You are on page 1of 5

Bài kiểm tra số 1

Anh/chị hãy trình bày những phương pháp tạo động lực cho giáo viên tiểu học.
………………..
3.2. Phương pháp tạo động lực cho giáo viên

Phương pháp kinh tế: Tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công; Tạo động lực thông qua tiền
thưởng; Tạo động lực thông qua phụ cấp, phúc lợi và dịch
vụ. Sự đảm bảo về lợi ích cho GV (lương, thưởng, thu nhập thêm…) là
một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Nhưng, hiện nay với mức lương của GV nói chung, đặc
biệt là mức lương khới điểm của GV trẻ là quá thấp so với mức sinh hoạt hiện nay. Và như vậy, khi
hoàn cảnh kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thì các GV có ít thời gian đầu tư công sức cho giảng
dạy, bởi họ còn phải dành thời gian lo cơm, áo, gạo , tiền đảm bảo mưu sinh…thì khó có thể hài lòng và
hết tâm với công việc được.
Tạo động lực thông qua phân tích công việc, đánh giá việc thực hiện công việc chính xác. Đánh giá
đúng những đóng góp của GV, thừa nhận những khả năng của họ. Hoàn thiện hệ thống đánh giá thi đua
khen thưởng
Muốn tạo động lực động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên nhà trường hăng hái thi đua “Dạy tốt –
Học tốt” để nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sự
nghiệp giáo dục phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng dựa trên các nguyên tắc sau:
Thi đua, khen thưởng phải trên tinh thần tự nguyện, tự giác, công khai.
Đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong
trào thi đua; các cá nhân, tập thể phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua;
trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu trong các phong
trào thi đua thường xuyên.

111
Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên
cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn,
không gò ép để đạt số lượng; việc
khen thưởng đối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp
rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được
trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với
mức càng cao.
Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng giáo viên. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên và
định kỳ chuyên môn, nghiệp vụ của GV, nhằm thúc đẩy các GV tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. Song phần lớn GV chưa có tâm thế sẵn sàng đón nhận sự đánh giá đó, chưa
hướng tới “văn hóa đánh giá”, “văn hóa chất lượng”, nên thường có những phản ứng chưa thực sự tích
cực. Kết quả đánh giá chưa được công khai hóa, vì đánh giá GV là một việc làm nhạy cảm. Do đó hiệu
quả cũng chưa cao.

Tạo động lực thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc. Điều kiện làm việc có thể có nhóm chính:

Môi trường vật chất: Tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường, tạo một môi trường làm việc thoải
mái trên cơ sở cải tiến các phương pháp và điều kiện làm việc cho GV, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu có
thể cho GV trong việc tổ chức thực hiện và đổi mới hoạt động nghề nghiệp như: Tăng cường và hiện đại
hóa phòng học đa năng; đảm bảo cho GV có đủ các thiết bị hành nghề như: máy tính sách tay, tài liệu
dạy và học, phòng làm việc, các phương tiện nghe nhìn khác… Tăng cường các điều kiện vật chất khác
như: tăng cường sức lực của GV bằng các chế độ nghỉ ngơi hợp lý; có chế độ cho các GV là nữ, vì trong
các nhà trường GV nữ thường chiếm số đông.

Môi trường tâm lý: bầu không khí tâm lý, truyền thống làm việc của trường; ảnh hưởng của đồng nghiệp
và sự đánh giá khuyến khích của lãnh đạo

112
các cấp cũng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của GV. Do đó, cần: Xây dựng tập
thể sư phạm lành mạnh, với những truyền thống tốt đẹp: Dạy tốt, học tốt; đoàn kết, dân chủ; kỷ cương,
nề nếp; tích cực, chia sẻ, giúp đỡ và ủng hộ đồng nghiệp trong việc đổi mới hoạt động giảng dạy. Cần
căn cứ vào những đặc điểm tâm lý riêng của GV để động viên kịp thời những đóng góp của họ. Tìm
những đặc điểm tốt để khuyến khích họ, đúng sở trường, sở đoản của họ. Quan tâm tới đời sống của các
GV và mối quan hệ đồng nghiệp giữa các GV để tạo ra môi trường tâm lý tích cực cho các GV trong
quá trình giảng dạy. Tế nhị, khéo léo trong ứng xử với GV. Thuyết phục GV sẵn sàng hợp tác, vì cho dù
mọi điều kiện vật chất có đảm bảo đến mức nào nhưng nhân tố con người không tích cực, không hợp tác
với nhau và không sẵn sàng đổi mới thì hiệu quả hoạt động nghề nghiệp cũng sẽ không cao. Phát huy
tính công khai dân chủ, huy động được sự đóng góp tích cực của cán bộ giáo viên về sự phát triển của
nhà trường. Việc tạo lập bầu không khí văn hoá dân chủ trong nhà trường, ý kiến đóng góp tích cực xây
dựng nhà trường của đội ngũ giáo viên; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý
nhà trường cần luôn có sự đổi mới; tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc giảng dạy học sinh
cần được nâng cao, đặc biệt thể hiện trong việc tổ chức các hoạt động cụ thể gắn với học sinh, gần với
học sinh và tôn trọng học sinh ngày, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ quản lý và giáo viên,
giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ nâng
cao chất hoạt động nghề nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, cộng đồng và xã hội.

- Tạo động lực thông qua đào tạo,bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp cho GV. Chính sách đào tạo và
phát triển nghề nghiệp càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng kích thích được người giáo viên làm việc hiệu
quả. Thực tiễn cho thấy, việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới
trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của mọi
người nói chung. Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của

113
nền kinh tế tri thức và trước yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay, nhất thiết phải tự học tập, đào tạo,
bồi dưỡng không ngừng. Các nội dung bồi dưỡng có thể:
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm: Thái độ đúng mực của người GV đối với công
việc và cách ứng xử trước những vấn đề, tình huống trong quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, với
học sinh; Thói quen làm việc có kỷ cương, nền nếp, lương tâm, trách nhiệm với thế hệ trẻ; Kiến thức về
tâm sinh lí học sinh THPT.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Bồi dưỡng cho GV năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy và
giáo dục; Đối với GV chủ nhiệm cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, năng lực thuyết
phục, cảm hóa học sinh; Bồi dưỡng phương pháp dạy kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng trình bày rõ ràng, kĩ năng lựa chọn, kĩ năng vượt khó, kĩ năng thích ứng môi trường;

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Cung cấp những tư liệu, tài liệu, thiết bị cần thiết liên quan đến nội
dung kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn; Định hướng sáng tạo của GV trong giảng dạy, đặc
biệt là hiện đại hóa phương pháp giảng dạy; Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài,
kiểu bài; Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh… Cung cấp cho GV những điều chỉnh,
hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng
môn học trong chương trình (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật…); Đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng cho GV năng lực thiết kế giáo
án môn học, năng lực ra đề thi, chấm thi, trả bài;

Bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hóa giáo dục: Trong đó cung cấp cho GV kiến thức về lịch sử, địa
lý văn hóa, xã hội; cơ cấu bộ máy chính trị và các

114
tổ chức đoàn thể của địa phương; nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh giai đoạn 2014 –
2020; kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kiến thức về ngành nghề đang
phổ biến trên địa bàn huyện/thành phố.

Bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ bao gồm: Tin học ứng dụng và ngoại ngữ giao tiếp thông dụng;
kiến thức về công nghệ, giải trí, văn hóa, thể thao; kiến thức về kĩ năng sống; kiến thức về tổ chức hoạt
động tập thể.

Việc bồi dưỡng cần theo nhu cầu của giáo viên và nhu cầu cụ thể của từng trường, từng địa bàn.

You might also like