You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA KINH TẾ
----------

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

GV: TH.S Nguyễn Ngọc Mỹ


SVTH: MSSV:
Nguyễn Thị Kim Ánh 18126002
Nguyễn Trịnh Thế Phước 18126048
Trần Phạm Minh Quân 18126051
Bùi Thị Thu Thảo 18126060
Lê Thị Thảo 18126061

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Chân dung lãnh đạo Công ty Vinamilk – Bà Mai Kiều Liên .............................. 4

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý công ty Vinamilk ........................................................ 7

Hình 3.1. Khu vực tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu ............................................................ 37

Hình 3.2. Các bồn chứa lạnh 150m3/bồn .......................................................................... 37

Hình 3.3. Máy ly tâm tách khuẩn ...................................................................................... 37

Hình 3.4. Hệ thống tiệt trùng UHT.................................................................................... 38

Hình 3.5. Hệ thống máy rót ............................................................................................... 39

Hình 3.6. Robot LGV tự động ........................................................................................... 39

Hình 3.7. Hàng hoá tại kho thông minh ............................................................................ 40

Hình 3.8. Hệ thống Tetra Plant Master.............................................................................. 41

Bảng 4.1. Ma trận SWOT .................................................................................................. 48


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 1

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 1

5. Bố cục của bài báo cáo ................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TY SỮA VINAMILK .......................................... 3

1.1. Quá trình phát triển ................................................................................................... 3

1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................... 6

1.3. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................................ 9

1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty .......................................................... 11

1.4.1. Tầm nhìn ........................................................................................................... 11

1.4.2. Sứ mệnh ............................................................................................................ 11

1.4.3. Giá trị cốt lõi ..................................................................................................... 11

1.4.4. Mục tiêu chiến lược .......................................................................................... 11

CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK .... 14

2.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................................... 14

2.1.1. Môi trường văn hóa .......................................................................................... 14

2.1.2. Môi trường kinh tế ............................................................................................ 14

2.1.3. Môi trường pháp luật - chính trị ....................................................................... 16

2.1.4. Nhân khẩu ......................................................................................................... 18

2.1.5. Môi trường tự nhiên .......................................................................................... 19

2.1.6. Môi trường công nghệ ...................................................................................... 20


2.1.7. Môi trường toàn cầu hóa ................................................................................... 21

2.2. Phân tích ngành và cạnh tranh ................................................................................ 21

2.2.1. Nhà cung cấp .................................................................................................... 21

2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại ......................................................................... 23

2.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn ........................................................................................... 24

2.2.4. Khách hàng ....................................................................................................... 25

2.2.5. Sản phẩm thay thế............................................................................................. 26

CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK... 27

3.1. Nguồn nhân lực ....................................................................................................... 27

3.2. Văn hóa doanh nghiệp ............................................................................................. 29

3.2.1. Văn hóa hữu hình.............................................................................................. 29

3.2.2. Văn hóa vô hình ................................................................................................ 30

3.3. Hệ thống quản trị ..................................................................................................... 32

3.3.1. Tổ chức quản lý ................................................................................................ 32

3.3.2. Tư tưởng chỉ đạo trong triết lý kinh doanh ....................................................... 32

3.3.3. Chiến lược và chính sách kinh doanh, thích nghi với môi trường ................... 34

3.3.4. Quản trị sản xuất vận hành ............................................................................... 35

3.3.5. Quản trị tài chính .............................................................................................. 43

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SWOT VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT.................. 46

4.1. Phân tích SWOT ..................................................................................................... 46

4.1.1. Điểm mạnh (Strengths) ..................................................................................... 46

4.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) ................................................................................... 46

4.1.3. Cơ hội (Opportunities) ...................................................................................... 46

4.1.4. Thách thức (Threats)......................................................................................... 46


4.2. Ma trận SWOT ........................................................................................................ 47

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường ngày nay càng lúc càng diễn biến phức tạp, khó đoán, bên cạnh bên cạnh
các cơ hội quý giá thì cũng không ít đe dọa, đối thủ cạnh tranh cũng ngày một nhiều hơn.
Chính vì thế để thành công trên thị trường thì không chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm
công ty đang cung cấp đến tay người tiêu dùng mà còn phải xem môi trường xung quang
đang diễn biến ra sao, như thế nào, liệu rằng sẽ có rào cản nào cản trở con đường kinh
doanh của công ty hay không? Thay vì ôm cây đợi thỏ hay há miệng chờ sung thì công ty
cần cho mình vào thế chủ động nhất có thể. Công ty phải liên tục cập nhật xu hướng thị
trường để biết rằng bên ngoài kia mọi người đang phát triển như thế nào, điều gì đang
chiếm ưu thế. Để hiểu rõ điều này thì phân tích môi trường bên ngoài là một lựa chọn tuyệt
vời cho công ty. Giúp công ty có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội so với các đối thủ cạnh
tranh cùng ngành với mình, hay né tránh đưa ra các giải pháp cho những đe dọa có thể gây
hại cho quá trình phát triển của công ty trong tương lai, với tiêu chí phòng bệnh hơn chưa
bệnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là phân tích môi trường bên ngoài của công ty cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk, trên cơ sở đó có thể có cái nhìn tổng quan về cơ hội đang có và thách thức
đang gặp phải giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt các cơ hội trên thị trường đồng thời
cũng có cho mình những giải pháp riêng để vượt qua thách thức.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


− Đối tượng nghiên cứu: Môi trường bên ngoài của công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk
− Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp từ
một số tài liệu có sẵn.

1
5. Bố cục của bài báo cáo

Bài báo cáo được trình bày bao gồm 4 chương như sau:

− Chương 1: Tổng quan công ty sữa Vinamilk


− Chương 2: Phân tích môi trường bên ngoài của công ty sữa Vinamilk
− Chương 3: Phân tích môi trường bên trong của công ty sữa Vinamilk
− Chương 4: Phân tích SWOT và xây dựng ma trận SWOT

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TY SỮA VINAMILK

1.1. Quá trình phát triển


Công ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác:
Vinamilk. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa
cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình
Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.

Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần
trên cả nước, cụ thể như sau:

− 54,5% thị phần sữa trong nước,


− 40,6% thị phần sữa bột,
− 33,9% thị phần sữa chua uống;
− 84,5% thị phần sữa chua ăn
− 79,7% thị phần sữa đặc

Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp 63 tỉnh thành
trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất
khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung
Đông,… Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy
sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại
Campuchia (Angkormilk), 1 văn đại diện tại Thái Lan.

Công ty đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm với những sự biến đổi
không ngừng. Dù có mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu, nhưng cho đến hiện tại, vị thế
của Vinamilk trong ngành Công nghiệp sữa tại nước ta vẫn chưa hề bị đánh bại.

3
Trong hơn 40 năm hoạt động của mình, Công ty sữa Vinamilk đã trải qua rất nhiều
những giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn lại đánh dấu những bước tiến mới của
doanh nghiệp, sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề dày lịch sử.

Hình 1.1. Chân dung lãnh đạo Công ty Vinamilk – bà Mai Kiều Liên

❖ Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986

Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên
gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp
Thực phẩm miền Nam.

Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công
nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.

❖ Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003

Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty
chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.

Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để
phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của

4
công ty lên con số 4. Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có
thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.

Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp
Liên Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị
trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.

Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc.
Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.

❖ Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay

Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM. Cũng trong năm đó, Công
ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều
lệ lên 1,590 tỷ đồng. Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối
tác liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh
thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán
TP.HCM . Thời điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ
50,01% vốn điều lệ của Công ty. Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương
hiệu công ty.

Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà
máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp
tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và
sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà
máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.

5
Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk
Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

− Điểm qua một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản
phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:

+ Sữa nước với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
+ Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
+ Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột
dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
+ Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.
+ Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc
Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
+ Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu
nành GoldSoy.
1.2. Cơ cấu tổ chức

6
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý công ty Vinamilk
Trong đó:
− Đại hội đồng cổ đông: Có quyền thảo luận và thông qua:
+ Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm.
+ Báo cáo của Ban kiểm soát.
+ Báo cáo của Hội đồng quản trị.
+ Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
− Ban kiểm soát: Có ông Nguyễn Trung Kiên - Trưởng Ban kiểm soát
+ Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty.
+ Kiểm tra bất thường.
+ Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần thiết.
− Hội đồng quản trị: Có bà Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch HĐQT

7
+ Cơ quan quản lý công ty
+ Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
− Tổng giám đốc: Có bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc
+ Người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
+ Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
− Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro: Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất
là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nổ lực của mọi
thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục
tiêu đặt ra một cách hợp lý.
− Giám đốc kiểm toán nội bộ
+ Là người đứng đầu bộ phận KTNB, thông qua các quyết định của bộ phận nhằm hỗ
trợ trực tiếp cho HĐQT và ủy ban kiểm toán trong việc giám sát chung các hoạt động của
công ty.
+ Bộ phận KTNB tham gia trực tiếp vào chu trình quản trị công ty.
− Giám đốc điều hành hoạt động: Ông Mai Hoài Anh
− Giám đốc điều hành dự án: Bà Ngô Thị Thu Trang
− Giám đốc điều hành tài chính: Ông Lê Thành Liêm – Quyền GĐ ĐH Tài chính
− Giám đốc điều hành Nhân sự Hành Chính & Đối ngoại: Bà Bùi Thị Hương
− Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu: Ông Trịnh Quốc Dũng
− Giám đốc điều hành Marketing: Ông Phan Minh Tiên
− Giám đốc điều hành Nghiên cứu và Phát triển: Ông Nguyễn Quốc Khánh
− Giám đốc điều hành sản xuất: Ông Trần Minh Văn
− Giám đốc điều hành kinh doanh
− Giám đốc điều hành Chuỗi Cung ứng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa
− Giám đốc hoạch định chiến lược

8
− Giám đốc quản lý chi nhánh nước ngoài
− Giám đốc công nghệ thông tin (IT)

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên
và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả
nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững
mạnh. Công ty Cổ phần Vinamilk sử dụng mô hình trực tuyến chức năng để đảm bảo đem
lại những lợi ích sau:

− Đảm bảo các bộ phận làm việc nhất quán, phát huy đầy đủ hơn các ưu thế chuyên
môn hóa.
− Giữ uy tín chức năng chủ yếu và đơn giản hóa việc đào tạo.
− Tạo điều kiện kiểm tra chặt chẽ giữa các cấp.
1.3. Ngành nghề kinh doanh

Gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Vinamilk cho thấy công ty đang ngày một trở
nên lớn mạnh với đa dạng các ngành nghề kinh doanh gồm:

− Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh: bán lẻ đường, sữa và các sản
phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa
hàng chuyên doanh và bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
− Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh: bán lẻ đồ uống có cồn gồm rượu
mạnh, rượu vang, bia và không có cồn gồm các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc
không có ga như: côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác…, trong các cửa
hàng chuyên doanh và bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.
− Bán buôn thực phẩm: bán buôn bánh, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, và các sản
phẩm làm từ sữa khác và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và các loại
hạt. Bán buôn mứt, kẹo, socola, cacao và các sản phẩm từ cacao. Bán buôn thực phẩm chế
biến, thực phẩm công nghệ. Mua bán chè uống, các loại trà (chè) khác đã hoặc chưa qua

9
chế biến. Mua bán cà phê rang – xay – phin – hòa tan. Bán buôn đường, bán buôn dầu, mỡ
động thực vật. Bán buôn các loại rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả. Bán
buôn các loại nước ép rau, ép quả. Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt. Bán buôn thủy
sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản.
− Bán buôn đồ uống: bán buôn sữa đậu nành, nước giải khát, rượu, bia, đồ uống.
− Sản xuất các loại bánh từ bột.
− Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa: sản xuất sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và
các sản phẩm từ sữa khác.
− Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
− Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp .
− Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho
hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
− Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê.
− Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng: sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa
đậu nành.
− Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.

Ngoài ra, Vinamilk còn kinh doanh hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh),
kinh doanh nguyên liệu, sản xuất rượu, sản xuất bao bì, sản xuất sản phẩm nhựa. Kinh
doanh thực phẩm công nghệ, sản xuất thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay-phin-
hòa tan. Kinh doanh, chế biến thiết bị phụ tùng, vật tư, sản xuất bia. Mua bán bao bì, mua
bán sản phẩm nhựa. Bán buôn nguyên liệu, hương liệu, chất phụ gia, chất ổn định, chất
màu và hóa chất dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Bán buôn hóa chất công nghiệp:
keo hóa học, keo dán, băng dính, mực in. Bán buôn mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
Bán buôn pallet gỗ, pallet nhựa các loại. Bán buôn bìa carton, bao bì giấy. Bán buôn các
loại vitamin, men, khoáng chất, yến và các sản phẩm từ yến. Sản xuất đường mía và các
loại đường khác. Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Bán lẻ túi, hộp, thùng

10
và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa. Thực hiện quyền phân phối lẻ túi, hộp,
thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa qua kênh internet. Bán buôn đồng,
chì, nhôm, kẽm và kim loại màu khác dạng nguyên sinh hoặc bán thành phẩm: thỏi, thanh,
tấm, lá, dải, dạng hình để tạo nên bao bì đóng gói sản phẩm.

1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty


1.4.1. Tầm nhìn
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Châu Á về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người” “Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”.

1.4.2. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng. tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con
người và xã hội”.

1.4.3. Giá trị cốt lõi


5 giá trị cốt lõi Vinamilk cam kết với cộng đồng:

− Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tát cả các giao dịch.
− Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng
hợp tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
− Công bằng: Công bằng với nhân viên,khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan.
− Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy
định của công ty.
− Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có đạo
đức.
1.4.4. Mục tiêu chiến lược

11
Chiến lược đến năm 2021 đó là tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới trở thành một trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu với 3 trụ
cột chính, bao gồm:

− Đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao, đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp
ứng xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng;
− Củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành Sữa Việt Nam với khẩu hiệu “bao trùm nông
thôn, chiếm lĩnh thành phố”;
− Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á, sẵn sàng tham gia
các thương vụ M&A trong nước và nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2017-2021, 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ
mệnh của Vinamilk là:

− Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.


− Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững
− Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay đổi.

Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:

− Kế hoạch đầu tư tài sản:

+ Trong giai đoạn 2018 – 2023 đạt mức doanh số 9 tỷ USD.


+ Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối thiểu
là 30% mệnh giá.

− Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản
phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam.

− Quản trị doanh nghiệp:

Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công
nhận.

12
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát
huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh
nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.

13
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK

2.1. Môi trường vĩ mô


2.1.1. Môi trường văn hóa

Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các sản phẩm
đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa tính đến thời điểm hiện tại đã trở nên phổ
biến hơn trước kia rất nhiều. Điều này cũng là dễ hiểu vì điều kiện tình hình nền kinh tế
của Việt Nam hiện tại đã tốt lên rất nhiều so với thời điểm trước đó, đại bộ phận người dân
có mức sống trên mức trung bình, khả năng tiếp cận với các sản phẩm này ngày một nhiều
hơn. Đặc biệt thói quen sử dụng các sản phẩm đối với người dân thành thị, có mức sống
tương đối cao đã hình thành dần trong thói quen hằng ngày của họ. Bởi con người có sự
tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng rôn
khiến con người có thêm càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc
và thoả mãn các nhu cầu về thể chất. Thêm vào đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa
được tăng lên bội phần là do một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân
nặng cũng như chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản
thân và tạo được sự chú ý của người khác. Nên nhu cầu sử dụng sữa trong mọi gia đình sẽ
ngày một lớn hơn, bố mẹ luôn có gắng mua các sản phẩm từ sữa cho con cái mình để có
thể phát triển cả chiều cao và trí tuệ, con cái thì luôn suy nghĩ mua cho bố mẹ để tăng cường
sức khỏe, để cùng nhau ở cạnh nhau thật dài lâu. Vì thế như cầu sử dụng sản phẩm sữa của
người Việt Nam hiện tại là khá cao, luôn là mặt hàng bán chạy.
2.1.2. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh
tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với
hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%

14
(3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là
dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt
2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế
dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập
của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1
năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm
soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt
và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt
Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng
lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019,
55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước
có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp
trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.
Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích
cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm
2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước
sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ
ở thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính
theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều
này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện
đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc
gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
Tuy nhiên, mặt bằng thu nhập của người dân ở nước ta còn thấp. Sự chênh lệch về
mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn, mức thu nhập của dân thành thị cao gấp 5

15
đến 7 lần ở nông thôn vì vậy nên sức mua chủ yếu tập trung ở thành thị. Trong khi đó hơn
70% dân sống ở nông thôn vì vậy đây là một thách thức lớn của doanh nghiệp trong việc
nâng cao tỷ lệ uống sữa ở nông thôn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao
buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cắt giảm tiêu dùng
sữa là việc làm có thể diễn ra trước, chính điều này là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành
sữa.
2.1.3. Môi trường pháp luật - chính trị

Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu
xuống 0% tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoc hỏi kinh
nghiêm và phát triển.

Theo Bộ Nội Vụ và trang Stratfor chuyên phân tích thông tin địa chính trị toàn cầu
(trụ sở tại Mỹ) ngày 29/1 đăng bài viết, trong đó nhận định Việt Nam đang ở “thế” thuận
lợi để tiếp tục gặt hái thành quả kinh tế và chính trị và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ là nhân tố giúp đảm bảo ổn định chính trị cho Việt
Nam.

Ngoài yếu tố ổn định chính trị, việc Việt Nam khống chế được dịch bệnh và ưu tiên
tiếp tục hoạt động sản xuất sẽ cho phép Việt Nam dễ huy động vốn vào sản xuất cấp thấp,
một điều kiện giúp thu hút thêm nhiều nhà sản xuất. Đặc biệt, với Đại hội XIII, quá trình
chuyển đổi lãnh đạo đầu năm 2021 sẽ đảm bảo ổn định chính trị cho Việt Nam đến hết năm
2026, giúp Việt Nam đảm bảo tính liên tục trong việc hoạch định chính sách.

Trong khi đó, theo bài viết ngày 28/1 trên trang bloomberg.com, nhằm thúc đẩy tăng
trưởng và năng suất, lãnh đạo Việt Nam đang tìm cách tăng cường vai trò của khu vực kinh
tế tư nhân trong nền kinh tế. Theo kế hoạch, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng XIII sẽ
thông qua kế hoạch kinh tế 5 năm, theo đó đến năm 2025, khu vực tư nhân sẽ đóng góp
hơn một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế, từ mức 42% hiện nay và
tăng gần gấp đôi GDP bình quân đầu người tại một trong những nền kinh tế phát triển
nhanh nhất thế giới.

16
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) được đánh giá sẽ giúp ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam gia tăng lợi thế
cạnh tranh, trong đó ngành sữa được củng cố vị thế trên sân nhà.

Theo Hiệp định EVFTA vừa được ký kết, thuế nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa
từ EU sẽ được giảm dần theo lộ trình từ mức 5 - 15% về mức 3,5-0% với nhiều mặt hàng
như sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc các sản phẩm có chứa thành
phần tự nhiên của sữa… Điều này được nhận định sẽ tác động tới các doanh nghiệp sữa
Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt gia tăng cạnh tranh trên sân nhà về nguyên vật liệu.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, châu Âu chiếm 20-25% giá trị nhập khẩu sữa
và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam. Thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng nguyên
vật liệu (NVL) được giảm sẽ hỗ trợ nhẹ biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sữa. Cụ
thể, đối với Vinamilk, tỷ lệ nhập khẩu NVL từ châu Âu khoảng 10%, bao gồm bột sữa gầy
và bột sữa chưa tách béo. Thuế nhập khẩu các mặt hàng này trước EVFTA là 5%, bắt đầu
từ 1/8/2020 được giảm xuống 2,2% và giảm dần về 0% sau năm 2022. Như vậy, biên lợi
nhuận gộp của Vinamilk sẽ được cải thiện từ việc này.

Bên cạnh đó, Vinamilk đã chuẩn bị nhiều năm để thích ứng với việc thị trường sữa
được mở cửa - khi liên tục tung những sản phẩm cao cấp để cạnh tranh với sữa nhập khẩu
từ châu Âu. Chẳng hạn như Vinamilk đã có sữa tươi organic, hoặc chủ động nhập khẩu các
sản phẩm sữa tươi từ châu Âu (thông qua công ty con ở Ba Lan).

Đồng thời Nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy phát triển sửa nhiều khuyến
khích và trang trại nuôi bò sữa hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế giới các
nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài. Có thể nói hệ thống các chính sách, luật pháp về
tiêu dùng, bình ổn giá sữa đã bước đầu hoàn thiện.

Tuy nhiên, việc kiểm định sữa vẫn còn lỏng lẻo, mới chỉ dừng lại ở kiểm tra an toàn thực
phẩm, mà chưa kiểm soát được hàm lượng chất gây khó khăn cho doanh nghiệp sữa qua

17
nhiều nhận định của nhiều chuyên gia tại buổi đối thoại về kiểm soát và đảm bảo chất lượng
sữa tươi nguyên liệu do Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) tổ chức.

2.1.4. Nhân khẩu


❖ Kết cấu dân số

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118
người, trong đó có 48.951.987 nữ chiếm 50,08% và tăng 876.475 người so với dân số
96.903.947 người năm trước. Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người
sinh nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -69.492
người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ
giới tính toàn cầu.

Trong năm 2021, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.246 người và đạt
98.564.407 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số
lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 912.801 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức
độ như năm trước, dân số sẽ giảm -82.555 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến
Việt Nam để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước
khác. Dân số là một vấn đề nan giải trong việc phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố chi phối
toàn bộ các lĩnh vực của một đất nước, nhưng với quy mô dân số 97.757.118 người, đây
được xem là cơ hội cũng như thách thức đối với công ty trong việc tiếp cận và mở rộng thị
trường.

❖ Cơ cấu độ tuổi

Tính đến đầu năm 2017, tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 15-64 vẫn chiếm đa số,
khoảng 69,3% tổng dân số, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm 25,2% và trên 65 tuổi chiếm
5,5%. Điều này cho thấy mặc dù Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”
nhưng ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinamilk là buôn bán sữa và các chế phẩm liên
quan nên thị trường mục tiêu của công ty rơi vào khách hàng có độ tuổi dưới 15 là chủ yếu.

18
Việc công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh cho thấy tầm nhìn của công ty rất tốt và có
thể phát triển dài lâu trong thời kỳ cơ cấu dân số như hiện nay.

❖ Mức sống của người dân

Thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá
hiện hành đạt khoảng 4.230 nghìn đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bình quân mỗi
năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng
bình quân 8,1%. TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5.538 nghìn
đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3.480 nghìn đồng). Nhóm hộ giàu nhất có
TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 đạt 9.108 nghìn đồng cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ
nghèo nhất với mức thu nhập đạt 1.139 nghìn đồng. Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là
vùng Đông Nam Bộ (6.023 nghìn đồng 1 người 1 tháng), cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ
đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2.745 nghìn đồng 1 người 1
tháng). Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số vẫn còn thấp, cho thấy đại bộ phận người
Việt Nam có mức sống thấp, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Thực tế cho
thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những nơi tiêu thụ sữa nhiều nhất cả
nước. Vì vậy cần phải nâng cao mức sống người dân để tăng thêm lượng khách hàng tiêu
thụ sữa.

2.1.5. Môi trường tự nhiên

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vì khí hậu nóng ẩm nên sẽ mang
lại nhiều bất lợi trong việc bảo quản sữa, sữa sẽ dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản
tốt làm giảm chất lượng của sữa. Do đó, yêu cầu được đặt ra là phải có cách bảo quản sữa
tốt để sữa không bị hư hỏng để tránh đưa sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu
dùng.
Tuy là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có một số nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa
Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn
La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Nhìn chung thì các điều kiện tự nhiên khá thích

19
hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang,
Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La… và trồng các cây cỏ làm nguyên liệu cho bò ăn.
Nhưng trong một vài năm về đây, do tình hình thiên tai, lũ lụt và sự nóng lên của
Trái đất đã khiến cho các nguồn nguyên liệu trở nên ít hơn, lợi nhuận từ việc chăn nuôi bò
sữa ít trong khi giá thành thức ăn lại cao, bò chỉ ăn các loại thức ăn ở đồng cỏ thì không
thể đủ chất dinh dưỡng. Điều này cũng gây khó khăn không ít cho các trang trại chăn nuôi
bò của Vinamilk bởi chi phí bỏ ra nhiều hơn lúc trước nhưng về mặt doanh thu lấy được từ
chúng thì cũng vậy.
2.1.6. Môi trường công nghệ
Sự phát triển khoa học – công nghệ tác động đến mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh
vực sản xuất kinh doanh.. Sự phát triển của máy móc làm cho việc chế biến nhanh hơn đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn và việc bảo quản sản phẩm lâu hơn. Về mặt công nghệ
thì sữa tươi Vinamilk có lợi thế hơn hẳn các đối thủ khi sử dụng những công nghệ hiện đại
trong quá trình sản xuất ứng dụng được các công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được
nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150m3/bồn).
Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: Ly tâm tách
khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng
cho chế biến tiệt trùng UHT.
Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C, sau đó
sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 độ C, giữ được hương vị tự nhiên, các thành phần dinh
dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt
trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: Công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và
công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian
6 tháng mà không cần chất bảo quản.
Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến
khu vực kho thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao

20
gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần
sự can thiệp của con người.
2.1.7. Môi trường toàn cầu hóa

Xu thế hội nhập của các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa khu vực hóa trên thế
giới là yếu tố cần xem xét đâu tiên. Đối với nước ta tiêu biểu của nó chính là sự kiện Việt
Nam gia nhập các tổ chức ví dụ như là ASEAN, WHO, WTO,… đồng thởi phải thông qua
các văn bản cam kết thực hiện các quy ước quốc tế đối với các luật trên lĩnh vực kinh tế.
Khi gia nhập WTO thì một trong những cam kết của Việt Nam nằm ở rộng thị trường trong
nước cho các công ty nước ngoài nhìn vào. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp trong nước
được bảo vệ bởi các quy định của Nhà nước, nên khả năng cạnh tranh của công ty vẫn còn
bất cập về mặt chính sách và một số khâu: chất lượng, giá cả, hàng hóa, quy mô và dịch
vụ, hỗ trợ khách hàng và vốn.

Với ngành sữa ngày càng phát triển của nước ta nói chung và Vinamilk nói riêng,
việc quản lý kiểm định chất lượng sữa là một thách thức không nhỏ. Đó cũng là về giá cả,
vì các sản phẩm sữa tươi trong nước hiện nay đắt hơn đáng kể so với các nước khác trên
thế giới, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm giảm thiểu thuế nhập khẩu. Tuy
nhiên, với mức giá đó, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá bán cao trên thế giới.
Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng với đa dạng chủng loại và mạng lưới tiêu thụ rộng khắp
toàn quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm, mang lại lợi thế cạnh tranh trước các nguy cơ xâm
nhập. Nhựng điều này không thể chủ quan vì sản phẩm của Vinamilk sử dụng nhiều nguyên
liệu đầu vào có nguồn gốc từ bên ngoài, khi giá nguyên liệu đầu vào tăng thì tác động rất
lớn tới sản xuất của công ty.
2.2. Phân tích ngành và cạnh tranh
2.2.1. Nhà cung cấp
Ngoài việc lấy nguyên liệu sữa đầu vào từ những nhà cung cấp trong nước, hầu hết
các hãng sữa đều nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài để sản xuất. Và công ty
Vinamilk cũng không là ngoại lệ sử dụng nguyên liệu thô từ cả trong nước lẫn nước ngoài.

21
Công ty với mục tiêu phát triển lâu dài và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nhà
cung cấp trong nước và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô luôn
luôn ổn định duy trì sản xuất hơn thế nữa chất lượng cao cấp và nổi trội, giá cả luôn nằm
ở mức rất cạnh tranh để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Với lợi thế là nhà thu mua
nguyên liệu thô số lượng lớn, chiếm hơn 50% sản lượng sữa trên cả nước nên việc trao đổi
về giá cả đối với các nhà chăn nuôi rất có lợi thế vì công ty không chỉ mua ngày một ngày
hai mà đảm bảo mua trong thời gian dài lâu nên giá cả trong việc thu mua nguyên liệu sữa.
Bên cạnh đó, cônng ty còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Nên
năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao.
Hai nguồn cung cấp sữa chính cho Vinamilk là sữa bò tươi được cung cấp từ các
trang trại bò sữa của công ty và mua từ các hộ gia đình, nguồn sữa bột ngoại nhập từ những
nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk như là
như là Fonterra (SEA) Pte Ltd, Hoogwegt International BV với sản phẩm sữa bột, Perstima
Bình Dương sản phẩm là vỏ hộp thiếc, Tetra Pak Indochina với sản phẩm là bao bì carton.
Các trang trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong
việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông
trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk
và các nông trại sữa nội địa. Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa
cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng
bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi
nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa. Và với kế hoạch phát triển các
trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông
hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020,
với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 -
1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu
gia đình Việt Nam. Với quy mô như thế Vinamilk tự chủ động trong nguồn nguyên liệu
sữa tươi, không phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài nhiều vì nếu họ biết mình cái gì

22
cũng phụ thuộc vào họ thì sẽ dẫn đến chất lượng không được đảm bảo và giá cả có thể tăng
đột biến. Đặc biệt nếu lỡ nhà cũng cấp không cung cấp cho Vinamilk nữa thì việc kinh
doanh của công ty khó có thể tiếp tục duy trì rơi vào thế bị động hoàn toàn.
2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, trong quý 1/2018, doanh
thu ngành sữa Việt Nam giảm 4,4% ở khu vực thành thị và tăng 4% ở khu vực nông thôn.

Trong tháng 4, doanh thu ngành sữa tiếp tục kém kéo theo doanh thu lũy kế 4 tháng đầu
năm ở khu vực thành thị giảm 3,1%, trong khi khu vực nông thôn tăng 3,1%.

❖ Sữa bột – Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Thị trường sữa bột tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân hàng năm là 12,7% trong
5 năm qua, nhưng trong năm 2017 tăng trưởng 9,8%.

Sữa bột chủ yếu là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện Vinamilk
(VNM) dẫn đầu thị trường với thị phần khoảng 27% (mảng sữa bột đóng góp khoảng
26% doanh thu và 28% lợi nhuận gộp cho VNM trong năm 2017); Abbott đứng thứ 2 với
17%; tiếp theo là Friesland Campina với 12% thị phần.

Trong khi thị phần của cả Abbot và Friesland Campania vẫn giữ nguyên hoặc
giảm nhẹ trong 3 năm qua, thì Nutifood nổi lên thành một nguy cơ lớn đối với VNM ở
phân khúc bình dân.

Thị phần của Nutifood đã tăng từ 10% trong năm 2014 lên khoảng 15% trong năm
2017.

Nutifood có sản phẩm đa dạng và có giá thấp hơn 10%-15% so với VNM. Điều
này cho thấy Nutifood sẵn sàng chấp nhận biên lợi nhuận thấp để giành lấy thị phần từ
đối thủ.

Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead
Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và

23
nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy những doanh nghiệp này luôn luôn là nguy cơ
cạnh tranh với VNM.

Lợi thế của các hãng sữa quốc tế là sữa bột được nhập khẩu, nên các doanh nghiệp
trong nước không có lợi thế về giá so với các doanh nghiệp ngoại. Các nhà máy chủ yếu
được tự động hóa nên chi phí nhân công không phải là nhân tố quan trọng

❖ Sữa nước – VNM vẫn giữ vị trí số 1

Phân khúc sữa nước có tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm là 14,6% trong 5
năm qua và tăng trưởng 13% trong năm ngoái.

Thị trường sữa nước có tính cạnh tranh ít hơn so với mảng sữa bột vì các doanh
nghiệp trong nước có lợi thế về nguồn cung

VNM là doanh nghiệp giữ thị phần số 1 trong mảng này. Mảng sữa nước chiếm
khoảng 42% doanh thu và 42% lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2017. Các doanh
nghiệp lớn khác trong ngành là Friesland Campina, TH true Milk, Nestle, IDP và Mộc
Châu. Hiện 30% sản lượng sữa nước sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Trong đó,
khoảng 10% là từ chính các nông trại của công ty. 70% nguyên liệu cho sữa nước được
nhập khẩu từ New Zealand, Australia, châu Âu và Mỹ dưới dạng bột sữa (SMP và
WMP).

Nhờ vậy, các doanh nghiệp sữa của Việt Nam có nông trại có thể tiết kiệm chi phí
vận chuyển. Hầu hết các công ty sữa nước ngoài không có nhà máy sữa nước tại Việt Nam
và phải nhập khẩu thành phẩm với chi phí vận chuyển đắt đỏ.
2.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn
Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao.
Thị trường sữa được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai
và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn.
Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong
những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại vẫn đang

24
ở mức thấp. Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng
sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam
chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước khác.
Ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Các rào cản của ngành cũng
không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ thuật chế biến. Cho thấy đối thủ thủ
tiềm năng của vinamilk gồm có các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như
bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC,DOMESCO, BIBICA nhưng tiềm năng chưa
mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa, nhưng có thể đây cũng là một trong những
đối thủ mạnh trong tương lai, và đồng thời công ty Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều
đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kĩ thuật, vốn và
nguồn nguyên liệu đầu vào.
2.2.4. Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành.

Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đếu có vị thế cao trong quá trình điều khiển
cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế được áp lực
xuất phát từ khách hàng bằng cách định giá hợp lí các dòng sản phẩm của mình và đưa ra
những thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự khác biệt hóa đối với những
sản phẩm của đối thủ và các sản phẩm thay thế khác.

Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán
với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy, Vinamilk có khả năng chuyển
những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Vì thế, Vinamilk không
chịu áp lực nhiều bởi khách hàng.

Hiện công ty có hai kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng:

− Kênh phân phối truyền thống (gồm nhà phân phối và các điểm bán lẻ): thực hiện
phân phối hơn 80% sản lượng của công ty.

25
− Kênh phân phối hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro,…), khi cuộc sống của con
người ngày càng hiện đại thì kênh phân phối này trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Canada,
Pháp, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…

2.2.5. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ
khác có cùng một giá trị lợi ích công dụng. Ở đây các sản phẩm có thể thay thế được sản
phẩm sữa là những sản phẩm có đặc thù tương tự như nước giải khát và các loại sữa hạt
khác chẳng hạn: nước ngọt, cà phê, các nước uống pha sữa, sữa đậu nành, sữa óc chó, các
loại uống ngũ cốc… có xuất sứ từ nhiều nguồn khác nhau. Và các sản phẩm thay thế phải
thể hiện đầy đủ các yếu tố sau:

− Chất lượng: phải ngang bằng hoặc hơn so với sản phẩm hiện tại đang sử dụng

− Giá cả: hợp lý, có thể rẻ hơn, mặc cao hơn tùy vào chất lượng của sản phẩm

− Văn hóa: phù hợp với văn hóa xã hội, không đi ngược lại với xã hội, dân tộc

− Thị hiếu: đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra sự thích thú, kích thích
và cần thiết.

Nhìn chung thì sữa luôn có vị trí khá vững vàng trên thị trường vì sữa là sản phẩm
thiết yếu, cung cấp chất dinh dưỡng cho con người, đa số người dân họ đều uống sữa mỗi
ngày và hầu như nó đã đi vào cuộc sống và ta cũng thấy rằng ít ai lại thay thế sữa trong
một khoảng thơi gian dài, điều này là rất hiếm. Mặc dù trên thị trường có lẽ các sản phẩm
được xem là thay thế khá là nhiều, tuy nhiên với tầm quan trọng của sữa là không thể sản
phẩm nào thay thế được vì vậy khả năng mà các sản phẩm thay thế sữa là rất ít và việc chụi
rủi ro từ điều này là cũng rất ít.

26
CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK

3.1. Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát
triển lâu dài và bền vững, do vậy Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, năng động. Tính đến ngày 31/12/2020 số lượng cán bộ nhân viên, công
nhân của Công ty là 821 người. Trong 821 người đó, có 160 người thuộc trình độ đại học
và trên đại học chiếm 19,49%, có 252 người thuộc trình độ cao đẳng, trung cấp, nghiệp vụ
chiếm 30,69%, còn lại là công nhân lao động phổ thông gồm 409 người chiếm 49,82%.

Công ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị Mai Kiều Liên có hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và
giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty. Các thành
viên quản lý cấp cao khác có trung bình 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân
phối và bán sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, công ty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững
mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng
nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty. Công ty cũng đào tạo được một đội ngũ
tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích, xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng,
đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu
dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.
Vinamilk còn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển, các nhân sự làm công tác nghiên cứu
phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên
cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Chính vì vậy mà công ty đã có
khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Công ty cũng đã chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị
trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng
cũng như các phương tiện truyền thông có liên quan đến vấn đề thực phẩm và thức uống.

Theo kết quả khảo sát mới đây do Công ty Tư vấn các giải pháp Nguồn Nhân Lực
và Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Anphabe công bố, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

27
(Vinamilk) đã được bình chọn là 1 trong 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất đối
với sinh viên Việt Nam năm 2020. Đồng thời, Vinamilk cũng thuộc Top 5 nhà tuyển dụng
được yêu thích nhất năm 2019 do mạng việc làm và tuyển dụng Career Builder khảo sát.
Trong nhiều năm liền, Vinamilk đều giữ vững “phong độ” dẫn đầu trong các đánh giá xếp
hạng về nơi làm việc tốt nhất Việt Nam là do các chính sách đối với người lao động quá
hấp dẫn nên Vinamilk là điểm đến đáng mơ ước của nhiều sinh viên.

− Chế độ làm việc

Người lao động làm việc trong Công ty đều được Công ty ký kết hợp đồng lao động
và được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Công ty thực hiện chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi đối với người lao động như chế độ
làm thêm giờ, chế độ nghỉ lễ, Tết, phép, chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ... theo đúng quy
định của pháp luật lao động. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện và môi trường làm việc
thích hợp cho nhân viên:

+ Đối với lao động gián tiếp: Công ty cải tạo trụ sở, các phòng làm việc một cách khoa
học, khang trang, rộng rãi, thoáng mát tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.
+ Đối với lao động trực tiếp: Công ty trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện bảo hộ
cá nhân cho người lao động, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, luôn tuân thủ các
qui chuẩn, yêu cầu an toàn trong quá trình lao động sản xuất.
− Chính sách tuyển dụng, đào tạo

Hàng năm Công ty quan tân đến việc nâng cao trình độ của người lao động và chú
trọng vào các hoạt động huấn luyện bồi dưỡng kiến thức về hệ thống quản lý mang tính
phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện
các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn (HACCP), kĩ năng về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với công nhân, nhân viên đào tạo nguồn nhân lực hướng vào việc phát
triển kỹ năng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng con người. Cập nhật
các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên đưa vào những
phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới cho nhân viên

28
từ hầu hết người lao động trong toàn Công ty như Công nhân lao động phổ thông tại các
đơn vị, nhà máy, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ đến đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật cao đối
với cán bộ quản lý giúp cho cán bộ công nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao
chất lượng và năng suất), ưu tiên khuyến khích học tập, nâng cao kiến thức thỏa mãn nhu
cầu phát triển cho các cá nhân. Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức.
Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Xây dựng và củng cố nền
văn hóa doanh nghịêp.

− Chính sách lương, thưởng, phúc lợi


+ Chính sách lương, thưởng: Công ty có chế độ đãi ngộ và đảm bảo quyền lợi cho
người lao động theo quy định của pháp luật. Công ty cũng có chính sách thưởng hàng kì,
thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể căn cứ vào thành tích trong việc thực hiện tăng năng
suất lao động, thực hành tiết kiệm, sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, chất lượng, phương pháp
tổ chức sản xuất.
+ Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
thất nghiệp được Công ty trích nộp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Công ty
thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động, Nội quy lao
động. Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công nhân
viên. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề an toàn lao động cho lao động trực tiếp sản xuất.
Các chế độ bảo hiểm cho người lao động được Công ty thực hiện đầy đủ theo Luật lao
động. Vào các ngày lễ, tết,... Công ty luôn tổ chức đi tham quan, nghỉ mát định kỳ cho cán
bộ công nhân viên trong Công ty.

Như vậy, công ty Vinamilk đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.

3.2. Văn hóa doanh nghiệp

3.2.1. Văn hóa hữu hình

29
Đó là các sản phẩm của con người, những thứ có thể nhìn và cảm nhận rõ khi tiếp
xúc với Vinamilk, rất dễ nhìn thấy nhưng rất khó lý giải. Ví dụ như:

− Màu sắc chủ đạo: xanh trắng. Màu sắc này được thể hiện trong logo, phong cách
trang trí văn phòng.
− Các biểu tượng văn hóa: khi vào sảnh của Vinamilk sẽ có một mô hình con thuyền
Văn hóa Vinamilk đang lướt sóng vươn ra biển lớn rộng 5m2 (được Ban lãnh đạo chọn
làm biểu tượng văn hóa trong giai đoạn mới của quá trình triển khai dự án cùng TOPPION),
mỗi cánh buồm là mỗi giá trị.
− Bài hát truyền thống: tương ứng với biểu tượng con thuyền văn hóa, Vinamilk có
bài hát Vinamilk – Ai cũng là hoa tiêu.
− Văn hóa ứng xử mà chúng ta có thể cảm nhận khi tiếp xúc, làm việc với hệ thống
con người của Vinamilk, từ bảo vệ, lễ tân đến đội ngũ quản lý (chẳng hạn như sự chuyên
nghiệp, tính hệ thống, tính quy củ, sự quy mô…).
3.2.2. Văn hóa vô hình

Các niềm tin và giá trị được đồng thuận của văn hóa Vinamilk, bao gồm:

− Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
− Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình
với cuộc sống con người và xã hội.
− Giá trị cốt lõi: Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ.
− Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi
khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng
hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng.

30
− Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách
đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá
cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định
− 07 hành vi điều hành tối thiểu của đội ngũ quản lý: Đây là một yếu tố rất quan trọng
của văn hóa, các hành vi điều hành tối thiểu của đội ngũ lãnh đạo sẽ quyết định 70% việc
hình thành văn hóa gồm:
+ Làm việc có KPIs, kế hoạch và báo cáo
+ Quan sát năng lực và đào tạo ngay
+ Cần biết “tán xương”, đưa hướng dẫn, không làm thay
+ Là “người lớn” trong mọi hành xử
+ Là huynh trưởng và là người phục vụ
+ Tạo môi trường tốt và kết nối cả bên trong và bên ngoài Khối/Phòng
+ Quan tâm, động viên đúng lúc

Ngoài ra, Vinamilk còn có 06 nguyên tắc văn hóa tối thượng quyết định và chi phối
toàn bộ văn hóa doanh nghiệp, từ người bảo vệ gác cổng cho đến Tổng giám đốc Vinamilk
đều phải tôn trọng và dùng nó trong giải quyết vấn đề, hành xử và ra quyết định:

− Khi sự việc xảy ra nguyên nhân đầu tiên chính là tôi


− Người lớn không cần người lớn hơn giám sát
− Lời nói của tôi chính là tôi
− Hãy nói chuyện với nhau bằng lượng hoá
− Đừng nói không luôn tìm kiếm 2 giải pháp
− Tôi là chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của tôi

Bên cạnh những thành tựu vượt bậc trên thị trường thì văn hóa chính là tài sản to
lớn mà doanh nghiệp dành nhiều tâm huyết để xây dựng và gìn giữ. Và cũng chính văn hóa
ấy đã tạo nên nét đặc trưng thương hiệu của Vinamilk.

31
3.3. Hệ thống quản trị

3.3.1. Tổ chức quản lý

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên
và phòng ban trong công ty, các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một cấp lãnh
đạo, cấp trên. Điều này giúp phát huy đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo
chức năng của từng đơn vị, giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng của từng đơn
vị, đơn giản hóa việc đào tạo, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và quản lý chặt chẽ của cấp
cao lên các cấp thấp hơn. Sơ đồ tổ chức giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả
nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững
mạnh. Và dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk).

3.3.2. Tư tưởng chỉ đạo trong triết lý kinh doanh

❖ Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ.
Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.

❖ Tầm nhìn

Trở thành biểu tượng mang tầm vóc thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống,
nơi mà tất cả mọi người đặt trọn niềm tin vào sản phẩm an toàn và dinh dưỡng.

❖ Sứ mệnh

Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả sự trân trọng,
tình yêu và có trách nhiệm với cuộc sống.

❖ Giá trị cốt lõi

32
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”

❖ Mục tiêu cơ bản của vinamilk

Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu,
Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

− Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao

− Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam

− Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á

❖ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp

Vinamilk sẽ luôn duy trì và phát huy những giá trị cốt lõi trên chặng đường phát
triển bền vững:

− Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

− Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng
đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.

− Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.

− Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp, bộ Quy tắc Ứng xử và các quy chế, chính sách, quy
định của Công ty.

− Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.

Triết lý kinh doanh và mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt
động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm: Mang

33
đến nguồn sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cho người tiêu dùng, mang lại lợi ích bền vững
cho các cổ đông; không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người
lao động; làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước và tích cực gắn kết với các hoạt
động cộng đồng.

3.3.3. Chiến lược và chính sách kinh doanh, thích nghi với môi trường

Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao

Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh
doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.

Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở
rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của
người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và
tiện lợi.

− Củng cố vị thế dẫn đầu của ngành sữa Việt

Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.

Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ
thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.

Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc
biệt ở khu vực thành thị.

Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị
phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

− Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á

Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp
tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.

34
Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với
mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.

Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình
xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối
tại các thị trường trọng điểm mới.

3.3.4. Quản trị sản xuất vận hành


❖ Nhà xưởng

Hệ thống các siêu nhà máy sữa hiện đại và quy mô bậc nhất trải dài khắp Việt Nam
Sở hữu hệ thống 13 nhà máy hiện đại từ Bắc vào Nam.
− Nhà máy Sữa Thống Nhất
− Nhà máy Sữa Trường Thọ
− Nhà máy Sữa Dielac
− Nhà máy Sữa Cần Thơ
− Nhà máy Sữa Sài Gòn
− Nhà máy Sữa Bình Định
− Nhà máy Sữa Nghệ An
− Nhà máy Sữa Lam Sơn
− Nhà máy Sữa Tiên Sơn
− Nhà máy Sữa Đà Nẵng
− Nhà máy Nước Giải Khát Việt Nam
− Nhà máy Sữa Bột Việt Nam
− Nhà máy Sữa Việt Nam (MEGA)
− Nhà máy Sữa Angkor (Angkor Dairy Products Co., Ltd - Angkormilk) ở Cambodia.
Trong đó, có Siêu nhà máy Mega, 1 trong 3 siêu nhà máy sữa trên toàn thế giới với
toàn bộ sản phẩm được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới của
Tetra Pak từ Thụy Điển. Công suất đạt đến 3 triệu ly sữa/ngày cùng vị trí nhà máy được

35
phân bổ gần kề vùng nguyên liệu, giúp tối ưu trong khâu vận chuyển & đảm bảo chất lượng
sữa. Hiện tại nhà máy sữa Việt Nam có quy mô 20ha tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh
Bình Dương, tổng vốn đầu tư ban đầu 2.400 tỷ đồng, công suất lên tới 800 triệu lít sữa mỗi
năm. Đây là một trong những nhà máy chuyên sản xuất sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới,
sử dụng công nghệ từ tập đoàn toàn cầu Tetra Pak chuyên cung cấp các giải pháp chế biến
và đóng gói thực phẩm cho 170 quốc gia. Toàn bộ nhà máy được điều khiển bởi hệ thống
máy tính trung tâm, kiểm tra, vận hành hoạt động các dây chuyền, thiết bị, theo dõi và kiểm
soát chất lượng, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn sẽ loại bỏ
hầu hết vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu. Công nghệ UHT ở giai đoạn sau đó giúp tiêu
diệt toàn bộ vi khuẩn có hại còn lại trong sữa. Trong khi đó dây chuyền sản xuất sản phẩm
Sữa tươi 100% với công suất lên đến 25.000 hộp một giờ. Đặc biệt, nổi bật trong không
gian nhà máy là hệ thống rôbốt tự động di chuyển trong khuôn viên, tự động nhận biết dây
chuyền sản xuất có thành phẩm để nhận pallet chuyển vào kho. Những rôbốt này trang bị
cảm biến nên có khả năng tự di chuyển, tránh chướng ngại vật, dừng lại nếu phát hiện phía
trước có công nhân di chuyển cắt mặt. Rôbốt sẽ đi về khu vực quy định để tự sạc pin khi
gần hết dung lượng.
Về tiêu chuẩn quốc tế mà hệ thống quản lý tại nhà máy đạt được như FSSC 22000,
GMP, ISO 9001:2015, PASS 99, ISO 50001, ISO 17025, HALAL. Nhà máy được thiết
kế có thêm hẹ thống kho thông minh lớn nhất Việt Nam với diện tích đến 6ha và có 20 ngõ
xuất và nhập, chiều dài là 105m, chiều cao 35m bao gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa đựng
hơn 27.000 ô chứa.
❖ Máy móc, thiết bị
− Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với
thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên
một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
− Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập
vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn)

36
Hình 3.1. Khu vực tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu

Hình 3.2. Các bồn chứa lạnh 150m3/bồn


− Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách
khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 oC và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho
chế biến tiệt trùng UHT. Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi
sinh vật.

Hình 3.3. Máy ly tâm tách khuẩn

37
− Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 oC, sau đó sữa
được làm lạnh nhanh xuống 25 oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh
dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt
trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.

Hình 3.4. Hệ thống tiệt trùng UHT


− Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng
UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong
thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản

38
Hình 3.5. Hệ thống máy rót
− Các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho
thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các
máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp
của con người.

Hình 3.6. Robot LGV tự động

39
− Kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với 20 ngõ xuất nhập,
có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27168 lô chứa hàng.
Nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển pallet
thành phẩm vào kho và 08 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ khung kệ.
Việc quản lý hàng hoá xuất nhập được thực dựa trên phần mềm Wamas.

Hình 3.7. Hàng hoá tại kho thông minh


− Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết
nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà
máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất
lượng một cách liên tục. Hệ thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết
giúp nhà máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.

40
Hình 3.8. Hệ thống Tetra Plant Master
− Ngoài ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải pháp
tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của nhà
máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm
của toàn công ty.
❖ Nguyên vật liệu
Về nguyên vật liệu của Vinamilk để sản xuất các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người
lớn) và bột dinh dưỡng. Thì công ty ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, công
ty cũng đồng thời thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng trên thị trường

Đối với các sản phẩm sữa bột, thì nguồn nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu
từ nước ngoài để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/nguồn gốc từ các nước Mỹ, Úc, New
Zealand, EU và Nhật Bản.

41
Về vùng nguyên liệu sữa tươi, phát huy tiềm năng của đất nước và ít phụ thuộc vào
nhà cung ứng trong việc phục vụ sản xuất sản phẩm sữa tươi, Vinamilk đã xây dựng riêng
cho bản thân những vùng nguyên liệu trong nước. Công ty đã thành công ở 10 trang trại
trên khắp cả nước trải dài từ Bắc tới Nam. Với mục tiêu của công ty là phát triển đàn bò
40000 – 50000 con. Năm 2016, Khối PTVNL chính thức đưa vào sử dụng Trang trại Bò
sữa Organic tại Đà Lạt - trang trại chăn nuôi bò sữa organic đầu tiên của Việt Nam được
Tổ chức Chứng nhận Quốc tế Control Union công nhận đạt chuẩn Organic Châu Âu. Trang
trại đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe theo nguyên tắc 3 không: không sử dụng hóa chất,
không sử dụng thành phần biến đổi gen, không hormone tăng trưởng. Bò Organic được
chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ hữu cơ, cho ra nguồn sữa tươi thuần khiết, thiên nhiên, đưa
sản phẩm sữa organic gần với người dân Việt Nam hơn bao giờ hết.

❖ Công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, nhờ không
ngừng đổi mới, thay thế các máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao công tác
quản lý và chất lượng sản phẩm mà Vinamilk đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của người tiêu dùng. Điển hình từ 2 nhà máy sữa đầu tiên là nhà máy Sữa Thống Nhất và
nhà máy sữa Trường Thọ, đến nay, Vinamilk đã có tổng cộng 13 nhà máy trên cả nước,
trải dài từ Bắc đến Nam, mà nổi bật nhất là siêu nhà máy sữa sản xuất sữa nước hiện đại
bậc nhất thế giới.

Tất cả nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk đều được trang bị dây chuyền sản xuất
sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay,
nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào
đến đầu ra sản phẩm.Vinamilk áp dụng công nghệ vào việc sản xuất các sản phẩm sau:

− Công nghệ ly tâm tách khuẩn dùng để loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi
xử lý thanh trùng, đảm bảo chất lượng sữa cho người tiêu dùng. Đây là công nghệ dùng
cho dòng sản phẩm sữa nước, sữa tiệt trùng duy nhất tại Việt Nam

42
− Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để dùng sản xuất sữa nước
− Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp
− Công nghệ cô đặc chân không
− Công nghệ bảo quản sữa bằng nitơ
− Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp
− Công nghệ chiết rót và đóng gói chân không
− Công nghệ sản xuất phomat nấu chảy
− Công nghệ sản xuất kem…

Tất cả những công nghệ này phần lớn được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị
ngành sữa nổi tiếng trên thế giới như: Tetra Park (Thụy Điển), APV (Đan Mạch).

Bên cạnh đó Vinamilk còn tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin, ứng dụng
các phần mềm quản trị doanh nghiệp như: phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP
Oracle EBS 11i, phần mềm SAP CRM-hệ quản trị quan hệ khách hàng và BI-hệ thống
thông tin báo cáo.

Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất tại Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn
là thương hiệu Quốc gia 8 năm liên tiếp, Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 20 năm liên
tiếp. Để có được sự ghi nhận này, Vinamilk luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, công
nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Lãnh đạo Vinamilk nhiều lần
khẳng định sẽ luôn đẩy mạnh mũi nhọn khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất, nhằm tăng chủng loại và tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu
mã, bao bì, lựa chọn công nghệ thích hợp đối với các sản phẩm mới; Nâng cao trình độ
cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường…

3.3.5. Quản trị tài chính

Vinamilk là một trong những công ty sữa hàng đầu thế giới, lợi nhuận mà những
năm gần đây Vinamilk đạt được đều là những con số ấn tượng. Cụ thể tổng doanh thu hợp
nhất của Vinamilk năm 2018 đạt 52.629 tỷ đồng, giá trị vốn hóa vào cuối năm 2018 đạt

43
208.969 tỷ đồng. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 mới
được công bố, Vinamilk đạt doanh thu 27.788 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ so với cùng kỳ
năm 2018 tương ứng mức tăng 7,61%. Trong đó, doanh thu thuần quý 2/2019 đạt gần
14.600 tỷ đồng, tăng 6,55% so với cùng kỳ. Đây là quý Vinamilk đạt doanh thu cao nhất
trong lịch sử từ khi công ty thành lập đến nay và thậm chí vượt qua giai đoạn tăng trưởng
tốt nhất của ngành sữa vào đầu năm 2017.

Còn năm nay, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Vinamilk trong Quý I/2021 ước
đạt 13.241 tỷ VNĐ và 2.597 tỷ VNĐ, tương ứng đạt 21,3% và 23,2% kế hoạch
năm.Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2021 là 62.160 tỷ đồng và lợi nhuận sau
thuế là 11.240 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng doanh thu 4,1% và lợi nhuận giữ ổn
định so với cùng kỳ.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các dự án phát triển vùng
nguyên liệu của Vinamilk vẫn được thực hiện đúng tiến độ. Tiêu biểu là việc đón thành
công 2.100 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về trang trại mới của Vinamilk tại
Quảng Ngãi vào ngày 21/3/2021. Đây là trang trại mới có quy mô 4.000 con, diện tích trên
100 ha với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến 700 tỷ đồng nằm trong hệ thống trang trại sinh
thái “Green Farm” mà Vinamilk đang đầu tư phát triển từ đầu năm 2021. Theo kế hoạch,
Vinamilk cũng sẽ nhập khẩu hơn 5.000 con bò sữa cao sản để gia tăng tổng đàn cho các dự
án trang trại trong năm nay.

Vinamilk còn đầu tư hơn 1.200 tỉ đồng (tương đương 50 triệu USD) để xây dựng, trang
trại bò sữa Tây Ninh nay là "resort" lý tưởng của hơn 8.000 bò, bê sữa với diện tích đồng
cỏ lên đến hơn 500ha.

Ngoài ra, trong năm 2021, Vinamilk sẽ tập trung đầu tư các dự án lớn để mở rộng
quy mô. Cụ thể như dự án trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tại Mộc
Châu-Sơn La, tổ hợp trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Lào, dự án chăn nuôi, chế biến và phân
phối bò thịt của Vilico...

44
Bên cạnh đầu tư vào các trang trại thì Vinamilk cũng đầu tư rất lớn vào công nghệ
sản xuất, cụ thể tổng vốn đầu tư là 4.100 tỷ đồng cho nhà máy sữa Việt Nam được gọi là
siêu nhà máy Mega factory do có công nghệ tự động hiện đại, công suất cực lớn 800 triệu
lít/năm (khoảng 2,2 triệu lít/ngày).

45
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SWOT VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT

4.1. Phân tích SWOT


4.1.1. Điểm mạnh (Strengths)
− S1: Công nghệ và trang thiết bị được đầu tư mạnh, có chất lượng cao
− S2: Nguồn tài chính mạnh
− S3: Nguồn nhân lực dồi dào
− S4: Đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm
− S5: Sơ đồ tổ chức hiệu quả, phân hóa rõ ràng
− S6: Hệ thống nhà máy sữa hiện đại, quy mô bậc nhất trải dài khắp Việt Nam.
− S7: Vị trí nhà máy được phân bổ gần kề vùng nguyên liệu, giúp tối ưu trong khâu
vận chuyển và đảm bảo chất lượng sữa.
4.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)
− W1: Thị phần sữa bột chưa cao
− W2: Chưa tự chủ nguồn nguyên liệu
4.1.3. Cơ hội (Opportunities)
− O1: Nguồn nguyên liệu cung cấp nhận được sự trợ giúp của chính phủ
− O2: Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày được
cải thiện.
− O3: Sản phẩm thay thế đối với sữa không nhiều.
− O4: Rào cản gia nhập không nhỏ cho các công ty mới ra nhập ngành.
− O5: Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn
− O6: Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu
4.1.4. Thách thức (Threats)
− T1: Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
− T2: Sự gia tăng về đối thủ cạnh tranh
− T3: Biến đổi tỷ giá ngoại tệ
− T4: Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của khách hàng

46
4.2. Ma trận SWOT

O (Cơ hội) T (Thách thức)


− (S4/O2, O6): Đội ngũ lãnh − (S2/T1, T4): Với việc sử hữu
đạo có nhiều năm kinh nghiệm nguồn tài chính mạnh hiểu được
trong ngành nên khi thị trường tâm lý khách hàng ưu thích sử
sữa Việt Nam ngày càng phát dụng hàng ngoại và đồng thời
triển cùng với đối thủ cạnh tranh nguồn nguyên liệu cũng chưa
đang suy yếu dần thì sẽ có những hoàn toàn ổn định công ty có thể
đường lối và chiến lược thích hợp đầu tư mạnh vào việc tìm các nhà
để công ty gia tăng thị phần cũng cung ứng nguyên liệu chất lượng,
như khẳng định vị thế của mình. uy tín và lâu dài ở nước ngoài để
− (S6/O2, O5): Thị trường sữa đáp ứng được nhu cầu của khách
ngày càng phát triển, thêm vào hàng
S (Điểm mạnh)
đó là nhu cầu tiêu thụ sữa của − (S2, S4, S6/T2): Có nguồn tài
người dân ngày càng lớn nên việc chính mạnh, đội ngũ lãnh đạo có
có hệ thống nhà máy sữa hiện đại kinh nghiệm, nguồn nhân lực dồi
cùng với quy mô lớn sẽ giúp công dào cộng thêm hệ thống nhà máy
ty đáp ứng được nhu cầu của sữa hiện đại, quy mô bậc nhất trải
khách hàng. dài khắp Việt Nam để hạn chế đối
− (S7/O1): Vị trí nhà máy được thủ cạnh tranh gia nhập ngành có
phân bổ gần kề vùng nguyên liệu, thể tiến hành thu mua biến chúng
giúp tối ưu trong khâu vận thành công ty con luôn, giúp gia
chuyển nguồn nguyên liệu cũng tăng sức mạnh của bản thân, tăng
như đảm bảo chất lượng sữa. thị phần trong ngành.
− (W1/O2): Tăng cường các − (W1/T2, T4): Đa dạng hóa
W (Điểm yếu) chiến lượt marketing cũng như các hình thức tiếp thị qua các
nghiên cứu thị trường để tung ra hình thức truyền thông phù hợp.

47
các sản phẩm mới, đáp ứng được − (W2/T1, T3): Chủ động tạo
nhu cầu của người tiêu dùng, lập vùng nguyên liệu sữa tươi
tăng thị phần của công ty bằng việc tiên phong phát triển
− (W2/O1): Tận dụng sự giúp trang trại bò sữa quy mô công
đỡ từ chính phủ xây dựng các khu nghiệp hiện đại nhất trên toàn bộ
trang trại chăn nuôi bò sữa để tạo hệ thống khép kin, tự động hóa
thể chủ động trong nguồn nguyên với giống bò được tuyển chọn kỹ
liệu lưỡng cho nguồn năng suất sữa
− (W1/O1, O6): Tận dụng sự cao nhất.
ủng hộ của chính phủ để xây
dựng một thương hiệu sữa quốc
gia, tham gia tài trợ các chương
trình của nhà nước để lan rộng
sản phẩm trên thị trường, tạo thế
độc quyền, đẩy đối thủ cạnh
tranh ra khỏi thị trường.

Bảng 4.1. Ma trận SWOT

48
KẾT LUẬN
Nhờ quá trình phân tích kỹ lưỡng môi trường bên ngoài Vinamilk có thể nắm bắt
được thị trường đang diễn biến phức tạp ra sao có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát
triển của công ty trong tương lai. Nhờ đó đã lột tả một cách rõ ràng nhất những cơ hội vô
cùng quý giá mà công ty đang có được chính là tiêu chí hàng đầu của tất cả mọi người
không riêng gì người dân Việt Nam mà cả nước ngoài thì chính là “Sức khỏe là vàng” có
sức khỏe con người ta có thể làm tất cả. Chính lẽ đó việc nhu cầu sử dụng sữa của người
dân đang mỗi lúc một tăng cao hơn và trở thành thói quen của mọi gia đình vào mỗi sáng
và mỗi tối sinh ra nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng phải luôn mang cho
mình một tinh thần cảnh giác nhất vì miếng mồi ngon thì sẽ không bao giờ thiếu những đối
thủ cạnh tranh cùng ngành, cũng như những đối thủ cạnh tranh vì thấy hấp dẫn sẽ bắt đầu
gia nhập ngành. Thời điểm hiện tại thị trường sữa Vinamilk đang cạnh tranh quyết liệt với
nhau Nestle, Nutifood, Frieslandcampina và TH True Milk những ông lớn trong ngành
cũng như hơn 238 công ty kinh doanh, sản xuất sữa lớn nhỏ khác. Quá trình phân tích môi
trường bên ngoài này thật sự vô cùng có lợi cho các công ty không riêng gì Vinamilk vì nó
giúp công ty quan sát rõ hơn những cơ hội quý báu cũng như như de dọa tiềm ẩn. Nếu bỏ
qua bước này thì các công ty thật sự sẽ khó có thể trụ vững, giống như việc đang đi trong
sương mù không biết trượt chân khi nào.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Dũng (2019), Vnexpress, Thứ trưởng Nông nghiệp Mỹ thăm siêu nhà máy sữa
Vinamilk, https://vnexpress.net/thu-truong-nong-nghiep-my-tham-sieu-nha-may-sua-
vinamilk-3998580.html, (19/10/2019)
2. Bộ công thương Việt Nam (2021), EVFTA giúp ngành sữa gia tăng cạnh tranh trên sân
nhà, gạo hưởng lợi xuất khẩu trong dài hạn, https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-
chi-tiet/-/chi-tiet/evfta-giup-nganh-sua-gia-tang-canh-tranh-tren-san-nha-gao-huong-
loi-xuat-khau-trong-dai-han-21108-22.html
3. Bộ nội vụ (2021), Công tác tin đối ngoại, https://www.moha.gov.vn/danh-muc/trang-
mang-stratfor-dai-hoi-xiii-la-nhan-to-dam-bao-on-dinh-chinh-tri-cho-viet-nam-
45810.html
4. Danso.org (2021), Dân số Việt Nam, https://danso.org/viet-nam/
5. Huyền Lâm Lê (2016), Prezi, Cơ cấu tổ chức công ty Vinamilk,
https://prezi.com/se0g6pyaghqq/co-cau-to-chuc-cong-ty-vinamilk/
6. Hải Yến (2020), Marketing AI, Phân tích mô hình cạnh tranh 5 áp lực,
https://marketingai.admicro.vn/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk/
7. Lưu Hà Chi (2021), Phân tích mô hình swot của Vinamilk,
https://luanvanviet.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-vinamilk/
8. Nông nghiệp Việt Nam (2021), Chưa rõ ràng tiêu chuẩn sữa tươi nguyên liệu,
https://nongnghiep.vn/chua-ro-rang-tieu-chuan-sua-tuoi-nguyen-lieu-d211964.html
9. Vinamilk (2021), Hệ thống quản trị, https://www.vinamilk.com.vn/vi/he-thong-quan-
tri
10. Tâm Trần (2020), Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk chi tiết ,
https://atpsoftware.vn/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-vinamilk-chi-tiet-2020.html
11. Tổng cục thống kê (2021), Kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020,
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/05/Ket-qua-so-bo-KSMS2020.pdf

50
12. Tường Vi (2019), Thanh Niên, Vinamilk thông báo về nguồn nguyên liệu để sản xuất
các sản phẩm sữa, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/vinamilk-thong-bao-ve-
nguon-nguyen-lieu-de-san-xuat-cac-san-pham-sua-1155058.html, (03/12/2019)
13. Vinamilk (2021), Báo cáo thường niên 2020, Vinamilk.com.
14. Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk, Toppion.com, https://toppion.com.vn/so-tay-lanh-
dao/van-hoa-doanh-nghiep-vinamilk.html
15. Vinamilk (2021), Giới thiệu khối phát triển vùng nguyên liệu,
https://www.vinamilk.com.vn/vi/vung-nguyen-lieu/gioi-thieu-khoi-phat-trien-vung-
nguyen-lieu
16. Vinamilk (2021), Hệ thống nhà máy sữa chuẩn quốc tế hiện đại bậc nhất mang đến
những sản phẩm chất lượng cao, https://www.vinamilk.com.vn/sua-tuoi-
vinamilk/vi/nha-may-chuan-quoc-te/
17. Website Vinamilk, https://www.vinamilk.com.vn/vi/ve-cong-ty

51

You might also like