You are on page 1of 291

BÀI GIẢNG TÓM TẮT

VẬT LÝ 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI GIẢNG TÓM TẮT

VẬT LÝ 1
BIÊN SOẠN THEO
Physics for Scientists and Engineers
with Modern Physics
CỦA TÁC GIẢ SERWAY – JEWETT
(Nine Edition)

DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO

LƢU HÀNH NỘI BỘ - THÁNG 1/2016


BÀI GIẢNG TÓM TẮT

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ – 2016


In 800 cuốn, khổ 16x24cm theo giấy đề nghị số 02/GĐN-ĐHSPKT ngày 14 tháng 01
năm 2016 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
01 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 3896 9920 – Website: http://thuvien.hcmute.edu.vn
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

MỤC LỤC

Chƣơng 1:VẬT LÝ VÀ ĐO LƢỜNG ................................................................ 1


1.1 CÁC CHUẨN ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN .................................. 2
1.2 Vật chất và xây dựng mô hình ................................................................................ 4
1.3 Phân tích thứ nguyên .............................................................................................. 5
1.4 Phép đổi đơn vị ....................................................................................................... 7
1.5 Ước lượng và phép tính bậc độ lớn ........................................................................ 7
1.6 Các chữ số có nghĩa ................................................................................................ 8

Chƣơng 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ............................................................ 11


2.1 Vị trí, vận tốc và tốc độ ........................................................................................ 11
2.2 Vận tốc tức thời và tốc độ tức thời ....................................................................... 13
2.3 Mô hình phân tích: Hạt chuyển động với vận tốc không đổi ............................... 14
2.4 Gia tốc................................................................................................................... 16
2.5 Sơ đồ chuyển động ............................................................................................... 17
2.6 Mô hình phân tích: Vật chuyển động với gia tốc không đổi ................................ 18
2.7 Vật rơi tự do .......................................................................................................... 19
2.8 Phương trình động học thu được từ toán giải tích ................................................ 21

Chƣơng 3: VEC-TƠ ....................................................................................... 23


3.1 Các hệ tọa độ ........................................................................................................ 23
3.2 Đại lượng vec-tơ và đại lượng vô hướng ............................................................. 24
3.3 Một vài thuộc tính của vec-tơ ............................................................................... 25
3.4 Các thành phần của vec-tơ và vec-tơ đơn vị ........................................................ 27

Chƣơng 4: CHUYỂN ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN 2 CHIỀU .................... 32


4.1 Các vec-tơ vị trí, vận tốc và gia tốc ...................................................................... 32
4.2 Chuyển động hai chiều với gia tốc không đổi ...................................................... 34
4.3 Chuyển động ném nghiêng ................................................................................... 35
4.4 Mô hình phân tích: hạt chuyển động tròn đều ...................................................... 38
4.5 Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến .............................................................. 39
4.6 Vận tốc tương đối và gia tốc tương đối ................................................................ 40
i
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 5: CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG ....................................... 42


5.1 Khái niệm về lực................................................................................................... 42
5.2 Định luật Newton thứ nhất và các hệ qui chiếu quán tính.................................... 43
5.3 Khối lượng ............................................................................................................ 44
5.4 Định luật Newton thứ hai ..................................................................................... 44
5.5 Lực hấp dẫn và khối lượng ................................................................................... 45
5.6 Định luật Newton thứ ba ...................................................................................... 46
5.7 Các mô hình phân tích sử dụng định luật 2 Newton ............................................ 47
5.8 Các lực ma sát ....................................................................................................... 54

Chƣơng 6: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁCCỦA


CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON ........................................................ 58
6.1 Chuyển động tròn đều và gia tốc .......................................................................... 58
6.2 Chuyển động tròn không đều ............................................................................... 61
6.3 Chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính (hệ quy chiếu chuyển
động có gia tốc) .................................................................................................... 62
6.4 Chuyển động với lực cản ...................................................................................... 64

Chƣơng 7: NĂNG LƢỢNG CỦA MỘT HỆ .................................................... 69


7.1 Hệ và môi trường .................................................................................................. 69
7.2 Công...................................................................................................................... 70
7.3 Nhân vô hướng 2 vectơ ........................................................................................ 71
7.4 Công được thực hiện bởi lực có độ lớn thay đổi .................................................. 71
7.5 Động năng............................................................................................................. 75
7.6 Thế năng ............................................................................................................... 76
7.7 Nội năng ............................................................................................................... 79
7.8 Lực thế và thế năng .............................................................................................. 81
7.9 Giản đồ năng lượng và sự cân bằng ..................................................................... 81

Chƣơng 8: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƢỢNG ................................... 83


8.1 Hệ không kín (không cô lập) ................................................................................ 83
8.2 Hệ kín (cô lập) ...................................................................................................... 85
8.3 Ma sát trượt (ma sát động).................................................................................... 87
8.4 Công suất .............................................................................................................. 93
8.5 Tóm tắt cách giải bài toán..................................................................................... 93
ii
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 9: ĐỘNG LƢỢNG VÀ VA CHẠM .................................................... 95


9.1 Động lượng ........................................................................................................... 95
9.2 Mô hình phân tích: Hệ cô lập (động lượng) ......................................................... 98
9.3 Mô hình phân tích: Hệ không cô lập (động lượng) .............................................. 99
9.4 Va chạm một chiều ............................................................................................. 102
9.5 Va chạm hai chiều .............................................................................................. 106
9.6 Khối tâm ............................................................................................................. 108
9.7 Hệ nhiều chất điểm ............................................................................................. 111
9.8 Hệ có thể biến dạng ............................................................................................ 113
9.9 Sự đẩy của tên lửa............................................................................................... 114

Chƣơng 10 : VẬT RẮN QUAY QUANH TRỤC CỐ ĐỊNH ............................ 119


10.1 Vị trí góc, vận tốc góc và gia tốc góc ................................................................. 119
10.2 Mô hình phân tích: Vật rắn chịu gia tốc góc không đổi ..................................... 122
10.3 Các đại lượng góc và các đại lượng dài (tịnh tiến)............................................. 123
10.4 Mô-men lực ........................................................................................................ 125
10.5 Mô hình phân tích: Vật rắn quay dưới tác dụng của mômen lực tổng hợp ........ 127
10.6 Tính mômen quán tính ........................................................................................ 129
10.7 Động năng quay .................................................................................................. 132
10.8 Khảo sát năng lượng trong chuyển động quay ................................................... 133
10.9 Chuyển động lăn của vật rắn .............................................................................. 136

Chƣơng 11: MÔMEN ĐỘNG LƢỢNG ......................................................... 143


11.1 Tích vectơ và mômen lực ................................................................................... 143
11.2 Mô hình phân tích: Hệ không cô lập (mômen động lượng) ............................... 145
11.3 Mômen động lượng của vật rắn quay ................................................................. 148
11.4 Mô hình phân tích: hệ cô lập (mô men động lượng) .......................................... 150
11.5 Chuyển động hồi chuyển và các con cù ............................................................. 152

Chƣơng 12: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TĨNH VÀ SỰ ĐÀN HỒICỦA


VẬT RẮN ................................................................................... 157
12.1 Mô hình phân tích: Vật rắn ở trạng thái cân bằng .............................................. 157
12.2 Bàn thêm về khối tâm của vật rắn ...................................................................... 159
12.3 Ví dụ về vật rắn ở trạng thái cân bằng ................................................................ 160
12.4 Thuộc tính đàn hồi của chất rắn ......................................................................... 163

iii
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 13 : VẠN VẬT HẤP DẪN................................................................ 165


13.1 Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton ............................................................... 165
13.2 Trọng lực – Gia tốc trọng trường ....................................................................... 166
13.3 Các định luật Kepler và chuyển động của các hành tinh.................................... 166
13.4 Trường hấp dẫn – Trọng trường ......................................................................... 171
13.5 Năng lượng của các hành tinh và các vệ tinh ..................................................... 173

Chƣơng 14: CƠ HỌC CHẤT LƢU ............................................................... 174


14.1 Áp suất ................................................................................................................ 176
14.2 Sự thay đổi áp suất theo độ sâu .......................................................................... 176
14.3 Phương pháp đo áp suất khí quyển ..................................................................... 178
14.4 Lực nổi và Định luật Archimedes....................................................................... 180
14.5 Động lực học chất lưu......................................................................................... 180
14.6 Công thức Bernoulli ........................................................................................... 181
14.7 Các ứng dụng của động lực học chất lưu ........................................................... 182

Chƣơng 15 : DAO ĐỘNG ............................................................................. 184


15.1 Chuyển động của con lắc lò xo. Định luật Hooke .............................................. 184
15.2 Khảo sát dao động cơ điều hòa ........................................................................... 185
15.3 Năng lượng của dao động cơ điều hòa ............................................................... 186
15.4 Liên hệ giữa dao động cơ điều hòa và chuyển động tròn đều ............................ 188
15.5 Con lắc ................................................................................................................ 189
15.6 Dao động tắt dần ................................................................................................. 191
15.7 Dao động cưỡng bức........................................................................................... 192
Chƣơng 16: SÓNG CƠ ................................................................................ 194
16.1 Sự lan truyền nhiễu loạn ..................................................................................... 194
16.2 Phân tích mô hình ............................................................................................... 197
16.3 Tốc độ của sóng trên dây .................................................................................... 200
16.4 Sự phản xạ và truyền sóng .................................................................................. 200
16.5 Tỉ lệ truyền năng lượng bởi sóng sin trên dây .................................................... 201
16.6 Phương trình sóng tuyến tính ............................................................................. 202

iv
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 17: SÓNG ÂM ................................................................................ 204


17.1 Sự biến thiên áp suất trong các sóng âm ............................................................ 205
17.2 Tốc độ của sóng âm ............................................................................................ 206
17.3 Cường độ của sóng âm tuần hoàn....................................................................... 208
17.4 Hiệu ứng Doppler ............................................................................................... 211

Chƣơng 18: SỰ CHỒNG CHẤT VÀ SÓNG DỪNG..................................... 214


18.1 Mô hình phân tích: các sóng trong giao thoa ..................................................... 214
18.2 Sóng dừng ........................................................................................................... 218
18.3 Mô hình phân tích: các sóng theo các điều kiện biên ......................................... 220
18.4 Cộng hưởng ........................................................................................................ 223
18.5 Sóng dừng trong cột không khí .......................................................................... 223
18.6 Sóng dừng trên thanh rắn và màng ..................................................................... 225
18.7 Phách: giao thoa theo thời gian .......................................................................... 226
18.8 Các mẫu sóng không có dạng sin ....................................................................... 226

Chƣơng 19: NHIỆT ĐỘ ................................................................................ 229


19.1 Nhiệt độ và nguyên lý thứ không của nhiệt động lực học .................................. 229
19.2 Nhiệt kế và thang đo độ C (Celcius) .................................................................. 231
19.3 Nhiệt kế khí đẳng tích và thang nhiệt độ tuyệt đối ............................................. 232
19.4 Sự giãn nở nhiệt của chất rắn và chất lỏng ......................................................... 234
19.5 Mô tả vĩ mô về khí lý tưởng ............................................................................... 236

Chƣơng 20: NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ............... 239
20.1 Nhiệt và nội năng ................................................................................................ 239
20.2 Nhiệt dung riêng và phép đo nhiệt lượng ........................................................... 240
20.3 Nhiệt chuyển pha ................................................................................................ 243
20.4 Công và nhiệt trong các quá trình nhiệt động..................................................... 246
20.5 Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học ........................................................ 250
20.6 Một vài ứng dụng của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học ........................... 251
20.7 Cơ chế truyền năng lượng trong quá trình nhiệt................................................. 253

v
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 21: THUYẾT ĐỘNG HỌC CHẤT KHÍ............................................ 257


21.1 Mô hình phân tử của khí lý tưởng ...................................................................... 257
21.2 Nhiệt dung riêng phân tử của khí lý tưởng ......................................................... 259
21.3 Sự phân bố đều năng lượng ................................................................................ 261
21.4 Quá trình đoạn nhiệt cho khí lý tưởng ................................................................ 264
21.5 Phân bố của tốc độ phân tử (Distribution of molecular speeds) ........................ 264

Chƣơng 22 : ĐỘNG CƠ NHIỆT, ENTROPY, VÀ NGUYÊN LÝ THỨ


HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC........................................... 267
22.1 Động cơ nhiệt và định luật thứ hai của nhiệt động lực học ................................ 268
22.2 Máy bơm nhiệt và máy làm lạnh ........................................................................ 269
22.3 Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch (Reversible and
Irreversible Processes) ........................................................................................ 271
22.4 Động cơ Carnot................................................................................................... 271
22.5 Động cơ xăng và động cơ Diesel ........................................................................ 274
22.6 Entropy ............................................................................................................... 276
22.7 Sự biến thiên Entropy trong các hệ nhiệt động .................................................. 278
22.8 Entropy và định luật thứ hai ............................................................................... 279

vi
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 1
VẬT LÝ VÀ ĐO LƢỜNG

Tương tự như các khoa học khác, Vật lý là môn khoa học dựa trên các quan sát
thực nghiệm và các phép đo định lượng. Mục tiêu chính của Vật lý là xác định số
lượng có hạn các định luật cơ bản thống trị các hiện tượng tự nhiên và sử dụng chúng
để phát triển các lý thuyết có thể dự đoán được kết quả của các thí nghiệm trong tương
lai. Các định luật cơ sở này được diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học, là công cụ để nối
liền lý thuyết với thực nghiệm.
Khi có một sự không nhất quán giữa tiên đoán của lý thuyết và kết quả thực
nghiệm thì cần phải đưa ra một lý thuyết mới hoặc chỉnh sửa lý thuyết đã có để loại bỏ
sự không nhất quán đó. Nếu một lý thuyết chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện bị
giới hạn thì cần phải có một lý thuyết tổng quát hơn có thể thỏa mãn mà không cần các
giới hạn này. Ví dụ như các định luật chuyển động được Newton (1642-1727) khám phá
mô tả chính xác chuyển động của các vật có tốc độ bình thường nhưng lại không áp
dụng được cho các vật chuyển động với tốc độ tương đương với tốc độ ánh sáng. Ngược
lại, thuyết tương đối hẹp của Einstein (1879-1955) cho các kết quả giống với các định
luật Newton đối với tốc độ nhỏ nhưng cũng mô tả chính xác chuyển động của các vật có
tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Do đó, thuyết tương đối hẹp của Einstein là một thuyết
về chuyển động tổng quát hơn so với thuyết xây dựng từ các định luật Newton.
Vật lý học cổ điển bao gồm các nguyên lý của cơ học cổ điển, nhiệt động lực
học, quang học và điện từ học đã được phát triển trước năm 1900. Newton là người
đã có những đóng góp quan trọng cho Vật lý học cổ điển, ông cũng là một trong những
người khai sinh ra phép tính vi tích phân như là một công cụ toán học. Các phát triển
chủ yếu của cơ học được tiếp diễn trong thế kỷ 18, nhưng ngành nhiệt động lực học và
điện từ thì phải đến nửa sau của thế kỷ 19 mới được phát triển. Nguyên nhân chủ yếu
là do các thiết bị thí nghiệm thời đó quá thô sơ hoặc không có.
Cuộc cách mạng lớn của Vật lý, có liên quan với vật lý hiện đại, bắt đầu vào gần
cuối thế kỷ 19. Vật lý hiện đại được phát triển là do vật lý cổ điển không thể giải thích
được nhiều hiện tượng vật lý. Hai sự phát triển quan trọng nhất trong kỷ nguyên hiện
đại là thuyết tương đối và cơ học lượng tử. Thuyết tương đối hẹp của Einstein không
những chỉ mô tả chính xác chuyển động của các vật có tốc độ tương đương với tốc độ
ánh sáng mà còn hiệu chỉnh một cách trọn vẹn các khái niệm truyền thống về không
gian, thời gian và năng lượng. Lý thuyết này còn chỉ ra rằng tốc độ ánh sáng là giới
hạn trên của tốc độ của một vật và khối lượng và năng lượng có liên hệ với nhau. Cơ
học lượng tử được hình thành bởi nhiều nhà khoa học khác nhau, mô tả các hiện tượng
vật lý ở cấp độ nguyên tử. Nhiều thiết bị thực tiễn đã được chế tạo dựa vào các nguyên
lý của cơ học lượng tử.
Các nhà khoa học làm việc không ngừng để cải thiện hiểu biết của chúng ta về các
định luật cơ bản. Nhiều tiến bộ về công nghệ trong hiện tại như tàu vũ trụ không người
lái, hàng loạt ứng dụng tiềm năng trong công nghệ na nô, vi mạch và máy tính siêu tốc,

1
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

kỹ thuật chụp ảnh tinh xảo dùng trong nghiên cứu khoa học và y khoa cũng như nhiều
kết quả đáng kể trong kỹ thuật gienlà kết quả của những nỗ lực của nhiều nhà khoa học,
kỹ sư, nhà kỹ thuật. Ảnh hưởng của những phát triển và khám phá này đến xã hội của
chúng ta quả thực là to lớn và chắc chắn là các khám phá và phát triển trong tương lai
cũng sẽ đầy hứng thú, thách thức và mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại.

1.1 CÁC CHUẨN ĐỘ DÀI, KHỐI LƢỢNG VÀ THỜI GIAN


Để mô tả các hiện tượng vật lý, ta cần phải đo lường nhiều khía cạnh khác nhau
của tự nhiên. Mỗi phép đo tương ứng với một đại lượng vật lý, ví dụ như chiều dài của
một vật. Các định luật vật lý được diễn đạt như là các mối quan hệ toán học giữa các
đại lượng vật lý.
Trong cơ học, ba đại lượng cơ bản nhất là chiều dài, khối lượng và thời gian. Mọi
đại lượng khác trong cơ học có thể được biểu diễn thông qua ba đại lượng này.
Do các quốc gia khác nhau sử dụng các chuẩn khác nhau nên cần phải có chuẩn
chung cho các đại lượng. Cái được chọn làm chuẩn phải:
+ có sẵn;
+ có một vài thuộc tính có thể đo lường được một cách tin cậy;
+ phải cho cùng một kết quả khi đo bởi bất kỳ ai và bất kỳ nơi nào;
+ không thay đổi theo thời gian.
Vào năm 1960, một ủy ban quốc tế đã đưa ra một bộ các chuẩn cho các đại lượng
cơ bản của khoa học. Nó được gọi là SI (Système International – Hệ quốc tế). Bảng
dưới đây là các đại lượng cơ bản nhất và đơn vị tương ứng.
Đại lƣợng Đơn vị trong SI
độ dài mét (m),
khối lượng ki-lô-gam (kg)
thời gian giây (s).
nhiệt độ Kelvin(K)
cường độ dòng điện Ampère (A)
cường độ sáng Candela – Cd
lượng chất mole (mol)
Các đại lượng cơ bản dùng trong cơ học là chiều dài, khối lượng và thời gian.
Các đại lượng còn lại được biểu diễn qua các đại lượng này.
1.1.1 Chiều dài
Chiều dài được xác định bằng khoảng cách giữa hai điểm trong không gian.
Năm 1799, khi mét được chọn làm đơn vị đo hợp pháp của chiều dài tại Pháp, thì
mét được định nghĩa bằng 1/10.000.000 chiều dài của đoạn kinh tuyến đi qua Paris,

2
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

tính từ xích đạo lên cực bắc của Trái đất. Cần lưu ý rằng giá trị này không thỏa mãn
yêu cầu là có thể sử dụng trong toàn vũ trụ.
Năm 1960, mét được định nghĩa là khoảng cách giữa hai vạch trên một thanh
platinum–iridium đặc biệt được lưu trữ tại Pháp trong điều kiện kiểm soát được.
Trong những năm 1960 và 1970, mét được định nghĩa bằng 1.650.763,73 lần
bước sóng  của ánh sáng đỏ - cam phát ra từ đèn khí kripton-86.
Năm 1983, mét được định nghĩa là quãng đường mà ánh sáng đi được trong
chân không trong khoảng thời gian 1/299.792.458 s. Trong thực tế, định nghĩa này
thiết lập tốc độ ánh sáng trong chân không chính xác bằng 299.792.458 m/s. Định
nghĩa này là hợp lệ trong toàn vũ trụ và dựa trên giả thiết rằng ánh sáng là như nhau ở
khắp mọi nơi.
Bảng 1.1 liệt kê các giá trị ước lượng của một số chiều dài đã đo đạc được.
1.1.2 Khối lƣợng
Đơn vị của khối lượng trong SI là ki-lô-gram (kg), được định nghĩa là khối
lượng của một khối platinum–iridium hình trụ đặc biệt lưu trữ tại văn phòng quốc
tế về khối lượng và đo lường tại Sèvres, Pháp. Chuẩn khối lượng được đưa ra vào
năm 1887 và từ đó đến nay chưa thay đổi, do platinum-iridium là hợp kim đặc biệt
bền. Một bản sao của khối trụ này được giữ tại Viện quốc tế về tiêu chuẩn và công
nghệ (NIST) tại Gaithersburd, Maryland.
Bảng 1.2 liệt kê các giá trị gần đúng của khối lượng các vật thể khác nhau.
1.1.3 Thời gian
Trước năm 1967, chuẩn về thời gian được định nghĩa theo ngày mặt trời trung
bình (là khoảng thời gian giữa hai lần mặt trời đứng bóng liên tiếp). Đơn vị giây
 1  1  1 
(second – s) được định nghĩa là     của ngày mặt trời trung bình. Định
 60  60  24 
nghĩa này dựa trên sự quay của một hành tinh là Trái đất nên không thể xem là chuẩn
thời gian của vũ trụ.
Vào năm 1967, giâyđược định nghĩa lại khi xuất hiện dụng cụ đo thời gian với độ
chính xác cao – đồng hồ nguyên tử (hình 1.1b), đồng hồ này đo các dao động của
nguyên tử Cesium (Cs). Theo đó, 1 giây là 9.192.631.770 chu kỳ dao động của
nguyên tử Cs133.
Bảng 1.3 trình bày một số giá trị gần đúng của thời gian.
Ngoài các đơn vị cơ bản mét, kg và snói trên, ta có thể dùng các đơn vị khác như là
mm(mili-mét), ns(nano giây), với mili và nano là các tiếp đầu ngữ chỉ các bội số của 10.
Các tiếp đầu ngữ: Các tiếp đầu ngữ (tiền tố) được ghép vào trước một đơn vị đo
để biểu diễn một bội số của 10. Mỗi tiếp đầu ngữ có một tên và cách viết tắt riêng. Có
thể ghép tiếp đầu ngữ với bất kỳ đơn vị cơ bản nào. Nó chính là hệ số nhân thêm vào
đơn vị cơ bản.
3
Ví dụ: 1mm  10 m ; 1mg  10 g
3

3
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Xem bảng 1.4 về các tiếp đầu ngữ


Đại lượng cơ bản và đại lượng phái sinh: Độ dài, khối lượng và thời gian là ví
dụ cho các đại lượng cơ bản. Hầu hết các đại lượng còn lại là đại lượng phái sinh, tức
là có thể được biểu diễn dưới dạng các tổ hợp toán học của các đại lượng cơ bản. Ví
dụ thường gặp là diện tích (tích của hai chiều dài) và tốc độ (tỉ số giữa độ dài và
khoảng thời gian). Hoặc khối lượng riêng, được định nghĩa là khối lượng của một đơn
vị thể tích
m

V
Tính hợp lý của các kết quả: Khi giải bài tập, bạn cần phải kiểm tra câu trả lời
của mình xem chúng có hợp lý không. Việc xem lại các bảng giá trị gần đúng của độ
dài, khối lượng và thời gian có thể giúp bạn kiểm tra tính hợp lý này.
Cách ghi các số:Trong sách này, các số được ghi thành từng nhóm 3 chữ số với
một khoảng hở giữa các nhóm. Sách sử dụng dấu chấm thập phân thay vì dấu phẩy
(theo TCVN).

1.2 VậT CHấT VÀ XÂY DựNG MÔ HÌNH


Nếu nhà vật lý không thể tương tác trực tiếp
với một số hiện tượng, họ thường hình dung ra một
mô hình cho hệ vật lý có liên quan đến các hiện
tượng này. Ví dụ, ta không thể tương tác trực tiếp
Một mẫu vàng
với các nguyên tử vì chúng quá nhỏ. Do đó, ta xây bao gồm nhiều
dựng một mô hình tưởng tượng về nguyên tử như nguyên tử vàng

một hệ gồm một hạt nhân và một hoặc nhiều


Ở tâm nguyên
electron nằm bên ngoài hạt nhân. Khi đã xác định tử là hạt nhân
được các thành phần vật lý của mô hình thì ta đưa
ra các tiên đoán về hành vi của chúng trên cơ sở
Bên trong hạt
các tương tácgiữa các thành phần của hệ hoặc nhân là các
tương tác giữa hệ với môi trường bên ngoài hệ. proton (màu
cam) và neutron
(màu xám)
Hãy xem xét hành vi của vật chất để làm ví dụ.
Hình đầu tiên của hình 1.2 cho thấy một miếng vàng
đặc. Có phải miếng vàng này toàn là vàng, không có Các proton và
neutron đƣợc
chỗ trống nào? Nếu cắt đôi miếng vàng này, hai tạo thành từ các
hạt quark. Hình
miếng vàng thu được vẫn giữ nguyên đặc tính hóa này là tổ hợp
học như miếng vàng nguyên. Chuyện gì sẽ xảy ra các quark tạo
thành proton.
nếu ta cứ chia đôi các miếng này liên tục, vô hạn
lần? Các miếng ngày càng nhỏ dần này có luôn là
vàng hay không? Những câu hỏi như vậy đã được Hình 1.1
đặt ra từ rất lâu bởi các nhà triết học Hi Lạp. Hai trong số họ, Leucippus và học trò
của ông là Democritus, không chấp nhận ý tưởng rằng sự chia cắt như vậy có thể diễn
ra mãi mãi. Họ xây dựng một mô hình một mô hình vật chất với suy đoán rằng quá

4
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

trình nói trên cuối cùng cũng phải kết thúc khi nó tạo ra một hạt không thể bị chia cắt
được nữa. Trong tiếng Hi lạp, “atomos” có nghĩa là “không chia cắt được”. Từ tiếng
Anh “atom” (nguyên tử) bắt nguồn từ cách gọi này trong tiếng Hi lạp.
Mô hình Hi lạp về cấu trúc vật chất cho rằng mọi vật chất bình thường đều có các
nguyên tử (xem hình giữa của hình 1.2). Ngoài ra, không có thêm cấu trúc nào khác
được xác định trong mô hình này; các nguyên tử hoạt động như các hạt nhỏ có tương
tác với nhau, nhưng mô hình này không đề cập đến cấu trúc bên trong nguyên tử.
Vào năm 1897, J. J. Thomson đã xác định electron là một hạt tích điện và là
một thành phần của nguyên tử. Điều này dẫn đến mô hình nguyên tử đầu tiên có cấu
trúc bên trong. Mô hình này sẽ được thảo luận trong chương 42.
Sau sự phát hiện các hạt nhân vào năm 1911, người ta đã đưa ra một mô hình
nguyên tử trong đó nguyên tử được tạo thành từ các electron bao quanh một hạt
nhân ở giữa. Tuy vậy, mô hình này dẫn đến một câu hỏi mới: Hạt nhân có cấu trúc
hay không? Nghĩa là, phải chăng hạt nhân là một hạt đơn lẻ hay là một tập hợp các
hạt? Vào đầu những năm 1930, người ta đưa ra một mô hình mô tả 2 thành phần cơ
bản trong hạt nhân: proton và neutron. Proton mang điện tích dương và một nguyên tố
hóa học được xác định bằng số lượng proton trong hạt nhân của nó. Con số này được
gọi là nguyên tử số (atomic number) của nguyên tố. Bên cạnh nguyên tử số, một số
khác, khối số (mass number), được định nghĩa bằng tổng của số proton và số neutron
tạo nên hạt nhân. Nguyên tử số của một nguyên tố không bao giờ thay đổi, còn khối số
có thể thay đổi.
Tuy nhiên, có phải sự phân chia vật chất đã kết thúc? Hiện nay, người ta đã biết
rằng các proton, neutron và một số đông đảo các hạt ngoại lai được tạo nên từ 6 hạt
khác gọi là quark, các hạt này được đặt tên là up, down, strange, charmed, bottom và
top. Các hạt quark up, charmed và top có điện tích +2/3 điện tích của proton trong khi
3 hạt còn lại có điện tích –1/3 điện tích của proton. Proton được tạo thành từ 2 hạt up
và 1 hạt down (ký hiệu lần lượt là u và d trong hình 1.2). Tương tự, neutron được tạo
thành từ 2 hạt down và 1 hạt up.
Khi học vật lý, bạn phải phát triển một tiến trình xây dựng các mô hình. Bạn sẽ
được thử thách với việc giải quyết nhiều vấn đề toán học. Một kỹ thuật giải quyết bài
toán quan trọng nhất là xây dựng mô hình cho vấn đề cần giải quyết:
+ xác định một hệ các thành phần vật lý cho bài toán và
+ đưa ra dự đoán về hành vi của hệ thống trên cơ sở các tương tác giữa các thành
phần của hệ hoặc tương tác của hệ này với môi trường xung quanh.

1.3 PHÂN TÍCH THứ NGUYÊN


Trong vật lý, từ “thứ nguyên” bao hàm bản chất vật lý của một đại lượng. Ví dụ,
khoảng cách giữa hai điểm có thể được đo bằng feet1, mét hay fulong2, tất cả đều là các
cách khác nhau để biểu thị thứ nguyên độ dài.

1
Feet: đơn vị đo chiều dài của Anh, bằng 0,3048m
5
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trong sách này, chúng tôi dùng các ký hiệu cho thứ nguyên độ dài, khối lượng
và thời gian tương ứng là L, M và T3. Chúng tôi cũng thường dùng cặp dấu ngoặc [] để
biểu thị các thức nguyên của các đại lượng. Ví dụ, v được dùng để chỉ tốc độ, thứ
nguyên của tốc độ sẽ được biểu thị là [v]=L/T. Với diện tích (ký hiệu là A) thì ta có
[A]=L2. Bảng 1.5 giới thiệu thứ nguyên của một số đại lượng.
Bảng 1.5: Các thứ nguyên và đơn vị của 4 đại lƣợng đã biết

Trong nhiều trường hợp, có thể là bạn phải kiểm tra một phương trình cụ thể để
xem nó có phù hợp với dự tính của bạn hay không. Để làm điều đó, bạn có thể sử dụng
một thủ thuật hữu ích, phân tích thứ nguyên, vì các thứ nguyên có thể được xem như là
các đại lượng đại số. Cần lưu ý:
+ Chỉ có thể cộng hoặc trừ các đại lượng với nhau nếu chúng có cùng thứ
nguyên.
+ Vế trái và vế phải của một đẳng thức (bất đẳng thức) cần phải có cùng thứ
nguyên.
Tuân theo quy tắc cơ bản này, bạn có thể sử dụng phép phân tích thứ nguyên để
kiểm tra tính đúng đắn của một biểu thức. Một quan hệ bất kỳ chỉ có thể đúng nếu thứ
nguyên của hai vế phương trình là giống nhau.
Để minh họa cho thủ thuật này, giả thiết rằng bạn quan tâm đến một phương trình
về vị trí x của một chiếc xe và thời gian t nếu xe khởi hành từ trạng thái đứng yên tại vị
trí x=0 và chuyển động với gia tốc không đổi a. Biểu thức đúng cho trường hợp này là
x= ½ at2 (xem chương 2). Đại lượng x ở vế trái có thứ nguyên là L. Để cho phương
trình này đúng về thứ nguyên thì vế bên phải của phương trình cũng phải có thứ
nguyên là L. Ta có thể tiến hành kiểm tra thứ nguyên bằng cách thay thế thứ nguyên
cho gia tốc là L/T2, và thời gian là T vào phương trình. Ta được:
L 2
L= 2
T L
T
Các thứ nguyên thời gian được khử đi như trên nên chỉ còn lại thứ nguyên độ dài.
Hai vế trái và phải khớp với nhau.
Một thủ thuật tổng quát hơn khi sử dụng phép phân tích thứ nguyên là lập một
biểu thức có dạng:
x  a nt m

2
Fulong: đơn vị đo chiều dài, bằng 1/8 dặm Anh, tức khoảng 201m
3
Thứ nguyên của một đại lượng được ký hiệu bằng chữ viết hoa, thẳng; còn ký hiệu đại số cho đại lượng
được ký hiệu bằng chữ in nghiêng: L cho độ dài và t cho thời gian.
6
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Với m, n là các số cần tìm và  là dấu tỉ lệ. Quan hệ này chỉ đúng nếu thứ
nguyên của hai vế là như nhau. Vì thứ nguyên của vế bên trái là chiều dài nên thứ
nguyên của phần bên phải cũng là chiều dài. Nghĩa là:
 a nt m   L  L1T0

Do gia tốc a có thứ nguyên là L/T2 (xem chương 2) nên ta có:


(L / T2 )n Tm  LT
1 0
 L / T m2n  LT
1 0

Từ phương trình trên, ta dễ thấy là n=1 và m=2. Tức là: x  at 2


Phép phân tích thứ nguyên chỉ có một hạn chế là không kiểm tra được các hệ số
bằng số trong công thức.
Các ký hiệu dùng trong công thức không nhất thiết phải là ký hiệu dùng cho thứ
nguyên của đại lượng vật lý. Một số ký hiệu được dùng thường xuyên (ví dụ như t).
Một đại lượng có thể được biểu diễn bởi nhiều ký hiệu (ví dụ như tọa độ, có thể dùng
x, y hoặc z), tùy theo trường hợp sử dụng.

1.4 PHÉP ĐổI ĐƠN Vị


Trong các bài toán, đôi khi ta phải đổi đơn vị từ một hệ đơn vị này sang một hệ
đơn vị khác (ví dụ từ inch sang cm) hoặc đổi đơn vị trong cùng một hệ (ví dụ từ km
sang m). Xem phụ lục A về danh sách các hệ số qui đổi.
Cũng như với thứ nguyên, có thể xem đơn vị là các đại lượng đại số và có thể
ước lược lẫn nhau trong một công thức.
Cần lưu ý là phải luôn ghi kèm đơn vị cho mỗi đại lượng, nếu cần thì ghi đơn vị
trong suốt quá trình tính toán. Làm như vậy thì có thể phát hiện được các sai sót trong tính
toán. Khi đổi đơn vị thì cần phải nhân đại lượng gốc với một phân số mà giá trị của phân
số này là 1.
Ví dụ: 15,0 in  ? cm . Ta biến đổi như sau:

 2,54cm 
15, 0 in  15, 0 in    38,1cm .
 1 in 
Trong tính toán ở trên, phần trong dấu ngoặc có giá trị là 1 vì 1 in  2,54cm

1.5 ƢớC LƢợNG VÀ PHÉP TÍNH BậC Độ LớN


Trong nhiều trường hợp, ta không cần phải có một con số chính xác cho đại lượng
vật lý mà chỉ cần một giá trị gần đúng, biểu diễn dưới dạng số dùng trong khoa học. Giá
trị ước lượng này có thể thiếu chính xác hơn nữa (more approximate) nếu được biểu
diễn theo bậc độ lớn (order of magnitute). Cách tính theo bậc độ lớn như sau:
1. Biểu diễn số dưới dạng khoa học: là tích của một số x (có giá trị từ 1 đến 10)
với một lũy thừa của 10 kèm theo một đơn vị đo. (ví dụ 1,2310–2m)

7
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

2. Nếu x nhỏ hơn 3,162 ( 10 ) thì bậc của độ lớn là số mũ của 10 khi biểu diễn
số đã cho dưới dạng khoa học.
3. Nếu x lớn hơn 3,162 thì bậc của độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1.
Ta dùng dấu  để chỉ “cùng bậc với”. Sử dụng qui ước này để xem xét một số giá
trị về độ dài, ta được kết quả như sau:
0,002 1 m = 2,110–3 m  10–3m; (bậc độ lớn bằng số mũ của 10)
0,008 6 m = 8.610–3 m 10–2m;(bậc độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1)
720 m = 7,2102 m  103m; (bậc độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1)
Khi sử dụng ước lượng theo bậc độ lớn thì các kết quả chỉ tin cậy được trong
phạm vi một bội số của 10. Nếu một đại lượng tăng 3 bậc độ lớn thì giá trị của nó được
nhân với một hệ số là 103=1 000.
Sai số trong các phép đo:
Mọi phép đo đều có sai số, các sai số này sẽ xuyên suốt các phép tính.
+ Các sai số này có thể là do dụng cụ đo, người làm thí nghiệm và/hoặc số phép
đo được thực hiện.
+ Ta cần có một kỹ thuật để tính đến các sai số này.
Ta sẽ dụng các qui tắc về chữ số có nghĩa để ước lượng sai số trong kết quả của
các phép tính.

1.6 CÁC CHữ Số CÓ NGHĨA


Khi đo một đại lượng nào đó, các giá trị đo được chỉ được biết đến trong giới hạn
của sai số thực nghiệm. Giá trị của sai số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
+ Các sai số này có thể là do dụng cụ đo, kỹ năng của người làm thí nghiệm
và/hoặc số lượng phép đo được thực hiện.
+ Ta cần có một kỹ thuật để tính đến các sai số này.
Ta sẽ dụng các qui tắc về chữ số có nghĩa để ước lượng sai số trong kết quả của
các phép tính.
Số chữ số có nghĩa trong một phép đo có thể mô tả được ít nhiều về sai số. Nó có
liên quan với số chữ số được ghi trong kết quả của phép đo.
Chữ số có nghĩa là chữ số đáng tin. Số không (0) có thể có nghĩa hoặc không có
nghĩa.
+ Số 0 dùng để xác định vị trí của dấu thập phân thì không có nghĩa. Ví dụ như
các số 0 trong 0,03 và 0,007 5 là không có nghĩa. Số chữ số có nghĩa của hai giá trị
này lần lượt là 1 và 2. Tuy nhiên, số 10,0 lại có 3 chữ số có nghĩa.
+ Nếu số 0 nằm sau các chữ số khác thì có thể bị nhầm. Ví dụ như khối lượng
của một vật được ghi là 1 500g thì các chữ số 0 có phải là số có nghĩa hay không. Để
8
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

đỡ nhầm lẫn thì phải dùng dạng số khoa học. Trong trường hợp này, nếu ghi là 1,5103
thì có 2 chữ số có nghĩa. Nếu ghi là 1.50103 thì có 3 chữ số có nghĩa và nếu ghi
1,500103 thì có 4 chữ số có nghĩa. Các giá trị nhỏ hơn 1 cũng được xem xét với qui
tắc tương tự: 2,310–4 (hoặc 0,000 23) thì có 2 chữ số có nghĩa, trong khi 2,3010–4
(hoặc 0,000 230) thì có 3 chữ số có nghĩa.
Khi giải bài tập, ta thường kết hợp các đại lượng với nhau bằng các phép toán
nhân, chia, cộng, trừ… Khi làm như vậy thì cần phải bảo đảm rằng kết quả có một số
chữ số có nghĩa thích hợp.
+ Khi nhân hoặc chia các đại lượng, số chữ số có nghĩa ở kết quả là số chữ số có
nghĩa nhỏ nhất trong các giá trị tham gia vào phép tính.
Ví dụ:
Tính diện tích của một hình chữ nhật có 2 cạnh là 25,57 m và 2,45 m, ta có:
25,57 m  2,45 m = 62,6 m2
do số chữ số có nghĩa của hai thừa số lần lượt là 4 và 3 nên lấy 3 là số chữ số có
nghĩa cho kết quả phép nhân.
Tính diện tích của một hình tròn bán kính 6.0 cm:
A=  r 2   6.0 cm  = 1,1×10 2 cm2
2

Nếu dùng máy tính thì bạn có thể thu được kết quả là 113,097 335 5. Tất nhiên là
không thể ghi hết các chữ số như vậy nên có thể là bạn sẽ ghi kết quả là 113 cm2. Kết
quả này không đúng vì nó có đến 3 chữ số có nghĩa trong khi bán kính của hình tròn
chỉ có 2 chữ số có nghĩa. Vì vậy, kết quả phải được ghi là 1,1102 cm2 (chứ không
phải là 110 cm2)
+ Nếu cộng và trừ các số thì kết quả sẽ lấy số chữ số thập phân nhỏ nhất trong
các số hạng của phép tính.
Ví dụ: Tổng của 135 cm và 3,25 cm sẽ là:
135 cm + 3,25 cm = 138 cm (do số 135 cm không có số thập phân nào).
Tương tự như vậy, ta có: 23,2 + 5,174 = 28,4 (Lưu ý là không thể ghi kết quả là
28,374 vì số 23,2 chỉ có 1 chữ số thập phân).
Qui tắc về cộng hoặc trừ có thể dẫn đến trường hợp mà số chữ số có nghĩa của
kết quả không giống với số chữ số có nghĩa của các số hạng trong phép tính. Xét các
phép tính dưới đây:
1,000 1 + 0,000 3 = 1,000 4
1,002 – 0,998 = 0,004
Ở phép tính thứ nhất, số chữ số có nghĩa của kết quả là 5, trong khi số chữ số có
nghĩa của các số hạng lần lượt là 5 và 1. Ở phép tính thứ 2, số chữ số có nghĩa của kết
quả là 1, trong khi số chữ số có nghĩa của các số hạng lần lượt là 4 và 3.

9
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Lưu ý: Trong sách này, các ví dụ về số cũng như các bài toán ở cuối chương sẽ
dùng các số với 3 chữ số có nghĩa.
Qui tắc về làm tròn số:
+ Chữ số cuối cùng được giữ lại sẽ tăng lên 1 đơn vị nếu chữ số cuối cùng bị bỏ
đi lớn hơn 5. (Ví dụ, 1,346 được làm tròn thành 1,35)
+ Giữ nguyên chữ số cuối cùng được giữ lại nếu chữ số cuối cùng bị bỏ đi nhỏ
hơn 5. (Ví dụ, 1,342 được làm tròn thành 1,34)
+ Nếu chữ số cuối cùng được bỏ đi là 5 thì chữ số được giữ lại được làm tròn
thành số chẵn gần nhất.4 (Qui tắc này được đưa ra để tránh sai số tích lũy trong một
loạt phép tính số học liên tiếp).
Khi làm toán, nếu có nhiều phép tính trung gian thì để tránh cộng dồn sai số, ta
chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng.

4
Qui tắc này làm cho phép tính chính xác hơn, còn gọi là “qui tắc nhà băng” (Banker’s rule). Qui tắc này
dựa trên lập luận là trong quá trình tính toán thì 50% các số đã được làm tròn lên và 50% còn lại được làm tròn
xuống. Theo qui tắc này, khi bỏ đi chữ số 5 cuối cùng thì 2,315 và 2,325 đều được làm tròn thành 2.32.
10
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 2
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Động học: Động học là môn học mô tả chuyển động mà không nghiên cứu các
tác nhân bên ngoài có thể gây ra hoặc làm thay đổi chuyển động. Trong chương này ta
chỉ nghiên cứu chuyển động trên một đường thẳng. Chuyển động được xem là một sự
thay đổi liên tục vị trí của một vật.
Các dạng chuyển động:
+ Chuyển động tịnh tiến: Ví dụ như chuyển động của một chiếc xe trên đường
cao tốc thẳng.
+ Chuyển động quay: Ví dụ như sự quay của Trái đất quanh trục của nó.
+ Dao động: Ví dụ như chuyển động qua lại của một con lắc.
Mô hình hạt: Chúng ta sử dụng mô hình hạt: một hạt là chất điểm, có khối lượng
nhưng kích thước rất nhỏ.

2.1 Vị TRÍ, VậN TốC VÀ TốC Độ


Vị trí: Vị trí của một vật là sự định vị của nó theo một điểm qui chiếu. Ta xem
điểm đó là gốc của một hệ trục tọa độ. Xét ví dụ một chiếc xe chuyển động tịnh tiến
(hình 2.1a), ta xem nó là một chất điểm. Ban đầu, xe chuyển động sáng phải (từ vị trí
A đến vị trí B) rồi sau đó lùi sang trái (qua các vị trí C, D, E và F)
Các cách mô tả chuyển động của xe: Để mô tả chuyển động của xe, có thể dùng:
+ Hình ảnh
+ Đồ thị
+ Bảng số
+ Toán học: là mục tiêu của nhiều bài toán
Dùng các cách mô tả khác nhau thường là một chiến lược tuyệt vời để hiểu tình
huống của một bài toán đã cho.
Đồ thị vị trí – thời gian: là một đồ thị biểu diễn chuyển động của hạt. Đường
cong của đồ thị là một dự đoán về những gì xảy ra giữa các điểm dữ liệu. Đồ thị vị trí
của chiếc xe nói trên được cho trong hình 2.1b.

11
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 2.1: Một chiếc xe chuyển động tiến và lùi dọc theo một đƣờng thẳng
Bảng dữ liệu: biểu diễn các dữ liệu thu được
trong chuyển động của một vật (chiếc xe). Chiều
dương được định nghĩa là chiều hướng về bên phải.
Độ dời:
Từ bảng 2.1, có thể xác định được sự thay đổi
vị trí của xe trong các khoảng thời gian khác nhau.
Độ dịch chuyển (hay độ dời) xcủa một hạt được
định nghĩa là sự thay đổi vị trí trong một khoảng
thời gian, nếu hạt đi từ vị trí xi đến vị trí xf5thì
Đơn vị của độ dời trong SI là mét. x có thể
lấy giá trị dương hoặc âm.
x  xf – xi (2.1)
Độ dờivàquãng đường: Độ dời khác với quãng đường. Quãng đường đi được
của hạt là độ dài của quỹ đạo mà hạt đi qua. Giả sử một vận động viên chuyển động từ
đầu này sân bóng đến cuối sân bóng rồi lại quay về vị trí cũ, khi đó:
+ Quãng đường mà anh ta đi được bằng 2 lần chiều dài sân bóng. Quãng đường
luôn là một giá trị dương.
+ Độ dời của vận động viên này bằng 0, x  xf – xi =0; do xf = xi.
Đại lượng vec-tơ vàđại lượng vô hướng: Để mô tả các đại lượng vec-tơ, cần
phải có độ lớn (là một giá trị bằng số) và hướng của nó. Với đại lượng vô hướng thì
chỉ cần độ lớn. Trong phần này, ta dùng dấu cộng (+) và dấu trừ (–) để chỉ chiều của
đại lượng vec-tơ. Ví dụ như khi xét một chuyển động ngang thì ta thường chọn chiều
từ trái sang phải là chiều dương. Một độ dời x > 0 mô tả chuyển động từ trái sang
phải. Độ dời x < 0 mô tả chuyển động từ phải sang trái.

5
i: viết tắt của initial – đầu; và f: viết tắt của final – cuối
12
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Vận tốc trung bình:Vận tốc trung bình vx,avg của một hạt được định nghĩa bằng tỉ
số giữa độ dời x và thời gian t mà nó thực hiện độ dời đó:
x
vx,avg  (2.2)
t

Chỉ số x cho biết chuyển động là dọc theo trục x. Từ định nghĩa này, ta thấy thứ
nguyên của vận tốc trung bình là L/T (hay m/s trong SI). Giá trị của vận tốc trung bình
chính là độ dốc của đường cong trong đồ thị vị trí – thời gian.
Vận tốc trung bình của một hạt chuyển động dọc theo trục x có thể dương hoặc
âm. Do t là dương, còn x có thể dương hoặc âm.
Trong đời sống, ta thường dùng lẫn lộn vận tốc và tốc độ. Trong vật lý, có một sự
khác biệt rõ ràng giữa hai đại lượng này. Tốc độ cho ta biết hướng chuyển động của
hạt.
Tốc độ trung bình của hạt được định nghĩa bằng tỉ số giữa quãng đường mà hạt
đi được và khoảng thời gian mà hạt đi hết quãng đường đó:
d
vavg  (2.3)
t

Tốc độ trung bình có thứ nguyên và đơn vị giống như vận tốc trung bình. Tuy
nhiên, vận tốc trung bình và tốc độ trung bình không cho ta biết được chi tiết hơn về
hành trình của hạt. Ví dụ như nếu bạn đi thẳng một mạch 100,0 m mất 45,0 s rồi quay
lại 25,0 m mất 10,0 s Vận tốc trung bình của bạn sẽ là +75.0 m/55.0 s = +1.36 m/s.
Tốc độ trung bình của bạn sẽ là 125,0 m/55,0 s = 2,27 m/s. Tuy nhiên, bạn có thể đi
với tốc độ khác nhau trong suốt quãng thời gian đó mà từ hai giá trị này không thể biết
được điều này.
Nói chung, tốc độ trung bình không phải là độ lớn của vận tốc trung bình: Ví dụ
như nếu một người chạy về đúng điểm xuất phát thì độ dời là 0 nên vận tốc trung bình
là 0, trong khi quãng đường đi được là khác không nên tốc độ trung bình khác không.
Tuy nhiên, nếu người này chỉ chạy theo một hướng thì tốc độ trung bình bằng độ lớn
của vận tốc trung bình.

2.2 VậN TốC TứC THờI VÀ TốC Độ TứC THờI


Thường thì ta cần phải biết vận tốc của hạt
tại một thời điểm t cụ thể hơn là vật tốc trung bình
trong một khoảng thời gian t. Vào cuối những
năm 1960s, với sự phát triển của toán học thì các
nhà khoa học đã bắt đầu hiểu cách mô tả chuyển
động của một vật vào một thời điểm bất kỳ.
2.2.1 Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời được định nghĩa bằng giới
hạn của vận tốc trung bình khi khoảng thời gian
13
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

rất bé hoặc nói cách khác là t tiến đến 0. Vận tốc tức thời cho biết điều gì xảy ra tại
mọi thời điểm trong quá trình chuyển động của vật.
Trên đồ thị vị trí – thời gian (cũng là đồ thị tọa độ – thời gian), vận tốc tức thời
chính là độ dốc của đồ thị6 tại điểm xét. Các đường màu xanh (nối điểm A và điểm B)
sẽ tiến đến đường màu lục (tiếp tuyến) khi điểm B tiến A.
Độ dốc của đồ thị biểu diễn dữ liệu vật lý đại diện cho tỉ số của độ biến thiên của đại
lượng biểu diễn trên trục tung với độ biến thiên của đại lượng biểu diễn trên trục hoành.
Hệ số góc của đồ thị cũng có đơn vị, trừ khi giá trị trên hai trục số có cùng đơn vị.
Phương trình tổng quát để xác định vận tốc tức thời là:
x dx
vx  lim  (2.5)
t 0 t dt

Vận tốc tức thời có thể dương, âm hoặc bằng không.


2.2.2 Tốc độ tức thời
Tốc độ tức thời là độ lớn của vận tốc tức thời. Tốc độ tức thời không có hướng.
Lưu ý về dùng từ: khi nói “vận tốc” hoặc “tốc độ” thì ta muốn nói về các giá trị
tức thời. Nếu có thêm chữ “trung bình” thì muốn nói về vận tốc trung bình và tốc độ
trung bình.

2.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: HạT CHUYểN ĐộNG VớI VậN TốC
KHÔNG ĐổI
Mô hình phân tích là kỹ thuật quan trọng để giải bài tập. Trong quá trình giải bài
tập thì ta thường gặp mô hình phân tích.
Khi xác định một mô hình phân tích cho một bài toán mới thì lời giải của bài
toán này có thể được mô hình hóa dựa theo lời giải của bài toán đã giải trước đó. Mô
hình phân tích giúp ta nhận ra các tình huống tương tự và dẫn ta đến lời giải của bài
toán.
Một mô hình phân tích là một bản mô tả về:
+ Hành vi của một vài thực thể vật lý, hoặc
+ Tương tác giữa thực thể này với môi trường.
Khi gặp một bài toán mới, cần phải xác định các chi tiết cơ bản của bài toán và
cố gắng nhận ra những tình huống nào trong các tình huống đã gặp có thể dùng như là
một mô hình cho bài toán mới. Ví dụ, với bài toán về một chiếc xe đang chuyển động
theo một đường cao tốc thẳng với tốc độ không đổi. Những chi tiết: chiếc xe, đường
cao tốc là không quan trọng, chỉ cần quan tâm đến chi tiết “thẳng” và “tốc độ không
đổi”. Từ đó ta dựng mô hình về chuyển động của xe là một hạt chuyển động với vận
tốc không đổi (là nội dung của phần này). Khi đã mô hình hóa được bài toán thì không

6
Cũng là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị tại điểm xét.
14
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

còn liên quan đến chiếc xe nữa. Bây giờ chỉ còn một hạt tham gia một dạng chuyển
động cụ thể mà chuyển động này đã được nghiên cứu trước đây.
Mô hình phân tích dựa trên 4 mô hình giản ước sau:
+ Mô hình hạt
+ Mô hình hệ vật
+ Vật rắn
+ Sóng
Cách tiếp cận bài toán:
+ Xác định mô hình phân tích phù hợp với bài toán
+ Mô hình sẽ cho biết cần dùng (những) phương trình nào để biểu diễn bài toán về
mặt toán học
Hãy sử dụng phương trình (2.2) để xây dựng mô hình phân tích đầu tiên để giải
toán. Có thể áp dụng mô hình về một hạt chuyển động với vận tốc không đổi trong
bất kỳ tình huống nào mà một thực thể có thể được mô hình hóa thành một hạt chuyển
động với vật tốc không đổi.
Nếu vận tốc của một hạt là không đổi thì vận tốc tức thời của hạt tại mọi thời
điểm trong một khoảng thời gian sẽ bằng vận tốc trung bình của nó khoảng thời gian
này. Tức là vx = vavg. Từ phương trình (2.2) ta thu được:
x xf  xi
vx   hay xf = xi +vx t
t t
xf = xi +vx t (với vx là hằng số) (2.7)

Trong thực tế, ta thường chọn thời điểm ban đầu ti = 0 nên ta có phương trình:
Trong sách, các ký hiệu AM được dùng
để cho biết có sử dụng mô hình phân tích.
Đồ thị biểu diễn chuyển động với vận tốc
không đổi như hình bên cạnh. Độ dốc của đồ thị
chính là giá trị của vận tốc không đổi này.
Giao điểm của đồ thị với trục tung là xi.
Lưu ý: Một hạt có thể chuyển động với
tốc độ không đổi theo một quỹ đạo bất kỳ. Nếu trong khoảng thời gian t hạt đi được
quãng đường d thì tốc độ của hạt được tính bởi:
d
v (2.8)
t

15
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

2.4 GIA TốC


2.4.1 Gia tốc trung bình
Gia tốc trung bình là tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc và quãng thời gian diễn ra

vx vx f  vxi
ax,avg  = (2.9)
t t f  ti
sự biến thiên ấy:
Thứ nguyên của gia tốc trung bình là L/ T2, đơn vị của nó là m/s2.
Trong chuyển động thẳng, có thể dùng dấu âm và dương để chỉ chiều của gia tốc
trung bình.
2.4.2 Gia tốc tức thời
vx dvx d 2 x
ax  lim =  2 (2.10)
t 0 t dt dt

Gia tốc tức thời là giới hạn của gia tốc trung bình khi t tiến đến 0.
Khi nói gia tốc thì ta ngầm hiểu là nói đến gia tốc tức thời. Nếu muốn nói đến gia
tốc trung bình thì phải kèm theo cụm từ “trung bình”.
Gia tốc cũng là một đại lượng vec-tơ.Gia tốc tức thời trong đồ thị vận tốc – thời
gian:

Trong hình trên, giả sử xe chạy từ A đến B (hình a). Đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của vận tốc theo thời gian được cho trong hình b. Gia tốc trung bình trong
khoảng thời gian từ ti đến tf là độ dốc của đoạn thẳng nối A và B trên đồ thị. Còn gia
tốc tức thời tại thời điểm tf là độ dốc của đường màu lục (tiếp tuyến với đồ thị tại
điểm B.

16
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

So sánh các đồ thị:Cho đồ thị vị trí – thời gian (Hình 2.2a); vận tốc tức thời của
hạt được xác định từ độ dốc của đồ thị vị trí – thời gian. Còn gia tốc tức thời lại được
xác định từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian.
Chiều của gia tốc và vận tốc:
+ Nếu vận tốc và gia tốc của hạt cùng chiều, ta nói hạt chuyển động nhanh dần.
+ Nếu vận tốc và gia tốc của hạt ngược
chiều, ta nói hạt chuyển động chậm dần.
Gia tốc và lực
Gia tốc của một vật có quan hệ với lực tổng
hợp tác dụng lên vật.
+ Lực tỉ lệ với gia tốc: Fx  ax
+ Nếu vận tốc và gia tốc là cùng hướng thì
lực cùng hướng với vận tốc và vật được tăng tốc
(chuyển động nhanh dần).
+ Nếu vận tốc và gia tốc ngược hướng thì
lực ngược hướng với vận tốc và vật bị giảm tốc
(chuyển động chậm dần). Hình 2.2: Các đồ thị trong
Lưu ý về gia tốc: chuyển động
+ Gia tốc âm không nhất thiết phải có nghĩa là vật chuyển động chậm dần. Nếu
gia tốc và vận tốc đều âm thì vật cũng được tăng tốc.
+ Cụm từ “giảm tốc”7 đồng nghĩa với “chậm dần” nhưng trong sách này không
dùng.

2.5 SƠ Đồ CHUYểN ĐộNG


Để dễ hình dung bài toán, ta sẽ tưởng tượng một sơ đồ chuyển động theo kiểu
chụp ảnh hoạt nghiệm một vật chuyển động. Hình ảnh của vật sẽ xuất hiện trên sơ đồ
sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong Hình 2.3 là sơ đồ chuyển động của xe
trong các trường hợp (a) chuyển động thẳng đều, (b) chuyển động nhanh dần và (c)
chuyển động chậm dần. Mũi tên đỏ biểu diễn vận tốc, mũi tên tím biểu diễn gia tốc.
Trong hình a, các ảnh chụp của xe cách đều nhau, chứng tỏ xe chuyển động với
vận tốc không đổi, và theo chiều dương (các mũi tên màu đỏ dài bằng nhau). Gia tốc
của xe bằng 0
Trong hình b, các ảnh chụp của xe ngày càng xa nhau hơn, vận tốc và gia tốc
cùng chiều. Gia tốc là không đổi (các mũi tên màu tím bằng nhau). Vận tốc của xe
tăng dần (các mũi tên màu đỏ càng ngày càng dài). Hình này cho thấy gia tốc và vận
tốc của xe đều dương.
7
Trong tiếng anh, giảm tốc là deceleration, được dùng với tiếp đầu ngữ “de” – giảm bớt. Còn gia tốc là
acceleration với tiếp đầu ngữ “ac” – tăng lên, thêm vào.
17
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trong hình c, các ảnh chụp của xe ngày càng gần nhau hơn. Gia tốc và vận tốc
ngược chiều nhau. Gia tốc là không đổi. Vận tốc của xe giảm dần (các mũi tên màu đỏ
ngắn lại dần). Trong trường hợp này, vận tốc là dương và gia tốc là âm.

Hình 2.3: Sơ đồ chuyển động của một chiếc xe


Trong cả ba trường hợp nói trên thì gia tốc đều là hằng số (trường hợp a là trường
hợp đặc biệt, gia tốc bằng 0). Các sơ đồ biểu diễn chuyển động của một hạt với gia tốc
không đổi. Hạt chuyển động với gia tốc không đổi là một mô hình hữu ích khác.

2.6 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: VậT CHUYểN ĐộNG VớI GIA TốC
KHÔNG ĐổI
Nếu gia tốc của một hạt biến thiên theo thời gian thì chuyển động của nó có thể
phức tạp và khó phân tích. Tuy nhiên, một dạng rất thường gặp và đơn giản của
chuyển động thẳng là chuyển động với gia tốc không đổi. Khi đó, gia tốc trung bình
ax,avg của hạt trong một khoảng thời gian bất kỳ bằng gia tốc tức thời ax. Tức là từ
phương trình (2.9) với ti=0 và tf là một thời điểm t bất kỳ nào sau đó thì:
vxf  vxi
ax 
t 0

Hay vxf = vxi + axt (với ax là hằng số) (2.13)

(2.13) là một phương trình động học, nó cho phép xác định vận tốc của một vật
tại thời điểm t bất kỳ theo vận tốc ban đầu và gia tốc của nó. Nhưng phương trình này
không cho thông tin nào về độ dời.
Vận tốc trung bình của vật được xác định bởi công thức:
vxi +vxf
vx,avg  (với ax là hằng số) (2.14)
2
Tức là vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian bằng trung bình cộng của
vận tốc đầu và vận tốc cuối của khoảng thời gian đó. Điều này chỉ đúng trong trường
hợp gia tốc là hằng số.
18
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Dùng các phương trình (2.1), (2.2) và (2.14) ta thu được vị trí của một vật như là
hàm của thời gian:
x f  xi  vx,avg t 
1
2
 vxi +vxf  t
x f = xi 
1
2
 vxi +vxf  t (với axlà hằng số) (2.15)

Thay vận tốc từ (2.13) vào (2.15) ta được:


1
x f = xi  vxit + ax t 2 (với axlà hằng số) (2.16)
2
(2.16) là một phương trình chuyển động cho phép xác định vị trí theo vận tốc đầu
và gia tốc của vật. Nó không cho biết về vận tốc cuối của vật.
Để tìm vận tốc cuối của vật theo vận tốc đầu, gia tốc và vị trí của vật, ta có thể
biến đổi các công thức (2.13) và (2.15) ta được:
vxf2  vxi2  2ax  x f  xi  (với axlà hằng số) (2.17)

Để giải các bài toán về chuyển động thẳng với gia tốc không đổi, ta sử dụng các
phương trình từ (2.13) đến (2.17).
Xem xét chuyển động với gia tốc không đổi về mặt đồ thị:

Hình 2.4:Các đồ thị của chuyển động thẳng với gia tốc không đổi
Xét đồ thị vị trí – thời gian (hình a): Độ dốc của đồ thị tăng dần, tức là vận tốc
của vật tăng dần. Vật chuyển động có gia tốc.
Ở hình b, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc theo thời gian. Độ dốc của đồ
thị không đổi tức là gia tốc của vật không đổi.
Hình c cho thấy độ dốc của đồ thị bằng 0, gia tốc của vật không đổi.

2.7 VậT RƠI Tự DO


Khái niệm: Vật rơi tự do là vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực hút của
Trái đất.
Chuyển động ban đầu của vật ảnh hưởng đến sự rơi tự do. Ban đầu, vật có thể:
 Được thả rơi tự trạng thái nghỉ
19
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Bị ném xuống dưới


 Bị ném lên trên
Gia tốc của vật trong sự rơi tự do là g, luôn hướng xuống dưới và không phụ
thuộc vào chuyển động ban đầu của vật.
Độ lớn của gia tốc rơi tự do làg = 9,80 m/s2. Cần lưu ý:
 g giảm theo độ cao
 g thay đổi theo vĩ độ địa lý
 9,80 m/s2là giá trị trung bình ở mặt đất
 Chữg(viết nghiêng) được sử dụng để chỉ gia tốc trọng trường; tránh nhầm với
chữ g (viết thẳng) là gam.
Khi khảo sát vật rơi tự do, ta bỏ qua sức cản không khí. Chuyển động rơi tự do là
chuyển động thẳng có gia tốc không đổi nên ta sử dụng mô hình hạt chuyển động với
gia tốc không đổi.
Nếu chọn chiều dương hướng lên thì ta xét
trục thẳng đứng là trục y. Ta sẽ sử dụng các
phương trình động học với ay = –g = –9,80 m/s2
và chú ý rằng sự dịch chuyển xảy ra theo chiều
thẳng đứng.
Vật được thả rơi: Vận tốc ban đầu bằng 0.
Chọn chiều dương hướng lên. Dùng phương trình
động học và thay y vào nơi có x.
Gia tốc của chuyển động là ay = –g = –9,80
m/s2.
Vật được ném xuống: Vận tốc ban đầu
khác 0 và nhận giá trị âm (do chọn chiều dương
hướng lên).
Vật được ném lên: Vận tốc ban đầu khác 0
và nhận giá trị dương (do chọn chiều dương
hướng lên). Vật sẽ chuyển động lên trên cho đến
lúc đạt độ cao cực đại, lúc này vận tốc của vật
bằng 0. Sau đó vật rơi xuống như là vật bị thả rơi.
Do đối xứng nên khoảng thời gian mà vật chuyển
động lên phía trên bằng khoảng thời gian vật rơi
về vị trí cũ. Trong hình bên cạnh, thời gian vật đi
từ A đến B bằng thời gian vật đi từ B đến C.
Để xét chuyển động của vật ném lên, ta có
thể phân ra thành 2 giai đoạn: ném lên và thả rơi. Hình 2.5:Chuyển động của vật
đƣợc ném lên thẳng đứng
Trong suốt quá trình chuyển động, gia tốc
của vật là -g(-9,8 m/s2).
20
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Vận tốc ban đầu tại A là hướng lên trên (+)


Tại B, vận tốc là 0.
Tại C vận tốc có độ lớn đúng bằng độ lớn của vận tốc tại A nhưng có chiều
ngược lại.
Độ dời của vật trong suốt quá trình là –50,0 m (nó kết thúc tại vị trí thấp hơn 50,0
m so với điểm khởi đầu).
Các thông số về chuyển động của vật được cho lúc vật ở vị trí A, B, C, D và E.

2.8 PHƢƠNG TRÌNH ĐộNG HọC THU ĐƢợC Từ TOÁN GIảI TÍCH
Phần này dành cho những người đã
quen với phép tính tích phân. Nếu bạn
chưa học tích phân thì có thể bỏ qua nội
dung này.
Trên đồ thị vận tốc – thời gian, độ
dời chính là diện tích của phần bên dưới
đồ thị. Về mặt toán học, diện tích này là:

x  lim
Δt n 0
v n
xn Δtn
(2.18)

Giới hạn ở vế bên phải chính là tích phân:


v
tf
lim xn Δtn =  vx (t )dt (2.19)
Δt n 0 ti
n

Từ các định nghĩa gia tốc, vận tốc và độ dời:


dvx
ax =
dt
t
vxf - vxi =  a x dt
0

dx
vx =
dt
t
x f - xi =  vx dt
0

Lấy tích phân, ta được:


vxf - vxi = axt

1
x f - xi = vxit + ax t 2
2
Nói thêm về chiến thuật giải bài tập
Ngoài các khái niệm vật lý cơ bản, một kỹ năng có giá trị là khả năng giải bài
toán phức tạp. Các bước giải toán tổng quát là:

21
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Khái niệm hóa: Chuyển ngôn ngữ của bài toán thành các khái niệm vật lý đã biết.
 Suy nghĩ về tính huống và hiểu nó
 Phát họa về tình huống.
 Thu thập thông tin: các con số và các cụm từ hoặc câu hàm ý về đại số
 Tập trung vào kết quả mong đợi: nhớ lưu ý về các đơn vị đo.
 Suy nghĩ về kết quả hợp lý có thể tìm được
Phân loại:
 Đơn giản hóa bài toán: Có thể bỏ qua sức cản của không khí? Mô hình hóa
các vật bằng các hạt.
 Phân loại bài toán: Thay thế, phân tích
 Gắng xác định các bài toán tương tự đã giải. Tìm mô hình phân tích có thể có
ích cho việc giải bài toán
Phân tích
 Lựa chọn (các) phương trình phù hợp để dùng.
 Giải các ẩn số.
 Thay thế ẩn số bằng các số tương ứng.
 Tính kết quả (nhớ kèm theo đơn vị đo).
 Làm tròn kết quả về giá trị với số chữ số có nghĩa thích hợp
Hoàn tất
 Kiểm tra lại kết quả: các đơn vị đã chính xác chưa? Kết quả có khớp với các ý
tưởng đã khải niệm hóa hay chưa?
 Xem xét các tình huống giới hạn để chắc chắn rằng kết quả là hợp lý.
 So sánh kết quả với kết quả của các bài toán tương tự.
Ngoài ra, khi giải các bài toán phức tạp, cần phải xác định các bài toán con và áp
dụng chiến thuật nói trên cho từng bài toán con này.

22
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 3
VEC-TƠ

Trong vật lý, ta thường làm việc với các đại lượng có cả thuộc tính về số và về
hướng. Như đã lưu ý trong phần 2.1, các đại lượng có bản chất như vậy là các đại
lượng vec-tơ. Đại lượng vec-tơ được dùng nhiều trong sách này nên bạn cần phải nắm
vững những kỹ thuật được trình bày trong chương này.

3.1 CÁC Hệ TọA Độ


Các hệ tọa độ được sử dụng để mô tả vị trí của một điểm trong không gian. Phần
này sẽ trình bày về hệ tọa độ Descartes và hệ tọa độ cực.
3.1.1 Hệ tọa độ Descartes
Hệ tọa độ Descartes còn được gọi là hệ tọa độ vuông
góc. Trong đó có hai trục tọa độ x và y vuông góc với
nhau và giao nhau tại gốc tọa độ.
Một điểm trong mặt phẳng được gán nhãn là (x, y).
3.1.2 Hệ tọa độ cực
Hệ tọa độ cực bao gồm một gốc tọa độ và một
đường thẳng qui chiếu.
Một điểm cách gốc tọa độ một khoảng r theo
hướng tính từ đường thẳng qui chiếu (xem hình bên
cạnh). Thường thì ta chọn trục Ox làm đường thẳng qui
chiếu.
Các điểm được gán nhãn là (r,). Trong nhiều
trường hợp, sử dụng hệ tọa độ cực sẽ dẫn đến các phép
tính đơn giản hơn so với hệ tọa độ Descartes.

3.1.3 Chuyển đổi từ tọa độ cực sang tọa độ Descartes:


Dựa trên tam giác vuông dựng từ r và  ta có:
x  r cos  
y  r sin  
Nếu biết trước các tọa độ x và y thì:
y
tan = (3.3)
x
r = x 2  y2 (3.4)

23
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Ví dụ 3.1: Các tọa độ Descartes của một điểm trong mặt phẳng xy là:
(x,y)=(-3,50; -2,50)m như hình vẽ.
Hãy tìm các tọa độ cực của điểm này.
Giải:
Từ phương trình (3.4) ta có:
r  x2  y 2
 ( 3,50 m)2  ( 2,50 m)2
 4,30 m
Từ phương trình 3.3,
y 2,50 m
tan    0,714
x 3,50 m
  216

3.2 ĐạI LƢợNG VEC-TƠ VÀ ĐạI LƢợNG VÔ HƢớNG


3.2.1 Đại lƣợng vô hƣớng
Đại lượng vô hướng được xác định một cách trọn vẹn bằng một giá trị với một
đơn vị đo tương ứng và không có hướng.
 Nhiều đại lượng là số luôn dương.
 Một vài đại lượng có thể âm hoặc dương.
 Có thể dùng các qui tắc số học để làm việc với các đại lượng vô hướng.

3.2.2 Đại lƣợng vec-tơ


Đại lượng vec-tơ chỉ được xác định một
cách trọn vẹn bởi một con số kèm theo đơn vị đo
và một hướng nhất định.
Ví dụ về vec-tơ:
Một hạt chuyển động từ A đến B dọc theo
một đường cong (nét đứt) như hình vẽ.
Quãng đường mà hạt đi được là một đại lượng vô hướng (chính là độ dài của
đường cong).
Độ dịch chuyển của hạt là đường thẳng liền nét từ A đến B.
Độ dịch chuyển không phụ thuộc vào dạng của đường cong giữa 2 điểm A và B
Độ dịch chuyển là một vec-tơ.

24
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Cách trình bày vec-tơ:


Trong tài liệu, vec-tơ được thể hiện bằng một chữ cái đậm và một dấu mũi tên
trên đầu hoặc có thể không có mũi tên: A, A . Khi nói về độ lớn của vec-tơ, ta dùng

chữ in nghiêng Ahoặc ghi rõ | A | .
Độ lớn của vec-tơ sẽ có một đơn vị vật lý và luôn là một số dương.
Nếu viết tay thì phải dùng thêm dấu mũi tên.

3.3 MộT VÀI THUộC TÍNH CủA VEC-TƠ


3.3.1 Sự bằng nhau của các vec-tơ
Hai vec-tơ là bằng nhau nếu chúng có cùng độ lớn và
cùng hướng. Các vec-tơ trên hình vẽ bên cạnh là bằng nhau.
Khi dịch chuyển một vec-tơ sang một vị trí mới mà vẫn
song song với chính nó thì vec-tơ không thay đổi.
3.3.2 Phép cộng vec-tơ
Phép cộng vec-tơ rất khác với cộng các đại lượng vô hướng.
Khi cộng các vec-tơ, phải lưu ý đến hướng của chúng. Đơn vị của các vec-tơ phải
giống nhau (nghĩa là chúng phải là các vec-tơ cùng loại). Không thể lấy vec-tơ độ dời
cộng với vec-tơ vận tốc.
Có hai cách cộng vec-tơ: bằng hình học và bằng đại số. Cách cộng đại số là thuận
tiện hơn so với cách cộng hình học (phải vẽ các vec-tơ theo tỉ lệ).
Cộng vec-tơ theo kiểu hình học:
Khi thực hiện phép cộng vec-tơ theo kiểu hình học thì phải chọn một tỉ lệ xích.
Vẽ vec-tơ thứ nhất với độ dài phù hợp theo hướng xác định (theo một hệ tọa độ).
Vẽ vec-tơ tiếp theo sao cho gốc tọa độ của vec-tơ này trùng với ngọn của vec-tơ trước
và các trục của hệ tọa độ của vec-tơ sau song song với các trục tọa độ của vec-tơ trước
(kiểu vẽ gốc nối ngọn). Vec-tơ tổng được vẽ từ gốc của vec-tơ đầu tiên đến ngọn của
vec-tơ cuối cùng.

25
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Sau khi vẽ xong, đo độ dài của vec-tơ tổng và hướng (theo góc hợp với các trục
tọa độ) của nó.
Do phép cộng vec-tơ có tính giao hoán nên thứ tự vẽ các vec-tơ là không quan
trọng. Đồng thời, do phép cộng vec-tơ có tính kết hợp nên khi tìm tổng của nhiều vec-
tơ thì có thể gộp các vec-tơ thành nhóm một cách tùy ý. Kết quả của phép cộng không
thay đổi. Ví dụ với tổng sau:
     
  
A  BC  A B C  (3.6)

Có thể tìm tổng B và C trước rồi tìm tổng của A với B+C. Nhưng cũng có thể
tìm tổng của A và B trước rồi sau đó tìm tổng của A+B với C

3.3.3 Phép trừ vec-tơ


Vec-tơ trái dấu: Vec-tơ trái dấu của một vec-tơ là
một vec-tơ mà tổng của nó với vec-tơ ban đầu là một
vec-tơ không.
Vec-tơ trái dấu của A là –A.
A+(–A)=0
Vec-tơ trái dấu có độ lớn bằng với độ lớn vec-tơ
gốc nhưng ngược chiều.
Phép trừ vec-tơ là trường hợp đặc biệt của phép cộng
vec-tơ.
   
 
A  B  A  B

Để thực hiện phép trừ vec-tơ, tìm vec-tơ trừ của vec-tơ
B rồi tiếp tục thực hiện phép cộng với vec-tơ trừ này.
Có thể thực hiện phép trừ vec-tơ theo cách thứ 2: Tìm
một vec-tơ mà khi cộng vec-tơ này với vec-tơ thứ hai (nằm
sau dấu trừ) thì được vec-tơ thứ nhất (nằm trước dấu trừ).
     
A  B  C  C +B  A (3.7)

26
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

3.3.4 Phép nhân (chia) vec-tơ với một số vô hƣớng


Khi nhân/chia một vec-tơ với một số vô hướng thì ta được một vec-tơ.
Độ lớn của vec-tơ được nhân (hoặc chia) với số vô hướng.
Nếu số vô hướng là số dương thì vec-tơ kết quả cùng hướng với vec-tơ ban đầu.
Nếu số vô hướng là số âm thì vec-tơ kết quả ngược hướng với vec-tơ ban đầu.

3.4 CÁC THÀNH PHầN CủA VEC-TƠ VÀ VEC-TƠ ĐƠN Vị


Khi cộng các vec-tơ thì phương pháp hình học không được khuyến khích dùng
trong trường hợp cần phải có độ chính xác cao hoặc trong các bài toán có không gian 3
chiều. Lúc này, ta sử dụng phương pháp thành phần. Phương pháp thành phần sử dụng
các hình chiếu của vec-tơ lên các trục tọa độ.
3.4.1 Các thành phần của vec-tơ
Thành phần của vec-tơ là hình chiếu của vec-tơ
này lên một trục tọa độ. Có thể biểu diễn một cách đầy
đủ mọi vec-tơ theo các thành phần của nó.
Để tiện lợi thì ta sử dụng các thành phần vuông
góc của vec-tơ: đó là hình chiếu của vec-tơ lên các trục
tọa độ x và y.
 
Trên hình, các vec-tơ A x , A y là các vec-tơ thành

phần của A . Các vec-tơ thành phần cũng là các vec-tơ nên chúng tuân theo các qui tắc
về vec-tơ.

AxvàAxlà các số vô hướng, được gọi là các thành phần của vec-tơ A . Trên hình
vẽ bên cạnh, dễ thấy:
  
A  Ax  Ay
Ax  A cos (3.8)
Ay  A sin (3.9)

3 vec-tơ này lập thành một tam giác vuông. Các thành phần của vec-tơ A lần lượt là:
Góc  được xác định từ trục Ox.

27
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Các thành phần của vec-tơ là hai cạnh góc vuông của tam giác vuông có cạnh
huyền là độ dài của vec-tơ. Dễ thấy:
A  Ax2  Ay2 (3.10)

Ay
  tan1 (3.11)
Ax

Trong một bài toán, một vec-tơ có thể được


xác định bởi các thành phần hoặc độ dài và hướng
của nó.
Các thành phần của vec-tơ có thể dương hoặc
âm nhưng có cùng đơn vị với vec-tơ. Dấu của thành
phần phụ thuộc vào góc (hợp bởi vec-tơ và các trục
tọa độ).
Hình bên cạnh minh họa các trường hợp mà
các thành phần vec-tơ có dấu dương, âm.
3.4.2 Vec-tơ đơn vị
Các đại lượng vec-tơ thường được biểu diễn thông qua vec-tơ đơn vị.
Vec-tơ đơn vị là vec-tơ không có thứ nguyên và có độ lớn đúng bằng 1. Các vec-tơ
đơn vị được dùng để mô tả hướng trong không gian và không có ý nghĩa vật lý nào khác.
Trong không gian 3 chiều, các vec-tơ đơn vị được ký hiệu là ˆi, ˆj, kˆ .Các vec-tơ này
vuông góc với nhau từng đôi trong một tam diện thuận. Độ lớn của mỗi vec-tơ này là 1:
ˆi  ˆj  kˆ  1


A  Ax ˆi  Ay ˆj (3.12)
 
Xét một vec-tơ A trong mặt phẳng Xy, A x  Ax ˆi và A y  Ay ˆj nên

28
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

3.4.3 Vec-tơ vị trí


Một điểm có tọa độ (x,y) trong mặt phẳng Xy của hệ tọa độ Descartes có thể
được biểu diễn bởi một vec-tơ vị trí:

r  x ˆi  yˆj (3.13)

Trong cách viết này, x và y là các thành phần của vec-tơ r
3.4.4 Phép cộng vec-tơ khi dùng vec-tơ đơn vị
Khi dùng vec-tơ đơn vị, các phép tính vec-tơ sẽ đơn giản hơn.

  
Trong mặt phẳng Xy, tổng của hai vec-tơ:
R  A  B , sẽ được viết thành:

  
R  Ax ˆi  Ay ˆj  Bx ˆi  By ˆj 
 (3.14)
R   Ax  Bx  ˆi   Ay  By  ˆj

Các thành phần của vec-tơ R là:
R x = Ax + Bx
(3.15)
R y = Ay + By
Độ lớn của vec-tơ tổng được xác định bởi:
 Ax  Bx    Ay  By 
2 2
R  Rx2  Ry2  (3.16)

Góc hợp bởi vec-tơ tổng với trục Ox cho bởi:


Ry Ay  By
tan   (3.17)
Rx Ax  Bx

A  Ax ˆi  Ay ˆj  Azkˆ (3.18)

B  Bx ˆi  By ˆj  Bzkˆ (3.19)
Nếu xét trong không gian 3 chiều thì chỉ cần thêm thành phần thứ 3 của các vec- tơ.
Tổng của 2 vec-tơ này là:

R   Ax  Bx  ˆi   Ay  By  ˆj   Az  Bz  kˆ
 (3.20)
R  Rx ˆi  Ry ˆj  Rzkˆ

Độ lớn của vec-tơ tổng: R  Rx2  Ry2  Rz2 .


Nếu tính tổng của 3 vec-tơ trở lên thì ta vẫn dùng phương pháp như trên cho từng
   
vec-tơ trong tổng. Ví dụ, với R  A  B  C thì:

R   Ax  Bx  Cx  ˆi   Ay  By  Cy  ˆj   Az  Bz  Cz  kˆ

29
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Ví dụ 3.5 – Người đi bộ
Một người đi bộ bắt đầu một cuộc hành trình bằng cách đi 25.0 km theo hướng
Đông – Nam từ xe ô-tô (car) của mình. Người dừng lại và dựng lều (tent) nghỉ qua
đêm. Vào ngày thứ hai, người này đi 40,0 km theo hướng 60 về phía Bắc so với
hướng Đông thì phát hiện ra một tháp (tower) kiểm lâm. Vị trí của tháp là ở đâu?
Giải:
a. Khái niệm hóa và phân loại
+ Khái niệm hóa bài toán bằng cách phát họa
một sơ đồ như hình vẽ.
+ Biểu diễn các vec-tơ độ dời 
cho

ngày thứ
nhất và ngày thứ hai lần lượt là là A và B .
+ Gán gốc tọa độ là vị trí của ô-tô. Vẽ các vec-
tơ như trong hình 3.17.
  
+ Bằng cách vẽ vec-tơ tổng R  A  B , ta phân
loại bài toán này là bài toán tìm tổng 2 vec-tơ.
b. Phân tích
Phân tích bài toán bằng cách vận dụng kiến thức về các thành phần của vec-tơ.
Độ dời đầu tiên có độ lớn là 25.0 km và theo hướng 45 phía dưới phần dương
của trục Ox. Các thành phần của nó sẽ là
Ax  A cos( 45,0)  (25,0 km)(0,707) = 17,7 km
Ay  A sin( 45,0)  (25,0 km)( 0,707)  17,7 km

Độ dời thứ hai có độ lớn là 40.0 km và theo hướng 60 về phía Bắc so với hướng
đông (trục Ox). Các thành phần của nó là:
Bx  B cos60,0  (40,0 km)(0,500) = 20,0 km
By  B sin60,0  (40,0 km)(0,866)  34,6 km

Xác định các thành phần của độ dời tổng của người đi bộ trong cả hành trình.
+ Tìm một biểu thức của độ dời tổng theo các vec-tơ đơn vị. Các thành phần của
vec-tơ tổng cho bởi:
 Rx = Ax + Bx = 17,7 km + 20,0 km = 37,7 km
 Ry = Ay + By = -17,7 km + 34,6 km = 16,9 km
Viết theo các vec-tơ đơn vị, ta được:

R = (37,7 ˆi + 16,9ˆj) km
c. Hoàn thành lời giải
Vec-tơ tổng có độ lớn là 41,3 km và lập một góc 24,1 so với hướng Đông.

30
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Đơn vị của vec-tơ tổng là km, đây là độ dời hợp lý.


Từ biểu diễn bằng hình vẽ, ta xác định được vị trí cuối của người này là khoảng
(38km, 17km) là phù hợp với các thành phần của vec-tơ độ dời tổng.
Cả hai thành phần của vec-tơ tổng đều có dấu dương, vị trí của tháp là ở góc
phần tư thứ nhất, điều này phù hợp với hình vẽ.

31
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 4
CHUYỂN ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN 2 CHIỀU

Hiểu biết về các cơ sở của chuyển động trong không gian 2 chiều (từ đây gọi tắt
là chuyển động hai chiều) sẽ cho chúng ta (trong các chương sau) khảo sát các tình
huống khác nhau, từ chuyển động của các vệ tinh trên quỹ đạo đến chuyển động của
các electron trong điện trường đều. Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chi tiết hơn về bản
chất vec-tơ của vị trí, vận tốc và gia tốc. Sau đó sẽ xử lý chuyển động ném nghiêng và
chuyển động tròn đều như là các trường hợp đặc biệt của chuyển động hai chiều.
Chúng ta cũng sẽ thảo luận về khái niệm chuyển đông tương đối.

4.1 CÁC VEC-TƠ Vị TRÍ, VậN TốC VÀ GIA TốC


4.1.1 Vec-tơ độ dời
Trong chương 2, ta đã thấy rằng chuyển động
của một hạt theo một đường thẳng (ví dụ như trục x)
sẽ được xác định hoàn toàn nếu vị trí của nó được biết
đến như là một hàm của thời gian. Bây giờ ta sẽ mở
rộng ý tưởng này sang chuyển động 2 chiều của một
hạt trong mặt phẳng xy. Ta bắt đầu bằng việc mô tả vị
trí của một hạt. Trong chuyển động thẳng, một giá trị
bằng số là đủ để mô tả vị trí của hạt, nhưng trong
chuyển động hai chiều thì ta xác định vị trí của nó

bằng vec-tơ r , vẽ từ gốc của một hệ tọa độ đến vị trí
của hạt trong mặt phẳng xy (hình vẽ 4.1).

Tại thời điểm ti, vị trí của hạt là ở A, được mô tả bởi vec-tơ ri , tại thời điểm tf, vị

trí của hạt là B, được mô tả bởi vec-tơ rf . Quỹ đạo của hạt là đoạn cong AB.
Vec-tơ độ dời của vật được định nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật.
  
r  rf  ri (4.1)
Trong động học chuyển động hai chiều (2 chiều hoặc 3 chiều), mọi thứ đều
tương tự như trọng chuyển động một chiều ngoại trừ việc ta phải sử dụng trọn vẹn
cách biểu diễn vec-tơ.
 Các dấu âm và dương không còn đủ để mô tả hướng.
4.1.2 Vận tốc trung bình
Vận tốc trung bình là tỉ số giữa độ dời và thời gian thực hiện độ dời đó.

 r
vavg  (4.2)
t
Hướng của vận tốc trung bình là hướng của vec-tơ độ dời.
32
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Vận tốc trung bình giữa hai điểm là độc lậpvới quỹ đạo mà vật đi được do nó chỉ
phụ thuộc vào độ dời.
4.1.3 Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời là giới hạn của vận tốc
trung bình khi Δttiến tới không (tức là bằng
đạo hàm của vec-tơ vị trí theo thời gian)
 
 r d r
v  lim  (4.3)
t 0 t dt
 Khi khoảng thời gian càng bé thì
hướng của độ dời sẽ càng gần với hướng
của tiếp tuyến của đường cong.
Vận tốc tức thời tại mỗi điểm trên quỹ
đạo của hạt có phương là phương tiếp tuyến
với quỹ đạo và có chiều là chiều chuyển động.
Độ lớn của vận tốc tức thời được gọi là tốc độ.
 Tốc độ là một đại lượng vô hướng.
4.1.4 Gia tốc trung bình
Gia tốc trung bình của một hạt chuyển động được định nghĩa bằng tỉ số giữa độ
biến thiên của vận tốc tức thời và khoảng thời gian diễn ra sự biến thiên đó.
  
 v v f  vi
aavg   (4.4)
t tf  t i
Khi hạt chuyển động, hướng của độ biến thiên vận tốc được tìm từ phép trừ vec-
  
tơ v = v f  vi .

Gia tốc trung bình là một đại lượng vec-tơ cùng hướng với v .
4.1.5 Gia tốc tức thời
Gia tốc tức thời là giới hạn khi Δttiến đến không của tỉ số
 
 v dv
a  lim  (4.5)
t 0 t dt
 Gia tốc tức thời bằng đạo hàm theo thời gian của vec-tơ vận tốc.
Cách tìm vec-tơ gia tốc:
Nhiều thay đổi khác nhau trong chuyển động của hạt có thể tạo nên gia tốc:
 Độ lớn của vec-tơ vận tốc (tốc độ) có thể thay đổi.
 Hướng của vec-tơ vận tốc có thể thay đổi.
 Ngay cả khi độ lớn của nó không đổi
 Cả độ lớn và hướng của vec-tơ vận tốc có thể thay đổi đồng thời
33
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

4.2 CHUYểN ĐộNG HAI CHIềU VớI GIA TốC KHÔNG ĐổI
4.2.1 Các phƣơng trình động học trong chuyển động hai chiều
Nếu một chuyển động hai chiều có gia tốc không đổi, ta có thể tìm được một hệ
phương trình để mô tả chuyển động đó.
Các phương trình này tương tự như các phương trình động học trong chuyển
động thẳng.
Có thể mô hình hóa chuyển động trong không gian 2 chiều như là hai chuyển
động độc lập trong từng hướng gắn với các trục x và y.
 Tác động lên chuyển động theo trục y không ảnh hưởng đến chuyển động theo
trục x.
Phƣơng trình động học:
Vec-tơ vị trí của một hạt chuyển động trong mặt phẳng xy là:

r  x ˆi  y ˆj (4.6)
Vec-tơ vận tốc của hạt được xác định bởi:

 d r dx ˆ dy ˆ
v  i j  v x ˆi  v y ˆj (4.7)
dt dt dt
Vì gia tốc của hạt là hằng số nên ta tìm được biểu thức của vận tốc như là hàm
của thời gian:
  
vf  vi  at (4.8)
Vị trí của hạt cũng được biểu diễn như là hàm của thời gian:
   
rf  ri  vi t  1 at 2 (4.9)
2
Phương trình (4.9) cho thấy vec-tơ vị trí là tổng của 3 vec-tơ (theo thứ tự xuất
hiện trong phương trình):
 Vec-tơ vị trí ban đầu
 Độ dời tạo bởi vec-tơ vận tốc ban đầu
 Độ dời tạo bởi gia tốc
Vec-tơ vận tốc cũng được biểu diễn theo các thành phần của nó. Nói chung thì
  
v f không cùng phương, chiều với v i và
a . Vec-tơ vị trí rf có thể không cùng hướng
    
v f và rf có thể không cùng hướng.
với các vec-tơ ri , v i hoặc a . Các vec-tơ

34
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 4.5 Biểu diễn các vec-tơ vị trí, vận tốc và thành phần của chúng trong
chuyển động hai chiều có gia tốc không đổi

4.3 CHUYểN ĐộNG NÉM NGHIÊNG


Một vật có thể đồng thời chuyển động theo hai trục x và y. Trong phần này, ta
xem xét chuyển động ném nghiêng. Phân tích chuyển động ném nghiêng của một vật
sẽ đơn giản nếu chấp nhận 2 giả định:
+ Gia tốc rơi tự do là hằng số trong phạm vi chuyển động và hướng xuống dưới
(giống như là quả đất là phẳng trong phạm vi khảo sát, điều này là hợp lý nếu phạm vi
này là bé so với bán kính của Quả đất), và
+ Bỏ qua sức cản của không khí.
Với 2 giả định này, ta sẽ tìm thấy rằng quỹ đạo của chuyển động luôn là một
parabol như trong hình 4.7.
Ở điểm cao nhất của quỹ đạo, vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0. Gia tốc
luôn khác không tại mọi điểm trên quỹ đạo.
Phân tích chuyển động ném nghiêng:
Giả sử chuyển động là tổng hợp của các chuyển động theo phương x và y. Vị trí
của vật tại thời điểm bất kỳ cho bởi:
   
rf  ri  vi t  1 gt 2 (4.10)
2

35
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Vận tốc ban đầu của vật được biểu diễn theo các thành phần của nó
vxi = vi cosi vàvyi = vi sini (4.11)
Theo phương x, vận tốc là hằng số. ax=0
Theo phương y là chuyển động rơi tự do: ay= - g
Các vec-tơ trong chuyển động ném nghiêng: Hình dưới đây mô tả các vec-tơ
trong phương trình (4.10). Vec-tơ vị trí cuối là tổng của vec-tơ vị trí ban đầu và vec-tơ
tính được từ gia tốc.

Hình 4.8: Vec-tơ vị trí cuối, vị trí ban đầu Hình 4.9: Tầm xa và độ cao cực đại

Tầm xa và độ cao cực đại của vật ném nghiêng:


Khi phân tích chuyển động ném nghiêng ta thường quan tâm đến hai đặc trưng:
tầm xa R (là khoảng cách theo phương ngang) và độ cao cực đại h mà vật đạt được
(hình 4.9)
Thời gian mà vật đi từ O đến A cho bởi:
v i sini
tA 
g
Thay vào các phương trình động học, ta được:
+ Độ cao cực đại của vật:
v i2 sin2 i
h (4.12)
2g
+ Tầm xa của vật:
v i2 sin2i
R (4.13)
g
Lưu ý: Các kết quả nàychỉ đúng trong trường hợp chuyển động là đối xứng.
Trong trường hợp độ cao ban đầu và độ cao cuối cùng của vật khác nhau thì phải tính
bằng các công thức khác.

36
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Từ các kết quả trên, ta thấy ứng với các góc  phụ nhau thì tầm xa đạt được là
như nhau (xem hình 4.10).

Hình 4.10

Với góc  thì tầm xa là cực đại.
Với các góc khác nhau thì độ cao và thời gian vật chuyển động trong không
trung là khác nhau.
Hướng dẫn giải bài tập về chuyển động ném nghiêng
Khái niệm hóa: Trình bày một hình dung về chuyển động ném nghiêng dọc theo
quỹ đạo của nó.
Phân loại: Khẳng định rằng lực cản không khí được bỏ qua. Chọn hệ trục tọa độ
với x là trục hoành và y là trục tung.
Phân tích:
+ Nếu cho vận tốc ban đầu, chuyển nó thành các thành phần theo xvà y.
+ Xử lý chuyển động theo phương ngang và phương thẳng đứng độc lập với
nhau.
+ Phân tích chuyển động theo phương ngang với mô hình hạt chuyển động với
vận tốc không đổi.
+ Phân tích chuyển động theo phương thẳng đứng với mô hình chuyển động với
gia tốc không đổi
+ Lưu ý là cả hai hướng diễn ra đồng thời
Hoàn tất:
+ Kiểm tra lại lời giải có hợp với hình dung bằng trí óc và hình vẽ không
+ Kiểm tra xem lời giải có thực tế không

37
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chuyển động ném nghiêng không đối xứng:


Trong trường hợp vật ném nghiêng chuyển động
như hình bên cạnh (độ cao ban đầu lớn hơn độ cao
cuối) thì ta vẫn áp dụng các qui luật tổng quát của
chuyển động ném nghiêng.
Chia chuyển động theo phương ythành 2 phần:
+ chuyển động lên và chuyển động xuống hoặc
+ chuyển động đối xứng về lại độ cao ban đầu và
chuyển động đến hết độ cao còn lại.
Áp dụng tiến trình giải để xác định và giải các
phương trình cần thiết.
Chuyển động không đối xứng có thể có dạng
khác: độ cao ban đầu nhỏ hơn độ cao cuối chẳng hạn.

4.4 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: HạT CHUYểN ĐộNG TRÕN ĐềU


Chuyển động tròn đều diễn ra khi một vật chuyển động theo một đường tròn với
tốc độ không đổi.
Mô hình phân tích tương ứng là hạt chuyển động tròn đều.
Trong chuyển động này, vật có gia tốc do hướng của chuyển động thay đổi. Sự
thay đổi của vận tốc có liên quan đến một gia tốc.
Vec-tơ vận tốc (với độ lớn không đổi) luôn tiếp tuyến với quỹ đạo của vật.
Sự thay đổi của vận tốc thay đổi trong chuyển động tròn đều:
Sự thay đổi của vận tốc là do sự đổi hướng chuyển động.
Độ biến thiên vận tốc hướng vào tâm của đường tròn.
  
Sơ đồ vận tốc cho thấy vf  vi  v

Gia tốc hướng tâm:


38
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Gia tốc luôn vuông góc với quỹ đạo của chuyển động, hướng vào tâm của đường tròn.
Gia tốc này được gọi là gia tốc hướng tâm (hướng vào tâm). Độ lớn của gia tốc
hướng tâm cho bởi:
v2
aC  (4.14)
r
Hướng của gia tốc hướng tâm luôn thay đổi nhưng luôn hướng vào tâm của
đường tròn.
Chu kỳ: Chu kỳ T là thời gian cần để vật đi hết một vòng.
Tốc độ của hạt chính là tỉ số giữa chu vi của đường tròn với chu kỳ, nên chu kỳ
được định nghĩa là:
2 r
T (4.15)
v

4.5 GIA TốC TIếP TUYếN VÀ GIA TốC PHÁP TUYếN


Khảo sát một chuyển động tổng quát hơn chuyển động trong phần 4.4. Một hạt
chuyển động về phía bên phải theo một đường cong, vận tốc của nó thay đổi cả về
hướng và độ lớn (hình 4.16)

Hình 4.16

Trong trường hợp vật chuyển động tròn nhưng với tốc độ thay đổi thì vật còn có
gia tốc tiếp tuyến. Chuyển động của vật sẽ chịu ảnh hưởng của cả gia tốc tiếp tuyến và
gia tốc hướng tâm. Trong trường hợp này, vec-tơ vận tốc luôn tiếp tuyến với đường

cong, nhưng vec-tơ gia tốc a lại nghiêng một góc nào đó so với đường cong.

39
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Tại một điểm bất kỳ trên quỹ đạo, gia tốc a được phân thành 2 thành phần là gia
tốc pháp tuyến ar8và gia tốc tiếp tuyến at.
  
a  a r  at (4.19)
Gia tốc toàn phần:
Gia tốc tiếp tuyến gây ra sự thay đổi về tốc độ của hạt. Gia tốc tiếp tuyến cùng
phương với vec-tơ vận tốc và có độ lớn cho bởi
dv
at  (4.20)
dt
Gia tốc pháp tuyến (normal / radial acceleration) xuất hiện từ sự thay đổi hướng
của vec-tơ vận tốc, được định nghĩa bởi:
v2
ar  ac   (4.21)
r
Vec-tơ gia tốc toàn phần có độ lớn là:

a  ar2  at2
Nếu vật chuyển động nhanh dần thì vec-tơ gia tốc toàn phần cùng chiều với vec-
tơ vận tốc. Nếu vật chuyển động chậm dần thì vec-tơ gia tốc toàn phần ngược chiều
với vec-tơ vận tốc.

4.6 VậN TốC TƢƠNG ĐốI VÀ GIA TốC TƢƠNG ĐốI


Vận tốc tương đối:
Hai quan sát viên chuyển động tương đối với nhau thường không có kết luận
giống nhau về kết quả của một thí nghiệm.
Tuy nhiên, các quan sát thực hiện bởi người là có quan hệ với các quan sát thực
hiện bởi người kia.
Có thể mô tả một hệ quy chiếubằng hệ tọa độ Descartes trong đó một quan sát
viên đứng yên so với gốc tọa độ.
Một ví dụ về sự khác nhau của các kết quả đo:
Quan sát viên B đo được P ở vị trí +5m so với gốc
tọa độ (gắn với A).
Quan sát viên B xác định được P ở vị trí +10 m so
với gốc tọa độ (gắn với B).
Sự khác biệt này là do họ sử dụng các hệ qui chiếu
khác nhau.

8
Thường ký hiệu là antrong nhiều tài liệu khác

40
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Một ví dụ khác:
Một người đàn ông đang đi bộ trên một băng tải.
Người phụ nữ đứng trên băng tải sẽ thấy người
đàn ông chuyển động với tốc độ bình thường.
Người phụ nữ đứng yên trên mặt đất sẽ thấy người
đàn ông chuyển động với tốc độ lớn hơn nhiều. Đó là
tổng hợp tốc độ của băng tải và tốc độ đi bộ
Sự khác biệt này là do vận tốc tương đối của các
hệ quy chiếu của họ.
Vận tốc tương đối:
Gọi SA là hệ quy chiếu đứng yên. SB là hệ quy
chiếu chuyển động sang phải so với SA với vận tốc là
  
vBA . Đối với SB, SA chuyển động với vận tốc v AB  vBA
Thời điểm t=0, được chọn làm gốc thời gian, là lúc
gốc tọa độ của hai hệ quy chiếu trùng nhau.
Lưu ý: chỉ số dưới thứ nhất đại diện cho đối tượng
được quan sát. Chỉ số dưới thứ hai đại diện cho đối
tượng thực hiện quan sát.

Ví dụ: Vận tốc của B khi được đo bởi quan sát viên A là vBA .
Phương trình về vận tốc tương đối
Các vị trí của các vật trong hai hệ quy chiếu có quan hệ với nhau thông qua vận tốc:
  
rPA  rPB  vBAt (4.22)
Lấy đạo hàm phương trình này, ta được phương trình về vận tốc:
  
uPA  uPB  vBA (4.23)
 
Trong đó: uPA là vận tốc của hạt P đo bởi quan sát viên A; uPB là vận tốc của hạt
P đo bởi quan sát viên B.
Các phương trình (4.22) và (4.23) được gọi là các phương trình của phép biến
đổi Galileo.
Gia tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau:
Đạo hàm phương trình vận tốc (4.23) sẽ cho ta phương trình của gia tốc:
 
aPA  aPB . Do vận tốc của hệ quy chiếu B không đổi nên gia tốc của nó bằng 0.
Vậy, gia tốc của hạt đo bởi quan sát viên trong một hệ quy chiếu sẽ bằng gia tốc
đo bởi quan sát viên trong hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc không đổi so với hệ
quy chiếu thứ nhất.

41
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 5
CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG

5.1 KHÁI NIệM Về LựC


Có thể phân các loại lực thành hai nhóm: (1) Lực do có tiếp xúc (lực đàn hồi của
lò xo, lực căng dây, lực đàn hồi ở các điểm tiếp xúc giữa các vật…) (2) Lực của một
trường lực (lực hấp dẫn, lực tĩnh điện, lực từ)

Bản chất vec-tơ của lực: Lực là đại lượng vec-tơ nên khi tìm lực cần chú ý đến
điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực. Khi tổng hợp các lực, cần chú ý qui tắc
cộng vec-tơ.
Hình dưới đây minh họa 2 lực tác dụng vào móc của lực kế theo 2 cách khác
nhau: 2 lực cùng phương và 2 lực vuông góc với nhau. Khi tác dụng dọc theo trục lò
xo, lực F1 và F2 lần lượt làm lò xo giãn ra 1cm và 2cm. Nhưng hai lực này tác dụng
vuông góc với nhau thì lò xo giãn ra 2,24cm.

42
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

5.2 ĐịNH LUậT NEWTON THứ NHấT VÀ CÁC Hệ QUI CHIếU QUÁN
TÍNH
5.2.1 Định luật Newton thứ nhất
Nếu một vật không tương tác với các vật khác thì ta có thể xác định một hệ qui
chiếu trong đó vật có gia tốc bằng 0.
5.2.2 Hệ qui chiếu quán tính
Một hệ qui chiếu mà định luật Newton thứ nhất được thỏa mãn gọi là hệ qui
chiếu quán tính.
Một dạng phát biểu khác của định luật Newton thứ nhất:
Khi không có ngoại lực tác dụng và được quan sát từ một hệ qui chiếu quán tính,
một vật đứng yên sẽ vẫn đứng yên và một vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với
vận tốc không đổi (tức là chuyển động với tốc độ không đổi theo một đường thẳng).
Ví dụ như khi xét một miếng nhựa tròn đặt trên
bàn đệm khí, và bàn này đặt trên mặt đất thì miếng
nhựa này không tương tác với vật nào khác theo
phương ngang nên gia tốc của nó theo phương ngang
bằng không. Nếu bàn đệm khí này được đặt trên một
con tàu chuyển động thẳng đều thì ta cũng quan sát
được hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, nếu tàu
chuyển động có gia tốc thì hệ qui chiếu gắn với tàu không còn là hệ qui chiếu quán
tính nữa. Một người đứng trên tàu sẽ thấy miếng nhựa chuyển động có gia tốc. Hệ qui
chiếu gắn với tàu là hệ qui chiếu phi quán tính Mặc dầu vậy, một người quan sát
đứng yên trên mặt đất vẫn thấy miếng nhựa chuyển động thẳng đều.
Một hệ qui chiếu chuyển động với vận tốc không đổi đối với các ngôi sao ở rất
xa là một xấp xỉ tốt nhất cho một hệ qui chiếu quán tính. Trong nhiều trường hợp, trái
đất cũng có thể xem là một hệ qui chiếu quán tính.
Khoảng trước năm 1600 thì người ta cho rằng trạng thái tự nhiên của vật chất là
trạng thái nghỉ (đứng yên). Galileo là người đầu tiên đưa ra cách nhìn nhận mới về
chuyển động và trạng thái tự nhiên của vật chất. Theo ông thì “Vận tốc mà ta truyền cho
một vật chuyển động sẽ được bảo toàn nếu các nguyên nhân bên ngoài làm chậm
chuyển động bị loại bỏ”. Lúc đó vật không tìm về “trạng thái nghỉ có tính bản chất” nữa.
5.2.3 Cách phát biểu khác của định luật Newton thứ nhất
Nếu không có ngoại lực tác dụng và được quan sát từ một hệ qui chiếu quán tính
thì một vật đứng yên sẽ đứng yên và một vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với
vận tốc không đổi (tức là chuyển động thẳng đều).
Nói cách khác, nếu không có lực tác dụng lên vật thì gia tốc của vật bằng không.
Bất kỳ vật cô lập nào cũng đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Khuynh hướng
chống lại sự thay đổi vận tốc của một vật được gọi là quán tính.

43
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

5.2.4 Định nghĩa lực


Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của một vật

5.3 KHốI LƢợNG


5.3.1 Định nghĩa khối lƣợng
Khối lượng là một thuộc tính của vật xác định mức độ chống lại sự thay đổi vận
tốc của nó. Đơn vị của khối lượng trong hệ đo lường quốc tế là kg. Các thí nghiệm đã
cho thấy, dưới tác dụng của một lực cho trước thì vật có khối lượng càng lớn sẽ thu
được gia tốc càng nhỏ. Nếu cho cùng một lực tác dụng lên hai vật có khối lượng lần
lượt là m1 và m2
Các khối lượng có thể định nghĩa theo gia tốc tạo ra bởi một lực cho trước tác
dụng lên chúng:
m1 a2
 (5.1)
m2 a1

Độ lớn của gia tốc tác dụng lên một vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Khối lượng là thuộc tính cố hữu của một vật, không phụ thuộc vào môi trường
xung quanh vật và phương pháp được dùng để đo lường nó. Khối lượng là đại lượng
vô hướng. Khối lượng tuân theo các phép tính số học thông thường.
Khối lượng và trọng lượng:
Khối lượng và trọng lượng (weight) là hai đại lượng khác nhau. Trọng lượng là độ
lớn của lực hấp dẫn tác dụng lên vật. Trọng lượng có thể thay đổi tùy theo vị trí của vật.
Ví dụ:
 wearth = 180 lb; wmoon ~ 30 lb
 mearth = 2 kg; mmoon = 2 kg

5.4 ĐịNH LUậT NEWTON THứ HAI


Khi xem xét từ một hệ quy chiếu quán tính, gia tốc của một vật tỉ lệ thuận trực
tiếp với lực tổng hợp tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
Lực là nguyên nhân của các thay đổi trong chuyển động, được đo thông qua gia tốc
Cần lưu ý là một vật có thể chuyển động mà không cần có lực tác dụng. Không
được diễn giải rằng lực là nguyên nhân của chuyển động.
Về mặt đại số thì:


a
 F   F  ma (5.2)
m
Ở đây, hệ số tỉ lệ được chọn bằng 1 và các tốc độ phải nhỏ hơn nhiều so với tốc
độ ánh sáng.

44
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

F là lực tổng hợp, là tổng vec-tơ của tất cả các lực tác dụng lên vật (còn gọi là
lực toàn phần).
Định luật Newton thứ 2 cũng có thể được biểu diễn theo các thành phần:
 Fx= max
 Fy = may
 Fz = maz
Lưu ý: ma không phải là một lực.
Tổng tất cả các lực bằng tích của khối lượng của vật với gia tốc của nó.
Đơn vị của lực: Trong SI, đơn vị của lực là newton (N)
 1 N = 1 kg·m / s2
Theo hệ đơn vị của Mỹ thì đơn vị của lực là pound (lb).
 1 lb = 1 slug·ft / s2
Quy đổi đơn vị: 1 N ~ ¼ lb

5.5 LựC HấP DẫN VÀ KHốI LƢợNG



Lực hấp dẫn Fg là lực mà Trái đất tác dụng lên một vật. Lực này hướng về tâm
của Trái đất.
 
Theo định luật Newton thứ 2 thì: Fg  mg
 
Fg  mg (5.5)
Độ lớn của lực này được gọi là trọng lượng của vật.
Fg = mg (5.6)
Nói thêm về trọng lượng
Do trong lượng phụ thuộc vào g nên nó sẽ thay đổi theo vị trí.
 Càng lên cao g và trọng lượng càng giảm
 Điều này cũng áp dụng được cho các hành tinh khác, nhưng g thay đổi theo
hành tinh nên trọng lượng cũng thay đổi từ hành tinh này sang hành tinh khác.
Trọng lượng không phải là thuộc tính cố hữu của vật. Trọng lượng là thộc tính
của một hệ các vật: vật và Trái đất.
Về đơn vị thì kg không phải là đơn vị của trọng lượng.
Công thức 1kg=2,2lb là công thức tương đương và chỉ đúng trên mặt đất.
Khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính:
Trong các định luật của Newton, khối lượng là khối lượng quán tính và đo bằng
sự cản trở đối với sự thay đổi chuyển động của vật.
45
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trong lực hấp dẫn, khối lượng cho biết lực hấp dẫn giữa vật và Trái đất.
Các thí nghiệm cho thấy khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn có cùng giá trị.

5.6 ĐịNH LUậT NEWTON THứ BA



Nếu hai vật tương tác, lực F12 do vật 1 tác dụng lên vật 2 bằng về độ lớn nhưng

ngược chiều với lực F21 do vật 2 tác dụng lên vật 1.
 
F12  F21 (5.7)

Lưu ý về ký hiệu: FAB là lực do A tác dụng lên B.
Một cách phát biểu khác của định luật:
Lực tác dụng và lực phản tác dụng (phản lực) bằng nhau về độ lớn nhưng ngược
chiều.
 Một trong hai lực là lực tác dụng, lực kia là phản
lực.
 Lực nào là gì thì không quan trọng.
 Lực và phản lực phải tác dụng lên hai vật khác
nhau và cùng loại với nhau.
Ví dụ 1 về lực – phản lực: Ở hình bên cạnh, hai vật tác
dụng vào nhau bởi các lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều nhau.

a b c

Ví dụ 2 về lực – phản lực:Trong hình a ở trên, lực pháp tuyến9 (normal force) do

mặt bàn tác dụng lên màn hình ( n = Ftm ) là phản lực của lực tác dụng của màn hình lên

mặt bàn ( Fmt ).

9
Còn gọi là phản lực, lực đàn hồi vuông góc

46
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1
 
Lực tác dụng của Trái đất lên màn hình ( Fg  FEm ) có độ lớn bằng với lực mà màn

hình tác dụng lên Trái đất ( FmE ) nhưng ngược chiều.
Khi giải toán bằng cách vận dụng các định luật của Newton, ta có thể vẽ các lực
tác dụng lên vật như trong hình b (còn gọi là sơ đồ lực). Một cách khác là ta có thể vẽ
sơ đồ lực trong đó sử dụng mô hình hạt cho vật, ta được một sơ đồ như trong hình c
(gọi là free-body diagram).
Khi vẽ các sơ đồ, cần lưu ý là chỉ vẽ những lực tác dụng lên vật đang xét (kể cả
các lực do trường lực gây ra). Các lực tác dụng lên vật xem như là tác dụng lên hạt
thay thế cho vật. Sơ đồ này giúp ta tách các lực tác dụng lên vật đang xét mà bỏ qua
các lực khác khi phân tích.

5.7 CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH Sử DụNG ĐịNH LUậT 2 NEWTON


Trong phần này, ta thảo luận về hai mô hình phân tích để giải toán trong đó vật
cân bằng hoặc chịu tác dụng của các lực không đổi.
Các giả định:
 Các vật có thể được mô hình hóa thành các hạt
 Chỉ quan tâm đến các ngoại lực tác dụng lên vật (có thể bỏ qua phản lực – vì
phản lực tác dụng lên vật khác)
 Tạm thời bỏ qua ma sát ở các bề mặt
 Khối lượng của các sợi dây là không đáng kể: Lực của dây tác dụng lên vật
hướng ra xa vật và song song với dây. Khi dây được buộc vào vật và kéo vật
đi thì độ lớn của lực này là lực căng dây
a) Mô hình phân tích: Hạt ở trạng thái cân bằng
Nếu gia tốc của một vật (xem là một hạt) bằng không, vật được gọi là ở trạng thái
cân bằng.
Mô hình này gọi là mô hình hạt ở trạng thái cân bằng. Về mặt toán học, lực tổng
hợp tác dụng lên vật bằng không:

F  0 (5.8)
hay F x  0 và F y 0

Ví dụ về cân bằng: một cái đèn được treo bằng một dây
xích nhẹ. Các lực tác dụng lên đèn gồm:
 Lực hấp dẫn hướng xuống dưới
 Lực căng của dây xích hướng lên trên.
Áp dụng điều kiện cân bằng, ta được:
F y  0  T  Fg  0  T  Fg

47
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

b) Mô hình phân tích: Hạt dưới tác dụng của một lực tổng hợp
Nếu một vật được mô hình hóa như một hạt chịu một gia tốc, phải có lực tổng
hợp khác không tác dụng lên nó.
Mô hình dùng trong trường hợp này là mô hình hạt dưới
tác dụng của một lực tổng hợp.
Vẽ sơ đồ lực.
 
Từ định luật 2 Newton:  F = ma
Xét theo các phương x, y.
Ví dụ 1:
Một người kéo một cái thùng như hình a bên cạnh.
Các lực tác dụng lên thùng:

 Lực căng dây T

 Trọng lực Fg

 Lực pháp tuyến n tác dụng bởi sàn nhà
Áp dụng định luật 2 Newton theo các phương x, y:
F x  T  max

F y  n  Fg  0  n  Fg

Giải hệ phương trình theo các ẩn.


Nếu lực căng dây là không đổi thì gia tốc a là hằng số, ta có thể áp dụng các
phương trình động học để mô tả đầy đủ hơn về chuyển động của thùng.
Lưu ý về lực pháp tuyến:
Lực pháp tuyến không phải là luôn bằng trọng lực tác
dụng lên vật. Ví dụ như trong hình bên cạnh thì:
F y  n  Fg  F  0 nên: n  mg  F
Nó cũng có thể nhỏ hơn trọng lực.
Gợi ý để giải toán: Áp dụng các định luật Newton
Khái niệm hóa:
 Vẽ một sơ đồ
 Chọn hệ tọa độ thích hợp cho mỗi vật
Phân loại

 Mô hình hạt cân bằng: F  0
 
 Mô hình hạt chịu tác dụng của lực tổng hợp:  F = ma
48
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phân tích
 Vẽ sơ đồ lực cho mỗi vật
 Chỉ vẽ các lực tác dụng lên vật
 Tìm các thành phần theo các trục tọa độ
 Bảo đảm rằng các đơn vị là nhất quán
 Áp dụng các phương trình thích hợp dưới dạng thành phần
 Giải phương trình để tìm các ẩn số
Hoàn thành bài giải
 Kiểm tra các kết quả xem có phù hợp với sơ đồ lực không
 Kiểm tra các giá trị đặc biệt
Ví dụ 2: đèn giao thông
Một hộp đèn giao thông có trọng lượng 122 N được treo trên một sợi dây buộc
vào hai sợi dây khác như hình 5.10a. Các sợi dây phía trên không chắc bằng dây thẳng
đứng nên sẽ bị dứt nếu lực căng lớn hơn 100 N. Hỏi hộp đèn có đứng yên được không
hay là một trong các sợi dây sẽ bị đứt.
Giải
Khái niệm hóa hộp đèn giao thông
 Giả thiết là các sợi dây không bị đứt
 Không có cái gì chuyển động
Phân loại (bài toán) như là một bài toán về cân bằng
 Không có chuyển động, vậy gia tốc bằng không
 Mô hình hạt cân bằng
Phân tích
 Vẽ sơ đồ các lực tác dụng lên hộp đèn
 Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên nút buộc ở vị trí các dây nối với nhau: Nút buộc là
điểm phù hợp để chọn vì mọi lực ta quan tâm tác dụng dọc theo các đường
dây sẽ đi đến nút buộc.
 Áp dụng các phương trình cân bằng cho nút buộc

49
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 5.10

Với hộp đèn, ta có:


F y  0  T3  Fg  0 hay T3  Fg

Với nút buộc:


F x  T1 cos1  T2 cos2  0

F y  T1 sin1  T2 sin2  Fg  0

Giải các phương trình, ta được:


122N
T1   73,4N
sin37,0  cos37,0 tan53,0

 cos37,0 
T2  (73,4N)    97,4N
 cos53,0 
Ví dụ 3 (về mặt phẳng nghiêng)
Một chiếc xe khối lượng m đỗ
trên một đường dốc nghiêng có đóng
băng như trong hình 5.11a.
a. Tìm gia tốc của xe, giả thiết
mặt đường không có ma sát
b. Giả sử xe được thả từ trạng
thái nghỉ từ đỉnh dốc và
khoảng cách từ cản trước của
xe đến chân dốc là d. Xe phải
mất bao lâu để cản trước của
nó chạm chân dốc và tốc độ Hình 5.11
của xe lúc đến chân dốc.
50
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Giải
Câu a:
Khái niệm hóa: dùng hình 5.11a để khái niệm hóa tình huống của bài toán. Từ
kinh nghiệm hằng ngày, ta biết rằng một chiếc xe trên dốc nghiêng sẽ chuyển động
nhanh dần xuống dưới.
Phân loại: đây là hạt dưới tác dụng của lực tổng hợp do xe chuyển động có gia tốc.
Phân tích: Các lực tác dụng vào vật:
 Phản lực vuông góc với mặt nghiêng.
 Trọng lực hướng thẳng đứng xuống dưới.
Chọn hệ trục tọa độ với x dọc theo mặt nghiêng và y vuông góc với mặt nghiêng.
Thay trọng lực bởi các thành phần của nó (theo x và y).
Áp dụng mô hình hạt chuyển động dưới tác dụng của lực tổng hợp theo phương x
và hạt cân bằng theo phương y.
F x  mg sin  max

F y  n  mg cos  0

Giải phương trình thứ nhất, ta được ax  g sin


Câu b: Đây là nội dung liên quan đến phần động học. Dùng gia tốc tìm được ở
câu a để thay vào các phương trình động học. Từ đó tìm được:
2d
t và v xf  2gd sin
g sin
Trường hợp có nhiều vật:
Khi có hai hay nhiều vật kết nối với nhau hoặc tiếp xúc nhau, có thể áp dụng các
định luật Newton cho hệ như một vật tổng thể hay từng vật riêng rẽ.
Ta có thể chọn một cách để giải bài toán và
dùng cách khác để kiểm tra lại kết quả.
Ví dụ 4 (hệ nhiều vật): Máy Atwood
Khi hai vật có khối lượng khác nhau được
treo thẳng đứng trên một ròng rọc nhẹ và không có
ma sát ở trục như hình 5.14a thì hệ vật được gọi là
máy Atwood. Thiết bị này thường được dùng trong
phòng thí nghiệm để tìm giá trị của g. Hãy tìm gia
tốc của các vật và lực căng của sợ dây nhẹ.
Giải
Khái niệm hóa: Hãy tưởng tượng tình huống
trong hình 5.14a: khi một vật chuyển động xuống Hình 5.14

51
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

dưới thì vật kia chuyển động lên trên. Vì chúng được nối với nhau bằng một sợ dây
không giãn nên gia tốc của chúng có độ lớn bằng nhau
Phân loại:Các vật trong máy Atwood chịu tác dụng của trọng lực cũng như lực
của các dây buộc vào chúng nên ta có thể phân loại bài toán này như là bài toán có hai
hạt dưới tác dụng của lực tổng hợp.
Phân tích: Các lực tác dụng lên các vật:
 Lực căng dây (như nhau ở hai vật và ở các đoạn dây)
 Trọng lực
Các vật có gia tốc như nhau do chúng được nối với nhau.
Vẽ sơ đồ lực
Áp dụng các định luật Newton:
- Cho vật thứ nhất F y  T  m1g  m1ay

- Cho vật thứ 2: F y  m2g  T  m2ay

Giải để tìm các ẩn


 m  m1   2m1m2 
ay   2  g và T   g
 m 1  m2   m 1  m2 
Hoàn tất: Giá trị tìm được của gia tốc có thể diễn giải như là tỉ số giữa độ chênh
lệch về lực của hệ và tổng khối lượng của hệ, như dự đoán của định luật 2 Newton.
Ví dụ 5 (hệ nhiều vật):
Một quả cầu khối lượng m1 và một khối hộp
khối lượng m2 được nối với nhau bởi một dây
nhẹ vắt qua một ròng rọc nhẹ quay không ma sát
như hình 5.15a.
Khối hộp nằm trên một mặt nghiêng không
có ma sát với góc nghiêng . Tìm độ lớn của gia
tốc của hai vật và sức căng dây.
Khái niệm hóa:
Hãy hình dung các vật trong hình 5.15 đang
chuyển động. Nếu m2 đi xuống thì m1 sẽ đi lên.
Do các vật được nối với nhau bằng sợi dây nên
gia tốc của chúng có cùng độ lớn. Sử dụng hệ tọa
độ bình thường cho quả cầu và hệ tọa độ
“nghiêng” cho khối hộp.
Phân loại: Theo các phương yvà x’ thì đây Hình 5.15
là bài toán vật chịu tác dụng của lực tổng hợp.
Theo phương y’ thì là bài toán vật cân bằng.

52
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phân tích:
Xét các sơ đồ lực như trong hình 5.15b và 5.15c thì có thể áp dụng định luật 2
Newton cho các vật như sau:
Với quả cầu: F  T  m g  m a  m a
y 1 1 y 1

Với khối hộp:  F  m g sin  T  m a


x' 2 2 x'  m2a

 F  n  m g cos  0
y' 2

m2 sin  m1 m m  sin  1
Giải các phương trình trên, ta được: a  g và T  1 2 g
m1  m2 m1  m2

Hoàn tất: Khối hộp chuyển động có gia tốc xuống dưới nếu m2 sin > m1.
Ngược lại, gia tốc của khối hộp hướng lên trên và gia tốc của quả cầu hướng xuống
dưới. Từ kết quả gia tốc, có thể thấy rằng gia tốc là tỉ số giữa độ lớn của ngoại lực tác
dụng lên hệ với tổng khối lượng của các vật trong hệ.
Một quả cầu khối lượng m1 và một khối hộp khối lượng m2 được nối với nhau
bởi một dây nhẹ vắt qua một ròng rọc nhẹ quay không ma sát như hình 5.15a.
Khối hộp nằm trên một mặt nghiêng không có ma sát với góc nghiêng . Tìm độ
lớn của gia tốc của hai vật và sức căng dây.
Khái niệm hóa:
Hãy hình dung các vật trong hình 5.15 đang chuyển động. Nếu m2 đi xuống thì m1
sẽ đi lên. Do các vật được nối với nhau bằng sợi dây nên gia tốc của chúng có cùng độ
lớn. Sử dụng hệ tọa độ bình thường cho quả cầu và hệ tọa độ “nghiêng” cho khối hộp.
Phân loại:Theo các phương yvà x’ thì đây là bài toán vật chịu tác dụng của lực
tổng hợp. Theo phương y’ thì là bài toán vật cân bằng.
Phân tích:
Xét các sơ đồ lực như trong hình 5.15b và 5.15c thì có thể áp dụng định luật 2
Newton cho các vật như sau:
Với quả cầu: F  T  m g  m a  m a
y 1 1 y 1

Với khối hộp:  F  m g sin  T  m a


x' 2 2 x'  m2a

 F  n  m g cos  0
y' 2

m2 sin  m1 m m  sin  1
Giải các phương trình trên, ta được: a  g và T  1 2 g
m1  m2 m1  m2

Hoàn tất: Khối hộp chuyển động có gia tốc xuống dưới nếu m2 sin > m1.
Ngược lại, gia tốc của khối hộp hướng lên trên và gia tốc của quả cầu hướng xuống
dưới. Từ kết quả gia tốc, có thể thấy rằng gia tốc là tỉ số giữa độ lớn của ngoại lực tác
dụng lên hệ với tổng khối lượng của các vật trong hệ.

53
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

5.8 CÁC LựC MA SÁT


Khi một vật chuyển động trên bề mặt hoặc xuyên qua một môi trường nhớt thì sẽ
xuất hiện sức cản chuyển động. Đó là do các tương tác giữa vật và môi trường quanh
nó.
Sức cản này được gọi là lực ma sát.
5.8.1 Lực ma sát nghỉ (tĩnh)
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không chuyển
động. Chừng nào vật chưa chuyển động thì lực ma
sát nghỉ đúng bằng lực tác động từ bên ngoài ƒs = F
Nếu F tăng thì fs tăng và ngược lại.
Gọi µs là hệ số ma sát nghỉ thì ƒsµs n
Lưu ý: dấu bằng xảy ra khi các mặt bắt đầu
trượt lên nhau.
5.8.2 Lực ma sát trƣợt (động)
Lực ma sát trượt tác dụng khi vật chuyển động.
Hệ số ma sát trượt µkcó thể thay đổi theo tốc
độ của vật, tuy nhiên, ta bỏ qua sự thay đổi này.
ƒk = µk n
Khảo sát lực ma sát: Để khảo sát, ta tăng dần độ lớn của ngoại lực F và ghi lại giá
trị của lực ma sát. Chú ý thời điểm vật bắt đầu trượt. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa lực
ma sát và ngoại lực cho trên hình 5.16c.
Lưu ý:
 Các phương trình này chỉ quan tâm đến độ lớn của các lực, chúng không phải
là phương trình vec-tơ.
 Với ma sát nghỉ (fs), dấu bằng chỉ đúng khi vật sắp chuyển động, các bề mặt
sắp trượt lên nhau. Nếu các bề mặt chưa trượt lên nhau thì dùng dấu nhỏ hơn
 Hệ số ma sát phụ thuộc vào các mặt tiếp xúc.
 Lực ma sát nghỉ (tĩnh) thường lớn hơn lực ma sát trượt (động).
 Hướng của lực ma sát ngược với hướng của chuyển động và song song với
các mặt tiếp xúc.
 Hệ số ma sát hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
5.8.3 Ma sát trong các bài toán dùng các định luật Newton
Ma sát là một lực, do đó chỉ cần thêm nó vào trong các định luật Newton.
Các qui tắc về ma sát cho phép ta xác định hướng và độ lớn của lực ma sát.

54
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Ví dụ 1:
Một khối hộp đang nằm trên một mặt nghiêng như
hình 5.18. Nâng dần góc nghiêng cho đến khi hộp bắt đầu
trượt. Chứng tỏ rằng có thể tìm được hệ số ma sát nghỉ s
theo góc tới hạn .
Khái niệm hóa: Tưởng tượng rằng khối hộp có xu
hướng trượt xuống dưới do tác dụng của trọng lực. Hộp
trượt xuống nên ma sát sẽ hướng lên phía trên.
Phân loại: Khối hộp chịu tác dụng của nhiều lực
khác nhau, tuy nhiên, nó chưa trượt xuống dốc nên đây là Hình 5.18
bài toán hạt cân bằng.
Phân tích: Sơ đồ lực trên hình 5.18 cho 
thấy các lực tác dụng vào hộp gồm:
 
trọng lực mg , phản lực n và lực ma sát nghỉ fs . Chọn trục x dọc theo mặt nghiêng và y
vuông góc với mặt nghiêng.
F x  mg sin  fs  0

F y  n  mg cos  0

Giải hệ phương trình ta có fs  mg sin  n tan


Với góc nghiêng tới hạn c thì lực ma sát nghỉ bằng fs  s n nên s  tanc .
Hoàn tất: Khi hộp bắt đầu trượt thì ≥c. Hộp trượt có gia tốc xuống dưới thì
lực ma sát trượt fk  k n . Tuy nhiên, nếu giảm góc q thì vật cũng có thể trượt xuống,
nếu vật trượt thẳng đều thì k  tanc với c  c
Lưu ý: Với bố trí thí nghiệm như trên thì ta có thể xác định hệ số ma sát bằng
thực nghiệm: µ = tan 
 Với µs, sử dụng góc nghiêng khi khối hộp bắt đầu trượt.
 Với µk, sử dụng góc nghiêng khi mà khối hộp trượt xuống với tốc độ không đổi.
Ví dụ 2:
Một quả bóng khúc côn cầu trượt trên mặt băng
với tốc độ ban đầu là 20,0 m/s. Quả bóng trượt được
115 m trước khi dừng lại. Hãy xác định hệ số ma sát
trượt giữa quả bóng và băng.
Khái niệm hóa: Giả sử quả bóng chuyển động
sang phải như hình 5.19. Lực ma sát trượt tác dụng về
bên phải và làm quả bóng chuyển động chậm lại cho Hình 5.19
đến khi dừng hẳn.
Phân loại: Các lực tác dụng lên quả bóng như trong hình 5.19, nhưng bài toán lại
cho các biến số về động học. Do đó, có thể phân loại bài toán bằng nhiều cách khác

55
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

nhau. Theo phương thẳng đứng, đây là bài toán hạt cân bằng (tổng lực tác dụng lên vật
bằng 0). Theo phương ngang, là bài toán hạt có gia tốc không đổi.
Phân tích:Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên vật, lưu ý đến lực ma sát (ngược chiều
chuyển động, song song với mặt tiếp xúc).
Áp dụng mô hình hạt chịu tác dụng của lực tổng hợp theo phương x:
F x  fk  max

Áp dụng mô hình hạt cân bằng theo phương y:


F y  n  mg  0

Giải hệ phương trình, với định nghĩa lực ma sát trượt, ta được:
ax  k g
Sau khi tìm được gia tốc, áp dụng mô hình động học, ta tìm được
v xi2
k  thay số: k  0,117
2gxf
Hoàn tất: Lưu ý rằng k không có thứ nguyên và có giá trị bé, không đổi với một
vật trượt trên mặt băng.
Ví dụ 3: Gia tốc của hai vật buộc với nhau khi có ma sát
Một khối hộp có khối lượng m2 nằm trên một mặt ngang, nhám được nối với một
quả cầu khối lượng m1 bằng một sợi dây nhẹ vắt qua một ròng rọc nhẹ, không ma sát
như trong hình 5.20a. Tác dụng vào khối hộp một lực có độ lớn F hợp với phương
ngang một góc  và khối hộp chuyển động sang phải. Hệ số ma sát trượt giữa khối hộp
và mặt ngang là k Tìm độ lớn của gia tốc của hai vật.

Hình 5.20

Khái niệm hóa: Hình dung xem chuyện gì xảy ra khi tác dụng lực F vào khối
hộp. Giả sử lực đủ lớn để phá vỡ lực ma sát nghỉ nhưng không đủ lớn để nhất hộp lên,
hộp sẽ trượt sang phải và quả cầu được kéo lên.

56
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phân loại: Bài toán này là bài toán hai hạt dưới tác dụng của lực tổng hợp. Vì
khối hộp không bị nhấc lên nên theo phương thẳng đứng, khối hộp được xem là hạt
cân bằng.
Phân tích: Vẽ sơ đồ lực cho từng vật (hình 5.20b và 5.20c).
Áp dụng mô hình hạt chịu tác dụng của lực tổng hợp cho khối hộp theo phương
ngang:
F x  F cos  fk  T  m2ax  m2a (1)
Áp dụng mô hình hạt cân bằng cho khối hộp theo phương thẳng đứng
F y  n  F sin  m2g  0 (2)
Áp dụng mô hình hạt chịu tác dụng của lực tổng hợp cho quả cầu theo phương
thẳng đứng:
F y  T  m1g  m1ay  m1a (3)
Giải hệ phương trình, ta tìm được:
F  cos  k sin    m1  k m2  g
a (4)
m1  m2
Hoàn tất: Gia tốc của khối hộp có thể hướng sang phải hoặc trái tùy theo dấu
của tử số trong phương trình (4). Nếu vận tốc của khối hộp hướng sang trái thì phải đổi
dấu của fk trong (1). Trong trường hợp đó, chỉ cần đổi hai dấu cộng (+) trong tử số của
(4) thành dấu trừ (–).

57
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 6
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁC
CỦA CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON

Ở chương trước, hai mô hình khảo sát áp dụng định luật Newton đã được đưa ra,
tuy nhiên các mô hình đó chỉ áp dụng cho chuyển động thẳng.
Các định luật Newton còn có thể áp dụng trong các trường hợp khác như:
 Các vật chuyển động trên đường tròn
 Chuyển động được quan sát từ một hệ quy chiếu phi quán tính
 Chuyển động của một vật trong môi trường có độ nhớt
Rất nhiều ví dụ sẽ được minh họa cho việc áp dụng các định luật Newton trong
các tình huống mới này.

6.1 CHUYểN ĐộNG TRÕN ĐềU VÀ GIA TốC


Một vật chuyển động với vận tốc không đổi trên một đường tròn bán kính r với
gia tốc không đổi.
Độ lớn của gia tốc cho bởi công thức:
v2
ac  (6.1)
r

Với gia tốc hướng tâm, a c , có chiều hướng
vào tâm của đường tròn. Gia tốc hướng tâm luôn
vuông góc với vectơ vận tốc.
Lực gây ra gia tốc hướng tâm có chiều hướng
vào tâm đường tròn. Lực này gây ra sự thay đổi
hướng của vectơ vận tốc.
Nếu lực này mất đi, vật sẽ tiếp tục chuyển
động thẳngtheo phƣơng tiếp tuyến với đường tròn.
(như hình vẽ)
Áp dụng định luật 2 Newton theo phương dọc theo phương của bán kính, tổng
hợp lực gây ra gia tốc hướng tâm liên hệ với gia tốc theo công thức:
v2
 F  mac  m r
(6.2)

58
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Ví dụ 6.1: (Con lắc hình nón) Một quả


bóng nhỏ có khối lượng m được treo trên sợi
dây có chiều dài L. Quả bóng quay vòng tròn
với vận tốc không đổi theo phương nằm
ngang với bán kính r. Hãy tìm vận tốc v của
quả bóng.
Giải
Vật ở trạng thái cân bằng theo chiều
thẳng đứng do vật chuyển động tròn đều theo
phương ngang.
Ta có:
∑Fy = 0 → T cos θ = mg
∑Fx = T sin θ = mac
Ta thu được kết quả v không phụ thuộc vào m theo công thức:
v  L g sin tan (6.3)
 Chuyển động tròn theo phƣơng ngang:
Vận tốc của vật chuyển động không phụ thuộc vào khối lượng của vật và lực
căng của dây. Nhưng lực hướng tâm gây ra do lực căng dây.
Vận tốc lớn nhất phụ thuộc vào lực căng lớn nhất mà sợi dây chịu được.
Ví dụ 6.2: (Đường cong nằm ngang) Một chiếc xe hơi
chuyển động trên đường nằm ngang, thì trước mặt xuất hiện
một khúc cua như hình vẽ. Bán kính của khúc cua là r và hệ
số ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường là µ. Hãy tìm
vận tốc lớn nhất mà xe có thể thực hiện được việc ôm cua
trên đoạn đường này.
Giải
Chiếc xe hơi có thể xem là một vật chuyển động tròn
đều theo phương ngang. Do đó, có thể xem chiếc xe hơi ở
trạng thái cân bằng theo phương thẳng đứng.
Lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường gây ra lực
hướng tâm trong chuyển động này.Vận tốc tối đa mà xe có
thể đạt được trên đoạn đường cong:
v  s gr (6.4)
Chú ý: Vận tốc này không phụ thuộc vào khối lượng của xe. Đó là lý do tại sao
các đoạn cua chỉ có một tốc độ giới hạn cho mọi loại xe.

59
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Ví dụ 6.3: (Đường cong nghiêng) Một kĩ sư thiết kế


mới nghĩ ra một cách giải quyết cho bài toán ví dụ 6.2 để
xe không cần dùng lực ma sát để thực hiện việc ôm cua.
Nói một cách khác, chiếc xe hơi có thể ôm cua trong
trường hợp mặt đường bị phủ băng. Mặt đường được chế
tạo nghiêng một góc θ như hình vẽ. Hỏi góc θ phải bằng
bao nhiêu?
Giải
Thiết kế này nhằm làm cho lực ma sát giảm về 0. Xe
hơi có thể xem như một vật ở trạng thái cân bằng theo
phương thẳng đứng. Có thể xem chiếc xe như một vật
chuyển động tròn đều theo phương ngang.
Với thiết kế này, phản lực của mặt đường sẽ đóng vài trò lực hướng tâm.
Góc nghiêng của mặt đường được tính theo công thức:
v2 (6.5)
tan 
rg
Với v là tốc độ thiết kế, góc nghiêng này không phụ thuộc vào khối lượng của
phương tiện.
Nếu chiếc xe chạy trên đường cong nhỏ hơn tốc độ thiết kế, lực ma sát cần thiết
để giữ cho chiếc xe khỏi trượt xuống khỏi đường nghiêng.
Nếu chiếc xe chạy trên đường cong lớn hơn tốc độ thiết kế, thì lực ma sát cần
thiết để giữ cho xe khỏi trượt lện trên đường nghiêng.
Ví dụ 6.4: (Trò chơi vòng quay khổng lồ) Một đứa
trẻ có khối lượng m ngồi trên trò chơi vòng quay khổng
lồ như hình vẽ. Biết bán kính vòng quay là R, vận tốc
chuyển động của đứa trẻ không đổi v. Xác định lực tác
dụng lên ghế đứa trẻ ngồi tại vị trí thấp nhất của vòng
tròn.
Giải
Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn có chiều ngược
nhau đối với vị trí trên cùng và dưới cùng của quỹ đạo.
Có thể xem chuyển động này là chuyển động tròn
đều nhưng chịu thêm tác dụng của lực hấp dẫn.
Những đứa trẻ có thể xem là chất điểm.
Ở vị trí dưới cùng của quỹ đạo, lực hướng lên (phản
lực pháp tuyến) tác dụng lên vật lớn hơn trọng lượng của vật.

60
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

mv 2
 F  nbot  mg  r
 v2 
nbot  mg  1  
 rg 

Còn ở vị trí trên cùng của quỹ đạo, phản lực pháp
tuyến tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực của vật.
mv 2
 F  ntop  mg  r
v2 
ntop  mg   1
 rg 

6.2 CHUYểN ĐộNG TRÕN KHÔNG ĐềU


Gia tốc và lực có thêm thành phần tiếp tuyến.

Fr lực hướng tâm

Ft lực tiếp tuyến

Tổng hợp lực:


  
F  F  F
r t

Ví dụ 6.5: (Chuyển động tròn không đều theo phương thẳng đứng) Một quả cầu
nhỏ khối lượng m được gắn vào đầu một sợi dây có chiều dài R và đang quay theo
phương thẳng đứng quanh điểm O cố định như hình vẽ. Hãy xác định gia tốc tiếp
tuyến của quả cầu và lực căng dây khi vận tốc của quả cầu là v và sợi dây tạo một với
phương thẳng đứng thành 1 góc θ.
Giải
Lực hấp dẫn gây ra lực tiếp tuyến lên vật. Ta phân
tích các thành phần củaFg
Sử dụng mô hình vật có dạng hình cầu dưới tác
dụng của hợp lực đang chuyển động trên đường tròn.
Đối với, chuyển động tròn không đều. Lực căng dây
được tính theo công thức:
 v2 
T  mg   cos  (6.6)
 Rg 
Xét điểm trên cùng và dưới cùng của đường tròn.
Ta thấy:

61
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Lực căng tại điểm dưới cùng là lớn nhất:


 v bot
2

T  mg   1
 Rg 
Còn lực căng tại điểm trên cùng là nhỏ nhất
 v top
2

T  mg   1
 Rg 
 
Nếu lực căng tại điểm trên cùng Ttop = 0, thì:
v top  gR

6.3 CHUYểN ĐộNG TRONG Hệ QUY CHIếU PHI QUÁN TÍNH (Hệ
QUY CHIếU CHUYểN ĐộNG CÓ GIA TốC)
Lực quán tính là kết quả khi chúng ta xét chuyển động
trong một hệ quy chiếu không quán tính.
Lực quán tính là do quan sát được thực hiện trong hệ quy
chiếu phi quán tính.
Lực quán tính xuất hiện và tác dụng lên vật giống như một
lực thực,tuy nhiên chúng ta không thể phát hiện vật thứ hai nào
gây ra lực quán tính đó. Nên nhớ rằng lực thực luôn gây ra bởi
tương tác giữa 2 vật nào đó.
Lực quán tính dễ thấy nhất xuất hiện khi ởtrên các vật
chuyển động thẳng có gia tốc.
6.3.1 Lực ly tâm
Đối với hệ quy chiếu gắn với hành khách (trên hình b),
một lực xuất hiện đẩy cô ta nghiêng khỏi ghế về phía bên phải.
Đối với hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, chiếc xe hơi tác
dụng một lực về bên trái vào hành khách (hình c).
Lực đẩy hành khách ra ngoài được gọi là lực ly tâm. Nó là
lực quán tính do xuất hiện gia tốc hướng tâm khi xe chuyển
hướng.
Còn trên thực tế, lực ma sát chính là lực giữ cho hành
khách chuyển động cùng với chiếc xe. Do đó, nếu lực ma sát
không đủ lớn, hành khách sẽ tiếp tục chuyển động thẳng theo
phương ban đầu theo định luật 1 Newton.
6.3.2 Lực Coriolis
Đây là lực xuất hiện bởi sự thay đổi bán kính quỹ đạo của một vật trong một hệ
quy chiếu đang quay.
62
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Kết quả của sự quay là đường cong của quả bóng ném.
Đối với người bắt bóng, một lực theo phương ngang tác dụng vào làm quả bóng
chuyển động cong.

Ví dụ về lực quán tính:


Mặc dù lực quán tính không phải lực thực, nhưng nó lại gây ra những tác động
thực.
Ví dụ:
 Những vật trên xe hơi thường bị trượt đi.
 Bạn cảm giác như bị đẩy ra ngoài khi ngồi trên một bề mặt đang quay.
 Lực Coriolis chịu trách nhiệm cho chuyển độngquay trong hệ thống thời tiết,
bao gồm cả bão, và các dòng hải lưu.
6.3.3 Lực quán tính trong chuyển động thẳng
Đối với quan sát viên ở ngoài xe (hình a), gia tốc của quả cầu do thành phần nằm
ngang của lực căng dây gây ra. Còn vật ở trạng thái cân bằng theo phương thẳng đứng
F x  T sin  ma
F y  T cos  mg  0

Đối với quan sát viên trên xe (hình b), tổng hợp lực tác dụng lên quả cầu bằng 0
vàvật ở trạng thái cân bằng theo cả 2 phương
F ' x  T sin  Ffictitious  ma
F ' y  T cos  mg  0

63
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Và nó sẽ thỏa khi:
Ffictiitous = ma (6.7)

6.4 CHUYểN ĐộNG VớI LựC CảN


Chuyển động của một vật có thể trong một môi trường nào đó như chất lỏng,
r
hoặc chất khí. Và môi trường sẽ tác dụng lên vật một lực cản, R , khi vật chuyển động
trong nó.
r
Độ lớn của lực cản R phụ thuộc vào môi trường.
Hướng của lực cản ngược với hướng chuyển động của vật hay không tùy thuộc
vào môi trường.
r r
R gần như luôn tăng cùng với sự tăng của tốt độ. Độ lớn của lực cản R phụ
thuộc rất phức tạp vào tốc độ. Chúng ta chỉ khảo sát 2 trường hợp:
r
 R tỉ lệ với tốc độ(v): trong các trường hợp vật chuyển động với tốc độ nhỏ và
các vật có kích thước nhỏ (ví dụ như các hạt bụi chuyển động trong không khí.
r
 R tỉ lệ với bình phương tốc độ (v2): trong trường hợp vật có kích thước lớn (ví
dụ như người nhảy dù).
6.4.1 Lực cản tỉ lệ với tốc độ
Lực cản có thể cho bởi công thức:
r r
R  bv (6.8)
Với b phụ thuộc vào tính chất của môi trường và hình
dáng, kích thước của vật.
Dấu trừ trong công thức thể hiện lực cản ngược hướng
với chiều chuyển động.
Ví dụ 6.6: Xét một quả cầu nhỏ có khối lượng m đang
rơi trong chất lỏng từ trạng thái nghỉ.

64
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Những lực tác dụng lên vật:


 Lực cản
 Lực hấp dẫn
Kết quả của chuyển động là:
dv
mg  bv  ma  m
dt
dv b
a g v
dt m
Lực cản tỉ lệ với tốc độ.
Tại thời điểm ban đầu, v = 0 vàdv/dt = g
Theo thời gian, lực cản R tăng, còn gia tốc giảm dần.
Gia tốc của vật bằng 0 khi R = mg
Lúc này, tốc độ v đạt đến tốc độ tốc giới hạn và không thay đổi nữa.
Vận tốc giới hạn
Để tìm vận tốc giới hạn, ta có a = 0
mg
vT 
b
Giải phương trình vi phân, ta được:

v
mg
b

1  e b t m
  v 1 e 
T
t 

Với tLà hằng số thời gian, có độ lớn:


m
t
b
6.4.2 Lực cản tỉ lệ thuận với bình phƣơng tốc độ
Những vật chuyển động với vận tốc lớn trong không
khí, lực cản của không khí sẽ tỉ lệ với bình phương vận tốc:
R = ½ DAv2 (6.9)

Với D là một đại lượng không thứ nguyên được gọi là hệ số cản,  là mật độ của
không khí, A là diện tích tiết diện vuông góc với vận tốc của vật, v là tốc độ của vật.
Khảo sátmột vật rơi trong không khí khi tính đến lực cản
của không khí:
1
 F  mg  2 D Av 2
 ma

 D A  2
a  g  v
 2m 

65
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Vận tốc giới hạn sẽ đạt được khi gia tốc tiến tới 0.
Giải các phương trình trên ta sẽ được:
2mg
vT  (6.10)
D A
Bảng 6.1: Một vài vận tốc giới hạn
Khối lƣợng Diện tích Vận tốc giới hạn
Vật thể
(kg) mặt cắt (m2) (m/s)

Người nhảy dù 75 0,7 60

Quả bóng chày(bán kính 3,7 cm) 0,145 4,2.10-3 43

Quả golf (bán kính 2,1 cm) 0,046 1,4.10-3 44

Hạt mưa đá (bán kính 0,5 cm) 4,8.10-4 7,9.10-5 14

Giọt mưa (bán kính 0,2 cm) 3,4.10-5 1,3.10-5 9

Ví dụ 6.7:Người nhảy dù
Quan sát một người nhảy dù nhảy từ máy bay ra:
 Vận tốc ban đầu bằng 0
 Rơi với gia tốc trọng trường
 Rơi với vận tốc tăng dần, nhưng sau đó tăng
chậm dần do lực cản tăng.
Trên thực tế, khi lực hấp dẫn cân bằng với lực cản,
người đó đạt đến vận tốc giới hạn.
Khi bung dù:
 Đôi khi sau khi đạt vận tốc giới hạn, dù sẽ được
bung ra.
 Tạo ra sự tăng lên rất lớn của lực cản. Dẫn đến tổng hợp lực, và gia tốc lúc
này lại theo phương hướng lên. Do đó, vận tốc rơi sẽ giảm xuống.
 Và lúc này, sẽ đạt đến một vận tốc giới hạn mới, nhỏ hơn vận tốc cũ.
Ví dụ 6.8:Sự rơi của tấm lọc cà phê
Một loạt các tấm lọc cà phê có (dạng cái bát) được cho rơi tự do và khảo sát vận
tốc giới hạn.
Hằng số thời gian  là nhỏ, các tấm lọc cà phê đạt vận tốc giới hạn rất nhanh.
66
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Các thông số:


 Khối lượng của mỗi tấm lọc là meach = 1.64 g
 Xếp các tấm lọc chồng lên nhau sao cho diện tích bề mặt không tăng
Mô hình:
 Xem như các tấm lọc là chất điểm ở trạng thái cân bằng
Số liệu thu được từ thực nghiệm:
Bảng 6.2:Vận tốc giới hạn và lực tác dụng lên tấm lọc cà phê
Số tấm lọc Vận tốc giới hạn (m/s) Lực cản R (N)
1 1.01 0.0161
2 1.40 0.0322
3 1.63 0.0483
4 2.00 0.0644
5 2.25 0.0805
6 2.40 0.0966
7 2.57 0.1127
8 2.80 0.1288
9 3.05 0.1449
10 3.22 0.1610
Khi đạt đến tốc độ giới hạn, lực cản hướng lên cân bằng với trọng lực hướng xuống:
R= mg
Khảo sát đồ thị:

Đồ thị biểu diễn trên cho thấy sự phụ thuộc của lực cản vào tốc độ giới hạn lại
không phải là đường thẳng.
Nghĩa là lực cản không tỉ lệ với tốc độ của vật.

67
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Đồ thị phụ thuộc của lực cản vào bình phương tốc độ lại là đường thẳng. Nghĩa
là lực cản tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.
Ví dụ 6.9: Lực cản tác dụng lên một quả bóng chày.
Vật thể chuyển động theo phương ngang trong không khí.
Lực cản không khí làm quả bóng chuyển động chậm dần.
Còn lực hấp dẫn làm quỹ đạo của quả bóng bị cong xuống.
Quả bóng có thể xem như chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hợp lực.
 Hãy xét tại một thời điểm, nên không lo ngại về gia tốc.
Tìm D và R từ công thức 6.9 và 6.10, ta có:
2m g
D
vT2  A

1
R D  Av 2
2

68
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 7
NĂNG LƢỢNG CỦA MỘT HỆ

Rất nhiều bài toán có thể được giải quyết bằng các định luật Newton và các
nguyên lý liên quan. Tuy nhiên, lại có rất nhiều bài toán trên lý thuyết có thể giải bằng
các định luật Newton nhưng thực tế thì lại rất phức tạp. Các bài toán đó lại có thể giải
một cách dễ dàng bằng một cách khác.
Khái niệm về năng lượng là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong khoa
học và kỹ thuật.Mỗi quá trình vật lý xảy ra trong vũ trụ liên quan đến việc chuyển hóa
từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Và năng lượng là không dễ dàng
xác định.
Mô hình khảo sát: Phương pháp tiếp cận mới sẽ liên quan đến việc thay đổi từ
mô hình chất điểm sang mô hình hệ.Những mô hình khảo sát như thế sẽ được chính
thức giới thiệu trong các chương tiếp theo.Trong chương này, các hệ được giới thiệu
cùng với ba cách để lưu trữ năng lượng trong một hệ.

7.1 Hệ VÀ MÔI TRƢờNG


Một hệ là một phần nhỏ của cả vũ trụ.
Chúng ta sẽ bỏ qua những thành phần khác trong vũ trụ
Kỹ năng đầu tiên là phải xác định được hệ.
Đó là bước đầu tiên để giải các bài toán
Một hệ hợp lệ có thể:
 là một vật hoặc một chất điểm
 là một tập hợp nhiều vật hoặc nhiều chất điểm
 là một vùng không gian
 thay đổi kích thước và hình dạng theo thời gian
Những điều cần chú ý khi giải bài toán:
Các vấn đề chung cần được giải quyết bằng cách phân loại ra các bước. Phân loại
các bước của chiến lược chung như sau:
 Xác định sự cần thiết cho một hệ thống phương pháp tiếp cận
 Xác định hệ chất điểm
 Cũng xác định một ranh giới hệ
 Một bề mặt tưởng tượng mà chia vũ trụ thành hệ và môi trường
 Không nhất thiết trùng với một bề mặt thực

69
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Môi trường bao quanh hệ


Ví dụ một hệ: Một lực tác dụng vào một vật trong không gian trống rỗng
 Hệ là vật đó.
 Bề mặt của vật là ranh giới của hệ
 Lực là một ảnh hưởng lên hệ thống từ môi trường được tác động xuyên qua
ranh giới của hệ.

7.2 CÔNG
Công(ký hiệu là W) thực hiện lên hệ bởi một tác nhân tác dụng một ngoại lực
không đổi lên hệ bằng tích của độ lớn lực F với độ dịch chuyển Δr của vị trí của điểm
bị lực tác dụng lên nhân và cosθ, với θ là góc tạo bởi lực và vectơ độ dịch chuyển:
W = FΔr cosθ (7.1)
Chú ý rằng độ dịch chuyển ở đây là độ dịch chuyển của
điểm mà lực tác dụng vào.
Lực sẽ không thực hiện công trên vật nếu lực không
chuyển động cùng với phương dịch chuyển.
Công thực hiện bởi một lực làm cho vật dịch chuyển có
độ lớn bằng 0 khi lực vuông góc với phương dịch chuyển.
Độ dịch chuyển trong công thức tính công:
Nếu lực tác dụng vào một vật cứng mà có thể xem như
một chất điểm, thì độ dịch chuyển giống như độ dịch chuyển
của chất điểm.
Đối với hệ biến dạng được thì độ dịch chuyển của vật
không giống với độ dịch chuyển mà lực tác dụng vào.
Do đó, độ dịch chuyển chúng ta chỉ xét đến điểm mà
lực tác dụng vào.
Ví dụ 7.1:
Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn không sinh ra công
trên vật.
 cos θ = cos 90° = 0

Chỉ có lực F thực hiện công trên vật.
Dấu của công phụ thuộc vào hướng của lực và hướng của độ dịch chuyển.
 Công dương khi lực và độ dịch chuyển có cùng hướng.
 Công âm khi chúng ngược hướng.
Công được thực hiện bởi một lực có thể tính được, nhưng lực không nhất thiết là
nguyên nhân sinh ra sự dịch chuyển.
70
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Công là một đại lượng vô hướng.


Đơn vị của công là joule (J)
 1 joule = 1 newton. 1 meter = kg ∙ m² / s²
 J=N·m
Công là một dạng năng lƣợng trao đổi:
Đây là điều rất quan trọng khi giải quyết các bài toán.
Nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị dương, nghĩa là năng lượng được
truyền vào hệ.
Còn nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị âm, thì năng lượng được thoát ra
khỏi hệ.
Nếu một hệ tương tác với môi trường ngoài, thì sự tương tác đó có thể xem như
sự trao đổi năng lượng truyền qua ranh giới của hệ.Điều này dẫn đến một sự thay đổi
của năng lượng được dự trữ trong hệ.

7.3 NHÂN VÔ HƢớNG 2 VECTƠ


r r
Nhân vô hướng 2 vectơ được kí hiệu: A  B và có
giá trị bằng
r r
A  B  A B cos 
Vớiθlà góc giữa 2 vectơ A và B
Áp dụng vào công thức tính công, ta được:
r r
W  F r cos  F  r (7.2)
Nhân vô hướng có tính chất giao hoán:
r r r r
A B  B  A
Và tính chất kết hợp:

 
r r r r r r r
A  B  C  A B  A  C

7.4 CÔNG ĐƢợC THựC HIệN BởI LựC CÓ Độ


LớN THAY ĐổI
Để sử dụng công thức W = F Δ r cos θ, lực phải
không đổi, do đó công thức này không thể sử dụng cho
việc tính công của một lực biến thiên.
Giả sử rằng trong khoảng dịch chuyển rất nhỏ Δx
thì F là hằng số

71
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Do đó, trong khoảng đó, W ~ FΔx


xf
Vì vậy, trên cả quãng đường dịch chuyển: W   Fx x
xi

Nếu đoạn dịch chuyểnΔx tiến tới 0.


Ta có:
xf

 Fx x   Fxdx
xf
lim
x 0 xi
xi

xf
Do đó, W   Fx dx (7.3)
x i

Trên đồ thị, công được tính bằng diện tích giới


hạn bởi đường cong nằm giữa xi và xf.
Công thực hiện bởi nhiều lực:
Nếu có nhiều lực tác dụng lên hệ, và hệ có thể
xem như một chất điểm, thì tổng công tác dụng lên
hệ là công tác dụng bởi hợp lực:

W  W   F dx
xf
ext  x
xi

Trong trường hợp tổng quát, độ lớn và chiều của hợp lực có thể thay đổi.

 
r r
   dr
(7.4)
xf
W  W ext  F
xi

Kí hiệu “ext” nói đến là công thực hiện bởi các yếu tố bên ngoài hệ.
Nếu hệ không thể xem như một chất điểm thì tổng công bằng tổng đại số các
công thực hiện bởi từng lực

 
r r
W  W ext 
forces
F  dr (7.5)

 Công là đại lượng vô hướng, nên tổng là tổng đại số.


Ví dụ 7.2:Công thực hiện bởi một lò xo
Một mô hình vật lý cho trường hợp lực thay đổi phụ thuộc vào vị trí.
Hộp nằm theo phương ngang, trượt không ma sát trên bề mặt.
Quan sát chuyển động của hộp với các giá trị khác nhau của chiều dài của lò xo.

72
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Lực đàn hồi (Định luật Hooke)

Lực tác dụng bởi lò xo là: Fs = - kx (7.6)


 x là vị trí của chiếc hộp cách vị trí cân bằng (x = 0).
 k được gọi là hệ số đàn hồi và được đo bởi độ cứng của lò xo.
Đây là phát biểu của định luật Hooke.
Biểu diễn định luật Hooke dưới dạng vectơ
r
Fs  Fx ˆi  kx ˆi

- Khi x dương (lò xo bị giãn), lực F nhận giá trị âm.


- Khi x bằng 0 (tại ví trí cân bằng), lực F bằng 0
- Khi x âm (lò xo bị nén), lực F dương.
Lực tác dụng bởi lò xo luôn có chiều hướng về vị trí cân bằng.
Nếu thả hộp ra, nó sẽ dao động giữa 2 vị trí –x và x.
73
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Công thực hiện bởi lò xo

Xem cái hộp là một hệ.


Tính công thực hiện khi hộp chuyển động giữa
2 vị trí từ xi = - xmax đến xf = 0.
  
r r xf
Ws   Fs  d r   kx ˆi  dx ˆi
xi

1 2
 kx  dx 
0
 kxmax
 xmax 2
Còn tổng công thực hiện khi hộp dịch chuyển từ
-xmax đến xmax bằng 0
Xét hộp dịch chuyển một đoạn tùy ý từ x = xi đến x = xf.
Công thực hiện bởi lò xo trên hộp là:
1 2 1 2
 kx  dx 
xf
Ws   kxi  kxf
xi 2 2
 Nếu điểm cuối trùng với điểm đầu thì W = 0
Ví dụ 7.3: Lò xo chịu sự tác dụng của một lực
Giả sử rằng có một ngoại lực Fapp kéo giãn lò xo.
Lực tác dụng vào sẽ bằng với lực đàn hồi của lò xo.
 

Fapp  Fapp ˆi  Fs   kx ˆi  kx ˆi 
Công thực hiện bởi lực Fapp khi hộp chuyển động từ vị
trí –xmax đến x = 0 thì bằng -½ kx2max
Đối với một đoạn dịch chuyển bất kì, công thực hiện
bởi lực tác dụng là:
1 2 1 2
 kx  dx 
xf
Wapp   kxf  kxi
xi 2 2

74
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

7.5 ĐộNG NĂNG


Một kết quả của công khi tác dụng vào hệ là làm cho hệ thay đổi vận tốc. Ta nói,
hệ thu được động năng.
Động năng là năng lượng của một chất điểm đặc trưng cho chuyển động của nó.
K = ½ mv2 (7.7)
Trong đóK là động năng, m là khối lượng của chất điểm, v là vận tốc chuyển
động của chất điểm.
Sự thay đổi của động năng là một kết quả khả dĩ của việc thực hiện công để
truyền năng lượng cho hệ.
Tính công của hợp lực tác dụng lên hệ:

 F dx  
xf xf
Wext   ma
xi xi

vf
Wext   mv dv
vi

1 1
Wext  mv f2  mv i2
2 2
Wext  Kf  Ki  K

Định lý về động năng


Định lý về động năng: Wext = Kf – Ki = ΔK (7.8)
Khi công thực hiện trên một hệ và chỉ làm thay đổi vận tốc của hệ, thì tổng công
thực hiện trên hệ bằng độ thay đổi động năng của hệ.
 Vận tốc của hệ sẽ tăng nếu công dương
 Vận tốc của hệ sẽ giảm nếu công âm.
 Định lý cũng có giá trị đối với vận tốc quay
Định lý về động năng không đúng nếu có sự thay đổi khác trong hệ (bên cạnh sự
thay đổi về vận tốc) hoặc có sự tương tác khác với môi trường ngoài.
Định lý động năng áp dụng cho vận tốc của hệ, chứ không phải tốc độ.
Ví dụ 7.4: Định lý động năng
Xét hệ là cái hộp và có 3 ngoại lực tác dụng lên hệ.
Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn không thực
hiện công vì chúng vuông góc với phương dịch
chuyển của hệ.
Wext = ΔK = ½ mvf2 – 0
Có thể kiểm ra đáp số bằng cách xem hộp là
một chất điểm và sử dụng các phương trình động lực học.

75
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

7.6 THế NĂNG


Thế năng là dạng năng lượng được xác định bởi cấu trúc của một hệ mà trong đó
các thành phần của hệ tương tác với nhau bằng các lực.
 Các lực này là nội lực của hệ.
 Chỉ liên quan đến các loại lực cụ thể giữa các thành phần của hệ.
7.6.1 Thế năng hấp dẫn
Xét hệ gồm Trái Đất và quyển sách (như hình vẽ).
Thực hiện một công vào quyển sách bằng cách nâng
quyển sách thật chậm theo phương thẳng đứng.

r   y f  y i  ˆj

Công thực hiện lên hệ phải xuất hiện như là sự tăng


năng lượng của hệ.
Không có sự thay đổi động năng khi quyển sách bắt
đầu chuyển động đến khi quyển sách dừng lại.
Giả sử rằng quyển sách trong hình được thả cho rơi.
Khi rơi đến vị trí ban đầu, nó có một động năng nào đó.
Như vậy, khi cuốn sách ở vị trí cao nhất, hệ có một
tiềm năng tạo ra động năng nhưng nó chỉ thể hiện khi mà
cuốn sách rơi xuống một vị trí bên dưới.
Cơ chế tích trữ năng lượng này được gọi là thế năng.
Thế năng hấp dẫn là năng lượng liên kết với một vật phụ thuộc vào độ cao của
vật đó trên bề mặt của Trái Đất.

 

Wext  Fapp   r

Wext  (mgˆj)   y f  y i  ˆj


Wext  mgy f  mgy i
Độ lớn mgy xác định thế năng hấp dẫn, Ug.
Ug = mgy (7.9)
Đơn vị của thế năng là joules (J)
Thế năng là một đại lượng vô hướng.
Công có thể làm thay đổi thế năng hấp dẫn của hệ
Wext = Δug
Thế năng luôn gắn liền với một hệ của 2 hay nhiều vật tương tác lẫn nhau.

76
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Giải bài toán thế năng hấp dẫn


Thế năng hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật so với bề mặt Trái Đất.
Khi giải các bài toán, chúng ta cần phải chọn một mốc quy chiếu sao cho thế
năng hấp dẫn tại đó bằng một giá trị tham khảo nào đó, thường là bằng 0.Việc chọn
lựa mốc thế năng là tùy ý.
Thông thường một vật nằm trên bề mặt của Trái Đất được xem như có thế năng
hấp dẫn bằng 0. Hoặc thường các bài toán đề xuất một mốc thế năng để sử dụng.
7.6.2 Thế năng đàn hồi
Thế năng đàn hồicóliên quan đến lò xo.
Lực đàn hồi của lò xo (ví dụ, tác dụng lên một cái hộp) là Fs = - kx
Công thực hiện bởi ngoại lực tác dụng lên hệ lò xo- hộp là:
W = ½ kxf2 – ½ kxi2
Công này bằng với độ chênh lệch giữa giá trị đầu và giá trị cuối của sự giãn nén
của hệ.
Do đó, biểu thức này là thế năng đàn hồi:
Us = ½ kx2 (7.10)
Thế năng đàn hồi có thể hiểu là sự dự trữ năng lượng trong sự biến dạng của lò
xo. Năng lượng dự trữ này có thể chuyển hóa thành động năng.
Quan sát hiệu ứng khác nhau của sự biến dạng của lò xo:
Thế năng đàn hồi dự trữ trong lò xo bằng 0 khi lò xo không biến dạng (U= 0 khi
x= 0).
Năng lượng được dự trữ trong lò xo chỉ khi lò xo giãn hay nén.
Thế năng đàn hồi lớn nhất khi lò xo đạt đến độ nén hoặc độ giãn lớn nhất.
Thế năng đàn hồi luôn dương, bởi vì x2 luôn dương.

77
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Ví dụ về biểu đồ thanh năng lƣợng

Biểu đồ thanh năng lượng là một đồ thị quan trọng để biểu diễn thông tin về năng
lượng của hệ.
 Trục tung biểu diễn số lượng năng lượng của một loại nhất định trong hệ.
 Trục hoành cho thấy các loại năng lượng có trong hệ.
Trong hình a, không có năng lượng nào cả, bởi vì lò xo đang thả lỏng còn hộp thì
không chuyển động.

78
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Trong hình b và c, tay thực hiện công lên hệ. Do lò xo bị nén lại nên có thế năng
đàn hồi trong hệ. Không có động năng trong hệ vì hộp vẫn đang được giữ

Trong hình d, hộp được thả ra cho chuyển động về phía bên phải trong khi vẫn
tương tác với lò xo. Do đó, thế năng hấp dẫn của hệ giảm trong khi động năng của hệ
tăng.
Trong hình e, lò xo trở về chiều dài ban đầu và hệ chỉ còn động năng do sự
chuyển động của cái hộp.

7.7 NộI NĂNG


Loại năng lượng liên hệ với nhiệt độ của vật được gọi là nội năng của vật đó, Eint.
Trong ví dụ như hình vẽ, bề mặt là một hệ.Ma sát thực hiện công và làm tăng nội
năng của bề mặt.
Khi quyển sách dừng lại, tất cả động năng của nó chuyển hóa toàn bộ thành nội
năng.
Nhưng tổng năng lượng là không đổi.

79
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

7.7.1 Lực bảo toàn (lực thế)


Độ lớn của công thực hiện bởi một lực tác dụng lên
một chất điểm làm chất điểm này chuyển động giữa 2 điểm
mà không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động của chất
điểm đó, lực này được gọi là lực thế.
Do đó, công thực hiện bởi lực thế tác dụng lên chất
điểm trên một quỹ đạo kín bằng 0. Quỹ đạo kín là quỹ đạo
mà điểm đầu trùng với điểm cuối.
Ví dụ về lực thế:
 Lực hấp dẫn
 Lực đàn hồi
Chúng ta có thể kết hợp thế năng cho một hệ với bật kì
một loại lực thế tác dụng giữa các thành phần trong hệ đó.
Xét hệ chỉ có lực thế. Thì một cách tổng quát, ta có:
Wint = - ΔU
Wint được dùng như công thực hiện bởi một thành phần
của hệ lên một thành phần khác và chỉ trong nội bộ của hệ.
Công dương thực hiện bởi một tác nhân bên ngoài làm
tăng thế năng của hệ.
Công thực hiện bởi một thành phần của hệ bởi lực thế
bên trong một hệ cô lập là nguyên nhân làm giảm thế năng của hệ.
7.7.2 Lực không bảo toàn (lực phi thế)
Một lực không bảo toàn thì không thỏa mãn các điều kiện của lực thế.
Lực không bảo toàn tác dụng lên hệ và làm biến đổi năng lượng cơ học của hệ.
Emech = K + U
Với K bao gồm động năng của tất cả chuyển động trong hệ, và U bao gồm tất cả
các dạng thế năng của hệ.
Như trên hình vẽ bên, công để chống lại lực ma sát trên quãng đường A thì lớn
hơn trên quãng đường B.Bởi vì công được thực hiện trên quãng đường, lực ma sát là
lực không bảotoàn (không phải lực thế).

80
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

7.8 LựC THế VÀ THế NĂNG


Định lý về thế năng:công thực hiện bởi lực thế bằng
độ giảm thế năng của hệ.
Công được thực hiện bởi một lực F là:
xf
Wint   Fx dx  U
xi

ΔU âm khi F và x cùng phương.


Do đó, lực thế liên hệ với thế năng theo công thức:
dU
Fx  
dx
Công thức này có thể áp dụng theo cả 3 chiều không
gian.
Kiểm tra lại lực thế và thế năng trong trƣờng hợp lò xo:
Xét lại trường hợp biến dạng của lò xo:
dUs d 1 
Fs      kx 2   kx
dx dx  2 
Đúng là định luật Hooke đã kiểm chứng lại công
thức của lực thế và nội năng U của lò xo. Thế năng U là
một đại lượng quan trọng bởi vì có thể tìm được lực thế từ
nó.

7.9 GIảN Đồ NĂNG LƢợNG VÀ Sự CÂN BằNG


Chuyển động của một hệ có thể được quan sát qua đồ thị biểu diễn vị trí và năng
lượng của nó.
Trong ví dụ lò xo – hộp như hình vẽ bên, chiếc hộp dao động giữa 2 vị tríx =
±xmax.
Chiếc hộp luôn chuyển động có gia tốc về phía x = 0.
Vị trí x = 0 là trạng thái cân bằng bền.
Bất cứ sự dịch chuyển nào khỏi vị trí này đều dẫn đến kết quả có một lực kéo vật
về vị trí x = 0.
Trạng thái cân bằng bền được biểu diễn trên đồ thị năng lượng ở hình ở trang
sau, ta thấy cân bằng sẽ tương ứng với vị trí U(x) có giá trị nhỏ nhất. Còn x = xmax và x
= -xmax được gọi là các điểm quay đầu.
Fx = 0 tại x = 0, cho nên chất điểm ở trạng thái cân bằng.
Với các giá trị khác của x, chất điểm di chuyển ra khỏi vị trí cân bằng. Đây là ví
dụ của cân bằng không bền.

81
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trạng thái cân bằng không bền được biểu diễn trên đồ thị bên, vị trí cân bằng
không bền là vị trí U(x) có giá trị lớn nhất.
Cân bằng phiếm định là trạng thái mà U bằng nhau trong một vài vùng vị trí,
do đó một sự dịch chuyển nhỏ trong vùng này không gây ra sự xuất hiện của lực kéo
về vị trí cũ hoặc đẩy ra vị trí mới.
Ví dụ: Thế năng trong phân tử
Thế năng liên kết bởi lực tác dụng
giữa 2 nguyên tử trung hòa trong một
phân tử được mô hình hóa bằng hàm số
Lennard-Jones.
  12   6 
U ( x )  4       
 x   x  

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số trên (lấy đạo hàm của nó và cho bằng 0) để tìm
ra vị trí cân bằng bền.
Đồ thị biểu diễn hàm số Lennard-Jones chỉ ra khoảng cách có khả năng nhất
giữa 2 nguyên tử trong phân tử (năng lượng nhỏ nhất).

82
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 8
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƢỢNG

Tổng quan về năng lƣợng:


Động năng: Đặc trưng cho sự chuyển động của các thành phần trong hệ.
Thế năng: Được xác định bởi cấu hình của hệ. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn
hồi đã được khảo sát.
Nội năng: Liên hệ với nhiệt độ của hệ.
Phân loại các hệ:
Hệ không kín: Năng lượng có thể trao đổi qua ranh giới của hệ bằng nhiều cách
khác nhau. Tổng năng lượng của hệ thay đổi
Hệ kín: Năng lượng không thể truyền ra khỏi ranh giới của hệ. Tổng năng lượng
của hệ là một hằng số
Hệ bảo toàn năng lượng: Chỉ sử dụng đối với hệ chỉ có lực thế và hệ kín. Sử
dụng trong các cơ quan sinh học, hệ thống công nghệ, các tình huống kĩ thuật, …

8.1 Hệ KHÔNG KÍN (KHÔNG CÔ LậP)


Cách truyền năng lƣợng vào hoặc ra khỏi một hệ
Trong hệ không kín, năng lượng được truyền qua ranh giới của hệ trong suốt thời
gian hệ tương tác với môi trường bên ngoài.
Công – trao đổi năng lượng bằng cách tác dụng một lực và làm cho hệ bị dịch
chuyển do tác dụng của lực đó.
Năng lượng được truyền cho hộp ở hình a là nhờ công.

a b c
Sóng cơ học– trao đổi năng lượng bằng cách cho phép sự nhiễu loạn truyền
xuyên qua môi trường.
Năng lượng rời khỏi radio ở hình btừ cái loa dưới dạng sóng cơ học.
Nhiệt – Năng lượng được trao đổi giữa các vùng không gian có nhiệt độ khác
nhau.

83
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Năng lượng truyền tới đuôi cái thìa dưới dạng nhiệt (hình c).

d e
f
Truyền vật chất – vật chất được truyền xuyên qua ranh giới của hệ, và chúng
mang theo năng lượng.
Năng lượng vào bình xăng của xe hơi dưới dạng truyền vật chất.
Truyền tải điện – năng lượng được truyền vào hoặc ra khỏi hệ bởi dòng điện.
Năng lượng vào máy sấy tóc nhờ sự truyền tải điện.
Sóng điện từ– năng lượng được trao đổi bởi sóng điện từ:
Năng lượng truyền khỏi bóng đèn dưới dạng sóng điện từ.
Định luật bảo toàn năng lƣợng:Năng lượng được bảo toàn.
Điều này nghĩa là năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
Nếu năng lượng tổng cộng của một hệ nào đó thay đổi, điều đó chỉ có nghĩa là
năng lượng đó đã truyền qua ranh giới của hệ bằng một phương pháp trao đổi năng
lượng nào đó.
Biểu diễn dưới dạng toán học: ΔEsystem = ΣT (8.1)
 Esystem là tổng năng lượng của hệ.
 T là năng lượng truyền qua ranh giới của hệ bằng cơ chế nào đó.
 Thông thường kí hiệu: năng lượng truyền dưới dạng công Twork = W và dưới
dạng nhiệt Theat = Q
Công thức toán học thể hiện các loại năng lượng chủ yếu trong khi xét một hệ
không kín, định luận bảo toàn năng lượng có thể biểu diễn dưới dạng sau:
Δ K + Δ U + Δ Eint = W + Q + TMW + TMT + TET + TER (8.2)
Với TMW – năng lượng được truyền bởi sóng cơ học
TMT – bởi truyền vật chất
TET – bởi truyền tải điện
TER – bởi sóng điện từ

84
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

8.2 Hệ KÍN (CÔ LậP)


Đối với hệ kín: ΔEmech = 0
 Với Emech = K + U
 Đây là định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín với các lực tác dụng
lên hệ chỉ là lực thế (định luật bảo toàn cơ năng)
Nếu có lực phi thế thì năng lượng có thể bị chuyển thành nội năng.
Định luật bảo toàn năng lượng lúc đó có dạng: ΔEsystem = 0
 Esystem là tổng động năng, thế năng và nội năng của hệ.
 Đây là mô hình hệ kín thường gặp nhất.
Sự thay đổi năng lượng có thể được viết lại dưới dạng sau:
Kf + U f = K i + U i (8.3)
Công thức này chỉ áp dụng cho hệ chỉ có lực tác dụng là lực thế.
Cách giải các bài toán bằng cách sử dụng định luật bảo toàn cơ năng cho các
hệ kín với các lực là lực thế.
Được thực hiện theo các bước sau:
Khái niệm hóa:
 Phân tích được các hiện tượng vật lý xảy ra
 Liệt kê được các loại năng lượng biến đổi trong hệ
Phân loại:
 Xác định hệ
 Hệ có thể có nhiều hơn một vật, hoặc có hay không có lò xo hoặc các nguồn
dự trữ năng lượng khác
 Xác định bất cứ năng lượng nào trao đổi qua ranh giới của hệ.
- Nếu có sự trao đổi, sử dụng ΔEsystem = ΣT
- Nếu không có trao đổi với môi trường ngoài ΔEsystem = 0
 Xác định xem có lực phi thế nào tác dụng trong hệ.
- Nếu không có, sử dụng định luật bảo toàn cơ năng.
Phân tích:
 Chọn trạng thái đại diện cho trạng thái ban đầu và trạng thái cuối cùng của hệ.
 Đối với các vật có sự thay đổi độ cao, xác định gốc thế năng hấp dẫn cho vật đó.
 Đối với các loại lò xo, chọn gốc thế năng đàn hồi khi lò xo ở trạng thái cân bằng.
 Nếu có nhiều hơn một lực thế trong hệ, xác định thế năng tương ứng với từng
loại lực đó.

85
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Xác định tổng cơ năng ban đầu và tổng cơ năng trạng thái cuối của hệ. Và cho
chúng bằng nhau.
Hoàn tất:
 Kiểm tra kết quả có phù hợp với ý nghĩa vật lý.
 Kiểm tra xem các giá trị thu được có phù hợp với kinh nghiệm hằng ngày của bạn
Ví dụ 8.1: Quả bóng rơi tự do (bỏ qua sức cản của
không khí)
Xác định vận tốc của quả bóng tại độ cao y so với
mặt đất.
Khái niệm hóa:
 Sử dụng năng lượng thay vì loại chuyển động.
Phân loại:
 Hệ bao gồm bóng và Trái Đất
 Hệ là hệ kín
 Chỉ có một lực tác dụng - trọng lực là lực thế.
Phân tích:
 Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Kf + Ugf = Ki + Ugi
Với Ki = 0 khi quả bóng bắt đầu rơi
Từ đó tính ra v f  2g(h  y )
Hoàn tất:
 Công thức tính vf giống như kết quả thu được của một chất điểm rơi chuyển
động với gia tốc không đổi.
Ví dụ 8.2: Súng lò xo
Khái niệm hóa:
 Viên đạn trong ống phóng bắt đầu từ trạng thái nghỉ.
 Viên đạn được tăng tốc bởi một lò xo đẩy nó lên phía
trên.
 Khi rời khỏi nòng súng, lực hấp dẫn sẽ làm chậm viên
đạn lại.
Phân loại:
 Hệ bao gồm, viên đạn, súng và Trái Đất.
 Mô hình của bài toán là một hệ kín với các lực tác dụng
chỉ có các lực thế.
86
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phân tích:
 Hệ kín: K  Ug  US  0
 Viên đạn bắt đầu từ trạng thái nghỉ nên Ki = 0.
 Chọn gốc thế năng tại điểm viên đạn rời khỏi lò xo.
 Lúc đó, thế năng đàn hồi bằng 0.
(0  0)  (mgyC  mgy A )  (0  12 kx 2 )  0

2mg ( yC  y A )
=> k 
x2
 Sau khi súng nhả đạn, viên đạn đạt độ cao
cao nhất khi động năng của nó bằng 0.
Hoàn tất:
 Cần chú ý rằng, trong hệ có 2 loại thế
năng khác nhau.
 Năng lượng ban đầu của hệ súng – đạn –
Trái Đất bằng 0.
 Khẩu súng lò xo được lên đạn bởi một
ngoại lực kéo lò xo xuống.
 Sau khi lên đạn, thế năng đàn hồi được dự
trữ trong lò xo và thế năng hấp dẫn đạt
giá trị nhỏ hơn bởi vì viên đạn thấp hơn độ cao chọn là gốc.
 Khi viên đạn bay lên đến độ cao chọn làm gốc, thì toàn bộ năng lượng chuyển
thành động năng.
 Và tại độ cao cao nhất, toàn bộ năng lượng lúc đó lại chuyển thành thế năng.

8.3 MA SÁT TRƢợT (MA SÁT ĐộNG)


Có thể mô hình hóa ma sát trượt như là tương tác giữa 2 phần gồ ghề trên bề mặt
(như hình vẽ).
Tuy nhiên, lực ma sát được trải rộng trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc. Do đó, không
thể tính được độ dịch chuyển của các điểm mà lực ma sát tác dụng vào.
Vì vậy, cũng không thể tính được công thực hiện bởi lực ma sát.
Định lý công – động năng (còn gọi là định lý động năng)
Định lý động năng dùng được cho các chất điểm hay các vật. Khi lực ma sát tác
dụng, chúng ta không thể tính được công do lực ma sát sinh ra. Tuy nhiên, định luật 2
Newton vẫn đúng mặc dù định lý về động năng thì không.

87
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Công và năng lƣợng khi có ma sát


Một cách tổng quát, nếu lực ma sát tác dụng vào
một hệ:
ΔK = ΣWother forcesƒkd (8.4)
Đây là một dạng khác của định lý động năng. Và sử
dụng dạng này nếu lực ma sát tác dụng lên vật. Nếu
không có ma sát, phương trình này trở thành định luật
bảo toàn cơ năng. Lực ma sát biến động năng thành nội
năng của hệ.
Độ tăng nội năng bằng với độ giảm động năng của hệ:
ΔEint = ƒk d (8.5)
Một cách tổng quát nhất, phương trình trên sẽ được
viết dưới dạng sau:
ΣWother forces = W = ΔK + ΔEint (8.6)
Phương trình này có thể sử dụng trong các hệ
không kín với các lực không phải lực thế.
Ví dụ 8.3: Chuyển động của hộp trên bề mặt có ma sát
Chiếc hộp được kéo bằng một lực không đổi trên
một bề mặt nhám.
Khái niệm hóa:
 Bề mặt nhám sẽ tác dụng lực ma sát vào hộp.
 Lực ma sát sẽ có chiều ngược chiều của lực kéo.
Phân loại:
 Hệ hộp – bề mặt là hệ không kín với lực tác
dụng không phải lực thế.
Phân tích:
 Cả phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn đều
không sinh công trong trường hợp này.
 Theo phương thẳng đứng thì chất điểm ở trạng
thái cân bằng.
 Từ đó tìm ra độ lớn của lực ma sát: fk  k mg

2
 Tìm vật tốc cuối cùng của vật đó: v f  ( fk d  F x )
m
Hoàn tất:
 Giá trị thu được phải nhỏ hơn trong ví dụ không có lực ma sát.
 Nội năng của hệ hộp – bề mặt đã được tăng lên.
88
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Ví dụ 8.4: Hệ khối hộp – lò xo


Bài toán đặt ra:
 Một vật khối lượng m được đẩy vào lò xo làm
lò xo bị nén và sau đó lò xo được thả ra.
 Lực ma sát xem như không đổi.
Khái niệm hóa:
 Chiếc hộp sẽ bị đẩy khỏi lò xo và chuyển
động với vận tốc nào đó.
Phân loại:
 Hệ bao gồm khối hộp và bề mặt mà khối hộp
trượt trên. đó
 Đây không phải là hệ kín
 Có một lực phi thế (lực ma sát) tác dụng vào hệ.
Phân tích:
Kf = Kiƒk d + Ws
Kf = ½ m v²f
Hoàn tất:
 Kiểm tra lại kết quả
 So sánh kết quả với khi không có lực ma sát
Thêm một số thay đổi trong việc tính thế năng:
Nếu ma sát tác dụng vào một hệ cô lập thì
ΔEmech = ΔK + ΔU = ƒk d (8.7)
ΔU là sự thay đổi tất cả các dạng thế năng nói chung
Nếu một lực phi thế tác dụng vào một hệ không kín và các tác động bên ngoài
vào hệ bằng cách thực hiện công
ΔEmech = ƒk d + ΣWother forces (8.8)
Phương trình tiếp theo được áp dụng cho hệ không kín có chưa thế năng nhưng
không chịu tác dụng của lực không phải lực thế:
ΣWother forces = W = ΔK + ΔU + ΔEint (8.9)
Phƣơng pháp giải các bài toán với lực phi thế (lực không bảo toàn)
Bài toán đặt ra:
 Hình dung xem hiện tượng gì xảy ra đang xảy ra trong bài toán.

89
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Phân loại:
 Xác định hệ.
- Hệ có thể có nhiều hơn một vật thể
 Xác định xem có lực không bảo toàn nào tác dụng vào hệ.
- Nếu không có, sử dụng định luật bảo toàn cơ năng.
 Xác định xem có bất kì một công nào đi qua ranh giới của hệ bằng các lực
khác với lực ma sát.
Phân tích:
 Xác định điều kiện đầu và cuối của hệ.
 Xác định gốc thế năng cho thế năng.
- Bao gồm thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
 Nếu có nhiều lực thế, tìm công thức tính thế năng cho từng loại lực đó.
 Thiết lập phương trình mô toán học mô tả bài toán đặt ra.
 Giải và tìm các ẩn số.
Hoàn tất:
 Kiểm tra lại kết quả của bạn có phụ hợp với hiện tượng của bài toán.
 Kiểm tra lại xem các độ lớn bạn thu được phù hợp với điều kiện thực tế hằng
ngày.
Ví dụ 8.4: Ma sát trên mặt phẳng nghiêng
Bài toán: Thùng hàng trượt xuống một
mặt phẳng nghiêng có ma sát. Hãy tìm vận
tốc của thùng tại đáy mặt phẳng nghiêng.
Khái niệm hóa:
 Bài toán về năng lượng
Phân loại:
 Xác định hệ bao gồm: thùng hàng,
bề mặt và Trái đất.
 Do đó, hệ là hệ kín với lực tác dụng có lực không phải lực thế.
Phân tích:
 Chọn đáy của mặt phẳng nghiêng có y = 0
 Tại đỉnh của mặt phẳng nghiêng: Ei = Ki + Ugi = 0 + mgyi
 Tại đáy: Ef = Kf + Ugf = ½ m vf2 + mgyf
 Do đó, ΔEmech = Ef – Ei = -ƒk d

90
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

2
 Giải bài toán tìm vf: v f  ( fk d  F x )
m
Hoàn tất:
 Có thể so sánh với kết quả của thùng gỗ nếu trượt không ma sát
 Nội năng của hệ được tăng lên.
Ví dụ 8.5: Va chạm giữa khối hộp và lò xo
Nếu không có ma sát, năng lượng
được chuyển hóa giữa động năng và
thế năng đàn hồi và tổng năng lượng
không đổi
Nếu có lực ma sát, năng lượng bị
giảm đi.
ΔEmech = ƒkd
Khái niệm hóa:
Tất cả chuyển động diễn ra trên
mặt phẳng nằm ngang. Vì vậy không
có sự thay đổi của thế năng hấp dẫn
Phân loại:
 Hệ gồm có hộp và hệ lò xo
 Nếu không có lực ma sát, hệ là một hệ kín với các lực tác dụng toàn là lực
thế.
Phân tích:
 Trước va chạm, tổng năng lượng của hệ là động năng của hộp.
 Khi lò xo bị nén hoàn toàn, động năng bằng 0 và toàn bộ năng lượng là thế
năng đàn hồi của lò xo.
 Tổng cơ năng của hệ được bảo toàn
Hoàn tất:
 Xét xem bản chất vật lý có thể hiện ra trong kết quả
Nhưng đây lại là bài toán có ma sát:
Phân loại:
 Hệ là hệ kín với lực không phải lực thế
Phân tích:
 Sử dụng công thức ΔEmech = ƒk d
m
 Giải bài toán cho các vị trí x: xmax  vA
k

91
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hoàn tất:
 Giá trị thu được phải nhỏ hơn trong trường hợp không có ma sát
Ví dụ 8.6: Hộp gắn liền với lò xo
Khái niệm hóa:
 Hệ ở trạng thái cân bằng tại điểm đầu
và điểm cuối
Phân loại:
 Hệ gồm có: 2 hộp, lò xo, bề mặt và Trái
Đất.
 Hệ là hệ kín với lực phi thế tác dụng.
 Hộp trượt ở mặt phẳng giống như một chất điểm ở trạng thái cân bằng theo
phương thẳng đứng.
Phân tích:
 Tồn tại cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
 Sự thay đổi của thế năng hấp dẫn diễn ra chỉ với hộp rơi thẳng đứng.
 Tại trạng thái đầu và cuối, hệ ở trạng thái nghỉ nên động năng bằng 0.
 Lò xo bị thay đổi thế năng đàn hồi.
m2g  21 kh
 Hệ số ma sát có thể tìm được: k 
m1g
Hoàn tất:
 Đây là phương pháp cho phép tính hệ số ma sát.
 Nên nhớ rằng bạn có thể luôn dùng phương trình 8.2 với việc thay đổi sao cho
phù hợp với điều kiện từng bài toán
Đồ thị biểu diễn cột năng lƣợng:
Ở trạng thái ban đầu (a), không có vật
nào chuyển động nên động năng bằng 0. Toàn
bộ năng lượng dưới dạng thế năng.
Ở hình (b), cả 4 dạng năng lượng đều có.
Hệ nhận động năng, thế năng đàn hồi và nội
năng.
Ở hình (c), thế năng hấp dẫn và động
năng đều bằng 0. Khi lò xo đạt trạng thái giãn
lớn nhất. Nội năng tăng lên khi một hộp tiếp
tục rời khỏi mặt phẳng.

92
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

8.4 CÔNG SUấT


Công suất là tỉ số giữa năng lượng trao đổi và thời gian.
Công suất tức thời được tính theo công thức:
dE
P (8.10)
dt
Nếu năng lượng trao đổi dưới dạng công, thì có thể viết dưới dạng:
W
Pavg  (8.11)
t
8.4.1 Công suất tức thời và công suất trung bình
Công suất tức thời là giới hạn của công suất trung bình khi Δt tiến tới 0.

W dW  d r  
P  lim   F  Fv
t 0 t dt dt
Biểu thức này áp dụng được cho tất cả các cách truyền năng lượng.
8.4.2 Đơn vị của công suất
Trong hệ thống SI, công suất được đo bằng đơn vị watt (W).
 1 watt = 1 joule / second = 1 kg. m2 / s3
Một đơn vị công suất hay sử dụng nữa là mã lực (horsepower – hp)
 1 hp = 746 W
Đơn vị của công suất cũng được dùng trong đơn vị của công và năng lượng.
 1 kWh = (1000 W)(3600 s) = 3.6 x106 J

8.5 TÓM TắT CÁCH GIảI BÀI TOÁN
8.5.1 Đối với hệ không kín
Công thức tổng quát nhất
dành cho hệ không kín đó là định
luật bảo toàn năng lượng
ΔEsystem = ΣT
Phương trình này có thể
được mở rộng hoặc bỏ bớt đi các
thành phần tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể.
8.5.2 Đối với hệ kín
Năng lượng của một hệ kín thì được
bảo toàn
93
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

ΔEsystem = 0
Nếu các lực trong hệ đều là lực thế, thì định luật bảo toàn cơ năng được áp dụng:
ΔEmech = 0

94
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 9
ĐỘNG LƢỢNG VÀ VA CHẠM

Hãy xem điều gì xảy ra khi viên bi cái trên


bàn bi-a đập vào các viên bi khác, như trong
hình ở bên phải.
Bi cái màu trắng chạy từ phía trên bức ảnh
xuống và va chạm mạnh với các viên bi màu.
Các viên bi màu, ban đầu đứng yên, bắn ra với
các vận tốc khác nhau. Do lực trung bình tác
dụng lên mỗi viên bi là lớn (dẫn đến gia tốc
lớn), nên nó có thể đạt được vận tốc cao trong
khoảng thời gian rất ngắn khi nó tiếp xúc với
viên bi khác.
Mặc dù lực và gia tốc của mỗi viên bi liên hệ với nhau theo định luật thứ hai của
Newton, nhưng chúng biến thiên theo thời gian, tạo ra một tình huống phức tạp!
Một trong những mục tiêu chính của chương này là giúp bạn có thể hiểu và phân
tích được các trường hợp như vậy theo một cách đơn giản.
Đầu tiên, chúng tôi giới thiệu khái niệm động lượng, là khái niệm hữu ích trong
việc mô tả các vật chuyển động. Động lượng của một vật liên quan đến cả khối lượng
và vận tốc của nó. Khái niệm động lượng dẫn đến định luật bảo toàn động lượng.
Tiếp theo, ta xác định các cách diễn tả động lượng mới của các mô hình phân tích
đối với hệ cô lập và không cô lập. Các mô hình này đặc biệt hữu ích cho việc giải
quyết bài toán va chạm giữa các vật và bài toán phân tích tên lửa đẩy. Chương này
cũng giới thiệu khái niệm khối tâm của hệ các chất điểm. Ta thấy rằng chuyển động
của một hệ các chất điểm có thể được mô tả bởi chuyển động của một chất điểm đại
diện nằm ở khối tâm của hệ.

9.1 ĐộNG LƢợNG


Trong chương 8 ta đã nghiên cứu một số trường hợp mànếu dùng các định luật
Newton thì sẽ khó phân tích. Ta có thể giải các bài toán đó bằng cách dùng hệ và áp
dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng.
Ta hãy khảo sát một trường hợp khác và xem có thể giải quyết được bằng các mô
hình đã phát triển từ trước đến giờ hay không:
Một người bắn cung nặng 60 kg đứng yên trên một mặt nước đóng băng không
có ma sát và bắn một mũi tên nặng 0,5 kg theo phương ngang với vận tốc 50 m/s. Hỏi
người này sẽ chuyển động trên mặt băng với vận tốc bao nhiêu sau khi bắn mũi tên?

95
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Theo định luật ba Newton, lực do dây cung tác dụng lên mũi tên lập thành một
cặp với một lực hướng về phía cung (và người). Lực này làm cho người trượt về phía
sau với vận tốc mà bài toán yêu cầu tính. Ta không thể xác định được vận tốc này bằng
cách dùng các mô hình chuyển động như chất điểm chuyển động với gia tốc không đổi
vì ta không có bất kỳ thông tin nào về gia tốc của người. Ta cũng không thể dùng các
mô hình lực như một chất điểm chịu tác dụng của một lực không đổi vì ta không biết
gì về các lực trong trường hợp này. Các mô hình năng lượng cũng vô ích vì ta không
biết công thực hiện khi kéo dây cung trở lại hay thế năng đàn hồi của hệ liên quan đến
dây cung đang căng.
Mặc dù đến lúc này ta chưa có khả năng giải bài toán bằng cách dùng các mô
hình đã biết, nhưng rất dễ giải quyết bài toán này nếu ta đưa vào một đại lượng mới
dùng để mô tả chuyển động gọi là động lượng.
Hình 9.1. Hai chất điểm tương tác với nhau. Theo định luật 3 Newton, ta có
𝐹12 = −𝐹21 .
Ta xét hệ cô lập gồm 2 chất điểm có khối lượng m1, m2,
chuyển động với các vận tốc 𝑣1 và 𝑣2 (hình 9.1). Vì hệ cô lập
nên lực duy nhất tác dụng lên mỗi chất điểm là do chất điểm
kia gây ra. Nếu lực do chất điểm 1 (ví dụ lực hấp dẫn) tác
dụng lên chất điểm 2 thì phải có một lực thứ hai, bằng về độ
lớn nhưng ngược chiều, do chất điểm 2 tác dụng lên chất
điểm 1. Các lực này tạo thành cặp lực – phản lực theo định
luật 3 Newton, và 𝐹12 = −𝐹21 ,hay là: 𝐹12 + 𝐹21 = 0. Ta sẽ
phân tích trường hợp này chi tiết hơn bằng cách kết hợp với
định luật 2 Newton. Tại mỗi thời điểm, các chất điểm của hệ
có các gia tốc tương ứng với các lực tác dụng lên chúng. Do
đó thay lực tác dụng lên mỗi chất điểm bằng biểu thức 𝑚𝑎
tương ứng, ta có:
𝑚1 𝑎1 + 𝑚2 𝑎2 = 0
Kế đến, thay các gia tốc bằng biểu thức định nghĩa của nó theo phương trình 4.5:
𝑑𝑣1 𝑑𝑣2
𝑚1 + 𝑚2 =0
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Nếu các khối lượng m1, m2 không đổi, ta có thể đưa chúng vào trong dấu đạo
hàm:
𝑑(𝑚1 𝑣1 ) 𝑑(𝑚2 𝑣2 )
+ =0
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑(𝑚 1 𝑣1 +𝑚 2 𝑣2 )
=0 (9.1)
𝑑𝑡
Chú ý rằng đạo hàm theo thời gian của tổng 𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 bằng không. Do đó

tổng này phải là hằng số. Từ đây, ta nhận thấy rằng đại lượng mv đối với một chất
điểm là quan trọng bởi vì tổng các đại lượng này đối với hệ các chất điểm cô lập được
bảo toàn. Ta gọi đại lượng này là động lượng.
96
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Định nghĩa động lƣợng của chất điểm:


Động lượng của một chất điểm hoặc của vật thể có thể mô hình hóa bằng một
chất điểm khối lượng m chuyển động với vận tốc 𝑣 được xác định bằng tích của khối
lượng và vận tốc của chất điểm:
𝑝  𝑚𝑣 (9.2)
Động lượng là một đại lượng vectơ vì nó bằng tích của một đại lượng vô hướng
m và một đại lượng vectơ 𝑣 . Hướng của nó dọc theo 𝑣 và có thứ nguyên là ML/T,
trong SI, đơn vị của nó là kg.m/s.
Nếu chất điểm chuyển động theo hướng bất kỳ, thì động lượng 𝑝 có 3 thành
phần, và phương trình (9.2) tương đương với các phương trình thành phần:
𝑝𝑥 = 𝑚𝑣𝑥 𝑝𝑦 = 𝑚𝑣𝑦 𝑝𝑧 = 𝑚𝑣𝑧
Khái niệm động lượng giúp ta phân biệt một cách định lượng giữa các vật nặng
và vật nhẹ chuyển động với cùng vận tốc. Ví dụ động lượng của một quả bóng
bowling thì lớn hơn nhiều so với động lượng của một quả bóng tennis chuyển động
với cùng vận tốc. Newton đã gọi 𝑚𝑣 là khối lượng chuyển động; thuật ngữ này có lẽ là
một sự mô tả sinh động hơn là từ động lượng ta dùng ngày nay, vốn xuất xứ từ chữ
Latin có nghĩa là chuyển động.
Ta đã biết một đại lượng khác, là động năng, là sự kết hợp của khối lượng và tốc
độ. Có thể đặt câu hỏi chính đáng là tại sao ta lại cần đại lượng khác, là động lượng,
dựa vào khối lượng và vận tốc. Có sự khác biệt rõ ràng giữa động năng và động lượng.
Trước tiên động năng là đại lượng vô hướng trong khi đó động lượng là đại lượng
vectơ. Xét hai chất điểm có khối lượng bằng nhau chuyển động về phía nhau theo một
đường thẳng với cùng tốc độ. Có động năng liên quan đến hệ này vì các phần tử của hệ
đang chuyển động. Tuy nhiên, do bản chấtvectơ của động lượng, nên động lượng của
hệ bằng không. Khác biệt thứ hai là động năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng
lượng khác chẳng hạn như thế năng hoặc nội năng. Động lượng thì chỉ có một loại duy
nhất nên ta không thấy có các chuyển hóa như vậy khi dùng cách tiếp cận động lượng
cho bài toán. Các khác biệt này là đủ để ta tạo ra các mô hình dựa vào động lượng,
tách biệt với các mô hình dựa vào năng lượng, cung cấp một công cụ độc lập để sử
dụng trong việc giải quyết các bài toán.
Sử dụng định luật 2 Newton về chuyển động, ta có thể liên hệ động lượng của
một chất điểm với tổng hợp lực tác dụng lên chất điểm đó. Ta bắt đầu bằng định luật 2
Newton và thay định nghĩa gia tốc vào:
𝑑𝑣
𝐹 = 𝑚𝑎 = 𝑚
𝑑𝑡
Trong định luật 2 Newton, khối lượng được giả thiết là không đổi. Do đó ta có
thể đưa khối lượng m vào trong dấu đạo hàm, ta có:
𝑑(𝑚𝑣 ) 𝑑𝑝
𝐹= = (9.3)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Đây là định luật 2 Newton đối với chất điểm
97
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Phương trình này chỉ ra rằng tốc độ biến thiên theo thời gian của động lượng
của chất điểm thì bằng lực tổng hợp tác dụng lên chất điểm.
Dạng khác này của định luật 2 là dạng mà Newton đã trình bày định luật 2, và nó
quả thực tổng quát hơn dạng đã giới thiệu ở chương 5. Ngoài các trường hợp trong đó
vectơ vận tốc biến thiên theo thời gian, ta có thể sử dụng phương trình (9.3) để nghiên
cứu các hiện tượng trong đó khối lượng thay đổi. Ví dụ khối lượng của tên lửa thay đổi
do nhiên liệu bị đốt và bị phóng ra khỏi tên lửa. Ta không thể sử dụng phương trình
𝐹 = 𝑚𝑎 để phân tích sự đẩy của tên lửa mà phải dùng cách tiếp cận động lượng như
sẽ trình bày trong mục 9.9.

9.2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: Hệ CÔ LậP (ĐộNG LƢợNG)


Sử dụng định nghĩa của động lượng, biểu thức 9.1 có thể được viết:
𝑑
𝑝 + 𝑝2 = 0
𝑑𝑡 1
Vì đạo hàm theo thời gian của động lượng toàn phần 𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝑝1 + 𝑝2 bằng không,
ta kết luận rằng động lượng toàn phần của hệ hai chất điểm cô lập trong hình 9.1 phải
là hằng số:
𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (9.4)

hoặc, một cách tương đương:


𝑝1𝑖 + 𝑝2𝑖 = 𝑝1𝑓 + 𝑝2𝑓 (9.5)
Trong đó 𝑝1𝑖 𝑣à 𝑝2𝑖 là các giá trị ban đầu và 𝑝1𝑓 , 𝑝2𝑓 là các giá trị cuối của các
động lượng của hai chất điểm trong suốt khoảng thời gian mà hai chất điểm tương tác
với nhau.
Phương trình (9.5) dạng thành phần chứng tỏ rằng động lượng toàn phần theo các
hướng x, y, z đều được bảo toàn một cách độc lập với nhau.
𝑝1𝑖𝑥 + 𝑝2𝑖𝑥 = 𝑝1𝑓𝑥 + 𝑝2𝑓𝑥 𝑝1𝑖𝑦 + 𝑝2𝑖𝑦 = 𝑝1𝑓𝑦 + 𝑝2𝑓𝑦 𝑝1𝑖𝑧 + 𝑝2𝑖𝑧 = 𝑝1𝑓𝑧 + 𝑝2𝑓𝑧 (9.6)
Phương trình (9.5) là phát biểu toán học của một mô hình phân tích mới, hệ cô
lập(động lƣợng). Nó có thể được mở rộng cho số chất điểm bất kỳ trong một hệ cô lập
như trình bày trong mục 9.7. Ta đã nghiên cứu cách diễn tả năng lượng của mô hình hệ
cô lập trong chương 8 và bây giờ ta có thêm cách diễn tả động lượng. Tổng quát,
phương trình (9.5) có thể được phát biểu bằng lời như sau:
Khi hai hay nhiều chất điểm của một hệ cô lập tương tác với nhau, động lượng
toàn phần của hệ luôn không đổi.
Đây là cách diễn tả động lượng của mô hình hệ cô lập.
Phát biểu này nói rằng động lượng toàn phần của hệ cô lập tại các thời điểm bất
kì đều bằng động lượng ban đầu của nó.

98
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Lưu ý là ta đã không đưa ra phát biểu nào liên quan đến loại lực tác dụng lên các
chất điểm của hệ. Hơn nữa, ta cũng không xác định lực là bảo toàn hay không bảo
toàn. Ta cũng không chỉ ra các lực có phải là không đổi hay không. Yêu cầu duy nhất
chỉ là các lực phải là nội lực của hệ. Yêu cầu duy nhất này sẽ gợi ý cho bạn về sức
mạnh của mô hình mới này.

9.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: Hệ KHÔNG CÔ LậP (ĐộNG LƢợNG)


Theo phương trình 9.3, động lượng của chất điểm thay đổi nếu có một lực tác
dụng lên nó. Có thể phát biểu tương tự cho trường hợp lực tác dụng lên một hệ như sẽ
chỉ rõtrong mục 9.7: động lượng của một hệ thay đổi nếu có một lực từ bên ngoài tác
dụng lên hệ. Điều này tương tự như phần thảo luận về năng lượng trong chương 8:
năng lượng của một hệ thay đổi nếu như năng lượng chảy qua biên của hệ vào trong hệ
hoặc đi ra môi trường. Trong mục này ta khảo sát một hệ không cô lập. Đối với các
khảo sát năng lượng, một hệ là không cô lập nếu năng lượng chuyển qua biên của hệ
theo các cách đã được liệt kê trong mục 8.1. Đối với các khảo sát động lượng, một hệ
là không cô lập nếu có lực tác dụng lên hệ trong một khoảng thời gian nào đó. Trong
trường hợp này ta có thể tưởng tượng rằng động lượng được chuyển từ môi trường đến
hệ thông qua lực. Biết được rằng lực là nguyên nhân gây ra sự thay đổi động lượng là
rất hữu ích khi giải quyết một số loại bài toán. Để xây dựng một sự hiểu biết tốt hơn về
ý niệm quan trọng này, ta giả sử rằng có một hợp lực 𝐹 tác dụng lên chất điểm và
hợp lực này có thể thay đổi theo thời gian. Theo định luật 2 Newton:
𝑑𝑝
𝐹=
𝑑𝑡
Hoặc
𝑑𝑝 = 𝐹 𝑑𝑡 (9.7)
Ta có thể lấy tích phân biểu thức (9.7) để tìm độ biến thiên động lượng của chất
điểm khi có lực tác dụng trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu động lượng của chất
điểm thay đổi từ 𝑝𝑖 tại thời điểm 𝑡𝑖 tới 𝑝𝑓 tại thời điểm 𝑡𝑓 , lấy tích phân phương trình
9.7 ta được:
𝑡𝑓

∆𝑝 = 𝑝𝑓 − 𝑝𝑖 = 𝐹 𝑑𝑡 (9.8)
𝑡𝑖

Để ước lượng tích phân này, ta cần biết hợp lực tác dụng lên chất điểm biến thiên
theo thời gian như thế nào. Đại lượng ở vế phải của phương trình (9.8) được gọi là
xung của hợp lực(gọi tắt là xung lực) 𝐹 tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời
gian ∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 :
𝑡𝑓

𝐼= 𝐹 𝑑𝑡 (9.9)
𝑡𝑖

99
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Từ định nghĩa, ta thấy xung lực 𝐼 là một đại lượng vectơ có độ lớn bằng diện tích
bên dưới đường cong thời gian – lực tác dụng, như mô tả trên hình 9.3a. Giả sử lực
biến thiên theo thời gian nhưkiểu trên hình 9.3a và khác không trong khoảng thời gian
∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 . Hướng của vectơ xung lực giống như hướng của độ biến thiên động
lượng ∆𝑝. Xung lực có thứ nguyên của động lượng, tức là ML/T.

Hình 9.3
a) Lực tác dụng lên chất điểm có thể biến thiên theo thời gian.
b) Giá trị của lực không đổi  F  avg
(đường nét đứt nằm ngang) được lấy sao
cho diện tích  F  avg
t của hình chữ nhật bằng diện tích dưới đường cong ở hình a).

Xung lực không phải là một thuộc tính của chất điểm, mà nó là độ đo mức độ
làm thay đổi động lượng của chất điểmcủa ngoại lực.
Kết hợp các phương trình (9.8) và (9.9) ta được một phát biểu quan trọng gọi là
định lý xung lƣợng –động lƣợng:
Độ biến thiên động lượng của một chất điểm thì bằng xung lượng của hợp lực
tác dụng lên chất điểm.
∆𝑝 = 𝐼 (9.10)
Phát biểu này tương đương với định luật 2 Newton. Khi nói một xung lực được
truyền cho chất điểm, ta muốn nói rằng động lượng được truyền từ một tác nhân bên
ngoài tới chất điểm đó. Phương trình 9.10 có dạng tương tự với phương trình bảo toàn
năng lượng(phương trình 8.1) và mở rộng đầy đủ của nó (phương trình 8.2). Phương
trình 9.10 là phát biểu tổng quát nhất của nguyên lý bảo toàn động lƣợng và được gọi
là phƣơng trình bảo toàn động lƣợng. Trong trường hợp tiếp cận động lượng, các hệ
cô lập có khuynh hướng xuất hiện trong các bài toán thường xuyên hơn là các hệ

100
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

không cô lập, nên trong thực hành, phương trình bảo toàn động lượng thường được
xem như trường hợp đặc biệt của phương trình 9.5.
Vế trái của phương trình 9.10 biểu diễn độ biến thiên động lượng của hệ, trường
hợp này là một chất điểm. Vế phải là độ đo động lượng đi qua biên của hệ khi có lực
tác dụng lên hệ. Phương trình 9.10 là phát biểu toán học của một mô hình phân tích
mới, gọi là mô hình hệ không cô lập (động lượng). Mặc dù phương trình này có dạng
tương tự như phương trình 8.1 nhưng có một số khác biệt khi áp dụng cho các bài
toán. Trước tiên, phương trình 9.10 là một phương trình vectơ, trong khi đó phương
trình 8.1 là một phương trình vô hướng. Do đó các hướng là quan trọng đối với
phương trình 9.10. Thứ hai, chỉ có một loại động lượng và do đó chỉ có một cách duy
nhất để tíchtrữ động lượng trong hệ. Ngược lại, như ta thấy trong phương trình 8.2, có
3 cách để tích năng lượng cho hệ là động năng, thế năng và nội năng. Thứ ba, chỉ có
một cách để truyền động lượng cho hệ là tác dụng lực lên hệ trong một khoảng thời
gian. Phương trình 8.2 chỉ ra 6 cách mà ta đã biết để truyền năng lượng cho một hệ.
Do đó, không có sự mở rộng phương trình 9.10 tương tự như phương trình 8.2.
Do hợp lực truyền xung lực cho chất điểm thường thay đổi theo thời gian, nên để
thuận tiện, người ta định nghĩa một hợp lực trung bình theo thời gian:
1 𝑡𝑓
𝐹 𝑎𝑣𝑔
= ∆𝑡 𝑡𝑖
𝐹 𝑑𝑡 (9.11)
trong đó ∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 . (Phương trình 9.11 là một áp dụng của định lý giá trị trung
bình trong giải tích.) Do đó ta có thể biểu diễn phương trình 9.9 như là:
𝐼= 𝐹 𝑎𝑣𝑔
∆𝑡 (9.12)
Lực trung bình theo thời gian này, như chỉ ra trên hình 9.3b, có thể được giải
thích như là lực không đổi tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡 có cùng
xung lực với xung lực của lực biến thiên theo thời gian tác dụng lên chất điểm trong
khoảng thời gian đó.
Về nguyên tắc, nếu 𝐹 là một hàm của thời gian, có thể tính được xung lực từ
phương trình 9.9. Sự tính toán trở nên rất đơn giản nếu như lực tác dụng lên chất điểm
là không đổi. Trong trường hợp này, 𝐹 𝑎𝑣𝑔 = 𝐹, trong đó 𝐹 là hợp lực không
đổi tác dụng lên chất điểm, và phương trình 9.12 trở thành:
𝐼= 𝐹 ∆𝑡 (9.13)
Trong nhiều tình huống vật lý, người ta dùng “xấp xỉ xung lực“,trong đó ta giả sử
một trong các lực tác dụng lên chất điểm tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn
nhưng lớn hơn nhiều so với các lựckhác. Trong trường hợp này, hợp lực 𝐹 trong
phương trình 9.9 được thay thế bằng một lực 𝐹 riêng lẻ để tìm xung lực tác dụng lên
chất điểm. Sự xấp xỉ này đặc biệt hữu ích khi xét các bài toán va chạm trong đó
khoảng thời gian va chạm là rất ngắn. Khi sử dụng xấp xỉ này, lực riêng lẻ này được
xem như một xung lực. Ví dụ khi quả bóng chày bị đánh bằng gậy, thời gian va chạm
là khoảng 0,01s và lực trung bình mà gậy tác dụng lên quả bóng trong khoảng thời
gian này là vài ngàn Newton. Vì lực tiếp xúc này lớn hơn nhiều so với trọng lực, nên

101
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

sự xấp xỉ xung lực cho thấy việc bỏ qua trọng lực tác dụng lên quả bóng và cái gậy là
đúng đắn. Khi dùng xấp xỉ này, cần nhớ rằng 𝑝𝑖 và 𝑝𝑓 là các động lượng tức thời trước
và sau khi va chạm. Do đó trong bất kỳ trường hợp nào thích hợp cho việc dùng xấp xỉ
xung lực, thì khi va chạm chất điểm chuyển động một khoảng rất nhỏ.

9.4 VA CHạM MộT CHIềU


Trong mục này ta dùng mô hình hệ cô lập (động lượng) để mô tả những điều xảy
ra khi hai chất điểm va chạm. Thuật ngữ va chạm biểu thị sự kiện hai chất điểm đi lại
gần nhau và tương tác với nhau bằng các lực. Các lực tương tác được xem là lớn hơn
nhiều so với các ngoại lực có mặt, nên ta có thể sử dụng xấp xỉ xung lực.
Va chạm có thể bao gồm sự tiếp xúc vật lý giữa
hai vật thể vĩ mô, như mô tả trên hình 9.5a, nhưng quan
niệm va chạm cần đượckhái quát hóa (chỉ dùng cho các
vật vĩ mô) vì «tiếp xúc vật lý» trong thế giới vi mô là
khái niệm được xác định yếu và vô nghĩa.
Để hiểu khái niệm này, hãy khảo sát một va chạm
ở kích thước nguyên tử (hình 9.5b), chẳng hạn như va
chạm của proton và hạt alpha. Vì cả 2 hạt đều mang
điện dương, chúng đẩy nhau do lực tĩnh điện mạnh giữa
chúng ở khoảng cách gần và không bao giờ có «tiếp xúc
vật lý».
Khi hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 va
chạm như trên hình 9.5, các xung lực có thể thay đổi
theo thời gian rất phức tạp, chẳng hạn như trên hình9.3.
Tuy nhiên, cho dù hành vi của xung lực theo thời gian
là phức tạp thì lực này cũng là nội lực đối với hệ hai
chất điểm. Do đó, hai chất điểm tạo thành một hệ cô lập
và động lượng của hệ phải được bảo toàn trong bất kỳ va chạm nào.
Ngược lại, tổng động năng của hệ các hạt có thể bảo toàn hoặc không, tùy thuộc
vào loại va chạm. Trong thực tế, va chạm được chia thành va chạm đàn hồi hoặc va
chạm không đàn hồi tùy thuộc vào việc động năng của hệ có bảo toàn hay không.
Một va chạm đàn hồi giữa hai vật là một va chạm mà tổng động năng (và tổng
động lượng) của hệ trước và sau khi va chạm là như nhau. Các va chạm giữa các vật
trong thế giới vĩ mô, chẳng hạn giữa các quả bóng bi-a, chỉ là xấp xỉ đàn hồi vì có xảy
ra sự biến dạng và mất động năng. Ví dụ bạn có thể nghe thấy tiếng các quả bi-a va
chạm nhau, như vậy bạn biết rằng một phần năng lượng từ hệ đã bị truyền khỏi hệ bởi
âm thanh. Một va chạm đàn hồi phải hoàn toàn yên lặng. Các va chạm đàn hồi thực sự
xảy ra giữa các nguyên tử và các hạt nhỏ hơn nguyên tử. Các va chạm này được mô tả
bằng mô hình hệ cô lập cho cả động năng và động lượng. Hơn nữa, phải không có sự
chuyển hóa động năng thành các dạng năng lượng khác trong hệ.

102
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Va chạm không đàn hồi là va chạm mà tổng động năng của hệ trước và sau khi
va chạm là không như nhau (mặc dù động lượng của hệ được bảo toàn). Các va chạm
không đàn hồi có hai loại. Khi các vật dính vào nhau sau khi va chạm, như khi một
thiên thạch va chạm với Trái đất, va chạm được gọi là hoàn toàn không đàn hồi. Khi
các vật va chạm nhưng không dính vào nhau, nhưng một phần năng lượng bị chuyển
thành dạng năng lượng khác hoặc bị truyền ra xa, như trường hợp quả bóng cao su va
chạm với một bề mặt cứng, thì va chạm được gọi là không đàn hồi (không có trạng từ
bổ nghĩa). Khi quả bóng cao su va chạm với nền cứng, một phần động năng của quả
bóng bị chuyển đổi (sang nhiệt) khi quả bóng bị biến dạng trong khi nó tiếp xúc với bề
mặt cứng. Các va chạm không đàn hồi được mô tả bằng cách diễn giải động lượng của
mô hình hệ cô lập. Hệ có thể cô lập về năng lượng, với động năng được chuyển thành
thế năng hoặc nội năng. Nếu hệ không cô lập, năng lượng có thể ra khỏi hệ theo một
số cách. Trong trường hợp này, cũng có thể có một số chuyển hóa năng lượng bên
trong hệ. Trong cả hai trường hợp nói trên, động năng của hệ thay đổi.
Trong phần còn lại của mục này, ta nghiên cứu các chi tiết toán học đối với các
loại va chạm trong trường hợp một chiều và xét kĩ hai trường hợpđặc biệt: va
chạmhoàn toàn không đàn hồi và va chạm đàn hồi.
Va chạm hoàn toàn không đàn hồi
Xét 2 chất điểm khối lượng m1 và m2, chuyển động với các vận tốc ban đầu
𝑣1𝑖 , 𝑣2𝑖 theo cùng một đường thẳng như trên hình 9.6. Hai chất điểm va chạm trực diện
với nhau, dính vào nhau và sau va chạm chúng chuyển động với một vận tốc chung 𝑣𝑓 .
Do động lượng của một hệ cô lập được bảo toàn trong va chạm bất kì, ta có thể nói
rằng tổng động lượng trước khi va chạm bằng với động lượng của hệ hợp lại sau khi
va chạm:

Hình 9.6.Giản đồ biểu diễn va chạm xuyên tâm hoàn toàn không đàn hồi
giữa hai chất điểm

𝑚1 𝑣1𝑖 + 𝑚2 𝑣2𝑖 = 𝑚1 + 𝑚2 𝑣𝑓 (9.14)


Giải phương trình này đối với ẩn số là vận tốc sau va chạm, ta được:
𝑚 1 𝑣1𝑖 +𝑚 2 𝑣2𝑖
𝑣𝑓 = (9.15)
𝑚 1 +𝑚 2

Va chạm đàn hồi

103
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Xét 2 chất điểm khối lượng m1 và m2, chuyển động với các vận tốc ban đầu
𝑣1𝑖 , 𝑣2𝑖 theo cùng một đường thẳng như trên hình 9.7. Hai chất điểm va chạm trực diện
với nhau, sau đó tách ra và chuyển động với các vận tốc𝑣1𝑓 , 𝑣2𝑓 .
Trong va chạm đàn hồi, cả động lượng và động năng của hệ được bảo toàn. Do
đó, xét các vận tốc theo hướng nằm ngang như trên hình 9.7 ta có:
𝑚1 𝑣1𝑖 + 𝑚2 𝑣2𝑖 = 𝑚1 𝑣1𝑓 + 𝑚2 𝑣2𝑓 (9.16)

1 2
1 2
1 2
1 2
𝑚1 𝑣1𝑖 + 𝑚2 𝑣2𝑖 = 𝑚1 𝑣1𝑓 + 𝑚2 𝑣2𝑓 (9.17)
2 2 2 2

Vì các vận tốc trên hình 9.7 là sang trái hoặc sang phải, nên chúng có thể được
biểu diễn bằng các tốc độ tương ứng với các dấu đại số để chỉ hướng. Ta xem v là
dương nếu chất điểm chuyển động sang phải, là âm nếu chuyển động sang trái.
Trong bài toán va chạm đàn hồi, có 2 đại lượng chưa biết nên cần giải hệ các
phương trình 9.16 và 9.17 để tìm chúng. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận khác là dùng
các phép biến đổi toán học đơn giản cho phương trình 9.17. Cụ thể, ta bỏ các thừa số
½ trong 9.17 và viết lại nó như sau:
2 2 2 2
𝑚1 𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 = 𝑚2 𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖
Khai triển cả 2 vế ta có:
𝑚1 𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 𝑣1𝑖 + 𝑣1𝑓 = 𝑚2 𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖 𝑣2𝑓 + 𝑣2𝑖 (9.18)
Tiếp theo ta nhóm các số hạng chứa m1, m2 trong phương trình 9.16 để có:
𝑚1 𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 = 𝑚2 𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖 (9.19)
Để thu được kết quả cuối cùng, ta chia 9.18 cho 9.19 để có:
𝑣1𝑖 + 𝑣1𝑓 = 𝑣2𝑓 + 𝑣2𝑖
𝑣1𝑖 − 𝑣2𝑖 = − 𝑣1𝑓 − 𝑣2𝑓 (9.20)
Phương trình này kết hợp với phương trình 9.16 có thể được dùng để giải các bài
toán liên quan đến va chạm đàn hồi. Cặp phương trình này (9.16 và 9.20) dễ sử dụng
hơn cặp các phương trình 9.16 và 9.17 vì không có các số hạng bậc 2 như trong

104
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

phương trình 9.17. Theo phương trình 9.20, vận tốc tương đối của 2 chất điểm trước
khi va chạm, 𝑣1𝑖 − 𝑣2𝑖 , bằng và trái dấu với vận tốc tương đối của chúng sau khi va
chạm, là − 𝑣1𝑓 − 𝑣2𝑓 .
Giả sử biết khối lượng và vận tốc của các chất điểm trước khi va chạm. Ta có thể
giải các phương trình 9.16 và 9.20 để tìm các vận tốc sau va chạm dưới dạng các vận
tốc trước va chạm vì có 2 phương trình và 2 ẩn số:
𝑚1 − 𝑚2 2𝑚2
𝑣1𝑓 = 𝑣1𝑖 + 𝑣 (9.21)
𝑚1 + 𝑚2 𝑚1 + 𝑚2 2𝑖

2𝑚1 𝑚2 − 𝑚1
𝑣2𝑓 = 𝑣1𝑖 + 𝑣 (9.22)
𝑚1 + 𝑚2 𝑚1 + 𝑚2 2𝑖
Lưu ý là phải dùng đúng các dấu cho các phương trình 9.21 và 9.22.
Ta hãy xét một số trường hợp đặc biệt. Nếu 𝑚1 = 𝑚2 , các phương trình 9.21 và
9.22 cho thấy rằng 𝑣1𝑓 = 𝑣2𝑖 , 𝑣2𝑓 = 𝑣1𝑖 , tức là các chất điểm sẽ đổi vận tốc cho nhau
nếu khối lượng của chúng bằng nhau. Điều này tương tự như va chạm trực diện của 2
quả bi-a: viên bi cái dừng lại và đẩy viên bi kia đi xa với vận tốc ban đầu của viên bi
cái.
Nếu ban đầu chất điểm 2 đứng yên,𝑣2𝑖 = 0, các phương trình 9.21 và 9.22 trở
thành:
𝑚1 − 𝑚2
𝑣1𝑓 = 𝑣 (9.23)
𝑚1 + 𝑚2 1𝑖
2𝑚1
𝑣2𝑓 = 𝑣 (9.24)
𝑚1 + 𝑚2 1𝑖
Nếu 𝑚1 ≫ 𝑚2 , từ các phương trình 9.23 và 9.24 ta thấy 𝑣1𝑓 ≈ 𝑣1𝑖 và 𝑣2𝑓 ≈
2𝑣1𝑖 . Tức là khi một hạt rất nặng va chạm trực diện với một hạt rất nhẹ đang đứng yên,
hạt nặng sẽ tiếp tục chuyển động của nó mà không bị thay đổi gì sau khi va chạm, còn
hạt nhẹ bị bật lại với tốc độ bằng 2 lần tốc độ lúc đầu của hạt nặng. Một ví dụ về va
chạm kiểu này là va chạm của một nguyên tử nặng (chẳng hạn Uranium) đang chuyển
động đập vào một nguyên tử nhẹ (chẳng hạn Hidro).
Nếu 𝑚2 ≫ 𝑚1 và chất điểm 2 lúc đầu đứng yên,𝑣2𝑖 = 0, ta thấy 𝑣1𝑓 ≈ −𝑣1𝑖 và
𝑣2𝑓 ≈ 0.
Nghĩa là khi một hạt rất nhẹ va chạm trực diện với một hạt rất nặng đang đứng
yên, vận tốc của hạt nhẹ sẽ bị đổi chiều còn hạt nặng gần như vẫn đứng yên.
Chiến lƣợc giải bài toán va chạm một chiều
Bạn nên dùng cách tiếp cận sau đây khi giải quyết các bài toán va chạm 1 chiều:

105
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Khái niệm hóa: Tưởng tượng va chạm xảy ra. Vẽ các giản đồ đơn giản về các
hạt trước và sau khi va chạm, và tính đến các vectơ vận tốc phù hợp. Đầu tiên, bạn
phải đoán các hướng của các vectơ vận tốc sau khi va chạm.
Phân loại: Hệ các chất điểm có phải là cô lập không? Nếu có hãy phân loại va
chạm là đàn hồi, không đàn hồi hoặc hoàn toàn đàn hồi.
Phân tích: Thiết lập sự biểu diễn toán học phù hợp cho bài toán. Nếu va chạm là
hoàn toàn không đàn hồi, hãy dùng phương trình 9.15. Nếu va chạm là đàn hồi, hãy
dùng phương trình 9.16 và 9.20. Nếu va chạm là không đàn hồi, hãy dùng phương
trình 9.16. Để tìm các vận tốc sau va chạm trong trường hợp này, bạn sẽ cần một số
thông tin bổ sung.
Hoàn tất: Khi bạn đã xác định được kết quả, kiểm tra lại xem chúng có phù hợp
với các miêu tả về ý nghĩa minh họa, và có phù hợp với thực tế không.

9.5 VA CHạM HAI CHIềU


Trong mục 9.2 ta đã biết rằng động lượng của hệ hai chất điểm được bảo toàn khi
hệ là cô lập. Đối với va chạm bất kì của hai chất điểm, điều này có nghĩalà động lượng
theo mỗi hướng x, y, z được bảo toàn.

Hình 9.11.Va chạm đàn hồi không xuyên tâm giữa hai chất điểm
Ta xét các va chạm xảy ra trên một mặt phẳng. Trò chơi bi-a là một ví dụ quen
thuộc gồm nhiều va chạm của các vật chuyển động trên một bề mặt hai chiều. Đối với
các va chạm hai chiều này, ta thu được hai phương trình thành phần đối với bảo toàn
động lượng:
𝑚1 𝑣1𝑖𝑥 + 𝑚2 𝑣2𝑖𝑥 = 𝑚1 𝑣1𝑓𝑥 + 𝑚2 𝑣2𝑓𝑥
𝑚1 𝑣1𝑖𝑦 + 𝑚2 𝑣2𝑖𝑦 = 𝑚1 𝑣1𝑓𝑦 + 𝑚2 𝑣2𝑓𝑦
trong đó 3 chỉ số dưới các thành phần vận tốc trong các phương trình này tương
ứng biểu thị: kí hiệu của vật thể (1,2), các giá trị trước và sau va chạm (i,f), và thành
phần vận tốc (x,y).
106
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Xét một bài toán va chạm 2 chiều đặc biệt trong đó chất điểm thứ nhất khối
lượng m1 va chạm với chất điểm thứ 2 khối lượng m2 lúc đầu đứng yên như trên hình
9.11. Sau va chạm (hình 9.11b),chất điểm 1 chuyển động theo góc 𝜃 so với phương
ngang và chất điểm 2 chuyển động theo góc 𝜑 so với phương ngang. Sự kiện này được
gọi là va chạm sượt qua. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng dạng thành phần và
để ý rằng thành phần y của động lượng của hệ ban đầu bằng 0, ta có:
𝑚1 𝑣1𝑖 = 𝑚1 𝑣1𝑓 cos 𝜃 + 𝑚2 𝑣2𝑓 cos 𝜑 (9.25)
0 = 𝑚1 𝑣1𝑓 sin 𝜃 − 𝑚2 𝑣2𝑓 sin 𝜑 (9.26)
Trong đó có dấu trừ ở 9.26 vì sau khi va chạm chất điểm 2 có thành phần y của
vận tốc hướng xuống. (Kí hiệu v trong các phương trình chi tiết này là các tốc độ,
không phải các thành phần vận tốc. Hướng của vectơ thành phần được chỉ rõ với các
dấu cộng hoặc trừ.) Bây giờ ta có hai phương trình độc lập. Với điều kiện không có
quá 2 trong 7 đại lượng trong các phương trình 9.25 và 9.26 là ẩn số thì ta có thể giải
bài toán nà.
Nếu va chạm là đàn hồi, ta cũng có thể dùng phương trình 9.17 (bảo toàn động
năng) với v2i=0.
1 2
1 2
1 2
𝑚1 𝑣1𝑖 = 𝑚1 𝑣1𝑓 + 𝑚2 𝑣2𝑓 (9.26)
2 2 2
Biết tốc độ ban đầu của chất điểm 1 và khối lượng của 2 vật, ta còn lại 4 ẩn số
(𝑣1𝑓 , 𝑣2𝑓 , 𝜃, 𝜑). Vì ta chỉ có 3 phương trình, nên 1 trong 4 đại lượng còn lại phải được
cho để xác định chuyển động sau va chạm đàn hồi chỉ từ các nguyên lý bảo toàn.
Nếu va chạm không đàn hồi, động năng không bảo toàn và không được áp dụng
phương trình 9.27.
Chiến lƣợc giải bài toán va chạm hai chiều
Khi giải các bài toán va chạm 2 chiều giữa các chất điểm trong không gian 2
chiều nên theo các bước sau:
Khái niệm hóa: Tưởng tượng va chạm xảy ra và dự đoán các hướng gần đúng
mà các hạt sẽ chuyển động sau khi va chạm. Thiết lập một hệ tọa độ và xác định các
vận tốc dựa vào hệ tọa độ đó. Để thuận tiện nên chọn trục x trùng với một trong những
vận tốc ban đầu của các chất điểm. Phác thảo hệ tọa độ, vẽ và ghi tên của các vận tốc,
và tính đến tất cả các thông tin đã cho.
Phân loại: Hệ các chất điểm có phải thực sự cô lập ? Nếu có hãy phân loại va
chạm là đàn hồi, không đàn hồi hoặc hoàn toàn đàn hồi.
Phân tích: Viết các biểu thức đối với các thành phần x và y của động lượng của
mỗi vật trước và sau khi va chạm. Nhớ tính đến các dấu phù hợp cho các thành phần
của các vectơ vận tốc và chú ý cẩn thận đến các dấu trong suốt quá trình tính toán.
Viết các biểu thức đối với động lượng tổng cộng theo trục x trước và sau khi va
chạm rồi cho chúng bằng nhau. Lặp lại thủ tục này đối với động lượng tổng cộng theo
trục y.

107
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Tiến hành giải các phương trình động lượng cho các đại lượng chưa biết. Nếu va
chạm là không đàn hồi, động năng không được bảo toàn, và có lẽ đòi hỏi thông tin bổ
sung. Nếu va chạm là hoàn toàn không đàn hồi, các vận tốc sau va chạm của hai vật là
bằng nhau.
Nếu va chạm là đàn hồi, động năng được bảo toàn, và bạn có thể cho tổng động
năng của hệ trước và sau khi va chạm bằng nhau, cho ta một mối liên hệ bổ sung giữa
các độ lớn vận tốc.
Hoàn tất: Khi bạn đã xác định được kết quả, kiểm tra lại xem chúng có phù hợp
với các miêu tả về ý nghĩa minh họa, và có phù hợp với thực tế không.

9.6 KHốI TÂM


Trong mục này ta mô tả chuyển động toàn phần của một hệ bằng chuyển động
của một điểm đặc biệt được gọi là khối tâm của hệ. Hệ có thể gồm một số chất điểm,
chẳng hạn các nguyên tử trong một bình chứa, hoặc là một vật thể dài, như một vận
động viên nhảy lên trong không khí. Ta sẽ thấy rằng chuyển động tịnh tiến của khối
tâm giống với chuyển động mà dường như toàn bộ khối lượng của hệ được tập trung
tại điểm đó. Tức là hệ chuyển động như thể là tổng ngoại lực tác dụng vào một điểm
duy nhất đặt tại khối tâm. Chuyển động này độc lập với các chuyển động khác của hệ,
chẳng hạn như chuyển động quay hoặc rung, hoặc biến dạng (chẳng hạn khi vận động
viên gập người lại). Mô hình này là mô hình chất điểm đã giới thiệu trong chương 2.

Hình 9.13.Lực tác dụng lên hệ gồm 2 chất điểm khối lƣợng khác nhau,
đƣợc gắn với nhau bằng một thanh cứng, nhẹ
Xét hệ gồm một cặp chất điểm có khối lượng khác nhau, được kết nối với nhau
bằng một thanh rắn, mảnh (hình 9.13). Vị trí khối tâm của hệ được mô tả như là vị trí
trung bình của khối lượng của hệ. Khối tâm của hệ nằm trên đường nối hai chất điểm
và gần chất điểm có khối lượng lớn hơn. Nếu tác dụng một lực vào một điểm trên
thanh, ở phía trên khối tâm thì hệ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ (xem hình 9.13a).
Nếu tác dụng lực vào một điểm nằm phía dưới khối tâm thì hệ sẽ quay ngược chiều
kim đồng hồ (xem hình 9.13b). Nếu lực này tác dụng vàokhối tâm thì hệ sẽ chuyển
động theo chiều tác dụng của lực mà không bị quay (xem hình 9.13c). Ta có thể xác
định vị trí của khối tâm bằng cách này.

108
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 9.14.Khối tâm của hệ 2 chất điểm Hình 9.15.Khối tâm đƣợc định vị bằng
có khối lƣợng khác nhau trên trục x bán kính vectơ 𝒓𝑪𝑴 , có các thành
nằm tại𝒙𝑪𝑴 , giữa các chất điểm, và gần phần𝒙𝑪𝑴 , 𝒚𝑪𝑴 , 𝒛𝑪𝑴
chất điểm có khối lƣợng lớn hơn

Khối tâm của cặp chất điểm mô tả trên hình 9.14 nằm trên trục x, giữa các chất
điểm. Vị trí của nó được cho bởi:
𝑚1 𝑥1 + 𝑚2 𝑥2
𝑥𝐶𝑀 = (9.28)
𝑚1 + 𝑚2
2
Ví dụ nếu x1=0, x2=d và m2= 2m1 ta có 𝑥𝐶𝑀 = 𝑑. Tức là khối tâm nằm gần chất
3
điểm nặng hơn. Nếu hai chất điểm có khối lượng bằng nhau, khối tâm sẽ nằm tại trung
điểm đoạn thẳng nối hai chất điểm.
Ta có thể mở rộng khái niệm này cho hệ gồm nhiều chất điểm, chất điểm thứ i có
khối lượng mi trong không gian 3 chiều.
Tọa độ x của khối tâm của hệ gồm n chất điểm là:
𝑚1 𝑥1 + 𝑚2 𝑥2 + 𝑚3 𝑥3 + ⋯ + 𝑚𝑛 𝑥𝑛 𝑖 𝑚𝑖 𝑥𝑖
𝑥𝐶𝑀 = =
𝑚1 + 𝑚2 + 𝑚3 + ⋯ + 𝑚𝑛 𝑖 𝑚𝑖
𝑖 𝑚𝑖 𝑥𝑖 1
= = 𝑚𝑖 𝑥𝑖 (9.29)
𝑀 𝑀
𝑖

Trong đó 𝑥𝑖 là tọa độ x của chất điểm thứ i, và tổng khối lượng của hệ là𝑀 =
𝑖 𝑚𝑖 . Các tọa độ y và z của khối tâm được xác định tương tự, theo các phương trình:
1 1
𝑦𝐶𝑀  𝑚𝑖 𝑦𝑖 𝑧𝐶𝑀  𝑚𝑖 𝑧𝑖 (9.30)
𝑀 𝑀
𝑖 𝑖

109
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Khối tâm có thể được xác định trong không gian 3 chiều bởi bán kính vectơ 𝑟𝐶𝑀
của nó. Các thành phần của vectơ này là𝑥𝐶𝑀 , 𝑦𝐶𝑀 , 𝑧𝐶𝑀 xác định theo các phương trình
9.29 và 9.30. Do đó:
1 1 1
𝑟𝐶𝑀 = 𝑥𝐶𝑀 𝑖 + 𝑦𝐶𝑀 𝑗 + 𝑧𝐶𝑀 𝑘 = 𝑚𝑖 𝑥𝑖 𝑖 + 𝑚𝑖 𝑦𝑖 𝑗 + 𝑚𝑖 𝑧𝑖 𝑘
𝑀 𝑀 𝑀
𝑖 𝑖 𝑖
1
𝑟𝐶𝑀  𝑚𝑖 𝑟𝑖 (9.31)
𝑀
𝑖
Trong đó 𝑟𝑖 là bán kính vectơ của chất điểm thứ i, được xác định bởi:
𝑟𝑖  𝑥𝑖 𝑖 + 𝑦𝑖 𝑗 + 𝑧𝑖 𝑘
Mặc dù việc định vị khối tâm của vật rắn khó hơn là của hệ chất điểm nhưng ta
vẫn áp dụng được các ý tưởng cơ bản đã bàn luận ở trên. Quan niệm vật rắn là hệ gồm
một số lượng lớn các phần tử khối lượng hình lập phương như trên hình 9.15. Do
khoảng cách giữa các phần tử là rất nhỏ, vật thể có thể được xem là có phân bố khối
lượng liên tục. Bằng cách chia vật rắn thành các yếu tố có khối lượng ∆𝑚𝑖 với các tọa
độ 𝑥𝑖 , 𝑦𝑖 , 𝑧𝑖 , ta thấy rằng tọa độ x của khối tâm xấp xỉ bằng:
1
𝑥𝐶𝑀  𝑥𝑖 ∆𝑚𝑖
𝑀
𝑖
Các biểu thức tương tự đối với các tọa độ𝑦𝐶𝑀 , 𝑧𝐶𝑀 . Nếu số phần tử n tiến tới vô
cùng thì kích thước của mỗi phần tử sẽ tiến tới 0, và 𝑥𝐶𝑀 gần như chính xác. Trong
giới hạn này ta thay tổng bằng tích phân, và thay ∆𝑚𝑖 bằng yếu tố vi phân dm:
1 1
𝑥𝐶𝑀 = lim 𝑥𝑖 ∆𝑚𝑖 = 𝑥𝑑𝑚 (9.32)
∆𝑚 𝑖→0 𝑀 𝑀
𝑖
Tương tự, ta có:
1 1
𝑦𝐶𝑀 = 𝑦𝑑𝑚 𝑧𝐶𝑀 = 𝑧𝑑𝑚 (9.33)
𝑀 𝑀
Ta có thể biểu diễn bán kính véctơ của khối tâm vật rắn dưới dạng:
1
𝑟𝐶𝑀 = 𝑟𝑑𝑚(9.34)
𝑀
Biểu thức này tương đương với 3 biểu thức được cho trongcác phương trình 9.32
và 9.33.
Khối tâm của vật rắn có dạng đối xứng bất kì với mật độ đồng nhất nằm trên một
trục đối xứng và một mặt phẳng đối xứng. Ví dụ, khối tâm của một thanh đồng nhất
nằm ở trên thanh, ở trung điểm của thanh. Khối tâm của một hình cầu hoặc một hình
lập phương nằm ở tâm hình học của nó.
Vì vật rắn là một phân bố khối lượng liên tục, mỗi thành phần khối lượng chịu
tác động của trọng lực. Tác dụng tổng cộng của các lực này tương đương với tác dụng
của một lực duy nhất 𝑀𝑔 tác dụng lên một điểm đặc biệt được gọi là trọng tâm. Nếu 𝑔
110
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

là hằng số trên toàn bộ phân bố khối lượng thì trọng tâm trùng với khối tâm của vật.
Nếu vật rắn quay quanh trọng tâm của nó thì nó cân bằng trong mọi định hướng bất kì.
Có thể xác định trọng tâm của một vật thể có hình dạng không đều đặn, chẳng
hạn cái mỏ lết, định bằng cách treo vật, trước tiên treo ở một điểm, sau đó treo ở điểm
khác. Trên hình 9.16, lúc đầu, cái mỏ lết được treo ở điểm A.Khi mỏ lết ngừng quay,
vẽ đường AB thẳng đứng (có thể dùng dây dọi). Tiếp đó treo mỏ lết tại điểm C, rồi vẽ
đường thẳng đứng CD. Trọng tâm của mỏ lết nằm ở nửa bề dày của mỏ lết, bên trong
giao điểm của AB và CD. Tổng quát, nếu mỏ lết được treo tự do tại một điểm bất kì,
đường thẳng đứng đi qua điểm này phải đi qua trọng tâm.

Hình 9.16.Một phƣơng pháp thực nghiệm để xác định trọng tâm của cái cờ lê

9.7 Hệ NHIềU CHấT ĐIểM


Xét hệ gồm 2 hoặc nhiều chất điểm mà ta đã biết vị trí khối tâm của nó. Để hiểu
ý nghĩa vật lý và ứng dụng của khái niệm khối tâm, ta lấy đạo hàm theo thời gian của
bán kính vectơ của khối tâm theo phương trình 9.31. Từ mục 4.1 ta biết rằng đạo hàm
theo thời gian của vectơ vị trí là vectơ vận tốc. Giả sử khối lượng M của hệ không đổi,
nghĩa là không có chất điểm nào đi vào hoặc đi ra khỏi hệ, ta thu được biểu thức sau
cho vận tốc khối tâm của hệ:
𝑑𝑟𝐶𝑀 1 𝑑𝑟𝑖 1
𝑣𝐶𝑀 = = 𝑚𝑖 = 𝑚𝑖 𝑣𝑖 (9.35)
𝑑𝑡 𝑀 𝑑𝑡 𝑀
𝑖 𝑖

trong đó 𝑣𝑖 là vận tốc của chất điểm thứ i. Sắp xếp lại phương trình 9.35 ta được:

𝑀𝑣𝐶𝑀 = 𝑚𝑖 𝑣𝑖 = 𝑝𝑖 = 𝑝𝑡𝑜𝑡 (9.36)


𝑖 𝑖

111
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Do đó, động lượng toàn phần của hệ bằng tổng khối lượng nhân với vận tốc khối
tâm của hệ. Nói cách khác, động lượng toàn phần của hệ bằng động lượng của một
chất điểm duy nhất có khối lượng bằng M chuyển động với vận tốc 𝑣𝐶𝑀 .
Lấy đạo hàm phương trình 9.35 theo thời gian ta thu được gia tốc khối tâm của
hệ:
𝑑𝑣𝐶𝑀 1 𝑑𝑣𝑖 1
𝑎𝐶𝑀 = = 𝑚𝑖 = 𝑚𝑖 𝑎𝑖 (9.37)
𝑑𝑡 𝑀 𝑑𝑡 𝑀
𝑖 𝑖

Sắp xếp lại phương trình này và dùng định luật 2 Newton ta được:

𝑀𝑎𝐶𝑀 = 𝑚𝑖 𝑎𝑖 = 𝐹𝑖 (9.38)
𝑖 𝑖

Trong đó 𝐹𝑖 là lực tác dụng lên chất điểm thứ i.


Lực tác dụng lên chất điểm bất kì của hệ có thể gồm các ngoại lực và các nội lực.
Tuy nhiên theo định luật 3 Newton, nội lực do hạt 1 tác dụng lên hạt 2 bằng và trái dấu
với nội lực do hạt 2 tác dụng lên hạt 1. Do đó tổng các nội lực bằng không và lực tổng
hợp tác dụng lên hệ chỉ do các ngoại lực. Ta có thể viết lại 9.38 dưới dạng:

𝐹𝑒𝑥𝑡 = 𝑀𝑎𝐶𝑀 (9.39)


𝑖

Tức là tổng ngoại lực tác dụng lên hệ chất điểm bằng tổng khối lượng của hệ
nhân với gia tốc khối tâm. So sánh phương trình 9.39 với định luật 2 Newton đối với
một chất điểm, ta thấy mô hình chất điểm đã dùng trong các chương trước có thể được
mô tả dưới dạng khối tâm:
Khối tâm của hệ các chất điểm có tổng khối lượng M chuyển động giống như một
chất điểm tương đương có khối lượng M chuyển động dưới ảnh hưởng của tổng ngoại
lực tác dụng lên hệ.
Ta hãy tích phân 9.39 trong một khoảng thời gian xác định
𝑑𝑣𝐶𝑀
𝐹𝑒𝑥𝑡 𝑑𝑡 = 𝑀𝑎𝐶𝑀 𝑑𝑡 = 𝑀 𝑑𝑡 = 𝑀 𝑑𝑣𝐶𝑀 = 𝑀∆𝑣𝐶𝑀
𝑑𝑡
𝑖

Chú ý rằng phương trình này có thể viết dưới dạng:


∆𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝐼 (9.41)
Trong đó 𝐼 là xung lực do các ngoại lực truyền cho hệ và 𝑝𝑡𝑜𝑡 là động lượng của
hệ. Phương trình 9.40 là sự tổng quát hóa của định lý xung lực-động lượng đối với hệ
chất điểm (phương trình 9.10) đối với hệ nhiều chất điểm. Nó cũng là biểu diễn toán
học của mô hình hệ không cô lập (động lượng) đối với hệ nhiều chất điểm.
Cuối cùng, nếu ngoại lực tế tác dụng lên hệ bằng không, từ phương trình 9.39 ta
có:

112
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

𝑑𝑣𝐶𝑀
𝑀𝑎𝐶𝑀 = 𝑀 =0
𝑑𝑡
Cho nên
𝑀𝑎𝐶𝑀 = 𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (9.42)
(khi 𝑖 𝐹𝑒𝑥𝑡 = 0)
Tức là động lượng toàn phần của hệ chất điểm được bảo toàn nếu không có ngoại
lực tác dụng lên hệ. Suy ra đối với hệ chất điểm cô lập thì cả động lượng toàn phần và
vận tốc khối tâm đều không đổi theo thời gian. Phát biểu này là sự tổng quát hóa của
mô hình hệ cô lập (động lượng) cho hệ nhiều hạt.
Giả sử khối tâm của hệ cô lập gồm 2 hoặc nhiều chất điểm đang đứng yên. Khối
tâm của hệ đứng yên nếu không có lực tác dụng lên hệ. Ví dụ xét hệ gồm một vận
động viên bơi lội đang đứng trên một cái thuyền, với hệ lúc đầu đứng yên. Khi người
này nhảy khỏi thuyền theo phương ngang, thuyền chuyển động theo hướng ngược lại
hướng người nhảy, và khối tâm của hệ vẫn còn đứng yên, nếu ta bỏ qua ma sát giữa
thuyền và nước. Hơn nữa, động lượng của người khi nhảy bằng về độ lớn nhưng
ngược hướng với động lượng của thuyền.
9.8 Hệ CÓ THể BIếN DạNG
Cho đến lúc này,trong các thảo luận về cơ học ta đã phân tích chuyển động của
các chất điểm hoặc các hệ không biến dạng có thể được mô hình hóa bằng các chất
điểm. Phần thảo luận trong mục 9.7 có thể được áp dụng để phân tích chuyển động của
hệ có thể biến dạng. Ví dụ, giả sử bạn đứng trên một cái ván trượt và đẩy tay vào bờ
tường để chuyển động ra xa tường. Ta sẽ mô tả sự việc này như thế nào ?
Lực do bờ tường tác dụng lên tay bạn không bị di chuyển, nó luôn nằm ở chỗ tiếp
xúc giữa tay bạn và tường. Do đó lực này không thực hiện công lên hệ gồm có bạn và
ván trượt. Tuy nhiên việc đẩy tay vào bức tường để cho người trượt đi thật ra đã làm
thay đổi động năng của hệ. Nếu bạn cố gắng dùng định lý công-động năng, 𝑊 = ∆𝐾,
để mô tả trường hợp này bạn sẽ có nhận xét là vế trái bằng 0, nhưng vế phải khác 0.
Định lý công-động năng không đúng cho trường hợp này, và thường không đúng cho
các hệ có thể biến dạng. Cơ thể bạn đã bị biến dạng trong suốt sự kiện này: tay bạn đã
phải uốn cong để đẩy vào tường, sau đó nó lại duỗi thẳng ra.
Để phân tích chuyển động của hệ có thể biến dạng, ta cần phương trình 8.2 (bảo
toàn năng lượng) và phương trình 9.40 (định lý xung lực-động lượng). Đối với ví dụ
đẩy vào tường để đi trên ván trượt, xem hệ gồm người và ván trượt, phương trình 8.2
cho ta:

∆𝐸𝑠𝑦𝑠 = 𝑇 → ∆𝐾 + ∆𝑈 = 0

Trong đó ∆𝐾 là độ biến thiên động năng do tốc độ của hệ tăng và ∆𝑈 là độ giảm


thế năng tích trữ trong người do thức ăn cung cấp trước đó. Phương trình này nói lên
rằng hệ đã chuyển thế năng thành động năng theo cách dùng cơ bắp cần thiết để đẩy
vào tường. Chú ý rằng hệ cô lập về năng lượng nhưng không cô lập về động lượng.
113
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Áp dụng phương trình 9.40 cho hệ trong trường hợp này cho ta:

∆𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝐼 → 𝑚∆𝑣 = 𝐹𝑤𝑎𝑙𝑙 𝑑𝑡

Trong đó 𝐹𝑤𝑎𝑙𝑙 là lực do tường tác dụng lên tay bạn, m là khối lượng của bạn và
ván trượt,∆𝑣 là sự thay đổi vận tốc của hệ trong suốt sự kiện. Để tính vế phải của
phương trình này, ta cần biết lực do tường tác dụng lên tay biến thiên theo thời gian
như thế nào. Nói chung quá trình này có thể phức tạp. Tuy nhiên, trong trường hợp các
lực không đổi, hoặc các lực thay đổi theo quy luật đơn giảnthì tích phân trong vế phải
có thể tính được.

9.9 Sự ĐẩY CủA TÊN LửA


Khi các phương tiện thông thường như xe ô tô được đẩy về phía trước, lực phát
động là lực ma sát. Trong trường hợp ô tô, lực phát động được thực hiện bởi mặt
đường lên xe. Ta có thể mô hình hóa xe ô tô như một hệ không cô lập về động lượng.
Một xung lực được mặt đường tác dụng lên xe và kết quả là sự thay đổi động lượng
của ô tô như mô tả ở phương trình 9.40.
Tuy nhiên, một tên lửa chuyển động trong không gian không có mặt đường để
đẩy nó đi. Các tên lửa là một hệ thống cô lập về động lượng. Do đó, nguồn gốc của sự
đẩy tới của tên lửa phải là cái gì khác hơn là một ngoại lực. Hoạt động của tên lửa phụ
thuộc vào các định luật bảo toàn động lượng như đã áp dụng cho hệ cô lập, ở đó hệ
gồm tên lửa và nhiên liệu đẩy ra của nó.
Có thể hiểu được sự đẩy của tên lửa bởi khảo sát trước đây về người bắn cung
đứng trên mặt băng không ma sát trong ví dụ 9.1. Hãy tưởng tượng người bắn cung
bắn một số mũi tên theo phương ngang. Với mỗi mũi tên bắn đi, người bắn cung nhận
được một động lượng bù theo hướng ngược lại. Bắn càng nhiều mũi tên đi, người bắn
sẽ chuyển động lùi lại càng lúc càng nhanh trên băng. Ngoài việc phân tích dựa vào
động lượng này, ta cũng có thể hiểu hiện tượng này dựa vào định luật 2 và định luật 3
Newton. Mỗi khi cung đẩy mũi tên đi tới, mũi tên đẩy cánh cung và người bắn về phía
sau, và các lực này gây ra gia tốc cho người.
Theo cách tương tự, khi tên lửa chuyển động trong không gian, động lượng của
nó thay đổi vì một phần khối lượng của nó được phóng ra dưới dạng khí thải. Vì các
khí thải có động lượng khi bị đẩy ra khỏi động cơ nên tên lửa sẽ nhận được phần động
lượng bù vào theo hướng ngược lại. Do đó tên lửa được tăng tốc như là kết quả của sự
”đẩy đi” hoặc “tống đi”của khí thải. Trong không gian, khối tâm của hệ (gồm tên lửa
và khí đẩy ra) chuyển động đều, độc lập với quá trình đẩy.
(Các tên lửa và các cung thủ tiêu biểu cho các trường hợp ngược lại của một va
chạm hoàn toàn không đàn hồi: động lượng được bảo toàn, nhưng động năng của hệ
tên lửa và khí thải tăng lên (trả giá bằng thế năng hóa học trong nhiên liệu). Động năng
của hệ cung thủ và mũi tên cũng tăng (trả giá bằng năng lượng từ các bữa ăn trước đó
của người bắn cung).

114
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

a, Khối lượng của tên lửa và nhiên liệu là b, Tại thời điểm t  t , khối lượng của
M  m tại thời điểm t, tốc độ của nó là v. tên lửa giảm xuống, còn M, và lượng
nhiên liệu m đã bị đẩy ra. Tốc độ của tên
lửa tăng thêm một lượng v
Hình 9.23.Chuyển động của tên lửa
Giả sử tại một thời điểm t nào đó, độ lớn của động lượng của hệ tên lửa và nhiên
liệu của nó là 𝑀 + ∆𝑚 𝑣, trong đó v là tốc độ của tên lửa so với Trái đất (hình
9.23a). Trong khoảng thời gian rất ngắn ∆𝑡, tên lửa phóng ra nhiên liệu khối lượng
∆𝑚. Tại thời điểm 𝑡 + ∆𝑡, khối lượng tên lửa là M và tốc độ của nó là 𝑣 + ∆𝑣, trong
đó ∆𝑣 là độ thay đổi tốc độ của tên lửa (hình 9.23b). Nếu nhiên liệu được phóng ra với
tốc độ ve so với tên lửa (e kí hiệu exhaust, ve thường được gọi là tốc độ thải), tốc độ
của nhiên liệu thải so với Trái đất là 𝑣 − 𝑣𝑒 . Vì hệ tên lửa và nhiên liệu thải là cô lập,
ta có thể cân bằng tổng động lượng trước và sau của hệ để thu được:
𝑀 + ∆𝑚 𝑣 = 𝑀 𝑣 + ∆𝑣 + ∆𝑚 𝑣 + 𝑣𝑒
Rút gọn biểu thức này ta được:
𝑀∆𝑣 = 𝑣𝑒 ∆𝑚
Nếu lấy giới hạn ∆𝑡 → 0, khi đó∆𝑣 → 𝑑𝑣, ∆𝑚 → 𝑑𝑚. Hơn nữa, sự tăng khối
lượng thải dm tương ứng với sự giảm khối lượng tên lửa bằng về độ lớn, nên 𝑑𝑚 =
−𝑑𝑀. Chú ý rằng dM là âm vì nó biểu diễn sự giảm khối lượng, nên 𝑑𝑀 là số dương.
Dùng thực tế này, ta được:

𝑀𝑑𝑣 = 𝑣𝑒 𝑑𝑚 = −𝑣𝑒 𝑑𝑀 (9.43)


Chia phương trình này cho M rồi lấy tích phân, với khối lượng lúc đầu của tên
lửa và nhiên liệu bằng Mi và khối lượng lúc sau của tên lửa và nhiên liệu còn lại là Mf.
Kết quả là:
𝑣𝑓 𝑀𝑓
𝑑𝑀
𝑑𝑣 = −𝑣𝑒
𝑣𝑖 𝑀𝑖 𝑀
𝑀𝑖
𝑣𝑓 − 𝑣𝑖 = 𝑣𝑒 ln (9.44)
𝑀𝑓

115
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

(9.43) là công thức cơ bản của chuyển động tên lửa. Trước tiên, phương trình
(9.43)cho biết sự tăng tốc độ của tên lửa tỉ lệ thuận với tốc độ thải 𝑣𝑒 của khí thải. Do
đó tốc độ thải rất lớn. Thứ hai, sự tăng tốc độ tên lửa tỉ lệ thuận với logarit tự nhiên
𝑀
của tỉ số 𝑖 . Do đó tỉ số này càng lớn càng tốt, nghĩa là khối lượng của tên lửa càng
𝑀𝑓
nhỏ càng tốt và tên lửa mang càng nhiều nhiên liệu càng tốt.
Lực đẩy tên lửa là lực do khí thải được phóng ra. Ta thu được công thức sau đây
cho lực đẩy từ định luật 2 Newton và phương trình 9.42:
𝑑𝑣 𝑑𝑀
𝑇𝑕𝑟𝑢𝑠𝑡 = 𝑀 = 𝑣𝑒 (9.45)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Biểu thức này chỉ ra rằng lực đẩy tăng khi tốc độ thải tăng và tốc độ thay đổi
khối lượng (được gọi là tốc độ đốt cháy nhiên liệu) tăng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 9

Các định nghĩa


Động lƣợng của một chất điểm khối lượng m chuyển động với vận tốc v là:
𝑝 = 𝑚𝑣 (9.2)
Xung lực truyền cho chất điểm bởi hợp lực 𝐹 thì bằng tích phân theo thời gian
của hợp lực đó:
𝑡𝑓

𝐼= 𝐹 𝑑𝑡 (9.9)
𝑡𝑖

Va chạm không đàn hồi là va chạm mà động năng của hệ các chất điểm không
được bảo toàn.
Va chạm hoàn toàn không đàn hồi là va chạm mà các chất điểm của hệ dính
vào nhau va chạm.
Va chạm đàn hồi là va chạm mà động năng của hệ được bảo toàn.
Vectơ vị trí của khối tâm của hệ chất điểm được định nghĩa là:

116
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

1
𝑟𝐶𝑀 = 𝑚𝑖 𝑟𝑖 (9.31)
𝑀
𝑖

Trong đó 𝑀 = 𝑖 𝑚𝑖 là tổng khối lượng của hệ, và 𝑟𝑖 là vectơ vị trí của chất điểm
thứ i.
Các khái niệm và nguyên lý
Véctơ vị trí của khối tâm vật rắn có thể thu được theo công thức tích phân sau:
1
𝑟𝐶𝑀 = 𝑟𝑑𝑚 (9.34)
𝑀
Vận tốc khối tâm của hệ chất điểm là:
1
𝑣𝐶𝑀 = 𝑚𝑖 𝑣𝑖 (9.35)
𝑀
𝑖
Tổng động lượng của hệ chất điểm bằng tổng khối lượng nhân với vận tốc khối
tâm của hệ.
Định luật 2 Newton áp dụng cho hệ chất điểm là:

𝐹𝑒𝑥𝑡 = 𝑀𝑎𝐶𝑀 (9.39)


𝑖

Trong đó 𝑎𝐶𝑀 là gia tốc khối tâm và 𝑖 𝐹𝑒𝑥𝑡 là tổng các ngoại lực. Khối tâm
chuyển động giống như một chất điểm tưởng tượng khối lượng M chịu tác dụng của
tổng ngoại lực tác dụng lên hệ.
Các mô hình phân tích để giải bài toán

117
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hệ không cô lập (động lƣợng) Hệ cô lập (động lƣợng)


Nếu một hệ tương tác với môi Nguyên lý bảo toàn động lượng chỉ ra rằng
trường của nó theo nghĩa có một tổng động lượng của một hệ cô lập (không có
ngoại lực tác dụng lên hệ, thì hoạt ngoại lực) được bảo toàn, không phụ thuộc bản
động của hệ được mô tả bởi định lý chất của các lực tương tác giữa các chất điểm
xung lực-động lượng: của hệ:
∆𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝐼 (9.40) 𝑀𝑎𝐶𝑀 = 𝑝𝑡𝑜𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (9.41)
(khi 𝑖 𝐹𝑒𝑥𝑡 = 0)
Trường hợp hệ gồm 2 chất điểm, nguyên lý
này có thể biểu diễn như sau:
𝑝1𝑖 + 𝑝2𝑖 = 𝑝1𝑓 + 𝑝2𝑓 (9.5)
(

118
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 10
VẬT RẮN QUAY QUANH TRỤC CỐ ĐỊNH

Khi một vật, ví dụ cái bánh xe, quay quanh trục của nó, thì chuyển động này
không thể phân tích bằng cách mô hình hóa vật như một chất điểm bởi vì tại mỗi thời
điểm thì các phần khác nhau của vật có vận tốc dài và gia tốc tiếp tuyến khác nhau.
Tuy nhiên, ta có thể phân tích chuyển động của vật
bằng cách mô hình hóa nó như một hệ nhiều chất
điểm, mỗi chất điểm có vận tốc và gia tốc riêng như
đã thảo luận trong mục 9.7.
Đối với một vật đang quay, sự phân tích được
đơn giản hóa một cách đáng kể bằng cách giả sử vật
đó là vật rắn. Vật rắn là vật không bị biến dạng, tức
là vị trí tương đối của tất cả các chất điểm tạo nên
hệ luôn giữ không đổi. Mọi vật thể trong thực tế
đều bị biến dạng ở một mức độ nào đó; tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp khi có thể bỏ qua sự biến
dạng của vật, thì mô hình vật rắn là có ích. Ta đã
phát triển các mô hình phân tích dựa trên các chất
điểm và các hệ. Trong chương này giới thiệu về lớp
các mô hình phân tích khác dựa trên vật rắn.
10
10.1 Vị TRÍ GÓC, VậN TốC GÓC VÀ GIA TốC GÓC
Hình 10.1 minh họa một đĩa CD đang quay được nhìn từ trên xuống. Đĩa quay
quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua tâm O của đĩa. Một
yếu tố nhỏ của đĩa được mô hình hóa như một chất điểm tại P, cách gốc O một khoảng
cố định r và quay quanh O theo một vòng tròn bán kính r.

Hình 10.1. Một đĩa compact quay quanh trục cố định qua O và vuông góc với
mặt phẳng hình vẽ
119
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

(Trên thực tế, mọi phần tử của đĩa quay tròn quanh O). Để thuận tiện ta biểu diễn
vị trí của P theo tọa độ cực 𝑟, 𝜃 , với r là khoảng cách từ gốc tọa độ tới P, 𝜃 là góc
quay ngược chiều kim đồng hồ từ một đường cố định được chọn làm mốc (đường
chuẩn) như trên hình 10.1a. Theo cách biểu diễn này, góc𝜃 thay đổi theo thời gian, còn
r không thay đổi. Khi một chất điểm chuyển động dọc đường tròn từ đường chuẩn, tại
đó 𝜃 = 0, nó chuyển động qua một cung có độ dài s như trên hình 10.1b. Độ dài s của
cung liên hệ với 𝜃 qua biểu thức:
𝑠 = 𝑟𝜃 (10.1a)
𝑠
𝜃= (10.1b)
𝑟
Vì 𝜃 là tỉ số giữa độ dài của cung và bán kính của đường tròn nên nó là một số
thuần túy (không có đơn vị). Tuy nhiên, ta thường cho đơn vị (giả) của 𝜃 là radian
(rad), với 1 rad là góc trương bởi một độ dài cung bằng bán kính của cung đó (s=r). Vì
chu vi của hình tròn là 2𝜋𝑟, từ phương trình 10.1b ta có 3600 tương ứng với góc
2𝜋𝑟 360 0
𝑟𝑎𝑑 = 2𝜋𝑟𝑎𝑑. Do đó, 1rad = ≈ 57,30 . Để chuyển một góc từ độ sang
𝑟 2π
radian, ta sử dụng π rad = 1800 , nên
π
θ 𝑟𝑎𝑑 = 𝜃 độ
1800
π π
Ví dụ, 600 = 3
rad và 450 = 4
rad .

Vì đĩa trên hình 10.1 là một vật rắn, khi chất điểm chuyển động quét qua một góc
𝜃 từ đường chuẩn, từng yếu tố khác của vật cũng quay và quét qua một góc 𝜃. Do đó,
ta có thể liên kết góc 𝜃 với toàn bộ vật cũng như một chất điểm riêng lẻ, cho phép xác
định vị trí góc của vật rắn trong chuyển động quay của nó. Ta chọn một đường chuẩn
trên vật, chẳng hạn đường nối điểm O với chất điểm đã chọn trước trên vật. Vị trí góc
của vật rắn là góc 𝜃 giữa đường chuẩn ở trên vật này và đường chuẩn cố định trong
không gian, thường được chọn là trục x. Cách xác định này tương tự cách xác định vị
trí của một vật trong chuyển động tịnh tiến là x, là khoảng cách giữa vật và vị trí mốc,
là gốc tọa độ, x=0. Do đó góc𝜃 trong chuyển động quay đóng vai trò tương tự như vị
trí x trong chuyển động tịnh tiến.

Hình 10.2. Chất điểm trên vật rắn quay từ(A) tới (B) dọc theo cung tròn. Trong
khoảng∆𝒕 = 𝒕𝒇 − 𝒕𝒊 , r quét qua một góc∆𝜽 = 𝜽𝒇 − 𝜽𝒊
120
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Khi chất điểm đang xét chuyển động từ vị trí A tới vị trí B trong khoảng thời gian
∆𝑡 như trên hình 10.2, đường chuẩn gắn với vật quét được một góc ∆𝜃 = 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 . Đại
lượng ∆𝜃 này được gọi là độ dịch chuyển góc của vật rắn:
∆𝜃  𝜃𝑓 − 𝜃𝑖
Tốc độ diễn ra độ dịch chuyển góc này có thể thay đổi. Nếu vật rắn quay nhanh,
độ dịch chuyển này có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu vật rắn quay
chậm, độ dịch chuyển này diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Các tốc độ quay
khác nhau này có thể được định lượng bởi định nghĩa tốc độ góc trung bình 𝜔𝑎𝑣𝑔 , như
là tỉ số giữa độ dịch chuyển góc của vật rắn và khoảng thời gian ∆𝑡 diễn ra độ dịch
chuyển đó:
𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 ∆𝜃
𝜔𝑎𝑣𝑔 = = (10.2)
𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 ∆𝑡
Tương tự tốc độ tịnh tiến, tốc độ góc tức thời được xác định như là giới hạn của
tốc độ góc trung bình khi ∆𝑡 → 0:
∆𝜃 𝑑𝜃
𝜔  lim = (10.3)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Tốc độ góc có đơn vị là rad/s, có thể viết là s-1 vì rad không có thứ nguyên. Ta
lấy 𝜔 dương khi 𝜃 tăng (chuyển động cùng chiều kim đồng hồ trên hình 10.2), lấy 𝜔
âm khi 𝜃 giảm (chuyển động ngược chiều kim đồng hồ trên hình 10.2).
Nếu tốc độ góc tức thời của vật rắn thay đổi từ 𝜔𝑖 đến 𝜔𝑓 trong khoảng ∆𝑡 thì vật
sẽ có gia tốc góc. Gia tốc góc trung bình 𝑎𝑎𝑣𝑔 của một vật rắn quay được xác định
bằng tỉ số giữa sự thay đổi tốc độ góc và khoảng thời gian ∆𝑡 diễn ra sự thay đổi tốc độ
góc đó:
𝜔𝑓 − 𝜔𝑖 ∆𝜔
𝛼𝑎𝑣𝑔  = (10.4)
𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 ∆𝑡
Tương tự gia tốc tịnh tiến, gia tốc góc tức thời được xác định bởi giới hạn của gia
tốc góc trung bình khi ∆𝑡 → 0:
∆𝜔 𝑑𝜔
𝛼 lim = (10.5)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Gia tốc góc có đơn vị là rad/s2, hoặc đơn giản là s-2. Chú ý rằng 𝛼 dương khi vật
rắn quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ nhanh dần hoặc khi vật rắn quay cùng
chiều kim đồng hồ chậm dần trong một khoảng thời gian nào đó.
Khi vật rắn quay xung quanh một trục cố định, mọi chất điểm của vật rắn quay
được cùng một góc trong một khoảng thời gian cho trước, và có cùng tốc độ góc, gia
tốc góc. Do đó, giống như vị trí góc 𝜃, các đại lượng𝜔 và𝛼đặc trưng cho chuyển động
quay của toàn vật rắn cũng như của từng chất điểm riêng biệt của vật rắn.
Vị trí góc 𝜃, tốc độ góc𝜔 và gia tốc góc𝛼 tương tự như vị trí dài x, tốc độ dài v
và gia tốc dài a.

121
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Các biến góc 𝜃,𝜔 và𝛼 chỉ khác về đơn vị so với x, v, a một thừa số có đơn vị là
độ dài (xem mục 10.3).
Đến đây ta vẫn chưa nói đến hướng của tốc độ góc và gia tốc góc. Nói một cách
chặt chẽ, 𝜔 và𝛼 tương ứng là biên độ của các vectơ vận tốc góc và gia tốc góc 𝜔 và 𝛼,
và chúng luôn dương. Tuy nhiên, vì ta đang xét sự quay quanh một trục cố định, ta có
thể dùng các kí hiệu không phải vectơ, và chỉ ra hướng của vectơ bằng cách gán dấu
dương hoặc âm cho𝜔 và𝛼 như đã thảo luận trước đây với các phương trình 10.3 và
10.5. Đối với sự quay xung quanh một trục cố định, chỉ có một hướng xác định chuyển
động quay một cách duy nhất là hướng dọc theo trục quay. Do đó, hướng của 𝜔 và 𝛼
là hướng dọc theo trục quay. Nếu chất điểm quay trong mặt phẳng xy như trên hình
10.2, hướng của 𝜔 của chất điểm là hướng đi ra từ mặt phẳng hình vẽ khi chất điểm
chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, và là hướng đi vào mặt phẳng hình vẽ khi chất
điểm chuyển động cùng chiều kim đồng hồ. Để minh họa cho quy ước này, người ta
thường dùng quy tắc bàn tay phải như chỉ ra trên hình 10.3. Khi 4 ngón tay của bàn tay
phải uốn cong theo chiều quay, ngón tay cái của bàn tay phải choãi ra chỉ theo hướng
của 𝜔. Hướng của 𝛼 được xác định từ định nghĩa của nó 𝛼 = 𝑑𝜔/𝑑𝑡. Nó cùng hướng
với 𝜔 nếu tốc độ góc tăng theo thời gian, nó song song và ngược với hướng với 𝜔 nếu
tốc độ góc giảm theo thời gian.

Hình 10.3. Quy tắc bàn tay phải để xác định hƣớng của vectơ vận tốc góc

10.2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: VậT RắN CHịU GIA TốC GÓC KHÔNG
ĐổI
Hãy tưởng tượng một vật rắn (ví dụ như đĩa CD trong hình 10.1) quay quanh trục
cố định với gia tốc góc không đổi. Trong trường hợp này ta dùng một mô hình phân
tích mới đối với chuyển động quay được gọi là vật rắn quay với gia tốc góc không đổi.
Mô hình này tương tự như mô hình chất điểm quay với gia tốc góc không đổi. Trong
mục này ta sẽ phát triển các mối liên hệ động học cho mô hình này. Viết phương trình
10.5 dưới dạng𝑑𝜔 = 𝛼𝑑𝑡 và lấy tích phân từ ti = 0 tới tf = t ta được:
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 (10.6)
trong đó 𝜔𝑖 là tốc độ góc ở thời điểm t=0. Phương trình 10.6 cho phép tính 𝜔𝑓
của vật tại thời điểm t bất kì sau đó. Thay phương trình 10.6 vào phương trình 10.3 và
lấy tích phân lần nữa ta được:

122
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 (10.7)
2
Trong đó 𝜃𝑖 là vị trí góc ở thời điểm t=0. Phương trình 10.7 cho phép tính 𝜃𝑓 của vật
tại thời điểm t bất kì sau đó. Khử t trong phương trình 10.6 và phương trình 10.7 ta được:
𝜔𝑓2 = 𝜔𝑖2 + 2𝛼 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 (10.8)
Phương trình 10.8 cho phép tính 𝜔𝑓 của vật rắn đối với giá trị vị trí góc 𝜃𝑓 bất kì
của nó. Nếu ta khử 𝛼 trong các phương trình 10.6 và phương trình 10.7 ta được:
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔 + 𝜔𝑓 𝑡 (10.9)
2 𝑖
Chú ý rằng các biểu thức động học đối với vật rắn quay với gia tốc góc không đổi
này có cùng dạng toán học với các biểu thức động học của chất điểm quay với gia tốc
góc không đổi (Chương 2). Chúng có thể được viết từ các phương trình của chuyển
động tịnh tiến bằng cách thay 𝑥 → 𝜃, 𝑣 → 𝜔, 𝑎 → 𝛼. Bảng 10.1 so sánh các phương
trình động học giữa chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Bảng 10.1: Các phƣơng trình động học của chuyển động tịnh tiến
và chuyển động quay
Vật rắn quay với gia tốc góc không đổi Chất điểm quay với gia tốc góc không đổi
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡 2
2 2
𝜔𝑓2 = 𝜔𝑖2 + 2𝛼 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 𝑣𝑓2 = 𝑣𝑖2 + 2𝑎 𝑥𝑓 − 𝑥𝑖
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + (𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 )𝑡 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + (𝑣𝑖 + 𝑣𝑓 )𝑡
2 2

10.3 CÁC ĐạI LƢợNG GÓC VÀ CÁC ĐạI LƢợNG DÀI (TịNH TIếN)
Trong mục này, ta rút ra được một số mối liên hệ hữu ích giữa tốc độ góc và gia
tốc góc của một vật rắn quay và tốc độ dài và gia tốc dài của một điểm trên vật. Để làm
điều này, ta phải nhớ rằng khi vật rắn quay quanh một trục cố định như trên hình 10.4,
các chất điểm của vật chuyển động dọc theo các đường tròn có tâm nằm trên trục quay.
Vì điểm P trên hình 10.4 chuyển động trên một đường tròn, vectơ vận tốc dài 𝑣
luôn tiếp tuyến với đường tròn và do đó được gọi là vận tốc tiếp tuyến. Độ lớn của vận
tốc tiếp tuyến của điểm P theo định nghĩa là tốc độ tiếp tuyến 𝑣 = 𝑑𝑠/𝑑𝑡, trong đó s là
khoảng cách mà điểm P đi được dọc theo đường tròn.
Nhắc lại rằng 𝑠 = 𝑟𝜃 (phương trình 10.1a) và để ý rằng r là hằng số, ta thu được:
𝑑𝑠 𝑑𝜃
𝑣= =𝑟
𝑑𝑡 𝑑𝑡

123
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 10.4. Khi vật rắn quay quanh Hình 10.5. Khi vật rắn quay quanh một
trục cố định đi qua O (trục z), điểm P trục cố định đi qua điểm O (trục z),

có vận tốc tiếp tuyến v luôn tiếp tuyến điểm P có các thành phần tiếp tuyến và
với đƣờng tròn bán kính r. hƣớng tâm của gia tốc dài, at và ar.
Bởi vì𝑑𝜃/𝑑𝑡 = 𝜔(xem phương trình 10.3), dẫn tới:
𝑣 = 𝑟𝜔 (10.10)
Tức là tốc độ tiếp tuyến của mỗi điểm trên vật rắn đang quay bằng khoảng cách
từ trục quay đến điểm đó nhân với tốc độ góc. Do đó, mặc dù các điểm trên vật rắn có
cùng tốc độ góc, nhưng không phải mọi điểm của vật rắn đều có cùng tốc độ tiếp
tuyến, bởi vì r không phải là như nhau với tất cả các điểm của vật rắn. Phương trình
10.10 chỉ ra rằng tốc độ tiếp tuyến của một điểm trên vật rắn đang quay tăng lên khi ra
xa trục quay, như ta thấy một cách trực quan. Ví dụ, đầu cây gậy đánh gôn chuyển
động nhanh hơn nhiều so với tay cầm.
Ta có thể liên hệ gia tốc góc của một vật rắn đang quay với gia tốc tiếp tuyến của
điểm P bằng cách lấy đạo hàm theo thời gian của v:
𝑑𝑣 𝑑𝜔
𝑎𝑡 = =𝑟
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (10.11)
Tức là thành phần tiếp tuyến của gia tốc dài của một điểm trên vật rắn đang quay
bằng khoảng cách từ trục quay đến điểm đó nhân với gia tốc góc.
Trong mục 4.4 ta đã thấy rằng một điểm chuyển động trên đường tròn chịu một
gia tốc pháp tuyến ar, hướng về tâm quay và độ lớn của nó bằng độ lớn của gia tốc
hướng tâm𝑣 2 /𝑟 (hình 10.5). Vì 𝑣 = 𝑟𝜔 đối với một điểm P trên vật rắn quay, ta có thể
biểu diễn gia tốc hướng tâm tại điểm đó dưới dạng tốc độ góc như là:
𝑣2
𝑎𝑐 = = 𝑟𝜔2 (10.12)
𝑟

124
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Vectơ gia tốc toàn phần tại điểm đó là 𝑎 = 𝑎𝑡 + 𝑎𝑟 , trong đó độ lớn của 𝑎𝑟 là gia
tốc hướng tâm𝑎𝑐 . Vì 𝑎 là một vectơ có thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp
tuyến, nên độ lớn của 𝑎 tại điểm P trên vật rắn quay là:

𝑎= 𝑎𝑡2 + 𝑎𝑟2 = 𝑟2 𝛼 2 + 𝑟2 𝜔4 = 𝑟 𝛼 2 + 𝜔4 (10.13)

10.4 MÔ-MEN LựC


Trong chương này ta đã nghiên cứu chuyển động quay tương tự với chuyển động
tịnh tiến về các mặt động học và năng lượng. Bây giờ ta xét sự tương tự với lực bằng
cách khảo sát nguyên nhân của các thay đổi trong chuyển động quay. Hình dung bạn
đang cố gắng quay một cánh cửa bằng cách tác dụng một lực có độ lớn F theo hướng
vuông góc với bề mặt của cánh cửa gần với các bản lề rồi sau đó tại các khoảng cách
khác nhau tính từ bản lề. Bạn sẽ thấy cánh cửa quay nhanh hơn khi tác dụng lực gần
núm cửa hơn là khi tác dụng lực gần bản lề.
Khi một lực tác dụng lên một vật rắn quay quanh trục cố định, vật rắn có xu
hướng quay quanh trục đó. Xu hướng làm quay một vật quanh một trục nào đó của
một lực được đo bằng đại lượng gọi là mô men lực 𝜏. Mô men lực là một vectơ,
nhưng ở đây ta chỉ xét độ lớn của nó. Ta sẽ khảo sát tỉ mỉ bản chất vectơ của nó trong
chương 11.
Xét cái mỏ lết trên hình 10.12, ta muốn nó quay quanh trục đi qua mặt phẳng tờ
giấy và đi qua tâm của cái bu lông. Lực 𝐹 tác dụng theo phương nghiêng một góc 𝜑 so
với phương ngang. Ta định nghĩa độ lớn của mô men lực liên quan đến lực 𝐹 đối với
trụcquay đi qua O là:
𝜏 = 𝑟𝐹 sin 𝜑 = 𝐹𝑑 (10.14)
Trong đó r là khoảng cách giữa trục quay và điểm tác dụng của lực 𝐹 , d là
khoảng cách thẳng góc từ trục quay tới giá của lực 𝐹 . Từ tam giác vuông trên hình
10.7 mà cái mỏ lết là cạnh huyền, ta thấy rằng 𝑑 = 𝑟 sin 𝜑. Đại lượng d được gọi là
cánh tay đòn của lực 𝐹 .

Hình 10.7. Xu hƣớng làm cho vật quay


quanh trục của lực𝑭 càng lớn khi F
tăng và cánh tay đòn d tăng

125
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 10.8. Lực 𝑭𝟏 có xu hƣớng làm


cho vật quay ngƣợc chiều kim đồng
hồ, lực 𝑭𝟐 có xu hƣớng làm cho vật
quay cùng chiều kim đồng hồ

Trên hình 10.7, thành phần duy nhất của lực 𝐹 có khuynh hướng gây ra chuyển
động quay của mỏ lết quanh trục đi qua O là 𝐹 sin 𝜑, là thành phần vuông góc với
đường thẳng vẽ từ trục quay tới điểm chịu tác dụng của lực. Thành phần nằm ngang
𝐹 cos 𝜑, do giá của nó đi qua O nên không có xu hướng làm quay vật quanh trục đi
qua O. Từ định nghĩa mô men lực, xu hướng làm quay vật tăng khi F tăng và khi d
tăng, điều này giải thích vì sao cánh cửa dễ quay hơn khi ta ấn ở nắm đấm của cửa hơn
là ấn ở điểm gần bản lề. Ta cũng muốn tác dụng lực ấn theo hướng càng gần vuông
góc với cánh cửa sao cho góc 𝜑 càng gần 900. Ấn dọc theo một bên nắm đấm của cánh
cửa 𝜑 = 0 sẽ không làm cho cánh cửa quay.
Nếu hai hay nhiều lực tác dụng lên một vật rắn như trên hình 10.13, mỗi lực có
xu hướng tạo ra sự quay trục đi qua O. Trong ví dụ này, 𝐹2 có xu hướng làm cho vật
quay cùng chiều kim đồng hồ và 𝐹1 có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim
đồng hồ. Ta dùng quy ước: dấu của mô men lực là dương nếu xu hướng quay vật của
lực là ngược chiều kim đồng hồ,là âm nếu xu hướng làm quay vật của lực là cùng
chiều kim đồng hồ. Ví dụ trên hình 10.13, mô men của lực 𝐹1 có cánh tay đòn d1 là
dương và bằng +F1d1, mô men của lực 𝐹2 có cánh tay đòn d2 là âm và bằngF2d2. Do
đó, tổng mô men lực đối với trục quay qua O là:

𝜏 = 𝜏1 + 𝜏2 = 𝐹1 𝑑1 − 𝐹2 𝑑2

Không nên nhầm lẫn mô men lực và lực. Các lực có thể gây ra sự thay đổi trong
chuyển động tịnh tiến như đã mô tả bởi định luật 2 Newton. Các lực cũng có thể gây ra
một sự thay đổi trong chuyển động quay, nhưng hiệu quả của lực trong việc gây ra thay
đổi này phụ thuộc vào cả độ lớn của lực và cánh tay đòn của lực, theo sự kết hợp mà ta
gọi là mô men lực. Mô men lực có đơn vị là lực nhân với độ dài, N.m trong hệ SI, và
nên được biểu diễn theo các đơn vị này. Cũng không được nhầm lẫn giữa mô men lực
và công, là đại lượng có cùng đơn vị nhưng chúng là các khái niệm rất khác nhau.

126
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

10.5 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: VậT RắN QUAY DƢớI TÁC DụNG CủA
MÔMEN LựC TổNG HợP
Trong chương 5 ta đã biết rằng một hợp lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho
vật và gia tốc này tỉ lệ thuận với hợp lực. Các sự kiện này là cơ sở của mô hình chất
điểm chịu tác dụng của lực mà biểu diễn toán học của nó là định luật 2 Newton. Trong
mục này sẽ chỉ ra sự tương tự với định luật 2 Newton trong chuyển động quay: gia tốc
góc của một vật rắn quay quanh một trục cố định thì tỉ lệ với tổng mô men lực tác
dụng đối với trục quay đó. Tuy nhiên, trước khi thảo luận trường hợp phức tạp hơn về
chuyển động quay của vật rắn, ta sẽ thảo luận trường hợp chất điểm chuyển động trên
một đường tròn quanh một trục cố định, dưới tác dụng của một ngoại lực.

Hình 10.15. Chất điểm chuyển động trên Hình 10.16. Chất điểm quay
đƣờng tròn dƣới tác dụng của lực tiếp tuyến quanh trục đi qua O. Mỗi yếu tố
𝑭𝒕 . Lực pháp tuyến 𝑭𝒓 cũng phải có mặt khối lƣợng dm quay quanh trục
để duy trì chuyển động tròn với gia tốc góc 
Xét chất điểm khối lượng m chuyển động trên một đường tròn bán kính r dưới
tác dụng của một lực thực tế theo phương tiếp tuyến 𝐹𝑡 và một lực thực theo phương
pháp tuyến 𝐹𝑟 như trên hình 10.15. Lực thực tế theo phương pháp tuyến làm cho vật
chuyển động trên đường tròn với một gia tốc hướng tâm. Lực thực tế theo phương tiếp
tuyến cung cấp cho vật một gia tốc tiếp tuyến 𝑎𝑡 , và:

𝐹𝑡 = 𝑚𝑎𝑡

Độ lớn của mô men lực do 𝐹𝑡 tác dụng lên chất điểm chuyển động quanh trục
vuông góc với mặt phẳng giấy và đi qua tâm đường tròn là:

𝜏= 𝐹𝑡 𝑟 = 𝑚𝑎𝑡 𝑟

Vì gia tốc tiếp tuyến liên hệ với gia tốc góc theo công thức 𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (phương
trình 10.11), nên mô men lực có thể được biểu diễn bởi:

127
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

𝜏 = 𝑚𝑟𝛼 𝑟 = 𝑚𝑟 2 𝛼

Nhắc lại rằng từ phương trình 10.15 thì 𝑚𝑟 2 là mô men quán tính của chất điểm
đối với trục z đi qua gốc, nên:

𝜏 = 𝐼𝛼 (10.16)

Tức là tổng mô men lực tác dụng lên chất điểm tỉ lệ thuận với gia tốc góc của nó,
và hệ số tỉ lệ là mô men quán tính. Chú ý rằng 𝜏 = 𝐼𝛼 có cùng dạng toán học như
định luật 2 Newton 𝐹 = 𝑚𝑎.
Tiếp theo ta sẽ mở rộng thảo luận này cho một vật rắn có dạng bất kì quay quanh
trục cố định như trên hình 10.16. Có thể xem vật là tập hợp vô hạn các phần tử khối
lượng dm có kích thước vô cùng nhỏ. Nếu ta đặt một hệ tọa độ Đề-các lên vật, mỗi
phần tử khối lượng quay trên một đường tròn quanh gốc tọa độ và mỗi phần tử có một
gia tốc tiếp tuyến 𝑎𝑡 tạo bởi một ngoại lực tiếp tuyến 𝑑𝐹𝑡 . Đối với phần tử cho trước
bất kì, từ định luật 2 Newton ta có:
𝑑𝐹𝑡 = 𝑑𝑚. 𝑎𝑡
Mô men ngoại lực 𝑑𝜏𝑒𝑥𝑡 được liên kết với lực 𝑑𝐹𝑡 tác dụng tại gốc và có độ lớn
được cho bởi:
𝑑𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝑟𝑑𝐹𝑡 = 𝑎𝑡 𝑟𝑑𝑚
Vì 𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 nên biểu thức của 𝑑𝜏𝑒𝑥 𝑡 trở thành:
𝑑𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝛼𝑟 2 𝑑𝑚
Mặc dù mỗi phần tử khối lượng của vật rắn có thể có một gia tốc tịnh tiến 𝑎𝑡
khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cùng gia tốc góc 𝛼. Lưu ý điều này, ta có thể lấy
tích phân biểu thức trên để thu được tổng mô men ngoại lực 𝜏𝑒𝑥𝑡 đối với một trục
quay qua O gây bởi các ngoại lực:

𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝛼𝑟 2 𝑑𝑚 = 𝛼 𝑟 2 𝑑𝑚

ở đây 𝛼 có thể đưa ra ngoài dấu tích phân vì nó chung cho tất cả các phần tử khối
lượng. Từ phương trình 10.17 ta biết rằng 𝑟 2 𝑑𝑚 là mô men quán tính của vật với
trục quay đi qua O, và do đó biểu thức của 𝜏𝑒𝑥𝑡 trở thành:

𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 (10.18)

Phương trình cho vật rắn này giống như phương trình đã tìm cho chất điểm
chuyển động trên đường tròn (phương trình 10.16). Mô men hợp lực tổng hợp đối với
trục quay tỉ lệ với gia tốc góc của vật với một hệ số tỉ lệ I, là đại lượng phụ thuộc trục
quay, cũng như hình dạng và kích thước của vật.

128
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phương trình 10.18 là biểu diễn toán học của mô hình phân tích của một vật rắn
dưới tác dụng của mô men lực trong chuyển động quay, tương tự như mô hình chất
điểm dưới tác dụng của một hợp lực.
Cuối cùng, chú ý rằng kết quả 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 cũng áp dụng được khi lực tác dụng
lên các phần tử khối lượng có cả thành phần pháp tuyến và tiếp tuyến. Đó là vì giá của
lực của tất cả thành phần pháp tuyến phải đi qua trục quay, do đó tất cả các thành phần
pháp tuyến tạo ra mô men lực bằng 0 đối với trục quay đó.
10.6 TÍNH MÔMEN QUÁN TÍNH
Mô men quán tính của hệ chất điểm phân bố rời rạc có thể được tính theo phương
trình 10.15. Ta có thể đánh giá mô men quán tính của một vật rắn liên tục bằng cách
tưởng tượng rằng vật được chia thành nhiều phần tử nhỏ, mỗi phần tử có khối lượng
∆𝑚𝑖 . Ta dùng định nghĩa 𝐼 = 𝑖 𝑟𝑖2 ∆𝑚𝑖 và lấy giới hạn của tổng này khi ∆𝑚𝑖 → 0.
Trong giới hạn này, tổng tiến tới một tích phân lấy trên toàn bộ vật:

𝐼 = lim 𝑟𝑖2 ∆𝑚𝑖 = 𝑟 2 𝑑𝑚 (10.20)


∆𝑚 𝑖 →0
𝑖

Thông thường, tính mô men quán tính theo thể tích của các phần tử dễ hơn là tính
theo khối lượng của chúng, và ta dễ dàng thực hiện sự thay đổi đó bằng cách dùng
𝑚
phương trình 1.1,𝜌 = , trong đó 𝜌 là khối lượng riêng của vật, và V là thể tích của
𝑉
vật. Từ phương trình này, khối lượng của một phần tử nhỏ là 𝑑𝑚 = 𝜌𝑑𝑉. Thay kết quả
này vào 10.20 ta có:

𝐼= 𝜌𝑟 2 𝑑𝑉

Nếu vật thể đồng nhất, thì 𝜌 là hằng số và tích phân có thể được tính đối với một
hình dạng đã biết. Nếu 𝜌 không phải là hằng số, thì phải biết về sự thay đổi theo vị trí
của nó để tính tích phân.
𝑚
Mật độ cho bởi𝜌 = đôi khi được nói đến như là mật độ khối lượng theo thể
𝑉
tích, vì nó biểu thị khối lượng của một đơn vị thể tích. Ta có thể dùng các cách khác để
biểu diễn mật độ. Ví dụ, khi xét một tấm mỏng đồng nhất có bề dày t, ta có thể định
nghĩa một giá trị mật độ khối lượng mặt 𝜍 = 𝜌𝑡, biểu thị khối lượng trên một đơn vị
diện tích. Khi khối lượng được phân bố dọc theo một thanh đồng nhất có tiết diện A, ta
𝑀
thường dùng mật độ khối lượng dài  = 𝜌𝐴biểu thị khối lượng trên một đơn vị
𝐿
dài.
Bảng 10.2 cho ta mô men quán tính của một số vật xung quanh trục quay xác
định. Mô men quán tính của các vật rắn có hình dạng đơn giản (có tính đối xứng cao)
là tương đối dễ tính với điều kiện trục quay trùng với một trục đối xứng, như các ví dụ
sau đây.

129
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Bảng 10.2. Mô men quán tính của các vật rắn đồng nhất có hình dạng khác nhau

Việc tính mô men quán tính đối với một trục quay bất kì có thể cồng kềnh, ngay
cả với vật có tính đối xứng cao. May mắn là ta có thể dùng một định lí quan trọng, gọi
là định lí các trục song song, để đơn giản hóa sự tính toán. Để dẫn ra định lí này, giả sử
vật trên hình 10.17a quay quanh trục z. Mô men quán tính không phụ thuộc vào việc
khối lượng phân bố dọc trục z như thế nào, như ta đã thấy trong ví dụ 10.8, mô men
quán tính của một hình trụ độc lập với chiều dài của nó. Hình dung làm bẹp một vật
thể 3 chiều thành một vật thể 2 chiều như trên hình 10.17b. Trong quá trình tưởng
tượng này, tất cả khối lượng chuyển động song song với trục z cho đến khi nó nằm
trong mặt phẳng xy. Các tọa độ của khối tâm của vật bây giờ là xCM, yCM, zCM=0. Xét
phần tử khối lượng dm có các tọa độ (x, y, 0) như ở hình 10.17c, nhìn từ trên trục z
xuống. Vì phần tử này cách trục z một khoảng 𝑟 = 𝑥 2 + 𝑦 2 , nên mô men quán tính
của toàn bộ vật đối với trục z là:

𝐼= 𝑟 2 𝑑𝑚 = (𝑥 2 + 𝑦 2 ) 𝑑𝑚

130
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 10.17
a) Một vật rắn có hình dạng tùy ý. Gốc tọa độ không trùng với khối tâm của vật.
Hình dung vật quay quanh trục z. b) Tất cả các phần tử khối lượng của vật được làm
cho xẹp xuống dọc theo trục z để tạo thành một vật thể phẳng. (c) Phần tử khối lượng
dm tùy ý được biểu thị bằng màu xanh trong hình vẽ nhìn từ trên xuống dọc theo trục
z. Địnhlý trục song song được dùng với hình dạng đã trình bày để xác định mô men
quán tính của vật thể ban đầu đối với trục z.
Ta có thể liên hệ các tọa độ x,y của phần tử dm với các tọa độ của phần tử giống
như vậy được đặt trong hệ tọa độ có gốc tại vị trí khối tâm. Nếu các tọa độ của khối
tâm là xCM, yCM, zCM=0 trong hệ tọa tọa gốc đạt tại O, ta thấy từ hình 10.11c rằng các
mối liên hệ giữa các tọa độ có đánh dấu phẩy và không đánh dấu phẩy là:
𝑥 = 𝑥 ′ + 𝑥𝐶𝑀
𝑦 = 𝑦 ′ + 𝑦𝐶𝑀
𝑧 = 𝑧′ = 0
Do đó:

𝐼= 𝑥 ′ + 𝑥𝐶𝑀 2
+ 𝑦′ + 𝑦𝐶𝑀 2
𝑑𝑚

2 2
𝐼= 𝑥′ 2
+ 𝑦′ 2
𝑑𝑚 + 2𝑥𝐶𝑀 𝑥 ′ 𝑑𝑚 + 2𝑦𝐶𝑀 𝑦 ′ 𝑑𝑚 + 𝑥𝐶𝑀 + 𝑦𝐶𝑀 𝑑𝑚

Theo định nghĩa, tích phân đầu tiên là mô men quán tính 𝐼𝐶𝑀 đối với một trục
quay song song với trục z và đi qua khối tâm. Tích phân thứ hai bằng 0 vì, theo định
nghĩa khối tâm, 𝑥 ′ 𝑑𝑚 = 𝑦 ′ 𝑑𝑚 = 0. Tích phân cuối cùng đơn giản chỉ là MD2, bởi
2 2
vì 𝑑𝑚 = 𝑀 và 𝐷 2 = 𝑥𝐶𝑀 + 𝑦𝐶𝑀 . Do đó ta kết luận rằng:
𝐼 = 𝐼𝐶𝑀 + 𝑀𝐷 2 10.22

131
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

10.7 ĐộNG NĂNG QUAY


Trong chương 7 ta đã định nghĩa động năng của một vật là năng lượng liên quan
đến chuyển động của nó trong không gian. Một vật quay quanh một trục cố định thì
không có động năng tịnh tiến. Tuy nhiên, các chất điểm riêng rẽ cấu tạo nên vật rắn lại
đang chuyển động trong không gian theo các quỹ đạo tròn. Do đó, có động năng liên
quan tới chuyển động quay.

Hình 10.18. Một vật rắn quay quanh trục cố định với tốc độ góc 𝝎. Động năng
𝟏
của chất điểm khối lƣợng mi là 𝒎𝒊 𝒗𝟐𝒊 . Động năng toàn phần của vật đƣợc gọi là
𝟐
động năng quay của nó
Ta hãy xem một vật như là một hệ chất điểm và giả sử nó quay quanh trục z cố
định với tốc độ góc 𝜔. Hình 10.7 chỉ ra vật đang quay và biểu thị một chất điểm của
vật nằm cách trục quay một khoảng ri. Nếu khối lượng của chất điểm thứ i là mi, và tốc
độ tiếp tuyến của nó là vi, thì động năng của nó là:
1
𝑚𝑖 𝑣𝑖2
𝐾𝑖 =
2
Nhắc lại rằng mọi chất điểm của vật rắn có cùng tốc độ góc 𝜔, nhưng tốc độ tiếp
tuyến của mỗi chất điểm phụ thuộc vào khoảng cách từ nó đến trục quay ri theo
phương trình 10.10.
Động năng tổng cộng của vật rắn quay là tổng các động năng của các chất điểm
riêng rẽ:
1 1
𝐾𝑅 = 𝐾𝑖 = 𝑚𝑖 𝑣𝑖2 = 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 𝜔2
2 2
𝑖 𝑖 𝑖

Ta có thể viết biểu thức này dưới dạng:


1
𝐾𝑅 = 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 𝜔2 (10.23)
2
𝑖

Trong đó ta đã đặt 𝜔2 làm thừa số chung vì nó là chung cho các chất điểm. Ta
giản lược biểu thức này bằng cách định nghĩa đại lượng trong dấu ngoặc đơn bằng mô
men quán tính I của vật rắn:

132
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

𝐼≡ 𝑚𝑖 𝑟𝑖2
𝑖

Từ định nghĩa của mô men quán tính, ta thấy rằng nó có các thứ nguyên ML2
(kg.m2 trong hệ SI). Với kí hiệu này, phương trình 10.14 trở thành:
1 2
𝐾𝑅 = 𝐼𝜔 (10.24)
2
(Các kĩ sư xây dựng dùng mô men quán tính để mô tả các đặc điểm đàn hồi (độ
cứng) của các cấu trúc như nạp dầm. Do đó, nó thường có ích ngay cả trong một bối
cảnh không có sự quay).
1
Mặc dù ta thường quy cho đại lượng 𝐼𝜔2 là động năng quay, nhưng nó không
2
phải là một dạng mới của năng lượng. Nó là động năng bình thường vì nó thu được từ
tổng các động năng riêng rẽ của các chất điểm được chứa trong vật rắn. Dạng toán học
của động năng cho bởi phương trình 10.16 là thuận tiện khi ta đang giải bài toán
chuyển động quay, với điều kiện là tính được I.
1 1
Cần nhận ra sự tương tự giữa động năng tịnh tiến 𝑚𝑣 2 và động năng quay 𝐼𝜔2 .
2 2
Các đại lượng I và 𝜔 trong chuyển động quay tương tự với các đại lượng m và v trong
chuyển động tịnh tiến. (Trên thực tế, I thay chỗ m, 𝜔 thay chỗ của v, mỗi khi ta so
sánh phương trình chuyển động tịnh tiến của vật với phương trình chuyển động quay
tương ứng của nó.) Mô men quán tính là độ đo mức cản trở của một vật đối với các
thay đổi trong chuyển động quay của nó, giống như khối lượng là độ đo xu hướng của
một vật để chống lại các thay đổi trong chuyển động tịnh tiến của nó. Đối với chuyển
động quay, sức kháng cự này không chỉ phụ thuộc vào khối lượng của các vật, mà còn
về cách khối lượng được phân bố xung quanh trục quay.

10.8 KHảO SÁT NĂNG LƢợNG TRONG CHUYểN ĐộNG QUAY


Trong các thảo luận về chuyển động quay ở chương này, cho đến đây, ta chủ yếu
tập trung vào cách tiếp cận liên quan đến lực, dẫn đến sự diễn tả mô men lực tác dụng
lên vật rắn. Trong mục 10.7 ta đã thảo luận động năng quay của vật rắn. Bây giờ ta sẽ
mở rộng sự thảo luận sơ bộ về năng lượng để thấy cách tiếp cận năng lượng có ích như
thế nào khi giải các bài toán chuyển động quay.
Ta bắt đầu bằng cách khảo sát mối liên hệ giữa mô men lực tác dụng lên vật rắn
và chuyển động quay do nó gây ra với mục đích dẫn ra các biểu thức của công suất và
tìm ra định lí công-động năng trong chuyển động quay. Xét vật rắn quay quanh điểm
O trên hình 10.20.

133
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 10.20. Vật rắn quay quanh trục cố định đi qua O dƣới tác dụng của lực 𝑭
tại điểm P
Giả sử một ngoại lực 𝐹 nằm trong mặt phẳng giấy, tác dụng tại P. Công do lực 𝐹
thực hiện lên vật khi điểm P quay đi một đoan vô cùng nhỏ 𝑑𝑠 = 𝑟𝑑𝜃 là
𝑑𝑊 = 𝐹 . 𝑑𝑠 = 𝐹 sin 𝜑 𝑟𝑑𝜃
Trong đó 𝐹 sin 𝜑 là thành phần tiếp tuyến của𝐹 , hoặc nói theo cách khác là thành
phần lực dọc theo độ dịch chuyển. Chú ý rằng thành phần pháp tuyến của vectơ 𝐹
không thực hiện công lên vật vì nó vuông góc với độ dịch chuyển.
Vì độ lớn của mô men lực của lực 𝐹 đối với trục quay đi qua O được xác định
bằng 𝑟𝐹 sin 𝜑 theo phương trình 10.19, ta có thể viết công thực hiện trong một sự
quay vô cùng nhỏ là:
𝑑𝑊 = 𝜏𝑑𝜃 (10.25)

Tốc độ sinh công của lực 𝐹 khi vật quay xung quanh trục cố định một góc 𝑑𝜃
trong khoảng thời gian dt là:
𝑑𝑊 𝑑𝜃
=𝜏
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝑊 𝑑𝜃
Vì là công suất tức thời P (xem mục 8.5) được cung cấp bởi lực và = 𝜔,
𝑑𝑡 𝑑𝑡
biểu thức trên trở thành:
𝑃 = 𝜏𝜔 (10.26)
Biểu thức này tương tự như 𝑃 = 𝐹𝑣 trong chuyển động tịnh tiến, và phương trình
10.22 tương tựvới
𝑑𝑊 = 𝐹𝑥 𝑑𝑥
Trong khảo sát chuyển động tịnh tiến, ta thấy rằng các mô hình dựa trên cách tiếp
cận năng lượng cực kì có ích khi mô tả sự vận động của một hệ. Từ những điều đã biết

134
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

trong chuyển động tịnh tiến, ta nghĩ rằng khi vật có dạng đối xứng quay quanh trục cố
định, thì công do các ngoại lực thực hiện bằng với sự thay đổi năng lượng quay của vật.
Để chứng minh điều đó, ta bắt đầu với 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼. Theo giải tích, ta có thể biểu
diễn mô men lực như sau:
𝑑𝜔 𝑑𝜔 𝑑𝜃 𝑑𝜔
𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 = 𝐼 =𝐼 =𝐼 𝜔
𝑑𝑡 𝑑𝜃 𝑑𝑡 𝑑𝜃
Sắp xếp lại biểu thức này và chú ý rằng 𝜏𝑒𝑥𝑡 𝑑𝜃 = 𝑑𝑊, ta có:

𝜏𝑒𝑥𝑡 𝑑𝜃 = 𝑑𝑊 = 𝐼𝜔𝑑𝜔

Tích phân biểu thức này ta thu được công toàn phần của ngoại lực thực hiện lên
hệ đang quay:
𝜔𝑓
1 2 1 2
𝑊= 𝐼𝜔𝑑𝜔 = 𝐼𝜔 − 𝐼𝜔 (10.27)
𝜔𝑖 2 𝑓 2 𝑖
Bảng 10.3. Các phƣơng trình cần nhớ của chuyển động quay
và chuyển động tịnh tiến
Chuyển động quay quanh trục cố định Chuyển động tịnh tiến
𝑑𝜃 𝑑𝑥
Tốc độ góc𝜔 = Tốc độ dài𝑣 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝜔 𝑑𝑣
Gia tốc góc𝛼 = Gia tốc dài𝑎 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Mô men lực thực tế 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 Lực thực tế 𝐹 = 𝑚𝑎


Nếu 𝛼 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 Nếu 𝑎 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 𝑡 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + 𝑣𝑖 + 𝑣𝑓 𝑡
2 2
2 2 2 2
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 2𝛼 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 2𝑎 𝑥𝑓 − 𝑥𝑖
𝜃𝑓 𝑥𝑓
Công𝑊 = 𝜏𝑑𝜃 Công𝑊 = 𝑥𝑖 𝑥
𝐹 𝑑𝑥
𝜃𝑖
1 1
Động năng quay𝐾𝑅 = 𝐼𝜔2 Động năng𝐾 = 𝑚𝑣 2
2 2

Công suất𝑃 = 𝜏𝜔 Công suất𝑃 = 𝐹𝑣


Mô men động lượng𝐿 = 𝐼𝜔 Động lượng𝑝 = 𝑚𝑣
𝑑𝐿 𝑑𝑝
Mô men lực thực tế 𝜏 = Lực thực tế 𝐹 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Trong đó tốc độ góc thay đổi từ 𝜔𝑖 đến 𝜔𝑓 . Phương trình 10.27 là định lý công-
động năng đối với chuyển động quay. Tương tự định lý công-động năng đối với
chuyển động tịnh tiến (mục 7.5), định lý này phát biểu rằng công thực tế do ngoại lực

135
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

thực hiện lên vật rắn đối xứng đang quay quanh trục cố định thì bằng độ thay đổi năng
lượng quay của vật.
Định lý này là một dạng của mô hình hệ không cô lập (năng lượng) đã thảo luận
trong chương 8. Công thực hiện lên hệ vật rắn biểu thị sự truyền năng lượng qua biên
của hệ do sự tăng động năng quay của vật.
Một cách tổng quát, có thể tổ hợp định lí này với định lí công-động năng trong
chuyển động tịnh tiến ở chương 7. Do đó công thực tế thực hiện bởi các ngoại lực lên
một vật chính là sự thay đổi động năng toàn phần gồm động năng tịnh tiến và động
năng quay của nó. Ví dụ khi một cầu thủ bóng chày ném quả bóng thì công thực hiện
bởi tay của cầu thủ xuất hiện như là động năng liên quan đến chuyển động của quả
bóng trong không gian và động năng quay liên quan đến sự quay của quả bóng.
Ngoài định lí công-động năng, các nguyên lí khác cũng có thể được áp dụng cho
các tình huống quay. Ví dụ một hệ gồm các vật đang quay được cô lập và không có
các lực không bảo toàn tác dụng bên trong hệ thì mô hình hệ cô lập và nguyên lí bảo
toàn cơ năng có thể được dùng để phân tích hệ, như trong ví dụ 10.11 dưới đây.
Cuối cùng, trong một số trường hợp, cách tiếp cận năng lượng không cung cấp
đủ thông tin để giải bài toán và nó phải tổ hợp với cách tiếp cận động lượng. Một
trường hợp như vậy được minh họa trong ví dụ 10.14 trong mục 10.9.
Bảng 10.3 liệt kê các phương trình khác nhau mà chúng tôi đã thảo luận liên
quan đến chuyển động quay cùng với các công thức tương ứng của chuyển động tịnh
tiến. Chú ý đến sự tương tự về dạng toán học của các phương trình. Hai phương trình
cuối cùng ở cột bên trái của bảng 10.3, gồm mô men động lượng L, được thảo luận
trong chương 11, chúng được đưa vào đây với mục đích làm cho hoàn chỉnh.

10.9 CHUYểN ĐộNG LĂN CủA VậT RắN


Trong mục này ta xét chuyển động của một vật rắn lăn trên một mặt phẳng. Nói
chung chuyển động như vậy là phức tạp. Ví dụ, giả sử một khối trụ đang lăn trên một
đường thẳng sao cho trục quay song song với định hướng ban đầu của nó trong không
gian. Như hình 10.23 cho thấy, một điểm trên vành của hình trụ chuyển động theo một
đường phức tạp gọi là cycloid. Tuy nhiên ta có thể đơn giản hóa vấn đề bằng cách tập
trung vào khối tâm của vật hơn là vào điểm trên vành của vật đang lăn. Như chỉ ra trên
hình 10.23, khối tâm của vật chuyển động theo một đường thẳng. Nếu một vật, chẳng
hạn như hình trụ lăn không trượt trên mặt phẳng (được gọi là chuyển động lăn thuần
túy) thì tồn tại một mối liên hệ đơn giản giữa chuyển động tịnh tiến và chuyển động
quay của nó.

136
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 10.23. Hai điểm trên một vật đang lăn có quỹ đạo khác nhau
trong không gian
Xét một khối trụ đồng nhất có bán kính R lăn không trượt trên một mặt phẳng
nằm ngang (hình 10.24).

Hình 10.24. Đối với chuyển động lăn thuần túy, khi hình trụ quay đƣợc một góc 𝜽
thì khối tâm của nó đi đƣợc một đoạn thẳng 𝒔 = 𝑹𝜽
Khi trụ quay một góc 𝜃 thì khối tâm của nó đi được một đoạn 𝑠 = 𝑅𝜃 (xem
phương trình 10.1a). Do đó, tốc độ chuyển động tịnh tiến của khối tâm đối với chuyển
động lăn thuần túy là:
𝑑𝑠 𝑑𝜃
𝑣𝐶𝑀 = =𝑅 = 𝑅𝜔 (10.28)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
trong đó 𝜔 là tốc độ góc của hình trụ. Phương trình 10.25 đúng khi khối trụ hoặc
khối cầu lăn không trượt và là điều kiện đối với chuyển động lăn thuần túy. Độ lớn gia
tốc tịnh tiến của khối tâm đối với chuyển động lăn thuần túy là:
𝑑𝑣𝐶𝑀 𝑑𝜔
𝑎𝐶𝑀 = =𝑅 = 𝑅𝛼 (10.29)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
trong đó 𝛼 là gia tốc góc của trụ.

137
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 10.25. Chuyển động của vật đang lăn có thể đƣợc mô hình hóa nhƣ tổ hợp
của chuyển động tịnh tiến thuần túy và chuyển động quay thuần túy
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang chuyển động cùng với một vật lăn ở tốc độ 𝑣𝐶𝑀 ,
trong hệ tọa độ đứng yên so với khối tâm của vật. Khi quan sát vật, bạn sẽ thấy vật
chuyển động quay thuần túy xung quanh khối tâm của nó. Hình 10.25a chỉ ra các vận
tốc của các điểm ở đỉnh, tâm và đáy của vật như bạn quan sát thấy. Ngoài các vận tốc
này, mọi điểm trên vật chuyển động cùng hướng với tốc độ 𝑣𝐶𝑀 so với mặt phẳng mà
nó lăn. Hình 10.25b chỉ ra các vận tốc này đối với vật không quay. Trong hệ quy chiếu
đứng yên so với bề mặt lăn, vận tốc của một điểm cho trước trên vật là tổng của các
vận tốc chỉ ra trên hình 10.25a và 10.25b. Hình 10.25c chỉ ra kết quả cộng các vận tốc.
Chú ý rằng điểm tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng trên hình 10.25c có vận tốc tịnh
tiến bằng không. Lúc này vật lăn chuyển động theo đúng như kiểu không có mặt
phẳng ngang và vật bị gắn chốt tại điểm P và quay quanh trục đi qua điểm P. Ta có thể
biểu diễn động năng toàn phần của vật rắn quay tưởng tượng này như là:
1
𝐾= 𝐼 𝜔2 (10.30)
2 𝑃
trong đó 𝐼𝑃 là mô men quán tính đối với trục quay đi qua P.
Do lúc này chuyển động của vật rắn quay tưởng tượng giống chuyển động của
vật rắn quay thực tế, nên phương trình 10.27 cũng là động năng của vật lăn. Áp dụng
định lý Steiner-Huyghens, ta có thể thay 𝐼𝑃 = 𝐼𝐶𝑀 + 𝑀𝑅2 vào phương trình 10.27 để
thu được:
1 1
𝐾= 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑅2 𝜔2
2 2
Sử dụng 𝑣𝐶𝑀 = 𝑅𝜔, phương trình này có thể được biểu diễn như sau:
1 1 2
𝐾= 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑣𝐶𝑀 (10.31)
2 2
Đây là động năng toàn phần của một vật đang lăn.

138
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1
1
Số hạng 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 biểu diễn động năng quay của vật quanh khối tâm của nó, và số
2
1 2
hạng 𝑀𝑣𝐶𝑀 biểu diễn động năng của vật khi nó chỉ chuyển động tịnh. Do đó, động
2
năng toàn phần của một vật đang lăn là tổng động năng quay quanh khối tâm và động
năng tịnh tiến của khối tâm. Phát biểu này là phù hợp với trường hợp minh họa trên
hình 10.25, trong đó chỉ ra rằng vận tốc của mỗi điểm trên vật bằng tổng vận tốc khối
tâm và vận tốc tiếp tuyến quanh khối tâm.

Hình 10.26. Một quả cầu đang lăn xuống mặt phẳng nghiêng. Cơ năng của hệ quả
cầu - Trái đất đƣợc bảo toàn nếu không xảy ra chuyển động trƣợt
Có thể dùng các phương pháp năng lượng để giải quyết lớp các bài toán liên
quan chuyển động quay của một vật trên mặt phẳng nghiêng. Ví dụ, xét hình 10.26,
trên đó chỉ ra một quả cầu lăn không trượt sau khi được thả ra từ trạng thái đứng yên
từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng. Chuyển động lăn có gia tốc có thể xảy ra với điều kiện
là có lực ma sát giữa quả cầu và mặt nghiêng để tạo ra mô men lực đối với khối tâm.
Mặc dù có ma sát, cơ năng vẫn bảo toàn vì điểm tiếp xúc là đứng yên tương đối so với
bề mặt tại bất kì thời điểm nào. (Nói cách khác, nếu quả cầu trượt thì cơ năng của hệ
quả cầu-mặt phẳng nghiêng-Trái đất sẽ giảm do lực không bảo toàn là lực ma sát
động).
Trong thực tế, ma sát lăn sẽ làm cho cơ năng chuyển thành nội năng. Ma sát lăn
là do sự biến dạng của bề mặt và vật đang lăn. Ví dụ lốp ô tô oằn xuống khi lăn trên
đường, thể hiện sự chuyển cơ năng thành nội năng. Đường cũng bị biến dạng một
lượng nhỏ, thể hiện có ma sát lăn thêm vào. Trong các mô hình giải bài toán, ta bỏ qua
ma sát lăn trừ khi có nói rõ.
Sử dụng 𝑣𝐶𝑀 = 𝑅𝜔 cho chuyển động lăn thuần túy, có thể biểu diễn phương
trình 10.28 như sau:
1 𝑣𝐶𝑀 2 1 2
𝐾= 𝐼𝐶𝑀 + 𝑀𝑣𝐶𝑀
2 𝑅 2
1 𝐼𝐶𝑀 2
𝐾= + 𝑀 𝑣𝐶𝑀 (10.32)
2 𝑅2

139
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Đối với hệ quả cầu- Trái đất trên hình 10.26, ta chọn gốc thế năng ở chân mặt
phẳng nghiêng, do đó, theo định luật bảo toàn cơ năng:
𝐾𝑓 + 𝑈𝑓 = 𝐾𝑖 + 𝑈𝑖

1 𝐼𝐶𝑀 2
+ 𝑀 𝑣𝐶𝑀 + 0 = 0 + 𝑀𝑔𝑕
2 𝑅2
1 2
2𝑔𝑕
𝑣𝐶𝑀 = 𝐼𝐶𝑀
(10.33)
1+
𝑀𝑅 2

TÓM TẮT CHƢƠNG 10

Các định nghĩa


Vị trí góc của một vật rắn được định nghĩa là góc 𝜃 giữa một đường chuẩn được
gắn với vật và một đường chuẩn cố định trong không gian. Độ dịch chuyển góc của
chất điểm chuyển động trên một đường tròn hoặc vật rắn quay quanh một trục cố định
là ∆𝜃 = 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 .
Tốc độ góc tức thời của một chất điểm chuyển động trên một đường tròn hoặc
của vật rắn quay quanh một trục cố định là
𝑑𝜃
𝜔= (10.3)
𝑑𝑡
Gia tốc góc tức thời của chất điểm chuyển động trên một đường tròn hoặc của vật
rắn quay quanh một trục cố định là
𝑑𝜔
𝛼= (10.5)
𝑑𝑡
Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, các phần của vật có cùng tốc độ góc và
gia tốc góc.
Mô men quán tính của một hệ chất điểm được định nghĩa như là:

140
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

𝐼≡ 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 (10.15)
𝑖

Trong đó mi là khối lượng của chất điểm thứ i, và ri là khoảng cách từ chất điểm
đó đến trục quay.
Độ lớn của mô men lực liên quan đến lực 𝐹 tác dụng lên vật tại điểm cách trục
quay một khoảng r là:
𝜏 = 𝑟𝐹 sin 𝜑 = 𝐹𝑑 (10.19)
Trong đó 𝜑 là góc giữa vectơ vị trí của điểm chịu tác dụng của lực và vectơ lực,
d là cánh tay đòn của lực, là khoảng cách vuông góc từ trục quay tới giá của lực 𝐹 .
Các khái niệm và nguyên lý
Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì vị trí góc, tốc độ góc và gia tốc góc
liên hệ với vị trí, tốc độ dài và gia tốc dài qua các mối liên hệ sau:
𝑠 = 𝑟𝜃 (10.1a)
𝑣 = 𝑟𝜔 (10.10)
𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (10.11)
Nếu vật rắn quay quanh một trục cố định với tốc độ góc 𝜔, động năng quay của
nó là:
1 2
𝐾𝑅 = 𝐼𝜔 (10.16)
2
trong đó I là mô men quán tính của vật đối với trục quay.
Mô men quán tính của vật rắn là:

𝐼= 𝑟 2 𝑑𝑚 (10.17)

Trong đó r là khoảng cách từ phần tử khối lượng dm đến trục quay.


Tốc độ sinh công của ngoại lực khi làm quay vật rắn quanh một trục cố định,
hoặc công suất được cung cấp là:
𝑃 = 𝜏𝜔 (10.23)
Nếu công thực hiện lên vật rắn và kết quả duy nhất của công là làm quay vật rắn
quanh một trục cố định thì công thực tế do các ngoại lực thực hiện khi làm quay vật
bằng độ thay đổi động năng quay của vật:
1 2 1 2
𝑊= 𝐼𝜔 − 𝐼𝜔 (10.24)
2 𝑓 2 𝑖
Động năng toàn phần của một vật rắn lăn không trượt trên một mặt phẳng
nghiêng thì bằng động năng quay quanh khối tâm của nó cộng với động năng tịnh tiến
của khối tâm:

141
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

1 1 2
𝐾= 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑣𝐶𝑀 (10.28)
2 2
Các mô hình phân tích để giải bài toán
Vật rắn quay với gia tốc góc không đổi
Nếu một vật rắn quay quanh một trục cố
định với gia tốc góc không đổi, người ta có thể
áp dụng các phương trình động học tương tự
các phương trình động học của chuyển động
tịnh tiến với gia tốc không đổi:

𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 (10.6)
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 (10.7)
2
𝜔𝑓2 = 𝜔𝑖2 + 2𝛼 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 (10.8)
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔 + 𝜔𝑓 𝑡 (10.9)
2 𝑖

Vật rắn quay dưới tác dụng của các mô men lực
Nếu vật rắn quay tự do quanh một trục cố định và có các mô
men ngoại lực tác dụng lên nó, thì vật có một gia tốc góc 𝛼, trong
đó:

𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 (10.21)

Phương trình này trong chuyển động quay tương tự như định luật 2 Newton trong
mô hình chất điểm chịu tác dụng của lực.

142
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 11
MÔMEN ĐỘNG LƢỢNG

Chủ đề trung tâm của chương này là mô


men động lượng, là đại lượng đóng vai trò
quan trọng trong động lực học chuyển động
quay. Tương tự như nguyên lý bảo toàn động
lượng, ta cũng có nguyên lý bảo toàn mô men
động lượng. Mô men động lượng của một hệ
cô lập là không đổi. Đối với mô men động
lượng, một hệ cô lập là một hệ không có các
mô men ngoại lực tác dụng lên hệ. Nếu có mô
men ngoại lực tác dụng lên hệ thì hệ đó không
cô lập. Giống như định luật bảo toàn động
lượng, định luật bảo toàn mô men động lượng
là một định luật cơ bản của vật lý, nó cũng có
giá trị đối với các hệ tương đối và lượng tử.

11.1 TÍCH VECTƠ VÀ MÔMEN LựC


Điều quan trọng khi xác định mô men động lượng là nhân 2 vectơ bằng toán tử
tích có hướng.
Xét lực 𝐹 tác dụng lên chất điểm tại vị trí vectơ 𝑟 (hình 11.1). Như đã biết trong
mục 10.6, độ lớn của mô men lực của lực này đối với một trục quay đi qua gốc là
𝑟𝐹 sin 𝜑, trong đó 𝜑 là góc giữa các vectơ 𝑟 và 𝐹 . Trục mà lực 𝐹 có xu hướng tạo ra
chuyển động quay quanh nó là trục vuông góc với mặt phẳng tạo bởi các vectơ𝑟 và 𝐹 .
Vectơ mô men lực 𝜏 được liên kết với các vectơ 𝑟 và 𝐹 . Ta có thể thiết lập một
mối liên hệ toán học giữa 𝜏, 𝑟 và 𝐹 bởi một toán tử được gọi là tích vectơ:
𝜏= 𝑟 × 𝐹
Bây giờ ta đưa ra một định nghĩa chính thức của tích vectơ. Cho trước hai vectơ
𝐴 và 𝐵 bất kì, tích vectơ 𝐴 × 𝐵 được định nghĩa như là vectơ thứ ba 𝐶 có độ lớn bằng
𝐴𝐵 sin 𝜃, trong đó 𝜃 là góc giữa hai vectơ 𝐴 và 𝐵. Tức là nếu 𝐶 được cho bởi 𝐶 =
𝐴 × 𝐵 thì độ lớn của nó là 𝐶 = 𝐴𝐵 sin 𝜃.

143
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 11.1.Vectơ mô men lực 𝝉 hƣớng Hình 11.2.Tích vectơ 𝑨 × 𝑩 là vectơ 𝑪 có


vuông góc với mặt phẳng tạo bởi vectơ độ lớn bằng 𝑨𝑩 𝐬𝐢𝐧 𝜽, bằng diện tích của
vị trí 𝒓 và vectơ lực tác dụng 𝑭. Trên hình bình hành trong hình vẽ
hình vẽ này, 𝒓 và 𝑭 nằm trong mặt
phẳng xy, nên mô men lực dọc theo
trục z
Đại lượng 𝐴𝐵 sin 𝜃 bằng diện tích của hình bình hành tạo bởi hai vectơ 𝐴 và 𝐵
như chỉ ra trên hình 11.2. Hướng của vectơ 𝐶 vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai
vectơ 𝐴 và 𝐵, và để xác định hướng này có thể dùng quy tắc bàn tay phải được minh
họa trên hình 11.2. Bốn ngón tay của bàn tay phải được chỉ theo chiều vectơ 𝐴, sau đó
được nắm theo hướng quay từ 𝐴 đến 𝐵 qua góc 𝜃. Hướng ngón tay cái chỉ lên là
hướng của 𝐴 × 𝐵 = 𝐶 . Phép nhân vectơ 𝐴 × 𝐵thườngđược gọi là “tích chéo”.
Một số tính chất của phép nhân có hướng rút ra từ định nghĩa:
1. 𝐴 × 𝐵 = −𝐵 × 𝐴 (11.4)
2. 𝐴 × 𝐴 = 0
3. Nếu 𝐴 vuông góc 𝐵 thì 𝐴 × 𝐵 = 𝐴𝐵.
4. 𝐴 × 𝐵 + 𝐶 =𝐴 × 𝐵 + 𝐴 × 𝐶 (11.5)
𝑑 𝑑𝐴 𝑑𝐵
5. 𝐴×𝐵 = ×𝐵+𝐴× (11.6)
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Tích chéo của hai vectơ 𝐴 và 𝐵 bất kì có thể được biểu diễn theo dạng định thức sau:
iˆ ˆj kˆ
  Ay Az Ax Az Ax Ay
A B  Ax Ay Az  iˆ  ˆj  kˆ
By Bz Bx Bz Bx By
Bx By Bz

144
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Khai triển các định thức này được kết quả sau:
 
A  B   Ay Bz  Az By  iˆ   Az Bx  Ax Bz  ˆj   Ax By  Ay Bx  zˆ 11.8
Nắm được định nghĩa tích vectơ, ta có thể xác định hướng của vectơ mô men lực.
Nếu lực nằm trong mặt phẳng xy như trên hình 11.1, mô men lực 𝜏 được biểu diễn
bằng một vectơ song song với trục z. Lực trên hình 11.1 tạo ra một mô men có xu
hướng làm quay vật ngược chiều kim đồng hồ xung quanh trục z. Hướng của 𝜏 theo
hướng dương của trục z.

11.2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: Hệ KHÔNG CÔ LậP (MÔMEN ĐộNG


LƢợNG)
Hình dung một cái cột được dựng lên trên một hồ nước đóng băng (hình 11.3).
Một người trượt băng trượt nhanh về phía cái cột, theo hướng hơi lệch sang bên để
không va vào cái cột. Khi cô ta trượt ngang qua cái cột, cô ta chìa tay ra bên hông và
túm lấy cái cột. Hành động này làm cho cô ta chuyển động tròn xung quanh cái cột.
Giống như ý tưởng về động lượng giúp ta phân tích chuyển động tịnh tiến, một sự
tương tự trong chuyển động quay, mô men động lượng, giúp ta phân tích chuyển động
của vận động viên trượt băng này và các vật khác trong chuyển động tròn.
Trong chương 9 ta đã trình bày dạng toán học của động lượng và sau đó đã chỉ ra
đại lượng này có giá trị như thế nào trong việc giải bài toán. Ta sẽ theo các thủ tục
tương tự đối với mô men động lượng.
Xét một chất điểm khối lượng m có bán kính vectơ 𝑟, chuyển động với động
lượng 𝑝 như trên hình 11.4. Khi mô tả chuyển động tịnh tiến, ta thấy rằng lực thực tế
tác dụng lên chất điểm bằng tốc độ thay đổi theo thời gian của động lượng của chất
điểm, 𝐹 = 𝑑𝑝 𝑑𝑡 (xem phương trình 9.3). Nhân có hướng các vế của phương trình
9.3 với 𝑟, vế trái sẽ cho mô men lực:
𝑑𝑝
𝑟× 𝐹= 𝜏=𝑟×
𝑑𝑡
Tiếp theo cộng vào vế phải số hạng 𝑑𝑟 𝑑𝑡 × 𝑃 , là số hạng bằng 0, vì 𝑑𝑟 𝑑𝑡 =
𝑣 , mà 𝑣 //𝑝. Do đó:
𝑑𝑝 𝑑𝑟
𝜏=𝑟× + ×𝑝
𝑑𝑡 𝑑𝑡

145
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM


Hình 11.3. Khi ngƣời trƣợt băng trƣợt Hình 11.4. Mô men động lƣợng L
ngang qua cái cột, cô ta chìa tay chụp lấy của chất điểmlà một véctơ cho bởi
cái cột. Động tác này làm cho cô ta quay  
Lrp
nhanh quanh cái cột theo vòng tròn

Vế phải của phương trình này là đạo hàm của 𝑟 × 𝑝, xem phương trình (11.6).
Do đó:
𝑑 𝑟×𝑝
𝜏= (11.9)
𝑑𝑡
Phương trình này có dạng tương tựphương trình 9.3.
Vì trong chuyển động quay mô men lực đóng vai trò giống như vai trò của lực
trong chuyển động tịnh tiến, kết quả này gợi ý rằng tổ hợp 𝑟 × 𝑝 trong chuyển động
quay đóng vai trò như vai trò của 𝑝 trong chuyển động tịnh tiến. Ta gọi tổ hợp này là
mô men động lượng của chất điểm:

“Mô men động lượng tức thời L của một chất điểm đối với một trục quay đi qua

gốc O được xác định bởi tích có hướng của véc tơ vị trí tức thời r của chất điểm và
động lượng tức thời 𝑝của nó:
  
Lrp 11.10 
Bây giờ ta có thể viết (11.9) như sau:
𝑑𝐿
𝜏= (11.11)
𝑑𝑡


𝑑 p
có dạng giống như định luật 2 Newton của chuyển động thẳng, 𝐹 = . Mô
𝑑𝑡
men lực làm cho mô men động lượng thay đổi giống như lực làm cho động lượng thay
đổi.
146
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chú ý rằng (11.11) đúng chỉ nếu 𝜏 và 𝐿 được đo với cùng một trục. Hơn nữa,
công thức này đúng đối với trục quay cố định bất kì trong một hệ quy chiếu quán tính.
Đơn vị trong hệ SI của mô men động lượng là kg.m2/s. Cũng chú ý là cả độ lớn
và hướng của 𝐿 phụ thuộc vào việc chọn trục. Theo quy tắc bàn tay phải, ta thấy
   
hướng của 𝐿 vuông góc với mặt phẳng tạo bởi r và p . Trên hình 11.4, r và p nằm
  
trong mặt phẳng xy, do đó 𝐿 hướng theo trục z. Vì p  mv , độ lớn của L là:
L  mvr sin  11.12
   
Trong đó  là góc giữa r và p . Ta thấy rằng L=0 khi r // p . Nói cách khác, khi
vận tốc tịnh tiến của chất điểm hướng dọc theo đường thẳng đi qua trục quay, chất
 
điểm có mô men động lượng bằng không so với trục. Mặt khác, nếu r vuông góc p ,
thì L  mvr . Khi đó, chất điểm chuyển động như thể nó nằm trên mép của bánh xa
 
đang quay quanh trục trong mặt phẳng tạo bởi r và p .
Mô men động lƣợng của hệ chất điểm
Dùng các kỹ thuật như trong mục 9.7, ta có thể chỉ ra rằng định luật 2 Newton đối
với hệ chất điểm là:

dP
 Fext  dttot
Phương trình này nói lên rằng ngoại lực thực tế tác dụng lên hệ chất điểm thì
bằng tốc độ biến thiên theo thời gian của động lượng toàn phần của hệ.
Ta hãy xem một phát biểu tương tự như vậy có thể được thực hiện đối với
chuyển động quay không. Mô men động lượng toàn phần của hệ chất điểm đối với một
trục quay nào đó được xác định bằng tổng véctơ mô men động lượng của từng chất
điểm riêng biệt:
     
Ltot  L1  L2  L3  ...  L n   Li

trong đó tổng véc tơ được lấy trên toàn bộ n chất điểm của hệ.
Lấy đạo biểu thức nàyhàm theo thời gian ta có:
 
dLtot d Li 
   i
dt i dt i

Ở đây ta đã dùng phương trình 11.11 để thay thế tốc độ biến thiên theo thời gian của
mô men động lượng của mỗi chất điểm với mô men lực tác dụng lên mỗi chất điểm.
Các mô men lực tác dụng lên các chất điểm của hệ là các mô men lực liên kết với
các nội lực giữa các chất điểm và các mô men lực liên kết với các ngoại lực. Tuy
nhiên, các mô men lực liên kết với các nội lực giữa các chất điểm thì bằng không.
Nhắc lại rằng theo định luật 3 Newton thì các nội lực giữa các chất điểm bằng nhau về
độ lớn nhưng ngược hướng. Nếu ta giả sử các lực này nằm trên đường thẳng nối từng

147
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

cặp chất điểm, mô men lực tổng cộng xung quanh trục quay bất kì đi qua gốc O do
mỗi cặp lực-phản lực gây ra bằng không (tức là cánh tay đòn từ O tới giá của các lực
thì bằng nhau đối với cả 2 chất điểm, và các lực ngược hướng nhau). Do đó, tổng các
mô men nội lực bằng không. Ta kết luận rằng mô men động lượng toàn phần của một
hệ biến thiên theo thời gian chỉ khi có mô men ngoại lực thực tế tác dụng lên hệ:

 dLtot
 ext 
dt
11.13
Mô men ngoại lực tác dụng lên hệ bằng tốc độ biến thiên theo thời gian của mô
men động lượng toàn phần của hệ đó.
Phương trình này trong chuyển động quay tương tự với phương trình

 dPtot
F ext 
dt
đối với hệ chất điểm. Phương trình 11.13 là biểu diễn toán học của sự
diễn tả mô hình hệ không cô lập mô men động lượng. Nếu hệ không cô lập theo nghĩa
có mô men lực tác dụng lên nó, thì mô men lực bằng tốc độ biến thiên theo thời gian
của mô men động lượng.
Mặc dù ta không chứng minh ở đây, nhưng phát biểu này là đúng bất kể chuyển
động của khối tâm. Nó có thể áp dụng ngay cả khi khối tâm đang gia tốc, miễn là mô
men lực và mô men động lượng được đánh giá so với một trục quay đi qua khối tâm.
Sắp xếp lại phương trình 11.13 và lấy tích phân ta được
 
   ext dt  Ltot

Phương trình này trong chuyển động quay tương tự với phương trình của định lí
xung lực-động lượng của hệ chất điểm (9.40). Phương trình này biểu diễn định lí xung
lượng của mô men lực- mô men động lượng.

11.3 MÔMEN ĐộNG LƢợNG CủA VậT RắN QUAY


Trong ví dụ 11.4, ta đã khảo sát mô men động lượng của một hệ có thể biến dạng. Bây
giờ ta sẽ tập trung sự chú ý vào hệ không biến dạng, gọi là vật rắn. Xét vật rắn quay quanh
một trục cố định trùng với trục z của hệ tọa độ như chỉ ra trên hình 11.7.

Hình 11.7.Khi vật rắnquay quanh trục,


mô men động lƣợng L cùng hƣớng với

vectơ vận tốc góc  , theo mối liên hệ
 
L  I

148
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Ta hãy xác định mô men động lượng của vật này. Mỗi chất điểm của vật này
quay trong một mặt phẳng xy quanh trục z với tần số góc  . Độ lớn của mô men động
lượng của chất điểm khối lượng mi quanh trục z là miviri. Bởi vì vi  ri (phương trình
10.10), ta có thể biểu diễn độ lớn của mô men động lượng của chất điểm này bằng:
Li  mi ri 2
 
Vectơ Li đối với chất điểm này hướng dọc theo trục z, giống như véctơ  .
Bây giờ ta có thể tìm mô men động lượng (trong trường hợp này chỉ có 1 thành
phần z) của toàn bộ vật bằng cách lấy tổng Li trên toàn bộ các chất điểm:
 
Lz   Li   mi ri 2    mi ri 2  
i i  i 
Lz  I 11.14
trong đó m r
i
i i
2
là mô men quán tính I của vật rắn đối với trục z (phương trình
10.15).
Bây giờ ta lấy đạo hàm phương trình 11.14 theo thời gian, chú ý I là hằng số đối
với vật rắn:
dLz d
I  I 11.15
dt dt
Trong đó  là gia tốc góc so với trục quay.
dLz
Vì bằng mô men ngoại lực (phương trình 11.13), ta có thể viết phương
dt
trình11.15 như sau:

 ext  I 11.16 
Đây là định luật 2 Newton đối với chuyển động quay.
Tức là, mô men ngoại lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định thì
bằng mô men quán tính đối với trục quay đó nhân với gia tốc góc đối với trục đó. Kết
quả này giống như phương trình10.21, thu được bằng cách tiếp cận lực, nhưng ta thu
được phương trình11.16 bằng cách dùng khái niệm mô men động lượng. Như đã thấy
trong mục 10.7, phương trình11.16 là biểu diễn toán học của mô hình phân tích vật rắn
chịu tác dụng của một mô men lực. Phương trình này cũng đúng cho vật rắn quay
quanh một trục chuyển động, với điều kiện là trục chuyển động này (1) đi qua khối
tâm và (2) là một trục đối xứng.
Nếu một vật thể đối xứng quay quanh một trục cố định đi qua khối tâm của nó,
 
bạn có thể viết phương trình11.14 theo dạng véctơ L  I , trong đó L là mô men
động lượng toàn phần của vật rắn được tính so với trục quay. Hơn nữa, biểu thức này

149
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

đúng cho vật bất kì, bất kể tính đối xứng của nó, nếu L ứng với thành phần mô men
động lượng dọc theo trục quay.
11.4 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: Hệ CÔ LậP (MÔ MEN ĐộNG LƢợNG)
Trong chương 9 ta đã thấy rằng động lượng toàn phần của một hệ chất điểm là
không đổi nếu hệ cô lập, tức là khi ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. Trong
chuyển động quay, ta cũng có một định luật bảo toàn tương tự:
“Mô men động lượng toàn phần của một hệ không đổi cả độ lớn và hướng nếu
mô men ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không, tức là nếu hệ cô lập“.
Phát biểu này thường được gọi là nguyên lý bảo toàn mô men động lƣợng và là
cơ sở của cách diễn tả mô men động lƣợng của mô hình hệ cô lập.
Nguyên lý này được dẫn ra trực tiếp từ phương trình 11.13, trong đó chỉ ra rằng nếu

 dLtot
 ext 
dt
0 11.17 
thì
  
L  const hay Li  L f 11.18
Đối với hệ cô lập gồm một số chất điểm, ta viết định luật bảo toàn này là
 
Ltot   Ln  const , trong đó chỉ số n biểu thị chất điểm thứ n trong hệ.

Nếu một hệ cô lập đang quay, có thể biến dạng sao cho khối lượng của nó bị
phân bố lại theo một cách nào đó, thì mô men quán tính của hệ thay đổi. Vì độ lớn mô
men động lượng của hệ là L  I (phương trình 11.14). Sự bảo toàn mô men động
lượng đòi hỏi tích của I và  là hằng số. Do đó mỗi sự thay đổi của I đòi hỏi có một
sự thay đổi của  . Trong trường hợp này ta có thể biểu diễn nguyên lý bảo toàn mô
men động lượng như sau:
Iii  I f  f  const 11.19
Biểu thức này đúng cho cả chuyển động quay quanh trục cố định và chuyển động
quay quanh trục đi qua khối tâm của hệ chuyển động, miễn là trục đó được giữ cố định
theo một hướng. Ta chỉ cần mô men ngoại lực bằng không.

150
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 11.10.Mô men động lƣợng đƣợc bảo toàn khi vận động viên Evgeni
Plushenko ngƣời Nga giành huy chƣơng vàng thực hiện trong Olympic Mùa đông
ở Turin năm 2006
Nhiều ví dụ chứng tỏ sự bảo toàn mô men động lượng của hệ biến dạng. Bạn có
thể đã từng quan sát động tác quay của một người trượt băng ở phần cuối của chương
trình biểu diễn (Hình 11.10). Tốc độ góc của người trượt băng lớn khi tay và chân của
anh ta gần người của anh ta. Bỏ qua ma sát giữa người và băng, thì không có mô men
ngoại lực tác dụng lên người trượt băng. Mô men quán tính của người tăng khi tay và
chân anh ta duỗi ra khi kết thúc động tác quay. Theo nguyên lý bảo toàn mô men động
lượng, tốc độ góc của anh ta sẽ giảm. Tương tự, khi thợ lặn hoặc người nhào lộn muốn
thực hiện động tác nhào lộn, họ thu tay và chân sát thân mình để tăng tốc độ quay.
Trong các trường hợp này, ngoại lực do trọng lực tác dụng lên khối tâm, do đó không
gây ra mô men lực đối với trục quay đi qua điểm này. Cho nên, mô men động lượng
đối với khối tâm được bảo toàn, tức là Iii  I f  f . Ví dụ khi người thợ lặn muốn tăng
gấp đôi tốc độ góc, anh ta phải giảm mô men quán tính xuống một nửa giá trị ban đầu.
Trong phương trình 11.18, ta có một cách diễn tả thứ 3 về mô hình hệ cô lập. Bây
giờ ta có thể phát biểu rằng năng lượng, động lượng, và mô men động lượng của một
hệ cô lập đều không đổi.
Ei  E f (nếu không có năng lượng truyền qua biên giới của hệ)
 
Pi  Pf (nếu ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không)
 
Li  L f (nếu mô men ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không)

Một hệ có thể là cô lập nếuxét theo một trong các đại lượng này, nhưng không cô
lập nếuxét theo các đại lượng khác. Nếu hệ không cô lập xét về mặt động lượng hoặc
mô men động lượng, nó thường sẽ không cô lập dưới dạng năng lượng vì có một lực
hoặc mô men lực tác dụng lên hệ, và lực hoặc mô men lực này sẽ thực hiện công lên
hệ. Tuy nhiên ta có thấy các hệ không cô lập xét về mặt năng lượng nhưng cô lập xét
151
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

vềmặt động lượng. Ví dụ, tưởng tượng bóp vào quả bóng (xem như hệ) trong tay bạn.
Công được thực hiện để nén quả bóng cho nên hệ không cô lập về năng lượng, nhưng
không có lực nào tác dụng lên hệ, cho nên hệ cô lập về động lượng. Có thể phát biểu
tương tựđối với việc xoắn hai đầu một mẫu kim loại dài, dễ co giãn bằng cách dùng
hai tay. Công được thực hiện lên mẫu kim loại (hệ), cho nên năng lượng được tích trữ
trong hệ không cô lập dưới dạng thế năng đàn hồi, nhưng mô men lực tác dụng lên hệ
bằng không. Do đó hệ cô lập xét về mặt mô men động lượng. Một số ví dụ khác là va
chạm của các vật lớn, trong đó thể hiện các hệ cô lập về động lượng nhưng các hệ
không cô lập về năng lượng do năng lượng của hệ được giải phóng ra dưới dạng các
sóng cơ (âm thanh).

11.5 CHUYểN ĐộNG HồI CHUYểN VÀ CÁC CON CÙ


Một kiểu chuyển động khác lạ và hấp dẫn có thể bạn đã biết là con quay quay
quanh trục đối xứng của nó như trên hình 11.13a. Nếu con cù quay nhanh, trục đối
xứng của nó quay quanh trục z, vẽ ra một hình nón, (Hình 11.13b). Chuyển động của
trục đối xứng xung quanh trục thẳng đứng, được biết tới như là chuyển động tiến
động, thường là chậm so với chuyển động quay của con cù.
Câu hỏi nảy sinh một cách tự nhiên ở đây là tại sao con cù không bị đổ xuống. Vì
khối tâm của nó không ở ngay trên điểm trụ O, nên có một mô men lực tác dụng lên

con cùđối với trục quay đi qua O, mô men lực này gây bởi trọng lực Mg . Con cù sẽ đổ
xuống nếu như nó không quay. Tuy nhiên vì nó quay, nên nó có một mô men động

lượng L hướng dọc theo trục đối xứng của nó. Ta sẽ chỉ ra rằng trục đối xứng này
chuyển động xung quanh trục z (xảy ra chuyển động tiến động) vì mô men lực làm cho
hướng của trục đối xứng thay đổi. Sự minh họa này là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan
trọng của bản chất véctơ của mô men động lượng.

Hình 11.13. Chuyển động tiến động của con cù quay quanh trục đối xứng của nó.

a) Các ngoại lực tác dụng lên con cù chỉ là phản lực pháp tuyến n và trọng lực
    
M g . Hƣớng của mô men động lƣợng L dọc theo trục đối xứng. b) Vì L f   L  Li
nên con cù tiến động quanh trục z

152
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 11.14.a) Một con quay hồi chuyển đƣợc đặt trên một cái trụ ở đầu mút bên
phải. b) Giản đồ đối với con quay chỉ ra các lực, mô men lực và mô men động
lƣợng. c) Nhìn từ trên xuống (dọc theo trục z) các vectơ mô men động lƣợng của
con quay tại thời điểm đầu và cuối của khoảng thời gian rất ngắn dt.

 dLtot
 ext 
dt
Biểu thức này chỉ ra rằng trong khoảng thời gian vô cùng nhỏ dt, mô men lực gây
 
ra một độ biến thiên mô men động lượng dL , cùng hướng với  . Do đó, giống như
 
véctơ mô men lực, dL cũng phải vuông góc với L . Hình 11.14c minh họa chuyển động
tiến động của trục đối xứng của con quay. Trong khoảng thời gian dt, độ biến thiên mô
      
men động lượng là dL  L f  Li   dt . Vì dL vuông góc với L , nên độ lớn của L không
  
thay đổi, L f  Li . Hơn nữa, sự thay đổi chỉ là hướng của L . Vì sự thay đổi mô men
 
động lượng dL là theo hướng của  , nằm trong mặt phẳng xy, nên con quay hồi chuyển
chịu chuyển động tiến động.
Để đơn giản hóa sự mô tả hệ, giả sử mô men động lượng toàn phần của bánh xe

tiến động là tổng của mô men động lượng I  do quay và mô men động lượng do
chuyển động của khối tâm so với trục đứng. Trong cách xử lý này, ta bỏ qua phần
đóng góp của chuyển động của khối tâm và lấy mô men động lượng toàn phần chỉ là
 
I  . Trong thực hành, sự xấp xỉ này là tốt khi  lớn.
Giản đồ véctơ trên hình 11.14c cho thấy rằng trong khoảng thời gian dt, véctơ
mô men động lượng quay được một góc d , cũng là góc mà con quay hồi chuyển
  
quay được. Từ tam giác véctơ tạo bởi Li , L f , dL ta thấy rằng:

d  ext dt
d 
dL
 
 M g rCM  dt
L L L
153
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chia cả 2 vế cho dt và dùng công thức L  I ta thấy rằng tốc độ trục xe quay đối
với trục thẳng đứng là:
d M g rCM
P   11.20
dt I
Tần số góc P gọi là tần số tiến động. Kết quả này chỉ đúng khi P   . Nếu
không, sẽ liên quan đến một chuyển động phức tạp hơn nhiều. Như bạn có thể thấy từ
phương trình11.20, điều kiện P   thỏa mãn khi  rất lớn, tức là khi bánh xe quay
rất nhanh. Hơn nữa, chú ý rằng tần số tiến động suy giảm khi  tăng, tức là khi bánh
xe quay càng nhanh quanh trục đối xứng của nó.
Một ví dụ về con quay hồi chuyển, giả sử bạn đang ở trên một con tàu vũ trụ
trong không gian xa xôi, và bạn cần thay đổi quỹ đạo của tàu. Để lái động cơ chạy
đúng hướng, bạn cần phải xoay tàu vũ trụ. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn xoay con tàu
vũ trụ trong không gian trống rỗng? Cách thứ nhất là phải có các động cơ tên lửa nhỏ
bắn ra vuông góc với tàu, cung cấp một mô men lực đối với khối tâm của tàu. Một cơ
cấu như vậy là đáng mong muốn, và nhiều tàu vũ trụ có các tên lửa như vậy.

Hình 11.15. a) Tàu vũ trụ mang theo một b) Con quay đƣợc điều khiển cho
con quay đang đứng yên chƣa quay quay
Tuy nhiên, ta hãy khảo sát phương pháp khác liên quan tới mô men động lượng,
và không đòi hỏi tiêu thụ nhiên liệu tên lửa. Giả sử tàu vũ trụ mang một con quay hồi
chuyển không quay như trên hình 11.15a. Trong trường hợp này, mô men động lượng
của tàu vũ trụ đối với khối tâm của nó bằng không. Giả sử con quay được làm cho
quay, cung cấp cho nó một mô men động lượng khác không. Không có mô men ngoại
lực tác dụng lên hệ cô lập (tàu vũ trụ-con quay), cho nên mô men động lượng của hệ
này phải bằng không theo mô hình hệ cô lập (mô men động lượng). Mô men động
lượng của hệ bằng không nếu tàu vũ trụ quay theo chiều ngược với chiều quay của con
154
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

quay sao cho véc tơ mô men động lượng của tàu và của con quay khử lẫn nhau. Kết
quả của việc làm cho con quay quay như trên hình 11.15b là tàu quay vòng. Bằng cách
bố trí ba con quay theo ba trục vuông góc với nhau, có thể thu được sự quay mong
muốn trong không gian.
Hiệu ứng này tạo ra một tình huống không mong muốn đối với tàu Voyager 2
trong chuyến bay của nó. Tàu này đã mang một máy ghi âm (dùng băng) mà phần
guồng (ống) của nó quay ở tốc độ rất cao. Mỗi lần máy thu băng được bật lên, guồng
tác dụng như một con quay hồi chuyển và tàu bị quay theo hướng ngược lại. Sự quay
này đã được Trung tâm điều khiển tàu (Mission Control) dùng các vòi phun bắn về
một phía để dừng sự quay.

155
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

TÓM TẮT CHƢƠNG 11

Các định nghĩa


Cho trước hai vectơ 𝐴 và 𝐵, tích vectơ 𝐴 × 𝐵 là một vectơ 𝐶 có độ lớn
𝐶 = 𝐴𝐵 sin 𝜃 (11.3)
trong đó 𝜃 là góc giữa hai vectơ 𝐴 và 𝐵. Hướng của vectơ 𝐶 = 𝐴 × 𝐵 vuông góc
với mặt phẳng tạo bởi 𝐴 và 𝐵, và hướng này được xác định bằng quy tắc bàn tay phải.
Vectơ mô men lực 𝜏 gây bởi lực 𝐹 đối với một trục quay đi qua gốc O trong hệ
quy chiếu quán tính được định nghĩa là
𝜏 = 𝑟×𝐹 (11.1)

Mô men động lượng L đối với một trục quay đi qua gốc O của chất điểm có
 
động lượng p  mv là
  
Lrp 11.10

trong đó r là véc tơ vị trí của chất điểm so với gốc O.
Các khái niệm và nguyên lý
Thành phần z của mô men động lượng của một vật rắn đang quay đối với một
trục z cố định là
Lz  I 11.14
trong đó I là mô men quán tính của vật rắn đối với trục quay và  là tốc độ góc
của nó.
Các mô hình phân tích để giải bài toán

156
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 12
TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TĨNH VÀ SỰ ĐÀN HỒI
CỦA VẬT RẮN

Giới thiệu
Chương 10 và 11 đã trình bày các kiến thức động lực học để khảo sát chuyển
động của vật rắn. Trong chương 12 này ta sẽ khảo sát vật rắn ở trạng thái cân bằng tĩnh
và sự đàn hồi của chúng.
Cân bằng tĩnh là trạng thái chuyển động đặc biệt của vật rắn. Khi đó, vật rắn có
vận tốc chuyển động tịnh tiến và vận tốc chuyển động quay đều bằng 0 trong một hệ
quy chiếu quán tính. Trạng thái cân bằng tĩnh này được ứng dụng rất nhiều trong kỹ
thuật dân dụng, kiến trúc và cơ khí.
Phần sau của chương này ta sẽ nghiên cứu về sự đàn hồi của vật rắn. Các vật rắn có
tính đàn hồi sẽ có khả năng trở về hình dạng cũ khi ngừng tác dụng lực gây biến dạng.

Hình: tảng đá nặng 3.000.000 kg nằm cân bằng tĩnh tại công viên quốc gia
Arches, Utah trong suốt mấy triệu năm. Trong chương này ta sẽ khảo sát điều kiện để
tảng đá này có thể nằm cân bằng như vậy.

12.1 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: VậT RắN ở TRạNG THÁI CÂN BằNG
Cân bằng có nghĩa là một vật chuyển động với vận tốc và vận tốc góc không đổi
so với một quan sát viên trong một hệ quy chiếu quán tính.
Ở đây ta quan tâm đến trường hợp đặc biệt mà cả hai loại vận tốc này bằng không
 Trường hợp này được gọi là cân bằng tĩnh.
Cân bằng tĩnh là một tình huống thường gặp trong kỹ thuật, đặc biệt là trong xây
dựng, kiến trúc và cơ khí.
157
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Sự đàn hồi:
Chúng ta có thể thảo luận về việc các vật bị biến dạng như thế nào trong điều
kiện chịu tải.
Một vật đàn hồi sẽ trở lại hình dạng ban đầu khi không còn lực làm nó biến dạng.
Người ta định nghĩa nhiều hằng số đàn hồi khác nhau, tương ứng với mỗi kiểu
biến dạng khác nhau.
Trong mô hình hạt ở trạng thái cân bằngthì một hạt chuyển động với vận tốc
không đổi do hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
Với các vật thật (mở rộng) thì tình huống sẽ phức tạp hơn nhiều.
 Thường thì không thể xem các vật là các hạt.
Với một vật thật ở trạng thái cân bằng thì cần thỏa mãn một điều kiện thứ hai:
 Điều kiện này liên quan đến chuyển động quay của vật.
Một vật khi ở trạng thái cân bằng tĩnh thì: tổng ngoại lực và tổng moment ngoại
lực tác dụng lên vật bằng 0.

𝑖 𝐹𝑖 =0 (12.1)

𝑖 𝑀𝐹𝑖 = 0 (12.2)
Các điều kiện này mô tả mô hình vật rắn ở trạng thái cân bằng.
Các lưu ý về cân bằng:
Cân bằng tịnh tiến
Điều kiện thứ nhất về cân bằng là phát biểu về cân bằng tịnh tiến.
 Nó nói rằng gia tốc tịnh tiến của khối tâm của vật phải bằng không.
 Điều này được áp dụng trong một hệ quy chiếu quán tính.
Cân bằng quay
 Điều kiện thứ hai về cân bằng là một phát biểu về cân bằng quay.
 Nó nói rằng gia tốc góc của vật bằng không.
 Điều này phải đúng với mọi trục quay.
Cân bằng động và cân bằng tĩnh
Trong chương này, ta tập trung vào cân bằng tĩnh.
 Vật không chuyển động.
 vCM= 0 và  = 0
Mô men hợp lực bằng không không có nghĩa là vật không chuyển động quay.
Cân bằng động cũng có thể xảy ra.
 Vật có thể quay với vận tốc góc không đổi.

158
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

 Vật có thể chuyển động với vận tốc khối tâm không đổi.
Các phƣơng trình trong cân bằng
Ta sẽ giới hạn các ứng dụng cho các tình huống mà các lực nằm trong mặt phẳng xy
 Các lực này được gọi là đồng phẳng vì chúng cùng nằm trong một mặt phẳng
 Giới hạn này dẫn đến 3 phương trình theo các trục.
Các phương trình này là: (12.3)
 Fx = 0
 Fy = 0
 z = 0 (12.3)
 Vị trí của trục của phương trình mô men quay được chọn bất kỳ.

12.2 BÀN THÊM Về KHốI TÂM CủA VậT RắN


Có thể chia một vật thành nhiều hạt nhỏ.
 Mỗi hạt có khối lượng và tọa độ riêng.
Tọa độ x của khối tâm của vật cho bởi
𝑖 (𝑚 𝑖 𝑥 𝑖 )
𝑥= (12.4)
𝑖 𝑚𝑖

Có thể tìm thấy các biểu thức tương tự cho các tọa độ y và z.
𝑖 (𝑚𝑖 𝑦𝑖 )
𝑦=
𝑖 𝑚𝑖
𝑖 (𝑚 𝑖 𝑧 𝑖 )
𝑧=
𝑖 𝑚𝑖

Khi khảo sát chuyển động của vật rắn, trọng lực là một
trong những lực quan trọng. Ta phải xác định được vị trí của
điểm đặt lực này: trọng tâm (CG: Center of Gravity). Trong
trường hợp giá trị gia tốc trọng trường 𝑔 là như nhau trên toàn
vật thì vị trí trọng tâm của vật rắn sẽ được xác định bởi:
𝑖 (𝑚𝑖 𝑥𝑖 )
𝑥𝐶𝐺 =
𝑖 𝑚𝑖
𝑖 (𝑚𝑖 𝑧𝑖 )
𝑧𝐶𝐺 =
𝑖 𝑚𝑖
Mô men quay do trọng lực gây ra trên vật có khối lượng M là lực Mg tác dụng
lên trọng tâm của vật.
Nếu g là đồng nhất trên toàn vật thì trọng tâm trùng với khối tâm của vật.
Nếu vật là đồng nhất và đối xứng thì trọng tâm trùng với tâm hình học của vật.

159
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

12.3 VÍ Dụ Về VậT RắN ở TRạNG THÁI CÂN BằNG


Chiến lược giải toán về cân bằng
Khái niệm hóa
 Tìm tất cả các lực tác dụng lên vật.
 Hình dùng ảnh hưởng của mỗi lực đến sự quay của vật như là chỉ có lực này
tác dụng lên vật.
Phân loại
 Khẳng định rằng vật là một vật rắn cân bằng.
 Vật phải có gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc bằng không.
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ.
 Vẽ và đặt tên tất cả các ngoại lực tác dụng lên vật.
 Mô hình hạt chịu tác dụng của hợp lực: có thể biểu diễn vật như là một điểm
trong sơ đồ lực vì ta không quan tâm đến điểm tác động của lực lên vật.
 Mô hình vật rắn cân bằng: Không thể biểu diễn vật bằng một điểm vì điểm tác
động của các lực là quan trọng.
 Lập một hẹ tọa độ thuận tiện.
 Tìm thành phần của các lực theo hai trục tọa độ.
 Áp dụng điều kiện thứ nhất về cân bằng (F=0).
 Cẩn thận với các dấu cộng, trừ.
 Chọn một trục thuận tiện cho việc tính mô men quay tổng hợp đối với vật rắn:
Nhớ rằng việc chọn trục là tùy ý.
 Chọn một trục sao cho các phép tính là đơn giản nhất: Lực tác dụng dọc theo
đường thẳng đi qua gốc có mô men quay bằng không
 Áp dụng điều kiện thứ 2 của cân bằng.
 Hai điều kiện cân bằng sẽ cho ta một hệ phương trình.
 Giải hệ phương trình.
Hoàn tất
 Bảo đảm rằng các kết quả là phù hợp với sơ đồ ban đầu.
 Nếu lời giải cho thấy một lực âm thì lực đó ngược với chiều mà ta đã vẽ trong
sơ đồ.
 Kiểm tra các kết quả để bảo đảm rằng:
Fx = 0, Fy = 0,  = 0.
160
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Sự cân bằng của hệ chai rượu và


giá đỡ trong hình 12.1 là một ví dụ Trọng tâm của chai rượu rơi
thú vị về trạng thái cân bằng tĩnh của đúng vào điểm đặt của giá đỡ
vật rắn. Để chai rượu có thể đứng cân
bằng trên giá đỡ thì cần hai điều kiện:
tổng hợp lực và tổng moment lực tác
dụng lên hệ phải bằng không. Để
điều kiện thứ hai được thỏa mãn thì
trọng lực của chai phải đi qua điểm
đặt của giá đỡ trên bàn.

Hình 12.1: Hệ chai rƣợu và giá đỡcân bằng

Ví dụ 12.2: Ngƣời đứng trên xà ngang:


Một thanh xà đồng chất nằm ngang có chiều dài
l= 8.00 m và trong lượng Wb=200 N được gắn vào
tường bởi một trục quay. Đầu còn lại của xà được móc
vào cáp treo lập một góc =53° so với xà (hình
12.8a). Một người có trọng lượng Wp=5600 N đứng
trên xà và cách tường một khoảng d=2.00 N. Tìm lực
căng của cáp treo cũng như độ lớn và hướng của lực
mà tường tác dụng lên xà.
Khái niệm hóa
 Thanh xà là đồng chất.
 Trọng tâm của xà là ở tâm hình học của xà
(trung điểm của xà).
 Người đứng trên xà.
 Lực căng của cáp và lực mà tường tác dụng
lên xác là gì?
Phân loại
 Hệ đứng yên, phân loại bài toán như là một vật rắn nằm cân bằng.
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ lực (hình 12.8b).
 Dùng trục quay cho trong bài toán (nằm trên
tường) làm trục quay: Cách này là đơn giản
nhất
 Lưu ý là ở đây có 3 ẩn số (đại lượng cần tìm)
là T, R, .

161
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Có thể phân tích các lực thành các thành phần.


 Áp dụng 2 điều kiện cân bằng, ta thu được 3 phương trình.
 Giải hệ phương trình để tìm các ẩn số.
Hoàn tất
 Giá trị của θcho thấy hướng của R trong đồ thị là đúng.
Ví dụ 12.3: Thang dựng nghiêng
Một cái thang đồng chất có chiều dài l tựa vào một cái tường nhẵn, thẳng đứng
(hình 12.9a). Khối lượng của thang là m và hệ số ma sát giữa thang và sàn nhà là
. Tìm góc nghiêng nhỏ nhất min để thang không bị trượt.
Khái niệm hóa
 Thang là đồng chất.
 Trọng lượng của thang đặt ở tâm hình học của nó
(cũng là trọng tâm).
 Giữa thang và sàn nhà có ma sát nghỉ (ma sát
tĩnh).
Phân loại
 Mô hình hóa vật như là một vật rắn nằm cân
bằng: do ta không muốn thang trượt
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ chỉ ra tất cả các lực tác động lên
thang.
 Lực ma sát là ƒs = µs n.
 Chọn O làm trục quay.
 Áp dụng các phương trình của 2 điều kiện cân bằng.
 Giải các phương trình.
162
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

12.4 THUộC TÍNH ĐÀN HồI CủA CHấT RắN


Từ trước đến nay, ta thường giả sử rằng các vật vẫn còn là vật rắn khi các ngoại
lực tác động lên nó, ngoại trừ các lò xo.
Trong thực tế, tất cả các vật đều bị biến dạng theo một cách nào đó: nó có thể bị
thay đổi kích thước hoặc hình dạng khi bị ngoại lực tác động.
Các nội lực chống lại sự biến dạng.
Các định nghĩa liên quan đến biến dạng
+ Ứng lực (Stress): Ứng lực tỉ lệ với lực gây ra biến dạng và bằng ngoại lực tác
dụng lên một đơn vị diện tích tiết diện.
+ Biến dạng (strain): Là kết quả của ứng suất. Biến dạng là một số đo của độ biến
dạng.
Sự biến dạng của một vật sẽ được định lượng thông qua giá trị của suất đàn hồi
(Elastic modulus):
ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐
ứ𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 đà𝑛 𝑕ồ𝑖 = (12.5)
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔

Chúng ta xét 3 dạng biến dạng và định nghĩa suất đàn hồi cho mỗi dạng:
+ Ứng suất Young: đo sự cản trở (resistance) của một vật rắn đối với sự thay đổi
về chiều dài
+ Ứng suất trượt: đo sự cản trở của chuyển động của các mặt song song với nhau
bên trong vật rắn (biến dạng trượt)
+ Ứng suất khối: đo sự cản trở của vật rắn hoặc chất lỏng đối với sự thay đổi về
thể tích
12.4.1 Ứng suất Young: Đàn hồi theo chiều dài
Là sự biến dạng về chiều dài của vật khi nó chịu tác dụng của ngoại lực dọc theo
chiều dài của nó (hình 12.2) thì sẽ gây ra biến dạng dài với suất đàn hồi DướiYoung:
tác
𝐹 dụng của
Ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑑à𝑖
𝑌≡ = ∆𝐿 𝐴 (12.6) ngoại lực,
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑑à𝑖 𝐿
thanh bị biến
dạng một
Y: suất Young (N/m) đoạn L

F: ngoại lực gây biến dạng vật rắn (N)


A: tiết diện mà lực tác động vào (m2)
L: độ biến dạng theo chiều dài của vật rắn (m)
L: chiều dài của vật rắn khi chưa biến dạng (m) Hình 12.2: Sự biến dạng dài
củathanh

163
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

12.4.2 Ứng suất cắt (trƣợt): Đàn hồi theo hình dạng
Là một dạng biến dạng về hình
dạng của vật xảy ra khi vật rắn chống Sự biến dạng xảy
lại cặp lực tác dụng song song lên hai ra khi phần trên
của vật dịch
mặt của vật (minh họa hình 12.3a) với chuyển sang phải
suất biến dạng là: so với phần bên
𝐹 dưới
Ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑡𝑟ượ𝑡
𝑌= = ∆𝑥 𝐴 (12.8)
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑡𝑟ượ𝑡 𝑕
S: suất trượt (N/m) a)
Sự biến dạng
F: ngoại lực tác dụng (N) xảy ra khi phần
A: tiết diện mà lực tác dụng lên trên của quyển
sách chuyển
vật rắn (m2) sang phải so
x: độ biến dạng của vật theo lực với phần bên
dưới của quyển
tác dụng sách
h: chiều cao của vật b)

12.4.3 Ứng suất khối: biến dạng thể tích


Là sự biến dạng về thể tích của vật
xảy ra vật chịu tác dụng của lực ở khắp Khối hộp bị
mọi phương. biến dạng về
thể tích
ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑡𝑕ể 𝑡í𝑐𝑕 𝐹 nhưng không
𝐵= = ∆𝑉 𝐴 (12.9) biến dạng về
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑡𝑕ể 𝑡í𝑐𝑕 𝑉 hình dạng.
B: ứng suất khối
F: ngoại lực tác dụng (N)
A: tiết diện tác dụng của lực lên vật
rắn (m2)
V: độ biến dạng thể tích Hình 12.14: Sự biến dạng thể tích
V: thể tích khi chưa biến dạng

164
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 13
VẠN VẬT HẤP DẪN

Giới thiệu
Trước năm 1687, số liệu về chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh đã
được thu thập rất nhiều. Tuy nhiên, những chuyển động này là do loại lực nào gây ra
thì vẫn là một bí ẩn. Ngay chính năm đó, Isaac Newton đã đưa ra chìa khóa cho vấn đề
này. Từ định luật I của mình, ông biết rằng có đang có một lực tổng hợp nào đó đang
tác động lên Mặt Trăng vì nếu không có thì Mặt Trăng đã chuyển động với quỹ đạo
thẳng chứ không phải tròn như hiện tại. Newton chỉ ra rằng chính trọng lực của Trái
Đất đã tác động lên Mặt Trăng. Ông nhận ra rằng lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng,
giữa Mặt Trời và các hành tinh thực ra chính là trường hợp đặc biệt của lực hút giữa
các vật. Nói một cách khác, lực hút làm Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Trong chương này, chúng ta sẽ học về Định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật này
sẽ được kiểm chứng bởi các số liệu quan sát thiên văn học. Đồng thời, quy luật chuyển
động thực sự của các hành tinh được nhà bác học Johannes Kepler mô tả một cách
chính xác dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn và moment chuyển động quay.

13.1 ĐịNH LUậT VạN VậT HấP DẫN CủA NEWTON


Mọi vật thể trong vũ trụ đều hút lẫn nhau bằng một lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với
tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng:
𝑚 1𝑚 2
𝐹12 = −𝐺 𝑟12 = −𝐹21 (13.1)
𝑟2
Với:
Theo định luật III Newton thì:
𝐹12 , 𝐹21 : là lực hấp dẫn giữa 2
vật 1 và vật 2 𝐹12 = −𝐹21

G = 6,67.10-11N.m2/kg2: hằng
số Cavendish
m1, m2: lần lượt là khối lượng
của vật 1 và vật 2
r: là khoảng cách giữa 2 vật
𝑟12 : là vectơ đơn vị hướng từ
vật 1 sang vật 2.

Hình 13.1: Lực hấp dẫn giữa 2 vật m1 và m2

165
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

13.2 TRọNG LựC – GIA TốC TRọNG TRƢờNG


13.2.1 Trọng lực
Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên những
vật khác ở g mặt đất. Độ lớn của trọng lực là:
𝑀𝐸 𝑚
𝑃=𝐺 (13.2)
(𝑅𝐸 +𝑕)2

Với:
m: khối lượng của vật nằm gần mặt đất
P: là trọng lực của Trái Đất lên vật có khối lượng m
ME: khối lượng Trái Đất
RE: bán kính của Trái Đất
G: hằng số Cavendish
13.2.2 Gia tốc trọng trường
Theo định luật II Newton, trọng lực P do Trái đất tác dụng lên vật m sẽ làm vật m
có gia tốc đặt là g: P = mg (13.3)
Mặt khác theo công thức (13.2), ta có:
𝑀𝐸 𝑚
𝑃=𝐺
(𝑅𝐸 + 𝑕)2
Từ công thức (13.2) và (13.3) suy ra:
𝑀𝐸
𝑔=𝐺 (13.4)
(𝑅𝐸 +𝑕)2

g: được gọi là gia tốc trọng trường.

13.3 CÁC ĐịNH LUậT KEPLER VÀ CHUYểN ĐộNG CủA CÁC HÀNH
TINH
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã bắt đầu quan sát chuyển động của các
hành tinh và cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ. Đây là lý thuyết xuất phát từ nhà
bác học người Hy Lạp Claudius Ptolemy (100 - 170 trước công nguyên). Lý thuyết
này kéo dài đến 1400 năm sau. Mãi cho đến năm 1943, nhà bác học người Ba Lan
Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) mới đưa ra một nhận định là Trái Đất và các hành
tinh khác quay quanh Mặt Trời. Sau đó, vì khao khát muốn tìm ra quy luật sắp xếp của
bầu trời, nhà bác học người Đan Mạch Tycho Brahe (1546 – 1601) đã miệt mài quan
sát sự chuyển động của các hành tinh và 777 ngôi sao mà mắt thường có thể nhìn thấy.
Nhờ dữ liệu này mà người trợ lý của Brahe – Johannes Kepler đã bỏ ra 16 năm trời để
tìm ra mô hình toán học giải thích chuyển động của các hành tinh. Tuy nhiên, vì các
dữ liệu này là do quan sát chuyển ở tại Trái Đất nên gây ra rất nhiều khó khan cho
Kepler trong việc tính toàn. Cuối cùng, Kepler cũng đã đưa ra được mô hình chính xác

166
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

nhờ vào dữ liệu của Brahe về chuyển động của Sao Hỏa xung quanh Mặt Trời. Lý
thuyết của Kepler về chuyển động của các hành tinh được tóm tắt gồm 3 định luật
chính:
1. Tất cả các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo elip trong đó Mặt Trời là một
tiêu điểm.
2. Đường nối một hành tinh với Mặt trời quét qua những diện tích bằng nhau
trong những khoảng thời gian bằng nhau.
3. Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh tỷ lệ với lập phương bán trục
lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó
13.3.1 Định luật I Kepler
“Tất cả các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo elip trong đó Mặt Trời là một
tiêu điểm.”
Dưới tác dụng của một tâm hấp dẫn, một vật có thể chuyển động dưới dạng hình
tròn. Tuy nhiên, theo định luật I Kepler, quỹ đạo tròn chỉ là một trường hợp đặc biệt,
quỹ đạo elip mới là trường hợp tổng quát. Khám phá này của Kepler đã gặp rất nhiều
thách thức vì phần lớn các nhà khoa học thời đó đều tin rằng quỹ đạo của các hành
tinh có hình tròn hoàn hảo.
Như ta đã biết, một elip (hình 13.2) sẽ được đặc trưng bởi:
- bán kính trục lớn (a), kính trục nhỏ (b), bán tiêu cự (c), với:
𝑎2 = 𝑏2 + 𝑐 2 (13.5)
- Độ lệch tâm: 𝑒 = 𝑐 𝑎. Độ lệch tâm là tham số có giá trị từ 0 (đường tròn) đến
nhỏ hơn 1 (khi độ lệch tâm tiến tới 1, elip tiến tới dạng parabol).

167
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

bán kính trục lớn: a và bán


kính trục nhỏ: b

bán tiêu cực


Mặt trời là một tiêu điểm của quỹ đạo elip của các hành tinh. Tại tâm quỹ đạo
và tiêu điểm còn lại không có vật thể nào

Hình 13.2: Dạng hình học quỹ đạo elip của các hành tinh
Độ lệch tâm quỹ đạo mà Kepler tính được cho Trái Đất là từ 0,017 vì vậy quỹ
đạo của nó gần như là hình tròn. Đối với hành tinh nặng nhất: Sao Thủy thì độ lệch
tâm quỹ đạo của nó cũng chỉ là 0,21. Với các giá trị độ lệch tâm này thì quỹ đạo elip
của các hành tinh rất khó phân biệt so với hình tròn. Chính vì lý đo này mà các nghiên
cứu của Kepler được đánh giá rất cao. Kể cả quỹ đạo elip của sao chổi Haley cũng
được tính toán dựa trên định luật Kepler với độ lệch tâm là 0,97. Với bán kính trục lớn
rất dài so với bán kính trục nhỏ, sao chổi Haley phải mất đến chu kỳ đến 76 năm mới
chuyển động hết một vòng xung quanh Mặt Trời.

Hình 13.3: Quỹ đạo của sao Thủy (hình a) và quỹ đạo của sao chổi Haley (hình b)

168
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Kết quả của định luật I Kepler là do bản chất: lực hấp dẫn giữa 2 vật tỉ lệ nghịch
với bình phương khoảng cách giữa chúng. Bài toán này cho thấy: dưới tác dụng của
lực hấp dẫn sẽ có các hành tinh có quỹ đạo elip sẽ: chuyển động xung quanh tâm hấp
dẫn (Mặt Trời), còn các hành tinh có quỹ đạo hyperbol sẽ chỉ chuyển động xung quanh
Mặt Trời một lần rồi mất hút.
13.3.2 Định luật II Kepler
“Đường nối một hành tinh với Mặt trời quét qua những diện tích bằng nhau trong
những khoảng thời gian bằng nhau.”

Diện tích dA quét bởi vectơ bán kính nối giữa hành tinh và Mặt
Trời (𝑟) trong thời gian dt bằng nửa diện tích của hình bình hành

Hình 13.4: - hình a: tác dụng lực hút của Mặt Trời lên hành tinh
- hình b: trong thời gian dt, hình bình hành là hình đƣợc tạo nên bởi 2 vectơ
tạo độ 𝒓 (với gốc tọa độ đặt ở Mặt Trời) và 𝒅𝒓 = 𝒗𝒅𝒕 (13.6)
Moment quỹ đạo 𝐿 của chuyển động của các hành tinh là một hằng số:

169
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

𝐿 = 𝑟 × 𝑝 = 𝑀𝑝 𝑟 × 𝑣 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (13.7)
Với
𝐿 là moment quỹ đạo của chuyển động của hành tinh
𝑀𝑝 là khối lượng của hành tinh đang khảo sát
𝑣 là vectơ vận tốc của hành tinh đang khảo sát
𝑝 = 𝑀𝑝 𝑣 vectơ động lượng của hành tinh đang khảo sát
Từ hình vẽ 13.4, ta thấy diện tích dA mà một hành tinh quét được trong thời gian
dt sẽ bằng ½ diện tích của hình bình hành tạo bởi 2 vectơ 𝑟 và 𝑑𝑟 = 𝑣 𝑑𝑡, tức:
1 1 𝐿
𝑑𝐴 = 𝑟 × 𝑑𝑟 = 𝑟 × 𝑣 𝑑𝑡 = 𝑑𝑡
2 2 2𝑀𝑝
𝑑𝐴 𝐿
= = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (13.8)
𝑑𝑡 2𝑀𝑝
𝑑𝐴
Với L = const và Mp = const nên = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡: điều này chứng tỏ trong các
𝑑𝑡
khoảng thời gian bằng nhau thì các hành tinh quét được những diện tích như nhau.
13.3.3 Định luật III Kepler
“Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh tỷ lệ với lập phương bán trục
lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó”
Vì phần lớn các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều chuyển động với quỹ đạo gần
như tròn (trừ sao Sao Thủy). Vì vậy, định luật III Kepler sẽ sử dụng mô hình chuyển
động với quỹ đạo tròn để tính chu kỳ của các hành tinh.
Theo định luật II Newton, dưới tác dụng lực hấp dẫn Fg của Mặt Trời, hành tinh
có khối lượng Mp đang khảo sát sẽ có gia tốc a:
𝑀𝑆 𝑀𝑝
𝐹𝑔 = 𝐺 = 𝑀𝑝 𝑎 (13.9)
𝑟2
𝑣2
Với 𝑎 là gia tốc chuyển động tròn của hành tinh: 𝑎 = (13.10) (v: vận tốc của
𝑟
hành tinh, r là bán kính quỹ đạo tròn của hành tinh quanh Mặt Trời)
Fg là lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên hành tinh đang khảo sát
MS là khối lượng của Mặt Trời
Mp là khối lượng của hành tinh đang khảo sát
Từ (13.9) và (13.10), ta có
𝑀𝑆 𝑀𝑝 𝑣2
𝐺 = 𝑀𝑝 (13.11)
𝑟2 𝑟
2𝜋𝑟
Vận tốc v của hành tinh sẽ được tính toán thông qua chu kỳ T của nó: 𝑣 =
𝑇
(13.12). Do đó:

170
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

(2𝜋 𝑇)2
𝑀𝑆
𝐺 =
𝑟2 𝑟
4𝜋 2
𝑇2 = 𝑟 3 = 𝐾𝑆 𝑟 3 (13.13)
𝐺𝑀𝑆
4𝜋 2 𝑠2
Giá trị hằng số: 𝐾𝑆 = = 2,97 × 10−19
𝐺𝑀𝑆 𝑚3

Công thức (13.13) cũng có thể áp dụng cho quỹ đạo của các elip có độ lệch tâm
nhỏ của các hành tinh trong hệ Mặt Trời bằng cách thay bán kính
4𝜋 2
𝑇2 = 𝑎3 = 𝐾𝑆 𝑎3 (13.14)
𝐺𝑀𝑆

Công thức 13.14 cũng có thể áp dụng cho chuyển động của Mặt Trăng quay
4𝜋 2 4𝜋 2
quanh Trái Đất. Khi đó, 𝑇 2 = 𝑎3 = 𝐾𝐸 𝑎3 với 𝐾𝐸 = (13.15), ME: là khối
𝐺𝑀𝐸 𝐺𝑀 𝐸
lượng Trái Đất.

13.4 TRƢờNG HấP DẫN – TRọNG TRƢờNG


Định luật vạn vật hấp dẫn xem như một thành công lớn nữa của Newton vì nó
giúp giải thích quy luật chuyển động của các hành tinh. Đồng thời, phạm vi ứng dụng
của các định luật khác của ông cũng được mở rộng ra áp dụng cho các vật thể có kích
thước và khối lượng lớn như các hành tinh trong vũ trụ. Từ năm 1687, lý thuyết của
Newton đã được ứng dụng vào giải thích chuyển động của sao chổi, thí nghiệm
Cavendish, quỹ đạo của Sao đôi, và chuyển động của ngân hà. Tuy nhiên, vào thời
Newton và kể cả ông, người ta không thể nào lý giải được tại sao hai vật ở xa mà có
thể tương tác được với nhau. Mãi sau khi ông chết thì khái niệm về việc tồn tại một
trường hấp dẫn xung quanh các vật có khối lượng mới được ra đời. Khi một vật được
đặt trong trường hấp dẫn nó sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn 𝐹𝑔 và thu gia tốc hấp dẫn
𝑔 theo công thức:
𝐹𝑔
𝑔= (13.16)
𝑚
Riêng đối với Trái Đất, trường hấp dẫn của nó được gọi là trọng trường. Gia tốc
hấp dẫn được gọi là gia tốc trọng trường. Biểu thức của gia tốc trọng trường là:
𝐹𝑔 𝐺𝑀𝐸
𝑔= =− 𝑟 (13.17)
𝑚 𝑟2

Với 𝑔 là gia tốc trọng trường


𝐹𝑔 là trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng m
G là hằng số Cavendish
ME là khối lượng của Trái Đất
r: là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến vật mà ta đang khảo sát
171
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

𝑟 là vectơ đơn vị hướng từ tâm Trái Đất ra ngoài


Đối với các vật ở gần mặt đất thì giá trị r ≈ RE, khi đó gia tốc trọng trường g ≈ 9,8
2
m/s
13.5 Thế năng hấp dẫn
Trong chương 8, chúng ta đã biết về khái niệm thế năng hấp dẫn: là năng lượng
vật có được do tương tác hấp dẫn với vật khác. Và ta cũng biết được một trường hợp
riêng là thế năng trọng trường của một vật ở gần mặt đất khi độ lớn của trọng lực là
không đổi: U = mgy. Tuy nhiên, ta cần thiết lập một công thức tổng quát hơn giành
cho thế năng trọng trường của một vật bất kỳ:
Theo 7.26, ta có được biểu thức thế năng của một vật có được dưới tác dụng của
lực thế F(r) là:
𝑟𝑓
𝑈 = 𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = − 𝑟𝑖
𝐹 𝑟 𝑑𝑟 (13.18)
𝐺𝑀𝐸 𝑚
Đối với trọng lực: 𝐹 𝑟 = 𝑃(𝑟) = − (13.19)
𝑟2

𝑟 𝑓 𝑑𝑟 1 𝑟𝑓
Suy ra: 𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝑟𝑖 𝑟 2
= 𝐺𝑀𝐸 𝑚 −
𝑟 𝑟𝑖

1 1
𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = −𝐺𝑀𝐸 𝑚 − (13.20)
𝑟𝑓 𝑟𝑖

Nếu ta chọn gốc thế năng là ở ∞ (ri = ∞) thì Ui= 0, khi đó biểu thức thế năng
trọng trường của một vật ở 1 vị trí r so với tâm Trái Đất sẽ là:
𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝑈=− (13.21)
𝑟
Công thức (13.21) trên chỉ đúng cho những vật nằm trên và bên ngoài bề mặt
Trái Đất, tức r ≥ RE. Với gốc thế năng đã chọn (∞) thì thế năng trọng trường sẽ luôn có
giá trị âm.
Ta có thể phát triển công thức (13.21) lên thành thế năng hấp dẫn tổng quát hơn
giữa 2 vật có khối lượng lần lượt là m1 và m2 như sau:
𝐺𝑚 1 𝑚 2
𝑈=− (13.22)
𝑟
Nếu hệ các vật (từ 3 trở lên) thì biểu thức thế năng của từng vật trong hệ sẽ là:
𝑚1𝑚2 𝑚1𝑚3 𝑚2𝑚3
𝑈𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 𝑈12 + 𝑈13 + 𝑈23 = −𝐺( + + ) (13.23)
𝑟12 𝑟13 𝑟23

Thế năng này có giá trị đúng bằng công cần thiết để tách các vật trong hệ ra khỏi
nhau.

172
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

13.5 NĂNG LƢợNG CủA CÁC HÀNH TINH VÀ CÁC Vệ TINH


Cho hệ gồm một vật có khối lượng m chuyển động với vật tốc ν trong trường hấp
dẫn của vật có khối lượng M: M >> m. Hệ này có thể là mô hình cho một hành tinh
chuyển động xung quanh Mặt Trời, một vệ tinh chuyển động xung quanh Trái Đất
hoặc một sao chổi chuyển động ngang qua Mặt Trời. Nếu ta vật M được gắn vào một
hệ quy chiếu đứng yên thì cơ năng tổng hợp E của hệ 2 vật sẽ chỉ là cơ năng của vật m.
Cơ năng này bao gồm động năng K và thế năng hấp dẫn U của vật:
𝐸 =𝐾+𝑈 (13.24)
1 𝑀𝑚
𝐸 = 𝑚𝜈 2 − 𝐺 (13.25)
2 𝑟
Công thức 13.25 cho thấy cơ năng E của vật có khả năng mang các giá trị dương,
âm hoặc bằng không phụ thuộc vào độ lớn vận tốc ν. Đối với các hệ liên kết như Mặt
Trời-Trái Đất, Mặt Trăng – Trái Đất hoặc vệ tinh của Trái Đất thì cơ năng của vật sẽ
có giá trị âm. Ta có thể dễ dàng kiểm chứng điều này qua chuyển động của một hành
tinh có quỹ đạo được xem như tròn bất kỳ:
𝐺𝑀𝑚 𝑚𝜈 2
𝐹𝑔 = 𝑚𝑎 → =
𝑟2 𝑟
Nếu chia hai vế của đẳng thức trên cho 2 ta sẽ được:
𝑚 𝑣2 𝐺𝑀𝑚
= (13.26)
2 2𝑟

Áp dụng công thức (13.26) vào công thức (13.25) ta được:


𝐺𝑀𝑚 𝐺𝑀𝑚
𝐸= −
2𝑟 𝑟
𝐺𝑀𝑚
𝐸=− (quỹ đạo tròn) (13.27)
2𝑟

Trong quỹ đạo tròn, động năng của một vật có giá trị dương sẽ bằng ½ độ lớn của
thế năng hấp dẫn. Vì vậy, cơ năng của vật sẽ có giá trị dương. Đây chính là năng lượng
liên kết của hệ, tức năng lượng tối thiểu cần để tách riêng hai vật ra khỏi nhau.
Đối với quỹ đạo elip, công thức của cơ năng sẽ giống (13.27) nhưng ta chỉ cần
thay bán kính r của quỹ đạo tròn bằng bán kính trục lớn a trong quỹ đạo elip, tức là:
𝐺𝑀𝑚
𝐸=− (quỹ đạo elip) (13.28)
2𝑎

Nếu hệ cô lập thì cơ năng này sẽ có giá trị không đổi. Vì vậy, khi vật m chuyển
động từ vị trí 1 (r1) đến vị trí 2 (r2) thì cơ năng sẽ được bảo toàn:
1 𝑀𝑚 1 𝑀𝑚
𝐸 = 𝑚𝑣𝑖2 − 𝐺 = 𝑚𝑣𝑗2 − 𝐺 (13.29)
2 𝑟𝑖 2 𝑟𝑗

173
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 14
CƠ HỌC CHẤT LƢU

GIỚI THIỆU
Vật chất thông thường tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Chúng ta biết rằng ở
trạng thái rắn vật chất sẽ có thể tích và hình dạng xác định, ở trạng thái lỏng thì chúng
chỉ có thể tích xác định còn ở trạng thái khí thì ngay cả thể tích và hình dạng đều
không xác định. Những mô tả trên chỉ cho chúng ta bức tranh cơ bản về các trạng thái
tồn tại của vật chất nhưng nó không hoàn toàn chính xác. Ví dụ như nhựa đường
(asphalt) và chất dẽo (plastics) vốn dĩ là ở trạng thái rắn nhưng sau một khoảng thời
gian nó lại có xu hướng chuyển động như chất lỏng. Ngoài ra, trạng thái rắn, lỏng, khí
của một vật chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và áp suất. Nói tóm lại, theo thời
gian một vật chất nào đó sẽ thay đổi trạng thái rắn, lỏng, khí của nó tủy thuộc vào điều
kiện bên ngoài.
Chất lưu là một hệ gồm các phân tử sắp xếp một cách ngẫu nhiên, tương tác với
nhau bằng một lực liên kết yếu và định hình được nhờ vào lực tác dụng của thành
bình. Cả chất lỏng và chất rắn đều là chất lưu.
Trong cơ học chất lưu, chúng ta áp dụng các định luật đã biết để nghiên cứu chất
lưu ở trạng thái tĩnh và trạng thái động của chúng.

174
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Bằng cách nào mà các chú cá vàng có thể di chuyển động tiến về phía
trước hay lùi về phía sau trong nước biển?

175
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

14.1 ÁP SUấT
Chất lưu không tác dụng lực căng hay lực kéo lên một vật, ở trạng thái tĩnh nó
chỉ có một xu hướng là nén lên mọi mặt của một vật bất kỳ đặt trong nó. (hình 14.1)
Chất lỏng tác dụng một lực nén vuông góc lên
mọi điểm của một vật đặt trong nó

Hình 14.1: Lực nén của chất lƣu lên một vật đặt Hình 14.2: Dụng cụ
trong nó đo áp suất chất lƣu

Áp suất của chất lưu có thể được đo bằng một dụng cụ rất đơn giản. Dụng cụ đo
áp suất được cấu tạo bằng một xi-lanh rỗng được hút chân không nối với một pittông
nhẹ bằng một lò xo. Ta có thể thấy cấu tạo của nó ở hình 14.2.
Khi nhúng dụng cụ đo áp suất này vào chất lưu cần khảo sát thì chất lưu sẽ nén
một lực F lên mặt bên ngoài của pittông. Lò xo bên dưới cũng sẽ bị nén theo cho đến
khi lực nén F của chất lưu cân bằng với lực đàn hồi của lò xo. Đo độ lớn của lực đàn
hồi thì ta sẽ biết giá trị của lực nén F. Áp suất P của chất lưu khi đó chính là tỉ số giữa
lực nén F và diện tích A của pittông. Tổng quát, áp suất của chất lưu chính là lực nén
của chất lưu đó lên một đơn vị diện tích của bề mặt vật khác đặt trong nó. Công thức
tính áp suất khi đó là:
𝐹
𝑃 = (14.1)
𝐴
Nếu áp suất thay đổi trên toàn bề mặt của vật bị nén thì khi đó áp suất tại mọi
điểm sẽ là:
𝑑𝐹
𝑃= ↔ 𝑑𝐹 = 𝑃𝑑𝐴(14.2)
𝑑𝐴
Vì vậy lực tác dụng của chất lưu lên toàn diện tích bề mặt A của vật là:
𝐹= 𝑑𝐹 = 𝑃𝑑𝐴(14.3)
Đơn vị đó áp suất trong hệ SI là Newton chia cho mét bình phương (N/m2) hay
pascal (Pa):
1 Pa = 1N/m2
14.2 Sự THAY ĐổI ÁP SUấT THEO Độ SÂU
Tất cả thợ lặn đều biết được rằng áp suất nước tăng theo độ sâu. Trong khi áp
suất khí quyển lại giảm theo độ cao. Đó là lý do tại sao khi càng lên cao thì máy bay
176
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

phải tạo thêm áp lực lên khoan chứa để các hành khác trong đó đều không cảm nhận
được sự thay đổi áp suất.
Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát xem tại sao áp suất lại
tăng theo độ sâu.
Cho một chất lỏng ở trạng thái tĩnh có mật độ khối
lượng là ρ như hình 14.3. Giả sử rằng mật độ khối lượng ρ
này là không đổi tại mọi vị trí trong lòng chất lỏng. Chọn
một khối chất lỏng trong một hình hộp chữ nhật tưởng
tượng có tiết diện là A và độ cao là h và hai mặt trên và
dưới của hộp sẽ cách mặt thoáng lần lượt là d và d+h. Tác
dụng vào khối hộp có trọng lực của hộp, lực nén của chất
lỏng lên mặt trên và mặt dưới của hộp (lực nén của hai mặt
bên cân bằng nhau). Gọi áp suất của chất lỏng tại mặt trên
của hộp là Pο. Chọn chiều dương hướng lên.
Độ lớn lực nén của chất lỏng lên mặt trên của vật là:
𝐹𝜊 = 𝑑𝐹 = 𝑃𝜊 𝑑𝐴 = 𝑃𝜊 𝐴 (do áp suất Pο không đổi tại
mọi điểm của mặt trên của hộp)
 𝐹𝜊 = −𝑃𝜊 𝐴𝑗 (ngược chiều dương) (14.4)
Tương tự, độ lớn lực nén của chất lỏng lên mặt dưới của hộp là:
𝐹= 𝑑𝐹 = P𝑑𝐴 = P𝐴 (do áp suất P không đổi tại mọi điểm của mặt dưới của
hộp)
 𝐹 = 𝑃𝐴𝑗 (cùng chiều dương) (14.5)
Khối lượng của hộp bằng đúng khối lượng của khối nước bị vật chiếm chỗ:
𝑀 = 𝜌𝑉 = 𝜌𝐴𝑕. Vì vậy, trọng lực tác dụng lên hộp là: 𝑃𝑣 = −𝑀𝑔𝑗 = −𝜌𝐴𝑕𝑔𝑗 (14.6).
Khi hộp ở trạng thái cân bằng thì tổng lực tác dụng lên hộp phải bằng 0:

𝐹 = 𝐹 + 𝐹𝜊 + 𝑃𝑣 = 0

 𝑃𝐴𝑗 − 𝑃𝜊 𝐴𝑗 − 𝜌𝐴𝑕𝑔𝑗 = 0
 𝑃 = 𝑃𝜊 + 𝜌𝑔𝑕 (14.6)
Từ công thức (14.6) ta thấy áp suất chất lỏng ở độ sâu h so với vị trí có chất lỏng
có áp suất Pο sẽ chênh lệch một lượng ρgh. Nếu chất lỏng là hở ra khí quyển thì áp
suất tại mặt thoáng tác dụng lên chất lỏng chính là áp suất khí quyển ở điều kiện
chuẩn:
𝑃𝜊 = 1,00 𝑎𝑡𝑚 = 1,013 × 105 𝑃𝑎 (14.7)
Ta cũng nhận thấy áp suất chất lưu là như nhau tại mọi điểm có cùng độ sâu và
không phụ thuộc vào hình dạng vật chứa. Áp suất chất lưu phụ thuộc vào độ sâu và giá
trị của áp suất bề mặt Pο. Áp suất ở bề mặt này được truyền đến mọi điểm trong chất
lưu. Đây là nội dung của định luật Pascal: “Áp suất tác dụng vào chất lưu sẽ được chất
177
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

lưu truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng đến tất cả các phần tử trong chất lưu và đến
thành bình”.
Định luật Pascal
Áp suất trong chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu và vào giá trị của P0.
Một sự tăng áp suất ở bề mặt phải được truyền đến mọi điểm khác của chất lỏng.
Đó là cơ sở của định luật Pascal (đặt tên theo nhà khoa học Pháp Blaise Pascal).
Định luật Pascal phát biểu rằng một thay đổi về áp suất tác động vào chất lỏng
được truyền nguyên vẹn đến mọi điểm của chất lỏng và các thành của bình chứa.
F1 F2
P1  P2 
A1 A2
Ví dụ về định luật Pascal
Một ứng dụng quan trọng của định luật Pascal là
sự nén thủy lực (thẳng góc).
Ta có thể thu được một lực lớn ở đầu ra từ một
lực nhỏ ở đầu vào.
Thể tích chất lỏng bị nén xuống ở bên trái phải
bằng thể tích chất lỏng dâng lên ở bên phải.
Do các thể tích này là như nhau nên,
Tổng hợp các phương trình, ta được,
 F1x1  F2 x2 , tức làWork1 = Work2
 Đây là hệ quả của sự bảo toàn năng lượng.
Các ứng dụng khác của định luật Pascal: Phanh thủy lực, nâng xe hơi, đòn bẩy
thủy lực, xe nâng hàng

14.3 PHƢƠNG PHÁP ĐO ÁP SUấT KHÍ QUYểN


Áp suất khí quyển là một thông số quan trọng luôn được đề cập đến trong các
chương trình dự báo thời tiết. Giá trị của áp suất khí quyển này thay đổi theo từng
vùng, từng thời điểm chứ không phải là giá trị
áp suất khí quyển chuẩn Pο không đổi mà ta đã
đề cập ở mục 14.2. Vậy, áp suất khí quyển này
được đo như nào?
14.3.1 Khí áp kế Torricelli
Một trong những áp kế khí phổ biến đã
được chế tạo bởi nhà bác học Evangelista
Torricelli (1608–1647). Áp kế này gồm một
ống thủy tinh dài chứa đầy thủy ngân, được úp Hình 14.3: Áp kế khí thủy ngân
178
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

ngược vào một chậu cũng chứa thủy ngân (hình 14.3). Khi đó, áp suất tại mặt trên của
cột thủy ngân trong ống là P = 0.
Áp suất tại điểm A và B trong thủy ngân là như nhau và bằng áp suất khí quyển.
Nếu ta đặt áp kế này trong điều kiện chuẩn thì áp suất tại A và B chính là áp suất khí
quyển Pο. Vì cột thủy ngân trong ống được cân bằng nên lực nén do áp suất thủy ngân
và trọng lực của cột thủy ngân tại điểm A sẽ cân bằng nhau, tức:
𝑃𝜊 = 𝜌𝐻𝑔 𝑔𝑕(14.8)
𝑃𝜊
 𝑕= (14.9)
𝜌 𝐻𝑔 𝑔

Vì vậy, khi áp suất khí quyển thay đổi thì độ cao của cột thủy ngân cũng sẽ thay
đổi theo công thức (14.9). Độ cao ứng với 1atm áp suất khí quyển sẽ là:
𝑃𝜊 1,013×10 5 𝑃𝑎
𝑕𝜊 = = 𝑘𝑔 𝑚 = 0,760 (𝑚)(14.10)
𝜌 𝐻𝑔 𝑔 (13,6×10 3 3 )(9,8 2 )
𝑚 𝑠

Vì vậy để tính áp suất khí quyển ta chỉ cần đo độ cao của cột thủy ngân trong ống
và sử dụng công thức:
𝑕 𝑕
𝑃= 𝑃 = (𝑎𝑡𝑚)(14.11)
𝑕𝜊 𝜊 𝑕𝜊

14.3.2 Khí áp kế chữ U


Khí áp kế chữ U là áp kế có một ống
chữ U một đầu hở ra không khí và đầu còn
lại thông với một bình chứa khí dạng như
hình 14.4.
Để đo áp suất khí P của khí trong bình
ta đổ vào ống chữ U một chất lỏng và để
trong không khí. Khi đó áp suất tại A và B là
bằng nhau và bằng áp suất P của chất khí
trong bình. Áp dụng công thức 14.6 ta có
được: 𝑃 = 𝑃𝜊 + 𝜌𝑔𝑕
Hình 14.4: Áp kế khí chữ U
Khi đó:
- P là áp suất tuyệt đối của chất khí.
- 𝑃 − 𝑃𝜊 = 𝜌𝑔𝑕: được gọi là áp suất tương đối của chất khí trong bình so với
khí quyển.
Thông thường nếu không cần biết giá trị thực của áp suất thì người ta thường đo
áp suất tương đối của chất khí đó bằng cách đo độ cao chênh lệch h của chất lỏng. Ví
dụ, áp suất khí ta đo được trong lốp xe chính là áp suất tương đối.

179
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

14.4 LựC NổI VÀ ĐịNH LUậT ARCHIMEDES


Ai trong chúng ta đều biết việc cố gắng nén một trái bóng sâu vào trong nước là
rất khó khăn vì luôn có lực đẩy lên của nước tác dụng vào nó. Lực đẩy lên trên của
chất lưu tác dụng vào một vật nhúng trong nó được gọi là lực nổi. Độ lớn của lực này
đúng bằng trọng lượng của khối chất lưu bị vật này chiếm chỗ. Đây chính là nội dung
của định luật Archimedes:
𝐵 = 𝜌𝑓𝑙𝑢𝑖𝑑 𝑔𝑉𝑑𝑖𝑠𝑝 (14.12)
B là độ lớn của lực nổi
ρfluid là mật độ khối lượng của chất lưu
g là gia tốc trọng trường
Vdisp là thể tích của khối chất lưu bị chiếm chỗ

14.5 ĐộNG LựC HọC CHấT LƢU


Ở các nội dung trước, ta đã khảo sát chất lưu ở trạng thái tĩnh. Trong đề mục này
ta sẽ khảo sát chất lưu ở trạng thái chuyển động. Khi một chất lưu chuyển động thì nó
sẽ thuộc một trong hai loại:
Chuyển động thành dòng (dừng) (hình 14.5) hay chuyển động rối (hình 14.6).

Hình 14.14: Khói thuốc chuyển


Hình 14.13: Chuyển động động trong sự chảy thành dòng ở
thành lớp của chất khí khi xe phía dƣới và trong sự chảy rối ở
chuyển động trong hầm phía trên

Trong chuyển động của chất lưu ta sẽ gặp khái niệm độ nhớt. Độ nhớt chính là
đại lượng mô tả sự ma sát giữa các lớp chất lưu lên nhau khi chúng chuyển động. Vì
chuyển động thực tế của chất lưu rất phức tạp nên trước tiên chúng ta sẽ khảo sát
chuyển động của chất lưu lý tưởng với các điều kiện như sau:
1. Trong chất lưu lý tưởng thì ma sát giữa các lớp chất lưu khi chuyển động
được bỏ qua.
2. Chất lưu lý tưởng sẽ chuyển động đều thành dòng.
180
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

3. Mật độ khối lượng của chất lưu là không thay đổi.


4. Chất lưu không có chuyển động xoáy.
Đường dòng là đường cong sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với
vectơ của phân tử chất lưu tại điểm đó (hình 14.15)
Lưu lượng của chất lưu qua một tiết diện Vectơ vận tốc của phân tử chất
nào đó là đại lượng đo bằng tích vận tốc dòng lưu tại mỗi điểm tiếp tuyến
chảy ν của chất lưu đó với diện tích A của tiết đường dòng tại điểm đó.
diện đó: Aν.
Chất lưu lý tưởng khi chuyển động sẽ
tuân theo phương trình liên tục: lưu lượng
chất lưu qua mọi mặt cắt khác nhau trong
cùng một dòng chảy của chất lưu đều bằng
nhau, tức là
A1ν1 = A2ν2 = …= Aiνi = const
Với A1, A2,…, Ai lần lượt là diện tích của
mặt cắt 1, 2, …, thứ i trong cùng một dòng
chảy
Hình 14.15: Hình ảnh đƣờng dòng
Với ν1, ν2,…, νi lần lượt là vận tốc của của chất lƣu
chất lưu tại mặt cắt 1, 2, …, thứ i trong cùng
một dòng chảy.

14.6 CÔNG THứC BERNOULLI


Cho chất lưu lý tưởng chuyển động
trong một dòng chảy như hình 14.18.
Áp suất tại mỗi điểm của chất lưu lý
tưởng sẽ tuân theo công thức Bernoulli:
1
𝑃 + 𝜌𝜈 2 + 𝜌𝑔𝑦 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
2
Với:
P là áp suất chất lưu tại một điểm bất kỳ
trong dòng chảy
ρ là mật độ khối lượng của chất lưu
y là độ cao của tiết diện đó
ν là vận tốc dòng chảy tại tiết điện đó.
Hình 14.18: Dòng chảy của chất
lƣu lý tƣởng qua các tiết diện
khác nhau

181
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

14.7 CÁC ứNG DụNG CủA ĐộNG LựC HọC CHấT LƢU
Lý thuyết động lực học chất lưu có thể giúp ta giải thích được các hiện tượng liên
quan chuyển động của các vật thể trong chất lưu.

Cánh máy bay đã bẻ cong các dòng chảy của


chất khí đang chuyển động từ phải sang trái

Lực
kéo
Lực
nâng

Hình 14.19: Dòng chảy của khí qua cánh máy bay

Đầu tiên ta sẽ khảo sát dòng khí chuyển động qua cánh máy bay như hình 14.19
sau:
Giả sử dòng khí đang chuyển động theo phương ngang từ phải sang trái với vận
tốc 𝑣1 . Khi gặp cánh máy bay, dòng chảy của chất khí bị bẻ cong lõm xuống với vận
tốc 𝑣2 . Cánh máy bay đã tác dụng một lực lên các phân tử khí trong dòng chảy và theo
định luật III Newton, các dòng chảy này cũng tác dụng ngược lại lên máy bay một lực
cùng độ phương, ngược chiều và cùng độ lớn 𝐹 . Lực này được phân tích thành 2 thành
phần là lực nâng là lực kéo. Lực nâng của cánh máy bay sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
như: tốc độ của máy bay, diện tích, độ cong của cách máy bay và góc giữa cánh máy
bay so với phương ngang. Độ cong của cánh máy bay phải được thiết kế sao nhằm làm
cho áp suất khí ở phía trên cánh máy bay nhỏ hơn phía dưới tuân theo định luật
Bernoulli. Chính sự chênh lệch áp suất này đã giúp nâng cánh máy bay lên. Khi góc
chênh lệch giữa cánh máy bay và phương ngang tăng thì sẽ làm xuất hiện các dòng
chảy không dừng làm giảm lực nâng.
Một cách tổng quát, khi một vật thể chuyển động xuyên qua một chất lưu thì nó
sẽ bẻ cong các dòng chảy làm sinh ra lực nâng tác dụng lên vật đó. Một vài yếu tố ảnh
hưởng lên lực nâng này là: hình dạng, sự định hướng so với dòng chảy, chuyển động
xoáy và kết cấu bề mặt của vật thể đó.
Ví dụ về quả banh golf:
Quả banh được cung cấp một chuyển động quay lùi.
182
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Các chỗ trũng trên mặt banh làm tăng ma sát với không khí làm cho lực nâng
tăng lên.
Lực nâng đối với quả banh xoáy lớn hơn nhiều sự mất mát năng lượng do ma sát
so với quả banh chuyển động tịnh tiến.
Ví dụ về máy phun:
Một dòng khí chạy qua phí trên của một ống hở hai đầu.
Đầu còn lại của ống được nhúng vào một chất lỏng.
Dòng khí chuyển động làm giảm áp suất phía trên ống.
Chất lỏng dâng lên đến dòng khí.
Chất lỏng bị phân tán vào trong ống phun dưới dạng
các hạt nhỏ.

183
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 15
DAO ĐỘNG

Chuyển động tuần hoàn là một chuyển động lặp đi lặp lại của một vật theo thời
gian. Sau một khoảng thời gian nhất định, vật phải trở về một vị trí cho trước.
Các chuyển động lặp đi lặp lại như vậy gọi là dao động.
Một trường hợp đặc biệt của dao động là dao động điều hòa đơn giản sẽ được
nghiên cứu trong chương này.
 Dao động điều hòa đơn giản là nền tảng để khảo sát sóng cơ học.
Dao động và sóng cũng giải thích nhiều hiện tượng khác.
 Dao động của cây cầu và nhà cao tầng
 Radio và truyền hình
 Hiểu về thuyết nguyên tử
Một cơ hệ dao động tuần hoàn khi có lực tác dụng lên vật, lực này tỷ thuận với vị
trí tương đối của vật so với vị trí cân bằng.
 Nếu lực luôn luôn hướng về vị trí cân bằng, chuyển động được gọi là dao
động điều hòa đơn giản.

15.1 CHUYểN ĐộNG CủA CON LắC LÒ XO. ĐịNH LUậT HOOKE
Xét một con lắc lò xo bao gồm một vật có khối lượng m được gắn với một lò xo
có một đầu cố định. Vật m chuyển động tự do không ma sát trên mặt phẳng ngang.
Khi lò xo không co cũng như không giãn, vật sẽ ở vị trí cân bằng: x = 0
Khi có lực tác dụng vào vật, hệ sẽ dao động xung quanh vị trí cân bằng đó.
Định luật Hooke:
Fs = -k.x (15.1)
 Fs: lực đàn hồi – lực luôn hướng về vị trí cân bằng và nó luôn ngược chiều
với chiều chuyển động của vật
 k: hệ số đàn hồi
 x: độ dời của vật

184
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Hình 15.1: Hệ con lắc lò xo chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. (a)
Khi vật di chuyển phía bên phải vị trí cân bằng, lò xo sẽ tác dụng lực làm vật di
chuyển về phía bên trái. (b) Khi vật ở vị trí cân bằng, lực tác dụng bằng 0. (c) Khi
vật di chuyển phía bên trái vị trí cân bằng, lò xo sẽ tác dụng lực làm vật di chuyển
về phía bên phải.
Gia tốc của vật:
k
Áp dụng định luật 2 Newton, ta có:  kx  max  ax   x (15.2)
m
Từ biểu thức (15.2) ta thấy:
 Gia tốc tỷ lệ thuận với độ dời của vật.
 Chiều của gia tốc: ngược chiều với độ dời của vật so với vị trí cân bằng.
 Gia tốc không phải là hằng số, vì độ dời của vật thay đổi theo thời gian. Vì vậy
không áp dụng các phương trình động học như ở chương 2.
15.2 KHảO SÁT DAO ĐộNG CƠ ĐIềU HÒA
Xét vật m được xem là một chất điểm. Chọn trục x dọc theo phương chất điểm
dao động. Từ (15.2) ta có gia tốc của chất điểm:
dv x d 2 x k
ax   2  x (15.3)
dt dt m
k
Đặt  
2
(15.4)
m
d 2x
 2   2 x (15.5)
dt
Nghiệm của phương trình (15.5) là: x(t )  A cost    (15.6)
với A – biên độ dao động, ω – tần số góc và φ -pha ban đầu đều là các hằng số.

185
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Từ (15.6) ta có biểu thức vận tốc và gia tốc của chất điểm dao động điều hòa:

 A sin t   


dx
v(t )  (15.7)
dt

  2 A cost   
dvx
a(t )  (15.8)
dt
Từ (15.4) ta có biểu thức tính
k
hằng số góc:   (15.9)
m
Chu kỳ dao động T – khoảng
thời gian chất điểm hoàn thành 1 Hình 15.2: Đồ thị
dao động: biểu diễn (a) Độ dời
là hàm phụ thuộc
2 m thời gian; (b) vận
T  2 (15.10) tốc là hàm phụ
 k thuộc thời gian; (c)
gia tốc là hàm phụ
Tần số dao động f – số dao
thuộc thời gian
động diễn ra trong 1s:

1 1 k
f   (15.11)
T 2 m

15.3 NĂNG LƢợNG CủA DAO ĐộNG CƠ ĐIềU HÒA


 Động năng của vật:

mv  m 2 A2 sin 2 t   
1 2 1
K
2 2 (15.19)
 Thế năng đàn hồi:

U  kx2  kA2 cos 2 t   


1 1
2 2 (15.20)
Từ biểu thức (15.12) và (15.13) ta thấy K và U luôn dương hoặc bằng 0. Vì ta có
2
ω = k/m, kết hợp với (15.12) và (15.13) ta thu được biểu thức Cơ năng của vật dao
động điều hòa:
1
E  K  U  kA 2 cos2 t     sin2 t    (15.14)
2
1
E  kA 2 (15.21)
2
186
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Biểu thức (15.21) cho ta thấy cơ năng của vật dao động điều hòa là một hằng số
và nó tỷ lệ thuận với biên độ dao động.

Hình 15.3: Đồ thị biểu diễn mới liên hệ giữa động năng, thế năng và cơ năng của
vật dao động điều hòa
Ngoài ra, từ biểu thức tính năng lượng, ta có thể suy ra vận tốc của vật:
1 1 1
E = K +U = mv 2 + kx 2 = kA2
2 2 2
v   A2  x 2 (15.14)
Tóm tắt về năng lượng của dao động điều hòa

187
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

15.4 LIÊN Hệ GIữA DAO ĐộNG CƠ ĐIềU HÒA VÀ CHUYểN ĐộNG


TRÕN ĐềU
Trong thực tế cuộc sống, có nhiều thiết bị thể hiện mối liên hệ giữa dao động cơ
điều hòa và chuyển động tròn đều. Ví dụ, bàn đạp của máy may cơ như hình 15.4 dưới
đây. Khi chân của thợ may đạp tới lui vào bàn đạp tạo ra những dao động và kéo theo
chuyển động tròn của bánh xe.

Hình 15.4: Phần dƣới của máy may kiểu bàn đạp đầu thế kỷ 20. Bàn đạp là một
tấm phẳng có tay quay bằng kim loại.
Hình 15.5 là một thực nghiệm mô phỏng liên hệ
chuyển động tròn đều và dao động cơ điều hòa. Một
quả bóng được xem như một chất điểm chuyển động
tròn đều quanh tâm O bán kính A. Chiếu đèn vào quả
bóng, ta sẽ thấy cái bóng của quả bóng cũng bắt đầu
di chuyển từ vị trí biên rồi đi qua cái bóng của tâm O
rồi tiếp tục đi đến biên và quay lại. Nếu quả bóng tiếp
tục chuyển động tròn đều quanh tâm O bán kính A thì
cái bóng của nó chuyển động giống như một chất
điểm dao động quanh vị trí cân bằng là cái bóng của
O và biên độ dao động A.
Cụ thể hơn, hãy quan sát hình 15.6. Chất điểm P
chuyển động tròn đều.
- Hình 15.6 a, chất điểm P ở vị trí ban đầu tại
thời điểm t = 0. Đường OP tạo với trục x một
góc φ.
- P chuyển động tròn đều với tốc độ ω (hình
15.6b) đến thời điểm t, đường OP tạo với
trục x một góc θ = ωt + φ. Gọi Q là hình Hình 15.5: Bố trí thí
chiếu của P lên trục x, Q cách tâm O một nghiệm minh họa mối liên
khoảng x. Ta có điểm Q di chuyển với hệ giữa chuyển động tròn
phương trình đều và dao động điều hòa
x(t) = Acos(ωt + φ) (15.23)
chứng tỏ Q dao động điều hòa quanh O.
188
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

- Thành phần vx của P chính là vận tốc của Q:


v = - ωAsin(ωt + φ)
- Thành phần ax của P chính là gia tốc của Q:
a = - ω2Acos(ωt + φ)

Hình 15.6: Biểu diễn liên hệ chuyển động tròn đều của điểm P và dao động điều
hòa của điểm Q

15.5 CON LắC


15.5.1 Con lắc đơn
Con lắc đơn là một cơ hệ khác thực hiện chuyển động
tuần hoàn. Con lắc đơn được cấu tạo từ một quả cầy nhỏ
(xem là một hạt) có khối lượng m được treo vào đầu 1 sợi
dây mảnh 1 đầu cố định.
- Kéo nhẹ quả cầu 1 góc θ rất nhỏ (< 10o), nhờ tác
dụng của trọng lực, quả cầu dao động điều hòa.
- Lực tác dụng vào quả cầu bao gồm lực căng dây T
và trọng lực P . Chính thành phần tiếp tuyến của
trọng lực có tác dụng như lực hồi phục, giúp quả
cầu dao động điều hòa.
Áp dụng định luật 2 Newton đối với phương tiếp tuyến: Hình15.7: Mô hình
d 2s con lắc đơn
Ft  mat  mg sin   m
dt 2
Ta có, s = Lθ đồng thời để ý θ rất nhỏ nên sinθ ≈ θ
d 2 g d 2 g
   sin     0 (15.24)
dt 2 L dt 2 L
Đặt ω2 = g/L
189
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Nghiệm của phương trình (15.24) là: θ = θmaxcos(ωt + )


Với: θmax là tọa độ góc cực đại (biên độ góc) của dao động điều hòa
g
Tần số góc:   (15.25)
L

2 L
Chu kỳ dao động: T   2 (15.26)
 g
15.5.2 Con lắc vật lý
Mô hình con lắc vật lý:
- Con lắc vật lý là một vật rắn được treo trên một
trục quay không qua khối tâm của vật.
- Trọng lực tạo moment xoắn làm vật rắn quay. Độ
lớn của moment xoắn:mgdsinθ
d 2
Áp dụng định luật 2 Newton:  mgd sin   I 2
dt
Do θ rất bé nên suy ra:
d 2θ  mgd 
 θ = -ω θ
2
= - (15.27) Hình 15.8: Mô hình
 I 
2
dt
con lắc vật lý
mgd
Với  
I
2 I
Chu kỳ dao động của con lắc vật lý: T   2 (15.28)
 mgd

15.5.3 Con lắc xoắn


Giả sử một vật rắn được treo vào một điểm cố định
bằng một sợi dây.
Khi bị xoắn lại, sợi dây sẽ tác dụng vào vật một mô
men hồi phục, mô men này tỉ lệ với vị trí góc của vật.
Mô men hồi phục là t = - q.
là hằng số xoắncủa dây treo.
Theo định luật 2 Newton
d 2
  I    I
dt 2
d 2 
2
  (15.29)
dt I

190
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phương trình mô men quay dẫn đến phương trình của dao động điều hòa.
Tần số góc của dao động là


I
Chu kỳ của dao động là
I
T  2 (15.30)

 Không cần giới hạn về góc nhỏ.
 Giả sử rằng không vượt quá giới hạn đàn hồi của dây.

15.6 DAO ĐộNG TắT DầN


Trong thực tế, khi có sự xuất hiện của các lực cản như
lực ma sát, lực cản không khí gọi chung là các lực nhớt… cơ
năng của hệ giảm dần. Nếu 1 vật dao động trong môi trường
có lực nhớt thì biên độ của dao động giảm dần theo thời gian,
ta gọi đó là dao động tắt dần.
Xét một vật khối lượng m được gắn vào 1 đầu của lò
xo, đầu kia của lò xo gắn cố định. Cho vật dao động trong
môi trường nhớt. Lực cản tác dụng vào vật là: R  bv với b
là hệ số nhớt, v là vận tốc của vật.
Áp dụng định luật 2 Newton:
d 2 x b dx
 Fx  kx  bvx  max  
dt 2 m dt
 kx  0 (15.31) Hình 15.9: Vật gắn
với lò xo dao động
trong chất lỏng nhớt
Nghiệm của phương trình (15.31) là:
b

cost   
t
x  Ae 2m
(15.32)
2
k  b 
Với tần số góc của dao động:     (15.33)
m  2m 

k
Nếu gọi o  là tần số góc của dao động điều hòa (lúc không có lực nhớt) –
m
hay tần số riêng của hệ, khi đó, tần số góc của dao động tắt dần:
2
 b 
  o 2
 
 2m 

191
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Lưu ý: biểu thức trên chỉ có nghĩa khi ωo>b/2m.


Đó cũng chính là điều kiện để vật có thể dao động tắt
dần chậm trong môi trường. (underdamped)
bc=2mωolà giá trị giới hạn của của độ nhớt. Lúc
này, hệ không dao động (critically damped).
Nếu ωo<b/2m: hệ số cản của môi trường quá cao,
vật không dao động trong môi trường (overdamped).
Hình 15.10: Biên độ
Phương trình (15.32) chứng tỏ biên độ của dao dao động giảm dần
động giảm dần theo thời gian (hình 15.21). theo thời gian
Trong đồ thị tọa độ - thời gian hình bên cạnh
 Màu xanh: dao động tắt dần chậm
(underdamped)
 Màu đỏ: dao động tắt dần tới hạn (critically
dampled)
 Màu đen: dao động tắt dần nhanh
(overdamped)
Đối với trường hợp dao động tắt dần tới hạnvà
dao động tắt dần nhanhthì không có tần số góc.

15.7 DAO ĐộNG CƢỡNG BứC


Ta đã thấy cơ năng của một hệ dao dộng trong môi trường nhớt giảm dần theo
thời gian do sự xuất hiện của lực nhớt từ môi trường. Nếu ta tác dụng một ngoại lực
tuần hoàn vào vật để bù lại lượng năng lượng bị mất. Như vậy vật sẽ trở lại dao động
điều hòa. Dao động mà hệ thực hiện dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn gọi là dao
động cưỡng bức.
Ngoại lực tuần hoàn có phương trình: F(t) = Fosinωt với Fo là hằng số, ω là tần
số góc của lực cưỡng bức.
k
Gọi o  tần số dao động riêng của hệ vật khối lượng m, độ cứng lò xo k.
m
Áp dụng định luật 2 Newton:
dx d 2x
 Fx  max  Fo sin t  b dt  kx  m dt 2 (15.34)

Nghiệm của phương trình (15.26): x = A cos(ωt + ) (15.35)


Fo
Với A  m (15.36)
 
2
 b 
 o2
2
2
 
 m 

192
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Cộng hưởng:
Từ biểu thức (15.36) ta thấy biên độ dao động cưỡng
bức A đạt cực đại khi ω = ωo, lúc này vật dao động cực đại.
Ta gọi tần số ω = ωo là tần số cộng hưởng. Hiện tượng này
gọi là hiện tượng cộng hưởng.
Khi có cộng hưởng, ngoại lực cùng pha với vận tốc và
công suất truyền cho vật dao động là cực đại.
 Ngoại lực và vđều tỉ lệ thuận với sin (t +).
 
 Công suất cấp cho hệ F  v
- Công suất này sẽ lớn nhất khi lực và vận tốc cùng
pha.
- Công suất truyền cho hệ dao động là lớn nhất.
Công hưởng (đỉnh cực đại) xuất hiện khi tần số của
ngoại lực bằng tần số riêng.
Biên độ (dao động) tăng dần khi độ nhớt giảm dần.
Đường cong giãn ra khi độ nhớt tăng.
Hình dạng của đường cộng hưởng phụ thuộc vào b.

193
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 16
SÓNG CƠ

Sóng nước là ví dụ thực tế cho ta hình dung về sóng: ném 1 viên sỏi vào mặt
nước phẳng lặng. Tại điểm tiếp xúc của viên sỏi và mặt nước tạo nên các sóng hình
tròn bắt đầu di chuyển ra xa nguồn phát sóng (là điểm tiếp xúc). Nếu quan sát một
chiếc thuyền giấy nổi trên mặt nước ở gần nguồn sóng, ta sẽ thấy nó di chuyển theo
chiều dọc và ngang quanh một vị trí gốc nhưng không đi về hướng của nguồn phát
sóng. Chuyển động của chiếc thuyền là nhờ sự truyền chuyển động của các phần tử
nước tiếp xúc với chiếc thuyền. Cứ như vậy chuyển động của sóng nước được lan
truyền từ điểm gốc ra xa nhưng không mang theo các phần tử nước.
Như vậy, khi một phần tử trong môi trường chất thực hiện dao động thì do tương
tác, dao động có thể truyền sang các phần tử khác và cứ thế truyền khắp môi trường,
tạo thành sóng cơ.
Ta phân sóng thành 2 loại chính: sóng cơ và sóng điện từ. Đối với sóng cơ, yêu
cầu môi trường để sóng lan truyền phải có vật chất, như trong ví dụ trên, sóng cơ lan
truyền nhờ môi trường có các phần tử vật chất là các phân tử nước. Sóng điện từ có
thể lan truyền trong mọi môi trường (kể cả chân không).
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về sóng cơ. Khi sóng lan truyền,
chỉ có năng lượng được truyền đi trong không gian còn vật chất không được truyền đi.

16.1 Sự LAN TRUYềN NHIễU LOạN


Yêu cầu để có sóng cơ:
- Có nguồn nhiễu loạn
- Môi trường có vật chất để có thể truyền
nhiễu loạn
- Về phương diện vật lý, các phần tử môi
trường tương tác lẫn nhau
Xung hình thành trên sợi dây:
Kéo căng một sợi dây đã cố định một đầu.
Một sóng cơ hình thành khi kéo nhanh đầu tự do của
sợi dây. Quan sát ta sẽ thấy trên dây hình thành một
cái bướu và nó dịch chuyển dọc trên dây (hình 16.1).
Bướu này gọi là xung.
- Bàn tay có thể xem là nguồn nhiễu loạn.
Hình 16.1: Độ dời của mỗi
- Sợi dây được xem như môi trường để xung phần tử trên dây tạo thành
được truyền đi 1 xung dịch chuyển trên dây

194
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

 Mỗi phần tử riêng trên dây sẽ dao động quanh vị trí cân bằng của nó
 Chính sự liên kết giữa các phần tử riêng của
dây kéo theo dao động của phần tử lân cận từ
đó nhiễu loạn được lan truyền
- Các xung có chiều cao xác định
- Xung lan truyền dọc theo dây với tốc độ xác
định
- Hình dáng của xung thay đổi rất nhỏ khi nó
lan truyền dọc theo dây
Sóng là một nhiễu loạn tuần hoàn di chuyển qua
một môi trường.
Sóng ngang(transverse wave):
Một sóng hoặc xung di chuyển qua môi trường
và làm cho các phần tử của môi trường nhiễu loạn Hình 16.2: Sóng ngang –
chuyển động vuông góc với phương truyền được gọi phần tử nhiễu loạn chuyển
là sóng ngang. động vuông góc với
Để tạo sóng ngang, ta di chuyển đầu sợi dây lên phƣơng truyền sóng
xuống một cách liên tục.
Chuyển động của hạt được biểu diễn bằng mũi tên màu đen (hình 16.2). Hướng
truyền của sóng được biểu diễn bằng mũi tên màu đỏ.
Sóng dọc(longitudinal wave):
Một sóng hoặc xung truyền qua làm cho các phần tử của môi trường nhiễu loạn
chuyển động song song với hướng truyền sóng được gọi là sóng dọc.
 Sóng âm là một ví dụ khác về sóng dọc.

Hình 16.3: Sóng dọc

Sóng phức:Một số sóng thể hiện kết hợp đặc điểm của cả sóng dọc và sóng
ngang.
- Sóng nước là một ví dụ:
 Các phần tử nước di chuyển gần như thành vòng tròn

195
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Các nhiễu loạn có cả thành phần dọc và ngang


- Sóng do động đất gây ra là một ví dụ khác
 Sóng gây bởi động đất gồm 2 loại: sóng sơ
cấp là sóng dọc có tốc độ nhanh nhất khoảng
7 – 8 km/s và sóng thứ cấp là sóng ngang tốc
độ chậm hơn khoảng 4 – 5 km/s
 Một địa chấn ký (seismograph) sẽ ghi lại các
sóng trên và cho biết thông tin về vị trí tâm
động đất
Phương trình sóng:
Hình 16.4: Sóng nƣớc – sự
- Biểu đồ xung tại thời điểm t = 0 được biểu kết hợp sóng dọc và ngang
diễn trên hình 16.5a. Tọa độ của phần tử trên
dây được biểu diễn như sau: y(x,0) = f(x).

Hình 16.5: Một xung trên dây di chuyển về bên phải

- Tốc độ của xung là v. Tại thời điểm t, xung đi được quãng đường vt. Vậy nên
tọa độ y của phần tử trên dây là: y = f(x-vt). (Hình 16.5b)
- Như vậy:
 Khi xung di chuyển về bên phải sẽ có phương trình
y(x,t) = f(x-vt) (16.1)
 Khi xung di chuyển về bên trái sẽ có phương trình
y(x,t) = f(x+vt) (16.2)
Hàm y(x,t) được gọi là HÀM SÓNG. Nó cho biết tọa độ y của phần tử bất kỳ tại
vị trí x vào thời điểm t.

196
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

16.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH


SÓNG LAN TRUYỀN
Sóng sin:
Là sóng có hình dạng như đồ thị của hàm sin
(hình 16.6). Sóng này sẽ di chuyển về phía bên phải.
Các phần tử môi trường sẽ di chuyển lên xuống như
một phần tử dao động điều hòa.
Chú ý: cần phân biệt chuyển động của sóng và
chuyển động của các phần tử môi trường.
Mô hình sóng: Hình 16.6: Hình dạng
- Mô hình sóng mới đã được đơn giản hóa: sóng sin.
 Sóng có tần số riêng xác định
 Sóng có chiều dài vô hạn
- Phân tích mô hình của một sóng di chuyển trong không gian mà không tương
tác với bất kỳ sóng khác hoặc hạt khác.
Các thuật ngữ:
- Biên độ A: Một đỉnh sóng là vị trí mà phần tử môi trường có độ dời cực đại.
Độ dời cực đại này được gọi là biên độ của sóng. (Hình 16.7 a)
- Bƣớc sóng λ: là khoảng cách từ đỉnh sóng này đến đỉnh sóng kế tiếp. Tổng
quát hơn, bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm giống hệt nhau
liền kề.
- Chu kỳ T: là khoảng thời gian sóng di chuyển giữa 2 điểm đồng nhất liền kề
(thời gian sóng đi hết quãng đường là λ). (Hình 16.7b)
- Tần số f: là số đỉnh sóng (hoặc là bất ký điểm nào trên sóng) đi qua 1 điểm
trong 1 đơn vị thời gian (là 1 giây). Tần số sóng trùng với tần số dao động
điều hòa của các phần tử môi trường.
1
Liên hệ: f  (16.3)
T
Đơn vị tần số: Hz (hertz); 1Hz = 1s-1
- Tốc độ truyền sóng v: mỗi sóng sẽ lan truyền với tốc độ riêng, nó phụ thuộc
vào tính chất của môi trường nhiễu loạn. Từ định nghĩa bước sóng và chu kỳ
ta có:

v  f (16.4)
T

197
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hình 16.7: Các thuật ngữ về sóng

Ví dụ về các thuật ngữ: với sóng cho trong hình bên cạnh,
 Bước sóng, , là 40.0 cm
 Biên độ, A,là 15.0 cm
 Hàm sóng có thể được viết dưới dạng
y = Acos(kx – t).
Hàm sóng:
- Sóng di chuyển về phía bên phải có hàm sóng cho bởi hệ thức:
 2 
y( x, t )  A sin  ( x  vt) (16.5)
 
Nếu sóng di chuyển về phía bên trái thì thay (x – vt) thành (x + vt).
- Biểu diễn hàm sóng theo bước sóng và chu kỳ:
  x t 
y( x, t )  A sin 2    (16.6)
   T 
- Đặt k = 2π/λ gọi là số sóng và tần số góc ω = 2πf, ta được hàm sóng:
y( x, t )  A sinkx  t  (16.7)
- Nếu x ≠ 0 tại t = 0 thì hàm sóng được định nghĩa tổng quát:
y( x, t )  A sinkx  t    (16.8)
Với  là pha ban đầu,  = const

198
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Sóng hình sin trên dây


Để tạo một chuỗi xung, ta gắn một đầu sợ dây
vào một cần rung.
Sóng được tạo thành từ các dạng sóng đồng nhất.
Mối quan hệ giữa tốc độ, vận tốc và chu kỳ vẫn
như cũ.
Mỗi phần tử trên dây dao động điều hòa theo
phương thẳng đứng.
 Ví dụ ta xét điểm P
Có thể xem mỗi phần tử của dây là một hạt dao
động điều hòa với tần số bằng tần số của cần rung.
Trong khi các phần từ dao động theo phương y
thì sóng truyền theo phương x với tốc độ v (hình a).
Vào lúc t = 0, y = A sin (k x – ω t)
Tốc độ chuyển động của các hạt là:
dy 
vy 
dt  x constant

hayvy = - A cos (kx – t)


Tốc độ này khác với tốc độ lan truyền của sóng.
Gia tốc của phần tử:
dv y 
ay  
dt  x constant

hayay = -2A sin(kx – t)


Độ lớn cực đại của tốc độ và gia tốc của các phần tử là
 vy, max =  A
 ay, max = 2 A
Tốc độ và gia tốc không đạt được đồng thời.
 vcực đại khi y = 0
 ađạt cực đại y = ±A
So sánh tốc độ của sóng, v, với tốc độ dịch chuyển của một điểm trên dây, vy.
 Tốc độ vlà hằng số đối với môi trường đồng nhất, trong khi đó vybiến thiên
theo quy luật hình sin.

199
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

16.3 TốC Độ CủA SÓNG TRÊN DÂY


Tốc độ của sóng phụ thuộc vào tính chất vật lý của dây và lực căng dây:
T
v (16.9)

Với  là mật độ khối lượng trên một đơn vị chiều dài (kg/m); T: lực căng dây.
Công thức (16.9) chỉ đúng trong trường hợp lực căng dây không bị ảnh hưởng
bởi xung sóng và đúng với mọi dạng xung.

16.4 Sự PHảN Xạ VÀ TRUYềN SÓNG


16.4.1 Sự phản xạ sóng
Một đầu dây cố định
- Khi xung di chuyển đến cuối dây và gặp vật
cản, xung sẽ chuyển động dọc trên dây theo
chiều ngược lại tạo thành các xung phản xạ.
Xung phản xạ này đảo ngược so với xung
ban đầu. (Hình 16.8)
- Khi xung di chuyển đến mặt phân cách giữa
2 môi trường, một phần năng lượng của xung
tới sẽ bị phản xạ ngược lại, một phần năng
lượng sẽ truyền cho môi trường kia. Ví dụ
một trường hợp như trên hình 16.9, một sợi
dây mảnh nối với một sợi dây dày hơn.
Một đầu dây tự do
Với một đầu tự do, sợi dây dịch chuyển tự do
theo phương thẳng đứng.
- Xung không bị đảo ngược.
- Xung phản xạ có biên độ bằng biên độ của
xung ban đầu.

Hình 16.8: Sự phản xạ


của xung khi gặp vật cản
cố định

200
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

16.4.2 Sự truyền sóng (qua giới hạn của hai môi trƣờng)
Khi xung di chuyển trên dây mảnh đến gặp điểm tiếp xúc của 2 dây thì 1 phần
xung phản xạ trở lại, phần còn lại truyền qua dây thứ 2 tạo nên xung chuyển động trên
dây thứ 2. Phần xung truyền qua môi trường mới cùng chiều với xung tới. Xung phản
xạ ngược chiều xung tới.

Giả sử sóng truyền từ một sợi dây nặng sang một sợi dây nhẹ hơn. Một phần
xung bị phản xạ trở lại. Phần bị phản xạ không bị đảo ngược. Phần truyền qua môi
trường mới vẫn giữ nguyên chiều ban đầu.

16.5 Tỉ Lệ TRUYềN NĂNG LƢợNG BởI SÓNG SIN TRÊN DÂY


Năng lượng:
Sóng truyền năng lượng khi chúng nhiễu loạn thông qua môi trường.
Mô hình hóa: mỗi phần tử trên dây dao động điều hòa theo phương y
- Mọi phần tử có cùng năng lượng tổng cộng

- Mỗi phần tử có khối lượng vô cùng nhỏ dm = dx, với  là khối lượng trên
một đơn vị chiều dài
1 1
- Động năng của mỗi phần tử dao động điều hòa là: dK  (dm)v y2  ( dx)v y2
2 2
201
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

- Động năng tổng cộng của tất cả phần tử:



1
2
  1
K    dK   ( dx)  2 A2 cos 2 kx   2 A2
4
0

1
- Tổng thế năng của sóng: U    2 A2
4
1
- Tổng năng lượng sóng truyền: E  K   U    2 A2 (16.20)
2
Công suất truyền của sóng:
1
 2 A2 1
E 2  
P    2 A2  
T T 2 T 
1
 P   2 A2v (16.21)
2

16.6 PHƢƠNG TRÌNH SÓNG TUYếN TÍNH


Các hàm sóng y(x,t) là nghiệm của phương trình sóng tuyến tính. Phương trình
này sẽ cho ta mô tả hoàn chỉnh về sóng. Từ đó ta có thể xác định được tốc độ của
sóng.
Trên một dây, có lực căng dây T. Xét một phần tử nhỏ trên dây có chiều dài Δx.
Tổng lực tác dụng lên Δx là (hình 16.10):
F y  T tan B  tan A  (16.22)

Lưu ý rằng góc θ rất nhỏ nên sinθ ≈ tanθ

Áp dụng định luật 2 Newton, ta được:


 2 y

y / x B  y / x A (16.25)
T t 2
x
 2 y 2 y
Khi Δx → 0, biểu thức trở thành:  (16.26)
T t 2 x 2
Phương trình (16.25) là phương trình sóng tuyến tính áp dụng cho sóng trên dây.
Nó có thể được viết lại dưới dạng sau:
202
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

2 y 1 2 y
 (16.27)
x 2 v 2 t 2
Phương trình (16.27) có thể áp dụng một cách tổng quát cho các sóng lan truyền
khác. Phương trình này có nghiệm y = f (x ± vt).
 yđại diện cho các vị trí khác nhau.
- Đối với một sợi dây, nó là độ dời theo phương thẳng đứng của các phần tử
trên dây.
- Đối với sự truyền sóng âm qua một chất khí, nó là độ lệch theo phương truyền
sóng của các phần tử khí so với vị trí cân bằng.
- Đối với sóng điện từ, nó là các thành phần điện trường hoặc từ trường
Bất kỳ hàm sóng nào có dạng dưới đây đều thỏa mãn phương trình sóng tuyến
tính m
y = f (x±vt)
Phương trình sóng tuyến tính cũng là một hệ quả trực tiếp của định luật 2
Newton khi áp dụng cho một phần tử bất kỳ của một sợi dây đang có sóng truyền qua.

203
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 17
SÓNG ÂM

Giới thiệu về sóng âm


Sóng có thể truyền qua các môi trường theo ba chiều.
Sóng âm là sóng dọc. Sóng âm có thể truyền xuyên qua một môi trường bất kỳ.
 Ta thường gặp các sóng cơ học truyền qua không khí làm ta có thể nghe được
 Khi sóng âm truyền qua không khí, các phần tử của không khí bị nhiễu loạn
từ vị trí cân bằng của chúng.
 Kèm theo sự chuyển động của không khí là sự thay đổi mật độ và áp suất của
không khí.
Mô tả toán học của sóng âm thanh hình sin rất giống vớisóng hình sin trên sợi dây.
Sóng âm được phân loại dựa trên phạm vi tần số hoạt động.
 Sóng âm có thể nghe được nằm trong độ nhạy của tai người.
 Sóng hạ âm có tần số thấp hơn sóng âm có thể nghe được.
 Sóng siêu âm có tần số cao hơn sóng âm có thể nghe được.
Vận tốc sóng âm
Sơ đồ bên cạnh cho thấy sự chuyển động của một
sóng dọc một chiều qua một ống dài có chứa khí
nén.Piston ở bên trái có thể được nhanh chóng chuyển
sang phải để nén khí và tạo ra xung.Trước khi piston di
chuyển, khí có mật độ đồng nhất.Khi piston là đột nhiên
dịch chuyển sang bên phải, khí ở ngay chỗ pistonbị nén
lại.
 Vùng tối hơn trong hình b là vùng khí bị nén
 Áp suất và mật độ ở vùng này cao hơn so với
trước khi bị đẩy piston.
Khi piston dừng lại, vùng khí nén tiếp tục di
chuyển sang phải.Điều này tương ứng với một xung
dọc truyền qua ống với tốc độ v.

204
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

17.1 Sự BIếN THIÊN ÁP SUấT TRONG CÁC SÓNG ÂM


Tạo ra sóng âm tuần hoàn
Sóng âm tuần hoàn một chiều được tạo ra bằng cách
cho piston dao động điều hòa.Các phần tối hơn của vùng
trong những hình vẽ đại diện cho vùng có khí nén và mật
độ và áp suất cao hơn giá trị cân bằng.Vùng khí bị nén
được gọi là vùng cô đặc.
Khi piston đi ngược lại, phần khí ở phía trước của
nó bị giãn và áp suất cũng như mật độ trong khu vực này
thấp hơn giá trị cân bằng.
Các vùng áp suất thấp được gọi là vùng loãng.Khí
cũng truyền dọc theo ống, sau khi nén. Cả hai vùng di
chuyển ở vận tốc của âm thanh trong môi trường.Khoảng
cách giữa hai vùng cô đặc (hoặc vùng loãng) liên tiếp gọi
là bước sóng.
Li độ của sóng âm tuần hoàn
Khi các vùng di chuyển qua ống, mọi phân tử khí
dao động điều hòa song song với hướng của sóng.
Hàm dao động điều hòa của vị trí phân tử là
s (x, t) = smax cos (kx – t) (17.1)
 smaxlà vị trí lệch cực đại các phân tử khí so với
trạng thái cân bằng.
- Nó cũng được gọi là biên độ của sóng.
 k là số sóng.
 ω là tần số góc.
 Lưu ý độ lệch (độ dịch chuyển) của các phân tử
được tính theo phương x, cũng là hướng của sóng
âm thanh.
Áp suất
Độ biến thiên áp suất P cũng biến thiên tuần hoàn.
P = Pmax sin (kx – t) (17.2)
 Pmaxlà biên độ của áp suất
- Đây là độ thay đối lớn nhất của áp suất từ giá trị cân bằng.
 klà số sóng.
  là tần số góc.
Áp suất có thể quan hệ với độ dịch chuyển.
205
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Mối quan hệ này cho bởiPmax = B smax k.


- Blà suất khối của vật chất (có sóng truyền qua).
Có thể coi sóng âm như là một sóng dịch chuyển hoặc
một sóng áp suất.
Sóng áp suất là có độ lệch pha 90oso với sóng độ dời.
 Áp suất cực đại khi độ dời bằng không, vv

17.2 TốC Độ CủA SÓNG ÂM


Quan sát khí ở vùng giữa piston và đường nét đứt.
Ban đầu, vùng khí này ở trạng thái cân bằng do chịu tác
dụng của các lực lượng cân bằng nhau.
 Có một lực từ bên trái piston.
 Có một lực khác từ phần còn lại của khí.
 Những lực này có độ lớn bằng nhau và bằngPA.
- P là áp suất của khí.
- A là diện tích mặt cắt ngang của ống.
Sau một khoảng thời gian, Δt, piston đã chuyển sang bên phải với một tốc độ
không đổi vx.Lực đã tăng từ PA đến (P + ΔP)A.
Khí bên phải của phần tử không bị xáo trộn vì sóng âm chưa đến đi chuyển đến.
Xung lực và động lƣợng
Phân tử khí được mô phỏng như một hệ không cô lập về động lượng.Lực từ piston
truyền xung lực cho phân tử, từ đó tạo ra độ biến thiên động lượng.Xung lực tạo bởi
lực không đổi do sự tăng áp suất được tính bởi
 
I   Ft   A P t  ˆi
Sự thay đổi áp suất liên quan đến sự thay đổi thể tích và hệ số lực nén,
V v
P  B B x
V v
Do đó xung lực được tính bởi
  v 
I   AB x t  ˆi (17.6)
 v 
Độ biến thiên động lượng của phân tử khí có khối lượng m là:
 
p  mv   pvv x At  ˆi

206
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Cho xung lực cân bằng với động lượng và ước lược, ta tìm được tốc độ của âm
thanh trong khí là
B
v (17.8)

 Hệ số khối của môi trường là B.
 Mật độ của môi trường là 𝜌
Tốc độ của sóng âm, tổng quát
Vận tốc của sóng âm trong môi trường phụ thuộc vào độ nén và mật độ của môi
trường.Độ nén đôi khi có thể được biểu diễn theo mô đun biến dạng (đàn hồi) của vật
liệu.Vận tốc của tất cả các sóng cơ học biểu diễn dưới dạng tổng quát:

elastic property
v
inertial property

Đối với một thanh rắn, tốc độ của âm thanh phụ thuộc vào suất Young vàmật độ
của vật liệu.
Tốc độ của sóng âm trong không khí
Tốc độ của âm thanh cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
 Điều này đặc biệt quan trọng với khí.
Đối với không khí, mối quan hệ giữa tốc độ và nhiệt độ là
TC
v  (331 m/s) 1 
273

 331 m/s là vận tốc ở 0o C.


 TC là nhiệt độ (C).
Mối quan hệ giữa áp suất và độ lệch

207
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Biên độ áp suất và biên độ dịch chuyển có liên quan bởi


ΔPmax = Bsmax k
Các hệ số lực nén nói chung là không có sẵn như mật độ của khí.
Bằng cách sử dụng các phương trình cho vận tốc âm, mối quan hệ giữa biên độ
áp suất và biên độ dịch chuyển cho sóng âm có thể được tìm bởi.
ΔPmax = ρ v ω smax

17.3 CƢờNG Độ CủA SÓNG ÂM TUầN HOÀN


Hãy xem xét một phần tử không khí với khối
lượng m và chiều dài x.
Mô hình hóa phân tử khí như một hạt mà piston
thực hiện công lên nó.
Piston truyền năng lượng cho phần tử không khí
trong ống.
Năng lượng này được truyền đi từ piston bởi
sóng âm.
Công suất của sóng âm tuần hoàn
Tốc độ truyền năng lượng là công suất của sóng.
 
Power  F  v x
1
 Power avg   Av 2smax 2
2
Công suất trung bình được tính trong một chu kỳ của dao động.
Cƣờng độ của sóng âm tuần hoàn
Cường độ sóng âm I được định nghĩa là công suất trên một đơn vị diện tích.
 Đây là tốc độ truyền năng lượng bởi sóng qua một đơn vị diện tích, Ađặt
vuông góc với hướng của sóng.
 Power avg
I
A
Trong trường hợp sóng trong không khí,
I = ½ v(smax)2
Do đó, cường độ của sóng âm tuần hoàn là tỷ lệ thuận với
 Bình phương của biên độ độ lệch
 Bình phương của tần số góc

208
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

 Tính theo biên độ áp suất,


 Pmax 
2

I
2 v
Nguồn điểm
Nguồn điểm sẽ phát ra sóng âm như nhau theo tất cả
các hướng.
 Nó có thể tạo ra sóng hình cầu.
Điều này có thể được biểu diễn như là một loạt các
cung tròn đồng tâm với nguồn.
Mỗi bề mặt đồng pha là một mặt sóng.
Khoảng cách giữa những mặt sóng đồng pha liên tiếp
(tính theo phương của một bán kính bất kỳ) là bước sóng λ.
Các đường xuyên tâm xuất phát từ nguồn, biểu diễn
hướng truyền, được gọi là tia.
Cƣờng độ của nguồn điểm
Công suất sẽ được phân bố đều khắp các khu vực của mặt cầu.
Cường độ sóng tại một khoảng cách r từ nguồn là
 Power avg  Power avg
I 
A 4 r 2
Đây là một luật bình phươngnghịch đảo.
 Cường độ giảm theo tỷ lệ với bình phương khoảng cách từ nguồn.
Mức âm thanh (mức cƣờng độ âm)
Phạm vi của các cường độ phát hiện được bởi tai của con người là rất lớn.
Để thuận tiện, chúng ta sử dụng thang logarit để xác
định mức cường độ,.
I 
  10log  
 Io 
I0 được gọi là cường độ chuẩn.
 Nó được chọn là ngưỡng nghe.
 I0 = 1.00  10-12 W/ m2
 Ilà cường độ của âm thanh có mức âm cầntìm.
tính bằng decibel (dB)
Ngưỡng đau: I = 1.00 W/m2;  = 120 dB

209
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Ngưỡng nghe: I0 = 1.00 x 10-12 W/ m2 tương ứng  = 0 dB


Ví dụ: Tìm mức độ âm thanh tương ứng với cường độ2.0 x 10-7 W/m2.
 = 10 log (2.0 x 10-7 W/m2 / 1.0 x 10-12 W/m2)
= 10 log 2.0 x 105 = 53 dB
Chú ý: Việc tăng gấp đôi độ totương đương với mức tăng 10 dB.
Độ to và tần số
Mức độ âm theo decibel liên quan đến một phép đo vật lý của độ mạnh của âm
thanh.
Chúng ta cũng có thể mô tả một "phép đo" tâm lý của độ mạnh của âm thanh
Cơ thể chúng ta "hiệu chỉnh" âm thanh bằng cách so sánh nó với một âm thanh
chuẩn.
Đây sẽ là ngưỡng nghe.
Trên thực tế, ngưỡng nghe 10-12 W/m2 chỉ đúng đối với tần số 1000 Hz.
Có một mối quan hệ phức tạp giữa độ tovà tần số.

Hình 17.7 cho thấy mối quan hệ:


 Các khu vực màu trắng cho thấy phản ứng trung bình của con người đối với
âm thanh.
 Các đường dưới của khu vực màu trắng là ngưỡng nghe.
 Các đường trên là ngưỡng đau.

210
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

17.4 HIệU ứNG DOPPLER


Hiệu ứng Doppler là sự thay đổi tần số (hay bước sóng)
của một sóng xảy ra do chuyển động của nguồn hoặc người
quan sát.
 Khi tốc độ tương đối của nguồn và người quan sát
cao hơn so với tốc độ của sóng, tần số sẽ tăng.
 Khi tốc độ tương đối của nguồn và người quan sát
thấp hơn so với tốc độ của sóng, tần số giảm.

Hiệu ứng Doppler, ngƣời quan sát chuyển động


Người quan sát di chuyển với vận tốc vo.
Giả sử nguồn điểm vẫn còn đứng yên so với không khí.
Để thuận tiện, chúng ta biểu diễn sóng bởi mặt
đầu sóng.
 Các mặt này được gọi là mặt đầu sóng.
 Khoảng cách giữa mặt đầu sóng liền kề là
bước sóng.
Vận tốc sóng v, tần số ƒ, và bước sóng .
Khi người quan sát di chuyển về phía nguồn, tốc
độ của sóng tương đối với người quan sát làv’ = v + vo.
 Bước sóng không đổi
Tần số ƒ’nghe bởi người quan sát sẽ cao hơn khi người quan sát tiến gần nguồn
 v  vo 
ƒ'   ƒ
 v 
Tần số ƒ’nghe bởi người quan sát sẽthấp hơn khi người quan sát rời xa nguồn.
 v  vo 
ƒ'   ƒ
 v 
Hiệu ứng Doppler, nguồn di chuyển
Hãy xem xét trường hợp nguồn di chuyển trong
khi người quan sát đứng yên.
Khi nguồn di chuyển về phía người quan sát,
bước sóng sẽ ngắn hơn.
Khi nguồn di chuyển ra xa người quan sát, bước
sóng sẽ dài hơn.

211
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Khi nguồn chuyển động về phía người quan sát, tần số nghe được là cao hơn.
 v 
ƒ'   ƒ
 v  vs 
Khi nguồn chuyển động ra xa người quan sát, tần số nghe được là thấp hơn.
 v 
ƒ'   ƒ
 v  vs 
Kết hợp các chuyển động của người quan sát và các nguồn
 v  vo 
ƒ'   ƒ
 v  vs 
Dấu phụ thuộc vào hướng của vận tốc.
 Giá trị dương khi người quan sát hoặc nguồn chuyển động hướng về nhau
 Dấu âm khi người quan sát hoặc nguồn chuyển động ra xa nhau
Quy tắc thuận tiện về dấu
 Từ "hướng về" được gắn liền với sự gia tăng về tần số.
 Những từ “ra xa" có liên quan với việc giảm tần số.
Hiệu ứng Doppler là chung cho tất cả các sóng. Hiệu
ứng Doppler không phụ thuộc vào khoảng cách.
Ví dụ sóng nƣớc
Một nguồn được di chuyển về bên phải.Các mặt sóng
sẽ gần hơn ở bên phải.
Các mặt sóng sẽ cách xa nhau hơn ở bên trái.
Ví dụ tàu ngầm
Tàu A (nguồn) di chuyển với 8.00 m/s phát ra ở tần
số 1400 Hz.
Tốc độ của âm thanh trong nước 1533 m/s.
Tàu B (người quan sát) di chuyển với 9.00 m/s.
Tần số nghe từ người quan sát khi các tàu ngầm tiến lại gần nhau là bao nhiêu
khi họ rời xa nhau và khi họ tiến lại gần nhau?
Khi tiến gần nhau:
 v  vo   1533 m s   9.00 m s  
ƒ'    ƒ    (1400 Hz )
 v  vs   1533 m s   8.00 m s  
 1416 Hz

212
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Khi rời xa nhau:


 v  vo   1533 m s   9.00 m s  
ƒ'    ƒ    (1400 Hz )
 v  vs   1533 m s   8.00 m s  
 1385 Hz
Sóng xung kích và sốMach
Tốc độ của nguồn có thể lớn hơn tốc độ của sóng.
Đường bao của các mặt sóng là một hình nón có nửa góc đỉnh được tính bởi sin q
= v/vS.
 Nó được gọi là góc Mach.
Tỷ số vs / v được gọi là số Mach.
Mối quan hệ giữa góc Mach và số Mach là
vt v
sin  
vst v s
Mặt trước sóng hình nón được tạo ra khi vs> v được gọi là sóng xung kích.
 Đây là tốc độ siêu âm.
Sóng xung kích mang một lượng lớn năng lượng tập trung trên bề mặt của hình nón.
Nó tương ứng thay đổi áp suất rất lớn.

213
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chƣơng 18
SỰ CHỒNG CHẤT VÀ SÓNG DỪNG

So sánh sóng và hạt


Sóng rất khác so với hạt
 Hạt có kích thước bằng không
 Sóng có kích thước đặc trưng: bước sóng
 Các hạt khác nhau phải tồn tại ở những vị trí khác nhau.
 Nhiễu sóng có thể kết hợp tại một điểm trong cùng một môi trường. Chúng có
thể xuất hiện tại cùng một vị trí.
Lƣợng tử hóa
Khi sóng được kết hợp trong các hệ thống với các điều kiện biên, chỉ tồn tại các
tần số cụ thể cho phép.
 Ta nói rằng tần số được lượng tử hóa.
 Lượng tử hóa là nội dung chính của cơ học lượng tử, sẽ được nghiên cứu sau.
Việc phân tích sóng dưới các điều kiện biên giải thích nhiều hiện tượng lượng tử.
Có thể sử dụng lượng tử hóa để hiểu hành vi của một mảng lớn các nhạc cụhoạt
động nhờ dây và cột không khí.
Sóng cũng có thể kết hợp lại khi chúng có tần số khác nhau.

18.1 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: CÁC SÓNG TRONG GIAO THOA


Nguyên lý chồng chất
Sóng có thể được kết hợp trong cùng một vị trí trong không gian.
Để phân tích các sóng kết hợp, sử dụng nguyên lý chồng chất:
Nếu hai hay nhiều sóng chạyđang di chuyển qua môi trường, giá trị tổng hợp của
hàm sóng tại bất kỳ điểm nào là tổng đại số của các giá trị của các hàm sóng
Sóng tuân theo nguyên lý chồng chất là sóng tuyến tính.
 Đối với sóng cơ học, sóng tuyến tính có biên độ nhỏ hơn nhiều so với bước
sóng của nó.
Chồng chất và giao thoa
Hai sóng chạycó thể đi qua nhau mà không bị triệt tiêu nhau hoặc bị biến đổi.
 Hệ quả của nguyên lý chồng chất.

214
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Sự kết hợp của những sóng riêng biệt trong cùng một vùng của không gian để tạo
ra một sóng tổng hợp được gọi là giao thoa.
 Sự giao thoa được sử dụng rất cụ thể trong vật lý.
 Nó có nghĩa là các sóng đi qua nhau.
Ví dụ về chồng chất

Hai xung đang di chuyểntheo hướng ngược nhau (a).


 Hàm sóng của xung di chuyển sang bên phải là y1 và xung di chuyển sang bên
trái là y2.
Các xung có tốc độ như nhau nhưng hình dạng khác nhau.Sự dịch chuyển của
các phân tử là dương cho cả hai. Khi các sóng bắt đầu chồng lên nhau (b), hàm sóng
tổng hợp là y1 + y2.
Khi hai đỉnh gặp nhau (c) sóng tổng hợp có biên độ lớn hơn so với một trong
những sóng ban đầu.
Hai xung tách xa nhau (d).
 Chúng tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu của chúng.
 Hình dạng của các xung vẫn không thay đổi.
Loại chồng chất này được gọi là sự giao thoa tăng cường.
Ví dụ về giao thoa triệt tiêu
Hai xung di chuyển theo hướng ngược nhau.Độ dời của chúng bị ngược nhau.Khi
các xung chồng lên nhau, xung kết quả là y1 + y2.
Loại chồng chất này được gọi là giao thoa triệt tiêu.

215
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Phân loại giao thoa


Giao thoa tăng cường xảy ra khi độ dời gây ra bởi hai xung là cùng một hướng.
 Biên độ của xung kết quả là lớn hơn các xung riêng biệt.
Giao thoa triệt tiêu xảy ra khi độ dời gây ra bởi hai xung ngược chiều nhau.
 Biên độ của xung kết quả là nhỏ hơn các xung riêng biệt.
Mô hình phân tích
Nguyên tắc chồng chất là tâm điểm của các mô hình phân tích được gọi là các
sóng trong giao thoa.
Áp dụng trong nhiều tình huống
 Chúng biểu lộ những hiện tượng thú vị với các ứng dụng thực tế.
Chồng chất của các sóng hình sin
Giả sử hai sóng di chuyển trong cùng một hướng trong môi trường tuyến tính,
với cùng một tần số, bước sóng và biên độ.
Các sóng chỉ khác nhau về pha:
 y1 = A sin (kx - t)
 y2 = A sin (kx - t + )
 y = y1+y2 = 2A cos (/2) sin (kx - t + /2)
Hàm sóng tổng hợp, y, cũng là sin.
Sóng tổng hợp có cùng tần số và bước sóng như sóng ban đầu.
Biên độ của sóng tổng hợp là 2A cos (/ 2).
Pha của sóng tổng hợp là is / 2.

216
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Các sóng hình sin với giao thoatăng cƣờng


Nếu  = 0, thì cos (/2) = 1
Biên độ của sóng tổng hợp là 2A.
 Các đỉnh của hai sóng có cùng một vị trí trong không gian.
Các sóng là cùng pha ở mọi nơi.Các sóng này giao thoa tăng cường.
Nói chung, sự giao thoa tăng cường xảy ra khi cos (/2) = ± 1.
 Nghĩa là, khi  = 0, 2, 4π, … rad. Tức là khi  một bội số chẵn của π

Các sóng sin giao thoa triệt tiêu


Khi = , thì cos (/2) = 0
 Điều này cũng đúng với một số là bội số lẻ của 
Biên độ sóng tổng hợp là 0.
 Xem các đường thẳngmàu đỏ-nâu trong hình.
Các sóng giao thoa triệt tiêu.

Các sóng hình sin, giao thoa trong trƣờng hợp tổng quát
Khi khác 0 hoặcmột bội số lẻ của p, biên độ của sóng tổng hợp nằm giữa 0 và 2A.
Ta vẫn cộng các hàm sóng lại với nhau.
Sự giao thoakhông phải là giao thoa cộng hưởng cũng không giao thoa triệt tiêu.

217
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Sóng sin, tóm tắt về giao thoa


Giao thoatăng cường xảy ra khi  = n trong đó, n là số tự nhiên chẵn (kể cả 0).
 Biên độ sóng tổng hợp là 2A
Giao thoa triệt tiêu xảy ra khi  = n trong đó n là một số tự nhiên lẻ.
 Biên độ là 0
Giao thoa tổng quát xảy ra khi 0 << n.
 Biên độ 0 < Aresultant< 2A
Sóng sin, giao thoa với biên độ khác nhau
Giao thoa tổng hợp xảy ra khi  = n  trong đó n là số tự nhiên chẵn (kể cả 0).
 Biên độ sóng tổng hợp là tổng của các biên độ sóng
Giao thoa triệt tiêu xảy ra khi  = n  trong đó n là số tự nhiên lẻ.
 Biên độ tổng hợp nhỏ hơn biên độ sóng thành phần nhưng không triệt tiêu.
Giao thoa trong sóng âm
Âm thanh từ S có thể đến R bằng hai con đường khác
nhau.Khoảng cách dọc theo bất kỳ đường dẫn từ loa đến
đầu thu được gọi là độ dài đường đi, r.Chiều dài đường đi
bên dưới, r1, được giữ cố định.Chiều dài đường đi phía trên,
r2, có thể thay đổi được.
Khi r = |r2 – r1| = n , giao thoa tăng cường xảy ra.
 n = 0, 1, …
Cường độ âm cực đại.
Khi r = |r2 – r1| = (n)/2 (n số lẻ), Giao thoa triệt tiêu
xảy ra.
Không có tín hiệu âm thanh ở đầu thu.
Có thể xuất hiện độ lệch pha giữa hai sóng được tạo ra
bởi cùng một nguồn khi chúng đi theo con đường có độ dài không bằng nhau.

18.2 SÓNG DừNG


Giả sử hai sóng có cùng một biên độ, tần số và bước sóng, di
chuyển theo hướng ngược nhau trong một môi trường.
Các sóng kết hợp với nhau giống như các sóng trong mô hình giao
thoa.
y1 = A sin (kx – t) và
y2 = A sin (kx + t)

218
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chúnggiao thoa theo nguyên lý chồng chất.


Sóng tổng hợp là y = (2A sin kx) cos t.
Đây là hàm sóng của sóng dừng.
 Không có thành phần kx – t, nghĩa là sóng không di chuyển.
Khi quan sát một sóng dừng, không có cảm giác chuyển động theo hướng truyền
của bất kỳ sóng ban đầu nào.

Ví dụ sóng dừng
Chú ý rằng sự dừng là kết quả của sự chồng chất của hai sóng giống hệt nhau di
chuyển theo hướng ngược nhau.
Biên độ của dao độngđiều hòa của một phần tử là 2Asin kx.
 Điều này phụ thuộc vào vị trí x của phần tử trong môi trường.
Mỗi phần tử dao động với tần số góc.
Chú ý về biên độ
Có 3 loại biên độ
 Biên độ của sóng thành phần, A
 Biên độ của dao động điều hòa đơn giản của các phân tử trong môi trường,
- 2A sin kx
- Một phân tử trong các sóng dừng dao động với trong vùng có đường bao 2 A
sin k x.
 Biên độ của sóng dừng, 2A
Một số định nghĩa trong sóng dừng:
+ Mộtnút sóng (node) xuất hiện tại các điểm có biên độ bằng không, tương ứng
với các vị trí mà ở đó xthỏa mãn điều kiện
219
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

n
x n  0, 1, 2, 3,
2
+ Một bụng sóng (antinode) xuất hiện tại các điểm có độ dời cực đại, 2A, ứng
với các vị trí mà ở đó x thỏa mãn điều kiện
n
x n  1, 3, 5,
4
Đặc điểm của nút và bụng
 Khoảng cách giữa 2 bụng liên tiếp:/2.
 Khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp:/2.
 Khoảng cách giữa nút và bụng kế nhau:/4.

Các biểu đồ trên cho thấy các mẫu sóng dừng tạo ra tại những thời điểm khác
nhau của hai sóng có cùng biên độ truyền ngược hướng với nhau.
Trong một sóng dừng, các phân tử của môi trường thay đổi giữa các thái cực
trong (a) và (c).

18.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH: CÁC SÓNG THEO CÁC ĐIềU KIệN BIÊN
Xét một đoạn dây cố định hai đầu.Dây dài L.
Sóng có thể di chuyển theo 2 hướng trên dây.
Sóng dừng được tạo ra bởi một sự chồng chất
liên tục của sóng tới và sóng phản xạ.
Có một điều kiện biên đối với các sóng.
Các đầu dây phải là các nút.
 Chúng được cố định và do đó phải có độ dời bằng không.

220
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Các điều kiện biên dẫn đến kết quả là trên dây có một tập hợp các mẫu tự nhiên
của dao động, được gọi là các dao động riêng (normal modes).
 Mỗi dao động có một tần số đặc trưng. Trường hợp mà trong đó chỉ có một số
tần số nhất định của các dao động là được phép, được gọi là lượng tử hóa.
 Có thể mô tả các dao động riêng trên dây bằng cách áp đặt các yêu cầu:hai
đầu dâylà các nút và các nút và bụng cách nhau /4.
Chúng ta xác định một mô hình phân tích được gọi là sóng theo các điều kiện biên.
Đây là dao động riêng đầu tiên(họa ba cơ bản
hay còn gọi là họa ba thứ nhất) và nó thỏa mãn các
điều kiện biên.
 Có các nút ở cả hai đầu.
 Có một bụng ở giữa.
 Đây là dao động có bước sóng dài nhất:
½1 = L nên 1 = 2L
Các phần của sóng dừng giữa các nút được
gọi là vòng / bó sóng (loop).
Trong dao động riêng đầu tiên, dây rung thành một bó.

Với các dao động riêng kế tiếp, xuất hiện thêm một bó ứng với mỗi dao động.
 Các phần của sóng dừng từ một nút sang nút tiếp theo được gọi là một bó / vòng.
Dao động thứ hai (họa ba thứ hai) hình (c) tương ứng với  = L.
Họa ba thứ ba (d) tương ứng với = 2L/3.
Các bước sóng của các dao động riêng đối với một dây dài L cố định ở cả hai đầu là
n = 2L/n n = 1, 2, 3, …
 n là bậc của dao động riêng
 Có thể có các dao động riêng trên dây:

221
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

v n T
Tần số riêng tương ứng là ƒn  n 
2L 2L 
 Chúng được gọi là các tần số bị lượng tử hóa
Dãy họa ba
Tần số cơ bản ứng với n = 1.
 Đó là tần số thấp nhất, ƒ1
Các tần số của các dao động riêng còn lại là bội số của tần số cơ bản.
 ƒn = nƒ1
Tần số của dao động riêng biểu hiện mối quan hệ này tạo thành một dãy họa ba.
Các dao động riêng được gọi là các họa ba (hay các hài âm).
Các nốt nhạc của dây
Các nốt nhạc được xác định bởi tần số cơ bản của nó.
Tần số của dây có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây hoặc
thay đổi độ căng dây.
Ví dụ: Dây Đô trung (C trung)trên một piano có một tần số cơ bản là 262
Hz. Hai hài âm tiếp theo của dây này là gì?
 ƒ1 = 262 Hz
 ƒ2 = 2ƒ1 = 524 Hz
 ƒ3 = 3ƒ1 = 786 Hz

Sóng dừng trên dây, một thiết kế làm ví dụ

Một đầu của dây được gắn liền với một cầnrung.Đầu kia vắt qua một ròng rọc có
treo một vật có khối lượng.
 Cách làm này tạo ra lực căng trên dây.
Trong hình trên, sợi dây dao động theo họa ba thứ hai của nó.

222
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

18.4 CộNG HƢởNG


Một hệ thống có thể dao động theo một
hoặc nhiều dao động riêng.
Giả sử chúng ta kích thích sợi dây bằng
một cần rung.
Nếu tác dụng một lực tuần hoàn vào một
hệ thống như vậy, biên độ của dao động tổng
hợp của dây là lớn nhất khi tần số của lực bằng
với một trong các tần số riêng của hệ.
Hiện tượng này gọi là cộng hƣởng
Bởi vì một hệ dao động thể hiện biên độ
lớn khi bị kích thích với tần số riêng bất kỳ nào của nó nên các tần số này được gọi là
tần số cộng hưởng.
Nếu hệ thống được điều khiển ở một tần số mà không phải là một trong những
tần số tự nhiên, các dao động ở biên độ thấp và biểu hiện mô hình không ổn định.

18.5 SÓNG DừNG TRONG CộT KHÔNG KHÍ


Sóng dừng có thể được tạo ra trong các cột không khí như là
kết quả của sự giao thoa giữa các sóng âm theo chiều dọc di
chuyển theo các hướng ngược nhau.Mối quan hệ về pha giữa sóng
đến và sóng phản xạ phụ thuộc vào việc đầu ống được hởhay
kín.Mô hình điều kiện biên có thể được áp dụng cho sóng này.
Sóng dừng trong cột không khí, đầu ống kín
Đầu kíncủa ống là một nút trong sóng dừng của độ dịch
chuyển.
 Vật cản cứngở đầu này không cho phép sóng dọc tiếp tục
truyền đi.
Đầu kín tương ứng với một bụng của sóng áp suất
 Đó là một điểm mà sự thay đổi áp suất là lớn nhất.
 Sóng áp suất lệch 90o so với sóng độ dời.
Phía đầu đóng của ống là một nút.
Phía đầu mở là một bụng.
Tần số cơ bản tương ứng ¼l.
Họa baƒn = nƒ = n (v/4L) với n = 1, 3, 5, …
Trong một ống đóng cửa ở một đầu, các tần số riêng tạo
thành một dãy họa ba là bội số lẻ của tần số cơ bản.

223
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Sóng dừng trong cột không khí, đầu ống hở


Đầu hở của ống là một bụng của sóng dừng của độ dịch chuyển.
 Khi vùng nén của sóng thoát đầu mở của ống, sự hạn chế của ống được loại
bỏ và không khí nén đi ra không khí một cách tự do.
 Đầu hở tương ứng với một nút của sóng áp suất.
 Đó là điểm có áp suất không đổi.
Cả hai đầu đều là bụng.
Tần số cơ bản v/2L.
 Nó tương ứng hình 1
Các họa ba bậc cao làƒn = nƒ1 = n (v/2L) với n = 1, 2, 3, …
Trong một ống mở ở hai đầu, các tần số tự nhiên của dao động tạo thành một
chuỗi họa bavới tần số là bội số của tần số cơ bản.
Một số lƣu ý về dụng cụ âm nhạc
Khi nhiệt độ tăng:
 Các âm tạo bởi cột khí trở nên cao hơn do
- Tần số cao hơn
- Tốc độ cao hơn do nhiệt độ tăng
 Các âm tạo bởi dây trở nên thấp hơn do
- Tần số thấp hơn
- Dây bị giãn ra do nhiệt độ tăng
- Dây bị chùng xuống
Các nhạc cụ hoạt động dựa trên các cột
khí thường bị kích thích bởi sự cộng hưởng.
Cột khí thường được biểu diễn bởi một sóng
âm giàu tần số.
Âm thanh được tạo bởi:
 Một lưỡi gà rung trong các nhạc cụ
hơi làm bằng gỗ
 Sự rung của môi của người chơi
nhạc trong các loại kèn đồng
Cộng hƣởng trong cột không khí, ví dụ
Đặt một âm thoa gần đầu ống.
Khi L tương ứng với một tần số cộng hưởng của ống, âm thanh to hơn.
Nước đóng vai trò như một đầu kín của ống.
Có thể tính được bước sóng từ các độ dài (của ống) khi xảy ra cộng hưởng.
224
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

18.6 SÓNG DừNG TRÊN THANH RắN VÀ MÀNG


Một thanh rắn được cặp chặt ở giữa.
Tác động song song với thanh thì thanh sẽ dao
động.
Sự dao động các thành phần của que là theo
chiều dọc.
Vị trị bịp cặp là một nút
Hai đầu của thanh được tự do rung động và như
vậy sẽ tương ứng với bụng.
Dao động riêng đầu tiên có bước sóng =2L và
tần số ƒ = v / (2 L).
Bằng cách cặp thanh ở các điểm khác, ta tạo ra
các dao động riêng khác nhau.
Ở hình bên là thanh rắn bị cặp ở vị trí cách đầu
thanh một khoảng L/4.
Ta tạo ra dao động riêng thứ hai
Sóng dừng trên màng rung
Dao động hai chiều có thể được tạora trên một màng rung dẻo căng trên một
vòng tròn.
Âm thanh tạo ra không phải là hài âm vì các sóng dừng có tần số không trùng với
các bội nguyên (của tần số riêng).
 Có thể biểu diễn âm thanh này một cách chính xác như là tiếng ồn (tạp âm)
thay vì nhạc âm.
 Các nút sóng tạo thành các đường cong chứ không phải là một điểm như
trong sóng dừng trên dây (đường cong nút sóng)

225
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

18.7 PHÁCH: GIAO THOA THEO THờI GIAN


Giao thoa không gian và thời gian
Giao thoa theo không gian xảy ra khi biên độ của dao động trong một môi
trường thay đổi theo vị trí trong không gian các phần tử.
 Đây là loại giao thoa đã được thảo luận.
Giao thoa theo thời gian xảy ra khi các sóng cùng pha và ngược pha một cách
tuần hoàn
 Đây là một sự chồng chất hai sóng có tần số khác nhau rất ít.
 Có một thay đổi luân phiên theo thời gian giữa sự giao thoa tăng cường và
giao thoa triệt tiêu.
Phách và tần số phách
Sự tạo thành phách (beat) là sự biến đổi tuần hoàn củabiên độ tại một điểm nhất
định do sự chồng chất của hai sóng có tần số gần giống nhau.
Số lượng biên độ cực đại người ta nghe mỗi giây là tần số phách.
Tần sốc phách bằng hiệu các tần số của hai nguồn.
Tai người có thể phát hiện tần số phách lên đến khoảng 20 phách / giây.

Phách: Các phương trình


Biên độ của sóng tổng hợp biến đổi theo thời gian theo phương trình:
 ƒ  ƒ2 
Aresultant  2A cos 2  1 t
 2 
 Vì vậy, cường độ cũng thay đổi theo thời gian.
Tần số phách cho bởi: ƒbeat = |ƒ1 – ƒ2|.

18.8 CÁC MẫU SÓNG KHÔNG CÓ DạNG SIN


Các mẫu sóng tạo ra bởi một loại nhạc cụ là kết quả của sự chồng chất của một
số hài âm (họa ba) khác nhau.
226
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Phản ứng cảm thụ của con người đối với một âm thanh cho phép đặt âm thanh
này vào một thang từ cao đến thấp là cao độ của âm.
 So sánh cao độ và tần số
- Tần số là số đo vật lý của số dao động trong một giây.
- Cao độ là phản ứng tâm lý đối với âm thanh.
- Tần số là sự kích thích, còn độ cao là sự phản ứng.
Phản ứng cảm thụ của con người liên quan đến các hỗn hợp khác nhau của các
hài âm (họa ba) được gọi là âm sắc(quality, timbre).
Âm thoa (Tuning Fork)
Âm thoa chỉ tạo ra tần số cơ bản.

Ống sáo (Flute)


Cùng một nốt nhạc phát ra từ một cây sao sẽ có âm thanh khác nhau. Hài âm bậc
hai rất mạnh.Hài âmbậc bốn mạnh gần bằng hài âm bậc một (cơ bản).
Kèn Clarinet
Hài âm bậc 5 rất mạnh.
Hài âm bậc nhất và bậc bốn rất giống nhau, và hài âm bậc ba cũng gần với bậc
bốn.
Phân tích các mẫu sóng không có dạng sin
Nếu mẫu sóng là tuần hoàn, thì có thể biểu diễn nó gần giống như mong đợi vì nó
là sự kết hợp của một số đủ lớn các sóng hình sin tạo nên một chuỗi hài âm.
Bất kỳ hàm tuần hoàn có thể được biểu diễn như là một chuỗi các hàm sin và cosin.
 Điều này được dựa trên định lý Fourier.
Chuỗi Fourier là tổng các mẫu sóng tuần hoàn.

227
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Nếu chúng ta có một hàm y tuần hoàn theo thời gian, áp dụng định lý Fourier ta có:
y (t )   ( An sin2 ƒn t  Bn cos2 ƒn t )
n

 ƒ1 = 1/T and ƒn= nƒ1


 An và Bn là biên độ.
Tổng hợp Fourier của sóng vuông
Trong tổng hợp Fourier, các
hài âm khác nhau được cộng với
nhau để tạo thành một mẫu sóng
tổng hợp.
Tổng hợp Fourier một sóng
vuông, được đại diện bởi các tổng
của bội lẻ của sóng hài âmđầu tiên,
sóng hài âmđầu tiên có tần số f.
Hình (a) là tổng hợp sóng của
tần số f và 3f.
Hình (b) có sự bổ sung của hài
âmcó tần số 5f.
Hình (c): sóng gần có dạng vuông khi thêm các hài âm có tần số lẻ (lên đến 9f).

228
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 19
NHIỆT ĐỘ

Trong cơ học, chúng tôi cẩn thận xác định khái niệm về khối lượng, lực và động
năng để tạo tiền đề cho phương pháp định lượng của chúng tôi. Tương tự như vậy, một
khái niệm về mặt định lượng về các hiện tượng nhiệt đòi hỏi phải định nghĩa đầy đủ về
nhiệt độ, nhiệt đốt nóng và nội năng. Chương này bắt đầu với bài viết về nhiệt độ.
Tiếp theo, chúng ta xem xét tầm quan trọng khi nghiên cứu các hiện tượng nhiệt
của các chất đặc biệt mà chúng tôi đang nghiên cứu. Ví dụ: các loại khí giãn nở đáng
kể khi nung nóng, trong khi chất lỏng và chất rắn giãn nở ít hơn.
Chương này kết thúc với một nghiên cứu về khí lý tưởng ở mức vĩ mô. Ở đây,
chúng tôi đang quan tâm đến các mối quan hệ định lượng giữa áp suất, thể tích và
nhiệt độ của một chất khí. Trong chương 21, chúng ta sẽ khảo sát khí trên quy mô nhỏ,
sử dụng mô hình đại diện cho các thành phần của một chất khí như các hạt nhỏ.

19.1 NHIệT Độ VÀ NGUYÊN LÝ THứ KHÔNG CủA NHIệT ĐộNG LựC


HọC
Chúng ta thường kết hợp các khái niệm về nhiệt độ với độ nóng hoặc lạnh một
đối tượng khi chúng ta chạm vào nó. Bằng cách này, các giác quan cho ta chỉ số định
tính của nhiệt độ. Tuy nhiên, giác quan của chúng ta không đáng tin cậy và thường
đánh lừa chúng ta. Ví dụ, nếu bạn đứng bằng đôi chân trần với một chân trên thảm và
một chân trên sàn gạch liền kề, ta cảm thấy gạch lạnh hơn so với thảm mặc dù cả hai
đều ở cùng một nhiệt độ. Hai đối tượng cảm thấy khác nhau, vì ngói trao đổi năng
lượng dưới dạng nhiệt mạnh hơn so với thảm. Làn da của bạn “đo đạc” mức độ trao
đổi năng lượng bằng nhiệt chứ không phải là nhiệt độ thực tế. Những gì chúng ta cần
là một phương pháp đáng tin cậy và có thể lặp lại để đo sự độ nóng hoặc lạnh của đối
tượng chứ không phải là tỷ lệ chuyển đổi năng lượng. Các nhà khoa học đã chế tạo và
phát triển các nhiệt kế khác nhau để phục vụ các phép đo định lượng như vậy.
Hai đối tượng có nhiệt độ ban đầu khác nhau cuối cùng đạt được nhiệt độ trung
bình khi được đặt tiếp xúc với nhau. Ví dụ, khi nước nóng và nước lạnh được trộn lẫn
trong một bồn tắm, năng lượng được chuyển từ nước nóng đến nước lạnh và nhiệt độ
cuối cùng của hỗn hợp là giá trị nào đó giữa nhiệt độ nóng và lạnh ban đầu.
Hãy tưởng tượng rằng hai đối tượng được đặt trong một bình cách nhiệt và chúng
tương tác với nhau, không tương tác với môi trường. Nếu các đối tượng đang ở nhiệt
độ khác nhau, năng lượng được chuyển giao giữa chúng, ngay cả khi ban đầu chúng
không tiếp xúc vật lý với nhau. Các cơ chế chuyển đổi năng lượng ở Chương 8 mà
chúng tôi sẽ tập trung vào là nhiệt và bức xạ điện từ. Đối với mục đích của bài viết
này, chúng ta giả sử hai đối tượng tiếp xúc nhiệt với nhau nếu năng lượng có thể được
trao đổi giữa chúng bằng các quá trình xảy ra do sự khác biệt nhiệt độ. Trạng thái cân

229
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

bằng nhiệt là trạng thái mà trong đó hai đối tượng sẽ không trao đổi năng lượng bằng
nhiệt hoặc bức xạ điện từ nếu chúng được đặt tiếp xúc nhiệt.

Chúng ta hãy xem xét hai đối tượng A và B, không tiếp xúc nhiệt và đối tượng
thứ ba C là nhiệt kế. Chúng tôi muốn xác định xem A và B đang ở trong trạng thái cân
bằng nhiệt với nhau. Nhiệt kế (đối tượng C) đầu tiên được đặt tiếp xúc nhiệt với đối
tượng A cho đến khi cân bằng nhiệt là đạt 1 như trong hình 19.1a. Từ thời điểm đó trở
đi, nhiệt kế vẫn không đổi và chúng tôi ghi giá trị này. Nhiệt kế được lấy ra từ đối
tượng A và đặt tiếp xúc nhiệt với đối tượng B như trong hình 19.1b. Giá trị của nhiệt
kế một lần nữa được ghi lại sau khi đạt cân bằng nhiệt. Nếu hai giá trị đọc đều giống
nhau, chúng ta có thể kết luận rằng đối tượng A và B đang ở trong trạng thái cân bằng
nhiệt với nhau. Nếu chúng được đặt tiếp xúc với nhau như trong hình 19.1c, không có
trao đổi năng lượng giữa chúng.
Chúng ta có thể tóm tắt các kết quả này trong một phát biểu được gọi là nguyên
lý nhiệt động học thứ không (định luật trạng thái cân bằng):
Nếu các vật A và B ở trạng thái cân bằng nhiệt với một vật C thứ ba một cách
riêng rẽ thì A và B ở trạng thái cân bằng nhiệt với nhau.
Phát biểu này có thể dễ dàng được chứng minh bằng thực nghiệm và rất quan
trọng bởi nó cho phép chúng ta xác định nhiệt độ. Chúng ta có thể hiểu nhiệt độ như
đại lượng xác định xem một đối tượng đang ở trong trạng thái cân bằng nhiệt với các
đối tượng khác. Hai đối tượng trong trạng thái cân bằng nhiệt với nhau có cùng một
nhiệt độ. Ngược lại, nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau, chúng đang không ở trong
trạng thái cân bằng nhiệt với nhau. Bây giờ chúng ta biết rằng nhiệt độ là đại lượng
xác định có hay không có năng lượng sẽ chuyển giao giữa hai đối tượng tiếp xúc nhiệt.
Trong chương 21, chúng tôi sẽ nhắc đến mối liên quan giữa nhiệt độ và đặc tính cơ
học của các phân tử.
Câu hỏi vận dụng 19.1: Hai đối tượng, với các kích thước, khối lượng và nhiệt
độ khác nhau, được đặt tiếp xúc nhiệt. Chiều chuyển đổi năng lượng như thế nào? (a)
Năng lượng đi từ đối tượng lớn đến đối tượng nhỏ hơn. (b) Năng lượng đi từ vật có
230
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

khối lượng lớn đến vật có khối lượng nhỏ hơn. (c) Năng lượng đi từ đối tượng ở nhiệt
độ cao hơn đến đối tượng ở nhiệt độ thấp hơn.

19.2 NHIệT Kế VÀ THANG ĐO Độ C (CELCIUS)


Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để đo nhiệt độ của một hệ. Nhiệt kế dựa trên
nguyên tắc: một số tính chất vật lý của một hệ thống thay đổi khi thay đổi nhiệt độ của
hệ. Một số tính chất vật lý thay đổi theo nhiệt độ là (1) thể tích của chất lỏng, (2) các
kích thước của chất rắn, (3) áp suất của chất khí ở thể tích không đổi, (4) thể tích của
chất khí ở áp suất không đổi, (5) điện trở của dây dẫn, và (6) màu sắc của một đối tượng.

Nhiệt kế thông dụng có chứa một lượng chất lỏng, thường là thủy ngân hoặc
rượu, có thể giãn nở trong một ống mao dẫn thủy tinh khi bị nung nóng (Hình 19.2).
Trong trường hợp này, đặc tính thay đổi là thể tích của chất lỏng. Một sự thay đổi
nhiệt độ bất kỳ trong nhiệt kế được định nghĩa là tỷ lệ thuận với sự thay đổi độ cao của
cột chất lỏng. Có thể hiệu chỉnh nhiệt kế bằng cách đặt nó tiếp xúc nhiệt với một hệ tự
nhiên được duy trì ở nhiệt độ không đổi. Hỗn hợp của nước và nước đá trong trạng
thái cân bằng nhiệt ở áp suất khí quyển là một hệ như vậy. Trên thang độ C, hỗn hợp
này được xác định là có nhiệt độ ở không độ C, được viết là 0oC; nhiệt độ này được
gọi là điểm băng của nước. Một hệ khác là hỗn hợp của nước và hơi nước ở trạng thái
cân bằng nhiệt ở áp suất khí quyển; nhiệt độ của nó được xác định là 100oC, đó là
điểm hóa hơi. Khi chất lỏng trong nhiệt kế đã được xác định tại hai điểm này, chiều
dài của cột chất lỏng giữa hai điểm được chia thành 100 đoạn bằng nhau để tạo thang
chia độ C. Vì vậy, mỗi đoạn nhỏ biểu thị một sự thay đổi nhiệt độ của một độ C.
Nhiệt kế lấy chuẩn theo cách này bộc lộ nhiều vấn đề khi mà phép cần có phép
đo nhiệt độ chính xác. Ví dụ, các giá trị đọc được bởi một nhiệt kế rượu lấy chuẩn tại
điểm băng và điểm hơi nước khớp với các giá trị đo được từ một nhiệt kế thủy ngân ở
các điểm lấy chuẩn. Vì thủy ngân và rượu có đặc tính giãn nở nhiệt khác nhau nên khi
231
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

một nhiệt kế cho một nhiệt độ, ví dụ, 50oC, thì cái kia có thể chỉ ra một giá trị hơi
khác. Sự khác biệt giữa nhiệt kế đặc biệt lớn khi nhiệt độ đo được xa điểm chuẩn.
Một vấn đề thiết thực khác của bất kỳ nhiệt kế nào là khoảng giới hạn của nhiệt
độ có thể đo được. Ví dụ: một nhiệt kế thủy ngân thì không thể sử dụng dưới điểm
đóng băng của thủy ngân, là 239oC, và một nhiệt kế rượu không thể đo nhiệt độ trên
85oC, nhiệt độ sôi của rượu. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần một nhiệt kế phổ
quát mà các giá trị độc lập với các chất được sử dụng trong đó. Các nhiệt kế khí, được
thảo luận trong phần tiếp theo, có thể tiếp cận yêu cầu này.

19.3 NHIệT Kế KHÍ ĐẳNG TÍCH VÀ THANG NHIệT Độ TUYệT ĐốI


Nhiệt kế khí đẳng tích
Sự thay đổi vật lýđược vận dụng ở đây là sự thay
đổi áp suất của một thể tích khí cố định theonhiệt độ.
Thể tích khí được giữ không đổi bằng cách nâng
hoặc hạ bình chứa B để giữ mức thủy ngân ở A không
đổi.
Sự khác biệt về độ cao giữa bình chứa B và cột A
cho biết áp suất.
Nhiệt kế được lấy chuẩn bằng cách sử dụng một bồn
nước đá và một bồn hơi nước.
Ghi lại áp suất của thủy ngân trong mỗi trường
hợp.Thể tích khí được giữ ổn định bằng cách điều chỉnh
A.
Các thông tin được vẽ dưới dạng đồ thị.
Để tìm nhiệt độ của một chất, bình khí được đặt tiếp xúc nhiệt với chất đó.
Áp suất được tìm thấy trên đồ thị.
Nhiệt độ được đọc từ đồ thị.
Số không tuyệt đối
Các giá trị đọc được từ nhiệt kế không phụ thuộc
vàoloại khí được sử dụng.
Nếu kéo dàiđồ thị cho các loại khí khác nhau, áp
suất luôn bằng không khi nhiệt độ là –273.15oC.
Nhiệt độ này được gọi là số không tuyệt đối – không
độ tuyệt đối.
Không độ tuyệt đối được sử dụng như là cơ sở của
các thang nhiệt độ tuyệt đối.

232
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Kích thước thang chia độ của thang độ tuyệt đối


giống kích thước của thang chia độ trên thang đo Celsius.
T0C = T – 273.15
Thang nhiệt độ tuyệt đối
Thang nhiệt độ tuyệt đối được dựa trên hai điểm cố
địnhmới.
• Được thông qua vào năm 1954 bởi Ủy ban quốc
tế về Khối lượng và Đo lường
• Một điểm là điểm không tuyệt đối.
Điểm thứ hai là điểmba của nước.Đây là hỗn hợp
của nhiệt độ và áp suất mà nước đá, nước và hơi nước có thể cùng tồn tại.
Điểm ba của nước xảy ra ở 0.01oC và 4,58 mm thủy ngân.
Nhiệt độ này được đặt bằng giá trị 273,16 trên thang nhiệt độ tuyệt đối.
• Cách làm này làm cho thangđộ không tuyệt đối cũ phù hợp với cácthang độ
mới.
• Đơn vị của nhiệt độ tuyệt đối là độ Kelvin.
• Thang nhiệt độ tuyệt đối cũng được gọi là thang
Kelvin.
• Được đặt tên theo William Thomson, Lord Kelvin
• Nhiệt độ điểm ba là 273.16 K. Khi dùng kelvin
thì không sử dụng ký hiệu độ.
• Kelvin được định nghĩa là 1/273.16 của độ
chênh lệch giữa không độ tuyệt đối và nhiệt độ
của điểm ba của nước.
Vài ví dụ về nhiệt độ tuyệt đối
Các con số ở hình bên cho biết giá trị nhiệt độ tuyệt
đối của các quá trình vật lý khác nhau.
Thang đo là thang logarit.
Thực tế, không thể đạt nhiệt độ không tuyệt đối.
Các thí nghiệm đã đến được gần nhiệt độ này.
Thang nhiệt Fa-hen-ret (Fahrenheit)
Đây là một thang đo thông dụng được sử dụngthường ngày ở Mỹ. Đặt tên theo
Daniel Fahrenheit
Nhiệt độ của điểm băng là 32oF.
Nhiệt độ của điểm hơi là 212o.
Có 180 khoảng chia (độ) giữa hai điểm tham chiếu.

233
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

So sánh các thang đo


Độ Celsius và Kelvin có cỡ giống nhau, nhưng điểm xuất phát khác nhau.
• TC = T – 273.15
Độ Celsius và độ F có cỡ khác nhau và các điểm xuất phát khác nhau.
9
TF  TC  32 F
5
Để so sánh sự biến thiên nhiệt độ
5
TC  T  TF
9
Nhiệt độ điểm băng
• 0oC = 273,15 K = 32o F
Nhiệt độ điểm hơi
• 100oC = 373,15 K = 212o F

19.4 Sự GIÃN Nở NHIệT CủA CHấT RắN VÀ CHấT LỏNG


Giãn nở nhiệt
Giãn nở nhiệt là sự gia tăng kích thước của
một vậtkhi nhiệt độ của nó tăng lên.
Giãn nở nhiệt là hệ quả của sự thay đổi khoảng
cách tương đối giữa các nguyên tử trong một vật.
Nếu sự giãn nở tương đối nhỏ so với kích
thước ban đầu của vật, sự thay đổi theo chiều bất
kỳ,lấy xấp xỉ, là tỷ lệ thuận với lũy thừa bậc nhất
của sự thay đổi về nhiệt độ.
Ví dụ về giãn nở nhiệt
Khi vòng được hiển thị ở hình bên phải bị đốt
nóng, kích thước theo các chiều đều tăng lên.
Khoảng trống trong vòng đệm và vòng đệm
giãn nở như nhau.
Sự giãn nở được phóng đại trong hình này.
Giãn nở dài
Giả sử một đối tượng có chiều dài ban đầu L.
Chiều dài tăng thêm ∆L theosự thay đổi nhiệt
độ của ∆T.

234
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Tađịnh nghĩa hệ số giãn nở dài là:


L / Li

T
Hoặc dưới dạng thuận tiện hơn: L   Li T
Phương trình này cũng có thể được viết về các điều kiện ban đầu và cuối cùng
của các đối tượng:
• Lf  Li   Li Tf - Ti 
Hệ số giãn nở dài, α, có đơn vị là (oC)-1
Một số vật liệu giãn nởdọc theo một chiều, nhưng co lại theo các chiều khác khi
nhiệt độ tăng.
Do các kích thước dài thay đổi, diện tích bề mặt và thể tích cũng thay đổi theo sự
thay đổi về nhiệt độ.
Một lỗ hở trong một mẫu vật liệu cũnggiãn nởgiống như phần rỗng đã được lấp
đầy bởivật liệu ấy.
Khái niệm về sự nở vì nhiệt có thể được xem là tương tự với sự phóng ảnh.
Giãn nở khối
Sự giãn nở khối tỷ lệ thuận với khối lượng ban đầu và sự thay đổi về nhiệt độ.
V = Vi T

• β là hệ số giãn nở khối.
Đối với một vật rắn, β = 3α.(Giả định vật liệu là đẳng hướng, giống nhau ở tất
cả các hướng).
• Đối với một chất lỏng hoặc khí, β được cho trong bảng.
Giãn nở diện tích
Sự thay đổi diện tích tỷ lệ thuận với diện tích ban đầu và sự thay đổi về nhiệt độ:
A = 2 A i T

Dải lƣỡng kim (băng kép)


Mỗi chất có hệ số giãn nở trung bình riêng.
Tính chất này có thể được sử dụng trong các dụng
cụ hiển thị, được gọi là một dải lưỡng kim (băng kép).
• Khi nhiệt độ của dải tăng, hai kim loại giãn nở
khác nhau.
• Các dải bị uốn cong.
Dải lưỡng kim có thể được sử dụng trong một bộ
điều chỉnh nhiệt.

235
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Hành vi bất thƣờng của nƣớc


Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC,nước co lại.
Mật độ của nó tăng lên.
Trên 4oC, nước giãn nởkhi nhiệt độ tăng.
Mật độ của nó giảm.

Mật độ nước tối đa (1000 g / cm3) xảy ra ở 4oC.

19.5 MÔ Tả VĨ MÔ Về KHÍ LÝ TƢởNG


Trường hợp giãn nở của các chất khí là hoàn toàn khác với chất rắn và chất lỏng.
Các lực tương tác nội nguyên tử trong chất khí là rất yếu và trong nhiều trường hợp thì
ta có thể tưởng tượng rằng các lực này không tồn tại nhưng vẫn làm tốt các phép tính
gần đúng.
Cần lưu ý rằng không có khoảng cách cân bằng giữa các nguyên tử. Tức là không
có một thể tích “chuẩn” ở một nhiệt độ đã cho.
Đối với chất khí, thể tích phụ thuộc vào kích thước của bình chứa.
Các phương trình liên quan đến các chất khí sẽ chứa V (thể tích) như là một biến
số. Ta sẽ xem xét V thay vì V (như đã làm với chất rắn và chất lỏng).
Phƣơng trình trạng thái của chất khí:
Rất hữu ích để biết mối liên hệ giữa khối lượng, áp suất và nhiệt độ của khí có
khối lượng m.
Phương trình mô tả sự liên hệ giữa các đại lượng này được gọi là phương trình
trạng thái.
• Một cách tổng quát, phương trình trạng thái là khá phức tạp.
• Tuy nhiên, nếu khí được duy trì ở áp suất thấp, thì phương trình trạng thái trở
nên đơn giản hơn nhiều.
236
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

• Các phương trình trạng thái có thể được xác định từ kết quả thí nghiệm.
• Khí có mật độ thấp thường được xem là khí lý tưởng. Và ta có thể dùng mô
hình khí lú tưởng để đưa ra các dự đoán phù hợp để mm tả hành vi của các
khí thực ở áp suất thấp.
Mô hình khí lý tƣởng
Các mô hình khí lý tưởng có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán về các cách
biến dổi của chất khí.
Nếu chất khí ở áp suất thấp, mô hình này mô tả đầy đủ các biến đổi của các khí
thực sự.
Mol
Lượng khí trong một thể tích nhất định được biểu diễn bởi số mol, n.
Một mol của một chất là lượng chất đó có chứa NAhạt cấu thành của chất đó
Với NA là số Avogadro: NA = 6 022 x 1023
Các hạt cấu thành có thể là các nguyên tử hay phân tử.
Số mol có thể được xác định từ khối lượng của các chất:
m
n
M
• M là khối lượng mol của chất
Có thể thu được từ bảng tuần hoàn
Là khối lượng nguyên tử thể hiện trong gam / mol
Ví dụ: Một người có khối lượng 4.00 u nên M = 4.00 g / mol
• m là khối lượng của mẫu.
• n là số mol.
Thí nghiệm khí lý tƣởng
Giả sử một chất khí lý tưởng được chứa trong hộp hình trụ.
Thể tích có thể thay đổi bằng một piston chuyển động được.
Giả sử các xi lanh không bị rò rỉ.
Các thí nghiệm xác định một lượng lớn thông tin về khí.
Các định luật về khí
 Khi một chất khí được giữ ở nhiệt độ không đổi, tích giữa áp suất p và thể
tích V của nó là một hằng số hay áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích của nó (Định
luật Boyle).
 Khi một chất khí được giữ ở áp suất không đổi, tỉ số giữa thể tích V
và nhiệtđộ T không đổi hay thể tích và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau (Định luật
Charles và Gay-Lussac).

237
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Khi khối lượng của khí được giữ không đổi, tỉ số giữa áp suất p và nhiệt độ T
không đổi hay áp suất tỷ lệ thuận với nhiệt độ (Định luật Guy-Lussac).
Phương trình trạng thái khí lý tưởng kết hợp và tóm tắt các định luật khí:
PV = nRT
Gọi là phương trình khí lý tưởng.
R là hằng số, được gọi là hằng số khí.
R = 8,314 J / mol ∙ K = 0,08214 L ∙ atm / mol ∙ K
Từ đây, bạn có thể xác định rằng 1 mol của bất kỳ chất khí ở áp suất khí quyển
và ở 0oC là 22,4 L.
Định luật khí lý tưởng thường được thể hiện bằng tổng số của các phân tử, N,
hiện diện trong mẫu.
PV = nRT = (N / NA) RT = NkBT
kB là hằng số Boltzmann
kB = 1,38 x 10-23 J / K
Người ta thường gọi p, V, T và các biến nhiệt động của khí lý tưởng.
Nếu biết phương trình trạng thái, một trong các biến luôn có thể được diễn tả như
một sốhàm của hai biến kia.
Lưu ý về ký hiệu:
Chữ cái kđược sử dụng cho nhiều đại lượng vật lý:
 Độ cứng của lò xo
 Số sóng của một sóng cơ
 Hằng số Boltzmann. Đôi khi là k, nhưng trong tài liệu này là kB
 Độ dẫn nhiệt (sẽ học sau)
 Hằng số trong điện (sẽ học sau)

238
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 20
NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Nhiệt động lực học – Tổng quan


Nhiệt động lực học và cơ học đã được xem là hai ngành riêng biệt của vật lý.
Cho đến khoảng năm 1850, các thí nghiệm của James Joule và những người khác
đã cho thấy sự liên kết giữa chúng.
Mối liên kết đã được tìm thấy giữa việc trao đổi năng lượng bởi nhiệt trong các
quá trình nhiệt và sự trao đổi năng lượng bởi côngtrong các quá trình cơ học.
Khái niệm về năng lượng đã được khái quát hóa để bao gồm cả nội năng.
Các nguyên lý bảo toàn năng lượng nổi lên như là một quy luật phổ quát của tự nhiên.

20.1 NHIệT VÀ NộI NĂNG


Trong phần này sẽ thảo luận về nội năng, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực
học, và các ứng dụng của nguyên lý này.
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học mô tả các hệ mà trong đó sự thay đổi
năng lượng duy nhất là nội năng.
Sựtrao đổi năng lượng thực hiện bởi nhiệt và công.
Ta sẽ xem xét công thực hiện bởi các hệ có thể biến dạng.
Nội năng
Nội năng là tổng năng lượng của một hệ có được từ sự kết hợp của các thành
phần vi mô của nó.
• Các thành phần vi mô này là các nguyên tử và phân tử.
• Hệ được quan sát từ một hệ quy chiếu đứng yên đối gắn với khối tâm của hệ.
Nội năng và các năng lượng khác:
Nội năng của một hệ không bao gồm phần động năng của chuyển động của hệ đó
trong không gian.
Động năng do chuyển động của vật trong không gian bao gồm:Chuyển động tịnh
tiến một cách ngẫu nhiên, chuyển động quay, dao động của các phân tử và thế năng
tĩnh điện do tương tác giữa các phân tử.
Nhiệt
Nhiệt được định nghĩa là sự chuyển đổi năng lượng qua ranh giới của một hệ do
sự khác biệt nhiệt độ giữa hệ và môi trường xung quanh.
Thuật ngữ nhiệt cũng sẽ được sử dụng để đại diện cho lượng năng lượng chuyển
đổi theo cách này.
239
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Có rất nhiều cụm từ thông dụng sử dụng từ “Nhiệt năng" một cách không chính xác.
Nhiệt, nội năng, và nhiệt độ là những đại lượng hoàn toàn khác nhau.
Hãy chắc chắn để sử dụng định nghĩa chính xác của nhiệt.
Bạn không thể nói về “nhiệt của một hệ thống", bạn chỉ có thể ám chỉ về nhiệt
khi năng lượng được trao đổi như là kết quả của sự chênh lệch nhiệt độ.
Đơn vị nhiệt
Trong lịch sử, calolà đơn vị được sử dụng cho nhiệt năng.
Một calo là lượng năng lượngtrao đổi cần để làm tăng nhiệt độ của 1g nước từ
14.5 C đến 15.5oC.
o

1 kilocalo = 1 000 calo.


Trong hệ thống của thông dụng của Mỹ, đơn vị là một BTU (British Thermal Unit).
Một BTU là lượng năng lượngtrao đổi cần thiết để
làm tăng nhiệt độ 1 lb của nước từ 63oF đến 64oF.
Đơn vị tài liệu này sử dụng là Joules
Đƣơng lƣợng cơ của nhiệt
Joule đã thiết lập sự tương đương giữa năng lượng
cơ học và nội năng.
Bố trí thí nghiệm của Joule được trình bày trong
hình bên dưới.
Sự suy giảm thế năng của hệ khi các khối rơi xuống
bằng công được thực hiện bởi các mái chèo lên nước.
Joule thấy rằng cần mất khoảng 4,18 J cơ năng để làm
tăng nhiệt độ của nước lên 1°C.
Sau đó, chính xác hơn, các phép đo xác định lượng
được cơ năng cần thiết để tăng nhiệt độ của nước từ 14,5oC đến 15,5oC là
1 cal = 4,186 J
• Đó là đương lượng cơ của nhiệt.
 Một tên gọi thích hợp hơn sẽ là sự tương đương giữa cơ năng và nội năng,
nhưng tên gọi lịch sử (đương lượng cơ của nhiệt) được dùng nhiều hơn.

20.2 NHIệT DUNG RIÊNG VÀ PHÉP ĐO NHIệT LƢợNG


Nhiệt dung
Nhiệt dung, C, của một mẫu cụ thể được định nghĩa là lượng năng lượng cần
thiết để làm tăng nhiệt độ của mẫu thêm 1°C.
Nếu năng lượng Q tạo ra sự thay đổi nhiệt độ là ∆T, thì QC ∆T.

240
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Nhiệt dung riêng


Nhiệt dung riêng, c, là nhiệt dung của mỗi khối lượngđơn vị.
Nếu trao đổi một lượng năng lượng Q để làm một mẫu của một chất có khối
lượng m và thay đổi nhiệt độ ∆T, thì nhiệt dung riêng là:
Q
c
m T
Nhiệt dung riêng về bản chất là số đo mức vô cảm về nhiệt của một vật chất đối
với sự gia tăng năng lượng.
 Nhiệt dung riêng của chất càng lớn, năng lượng phải thêm vào một khối
lượng đã cho để tạo nên một sự thay đổi nhiệt độ cụ thể càng lớn.
Phương trình thường được viết theo thuật ngữ Q: Q = mc ∆T
Vài giá trị nhiệt dung riêng

Sự thay đổi nội năng của một hệ có thể được xác định với mc Δt.
 Nếu chúng ta bỏ qua sựco giãn vì nhiệt bất kỳ của hệ thìΔEint = Q
Nội năng của hệ có thể được thay đổi bằng cách chuyển hóa năng lượng vào hệ
bởi quá trình bất kỳ.
 Điều này chỉ ra rằng nhiệt độ có liên quan đến năng lượng của các phân tử
của một hệ.
Sự thay đổi của nhiệt dung riêng theo nhiệt độ
Về mặt kỹ thuật, nhiệt dung riêng thay đổi theo nhiệt độ.
Phương trình hiệu chỉnh là
Tf
Q  m  c dT
Ti

241
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Tuy nhiên, nếu các khoảng biến đổi nhiệt độ không quá lớn, sự thay đổi này có
thể bỏ qua và c có thể được coi như một hằng số.
Ví dụ, đối với nước chỉ có khoảng biến đổi 1% giữa 0o và 100oC.
Những khoảng biến đổi này sẽ được bỏ qua, trừ khi có quy ước khác.
Nhiệt dung riêng của nƣớc
Nước có nhiệt dung riêng cao nhất so với vật liệu thông thường.
Đây là sự liên quan phần nào đến nhiều hiện tượng thời tiết:
• Vùng khí hậu ôn hòa gần các vùng chứa nước lớn
• Các hệ thống gió toàn cầu
• Gió ở đất liền và biển
Phép đo nhiệt lƣợng
Một kỹ thuật để đo nhiệt dung riêng cần để nung nóng vật liệu là nhúng nó vào
một mẫu nước rồi ghi lại nhiệt độ cuối cùng.
Phép đo này được gọi là phép đo nhiệt lượng.
 Một nhiệt lượng kế là dụng cụ mà trong đó có sự trao đổinăng lượng.
Hệ gồm mẫu vật và nước được đặt cách nhiệt.
Sự bảo toàn năng lượng đòi hỏi năng lượng đi khỏi mẫuvật bằng với năng lượng
đi vào nước.
• Biểu thức bảo toàn năng lượng:Qcold = Qhot
Qui ước dấu
Nếu nhiệt độ tăng:
• Q và ∆Tmang dấu dương
• Hệ thu nhiệt
Nếu giảm nhiệt độ:
• Q và ∆Tmang dấu âm
• Hệ tỏa nhiệt
Dấu âm trong phương trình bảo toàn năng lượng rất quan trọng để phù hợp với
qui ước dấu.
Ký hiệu w đại diện cho giá trị nhiệt lượng của nước và x đại diện cho giá trị nhiệt
lượng của mẫu có nhiệt dung riêng xác định.
Vì Q = mc∆T, phương trình nhiệt lượng có thể được thể hiện như sau
mw cw Tf  Tw   cx mx Tx  Tf 

• Phương trình này giúp xác định nhiệt dung riêng chưa biết.

242
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

• Về mặt kỹ thuật, cần xác định khối lượng của bình chứa, nhưng nếu
mw>>mbình chứa, nó có thể được bỏ qua.
Ví dụ về đo nhiệt lượng
Một thỏi kim loại nặng 0.050 0kg được nung
nóng đến 200.0°C và sau đỏ thả vào trong một nhiệt
lượng kế chứa 0.400 kg nước ở 20.0°C. Nhiệt độ
cân bằng của hệ là 22.4°C. Tìm nhiệt dung riêng của
kim loại.
Khái niệm hóa: Hình dung quá trình diễn ra
trong một hệ cách nhiệt (hình 20.2). Năng lượng rời
khỏi thỏi kim loại nóng và đi vào trong nước lạnh.
Thỏi kim loại bị lạnh đi và nước ấm lên. Khi cả hai
có cùng nhiệt độ thì sự trao đổi năng lượng dừng lại
Phân loại: Sử dụng phương trình đã được thiết
lập ở trên.
Kết quả là ta tìm được:
mw cw Tf  Tw 
cx 
mx Tx  Tf 
(0.400kg)(4186 J/kg  o C)(22.4 o C  20.0  C)

(0.0500kg)(200.0 C  22.4 C )
 453 J/kg   C

20.3 NHIệT CHUYểN PHA10


Sự thay đổi trạng thái của các chất xảy ra khi một chất thay đổi từ dạng này
sang dạng khác.
• Hai sự thay đổi pha phổ biến là:
- Rắn sang chất lỏng (nóng chảy)
- Lỏng sang khí (sôi)
Trong một quá trình thay đổi trạng thái, không có sự thay đổi về nhiệt độ của các chất.
Ví dụ, khi nước sôi việc tăng nội năng được đặc trưng bởi sự phá vỡ mối liên kết
giữa các phân tử, cung cấp thế năng cao hơn cho các phân tử của khí.
Nhiệt chuyển pha (latent heat)
Các chất khác nhau phản ứng khác nhau đối với năng lượng truyền vào hoặc lấy
đi trong quá trình chuyển pha do chúng có các sắp xếp phân tử bên trong khác nhau.

10
Còn được gọi là ẩn nhiệt

243
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Lượng năng lượng này cũng phụ thuộc vào khối lượng của vật. Vật chất ở pha
cao hơn thì ứng với nhiệt độ cao hơn. Ví dụ như nước là vật liệu ở pha cao hơn so với
hỗn hợp nước và nước đá.
Gọi khối lượng ban đầu của vật chất ở pha cao hơn được gọi là mi. Khối lượng vật
chất được tạo ra ở pha thấp hơn là mf. (Để rõ hơn, giả sử có một khối nước với khối
lượng ban đầu là mi, do tỏa nhiệt mà một lượng nước mf được chuyển thành nước đá.)
Nếu một lượng năng lượng Q là cần để chuyển pha của một mẫu thì L ≡ Q /Δm
• Δm = mf - mi là sự thay đổi khối lượng của vật chất ở pha cao
L được gọi là nhiệt chuyển của vật liệu.
• Giá trị của L phụ thuộc vào vật chất cũng như sự chuyển pha thực tế.
• Nếu toàn bộ lượng vật chất ở pha thấp trải qua một sựchuyển pha, thì sự thay
đổi khối lượng của vật chất ở pha cao bằng khối lượngban đầu của vật liệu ở
pha thấp
Nhiệt chuyển phakhi có sự thay đổi trạng thái từ rắn sanglỏng gọi là nhiệt nóng chảy.
Nhiệtchuyển pha khi có sự thay đổi trạng thái từ lỏng sang khí gọi là nhiệt hóa hơi.
Nếu năng lượng đi vào hệ:
• Sẽ dẫn đến sự nóng chảy hoặc hóa hơi
• Lượng vật chất ở pha cao sẽ tăng
• Δm và Qmang dấu dương
Nếunăng lượng được rút ra khỏi hệ:
• Sẽ dẫn đến kết tinh hoặc hóa lỏng (ngưng tụ)
• Lượng vật chất ở pha cao sẽ giảm
• Δm và Qmang dấu âm
Vài giá trị của nhiệt chuyển pha

244
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Đồ thị từ nước đá (băng) sang hơi nước

• Phần A: băng tăng nhiệt độ


Bắt đầu từ 1 gram băng ở -30ºC.
Trong giai đoạn A, nhiệt độ của nước đá thay đổi từ -30.0ºC đến 0ºC.
Sử dụng Q = miciΔT
• Trong trường hợp này, hệ thu năng lượng là 62,7 J.
• Phần B: băng tan
• PhầnC: nước tăng nhiệt độ
Giữa 0ºC và 100ºC, vật liệu là chất lỏng và không có thay đổi trạng thái diễn ra.
Hệ thu năng lượng làm tăng nhiệt độ.
Sử dụng Q = mwcwΔT
• Năng lượng thu vào: 419 J
• Tổng đến thời điểm này là 815 J
• PhầnD: nước sôi
Tại 100ºC, sự thay đổi trạng thái xảy ra (sôi).
Nhiệt độ không thay đổi.
Sử dụng Q = LvΔms = Lv mw
• Năng lượng cần: 2260 J
• Tổng là 3070 J
• Phần E: bay hơi
Sau khi toàn bộ nước được chuyển thành hơi nước, hơi nước sẽ nóng lên.
Không xảy ra thay đổi trạng thái.
Hệ thu năng lượng để tăng nhiệt độ.
245
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Sử dụng Q = mscsΔT
• Trong trường hợp này, năng lượng cần thêm là 40,2 J.
• Nhiệt độ tăng từ 100oC đến 120oC.
• Tổng là 3110 J.
Sự chậm đông (supercooling)
Nếu nước ở dạng lỏng được giữ đứng yên trong một bình rất sạch thì có thể giảm
nhiệt độ của nước xuống dưới 0o C mà không làm nó đóng băng.
Hiện tượng này gọi là sự chậm đông.
Sự đóng băng chỉ xảy ra khi nước cần một sự nhiễu loạn theo cách nào đó để các
phân tử tách nhau ra và tạo thành một cấu trúc băng rộng và mở để làm cho mật độ
băng thấp hơn mật độ của nước.
Nếu nước chậm động bị nhiễu loạn, nó sẽ đóng băng ngay lập tức. Hệ rơi về cấu
hình năng lượng thấp của các phân tử liên kết của cấu trúc băngvà năng lượng tỏa
ranâng nhiệt độ trở về 0oC.
Sự quá nhiệt(superheating)
Nước sạch có thể tăng nhiệt độ đến trên 100o C mà không sôi.
Hiện tượng này được gọi là sự quá nhiệt.
Sự hình thành bong bóng hơi trong nước đòi hỏi tâm hóa hơi.
 Tâm hóa hơi này có thể là một vết xước trên bình chứa hoặc một tạp chất
trong nước.
Khi bị nhiễu loạn, nước quá nhiệt có thể phát nổ.
 Bong bóng nước hình thành ngay lập tức, nước nóng được đẩy lên trên và
trào ra ngoài bình chứa.
20.4 CÔNG VÀ NHIệT TRONG CÁC QUÁ TRÌNH NHIệT ĐộNG
Các biến trạng thái(state variables) mô tả trạng thái của một hệ.
Bao gồm:
 Áp suất, nhiệt độ, thể tích, nội năng.
Trạng thái của một hệ cô lập chỉ được xác định khi hệ đang ở trạng thái cân bằng
nhiệt.
 Đối với chất khí trong bình chứa, mọi thành phần của chất khí phải ở cùng
nhiệt độ và áp suất.
Các biến quá trình(transfer variables) luôn là không trừ khi có một tiến trình
diễn ra mà trong tiến trình này có sự trao đổi năng lượng qua ranh giới của một hệ.
Các biến quá trình không liên quan với bất kỳ trạng tháo nào của hệ mà chỉ liên
quan đến sự thay đổi trạng thái của hệ.

246
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Nhiệt và công là các biến quá trình.


Biến quá trình có thể là dương hoặc âm tùy vào năng lượng đi vào hay đi ra khỏi hệ.
Công trong nhiệt động lực học
Công được thực hiện trên một hệ có thể biến dạng, ví dụ như chất khí
Khảo sát một xy lanh có piston.
Tác dụng lực để nén khí từ từ.
 Quá trình nén đủ chậm để hệ duy trì trạng thái
cân bằng nhiệt.
 Đây là trạng thái gần như là tĩnh.
Do piston được đẩy xuống bằng lực F và dịch
chuyển được một đoạn dr nên ta thực hiện một công là
 
dW  F  dr  Fˆj  dyˆj  Fdy  PA dy
Với A.dy= dVlà sự thay đổi thể tích khối khí. A là
diện tích của piston. Bỏ qua khối lượng của piston trong
phép tính này.
Công thực hiện lên chất khí:
dW = -P dV
Biện luận về dW
 Nếu khí bị nén, dV mang dấu âm và công mang dấu dương.
 Nếu khí bị giãn nở,dV mang dấu dương và công mang dấu âm.
 Nếu thể tích không đổi, công bằng 0.
Tổng công thực hiện khi nén khí:
Vf
W    P dV
V i

Giản đồ PV
Được sử dụng khi biết áp suất và thể tích tại mỗi
bước biến đổi của quá trình
Trạng thái của chất khí tại mỗi bước có thể được
vẽ trên giản đồ PV.
 Điều này cho phép hình dung quá trình biến
đổi của chất khí.
Đường cong gọi là đường đi (từ trạng thái đầu đến
trạng thái cuối).
Công thực hiện trên chất khí trong quá trình gần
tĩnh từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối trái dấu với
247
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

đảo của diện tích vùng bên dưới đường cong trên giản đồ PV, được tính từ trạng thái
đầu và cuối.
 Điều này vẫn đúng bất kể áp suất có biến đổi hay không.
 Công phụ thuộc vào dạng đường cong.
Công thực hiện bởi các đƣờng đi khác nhau

Mỗi quá trình có cùng trạng thái đầu và cuối.


Công thực hiện khác nhau trong mỗi quá trình.
Công phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
Ví dụ 1: Thể tích khí giảm từ Vi đến Vf trong khi áp suất Pi không đổi.Sau đó, áp
suất tăng từ Pi đến Pf bằng cách nung nóng khi thể tích Vfkhông đổi.
W = –Pi (Vf – Vi)
Ví dụ 2: Áp suất của khí tăng từPilênPfvới thể tích không đổi. Sau đó thể tích
giảm từVi về Vf .
W = –Pf (Vf – Vi)
Ví dụ 3:Áp suất và thể tích của khí biến đổi liên tục. Công thực hiện là một giá
trị nào đó giữa –Pf (Vf – Vi) và –Pi (Vf – Vi).
Để đánh giá chính xác lượng công thực sự, cần phải biết hàmP (V) (để tính tích
phân).
Sự trao đổi năng lƣợng
Sự trao đổi năng lượng, Q, vào hoặc ra của một hệ phụ thuộc vào quá trình biến
đổi.
Bể chứa năng lượng là một nguồn năng lượng được xem là đủ lớn để một sự trao
đổi năng lượng có giới hạn không làm thay đổi nhiệt độ của nó.
Piston được giữ cố định ở vị trí ban đầu nhờ một tác nhân bên ngoài.

248
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Bỏ qua ngoại lực tác dụng lên hệ.


Piston di chuyển lên và khí sinh ra một công trên piston.
Suốt quá trình giãn nở, chỉ cần năng lượng vừa đủ để chuyển hóa năng lượng
nhiệt từ bình chứa sang chất khí để duy trì nhiệt độ không đổi.

Sự chuyển hóa năng lƣợng, hệ cô lập


Xét chất khí trong một xy lanh có một màng như hình vẽ. Ban đầu, khí bị nhốt ở
bên dưới màng ngăn
Hệ hoàn toàn cách nhiệt.
Khi màng bị vỡ, chất khí nhanh chóng giãn nở lấp đầy khoảng trống cho đến khi
đạt được thể tích cuối cùng.
Lúc này, chất khí không sinh công vì nó không tác dụng lực.
Không có năng lượng được trao đổi dưới dạng nhiệt thông qua lớp vỏ cách nhiệt
Tóm lại:
 Năng lượng chuyển hóa bởi nhiệt, sinh công, phụ thuộc vào trạng thái đầu,
cuối và trung gian của hệ.

249
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Cả công và nhiệt đều phụ thuộc quá trình biến đổi.


 Không thể xác định một cách đơn lẻ từ các điểm kết thúc của quá trình nhiệt
động lực học.

20.5 NGUYÊN LÝ THứ NHấT CủA NHIệT ĐộNG LựC HọC


Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học là trường hợp đặc biệt của định luật
bảo toàn năng lượng.
 Đó là trường hợp đặc biệt khi chỉ có sự biến đổi nội năng và chỉ có sự trao đổi
năng lượng bởi nhiệt và công.
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
Eint = Q + W
 Tất cả các đại lượng phải có cùng đơn vị của năng lượng.
Một hệ quả của nguyên lý này là sự tồn tại đại lượng được biết đến như là nội
năng – được xác định bởi trạng thái của hệ.
 Nội năng là một biến trạng thái.
Hệ cô lập là hệ không tương tác với môi trường xung quanh.
 Không có sự trao đổi năng lượng bằng nhiệt.
 Công thực hiện trên hệ bằng 0.
Q = W = 0, nên ∆Eint = 0
Nội năng của hệ cô lập không đổi.
Các chu trình
Chu trình là một tiến trình bắt đầu và kết thúc ở cùng một trạng thái.
 Chu trình này không bị cô lập.
 Trên giản đồ PV, chu trình được biểu diễn như một đường
cong khép kín.
Độ biến thiên nội năng bằng 0 vì nó là một biến trạng thái
Nếu ∆Eint = 0, Q = -W
Trong một chu trình, công thực hiện trên hệ trong mỗi chu trình
bằng vùng giới hạn bởi các đường cong biểu diễn chu trình trên giản
đồ PV.

250
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

20.6 MộT VÀI ứNG DụNG CủA NGUYÊN LÝ THứ NHấT NHIệT ĐộNG
LựC HọC
20.6.1 QUÁ TRÌNH ĐOạN NHIệT
Quá trình đoạn nhiệt là quá trình trong đó không có năng lượng vào hoặc ra khỏi
hệ dưới dạng nhiệt.
 Q=0
 Điều này có được do:
- Các thành cách nhiệt của bình.
- Các quá trình được thực hiện nhanh nên không có sự trao đổi nhiệt.
Vì Q = 0, ∆Eint = W
Nếu khí bị nén đoạn nhiệt, W mang dấu dương, ∆Eint mang dấu dương và nhiệt
độ tăng.
Nếu khí giãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ khí giảm.
Một số ví dụ điển hình về quá trình đoạn nhiệt trong kỹ thuật:
 Sự giãn nở của khí nóng trong động cơ đốt trong.
 Khí ga hóa lỏng trong hệ thống làm mát.
 Nén đột ngột trong động cơ diesel.
20.6.2 Sự giãn nở tự do đoạn nhiệt
Đây là quá trình đoạn nhiệt vì nó diễn ra trong bình cách nhiệt.
Vì chất khí giãn nở vào khoảng trống, nó không tác dụng lực lên piston và W = 0.
Vì Q = 0 và W = 0, ∆Eint = 0 và trạng thái đầu và cuối như nhau.
 Không có sự thay đổi về nhiệt độ.
20.6.3 Quá trình đẳng áp
Quá trình đẳng áp là quá trình xảy ra khi áp suất không đổi.
 Có thể thực hiện bằng cách cho piston di chuyển tự do, vì vậy hệ luôn ở trạng
thái cân bằng giữa lực tổng hợp từ khí đẩy lên và trọng lượng của piston cộng
với lực do áp suất của không khí đẩy xuống.
Giá trị nhiệt và công nói chung đều khác 0.
Công là W = -P (Vf – Vi) với P là áp suất không đổi.
20.6.4 Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình xảy ra khi thể tích không đổi.
 Thực hiện bằng cách kẹp piston ở vị trí cố định.
Vì thể tích không đổi, W = 0.
Từ định luật 1, ∆Eint = Q
251
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Nếu năng lượng được truyền bởi nhiệt vào một hệ có thể tích không đổi, toàn bộ
năng lượng sẽ truyền vào cho hệ và nội năng của hệ tăng lên.
20.6.5 Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình trong đó nhiệt độ không đổi.
 Thực hiện bằng cách đặt các xylanh tiếp xúc
với nguồn nhiệt có nhiệt độ không đổi.
Vì nhiệt độ không đổi, ∆Eint = 0.
Nên, Q = W
Năng lượng bất kỳ đi vào hệ dưới dạng nhiệt phải
ra khỏi hệ dưới dạng công.
Bên phải là giản đồ PV của quá trình giãn nở đẳng
nhiệt.
Đường cong có dạng hypebol.
Phương trình:
pV = n R T = hằng số.
Đường cong gọi là đường đẳng nhiệt
20.6.6 Quá trình giãn nở đẳng nhiệt, chi tiết
Vì đối tượng là chất khí lý tưởng và quá trình gần tĩnh, định luật khí lý tưởng phù
hợp cho mỗi điểm trên đường đi.
Vf Vf nRT Vf dV
W    P dV    dV  nRT 
Vi Vi V Vi V

V 
W  nRT ln  i 
 Vf 
Công bằng nghịch đảo vùng bên dưới của giản đồ PV.
Vì khí giãn nở, Vf>Vi và giá trị của công thực hiện trên chất là khí là số âm.
Nếu khí bị nén Vf<Vi và giá trị của công thực hiện trên chất là khí là số dương.
Tóm tắt về các quá trình đặc biệt
Đoạn nhiệt
 Không có trao đổi nhiệt
 Q = 0 và Eint = W
Đẳng áp
 Áp suất không đổi
 W = p (Vf – Vi) và Eint = Q + W

252
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Đẳng nhiệt
 Nhiệt độ không đổi
 Eint = 0 và Q = W

20.7 CƠ CHế TRUYềN NĂNG LƢợNG TRONG QUÁ TRÌNH NHIệT


Ta muốn biết tốc độ truyền năng lượng.
Có nhiều cơ chế liên quan đến sự chuyển hóa:
 Dẫn nhiệt
 Đối lưu
 Bức xạ
20.7.1 Sự dẫn nhiệt
Việc truyền năng lượng có thể được xem xét trên quy mô nguyên tử.
• Đây là một sự trao đổi động năng giữa các hạt cực nhỏ khi chúng va chạm với
nhau.
- Các vi hạtcó thể là các nguyên tử, phân tử hay electron tự do.
• Hạt có năng lượng thấpnhận năng lượng trong quá trình va chạm với các hạt
có năng lượng cao hơn.
Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào các đặc tính của vật chất.
Nhìn chung, kim loại là chất dẫn nhiệt tốt.
• Kim loại chứa nhiều electron chuyển động tự do bên trong chúng.
• Chúng có thể truyền năng lượng từ electron này sang electron khác.
Chất có độ dẫn kém bao gồm amiăng, giấy, và chất khí.
Sự dẫn nhiệt chỉ xảy ra khi có sự khác biệt về nhiệt độ giữa phần tiếp xúc của hai
môi trường dẫn.
Tấm đồng chất ở hình bên dưới cho phép chuyển
hóa năng lượng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt
độ thấp hơn.
Tốc độ truyền nhiệt cho bởi:
Q dT
P   kA
t dx
A là diện tích mặt cắt ngang (tiết diện ngang).
dT là sự khác biệt nhiệt độ.
dx là độ dày của tấm, hoặc chiều dài của một
thanh
253
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Pcó đơn vị Watt khi Qcó đơn vị Joule và tcó đơn vị là giây.
k là độ dẫn nhiệt của vật liệu. Dây dẫn tốt có giá trị k cao và dây cách điện tốt có
giá trị k thấp.
Một vài giá trị độ dẫn nhiệtđược cho trong bảng
20.3
Gradient nhiệt độ
Tỉ số | dT / dx | được gọi là gradient nhiệt độ của vật
liệu. Đây đại lượng đặc trưng cho hướng thay đổi nhiệt
độ từ nơi này đến nơi khác.
Đối với một thanh đồng chất, gradient nhiệt độ có
thể được tính như sau:
dT Th  Tc

dx L
Sử dụng gradient nhiệt độ cho thanh, tốc độ truyền
nhiệt trở thành:
 T  Tc 
P  kA  h 
 L 
Thanh hợp chất
Đối với một thanh hợp chất có chứa một số vật liệu
của độ dày khác nhau (L1, L2,...) và độ dẫn nhiệt khác
nhau (k1, k2,...) thì tốc độ truyền năng lượng phụ thuộc
vào vật liệu và nhiệt độ ở mặt ngoài:
A Th  Tc 
P
 L
i
i ki 

Ngôi nhà cách nhiệt


Chất cách điện được đánh giá bởi giá trị R.
• R = L / k và tốc độtrở thành
A Th  Tc 
P
R
i
i

• Trường hợp có nhiều lớp, giá trị R tổng cộng là tổng các giá trị R của mỗi lớp.
Gió làm tăng sự mất năng lượngtrong nhà.

254
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Một vài giá trị của R

20.7.2 Sự đối lƣu


Là sự chuyển hóa năng lượng do sự chuyển động của một chất.
Đây là dạng chuyển hóađơn giản:
• Sự dịch chuyển do khác biệt về mật độ được gọi
là sự đối lưu tự nhiên.
• Sự dịch chuyểndođẩyhoặc bơm được gọi là sự đối
lưu cưỡng bức.
VÍ DỤ VỀ SỰ ĐỐI LƯU
Không khí trên lò sưởi được làm ấm và giãn nở.
Mật độ của không khí giảm rồilại tăng lên.
Một dòng không khí liên tục được thiết lập.
20.7.3 Sự bức xạ nhiệt
Sự bức xạ nhiệt không cần tiếp xúc vật lý.
Tất cả các đối tượng phát ra năng lượng liên tục dưới dạng sóng điện từ do dao
động nhiệt của các phân tử bên trong chúng.
Công suất bức xạ được cho bởi định luật Stefan.
Định luật Stefan
P= σAeT4
 P đơn vị là Watts.
 σ = 5.6696 x 10-8 W/m2. K4
 A là diện tích bề mặt của đối tượng.
255
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 e là hằng số đặc trưng cho độ phát xạ.


- e thay đổi từ 0 đến 1
- Độ phát xạ bằng độ hấp thụ.
 T là nhiệt độ, đơn vị Kelvins.
Chất hấp thụ lý tƣởng
Chất hấp thụ lý tưởng là đối tượng hấp thụ tất cả năng lượng đi vào nó.
 e=1
Dạng vật thể này được gọi là vật đen(vật đen tuyệt đối).
Một vật hấp thụ lý tưởng cũng là một vật bức xạ lý tưởng.
Cùng với môi trường xung quanh, công suất bức xạ mà các đối tượng ở nhiệt độ
T với môi trường chung quanh (nhiệt độ T0) là
 Pnet = σAe (T4 –T04)
 Khi một đối tượng ở trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh sẽ tỏa và
hấp thụ bức xạ ở mức tương tự nhau.
 Nhiệt độ của chúng không thay đổi.
Phích cách nhiệt
Phích cách nhiệt là bình chứa được thiết kế để giảm thiểu tổn thất năng lượng do
sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
 Phát minh của Sir James Dewar (1842 – 1923)
Nó được sử dụng để lưu trữ các chất lỏng hoặc nóng hoặc lạnh trong thời gian
dài.
 Bình cách nhiệt là một vật gia dụng phổ biến của
phích cách nhiệt.
Các không gian giữa các lớp là chân không để giảm
thiểu sự truyền năng lượng bằng cách dẫn nhiệt và đối lưu.
Bề mặt tráng bạc giảm thiểu sự chuyển hóa năng lượng
của bức xạ.
 Bạc là chất phản xạ nhiệt tốt.
Kích thước cổ chai được làm giảm để hạn chế sự thất
thoát năng lượng.

256
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 21
THUYẾT ĐỘNG HỌC CHẤT KHÍ

21.1 MÔ HÌNH PHÂN Tử CủA KHÍ LÝ TƢởNG


Một số giả thiết đơn giản hóa về tính chất của các phân tử trong chất khí và hệ do
chúng tạo thành:
 Chất khí bao gồm một số rất lớn các phân tử. Mỗi phân tử có khối lượng và
kích thước có thể bỏ qua so với khoảng cách trung bình giữa các phân tử.
 Chuyển động của các phân tử cá thể được mô tả bằng cơ học Newton.
 Phân tử chuyển động tự do trừ khi nó va chạm với phân tử khác hay với thành
bình chứa nó. Tất cả va chạm xem là đàn hồi.
 Các phân tử của khí chuyển động một cách hỗn loạn, ngẫu nhiên và chất khí ở
trạng thái cân bằng. Có thể áp dụng các phương pháp của lý thuyết xác suất
để khảo hệ.
Áp suất và động năng

Mối liên hệ giữa áp suất khí và động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử
khí:
𝐹 1 𝑁
𝑃= = 𝑚0 𝑣 2
𝐴 3 𝑉
Hay
2 1
𝑃𝑉 = 𝑁 𝑚0 𝑣 2
3 2
Công thức này chỉ ra rằng áp suất tỉ lệ với:
 Số phân tử trong một đơn vị thể tích (N/V)

257
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử


Phương trình này liên hệ đại lượng vĩ mô (áp suất) với đại lượng vi mô (giá trị
trung bình của bình phương tốc độ của phân tử).
Một cách làm tăn áp suất là tăng số phân tử trong một đơn vị thể tích.
Cũng có thể tăng áp suất bằng cách tăng tốc độ (động năng) của các phân tử: tăng
nhiệt độ của khí.
Diễn giải nhiệt độ theo góc độ phân tử
Ta có thể so sánh áp suất tìm được từ động năng và áp suất trong phương trình
trạng thái của khí lý tưởng.
2  1 ___2 
PV  N  m v   NkBT
3 2 
Như vậy, nhiệt độ là một số đo trực tiếp của động năng tịnh tiến trung bình của
phân tử.
2 1
𝑇= 𝑚0 𝑣 2
3𝑘𝐵 2
3 1
Hay 𝑘𝐵 𝑇 = 𝑚0 𝑣 2
2 2
Có thể suy ra động năng tịnh tiến cho một chiều không gian là
1 ___2 1
m v x  kBT
2 2
Tổng động năng tịnh tiến của N phân tử:
1 3 3
𝐾𝑡𝑜𝑡𝑡𝑟𝑎𝑛𝑠 = 𝑁 𝑚0 𝑣 2 = 𝑁𝑘𝐵 𝑇 = 𝑛𝑅𝑇
2 2 2
𝑅 𝑁
Với 𝑘𝐵 = là hằng số Boltzmann và 𝑛 = là số mol chất khí.
𝑁𝐴 𝑁𝐴

Tốc độ căn quân phƣơng (Root-Mean-Square speed - rms):

3𝑘𝐵 𝑇 3𝑅𝑇
𝑣𝑟𝑚𝑠 = 𝑣2 = =
𝑚0 𝑀

Với 𝑀 = 𝑚0 𝑁𝐴 là khối lượng của chất khí và 𝑚0 là khối lượng của một mol chất khí.

258
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Định lý về sự phân bố đều năng lƣợng


Mỗi bậc tự do tịnh tiến đóng góp một năng lượng là ½ kBT.
 Nói chung, một bậc tự do có liên quan đến một cách sở hữu năng lượng độc
lập của một phân tử.
Mỗi bậc tự do đóng góp ½kBTcho năng lượng của hệ, trong đó các bậc tự do có thể
liên quan đến chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay và dao động của các phân tử.

21.2 NHIệT DUNG RIÊNG PHÂN Tử CủA KHÍ LÝ TƢởNG


Khi cung cấp nhiệt được cho hệ trong một quá trình, độ biến thiên nhiệt độ:
∆𝑇 = 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
Một vài quá trình có thể làm thay đổi nhiệt độ của
một khí lý tưởng (hình bên).
DoTlà như nhau đổi với mỗi quá trình,
Eintcũng như nhau.
Công thực hiện trên chất khí là khác nhau đối với
mỗi đường đi.
Nhiệt lượng tương ứng với một biến thiên nhiệt
độ nhất định là không giống nhau.
Ta định nghĩa các nhiệt dung riêng đối với hai quá trình thường xảy ra:
 Đẳng áp: áp suất của khí không đổi
 Đẳng tích: thể tích của khí không đổi
Sử dụng số mol, n, ta có thể định nghĩa nhiệt
dung riêng phân tử cho các quá trình này.
Đối với quá trình đẳng tích:𝑄 = 𝑛𝐶V ∆𝑇
Đối với quá trình đẳng áp: 𝑄 = 𝑛𝐶P ∆𝑇
Trong đó CV và Cp lần lượt là nhiệt dung riêng
phân tử đẳng tích và đẳng áp.
Q (đẳng áp) cần phải tính cả sự tăng nội năng và
sự truyền năng lượng ra khỏi hệ.
QconstantP>Qconstant Vđối với cùng giá trị cho trước
của n và T
CP >CV
Khí lí tƣởng đơn nguyên tử:
Khí lí tưởng đơn nguyên tử có các phân tử chỉ có
một nguyên tử.

259
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Khi cung cấp năng lượng cho khí đơn nguyên tử trong một bình chứa có thể tích
không đổi thì toàn bộ năng lượng được dùng để làm tăng động năng tịnh tiến của khí.
Không có cách nào khác để dự trữ năng lượng trong một khí như vậy.
Do đó, Eint = 3/2 nRT
 Eintlà một hàm chỉ phụ thuộc vào T
Nói chung, nội năng của khí lí tưởng là một hàm chỉ phụ thuộc vào T.
 Mối quan hệ chính xác phụ thuộc vào kiểu của khí.
Với quá trình đẳng tích, Q = Eint = nCVT
 Điều này áp dụng được cho mọi khí lí tưởng, không chỉ là khí đơn nguyên tử.
Giải phương trình, ta được CV= 3/2 R = 12.5 J/mol. K
 Đối với mọi khí đơn nguyên tử
 Giá trị này đúng với các kết quả thực nghiệm đối với khí đơn nguyên tử.
Với quá trình đẳng áp, Eint = Q + W and CP – CV = R
 Biểu thức này đúng với mọi khí lí tưởng
 Cp = 5/2 R = 20.8 J/mol. K (với khí đơn nguyên tử)
Tỉ số nhiệt dung riêng phân tử
Ta định nghĩa tỉ số nhiệt dung riêng phân tử
CP 5R / 2
   1.67
CV 3R / 2

Các giá trị lý thuyết của CV,CP, và là rất phù hợp với các khi đơn nguyên tử.
Tuy nhiên, chúng khác xa các giá trị đối với các phân tử phức tạp.
 Điều này là không ngạc nhiên vì các phân tích nói trên chỉ dùng cho các khí
đơn nguyên tử

260
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Nhiệt dung riêng phân tử của các chất khác


Nội năng của các khí phức tạp hơn phải bao gồm phần đóng góp của chuyển
động quay và dao động của các phân tử.
Trong trường hợp chất rắn và chất lỏng ở áp suất không đổi, công thực hiện là rất
nhỏ, vì sự giãn nở nhiệt là nhỏ, CPvàCVgần bằng nhau.

21.3 Sự PHÂN Bố ĐềU NĂNG LƢợNG


Với các phân tử phức tạp, phải tính đến các đóng góp khác vào nội năng.
Một năng lượng khả dĩ là chuyển động tịnh tiến của khối tâm.
Khối tâm có thể chuyển động tịnh tiến theo ba chiềux, y,vàz. Ứng với 3 bậc tự do
của chuyển động tịnh tiến.

Chuyển động quay quanh các trục khác nhau cũng góp thêm vào (nội năng).
 Ta có thể bỏ qua chuyển động quay quanh trục y vì nó khá nhỏ so với các trục
xvàz.
261
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Một cách lí tưởng, nếu có thể mô hình hóa hai nguyên tử như là ccs hạt thì Iy
(mô men quán tính đối với trục y)bằng không.
Chuyển động quay đóng góp 2 bậc tự do.
Phân tử cũng có thể dao động.
Trong dao động có động năng và thế năng.
Dao động của phân tử góp thêm 2 bậc tự do.
Ta chỉ tính đến các bậc tự do của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
 Eint= 5/2 n R Tvà CV = 5/2 R
 Từ đó cho taCP = 7/2 R
 Kết hợp lại, ta có γ = 1.40
 Kế quả này phù hợp tốt với dữ liệu thu được đối với các khí lưỡng nguyên tử.
 Xem bảng 21.2
Tuy nhiên, dao động của phân tử sẽ thêm 2 bậc tự do.
 Nên, Eint = 7/2 nRTvàCV = 7/2 R
 Điều này không phù hợp với kết quả thực nghiệm.
Nhiệt dung riêng phân tử là một hàm của nhiệt độ
Ở nhiệt độ thấp, khí lưỡng nguyên tử hoạt động giống như là khí đơn nguyên tử.
 CV = 3/2 R
Ở nhiệt độ phòng, giá trị này tăng lên thànhCV = 5/2 R.
 Điều này phù hợp với việc thêm năng lượng của chuyển động quay chứ
không thêm năng lượng dao động.
Ở nhiệt độ cao, giá trị của CVlà 7/2 R.
 Giá trị này bao gồm năng lượng dao động cũng như năng lượng của chuyển
động quay và chuyển động tịnh tiến.

262
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Các phân tử phức tạp:


Đối với các phân tử nhiều hơn 2 nguyên tử, các dao động là phức tạp hơn nhiều.
Số bậc tự do sẽ lớn hơn.
Phân tử có càng nhiều bậc do thì nó sẽ có nhiều “cách” hơn để dự trữ năng
lượng. Điều này làm tăng nhiệt dung riêng phân tử.
Sự lƣợng tử hóa năng lƣợng
Để giải thích các kết quả của nhiều giá trị nhiệt dung riêng phân tử, ta phải sử
dụng chút ít cơ học lượng tử.
 Cơ học cổ điển không thích hợp (để làm chuyện này)
Trong cơ học lượng tử, năng lượng tỉ lệ với
tần số của sóng dùng để mô tả hệ. Nhưng các tần
số sóng này bị lượng tử hóa.
Năng lượng của các nguyên tử và phân tử này
bị lượng tử hóa.
Sơ đồ mức năng lượng cho thấy các trạng thái
quay và dao động của một phân tử lưỡng nguyên
tử.
Trạng thái cho phép thấp nhất là trạng thái
cơ bản (nền).
Các trạng thái dao động cách nhau bởi các
khoảng năng lượng lớn hơn so với các trạng thái
quay.
Ở nhiệt độ thấp, năng lượng thu được từ các
va chạm nói chung là không đủ để làm cho phân tử
nâng lên đến trạng thái kích thích thứ nhất của cả
chuyển động quay lẫn dao động.
Mặc dù chuyển động quay và dao động vẫn được phép trong cơ học cổ điển
nhưng chúng không xuất hiện ở các nhiệt độ thấp.
Khi nhiệt độ tăng, năng lượng của các phân tử tăng lên.
Trong một số va chạm, các phân tử có đủ năng lượng để chuyển đến trạng thái
kích thích thứ nhất.
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, càng có nhiều phân tử ở các trạng thái kích thích.
Ở nhiệt độ phòng, năng lượng quay chiếm lĩnh hoàn toàn (nội năng).
Ở nhiệt độ khoảng 1000 K, phân tử đạt đến các mức năng lượng dao động.
Ở khoảng 10 000 K, năng lượng dao động chiếm toàn bộ nội năng.

263
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

21.4 QUÁ TRÌNH ĐOạN NHIệT CHO KHÍ LÝ TƢởNG


Nhiều quá trình quan trọng diễn ra nhanh đến nỗi phần nhiệt được thêm vào cho
hệ là không đáng kể: quá trình đoạn nhiệt. Nếu chất khí lý tưởng thực hiện mốt quá
trình đoạn nhiệt chuẩn tĩnh, khi đó chất khí đi qua một chuỗi các trạng thái cân bằng
được biểu diễn bằng đường cong trên giản đồ p-V. Ta xét một bước vô cùng nhỏ trong
quá trình đoạn nhiệt dQ = 0.
Áp dụng định luật thứ nhất cho quá trình đoạn nhiệt:
𝑑𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑛𝐶𝑉 𝑑𝑇 = −𝑃𝑑𝑉
Lấy vi phân phương trình trạng thái khí lý tưởng:
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇
ta có
𝑃𝑑𝑉 + 𝑉𝑑𝑃 = 𝑛𝑅𝑑𝑇
Khử dT và n từ 2 biểu thức trên, chúng ta được:
𝑅
𝑃𝑑𝑉 + 𝑉𝑑𝑃 = − 𝑃𝑑𝑉
𝐶𝑉
Thay R = CP – CV và chia PV:
𝑑𝑉 𝑑𝑃 𝐶𝑃 − 𝐶𝑉
+ =− 𝑑𝑉 = − 1 − 𝛾 𝑑𝑉
𝑉 𝑃 𝐶𝑉
Hay
𝑑𝑃 𝑑𝑉
+𝛾 =0
𝑃 𝑉
Đối với các biến đổi lớn của P và V, ta thực hiện lấy tích phân hai vế:
𝑙𝑛𝑃 + 𝛾𝑙𝑛𝑉 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
Tương dương với:
𝑃𝑉 𝛾 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
Hay
𝑇𝑉 𝛾 −1 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡

21.5 PHÂN Bố CủA TốC Độ PHÂN Tử (DISTRIBUTION OF


MOLECULAR SPEEDS)
Định luật phân bố Boltzmann
Chuyển động của các phân tử là rất hỗn loạn.
Một phân tử cụ thể va chạm với các phân tử khác với một tỉ lệ khá lớn: giá trị
tiêu biểu của tỉ lệ này là hàng tỉ lần trong một giây.
Ta thêm một số mật độ nV (E): gọi là hàm phân bố

264
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

 Nó được định nghĩa sao cho nV (E)dElà số các phân tử trong một đơn vị thể
tích với năng lượng trong khoảng E và E + dE.
 Định nghĩa này được sử dụng do số các phân tử là hữu hạn và số các giá trị
khả dĩ của năng lượng là vô hạn.
 Số phân tử có một giá trị năng lượng chính xác bằng E có thể là không.
Từ cơ học thống kê, hàm phân bố cho bởi nV (E) = noe –E /kBT.
Phương trình này được biết đến như là định luật phân bố Boltzmann.
Định luật này phát biểu rằng xác suất tìm thấy phân tử ở một trạng thái năng
lượng cho trước biến thiên theo hàm lũy thừa âm của tỉ số năng lượng và kBT.
Mọi phân tử sẽ rơi về trạng thái năng lượng thấp nhất nếu kích thích nhiệt ở nhiệt
độ T không đủ để đưa nó lên các mức năng lượng cao hơn.
Phân bố tốc độ của phân tử
Phân bố tốc độ của các phân tử khí ở trạng thái
cân bằng nhiệt thu được từ quan sát như trong hình
bên cạnh.
Tốc độ bình phương trung bình và căn bậc hai
của nó, tốc độ căn quân phương, đều có liên quan đến
các tính chất vĩ mô của các chất khí. Chúng ta xét các
giá trị trung bình vì thực nghiệm cho thấy có một sự
phân bố tốc độ đối với các phân tử khí.
Hàm phân bố tốc độ Maxwell-Boltzmann mô tả
sự phân bố của các phân tử trong chất khí:
𝑚0 3/2
2 /2𝑘 𝑇
𝑁𝑣 = 4𝜋𝑁 𝑣 2 𝑒 −𝑚 0 𝑣 𝐵
2𝜋𝑘𝐵 𝑇
 molà khối lượng của phân tử khí,kBlà hằng số Boltzmann và Tlà nhiệt độ tuyệt
đối.
Giá trị của tốc độ căn quân phương (root mean square speed vrms) đã xác định
theo khối lượng phân tử và nhiệt độ:

3𝑘𝐵 𝑇 𝑘𝐵 𝑇
𝑣𝑟𝑚𝑠 = 𝑣2 = = 1,73
𝑚0 𝑚0

Tốc độ trung bình (average speed vavg):

8𝑘𝐵 𝑇 𝑘𝐵 𝑇
𝑣𝑎𝑣𝑔 = = 1,60
𝜋𝑚0 𝑚0

Tốc độ có thể xảy ra nhất (most probable speed vmp):

265
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

2𝑘𝐵 𝑇 𝑘𝐵 𝑇
𝑣𝑚𝑝 = = 1,41
𝑚0 𝑚0

Tóm tắt về tốc độ


 Tốc độ căn quân phương:
3kBT kT
v rms  v 2   1.73 B
mo mo

 Tốc độ trung bình hơi nhỏ hơn tốc độ căn quân phương:
8kBT kT
v avg   1.60 B
 mo mo

 Tốc độ có xác suất lớn nhất, vmplà tốc độ mà tại đó đường cong phân bố đạt
cực đại.
2kBT kT
v mp   1.41 B
m m

266
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Chƣơng 22
ĐỘNG CƠ NHIỆT, ENTROPY, VÀ NGUYÊN LÝ THỨ HAI
CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Một động cơ Stirling vào đầu thế kỷ XIX. Không khí được nung nóng trong xi-
lanh ở dưới nhờ một nguồn bên ngoài. Khi đó, không khí sẽ giãn nở và đẩy pit-tông
làm cho nó chuyển đọng. Sau đó, không khí nguội đi và bắt đầu một chu trình mới.
Đây là một ví dụ về động cơ nhiệt mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong chương này. (©
SSPL/The Image Works).
Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học mà
ta đã nghiên cứu trong chương 20 là một phát
biểu về bảo toàn năng lượng và là một trường hợp
đặc biệt rút ra từ phương trình 8.2. Nguyên lý này
phát biểu rằng độ biến thiên nội năng trong một
hệ có thể xuất hiện như là kết quả của sự trao đổi
năng lượng bởi nhiệt, công hoặc cả hai. Tuy
nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học là rất quan
trọng, nhưng nó không phân biệt được các quá
trình diễn ra một cách tự nhiên và các quá trình
không diễn ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ
có một số dạng chuyển hóa năng lượng và quá
trình chuyển hóa năng lượng nhất định là có thể
diễn ra trong tự nhiên. Nguyên lý thứ hai nhiệt
động lực học, chủ đề chính của chương này sẽ chỉ
rõ các quá trình như thế nào thì mới diễn ra được.
Dưới đây là một số ví dụ về các quá trình không
vi phạm nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
nếu chúng diễn ra theo chiều nào cũng được
nhưng trong thực tiễn thì chúng chỉ diễn ra theo một chiều:
• Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau được đặt tiếp xúc nhiệt với nhau thì tổng
năng lượng truyền đi bao giờ cùng từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
• Một quả bóng cao su rơi xuống đất sẽ bật lên một vài lần rồi cuối cùng sẽ đứng
yên. Nhưng một quả bóng đang nằm trên mặt đất không bao giờ thu được nội năng từ
mặt đất và tự nảy lên được.
• Một con lắc đang dao động sẽ dần dần trở về trạng thái nghỉ do có va chạm với
các phân tử không khí và ma sát ở điểm treo. Cơ năng của hệ được chuyển hóa thành
nội năng trong không khí, con lắc và điểm treo. Sự chuyển hóa năng lượng ngược lại
không bao giờ diễn ra.
Tất cả các quá trình nói trên là không thuận nghịch, tức là chúng là các quá trình
chỉ diễn ra trong tự nhiên theo một chiều. Ta không quan sát được quá trình không

267
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

thuận nghịch nào lại diễn ra theo chiều ngược lại. Nếu có như thế thì sẽ vi phạm
nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học.
Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học chỉ ra quá trình nào là có thể hoặc
không thể xảy ra.
Theo nguyên lý một NĐLH, một số quá trình có thể xảy ra theo hai chiều.
Tuy nhiên, khi quan sát thì chúng chỉ xảy ra theo một chiều.
Tính định hướng này bị chi phối bởi nguyên lý thứ hai.
Các dạng dưới đây là các quá trình bất thuận nghịch:
 Một quá trình bất thuận nghịch là một quá trình chỉ xảy ra trong tự nhiên theo
một chiều.
 Không có quá trình bất thuận nghịch nào lại có thể quay ngược lại.
Một ứng dụng quan trọng là hiệu suất có hạn của các máy nhiệt.

22.1 ĐộNG CƠ NHIệT VÀ ĐịNH LUậT THứ HAI CủA NHIệT ĐộNG LựC
HọC
Động cơ nhiệt hoạt động một cách tuần hoàn, liên tục chuyển hóa nhiệt thành
công.Động cơ nhiệt hoạt động theo một chu trình.
Tác nhân nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ nguồn nhiệt có nhiệt độ cao (Qh).
Công thực hiện bởi động cơ (Weng).
Năng lượng được thải ra dưới dạng nhiệt cho nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp
(nguồn lạnh) (Qc).
Do đây là một chu trình nên ΔEint = 0
 Nội năng ở trạng thái cuối và trạng thái đầu
như nhau.
Do đó: Weng= Qnet = |Qh| - |Qc|
Công thực hiện bởi động cơ bằng năng lượng
truyền cho nó.
Hiệu suất của động cơ nhiệt:
𝑊𝑒𝑛𝑔 𝑄𝑕 − 𝑄𝑐 𝑄𝑐
𝑒= = =1−
𝑄𝑕 𝑄𝑕 𝑄𝑕
Ta có thể nghĩ về hiệu suất như là tỉ số giữa
cái mà ta nhận được với cái mà ta cho đi.
Trong thực tế, mọi động cơ nhiệt chỉ sản sinh
một phần năng lượng nhận được dưới dạng công cơ
học.

268
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Do đó, hiệu suất của chúng luôn nhỏ hơn 100%.


 Để có e = 100%, QCphải bằng 0
Phát biểu nguyên lý hai theo Kelvin-Planck
Không thể chế tạo được một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình mà không
tạo ra tác dụng khác nào ngoài việc nhận năng lượng từ bên ngoài và sinh ra một
lượng công bằng như thế.
Wengkhông bao giờ bằng |Qh|
Tức là Qckhông thể bằng 0
Một lượng năng lượng |Qc| nào đó phải được thải
ra môi trường.
Nghĩa là ekhông thể bằng 100%
Động cơ nhiệt lý tƣởng (hoàn hảo)
Không tỏa nhiệt cho nguồn lạnh (hình bên cạnh).
Nó nhận một lượng năng lượng và sinh công đúng
bằng lượng ấy.
e = 100%
Không thể thế tạo một động cơ như vậy.

22.2 MÁY BƠM NHIệT VÀ MÁY LÀM LạNH


Các động cơ nhiệt có thể chạy theo hướng ngược lại.
 Đây không phải là hướng truyền năng lượng một cách tự nhiên.
 Ta phải đưa vào thiết bị một năng lượng để làm
chuyện này
 Các thiết bị làm được như vậy được gọi là máy
bơm nhiệt hay là máy lạnh
Ví dụ
 Một cái tủ lạnh là một dạng thường gặp của
máy bơm nhiệt.
 Một máy điều hòa nhiệt độ là một ví dụ khác
của máy bơm nhiệt.
Năng lượng được lấy từ nguồn lạnh,|QC|
Năng lượng truyền cho nguồn nóng |Qh|,
Công phải được thực hiện lên động cơ, W(công do bên ngoài thực hiện)

269
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Phát biểu nguyên lý hai theo Clausius


Không thể chế tạo được một máy hoạt động theo chu
trình mà tác động duy nhất của nó là truyền nhiệt một
cách liên tục từ một vật sang một vật khác có nhiệt độ cao
hơn mà không nhận năng lượng dưới dạng công.
Hay là – năng lượng không tự động truyền dưới dạng
nhiệt từ một vật lạnh sang một vật nóng.
Máy làm lạnh lý tƣởng
Nhận năng lượng từ nguồn lạnh
Truyền lượng năng lượng đó hoàn toàn cho nguồn
nóng
Không cần nhận công
Đây là một máy bơm nhiệt không khả thi.
Hệ số thực hiện
Hiệu quả của một máy bơm nhiệt được mô tả bởi một số gọi là hệ số thực
hiện(coefficient of performance – COP).
Tương tự như hiệu suất nhiệt của động cơ nhiệt
 Nó là tỉ số giữa cái mà ta nhận được (năng lượng truyền cho hoặc nhận từ
nguồn nhiệt) và cái mà ta cho đi (công nhận vào).
Ở chế độ làm lạnh, ta “nhận” năng lượng từ nguồn lạnh.
energy transferred at low temp Qc
COP  
work done on the pump W
Một máy lạnh tốt cần phải có COP cao.
Giá trị tiêu biểu thường là 5 hoặc 6.
Ở chế độ làm nóng, COP là tỉ số giữa nhiệt lượng truyền vào với công cần thiết.
energy transferred at high temp Qh
COP = 
work done by heat pump W
Qhlớn hơn W
 Nói chung, giá trị của COP khoảng là 4 (Với nhiệt độ bên ngoài khoảng 25°F)
Việc lấy năng lượng từ không khí của các máy bơm nhiệt là phù hợp cho việc
điều hòa khí hậu.

270
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

22.3 QUÁ TRÌNH THUậN NGHịCH VÀ KHÔNG THUậN NGHịCH


(REVERSIBLE AND IRREVERSIBLE PROCESSES)
Một quá trình thuận nghịch là quá trình mà mọi điểm trên đường đi đều là trạng
thái cân bằng.
 Và hệ có thể trở về trạng thái ban đầu khi đi theo cùng một đường đi.
Một quá trình không thuận nghịch không thỏa các yêu cầu này.
 Mọi quá trình trong tự nhiên được biết là không thuận nghịch.
 Các quá trình thuận nghịch là một sự lý tưởng hóa, nhưng một số quá trình
thực lại là sự gần đúng tốt.
Một quá trình thực diễn ra rất chậm là một xấp xỉ
tốt của quá trình thuận nghịch.
 Hệ luôn ở rất gần một trạng thái cân bằng.
Một đặc tính tổng quát của quá trình thuận nghịch
là không xuất hiện một tác dụng hao phí nào (các dòng
xoáy của chất khí hoặc ma sát) để chuyển cơ năng thành
nội năng.
Ví dụ về một quá trình gần như là thuận nghịch:
 Khí được nén đẳng nhiệt.
 Khí được tiếp xúc với nguồn nhiệt.
 Chỉ truyền đủ năng lượng để giữ cho nhiệt độ
không đổi.

22.4 ĐộNG CƠ CARNOT


Đây là một động cơ lý thuyết được thiết kế bởi Sadi Carnot
Động cơ nhiệt hoạt động theo một chu trình lý tưởng, thuận nghịch (chu trình
Carnot) giữa hai nguồn nhiệt. Động cơ này có hiệu suất cao nhất có thể đạt được
 Động cơ này thiết lập giới hạn trên của các hiệu suất của tất cả các động cơ
khác.
Định lý Carnot
Không có động cơ nhiệt nào hoạt động giữa hai nguồn nhiệt có thể đạt hiệu suất
cao hơn động cơ Carnot hoạt động cũng giữa hai nguồn nhiệt đó.
 Tất cả các động cơ thực có hiệu suất thấp hơn động cơ Carnot do chúng đề
không hoạt động theo chu trình thuận nghịch.
 Hiệu suất của động cơ thực còn bị giảm nhiều do ma sát, do mất mát năng
lượng qua dẫn nhiệt….

271
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chu trình Carnot

Chu trình Carnot, gồm 4 quá trình:


A→B là sự giãn nở đẳng nhiệt
 Khí được tiếp xúc với nguồn nóng, Th.
 Khí nhận nhiệt |Qh|.
 Khí thực hiện côngWABkhi nâng piston lên.
B→C là quá trình giãn nở đoạn nhiệt:
 Đáy của xi-lanh được thay bằng một tấm cách nhiệt.
 Không có năng lượng đi vào hoặc ra khỏi hệ dưới dạng nhiệt.
 Nhiệt độ giảm từ Thxuống Tc.
 Khí thực hiện côngWBC.

272
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

C→D là quá trình nén đẳng nhiệt


 Khí được đặt tiếp xúc nhiệt với nguồn lạnh.
 Khí thải ra một năng lượng là |Qc|.
 Công WCDđược thực hiện lên khí.
D→A là quá trình nén đoạn nhiệt
 Đáy xi-lanh được thay bằng một tấm cách
nhiệt.
 Không có trao đổi nhiệt với môi trường xung
quanh.
 Nhiệt độ của khí tăng từ TclênTh.
 Công thực hiện lên khí làWDA.
Công Weng thực hiện bởi động cơ được chỉ ra trong hình là diện tích giới hạn bởi
chu trình.
Công này bằng |Qh| – |Qc|.
Eint = 0 cho toàn chu trình.
Hiệu suất của động cơ Carnot
Carnot đã chỉ ra rằng hiệu suất của động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ của các
nguồn nhiệt.
Weng Qc Tc
e  1  1
Qh Qh Th
Các nhiệt độ phải tính theo Kelvin.
Mọi động cơ Carnot cùng hoạt động giữa hai nhiệt độ sẽ có cùng hiệu suất.
Lưu ý về hiệu suất Carnot
Hiệu suất bằng 0 nếuTh = Tc
Hiệu suất chỉ bằng 100% khi Tc = 0 K
 Không thể có nguồn nhiệt như vậy
 Hiệu suất luôn nhỏ hơn 100%
Hiệu suất tăng khi giảmTcvà tăng Th.
Trong hầu hết các trường hợp thực tiễn, Tcgần với nhiệt độ phòng(300 K)
 Như vậy, một cách tổng quát thì nếu tăngThthì hiệu suất sẽ tăng.
Chu trình Carnot ngƣợc
Theo lý thuyết, một động cơ làm việc theo chu trình Carnot có thể chạy theo
chiều ngược lại.

273
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Nó sẽ tạo ra một máy bơm nhiệt với hiệu suất cao nhất có thể.
Điều này sẽ xác định được giá trị lớn nhất có thể của COP đối với một tổ hợp cho
trước của cá nguồn nóng và nguồn lạnh.
COP của các máy bơm nhiệt Carnot
+ Chế độ sưởi ấm:
Qh Th
COPC  
W Th  Tc
+ Chế độ làm lạnh:
Qc Tc
COPC  
W Th  Tc
Trên thực tế, giá trị của COP là nhỏ hơn 10.

22.5 ĐộNG CƠ XĂNG VÀ ĐộNG CƠ DIESEL


Trong động cơ xăng diễn ra 6 quá trình trong một
chu trình.
Đối với mỗi chu trình, pit-tông chuyển động lên
xuống hai lần.
Hình dưới biểu diễn một chu trình 4 thì.
Có thể xem các quá trình trong chu trình gần đúng
với chu trình Otto như bên cạnh.

274
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

22.5.1 Thì hút


Trong quá trình này, pit-tông chuyển động xuống dưới.
Hỗn hợp xăng và không khí được hút vào xi-lanh.
Năng lượng đi vào hệ bởi sự truyền vật chất dưới dạng thế năng của nhiên liệu.
Thể tích tăng từ V2đếnV1.
Quá trình hút ứng với O → Atrong đồ thị PV của chu trình Otto.
22.5.2 Thì ép
Pit-tông chuyển động lên trên.
Hỗn hợp không khí và nhiên liệu bị nén đoạn nhiệt.
Thể tích của hỗn hợp biến thiên từ V1đến V2.
Nhiệt độ của hệ tăng lên.
Công thực hiện lên khí là dương và bằng về độ lớn nhưng trái dấu với phần diện
tích bên dưới đường cong.
Thì này ứng với đoạn A → B trong chu trình Otto.
22.5.3 Bu-gi đánh lửa
Sự đốt cháy xảy ra khi bu-gi (nến lửa) đánh lửa.
Đây không phải là một thì của động cơ.
Sự đốt cháy xảy ra rất nhanh khi pit-tông đang ở vị trí cao nhất của nó.
Sự đốt cháy ứng với sự trao đổi năng lượng từ thế năng sang nội năng.
Nhiệt độ tăng từ TB đến TCnhưng thể tích vẫn gần như cũ.
Ứng với đoạn B → Ctrong chu trình Otto.
22.5.4 Thì sinh công
Trong thì sinh công, khí giãn nở đoạn nhiệt.
Thể tích biến đổi từ V2vềV1
Nhiệt độ giảm từ TcđếnTD.
Khí sinh công.Công này bằng diện tích bên dưới đường cong.
Ứng với đoạn C → Dtrong chu trình Otto.
22.5.5 Mở van
Đây là quá trình D → Atrong đồ thị PV của chu trình Otto.
Van xả mở ra khi pit-tông đến vị trí thấp nhất.
Áp suất giảm đột ngột.
Thể tích gần như không đổi.

275
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Không có sự sinh công


Năng lượng thoát ra từ bên trong xi-lanh.
 Năng lượng vẫn còn thoát ra trong quá trình tiếp theo.
22.5.6 Thì xả
Trong thì này, pit-tông chuyển động lên trên trong khi van xả vẫn mở.
Các khí còn dư được thải ra khí quyển
Thể tích giảm từ V1vềV2.
Ứng với đoạn A → Otrên đồ thị PV của chu trình Otto.
Chu trình được lặp lại.
22.5.7 Hiệu suất của chu trình Otto
Nếu hỗn hợp không khí – nhiên liệu được xem là khí lý tưởng thì hiệu suất của
chu trình Otto là
1
e  1
V1 V2 
 1

Trong đó  là tỉ số của các nhiệt dung riêng phân tử, V1/V2 được gọi là tỉ số nén.
Các giá trị tiêu biểu:
 Tỉ số nén: 8
  = 1.4
 e = 56%
Các hiệu suất của động cơ thật là từ 15% đến 20%
 Chủ yếu là do ma sát, trao đổi năng lượng do truyền nhiệt và đốt cháy không
hoàn toàn hỗn hợp không khí – nhiên liệu
22.5.8 Động cơ Diesel
Hoạt động với một chu trình tương tự như chu trình Otto nhưng không có bu-gi.
Tỉ số nén cao hơn nhiều nên nhiệt độ của xi-lanh vào cuối thì nén cũng cao hơn
nhiều.
Nhiên liệu được phun vào và nhiệt độ đủ cao để hỗn hợp tự cháy mà không cần
bu-gi.
Động cơ Diesel có hiệu suất cao hơn động cơ xăng.

22.6 ENTROPY
Entropy là một biến trạng thái liên quan đến nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học.
 Đừng nhầm entropy với năng lượng. Chúng là các khái niệm khác nhau nhiều.

276
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Tầm quan trọng của entropy tăng theo sự phát triển của cơ học thống kê.
Một kết quả chủ yếu là các hệ cô lập có xu hướng ngày càng hỗn loạn và entropy
là số đo tự nhiên của mức độ hỗn loạn.
Trạng thái vi mô và trạng thái vĩ mô
Một trạng thái vi mô là một cấu hình cụ thể của các cấu thành riêng biệt của hệ.
Một trạng thái vĩ mô là sự mô tả về các điều kiện từ quan điểm vĩ mô.
 Sử dụng các biến vĩ mô như áp suất, mật độ và nhiệt độ của khí
Đối với một trạng thái vĩ mô đã cho, có thể có nhiều trạng thái vi mô.
Tất cả các trạng thái vĩ mô được giả định là đồng khả năng.
Khi tất cả các trạng thái vi mô khả dĩ được xem xét, người ta thấy rằng các trạng
thái vĩ mô tương ứng với sự hỗn loạn có nhiều trạng thái vi mô hơn so với trạng thái vĩ
mô tương ứng với sự trật tự.
Xác suất
Xác suất để một hệ đi (theo thời gian) từ một trạng thái vĩ mô có trật tự sang một
trạng thái vĩ mô hỗn loạn là lớn hơn so với sự dịch chuyển ngược lại.
Trạng thái vĩ mô hỗn loạn có nhiều trạng thái vi mô hơn.
Càng có nhiều trạng thái vi mô trong một trạng thái vĩ mô cụ thể thì xác suất xuất
hiện của trạng thái vĩ mô này càng cao.
Ví dụ về phân tử
Một phân tử trong một bình chứa có hai phía có cơ hội 1 trong 2 để ở phía bên
trái.
Hai phân tử có cơ hội 1 trong 4 để có mặt đồng thời ở phía bên trái.
Ba phân tử có cơ hội 1 trong 8 để đồng thời ở phía bên trái.

Xét 100 phân tử trong bình chứa.


Xác suất để 50 phân tử chuyển động nhanh nằm về một bên và 50 phân tử
chuyển động chậm nằm về bên kia là (½)100.

277
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Nếu ta có một mol khí, thì điều này rất khó xảy ra.
Ví dụ với các viên bi
Giả sử ta có một cái túi có 50 viên bi đỏ (R) và 50 viên bi lục (G).
Rút ra một viên bi và ghi lại màu của nó, thả nó trở lại vào túi và rút một bi khác.
Tiếp tục cho đến khi rút được 4 viên bi.
Các trạng thái vĩ mô có thể là gì và xác suất của chúng bằng bao nhiêu?
Kết quả được xem xét trong hình bên dưới.
Trạng thái vĩ mô dễ xảy ra nhất và cũng là hỗn độn nhất là trạng thái ứng với
nhiều trạng thái vi mô nhất.
Trạng thái vĩ mô khó xảy ra nhất và cũng là trật tự nhất là trạng thái ứng với ít
trạng thái vi mô nhất.

22.7 Sự BIếN THIÊN ENTROPY TRONG CÁC Hệ NHIệT ĐộNG


Công thức gốc của entropy liên quan đến sự truyền năng lượng bằng nhiệt trong
một quá trình thuận nghịch.
Gọi dQr là năng lượng truyền do nhiệt khi một hệ biến đổi theo một đường thuận
nghịch.
Độ biến thiên entropy, dS là
dQr
dS 
T
Độ biến thiên của entropy chỉ phụ thuộc các điểm đầu và cuối của quá trình mà
không phụ thuộc vào dạng đường đi.
Độ biến thiên entropy đối với một quá trình không thuận nghịch có thể được xác
định bằng cách tính độ biến thiên entropy của quá trình thuật nghịch có cùng điểm đầu
và điểm cuối.
dQrđược đo theo một đường đi thuận nghịch, ngay cả khi hệ có thể đi theo một
đường đi không thuận nghịch.
Đại lượng có nghĩa là độ biến thiên entropy chứ không phải là bản thân entropy.
Đối với một quá trình hữu hạn, nói chung thì T không phải là hằng số trong suốt
quá trình.
f f dQr
S   dS  
i i T
Độ biến thiên entropy của một hệ khi đi từ một trạng thái đến một trạng thái khác
có cùng giá trị đối với mọi đường nối hai trạng thái này.

278
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Độ biến thiên hữu hạn của entropy chỉ phụ thuộc vào các thuộc tính của các trạng
thái cân bằng đầu và cuối của hệ.
 Do đó, ta tùy ý chọn một đường thuận nghịch cụ thể để đánh giá entropy thay
vì phải chọn một đường thực tế, bởi vì các trạng thái đầu và cuối là như nhau.
S đối với một chu trình thuận nghịch
S = 0 đối với bất kỳ chu trình thuận nghịch nào
Một cách tổng quát:
𝑑𝑄𝑟
∆𝑆 = =0
𝑇
 Dấu tích phân chỉ ra rằng phép tích phân lấy trên một đường cong kín.
Độ biến thiên entropy trong các quá trình không thuận nghịch
Để tính độ biến thiên entropy trong một hệ thực, cần nhớ là entropy chỉ phụ
thuộc vào trạng thái của hệ.
Không sử dụngQ, là năng lượng truyền thực tế trong quá trình.
 Phân biệt cái này với Qr, năng lượng có thể đã được truyền dưới dạng nhiệt
theo một quá trình thuận nghịch.
 Qrlà giá trị đúng dùng cho S.

22.8 ENTROPY VÀ ĐịNH LUậT THứ HAI


Entropy là số đo mức độ hỗn loạn.

Entropy của vũ trụ tăng trong tất cả quá trình thực.


𝑄 −𝑄
∆𝑆𝑈 = + >0
𝑇𝑐 𝑇𝑕

279
Bài giảng Vật lý 1 Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

 Đây là một phát biểu khác của nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học. Tương
đương với các phát biểu của Kelvin-Planck và Clausius.
Độ tăng entropy được mô tả trong nguyên lý hai là độ tăng entropy của hệ và của
môi trường quanh nó.
Khi một hệ và môi trường quanh nó tương tác trong một quá trình không thuận
nghịch độ tăng entropy của cái này là lớn hơn độ giảm entropy của cái kia.
Độ biến thiên entropy của Vũ trụ phải lớn hơn hoặc bằng 0 đối với quá trình
không thuận nghịch và bằng 0 với quá trình thuận nghịch.
Sự chết nhiệt của Vũ trụ
Sau rốt, entropy của Vũ trụ sẽ đạt đến giá trị cực đại.
Ở giá trị này, Vũ trụ sẽ ở một trạng thái đồng nhất về nhiệt và mật độ.
Toàn bộ các quá trình vật lý, hóa học và sinh học sẽ ngừng lại.
Trạng thái của sự hỗn loạn hoàn hải hàm ý rằng không có năng lượng nào có thể
sinh công.
Trạng thái này được gọi là sự chết nhiệt của Vũ trụ.
S trong sự dẫn nhiệt
Nguồn lạnh nhận một năng lượngQvà entropy của nó biến đổi một lượngQ/Tc.
Đồng thời, nguồn nóng mất một năng lượng Qvà entropy biến đổi một lượng -
Q/Th.
DoTh>Tc, độ tăng entropy trong nguồn lạnh là lớn hơn độ giảm entropy trong
nguồn nóng.
Vì vậy, QSU> 0
 Đối với hệ và Vũ trụ
Strong sự giãn nở tự do
Hãy xét sự giãn nở tự do, đoạn nhiệt.
Quá trình này là không thuận nghịch vì khí không thể
tự động co lại một nửa thể tích sau khi đã chiếm toàn bộ
thể tích.
Q = 0 nhưng ta cần tìm Qr
Chọn một sự giãn nở đẳng nhiệt, thuận nghịch trong
đó khí chỉ ép vào pit-tông khi năng lượng đi vào hệ từ một
nguồn có nhiệt độ T không đổi.
f dQr 1 f
S     dQr
i T T i
Đối với quá trình đẳng nhiệt công thức này thành ra:

280
Khoa KHCB - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Bài giảng Vật lý 1

Vf
S  nr ln
Vi

DoVf>Vi,Slà số dương.
Điều này cho thấy rằng cả entropy lẫn sự hỗn độn của khí tăng lên như là kết quả
của sự giãn nở đoạn nhiệt.
Entropy trong thang chia vi mô
Ta có thể xử lý entropy từ quan điểm vi mô thông qua phân tích thống kê về
chuyển động của phân tử.
Một quan hệ giữa entropy và số các trạng thái vi mô (W) đối với một trạng thái vĩ
mô cho trước là
S = kB lnW
 Càng có nhiều trạng thái vi mô ứng với một trạng thái vĩ mô cho trước thì
entropy của trạng thái vĩ mô này lớn hơn.
Điều này cho thấy rằng entropy là một số đo mức hỗn loạn.

281

You might also like