You are on page 1of 8

Buổi thảo luận thứ hai: Xác lập hợp đồng (tiếp)

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Học hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến hợp đồng dân sự;
- Học viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập của
buổi thảo luận thứ hai được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng
10 học viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, học viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến
buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một
bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm
trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số
vấn đề pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác
nhau giữa văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (06 bài tập)

Vấn đề 1 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều kiện tự nguyện

Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 125 và Điều 128 BLDS 2015 (Điều 122, 127,
130 và 133 BLDS 2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh
Lạng Sơn ;
- Tình huống sau: Ngày 17/9/2010, ông Út chuyển nhượng cho bà Hên một
phần đất thổ cư, bà Hên đã thanh toán đủ tiền cho ông Út. Thực tế, trong
một quyết định ngày 21/10/2009, Uỷ ban nhân dân huyện đã « xác định
ông Út là đối tượng tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối luận thâm
thần ». Trong kết luận giám định pháp y tâm thần ngày 22/6/2012, Trung
tâm pháp y tỉnh đã xác định « ông Út có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt
04 năm đang điều trị tại trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh ».

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019, Vấn
đề 9;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
56-58.

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng giữa anh
Sơn, chị Cúc với bà Lan Anh vô hiệu do vi phạm điều kiện tự nguyện?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án. Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Hợp đồng của ông Út trong tình huống trên có thuộc trường hợp hợp
đồng vô hiệu không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 2 : Giao dịch xác lập do có lừa dối

Nghiên cứu:

- Điều 127, Điều 132 BLDS 2015 (Điều 132, Điều 136 BLDS2005);
- Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao; Quyết định số 210/2013/DS-GDDT ngày 21/5/2013 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Đọc:

- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019, Vấn
đề 8;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 347 đến 450;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
62-64, 68-69;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết:

- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo
BLDS;
- Đoạn nào của Quyết định số 521cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?
- Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
- Trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, suy nghĩ của anh/chị về
hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử (về mối quan hệ giữa không cung
cấp thông tin và lừa dối).

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?

Vấn đề 3 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội

Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 123 BLDS 2015 (Điều 122, Điều 127, Điều
128 BLDS 2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh
Lạng Sơn.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019,
Vấn đề 10;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
74-76, 77-78.
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh
Hồng, chị Hường vô hiệu do vi phạm điều cấm?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình
tiết vụ việc với quy định về điều cấm).
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh
Hồng, chị Hường vô hiệu do trái đạo đức xã hội?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình
tiết vụ việc với quy định về về trái đạo đức xã hội).

Vấn đề 4 : Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

Nghiên cứu :
- Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005);
- Quyết định số 17/2014/DS-GĐT ngày 20/01/2014 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao; Quyết định số 52/2017/DS-GĐT ngày 07/7/2017 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
Vấn đề 8;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
86-88 và 89-92;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :

* Đối với vụ việc thứ nhất

- Đoạn nào của Quyết định cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có
quyết định của Tòa án buộc ông Tịnh thực hiện nghĩa vụ cho bà Huệ ?
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng
trên là nhằm trốn tránh nghĩa vụ ?
- Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.

* Đối với vụ việc thứ hai

- Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định vợ chồng ông Thống, bà Tuyên xác
lập giao dịch tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ ? Suy
nghĩ của anh/chị về hướng xác định nêu trên của Tòa án.
- Hình vi tẩu tán trên được tiến hành trước hay sau khi có quyết định của
Tòa án buộc ông Thống, bà Tuyên trả nợ cho người khác ?
- Theo Tòa án, hướng xử lý giao dịch của vợ chồng ông Thống, bà Tuyên
được xử lý như thế nào ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên
của Tòa án.
- Theo Tòa án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán được xử lý như thế
nào ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án.

Vấn đề 5 : Hợp đồng vô hiệu một phần/toàn bộ và hậu quả của hợp đồng vô
hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 134, Điều 135, Điều 137
và Điều 138 BLDS2005);
- Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao;
- Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.223;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 356 đến 364;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
117-119, 123 và tiếp theo;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luậ t
Dâ n Sự E-Learning - Đạ i họ c Luậ t Tp-HCM)

Và cho biết:
- Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của
hộ gia đình?
- Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.

- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú
Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội dồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định
hợp đồng vô hiệu.
- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ
không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch
vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

Vấn đề 6 : Đứng tên giùm mua bất động sản


Nghiên cứu :
- Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hậu quả hợp đồng
vô hiệu trong BLDS ;
- Tình huống : Năm 1991, bà Lâm là Việt Kiều Pháp không đủ điều kiện
để đứng tên sở hữu nhà đất ở Việt Nam nên đã gửi tiền cho chị Hồng 200
triệu đồng để chị Hồng đứng tên giùm mua nhà đất của ông Hải. Nay nhà
đất trên trị giá 1,6 tỷ đồng và bà Lâm có tranh chấp với chị Hồng liên
quan đến nhà đất này tại Tòa án.
- Quyết định số 61/2013/DS-GĐT ngày 11/06/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc :
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
93-96;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=wkofkmDwQCY (Khoa Luật Dân Sự E-


Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Theo văn bản và theo thực tiễn xét xử, Tòa án có tuyên bố vô hiệu hợp
đồng mua bán nhà đất với ông Hải không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Nếu bà Lâm vẫn không đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên
và chị Hồng muốn là chủ sở hữu nhà đất này thì phải xử lý như thế nào ?
Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Nếu nay bà Lâm đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên thì Tòa
án có được để bà Lâm đứng tên sở hữu nhà đất đó không ? Nêu rõ cơ sở
khi trả lời.
- Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi chị Hồng cũng muốn đứng
tên sở hữu nhà đất nêu trên ? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.

- Đối với khoản tiền chênh lệch giữa tiền đầu tư và giá trị hiện tại của nhà
đất có tranh chấp (1,4 tỷ đồng), Tòa án phải xử lý như thế nào, Tòa án có
được tịch thu sung quỹ Nhà nước không ? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Hướng giải quyết trên về tiền chênh lệch của Tòa án nhân dân tối cao đã
có Án lệ chưa ? Nếu có, nêu Án lệ đó.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối
cao.
III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (0,5 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn ;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc ;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu
chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...);

* Về tài liệu tham khảo (0,5 điểm), yêu cầu


- Học viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp ;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (9 điểm): Mỗi bài tập 1,5 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ hai;
- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài
và không có điểm đối với buổi thảo luận.

You might also like