn (minus No. 200) nhiều hơn 10%. Bộ
lọc không được có nhiều hơn 5% hạt minus No. 200 để ngăn chặn sự dịch chuyển
quá mức của các hạt mịn trong bộ lọc và vào trong các ống thoát nước. Đường phân
bố cỡ hạt của vật liệu bộ lọc và vật liệu nền phải tương đối song song trong phạm vi
cỡ hạt mịn.

Bài tập
7-1. Một loại cát sạch có hệ số thấm là 5 × 10-2 cm/s và hệ số rỗng là 0.5 được đặt trong thiết
bị đo thấm nằm ngang như trong hình 7.2. Tính vận tốc chảy ra và vận tốc thấm khi cột
nước ∆h thay đổi từ 0 đến 100 cm. Diện tích mặt cắt ngang của ống nằm ngang là 100
cm2 và mẫu đất dài 0.5 m.
7-2. Một mẫu cát thạch anh trung bình được đo trong thiết bị đo thấm cột nước không đổi.
Đường kính mẫu đất là 50 mm và chiều dài là 120 mm. Dưới cột nước cao 50 cm, 113
cm3 nước đã chảy qua mẫu đất trong vòng 5 phút. Ms của mẫu đất là 385 g. Tính (a) hệ
số thấm Darcy, (b) vận tốc ra và (c) vận tốc thấm. (Theo Casagrande)
7-3. Thí nghiệm thấm được tiến hành với một mẫu đất gồm cát bNn-sỏi nén chặt. Mẫu đất
dài 150 mm và đường kính là 150 mm. Trong vòng 83 giây, lưu lượng nước thoát ra
dưới cột nước không đổi 40 cm là 392 cm3. Mẫu đất có khối lượng khô là 5300 g và ρ s
là 2680 kg/m3. Tính (a) hệ số thấm, (b) vận tốc thấm và (c) vận tốc ra trong quá trình
thí nghiệm.
7-4. Trong thí nghiệm thấm với cột nước giảm, cột nước giảm từ 50 xuống 30 cm trong
vòng 4.5 phút. Mẫu đất có đường kính là 5 cm và chiều dài 90 mm. Diện tích ống đo áp
là 0.5 cm2. Tính hệ số thấm của đất theo cm/s, m/s và ft/ngày. Loại đất nào được dùng
trong thí nghiệm này? (Theo Casagrande)
7-5. Thí nghiệm thấm cột nước giảm được tiến hành với mẫu đất có hệ số thấm là 3 × 10-7
m/s. Đường kính ống đo áp cần dùng phải là bao nhiêu để cho cột nước có thể giảm từ
27.5 cm xuống 20 cm trong vòng 5 phút? Diện tích mặt cắt ngang của mẫu đất là 15
cm2 và chiều dài là 8.5 cm. (Theo Taylor).
7-6. Chỉ ra rằng đơn vị trong phương trình 7-4a thực tế là năng lượng/khối lượng. Chỉ ra
rằng phương trình 7-4b có đơn vị là năng lượng/trọng lượng và đơn vị này cuối cùng lại
là chiều dài (cột nước).
7-7. Giả sử bạn được giao phụ trách một phòng thí nghiệm đất nhỏ và có một khoản chi phí
eo hẹp cho các dụng cụ thấm. Hãy quyết định xem bạn sẽ mua loại dụng cụ nào để có
thể tiến hành các thí nghiệm thấm trên nhiều loại đất nhất.
7-8. Miêu tả ngắn gọn cách bạn làm thế nào để hiệu chỉnh nhiệt độ trong thí nghiệm thấm
nếu nhiệt độ nước không phải là 200C. Dẫn chứng tài liệu tham khảo bạn sử dụng.
7-9. Trong ví dụ 7.1, hệ số rỗng là 0.43. Nếu hệ số rỗng của cùng loại đất là 0.38, hãy, trước
hết, dự đoán xem hệ số thấm sẽ tăng hay giảm, sau đó tính toán để khẳng định lại dự
đoán.
7-10. Dự đoán hệ số thấm cho đất 2 trong hình Ví dụ 3.1. Cách tương tự có thể sử dụng với
đất 1 trong hình đó được không.
7-11. Thí nghiệm thấm cột nước giảm trên một mẫu cát mịn có diện tích mặt cắt ngang là 16
cm2 và dài 9 cm cho kết quả k = 7 × 10-4 cm/s. Khối lượng khô của mẫu đất là 210 g và
ρ s là 2.68 Mg/m3. Nhiệt độ thí nghiệm là 260C. Tính hệ số thấm của cát đó với hệ số
rỗng là 0.70 và nhiệt độ tiêu chuNn là 200C. (Theo Casagrande).
7-12. Hệ số thấm của cát sạch là 400 × 10-4 cm/s tại hệ số rỗng 0.42. Dự đoán hệ số thấm của
loại đất này khi có hệ số rỗng 0.58.
7-13. Các thí nghiệm thấm trên một loại đất cho kết quả sau đây:

Thí nghiệm số e Nhiệt độ (0C) k (cm/s)

1 0.70 25 0.32 × 10-4

2 1.10 40 1.80 × 10-4

Dự đoán hệ số thấm của loại đất đó ở 20oC và hệ số rỗng là 0.85. (Theo Taylor).
7-14. Cho điều kiện đất như trong ví dụ 7-5. Biễu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu
quả theo độ sâu nếu mực nước ngầm bị hạ xuống 2m dưới mặt đất.
7-15. Hố khoan đất tại hiện trường gần Chicago cho thấy 6 m đầu tiên là cát rời rạc với nhiều
tạp chất và mực nước ngầm nằm tại độ sâu 3 m dưới mặt đất. Dưới đó là sét pha bụi
mềm màu xám-xanh nước biển tương đối yếu với độ Nm trung bình là 30%. Hố khoan
dừng lại ở độ sâu 16 m phía dưới mặt đất khi gặp phải sét pha cát khá cứng. Hãy giả
thiết một cách hợp lý các đặc tính của đất và tính toán các ứng suất tổng, trung hòa và
hiệu quả tại các độ sâu 3, 6, 11 và 16 m phía dưới mặt đất.
7-16. Vẽ mặt cắt các lớp đất của bài tập 7-15 và biễu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và
hiệu quả theo độ sâu.
7-17. Cho một mặt cắt đất bao gồm 5 m sét pha cát nén chặt, tiếp theo là 5 m cát chặt trung
bình. Dưới lớp cát là lớp sét pha bụi nén được dày 20 m. Mực nước ngầm ban đầu nằm
tại đáy của lớp thứ nhất (5 m dưới mặt đất). Khối lượng riêngcủa ba lớp đất lần lượt là
2.05 Mg/m3 (ρ), 1.94 Mg/m3 (ρsat) và 1.22 Mg/m3 (ρ’). Tính ứng suất hiệu quả tại điểm
giữa của lớp đất sét có khả năng nén. Sau đó giả sử rằng lớp cát chặt trung bình vẫn bão
hòa, tính lại ứng suất hiệu quả trong lớp sét tại điểm giữa khi mà mực nước ngầm hạ
xuống 5 m đến đỉnh của lớp sét cứng. Bình luận về sự khác biệt của ứng suất hiệu quả.
7-18. Cho trường hợp đầu tiên trong bài 7-17, tính cột nước cần thiết tại đỉnh lớp sét cứng để
gây ra hiện tượng cát chảy.
7-19. Cát được giữ bởi một đĩa xốp và một màng chắn trong một ống trụ thẳng đứng như hình
P7-19.
(a) Trong mỗi trường hợp, biểu diễn các ứng suất tổng, trung hòa và hiệu quả theo
chiều cao. Những đồ thị này cần phải tương đối đúng tỷ lệ.
(b) Thiết lập các công thức cho ba ứng suất này theo các kích cỡ đã cho và e, ρs và ρw
trong mỗi trường hợp tại đáy và đỉnh của lớp cát. Với trường hợp IV, giả sử cát
bão hòa 100% tới tận mặt đỉnh do mao dẫn. Với trường hợpV, giả sử cát trên
chiều cao hc là khô hoàn toàn và dưới hc là bão hòa hoàn toàn. (Theo Casagrande)
7-20. Xác định điều kiện để cho K0 bằng K.
7-21. Với mặt cắt đất như trong bài tập 7-15, tính các ứng suất nằm ngang, ứng suất tổng và
ứng suất hiệu quả tại độ sâu 3, 6, 11 và 16 m với (a) K0 = 0.5 và (b) K0 = 1.5.
7-22. Giá trị Ko cho lớp sét pha bụi nén được trong bài 7-17 là 0.75. Các ứng suất nằm ngang
tổng và hiệu quả tại điểm giữa của lớp đất là bao nhiêu?
Hình P7-19
Chú ý: [Trường hợp 4] Giả sử rằng cát đủ mịn để cả mẫu cát thí nghiệm vẫn bão
hòa 100% từ đáy lên đỉnh do mao dẫn. [Trường hợp 5] Giả sử trường hợp lý tưởng
trong đó chiều cao mực nước dâng mao dẫn là hc. Tất cả đất dưới chiều cao này là
100% bão hòa, còn đất phía trên chiều cao này là 0% bão hòa.
7-23. Cho một ống trụ đất và bố trí thí nghiệm như trong ví dụ 7.11 với kích cỡ thật như sau:
AB = 5cm, BC = 10 cm, CD = 10 cm và DE = 5 cm. Tính cột nước áp lực, cao độ và
các cột nước tổng tại các điểm từ A đến E theo cm cột nước và biểu diễn những giá trị
này theo cao độ.
7-24. Cho mỗi trường hợp I, II và III trong hình P7-24 xác định cột nước áp lực, cao độ và cột
nước tổng tại điểm ra, điểm vào và điểm A của mẫu đất. (Theo Taylor).

Hình P7-24

7-25. Cho mỗi trường hợp trên hình P7-24, xác định vận tốc ra, vận tốc thấm và lực thấm cho
mỗi thể tích đơn vị khi biết (a) hệ số thấm là 0.1 cm/s và độ rỗng là 50% và (b) hệ số
thấm là 0.001 cm/s và hệ số rỗng là 0.67. (Theo Taylor).
7-26. Một ống đo thấm đặt nghiêng được đổ đầy bằng ba lớp đất có hệ số thấm khác nhau như
trong hình P7-26. Biểu thị nước tại các điểm A, B, C và D (tương ứng với mặt chuNn
được chọn sẵn) theo các kích cỡ và hệ số thấm khác nhau. (a) Đầu tiên giải với k1 = k2
= k3. (b) Sau đó giải với 3k1 = k2 = 2k3. Biểu diễn mối quan hệ giữa các cột nước với
khoảng cách nằm ngang cho cả hai phần (a) và (b). (Theo Casagrande).

Hình P7-26

7-27. Giả sử đất trong hình 7.10 có trọng lượng đơn vị bão hòa là 1.94 Mg/m3. Nếu cột nước
h trên cao độ B là 2.34 m, tính ứng suất hiệu quả tại cao độ A tại đáy mẫu đất trong quá
trình dòng chảy. Ứng suất hiệu quả trong những điều kiện này tại chính giữa cột đất
trong quá trình dòng chảy ổn định là bao nhiêu.
7-28. (a) Chỉ ra rằng phương trình 7-20 giống với phương trình 7-21. (b) Chỉ ra rằng phương
trình (g) trong phần 7.8 cũng có thể rút gọn thành phương trình 7-21. (c) Chỉ ra rằng
phương trình 7-23c giống với phương trình 7-23d trong điều kiện tới hạn.
7-29. Nền đất tại chân đập đá xây có độ rỗng là 41% và ρs là 2.68 Mg/m3. Để đảm bảo an
toàn chống lại hiện tượng xói ngầm, gradien hướng lên không được vượt quá 25%
gradien gây ra hiện tượng cát chảy. Tính gradien lớn nhất cho phép. (Theo Taylor)
7-30. Chỉ ra rằng không thể bị chìm khi xảy ra hiện tượng cát chảy. Gợi ý: tính khối lượng
riêng của cát chảy.
7-31. Nhà thầu có kế hoạch đào hố móng như trong hình P7-31. Nếu mực nước sông nằm tại
cao độ A, hệ số an toàn chống lại hiện tượng cát chảy là bao nhiêu? Bỏ qua sức kháng
cắt thẳng đứng. Mực nước có thể dâng đến độ cao nào mà vẫn không gây ra hiện tượng
cát chảy? (Theo D.N. Humphrey)
Hình P7-31

7-32. Cho hố đào như trong ví dụ 7.17 với h = 20 m và ρ = 1850 kg/m3. Tính Hs cho phép
nhỏ nhất.
7-33. Một tường cừ được đóng vào trong lớp cát pha bụi, giống như trong hình 7.13. Giả sử
tường cừ dài 14 m xuyên vào lớp đất 7 m (nửa đường đi) , chiều dày lớp cát pha bụi là
14 m. Với điều kiện này:
(a) Vẽ lưới thấm sử dụng ba (hoặc nhiều nhất là bốn) lòng dẫn. Chú ý lưới thấm là
hoàn toàn đối xứng qua đáy của tường cừ. (Phần này sẽ được dùng để giải bài toán
7-35).
(b) Nếu mực nước thượng lưu là 5 m và hạ lưu là 1 m. Tính lượng nước chảy dưới
tường cừ trên mỗi m tường nếu hệ số thấm là 2 × 10-4 cm/s.
(c) Tính gradien thủy lực lý thuyết để gây ra cát chảy tại phía hạ lưu tường cừ.
7-34. Sử dụng số liệu hình 7.17, tính cột nước tổng, cột nước áp lực, cột nước đo và cột nước
cao độ tại điểm C và C’. Mặt chuNn được tùy chọn để tiện lợi nhất.
7-35. Giả sử bạn đã hoàn thành lưới thấm trong bài 7-33, tính cột nước tổng, cột nước thực
đo, cột nước áp lực và cột nước cao độ tại điểm nằm giữa tường cừ tính từ đáy của nó
trên cả hai phía của tường cừ. Giả sử mặt chuNn nằm tại đáy của lớp cát pha bụi.
7-36. Vẽ lưới thấm cho trường hợp trong hình P7-36, giả sử có ba hoặc 4 lòng dẫn. Sử dụng
bất cứ tỷ lệ nào thuận tiện (ví dụ 1 cm = 5 m).
Hình P7-36 (theo Taylor, 1948)

7-37. Vẽ lưới thấm cho trường hợp trong hình P7-37. Sử dụng bất cứ tỷ lệ nào thuận tiện.

Hình P7-37 (theo Taylor, 1947)


7-38. Từ lưới thấm hoàn thiện cho hình P7-38, tính lưu lượng dưới đập trên mỗi m đập nếu hệ
số thấm là 3.5 × 10-4 cm/s.

Hình P7-38

7-39. Từ lưới thấm hoàn thiện cho hình P7-38, tính áp lực đNy ngược trên toàn chiều dài dọc
theo đáy đập.
7-40. Cho dữ liệu như trong bài 7-33. Sử dụng phương pháp phân đoạn xác định:
(a) Lượng nước chảy dưới tường cừ trên mỗi m tường
(b) Gradien ra
7-41. Cho đập như hình 7.14, hãy giải vấn đề bạn tự nghĩ ra tới độ phức tạp nhất có thể giải
được bằng phương pháp phân đoạn.
7-42. Sử dụng phương pháp phân đoạn chỉ ra trong hình 7.18 một trường hợp mà nghiêm
trọng hơn các trường hợp khác.
7-43. Nếu một trong các hàng tường cừ được dỡ bỏ khỏi bài toán trong hình Ví dụ 7.20a, dỡ
bỏ hàng nào sẽ làm cho dòng chảy sụt giảm ít hơn.
7-44. Yêu cầu giống bài toán 7.43 nhưng cho áp lực ngược là nhỏ nhất. Đưa ra câu trả lời
theo cột nước.
7-45. Giả sử có một hàng cừ như trong hình Ví dụ 7.21a. Tổng chiều dày lớp đất là 20 m
trong khi sự khác biệt giữa mức nước thượng lưu và hạ lưu là 10 m. Vẽ đồ thị biểu diễn
dòng chảy dưới tường cừ thay đổi như thế nào khi chiều sâu của tường cừ thay đổi từ 8
m đến 20 m. Bỏ qua vấn đề liên quan đến gradien cửa ra.
7-46. Giả sử bài toán 7.45 có vấn đề với gradien cửa ra. Một giải pháp được đề ra là đặt bộ
lọc nằm ngang trên mặt đất nơi nước chảy ra. Điều này sẽ giúp ích như thế nào? Liệu
rằng nếu bộ lọc có cùng hệ số thấm thì có tốt hơn không? Nếu hệ số thấm nhỏ hơn rất
nhiều hoặc lớn hơn rất nhiều thì sao, giải thích giải pháp nào là thích hợp nhất?
7-47. Đất 4 trong hình Ví dụ 3.1 được sử dụng làm lõi cho đập đất đầm nện. Thiết kế bộ lọc
để bảo vệ loại đất này. Thể hiện kết quả trên đường cong cấp phối hạt (hay đồ thị nửa
log) như trong hình Ví dụ 3.1.
7-48. Bộ lọc ngược bảo vệ gồm ba lớp được đề nghị đặt giữa nền và bộ phận thoát nước bằng
đá nằm gần chân đập đất đầm nén. Các mẫu được lấy để xác định đường cong cấp phối
hạt vật liệu và cho ra kết quả như sau:

D15 (mm) D85 (mm)

Nền, mẫu mịn nhất 0.024 0.1

Nền, mẫu thô nhất 0.12 0.9

Lớp lọc số 1 0.3 1.0

Lớp lọc số 2 2.0 3.5

Lớp lọc số 3 5.0 10.0

Đá thoát nước 15.0 40.0

Phân tích bộ lọc này theo tiêu chuNn USBR (1974). Bộ lọc này có đáp ứng tiêu chuNn
đó không? Nếu không hãy bình luận bất kỳ hậu quả nào có thể xảy ra trong thực tế.
(Theo Taylor, 1948)
Chương VIII
CỐ KẾT VÀ LÚN CỐ KẾT

8.1 GIỚI THIỆU CHUNG


Nhận thức chắc chắn rằng, khi vật liệu chịu tải trọng hay ứng suất thì chúng sẽ biến
dạng. Dưới tác dụng của tải trọng, với các vật liệu đàn hồi, đôi khi biến dạng xảy ra tức thời
còn với các vật liệu khác (tiêu biểu là một số loại đất) thì phải mất một thời gian dài thì mới
xuất hiện rõ biến dạng, nhất là với đất sét thì điều này càng rõ. Phần lớn của chương này đề
cập đến tính ép co của những loại đất này
Như đã nói ở trên, dạng đơn giản nhất của quan hệ ứng suất- biến dạng -thời gian ứng
dụng cho vật liệu đàn hồi là quan hệ ứng suất biến dạng xảy ra tức thời. Thực tế quan hệ ứng
suất biến dạng có thể cả tuyến tính và phi tuyến. Những loại vật liệu mà yếu tố thời gian đóng
vai trò là nhân tố trong quan hệ ứng suất biến dạng được gọi là vật liệu đàn hồi nhớt. Xuất
phát từ quan điểm ứng xử cơ học của vật liệu này, đất được coi là vật liệu đàn hồi nhớt. Có
một vấn đề khi dùng lý thuyết đàn hồi nhớt đó là, lý thuyết chỉ áp dụng cho các vật liệu mà
quan hệ ứng suất - biến dạng là tuyến tính, nhưng đất lại là vật liệu có tính phi tuyến cao. Hay
nói cách khác, quan hệ qua lai giữa ứng suất-biến dạng-thời gian của vật liệu đất không đơn
giản và không thể giải quyết bằng toán học với lý thuyết hiện tại. Đất có những đặc tính khác
của vật chất phức tạp: Chúng có “kí ức” vì thế là vật liệu không có tính bảo toàn: khi đất chịu
ứng suất, đất biến dạng thậm chí khi không còn tác dụng ứng suất đất vẫn tồn tại biến dạng
ban đầu. Nhìn chung biến dạng của đất có thể là thay đổi hình dạng (bóp méo), hoặc thay đổi
thể tích (ép co) hoặc cả thay đổi thể tích và hình dạng.
Những ký hiệu sau đây được giới thiệu trong chương này.

Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa


av M-1LT2 (kPa)-1 Hệ số nén lún( hệ số ép co) (PT.8-5)
B L M Bề rộng móng (PT.8-22)
Cc - - Chỉ số nén (PT.8-7)
Cc€ - - Chỉ số nén cải biến (PT.8-8)
Cr - - Chỉ số nén lại (PT.8-15) đôi khi dùng CE và CS
Cr€ - - Chỉ số nén lại cải biến
D,Eoed ML-1T-2 kPa Mô dun biến dạng không nở hông (PT.8-6)
e0 - Thập phân Hệ số rỗng ban đầu hay tại chỗ
∆e - Thập phân Biến đổi hệ số rỗng
H0 L m Chiều dày lớp đất ban đầu (PT.8-3)
∆H L m Biến đổi chiều dày lớp đất (PT.8-3)
I - - Hệ số ảnh hưởng (PT.8-30)
L L m Chiều dài móng (PT.8-23)
LIR - - Tỷ số gia tăng lực (PT.8-20)
m,n - - Các tỷ số giữa bề rộng móng và chiều sâu (PT.8-28
và PT.8-29)
mv M-1LT2 (kPa)-1 Hệ số biến đổi thể tích (PT.8-6)
NB - - Nhân tố ảnh hưởng (PT.8-25)
Nw - - Nhân tố ảnh hưởng (PT.8-34)
OCR - - Hệ số quá cố kết (PT.8-2)
P MT-2 kN/m Tải trọng đường (PT.8-26)
-2
Q MLT kN Lực hoặc tải trọng (PT.8-24)
-1 -2
q0 ML T kPa Ứng suất trên mặt hay áp suất đáy móng (PT.8-27)
r L m Khoảng cách ngang từ điểm đặt lực đến điểm đang
xét (PT.8-24)
s L m Độ lún (PT.8-4)
sc L m Độ lún cố kết (PT.8-1)
si L m Độ lún tức thời (PT.8-1)
ss L m Biến dạng từ biến (PT.8-1)
st L m Độ lún tổng (PT.8-1)
u ML-1T-2 kPa Áp lực nước lỗ rỗng thủy tĩnh hay ban đầu
uo ML-1T-2 kPa Áp lực thuỷ tĩnh
z L m Chiều sâu
єh - (%) Biến dạng ngang tương đối (PT.8-33)
єv - (%) Biến dạng đứng tương đối (PT.8-3)
ν - - Hệ số Poát-xông (PT.8-33)
σo ML-1T-2 kPa Ứng suất tiếp xúc hay áp suất đáy móng (PT.8-22)
σ'vc ML-1T-2 kPa Ứng suất cố kết hiệu quả theo phương đứng
-1 -2
σ'p ML T kPa Ứng suất cố kết trước (PT.8-2) hay ứng suất hiệu quả
thẳng đứng trong quá khứ cực đại, đôi khi dùng p’c
và σ’vm
σ'vo ML-1T-2 kPa Ứng suất lớp phủ (hiệu quả) theo phương đứng
(PT.8-2)
σz ML-1T-2 kPa Ứng suất thẳng đứng tại độ sâu z (PT.8-22)
8.2 CÁC THÀNH PHẦN LÚN
Khi đất trầm tích chịu tải trọng, chẳng hạn do công trình hay do khối đắp thì biến
dạng của đất nền sẽ xuất hiện. Biến dạng tổng theo phương đứng tại bề mặt đặt tải gọi là lún.
Có thể là lún xuống bởi tải trọng gia tăng hoặc trồi lên (trương nở) do dỡ tải. Các hố móng thi
công tạm thời và các đường hầm giao thông lâu dài khi đào làm giảm ứng suất trong nền dẫn
đến phình nở hố móng. Ở chương 7 cũng đã đề cập hiện tượng lún của nền đất khi hạ thấp
mực nước ngầm do làm gia tăng ứng suất hiệu quả trong đất,. Một vấn đề nữa là lún của đất
hạt mịn thường phụ thuộc vào thời gian.
Trong thiết kế nền cho các công trình xây dựng, thường quan tâm đến độ lún là bao
nhiêu và lún diễn ra trong bao lâu. Lún quá lớn sẽ dẫn đến phá huỷ từng bộ phận của công
trình hoặc là phá huỷ toàn bộ công trình, đặc biệt là trong trường hợp lún diễn ra nhanh. Độ
lún tổng, st, của đất chịu tải trọng gồm 3 thành phần, có thể viết:

st = si + sc + s s
Trong đó si = Độ lún tức thời
Sc = độ lún cố kết
Ss = độ lún từ biến
Độ lún tức thời mặc dù không thực sự là đàn hồi nhưng người ta thường đánh giá
bằng lý thuyết đàn hồi. Phương trình thiết lập tính độ lún này dựa trên nguyên lý tương tự
như một cột chịu tải trọng dọc trục P, khi đó biến dạng sẽ bằng PL/AE. Tuy nhiên, với nền
móng thì tải trọng thường là ba hướng gây nên biến dạng của đất nền. Vấn đề nảy sinh liên
quan đến việc đánh giá mô-dun biến dạng và thể tích của đất khi chịu ứng suất. Lún tưc thời
thường phải xem xét khi tính toán thiết kế móng nông, quy trình xử lý các vấn đề này có thể
tìm tham khảo ở những sách giáo khoa về kỹ thuật nền móng.
Lún cố kết là quá trình phụ thuộc thời gian, xuất hiện trong các loại đất hạt mịn bão
hoà nước, những loại đất này có hệ số thấm nhỏ. Tốc độ lún phụ thuộc vào tốc đọ thoát nước
lỗ rỗng trong đất. Lún từ biến hay còn gọi là lún thứ cấp cũng phụ thuộc vào thời gian, xuất
hiện dưới tác dụng của ứng suất hiệu quả không thay đổi và cũng không có sự thay đổi về áp
lực nước trong lỗ rỗng. Các tính toán về lún được trình bày ở chương này, độ cố kết theo thời
gian và lún từ biến đề cập ở chương 9

8.3 TÍNH NÉN LÚN(ÉP CO) CỦA CÁC LOẠI ĐẤT


Giả thiết lúc này là biến dạng của lớp đất chịu nén chỉ theo một hướng, như trường
hợp biến dạng gây ra bởi một khối đắp trên một vùng đất rộng. Sau đó sẽ bàn đến quá trình
biến dạng do kết cấu công trình có tải trọng tác dụng trên kích thước hữu hạn gây ra.
Khi chịu tải trọng, đất bị ép co bởi:
1. Biến dạng của các hạt đất
2. Nước và khí trong lỗ rỗng của đất bị ép co
3. Nước và khí bị ép thoát ra khỏi lỗ rỗng
Dưới tác dụng của tải trọng thực tế, độ ép co của bản thân các hạt khoáng vật là rất
nhỏ và thường bỏ qua. Thông thường, những loại đất có tính nén lún thường nằm dưới mực
nước ngầm và được coi là bão hoà hoàn toàn. Trong phần lớn các bài toán tính lún vẫn giả
thiết độ bão hoà là 100%. Tính nén lún của nước trong lỗ rỗng cũng được bỏ qua, vì thế mà
yếu tố cuối cùng dẫn đến sự thay đổi thể tích của đất trầm tích chính là sự thoát nước lỗ rỗng
ở trong đất. Khi nước trong đất thoát ra thì các bản thân các hạt đất tự xắp xếp lại đến vị trí
ổn định hơn và khối đất trở nên chặt hơn. Khi thể tích đất giảm thì sẽ dẫn đến lún bề mặt nền.
Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào tính thấm nước của đất. Sự xắp xếp lại
các hạt đất và sự ép co của đất diễn ra như thế nào phụ thuộc vào độ cứng của khung cốt đất
và là hàm của kết cấu đất. Kết cấu đất đã được nêu ở chương 4, phụ thuộc vào lịch sử địa
chất và trầm tích của đất.
Xét trường hợp các vật liệu thô khi bị ép co theo một hướng. Đường cong ở hình 8.1a
biểu thị quan hệ ứng suất biến dạng điển hình của đất cát khi ép co. Hình 8-1b biểu thị quan
hệ giữa hệ số rỗng và tải trọng cũng của loại đất này. Lưu ý đồ thị này có thể quay đi 90o nếu
vẽ quan hệ e~σv. Hình 8-1c biểu thị quan hệ giữa ép co của đất và thời gian, chú ý là sự ép co
xảy ra nhanh như thế nào. Biến dạng diễn ra trong thời gian rất ngắn bởi vì đất thí nghiệm là
đất hạt thô thoát nước tốt. Nước và khí dễ dàng thoát ra khỏi lỗ rỗng của đất. Trong thực tế,
với đất cát thì quá trình ép co xảy ra ngay trong khi xây dựng và phần lớn quá trình lún kết
thúc sau khi xây dựng xong công trình. Tuy nhiên, sự lún diễn ra nhanh, thậm chí độ lún tổng
khá nhỏ của các lớp đất hạt thô có thể sẽ bất lợi cho công trình đặc biệt nhạy cảm với sự lún
diễn ra nhanh. Độ lún của đất hạt thô được đánh giá bằng phương trình 8-1 và bỏ qua thành
phần sc và ss. Các phân tích chi tiết về vấn đề này sẽ được trình bày ở các sách về kỹ thuật
nền móng.
Khi đất sét chịu tải trọng, vì khả năng thoát nước trong đất sét khá nhỏ, nên quá trình
ép co của đất sét được đánh giá bằng tốc độ thoát nước khỏi lỗ rỗng của đất. Quá trình này
gọi là quá trình cố kết và là quan hệ ứng suất-biến dạng-thời gian. Quá trình lún có thể kéo
dài hàng tháng, hàng năm thậm chí hàng thế kỷ. Đây là sự khác biệt cơ bản và duy nhất giữa
quá trình lún đất rời và cố kết của đất dính. Quá trình lún của đất cát xảy ra tức thì, trong khi
đó quá trình cố kết của đất sét phụ thuộc vào thời gian. Sự khác nhau về tốc độ lún phụ thuộc
vào sự khác nhau về hệ số thấm của đất.
Hình 8-1: Các đường cong quan hệ ứng suất - biến dạng và ứng suất-thời gian của một số
loại cát điển hình: a) Quan hệ ứng suất-biến dạng; b) Hệ số rỗng với tải trọng; c) Quan hệ độ ép co
theo thời gian. (theo Taylor,1948).
Hình 8-2. Mô phỏng lò xo dùng cho cố kết

Cố kết của đất sét được giải thích dễ dàng bằng mô hình lò xo ở hình 8-2. Một pít-
tông P gia tải lực đứng và nén một lò xo đặt trong một bình đựng đầy nước. Trong đó lò xo
tượng trưng cho cốt đất, nước trong bình tượng trưng cho nước trong lỗ rỗng của đất. Van V
đặt trên đỉnh Pít-tông tượng trưng cho kích thước lỗ rỗng của đất. Cân bằng áp lực xảy ra khi
van V mở nhưng không có nước thoát ra ngoài. Tình huống này mô phỏng trường hợp một
lớp đất bên dưới cân bằng với trọng lượng các lớp đất phía trên nó (lớp phủ). Người ta lắp
một đồng hồ đo áp lực để xác định áp lực thủy tĩnh uo tại vị trí đặc biệt này trong đất. Khi lớp
đất bị gia tải thêm một số gia ∆σ, hình 8-2b, tại thời điểm ban đầu của quá trình cố kết, giả sử
van V chưa kịp mở thì toàn bộ tải trọng truyền cho nước trong bình. Vì nước không chịu nén
và van V đóng vì vậy nước trong bình chưa thể thoát ra, lúc này chưa có sự chuyển động của
pít-tông, và đồng hồ đo chỉ ∆u=∆σ (Hình 8-2b). Áp lực nước lỗ rỗng ∆u được gọi là áp lực
thuỷ tĩnh dư vì nó là sự gia tăng của áp lực thuỷ tĩnh ban đầu uo.
Để mô phỏng đất dính hạt mịn với tính thấm nước kém của nó, mở van V và cho
nước thoát dần dần ra khỏi bình dưới áp lực dư ban đầu ∆u gây ra. Theo thời gian, nước thoát
dần ra, áp lực nước giảm và tải trọng ∆σ chuyển dần sang lò xo, lò xo bị nén lại do tải trọng
cuối cùng. Khi đã đạt cân bằng (hình 8-2c) không có nước thoát ra thêm nữa, áp lực nước lỗ
rỗng lại đạt trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh và lò xo đạt trạng thái cân bằng với tải trọng tác
dụng σ v + ∆σ .

Mặc dù mô hình khá thô, nhưng quá trình đã mô phỏng được những gì xảy ra với đất
dính ở hiện trường và ở trong phòng khi chịu tải trọng. Lúc đầu, tải trọng ngoài truyền toàn
bộ thành nước lỗ rỗng dư hoặc áp lực thuỷ tĩnh dư. Vì thế tại thời điểm ban đầu không có sự
thay đổi về ứng suất hiệu quả trong đất. Dần dần nước thoát ra dưới tác dụng của chênh lệch
áp lực, cốt đất bị nén lại và tiếp nhận tải trọng, ứng suất hiệu quả tăng lên. Quá trình nén của
lò xo mô phỏng quá trình nén của cốt đất. Cuối cùng áp lực thuỷ tĩnh dư sẽ bằng không và áp
lực nước lỗ rỗng lại trở lại áp lực thủy tĩnh như khi chưa tác dụng tải trọng.

8.4 THÍ NGHIỆM NÉN KHÔNG NỞ HÔNG VÀ THÍ NGHIỆM CỐ


KẾT
Khi các lớp đất chịu tải trọng thẳng đứng tác dụng trên diện rộng, quá trình ép co
được giả thiết theo một hướng. Để mô phỏng ép co một hướng trong phòng thí nghiệm,
thường nén mẫu đất bằng thiết bị nén không nở hông hay nén cố kết. Các chi tiết cơ bản của
hai dạng thiết bị nén không nở hông được thể hiện ở hình 8-3.

Hình 8-3 Sơ đồ thiết bị thí nghiệm nén không nở hông (a) hộp nén nổi (b) hộp nén cố đinh
(theo Hội các kĩ sư quân đội Mỹ).
Một mẫu đất nguyên dạng, đại biểu cho một phân tố đất bị nén ở trong nền, được cắt
gọt tạo mẫu cNn thận và đặt vào hộp nén. Hộp nén thành cứng không cho phép biến dạng
ngang xảy ra. Trên và dưới mẫu đất có lót đá thấm để khi chịu nén thì nước thoát ra. Đá thấm
thường làm bằng các khoáng chất corundum được nung kết hoặc đồng xốp. Thông thường đá
thấm ở đỉnh mẫu có đường kính nhỏ hơn đường kính của hộp nén cứng khoảng 0.5 mm, để
nó không thể kéo lôi dọc theo thành khi tải trọng tác dụng. Tỷ số giữa đường kính và chiều
cao mẫu trong khoảng từ 2.5 đến 5 và các đường kính này thường phụ thuộc vào đường kính
của mẫu nguyên dạng khi thí nghiệm. Sẽ có phá hoại do cắt gọt nhiều hơn khi tỷ số này lớn
hơn, mặt khác mẫu cao hơn thì có ma sát lớn hơn. Cũng có biện pháp làm giảm ma sát thành
bằng cách dùng hộp nén bằng sứ hoặc các chất bôi trơn xung quanh.
Ở thí nghiệm hộp nén nổi (hình 8-3a) quá trình nén-ép co diễn ra ở cả hai mặt mẫu thí
nghiệm. Có thể thấy (Lambe, 1951) rằng ma sát hộp nén ở thí nghiệm này nhỏ hơn ở thí
nghiệm hộp nén cố định (hình 8-3b), ở hộp nén cố định đất chỉ chuyển vị xuống. Ưu điểm cơ
bản của thí nghiệm hộp nén cố định là nước thoát ra tại đá thấm ở đáy nên có thể đo đạc hoặc
các điều khiển khác. Bằng cách này có thể tiến hành thí nghiệm thấm bằng hộp nén.
Để thiết lập quan hệ giữa tải trọng và biến dạng ở các mẫu thí nghiệm, trong quá trình
thí nghiệm cố kết, tải trọng tác dụng cũng như biến dạng của mẫu phải được đo đạc cNn thận.
Tất nhiên ứng suất phải tính bằng cách chia tải trọng tác dụng cho diện tích của mẫu. Tải
trọng tác dụng lên mẫu tăng dần từng cấp, có thể tăng tải bằng hệ thống tay đòn cơ học hoặc
bằng khí nén. Với mỗi cấp tải trọng tác dụng, chờ cho mẫu đất lún ổn định và áp lực nước lỗ
rỗng dư trong mẫu xấp xỉ về không. Trạng thái ứng suất cuối cùng hay trạng thái ứng suất
cân bằng được gọi là ứng suất hiệu quả. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi đủ được
điểm dữ liệu để thể hiện đường cong quan hệ ứng suất biến dạng.
Mục tiêu của thí nghiệm cố kết là mô phỏng sự ép co của đất dưới tác dụng của tải
trọng ngoài đã cho. Thông số phải xác định là mô dun của đất khi nén không nở hông ( hình
8-1a). Bằng cách đánh giá các đặc trưng nén của mẫu nguyên dạng tiêu biểu, có thể dự đoán
được độ lún của các lớp đất ở hiện trường.
Có một số phương pháp biểu diễn dữ liệu tải trọng-biến dạng và hai phương pháp
được thể hiện ở hình 8-4. Một cách thể hiện quan hệ giữa phần trăm cố kết hoặc biến dạng
đứng với ứng suất cố kết hiệu quả σ’vc. (Ký hiệu viết dưới vc có nghĩa là cố kết theo phương
đứng và dấu phNy có nghĩa là ứng suất hiệu quả). Một cách khác thể hiện quan hệ giữa hệ số
rỗng và ứng suất cố kết hiệu quả. Cả hai đồ thị này đều cho thấy đất là vật liệu cứng biến
dạng, có nghĩa là giá trị mô dun tăng (tức thời) khi ứng suất tăng.
Vì quan hệ ứng suất-biến dạng thể hiện ở hình 8-4 là hoàn toàn phi tuyến, nên còn có
nhiều cách thể hiện kết quả thí nghiệm cố kết như được biểu thị ở hình 8-5. Dữ liệu thể hiện
ở hình 8-4 nay biểu thị theo quan hệ giữa phần trăm cố kết (hoặc biến dạng đứng) và hệ số
rỗng với loga của ứng suất cố kết hiệu quả. Có thể thấy cả hai đồ thị đều có hai đoạn gần như
thẳng nối tiếp với đường cong chuyển tiếp trơn. Ứng suất tại điểm chuyển tiếp hay là điểm
gãy xuất hiện ở đường cong thể hiện ở hình 8-5 đã chỉ ra giá trị ứng suất lớp phủ thẳng đứng
lớn nhất mà mẫu đất này đã chịu trong quá khứ. Giá trị này rất quan trọng với kỹ sư địa kỹ
thuật và được hiểu là giá trị ứng suất cố kết trước σ’p. Đôi khi cũng dùng ký hiệu p’c hay
σ’vm, chữ m viết dưới biểu thị áp lực quá khứ lớn nhất.
Hình 8-4 Hai cách thể hiện dữ liệu thí nghiệm cố kết:
a) phần trăm cố kết (hay biến dạng) với ứng suất hiệu quả; b) Hệ số rỗng với ứng suất hiệu
quả. Thí nghiệm với đất bùn tại vịnh San Francisco ở độ sâu -7.3m
Hình 8-5 Thể hiện dữ liệu thí nghiệm cố kết: a) Phần trăm cố kết (hay biến dạng) với log ứng
suất hiệu quả; (b) hệ số rỗng với log ứng suất hiệu quả ( cùng số liệu với hình 8-4)
8.5 ÁP LỰC CỐ KẾT TRƯỚC; CỐ KẾT BÌNH THƯỜNG, QUÁ CỐ
KẾT; CHƯA CỐ KẾT
Khi nói, đất có “kí ức”, có nghĩa là ứng suất tác dụng và những biến đổi khác diễn ra
trong lịch sử hình thành đều được đất lưu giữ trong kết cấu của nó (Casagrande,1932c). Khi
một mẫu đất hay đất trầm tích ở hiện trường chịu tải trọng ở mức lớn hơn tải trọng mà nó đã
từng chịu trong quá khứ thì kết cấu của nó không thể chịu được lâu hơn sự gia tăng thêm tải
trọng và kết cấu bắt đầu bị phá vỡ. Phụ thuộc vào loại đất và lịch sử địa chất, quá trình phá
vỡ này tạo ra sự khác nhau khá nhiều ở độ dốc của hai đoạn trên đường cong cố kết. Nói cách
khác,vùng chuyển tiếp có thể nhỏ và các loại đất như thế rất nhạy với cả những thay đổi nhỏ
của ứng suất tác dụng. Với các loại đất có độ nhạy kém, ví dụ đất bụi, thì không thể xác định
được điểm gãy trên đường cong cố kết bởi vì kết cấu đất thay đổi dần dần và có sự điều chỉnh
khi chịu tải tăng dần. Đoạn thẳng đầu của đường cong e-log p được gọi là đoạn cong cố kết
lại, đoạn sau điểm gãy trên đường cong gọi là đoạn nén nguyên sơ (hình 8-5b). Tên gọi sau
ám chỉ đất chưa bao giờ trước đây chịu tải trọng lớn hơn ứng suất cố kết trước.
Có thể nói rằng đất cố kết bình thường khi áp lực cố kết trước σ’p bằng áp lực lớp phủ
thẳng đứng hiện tại σ’vo. Loại đất nào mà áp lực cố kết trước lớn hơn áp lực lớp phủ hiện tại
(σ’p > σ’v0) thì được gọi là đất quá cố kết hay là đất cố kết trước. Cần phải đánh giá tỷ số quá
cố kết, OCR, là tỷ số giữa ứng suất cố kết trước và ứng suất nén hiệu quả theo phương đứng
hiện tại:

σ p'
OCR = (8-2)
σ vo'
Đất cố kết bình thường có OCR=1, đất có OCR>1 là đất quá cố kết, tương tự như vậy
có thể xác định OCR<1 là trường hợp đất chưa cố kết. Chưa cố kết có thể xảy ra, ví dụ những
loại đất mới trầm tích gần đây do các hoạt động địa chất hay do con người tạo nên. Trong
điều kiện này, lớp đất sét chưa thể cân bằng ổn định dưới trọng lượng của lớp phủ. Nếu áp
lực nước lỗ rỗng đo được trong điều kiện chưa cố kết thì sẽ là áp lực thuỷ tĩnh dư.
Đất có thể quá cố kết do nhiều nguyên nhân: do thay đổi ứng suất tổng hay thay đổi
áp lực nước lỗ rỗng, cả hai sự thay đổi này đều dẫn đến thay đổi ứng suất hiệu quả. Ví dụ lớp
đất trầm tích bị xói mòn sau đó làm giảm đi ứng suất tổng thì lớp đất nằm dưới sẽ bị quá cố
kết. Sự hoá khô lớp đất phía trên cũng là nguyên nhân quá cố kết của lớp đất phía dưới. Đôi
khi sự gia tăng σ’p do thay đổi cấu trúc của đất và sự thay đổi môt trường hoá học của đất
trầm tích. Bảng 8-1 liệt kê một số cơ chế dẫn đến quá cố kết của đất.
Xác định áp lực quá cố kết như thế nào? Người ta đưa ra một số phương pháp để xác
định giá trị σ’p. Phương pháp phổ biến nhất là phương pháp của Casagrande (1936b) được thể
hiện ở hình 8.6. Hình này biểu thị quan hệ giữa hệ số rỗng và log áp lực nén của đất sét.
Phương pháp này cũng dùng cho các đường cong quan hệ єv~log σ’vc.
Bảng 8-1 Các cơ chế gây ra đất quá cố kết*

Cơ chế Ghi chú và các tham khảo


Thay đổi ứng suất tổng do: Do xói mòn địa chất hoặc do con người đào bỏ
+ Dời chuyển lớp phủ
+ Công trình xây dựng trước đó
+ Đất bị đóng băng
Thay đổi áp lực nước lỗ rỗng do:
+ Thay đổi cao trình mực nước ngầm Keney(1964) nêu sự thay đổi mực nước biển
+ Áp lực nước có áp Phổ biến ở những vùng đóng băng
+ Bơm hút sâu, dòng chảy qua đường hầm Phổ biến ở các vùng đô thị
+ Sự khô nẻ bề mặt Có thể xuất hiện trong quá trình lắng đọng
+ Sự khô nẻ do cây trồng Có thể xuất hiện trong quá trình lắng đọng
Sự thay đổi cấu trúc của đất do:
Nén thứ cấp** Raju (1956)
Leonards và Ramiah (1959)
Leonards và Altschaeffl (1964)
Bjerrum (1967,1972)
Sự thay đổi môi truờng chẳng hạn như độ Lambe (1958a,b)
pH, nhiệt độ, nhiễm mặn
Sự biến đổi hoá học do phong hoá, sự kết Bjerrum (1967)
tủa, chất đông kết, trao đổi ion
Thay đổi tốc độ biến dạng khi chịu tải Lowe (1974)
trọng***
*Theo Brumund, Jonas, và Ladd (1976)
** Độ lớn của tỷ số σ’p/σ’vo liên quan đến nén thứ cấp của đất sét trầm tích có tính
dẻo cao trong khoảng từ 1.9 hoặc cao hơn
***Các nghiên cứu chi tiết hơn cần xác định được khi nào cơ chế này diễn ra ở nén
thứ cấp
Hình 8-6 Phương pháp Casagrande(1936b) xác định ứng suất quá cố kết, trên đồ thị chỉ ra
được trị số nhỏ nhất, có thể xảy ra nhất và lớn nhất có thể của ứng suất cố kết trước.

Các bước thao tác của Casagrande như sau:


1. Chọn bằng mắt một điểm có bán kính cong nhỏ nhất (hoặc cong nhất) của đường
cong cố kết (Điểm A trên hình 8-6).
2. Từ điểm A kẻ đường nằm ngang.
3. Từ điểm A kẻ đường tiếp tuyến với đường cong cố kết
4. Kẻ đường phân giác của góc được tạo bởi bước 2 và 3
5. Kéo dài đoạn đường thẳng của đường cong nén nguyên sơ cho đến khi cắt đường
phân giác đã tạo ở bước 4. Giao điểm này cho ta trị số ứng suất cố kết trước (
Điểm B trên hình 8-6)
Còn có một phương pháp đơn giản hơn để đánh giá trị số ứng suất cố kết trước được
một số kỹ sư sử dụng. Kéo dài hai đoạn thẳng của đường cong cố kết, điểm giao nhau của
chúng áp lực cố kết trước “có thể đúng nhất” (Điểm C trên hình 8-6). Nếu để ý trên hình 8-6
thì trị số lớn nhất σ’p có thể sẽ là giá trị tại điểm D, trị số nhỏ nhất σ’p có thể là trị số tại điểm
E là giao điểm của đường cong nén nguyên sơ với đường nằm ngang kẻ từ trị số eo.
Tại sao các bước vẽ đồ giải như trên lại dự đoán được áp lực cố kết trước. Để biết lý
do, hãy theo dõi lịch sử ứng suất- biến dạng của đất sét trầm tích trong các giai đoạn từ trầm
tích, lấy mẫu và cuối cùng là rỡ tải trong phòng thí nghiệm bởi thí nghiệm cố kết. Quá trình
này được thể hiện ở hình 8-7. Đường OA biểu thị quan hệ giữa hệ số rỗng và log ứng suất
hiệu quả của một phân tố cụ thể trong đất trong quá trình trầm tích. Trong trường hợp này,
các vật liệu bổ xung sẽ nằm bên trên phân tố đất đang xét và quá trình cố kết hướng tới điểm
A. Điểm này thể hiện các tọa độ e~log σ’vc ở hiện trường của phần tử sét cố kết bình thường.
Khi khoan và lấy mẫu đất thì ứng suất lớp trước được loại bỏ khi tháo mẫu và mẫu đất hồi
phục hay nở theo đường cong đứt AB. Khi mẫu được chuyển từ ống mẫu vào hộp nén thì và
nén lại ở thí nghiệm cố kết thì nhận được kết quả đường cong nén lại BC( đường liền nét).
Xung quanh điểm C cấu trúc đất bắt đầu bị phá hoại, và nếu tiếp tục tăng tải trọng nén thì
nhận được đường cong nén nguyên sơ CD. Cuối cùng thì đường cong nén tại hiện trường
OAD và đường cong nén trong phòng BCD sẽ hội tụ vượt quá điểm D. Nếu dùng phương
pháp Casagrande trên đường cong trên hình 8-7 sẽ tìm được áp lực nén trước có thể đúng
nhất xảy ra (most probable preconsolidation stress) lân cận điểm A của đồ thị. Đó là áp lực
quá khứ lớn nhất thực. Quan sát tất cả các bước mà Casagrande đã thực hiện để xác định áp
lực nén trước. Nếu việc lấy mẫu kém (đường gạch dài) và sự phá hỏng cơ học kết cấu mẫu thí
nghiệm, có thể sẽ nhận được đường nén lại BC’D trong thí nghiệm nén một hướng cố kết.
Chú ý với đường cong xáo trộn, có thể sẽ không tìm được ứng suất cố kết trước nếu sự phá
hỏng cơ học với mẫu là đáng kể; đường cong nén lại sẽ di chuyển từ điểm A theo hướng mũi
tên. Áp lực cố kết trước sẽ rất khó xác định khi có sự xáo trộn mẫu xảy ra.
Trong thí nghiệm cố kết, sau khi đã đạt trị số ứng suất lớn nhất, mẫu đất được gỡ tải
trở dần về không( đường cong từ điểm D đến điểm E trên hình 8-7). Quá trình này cho phép
xác định hệ số rỗng cuối cùng nếu cần để vẽ toàn bộ đường cong quan hệ e~log σ’vc . Đôi khi
tải trọng nén lặp lại theo chu kỳ, cho kết quả như đường cong E-F ở hình 8-7. Nếu chỉ với
đường cong nén cố kết lại ban đầu BCD, đường cong gia tải này cuối cùng sẽ gặp lại đường
nén nguyên sơ OAD.
Hình 8-7: Đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng và log tải trọng mô tả quá trình trầm tích,
lấy mẫu (giảm tải) và cố kết lại trong thiết bị thí nghiệm cố kết.
---

VÍ DỤ 8.1
Cho kết quả thí nghiệm cố kết trong phòng ở hình 8.7. Yêu cầu, với đường cong nén
BCD trong phòng thí nghiệm, xác định: (a) ứng suất cố kết trước theo phương pháp của
Casagrande; (b) giá trị nhỏ nhất và lớn nhất có thể có của trị số ứng suất này; (c) trị số OCR
nếu ứng suất lớp phủ hiệu quả tại hiện trường là 80 kPa.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


PHÒNG ĐẠO TÀO VÀ SAU ĐẠI HỌC
LỚP CAO HỌC 17C2
Tài liệu học tập của lớp 17c2- không phổ biến
Bài giải:
a) Theo từng bước xác định ứng suất cố kết trước của Casagrande như hình 8.6 đã
trình bày. Xác định được σ ,p = 130 kPa.

b) Giả thiết eo=0.84, trị số nhỏ nhất σ ,p = 90 kPa, và trị số lớn nhất có thể là σ ,p =
200 kPa.
Dùng phương trình 8.2

σ p, 130
OCR = , = = 1.6
σ vo 80

Bởi vì các giá trị σ ,p và σ vo, chỉ xác định gần đúng nên trị số OCR chỉ lấy một số
hạng sau dấu phNy.

8.6 ỨNG XỬ CỐ KẾT CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TỰ NHIÊN


Các đường cong cố kết của nhiều loại đất được biểu thị từ hình 8.8a đến 8.8j. Nên
làm quen dần với dạng chung của các đường cong này, đặc biệt ở gần ứng suất cố kết trước
cho các loại đất khác nhau. Đồng thời cũng phải nghiên cứu độ nén tổng ∆e cũng như độ dốc
của các đường cong khác nhau.
Kết quả thí nghiệm ở hình 8.8a là điển hình cho các loại đất ở vùng hạ lưu sông
Mississipi gần Baton Rouge, Louisiana. Những loại đất này chủ yếu là bụi, bụi cát lẫn các
tầng sét. Đây là những loại đất quá cố kết nhẹ do các chu kỳ ướt, khô trong quá trình trầm
tích (theo Kaufman và Sherman, 1964). Hình 8.8b và 8.8c biểu thị kết quả thí nghiệm cho
loại đất sét quá cố kết nặng.
Mẫu Cao Loại đất Giới hạn Atterberg Wn eo σ vo, σ ,p Cc
số trình LL PL PI (%)
lấy (kPa) (kPa)
mẫu
8 -8.8 CL-sét mềm 41 24 17 34.0 0.94 160 200 0.34
9 -9.8 CL-sét cứng 50 23 27 36.4 1.00 170 250 0.44
10 -17.1 ML-Cát bụi 31 25 6 29.8 0.83 230 350 0.16
11 -20.1 CH-sét mềm 81 25 56 50.6 1.35 280 350 0.84
12 -23.2 SP-cát Không có tính dẻo 27.8 0.83 320 - -
13 -26.2 CH sét/bụi 71 28 43 43.3 1.17 340 290 0.52
Hình 8.8(a) Các loại đất sét và bụi gần như cố kết bình thường (theo Kaufman và
Sherman,1964).
Hình 8.8(b) Đất sét tảng quá cố kết (theo MacDonald và Sauer,1970)
Hình 8.8(c) Đất sét tảng quá cố kết, ảnh hưởng của các cách lấy mẫu khác nhau
(theo Soderman và Kim,1970)
Hình 8.8(d) Sét Leda (theo Quiley và Thompson,1966)

Lưu ý các loại đất tảng băng tích nén trước ở Canada cho ở hình 8.8(b) có hệ số rỗng
rất thấp (theo MacDonald và Sauer,1970). Các ảnh hưởng về xáo trộn mẫu với đất sét tảng
được thể hiện ở hình 8.8(c). Đường cong cố kết có xu hướng đi xuống về bên trái (xem hình
8.7) khi mức độ xáo trộn tăng lên (theo Soderman và Kim,1970).
Các đường cong nén của một số loại đất sét khác ở Canada, một loại sét biển nhạy
gọi là sét Laurential hay sét Leda được thể hiện ở hình 8.8d (theo Quiley và Thompson,1966)
cho cả đường cong mẫu nguyên dạng và đường cong mẫu chế bị. Điểm gãy rõ rệt của đường
cong mẫu nguyên dạng khi đạt đến trị số ứng suất cố kết trước là đặc trưng của đất sét có tính
nhạy cao. Lúc đầu đường cong nén rất xoải, gần như nằm ngang, nhưng khi đạt đến giới hạn
hay đến trị số ứng suất nén trước thì đường cong nén gãy đột ngột và biến thiên độ rỗng trên
đường cong giảm nhanh.
Hình 8.8e biểu thị các đặc tính cố kết của sét ở thành phố Mêxicô (Rutledge,1944).
Loại trầm tích này không thực sự là sét nhưng thành phần của nó cơ bản bao gồm vụn hoá
thạch và tảo silic. Cấu trúc rỗng của hoá thạch dẫn đến hệ số rỗng của đất rất cao, độ Nm tự
nhiên và tính nén lún lớn. Trước kia người ta đã nghĩ rằng, đất sét ở thành phố Mêxicô phần
lớn là tro núi lửa bị phong hoá thành khoáng chất alofan (chương 4) bởi vì nó không định
hình theo tia X. Lưu ý rằng đất sét ở thành phố Mêxicô có hệ số rỗng rất cao.
Hình 8.8(e) Sét ở thành phố Mê-xi-cô (theo Rutledge,1944)
Hình 8.8(f) Sét băng tích ở Chicago và Ấn độ (theo Rutledge,1944)
Hình 8.8(g) Các loại sét trương nở ở Texas (theo Dawson,1944)

Cũng thấy là sự gia tăng tính nén lún rõ rệt chỉ khi áp lực nén đạt trị số ứng suất cố
kết trước. Có thể cho rằng việc chế bị gần như đã làm mất ảnh hưởng của áp lực nén trước
(xem đường cong nét đứt).
Hình 8.8(f) biểu thị các đường cong cố kết cho hai loại đất băng tích hồ điển hình
(theo Rutledge,1964). Cả hai loại sét này gần như là bụi và có hệ số rỗng hiện trường và độ
Nm tự nhiên khá nhỏ so với sét Leda hay sét ở thành phố Mêxicô.
Những loại sét có tính trương nở cao ở Tây Nam nước Mỹ có các đường cong nén
được thể hiện ở hình 8.8g. Cả hai thí nghiệm đều bắt đầu với cùng độ Nm và hệ số rỗng. Sau
đó mẫu 1 được tăng tải liên tục theo cách thông thường. Mẫu 2 được thí nghiệm với sự gia tải
– dỡ tải lặp lại theo chu kỳ. Lưu ý độ nở và thí nghiệm chu kỳ(2) đã có những đặc cơ bản như
thí nghiệm thông thường như thế nào. Những biến đổi này có thể đã xuất hiện bởi vì các mẫu
đã có quá trình lâu dài ảnh hưởng bởi thay đổi độ Nm. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến
những loại đất này rất quá cố kết (xem chương 6 và bảng 8-1)
Các đường cong cố kết của những loại đất bụi hoàng thổ được thể hiện ở hình 8.8h.
Hình 1 của Clevenger(1958) thể hiện quan hệ giữa khối lượng riêng khô và tải trọng nén tác
dụng (số học) cho mẫu đất có khối lượng riêng ban đầu thấp và cao.
Hình 8.8h Các loại đất hoàng thổ lấy từ đồng bằng sông Missouri, thể hiện ảnh hưởng của độ
ướt ban đầu đến cố kết. Lưu ý độ giảm mạnh của hệ số rỗng khi đất có độ 3m tự nhiên thấp trở nên
ướt hơn (theo Clevenger,1958)
Hình 8.8i: Đất bụi ở Newfoudland (theo Taylor,1948)

Hình 8.8j: Đất bùn ở Newfoudland (theo Taylor,1948)


Hình thứ 2 có cùng số liệu để vẽ đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng e và log σ vc, .
Chú ý những diễn biến khi các mẫu được Nm trước. Ở trạng thái ban đầu, đất hoàng thổ có
đặc tính điển hình là bão hoà một phần. Khi bị ngập nước thì sẽ diễn ra sự phá huỷ kết cấu
đất. Điều kiện này được thể hiện ở đường cong nét đứt trên hình 8.8h. Lượng sụt lở cho đất
Nm, như đã thấy, phụ thuộc hoàn toàn và khối lượng riêng ban đầu. Nếu không có sự bổ xung
thêm nước thì dạng đường cong cố kết sẽ tương tự dạng đường cong bên trên. Đôi khi đất
hoàng thổ được làm Nm trước có thể giảm độ lún sau khi xây dựng công trình.
Đăc tính cố kết của một số đất bụi nguyên dạng khác được thể hiện ở hình 8.8i.
Không thấy có điểm gãy ở đường cong nén, đây là đặc tính điển hình của một số đất bụi, vì
vậy trong thực tế rất khó xác định ứng suất cố kết trước của những loại đất này.
Ngoài loại sét ở thành phố Mê-xi-cô thì than bùn và các đất hữu cơ cao khác cũng có
hệ số rỗng ban đầu và độ Nm tự nhiên rất cao. Hệ số rỗng rất cao và đường cong nén lún
hướng phần lõm lên trên là đặc trưng điển hình của than bùn-như thể hiện ở hình 8.8j. Giống
như đất bụi, việc xác định ứng suất cố kết trước khó khăn.

8.7 TÍNH TOÁN LÚN


Tính toán lún như thế nào? Hình 8.9 thể hiện một lớp đất có chiều dày H bao gồm cả
phần hạt đất và phần rỗng được thể hiện ở hình giữa. Từ quan hệ pha ở chương 2, có thể giả
thiết thể tích của phần hạt là Vs bằng 1, vì thế thể tích phần rỗng là eo và là hệ số rỗng ban
đầu hay nguyên thủy. Sau khi kết thúc cố kết, mẫu đất có hình dạng như hình bên phải của
hình 8.9. Tất nhiên thể tích phần hạt rắn vẫn giữ nguyên không đổi, nhưng thể tích phần rỗng
giảm đi một lượng ∆e. Như đã biết, biến dạng tuyến tính được định nghĩa là tỷ số giữa thay
đổi chiều dài với chiều dài ban đầu. Tương tự như vậy, có thể xác định biến dạng đứng của
lớp đất chính là sự thay đổi chiều cao chia cho chiều cao ban đầu của mẫu. Quan hệ giữa biến
dạng và hệ số rỗng có thể dùng hình 8.9, hay:
∆L ∆H s ∆e
εv = hay là = = (8-3)
Lo H o H o 1 + eo
Rút độ lún s từ biểu thức tính theo hệ số rỗng:
∆e
s= Ho = εvHo (8-4)
1 + eo
Hình 8.9 Tính toán lún theo sơ đồ 3 pha

Lưu ý phương trình 8.4 chỉ dựa vào quan hệ giữa các pha và ứng dụng được cho cả
đất cát và đất sét.

VÍ DỤ 8.2
Trước khi đổ khối đắp trên một diện tích rộng ở hiện trường, chiều dày của lớp đất
nền là 10 m. Hệ số rỗng ban đầu là 1.0. Một thời gian sau khi có khối đắp, xác định được hệ
số rỗng trung bình của lớp đất nén lún là 0.8. Yêu cầu đánh giá độ lún của lớp đất nền.
Bài giải:
Sử dụng phương trình 8-4
∆e 1.0 − 0.8
s= Ho = 10 =1.0 m
1 + eo 1 + 1.0
Nếu biết quan hệ giữa hệ số rỗng và ứng suất hiệu quả, có thể tính toán độ lún của lớp
đất chịu tải trọng. Tất nhiên quan hệ này phải được xác định từ thí nghiệm nén hay thí
nghiệm cố kết một hướng và đã có một vài cách hiển thị kết quả thí nghiệm. Độ dốc của
đường cong nén lún khi biểu thị kết quả thí nghiệm trên hệ trục số học được gọi là hệ số nén
lún, av và có thể viết
− de
av = (8-5a)
dσ v,
Bởi vì đường cong nén lún không phải là đường thẳng (xem hình 8.1b và 8.4b), av có
thể là hằng số chỉ trong khoảng biến thiên tải trọng nhỏ, từ σ 1' đến σ 2' hay có thể viêt

− ∆e e1 − e2
av = = (8-5b)
∆σ v, σ 2, − σ 1,

Trong đó các hệ số rỗng e1 và e2 tương ứng với các giá trị ứng suất σ 1' và σ 2'
VÍ DỤ 8.3
Cho đường cong nén lún ở hình 8.4b
Yêu cầu xác định hệ số nén lún av, cho sự gia tăng ứng suất trong khoảng tử 20 đến
40 kPa.
Bài giải
Từ hình 8.4b, xác định được hệ số rỗng tương ứng với các cấp tải trọng này là
e1=1.76 và e2=1.47. Dùng phương trình 8.5b xác định được
1.47 − 1.76
av = = -0.0145 cho mỗi kPa
40 − 20
Chú ý đơn vị của av nghịch đảo của ứng suất, 1/kPa hay m2/kN, kết quả trên cũng có
thể viết av=15 m2/N.

Khi kết quả thí nghiệm được biểu thị theo phần trăm cố kết hay biến dạng như ở hình
8.4a thì độ dốc của đường cong nén lún được gọi là hệ số thay đổi thể tích, mv, hoặc:
dε v ∆ε v a 1
mv = ,
= ,
= v = (8-6)
dσ v ∆σ v 1 + eo D
Trong đó εv là biến dạng đứng (PT.8.3) và D là mô đun ép co không nở hông. Đôi khi
ký hiệu Eoed được dùng thay cho D. Trong ép co không nở hông, εv tính bằng ∆e/(1+eo).

VÍ DỤ 8.4
Cho đường cong nén lún ở hình 8.4ª
Yêu cầu xác định:
a. Hệ số thay đổi thể tích mv trong khoảng tải trọng nén từ 20 đến 40 kPa.
b. Xác định mô dun ép co không nở hông D
Bài giải
Từ hình 8.4ª, εv tương ứng với σ v' =20 kPa là 23,7% và εv tương ứng với σ v' = 40 kPa
là 31,4%. Dùng phương trình 8.6
0.314 − 0.237
mv = =0.00385 kPa-1
40 − 20
Cũng như av đơn vị của mv nghịch đảo với đơn vị ứng suất
mô dun ép co không nở hông D là nghịch đảo của mv hoặc
D=Eoed = 260 kPa
VÍ DỤ 8.5
Từ kết quả ví dụ 8.3 và 8.4
Yêu cầu: Xác định mv = av/ (1+eo) trong khoảng tải trọng từ 20 đến 40 kPa.
Bài giải
Từ kết quả ví dụ 8.3 và 8.4, av = 0.0145 kPa-1 và mv = 0.0039 kPa-1. Từ hình 8.4b có
eo=2.6.
av 0.0145
mv = = = 0.004 ( trị số đúng là 0.0039)
1 + eo 1 + 2.6
--
Khi kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng quan hệ giữa hệ số rỗng và log, ứng suất
hiệu quả (hình 8.5b), thì độ dốc của đường cong ép co nguyên sơ được gọi là chỉ số nén Cc và
tính bằng:
− de e1 − e2 e −e
Cc = ,
= , ,
= 1 2, (8-7)
d log σ v log σ 2 − log σ 1 σ
log 2,
σ1
--
VÍ DỤ 8.6
Cho dữ liệu thí nghiệm nén cố kết ở hình 8.5b
Yêu cầu: Xác định chỉ số nén của đất bằng: (a) phương trình 8-7 và (b) bằng đồ hoạ
Bài giải
a. Đường cong nén nguyên sơ ở hình 8.5b gần như tuyến tính trong khoảng từ 10 đến
80 kPa. Có thể xác định độ dốc của đường cong từ hai điểm này. Vì vậy từ phương trình 8-7
ta có:
2.1 − 1.21
Cc = = 0.986
80
log
10
Lưu ý Cc là chỉ số không thứ nguyên
b. Để xác định chỉ số Cc bằng đồ hoạ, chú ý rằng

σ 2, 100
log ,
= log =log 10 =1
σ1 10
Vì thế nếu tìm sự khác nhau giữa các giá trị của hệ số rỗng lấy trên đường cong nén
bình thường qua 1 chu kỳ log thì sẽ tự động được giá trị Cc ( bởi vì ký hiệu ở PT 8-7 bằng 1).
Nhưng nếu xác định theo từng đoạn trên đường log thì sẽ tìm được ∆e hơi nhỏ hơn 1 và cho
một đường thẳng song song với đường có độ dốc trung bình giữa khoảng 10 dến 80 kPa. Vì
thế Cc có trị số hơi nhỏ hơn 1 như đã kiểm tra ở phần (a).

VÍ DỤ 8.7
Cho số liệu thí nghiệm cố kết như hình 8.8a
Yêu cầu: Xác định hệ số Cc của thí nghiệm 9 và 13
Bài giải
Có thể dùng cả phương trình 8-7 hoặc phương pháp đồ hoạ để giải. Với thí nghiệm 9,
dùng phương trình 8-7 có:
0.88 − 0.64
Cc = = 0.42
1500
log
400
Kết quả này gần với kết quả mà Kaufman và Sherman (1964) có được là 0.44 như đã
biểu diễn ở hình 8.8a. Bởi vì đường cong nén nguyên sơ (hay đường cong nén bình thường)
không hoàn toàn thẳng qua điểm σ ,p , vì vậy mà giá trị Cc phụ thuộc vào vị trí ta xác định độ
dốc.
Với thí nghiệm 13, xác định ∆e trong đoạn cong log chu kỳ từ 200 đến 2000 kPa, do
đó ∆e = 1.20 -0.67 = 0.53, vì thế Cc=0.53.
--
Độ dốc của đường cong nén nguyên sơ, khi kết quả thí nghiệm biểu thị bằng phần
trăm cố kết hoặc biến dạng đứng với log của ứng suất hiệu quả (hình 8.5a) được gọi là chỉ số
nén cải biến Ccε, được tính bằng:
∆ε v
C cε = (8-8)
σ,
log 2,
σ1
Đôi khi Ccε được gọi là tỷ số nén. Quan hệ giữa chỉ số nén cải biến Ccε và chỉ số nén
Cc được biểu diễn bằng:
Cc
C cε = (8-9)
1 + e0
--
VÍ DỤ 8.8
Cho số liệu cố kết ở hình 8.5a
Yêu cầu xác định chỉ số nén cải biếncủa loại đất này bằng: (a) phương trình 8.8 và (b)
bằng đồ hoạ. (c) kiểm tra Cc từ ví dụ 8.6 bằng phương trình 8-9.
Bài giải
Giải bài tập này tương tự như ví dụ 8.6
a. Coi đường cong nén nguyên sơ gần như thẳng qua hai giá trị ứng suất từ 10 đến
80 kPa. Vì thế dùng phương trình 8-8 ta có:
0.385 − 0.138
C cε = = 0.274
80
log
100
b. Xác định Ccε bằng đồ hoạ, chọn một log chu kì thích hợp bất kỳ. Trong trường
hợp này sử dụng chu kì từ 10 đến 100 kPa. Vì vậy ∆εv cho chu kỳ này sẽ là 38-
10=28%, hay là Ccε=0.28, giá trị này xấp xỉ như đã tính ở phần (a).
c. Giả thiết eo=2.6 từ hình 8.5b, dùng phương trình 8-9 ta có:
C c = C cε (1 + eo ) = 0.274(1 + 2.6) =0.985
Kiểm tra lại trị số Cc từ ví dụ 8.6.
--
VÍ DỤ 8.9
Cho số liệu thí nghiệm quan hệ giữa hệ số rỗng và log áp lực hiệu quả như hình vẽ
bài tập Hình ví dụ-8.9

Hình ví dụ -8.9
Yêu cầu xác định (a) áp lực cố kết trước σ ,p , (b) chỉ số nén Cc, và (c) chỉ số nén cải
biếnCcε.
Bài giải
Theo phương pháp của Casagrande được trình bày ở mục 8.4, xác định được
,
σ =121 kPa.
p

Theo định nghĩa ở phương trình 8-7


e1 − e2
Cc =
σ 2,
log
σ 1,

Sử dụng hai điểm a và b ở hình ví dụ 8.9. ea=0.870 và eb=0.655, σ a, = 100 kPa và


σ b, = 300 kPa. Vì thế
ea − eb 0.870 − 0.655 0.215
Cc = ,
= = =0.451
σ 300 0.477
log b log
σ ,
a
100

Cách giải thứ hai bằng đồ thị để xác định ∆e ở một chu trình; ví dụ
1000
log = log10 =1, khi có kết quả này Cc=∆e. Ở hình vẽ ví dụ 8.9 tỷ lệ đứng không đủ để
100
thể hiện cho ∆σ’= 1 chu trình log, nhưng có thể làm ở hai bước, ea tới eb và ec đến ed (để kéo
dài đường thẳng eaeb cho đủ một chu trình trên cùng một đồ thị, chọn ec tại cùng giá trị áp lực
như eb. Sau đó vẽ một đường eced song song với eaeb. Đường thứ hai này đơn thuần là kéo dài
đường thẳng eaeb để đồ thị trên giấy mở rộng xuống dưới mức đang nhìn, hay:
∆e = C c = (ea − eb ) + (ec − ed )
=(0.870-0.655) +(0.90 -0.664)
= 0.215 +0.236
=0.451 giống kết quả đã tính ở trên
c. Chỉ số nén cải biếnCcε được tính theo:
Cc 0.451
C cε = = =0.242
1 + eo 1 + 0.865
Để tính độ lún cố kết, có thể kết hợp với phương trình 8-5, 8-6 hoặc 8-7 và 8-8
phương trình 8-4. Chẳng hạn, dùng phương trình 8-7 và 8-4 ta có:

Ho σ 2,
sc = Cc log ' (8-10)
1 + eo σ1
Nếu đất cố kết bình thường, thì σ 1, sẽ bằng giá trị ứng suất lớp phủ thẳng đứng đang
tồn tại σ vo, , và σ 2, sẽ bao gồm ứng suất gia tăng thêm ∆σ v bởi công trình, hay:

Ho σ , + ∆σ
sc = Cc log vo , v (8-11)
1 + eo σ vo
Khi tính toán độ lún bằng các giá trị phần trăm độ cố kết với log ứng suất hiệu quả,
phương trình 8-8 kết hợp với phương trình 8-4 để nhận được

σ 2,
s c = C cε H o log (8-12)
σ 1,
Tương tự như phương trình 8-11, cho đất sét cố kết bình thường

σ vo, + ∆σ v
s c = C cε H o log (8-13)
σ vo,
Các phương trình tính lún tương tự khác có thể sử dụng av và mv. Trong trường hợp
này phải dùng giá trị ứng suất trung bình cho trị số ứng suất gia tăng đã cho vì đường ép co
không phải là đường thẳng.

VÍ DỤ 8.10
Kết quả thí nghiệm ở hình 8.4 và 8.5 là đại diện cho tính nén lún của lớp đất cố kết
bình thường ở vịnh Mud – San Francisco có bề dày 10 m. Hệ số rỗng ban đầu là 2.5.
Yêu cầu đánh giá độ lún cố kết của một khối đắp lớn trên diện tích rộng tại vị trí trên
nếu trị số ứng suất tổng gia tăng trung bình trên lớp đất sét là 10 kPa.
Bài giải
Trước hết đánh giá ứng suất cố kết trước vào khoảng 7 kPa. Vì lớp sét cố kết bình
thường, nên σ ,p ≈ σ vo
,
. Dùng các kết quả của ví dụ 8.6 và 8.8 có Cc=0.986 và Ccε=0.274.
Dùng phương trình 8-11

 10  7 + 10
s c = 0.986  log =1.09 m
 1 + 2.5  7
Dùng phương trình 8-13
7 + 10
s c = 0.274(10) log =1.06 m
7
Hơi có sự khác biệt về kết quả nhận được từ đồ hoạ nhỏ. Độ lún tính được sẽ ghi
trong báo cáo là khoảng 1 m. Trong điều kiện mực nước ngầm cao, độ lún thực tế có thể sẽ
còn nhỏ hơn, vì với độ lún lớn như này, khối đắp ở trên mực nước ngầm nay sẽ bị ngập nước.
Vì vậy mà tải trọng khối đắp sẽ giảm đi. Để xét vấn đề này trong tính toán thì phải tính thử
dần.
--
Có hai lý do mà trong thực tế người kỹ sư quen dùng đường cong quan hệ giữa phần
trăm cố kết hay biến dạng đứng với log ứng suất hiệu quả để tính toán lún. Thứ nhất là đánh
giá độ lún ở hiện trường đơn giản. Có thể đọc phần trăm cố kết trực tiếp từ đồ thị, đồng thời
có sự đánh giá đúng ứng suất lớp phủ thẳng đứng tại hiện trường.
Thứ hai là trong quá trình thí nghiệm cố kết thường dễ nhận biết hình dạng của đuờng
cong cố kết và sớm xác định được áp lực cố kết trước. Trong khi đó không thể vẽ trong quá
trình thí nghiệm đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng với log ứng suất hiệu quả vì cần phải
biết cả giá trị hệ số rỗng ban đầu và hệ số rỗng cuối cùng trong thí nghiệm. Tính toán này yêu
cầu phải xác định khối lượng khô của pha cứng, mà trị số này chỉ xác định được khi kết thúc
thí nghiệm. Vì vậy mà quan hệ giữa hệ số rỗng e và log ứng suất hiệu quả không thể vẽ được
trong quá trình thí nghiệm. Tuy nhiên đường quan hệ giữa phần trăm cố kết và log ứng suất
hiệu quả có thể vẽ được ngay khi thí nghiệm đang tiến hành. Một ưu điểm nữa đó là khi đạt
đến trị số áp lực cố kết trước, thì lực gia tăng lên mẫu có thể được giảm đi để xác định chính
xác hơn sự chuyển tiếp giữa đường cong dỡ tải và đường cong nén nguyên sơ. Chính vì thế
mà có thể kết thúc thí nghiệm khi có 2 hoặc 3 điểm xác định đoạn thẳng của đường cong nén
nguyên sơ. Cuối cùng, Ladd (1971) đã chỉ ra rằng hai mẫu đất có thể thể hiện rất khác nhau
về quan hệ giữa e và log ứng suất hiệu quả, nhưng có thể có đường cong quan hệ giữa biến
dạng đứng và log ứng suất hiệu quả tương tự nhau bởi vì có sự khác nhau về hệ số rỗng ban
đầu.
---
VÍ DỤ 8-11
Cho số liệu ở ví dụ 8.10
Yêu cầu đánh giá trực tiếp độ lún từ hình 8.5a.
Bài giải
Nếu ứng suất cố kết trước là 7 kPa, ứng suất cuối cùng sau khi gia tải là 17 kPa. Liên
hệ với hình 8.5a, sẽ có σ ,p ≈ σ vo
,
vì đất cố kết bình thường. Trị số εv khoảng 5.5%. Tại giá trị
σ v, =17 kPa, trị số εv khoảng 22%. Vì vậy ∆εv=16.5%, nên độ lún sẽ là:
s c = 0.165(10m) =1.65 m
Trong ví dụ này độ lún có thể lớn hơn bởi vì đường cong nén nguyên sơ trong khoảng
tải trọng từ 7 đến 17 kPa dốc hơn so với khoảng tải trọng từ 10 đến 80 kPa (xem ví dụ 8.6)
Tất cả các phương trình tính lún trình bày ở trên đều dùng cho một lớp đất tính lún.
Khi các tính chất cố kết hay hệ số rỗng biến đổi lớn theo chiều sâu hoặc có sự khác biệt rõ rệt
giữa các lớp đất thì độ lún cố kết tổng sẽ là tổng của độ lớn các lớp đất thành phần:
n
s c = ∑ s ci (8-14)
i =1
Trong đó s ci là độ lún của lớp thứ i trong tổng số n lớp đất được tính bằng công thức
8-10 đến 8-13.
Tới đây trong mục này ta mới chỉ nghiên cứu tính lún cho các loại đất cố kết bình
thường. Vậy thì với loại đất quá cố kết sẽ như thế nào? Nhớ lại là đất quá cố kết là loại đất
,
mà có σ vo nhỏ hơn σ ,p . Các loại đất quá cố kết thường gặp trong xây dựng nhiều hơn là các
loại đất cố kết bình thường. Vì vậy mà việc hiểu đúng về đất quá cố kết là rất quan trọng để
tính toán lún của các loại đất trầm tích.
Trước tiên là phải kiểm tra xem đất có phải là quá cố kết hay không, bằng cách so
sánh áp lực quá cố kết σ ,p với áp lực lớp phủ hiệu quả hiện tại σ vo, . Việc tính σ vo, đã được
trình bày ở chương 7,và phải kiểm tra xem nếu ứng suất tăng thêm bởi công trình, ∆σ v , cộng
với σ vo, có vượt quá áp lực cố kết trước σ ,p hay không? Vượt quá hay không vượt quá sẽ tạo
nên sự khác biệt lớn trong kết quả tính độ lún tổng, và được trình bày ở hình 8.10

Trong trường hợp được trình bày ở hình 8.10a, nếu σ vo, + ∆σ v ≤ σ ,p , có thể dùng cả
phương trình 8-11 hoặc 8-13 nhưng dùng chỉ số nén lại C r hoặc C rε lần lượt thay thế cho C c
và C cε . Chỉ số nén lại được định nghĩa như C c , ngoại trừ là độ dốc trung bình của phần nén
lại của đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng e với log σ vc, (hình 8.7). Nếu kết quả thí nghiệm
được vẽ bằng quan hệ εv với log σ vc, thì độ dốc của đường cong nén lại được gọi là chỉ số nén
lại cải biến C cε (đôi khi gọi là hệ số nén lại). Cả C r và C rε đều liên hệ tương tự như C c và
C cε (phương trình 8-9) hoặc

Cr
C rε = (8-15)
1 + eo
VÍ DỤ 8.12
Cho quan hệ giữa hệ số rỗng e và log áp lực hiệu quả ở hình ví dụ 8.9
Yêu cầu tính (a) chỉ số nén lại C r và (b) chỉ số nén lại cải biến C rε

Bài giải
a.Chỉ số nén lại C r được xác định giống như xác định C c (phương trình 8-7). Dùng
hai điểm e và f của một chu kỳ log, xác định được
C r = ee − e f = 0.790-0.760 = 0.030

b. Chỉ số nén lại cải biến C rε được xác định từ phương trình 8-15

Cr 0.030
C rε = = =0.016
1 + eo 1 + 0.865
Lưu ý cả hai thông số trên đều không có đơn vị
Hình 8-10 Nguyên lý của các tính toán lún cho đất quá cố kết
--
Để tính lún cho đất sét quá cố kết, phương trình 8-11 và 8-13 trở thành

Ho σ ' + ∆σ
sc = Cr log vo ' v (8-16)
1 + eo σ vo

σ vo' + ∆σ v
s c = C rε H o log (8-17)
σ vo'

khi σ vo, + ∆σ v ≤ σ ,p . Vì C r luôn nhỏ hơn C c khá nhiều, độ lún trong trường hợp
σ vo, + ∆σ v ≤ σ ,p nhỏ hơn nhiều so với trường hợp đất cố kết bình thường.
Nếu trị số ứng suất tăng thêm do tải trọng công trình gây ra vượt quá trị số ứng suất
cố kết trước, thì có thể trị số độ lún sẽ lớn hơn nhiều. Điều này diễn ra vì đặc tính ép co của
đất trên đường cong nén nguyên sơ lớn hơn nhiều so với đường cong nén lại, như thấy ở hình
8-7. Trong trường hợp khi σ vo, + ∆σ v 〉σ ,p phương trình tính lún bao gồm hai phần: (1) sự
thay đổi hệ số rỗng hay biến dạng trên đường cong nén lại từ điều kiện hiện trường ban đầu
( eo , σ vo' ) hay ( ε vo , ε vo' ) với σ ,p ; và (2) sự thay đổi hệ số rỗng hay biến dạng trên đường cong
nén nguyên sơ từ giá trị σ ,p tới các giá trị cuối cùng của ( e f , σ vf' ) hay là ( ε vf ; σ vf' ). Lưu ý
σ vf' = σ vo' + ∆σ v . Hai phần này được thể hiện ở hình 8.10b. Phương trình tính lún cuối
cùng được viết như sau:

sc = Cr
Ho
log
(
σ vo' + σ 'p − σ vo'
+
)C
Ho
log
(
σ 'p + σ vo' + ∆σ v − σ 'p ) (8-18a)
c
1 + eo σ vo' 1 + eo σ 'p
Có thể giản ước phương trình này còn
'
Ho σp Ho σ ' + ∆σ
sc = Cr log ' + C c log vo ' v (8-18b.)
1 + eo σ vo 1 + eo σp
Trong trường hợp sử dụng các chỉ số cải biến:

σ p' σ vo' + ∆σ v
s c = C rε H o log + C cε H o log (8-19)
σ vo' σ 'p
Cả hai phương trình 8-18 và 8-19 đều cho cùng một kết quả. Một vấn đề còn bàn cãi
là trong số hạng bên phải của phương trình 8-18, nên dùng hệ số rỗng tương ứng với áp lực
cố kết trước trên đường cong nén nguyên sơ thực. Mặc dù điều này chỉ là sự hiệu chỉnh kỹ
thuật, nhưng không tạo nên nhiều khác biệt ở kết quả tính.
Đôi khi độ quá cố kết biến đổi suốt tầng đất tính lún. Có thể sử dụng phương trình 8-
16 hoặc 8-17 cho phần có σ vo, + ∆σ v ≤ σ ,p và dùng phương trình 8-18 hoặc 8-19 cho phần
có σ vo, + ∆σ v 〉σ ,p . Tuy nhiên trong thực tế thường dễ vận dụng khi chia lớp đất tính lún
thành một số lớp, áp dụng phương trình tương ứng để tính độ lún trung bình cho từng lớp,
sau đó cộng các độ lún bằng phương trình 8-14.
Cách nào tốt nhất để nhận được C r và C rε dùng trong phương trình từ 8-16 đến 8-
19? Vì các mẫu không phải nguyên dạng, độ dốc của đoạn đường cong nén lại ban đầu trong
đường cong cố kết thí nghiệm trong phòng (hình 8-17) là rất dốc và cho những giá trị quá lớn
cho các chỉ số này. Leonards (1976) đưa ra những nguyên nhân tại sao những giá trị ở hiện
trường lại nhỏ hơn những giá trị nhận được từ thí nghiệm trong phòng là do: (1) sự xáo trộn
trong quá trình lấy mẫu, lưu giữ mẫu, và tạo mẫu thí nghiệm (2) sự nén lại của các bọt khí
trong lỗ rỗng; (3) sai số trong quá trình thí nghiệm và phương pháp diễn giải kết quả thí
nghiệm. Sai số cuối cùng bao gồm vấn đề tạo lại trạng thái ứng suất hiện trường trong mẫu
thí nghiệm. Leonards đã đề nghị có thể gia tải σ vo' vào mẫu và có thể làm bão hoà, để cân
bằng ít nhất trong 24 giờ trước khi tiến hành gia tải. Cũng cần phải khống chế biến dạng nở
của mẫu. Sau đó, thí nghiệm cố kết được tiếp tục với các cấp gia tải tương đối lớn. Để tái tạo
trạng thái ứng suất của mẫu sai khác ít nhất so với trạng thái ứng suất hiện trường, Leonards
đề nghị mẫu nên được cố kết trước với trị số ứng suất nhỏ hơn một chút so với σ ,p sau đó
mới giảm tải. Quá trình này là chu kỳ thứ nhất thể hiện ở hình 8-11. Nếu không có nhận thức
đúng về σ 'p thì quá trình cố kết ban đầu chỉ tới σ vo, + ∆σ v , trị số này nhỏ hơn σ 'p . Việc xác
định C r và C rε trong một khoảng giá trị của σ vo, + ∆σ v được thể hiện ở hình 8-11. Trong
thực tế phổ biến việc lấy giá trị trung bình độ dốc của 2 đường cong. Từ các kết quả thí
nghiệm điển hình ở hình 8-11 có thể nhận thấy giá trị thực của chỉ số nén lại phụ thuộc vào
giá trị ứng suất tại đó chu kỳ nở-nén bắt đầu, đặc biệt là nếu bắt đầu ở trị số ứng suất nhỏ hơn
hoặc lớn hơn σ ,p .

Nhìn sự khác nhau về độ dốc của các đường nở thể hiện trên hình vẽ, trị số C r cũng
'
phụ thuộc vào OCR mà quá trình nén và nở diễn ra, chẳng hạn tỷ số σ ở hình 8.11. Vấn
σ r'
đề cuối cùng ảnh hưởng đến giá trị C r là sự tồn tại của các bọt khí trong lỗ rỗng của đất.
Dùng áp lực ngược (chương 11) đôi khi có thể xử lý được vấn đề này.
Hình 8-11: Đường cong cố kết điển hình thể hiện các bước xác định Cr
(theo Leonards,1976)

--
VÍ DỤ 8.13
Cho dữ liệu ở ví dụ 8.1 và hình 8.7 đại diện cho tầng sét bụi dày 10 m.
Yêu cầu đánh giá độ lún cố kết nếu tải trọng công trình trên bề mặt sẽ gia tăng ứng
suất trung bình trong lớp đất với trị số 35 kPa.
Bài giải
Từ ví dụ 8.1, biết σ vo, =80 kPa, σ ,p =130 kPa, eo=0.84, vì ứng suất tác dụng là 35 kPa,
nên σ vo, + ∆σ v =115 kPa < 130 kPa. Do vậy, dùng phương trình 8-16, để tính C r , sử dụng độ
dốc trung bình của hai đoạn cong DE và EF gần đáy của hình 8.7, được C r xấp xỉ 0.03.
Dùng phương trình 8-16:
10 80 + 35
s c = 0.03 log = 0.026 m hay 26 mm
1 + 0.84 80
Như đã thảo luận từ trước, giá trị C r trong ví dụ này có thể quá lớn vì đã xác định từ
một chu kỳ lặp cách khá xa trị số σ ,p . Như vậy độ lún ở hiện trường có thể sẽ nhỏ hơn trị số
tính toán 26 mm.

VÍ DỤ 8.14
Cho dữ liệu ở ví dụ 8.13, bỏ đi trị số lực mà người kỹ sư đã gia tải sai ở ví dụ 8.13.
Giá trị lực gia tải trung bình hiên tại là 90 kPa trong lớp sét bụi.
Yêu cầu đánh giá độ lún cố kết với tải trọng mới.
Bài giải
Hiện tại tải trọng lớn hơn nhiều σ vo, + ∆σ v , cụ thể là 80+90=170>130 kPa. Vì vậy
phải dùng phương trình 8-18, cùng với C r cần xác định C c . Từ hình 8.7 tìm được C c =0.15.
Đưa vào phương trình 8-18b ta có:
10 130 10 80 + 90
s c = 0.03 log + 0.25 log
1 + 0.84 80 1 + 0.84 130
=0.034+0.158
=0.193 m
Ở ví dụ 8.10, giá trị này được viết là “khoảng 20 cm” vì có một số sai sót khi lấy
mẫu, tiến hành thí nghiệm, và khi đánh giá σ ,p , độ tăng ứng suất tác dụng, và C r và C c .

8.8 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐNNH σ ,p


Brumund, Jonas, và Ladd (1976) đã đánh giá 3 yếu tố được coi là ảnh hưởng nhiều
nhất đến việc xác định σ ,p từ thí nghiệm cố kết ở trong phòng. Đã có lần đề cập, ảnh hưởng
của sự xáo động mẫu tới hình dạng của đường cong cố kết (hình 8.7). Điểm gãy trên đường
cong trở nên trơn hơn khi mẫu bị xáo trộn nhiều. Có thể nhìn thấy những ảnh hưởng này ở
hình 8.12a. Đặc biệt là với những loại đất sét nhạy (ví dụ ở hình 8.8d và e), sự gia tăng nước
xáo trộn mẫu đã làm giảm giá trị σ ,p . Đồng thời hệ số rỗng giảm đi (hay biến dạng tăng lên)
với bất kỳ giá trị σ vc' được cho. Kết quả tính nén lún tại ứng suất nhỏ hơn σ ,p thì tăng lên và
tại giá trị ứng suất lớn hơn σ ,p thì giảm đi.
Tỷ số gia tải tải trọng (LIR – load increment ratio) được sử dụng trong thí nghiệm cố
kết cho thuận tiện (ví dụ ASTM D 2435). LIR được định nghĩa là sự thay đổi về áp lực hay là
tỷ số giữa sự gia tăng ứng suất và ứng suất ban đầu trước khi gia tải. Quan hệ này có thể viết
như sau:
∆σ
LIR = (8-20)
σ bd
Trong đó ∆σ là sự gia tăng ứng suất và σ bd là giá trị ứng suất ngay trước lúc gia tải.
LIR là đơn vị có nghĩa là tải trọng tác dụng hai lần tại mỗi thời điểm. Kết quả thí nghiệm này
được thể hiện ở các điểm rời rạc trên đò thị quan hệ giữa hệ số rỗng và log ứng suất hiệu quả
như đã trình bày ở hình 8.5b.
Thí nghiệm với đất sét nhạy, mềm yếu (hình 8.8d), cũng cho thấy sự biến đổi nhỏ về
ứng suất hay một rung động nhỏ cũng gây ra sự thay đổi về kết cấu của đất. Với những loại
đất này tỷ số gia tải là đơn vị có thể không định nghĩa chính xác giá trị áp lực cố kết trước, vì
vậy nên thường dùng LIR nhỏ một. Ảnh hưởng của sự biến đổi LIR với tính ép co của đất
cũng như là với σ ,p của một số loại đất sét điển hình được thể hiện ở hình 8.12b. Ảnh hưởng
của thời gian gia tải được thể hiện ở hình 8.12c. Qui trình thông thường (ASTM D 2435) quy
định với mỗi bước gia tải tác dụng lên mẫu trong vòng 24 giờ. Lưu ý quy trình này ảnh
hưởng đến σ ,p . Một số công nghệ dùng cho những hình vẽ này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi
đọc chương 9.
Hình 8.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định σ ,p bằng thí nghiệm trong phòng: (a)
ảnh hưởng của xáo trộn mẫu (b) ảnh hưởng bởi tỷ lệ tăng tải.
Hình 8.12 (c) Ảnh hưởng bởi thời gian tăng tải
(theo Brumund, Jonas và Ladd, 1976)

8.9 DỰ ĐOÁN ĐƯỜNG CONG CỐ KẾT HIỆN TRƯỜNG


Quá trình thí nghiệm cố kết thực ra là quá trình tăng lại tải trọng lên mẫu đất (thể hiện
ở đường cong BCD ở hình 8.7), ngay cả khi lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm cNn thận thực tế
cho những đường cong nén lại có độ dốc phần nào nhỏ hơn các độ dốc của đường cong nén
nguyên sơ ở hiện trường (OAD ở hình 8.7). Schmertman (1955) đã đưa ra một quy trình vẽ
để đánh giá độ dốc của đường cong nén nguyên sơ hiện trường. Quy trình này được thể hiện
ở hình 8.13 bằng đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng với log ứng suất hiệu quả.
Hình 8.13 Quy trình của Schmertmann (1955) để được đường cong nén nguyên sơ hiện trường: (a)
Đất cố kết bình thường, (b) đất quá cố kết.
Để chính xác đường cong nén nguyên sơ trong phòng thí nghiệm, cho đất cố kết bình
thường ở hiện trường, cần thực hiện theo các bước sau đây:

1. Xác định σ ,p theo các bước của Casagrande.

2. Tính toán độ rỗng ban đầu eo , vẽ đường nằm ngang từ eo , song song với trục log
ứng suất hiệu quả, vẽ đến giá trị áp lực cố kết trước σ ,p . Bước này cho ta xác
định được điểm 1, ký hiệu bằng tam giác 1 ở hình 8.13a.
3. Từ điểm trên trục hệ số rỗng với giá trị bằng 0.42 eo , vẽ đường nằm ngang, cắt
đường cong nén nguyên sơ trong phòng thí nghiệm kéo dài tại điểm khống chế
khác 2, được ký hiệu bằng tam giác 2. Cần lưu ý hệ số eo không phải “thông số
pháp thuật”, mà là kết quả của rất nhiều quan sát cho các loại đất sét khác nhau.
4. Nối hai điểm khống chế 1 và 2 thành đường thẳng. Độ dốc của đường thẳng
này,F, xác định chỉ số nén C c tồn tại khá phổ biến ở hiện trường. Đường thẳng F
là đường cong nén nguyên sơ hiện trường. Sự hiệu chỉnh của Schmertmann đã
khắc phục được những vấn đề xáo trộn mẫu dất sét do lấy mẫu, vận chuyển, bảo
quản, cắt gọt và nén lại trong quá trình thí nghiệm cố kết.
--
VÍ DỤ 8.15
Cho đường cong e∼log σ ở hình vẽ ví dụ 8.15. Số liệu cố kết này thực hiện từ một
mẫu đất sét nguyên dạng được lấy ở giữa lớp đất nén lún dày 10 m. Cho biết OCR =1.0.
Yêu cầu: theo phương pháp của Schmertmann xác định (a) độ dốc của đường cong
nén nguyên sơ hiện trường. (b) Tính độ lún của tầng sét nếu độ gia tăng ứng suất trong
khoảng từ 275-800 kPa. Khi tính toán dùng cả đường cong nén nguyên sơ hiện trường và
trong phòng. (c) Nhận xét về sự khác nhau nếu có.
Bài giải
a. Trước hết xây dựng đường cong nén hiện trường theo các bước của Schmertmann
nêu ở trên. Trên đường cong ở hình ví dụ 8.15, theo phương pháp Casagrande để nhận được
ứng suất cố kết trước σ’p. Trị số σ ,p tìm được = 275 kPa. Kẻ đường nằm ngang từ trị số
eo =0.912 cắt đường thẳng đứng tại vị trí áp lực cố kết trước tại điểm khống chế 1, thể hiện
bằng tam giác 1.
Hìnhví dụ-8.15

Kéo dài đường cong nén nguyên sơ tới cắt đường nằm ngang kẻ từ điểm 0.42 eo tức
là 0.42 x 0.912 = 0.38. Nhận được điểm khống chế 2. Nối hai điểm 1 và 2 sẽ được đường
cong nén nguyên sơ hiện trường.
Giá trị C c được xác định từ đường cong nén nguyên sơ hiện trường giống như làm
với đường cong cố kết trong phòng (xem ví dụ 8.6, 8.7 và 8.9). Với chu kỳ log từ 1000 đến
10000 kPa, có e1000 =0.705 và e10000 =0.329; vì thế C c =0.705-0.329=0.376. Độ dốc của
đường cong nén nguyên sơ trong phòng được thành lập cũng như vậy và bằng 0.31. Giá trị
này sẽ cần dùng sau.
b. Để tính toán độ lún, có thể dùng phương trình 8-4 và 8-11. Trước hết dùng phương
trình 8-4:
∆e
sc = Ho
1 + eo
Sự thay đổi hệ số rỗng, ∆e , chỉ đơn thuần là sự khác biệt về hệ số rỗng tại trị số tải
trọng σ=275 kPa và σ=800 kPa. Những giá trị này là 0.912 tại điểm a và 0.744 tại điểm b ở
hình ví dụ 8.15 xác định trên đường cong nén nguyên sơ hiện trường. Vì vậy
0.912 − 0.744
sc = 10 =0.88 m
1 + 0.912
Dùng phương trình 8-11:

Cc σ ' + ∆σ
sc = H olog vo ' v
1 + eo σ vo
0.376
= (10m ) log 800 =0.91 m
1 + 0.912 275
Có sự sai khác nhỏ giữa các giá trị tính toán lún cố kết bởi sai số nhỏ trong các điểm
số liệu ghi theo hình ví dụ 8.15.
Nếu tính toán độ lún cố kết bằng đường cong nén nguyên sơ để tìm C c , có thể sử
dụng phương trình 8-11:
0.31
sc = (10m ) log 800 =0.75 m, giảm hơn 16%.
1 + 0.912 275
c. Nhận xét về sự khác nhau trong tính toán: 16% sai khác có thể sẽ đáng kể trong
một số trường hợp, đặc biệt là với các công trình rất nhạy cảm với lún. Ladd (1971a) đã nhận
thấy rằng sự hiệu chỉnh của Schmertmann sẽ gia tăng chỉ số nén khoảng 15% với các mẫu
khá tốt của đất sét yếu và trung bình. Vì phương pháp này đơn giản do đó cần phải thận trọng
khi dùng nó để đánh giá tính nén lún có thể chấp nhận được ở hiện trường. Mặt khác đề
phòng sự chính xác quá lớn trong các tính lún. Khi các kỹ sư nền móng trình bày kết quả của
họ trong báo cáo kĩ thuật, thường họ chỉ nói kết quả tính lún “khoảng 0.9 m”, bởi vì có chứa
đựng nhiều số liệu tương đối hơn là các số liệu chính xác tuyệt đối.
--
Phương pháp của Schmertmann cho đất quá cố kết được thể hiện ở hình 8.13b. Giả sử
đang thực hiện thí nghiệm một mẫu đất quá cố kết, có thể làm theo các bước ở mục 8.7 và
hình 8.11. Một chu kỳ của đường cong nén và nở được thể hiện ở hình 8.13 b và hình 8.8 a,
b, c. Độ dốc trung bình của đường nén - nở cho ta trị số C r . Các bước còn lại của phương
pháp Schmertmann như sau:
1. Tính toán hệ số rỗng ban đầu eo . Vẽ đường nằm ngang từ trị số eo , song song
với trục log ứng suất hiệu quả, tới trị số áp lực lớp phủ thẳng đứng đang tồn tại
σ vo, . Xác định được điểm khống chế 1, thể hiện bằng tam giác nhỏ trên hình 8.13
b.
2. Từ điểm khống chế 1 vẽ đường thẳng song song với đường nén-nở đến điểm có
trị số σ ,p và ta có điểm khống chế 2 hiển thị bằng một tam giác nhỏ 2 trên hình
8.13b.
3. Theo cách giống như đã dùng cho đất cố kết bình thường, vẽ đường thẳng nằm
ngang bắt đầu từ trị số hệ số rỗng bằng 0.42 eo . Tại vị trí giao cắt với đường cong
nén nguyên sơ L trong phòng ta được điểm khống chế số 3, biểu thị bằng hình
tam giác nhỏ ở hình 8.13b. Nối điểm khống chế 1 và 2, 2 và 3, độ dốc của đường
thẳng F nối hai điểm số 2 và 3 xác định chỉ số nén C c của đường cong nén
nguyên sơ ở hiện trường. Độ dốc của đường thẳng nối hai điểm 1 và 2 xác định
chỉ số nén lại C r . Ví dụ đường cong nén hiện trường thể hiện ở hình 8.8c.

VÍ DỤ 8.16
Cho số liệu của hệ số rỗng và tải trọng như bảng dưới. Hệ số rỗng ban đầu là 0.725
và áp lực lớp phủ hiệu quả thẳng đứng hiện tại là 130 kPa.
Hệ số rỗng Áp lực-kPa
0.708 25
0.691 50
0.670 100
0.632 200
0.635 100
0.650 25
0.642 50
0.623 200
0.574 400
0.510 800
0.445 1600
0.460 400
0.492 100
0.530 25
Yêu cầu:
a. Vẽ quan hệ e và log σ vc' .

b. Đánh giá tỷ số quá cố kết.


c. Xác định chỉ số nén hiện trường dùng phương pháp của Schmertmann.
d. Nếu thí nghiệm cố kết này đại biểu cho lớp đất sét dày 12 m , tính độ lún của lớp
sét này nếu gia tăng thêm trị số ứng suất là 220 kPa.
Bài giải:
a. Quan hệ e và log σ vc' được thể hiện ở hình ví dụ 8.16

Hình ví dụ- 8.16: (Số liệu có sửa đổi đôi chút bởi Soderman và Kim,1970)

b. Với giá trị σ vo' đã cho thể hiện trên đồ thị, xác định σ 'p theo Casagrande là 190
kPa
Tỷ số OCR là

σ p' 190
OCR = ' = =1.46
σ vo 130
Có thể kết luận đất quá cố kết nhẹ
c. Theo phương pháp của Schmertmann với đất sét quá cố kết đã trình bày ở phần
trước, các điểm 1,2,3 được xác định và thể hiện ở hình bài tập 8.16. Các giá trị
C r và C c được ước lượng trực tiếp từ hình 8.16 trên một chu kỳ log. C r =0.611-
0.589=0.022, và C c =0.534-0.272=0.262 (Lưu ý C r ≈ 10% C c ).
d. Dùng phương trình 8-18b, độ lún được tính:
'
Cr σp Cc σ vo' + ∆σ
sc = H o log ' + H o log
1 + eo σ vo 1 + eo σp

=
0.022
(12m ) log 190 + 0.262 (12m ) log 130 + 220
1 + 0.725 130 1 + 0.725 190
=0.025+0.484 =0.509 m≈0.5 m.
--

8.10 MẶT CẮT ĐNA TẦNG


Ở bảng 8-1 đã tổng hợp một số nguyên nhân quá cố kết của đất trầm tích. Trong mục
này nghiên cứu một số mặt cắt địa chất điển hình từ khắp nơi trên thế giới biểu thị ứng suất
quá cố kết của chúng cũng như các giá trị ứng suất lớp phủ thẳng đứng hiệu quả ở các độ sâu
khác nhau. Các mặt cắt ứng suất lớp phủ này được tính toán như đã trình bày ở chương 7, sử
dụng khối lượng riêng và chiều dày các lớp đất cũng như độ sâu của mực nước ngầm. Để
phân tích chi tiết độ lún, các mặt cắt điển hình như các mặt cắt này được tạo dựng ở những vị
trí đề nghị và dựa trên kết quả khảo sát địa tầng, lấy mẫu nguyên dạng và tiến hành thí
nghiệm trong phòng. Các mặt cắt địa chất điển hình được trình bày từ hình 8.14 đến 8.18.
Hình 8.14 Các mặt cắt ứng suất lớp phủ và ứng suất quá cố kết cho đất sét biển ở vùng
Boston: (a) Nhà máy điện Mystic (theo Casagrande và Fadum,1944); (b) Mặt cắt thí nghiệm I-95 –
Portsmouth,NH (theo Ladd,1972).
Hình 8.15 Các mặt cắt ứng suất lớp phủ và ứng suất quá cố kết cho hai loại đất sét Thụy
Điển: (a) Bài thí nghiệm Ska-Edeby ở gần Stockholm (theo Holm và Holtz,1977; (b) Thí nghiệm tại vị
trí Kalix (theo Holtz và Holm,1979).
Hình 8.16 Các mặt cắt ứng suất và ứng suất quá cố kết cho đất sét biển gần Bangkok,
Thailand: (a) Đường cao tốc Bangkok-Siracha (theo Eide và Holmberg,1972); (b) Viện công nghệ
châu Á-AIT (theo Moh, Brand và Nelson,1972).
Hình 8-17: Các mặt cắt ứng suất lớp phủ và ứng suất quá cố kết cho trầm tích hồ Champlain (sét
Laurentian và Leda) của Canada: (a)Saint-Alban,Quebec, thí nghiệm đắp (theo Leroueil và
nnk,1978ª); (b) Thí nghiệm C.S.F Gloucester (theo Bozozuk và Leonards,1972).
Hình 8-18 Các mặt cắt ứng suất lớp phủ và ứng suất quá cố kết cho sét hồ băng tích ở vùng
Chicago: (a) Chicago ‘Loop’(theo số liệu lớp cao học Cơ học đất của GS.J.O.Osterberg –Đại học
North-western,1966); (b) Hammond, Ấn độ (theo Osterberg,1963)
8.11 CÁC PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG VÀ CÁC GIÁ TRN ĐIỂN
HÌNH CỦA CÁC CHỈ SỐ NÉN
Với lý do thời gian và các phí tổn trong thí nghiệm cố kết, đôi khi mong muốn có thể
liên hệ các chỉ số nén của đất với các đặc tính phân loại đơn giản của đất. Các quan hệ này
dùng rất phổ biến trong thiết kế sơ bộ,ước lượng hay kiểm tra chất lượng của thí nghiệm.
Bảng 8-2 tổng hợp một số phương trình đã được công bố dùng cho dự đoán các chỉ số
nén (Azzouz, Krizek, và Corotis, 1976).
Bảng 8-2 Một số phương trình thực nghiệm cho C c và C cε *

Phương trình Vùng ứng dụng


C c = 0.007(LL − 7 ) Sét chế bị

C cε = 0.208eo + 0.0083 Sét Chicago

C c = 17.66 x10 −5 wn2 + 5.93x10 −3 wn − 1.35 x10 −1 Sét Chicago

C c = 1.15(eo − 0.35) Các loại sét

C c = 0.30(eo − 0.27 ) Đất dính vô cơ, bụi, một số loại sét


Sét bụi, sét
C c = 1.15 x10 −2 wn Đất hữu cơ-thảm cỏ, than bùn, đất bụi và
sét hữu cơ.
C c = 0.75(eo − 0.5) Những loại đất có tính dẻo thấp

C cε = 0.156eo + 0.0107 Các loại đất sét

C c = 0.01wn Sét Chicago.

---
* Tổng kết của Azzouz, Krizek, và Corotis (1976).
wn : độ Nm tự nhiên.
Dựa trên việc nghiên cứu đất sét nguyên dạng có độ nhạy thấp đến trung bình,
Terzaghi và Peck (1976) đề nghị phương trình sau đây
C c = 0.009(LL − 10) (8-21)

Phương trình này cho độ tin cậy về kết quả ±30%. Phương trình này được ứng dụng
rộng rãi để ước lượng độ lún cố kết ban đầu mặc dù biên dao động của kết quả khá rộng.
Không nên dùng phương trình này cho các loại đất sét có độ nhạy lớn hơn 4 hay có giới hạn
chảy LL lớn hơn 100 hoặc các loại sét có chứa phần trăm vật chất hữu cơ cao. Một số giá trị
điển hình của chỉ số nén, dựa vào kinh nghiệm hay ở các tài liệu địa kỹ thuật được thống kê ở
bảng 8-3.
Thông thường, C r được giả thiết bằng 5% đến 10% của C c . Giá trị điển hình của C r
biến đổi trong khoảng từ 0.015 đến 0.035 (Leonards,1976). Các giá trị nhỏ hơn là của các
loại sét có tính dẻo và OCR thấp. Giá trị C r nằm ngoài phạm vi 0.005 đến 0.05 cần phải
xem xét lại.
Bảng 8-3 Các giá trị điển hình của chi số nén C c
Loại đất Cc
Sét có tính nhạy trung bình-cố kết bình thường 0.2-0.5
Sét bụi Chicago (CL) 0.15-0.3
Sét xanh Boston (CL) 0.3-0.5
Sét khối Vicksburg (CH) 0.5-0.6
Sét Thụy Điển có tính nhạy trung bình (CL-CH) 1-3
Sét Leda Canada (CL-CH) 1-4
Sét Mê-xi-cô City (MH) 7-10
Sét hữu cơ (OH) 4 trở lên
Than bùn (Pt) 10-15
Bụi hữu cơ và bụi sét (ML-MH) 1.5-4.0
Bùn vịnh San Francisco (CL) 0.4-1.2
Sét vịnh cổ San Francisco (CH) 0.7-0.9
Sét Băng Kok (CH) 0.4

8.12 PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT


Ở các mục trước của chương này, khi tính toán độ lún, sự gia tăng ứng suất ∆σ do
tải trọng ngoài gây ra đã được nêu. Trong mục này, sẽ đề cập đến việc đánh giá sự gia tăng
ứng suất trong đất do tải trọng biên hay tải trọng bề mặt gây ra.
Giả sử có một khu vực rất rộng, chẳng hạn như một phân khu nào đó hay một khu thị
tứ với dãy cửa hiệu buôn bán, được đắp bằng vật liệu chọn lọc được đầm chặt dày vài mét.
Trong trường hợp này có thể coi tải trọng nén một hướng và ứng suất tăng thêm ở các độ sâu
khác nhau trong nền sẽ do 100 % tải trọng bề mặt truyền xuống. Tuy nhiên, vị trí gần cạnh
hoặc mép vùng chất tải, ứng suất sẽ tắt dần theo chiều sâu trong nền vì không có tải trọng tác
dụng vượt xa hơn các cạnh. Giống như những móng công trình có kích thước hữu hạn, tải
trọng tác dụng sẽ giảm khá nhanh theo chiều sâu.
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để tính toán sự phân bố ứng suất theo
độ sâu do một diện tích chịu tải là dùng phương pháp 2:1. Đây là phương pháp kinh nghiệm
dựa trên giả thiết rằng diện tích chịu tải sẽ tăng hệ thống theo chiều sâu (độ dốc mái phân bố
2:1-Người dịch). Vì cùng lực thẳng đứng trải ra trên diện tích lớn hơn tăng lên nên ứng suất
đơn vị giảm theo chiều sâu như thể hiện trên hình 8.19. Hình 8.19 a, móng băng có cao trình
đáy móng như đã thấy. Ở độ sâu z, diện tích móng mở rộng mỗi cạnh tăng z/2. Bề rộng tại độ
sâu z bây giờ là B+Z và ứng suất σz tại độ sâu đó sẽ là:
load σ (Bx1)
σz = = o (8-22)
(B + Z )x1 (B + Z )x1
Trong đó σ o là ứng suất trên mặt hay tiếp xúc (hay còn gọi là áp suất đáy móng)

Hình 8.19 Phương pháp gần đúng 2:1 để xét sự phân bố ứng suất đứng theo chiều sâu

Tương tự, một móng chữ nhật có bề rộng B và chiều dài L sẽ có diện tích là
(B+Z)(L+Z) tại độ sâu z, như thể hiện ở hình 8.19 b. Trị số ứng suất tương ứng ở độ sâu z sẽ
là:
tai _ trong σ o BL
∆σ z = = (8-23)
(B + Z )(L + Z ) (B + Z )(L + Z )
Ví dụ 8-17 sẽ minh hoạ việc sử dụng phương pháp 2:1.
VÍ DỤ 8.17
Cho lớp đắp có chiều dày 2 m (ρ=2.04 Mg/m3) được đầm chặt trên diện tích lớn. Trên
đỉnh khối đắp đặt một móng chữ nhật với tải trọng tác dụng 1400 kN. Giả thiết rằng khối
lượng riêng trung bình của đất nền trước khi chất tải trọng là 1.68 Mg/m3. Mực nước ngầm ở
rất sâu.
Yêu cầu
a. Tính và vẽ biểu đồ ứng suất hiệu quả thẳng đứng theo chiều sâu trước khi có lớp
đắp.
b. Tính và vẽ ứng suất tăng thêm, ∆σ , do khối đắp.
c. Tính ứng suất tăng thêm theo chiều sâu bởi móng có kích thước 3 x4 m, khi đáy
móng được đặt ở độ sâu 1 m so với đỉnh của khối đắp. Dùng phương pháp 2:1.
(Giả thiết trọng lượng của móng cộng với đất đắp bằng trọng lượng của đất đào
bỏ)

Hình ví dụ-8.17 a.
Hình ví dụ- 8.17b.

Bài giải
a. Như đã thực hiện ở chương 7, phân bố ứng suất hiệu quả ban đầu đã được tính và
vẽ ở hình ví dụ 8.17a. Tại mặt đất(z=0) trị số ứng suất bằng 0, ở độ sâu z=20m trị
số ứng suất là 330 kPa ( ρgz = 1.68 x9.81x 20 = 330 kPa).
b. Ứng suất tăng thêm do 2 m đắp gây ra 2x2.04x9.81=40 kPa. Thể hiện ở hình ví
dụ 8.17a bằng đường thẳng song song với đường ứng suất hiệu quả ban đầu tại
chỗ. Lưu ý ở độ sâu bất kỳ, ứng suất tăng thêm gây bởi khối đắp luôn luôn bằng
40 kPa, bởi vì đắp trên diện tích rộng vì thế mà 100% tải trọng được truyền qua
nền.
c. Ứng suất tiếp xúc σ o giữa móng và đất bằng tải trọng cột đất 1400 kN chia cho
diện tích móng, 3x4m và được:
Taitrong 1400
σo = = = 117 kN/m2 hay kPa
dientich 12
Dùng phương pháp 2:1, lập bảng về sự biến đổi ứng suất theo độ sâu z được thể hiện
ở hình ví dụ 8.17b. Sự biến đổi ứng suất ∆σ(z) ở cột 5 là sự gia tăng thay đổi ứng suất do
khối đắp ở hình ví dụ 8.17a. Có thể thấy ứng suất do tải trọng trên móng gây ra giảm nhanh
theo chiều sâu.
---
Lý thuyết đàn hồi cũng được các kỹ sư nền móng dùng để đánh giá ứng suất trong
khối đất. Đất tất nhiên không có tính đàn hồi như lý thuyết khi chúng làm việc, ít nhất là cho
các ứng suất thẳng đứng; chỉ có tỷ số ứng suất với biến dạng phải là hằng số. Chỉ cần ứng
suất tăng thêm luôn dưới mức phá hoại thì biến dạng luôn luôn tỷ lệ với ứng suất.
Năm 1885, Boussinesq đã đưa ra các phương trình trạng thái ứng suất trong bán
không gian đàn hồi tuyến tính, đồng nhất, đẳng hướng khi một tải trọng tập trung tác dụng
vuông góc bề mặt. Trị số của ứng suất thẳng đứng khi đó:

σz =
( )
Q 3z 3
(8-24)
( )
5
2π r + z 2
2 2

Trong đó Q=tải trọng tập trung


z=độ sâu từ mặt đất đến vị trí xét σ z

r= khoảng cách ngang từ điểm đặt lực đến vị trí xét σ z


Phương trình 8-24 cũng có thể viết như sau:
Q
σz = NB (8-25)
z2
Trong đó NB là hệ số ảnh hưởng bao gồm các số hạng không đổi trong công thức 8-
24 và là hàm của r/z.
Những số hạng này được thể hiện ở hình 8.20a. Quan hệ giữa NB∼r/z được thể hiện ở
hình 8.20b. Boussinesq cũng đưa ra các phương trình cho ứng suất trục, ứng suất tiếp và ứng
suất cắt, vấn đề này có thể tham khảo ở các sách giáo khoa nâng cao về cơ học đất. Lưu ý là
phương trình cho σ z không phụ thuộc vật liệu, vì vậy mà modun vật liệu không được đưa
vào phương trình.
Bằng cách tích phân phương trình tải trọng tập trung dọc theo một đường có thể tìm
được ứng suất do tải trọng tác dụng theo đường thằng (lực cho mỗi chiều dài đơn vị).

Hình 8.20 (a) Định nghĩa các số hạng dùng trong phương trình 8-25 và 8-26;
(b) Quan hệ giữa N B ; N w , và r/z cho tải trọng tập trung (theo Taylor,1948).
Ứng suất theo phương đứng (phương z) là:

2P z 3
σz = (8-26)
π x4
Trong đó P là tải trọng tác dụng theo đường thẳng:

(
x = z2 + r2 ) 1
2
(xem hình 8.20 a.)
Các phương trình có sẵn cho ứng suất theo phương ngang và ứng suất cắt.
Bước tiếp theo là tích phân tải trọng tác dụng theo đường trên toàn bộ diện tích hữu
hạn. Newmark (1935) đã thực hiện phép tích phân phương trình 8-26 và được phương trình
xác định ứng suất thẳng đứng dưới các điểm góc của diện tich chữ nhật chịu tải trọng phân bố
đều :

σ z = qo
1
 2
( ) x
(
 2mn m 2 + n 2 + 1 2 m 2 + n 2 + 2
1

+ arctan
) (
2mn m 2 + n 2 + 1 2 

) 1

(8-27)
4π 2
 m + n + 1 + m n
2 2
(
m2 + n2 +1 )
m 2 + n 2 + 1 − m 2 n 2 

Trong đó qo là ứng suất trên mặt hay tiếp xúc:

m=x z (8-28)

n= y z (8-29)
x,y là chiều dài và chiều rộng của diện chịu tải. Các thông số m,n phân bố đều, tương
ứng, có thể thay thế cho nhau được. Phương trình 8-27 cũng có thể viết lại, cho thuận lợi:
σ z = qo I (8-30)

Trong đó I là hệ số ảnh hưởng phụ thuộc vào m,n


Các giá trị của I tương ứng với các trị số m,n khác nhau được thể hiện ở hình 8.21
Hình 8.21 Giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng tại điểm góc của
móng hình chữ nhật chịu tải trọng phân bố đều.
---
VÍ DỤ 8.18
Cho móng chữ nhật có kích thước 3x4 ở ví dụ 8-17 chịu tải trọng phân bố đều với
cường độ bằng 117 kPa.
Yêu cầu
a. Xác định ứng suất thẳng đứng tại điểm góc móng ở độ sâu 2 m.
b. Xác định ứng suất thẳng đứng ở độ sâu 2 m dưới tâm móng.
c. So sánh kết quả với hình ví dụ 8.17 a.
Bài giải
a. x=3 m
y=4 m
z = 2m, từ phương trình 8-28 và 8-29, có:
x 3
m= = = 1.5
z 2
y 4
n= = =2
z 2
Từ phương trình 8.21, xác định được I=0.223. Từ phương trình 8-30
σ z = qo I
=117 x 0.223 = 26 kPa
b. Để tính toán ứng suất tại tâm móng, thì phải chia móng chữ nhật 3x4m thành 4
móng nhỏ với kích thước 1.5 x 2 m. Xác định trị số ứng suất tại góc của mỗi
móng nhỏ, rồi nhân giá trị này với 4. Có thể thực hiện được việc này vì với vật
liệu đàn hồi, có thể áp dụng nguyên lý cộng tác dụng.
x=1.5 m; y=2 m; z=2m thì
x 1.5
m= = = 0.75
z 2
y 2
n= = =1
z 2
Giá trị tương ứng của I từ phương trình 8.21 là 0.159. Từ phương trình 8-30
σ z = 4q o I = 4 x 117 x 0.159 = 74 kPa.
Vì vậy ứng suất thẳng đứng tại tâm móng chữ nhật trong trường hợp này gấp 3 lần
ứng suất tại góc móng. Điều này cũng thấy hợp lý vì tại tâm móng tải trọng tác dụng từ mọi
hướng còn ở góc thì không có.
c. Tại độ sâu 2 m so với đáy móng, ứng suất thẳng đứng phân bố theo quy luật 2:1
là 47 kPa ( xem hình 8.17 b). Giá trị này tiêu biểu cho trị số ứng suất trung bình
bên dưới đáy móng tại độ sâu -2 m. Trị số ứng suất trung bình tại góc và tâm
móng theo lý thuyết đàn hồi sẽ là: (26+74.2)/2 =50.1 kPa. Vì thế mà phương pháp
2:1 đánh giá thấp trị số ứng suất thẳng đứng tại tâm móng, nhưng đánh giá cao
ứng suất σz tại các góc móng.
---
Nếu muốn xác định trị số ứng suất thẳng đứng tại điểm có độ sâu z và ở ngoài diện
chịu tải. Trong trường hợp này chỉ đơn thuần tạo dựng các hình chữ nhật chịu tải trọng phân
bố đều khác, tất cả có góc ở trên điểm cần tính ứng suất, rồi trừ và cộng các đóng góp ứng
suất của chúng khi cần.
---
VÍ DỤ 8.19
Cho móng chữ nhật có kích thước 5 x10 m chịu tải trọng phân bố đều với cường độ
100 kPa.
Yêu cầu:
a. Xác định ứng suất ở độ sâu 5 m dưới điểm A ở hình ví dụ 8.19
b. Xác định ứng suất tại điểm A nếu nửa bên phải của móng có diện tích 5x10m
chịu tải trọng gia tăng thêm 100 kPa.
Bài giải
Như thể hiện các điểm đánh số trên hình ví dụ 8.19. Bổ xung các hình chữ nhật theo
các cách sau (+ tất cả các diện tích có tải và – các diện tích không tải): +A123-A164-
A573+A584 kết quả là được vùng chịu tải 8627. Tìm 4 giá trị ảnh hưởng riêng biệt từ hình
8.21cho mỗi hình chữ nhật tại độ sâu 5 m, sau đó cộng và trừ các giá trị ứng suất tính được.
Chú ý phải cộng hình chữ nhật A584 vì nó đã bị trừ hai lần ở các phần A164 và A573.

Hình ví dụ- 8.19


Các tính toán được thể hiện ở bảng sau.

Số hạng\Diện tích +A123 -A164 -A573 +A584


x 15 15 10 5
y 10 5 5 5
z 5 5 5 5
m = x/z 3 3 2 1
n = y/z 2 1 1 1
I 0.238 0.209 0.206 0.180
σz 23.8 -20.9 -20.6 +18.0

Tổng σ z = 23.8 - 20.9 - 20.6 + 18.0 = 0.3 kPa.


c. Khi chất tải trên hình chữ nhật 78910 với cường độ 100 kPa và hình chữ nhật
96210 với cường độ 200 kPa, lặp lại bước (a) ở bên trên để có đựơc ứng suất dưới
điểm A tại độ sâu 5 m cho toàn bộ diện chịu tải 8627 với cường độ tải trọng 100
kPa. Tiếp theo tính cho 4 hình chữ nhật, phải tính như phần (a) ở trên nhưng riêng
hình chữ nhật 96210 có tải trọng 100 kPa , các hình khác có tải trọng -100 kPa.
Tổng σ z =0.3 kPa từ phần (a) cộng 23.8-21.0-23.2+20.6 hay bằng 0.5 kPa.
---
Vì vậy, thực hiện trình tự theo ví dụ 8.18 và 8.19, ta có thể xác định được trị số ứng
suất ở độ sâu z bất kỳ trong nền, bên trong hay xung quanh diện chịu tải phân bố đều, hoặc
ngay bên dưới diện tích chịu tải theo bậc. Nên nhớ cần một tập hợp mới tính σ z mong muốn
cho mỗi độ sâu khác nhau.
Các bước tính tương tự cũng được thực hiện để xác định ứng suất đứng trong nền
dưới tác dụng của tải trọng phân bố đều trên diện tròn. Dùng phương trình 8.22 để nhận được
các giá trị ảnh hưởng theo x r và z r
trong đó: z là độ sâu
r = bán kính của diện chịu tải
x = khoảng cách ngang từ tâm diện chịu tải
qo = áp suất đáy móng, kPa.
Hình 8.22 Các giá trị ảnh hưởng để xác đinh σz tính theo phần trăm áp suất đáy móng qo
của móng tròn chịu tải trọng phân bố đều (theo Foster và Ahlvin, 1954).
---
VÍ DỤ 8.20
Cho bể tròn đường kính 3.91 m chịu tải trọng phân bố đều là 117 kPa.
Yêu cầu
a. Xác định trị số ứng suất ở độ sâu 2 m so với đáy bể, tại vị trí tâm bể.
b. Xác định trị số ứng suất ở độ sâu 2 m so với đáy bể, tại vị trí cạnh bể.
Bài giải
a. Từ hình 8.22: z=2m
r = 3.91/2 = 1.95 m
x = 0;
z / r = 2 / 1.95 = 1.02
x / r = 0 / 1.95 = 0
Xác định được I=0.63. Dùng phương trình 8-30 ta được:
σ z = q o I = 117 x0.63 = 74 kPa
( Kết quả này so sánh chính xác với σ z =74 tại tâm móng chữ nhật kích thước 3 x 4m
ở ví dụ 8.18. Trong cả hai trường hợp diện tích đều là 12 m2)
b. Lần nữa liên hệ với hình 8.22, tính ứng suất tại cạnh diện chịu tải hình tròn:
z=2m
r = 3.91/2 = 1.95 m
x = r = 1.95 m;
z / r = 2 / 1.95 = 1.02
x / r = 1.0
Xác định được I = 0.33. Dùng phương trình 8-30 ta được:
σ z = q o I = 117 x0.33 = 39 kPa
( Kết quả này so sánh với σ z =26 kPa tại tâm móng chữ nhật kích thước 3 x 4 chịu tải
trọng phân bố đều. Trong cả hai trường hợp diện tích là như nhau)
---
Tích phân khác các phương trình của Boussinesq cho tải trọng hình thang được thể
hiện ở hình 8.23, mô hình tải trọng này do khối đắp kéo dài gây ra. Các giá trị ảnh hưởng liên
quan đến các kích thước a và b thể hiện trên hình vẽ. Nếu khối đắp không phải dài vô hạn thì
sử dụng hình 8.24 cùng với hình 8.21 để diễn tả các về hình dạng tải trọng tác dụng khác
nhau.
Hình 8.23 Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng σ z dưới tác dụng của khối đắp
dài vô hạn (Nguồn U.S.Navy, 1971, theo Osterberg,1957).
Hình 8.24 Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng σ z tại điểm góc của móng chịu tải trọng
phân bố tam giác có kích thước hữu hạn (theo U.S.Navy, 1971).
---
VÍ DỤ 8.21
Cho khối đắp của đường cao tốc, thể hiện ở hình ví dụ 8.21. Giả thiết khối lượng
riêng trung bình của vật liệu đắp là 2 Mg/m3.
Yêu cầu
Xác định ứng suất σ z tại điểm giữa (tâm móng) ở các độ sâu 3 m và 6 m.

Bài giải
Trước hết xác định áp suất đáy móng qo và các kích thước a, b của khối đắp.

q o = ρgh = 2.0 x9.81x3 = 59 kPa


Từ hình 8.23 và hình ví dụ 8.21: b= 5 m
a=2x3=6m
Tính toán ứng suất thẳng đứng tại độ sâu z = 3 m: a z = 6 3 =2

b z = 5 3 = 1.67

Từ hình 8.23, I = 0.49 : σ z = q o I = 59 x0.488 = 29 kPa


Cho một nửa mặt cắt khối đắp hay 58 kPa cho toàn bộ mặt cắt. Vì vậy trị số ứng suất
σ z ở vị trí nông sẽ gần với trị số áp suất đáy móng.
Tính ứng suất σ z ở độ sâu 6 m: a z = 6 6 =1

b z = 5 6 = 0.83

Từ hình 8.23, I=0.44: σ z = qo I = 59 x0.44 x 2 = 52 kPa.

Hình ví dụ 8.21
---
Đôi khi cần xác định ứng suất thẳng đứng σ z bởi diện tích chịu tải có dạng bất kỳ tại
các điểm trong hay ngoài diện chịu tải. Để thuận tiện cho tính toán, Newmark (1942) đã phát
triển biểu đồ ảnh hưởng, từ đó có thể xác định ứng suất theo phương đứng (thậm chí cả ứng
suất theo phương ngang và ứng suất cắt). Biểu đồ ảnh hưởng này dựa trên lý thuyết của
Boussinesq, mặc dù các biểu đồ tương tự được chuNn bị cho lý thuyết Westergaard nhưng
trao đổi còn ít. Các ví dụ về các biểu đồ ảnh hưởng được trình bày ở các sách kỹ thuật nền
móng, chẳng hạn sách của Leonards (1962) và Peck, Hanson, và Thornburn (1974). Hình
8.25 thể hiện biểu đồ ảnh hưởng Newmark để tính ứng suất thẳng đứng bởi một diện chịu tải.
Có thể xem biểu đồ như một bản đồ đồng mức thể hiện một ngọn núi lửa mà đỉnh của nó đặt
tại tâm biểu đồ (O) ảnh hưởng. Nếu nhìn trực diện vào ba mặt của biểu đồ, có thể thấy mỗi
“diện” hay “ô nhỏ” có cùng diện tích bề mặt. Cũng chỉ có thể nhìn hình chiếu của chúng trên
bản đồ đồng mức, các ô nhỏ này càng gần vào tâm thì càng nhỏ.
Tỷ lệ của các biểu đồ liên quan đến độ sâu xác định ứng suất vì vậy mà có thể dùng
cho bất kỳ kích cỡ kết cấu nào theo cách sau. Trên biểu đồ có một đường thẳng OQ, đường
này thể hiện khoảng cách z kể từ mặt đất mà tại đó cần xác định ứng suất, khoảng cách này
dùng như một thước tỷ lệ để vẽ vùng chịu tải. Ứng suất σ z được tính bằng cách cộng trực
tiếp các ô nhỏ trên biểu đồ trong phạm vi vùng tải trọng. Vùng này được vẽ theo tỷ lệ thích
hợp và đặt lên trên biểu đồ. Tổng số diện tích các ô được nhân với hệ số ảnh hưởng I , xác
định trên biểu đồ và nhân với áp suất đáy móng sẽ được giá trị σ z . Điểm cần tính ứng suất
được đặt ngay trên tâm của biểu đồ. Ví dụ 8.22 sẽ làm rõ cách sử dụng biểu đồ này.
Hình 8.25 Biểu đồ ảnh hưởng cho ứng suất thẳng đứng trên các mặt phẳng nằm ngang (theo
Newmark,1942).
VÍ DỤ 8.22
Tải trọng phân bố đều với cường độ 250 kPa tác dụng trên diện chịu tải như hìnhví dụ-8.22 a.
Yêu cầu tính ứng suất tại điểm O’ ở độ sâu 80 m kể từ mặt đất.
Bài giải

Hình ví dụ- 8.22a (theo Newmark,1942)

Hìnhví dụ- 8.22b (theo Newmark,1942)


Vẽ diện chịu tải theo tỷ lệ chiều dài đường thẳng OQ với độ sâu 80 m. Ví dụ khoảng
cách đoạn AB ở hình-Ví dụ-8.22 a là 1.5 lần khoảng cách OQ. Vì OQ=80 m mà AB sẽ bằng
120 m. Tiếp đến đặt điểm O’ là điểm cần xác định trị số ứng suất lên tâm của biểu đồ ảnh
hưởng (như thể hiện ở hình ví dụ 8.22b với tỷ lệ nhỏ hơn một chút). Số ô (và cả một phần ô)
được tính tổng cộng trong phạm vi diện chịu tải. Trong trường hợp này có khoảng 8 ô. Trị số
ứng suất thẳng đứng tại độ sâu 80 m so với mặt đáy móng sẽ được tính:
σ v = qI x so _ luong _ o (8-31)

Trong đó qo là áp suất đáy móng

I là giá trị ảnh hưởng của mỗi ô (0.02 ở hình –Ví dụ-8.22b)
Vì thế σ v = 250kPa x 0.02 x 8 = 40 kPa

Để tính toán ứng suất ở những độ sâu khác, quá trình được lặp lại bằng cách lập các
bản vẽ khác cho các độ sâu khác nhau có sự thay đổi tỷ lệ của mỗi lần tương ứng với khoảng
cách OQ trên biểu đồ ảnh hưởng.
---
Tất cả những lời giải phân bố ứng suất có từ trước đã được tích phân từ phương trình
gốc của Boussinesq để tính ứng suất thẳng đứng trong bán không gian đàn hồi tuyến tính,
đồng nhất đẳng hướng. Đất trầm tích tự nhiên không thể có các điều kiện vật liệu lý tưởng
này. Trong thực tế có nhiều loại đất trầm tích lớp được hình thành bởi sự lắng đọng xen kẽ
các lớp bụi và sét nằm ngang. Những trầm tích này được gọi là sét dạng dải và lời giải cho
ứng suất tập trung của Westergaard (1938) có thể phù hợp hơn. Trong lý thuyết này,lớp đất
đàn hồi không tập trung với chiều dày hữu hạn nhưng cứng tuyệt đối, chỉ cho phép các
chuyển vị đứng mà không có chuyển vị ngang.Lời giải của Westergaard cho ứng suất thẳng
đứng dưới tác dụng của tải trọng tập trung (với hệ số Poisson ν = 0 ) là:
Q 1
σz = 2 3
(8-32)
z π  2

2
 
r
1 + 2  
  z  

Trong đó một số số hạng đã được xác định ở hình 8.20 và phương trình 8-24. Hệ số
Poisson, ν , được định nghĩa là tỷ số giữa biến dạng ngang εh, và biến dạng đứng εv:
εh
ν= (8-33)
εv
Các giá trị điển hìnhν của đất bụi và đất cát biến đổi từ 0.2 cho vật liệu xốp đến 0.4
cho vật liệu chặt. Các giá trị v của đất sét bão hoà biến đổi từ 0.4 đến 0.5. Trị số lớn nhất theo
lý thuyết cho sét bão hoà không bị biến đổi thể tích khi chịu ứng suất (không thoát nước) là
0.5.
Phương trình 8-32 có thể viết
Q
σz = Nw (8-34)
z2
Trong đó N w là nhân tố ảnh hưởng bao gồm các số hạng ở phương trình 8-32 và là
hàm của của r z . Các giá trị của N w được vẽ hình 8.20b.

Các lý thuyết của Boussinesq và Westergaard được so sánh ở hình 8.20b. Với tỷ số
r z nhỏ hơn 1.5, Boussinesq cho kết quả lớn hơn Westergaard. Khi r z lớn hơn hay bằng
1.5, cả hai phương pháp đều cho kết quả như nhau. Vậy ta sẽ chọn lý thuyết nào? Theo quan
điểm triết học, cả hai lý thuyết đều dựa trên những giả thiết xa thực tế. Chúng thường tóm tắt
chủ đề theo sở thích cá nhân, dù rằng các giả thiết của lý thuyết Westergaard có phần gần với
thực tế hơn khi xét với đất trầm tích thành lớp. Phương pháp 2:1 có thể vẫn còn rất thô,
nhưng thường vẫn được dùng trong thực tế để giải các bài toán ứng suất thẳng đứng theo lý
thuyết đàn hồi.
Một biểu đồ tương tự như hình 8.21 cho các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng
đứng dưới điểm góc của móng chữ nhật chịu tải trọng phân bố đều được biên soạn cho
phương pháp Westergaard (với hệ số Poisson=0) được thể hiện ở hình 8.26. Việc sử dụng
tương tự hình 8.21.
Bảng 8-4 đến 8-6 giới thiệu tương ứng các giá trị ảnh hưởng khi xác định ứng suất
thẳng đứng tại tâm móng vuông chịu tải, dưới tâm móng băng và dưới góc của móng chữ
nhật chịu tải trọng phân bố đều. Các bảng này giới thiệu các hệ số ảnh hưởng cho cả các giả
thuyết của Boussinesq và Westergaard. Có thể dùng các biểu đồ này rất hiệu quả trong thực
tế xây dựng.
Khi đã xác định ứng suất thẳng đứng theo các phương trình và biểu đồ ở trong mục
này, phải cộng thêm ứng suất hiệu quả lớp phủ ở hiện trường như đã thực hiện ở ví dụ 8.17.
Điều này là cần thiết vì lời giải tuyến tính chỉ xét trong môi trường bán không gian không
trọng lượng, và ứng suất gây ra chỉ do tải trọng ngoài gây ra. Hơn nữa ở các nơi tồn tại tầng
đất phân lớp thì có sự thay đổi mô-đul đàn hồi lớn, các lời giải khác phải xét tới độ cứng
tương đối của các lớp đất. Harr (1966), Poulos và Davis (1974) đã đưa ra các lời giải cho sự
phân bố ứng suất thuộc loại này. Các tài liệu tham khảo này cũng cho các phương trình và
biểu đồ xác định ứng suất theo phương ngang và ứng suất cắt trong môi trường đàn hồi.
Hình 8.26 Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng dưới điểm góc móng chữ nhật
chịu tải trọng phân bố đều cho lý thuyết của Westergaard (theo Duncan và Buchignani,1976).
Bảng 8-4: Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng dưới điểm tâm móng
hình vuông chịu tải trọng phân bố đều (theo Duncan và Buchignani,1976).

a z Io
Boussinesq Westergaard
∞ 1.0000 1.0000
20 0.9992 0.9365
16 0.9984 0.9199
12 0.9968 0.8944
10 0.9944 0.8734
8 0.9892 0.8435
6 0.9756 0.7926
5 0.9604 0.7525
4 0.9300 0.6971
3.6 0.9096 0.6659
3.2 0.8812 0.6309
2.8 0.8408 0.5863
2.4 0.7832 0.5328
2.0 0.7008 0.4647
1.8 0.6476 0.4246
1.6 0.5844 0.3794
1.4 0.5108 0.3291
1.2 0.4276 0.2858
1.0 0.3360 0.2165
0.8 0.2410 0.1560
0.6 0.1494 0.0999
0.4 0.0716 0.0477
0.2 0.0188 0.0127
0.0 0.0000 0.0000
Bảng 8-5: Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng dưới điểm tâm móng
băng (theo Duncan và Buchignani,1976).

b z Io
Boussinesq Westergaard
∞ 1.000 1.000
100 1.000 0.990
10 0.997 0.910
9 0.996 0.901
8 0.994 0.888
7 0.991 0.874
6.5 0.989 0.864
6.0 0.986 0.853
5.5 0.983 0.835
5.0 0.977 0.824
4.5 0.970 0.807
4.0 0.960 0.784
3.5 0.943 0.756
3.0 0.920 0.719
2.5 0.889 0.672
2.0 0.817 0.608
1.5 0.716 0.519
1.2 0.624 0.448
1.0 0.550 0.392
0.8 0.462 0.328
0.5 0.306 0.216
0.2 0.127 0.089
0.1 0.064 0.045
0.0 0.000 0.000
Bảng 8-6 Các giá trị ảnh hưởng của ứng suất thẳng đứng dưới điểm góc móng
chữ nhật chịu tải trọng thẳng đứng phân bố đều (theo Duncan và Buchignani,1976).

Trường hợp Boussinesq


B/z L/z
0.1 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 2.0 ∞
0.1 0.005 0.009 0.017 0.022 0.026 0.028 0.031 0.032
0.2 0.009 0.018 0.033 0.043 0.050 0.055 0.061 0.062
0.4 0.017 0.033 0.060 0.080 0.093 0.101 0.113 0.115
0.6 0.022 0.043 0.080 0.107 0.125 0.136 0.153 0.156
0.8 0.026 0.050 0.093 0.125 0.146 0.160 0.181 0.185
1.0 0.028 0.055 0.101 0.136 0.160 0.175 0.200 0.205
2.0 0.031 0.061 0.113 0.153 0.181 0.200 0.232 0.240
∞ 0.032 0.062 0.115 0.156 0.185 0.205 0.240 0.250

Trường hợp Westergaard


B/z L/z
0.1 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 2.0 ∞
0.1 0.003 0.006 0.011 0.014 0.017 0.018 0.021 0.022
0.2 0.006 0.012 0.021 0.028 0.033 0.036 0.041 0.044
0.4 0.011 0.021 0.039 0.052 0.060 0.066 0.077 0.082
0.6 0.014 0.028 0.052 0.069 0.081 0.089 0.104 0.112
0.8 0.017 0.033 0.060 0.081 0.095 0.105 0.125 0.135
1.0 0.018 0.036 0.066 0.089 0.105 0.116 0.140 0.152
2.0 0.021 0.041 0.077 0.104 0.125 0.140 0.174 0.196
∞ 0.022 0.044 0.082 0.112 0.135 0.152 0.196 0.250
BÀI TẬP
8-1. Cho các đường cong quan hệ e − log σ ở hình 8.8a, tính các chỉ số nén. Giải
thích tại sao H có thể hơi sai khác giữa kết quả tính với thể hiện ở phần dưới cùng hình vẽ.
8-2. Kiểm tra các giá trị ứng suất cố kết trước thể hiện ở hình 8.8a.
8-3. Xác định tỷ số quá cố kết (OCR) cho 5 loại đất hạt mịn ở hình 8.8a.
8-4. Kiểm tra các giá trị ứng suất cố kết trước và chỉ số nén bình thường (nguyên sơ)
ở hình 8.8 b là đúng.
8-5. Chỉ số OCR của đất sét tảng ở hình 8.8 c là bao nhiêu?
8-6. ước lượng giá trị ứng suất cố kết trước cho (a) Đất sét nguyên dạng Leda ở hình
8.8d, (b) Đất sét nguyên dạng Mexico City ở hình 8.8e (c) Đất sét nguyên dạng Chicago ở
hình 8.8f. (d) Đất sét trương nở từ Texas ở hình 8.8g.
8-7. Xác định chỉ số nén cho 4 loại đất ở bài tập 8-6.
8-8. Dữ liệu về hệ số rỗng và tải trọng được xác định từ thí nghiệm cố kết cho một
mẫu đất sét nguyên dạng như sau:
Áp lực (kPa) Hệ số rỗng
20 0.953
40 0.948
80 0.938
160 0.920
320 0.878
640 0.789
1280 0.691
320 0.719
80 0.754
20 0.791
0 0.890
(a) Vẽ đường quan hệ áp lực và hệ số rỗng trên cả hệ trục số học và hệ trục bán log.
(b) Xác định các phương trình cho đường cong nén bình thường và đường nở khi dỡ
tải bắt đầu tại tải trọng 1280 kPa.
(c) Xác định chỉ số nén cải biến và chỉ số nén lại của những loại đất này.
(d) ước lượng ứng suất cố kết trước của đất sét này (theo A. Casagrande).
8-9. Một công trình được xây dựng trên một tầng đất sét dày 6m, dữ liệu cố kết cho
như trong bài tập 8-8. Áp lực lớp phủ trung bình hiện tại trên lớp sét này là 120 kPa. Giá trị
áp lực trung bình lên lớp sét sau khi xây dựng xong công trình là 270 kPa.
(a) Đánh giá độ giảm chiều dày của lớp đất sét do cố kết hoàn toàn dưới tác dụng của
tải trọng công trình.
(b) Đánh giá độ giảm chiều dày lớp sét bởi tải trọng công trình khi lớp sét chưa bao
giờ cố kết trước dưới tác dụng của tải trọng lớn hơn áp lực lớp phủ hiện tại.
(c) Thể hiện trên biểu đồ e∼ log σ ' của bài tập 8-8 các giá trị ∆e dùng để đánh giá độ
giảm ở phần (a) và (b).(theo A.Casagrande).
8-10. Đường cong nén cho một loại sét nào đó trên hệ trục nửa log là một đường
thẳng đi qua điểm e=1.21, σ vc' = 50 kPa , và e=0.68, σ vc' = 800 kPa . Xác định phương trình
cho quan hệ này. (theo Taylor, 1948).
8-11. Chỉ ra phương trình 8-9 và phương trình 8-15 là đúng đắn.
8-12. Thí nghiệm cố kết một mẫu bùn sét nguyên dạng ở vịnh Mud-San Francisco
cho kết quả sau:
Ứng suất (kPa) Số đọc đồng hồ (mm) Hệ số rỗng
0 12.700 2.855
5 12.352 2.802
10 12.294 2.793
20 12.131 2.769
40 11.224 2.631
80 9.053 2.301
160 6.665 1.939
320 4.272 1.576
640 2.548 1.314
160 2.951 1.375
40 3.533 1.464
5 4.350 1.589
Loại sét này có LL = 88, PL = 43, σ s = 2.70 Mg / m 3 ; wn = 105.7% . Mẫu đất có
chiều cao ban đầu là 2.54 cm; thể tích là 75.14 cm3. Vẽ biểu đồ quan hệ giữa phần trăm cố
kết và log áp lực. Đánh giá áp lực cố kết trước và chỉ số nén nguyên sơ cải biến.
8-13. Vẽ quan hệ hệ số rỗng và log áp lực nén cho dữ liệu ở bài tập 8-12. Đánh giá áp
lực cố kết trước và chỉ số nén nguyên sơ. Các giá trị này có phù hợp với các giá trị đã tìm ở
bài tập 8-12 không? Nhận xét.
8-14. Độ Nm ban đầu của mẫu ở bài tập 8-12 là 105.7%, khối lượng riêng hạt
ρ s = 2.70 Mg / m 3 . Tính khối lượng riêng khô, ướt và độ bão hoà của mẫu thí nghiệm cố kết
nếu trọng lượng riêng khô của mẫu là 52.8 g. Nếu độ Nm cuối cùng là 59.6%, tính độ bão hoà
và khối lượng riêng khô lúc kết thúc cố kết.
8-15. Một lớp đất sét bùn mềm dày 7.5 m ở vịnh Mud San Francisco được gia tải
bằng lớp sỏi dày trung bình 3 m. Khối lượng tổng của khối đắp là 1.9 Mg/m3. Giả thiết số
liệu thí nghiệm ở bài tập 8-12 là tiêu biểu cho lớp sét này, và lớp sét ở trạng thái cố kết bình
thường. Xác định độ lún cố kết sẽ xảy ra do trọng lượng khối đắp gây nên. Để tính toán dùng
(a) C cε đã xác định ở bài tập 8-12, (b) C c đã xác định ở bài tập 8-13 và (c) Xác định trực tiếp
từ đường cong phần trăm cố kết và log áp lực đã vẽ ở bài tập 8-12.
8-16. Giả thiết số liệu thí nghiệm trong phòng ở bài tập 8-12 là điển hình cho đất ở
Vịnh Mud San Francisco , nhưnh đây là đất quá cố kết nhẹ. Ứng suất lớp phủ hiệu quả thẳng
đứng hiện tại tính được khoảng 12 kPa. Chiều dày lớp sét dày 4 m. Nhưng ở vị trí này khối
đắp gia tải chỉ dày 1 m, khối lượng riêng là 1.9 Mg/m3. Đánh giá độ lún cố kết gây ra bởi
khối đắp.
8-17. Dự đoán độ lún là bao nhiêu tại vị trí đất quá cố kết cho ở bài tập 8-16 nếu khối
đắp gia tải dày 3 m? Tính với trường hợp (a) Trực tiếp từ đường cong phần trămcố kết và (b)
dùng phương trình 8-18 hay 8-19. So sánh các kết quả này như thế nào?
8-18. Vẽ các số liệu thí nghiệm và xác định áp lực cố kết trước và chỉ số nén cải biến.

% cố kết Áp lực nén (kPa)


(nén là +)
0.08 5
0.10 10
0.11 20
0.24 40
0.89 80
1.74 160
3.81 320
7.32 640
7.30 320
7.12 160
6.55 80
6.67 160
6.91 320
7.59 640
11.50 1280
15.83 2560
20.16 5120
19.68 1280
18.75 160
17.51 40
13.95 5
Mẫu có chiều cao 25.4 mm, w = 29.3% , ρ d = 1.50 Mg / m 3 . Mẫu lấy ở độ sâu-10.7 m.

8-19. Tại vị trí lấy mẫu ở bài tập 8-18. Mặt cắt địa tầng bao gồm một lớp cát và mảnh
vụn đắp dày 6 m, tiếp đến là sét dày 8.5 m. Mực nước ngầm ở độ sâu 2 m kể từ mặt đất. Khối
lượng riêng trung bình của lớp cát và mảnh vụn đắp là 1.5 Mg/m3 ở trên mực nước ngầm và
1.65 Mg/m3 ở dưới mực nước ngầm. Đánh giá độ lún cố kết nếu ứng suất trung bình gia tăng
ở lớp nén lún là (a) 50 kPa, (b) 100 kPa và (c) 250 kPa. Dùng phương trình 8-19 và đường
cong phần trăm cố kết từ bài tập 8-18, so sánh kết quả tính toán và nhận xét.
8-20. Vẽ đường cong quan hệ hệ số rỗng và áp lực, đánh giá chỉ số nén và chỉ số nén
lại. Xác định áp lực cố kết trước.
Áp lực (kPa) Hệ số rỗng e
0 1.079
10 1.059
20 1.049
40 1.029
80 1.001
160 0.959
200 0.940
300 0.881
400 0.821
800 0.690
2000 0.530
500 0.570
160 0.620
20 0.717
8-21. Dùng số liệu cố kết ở bài tập 8-20 để tính độ lún của lớp sét dày 6 m, do công
trình gây ra áp lực 150 kPa và áp lực lớp phủ đang tồn tại ở giữa lớp sét là 120 kPa.
8-22. Một công trình tương tự như ở bài tập 8-21 sẽ có diễn biến lún thế nào nếu tỷ số
quá cố kết của lớp sét là 1.0 và σ vo' + ∆σ v = 270 kPa tại giữa lớp sét. Trình bày nội dung
thực hiện và các giả thiết ở trên đồ thị e ∼ log σ của bài tập 8-20.

8-23. Đường cong cố kết ở hình-Ví dụ-8.9 là đặc trưng của lớp đất nén lún dày 5 m.
Nếu áp lực lớp phủ hiện tại là 50 kPa, tính độ lún gây bởi áp lực tăng thêm là 150 kPa do
công trình gây ra.
8-24. Từ số liệu thí nghiệm ở bài tập 8-12, dùng phương pháp Schmertmann với tỷ số
OCR=1 xây dựng đường cong nén nguyên sơ tại hiện trường.
8-25. Giải bài tập 8-24 với OCR=2.0.
8-26. Tại giữa lớp sét dày 7 m, hệ số rỗng là 2.4. Tìm điểm này trên đường cong nén
nguyên sơ tại hiện truờng đã xác định ở bài tập 8-24. Áp lực tương ứng là bao nhiêu? Nếu áp
lực này gấp đôi trên toàn bộ diện tích, tính độ lún cố kết của lớp sét.
8-27. Chứng minh đường cong nén nguyên sơ hiện trường thể hiện ở hình 8.8c
( C c = 0.19 ) là chính xác.

8-28. Chứng minh điểm giao giữa đường cong nén nguyên sơ hiện truờng và đường
cong nén nguyên sơ trong phòng khi vẽ bằng quan hệ giữa phần trăm cố kết và log σ bằng
0.58eo / (1 + eo ) . Điểm giao này tương đương điểm 0.42eo trên đồ thị e ∼ log σ .
8-29. Dùng quan hệ thực nghiệm gần đúng ở mục 8.11, đánh giá các chỉ số nén và
nén lại và hai chỉ số cải biến cho một sốnhiều loại sét ở hình 8.8. Quan hệ thực nghiệm phù
hợp với số liệu thí nghiệm như thế nào.
8-30. Giải bài tập 8-29 cho các loại sét ở bài tập 8-8, 8-12, 8-18, và 8-20. Mức độ phù
hợp.
8-31. So sánh sự phân bố ứng suất theo chiều sâu cho trường hợp (a) lực tập trung
bằng 1000 kN và (b) tải trọng 1000 kN phân bố đều trên diện tích 3 x 3 m. Vẽ biểu đồ ứng
suất.
8-32. Nếu dùng lý thuyết của Boussinesq (hoặc Westergaard) để giải bài tập 8-31
làm lại bài tập này nhưng dùng Westergaard (hoặc Boussinesq) thay thế nhau. Nhận xét về sự
khác nhau giữa hai lý thuyết.
8-33. Tính các số liệu và vẽ đường cong σ z / Q với độ sâu của các điểm trực tiếp
dưới điểm đặt tải Q. Trên cùng đồ thị, vẽ các đường cong σ z / Q với độ sâu của các điểm
trực tiếp dưới tâm móng vuông với bề rộng tương ứng là 5 m và 15 m. Tải trọng tác dụng
trên từng móng là tải phân bố đều với cường độ Q. Trên cơ sở đồ thị này, phát biểu liên hệ
cho khoảng mà có thể xem xét diện tích lực tác dụng như là lực tập trung. (theo Taylor,
1948).
8-34. Tâm móng chữ nhật tại mặt đất có toạ độ đề các (0,0) và các góc có toạ độ
(6,15). Các kích thước là mét. Tải trọng phân bố đều trên móng với cường độ 150 kPa. Đánh
giá ứng suất tại độ sâu 20m so với mặt đất ở các toạ độ sau: (0,0),(0,15),(6,0),(6,15) và
(10,25); và tỷ số của các ứng suất đã tính theo cả phương pháp Boussinesq và
Westergaard.(theo Taylor,1948).
8-35. So sánh kết quả của bài tập 8-24 với phương pháp 2:1. Nhận xét?
8-36. tính toán phân bố ứng suất theo chiều sâu tại điểm cách góc móng 3 m (theo
cạnh dài) của móng chữ nhật có kích thước 10 m x 30 m chịu tải trọng phân bố đều với
cường độ 60 kPa. Tính theo (a) Lý thuyết Boussinesq, (b) Lý thuyết Westergaard và (c)
phương pháp 2:1.
8-37. Phải đặt 2 bể có đường kính 20 m cách nhau bao nhiêu mét để sự chồng ứng
suất do chúng sinh ra không lớn hơn 10% áp suất đáy móng tại các độ sâu 10,20 và 30 mét?
8-38. Tính toán các ứng suất với số liệu ở ví dụ 8.19, các phần (a) và (b), dùng biểu
đồ Newmark, hình 8.25.
8-39. Làm ví dụ 8.21, dùng sự chồng các kết quả ở hình 8.24 và 8.21. So sánh kết quả
này với lời giải ví dụ 8.21.
8-40. Cho số liệu ở ví dụ 8.22. Thay vì tải trọng trên mặt , tính độ sâu của hố đào do
sự giảm ứng suất tại đáy hố là 250 kPa khi cho ρ = 2 Mg / m 3 . Diện tích mặt bằng của hố
đào được thể hiện ở hình –Ví dụ-8.22a.
8-41. Cũng với hố đào ở bài tập 8-40, đánh giá sự thay đổi ứng suất tại độ sâu 65 m
bên dưới đáy hố tại điểm O’.
8-42. Phương pháp 2:1 có dùng được cho hố đào không? Tại sao?
8-43. Một móng băng có bề rộng 3 m, tải trọng tác dụng trên mặt đất với cường độ
150 kPa. Tính ứng suất phân bố ở các độ sâu 3,6 và 12 m dưới tâm móng. Nếu móng được
đặt trên nền đất dính cố kết bình thường có LL=84 và PL = 50, đánh giá độ lún của móng.
8-44. So sánh như thế nào về đánh giá độ lún dưới tâm của móng vuông có kích
thước 3 x 3 m với độ lún của móng băng có bề rộng 3 m ở bài tập trước, giả thiết cùng điều
kiện đất nền? Giả sử móng đủ mềm để sinh ra áp suất đáy móng phân bố đều.
8-45. Độ lún tính được ở bài tập 8-44 khác nhau bao nhiêu khi thay phương pháp
Westergaard bằng phương pháp Boussinesq.
8-46. Một bể chứa dầu cỡ lớn với đường kính 100 m được xây dựng trên nền đất có
mặt cắt địa tầng như hình P8-46. Độ sâu trung bình của dầu trong bể là 20 m và trọng lượng
đơn vị của dầu là 0.92. Số liệu thí nghiệm cố kết cho lớp đất sét tương tự số liệu đã cho ở bài
tập 8-18. Đánh giá độ lún cố kết tổng lớn nhất và độ chênh lún cố kết của bể . Bỏ qua độ lún
của lớp cát. Giải bài tập này với các giả thiết sau: (a) Các điều kiện tại giữa lớp sét tiêu biểu
cho toàn bộ lớp sét. (b) Chia lớp sét thành 4 hoặc 5 lớp sét mỏng, tính độ lún của từng lớp sau
đó cộng các độ lún lại theo phương trình 8-14. Gợi ý: xem ví dụ 9.12.

Hình P8-46
8-47. Đánh giá độ lún cố kết cuối cùng dưới đường tâm của móng bản kích thước 15
x 15 m. Bản có chiều dày 1 m bằng bê tông cốt thép, trị số ứng suất trung bình tác dụng trên
mặt bản móng là 76 kPa. Mặt cắt địa tầng cho ở hình P8-47. Thí nghiệm nén không nở hông
mẫu sét cho giá trị:

σ 'p =130 kPa, C c = 0.40 ; C r = 0.03


Bỏ qua độ lún của lớp cát
Hình P8-47

8-48.Ba móng hình vuông với kích thước 10 x10 m chịu tải trọng phân bố đều với
cường độ 100 kPa được đặt trên nền đất có mặt cắt địa tầng như thể hiện ở hình P8-48. Các
mẫu nguyên dạng của lớp sét được lấy trước khi xây dựng và các thí nghiệm cố kết đã xác
định giá trị ứng suất cố kết trước trung bình là khoảng 110 kPa. Chỉ số nén trung bình là 0.50
và chỉ số nén lại trung bình là 0.02. Đánh giá độ lún cố kết tổng cho diện chịu tải nằm giữa.

Hình P8-48.
8-49. Một dãy bể chứa dầu được xây dựng gần nhà máy thuỷ điện trên sông Mystic ở
Boston, MA. Mỗi bể có đường kính 20m và áp suất đáy móng bể khoảng 100 kPa. Mặt cắt
địa tầng tại vị trí này tương tự như đã thể hiện ở hình 8.14 a. Đánh giá độ lún và độ chênh lún
cố kết ở đáy bể. Gợi ý: xem ví dụ 9.12.
8-50. Một tuyến đường cao tốc tới Siracha, Thái Lan được xây dựng ở phía đông của
Băng Kok, chạy qua một vùng đất sét biển trầm tích mềm khà dày. Mặt cắt địa tầng cho ở
hình 8.16a. Bên dưới lớp khô cứng trị số trung bình C cε =0.8. Dự định đắp một khối đắp có
đỉnh rộng 15 m. Cao 2 m và mái 1:3. Đánh giá độ lún cực hạn tại tâm khối đắp.
Chương 9: Tốc độ cố kết theo thời gian
9.1 Giới thiệu
Trong chương 8 đã đề cập cách tính độ lún cố kết mà một tầng đất sét nằm dưới công
trình trải qua trước khi nó đạt được sự cân bằng với ngoại lực, quá trình áp lực nước lỗ rỗng dư
(thêm vào áp lực thuỷ tĩnh) tiêu tan theo thời gian (cố kết) ra sao và ứng suất hiệu quả cuối cùng
cân bằng với áp lực tác dụng như thế nào. Cũng đã nêu lên là tốc độ cố kết phụ thuộc, trong số
những yếu tố khác, tính thấm của đất.
Đôi khi cố kết được gọi là cố kết sơ cấp để phân biệt với thành phần phụ thuộc thời gian
khác của độ lún tổng là nén thứ cấp. Trong mục 8.2 đã cho biết nén thứ cấp xảy ra sau khi, hầu
như toàn bộ áp lực nước lỗ rỗng dư tiêu tan hoàn toàn, tức là nó xảy ra với ứng suất hiệu quả
không đổi. Trong một số loại đất, đặc biệt là sét vô cơ, cố kết sơ cấp là thành phần lớn nhất của độ
lún tổng, trong khi đó nén thứ cấp tạo nên phần chính của độ lún tổng của than bùn và các loại đất
giàu hữu cơ khác. Trong chương này sẽ thảo luận các lý thuyết tính tốc độ theo thời gian của cả cố
kết sơ cấp và nén thứ cấp của đất hạt mịn.
Tại sao điều quan trọng là nhận thức được một công trình sẽ lún nhanh như thế nào do
tải trọng tác dụng? Ví dụ, nếu tuổi thọ của một công trình theo thiết kế là 50 năm, và người ta ước
tính rằng sẽ mất 500 năm để tất cả quá trình lún diễn ra, thì người kỹ sư nền móng dự tính chỉ có
các vấn đề lún thứ yếu diễn ra trong vòng đời của công trình. Mặt khác, nếu độ lún theo dự tính
xảy ra trong khoảng thời gian yêu cầu thi công công trình, thì hầu hết nếu không phải tất cả độ lún
sẽ diễn ra vào thời điểm công trình được hoàn thành. Nếu công trình nhạy với hiện tượng lún
nhanh (ví dụ, các khung bê tông cốt thép hoặc mặt đường bê tông), thì thiệt hại về kết cấu có thể
xảy ra. Hầu hết các công trình trên nền sét đều diễn ra sự lún dần trong suốt vòng đời của chúng,
sự lún này có thể hoặc không làm suy giảm hiệu suất công trình. Chương này trình bày các thủ tục
ước tính tốc độ lún của nền. Người kỹ sư sau đó có thể quyết định hiệu quả nào, nếu bất cứ cái gì,
mà độ lún có thể gây ra đối với tính toàn vẹn của công trình cũng như cách sử dụng công trình có
mục đích.
Trong chương này có các ký hiệu :
Ký tự Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa
Cα - - Chỉ số nén thứ cấp (Phương trình 9-15)

Cα ε - - Chỉ số nén thứ cấp cải tiến (Phương trình 9-16)

cv L2T −1 m2/s Hệ số cố kết (Phương trình 9-3)

H dr L m Chiều dài đường thoát nước (Phương trình 9-5)

Ro L mm Số đọc ban đầu (Phương trình 9-13)

Rn L mm Số đọc tại thời điểm t, n=1,2,...


s (t ) L m Độ lún cố kết tại thời điểm t
T - - Nhân tố thời gian (Phương trình 9-5)
U avg hoặc - % Độ cố kết
U
Uz - - hoặc % Tỷ số cố kết (Phương trình 9-9)
Z - - Nhân tố chiều sâu (Phương trình 9-9)

1
9.2 Quá trình cố kết thấm
Thật hữu ích khi nhìn lại sự tương tự lò xo được trình bày trong chương 8 ( Hình 8.2).
Hình 9.1a thể hiện một lò xo với pittong có van đóng mở trong một bình hình trụ. Biểu đồ ứng
suất theo chiều sâu thể hiện ở hình 9.1b. Đất được thay thể bởi lò xo, ở trạng thái cân bằng ứng
suất hiệu quả ban đầu σ’vo . Trong thời gian hiện nay, chúng ta thừa nhận rằng tất cả lực tác dụng
vào pittong, ∆σ , ban đầu sẽ chuyển thành áp lực nước lỗ rỗng dư ∆u ( vượt trên áp lực thuỷ tĩnh
hoặc áp lực ban đầu uo). Đó chính là trường hợp gia tải một chiều, nhưng sau này chúng ta thâý
điều đó không đúng cho gia tải ba chiều.
Cùng thời gian, nước bị ép ra ngoài qua van, và áp lực nước lỗ rỗng dư giảm dần. Như thế
xảy ra sự truyền ứng suất dần dần từ nước lỗ rỗng sang cốt đất và làm tăng ứng suất hiệu quả.
Hình 9.1c cho thấy ứng suất hiệu quả ban đầu σ’vo sự biến đổi (tăng) của ứng suất hiệu quả ∆σ’ và
áp lực lỗ rỗng bị tiêu tán ∆u lúc t = t1. Những đường đứt thẳng đứng được gắn các chữ t1, t2 …
biểu thị thời gian từ khi bắt đầu tác dụng tải trọng. Những đường đó gọi là đường đẳng thời bởi vì
nó ứng với các thời gian bằng nhau. ( Đường đẳng áp là đường đồng mức có áp suất bằng nhau
được thấy trên bản đồ thời tiết; đường đẳng dày là những đường có cùng độ dày của bồi tích địa
chất, đường đẳng sức gió là đường cùng vận tốc gió trên bản đồ gió). Cuối cùng, khi t → ∞ tất
cả áp lực nước lỗ rỗng dư ∆u sẽ tiêu tán và ứng suất hiệu quả sẽ bằng ứng suất ban đầu σ’vo cộng
thêm số gia ứng suất tác dụng ∆σ. Cùng thời điểm đó pittong sẽ lún xuống một lượng có liên quan
trực tiếp với lượng nước bị ép ra khỏi hộp hình trụ.
Một lớp đất điển hình sẽ phức tạp hơn mô hình đơn giản trong hình 9.1 a – c. Cho phép ta
tăng số lượng lò xo, pittong, và van như thấy ở hình 9.1d. Giống trước đó, ta có thể biết ứng suất
hiệu quả ban đầu σ’vo trong giới hạn lớp đất và áp lực nước lỗ rỗng tạo ra ∆u, liên quan đến lực
bên ngoài tác dụng lên pittong ∆σ trong hình 9.1c. Cho phép thoát nước qua mỗi pittong và van
vì vậy cả thoát nước bên trong cũng như thoát nước ở đỉnh và đáy. Để nước bị ép ra khỏi các ống
trụ 2, 3 và 4, cần một số nước trong các ống trụ 1 và 5 thoát nước. Tương tự như vậy, trước khi
nước có thể ép thoát ra khỏi đất trong ống trụ 3 một số nước trong ống trụ 2 và 4 thoát ra trước .
Bởi vì tất cả van đều mở, nên khi chịu tác dụng ứng suất bên ngoài ∆σ , nước bắt đầu thoát ngay
lập tức từ đỉnh và đáy hình trụ.

2
Hình 9.1 hệ thống lò xo cho quá trình cố kết : a – c, mô hình lớp đất đơn giản d – f , mô hình của
lớp đất phức tạp

Điều này dẫn đến sự giảm áp lực nước lỗ rỗng và tăng ứng suất hiệu quả trong hình trụ 1
và 5. Thể hiện trên hình 9.1f với thời gian đường đẳng thời áp lực lỗ rỗng dịch chuyển sang phải
và bị phân đoạn bởi vì số lượng pittong và van hạn chế. Với số lượng vô hạn của pittong đường
đẳng thời sẽ đường cong trơn hiển thị chính xác bản chất vật lý diễn ra theo thời gian trong đất bồi
tích cố kết. Tại trung tâm lớp thoát nước hai hướng được mô hình ở hình 9.1d-f có thể thấy sự
giảm áp lực nước lỗ rỗng tạo ra, ví dụ tại thời điểm t1 thì nhỏ hơn so với sự thay đổi ít tại đỉnh và
đáy lớp. Điều này là do là đường thoát nước ở trung tâm hình trụ dài hơn đáng kể so với các hình
trụ 1 và 5. Kết quả là cần thời gian làm tiêu tan áp lực nước lỗ rỗng dài hơn cho trung tâm lớp
thoát nước hai chiều hoặc lớp thoát nước một hướng ở đáy.
Dòng chảy của nước ra khỏi hình trụ (các lỗ rỗng của đất) là do độ dốc thuỷ lực i, với i =
h/l = (∆u/ρw.g)/∆z. Độ dốc của các đường đẳng thời phân đoạn trên hình 9.1f là ∆u/∆z. Tại chính
giữa lớp đất sét, không có dòng thấm bởi vì độ dốc thuỷ lực i =∆u/∆z = 0. Tại đỉnh và đáy hình trụ
độ dốc thuỷ lực tiến gần đến vô cùng và dẫn đến dòng thấm lớn nhất tại ngay các bề mặt thoát
nước.
Quá trình vừa miêu tả được gọi là quá trình cố kết thấm. Giá trị độ lún thực nghiệm của
hệ thống lò xo và pittong ( hoặc lớp đất sét) liên quan trực tiếp lượng nước ép ra khỏi các hình trụ
( hoặc lỗ rỗng trong đất) và do vậy sự thay đổi hệ số rỗng của đất sét tỷ lệ trực tiếp với giá trị áp
lực nước lỗ rỗng tiêu tan. Do đó, tốc độ lún liên quan trực tiếp tốc độ áp lực nước dư tiêu tán. Để
dự báo tốc độ lún của nền móng chúng ta cần một phương trình hoặc lý thuyết dự đoán áp lực lỗ
rỗng và hệ số rỗng tại một điểm bất kỳ về thời gian và không gian trong lớp đất sét đang cố kết.
Sau đó xác định sự thay đổi chiều dày hoặc độ lún của lớp đất sau thời gian tác dụng tải trọng bất
kỳ bằng cách tích phân phương trình trên theo chiều dày lớp đất sét. Lý thuyết cố kết thấm được
3
sử dụng phổ biến nhất trong cơ học đất là là lý thuyết cố kết một hướng . Terzaghi phát triển lần
đầu tiên trong những năm 1920 và dẫn xuất và lời giải của lý thuyết được tóm tắt trong các mục
sau đây.

9.3 Lý thuyết cố kết thấm một hướng của Terzaghi


Trong mục này, ta sẽ trình bày phương trình cố kết thấm một hướng của Terzaghi (1925)
và thảo luận về các giả thiết cần thiết để dẫn xuất phương trình. Dẫn xuất và lời giải của phương
trình được cho trong Phụ lục B-2. Để sử dụng lý thuyết Terzaghi với độ tin cậy nào đó, điều quan
trọng là phải hiểu các giả thiết và do vậy đó là các giới hạn của lý thuyết.
Lớp đất chịu nén giả định đồng chất và bão hoà nước hoàn toàn, các hạt khoáng vật trong
đất và nước trong lỗ rỗng hoàn toàn không thể nén được. Nước trong lỗ rỗng đất thoát ra tuân theo
định luật Darcy và giả thiết cả hai quá trình thoát nước và nén đều theo một hướng. Lớp đất nén
thường thoát nước cả ở đỉnh và đáy lớp, nhưng chúng ta có thể giả thiết đơn giản thoát nước chỉ
xảy ra tại một bề mặt. Lý thuyết Terzaghi là lý thuyết biến dạng nhỏ bởi vì số gia tải trọng tác
dụng chỉ tạo ra biến dạng nhỏ trong đất, vì thế hệ số ép co av và hệ số thấm k là không đổi trong
suốt quá trình cố kết . Nếu av là không đổi đối với số gia ứng suất tác dụng thì có quan hệ duy
nhất giữa sự thay đổi hệ số rỗng ∆e và sự thay đổi ứng suất hiệu quả ∆σ’. Điều này cũng cho thấy
không có sự nén thứ cấp xảy ra : nếu có xuất hiện nén thứ cấp thì mối quan hệ giữa ∆e và ∆σ’
không phải là duy nhất mà được xác định. Nhớ lại là sự nén thứ cấp là sự thay đổi hệ số rỗng xảy
ra khi ứng suất hiệu quả không đổi.
Phương trình Terzaghi được xây dựng dựa vào thể tích nước thoát ra của một phân tố đất
chịu nén. Theo định luật Darcy , ta biết lưu lượng dòng thấm phụ thuộc vào độ dốc thuỷ lực và
tính thấm của đất. Độ dốc thuỷ lực tạo ra dòng thấm có liên quan đến áp lực nước lỗ rỗng dư trong
phân tố đất bởi u/ρw.g. Nước giả thiết không nén được, do liên tục thay đổi thể tích trong phân tố
đất phải là sự khác nhau của dòng thấm đi vào và đi ra khỏi phân tố trong khoảng thời gian dt.
Phần này của phương trình được viết như sau :

− k ∂ 2u
. .dz.dt
ρ w .g ∂z 2
Trong đó : z là khoảng cách hoặc chiều sâu thay đổi trong phân tố đất, các số hạng còn lại
đã được định nghĩa phải dùng vi phân riêng phần vì u là hàm số của vị trí z và thời gian t.
Phần còn lại của phương trình nhận được bằng sự liên hệ từ sự thay đổi thể tích hoặc thay
đổi hệ số rỗng của cốt đất với sự thay đổi trong ứng suất hiệu quả bởi hệ số ép co av , xác định từ
máy đo độ lún. ( hệ số av được xác định từ quan hệ giữa ứng suất và biến dạng hoặc mô đun biến
dạng của đất). Từ nguyên lý về ứng suất hiệu quả, chúng ta có thể cân bằng sự thay đổi ứng suất
hiệu quả với sự thay đổi áp lực lỗ rỗng nói cách khác, với điều kiện ứng suất tổng là không đổi khi
áp lực lỗ rỗng tiêu tán theo thời gian, có sự tăng đồng thời ứng suất hiệu quả, hay ∆σ’ = -∆u.
Trong đó u là hàm số của z và t. Đây là nửa phương trình còn lại :

− a v ∂u
. .dt.dz
1 + e0 ∂t
Kết hợp hai phần của phương trình ta được :

− k ∂ 2u − a v ∂u
. 2 .dz.dt = . .dt.dz (9-1)
ρ w .g ∂z 1 + e0 ∂t

4
∂ 2 u ∂u
Viết gọn lại : cv 2 = (9-2)
∂z ∂t
k 1 + e0
Trong đó : cv = . (9-3)
ρ w .g a v
Hệ số cv gọi là hệ số cố kết bởi vì nó bao gồm tính chất vật liệu khống chế quá trình cố
kết. Nếu tiến hành phân tích thứ nguyên của phương trình 9-3, ta sẽ thấy cv có thứ nguyên là L2T-1
hoặc đơn vị m2/s.
Phương trình 9-2 là phương trình cố kết thấm một hướng của Terzaghi. Cũng có thể dễ
viết cho ba hướng, nhưng hầu như khi tính toán đều giả thiết cố kết thấm một hướng. Cơ bản
phương trình này là dạng phương trình khuyếch tán của toán lý. Rất nhiều hiện tượng khuyếch tán
vật lý được miêu tả bởi phương trình trên, ví dụ dòng máu trong cơ thể người. “Hằng số khuyếch
tán” đối với đất là cv. Chú ý, có thể coi cv không đổi. Thực tế có thay đổi nhưng giả thiết là không
đổi, có nghĩa là k, av, và e0 là không đổi, nhằm tuyến tính phương trình và dễ giải.
Giải phương trình cố kêt Terzaghi như thế nào ? Cũng như giải tất cả các phương trình vi
phân riêng phần bậc 2 khác với các hệ số không đổi. Có nhiều cách giải khác nhau, một số theo
phương pháp toán học chính xác, số khác thì gần đúng. Ví dụ , Harr ( 1966) trình bày lời giải gần
đúng bằng cách dùng phương pháp sai phân hữu hạn. Taylor (1948) cũng theo Terzaghi (1925),
cho lời giải toán học chính xác dưới dạng chuỗi số Fourier mở rộng và trình bày chi tiết trong phụ
lục B-2. Ở đây ta sẽ trình bày khái quát cách giải. Thứ nhất, các điều kiện biên và điều kiện ban
đầu của quá trình cố kết thấm một hướng là :
Lớp đất chịu nén thoát nước hoàn toàn tại đỉnh và đáy .
Áp lực thuỷ tĩnh ban đầu ∆u = uI bằng số gia ứng suất tác dụng trên biên ∆σ
Ta có điều kiện biên và điều kiện ban đầu như sau :
Khi z = 0 và khi z = 2H , u = 0
Khi t = 0, ∆u = ui = ∆σ = (σ2’ - σ1’)
Chiều dày lớp đất cố kết là 2H, vì vậy chiều dài của đường thoát nước lớn nhất bằng H
hoặc Hdr. Tất nhiên khi t = ∞, ∆u = 0, hoặc áp lực lỗ rỗng tiêu tán hoàn toàn.
Terzaghi (1925) quá quen thuộc với sản phNm đầu tay về sự truyền nhiệt, và ông đã phỏng
theo những lời giải dạng đóng cho vấn đề cố kết thấm. Lời giải đưa ra dưới dạng chuỗi số Fourier
mở rộng như sau :

u = (σ 2' − σ 1' )∑ f1 ( Z ). f 2 (T ) (9-4)
n =0

Trong đó : Z và T là thông số không thứ nguyên ( xem Taylor 1948). Số hạng đầu Z là
thông số hình dạng, và bằng z/H. Số hạng thứ hai T là nhân tố thời gian có liên quan đến hệ số cố
kết cv xác định theo :

t
T = cv . (9-5)
H dr2
Trong đó : t là thời gian
Hdr là chiều dài của đường thoát nước lớn nhất
Hệ số cv có thứ nguyên là L2T-1 hoặc đơn vị m2/s.
5
Từ công thức 9-3, nhân tố thời gian được xác định :

k (1 + e0 ) t
T= . (9-6)
av .ρ w .g H dr2
Chú ý rằng t có cùng đơn vị thời gian của k. Có nghĩa là, nếu k có đơn vị cm/s thì t có đơn
vị là s.Trường hợp hai mặt thoát nước đường thoát nước bằng một nửa chiều dày H của lớp đất
sét, hoặc 2H/2 = Hdr. Nếu chỉ có một mặt thoát nước, đường thoát nước vẫn là Hdr nhưng bằng
chiều dày H của lớp đất.
Quá trình cố kết sau khoảng thời gian t và tại chiều sâu z trong lớp đất cố kết có thể liên
quan tới hệ số rỗng trong thời gian đó, và sự biến đổi cuối cùng của hệ số rỗng . Mối liên hệ đó
gọi là hệ số cố kết và được xác định như sau :

e1 − e
Uz = (9-7)
e1 − e2
Trong đó e là hệ số rỗng trung bình nào đó, được thấy trên hình 9.2. Ta có thể nhìn biểu
đồ trên hình vẽ này, hệ số của các tung độ tương ứng AB và AC. Quan hệ với ứng suất và áp lực
lỗ rỗng phương trình 9-7 trở thành :

σ ' − σ 1' σ ' − σ 1' ui − u u


Uz = ' = = = 1 − (9-8)
σ 2 − σ 1' ∆σ ' ui ui
Trong đó σ’ và u là giá trị trung bình tương ứng với e trong công thức 9-7 và ui là áp lực
lỗ rỗng dư ban đầu giới hạn do ứng suất tác dụng ∆σ’ gây nên. Thấy rằng các công thức này là
đúng cho các quan hệ trên hình 9.2 và từ ∆σ’ = - ∆u ( xem phụ lục B-2).
Từ công thức 9-7 và 9-8 hiển nhiên thấy rằng Uz = 0 khi bắt đầu tác dụng lực, và tăng dần
tới 1 ( 100%) khi hệ số rỗng giảm từ e1 xuống e2. Tại thời gian đó, dĩ nhiên với điều kiện là ứng
suất tổng không đổi, ứng suất hiệu quả tăng từ σ1’ đến σ2’ giống ứng suất thuỷ tĩnh dư ( áp lực
nước lỗ rỗng) giảm từ ui về 0. Hệ số cố kết Uz còn được gọi là độ cố kết hoặc phần trăm cố kết, và
biểu thị các điều kiện tại một điểm trong lớp đất đang cố kết. Bây giờ có thể đặt lời giải cho u
trong công thức 9-4 quan hệ với hệ số cố kết, công thức 9-8 hay :

U z = 1 − ∑ f1 ( Z ). f 2 (T ) (9-9)
n =0

Lời giải cho phương trình này được thấy trên biểu đồ hình 9.3 theo các thông số không
thứ nguyên được xác định. Việc tính toán dài dòng để giải phương trình 9-9 là không cần thiết. Từ
hình 9.3 có thể tìm giá trị độ cố kết ( và do vậy u và σ’) cho thời gian thực tế bất kỳ sau khi bắt
đầu gia tải và tại một điểm bất kỳ trong lớp đất đang cố kết. Chúng ta cần biết giá trị cv cho đất
bồi tích riêng, tổng chiều dày lớp đất, và các điều kiện biên thoát nước. Với các thông số đó, nhân
tố thời gian T có thể tính toán theo công thức 9-5. Điều đó thích hợp cho trường hợp gia tải một
hướng trong lớp đất có các tính chất được giả thiết là giống nhau.
Hình 9.3 cũng thể hiện diễn biến của quá trình cố kết thấm . Đường đẳng thời ( các đường
T không đổi) trên hình 9.3 biểu thị độ cố kết hoặc phần trăm cố kết đối với nhân tố thời gian đã
biết trong toàn bộ lớp đất cố kết.

6
Hình 9.2 Đường cong thí nghiệm nén trong phòng.

Chú ý : σ’ - σ1’ = (σ2’ - σ1’) – u = ui - u


Ví dụ, phần trăm cố kết trong một nửa chiều dày của lớp có hai mặt thoát nước ( tổng
chiều dày 2H) đối với nhân tố thời gian bằng 0.2 vào khoảng 23% ( xem điểm A trên hình 9.3).
Tuy nhiên tại cùng thời gian đó ( và nhân tố thời gian) tại các vị trí khác trong lớp đất độ cố kết sẽ
khác nhau. Tại 25% độ sâu ví dụ z/H = ½ và Uz = 44%. Tương tự, gần bề mặt thoát nước z/H =
0.1, với cùng nhân tố thời gian, bởi vì độ dốc thuỷ lực là lớn hơn nhiều, lớp đất sét cố kết được
86%, có nghĩa là chiều sâu và thời gian này, 86% của áp lực lỗ rỗng dư nguyên thuỷ đã tiêu tán và
ứng suất hiệu quả tăng lên một lượng tương ứng.

7
Hình 9.3 Cố kết thấm cho vị trí bất kỳ và nhân tố thời gian cho lớp đất hai mặt thoát nước (
Taylor 1948)

Ví dụ 9.1
Lớp đất sét Chicago dày 12m có hai mặt thoát nước. (có nghĩa là có lớp thấm nước tốt ở
trên đỉnh và dưới đáy lớp sét này). Hệ số cố kết cv = 8.0 x 10-8 m2/s.
Yêu cầu : Tìm độ cố kết hoặc phần trăm cố kết cho lớp đất sau 5năm tác dụng tải trọng tại
độ sâu 2, 6, 9 và 12 m.
Bài giải
Đầu tiên, tính nhân tố thời gian theo công thức 9-5

t 8.0 x10 −8 x3.1536 x10 7 x5


T = cv . 2 = = 0.35
H dr 62
Với 2H = 12m và Hdr = 6m do lớp đất có hai mặt thoát nước .
Tiếp theo, từ hình 9.3 xác định được T = 0.35 ( phương pháp nội suy)
Tại z = 3m z/H = 0.5 Uz = 61%
Tại z = 6m z/H = 1.0 Uz = 46%
Tại z = 9m z/H = 1.5 Uz = 61%
Tại z = 12m z/H = 2.0 Uz = 100%

8
Ví dụ 9.2
Cho điều kiện lớp đất như ví dụ 9.1
Yêu cầu :
Nếu công trình gây ra số gia ứng suất thẳng đứng trung bình 100kPa cho lớp đất sét, xác
định áp lực nước lỗ rỗng dư còn lại trong lớp đất sau 5 năm với chiều sâu trong lớp đất là 3, 6, 9
và 12m.
Bài giải
Giả thiết tải trọng tác dụng một hướng, gây ra áp lực nước lỗ rỗng dư khi bắt đầu cố kết là
100kPa. Theo công thức 9-8

u
U z = 1− hoặc u = ui .(1 - Uz)
ui

Hình 9.2
Theo cách giải ví dụ 9.1 xác định được :
Tại z = 3m Uz = 61% u = 39 kPa
Tại z = 6m Uz = 46% u = 54 kPa
Tại z = 9m Uz = 61% u = 39 kPa
Tại z = 12m Uz = 100% u = 0 kPa

9
Hình 9.2 chỉ ra giá trị áp lực nước lỗ rỗng dư theo chiều sâu. Chú ý giá trị đó cao hơn áp
lực nước thuỷ tĩnh.
Trong nhiều trường hợp khác, ta không quan tâm tới điểm đã cho trong lớp đất cố kết như
thế nào. Thực tiễn hơn là giá trị trung bình độ cố kết hoặc phần trăm cố kết của toàn bộ lớp đất.
Giá trị đó biểu thị bởi U hoặc Uavg, để biết toàn bộ lớp đất được cố kết là bao nhiêu và điều đó liên
quan trực tiếp đến tổng độ lún của lớp đất trong thời gian đã cho sau khi tác dụng tải trọng. Chú ý
U có thể biểu thị bằng thập phân hoặc phần trăm.
Để xác định được độ cố kết trung bình trên toàn bộ lớp đất tương ứng nhân tố thời gian đã
cho ta phải tìm ra vùng phía dưới đường cong T ở hình 9.3 .

Hình 9.4 Xác định độ cố kết trung bình Uavg


(Thực tế ta xác định vùng bên ngoài đường cong T ở hình 9.4). Sự tích phân toán học như
thế nào được trình bày ở phụ lục B-2. Bảng 9-1 cho biết kết quả tích phân cho trường hợp trong
đó đường phân bố áp lực nước lỗ rỗng dư gỉa định tuyến tính.
Các kết quả trong bảng 9-1 được thấy trên đồ thị hình 9.5. Trong hình 9.5a thể hiện mối
quan hệ số học, trong hình 9.5b thể hiện mối quan hệ giữa U và T là nửa logarit. Một mối quan hệ
kiểu khác được thấy hình 9.5c, trong đó U được vẽ với T . Như đã đề cập ở mục trước, các hình
9.5b và 9.5c cho biết các đặc trưng xác định của quan hệ U – T lý thuyết tốt hơn hình 9.5a. Chú ý
T trở nên rất lớn , U tiến sát đên 100%.

10
Hình 9.5 Uavg với T : (a) Tỷ lệ số học ; (b) Tỷ lệ logarit ; (c) tỷ lệ căn bậc 2
Điều đó có nghĩa là, về mặt lý thuyết quá trình cố kết chưa bao giờ dừng lại mà tiếp tục
đến vô cùng. Cũng phải chỉ ra lời giải cho U với T là không thứ nguyên và tác dụng đến tất cả các
dạng bài toán trong đó ∆σ = ∆u biến đổi tuyến tính với chiều sâu. Các lời giải cho những trường
hợp trong đó phân bố áp lực lỗ rỗng ban đầu là hàm sin, nửa hàm sin và dạng tam giác được
Leonards (1962) đễ xuất.

11
Bảng 9.1

Casagrande (1938) và Taylor (1948) cung cấp cách tính toán gần đúng sau đây:
Với U < 60%
2
π π U % 
T= U2 =   (9-10)
4 4  100 
Với U > 60%
T = 1.781 – 0.933.log(100 – U%) (9-11)

Ví dụ 9.3
T = 0.05 của đất sét bồi tích chịu nén.
Yêu cầu
Xác định độ cố kết và phần trăm cố kết trung bình tại giữa lớp và tại z/H = 0.1
Bài giải
Từ bảng 9-1 và hình 9.5 , Uavg = 26%. Vậy thì đất có 26% cố kết trung bình. từ hình 9.3 ta
có thể thấy ở giữa lớp đất nhỏ hơn 0.5% cố kết, trong khi độ sâu 10% ( z/H = 0.1) cố kết của đất
sét là 73% . Nhưng giá trị cố kết trung bình của toàn bộ lớp đất sét là 26% .
Gía trị cố kết trung bình có nghĩa thế nào với độ lún ? Uavg được xác định như sau :
s (t )
U avg = (9-12)
sc
Trong đó s(t) là độ lún tại thời gian bất kỳ và sc là độ lún cố kết cuối cùng hay giới hạn lúc
t = ∞.

Ví dụ 9.4
Cho số liệu như ví dụ 9.3
Yêu cầu :

12
Tìm độ lún khi Uavg = 26% nếu độ lún cố kết cuối cùng là 1m
Bài giải
Từ công thức 9 -12, do vậy s(t) = Uavg.sc =26%.1m = 0.26m

Ví dụ 9.5
Cho mặt cắt đất và tính chất của đất theo ví dụ 9.1 và 9.2
Yêu cầu :
Tính toán thời gian cần cho lớp đất sét độ lún đạt được 0.25m
Bài giải
Để tính độ cố kết trung bình, trước tiên xác định độ lún cố kết sc, như đã thực hiện trong
chương 8. Với đất sét Chicago, giá trị hợp lý của Cc khoảng 0.25 (xem bảng 8-2 và 8-3). Từ hình
ví dụ 9.2, H0 = 12m và e0 = 0.62. Xác định ρ cho đất sét mềm yếu và tính σv0’ tại giữa lớp đất
theo công thức 7-14 và 7-15. Giả thiết đết sét là cố kết bình thường. Ta có :
σv0’ = 1.8 x 9.81 x 1.5 + (1.8 – 1) x 9.81 x 3 + (2.02 – 1) x 9.81 x 6 = 110 kPa
Theo công thức 8-11:
12m 110 + 100
s c = 0.25 log = 0.52m
1 + 0.62 110
Độ cố kết trung bình Uavg khi lớp đất sét lún 0,25m theo phương trình 9.12 :
s (t ) 0,25
U avg = = = 0,48 hay 48%
Sc 0,52
Để nhận được giá trị T sử dụng bảng 9-1 hoặc hình 9.5. Hoặc vì Uavg < 60% , sử dụng
công thức 9-10 :

π
T= (0.48) 2 = 0.182
4
Từ công thức 9.5, t = T.Hdr2/cv , trong đó Hdr = 6m do thoát nước hai mặt, ta có.

0,182 x6 2
t= = 2,6 (năm)
8 x10 −8 x3,1536 x10 7

Ví dụ 9.6
Cho số liệu như ví dụ 9.1 và 9.5
Yêu cầu
Tìm thời gian cần thiết để độ lún đạt 0.25% nếu lớp đất sét có một mặt thoát nước.
Bài giải
Sử dụng công thức 9-5

13
Trong đó Hdr = 12m do có một mặt thoát nước

Thời gian tăng lên gấp 4 lần so với thoát nước hai mặt

Ví dụ 9.7
Cho một lớp đất sét dày 10m một mặt thoát nước, độ lún 9cm trong 3.5 năm. Hệ số cố kết
của đất là 0.544x10-2 cm2/s
Yêu cầu
Tính độ lún cuối cùng, và tìm thời gian khi độ lún đạt 90% độ lún cuối cùng.
Bài giải
Từ công thức 9-5 tìm T

Từ bảng 9-1 ta lấy độ cố kết trung bình giữa 0.8 và 0.9. Vì vậy ta có thể sử dụng công
thức 9-11 hoặc hình 9-5a hoặc có thể nội suy từ bảng 9-1. Sử dụng công thức 9-11 ta có :
0.6 = 1.781 – 0.933log(100 – U%)
1.27 = log (100 – U%)
U = 81,56 % ≈ 82%
Nếu độ lún đạt 9cm tương ứng với 82% của tổng độ lún. vậy độ lún cố kết tổng là ( công
thức 9-12)
s (t ) 9cm
sc = = = 11cm
U avg 0.82
Thời gian cần thiết để độ lún đạt 90% độ lún ổn định, từ bảng 9-1 tìm được T = 0.848
ứng với Uavg = 0.9 . Sử dụng công thức 9-5 và tính toán t :

14
Ví dụ 9.8
Cho số liệu giống Ví dụ 9.7
Yêu cầu
Tìm mức độ biến đổi của độ cố kết cho toàn bộ lớp đất khi t = 3.5 năm.
Bài giải
Theo ví dụ 9.7 khi t = 3.5năm nhân tố thời gian tương ứng là 0.6. Tìm đường cong cho T
= 0.6 trên hình 9.3 ( lớp đất một mặt thoát nước, ta sử dụng một nửa trên đỉnh hoặc nửa dưới đáy,
phụ thuộc vị trí lớp thoát nước. Giả thiết bài toán này lớp đất thoát nước ở đỉnh). Đường cong cho
T = 0.6 biểu thị độ cố kết tại chiều sâu z bất kỳ. Khi T = 0.6 sử dụng công thức 9-5 ta tìm được
đường đẳng thời cho biết mức độ biến đổi của Uz ứng t = 3.5năm. Có thể thấy rằng ở đáy của lớp
đất, nơi z/H = 1 thì Uz = 71%. Ở giữa lớp đất dày 10m, nơi z/H = 0.5 có Uz = 79.5%. Như thế độ
cố kết biến đổi theo chiều sâu của lớp đất sét, nhưng độ cố kết trung bình cho toàn bộ lớp đất là
82% ( ví dụ 9.7). Điểm thú vị khác trên hình 9.3 là vùng bên trái đường cong T = 0.6 biểu thị 82%
diện tích của toàn biểu đồ , 2H với Uz, trong khi vùng bên phải đường cong T = 0.6 biểu thị Uz =
18%, hay lượng cố kết diễn ra ( cũng xem hình 9.4).

9.4 Xác định hệ số cố kết cv


Câu hỏi được đặt ra là dùng phương pháp nào để xác định hệ số cố kết cv. Hệ số này chỉ là
một phần của lời giải phương trình cố kết thấm có xét đến những tính chât của đất có ảnh hưởng
đến tốc độ cố kết. Chương 8 đã trình bày phương pháp xác định tính nén lún của đất bằng thí
nghiệm cố kết (Oedometer). Trong quá trình thí nghiệm, mỗi cấp tải trọng cần phải được duy trì ở
một khoảng thời gian nào đó cho đến khi áp lực nước lỗ rỗng dư tiêu tán hoàn toàn các số đọc.
Biến dạng theo thời gian của mẫu đất được ghi chép lại, và được dùng để xác định hệ số cố kết Cv
của đất.
Những đường cong của các số đọc biến dạng thực tế của mẫu đất theo thời gian ở một số
gia tải trọng đã cho thường có hình dạng tương tự những đường cong lý thuyết U-T trong hình
9.5. Từ quan sát này, Casagrande và Taylor đã phát triển “phương pháp đường cong phù hợp ” để
xác định hệ số cố kết của đất. Những phương pháp kinh nghiệm này được điều chỉnh để làm phù
hợp kết quả thí nghiệm trong phòng được quan sát với lý thuyết cố kết thấm của Tezaghi. Việc
xác định hệ số cố kết Cv bằng phương pháp này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: mức độ
nguyên dạng của mẫu đất, tỷ lệ tăng tải (LIR), thời gian gia tải, nhiệt độ, ...vv (Leonards và
Ramiah, 1959; Leonards, 1962). Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Leonards và Girault
(1961) thì lý thuyết cố thấm của Terzaghi có thể ứng dụng với thí nghiệm nêu LIR lớn. ( phương
trình 8.20) thường ở gần đơn vị.
Phương pháp “đường cong phù hợp” được dùng để xác định hệ số cố kết Cv từ kết quả thí
nghiệm Oedometer. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp ta phân tách quá trình cố kết thứ cấp
khỏi cố kết sơ cấp.
15
Có lẽ, cách đơn giản nhất để minh hoạ phương pháp “đường cong phù hợp” là thực hành
với số liệu biến dạng - thời gian từ một kết quả thí nghiệm cố kết thực tế. Ở đây, chúng ta sẽ sử
dụng kết quả thí nghiệm trên hình 8.5 với số gia tải trọng từ 10 đến 20 kPa. Các số liệu được thấy
ở trong bảng 9-2 được minh hoạ bằng hình 9.6a,b và c. Chúng ta cũng nên để ý đến sự giống nhau
của những đường cong thực tế trên hình 9.6 và đường cong lý thuyết trên hình 9.5a,b và c.
a). Phương pháp Casagrande
Theo phương pháp này, các số đọc biến dạng của mẫu đất được vẽ theo giá trị logarit của
thời gian, như thấy trên hình 9.6b và theo tỷ lệ lớn hơn trong hình 9.7. Mục đích ở đây là để tìm
các giá trị số đọc R50 và t50 – là thời gian để mẫu đất đạt 50% độ cố kết bằng cách xác định số đọc
R100 tương ứng với t100 hay tp – là thời gian để mẫu đất đạt 100% độ cố kết. Với đường cong lý
thuyết U-T trên hình 9.5b, giao điểm của đường tiếp tuyến và đường tiệm cận với đường cong lý
thuyết cho ta giá trị Uavg = 100%. Tất nhiên thời gian để mẫu đất đạt độ cố kết 100% là t = ∞.
Cacagrande (1938) cho rằng giá trị của R100 nên lấy một cách gần đúng còn hơn là việc xác định
bằng giao điểm của 2 đường tiếp tuyến với đường cong (hình 9.7). Những nghiên cứu sau đó
(Leonards và Girault, 1961) đã chứng tỏ rằng, phương pháp này phù hợp với kết quả thí nghiệm
khi mà áp lực nước lỗ rỗng dư xấp xỉ bằng không, nó đặc biệt phù hợp với thí nghiệm có LIR lớn
và khi số gia tải trọng tác dụng lớn hơn áp lực tiền cố kết. Một khi đã xác định được R100 và số
đọc ban đầu Ro, thì việc xác đinh R50 và t50 là hết sức dễ dàng.

Làm thế nào để xác định số đọc Ro tương ứng với độ cố kết 0% trên đồ thị bán logarit. Vì
T tỷ lệ với U2avg cho tới U = 60% (phương trình 9-10), do đó phần đầu của đường cong cố kết phải
là parabon. Để tìm Ro, ta chọn 2 giá trị t1 và t2 bất kỳ sao cho t2 = 4t1 và ghi chép các số đọc tương
ứng, tiếp đó vạch giới hạn khoảng cách phía trên R1 bằng độ chênh lệch R2 – R1 để xác định giao
điểm không đã hiệu chỉnh Ro. Giá trị Ro được xác định như sau:
Ro = R1 – ( R2 – R1 ) (9-13a)
Lặp lại quá trình tính toán vài lần để xác đinh giá trị trung bình Ro phù hợp hoặc:
Ro = R2 – ( R3 – R2 ) (9-13b)

16
Ro = R3 – ( R4 – R3 ) (9-13c)
Trên hình 9.7, giá trị Ro được xác định theo 3 lần thử khác nhau từ các giá trị R1, R2, R3 và
R4. Các khoảng cách x,y và z được vạch giới hạn trên tung đồ tương ứng với các thời gian t2, t3 và
t4. Ở đây, giá trị Ro xác định bằng đồ thị hoặc sử dụng phương trình 9-13(a,b,c) đều cho kết quả
như nhau, trong trường hợp này Ro = 6.62 mm.

17
Sau khi đã xác định được các điểm tương ứng với độ cố kết 0% và 100%, thì t50 được xác
định bằng cách chia đôi khoảng cách giữa Ro và R100 (hoặc R50 = 0.5( Ro – R100 ), và t50 chính là
thời gian tương ứng với số đọc R50. Trên hình 9.7, giá trị của t50 là 13.6 phút. Để xác định Cv, ta
sử dụng phương trình 9-5 với T50 = 0.197 (bảng 9-1). Ta cũng cần xác định chiều cao trung bình
của mẫu đất trong quá trình tăng tải. Tại thời điểm bắt đầu tăng tải, Ho là 21.87 mm. Từ số liêu
trong bảng 9-2, ta có:
Hf = Ho – ∆H = 21.87 – 2.59 = 19.28 mm

18
Do đó, chiều cao trung bình của mẫu đất trong quá trình tăng tải là 20.58 mm (2.06cm).
Ghi nhớ rằng, trong thí nghiệm Oedometer tiêu chuNn, mẫu đất được thoát nước 2 chiều nên trong
phương trình 9-5 ta sử dụng Hdr = 2.06/2 . Vì vậy, ta có:

TH dr2 T50 H dr2


cv = =
t t 50
2
 2.06  2
0.197  cm
=
 2 
 s 
13.6 min 60 
 min 

cm 2  s  m 2 
= 2.56 x 10 -4  3.1536x10 7  4 2 
s  yr  10 cm 
= 0.81 m2/năm.

Nói tóm lại, phương pháp Casagrande xác định các giá trị R50 và t50 bằng cách lấy gần
đúng giá trị R100. Phương pháp này không xác định giá trị t100 vì theo lý thuyết cố kết thấm thời
gian để độ cố kết đạt 100% là t100 = ∞. Tuy nhiên, phương pháp này xác định được thời gian ban
đầu tp – thời gian thực tế dùng để xác định giá trị R100 phù hợp. Thông thường, trong thực tế tp
được gọi là t100. Độ lệch giữa đường cong lý thuyết và đường cong thí nghiệm được minh hoạ trên
hình 9.8. Nguyên nhân khác biệt của 2 đường cong là do quá trình nén thứ cấp và một số yếu tố
khác như tốc độ gia tăng ứng suất hiệu quả (Leonard, 1977) không được xét đến trong lý thuyết
của Terzaghi.
b. Phương pháp Taylor.
Taylor (1948) cũng phát triển một phương pháp để xác định hệ số cố kết cv theo căn bậc 2
của thời gian. Tương tự như phương pháp Casagrande, phương pháp này cũng dựa vào sự giống
nhau của đường cong lý thuyết và đường cong thí nghiệm khi vẽ với căn bậc 2 của T và t. So sánh
ở hình 9.5c và hình 9.6c. Thấy rằng, đường cong lý thuyết trên hình 9.5c là đường thẳng cho tới
giá trị U ≈ 60% hay lớn hơn. Taylor cho rằng, hoành độ của đường cong tại U = 90% thì xấp xỉ
19
1.15 lần hoành độ của đường thẳng kéo dài (hình 9.5c). Do đó ta có thể xác định được vị trí mà độ
cố kết đạt 90% ở đường cong thí nghiệm.
Chúng ta sử dụng cùng một số liệu trong bảng 9-2 để minh hoạ cho phương pháp Taylor.
Kết quả được vẽ trên hình 9.9. Thông thường, đường thẳng có thể được vẽ qua những điểm số liệu
ở phần đầu tiên của đường cong nén lún. Đường này được phóng về phía sau tới điểm t = 0 để xác
định giá trị Ro . Điểm thông thường tại R0 thấp hơn chút ít số đọc đầu tiên (tại thời gian bằng
không) trong thí nghiệm do độ lún tức thời của mẫu đất và thiết bị thí nghiệm. Từ điểm Ro, vẽ
đường thẳng thứ 2 sao cho hoành độ lớn hơn 1.15 lần so với đường thẳng thứ nhất. Giao điểm của
đường thẳng thứ hai và đường cong thí nghiệm cho ta giá trị R90 tương ứng với độ cố kết bằng
90% và t90.
Hệ số cố kết vẫn được xác định bằng phương trình 9-5. Từ bảng 9-1, ta có T90 = 0.848.
Chiều cao trung bình của mẫu đất vẫn được xác định như trên. Do đó:
2
 2.06  2
0.848  cm
cv =  2 
 s 
52.6 min 60 
 min 
= 2.85 x 10-4- cm2/s hay 0.9 m2/năm.
Kết quả này tương đối phù hợp với phương pháp Casagrande. Do cả hai phương pháp này
đều gần đúng với đường cong lý thuyết, nên chúng không chính xác tuyệt đối. Thông thường, hệ
số cố kết cv xác định bằng phương pháp Taylor lớn hơn một chút khi được xác định bằng phương
pháp Casagrande.

20
Chúng ta cũng nên chú ý rằng, cv không phải là cố định trong một thí nghiệm với một loại
đất nào đó, nó phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tăng tải và so sánh tương quan với áp lực tiền cố kết
(Leonards và Girault, 1961). Đối với giá trị tải trọng nhỏ hơn áp lực tiền cố kết, quá trình cố kết
diễn ra khá nhanh và giá trị của cv tương đối cao. Tuy nhiên, việc xác định tp trong trường hợp này
khá khó khăn vì đường cong không có hình dạng tương tự như ở hình 9.7 và 9.9. Đối với đất sét
nguyên dạng, cv có giá trị nhỏ nhất khi tải trọng gần với áp lực tiền cố kết (Taylor, 1948). Trong
thiết kế, giá trị này thường được lựa chọn. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp giá trị cv nên được chọn
tương ứng với giá trị tải trọng ngoài thực tế.
Ưu điểm lớn của phương pháp Taylor là giá trị t90 được xác định tương đối sớm so với giá
trị tp. Do đó, nếu đường cong được vẽ trong suốt quá trình thí nghiệm thì ta có thể tiếp tục gia tải
ngay sau khi đạt được giá trị t90. Nên ta có thể giảm đáng kể thời gian tiến hành thí nghiệm, thông
thường là 24h cho 1 cấp tải trọng và giảm thiểu sự ảnh hưởng của quá trình nén thứ cấp đến
đường cong e ~ logσ’ (Leonards, 1976).
Một điểm cần lưu ý khác là sự không hoàn toàn trùng khớp của điểm đầu tiên trong hình
9.7 hoặc 9.9, nên Ro có giá trị không tuyệt đối giống nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau giữa số
đọc đầu tiên và Ro “số đọc được hiệu chỉnh” tương ứng với cố kết 0% phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
có thể kể ra như sau:
Biến dạng đàn hồi theo phương thẳng đứng của mẫu đất, của đá thấm và các thiết bị thí
nghiêm.

21
Sự nở theo phương ngang của mẫu đất nếu chúng không được cắt gọt vừa khít với đường
kính dao vòng.
Biến dạng liên quan đến sự nở ngang của dao vòng.
Ở cuối chương này, chúng ta có thể áp dụng cả 2 phương pháp xác định hệ số cố kết cv
trong một bài tập cụ thể.

9.5 Xác định hệ số thấm


Từ hình 7.6, ta biết rằng hệ số thấm của đất k, có thể xác định gián tiếp bằng thí nghiệm
cố kết. Sử dụng phương trình 9-3, tìm được giá trị của k như sau:
cv ρ w a v
k= (9-14)
1 + eo
Trong đó: eo là hệ số rỗng ban đầu ở một cấp tải trọng nào đó.

Ví dụ 9.9:
Cho biết:
Biến dạng theo thời gian của cấp tải trọng 10 đến 20kPa được miêu tả trên hình 8.4. Từ
bảng 9-2 và hình 9.7, ta xác định được hệ số cố kết cv = 0.81 m2/năm = 2.56 x 10-4 cm2/s.
Yêu cầu:
Xác định hệ số thấm của đất, giả thiết rằng nhiệt độ của nước là 20oC.
Bài giải:
Trước tiên cần phải tính toán hệ số nén lún từ phương trình 8-5 và dùng hình 8.4b.
e1 − e 2 2.12 − 1.76
av = =
σ' 2 −σ'1 (20 − 10)kPa
= 0.036/kPa = 3.6 x 10-5m2/N
Từ phương trình 9-14:
cv ρ w a v
k=
1 + eo

cm 2 kg m m 2 1m
2.56x10 −4 x1000 3 x9.81 2 x3.6x10 −5
= s m s N 100cm
1 + 2.12
= 2.9 x 10-7cm/s = 2.9 x 10-9 m/s.
Chú ý rằng, giá trị e được sử dụng trong công thức là hệ số rống ban đầu của cấp tải trọng
không phải hệ số rỗng nguyên thuỷ hay tại chỗ.

22
23
9.6. Các giá trị điển hình của cv
Giá trị điển hình của hệ số cố kết Cv cho từng loại đất ở trong bang 9-3. Quan hệ gần đúng
của cv với giới hạn chảy thê hiện trên hình 9.10.

9.7 Đánh giá quá trình lún thứ cấp


Như trên đã thảo luận về cách tính toán độ lún cố kết hay độ lún thứ sơ sc cũng như sự
biến đổi của nó theo thời gian. Hai thành phần khác trong độ lún tổng được xác định theo CT. 8.1
là độ lún tức thời Si và lún thứ cấp Ss. Lún tức thời được tính toán theo lý thuyết đàn hồi, nó phụ
thuộc vào độ lớn của môdun đàn hồi và hệ số Poison của các loại đất chịu nén. Ngoài ra phải xét
đến sự phân bố ứng suất tiếp xúc trong đất phía dưới vùng chịu tải. Việc đánh giá lún tức thời sẽ
được đề cập trong các cuốn Giáo trình Nền móng và sẽ không được đề cập nêu ra trong mục này.
Lún thứ cấp là một sự tiếp nối của quá trình thay đổi thể tích được bắt đầu trong suốt quá
trình cố kết sơ cấp, chỉ có điều nó xảy ra với tốc độ thấp rất chậm. Lún thứ cấp lại khác biệt so với
lún sơ cấp ở chỗ nó xảy ra trong điều kiện ứng suất hiệu quả không đổi, có nghĩa là sau khi toàn
bộ áp lực lỗ rỗng dư đã bị tiêu tán. Thành phần lún này có thể là kết quả từ sự ép nén vật liệu dính
kết giữa các hạt sét đơn lẻ và các vùng, cũng như các ảnh hưởng khác lên vi tỷ lệ mà cho đến nay
vẫn chưa hiểu biết đầy đủ. Một yếu tố phức tạp khác là rất khó để chia tách lún thứ cấp khỏi lún
cố kết ở ngoài hiện trường, đặc biệt nếu lớp sét cố kết tương đối dày. Các phần của lớp gần các
mặt thoát nước có thể được cố kết hoàn toàn, và vì vậy đang diễn ra lún thứ cấp, trong khi những
phần gần hay ở chính giữa của lớp vẫn ở giai đoạn lún ‘sơ cấp’. Cả hai loại lún đóng góp vào tổng
độ lún mặt đất, vì vậy xét riêng ảnh hưởng từng loại để dự đoán độ lún cuối cùng của mặt đất
không phải là vấn đề đơn giản. Tuy nhiên trong mục này sẽ giới thiệu một giả thuyết có giá trị
thực tế, chấp nhận được trong quy trình xây dựng, để dự đoán độ lún thứ cấp và cũng giới thiệu
cách thức dự đoán độ lún thứ cấp cho một số trường hợp đơn giản.
Tuy nhiên, có nhiều lúng túng trong các tài liệu địa kỹ thuật, được chọn để có thể diễn tả
tốt nhất cường độ và tốc độ lún thứ cấp. Trong mục này, ta sẽ theo Raymond và Wahls (1976),
Mesri và Godlewski (1977), những người đã định nghĩa chỉ số lún thứ cấp Cα theo

∆e
Cα = (9.15)
∆ log t
Trong đó ∆e = sự thay đổi hệ số rỗng dọc theo đường cong quan hệ hệ số rỗng – log thời
gian giữa thời điểm t1 và t2, với ∆t = khoảng thời gian giữa hai thời điểm này.
Định nghĩa trên cũng gần giống như chỉ số lún sơ cấp Cc được tính bằng ∆e / ∆ log σ ' (CT
8-7). Ngoài ra, ta sẽ xác định chỉ số nén thứ cấp cải biến Ccε, tương tự như CT. 8-9, tức là
(9.16)

Trong đó:
Cα = chỉ số lún thứ cấp, CT. 9-15,
ep = hệ số rỗng tại điểm bắt đầu của phần tuyến tính trên đường cong quan hệ e – logt
(Cũng có thể sử dụng eo, hệ số rỗng tại chỗ , với sai số không đáng kể)
Đôi khi Cєα được gọi là hệ số lún thứ cấp, hay tốc độ lún thứ cấp. Theo tài liệu của Ladd et
al. (1977), Cαє= ∆ є/ ∆ log t.

24
Chỉ số lún thứ cấp, Cα và chỉ số lún thứ cấp cải biến Cαє, có thể được xác định từ độ dốc
của phần đoạn thẳng của đường cong số đọc log thời gian, xuất hiện khi quá trình cố kết sơ cấp
chấm dứt (xem minh họa trên Hình 9.7). Giá trị ∆R thường được xác định sau một chu kỳ log
theo thời gian. Sự thay đổi tương ứng của hệ số rỗng được tính toán từ công thức tính lún (CT. 8-
3) khi biết chiều cao của mẫu với số gia tải trọng và eo.
Để cung cấp giả thiết có giá trị cho việc dự đoán lún thứ cấp, ta cần phải đưa ra các giả
thiết sau về ứng xử của đất hạt mịn trong lún thứ cấp. Các giả thiết này dựa trên công trình của
Ladd (1971a) cũng như một số người khác và được Raymond và Wahls (1976) tóm tắt như sau :
1. Cα không phụ thuộc vào thời gian (ít nhất là trong khoảng thời gian nghiên cứu)

2. Cα không phụ thuộc vào chiều dày lớp đất.

3. Cα không phụ thuộc LIR, với điều kiện là hiện tượng lún sơ cấp diễn ra ở mức độ nhất
định.
4. Tỷ số Cα / Cc coi như không đổi với nhiều loại sét cố kết thông thường dưới tác động
của phạm vi ứng suất công trình thông thường.
Các đường cong quan hệ giữa số đọc điển hình và log của thời gian minh họa các giả thiết
trên cho một loại sét cố kết thông thường được thấy trên Hình 9.11.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


PHÒNG ĐẠO TÀO VÀ SAU ĐẠI HỌC
LỚP CAO HỌC 17C2
Tài liệu học tập của lớp 17c2- không phổ biến

25
Hình 9.11 Ứng xử lún thứ cấp điển hình theo giả thiết có giá trị của Raymon và Wahls (1976).

Có thể thấy rằng tốc độ lún thứ cấp biểu diễn theo độ lún ( ∆R ) chỉ mỗi chu kỳ log được
giả thiết là không phụ thuộc vào chiều dày của mẫu thử cũng như số gia tải trọng. Tuy nhiên có
một vài ảnh hưởng ứng suất cố kết như Mesri và Godlewski (1977) đã chỉ ra, Cα phụ thuộc rất
nhiều vào ứng suất hiệu quả cuối cùng.
Giả thiết có giá trị rất hữu ích vì là phép xấp xỉ đầu tiên để dự đoán độ lún thứ cấp. Tuy
nhiên, cho rằng có một số lầm lạc trong phản ứng độ lún dài hạn thực của nền do các giả thiết đã
quá đơn giản hóa ứng xử thật của bài toán. Ví dụ, các đường cong lún thứ cấp trên Hình 9.11 có
thể không thực sự song song hay thậm trí có một đoạn dốc không đổi. Đã có một vài căn cứ cả
trong phòng thí nghiệm (Mesri và Godlewski, 1977) lẫn ngoài hiện trường (Leonards, 1973)
chứng tỏ Cα có thể thay đổi theo thời gian. Cũng vậy, thời gian và do đó độ lún là một hàm của
thời gian yêu cầu để hoàn thành cố kết sơ cấp (tp), và từ các nghiên cứu ở trên trong chương này,
ta đã biết chiều dày của lớp đất cố kết càng lớn thì thời gian để hoàn thành cố kết sơ cấp càng lâu.
Thậm chí biến dạng ở thời điểm cuối của cố kết sơ cấp với cả trường hợp lớp cố kết là dày và

26
mỏng cũng gần như nhau (như minh họa trên Hình 9.11a), có bằng chứng hạn chế (Aboshi, 1973)
là các đoạn dốc có thể không song song và Cα có thể giảm khi bề dày của lớp đất cố kết tăng.

Giả thiết 3 và 4 là xấp xỉ gần đúng. Giả thiết 3 được Leonards và Girault (1961) và Mesri
và Godlewski (1977) kiểm nghiệm, chấp nhận rằng số gia tải trọng phải đủ lớn để vượt qua áp lực
tiền cố kết. Giả thiết thứ tư, tỷ số Cα / Cc xấp xỉ là hằng số, cũng đã được Mesri và Godlewski
(1977) kiểm nghiệm với nhiều loại đất tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của họ được tổng hợp trong
Bảng 9-4. Giá trị trung bình của Cα / Cc vào khoảng 0.05, và nó không vượt quá 0.1. Giá trị của tỷ
số này với các loại đất vô cơ vào khoảng từ 0.025 đến 0.06, trong khi với các loại đất hữu cơ và
than bùn phần nào lớn hơn. Họ cũng chỉ ra rằng tỷ số này không phụ thuộc vào thời gian, ứng suất
hiệu quả, và hệ số rỗng trong suốt quá trình lún thứ cấp. Ngoại lệ duy nhất, như Leonards và
Girault (1961, Hình 3) chỉ ra là hình như số gia tải trọng ứng suất tiền cố kết σ 'p . Tất nhiên, còn
rất nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến vấn đề lún thứ cấp cần được giải đáp.
Bảng 9-4 Các giá trị Cα /Cc của một số loại đất trong tự nhiên

Loại đất Cα / Cc
Bùn hữu cơ 0.035 – 0.06
Than bùn vô định hình và than bùn có thớ 0.035 – 0.085
Muskeg Canada 0.09 – 0.10
Đất sét Leda (Canada) 0.03 – 0.06
Đất sét hậu băng hà ở Thụy Điển 0.05 – 0.07
Sét mềm màu lam (Victoria, Trước CN) 0.026
Sét và bụi hữu cơ 0.04 – 0.06
Sét nhạy, poclan, ME 0.025 – 0.055
Bùn ở Vịnh San Francisco 0.04 – 0.06
Sét dạng dải ở New Liskeard (Canada) 0.03 – 0.06
Sét ở Thành Phố Mexico 0.03 – 0.035
Bùn ở sông Hudson 0.03 – 0.06
Sét bùn hữu cơ ở New Haven 0.04 – 0.075
Cải biến theo Mesri và Godlewski (1977)

Nếu vì lý do nào đó, bạn không muốn hoặc không thể xác định Cα từ tài tiệu của các thí
nghiệm trong phòng, bạn có thể sử dụng các tỷ số Cα / Cc trong bảng 9.4 với các loại đất tương
tự, hoặc đơn giản là sử dụng giá trị trung bình Cα / Cc là 0.05, điều này là chấp nhận được khi tính
toán sơ bộ. Mesri (1973) đã đưa ra một phương pháp khác để xác định chỉ số lún thứ cấp, mà thực
sự đó là chỉ số lún thứ cấp cải tiến, nó được minh họa trên Hình 9.12. Ở đây Cαє được biểu diễn
theo độ Nm tự nhiên của đất.
Chúng ta sẽ minh họa cách tính mức độ lún thứ cấp trong các ví dụ 9.10, 9.11, và 9.12.

27
Hình 9.12 Quan hệ giữa chỉ số nén thứ cấp cải tiến và độ m tự nhiên ( Xem Mesri, 1973 để biết
chi tiết, bao gồm cả trong hình vẽ này)

VÍ DỤ 9.10
Cho:
Dữ liệu trong bài 8 – 12 cùng với tài liệu về tốc độ cố kết theo thời gian với gia số tải
trọng từ 40 đến 80 kPa. (Số gia tải trọng này đại diện cho tải trọng sẽ xuất hiện ngoài hiện
trường.) Giả thiết độ lún cố kết, sc là 30 cm và sẽ xảy ra sau 25 năm. Chiều dày của lớp chịu nén
là 10 m. Hệ số rỗng ban đầu eo là 2.855, và chiều cao ban đầu của mẫu đất thí nghiệm là 25.4 mm,
số đọc ban đầu là 12.700 mm

28
Yêu cầu
Tính toán độ lún thứ cấp có thể xảy ra từ 25 đến 50 năm sau khi xây dựng. Giả thiết tốc độ
biến dạng trong phạm vi tải trọng thí nghiệm gần như diễn ra ở ngoài hiện trường
Bài giải
Để giải bài toán này cần đánh giá giá trị Cα (CT 9 -15). Vì vậy từ các dữ liệu đã cho, ta vẽ
đường cong quan hệ giữa hệ số rỗng và log t . Chúng ta có thể tính toán hệ số rỗng tại độ cao hay
bề dày bất kỳ của mẫu trong suốt quá trình thí nghiệm cố kết bằng cách sử dụng phương pháp sau.
Theo định nghĩa, e = Vυ/Vs và coi diện tích mặt cắt mẫu là không đổi, e = Hυ/Hs, đây chính là tỷ
số giữa chiều cao phần lỗ rỗng trên chiều cao phần hạt rắn. Và từ sơ đồ pha (Hình VD 9.10a) hệ
số rỗng tại một số đọc R nào đó có thể được xác định theo :

Trong đó
Hv = chiều cao của phần rỗng tại thời điểm t,
Hs = chiều cao phần hạt rắn,
Ho = chiều cao ban đầu của mẫu
Ro = số đọc ban đầu
R = số đọc tại thời điểm t.
29
Từ sơ đồ pha và các điều kiện ban đầu của bài toán này,

Với số gia tải trọng từ 40 lên 80 kPa, số đọc ban đầu là 11.224; số đọc Ro ở ngay lúc đầu
của thí nghiệm (tương ứng với chiều cao mẫu là Ho) là 12.700. Như vậy tại thời điểm ngay sau khi
gia tải này, e theo CT. 9 – 17 là

Hình VD 9.10a Với các điều kiện ban đầu, e = eo, H = Ho, và R = Ro.

30
Giá trị của e tại R = 11.224 được cho trong cột 3 của tài liệu cho trước. Phần còn lại của
cột 3 có thể tính được bằng cách thay các giá trị R khác vào CT. 9 – 17.
Tiếp theo, vẽ hệ số rỗng, cột 3 và thời gian trôi qua, cột 2 trên giấy bán log như trên Hình
VD 9.10b. Cα xác định được là 0.052.

31
Chú ý rằng Cα ≡ ∆e khi ∆ log t bao hết một chu kỳ log trọn vẹn. Chỉ số hiệu chỉnh lún
thứ cấp cải biến tương ứng Cαє (CT 9-16) là 0.052/(1+ep) = 0.052/(1+2.372) = 0,0154 ; ep được
nhận từ Hình VD 9.10b tại thời điểm cuối của quá trình lún sơ cấp.
Để tính độ lún thứ cấp ss, dùng công thức tính lún cơ bản , CT 8-4:

Tuy nhiên, ∆e là một hàm của thời gian mà không phải của ứng suất. Thay ∆e từ CT 9-
15 vào CT 8-4 và dùng ep thay cho eo, ta có

Từ đó s = sc + ss = 30 + 4.6 = 34.6 cm trong 50 năm. Trong đó bỏ qua giá trị lún tức thời si
có thể đã xảy ra.
Độ lún thứ cấp cũng có thể được tính theo của CT 8 - 4 và 9 – 16, trong đó

Một ví dụ chi tiết minh họa việc tính toán cho cả sc và ss sẽ được trình bày trong phần cuối
của chương này.

VÍ DỤ 9.11
Cho :
Số liệu trong ví dụ 9.10 (Bài 8-12). Độ Nm ban đầu của mẫu là 105.7%.
Yêu cầu :
Từ tài liệu cho trong Bảng 9-4 và Hình 9.12, đánh giá (a) Cα và (b) Cαє. (c) So sánh với
các giá trị tính được trong Ví dụ 9.10.
Bài giải
Từ Bài 8-12, giá trị Cc là 1.23 và giá trị Ccє là 0.32.
a. Với Bùn ở Vịnh San Francisco, áp dụng giá trị trung bình Cα / Cc = 0.05. Ta có

Cα = 0.05(Cc) = 0.05 (1.23) = 0.062

b. Từ CT 9 – 16, Cαє = Cα / 1+ep. Từ Hình VD 9.10b, ep = 2.372.

Ta có

32
Cách thứ hai để ước lượng chỉ số lún thứ cấp hiệu chỉnh là sử dụng Hình 9.12, trong đó
Cαє được vẽ theo độ Nm tự nhiên. Với ví dụ này, độ Nm ban đầu là 105.7%. Từ Hình 9.12, nhận
được giá trị Cαє vào khoảng 0.01 (hoặc cao hơn) nếu dùng đường đứt nét.
c. So sánh với các giá trị tính được. Từ Ví dụ 9.10, Cαε = 0.015. Việc sử dụng các giá trị
xấp xỉ hiển nhiên là chấp nhận được trong thiết kế sơ bộ.

9.8 Ví dụ tổng quát về bài toán tốc độ lún theo thời gian
Ví dụ 9.12
Cho : một tầng đất đắp cát bụi màu nâu dày 5m ở trên lớp đất sét chứa bụi màu xám chịu
nén dày 15m. Nằm phía dưới lớp đất sét là sỏi pha cát màu nâu. Mặt cắt đất thể hiện hình ví dụ
9.12a. Giả thiết độ lún của tầng đất đắp và tầng cát sỏi là nhỏ so với độ lún của tầng đất sét chứa
bụi. Các tính chất của tầng đất sét chứa bụi cố kết bình thường là :
Hệ số rông ban đầu e0 = 1.1
Chỉ số nén Cc = 0.36
Chỉ số nén thứ cấp Cα = 0.06
Dung trọng bão hoà ρsat = 1.52 Mg/m3
Hệ số cố kết cv = 0.858 m2/năm
Dung trọng của đất cát bụi đắp là ρ = 2.0 Mg/m3 . cao trình mặt nước ngầm tại mặt phân
cách lớp đất đắp và đất sét, tại -5m.
Yêu cầu :
Phần 1 : Tính độ lún cố kết của lớp sét chứa bụi do trọng lượng của khối đất đắp
dày 5m gây ra.
Phần 2 : Tính tốc độ lún theo thời gian
Phần 3 : Tính và vẽ biểu đồ σ’(z) khi U = 50%
Phần 4 : Tính độ lún thứ cấp
Bài giải
Phần 1: Trình tự trong phần này là (1) tính ứng suất lớp phủ hiệu quả ban đầu của các lớp
đất, (2) tính độ tăng ứng suất thẳng đứng do tải trọng bên ngoài, (3) tính ứng suất hiệu quả thẳng
đứng cuối cùng và (4) tính độ lún.
1. Ứng suất hiệu quả ban đầu : σvo’ = ρ’.g.z trước khi đắp đầy.

2. Tăng ứng suất σ do đất đắp ∆σfill = ρghfill

33
3. Ứng suất hiệu quả cuối cùng = ứng suất hiệu quả ban đầu + ∆σfill
σv’ ( đỉnh lớp sét bụi) = 0 + ∆σ = 98.1 kPa
σv’ ( đáy lớp sét bụi) = 76.5 + 98.1 = 174.6 kPa

Hình ví dụ 9.12a : mô tả lớp đất và biểu đồ ứng hiệu quả theo chiều sâu

Biểu đồ ứng suất ngoài trên hình ví dụ 9.12a. Đường A biểu diễn ứng suất lớp phủ hiệu
quả thă ngđứng ban đầu σvo’ trước khi đắp lớp đất cát bụi dày 5m. Đường B biểu diễn ứng suất
lớp phủ hiệu quả cuối cùng do đất đắp sau khi lớp đất sét bụi cố kết kết thúc. Đường B bằng
σvo’+ ∆σ ở đây ∆σ là độ tăng ứng suất do đất đắp. Ta giả thiết rằng ∆u = ∆σ ( cố kết thấm một
hướng) và toàn bộ tải trọng được đặt ngay lập tức.( Thực tế lớp đất đắp dày 5m có thể đắp trong

34
vài ngày đến vài tuần để rải đất và đầm chặt nhưng mục đích của ví dụ cho phép ta giả thiết tải
trọng tác dụng tức thời ).
4. Coi lớp đất sét bùn là cố kết bình thường. Độ lún cố kết của lớp đất được tính theo công
thức 8-11

Tại giữa lớp đất σvo’= 38.3 kPa và σvo’+ ∆σ = 136.4 kPa
15m 136.4
Ta được s c = 0.36 log = 1.42m
1 + 1.1 38.3
Vì lớp đất sét bụi dày 15m, nên ta chia lớp đất này ra làm các lớp nhỏ mỗi lớp dày 1,5m
để cho kết quả chính xác. Tổng độ lún của các lớp nhỏ sẽ là tổng độ lún cố kết của lớp đất sét bụi.
Kết quả tính trên hình 9.12b và ứng suất tương ứng σvo’ và σvo’+ ∆σ được lấy ở giữa mỗi lớp đất
của lớp. Ví dụ chiều dày trung bình của lớp thứ 6 là -13.25m , σvo’ = 42.1 kPa trong khi σvo’+ ∆σ
= 140.2 kPa. Giá trị này được đo đơn giản theo tỷ lệ ghi trên hình ví dụ 9.12a. Đưa các giá trị
thích hợp vào công thức 8-11 ta được :

1 .5 m 140.2
sc (12.5−14 m ) = 0.36 log = 0134m
1 + 1 .1 42.1
Tính toán cho mỗi lớp đất được liệt kê trong hình ví dụ 9.12b. Tổng độ lún cố kết của lớp
đất dày 15m là 1,71m khoảng 11% biến dạng. Giá trị của sc khoảng 20% lớn hơn độ lún được tính
toán do một lớp đất dày 15m. Tất cả điều đó đưa đến quyết định có thể khẳng định cách tính đó là
chính xác hơn. Dù sao cách trả lời đó đưa ra hai dạng thập phân, thông thường chứng minh sự
chính xác thông qua cách tính toán độ lún. Ước lượng xấp xỉ 1.7m luôn là độ chính xác thích hợp.
Nghiên cứu của , Holtz và Broms, (1972); Leonards, 1977) cho thấy rằng độ lún cố kết có thể đượ
dự báo trong phạm vi khoảng 20%.
Chú ý rằng độ lún 1.7m có nghĩa là đất đắp sẽ lún 1.7 m từ mặt nước ngầm, tại mặt đất tự
nhiên và làm giảm dung trọng của lớp đất đắp dễ bị đNy nổi. Như vậy độ lún thực sẽ nhỏ hơn
1.7m. Điều kiện này được bỏ qua trong ví dụ này.
Trong phần 2 của ví dụ ta phải tính tốc độ lún theo thời gian. Có thể xây dựng bảng ví dụ
9.12a kết hợp Uavg , T , sc , và t bằng cách dùng công thức 9-5 , 9-12, và bảng 9-1. Ta luôn giả
thiết H = 15m không đổi ( xem mặt căt 9.3 và phụ lục B-2). Vì lớp đất sét có hai mặt thoát nước
giá trị của Hdr trong công thức 9-5 là 15m/2 = 7.5m, giá trị cv = 0.858m2/năm.

35
Bảng ví dụ 9.12a Tốc dộ lún theo thời gian

Từ bảng 9-1dựa vào giá trị của Uavg tra giá trị T rồi thay vào trong công thức này rồi giải
tìm t, cột 4 trong bảng ví dụ 9.12a. Độ lún ở cột 3 được xác định theo công thức 9-12 bằng cách
nhân độ lún tổng 1.71m với cột 1. Số liệu trong cột 3 và 4 để vẽ biểu đồ trong hình ví dụ 9.12c (
giống hình 9.6a).

Hình ví dụ 9.12c Được vẽ từ số liệu trong bảng 9.12a

Trong thực tiễn xây dựng chỉ có thể đánh giá tốc độ lún theo thời gian do tốc độ lún phụ
thuộc nhiều vào đường thoát nước. Nếu có các lớp đất thấm nước liên tục, ví dụ cát, vỉa cát
mỏng, nằm kẹp trong lớp đất sét dày 15m thì tốc độ lún sẽ rất lớn ( xem ví dụ 9.6). Hệ số khác

36
không có cơ sở dự báo chính xác là cv. Nếu có thể với những công trình quan trọng các dự đoán
phải được kiểm tra ở từ hiện trường.
Trong phần III của ví dụ này yêu cầu xác định ứng suất hiệu quả theo chiều sâu khi Uavg =
50%. Các tính toán bắt đầu với sự đánh giá Uz theo hình 9.3 và thành lập bảng ví dụ 9.12b.
Trong bảng ví dụ 9.12b các chiều sâu ở cột 1biểu thị các cao trình đặt cách nhau đều trong
lớp sét dày 15m . Cột 2 là tỷ số chiều sâu và chiều dày lớp đất z/H. Với Uavg = 50% dựa bảng 9.1
ta tra được nhân tố thời gian = 0.197 (làm tròn = 0.2). Dựa vào hình 9.3 dọc theo đường cong
nhân tố thời gian ứng T = 0.2 và tỷ số khác nhau của z/H trong cột 2của bảng ví dụ 9.12b tìm
được độ cố kết Uz. Ví dụ, tại z/H = 0 ( và 2.0) thì giá trị của Uz = 1.0 hay ( 100%) tại ở đỉnh và
đáy lớp đất sét.
Bảng ví dụ 9.12b số liệu đường đẳng thời Uavg = 50%

Với tỷ số z/H = 0.25 ( và 1.75) thì độ cố kết là 70%. Các giá trị tính được thể hiện ở cột 3.
Ứng suất hiệu quả được xác định bằng cách lấy Uz ở cột 3 nhân với giá trị ∆σ, trọng lượng khối
đất đắp bổ sung là 98.1 kPa. Vẽ biểu đồ đường đẳng thời ứng với Uavg = 50% trên hình 9.12d. Có
thể so sánh đường đẳng thời trên hình 9.12a. Từ bảng ví dụ 9.12a ta có thể thấy cần 13 năm để
phát triển đường đẳng thời này. Đường đẳng thời biểu thị đường phân chia giữa lượng ∆σ tham
gia ứng suất hiệu quả và lượng tham gia áp lực lỗ rỗng trong lớp đất sét bị tiêu tán dần. Nếu lấy
mẫu đất sét và tiến hành thí nghiệm cố kết ở độ sâu -12.5m ( ở giữa của lớp đất sét) giá trị áp lực
tiền cố kết σp’ là 60.9kPa (σv0’ + ∆σ = 38.3 + 22.6 = 60.9kPa). Giá trì này xác định từ hình ví dụ
9.12d.
Phép nội suy thực hành rút ra từ phần 3. Nếu người kỹ sư nền móng muốn giảm được độ
lún cố kết của công trình, có thể nén trước bằng khối đất đắp sau đó chuyển khối đất đắp đi. Thời
gian gia tải nén trước có thể tính như ví dụ trên. Sau khi rỡ bỏ khối đất đắp nếu sự phân bố ứng
suất của công trình mới giống hay nhỏ hơn đường đẳng thời 50% trên hình 9.12d, thì độ lún cố
kết sẽ được tính có sử dụng chỉ số nén Cr và cơ bản độ lún sẽ ít đi ( xem mục 8.7)
Phần IV là phần cuối cùng, nêu cách tính toán tốc độ lún thứ cấp theo thời gian . Đầu tiên
vẽ biểu đồ độ lún cố kết theo số liệu bảng ví dụ9.12a, quan hệ sc với log thời gian thấy trên hình
9.12e. Chú ý đây là quan hệ lý thuyết giữa sc với log thời gian. Xác định độ lún thứ cấp với một
chu kỳ log như sau :

37
(chu kỳ thời gian)

Hình 9-12d Lấy số liệu từ Hình ví dụ 9.12a và bảng ví dụ 9.12b

38
Hình ví dụ 9.12e Lấy số liệu từ bảng ví dụ 9.12a

39
Hình ví dụ 9.12e thể hiện độ dốc quan hệ sc với logarit thời gian. Độ dốc này là tốc độ lún
thứ cấp bắt đầu tại điểm a trên đường lý thuyết giữa độ lún và thời gian. Điểm a tương ứng độ lún
tại cố kết sơ cấp đạt 100% ( sc = 1.71m). Chú ý là phải ngoại suy chút ít đường cong cố kết sơ cấp
để xác định điểm a. Như vậy từ hình ví dụ 9.12e tổng độ lún sau 200 năm đạt được khoảng 1.8m.
Để kết quả của độ lún cố kết được chính xác hơn cần đánh giá chính xác các tính chất của đất và
điều kiện thoát nước ở hiện trường .
Vị dụ trên đã cung cấp một số cách tính toán độ lún theo thời gian trong trường hợp đơn
giản tải trọng tác dụng theo một hướng và đất sét cố kết bình thường. Nếu vùng chất tải nằm trong
phạm vi giới hạn, thì ta có thể phải xét đến áp lực phân bố theo độ sâu tại một số điểm quan trọng
nằm dưới vùng chất tải. Ta sẽ sử dụng kỹ thuật đã được đề cập trong mục 8.12 để xây dựng đường
cong B thành biểu đồ tương tự hình ví dụ 9.12a. Thậm chí ta có thể phải làm như vậy cho một số
mặt đất nằm dưới móng, ví dụ ở điểm tâm móng, đường biên, và phía dưới điểm góc của vùng
chất tải.
Bởi vì đất sét trong ví dụ 9.12 là cố kết bình thường, việc tính toán độ lún cố kết (phần 1)
tương đối đơn giản. Nếu đất sét là quá cố kết, có nghĩa nếu σv0’ < σp’ thì sử dụng công thức 8-16
đến công thức 8-19 để tính toán. Đôi khi phần trên của lớp đất là quá cố kết và lớp đất phía dưới
cố kết bình thường khi đó thì ta phải xét đến vấn đề này trong các phần tính toán cố kết. Sự phức
tạp khác thường xảy ra là tính chất đất và đặc trưng cố kết ( Cc, e0) biến đổi trên toàn bộ mặt cắt
địa chất. Trong trường hợp đó ta chia mặt cắt ra làm nhiều lớp nhỏ như đã tiến hành trong t hình
ví dụ 9.12a, các lớp đó không nhất thiết phải chia bằng nhau về độ dày. Khi đó, các bảng biểu,
như đã được minh họa trên Hình ví dụ 9.12b rất hữu ích cho các tính toán thực tế.
Biện pháp xử lý vấn đề lún phức tạp trong thực tế xây dựng được đề cập rất kỹ trong các
giáo trình kỹ thuật Nền móng.
Khi đất có tính thấm nước vì vậy cv biến đổi trong phạm vi lớp đất cố kết, hoặc khi biên
thoát nước lớp đât bị tắc, khi đó vấn đề cố kết theo thời gian trở nên phức tạp và phương pháp số
do Scott (1963) và Harr (1966) tìm ra được sử dụng.

BÀI TẬP:
9-1. Nhân tố thời gian của một lớp sét đang chịu quá trình cố kết là 0.2. Hãy xác định độ
cố kết (hệ số cố kết) tại tâm điểm và các điểm ¼ (tức là có z/H = 0.25 và 0.75)? Độ cố kết trung
bình của lớp đất là bao nhiêu?
9-2. Nếu độ lún cố kết cuối cùng của lớp sét trong bài tập 9-1 là 1.0m, thì độ lún sẽ là bao
nhiêu khi nhân tố thời gian là (a) 0.2 và (b) 0.7?
9-3. Nếu lớp đất sét trong ví dụ 9.1 được thoát nước một hướng, thì có sự khác nhau gì khi
tính toán giá trị Uz? Nếu vậy, thì giá trị khác nhau là bao nhiêu?
9-4. Vẽ đồ thị áp lực lỗ rỗng dư theo độ sâu, tương tự như Hình ví dụ 9.2, cho đất và điều
kiện chất tải như trong ví dụ 9.2, nhưng trong điều kiện thoát nước một hướng. Giả định rằng dưới
lớp sét là đá phiến thay cho lớp cát chặt.
9-5. Với đất và điều kiện chất tải trong ví dụ 9.1 và 9.2, dự đoán sau bao lâu thì độ lún sẽ
là 0.1m, 0.25m, 0.4m. Xét đến cả điều kiện thoát nước một hướng và thoát nước hai hướng.
9-6. Bằng sự đánh giá phương trình chuỗi (Công thức B-2-23 trong phụ lục B-2) để giải
phương trình cố kết, xác định độ cố kết trung bình U tới gần 0.001, với nhân tố thời gian là 0.2,
0.5, 0.9 và vô cùng. Kiểm tra lại tính toán theo Bảng 9-1 và Hình 9.5a. Sau đó kiểm tra bằng các
công thức 9-10 và 9-11 (Theo Taylor, 1948).

40
9-7. Sự khác nhau như thế nào khi (a) tính độ lún cuối cùng và (b) thời gian để cho 90%
cố kết với điều kiện đất ở ví dụ 9.7 nếu đất sét được thoát nước hai hướng.
9-8. Một lớp trầm tích Thụy Điển có độ dày trung bình 12m, và dự đoán thoát nước ở mặt
đáy. Hệ số cố kết được xác định trong phòng thí nghiệm là 1 x 10-4 cm2/s. Việc phân tích lún dựa
vào thí nghiệm ordometer, dự đoán độ lún cố kết cuối cùng dưới tác dụng của tải trọng là 1.2m.
(a) Vậy sau bao lâu thì độ lún sẽ là 40 và 70cm?
(b) Độ lún dự tính là bao nhiêu sau 5 năm? 10 năm? 50 năm?
(c) Tính thời gian để xảy ra độ lún cuối cùng là 1,2m?
9-9. Thí nghiệm cố kết thông thường trong phòng thí nghiệm cho mẫu đất dày 20mm với
thời gian cho 90% cố kết là 12 phút. Hãy tính cv theo cm2/s, m2/s, và ft2/d.
9-10. Nêu các giả thiết về thuyết cố kết một hướng của Terzaghi. Sắp xếp chúng theo thứ
tự quan trọng theo điều kiện (a) sự hợp lí về mặt toán học và (b) độ quan trọng về thực tế kĩ thuật.
9-11. Theo thí nghiệm trên Hình 8.5 số liệu tốc độ lún theo thời gian được cho dưới đây
với số gia tải từ 20 đến 40kPa . Chiều cao ban đầu của mẫu là 2.54m, và đá thấm được đặt ở phía
trên và dưới mẫu đất. Xác định cv với :
(a) phương pháp logarit thời gian
(b) phương pháp căn bậc 2 thời gian,
(c) so sánh kết quả của (a) và (b).

9-12 Nếu tiến hành thí nghiệm ordometer (Taylor, 1948) cho mẫu đất sét bụi mềm
Chicago. Mẫu đất được sấy khô nặng 329,99g và dung trọng hạt đất 2.7Mg/m3. Diện tích của dao
vòng là 93.31 cm2. Sử dụng một đồng hồ đo kiểu cũ, với đơn vị đo lường 1/10000 in (Độ phân
giải 10-4 in) , và gia tăng lực tác dụng lên mẫu được ghi chép theo đơn vị lực kgf/cm2. Đo trực tiếp
chiều dày của mẫu đất như sau :

41
1.254 in khi dưới 1/8 kg/cm2 ( chỉ số đồng hồ 2843)
1.238 in khi dưới 1/2 kg/cm2 ( chỉ số đồng hồ 2694)
1.215 in khi dưới 1 kg/cm2 ( chỉ số đồng hồ 2458)
-4
Các số đọc đồng hồ theo 10 in, Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng P9-12
(a) Vẽ biểu đồ đường cong e và logσ’ và / hoặc ε và logσ’ cho thí nghiệm này. Xác định
áp lực tiền cố kết và chỉ số nén thích hợp.

(b) Vẽ biểu đồ chỉ số đồng hồ và t cho mỗi lần gia tải và xác định cv. Vẽ biểu đồ cv và
logσ’.
(c) Tương tự câu (b) chỉ sử dụng phương pháp log thời gian của Casagrande.
(d) Tăng áp lực hai lần, lần 1 trước áp lực tiền cố kết và lần 2 sau áp lực tiền cố kết, so
sánh giá trị của cv được xác định theo hai phương pháp trên.

9.13 Một thí nghiệm cố kết thực hiện trên mẫu với đặc trưng sau :
Chiều cao mẫu đất = 38.10 mm
Diện tích mẫu đất = 90.10 cm2
Khối lượng đất ướt = 621.5 g

42
Khối lượng đất khô = 475.1 g
Dung trọng hạt đất = 2.80 Mg/m3
Số liệu cố kết ( theo A. Casagrande) được tóm tắt trong bảng P9-13
(a) Vẽ biểu đồ đường cong ứng suất hiệu quả và hệ số rỗng theo đại số và theo tỷ lệ nửa
logarit.
(b) Xác định áp lực tiền cố kết
(c) Tính chỉ số nén cho cố kết nguyên sơ.
(d) Vẽ biểu đồ đường cong thời gian tăng áp lực từ 256 đến 512 kg theo đại số và theo tỷ
lệ nửa log
(e) Tính hệ số ép co av, hệ số thấm k và hệ số cố kết cv khi tăng áp lực từ 256 lên 512kg

43
9-14 Một lớp đất chịu nén nào đó có chiều dày 4m. Sau 1 năm lớp đất sét cố kết được
50%, độ lún đạt được 8cm. Có một lớp đất sét tương tự, cũng chịu lực như vậy nhưng chiều dày
là 40m. Tính độ lún của lớp đất này sau thời gian 1 năm và 4 năm.
9-15 Tiến hành thí nghiệm cố kết mẫu đất dính đại diện trong phòng thí nghiệm, mẫu đất
có chiều cao ban đầu 25.4 mm, có hai mặt thoát nước. Sau 9 phút độ cố kết của mẫu đạt 50%,
dựa vào số liệu đọc trên đồng hồ và log thời gian. Mẫu thí nghiệm được lấy từ lớp đất dày 12m ,
có hai mặt thoát nước và chịu sự gia tải tương tự .
(a) Sau bao lâu thì tầng đất đạt độ cố kết 50%.
(b) Nếu độ lún dự đoán đạt được 18 cm khi kết thúc quá trình cố kết. Tính thời gian t để
độ lún đạt 4cm.
9-16 Một lớp đất sét dày 3.5m cố kết bình thường có hệ số rỗng trung bình 1.3. Chỉ số
nén 0.6 và hệ số cố kết 1 m2/năm. Chiều dày lớp đất sét sẽ thay đổi như thế nào khi lực tác dụng
thẳng đứng lên lớp đất tăng gấp đôi.
44
9-17 Phân tích lún cho một công trình thấy rằng sau 4 năm độ lún đo được 6cm và độ lún
cuối cùng đạt được 25cm. Sự phân tích dựa trên giả thiết lớp đất chịu nén thoát nước ở cả trên
đỉnh và đáy lớp. Nếu chỉ có thoát nước ở đỉnh lớp.
(a) Hãy xác định độ lún cuối cùng.
(b) Xác định thời gian cần thiết độ lún đạt 6cm (theo Taylor, 1948).
9-18 Công trình như bài 9-17 được xây dựng và độ lún chủ yếu diễn ra vào 4 năm đầu tiên
(độ lún của toà nhà là 6cm). Người chủ quyết định xây dựng nhà tương tự ở bên cạnh. Trong thời
gian khảo sát nền móng, phát hiện ra có lớp đất sét dưới toà nhà mới dày hơn 20% lớp đất dưới
toà nhà trước, các chỉ tiêu của lớp đất sét giống nhau.
(a) Hãy xác định độ lún cuối cùng của công trình mới.
(b) Xác định độ lún trong 4 năm (theo Taylor, 1948).
9-19 Một lớp đất sét có hai mặt thoát nước, độ lún cuối cùng sc = 15cm. Lớp đất sét dày
17m, có hệ số cố kết 5x10-3 cm2/s. Vẽ biểu đồ quan hệ giữa độ lún sc và thời gian t với:
(a) Trục thời gian lấy theo tỷ lệ đại số
(b) Trục thời gian lấy theo nửa log
9-20 Cho một lớp đất số liệu tương tự bài 9-19. Sau 3 năm thì gia tải độ lún cố kết tăng
thêm 15cm. Tính và vẽ biểu đồ tốc độ lún và thời gian cho trường hợp này, giả thiết tải trọng gây
ra độ lún cố kết đặt tức thời.
9-21 Cho một lớp đất số liệu tương tự bài 9-19. Tải trọng tác dụng sau hơn 2 năm đạt độ
lún ổn định 15cm.Ở đây không đề cập đến cách giải quyết các vấn đề như thế nào, mà chỉ miêu tả
cách tiếp cận cách sử dụng máy tính để xây dựng biểu đồ tốc đọ lún.
9-22 Một mẫu đất sét trong hộp nén đặc biệt ( chỉ cho thoát nước trên đỉnh) có chiều cao
2.065cm. Dưới tác dụng áp lực 50 kPa mẫu đất cố kết hoàn toàn. Bộ chuyển đổi áp suất được đặt
ở đáy mẫu để đo áp lực nước lỗ rỗng.
(a) Khi tác dụng ứng suất tăng thêm 50kPa, số đọc ban đầu của bộ chuyển đổi là bao
nhiêu?
(b) Nếu sau 15 phút, bộ chuyển đổi ghi áp lực 25 kPa, vậy sau 45 phút tiếp theo bộ chuyển
đổi chỉ áp lực bao nhiêu ( tổng thời gian đo là 1giờ) ( theo G.A. Leonards)
9-23 Một lớp đất chịu nén dày 7m có tổng độ lún cố kết là 30cm. Lớp đất có một mặt
thoát nước , sau 6 tháng (180 ngày) tại một điểm cách đỉnh lớp 2m có độ cố kết đạt 60%.
(a) Tính hệ số cố kết của đất theo m2/ngày.
(b) Tính độ lún cho 180 ngày.
9-24 Một lớp đất sét dày 20m cố kết bình thường chịu tác dụng của lực 100kPa trên phạm
vi rộng. Lớp sét ở dưới lớp đất đắp hạt rời dày 3m ( ρ = 2.0 Mg/m3). Dưới lớp sét là lớp cát sỏi
chặt. Mực nước ngầm ở ngay đỉnh của lớp đất sét, khối lượng riêng đNy nổi của đất là 0.9 Mg/m3.
Thí nghiệm cố kết thực hiện trên mẫu đất dày 2.2cm có hai mặt thoát nước cho thấy khi t50 = 9
phút cho gia số tải trọng đặt gần lớp đất sét chịu tải. Tính ứng suất hiệu quả trong lớp đất sét tại
độ sâu 18m so với mặt đất tự nhiên khi tải trọng tác dụng được 4 năm.
9-25 Cho mẫu đất có số liệu giống như bài 9-24. Tính độ cố kết trung bình của lớp đất sét
khi thời gian t = 4 năm.

45
9-26 Cho mẫu đất có số liệu giống như bài 9-24. Nếu lớp đất sét chỉ có một mặt thoát
nước ở đỉnh lớp, tính ứng suất hiệu quả trong lớp đất sét tại độ sâu 18m so với mặt đất tự nhiên
khi tải trọng tác dụng được 4 năm. Giải thích?
9-27 Xác định hệ số thấm trung bình của mẫu đất sét được hiểu chỉnh về nhiệt độ 20oC khi
quá trình cố kết tăng dần như sau :
σ1 = 150 kPa e1 = 1.30
σ2 = 300 kPa e2 = 1.18
Chiều cao của mẫu = 20 mm
Thoát nước hai mặt trên đỉnh và đáy
Thời gian cần thiết đạt độ cố kết 50% = 20 phút
Nhiệt độ thí nghiệm = 23oC
(theo A.Casagrande)
19-28 Theo số liệu thí nghiệm cố kết của mẫu đất nguyên dạng.
σ1 = 165 kPa e1 = 0895
σ2 = 310 kPa e2 = 0.732
Khi áp lực tăng đến giới hạn thì giá trị trung bình hệ số thấm cuả lớp đất là 3.5x10-9 cm/s.
Tính và vẽ biểu đồ độ giảm chiều dày lớp đất với thời gian cho lớp đất sét dày 10m với điều kiện
thoát nước như sau :
(a) Chỉ thoát nước bề mặt phía trên.
(b) Thoát nước bề mặt phía trên và tại chiều sâu 3m do có lớp cát mỏng nằm ngang thoát
nước tốt. (theo A.Casagrande)
9-29 Cho biết số liệu như bài 9-11. Xác định :
(a) Chỉ số nén thứ câp.
(b) Chỉ số nén thứ câp cải biến khi :
e0 = 2.60
H0 = 2.54 cm
ρs = 2.75 Mg/m3
Khi t=0 e = 1.74 H = 1.928 cm
Khi t = 1485 phút e = 1.455 H = 1.728 cm
Trọng lượng kỹ thuật viên 7 stôn ( 1 stôn = 6.348 kg) tuần trăng = toàn bộ
9-30 Chỉ ra tính hợp lý của

9-31 Chỉ ra tính phù hợp của


ss = ( H 0 ) ∆ log t
1+ ep

46
9-32 Xác định độ nén thứ cấp cho mỗi chu kỳ thời gian cho bài tập 9-24.
9.33 Giới hạn chảy của đât là 80. Xác định giá trị chỉ số nén thứ cấp cải biến
9.34 Cho số liệu như ví dụ 9.12. Tính độ lún của lớp sét bụi nếu một lớp được chọn thay
cho 10 lớp đã dùng. Tính độ lún nếu lớp 2, 3, 7 đại diện cho lớp dày 15m. Vẽ biểu đồ giữa sc với
số lớp.
9.35 Cho số liệu như ví dụ 9.12. Sau khi cố kết được 10 năm, tác dụng thêm áp lực khối
đắp 49 kPa lên trên vị trí đó. Tính giá trị độ lún tăng thêm và vẽ biểu đồ lún tương tự hình ví dụ
9.12c.
9.36 Cho số liệu như vídụ 9.12. Khi tiếp tục khảo sát phát hiện có một lớp đất thấm nước
mỏng ở chiều sâu – 9.5m ( cách đỉnh lớp sét bùn 4.5 m) cho khả năng thoát nước bên trong lớp
sét bụi. Tính tốc độ lún theo thời gian cho điều kiện trên, và vẽ biểu đồ kết quả giống biểu đồ trên
hình ví dụ 9.12c.

47
Chương X Vòng tròn Mohr
Lý thuyết phá hoại, đường ứng suất

10.1 Giới thiệu


Trước khi thảo luận về ứng suất – biến dạng và các đặc tính độ bền kháng cắt của đất,
cần phải giới thiệu một số định nghĩa và khái niệm về ứng suất và sự phá hoại. Trong các Chương
8 và 9 đã giới thiệu về đặc tính lún theo thời gian của các loại đất dính ít nhất là dưới tác dụng của
tải trọng theo một hướng. Trong chương này và cả chương tiếp theo nữa, sẽ mô tả về phản ứng
của cát và sét đối với các hình thức tăng tải khác nhau nhiều hơn một hướng.
Nếu tải trọng hoặc ứng suất trong nền hay mái dốc đất tăng cho đến khi sự biến dạng vượt
quá mức cho phép, thì có thể nói rằng đất trong nền hoặc mái dốc bị ‘phá hoại’. Trong trường hợp
này sẽ liên quan đến độ bền của đất hay là ứng suất lớn nhất hoặc giới hạn mà vật liệu có thể chịu
được. Trong Địa kỹ thuật, người ta thường quan tâm đến cường độ chống cắt của đất vì, trong
phần lớn các vấn đề trong nền móng và khi thi công đất, sự phá hoại thường xảy ra khi ứng suất
cắt tác dụng vượt quá mức cho pho phép.

Các ký hiệu sau đây sẽ được giới thiệu trong chương này.

Ký hiệu Độ lớn Đơn vị Định nghĩa

a ML-1T-2 kPa Khoảng chặn của đường Kf trên biểu đồ p – q (pt. 10 – 23)

c ML-1T-2 kPa Khoảng chặn của đường bao phá hoại Mohr (pt. 10 - 8)

CD - - Cố kết thoát nước (thí nghiệm ba trục)

CU - - Cố kết không thoát nước (thí nghiệm ba trục)

p ML-1T-2 kPa (συ + σh)/2 (pt.10 – 19)

q ML-1T-2 kPa (συ - σh)/2 (pt. 10 – 18)

UU - - Không cố kết không thoát nước (thí nghiêm ba trục)

α - (độ) Một góc

αf - (độ) Góc của mặt phẳng phá hoại

β - (độ) Arctan (q/p) (pt. 10 – 21)

γ - (%) Biến dạng trượt (góc xoay trong thí nghiệm DSS)

δ L m Chuyển vị ngang
θ - (độ) Một góc

σ ML-1T-2 kPa Ứng suất pháp

σ1 ML-1T-2 kPa Ứng suất chính lớn nhất

σ2 ML-1T-2 kPa Ứng suất chính trung gian

σ3 ML-1T-2 kPa Ứng suất chính nhỏ nhất

σff ML-1T-2 kPa Ứng suất pháp trên mặt phá hoại khi bị phá hoại (pt. 10 – 7)

τ ML-1T-2 kPa Ứng suất cắt

τ ff ML-1T-2 kPa Ứng suất cắt trên mặt phá hoại khi bị phá hoại (pt. 10 - 7)

ψ - (độ ) Độ dốc của đường Kf trên biểu đồ p – q (pt. 10 – 23)

Ф - (độ ) Độ dốc của đường bao phá hoại Mohr (có khi còn gọi là
góc ma sát trong) (pt. 10 - 8)

Chú ý: Dấu phNy ở phía góc trên ký hiệu một thành phần ứng suất biểu hiện nó là ứng suất
hiệu quả.

10.2 Ứng suất tại một điểm


Như đã đề cập khi nghiên cứu về các ứng suất hiệu quả trong Chương 7, khái niệm ứng
suất tại một điểm trong đất khá trừu tượng. Điểm đặt lực trong phạm vi của một khối đất có thể là
trên một hạt đất hay đặt vào một lỗ rỗng. Rõ ràng, lỗ rỗng không thể chống đỡ lực nào đó, nhưng
nếu lực được đặt trên một hạt đất, ứng suất có thể sẽ vô cùng lớn. Do đó khi nói về ứng suất trong
ngữ cảnh của vật liệu đất, chúng ta đang nói về lực trên mỗi diện tích đơn vị , theo đó diện tích xét
đến là toàn bộ mặt cắt ngang hay diện tích kỹ thuật. Diện tích này bao gồm cả diện tích tiếp xúc
giữa các hạt và các lỗ rỗng. Khái niệm này cũng tương tự như ‘diện tích kỹ thuật’ được sử dụng
trong các bài toán về thấm và dòng chảy (Chương 7).
Giả sử một khối đất chịu tác dụng của một nhóm lực F1, F2, …, Fn, như minh họa trên
Hình 10.1. Tại thời điểm tính toán, giả thiết rằng các lực tác dụng trong một mặt phẳng hai chiều.
Hình. 10.1 Khối đất chịu tác dụng của một số lực

Ta có thể tách các lực này ra thành các lực thành phần trên một phần tử nhỏ tại vị trí bất
kỳ trong khối đất, ví dụ như tại điểm O như trên hình. Việc phân tách các lực này thành các lực
thành phần có chiều như pháp tuyến và lực cắt, ví dụ như, trên một mặt phẳng đi qua điểm O tạo
với phương ngang một góc α như trên Hình 10.2, là hình ảnh phóng to của một phần tử nhỏ tại
điểm O. Chú ý rằng để thuận tiện hơn, ta quy ước dấu các lực và ứng suất gây nén là dương vì
phần lớn các ứng suất pháp trong Địa kỹ thuật là nén. Vì vậy dẫn đến ứng suất cắt dương gây ra
các cặp ngược chiều kim đồng hồ trên phần tử. Nói cách khác: các lực cắt dương gây mômen theo
chiều kim đồng hồ quanh điểm phía ngoài phần tử, như trên phần thêm vào của Hình 10.2. Góc
quay tương ứng cũng được coi như dương. Các quy ước này ngược với các quy ước giả định
thông thường trong cơ học – kết cấu.
Để bắt đầu, giả thiết khoảng cách AC dọc theo mặt nghiêng trong Hình 10.2 có độ dài đơn
vị, và vì vậy hình vẽ có chiều sâu đơn vị vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Do đó mặt phẳng
đứng BC có kích thước 1.sinα, và mặt phẳng nằm ngang AB có kích thước là 1.cosα. Ở trạng thái
cân bằng, tổng của các lực theo mọi hướng phải bằng không. Từ đó lấy tổng các lực theo các
phương ngang và đứng, ta được:
∑ Fh = H – Tcosα – Nsinα = 0 (10 - 1a)
∑ Fv = V + Tsinα – Ncosα = 0 (10 - 1b)
Tiến hành chia các lực trong pt. 10 – 1 cho diện tích tương ứng mà chúng tác dụng lên, ta
được ứng các suất pháp và lực cắt. ( ký hiệu ứng suất pháp theo phương ngang là σx và theo
phương đứng là σy; các ứng suất trên mặt nghiêng góc α là ứng suất pháp σ α và ứng suất cắt τ α .)
Hình. 10.2 Tách lại các lực trong Hình 10.1 thành các thành phần trên một phần tử nhỏ tại điểm
O. Các quy ước dấu được thể hiện như hình nhỏ phía trên.

σ x sin α − τ α cosα − σ α sin α = 0 (10 – 2a)

σ y cosα + τ α sin α − σ α cosα = 0 (10 – 2b)

Giải phương trình 10 – 2a và 10 – 2b đồng thời theo σ α và τ α , ta được

σ x +σ y σ x −σ y
σ α = σ x sin 2 α + σ y cos 2α = + cos2α (10 – 3)
2 2
σ x −σ y
τ α = (σ x − σ y )sin α cosα = sin 2α (10 – 4)
2
Nếu lấy bình phương hai vế sau đó cộng hai phương trình này , sẽ được phương trình của
một vòng tròn với bán kính (σ x − σ y ) / 2 có tâm tại điểm (σ x + σ y ) / 2;0  . Khi vẽ hình tròn này
lên hệ trục τ ~ σ , như trên Hình. 10.3b với phần tử trên Hình.10.3a, nó được gọi là vòng tròn ứng
suất Mohr (Mohr, 1887). Vòng tròn này đặc trưng cho trạng thái ứng suất tại một điểm ở lúc cân
bằng, và được áp dụng cho nhiều loại vật liệu chứ không chỉ riêng với đất. Chú ý rằng khi vẽ vòng
tròn Mohr từ các công thức này thì tỷ lệ của τ và σ phải giống nhau.
Do trên các mặt thẳng đứng và nằm ngang trong Hình.10.2 và Hình.10.3a không có các
thành phần ứng suất cắt tác dụng nên gọi là các mặt phẳng chính. Do đó các ứng suất σ x và σ y là
các ứng suất chính. Ta đã nghiên cứu trong Sức bền vật liệu, các thành phần ứng suất chính tác
dụng trên mặt phẳng ở đó có τ = 0 . Ứng suất có cường độ lớn nhất được gọi là ứng suất chính
lớn nhất (the major principal stress), ký hiệu là σ1 . Ứng suất chính với cường độ nhỏ nhất được
gọi là ứng suất chính nhỏ nhất σ3 , và ứng suất theo phương thứ ba là ứng suất chính trung gian,
σ2 . Trong Hình 10.3b, σ2 được bỏ qua do đây là bài hai hướng (ứng suất phẳng). Tuy nhiên, ta có
thể vẽ thêm hai vòng tròn Mohr ứng với σ1 - σ3 và σ2 - σ3 để hoàn thiện biểu đồ Mohr, như trên
Hình 10.3c.
Bây giờ ta có thể viết Pt. 10 – 3 và 10 – 4 theo các thành phần ứng suất chính:
σ1 + σ 2 σ1 − σ 3
σα = + cos2α (10-5)
2 2
σ1 − σ 3
τα = sin 2α (10-6)
2
Ở đây ta đã tùy ý giả sử rằng σ x = σ 1 và σ y = σ 3 . Nên kiểm tra nếu hệ tọa độ ( σ α ,τ α )
trên Hình. 10.3b có thể được xác định bằng các Pt. 10-5 và 10-6. Từ các phương trình này, cũng
thấy rằng gốc của hệ trục tọa độ của vòng tròn Mohr là (σ 1 + σ 2 ) / 2;0  , với bán kính

(σ 1 − σ 3 ) / 2 .
Bây giờ ta có thể tính toán ứng suất pháp σ α và ứng suất cắt τ α trên mặt phẳng nghiêng
góc α bất kỳ khi đã xác định được các thành phần ứng suất chính. Thực tế, ta dễ dàng có thể suy
ra các phương trình cho trường hợp tổng quát, trong đó σ x và σ y không phải nằm trên các mặt
phẳng chính. Các phương trình này gọi là các phương trình góc kép (double angle equations),
thường gặp trong các giáo trình về Sức bền vật liệu. Sử dụng phương pháp giái tích đôi lúc khá
phức tạp trong thực tế vì góc kép; do đó phương pháp đồ giải được ưa dùng hơn, nó dựa trên một
điểm duy nhất trên vòng tròn Mohr gọi là cực hay gốc của các mặt phẳng. Điểm này có một đặc
tính rất hữu ích: bất kỳ đường thẳng nào vẽ qua điểm cực sẽ cắt vòng tròn Mohr tại một điểm mà
nó sẽ cho biết trạng thái của ứng suất trên mặt phẳng nghiêng với cùng phương trong không gian
như đường thẳng. Khái niệm này có nghĩa là nếu biết trạng thái ứng suất, σ và τ trên một số mặt
phẳng trong không gian, ta có thể vẽ một đường thẳng song song với mặt phẳng đó trong hệ trục
của σ và τ trên vòng tròn Mohr. Điểm cực ở đây chính là giao điểm của đường thẳng đó với
vòng tròn Mohr. Khi điểm cực đã được xác định, thì có thể tìm được các thành phần ứng suất trên
bất cứ mặt phẳng nào, đơn giản bằng cách vẽ một đường thẳng từ điểm cực song song với mặt
phẳng; các tọa độ của điểm giao với vòng Mohr chính là các thành phần ứng suất trên mặt phẳng
đó. Một số ví sau dụ sẽ minh họa cách thức tiến hành phương pháp cực.
Hình 10.3 Vòng tròn Mohr ứng suất: (a) phần tử lúc cân bằng; (b) Vòng tròn Mohr; (c) Vòng
tròn Mohr bao gồm cả σ 2
Ví dụ 10.1
Cho biết:
Các thành phần ứng suất trên một phân tố như trên Hình. Ví dụ . 10.1a
Yêu cầu:
Xác định ứng suất pháp σ α và ứng suất cắt τ trên mặt phẳng nghiêng góc α = 350 so với
mặt phẳng quy chiếu nằm ngang.
Giải:
1. Vẽ vòng tròn Mohr theo tỷ lệ thích hợp (xem Hình. Ví dụ . 10.1b).
σ1 + σ 2 52 + 12
Tâm của vòng tròn = = = 32kPa
2 2
σ1 − σ 3 52 − 12
Bán kính của vòng tròn = = = 20kPa
2 2
2. Xác định gốc của các mặt phẳng hay điểm cực. Sẽ dễ dàng hơn nếu dùng mặt phẳng
nằm ngang mà σ 1 tác động trên nó. Trạng thái của ứng suất trên mặt phẳng này được chỉ ra
thông qua điểm A trên Hình. Ví dụ . 10.1b. Vẽ một đường thẳng song song với mặt phẳng trên đó
ứng suất ( σ 1 , 0) tác động (mặt phẳng nằm ngang) qua điểm có tọa độ σ 1 và 0. Theo định nghĩa,
điểm cực P là điểm đường này cắt vòng tròn Mohr. [Trùng hợp ngẫu nhiên, nó cắt tại ( σ 3 , 0 )].
Đường thẳng A đi qua điểm cực nghiêng góc α = 350 so với mặt phẳng nằm ngang sẽ song song
với mặt phẳng trên phân tố trong Hình.Ví dụ .10.1a, đây cũng là mặt phẳng mà trên đó ta cần tính
ứng suất pháp và ứng suất cắt. Giao điểm là điểm C trên Hình.Ví dụ .10.1b, ta thấy rằng
σ α = 39kPa và τ α = 18.6 kpa.

Có thể kiểm tra lại các kết quả này bằng cách sử dụng các Pt. 10-5 và 10-6. Chú ý rằng τ α
là dương vì điểm C xuất hiện ở phần trên trục hoành. Do đó chiều của τ α trên mặt phẳng nghiêng
góc 350 được xác định như trên Hình.Ví dụ .10.1.c và d, nó đại diện cho phần đỉnh và đáy của
phân tố đã cho. Với cả hai phần, phương hay chiều của ứng suất cắt τ α là như nhau và ngược nhau
(như nó vẫn thế). Tuy nhiên, chúng đều là ứng suất cắt dương theo quy ước dấu (Hình 10.2).
Hình Ví dụ .10.1
Ví dụ 10.2
Cho biết:
Cũng xét phân tố trên với các thành phần ứng suất như Hình.Ví dụ .10.1a, nhưng lúc này
phân tố xoay một góc 200 so với phương ngang, như trên Hình.Ví dụ .10.2a.
Yêu cầu:
Như trong Ví dụ 10.1, xác định ứng suất pháp σ α và ứng suất cắt τ α trên mặt nghiêng
0
góc 35 so với mặt đáy của phân tố.
1. Vẽ vòng tròn Mohr (Hình. Ví dụ .10.2b). Do các ứng suất chính như nhau, vòng tròn
Mohr cũng tương tự như trên Hình 10.1.
2. Xác định điểm cực của vòng tròn. Tương tự như trong ví dụ trước, vẽ một đường thẳng
song song với mặt phẳng mà đã biết các thành phần ứng suất. Nếu lại bắt đầu với mặt mặt ứng
suất chính lớn nhất, mặt này nghiêng góc 200 so với mặt ngang. Bắt đầu từ điểm A, tại giao điểm
của đường thẳng này và vòng tròn Mohr, xác định điểm cực P của vòng tròn.
3. Bây giờ tìm các thành phần ứng suất trên mặt phẳng nghiêng góc α . Như trước đây
mặt nghiêng góc 350 so với đáy của phần tử. Từ đường AP, mở góc 350 có cùng hướng như trên
phần tử, các thành phần ứng suất trên mặt phẳng được định nghĩa bởi giao điểm của đường thẳng
với vòng tròn Mohr (trong trường hợp này là điểm C). Từ tọa độ của C theo tỷ lệ ta xác định
σ α và τ α . Chú ý rằng các ứng suât này cũng tương tự như trên Hình 10.1. Điều đó xảy ra là do
không có gì thay đổi, ngoại trừ hướng của phần tử trong không gian.
Với bước thứ 2, ta cũng có thể sử dụng điểm trên mặt ứng suất chính nhỏ nhất làm điểm
bắt đầu. Trong trường hợp này ta kẻ một đường từ ( σ 3 , 0 ) nghiêng góc 700 so với mặt ngang
(song song với mặt - σ 3 ), nó sẽ cắt vòng tròn Mohr vẫn tại điểm như trên, điểm P. Bây giờ ta
kiểm tra bước này – nếu các bước đều làm đúng, ta sẽ được cùng một cực. Do đường AP song
song với mặt ứng suất chính lớn nhất, ta có thể thể hiện ngay phương của σ 1 trên đường này trên
Hình. Ví dụ .10.2; tương tự, đường nét đứt từ cực đến σ 3 sẽ song song với mặt σ 3 .
Hình Ví dụ .10.1
Bây giờ có thể thấy điều gì thực sự xảy ra với điểm cực. Đây chỉ là một cách liên hệ vòng
tròn ứng suất Mohr với hình dạng hay hướng của phần tử ngoài thực tế. Ta có thể xoay hệ trục
τ − σ trùng với các phương của các ưng suất chính trong không gian, nhưng thông thường quan
hệ τ và σ được vẽ với các trục ngang và đứng.

Ví dụ 10.3
Cho biết:
Ứng suất tác dụng lên phần tử như trong Hình. Ví dụ .10.3a.
Yêu cầu:
Xác định σ α và τ α khi α = 300.

Tính σ 1 và σ 3 khi α = 300.

Xác định phương của mặt ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất.
Xác định ứng suất cắt lớn nhất và phương của mặt phẳng nó tác động.
Giải:
Vẽ vòng tròn Mohr, như trên Hình.Ví dụ .10.3, theo các bước sau:
1. Vẽ trạng thái ứng suất trên mặt phẳng nằm ngang (6,2) tại điểm A. Chú ý rằng ứng suất
cắt gây ra mômen theo chiều kim đồng hồ quanh a và vì vậy là dương.
2. Theo cách tương tự, vẽ điểm B(-4, -2). Ứng suất cắt trên mặt phẳng thẳng đứng âm do
nó gây ra mômen ngược chiều kim đồng hồ.
Hình Ví dụ 10.2
3. Điểm A và B là hai điểm trên một đường tròn (cũng là đường kính trong trường hợp
này do các mặt phẳng của chúng vuông góc với nhau). Tâm của đường tròn có các tọa độ
( σ x + σ y ) / 2, 0  . Lập vòng Mohr với tâm tại (1, 0).
 
4. Để xác định điểm cực, vẽ một đường thẳng song song với mặt phẳng (trong ví dụ này
chính là mặt nằm ngang) trên mà ta đã biết trạng thái ứng suất, điểm A, giao điểm của vòng tròn
Mohr tại điểm cực P. Khi kiểm tra lại, ta cũng có thể vẽ một đường thẳng theo phương đứng từ
điểm B(-4, -2) và cũng xác định được điểm cực P với vị trí như ở trên.

5. Để xác định trạng thái ứng suất trên một mặt nghiêng với góc nghiêng α = 300 so với
phương ngang, kẻ đường thẳng PC hợp với phương ngang góc 300 (xem Hình.Ví dụ .10.3b).
Trạng thái ứng suất trên mặt phẳng này được xác định bởi các tọa độ của điểm C (1.8, 5.3) Mpa.
6. Các đường thẳng kẻ từ P đến σ 1 và σ 3 cho ta phương của các mặt ứng suất chính lớn
nhất và nhỏ nhất. Các giá trị σ 1 và σ 3 được xác định ngay khi ta vẽ xong đường tròn; ở đây
chúng bằng 6.4 và – 4.4 MPa. Tất nhiên σ 1 và σ 3 vuông góc với các mặt phẳng tương ứng của
chúng, các mặt này lần lượt tạo với mặt ngang góc 110 và 1010.

7. Có thể tính ứng suất cắt lớn nhất theo Pt. 10 - 6 khi 2α = 900 . Nó bằng (σ 1 − σ 3 ) / 2
hay ± 5.4 MPa (xem điểm M hay M’). Đơn giản ta cũng có thể đo được theo tỷ lệ giá trị τ lớn
nhất từ biểu đồ Mohr. Phương của τ max là đường MP hay PM’, tùy thuộc vào mặt phẳng vuông
góc ta chọn. (Thực tế τ = −5.4 MPa là ứng suất cắt nhỏ nhất.)

Ví dụ 10.4
Cho biết
Hai mặt phẳng, a và b được chia tách bởi một góc chưa biết θ . Trên mặt phẳng a,
σ a = 10kPa và τ a = +2kPa . Mặt phẳng a tạo với phương ngang góc 150, như trên Hình.Ví dụ
.10.4a. Các thành phần ứng suất trên mặt phẳng b là σ b = 9 kPa và τ b = −3 kPa.

Yêu cầu:
Xác định các ứng suất chính lớn nhất, nhỏ nhất và phương của chúng.
Xác định các thành phần ứng suất trên mặt ngang.
Xác định góc giữa 2 mặt phẳng a và b.
Giải:
1. Vẽ các tọa độ ứng suất trên các mặt phẳng a và b. Nếu giả thiết phần tử ở trạng thái cân
bằng, từ đó các tọa độ sẽ nằm trên vòng tròn Mohr. Để xác định tâm của đường tròn, kẻ một
đường vuông góc với AB – đường nối liền hai điểm. Giao điểm của truc ngang σ và đường thẳng
qua trung điểm và vuông góc với AB chính là tâm C của đường tròn.
2. Xác định điểm cực bằng cách vẽ một đường thẳng từ A song song với mặt (tạo với mặt
ngang góc 150) trên đó các thành phần ứng suất tại điểm A tác dụng đến khi nó cắt vòng tròn
Mohr. Giao điểm của đường thẳng này và vòng tròn Mohr là điểm cực P.
3. Các đường thẳng từ cực P đến σ 1 và σ 3 cho ta phương của các mặt ứng suất chính lớn
nhất và nhỏ nhất. Các ứng suất chính có phương vuông góc với những mặt phẳng này. Giá trị đo
được theo tỷ lệ của σ 1 là 10.65 kPa, và σ 3 là 3.61 kPa.

4. Các ứng suất trên mặt ngang được xác định bằng cách kẻ một đường thẳng nằm ngang
từ điểm cực cho đến khi nó cắt vòng tròn Mohr tại điểm H; giá trị của các ứng suất trên mặt này là
(8.6, 3.18) kPa.
5. Để xác định góc giữa hai mặt phẳng a và b, kẻ đường thẳng PB từ cực B. Đường thẳng
này chính là phương thực trong không gian của mặt phẳng B. Góc θ chính là góc thực giữa hai
mặt phẳng a và b, và θ = 460

Ví dụ 10.5
Cho biết:
Các ứng suất trên một phần tử như trên Hình.Ví dụ .10.5a.
Yêu cầu:
Xác định độ lớn và phương của các ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất
Giải:
Dựa trên Hình.Ví dụ .10.5b tiến hành các bước sau:
1. Chấm hai điểm Y và Y từ các tọa độ ứng suất đã cho. Hai điểm này nằm trên chu vi của
đường tròn. Vị trí mà đường thẳng XY cắt qua trục σ có tọa độ (6,0) chính là tâm của vòng tròn
Mohr.
2. Xác định điểm cực bằng cách kẻ từ Y đường thẳng song song với mặt phẳng trên đó
chịu ứng suất tại Y. Đường thẳng này tạo với phương ngang góc 450 và cắt vòng tròn Mohr tại
điểm cực P cũng chính là vị trí điểm X.
3. Để xác định phương của các ứng suất chính, vẽ một đường thẳng từ cực đến σ 1 và σ 3 ;
trên Hình.Ví dụ .10.5b, đây là những đường nét đứt. Chiều (véc tơ) của σ 1 và σ 3 như trên hình.
Giá trị tương ứng đo được theo tỷ lệ hình vẽ của σ 1 và σ 3 tương ứng là 8.85 kPa và 3.2 kPa.
Hình.Ví dụ .10.3
Hình.Ví dụ .4
Đến đây ta thấy rằng vòng tròn ứng suất Mohr đặc trưng cho trạng thái ứng suất hai chiều
hoàn chỉnh ở trạng thái cân bằng của một phân tố hoặc tại một điểm. Điểm cực đơn giản cùng với
vòng tròn Mohr để định hướng phần tử trong điều kiện ngoài hiện trường. Vòng tròn Mohr và
khái niệm về điểm cực rất hữu ích trong Địa kỹ thuật; chúng sẽ được sử dụng trong các phần còn
lại của cuốn giáo trình này.

10.3 Quan hệ ứng suất – biến dạng và tiêu chuẩn phá hoại
Trước đây, trong phần giới thiệu ở Chương 8, ta đã đề cập ngắn gọn một số quan hệ ứng
suất – biến dạng. Phần này, ta sẽ đi sâu hơn cũng như minh họa một số vấn đề ở đã nêu. Trên
Hình.10.4a là đường cong ứng suất – biến dạng của thép non (thép ít cacbon). Từ vị trí ban đầu
đến giới hạn tỷ lệ (proportional limit) hay điểm chảy (yield point) là đàn hồi tuyến tính. Điều này
có nghĩa là khi ứng suất đặt vào vẫn còn nằm dưới điểm chảy, vật liệu sẽ trở lại đúng hình dạng
ban đầu khi ứng suất được giải phóng. Tuy nhiên, vẫn có vật liệu với đường cong ứng suất – biến
dạng là phi tuyến mà vẫn đàn hồi, như trên Hình.10.4b. Chú ý rằng cả hai trường hợp quan hệ ứng
suất – biến dạng này đều không phụ thuộc vào thời gian. Nếu yếu tố thời gian là một biến số thì
vật liệu được gọi là đàn - nhớt. Một số loại vật liệu ngoài thực tế như phần lớn đất và polim là đàn
– nhớt. Vậy tại sao ta không dùng lý thuyết đàn – nhớt để mô tả ứng xử của đất? vấn đề là đất có
ứng xử ứng suất – biến dạng - thời gian với tính phi tuyến cao, và không may là chỉ có lý thuyết
tuyến tính toán học đàn dẻo phát triển tốt là có khả năng giải quyết.
Hình.10.4 Các ví dụ về quan hệ ứng suât – biến dạng của các vật liệu lý tưởng và thực: (a) thép
non, (b) đàn hồi phi tuyến, (c) đàn hồi lý tưởng, (d) đàn dẻo, (e) giòn, và (f)tăng bền và giảm bền

Chú ý rằng cho đến nay ta vẫn chưa hề đề cập đến sự phá hoại hay chảy dẻo. Thậm trí các
vật liệu đàn hồi tuyến tính chảy dẻo, như minh họa trên Hình.10.4a, nếu ứng suất đặt vào đủ lớn.
Ở giới hạn tỷ lệ, vật liệu được cho là trở thành dẻo hay thành chảy dẻo. Ứng xử của các vật liệu
trong thực tế có thể được lý tưởng hóa bằng một vài quan hệ của ứng suất – biến dạng, như trên
Hình.10.4 c, d, và f. Các loại vật liệu dẻo lý tưởng (Hình.10.4c), trong nhiều trường hợp còn gọi là
vật liệu – dẻo cứng, có thể được xử lý tương đối dễ dàng bằng toán học, do đó chúng là các đối
tượng nghiên cứu phổ biến của các nhà cơ học và toán học. Quan hệ ứng suất - biến dạng có tính
thực tiễn cao hơn là đàn – dẻo (Hình.10.4d). Vật liệu là đàn hồi tuyến tính đến điểm chảy (yield
point) σ y ; sau đó nó trở thành dẻo lý tưởng (perfectly plastic). Chú ý cả vật liệu dẻo lý tưởng và
đàn dẻo vẫn tiếp tục biến dạng ngay cả khi không tác dụng thêm tải trọng. Đường cong ứng suất -
biến dạng với thép non có thể coi gần giống như đường cong ứng suất - biến dạng của vật liệu
đàn dẻo, lý thuyết này rất hữu ích ví dụ như trong gia công, cán và cắt gọt kim loại. Nhiều trường
hợp, các loại vật liệu như gang, bê tông và đá có tính giòn, do đó chúng thể hiện rất ít biến dạng
khi ứng suất tăng lên. Vì vậy, tại điểm nào đó, vật liệu sẽ bị phá hoại hay nghiền vụn một cách đột
ngột (Hình.10.4e). Phức tạp hơn nhưng cũng rất thường gặp đối với nhiều loại vật liệu là dạng
quan hệ ứng suất - biến dạng như trên Hình.10.4f. Các loại vật liệu tăng bền, như chính tên gọi
của nó đã chỉ ra, trở nên cứng hơn (độ cứng cao hơn) khi chúng bị biến dạng hay “ chịu tải trọng”.
Chỗ lồi nhỏ trên đường cong ứng suất - biến dạng của thép non sau điểm chảy (Hình.10.4a) là
một ví dụ của tăng bền. Rất nhiều các loại đất cũng là vật liệu tăng bền, ví dụ như các loại sét chặt
và cát xốp. Các vật liệu giảm bền (Hình10.4f) cho thấy sự giảm về ứng suất khi bị biến dạng phía
trên điểm có ứng suất lớn nhất. Các loại sét nhạy và cát chặt là những ví dụ của vật liệu giảm bền.
Tại điểm nào trên đường cong ứng suất – biến dạng xuất hiện sự phá hoại? ta có thể gọi
điểm chảy là điểm ‘phá hoại’ nếu muốn. Trong một số điều kiện, nếu vật liệu chịu ứng suất đến
điểm chảy, sự biến dạng hay độ uốn lớn đến nỗi mà nó bị phá hoại nếu tiếp tục được sử dụng.
Điều này có nghĩa là vật liệu sẽ không đảm bảo nếu chịu thêm tải. Ứng suất tại thời điểm phá hoại
thường rất khó đoán biết, đặc biệt là với các loại vật liệu phi tuyến. Tuy nhiên với các loại vật liệu
giòn, vấn đề khi nào vật liệu bị phá hoại lại không khó trả lời. Thậm trí với các vật liệu giảm bền
(Hình.10.4f), đỉnh của đường cong hay ứng suất lớn nhất thường được định nghĩa chính là vị trí
phá hoại. Trong trường hợp khác, với một số loại vật liệu dẻo thì điều này lại không rõ ràng. Xác
định vị trí phá hoại ở đâu nếu có đường cong ứng suất – biến dạng - tăng bền (Hình.10.4f)? Với
các loại vật liệu như vậy, ta thường định nghĩa điểm phá hoại tại một số phần trăm biến dạng, ví
dụ như, 15 hoặc 20%, hay tại một biến dạng hay chuyển vị tại đó chức năng của kết cấu có thể bị
suy yếu.
Bây giờ chúng ta cũng có thể định nghĩa độ bền của một vật liệu. Nó là ứng suất lớn nhất
hoặcứng suất chảy hay ứng suất ở biến dạng nào đó mà ta xác định là ’phá hoại’
Như đã đề xuất trong phần trên, có rất nhiều cách định nghĩa sự phá hoại với các vật liệu
thực; nói cách khác, có rất nhiều tiêu chuNn phá hoại. Phần lớn các tiêu chuNn không áp dụng
được cho đất, và thực tế tiêu chuNn áp dụng mà ta nghiên cứu ở phần sau được sử dụng không
phải lúc nào cũng áp dụng được. Tuy vậy, tiêu chuNn phá hoại được áp dụng phổ biến nhất cho
đất là tiêu chun phá hoại Mohr – Coulomb.

10.4 Tiêu chuẩn phá hoại Mohr – Coulomb


Mohr hay Otto Mohr được biết đến với sự nổi tiếng của vòng tròn Mohr. Coulomb lại
được biết đến với khái niệm về hệ số ma sát Coulomb, lực hút và lực đNy tĩnh điện, giữa những
khái niệm khác. Xung quanh diễn biến của thế kỷ này, Mohr (1900) đã đưa ra một tiêu chuNn phá
hoại cho các vật liệu thực theo đó ông cho rằng vật liệu bị phá hoại khi ứng suất cắt trên mặt
phẳng phá hoại đạt đến một hàm duy nhất nào đó của ứng suất pháp trên mặt đó, hay
τ ff = f (σ ff ) (10.7)
Trong đó τ là ứng suất cắt và σ là ứng suất pháp. Chỉ số f đầu tiên liên quan đến mặt
phẳng mà trên đó ứng suất tác dụng lên (trong trường hợp này là mặt phá hoại) và chỉ số f thứ hai
nghĩa là “tại lúc phá hoại.”
τ ff được gọi là cường độ chống cắt của vật liệu, và quan hệ này được biểu thị bằng Pt.10-
7 như trên Hình.10.5a. Hình 10.5b cho thấy một phần tử tại thời điểm phá hoại với các ứng suất
chính gây ra phá hoại và các ứng suất pháp và tiếp phát sinh trên mặt phẳng phá hoại.
Hiện tại, ta sẽ giả thiết rằng có tồn tại một mặt phá hoại, đây không phải là một giả thiết
tồi với các loại đất, đá và nhiều loại vật liệu khác. Ngoài ra, lúc này ta không cần quan tâm đến
làm thế nào các ứng suất chính tại thời điểm phá hoại được đặt vào phần tử (mẫu thí nghiệm hay
phần tử đại diện ngoài hiện trường) hay làm sao xác định được chúng.
Dù thế nào đi nữa, nếu ta biết các thành phần ứng suất tại thời điểm phá hoại, ta có thể
dựng được (vẽ, phác họa) một vòng tròn Mohr đặc trưng cho trạng thái ứng suất của phần tử này.
Tương tự, ta có thể tiến hành một số thí nghiệm đến phá hoại hay đo đạc các ứng suất phá hoại
của một số phần tử ở thời điểm phá hoại, và dựng các vòng tròn Mohr tương ứng với mỗi phần tử
hay thí nghiệm tại thời điểm phá hoại. Quy trình này được thể hiện trên Hình.10.6. Chú ý rằng chỉ
vẽ nửa phía trên của các vòng tròn Mohr, trong cơ học đất để thuận tiện. Do các vòng tròn Mohr
được xác định tại thời điểm phá hoại, ta hoàn toàn có thể tìm được giới hạn của đường bao phá
hoại của ứng suất cắt. Đường bao này được gọi là đường bao phá hoại Mohr, cho biết mối quan
hệ hàm số giữa ứng suất cắt τ ff và ứng suất pháp σ ff tại thời điểm phá hoại (Pt.10-7).
Hình.10.5 (a) Tiêu chun phá hoại Mohr; (b) phần tử tại thời điểm phá hoại, cho biết các ứng
suất chính và các ứng suất trên mặt phá hoại.

Chú ý rằng bất cứ vòng tròn Mohn nào nằm phía dưới đường bao phá hoại Mohr (ví dụ
đường tròn A trên Hình.10.6) đặc trưng cho điều kiện ổn định. Hiện tượng phá hoại chỉ xuất hiện
khi tổ hợp của ứng suất cắt và ứng suất tiếp làm cho vòng tròn Mohr tiếp xúc với đường bao phá
hoại. Cũng chú ý rằng không tồn tại những đường tròn nằm phía trên đường bao phá hoại Mohr
(như đường tròn B trong Hình.10.6). Vật liệu sẽ bị phá hoại trước khi đạt đến trạng thái ứng suất
đó. Nếu với mỗi loại vật liệu xác định, đường bao phá hoại này là duy nhất thì điểm tiếp xúc của
đường bao phá hoại cho ta các điều kiện ứng suất trên mặt phá hoại tại thời điểm phá hoại. Do đó
nếu dùng phương pháp điểm cực ,ta có thể xác định góc của mặt phá hoại từ điểm tiếp xúc của
vòng tròn Mohr và đường bao phá hoại Mohr.

Hình.10.6 Vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại xác định đường bao phá hoại Mohr

Giả thiết mà điểm tiếp xúc xác định góc của mặt phẳng phá hoại của phân tố hay mẫu thí
nghiệm, là giả thiết phá hoại Mohr. Ta nên phân biệt giả thiết này với lý thuyết phá hoại Mohr.
Giả thiết phá hoại Mohr được minh họa trên Hình.10.7a cho phần tử tại thời điểm phá hoại như
trên Hình.10.7b. Nói cách khác: Giả thiết phá hoại Mohr cho rằng điểm tiếp xúc của đường bao
phá hoại với vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại sẽ cho ta góc nghiêng của mặt phá hoại.
Một vấn đề nữa cần lưu ý từ Hình.10.7a là mặc dù trong cơ học đất ta thường chỉ vẽ nửa
phía trên của vòng tròn Mohr, tuy nhiên vẫn còn nửa đường tròn bên dưới và tất nhiên cũng có
đường bao phá hoại phía dưới. Điều này cũng có nghĩa là nếu giả thiết phá hoại Mohr là hợp lệ,
thì mặt phá hoại cũng sẽ tạo thành một góc −α f , như trên Hình.10.7a.

Thực tế, do điều kiện ứng suất ở đỉnh và đáy của mẫu thí nghiệm là không đồng nhất và
bản thân mẫu thí nghiệm cũng không phải là đồng nhất hoàn toàn mà ta cho là nguyên nhân gây ra
một mặt phá hoại đơn thường hình thành trong mẫu thí nghiệm. Ta đã từng tự hỏi tại sao một hình
nón lại hình thành trên đỉnh và đáy khi khối bê tông hình trụ bị phá hoại do nén ? Các ứng suất cắt
giữa máy thí nghiệm và các mũ trên mẫu thí nghiệm gây ra các ứng suất không đồng nhất trong
bản thân mẫu. Nếu coi tất cả là đồng nhất và ứng suất phân bố đều trên mẫu thí nghiệm, thì sẽ
hình thành nhiều mặt phá hoại với các góc liên hợp là ±α f , như trên Hình.10.7c.

Bây giờ ta sẽ đưa T.s Coulomb vào câu chuyện của chúng ta. Chưa kể đến các thí nghiệm
nổi tiếng của ông với lông mèo và báng gỗ mun, Coulomb (1776) cũng quan tâm đến các công
trình về quân sự quốc phòng ví dụ như các tường chắn bảo vệ và các pháo đài. Vào thời điểm đó,
những loại công trình này được xây dựng theo quy tắc ngón tay cái, và không may là rất nhiều các
công trình của lực lượng quốc phòng Pháp bị hư hỏng. Coulomb bắt đầu quan tâm đến vấn đề về
áp lực ngang tác dụng lên tương chắn, ông đã nghĩ ra một hệ thống để phân tích áp lực đất ngang
lên các kết cấu chắn đất mà đến ngày nay nó vẫn còn được sử dụng.
Hình 10.7 (a) Giả thiết phá hoại Mohr để xác định góc của mặt phẳng phá hoại trong (b) phân tố;
(c) các mặt phẳng phá hoại liên hợp

Một trong những yếu tố ông cần cho thiết kế là cường độ chống cắt của đất. Cũng quan
tâm đến các đặc tính của ma sát trượt với nhiều loại vật liệu khác nhau, ông lắp đặt một dụng cụ
giúp xác định sức kháng cắt của đất. Ông quan sát thấy rằng có một thành phần ứng suất- độc lập
trong cường độ chống cắt và một thành phần ứng suất – không độc lập. Thành phần ứng suất –
không độc lập thì tương tự như ma sát trượt trong các chất rắn, vì vậy ông gọi thành phần này là
góc ma sát trong, ký hiệu bằng ký tự φ . Thành phần kia dường như có liên hệ với lực dính kết
bản thân của vật liệu và nó thường được ký hiệu bằng ký tự c. Từ đó, ông lập được phương trình
Coulomb như sau:
τ f = σ tan φ + c (10 - 8)

Trong đó τ f là cường độ chống cắt của đất, σ là ứng suất pháp tác dụng, φ và c được gọi
là các thông số độ bền của đất như đã định nghĩa ở trên. Quan hệ này cho ta một đường thẳng, vì
vậy dễ dàng hơn khi tiếp cận. Ta sẽ giải thích trong chương sau, cả φ và c đều không phải là các
đặc tính cố hữu của vật liệu; ngược lại chúng phụ thuộc vào các điều kiện khi tiến hành thí
nghiệm. Từ phương trình trên, ta sẽ vẽ được kết quả của thí nghiệm cắt với mẫu đất và tính ra
được các thông số độ bền φ và c (Hình.10.8).
Chú ý rằng các thông số độ bền cũng có thể bằng không dưới bất kỳ điều kiện ứng suất cụ
thể nào; đó là, τ = c khi φ = 0 , hoặc τ = σ tan φ khi c = 0. Khi nghiên cứu trong Chương 11, các
quan hệ này là đúng trong một số điều kiện thí nghiệm cụ thể với một số loại đất.
Dù vẫn chưa biết ai là người đầu tiên thực hiện việc này, nhưng có vẻ hợp lý khi kết hợp
phương trình Coulomb, Pt.10 – 8, với tiêu chuNn phá hoại Mohr, Pt. 10 – 7. Thường thì các kỹ sư
thích làm việc với đường thẳng hơn vì bất cứ phương trình liên hệ nào có bậc cao hơn phương
trình bậc nhất ( đường thẳng) thì rất phức tạp! Vì vậy đơn giản là cứ nắn thẳng đường bao phá
hoại Mohr, hay ít nhất là lấy xấp xỉ đường cong này bằng một đường thẳng đi qua một số giá trị
ứng suất cho trước; sau đó có thể lập được phương trình của đường thẳng đó theo các thông số độ
bền Coulomb. Từ đó tiêu chun phá hoại Mohr – Coulomb ra đời, và cho đến nay, khi áp dụng
với đất thì đây vẫn là tiêu chuNn độ bền được dùng phổ biến nhất. Tiêu chuNn phá hoại Mohr –
Coulomb có thể được viết như sau:
τ ff = σ ff tan φ + c (10 – 9)

Các thông số trong công thức đã giải thích ở trên. Đây là tiêu chuNn đơn giản, dễ áp dụng,
nó có rất nhiều ưu điểm riêng biệt khi so sánh với các tiêu chuNn phá hoại khác. Đây là tiêu chuNn
phá hoại duy nhất, dự đoán được các ứng suất trên mặt phá hoại tại thời điểm phá hoại, và do các
khối đất đã được quan sát đến khi phá hoại trên các mặt rất khác biệt, chúng ta có thể dự đoán
được trạng thái ứng suất trên các mặt trượt tiềm năng.

Hình 10.8 Biểu diễn phương trình độ bề Coulomb biểu thị theo đồ thị

Vì vậy tiêu chuNn phá hoại Mohr – Coulomb rất hữu ích trong phân tích ổn định mái dốc
và nền móng.
Trước khi thảo luận về các loại thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số độ bền
Mohr – Coulomb, ta phải nghiên cứu cNn thận hơn với một số vòng tròn Mohr trước và tại thời
điểm phá hoại. Chúng có một vài đặc điểm thú vị mà có thể có ích sau này.
Đầu tiên, nếu biết góc nghiêng của đường bao phá hoại hay đã xác định được thông số này
từ các thí nghiệm trong phòng, ta sẽ có thể viết góc của mặt phá hoại α f với góc dốc φ của
đường bao phá hoại Mohr. Để thực hiện điều này, ta phải dùng các giả thiết phá hoại Mohr. Sau
đó xác định góc của mặt phá hoại so với mặt ứng suất chính lớn nhất:
φ
α f = 450 + (10 – 10)
2
Quy trình chứng minh phương trình này được đề cập trong một bài tập ở cuối chương này.
Thứ hai, hãy quan sát phần tử đất được xác định các ứng suất chính, ta thấy các ứng suất
này nhỏ hơn các ứng suất gây ra phá hoại. Trạng thái ứng suất như thế có thể được biểu thị bằng
vòng tròn Mohr như trên Hình.10.9a. Trong trường hợp này τ f là sức kháng cắt được huy động
trên mặt phá hoại tiềm năng, và τ ff là cường độ chống cắt vốn có (ứng suất cắt trên mặt phá hoại
tại thời điểm phá hoại). Vì vẫn chưa đạt tới mức phá hoại, vẫn còn lại độ bền dự trữ , nên có thể
định nghĩa về hệ số an toàn của vật liệu. như sau:
τff (Vô'n có)
Hệ số an toàn (F.S)(Factor of Safety) = (10 – 11)
τf (tác dung)
Bây giờ, nếu tăng các ứng suất cho đến khi xuất hiện phá hoại, thì vòng tròn Mohr sẽ tiến
tới tiếp xúc với đường bao phá hoại Mohr. Theo các giả thiết phá hoại Mohr, sự phá hoại xuất
hiện trên mặt phẳng nghiêng góc α f , với ứng suất cắt trên mặt đó là τff . Chú ý rằng đây không
phải là ứng suất cắt cực đại hay lớn nhất xuất hiện trong phần tử! Ứng suất cắt lớn nhất xuất hiện
trên mặt phẳng nghiêng góc 450 và có giá trị
σ1f − σ3f
τmax = > τff (10 – 12)
2
Vậy tại sao sự phá hoại không xảy ra trên mặt phẳng 450 ? Điều này không thể lý giải là
do trên mặt phẳng đó cường độ chống cắt vốn có lớn hơn τmax . Sự phá hoại không thể xảy ra.
Điều kiện này được đặc trưng bởi khoảng cách từ điểm cao nhất trên vòng tròn Mohr lên đến
đường bao phá hoại trên Hình.10.9b. Đó chính là cường độ chống cắt vốn có khi ứng suất pháp
σn trên mặt 450 là (σ1f + σ3f ) / 2 .
Hình 10.9 (a)Các điều kiện ứng suất trước khi phá hoại; (b)Các điều kiện ứng suất tại thời điểm
phá hoại; (c) Đường bao phá hoại Mohr của loại vật liệu thuần dính (theo Hirschfeld, 1963)
Ngoại lệ duy nhất trong các thảo luận ở trên là khi cường độ chống cắt không phụ thuộc
vào ứng suất pháp; lúc đó đường bao phá hoại Mohr nằm ngang và φ = 0 . Trường hợp này như
minh họa trên Hình.10.9c, và nó là đúng trong một số điều kiện đặc biệt sẽ được nghiên cứu trong
Chương 11. Những loại vật liệu này được gọi thuần dính. Vì các lý do hiển nhiên. Với trường hợp
như trên Hình.10.9c, sự phá hoại về mặt lý thuyết xảy ra trên mặt 450 (nó không thực sự, như
được giải thích trong Chương 11). Độ bền kháng cắt là τf , và ứng suât pháp trên mặt phẳng phá
hoại lý thuyết tại thời điểm phá hoại là (σ1f + σ3f ) / 2 .

Một việc cần thiết khác chúng ta nên làm trước khi tiến hành viết tiêu chuNn phá hoại
Mohr – Coulomb theo các ứng suất chính tại thời điểm phá hoại, chứ không phải như Pt. 10 -9
theo τff và σ ff . Quan sát Hình 10.10, chú ý rằng sin φ = R / D , hay

σ1f − σ3f
sin φ = 2
σ1f + σ3f
+ c cos φ
2
Hay (σ1f − σ3f ) / 2 = (σ1f + σ3f ) sin φ + 2c cos φ . Nếu c = 0, thì (σ1f − σ3f ) =
(σ1f + σ3f ) sin φ , điều này có thể được viết lại như sau:

( σ1f − σ3f )
sin φ = (10 – 13)
( σ1f + σ3f )
Sắp xếp lại, ta có
σ1 1 + sin φ
= (10 – 14)
σ3 1 − sin φ

Hình 10.10 Đường bao giới hạn bền Mohr – Coulomb với một vòng tròn Mohr lúc phá hoại
Hay lấy nghịch đảo lại là:
σ3 1 − sin φ
= (10 – 15)
σ1 1 + sin φ
Tiến hành biến đổi lượng giác ta có thể viết lại Pt. 10 – 14 và 10 – 15 như sau:
σ1  φ
= tan 2  450 +  (10 – 16)
σ3  2

σ3  φ
= tan 2  450 −  (10 – 17)
σ1  2
Các phương trình tử 10 – 14 đến 10 – 17 được gọi là các quan hệ nghiêng vì độ nghiêng
lớn nhất, hay độ nghiêng của đường bao phá hoại Mohr xuất hiện ở nơi c là bằng không. Tất
nhiên bốn phương trình này chỉ thỏa mãn với c = 0. Kiểm tra những công thức này và Hình.10.10
cho thấy các tọa độ của điểm tiếp xúc của đường bao phá hoại và vòng tròn Mohr ( σff , τff ) là các
ứng suất trên mặt phẳng với độ nghiêng lớn nhất trong phân tố đất. Nói cách khác, tỷ số τff / σff
là lớn nhất trên mặt phẳng này. Như đã chỉ ra ở trên, mặt phẳng này không phải là mặt phẳng với
ứng suất cắt lớn nhất. Trên mặt đó ( α = 450 ), góc nghiêng sẽ nhỏ hơn giá trị lớn nhất do tỷ số
τ max trên ( σ1 + σ3 ) / 2 nhỏ hơn τff / σff . Các quan hệ nghiêng rất hữu ích khi đánh giá các dữ
liệu trong thí nghiệm ba trục và trong các lý thuyết về áp lực hông của đất.
Yếu tố cuối cùng ta nên quan tâm là ảnh hưởng của ứng suất chính trung gian σ2 đến các
điều kiện tại thời điểm phá hoại. Theo định nghĩa giá trị của σ2 nằm đâu đó giữa ứng suất chính
lớn nhất và nhỏ nhất, các vòng tròn Mohr cho cả ba ứng suất chính như trên Hình.10.3c hay cả
Hình.10.11. Rõ ràng dù có giá trị nào đi nữa, σ2 không có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tại thời
điểm phá hoại theo tiêu chuNn phá hoại Mohr. Ứng suất chính trung gian σ2 có thể cũng có ảnh
hưởng trong các loại đất thực, nhưng lý thuyết phá hoại Mohr – Coulomb không xét đến.

Hình 10.11 Các vòng tròn Mohr ứng với trạng thái ứng suất ba chiều.
10.5 Các thí nghiệm về cường độ kháng cắt của đất
Trong mục này chúng ta sẽ mô tả ngắn gọn một số thí nghiệm thường gặp nhất để xác
định cường độ kháng cắt của đất. Có một số trong chúng khá phức tạp, vì vậy để đi sâu hơn có thể
tham khảo thêm trong các sổ tay hoặc giáo trình về thí nghiệm trong phòng, đặc biệt là các cuốn
của ASTM (1980), các tập đoàn kỹ thuật quốc phòng Mỹ (1970), cục khai hoang Hoa Kỳ (1974),
và của Bishop và Henkel (1962).

Thí nghiệm cắt trực tiếp


Đây có thể là thí nghiệm về cường độ lâu đời nhất vì Coulomb đã dùng một thí nghiệm
loại hộp cắt hơn 200 năm trước đây để xác định các thông số cần thiết cho các phương trình
cường độ kháng cắt của ông. Nguyên lý của thí nghiệm khá đơn giản. Về cơ bản, cần một hộp
đựng mẫu thí nghiệm hay “hộp cắt”, được chia làm hai nửa theo phương ngang. Một nửa được
giữ cố định, theo nửa đó, nửa còn lại có thể bị đNy hoặc kéo theo phương ngang. Tải trọng thẳng
đứng được đặt vào mẫu đất trong hộp nén thông qua một tấm cứng chịu lực. Lực cắt, chuyển vị
ngang và chuyển vị đứng được đo đạc trong suốt quá trình thí nghiệm. Chia lực đNy ngang và tải
trọng đứng cho diện tích danh nghĩa của mẫu, ta được ứng suất cắt cũng như ứng suất pháp trên
mặt phá hoại. Chú ý rằng mặt phá hoại bắt buộc là mặt ngang tiếp xúc giữa hai nửa của hộp nén.
Sơ đồ mặt cắt ngang về các đặc trưng cơ bản của thiết bị như minh họa trên Hình 10.12a,
trong khi Hình 10.12b cho thấy các kết quả của một vài thí nghiệm điển hình. Biểu đồ Mohr –
Coulomb ứng với các điều kiện tại thời điểm phá hoại như trên Hình.10.12c. Có thể ví dụ, nếu ta
thí nghiệm ba mẫu cát với cùng độ chặt tương đối ngay trước thời điểm bị cắt, khi ứng suất pháp
σn tăng lên, theo kiến thức về ma sát trượt, có một sự tăng đồng thời trong ứng suất cắt trên mặt
phá hoại tại thời điểm mẫu bị phá hoại (cường độ kháng cắt của đất). Điều kiện này được thấy
trên đường cong ứng suất cắt – chuyển vị điển hình cho cát chặt trên Hình.10.12b với
σn1 < σ n 2 < σ n3 . Khi vẽ các kết quả này trên biểu đồ Mohr, Hình.10.12c, ta có thể xác định được
góc ma sát trong φ .
Hình.10.12 (a) Sơ đồ mặt cắt ngang thiết bị thí nghiệm cắt trực tiếp; (b) Các kết quả thí nghiệm
điển hình (cát chặt); và (c) Biểu đồ Mohr cho các mẫu có độ chặt tương đối như nhau
Các kết quả điển hình của chuyển vị đứng ∆H cho loại cát chặt được thấy ở phần dưới
Hình 10.12b. Đầu tiên ta thấy có sự giảm nhẹ về chiều cao hay thể tích của mẫu đất, tiếp theo là
sự nở ra hay tăng lên về chiều cao hay thể tích. Khi ứng suất pháp σ n tăng, sự nở ra của mẫu đất
trong khi cắt làm đất cứng hơn càng khó, điều này có vẻ hợp lý.
Chúng ta không xác định trực tiếp các ứng suất chính bằng thí nghiệm cắt trực tiếp. Thay
vào đó, nếu cần, chúng có thể được suy ra nếu biết đường bao phá hoại Mohr – Coulomb như thấy
trên Ví dụ 10.6, ta có thể xác định góc xoay của các ứng suất chính. Tại sao có góc xoay của các
mặt chính? Ban đầu, mặt nằm ngang (mặt phá hoại tiềm năng) là một mặt chính (không có ứng
suất cắt), nhưng sau khi ứng suất cắt được đặt vào và tại thời điểm phá hoại, theo định nghĩa, nó
không thể vẫn là một mặt chính. Vì vậy, sự xoay của các mặt chính phải xảy ra trong thí nghiệm
cắt trực tiếp. Vấn đề là góc xoay của các mặt là bao nhiêu? Nó phụ thuộc vòa độ dốc của đường
bao phá hoại Mohr, nhưng việc xác định giá trị góc này khá dễ dàng, như trong Ví dụ 10.6, nếu ta
đưa ra một số giả thiết đơn giản.

Ví dụ 10.6
Cho biết:
Các điều kiện ban đầu và điều kiện phá hoại trong một thí nghiệm cắt trực tiếp, như trên
Hình.Ví dụ 10.6.
Yêu cầu:
Vẽ các vòng tròn Mohr cho cả điều kiện ban đầu và tại thời điểm phá hoại, giả thiết đã
biết φ . Xác định các ứng suất chính tại thời điểm phá hoại và các góc xoay của chúng tại thời
điểm phá hoại.
Giải:
Các vòng tròn Mohr cho cả các điều kiện ban đầu và tại thời điểm phá hoại được vẽ ở phía
bên phải của Hình.Ví dụ .10.6. Tại thời điểm phá hoại, ta đã biết ứng suất pháp trên mặt phá hoại,
σff , cũng bằng với ứng suất pháp ban đầu, σn . Do φ đã biết (giả thiết c rất nhỏ hoặc bằng
không), từ các giả thiết phá hoại Mohr (Hình.10.7) ứng suất cắt trên mặt phá hoại tại thời điểm
phá hoại được xác định theo điểm tiếp tuyến của vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại. Tâm của
vòng tròn phá hoại có thể được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng vuông góc với đường bao
phá hoại Mohr từ điểm tiếp tuyến. Khoảng cách theo bán kính tất nhiên bằng với [ (σ1 − σ3 ) / 2]f .
Một cách khác để xác định vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại là theo đồ giải bằng phương
pháp thử và sai số. Tìm đường tròn duy nhất tiếp tuyến tại ( σff , τff ) và có toàn bộ đường kính
nằm trên trục σ . Một khi đã vẽ được vòng tròn phá hoại, ta sẽ xác định được các giá trị σ1f và
σ3f . Bằng phương pháp điểm cực, dễ dàng tìm được các góc xoay của các ứng suất này, như trên
Hình.Ví dụ .10.6.
Hình.Ví dụ .10.6

Tất nhiên, phương pháp thí nghiệm cắt trực tiếp có rất nhiều ưu điểm cũng như hạn chế.
Đầu tiên, thí nghiệm ít tốn kém, cho kết quả nhanh với thao tác đơn giản, đặc biệt khi thí nghiệm
với các loại đất rời. Chúng ta phải quan sát các mặt trượt và các vùng phá hoại mỏng trong tự
nhiên trước, sau đó tiến hành các thí nghiệm cắt thực với mẫu đất dọc theo một số mặt để quan sát
các thành phần ứng suất trên mặt đó. Một số hạn chế của phương pháp bao gồm vấn đề kiểm soát
nước thấm ra – đây là việc rất khó cũng có khi là không thể, đặc biệt khi thí nghiệm với các loại
đất hạt mịn. Bởi vậy, phương pháp thí nghiệm này chỉ phù hợp khi coi nước trong mẫu được thoát
ra hoàn toàn. Khi chúng ta ép cho mặt phá hoại phải xuất hiện, làm sao ta có thể chắc chắn đó là
hướng yếu nhất hay thậm trí với cùng mặt khuyến cáo như xuất hiện ở hiện trường ? rõ ràng ta
không biết. Một nhược điểm nữa của thí nghiệm cắt trực tiếp đó là có xuất hiện sự tập trung ứng
suất lớn ở các vùng biên của mẫu, điều này làm cho các điều kiện ứng suất trong bản thân mẫu thí
nghiệm mất đi tính đồng nhất. Và cuối cùng, như trong Ví dụ . 10.6, một góc xoay tự nhiên không
kiểm xoát được của các mặt chính và ứng suất chính xuất hiện giữa thời điểm bắt đầu của thí
nghiệm và khi mẫu bị phá hoại. Để mô hình một cách chính xác các điều kiện chất tải ban đầu, độ
lớn của góc xoay này nên được biết và quan tâm đến, nhưng lại không như vậy. Các vòng tròn
Mohr của thí nghiệm cắt trực tiếp sẽ được minh họa sâu hơn trong Ví dụ 10.7.
Ví dụ 10.7
Cho biết:
Tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp với một mẫu cát bụi có độ chặt trung bình, với ứng suất
pháp σn = 65 kPa. Ko = 0.5. Tại thời điểm phá hoại, ứng suất pháp vẫn là 65 kPa và ứng suất cắt
là 41 kPa.
Yêu cầu:
Vẽ các vòng tròn Mohr cho các điều kiện ban đầu và tại thời điểm phá hoại và xác định:
a. Các ứng suất chính tại thời điểm phá hoại.
b. Phương của mặt phá hoại.
c. Phương của mặt ứng suất chính lớn nhất tại thời điểm phá hoại.
d. Phương của mặt ứng suất cắt lớn nhất tại thời điểm phá hoại.
Giải:
a. Các điều kiện ban đầu như trên Hình.Ví dụ .10.7 bằng vòng tròn thứ i. Do K0 = 0.5, ứng
suất theo phương ngang ban đầu là 32.5 kPa. Ứng suất pháp tác dụng lên mẫu được giữ ở giá trị
không đổi trong suốt thời gian thí nghiệm là 65 kPa, vì vậy σ1i cũng là σff . Do ứng suất cắt tại
thời điểm phá hoại là 41 kPa, điểm phá hoại (như trên Hình.10.12c) trên hình là điểm F. Góc
φ được xác định là 320. Chưa biết mối liên hệ giữa vòng tròn Mohr ban đầu i và tại thời điểm phá
hoại f . Việc dựng đường tròn f được trình bày trong Ví dụ 10.6. Tâm của vòng tròn f được xác
định tại điểm (91 kPa, 0). Do đó σ 1f = 39 kPa và σ3f = 43 kPa.

b. Trạng thái ứng suất tại điểm phá hoại F là (65, 41) kPa, và mặt phá hoại được giả thiết
là nằm ngang, đây là giả thiết hợp lý trong thí nghiệm cắt trực tiếp.
c. Kẻ một đường thẳng có phương nằm ngang từ điểm đã biết trạng thái ứng suất tại điểm
F cắt vòng tròn Mohr tại P – điểm cực. Đường thẳng Pσ1f cho biết phương của mặt ứng suất
chính. Nó tạo một góc khoảng 60.50 so với phương nằm ngang.

d. Đường thẳng PM là phương của mặt ứng suất cắt lớn nhất; tạo góc khoảng 160 so với
phương ngang.
Chú ý rằng trong ví dụ này, nếu ta không giả thiết đường bao phá hoại Mohr đi qua điểm
gốc của biểu đồ Mohr, nên tiến hành ít nhất là hai thí nghiệm với các giá trị σ1i khác nhau để xác
định đường bao Mohr.
Hình.Ví dụ .10.7

Thí nghiệm ba trục


Trong lịch sử phát triển của Cơ học đất, thí nghiệm cắt trực tiếp là thí nghiệm cắt phổ biến
nhất. Sau đó, khoảng năm 1930, trong khi làm việc ở M.I.T. A. Casagrande đã bắt đầu nghiên cứu
sự phát triển của các thí nghiệm nén mẫu hình trụ để khắc phục một số nhược điểm cơ bản của thí
nghiệm cắt trực tiếp. Ngày nay, người ta thường gọi thí nghiệm này là thí nghiệm ba trục, cho đến
nay so với thí nghiệm cắt trực tiếp, nó được dùng phổ biến hơn. Thí nghiệm ba trục phức tạp hơn
nhiều so với thí nghiệm cắt trực tiếp, nhưng tất nhiên nó cũng đa năng hơn. Ta có thể kiểm soát sự
thoát nước khá tốt, σ1 và σ3 không bị xoay. Sự tập trung ưng suất vẫn tồn tại nhưng nhỏ hơn
nhiều so với trong thí nghiệm cắt trực tiếp. Và quan trọng hơn, mặt phẳng phá hoại có thể xuất
hiện tại bất cứ vị trí nào. Thêm một ưu việt nữa là ta có thể kiểm soát các đường ứng suất đến phá
hoại khá hợp lý, điều này có nghĩa là các đường ứng suất phức tạp ngoài hiện trường có thể được
mô hình trong phòng thí nghiệm với thí nghiệm ba trục. Chúng ta sẽ nghiên cữu kỹ hơn về đường
ứng suất trong mục tiếp theo.
Nguyên lý của thí nghiệm ba trục như minh họa trên Hình.10.13a. Mẫu đất thí nghiệm
thường được bọc lại trong một màng cao su để không cho chất lỏng gây áp lực (thường là nước)
xâm nhập vào trong các lỗ rỗng của đất. Tải dọc trục được đặt vào thông qua một piston, và sự
thay đổi thể tích của mẫu thí nghiệm trong thí nghiệm thoát nước hoặc sự biến đổi áp lực nước lỗ
rỗng trong thí nghiệm không thoát nước sẽ được đo. Như đã đề cập ở trên, ta có thể kiểm soát
nước ngấm vào và thoát ra khỏi mẫu, và với một số giả thiết có thể điều chỉnh các đường ứng suất
tác dụng lên mẫu thí nghiệm. Về cơ bản, ta giả thiết các ứng suất trên mặt biên của mẫu là các ứng
suất chính (Hình.10.13b). Điều này không đúng vì có một số ứng suất cắt với giá trị nhỏ tác động
ở các đầu trên và dưới của mẫu. Tương tự, cũng như đã đề cập, mặt phá hoại không phải là mặt bị
ép – mẫu thí nghiệm bị phá hoại tự do tại bất cứ mặt yếu nào, hay đôi khi xảy ra dạng cong đơn
giản.

Hình 10.13 (a) Sơ đồ thiết bị thí nghiệm ba trục; (b) Các điều kiện ứng suất giả thiết trên mẫu thí
nghiệm ba trục.
Ta cũng nên chú ý rằng σ trục trên Hình.10.13b chính là sự chênh lệch giữa các ứng suất
chính lớn nhất và ứng suất chính nhỏ nhất; nó được gọi là chênh lệch ứng suất chính (hay nhiều
khi, bị gọi sai là ứng suất lệch). Từ các điều kiện trên hình, ta cũng nên chú ý rằng:
σ2 = σ3 = σ buồng. Có lúc người ta sẽ giả thiết σ buồng = σ1 = σ2 khi thí nghiệm với các loại đường
ứng suất đặc biệt. Các đường ứng suất ba trục thông thường sẽ được nghiên cứu trong phần sau.

Thí nghiệm ba trục phức tạp hơn nhiều so với thí nghiệm cắt trực tiếp; có những cuốn
sách riêng chỉ để mô tả chỉ tiết thí nghiệm và giải thích các kết quả (ví dụ như của Bishop và
Henkel, 1962). Phần lớn các số liệu và kết quả thí nghiệm được trình bày trong Chương 11 được
lấy từ các thí nghiệm ba trục.

Các điều kiện thoát nước hay các đường dẫn trong thí nghiệm ba trục được mô hình theo
các trường hợp thiết kế giới hạn riêng phân tích ổn định trong thực tế xây dựng. Chúng thường
được ký hiệu bằng hai chữ cái. Chữ đầu tiên cho biết điều gì xảy ra trước khi cắt – mẫu có được
cố kết hay không. Chữ thứ hai biểu thị các điều kiện thoát nước trong suốt quá trình cắt. Có ba
hướng thoát nước cho phép trong thí nghiệm ba trục như sau:

Hướng thoát nước

Trước khi cắt - Trong khi cắt Ký hiệu

Không cố kết (Unconsolidated) - Không thoát nước (Undrained) UU

Cố kết (Consolidated) - Không thoát nước (Undrained) CU

Cố kết (Consolidated) - Thoát nước (Drained) CD

Theo các nguyên nhân lý giải trong Chương 11, thí nghiệm không cố kết – thoát nước khó
giải thích không có ý nghĩa. Các kết quả thí nghiệm ba trục với ba hướng thoát nước khác nhau
được mô tả chi tiết trong Chương 11.

Ví dụ 10.8
Cho biết:
Một thí nghiệm ba trục quy ước loại cố kết - thoát nước (CD) được tiến hành với mẫu là
một loại cát. Áp lực buồng là 100 kPa, và ứng suất trục tác dụng lúc phá hoại là 200 kPa.
Yêu cầu:
a. Vẽ các vòng tròn Mohr cho cả hai trường hợp với điều kiện ứng suất ban đầu và khi
mẫu bị phá hoại.
b. Xác định φ (giả thiết là c = 0).

c. Xác định ứng suất cắt trên mặt phá hoại tại thời điểm phá hoại τff , và xác định góc
nghiêng lý thuyết của mặt phá hoại trong mẫu thí nghiệm. Xác định thêm phương của mặt với góc
nghiêng lớn nhất.
d. Xác định ứng suất cắt lớn nhất tại thời điểm phá hoại τmax và góc nghiêng của mặt
phẳng mà nó tác động lên; tính toán cường độ chống cắt đạt được trên mặt phẳng này và hệ số an
toàn của mặt phẳng này.
Giải:
a. Tham khảo Hình 10.13b và Hình.Ví dụ .10.8. Các điều kiện ban đầu như ở phần bên
trên của Hình.Ví dụ .10.8 với thí nghiệm ba trục quy ước (conventional triaxial test). Ứng suất
ban đầu bằng áp lực buồng σ buồng, và nó là như nhau theo tất cả các hướng (thủy tĩnh). Vì vậy
vòng tròn Mohr cho các điều kiện ứng suất ban đầu là điểm tại 100 kPa, như trên biểu đồ Mohr
trong Hình.Ví dụ .10.8. Tại thời điểm phá hoại, σ trục = (σ1 − σ3 )f = 200 kPa. Do đó

σ1f = (σ1 − σ 3 )f + σ3f = 200 + 100 = 300 kPa

Bây giờ ta có thể vẽ được vòng tròn phá hoại Mohr tại thời điểm phá hoại; σ1f = 300 và
σ3f = 100. Tâm của vòng tròn tại ( σ1 + σ3 ) / 2 = 200 , với bán kính là ( σ1 − σ3 ) / 2 = 100. Vòng
tròn Mohr tại thời điểm phá hoại như trên Hình Ví dụ .10.8.
b. Bằng phương pháp đồ giải, ta xác định được φ = 300. Cũng có thể dùng Pt.10 – 13 nếu
thích dùng lời giải giải tích. Cụ thể
σ1f − σ3f 200
φ = arcsin = arcsin = 300
σ1f + σ3f 400
c. Từ các giả thuyết phá hoại Mohr, các tọa độ của điểm tiếp xúc giữa đường bao phá hoại
Mohr và vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại là ( σff , τff ) . Từ pt.10-9, ta thấy rằng
τff = σff tan φ , nhưng không giống thí nghiệm cắt trực tiếp, ta không xác định được σ ff từ thí
nghiệm ba trục. Xem xét kỹ lưỡng Hình.10.10. Góc nhỏ gần đỉnh của vòng tròn Mohr là φ ( theo
một định lý hình học ở phổ thông). Từ đó, do c = 0, D - σ ff = Rsin φ . Giải tìm σ ff , ta được

σ1f + σ3f σ1f − σ3f


σff = − sin φ
2 2
= 200 – 100sin300 = 150 kPa

τff = σff tan φ = 150 tan 300 = 86.6kPa


Góc nghiêng lý thuyết của mặt phẳng phá hoại có thể được xác định bằng đồ giải theo
phương pháp điểm cực hoặc bằng giải tích.
Hình.Ví dụ .10.8

Từ các điều kiện ứng suất tại thời điểm phá hoại như trên Hình.10.8, điểm cực có tọa độ
(100, 0), và α f đo được là 600. Nếu tính theo giải tích, dùng Pt. 10 – 10:

φ
α f = 450 + = 600
2
Mặt phẳng ứng với góc nghiêng lớn nhất sẽ được định hướng theo góc này, do góc
nghiêng lớn nhất của đường bao phá hoại Mohr là 300 và tọa độ điểm tiếp xúc cho ta điều kiện về
góc nghiêng lớn nhất. Nói cách khác, tỷ số τ ff / σff là lớn nhất tại điểm này trên vòng tròn Mohr và
trên mặt phẳng trong mẫu nghiêng góc 600 so với mặt nằm ngang.
σ1f − σ3f
d. τmax = R = = 100 kPa. Từ điểm cực, mặt phẳng ứng với τmax nghiêng góc 450
2
so với phương ngang. Độ nghiêng theo phương này là τmax / σ450 = 100 / 200 = 0.5 . Độ nghiêng
lớn nhất (phần c) là 86.6/ 150 = 0.58 > 0.5. Có thể xác định giá trị τ đã có xuất hiện (xem
Hình.10.9b) có thể xác định từ:
σ1f + σ3f
τ đã có = σ n tan φ = tan φ
2
= 200tan300 = 115,5 kPa
Giá trị này lớn hơn so với τmax = 100 kPa. Do đó hệ số an toàn trên mặt 450 (Pt.10 – 11)
là:

Chú ý rằng hệ số an toàn trên mặt α f = 600 là

Các thí nghiệm đặc biệt trong phòng


Các loại thí nghiệm về cường độ trong phòng khác mà ta có thể nghe nói đến bao gồm Thí
nghiệm nén mẫu hình trụ, thí nghiệm biến dạng phẳng hay thí nghiệm ba trục thực hay thí nghiệm
cắt khối hộp. Sơ đồ của các thí nghiệm này được minh họa trên Hình.10.14. Trong thí nghiệm ba
trục thông thường, ứng suất trung gian chỉ có thể bằng hoặc ứng suất chính lớn nhất hoặc ứng suất
chính nhỏ nhất – không có giá trị nằm ở khoảng giữa chúng. Với các thí nghiệm khác, σ2 có thể
thay đổi, điều này có thể mô hình các điều kiện ứng suất trong các bài toán thực chính xác hơn.
Tuy nhiên, ngày nay, các thí nghiệm này chỉ được dùng để nghiên cứu hơn là cho các mục đích
ứng dụng trong thực tế xây dựng.
Một cặp thí nghiệm khác trong nhóm các thí nghiệm cắt trực tiếp cũng được đề cập tới.
Thí nghiệm cắt xoắn hoặc vòng (Torsional or ring shear test) ( Hình 10.15a) đã được phát triển
do vậy mẫu thí nghiệm có thể được cắt với chuyển vị rất lớn. Phương pháp này đôi khi rất cần
thiết để nhận được độ bền kháng cắt dư hay độ bền kháng cắt giới hạn của một loại vật liệu xác
định mà sẽ dễ xác định bằng thiết bị cắt vòng (ring shear device) so với việc tiến hành lặp đi lặp
lại thí nghiệm cắt trực tiếp.
Hình.10.14 Sơ đồ phương pháp: (a) Thí nghiệm nén mẫu hình trụ, thí nghiệm biến dạng phẳng;
và thí nghiệm ba trục thực hay thí nghiệm cắt khối hộp.
Hình 10.15 Sơ đồ tính toán của: (a) cắt vòng hay xoắn; (b)thiết bị cắt trực tiếp đơn giản

Một thí nghiệm được dùng phổ biến hơn ở cả Scandinavia và Mỹ cho thí nghiệm tĩnh và
động là thí nghiệm cắt trực tiếp đơn giản (direct simple shear)(DSS) (Hình.10.15b). Trong thí
nghiệm này, trạng thái ứng suất cắt khá đồng nhất được đặt vào, theo đó tránh được vấn đề tập
trung ứng suất xuất hiện trong các thí nghiệm cắt trực tiếp trước đây. Do các điều kiện ứng suất
trong thí nghiệm DSS không giống như trong các điều kiện ứng suất đã trình bày trong Ví dụ 10.6
và 10.7 cho thí nghiệm cắt trực tiếp nên chúng được trình bày trong Ví dụ 10.9.
Ví dụ 10.9
Cho biết:
Thí nghiệm cắt trực tiếp đơn giản DSS.
Yêu cầu:
Minh họa các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm, và vẽ các vòng tròn Mohr cho cả điều
kiện ban đầu và khi mẫu bị phá hoại.
Giải:
Điều kiện ban đầu cho thí nghiệm DSS trình bày trên Hình.Ví dụ .10.9a cũng giống như
các điều kiện trong thí nghiệm hộp cắt trực tiếp trên Hình.Ví dụ .10.6 và Hình.Ví dụ .10.7. Bằng
cách đặt ứng suất cắt nằm ngang τhv các cạnh của mẫu đất thí nghiệm quay được một góc γ . Các
điều kiện ứng suất này được thấy trên Hình Ví dụ .10.9b. Chú ý sự vắng mặt của các ứng suất cắt
bổ xung trên mặt ngoài của mẫu đất; điều này là cần thiết với thí nghiệm cắt đơn giản. Tuy nhiên,
bên trong mẫu thí nghiệm, hệ thống ứng suất đặt vào được giả thiết là cắt thuần túy, và các ứng
suất bổ xung là cần thiết để đạt được cân bằng. Với việc đặt vào τhv , σ v và σ h là không đổi, vòng
tròn Mohr mở rộng quanh tâm cũ của vòng tròn Mohr ban đầu i. Tại thời điểm phá hoại, vòng tròn
Mohr tiếp tuyến đường bao phá hoại Mohr và trông giống như vòng tròn f của Hình Ví dụ .10.9c.
Với điều kiện này, điểm cực P được xác định bằng cách kéo dài đường thẳng từ
(σ v − τhv ) theo phương ngang (mặt phẳng trên đó các ứng suất này tác dụng lên) cho đến khi nó
cắt vòng tròn Mohr. Các đường thẳng kẻ từ điểm cực cho ta phương của các trạng thái ứng suất
khác nhau trong mẫu đất thí nghiệm. Đường PM chính là mặt phẳng của ứng suất cắt lớn nhất (giá
trị tuyệt đối); đường PF biểu diễn phương của mặt phá hoại – nó không phải là mặt nằm ngang
như trong thí nghiệm cắt trực tiếp. Đường thẳng Pσ1f là phương của mặt phẳng σ1 khi τhv là âm
trên mặt nằm ngang. Khi (nếu) dấu của τhv là dương trên mặt nằm ngang, như trong thí nghiệm
cắt đơn giản chu kỳ, khi đó điểm cực được xác định tại P’ với phần đó của đường tròn. Đường
thẳng P 'σ1f trở thành phương mới của mặt chính với góc xoay của mặt ứng suất chính θ mang
giá trị âm.
Hình.Ví dụ .10.9
Thí nghiệm hiện trường
Do tất cả các bài toán liên quan đến việc lấy mẫu đất và thí nghiệm trong phòng, nhiều
trường hợp việc xác định giá trị cường độ kháng cắt của đất trực tiếp tại hiện trường sẽ tốt hơn.
Thí nghiệm hiện trường phổ biến nhất dùng cho các loại sét yếu là thí nghiệm cắt cánh (vane
shear test) và thí nghiệm chùy xuyên của Hà lan. Phương pháp thí nghiệm thứ hai rất hiệu quả khi
dùng cho các loại đất cát. Thí nghiệm xuyên tiêu chuNn (SPT – Standard penetration test) được sử
dụng cho các loại đất rời và đôi khi cho đất dính, nhưng nó cho kết quả kém chính xác hơn khi thí
nghiệm cho đất sét rất yếu. Thí nghiệm cắt trong lỗ khoan Iowa đã được phát triển để dùng cho
đất lớt. Thí nghiệm nén ngang và thí nghiệm bàn ren cũng đang được dùng ngày càng nhiều để
xác định các thông số về độ bền và các đặc tính biến dạng của đất. Các dụng cụ và phương pháp
dùng cho thí nghiệm hiện trường được mô tả sơ lược trong Chương 11 và chi tiết hơn trong phần
lớn các giáo trình về nền móng. Ladd, ed al. (1977) đã thảo luận rất hay về khả năng ứng dụng các
thí nghiệm trong phòng và ngoài trời trong thực tế Địa kỹ thuật.

10.6 Các đường ứng suất


Như ta đã biết trong phần đầu của chương này, các trạng thái ứng suất tại một điểm khi
cân bằng có thể được đặc trưng bằng vòng tròn Mohr trong hệ trục tọa độ τ − σ . Tuy vậy, đôi khi,
sẽ thuận lợi hơn nếu biểu thị trạng thái ứng suất đó bằng một điểm ứng suất có tọa độ
( (σ1 − σ3 ) / 2 và (σ1 + σ3 ) / 2 , như trình bày trên Hình.10.16. Trong nhiều bài toán Địa kỹ thuật,
ta giả thiết σ1 và σ3 tác động trên các mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang, từ đó tọa độ của
điểm ứng suất là (σ v − σh ) / 2 và (σ v + σh ) / 2 hoặc đơn giản lần lượt là q và p, hay:

σ v − σh
q= (10 – 18)
2
σv + σh
p= (10 – 19)
2

Hình.10.6 Vòng tròn ứng suất Mohr và điểm ứng suất tương ứng
Tất nhiên cả q và p có thể được xác định theo các ứng suất chính. Theo quy ước, q coi là
dương khi σ v > σh ; ngược lại nó là âm.

Chúng ta thường muốn biểu diễn các trạng thái liên tiếp của ứng suất mà một mẫu thí
nghiệm hay một phần tử điển hình ở ngoài hiện trường trải qua trong suốt quá trình chất tải hoặc
dỡ tải. Có thể dùng biểu đồ biểu diễn các trạng thái liên tiếp của ứng suất với một nhóm các vòng
tròn Mohr (Hình 10.17a), nhưng nó rất dễ bị lẫn lộn, đặc biệt khi các đường ứng suất là phức tạp.
Vì vậy sẽ đơn giản hơn nếu ta chỉ thể hiện quỹ đạo của các điểm ứng suất. Quỹ đạo này được gọi
là đường ứng suất, nó được vẽ thành biểu đồ mà ta gọi là biểu đồ p – q (Hình.10.17b). Chú ý rằng
cả p và q có thể được xác định theo các ứng suất tổng hoặc các ứng suất hiệu quả. Như đã quy
ước, một dấu phNy được sử dụng để phân biệt các ứng suất hiệu quả. Vì vậy từ các phương trình
10 – 18 và 10 – 19 và phương trình ứng suất hiệu quả ( Pt.7 – 13), ta biết rằng q’ = q trong khi p’
= p – u, trong đó u là áp lực thủy tĩnh dư hay áp lực nước lỗ rỗng.
Mặc dù khái niệm về đường ứng suất đã xuất hiện trong một thời gian dài, nhưng đến nay
Giáo sư. T. W. Lambe từ M.I.T. đã chứng minh sự tiện ích của nó như là một phương tiện giảng
dạy hữu hiệu (Lambe và Whitman, 1969) và đã phát triển phương pháp thành một công cụ kỹ
thuật thực hành cho lời giải của các bài toán về ổn định và chuyển vị (Lambe, 1964 và 1967;
Lambe và Marr, 1970). Thường gặp trong thực tế ứng dụng Địa kỹ thuật, nếu ta biết đường ứng
suất trọn vẹn của bài toán thì đầy đủ bài toán về đường ứng suất, ta sẽ đi đúng hướng khi tìm lời
giải cho bài toán.

Hình.10.17 (a) Các vòng tròn Mohr liên tục; (b) đường ứng suất khi σ3 là không đổi và σ1 tăng
lên (theo Lambe và Whilman, 1969).

Một ví dụ đơn giản để minh họa các đường ứng suất trong thí nghiệm ba trục thông
thường theo đó σ3 được giữ cố định, ta chỉ tăng σ1 . Một số vòng tròn Mohr trong thí nghiệm này
được thể hiện trên Hình.10.17a cùng với các điểm ứng suất của chúng. Các đường ứng suất tương
ứng trên Hình.10.17b là một đường thẳng tạo góc nghiêng so với phương ngang là 450, do điểm
ứng suất đặc trưng cho trạng thái ứng suất trên mặt nghiêng góc 450 so với phương của các mặt
chính. (chú ý rằng đây là mặt phẳng của ứng suất cắt lớn nhất.)
Hình.10.18 Các đường ứng suất khác nhau ứng với các điều kiện ứng suất thủy tĩnh ban đầu
(theo Lambe và Whitman, 1969)

Một số ví dụ về đường ứng suất được minh họa trên Hình.10.18 và 10.19. Trên
Hình.10.18 các điều kiện ban đầu là σ v = σh , trạng thái áp suất thủy tĩnh tác dụng xung quanh
mẫu là như nhau trên tất cả các mặt bên. Trạng thái này như trên Hình.10.19, trong đó ứng suất
thẳng đứng ban đầu không giống như ứng suất ngang ban đầu, thể hiện trạng thái phi thủy tĩnh
của ứng suất.
Hình 10.19 Các đường ứng suất khác nhau ứng với các điều kiện ứng suất phi thủy tĩnh ban đầu
(theo lambe và Witman, 1969)

Ta nên xác minh lại mỗi đường ứng suất trên Hình.10.18 và 10.19 ngoài thực tế có
phương như trên các hình này không. Các bước tiến hành sẽ được trình bày như trong Ví dụ
10.10.
Ví dụ 10.10
Cho biết:
Trong thông số ở trong hình 10.18 và 10.19
Yêu cầu:
Kiểm nghiệm lại các đường ứng suất A, B, và C trên Hình.10.18 và A, D trên Hình.10.19
là đúng.
Giải:
Các điều kiện ban đầu cho tất cả các đường ứng suất trên Hình.10.18 là p 0 = (σ v + σh ) / 2
= σ v = σh và q 0 = 0 . Các điều kiện cuối cùng là (Pt. 10 – 18 và 10 – 19)

(σ v + ∆σ v ) − (σ h + ∆σh )
q f=
2
(σ v + ∆σ v ) + (σh + ∆σh )
p f=
2
Với đường ứng suất A, ∆σ v = ∆σh ; do đó

σ v + ∆σ v − σ v − ∆σ v )
q f= =0
2
σ v + ∆σ v + σ v + ∆σ v
p f= = σ v + ∆σ v
2
Do đó đường ứng suất A sẽ di chuyển ra ngoài trục p một đoạn ∆σ v = ∆σh .

1
Với đường ứng suất B, ∆σ h = ∆σ v ; do đó:
2
1
σ v + ∆σ v − σ v − ∆σ v
2 1
qf = = ∆σ v
2 4
1
σ v + ∆σ v + σ v + ∆σ v
2 3
pf = = σ v + ∆σ v
2 4
Các giá trị là các tọa độ (p , q) của điểm cuối trên đường ứng suất B. Do đó q và p cùng
1 3
tăng một lượng bằng với ∆q = ∆σ v và ∆p = ∆σ v , điều này có nghĩa là đường ứng suất có độ
4 4
1
đốc là hay nghiêng một góc 18.40 như trên Hình 10.18.
3
Với đường ứng suất C, ∆σh = 0 và ∆σ v tăng các lên theo các lượng.

σ v + ∆σ v − σ v 1
qf = = ∆σ v
2 2
σ v + ∆σ v + σ v 1
pf = = σ v + ∆σ v
2 2
1 1
Từ đó ∆q = ∆σ v và ∆p = ∆σ v . Do đó độ dốc của đường ứng suất phải là 1 hoặc nó
2 2
0
sẽ nghiêng một góc 45 . Lời giải này cũng áp dụng với đường ứng suất A trong Hình 10.19. Ở đây
các điều kiện ban đầu là phi thủy tĩnh, vì vậy:
σv − σh
q0 =
2
σv + σh
p0 =
2
Các tọa độ cuối cùng của đường A là:
σ v + ∆σ v − σh
qf =
2
σ v + ∆σ v + σh
pf =
2
1 1
Do đó ∆q = ∆σ v và ∆p = ∆σ v , cũng tương tự như với đường ứng suất C trong Hình
2 2
10.18.
Với đường ứng suất D trong Hình 10.19, ∆σ v giảm trong khi ∆σ h tăng. Điểm xuất phát
(po, qo) là như đường A trong hình này, trong khi các giá trị cuối cùng của (pf, qf) là
(σ v − ∆σ v ) − (σh + ∆σh )
qf =
2
(σ v − ∆σ v ) + (σh + ∆σh )
pf =
2
Từ đó
1 1 1 1
∆q = − ∆σ v − ∆σh và ∆p = − ∆σ v + ∆σh
2 2 2 2
Độ dốc thực của đường ứng suất phụ thuộc vào các độ lớn tương đối của ∆σ v và ∆σ h ,
nhưng nói chung nó có xu hướng hướng xuống và ra ngoài như minh họa trên Hình.10.19.

Thường là sẽ thuận tiện hơn nếu ta xem xét thêm các tỷ số ứng suất. Trong Chương 7
chúng ta đã định nghĩa hệ số áp lực ngang K, đó là tỷ số giữa ứng suất nằm ngang trên với ứng
suất thẳng đứng
σh
K= (7 - 18)
σv
Nếu viết theo các ứng suất hiệu quả, tỷ số này là:

σ'h
K0 = (7 - 19)
σ'v
Trong đó K0 được gọi là hệ số áp lực đất tĩnh ngang cho các điều kiện khi không có
chuyển vị ngang. Cuối cùng, ta có thể định nghĩa một tỷ số Kf với các điều kiện ứng suất tại thời
điểm phá hoại.

σ'hf
K f= (10 – 20)
σ'vf
Trong đó:
σ'hf = ứng suất hiệu quả theo phương ngang tại thời điểm phá hoại,

σ'vf = ứng suất hiệu quả theo phương đứng tại thời điểm phá hoại.
Thường thì Kf được định nghĩa theo các thành phần ứng suất hiệu quả, nhưng cũng có thể
theo các ứng suất tổng. Tỷ số áp lực không đổi dường như là các đường thẳng trên trục tọa độ p –
q (Hình 10.20). Những đường này cũng có thể là các đường ứng suất cho các điều kiện ban đầu là
σ
σ v = σh = 0 với các gia tải có K bằng hằng số (tức là tỷ số h không đổi). Tất nhiên các điều
σv
kiện ban đầu khác cũng có thể xảy ra, ví dụ như các trường hợp thấy trên Hình.10.18 và 10.19.

Hình.10.20 Các tỷ số áp lực không đổi khác nhau và một số ví dụ về đường ứng suất, bắt đầu từ
σ v = σh = 0 (theo Lambe và Whitman, 1969)
Chú ý rằng:
q 1− K
= tan β = (10 – 21)
p 1+ K
Hoặc nếu biểu diễn theo K
1 − tan β
K= (10 – 22)
1 + tan β
Trong đó β là độ dốc của đường thẳng của hằng số K khi K < Kf. Tại thời điểm phá hoại,
độ dốc của đường Kf được biểu thị bằng ký hiệu ψ . Cũng nên chú ý rằng với một điểm bất kỳ tại
đó đã biết p và q, (ví dụ như điểm A trên Hình.10.20), σ h và σ v có thể dễ dàng được xác định
theo đồ giải; đó là các đường thẳng tạo góc 450 kẻ từ điểm ứng suất cắt trục σ tại σ h và σ v . Cuối
cùng, chẳng có lý do nào để σ v phải luôn luôn lớn hơn so với σ h . Nó thường là như vậy, nhưng
có nhiều bài toán cơ bản trong tính toán Địa kỹ thuật có σ h > σ v . Trong những trường hợp này,
theo quy ước q là âm và K >1, như trên Hình.10.20.
Bây giờ chúng ta sẽ mô tả một số đường ứng suất có thể coi là quan trọng trong Địa kỹ
thuật. Khi đất được lắng đọng trong môi trường trầm tích giống như trong các hồ hay ngoài biển,
có một sự tích tụ và tăng lên dần dần ứng suất từ lớp phủ khi các lớp vật liệu phía trên không
ngừng tích tụ ngày càng nhiều. Khi ứng suất phía trên tăng lên, các lớp trầm tích cố kết và giảm
về thể tích (Chương 8 và 9). Nếu diện tích của lớp trầm tích này là tương đối lớn so với bề dày
của nó thì có vẻ như hợp lý nếu coi quá trình nén là theo một hướng. Trong trường hợp này tỷ số
ứng suất sẽ là hằng số và chính bằng K0, và đường ứng suất trong suốt quá trình bồi lắng và cố kết
sẽ tương tự như đường AB trong Hình.10.21. Các giá trị điển hình của K0 với các vật liệu rời biến
đổi trong khoảng 0.4 đến 0.6, trong khi đó với các loại sét cố kết thông thường K0 có thể nhỏ hơn
0.5 đến 0.8 hoặc 0.9. Giá trị trung bình hợp lý là vào khoảng 0.5. (xem Mục.11.7 và 11.11.) Khi
một mẫu đất được lấy đi, sự giảm ứng suất xuất hiện do ứng suất lớp phủ σ'vv phải được loại bỏ
trước để lấy mẫu ra. Đường ứng suất sẽ gần giống với đường BC trong Hình.10.21, và mẫu đất
kết thúc ở đâu đó trên trục thủy tĩnh ( σ h = σ v ) hoặc K = 1. Đường ứng suất này và mối quan hệ
của nó với cường độ của các loại sét sẽ được thảo luận trong Chương 11.
Nếu, thay vì lấy mẫu, ứng suất phía trên bị giảm do xói mòn hoặc do một quá trình địa
chất nào đó, ta sẽ tìm được một đường ứng suất dỡ tải tương tự như BC. Nếu ứng suất đứng tiếp
tục giảm, đường ứng suất có thể dãn ra đến một điểm thấp hơn nhiều so với trục p. Đất khi này sẽ
sẽ ở trạng thái quá cố kết và K0 sẽ lớn hơn 1.0.
Một số trường hợp trong thực tiễn xây dựng một mẫu đất được cố kết lại trong phòng thí
nghiệm trong điều kiện K0 để hồi phục lại trạng thái ứng suất vốn có như ban đầu . Những điều
kiện như thế được minh họa trên Hình.10.19 và tại điểm A trong Hình.10.22. Sau cố kết, các
đường tăng tải (hay dỡ tải) có đi đến phá hoại hay không phụ thuộc vào các điều kiện tăng tải
ngoài hiện trường mà ta mô hình.
Ký hiệu Vi dụ trong địa kỹ thuật
AC (Axial Compression): Nén dọc trục Chất tải trên nền Tăng σ v , σ h không đổi
LE (Lateral Extension): Kéo ngang Áp lực đất chủ động Giảm σ h , σ v không đổi
AE (Axial Extension): Kéo dọc trục Dỡ tải (đào móng) Giảm σ v , σ h không đổi
LC (Lateral Compression): Nén ngang Áp lực đất bị động Tăng σ h , σ v không đổi

Hình 10.22 Các đường ứng suất trong suốt quá trình tăng tải có thoát nước với các loại sét cố kết
thông thường và cát (theo Lambe, 1967)
Bốn điều kiện hiện trường thường gặp và các đường ứng suất trong phòng thí nghiệm với
mô hình như trên Hình.10.22. Chú ý rằng các đường ứng suất này là cho trường hợp gia tải có
thoát nước (sẽ thảo luận trong chương tiếp theo) theo đó không có áp lực nước lỗ rỗng dư; vì vậy
các ứng suất tổng bằng với ứng suất hiệu quả và đường ứng suất tổng (TSP – Total Stress Path)
cho một gia tải đã cho cũng tương tự như đường ứng suất hiệu quả (ESP – Effective Stress Path).
Như đã đề xuất theo Pt. 10 – 20, thường người ta quan tâm đến các điều kiện tại thời điểm
phá hoại, và rất hữu ích nếu biết mối quan hệ giữa đường Kf và đường bao phá hoại Mohr –
Coulomb. Xem xét hai vòng tròn Mohr ở trên Hình.10.23. Vòng tròn ở phía bên trái, chỉ được vẽ
với mục đích dùng để minh họa, nó đặc trưng cho sự phá hoại trong biểu đồ p – q. Đường tròn
tương tự ở phía bên phải cũng là đường tròn phá hoại trên biểu đồ Mohr τ − σ . Để xác định các
độ dốc của hai đường thẳng và các đoạn chặn của nó, một số vòng tròn Mohr và các đường ứng
suất, xác định trong một khoảng ứng suất phụ thuộc vào một số ứng suất khác được sử dụng.
Phương trình của đường Kf là
q f = a + p f tan ψ (10 – 23)

Trong đó a = đoạn cắt trên trục – q, theo đơn vị ứng suất, và


ψ = góc của đường Kf theo phương ngang, tính theo độ.
Phương trình của đường bao phá hoại Mohr – Coulomb là:
τff = c + σff tan φ (10 – 9)

Từ các kích thước của hai đường tròn, có thể thấy rằng
Sinφ = tan ψ (10 – 24)

a
c= (10 – 25)
cosφ
Do đó, từ biểu đồ p – q có thể dễ dàng tính được các thông số sức kháng cắt φ và c.

Hình 10.23 Quan hệ giữa đường Kf và đường bao phá hoại Mohr - Coulomb
Một khía cạnh ưu việt khác của biểu đồ p – q là, có thể được dùng để biểu diễn cả các
đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả trên cùng biểu đồ. Chúng ta đã khẳng định rằng, với
trường hợp gia tải có thoát nước, đường ứng suất tổng (TSP) và đường ứng suất hiệu quả (ESP)
tương tự nhau. Đó là vì áp lực nước lỗ rỗng gây ra bởi quá trình gia tải có thể coi như xấp xỉ bằng
không tại mọi thời điểm trong suốt quá trình cắt. Tuy nhiên, nói chung, trong suốt quá trình gia tải
không thoát nước TSP sẽ khác so với ESP do hình thành áp lực nước lỗ rỗng dư. Khi nén gia tải
dọc trục (AC – Axial Compression) với sét cố kết thông thường (K0 < 1), áp lực nước lỗ rỗng dư
dương ∆u hình thành. Vì vậy đường ESP nằm phía bên trái của TSP vì σ ' = σ − ∆u . Tại điểm bất
kỳ trong suốt quá trình gia tải, áp lực nước lỗ rỗng ∆u có thể được xác định theo đường nằm
ngang bất kỳ ở giữa TSP và ESP, như trình bày trên Hình 10.24.

Hình 10.24 Các đường ứng suất trong quá trình gia tải dọc trục không thoát nước của sét cố kết
thông thường

Nếu một loại sét là quá cố kết (K0 > 1), thì áp lực nước lỗ rỗng âm (- ∆u ) phát triển vì đất
sét có xu hướng nở ra trong suốt quá trình cắt, nhưng không thể xảy ra.( Nhớ rằng: ta đang nói về
bài toán gia tải không thoát nước, trong đó thể tích mẫu là không đổi.) Xét bài toán tăng tải AC
với sét quá cố kết, các đường ứng suất giống như trên Hình 10.25 sẽ thể hiện. Tương tự, chúng ta
có thể vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả cho các hình thức tăng tải và dỡ tải khác,
cho cả các loại đất cố kết thông thường và quá cố kết, và sẽ trình bày kết quả của một trong số
chúng trong Chương 11.
Phần lớn các bài toán thực tế trong Địa kỹ thuật, có tồn tại một mực nước ngầm ổn định;
cùng với áp lực nước lỗ rỗng ban đầu u0 tác dụng lên phân tố kiểm tra. Vì vậy thực ra có ba đường
ứng suất ta cần quan tâm, đường ESP, TSP, và đường (T – u0)SP. Ba đường này như minh họa
trên Hình.10.26 cho sét cố kết thường, với áp lực nước lỗ rỗng ban đầu là u0, chịu gia tải loại AC.
Chú ý rằng cho đến khi mực nước ngầm còn nằm ở cao trình không đổi, u0 không ảnh hưởng đến
cả ESP lẫn các điều kiện tại thời điểm phá hoại.
Hình.10.25 Các đường ứng suất trong suốt quá trình nén dọc trục của một mẫu đất sét rất quá cố
kết

Hình 10.26 EST, TSP, và (T – u0)SP cho loại đất sét cố kết thông thường (theo Lambe, 1967)
Bài tập
10 – 1. Cho một phân tố với các ứng suất như trên Hình.P10 – 1.
Xác định:
(a) Ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất và các mặt phẳng trên đó chúng tác động
(b) Các ứng suất trên một mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương nằm ngang.
(c) Ứng suất cắt lớn nhất và góc nghiêng của mặt phẳng chứa nó.

Hình. P10 – 1

10 – 2. Giải bài 10 – 1 khi phần tử xét quay một góc 300, xác định độ lớn và hướng của
các ứng suất trên mặt phẳng nằm ngang.
10 – 3. Với phần tử của Bài 10 – 2 xoay góc 300, xác định độ lớn và hướng của các ứng
suất cắt trên mặt nằm ngang.
10 – 4. Như bài toán 10 – 3 khi phần tử xoay 200 theo chiều kim đồng hồ từ phương
ngang. Ngoài câu hỏi như 10 - 3 xác định thêm các ứng suất (độ lớn và chiều ) trên mặt đứng.
10 – 5. Các công thức 10 – 5 và 10 – 6 được suy từ Hình.10.2, với σ x và σ y là các ứng
suất chính. Viết các công thức tổng quát hơn của vòng tròn Mohr khi σ x và σ y không tác động
trên các mặt chính.
10 – 6. Trạng thái của mặt ứng suất trên một khối được mô tả bằng các ứng suất sau:
σ1 = 9000 kN/m2 nén, σ3 = 2000 kN/m2 kéo. Gián tiếp dùng vòng tròn Mohr xác định ứng suất
pháp và ứng suất cắt trên một mặt nghiêng góc 100 so với mặt phẳng ứng suất chính nhỏ nhất.
Kiểm tra các kết quả theo (theo A.Casagrande.)
10 – 7. Tại một điểm tới hạn trên một dầm thép, trên mặt phẳng thẳng đứng ứng suất nén
là 126 Mpa và ứng suất cắt là 34.5 Mpa. Không có ứng suất pháp trên mặt dọc (phương ngang).
Xác định các ứng suất trên các mặt phẳng chính và phương của các mặt chính với mặt ngang,
(theo Taylo, 1948).
10 – 8. Một mẫu đất chịu trạng thái ứng suất theo hai trục. Trên mặt phẳng 1, các ứng suất
là (26, 8), trong khi trên mặt 2 là ( 11.6, -4). Xác định các ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất.
10 – 9. Với phần tử như trên Hình.P10 – 9: (a) Xác định độ lớn của các ứng suất chưa
biết σh và τh trên mặt nằm ngang. (b) Xác định phương của các ứng suất chính; thể hiện rõ
phương này trong phác thảo. (c) Cho biết phương của các mặt phẳng với ứng suất cắt lớn nhất
hoặc nhỏ nhất.

Hình.P10 – 9

10 -10. Cho một phần tử với các thành phần ứng suất như trên Hình.P10 – 10: (a) Xác
định độ lớn và phương của σ H và τH . (b) Xác định độ lớn và phương của σ1 và σ3 . Chỉ rõ các
ứng suất này và chiều của chúng bằng cách biểu thị trên hình vẽ.

Hình.P10 – 10

10 – 11. Với các dữ kiện như Ví dụ 10.5. (a) Xác định độ lớn và phương của các ứng suất
trên mặt phẳng nằm ngang. (b) Xác định ứng suất lớn nhất và góc giữa mặt phẳng mà nó tác dụng
và mặt chính lớn nhất.
10 – 12. Trạng thái ứng suất trên một phần tử nhỏ là σ v = 28kPa , σh = 14kPa , và ứng
suất cắt trên mặt phương nằm ngang là + 4 kPa. (a) Xác định độ lớn và phương của các ứng suất
chính lớn nhất và nhỏ nhất. (b) Nếu vật liệu là cát xốp, có thể khẳng định phần tử có ở trạng thái
phá hoại không? Nếu không, nó đã sắp bị phá hoại chưa? Tại sao? Trình bày rõ quan điểm. (Giả
thiết φ = 300 với cát xốp.)
10 – 13. Cho biết ứng suất pháp theo phương đứng và ngang trong bài tập 10 – 12. Xác
định giá trị lớn nhất của ứng suất cắt trên các mặt phẳng ngang và đứng để làm cho một mẫu có
độ chặt trung bình bị phá hoại. Giả thiết góc ma sát trong của cát là 360.
10 – 14. Trạng thái ứng suất phẳng của một khối cát chặt không dính được mô tả bằng các
ứng suất sau:
Ứng suất pháp trên mặt ngang = 370 kPa
Ứng suất pháp trên mặt đứng = 200 kPa
Ứng suất cắt trên mặt ngang và đứng = 80 kPa
Gián tiếp dùng vòng tròn Mohr, xác định độ lớn và phương của các ứng suất chính. Trạng
thái ứng suất này có đủ an toàn để không bị phá hoại không? (theo A. Casagrande.)
10 – 15. Tại một điểm cho trước trong một khối cát ứng suất chính lớn nhất, trung gian và
nhỏ nhất lần lượt là 5, 3 và 2 MN/m2. Dựng biểu đồ Mohr, và từ đó đo theo tỷ lệ các ứng suất
pháp, ứng suất cắt và các góc nghiêng trên các mặt phẳng 300, 450, 600, và 750 từ mặt chính lớn
nhất. (theo Taylo, 1948.)
10 – 16. Một ống nghiệm dài 1m chứa đất chịu áp lực có ứng suất 100 kPa trên mặt đỉnh
và dưới đáy, 50 kPa trên một cặp mặt bên thẳng đứng và 30 kPa trên cặp các mặt thẳng đứng
khác. Không có ứng suất cắt ở bất kỳ mặt nào. Điền các giá trị số vào mỗi vị trí của ứng suất và
góc trong bảng sau. (Theo Taylo, 1948.)
σ (kPa) τ (kPa) α
Mặt ứng suất chính lớn nhất
Mặt ứng suất chính trung gian
Mặt ứng suất chính nhỏ nhất
Mặt ứng suất cắt lớn nhất
Mặt với góc nghiêng lớn nhất
Chú ý: α là góc so với mặt phẳng nằm ngang
10 – 17. Trong bài 10 – 16 giá trị φ là bao nhiêu, nếu giả thiết c = 0 ?
10 – 18. Chứng minh rằng trên một mặt phẳng nghiêng góc 450 so với mặt phẳng chính, tỷ
số τmax trên ( (σ1 + σ3 ) / 2 thực tế nhỏ hơn τff / σff .

Gợi ý: Giả thiết φ , σ1 , và σ3 .

10 – 19. Chứng minh rằng Pt. 10 – 10 là đúng, giả thiết rằng tiêu chuNn phá hoại Mohr –
Coulomb có giá trị. Điều đó có xảy ra không nếu c = 0 ? Gơi ý: Xuất phát từ phương trình với c =
0 trước, sau đó mới tính với c ≠ 0.
10 – 20. Chứng minh rằng Pt. 10 – 13 cũng tương tự như Pt. 10 – 14.
10 – 21. Phương trình 10 – 14 là đúng nếu c = 0 ? Xuất phát từ biểu thức tính tỷ số ứng
suất chính, bao gồm cả thông số độ bền c.
10 – 22. Chứng minh rằng Pt, 10 – 17 là đúng từ Pt.10 – 16.
10 – 23. Chứng minh rằng các Pt. 10 – 16 và 10 – 17 cũng tương tự như các Pt.10 – 14 và
10 – 15. (Đây là dịp tốt để ôn lại các kiến thức về lượng giác!)
10 – 24. Trong thí nghiệm cắt trực tiếp trên một mẫu cát không dính, ứng suất pháp theo
phương đứng trên mẫu là 300 kN/m2 và ứng suất cắt theo phương ngang tại thời điểm phá hoại là
200 kN/m2. (a) Giả sử sự phân bố ứng suất trong vùng phá hoại là đều và đường bao phá hoại là
thẳng, bắt đầu từ gốc tọa độ vòng tròn Mohr, xác định độ lớn và phương của các ứng suất chính
tại thời điểm phá hoại. (b) Giải thích tại sao không thể xác định các ứng suất chính bằng một thí
nghiệm cắt trực tiếp một mẫu đất chịu ứng suất cắt theo phương ngang tác dụng mà độ lớn của
ứng suất cắt này chưa đủ để gây ra phá hoại (theo A. Casagrande.)
10 – 25. Dùng thí nghiệm cắt trực tiếp để kiểm tra một mẫu cát. Các điều kiện ứng suất
trong thí nghiệm như minh họa trên Hình. Ví dụ .10.9.
Các điều kiện ban đầu:
σ v = 4.16 Kg/ cm2, K0 = 0,5
Tại thời điểm phá hoại:
σ v = 4.16 Kg/cm2, τhv = 2.40 Kg/cm2
Vẽ các vòng tròn Mohr ứng với các trường hợp ứng suất ban đầu và cuối cùng.
Chỉ rõ vị trí của các điểm cực của các vòng tròn này.
Xác định độ lớn và phương của các ứng suất chính tại thời điêm phá hoại.
Phương của mặt phá hoại là bao nhiêu?
Nếu biến dạng trượt tại thời điểm phá hoại là 100 như trên hình, các ứng suất σs và τs
trên các phía của mẫu tại thời điểm phá hoại là bao nhiêu ?
Chú ý: τs ≠ τhv .

10 – 26. Hai thí nghiệm nén CD ba trục được tiến hành trên một mẫu cát góc cạnh chặt
khô với độ hệ số rỗng như nhau. Thí nghiệm A có một áp lực duy trì là 100 kPa, trong khi thí
nghiệm B, áp lực đó lần lượt là 400 và 1700 kPa.
(a) Vẽ các vòng tròn Mohr cho tất cả các thí nghiệm tại các điều kiện ban đầu và tại thời
điểm phá hoại.
(b) Giả thiết c = 0, xác định φ .
(c) Ứng suất cắt trên mặt phá hoại tại thời điểm phá hoại ứng với hai thí nghiệm là bao
nhiêu?
(d) Xác định góc nghiêng lý thuyết của mặt phá hoại ứng với mỗi mẫu.
(e) Xác định phương của mặt phẳng với góc nghiêng lớn nhất ?
10 – 27. Chứng minh rằng các đường ứng suất D, E và F trong Hình. 10. 8 là đúng
10 – 28. Chứng minh rằng các đường ứng suất B và C trong Hình. 10. 19 là đúng.
10 – 29. Chứng minh các Pt.10 – 21 và 10 – 22 là thỏa mãn.
10 – 30. Một mẫu đất chịu tác dụng của áp lực thủy tĩnh ban đầu bằng nhau trên tất cả các
mặt với độ lớn 50 kPa. Vẽ các đường ứng suất cho các điều kiện tăng tải khi (a) Giữ σ h không
đổi và tăng σ v đến 100 kPa; (b) σ v được giữ không đổi trong khi tăng σ h lên 100 kPa; (c) Tăng
cả σ h và σ v đến 100 kPa; (d) σ v giữ không đổi trong khi σ h giảm thành 10 kPa; và (e) σ v tăng
đến 25 kPa cùng lúc thời gian σ h giảm xuống 25 kPa.

10 – 31. Với các điều kiện ban đầu giống như trong bài 10 – 30, vẽ các đường ứng suất
cho trường hợp tăng tải khi (a) ∆σ h = ∆σ v /3 và (b) ∆σ h = ∆σ v /4.

10 – 32. Nếu các điều kiện ứng suất ban đầu trong mẫu đất là σ v = 10 Mpa và
σh = 5MPa , vẽ các đường ứng suất khi σ v được giữ không đổi trong khi (a) σh tăng tới 10 Mpa
và (b) σ h giảm xuống 0 Mpa.

10 – 33. Đánh giá K0 và β với các điều kiện như trên Hình. 10.21. Các giá trị này có hợp
lý không ? tại sao?
10 – 34. Tiến hành thí nghiệm ba trục cho một mẫu cát xốp trường hợp kéo ngang (LE –
Lateral Extension) (Xem Hình.10.22). Đầu tiên mẫu được cố kết không thủy tĩnh, với σ1 = 15
kPa và σ3 = 10 kPa. Mẫu sau đó bị phá hoại trong LE, với góc ma sát trong là 300 (c = 0). (a) Vẽ
các vòng tròn Mohr cho các điều kiện ban đầu và “tại thời điểm phá hoại”. (b) Ứng suất chính lớn
nhất và nhỏ nhất sẽ là bao nhiêu tại thời điểm phá hoại? (c) Trên hệ tọa độ p – q vẽ các đường ứng
suất cho cả các pha cố kết (xem Hình.10.21) và cắt của thí nghiệm này. Chỉ rõ đường Kf
10 – 35. Tiến hành thí nghiệm cho một mẫu thí nghiệm khác với cùng loại cát như trong
bài 10 - 34 trong điều kiện nén ngang (LC – Lateral Compression). Hoàn thành các yêu cầu từ (a)
đến (c) trong bài 10 – 34 với thí nghiệm này.
Chương 11
Cường độ kháng cắt của đất cát và đất sét

11.1. Giới thiệu


Cường độ kháng cắt của đất là một khía cạnh quan trọng nhất của địa kỹ thuật. Sức chịu
tải của móng nông hoặc móng sâu, ổn định của sườn dốc, thiết kế tường chắn đất và, một cách
gián tiếp, thiết kế lớp áo đường, tất cả đều chịu tác động bởi độ bền kháng cắt của đất ở sườn
dốc, phía sau tường chắn hay nền công trình hoặc nền đường. Các công trình và các mái dốc phải
ổn định và an toàn chống lại sự sụp đổ dưới tác dụng của tải trọng cực đại cho trước. Vì vậy các
phương pháp phân tích cân bằng giới hạn thường được sử dụng trong thiết kế các công trình, và
những phương pháp đó yêu cầu xác định sức kháng cắt tới hạn hoặc giới hạn (cường độ kháng
cắt) của đất.
Trong chương 10, cường độ kháng cắt của đất được xác định là ứng suất cắt tới hạn hay
cực đại mà đất có thể chịu đựng. Như đã đề cập, đôi khi giá trị giới hạn của ứng suất cắt được
dựa trên biến dạng cho phép lớn nhất. Biến dạng cho phép này thực tế thường chi phối thiết kế
của công trình bởi vì khi sử dụng các hệ số an toàn cao thì các ứng suất cắt thực tế hình thành
trong đất dưới tác dụng của các tải trọng nhỏ hơn rất nhiều so với các ứng suất gây ra phá huỷ
công trình.
Cường độ kháng cắt của đất có thể được xác định bằng một số phương pháp khác nhau;
Mục 10.5 đã trình bày một số thí nghiệm trong phòng và hiện trường thông thường. Những thí
nghiệm hiện trường như thí nghiệm cắt cánh hay các thí nghiệm xuyên có ưu điểm là hạn chế
được sự phá vỡ cấu trúc của đất gây ra do việc lấy mẫu đất. Tuy nhiên, những phương pháp thí
nghiệm hiện trường chỉ xác định sức kháng cắt một cách gián tiếp thông qua các mối tương quan
với các kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc tính toán ngược từ các phá hoại thực tế. Ngược lại,
các thí nghiệm trong phòng cung cấp trực tiếp giá trị sức kháng cắt. Ngoài ra, thường có thể nhận
được những thông tin có giá trị về quan hệ ứng suất-biến dạng và sự phát triển của áp lực lỗ rỗng
trong quá trình cắt. Chương này sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ cơ bản giữa ứng suất và biến dạng
và biểu hiện chống cắt của đất thông qua các kết quả thí nghiệm trong phòng của một số loại đất
điển hình. Qua đây, hy vọng có thể giúp bạn nhận biết được một số biểu hiện của đất khi bị cắt.
Những vấn đề trong chương này sẽ được trình bày theo cách đơn giản nhất trong phạm vi
có thể. Chỉ những kết quả thí nghiệm của đất loại cát và loại sét điển hình được làm sáng tỏ;
những loại đất đặc biệt như đất cát đã ximăng hoá, đất sét đã hoá cứng, đất sét có độ nhạy cao và
đất hữu cơ không được trình bày chi tiết trong chương này. Các chủ đề đặc biệt như bất đẳng
hướng của cường độ kháng cắt, các chỉ tiêu Hvorslev, các hệ thống ứng suất phức tạp và từ biến
sẽ không đề cập trong chương này. Cách tiếp cận vấn đề theo phương pháp truyền thống đã được
chấp nhận và hy vọng vấn đề sẽ không bị đơn giản hoá quá mức. Sinh viên biết những thông tin
thêm về ứng xử thực tế của đất cát và đất sét có thể tham khảo ở những cuốn sách chuyên sâu và
các tài liệu địa kỹ thuật về ứng xử của đất.
Chương này chủ yếu đề cập đến những kết quả nghiên cứu của các giáo viên và đồng
nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi ghi nhận những sự đóng góp quan trọng của A. Casagarande,
R.C. Hirschfeld, C.C. Ladd, K.L. Lee, G.A. Leonards, J.O. Osterberg, S.J. Poulos, và H.B. Seed.
Những trao đổi của chúng tôi về cường độ kháng cắt của đất trước tiên đề cập tới đất cát, tiếp
theo là các đặc tính sức kháng cắt của đất dính.
Những ký hiệu dưới đây sẽ được giới thiệu trong chương này.
Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa
A, A, B - - Các thông số áp lực lỗ rỗng Skempton
a - - Các thông số áp lực lỗ rỗng Henkel
A0, As L2 m2 Tiết diện ban đầu của mẫu và tiết diện mẫu
tương ứng với một đại lượng biến dạng (công
thức 11-8)
Csk, Cv, Cw M-1LT2 1/kPa Khả năng nén của cốt đất, chất lưu lỗ rỗng và
nước (công thức 11-11)
c, cT ML-1T-2 kPa “lực dính” hoặc giao cắt trên trục τ khi σ = 0
Es ML-1T-2 kPa Modun cát tuyến
Et ML-1T-2 kPa Modun tiếp tuyến ban đầu
Eu ML-1T-2 kPa Modun không thoát nước của biến dạng tuyến
tính
ESP - - Đường ứng suất hiệu quả
ec - Thập phân Hệ số rỗng sau cố kết
ecrit - Thập phân Hệ số rỗng tới hạn
ecd - Thập phân ecrit – chặt
ecl - Thập phân ecrit – rời
ed - Thập phân e – chặt
el - Thập phân e – rời
h - - Chỉ số mũ kinh nghiệm (công thức 11-7)
St - - Độ nhậy (công thức 11-9)
TSP - - Đường ứng suất tổng
u0 ML-1T-2 kPa Áp lực nước lỗ rỗng ban đầu, áp lực ngược
ur ML-1T-2 kPa Áp lực nước lỗ rỗng dư sau khi lấy mẫu
V0 L3 m3 Thể tích ban đầu (công thức 11-4)
∆V L3 m3 Thay đổi thể tích (công thức 11- 4)
εv - (%) Biến dạng thẳng đứng
ε1, ε2, ε3 - % Biến dạng chính lớn nhất, biến dạng chính
trung gian, biến dạng chính nhỏ nhất
µ - - Hệ số hiệu chỉnh đối với thí nghiệm cắt cánh
σhc ML-1T-2 kPa Ứng suất cố kết tổng theo phương ngang
σvc ML-1T-2 kPa Ứng suất cố kết tổng theo phương thẳng đứng
σotc ML-1T-2 kPa Ứng suất pháp tám mặt (công thức 11-23)
σ'3c ML-1T-2 kPa Áp lực cố kết hiệu quả
σ'3crit ML-1T-2 kPa Áp lực đẳng hướng hiệu quả giới hạn
σ'3f ML-1T-2 kPa Áp lực đẳng hướng hiệu quả tại thời điểm phá
hoại
σ'1/ σ'3 - - Hệ số ứng suất chính hiệu quả (công thức 11-
1)
(σ1 - σ3) ML-1T-2 kPa Độ lệch ứng suất chính (công thức 11-2)
τf ML-1T-2 kPa Cường độ kháng cắt không thoát nước
totc ML-1T-2 kPa Ứng suất cắt tám mặt (công thức 11-24)
φ’d - (độ) Góc ma sát trong từ thí nghiệm CD
φ’, φ’T - (độ) Góc ma sát trong của đất theo ứng suất hiệu
quả và ứng suất tổng, tương ứng.
φ’ps, φ’ts - (degree) Góc ma sát trong từ thí nghiệm biến dạng
phẳng và thí nghiệm ba trục, tương ứng (công
thức 11-5)
Ghi chú: Dấu phNy (‘) trên ký hiệu góc và ứng suất chỉ góc hiệu quả và ứng suất hiệu quả.
Những chỉ số dưới o, c, và f tương ứng với điều kiện ban đầu, cố kết và phá huỷ.

11.2. Góc nghỉ của đất cát


Khi rót một thể tích đất hạt rời lên một mặt phẳng sẽ hình thành một cột đất có hình dạng
chóp nón. Khi lượng đất rót xuống càng nhiều, trong một khoảng thời gian ngắn, bề mặt chóp
nón ban đầu có thể dốc, nhưng sau đó các hạt đất sẽ lăn và trượt xuống chân chóp nón, mái dốc
sẽ thoải hơn hình thành góc nghỉ. Góc dốc này tạo với mặt phẳng nằm ngang có thể tồn tại ổn
định ở giá trị nhỏ nhất nào đó. Hình 6.7 minh chứng cho góc nghỉ của cát. Vì góc này là góc ổn
định dốc nhất của cát rất rời, nên góc nghỉ là góc ma sát trong của vật liệu hạt rời ở trạng thái rời
rạc nhất.

Các cồn cát tự nhiên là một ví dụ minh hoạ cho góc nghỉ. Hình 11.1 minh hoạ sự hình
thành của cả cồn cát cố định (SD – Stationary dune) và cồn cát di động (MD – Migrating dune).
Ở phía khuất gió (LS – Leeward side), sườn của cồn cát sẽ có góc nghỉ dao động trong khoảng
300 đến 350, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và sẽ được thảo luận ở phần sau trong chương
này. Nếu sườn dốc phía khuất gió dốc hơn 300 đến 350 thì sườn dốc không ổn định và các hạt cát
sẽ lăn xuống chân dốc cho tới khi đạt được góc nghỉ. Một ví dụ về sườn không ổn định được thể
hiện bên phải trong hình 11.1; cuối cùng sẽ hình thành một sườn dốc trơn tru với góc nghỉ. Góc
nghỉ phụ thuộc vào loại vật liệu và các yếu tố khác, và nó thể hiện góc ma sát trong hoặc sức
chống cắt φ ở trạng thái rời rạc nhất của vật liệu. Cần nhắc lại rằng các khái niệm rời và chặt chỉ
mang tính tương đối (xem mục 4.9), đặc biệt ở khía cạnh ứng xử của vật liệu khi bị cắt. Mối
quan hệ ứng suất-biến dạng và thay đổi thể tích phụ thuộc vào áp lực đẳng hướng cũng như độ
chặt tương đối.
11.3 Ứng xử của đất cát bão hoà khi cắt thoát nước
Để minh hoạ ứng xử của đất cát khi chịu cắt, lấy hai mẫu cát, một mẫu với hệ số rỗng rất
cao, cát rời, và một mẫu có hệ số rỗng rất thấp, cát chặt. Tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp (hình
10.12), nhưng để xác định sự biến đổi thể tích của mẫu, tốt hơn nên dùng thí nghiệm nén ba trục,
như trong hình 10.13a và 11.2. Các mẫu được thí nghiệm trong điều kiện cố kết-thoát nước (CD
– Consolidated Drained), tức là nước sẽ tự do thoát ra và đi vào mẫu đất trong quá trình cắt mà
không gặp sự cản trở nào.

Nếu mẫu đất bão hoà, có thể dễ dàng đo được lượng nước đi vào hoặc đi ra khỏi mẫu đất
và đó là sự biến đổi thể tích và cũng là sự biến đổi hệ số rỗng của mẫu đất. Lượng nước đi ra
khỏi mẫu đất trong quá trình cắt thể hiện sự giảm thể tích của mẫu, và ngược lại là sự tăng thể
tích của mẫu. Trong cả hai thí nghiệm, áp lực đẳng hướng σc bằng với σ3 giữ không đổi và ứng
suất dọc trục gia tăng cho đến khi xảy ra sự phá hoại mẫu đất. Sự phá hoại được xác định như
sau:
1. Độ lệch ứng suất chính lớn nhất, (σ1- σ3)max.
2. Hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất, (σ’1/σ’3)max.
3. τ = (σ1- σ3)/2 tại một biến dạng quy định.
Độ lệch ứng suất chính lớn nhất xác định tại thời điểm phá hoại, đó cũng là cường độ kháng nén
của mẫu đất. Các đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng điển hình của cát rời và cát chặt được
thể hiện trong hình 11.3a, còn đường cong quan hệ giữa ứng suất và hệ số rỗng tương ứng được
thể hiện trong hình 11.3b.
Khi cắt đất cát rời, độ lệch ứng suất chính tăng dần đến giá trị cuối cùng hoặc lớn nhất (σ1- σ3)ult.
Đồng thời, khi ứng suất gia tăng thì hệ số rỗng giảm từ el (e-rời) xuống ecl (ec - rời), rất gần với
hệ số rỗng giới hạn ecrit. Casagrande (1936a) gọi hệ số rỗng cuối cùng, tại đó xảy ra biến dạng
liên tục khi độ lệch ứng suất chính không đổi, là hệ số rỗng tới hạn.
Khi cắt mẫu cát chặt, độ lệch ứng suất chính đạt giá trị lớn nhất, sau đó giảm tới gần giá trị (σ1-
σ3)ult của cát rời. Đường cong quan hệ ứng suất-hệ số rỗng cho thấy ban đầu mẫu cát chặt giảm
nhẹ thể tích, sau đó phình ra hay nở ra đạt tới ecd (e-chặt). Lưu ý rằng hệ số rỗng lúc phá hoại ecd
rất gần với giá trị ecl. Về lý thuyết, cả hai giá trị đó bằng với giá trị hệ số rỗng tới hạn ecrit. Tương
tự, các giá trị của (σ1-σ3)ult đối với cả hai thí nghiệm phải như nhau. Sự khác biệt là do những
khó khăn trong việc xác định chính xác hệ số rỗng cuối cùng cũng như sự phân bố bất đồng nhất
của ứng suất trong các mẫu thí nghiệm (Hirschfeld, 1963). Hiện tượng ứng suất phân bố bất
đồng nhất trong mẫu đất được chứng minh bằng nhiều cách khác nhau ở đó các mẫu thường bị
phá huỷ. Mẫu đất rời rạc chỉ phình ra, trong khi đó mẫu đất chặt thường phá hoạt dọc theo một
mặt phẳng rõ ràng nghiêng một góc khoảng 450+(φ’/2) với phương nằm ngang (trong đó φ’ là
góc chống cắt hiệu quả của cát chặt). Lưu ý rằng có thể, ít nhất là về lý thuyết, tạo một mẫu đất
với hệ số rỗng ban đầu mà biến đổi thể tích của mẫu tại thời điểm phá hoại bằng không. Hệ số
rỗng đó tất nhiên là hệ số rỗng tới hạn ecrit.

11.4 Ảnh hưởng của hệ số rỗng và áp lực đẳng hướng đến sự thay
đổi thể tích
Để mô tả sâu hơn ứng xử của hai thí nghiệm nén ba trục thoát nước đối với đất cát rời rạc
và cát chặt thể hiện trong hình 11.3, các đại lượng vật lý sau được đề cập:
độ lệch ứng suất chính
biến dạng
thay đổi thể tích
hệ số rỗng tới hạn ecrit và, gián tiếp,
độ chặt tương đối (công thức 4-2 và 4-3)
Tránh định nghĩa các khái niệm rời và chặt bởi vì sự thay đổi thể tích trong quá trình cắt
mẫu đất không chỉ phụ thuộc vào hệ số rỗng ban đầu và độ chặt tương đối mà còn phụ thuộc vào
áp lực đẳng hướng. Ảnh hưởng của áp lực đẳng hướng đến ứng suất-biến dạng và các đặc trưng
thể tích của đất cát trong cắt thoát nước sẽ được trình bày trong mục này.
Những ảnh hưởng của σ3 có thể được đánh giá (và, nên nhớ rằng, trong thí nghiệm thoát
nước σ1 = σ3, và áp lực nước lỗ rỗng dư luôn bằng không) bằng cách chuNn bị một số mẫu có
cùng hệ số rỗng và thí nghiệm chúng ở các cấp áp lực đẳng hướng khác nhau. Có thể nhận thấy
sức kháng cắt tăng khi tăng áp lực đẳng hướng σ3. Một cách thông thường để biểu diễn các số
liệu giữa độ lệch ứng suất chính với biến dạng là chuNn hoá số liệu bằng cách vẽ đồ thị quan hệ
giữa hệ số ứng suất chính σ1/σ3 với biến dạng. Hiển nhiên trong thí nghiệm thoát nước thì σ1/σ3
= σ’1/σ’3. Tại thời điểm phá hoại, hệ số ứng suất là (σ’1/σ’3)max. Từ công thức 10-14 và 10-16,
có:

trong đó φ’ là góc ma sát trong hiệu quả. Độ lệch ứng suất chính và hệ số ứng suất chính có quan
hệ như sau:

Tại thời điểm phá hoại, quan hệ là:

Trước tiên hãy cùng xem xét ứng xử của cát rời rạc. Hình 11.4a thể hiện những kết quả thí
nghiệm nén ba trục điển hình cho cát rời sông Sacramento. Lập đồ thị quan hệ giữa hệ số ứng
suất chính với biến dạng dọc trục cho các áp lực cố kết hiệu quả σ’3c khác nhau. Lưu ý rằng ở
các mẫu cát rời rạc không có đường cong nào có điểm cực đại rõ ràng và chúng có hình dạng
tương tự đường cong cho cát rời rạc như trong hình 11.3a. Số liệu về thay đổi thể tích cũng được
chuNn hoá bằng cách chia lượng thay đổi thể tích ∆V cho thể tích ban đầu Vo để thu được biến
dạng thể tích:
biến dạng thể tích, % = (∆V/Vo).100 (11-4)
Để đánh giá chính xác hơn những gì diễn ra trong hình 11.4a, hãy tính độ lệch ứng suất chính
(σ1-σ3) tương ứng với biến dạng dọc trục là 5% với ứng suất cố kết hiệu quả σ’3c=3.9 MPa và
0.1 MPa. Các hệ số ứng suất chính tương ứng là 2.0 và 3.5, được biểu thị bằng các mũi tên trong
hình 11.4a. Dùng công thức 11-2, thu được các kết quả như sau:

Thật thú vị khi xem xét hình dạng các đường cong quan hệ giữa biến dạng thể tích với biến dạng
dọc trục trong hình 11.4b. Khi biến dạng dọc trục tăng, biến dạng thể tích giảm. Điều này phù
hợp với ứng xử của đất cát rời, như trong hình 11.3b. Tuy nhiên, ở những cấp áp lực đẳng hướng
thấp (ví dụ, 0.1 và 0.2 MPa), biến dạng thể tích có giá trị dương hay nói cách khác thể tích mẫu
đất đang nở ra! Vì vậy có thể nói rằng mẫu cát rời ban đầu ứng xử như cát chặt, nghĩa là thể tích
tăng nếu ứng suất σ’3c đủ nhỏ!
Bây giờ xem xét ứng xử của cát chặt. Các kết quả của một vài thí nghiệm nén ba trục
thoát nước của cát chặt sông Sacramento được thể hiện trong hình 11.5. Mặc dù các kết quả
tương tự nhau như ở hình 11.4, vẫn có những khác biệt quan trọng. Thứ nhất đó là các đỉnh rõ
ràng trên các đường cong (σ’1/σ’3)-biến dạng, chúng đặc trưng cho đất cát chặt (so sánh với hình
11.3a). Thứ hai, quan sát thấy sự tăng lớn của biến dạng thể tích (nở). Tuy nhiên, ở những cấp áp
lực đẳng hướng cao hơn, đất cát chặt thể hiện ứng xử của cát rời rạc, đó là giảm thể tích hoặc
biến dạng nén.
Mối quan hệ giữa biến dạng thể tích lúc phá hoại và hệ số rỗng hay độ chặt tương đối có
thể xác định được bằng cách thí nghiệm nhiều mẫu của một loại cát có cùng hệ số rỗng hoặc độ
chặt nhưng dưới những cấp áp lực cố kết hiệu quả khác nhau. Trạng thái phá hoại có thể được
xác định qua giá trị cực đại của (σ1-σ3) hoặc σ’1/σ’3. Đối với các thí nghiệm thoát nước, phá hoại
xảy ra có biến dạng giống nhau đối với cả hai tiêu chuNn. Các điểm phá hoại được thể hiện bằng
các mũi tên nhỏ trong hình 11.5.
Hình 11.6 biểu diễn quan hệ biến dạng thể tích lúc phá hoại với hệ số rỗng khi kết thúc
cố kết theo số liệu trong hình 11.4b và 11.5b cho các cấp áp lực đẳng hướng khác nhau (những
số liệu khác cũng được thêm vào). Ví dụ, điểm 1 trong hình 11.5b thể được biểu diễn như điểm 1
trong hình 11.6. Có thể nhận thấy rằng đối với một cấp áp lực đẳng hướng cho trước thì biến
dạng thể tích giảm (giá trị âm lớn hơn) khi độ chặt giảm (hệ số rỗng tăng). Theo định nghĩa, hệ
số rỗng giới hạn là hệ số rỗng lúc phá huỷ khi biến dạng thể tích bằng không. Vì vậy với các giá
trị khác nhau của áp lực cố kết hiệu quả σ’3c trong hình 11.6, ecrit là hệ số rỗng khi ∆V/Vo = 0. Ví
dụ, ecrit khi σ’3c = 2.0 MPa là 0.555.
Có thể thấy sự biến đổi của ecrit theo áp lực đẳng hướng như thế nào bằng cách lấy các
giá trị hệ số rỗng giới hạn trong hình 11.6 và biểu diễn mối quan hệ của chúng với áp lực cố kết
hiệu quả σ’3c như trong hình 11.7. Ở đây σ’3c đã được coi là áp lực đẳng hướng giới hạn σ’3crit
bởi vì đây là áp lực đẳng hướng hiệu quả tại đó với hệ số rỗng cho trước không có biến dạng thể
tích lúc xảy ra phá hoại.

Cách tiếp cận thứ hai là sử dụng số liệu trong hình 11.4b và 11.5b (thêm các dữ liệu khác
tại các hệ số rỗng trung gian) và biểu diễn mối quan hệ giữa biến dạng thể tích lúc phá hoại và áp
lực đẳng hướng đối với nhiều giá trị hệ số rỗng khác nhau sau cố kết. Hình 11.8 thể hiện mối
quan hệ đó, mặc dù các hệ số rỗng ở đó là hệ số rỗng ban đầu và không phải là hệ số rỗng sau cố
kết. Lưu ý rằng giá trị áp lực cố kết hiệu quả σ’3c khi ∆V/Vo = 0 là áp lực đẳng hướng hiệu quả
tới hạn, σ’3crit. Vì đó là các thí nghiệm thoát nước, σ’3c = σ’3f. Cũng có thể nhận được mối quan
hệ này từ hình 11.6 bằng cách đánh dấu các giá trị biến dạng thể tích tại các hệ số rỗng không
đổi và biểu diễn quan hệ giữa ∆V/Vo với σ’3c.
Có thể biểu diễn những mối quan hệ trong hình 11.6 và 11.8 như trong hình 11.9 (lý
tưởng hoá). Vì hình 11.6 và 11.8 có chung một trục, do vậy có thể kết hợp chúng trong một biểu
đồ ba chiều đơn giản gọi là biểu đồ Peacock (sau khi William Hubert Peacock lần đầu tiên xây
dựng lên biểu đồ này vào năm 1967), như trong hình 11.10.
Dựa vào biểu đồ Peacock có thể dự đoán được ứng xử của đất cát ở bất kỳ hệ số rỗng sau
cố kết ec và ở bất kỳ áp lực đẳng hướng σ’3 nào. Ví dụ, nếu cho trước giá trị áp lực đẳng hướng
hiệu quả tại điểm C trong hình 11.10, giá trị này cao hơn giá trị áp lực đẳng hướng tới hạn σ’3crit
tương ứng với hệ số rỗng ec, thì có thể cho rằng thể tích mẫu đất sẽ giảm hay giá trị ∆V/Vo sẽ
âm, tương ứng với tung độ BS. Mặt khác, nếu áp lực đẳng hướng hiệu quả σ’3 nhỏ hơn áp lực
đẳng hướng tới hạn σ’3crit, như điểm A trong hình tương ứng với một giá trị hệ số rỗng ec cho
trước, thì mẫu đất sẽ tăng thể tích hay nở ra, tương ứng với tung độ RD. Khi hệ số rỗng sau cố
kết dao động dọc theo trục hệ số rỗng, σ’3crit biến đổi, thì sẽ có sự thay đổi thể tích của mẫu đất
lúc phá hoại. Đối với một loại cát, biểu đồ Peacock là các mặt cong. Ví dụ, đoạn KP trong hình
11.10 sẽ giống với một trong những đường cong trong hình 11.8. Đoạn PW trong hình 11.10
cũng phải cong. Hãy xem đoạn PW trong hình 11.7; mặt phẳng chứa đoạn PW đó là một mặt
phẳng trong biểu đồ Peacock ở đó ∆V/V0 = 0.
11.5 Ứng xử của đất cát bão hoà khi cắt không thoát nước
Sự khác biệt cơ bản giữa thí nghiệm nén ba trục thoát nước và không thoát nước đó là không cho
phép thay đổi thể tích khi gia tải đứng trong thí nghiệm không thoát nước. Tuy nhiên, trừ khi áp
lực đẳng hướng mới tác dụng để đạt tới áp lực đẳng hướng giới hạn σ’3crit, mẫu đất sẽ có xu
hướng thay đổi thể tích trong khi gia tải. Ví dụ, theo biểu đồ Peacock, hình 11.10, nếu thí
nghiệm không thoát nước cho mẫu đất có hệ số rỗng ec với áp lực đẳng hướng hiệu quả σ’3 tại
điểm C, thì mẫu cát sẽ có xu hướng giảm thể tích, nhưng điều đó là không thể. Kết quả là, hình
thành áp lực lỗ rỗng dương, ứng suất hiệu quả giảm. Áp lực đẳng hướng hiệu quả nhỏ nhất hay
giới hạn tại điểm mẫu phá hoại là σ’3crit bởi vì ở áp lực đó biến dạng thể tích ∆V/Vo bằng không.
Nếu có xu hướng thay đổi thể tích xảy ra thì không hình thành áp lực lỗ rỗng dư. Do đó
áp lực lỗ rỗng cực đại trong ví dụ này bằng σ’3c-σ’3crit, hay chính là khoảng cách BH trong hình
11.10. Các vòng tròn Morh ứng với thời điểm phá hoại trong trường hợp này được thể hiện trong
hình 11.11a. Vòng tròn đứt nét E thể hiện các ứng suất hiệu quả, trong khi vòng tròn liền nét T
biểu diễn các ứng suất tổng. Vì công thức 7-13 luôn duy trì, hai vòng tròn tách rời nhau bởi giá
trị áp lực lỗ rỗng dư ∆u hình thành trong quá trình cắt mẫu. Vì thể tích có xu hướng giảm, áp lực
lỗ rỗng dương (gia tăng) hình thành, dẫn tới ứng suất hiệu quả giảm. Vì vậy, trong ví dụ này, áp
lực lỗ rỗng dư ∆u = B – H = σ’3c – σ’3f = σ’3c – σ’3crit. Độ lệch ứng suất chính tại thời điểm mẫu
phá huỷ (σ1-σ3)f được tính theo công thức 11-3 khi áp lực đẳng hướng tại thời điểm phá huỷ là
σ’3crit:
Cũng như vậy, nếu tiến hành thí nghiệm thoát nước với áp lực đẳng hướng bằng với σ’3c
tại điểm C, thì sức kháng cắt thoát nước sẽ lớn hơn lớn hơn rất nhiều so với sức kháng cắt không
thoát nước vì vậy vòng tròn Mohr của nó phải tiếp xúc với đường bao phá hoại Mohr ứng suất
hiệu quả. Kích thước tương đối của hai vòng Morh ứng suất hiệu quả thể hiện trong hình 11.11a.
Ứng xử của đất sẽ khác nếu thí nghiệm với cấp áp lực đẳng hướng hiệu quả nhỏ hơn áp
lực đẳng hướng hiệu quả tới hạn σ’3crit như điểm A trong hình 11.10. Từ biểu đồ Peacock, có thể
cho rằng mẫu đất có xu hướng nở ra (tương ứng với tung độ RD). Vì thực tế không cho phép
mẫu đất tăng thể tích, áp lực lỗ rỗng âm hình thành làm tăng ứng suất hiệu quả từ điểm D (A) tới
điểm H (σ’3crit). Do đó, như trong mẫu trước, ứng suất hiệu quả giới hạn là áp lực đẳng hướng
hiệu quả tới hạn σ’3crit. (Tình huống này có thể xảy ra khi áp lực nước lỗ rỗng âm đạt tới -100
kPa hoặc -1 atm, hình thành bọt khí trong lỗ rỗng, nhưng vấn đề này sẽ không đề cập ở đây).
Mục đích của thí nghiệm này là giúp dự đoán ứng xử của đất cát khi cắt không thoát nước thông
qua thí nghiệm cắt thoát nước khi biết những xu hướng thay đổi thể tích như đã được lý tưởng
hoá trong biểu đồ Peacock.

Vòng Mohr đại diện cho trường hợp σ’3c < σ’3crit được thể hiện trong hình 11.11b. Thí
nghiệm cắt không thoát nước xuất phát ở áp lực đẳng hướng hiệu quả σ’3c, điểm A, và vì áp lực
nước lỗ rỗng âm, áp lực đẳng hướng hiệu quả tăng cho tới khi xảy ra phá huỷ mẫu tại điểm H.
Lưu ý rằng các vòng Mohr ứng suất hiệu quả E lúc phá hoại trong hình 11.11a và b có cùng kích
thước bởi vì, với hệ số rỗng ec này, ứng suất hiệu quả khi mẫu bị phá huỷ σ’3crit là như nhau.
Bảng 11-1 Kết luận những khái niệm trong hình 11.11
Áp lực cố kết hiệu Vòng Morh
quả Thoát nước, Không thoát nước, Không thoát nước,
Hiệu quả = Tổng Hiệu quả Tổng
σ’3c > σ’3crit Lớn hơn không thoát Nhỏ hơn thoát nước: Nhỏ hơn thoát nước:
nước Phía bên trái vòng Phía phải vòng Morh
Morh ứng suất tổng ứng suất hiệu quả
σ’3f < σ’3c
σ’3c < σ’3crit Nhỏ hơn không thoát Lớn hơn thoát nước: Lớn hơn thoát nước:
nước Phía phải vòng Morh Phía trái vòng Morh
ứng suất tổng σ’3f > ứng suất hiệu quả
σ’3c
σ’3c = σ’3crit Tất cả các vòng Morh giống nhau: bởi vì không có sự thay đổi thể
tích, ∆u = 0 trong khi thí nghiệm
Nếu ứng suất hiệu quả và hệ số rỗng của các mẫu như nhau thì chúng phải có cùng sức kháng
nén, σ’1f – σ’3f; do đó các vòng Mohr có cùng đường kính. Lưu ý rằng vòng Mohr ứng suất tổng
T, khi mẫu bị phá hoại, cũng có cùng kích thước với vòng Mohr ứng suất hiệu quả vì độ lệch
ứng suất (σ1 – σ3)f là như nhau cho cả vòng Mohr T và E; và vòng Mohr T nằm bên trái vòng
Mohr E. Trường hợp này ngược lại với hình 11.11a. (đường phá hoại của vòng Mohr ứng suất
tổng đã bị bỏ qua để hình này được đơn giản.) Cũng cần lưu ý rằng, vòng Mohr cho trường hợp
cắt thoát nước về cơ bản nhỏ hơn vòng Morh ứng suất hiệu quả trong trường hợp cắt không thoát
nước. Như đã đề cập, vòng Mohr xuất phát từ σ’3c, và phải tiếp xúc với đường bao phá hoại vòng
Mohr ứng suất hiệu quả. Vì hệ số rỗng sau cố kết ec cho tất cả các thí nghiệm là như nhau như
trong hình 11.11, tất cả các vòng Mohr ứng suất hiệu qủa phải tiếp xúc với đường bao phá hoại
vòng Mohr ứng suất hiệu quả.
Những ý chính đã thảo luận và được thể hiện trong hình 11.11 được tổng kết trong bảng
11-1. Để nghiên cứu toàn diện các đặc tính kháng cắt không thoát nước của đất cát có thể tham
khảo Seed và Lee (1967).
Ví dụ 11.1
Cho:
Một bình hình cầu bằng cao su, có gắn một ống thuỷ tinh, chứa cát chặt. Bình cao su chứa cát
bão hoà nước hoàn toàn.
Yêu cầu:
Nếu bóp bình cao su, mô tả điều gì sẽ xảy ra đối với mực nước trong ống thuỷ tinh. Mực nước sẽ
dâng cao, hạ thấp hay giữ nguyên?
Bài giải:
Vì là cát chặt nên nó có xu hướng nở thể tích khi bị cắt. Điều này dẫn tới sự tăng nhẹ áp lực âm
trong nước, sẽ thu nước vào trong các lỗ rỗng và làm cho mực nước trong ống thuỷ tinh hạ thấp.
Ví dụ 11.2
Cho:
Thiết bị tương tự như trong ví dụ 11.1, nhưng chứa cát rời rạc bão hoà nước.
Yêu cầu:
Dự đoán mực nước trong ống thuỷ tinh khi bóp bình cao su.
Bài giải:
Khi cắt đất cát rời, đất sẽ có xu hướng giảm thể tích. Điều này sẽ tạo ra áp lực dương trong nước
làm nước trong các lỗ rỗng thoát ra. Vì vậy mực nước trong ống thuỷ tinh sẽ dâng lên. Nếu cát
trong bình cao su có hệ lỗ rỗng tới hạn thì khi bóp bình cầu, mực nước trong ống thuỷ tinh ban
dầu có thể giảm nhẹ, nhưng khi tiếp tục bóp thì mực nước sẽ trở lại vị trí ban đầu; do vậy, thể
tích thực của mẫu cát không thay đổi khi cắt mẫu ở hệ lỗ rỗng tới hạn ecrit.
Ví dụ 11.3
Cho:
Thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát nước (CD) với mẫu đất rời. Mẫu phá hoại khi tỷ số σ’1/σ’3 =
4.0, ứng suất chính hiệu quả nhỏ nhất σ’3 = 100 kPa.
Yêu cầu:
a. Tính φ’.
b. Tính độ lệch ứng suất chính khi mẫu phá hoại.
c. Vẽ vòng Mohr và đường bao phá hoại Mohr.

Lời giải:
a. Theo công thức 10-14. 10-16 hoặc 11-1, có

Thay giá trị, thu được φ’ = 370.


b. Từ công thức 11-3, có

c. Xem hình trong ví dụ 11.3


Ví dụ 11.4
Cho:
Xem hình 11.6.
Yêu cầu:
Tính hệ số rỗng tới hạn cho cát sông Sacramento khi cắt với áp lực đẳng hướng 1.5 MPa.
Lời giải:
Từ hình 11.6, nội suy từ hai đường cong σ’3 = 1.3 và 2.0 MPa, suy ra hệ số rỗng cho cát
sông Sacramento (khi σ’3 = 1.5) là khoảng 0.61.
Ví dụ 11.5
Cho:
Xem hình 11.8.
Yêu cầu:
Tính áp lực đẳng hướng tới hạn khi thí nghiệm nén ba trục với cát sông Sacramento có hệ số
rỗng là 0.75.
Lời giải:
Từ hình 11.8, có thể nội suy từ các đường cong cho ei = 0.71 và 0.78 cho giá trị ứng suất
hiệu quả σ’3 khi ∆V/V0 bằng không. Giá trị σ’3 vào khoảng 0.7 MPa.
Ví dụ 11.6
Cho:
Xem hình 11.10, nhưng ứng xử của cát sông Sacramento được lý tưởng hóa (kết hợp hình
11.6 và 11.8); σ’3crit = 0.4 MPa và ec = ecrit = 0.8.
Yêu cầu:
Mô tả ứng xử cắt thoát nước và không thoát nước của cát nếu hệ số rỗng sau cố kết tại σ’3c =
0.4 MPa là (a) 0.85 và (b) 0.75.
Lời giải:
Vì σ’3c và ec là áp lực đẳng hướng hiệu quả và hệ số rỗng tại trạng thái tới hạn, nên theo định
nghĩa thì không có sự thay đổi thể tích khi cắt. Do vậy những biểu đồ thí nghiệm tại điểm H
trong hình 11.10, cùng những giá trị của σ’3crit và ec như đã cho (có thể kiểm tra lại những giá
trị này trong hình 11.6 và 11.8.)
a. Khi ec > ecrit (0.85 > 0.8), thì tại σ’3c = 0.4 MPa các toạ độ của thí nghiệm sẽ phải được
thể hiện dưới mặt phẳng WOP, có nghĩa là ∆V/Vo âm. Trong khi cắt thoát nước, σ’3 không đổi
(không phát triển áp lực lỗ rỗng dư), mẫu cố kết và giảm thể tích khi cắt. Các toạ độ của mẫu
nằm trên mặt phẳng mở rộng WKP.
Trong thí nghiệm cắt không thoát nước mẫu đất có xu hướng giảm thể tích, nhưng vì
không thoát nước nên điều đó không thể xảy ra. Vì vậy sẽ hình thành áp lực nước lỗ rỗng dương
trong mẫu đất đồng thời với sự suy giảm của áp lực đẳng hướng hiệu quả σ’3. Trong hình 11.10,
các toạ độ thí nghiệm phải nằm trên đường thẳng e = 0.85 và trong mặt phẳng WOP. Chỉ khi σ’3
giảm thì điều đó mới xảy ra, có nghĩa là áp lực nước lỗ rỗng gia tăng.
b. Khi ec < ecrit (0.75 < 0.80) thì sẽ ngược lại với (a): trong thí nghiệm cắt thoát nước, σ’3
không đổi và bằng 0.4 MPa, vì thế các toạ độ nằm trên mặt phẳng WKP, tỷ số ∆V/V0 phải gia
tăng. Trong thí nghiệm cắt không thoát nước, xu hướng gia tăng thể tích làm giảm áp lực nước lỗ
rỗng và gia tăng ứng suất hiệu quả σ’3. Điều này xảy ra khi các toạ độ thí nghiệm nằm trên mặt
phẳng WOP, có nghĩa là σ’3 gia tăng.
Ví dụ 11.7
Cho:
Hình 11.10 thể hiện ứng xử của đất cát song Sacramento (hình 11.6 và 11.8), với ecrit =
0.6 và σ’3crit = 1.6 MPa.
Yêu cầu:
Mô tả ứng xử của đất, trong cả hai thí nghiệm cắt thoát nước và không thoát nước, nếu
giữ hệ số rỗng bằng 0.6 nhưng tiến hành thí nghiệm mẫu với σ’3c = 1.5 MPa (a) và 1.7 MPa (b).
Lời giải:
a. Khi σ’3c < σ’3crit, thì mẫu đất sẽ nở ra và tỷ số ∆V/V0 dương. Ứng xử này tương tự như
những gì xảy ra đối với điểm A trong hình 11.10. Tăng thể tích được xác định theo tung độ RD
vì vậy các toạ độ của thí nghiệm nằm trên mặt phẳng WKP.
Trong thí nghiệm cắt không thoát nước, xu hướng tăng thể tích sẽ bị khống chế; duy trì
hệ số rỗng ec = 0.6 và nằm trên mặt phẳng WOP. Vì thế σ’3 phải gia tăng, có nghĩa là áp lực
nước lỗ rỗng có xu hướng giảm.
b. Khi σ’3c > σ’3crit, ứng xử sẽ tương tự như đường BS trong hình 11.10 đối với thí
nghiệm cắt thoát nước. Trong thí nghiệm cắt không thoát nước, xu hướng mẫu bị nén dẫn tới áp
lực lỗ rỗng dư dương và σ’3 suy giảm.
Ví dụ 11.8
Cho:
Thí nghiệm nén ba trục thoát nước trên mẫu cát với σ’3 = 150 kPa và (σ’1/σ’3)max = 3.7.
Yêu cầu:
a. σ’1f,
b. (σ1 – σ3)f,
c. φ’.
Lời giải:
a. (σ’1/σ’3)f = 3.7 suy ra σ’1f = 3.7(150) = 550 kPa.
b. (σ1 – σ3)f = (σ’1 – σ’3)f = 550 – 150 = 450 kPa.
c. Giả thiết rằng đối với cát thì c’ = 0. Vì vậy, từ công thức 10-13, có

Lưu ý rằng cũng có thể xác định φ’ bằng hình học thông qua vòng Mohr ở điều kiện phá
hoại, như trong hình ví dụ 11.8.
Ví dụ 11.9
Cho:
Giả sử mẫu thí nghiệm ở ví dụ 11.8 được cắt không thoát nước với áp lực đẳng hướng
tương tự (150 kPa). Áp lực nước lỗ rỗng dư tại thời điểm phá hoại ∆uf là 70 kPa.
Yêu cầu:
a. σ’1f
b. (σ1 – σ3)f,
c. φ tương ứng với ứng suất tổng,
d. góc của mặt phẳng phá hoại αf.

Lời giải:
a., b. Vì hệ số rỗng sau cố kết trong thí nghiệm này phải tương tự như trong ví dụ 11.8,
giả thiết góc φ’ như nhau. Có thể giải bài toán này bằng giải tích (1) hoặc hình học (2).
1. Giải tích: Ta biết rằng:

từ công thức 11-3.

nên ta có

Đó là những lời giải cho phần (a) và (b).


c. Có thể viết công thức 10-13 và 11-1 dưới dạng ứng suất tổng. Sử dụng công thức 10-
13,
Sử dụng công thức 11-1:

Giải cho φtotal, nhận được φtotal = 24.80.


2. Hình học: Vẽ đường bao phá hoại Mohr với φ’ = 350 trên biểu đồ Mohr (hình ví dụ
11.9). Chỉ có một vòng Mohr tiếp xúc với đường bao với σ’3f = 80 kPa (150 – 70). Khi mà vòng
Mohr được vẽ (thử dần), σ’1f tự động được xác định (σ’1f = 269 kPa) là (σ1 – σ3)f, đường kính
của vòng Mohr phá hoại (= 216 kPa).
Vòng Mohr tại thời điểm phá hoại khi xét tới ứng suất tổng có cùng đường kính vì rằng
(σ1 – σ3) = (σ’1 – σ’3). Có thể vẽ vòng Mohr ứng suất tổng xuất phát từ σ3f = 150, áp lực buồng
nén, và xác định φtotal. So sánh hình trong ví dụ 11.8 và 11.9 với hình 11.11a.
d. Từ công thức 10-10, góc của mặt phẳng phá hoại αf = 450 + φ’/2 = 62.50.

Ví dụ 11.10
Cho:
Thí nghiệm với cùng loại cát như trong ví dụ 11.9, ngoại trừ áp lực đẳng hướng là 300
kPa.
Yêu cầu:
Tính ∆uf.
Lời giải:
Có một số phương pháp giải bài này. Theo phương pháp hình học, có thể vẽ vòng Mohr
ứng suất tổng tiếp xúc với đường bao phá hoại như trong hình ví dụ 11.9 nhưng xuất phát từ σ’3c
= σ3f = 3000 kPa. Sau đó di chuyển compa về phía trái cho đến khi vòng tròn tiếp xúc với đường
bao phá hoại Mohr.

Phương pháp giải tích, sử dụng công thức 11-1 và (σ1/σ3)total từ ví dụ 11.9.

Từ công thức 11-3 và (σ’1/σ’3)f = 3.7 (ví dụ 11.8),

Kiểm tra:

11.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới sức kháng cắt của đất cát
Vì cát là vật liệu “ma sát” nên có thể xem những yếu tố làm gia tăng sức kháng ma sát
của cát dẫn tới gia tăng góc ma sát trong. Trước tiên, cùng liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến góc
ma sát trong φ.
1. Hệ số rỗng hay độ chặt tương đối
2. Hình dạng hạt
3. Sự phân bố cỡ hạt
4. Độ nhám bề mặt hạt
5. Nước
6. Ứng suất chính trung gian
7. Kích thước hạt
8. Quá cố kết hay ứng suất trước
Hệ số rỗng, liên quan đến dung trọng của cát, có lẽ là thông số quan trọng nhất có ảnh
hưởng tới cường độ của đất cát. Nói chung, đối với các thí nghiệm cắt thoát nước hoặc là cắt trực
tiếp hay nén ba trục, hệ số rỗng càng nhỏ (dung trọng càng lớn hay độ chặt tương đối càng cao)
thì sức kháng cắt càng lớn. Các vòng Mohr theo số liệu thí nghiệm ba trục đã trình bày ở phần
trước được thể hiện trong hình 11.12 cho một số cấp áp lực đẳng hướng và bốn giá trị hệ số rỗng
ban đầu. Có thể thấy rằng khi hệ số rỗng giảm, hay dung trọng tăng, góc ma sát trong hay góc
kháng cắt φ tăng.
Ngoài ra cần lưu ý rằng các đường bao phá hoại Mohr trong hình 11.12 là những đường
cong; do đó góc φ’ không phải là một hằng số nếu khoảng biến thiên của áp lực đẳng hướng lớn.
Góc φ thường được coi là một hằng số, nhưng phải hiểu rằng đường bao phá hoại Mohr là một
đường cong.
Những ảnh hưởng của độ chặt tương đối hoặc hệ số rỗng, hình dạng hạt, phân bố cỡ hạt,
và kích thước hạt đến góc ma sát trong φ được tổng kết bởi Casagrande trong bảng 11-2. Những
giá trị trong bảng được xác định từ thí các nghiệm ba trục trên các mẫu bão hoà ở các cấp áp lực
đẳng hướng vừa phải. Nói chung, với các yếu tố khác như nhau, mức độ góc cạnh tăng thì góc φ
cũng tăng (hình 2.5). Nếu hai mẫu cát có cùng độ chặt tương đối, mẫu có cấp phối tốt hơn (ví dụ,
đất SW đối lập với đất SP) sẽ có φ lớn hơn. (Cần phải nhắc lại rằng, hai mẫu cát có cùng hệ số
rỗng có thể không nhất thiết có cùng độ chặt tương đối.) Kích thước hạt , ở hệ số rỗng không đổi,
dường như không ảnh hưởng đáng kể tới φ. Do đó, cát hạt mịn và cát hạt thô có cùng hệ số rỗng
sẽ có thể có cùng góc φ.
Một thông số khác, không đề cập trong bảng 11-2, là độ nhám bề mặt hạt, nó rất khó để
xác định. Tuy nhiên độ nhám bề mặt hạt có ảnh hưởng tới góc ma sát trong φ. Nhìn chung, bề
mặt hạt càng nhám thì góc ma sát trong càng lớn. Điều này cũng đúng đối với cát ướt, tuy nhiên
góc ma sát trong ở cát ướt nhỏ hơn 10 đến 20 so với cát khô.
Bảng 11-2 Góc ma sát trong của đất không dính*
Số Mô tả tổng quát Hình dạng hạt D10 Cu Rời Chặt
e φ e φ
1 Cát chuNn Ottawa Rất tròn 0.56 1.2 0.70 28 0.53 35
2 Cát từ đá cát kết ở St. Tròn 0.16 1.7 0.69 31 0.47 37 +
Peter
3 Cát biển ở Plymouth Tròn 0.18 1.5 0.89 29 - -
MA
4 Cát pha bụi từ đập Bán tròn 0.03 2.1 0.85 33 0.65 37
Franklin, NH
5 Cát pha bụi vùng lân Bán sắc cạnh 0.04 4.1 0.65 36 0.45 40
cận đập John Martin, tới bán tròn
CO
6 Cát pha bụi nhẹ vùng Bán sắc cạnh 0.13 1.8 0.84 34 0.54 42
vai đập Ft. Peck, MT tới bán tròn
7 Cát băng tích, Bán sắc cạnh 0.22 1.4 0.85 33 0.60 43
Mancheter, NH
8# Cát từ đê biển, dự án Bán sắc cạnh 0.07 2.7 0.81 35 0.54 46
Quabbin, MA
9 Hỗn hợp cát và sỏi cuội Bán tròn tới 0.16 68 0.41 43 0.12 57
chế bị cấp phối tốt số 7 bán sắc cạnh
và số 3
10 Cát lấp hồ Great Salt Sắc cạnh 0.07 4.5 0.82 38 0.53 47
11 Mảnh đá nén chặt, cấp Sắc cạnh - - - - 0.18 60
phối tốt
* Theo Casagrande.
+ Góc ma sát trong của đá cát kết nguyên dạng vùng St. Peter lớn hơn 600 và lực dính
của nó rất nhỏ mà tay bóp nhẹ hoặc cọ nhẹ, hoặc thậm chí thổi mạnh bằng miệng có thể phá vỡ.
# Góc ma sát trong xác định bằng thí nghiệm cắt trực tiếp cho số 8, bằng thí nghiệm ba
trục cho các số khác.

Phần trên chỉ thảo luận những kết quả từ thí nghiệm cắt trực tiếp hoặc cắt ba trục trong đó σ2 =
σ3 hoặc σ1. Để đánh giá ảnh hưởng của ứng suất trung gian, cần phải sử dụng những loại thí
nghiệm khác như cắt phẳng hoặc cắt hộp (hình 10.14). Nghiên cứu của Ladd và những người
khác (1977) chỉ ra rằng góc ma sát trong φ từ thí nghiệm cắt phẳng lớn hơn φ từ thí nghiệm ba
trục từ 40 tới 90 đối với cát chặt và 20 đến 40 đối với cát rời. Góc ma sát trong của thí nghiệm cắt
phẳng φps có thể được ước đoán từ góc φtx của kết quả thí nghiệm ba trục theo công thức sau
(theo Lade và Lee, 1976):

Yếu tố cuối cùng trong danh sách, mức độ quá cố kết hay ứng suất trước của cát, không
ảnh hưởng đáng kể tới φ, nhưng nó ảnh hưởng lớn tới môdun kháng nén của các vật liệu hạt rời
(Lambrects và Leonards, 1978). Ladd và nhưng người khác (1977) đưa ra nhiều ảnh hưởng của
ứng suất trước tới ứng xử của các vật liệu hạt rời.
Bảng 11-3 Những yếu tố ảnh hưởng đến φ

Yếu tố Ảnh hưởng


Hệ số rỗng e e tăng, φ giảm
Độ sắc cạnh A A tăng, φ giảm
Cấp phối hạt Cu tăng, φ tăng
Độ nhám bề mặt R R tăng, φ tăng
Độ Nm W W tăng, φ giảm nhẹ
Kích thước hạt S Không ảnh hưởng (với hệ số rỗng e không đổi)
Ứng suất chính trung gian φps ≥ φtx (xem công thức 11-5a, b)
Quá cố kết hoặc áp lực tiền cố kết Ít ảnh hưởng

Tất cả những yếu tố đã đề cập ở trên được tóm tắt trong bảng 11-3. Một số mối liên hệ giữa φ với
dung trọng khô, độ chặt tương đối, và phân loại đất được trình bày trong hình 11.13. Hình này và
bảng 11-2 rất hữu ích cho đánh giá những đặc tính ma sát của các vật liệu rời. Nếu có sự phân
loại đất toàn diện cùng với những nhận xét về độ chặt tương đối của đất ở ngoài hiện trường thì
có thể đưa ra nhận xét xác thực về sức kháng cắt của đất trước khi tiến hành thí nghiệm trong
phòng. Với những dự án nhỏ, những đánh giá như thế có thể dùng cho thiết kế.
11.7 Hệ số áp lực đất tĩnh của cát
Mục 7.6 đã định nghĩa hệ số áp lực đất tĩnh như sau:

Trong đó σ’ho = ứng suất hiệu quả theo phương ngang hiện trường, và
σ’vo = ứng suất hiệu quả theo phương thẳng đứng hiện trường
Như đã đề cập, sự hiểu biết về K0 trong thiết kế những kết cấu chống đỡ đất và nền móng
rất quan trọng; hệ số K0 cũng ảnh hưởng tới khả năng hoá lỏng của đất, sẽ được trình bày ở mục
sau. Do đó, nếu đánh giá ban đầu về các ứng suất hiện trường của đất không chính xác thì có thể
dẫn tới những dự đoán không đúng về sự làm việc của các kết cấu.
Cách đánh giá σ’vo dựa vào dung trọng của các lớp đất nằm phía trên, bề dày của các lớp
đó, và vị trí của mực nước dưới đất đã được trình bày trong chương 7 (mục 7.5). Không dễ dàng
để xác định chính xác σ’ho, đặc biệt đối với đất cát. Gần như là không thể lắp đặt thiết bị đo áp
lực đất ở hiện trường, ví dụ, không tránh khỏi sự xáo trộn và làm chặt cát xung quanh thiết bị đo,
và điều đó làm thay đổi trường ứng suất tại điểm đo. Do vậy, cách thường dùng là ước lượng K0
thông qua thí nghiệm trong phòng và dựa vào lý thuyết, sau đó tính σho và σ’ho theo công thức 7-
19.
Công thức ước lượng K0 khá nổi tiếng được Jaky đưa ra (1944, 1948), đó là quan hệ lý
thuyết giữa K0 và góc ma sát trong φ’, hay

Quan hệ này, như trong hình 11.14, dường như thích hợp cho dự đoán K0 của đất cát cố
kết thường. Vì đối với những đất cát đó, đa số các điểm nằm trong khoảng 0.35 và 0.5, K0 nằm
trong khoảng 0.4 tới 0.45 có thể là giá trị trung bình hợp lý để sử dụng cho những thiết kế sơ bộ.
Nếu đất cát đã được gia tải trước thì K0 lớn hơn một chút. Schmidt (1966, 1967) và
Alpan (1967) đã gợi ý rằng K0 gia tăng có thể quan hệ với hệ số quá cố kết (OCR) như sau:

Trong đó K0-oc = K0 đối với đất quá cố kết,


K0-nc = K0 đối với đất cố kết thường, và
h = số mũ kinh nghiệm.
Giá trị h giao động trong khoảng 0.4 và 0.5 (theo Alpan, 1967; Schmetrmann, 1975) và
có thể lên tới 0.6 đối với đất cát rất chặt (theo Al-Hussaini và Townsend, 1975). Ladd và những
người khác (1977) đã chỉ ra rằng số mũ biến đổi theo hệ số quá cố kết OCR và cũng có thể phụ
thuộc vào hướng ứng suất tác dụng. Ví dụ, Al-Hussaini và Townsend (1975) đã tìm ra hệ số K0
trong khi gia tải lại (nén lại) thấp hơn đáng kể so với khi rỡ tải khi thí nghiệm với đất cát trung
đều hạt. Vì vậy, K0 rất nhạy cảm với lịch sử ứng suất của trầm tích.
Vấn đề này sẽ được đề cập nhiều hơn khi thảo luận về K0 cho đất sét.

11.8 Hoá lỏng và ứng xử linh động chu kỳ của đất cát bão hoà
Có thể nhắc lại rằng hiện tượng hoá lỏng đã được đề cập trong phần trình bày hiện tượng
cát chảy (mục 7.8). Ứng xử của đất cát rất rời rạc trong hiện tượng cát chảy đã được mô tả khi
quan sát cát trong bể chứa chịu tác dòng thấm từ dưới lên (hình 7.12a) hoặc khi tác dụng của tải
trọng xung kích vào thành bể (hình 7.12c). Hiện tượng này cũng đã được giải thích về bản chất.
Khi cát rời bão hoà nước chịu tác dụng của biến dạng hoặc lực xung kích, cát có xu hướng giảm
thể tích. Điều này gây ra sự gia tăng của áp suất lỗ rỗng và dẫn tới sự suy giảm ứng suất hiệu quả
trong khối đất. Khi áp suất lỗ rỗng cân bằng với ứng suất hiệu quả thì cát mất toàn bộ cường độ,
và chuyển sang trạng thái hoá lỏng.
Những ví dụ về hiện tượng hoá lỏng đã được trình bày sơ lược trong phần 7.8 như sự phá
hoại của đập Ft. Peck, Montana và các khối trượt xuất hiện dọc hai bờ ở hạ lưu sông Mississipi.
Ở đây, hoá lỏng xảy ra trong điều kiện có những biến dạng tĩnh lớn (Casagrande, 1936a, 1950).
Bờ sông được cấu tạo bởi đất cát hạt mịn đều hạt rời rạc có thể hoá lỏng khi có những biến dạng
lớn như quá trình xói mòn làm bờ sông dốc đứng và những biến dạng gây gia tăng áp lực lỗ
rỗng. Hiện tượng đó được trình bày trong hình 11.15.

Một phần tử đất tại A cách mái dốc một khoảng nào đó ban đầu ở trạng thái ổn định hơn
phần tử tại B (điều kiện K0 - đã thảo luận ở mục trước). Khi xảy ra xói mòn ở chân sườn dốc,
ứng suất trong đất gia tăng, áp lực nước lỗ rỗng gia tăng và xảy ra hoá lỏng trong một vùng giới
hạn (hình 11.15a). Khi đất chảy xuống sông, nền đất ở đó sẽ chịu ứng suất phụ thêm và chúng
cũng có thể hoá lỏng (hình 11.15b). Theo cách này, quá trình hoá lỏng tiếp diễn đến khi đất đạt
tới trạng thái cân bằng với mái dốc rất thoải (hình 11.15c). Một số tính chất quan trọng của
những kiểu trượt khác nhau được liệt kê trong bảng 11-4. Những loại đất khác có thể bị trượt
cũng được thêm vào cột 2: khối cát đắp bằng thuỷ lực hoặc cát pha bụi là chất thải quặng. Như
đã đề cập trong mục 7.8, những công trình này được xây dựng với chất lượng kém hoặc giám sát
không kỹ lưỡng, và vì thế phá hoại kiểu hoá lỏng xảy ra khá phổ biến. Trong bảng 11-4 cũng cần
lưu ý đến thuộc tính cần thiết của biến dạng để xuất hiện chảy lỏng (cột 3). Những biến dạng này
có thể được tạo ra bằng cách gia tăng ứng suất tĩnh, giống như trường hợp bờ sông bị xói mòn
dẫn tới quá trình hoá lỏng, hoặc chúng có thể được tạo ra bởi các tải trọng động hoặc rung.
Những ví dụ cho loại tải trọng thứ hai đó là quá trình đóng cọc, nổ mìn, tải trọng của phương
tiện giao thông, máy móc, sóng biển và động đất. Những trận động đất lớn thường ảnh hưởng
trong phạm vi rộng, chúng có thể và đã từng gây ra hoá lỏng trong tầng trầm tích cát rời rạc bão
hoà nước với bề dày lớn (ví dụ, Seed và Idriss, 1967; Seed và Wilson, 1967).
Một hình thức hoá lỏng khác xảy ra do ứng suất tĩnh được gọi là chảy dẻo. Những tải
trọng có tính chu kỳ ở đây giống như tải trọng của động đất dẫn tới sự hình thành áp suất lỗ rỗng
trong cát bão hoà nước trạng thái chặt vừa đến chặt và gây ra những biến dạng có thể đo được
trong mẫu đất mà hiếm khi xuất hiện trong điều kiện tải trọng tĩnh; hiện tượng này trái ngược với
thuộc tính đã được mô tải bởi biểu đồ Peacock trong hình 11.10.
nhất.
Độ nhạy Đất bị ảnh hưởng bởi Đặc tính của biến dạng để xuất hiện Đặc tính và tốc Ví dụ về phá hoại
của đất với những loại trượt trên trượt độ phá hoại trượt
hoá lỏng trượt

Nhạy cao, Cát dạng khối; bột đá Những biến dạng nhỏ như xung Trượt tức thời Phá hoại trượt của
‘Loại A” kích động đất, nổ mìn, hoặc rung (trong vòng vài đường tàu hoả ở
ảnh hưởng đồng thời tới một khối phút) Hà Lan (1918);
đất lớn trượt đất bụi ở
Laurentian, Mts
Bảng 11-4 Trượt của các loại đất

Nhạy thấp, Cát sông; bột đá Những biến dạng lớn* được tạo ra Trượt tức thời Đập Ft. Peck (nền
“Loại B” đồng thời trong một thể tích lớn; ví (trong vòng vài cát sông và đập cát
dụ phá hoại cắt trong sét hoặc phút) đắp thuỷ lực
khoáng vật đá phiến sét bị di
chuyển vào trong lớp cát phía trên

Nhạy thấp, Cát sông; bột đá; bột Những biến dạng lớn được hình Hoá lỏng xảy ra Trượt bờ sông
“Loại C” hoặc sét dạng dải, sét thành dần dần dần dần; tời vài Mississipi; trượt ở
có độ nhạy rất cao giờ, phụ thuộc Hà lan; sét dạng
khi chế bị vào khối đất dải trong các hố
đào

* Theo A. Casagrande (1950)

+ Những biến dạng lớn có thể được hình thành bởi sự xuất hiện áp lực lỗ rỗng xâu nhập, ví dụ, trong sét dạng dải.
Tuy nhiên, những áp lực xâm nhập này chỉ là nguyên nhân gián tiếp của hoá lỏng trong các lớp bụi hoặc các lớp sét
siêu nhạy

của dung trọng và áp lực đẳng hướng. Hiển nhiên là đất cát rời rạc sẽ hoá lỏng ở số chu kỳ nhỏ
Do vậy những ứng suất có tính chu kỳ, nếu chúng đủ lớn và tác dụng đủ lâu (số các chu kỳ), có

suất tĩnh. Những thí nghiệm này, do Castro (1969) tiến hành, được trình bày trong hình 11.16, là
kết quả của 3 thí nghiệm CU và 1 thí nghiệm CD, tất cả đều được cố kết dưới áp lực đẳng hướng
qua nghiên cứu một số kết quả thí nghiệm cho thấy sự hoá lỏng của cát dưới tác dụng của ứng
Trước tiên sẽ tìm hiểu ứng xử của đất cát dưới tác dụng của tải trọng tuần hoàn thông
thể làm cho đất cát chặt vừa đến rất chặt bão hoà nước hoá lỏng dưới những điều kiện nhất định
400kPa. Độ chặt tương đối Dr của mỗi mẫu sau cố kết cũng được thể hiện trong hình bên cạnh
đường cong ứng suất - biến dạng của mỗi mẫu. Các mẫu này được gia tải dọc trục với các cấp
gia tăng nhỏ, không đổi theo từng phút.
Trong thí nghiệm A, mẫu có độ chặt tương đối nhỏ nhất, độ lệch ứng suất lớn nhất đạt
được là 200 kPa sau 15 phút, biến dạng dọc trục tương ứng là khoảng 1%. Sau đó, khi tác dụng
số gia tải trọng nhỏ tiếp theo thì mẫu đất ngay lập tức bị phá hoại – bị hoá lỏng – ứng suất giảm
từ 200 kPa xuống 30 kPa trong khoảng 2 giây với biến dạng là 5%, và ứng suất dừng ở đó trong
khi mẫu tiếp tục chảy. Cần lưu ý áp lực lỗ rỗng của mẫu A không đổi trong khi mẫu chảy. Tại
giá trị lớn nhất của áp lực lỗ rỗng này, ứng suất chính nhỏ nhất hiệu quả chỉ khoảng 15 kPa, và
nếu tính góc ma sát trong của đất tương ứng với các ứng suất này (sử dụng công thức 10-13 hoặc
11-1) thì nhận được giá trị φ’ = 300.
Vòng Morh ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả ở điểm ứng suất cực đại, trong khi chảy
và sau khi hoá lỏng, được trình bày trong hình 11.17. Kết quả này cũng được so sánh với kết quả
từ thí nghiệm CD trên mẫu cát cùng loại và có cùng độ chặt tương đối Dr. Cả hai thí nghiệm đều
cho góc ma sát trong của cát rời là 300, và cũng trùng với kết quả của Casagrande (1975), đây có
thể chỉ là một sự ngẫu nhiên. Trong bất cứ trường hợp nào thì vòng Morh ứng suất hiệu quả
tương ứng với điểm cực đại của độ lệch ứng suất luôn nằm dưới đường bao ứng suất phá hoại
hiệu quả.
Hình 11.17 là một minh hoạ khác cho sự khác biệt rất lớn về cường độ của đất cát, cường
độ phụ thuộc vào điều kiện thoát nước đã được thảo luận trong phần trước của chương này. Ở đó
cho thấy kết quả thí nghiệm CD và CU trên cùng một loại cát với cùng độ chặt tương đối và ứng
suất cố kết hiệu quả. Khi xem xét cường độ của cát sau khi hoá lỏng thì thấy có những sự khác
biệt rất lớn. Trong trượt, cát có thể chảy giống như một dung dịch rất đặc, và góc dốc cân bằng
có thể chỉ khoảng vài độ.
Bây giờ sẽ xem xét kết quả thí nghiệm trên mẫu B và C trong hình 11.15. Mẫu B (hình
11.16) có độ chặt tương đối Dr = 44% cũng hoá lỏng sau khi độ lệch ứng suất đạt giá trị cực đại
là 250 kPa với biến dạng khoảng 2% - sau đó thì mẫu đất chảy nhanh và dừng ở giá trị biến dạng
là 18%. Muốn mẫu lại chảy, chỉ cần tác dụng một tải trọng nhỏ lên piston. Lưu ý rằng áp suất lỗ
rỗng hình thành trong mẫu đất này trong quá trình hoá lỏng lớn hơn 300 kPa, và nếu tính góc ma
sát trong φ’ sẽ nhận được giá trị khoảng 320. Vì mẫu B chặt hơn mẫu A nên góc ma sát trong lớn
hơn là hợp lý. Mẫu C chặt hơn mẫu B một chút thì lại không xảy ra hoá lỏng. Rõ ràng là mẫu đất
tăng thể tích khi ứng suất dọc trục tăng khi đó áp suất lỗ rỗng giảm sau khi đạt giá trị cực đại.
Những thí nghiệm này cho thấy hoá lỏng xảy ra như thế nào dưới tác dụng của tải trọng tĩnh.
Trạng thái hoá lỏng của đất loại cát có thể giải thích bằng khái niệm hệ số rỗng tới hạn và có thể
sử dụng biểu đồ Peacock để dự báo ứng xử của chúng.
Những trận động đất ở Niigata, Nhật Bản năm 1964, và Anchorage, Alaska, đã hướng
các đề tài nghiên cứu tới các vấn đề sụt lún mặt đất và phá huỷ do tải trọng động đất của đất cát
bão hoà nước. Giáo sư H. B. Seed và các sinh viên của ông tại Đại học Califonia ở Berkeley đã
bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này, sử dụng cả thí nghiệm nén ba trục chu kỳ cố kết đẳng hướng
và dị hướng, không thoát nước để mô phỏng tải trọng động đất. Có thể nhận được những kết quả
rõ ràng hơn khi tiến hành nhiều thí nghiệm theo một hệ thống trong đó các biến số được sử dụng
để kiểm soát ứng xử chu kỳ của đất cát. Biểu đồ Peacock cho thấy độ chặt tương đối ban đầu và
áp lực đẳng hướng hiệu quả là hai tham số quan trọng. Thêm vào đó, độ lớn và số chu kỳ của
ứng suất gây ra phá hoại đã được nghiên cứu. Một số định nghĩa về phá hoại đã được sử dụng,
như phần trăm biến dạng tuần hoàn và khi hệ số áp lực lỗ rỗng (∆u/σ’3c) bằng 1.
Các kết quả điển hình từ thí nghiệm nén ba trục chu kỳ không thoát nước cố kết đẳng
hướng trên đất cát rời được thể hiện trong hình 11.18 (Seed và Lee, 1966). Chín chu kỳ đầu tiên
của ứng suất tác dụng lên mẫu đất chỉ phát triển biến dạng rất nhỏ, cho dù áp suất lỗ rỗng tăng từ
từ. Sau đó, áp suất lỗ rỗng tăng đột ngột ngang bằng với áp lực nén đẳng hướng ở giữa chu kỳ
thứ chín và mười của ứng suất, và mẫu đất phát triển biến dạng rất lớn trong những chu kỳ tiếp
theo. Quan sát cho thấy mẫu đất trong điều kiện lỏng thì các biến dạng biến đổi lớn. Sự phá hoại
tức thời hay hoá lỏng cũng đã được quan tâm. Trong một số thí nghiệm, mẫu đất thể hiện biến
dạng rất nhỏ, ngay cả sau một số tương đối lớn chu kỳ ứng suất – sau đó đất có thể hoá lỏng
ngay lập tức chỉ với một hoặc hai chu kỳ ứng suất sau đó. Nhìn chung, thí nghiệm cho thấy đất
cát rời thường ứng xử như mong đợi.
Tuy nhiên, khi thí nghiệm với đất cát chặt, kết quả thu được tương đối bất ngờ. Kết quả
điển hình từ thí nghiệm nén ba trục trên cùng một loại đất cát như sử dụng trong hình 11.18 và ở
cùng điều kiện áp lực cố kết hiệu quả như trong hình 11.19. Độ chặt tương đối ở đây là 78% thay
vì 38% như trong thí nghiệm trước.
Trong 10 chu kỳ đầu, biến dạng dọc trục rất nhỏ, nhưng áp lực nước lỗ rỗng gia tăng đều. Ở chu
kỳ thứ 13, áp lực lỗ rỗng trong giây lát cân bằng với áp lực đẳng hướng khi độ lệch ứng suất
chính bằng không ở chu kỳ này; do đó, áp lực đẳng hướng hiệu quả trong giây lát là bằng không.
Cho dù ứng suất hiệu quả bằng không trong thời điểm nào đó của chu kỳ, mẫu vẫn có khả năng
chịu ứng suất chu kỳ phụ thêm. Như có thể nhận thấy trong hình 11.19, độ lớn của biến dạng nhỏ
hơn 10% sau 20 chu kỳ, và mẫu không phá hoại như trong trường hợp cát rời. Dựa trên kết quả
những thí nghiệm khác, Seed và Lee (1966) cũng thấy rằng áp lực đẳng hướng càng nhỏ thì hoá
lỏng càng dễ xảy ra, hay ở đây gọi là linh động chu kỳ. Nói cách khác, sự gia tăng ứng áp lực
đẳng hướng hiệu quả sẽ làm suy giảm khả năng linh động chu kỳ của cát.
Những biến số ảnh hưởng đến tính linh động chu kỳ của đất cát bão hoà nước được trình
bày trong hình 11.20a, ở đó thể hiện quan hệ giữa ứng suất chu kỳ cực đại với log của số chu kỳ.
Có thể nhận thấy rằng khi ứng suất cực đại suy giảm, cần nhiều chu kỳ ứng suất để phá huỷ mẫu.
Nếu độ chặt tương đối hoặc/và áp lực đẳng hướng hiệu quả gia tăng thì sẽ cần ứng suất chu kỳ
lớn hơn để phá huỷ mẫu ứng với số chu kỳ xác định. Nói cách khác, cần số chu kỳ ứng suất lớn
hơn để gây ra phá hoại cho cùng một trạng thái ứng suất. Định nghĩa về ứng suất chu kỳ được
trình bày trong hình 11.20b cho cả thí nghiệm nén ba trục chu kỳ và cắt phẳng ứng suất chu kỳ.
Thí nghiệm cắt phẳng ứng suất chu kỳ dường như sát hơn với điều kiện ứng suất thực tế ngoài
hiện trường. Sự khác nhau về điều kiện ứng suất trong hai thí nghiệm này là chủ đề của nhiều đề
tài nghiên cứu (ví dụ, Seed và Peacock, 1971; Finn và những người khác, 1971; Park và Silver,
1975; và Castro, 1975).
Những nhân tố khác có ảnh hưởng tới kết quả của thí nghiệm ứng suất tuần hoàn cho cát
bão hoà cũng đã được tìm ra. Một trong những nhân tố đáng kể nhất có lẽ đó là phương pháp
chuNn bị mẫu và cấu trúc của đất (Mulilis và nnk, 1975; Ladd, 1977). Những nhân tố ảnh hưởng
khác bao gồm lịch sử biến dạng chu kỳ trước đây (ví dụ do động đất trước đó), hệ số áp lực đẳng
hướng của đất, K0, và hệ số quá cố kết của đất trầm tích (Seed, 1979). Với một trạng thái ứng
suất chu kỳ cho trước, khi giá trị K0 hoặc OCR gia tăng thì cần số chu kỳ lớn hơn để có thể phá
huỷ mẫu đất. Ứng suất trước hoặc biến dạng trước cũng đưa đến kết quả tương tự.
Rất khó khăn để có thể nhận biết đất cát chặt có thể hoá lỏng dưới tác dụng của tải trọng
chu kỳ. Như đã thảo luận trong chương này, cát chặt có xu hướng tăng thể tích (nở), điều đó có
nghĩa là áp suất lỗ rỗng giảm và ứng suất hiệu quả tăng. Câu hỏi đặt ra là có khả năng xảy ra
điều ngược lại không? Hơn nữa, như đã thể hiện trong biểu đồ Peacock (hình 11.10), khi gia tăng
ứng suất đẳng hướng hiệu quả lên mẫu cát chặt có thể gây ra trạng thái “rời rạc” của đất; do đó
sẽ làm gia tăng (hơn là giảm) khả năng hoá lỏng.
Nghiên cứu của Castro (1969 và 1975) dường như đã trả lời cho những điều bất thường đó. Bằng
cách đo đạc rất cNn thận sự phá hoại của các mẫu nén ba trục chu kỳ, Castro đã phát hiện sự thiết
lập lại độ Nm và hệ số rỗng của mẫu đất tại thời điểm phá hoại. Các mẫu đất bị ngắn lại và phình
ra ở phần đỉnh, và độ chặt tương đối biến đổi mạnh trong mẫu. Những nguyên nhân gây ra trạng
thái này rất phức tạp và được thảo luận bởi Casagrande (1975) và Castro (1969 và 1975). Nghiên
cứu của Castro dường như đã giải thích về sự khác biệt cơ bản của hai hiện tượng: (1) hoá lỏng
truyền thống của cát rời, vấn đề này đã được trình bày và mọi người đều hiểu rõ, và (2) hiện
tượng được gọi là linh động chu kỳ của đất xảy ra ở thí nghiệm nén ba trục hoặc cắt phẳng ứng
suất chu kỳ trong phòng.

Hai hiện tượng này được trình bày trong hình 11.21, tương tự như hình 11.7. Hình này
giống như nhìn từ dưới lên biểu đồ Peacock trên mặt phẳng WOP. “Đường trạng thái ổn định”
thể hiện quan hệ giữa hệ số rỗng giới hạn và ứng suất hiệu quả sau khi hoá lỏng. Đất có hệ số
rỗng và ứng suất hiệu quả nằm phía trên và bên phải của đường trạng thái ổn định thì co ngót
hoặc rời rạc và như vậy đất dễ bị hoá lỏng. Ví dụ, khi ứng suất bắt đầu từ điểm C thì trong mẫu
đất sẽ phát triển áp lực nước lỗ rỗng dư dương khá lớn và kết thúc tại điểm A trên đường trạng
thái ổn định, ở đó mẫu đất không còn thể hiện xu hướng thay đổi thể tích. Mặt khác, mẫu cát
chặt ban đầu ứng suất tại điểm D phía dưới đường trạng thái ổn định, nếu chịu ứng suất cắt tuần
hoàn, sẽ di chuyển về phía điểm B ứng suất hiệu quả bằng không. Đây là điều kiện của linh động
tuần hoàn đã định nghĩa ở trên. Nếu cũng mẫu đất đó chịu tác dụng của tải trọng tĩnh trong thí
nghiệm nén ba trục thông thường, thì điểm D sẽ di chuyển về hướng ngược lại hướng về đường
trạng thái ổn định. Mẫu đất này ứng xử như mô tả trong phần 11.5 cho cát chặt bão hoà khi nén
không thoát nước. Lưu ý rằng không hề có sự mâu thuẫn về ứng xử này của đất. Hình 11.12 thể
hiện đường trạng thái ổn định của một số loại cát điển hình. Những sự khác biệt giữa hoá lỏng và
linh động tuần hoàn đã được tổng kết bởi Castro và Poulos (1977) trong bảng 11-5.
Tuy nhiên, chủ đề này không dừng tại đây. Những kết quả của thí nghiệm nén ba trục
ứng suất tuần hoàn và những kinh nghiệm về vấn đề này vẫn có thể tiếp tục được sử dụng.
Mulilis và những người khác (1975) đã thực hiện thí nghiệm nén ba trục ứng suất tuần hoàn trên
mẫu các mẫu cát có độ chặt tương đối biến đổi từ 50% đến 90% và hệ số ứng suất tuần hoàn
(τ/σ’v0) từ 0.2 đến 0.5 (những giá trị độ chặt và hệ số ứng suất này bao phủ phần lớn những điều
kiện xảy ra trong thực tế). Họ tìm ra rằng “…không có tác động rõ ràng đến biến dạng không đều
hay phân bổ lại độ Nm trong các mẫu đất trước khi phát triển” phá hoại (Seed, 1979). Sau phá
hoại, những điều kiện không đồng nhất (co lại, phình ra) như Castro đã quan sát đã được cảnh
báo. Những kết quá đó ám chỉ rằng thí nghiệm nén ba trục ứng suất tuần hoàn (thực hiện cNn
thận) trong thực tế có thể sử dụng để đánh giá ứng xử của đất ở điều kiện hiện trường bằng cách
hiệu chỉnh thích hợp giá trị K0 hoặc sử dụng thí nghiệm cắt phẳng có hiệu chỉnh (Seed, 1979).
Làm gì để tránh phá hoại do hoá lỏng? Trong trường hợp tĩnh của các mái dốc tự nhiên,
quan trắc áp lực nước lỗ rỗng ngoài hiện trường bằng piezometer có thể cho thấy một số dấu
hiệu về sự mất ổn định sắp xảy ra. Quan sát xói mòn và những khối trượt nhỏ dọc bờ sông cũng
có thể giúp ích. Nếu vấn đề liên quan đến động đất thì không thể kiểm soát được số chu kỳ hoặc
ứng suất tuần hoàn trong đất. Tuy nhiên có thể tăng độ chặt của đất ngoài hiện trường bằng cách
bóc bỏ và thay thế cát rời hoặc đầm chặt cát rời bằng kỹ thuật đã trình bày trong chương 5.
Tương tự như vậy, đắp đất gia tải tạm thời hoặc đắp đê trên nền cát bão hoà sẽ làm gia tăng ứng
suất hiệu quả và sẽ giảm nguy cơ hoá lỏng (hoặc ít nhất là tính linh động tuần hoàn!). Cuối cùng
là có thể hạ thấp mực nước dưới đất bằng cách bơm hút nước hoặc tiêu thoát nước để làm giảm
khả năng hoá lỏng của đất.
Rõ ràng, hiện tượng hoá lỏng trong trầm tích cát rời bão hoà nước là có thực và không
nên bỏ qua, đặc biệt với những công trình quan trọng như đập và nhà máy thuỷ điện. Dù không
có được tất cả các câu trả lời nhưng may mắn là nghiên cứu vẫn tiếp tục và các quá trình thiết kế
thực tế đang hoàn thiện (Seed, 1979).
Bảng 11-5 Những sự khác biệt giữa hoá lỏng và linh động chu kỳ*
Hoá lỏng Linh động chu kỳ
Tổng quát Phần lớn xNy ra trong cát hạt Đất ở bất kỳ trạng thái nào có
mịn rời rạc, sạch, đều hạt. thể phát triển linh động chu
Tải trọng tĩnh có thể gây hoá kỳ trong phòng thí nghiệm
lỏng. Các tải trọng chu kỳ nếu ứng suất chu kỳ đủ lớn.
gây ra ứng suất cắt lớn hơn
độ bền ổn định của đất cũng
có thể gây ra hoá lỏng.
Ảnh hưởng của σ’3c tới Nếu xảy ra hoá lỏng, tăng Tăng σ’3c hay tăng tải trọng
σ’1c/σ’3c ở hệ số rỗng σ’3c gây ra các biến dạng lớn chu kỳ để tạo tính linh động
không đổi hơn. Độ lớn và số chu kỳ của chu kỳ. Nhưng hệ số linh
tải trọng cần thiết để xNy ra động chu kỳ thường giảm khi
hoá lỏng tăng theo σ’3c. Tải tăng σ’3c
trọng chu kỳ nhỏ hơn cường
độ ổn định của đất thì không
thể gây ra hoá lỏng nhưng có
thể gây ra tính linh động chu
kỳ
Ảnh hưởng của σ’1c/σ’3c ở Cần những tải trọng tăng Ở những loại đất mà có hệ số
hệ số rỗng và σ’3c không thêm nhỏ hơn để gây ra hoá thấm tốt, tăng σ’1c/σ’3c
đổi. lỏng khi σ’1c/σ’3c tăng. Khi dường như dẫn tới những
ứng suất linh động chu kỳ
σ’1c/σ’3c lớn, đất kém ổn nhỏ hơn một chút, xu hướng
định hơn và có thể, ở mức độ đó là hợp lý. Trong những
cao nhất, nhạy cảm với “hoá đất cát sạch, ứng suất chu kỳ
lỏng tức thời” linh động tăng với σ’1c/σ’3c.
Kết quả bất thường này đối
với cát sạch được cho rằng
do lỗi thí nghiệm vì sự phân
bố lại hệ số rỗng trong các
mẫu thí nghiệm.
*Theo Castro và Poulos (1977).
(σ 1 − σ 3 ) / 2
, trong đó (s1-s3) là độ lệch ứng suất động chính, hay ứng suất linh động tuần
σ '3c
hoàn.
Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, những thiết kế hiện tại chờ đợi thí nghiệm phù
hợp dưới những điều kiện tải trọng hiện trường (động đất).

11.9 Những đặc trưng ứng suât - biến dạng và cường độ của đất
dính bão hoà
Điều gì xảy ra khi ứng suất cắt tác dụng lên các loại đất dính bão hoà? Hầu hết phần còn
lại của chương này đề cập đến câu hỏi này. Nhưng trước tiên, hãy cùng nhau xem lại những gì
xNy ra khi cát bão hoà nước bị cắt.
Ví dụ, xuất phát từ những thảo luận trước cho biết là sự thay đổi thể tích của đất có thể
xảy ra trong thí nghiệm thoát nước, và đó chính là nguyên nhân của sự thay đổi thể tích, nở thể
tích hay nén chặt, phụ thuộc vào độ chặt tương đối cũng như áp lực đẳng hướng. Nếu mẫu bị cắt
trong điều kiện không thoát nước thì sự thay đổi thể tích có chiều hướng gây ra áp lực lỗ rỗng
trong cát.
Về cơ bản, điều tương tự cũng xảy ra khi đất sét bị cắt. Trong thí nghiệm cắt thoát nước,
sự thay đổi thể tích là nở ra hay nén lại không chỉ phụ thuộc vào độ chặt và áp lực đẳng hướng
mà còn phụ thuộc vào lịch sử ứng suất của đất. Tương tự như vậy, trong thí nghiệm cắt không
thoát nước áp lực lỗ rỗng phát triển phụ thuộc phần lớp vào trạng thái đất cố kết thông thường
hay quá cố kết.
Nhìn chung, các loại tải trọng tác dụng nhanh hơn sự thoát của nước ra khỏi lỗ rỗng của
đất sét, và vì vậy hình thành áp lực thuỷ tĩnh hay áp lực lỗ rỗng dư. Nếu tải trọng tác dụng như
trên mà mẫu không bị phá hoại thì áp lực lỗ rỗng tiêu tán và thay đổi thế tích phát triển, quá trình
đó được gọi là cố kết (chương 8 và 9). Sự khác biệt cơ bản trong ứng xử của cát và sét, như đã đề
cập khi thảo luận về tính nén lún của đất (chương 8), đó là thời gian xảy ra sự thay đổi thể tích
của đất. Thời gian phụ thuộc hoàn toàn vào sự khác biệt về tính thấm nước giữa cát và sét, hay là
một hàm của tính thấm nước. Vì đất dính có tính thấm nước nhỏ hơn rất nhiều so với đất cát và
cuội sỏi nên cần thời gian dài hơn để nước thấm vào hoặc ra khỏi khối đất dính.
Bây giờ sẽ tìm hiểu điều gì xảy ra với tải trọng như vậy và phá hoại cắt sắp xảy ra? Do
(theo định nghĩa) nước lỗ rỗng không có khả năng kháng lại ứng suất cắt nên toàn bộ ứng suất
cắt bị kháng lại bởi các hạt đất. Nói cách khác, cường độ kháng cắt của đất chỉ phụ thuộc vào
ứng suất hiệu quả mà không phụ thuộc vào áp lực nước lỗ rỗng. Điều đó không có nghĩa là áp
lực lỗ rỗng hình thành trong đất là không quan trọng. Ngược lại, khi ứng suất tổng thay đổi bởi
những lực ngoài thì áp lực nước lỗ rỗng cũng thay đổi, và trước khi đạt được trạng thái cân bằng
của các ứng suất hiệu quả thì mất ổn định có thể xảy ra. Những quan sát này đưa đến hai hướng
tiếp cận khác nhau cơ bản trong giải quyết các bài toán ổn định trong địa kỹ thuật: (1) cách tiếp
cận ứng suất tổng và (2) cách tiếp cận ứng suất hiệu quả. Ở cách tiếp cận ứng suất tổng, trong thí
nghiệm cắt phẳng không cho phép nước thoát ra, và đưa ra giả thiết áp lực nước lỗ rỗng và vì
vậy ứng suất hiệu quả trong mẫu thí nghiệm đúng với ứng suất ngoài hiện trường. Phương pháp
phân tích ổn định này được gọi là phân tích ứng suất tổng, và nó sử dụng sức kháng cắt tổng hay
sức kháng cắt không thoát nước τf của đất. Sức kháng cắt không thoát nước có thể được xác định
bằng thí nghiệm trong phòng hoặc thí nghiệm hiện trường. Nếu sử dụng những thí nghiệm hiện
trường như cắt cánh, xuyên côn Hà lan, hoặc thí nghiệm nén thì chúng phải được tiến hành đủ
nhanh để điều kiện không thoát nước xảy ra ở hiện trường.
Cách tiếp cận thứ hai để tính toán ổn định của nền móng công trình, công trình đắp, mái
dốc, vv…, sử dụng sức kháng cắt dưới dạng ứng suất hiệu quả. Trong cách tiếp cận này, phải đo
hoặc đánh giá áp lực thuỷ tĩnh dư cả ở trong phòng và ngoài hiện trường. Sau đó, nếu biết hoặc
có thể đánh giá được ứng suất ban đầu và ứng suất tổng thì có thể tính ứng suất hiệu quả tác
dụng trong đất. Vì lẽ đó nên tin rằng sức kháng cắt và trạng thái ứng suất - biến dạng của đất
được kiểm soát hoặc được xác định bằng ứng suất hiệu quả, cách tiếp cận thứ hai thoả mãn hơn
về mặt lý luận. Nhưng nó có những hạn chế thực tiễn của nó. Ví dụ, việc đánh giá hoặc đo đạc
áp lực lỗ rỗng, đặc biệt ở ngoài hiện trường, không dễ dàng chút nào. Phương pháp phân tích ổn
định này được gọi là phân tích ứng suất hiệu quả, và dựa trên sức kháng cắt thoát nước hoặc sức
kháng cắt dưới dạng ứng suất hiệu quả. Sức kháng cắt thoát nước thông thường chỉ được xác
định bằng các thí nghiệm trong phòng.
Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, thí nghiệm nén ba trục đã được trình bày trong phần 10.5,
có những điều kiện giới hạn về thoát nước trong thí nghiệm mô phỏng các trạng thái thực ngoài
hiện trường. Có những điều kiện thí nghiệm như sau: cắt cố kết - thoát nước (CD – consolidated
drained), cố kết – không thoát nước (CU – consolidated undrained), không cố kết – không thoát
nước (UU – unconsolidated undrained). Cũng rất thích hợp để mô tả thuộc tính của đất dính ở
những điều kiện giới hạn thoát nước. Không khó để chuyển những điều kiện thí nghiệm này sang
những trạng thái hiện trường cụ thể có điều kiện thoát nước tương tự.
Phần 10.5 đã nói rằng thí nghiệm cắt không cố kết – thoát nước (UD) là một thí nghiệm
không có ý nghĩa. Thứ nhất là vì nó mô phỏng tình huống không thực thế. Thứ hai là không thể
diễn giải được thí nghiệm vì trong quá trình cắt xảy ra thoát nước, và không thể tách ra những
ảnh hưởng của áp lực đẳng hướng và ứng suất cắt.
Như đã làm với đất cát, ứng xử của đất dính khi cắt trong thí nghiệm cắt ba trục sẽ được
thảo luận. Có thể hình dung một mẫu đất trong đẳng hướng ba trục đại diện cho một phân tử đất
điển hình ngoài hiện trường dưới những điều kiện thoát nước khác nhau và theo những đường
ứng suất khác nhau. Theo cách này, hy vọng sẽ thu nhận được một số hiểu biết về ứng xử của đất
dính khi cắt, cả trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Nhớ rằng phần thảo luận tiếp theo
đã được đơn giản hoá, và ứng xử của đất ngoài thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều. Phần cuối chương
này sẽ đề cập một số trong những điều phức tạp này. Các tài liệu tham khảo cơ bản bao gồm
Leonards (1962), Hirschfeld (1963), và Ladd (1964 và 1971b), cũng như các bài giảng của giáo
sư H. B. Seed và S. J. Poulos.
11.9.1 Thí nghiệm cố kết – thoát nước (CD)
Thí nghiệm CD đã được mô tả khi thảo luận độ bền của cát trong phần đầu của chương
này. Một cách ngắn gọn, thí nghiệm này là để cố kết mẫu đất ở một số trạng thái ứng suất phù
hợp với trạng thái ứng suất hiện trường hoặc thiết kế. Ứng suất cố kết có thể là đẳng hướng (ứng
suất các hướng bằng nhau) hoặc dị hướng (ứng suất các hướng khác nhau). Trường hợp thứ hai
này nói một cách khác là mẫu đất chịu tác dụng bởi độ lệch ứng suất hoặc (từ các vòng Morh)
một ứng suất cắt. Khi quá trình cố kết kết thúc, phần “C” của thí nghiệm CD đã hoàn thành.
Trong phần “D”, các van thoát nước vẫn mở và tác dụng độ lệch ứng suất một cách từ từ
đủ để không phát triển áp lực nước lỗ rỗng dư trong quá trình thí nghiệm. Giáo sư A. Casagrande
gọi thí nghiệm này là thí nghiệm S-test (S chỉ “Slow – thí nghiệm “chậm”).
Trong hình 11.23 thể hiện ứng suất tổng, trung hoà, và hiệu quả trong thí nghiệm nén CD
tại thời điểm kết thúc cố kết, trong quá trình gia tải, dọc trục và tại thời điểm phá hoại. Chỉ số v
và h ký hiệu phương thẳng đứng và phương ngang; c là cố kết. Đối với thí nghiệm nén một trục
truyền thống, ứng suất cố kết ban đầu là đẳng hướng. Vì vậy σv = σh = σ’3c áp lực buồng luôn
không đổi trong suốt quá trình tác dụng ứng suất dọc trục ∆σ. Trong thí nghiệm nén một trục,
∆σ = σ1 – σ3, và tại thời điểm phá hoại ∆σf = (σ1 – σ3)f. Ứng suất dọc trục có thể được áp dụng
bằng cách tăng thêm các cấp tải trọng lên pittong (gia tải có kiểm soát) hoặc qua một hệ thống
mô tơ truyền tải gây biến dạng mẫu với tốc độ không đổi (được gọi là thí nghiệm biến dạng tốc
độ không đổi).
Lưu ý rằng ở mọi thời điểm trong thí nghiệm CD, áp lực nước lỗ rỗng cần thiết phải bằng
không. Điều này có nghĩa là ứng suất tổng trong thí nghiệm thoát nước luôn bằng với ứng suất
hiệu quả. Do đó σ3c = σ’3c = σ3f = σ’3f, và σ1f = σ’1f = σ’3c + ∆σf. Nếu mẫu chịu tác dụng của ứng
suất cố kết dị hướng thì σ1f = σ’1f bằng với σ’1c + ∆σf.
Đường cong ứng suất - biến dạng điển hình và đường cong quan hệ giữa thay đổi thể tích
với biến dạng cho mẫu đất sét chế bị hay đầm chặt được thể hiện trong hình 11.24. Hai mẫu đất
mặc dù thí nghiệm với cùng một cấp áp lực đẳng hướng, mẫu đất quá cố kết có cường độ cao
hơn mẫu đất sét cố kết thường. Cũng cần lưu ý rằng mẫu đất quá cố kết có môđun tổng biến
dạng lớn hơn và phá hoại [với thí nghiệm ba trục, Ds lớn nhất bằng (σ1-σ3)f] xảy ra với biến
dạng nhỏ hơn so với mẫu cố kết thường. Ứng xử của đất sét khi cắt tương tự như ứng xử cắt
thoát nước của đất cát. Trong khi cắt đất sét quá cố kết tăng thể tích còn đất sét cố kết thường lại
nén chặt hoặc cố kết khi cắt. Cũng tương tự như ứng xử của đất cát: đất sét cố kết thường ứng xử
tương tự đất cát rời, trong khi đó đất sét quá cố kết ứng xử giống như đất cát chặt.
Trong thí nghiệm ba trục CD, các đường ứng suất là đường thẳng khi giữ không đổi một
trong các ứng suất và thay đổi ứng suất khác. Các đường ứng suất thoát nước điển hình được thể
hiện trong hình 10.22 cho bốn tình huống thiết kế thông thường mà có thể mô phỏng trong thí
nghiệm ba trục. Đường ứng suất cho thí nghiệm nén một trục được thể hiện trong hình 11.23 là
đường thẳng AC.
Các đường bao phá hoại Morh từ các kết quả thí nghiệm CD cho đất sét điển hình được
trình bày trong hình 11.25 và 11.26b. Đường bao phá hoại của mẫu đất sét chế bị cũng như mẫu
đất sét nguyên dạng cố kết thường được thể hiện trong hình 11.25. Dù chỉ thể hiện duy nhất một
vòng Morh (thể hiện trạng thái ứng suất tại thời điểm phá hoại trong hình 11.23), cần kết quả của
ba hoặc nhiều hơn ba thí nghiệm CD trên các mẫu đất giống hệt nhau với áp lực cố kết khác
nhau để vẽ đường bao phá hoại Morh.
Nếu ứng suất cố kết biến đổi trong phạm vi rộng hoặc các mẫu không cùng độ Nm, độ chặt, lịch
sử ứng suất ban đầu thì ba vòng Morh phá hoại sẽ không cho chính xác đường bao phá hoại là
một đường thẳng mà chỉ là một đường trung bình gần như thẳng. Độ dốc của đường bao xác
định thông số cường độ Morh-Coulomb, φ’-góc ma sát trong, dưới dạng ứng suất hiệu quả. Khi
kéo dài đường bao phá hoại thì sẽ cắt trục ứng suất cắt với giá trị nhỏ. Vì vậy, trong tất cả các
ứng dụng thực tiễn, thường giả thiết rằng thông số c’- lực dính của đất sét cố kết thông thường
chưa xi măng hoá là bằng không.
Đối với đất sét quá cố kết thì thông số c’ lớn hơn không, như trong hình 11.26b. Phần
quá cố kết của đường bao phá hoại (DEC) nằm trên đường bao cố kết thường (ABCF). Phần
DEC này của đường bao phá hoại Morh được gọi là dốc tiền cố kết. Đường cong quan hệ e và σ’
trong hình 11.26a giải thích cho đặc tính này của đất. (khi vẽ đường cong nén sơ cấp thì phần
lõm hướng lên trên như trong hình 8.4.) Giả sử bắt đầu cố kết một mẫu đất sét trầm tích có độ
Nm rất cao và hệ số rỗng cao. Khi tiếp tục tăng ứng suất dọc trục tới điểm A trên đường cong nén
sơ cấp và tiến hành thí nghiệm nén ba trục CD (dĩ nhiên có thể làm tương tự với một thí nghiệm
cắt trực tiếp CD.) Cường độ của mẫu được cố kết tại điểm A trên đường cong nén sơ cấp tương
ứng với điểm A trên đường bao phá hoại Morh cho đất cố kết thường trong hình 11.26b. Nếu
tiến hành cố kết và thí nghiệm một mẫu tương tự được gia tăng ứng suất tới điểm B thì có thể
nhận được cường độ của đất, cũng cố kết thường, tại điểm B trên đường bao phá hoại trong hình
11.26b. Nếu lặp lại quá trình tới điểm C (σ’p là ứng suất tiền cố kết), sau đó giảm tải, tới điểm D,
sau đó gia tải tới điểm E và cắt thì thu được cường độ của đất thể hiện tại điểm E trong hình phía
dưới. Lưu ý rằng sức kháng cắt của mẫu tại E lớn hơn tại B, mặc dù ứng suất cố kết như nhau tại
những điểm đó. Lý do dẫn đến sức kháng cắt tại E lớn hơn tại B bởi vì thực tế là tại E mẫu có độ
Nm thấp hơn, hệ số rỗng nhỏ hơn, và vì thế mẫu chặt hơn tại B, như trong hình 11.26a. Nếu một
mẫu khác được gia tải tới C, giảm tải tới D, gia tải lại tới E và C và tiếp tục tới F thì có cường độ
của đất tại điểm F như trong hình. Lưu ý rằng bây giờ nó trở lại đường cong nén sơ cấp và đường
bao phá hoại cố kết thường. Những ảnh hưởng của giảm tải và cố kết lại đã bị loại bỏ bởi tải
trọng tăng tới điểm F. Khi tải trọng tác dụng lớn hơn nhiều so với áp lực tiền cố kết σ’p thì không
cần quan tâm đến lịch sử ứng suất của đất nữa.

11.9.2 Giá trị đặc trưng của các thông số sức kháng cắt thoát nước
Những đường bao phá hoại Morh trong hình 11.25 và 11.26 không chỉ ra bất kỳ giá trị
định lượng nào cho thông số sức kháng cắt hiệu quả φ’. Giá trị trung bình của φ’ cho đất sét
nguyên dạng biến đổi trong khoảng 200 cho đất sét cố kết thường, lên tới 300 hoặc hơn với đất
sét chứa bụi và cát. Giá trị φ’ cho đất sét đã nén chặt thường khoảng 250 hoặc 300 và đôi khi lên
tới 350. Như đã đề cập ở phần trước, giá trị c’ đối với đất sét cố kết thường chưa xi măng hoá rất
nhỏ và có thể bỏ qua trong thực tế. Nếu đất quá cố kết thì φ’ có thể nhỏ hơn và c’ lớn hơn đối với
phần cố kết thường của đường bao phá hoại (xem hình 11.26b). Theo Ladd (1971b), đối với đất
sét quá cố kết chưa xi măng hoá tự nhiên với áp lực tiền cố kết nhỏ hơn 500 đến 1000 kPa, c’ sẽ
có thể nhỏ hơn 5 đến 10 kPa tại các ứng suât thấp. Đối với đất sét đầm chặt ở ứng suất nhỏ, c’ sẽ
lớn hơn rất nhiều do ứng suất trước gây ra bởi quá trình đầm chặt. Khi phân tích ổn định, các
thông số ứng suất hiệu quả Morh-Coulomb φ’ và c’ được xác định trong phạm vi biến đổi của
ứng suất pháp hiệu quả đúng như ở ngoài hiện trường.
Quan sát chỉ ra rằng (ví dụ, Kenney, 1959) không có nhiều khác biệt giữa φ’xác định trên
mẫu nguyên dạng hoặc mẫu chế bị có cùng độ Nm. Dường như để φ’ đạt giá trị cực đại cần có
biến dạng rất lớn phá vỡ kiến trúc của đất và gần như các hạt đất xắp xếp lại trong phạm vi mặt
phẳng phá hoại.
Các quan hệ thực nghiệm giữa φ’ và chỉ số dẻo của đất sét cố kết thường được trình bày
trong hình 11.27. Các quan hệ này dựa trên công trình nghiên cứu của Kenney (1959), Bjerrum
và Simons (1960), U.S. Navy (1971), và Ladd và nnk (1977). Vì có sự phân tán đáng kể các giá
trị xung quanh “đường trung bình” nên cần chú ý khi sử dụng quan hệ này. Tuy nhiên, hình
11.27 hữu ích cho những đánh giá sơ bộ và kiểm tra các kết quả thí nghiệm trong phòng.
11.9.3 Sử dụng sức kháng cắt CD (cố kết-thoát nước) trong ứng dụng thực tế.
Trong trường hợp nào thì sử dụng sức kháng cắt của đất xác định từ thí nghiệm CD? Như đã đề
cập, những điều kiện thoát nước giới hạn mô phỏng trong thí nghiệm ba trục là có liên quan đến
những điều kiện thực tế. Những điều kiện cố kết, thoát nước (CD) là giới hạn nhất với trường
hợp thấm ổn định dài hạn trong đập đất và ổn định dài hạn của hố đào hoặc mái dốc trong đất sét
mềm và sét cứng. Những ví dụ về phân tích CD được thấy trong hình 11.28. Có thể tìm những
phân tích ổn định này trong các sách về kỹ thuật nền móng và đập đất.
Cần phải lưu ý rằng, không dễ để tiến hành một thí nghiệm CD trên mẫu đất sét trong
phòng thí nghiệm. Để đảm bảo không tạo ra áp lực lỗ rỗng trong mẫu đất khi cắt đối với đất có
hệ số thấm rất nhỏ, tốc độ gia tải phải rất chậm. Thời gian cần thiết để mẫu bị phá hoại dao động
từ một ngày đến vài tuần (Bishop và Henkel, 1962). Thời gian dài như thế gây ra những vấn đề
trong quá trình thí nghiệm như các van, nắp, màng bao mẫu bị rò rỉ. Vì có thể đo được áp lực lỗ
rỗng hình thành trong thí nghiệm cố kết – không thoát nước (CU) và bằng cách đó tính được ứng
suất hiệu quả trong mẫu, nên thí nghiệm CU thích hợp hơn để xác định các thông số cường độ
hiệu quả. Do đó thí nghiệm nén ba trục CD không phổ biến nhiều trong phần lớn các phòng thí
nghiệm đất.

11.9.4 Thí nghiệm nén ba trục cố kết – không thoát nước (CU)
Như tên gọi, trước tiên, mẫu đất được cố kết (mở các van thoát nước) dưới tác dụng của ứng suất
cố kết yêu cầu. Như đã đề cập, ứng suất cố kết có thể đẳng hướng hoặc dị hướng. Sau khi quá
trình cố kết kết thúc, đóng các van thoát nước, và mẫu đất được gia tải tới khi phá hoại trong
điều kiện cắt không thoát nước. Thường thường, có thể đo được áp lực nước lỗ rỗng phát triển
trong quá trình cắt, và có thể tính được cả ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả trong quá trình cắt
và tại thời điểm phá hoại. Vì vậy thí nghiệm này có thể vừa là thí nghiệm ứng suất tổng vừa là
thí nghiệm ứng suất hiệu quả. Thí nghiệm này đôi khi được gọi là thí nghiệm R.
Điều kiện ứng suất tổng, trung hoà, hiệu quả trong mẫu đất trong một vài giai đoạn của
thí nghiệm CU được thể hiện trong hình 11.29. Các ký hiệu tương tự như trong hình 11.23.
Trong hình thể hiện trường hợp tổng quát của cố kết dị hướng, nhưng tiêu biểu cho thí nghiệm
ba trục thông thường là cố kết đẳng hướng dưới một cấp áp lực buồng không đổi trong suốt quá
trình cắt. Do đó,

Giống với thí nghiệm CD, có thể gia tăng ứng suất dọc trục theo cấp hoặc theo một tốc
độ biến dạng không đổi. Sau đó, tại thời điểm phá hoại, thí nghiệm trong hình 11.29 là thông
thường trong đó ứng suất dọc trục gia tăng tới khi mẫu phá hoại (thí nghiệm nén một trục). Lưu
ý rằng áp lực nước lỗ rỗng dư ∆u phát triển trong khi cắt có thể là dương (tăng) hoặc âm (giảm).
Điều này xảy ra là vì mẫu có xu hướng bị nén chặt hoặc nở ra trong quá trình cắt. Cần nhớ rằng,
trong thí nghiệm này không cho phép thể tích thay đổi (thí nghiệm không thoát nước) và vì vậy
không có nước thoát ra hay đi vào trong mẫu trong quá trình cắt. Do thay đổi thể tích bị ngăn
chặn, xu hướng thay đổi thể tích tạo ra áp lực nước lỗ rỗng. Nếu mẫu có xu hướng co lại hoặc cố
kết trong quá trình cắt thì áp lực nước lỗ rỗng tạo ra sẽ dương. Mẫu muốn co lại và ép nước ra
khỏi lỗ rỗng, nhưng không thể; vì vậy áp lực nước lỗ rỗng dương. Áp lực lỗ rỗng dương hình
thành trong đất sét cố kết thường. Nếu mẫu có xu hướng phình ra hay trương nở trong quá trình
cắt thì áp lực nước lỗ rỗng sẽ âm. Mẫu muốn phình ra và hút nước vào trong lỗ rỗng, nhưng
không thể; do vậy áp lực nước lỗ rỗng giảm và thậm chí có thể âm (dưới không của áp suất kế).
Áp lực lỗ rỗng âm hình thành trong đất sét quá cố kết. Vì thế, như thể hiện trong hình 11.29,
hướng của áp lực nước lỗ rỗng ∆u là quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ lớn của ứng
suất hiệu quả.
Cũng cần lưu ý rằng trong thí nghiệm thực tế áp lực nước lỗ rỗng ban đầu thường lớn
hơn không. Để chắc chắn mẫu đất đã bão hoà hoàn toàn, thường tác dụng một áp lực ngược u0
(hình 11.29) lên mẫu thí nghiệm. Khi áp lực ngược tác dụng lên mẫu, áp lực đẳng hướng cũng
phải tăng một lượng để cân bằng với áp lực ngược vì thế ứng suất hiệu quả sẽ không đổi. Do ứng
suất hiệu quả trong mẫu không thay đổi nên cường độ của mẫu không bị thay đổi bởi áp lực
ngược. Trong thực tế thì không hoàn toàn đúng như vậy, ưu điểm của việc sử dụng áp lực ngược
là mẫu đạt bão hoà 100%, tăng mức độ chính xác của việc xác định áp lực nước lỗ rỗng vì vậỵ có
thể bỏ qua những hạn chế của việc sử dụng áp lực ngược.

Đường cong ứng suất - biến dạng điển hình , ∆u và σ’1/σ’3, của thí nghiệm CU được
trình bày trong hình 11.30, cho cả trường hợp sét cố kết thường và quá cố kết. Hình cũng so sánh
đường cong ứng suất - biến dạng của đất sét quá cố kết tại ứng suất cố kết hiệu quả nhỏ. Sau khi
đạt tới điểm ứng suất cực đại, ứng suất suy giảm trong khi biến dạng tăng (vật liệu hoá mềm,
hình 10.4). Đường cong quan hệ áp lực lỗ rỗng với biến dạng thể hiện những gì xảy ra với áp lực
lỗ rỗng trong quá trình cắt. Áp lực nước lỗ rỗng dương hình thành trong mẫu cố kết thường.
Trong mẫu quá cố kết, ban đầu áp lực lỗ rỗng tăng nhẹ, sau đó giảm và “âm” – âm là so với áp
lực ngược u0. Một đại lượng khác rất hữu ích khi phân tích kết quả thí nghiệm đó là hệ số ứng
suất chính hiệu quả “σ’1/σ’3. Đối với sét quá cố kết, hệ số này đạt cực đại sớm, giống như đường
cong độ lệch ứng suất. Mẫu thí nghiệm giống nhau ứng xử như nhau ở cùng một cấp ứng suất
hiệu quả sẽ có hình dạng đường cong σ’1/σ’3 tương tự nhau. Đây chỉ là cách tiêu chuNn hoá trạng
thái ứng suất đối với ứng suất chính hiệu quả nhỏ nhất σ’3 trong quá trình thí nghiệm. Đôi khi
giá trị lớn nhất của hệ số ứng suất được sử dụng như một tiêu chuNn phá hoại. Tuy nhiên, trong
chủ đề này sẽ tiếp tục giả thiết rằng phá hoại xảy ra ở giá trị cực đại của độ lệch ứng suất (cường
độ kháng nén).
Hình dạng đường bao phá hoại Mohr của thí nghiệm CU như thế nào? Vì có thể nhận
được cả vòng Mohr ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả ở thời điểm phá hoại từ thí nghiệm CU
khi đo áp lực nước lỗ rỗng, nên có thể xác định được đường bao phá hoại Mohr ứng suất tổng và
ứng suất hiệu quả từ một chuỗi các thí nghiệm ba trục tiến hành với nhiều cấp ứng suất, như
trình bày trong hình 11.31 đối với sét cố kết thường. Chỉ một tập vòng Mohr được trình bày
trong hình để hình vẽ rõ ràng. Những vòng Mohr này được vẽ đơn giản theo các điều kiện ứng
suất lúc phá hoại của mẫu như trong hình 11.29. Lưu ý rằng đối với đất sét cố kết thường vòng
Mohr ứng suất hiệu quả sẽ di chuyển về phía trái, về gốc toạ độ, bởi vì áp lực lỗ rỗng dương hình
thành trong quá trình cắt và σ’ = σ - ∆u. Lưu ý rằng, vòng Mohr ứng suất hiệu quả và ứng suất
tổng có cùng kích thước vì mẫu đất phá hoại ở giá trị ứng suất lớn nhất (σ1 - σ3) = (σ’1 – σ’3).
Cần xác nhận công thức này đúng. Khi hai đường bao phá hoại được vẽ, các thông số cường độ
Mohr-Coulomb được xác định, cho cả trường hợp ứng suất tổng (c, φ, hoặc đôi khi là cT, φT) và
ứng suất hiệu quả (c’, φ’). Như trong thí nghiệm CD, đường bao phá hoại của đất sét cố kết
thường đi qua gốc toạ độ, và vì thế trong thực tế lấy c’ bằng không, điều này cũng đúng với
thông số c tương ứng với ứng suất tổng. Lưu ý rằng φT nhỏ hơn φ’, và thường thì bằng khoảng
một nửa của φ’.

Nếu đất sét quá cố kết thì những điều này không còn đúng. Vì mẫu đất quá cố kết có xu
hướng tăng thể tích khi cắt, áp lực nước lỗ rỗng giảm, thậm chí âm, như trong hình 11.30. Do
σ’3f = σ3f – (-∆uf) hoặc σ’1f = σ1f – (-∆uf) nên ứng suất hiệu quả lớn hơn ứng suất tổng và vòng
Mohr ứng suất hiệu quả tại thời điểm phá hoại dịch về bên phải của vòng Mohr ứng suất tổng,
như trong hình 11.32.

Sự dịch chuyển của vòng Mohr ứng suất hiệu quả về bên phải đôi khi cho giá trị φ’ nhỏ hơn φT.
Nhìn chung, đường bao phá hoại Mohr hoàn chỉnh được xác định bằng cách thí nghiệm một số
mẫu đất được cố kết ở các cấp ứng suất các nhau tương tự như đất phải chịu ngoài thực tế. Hình
11.33 cho thấy các đường bao phá hoại Mohr trong phạm vi ứng suất khá rộng qua cả ứng suất
tiền cố kết. Vì thế một số mẫu là quá cố kết và số khác thì cố kết thường. Cần lưu ý rằng ứng
suất tại điểm gẫy khúc trên đường bao ứng suất tổng (điểm z) có giá trị lớn hơn khoảng hai lần
áp lực tiền cố kết σ’p đối với đất sét thông thường (Hirschfeld, 1963). Hai tập vòng Mohr trong
hình 11.33 tương ứng với hai thí nghiệm trong hình 11.30 cho mẫu “cố kết thường” và mẫu “quá
cố kết tại ứng suất σ’hc thấp”.
Bạn đã từng thấy góc αf trên vòng Mohr ứng suất hiệu quả trong hình 11.31, 11.32, và 11.33.
Bạn nhớ ra ở đâu đó trong giả thuyết phá hoại Mohr điểm tiếp tuyến của đường bao phá hoại
Mohr với vòng Mohr phá hoại xác định góc của mặt phẳng phá hoại trong mẫu chưa? Nếu chưa,
hãy đọc lại phần 10.4. Vì biết rằng cường độ kháng cắt được xác định bởi ứng suất hiệu quả
trong mẫu tại thời điểm phá hoại nên giả thuyết phá hoại Mohr chỉ đúng với ứng suất hiệu quả.
Đường ứng suất của hai thí nghiệm trong hình 11.33 được thể hiện trong hình 11.34.
Những thí nghiệm này là thí nghiệm nén dọc trục cố kết đẳng hướng, tương đối phổ biến. Hãy
xem hình 11.34a, các đường ứng suất của thí nghiệm nén mẫu sét cố kết thường. Có ba đường
ứng suất trong hình vẽ bao gồm đường ứng suất hiệu quả (ESP – effective stress path), đường
ứng suất tổng (TSP – total stress path) và đường ứng suất ngược tổng – u0 (T-u0)SP. Các đường
ứng suất xuất phát từ trục đẳng hướng tại giá trị p bằng với áp lực cố kết tổng và hiệu quả tương
ứng. Lưu ý p = p’ + u0. Đường ứng suất tổng của nén dọc trục và áp lực đẳng hướng không đổi là
một đường thẳng nghiêng góc 450 như trong hình vẽ. Do áp lực lỗ rỗng dương phát triển trong
mẫu sét cố kết thường nên đường ESP nằm bên trái đường TSP vì σ’ = σ - ∆u. Hình dạng tương
tự như trong hình 10.24. Lưu ý rằng qf là như nhau cho cả ba đường ứng suất bởi vì phá hoại
được xác định tại giá trị cực đại của (σ1 – σ3). Hình 11.34a tương tự hình 10.24, ngoại trừ cố kết
trong trường hợp đó là dị hướng (K0 <1).
Vì sét quá cố kết được thí nghiệm nén với áp lực đẳng hướng không đổi nên hai đường
ứng suất tổng trong hình 11.34b hoàn toàn giống trong hình 11.34a - đường thẳng nghiêng góc
450 so với trục p. Nhưng hình dạng của đường ESP thì hoàn toàn khác. Nhìn lại sự phát triển của
áp lực lỗ rỗng tương ứng với biến dạng dọc trục của thí nghiệm này trong hình 11.30. Có thể
thấy ban đầu áp lực lỗ rỗng dương, sau đó giảm và âm (thực tế là nhỏ hơn u0, đã được giải thích
ở phần trên). Điều tương tự cũng xảy ra đối với đường ESP trong hình 11.34b. Ban đầu đường
ESP tiến về chút ít phía trái (+∆u) của đường (T-u0)SP, sau đó khi áp lực lỗ rỗng tăng âm, đường
ESP cắt đường (T-u0)SP cho tới khi q hoặc qf đạt giá trị cực đại. Theo định nghĩa phá hoại, qf
như nhau cho cả ba đường ứng suất. Đường ESP trong hình 11.34b của sét quá cố kết có hình
dạng tương tự với đường trong hình 10.25, ngoại trừ trong hình 11.34b thì mẫu được cố kết với
K0>1.
Nếu vẫn chưa hiểu rõ về đường ứng suất, hãy đọc lại mục 10.6.
11.9.5 Giá trị đặc trưng của các thông số cường độ kháng cắt không thoát
nước
Ở phần trước đã đưa ra một số giá trị điển hình của c’ và φ’ xác định từ thí nghiệm nén ba trục
CD. Phạm vi các giá trị này là đặc trưng cho sức kháng cắt hiệu quả xác định từ thí nghiệm CU
có đo áp lực lỗ rỗng với hạn chế sau đây. Đã ngầm giả thiết rằng các thông số cường độ Mohr-
Coulomb theo ứng suất hiệu quả được xác định bằng thí nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng phải
giống như kết quả xác định từ thí nghiệm CD. Các ký hiệu c’ và f’ được sử dụng nhất quán cho
cả hai thí nghiệm trên. Giả thiết trên không chính xác. Vấn đề trở nên phức tạp bởi một đinh
nghĩa khác về phá hoại. Độ lệch ứng suất lớn nhất (σ1 – σ3)max đã được sử dụng để định nghĩa
phá hoại trong suốt chương này, nhưng thường thì trong các tài liệu và đôi khi trong thực tế phá
hoại được định nghĩa dưới dạng hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất (σ’1/σ’3)max, tương tự
như góc nghiêng lớn nhất (trong công thức 10-14 đến 10-17). Phụ thuộc vào độ lệch ứng suất là
bao nhiêu và áp lực nước lỗ rỗng phát triển thực với biến dạng như thế nào, hai định nghĩa này sẽ
chỉ ra hai đại lượng c’s và φ’s khác nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với đất sét có tính nhạy
cao, như trong hình 11.35.
Bjerrum và Simons (1960) đã nghiên cứu một số chi tiết về vấn đề này, và kết quả của họ
được tổng hợp trong hình 11.36. Ở đây, φ’ được xác định tại (σ’1/σ’3)max và (σ1 – σ3)max được vẽ
trong quan hệ với φ’d, thông số ứng suất hiệu quả được xác định từ thí nghiệm cắt thoát nước.
Lưu ý rằng φ’ nhận được từ hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất lớn hơn từ 00 đến 30 so với
φ’d. Cũng lưu ý rằng φ’ nhận được từ độ lệch ứng suất chính lớn nhất thì nhỏ hơn φ’d và φ’ nhận
được từ hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất. Trong một số trường hợp, độ chênh khoảng 70.
Cần phải cNn trọng khi nghiên cứu các báo cáo thí nghiệm hoặc các số liệu đã công bố để
xác định chính xác cường độ của đất đã được thí nghiệm, phá hoại được định nghĩa như thế nào,
và các thông số Mohr-Coulomb đã được xác định như thế nào.
Đối với các thông số cường độ Mohr-Coulomb dưới dạng ứng suất tổng, vấn đề định
nghĩa phá hoại vẫn chưa sáng tỏ. Phá hoại được xác định ở cường độ kháng nén lớn nhất (σ1 –
σ3)max. Đối với đất sét cố kết thường, φ chỉ khoảng bằng một nửa φ’; vì thế giá trị khoảng 100 đến
150 hoặc lớn hơn là điển hình. Giá trị c theo ứng suất tổng rất nhỏ, gần bằng không. Đối với đất
sét quá cố kết và đầm chặt, φ có thể giảm và c thường sẽ lớn. Khi đường bao phá hoại nằm trên
ứng suất tiền cố kết thì khó phân tích chính xác các thông số cường độ. Điều này đặc biệt đúng
trong trường hợp các mẫu đất nguyên dạng có độ Nm và hệ số rỗng biến đổi, thậm chí trong cùng
một địa tầng.
Trong mục về các giá trị điển hình của các thông số cường độ kháng cắt thoát nước, đã cung cấp
quan hệ kinh nghiệm giữa φ’và PI (hình 11.27), được dùng cho đất sét nguyên dạng cố kết
thường trong thí nghiệm nén ba trục, và thực tế phần lớn các thí nghiệm được sử dụng là thí
nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng. Hình 11.27 vẫn có thể được sử dụng để đánh giá sơ bộ và kiểm
tra các kết quả thí nghiệm trong phòng vì sự khác biệt φ’, phụ thuộc vào phá hoại được định
nghĩa như thế nào, vv…thì nhỏ hơn sự phân tán trong hình.

11.9.6 Sử dụng cường độ kháng cắt cố kết-không thoát nước (CU) trong thực
tế
Sử dụng cường độ kháng cắt CU trong thực tế như thế nào? Như đã đề cập ở phần trước, thí
nghiệm CU, có đo áp lực lỗ rỗng, được sử dụng rộng rãi để xác định các thông số cường độ
kháng cắt của đất với cả ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả. Cường đội CU được sử dụng cho
các bài toán ổn định, ở đó đất đã được cố kết hoàn toàn và ở trạng thái cân bằng với hệ thống các
ứng suất hiện có. Sau đó, vì lý do nào đó, xuất hiện ứng suất phụ thêm tác dụng tức thời, nước
không kịp thoát ra. Ví dụ thực tế như trượt của các mái dốc hồ chứa, kênh và đập đất bị xụt
xuống nhanh. Kết quả thí nghiệm CU, dưới dạng ứng suất hiệu quả, được áp dụng ngoài thực tế
như đã đề cập trong phần đầu của thí nghiệm CD. Một số ví dụ thực tế được thể hiện trong hình
11.37.
Tương tự như thí nghiệm CD, thí nghiệm CU đối với đất sét vẫn còn tồn tại một số vấn
đề. Để đo chính xác áp lực lỗ rỗng hình thành trong quá trình cắt, phải cNn thận khi đánh giá mẫu
bão hoà hoàn toàn, không có rò rỉ trong quá trình thí nghiệm, và tốc độ gia tải phải đủ chậm để
đảm bảo áp lực lỗ đo được ở hai đầu mẫu tương tự như áp lực lỗ rỗng trong vùng lân cận mặt
phẳng phá hoại. Như đã đề cập, việc sử dụng áp lực ngược nhằm đảm bảo mẫu bão hoà 100%.
Những ảnh hưởng của hai yếu tố khác có thể giảm thiểu bằng các kỹ thuật thí nghiệm phù hợp
đã được Bishop và Henkel (1962) đưa ra.
Một vấn đề khác, không thường xuyên được đề cập, đó là cố gắng đo các thông số dài
hạn hay cường độ ứng suất hiệu quả và các thông số cường độ kháng cắt tổng-CU hay ngắn hạn
từ chuỗi các thí nghiệm giống nhau. Tốc độ gia tải hoặc biến dạng cần thiết để việc đo cường độ
kháng cắt hiệu quả được chính xác có thể không thích hợp đối với hoàn cảnh gia tải không thoát
nước hoặc ngắn hạn. Ứng suất - biến dạng và cường độ của đất sét phụ thuộc vào tốc độ gia tải;
do đó nếu gia tải nhanh hơn thì cường độ sẽ cao hơn. Trong trường hợp ngắn hạn, tốc độ gia tải
ngoài hiện trường có thể rất nhanh, và vì thế để mô phỏng đúng thực tế thì tốc độ gia tải trong
phòng thí nghiệm phải tương xứng. Do vậy, hai mục tiêu của thí nghiệm ứng suất hiệu quả CU
thực sự không hợp nhau. Do đó tốt nhất là, dù ít khi gặp trong thực tứ, tiến hành hai tập thí
nghiệm, một tập là thí nghiệm CD mô phỏng trường hợp cường độ kháng cắt dài hạn và một tập
khác là thí nghiệm CU mô phỏng sức kháng cắt ngắn hạn trong điều kiện gia tải không thoát
nước.
Ví dụ 11.11
Cho:
Mẫu đất sét cố kết thường được cố kết bởi ứng suất 150 kPa, sau đó bị cắt trong điều kiện không
thoát nước. Độ lệch ứng suất chính khi mẫu phá hoại là 100 kPa, và áp lực lỗ rỗng lúc phá hoại
là 88 kPa.
Yêu cầu:
Xác định các thông số cường độ kháng cắt Mohr-Coulomb dưới dạng ứng suất tổng và ứng suất
hiệu quả (a) bằng giải tích và (b) bằng đồ thị. Vẽ vòng Mohr ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả
và đường bao phá hoại. (c) Tính (σ’1/σ’3)f và (σ1/σ3)f. (d) Xác định góc lý thuyết của mặt phẳng
phá hoại trong mẫu.
Lời giải:
Để giải bài toán này cần giả thiết rằng cả c’ và cT có thể bỏ qua. Khi đó có thể sử dụng các quan
hệ (từ công thức 10-14 đến 10-17) để tính φ’ và φT.
a. Để sử dụng các công thức trên, cần biết σ1f, σ'1f, σ3f, và σ'3f. Biết σ3f = 150 kPa và (σ’1
- σ’3)f = 100 kPa. Do đó

Từ công thức 10-13,

b. Lời giải đồ thị bao gồm các đường bao phá hoại thể hiện trong hình ví dụ 11.11. Để vẽ
vòng Mohr ứng suất hiệu quả và ứng suất tổng, cần phải tính σ1f, σ'1f, σ'3f. Tâm của các vòng
tròn này tại (200, 0) cho ứng suất tổng và tại (112, 0) cho ứng suất hiệu quả.
c. Các hệ số ứng suất khi phá hoại là

Có thể nhận được các giá trị này bằng cách khác, sử dụng công thức 10-14.

d. Sử dụng công thức 10-10, dưới dạng ứng suất hiệu quả:
11.9.7 Thí nghiệm cắt không cố kết – không thoát nước (UU)
Trong thí nghiệm này, mẫu đất được đặt trong đẳng hướng ba trục có các van thoát nước được
đóng ngay từ đầu. Vì thế, mặc dù khi tác dụng áp suất đẳng hướng, nếu mẫu đất bão hoà 100%
thì không xảy ra quá trình cố kết. Sau đó, giống như thí nghiệm CU, mẫu bị cắt không thoát
nước. Mẫu bị gia tải tới phá hoại trong vòng khoảng 10 đến 20 phút; thường thường trong thí
nghiệm này không đo áp lực nước lỗ rỗng. Thí nghiệm này là thí nghiệm ứng suất tổng và cho
cường độ kháng cắt dưới dạng ứng suất tổng. A. Casagrande đầu tiên gọi thí nghiệm này là Q-
test (Q cho “quick”) mẫu được gia tải đến phá hoại nhanh hơn rất nhiều so với thí nghiệm S-test.
Các điều kiện ứng suất tổng, trung hoà, hiệu quả trong mẫu trong một vài giai đoạn của
thí nghiệm UU được trình bày trong hình 11.38. Các ký hiệu tương tự như trong hình 11.23 và
11.29. Thí nghiệm được trình bày trong hình 11.38 tương đối phổ biến trong đó áp lực đẳng
hướng thường đẳng hướng, và mẫu bị phá hoại bằng cách tăng tải trọng dọc trục, thường thường
với một tốc độ biến dạng không đổi. Như trong các thí nghiệm khác, độ lệch ứng suất tại thời
điểm phá hoại là (σ1 – σ3)max.
Lưu ý rằng với các mẫu nguyên dạng, ban đầu áp lực lỗ rỗng âm, được gọi là áp lực lỗ
rỗng dư – ur, hình thành do sự giảm ứng suất của đất trong quá trình lấy mẫu. Vì ứng suất hiệu
quả ban đầu phải lớn hơn không (nếu không thì mẫu sẽ phân rã) và ứng suất tổng bằng không (áp
suất khí quyển = không trong áp suất kế), nên áp lực lỗ rỗng phải âm, (xem hình 10.21 để hiểu rõ
hơn về quá trình lấy mẫu). Khi tác dụng áp lực đẳng hướng và đóng các van thoát nước, trong
mẫu sẽ hình thành áp lực lỗ rỗng dương ∆uc chính xác bằng với áp lực đẳng hướng σc. Toàn bộ
ứng suất đẳng hướng gia tăng được truyền sang nước lỗ rỗng bởi vì (1) đất bão hoà 100%, (2)
khả năng bị nén của nước và các hạt đất riêng biệt nhỏ hơn so với khả năng bị nén của kết cấu
đất, và (3) có một quan hệ đặc biệt giữa ứng suất đẳng hướng hiệu quả và hệ số rỗng (Hirschfeld,
1963). Số 1 là hiển nhiên. Số 2 có nghĩa là không có sự thay đổi thể tích ngoại trừ nước được
phép thát ra khỏi (hoặc đi vào) mẫu, và điều đó được ngăn chặn không cho xảy ra. Số 3 về cơ
bản nghĩa là không xảy ra nén thứ cấp (thay đổi thể tích khi ứng suất không đổi). Có thể nhắc lại
phần thảo luận về các giả thiết của lý thuyết cố kết Terzaghi (chương 9) rằng cần có các giả
thuyết tương tự đó là hệ số rỗng và ứng suất hiệu quả có quan hệ đặc biệt. Vì vậy có thể không
có sự thay đổi hệ số rỗng nếu không có sự thay đổi ứng suất hiệu quả. Vì không có sự thay đổi
độ Nm nên hệ số rỗng và ứng suất hiệu quả không đổi.
Các trạng thái ứng suất trong quá trình gia tải dọc trục và khi mẫu phá hoại là tương tự
như trong thí nghiệm CU (hình 11.29). Chúng có thể phức tạp, nhưng nếu nghiên cứu hình 11.38
sẽ thấy rằng thí nghiệm UU cũng dễ hiểu như thí nghiệm CU.
Thông thường, các đường cong ứng suất - biến dạng của cùng một loại đất từ thí nghiệm
UU không khác nhiều so với đường cong ứng suất - biến dạng từ thí nghiệm CU hoặc CD. Đối
với mẫu đất nguyên dạng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của mẫu, đặc biệt là những đoạn đầu
của đường cong (modul tiếp tuyến ban đầu). Tương tự, độ nhạy (phần 2.7) ảnh hưởng đến hình
dạng của những đường cong này; sét có độ nhạy cao thì đường cong ứng suất - biến dạng có đỉnh
nhọn. Độ lệch ứng suất cực đại thường đạt được ở biến dạng rất nhỏ, thường là dưới 0.5%. Một
số đường cong ứng suất - biến dạng điển hình từ thí nghiệm UU được thể hiện trong hình 11.39.
Đường bao phá hoại Mohr của thí nghiệm UU của đất sét bão hoà 100% được thể hiện
trong hình 11.40. Tất cả các mẫu đất sét bão hoà hoàn toàn có lẽ có cùng độ Nm (và hệ số rỗng),
và do đó chúng sẽ có cùng cường độ kháng cắt vì không cho phép đất cố kết.
Vì thế tất cả các vòng Mohr lúc phá hoại có cùng đường kính và đường bao phá hoại Morh sẽ là
đường thẳng nằm ngang (xem hình 10.9c). Đây là điểm vô cùng quan trọng. Nếu không hiểu
điều này, hãy xem lại hình 11.38 để thấy rằng trong thí nghiệm UU ứng suất cố kết hiệu quả
không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Nếu tất cả các mẫu đất có cùng độ Nm và độ chặt (hệ số
rỗng) thì chúng sẽ có cùng cường độ. Như đã đề cập, thí nghiệm UU cho cường độ kháng cắt
dưới dạng ứng suất tổng, và góc φT của đường bao phá hoại Mohr từ thí nghiệm UU bằng không.
Giao của đường bao này với trục τ xác định thông số cường độ ứng suất tổng c, hoặc τf = c,
trong đó τf là cường độ kháng cắt không thoát nước.
Đối với đất bão hoà một phần, một tập các thí nghiệm UU sẽ cho một đường bao phá
hoại cong ở đoạn đầu (hình 11.40b) cho tới khi sét bão hoà hoàn toàn 100% chỉ do áp lực đẳng
hướng. Mặc dù vậy các van thoát nước vẫn đóng, áp lực đẳng hướng sẽ nén khí trong các lỗ rỗng
và giảm hệ số rỗng. Khi tăng áp lực đẳng hướng, mẫu sẽ bị nén nhiều hơn và thậm chí khi áp lực
đủ lớn thì mẫu bão hoà 100%. Sau đó, như với trường hợp mẫu bão hoà 100% ngay từ đầu,
đường bao phá hoại Mohr trở nên nằm ngang, như thể hiện ở phía bên phải của hình 11.40b.
Một cách khác xem xét quá trình nén của mẫu sét bão hoà một phần được thể hiện trong
hình 11.41. Khi tăng theo cấp áp lực đẳng hướng, áp lực lỗ rỗng đo được tăng từ từ cho tới một
thời điểm nào đó áp lực nước lỗ rỗng tăng thêm bằng độ tăng áp lực đẳng hướng. Khi đó mẫu
bão hoà 100% và đường cong liên tục (thí nghiệm) sẽ song song với đường dốc 450 như trong
hình 11.41.
Về nguyên tắc, có thể đo được áp lực nước lỗ rỗng trong một chuỗi thí nghiệm UU mặc
dù ít khi làm điều này. Vì ứng suất hiệu quả lúc phá hoại độc lập với áp lực đẳng hướng tác
dụng lên một số mẫu nên chỉ có duy nhất một vòng Mohr ứng suất hiệu quả UU lúc phá hoại.
Điều này được minh hoạ trong hình 11.42. Lưu ý rằng dù áp lực buồng thế nào (ví dụ, σc1, σc2,
vv.) thì chỉ có duy nhất một vòng Mohr ứng suất chính nhỏ nhất hiệu quả tại điểm phá hoại. Ứng
suất nhỏ hiệu quả tại điểm phá hoại (σ’hf) giống nhau cho tất cả các vòng Mohr ứng suất tổng
như trong hình. Vì chỉ có duy nhất một vòng Mohr ứng suất lúc phá hoại mà lại cần phải xác
định trước cả φ’ và c’ để vẽ đường bao phá hoại Mohr dưới dạng ứng suất hiệu quả cho thí
nghiệm UU. Có thể xác định góc nghiêng của mặt phẳng phá hoại trong mẫu thí nghiệm UU và
viện theo giả thuyết phá hoại Mohr, nhưng như đã thảo luận trong phần 10.4, cách tiếp cận này
vẫn còn những vấn đề thực tiễn. Cũng cần phải lưu ý rằng góc nghiêng của mặt phẳng phá hoại
αf trong hình 11.42 được xác định bởi đường bao ứng suất hiệu quả. Mặt khác thì, như đã chỉ ra
trong hình 10.9c và công thức 10-10, theo lý thuyết αf dự đoán là 450
Vì cường độ của đất cuối cùng được kiềm chế hoặc bị chi phối bởi ứng suất hiệu quả nên các
điều kiện vật lý kiềm chế sự hình thành mặt phẳng phá hoại trong mẫu thí nghiệm ở mức độ nào
đó phải được kiềm chế bởi ứng suất hiệu quả tác dụng lên mẫu lúc phá hoại. Vì thế công thức
10-10 biểu diễn dưới dạng φ’ thay vì φT.
Đường ứng suất của thí nghiệm UU trong hình 11.42 được thể hiện trong hình 11.43. Đó
là ứng xử của sét cố kết thường, và giá trị của p và q của cả ba thí nghiệm được liệt kê trong bản
bên dưới hình vẽ. Theo hình 11.38, cần thiết kiểm tra những giá trị này. Nếu đất sét đã quá cố
kết thì từ những hiểu biết về thí nghiệm CU có thể dự đoán rằng đường ESP có hình dạng tương
tự như trong hình 11.34b.
Cường độ kháng cắt không thoát nước của đất sét sẽ dao động lớn. Dĩ nhiên, φT bằng không,
nhưng độ lớn của τf có thể biến thiên từ không đối với đất trầm tích mềm yếu đến vài Mpa đối
với đất rất cứng hoặc đá mềm. Thường thường, cường độ kháng cắt không thoát nước của đất
ngoài hiện trường được tiêu chuNn hoá liên quan với ứng suất hiệu quả theo phương thẳng đứng
σ’vo tác dụng tại điểm lấy mẫu. Vì thế hệ số τf /σ’vo được phân tích và so sánh với các kết quả
khác. Đặc điểm này được nghiên cứu chi tiết hơn trong phần sau của chương này.

11.9.9 Thí nghiệm nén nở hông


Về lý thuyết có thể thực hiện thí nghiệm nén nở hông và nhận được cường độ kháng cắt dưới
dạng ứng suất tổng UU. Thí nghiệm này là trường hợp đặc biệt của thí nghiệm UU có áp lực
đẳng hướng hay áp lực buồng bằng không (áp suất khí quyển). Các điều kiện ứng suất trong mẫu
thí nghiệm nén nở hông tương tự như trong hình 11.38 của thí nghiệm UU, ngoại trừ σc bằng
không, như trong hình 11.44. Nếu so sánh hai hình này sẽ thấy rằng ứng suất hiệu quả lúc phá
hoại là như nhau trong cả hai thí nghiệm. Và nếu các điều kiện ứng suất hiệu quả như nhau trong
cả hai thí nghiệm thì cường độ sẽ bằng nhau!
Thực tế thì để có cùng cường độ như trong thí nghiệm UU thì thí nghiệm nén không nở
hông cần phải thoả mãn một số giả thiết như sau:
1. Mẫu phải bão hoà 100%; nếu không sẽ xảy ra quá trình nén chặt khí trong lỗ rỗng và
làm giảm hệ số rỗng và tăng cường độ.
2. Mẫu phải không chứa bất kỳ khe nứt, lớp kẹp bụi, hay khuyết tật nào; điều đó có
nghĩa là mẫu sét nguyên vẹn, đồng nhất. Hiếm khi mẫu sét quá cố kết nguyên vẹn, và
thường thì sét cố kết thường có một số khe nứt.
3. Đất phải rất mịn; ứng suất hông hiệu quả ban đầu như trong hình 11.44 là ứng suất
mao dẫn dư, nó là một hàm số của áp lực lỗ rỗng dư – ur; điều này có nghĩa là chỉ có
đất sét là thích hợp cho thí nghiệm nén nở hông.
4. Mẫu đất phải được cắt nhanh đến phá hoại; đây là thí nghiệm ứng suất tổng và không
được thoát nước trong suốt thí nghiệm. Nếu thời gian đến phá hoại quá dài, sự bay
hơi và làm khô bề mặt sẽ tăng áp lực đẳng hướng và cường độ nhận được sẽ quá cao.
Thông thường thì thời gian đạt phá hoại từ 5 đến 15 phút.
Cần phân biệt giữa cường độ kháng nén nở hông (σ1 – σ3)f và cường độ kháng cắt không
thoát nước τf = (σ1 – σ3)f /2.
Ví dụ 11.12
Cho:
Một thí nghiệm nén nở hông được thực hiện trên mẫu sét mềm. Mẫu đất được cắt ra từ ống mẫu
nguyên dạng với đường kính là 35 mm và chiều cao là 80 mm. Tải trọng tại thời điểm phá hoại
là 14.3 N, và biến dạng dọc trục là 11 mm.
Yêu cầu:
Tính cường độ kháng nén nở hông và cường độ kháng cắt của mẫu đất sét mềm.
Lời giải:
Để tính ứng suất lúc phá hoại, cần phải biết tiết diện của mẫu tại thời điểm phá hoại As. Tại thời
điểm phá hoại As không bằng với tiết diện ban đầu A0, mà lớn hơn một chút. (Khi bị nén, mẫu
đất giảm chiều cao và đường kính tăng chừng nào mà hệ số Poisson còn lớn hơn không (công
thức 8-33).) Vì thế, trước tiên cần xác định tiết diện thực của mẫu lúc phá hoại. Vì mẫu được thí
nghiệm trong điều kiện cắt không thoát nước nên có thể giả thiết thể tích không đổi và mẫu biến
dạng như một trụ tròn. Vì vậy As tại biến dạng bất kỳ ε:
A0
As = (11-8)
1− ε
Bây giờ có thể tính diện tích của mẫu. Biến dạng lúc phá hoại là ∆L/L0 = 11/80 = 0.1375, hoặc
13.8%. Vì vậy As = 1115 mm2. Ứng suất nén lúc phá hoại là 14.3/1115 = 12.8 kN/m2 (kPa). Nếu
chia cho tiết diện ban đầu của mẫu thì nhận được giá trị là 14.9 kN/m2, một sai số rất lớn.
Cường độ kháng cắt của đất trong thí nghiệm nén nở hông bằng một nửa cường độ nén,
hay là bằng 6.4 kPa.
------------------------------------
Cần lưu ý rằng ứng suất cắt thực trên mặt phẳng phá hoại lúc phá hoại τff nhỏ hơn một chút so
với cường độ kháng cắt không thoát nước τf = c bởi vì τff xảy ra trên mặt phẳng nằm nghiêng
được xác định bởi ứng suất hiệu quả, như đã giải thích ở phần trước trong thí nghiệm UU. Các
điều kiện và độ lớn gần đúng của các sai số liên quan được trình bày trong hình 11.45a cho mẫu
lúc phá hoại trong hình 11.45b. Độ lớn của các sai số phụ thuộc vào φ’, được trình bày trong
phần tính toán ở ví dụ 11.13.
Ví dụ 11.13
Cho:
Các điều kiện ứng suất của thí nghiệm nén nở hông như trong hình 11.45a và 11.45b.
Yêu cầu:
Tìm sai số với giả thiết cường độ kháng cắt không thoát nước τf = c = ½ ∆σf thay cho τff của sét
cố kết thường có φ’ = 300.
Lời giải:
Từ công thức 10-6,

Từ công thức 10-10, αf = 450 + φ’/2. Nên αf = 600. Vì vậy

Nhưng τf = c = 0.5 ∆σf.


Kết luận: Cường độ τf = c lớn hơn khoảng 15% so với tff khi φ’ = 300. Lưu ý rằng sai số này nhỏ
hơn khi góc φ’ nhỏ hơn. Cũng cần lưu ý rằng
--------------------------
Ví dụ 11.13 chứng minh rằng cường độ kháng cắt thực của đất trên mặt phẳng phá hoại đã được
đánh giá quá cao bằng một nửa của cường độ kháng nén nở hông. Độ lớn của sai số tối đa
khoảng 15%.
Tại sao thí nghiệm nén nở hông dường như khá phù hợp? Thí nghiệm được sử dụng khá
phổ biến trong các phòng thí nghiệm ở Mỹ để xác định cường độ của đất cho thiết kế móng nông
và móng cọc trên nền đất sét. Một phần câu trả lời nằm ở các sai số có thể bù đắp. Sự xáo trộn
của mẫu đât có xu hướng giảm cường độ kháng cắt không thoát nước. Tính bắt đẳng hướng cũng
là một nhân tố ảnh hưởng, như giả thiết về biến dạng phẳng trong phần lớn các thiết kế trong khi
đó trạng thái ứng suất thực tế nhiều hơn ba chiều. Những nhân tố đó có xu hướng giảm cường độ
kháng cắt không thoát nước vì vậy sự khác biệt giữa tf = c và tff có thể bỏ qua trong thực tế xây
dựng. Ladd và nnk (1977) đã thảo luận về một số điểm trên.

11.9.10 Những cách khác để xác định sức kháng cắt không thoát nước của
đất
Có những cách khác bên cạnh thí nghiệm nén nở hông hoặc thí nghiệm ba trục UU để xác định
sức kháng cắt không thoat nước của đất dính. Một số những phương pháp hiện trường đã được
đề cập sơ bộ trong phần cuối của mục 10.5; những phương pháp khác được sử dụng riêng trong
phòng thí nghiệm trên mẫu đất nguyên dạng. Trong tất cả các phương pháp trên, gia tải tới phá
hoại được giả thiết xảy ra rất nhanh do đó đất ở điều kiện không thoát nước. Kết quả thu được từ
thí nghiệm này sau đó được liên hệ với sức kháng cắt không thoát nước τf.
Bảng 11-6 và hình 11.46 tới 11.55 trình bày các phương pháp được sử dụng phổ biến để
xác định τf. Nếu cần biết thêm chi tiết hay diễn giải về những thí nghiệm này thì có thể đọc tài
liệu tham khảo được liệt kê trong bảng.
Ngoại trừ thí nghiệm xuyên tiêu chuNn SPT, tất cả các phương pháp hiện trường liệt kê
trong bảng 11-6 được phát triển ở Châu Âu, nhưng trong những năm gần đây, các phương pháp
này đã được quan tâm phát triển ở Bắc Mỹ (Ladd và nnk, 1977). Những điều kiện để một thí
nghiệm nén nở hông đáng tin cậy thường chưa đạt được. Nhiều kỹ thuật thí nghiệm trong phòng
tinh vi rất hấp dẫn nhưng đắt tiền. Chất lượng lấy mẫu không tốt có thể ảnh hưởng lớn đến sức
kháng cắt của đất. Một số loại đất như sét cứng nứt nẻ khó nếu không muốn nói là không thể làm
phẳng mẫu.
Bảng 11-6 Các phương pháp xác định τff trong phòng và hiện trường
Bảng 11-6 (tiếp theo)
Thí nghiệm hiện trường còn có những ưu điểm như thu được nhanh chóng nhiều thông tin gián
tiếp của đất nền với giá thành thấp nếu so sánh với một số thí nghiệm trong phòng đắt tiền.
Ngoài ra, một số tính chất của đất (K0, tính thấm, môdun biến dạng) chỉ có thể xác định chính
xác ngoài hiện trường.
Nhược điểm lớn nhất của các phương pháp thí nghiệm hiện trường đó là chỉ nhận được tf
gián tiếp thông qua liên hệ với các thí nghiệm trong phòng hoặc tính ngược từ lý thuyết hoặc phá
hoại thực tế. Hình 11.50 là một ví dụ về hệ số hiệu chỉnh mà phải được áp dụng đối với thí
nghiệm cắt cánh hiện trường để nhận được kết quả đánh giá chính xác nhất về sức kháng cắt τf
của đất ngoài hiện trường. Những quan hệ khác được cung cấp trong tài liệu tham khảo của các
thí nghiệm được liệt kê trong bảng 11-6. Đặc biệt hữu ích là những quan hệ cho thí nghiệm SPT
và thí nghiệm xuyên con Hà lan được giới thiệu bởi U.S. Navy (1971) và de Mello (1971), thí
nghiệm nén hông xem Ménard (1975) và Baguelin, và nnk (1978). Trong một trường hợp cụ thể,
những thí nghiệm này chỉ đưa ra một chỉ số về sức kháng cắt không thoát nước thực tế của đất.
11.9.11 Độ nhạy
Trong mục 2.7 đã định nghĩa khái quát độ nhạy là hệ số của cường độ tự nhiên hay nguyên dạng
của đất sét với cường độ của mẫu đất chế bị. Bây giờ có thể định nghĩa chính xác hơn về độ
nhạy, ít nhất là trong phạm vi giới hạn độ chính xác về cường độ. Thông thường, độ nhạy dựa
trên cường độ kháng nén nở hông hoặc sức kháng cắt nở hông τf = c, nhưng cũng có thể sử dụng
thí nghiệm cắt cánh trong phòng hay hiện trường hoặc thí nghiệm xuyên côn Thuỵ điển. Do đó,
độ nhạy St được xác định như sau:
St = cường độ kháng nén nở hông (nguyên dạng)/ cường độ kháng nén nở hông (chế bị) = τf
(nguyên dạng)/ τf (chế bị) (11-9)
Cần lưu ý rằng cường độ của mẫu chế bị phải có cùng độ Nm - độ Nm tự nhiên wn – độ Nm của
mẫu nguyên dạng. Bảng 11-7 thể hiện phạm vi biến thiên của các giá trị độ nhạy thường được sử
dụng tại Mỹ, nơi mà hiếm khi gặp đất sét nhạy cao. Đất sét nhạy tồn tại ở những khu vực khác
của thế giới, đặc biệt ở phía đông Canada và Scandinavia. Thang độ nhạy khác cũng được được
trình bày trong bảng 11-7 (ví dụ, Skempton và Northey, 1952; Bjerrum, 1954).
Bảng 11-7 Các giá trị điển hình của độ nhạy
Hình 2.9 thể hiện những gì đã xảy ra với mẫu sét vùng Leda phía đông Canada trước và
sau khi chế bị. Sét vùng Leda ở trạng thái tự nhiên thường rất cứng. Cường độ kháng nén nở
hông có thể lớn hơn 100 kPa, nhưng chỉ số dẻo (công thức 2-23), thường bằng 2 hoặc lớn hơn.
Không có sự ngạc nhiên nào về cường độ của sét Leda khi qua chế bị lại rất thấp! Mẫu đất trong
hình 2.9 có độ nhạy khoảng 1500 (Penner, 1963) theo bảng 11-7 thuộc loại cực kỳ chảy (hoặc
thậm chí như được bôi trơn nhẹ) . Lưu ý rằng với những loại sét như vậy, cần phải sử dụng thí
nghiệm cắt cánh trong phòng hoặc thí nghiệm xuyên côn để xác định cường độ kháng cắt τf của
mẫu chế bị (Eden và Kubota, 1962).
Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất các mối quan hệ giữa độ nhạy và chỉ số dẻo, như trong
hình 11.56.
11.9.12 Sử dụng sức kháng cắt không thoát nước (UU) trong thiết kế.
Giống với thí nghiệm CD và CU, cường độ không thoát nước UU có thể áp dụng trong các
trường hợp thiết kế với trạng thái tới hạn. Tải trọng trong các trường hợp đó được giả thiết là tác
dụng rất nhanh nên không có thời gian để áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán hoặc để xảy ra quá trình
cố kết trong khoảng thời gian gia tải. Cũng giả thiết rằng sự thay đổi ứng suất tổng trong quá
trình xây dựng không ảnh hưởng đến cường độ kháng cắt không thoát nước hiện trường của đất
(Ladd, 1971b). Các ví dụ trong hình 11.57 thể hiện giai đoạn kết thúc xây dựng khối đắp và
móng đường, cọc, móng công trình trên nền sét cố kết thường. Trong các trường hợp này, điều
kiện trạng thái tới hạn thường đạt được ngay lập tức sau khi gia tải (kết thúc xây dựng) khi đố áp
lực lỗ rỗng là lớn nhất, trước khi cố kết có thời gian để xNy ra. Khi quá trình cố kết bắt đầu, hệ số
rỗng, độ Nm tự nhiên giảm và cường độ tăng. Do đó khối đắp hoặc móng công trình trở nên ổn
định hơn với thời gian.

Thể hiện cường độ kháng cắt không thoát nước cho đất sét cố kết thường thông qua hệ số
τf/σ’v0 là một trong những cách hữu dụng. Hệ số này đôi khi được gọi là hệ số c/p.
Trong các trầm tích sét tự nhiên, cường độ kháng cắt không thoát nước tăng theo độ sâu, và tỷ lệ
với ứng suất hiệu quả theo độ sâu. Vấn đề này đầu tiên được Skempton và Henkel (1952) nghiên
cứu và được Bjerrum (1954) xác nhận rằng hệ số τf / σ'v0 dường như tăng khi chỉ số dẻo tăng.
Kết quả nghiên cứu của Bjerrum (1954) được trình bày trong hình 11.58 cùng với kết quả của
một số nhà nghiên cứu khác; thêm vào đó, một số quan hệ thích hợp cũng được trình bày trong
hình này. Do có nhiều sự phân tán trong hình 11.58 nên cần chú ý khi sử dụng. Tuy nhiên, như
hình 11.27, những quan hệ như thế hữu ích khi đánh giá sơ bộ và kiểm tra kết quả thí nghiệm.
Kenney (1959) và Bjerrum và Simons (1960) giới thiệu một số hệ số σ’vo với PI lý thuyết dựa
trên mối các quan hệ của K0 trong hình 11.27 và thông số áp lực lỗ rỗng Skempton A (đã thảo
luận trong phần 11.11). Những quan hệ lý thuyết này dường như thiên về giảm với PI, nhưng chỉ
đúng với PI > 30. Kenney (1959) kết luận rằng về cơ bản τf/σ’v0 độc lập với PI; hơn là phụ thuộc
vào lịch sử ứng suất của sét.
Bjerrum và Simons (1960) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa τf/σ’v0 và chỉ số chảy (LI) đối
với một số sét trầm tích biển ở Nauy như trong hình 11.59. Như đã biết từ hình 11.56, sét chảy là
những loại sét có LI cao. Do đó, sét chảy ở Nauy có hệ số τf/σ’v0 từ 0.1 đến 0.15.

Cần phải chú ý rằng hệ số τf/σ’v0 phụ thuộc phần lớn vào đường ứng suất tổng. Vấn đề này đã
được thảo luận bởi Bjerrum (1972) và Ladd và nnk (1977), cùng những người khác. Nói một
cách khác, sẽ có thể thu được các giá trị τf/σ’v0 khác nhau, phụ thuộc vào loại thí nghiệm được
áp dụng: thí nghiệm cắt cánh hiện trường, thí nghiệm nén một trục hoặc thí nghiệm ba trục, hay
thí nghiệm cắt phẳng.
Đôi khi cường độ kháng cắt không thoát nước được chuNn hoá đối với áp lực cố kết hiệu
quả σ’vc hoặc ứng suất tiền cố kết σ’p thì sẽ tốt hơn nếu đất sét quá cố kết nhẹ. Đối với những đất
đó cường độ không thoát nước bị khống chế bởi áp lực cố kết hiệu quả hơn là ứng suất địa tầng
hiệu quả. Bjerrum (1972) đưa ra giả thuyết rằng hệ số giữa σ’p và σ’vo biến đổi tương ứng với PI,
như trong hình 11.60a. Đất sét được gọi là “trẻ” là đất sét cố kết thường, trầm tích mới, vì vậy
đất chưa có thời gian để trở thành quá cố kết bởi bất cứ một yếu tố nào liệt kê trong bảng 8-1.
Mặt khác, sét “có tuổi” là đất sét cố kết nhẹ, và Bjerrum thấy rằng lượng quá cố kết tăng một
chút đối với PI (hình 11.60b). Ảnh hưởng cuối cùng tới cường độ của đất được biểu thị bởi
đường cong đứt nét có tên “Bjerrum (1972)” trong hình 11.58.
Từ những thảo luận về thí nghiệm cắt cánh mà Bjerrum (1972) đã đề xuất một hệ số hiệu
chỉnh cho thí nghiệm này dựa vào nghiên cứu phá hoại của một công trình đắp ngoài thực tế
(hình 11.50). Để thuận tiện cho tham khảo, hình này được xây dựng lại mà không kể tới tất các
số liệu như trong hình 11.60c.
Mesri (1975) đã phát hiện ra một mối quan hệ rất thú vị giữa tất cả những giá trị đo này.
Kết hợp hình 11.60a và 11.60b Mesri đã nhận được hình 11.60d, τf/σ’p với PI, về cơ bản thể hiện
đặc tính tương tự của sét “trẻ” và sét “có tuổi”. Áp dụng hệ số hiệu chỉnh Bjerrum µ cho thí
nghiệm cắt cánh để thu được cường độ của đất ngoài hiện trường; kết quả là hình 11.60e. Nói
cách khác, (τf/σ’vc)hiện trường gần như là một hằng số bằng 0.22 và độc lập với PI! Có một điều rất
không rõ ràng trong kết luận này bởi sự phân tán trong các mối quan hệ thực nghiệm mà nó dựa
vào, và các quan hệ thể hiện trong hình 11.60d và 11.60e có thể chỉ là một sự trùng hợp.
Vẫn có khả năng ở hiện trường hệ số τf/σ’p tồn tại trong phạm vi tương đối hẹp, đối với đất sét
trầm tích mềm có những mối liên quan thực tế rất lớn (Ladd và nnk, 1977).
Chương 8 đã đề cập một cách ngắn gọn rằng phân tích lún, để hoàn thiện, cũng phải xét
tới lún tức thời hay lún lệch của công trình. Quy trình tính lún tức thời thường sử dụng lý thuyết
đàn hồi, và một trong những tồn tại lớn nhất đó là xác định hoặc ước lượng chính xác môdul đàn
hồi của đất. Cách hiển nhiên là lấy góc dốc ban đầu của đường cong ứng suất - biến dạng, được
gọi là môdun tiếp tuyến, khi xác định từ thí nghiệm ba trục. Hoặc, do đường cong ứng suất - biến
dạng thường rất cong nên có thể lấy môdul cát tuyến, đó là độ dốc của đường thẳng vẽ từ gốc toạ
độ tới một cấp ứng suất xác định trước chẳng hạn như 50% của ứng suất lớn nhất. Cách xác định
này được trình bày trong hình 11.61. Vì lún tức thời diễn ra trước khi xảy ra cố kết, thí nghiệm
ba trục phải được thực hiện trong điều kiện không thoát nước. Vì vậy modun này, dù được xác
đinh bằng cách nào, được gọi là môdun không thoát nước Eu.
Tuy nhiên, như đã được chỉ ra bởi nhiều nhà nghiên cứu, modun không thoát nước bị ảnh
hưởng lớn bởi sự xáo trộn mẫu đất. Phần lớn sự xáo trộn có xu hướng giảm Eu, và vì vậy thường
có xu hướng dự báo quá mức độ lún tức thời ngoài hiện trường.
Do một số yếu tố khác ảnh hưởng tới modul không thoát nước ở các thí nghiệm trong phòng
(D’Appolonia, Poulos, và Ladd, 1971; Simons, 1974) nên thí nghiệm nén hiện trường đôi khi
được sử dụng cho các dự án quan trọng. Thông qua đo lún, modun Eu được tính ngược theo lý
thuyết đàn hồi. Thí nghiệm nén đã chỉ ra rằng cấp ứng suất là một trong những yếu tố rất quan
trọng, ảnh hưởng lớn tới Eu. Ví dụ, các thí nghiệm với cấp tải trọng lớn thực hiện ở Nauy và
Canada (Hoeg, và nnk, 1969; Tavenas và nnk, 1974) đã cho thấy lún rất ít nếu tải trọng tác dụng
tức thời cho tới khi bằng một nửa giá trị tải trọng gây phá hoại. Sau đó lứn bắt đầu gia tăng khi
tải trọng tăng. Vì vậy các giá trị Eu được tính ngược phụ thuộc nhiều vào cấp ứng suất cắt do tải
trọng trên mặt gây ra.
Do có những khó khăn trong việc xác định Eu bằng các thí nghiệm trong phòng và do các
thí nghiệm nén tải trọng lớn ngoài hiện trường chi phí cao nên thường giả thiết rằng Eu có quan
hệ với sức kháng cắt không thoát nước. Ví dụ, Bjerrum (1972) cho rằng hệ số Eu/τf dao động
trong khoảng từ 500 đến 1500, trong đó τf được xác định từ thí nghiệm cắt cánh. Giá trị thấp
nhất tương ứng với đất sét dẻo cao và tải trọng áp dụng lớn so với giá trị σ’p – σ’vo (đó là ứng
suất tăng thêm lên móng tương đối lớn). Giá trị lớn hơn tương ứng với sét dẻo thấp, ở đó tải
trọng tác dụng tương đối nhỏ. D’Appolonia, Poulos, và Ladd, 1971 đã công bố một giá trị trung
bình Eu/τf là 1200 cho thí nghiệm nén ở 10 vị trí, nhưng cho đất sét có tính dẻo cao phạm vi dao
động từ 80 đến 400. Simons (1974) đã tìm ra các giá trị dao động từ 40 đến 3000! Những trường
hợp này và một số ví dụ khác được lấy từ tài liệu tham khảo được vẽ với PI trong hình 11.62 cho
sét mềm. Những loại đất cứng, nứt nẻ và băng tích không được xét ở đây. Có sự phân tán lớn của
hệ số Eu/τf khi PI < 50 nhưng không nhiều số liệu cho trường hợp PI > 50. Để đánh giá lún tức
thời của đất sét mềm có vẻ hợp lý khi sử dụng gợi ý của Bjerrum (Eu/τf từ 500 đến 1500) và quy
trình được D’Appolonia và nnk (1971) phát triển.
Một yếu tố khác ảnh hưởng lớn đến cường độ kháng cắt không thoát nước của đất sét đó
là lịch sử ứng suất. Yếu tố này đã được đề cập khi chỉ ra sự khác biệt trong ứng xử của đất sét cố
kết thường và quá cố kết (xem ví dụ hình 11.30 và 11.33). Trước tiên cùng xem xét một số số
liệu cho thấy sự biến đổi của cường độ không thoát nước được chuNn hoá τf/σ’vc với hệ số quá cố
kết (OCR). Những số liệu của sáu mẫu đất sét được thể hiện trong hình 11.63. Nếu lấy hệ số của
các tỷ số τf/σ’vc, như trong hình 11.64, tất cả các số liệu này nằm trong một dải hẹp, chỉ có hệ số
của sét dạng dải nhỏ hơn một chút. Ladd và nnk (1977) đã chỉ ra rằng hệ số này của các tỷ số
gần như bằng giá trị OCR mũ 0.8, hay

Những quan hệ giống như vậy có thể hữu ích cho việc so sánh dữ liệu về cường độ thu được từ
các vị trí khác nhau hoặc thậm chí tại cùng một vị trí.
Ladd và nnk (1977) cũng cho thấy sự biến thiên của Eu/τf với OCR như thế nào, nhưng quan hệ
này không đơn giản bởi vì, như đã đề cập ở phần trước, Eu/τf phụ thuộc rất lớn vào cấp ứng suất
cắt. Tuy nhiên, nhìn chung ở một cấp ứng suất xác định hệ số này giảm khi OCR tăng (hình
11.65).

11.9.13 Những vấn đề đặc biệt về sức kháng cắt của đất dính
Tất cả những thảo luận ở phần trước chỉ giới hạn ở loại đất dính “ứng xử tốt”. Chúng là những
đất sét trầm tích biển và nước ngọt tương đối đồng nhất có độ nhạy thấp đến trung bình cố kết
thường hoặc quá cố kết nhẹ. Như dự đoán, có rất nhiều trầm tích dính phân bố trên trái đất mà
chúng không “ứng xử tốt”. Thực tế thì những đất như vậy có lẽ là phổ biến hơn là ngoại lệ.
Trong danh sách này gồm có cả đất sét cứng nứt nẻ, bùn, và đất hữu cơ khác, đất dạng dải và
dạng lớp, sét nhạy cao, và đất tàn tích và đất nhiệt đới. Những đất này thường có khe nứt và
những nhược điểm khác làm cho khó lấy mẫu hoặc thí nghiệm chúng trong phòng. Chúng có thể
rất bất đồng nhất và biến đổi mạnh thậm chí trong giới hạn của một công trình nhỏ.
Các phương pháp thí nghiệm hiện trường đã được mô tả ở phần trước là một cách tốt để thu
được những thông tin về đất nền cũng như những hiểu biết sơ bộ về sự phân tán thống kê hoặc
khả năng biến đổi của đất đá tại hiện trường. Thêm vào đó là những tài liệu địa kỹ thuật thông
thường, hai hội thảo châu Âu có liên quan đến đất đặc biệt - Hội thảo địa kỹ thuật (Oslo, 1967)
và Hội thảo lần thứ 7 của châu Âu về cơ học đất và kỹ thuật nền móng tổ chức tại Brighton, Anh,
năm 1979. Hội thảo thứ hai có chủ đề chính về xác định các thông số thiết kế cho nhiều điều
kiện đất nền khác nhau. Đôi khi các hội thảo khu vực châu Á hoặc châu Mỹ có những kỳ họp về
những vấn đề liên quan tới đất tàn tích hoặc đất nhiệt đới.
Có một số nhân tố khác ảnh hưởng lớn đến cường độ kháng cắt của đất sét mà không liên
quan tới một lớp trầm tích cụ thể hoặc một khu vực trên thế giới. Thường giả thiết rằng đất sét
đẳng hướng – có nghĩa là cường độ của đất là như nhau theo mọi hướng. Cường độ không thoát
nước của nhiều đất sét phụ thuộc vào hướng, điều này đã từng được biết trong nhiều năm (ví dụ,
Hvorslev, 1960). Hiện nay, cho dù c’ và φ’ đã được xác định là bất đẳng hướng thực chất (ví dụ,
Saada và Bianchini, 1965). Cũng có chứng cứ cho rằng biểu hiện bất đẳng hướng biểu kiến là do
hệ ứng suất, cả trong quá trình cố kết và cắt. Bất đẳng hướng rất quan trọng bởi vì, đối với phân
tích ổn định, sự biến đổi của cường độ kháng cắt theo hướng dọc mặt trượt tiềm năng ảnh hưởng
vô cùng lớn tới hệ số an toàn tính toán. Sự biến đổi này được Bjerrum (1972)chỉ ra, và nó là một
trong số những tiết mục có trong hệ số hiệu chỉnh với cường độ trong thí nghiệm cắt cánh (hình
11.50).
Một nhân tố khác được xét đến trong hệ số hiệu chỉnh thí nghiệm cắt cánh của Bjerrum là ảnh
hưởng của tốc độ biến dạng. Taylor (1948) đã chỉ ra rằng cường độ không thoát nước của một
mẫu sét xanh Boston chế bị tăng khoảng 10% cho mỗi chu kỳ tăng tốc độ cắt (hình 11.66a).
Bjerrum (1972) đã cho kết quả lượng tăng tương tự trong thí nghiệm CU trên mẫu đất sét dẻo ở
Nauy (hình 11.66b). Sự khác biệt giữa tốc độ gia tải trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện
trường có thể ảnh hưởng mạnh tới cường độ kháng cắt không thoát nước. Ladd và nnk (1977)
cũng đã thảo luận về vấn đề này.
Cuối cùng, phần này đề cập khái quát vấn đề về cường độ dư của đất. Khi đất sét cứng
quá cố kết có đường cong ứng suất - biến dạng giống như trong hình 11.24 thì cường độ giới hạn
ở biến dạng lớn được gọi là cường độ dư của đất (Skempton, 1964; 1977). Một thiết bị cắt xoắn
hay cắt vòng như trong hình 10.15a được sử dụng để xác định cường độ dư của đất
11.10 Các tham số áp lực nước lỗ rỗng
Rõ ràng có thể thấy rằng khi đất bão hòa nước chịu tải trọng, sẽ hình thành áp lực nước
lỗ rỗng. Trong trường hợp gia tải một hướng (Chương 8), áp lực nước lỗ rỗng xuất hiện ngay sau
đó sẽ có giá trị bằng với độ lớn của ứng suất thẳng đứng do tải trọng tác dụng. Trong điều kiện
gia tải ba hướng hoặc ba trục, áp lực nước lỗ rỗng cũng hình thành, nhưng độ lớn thực của nó sẽ
phụ thuộc vào loại đất và lịch sử ứng suất hiện trường. Tất nhiên tốc độ gia tải cũng như loại đất
sẽ quyết định gia tải thoát nước hay không thoát nước.
Trong thực tiễn xây dựng thường là cần thiết nếu có thể phán đoán được độ lớn của áp
lực nước lỗ rỗng dư phát sinh bao nhiêu khi chịu tải không thoát nước với một dãy các thay đổi
ứng suất cho trước. Chú ý rằng các thay đổi ứng suất này là chỉ xét đến ứng suất tổng, và chúng
cũng có thể được coi như thủy tĩnh (như nhau theo mọi hướng) hoặc phi – thủy tĩnh (lực cắt). Do
ta quan tâm đến ứng xử của áp lực nước lỗ rỗng do các thay đổi này của ứng suất tổng, ∆σ1 ,
∆σ2 , và ∆σ3 , sẽ thuận tiện hơn nếu thể hiện những sự thay đổi này theo các hệ số hay các tham
số áp lực lỗ rỗng, cách thể hiện này đã được GS. A. W. Skempton trường Đại học Imperial ở
Anh giới thiện lần đầu vào năm 1954.
Nói chung, có thể hình dung khối đất giống như một khung đất chịu nén với không khí
và nước trong các lỗ rỗng. Ví dụ như trong thí nghiệm ba trục, nếu tăng các ứng suất chính tác
dụng lên một phần tử đất, ta sẽ xác định được lượng giảm thể tích của phần tử và lượng tăng của
áp lực nước lỗ rỗng. Tham khảo lại Hình. 11.38, thể hiện các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm
UU. Quan sát các hiện tượng xảy ra khi đặt áp lực buồng σc trong điều kiện không thoát nước.
Nếu đất bão hòa hoàn hoàn (100%) thì ta sẽ xác định được lượng thay đổi áp lực nước lỗ rỗng
∆u ( = ∆u c trên Hình 11.38), có trị số bằng với lượng thay đổi của áp lực buồng ∆σc ( = σc
trong Hình 11.38) mà ta vừa đặt vào. Nói cách khác, tỷ số ∆u / ∆σc bằng 1. Nếu mẫu đất có độ
bão hòa bé hơn 100 %, tỷ số ∆u phát sinh do sự tăng của áp lực buồng ∆σc sẽ bé hơn 1. Có thể
chứng minh được (chi tiết xem Phụ lục B-3) rằng tỷ số này trong thí nghiệm ba trục thông
thường là
∆u 1
= (11 – 11)
∆σ3 1 + nCυ
Csk
Trong đó:

n = độ rỗng
Cυ = Hệ số nén của phần rỗng

Csk = Hệ số nén của cốt đất.

Để thuận tiện, GS. Skemptom gọi tỷ số này là B. Tham số áp lực lỗ rỗng B thể hiện độ
tăng của áp lực lỗ rỗng khi gia tải không thoát nước là do độ tăng áp lực thủy tĩnh hay áp lực
buồng.
Nếu mẫu đất bão hòa nước hoàn toàn, thì Cν = C w , và phần lớn các loại đất có
C w / Csk → 0 do hệ số nén của nước Cw là rất nhỏ khi so sánh với hệ số nén của cốt đất. Do đó,
với các loại đất bão hòa nước, B = 1. Nếu đất khô, khi đó tỷ số Cυ / Csk tiến đến vô cùng do hệ
số chịu nén của không khí lớn hơn nhiều so với của khung cốt đất; vì vậy với các loại đất khô B
= 0. Các loại đất bão hòa một phần có phạm vi B thay đổi từ 0 đến 1. Do đó nói chung cả Cυ và
Csk là phi tuyến với các loại đất, quan hệ giữa B và độ bão hòa S cũng là phi tuyến, như minh
họa trên Hình. 11.67. Quan hệ này phụ thuộc vào loại đất và mức ứng suất, và quan hệ chính xác
giữa chúng sẽ được xác định bằng thực nghiệm.
Phương trình 11- 11 rất cần thiết khi tiến hành thí nghiệm ba trục khi mẫu đất thí nghiệm
là bão hòa. Đo đặc trưng của áp lực lỗ rỗng khi áp lực buồng thay đổi nhỏ, và tính đươc B. Nếu
B xấp xỉ hoặc bằng 1 thì với các loại sét yếu mẫu mẫu thí nghiệm là bão hòa. Tuy nhiên nếu cốt
đất là tương đối cứng, thì giá trị của B có thể nhỏ hơn 1 và vẫn có S = 100 % (xem Bảng 11 – 8).
Điều kiện này có thể xảy ra vì khi giá trị Csk giảm nhỏ hơn ( cốt đất cứng hơn), tỷ số Cw/Csk sẽ
tăng lên; theo đó B giảm. Wissa (1969); Black và Lee (1973) đưa ra các phương pháp để tăng độ
bão hòa để từ đó tăng độ tin cậy của các số đo áp lực lỗ rỗng trong các thí nghiệm không thoát
nước.
Bây giờ ta sẽ đặt một chênh lệch ứng suất hoặc một ứng suất cắt vào mẫu đất thí nghiệm
(xem lại Hình. 11.38 với thí nghiệm UU). Trong trường hợp này, áp lực lỗ rỗng ∆u tạo ra trong
mẫu thí nghiệm do sự thay đổi độ chênh ứng suất ∆σ = ∆σ1 − ∆σ3 , hoặc ta có thể viết theo kết
quả của GS. Skempton đã tiến hành trong các điều kiện thí nghiệm nén ba trục ( ∆σ2 = ∆σ3 )
Bảng 11 – 8 Giá trị B lý thuyết cho các loại đất khác nhau của đất bão hòa hoặc gần như
bão hòa hoàn toàn*

Loại đất S = 100 % S = 99 %


Sét yếu cố kết thông thường 0.9998 0.986
Bụi và sét đầm chặt; sét hơi quá cố kết 0.9988 0.9300
Sét cứng quá cố kết; cát có độ chặt lớn 0.9877 0.51
nhất
Cát rất chặt; sét rất cứng ở áp suất nén 0.9130 0.100
không nở hông lớn.

* Theo Black và Lee (1973).


1
∆u = B (∆σ1 − ∆σ3 ) (11 – 12)
3
Nếu cốt đất là đàn hồi. Vì nói chung đất không phải là vật liệu đàn hồi, hệ số cho độ
chênh ứng suất chính không phải là 1/3. Do đó Skempton ký hiệu hệ số này là A. Bây giờ ta có
thể kết hợp các Pt. 11 – 11 và 11 – 12 để xét đến hai thành phần của áp lực lỗ rỗng: (1) theo sự
thay đổi của ứng suất bình quân hay trung bình và (2) là theo sự thay đổi của ứng suất cắt, hay
∆u = B [ ∆σ3 + A(∆σ1 − ∆σ3 ) ] (11 – 13)

Phương trình 11 – 13 là phương trình Skempton thông dụng dùng để biểu diễn mối quan
hệ giữa áp lực lỗ rỗng phát sinh và các thay đổi của ứng suất tổng khi gia tải không thoát nước.
Nếu B = 1 và S = 100 %, thì người ta thường viết Pt. 11 – 13 dưới dạng
∆u = ∆σ3 + A(∆σ1 − ∆σ3 ) (11 – 14)

Trong một số trường hợp, sẽ thuận tiện hơn nếu ta viết Pt. 11 – 14 theo

∆u = B∆σ3 + A(∆σ1 − ∆σ3 ) (11 – 15)

Trong đó A = BA .
Phương trình 11 – 13 tới 11 – 15 được trình bày chi tiết trong B – 3. Trong đó ta thấy
rằng các phương trình đó là đúng với cả các điều kiện nén ba trục ( ∆σ 2 = ∆σ3 ) và kéo ba trục
( ∆σ 2 = ∆σ1 ), mặc dù giá trị đặc trưng của A phụ thuộc vào đường ứng suất, như đã trình bày ở
trong mục 11.12.
Tương tự như thông số B, thông số A cũng không phải là một hằng số; nó phải được xác
định theo từng loại đất và đường ứng suất. Thông số A phụ thuộc rất nhiều vào ứng suất, độ lớn
của σ 2 , hệ số quá cố kết, tính dị hướng, và đối với các đất sét tự nhiên được thí nghiệm trong
phòng, vào sự xáo trộn của mẫu. Bảng 11 – 9 liên hệ loại đất sét với các giá trị khác nhau của
thông số A lúc phá hoại, Af trong thí nghiệm nén ba trục. Tất nhiên A có thể được tính toán với
các điều kiện ứng suất ứng với cấp tải trọng bất kỳ cho đến khi xảy ra phá hoại, cũng như tại thời
điểm phá hoại.
Các hệ số áp lực nước lỗ rỗng Skempton có ý nghĩa to lớn nhất trong thực tiễn xây dựng
do chúng cho phép ta dự đoán áp lực lỗ rỗng phát sinh nếu ta biết hoặc có thể dự đoán sự thay
đổi của ứng suất tổng. Ngoài hiện trường, các phương trình Skempton cũng được sử dụng, như
khi ta muốn dự đoán áp lực lỗ rỗng hình thành trong suốt quá trình tăng tải không thoát nước, dự
đoán này có thể ứng dụng cho nền đường cao tốc được xây dựng trên nền sét rất yếu. Cụ thể

Bảng 11 – 9 Các giá trị Af ứng với các loại đất khác nhau

Loại đất sét Af


Sét có độ nhạy cao + 34 đến +1 12

Sét cố kết thông thường + 12 đến + 1


Sét pha cát đầm chặt + 14 đến + 34

Sét hơi quá cố kết 0 đến + 12

Sỏi lẫn sét đầm chặt − 14 đến + 14

Sét rất quá cố kết − 12 đến 0

* Theo Skempton (1954).


, tốc độ thi công của khối đắp nhanh hơn nhiều so với mức độ tiêu tán của áp lực nước lỗ rỗng,
do vậy ta giả thiết rằng điều kiện khi thi công là không thoát nước. Sự tăng lên của áp lực lỗ rỗng
dư có thể gây ra mất ổn định nếu áp lực lỗ rỗng quá lớn. Do đó việc có thể dự đoán được độ lớn
của áp lực lỗ rỗng sẽ rất quan trọng, từ đó hình thành một số ý tưởng làm sao để khối đắp chỉ
mới gần đạt sự phá hoại. Trường hợp áp lực lỗ rỗng quá lớn, phương pháp phân chia quá trình
thi công làm nhiều bước có thể được dùng; và việc kiểm soát áp lực lỗ rỗng tại hiện trường nên
được tiến hành. Các tham số của Skempton cũng phải được sử dụng trong thiết kế và kiểm soát
thi công các loại đập đất đầm nén.

VÍ DỤ 11.14
Cho biết:
Thí nghiệm CU trong ví dụ 11.11.
Yêu cầu:
Xác định Af ?
Bài giải:
Dùng Pt. 11 – 13. Do đo được áp lực lỗ rỗng, mẫu thí nghiệm phải ở trong trạng thái bão
hòa nước. Vì vậy giả thiết B = 1. Ta có A ở thời điểm phá hoại là
∆u − ∆σ3
Af =
∆σ1 − ∆σ3

Trong thí nghiệm nén ba trục thông thường, ∆σ3 = 0 vì áp lực buồng được giữ không
đổi trong suốt quá trình thí nghiệm (xem H. 11.29). Từ Ví dụ 11.11, ∆σ1f = (σ1 − σ3 )f = 100
kPa và ∆u f = 88 kPa. Do đó

88
Af = = 0.88
100
Từ Bảng 11 – 9 có thể thấy rằng đất sét có thể là nhạy ở mức nào đó.

Như đã được chỉ ra bởi Law và Holtz (1978) và trong Phụ lục B – 3, ở đó trình bày góc
xoay của các ứng suất chính, sẽ tiện lợi hơn nếu ta định nghĩa thông số áp lực lỗ rỗng A theo
lượng tăng của ứng suất chính, thông số không phụ thuộc vào điều kiện ứng suất ban đầu. Nếu
điều này được thực hiện, phương trình tính A với mỗi một đường ứng suất ba trục thông thường
( đã trình bày trong mục. 11.12) là
∆u
A ac = (11-16)
∆σc

∆u
A le = 1 − (11-17)
∆σh

∆u
A ae = 1 − (11-18)
∆σ v

∆u
A lc = (11-19)
∆σh
Điều này cũng được trình bày trong Phụ lục B-3 rằng
Aac = Ale (11-20)

Aae = Ale (11-21)
Ta sẽ thấy các phương trình này rất hữu ích cho mục. 11.12 (và với các bài toán ở phần
cuối của chương này).
Một công thức về áp lực nước lỗ rỗng tổng quát hơn được đề xuất bởi Henkel (1960) có
xét đến ảnh hưởng của ứng suất chính trung gian. Đó là

∆u = B ( ∆ oct + a∆τoct ) (11-22)

Trong đó
1 2
σoct = (σ1 − σ2 )2 + (σ2 − σ3 ) 2 + ( σ3 − σ 1 ) (11-24)
3
Và a là thông số áp lực nước lỗ rỗng Henkel. Trong một số trường hợp, người ta cũng ký
hiệu thông số này là α , và có lúc a = 3α . Phương trình 11-22 nhận được từ Phụ lục B-3, Cũng
từ B-3, các phương trình để có được thông số Skempton tương đương A từ thông số của Henkel
cho các điều kiện nén và kéo ba trục được phát triển. Các quan hệ này cho các điều kiện nén ba
trục (AC và LE) là:

1 2
A = +a (11-25)
3 3
Với các điều kiện trong thí nghiệm kéo ba trục (AE và LC):

2 2
A= +a (11-26)
3 3
Các phương trình này tất nhiên có nghĩa là a = 0 với các vật liệu đàn hồi (do A = 1
3 trong
2
thí nghiệm nén và A = 3 trong thí nghiệm kéo ba trục).

Nếu muốn có một số quan niệm về ứng suất chính trung gian ngoài hiện trường là gì, thì
nên dùng các Pt. 11-22 tới 11-24 để dự đoán áp lực lỗ rỗng ở hiện trường. Không dễ để ước
lượng được áp lực lỗ rỗng ngoài hiện trường từ các kết quả trong phòng thí nghiệm, căn bản là
do các thông số áp lực lỗ rỗng rất nhạy cảm với sự xáo trộn của mẫu. Hoeg, et al. (1969),
D’Appolpnia, et. Al. (1971), và Leroueil, et al. (1978 a và b) đã đưa ra các phương pháp để dự
đoán áp lực lỗ rỗng bên dưới các khối đắp trên đất sét mềm.
11.11 Hệ số áp lực đất ngưng trong đất sét
Ta đã khá rõ với đất rời, còn với đất dính, kiến thức về hệ số áp lực đất ngưng, Ko khi
thiết kế các kết cấu chắn đất, các hố đào, và móng công trình có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong
Mục. 11.7, đã đưa ra một số giá trị điển hình của Ko của một số loại cát. Ta cũng cho rằng Ko
theo kinh nghiệm quan hệ với φ ' (Pt. 11-6 và H.11.14), và ta cũng cho rằng hệ số này với các
loại cát quá cố kết lớn hơn so với các loại cố kết thông thường (Pt. 11-7).
Brooker và Ireland (1965) và một số tác giả khác đã đưa ra các quan hệ giữa Ko và φ ' .
Tài liệu của họ cho các loại sét cố kết thông thường

Hình 11.68 Quan hệ giữa K0 và φ ' cho các loại đất sét cố kết thông thường (Theo Ladd, et
al, 1977)
như minh họa trên H. 11. 68. Brooker và Ireland (1965) cũng tìm ra xu hướng cho đất cố kết
thường Ko tăng theo chỉ số dẻo. Massarsch (1979) đã thu thập các kết quả từ 12 điều tra, bao
gồm tài liệu của Ladd, et al (1977), chúng được trình bày trên Hình. 11.69. Đoạn chắn trên trục
K0 của đường hợp lý nhất trong Hình. 11.69 rất gần với giá trị trung bình của Ko của các loại cát
như trên Hình. 11. 14.
Ảnh hưởng của sự gia tăng ứng suất lớp phủ và sự giảm tải sau đó đến σ'h và Ko được
minh họa lần lượt trên Hình. 11.70a và b. Trong suốt quá trình lắng đọng, ứng suất hiệu quả theo
phương ngang σ'h tăng tỷ lệ với sự gia tăng của ứng suất hiệu quả theo phương đứng, do đó Ko là
một hằng số. Chẳng hạn như nếu quá trình giảm tải xảy ra do xói mòn, thì hình thành hiệu ứng
trễ, và giá trị K0 sẽ tăng lên. Tùy thuộc vào mức độ thực sự của quá trình giảm tải xảy ra, hoàn
toàn có khả năng các ứng suất ngang tiến đến trạng thái phá hoại;* đó là, tỷ số σ'h / σ'vo có thể là
3.0 hoặc 3.5, nó tương ứng với φ ' = 300 hoặc 350 (Pt. 10-14). Nếu có quá trình tăng tải

Hình. 11.69 Tương quan giữa Ko từ các thí nghiệm trong phòng và chỉ số dẻo PI (theo
Massarsch, 1979)

Hình. 11.70 Quan hệ cho thấy ảnh hưởng của sự thay đổi ứng suất lớp phủ trong suốt quá trình
trầm tích, xói mòn, và tăng tải lại đến (a) ứng suất ngang σ'h và (b) hệ số áp lực đất ngưng, Ko
(theo Morgenstern và Einstein, 1970).
lại sau đó thì K0 có xu hướng giảm, như trên Hình. 11.70b.
Ảnh hưởng của quá cố kết đến K0 đối với sét nhạy như thể hiện trên Hình. 11.71. Một
lần nữa, lại có sự trễ khi đất sét bị đNy lên do OCR lớn. Không có nhiều bằng chứng chứng tỏ
mối quan hệ giữa K0 và OCR phụ vào tính dẻo của đất sét (Hình.11.72). Ladd, et al. (1977) cũng
đã xác định được số mũ h trong Pt. 11-7 của một số loại sét trong suốt quá trình dỡ tải và nén lại.
Với đất sét có PI có giá trị bằng khoảng 20 thì h = 0.4 là hợp lý. Giá trị h giảm nhẹ khi PI tăng,
với giá trị nhỏ nhất h = 0.32 tại PI = 80. Các giá trị h này ở mức độ nào đó thấp hơn so với các
giá trị với cát (Mục. 11.7). Hãy ghi nhớ rằng tất cả các giá trị này là cho các mẫu cố kết trong
phòng. Ứng xử ở hiện trường luôn thiếu ổn định hơn nhiều, như trình bày bởi Massarsch, et al.
(1975, Hình.18). Các tác giả này cũng như Tavenas, et al. (1975) mô tả các kỹ thuật để dự đoán
giá trị K0 tại hiện trường của trầm tích sét yếu. Wroth (1975) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của sự
xói mòn và dao động mực nước ngầm
* áp lực đất ngang, còn gọi là trạng thái phá hoại bị động và tỷ số ứng suất Kp được
gọi là hệ số áp lực đất bị động.
Hình.11.72 Quan hệ K0 và OCR của đất với độ sệt khác nhau. Tài liệu cung cấp bởi Brooker và
Ireland (1965, Hình. 11) và được Ladd (1971a) vẽ lại.

đến sự biến đổi của K0 theo chiều sâu. Nói chung, một vài mét đất sét yếu phía trên cùng là quá
cố kết ( vùng khô nứt nẻ) và K0 có thể là khá lớn. Sau đó nó sẽ giảm dần theo chiều sâu khi OCR
giảm, cho đến khi giá trị của nó bằng với giá trị khi đất là cố kết thông thường với OCR = 1.
11.12 Đường ứng suất trong suốt quá trình gia tải không thoát
nước cho đất sét cố kết thường
Ta đã minh họa các ví dụ về đường ứng suất cho trường hợp gia tải không thoát nước với
các loại đất sét cố kết thông thường trong các Hình. 10.24, 10.26, 11.34a, và 11.43. Các đường
ứng suất không thoát nước với đất sét quá cố kết như trên Hình. 10.25 và 11.34b. Từ các chú
thích liên quan đến những hình này, bây giờ nên hiểu tại sao những đường ứng suất này có hình
dạng như chúng vốn có. Các đường ứng suất đã được biểu diễn ứng với lực cắt không thoát nước
là cho phần lớn các trường hợp thông dụng của thí nghiệm ba trục được sử dụng trong thực tiễn
xây dựng, thí nghiệm nén ba trục (AC – Axial Compression). Phần lớn thời gian, ứng suất cố kết
ban đầu là thủy tĩnh ( K0 = 1) do các quy trình trong phòng thí nghiệm đơn giản hơn. Tuy nhiên,
một mô hình tốt hơn áp dụng cho các điều kiện ứng suất ngoài hiện trường nên là cố kết phi -
thủy tĩnh; đó là, ứng suất trục sẽ khác so với áp lực buồng ( K 0 ≠ 1 ). Như đã đề cập trong mục.
10.6, ngoài lực nén dọc trục còn có các đường ứng suất mô hình các điều kiện thiết kế kỹ thuật
thực. Một số trong chúng được trình bày trên Hình. 11.73, cùng với mô hình trong phòng của
chúng. Thí nghiệm nén dọc trục (AC) mô hình quá trình gia tải trên nền ví dụ như của một khối
đắp hoặc bệ móng. Thí nghiệm kéo ngang ( LE – lateral extension) mô hình các điều kiện áp lực
đất chủ động phía sau tường chắn. Thí nghiệm kéo dọc trục (AE – Axial Extension) mô hình các
trường hợp giảm tải như việc đào móng, mô hình nén ngang (LC – Lateral Compression) mô
hình các điều kiện áp lực đất bị động ví dụ các điều kiện có thể xuất hiện xung quanh một neo
đất.
Nếu ta nghiên cứu về nó, thí nghiệm ba trục thông thường không phải là mô hình tốt nhất
cho các điều kiện thiết kế đã minh họa trên Hình. 11. 73. Nó phù hợp với các trường hợp (a) và
(c) nếu nền móng hoặc hố khai đào có hình tròn (ví dụ, một thùng dầu, một thùng chứa đạn, hay
một lò phản ứng). Trường hợp phổ biến hơn là một hướng (vuông góc với trang giấy trong
Hình.11.73) diễn ra lâu hơn nhiều so với các hướng khác. Đây là trường hợp biến dạng phẳng.
Các ví dụ là những khối đắp dài, móng băng, và những tường chắn đất có chiều dài lớn. Trong
các trường hợp này, khuyến cáo nên xác định độ bền kháng cắt bằng các thí nghiệm biến dạng
phẳng (Hình. 10.14b). Các mô hình trong phòng như Hình. 11.73 cũng có thể áp dụng cho các
điều kiện ứng suất trong thí nghiệm này cũng như trong thí nghiệm ba trục. Do thí nghiệm biến
dạng phẳng phức tạp phức tạp hơn thí nghiệm ba trục ở một vài khía cạnh, nó không thường
xuyên được sử dụng trong thực tiễn xây dựng. Các cường độ dọc trục vẫn được xác định một
cách phổ biến trong các bài toán thiết kế khi hiển nhiên chúng là biến dạng phẳng.
Hình. 17.73 Một số bài toán ổn định phổ biến cùng với mô hình trong phòng của chúng.

Sẽ rất cần thiết nến ta nắm được làm thế nào để thực hiện các bước tính toán cần thiết từ
đó vẽ được các đường ứng suất không thoát nước; trình tự để thực hiện được điều đó được minh
họa theo các ví dụ sau.
VÍ DỤ 11.15
Cho biết:
Các quan hệ σ - є và u – є như Hình. VD. 11.15a được ghi lại khi thí nghiệm bằng thí
nghiệm nén dọc trục với một loại sét cố kết thông thường trong VD. 11. 11.

Hình. VD. 11.15a

Yêu cầu:
Vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả cho thí nghiệm này. Xác định các tham
số độ bền Mohr – Coulomb.
Bài giải:
Dùng các Pt. 10-18 và 10-19, ta phải xác định p, p’, q và q’ cho một số biến dạng để vẽ
các đường ứng suất. Thường thì năm hay sáu điểm là đủ. Nhiều trường hợp, để tăng thêm tính
trật tự nên lập bảng tính. Từ đó chỉ cần điền vào các cột tương ứng. Cũng rất thuận tiện nếu ta
biểu thị theo
σ1 + σ 3 = ( σ1 − σ3 ) + 2σ3 (11-27)


σ1 + σ3 σ1 − σ3
= + σ3 (11-28)
2 2
Tương tự, do σ ' = σ − u , p ' = p − u . Và cuối cùng,

σ '1 + σ '3 σ1 − σ3
= + σ '3 (11-29)
2 2

( )
Do σ1' − σ'3 = ( σ1 − σ3 ) .

Đến đây chỉ cần chọn các giá trị ( σ1 − σ3 ) và ∆u ứng với một số biến dạng thích hợp, và
điền vào bảng (Bảng VD.11.15) bằng cách sử dụng các phương trình ở trên. Chú ý rằng σ3 trong
Ví dụ 11.11 là 150 kPa.

BẢNG VD. 11.15


Hình. VD. 11.15b
Các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả được trình bày trên Hình. VD. 11.15b.
Các đường phá hoại cũng được vẽ, giả thiết a’ = a = 0.
Do
ψ ' = 24.10 , φ ' = 26.60

ψ T = 14.10 , φT = 14.50
Chú ý rằng bài toán có thể được tính theo đồ giải bằng cách đầu tiên vẽ đường TSP, sau
đó đặt theo tỷ lệ giá trị đoạn ∆u tương ứng theo phương ngang về phía trái của đường TSP; một
điểm được thực hiện theo cách này như minh họa trên Hình. VD. 11.15b.

VÍ DỤ 11.16
Một khối đắp rất dài như trên Hình. VD. 11.16a được thi công nhanh trên một nền đất sét
bụi hữu cơ yếu ở phía Bắc Thụy Điển. Mặt cắt đất và các chỉ tiêu cơ lý cũng được cho trên Hình.
VD. 11.16a. Giả thiết K0 = 0.6. Cũng giả thiết rằng giá trị A trước thời điểm phá hoại bằng
khoảng 0.35; tại thời điểm phá hoại, Af = 0.5 (theo Holtz và Holm, 1979).
Yêu cầu:
Xác định đường TSP, (T – u0)SP, và ESP ứng với một phân tố đặc trưng trên đường trục
khối đắp, cách mặt đất 5m.
Bài giải:
Đầu tiên, tính toán các điều kiện ứng suất ban đầu tác dụng lên phân tố. Dùng các Pt. 7-
13, 7-14 và 7-15.
Hình. VD. 11.16a

σ vo = 1.24(9.81)(1) + 1.30(9.81)(4) = 63 kPa

u0 = 1.0(9.81)(4) = 39 kPa

σ'vo = σ vo − u o = 24 kPa

σ'ho = 0.6σ'vo (K 0 = 0.6) = 14 kPa

σho = σ'ho + u 0 = 53 kPa

Thứ hai, tính toán ∆σ cho khối đắp.


∆σ ở trên mặt = 2.1(9.81)(2.75) = 57 kPa
σz tại chiều sâu – 5 m; dùng Hình. 8.23,
I = 0.45 x 2 = 0.9
σz = 0.9 x 57 = 51 kPa

Đây là ∆σ v trên phân tố đặc trưng.

Để xác định lượng tăng của ứng suất theo phương ngang ∆σ h , có thể dùng một số
phương trình và biểu đồ ứng với một số hữu hạn các kích thước (ví dụ, xem Poulos và Davis,
1974). Trong trường hợp này, giả thiết lượng tăng của ứng suất theo phương ngang bằng một
phần ba lượng tăng của ứng suất theo phương đứng:
∆σh = 0.33(51) = 17 kPa
Tiếp theo, dùng các Pt. 10-18 và 10-19 để xác định q, p, và p’ cho cả các điều kiện ban
đầu và cuối cùng. Không được quên các điều kiện cho (T – u0)SP. Để có các ứng suất hiệu quả
cuối cùng, ta cần phải ước lượng các áp lực lỗ rỗng sinh ra. Dùng số liệu về thông số áp lực lỗ
rỗng đã cho. Giả thiết ban đầu rằng đất không bị ép đến phá hoại; do đó A = 0.35. B = 1 khi ở
phía dưới mực nước ngầm. Dùng Pt. 11-14:
∆u = ∆σ3 + A(∆σ1 − ∆σ3 ) = 17 + 0.35(51 − 17) = 29kPa
Nếu khối đắp là quá tải thì áp lực nước lỗ rỗng phát sinh trong lớp đất phía dưới ∆u sẽ
là 34 kPa (do A = 0.5). Nếu dùng các phương trình áp lực nước lỗ rỗng của Henkel, Pt. 11-22 và
11-25, có thể dự đoán ∆u vào khoảng 32 kPa. Như đã trình bày trong mục. 11-10, việc dự đoán
áp lực nước lỗ rỗng ngoài hiện trường không phải dễ thực hiện.
Đôi lúc sẽ rất hữu ích khi tính toán các đường ứng suất để vẽ một số phần tử với ứng suất
tổng, ứng suất tổng – u0, ứng suất trung hòa, và ứng suất hiệu quả tương ứng đã chỉ ra (tương tự
như Hình. 11.29). Phương pháp này được trình bày trên Hình.VD 11.16b cho cả các điều kiện
ứng suất ban đầu và sau khi gia tải. Chú ý rằng, các ứng suất trên các phân tố ứng với các điều
kiện ban đầu là các giá trị mà ta đã tính khi bắt đầu giải ví dụ này. Với các ứng suất cuối cùng,
ứng suất tổng theo phương thẳng đứng tăng 51 kPa, và ứng suất tổng phương ngang tăng 17 kPa,
như ta đã xác định được ở trên từ lý thuyết đàn hồi. Áp lực nước lỗ rỗng phát sinh là các giá trị
ta đã tìm được từ các phương trình áp lực nước lỗ rỗng. Việc tính toán p, p’ và q cho cả các điều
kiện ban đầu và cuối cùng được ghi bên dưới các phần tử.

Hình. VD. 11.16b


Hình. VD. 11.16c
Cuối cùng, t vẽ các đường ứng suất trên hệ trục tọa độ p-q như trên Hình. VD. 11.16c.
Vẽ phác đường ESP sao cho nó cũng có hình dạng tương tự như các hình đã vẽ trước đây (ví dụ
các Hình. 11.34 và 11.43) cho các loại sét cố kết thông thường.

Ví dụ tiếp theo sẽ có đôi chút phức tạp hơn. Trước tiên, ta sẽ vẽ các đường ứng suất và
xác định các thông số cường độ chống cắt trong thí nghiệm kéo dọc trục; sau đó ta sẽ dùng thí
nghiệm AC và hiểu biết về đường ứng suất để xác định phản ứng áp lực lỗ rỗng trong thí nghiệm
kéo ngang. Ta sẽ thấy rằng các đường ứng suất hiệu quả ứng với cả hai thí nghiệm là giống nhau,
tuy vậy các đường ứng suất tổng lại rất khác nhau.

VÍ DỤ 11.17

Cho biết:

Có hai mẫu thí nghiệm giống nhau (với cùng w, e, …vv) của một loại sét cố kết thông
thường bão hòa nước được cố kết trong điều kiện thủy tĩnh (K0 = 1) và sau đó tiến hành cắt
không thoát nước. Trong thí nghiệm A, thí nghiệm nén dọc trục (AC), áp lực buồng được giữ
không đổi trong khi người ta tăng ứng suất dọc trục cho đến khi mẫu đất bị phá hoại. Mẫu B bị
phá hoại bằng thí nghiệm kéo ngang (LE), theo đó ứng suất đứng được giữ không đổi trong khi
áp lực buồng lại giảm cho đến khi sự phá hoại xuất hiện. Số liệu về ứng suất - biến dạng và áp
lực nước lỗ rỗng ứng với thí nghiệm A được thể hiện trong Bảng VD. 11.17a.

Yêu cầu:
a. Tính và vẽ đường cong ứng suất – biến dạng và đường cong áp lực nước lỗ rỗng –
biến dạng ứng với thí nghiệm A.
b. Vẽ đường TSP và ESP cho cả hai thí nghiệm.
c. Xác định φ ' và φT trong cả hai thí nghiệm.

d. Chứng minh rằng đường cong ứng suất - biến dạng tương ứng của thí nghiệm A
(AC) cũng tương tự như ứng đường xác định được từ thí nghiệm B (LE)
e. Ước lượng số liệu áp lực nước lỗ rỗng – biến dạng trong thí nghiệm B từ các đường
ứng suất LE.

f. Tính tham số áp lực nước lỗ rỗng A cho cả hai thí nghiệm.


BẢNG VD. 11. 17a Thí nghiệm A (số liệu thí nghiệm AC)*

• Theo Ladd (1964).


Bài giải:
a. Vẽ các đường cong σ – є và ∆u – є ứng với thí nghiệm A (AC), như thể hiện trên
Hình. VD. 11.17a. Chú ý rằng các số liệu trong Bảng VD. 11. 17a được chuNn hóa theo ứng suất
cố kết hiệu quả σ'c trong thí nghiệm. Chúng ta có thể giả thiết giá trị σ'c (theo bất cứ nào mà thí
nghiệm được tiến hành) hay ta có thể tiến hành mọi việc theo các ứng suất đã được chuNn hóa.
b. Như trong ví dụ trước, việc vẽ các phần tử biểu diễn các ứng suất tổng, trung tính và
ứng suất hiệu quả ứng với các điều kiện cố kết ban đầu trong suốt quá trình thí nghiệm và tại thời
điểm phá hoại là cần thiết, như đã thực hiện trên Hình. VD. 11.17b. Sử dụng những ứng suất này
để tính toán đường TSP cho cả hai thí nghiệm và đường ESP ứng với thí nghiệm AC. Do lúc này
ta chưa biết bất cứ thông tin nào về áp lực lỗ rỗng phát triển trong thí nghiệm LE nên chưa thể vẽ
đường ESP của nó.
Tính toán xác định p, p’ và q trong thí nghiệm A (AC):
Các điều kiện ban đầu:
1+1
p 0 = p '0 = =1
2
1 −1
q0 = =0
2
Hình. VD. 11.17a Đường cong ứng suất – biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng – biến dạng đối với
thí nghiệm AC.
Tại thời điểm phá hoại:
1.58 + 1
pf = = 1.29
2
p 'f = p f − ∆u = 0.74
1.03 + 0.45
(Kiểm tra: p 'f = = 0.74 )
2
1.58 − 1
qf = = 0.29
2
1.03 − 0.45
(Kiểm tra: = 0.29 )
2
Hình. VD. 11.17b Các điều kiện ứng suất tổng, ứng suất trung hòa và ứng suất hiệu quả trong các thí
nghiệm AC và LE
1+1
p 0 = p '0 = =1
2
1−1
q0 = =0
2
1 + 0.42
pf = = 0.71
2
1 − 0.42
qf = = 0.29
2
Bây giờ vẽ đường TSP’ cho cả hai thí nghiệm A(AC) và B(LE). Ta biết rằng các đường
TSP sẽ là các đường thẳng nghiêng góc 450 so với các điều kiện ứng suất trong cả hai thí nghiệm
do một trong các ứng suất chính được giữ không đổi trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm.
Do đó ta chỉ cần tính và vẽ điểm cuối cùng q0, p0 và qf trên Hình. VD. 11.17c, và nối các điểm
này bằng đường thẳng.
Những điểm trung gian ứng với cả đường TSP và ESP có thể được tính toán từ các số
liệu về ứng suất – biến dạng và áp lực lỗ rỗng – biến dạng trong Bảng 11.17a và Hình. VD.
11.17a. Quá trình này cũng giống như quá trình được trình bày trong Ví dụ 11.15. Thường thì sẽ
dễ dàng hơn khi giải quyết bài toán theo phương pháp đồ giải bằng cách đơn giản xác định các
điểm có giá trị trung gian q trên đường TSP (q = ∆σ /2) ứng với một vài biến dạng cách nhau
thích hợp. Việc này xác định được các giá trị trung gian. Sau đó, đặt giá trị ∆u theo phương
ngang theo đúng tỷ lệ để xác định giá trị trung gian p’ ứng với cùng các biến dạng. Quá trình này
được minh họa trên Hình. VD. 11.15b và Hình. VD. 11.17c, xác định đường ESP tương ứng.

Hình. VD. 11.17c Các đường ứng suất ứng với các thí nghiệm AC và LE

Chú ý rằng chỉ vẽ một đường ESP chung cho cả hai thí nghiệm. Do các điều kiện ứng
suất hiệu quả trong cả hai thí nghiệm là giống nhau. Tại sao như vậy? Ta thấy rằng trong quá
trình cắt độ chênh ứng suất ∆σ trong cả hai thí nghiệm cũng bằng ( σ1 − σ3 ) . Nói cách khác:
Với thí nghiệm AC,
∆σAC = 1 + ∆σ − 1 = ∆σ
Với thí nghiệm LE,
∆σLE = 1 − 1 + ∆σ = ∆σ

Vì vậy với ở bất kỳ biến dạng nào (ngay cả khi tại thời điểm phá hoại) ∆σAC = ∆σLE . Do
đó các đường cong ứng suất – biến dạng LE ứng với cả hai thí nghiệm phải như nhau. Từ đây,
nếu ta vẽ đường cong ứng suất - biến dạng, nó sẽ có hình dạng giống hệt như đường cong AC
như trên Hình. VD. 11.17a. Đây cũng chính là câu trả lời cho phần d.
Nếu hai mẫu đất có chính xác cùng đường cong ứng suất - biến dạng và cường độ chống
cắt, thì các điều kiện ứng suất hiệu quả trong cả hai mẫu phải tương tự nhau, cả tại thời điểm phá
hoại và trong suốt quá trình tăng tải. Điều này có nghĩa là đường cong ESP’ cũng phải giống
nhau.
Một cách khác để giải thích điều này là trong thí nghiệm LE, sự thay đổi về chênh lệch
ứng suất ∆σ được tạo ra bằng cách thay đổi áp lực thủy tĩnh trong buồng áp lực. Khi áp lực thủy
tĩnh trong buồng áp lực thay đổi, với thí nghiệm không thoát nước, nó chỉ làm cho áp lực lỗ
rỗng biến đổi chứ không gây ra sự thay đổi về ứng suất hiệu quả. Nếu ứng suất hiệu quả không
đổi thì trạng thái ứng suất – biến dạng và cường độ chống cắt cũng sẽ không đổi (Hirschfeld,
1963). Sự khác biệt duy nhất tại thời điểm phá hoại giữa các thí nghiệm phải là độ lớn áp lực lỗ
rỗng ∆u phát triển. Nếu tại thời điểm phá hoại điều này là đúng, thì nó cũng đúng trong suốt quá
trình diễn ra thí nghiệm. Do đó ta có thể vẽ được đường cong áp lực lỗ rỗng – biến dạng (phần e.
trong ví dụ này) tương ứng với thí nghiệm B (LE) từ các hình vẽ đường ứng suất.
Cũng như với thí nghiệm A (AC) giá trị áp lực lỗ rỗng hình thành trong thí nghiệm B
(LE) đơn giản là khoảng cách theo phương ngang giữa đường TSP và ESP ứng với thí nghiệm
đó. Chú ý rằng trong thí nghiệm LE tất cả các giá trị của ∆u đều âm.
BẢNG VD. 11.17b Thí nghiệm B (Tài liệu thí nghiệm LE)

Việc vẽ đường cong áp lực lỗ rỗng – biến dạng ứng với thí nghiệm LE được minh họa
trên Hình. VD. 11.17b cùng với đường cong ứng suất – biến dạng cho cả hai thí nghiệm và
đường cong áp lực lỗ rỗng – biến dạng cho thí nghiệm AC. Để dễ so sánh, một số giá trị số học
của áp lực nước lỗ rỗng được liệt kê trong Bảng VD. 11.17b. Hình. VD. 11.17d và Bảng. VD.
11.17b chính là lời giải cho phần e.
Bây giờ ta có thể thấy vị trí ứng với các giá trị các ứng suất hiệu quả trong thí nghiệm LE
trên Hình. VD. 11.17b. Một điều thú vị nữa về thí nghiệm AC và LE là độ chênh về số học giữa
hai đường cong áp lực lỗ rỗng tại biến dạng đã cho cũng chính xác bằng độ chênh ứng

Hình. VD. 11.17d Số liệu ứng suất – biến dạng và áp lực lỗ rỗng – biến dạng cho cả hai thí
nghiệm

suất chính ứng với biến dạng đó. Ta có thể kiểm tra điều này bằng cách dùng các giá trị trong
Bảng VD. 11.17a và b hay đo theo tỷ lệ các giá trị ∆σ giữa hai đường cong ∆u trên Hình. VD.
11.17d. Khoảng cách ngang giữa hai đường TSP’ trong Hình. VD.11 17c cũng bằng ∆σ tại một
biến dạng xác định.
Bây giờ đã biết đường TSP và ESP ứng với cả hai thí nghiệm, ta có thể tính φ ' và φT cho
hai thí nghiệm [phần c]. Từ Hình. VD. 11.17c có thể đo được các góc ψ ', ψ T(AC) , và ψ T(LE) bằng
thước đo góc, hoặc ta có thể sử dụng Pt. 10-21. Do đất sét thuộc loại cố kết thông thường. Ta giả
thiết rằng c ' ; 0 là vì ta đã vẽ các đọan thẳng a và a’ trong biểu đồ p-q về cơ bản bằng không.
Từ các Pt. 10-24 và 10-25 ta có thể dễ dàng tính được φ ' , φT(AC) , và φT(LE) . Các giá trị này được
thể hiện trong Bảng VD. 11.17c.
BẢNG VD. 11.17c Các thông số cường độ chống cắt từ Hình. VD. 11.17c (độ)

f. Bây giờ ta đi tính thông số áp lực lỗ rỗng A cho cả hai thí nghiệm. Theo Pt. 11 – 15,
∆u − ∆σ3
Af =
∆σ1 − ∆σ 3
Để xác định sự thay đổi ứng suất trong suốt quá trình thí nghiệm, sẽ đơn giản hơn nếu ta
tham khảo các phần tử trên Hình. VD. 11.17b, và chọn các biến đổi trong ứng suất tổng từ các
điều kiện ứng suất ban đầu và các điều kiện tại thời điểm phá hoại.
Với thí nghiệm A (AC), ∆σ 3 = 0 và ∆σ1 = σ1f − σ10 = 1.58 − 1.0 = 0.58 ; ∆u f = 0.55.
Do đó,
0.55 − 0
Af = = 0.95
0.58 − 0
Với thí nghiệm B (LE), ∆σ1 = 0 và ∆σ3 = σ3f − σ30 = 0.42 − 1.0 = −0.58 ; ∆u f = −0.03.

Do đó,
−0.03 − (−0.58) 0.55
Af = = = 0.95
0 − (−0.58) 0.58
Nếu tính như trên là phức tạp, dùng Pt. 11-17 cho thí nghiệm LE sẽ đơn giản hơn,
∆u ∆u −0.03
A le = 1 − = 1− = 1− = 0.95
∆σh ∆σ3 −0.58

( Tất nhiên ta đã biết từ Pt. 11-20 rằng A le phải bằng A ac .) Giá trị của ∆σ h nhỏ hơn

không vì nó giảm trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm LE (xem lại lần nữa Hình. VD.
11.17b).

Những kết luận gì có thể rút ra từ ví dụ này? Trước tiên, cả thí nghiệm nén dọc trục và
thí nghiệm kéo ngang có cùng đường cong ứng suất – biến dạng và cường độ chịu nén ∆σf như
nhau. Nếu các đường cong ứng suất – biến dạng là như nhau thì chúng sẽ có cùng các môdun
biến dạng E. Chúng cũng có cùng đường ESP. Tuy nhiên các đường TSP của chúng và áp lực
nước lỗ rỗng phát triển lại khác nhau hoàn toàn, nhưng Af (và cả A f ) lại giống nhau trong cả hai
thí nghiệm. Ta có thể tóm tắt những nhận xét trên như sau:
Cùng ∆σ và ∆σf
Cùng đường cong σ – є và môdun biến dạng E
Có đường ESP giống nhau
Có cùng φ '

Cùng Af (và A f )
Đường TSP khác nhau
Giá trị φT khác nhau

∆u khác nhau

Trong Ví dụ 11.17 ta đã chỉ ra các điều kiện ứng suất và vẽ các đường ứng suất ứng với
thí nghiệm AC và LE, trong đó chú ý rằng các ứng suất chính tại thời điểm phá hoại có cùng
phương như phương ứng với thời điểm ban đầu khi tiến hành thí nghiệm. Với các thí nghiệm kéo
dọc trục (AE) và thí nghiệm nén ngang (LC) (xem lại các thí nghiệm trên Hình. 10.22 và 11.73),
Các ứng suất chính xoay trong khi cắt, và các đường ứng suất nằm phía dưới trục hoành. Trong
trường hợp này, giá trị của q là âm. Nếu tham khảo một ví dụ tương tự bài ta đã làm trong Ví dụ
11.17, thì cũng có các kết luận tương tự như trong các thí nghiệm AC và LE: chúng có cùng

cường độ chống cắt, ESP, A f , và φ ' , nhưng khác nhau về TSP và ∆u . Các điều kiện ứng suất
cho thí nghiệm AE và LC được thể hiện trên Hình. 11,74; ta có thể so sánh các ứng suất này với
các giá trị cho trên Hình. VD. 11.17b và tìm hiểu góc xoay của các ứng suất chính nghĩa là gì.
Tiếp theo, Hình 11.75 minh họa các kết quả đặc trưng từ các thí nghiệm AE và LC. Các đường
ứng suất trong cả hai thí nghiệm như thể hiện trong Hình. 11. 76.

Sự khác nhau giữa các thí nghiệm AC - LE và AE – LC chính là ở vai trò của ứng suất
trung gian σ2 . Chú ý rằng hai loại thí nghiệm đầu tiên, ta giả thiết rằng σ2 = σ3 , và không có sự
xoay của các ứng suất chính từ lúc bắt đầu thí nghiệm cho đến lúc phá hoại. Trong trường hợp
khác, với các thí nghiệm AE – LC σ2 = σ1 , và sự xoay của các ứng suất chính diễn ra. Góc xoay

này thậm trí sẽ đáng kể hơn nếu, từ các điều kiện ban đầu, các giá trị ứng suất theo phương đứng
khác nhau hơn là các giá trị ứng suất theo phương ngang: Đó là, nếu σ vo ≠ σho = σ buồng. Ứng với

điều kiện ứng suất ban đầu như vậy, σ vo = σlo , và σho = σ30 = σ buồng. Trong cả hai loại thí
nghiệm AE và LC, ứng suất theo phương ngang lúc phá hoại trở thành ứng suất chính lớn nhất
như thấy trên Hình. 11. 74.
Hình. 11. 74 Các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm kéo dọc trục (AE) và thí nghiệm
nén ngang (LC). Chú ý rằng ứng suất chính lớn nhất trong trường hợp này ứng với cả hai thí
nghiệm đều nằm ngang tại thời điểm phá hoại.
Một số kết quả thí nghiệm với đất sét tự nhiên được thể hiện trên Hình. 11.77 và 11.78.
Những kết quả này kiểm chứng các khẳng định đã trình bày ở trên rằng đường ESP, σ-є và
A f ứng với các thí nghiệm AC; LE, AE và LC về cơ bản là như nhau với các loại đất bão hòa
nước. Ứng suất hiệu quả và ứng xử σ-є chỉ được xác định theo dấu và độ lớn của chênh lệch ứng
suất chính, ∆σ = σ v − σ h , nó không phụ thuộc vào hình dạng riêng của đường ứng suất tổng
(Bishop và Wesley, 1975).
Chú ý rằng đường ESP ứng với các thí nghiệm AE và LC trong các Hình. 11.77 và 11.78
không cắt qua đường AE – TSP như trong Hình. 11.76. Điều này có nghĩa là áp lực lỗ rỗng hình
thành trong các thí nghiệm này không tới giá trị âm, trái ngược với ứng xử trên Hình. 11.76. Các
đặc trưng cụ thể của ESP của một loại đất bất kỳ phải được xác định thông qua các thí nghiệm
trong phòng.
Góc nghiêng của các mặt phẳng phá hoại như đã xác định theo các giả thiết phá hoại
Mohr (đã trình bày trong Mục. 10.4) không giống như trong các thí nghiệm AE và LC vì sự xoay
của các ứng suất chính. Ta có thể xác định góc này bằng cách sử dụng phương pháp điểm cực.
Cách thức tiến hành như minh họa trên Hình. 11.79 ứng với các thí nghiệm AC và AE; tương tự
cũng có thể tìm được các kết quả trong thí nghiệm LE và LC. Tóm lại:

Với các thí nghiệm AC và LE, σ 1 và σ 3 không bị xoay: α f = 450 + φ '/ 2

Với các thí nghiệm AE và LC, σ 1 và σ 3 bị xoay : α f = 450 − φ '/ 2


Hình. 11.75 Đường cong ứng suất – biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng – biến dạng trong
các thí nghiệm AE và LC với mẫu sét cố kết thông thường (theo Hirschfeld, 1963)

Hình. 11. 76 Các đường ứng suất trong các thí nghiệm AE và LC cho đất sét cố kết thông thường
Hình. 11.77 (a) Các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả; (b) đường cong ứng suất – biến dạng ứng với thí nghiệm ba trục cố kết không thoát nước K0 cho đất sét
cố kết thông thường (theo Bishop và Wesley, 1975)
*Af là tham số áp lực lỗ rỗng tại thời điểm phá hoại dựa trên các diễn giải trong Bảng B-3-2
Hình. 11.78 (a) các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả và (b) đường cong ứng
suất – biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng – biến dạng ứng với các thí nghiệm cố kết không thoát
nước ba trục K0 trên mẫu đất sét Leda nguyên dạng từ Kars, Ontario (theo Law và Holtz, 1978)
Hình. 11.79 Góc nghiêng của mặt phẳng phá hoại với các thí nghiệm AC và AE

11.13 Các đường ứng suất trong khi gia tải không thoát nước – với
sét quá cố kết
Tất cả các mục trước về đường ứng suất không thoát nước liên quan đến ứng xử của các
loại đất sét cố kết thông thường. Còn với các loại sét quá cố kết, nguyên lý tính toán vẫn như vậy
nhưng hình dạng của các đường ứng suất sẽ khác đi vì áp lực lỗ rỗng phát triển trong đất là khác
nhau. Ví dụ về các đường ứng suất trong các thí nghiệm nén dọc trục với các loại sét quá cố kết
như trên các Hình. 10.25 và 11.34b. Khi biết được áp lực nước lỗ rỗng dư phát triển cùng với
hình dạng của các đường ứng suất tổng ứng với các loại thí nghiệm khác nhau, ta có thể dễ dàng
xây dựng cácn đường ESP cho các loại sét quá cố kết.
Hình. 11.80. Các đường ứng suất AE và LC với sét quá cố kết

Như đã trình bày trong muc. 11.11, các loại sét quá cố kết thường có giá trị K0 lớn hơn
nhiều so với một. Vì vậy các đường ứng suất ứng với các loại sét quá cố kết ở hiện trường (hoặc
với các mẫu cố kết lại trong phòng thí nghiệm tới các ứng suất giống như ở hiện trường) sẽ bắt
đầu từ phía dưới trục thủy tĩnh (K0 = 1), như trên Hình. 10.25. Hình 10.80 cho thấy dạng các
đường ứng suất có thể có cho các thí nghiệm AE và LC trên đất sét quá cố kết.

VÍ DỤ 11.18
Cho biết:
Các thí nghiệm nén ba trục không thoát nước được tiến hành với một loại sét quá cố kết
có áp lực tiền cố kết σ'p là 800 kPa, nó tương đương với hệ số OCR bằng 10. Các kết quả được
thể hiện trên Hình. VD. 11.18a. Một thí nghiệm CU khác được tiến hành trên cùng loại đất sét
với cùng hệ số OCR tức là có cùng σ'c . Trong thí nghiệm tiếp theo, áp lực hông không giữ cố
định mà tăng lên cùng lúc khi ứng suất dọc trục tăng vì vậy ∆σ3 = 0.2 ∆σ1 (Xem Hình.
VD.11.18b.) Giả thiết rằng các kết quả thí nghiệm với mẫu đất sét này
được trình bày trên Hình. VD.11.18a là phù hợp với tất cả các cách thức thay đổi ứng suất biên
khi nén, đó là khi σ1 và σ 3 cùng tăng trong suốt quá trình thí nghiệm.

Yêu cầu:

Dự đoán ứng xử của thí nghiệm CU thứ hai.


a. Xác định các trị số và điền vào các cột tương ứng trong Bảng VD.11.18 khi độ biến
dạng là 0, 0.5, 2.5, 5 và 7.5 %.
b. Vẽ đường TSP và ESP cho thí nghiệm này.
Bài giải:
a. Bảng VD. 11.18, điền vào.
BẢNG VD. 11.18*
* Tất cá các ứng suất có đơn vị là kPa.
b. Hình .VD11 18c. Lưu ý rằng σ'c = σ'p / (OCR) từ Pt. 8-2. Vì thế

800
σ'c = = 80 kPa
10
Ta cũng có

σ1 = σc' + ∆σ1
σ3 = σc' + ∆σ3 = σc' + 0.2∆σ1
( σ1 − σ3 ) = ∆σ1 − 0.2∆σ1 = 0.8∆σ1
( σ1 − σ3 ) = 0.8∆σ1
σ'c σ'c
Nhưng, σ'c = 80 kPa. Do đó
σ −σ 
∆σ1 = 100  1 ' 3 
 σc 

Hình. VD. 11.18c

Các giá trị trong dấu ngoặc là các giá trị được vẽ trên Hình. VD. 11.18a. Bây giờ các giá
trị của ∆σ1 và ∆σ3 ( = 0.2 ∆σ1 ) có thể được xác định từ hình vẽ và nhập tương ứng vào Bảng
VD. 11.18. Khi các giá trị ban đầu đã biết, ta cũng dễ dàng tính được σ1 và σ3 ứng với mỗi biến
dạng.
Để tính toán ∆u , áp dụng Pt. 11-14 (giả sử S = 100 % trong thí nghiệm ba trục với áp
lực lỗ rỗng đã đo) hay
∆u = ∆σ3 + A ( ∆σ1 − ∆σ3 )

= 0.2∆σ1 + A ( ∆σ1 − 0.2∆σ1 )

= ( 0.2 + 0.8A ) ∆σ1

Do đó các giá trị của ∆u trong Bảng VD. 11.18 cũng dễ dàng xác định được.
Các đường ứng suất cũng được tính toán từ các Pt. 10-18 và 10-19 hay được vẽ bằng đồ
giải (Hình. VD. 11.18c).
(theo C.W. Lovell.)

Ví dụ 11.18 cho thấy hai điểm quan trọng. Trước hết, đường ESP có hình dạng đặc trưng
ứng với đất sét quá cố kết ( khi so sánh với các Hình. 10.25 và 11.34b). Thứ hai, ta có thể sử
dụng các nguyên lý đã được phát triển trước đây cho các thí nghiệm ba trục thông thường đơn
giản (áp lực buồng không đổi) để vẽ các kết quả của các thí nghiệm phức tạp hơn về đường ứng
suất.

11.14 Ứng dụng các đường ứng suất trong thực tiễn xây dựng
Trong mục này, sẽ đưa ra một số ví dụ về cách thức làm sao để sử dụng kiến thức về các
đường ứng suất khi giải thích điều gì xảy ra với các ứng suất trong đất trong suốt quá trình chất
tải hoặc dỡ tải ứng với các kế hoạch kỹ thuật đã có. Nếu ta có thể vẽ đường ứng suất hoàn chỉnh
của các phần tử được khuyến cáo trong bài toán xây dựng thì chắc chắn ta sẽ hiểu rõ hơn toàn bộ
vấn đề đó. Kiến thức này sẽ giúp ta thiết kế chương trình thí nghiệm trong phòng phù hợp, để
đánh giá phản ứng biến dạng – tải trọng của đất và công trình ở hiện trường. Cuối cùng, có thể
lập một chương trình quan sát với các dụng cụ quan trắc phù hợp để giám sát quy trình thi công
xây dựng và sự vận hành cuối cùng của công trình.
Trước tiên hãy quan sát điều gì xảy ra khi ta lấy một mẫu sét cố kết thông thường. Ta đã
vẽ phần đường ứng suất ứng với quá trình lấy mẫu trên Hình. 10.21. Đường ứng suất hoàn chỉnh
hơn của tất cả các công đoạn cần thiết trước khi mẫu sẵn sàng thí nghiệm được thể hiện trên
Hình. 11.81. Rõ ràng rằng cường độ chống cắt không thoát nước thường nhỏ hơn rất nhiều so
với cường độ kháng cắt ở hiện trường nếu các mẫu đem thí nghiệm là xấu.
Hình. 11.81 Các đường ứng suất ứng với giai đoạn lấy mẫu của sét cố kết thông thường
(theo Ladd và Lambe, 1963).
Ladd (1977) và Lambe (1963) đã đưa ra các bước đánh giá sự mức độ xáo trộn của mẫu
và hiệu chỉnh cường độ chống cắt đo được.
Tiếp theo, ta sẽ xem xét trường hợp gia tải của nền, ví dụ khi thi công nền đường trên
nền sét mềm yếu. Giả sử rằng đất sét coi như bão hòa 100 % và ở trạng thái cố kết thông thường.
Trường hợp này, như trên Hình. 11.73a, có thể được mô hình bằng các điều kiện ứng suất trong
nén dọc trục. Nói chính xác hơn, như đã đề cập ở trên, đây là bài toán biến dạng phẳng (є2 = 0)
với khối đắp dài, tuy nhiên, với mục đích minh họa, ta sử dụng thí nghiệm ba trục thông thường
– đã quá quen thuộc. Các đường ứng suất ứng với trường hợp này được thể hiện trên Hình. 11.82
( so sánh với Hình. 10.26).
Hãy quan sát kỹ hơn các đường ứng suất và các ý nghĩa kỹ thuật của chúng. Với loại sét
cố kết thông thường, hệ số K0 nhỏ hơn 1 (khoảng 0.6), do đó các điều kiện ứng suất ban đầu
trong đất được vẽ như điểm A trên hình. Khi tăng tải trên nền, các ứng suất theo phương ngang
có thể tăng nhẹ, như ta đã giả thiết trong Ví dụ 11.16, nhưng trong trường hợp này ta sẽ giả thiết
rằng về cơ bản chúng là không đổi. Từ đó, (T – u0)SP là đường thẳng AC. Các ứng suất tổng
được biểu thị bằng điểm C được đặt tại thời điểm cuối của quá trình xây dựng. Tất nhiên, với sét
cố kết thông thường, áp lực nước lỗ rỗng phát sinh có giá trị dương, vì vậy ta sẽ có hình
Hình. 11.82 Các đường ứng suất cho (a) gia tải trên nền và (b) đào móng trong đất sét cố kết
thông thường
dạng đặc trưng của đường ESP cong vòng sang phía trái, như thể hiện bằng đường cong AB. Do
vậy, khoảng cách BC về mặt số học bằng với áp lực dư lỗ rỗng phát sinh khi khối đắp gia tải.
Chú ý rằng ứng suất cắt trên một phân tố đặc trưng bên dưới khối đắp tăng từ giá trị ban đầu là
q0 đến q1. Khi tiếp tục tăng tải cho đến khi đạt qf, đường ESP sẽ cắt qua đường Kf và sự phá hoại
sẽ xảy ra.
Với ví dụ này, hãy giả sử rằng chúng ta như những nhà thiết kế giỏi, có thể ước lượng
chính xác cường độ chống cắt ngoài hiện trường của đất, và không xảy ra phá hoại. Thì ta đang
ở điểm B trên đường ESP lúc kết thúc quá trình xây dựng - điều kiện thiết kế giới hạn bị khuyến
cáo nhất khi gia tải trên nền là các loại sét cố kết thông thường. Tại sao lại như vậy? có thể quan
sát thấy điều gì xảy ra sau khi ta đạt tới điểm B. Tải trọng tác dụng lên sau đó là không đổi ( giả
sử không tiếp tục việc xây dựng nữa), đất sét bắt đầu cố kết, và áp lực nước lỗ rỗng dư gây ra bởi
tải trọng tiêu tán. Áp lực nước lỗ rỗng dư được đặc trưng bằng khoảng cách BC. Do đó đường
ESP tiếp tục dọc theo đường BC. Cuối cùng khi u = 100%, toàn bộ áp lực lỗ rỗng dư sẽ bị tiêu
tán và phân tố của ta sẽ nằm cân bằng tại điểm C dưới tác dụng của tải trọng từ khối đắp. Nó sẽ
vẫn chịu ứng suất cắt với cường độ q1 tác dụng lên, và p = p ' = p1 . Do không còn áp lực dư kẽ
rỗng tồn tại trong phân tố, các ứng suất tổng tại điểm C sẽ có giá trị bằng với ứng suất hiệu quả.
Bây giờ ta có thể thấy tại sao điểm B ở cuối thời đoạn thi công lại là điểm giới hạn nhất trong
trường hợp này. Điểm B là điểm gần đường Kf nhất. Tiếp sau đó, do quá trình cố kết, nền đất trở
nên cứng hơn theo thời gian (an toàn hơn) cho đến khi tại đến điểm C, ta đang ở điểm xa đường
Kf nhất trong trường hợp gia tải riêng biệt này. Đó là lý do tại sao điểm kết thúc quá trình thi
công lại là điểm bị khuyến cáo nhiều nhất khi chất tải trên các loại nền sét cố kết thông thường.
Bài học kỹ thuật ở đây là nếu ta có thể qua được thời điểm kết thúc của giai đoạn thi công thì các
điều kiện sẽ theo thời gian sẽ trở nên an toàn hơn.
Với trường hợp chất tải trên nền sét quá cố kết, đường TSP và ESP sẽ trông giống như
các đường trên các Hình. 10.25 và 11.34b. Do áp lực lỗ rỗng dư âm tiêu tán, các ứng suất trên
phân tố dịch chuyển gần hơn đến đường Kf, điều này có nghĩa là các điều kiện dài hạn thực sự là
kém an toàn nhất sau khi sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng đã xảy ra. Nhưng trong hầu hết các
trường hợp, ta cách đường Kf thế nào cũng được nên các điều kiện dài hạn đó thường không coi
là các điều kiện tới hạn.

VÍ DỤ 11.19
Cho biết:
Khối đắp trong Ví dụ 11.16. Thí nghiệm nén ba trục cho các số liệu: φ ' = 230 và c’= 7
kPa.

Hình. VD. 11.19


Yêu cầu:
Dựng đường thẳng Kf và kiểm tra xem khối đắp có ổn định không.

Bài giải:
Từ các Pt. 10-24 và 10-25, ψ ' = 21.30 và a’ = 6.4 kPa. Vẽ đường thẳng Kf trên hệ trục p
–q (Hình. VD. 11.19). Do đường ESP sẽ cắt đường Kf trước khi tải trọng thiết kế cuối cùng được
đặt vào, sự phá hoại sẽ xảy ra. Ứng với thời điểm đó, q sẽ xấp xỉ bằng 15 kPa.

Một tình huống kỹ thuật quan trọng khác liên quan đến bài toán đào hố móng trong nền
đất sét cố kết thông thường. Bài toán này được minh họa trên Hình. 11.73 như là một ví dụ của
thí nghiệm kéo dọc trục. Chúng ta đã biết từ Hình. 11.76 hình dạng các đường TSP và ESP cho
trường hợp này, chúng cũng trên Hình 11.82b. Do ứng suất thẳng đứng giảm trong suốt quá trình
đào móng, ứng suất tổng sẽ biến đổi từ các điều kiện ban đầu ứng với điểm A đến điểm C. Cũng
như với trường hợp khi chất tải lên nền, các ứng suất theo phương ngang cũng có thể giảm nhỏ,
nhưng với mục đích minh họa, ta sẽ giả thiết rằng về cơ bản chúng là không đổi. Do áp lực nước
lỗ rỗng âm hình thành do quá trình dỡ tải đường ESP phải nằm về phía bên phải của đường (T –
uo)SP. Ứng với trường hợp đã minh họa khi giảm tải từ qo xuống q1, đường ESP sẽ theo đường
cong AB, và điểm B sẽ đặc trưng cho các điều kiện ở thời điểm kết thúc quá trình thi công.
Trong trường hợp này, sự phá hoại không xảy ra, và ở thời điểm kết thúc việc thi công, ta an
toàn. Bây giờ, áp lực nước lỗ rỗng bắt đầu tiêu tán – trong trường hợp này nó mang trị số âm, và
lúc này nó bắt đầu dương ngày càng nhiều, dọc theo đường BDC. Tất nhiên tại điểm C, toàn bộ
áp lực dư kẽ rỗng âm sẽ bị tiêu tán và các ứng suất tổng sẽ bằng với các giá trị ứng suất hiệu quả.
Nhưng điều này không bao giờ xảy ra vì khi ESP đạt tới điểm D, nó sẽ cắt đường Kf kéo dài và
sự phá hoại sẽ xảy ra. Vì vậy các điều kiện dài hạn với trường hợp đào móng trong đất sét cố kết
thông thường lại nguy hiểm hơn. Ngược lại với trường hợp chất tải trên nền, vậy nên trong thời
gian thi công không xảy ra sự phá hoại không có nghĩa nó sẽ không bao giờ xảy ra. Thực tế, sự
an toàn của hố đào sẽ ngày càng giảm xuống theo thời gian. Các đo đạc tại hiện trường ( ví dụ
như, Lambe và Whitman, 1969) đã chỉ ra rằng mức độ tiêu tán của áp lực nước lỗ rỗng âm này
xảy ra tương đối nhanh, nhanh hơn nhiều so với trường hợp chất tải lên nền. Do đó ngụ ý kỹ
thuật của trường hợp này là hãy nhớ lấp đầy hố móng và gia tải lên nền sét càng nhanh càng tốt.
Nếu không rủi ro sự phá hoại xuất hiện tại thời điểm nào đó, có thể là chỉ một vài tuần sau khi
việc đào móng hoàn hành. Đây là một ví dụ khác chứng tỏ các điều kiện dài hạn nguy hiểm
nhiều hơn so với các điều kiện tại thời điểm cuối của giai đoạn thi công.
Những ví dụ này chỉ ra giá trị của phương pháp đường ứng suất. Tương tự ta có thể vẽ
được biểu đồ ứng với TSP và ESP ứng với các trường hợp khác như trên Hình. 11. 73, với cả các
loại sét cố kết thông thường và quá cố kết, và xem xét trường hợp thiết kế nào là nguy hiểm. Một
số điều kiện khuyến cáo để đảm bảo ổn định được tóm tắt trong Bảng 11-10 (Ladd, 1971b).
BẢNG 11-10 Các điều kiện khuyến cáo cho tính ổn định của các loại sét bão hòa*
* Theo Ladd (1971b).

BÀI TẬP
11.1 Quan sát một loại vật liệu hạt rời đang được chất và vận chuyển trên một băng tải. Nó
hình thành một đống dạng hình chóp với góc dốc giống nhau, 1.8-phương ngang trên 1-
phương đứng. Có thể nhận xét gì về vật liệu này ?
11.2 Một bình acqui được đổ đầy bằng cát tròn hạt trung ở trạng thái chặt nhất có thể. Người
ta đã cố gắng để làm cho cát trong đó bão hòa nước. Dùng một ống nghiệm trong suốt để
quan sát mực nước ngầm trong thiết bị châm dung dịch. Điều gì sẽ xảy ra với mực nước
ngầm, nếu bất cứ điều gì, ví dụ như bình chứa bị nén rất chặt ? Tại sao ? Hiện tượng đó
có xảy ra không nếu cát trong đó là rời rạc? Giải thích.
11.3 Ta đang leo lên một đụn cát lớn ở phía tây Yuma, Arizona. Góc dốc của đụn là 330. ta
đang di chuyển theo hướng nào ? Đừng quên góc nghiêng!
11.4 Tỷ số của ứng suất chính trong một thí nghiệm thoát nước tại thời điểm phá hoại là 4.60.
Độ chặt tương đối của cát có thể là bao nhiêu ?
11.5 Chứng minh Pt. 11-3.
11.6 Một thí nghiệm cắt trực tiếp được tiến hành trên một mẫu cát tương đối chặt ở thác
Franklin – New Hampshire. Hệ số rỗng ban đầu của nó là 0.668. Hộp cắt có diện tích 76
mm2, và chiều cao ban đầu của mẫu là 11 mm. Các số liệu sau đây được thu thập trong
khi tiến hành thí nghiệm cắt. Tính toán các số liệu cần thiết và vẽ các đường cong thông
thường cho loại thí nghiệm này.
(Theo Taylor, 1948.)
11.7 Một thí nghiệm nén ba trục tiêu chuNn được tiến hành trên một mẫu cát chặt lấy từ Đập
Ft. Peck, Montana. Mẫu thí nghiệm có diện tích ban đầu là 10 cm2 và chiều cao ban đầu
là 70 mm. Hệ số rỗng ban đầu là 0.605. Các số liệu sau đây được quan trắc trong suốt
thời gian tiến hành thí nghiệm. Trước tiên, tính diện tích trung bình của mẫu, giả thiết nó
có dạng hình trụ tròn tại mọi thời điểm trong quá trình thí nghiệm. Sau đó thực hiện các
bước tính toán cần thiết để vẽ các đường quan hệ ứng suất – biến dạng và biến dạng thể
tích – biến dạng của thí nghiệm này trên hệ trục tọa độ tương ứng. Giả thiết c’ = 0, φ ' sẽ
bằng bao nhiêu ?

(theo Taylor. 1948)


11.8 Các kết quả của hai thí nghiệm ba trục CD ứng với các áp lực không nở hông khác nhau
trên một mẫu cát có độ chặt trung bình, các chỉ tiêu của cát hạt rời được tóm tắt trong
bảng dưới đây. Hệ số rỗng của cả hai mẫu khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm xấp xỉ như
nhau.
(Theo A. Casagrande.)
Vẽ trên hệ trục tọa độ quan hệ giữa độ chênh ứng suất chính - biến dạng dọc trục và biến
dạng thể tích (Pt. 11-4) – biến dạng với cả hai thí nghiệm. Ước lượng môdun tiếp tuyến
ban đầu của biến dạng, “50 %” môdun cát tuyến, và biến dạng tại thời điểm phá hoại của
cả hai thí nghiệm này.
11.9 Với hai thí nghiệm trong Bài 11-8, xác định góc ma sát trong của cát tại (a) cường độ
kháng cắt là lớn nhất, (b) khi đạt cường độ chịu nén giới hạn, và (c) tại biến dạng dọc
trục là 5 %. Nhận xét ?
11.10 Một loại cát cố kết thủy tĩnh trong một dụng cụ thí nghiêm ba trục dưới lực nén 420 kPa
và sau đó bị cắt với van thoát nước mở. Tại thời điểm phá hoại, ( σ1 − σ3 ) là 1046 kPa.
Xác định ứng suất chính lớn nhất, ứng suất chính nhỏ nhất và góc kháng cắt khi mẫu bị
phá hoại. Vẽ biểu đồ Mohr. ( Bài toán này nên được liên hệ với bài tiếp theo.)
11.11 Cùng loại cát như trong Bài 11-10 được thí nghiệm trong dụng cụ thí nghiệm cắt trực
tiếp dưới áp lực pháp tuyến là 420 kPa. Sự phá hoại tương tự xảy ra khi ứng suất cắt đạt
giá trị 280 kPa. Xác định ứng suất chính lớn nhất, ứng suất chính nhỏ nhất và góc kháng
cắt của cát tại thời điểm phá hoại. Vẽ biểu đồ Mohr. Giải thích sự khác nhau, nếu có sự
chênh lệch kết quả với các giá trị tương ứng với bài trên.
11.12 Chỉ rõ phương của ứng suất chính lớn nhất, phương của ứng suất chính nhỏ nhất, và của
mặt phá hoại ứng với các thí nghiệm trong bài 11-10 và 11-11.
11.13 Tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp cho một loại đất hạt rời với ứng suất pháp là 300 kPa.
Mẫu thí nghiệm có đường kính 7.62 cm. Nếu đất được thí nghiệm là cát chặt với góc ma
sát trong là 420, hãy xác định độ lớn của lực cắt yêu cầu để cắt với hệ số an toàn cố định
bằng 2 (có nghĩa là, để cắt mẫu cát thì khả năng của thiết bị tạo lực nên gấp hai lần so với
yêu cầu để cắt mẫu cát).
11.14 Các ứng suất gây ra bởi tải trọng trên mặt một lớp cát xốp nằm ngang được xác định là
σ v = 4.62 kPa, τ v = 1.32 kPa, σh = 2.90 kPa, và τh = −1.32 kPa. Bằng cách dùng các
vòng Mohr, kiểm tra xem trạng thái ứng suất trên có an toàn không. Dùng Pt. 10-11 để
tính hệ số an toàn.
11.15 Ứng với cùng trạng thái ứng suất như trong Bài tập 11-14 tác dụng trên cát lẫn sỏi rất
chặt, trạng thái này có an toàn không ?
11.16 Các ứng suất pháp hiệu quả tác dụng trên mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng của mẫu
đất bụi sỏi lần lượt là 1.91 Mpa và 3.18 Mpa. Ứng suất cắt trên các mặt đó là ± 0.64
Mpa. Ứng với các điều kiện đó, hãy xác định độ lớn và phương của các ứng suất chính ?
đây có phải là trạng thái phá hoại không ?
11.17 Một mẫu cát chặt được thí nghiệm bằng thí nghiệm ba trục CD bị phá hoại theo một mặt
phẳng phá hoại dễ nhận biết với góc nghiêng 660 so với phương nằm ngang. Tính áp lực
nén không nở hông hiệu quả của thí nghiệm nếu độ chênh ứng suất chính tại thời điểm
phá hoại là 100 kPa.
11.18 Tiến hành thí nghiệm với một mẫu cát xốp khô trong một thí nghiệm ba trục chân không
theo đó áp lực khí lỗ rỗng trong mẫu thấp hơn so với áp suất áp kế vào khoảng 95 % của
– 1 atm. Xác định độ chênh ứng suất chính và tỷ số ứng suất chính lớn nhất tại thời điểm
phá hoại.
11.19 Với số liệu trên Hình. 11.14a, Xác định (a) độ chênh ứng suất chính và (b) tỷ số ứng suất
chính ứng với biến dạng dọc trục là 10% khi áp lực nén không nở hông hiệu quả là 2
Mpa.
11.20 Ứng với các điều kiện đã cho trong Bài 11-19, vẽ vòng tròn Mohr.
11.21 Làm bài 11-19 và 11-20 với các số liệu cho trong Hình.11.5a
11.22 Một mẫu cát lấy từ Sông Sacramento có áp lực không nở hông khuyến cáo là 1000 kPa.
Nếu tiến hành thí nghiệm mẫu với áp lực không nở hông hiệu quả là 1500 kPa, mô tả
ứng xử của nó trong thí nghiệm cắt thoát nước và không thoát nước. Thể hiện kết quả
bằng các vòng tròn Mohr, có thể không cần theo đúng tỷ lệ.
11.23 Cũng với cùng loại cát trong Bài 11-22, mô tả ứng xử trong thí nghiệm ba trục cắt thoát
nước và không thoát nước nếu áp lực không nở hông hiệu quả là 750 kPa.
'
11.24 Một thí nghiệm ba trục thoát nước được tiến hành trên một mẫu cát với σ3c = σ3f' = 500
kPa. Tại thời điểm phá hoại, τmax = 660 kPa. Xác định σ1f' , ( σ1 − σ3 )f , và φ ' .

11.25 Nếu thí nghiệm trong bài tập 11-24 được tiến hành trong điều kiện không thoát nước, xác
định ( σ1 − σ3 )f , φ ' , φ tổng, và góc nghiêng của mặt phẳng phá hoại trên mẫu. Cho
∆u f = 100 kPa.

11.26 Nếu thí nghiệm trong bài tập 11-25 được tiến hành với áp lực nén không nở hông ban
đầu là 1000 kPa, dự đoán độ chênh ứng suất chính và áp lực nước lỗ rỗng hình thành tại
thời điểm phá hoại.
11.27 Giả thiết mẫu cát trong Bài toán 11-24 là mẫu được lấy từ sông Sacramento với hệ số
rỗng là 0.8. Nếu thể tích ban đầu của mẫu là 70 cm3, thể tích của mẫu có thể thay đổi bao
nhiêu trong suốt quá trình cắt ?
11.28 Thể tích của mẫu có thể thay đổi bao nhiêu trong suốt quá trình cắt trong bài 11-25 ?
11.29 Một loại cát bụi được tiến hành thí nghiệm trong điều kiện cố kết – thoát nước trong
buồng nén của máy nén ba trục ở đó trị số cả hai ứng suất chính trước khi tiến hành thí
nghiệm là 500 kPa. Nếu áp lực dọc trục tại thời điểm phá hoại là 1.63 Mpa trong khi áp
lực ngang được giữ không đổi, hãy tính góc kháng cắt và phương lý thuyết của mặt
phẳng phá hoại so với mặt ngang.
11.30 Mẫu cát bụi trong Bài tập 11-29 được tình cờ cho tiến hành thí nghiệm cố kết – không
thoát nước, nhưng chuyên viên phòng thí nghiệm để ý rằng áp lực nước lỗ rỗng ở thời
điểm phá hoại là 290 kPa. Độ chênh ứng suất chính tại thời điểm phá hoại là sẽ là bao
nhiêu ?
11.31 Nếu áp lực cố kết của thí nghiệm CU trong Bài 11-30 là 1000 kPa chứ không phải 500
kPa, ước lượng áp lực nước lỗ rỗng tại thời điểm phá hoại.

11.32 Một mẫu cát bị phá hoại khi ( σ1 − σ3 ) là 900 kPa. Nếu ứng suất thủy tĩnh cố kết là 300
kPa, hãy tính góc kháng cắt của cát. Có nhận xét thêm gì về loại cát đem thí nghiệm
không ?
11.33 Nếu mẫu cát trong Bài 11-32 được cắt trong điều kiện không thoát nước và áp lực nước
lỗ rỗng gây ra tại thời điểm phá hoại là 200 kPa, ước lượng độ chênh ứng suất chính tại
thời điểm phá hoại và góc của cường độ kháng cắt với ứng suất tổng ?

11.34 Một mẫu cát ở hiện trường với độ chặt được biết, có  1  bằng 4.0. Nếu mẫu thí
σ
 σ3  max
nghiệm của loại cát đó được cố kết thủy tĩnh tới 1210 kPa trong buồng của thiết bị thí
'
nghiệm ba trục thì với áp lực hiệu quả nén không nở hông σ3f là bao nhiêu thì mẫu phá
hoại, nếu ứng suất theo phương đứng được giữ không đổi ?
(Đây là thí nghiệm kéo ngang.)
11.35 Hai đường ứng suất CD của các thí nghiệm trục được thực hiện với hai mẫu cát như

Hình. Bài 11-35


nhau. Cả hai mẫu ban đầu được cố kết thủy tĩnh với áp lực là 50 kPa; sau đó mỗi mẫu
được gia tải như trên Hình. Bài 11-35. Mẫu A bị phá hoại khi giá trị ∆σ1 đặt vào là 180
kPa. Thực hiện các bước tính toán cần thiết để vẽ (a) các vòng tròn Mohr tại thời điểm
phá hoại cho cả hai thí nghiệm, và (b) đường ứng suất ứng với cả hai thí nghiệm. (c) Xác
định φ ' của cát. (Theo C. W. Lovell.)

11.36 Vẽ biểu đồ quan hệ σ1' σ'3 và φ ' . Nên sử dụng phạm vi thay đổi giá trị của φ ' là bao
nhiêu ?
11.37 Ước lượng thông số độ bền kháng cắt của một loại cát (bãi biển) hạt mịn (SP). Ước
lượng hệ số rỗng lớn nhất và nhỏ nhất của nó.
11.38 Một loại cát có đặc trưng hạt từ hơi tròn đến góc cạnh với D10 bằng khoảng 0.1mm và hệ
số không đều hạt bằng 3. Góc kháng cắt đo được trong thí nghiệm cắt trực tiếp là 470.
Giá trị như vậy đã hợp lý chưa ? tại sao?

11.39 Ước lượng các giá trị φ ' cho (a) sỏi pha cát có cấp phối tốt (GW) với dung trọng 2.1
Mg/m3; (b) cát bụi cấp phối xấu với dung trọng ngoài hiện trường là 1.55 Mg/m3; (c) vật
liệu SW có độ chặt tương đối là 100%; và (d) đá sỏi có cấp phối kém với hệ số rỗng
ngoài hiện trường là 0.4.
11.40 Các kết quả của một loạt các thí nghiệm CD ba trục với một mẫu cát rời có độ chặt trung
bình được tổng hợp lại trong bảng dưới đây. Các hệ số rỗng của tất cả các mẫu thí
nghiệm được coi như giống nhau tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm. Vẽ vòng tròn độ bền
và đường bao phá hoại Mohr cho loạt các thí nghiệm này. Góc ma sát trong có thể giả
định là bao nhiêu khi giải bài toán độ bền trong đó phạm vi thay đổi ứng suất pháp là (a)
0 – 500 kPa; (b) 1000 – 1500 kPa; (c) 3 – 6 MPa; và (d) 0 – 6 MPa ?

(theo A. Casagrande.)
11.41 Ước lượng các giá trị hệ số áp lực đất tĩnh, K0 của bốn loại đất trong Bài 11-39.
11.42 Nếu các loại cát trong Bài 11-41 được gia tải trước, giá trị Ko ta đã ước lượng có khác đi
nhiều không ? nếu có, giá trị của nó sẽ cao hơn hay thấp hơn ? tại sao?
11.43 Ước lượng giá trị K0 cho các loại cát 1, 4, 5, 6, 8 và 10 trong Bảng 11-2 ứng với các độ
chặt tương đối là 40% và 85%.
11.44 Để có thể tham khảo sau này, đặt một tỷ lệ K0 trên tung độ của Hình 11.13. Ta cũng có
thể chỉ ra một phạm vi các giá trị của K0.
11.45 Giải thích sự khác nhau giữa sự hóa lỏng và chảy có chu kỳ?
11.46 Biểu đồ Peacock (Hình. 11.10) đã được dùng để đự đoán áp lực nước lỗ rỗng hình thành
trong thí nghiệm không thoát nước của cát; căn cứ vào sự thay đổi thể tích quan sát được
tại thời điểm phá hoại trong thí nghiệm thoát nước. Ứng với một hệ số rỗng cho trước
mẫu cố kết với áp lực nén không nở hông hiệu quả nhỏ hơn σ'3 khuyến cáo , có thể kỳ vọng
sức kháng hóa lỏng lớn hơn (do nó có khuynh hướng nở ra và vì vậy phát sinh áp lực
nước lỗ rỗng âm) so với mẫu được cố kết với áp lực nén không nở hông lớn hơn σ'3 khuyến
cáo(do loại này thường có xu hướng giảm về thể tích trong quá trình cắt). Điều này trái
ngược với những kết quả mà ta thấy từ các thí nghiệm ba trục chu kỳ trong phòng. Giải
thích những mâu thuẫn này.
11.47 Hình 11.18b chỉ ra rằng ở chu kỳ thứ 10, sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng vào khoảng
66 kPa chỉ ngay sau khi đặt chênh lệch ứng suất chính. Sau đó một phần tư chu kỳ (cũng
bé như trước đây) áp lực nước lỗ rỗng chỉ khoảng bằng với áp lực nén không nở hông
hiệu quả. Lúc này, độ chênh ứng suất chính bằng không! Giải thích hiện tượng này. (nó
sẽ rất hữu ích nếu ta hiểu lời giải cho bài 11-46.)
11.48 Một nhà máy thủy điện lớn chuNn bị được xây dựng ở công trường ngay bên cạnh sông
Ohio. Mặt cắt địa chất ngoài hiện trường bao gồm 50 m vật liệu hạt rời từ xốp đến chặt
trung bình, mực nước ngầm nằm gần mặt đất tự nhiên. Do có một số vùng có tiềm năng
xuất hiện động đất mà có thể ảnh hưởng đến công trường, liệt kê một số kết quả đo đạc
có thể dùng để đưa ra các biện pháp bảo vệ nền của những kết cấu quan trọng khỏi hóa
lỏng và/ hoặc chảy có chu kỳ.
11.49 Chúng ta đã khẳng định trong các mục 10.5 và 10.9 rằng thí nghiệm không cố kết – thoát
nước không có nhiều ý nghĩa vì rất khó có thể giải thích được nó. Tại sao lại như vậy ?
Hãy thảo luận cùng với những kết quả từ trong phòng thí nghiệm cũng như các thành tựu
đã ứng dụng trong thực tế.
11.50 Thí nghiệm nén CD ba trục với mẫu sét cố kết thông thường, mẫu bị phá hoại dọc theo
một mặt trượt rất rõ xác định nghiêng góc 570. Áp lực buồng trong suốt thí quá trình thí
nghiệm là 200 kPa. Ước lượng giá trị của φ ' , giá trị lớn nhất của σ1' σ'3 và độ chênh
ứng suất chính tại thời điểm phá hoại.
11.51 Giả sử có một mẫu tương tự của cùng một loại đất sét như trong Bài 11-50 được cắt
không thoát nước, và áp lực nước lỗ rỗng hình thành tại thời điểm phá hoại là 85 kPa.
Xác định độ chênh ứng suất chính, tỷ số giữa các ứng chính suất tổng và tỷ số giữa các
ứng suất chính hiệu quả, φ ' , φ tổng, Af và α f cho thí nghiệm này.

11.52 Một loạt các thí nghiệm cắt trực tiếp thoát nước được thực hiện với đất sét bão hòa nước.
Các kết quả, khi vẽ trên biểu đồ Mohr, cho ta c’ = 10 kPa và tan φ ' = 0.5. Một mẫu khác
của loại sét này được cố kết với áp lực hiệu quả là 100 kPa. Một thí nghiệm cắt trực tiếp
không thoát nước cũng được thực hiện, và giá trị đo được có τ ff là 60 kPa. Áp lực nước
lỗ rỗng ở thời điểm phá hoại là bao nhiêu ? mẫu thí nghiệm có phải là cố kết thông
thường không? Tại sao?
11.53 Các thông tin sau có được từ các thí nghiệm trong phòng với các mẫu thí nghiệm từ một
loại đất sét bão hòa hoàn toàn:
(a) Trong quá khứ mẫu đất đã bị nén dưới áp lực ít nhất là 200 kPa.
(b) Một mẫu đất được tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp với ứng suất pháp có giá trị
600 kPa, trong điều kiện thoát nước hoàn toàn, với sức kháng chống cắt đo được
là 350 kPa.
(c) Một mẫu đất khác, đầu tiên nó được cố kết dưới áp lực 600 kPa, sau đó mang đi
tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp, quá trình thí nghiệm không thấy có nước thoát
ra, giá trị cường độ kháng cắt cho biết là 175 kPa.

Tính φ ' và φT ứng với trường hợp không thoát nước. Phác họa đường bao phá hoại
Mohr mà ta cho là có thể có được từ một loạt các thí nghiệm thoát nước và không
thoát nước trên đất sét này. (Theo Taylor, 1948.)
11.54 Các thí nghiệm ba trục được thực hiện trên các mẫu sét hữu cơ nguyên dạng ở cùng một
độ sâu. Giá trị áp lực tiền cố kết xác định được từ các thí nghiệm cố kết nằm trong
khoảng 90 đến 160 kPa. Các ứng suất chính ở thời điểm phá hoại của hai thí nghiệm CD
là:

Thí nghiệm 1: σ3 = 200 kPa, σ1 = 704 kPa


Thí nghiệm 2: σ3 = 278 kPa, σ1 = 979 kPa

Các số liệu từ một thí nghiệm nén dọc trục CU trên cùng loại sét như dưới đây. Áp lực
cố kết hiệu quả là 330 kPa .

(a) Vẽ các vòng tròn Mohr ứng với thời điểm phá hoại và xác định φ ' trong các thí
nghiệm CD cho phần cố kết thông thường của đường bao phá hoại.
(b) Với thí nghiệm CU, vẽ các đường cong quan hệ giữa độ chênh ứng suất chính, áp lực
nước lỗ rỗng và biến dạng.
(c) Trên hệ trục p – q, vẽ các đường ứng suất trong thí nghiệm CD và thí nghiệm CU.
OCR của các ứng suất pháp trên mặt phẳng phá hoại tại thời điểm phá hoại là bao
nhiêu ?
(d) Giả sử rằng thí nghiệm đơn CU (single CU test) với các số liệu được cho đại diện
cho các thí nghiệm CU được thực hiện với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực tiền cố
kết: (a) Giá trị của φ theo ứng suất tổng ngoài các ảnh hưởng của áp lực tiền cố kết
là bao nhiêu ? (b) Giá trị của φ ' xác định được bằng thí nghiệm CU ngoài các ảnh
hưởng của áp lực tiền cố kết ?
(Theo A. Casagrande.)
11.55 Trong Bài 11-54, sự phá hoại trong thí nghiệm CU được giả thiết là đã xảy ra khi độ
chênh ứng suất chính lớn nhất đạt được. Tính toán và vẽ tỷ số giữa ứng suất chính hiệu
quả và biến dạng của thí nghiệm này. Giá trị lớn nhất của σ1' σ'3 là bao nhiêu ? Có khác
biệt gì về giá trị của φ ' ứng với hai tiêu chuNn phá hoại ? Gợi ý: Xem Hình. 11.35.

11.56 Một thí nghiệm ba trục CU được thực hiện với đất dính. Ứng suất cố kết hiệu quả là 70
kPa. Tại thời điểm phá hoại, độ chênh ứng suất chính là 1250 kPa, và ứng suất chính lớn
nhất là 1800 kPa. Tính hệ số áp lực nước lỗ rỗng Skempton A ứng với thời điểm phá
hoại.
11.57 Giả sử có một mẫu đất thí nghiệm khác như trong bài toán trên đã phát triển một ứng
suất hiệu quả lớn nhất là 2200 kPa tại thời điểm phá hoại. Hệ số áp lực nước lỗ rỗng
Skempton A tại thời điểm mẫu bị phá hoại sẽ là bao nhiêu nếu σ'c = 900 kPa ?

11.58 Có hai mẫu đất sét hơi quá cố kết được tiến hành thí nghiệm nén dọc trục, nhận được các
số liệu tại thời điểm phá hoại. Áp lực tiền cố kết của đất sét được ước lượng từ các thí
nghiệm Oedometer vào khoảng 400 kPa.

(a) Xác định hệ số áp lực nước lỗ rỗng Skempton A tại thời điểm phá hoại cho cả hai
thí nghiệm.
(b) Vẽ các vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại ứng với cả ứng suất tổng và ứng
suất hiệu quả.

(c) Ước lượng giá trị của φ ' trong vùng ứng suất cố kết thông thường, c’ và φ '
trong vùng ứng suất quá cố kết.
11.59 Hai mẫu đất sét yếu giống nhau, bão hòa nước ở điều kiện cố kết thông thường được cố
kết với áp lực 150 kPa trong một thiết bị nén ba trục. Mẫu thứ nhất được cắt trong cho
thoát nước, độ chênh ứng suất chính tại thời điểm phá hoại là 300 kPa. Mẫu còn lại cho
cắt không thoát nước, độ chênh ứng suất chính tại thời điểm phá hoại là 200 kPa. Xác
định (a) φ ' và φ tổng; (b) uf trong mẫu không thoát nước; (c) Af trong mẫu không thoát
nước; và (d) góc nghiêng lý thuyết của các mặt phẳng phá hoại ứng với cả hai mẫu.
11.60 Một mẫu đất sét được cố kết thủy tĩnh với áp lực 1.0 MPa và sau đó cho cắt không thoát
nước. Giá trị ( σ 1 −σ3 ) lúc phá hoại bằng 1 MPa. Nếu các thí nghiệm thoát nước trên các
mẫu giống nhau cho ta φ ' = 220 , ước lượng giá trị áp lực nước lỗ rỗng ở thời điểm phá
hoại trong thí nghiệm không thoát nước và tính toán hệ số Skempton A.
11.61 Một thí nghiệm nén ba trục không thoát nước được tiến hành trên một mẫu bão hòa nước
của một loại sét cố kết thông thường. Áp lực cố kết có giá trị 100 kPa. Mẫu bị phá hoại
khi độ chênh ứng suất chính là 85 kPa và áp lực nước lỗ rỗng lúc đó là 67 kPa. Một thí
nghiệm không thoát nước khác được thực hiện trên một mẫu giống hệt của cùng loại sét,
nhưng với áp lực cố kết có giá trị 250 kPa. Độ chênh ứng suất chính lớn nhất có thể đạt
đến khi mẫu bị phá hoại trong thí nghiệm thứ hai này ? φ ' và φ tổng là bao nhiêu ? Dự
đoán góc của mặt phẳng phá hoại tương ứng của cả hai thí nghiệm không thoát nước này.
Tính hệ số Af của đất sét.
11.62 Các số liệu sau đây có được từ một thí nghiệm CU với áp lực nước lỗ rỗng đo được từ thí
nghiệm cắt dọc trục một mẫu bụi cát nguyên dạng. Áp lực cố kết là 850 kPa.

(a) Vẽ các đường cong quan hệ giữa độ chênh ứng suất chính, áp lực nước lỗ rỗng
và biến dạng. Vẽ trên một trang giấy.
(b) Vẽ các đường ứng suất trên hệ trục p-q.
(c) Tỷ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất phát triển trong thí nghiệm này là bao
nhiêu ? nó có bằng độ nghiêng lớn nhất của mẫu không ?

(d) Có gì khác nhau về độ lớn của φ ' xác định được khi độ chênh ứng suất chính
hay tỷ số giữa các ứng suất chính hiệu quả là lớn nhất?
(Theo A. Casagrande.)
11.63 Trạng thái cố kết – không thoát nước đặc trưng của mẫu đất sét thuần túy bão hòa nước
cố kết thông thường của Ladd (1964) được minh họa trên Hình. Bài 11-63. Ta tiến hành
một thí nghiệm nén dọc trục CD khác trên cùng mẫu đất sét tương tự với ứng suất cố kết
hiệu quả bằng 100 kPa. Với thí nghiệm này, ước lượng (a) độ Nm và (b) Độ chênh ứng
suất chính khi biến dạng của mẫu là 5%. (Theo C.W. Lovell.)
Hình. Bài11-63
11.64 Ứng xử cố kết của đất sét thuần túy trong bài 11-63 được trình bày như trên Hình. Bài
11-63. Ước lượng độ Nm của một mẫu đất sét đó với OCR bằng 110, nếu ứng suất cố kết
lớn nhất bằng 500 kPa chứ không phải 800 kPa. (Theo C.W.Lovell.)
11.65 Các thí nghiệm nén ba trục được tiến hành với các mẫu từ một khối đất sét nguyên dạng
lớn. Các số liệu được cho dưới đây. Các thí nghiệm từ 1 đến 4 được tiến hành chậm đến
mức mà thể cho rằng điều kiện thí nghiệm là thoát nước hoàn toàn. Từ các thí nghiệm 5
đến 8, không có nước thoát ra. Vẽ các đường bao phá hoại Mohr của loại đất này. Xác
định các thông số sức kháng cắt Mohr – Coulomb ứng với cả ứng suất tổng và ứng suất
hiệu quả (theo Taylor, 1948.)

Có thể nhận xét gì về giá trị OCR có thể ngoài hiện trường và K0 của loại đất sét này ?
Có được không nếu ước lượng các giá trị Eu và τf của loại sét này ?

11.66 Các thí nghiệm về cường độ kháng cắt được tiến hành trên các mẫu của một loại sét cứng
quá cố kết cho ta giá trị cường độ kháng cắt trong các thí nghiệm CD thấp hơn so với giá
trị này trong thí nghiệm CU. Điều này có hợp lý không ? Tại sao? (theo Taylor, 1948.)
11.67 Một mẫu đất sét nguyên dạng có áp lực tiền cố kết là 500 kPa. Thí nghiệm nào trong các
thí nghiệm ba trục sau có thể có giá trị cường độ chịu nén lớn hơn? Tại sao?
(a) Thí nghiệm A CD được thực hiện với áp lực buồng là 10 kPa.
(b) Thí nghiệm A CU được thực hiện với áp lực buồng là 10 kPa.
(Theo A. Casagrande.)
11.68 Một thí nghiệm nén nở hông được tiến hành với đất bụi chặt. Các thí nghiệm ba trục
thoát nước với các mẫu đất bụi tương tự cho ta φ ' = 350 . Nếu cường độ chịu nén nở hông
là 475 kPa, ước lượng chiều cao của cột nước mao dẫn dâng lên trong đất phía trên mực
nước ngầm. Gợi ý: Tìm áp lực không nở hông hiệu quả tác dụng lên mẫu. Vẽ các phân tố
tương tự như Hình. 11.44.
11.69 Ước lượng giá trị ngoài hiện trường của K0 với đất bụi trong Bài 11-68. Giá trị này có
hợp lý không khi xét đến tương quan trên Hình. 11.69?
11.70 Một mẫu đấ bụi chặt khác như trong Bài 11-68 được mang đi thí nghiệm nén nở hông.
Giả thiết kích thước các lỗ rỗng trung bình của đất bụi là 2 µm , Ước lượng cường độ
chịu nén của mẫu.
11.71 Điều gì sẽ xảy ra nếu mẫu đất trong Bài 11-68 được chuNn bị trong trạng thái xốp, sau đó
tiến hành cắt? Độ bền chịu nén nở hông của mẫu sẽ là bao nhiêu?
11.72 Các kết quả từ các thí nghiệm nén nở hông trên một mẫu đất sét ứng với cả hai trạng thái
nguyên dạng và chế bị được tổng hợp thành bảng dưới đây. Xác định cường độ chịu nén,
môdun tiếp tuyến ban đầu của biến dạng, và môdun cát tuyến của biến dạng khi đạt 50 %
cường độ chịu nén cho cả mẫu nguyên dạng và mẫu đã chế bị. Xác định độ nhạy của đất
sét. Cho lời giải của bài toán ổn định trong thực tế liên quan đến loại đất sét này ở trạng
thái nguyên dạng, cường độ kháng cắt sẽ chọn khoảng bao nhiêu nếu không xảy ra sự
thay đổi về độ Nm trong suốt quá trình thi công? (Theo A. Casagrande.)
11.73 (a) Chứng minh rằng công thức. 11-8 (trong Ví dụ 11.12) là đúng cho các thí nghiệm nén
ba trục không thoát nước hay thí nghiệm nén nở hông. (b) Rút ra một biểu thức tương tự
để xác định diện tích của mẫu thí nghiệm trong thí nghiệm ba trục thoát nước. Gợi ý: As
= f(A0, H0, є, ∆V).
11.74 Trong mỗi trường hợp sau đây cho biết thí nghiệm nào, X hay Y, sẽ cho ta cường độ
kháng cắt lớn hơn. Ngoại trừ khác biệt được nói đến dưới đây, hai thí nghiệm ứng với
mỗi trường hợp là cùng loại (ba trục, cắt trực tiếp, …vv) và được tiến hành trên cùng một
mẫu sét.
(a) Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện không thoát nước, thí nghiệm Y
được tiến hành nhanh hơn thí nghiệm X.
(b) Mẫu Y đã bị cố kết trước dưới áp lực lớn hơn mẫu X; các áp lực trong suốt quá
trình thí nghiệm là giống nhau trong cả hai trường hợp.
(c) Không mẫu nào chịu áp lực nén trước; thí nghiệm X cho phép nước thoát ra
trong khi cắt, ngược lại thí nghiệm Y lại không cho phép nước thoát ra.
(d) Cả hai mẫu đều rất quá cố kết; thí nghiệm X không cho nước thoát ra, thí nghiệm
Y nước có thể thoát ra.
(e) Thí nghiệm Y được tiến hành với mẫu mà về cơ bản nó ở trạng thái nguyên thể,
còn mẫu đất trong thí nghiệm X có kết cấu đã bị xáo trộn đáng kể tuy nhiên nó
vẫn có cùng hệ số rỗng như mẫu trong thí nghiệm Y.
(Theo Taylor, 1948.)
11.75 Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của mỗi thí nghiệm hiện trường được liệt kê
trong Bảng 11-6 để xác định cường độ kháng cắt không thoát nước đối với các loại đất
dính.
11.76 Thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm liệt kê trong Bảng 11-6 là thích hợp để đo độ
bền kháng cắt không thoát nước với (a) Nền của một tòa nhà và (b) Một mái đốc đào cho
một đường cao tốc với một trong số năm trường hợp sau:
(a) Đất sét nhạy Scandinavian.
(b) Đất sét biển hữu cơ từ Vịnh Coast, Mỹ
(c) Đất sét cứng nứt nẻ lẫn cuội sỏi ở vùng trung tâm phía Bắc Hoa Kỳ
(d) Than bùn lẫn sợi vô cơ Canada.
(e) Đất sét trương nở rất quá cố kết ở New Mexico.
11.77 Ước lượng giá trị lớn nhất có thể của hệ số áp lực nước lỗ rỗng B với các loại đất sau
đây:
(a) Sét tảng do băng được đầm chặt với S = 90%.
(b) Đất sét xanh Boston yếu bão hòa cố kết thông thường.
(c) Đất (a) với S = 100%
(d) Đất sét cứng quá cố kết với S = 99%.
(e) Cát xốp Ottawa với S = 95% và 100%.
(f) Đất bụi pha sét đầm chặt với S = 90% và chịu áp lực nén không nở hông lớn.
(g) Cát chặt Ottawa với S = 99% và 100%.
11.78 Một khối đắp dày 2 m được thi công trên mặt của một lớp đất trong Ví dụ 7.5. Nếu đất
sét là hơi quá cố kết, ước lượng sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng tại điểm A trên Hình.
VD. 7.5.
11.79 Một mẫu đất được lấy từ vùng giữa của một lớp sét trong Ví dụ 7.5, ở chiều sâu 6m. Nếu
hệ số áp lực nước lỗ rỗng Au ứng với trường hợp giảm tải là 0.90, ước lượng các ứng
suất hiệu quả theo phương đứng và phương ngang tác dụng lên mẫu ngay trước thời
điểm tiến hành thí nghiệm trong phòng. Giả thiết φ ' của đất sét là 250. Gợi ý: Vẽ các
phần tử với các thành phần ứng suất tác dụng lên như trên Hình. 11.38, và dùng khái
niệm về số gia ứng suất trong Phụ lục B-3. (Theo G. A. Leonards.)
11.80 Kết quả lời giải Bài toán 11-79 là bao nhiêu nếu dùng Pt. 11-22 chứ không phải 11-13?
11.81 Một mẫu đất sét cố kết thông thường được lấy trong nền đất ở độ sâu 10 m phía dưới mặt
đất tự nhiên. Ứng suất hiệu quả thẳng đứng do tầng phủ phía trên là 250 kPa, và K0 bằng
0.8. Nếu hệ số áp lực nước lỗ rỗng từ quá trình thí nghiệm là 0.7, ước lượng sự biến đổi
cúa áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu khi nó được tách ra khỏi tầng đất sét. Các ứng suất
hiệu quả tác dụng lên mẫu sau khi được ép ra khỏi ống lấy mẫu ?

11.82 Chứng minh rằng ∆u trong Ví dụ 11-16 có giá trị bằng khoảng 32 kPa, như đã dự đoán
theo các Pt. 11-22 và 11-25
11.83 Làm một bản liệt kê các quan hệ trong Chương 11 và trong đó có phương trình có thể
được sử dụng để dự đoán các thông số hay chỉ tiêu cơ lý của đất ( gồm, φ , c, K0) khi một
số chỉ tiêu khác (w, PI, ..vv). Ghi rõ số thứ tự trang, hình vẽ, tung độ, hoành độ và các
biến của các biểu đồ nếu có. (Bảng liệt kê này sẽ rất hữu ích khi giải các bài tập tiếp
theo.)
11.84 Với các số liệu đã cho trên Hình. 8.5, ước lượng cường độ chịu nén nở hông và độ nhạy
của loại đất này. Các giá trị đặc trưng của đất là LL = 88, PL = 43, và PI = 45.
11.85 Các số liệu cho trên Hình. 8.15b ứng với loại đất sét bụi hữu cơ nứt nẻ màu đen hay đất
bụi pha sét. Tại chiều sâu 6 m, dự đoán các giá trị có thể đạt được hay phạm vi thay đổi
giá trị của môdul không thoát nước.
11.86 Một loại đất dính với chỉ số chảy bằng 1 có độ Nm tự nhiên là 50%. Hãy dự đoán các
thông số của đất có thể. Nếu có thể, bao gồm độ nén lún và độ lớn của các tham số nén
cũng như các tham số liên quan đến cường độ kháng cắt.
11.87 Sét bụi màu xám trung bình trên Hình. 8.18b ở chiều sâu 20 m có LL bằng 38 và giá trị
của PL là 23. Hãy ước lượng các tham số sau của loại đất này: (a) hệ số áp lực đất tĩnh;
(b) góc ma sát trong hiệu quả; (c) tỷ số τf σ'vo ; (d) hoạt tính; (e) độ nhạy; và (f) môdun
đàn hồi không thoát nước. Có bất kỳ mâu thuẫn gì ở các giá trị vừa xác định được không
? Nếu có, đưa ra các lý do cho những mâu thuẫn đó.

11.88 Một loại sét cố kết thông thường có góc ma sát trong φ ' bằng 300. Hai mẫu giống hệt
nhau của loại sét này được cho cố kết dưới áp lực buồng là 200 kPa. Dự đoán các giá trị
lớn nhất và nhỏ nhất có thể của các ứng suất dọc trục trong các mẫu khi áp lực buồng là
không đổi. Gợi ý: Thí nghiệm đầu tiên là thí nghiệm nén dọc trục, thí nghiệm thứ hai là
thí nghiệm kéo dọc trục. Để có thể giải bài toán này thì cần đưa ra những giả thiết nào?
11.89 Các ứng suất hiệu quả tại thời điểm phá hoại của các mẫu giống nhau trong thí nghiệm
ba trục của một loại đất sét quá cố kết được trình bày trên Hình. Bài 11-89. Vẽ các vòng
tròn Mohr ứng với thời điểm phá hoại, và xác định φ ' ; c’. Xác định góc nghiêng lý
thuyết của các mặt phẳng phá hoại ứng với mỗi mẫu thí nghiệm, và thể hiện các giá trị

Hình. Bài 11-89


đó trên hình vẽ. Hãy phác họa các đường ứng suất hiệu quả cho ba thí nghiệm này. (Theo
C. W. Lovell.)
11.90 Ba mẫu thí nghiệm giống nhau (có cùng e, w) của một loại đất sét cố kết thông thường
được dùng trong thí nghiệm cố kết – thoát nước (CD) trong cả hai trường hợp kéo và
nén. Các ứng suất tại thời điểm phá hoại của cả ba mẫu thí nghiệm được ghi trên Hình.
Bài 11-90.

(a) Vẽ các vòng tròn Mohr tại thời điểm phá hoại, và xác định φ ' và φ tổng.

(b) Xác định góc nghiêng của các mặt phẳng dự đoán bị phá hoại (từ các giả thuyết phá
hoại của Mohr). Vẽ các mẫu bị phá hoại và chỉ ra các mặt phẳng phá hoại của chúng.
(c) Phác họa ba đường ứng suất.
(Theo C. W. Lovell.)
11.91 Một loại các thí nghiệm nén ba trục tiêu chuNn được tiến hành với ba mẫu thí nghiệm
giống nhau của một loại đất sét bão hòa nước. Các kết quả thí nghiệm được ghi trong
bảng dưới đây.

(a) Vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả ứng với mỗi thí nghiệm, và xác
định các thông số cường độ Mohr – Coulomb theo cả ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả. (b)
Ước lượng góc nghiêng lý thuyết của các mặt phẳng phá hoại ứng với mỗi mẫu. (c) Mẫu đất sét
này có thể là cố kết thông thường hay quá cố kết? Tại sao?
11.92 Giả sử rằng các giá trị áp lực nước lỗ rỗng sinh ra ở thời điểm phá hoại trong Bài 11-91
là: mẫu A, - 15 kPa; mẫu B, - 40 kPa; và mẫu C, - 80 kPa; và tất cả các điều kiện khác
vẫn không đổi. Bây giờ làm các câu (a) và (b) ở trên, và sau đó trả lời câu (c).
11.93 Một thí nghiệm nén dọc trục CU được thực hiện trên một mẫu đất sét hữu cơ nguyên
dạng với độ bão hòa 100 %. Các tài liệu cho thí nghiệm này đã được cho trong Bài 11-
54. Một thí nghiệm kéo ngang cũng được tiến hành với mẫu đất ở trên với cùng áp lực cố
kết và thời gian cố kết và thời gian gia tải như trong thí nghiệm nén dọc trục.
(a) Vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả. Xác định đường cong quan hệ giữa
áp lực nước lỗ rỗng và (1) độ chênh ứng suất chính và (2) biến dạng dọc trục mà ta có
thể dự đoán theo lý thuyết về thí nghiệm kéo ngang.
(b) Trên hệ trục p-q, vẽ đường thẳng tương ứng với áp lực nước lỗ rỗng phát sinh bằng
không và đường thẳng mà theo đó cường độ của áp lực nước lỗ rỗng âm sinh ra bằng với
chênh lệch ứng suất chính.
(c) Giá trị Af bằng bao nhiêu ứng với cả hai thí nghiệm AC và LE?
(Theo A. Casagrande và R. C. Hirschfeld.)
11.94 Các tài liệu sau đây có được từ một thí nghiệm nén dọc trục tiêu chuNn trên một mẫu đất
sét thuần túy (Ladd, 1964) bão hòa (B = 1), cố kết thông thường. Áp lực buồng được giữ
không đổi ở mức 10 kPa, trong khi đó ứng suất dọc trục được tăng dần cho đến khi mẫu
bị phá hoại (thí nghiệm nén dọc trục).
(a) Vẽ đường cong quan hệ giữa ∆σ ; ∆u và biến dạng dọc trục. Xác định Af.
(b) Vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả ứng với thí nghiệm AC.

(c) φ ' là bao nhiêu ? (Giả thiết c’ = 0 với đất sét cố kết thông thường.)

Một thí nghiệm kéo ngang (LE – lateral extension) được tiến hành với một mẫu tương tự
với cùng loại đất sét (cùng e, w). Trong thí nghiệm này, ứng suất dọc trục hay ưng suất
thẳng đứng được giữ không đổi ở mức 10 kPa, trong khi đó áp lực buồng lại giảm xuống
4.2 kPa, ứng với thời điểm mẫu bị phá hoại.
(d) Vẽ cả đường ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả trong thí nghiệm LE.

(e) Xác định uf, σ1f' , σ3f


'
và Af của thí nghiệm này.

(f) Tìm các góc nghiêng lý thuyết (từ các giả thiết phá hoại Mohr) của các mặt phẳng phá
hoại ứng với mỗi thí nghiệm. Vẽ phác họa mẫu đất ở thời điểm phá hoại, chỉ ra các ứng
suất hiệu quả tại thời điểm phá hoại và góc nghiêng của mặt phẳng phá hoại.
11.95 Một thí nghiệm nén dọc trục (AC) tiêu chuNn được tiến hành với một mẫu đất sét bão
hòa nước ở trạng thái quá cố kết, và các số liệu sau, được chuNn hóa khi xét tới áp lực
hiệu quả không nở hông.
Một thí nghiệm kéo ngang (LE) được tiến hành trên một mẫu đất tương tự của cùng loại
sét đó. Trong khi ứng suất thẳng đứng được duy trì không đổi, áp lực buồng giảm xuống
cho đến khi sự phá hoại xuất hiện tại cùng độ chênh ứng suất chính như mẫu AC
( ∆σ / σ'c = 2.33 ). Từ kiến thức đã có về các đường ứng suất và ứng xử của đất, xác định
(a) các đường ứng suất hiệu quả và ứng suất tổng cho cả hai thí nghiệm và (b) áp lực
nước lỗ rỗng phát sinh do sự biến dạng của mẫu trong thí nghiệm LE. (c) Có thể xác định
được các thông số cường độ Mohr – Coulomb ? Tại sao? (Theo C. W. Lovell.)
11.96 Một thí nghiệm ba trục trục cố kết – không thoát nước K0 ( σ buồng = hằng số) được thực
hiện trên một mẫu nguyên dạng của một loại đất sét nhạy ở thụy điển. Các điều kiện ban
đầu như trên Hình. Bài 11-96a. Quan hệ ứng suất – biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng
phát sinh trong mẫu được cho trên Hình. Bài11-96b.
Hình. Bài11-96b
11.97 Nếu một thí nghiệm LE được thực hiện với một mẫu đất sét ở Thụy Điển tương tự như
loại đã được thí nghiệm trong Bài 11-96, dự đoán quan hệ áp lực nước lỗ rỗng và biến
dạng của mẫu sét. Giá trị của uf và A f là bao nhiêu ? Tính φT ?
11.98 Các số liệu trên Hình. Bài 11-98 có được từ mội số thí nghiệm CU với một mẫu sét bão
hòa nước có hệ số OCR bằng 10 và áp lực tiền cố kết là 800 kPa. Giả thiết rằng

Hình. Bài11-98
các kết quả có được là hợp lý cho tất cả các đường ứng suất nén với loại đất sét này. Ta
sẽ thực hiện một thí nghiệm đặc biệt xác định đường ứng suất với loại sét này. Sau khi cố
kết với áp lực σ'vo , người ta sẽ tăng áp lực buồng lên theo các cấp với khoảng
tăng ∆σ3 = 0.2∆σ1 cho đến khi xuất hiện phá hoại. Với thí nghiệm xác định đường ứng
suất đặc biệt này, điền vào bảng dưới đây và vẽ các đường ứng suất tổng và ứng suất
hiệu quả. (Theo C. W. Lovell.)
11.99 Một loạt các thí nghiệm nén CU trên một loại sét thuần túy (Ladd, 1964) cho ta các kết
quả thí nghiệm như sau:

(a) Trong một thí nghiệm nén dọc trục, nếu σ'c = 200 kPa, xác định qf, pf, và p 'f . (b)
Tìm φ ' và c’. Một thí nghiệm kéo ngang đặc biệt để xác định đường ứng suất được thực
hiện với loại đất sét này theo đó độ giảm của ứng suất theo phương ngang cũng bằng với
độ tăng của ứng suất dọc trục; đó là, −∆σ3 = ∆σ1 . Với trường hợp này, nếu σ'c = 400
kPa, xác định ∆σ1 , q, p, p’, và ∆u khi (c) biến dạng dọc trục là 4% và (d) tại thời điểm
phá hoại. (Theo C. W. Lovell.)
11.100 Hình Bài11-100 minh họa các số liệu được chuNn hóa từ một thí nghiệm nén dọc trục
(AC) một thí nghiệm nén ngang trục (LC) trên một mẫu sét thuần túy (Ladd, 1964) bão
hòa nước. Thực hiện các bước tính toán chính xác, và vẽ đầy đủ các đường ứng suất tổng
và ứng suất hiệu quả cho cả hai thí nghiệm này. Các thông số cường độ Mohr – Coulomb
là bao nhiêu? Xác định Af cho mỗi thí nghiệm.
Hình. Bài11-100
11.101 Hai mẫu thí nghiệm của một loại đất sét yếu từ bãi hiện trường thí nghiệm ở Ska – Edeby
ở Thụy Điển được cố kết lại đến các điều kiện ứng suất hiệu quả ở ngoài hiện trường và
sau đó được cắt đến khi phá hoại. Một mẫu được gia tải trong thí nghiệm nén dọc trục
(AC), trong khi mẫu kia bị phá hoại trong thí nghiệm kéo dọc trục (AE). Các số liệu về
ứng suất - biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng – biến dạng cho cả hai thí nghiệm được
chuNn hóa và ghi trên Hình. Bài 11-101 (theo Zimmie, 1973). Số liệu thí nghiệm thích
hợp được ghi trong bảng tương ứng. (a) Trên biểu đồ p-q, vẽ phác họa ứng suất tổng, ứng
suất tổng - u0, và đường ứng suất hiệu quả cho cả hai thí nghiệm. (b) Xác định φ ' và
φ tổng trong cả hai thí nghiệm nén và kéo. (c) Tính toán thông số áp lực nước lỗ rỗng
Skempton A tại thời điểm phá hoại cho cả hai thí nghiệm. (d) Chỉ ra trên hình vẽ các góc
nghiêng lý thuyết đã dự đoán của các mặt phẳng phá hoại cho cả hai mẫu thí nghiệm.
* Giả thiết.
Chú ý: các thí nghiệm được tiến hành với một áp suất 200 kPa. Áp lực
nước lỗ rỗng đo được ở hiện trường xấp xỉ là 400 kPa.
Hình. Bài11-101

11.102 Các giá trị đã cho và tính toán được của K0, τf / σ'vo , φ ' , ..vv, với đất sét Ska – Edeby
trong Bài 11-101 có hợp lý không khi xét đến các tương quan đơn giản với PI, LI, ..vv,
đã cho trong chương này?
11.103 Với bài toán bể chứa dầu trong Chương 8 (Bài 8-46), vẽ đầy đủ các đường ứng suất tổng,
ứng suất tổng - u0, và các đường ứng suất hiệu quả do việc xây dựng và đổ dầu vào
trong bể của một phần tử nằm ở vùng chính giữa của lớp đất sét trên đường thẳng đứng
qua tâm móng. Giả thiết rằng giá trị K0 ở hiện trường là 0.7 và giá trị trung bình của hệ
số A trước khi bị phá hoại là 0.4; giả sử Af = 0.5. Đưa ra ước lượng hợp lý về các tham
số cường độ kháng cắt, và ước lượng hệ số an toàn chống lại phá hoại.
11.104 Chiều cao an toàn lớn nhất của khối đắp cho trong Ví dụ 11.16 và 11.19 là bao nhiêu?
Vẽ đồ thị quan hệ giữa hệ số an toàn và chiều cao tương ứng của khối đắp.
11.105 Đưa ra khuyến nghị như thế nào khi xác định cường độ kháng cắt cho các bài toán thiết
kế sau ? Giải pháp đưa ra ở trên có thể bao gồm cả các thí nghiệm trong phòng và ngoài
trời hoặc, trong một số trường hợp, không cần thí nghiệm như với một số cách tiếp cận
thiết kế khác có thể là phù hợp. Hãy càng cụ thể càng tốt.
(a) Tính ổn định dài hạn của đập đất sét đầm nén.
(b) Độ ổn định của đập cát đắp bằng phương pháp thủy lực chịu tải trọng chấn động.
(c) Thời điểm hoàn tất thi công của đập đất sét đắp đầm nén.
(d) Nền trên nền sét yếu bão hòa nước, cố kết thông thường.
(e) Móng nông trên nền cát khô xốp.
(f) Khi vừa đào xong hố đào trên nền đất sét yếu, cố kết thông thường.
(g) Mái dốc đào trong sét nứt nẻ quá cố kết.
(h) Khối đắp đường cao tốc trên nền sét cứng nứt nẻ.

You might also like