You are on page 1of 7

CHƯƠNG 6

TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


BÀI TẬP
Bài 1: TRẮC NGHIỆM
1. Việc đánh giá các đối tượng kế toán là:
a. Đo lường đối tượng kế toán bằng thước đo tiền tệ.
b. Xác định một số tiền ngang giá với đối tượng kế toán.
c. Phản ánh giá mua của đối tượng kế toán.
d. Phản ánh giá bán của đối tượng kế toán.
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi đánh giá các đối tượng kế toán:
a. Nguyên tắc giá phí, nguyên tắc khách quan.
b. Nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc thận trọng và giả thiết DN hoạt động liên tục.
c. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
d. Nguyên tắc đa số thắng thiểu số.
e. Câu a và b.
3. Trên sổ tài khoản, hàng tồn kho được đánh giá theo:
a. Giá thanh toán với người bán. c. Giá chưa có thuế giá trị giá tăng.
b. Giá thực tế. d. Giá đã có thuế giá trị gia tăng.
4. Trên báo cáo tài chính cuối năm, hàng tồn kho được đánh giá theo:
a. Giá thực tế.
b. Giá mua.
c. Giá bán.
d. Giá thấp nhất giữa giá sổ sách và giá trị thuần có thể thực hiện được.
5. TSCĐ hữu hình được ghi chép trên TK 211 theo:
a. Nguyên giá. c. Giá trị còn lại.
b. Giá trị hao mòn lũy kế. d. Các câu trên đều đúng.
6. Giá trị của TSCĐ phản ánh trên tài khoản TK 211 là:
a. Giá trị còn lại.
b. Giá trị hao mòn luỹ kế.
c. Nguyên giá.
d. Khi tài sản còn mới 100% thì phản ánh theo nguyên giá, khi tài sản đã có hao mòn
thì phản ánh theo giá trị còn lại.
7. Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho:
a. Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.
b. Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán.
c. FIFO, BQGQ, giá thực tế đích danh.
d. Các câu trên đều đúng.
8. Giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua ngoài được tính theo công thức:
Thanh toán cho
Chi phí Các khoản giảm
a. Giá thực tế = người bán theo + -
mua giá, chiết khấu
giá mua

Các khoản giảm


Giá thanh toán Chi phí
b. Giá thực tế = + - giá, chiết khấu
cho người bán mua
thương mại

Các khoản giảm


Giá thanh toán Chi phí giá, chiết khấu,
c. Giá thực tế = + -
cho người bán mua thuế VAT được
khấu trừ

d. Các câu trên đều sai.


--------------------------------
Giả thiết sau đây dùng cho câu 9 và 10:
DN X (nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) mua 2 thiết bị quản lý của cùng một nhà
sản xuất, cùng mã sản phẩm. Thiết bị thứ nhất còn mới 100% giá mua chưa có thuế VAT
là 20 triệu đồng, thuế VAT 10%. Thiết bị thứ hai đã qua sử dụng, hao mòn khoảng 20%,
giá mua thoả thuận là 10 triệu đồng, thuế GTGT 10%. Không có chi phí mua khác.
9. Nguyên giá của hai thiết bị trên được tính như sau:
a. Cả hai thiết bị có cùng nguyên giá là 20 triệu đồng.
b. Thiết bị thứ nhất 22 triệu đồng, thiết bị thứ hai 11 triệu đồng.
c. Thiết bị thứ nhất 20 triệu đồng, thiết bị thứ hai 10 triệu đồng.
d. Cả hai thiết bị có cùng nguyên giá là 11 triệu đồng.
10. Giá trị còn lại của hai thiết bị trên tại thời điểm DN mới mua:
a. Thiết bị thứ nhất 20 triệu đồng, thiết bị thứ hai 11 triệu đồng.
b. Thiết bị thứ nhất 22 triệu đồng, thiết bị thứ hai 10 triệu đồng.
c. Thiết bị thứ nhất 20 triệu đồng, thiết bị thứ hai 10 triệu đồng.
d. Thiết bị thứ nhất 22 triệu đồng, thiết bị thứ hai 11 triệu đồng.

Bài 2: TÍNH GIÁ XUẤT KHO


Có số liệu về nguyên vật liệu A trong tháng 2/năm 200X như sau:
- Tồn kho đầu kỳ 120kg, đơn giá 5.000đ/kg.
- Ngày 2/2/200X nhập kho 250kg, đơn giá 5.100đ/kg.
- Ngày 5/2/200X xuất kho 200 kg.
- Ngày 10/2/200X nhập kho 100 kg, đơn giá 5.120 đ/kg.
- Ngày 20/2/200X xuất kho 120kg.
Yêu cầu:Tính giá xuất NVL vào ngày 5/2/2000 và ngày 20/2/2000theo phương
pháp:
a) Bình quân gia quyền cuối kỳ (tính 1 lần vào cuối kỳ).
b) Bình quân gia quyền liên hoàn (tính mỗi lần xuất).
c) FIFO.
Bài 3: Các số liệu liên quan đến mặt hàng A (Nệm Kim Đan, loại 0.5cm* 140cm*200cm)
ở một cửa hàng thương mại như sau (đơn vị 1.000đ):
- Tồn đầu tháng 02/2002: 50 tấm, đơn giá 200.
- Nhập, xuất trong tháng 02/2002:
1. Ngày 4 mua 50 tấm nhập kho, giá chưa có thuế GTGT 180, thuế suất thuế VAT
10%.
2. Ngày 5, xuất bán 15 tấm.
3. Ngày 10, xuất bán 20 tấm.
4. Ngày 15, xuất bán 22 tấm.
5. Ngày 20, xuất bán 14 tấm.
6. Ngày 25 mua 40 tấm, giá chưa có thuế GTGT 190, thuế suất thuế GTGT 10%.
7. Ngày 25 xuất bán 25 tấm.
Yêu cầu:
1) Tính giá xuất của mặt hàng A trong tháng trong từng ngày có xuất hàng theo
phương pháp:
a) FIFO.
b) Bình quân gia quyền liên hoàn (tính mỗi lần xuất).
c) Bình quân gia quyền cuối kỳ (tính 1 lần vào cuối kỳ).
2) Ghi sổ chi tiết mặt hàng A theo mẫu sau:
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HOÁ
Tháng 02 năm 200X
Tên hàng………………… Qui cách…………………… Mã hàng………………
Đơn vị tính……………………..
Chứng từ Nhập Xuất Tồn
Đơn
Diễn Thành Thành Thành
Số Đơn giá Số Đơn giá Số giá
Số Ngày giải tiền tiền tiền
lượng (ngđ/tấm) lượng (ngđ/tấm) lượng (ngđ/
(ngđ) (ngđ) (ngđ)
tấm)
Bài 4: Có các tài liệu về tình hình vật liệu tại một doanh nghiệp (theo phương pháp khấu
trừ thuế GTGT) như sau:
- Vật liệu tồn kho đầu tháng 08/200X là 300kg, đơn giá 40.000đ/kg.
- Ngày 3/08 nhập kho 1.000 kg, giá mua chưa thuế ghi trên hóa đơn GTGT là
30.800đ/kg, thuế VAT 10%, chi phí vận chuyển là 1.000.000đ.
- Ngày 05/08 xuất kho 1.100kg để sử dụng.
- Ngày 10/08 nhập kho 1.000kg, giá mua chưa thuế ghi trên hóa đơn là 39.200đ/kg,
thuế VAT 10%, chi phí vận chuyển là 1.600.000đ.
- Ngày 13/08 nhập kho 200kg, giá nhập kho là 40.050đ/kg.
- Ngày 15/08 xuất kho 700kg để sử dụng.
- Ngày 20/08 xuất kho 300kg để sử dụng.
- Ngày 25/08 nhập kho 500kg, giá mua chưa thuế ghi trên hóa đơn là 40.000đ/kg, chi
phí vận chuyển bốc dỡ là 500.000đ.
Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp: FIFO,
đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn, đơn giá bình quân tính cho một lần vào cuối tháng
(cuối kì).

Bài 5: Tại một doanh nghiệp (theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT) có các tài liệu sau:
1. Vật liệu tồn đầu tháng 10/200X:
 Vật liệu chính: 1.000kg, đơn giá 3.200đ/kg.
 Vật liệu phụ: 200kg, đơn giá 1.500đ/kg.
2. Tình hình nhập xuất trong tháng như sau:
 Ngày 6/10 nhập kho 1.000kg vật liệu chính và 300kg vật liệu phụ. Giá mua chưa
thuế ghi trên hóa đơn: 2.500đ/kg vật liệu chính và 1.050đ/kg vật liệu phụ. Chi phí
vận chuyển bốc dỡ là 150.000 phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu theo tỷ lệ
trọng lượng nhập kho.
 Ngày 10/10 xuất kho 1.300 kg vật liệu chính và 350kg vật liệu phụ để sản xuất 2
loại sản phẩm (sản phẩm A: 60%, sản phẩm B: 40%).
Yêu cầu: Xác định trị giá từng loại vật liệu xuất dùng cho từng loại sản phẩm theo
các phương pháp: FIFO, đơn giá bình quân.

Bài 6: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tình hình sau đây:
- Tồn kho đầu tháng 02/200X nguyên vật liệu: 3.000 x 10.000đ/kg.
- Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu như sau:
 Ngày 02/02: mua nhập kho 3.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 10.500đ/kg, thuế
GTGT 10% trên giá mua, chi phí bốc dỡ 500.000, trả bằng tiền mặt toàn bộ.
 Ngày 10/02: mua nhập kho 4.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 8.500đ/kg, thuế
GTGT 10% trên giá mua, chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển 150.000
trả bằng tiền mặt.
 Ngày 12/02: xuất kho 4.000 kg để sản xuất sản phẩm và 1.000kg để dùng ở phân
xưởng sản xuất.
 Ngày 14/02: mua xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm 4.000kg nguyên vật liệu, giá
mua bao gồm thuế GTGT là 11.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người
bán, tiền bốc dỡ 100.000đ, tiền vận chuyển 200.000đ trả bằng tiền mặt.
 Ngày 16/02: xuất kho tiếp 3.000kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp: FIFO, đơn
giá bình quân gia quyền liên hoàn, đơn giá bình quân tính cho một lần vào cuối
tháng (cuối kì).
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

You might also like