You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ

DỮ LIỆU ĐẦU VÀO


Thông số Kí hiệu Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
chung
Tỉ số truyền 𝑢 𝑢12 - 𝑢𝑏𝑟 bảng
Tốc độ quay trục chủ động 𝑛 𝑛1 (vg/ph) 𝑛𝐼 bảng

Tốc độ quay trục bị động 𝑛 𝑛2 (vg/ph) 𝑛𝐼𝐼 bảng


Công suất trên trục chủ động 𝑃 𝑃1 (kW) 𝑃𝐼 bảng

Công suất trên trục bị động 𝑃 𝑃2 (kW) 𝑃𝐼𝐼 bảng

Mô men xoắn trên trục chủ động 𝑇 𝑇1 (Nmm) 𝑇𝐼 bảng

Mô men xoắn trên trục bị động 𝑇 𝑇2 (Nmm) 𝑇𝐼𝐼 bảng


Thời gian phục vụ 𝐿ℎ 𝐿ℎ (giờ) 𝐿ℎ đầu đề

CÁC BƯỚC TÍNH THIẾT KẾ


- Chọn vật liệu
- Xác định ứng suất cho phép
- Tính thiết kế bộ truyền
- Xác định các thông số, các kích thước hình học của bộ truyền.

1.1. CHỌN VẬT LIỆU


Chú ý: Nên chọn cùng loại vật liệu nhưng thay đổi cách nhiệt luyện để có độ rắn mặt răng của bánh răng
1 lớn hơn độ rắn mặt răng của bánh răng 2 khoảng 10..15 HB (HB1 ≥ HB2 + 10..15).
Bộ truyền không có yêu cầu đặc biệt, có thể chọn các loại vật liệu thường như thép 40/ 45.
Lỗi hay gặp:
- Hai bánh răng chọn 2 loại vật liệu khác nhau dẫn tới bất hợp lý, không có tính thống nhất, phải
chuẩn bị nhiều chủng loại vật liệu;
- Chọn HB1 và HB2 không chênh lệch nhau hoặc chênh lệch quá ít hoặc chênh lệch quá nhiều.

1.2. XÁC ĐỊNH ỨNG SUẤT CHO PHÉP


Xác định ứng suất tiếp xúc cho phép và ứng suất uốn cho phép
Xem kỹ các công thức từ CT(6.1-[1]), CT(6.2-[1]).. CT(6.5-[1]);
Đầu đề cho là tải trọng tĩnh nên có thể áp dụng công thức CT(6.6-[1]), chú ý tính cho bánh răng nào thì
thay c, n cho bánh răng đó còn 𝑡Σ = 𝑙ℎ cho từ đầu đề hoặc cũng có thể áp dụng công thức CT(6.7-[1],
6.8-[8]) với chú ý (𝑇𝑖 /𝑇𝑚𝑎𝑥 )=1 thì cũng tương đương công thức CT(6.6-[1]).

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 1/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

Từ công thức CT(6.1-[1]), CT(6.2-[1], sơ bộ lấy các hệ số 𝑍𝑅 . 𝑍𝑉 . 𝐾𝑥𝐻 = 1 và 𝑌𝑅 . 𝑌𝑆 . 𝐾𝑥𝐹 = 1 nên =>
CT(6.1a-[1]), CT(6.2a-[1]). Thay số vào các công thức đó sẽ có được ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn
cho phép tương ứng cho các bánh răng (là [𝜎𝐻1 ], [𝜎𝐻2 ], [𝜎𝐹1 ], [𝜎𝐹1 ]) sau đó xác định:
- Bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng côn răng thẳng thì lấy [𝜎𝐻 ] = 𝑚𝑖𝑛{[𝜎𝐻1 ], [𝜎𝐻2 ]};
- Bánh răng trụ răng nghiêng thì lấy [𝜎𝐻 ] theo công thức CT(6.12-[1]);
Xác định ứng suất tiếp xúc cho phép khi quá tải [𝜎𝐻 ]𝑚𝑎𝑥 theo công thức CT(6.13-[1]) hoặc CT(6.13’-[1])
Xác định uốn cho phép khi quá tải [𝜎𝐹 ]𝑚𝑎𝑥 theo công thức CT(6.13-[1]) hoặc CT(6.13’-[1]).
Lỗi hay gặp:
- Thay sai Tốc độ quay 𝑛𝑖 cho các bánh răng;
- Không thay đúng 𝑡Σ = 𝑙ℎ theo giá trị đầu bài cho;
- Xác định sai [𝜎𝐻 ] giữa bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng côn răng thẳng với bánh răng trụ
nghiêng.

1.3. TÍNH THIẾT KẾ


1.3.1. Xác định thông số cơ bản của bộ truyền
Đối với hộp giảm tốc, thông số cơ bản là khoảng cách trục. Xác định theo công thức CT(6.15a-[1])
Chú ý: hệ số 𝐾𝑎 thay đúng cho bánh răng trụ thẳng hay trụ nghiêng; các bánh răng đã cho trong sơ đồ
đều ăn khớp ngoài nên lấy dấu (+);
Hệ số 𝐾𝐻𝛽 và 𝐾𝐹𝛽 tra theo bảng B(6.7-[1]) với chú ý bộ truyền bánh răng trong hộp giảm tốc 1 cấp
thường bố trí đối xứng đối với các ổ (sơ đồ 6);
Sau khi tính, nên làm tròn đến số nguyên gần nhất theo dãy tiêu chuẩn hoặc tận cùng là số 0 hoặc số 5
gần nhất. Đây cũng mới gọi là khoảng cách trục sơ bộ 𝒂𝒘𝒔𝒃
Lỗi hay gặp:
- Thay nhầm giá trị 𝐾𝑎 giữa bánh răng trụ thẳng và trụ nghiêng;
- Tra sai hệ số 𝐾𝐻𝛽 và 𝐾𝐹𝛽 ;

1.3.2. Xác định thông số ăn khớp


1.3.2.1. Xác định mô đun
Mô đun thường được xác định từ điều kiện bền uốn, tuy nhiên để thuận tiện thì sau khi đã có khoảng
cách trục có thể tính, lấy mô đun theo tiêu chuẩn rồi sẽ kiểm nghiệm độ bền uốn sau.
Tính mô đun theo công thức CT(6.17-[1]) với khoảng cách trục sơ bộ 𝒂𝒘𝒔𝒃 vừa xác định ở trên, sau đó
lấy mô đun m theo dãy tiêu chuẩn trong bảng B(6.8-[1]) chú ý ưu tiên lấy theo dãy 1.
Lỗi hay gặp:
- Không lấy mô đun theo dãy tiêu chuẩn hoặc lấy nằm ngoài khoảng tính theo công thức CT(6.17-
[1]);

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 2/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

1.3.2.2. Xác định số răng, góc nghiêng và hệ số dịch chỉnh


Căn cứ công thức CT(6.18-[1])
a. Bánh răng trụ thẳng
- Khoảng cách trục tính theo công thức CT(6.15a-[1]) trên đây mới chỉ là sơ bộ;
- Bánh răng trụ thẳng thì góc nghiêng β=0;
- Tính số răng bánh nhỏ 𝑧1 theo công thức CT(6.19-[1])
- Lấy 𝑧1 nguyên rồi tính số răng bánh lớn 𝑧2 theo công thức CT(6.12-[1]) => lấy 𝑧2 nguyên;
- Tính lại khoảng cách trục theo công thức CT(6.21-[1]) gọi là 𝒂𝒘𝒕𝒍 rồi quy tròn đến số nguyên gần
nhất theo dãy tiêu chuẩn hoặc tận cùng là số 0 hoặc số 5 gần nhất. Từ đây sẽ tính toán với giá trị
này của khoảng cách trục gọi là khoảng cách trục tính toán 𝒂𝒘𝒕 . Nếu khoảng cách trục tính toán
𝒂𝒘𝒕 lấy đúng bằng với giá trị vừa tính lại của khoảng cách trục là 𝒂𝒘𝒕𝒍 thì không cần dịch chỉnh
(hay hệ số dịch chỉnh 𝑥1 = 𝑥2 = 0; còn nếu khoảng cách trục tính toán 𝒂𝒘𝒕 lấy khác với giá trị
vừa tính lại của khoảng cách trục là 𝒂𝒘𝒕𝒍 thì tính dịch chỉnh theo công thức từ CT(6.22-[1]) đến
CT(6.26-[1]);
- Tính góc ăn khớp theo công thức CT(6.27-[1]);
Lỗi hay gặp:
- Tính số răng 𝑧1 nhưng chưa lấy theo số nguyên lại đem giá trị thập phân của 𝑧1 để tính 𝑧2 ;
- Sau khi có số răng chính thức là 𝑧1 và 𝑧2 nhưng lại không tính lại tỉ số truyền thực 𝑢𝑡 mà vẫn tính
với tỉ số truyền có từ dữ liệu đầu vào;
- Không tính lại khoảng cách trục sau khi chính thức có mô đun và số răng 𝑧1 , 𝑧2 mà lại lấy khoảng
cách trục sơ bộ tính lúc đầu;
- Không lấy khoảng cách trục tính lại để so sánh với khoảng cách trục chính thức mà lại lấy khoảng
cách trục sơ bộ tính lúc đầu để so sánh với khoảng cách trục chính thức dẫn tới tính dịch chỉnh
sai;

b. Bánh răng trụ răng nghiêng và răng chữ V


- Khoảng cách trục tính theo công thức CT(6.15a-[1]) trên đây (đã quy tròn đến số nguyên gần
nhất theo dãy tiêu chuẩn hoặc tận cùng là số 0 hoặc số 5 gần nhất) được lấy làm khoảng cách
trục tính toán 𝒂𝒘𝒕 .
- Chọn trước sơ bộ góc nghiêng theo hướng dẫn: bánh răng trụ nghiêng thì chọn β=8..20 độ;
bánh răng chữ V hoặc cặp bánh răng đối xứng trong hộp giảm tốc phân đôi thì chọn β=30..40
độ;
- Tính số răng bánh nhỏ 𝑧1 theo công thức CT(6.31-[1])
- Lấy 𝑧1 nguyên rồi tính số răng bánh lớn 𝑧2 theo công thức CT(6.20-[1]) => lấy 𝑧2 nguyên;
- Tính lại góc nghiêng 𝛽𝑡 theo công thức CT(6.32-[1]) gọi là góc nghiêng tính toán và kiểm tra lại
xem 𝛽𝑡 =8..20 độ đối với bánh răng trụ nghiêng và 𝛽𝑡 =30..40 độ đối với bánh răng chữ V hoặc
cặp bánh răng đối xứng trong hộp giảm tốc phân đôi hay không. Nếu điều kiện về góc nghiêng
như trên không thỏa mãn thì quay lại công thức tính 𝑧1 theo CT(6.31-[1]) rồi chọn 𝑧1 nguyên
theo hướng ngược lại, tính số răng bánh lớn 𝑧2 theo công thức CT(6.20-[1]) => lấy 𝑧2 nguyên để

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 3/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

tính lại 𝛽𝑡 cho thỏa mãn (ví dụ lúc trước lấy 𝑧1 nguyên theo hướng làm tròn lên thì bây giờ lấy 𝑧1
nguyên theo hướng làm tròn xuống).
- Với bánh răng trụ nghiêng, nhờ có góc nghiêng β mà không cần thiết phải dịch chỉnh (không phải
tính lại khoảng cách trục như bánh răng trụ thẳng).
- Tính góc ăn khớp theo công thức CT(6.27-[1]);
Lỗi hay gặp:
- Tính số răng 𝑧1 nhưng chưa lấy theo số nguyên lại đem giá trị thập phân của 𝑧1 để tính 𝑧2 ;
- Sau khi có số răng chính thức là 𝑧1 và 𝑧2 nhưng lại không tính lại tỉ số truyền thực 𝑢𝑡 mà vẫn tính
với tỉ số truyền có từ dữ liệu đầu vào;
- Bộ truyền bánh răng trụ nghiêng nhưng vẫn tính lại khoảng cách trục và/ hoặc vẫn tính dịch
chỉnh.
- Không tính lại góc nghiêng hoặc có tính lại nhưng không kiểm tra để sửa khi góc nghiêng không
thỏa mãn mà lại lấy góc nghiêng sơ bộ tính lúc đầu;

1.3.2.3. Xác định một số thông số của bộ truyền bánh răng


Để phục vụ cho bước tính tiếp theo, có thể tính một số thông số của bộ truyền theo công thức trong
bảng B(6.11-[1]) như:
- Khoảng cách trục: 𝑎𝑤 ;
- Đường kính vòng chia: 𝑑1 , 𝑑2 ;
- Đường kính vòng lăn: 𝑑𝑤1 , 𝑑𝑤2 ;
- Đường kính vòng cơ sở: 𝑑𝑏1 , 𝑑𝑏2 ;
- Đường kính vòng đỉnh: 𝑑𝑎1 , 𝑑𝑎2 ;
- Đường kính đáy: 𝑑𝑓1 , 𝑑𝑓2 ;
- Chiều rộng vành răng: 𝑏𝑤 ;
- …
1.3.3. Kiểm nghiệm độ bền tiếp xúc
Ứng suất tiếp xúc trên bề mặt răng của bộ truyền phải thỏa mãn điều kiện như công thức CT(6.33-[1])
với chú ý là vế phải là ứng suất tiếp xúc cho phép đã được xác định lại gọi là ứng xuất tiếp xúc cho phép
chính xác [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 theo công thức CT(6.1-[1] khi xác định thêm các hệ số 𝑍𝑅 , 𝑍𝑉 , 𝐾𝑥𝐻 (khác với ứng suất
tiếp xúc cho phép sơ bộ xác định được trong mục 1.2 trên đây là [𝜎𝐻 ] vì trước đây tạm tính với hệ số
𝑍𝑅 . 𝑍𝑉 . 𝐾𝑥𝐻 = 1).
Chú ý:
- Khi ứng suất tiếp xúc tính toán theo CT(6.33-[1] là 𝜎𝐻𝑡 ≤ [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 thì thỏa mãn. Tuy nhiên nếu 𝜎𝐻𝑡
quá nhỏ so với [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 thì thừa bền quá nhiều. Do vậy có thể theo chỉ dẫn sau:
[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥−𝜎𝐻𝑡
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% ≤ 10% thì chấp nhận;
[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥−𝜎𝐻𝑡
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% > 10% nhưng không quá lớn thì có thể giảm chiều rộng vành răng 𝑏𝑤
rồi tính lại 𝜎𝐻𝑡 ;

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 4/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥−𝜎𝐻𝑡
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% > 10% nhưng quá lớn thì có thể phải giảm khoảng cách trục 𝑎𝑤 đã tính
ở bước 1.3.1, rồi tính lại các bước từ đó, tính lại 𝜎𝐻𝑡 ;
- Khi ứng suất tiếp xúc tính toán theo CT(6.33-[1] là 𝜎𝐻𝑡 > [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 thì không thỏa mãn. Khi đó có
thể theo chỉ dẫn sau:
|[𝜎𝐻]𝑐𝑥 −𝜎𝐻𝑡 |
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% ≤ 4% thì có thể giữ nguyên các thông số đã tính và thay đổi tăng chiều
rộng vành răng từ 𝑏𝑤 thành 𝑏′𝑤 = 𝑏𝑤 ∙ (𝜎𝐻𝑡 /[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 )2 là thỏa mãn.
[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥−𝜎𝐻𝑡
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% > 4. .10% (chênh lệch không quá lớn) thì có thể tăng khoảng cách trục
𝑎𝑤 đã tính ở bước 1.3.1, rồi tính lại các bước từ đó, tính lại 𝜎𝐻𝑡 ;
[𝜎𝐻 ]𝑐𝑥−𝜎𝐻𝑡
+ Khi [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥
∙ 100% > 10% (chênh lệnh quá lớn) thì có thể phải tính lại từ đầu (chọn lại vật
liệu, xác định ứng suất tiếp xúc cho phép, tính sơ bộ khoảng cách trục 𝑎𝑤 … rồi tính lại các bước
từ đó, tính lại 𝜎𝐻𝑡 ;
Lỗi hay gặp:
- Không xác định (lại) chính xác ứng suất tiếp xúc cho phép [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 để so sánh với ứng suất tiếp
xúc tính được 𝜎𝐻𝑡 mà lại lấy ứng suất tiếp xúc cho phép xác định từ lúc đầu là [𝜎𝐻 ] so sánh;
- Không thay số, tính nghiêm chỉnh mà bịa kết quả;
- So sánh thấy [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 lớn hơn 𝜎𝐻𝑡 rất nhiều (thừa bền quá nhiều) nhưng vẫn để nguyên, không
điều chỉnh;
- Không so sánh 𝜎𝐻𝑡 với [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 hoặc có so sánh nhưng 𝜎𝐻𝑡 > [𝜎𝐻 ]𝑐𝑥 nhưng vẫn kết luận đủ bền?
1.3.4. Kiểm nghiệm độ bền uốn
Ứng suất uốn tính toán sinh ra tại chân răng phải thỏa mãn điều kiện như công thức CT(6.43-[1]),
CT(6.44-[1]) với vế phải là ứng suất uốn cho phép có thể tính chính xác lại gọi là ứng xuất uốn cho phép
chính xác [𝜎𝐹1 ]𝑐𝑥 , [𝜎𝐹2 ]𝑐𝑥 theo công thức CT(6.2-[1] khi xác định thêm các hệ số 𝑌𝑅 , 𝑌𝑆 , 𝐾𝑥𝐹 ( có thể
khác với ứng suất uốn cho phép sơ bộ xác định được trong mục 1.2 trên đây là [𝜎𝐹1 ] , [𝜎𝐹2 ] vì trước đây
tạm tính với hệ số 𝑌𝑅 . 𝑌𝑆 . 𝐾𝑥𝐹 = 1).
Trường hợp 𝜎𝐹1 > [𝜎𝐹1 ]𝑐𝑥 hoặc 𝜎𝐹2 > [𝜎𝐹2 ]𝑐𝑥 thì phải chọn tăng mô đun (từ bước tính 1.3.2.1 trên đây)
và tính, chọn lại các thông số khác của bánh răng rồi tính kiểm nghiệm lại.
Lỗi hay gặp:
- Không thay số, tính nghiêm chỉnh mà bịa kết quả;
- Không đủ bền nhưng không điều chỉnh thông số để tính, kiểm nghiệm lại;
1.3.5. Kiểm nghiệm độ bền quá tải
Khi làm việc bánh răng có thể bị quá tải (ví dụ lúc mở máy, hãm máy…) với hệ số quá tải 𝐾𝑞𝑡 = 𝑇𝑚𝑎𝑥 /𝑇
với 𝑇𝑚𝑎𝑥 là mô men xoắn quá tải, T là mô men xoắn danh nghĩa. Lúc này cần kiểm nghiệm răng về quá
tải dựa vào ứng suất tiếp xúc cực đại và ứng suất uốn cực đại theo các công thức CT(6.48-[1]) và
CT(6.49-[1]).

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 5/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

1.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ, KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC CỦA BỘ TRUYỀN
1.4.1. Xác định các thông số, các kích thước hình học của bộ truyền
Sau khi đã tính toán, kiểm nghiệm thỏa mãn cần tiến hành xác định chính thức lại các thông số, kích
thước hình học của bộ truyền (bảng B(6.11-[1]), 𝑏𝑤 hay 𝑏′𝑤 (nếu xảy ra)…
Lỗi hay gặp:
- Có điều chỉnh nhưng lại không tính lại các thông số mà vẫn lấy các thông số tính trước đó;
1.4.2. Xác định lực tác dụng lên trục
Để phục vụ cho bước tính tiếp theo, có thể xác định lực tác dụng lên trục theo hình H(10.1a-[1]) và công
thức CT(10.1-[1]) trong phần tính thiết kế trục của tài liệu [1].
1.4.3. Lập bảng thông số của bộ truyền
Thông số Kí hiệu Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
chung
Vật liệu bánh răng nhỏ
Vật liệu bánh răng lớn
Độ rắn mặt răng bánh nhỏ, bánh lớn 𝐻𝐵 𝐻𝐵1
𝐻𝐵2
Khoảng cách trục 𝑎𝑤 𝑎𝑤 (mm)

Chiều rộng vành răng 𝑏𝑤 𝑏𝑤 (mm)


Mô đun 𝑚 𝑚 (mm)
Tỉ số truyền (thực) 𝑢 𝑢𝑡
Số răng 𝑧 𝑧1 (răng)
𝑧2 (răng)

Đường kính vòng chia 𝑑 𝑑1 (mm)


𝑑2 (mm)
Đường kính vòng lăn 𝑑𝑤 𝑑𝑤1 (mm)
𝑑𝑤2 (mm)
Đường kính vòng đỉnh 𝑑𝑎 𝑑𝑎1 (mm)
𝑑𝑎2 (mm)
Đường kính vòng đáy 𝑑𝑓 𝑑𝑓1 (mm)

𝑑𝑓2 (mm)

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 6/7
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BR TRỤ

Hệ số dịch chỉnh 𝑥 𝑥1

𝑥2

Lực tác dụng lên trục 𝐹𝑡1 𝐹𝑡2 (N)


𝐹𝑟1 𝐹𝑟2 (N)
𝐹𝑎1 𝐹𝑎2 (N)

Lỗi hay gặp:


- Không tính đúng/ đủ các thông số cần thiết (các thông số này sau này còn dùng để thiết lập bản
vẽ);
- Không tính hoặc tính không đúng lực tác dụng lên trục;

Hoàng Văn Bạo BM. Cơ sở Thiết kế máy và Rô-bốt, ĐH Bách khoa Hà Nội Trang 7/7

You might also like