You are on page 1of 16

QUANG HỌC

1. Khi một điện tử ở trạng thái cơ bản hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ (bị kích
thích) thì điện tử này có thể chuyển từ quĩ đạo của nó sang quĩ đạo có
A. Năng lượng thấp hơn
B. Ngang bằng năng lượng
C. Hình elip
D. Năng lượng cao hơn
2. Tính chất sóng của ánh sáng để giải thích hiện tượng
A. Năng lượng và dao động
B. Hấp thụ và dao động
C. Bức xạ điện từ của hạt
D. Nhiễu xạ và giao thoa
3. Nguyên tử cấu tạo theo mẫu hành tinh, ở giữa là nhân mang điện tích dương, chung
quanh là các electron mang điện tích âm. Đây là nội dung học thụyết
A. Phân tử của rutherford
B. Nguyên tử của niels bohr
C. Phân tử của niels bohr
D. Nguyên tử của rutherford
4. Mỗi electron chỉ quay trên những quĩ đạo xác định. Các quĩ đạo ấy phân bố trên
những mức năng lượng khác nhau, ký hiệu từ trong ra ngoài k, l, m, n, o, p, q…. Càng
xa nhân mức năng lượng càng cao. Đó là nội dung thụyết
A. Phân tử của niels bohr
B. Nguyên tử của rutherford
C. Phân tử của rutherford
D. Nguyên tử của niels bohr
5. Hiện tượng quang điện được giải thích bằng tích chất nào của ánh sáng
A. Cả hạt và sóng
B. Không phải tính chất hạt
C. Sóng
D. Hạt
6. Điện tử có thể chuyển từ quĩ đạo cơ bản sang quĩ đạo cao hơn khi điện tử đó
A. Hấp thụ năng lượng
B. Phát ra năng lượng
C. Hấp thụ của bức xạ
D. Hấp thụ năng lượng của bức xạ
7. Nguyên tử hấp thụ năng lượng có thể chuyển .......... , còn phân tử hấp thụ năng lượng
thì sẽ ..........
A. Kích thích/ chuyển trạng thái
B. Trạng thái/ chuyển trạng thái
C. Vị trí/ chuyển trạng thái
D. Trạng thái/ chuyển động
8. Nguồn sáng không phát ra tia tử ngoại
A. Đèn thủy ngân
B. Mặt trời
C. Hồ quang điện
D. Bếp điện
9. Nguyên tắc của kỹ thuật chuẩn độ đo quang là
A. Phát hiện điểm tương đương bằng đo quang dung dịch thử hoặc dung dịch chuẩn độ
B. Phát hiện điểm đầu và điểm cuối của phản ứng chuẩn độ
C. Phát hiện điểm cuối của phản ứng chuẩn
D. Phát hiện điểm tương đương bằng đo quang dung dịch phản ứng chuẩn độ
10. Khi chiếu 1 chùm tia lên bề mặt phản xạ của cách tử , các tia sẽ bị phản xạ theo các
phương
A. Song song nhau
B. Vuông góc với nhau
C. Trùng với nhau
D. Khác nhau
11. Chọn phát biểu Đúng
A. Dung dịch phải đục để khi đo quang sẽ hạn chế các hiện tượng quang học
B. Định luật Lamber-beer khi dùng ánh sáng đa sắc thì càng chính xác
C. Nồng độ dung dịch càng cao thì độ hấp thụ càng lớn giảm sai số
D. Khi hệ số hấp thu mol lớn hơn 104 thì phương pháp càng nhạy
12. Theo định luật Lambert-beer, A = 0 có nghĩa là
A. Có 100% proton được hấp thụ
B. Có 10% photon được hấp thụ, 90% đi tới đầu dò
C. Chỉ có 1% đi tới đầu dò, thì 99% photon bị hấp thụ
D. Không có photon nào được hấp thụ
13. Chất chuẩn đối chiếu dùng để, NGOẠI TRỪ
A. Khẳng định tính pháp lý của một phương pháp đã chuẩn hóa
B. Thẩm định một phương pháp mới
C. Chuẩn hóa các chất đối chiếu khác
D. Chỉ dùng trong chuẩn độ
14. Chọn phát biểu ĐÚNG
A. Ánh sáng đơn sắc là bao gồm nhiều bức xạ có bước sóng khác nhau
B. Hai bức xạ điện từ có bước sóng khác nhau, bức xạ nào có bước sóng dài hơn thì có năng
lượng lớn
C. Ánh sáng trắng bao gồm nhiều bức xạ có bước sóng khác nhau, trong đó tia đỏ có bước
sóng ngắn nhất
D. Các phân tử chỉ hấp thu một số bức xạ có bước sóng nhất định mà không hấp thu tất cả
các bước sóng khác nhau
15. Trong ngành Dược, PP quang phổ hấp thụ UV-Vis dùng để
A. Định tính, định lượng và xác định các tạp chất liên quan của thuốc
B. Định lượng các tạp chất hữu cơ trong Dược phẩm
C. Định tính và bán định lượng các hợp chất hữu cơ phát huỳnh quang
D. Định tính và định lượng các hợp chất thuốc hấp thu trong vùng UV – Vis
16. Nguồn phát tia bức xạ điện từ trong vùng khả kiến (Vis)
A. Deuterium – Hydrogen
B. Cobalt – Hydrogen
C. Hydrogen- Halogen hay Wolframe
D. Tungsten - Halogen hay Wolframe
17. Sự hấp thụ ánh sáng của năng lượng bức xạ KHÔNG LÀM THAY ĐỔI
A. Vị trí e của phân tử hấp thụ
B. Dao động quay của chất hấp thụ
C. Dao động và chuyển vị của chất chuẩn
D. Khối lượng của các chất hấp thụ
18. Các phân tử hay ion hấp thu ánh sáng có thể gây ra kiểu chuyển dịch
A. Phát xạ, dao động, quay
B. Điện tử, bức xạ, quay
C. Điện tử, phát xạ, quay
D. Điện tử, dao động, quay
19. Sự chuyển mức tương ứng với mức năng lượng thấp nhất
A. Các mũi hấp thu trên ứng với sự chuyển mức n   
B. Các mũi hấp thu trên ứng với sự chuyển mức    
C. Các mũi hấp thu trên ứng với sự chuyển mức n  n
D. Sự chuyển mức n → π*
20. Trong vùng khả kiến, tia màu tím ứng với chùm tia có bước sóng
A. 650 – 800 nm
B. 600 – 570 nm
C. 500 – 450 nm
D. 450 – 400 nm
21. Phổ hấp thu của một chất đặc trưng bởi đại lượng
A. Độ truyền quang (%T)
B. Độ hấp thu
C. Nồng độ
D. Bước sóng hấp thụ cực đại
22. Hiệu Chuẩn cũng có thể là
A. Nồng độ thấp nhất có thể định lượng được đến nồng độ cao nhất lệch khỏi đường tuyến
tính
B. Nồng độ nhỏ nhất có thể được phát hiện với mức tin cậy xác định
C. Nồng độ nhỏ nhất có thể định lượng với mức tin cậy xác định
D. So sánh đại lượng đo được với giá trị đối chiếu
23. Tính chất sóng của ánh sáng giải thích hiện tượng
A. Năng lượng và dao động
B. Hấp thụ và dao động
C. Bức xạ điện từ của hạt
D. Nhiễu xạ và giao thoa
24. Hãy chọn phát biểu ĐÚNG: Hai bức xạ điện từ có bước sóng
A. Khác nhau cũng vẫn có năng lượng như nhau
B. Khác nhau, bức xạ nào có số sóng lớn hơn thì năng lượng nhỏ hơn
C. Khác nhau, bức xạ nào có số sóng nhỏ hơn thì năng lượng lớn hơn
D. Khác nhau, bức xạ nào có số sóng lớn hơn thì năng lượng lớn hơn
25. Cuvet (cốc đo) dùng chứa mẫu đo trong vùng khả kiến (Vis)
A. Thạch anh
B. Thủy tinh
C. Nhựa
D. Thủy tinh, Thạch anh
26. Bức xạ điện từ được sử dụng trong máy đo quang phổ tử ngoại – khả kiến thuộc
A. UV trung bình
B. UV xa và Vis
C. UV chân không và Vis
D. UV gần và Vis
27. Quá trình...(1)…nguyên tử xảy ra khi nguyên tử ở trạng thái….(2)…hấp thu năng
lượng từ photon ánh sáng chiếu tới
A. (1) phát xạ–(2) cơ bản
B. ( 1) hấp thu–(2) kích thích
C. (1) phát xạ –(2) hơi nguyên tử tự do
D. (1) hấp thu –(2) hơi nguyên tử tự do
28. Muốn kích thích điện tử từ  * cần cung cấp photon có năng lượng….so với kích
thích điện tử *
A. Lớn hơn hoặc bằng
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Lớn hơn
29. Chọn phát biểu SAI: Phương pháp quang phổ UV -VIS
A. Đo được cả các hợp chất có màu
B. Định lượng đạt chính xác cao khi nồng độ mẫu trong khoảng tuyến tính A - C
C. Dung dịch phải trong suốt, ánh sáng đơn sắc, bền
D. Chỉ đo được hợp chất có màu
30. Năng lượng của bức xạ điện từ tỷ lệ nghịch với…… tương ứng
A. Số dao động
B. Chu kỳ
C. Tần số
D. Độ dài sóng

31. Ứng dụng phương pháp phổ hấp thu và phát xạ nguyên tử để xác định
A. Các hợp chất hữu cơ ở dạng hơi hoặc khí
B. Hợp chất hữu cơ có màu
C. Các cation kim loại ở dạng tạo phức
D. Các nguyên tố kim loại và á kim
32. Các phương pháp định lượng hàm lượng mẫu bằng phân tích công cụ
A. Dựa vào thời gian lưu của thử so với chuẩn
B. Dựa vào Rf và màu sắc vết chuẩn so với vết thử
C. Dựa vào đường chuẩn
D. Dựa vào phương pháp đường chuẩn, thêm chuẩn, so sánh nội chuẩn
33. Quang phổ là đường biểu diễn
A. Bức xạ điện từ được hấp thụ theo nồng độ chất
B. Cường độ của bức xạ điện từ
C. Phép đo và biện giải bức xạ điện từ được hấp thụ hay phát xạ
D. Mức năng lượng của bức xạ điện từ biến thiên theo số sóng hay bước sóng
34. Theo thuyết hạt: cường độ của bức xạ được xác định bởi
A. Bức xạ hấp thu
B. Sóng giao thoa
C. Bức xạ truyền qua
D. Số hạt photon đến mẫu
35. Dựa vào kết quả phân tích máu
A. Kiểm nghiệm viên chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Nhà hóa học chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
C. Thầy thuốc chẩn đoán cấu trúc máu của bệnh nhân
D. Thầy thuốc chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con người

36. Biểu thức đúng


𝐼
A. B. A = log
𝐼0
1
B. C. A = log
𝑇
C. D. A = -log 𝑇
D. A. A = 𝜀𝑙𝐶
37. trong giới hạn khoảng nồng độ tuân theo định luật lmabert- beer thì dung dịch đo có
nồng độ
A. Giảm thì độ hấp thụ quang tăng
B. Tăng thì độ hấp thụ quang giảm
C. Càng cao thì càng chính xác
D. Tăng thì độ hấp thụ quang tăng
38. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại đều là
A. Sóng vô tuyến có bước sóng khác nhau
B. Sóng cơ học có bước sóng khác nhau
C. Sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau.
D. Sóng điện từ có tần số khác nhau
39. tên gọi khác của độ hấp thụ A là gì
A. Độ truyền quang
B. Độ bội
C. Độ hấp phụ
D. Mật độ quang D
SẮC KÝ
40. Trong phân tích HPLC, loại đầu dò bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
A. Đầu dò huỳnh quang
B. Đầu dò UV-Vis
C. Đầu dò độ dẫn
D. Đầu dò chỉ số khúc xạ
41. Dung môi thường dùng làm pha động trong sắc ký lỏng phân bố pha đảo
A. hexan, n – heptan, benzene
B. n – hexan, n – heptan, nước
C. n – hexan, benzen, nước
D. Acetonitril, nước, methanol
42. Trong HPLC, cơ chế sắc ký hấp phụ, pha tĩnh là Alumina hoạt động ổn định ở khoảng
pH
A. pH > 8
B. pH <2
C. 2<pH<8
D. 2 < pH < 12
43. Số đĩa lý thuyết của cột sắc ký là đại lượng đặc trưng đánh giá
A. Thay đổi khi tách nhiều chất
B. Quá trình động học và nhiệt động học xảy ra trong cột
C. Khả năng tách của cột đó với một chất xác định
D. Số đĩa lý thuyết của cột
44. Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng các bước theo thứ tự gồm
A. Khai triển sắc ký với pha động  phát hiện vết trên sắc ký đồ  đưa mẫu lên bản mỏng
 kết luận
B. Đưa mẫu lên bản mỏng  phát hiện vết trên sắc ký đồ  khai triển sắc ký với pha động
 kết luận
C. Khai triển sắc ký với pha động  đưa mẫu lên bản mỏng  kết luận phát hiện vết trên
sắc ký đồ
D. Đưa mẫu lên bản mỏng  khai triển sắc ký với pha động  phát hiện vết trên sắc ký đồ
kết luận
45. Chọn câu ĐÚNG: Trong cơ chế sắc ký phân bố sự tách xảy ra do
A. Ái lực khác nhau của các ion trong dung dịch chứa chất phân tích với các trung tâm trao
đổi ion trên pha tĩnh.
B. Ái lực khác nhau giữa chất phân tích và pha động
C. Khả năng phân bố khác nhau giữa pha tĩnh và pha động
D. Khả năng phân bố khác nhau giữa các cấu tử trong chất phân tích với pha tĩnh và pha động
46. Trong sắc ký lỏng phân bố pha đảo (RP - HPLC), chọn câu ĐÚNG
A. Chất tan phân cực sẽ bị pha tĩnh lưu giữ mạnh hơn chất tan ít phân cực
B. Thời gian lưu của tR của chất tan tăng khi độ tan của chất tan trong nước tăng
C. Thời gian lưu của tR của chất tan giảm khi độ tan của chất tan trong nước giảm
D. Chất tan ít phân cực bị sẽ bị pha tĩnh lưu giữ lâu hơn chất tan phân cực
47. Cơ chế rây phân tử trong phương pháp sắc ký có sự tách các chất tan dựa trên
A. Khả năng thẩm thấu của các phân tử
B. Kích thước hạt pha tĩnh
C. Sự giữ lại các chất có kích thước phân tử lớn trên rây phân tử
D. Kích thước phân tử của chúng
48. Sự giống nhau giữa đầu dò UV-VIS và PDA
A. Phân tích hiệu quả để tách và định lượng các hợp chất có cấu trúc hoá học gần nhau trong
hỗn hợp
B. Định tính và định lượng các hợp chất thơm đa vòng, dẫn xuất quinolin
C. Chỉ định lượng
D. Định tính và định lượng các hợp chất hấp thu trong vùng UV – VIS
49. Yêu cầu của đầu dò dùng trong sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
A. Có độ nhạy cần thay đổi theo thời gian lưu
B. Độ nhạy cao, có thể phát hiện chất phân tích ở khối lượng, nồng độ cao
C. Khoảng hoạt động tuyến tính hẹp
D. Độ nhạy cao, có thể phát hiện chất phân tích ở khối lượng, nồng độ thấp
50. Ứng dụng PP sắc ký lớp mỏng
A. Phần lớn để định tính
B. Có thể để định tính và định lượng
C. Định tính và bán định lượng
D. Phần lớn để định tính, bán định lượng và thử độ tinh khiết
51. Trong hệ thống sắc kí: Pha động là pha di chuyển
A. Trong hệ thống bơm
B. Và chỉ kéo theo chất chuẩn qua pha tĩnh
C. Chứa mẫu thử nghiệm
D. Và kéo theo chất phân tích qua pha tĩnh
52. Trong sắc ký HPLC, lượng mẫu tiêm vào máy HPLC, sử dụng thường dao động trong
khoảng
A. < 1 μL
B. 1-5 μL
C. > 100 μL
D. 10-50 μL
53. Để đuổi bọt khí dung môi pha động ngoài phương pháp khử khí ngay trên dòng chảy
của dung môi người ta còn dùng các phương pháp sau
A. Lọc qua màng teflon, dùng khí nitơ lỏng, siêu âm
B. Không cần phải làm gì
C. Lọc dưới áp suất gỉam, siêu âm, sục khí nito
D. Lọc dưới áp suất giảm, siêu âm, sục khí helium
54. Quang phổ hấp thụ gồm các phương pháp
A. AES, huỳnh quang
B. AAS và lân quang
C. AES và AAS
D. AAS và UV/Vis
55. Hệ số phân giải RS là đại lượng đánh giá
A. Hiệu năng tách của cột sắc ký
B. Cho cân bằng giữa chất phân tích và pha tĩnh và pha động
C. Năng suất rửa giải của pha động
D. Khả năng tách của hai peak liền kề nhau
56. Đầu dò UV-Vis hoạt động dựa trên sự hấp thụ bức xạ có bước sóng
A. Cố định ở 254 nm, 280 nm, 334 nm
B. Nhỏ hơn 190 nm
C. Lớn hơn 800 nm
D. Nằm trong khoảng 200 - 800 nm
57. Tại sao Acetonitril và Metanol là dung môi dùng phổ biến nhất cho HPLC
A. Rẻ tiền, ít gây độc
B. Là phân cực nên hoà tan được pha động, pha tĩnh
C. Phù hợp để hoà tan hợp chất kém phân cực và phù hợp với đầu dò sử dụng
D. Không bị hấp thụ tia UV đáng kể trong vùng UV khảo sát
58. Liệt kê các phương pháp định lượng mẫu bằng phân tích công cụ
A. Dựa vào thời gian lưu
B. Dựa vào Rf và màu sắc vết chuẩn so với vết thử
C. Dựa vào đường chuẩn
D. Dựa vào phương pháp đường chuẩn, thêm chuẩn, so sánh nội chuẩn
59. Sắc ký pha đảo để phân tích
A. Hỗn hợp các chất hữu cơ có cấu trúc phân tử giống nhau
B. Hỗn hợp các chất hữu cơ phân cực với khối lượng phân tử lớn
C. Hỗn hợp các chất hữu cơ không phân cực với khối lượng phân tử nhỏ
D. Hỗn hợp các chất hữu cơ phân cực với khối lượng phân tử nhỏ
60. Trong HPLC, kích thước hạt và chiều dài cột bảo vệ so với cột sắc ký
A. Kích thước hạt lớn, chiều dài dài hơn
B. Kích thước hạt nhỏ
C. Kích thước hạt nhỏ, chiều dài ngắn
D. Kích thước hạt lớn, chiều dài ngắn
61. Cơ chế trao đổi ion trong phương pháp sắc ký là sự tách các chất dựa trên
A. Sự trao đổi giữa chất tan và động
B. Tính chất phân ly ion của chúng
C. Kích thước ion phân tử của chúng.
D. Sự trao đổi ion trái dấu giữa chất tan và pha tĩnh
A. 0,571 mg/ml
62. Cơ chế chính trong phương pháp sắc ký phân bố pha đảo (RP-HPLC)
A. Cơ chế hấp phụ và phân bố
B. Cơ chế lọc gel
C. Cơ chế hấp phụ
D. Cơ chế phân bố
63. Cột sắc ký không dùng cho sắc ký phân bố pha đảo
A. Phenyl
B. C4
C. C18
D. Diol
64. Kiểu rửa giải dùng trong PP sắc ký lỏng hiệu nâng cao
A. Đẳng dòng
B. Gradient theo nồng độ pha động
C. Gradient theo tốc độ dòng
D. Đẳng dòng, gradient
65. Số đĩa lý thuyết của cột sắc ký là
A. Đại lượng đánh giá quá trỉnh động học và nhiệt động học xảy ra trong
B. Đặc trưng cho tính phân cực của cột sắc ký
C. Đại lượng cần thay đổi khi tách nhiều chất
D. Đại lượng đánh giá khả năng tách của cột đó với một chất xác định.
66. Các cơ chế trong kỹ thuật sắc ký ký bao gồm
A. Sắc ký lỏng, sắc ký phân bố, sắc ký trao đổi ion, sắc ký khí
B. Sắc ký hấp phụ, sắc ký phân bố, sắc ký lỏng, sắc ký lớp mỏng
C. Sắc ký hấp phụ, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
D. Sắc ký hấp phụ, sắc ký phân bố, sắc ký trao đổi ion, sắc ký rây phân tử
67. Ưu điểm hệ thống bơm tứ phân (Quaternary pump)
A. Có thể lấy đồng thời 2 loại dung môi
B. Có thể lấy một lúc 4 loại dung môi
C. Sử dụng hệ thống piston thuận nghịch
D. Có thể chạy được chương trình gradient và tiết kiệm dung môi
ĐIỆN HÓA
68. Liệt kê đầy đủ điện cực so sánh
A. 2 loại điện cực Hydro và Calomel
B. 4 loại điện cực Hydro, Ag/AgCl, Calomel và điện cực Thủy ngân
C. 4 loại điện cực Hydro, Ag/AgCl, Calomel và điện cực Platin
D. 3 loại: điện cực Hydro, Ag/AgCl và Calomel

69. Phản ứng điện hóa trên điện cực Ag loại 1


A. Ag - e ↔ Ag+
B. AgX + e ↔ Ag (s) + X-
C. Ag+ + X-↔ AgX
D. Ag+ + e ↔ Ag

70. Ứng dụng PP chuẩn độ thế, NGOẠI TRỪ


A. Đo nồng độ Ca2+, Mg2+,… trong các dung dịch thẩm phân phúc mạc
B. Đo nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải
C. Đo hàm lượng flo trong kem đánh răng, nước biển
D. Chỉ đo được các dung dịch có màu
71. Cho phản ứng: Cr2O72- + Fe2+ + H+  Cr3+ + Fe3+ + H2O. Nồng độ dung dịch tại điểm
tương đương là
A. [Fe+2] = [Fe+3]
B. [ Cr2O72-] = [Fe3+]
C. [Fe+2] = [Cr3+]
D. [Cr2O72-] = [Fe2+]
72. Điện cực màng chọn lọc ion có thể dùng để đo
A. Độ đục
B. Điện thế
C. Độ hấp thụ
D. pH
73. Cặp điện cực Calomel – thủy tinh KHÔNG THỂ đo pH
A. Dung dịch nước hòa tan các chất (kể cả chất oxy hóa mạnh, chất khử
B. Dung dịch nước có độ nhớt cao
C. Giọt dịch sinh học
D. Hỗn hợp chất rắn

74. Xét sự biến đổi pH tại thời điểm tương đương cho phép chuẩn độ acid HCl bằng dung
dịch NaOH cùng nồng độ C thì sản phẩm tạo ra là muối NaCl và
A. NaOH dư 1 giọt nên pH ≈ 7
B. NaOH còn 1 giọt nên pH > 7
C. HCl còn 1 giọt nên pH < 7
D. H2O nên pH = 7
75. Cầu muối là nơi vận chuyển của các
A. Phân tử tích điện
B. Phần tử tích điện âm
C. Phần tử tích điện dương
D. Phần tử mang điện tích
76. Môi trường thông thường hay sử dụng để thực hiện khảo sát các phản ứng sinh học
A. Dung dịch acid đậm đặc
B. Dung dịch điện ly thích hợp
C. Dung dịch acid loãng
D. Dung dịch đệm thích hợp
77. Cấu tạo chính một pin điện hóa Galvanic bao gồm
A. Điện cực và các thanh kim loại
B. Một dây dẫn
C. Một cầu muối
D. Điện cực và cầu muối
78. Liệt kê các yêu cầu một phản ứng chuẩn độ áp dụng PP chuẩn độ thế
A. Phản ứng xảy ra thuận nghịch
B. Có phản ứng phụ
C. Sử dụng chất chỉ thị màu phù hợp để xác định điểm kết thúc chuẩn độ
D. Vận tốc phản ứng xảy ra nhanh và có điện cực chỉ thị thích hợp
79. Theo qui ước, thế của điện cực Hydro tiêu chuẩn
A. E = 10 V
B. E = 1,00 V
C. E = 0,1 V
D. E = 0,00 V
80. Nguyên tắc chọn thành phần cầu muối trong điện cực
A. Các chất điện ly mạnh
B. Thành phần các ion tạo muối có linh độ ion càng khác biệt càng tốt
C. Các chất có khả năng phân ly thành ion
D. Thành phần các ion tạo muối có linh độ ion càng ít khác biệt càng tốt
81. Hợp chất dùng làm cầu muối trong phương pháp phân tích điện hóa
A. CaCO3 và K2CO3
B. KOH và NaCl
C. NH4Cl và HCl
D. KCl và NH4NO3
82. Chọn phản ứng chuẩn độ Complexon bằng PP chuẩn độ điện thế
A. Ag+ + X- ↔ AgX
B. Ox1 + Kh1 ↔ Kh2 + Ox2
C. H+ + OH- ↔ H2O
D. M2+ + HY2- ↔ MY2- + 2H+
83. Điện cực màng thuỷ tinh dùng để
A. Xác định nồng độ các ion trong dung dịch
B. Xác định nồng độ của các ion trong dung dịch chuẩn độ điện thế
C. Xác định nồng độ của các hợp chất hữu cơ trong chuẩn độ điện thế
D. Đo pH
84. Trong chuẩn độ điện thế với phản ứng oxy-hóa, sử dụng cặp điện cực
A. Ag/AgCl – thủy tinh
B. Calomel – thủy tinh
C. Calomel – Ag
D. Calomel – Pt
85. Điện cực chỉ thị chia thành các loại điện cực
A. Hydro và Thủy ngân
B. Màng chọn lọc ion và Hydro
C. Kim loại và Thủy ngân
D. Kim loại và Màng chọn lọc ion
86. Cách xác định điểm kết thúc của phương pháp chuẩn độ thế
A. Dựa vào chất chỉ thị màu
B. Dựa vào chất chỉ thị màu điện cực so sánh và chỉ thị
C. Xác định điểm uốn của đường cong chuẩn độ từ mối quan hệ giữa pH và thể tích thêm vào
D. Dựa vào điểm cực đại của đồ thị đạo hàm bậc nhất của E/V theo V (ml)
87. Điện cực kim loại loại 2 dùng làm ĐIỆN CỰC
A. Chỉ thị khi dùng xác định nồng đô ion kim loại trong dung dịch
B. So sánh khi dùng xác định chính ion của kim loại đó trong phản ứng oxy hóa khử
C. So sánh khi dùng xác định anion tạo phức với chính kim loại đó trong chuẩn độ kết tủa hay
tạo phức
D. Chỉ thị khi dùng xác định anion tạo tủa với chính kim loại đó trong chuẩn độ kết tủa hay
tạo phức
88. CHỌN ĐÁP ÁN SAI về phương pháp chuẩn độ điện thế
A. Có độ nhạy cao
B. Có thể tự động hóa
C. Có thể chuẩn độ riêng phần các hỗn hợp nhiều thành phần
D. Không áp dụng được với dung dịch có màu
89. Đo pH dung dịch X dùng cặp điện cực
A. Điện cực thủy tinh và điện cực Calomel
B. Điện cực thủy tinh và điện cực chỉ thị
C. Điện cực hydro và điện cực calomel
D. Điện cực hydro và điện cực bạc
90. Phương trình tính thế điện cực
A. Lambert Beer
B. Fe + Cu2+ = Fe2+ + Cu
C. Định luật về ánh sáng
D. Phương trình Nerst

91. Tại sao phải hiệu chỉnh điện cực thuỷ tinh với hai dung dịch đệm chuẩn pH=4,01 và
pH=10,01
A. Hiệu chuẩn máy đo pH với đệm chuẩn pH=4,01 và pH=10,01 để chỉnh lại giá trị thế bất
đối xứng
B. Để hiệu chuẩn lại điện cực thuỷ tinh
C. Để hiệu chuẩn lại điện cực so sánh
D. Hiệu chuẩn máy đo pH với đệm chuẩn pH =4,01 và pH=10,01 tạo khoảng tuyến tính cho
khoảng pH sử dụng để đo dung dịch

92. Cu là kim loại hoạt động yếu hơn hydro nên giữa vai trò là catot, điện cực hydro là
anod. Chọn mạch điện hoá
A. Cu|Cu2+(1M)||H2 (P=1atm)|H+(1M), Pt
B. Pt|H2|H+|| Cu|Cu2+(1,00M)
C. Cu|Cu2+(1M)||H+(1M)|H2 (P=1atm), Pt
D. Pt|H2|H+|| Cu2+(1M)|Cu
93. Dự đoán chiều của phản ứng sau. Cho pin Ag–Zn ở điều kiện chuẩn (nồng độ 1M),
biết Ag+/Ag có Eo=0,799 V; Zn2++2e ↔Zn(s), Zn2+/Zn có Eo=-0.440 V
A. Ag+ + Zn2+↔ Ag + Zn
B. Ag + Zn ↔ Ag+ + Zn2+
C. Ag+ + Zn2+ ↔ Ag + Zn
D. Ag+ + Zn ↔ Ag + Zn2+
94. Điện cực H2 là điện cực
A. Chỉ thị trong chuẩn độ Oxy hoá khử
B. Chỉ thị trong chuẩn độ tạo phức
C. So sánh trong chuẩn độ kết tủa
D. So sánh chuẩn

95. Bộ phận nào trong mạch điện hoá dùng để giảm thiểu thế khuếch tán xuất hiện ở bề
mặt tiếp xúc giữa hai dung dịch chất điện ly khác nhau
A. Catod
B. Anod
C. Anod và catod
D. Cầu muối
96. Kim loại hoạt động hơn hydro như Zn. Cd… các kim loại này đóng vai trò …(A)..,
điện cực hydro đóng vai trò...(B)…
A. (A): Ion dương; (B): Ion âm
B. (A): Catod; (B): Anod
C. (A): Chất oxy hoá; (B): chất khử
D. ( A): Anod; (B): Catod
97. Trong chuẩn độ điện thế, xác định điểm tương đương bằng cách
A. Dùng chất chỉ thị
B. Dùng máy đo pH
C. Dùng hệ điện cực so sánh và chỉ thị
D. Xác định theo cực đại của đạo hàm bậc nhất
98. Để đo thế điện cực chính xác, pin galvanic tạo thành phải có giá trị thế khuếch tán (Ej)
A. Ej 0
B. Ej lớn nhất
C. Ej nhỏ nhất
D. Ej gần bằng với 0,00 mV
99. Trong sơ đồ mạch điện hoá, đện cực Hg|Hg2Cl2| KCl (bão hòa) được gọi là điện cực
A. Calomel và thuộc loại điện cực chỉ thị
B. Kim loại và thuộc loại điện so sánh
C. Màng thủy tinh thuộc loại điện cực chỉ thị
D. Calomel và thuộc loại điện cực so sánh
100. Kim loại M có thế E0< 0, vậy khi ghép với điện cực tiêu chuẩn Hydro thì đóng vai
trò là điện cực
A. Cathode
B. Kim loại
C. So sánh
D. Anod
BÀI TẬP
101. Dung dịch của chất X có nồng độ 0,15 M cho vào cốc đo dày 1 cm của máy quang
phổ UV vis và đo được độ hấp thu là 0,62. Tính hệ số hấp thu mol của chất X
A. ε = 3,13 dm3.mol-1.cm-1
B. ε = 4,15 dm3.mol-1.cm-1
C. ε = 5,13 dm3.mol-1.cm-1
D. ε = 4,13 dm3.mol-1.cm-1
102. Độ hấp thu của một dung dịch trong cuvet có l =1cm là A=0,246. Tính độ truyền
quang (%)T của dung dịch
A. 68,70%
B. 37,70%
C. 47,80%
D. 56,75%

103. Hãy chuyển giá trị của mật độ quang D = 0.064 thành độ truyền quang T

A. 0.863
B. 0.683
C. 0.214
D. 0.124
Bài giải:
1 1
Ta có: A = lg  0.064 = lg ( ) => T = 0.863
𝑇 𝑇

104. Một mẫu có độ truyền quang là 50% , tính độ hấp thụ A của mẫu
A. 0.301
B. 0.103
C. 0.031
D. 0.069

Bài giải:
Ta có: T = 50%
Mà A =(−log(𝑇)) = [−log(0.5)] ≈ 0.301

Cân 0,010 g thuốc (M = 200dvc), hoà tan trong nước cất vừa đủ 1 lít. Đo độ hấp thu ở
=255 nm, với l=1 cm được A=0,456. Tính %(kl/lk) mẫu thuốc, biết hệ số hấp thu mol 
có giá trị là 1,33.104

Độ truyền quang T (%) của một dung dịch trong cuvet có l =1cm là 56,75. Tính độ hấp
thu của dung dịch này

Tính nồng độ của dung dịch vitamin B12, Biết A1%1cm=207 ở λmax 361 nm và biết rằng khi
pha loãng 200 lần thì độ hấp thụ đo được ở λmax 361 nm là A = 0,405
Độ truyền quang T của một dung dịch trong cuvet có l =1cm là 0,451. Tính độ hấp thu
của dung dịch này

Tính nồng độ của dung dịch vitamin B12, Biết A1%1cm=207 ở λmax 361 nm và biết rằng khi
pha loãng 200 lần thì độ hấp thụ đo được ở λmax 361 nm là A = 0,551

You might also like