You are on page 1of 2

2.3.

CƠ HỘI VÀ RỦI RO:


2.3.1. Cơ hội
Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, trợ giá thành sản
phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước còn thành
lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt
đường lối chính sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc
quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền
lợi cho cả phê Việt Nam trên thị trường.

Sự phát triển về sản lượng xuất khẩu thô, ngành cà phê Việt Nam ngày càng
phát triển, tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị gia tăng của ngành. Những sản
phẩm cà phê của các doanh nghiệp Việt như G7, Trung Nguyên, Vinacafe,… đã
có mặt và khẳng định vị thế của mình tại nhiều thị trường trên thế giới. Đồng
thời, thị trường cà phê Việt Nam cũng trở thành miếng bánh hấp dẫn cho các
doanh nghiệp F&B trong nước và quốc tế tham gia.

Đối với sản phẩm cà phê hòa tan đây được xem là một sản phẩm tiên dụng,
động cơ không cao nên năng lực thương lượng của khách hàng là thấp.

Sự gia nhập WTO, ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt
cà phê Trung Nguyên được biết đến không chỉ trong nước mà còn cả trên thị
trường nước ngoài tạo thêm nhiều định hướng phát triển

Nhìn trung, trong những năm tới Trung Nguyên vẫn nằm trong danh sách các
công ty hàng đầu về cà phê ở Việt Nam. Có nhiều cơ hội và lợi thế để thu hút
vốn và hợp tác với nước ngoài hơn,

2.3.2. Rủi ro:


Hiện nay nền kinh tế Việt Nam khá bất ổn tỉ lệ tăng trưởng tăng song kèm theo
đó là lạm phát tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít cho hoạt động
kinh doanh của Trung Nguyên, đặc biệt là trong hoạt động thu mua nguyên liệu.
Nguy cơ mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Trung
Nguyên như Nescafé của Nestle, Vinacafe của công ty CP cà phê Biên Hòa,
Vinamilk café của công ty CP sữa Việt Nam-Vinamilk, Maccoffe của Food
Empire Holadings....

Sản phẩm thay thế đa dạng như: cà phê phin và gần đây sự xuất hiện của cà phê
lon hòa tan: Cà phê lon Birdy do công ty Ajinomoto Việt Nam phân phối, Cà
phê lon hòa tan VIP của công ty Tân Hiệp Phát, Cà phê lon hòa tan của Nesstle.

Sự cải tiến sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, cho ra các dòng sản phẩm nhằm
đa dạng hóa thị trường vẫn là bài toán đối với Trung Nguyên

Trước xu thế mở cửa hội nhập, để chen chân trong cuộc cạnh tranh khốc liệt
hiện nay thật không hề dễ cho các thương hiệu Việt để tồn tại và phát triển. Sự
khác biệt về tầm vóc và hạn chế về nguồn lực đòi hỏi các thương hiệu Việt phải
tìm cho mình một hướng đi riêng trong cuộc chơi chung này

You might also like