You are on page 1of 200

Bộ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G


-Ì &—

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP Bộ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH v ụ


• • •
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020
M ã sô: B2007-08-30TĐ

Ty H ư VIỂN

u, J
, , ịp
r. ooứAs
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: 1-1." ị GS,TS Hoàng Văn Châu
THƯ KÝ ĐỀ TÀI: Ị : NCS. Vũ Thị Hiền
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA: PGS,TS Nguyễn Hữu Khải
TS. Phạm Thị Hồng Yến
NCS. Vũ Huyền Phương
ThS. Nguyễn Hữu Th
t
NCS. Trần Nguyên Chất

Hà nội, tháng 1/2009


DANH MỰC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AFAS A S E A N Framework Agreement ôn Hiệp định khung về dịch vụ cùa A S E A N


Services

AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN

ASEAN Association of South East Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATS General Agreement ôn Trade in Services Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN Most Favored Nations Nguyên tắc tối huệ quốc

NT National Treatment Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

ISIC International Standard Industrial Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn
Classitication quốc tế

CPC Central Products Classification Phân loại các sản phẩm chù yếu

FATS Foreign Affiliates Trade Statistics Thống kê về thương mại c


a các tổ chức
nước ngoài

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

DNNN Doanh nghiệp nhà nước


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐÂU
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẨY MANH XUẤT KHÂU DỊCH v ụ
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ! Ì
LI. KHẢI QUÁT CHUNG VÈ DỊCH vụ, THƯƠNG MẠI DỊCH vụ VÀ XUẤT KHẨU
DỊCH VỤ ỉ
1.1.1. Khái niệm vểdịch vụ và thương mại địch vụ. Ì

1.1. LI. Khái niệm dịch vụ Ì

ỉ.1.1.2. Phân loại và đặc điểm của dịch vụ 3

/. ỉ. 1.3. Khái niệm thương mại dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ 6

1.1.2 Xuất khốu dịch vụ và đốy mạnh xuất khốu dịch vụ tại các nước đang phát triển 8
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khốu dịch vụ 8

1.1.2.2. Xuất khốu dịch vụ trên thế giới và tại các nước đang phát triển 9

1.1.2.3. Điều kiện để đốy mạnh xuất khốu dịch vụ tại các nước đang phát triển li

1.1.2.4. Phương pháp thong kê xuất khốu của một số dịch vụ điển hình 16

1.1.3. Cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ 26


1.1.3.1. Trong khu vực ASEAN - Hiệp định AFAS 26

1.1.3.2. Trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 29

1.1.3.3. Trong m o : 33

1.2. TIÊM NĂNG XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHÓ HÀ NỘI VÀ MỘT SÒ
VÀN ĐẺ ĐẶT RA .' .'. ; 40
1.2.1, Tiềm năng phát triển dịch vụ của thành phố Hà Nội 40
1.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khốu dịch vụ của Hà Nội 42
1.2.2.1. Yêu cầu cùa hội nhập kinh tế quốc tế 42

1.2.2.2. Yêu cầu cùa việc phát triển các ngành dịch vụ trong nước và trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ 44

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA MÓT SÔ NƯỚC
TRÊN THÊ GIỚI '. 50
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khốu dịch vụ viễn thông của Mỹ: tự do hóa và các biện pháp hồ
trợ mạnh mẽ cùa Chính phủ ' 50
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khốu dịch vụ giáo dục của Trung Quốc 54
1.3.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ ÍT của Ân Độ 56

1.3.4. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vạ du lịch của các nước ASEAN. 58

C H Ư Ơ N G 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH v ụ CỦA T H À N H PHỐ H À NỘI


TRONG THỜI GIÁN QUA. •• 6 2

2.1. KHẢI QUÁT CHUNG VÈ KHU vực DỊCH vụ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHÂU
DỊCH VỤ CUA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA.... 62
2.1.1. Khái quát chung về khu vỨc dịch vụ của Hà Nội 62
2.1.2. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội 65
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SÔ DỊCH vụ CHỨ YẾU CỦA HÀ NỘI. 69
2.2.1. Dịch vụ du lịch 69
2.2.2. Dịch vụ kinh doanh 83
2.2.3. Dịch vụ ngân hàng 89
2.2.4. Dịch vạ bảo hiểm 96
2.2.5. Dịch vụ viễn thông 99
2.2.6. Dịch vụ giáo dục 107
2.2.7. Dịch vụ y tế. 125
2.3. ĐẢNH GÙ CHUNG VÈ HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHÓ
HÀ NỘI .' 138
2.3.1. Những kết quả đạt được 138
2.3.2. Những hạn chế, yểu kém. 139
2.3.3. Những nguyên nhăn chủ yểu cửa hạn chế, yếu kém 140

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VA GIẢI PHÁP ĐẢY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH vụ
CỦA T H À N H P H Ố H À NỘI Đ Ế N N Ă M 2020 .'. 143
3.1. QUAN ĐIẾM, ĐỊNH HƯỞNG PHẮT TRIỂN NGÀNH DỊCH vụ CỦA HÀ NỘI ĐÈN
NẰM 2010, TẦM NHÌN 2020 143
3.1.1. Quan điểm về phát triển ngành dịch vụ của thành phố Hà Nội 143
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 143
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA
THÀNH PHÓ HÀ NỘI ĐÈN NĂM2020 ! .'. 14 7
3.2.1. Phương hướng chung về đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố Hà NỘÌ...147
3.2.2. Mụctiêucụ thể về xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội cho giai đoạn từ nay đến 2020
•• • . ....... ...
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢY MẠNH XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHÔ HÀ NỘI
• .......150
3.3.1. Các giải pháp chung 750
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho một số dịch vạ chủ yếu 153
3.3.2.1. Dịch vụ du lịch 153

3.3.2.2. Dịch vụ kinh doanh 157

3.3.2.3. Dịch vụ ngán hảng 160

3.3.2.4. Dịch vụ bảo hiểm 168

3.3.2.5. Dịch vụ viễn thông 170

3.3.2.5. Dịch vụ giáo dục 171

3.3.2.6. Dịch vạy tế. 174

KÉT LUẬN

DANH M Ụ C TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O
Danh mục Bảng và Hình

Bảng
Bảng 1-1: Tình hình xuất khẩu dịch vụ tại một số nước đang phát triển ờ Châu Á, 2007.. 11
Bảng 1-2: Bản chào về dịch vụ đầu tiên của Việt Nam trong ASEAN 27
Bảng 1-3: Các cam kết của 112 nước đã cam kết về địch vụ du lịch trong WTO 38
Bàng Ì -4: So sánh phân ngành dịch vụ ở Việt Nam và Ấ n Độ: 1995 - 2001 57
Bảng 1-5 : Số lưổng khách du lịch đến các nước ASEAN (tính theo nước) 58
Bảng 1-6: Thu nhập từ du lịch quốc tế của các nước ASEAN 59
Bảng 2-1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phổ Hà Nội 62
Bảng 2-2: Lao động trong một số ngành dịch vụ của Hà Nội 64
Bàng 2-3: Xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội so với cả nước, giai đoạn 2004 - 2006 66
Bảng 2-4: số doanh nghiệp có xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội so với cả nước 67
Bảng 2-5: Lưổng khách quốc tế và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội 74
Bảng 2-6: Doanh thu du lịch của Hà Nội 75
Bảng 2-7: Cơ cấu doanh thu dịch vụ du lịch của Hà Nội 76
Bảng 2-8: số lưổng khách sạn đưổc xếp hạng của Hà Nội 78
Bảng 2-9: Một số chỉ tiêu ngành du lịch Hà Nội 79
Bảng 2-10: Kết quả điều tra nguồn nhân lực ngành du lịch Hà Nội năm 2006 80
Bảng 2-11: Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 90
Bảng 2-12: Hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 93
Bàng 2-13: Báo cáo thu nhập các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 95
Bàng 2-14: Xuất khẩu dịch vụ viễn thông của thành phố Hà Nội 102
Bảng 2-15: Tình hình phát triển thuê bao của VNPT 104
Bàng 2-16: Kết quà hoạt động kinh doanh của Viettel giai đoạn 2000-2006 105
Bảng 2-17: Các bệnh viện ngoài công lập của Hà Nội 131
Bàng 2-18: Nguồn nhân lực y tế của Hà Nội giai đoạn 2000-2007 134

Hình
Hình 1-1: Tỷ trọng các khu vực trong GDP tại một số nước, nhóm nước, 2000 lo
Hình 1-2: Tỷ ữọng xuất khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển, 2002 ! 10
Hình 1-3: Tác động lan toa của các ngành dịch vụ 48
Hình 1-4: Xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông của Mỹ: giao dịch qua biên giới 51
Hình 2-1: Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội năm 2006 75
Hình 2-2: Quy m ô lao động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh 84
Hình 2-3: Tương quan về giá cả và chất lưổng dịch vụ với các đối thủ canh tranh 85
Hình 2-4: Phương pháp tiếp cận khách hàng cùa các doanh nghiệp dịch vụ kinh doanh...86
Hình 2-5: Khó khăn mà DN cung ứng dịch vụ hỗ trổ kinh doanh gặp phải 88
Hình 2-6: Thị phần thông tin di động tại Việt Nam năm 2007 105
Hình 2-7 : Lọi nhuận của Viettel giai đoạn 2000-2007 106
Hình 2-8: số lưổng học sinh, sinh viên quốc tế tại Hà Nội Ị10
Hình 2-9: Thị phần các thị trường xuất khẩu dịch vụ giáo dục 114
L Ờ I NÓI Đ Ầ U

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với vị trí ngày càng quan trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia, xuất khẩu dịch vụ được các quốc gia ngày càng chú trọng hơn do những l ợ i
ích m à hoạt động này đem lại cho nền kinh tế trong viậc tăng thu ngoại tậ, tạo động
lực chuyển dịch cơ cấu và tăng trường kinh tế,... Là một "trung tâm chính trị- hành
chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoa, khoa học, giáo dục" (Pháp lậnh Thủ đô),
H à N ộ i có nhiều điều kiận thuận lợi, và trên thực tể cũng đã có nhiều đóng góp, trong
hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩu dịch vụ nói riêng.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Hà Nội trong những năm gần đây đang
gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trường k i m ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005
bình quân đạt 15,3%/năm, thấp hơn so với tốc độ chung của cả nước (17,5%). Những
mặt hàng xuất khẩu chù lực mang tính truyền thống của H à N ộ i như nông sản, dật
may, da giày, thủ công mỹ nghậ đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so v ớ i tốc độ
tăng trường chung của cả nước (theo tòng ngành hàng). Trong điều kiận như vậy,
xuất khẩu dịch vụ là một hướng đi quan trọng nhằm giúp H à N ộ i cải thiận và tòng
bước đẩy nhanh tốc độ tăng trường xuất khẩu, nâng cao năng lực canh ừanh cùa
thành phố so với các địa phương trong cả nước và so với các thành phố lớn toong khu
vực.

Viật Nam hiận nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Cùng với điều
đó, các doanh nghiập dịch vụ Viật Nam, trong đó có các doanh nghiập dịch vụ H à
Nội, bên cạnh những cơ hội có được do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trước viậc giảm dần những
rào càn tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia cho các doanh nghiập nước ngoài. Do
đó, để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, viậc nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng xác
định phương hướng và xây dựng những giải pháp cho chính quyền thành phố và các
doanh nghiập xuất khẩu dịch vụ H à N ộ i có ý nghĩa cấp bách cả về mặt lý luận và thực
tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chính cùa đề tài là xác định được phương hướng và đề ra hậ thống các
giải pháp đề đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố H à Nội. Đ e thực hiận nhiậm
vụ này, các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được của đề tài là:

- Hậ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ, thương mại dịch vụ và
xuất khẩu dịch vụ.

i
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ của thành phố H à N ộ i trong
mối quan hệ tương quan với hoạt động xuất khẩu dịch vụ của cả nước.

- Đề ra phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ trên địa
bàn thành phố H à Nội, bao gồm các giải pháp chung và giải pháp đối v ớ i từng ngành
dịch vụ cụ thể.

3. Tình hình nghiên cứu

Trong nhọng năm vừa qua, đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực dịch
vụ, có thể kể đến Đe tài cấp B ộ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoa và dịch
vụ Việt Nam" đo UBQG về hợp tác quốc tế thực hiện năm 2003; D ự án V I E 02/009
"Một so lựa chọn và kiến nghị cho chiến lược tong thể phát triển khu vực dịch vụ cùa
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" do Viện K i n h tế và Chính trị Thế
giới và Công ty tư vấn tăng trường dịch vụ (Canada) thực hiện, nghiệm thu năm
2006,... Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu để đẩy mạnh xuất khẩu của thành phố
H à Nội, tiêu biểu là nghiên cứu của TS. Bùi Ngọc Sơn "Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực xuất khấu của các doanh nghiệp Hà Nội nhằm thúc đ
y sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô trong tiến trình hội nhập" (Đề tài
N C K H Thành phố H à Nội, m ã số TC-XH/12-03-02). Tuy nhiên, nhọng nghiên cứu
này hoặc chi xem xét vấn đề xuất khẩu dịch vụ trên quy m ô quốc gia hoặc nếu nghiên
cứu về Hà N ộ i thì chi tập trung vào xuất khẩu hàng hoa, chứ chưa đi sâu vào xuất
khẩu dịch vụ của thành phố H à Nội.

Như vậy, có thể nói chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào việc xác định
phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ cho thành phố
Hà N ộ i - một khu vực đầy tiềm năng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch
vụ và đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, đề tài: " G i ả i pháp đẩy mạnh xuất k h ẩ u dịch v ụ
của thành phố H à N ộ i đến 2020" là không trùng lặp v ớ i các nghiên cứu trước đây.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề xuất khẩu dịch vụ của thành phố Hà
Nội. Tuy nhiên, đề tài chi giới hạn ở một số lĩnh vực thiết yếu và có tiềm năng xuất
khẩu của thành phố H à N ộ i như: dịch vụ D u lịch, dịch vụ Giáo dục, dịch vụ Y tế, dịch
vụ Viễn thông, dịch vụ Ngân hàng, dịch vụ Bảo hiểm, dịch vụ K i n h doanh. Đ ề tài
cũng chi nghiên cứu các dịch vụ thương mại (dịch vụ được cung cấp trên cơ sờ cạnh
tranh (như qui định của WTO/GATS) do các thể nhân và pháp nhân của thành phố H à
Nội (cũ) cung cấp. Do giới hạn về thời gian và thực trạng phát triển dịch vụ của H à
Tây, đề tài không nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ trên phạm v i H à N ộ i m ờ rộng m à có
tính đến khi đề xuất các giải pháp phát triển.

li
5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sờ vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác- Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
diễn giải, quy nạp và điều tra xã hội học đự nghiên cứu.

Đối với thông tin thứ cấp, đề tài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước đây
cáo, số liệu thống kê của Việt Nam và Hà Nội.

Đối với thông tin sơ cấp, đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học
doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội. Việc này sẽ được thực hiện thông qua
việc tiến hành điều ưa bằng bảng câu hỏi. Mục tiêu của bảng câu hỏi nhằm đánh giá
thực trạng, phân tích điựm mạnh, điựm yếu của các doanh nghiệp, cũng như tìm hiựu
cơ hội, thách thức và tiềm năng xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp Hà Nội. Kết
quả điều tra là cơ sờ đự đưa ra hệ thống giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ đối với
thành phố Hà Nội.

6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục Bảng và Hình, Danh mục các chữ
cái viết tắt, đề tài được bố cục thành 3 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU


DỊCH V Ụ CỦA T H À N H PHỐ H À N ộ i

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẤU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHỐ


H À N Ộ I TRONG THỜI GIAN QUA

^ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT


KHẨU DỊCH V Ụ CỦA T H À N H PHỐ H À N Ộ I Đ Ế N N Ă M 2020

iii
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẢY MẠNH XUẤT KHẨU
DỊCH VỤ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH vụ, THƯƠNG MẠI DỊCH vụ V
KHẨU DỊCH VỤ
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ và thương mại dịch vụ

1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí ngày càng quan
trọng trong nền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với điều đó, dịch vụ và
những vấn đề liên quan đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến
nay, mặc dù khái niệm dịch vụ đã ừồ nên gần gũi song việc đưa ra một định nghĩa thống
nhất về dịch vụ vẫn còn gặp nhiều tranh cãi. Hiện đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau
về dịch vụ.

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam, dịch vụ là "những hoạt động phục vụ nhằm
thoa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt". Ví dụ như phục vụ nhu cầu sinh
hoạt có dịch vụ giải trí, y tế, giáo dục,...; phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh có dịch vụ
vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn,... Như vậy, dịch vụ ồ đây được quan niệm là
những hoạt động phục vụ.

Dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu, dịch vụ được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba tức là
các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đi theo quan
diêm này có nhà kinh tế Allan Fisher và Colin Clark. Clark định nghĩa dịch vụ là "các
dạng hoạt động kinh té không được liệt kê vào ngành thứ nhất và thứ hai (nông nghiệp
và công nghiệp)". Tuy nhiên định nghĩa này gặp một trở ngại là do không có sự phân
biệt rõ ràng giữa các ngành nên có những hoạt động không được thống nhất phải xếp vào
ngành nào, ví dụ hoạt động xây dựng từ trước ngưồi ta vẫn liệt vào ngành công nghiệp
nhưng đến nay ngưồi ta lại chuyển chúng sang ngành dịch vụ.

GATS cũng đồng quan điểm xếp hoạt động xây dựng vào ngành dịch vụ. Rất
nhiều nước đang phát triển thưồng thống kê hoạt động xây dựng vào ngành công nghiệp,
chứ không phải là dịch vụ, khiến cho tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP lại càng có
khoảng cách xa hơn so với các nước phát triển. Hoặc các dịch vụ bổ sung cho các lĩnh
vực như nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo,... được coi là các dịch
vụ thương mại được, trong khi đó trong hệ thống tài khoản quốc gia, các hoạt động này
thưồng được xếp vào nhóm sản xuất hàng hoa.
Ì
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ được hiểu là phần mềm của sản phẩm hữu hỉnh, gắn liền
với quá trình sản xuất, trao đồi hàng hoa hữu hình. Chẳng hằn, dịch vụ bảo hành sản
phẩm của hãng Honda là dịch vụ đi kèm với việc bán sản phẩm xe máy, thực hiện sau
khi bán hàng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoằt động bán hàng,...

Để tằo ra một cách hiểu nhất quán về khái niệm dịch vụ nhằm xây dụng chính sách
chung điều chỉnh lĩnh vực này trong phằm vi các nước thành viên, một số tổ chức quốc tế
như IMF, WTO,... đã hướng đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tuy vậy cho đến
nay, điều này vẫn chưa thực hiện được. Và họ đã tiếp cận khái niệm này bàng cách xác
định phằm vi những lĩnh vực được coi là dịch vụ và liệt kê danh mục phân loằi các ngành
dịch vụ. Hướng đi này là hoàn toàn họp lý ừong hoàn cảnh hiện tằi.

Theo tằp chí The Economists, dịch vụ (service) là bất cứ cái gì đem bán mà không
thể rơi vào chán bạn. Theo định nghĩa này, dịch vu cũng là một sản phẩm, một hàng hoa
có thể mua bán, nhưng có đặc điểmriêng,khác với hàng hoa thông thường. Dịch vụ là sản
phẩm của lao động sàn xuất. Khác với quá trình sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất,
cung cấp dịch vụ không thể tiến hành được nếu không ó sự tiếp xúc giữa người cung cấp
và người tiêu dùng dịch vụ.

Như vậy, khái niệm về dịch vụ mặc dù chưa được thống nhất một cách rộng rãi, tuy
nhiên trong phằm vi nghiên cứu về dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả
tiếp cận khái niệm dịch vụ như sau: Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại
(lưới hình thái vật thể, được tiêu dùng đồng thời với quá trình cung cấp, nhằm th
a
mãn nhu cầu cùa sản xuất, của tiêu dùng và sức kh
e của con người.

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ thông qua nghiên cứu các thuộc
tính cùa dịch vụ.

- Tính chất vô hình (Intangibility): Dịch vụ có tính không hiện hữu hay còn gọi
tính vô hình, tính phi vật chất. Sản phẩm dịch vụ không tồn tằi dưới dằng vật thể nên
không thể nhìn thấy, cầm nắm,... do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch
vụ trước khi tiêu dùng nó. Một bà mẹ không thể biết được chất lượng của dịch vụ trông trẻ
của một nhà trẻ nếu không gửi con tằi đó, hay một học viên không thể đánh giá được chất
lượng giảng dằy nếu không trực tiếp tham dự khóa học,... Đ ể tìm đến những dịch vụ có
chát lượng thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng chi có thể tìm kiếm các dấu hiệu
chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó, như thương hiệu, danh tiếng người cung ứng
biểu tượng, giá cả hay qua sự m ô tả về dịch vụ đó cùa các khách hàng khác đã tiêu dùng
dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo.

2
- Tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng (Inconsistency). Chất lượng các
dịch vụ thường khó xác định bởi vì các dịch vụ phụ thuộc vào con người cung cấp chúng.
Chất lượng dịch vụ không đồng nhất, nó tuy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như người
cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng. Ví dụ, chất lượng đào tạo ngoại ngữ của một
trung tâm có thể khác nhau khi nó được giảng dạy bởi những giáo viên có trình độ khác
nhau. Ngay cả khi cùng một người giáo viên giảng dạy, bài giảng có thể thành công với
lớp học này nhưng lại không thành công với lớp học khác do mức độ thành công của nó
không chậ phụ thuộc vào trình độ của giáo viên m à còn phụ thuộc vào các phương tiện kỹ
thuật trợ giúp và tâm lý của họ ở những thời điểm khác nhau,...

- Tính không thể tách rời (Insaparability). Dịch vụ có tính đặc thù ở chỗ việc t
dùng sản phẩm dịch vụ song trùng với việc cung ứng dịch vụ. Một dịch vụ được tiêu dùng
khi nó đang được tạo ra và khi ngừng quá trình cung ứng có nghĩa là việc tiêu dùng dịch
vụ ấy cũng ngừng lại.

- Tính không lưu trữ được (Inventory). Dịch vụ không thể lưu giữ được, tóc là s
phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách
rời nguồn gốc, trong khi hàng hoa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có
mặt nguồn gốc của nó. Tuy nhiên đặc tính này chậ mang tính tương đối do một số sản
phẩm dịch vụ có thể mang hình thái vật chất như đối vói dịch vụ thiết kế thì các bản vẽ là
hữu hình và có thể lưu trữ được.

Chậ có kỹ năng cung ứng dịch vụ là còn lưu lại và không mất đi sau khi đã cung
ứng. Sau khi thực hiện một ca phẫu thuật thành công, bác sỹ không mất đi khả năng phẫu
thuật. Sau một bài giảng thành công, giảng viên không mất đi khả năng giảng bài cũng như
kỹ năng sư phạm của mình... Sự thành công của bác sỹ trong phẫu thuật, sự thành công
trong bài giảng của giảng viên tồn tại và hướng tới sự hoàn thiện hơn trong việc lặp đi lặp
lại hoạt động của mình.

1.1.1.2. Phân loại và đặc điểm của dịch vụ

Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiêu cách phân loại dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào
các căn cứ để phân loại dịch vụ hay hệ thống thống kê dịch vụ của từng quốc gia và từng
tổ chức kinh tế quốc tế khác nhau.

Nếu căn cứ vào tính chất của dịch vụ khi cung cấp, ta có thể phân loại dịch vụ
thành:

3
- Dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất, dịch vụ mang tính trung
gian như dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, dịch vụ
phân phối, dịch vụ kinh doanh...

- Dịch vụ gắn với tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu cùa người tiêu dùng cuối cùng như
dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ giải trí, dịch vụ thể dục, thể thao...

Nếu căn cứ vào mục đích cung cấp dịch vụ, ta có thể phân loại dịch vụ thành:

- Dịch vụ mang tính thương mại: là dịch vụ được cung cấp trên cơ sủ cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm vào mục đích thương mại và kinh doanh;

- Dịch vụ công hay dịch vụ của chính phủ: là những dịch vụ được cung cấp trên cơ
sủ độc quyền, có tính chất phục vụ của chính phủ, không dựa trên cơ sủ cạnh tranh và
không nhằm vào mục đích thương mại và kinh doanh;

Nếu căn cứ vào việc hỗ trợ và xúc tiến thương mại dịch vụ, ta có thể phân loại
dịch vụ ít nhất thành 4 loại:

- Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: như dịch vụ đóng gói, vận tải, chuyên trủ, mô
giới hải quan... Vì những dịch vụ nháy được thương mại tương tự như hàng hóa, nên thông
thường các dịch vụ này khi được xúc tiến thương mại thì có thể gắn luôn với các hoạt động
xúc tiến thương mại hàng hóa thông thường, ví dụ như thông qua hội chợ thương mại;

- Dịch vụ được xúc tiến thông qua các kênh xúc tiến độc lập như giáo dục, du lịch...
Các dịch vụ này có thể được hỗ trợ xúc tiến hiện quả thông qua các hội chợ giáo dục hoặc
du lịch;

- Các dịch vụ nghề nghiệp - rào cản chính tiếp cận thị trường của các loại dịch vụ
này là việc công nhận các tiêu chí nghề nghiệp, thông thường thì vai ừò cùa các nhà đàm
phán các hiệp định thương mại được thể hiện rõ trong việc thỏa thuận về các vấn đề liên
quan tới việc mủ cửa thị trường cho các dịch vụ này. Chính vì vậy, việc tiếp cận thị trường
mới thường được hợp tác với các đối tác đã có giấy phép hoạt động trên thị trường. Các
dịch vụ nghề nghiệp thường được xúc tiến thông qua các hội thào nghề nghiệp hoặc các
hoạt động mạng lưới để khai thác hình thức quảng cáo truyền miệng;

- Các dịch đơn thuần - đây là những dịch vụ không gắn với hàng hóa, cũng không
yêu cầu phải có giấy phép hoặc tiêu chí hoạt động. Các dịch vụ này có thể được xúc tiến
thông qua các sụ kiện quốc tế hoặc thông qua các chiến lược phù hợp với khách hàng như
các dịch vụ tư vấn quan trị, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nghiên cứu, biên tập, w...

4
Nếu căn cứ theo cách phân loại theo phương thức thống kê, ta có thể thấy hiện
hay có 4 cách phân loại thống kê khác nhau. Đó là:

- Theo ủy ban Thống kê của Liên Hiệp Quốc thì dịch vụ được phân loại theo 2
cách: Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế (Intemational Standard Industrial
Classiíĩcation - ISIC) và Phân loại các sản phẩm chủ yếu (Central Products Classiíĩcation -
CPC). Hai cách phân loại này được các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế ừên thế
giới thừa nhận và sễ dụng.

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng có cách phân loại giao địch dịch vụ quốc tế khác
biệt. Cách phân loại giao dịch dịch vụ quốc tế của I M F được coi là cơ sờ để thống kê
thương mại dịch vụ quốc tế.

- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ (GATS). Cách phân loại này khá đơn giản, dễ theo dõi và phục vụ tốt
cho đàm phán thương mại dịch vụ quốc tế.

Trong các hệ thống phân loại trên, có thể nói cách phân loại theo CPC là hệ thống
phân loại cả hàng hóa và dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế và là hệ thống phân
loại đầy đủ nhất về hàng hóa và dịch vụ. Riêng đối với dịch vụ, CPC chia các sản phẩm
dịch vụ thành 5 nhóm theo loại sản phẩm cuối cùng:

• Tài sản vô hình; Đất đai; Công trình xây dựng; địch vụ xây dựng-

• Dịch vụ thương mại; dịch vụ chỗ ở; dịch vụ phục vụ ăn uống; dịch vụ


vận tải; dịch vụ phân phối điện, nước, khí đốt;

• Dịch vụ tài chính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thuê và cho thuê-

• Dịch vụ liên quan đến sản xuất và kinh doanh;

• Dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Hệ thống phân loại dịch vụ theo GATS được đưa ra trong Vòng đàm phán Urugoay
nhằm hỗ trợ tốt nhất cho đàm phán tự do hóa lĩnh vực thương mại dịch vụ. Toàn bộ lĩnh
vực dịch vụ được chia ra 12 ngành (trong đó gồm 11 ngành đã được xác định, ngành còn
lại gồm những phân ngành không thuộc 11 ngành trên). M ỗ i ngành dịch vụ được chia
thành các phân ngành và bao gồm 155 phân ngành. Hệ thống phân loại này cũng chủ yếu
dựa trên CPC.

5
Hiện nay, hệ thống phân loại dịch vụ của Việt Nam dựa trên qui định trong Nghị
định 75/CP cùa Chính phủ ngày 27/10/1993 gồm có từ phân ngành thứ 7 đến phân ngành
thứ 20 trong tổng số 20 phân ngành cấp 1. Tuy nhiên, sự phân loại này đã không tính đèn
các ngành tiện ích và ngành xây dựng vốn được xếp vào nhóm dịch vụ thương mại theo
tiêu chí GATS.

Với mục tiêu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ trong xu thế hội nhểp của
Việt Nam, nhóm tác giả chọn cách phân loại dịch vụ theo GATS. Cách lựa chọn này thuển
tiện cho việc nghiên cứu và đề xuất các chính sách phát triển xuất khẩu dịch vụ của thành
phố Hà Nội, phù hợp với thực tiễn của Hà Nội và của Việt Nam và hướng đến thực hiện
Hiệp định thương mại song phương và đa phương m à Việt Nam đã tham gia.

1.1.1.3. Khái niệm thương mại dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ

a. Khái niệm thương mại dịch vụ

Dịch vụ ngày càng tham gia sâu rộng vào thương mại. Điều này không chỉ xuất
phát từ nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh với mong muốn trực tiếp tiếp tục
hoàn thiện sản phẩm của mình trong lưu thông m à còn xuất phát tù sự phân công lao
động xã hội khiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lểp với sản phẩm là các
dịch vụ chuyên nghiệp. Và dịch vụ đã trở thành đối tượng của thương mại với tỷ trọng
trong thương mại ngày càng tăng.

Trong Hiệp định GATS, không có điều khoản nào nói rõ bản chất của thương mại
dịch vụ m à thương mại dịch vụ được định nghĩa bằng cách liệt kê 4 phương thức cung
cấp. Nhưng nếu dựa vào định nghĩa thương mại hàng hoa, có thể định nghĩa thương mại
dịch vụ như sau: Thương mại dịch vụ là hành vi mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ
giữa các cá nhân, tố chức vì mục đích thương mại, trên cơ sở canh tranh.

Cần nhấn mạnh mục đích thương mại trong định nghĩa trên vì một dịch vụ có thể
được trao đổi m à không mang mục đích này. Chẳng hạn, bác sỹ có thể chữa bệnh cho
bệnh nhân trên cơ sờ từ thiện. Khi đó bác sỹ đã cung cấp dịch vụ chữa bệnh, bệnh nhân
sử dụng dịch vụ này và không phải trả tiền, do vểy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ trên
không được tiến hành trên cơ sờ thương mại. Hoặc trường hợp dịch vụ được cung cấp
bời chính phủ, hay dịch vụ công cộng trên cơ sở độc quyền, không trên cơ sờ cạnh tranh.

b. Các phương thức cung cấp dịch vụ

Điều Ì, khoản 2 của Hiệp định GATS liệt kê 4 phương thức (mode) cung cấp dịch
vụ như là định nghĩa về thương mại dịch vụ.

6
Bốn phương thức cung cấp dịch vụ đó là:

ị. Cúm cấp qua biên ọiới (Cross border-Mode Ị): Dịch vụ được cung cấp từ lãnh
thổ của một nước thành viên này vào trong lãnh thổ của một nước thành viên khác.
Trong phương thức này, chỉ có dịch vụ được chuyển qua biên giới còn người cung cáp
dịch vụ thì không dịch chuyển. Ví dụ như việc cung cấp thông tin và tư vấn qua fax hoặc
thư điện tữ hoặc việc vận chuyển hàng hoa. Người cung cấp dịch vụ không xuất hiện trên
lãnh thổ của nước thành viên tiêu dùng dịch vụ đó.

li Tiêu thu ở nước nsoài (Consumption abroad - Mode ĩ): Hình thức này liên
quan tới các dịch vụ được tiêu thụ bởi công dân của một nước thành viên trên lãnh thổ
của một nước thành viên khác (nơi m à dịch vụ được cung cấp). Nói cách khác, địch vụ
được cung cấp cho người tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ m à người tiêu dùng đó cư trú
thường xuyên. Điển hình cho hình thức này là dịch vụ du lịch, hoặc dịch vụ sữa chữa tài
sản của nguôi tiêu dùng như sữa chữa tàu biển ờ nước ngoài.

Ui. Hiên diên thương mại (Commercial presence - Mode 3): Trong hình thức này
dịch vụ được cung cấp bời người cung cấp dịch vụ của một thành viên, qua sự "hiện diện
thương mại" trong lãnh thổ của bất cứ thành viên nước nào khác. Đ ể cung cấp dịch vụ
theo hình thức này người cung cấp dịch vụ phải thành lập một công ty, một chi nhánh,
một văn phòng đại diện, hay là một liên doanh, v.v. tại nước tiêu thụ dịch vụ để cung cấp
dịch vụ.

iv. Hiên diên của thể nhân (Presence oinatural verson - Mode 4): Hình thức này
chỉ áp dụng với nhà cung cấp dịch vụ là các thể nhân, trong đó các thể nhân này sẽ hiện
diện trực tiếp ở nước tiêu thụ để cung cấp dịch vụ. Đây là trường hợp cung cấp dịch vụ
của những người tự kinh doanh hay những người làm việc cho các nhà cung cấp dịch
vụ...

Đối với hai phương thức đầu, người cung cấp dịch vụ ở ngoài nước thành viên,
còn 2 hình thức sau, người cung cấp dịch vụ làm việc ở nước thành viên m à dịch vụ
được cung cấp. Trong một số ngành dịch vụ nhất định như viễn thông, bảo hiểm, ngân
hàng,... phương thức Ì được giao dịch với một khối lượng khiêm tốn. Có thể nói phương
thức quan trọng nhất là phương thức 3 (Hiện diện thương mại), song trước đây nó lại
thường không được thống kê vào số liệu chung. Hiện nay người ta đã sữ dụng các số liệu
liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và số liệu thống kê về thương mại của
các tổ chức nước ngoài (Foreign Affiliates Trade Statistics - FATS) nhàm thống kê cho
phương thức 3. Tuy nhiên phạm vỉ bao trùm của các số liệu thống kê này vẫn chưa đầy
đủ cho từng nước và từng ngành.

7
1.1.2 Xuất khẩu dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tại các nước đang phát triển

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điếm củaxuất khẩu dịch vụ

Làm rõ khái niệm xuất khẩu dịch vụ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạch định
chính sách phát triển xuất khẩu dịch vụ. Khác với khái niệm xuất khẩu hàng hóa, khái
niệm xuất khẩu dịch vụ phức tạp hơn rất nhiều do những đặc điểm đặc thù của dịch vụ.
Căn cứ theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ, ta có thể đưa ra khái niệm như sau:

Xuất khẩu dịch vụ là việc thể nhân hay pháp nhân của nước này cung cấp dịch
vụ cho thể nhân hay pháp nhân của nước khác theo phương thức cung cấp dịch vụ từ
lãnh thố của nước này tới lãnh thổ một nước khác (phương thức ì); hoặc trên lãnh thô
của nước này (phương thức ĩ); hoặc trên lãnh thổ của một nước khác (phương thức 3 và
phương thức 4).

Do thuộc tính vô hình của dịch vụ, xuất khẩu địch vụ có những đặc điểm rất riêng
biệt so với xuất khẩu hàng hóa.

Trước hết, xuất khẩu dịch vụ có thể diễn ra mà các doanh nghiệp không ý thức
đưảc rằng mình đang tiến hành hoạt động xuất khẩu. Một cửa hàng bán sản phẩm thủ
công mỹ nghệ cho khách du lịch nước ngoài, hay một bệnh viện khám chữa bệnh cho
người nước ngoài, hay một trường học giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc,...
thường không quan tâm đến việc có phải mình đang thực hiện hoạt động xuất khẩu dịch
vụ hay không? Và điều này cũng thường dẫn đến một thiếu sót từ phía chính quyền địa
phương và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương trong việc tạo ra những động
lực và những ưu đãi, khuyến khích các hình thức xuất khẩu dịch vụ.

Thứ hai, xuất khẩu dịch vụ không phải là lĩnh vực chi dành riêng cho các công ty
lớn. Khả năng vươn ra thị trường quốc tế đối với các công ty sản xuất hàng hóa thường
chỉ thực hiện đưảc với các công ty có qui m ô lớn nhất định. Các công ty nhỏ thường gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường nước ngoài, việc đáp ứng độ lớn của
đơn đặt hàng, những rủi ro trong sản xuất, sự kém cạnh tranh về giá cả, chất lưảng, công
nghệ,... Tuy nhiên, đổi với dịch vụ, thị trường xuất khẩu dịch vụ mở rộng hơn cho các
công ty vừa và nhỏ. Mặc dù những khó khăn trong cạnh tranh vềchất lưảng, giá cả, công
nghệ,... vẫn tồn tại nhưng các công ty nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi xuất khẩu dịch vụ theo
Phương thức 2, tức là cung cấp dịch vụ ngay trên thị trường nước mình. Đặc điểm này
cho thấy, các doanh nghiệp dịch vụ Hà Nội, cho dù chủ yếu là có qui m ô vừa và nhỏ thì
cơ hội để xuất khẩu dịch vụ không phải là nhỏ.

8
Thứ ba, khả năng thành công của các công ty xuất khẩu dịch vụ phụ thuộc rất lớn
vào uy tín của công ty đó trên thị trường. Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài,
người tiêu dùng dịch vụ thường tìm hiểu thông tin qua những người tiêu dùng trước đó
hoặc nhờ những người khác giới thiệu cho họ. Do vậy, uy tín tạ việc cung cấp dịch vụ
trước đó chính là cơ sờ để người tiêu dùng nước ngoài lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ khi xây dựng chiến lược xuất khẩu, cần
chú trọng đến vấn đề thương hiệu.

Thứ tư, xuất khẩu dịch vụ thường gặp phải nhiều rào cản thị trường, không chi
giới hạn trong những rào cản mang tính kinh tế - thương mại m à còn cả những rào cản
văn hóa, xã hội, chính trị,... Nếu như nỗ lực giảm rào cản thị trường đối với thương mại
hàng hóa đã đạt được tiến bộ đáng kể trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là trong khuôn
khổ các Vòng đàm phán của GATT/WTO, thì thương mại dịch vụ đang còn nhiều bế tắc
khi các nước đang phát triển không muốn thị trường của mình bị những đối thủ hùng
mạnh ờ các nước phát triển thôn tính và nắm giữ. Bên cạnh đó, rào cản văn hóa, xã hội,
chính trị,., cũng là những trờ ngại không nhỏ. Sản phẩm của một hãng phim rất nổi tiếng
ở Hàn Quốc có thể không được đón tiếp ở một nước châu  u nào đó đơn giản chỉ vì
người dân ở đó không yêu thích văn hóa xứ Hàn, một hãng hàng không dù rất mạnh, rất
có năng lực cạnh tranh nhưng vẫn khó thâm nhập vào một thị trường nào đó để cung cấp
dịch vụ vận chuyển nội địa vì những lý do như an ninh hàng không, những bác sỹ của
Việt Nam có thể rất giỏi và có khả năng tham gia chữa trị ở các bệnh viện lớn ở châu  u
nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề xuất nhập cảnh,... Chính vì thế, chiến lược xuất
khấu dịch vụ phải quan tâm nhiều đến chiến lược thị trường.

1.1.2.2. Xuất khẩu dịch vụ trên thế giới và tại các nước đang phát triển

Thương mại dịch vụ toàn cầu trong những năm vạa qua đã tăng lên đáng kể do
việc giảm chi phí vận tải và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong viễn thông và
thông tin. Hiện nay, dịch vụ đang chiếm hai phần ba Tổng Thu nhập quốc nội (GDP)
toàn cầu. Tỷ trọng giá trị dịch vụ gia tăng trong GDO đang ngày càng tăng lên đáng kể
với mức thu nhập bình quân của tạng quốc gia, chiếm tạ trung bình khoảng 6 9 % GDP ở
các nước có thu nhập cao (tại Hoa Kỳ chiếm 7 3 % ) , đến 5 5 % GDP tại các nuớc có thu
nhập trung bình và 4 5 % GDP tại các nước có thu nhập thấp . Thậm chí ngay tại những
1

nước có thu nhập thấp, thì hoạt động cung úng dịch vụ nhìn chung vẫn là hoạt động kinh
tế cốt lõi, trong đó đóng góp cho tổng GDP cao hơn khu vực công nghiệp và nông
nghiệp. Tuy nhiên, giữa các nước có cùng mức thu nhập thì vẫn tồn tại sự khác biệt đáng
kê ví dụ như trường hợp củaẨ n Đ ộ và Nigeria - hai nước thuộc nhóm có thu nhập nhấp

' Majid M i Wajid, Global Trade in Services & GATS: An Overview 2004.
9
thì tại Ẩ n Đ ộ tỷ trọng dịch vụ trong GDP là 48%, trong khi nước Nigeria tỷ trọng tương
ứng chỉ là 2 8 % (xem Hình LI).

Hình 1-1: Tỷ trọng các khu vực trong GDP tại một số nước, nhóm nước, 2000
Đơn vị: %

VbM High Midde u>w IKted BJ Japen Braãl Ma Nigeria

hxx>me income incoma states

coưitries coưitries coưitrìes


laServlces ElAgrlculture Dlndustry I

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ số phát triển thế giới - World Development Indicators (WDI)
orúine (Tháng 9 - 2003)

Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu (không tính dịch vụ cồa chính phồ)
lên tới 3.290 tỷ USD vào năm 20 07 . Từ năm 1980 cồa cho đến nay, xuất khẩu dịch vụ
2

toàn cầu tăng trung bình hàng năm khoảng 7%. V ớ i tốc độ này, thương mại dịch vụ đã
tăng nhanh hơn nhiều so với thương mại hàng hóa, và đồng thời cũng tăng tỷ trọng cồa
thương mại dịch vụ trong tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Hiện nay, thương mại
dịch vụ cũng đã chiếm tới khoảng 2 0 % trong tồng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Hình 1-2: Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ cồa các nước đang phát triển, 2002

Đ ơ n vị: %

Latin Eastem Africa Middte E a s t Asia


America Europe

Nguồn: Mbekeani, Kennedy K. 2003. GATS Negotiations Must Focus ôn Servìces


Lìberalừation: The Case o/SADC.

2
WTO, Thống kê Thương mại quốc tế - 2008, International Trade statistics 2008, www.wto.org
10
Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu, các nước đang phát triên
cũng mới chỉ đóng góp được mức tỷ trọng là khoảng một phần tư tổng giá trị. Trong khối
các nước đang phát triởn tích cực xuất khẩu dịch vụ nhất có thở khẳng định đó là các
nước thuộc khu vực Châu Á. N ă m 2002, các nước này đã xuất khẩu dịch vụ chiếm t ớ i
trên 1 2 % tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu (Xem Hình 1.2).

Trong số các nước đang phát triởn ở Châu Á, Trung Quốc năm 2007 đã vươn lên
là nước đứng thứ 7 trong các nước hàng đầu có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên thế
giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ là 121.655 triệu USD, chiếm tới 3,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu . (Xem Báng 1. ỉ)
3

Bảng 1-1: Tình hình xuất khẩu dịch vụ tại một số nước đang phát triởn ở Châu Á,
2007
Stt Nước (năm) Kim ngạch xuất % trong XKDV Thứ hạng
khẩu dịch vụ thế giới
(triệu ÚSD)
1. Trung Quốc 121.655 3.7 7
2. Ân Độ 89.746 2.73 9
3. Thái Lan 28.773 0.87 27
4. Malaysia 28.184 0.86 30
5. Phillipin 7.863 0.24 53
6. Viêt Nam 6.030 0.18 59
Nguồn: WTO, số liệu thương mại 2008 - Trade Proỹúe 2008, www.wto.org

Qua những số liệu thống kê nói trên, ta có thở nhận thấy các nước đang phát triởn
nói chung và các nước đang phát triởn ở khu vực Châu Á nóiriêngvẫn còn rất nhiều cơ
hội đở phái triởn dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ đở tương xứng với quy m ô và số
lượng trong sân chơi thương mại dịch vụ toàn cầu.

1.1.2.3. Điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tại các nước đang phát triển

Khi phân tích các ngành dịch vụ được xuất khẩu tại các nước đang phát triởn,
các nghiên cứu cho thấy có 6 ngành dịch vụ trong đó các nước này có tiềm năng và lợi
thế phát triởn. Đ ó là các dịch vụ kinh doanh và chuyên môn, như dịch vụ máy tính, dịch
vụ văn phòng, dịch vụ y tế, du lịch, xây dựng, â m thanh hình ảnh và dịch vụ vận tải.
Các nghiên cứu của tổ chức Ư N C T A D đã cho thấy tại các nước đang phát triởn các
ngành dịch vụ khi xuất khẩu thường có những đặc điởm chung như sau:

- Hạ tầng cung cấp dịch vụ rất hạn chế, chưa được ưu tiên, chú trọng. Mặc
dù các chính phủ đều hiởu rằng nếu các dịch vụ hạ tầng như dịch vụ tài chính, vận tải
dịch vụ viễn thông luôn sẵn sàng và có sẵn cho phép khả năng tiếp cận công nghệ cao thì

3
WTO, Trade Profile 2008, www.wto.org
li
sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh và giúp xây dựng năng lực xuất khẩu cho các ngành dịch
vụ khác. A i cũng hiểu rằng những ngành dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng, cụ thê là
đích vụ viễn thông, dịch vụ tài chính và vận tải, luôn có những tác động mạnh đến tính
cạnh tranh cớa việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Các khía cạnh xã hội cớa các loại
hình dịch vụ và mối liên hệ giữa các khu vực dịch vụ cơ bản (như dịch vụ y tế và giáo
dục) với việc phát triển bền vững và nhu cầu phúc lợi xã hội cần phải được đề cao. Tuy
nhiên, trên thực tế chính phớ các nước đang phát triển đều chưa dành sự ưu tiên thích
đáng đối với những vấn đề này. Họ không quan tâm tới việc phát triển các ngành dịch
vụ, xuất khẩu dịch vụ và nhiều khi thiếu sự nhất quán khi ban hành các biện pháp chính
sách có liên quan đến các vấn đề này. Chính điều này lại có tác động tiêu cực tới việc
đầu tư và thương mại các dịch vụ đó. V ớ i nhiều nước đang phát triển, việc xuất khẩu
dịch vụ chớ yếu vẫn chi là phương tiện để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất
khẩu các hàng hóa và sản phẩm sơ chế m à thôi.

- Nguồn cung bị hạn chế. Hầu hết các nước đang phát triển đều gặp phải vấn đề
hạn chế nguồn cung và không có các điều kiện cần thiết để xây dựng được các ngành
dịch vụ có tính cạnh tranh cao. Các điều kiện cần thiết này thực sự rất quan trọng cho
phép khẳng định rằng tự do hóa đóng góp tích cực cho việc đạt được các mục tiêu xã hội,
phát triên và môi trường. Các điều kiện tiên quyết này bao gồm xây dựng năng lực
nguồn nhân lực, công nghệ để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và chuyên
môn. Cơ sờ hạ tầng viễn thống cần phải được nâng cấp. Khung pháp lý có tính nhất
quán, ớng hộ cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ, thương mại và đầu tư cũng sẽ khuyến
khích và tăng cường tính cạnh tranh cớa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Các nước
đang phát triển cần xây dựng một chiến lược tăng cường xuất khẩu dịch vụ ờ tầm quốc
gia cho phép tăng cường vị thế cớa các ngành dịch vụ trong nước, nhấn mạnh vai trò
quan trọng cớa việc xuất khẩu dịch vụ tới sự phát triển kinh tế. Chính phớ cần hỗ trợ phát
triển các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện chất
lượng dịch vụ cũng nhu tiếp cận với công nghệ và phương pháp quàn lý hiện đại.

Hiệp hội các ngành dịch vụ với vai trò là một tác nhân hình thành và cớng cố các
nguyên tắc hành v i và tiêu chuẩn đối với các cá nhân cung cấp dịch vụ và liên kết các
thành viên cùa hiệp hội với các đối tác tiềm năng ở các thị trường mục tiêu. Các hiệp hội
này cũng đóng vai trò là nơi hỗ trợ các ngành dịch vụ phát triển. Khả năng tài chính cùa
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải được nâng cao để tăng cường năng lực xuất
khẩu. Các ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin cần phải được ưu tiên hàng
đầu. Ngoài ra, các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động cũng cần thiết phải được xuất
khẩu thông qua phương thức qua biên giới. Các phương thức kinh doanh mới (như liên
kết, thành lập consortia, vv) và thiết lập mạng lưới cũng cần được khai thác và sử dụng
Khi các doanh nghiệp đã hiện diện tại các thị trường lớn thì sự hiện diện này cũng cần
12
phải được duy trì, các cơ hội từ các thị trường khu vực cần phải được quan tâm, các dịch
vụ trọn gói cũng cần phải được thiết kế để đưa ra cung cấp. Kiến thúc và năng lực được
hình thành trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng cần phải được vận dụng và các
hoạt động xuất khẩu liên quan đến dịch vụ, cung cấp các gói hàng hóa và dịch vụ trọn
gói.

- Nhiều rào cản khi tiếp cận thị trường. Các rào cản tiếp cận thị trường mà các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ từ các nưỗc đang phát triển thường gặp phải đó là: 1.)
Biện pháp cấm việc tiếp cận vào thị trường dịch vụ ờ nưỗc ngoài nhằm hỗ trợ cho các
doanh nghiệp nội địa thông qua ban hành các quy định về quốc tịch, yêu cầu thường trú,
hay thị thực để cấm hoặc hạn chế vị di chuyển thể nhân; 2.) Biện pháp liên quan đến giá
cả như thuế, phí thị thực khi di chuyển thể nhân, phí đỗ máy bay, thuế cầu cảng, phí cấp
phép, thuế quan đối vỗi hàng hóa có dịch vụ đi kèm, hoặc hàng hóa m à đầu vào cần thiết
để sản xuất dịch vụ như là phim ảnh, chương trình truyền hình, phần mềm máy tính trên
đĩa, máy tính, thiết bị viễn thông và các tài liệu xúc tiến thương mại. Các biện pháp này
có thể hạn chế việc nhập khẩu dịch vụ; 3). Các khoản trợ cấp của các nưỗc phát triển
dành cho các nưỗc đang phát triển (trong xây dựng, thông tin, vận tải, y tế, giáo dục vv)
bao gồm các khu vực công nghệ cao những như các khoản trợ cấp và khuyến khích đầu
tư cũng có thể có tác động bóp méo thương mại khi các nưỗc đang phát triển xuất khẩu
dịch vụ. Những hạn chế về tài chính thường đặt các nưỗc đang phát triển vào vị trí bất
lợi do các doanh nghiệp ở nưỗc phát triển thường hường lợi (được đối xử phân biệt có
lợi) từ các khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ mình. 4). Các tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp
phép kỹ thuật trong một số ngành dịch vụ nhất định, cấp phép dịch vụ tài chính... thường
cũng có thể được sử dụng để hạn chế việc thâm nhập ngành. Các hiệp định công nhận lẫn
nhau đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. Việc
không tham gia vào các hiệp định công nhận lẫn nhau này cùa các nưỗc đang phát triển
thường là rào càn không cho phép các nưỗc này tham gia vào thị trường. Môi trường
phức tạp, các quy định về an toàn, quá trình chuẩn hóa và các thủ tục đăng ký có thể coi
là các rào cản quan trọng trong việc tham gia vào thị trường xây dựng. vấn đề trở nên
phức tạp hơn khi ở các nưỗc các quy định này ờ các bang, các vùng miền khác nhau thì
khác nhau. 5). Các tiếp cận về kênh thông tin và hệ thống phân phối khi bị quy định phân
biệt cũng có thể coi là rào cản, ví dụ các nhà cung cấp mạng lưỗi viễn thông có thể bị
phân biệt do bị hạn chế người sử dụng, phải thu phí cao, hạn chế về việc gắn thiết bị đầu
cuối, vv.. Trong ngành vận tải hàng không, việc phân biệt trong việc cung cấp dịch vụ có
liên quan có thể giảm tính cạnh tranh của một hãng hàng không. Hạn chế về quảng cáo
và marketing cũng có thể hạn chế tiếp cận thị trường; 6). Việc thiếu minh bạch trong các
biện pháp, chính sách, quy định của chính phủ về việc nhập cảnh cũng là rào cản tiếp cận
thị trường đối vỗi các nưỗc đang phát triển; Ngoài ra, x u hưỗng phải đầu tư tài chính để

13
thắng các dự án tại các thị trường xuất khẩu so với năng lực tài chính hạn chế của các
nước đang phát triển thì đây cũng là rào cản tiếp cận thị trường xuất khẩu dịch vụ; Việc
thiếu sự tiếp cận tới mua sắm chính phủ và i m tiên mua hàng nội địa trong dịch vụ xây
dựng cũng có thể coi là rào cản.

- Yếu tố cạnh tranh và độc quyền nhóm khi xuất khẩu dịch vụ. Nhiều thị
trường dịch vụ đang bị chi phối bồi một số ít các nhà cung cấp lớn đến từ các nưỏc phát
triển và đồng thời với sự tồn tại của một số các nhà cung cấp vừa và nhỏ. Điều này
thường dẫn tới thực tế, ờ hầu hết các ngành dịch vụ nơi các hãng lớn ít phải đổi mặt với
sự cạnh tranh hiệu quả vì các đối thù cạnh tranh không có nhiều. Ví dụ, trong ngành du
lịch, 8 0 % thị trường thuộc về 4 hãng lớn nhất, đó là Thomson, Airtours, First Choice và
Thomas Cook. Các nhà cung cấp dịch vụ ồ các nước đang phát triển, hầu hết là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp phải cạnh tranh từ các doanh nghiệp của các nước páht
triển với thế mạnh từ tài chính, tiếp cận công nghệ hiện đại, hệ thống toàn cầu và cấu
trúc công nghệ thông tin phức tạp.

Việc tích tụ ờ mức độ cao như vậy thường là kết quả của việc khai thác vốn, mạg
lưới phức tập các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cần thiết để duy trì tiến bộ công nghệ, khai
thác đồng thời với việc duy trì cung cấp sản phẩm trên quy m ô mới. Ví dụ, trong các
hãng quảng cáo, kiểm toán và tư vấn quản trị, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách
hàng được hình thành có tính toàn cầu, điều này làm cho các doanh nghiệp đến từ các
nước đang phát triển rất khó khăn khi tiếp cận vào thị trường thế giới.

Xu hướng sáp nhập và mua bán lại doanh nghiệp, ký các thỏa thuận liên kết chiến
lược càng làm cho thực tế này trờ nên phổ biến hơn truớc. Các nghiên cứu trong ngành y
tế, du lịch, vận tải hàng không và xây dựng luôn chỉ ra các tác động phi cạnh tranh của
các hình thức thương mại này. Ví dụ, việc liên kết dọc giữa các hãng điều hành tour và
các đại lý bán vé may bay có thể tạo ra các thế lực thị trường làm cho các hãng cạnh
tranh đứng vào thế bất lợi.

Nhu cầu của khách hàng trong việc kết hợp mua nhiều dịch vụ thông qua các hình
thức khác nhau của việc lập các liên kết chiến lược. Thêm vào đó, nhu cầu khách hàng
về viẹc đảm bào chất lượng, có tính dự báo cao cũng dẫn tới việc hình thành một mạng
lưới cung cấp dịch vụ tích hợp taonf cầu dưới nhiều hình thức (như các chuỗi cửa hàng
nhượng quyền thương mại, các công ty quản trị nhiều điểm như dịch vụ y tế quản tri hê
thống đặt chỗ máy tính, hệ thống phân phối toàn cầu).

Một số vấn đề quan trọng liên quan đến cạnh tranh đã phát sinh từ các hệ thống
phân phối và hệ thống thông tin đối với một số dịch vụ . Ví dụ, các thỏa thuận chiến lươc
toàn cầu giữa ngành du lịch và ngành hàng không và các hệ thống phân phối toàn cầu đã
14
hạn chế cạnh tranh và là rào cản chính khi các nước đang phát triển muốn tiêp cận thị
trường. Các vấn đề, ví dụ như có liên quan tới việc khách hàng có thiên hướng ưu tiên sử
dụng Hệ thống Đặt chỗ Máy tính (Computer Reservation Systems) và màn hình Hệ
thống Phân phối Toàn cầu (Global Distribution Systems), các chuyến bay có thương hiệu
toàn cầu mang lại sự trung thành cợa khách hàng, gắn chặt với các sân bay hub... thường
cũng là các rào cản khi các doanh nghiệp từ các nước đang phát triến muôn tiêp cận thị
trường.

Thông thường, việc tham gia vào hệ thống toàn cầu cũng cho phép các doanh
nghiệp ờ các nước đang phát triển thâm nập vào thị trường thế giới được thuận lợi hơn
về việc có được thương hiệu quốc tế, vềnghiên cứu và phát triển, vềkhả năng phát triền
các dịch vụ và sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng, đào tạo và chuyển giao công nghệ
mềm, cơ hội để các chuyên gia thâm nhập vào các thị trường khác. Các doanh nghiệp ờ
các nước đang phát triển cũng có thể liên kết với các hãng có hoạt động tương tự giống
mình ở các nước đang phát triển khác để hình thành các mạng lưới toàn cầu để cạnh
tranh với các doanh nghiệp dịch vụ hiện tại trên các thị trường ngách. Khi quá trình toàn
cầu hóa thị trường gia tăng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ độc lập sẽ rất khó tồn tại
nếu không hình thành các liên kết chiến lược. Tuy nhiên, các liên kết chiến lược có thể
phát triển trở thành đơn vị xác lập các tiêu chuẩn ngành, hay xác lập giá cả m à điều này
lại cũng có thể là nguyên nhân dựng lên các rào cản mới đối với việc gia nhập và tiếp
cập thị trường. Do vậy, khâu thiết kế và phát triển các chính sách cạnh tranh quốc tế và
quốc gia cần phải được đặc biệt lưu tâm.

Tóm lại, các nước đang phát triển muốn đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ thì cần phải
thỏa mãn được ba điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, chính phợ đành sự ưu tiên tối ưu cho các ngành dịch vụ có khả năng
và năng lực xuất khẩu, cải thiện hạ tầng cung cấp dịch vụ, tiến hành cải cách thể chế luật
pháp, tăng cường năng lực cho các thể chế và nguồn nhân lục;

- Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân có đợ năng lực để sản xuất và cung cấp dịch
vụ với quy m ô lớn cần thiết để xuất khẩu, và các dịch vụ có giá cả cạnh tranh, có chất
lượng đạt chuẩn quốc tế chấp nhận được;

- Thứ ba, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được hỗ trợ và nhận được các ưu đãi
để phát triển các mối liên hệ thị trường, tiếp cận được với các thị trường xuất khẩu.

15
1.1.2.4. Phương pháp thống kê xuất khẩu của một số dịch vụ điển hình 4

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ không thể chỉ xác định trên cơ sở giá trị giao dịch
hay các giá trị được xác định tương tự như đối với xuất khẩu hàng hóa. Hơn nữa, việc
tính tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nào đó trong một khoẻng thời gian nhất định, ví
dụ Ì năm, không thể dựa trên cơ sở cộng dồn các giá trị xuất khẩu đơn lẻ và thông qua
các cơ quan quẻn lý thống nhất như Hẻi quan, ngân hàng,... Đ ố i với các dịch vụ khác
nhau, phương pháp tính kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lại khác nhau. Trong phần lớn các
trường hợp, xuất khẩu dịch vụ phẻi dựa vào các công thức ước tính với các hệ số và các
tham số có được trên cơ sở ước lượng. Sau đây đề tài sẽ trình bày phạm v i và phương
pháp tính kim ngạch xuất khẩu của một số dịch vụ điển hình.

ạ. Đích vu vân tải

Xuất khẩu dịch vụ vận tẻi bao gồm việc cung ứng mọi loại hình dịch vụ vận tài
(biển, hàng không, đường bộ, đường thúy nội địa, không gian và đường ống) do người
cư trú của một nền kinh tế cung cấp cho người không cư trú, bao gồm vận tẻi hành
khách, vận tẻi hàng hoa, cho thuê phương tiện vận tẻi cùng với các nhân viên điều hành,
các dịch vụ hỗ trợ khác. Các dịch vụ liên quan tới vận tẻi nhưng không được tính là dịch
vụ vận tẻi bao gồm: bẻo hiểm hàng hoa (được tính vào dịch vụ bẻo hiểm), hàng hoa do
các phương tiện của người không cư trú mua ờ các cẻng và sửa chữa phương tiện vận tẻi
(được tính như hàng hoa), sửa chữa các công trình đường sắt, cẻng biển, sân bay (được
tính ờ dịch vụ xây dựng), cho thuê các phương tiện vận tẻi không kèm theo các nhân
viên điều hành (được tính ở các dịch vụ kinh doanh khác).

Hầu hết các dịch vụ vận tẻi hành khách cũng như hàng hoa thường do các doanh
nghiệp cung cấp thông qua việc điều hành các phương tiện vận tẻi. v ấ n đề quan trọng
đặt ra đó là sự cư trú của các doanh nghiệp này bởi vì các phương tiện vận tẻi có thể hoạt
động bên ngoài lãnh địa kinh tế của doanh nghiệp, tức là ờ các vùng nước hay không
phận quốc tế hoặc ờ trong một hay nhiều nền kinh tế khác.

Dịch vụ vận tải hành khách

Được tính vào dịch vụ này bao gồm tất cẻ các dịch vụ được cung cấp giữa lãnh
địa kinh tế với nền kinh tế khác cũng như giữa hai nền kinh tế bên ngoài trong vận tẻi
quốc tế cho các người không cư trú bởi các phương tiện cư trú (xuất khẩu) và ngược lại
(nhập khẩu). Tuy nhiên, dịch vụ này không bao gồm vân tẻi hành khách không cư trú do
phương tiên cư trú cung cắp trong nền kinh tế đó (dịch vụ này được tính vào đích vu du

Cơ sở khoa học xây dựng định hướng, mục tiêu và giãi pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của ViêtNam giai đoan
2001 - 2005 và tầm nhìn tơi 2010, Đ ề tai N C K H Bộ Thương mại, 20Ò2
16
lịch và đi lại). Dịch vụ vận tải hành khách bao gồm cả cước hành lý vượt trội hay các
5

chi phí liên quan tới cá nhân khác, cũng như chi tiêu cho đồ ăn, đồ uống... m à hành
khách phải chi tiêu trên phương tiện vận tải.

- Vận tải khách bằng đường biển

Công thức:

V = Q *p

Ve: Giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải (USD/năm)


Q : Lượng bành khách không cu trú do hãng -vận tài cư trú vận chuyển

hàng năm (lĩgười/năm)


P : gt Giá vé trung bình cho các tuyến vận chuyến (USD/người)

- Vận tải hành khách đường không

Xác định giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải hành khách bằng đường không tương
đối khó khăn do khó thống kê số lượng hành khách không cư trú bay các tuyến bay quốc
tế (xuất phát tặ lãnh thổ của nước đang tính hoặc bay ờ các chặng trung gian).6 vấn đề
hợp tác liên doanh khai thác tuyến bay của các hãng hàng không nước ngoài cũng cần
phải xem xét tới trên cơ sở thị phần của các hãng hàng không nội địa trong vận chuyển
hành khách quốc tế. Có thể sử dụng công thức sau:

V = Q *T *M *F,
e e e e

Trong đó:

v : e Giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải hành khách bang đường không
Q:e Số lượng hành khách qua các cửa khẩu sân bay quốc tế

J: e Tỷ lệ hành khách không cư trú qua các cửa khẩu sán bay quốc tế.
Tỷ lệ này được xác định trên cơ sở thống kê dài hạn.
M:e Thị ph
n của hãng hàng không thường trú

' M á y bay cùa Vietnam A i r l i n e vận chuyển khách du lịch k h ô n g cư trú từ H à n ộ i vào T P H ồ Chí M i n h sẽ k h ô n g
tinh là xuất khẩu dịch v ụ vận tài m à đ ư ợ c tính vào xuất khẩu dịch v ụ du lịch và đi lại. N h ư n g nếu m á y bay này vận
chuyển khách k h ô n g cư trú tử Paris về H à n ộ i thi sẽ tính là xuât khâu dịch v ụ vận tải. D o đó cần thận trọng khi
thống kê xuất khẩu, nhập khấu c ờ a hai loại dịch vụ vận tài khách và du lịch đối v ớ i các tour đi du lịch c h ọ n gói.
6
Chẳng hạn, một m á y bay c h ờ khách cùa H ã n g hàng không V i ệ t nam bay từ H à nội đi H o n g k õ ã ạ V Ị5.ÍU đ ó lấy-khách
từ Hongkong đi T o k ý o .
•1

Ị0T OO.MỈ

ị ữ«7
F:e Giá vé bình quân gia quyền

Đối với trường hợp vận chuyển hành khách trên các tuyến trung gian có thê xác
định dựa trên doanh thu thực tế từ các đại lý bán vé máy bay của hãng hàng không hoặc
số lượng hành khách được đón lên từ các chặng trung gian từ các sân bay quôc tê. Có thê
đơn giản hoa qua công thức sau7:

ĩ
Ve = Qe X Pet

1

Trong đó:

v : Giá trị xuất khẩu dịch vụ hành khách bằng đường không trong trường hợp
e

vận chuyển hành khách trung gian


Q:
e Số lượng hành khách không cư trú lên máy bay từ các sân bay quác tê trẽn
các tuyến trung gian
Pf
e Giá vé bình quân gia quyển

Dịch vụ vận tải hàng hoa

Dịch vụ vận tải hàng hoa bao gồm viỏc bốc hoặc dỡ hàng hoa vào hoặc ra phương
tiỏn vận tải nếu hợp đồng giữa chủ hàng và chủ phương tiỏn đòi hỏi chủ phương tiỏn
phải cung cấp dịch vụ bốc xếp đó. Khi dịch vụ bốc hàng lên phương tiỏn vận tải được
thực hiỏn ở lãnh thổ hải quan của một nước m à hàng hoa được xuất khẩu, phí bốc hàng
được tính như phí vận chuyển nếu dịch vụ bốc hàng do chủ phương tiỏn thực hiỏn hay
tính cho người đó. Ngược lại, dịch vụ này được tính như một phần của hàng hoa. Trên
thực tế, thống kê về cước vận tải thường bao gồm tất cả các dịch vụ do chủ vận tài thực
hiỏn hoặc được tính cho chủ đó, trong khi thống kê về hàng 'hoa thường không tính phí
bốc hàng nếu chủ phương tiỏn thực hiỏn viỏc bốc hàng lên phương tiỏn của mình.

Viỏc xác định giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ vận tải hàng hoa bị ảnh hường
bởi qui ước hàng hoa được định giá FOB ờ lãnh thổ hải quan của nền kinh tế xuất khẩu
và bởi giả định rằng cước phí vận tài do nước nhập khẩu chịu. Viỏc xác định giá trị dịch
vụ vận tải hàng hoa cũng bị ảnh hường bởi các nhân tổ khác liên quan tới qui ước và già
định này. Trong giá trị FOB của hàng hoa đã bao gồm các dịch vụ vận tải gắn vói hàng
hoa được thực hiỏn để đưa hàng hoa đến cửa khẩu hải quan để xuất khẩu.
7
Có đặc thù trong ngành hàng không là các hãng hàng không thường có thoa thuận cắt chia doanh thu theo những
mức tỷ lỏ đa định trước. Chẳng hạn, khi Cathay Pacidc bán vé cho một hành khách di tuyến Hồng Kông-Bangkok-
Pari và có sự tham gia cùa 2 hãng hàng không là Cathay Paciíic và Air France. ờ trong trường hợp này, nguôi khách
đi tuyến trên trà tiền cho Cathay nhưng Cathay không được hường toàn bộ so tiền bán vé này m à phái căn cứ theo
tỳ lỏ ăn chia với Air France để cắt trà cho A i r France.
18
Dịch vụ vận tải còn bao gồm những dịch vụ gắn với hàng hoa được cung cấp và
được thực hiện bên ngoài lãnh thổ hải quan của nước xuất khẩu. Những dịch vụ này bao
gồm cả việc vận tải hàng hoa đến lãnh thổ hải quan của nước nhập khẩu cũng như vận tải
bên trong nuớc nhập khẩu tới điểm phân phát. Những dịch vụ vận tài này được tính như
các dịch vụ được thực hiện (bứi người cư trú của nền kinh tế nhập khẩu hay bứi người cư
trú của nền kinh tế khác) cho người cư trú của nền kinh tế nhập khẩu.

Do đó, xuất khẩu dịch vụ vận tải bao gồm các địch vụ do người cư trú thực hiện
liên quan tới xuất khẩu của nền kinh tế đó khi các dịch vụ này được thực hiện sau khi
hàng xuất khẩu đã được bốc lên phương tiện vận tải ứ lãnh thổ hải quan. Xuất khẩu dịch
vụ vận tải còn bao gồm các dịch vụ do người cư trú thực hiện liên quan đến vận tải hàng
hoa giữa các nước thứ ba. Việc xác định xuất khẩu hay nhập khẩu dịch vụ vận tải phụ
thuộc vào dịch vụ đó do người cư trú hay người không cư trú thực hiện m à không phụ
thuộc vào ai sở hữu hàng hoa được vận chuyển.

Công thức tính giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải hàng hoa bằng đường biển:

v=
e V *T.*M *F
ex e e

Trong đó:
v : e Giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải hàng hoa (USD/năm)

v e x : Giá trị xuất khẩu hàng hoa trong một năm (USD/năm)
Te: Tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu bớng đường biển (%)
M: e Thị phần vận chuyển hàngxuẩt khẩu của đội tàu Việt Nam (%)
F:e Tỷ lệ cước phí trẽn giá FOB (%)

b. Đích vu du lích và đi lai (travelỶ

Không giống như các dịch vụ khác, dịch vụ du lịch và đi lại không phải là một
kiểu dịch vụ cụ thể m à là một tập họp các dịch vụ do người đi lại tiêu thụ. Dịch vụ du
lịch và đi lại bao gồm các hàng hoa và dịch vụ do du khách tiêu thụ trong nền kinh tế m à
họ đến trong thời gian ít hơn một năm. Những hàng hoa và dịch vụ đó là các hàng hoa và
dịch vụ do du khách hay người đại diện của họ mua, hay là các hàng hoa và dịch vụ cung
cấp cho họ sử dụng hết hay vứt bỏ m à không có sự hoàn lại. Dịch vụ vận tải hành khách
quác tế khàng được tính vào dịch vụ nậy mà tính vào dịch vụ vận tải.

' Các dịch vụ này được SNA và Tổ chúc D u lịch thế giói xếp trong phần dịch vụ du lịch.
19
Du khách là người ờ lại ít hơn một năm trong nền kinh tế không cư trú với bất kỳ
mục đích nào khác với:

i) làm việc trong một cơ sờ quân sự, ngoại giao hay các cơ quan khác của
chính phủ m à họ là người cư trú;

tí) là người phụ thuộc đi kèm với người thuộc nhóm i);

Hi) tham gia sản xuất trực tiếp cho một đơn vị kinh té cư trú của nền kinh tế
đó.

Như vậy, những người thuộc ba nhóm này dù ở nền kinh tế không cư trú dưới một
năm vồn không được coi là du khách.

Qui tắc một năm không áp dụng với sinh viên và những người chữa bệnh. Những
người này tiếp tục là người cư trú ở nước noi m à họ ra đi bất chấp họ ở nước ngoài trong
bao lâu. Tất cả mọi chi tiêu, bao gồm các chi tiêu cho mục đích giáo dục và sức khoe
(chẳng hạn như học phí, phí trả cho các dịch vụ thuê buồng học, thiết bị do cơ sờ đào tạo
cung cấp, phí bệnh viện và điều trị, v.v...) do các sinh viên và bệnh nhân ữả được tính
vào Dịch vụ du lịch và đi lại. 9

Tất cả các hàng hoa và dịch vụ do du khách mua trong các nền kinh tế họ đang đi
lại và cho sự sử dụng cá nhân của chính họ sẽ được tính vào phần dịch vụ du lịch và đi
lại. Những hàng hoa và dịch vụ thông thuồng được đưa vào dịch vụ này là chỗ ờ, đồ ăn
và uống, giải trí, mọi dịch vụ vận tải trong nước tới thăm, quà tặng, lưu niệm do du
khách mua cho mục đích cá nhân và sau đó đem ra khỏi nền kinh tế đó.

Dựa trên các tiêu chí trên, ta có thể xác định giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch và đi
lại như sau:

bi. Đối với khách du lịch cá nhân

Đối với loại khách này, cần xác định rõ 2 hình thức đi du lịch của họ. Thứ nhất, là
đi theo các toúr do các công ty du lịch tổ chức. Thứ hai là đi tự túc không theo một
đường tour nào cả. Việc phân loại như vậy giúp xác định giá trị xuất nhập khẩu trong
trường hợp này rõ ràng hơn.

9
Nhu vậy, một sinh viên Việt nam sang M ỹ học đại học trong 5 năm trọn gói hết 40.000USD thì sỉ tính nhập khẩu
các địch vụ liên quan như sau: ì) dịch vụ vận tái quốc lể (vé máy bay khứ hồi): già sử sinh viên này hoàn toàn đi lại
bằng các hãng hảng không cư trú, tiền vé khứ hồi là 3.000 USD, khi đó Việt nam sẽ nhập khẩu khoản tiền này như
là dịch vụ vồn tài hang không; 2) du lịch và đi lại (ân, ở, đi lại tại Mỹ, thuê sách ở thư viện, trà tiền học phí): 37.000
USD.
20
Đối với trường hợp khách đi theo tour : 10

Vel = Qel*Petl*Rel

Trong đó:

v j: Giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch cá nhân (USD)


e

Q j: Lượng khách du lịch cá nhân đi theo tour (người/năm)


e

Petl Chi tiêu trung bình tại Việt nam (USD/người)


:

R j:
e Tỷ lệ phía công ty du lịch thường trú được hưởng (%)

Đối với trường hợp khách không đi theo tour 11

V e 2 = Qe2* C et2 *De2

Trong đó:

v 2: Giá trị xuất khẩu dịch vụ từ khách không di theo tour (USD))
e

Qe2: số lượng khách du lịch không đi theo tour (người)


c 2-'
e Chi tiêu trung bình của khách (USD/ngày)
D 2:
e Thời gian lưu trú trung bình (ngày)

b2. Đoi với khách kinh doanh

V e b = Qeb* C e b *D e b

1
1
Trong đó:

Vgị,: Giá trị xuất khẩu từ khách kinh doanh (USD)


Qgị,: Lượng khách kinh doanh (người)
Cgi,: Mức chi tiêu trung bình của khách kinh doanh (USD/ngày)

10
Các công ty du lịch giữa các nước với nhau luôn hợp tác để đưa khách du lịch theo các tour nhất định và tỳ lệ ăn
chia phụ thuộc vào thoa thuận giữa hai bên. Chẳng hạn, tỷ lệ ăn chia giữa công ty du lịch của Pháp và một công ty
du lịch cùa Việt N a m là khoảng 7 5 % - 2 5 % , túc là khi một khách Pháp sang V i ệ t N a m theo tour do công ty đ u lịch
Pháp tự chức thì phía Pháp nhận 7 5 % doanh thu.
11
Trường hợp khách không đi theo tour thường xác định dựa theo mức chi tiêu thực tế và thời gian khách lưu trú tại
nước đến. V i ệ c xác định hoàn toàn dựa vào ư ớ c lượng thời gian lưu lại và chi tiêu trung bình c ủ a khách du lịch.
21
D ị,: Thời gian lưu trú trung bình (ngày)
e

c. Đích vu thông tin liên lác

Bao gồm hai loại hình dịch vụ chính trong giao dịch thông tin liên lạc quôc tê
giữa người cư trú với người không cư trú là dịch vụ viễn thông và dịch vụ bưu chính.

Dịch vụ viễn thông

Bao gồm dịch vụ truyền âm thanh, hình ảnh, hay các thông tin khác bởi điện
thoại, telex, điện tín, cáp, phát thanh, vệ tinh, thư điện tử, fax, v.v... và bao gồm cả dịch
vụ mạng kinh doanh, hội thảo từ xa và các dịch vụ hỗ trợ . 1

Có thứ xác định giá trị xuất khẩu dịch vụ viễn thông qua công thức sau:

Trong đó:

v : Giá trị xuất khẩu dịch vụ viễn thông (USD)


e

c:
e Cước viễn thông gọi quốc tế (USD/phủt)
T:
e Tống thời gian gọi đi và đến quốc tế (phút)
R :
ce Tỷ lệngười nước ngoài gọi đến (%)
R :
me Tỷ lệ hãng viễn thông thường trú nhận từ cung cấp dịch vụ (%)

Dịch vụ bìm chính


Bao gồm dịch vụ bưu chính và phát chuyứn, như thu thập, vận tải, phân phát thư,
báo, tạp chí, ấn phẩm, bưu phẩm, bưu kiện do cơ quan bưu điện quốc gia và các nhà kinh
doanh khác thực hiện. Cũng bao gồm cả các dịch vụ giao dịch ở bưu điện và cho thuê
hộp thư.

d. Đích vu xây dime

Bao gồm công việc được thực hiện tại các công trinh xây dựng nằm ngoài lãnh
địa kinh tế của doanh nghiệp (nói chung công việc được thực hiện trong thời gian ngắn,

12
Trong dịch vụ viễn thông, giữa các hãng viễn thông tại các nước khác nhau thường có thoa thuận về phân chia
doanh thu từ việc cung cấp đích vụ. Có nghĩa là nếu một người Việt Nam gọi điện ra nước ngoài và trà tiền cho
Bưu điện Việt Nam thi phía Bưu điện Việt Nam thường phái cắt trà một khoản tiền thẹo tỷ lệ đã được thoa thuận
với hãng viễn thông nước ngoài đễ sà dụng mạng trục của họ cho việc gọi điện thoại quốc tế.
22
qui ước một năm được áp dụng một cách linh hoạt). Hàng hoa do doanh nghiệp nhập
khẩu để sử dụng cho công trình xây dựng cũng được tính gộp vào giátoidịch vụ chứ
không phải tính vào phần hàng hoá;chi tiêu cho các nhà cung cấp địa phương... được
tính vào mục Các dịch vụ kinh doanh khác (9. Other business services).

Các công trình do các công ty con hay chi nhánh ờ nước ngoài của doanh nghiệp
(nhà đầu. tư trực tiếp) và một số văn phòng công truờng thực hiện không được coi là
xuất khẩu dịch vụ xây dựng vì các công trình đó được coi như một phẩn sản xuât của
nền kinh tế có công trình đó. Đ ố i với các khía cạnh liên quan tới tính cư trú cùa các
công trình lớn (như cầu, đầm...) cần mất vài năm thực hiện và đối với các nhân tố xác
định sự đóng góp vào sản xuất và liên quan đặc biệt tới các văn phòng xây dựng tại
công trường, cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác nhu có nộp thuế thu nhập, mờ hệ
thống kế toán... tại nền kinh tế có công trình đó hay không.

e. Đích vu bảo hiểm

Bao gồm việc các doanh nghiệp bào hiểm cư trú cung cấp các loại hình bảo hiểm
khác nhau tới những người không cư trú, chẳng hạn như dịch vụ bảo hiểm hàng hoa xuất
khẩu, các kiểu bảo hiểm trực tiếp khác (tức là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn và
thương tật, sức khoe, trách nhiệm chung, cháy, biển, hàng không...) và tái bảo hiểm. Bao
gồm cà dịch vụ đại lý, môi giới liên quan tới các giao dịch bảo hiểm. Giá trị (hay phí)
dịch vụ bảo hiểm quốc tế là một phần của tổng phí bào hiểm thu được.

Bảo hiểm hàng hoa xuất khấu

Khi xác định giá trị xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm hàng hoa cần theo qui tắc định
giá trị FOB đối với hàng hoa xuất khẩu: i) chi phí bảo hiểm tính tới cửa khẩu của nước
xuất khẩu được tính vào trị giá FOB của hàng hoa xuất khẩu; li) nếu chi phí bảo hiểm đó
do nhà nhập khẩu trả (chẳng hạn qua nhà bảo hiểm cư trú ờ nước nhập khẩu) thì coi như
nhà xuất khẩu đã mua bào hiểm đó và phí bảo hiểm này cần phải được trừ ra khỏi giá trị
FOB.

Phí dịch vụ của nhà bảo hiểm cư trú cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hoa cho
người không cư trú (xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm - X K ) là sự chênh lệch giữa phí bảo
hiểm thu được và tiền bồi thường cho những thiệt hại được bảo hiểm liên quan tới hàng
hoa bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Có thể tính toán qua công thức như
sau:

V = p - R
» eg - *eg ^eg

23
Trong đó:
Vgg.- Giá trị xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm hàng hoa (USD)
Pgg.- Phí bảo hiểm thu được (USD)
Rgg.- Tiền bồi thường thiệt hại cho hàng hoa (USD)

Các hình thức bảo hiểm phi nhân thọ khác

Đối với các kiểu bảo hiểm trực tiếp khác (và các dịch vụ bào hiểm hưu trí hay
sinh lợi tức hàng năm) thì giá trị dịch vụ bảo hiểm của nhà bảo hiểm cư trú cung cấp dịch
vụ bào hiểm cho người không cư trú cũng được xác định tương tự. Trước hết cần xác
định Hệ số hiệu quả cho loại dịch vụ bảo hiểm tương ứng. Sau đó, áp dụng hệ số này với
tổng phí bảo hiểm m à người không cư trú đóng cho nhà bảo hiểm cư trú. Hệ số này cũng
phải dựa trên giai đoạn trung hạn và dài hạn. Nhưng theo cách tính này thì nước nhặp
khẩu dịch vụ bảo hiểm phải biết được hệ số hiệu quả của nước xuất khẩu. Trên thực tế,
nước nhặp khẩu khó có được số liệu như vặy. Do đó, nước nhặp khẩu cần sử dụng hệ số
hiệu quả của ngành bảo hiểm trong nước. Trường hợp nước nhặp khẩu không có dịch vụ
để xuất khẩu hoặc ngành bảo hiểm là không tồn tại thì sử dụng hệ số hiệu quả được xác
định như là tý lệ giữa mức phí trả cho người bảo hiểm không cu trú và mức bồi thường
thiệt hại nhặn được trong thời gian đủ dài.

Trường hợp thứ nhất: tổng phí bảo hiểm lớn hơn tiền bồi thường trong năm

v
e!l = ell • ell
p R

Trong đó:

v iỊ: Giá trị xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ (USD)
e

P Ịj: Phí bảo hiểm thu được từ khách không cư trú (USD)
e

RglỊ: Tiền bồi thường trong năm (USD)

Trường hợp thứ hai: Tiền bồi thường lớn hơn tổng phí bảo hiểm trong năm

Trong đó:
v
el2 = el2 * el2
p C


Á

V i2: Giá trị xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm (USD)


e

24
P l2 '. Tồng phí bảo hiềm thu được
e (USD)
C i2:
e Tổng số tiền bồi thường trong năm (USD)

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ có hai đặc điểm nổi bật khác với các loại hình bảo hiểm khác.
Thứ nhất, khoảng thời gian từ khi bắt đầu đóng phí bảo hiểm tới khi nhận được tiền bồi
thường là khá dài. Thứ hai, khoản bồi hoàn chắc chắn sẽ xảy ra. 13 Do đó, người mua
bào hiểm có thể coi phí bảo hiểm như khoản tiết kiủm, còn tiền bồi hoàn có thể coi như
khoản rút tiền tiết kiủm đó. Hơn nữa, với nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người giữ
hợp đồng bảo hiểm có sự lựa chọn khá linh hoạt. Tức là họ có thể lấy được tiền từ hợp
đồng của mình ngay cả khi hợp đồng chưa hết hạn.

Giá trị (phí) dịch vụ trong bảo hiểm nhân thọ cũng có thể được tính tương tự như
với bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến những những kết quả sai
trong BÓP, đặc biủt khi giao dịch quốc tế trong bảo hiểm nhân thọ là lớn. K h i đó, cần
chia tổng phí bảo hiểm thành chi phi điều hành (phí dịch vụ) và lợi nhuận của doanh
nghiủp bảo hiểm nhân thọ.

Tương tự như dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, viủc tính phí bảo hiểm xuất khẩu tỏ
ra dễ dàng hơn so với viủc tính phí bảo hiểm nhập khẩu. Hủ số hiủu quả tính được từ
ngành bảo hiểm nhân thọ trong nước hoặc từ những nước khác có thể được sử dụng để
tính giá trị dịch vụ nhập khẩu.

Nhân xét: Giao dịch quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ giữa người cư trú
và người không trú thường là nhò, đồng thời phí dịch vụ cũng rất bé so với phí bảo hiểm.
Do đó người ta có thể bỏ qua phí dịch vụ này. Nói cách khác, có thể bỏ qua giá trị xuất
khẩu, nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.

Đích vu tài chính

Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và môi giới tài chính (loại trừ các dịch vụ của các
doanh nghiủp bảo hiểm và quỹ hưu trí) được tiến hành giữa người cư trú và người không
cư trú. Phí dịch vụ (hay giá trị dịch vụ) là hoa hồng và các loại phí khác liên quan tới các
giao dịch sau:

• Nhận tiền gửi và cho vay;

11
Theo BÓP, những hợp đồng bảo hiềm chi trả tiền bồi hoàn khi xâyrasự kiủn chết trước một tuổi nhất đinh sẽ
không được coi là bào hiểm nhân thọ .
25
• Tín dụng chứng từ, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng, các loại tín
dụng và các công cụ tương tự khác;

• Cho thuê tài chính;

• Thu nợ;

• Bảo lãnh, tổ chức phát hành, trung gian và thu mua chứng khoán;

• Thực hiện các họp đồng swap, lựa chọn, tương lai và các công cụ phái
sinh;

• Tu vấn tài chính;

• Lưu ký đối với tài sản tài chính và vàng;

• Quản lý tài sản tài chính;

• Đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp;

• Mua các tài sản của IMF;

• Mua bán ngoại tệ.

Với giao dểch ngoại tệ, biên độ giữa điểm trung bình của giá mua ngoại tệ vào và
bán ngoại tệ ra là phí dểch vụ đổi ngoại tệ.

1.1.3. Cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ

1.1.3.1. Trong khu vực ASEAN - Hiệp định AFAS

Đối với Việt Nam, AFAS là cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực dểch vụ cùa
mình. Thông qua tự do hóa việc tiếp cận thể trường và giành ưu đãi đối xử quốc gia cho
các nước thành viên, cũng như tăng cường hợp tác về dểch vụ trong ASEAN, Việt Nam
sẽ có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI từ khu vực này do F D I có mối quan hệ chặt
chẽ với các dểch vụ cung cấp qua biên giới (như viễn thông và dểch vụ máy tính) cũng
như sự di chuyển của các lao động có trình độ cao. Hiện tại 2/3 lượng F D I từ các nước
ASEAN vào Việt Nam là đầu tư vào khu vực dểch vụ. Hơn nữa, sự hợp tác sâu rộng của
Việt Nam trong lĩnh vực dểch vụ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam có những bước đi vững
chắc hơn khi thực hiện các cam kết hội nhập vào WTO và GATS.

Bản chào ban đầu của Việt Nam trong AFAS tương đối hạn chế về quy mô và
mức độ mờ cửa thể trường. Việt Nam chỉ cam kết trong 2 lĩnh vực: viễn thông và du lểch.
26
Do vậy lợi ích m à AFAS có thể mang lại là không nhiều. Những cam kết của Việt Nam
lại không có tính bắt buộc nên có thể bị thay đổi bời những qui định chặt chẽ hơn sau
này. Bên cạnh đó, chính sách của Việt Nam vẫn giành ưu tiên cho đầu tư nước ngoài
(Phương thực 3 - hiện diện thương mại ) và hạn chế về đãi ngộ quốc gia (Phương thực 4
- hiện diện cùa thể nhân).

Do AFAS không buộc phải đưa ra các hình thực cam kết có tính định lượng và
các bản chào này mang tính tự nguyện rất cao nên dẫn đến xu hướng là các nước sê thực
hiện mực độ tối thiểu nhất đưa ra trong bản chào. Điều này càng thấy rõ trong trường
hợp của Việt Nam - nước chưa áp dụng các tiêu chí của GATS -plus. Chỉ có duy nhất một
qui định m à Việt Nam đã nới lỏng đáng kể đó là qui định về visa cho công dân các nước
thành viên ASEAN.

Bảng 1-2: Bản chào về dịch vụ đầu tiên của Việt Nam trong A S E A N

STT Lĩnh vực Các hoạt động cụ thể

Dịch vụ thư thoại điện tử


1 Viễn thông Trao đổi dữ liệu điện tử
Dịch vụ điện tín

2 Du lịch Kinh doanh khách sạn quốc tế

Nguồn: Vietnam and ASEAN Services Cooperation, UNDP (1995)

Hiện nay cùng với nỗ lực chung của toàn khối, những cam kết của Việt Nam đã
bao trùm nhiều lĩnh vực và chi tiết hơn. Tuy nhiên, số lượng các ngành dịch vụ được đưa
vào cam kết còn rất hạn chế (chưa đưa vào nội dung cam kết các phân ngành dịch vụ hết
sực quan trọng như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ phân phối, dịch vụ kinh doanh
tour du lịch và đại lý du lịch, dịch vụ giải trí, vàn hóa và thể thao, dịch vụ vận tài đường
sất, dịch vụ vận tải thủy quốc tể; đối với dịch vụ viễn thông, chi cam kết một số dịch vụ
viên thông cơ bản, dịch vụ viễn thông GTGT (mail, trao đổi dữ liệu điện tử); đối với dịch
vụ kinh doanh mới chi cam kết các dịch vụ pháp lý, kế toán và kiểm toán tư vấn thuế
dịch vụ cơ khí.

về các cam kết chung (cam kết nền), Việt Nam chưa có những cam kết cu th
vân đê góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp cổ phần. v ấ n đề này đã
được đề cập khá cụ thể trong cam kết gia nhập WTO.

Thêm vào đó, xét theo các phương thực trong mỗi loại địch vụ, các cam kết còn
hét sực thận trọng hoặc không có ý nghĩa, ví dụ như:

27
- Dịch vụ kinh doanh: đối với dịch vụ pháp lý, trong khi cam kết theo Hiệp định
Việt - Mỹ và cam kết trong WTO đối với phương thức Ì đều là không hạn chế (none) thì
trong AFAS, Việt Nam lại không cam kết (unbound). Đồng thời, trong AFAS, Việt Nam
chỉ cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được mờ tối đa 2 chi nhánh với thời hạn 5
năm, và tùy từng trường hợp có thể gia hạn thêm tối đa là 3 năm . Đ ố i với dịch vụ kế
toán và kiểm toán (CPC 862), các công ty kiểm toán 1 0 0 % vốn nước ngoài chỉ được
phép cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dễ án có vốn
đầu tư nước ngoài hoặc được nước ngoài hỗ trợ, trong khi đó, cam kết trong WTO đã
không tạo ra hạn chế nào đối với dịch vụ này.

- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tàng: phương thức Ì, 2 và 4 không cam kết,
phương thức 3 chỉ cho phép các nhà cung cấp là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
nước ngoài chỉ có thể tham gia dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, không cho
phép thành lập liên doanh hay các hình thức hiện diện thương mại khác.

- Dịch vụ tài chính: khá thận trọng, đối với hầu hết các phân ngành trong ngành
dịch vụ tài chính, phương thức Ì và 2, 4 đều không cam két, phương thức 3 - không cam
kết cho phép thành lập mới.

Đối với dịch vụ bảo hiểm: các còng ty bảo hiểm nước ngoài chi được cung cấp
dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5 năm kể từ khi bắt
đầu có lợi nhuận, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải bán ít nhất 3 0 % cổ phần cho
các công ty bảo hiểm trong nước.

- Dịch vụ vận tải hàng không: phương thức Ì và 2 - không hạn chế, phương thức 3
và 4 - không cam kết;

- Dịch vụ du lịch - khách sạn và nhà hàng: phương thức 1,2- không hạn chế,
phương thức 3 và 4 - không cam kết hoặc ràng buộc chặt chẽ về hình thức hiện diện
thương mại (chỉ cho phép thành lập liên doanh).

Như vậy, có thể nói, trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và có những
cam rất cụ thể, sâu rộng , đồng thời, các thành viên ASEAN hầu hết đều là thành viên
14

WTO thì rất nhiều những cam kết trong Hiệp định AFAS đã trở nên lạc hậu, không còn
giá trị. Để hợp tác về dịch vụ trong khu vễc ASEAN thễc sễ hiệu quả hơn, có lẽ cần một
bước tiến mạnh mẽ hơn về khung khổ pháp lý giữa các thành viên của tổ chức này.

14
Với WTO, Việt Nam đã cam kết 11 ngành, tính theo phân ngành là khoảng Ì lo trên tổng số 155 phân ngành theo
phân loại của GATS.
28
1.1.3.2. Trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

Sau 9 vòng đàm phán, Hiệp định Thương mại Việt nam - Mỹ (gọi tắt là BTA) đã
được ký kết ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Hiệp định đã thúc đẩy quan
hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam - M ỹ lên một bước mới, mở ra cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường M ỹ rộng lớn và tạo điều kiện
cho Việt Nam hoàn thiện môi trường kinh doanh phù hợp với các thông lệ quủc tế phổ
biến nhất. Do BTA được đàm phán trên cơ sờ các nguyên tắc của WTO nên BTA cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với những lợi ích mang
lại, Hiệp định cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức cạnh tranh mới hết
sức quyết liệt.

Hiệp định đề cập đến các vấn đề thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ, đầu
tư và sờ hữu trí tuệ,... Những cam kết của hai bên về lĩnh vực thương mại dịch vụ là một
nội dung quan trọng của Hiệp định.

về phía Việt Nam, những cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt
Nam đủi với Mỹ bao gồm:

- Việt Nam cam kết dành cho Mỹ quy chế MFN và Quy chế NT.

- Việt Nam cam kết mờ rộng đáng kể thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ
trong 8 ngành dịch vụ, khoảng 65 phõn ngành, bao gồm:

a. Các dịch vụ kinh doanh như: các dịch vụ pháp lý, kế toán/kiểm toán, tư vấn
thuế, kiến trúc, kỹ thuật, v i tính và các dịch vụ liên quan, quảng cáo, nghiên cứu thị
trường và tư vấn quản lý;

b. Các dịch vụ thông tin liên lạc như: các dịoỊi vụ viễn thông (giá trị gia tăng,
intemet, dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ điện thoại) và các dịch vụ nghe nhìn;

c. Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ đồng bộ có liên quan;

d. Các dịch vụ phân phủi như: dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ mượn danh;

e. Các dịch vụ giáo dục;

f. Các dịch vụ tài chính: bảo hiểm, ngân hàng, các dịch vụ tài chính liên quan;

g. Các dịch vụ y tế liên quan;

h. Các dịch vụ du lịch và du lịch lữ hành liên quan.

29
Phần lớn các cam kết này có lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm thứ 2 (tháng
12/2003) cho tới năm thứ 7 (tháng 12/2008), chỉ có một cam kết có lộ trình thực hiện đến
năm thứ lo (tháng 12/2011). Đe đảm bảo hiệu quả của những cải cách này, Hiệp định
yêu cầu phải có những qui định quốc gia minh bạch và khách quan đối với các loại dịch
vụ, với các qui định hạn chế đễ tránh sự lạm dụng vị trí độc quyền của các nhà cung cấp
và khách hàng độc quyền. N ó cũng bao gồm nhiều nghĩa vụ chù chốt của Hiệp định
chung về thương mại và dịch vụ (GATS) của WTO và đưa vào toàn bộ Phụ lục cùa Hiệp
định GATS về viễn thông, Tài liệu tham chiếu về viễn thông của WTO, Phụ lục của
GATS về dịch vụ tài chính và Phụ lục của GATS về di chuyễn thễ nhân.

Các cam kết cơ bản trong một số lĩnh vực chính như sau:

- Đoi với dịch vụ bảo hiểm: 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới được thành
lập liên doanh 5 0 % vốn nước ngoài và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới cho
phép thành lập công ty 100% vốn Mỹ. Việt Nam không cam kết dành chế độ đối xử quốc
gia trong dịch vụ bảo hiễm bắt buộc, chì cho phép liên doanh kinh doanh bảo hiễm bắt
buộc sau 3 năm và công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài kinh doanh sau 6 năm kễ từ khi Hiệp
định có hiệu lực. Việt Nam không cho làm dịch vụ đại lý bảo hiễm.

- Đối với dịch vụ ngân hàng: Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Hoa Kì được
phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ. Trong vòng 3 năm kễ từ khi hiệp định có hiệu lực,
hình thức pháp lí duy nhất m à các nhà cung cấp dịch vụ M ỹ được phép hoạt động là liên
doanh với đối tác Việt Nam. 9 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực mới cho phép thành lập
ngân hàng con 1 0 0 % vốn Mỹ.

- Đối với dịch vụ viễn thông: Việt Nam cam kết một lộ trinh từ 2 - 6 năm mớ
phép thành lập liên doanh 4 9 % với dịch vụ viễn thông cơ bản, 5 0 % với dịch vụ viễn
thông trị giá gia tăng.

Với những cam kết của mình trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Việt Nam đã mở
rộng thị trường này cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ, dẫn đến sự cạnh tranh nhiều hơn
từ phía các công ty M ỹ trong một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng như ngân hàng, khu vực
tài chính phi ngân hàng, bảo hiễm, viễn thông, và các ngành kinh doanh khác (pháp lý,
kế toán, kỹ sư, các ngành liên quan đến máy tính và xây dựng),... Tuy nhiên do lĩnh vực
dịch vụ trong nước còn kém phát triễn nên việc mở rộng thị trường dịch vụ cho các nhà
cung cấp dịch vụ M ỹ - các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới là rất nguy hiễm, bởi
các nhà cung cấp dịch vụ M ỹ hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh và chi phối thị trường
dịch vụ Việt Nam, làm cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước không phát triễn được ở
thị trường của nước mình. Do đó, phần lớn các cam kết của phía Việt Nam đều có lộ
trình thực hiện trong nhiều năm nhàm kéo dài thời gian cho các nhà cung cấp dịch vụ
30
trong nước phát triển hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ cùa mình và chiêm lĩnh thị
trường nội địa, sau đó mới mở cửa hoàn toàn thị trường dịch đối với các nhà cung cáp
dịch vụ Mỹ. Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ về bản chất pháp lý là một hiệp định
bình đẳng, ràng buộc song phương, nhưng căn cứ vào thằc trạng và những cam két của
Việt nam có thể thấy rằng, phía Việt nam chịu nhiều thách thức hơn, kể cả mất hãn thị
trường và công nghệ dịch vụ vào phía bên kia nếu không kịp chuẩn bị khả năng cạnh
tranh trong thời hạn cho phép.

Cho đến nay, Hiệp định mới có hiệu lằc hơn 7 năm (2001-2008), song một điều
đáng ghi nhận là Việt Nam đã và đang cố gắng thằc hiện các cam kết của mình thông
qua việc xây dằng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vằc dịch vụ,
trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng cho các hoạt động ngân hàng
và tín dụng khác, xây dằng Luật xây dằng đối với các dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật và xây
dằng, ban hành các văn bản thi hành Pháp lệnh viễn thông và các quy định của Bộ kế
hoạch và đầu tư về giới hạn đối với sở hữu nước ngoài.

Với việc xây dằng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, Việt Nam không
nhũng tạo cơ sở pháp lý và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ yên tâm khi
đầu tư vào các ngành dịch vụ Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu cam kết của Hiệp định
mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nuớc ngoài khác, thậm chí đã cho phép mờ cửa
thị trường nhiều ngành dịch vụ sớm hơn so với lộ trình cam kết trong hiệp định. Đen
nay, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kì nói riêng
đã được phép đầu tư trong hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng.

- Dịch vụ nhập khẩu và phân phối: Cam kết về việc cho phép doanh nghiệp có vốn
đầu tư của Mỹ nhập khẩu các hàng hoa để phục vụ cho hoạt động của dằ án đầu tư tại Việt
Nam đã được thằc hiện trước khi BTA có hiệu lằc. Đ ố i với dằ án kinh doanh nhập khẩu
và phân phối, mặc dù là lĩnh vằc đầu tư có điều kiện và hiện chưa có văn bản hướng dẫn
cụ thể, nhưng với chủ trương làm thí điểm, đến nay đã có 8 dằ án kinh doanh siêu thị (bán
buôn) được cấp giấy phép đầu tư tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

- Dịch vụ bảo hiểm: Đen nay đã có li dằ án đầu tư nước ngoài đang hoạt động
trong lĩnh vằc bảo hiểm và môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, trong đó có một doanh
nghiệp bảo hiểm 1 0 0 % vốn của Mỹ. Như vậy, cam kết về việc cho phép nhà cung cấp
dịch vụ Mỹ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được thằc
hiện trước khi H Đ T M Việt - Mỹ có hiệu lằc.

- Dịch vụ ngân hàng: Trong lĩnh vằc này, hiện đã có 4 ngân hàng liên doanh và 22
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 4 chi nhánh
ngân hàng của Mỹ. Trong khi đó, theo quy định cùa H Đ T M Việt - Mỹ, t o n g vòng 3
31
năm, ngân hàng M ỹ chỉ được nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, hạn chế này đã được xoa bò trước khi
H Đ T M Việt - M ỹ có hiệu lực.

- Dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế: HĐTM Việt - Mỹ quy định, trong vòng 2 năm
đối với dịch vụ kiểm toán, kế toán và 5 năm đối với dịch vụ tư vấn thuế, doanh nghiệp có
vốn đầu tư của M ỹ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và các dự án được tài trợ tả nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay đã có Ì
doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp 1 0 0 % vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động
với mục tiêu cung cấp dịch vụ với phạm vi rộng, gồm cả kiểm toán, kế toán, tư vấn thuê,
tư vấn tài chính... cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trả doanh nghiệp nước
ngoài.

- Dịch vụ y tế: Lĩnh vực này thu hút Ì dự án liên doanh và 15 dự án 100% vốn
đầu tư nước ngoài, trong đó có Ì dự án của Mỹ.

- Dịch vụ giáo dục: Theo quy định của HĐTM Việt - Mỹ, trong 7 năm đầu, Việt
Nam chỉ cam kết cho phép nhà đầu tư Mỹ cung cấp dịch vụ giáo dục trong ngành khoa
học tự nhiên và công nghệ dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, đến nay
đã có 29 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có 2
dự án của Mỹ.

- Dịch vụ du lịch lữ hành: Đến nay đã có 2 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, 8
dự án liên doanh và Ì dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh đang hoạt động với mục tiêu
cung cấp dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, tổ chức tour du lịch... V ớ i kết
quả này, Việt Nam đã mờ cửa thị trường này với phạm v i thông thoáng hon so với quy
định của H Đ T M Việt - Mỹ.

- Dịch vụ xây dựng: Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể tả khi thành
lập, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn Mỹ chỉ được cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài. Hiện nay, có gần 70 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 3 dự án của M ỹ
được phép hoạt động với phạm vi phù hợp với quy định của H Đ T M Việt - Mỹ.

- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Theo quy định của HĐTM Việt - Mỹ, trong vòng 2 năm
kể tả khi thành lập, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn Hoa Kì chỉ được cung cấp cho doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, hiện có 57 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó M ỹ
có Ì dự án, đang hoạt động tại Việt Nam với các phạm v i kinh doanh phù hợp với quy
định của H Đ T M Việt - Mỹ.

32
- Dịch vụ tư vấn quản lí: Khoảng 14 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này
đã được cấp phép với điều kiện thông thoáng hơn so với quy định của H Đ T M Việt - M ỹ
(chi được cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh hoặc họp đồng hợp tác kinh doanh; sau
5 năm được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài).

- Dịch vụ máy tính: Theo quy định của HĐTM Việt - Mỹ, trong vòng 2 năm kộ từ
khi thành lập, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn của M ỹ chí được cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài. Đến nay, đã có gần 100 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được
cấp giấy phép đầu tư. Trong số các dự án đang hoạt động nói trên, M ỹ có tói 23 dự án
với tổng vốn đăng kí 47 triệu USD.

- Dịch vụ nghiên cứu, thăm dò thị trường: đã có 17 dự án 100% vốn đầu tư nước
ngoài và 2 dự án liên doanh, trong đó có một dự án cùa Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam
với phạm vi hoạt động không hạn chế.

Ngoài các lĩnh vực nói trên, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp
cận thị trường một số ngành dịch vụ chưa cam kết mờ cửa hoặc phải tuân thủ các điều
kiện chặt chẽ hơn theo quy định của H Đ T M Việt - Mỹ, như dịch vụ chứng khoán, tài
chính, vận tải, giao nhận, giám định hàng hoa, đại lí vận tải, dịch vụ giải trí,...

1.1.3.3. Trong WTO

Việc Việt Nam gia nhập WTO là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với đường lối
phát triộn kinh tế của Việt Nam và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới. Sau 11 năm kộ từ khi nộp đơn xin gia nhập, ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được
Đại hội đồng WTO họp phiên đặc biệt, kết nạp vào tổ chức này, và đến ngày 11/1/2007,
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Với sự kiện quan trọng này, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Việt Nam sẽ
có nhiều cơ hội độ phát triộn. Theo nguyên tắc "đãi ngộ tối huệ quốc", các nhà cung cấp
dịch vụ của Việt Nam có thộ thâm nhập vào thị trường rộng lớn gồm 151 nước một cách
bình đẳng với nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên. Ngược lại Việt Nam cũng
phải đối xử bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác. Điều
này tạo cơ hội lớn cho ngành dịch vụ Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong thương
mại quốc tế, mở rộng thị trường tới những nước bạn hàng quan trọng như Mỹ, EU, Nhật,
Trung Quốc,... song cũng đặt ra không ít thách thức cho lĩnh vực được xem là còn nhiều
yếu kém và nhạy cảm của Việt Nam.

về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong thỏa thuận WTO, Việt Nam cam kết
đủ 11 ngành dịch vụ, khoảng 110 phân ngành, về mức độ cam kết, thỏa thuận WTO đi

33
xa hơn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ nhưng không nhiều. Riêng viễn thông, ngân
hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, Việt Nam có một số bước tiến nhưng
nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triên đã
được phê duyệt cho các ngành này.

về các cam kết chung, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam
dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được Việt Nam cho phép trong tòng ngành cụ
thể m à những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép
đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam, nhưng ít nhất 2 0 % cán bộ quản lý cầa
công ty phải là người Việt Nam. Các tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng ti lệ phải phù hợp vói mức mở cửa thị trường
ngành đó. Riêng lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam chì cho phép ngân hàng nước ngoài mua
tối đa 3 0 % cổ phần.

Cam kết trong từng ngành dịch vu cu thể:

* Dịch vụ kinh doanh

Theo phân loại cầa GATS, ngành dịch vụ này được chia thành 46 phân ngành. Việt
Nam cam kết 26 phân ngành. Các cam kết chính bao gồm:

- Bảo lưu quy định doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) chỉ được
cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn Đ T N N và các dự án nước ngoài ờ Việt
Nam trong vòng Ì năm kể từ khi gia nhập, đối với dịch vụ thuế; 3 năm kể từ khi gia
nhập, đối với dịch vụ kiến trúc, dịch vụ thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch
vụ máy tính và các dịch vụ liên quan.

- Có lộ ừình tăng tỉ lệ vốn góp trong liên doanh, tiến tới cho phép thành lập doanh
nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài với các dịch vụ thiết kế 'đô thị và kiến trúc cảnh quan đô
thị, dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, dịch vụ phân tích và kiểm tra kỹ thuật...
Nhìn chung, các doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài chỉ được phép thành lập ở Việt
Nam trong khoảng từ 2 đến 5 năm sau khi gia nhập.

Như vậy, một số phân ngành được cam kết ở mức hiện trạng cầa ta, hoặc cam kết
gần với mức trong BTA (thí dụ như dịch vụ kiến trác, tư vấn kỹ thuật, quy hoạch đô thị,
quảng cáo, dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật...), với một số khác, Việt Nam có
một số bước tiến so với BTA, song nhìn chung đều phù hợp với thực tế vàđịnh hướng
phát triển thị trường các dịch vụ này trong nước hiện nay, đồng thời, Việt Nam vẫn giữ
được một khoảng thời gian quá độ hợp lý để bổ sung, ban hành các quy định về quàn lý

34
trong nước (thí dụ như dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, dịch
vụ tư vấn liên quan đến khoa học - kỹ thuật).

* Dịch vụ viễn thông:

về cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Cam kết trong WTO không có
nhân nhượng thêm so với BTA. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước
ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Viểt Nam, được
cấp phép với vốn góp tối đa là 49%.

về cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Trong 3 năm đầu ke từ
khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với
nhà khai thác Viểt Nam, được cấp phép với phần vốn góp tối đa là 5 1 % . Ba năm sau khi
gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác liên doanh và nâng mức
vốn góp lên 65%.

Riêng với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị đượ
cung cấp trên hạ tầng mạng do V N kiểm soát, bên nước ngoài được phép tự do lựa chọn
đối tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và được phép tham gia vốn góp tối đa ở mức
70% vốn pháp định của liên doanh đối với dịch vụ VPN.

về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giói: 3 năm sau khi gia nhập, các công ty
đa quốc gia hoạt động tại Viểt Nam sẽ được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vể tinh
của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng có cam kết cho phép bên nước ngoài được
kết nối và bán dung lượng cáp quang biển kết nối với các trạm cập bờ của Viểt Nam với
lộ trình cụ thể.

Công ty nước ngoài muốn được cung cấp các dịch vụ qua biên giới đối với các
dịch vụ điển thoại, truyền dữ liểu, telex, điển báo phụ thuộc vào đường truyền bằng dây
và di động trên mặt đất thì phải đạt được thỏa thuận thương mại với một đối tác được
thành lập tại Viểt Nam, đồng thời phải được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc
tế. Nếu những dịch vụ viễn thông trên phụ thuộc vào đường truyền vể tinh thì phải có
thỏa thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ vể tinh quốc tế của Viểt Nam được
Chính phủ Viểt Nam cấp phép, trừ những dịch vụ dựa vào vể tinh được cung cấp cho:

+ Những đối tượng kinh doanh ngoài khơi/trên biển, tổ chức của Nhà nước, nhà
cung cấp dịch vụ dựa vào tiển ích hạ tầng, truyền thanh, truyền hình, tổ chức quốc tế
chính thức, văn phòng đại diển ngoại giao, lãnh sự, công viên phần mềm, khu công nghể
cao... được cấp phép sử dụng trạm vể tinh mặt đất.

35
+ Đối với những dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng, các công ty nước ngoài
được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (được cấp phép có thời điểm), vốn
góp không vượt quá 5 1 % vốn pháp định. Sau 3 năm gia nhập, các công ty nước ngoài
được liên doanh với bất kỳ đối tác V N nào với phần vốn góp không vượt quá 6 5 % vốn
pháp định.

+ Đối với những dịch vụ phổi dựa vào tiện ích hạ tầng, ngay khi gia nhập các công
ty nước ngoài được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (được cấp phép có
thời điểm), phần vốn góp không được vượt quá 4 9 % vốn pháp định. Bên nào giữ 5 1 % sẽ
điều hành liên doanh.

+ Đối với những dịch vụ viễn thông cơ bổn, 3 năm sau khi VN gia nhập, các công
ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất. Ngay khi gia nhập, các công
ty cung cấp dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với
bất kỳ đối tác nào, phần vốn góp không vượt quá 7 0 % vốn pháp định. Các công ty cung
cấp dịch vụ dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với nhà cung cấp
địch vụ viễn thông V N (được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không vượt quá 4 9 %
vốn pháp định.

về tổng thể, cam kết cùa Việt Nam cao hơn mức cam kết của Trung Quốc đưa ra
năm 2000 nhưng thấp hơn nhiều mức cam kết cùa các nước gia nhập WTO sau Trung
Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thành công trong việc bổo lưu hạn chế "nước ngoài
phổi liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép" và giữ được mức vốn góp tối đa
là 4 9 % với dịch vụ viễn thông cơ bổn có hạ tầng mạng.

* Dịch vụ tài chính

Dịch vụ bổo hiểm: Việt Nam cho phép nhà cung cấp nước ngoài được cung cấp
qua biên giới một số loại hình dịch vụ bổo hiểm như bổo hiểm cho doanh nghiệp có vốn
Đ T N N và người nước ngoổi làm việc tại Việt Nam, tái bổo hiểm, bổo hiểm đối với vận
tổi quốc tế... Nhà cung cấp dịch vụ bổo hiểm nước ngoài được thành lập công ty bổo
hiểm 100% vốn nước ngoài sau khi gia nhập WTO, được cung cấp các dịch vụ bào hiểm
bắt buộc từ ngày 01-01-2008 và không được phép cung cấp dịch vụ bào hiểm đối với
những thương vụ được chi định như trách nhiệm pháp lý bên thứ 3 đối với xe gắn máy,
bổo hiểm trong xây dựng và lắp đặt, báo hiểm cho các dự án dầu và gas, bổo hiểm cho
các dự án xây dựng mang tính nguy hiểm cao và liên quan đến an ninh công cộng... Tất
cổ những giới hạn này sẽ được dỡ bỏ từ ngày 01-01-2008. Sau 5 năm kể từ ngày gia
nhập, các công ty bổo hiểm nước ngoài được phép lập chi nhánh bổo hiểm phi nhân thọ.

36
về tổng thể, mức cam kết này là tương đương với BTA (trừ cam kết về chi nhánh
bảo hiểm phi nhân thọ). Mức cam kết này cũng thấp hơn nhiều so với cam kết của các
nước gia nhập WTO gần đây.

Dịch vụ ngân hàng: Một số cam kết trong lĩnh vực quan trọng này đưạc giữ ở mức
như BTA. Bên cạnh đó, ta cũng đưa ra một sổ bước tiến phù hạp với thực trạng và chính
sách của ngành, như cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 1 0 0 %
vốn nước ngoài, đẩy nhanh lộ trình cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đưạc
huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Việt Nam vẫn giữ đưạc hạn chế về mua cồ phẩn
trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Như vậy, các tổ chức tín dụng nước ngoài
chỉ đưạc phép thiết lập hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức:

- Đối với ngân hàng thương mại nước ngoài: Văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân
hàng thương mại liên doanh với số vốn đầu tư chiếm không quá 50%, công ty cho thuê
tài chính, công ty liên doanh tài chính và công ty tài chính 1 0 0 % vốn nước ngoài. Từ
ngày 01-4-2007, ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài đưạc phép thành lập.

- Đối với công ty tài chính nước ngoài: Đưạc phép thành lập văn phòng đại diện,
công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên
doanh và 100% vốn nước ngoài.

- Công ty cho thuê tài chính nước ngoài: Đưạc phép thành lập văn phòng đại diện
nước ngoài, công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập, Việt Nam có thể giới hạn quyền của các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ người tiêu
dùng Việt Nam. Trong đó, những chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín
dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định
đưạc thực hiện theo lộ trình sau: từ ngày 01-01-2007 đưạc huy động gấp khoảng trên 6
lần so với vốn pháp định đã góp đủ, từ năm 2008 gấp 8 lần, từ năm 2009 gấp 9 lần, từ
năm 2010 gấp 10 lần. Từ năm 2011 đưạc hưởng chế độ đối xử quốc gia.

Dịch vụ chứng khoán: Ta cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán cung
cấp qua biên giới một số hoạt động liên quan đến chứng khoán như thông tin tài chính, tư
vấn tài chính, các dịch vụ trung gian và hỗ trạ kinh doanh chứng khoán... Ngoài ra ta
cũng cho phép thành lập liên doanh 4 9 % vốn nước ngoài ngay từ khi gia nhập WTO. Sau
5 năm, ta cho phép thành lập công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài và chi nhánh để cung cấp
dịch vụ chứng khoán đối với một số loại hình dịch vụ như quản lý tài sản, thanh toán tư
vấn liên quan đến chứng khoán, trao đổi thông tin tài chính.

37
Nội dung các cam kết này hoàn toàn phù hợp với Luật Chứng khoán nước ta mới
ban hành và định hướng phát triển cùa ngành.

* Bệnh viện và dịch vạy tế:

về hiện diện thương mại, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung
cấp dưới hình thức thành lập bệnh viện 1 0 0 % vốn nước ngoài, công ty liên doanh hoặc
hợp đồng hợp tác. vốn đầu tư tối thiểu đối với một bệnh viện thương mại là 20 triệu
USD, đối với phòng khám đa khoa là 2 triệu USD, cơ sở chuyên khoa là 200.000 USD.

* Dịch vụ du lịch lữ hành:

Đối với dịch vụ khách sạn - nhà hàng, trong vòng 8 năm kể tủ khi gia nhập, nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đầu tư xây dụng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách
sạn. Đ ố i với dịch vụ l ữ hành và điều hành tour du lịch, Việt Nam cho phép thành lập liên
doanh không hạn chế vốn nước ngoài. Các công ty có vốn Đ T N N không được phép cung
cấp dịch vụ đưa khách ra nước ngoài và dịch vụ l ữ hành nội địa. Các cam kết này hoàn
toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Bảng 1-3: Các cam kết của 112 nước đã cam kết về dịch vụ du lịch trong WTO
Phương thức Tiếp cận thị trường Đối x ử quốc gia
cung cáp Cam két Cam kết Không Cam két Cam két Không
toàn bô một phần cam kết toàn bô một phần cam kết
1. Cung cáp 33 49 30 37 48 37
qua biên giới (29%) (44%) (37%) (33%) (43%) (42%)
2. Tiêu dùng 55 47 10 58 42 12
ở nước ngoài (49%) (42%) (9%) (52%) (38%) (11%)
3. Hiện diện 25 86 1 49 61 2
thương mại (22%) (77%) (1%) (44%) (54%) (3%)
4. Hiện diện 1 105 6 12 90 10
của thể nhân (1%) (94%) (5%) (11%) (80%) (9%)
Nguồn: WTO (2003)

* Dịch vụ phân phối:

Tương tự BTA, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược
phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước
ngoài. Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi-măng...,
Việt Nam chi mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, Việt Nam hạn chế rất chặt
khả năng mờ điểm bán lẻ cùa doanh nghiệp có vốn Đ T N N .

38
Mức cam kết của nước ta trong WTO thấp hơn hiện trạng, vì trên thực tế, một sô
tập đoàn phân phối lớn đã thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Việc hạn
chế khả năng mờ điểm bán lè sẽ giữ đưỉc thị trường cho các nhà phân phối Việt Nam.

Các công ty nước ngoài đưỉc phép liên doanh với công ty Việt Nam với phân vòn
góp không quá 4 9 % cho đến năm 2008. Quy định này sẽ đưỉc bãi bỏ vào ngày 01-01-
2009.
Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối đưỉc phép tham gia
làm đại lý, kinh doanh bán lẻ, bán sỉ đối với những hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuât
trong nước trừ x i măng, lốp xe (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, xe gắn máy, xe hơi, sắt
thép, thiết bị nghe nhìn, rưỉu và phân bón. Trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập, công ty
nước ngoài đưỉc phép hoạt động dưới hình thức làm đại lý, kinh doanh lè và sỉ đối với
tất cả các sản phẩm nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.

Với hình thức nhưỉng quyền thương mại, công ty nước ngoài đưỉc phép liên
doanh với mức vốn góp không quá 4 9 % cho đến ngày 01-01-2008, đến năm 2009 quy
định này đưỉc bãi bỏ. Sau 3 năm gia nhập, hình thức nhưỉng quyền thương mại đưỉc
cho phép.

* Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải biển và hỗ trỉ vận tải biển: Việt Nam không hạn chế nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài vận chuyển hàng hóa qua biên giới, không cam kết đối với vận tải
hành khách. Sau 2 năm kể từ khi gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đưỉc phép
thành lập liên doanh khai thác đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam với phần vốn góp
không quá 4 9 % vốn pháp định.

Ngoài ra, kể từ khi gia nhập, công ty nước ngoài đưỉc phép thành lập liên doanh
với 5 1 % sở hữu nước ngoài và sau 5 năm là công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài để cung cấp
một số dịch vụ vận tài biển quốc tế. số lưỉng liên doanh tối đa là 5 công ty ờ thời điểm
gia nhập, cứ 2 năm cho phép thêm 3 công ty, sau 5 năm kể từ khi gia nhập sẽ không hạn
chế số lưỉng công ty.

Việt Nam cam kết cho phép nước ngoài liên doanh để cung ứng một số dịch vụ hỗ
trỉ vận tải như dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi container.

Dịch vụ vận tải đường bộ: Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải hàng hóa và
hành khách qua biên giới. Bên nước ngoài đuỉc phép thành lập liên doanh 4 9 % và sau 3
năm lên 51 % để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tại Việt Nam trên cơ
sờ xem xét từng trường hỉp cụ thể. 1 0 0 % số lái xe của các liên doanh phải là công dân
Việt Nam.

39
Dịch vụ vận tải đường thủy, đường sắt và đường không: Tương tự dịch vụ vận tải
đường bộ, Việt Nam chưa cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được vận chuyên
hàng hóa và hành khách qua biên giới. V ớ i dịch vụ vận tải đường thủy, ta cho phép thành
lập liên doanh 4 9 % vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO. V ớ i dịch vụ vận tải đường
sắt, ta cho phép thành lập liên doanh 4 9 % vốn nước ngoài nhưng chữ được vận tải hàng
hóa.
Đối với dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ bằng
máy tính, ta cam kết theo thực tế hiện hành. Đ ố i với dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy
bay, ta cho phép thành lập liên doanh 5 1 % vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO. Sau
5 năm kể từ khi gia nhập WTO, ta cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

* Các cam kết khác:

Với các ngành còn lại như giáo dục, kế toán, xây dựng... mức độ cam kết về cơ
bản không khác xa so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.

1.2. TIÊM NĂNG XUẤT KHẨU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT
SỐ V Ấ N Đ Ê Đ Ặ T RA

1.2.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ của thành phố Hà Nội

a. Hà nội với tư cách là thủ đô của cả nước

Hà nội có vị trí địa lý-chính trị quan trọng, có mi thế địa hình so với các địa
phương khác trong cả nước, như NQ 15 Bộ chính trị đã khẳng định "Là trái tim của cả
nước, đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".

Hà nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính phủ, nơi tập trung các sứ
quán nước ngoài và các tổ chính quốc tế, có lợi thế đặc biệt về mờ cửa, thu hút F D I và
hội nhập KTQT. Ngoài ra, Hà nội là trung tâm đầu mối giao thông, có đủ các loại hình
giao thông m à ít có địa phương nào trong cà nước có được. Hà nội có 2 sân bay, là đầu
mối giao thông của 5 tuyến đường sắt, 7 tuyến đường quốc lộ. Đó là những yếu tố gắn bó
chặt chẽ Hà nội với các trung tâm trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để Hà nội phát
triển mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu
khoa học và kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế
khu vực và cùng Hội nhập vào quá trình phát triển nàng động của vùng Đông Á- Thái
Bữnh Dương.

40
b. Hà nội là một cực quan trọng tạo động lực phát triển cho quá trình phát triên
và liên kết kinh tế vùng và là tăm điểm quan trọng trong chiến lược phát triền kinh tê
"Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt-Trung".

Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Bắc Bộ, Hà nội được
coi là trung tâm của sự phát triển, từ trung tâm phát triển của Thủ đô sẽ tạo ra những
xung lực lan toa sang các vùng vệ tinh, nhằm vừa tạo điều kiện cho các địa phương trong
vùng phát triển KT-XH, vừa là nơi cung cẳp các nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và tiêu
thụ hàng hoa từ trung tâm. Trong vùng Thủ đô, Hà nội được khẳng định là Thành phố
trung tâm cùa vùng với m ô hình Chùm đô thị có hệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu mồi
giao thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hoa, du lịch
và dịch vụ hạ tầng xã hội mang tầm khu vực.

Hà nội có vị trí quan trọng trong hợp tác "Hai hành lang và một vành đai kinh tế
Việt-Trung". (Côn Minh-Lào Cai-Hà nội-Hải phòng-Quảng Ninh và Quảng Tây-Láng
Sơn-Hà Nội-Hải phòng). Đây là hai tuyến hành lang quan trọng trong phát triển KT-XH
của các tỉnh phía Nam Trung quốc cũng như các tỉnh phía Bắc Việt nam, trong đó Hà nội
với tư cách là đầu mối trung tâm.

c. Hà nội có lợi thế về nguồn nhăn lực có chất lượng cao nhất cả nước

Xét về chẳt lượng đào tạo và nguồn nhân lực, Hà nội luôn đạt các chi số cao nhẳt
so với cả nước. Từ năm 1999, Hà nội đã phổ cập phổ thông cơ sở trên toàn thành phố,
đến năm 2007, Hà nội đã đạt 7 3 % phổ cập phổ thông trung học, Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo của Hà nội chiếm trên 5 0 % so với tổng số lao động hiện có, trong khi cả nước
chỉ chiếm 18%.

Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều Trường đại học, cao đẳng và các cạ quan
nghiên cứu khoa học (Trên 60 trường Đại học và cao đẳng, trên 40 trường Trung học
chuyên nghiệp, 22 trường dậy nghề, 112 viện nghiên cứu, chiếm 8 0 % số lượng viện
nghiên cứu cả nước) Hà nội còn là nơi tập trung các nguồn nhân lực có trình độ cao, chẳt
lượng cao, với số lượng lớn chuyên gia đầu ngành trong nhiều ngành quan trọng. Tính
đến năm 2007, tỷ lệ bình quân trị thức trên Ì vạn dân là 844 người, cao hơn gẳp 4 lần
mức bình quân chung cả nước, cao gẳp 2 lần so với Thành phố Hồ Chí Minh, cao gẳp 3
lần so với Hải phòng.

d. Hà nội có lợi thể vé tiêm năng phát triền khoa học-công nghệ và đang định
hình những yếu to dĩa kinh tế tri thức.

41
Tỷ lệ ngân sách hàng năm của Hà nội chi cho nghiên cứu khoa học, triền khai
công nghệ chiếm khoảng 1%/GDP của Thành phố (Trung bình ứên dưới 100 tỷ mỗi
năm). Hà nội đang hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học và triển khai khoa học
ứng dụng giữa các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp của Thành phố với các
Trung tâm nghiên cứu, các Trường Đại học và các tổ chức KT-XH của Trung ương đóng
trên đễa bàn Hà nội.

Một số yếu tố kinh tế ừi thức đã được hình thành và áp dụng trong công tác cải
cách hành chính, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và các
loại hình dễch vụ cao, chất lượng cao. Hà nội cũng đang chuẩn bễ xây dựng Khu công
nghệ sinh học Nam Thăng Long, công viên công nghệ cao Đông Anh, công viên khoa
học Gia Lâm...

e. Hà nội đang hình thành và phối kết hạp đồng bộ các loại hình thị trường, nhă
khai thác lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả KT-XH đối với các loại hình dễch vụ cao,
chất lượng cao. Hiện nay, Hà nội đang xây dựng đề án xây dựng Hà nội thành trung tâm
tài chính ờ phía Bắc trình chính phủ. Ngoài ra các loại hình thễ trường khác (Thễ trường
dễch vụ, thễ trường bất động sản, thễ trường chứng khoán, thễ truồng khoa học-công nghệ,
thễ trường lao động, thễ trường bảo hiểm, tư vấn...) đang vận hành. Sự kết hợp đồng bộ
các loại thễ trường của Hà nội hiện nay được coi là thế mạnh hàng đầu của H à nội so với
cả nước. Đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng để Hà nội cơ bản hoàn thành mục tiêu
CNH theo hướng hiện đại vào năm 2015, về trước cả nước 5 năm cũng như đẩy mạnh
quá trình Hội nhập KTQT.

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối vói xuất khẩu dễch vụ của Hà Nội

1.2.2.1. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trờ thành thành
viên của WTO, những vấn đề cơ bản trong phát triển các ngành dễch vụ của Hà Nội đang
đặt ra như:

Trước hết, đó là vấn đề lựa chọn các ngành dễch vụ ưu tiên phát triển của Hà Nội.

Việc lựa chọn các ngành dễch vụ cần ưu tiên phát triển luôn là vấn đề khó khăn
do: 1) Liên quan đến việc khai thác và phát huy lợi thế tuyệt đối và tương đối của H à Nội
trong phát triển các ngành dễch vụ; 2) Sự khác biệt trong quan điểm của các nhà quản lý
về vai trò của các ngành dễch vụ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; 3) Sự khan
hiếm và những khó khăn trong huy động các nguồn lực trong Thành phố và trong nước
đối với việc phát triển của từng ngành dễch vụ;... Trong bối cành hội nhập kinh tế quốc

42
tế vấn đề l ự a c h ọ n các ngành dịch v ụ cần ưu tiên phát triển l ạ i càng t r ở nên khó khăn
hơn do, một mặt, k h ả năng t h u hút các n g u ồ n l ự c bên ngoài (vốn, công nghệ, nhân l ự c )
cũng phải đ ố i diện v ớ i sự canh tranh gay gắt g i ữ a các địa phương, các quốc g i a khác.
Mặt khác, trên p h ạ m v i toàn cầu, việc lựa chọn các ngành dịch v ụ ưu tiên phát triên cũng
cần phải tính đến sộc m ạ n h cạnh tranh cùa các nhà cung cấp dịch vụ, nhất là các T N C
trên thị trường.

Thứ hai, đó là vấn đề xác định qui mô phát triển của các ngành dịch vụ ưu tiên
phát triển của H à N ộ i .

Việc xác định qui mô phát triển có liên quan đến yêu cầu gia tăng năng lực cạnh
tranh (dựa trên l ợ i thế n h ờ qui m ô ) của các ngành dịch v ụ ưu tiên phát triển của H à N ộ i
trong. T u y nhiên, q u i m ô phát triển của các ngành dịch v ụ thường p h ụ thuộc vào điều
kiện thị trường ( n h u cầu, các đối t h ủ cạnh tranh, sự h ỗ t r ợ của các ngành có liên quan,...)
và khả năng h u y động n g u ồ n lực phát triển (của địa phương, trong và ngoài nước).

Qui mô phát triển các ngành dịch vụ của Hà Nội có thể được xác định ở 3 cấp độ:
1) Tương ộ n g v ớ i những điều k i ệ n phát ừ i ể n n ộ i t ạ i của thị trường H à N ộ i ; 2 ) Tương
ộng v ớ i điều k i ệ n thị trường trong vùng k i n h tế trọng điểm Bắc B ộ và trong cả nước; 3)
Tương ộng v ớ i điều k i ệ n thị trường k h u v ự c và quốc tế. V ớ i vị trí, vai trò t r u n g tâm của
H à N ộ i và t r o n g b ố i cảnh h ộ i nhập k i n h tế quốc tế h i ệ n nay, các ngành dịch v ụ được l ự a
chọn ưu tiên phát triển của H à N ộ i sẽ phải hướng đến q u i m ô phát t r i ể n trong p h ạ m v i
khu vực và quốc tế. T u y nhiên, lựa chọn này sẽ động trước những khó khăn, thách t h ộ c
lớn.

Thứ ba, đó là vấn đề phát triển thương mại trong các ngành dịch vụ của Hà Nội.

Vấn đề này có liên quan với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế nước ta và xu
hướng t ự do hóa thương m ạ i dịch v ụ hiện nay. V i ệ c phát t r i ể n thương m ạ i dịch vụ, một
mặt, sẽ tạo điều k i ệ n cho các ngành, phân ngành dịch v ụ có t i ề m năng của H à N ộ i phát
triển. Mặt khác, nó cho phép dựa vào n g u ồ n c u n g cấp t ừ bên ngoài nhằm đáp ộ n g n h u
cầu dịch v ụ trong nước, qua đó có thể khắc phục hạn chếvề nguồn lực phát t r i ể n và tập
trung n g u ồ n l ự c cho phát t r i ể n các ngành dịch v ụ cần ưu tiên. B ê n cạnh đó, việc phát
triển thương m ạ i dịch v ụ của H à N ộ i sẽ v ừ a là cơ sở để tăng cường t h u hút n g u ồ n lực tư
bên ngoài, v ừ a là điều k i ệ n đảm bảo để phát t r i ể n q u i m ô các ngành dịch v ụ ư u tiên phát
triển ở p h ạ m v i k h u v ự c và quốc tế.

Để giải quyết 3 vấn đề này, cần thấy một thực tế rõ ràng là, nếu một ngành dịch
vụ phát t r i ể n ưên cơ sở đáp ộ n g tốt n h u cầu t r o n g nước và cả n h u cầu ngoài nước thì h i ệ u
quả của việc đầu t u cho phát triển ngành đó sẽ tăng cao n h ờ l ợ i thế k i n h tế theo q u i m ô

43
ngoài ra còn kéo theo việc tăng hiệu quả của các ngành sản xuất có liên quan. Do vậy,
đẩy mạnh xuất khẩu đối với một số ngành dịch vụ được lựa chọn là một hướng đi cân
thiết.

1.2.2.2. Yêu cầu của việc phát triển các ngành dịch vụ trong nước và trong vùn
tế trọng điểm Bắc Bộ

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triên dịch vụ trong kê hoạch phát triên
kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 nêu rõ: "Cứn nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ,
xem khu vực dịch vụ là những ngành quan trọng để phát triển kinh tế đất nước". Cụ thê:

- Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm,
vận tải hàng không, xây dựng... khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh
cao; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ trong giai đoạn 2006 - 2010 cao hơn tốc độ
tăng trường chung cùa nền kinh tế; Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành
dịch vụ, tăng dứn tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 4 5 % vào
năm 2010.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng
và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để
cùng cạnh tranh và phát triển.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt
động dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính
viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân thương mại dịch
vụ.

- Đẩy mạnh xã hội hoa để phát triển các dịch vụ văn hoa, giáo dục, y tế, thể dụ
thể thao, dịch vụ việc làm...theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cứu ngày càng cao của
nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.

- Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong
tương lai, phân loại các dịch vụ cứn được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ
hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Đồng thời, trong kế hoạch phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng xác định phương
hướng phát triển các ngành dịch vụ, cụ thể là:

44
+ Tập trung phát t r i ể n ngành dịch v ụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt là dịch
vụ tài chính ngân hàng, thương mại, d u lịch, dịch v ụ công nghệ, v i ễ n thông, v ậ n tải hàng
hải, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; phát h u y
có hiệu quả các tổ chức tài chính.

+ Xây dọng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trung tâm khoa học công nghệ có tầm cỡ quốc
gia, k h u vọc và quốc tế.

+ Tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế cùa Thủ đô
H à N ộ i , H ả i Phòng và Quảng N i n h để đảm nhận chức năng dịch v ụ thương m ạ i và t r u n g
tâm du lịch của cả k h u vọc phía Bắc và cả nước.

+ Phát triển mạnh du lịch gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn
hoa, k h u bào t ồ n thiên nhiên. C h ú trọng phát triển tuyến d u lịch trọng điểm H à N ộ i - H ả i
Phòng- H ạ Long; H à N ộ i -Sa Pa; H à Nội-Sầm Sơn-Cửa Lò; H à N ộ i - T a m Đ ả o (Vĩnh
Phúc); d u lịch sông Hồng, H à N ộ i và các k h u vọc p h ụ cận. Đ ồ n g t h ờ i chú ý phát triển
các tuyến d u lịch n ộ i vùng, liên vùng và quốc tế. Tập trung đầu tư phát t r i ể n vào k h u d u
lịch tổng h ọ p quốc gia và k h u d u lịch chuyên đề như: K h u d u lịch tổng h ợ p biển đảo H ạ
L o n g - Cát B à - V â n Đ ồ n , k h u d u lịch văn hoa - lịch sử cổ Loa, K h u d u lịch văn hoa,
môi trường H ư ơ n g Sơn, K h u d u lịch sinh thái B a Vì, Suối H a i làm hạt nhân phát t r i ể n d u
lịch cho cả vùng.

Trong phương hướng phát triển các ngành dịch vụ cùa cả nước và vùng KTTĐ
Bắc Bộ, những v ấ n đềcơ b ả n đặt ra đối v ớ i phát triển các ngành dịch v ụ cùa H à N ộ i là:

Trước hết, đó là vấn đề vừa phải quan tâm phát triển hầu hết các ngành dịch vụ,
vừa phải tập t r u n g phát t r i ể n nhanh các ngành dịch v ụ của H à N ộ i n h ằ m tạo r a sọ phát
triển vượt t r ộ i tương x ứ n g v ớ i v a i trò trung tâm của vùng và cả nước.

Thứ hai, đó là vấn đề tạo ra sọ liên kết với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc
bộ để phát triển các ngành dịch v ụ có q u i m ô l ớ n và phạm v i ảnh hưởng rộng.

Thứ ba, đó là vấn đề tạo ra tổ họp các ngành dịch vụ của Thành phố Hà Nội trong
thời kỳ 2006 - 2020. Nhìn chung, các ngành dịch vụ có v a i trò h ỗ t r ợ rất l ớ n đối v ớ i quá
trình tăng trưởng và phát triển k i n h tế. T r o n g đó, để phát t r i ể n m ỗ i ngành dịch v ụ nào đó
cũng cần s ọ phát triển tương h ỗ của các ngành dịch v ụ khác. Điều đó đòi h ỏ i p h ả i phát
triển đồng t h ờ i nhiều ngành dịch vụ. T u y nhiên, trong điều k i ệ n c ủ a m ộ t Thành p h ố do
sọ khan h i ế m về nguồn l ọ c (vốn, công nghệ và nhất là nguồn nhân lọc), k h ả năng phát
triển tất cả các ngành dịch v ụ t r o n g m ộ t t h ờ i kỳ nhất định sẽ rất khó đạt được. D o đó
trong n h ữ n g n ă m t ớ i , H à N ộ i cần p h ả i có l ọ a chọn những ngành dịch v ụ m ũ i n h ọ n và

45
trên cơ sở đó xây dựng phương án phát triển các tổ họp dịch vụ hỗ trợ để hình thành các
trung tâm cung cấp dịch vụ lớn.

Trong bối cảnh đó, trên phạm vi toàn cầu, những xu hướng chính trong phát triẽn
các ngành dịch vạ, bao gồm:

+ Trước hết là xu hướng phát triển mạnh mẽ cậa các ngành dịch vụ xã hội do sự
gia tăng nhu cầu trong mỗi nền kinh tế và tiêu dùng ở nước ngoài.

Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ xã hội trong mỗi nền kinh tế nói riêng và nền kinh tê
toàn cầu nói chung trong những thập kỷ vừa qua đã không ngừng tăng lên cùng với xu
thế hoa bình, ổn định và tăng trường nhanh cùa các nền kinh tế trên thế giới. Những thay
đổi về khả năng cung cấp dịch vụ và xu thế đã dạng hoa hoa, cá nhân hoa các nhu cầu
cậa sản xuất và cậa dân cư là những nhân tố kích thích quan trọng đối với sự phát triển
nhu cầu về các loại hình dịch vụ xã hội. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
vấn đề nâng cao năng lực cạnh cậa nền kinh tế ngày càng được các nước chú trọng hơn.
Trong khi đó yếu tố con người và trách nhiệm xã hội cậa Nhà nước là những yếu tố quan
trọng quyết định năng lực cạnh tranh cậa các nền kinh tế. Do đó, các nước đều tăng chi
phí phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, nhu cầu
dịch vụ nội bộ ở mỗi nước được bổ sung đáng kể bởi nhu cầu bên ngoài.

Hiện nay, các ngành dịch vụ văn hoa xã hội cũng chiếm một vị trí quan trọng
trong lĩnh vực dịch vụ với tốc độ tăng trường nhanh chóng. Tại nhiều nước, các dịch vụ
văn hoa, y tế giáo dục, đặc biệt là ngành du lịch luôn đứng đầu trong nhóm ngành dịch
vụ -xã hội về tốc độ tăng trường và phát triển nhanh chóng ừên cấp độ toàn cầu.

+ Thứ hai là xu hướng phát triển các ngành dịch vụ mới gắn với sự phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh trên qui m ô lớn và sự hỗ trợ cậa công nghệ mới.

Việc mở rộng vị thế và đa dạng hoa cơ cấu dịch vụ gắn liền với sự xuất hiện
những ngành nghề mới. Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất/kinh doanh trở thành một bộ phận
cấu thành chi phí trong sản xuất hàng hoa và các dịch vụ khác, cũng như sự phát triển
cậa công nghệ tạo điều kiện phát triển các hình thức dịch vụ mới và làm thay đổi các
phương thức dịch vụ truyền thống.

Động thái phát triển cậa các ngành dịch vụ trong những năm gần đây cho thấy rõ
sự khác biệt theo ngành. Các tổ hợp dịch vụ đã dành vụ trí đứng đầu về tốc độ tăng
trường ờ nhiều nước. Đ ó là các tổ hợp dịch vụ tiếp thị và quàng cáo, các hoạt động cấp
giấy phép, các công ty nghiên cứu khoa học, các dịch vụ bảo vệ và vận chuyển, thiết kế
và kiến trúc, kế toán và giáo dục. Phát triển nhanh nhất vẫn là các dịch vụ thuộc lĩnh vực

46
tin học - lĩnh vực tạo ra nền tảng của nền kinh tế mới - và các dịch vụ tư vân kinh tê với
các hình thức khác nhau như thông tin, thẩm định, kiểm toán, nghiên cứu thị trường, dự
thảo và triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Có bốn loại hình dịch vụ gắn với công nghệ hiện đại và trở thành nhặng ngành
dịchvụ có tác động mạnh đến sự tăng trường kinh tế hiện nay là: (1) Dịch vụ viễn thông;
(2) Dịch vụ máy tính và ngày nay là sự phát triển với tốc độ chóng mặt của internet giúp
cho người dân có thể tiếp cận được với mọi dịch vụ dễ dàng hơn như: tìm khách hàng,
tìm thông tin, thực hiện giao dịch, thực hiện các thủ tục hành chính; (3) Giáo dục và đào
tạo giúp tạo ra lực lượng lao động với chất lượng cao; (4) Các dịch vụ chuyên môn như
kế toán, tư vấn pháp lý, bảo hiểm, nghiên cứu, tiếp thị, thiết kế... và các dịch vụ công
như giao thông, điện, nước...

Các ngành dịch vụ viễn thông, tài chính,, tín dụng và bảo hiểm ...cũng đạt đến
mới trình độ phát triển mới nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và quá trình toàn
cầu hoa tài chính.

+ Thứ ba là xu hướng thâm nhập của các TNC tập trung vào các ngành dịch vụ
như ngân hàng, viễn thông và cấp nước,... các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông
và cấp nước tại các thị trường mới nổi thông qua các hoạt động M&A.

Ở nhiều nước, các chương trình tư nhân hoa cho phép đầu tư nước ngoài tham gia
vào các ngành dịch vụ đã lên đến đỉnh điểm vào nhặng năm 1990 thông qua các hoạt
động M&A. Trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ, các TNC sử dụng ngày càng
nhiều hình thức thoa thuận không cấp vốn mua lại cổ phiếu như ừở thành một công ty
con kinh doanh trong lĩnh vực của công ty mẹ, hợp đồng quản lý và đối tác.v.v... Hình
thức đầu tư mới này rất phổ biến trong các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn,
bán lẻ, kế toán, dịch vụ pháp lý và các dịch vụ chuyên môn khác. .

Đối với các nước châu Á, FDI chuyển hướng tập trung khá mạnh vào khu vực
dịch vụ. Trong các ngành dịch vụ có tới hơn 5 0 % FDI tập trung vào ngành tài chính, vận
tải, viễn thông, và dịch vụ kinh doanh. Cơ sờ để các nước trong khu vực châu Á có thể
thu hút nhiều FDI hơn là xu hướng tích cực tham gia hội nhập của các nước này thông
qua các hiệp định và hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế khu vực.

+ Thứ tư là xu hướng thương mại dịch vụ quốc tế gia tăng mạnh trong các ngành
"dịch vụ khác".

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước, là một trong
3 cực tăng trưởng quan trọng của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ (KTTĐBB). Chính vị

47
thế quan trọng này đã và đang đòi hỏi Hà Nội phải đẩy nhanh hom các quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó, phát triển khu vực dịch vụ nói chung và xuất
khẩu dịch vụ nói riêng của H à N ộ i có vai trò quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết
hơn, bời vì:

Trước hết với vị thế và vai trò "trung tâm" và "một cực tăng trường" của Hà Nội,
việc phát triển các ngành dịch vụ của Hà Nội sẽ ngày càng quan trọng trong việc duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vậng của Hà N ộ i nói riêng và cả nước nói
chung.

Hình 1-3: Tác động lan toa của các ngành dịch vụ

Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, quá trình chuyên
môn hoa cũng như đa dạng hoa sản phẩm ngày càng sâu sắc và sự thay đổi đáng kể trong
chính sách thương mại của các nước trên thế giới m à trong một vài thập kỷ trờ lại đây
tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ luôn cao hơn lĩnh vực sản xuất hàng hoa và tốc
độ tăng trường chung của kinh tế thế giới, cà ở khu vực các nước phát triển và các nước
đang phát triển.

48
Thứ hai, việc phát triển và xuất khẩu các ngành dịch v ụ của H à N ộ i sẽ không chỉ
nâng cao k h ả năng hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trên địa bàn H à N ộ i , m à còn góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoa ( C N H ) ở nước t a h i ệ n nay.

Từ góc độ của các ngành sản xuất, dịch vụ có vai trò duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá
trình sản xuất v ớ i 3 n h ó m chính:

Nhóm 1: Các dịch vụ đầu vào "thượng nguận" như nghiên cứu và phát triên
( R & D ) , các nghiên c ứ u k h ả thi, đào tạo nhân viên,...

Nhóm 2: Các dịch vụ đầu vào "trung nguận" như các dịch vụ kế toán, luật pháp,
kỹ thuật và k i ể m nghiệm, các dịch v ụ m á y tính, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, tài
chính, v i ễ n thông,...

Nhóm 3: Các dịch vụ đầu vào "hạ nguận" như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho
bãi...

Theo nghiên cứu của Francois và Reinert - 1996, để sản xuất ra một thành phẩm,
riêng chi phí cho dịch vụ vận tải đã c h i ế m khoảng 1 0 % , tương tự, dịch v ụ v i ễ n thông là
1 0 % , dịch v ụ quảng cáo là 1 0 % , các dịch v ụ liên quan t ớ i sản xuất là 3 0 % , chì có 2 0 %
chi phí cho nguyên vật liệu và còn l ạ i là các c h i phí khác như t i ề n lương, quản lý... H ơ n
nữa, giá trị dịch v ụ đang có x u hướng ngày càng chiếm tỳ trọng l ớ n t r o n g c ấ u thành giá
cà cùa hàng hoa.

Thứ ba, việc phát triển các ngành dịch vụ của Hà Nội sẽ góp phần khai thác có
hiệu quà n g u ậ n nhân l ự c được đào tạoờ trình độ cao trên địa bàn, giải quyết việc làm,
nhất là đ ố i vói lao động d i cư t ừ các k h u v ự c khác trong vùng, t r o n g nước do quá trình
đô thị hóa và chuyển địch cơ cấu k i n h tế trong quá trình công nghiệp hóa tạo ra.

Các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất ngày càng thu hút
nhiều lao động hơn. N ê u như trong thập niên 60, lĩnh vực địch v ụ m ớ i c h i ế m 4 7 , 3 %
GDP và 2 8 , 3 % tổng số lao động trên t h ế g i ớ i thì đến n ă m 2002, dịch v ụ đã c h i ế m t ớ i
6 3 , 2 % G D P và 7 1 , 5 % lao động thế g i ớ i . T ạ i các nước đang phát t r i ể n , t h ố n g kê cho thấy
tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch v ụ g i a tăng v ớ i tốc độ khoảng 8-9%/năm và thường
chiếm khoảng t ừ 2 0 - 3 0 % tổng lực lượng lao động và có x u hướng tăng dần. T h ự c tế các
giai đoạn phát t r i ể n của các nền k i n h tế cho thấy sẽ diễn ra các x u h ư ớ n g c h u y ể n dịch lao
động tương ứng. Trước hết, đó là x u hướng chuyển dịch lao động t ừ k h u v ự c nông
nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch v ụ xã h ộ i . Sau đó sẽ là x u h ư ớ n g c h u y ể n
dịch t ừ lao động công nghiệp sang lao động trong các ngành dịch v ụ phục v ụ sản xuất.

49
Thứ tư việc phát triển các ngành dịch vụ, nhất là xuất khẩu dịch vụ là một trong
những yếu tố quan trọng để Hà Nội mờ rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, qua đó tiêp
tục củng cố, nâng cao vị thế của Hà Nội và cả nước trong quá trinh phát triển kinh tê và
hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời đại toàn cợu hóa và tự do hóa thương mại, việc di chuyển của các
luồng hàng hóa, nhất là các luồng vốn, công nghệ và nhân lực ngày càng thuận lợi hơn.
Thương mại dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ có liên quan đến việc di chuyển của vốn,
công nghệ và nhân lực đang đóng vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế. Trong mối
quan hệ giữa thương mại dịch vụ và dòng vốn đợu tư nước ngoài, một mặt, đợu tư nước
ngoài làm gia tăng thương mại dịch vụ. Mặt khác, các quốc gia có nền thương mại dịch
vụ càng phát triển càng thúc đẩy quá trình thu hút vốn đợu tư nước ngoài, qua đó cân
bằng rủi ro và duy trì sự tăng trường kinh tế.

Theo đánh giá của UNCTAD, dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập
trung vào khu vực dịch vụ, hiện chiếm tới 6 0 % tổng vốn FDI trên phạm vi toàn cợu, cao
hơn so với mức 5 0 % của thập kỷ 90... Cơ cấu FDI vào khu vực dịch vụ cũng có nhiều
thay đổi. Vốn FDI vào các dịch vụ tài chính ngày càng giảm, trong khi vốn F D I vào các
dịch vụ mới như dịch vụ điện, phân phối, viễn thông tăng từ 1 7 % trong thập kỷ 90 lên
4 4 % vào năm 2004. Theo nhận định của các chuyên gia lãnh tế, viễn thông, y tế, giáo dục,
điện lực là những ngành đang thu hút nhiều dòng vốn FDI. Trong thòi gian từ năm 1990 đến
2001, vốn FDI vào điện lực tăng 13 lợn, vào ngành viễn thông tăng 5 lợn, vào dịch vụ y tế,
giáo dục tăng lợn lượt là 12 và 5 lợn...

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA MỘT SỐ
N Ư Ớ C T R Ê N T H Ê Giôn

1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Mỹ: tạ do hóa và các biện
pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ

Mỹ luôn là một nước dẫn đợu thế giới về xuất khẩu dịch vụ và trong hợu hết cá
ngành dịch vụ, M ỹ cũng luôn dẫn đợu về năng lực cạnh tranh. N ă m 2005 dịch vụ chiếm
khoảng 7 8 % GDP tạo ra tù khu vực kinh tế tư nhân của M ỹ (khoảng 8,51 nghìn tỷ USD).
N ă m 2002 xuất khẩu dịch vụ của Mỹ (không tính tới dịch vụ được cung cấp bởi cơ sở có
vốn đợu tư nước ngoài - íbreign affiliates) chiếm 17,4% thế giới, đứng đợu thế giới về
xuất khẩu dịch vụ, bỏ xa nước đứng thứ hai là Anh với tỷ trọng 7,8%. N ă m 2005 xuất
khẩu dịch vụ của M ỹ đã vuợt con sổ 323 tỷ USD và cán cân thương mại dịch vụ thặng
dư khoảng 65 tỷ USD . 15

Nguõn: u.s. Bìtreau of Economic Anaỉysis & u.s. Bureau of Labor Siatistics
50
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ m à hiện nay các nhà cung cấp M ỹ đang chiếm giữ
vị trí hàng đầu thế giới xét về chi tiêu doanh thu. Mức doanh thu của các nhà cung cáp
dịch vụ viễn thông cùa M ỹ năm 2000 đạt ừên 292 tỷ USD, chiếm 3 2 % doanh thu của
dịch vụ này toàn thế giới. Dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá
trị gia tăng, cả hai loại hình dịch vụ này đều có thở được cung cấp theo hai phương thức
theo cách tiếp cận của Mỹ: cung cấp qua biên giới và cung cấp bởi các tổ chức nước
ngoài. Cung cấp qua biên giới là phương thức thương mại chủ yếu, trong khi đó cung cáp
bởi các tổ chức nước ngoài cũng ngày càng trở nên quan trọng hem do các nước tiên
hành tư nhân hoa các lĩnh vực m à trước đây nhà nước nắm độc quyền và giảm bớt những
hạn chế đổi vói đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho sự tham gia cùa các nhà cung cấp
dịch vụ M ỹ trên thị trường nước ngoài.

Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Mỹ đạt mức 4,8 tỷ USD,
và với kim ngạch nhập khẩu là 4,3 tỷ USD, mức thặng dư tương ứng là 500 triệu USD.
Xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2000 tăng trung bình 10%/năm trong khi đó nhập khẩu
không ngừng giảm (năm 2001 giảm 22%, giai đoạn 1996-2000 giảm trung bình 1 0 %
năm), chủ yếu là do giảm tỷ lệ phân chia phí cuộc gọi theo lộ trình của Benchmark Order
1997' 6

Hình 1-4: Xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông của Mỹ: giao dịch qua biên giới

10

1BBS 1BB7 19B8 1BSB 2000 2001

BP Exports 0 Imparts

• TiBđe Balance

Saurcs: u.s. Departrrtữnt ọf Commeree, B'JIWU oi Econnmlc Armlysls, Survữy Bí Cunent


Buslniss, Oct. 2002, pp. B4-S5.

16
H ệ thống này thiết lập một khung khổ cho khoảng thời gian 5 năm, trong đó phí thanh toán cho các nước sẽ đươc
giảm xuống 0,15S/phút cho những nước có thu nhập cao, 0,19$/phút cho những nước có thunhập trung bình và
0,23$/phút cho những nước có thu nhập tháp.
51
Tự do hoa dịch vụ viễn thông và mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Mỹ

Trên thị trường Mỹ có tới trên 700 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại đường dà
và khoảng 1300 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại trong nước. Tuy nhiên, hơn 9 0 %
doanh thu từ ngành viễn thông của M ỹ lại được tạo ra từ 3 công ty cung cấp dịch vụ
đường dài và 4 công ty điều hành khu vực (Regional Bell Operating Companies -
RBOCs). Trên thị trường dịch vụ điện thoại không dây, 8 nhà cung cấp dịch vụ thống trị
thị trường, chiếm 8 4 % tổng số thuê bao điện thoại không dây tại M ỹ trong năm 2001.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây cùa M ỹ ngày càng phải đối một với áp
lực cạnh tranh lớn hơn từ các phương tiện thông tin thay thế và từ các đối thủ cạnh tranh
khác trên thị trường. Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông đường dài đã dẫn đến
việc giảm giá cước cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, các sản phẩm thay thế như email
và công nghệ không dây đã khiến cho số lượng cuộc gọi giảm và chuyển sang các dạng
khác có giá cả rẻ hơn, gây ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ. Ví
dụ, trong quý 4 năm 2001, doanh thu của A T & T với các loại hình dịch vụ đã giảm từ
1 5 % đến 18%.

Mộc dù Quốc hội Mỹ đã nỗ lực mở rộng cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện
thoại trong nước bàng Đạo luật viễn thông 1996 song RBOCs vẫn thống trị thị trường
dịch vụ điện thoại trong nước, kiểm soát 7 8 % doanh thu. Kể từ khi Đạo luật viễn thông
1996 ra đời, thị trường viễn thông đã chứng kiến sự họp nhất nhanh chóng. Verizon
Communications, công ty RBOC có doanh thu lớn nhất, là kết quả của sự hợp nhất giữa
Ben Atlantic và N Y N E X năm 1997 và sau đó, v ớ i GTE năm 2000. SBC
Communications, RBOC lớn thứ hai của Mỹ, được hình thành từ việc Souứrvvestern Ben
mua lại Paciíic Telesis năm 1997 và mua lại Ameritech năm 1999. Vào tháng 6 năm
2000, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài Qwest Communications đã mua lại us
West với giá 35 tỷ USD. Đạo luật năm 1996 cho phép các RBOCs duy trì quyền sở hữu
của mình đối với hệ thống mạng trục trong nước, đồng thời cho phép các đối thủ cạnh
tranh có thể đàm phán để dành quyền tiếp cận. Tuy nhiên, các RBOCs vẫn lần lũa trong
việc đàm phán này khiến cho họ nhiều lần bị các nhà chức trách phạt.

Đen năm 2001, trong khi 5 công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hữu tuyến nước
ngoài có doanh thu lớn nhất là Nippon Telegraph and Telephone (NÍT) (Nhật Bản)
Deutsche Telekom (Đức), France Telecom, Teleíònica (Tây Ban Nha), và Telecom Italia
có tổng doanh thu 224 tỷ USD, chiếm 2 4 % thị trường toàn cầu, thì 5 công ty viễn thông
hàng đầu đột tại M ỹ đã có mức tổng doanh thu là 225 tỷ Ư S D .

Do giá thuê mạng trục khá cao, nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước (CLECs) đã
bị đẩy vào tình trạng phá sản. H ọ cạnh tránh trong điều kiện phải mua với giá mua buôn

52
từ các RBOCs để tiếp cận hệ thống mạng và bán cho người tiêu dùng với giá bán lẻ. Tuy
nhiên, các RBOCs đã tìm cách loại các đối thủ cùa họ ra khỏi thị trường bàng cách duy
trì giá thuê mạng trục khá cao, làm giảm sự chênh lệch giấa giá mua buôn và giá bán lẻ,
khiến cho các đối thủ không thể có được lợi nhuận. Hơn nấa, khi thị trường tài chính gặp
khó khăn sau năm 2000, các đối thủ cạnh tranh của RBOCs thấy khó có thể đẩu tư đe
tiếp tục phát triển và trả các khoản nợ. N ă m 2001, chi còn 4 trong số khoảng 40 CLECs
còn hoạt động có lãi.

Chính phủ ho trợ hết sức mạnh mẽ ngành dịch vụ viễn thông

Cơ quan quàn lý thương mại quốc tế (International Trade Administration - ITA)


cùa Bộ thương mại M ỹ đã thành lập một bộ phậnriêngđể hỗ trợ cho sự phát triển và
nâng cao năng lực cạnh ừanh của ngành viễn thông v ớ i tên là Ọffìce of
Telecommunications (ÓT). Ó T có đặc quyền:

- Xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế cho ngành viễn thông cùa Mỹ. ÓT tài tr
cho các hoạt động xúc tiến có quan hệ trực tiếp với chính phủ và quan chức của ngành ở
nước ngoài, và giúp đỡ các công ty M ỹ trong việc cạnh tranh để giành được các d ự án
quan trọng ở nước ngoài.

- Cung cấp tư vấn kinh doanh cho các hãng viễn thông của Mỹ trong việc tìm
kiếm cơ hội gia nhập thị trường của một số nước nhất định. Ó T tìm kiếm và công bố
thông tin về tình hình thị trường viễn thông ở nước ngoài. Các thông tin này dựa trên
nhấng báo cáo cập nhật nhất từ C ơ quan thương vụ nước ngoài.

- ủng hộ và bảo vệ các công ty viễn thông Mỹ: Phối hợp với các bộ phận khác
của H A và các cơ quan khác của Mỹ, Ó T hành động như một đơnvị trung gian giấa các
công ty M ỹ và chính phủ nước ngoài. Trong một số trường họp cụ thể, B ộ thương mại
Mỹ còn đứng ra hỗ trợ cho các nhà thầu M ỹ trong đầu thầu các dự án lớn ở nước ngoài
và tìm các biện pháp để giảm hoặc loại bỏ các rào cản có thể hạn chế sự tiếp cận thị
trường nước ngoài của các công ty viễn thông Mỹ.

- Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu thống kê của ngành viễn
thông trong và ngoài nước: Ó T phát hành hàng loạt các báo cáo về ngành và hoạt động
thương mại, bao gồm số liệu thống kê về viễn thông, nghiên cứu năng lực cạnh tranh
quốc tế và sổ tay hướng dẫn về thị trường nước ngoài. Trong nhiều ấn phẩm và báo cáo
của chính phủ, Ó T đều chuẩn bị các chươngriêngdành cho ngành viễn thông.

Với các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ như vậy, các công ty viễn
thông của M ỹ đã đầu tứ ra nước ngoài tổng cộng 11,7 tỷ USD năm 2001 và trong suốt

53
thời kỳ 1996-2000, con số này đã liên tục tăng trường với mức trung bình 14%/năm.
Mức tăng trưởng này còn bắt nguồn từ sự thay đổi về công nghệ, những cải cách thị
trường và xu huớng tu nhân hoa ở các nước. Các công ty viấn thông có vốn đâu tư của
Mỹ đã cung cấp sản lượng dịch vụ với giá trị 25,5 tỳ USD trong năm 2000, trong đó thị
trường châu Âu, đặc biệt là Đức và Anh, chiếm 5 2 % giá trị này, châu M ỹ latin chiêm
33%. Ngược lại, đầu tư nước ngoài vào Mỹ trong lĩnh vực viấn thông cũng đạt tới con sô
48 tỷ USD trong năm 2001, tăng 1 0 5 % so với năm 2000, khá lớn so với mức tăng bình
quân 47%/năm trong giai đoạn 1996-2000.

1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Trung Quốc

Đứng ở vị trí thứ 8 trong Tóp 10 nước xuất khẩu dịch vụ giáo dục hàng đầu thê
giới, Trung Quốc ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều sinh viên nước ngoài.

Từ năm 1950, Trung Quốc bắt đầu nhận đào tạo 33 sinh viên nước ngoài đầu tiên
đến từ các nước Đông Âu. Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và thực
hiện chính sách mở cửa, nước này đã thu hút được nhiều sinh viên quốc tế hơn nhờ việc
duy trì được ổn định chính trị - xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. M ỗ i năm, số
sinh viên nước ngoài du học tại Trung Quốc tâng thêm 3.000 người. Đến cuối năm 2007,
tổng số lượt sv nước ngoài học tại Trung Quốc là 1,24 triệu người. Các sinh viên đến từ
188 quốc gia khác nhau và theo học tại 544 trường. Những trường này nằm rải rác trên
31 tinh, huyện và các vùng tự trị.

Sinh viên châu Á chiếm hơn 72% tổng số sinh viên nước ngoài tại Trung Quốc.
N ă m ngoái, 5 nước có số sinh viên theo học tại Trung Quốc nhiều nhất là Hàn Quốc,
Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam và Thái Lan. Điều đáng nói là nếu trước đây, Trung Quốc quen
với việc để cho một lượng lớn các tài năng đến học tập và tìm kiếm cơ hội tại M ỹ và
châu  u thì với những cơ hội làm việc dồi dào ở Trung Quốc như hiện nay, các trường
đại học lại đang chứng kiến một sự đảo ngược. Trong năm học 2003-2004, số lượng sinh
viên Mỹ đến Trung Quốc du học là 4.737 người, tăng 9 0 % so với năm trước đó. Riêng
trong năm 2007, con số này đã tăng thêm 8.830 sinh viên (tăng 3 8 % so v ớ i năm 2006).
Trung Quốc là quốc gia thu hút được nhiều sinh viên M ỹ hơn cả - đứng thứ 8 trong Tóp
lũ quốc gia thu hút nhiều sinh viên M ỹ đến trọ học. Sờ dĩ Trung Quốc ngày càng trờ nên
hấp dẫn đối với sinh viên nước ngoài, đặc biệt là M ỹ và châu  u là bởi:

Sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây
và vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế khiến ngôn ngữ của Trung Quốc đang ngày
càng trờ nên phổ biến trên toàn cầu. Hơn thế nữa Trung Quốc trở thành môi trường làm
việc đầy hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Đe có thể khám phá đất nước, có thể sinh sống và
làm việc trên đất nước đó thì phải học tập ngay tại nước đó. Những khóa học sẽ cung cấp
54
cho sinh viên những kỹ năng văn hóa cần thiết cho công việc trong tương lai và đặc biệt
hữu ích khi sinh viên đó lại muốn làm việc trong môi trường đa văn hóa tại các tập đoàn
đa quốc gia.

Đối với các nước Âu, Mỹ thì trong suốt cấp bậc từ tiểu học đến đại học, học sinh
phải bắt buủc theo học nhiều bủ môn liên quan đến lịch sử M ỹ và châu Âu, rát ít m ô n
liên quan đến châu Á, và nếu có thì đa phần là các môn không bắt buủc. Chính vì vậy,
với những ai muốn tìm hiểu sâu hem về văn hóa và lịch sử châu Á, họ phải đi du học tại
chính các quốc gia đó.

Vị thế về kinh tế, chính trị của TQ trên trường quốc tế ngày càng tăng khiến các
nước muốn thiết lập những quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc. Trong năm 2004,
các chính phủ Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đã hỗ trợ tài chính cho hơn 200 sinh viên
đi học ở TQ nhằm chuẩn bị nhân sự cho việc xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với
Trung Quốc. Việc trao đổi thương mại và kinh tế giữa Tung Quốc và C H N D Triều Tiên
đang phát triển khiến nhiều sinh viên Triều Tiên đang chủ đủng sang Trung Quốc vì học
tập ở đây giúp họ kiếm được việc làm khi trờ về nước.

Với tham vọng trờ thành mủt ttong những nơi giảng dạy tốt nhất trên thế giới,
Trung Quốc đang ngày càng tích cực hơn trong việc thu hút các sinh viên giỏi trên thế
giới. Nhiều trường đại học hàng đầu ở nước này đã mờ cửa cho các sinh viên nước
ngoài, đặc biệt là các công dân M ỹ và các quốc gia phương Tây. Các sinh viên "ngoại"
sẽ phải trả học phí cao hơn, sống ờ khu ký túc xá tiện nghi hơn nhưng chi phải đáp ứng
những đòi hỏi đầu vào thấp hơn nhiều so với sinh viên Trung Quốc

Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bủ ương việc thu hút sinh viên nước ngoài đến
học ở Trung Quốc nhờ chất lượng giáo dục được cải thiện và các chính sách nhất quán
cũng như sự hỗ trợ tài chính cùa chính quyền. Cụ thể là:

• Các ban ngành giáo dục luôn đánh giá cao tầm quan trọng của việc thu hút sinh
viên nước ngoài

• Giảng viên của 420 trường ĐH liên tục được đào tạo để nâng cao trình đủ giảng
dạy cho sinh viên nước ngoài. Ngày càng có nhiều quốc gia nhận thấy sự xuất
sắc trong đào tạo đại học ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang mở rủng
chương trinh đào tạo tiến sỹ cho sinh viên nước ngoài do các viện sỹ bản địa
đảm nhiệm. N ă m 2004, 7 sinh viên đầu tiên của Bangladesh,Ấ n Đ ủ , Thái Lan,
Pakistan và Nhật đã lấy bằng tiến sĩ dưới sự giảng dạy của các viện sĩ hàn lâm
Trung Quốc.

55
• Đen nay, Trung Quốc đã ký hiệp định công nhận bằng cấp của nhau với 32
nước trong đó có Đức, Vương quốc Anh, Pháp, úc, New Zealand, Á o và Nga.

• Các dịch vụ học tập và sinh hoạt cùa người nước ngoài ờ Trung Quốc cũng đã
được cải thiện nhiều. Tính đến nay, gần 20.000 sinh viên nước ngoài ữ Trung
Quốc sử dụng bảo hiểm y tế do Chính phủ Trung Quốc lập ra cho họ. Ngoài ra,
những biện pháp thích đáng và cẩn trọng dành cho các sinh viên nước ngoài của
Chính phủ Trung Quốc khi dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) tấn công nước
này vào năm 2003 cũng đã giúp khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học ữ
Trung Quốc.

• Chính phủ Trung Quốc và các trường rất chú trọng tới việc cấp học bổng cho
sinh viên nước ngoài. Chính quyền địa phương ữ Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh
Vân Nam đã thành lập quỹ học bổng để hỗ trợ sinh viên nước ngoài. Chính phủ
Trung Quốc coi việc tăng học bổng là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhằm thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập tại đây. Trong năm 2008, Trung
Quốc sẽ dành 500 triệu NDT (71 triệu USD) để cấp học bổng cho sinh viên
nước ngoài, khoản tiền này tăng 4 0 % so với năm ngoái. Theo đó, mỗi sinh viên
được học bống sẽ được miễn tiền học và tiền ữ, cộng với khoản tiền cấp hàng
tháng từ 800-1.400 NDT. N ă m ngoái, hơn 10.000 sinh viên nước ngoài được
cấp học bổng của chính phủ Trung Quốc, tăng 2 0 % so với năm 2006.

1.3.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ ÍT củaẤn Độ

Phát triển khu vực dịch vụ ờẨn Độ chủ yếu là ờ sự tập trung vào phát triển các
dịch vụ công nghệ thông tin (ÍT). Từ sự hình thành ban đầu các hoạt động làm thuê công
việc văn phòng cho nước ngoài ừong những năm 1980,Ấ n Đ ộ đã chiếm được 1 2 % thị
trường toàn cầu về phần mềm theo đơn đặt hàng vào năm 1998. Hiện nay có tới hơn 800
công ty đang tham gia vào nhiều hình thức dịch vụ cung cấp phần mềm theo đơn đặt
hàng và thu thập số liệu, xuất khẩu phần mềm tới 86 nước, trong đó 6 1 % là tới thị trường
Bắc Mỹ.

Với vai trò cốt yếu trong việc tăng lợi ích kinh tế,Ẩ n Đ ộ hiện nay có số lượng
ngày càng tăng các công ty phần mềm trong nước cung cấp dịch vụ cho cả khách hàng
trong và ngoài nước. Trên thực tế, một số công ty phần mềm lớn nhất củaẤ n Đ ộ đã đầu
tư ra nước ngoài, không chi ờ các nước đang phát triển mả còn ờ cà những nước phát
triển như Canada. Tác động cụ thể đến nền kinh tế về tổng thể được thể hiện ữ tốc độ
tăng trường cao của lĩnh vực dịch vụ hạ tầng cơ sữ chủ chốt (xem Bàng 1-3).

56
Bảng 1-4: So sánh phân ngành dịch vụ ở Việt Nam và Ấn Độ: 1995 - 2001
Phân ngành dịch vụ Việt Nam Án Đ ộ
1995 2001 1995 2001
%GDP
Dịch vụ (Tông sô) 43,8 41,3 49,4 53,2
Vân tài, liên lạc 4,0 3,9 6,3 7,0
Tài chính, bảo hiểm 7,6 7,1 10,4 11,4

Tăng trưởng trung bình năm: 1995-2001


Dịch vụ (Tông sô) 5,7 7,4
Vân tải, liên lạc 6,5 8,2
Tài chính, bảo hiểm 5,5 7,9
Nguôn: Tính từ sô liệu của ESCAP, Niên giám thông kê Châu A - TBD

Sự thành công của đường lối lấy phát triển dịch vụ làm chủ đạo cùa Ấ n Đ ộ là nhờ
cách thức phối hợp cẩn trọng của 6 tử chức chủ chốt:

1) NASSCOM (Hiệp hội các công ty phần mềm quốc gia) giúp chính phủ hình
thành các chính sách thích họp và thúc đẩy tăng trường ngành công nghiệp phần mềm;

2) Cục phát triển phần mềm của Bộ Điện tử, tập trung vào thay đửi chính sách và
phát triển hạ tầng cơ sờ;

3) Các Công viên công nghệ phần mềm của Á n Độ, giúp phát triển các khu
thưoiig mại tự do hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ ÍT;

4) Hội đồng xúc tiến xuất khẩu phần mềm máy tính và điện tử, giới thiệu các công
ty cho chính phủ;

5) Trung tâm Thông tin Thương mại Quốc gia, đóng vai trò chủ đạo trong công
tác tuyên truyền phử cập hoạt động thương mại điện từ; và

6) Tập đoản dịch vụ ÍT và Viễn thông (Telecom Group) thuộc Bộ Viễn Thông,
giúp thúc đẩy mảng dịch vụ này. Chính quyền các bang của Án Đ ộ đã có nhiều đề xuất,
sáng kiến nhằm phát triển cơ sờ hạ tầng phù hợp ờ vùng nông thôn nhằm mờ rộng cơ hội
việc làm bên ngoài khu vực các thành phố lớn.

Nếu Việt Nam áp dụng mô hình của Ấ n Độ, Việt Nam đã có một hạ tầng cơ sở
viễn thông tiên tiến hơn Ấ n Đ ộ để góp phần tăng lợi ích kinh tế trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế từ sự tập trung vào phát triển một ngành dịch vụ chủ đạo. Thách thức chủ yếu ở
57
đây là phải thực thi một khuôn khổ pháp lý cần thiết với sự phối hợp giữa các Bộ trong
Chính phù để đưa m ô hình này đến thành công.

1.3.4. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ du lịch của các nước ASEAN

Du lịch ASEAN vờn giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trong kinh tế trong
khu vực. ASEAN vờn sẽ là một điểm đến có sức thu hút đối với du khách quốc tế, là thị
trường đón khách quan trọng, tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch biển, sinh thái, văn
hóa, đồng thời phát triển những loại hình du lịch mới, nổi lên như là một trung tâm hội
nghị quốc tế, du lịch mua sám, thời toang ngày càng được các nước quan tâm phát triển.

Những năm 60-70 của thế kỷ 20, số khách du lịch quốc tế đến ASEAN chiếm tỷ
lệ rất nhỏ so với tổng số khách du lịch quốc tế của thế giới. Hiện nay tỷ lệ này đã thay
đổi rõ rệt, năm 1987 số khách du lịch quốc tế đến ASEAN chiếm 3,54% tổng số khách
dù lịch quốc tế, tỷ lệ này năm 1990 là 4,78%, năm 1999 là 5,26%.

Năm 1997, 1998 do ảnh hưởng của khùng hoảng tài chính khu vực nên lượng
khách du lịch quốc tế đến ASEAN giảm mạnh, mức tăng trưởng lần lượt trong hai năm
là 0,39%, -5,13% tương ứng đạt 31,3 triệu và 29,7 triệu lượt khách. Mặc dù gặp khó
khăn do khủng hoảng, do ảnh hường nghiêm trọng bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ, một số vụ
khủng bố trong khu vực, nhiều nạn dịch liên tiếp xảy ra, các nước ASEAN vờn có những
kế hoạch phát triển du lịch lớn, quảng bá đu lịch rầm rộ và đạt được những kết quả rất
khả quan. N ă m 1999, số lượt khách quốc tế đến ASEAN tăng ở mức 15%, năm 2000
tăng 14,35%, năm 2001 tăng 23,66%, lần đầu tiên thu hút được ừên 40 triệu lượt khách
đu lịch quốc tế. Tốc độ tăng trung bình về số lượt khách trong l o năm (1990-2000) là
khoảng 7,8% trong khi chi số này của thế giới là khoảng 4,6%, của Việt Nam là 8 5%.
Năm 2004, đã có gần 50 triệu lượt du khách đến các nước ASEAN, tăng 3 5 % so với năm
2003. Theo dự báo của Hiệp hội du lịch châu Á- Thái Bình Dương (PATA) xu hướng
khách du lịch quốc tế đến ASEAN vờn tăng mạnh, cụ thể năm 2006, ASEAN sẽ đón
khoảng 56 triệu lượt khách du lịch.

Các nước ASEAN dờn đầu về thu hút khách du lịch quốc tế là Singapo, Thái Lan
và Malaysia. Riêng 3 nước này đã thu hút được trên 7 0 % số khách du lịch quốc tế đến
ASEAN. Trong thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, Thái
Lan là nước duy nhất giữ được mức tăng trưởng về thu hút khách du lịch quốc tể do
những chính sách táo bạo, tập trung như chương trình "Amazing Thailand" cùng nhiều
chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt có tác dụng thu hút khách du lịch nội vùng.

58
Bảng 1-5: số lượng khách du lịch đến các nước ASEAN (tính theo nước)

Country o f 1995-
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Destination 2004

(li 1.2) (3) Í4) (5) (6) (7) (8) !9i (10) (11! (12!
Brunei Darussalam - - 543 964 955 924 840 831 944 1,001 7.222
Cambodia 220 260 219 176 263 466 605 787 701 1,055 4,752
Indonesia 4,324 5,034 5,185 4,606 4,728 5.064 5,154 4,914 4,371 5,321 48,702
Lao PDR 346 403 463 500 624 737 674 736 636 835 6.015
Malaysia 7,469 7,138 6,211 5,551 7,931 10,272 12,775 13.292 10,577 15.703 96,919
Myanmar 110 163 189 198 195 271 205 217 597 657 2,802
The Philippines 1,760 2,049 2,223 2,149 1,971 1,992 1,797 1.933 1.907 2,291 20^073
Singapore 7,137 7.293 7.193 6.242 6,967 7.691 7 519 7,567 6,127 8.375 72,116
Thailand 6,952 7,244 7,294 7.843 £,793 9.509 10.062 10.759 Ì0.ŨS2 11737 90,320
Viet Nam 1,351 1,607 ì 716 1.504 1 732 2 150 2,330 2.623 2,429 2.92S 20 424
ÂSEAN 29,669 31,193 31,340 29.7Ỉ3 34,215 39,130 41.960 43,763 38,371 49,964 369,346
ASEAN 5 27,642 28,759 28,111 26,391 20,3% 34,528 37,306 38.505 33.064 43.428 328,130
BCLMV 2,027 2,434 3,2Ì0 3,342 3,819 4,608 4.654 5.258 5,307 6,536 41,215

Nguồn: ASEAN statistical yearbook 2005

Bảng 1-6: Thu nhập từ du lịch quốc tếcủa các nước ASEAN
Tourism Recelpt íust Millionỉ share as Vo oi GDP*" 1

Member Country
2001 2002'' 2001 2002
(lí (2! (31 Hi (Si
Brunei Darussalam n.a. n.3. n.a. n.a.
Cambodia 296.0 379.0 7.83 9.41
Indonesia 5,428.6 4.305.6 3.29 2. lì
U o PDR 103.8 1 13.4 5.95 6.28
Malaysia 6,790.0 6,784.5 7.72 7.12
Myanmar 90.0 99.0 1.09 1.08
The Philippines 1,722.7 1.740.1 2.39 2.27
Singapore 5.350.0 5,176.5 6.23 5.85
Thaiỉand 6,730.8 7.529.9 5.82 5.94
Vietnam 1,370.0 1,560.0 4.20 4.45
ASEAN 27.SS1.9 27.687.9 4.83 4.29

Nguồn: ASEAN statistical yearbook 2005


Tỷ trọng doanh thu du lịch quốc tếcùa ASEAN trong tổng doanh thu du lịch quốc
tế của thế giới gần đáy giảm so với năm 1996: năm 1996, số khách quốc tếđến ASEAN
chiếm 5,34% tổng số khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt được chiếm 6,93% tổng doanh
thu du lịch quốc tế của thế giới. Do khủng hoảng khu vực nên chi tiêu của khách đến
ASEAN giám hện mặc dù số lượt khách đã tăng trờ lại. năm 1999 các tỷ lệ này lần lượt
là 5,26%; 5,22%. N ă m 2002 tỷ trọng doanh thu du lịch quốc tế của ASEAN trong tổng
doanh thu du lịch quốc tếcủa thế giới chi còn 4,45%.
59
Xét về cơ cấu, nguồn khách chủ yếu của ASEAN là khách du lịch nội khối, chiếm
từ 3 5 % đến 4 0 % tổng số khách đến ASEAN, tiếp theo là khách từ Đông Bắc Á chiếm
trên 3 0 % (khách Nhật, Đài Loan, Hồng Rông, Hàn Quốc...), khách Châu  u đến
ASEAN chỉ chiếm khoảng 14%.

Trong xu thế phát triển, thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng chịu sự tác động
của xu thế toàn cầu hoa. Chính vì vậy thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng mang đầy
đủ nhẫng xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới, ngoài ra dự đoán thị trường du
lịch ASEAN sẽ còn có một số xu thế sau:

Một là, ASEAN sẽ là khu vực được coi là hấp dẫn và có tốc độ tăng trường cầu du
lịch vào hàng nhất thế giới. Nhẫng nguyên nhân chính thúc đẩy khu vực các nước
ASEAN thành điểm thu hút khách du lịch quốc tế mạnh bao gồm:

• Nhu cầu đu lịch trên thế giới ngày càng tăng lên song hướng đi có sự
thay đổi, họ muốn tìm đến nhẫng vùng mới lạ, một trong nhẫng nơi có thể hấp
dẫn du khách là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là khu vực
ASEAN.

• Môi trường thiên nhiên của các quốc gia trong khu vực nhu Brunei, Lào,
Malaysia, Myanmar, Phillipin, Việt Nam so với một số nước công nghiệp khác
còn nguyên sơ, hoang dã, chưa bị tác động nhiều bời công nghiệp.

• Tình hình chính trị trong khu vực tương đối ổn định và mức độ an toàn
cao hem so với một số khu vực khác trên thế giới như các nước Đông Âu, Châu
Phi, Nam Á, khu vực vùng Vịnh.

Hai là, kinh doanh du lịch vẫn được coi là hướng phát triển chủ đạo trong chiến
lược phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN. Cung về du lịch trong các
nước khu vực sẽ có sự tiếp tục tăng trưởng nhanh vào nhẫng năm tới, điều đó bắt nguồn
từ lí do sau:

• Kinh tế ASEAN trong các năm thập k i 80-90 phát triển mạnh chưa từng
thấy, với mức tăng trường cao hơn mức trung bình của toàn thế giới. Điều này sẽ
tạo ra nhẫng tác động quan trọng đến khả năng tăng nhu cầu du lịch của dân cư và
nguồn vốn đầu tu cho phát triển du lịch.

• Các sản phẩm du lịch ở các nước ASEAN đã và sẽ nhanh chóng thích
ứng với thời đại, ngày càng đa dạng hơn, hiện đại hơn, đáp ứng mọi nhu cầu của

60
khách du lịch quốc tế từ khắp nơi và mọi tầng lớp từ khách loại sang đèn loại
thường dân.

• Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dịch vụ ờ các
nước ASEAN nhanh và hiệu quà, như việc xây dựng đường cáp ngầm Brunei,
Singapore, Phillipin, Malaysia...

Ba là, hợp tác du lịch trong khu vực ASEAN đã và sẽ mờ ra nhiều cơ hội đủ biên
khu vực này thành điủm du lịch thống nhất, hấp dẫn và độc đáo. Một thực tế đã chứng
minh, lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN chủ yếu là khách du lịch đi lại
trong khu vực (chiếm khoảng 30-40%). Vì vậy, liên kết trong khu vực đủ phát triủn du
lịch đang được coi là chù trương chiến lược trong phát triủn du lịch của các quốc gia
trong khu vực ASEAN.

Ngoài khả năng thu hút khách đu lịch tói nước mình, các nước ASEAN cũng ngày
càng chi tiêu nhiều cho du lịch nước ngoài. Khách ASEAN thường đi du lịch nội khối, số
khách này thường chiếm khoảng 6 0 % tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngoài,
nhưng tốc độ tăng thấp, chỉ khoảng 3,5%/năm. Khu vực Đông Bắc Á đón được khoảng
70% tồng số khách ASEAN đi du lịch ngoài khối, tuy nhiên tốc độ tăng trường cùa vùng
này chưa cao. Khách ASEAN đến Đông Á-Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ chi từ 4-7%
tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngoài nhưng xu hướng đến khu vực này ngày
càng tăng, Châu úc là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất, trung bình 36%/năm.

61
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU vực DỊCH vụ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU DỊCH V Ụ C Ủ A H À N Ộ I TRONG T H Ờ I GIAN QUA

2.1.1. Khái quát chung về khu vực dịch vụ của Hà Nội

2.1.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng

Trong giai đoạn từ 2001 tới nay, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng khoảng 57,4 -
60,7% trong cơ cầu GDP của Hà Nội, tuy nhiên tỷ trọng của thương mại và dịch vụ có
xu hướng giảm dần trong cơ cầu GDP, từ mức 60,73% trong GDP năm 2001 giảm dần
xuống còn 57,5% năm 2007. Việc giảm tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP của Hà
Nội ngược lại với xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp từ 35,17% năm 2001 lên
41,2% trong GDP của H à Nội năm 2007. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn 2001-
2007, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng sản xuầt
công nghiệp của Hà Nội. Tuy nhiên, không thể chỉ căn cứ vào số liệu này để đánh giá về
sự phát triển của dịch vụ Thủ Đô.

Trong cơ cầu của ngành dịch vụ Hà Nội, dịch vụ phân phối vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của
thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. N ă m 2007, dịch vụ phân phối của Hà Nội
chiếm 12,8% trong GDP của Thành phố, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến
(chiếm 26,2% GDP) và ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc (17,7%).

Bảng 2-1: Cơ cấu t


ng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Hà Nội

(Phăn theo ngành kinh tế - giá 1994)

Ngành Cơ cấu (Vo)


2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tông 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
ì - Công nghiệp 35,17 36,06 37,92 38,48 39,04 41,2 41,2
Công nghiêp khai thác mỏ 0,54 0,61 0,57 0,58 0,61 0,4 0,3
Công nghiêp chế biến 21,20 21,68 23,54 24,65 24,79 26 26,2
sx phân phối điện, khí 3,63 3,68 3,85 3,5 3,4 3,1 3,0
đốt và nước
Xây dựng 10,25 10,09 9,96 9,75 10,24 11,7 11,8
li- Nông nghiêp 3,56 3,38 3,12 2,75 2,51 ỈA 1.3
Nông lâm nghiêp 3,36 3,20 2,95 2,60 2,38 1,3 1,2
Thúy sàn 0,20 0,18 0,17 0,15 0,13 0,1 0,1
62
///- Thương mại - dịch vụ 60,73 60,56 58.96 58,05 59,29 57,4 57,5
T.nghiệp, sửa chữa xe có 13,55 13,99 13,41 12,7 12,7 12,8 12,8
động cơ
Khách sạn, nhà hàng 4,14 4,18 3,93 3,3 3,3 3,4 3,4
Vận tải, kho bãi và thông 15,67 15,55 15,71 16,38 17,6 17,6 17,7
tin liên lác
Tài chính, tín dụng 3,54 3,57 3,46 3,7 4,1 4,4 4,6
Các ngành khác 23,83 23,27 22,45 21,97 21,59 19,2 19,0

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2005-2007.

Các lĩnh vực dịch vụ được cho là có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của Hà Nội là
dịch vụ thuộc các ngành: du lịch; phân phối; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông
tin; y tê; giáo dục - đào tạo; tài chính - ngân hàng - bảo hiởm; vận tải công cộng; khoa
học - công nghệ...

Xét từng phân ngành dịch vụ cụ thở, tốc độ tăng trưởng theo ngành trong giai
đoạn 2001 - 2007 cho thấy:

+ Các ngành dịch vụ đạt được tốc độ tăng trường GDP cao hơn so với tốc độ tăng
trường chung của khu vực dịch vụ, như tài chính tăng 13,56%/năm; Vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc tăng 12,82%/nãm; Thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ tăng
13,27%/năm; dịch vụ văn hóa, thở thao tăng 11,03%/năm;

+ Các ngành dịch vụ đạt được tốc độ tăng trường GDP ờ mức tương đương hoặc
thấp hơn chút ít so với tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ, như: Giáo dục, đào
tạo tăng 10,28%/năm; dịch vụ khoa học và công nghệ tăng 9,33%/năm; Khách sạn, nhà
hàng tăng 9,27%/năm; Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn tăng 9,13%/năm;
Họat động y tế và cứu trợ xã hội tăng 8,07%/năm.

+ Các ngành dịch vụ còn lại đều có tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với tốc
độ tăng trưởng chung cùa khu vực dịch vụ.

2.1.1.2. Lao động trong khu vực dịch vụ

Trong thời gian qua, số lượng lao động tăng thêm trong một số ngành dịch vụ trên
địa bàn Hà Nội đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng
lao động trên địa bàn. Thực tiễn này cho thấy, cũng giống như các nước khác trên thế
giới, địch vụ là ngành có tốc độ tạo công ăn việc làm cao hơn so vói các ngành công
nghiệp và nông nghiệp. Đ ố i với Hà Nội, các ngành dịch vụ có sự gia tăng lao động mạnh
nhất là ngành hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, ngành dịch vụ phân phối.

63
Bảng 2-2: Lao động trong một số ngành dịch vụ của H à Nội

Đem vị: 1000 người&%

2000 2003 2004 2005 2006 Tăng


bu (96)
1. Lao động ừong các doanh 90,41 180,36 188,86 214,42 227,12 16,99
nghiệp thương nghiệp* , khách
sạn nhà hàng dịch vụ trên địa bàn
- Thương nghiệp* 64,90 138,44 141,89 154,08 164,74 16,80
- Khách sạn, nhà hàng 11,50 18,43 17,35 19,86 20,20 9,84
- Du lịch 2,36 1,58 2,76 3,34 3,83 8,40
- H Đ K D tài sàn&DV tư vấn 11,65 21,91 26,86 37,14 38,35 21,97
2. Lao động thương nghiệp* và 83,70 115,25 125,90 144,85 170,09 12,54
dịch vụ cá thể
3. Lao động ngành giao thông 30,16 38,16 40,45 43,66 45,12 6,94
vần tải

Lưu ý: ^Thương nghiệp được hiểu là dịch v ụ phân phối.

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2006

Tỷ trọng lao động theo ngành dịch vụ cho thấy, ngành địch vụ phân phối là ngành
thu hút được nhiều lao động nhất. Riêng lao động hoạt động ừong lĩnh v ự c phân p h ố i
trong các doanh nghiệp đã chiếm khoảng 9,50% tổng số lao động trên địa bàn, n ế u tính
cả lao động trong lĩnh vực phân phối và dịch v ụ cá thể thì tồ lệ này lên t ớ i 19,30%.

2.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ

Trong giai đoạn 2001 - 2006, theo số liệu thống kê Hà Nội, vốn đầu tư xã hội trên
địa bàn thành phố H à N ộ i tăng bình quân 16,78%/năm, trong đó, v ố n đầu tư nước ngoài
tăng bình quân 22,66%/năm, chiếm 15,68% tổng v ố n đầu tư xã h ộ i của H à N ộ i . N ế u chì
tính v ố n đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn .Hà N ộ i , tốc độ tăng bình quân đạt
23,99%/năm.

vén đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch vụ, cộng dồn đến 31/12/2006, tập trung
chủ yêu vào hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch v ụ tư vấn c h i ế m t ớ i
4 2 , 0 1 % tổng số v ố n đầu t u nước ngoài, tiếp đến là ngành k i n h doanh khách sạn nhà hàng
chiêm 9,53%, các ngành dịch v ụ còn lại chiếm 20,60%. T u ynhiên, nếu tính v ố n đầu tư
nước ngoài thực hiện vào các ngành địch vụ, cộng d ồ n đến 31/12/2006 thì ngành k i n h
doanh khách sạn nhà hàng chiếm tỷ l ệ cao nhất v ớ i 22,65%, trong k h i hoạt động liên
quan đèn k i n h doanh tài sàn và dịch v ụ tư vấn chiếm 15,02% và các ngành đích v u còn
lại chiếm 1 5 , 1 1 % tổng số v ố n đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy, các ngành dịch v ụ
đang là trọng tâm thu hút v ố n đầu tư, đặc biệt là v ố n đầu tư nước ngoài. Đ â y là iiguon
64
lực quan trọng để phát triển ngành dịch vụ của Thủ đô trong điều kiện nguồn vốn đâu tư
trong nước còn rất hạn hẹp.

2.1.1.4. Nhận xét chung

• Nhìn một cách khái quát, thành tựu nổi bật nhất trong sự phát triển dịch vụ cùa H
Nội đó là từ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP của Hà Nội luôn chiếm từ trọng cao,
đồng thời, dịch vụ luôn đóng góp phần quan ừọng trong tốc độ tăng trưởng GDP của Hà
Nội. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 so với 2005 (theo giá cố định 1994) đạt
11,53%, riêng khu vực dịch vụ đóng góp tới 6,51 điểm phần trăm tăng trường hay chiếm
tới 56,46% tốc độ tăng trưởng GDP chung của Hà Nội. Tuy nhiên, tốc độ tăng trường
của khu vực dịch vụ trong giai đoạn 2001 - 2007 lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
chung trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân quan trọng của vấn đề này đó là cơ cấu
ngành dịch vụ chậm chuyển dịch, một số ngành dịch vụ mới, nhất là những ngành dịch
vụ có giá trị gia tăng cao chưa đạt được tốc độ phát triển nhanh.

Xét về chất lượng của sự phát triển, trong đó đặc biệt cần nhấn mạnh đến khả
năng hỗ trợ phát triển của các ngành và tạo cơ hội việc làm, thì có thể nói, vai trò hỗ trợ
phát triển của các ngành dịch vụ cho các ngành sản xuất, nhất là dịch vụ đầu vào
"thượng nguồn" của Hà Nội hiện nay còn khá thấp.Bên cạnh đó, lực lượng lao động mới
tham gia vào khu vực dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua
tuy khá lớn lớn nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ truyền thống, nhất là
ngành dịch vụ phân phối và địch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Xét theo từng ngành dịch vụ cụ thể, hầu hết các ngành dịch vụ của Hà Nội hiện
nay, theo đánh giá chung vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, mặc dù đã có những bước
tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa thông
thoáng cộng với sự thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp
thị, khả năng ngoại ngữ, thông tin và tri thức thị trường của các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ thường được xem là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư nước
ngoài khá lớn đã đổ vào khu vực dịch vụ và xu hướng tăng lên của chúng là một trong
những yếu tố quan trọng để cải thiện vị thế ngành dịch vụ trong nền kinh tế của Thủ đô.

2.1.2. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội

Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và xuất
phát từ tiềm năng phát triển dịch vụ của Thủ đô, xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội đã đang
và sẽ ngày càng phát triển và có vị trí quan trọng trong tăng trường kim ngạch xuất khẩu
của Thành phố. Tuy nhiên, do lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu chưa được tổ chức và quàn lý
thống nhất, chưa có quy định về thống kê, báo cáo nên mặc dù hoạt động xuất khau đích

65
vụ của H à N ộ i đã t ồ n tại và phát ừ i ể n trong thực tế n h u n g l ạ i chưa có được những số l i ệ u
thống kê đầy đủ và chính xác. Vì vậy, trong đề tài này, hoạt động xuất khẩu dớch v ụ của
thành phố không bao quát toàn bộ các loại hình dớch v ụ m à chỉ tập trung vào m ộ t số
những loại hình dớch v ụ đang tham gia xuất khẩu và những dớch v ụ được xem là có t i ề m
năng xuất khẩu trong tương lai.

Bảng 2-3: Xuất khẩu dớch vụ của Hà Nội so vói cả nước, giai đoạn 2004 - 2006

Đơn vị: nghìn VNĐ


2004 2005 2006
Hà Nội Cả nước Hà Nội Cả nước Hà Nội Cà nước
A 1 2 3 4 5 6
1. Vận tải biển 173 214796 9617636 347058326 2235084 329493225
1.1. Vận tài hành khách 916815 65663
1.2. Vận tải hàng hỏa 173 198589 9613533 272858896 2224248 297808509
1.3. Dớch vụ hàng hài khác 16207 4103 73282615 10836 31619053
2. Vận tái bộ li 460603 1492549 14302361
2.1. Vận tải hành khách no 2175 17198
2.2. Vận tài hàng hóa li 460493 1490374 14285163
3. Bưu chính viễn thông 13 40235837 79923423 8843300 81456050
3.1. Bưu chính 39762837 39762837 59000 2559000
3.2. Viễn thông 473000 40160586 8784300 78787050
3.3. Chuyển phát 13 110000
4. Xây dựng 14621 784437 26032
s. Bảo hiểm 106994 7296246 7296819 2629324 2629324
5.1. Bào hiểm vận tải hàng
hóa xuất khẩu 93341 19401 19974 2608815 2608815
5.2. Bảo hiểm khác 13653 7276845 7276845 20509 20509
6. Tài chính, ngân hàng 419 465336 743037 2589233
7. Máy tính và thông tin 5226 16231 242263 23180445 2092816 39376001
8. Dớch vụ kinh doanh 41531 2130Ó0 21814236 597692325 31565150 306923965
8.1. Kinh doanh hàng
chuyển khẩu và dớch vu khác 105192 14154922 19804574 23216500 276564705
8.2. Thuê hoặc cho thuê
hoạt động li 11 1377669 405117
8.3. Dớch vụ pháp lý, kế
toán, kiểm toán, tư vấn 10120 13909 1639051 2092370 2987744 3075899
8.4. Dớch vụ quảng cáo,
nghiên cứu thi trường 796 1391 35265 546549 1692 11284454
8.5. Dớch vụ kiến trúc, kỹ
thuật 1105 1312 643065 2260425 524791 4014046
8.6. Dớch vụ kinh doanh
khác 29499 91245 5341933 571610738 4834423 11579744
9. Dớch vụ cá nhân, văn
hóa, giải trí 4863 1287198 85407 308540

66
9.1. Đích vụ giáo dục 1141 164163
9.2. Dịch vụ khác 3722 1123035 85407 308540
[0. Phí bản quyền và các
lích vu khác chưa kể trên 21570 30144 324450 54458415 5122735
Nguồn: Số liệu từ khảo sát của Tổng cục Thong kẽ, 2007

Từ bảng 2.3, có thể nói, trong số các dịch vụ đã tham gia xuất khẩu, dịch vụ kinh
doanh có quy m ô xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo đó là dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo
hiểm, vận tải biển, máy tính và thông tin. Những dịch vụ có kim ngạch xuất khẩu không
đáng kể bao gồm dịch vụ xây dựng, vận tải bộ, giáo dục. Có thể thấy qua các con sô
thống kê rổng, hầu hết các ngành dịch vụ đều không có sự tăng trường ổn định vê xuât
khẩu. Ngoại trừ xuất khẩu dịch vụ máy tính và thông tin, dịch vụ kinh doanh có xu
hướng tăng lên với tốc độ khá nhanh, các ngành dịch vụ còn lại đều thể hiện xuất khẩu
còn đang là một quá trình tự phát, chưa có định hướng chiến lược cũng như sự quan tâm
thích đáng của chính quyền thành phố và trung ương.

Bảng 2-4: số doanh nghiệp có xuất khẩu dịch vụ của H à Nội so vói cả nước

2004 2005 2006

A 1 2 3
1. Tống số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
- Hà Nôi 15068 18214 21739
- Cả nước 91755 112950 131332
2. Số doanh nghiệp có xuất khấu dịch vụ
(Doanh nghiệp)
-Hà Nôi 31 52 61
- Cà nước 185 276 293
Nguôn : Điều tra của Tồng cục thống kê năm 2007

về sự tham gia của các doanh nghiệp Hà Nội vảo hoạt động xuất khẩu dịch vụ, có
thể thấy, số lượng này còn rất ít ỏi, chiếm tỳ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp
cùa Hà Nội và chiếm khoảng 2 0 % số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dịch vụ của cả
nước. Tuy số liệu này thực sự chưa phản ánh được thực tế vì nhiều doanh nghiệp hiện
đang xuất khẩu dịch vụ nhưng không hề ý thức được điều này, tuy nhiên, nó cũng phản
ánh sự không quan tâm phát triển và xây dựng chiến lược xuất khẩu dịch vụ của các
doanh nghiệp Hà Nội.

Đối với mỗi loại hình dịch vụ tham gia xuất khẩu, Hà Nội tập trung vào các khu
vực thị trường khác nhau. Một số thị trường xuất khẩu dịch vụ chính của Hà Nội bao
gồm:

67
* Thị trường Trung Quốc: Là thị trường trọng điểm của du lịch thời gian qua,
chiếm 6 0 % lượng khách quốc tế đến H àNội. Đồng thời, Trung Quốc là điểm đến của
2 0 % người H à N ộ i đi du lịch nước ngoài.

* Thị trường Đài Loan, Hàn Quốc: là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Thành
phố.

* Thị trường ASEAN: ASEAN là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam
và Hà N ộ i (Malaysia, Indonesia,...)- Hiện nay, A S E A N là điểm đến hấp dẫn nhất của du
khách Việt Nam (chiếm khoảng 7 0 % lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài) do
giá thấp và được miễn thị thục nhập cảnh.

* Thị trường EU: là thị trường quan trọng cho các sản phẩm: du lịch; phần mềm;
dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kinh doanh; tư vấn tài chính, ngân hàng và môi giới bảo hiểm; là
thị trường tiềm năng cho xuất khẩu lao động.

* Thị trường Hoa Kỳ: là thị trường cho các sản phẩm phàn mềm; du lịch, tư vấn tài
chính, ngân hàng; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; văn hóa phẩm; xuất khẩu lao động và
chuyên gia nông nghiệp,...

* Các thị trường khác (Nhật Bản, Ẩn Độ, Australia, Nam Phi,....): dịch vụ du lịch; gia
công phần mềm; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh; xuất khẩu lao động...

* Thị trường trong nước: là thị trường quan trọng cho xuất khẩu tại chỗ: du lịch,
viễn thông, tư vấn, giáo dục,...

về mặt cơ chế, chính sách đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ, Chính quyền
thành phố cũng đã có những chính sách quan tâm khuyến khích xuất khẩu dịch vụ:

- Quyết định số 240/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của ƯBND thành phổ Hà


Nội ban hành một số quy định một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển xuất
khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn thành phố H à Nội.

Theo đó, các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có trụ sở chính đóng trên địa bàn
thành phố H à N ộ i khi thục hiện xuất khẩu các dịch vụ có lợi thế cạnh tranh sẽ được
hưởng các chính sách ưu đãi. Các lĩnh vục dịch vụ được cho là có lợi thế cạnh trạnh là
dịch vụ thuộc các ngành: du lịch; thương mại; bìm chính - viễn thông và công nghệ
thông tin; y tế; giáo dục - đào tạo; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; vận tải công cộng;
khoa học - công nghệ; tư vấn và các ngành dịch vụ khác m à H à N ộ i có l ợ i thế. Danh mục
các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh sẽ được Uy ban nhân dân thành phố phê
duyệt hàng năm. Các doanh nghiệp được hỗ trợ thông tin, quảng bá thương hiệu doanh

68
nghiệp như thông tin về qui hoạch phát triển, kế hoạch sử dụng đất cùa thành phố, thông
q u i dự báo về luật pháp quốc tế, thị trường, khách hàng có liên quan đến các dự án đâu
t u , phát triển hoặc các hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tôi
đa là 7 0 % kinh phí quẫng bá thương hiệu; 7 0 % kinh phí chương trình đào tạo nhân lực
là tối đa 5 0 % kinh phí k h i tham gia các chương trình hội chợ, các chương trình khẫo sát
thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn sẽ được hưởng ưu đãi vê
thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định. Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ
c anh tranh sẽ được chù động lựa chọn không phẫi đấu thầu theo qui định hiện hành của
thành phố và thuê v ớ i giá ưu đãi diện tích đất đa được xây đựng hạ tầng bao gồm: đường,
điện, cấp thoát nước v ớ i thời hạn tối đa là 50 năm. Hết thời hạn trên, doanh nghiệp vẫn
có nhu cầu thì có thể được xem xét gia hạn. Doanh nghiệp còn được un tiên sử dụng các
dịch vụ đô thị như: vận tẫi hành khách công cộng, bưu chính - viễn thông, vệ sinh môi
trường.

- Chương trình số 07/Ctr-TW ngày 04 tháng 08 năm 2006 của thành ủy Hà Nội về
viêc tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao có lợi thế
phát triển: du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông-Công nghệ thông tin, khoa học
công nghệ, y tế và các ngành và lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao có điều kiện
phát triển tốt ữong thời gian tới: tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo, vận tẫi công
;ộng, tư vấn. Đây là các ngành và lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao mang tính
nền tẫng, có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và
công cuộc công nghiệp hoa - hiện đại hoa Thủ đô.

Tuy vậy, xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội trong những năm vừa qua còn rất khiêm tốn
so với xuất khẩu dịch vụ của cẫ nước, thực tế chưa xứng đáng với tiềm năng sẵn có cũng
như vị thế của H à Nội.

2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHÂU MỘT SỔ DỊCH vụ CHỦ YẾU CỦA HÀ NỘ

2.2.1. Dịch vụ du lịch

2.2.1.1. Cơ hộỉ/thuận lợi, thách thức/khó khăn của thành phổ trong xuất khẩu dịch v
du lịch

Cơ hội, thuận lợi:

- Chính sách rộng mở của chính phủ Việt Nam về thương mại và ngoại giao là
bước đầu tiên và quan trọng tạo thuận lợi cho phát triển du lịch và xuất khẩu dịch vụ du
lịch. Việc đơn giẫn hóa các thủ tục trong vận chuyển hàng không, hợp tác hàng không -
hẫi quan - công an xuất nhập cẫnh tại các sân bay quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại

69
của khách hàng đi bằng đường hàng không. Nhà nước cũng đang thực hiện nới lỏng
chính sách visa.

- Sự xuất hiện cùa các hãng lữ hành nước ngoài tại Việt Nam, một mặt làm cho
canh tranh tăng cao nhưng một mặt tăng cường liên kết giữa các nước. Hầu hết các hãng
nước ngoài không chi làm chương trình đến Việt Nam m à còn làm các chương trình
xuyên quốc gia, như tour Đông Dương, xuyên Á, Việt Nam - Trung Quốc,... Như vậy sẽ
hình thành các đối tác liên kết và tăng lượng khách đến Việt Nam nói chung và H à N ộ i
nói riêng.

- Những đường bay thởng đến Hà Nội trong đó có nhiều đường bay giá rẻ được
thiết lập ngày càng nhiều cùng với chiến lược quảng bá của các hãng hàng không như
Tiger Ainvay, Thai A i r Asia, Jetstar Ainvay,... tạo thêm động lực cho khách quốc tế đến
Hà Nội. Ngoài ra, hãng Hàng không Việt Nam cũng đã mở thêm nhiều đường bay ví dụ
như đường bay đến M ỹ tạo điều kiện tăng trường khách Mỹ,...

- Hà Nội có nhiều nguồn lực thuận lợi để phát triển du lịch :

• Thứ nhất, về vị trí, Hà Nội thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch theo
cả 3 chiều : hàng không, đường biển và đường sắt. Là Thủ đô của cả nước,
có sân bay quốc tế Nội Bài, có nhà ga đường sắt qui mô, Hà Nội trờ thành
một trong 2 trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất nước với những
hãng l ữ hành quốc tế hàng đầu. Các cảng khu vực Hải Phòng, Quảng N i n h
dự kiến được đầu tư để đón nhiều khách hơn sẽ tăng lượng khách đi bàng
tàu biển đến H à Nội.

• Thứ hai, nguồn vốn đầu tu vào phát triển du lịch của Hà Nội ngày càng
tăng cao. Trên cơ sở các dự án đã được cấp phép và các dự án chuẩn bị
triển khai, ước tính từ nay đến năm 2010, H à N ộ i có khoảng 28 dự án
khách sạn từ 3-5 sao với khoảng 6000 buồng. Bên cạnh đó, H à Nội đang
triển khai mời thầu đối với các dự án xây dựng sân golf Tả Thanh Oai
(huyện Thanh Trì), sân golf Phù Đổng, Dương H à (huyện Gia Lâm), khách
sạn Thượng Thanh (quận Long Biên),... Các dự án này sẽ góp phần vào
việc giải quyết bài toán thiếu phòng cũng như tăng chất lượng dịch vụ du
lịch.

• Thứ ba, nguồn lực tự nhiên và văn hóa của Hà Nội rất phong phú : không
gian đô thị cùa H à Nội đang được mở rộng cùng với việc qui hoạch vùng
thủ đô giúp H à Nội có thêm nhiều tiềm năng vềtự nhiên cho phát triển du
lịch. Nhiều địa chỉ đã trở thành nơi đến hấp dẫn của khách du lịch như khu

70
vực Hồ Gươm, H ồ Tây, khu du lịch Sóc Sơn, di tích cổ Loa, tuyến du lịch
sông Hồng,... Thủ đô H à Nội ngàn năm văn hiến đã có trên 1000 năm tuôi.
Xét trên các tiêu chí về cảnh quan, kiến trúc, phong cảnh, nghệ thuật, thái
độ dân cư, ẩm thực và giá trị đồng tiền, H à N ộ i có nhiều giá trị được thê
giới công nhận. H à Nội được tạp chí MSN của Microsoữ bầu chọn đấng
thấ 3 trong 10 thành phố có ẩm thực đáng thưởng thấc nhất thế giới.

• Thấ tư, với lợi thế là Thủ Đô của một nước đang phát triển năng động, Hà
Nội có điều kiện phát ữiển du lịch gắn với thương mại, hội thảo (MICE),
mua sắm, đồng thời liên kết với các địa phương trong cả nước phát triển du
lịch văn hóa - sinh thái, mạo hiểm.

• Thấ năm, về nguồn nhân lực, Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực có tri
thấc, chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, thông thạo ngoại ngữ, trẻ và
năng động. Đây là nguồn lực hết sấc quý báu cho phát triển du lịch. Nguồn
nhân lực ngành du lịch H à Nội hiện có khoảng 145 ngàn người, trong đó số
lao động trực tiếp khoảng gần 50 ngàn người.

- Bên cạnh những thuận lợi mang tính khách quan, bản thân chính quyền và doanh
nghiệp của Hà Nội cũng rất nỗ lực để phát triển và xuất khẩu dịch vụ du lịch. Sở du lịch
Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với 19 tinh, thành phố trong cả nước.
Ngoài ra, Hà Nội đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị với trên 60 thủ đô và thành phố lớn
c i a 50 nước và vùng lãnh t h ổ ; tham gia vào nhiều tổ chấc quốc tế như Hiệp hội các
thành phố lớn trên thế giới (Metropolis), Hiệp hội các thị trường của các thành phố có sử
dụng tiếng Pháp (AIMF), Mạng lưới các thành phố lớn châu á thế kỷ 21 (AMMC21),
Mạng lưới các chính quyền địa phương về quản lý dân cư (Citynet) và Hiệp hội các
thành phố có lịch sử lâu đời (The league of historical cities),...

nách thức, khó khăn :

- Du lịch là lĩnh vực khá nhạy cảm nên dễ chịu tác động bởi những nhân tố chính
trị, kinh tế - xã hội, chiến tranh, dịch bệnh và thời tiết. Mặc dù H à Nội được xem là điểm
đến an toàn và hấp dẫn, nhưng những đạt dịch bệnh bất thường, kéo dài đã ảnh hưởng
không nhỏ đến quyết định đến H à Nội của du khách nước ngoài.

- Khả năng đón khách của Hà Nội đang bị hạn chế bởi số lượng và chất lượng
phòng khách sạn. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 80%, đặc biệt khách sạn 3 sao
trở lên thường xuyên đạt công suất 9 0 % vào quí Ì và quí 4. Bài toán thiếu phòng đang
được giải quyết bằng các dự án đầu tư trong tương lai, tuy nhiên hiện tại khó khăn này
đang làm cản trờ việc tăng lượng khách nước ngoài đến và lưu trú dài ngày tại H à Nội.
71
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp l ữ hành của H à N ộ i còn thấp. Hiện nay
các khách sạn H à Nội, đặc biệt là khách sạn tư nhân vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, chưa áp
dung các kỹ thuật công nghệ quản lý hiện đại, ít dịch vụ bố sung ngoài dịch vụ lưu trú.
khả năng tài chính và am hiểu thị trường của các doanh nghiệp l ữ hành còn thấp. Trong
khi đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đang đặt các doanh nghiệp khách
sạn và lữ hành H à N ộ i vào cuộc cạnh tranh với các đối thủ có lợi thế về khả năng tài
chính, quản lý, công nghệ, mạng lưới rộng khắp và kinh nghiệm trên các thị trường khu
vưc và thế giới. Thời gian qua, nguồn khách tới Hà N ộ i chủ yếu khai thác tù các đối tác
nước ngoài chứ chính bản thân doanh nghiệp Hà N ộ i chưa thể tự khai thác được. Thêm
n ỉa, các hãng nước ngoài thường liên kết với nhau để giành được ưu đãi về đặt phòng
khách sạn, vé máy bay,... với giá rẻ. Vì vậy, ngay cả những công ty l ữ hành liên doanh
với nước ngoài mặc dù luôn chiếm vị trí cao nhất trong danh sách l o doanh nghiệp l ữ
hành hàng đầu cũng phải đối mặt với khó khăn.

- Giá cả của những dịch vụ đi kèm còn cao làm giảm năng lực cạnh tranh của sản
phẩm du lịch H à N ộ i so với các nước trong khu vực. Nhiều loại như chi phí viễn thông,
bưu chính, chi phí điện nước, giá vé máy bay, phí visa, giá khách sạn,... còn cao dẫn đến
giá tour đến H à Nội khó có thể cạnh tranh về giá với các tour đi BăngKok, Bắc Kinh, ...

- Việc đẩy mạnh phátừiển du lịch quốc tế có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi
trường và cảnh quan của H à N ộ i nếu không được cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội
quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, xuất khẩu dịch vụ du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng
và làm phức tạp hóa một số vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục, l ố i
sống thực dụng,...

- So với các điểm đến trong khu vực như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,..
lăng lực hạn chế của các cảng hàng không, số chuyến bay đến H à N ộ i và chuyến bay nội
địa nối Hà N ộ i với các địa phương khác còn thưa thớt cũng tác động không nhỏ tới luồng
khách đến H à Nội.

- Do thiếu vốn, thiếu cán bộ đủ năng lực và do cơ chế chính sách chưa phù hợp,
công tác quảng bá cho du lịch H à N ộ i thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch quốc
tế và tố chức các hoạt động xúc tiếnở nước ngoài còn hạn chế.

2.2.1.2. Kết quả xuất khẩu trong những năm vừa qua

Việc cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng giữa các quốc gia có
thể thực hiện qua 4 phương thức theo cách tiếp cận của Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ GATS của WTO. V ớ i đặc thù của dịch vụ du lịch là người tiêu dùng dịch vụ
muốn mua dịch vụ của một nước khác thì phải đến nước đó để tiêu dùng dịch vụ, có

72
nghĩa là xuất khẩu dịch vụ du lịch chủ yếu được thực hiện qua Phương thức 2 - Tiêu
d u ng ngoài lãnh thổ, hay nói khác đi, H à N ộ i xuất khẩu dịch vụ du lịch có nghĩa là H à
N ộ i cung cấp dịch vụ du lịch cho khách quốc tế đến H à Nội. Một số hoạt động có thể
cung; cấp qua các phương thức khác như việc đặt chỗ khách sạn, mua vé máy bay qua
mạng hay du lịch ớo qua mạng được thực hiện qua Phương thức ỉ, tuy nhiên, các hoạt
ng này quá nhỏ bé, không đáng kể.

Để đánh giá về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội, chúng ta cùng
quay trở lại với công thức tính ở Chương Ì. Công thức khái quát để tính k i m ngạch xuất
khẩu dịch vụ du lịch như sau:

Trong đó:
V: Giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch (USD)

Q: Lượng khách du lịch (nguời/năm)

P: Chi tiêu trung bình tại Việt nam (USD/người/ngày)

D: Thời gian lưu trú trung bình (ngày)

R: Tỷ lệ phía công ty du lịch thường trú được hưởng (%) (trong


tr ương hợp khách đi theo tour)

Với mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam hiện nay, theo
khớo sát, là khoớng 45USD/người/ngày và thời gian lưu trú trung bình tuông đối thấp,
chì khoớng 3 ngày, và trong trường hợp khách đi theo tour, phía công ty Việt Nam được
thưởng 3 0 % , thì có thể qui công thức trên về một dạng công thức đơn giớn hơn:

V = Q*45*3*0,3 = Q* 40,5

ỈMM •:. ỉ •:• ì I

Như vậy, kết quớ xuất khẩu dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào số lượng khách
quốc tế đến Hà Nội. Trong những năm qua, số lượng khách có mức tăng trưởng cao về
số lượng và tỷ trọng so với cớ nước. Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch quốc tế
đếm Hà N ộ i trong giai đoạn 2000-2007 đạt mức tăng bình quân 15%/năm, trong khi tỷ lệ
bình quân của cớ nước là 10-12%.

73
Bảng 2.5: Lượng khách quốc tế và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội

Đơn vị: nghìn người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khách QT đèn Hà 500 700 931 850 950 1.100 1.200 1.300 1.300
Nội
Số ngày lưu trú 3,10 3,10 3,10 3,10 3,10 3,35
trung bình (đv:
ngày)
Khách QT đèn Việt 2.140 2.330 2.628 2.429 2.927 3.467 3.583 4.171 -
Nam
Kim ngạch xuât 20,25 28,35 37,70 34,42 38,48 44,55 48,60 52,65 52,65
khẩu dịch vụ du lịch
cùa Hà Nội (triệu
USD)*
Nguồn : Tông hợp số liệu từ Sờ du lịch Hà Nội và Tống cục thống kê
* : tính toán của nhóm tác giả

Năm 2005 Hà Nội đón trên 1.100.000 khách, tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước,
tăng 16,8% so với năm trước, tăng 5 7 % so với 5 năm trước và chiếm 32,16% tổng lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Năm 2006 khách quốc tế đến Hà Nội đạt khoảng 1.200.000 khách, chỉ bằng 92%
kế hoạch năm. Con số này không tăng nhiều so với năm 2005 lý do chủ yếu là khách đến
tắ thị trường Trung Quốc (luôn chiếm khoảng 3 0 % thị phần) giảm tới 2 1 % so với năm
2005. Bù đắp lại sự sụt giảm này, khách đến tắ thị trường có khả năng chi trả cao như
Đông Bắc á, châu Âu, Bắc Mỹ, Australia lại tàng mạnh, đặc biệt trong dịp diễn ra Hội
nghị APEC, trong đó khách Mỹ tăng 10,7%, khách Đức tăng 13,4%, khách Thái Lan
tàng 128,4%,...

Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Hà Nội là khoảng 1,3 triệu lượt người.
Lượng khách quốc tế tăng là do tình hình bất ổn tại Thái Lan và Inđônêsia đã khiến
nhiều du khách e ngại và chuyển du lịch sang các quốc gia an toàn hơn. Doanh thu du
lịch năm 2007 của Hà Nội tăng 22,4% so với năm 2006, trong đó doanh thu khách sạn -
nhà hàng đạt khoảng 8.064 tỷ, tăng 37,3% so với năm 2006.

Năm 2008, theo tin tắ Sờ văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội, lượng khách quốc
tế tới Hà Nội năm 2008 đạt 1,3 triệu lượt khách, đạt 9 1 % kế hoạch năm. Nguyên nhân
giảm sút và không đạt kế hoạch năm là do lạm phát và suy thoái kinh tể toàn cầu. Thị
trường khách Mỹ giảm 8%, thị trường khách Nhật giảm 1 1 % và Hàn Quốc giảm 18%,

74
thị trường Trung Quốc giảm 4%,... Chính vì thể trong năm 2008, công suất sử dụng
buồng, phòng của các khách sạn trên địa bàn H à Nội chi đạt 67,93%.

Bảng 2-6: Doanh thu du lịch của Hà Nội


Đơn vị: tỷ đồng
Doanh t h u 2005 2006 2007
Tông doanh thu 11.000 13.950 17.000
Doanh thu nhà hàng 4.955 5.870 8.064
- khách san
Nguồn : Sỡ du lịch Hà Nội

2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội

Việc xác định thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội được thể hiện
thông qua quốc tịch của khách du lịch đến H à Nội. Lượng khách quốc tế đến H à N ộ i rất
đa dạng quốc tịch, đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thặ. N ă m 2005, riêng tóp 10 thị
trường hàng đầu gửi khách đến Hà N ộ i đã chiếm 70,93% lượng khách du lịch quốc tế
đến Hà Nội. Khách du lịch Hàn Quốc tăng 128%, Pháp tăng 32,35%, Nhật tăng 19,54%,
Đài Loan tăng 17,31%, úc tăng 12,39%, đặc biệt thị trường Tây Ban Nha tăng 113%,
vươn lên đứng vào tóp lo thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch hàng đầu của H à Nội.

Năm 2006, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với thị phần hơn 50%, tiếp
đến là châu  u với khoảng 3 0 % , châu M ỹ đạt 8,4%, châu Đ ạ i dương 7,8%, châu Phi
thấp nhất chi chiếm 0,3%.

Hình 2-1: Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội năm 2006

Nguồn: Sở du lịch Hà Nội

75
Xét theo từng quốc gia, đứng đầu về lượng khách đến H à N ộ i là từ thị trường Hàn
Quốc, chiếm tỷ trọng 13,54% ; tiếp đến là Trung Quốc với 9,87%, Nhật Bản với 8,79%,
Pháp với 7,02%, Australia với 5,82% và M ỹ v ớ i 5,72%. Từ tháng 4 năm 2006, thị trường
Trung Quốc tăng mạnh trờ lại sau thời gian từ tháng 10 năm 2005, chính quyền Trung
Quốc hạn chế cho khách Trung Quốc vào Việt Nam bàng giựy thông hành qua lại tại các
ra khẩu Việt Nam.

2.1.4. Sản phẩm dịch vụ du lịch xuất khẩu

Nếu phân chia sản phẩm dịch vụ du lịch theo lĩnh vực kinh doanh của các doanh
nghiệp thì dịch vụ du lịch bao gồm du lịch l ữ hành, khách sạn và nhà hàng, và các dịch
vụ khác. Do hiện tại, chưa có sự phân tách số liệu xuựt khẩu đối với từng loại dịch vụ
này nền có thể nhìn nhận thực trạng và dự báo cơ cựu dịch vụ du lịch xuựt khẩu thông
qiaa cơ cựu doanh thu dịch vụ du lịch của H à N ộ i nói chung.

Bảng 2-7: Cơ cựu doanh thu dịch vụ du lịch của Hà Nội

Dơn vị: tỷ đồng

Doanh thu 2003 2004 2005 2006


DThu % DThu % DThu % DThu %
Khách sạn, nhà 2.000 43.5 2.059 43.7 2.178 44.1 2.298 44.9
hàng
Lữ hành 1.128 24.5 1.354 26.5 1.542 29.8 1.846 31.2
Đích v u khác 1.472 32.0 1.486 29.8 1.398 26.1 1.135 23.9
Tông 4.600 100 4.899 100 5.118 100 5.279 100

Nguồn : Niên giám thống kê 2006

Có thể nói, doanh thu cao nhựt và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn thuộc về
khách sạn và nhà hàng, chiếm đến gần một nửa doanh thu của ngành trên địa bàn H à
N ộ i . Điều này một mặt nói lên hệ thống khách sạn và nhà hàng ở H à N ộ i có lợi thế phát
triển rựt lớn, song một mặt lại nói lên rằng, nếu chi phí về khách sạn và nhà hàng được
cải thiện thì khả năng cạnh tranh về giá trong việc cung cựp dịch vụ du lịch quốc tế sẽ
tăng lên.

Hoạt động lữ hành cũng có sự phát triển vượt bậc về doanh thu, cả về số tuyệt đối
và tương đối, từ chỗ chỉ chiếm 24,5% tổng doanh thu năm 2003 đã tăng lên 31,2% năm
2006, cho thựy du lịch l ữ hành của H à N ộ i đã năng động và chủ động hơn trong việc
cung cựp dịch vụ.

Tuy nhiên các dịch vụ khác lại có sự sụt giảm đáng kể, từ mức doanh thu 1.472 tỳ
đồng, chiếm 3 2 % năm 2003, giảm xuống chi còn 1.135 tỷ đồng, chiếm 23,9% năm 2006.
76
thực tế là bên ngoài dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ l ữ hành, thì các dịch vụ
khác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, thể hiện tác
đ 3ng lan tỏa cùa du lịch đến sự phát triển của các ngành liên quan như mua sắm, vui chơi
giải trí, thông tin liên lạc,... Kết quả trên đã cho thấy một phợn nguyên nhân của việc sản
phẩm du lịch quốc tế cùa H à N ộ i còn có độ hấp dẫn chưa cao và sự liên kết ưong phát
triển giữa ngành du lịch và các ngành khác còn chưa chặt chẽ.

Nếu xét theo các hoạt động đặc trưng trong tour du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch
được cung cấp cho khách quốc tế chủ yếu là du lịch phố cổ, du lịch làng nghề, phố nghê,
văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực và bắt đợu phát triển du lịch nấu ăn. Du
lịch Hà N ộ i đang chú trọng vào loại hình du lịch văn hóa và du lịch M I C E (du lịch hội
nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện,..) đồng thời tổ chức các tour du lịch sinh thái, du lịch
làng nghề, du lịch du lịch văn hóa tới các địa phương khác.

Sản phẩm du lịch thủ đô hiện còn rất đơn điệu, nghèo nàn. Các sản phẩm còn kém
về hình thức, chất lượng, chưa có nét độc đáo hấp dẫn của Thủ đô. Nhiều sản phẩm dịch
vụ chưa đáp ứng yêu cợu chất lượng quốc tế như chương trình du lịch sông Hồng, du lịch
nội đô,... M ố i quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch (khách sạn, nhà hàng,
phương tiện vận chuyển, siêu thị mua sắm, trung tâm vui chơi, giải trí, dịch vụ ngân
hàng,...) chưa có sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ. Chi tiêu của khách du lịch đến H à N ộ i
thường thấp do không có nhiều dịch vụ đi kèm với chất lượng cao, chưa có nhiều hàng
hóa, đồ lưu niệm hấp dẫn. Chẳng hạn, hàng lưu niệm bán tại các khu danh lam thắng
cảnh vẫn chi gói gọn trong những vật đơn điệu như bưu ảnh, tại các khu phố cổ là tranh
sơn mài, đồ chạm bạc, khảm gỗ, mặt nạ, con giống,...Tình trạng này dẫn đến không chì
;hi tiêu của khách không cao m à thời gian lưu trú cùa kháchở Thủ đô cũng rất ngắn.

2.2.1.5. Các doanh nghiệp và cơ sở cung cấp dịch vụ và tham gia xuất khẩu

về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Tính đến năm 2007, trên địa bàn Hà Nội có 14.929 doanh nghiệp có đăng ký
ngành nghề kinh doanh l ữ hành, tăng thêm 2.385 doanh nghiệp so với năm 2006, trong
đó có 308 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh l ữ hành quốc tế, tăng 28
doanh nghiệp so v ớ i năm 2006.

Hiện tại các doanh nghiệp quốc doanh và đa sở hữu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra,
trên địa bàn H à N ộ i còn 35 chi nhánh, 12 văn phòng đại diện doanh nghiệp trong nước
và 9 văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động kinh doanh l ữ hành. Trong năm 2005,
ngành du lịch H à N ộ i có 3 doanh nghiệp l ữ hành quốc tế được công nhận danh hiệu l o
doanh nghiệp l ữ hành hàng đợu Việt Nam.

77
Qui m ô các doanh nghiệp l ữ hành nói chung còn nhỏ. Việc cổ phần hóa diễn ra
chậm, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, vì thế, sức cạnh tranh chưa cao.Việc đầu tư
cùa các doanh nghiệp ờ Thủ đô thiếu tính cân đối, chủ yếu đầu tư vào các cơ sở lưu trú, ít
đầu tư vào các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao và các dẫch vụ, hàng hóa khác. Điều
đó làm giảm khả năng hấp dẫn khách du lẫch.

về các cơ sở lưu trú

Tính đến năm 2005, trên đẫa bàn thủ đô Hà Nội có 427 cơ sở lưu trú du lẫch với
2.425 phòng, trong đó 179 khách sạn đã được xếp hạng v ớ i 8722 phòng, cụ thể 8 khách
sạn 5 sao với 2344 phòng, 5 khách sạn 4 sao với 840 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1743
phòng, 81 khách sạn 2 sao v ớ i 2547 phòng, 53 khách sạn Ì sao với 922 phòng, 10 khách
sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 113 phòng. Từ năm 2001 đến năm 2005, H à N ộ i luôn có
1-3 khách sạn đạt danh hiệu l o khách sạn hàng đầu Việt Nam. Chất lượng phục vụ trong
các khách sạn đặc biệt là khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá tốt, tương đương
thậm chí một số nơi còn tốt hơn các khách sạn cùng hạng trên thế giới và trong khu vực.
2ũng trong năm 2005, 3 khách sạn ở H à N ộ i được xếp hạng l o khách sạn hàng đầu Việt
Síam. Trong nhiề u khách sạn sang trọng, khách du lẫch có thể thưởng thức các món ăn
lặc sản của từng vùng, thưởng thức các làn điệu dân ca đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảng 2-8: s ố lượng khách sạn được xếp hạng của H à Nội
Năm Đơn Tông Phân theo loai hình kỉnh tê
vị sô Kinh tê Kinh tê Kinh tê Kinh tê
nhà tập thể tư nhân
nước có vốn
ĐTNN
Sô khách san đã 2004 C ơ sở 156 40 1 99 16
được xếp tiêu 2005 C ơ sở 158 36 2 106 14
chuân sao 2006 Cơ sờ 161 35 4 107 15

Nguồn : Niên giám thống kê 2006

Tính đến hết năm 2007, H à Nội đã có 543 cơ sở lưu trú với 13.281 phòng, trong
đó có 185 khách sạn đã được xếp hạng với 8.627 phòng, 36 khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế 3-5 sao với khoảng 5450 phòng (trong đó có 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4
sao, 21 khách sạn 3 sao). Trong năm 2007 một số dự án đầu tư xây dựng khách sạn do
các chủ đầu tư trong nước xây dựng tại khu vực trung tâm thành phố đã đi vào hoạt động
với khoảng 300 phòng. Đây chủ yếu là các cơ sờ lưu trú có qui m ô nhò, từ 12-25 phòng.

78
Bảng 2-9: Một số chỉ tiêu ngành du lịch H à Nội
Zhỉ tiêu Đ ơ n vi 2000 2001 2002 2003 2004 2005
>ố cơ sờ lưu trú C ơ sờ 310 310 351 358 378 428
số lao động Người 15.000 15.000 18.000 20.000 22.000 30.000
rống số phòng phòng 9.372 9.465 10.273 10.714 11.697 12.455
Hông suât buông % 56% 69% 70.4% 68.5% 70.8% 85%
nhông
rống số doanh dn 338 776 1.130 2.276 4.000 8.000
nghiệp l ữ hành,
vận chuyên, dịch
vụ du lịch

Nguồn : Sở du lịch Hà Nội

về doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch

Tính đến hết tháng 8 năm 2007, Hà Nội có khoảng 7000 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác, tăng 2000 doanh
Ighiệp so với năm 2006, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đăng
ký kinh doanh vận chuyển khách du lịch với Sở du lịch H à Nội, v ớ i trên 540 xe các loại
được cấp biển 'xe hợp đồng' và gừn 300 xe xích lô cùa 4 doanh nghiệp kinh doanh vận
chuyển bằng phương tiện này.

về hệ thong cơ sở phục vụ ăn uống

Hệ thống cơ sở ăn uống của Hà Nội rất đa dạng. Các nhà hàng từ đặc sản, với
nhiều phong cách á, Âu, sang trọng, bình dân luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Trong
những năm gừn đây nhà hàng đặc sản các vùng, các địa phương trong cả nước xuất hiện
ở Hà Nội ngày càng nhiều, phừn nào đáp ứng được nhu cừu ẩm thực phong phú và đa
dạng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Hà Nội

Đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch Hà Nội ngày càng tăng về qui mô và chất
lượng. H à N ộ i là một trong hai thành phố có số lượng lao động đông đảo nhất toàn quốc.
Tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên m ô n nghiệp vụ, về ngoại ngữ tăng lên
nhanh chỏng qua các năm nhàm đáp ứng yêu cừu phát triển của ngành trong điều kiện
mờ cửa và hội nhập kinh tế.

Trong đội ngũ lao động của ngành du lịch Hà Nội, chì mới có 55,39% số lao động
được sử dụng phù hợp v ớ i trình độ chuyên m ô n đào tạo về du lịch, số còn lại là sử dụng

79
lao động từ ngành khác chuyển sang. Đây chính là yếu tố là hạn chế hiệu quả sử dụng lao
động của doanh nghiệp, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch H à Nội.

Báng 2-10: K ế t quả điều t r a nguồn nhân lực ngành d u lịch H à N ộ i n ă m 2006
Chỉ tiêu Ị Số lao động ! Tỷ trững ( % )
Trình độ văn hóa phô tltôitị
Đã tót nghiệp PTTH 31.650 1 90,05
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đào tạo vê du lịch 12.450 55,39
Đào tạo theo chuyên ngành 10.025 44,61
khác
Cơ cẩu trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch
Bồi dưỡng 5.450 45,34
Sơ cáp 3.090 25,70
Trung cáp, cao đăng 2.230 18,56
Đại hữc, trên đại hữc 1.250 10,40
Trình độ sử dụng ngoại ngữ
Anh 21.350 70,08
Pháp 1.980 7,24
Nhật 1.465 5,36
Ngoại ngữ khác 2.549 9,32
Trình độ lý luận chính trị
Sơ cáp 9.690 81,12
Trung cáp 1.860 15,57
Cao cáp và đại hữc 395 3,31

Nguồn : Tống cục du lịch

Theo khảo sát mới đây, chi có khoảng 54,66% trong số lao động được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ có trình độ từ sơ cấp trở lên, trong đó số có bàng đại hữc đúng
ngành nghề chi chiếm 10,40%. v ề trình độ ngoại ngữ, lao động biết tiếng A n h chiếm tỷ
trững cao nhất (70,08%), tuy nhiên đa phần ở mức độ thấp, và tỷìệ biết 2 ngoại ngữ trở
lên không nhiều. Ngay cả đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ thành thạo thì kinh
nghiệm và kỹ năng còn hạn chế, đó là chưa kể đến việc thiếu hụt nghiêm trững đội ngũ
hướng dẫn viên biết những ngoại ngữ như tiếng Hàn quốc, tiếng Nhật,... Đ ố i v ớ i ngành
dịch vụ du lịch, người hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trững vào thành công của
việc thực hiện các chương trình du lịch cho khách.

2.2.1.6. Cơ chế, chinh sách của thành phố trong việc quản lý, phát triển, khuyể
xuất khẩu phân ngành dịch vụ này

a. Quan điểm chung về phát triển xuất khấu dịch vụ du lịch của thành phố Hà Nội

80
Quan điểm chung và cũng là những định hướng lớn của thành phố về phát triển
hoạt động du lịch nói chung và xuất khẩu du lịch nói riêng được thể hiện trước hết tại
qỊuyết định của thủ tướng Chính phủ số 60/2000/QĐ-Ttg ngày 13/5/2000 về việc phê
duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-
010", trong đó xác định rõ du lịch là một trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ then chốt
cần được phát triển và hiện đại hóa để xây dựng 'Hà Nội trứ thành trung tâm hàng đầu về
thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng cùa phía Bắc, cả nước và của khu vực Đông
Nam Á". Và ngoài ra, Đ ạ i hội Đảng bộ toàn thành phố lần thứ 15 cũng khẳng định vị trí
quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân và trong tiến trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của thành phố, đồng thứi Đ ạ i hội cũng đề ra phương hướng phát triển cho
du lịch Hà N ộ i trong thứi gian tới (giai đoạn 2006-2010), cụ thể như sau :

- Khai thác triệt để các lợi thế, gắn kết phát huy nội lực, xã hội hóa rộng rãi trong
huy động vốn xây dựng thương hiệu du lịch H à Nội thành một thương hiệu mạnh, đủ sức
cạnh tranh và phát triển trong nước cũng như khu vực, xứng tầm với vị thế là Thủ đô của
đất nước và ngành du lịch Việt Nam vào năm 2010.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao
năng lực quản lý chuyên môn đối với hoạt động du lịch; tiếp tục nâng cao chất lượng
dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch nghĩ dưỡng và du lịch chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ
phát triển cùa khu vực.

- Chủ động đẩy mạnh họp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế với du lịch trong
khu vực và trên thế giới, cả song phương và đa phương ; tập trung mở rộng thị trưứng
thông qua việc tăng cưứng quàng bá xúc tiến du lịch H à Nội, đầu tư phát triển các khu du
lịch, tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nắm bắt tình hình, tận dụng cơ hội để
mứ rộng thị trưứng với phương châm củng cố các thị trưứng truyền thống, tranh thủ phát
triển các thị trưứng mới, thị trưứng tiềm năng.

- Khai thác họp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Hà
Nội, vị thế và thế mạnh là Thủ đô của cả nước, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội để tạo các sản phẩm đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

- Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực sao cho đáp ứng những yêu
cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

b.Những chính sách quản lý và phát triển du lịch hiện hành

về chính sách đầu tư cho hạ tầng du lịch

81
Chính quyền H à N ộ i đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho hạ tầng du lịch. D ư ớ i sự
chì đạo của lãnh đạo thành phố. Sở du lịch cùng với các sờ chuyên ngành đã kêu gọi đầu
tư vào xây dựng khách sạn 5 sao trên địa bàn. Hiện đã có 5 dự án được trao quyết định
đầu tư với tổng số vốn vào khoảng 1.242 triệu Ư S D với 2200 phòng khách sạn 5 sao.
các chủ đầu tư đã cam kết đưa các dự án khách sạn nói trên vào khai thác trong năm
2 010 đỷ kịp tổ chức Đ ạ i lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - H à Nội. Đ ến nay đã có 3 dự
án khởi công xây dựng, là dự án do các công ty Charmvit, Keangnam (Hàn Quốc), công
ty Trần Hồng Quân (Việt Nam) làm chủ đầu tư. Ngày 13/11/2007, U B N D thành phố có
thông báo số 379/TB-UBND chấp thuận một số chỉ tiêu kiến trúc qui hoạch đối với 2 dự
án tổ hợp khách sạn 5 sao - văn phòng - căn hộ cao cấp tại 281 Đ ộ i cấn và dự án khách
sạn 5 sao - văn phòng cao cấp tại số lo Trấn Vũ của Công ty du lịch xúc tiến đầu tư
thuộc Tổng cục du lịch. Ngày 27/11/2007, Ư B N D thành phố lại có văn bản chấp thuận
phương án đầu tư khách sạn 5 sao Maưiot tại khuôn viên Trung tâm Hội nghị quốc gia
Mỹ Đình của Công ty Bitexco.

Ngoài hàng loạt các dự án do các doanh nghiệp du lịch trực tiếp thực hiện đầu tư
như xây dựng khách sạn Dân Chù, Hoàn Kiếm, Đồng Lợi, công viên Tuổi trẻ Thủ đô,...
thành phố còn thực hiện một số dự án như dự án cảng du lịch Bát tràng, dự án xây dựng
lường từ đường 35 vào ranh giới dự án Khu du lịch văn hóa - sinh thái Sóc Sơn, dự án
lài tạo đường từ Chợ Sa (Cổ Loa) đi Chợ Tó (Đông Anh),...

Tuy vậy, hệ thống hạ tầng tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triỷn du lịch. Tại H à N ộ i và các địa phương lân cận với H à Nội, công tác
quản lý qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng các khu du lịch, điỷm du lịch còn bất cập,
chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong phát triỷn du lịch, qui hoạch phát
triỷn ngành, phát triỷn lãnh thổ.

về công tác quảng bá cho du lịch

Hiện tại kinh phí cho xúc tiến và quảng bá cho hoạt động du lịch còn chưa đủ đáp
ứng yêu cầu. N ă m 2007, nếu tính cả 3 nguồn kinh phí từ Nhà nước cho công tác xúc tiến
du lịch của Hà N ộ i thì bình quân mỗi khách du lịch quốc tế đến H à N ộ i được chi khoảng
2.000 V N Đ , quá ítỏi đỷ có thỷ tiến hành các hoạt động có ý nghĩa.

Các hoạt động hợp tác để phát triển du lịch

Sở du lịch Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 19 tinh, thành phố trong cả nước.
Đáng chú ý là đầu năm 2008, H à N ộ i đã ký với Hải Phòng, Quảng Ninh thỏa thuận về
phát triỷn du lịch giai đoạn 2008-2010 nhàm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động du lịch, phối hợp thanh tra các doanh nghiệp du lịch, chống

82
các hành v i tổ chức tour trái phép, xây dựng sàn phẩm tránh trùng lắp, cùng nhau xúc
iến và hỗ trợ các dự án đầu tư vào du lịch,..

Những qui định hành chính

Một số qui định hiện hành chưa khuyến khích hoạt động du lịch. Việc qui định
các khu vui chơi giải trí (vũ trường, quán bar, karaoke,..) phải đóng cửa trưặc 24h ngay
cà khi đó là các cơ sờ thuộc các khách sạn cao cấp khiến cho các dịch vụ du lịch về đêm
hết sức nghèo nàn. Du khách nưặc ngoài lại có thói quen và yêu thích các hoạt động vui
chơi, giải trí về đêm. Hoặc việc qui định hạn chế lượng xe ôtô chờ khách du lịch vào
thành phố theo nội dung thông báo số 325/TB-UBND ngày 21/07/2007 không quá 1 5 %
cổng số xe vào ban ngày và cấm hẳn vào giờ cao điểm gây khó khăn và phiền toái cho
dách du lịch. Năng lực quản lý và điều hành giao thông ờ H à Nội còn kém dẫn đến tình
trạng ùn tắc giao thông trầm trọng và thuồng xuyên.

2.2.2. Dịch vụ kinh doanh

Dịch vụ kinh doanh bao gồm đa dạng các loại hình dịch vụ từ dịch vụ pháp lý, kế
toán, tư vấn quản lý, quan hệ vặi công chúng, dịch vụ quảng cáo và nghiên cứu thị
trường, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và các dịch
vụ kỹ thuật khác,...

Xuất khẩu dịch vụ kinh doanh, do vậy, là vô cùng đa dạng và khó lượng hóa một
cách chính xác k i m ngạch xuất khẩu. Ví dụ, xuất khẩu dịch vụ quảng cáo và nghiên cứu
thị trường là việc trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm việc thiết kế,
tạo mẫu, và tiếp thị các loại hình quảng cáo của các nhà quảng cáo; đưa nội dung quàng
cáo tặi công chúng; các dịch vụ triển lãm được cung cấp qua các hội chợ thương mại;
các chương trình khuyến mạiở nưặc ngoài; nghiên cứu thị trường; thăm dò ý kiến công
chúng ờ nưặc ngoài về các vấn đề khác nhau. Tất cả các hoạt động này khi phát sinh
doanh thu cho người cư trú trong nưặc đều tính vào kim ngạch xuất khẩu, song việc tập
hợp những số liệu này là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, đối vặi dịch vụ kinh doanh,
phương pháp tiếp cận của đề tài là chủ yếu tập trung đánh giá năng lực xuất khẩu của các
nhà cung cấp dịch vụ này của H à Nội, để từ đó có những nhận định về tiềm năng xuất
khẩu trong tương lai.

Xét theo các phương thức cung cấp dịch vụ, nếu dịch vụ du lịch chủ yếu thực hiện
theo Phương thức 2 thì xuất khẩu dịch vụ kinh doanh có thể diễn ra theo cả 4 phương
thức:

83
Phương thức Ì: việc cung cấp qua biên giới của các loại hình dịch vụ tư
vấn, thiết kế, quảng cáo,...

Phương thức 2: các doanh nghiệp nước ngoài tới Hà Nội và sử dụng dịch
vụ về bất động sản, dịch vụ về thuế, dịch vụ thuê phương tiện vận tải,...
của các doanh nghiệp H à Nội.

Phương thức 3: các doanh nghiệp Hà Nội thiết lập hiện diện thương mại
ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ. Hiện nay phương thức này còn rất
kém phát ứiển và kết quả thu được là không đáng kể.

Phương thức 4: chuyên gia trong các lĩnh vực tư vấn pháp lý, kiến trúc,...
của H à N ộ i ra nước ngoài cung cấp dịch vụ. số lượng này cũng chưa
đáng kể song đang có x u hướng tàng lên.

Có thể nói các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
chủ yếu là có quy m ô nhờ, hoặc là một đem vị thành viên của một công t y lớn. v ề số
lượng lao động, quy m ô lao động của các doanh nghiệp cung ứng nhờ hơn số lượng lao
động của các doanh nghiệp (trung bình là 18 so với trung bình 38 lao động). Các doanh
nghiệp trong các lĩnh vực quảng cáo, tiếp cận thị trường, cung cấp cơ sờ hạ tầng...
thường có quy m ô lớn hơn. Các doanh nghiệp quảng cáo có số lượng lao động trung bình
lớn nhất (42 lao động). Các doanh nghiệp tư vấn và đào tạo có số lượng lao động thấp
nhất ( l i lao động). Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh thường ưu tiên sử
dụng lao động thời vụ và không thường xuyên. Hình thức sử dụng lao động cộng tác viên
được sử dụng rất rộng rãi cho các lĩnh vực tư vấn, cung cấp thông tin. (Xem Hĩnh 2.2)

Hình 2-2: Quy mô lao động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỉnh doanh

Trên 200 D l l ớ i 1 0

K B7% .. . ..

thi 0-50
46,06%

Nguồn: Tổng hợp của đề tài

về cảm nhận của nhà cung cấp về tương quan giữa chất lượng và dịch vụ m à
doanh nghiệp cung cấp, trên 5 0 % doanh nghiệp đều cho ràng tốt và rất tốt. N h ư vậy nhà

84
cung ứng dịch vụ kinh doanh trên địa bàn H à N ộ i đều cho rằng giá cả của các dịch vụ là
khá họp lý. Giữa cung và cầu như vậy có sự khác biệt ý kiến tương quan giữa giá cả và
chất lượng. Chi có khoảng trên 4 0 % doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cảm thấy hài lòng về
chất lượng dịch vụ họ nhận được so vại chi phí bỏ ra, trong khi đó có đến trên 5 0 %
doanh, nghiệp cung ứng cảm thấy tương quan này là rất tốt, và có khoảng 3 4 % trong số
còn lại cho rằng chất lượng và giá cả dịch vụ cung cấp có tương quan ngang nhau. Chi có
1 % số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho rằng họ bán hàng đắt hơn so vại chất lượng
cung; ứng.

Hình 2-3: Tương quan về giá cả và chất lượng dịch v ụ vói các đối t h ủ cạnh t r a n h

Nguồn: Tổng hợp của để tài

Tuy nhiên, theo Viện khoa học Thị trường giá cả, nhìn chung giá cả các dịch vụ
kinh doanh ở H à N ộ i cao hơn nhiều so vại Thành phố H ồ Chí Minh, cũng như so v ạ i
một số quốc gia khác. H à N ộ i được xếp đứng thứ 24 trong số các thành phố đắt nhất thế
giại (TP Hồ Chí M i n h đứng thứ 36), trong đó giá cả sinh hoạt không được coi là đắt m à
chính giá cả dịch vụ được coi là đắt hơn. Giải thích về vấn đề này rất nhiều chuyên gia
cho rằng nguyên nhân là thị trường dịch vụ kinh doanh tại H à Nội chậm phát triển, do đó
tính chuyên nghiệp thấp và không phát huy được lợi thế quy mô, từ đó làm cho giá thành
các dịch vụ cao. Thực trạng này cũng phù hợp vại thực tế là các doanh nghiệp cung cấp
địch vụ có tỷ lệ lãi khá thấp xuất phát từ thực tế giá thành cao và quy m ô hoạt động còn
nhỏ.

về công cụ cạnh tranh, có thể nói tính nhanh nhạy đổi mại dịch vụ cung ứng được
coi như là một công cụ quan trọng để cạnh tranh. Đ a phần các doanh nghiệp đều cho
rằng họ thường xuyên tạo dựng các dịch vụ mại (92,7%). Chỉ có 7,3% số doanh nghiệp
được hỏi cho rằng không thường xuyên đổi mại dịch vụ cung ứng.

về cóng nghệ đang được sử dụng, chỉ có 6,1% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng
mình có công nghệ rất hiện đại, 12,1% cho rằng hiện đại so vại mặt bằng chung của Việt
Nam. Trong khi đó, có đến 2 9 , 7 % % doanh nghiệp cho rằng công nghệ họ đang sử dụng

85
thiếu đồng bộ và chắp vá. Thực trạng này cũng nằm trong bối cảnh công nghệ lạc hậu
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta. Tuy nhiên, số lượng 5 2 , 1 % doanh nghiệp
quan cho rằng công nghệ là bình thường cho thứy công nghệ cao không chiếm vị trí
quan trọng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, và đó cũng không phải là mối quan tâm
hàng đầu cùa các doanh nghiệp này.

về cách thức tiếp cận thị trường, cũng phù hợp với cách thức tỉm kiếm cung ứng
c ùa khách hàng, các kênh tìm kiếm khách hàng chính là quảng cáo, trong đó quảng cáo
qua mạng chiếm tỷ trọng khá cao ( 5 4 % ) . Khách hàng cũ là một kênh khá quan trọng tiếp
theo ( 5 6 % ) . Kênh quan hệ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng rứt cao ( 5 6 % ) . Cách thức quảng
cáo. qua tờ rơi được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng ( 6 8 % ) . Cách thức này tỏ ra có chi
phí thứp hơn và hiệu quả cũng rứt nhanh. Quảng cáo qua báo, đài chiếm tỷ trọng cũng
khá cao nhưng vẫn không phải là lớn ( 3 4 % ) so với các phương tiện khác. Thực tế này
cho thứy, các nhà cung cứp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thường xác định thị trường mục
tiêu của mình trên một địa bàn địa lý rứt cụ thể và thường hẹp, do vậy quảng cáo qua
báo,, đài thường có một hiệu quả không cao so với tương quan chi phí bỏ ra. Kênh khách
hàng cũ được coi là quan trọng. N h ư vậy, chứt lượng dịch vụ và độ hài lòng của khách
hàng là rát quan trọng đối v ớ i sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp trong ngành
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chi khi khách hàng hài lòng thì họ mới có thê sẽ giới thiệu
;ho người khác sử dụng.

Hình 2-4: Phương pháp tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ kinh
doanh

80%
70% 56% 56°/t
60% 54%
í •
50% Wm Hi •$
40% gi?! •
' 34% 35% |s
30%
20%
Bi
HI

i3 n
1 p • ếị
10%
m ĩ
m •
0% Quảng Thông qua Quan Qua các Qua các Qua tờ rơi Qua Qua các Khác
cáo trên quàng cáo quan hệ đồng khách marketing cơ quan
intemet trẽn báo cá nhản
nghiệp hàng cũ trút tiếp nhà nước,
dài
trong các tổ

ngành chức phi

chính

phủ...
Nguồn: Tổng hợp của đề tài

Trong quá trình tìm kiếm khách hàng, đúng như nhận định ban đầu của nhóm
nghiên cứu, rào cản tâm lý là rứt lớn cho việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Có đến 7 8 % số doanh nghiệp cho rằng họ gặp khó
khăn trong tìm kiếm khách hàng do thói quen và quan niệm của khách hàng cho ràng tự
86
lấy chứ không nên mua và thuê dịch vụ từ bên ngoài. Tình trạng này chắc chắn sẽ
tiếp tục kéo dài cho đến khi mức độ cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp
phải chuyên môn hoa cao và tính toán kỹ càng hơn trong việc tự làm (tự đầu tư) hay đi
thuê ngoài nhằm làm giảm giá thành, giảm chi phí cố định, tăng tính linh hoạt cho doanh
nghiệp I, từ đó giảm các rởi ro tài chính trong đầu tư.

Đánh giá về môi trường pháp lý và hành chính công trong hoạt động kinh doanh
các dịch vụ kinh doanh, có khá nhiều doanh nghiệp cho rằng môi trường hiện nay là bình
trường (55,76%). Tuy nhiên, đó cũng chưa hẳn là dấu hiệu hoàn toàn tốt cho môi trường
pháp* lý ở Hà Nội. Có đến gần 1 7 % cho rằng môi trường pháp lý là gây trở ngại cho phát
triển! các dịch vụ kinh doanh. V à khoảng 2 3 % cho rằng kém thuận lợi. Trong k h i đó chi
có 4,24% cho rằng thuận lợi.

Vê những ưu đãi của các cơ quan quản lý v ớ i các doanh nghiệp cung cấp
DVHTKD, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng là chưa (95,2%). Chi có một số doanh
nghiệp trả lời là có (4,8%), nhưng chở yếu là đó là các doanh nghiệp nhà nước và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế này cho thấy, các cơ quan quản lý nhà
nước còn chưa quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh (vốn
chiếm tỷ trọng lớn) hoạt động trong ngành.

về tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,
;ó khoảng 5 0 % số doanh nghiệp cho biết họ có liên kết v ớ i doanh nghiệp khác để tạo
thành nhóm. Trong số các doanh nghiệp có liên kết, hàu hết đều cho rằng việc liên kết
này đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp ( 9 8 % ) . Đ ố i với các doanh nghiệp trong
ngành, sự liên kết này sẽ cho phép nâng cao tính chuyên nghiệp hoa, cũng như nâng cao
năng lực phục vụ để đáp ứng những hợp đồng lớn. Các doanh nghiệp tư vấn pháp lý ít có
sự liên kết nhất. Các doanh nghiệp quảng cáo, xúc tiến thị trường và tư vấn quàn lý có
mức độ liên kết cao nhất. Đ a phần các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này
cần có sự liên kết v ớ i nhau để chia sẻ thông tin, tham gia đấu thầu các dự án lớn đòi hòi
năng lực cung ứng lớn hoặc cần có sự tham gia cởa nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh
vực chuyên m ô n khác nhau. Chẳng hạn các doanh nghiệp tư vấn quản lý liên kết v ớ i các
doanh nghiệp quảng cáo và xúc tiến thị trường nhằm cung ứng cho khách hàng các dịch
vụ đông bộ về phát triển thương hiệu, xây dựng văn hoa doanh nghiệp... Hoặc là như các
công ty đào tạo liên kết với nhau để tham gia đấu thầu dự án đào tạo công chức cởa
UNDP do quy m ô cởa dụ án này khá lớn so v ớ i năng lực thực hiện cởa các doanh nghiệp
cung ứng.

Liên quan đến các khó khăn m à các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh
gặp phải, có thể liệt kê ra khá nhiều xem Hình 2.5.

87
Hình 2-5: Khó khăn mà DN cung ứng dịch vụ hễ trợ kinh doanh gặp phải

Khó khăn Nguồn lục Tham Khó khàn Mõi truồng Khó khăn Khó khăn Khó khăn Khác
về nguồn tài chính nhũng trong tim pháp lý vé cđ sã trong đầu do phải
nhân lực kiếm chưa thuận hạ tầng tư và đổi cạnh tranh
khách lại mãi công vái các

hàng nghệ Cõng ty

nước ngoài

Nguồn: Tổng hợp của đề tài

Các lý do lớn nhất bao gồm khó khăn về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính.
Nguồn nhân lực là nỗi quan tâm và lo lắng nhiều nhất của các doanh nghiệp cũng là điều
dễ hiểu vì chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưống trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ
cung ứng. Hơn thế nữa, các lĩnh vực như tư vấn, xúc tiến thị trường, quảng cáo, công nghệ
thông tin... là tương đối mới mẻ ố H à Nội, trong khi đó những ngành này đòi hỏi lao động
phải qua đào tạo rất bài bản cộng với kinh nghiệm tích lũy. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý,
cung cấp hạ tầng và cung cấp thông tin có mức độ khó khăn ít hơn về nguồn nhân lực.

Khó khăn thứ hai được các doanh nghiệp đề cập nhiều đó là nguồn lực tài chính.
Điều này cũng là dễ hiểu trong bối cảnh thị trường tài chính của H à N ộ i còn chậm phát
triển và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có tuổi đời còn khá trẻ để có thể có tích lũy
rà đủ sức mạnh thương hiệu đứng ra huy động vốn. Nguồn vốn chủ yếu của các doanh
nghiệp m à nhóm nghiên cứu tiếp xúc qua phỏng vấn là do các thành viên đóng góp. Rất
nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa dạng hoa các lĩnh vực hoạt động nhằm khắc
phục khó khăn về vốn. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp coi lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh là rất tiềm năng, và dùng ngân quỹ từ những lĩnh vực hoạt động khác đang
trong giai đoạn kinh doanh có lãi để đầu tư.

Khó khăn tiếp theo được kể đến là tham nhũng. Có đến trên 5 0 % số doanh nghiệp
được hỏi cho rằng tham nhũng là một khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Qua
tiếp xúc sâu, các khó khăn này thường được biểu hiện thông qua những khó khăn trong
đầu thầu các dự án lớn có sự chi phối của các Bộ chủ quản, hoặc trong tiếp cận các
doanh nghiệp nhà nước. Tham nhũng là lý do khiến cho giá thành dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh bị đẩy lên cao.

88
Những khó khăn vềcơ sờ hạ tầng cũng được đềcập. Trong đó được đềcập mạnh
nhất phải kể đến những khó khăn liên quan đến trụ sờ, diện tích kinh doanh, phương tiện.

Cuối cùng, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lại không phải là khó khăn
đối với các doanh nghiệp toong nước. Đa phần các doanh nghiệp trong nước cảm thấy
quan vềsức cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp nước ngoài. Các nhà cung
cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý, cung cấp thông tin, đào tạo... có mức đự lạc
quan cao nhất vềkhả năng cạnh tranh của mình đối với các nhà cung ứng nước ngoài.
Điều này có lẽ cũng hợp lý do đặc thù của các dịch vụ này đòi hỏi tính sáng tạo, năng đựng
m à phải có sự hiểu biết văn hoa và môi trường kinh doanh của Việt Nam, những điều m à
doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy m ô lòm không giữ lợi thế tuyệt đối.

Điều này mựt lần nữa được khẳng định thông qua nhận định lạc quan vềtương
quan giữa chất lượng và giá cả giữa nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. H ơ n 41,2%
doanh nghiệp cho rằng tương quan giữa giá cả các chất lượng các dịch vụ cung ứng bởi
các: doanh nghiệp trong nước tốt hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó tỷ lệ
cho rằng ngang nhau chiếm 2 3 % và tỷ lệ cho rằng kém hơn là 27,9%.

1.2.3. Dịch vụ ngân hàng

Trên thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ quan trọng
nhất, đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong hoạt đựng luân chuyển các nguồn tài chính. Trong
những năm qua, dịch vụ ngân hàng H à N ự i đã có những bước phát triển vượt bậc: hoạt
đựng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn có sự tăng trường mạnh trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là phát triển mạng lưới và các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, huy
đựng vốn, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tài chính được lành mạnh hoa. Cùng
với điều đó, xuất khẩu dịch vụ ngân hàng cũng có bước tăng trưởng đáng kể.

2.2.3.1. Kết quả xuất khẩu dịch vụ ngân hàng

Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thành phô Hà Nựi,
năm 2005, dịch vụ ngân hàng thu ngoại tệ đạt 8.828.086 triệu đồng tương đương 583
triệu USD, tăng 2 3 % so v ớ i năm 2004, chi trả kiều hối là 299 triệu USD, tăng 3 2 % so
với năm 2004, thu đổi ngoại tệ là 435 triệu USD tăng 48,4% so với năm 2004.

Theo số liệu cùa Ngân hàng Ngoại thương Hà Nựi, tổng doanh thu từ xuất khẩu các
dịch vụ ngân hàng của ngân hàng này (dịch vụ nhờ thu, bảo lãnh, phát hành L/C; dịch vụ
chuyển tiền và tài khoản vãng lai, phí phát hành thẻ quốc tế, thanh toán quốc tế....) có sự
tăng trưởng khá nhanh và đều đặn từ năm 2001 đến nay, đạt gần 28 triệu USD năm 2005.

89
3.2. Hệ thông ngăn hàng cửa Hà Nội và năng lực tham gia xuất khẩu

Mạng lưới các ngân hàng và T C T D trên địa bàn H à N ộ i trong các n ă m qua liên
đền phát triển cả về số lượng và quy m ô hoạt động. Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn
t h a n h phố có 212 Sở Giao dịch, Ngân hàng và Chi nhánh N H T M v ớ i 629 Chi nhánh cấp
pihòng giao dịch, điểm giao dịch và Q u ỹ tiết kiệm.

Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2007 là 341.671 tỷ đồng, tăng 35,1% so
vo i cùng kỳ n ă m 2006. T ố c độ tăng trưọng nguồn v ố n huy động bình quân của các tổ
c h re tín dụng trên địa bản H à N ộ i giai đoạn 2001 - 2007 đạt trên 23%/năra. Đ â y là y ế u
tốquan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã h ộ i và phát triển hoạt động
xuất khẩu đích vụ ngân hàng trên địa bàn.Các phương thức huy động đa dạng và công cụ
san suất được sử dụng linh hoạt đã thu hút được nguồn tiền khá l ớ n t ừ k h u v ự c dân cư và
cá c tổ chức k i n h tế. Riêng cơ cấu nguồn v ố n n ă m 2007 của ngành ngân hàng trên địa bàn
Hai'Nội như sau: vồn huy động t ừ dân cư và T C K T chiếm 5 9 % , từ thị trưọng liên N H
c h i ế m 20,4%, nhận v ố n uỷ thác đầu tư chiếm 5,6%, còn l ạ i là các tài sản n ợ khác. vốn
huy động của k h ố i N H T M N N chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản n ợ của k h ố i này
ị,5%) do k h ố i N H này vẫn có u y tín v ớ i dân cư và có quan hệ v ớ i nhiều khách hàng là
STNN lớn. N g u ồ n v ố n có kỳ hạn chiếm khoảng 71,5% tổng v ố n huy động. T u y nhiên
vòn có kỳ hạn vẫn chủ y ế u là những kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, vì cả D N và cá nhân
nêu chọn các k ỳ hạn ngắn để l i n h hoạt trong việc chuyển đổi lĩnh v ự c đầu tư. Điều này
khiến cho nguồn v ố n của N H không mấy ổn định.

Bảng 2-11: Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội

Đ ơ n vị: triệu đồng

Vòn huy Tỷ trọng (%) của Tóc độ tăng so 200S


động 2006 năm 2006
Chỉ tiêu H u y động Cho vay H u y động Cho vay
Toàn địa bàn 242.767.954 100 100 138,54 128,79

1/ Khôi ngân hàng 175.797.931 72.41 57.51 131,90 115,26


thương mại nhà nước:
+Các chi nhánh ngân 39.299.962 16.19 12.41 114,69 90,08
hàng công thương
Việt Nam
+Các chi nhánh ngân 39.518.112 16.28 19.84 146,88 134,44
hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam

+Các chi nhánh ngân 43.868.729 18.07 5.51 119,79 106,24


hàng ngoại thưang
Việt Nam

90
+ Các chi nhánh N H 52.305.805 21.43 19.55 152,03 122,05
nông nghiệp & phát
triển nông thôn V N
+Ngân hàng đông 1.075.323 0.44 0.20 86 125,43
bằng sông cửu long

21 Ngân hàng chính 728.795 0.30 0.36 97,59 132,19


sách xã hội Hà N ộ i
3/ Khôi ngân hàng 37.262.852 15.35 19.17 177,77 166,52
thương mại cổ phần
4/Khổi ngân hàng liên 2.852.837 1.18 1.99 191,90 141,68
doanh
51 Các thành phần 26.125.539 10.76 20.96
khác

Nguồn: Chi nhánh Ngăn hàng Nhà nước Hà Nội

Nhìn vào Bảng trên, có thể thấy mức huy động v ố n của các ngân hàng thương m ạ i
nhà nước trên địa bàn Thành p h ố chiếm tỳ lệ cao nhất, đạt gần 175.789 tự đồng, chiếm
2,41% mức huy động v ố n của toàn địa bàn. Sở dĩ có sự tăng trường cao như vậy, là bời
ngành ngân hàng H à N ộ i đã tận dụng được nhiều l ợ i thế, tù các nguyên nhân cả khách
quan và chủ quan, có thể kể đến như: thu nhập của người dân Thành p h ố ngày được cải
t hiện và nếu so với các kênh để dành và tiết k i ệ m như mua vàng, cất trữ ngoại tệ trong
nhà thì kênh đầu tư vào tiền gửi ngân hàng là sự lựa chọn t ố i ưu và m i n h bạch hơn cả.

về năng lực tài chính, thực hiện Đe án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà
nước và Đ ề án chấn chinh, củng cố các ngân hàng thương m ạ i cổ phần, q u y m ô v ố n t ự
:ó của các ngân hàng thương m ạ i đã được tăng cường, n ợ xấu đã được x ử lý căn bản và
kiểm soát ở mức an toàn (dưới 5 % ) . Đ e n tháng 12/2006, v ố n chủ sờ h ữ u của 4 ngân hàng
thương mại lớn nhất trên địa bàn H à N ộ i đạt gần 30 ngàn tự đồng, chiếm khoảng 4 1 %
tổng số v ố n chủ sở h ữ u của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Tính tất cả Ngân hàng
Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển thì v ố n chủ sở hữu của các ngân hàng thuộc
Nhà nước chiếm hơn 5 0 % v ố n của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, v ố n
điều lệ của các ngân hàng thương m ạ i cổ phần trên địa bàn H à N ộ i cũng tăng liên tục, có
chì số vốn/tổng tài sản đạt và vượt ngưỡng an toàn 8 % theo thông lệ quốc tế. v ố n t ự có
cũng như v ố n điều lệ tăng nhanh khẳng định hiệu quả hoạt động và tốc độ phát triển của
ngành ngân hàng H à Nội. Vì sức ép cạnh ữanh trước hội nhập quốc tế , các ngân hàng
buộc phải tăng v ố n nhưng cũng có nhiều y ếu tố thuận l ợ i để tăng v ố n như l ợ i nhuận cao,
thị trường v ố n phát triển mạnh.

về phát triển công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng hiện đại - một điều kiện
tiên quyết cho việc đẩy mánh hoạt động xuất khẩu dịch vụ, t ừ n ă m 1998 đến nay, ngành

91
Ngân hàng H à N ộ i cùng v ớ i ngành ngân hàng cả nước đã triển khai thành công d ự án
[liên đại hoa ngân hàng và hệ thống t h a n h toán v ớ i đặc trưng là tập trung d ữ liệu,
luân lý tài khoản khách hàng, xây dung kho dữ liệu thống nhất toàn hệ thống, truy nhập
thông tin trực tiếp, cung cấp dịch vụ trực tuyến, từng bước kết nối A T M toàn ngành. Đ e n
lăm 2008 tại địa bàn H à N ộ i có trên 70 ngân hàng thương m ạ i tham gia hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng, tợ chức thí điểm thanh toán điện t ử liên ngân hàng luồng giá
trị thấp theo chi đạo cùa Ngân hàng N h à nước. Đ ặ c biệt, ngay từ tháng 5/2002 hệ thống
thanh toán điện t ử liên ngân hàng được đi vào hoạt động.

Ngoài ra, tại các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội, hệ thống công
nghệ thông t i n cũng đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngành và kết n ố i
với Ngân hàng N h à nước, các tợ chức tài chính trong nước và quốc tế. H ệ thống x ử lý
dơn lẻ, cục bộ tài các chi nhánh trong cùng m ộ t ngân hàng đang được thay đợi theo m ô
hình xử lý tập trung hiện đại, kết nối mạng WAN, có khả năng cung cấp nhiều sàn phàm
mới một cách tiện l ợ i , chính xác và an toàn. Chương trình hiện đại hoa công nghệ thông
tin đã được triển khai thực hiện, bao gồm H ệ thống giao dịch phân tán, hệ thống IPCAS,
hệ thống chuyển tiền điện t ử qua hệ thống x ử lý trung tâm v ớ i các m á y chủ và mạng
WAN k ế t n ố i v ớ i các chi nhánh trong ngân hành, hệ thống thẻ, hệ thống kho d ữ liệu và
báo cáo phục v ụ việc chỉ đạo điều hành và thiết lập hệ thống báo cáo thống nhất;...

Trong những năm gần đây, lượng tiền các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà
N ộ i đợ vào cho hệ thống công nghệ cũng ngày m ộ t tăng cao. Ngân hàng thương m ạ i cợ
phần ngoài quốc doanh chi hàng triệu USD để hoàn thành d ự án hệ thống ngân hàng đa
năng S Y M B O L do hãng System Access (Singapore) cung cấp; Ngân hàng thương m ạ i
cợ phần Quân đ ộ i ứng dụng công nghệ T24 và đưa internet vào ứng dụng quản lý hệ
thống, một số ngân hàng thương mại khác đã đầu tư nhiều tiền của để đầu tư nghiên c ứ u
những chiếc m á y A T M thông minh... R õ ràng, đầu tư cho công nghệ thông t i n là m ộ t
yêu cầu bắt buộc do h ộ i nhập quốc tế, đặc biệt lả cho thời kỳ hậu "WTO". Đ ó là m ộ t yêu
cầu cấp thiết, nhưng vì mục đích x a hơn, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, tăng
cường dịch v ụ để tăng nguồn thu và khả năng cạnh tranh k h i m à l ợ i nhuận t ừ hoạt động
tín dụng đang bị chia sẻ, bị hạn chếvì lãi suất cao,...

2.2.3.3. Các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu

Tuy các ngân hàng thương mại đã cố gắng đa dạng hoa sản phẩm dịch vụ, nhưng
nhìn chung sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về
chủng loại. H i ệ n nay, trên địa bàn H à N ộ i đang có sự đầu t u và cạnh tranh giữa các ngân
hàng về sàn phẩm m ớ i trên nền tảng công nghệ hiện đại. T u y nhiên, hiệu quả chưa cao vì
chưa có sự liên k ết đồng bộ, h ỗ t r ợ lẫn nhau g i ữ a các ngân hàng trên địa bàn H à N ộ i

92
ng như toàn quốc. Vì năng lực tài chính, nhiều ngân hàng thương mại chưa có chiến
lược cụ thể để tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các sản phẩm dịch vụ đối với khách
hàng giao dịch mà mới chỉ dừng lại cung cấp những sản phẩm đơn lủ theo nhu cầu khách
hàng. Do đó, chất lượng sản phẩm còn thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo
nhu cầu đa dạng của khách hàng, cụ thể

'Dịch vụ tín dụng

Do nguồn vốn còn hạn chế, việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng
nước ngoài là đối tượng phi cư trú gần như không có, chi có khách hàng là các nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006:

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: dư nợ đạt 18.733 tỷ đ, tăng 27,9% và
chiếm tỷ trọng 1 1 % dư nợ tín dụng.

- Khu vực kinh tế Nhà nước (bao gồm DNNNTW và DNNNĐP ) dư nợ đạt khoảng
60.456 tỷ đ (cả ngoại tệ quy đổi), tăng 43,5% và chiếm tỷ trọng 35,5% tổng dư nợ
tín dụng.

- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: du nợ đạt 91.112 tỳ đ, tăng 68,8% và chiếm tỷ
trọng 53,5% tổng dư nợ tín dụng.

Tổng dư nợ cho vay của ngành NH trên địa bản Hà Nội tính đến 31/12/2007 đạt
khoảng 170.300 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó dư nợ ngắn
hạn chiếm 6 1 % ; D ư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 3 9 % tổng dư nợ. Đáng chú ý là
thị phần dư nợ của khối NHTMCP có tốc độ tăng khá nhanh ( từ 19,3% năm 2006 lên
26,2% cuối năm 2007 ). N ă m 2007 là năm đạt tốc độ cao nhất trong-vòng l o năm ( năm
1997 tăng 22,7%, năm 2003tăng 27,4%, năm 2007 tăng 38,5% ). D ư nợ trung và dài hạn
có tốc độ tăng trưởng cao hơn dư nợ ngắn hạn (dư nợ trung và dài hạn tăng 44,7%; dư nợ
ngắn hạn tăng 34,9% trong năm 2007; trong 2006 tương ứng là 20,2% và 43,1% ).

Bảng 2-12: Hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Cho vay nên kỉnh tê Cho vay ngăn hạn Cho vay trung, dài han
31/12/2001 45.851 27.455 18.396
31/12/2002 58.082 32.378 25.704
31/12/2003 73.766 41.713 32.053
31/12/2004 89.215 39.129 50.086
31/12/2005 92.560 50.644 41.916
31/12/2006 119.208 68.369 50.839

Nguồn: Chi nhảnh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội


93
)/ Dịch vụ thanh toán

Thời gian qua, các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế cónhiều biến động,
rình trạng thiếu USD vào giữa năm và thừa vào cuối năm đã ảnh hường đến mua bán
Ìgoại tệ và tài t r ợ XNK. Doanh số thanh toán quốc tế của các chi nhánh N H T M N N hạn
;hế nhiều do dư nợ tín dụng của NHTMNN trên địa bàn tăng chậm hoặc giảm.

- Doanh số mua bán ngoại tệ của ngành NH Hà Nội năm 2007 khoảng 87 tỷ
ƯSD, tăng 14,4% so năm 2006, trong đó tỷ trọng doanh số mua và bán tương ấng là
51,7% và 48,3%.

- Doanh số thu đổi ngoại tệ của ngành NH Hà Nội năm 2007 khoảng 700 triệu
USD, tăng 37,3% so năm 2006, trong đó tỷ trọng doanh số mua và bán của các N H T M
và các đại lý tương ấng là 71,5% và 28,5%.

Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cũng đã phát triển các loại hình thanh toán quốc tế
để thu ngoại tệ - hình thấc xuất khẩu dịch vụ ngân hàng chủ yếu hiện nay của các ngân
hàng ở Việt nam, như phát hành các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế như:
VisaCard, MasterCard, Diner Clup, Amrex, JCB, VCB Comnect 24...thẻ tín dụng Credit
card ; Chuyển tiền điện tử quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán các loại séc quốc tế, séc
du lịch.... ngân hàng đã triển khia các phương thấc thanh toán quốc tế phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoa, bao gồm các phương tiện và phưcrng
thấc thanh toán: Chuyển tiền điện tử qua mạng SWIFT; Thanh toán quốc tế, séc du lịch;
phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Triển khai các phương thấc thanh toán quốc tế khác
phù hợp với quy định và chuẩn mực quốc tế như: Thư tín dụng (L/C), phương thấc thanh
toán nhờ thu...

c/Dịch vụ khác

Công nghệ phát triển giúp các ngân hàng có điều kiện để cung cấp dịch vụ ngân
hàng trên phạm vi toàn cầu. Nhưng đồng thời, cạnh tranh cung ấng dịch vụ cũng diễn ra
mạnh mẽ trong hệ thống NH, đặc biệt các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao, dịch
vụ qua mạng viễn thông (e-banking, mobilebanking). Các giao dịch ngoài trụ sở NH của
khách hàng thông qua hệ thống ATM, POS ngày càng phát triển. Các dịch vụ NH bán lẻ
như trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính,... dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán
biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, dịch vụ quản
lý vòn tập trung, gạch nợ thu cước, bán chéo sản phẩm cho khách hàng... đang là những
dịch vụ có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường chấng khoán phát triển
thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng, đặc biệt là
các NHTMCP phát triển các dịch vụ chuyên sâu phục vụ TTCK như: hoạt động repo

94
cho vay ứng trước, lưu ký, cho vay kinh doanh và đầu tư CK, mở tài khoản tiên gửi cho
các NĐT... về tiềm năng thì rất lớn, tuy nhiên, nhiều sản phẩm mới của ngân hàng Hà
Nội còn rất ít khách hàng quan tâm sử dụng, m à chủ yếu họ tìm đến các ngân hàng nước
ngoài để sử dụng dịch vụ.

Băng 2-13: Báo cáo thu nhập các ngân hàng trên địa bàn H à N ộ i
(tháng 12/2006)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (Sì (6)


XI Khôi NHTM nhà 17.860.990 447.191 249.395 20.105 2.595 316.790
nước
+ Các chi nhánh NH 4.061.540 46.998 10.421 485 - 125.468
Công thương Việt Nam
+ Các chi nhánh NH 3.397.447 167.871 179.668 17.040 2.595 258
ngoừi thương Việt Nam
+ Các chi nhánh ngân 2.509.282 145.298 30.951 83.260
hàng đầu tư và phát
triển Viêt Nam
+ Các chi nhánh ngân 7.574.464 86.845 27.831 1420 106.837
hàng nông nghiệp &
PTNT Viết Nam
+ NH Nhà Đông băng 318.216 179 524 1160 967
sông Cửu Long
21 NH chính sách xã 15.842 2 - - 1.061.866
hôi
3/ Khôi ngân hàng 5.982.046 183.174 1.240.975 152.007 25.699 202.820
thương mừi cổ phần
AI Khối NH liên doanh 2.519.314 225.529 396.884 106.956 - 30.467

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội

Chú thích:

(1) Chi tiêu thu nhập từ hoừt động tín dụng

(2) Chỉ tiêu thu nhập từ hoừt động dịch vụ

(3) Chi tiêu thu nhập từ hoừt động kinh doanh ngoừi hối.

(4) Chỉ tiêu thu nhập từ hoừt động kinh doanh khác

(5) Chỉ tiêu lãi góp vốn mua cổ phần

(6) Chỉ tiêu thu nhập khác

95
Dành giá chung

Nhìn chung , hoạt động xuất khẩu dịch vụ của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
;òn khiêm tốn cả về loại hình, chất lượng dịch vụ, sổ lượng khách hàng và kim ngạch.
Sản phẩm dịch vụ còn ít, chưa đa dạng cũng như tính liên kết hỗ trợ trong sản phẩm dịch
lại chưa cao, chưa có bước đột phá trong tiếp thị sản phẩm, công nghệ, chủ yếu vẫn chỉ
tữp trung vào các dịch vụ truyền thống, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng
trong việc huy động vốn, khai thác khách hàng, sử dụng nguồn lực, mạng lưới sẵn có của
nhau để phát huy hết tiềm lực cùa mỗi NH, mang lại hiệu quà chung. Đây là những khó
khăn, bất cữp lớn cần phải tháo gỡ mới hy vọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ ngân hàng.

2.2.4. Dịch vụ bão hiểm

Dịch vụ bảo hiểm của thành phố Hà Nội hiện chưa tham gia mạnh mẽ vào hoạt
động xuất khẩu. K i m ngạch có thể nói là không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các
doanh nghiệp bảo hiểm của Hà Nội hiện chưa có năng lực cạnh tranh so với các công ty
bào hiểm nước ngoài và bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm của Hà N ộ i
cũng chưa mấy quan tâm đến thị trường bảo hiểm nước ngoài.

Nghiên cứu dưới đây nhằm mục đích nhìn nhữn khả năng cạnh tranh và tiềm năng
xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm của Hà Nội trong tương lai.

Xét về những yếu tố thuữn lợi cho xuất khẩu, trước hết, có thể thấy, lộ trình mờ
cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là tương đối nhanh.
Nhiều công ty bào hiểm lớn trên thế giới đã có mặtở thị trường Việt Nam. Theo số liệu
của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết tháng 1/2008, thị trường bảo hiểm Việt
Nam đã có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu
chia theo lĩnh vực kinh doanh thì có 20 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, Ì doanh
nghiệp tái bào hiểm, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 8 doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm. Hiện có hơn 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500
sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đã được các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường. Ngành
bào hiểm đã đóng góp 2 % vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trường bình quân là
29%/năm. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm lớn đều có trụ sở chính ờ Hà Nội.

Trong nhũng năm qua, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung, trên địa
bàn Hà Nội nói riêng, đã học tữp được nhiều kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh
tranh so với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính
vì vữy, các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn đã phát triển mạnh mẽ và luôn dẫn đầu
thịừường như: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVI,.. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các
dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọở nước ngoài. Điều này chứng tỏ

96
các doanh nghiệp đã thích nghi nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tê. 9 0 %
các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chù sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ
dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả
năng thanh toán cặa các doanh nghiệp bảo hiểm.

Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện với sự
ra đời cặa Luật kinh doanh bảo hiểm (năm 2000), Nghị định 42, Nghị định 43 cặa Chính
phặ (năm 2001) và nhiều văn bản pháp lý khác hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo
hiểm, đặc biệt là Quyết định 175 cùa Thù tướng Chính phặ phê duyệt chiến lược phát
triển bảo hiểm giai đoạn 2003 - 2010. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm chặt chẽ hơn, thể hiện ở sự ra đời cặa một số sản phẩm bảo hiểm
bắt buộc như: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cặa chặ xe cơ giới, bảo hiếm bát
buộc người kinh doanh vận tải thúy nội địa, bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, bảo hiểm bắt
buộc người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao động
trong hợp đồng xây dựng, bảo hiểm bắt buộc một số ngành nghề đặc thù,...

Môi trường kinh doanh trong hoạt động bảo hiểm cũng được thuận lợi hơn với sự
ra đời cặa một số bộ luật, văn bản pháp quy liên quan đến bảo hiểm như: Luật hàng hài,
Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thúy, Luật phòng
cháy chữa cháy,...

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm cặa Hà Nội cũng gặp một số
những trờ ngại sau đây:

a) Sản phẩm bảo hiểm chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhiều mảng thị trường
còn bỏ ngỏ

Trong lĩnh vực bào hiểm nhân thọ, sau giai đoạn bùng nổ (2001 - 2003) thì cho
đến nay (tháng 10/2008), kỳ vọng vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cặa người dân
Hà Nội đã giảm xuống đáng kể. Lượng tiền đáo hạn và lãi chia theo hợp đồng không
tương ứng với biến động tăng lãi suất tiền gửi và trái phiếu Chính phặ, cộng thêm thặ tục
và điều kiện để được nhận quyền lợi bảo hiểm khó khăn, phức tạp khiến cho nhiều người
không còn mặn m à với dịch vụ bảo hiểm. Các đại lý bảo hiểm chưa thực sự tư vấn cho
khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính cặa khách
hàng. Sự kém hấp dẫn còn thể hiện ờ chỗ: cơ cấu sản phàm kém linh hoạt không đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng cặa người dân trong khi đời sống không ngừng được cải
thiện, thu nhập tăng và các cơ hội đầu tư ngày càng phong phú, đa dạng cho phép mọi
người tiếp cận dễ dàng hơn đối với các dịch vụ tài chính khác như: ngân hàng và chứng
khoán.

97
Không chi tồn tại thực trạng sản phẩm không đáp úng được nhu cầu đa dạng của
người dân, trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm còn bỏ ngỏ nhiêu
mảng thị trường. Có rất nhiều công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn H à Nội,
nhưng bảo hiểm hàng hoa xuất nhập khẩu chủ yếu vổn thuộc về các công ty bảo hiêm
nước ngoài.

b) Hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế

Đen cuối năm 2006, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trở lại nền kinh
tế là 34.400 tỷ đồng, chiếm 4,07% GDP và cũng có tốc độ tăng đánh kể nếu so với năm
2001, con số này chi là 1,06% GDP. Đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm là
trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng; phần còn lại là góp vốn liên doanh, đầu tư
chứng khoán và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và
phục vụ đời sống. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. Hiện nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp thành lập công ty
quản lý quỹ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Điều này làm giảm khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh
nghiệp bảo hiểm hiện vổn chưa thể cho vay vốn trực tiếp hoặc mạnh dạn đầu tư và các
lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu vì thiếu các quyđịnh cụ thể từ các cơ quan chức năng, do
vậy, hiệu quà đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vổn chưa cao

c) Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm còn
nhiều

Hiện nay, sự cạnh tranh không lành mạnh diễn ra chủ yếu giữa các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Gọi là cạnh tranh không lành mạnh vì các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau không phải dựa trên chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ
chăm sóc khách hàng, uy tín hay thương hiệu m à lại dựa vào các biện pháp đầy rủi ro
như: hạ mức phí bảo hiểm,'tăng hoa hồng cho môi giới và mở rộng điều kiện bảo hiểm
trái với thông lệ quốc tế.

Trong vòng một năm, mức phí bảo hiểm bình quân đã hạ tới 40%, đặc biệt có
những mặt hàng phí bảo hiểm giảm tới 70 - 80%. Trong khi đó, hoa hang đã tăng từ 3
đến 4 lần mức quy định của Bộ Tài chính. Một số công ty bảo hiểm còn mở rộng các
điều kiện bảo hiểm trái với thông lệ bảo hiểm quốc tế như: không thu phí tàu già, nhận
bào hiểm cà trường hợp thiếu hàng trong container nguyên kẹp chì, m à những rủi ro này
chủ yếu thuộc trách nhiệm của người bán hàng. Bảo hiểm hàng hoa lâu nay vổn là một
loại hình bào hiểm tự nguyện, không có bất cứ sự bảo hộ nào của Nhà nước. Rõ ràng là
các hình thức cạnh tranh trên sẽ không thể tồn tại lâu dài vì rất có thể dổn đến rủi ro cho
chính các công ty bảo hiểm, bời nếu không tái bảo hiểm được thì các doanh nghiệp này
98
phải chịu toàn bộ rủi ro khi xảy ra. Trong trường hợp tổn thất lớn, sẽ vượt quá khả năng
thanh toán của các doanh nghiệp này.

2.2.5. Dịch vụ viễn thông

2.2.5.1. Cữ hội, thách thức của thành phố Hà Nội trong việc xuất khẩu dịch vụ
thông

Ngoài những cơ hội, thách thức chung của Hà Nội trong việc đây mạnh xuât khâu
dịch vụ, đối với dịch vụ viễn thông - một ngành dịch vụ trình độ cao, Hà Nội còn đứng
trước những cơ hội, thách thức sau:

Cơ hội

- Thứ nhất, Nghị quyết 15 cùa Bộ Chính trị, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị quyết Đại
hội làn thứ X I V Đàng bộ Thành phố Hà Nội khậng định chủ trương phát triển mạnh các
ngành dịch vụ; coi trọng phát triển các dịch vụ trinh độ, chất lượng cao trong đó có
ngành dịch vụ viễn thông.

- Thứ hai, Việt Nam gia nhập WTO có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cùng với các thành tựu khoa học, quản lý, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế
giới trong phát triển dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

• Nhờ có hội nhập, các doanh nghiệp viễn thông sẽ có cơ hội tiếp cận với các
công nghệ mới, lựa chọn cho mình các đối tác có năng lực để cung cấp các
dịch vụ viễn thông di động ở Việt Nam và nước ngoài. Thị trường dịch vụ
viễn thòng di động rất được các đối tác nước ngoài quan tâm và muốn
tham gia đầu tư.

• Rất nhiều nhà cung cấp giải pháp mạng hiện đại, giá thành hạ trên thế giới
đã tiếp cận thị trường Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông nói
chung và các doanh nghiệp viễn thông Hà Nội nói riêng sẽ có nhiều cơ hội
lựa chọn công nghệ mới, tiết kiệm đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế.

• Việt Nam gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế, sẽ tiếp cận được
nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài,
từng bước bước ra thị trường thế giới. Đây là mục đích m à mọi doanh
nghiệp viễn thông Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, WTO còn đặt các
doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc
liệt. Nhưng cạnh tranh cũng chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
99
viễn thông tự đổi mới mình như tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải
cách quy trình khai thác quản lý, tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực
mang tính chiến lược. Đ ổ i mới để phù hợp với những thay đổi, biên động
của thị trưỏng là một việc làm thưỏng xuyên của các doanh nghiệp viên
thông hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên càng có cơ
hội học hỏi. Đó cũng chính là môi trưỏng thuận lợi cho các dịch vụ viên
thông phát triển và đa dạng hoa.

Thách thức, khó khăn

- Một là, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô
còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; hạ tầng kinh tế xã hội, hệ
thống pháp luật và các cơ chế chính sách chưa đồng bộ; lực lượng lao động trình độ cao
phục vụ cho phát triển dịch vụ trình độ, chất lượng cao còn yếu và thiếu; năng lực quản
lý nhà nước trong hoạt động dịch vụ chưa theo kịp đòi hỏi thực tế làm hạn chế khả năng
phát triển, cung ứng các dịch vụ trình độ, chất lượng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
Việt Nam phải canh tranh gay gắt với các tập đoàn kinh tế, những công ty đa quốc gia
hùng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ khi Việt Nam tham gia vào WTO và phải đối mặt với
những khó khăn.

- Hai là, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Hà Nội còn nhỏ, chưa chủ động
và bị nhiều hạn chế trong nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh
doanh thương mại quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ viễn thông, nhiều
doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn,... Không những thế, các
doanh nghiệp của H à Nội chưa tạo ra những liên kết, hợp tác trong công việc, nhiều khi
còn cạnh tranh nhau thiếu lành mạnh, lại có các cơ chế hoạt động không thống nhất, có
bảo hộ, sân chơi thiếu bình đẳng... làm giảm sức mạnh tổng hợp của cà nền kinh tế.
Không những thế công tác quàn lý dịch vụ viễn thông của Hà Nội còn nhiều bất cập, môi
trưỏng pháp lý về viễn thông của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cạnh-tranh gia tăng và
tồn tại một số biểu hiện phi cạnh tranh

- Ba là, chiến lược phát triển và các cơ chê, chính sách của Trung ương, địa
phương về phát triển dịch vụ chưa được ban hành kịp thỏi, đồng bộ; sự phối hợp chi đạo,
điều hành của các cấp, các ngành và doanh nghiệp chưa có kế hoạch hoặc chưa thống
nhất; công tác thu thập và xử lý thông tin, số liệu dịch vụ làm cơ sở xây dựng kế hoạch,
chính sách còn nhiều bất cập; đầu tư ngân sách Nhà nước cho cơ sở hạ tầng phát triển
dịch vụ trình độ, chất lượng cao chưa tập trung. Đ ộ i ngũ chuyên gia, cán bộ hoạt động
trong các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp dịch vụ trình độ cao còn thiếu và yếu.

100
2.2.5.2. Kết quả xuất khẩu trong những năm vừa qua

Để hiểu về xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Hà Nội, chúng ta cần hiểu các khái
niệm sau:

- Nhập khẩu dịch vụ viễn thông: Đẻ thực hiện một cuộc gọi ra nước ngoài cần
các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch trong nước (đường dây, tợng đài,., v.v...), sau đó,
tín hiệu cần truyền qua vệ tinh, đi tới trạm thu tín hiệu ờ nước ngoài, truyền tới tợng đài,
và cuối cùng tới người nhận cuộc gọi. Như vậy, để có thể thực hiện được thành công một
cuộc gọi phải có sự hỗ trợ cùa một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài thì
mới có thể gọi điện thoại ra nước ngoài, trong trường hợp này được coi là đang nhập
khẩu dịch vụ viễn thông.

- Xuất khẩu dịch vụ viễn thông: Ngược lại với quá trình nhập khẩu dịch vụ viễn
thông, đó là khi thực hiện một cuộc điện thoại từ nước ngoài vào Việt Nam, khi đó được
coi là xuất khẩu dịch vụ viễn thông.

Như đã nghiên cứu ờ Chương Ì, giá trị xuất khẩu dịch vụ viễn thông được xác
định qua công thức sau:

V = c * T * R * R_.

Trong đó:
v:e Giá trị xuất khẩu dịch vụ viên thông (USD)
c:e Cước viễn thông gọi quốc tế (USD/phủt)
T:e Tong thời gian gọi đi và đến quốc tế (phút)
R :
ce Tỷ lệ người nước ngoài gọi đến (%)
R :
me Tỷ lệ hãng viễn thông thường trú nhận từ cung cấp dịch vụ (%)

Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, chỉ số Ce - cước viễn thông gọi quốc
tế thường cao hơn so với các nước khác. Chi số R theo qui định của Tợ chức viễn
me

thông quốc tế ITƯ thường là 50%. T * R


e ce chính là tợng thời gian người nước ngoài gọi
đến Hà Nội. Như vậy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Hà Nội phụ thuộc chủ
yếu vào cước viễn thông và tợng thời gian người nước ngoài gọi đến Hà Nội.

Giai đoạn 2001-2005, cùng với sự phát triển các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị
gia tàng dịch vụ bưu chính- viễn thông của Hà Nội đạt 15,8% và là ngành có tỷ trọng lớn
thứ nhì trong cơ cấu các ngành dịch vụ (chiếm 17%, sau dịch vụ phân phối). Sự phát

loi
triển mạnh của dịch vụ bưu chính viễn thông và CNTT đã thúc đẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế khác.

Bảng 2-14: Xuất khẩu dịch vụ viễn thông của thành phố Hà Nội

Đơn vị: USD


Kim ngạch N ă m 2004 Năm 2005 N ă m 2006
xuất khẩu
Cả nước 20.471.000 40.160.000 78.787.000
Hà Nôi 2.282.000 473.000 8.784.300
Nguôn: Báo cáo khảo sát của Tổng cục Thống ké năm 2007

Kim ngạch xuất khẩu viễn thông của thành phố Hà Nội năm 2004 đạt 2,2 triệu
USD nhưng đến năm 2005 giảm xuống chi còn 473.000 USD và sang năm 2006 thì con
số này lại tăng đột biến lên 8,7 triệu USD. Nguyên nhân của sự biến động đó xuất phát từ
nhiều yếu tố:

Thứ nhất, đó là do lộ trinh giảm cước chung dợn đến việc doanh thu trực tiếp từ
viễn thông quốc tế giảm

Thứ hai, nguồn thu từ việc cung cấp các mạng trục cho các nhà cung cấp viễn
thông nước ngoài cũng giảm theo tỳ lệ đã được thỏa thuận.

Thứ bạ, do các cam kết của Việt Nam về viễn thông đã dần thông thoáng han, đã
tạo điều kiện mở cửa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế vào thị trường
Việt Nam dợn đến tình trạng phải chia sẻ lợi nhuận là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc tách Bưu chính ra khỏi viễn thông cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra sự đột biến trong kim ngạch xuất khẩu viễn thông. N ă m 2005, kim
ngạch xuất khẩu Bưu chính viễn thông của thành phố Hà Nội là 40,2 triệu USD, trong đó
kim ngạch xuất khẩu Bưu chính là 39,7 triệu USD còn lại là kim ngạch xuất khẩu viễn
thông chưa đến 0,5 triệu USD, chỉ chiếm 1,25% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của
Bưu chính viễn thông. Đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu Bưu chính viễn thông của
thành phố Hà Nội đạt 8,8 triệu USD trong đó bưu chính chưa đến 0,1 triệu USD và kim
ngạch viễn thông là 8,7 triệu USD.

Xét theo các phương thức cung cấp dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Hà
Nội diễn ra như sau:

- Phương thức Ì - Cung cấp qua biên giới: đây là phương thức chủ yếu xuất khẩu
dịch vụ viễn thông của Hà Nội, theo ước tính của nhóm đề tài, chiếm đến 9 5 % tổng kim

102
ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông. Việc thực hiện qua phương thức này xuất phát từ lý
do kỹ thuật, khi mà việc gọi điện thoại quốc tế không cần tới sự di chuyộn của nhà cung
cấp hay người tiêu dùng dịch vụ.

- Phương thức 2 - Tiêu dùng ngoài lãnh thể: Đầy là phương thức người nước
ngoài đến Việt Nam độ tiêu dùng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông Hà
Nội. Phương thức này chủ yếu gắn với hoạt động du lịch và chi tiêu cho hoạt động viễn
thông của khách du lịch được tính vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch.

- Phương thức 3 - Hiện diện thương mại: Hiện nay, Viettel đã chủ động đầu tư ra
nước ngoài, mà điộn hình là Campuchia, đất nước đã gia nhập WTO từ năm 2004, thị
trường viễn thông cạnh tranh tương đối mạnh (với gần l o giấy phép VoIP, 5 giấy phép d i
động). Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kộ từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã
chiếm tới gần 2 0 % thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.

- Phương thức 4 - Hiện diện của thể nhân: về mặt kỹ thuật, xuất khẩu dịch vụ
viễn thông không thộ thực hiện qua phương thức này.

2.2.5.3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tham gia xuất khẩu

Hiện nay, tại Hà Nội có một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đó là:

- Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

- Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

- Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Ha noi Telecom)

- Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN)

Từ những năm đổi mới trờ lại đây, VNPT nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thôn
Việt Nam là doanh nghiệp gần như chiếm độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ
viễn thông ờ Việt Nam. Đến năm 1995, Viettel và SPT đã được cấp phép hoạt động
nhưng cạnh tranh mới thực sự diễn ra trên thị trường viễn thông Việt Nam từ năm 2000
đến nay. Do đó, trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích hai doanh nghiệp cung cấp viễn
thông lớn đó là VNPT và Viettel.

Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

Năm 1995, VNPT chính thức được thành lập với số vốn kinh doanh là 2.501.000
triệu đồng, là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc ờ hữu nhà nước. Hiện nay, VNPT
quản lý 64 Bưu điện tinh, thành phố, 9 công ty chức năng trong đó có Công ty Viễn

103
thông liên tỉnh ( V T N ) chịu trách nhiệm xây dựng, lắp đặt và bảo dưỡng mạng viễn thông
đường dài và cung cấp nhiều loại dịch vụ, Công t y V i ễ n thông quốc tế ( V T I ) cung cáp
các dịch v ụ viễn thông quốc tế chuyên nghiệp, Công t y Điện toán và truyền số liệu
(VDC) cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu, Internet, ứng dụng phổn mềm và các dịch v ụ
giá trị gia tăng khác, Công t y Dịch vụ viễn thông (GPC) cung cấp các dịch vụ viễn thông
thông tin d i động. V N P T còn có 4 đơn vị sự nghiệp, 9 công ty, nhà m á y xí nghiệp độc
lập, 18 công t y cổ phổn và tham gia 8 liên doanh v ớ i các đối tác nước ngoài. Ngoài ra,
VNPT cũng là cổ đông của các nhà khai thác thông tin d i động của V i ệ t N a m như Công
ty thông tin d i động ( V M S ) và Công ty cổ phổn dịch v ụ B ư u chính viễn thông Sài G ò n
(SPT).

Bảng 2-15: Tình hình phát triển thuê bao của V N P T

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số thuê
TB 2.073.500 4.220.800 6.523.200 9.527.400 17.468.300
bao

Tốc độ tăng
% 157% 155% 146% 183%
thuê bao

Nguồn: Báo cáo của VNPT

N ă m 2003 con số thuê bao m ớ i dừng lại ở con số 2,073 triệu thì đến n ă m 2007
con số này đã lên t ớ i 17,4 triệu thuê bao tăng 1 8 3 % so v ớ i năm 2006 tăng hơn 8 lổn số
thuê bao năm 2003.

VNPT đã thiết lập liên lạc viễn thông quốc tế với tất cả các nước trên thế giới
trong đó liên lạc trực tiếp v ớ i 36 quốc gia v ớ i 5.700 kênh viễn thông quốc tế qua vệ tinh
và cáp quang biển. Bên cạnh đó V N P T đã và đang triển khai các hợp đồng hợp tác k i n h
doanh v ớ i các Tập đoàn khai thác hàng đổu thế giói: NTT, France Telecom, Telstra, K T ,
Kinnevik v ớ i tồng số v ố n hơn Ì tỷ USD để xây dựng và phát triển mạng viễn thông quốc
tế, di động, nội hạt

Năm 2007, thị trường mạng di động ờ Việt Nam đã xuất hiện theo 2 nhà cung cấp
dịch vụ mạng d i động m ớ i nữa là EVNTelecom và HT-Mobile, t u y nhiên cũng giống
như mạng d i động S-Fone sử dụng công nghệ C D M A , thị phổn của 2 mạng này vẫn nhỏ
đặc biệt là HT-Moblie. N ă m 2007, thị phổn của Viettel tăng vượt cả thị phổn của
Mobiíbne và Vinaphone trong đó thi phổn của Vinaphone sụt giảm rất nhiều. N h ư vậy,
tuy V N P T vẫn là nhà cung cấp dịch v ụ mạng d i động l ớ n nhất V i ệ t N a m nhưng x u
hướng thị phổn của V N P T đang giảm đổn. N g ư ợ c lại các doanh nghiệp viễn thông khác
trên thị trường V i ệ t N a m vẫn không ngừng gia tăng thị phổn của mình qua các năm. Điều

104
này hoàn toàn phù hợp v ớ i chiến lược phát triển B C V T cùa V i ệ t N a m là tạo ra một thị
trường cạnh tranh trong đó V N P T là doanh nghiệp chủ đạo. V ớ i những ưu đãi của các
doanh nghiệp m ớ i gia nhập thị trường, trong đó quan trọng nhất là không bị khống chê
bởi giá sàn, các doanh nghiệp viễn thông m ớ i đã tận dứng triệt để công cứ này đê nâng
cao sản lượng, tăng thị phần.

Hình 2-6: Thị phần thông tin di động tại Việt Nam năm 2007

• Sphone: 7,65% HVinaPhone: 24,6%


• MobiFone: 28.9% • Viettel: 30,5%
• EVN: 7,5% OHT: 0,85%

Nguồn : Trung tâm thông tin Bưu điện

Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel

Năm 1998 Công ty Viễn thông quân đội Viettel là doanh nghiệp thứ 2 sau VNPT
có giấy phép kinh doanh đầy đủ trong việc cung cấp dịch v ứ bưu chính, viễn thông ỏ
Việt Nam. Hiện nay, Viettel là một trong những doanh nghiệp có thị phần l ớ n về thuê
bao di động chỉ sau 3 n ă m hoạt động. Doanh thu liên tức tăng trong vòng 05 n ă m trở lại
đây. Đặc biệt năm 2006 doanh thu của Viettel đã đạt con số kỷ lức 7108 tỷ đồng, tăng
hơn 2,84 lần so v ớ i n ă m 2005. Đây là một trong những n ỗ lực vượt bậc của Viettel trong
khi cạnh tranh trên thị trường viễn thông đang diễn ra ngày càng gay gắt

Bảng 2-16: Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel giai đoạn 2000-2006

Năm
Chì tiêu
2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu (tỷ đồng) 920 1020 1400 2500 7108

Tốc độ tăng (lần) 1,1 1,37 1,78 2,84

Nguồn: Tống công ty Viễn thông quân đội Viettel

105
về sản xuất k i n h doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh
nghiệp V i ệ t N a m phải cạnh tranh v ớ i những Tập đoàn viễn thông nước ngoài rất lớn, có
năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thị trường viễn thông
thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều r ủ i ro nếu doanh nghiệp viễn thông chi tập trung kinh
doanh một lĩnh vực. Chính vì vậy, Viettel đã xác định phải phát triọn mạnh mạng lưới,
áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng l ớ n đọ k h i các công t y
nước ngoài thâm nhập vào thị trường, họ sẽ không còn nhiều cơ h ộ i nữa vì thị phần chủ
yếu đã bị Viettel nắm giữ.

Đặc biệt, Viettel đã chủ trương chủ động hội nhập với các đối tác nước ng
tăng cường hợp tác đọ hiọu hơn về các đối t h ủ cạnh tranh trong tương lai. Đây cũng là
cách học một k i n h nghiệm t ừ việc hợp tác v ớ i các đối tác nước ngoài. T h ờ i gian qua,
Viettel đã m ờ cửa ngõ quốc tế tại Hongkong; tham gia vào tuyến cáp quang biọn n ố i liền
giữa Châu Á - Châu M ỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có m ố i quan hệ đối tác
tương đối thân thiện v ớ i các công t y viễn thông lớn trên thế giới. H i ệ n nay, số người thuê
ngoài của Viettel đã lên t ớ i gần 5.000 người, chiếm gần 5 0 % lao động của Tồng công ty.
Viettel cũng có những chính sách thu hút và gìn g i ữ nhân tài, tạo ra môi trường làm việc
cời mở, khuyến khích sáng tạo, nhằm tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa con người và Tổng
công t y đọ tránh nguy cơ chảy m á u chất x á m k h i các công t y viễn thông nước ngoài thâm
nhập thị trường. Bên cạnh đó, Viettel đã thường xuyên thay đổi đọ thích ứng v ớ i môi
trường cạnh tranh gay gắt. Chiến lược kinh doanh thường xuyên thay đổi đọ bám sát v ớ i
thực tế thị trường.

Hình 2-7 : Lọi nhuận của Viettel giai đoạn 2000-2007

4000

35QO

300Q

2500

2000

1500

-tooo
500

o
2000 2001

Nguồn: Tổng Công ty viễn thông Quân đội Vietteỉ

106
2.2.6. Dịch vụ giáo dục

2.2.6.1. Cơ hội và thách thức của thành phổ Hà Nội trong việc phát triển dịc
vụ giáo dục

Cơ hội/thuận lọi

Hà Nội có những cơ hội và thuận lợi sau đây khi phát triển dịch vụ giáo dục:

- Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, là cái nôi của nền giáo dục nước nhà với sự
xuất hiện của trường Đ ạ i học Quốc gia đắu tiên cách đây tròn 10 thế kỷ. N g ư ờ i dân H à
Thành coi trọng việc học và đề cao tri thức, người tài được đánh giá cao và có vị trí trong
xã hội. Phát triển giáo dục sẽ có một nền m ó n g vững chắc, đó là giá trị văn hóa "tôn sư
trọng đạo" ăn sâu trong từng suy nghĩ của người dân thủ đô. H à N ộ i là nơi quy t ụ tri thức
của cả nước v ớ i hơn 50 trường đại học, cao đẳng v ớ i m ộ t đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, nhà
khoa học có tâm huyết và trinh độ, là cơ sờ vững chắc để phát triển dịch v ụ giáo dục trên
địa bàn thành phố.

- Hà Nội là trang tâm chính trị - văn hóa - kinh tế của cả nước, là địa phương có
khả năng tiếp cận nguồn thông t i n t ừ Trung ương, bộ ban ngành và tổ chức quốc tế
nhanh nhất trong cả nước, có khả năng tranh thủ các nguồn viện trợ hoặc sự ưu ái v ớ i tư
cách "chủ nhà" của các tổ chức này, đồng thòi giáo dục H à N ộ i có điều kiện thuận l ợ i
hơn để tiếp cận v ớ i những x u thế phát triển hiện đại, học tập được những k i n h nghiệm t ố t
về giáo dục trên thế giới, đẩy manh hợp tác quốc tế thông qua các tổ chức này. Điều này
cũng tạo ra nhiều cơ h ộ i cho H à N ộ i thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục t ừ nhiều
nước, đặc biệt là đắu tư về cơ sờ vật chất, thiết bị dạy học, hiện đại hoa điều kiện học tập
và lực lượng chuyên gia giáo dục.

- Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những áp lực ngoại sinh đòi hỏi các nhà
giáo dục H à N ộ i phải cải cách thể chế quản lý, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,
xây dựng hệ thống các chuẩn giáo dục theo thông lệ quốc tế, cải thiện môi trường vận
hành các hoạt động giáo dục, khơi dậy những tiềm năng to l ớ n về giáo dục trong nhân
dân.

- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những thuận lợi, giúp chúng ta nhanh
chóng tiếp cận v ớ i các nguồn tri thức và thông t i n khổng l ồ phục vụ cho học tập, nghiên
cứu. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển giáo dục trên các mặt quy m ô , chất lượng,
hiệu quả; hệ thống giáo dục xuyên biên giới sẽ tạo điều kiện nghiên c ứ u để hoàn thiện hệ
thống giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa, tạo cho m ọ i
người có nhiều cơ h ộ i học tập; đồng thời có thể tăng cường các điều k i ệ n bảo đảm chất

107
lượng tiếp nhận các chuẩn quốc tế; sớm đưa giáo dục nước ta lên trình độ tiên tiến. Giáo
dục đang có nhiều thay đổi, nhất là giáo dục đại học, sẽ là cơ hội để giáo dục của H à N ộ i
có điều kiện học tập, vận dụng sảng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của thủ đô nhàm nâng cao
năng lực quản lý và tạo điều kiện cho m ọ i ngưứi hưứng thụ giáo dục . 17

- Trong tình hình mở rộng sản xuất, kinh doanh sau khi vào WTO, nhu cầu lao
động tăng nhanh, tạo nên sức ép nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, thúc
đẩy cải cách giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1 8
H à N ộ i và các tỉnh p h ụ cận
như Vĩnh Phúc, Bắc N i n h , H ư n g Yên... là điểm đến của v ố n đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong thứi gian gần đây. Ngày càng có nhiều tập đoàn trên thế giới đầu tư vào các k h u
công nghiệp của H à N ộ i và các tình phụ cận, tạo nên nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng
cao và đây là cơ hội rất l ớ n cho các tổ chức giáo dục H à N ộ i trong quá trình phát triển
dịch vụ đào tạo của mình.

Thách thức/khó khăn

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức mà Hà Nội gặp
phải khi phát triển dịch v ụ giáo dục:

- Thách thức lớn nhất là làm sao vừa thực hiện những cam kết về giáo dục trong
khuôn khổ WTO, v ừ a bảo đảm g i ữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện những mục tiêu
cơ bản của ta về giáo dục, g i ữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải cảnh giác v ớ i
những tác động tiêu cực trong hoạt động dịch vụ giáo dục, trái v ớ i mục đích của giáo dục
là phát triển con ngưứi, phát triển văn hoa, góp phần phát triển đất nước.

- Khả năng cạnh tranh bình đẳng trong môi trưứng tự do hoa thương mại của Hà
N ộ i còn yếu kém. Chất lượng giáo dục V i ệ t N a m nói chung và H à N ộ i nói riêng còn
thấp, chưa đáp ứng được, nhu cầu về cung cấp nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển
kinh tế, năng lực cạnh tranh của các cơ sỡ giáo dục V i ệ t Nam, nhất là các trưứng đại học
và các cơ sứ giáo dục nghề nghiệp, còn yếu, chưa đủ sức tham gia thị trưứng giáo dục
quốc tế, chưa đủ sức t h u hút nhiều học sinh nước ngoài vào V i ệ t Nam.

- Xu hướng xuất khẩu giáo dục không lành mạnh từ các nước có nền giáo dục
phát triển trong những n ă m gần đây là điểm đáng báo động. Đây là thách thức và r ủ i ro
rất lớn đối v ớ i giáo dục nước ta trong k h i quản lý của ta về hoạt động giáo dục xuyên
biên giới còn rất y ế u kém, thiếu các văn bản pháp quy, tổ chức quản lý phân tán, chồng
chéo. Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý các hoạt động đào tạo có yếu tố nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đ ầ u tư, B ộ Giáo dục và Đào tạo, B ộ L a o động, Thương binh và X ã

" http://www.niesac.edu.vn/tintuc/details.asp?TT_ID=271I33688
http://www.hui.edu.vn/ttgd/TinTucSuKien/data/4_l_2.doc
ls

108
hội), đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng; vì vậy đã xảy
ra những sự việc đáng tiếc như công ty đào tạo tiếng A n h SITC (Singapore).

- Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo chưa được rà soát và sửa
đổi cho phù hợp v ớ i b ố i cảnh k h i đã vào WTO, m ô hình quản lý giáo dục còn mang nặng
tính chất kế hoạch hoa tập trung, chưa phù hợp v ớ i giáo dục trong cơ chế thủ trường,
nặng về quản lý hành chính sự vụ, chưa quan tâm đầy đủ chất lượng, v ấ n đề liên kết đào
tạo chưa được quan tâm quản lý chặt chẽ, có thể dẫn đến nhiều phức tạp k h i các đối tác
yêu cầu thực hiện các nguyên tắc của WTO. Lĩnh vực giáo dục xuyên quốc gia là lãnh
vực dễ bủ tổn thương nhất.

2.2.6.2. Kết quả xuất khẩu trong những năm vừa qua

Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới

Cung cấp qua biên giới là hình thức dủch vụ được cung cấp từ nước này sang nước
khác như gọi điện thoại, dủch vụ qua mạng viễn thông, các hình thức học từ xa, cơ sờ
giáo dục số, phần mềm giá o dục...

Có thể nói cho tới thời điểm hiện tại các cơ sờ giáo dục đào tạo tại Hà Nội chưa
tiến hành cung cấp dủch vụ dưới hình thức này. Đ e dủch v ụ giáo dục được cung cấp qua
biên giới, chúng ta cần phải thỏa m ã n một số yêu cầu sau đây.

Trước hết, nền giáo dục của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải đủ
manh, chí ít là m ộ t số cơ sờ giáo dục trên đủa bàn thành phố phải có uy tín trong k h u vực
và trên thế giới. Chỉ k h i chất lượng giáo dục được nâng lên một tầm cao m ớ i thì thủ
trường quốc tế m ớ i m ở ra cho hình thức cung cấp dủch vụ này.

Thứ hai, hệ thống giáo dục phải được quản lý theo hình thức tín chì thay vì niên
chế như phần l ớ n tổ chức giáo dụcở H à N ộ i hiện nay. Các m ô n học phải được m ô đun
hóa, tiêu chuẩn hóa theo các gói kiến thức bao gồm số lượng tín chi, nội dung của tàng
m ô n học theo m ô đun, giáo trình đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thư viện ào tốt
và đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải có trình độ quốc tế v ớ i khả năng ngoại ngữ cao.

Thứ ba và cũng không kém phần quan trọng là hệ thống cơ sờ hạ tầng công nghệ
thông t i n , qua đó bài giảng được đóng gói và truyền qua mạng toàn cầu Internet cho
người học ờ m ộ t đủa điểm ngoài V i ệ t N a m tiếp nhận.

Các cơ sờ đào tạo trên đủa bàn thành phố Hà Nội đều chưa đáp ứng ba điều kiện
trên nên hoạt động xuất khẩu giáo dục dưới hình thức cung cấp qua biên giới chưa thể
thực hiện được. Thay vào đó, chúng ta đang nhập khẩu dủch vụ giáo dục dưới hỉnh thức

109
này khá nhiều, trong đó phải kể đến các chương trình đào tạo từ x a bậc đại học, thạc sỹ
và tiến sỹ của các cơ sở đào tạo từ Mỹ, Singapore, Israel. H i ệ n tại trường đại học H à N ộ i
đã tiến hành nhập khẩu chương trình học tập tiếng A n h online từ m ộ t tổ chức giáo dục
của Israel và đang triển khai tương đẻi hiệu quả. N g ư ờ i học chỉ cần mua thẻ (thường có
thời hạn Ì năm) v ớ i m ã sẻ được cung cấp trên thẻ và một m á y tính n ẻ i mạng Intemet v ớ i
hệ thẻng loa hoặc tai nghe là có thể học tiếng A n h ở bất kỳ nơi đâu, không nhất thiết phải
đến trường lóp. M ộ t sẻ cá nhân ờ H à N ộ i đã và đang theo các chương trình cử nhân, thạc
sỹ, tiến sỹ online cùa các cơ sờ giáo dục quẻc tế nằm ngoài lãnh thổ V i ệ t Nam.

Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Tiêu dùng ngoài lãnh thổ là hình thức cung cấp dịch vụ trong đó người tiêu dùng
ờ một nuớc sử dụng dịch v ụ trên lãnh thổ m ộ t nước khác.

Hình 2-8: số lượng học sinh, sinh viên quẻc tế tại Hà Nội

H I : Sẻ lượng HSSV quác tế tại Hà Nội

Bậc dưới Đ H Bậc Đ H và Sau Đ H

Nguồn: Tong hợp của nhóm tác giá

Đây là hình thức chủ yếu khi tiến hành xuất khẩu dịch vụ giáo dục của các cơ sở
đào tạo tại H à Nội. Hàng năm có khoảng 1000 sinh viên quẻc tế đến V i ệ t N a m để học
tập và nghiên cứu, đóng góp trên 1,5 triệu đô la M ỹ vào nguồn học phí của các trường
đại học trên địa bàn. Các học sinh quẻc tế đến H à N ộ i chủ yếu học tập bậc đại học v ớ i
chuyên ngành V i ệ t N a m học hoặc các chuyên ngành k i n h tế, kinh doanh và kỹ thuật các
của các cơ sờ đào tạo được xã h ộ i đánh giá cao như trường đại học N g o ạ i Thương,
trường đại học H à N ộ i , trường Đ ạ i học K i n h tế quẻc dân, trường đại học Bách Khoa,...
M ộ t phần rất nhỏ trong sẻ 1000 sinh viên này theo học các khóa thạc sỹ hoặc tiến sỹ, chủ
yếu là ngôn n g ữ học, V i ệ t Nam học hoặc các bộ m ô n khoa học nghệ thuật như hát dân
ca, m ú a cổ truyền... tại các trường đại học hoặc học viện có chuyên ngành đào tạo này.

no
Ngoài bậc đại học, hàng năm có khoảng 70 học sinh của các quan chức ngoại giao
hoặc doanh nhân nước ngoài tham gia các lớp học bậc mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ
sờ, trung học phổ thông của các lóp chất lượng cao hoặc các lớp quốc tế thuộc các cơ sờ
đào tạo trên đệa bàn. Đ ố i tượng này đóng góp khoảng 210.000 đô la M ỹ cho nguồn t h u
học phí của các trường. K i n h nghiệm tại các nước phát triển cho thấy nếu chất lượng đào
tạo bậc dưới dại học tốt thì học sinh có khả năng học tiếp bậc đại học và cao hơn tại quốc
gia đó. Do vậy, việc hình thành các trường quốc tế cung cấp dệch v ụ giáo dục chất lượng
cao, sử dụng song ngữ tiếng A n h (hoặc tiếng Pháp) và tiếng V i ệ t là một bước đi cần thiết
để cài thiện tình hình xuất khẩu dệch vụ giáo dục trên đệa bàn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu dệch vụ giáo dục của Hà Nội trong 2007 khoảng 2, Ì
triệu đô, chiếm 0,1 phần nghìn tồng thu học phí trên toàn cầu v ớ i khoảng 2000 tỷ USD.
Vào những n ă m 1970-1980, giáo dục của ú c còn miễn phí. Sang năm 2003-2004,
220.000 sv t ừ các nước ( 8 5 % từ Châu Á ) đến học tại úc. Giá trệ xuất khẩu dệch v ụ của
Úc năm 2004 là 5,6 tỷ USD. Riêng K h o a kinh tế - k i n h doanh Đ ạ i học Sydney có doanh
thu xuất khẩu giáo dục năm 1999 là 8,7 triệu USD, năm 2004 là 39 triệu USD ( 4 0 % sv
cùa khoa từ các nước). Đ ấ t nước Malaysia là một ví dụ khác. N ă m 1997 có 38.000 sinh
viên Malaysia đi du học các nước, tức đất nước này nhập khẩu giáo dục. T u y nhiên n ă m
2004 có 42.000 sinh viên t ừ 150 quốc gia t ớ i du học tại M a l a y s i a 19
và đất nước này bắt
đầu đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục từ đó.

Phương thức 3: Hiện diện thương mại

Hiện diện thương mại là việc nhà cung cấp dệch vụ thiết lập cơ sờ của mình tại
nước ngoài, như các trường đại học m ở chi nhánhở nước ngoài, hoặc thành lập liên
doanh v ớ i trườngở đệa phương.

Tương tự như hình thức cung cấp qua biên giới, cho đến nay chưa có một tổ chức
giáo đục nào cùa H à N ộ i nói riêng và Việt Nam nói chung thực hiện xuất khẩu dệch v ụ
giáo dục thông qua hình thức hiện diện thương mại. Hình thức xuất khẩu này tương đối
khó thực hiện, nó đòi h ỏ i các tổ chức đào tạo của H à N ộ i phải có m ộ t nguồn vốn khá l ớ n
để xây dựng cơ sờ đào tạo tại nước ngoài, hoặc phải tìm được đối tác nước ngoài t i n cậy
để tiến hành liên doanh liên kết. Ngoài ra, các tổ chức giáo đục H à N ộ i phải được luật
pháp nước sỡ tại cho phép thành lập cơ sờ đào tạo nước ngoài trên lãnh thổ nước họ. Nói
chung, hình thức xuất khẩu này thường là buớc cuối cùng k h i tiến hành thâm nhập thệ
trường giáo dục của m ộ t nước khác sau k h i 3 hình thức còn lại đã diễn ra do nó yêu cầu
một sự cam kết về v ố n và sự hiểu biết tường tận về luật pháp nước sở tại. M ộ t k h i không

"http://www.dlu.edu.vn/HoithaoVUN/Nguyen%20Quang%20Toan_lJQC.pdf
111
thành công, rất khó cho các tổ chức đào tạo thu hồi lại được v ố n và đặc biệt là uy tín đào
tạo quốc tế sẽ bị ảnh hường nghiêm trọng.

ở Việt Nam, Đại Học RMIT của ức là trường đại học nước ngoài duy nhất và đụu
tiên cho t ớ i thời điểm hiện tại có cơ sờ đào tạo tại V i ệ t Nam. Trường đại học này đã
được xếp hạng đụu về xuất khẩu giáo dục trong Giải thường dành cho xuất khẩu của
bang Victoria năm 2005. R M I T đã được tiến cử cho giải thưởng này trong suốt những
năm gụn đây và đã đoạt được giải năm 1998, 1999, 2000, 2001 và 2004. Trường cũng đã
đoạt giải thưởng Xuất khẩu Giáo dục của toàn nước ú c năm 1998. R M I T là một trong
những nơi qui t ụ được lượng sinh viên quốc tế đông đảo nhất tại ứ c v ớ i số lượng sinh
viên quốc tế luôn chiếm khoảng 2 5 % tồng số sinh viên. N ă m 2007, số lượng tuyển sinh
vào Đ H R M I T của sinh viên quốc tế học ngoài nước ú c tăng lên 1 4 % trong k h i lượng
tuyển sinh cùa Đ ạ i học Quốc tế R M I T V i ệ t Nam nhảy vọt lên 4 0 % .

Một khi chất lượng đào tạo của các trường đại học tại Hà Nội đủ mạnh, chúng ta
có thể thành lập các cơ sờ đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là Lào, Campuchia để tiến hành
xuất khẩu dịch vụ giáo dục dưới hình thức hiện diện thương mại.

Phương thức 4: Hiện diện thể nhân

Hiện diện thể nhân là hình thức xuất khẩu mà người cung cấp dịch vụ của một
nước sang một nước khác cung cấp dịch vụ, ví dụ như giáo sư, chuyên gia... ra nước
ngoài làm việc.

Đây là hình thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục đụu tiên của Việt Nam. Các đây
khoảng 30 năm, các giáo sư khoa học t ự nhiên như toán học, vật lý học của các trường
đại học ở H à N ộ i đã từng sang các nước thuộc khối SEV và các nước châu Phi để giảng
bài, thể hiện trí tuệ uyên thâm của các học giả V i ệ t Nam trên trường quốc tế. Vào những
năm 80, 90 thuộc thế kỷ trước, các giáo sư y khoa của trường đại học Y H à N ộ i , các giáo
sư nông học đã tham gia các khóa thuyết giảng và tập huấn cho tập thể giáo sư, bác sỹ,
nhà nghiên cứu của nhiều bệnh viện, trường y khoa và các viện nghiên cứu l ớ n trên thế
giới.

Ngày nay, hàng năm các viện nghiên cứu, các trường đại học cử khoảng 80 học
giả, nhà nghiên cứu ra nước ngoài để tiến hành giảng bài và tham gia các đề tài nghiên
cứu khoa học quốc tế. C h ủ yếu các học giả này đến t ừ các viện nghiên cứu và các trường
đại học k h ố i khoa học t ự nhiên như V i ệ n Toán học V i ệ t Nam, Trung tâm V ậ t lý lý
thuyết, trường Đ ạ i học Bách khoa H à N ộ i , trường đại học N ô n g nghiệp ì H à Nội... M ộ t
số giáo sư kinh tế học của V i ệ t N a m cũng đã tùng tham gia các buổi thuyết giảng tại các

112
trường đại học l ớ n trên thế g i ớ i nhưng không nhiều, chủ y ế u thông qua hoạt động tham
gia đềtài nghiên cứu khoa học quốc tế v ớ i các trường bạn.

Thực tế ngân sách đóng góp của hình thức xuất khẩu này vào nguồn thu của các
tổ chức giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố gần như không đáng kệ do các tổ chức
nước ngoài thuồng cấp học bổng trực tiếp cho các giảng viên và khoản học bổng được
coi là lương trả cho trí tuệ và chất xám của họ trong thời gian công tác tại nước ngoài.
Tuy nhiên, điều quan trọng là, hình thức xuất khẩu này sẽ nâng cao u y tín và hình ảnh
cho lĩnh vực giáo dục và nghiên cửu khoa học của thủ đô, tạo bước đệm đệ các trường
đại học, viện nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ dưới các hình thức khác.

Đối tác nước ngoài trong quan hệ thương mại

Thị trường xuất khẩu dịch vụ giáo dục của các cơ sở đào tạo Hà Nội chủ yếu là
Trung Quốc v ớ i đối tác là các trường đại học Trung Quốc như đại học V â n Nam, đại học
Quảng Tây, Học viện Giáo dục N a m Ninh, học viện Ngoại ngữ Phương Đông. Đ ố i v ớ i
du học sinh Lào, Campuchia, Thái L a n du học t ựtóctại H à N ộ i thì h ọ thường liên hệ
trực tiếp v ớ i các cơ sờ đào tạo trên địa bàn và nhập học v ớ i danh nghĩa cá nhân.

Hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục cùa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng đã có những bước đi chập chững đầu tiên t ừ khoảng 30 năm trước. T u y nhiên hoạt
động xuất khẩu dịch vụ giáo dục chỉ thực sự k h ở i sắc cách đây 2 năm, k h i luồng gió d u
học sinh Trung Quốc bắt đầu thổi sang V i ệ t Nam. Thị trường nhập khẩu dịch v ụ giáo dục
của các tổ chức đào tạo H à N ộ i chủ yếu là Trung Quốc, trong đó đặc biệt quan trọng là
các tình vùng biên như Quảng Tây, Vân Nam. T ừ những năm 2006, trường đi tiên phong
trong hoạt động xuất khẩu địch vụ giáo dục là trường Đ ạ i học Ngoại Thương v ớ i hợp
đồng ký v ớ i trường đại học Vân N a m trong việc đào tạo 42 sinh viên học tiếng Việt. Sau
đó các trường đại học khác như trường đại học H à N ộ i , trường đại học K i n h tế Quốc dân,
trường đại học K h o a học X ã hội và Nhân văn... đã lần lượt ký hợp đồng v ớ i các đối tác
Trung Quốc đệ cung cấp dịch vụ đào tạo tiếng V i ệ t hoặc đào tạo chuyên ngành V i ệ t N a m
học cho đối tượng sinh viên này.

Trong năm 2007, lưu học sinh Trung Quốc đóng góp khoảng Ì triệu đô la Mỹ cho
ngân sách của các trường đại học H à Nội. Trang Quốc chiếm khoảng 8 0 % thị trường
xuất khẩu địch vụ giáo dục của H à N ộ i (hình 2) và x u hướng càng ngày càng tàng. C ó
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng k i m ngạch xuất khẩu dịch v ụ giáo dục vào thị
trường này. Trước hết quan hệ chính trị - k i n h tế - thương mại giữa V i ệ t N a m và T r u n g
Quốc ngày càng tốt đẹp kéo theo sự gia tăng các hoạt động giáo dục, xã h ộ i và do vậy
xuất khẩu - nhập khẩu dịch vụ là 2 mặt bổ sung cho nhau, là quá trình ưao đổi k i ế n thức
và văn hóa m à cả hai nước đều phải lưu tâm đến. T h ứ hai là, tư cách thành viên chính
113
thức của Tổ chức Thương mại Thế g i ớ i năm 2007 đã mang lại một vị thế m ớ i cho V i ệ t
Nam trên trường quốc tế. Thế giới ngày càng quan tâm hơn t ớ i các diễn biến của V i ệ t
Nam do vậy việc nghiên cứu V i ệ t Nam là điều cần thiết. Ngoài ra còn m ộ t nguyên nhân
khác nữa là H à N ộ i chưa hề có chiến dịch marketing thu hút sinh viên của các nước khác
trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái L a n đến theo học các chương trình đào tạo tại
các cơ sờ giáo dẩc trên địa bàn thành phố H à Nội. Nói cách khác, khả năng khai thác các
thị trường khác rất hạn chế.

Hình 2-9: Thị phần các thị trường xuất khẩu dịch vẩ giáo dẩc

H2: Thị phần các thị trưởng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Phần còn lại của thế giới (không tính Trung Quốc) chiếm 20% thị phần nhập khẩu
địch vẩ giáo dẩc của H à N ộ i , trong đó Tây Bắc  u chiếm 3 1 % , Liên X ô cũ chiếm 2 6 % ,
Châu Á chiếm 2 5 % , ú c và New Zeland chiếm 15%, M ỹ và Canada chiếm 3 % của 2 0 %
còn lại đó

Tiềm năng xuất khẩu dịch vẩ giáo dẩc vào các thị trường hiện tại là khá lớn.

Đối ván thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước đông dân và người ta
thường nói rằng có thể gặp người Trung Quốc ở bất kỳ m ộ t nước nào trên thế giới. D u
học sinh Trung Quốc là m ộ t tập thể đông và vững mạnh ờ bất kỳ m ộ t trường đại học n ổ i
tiếng nào của A n h quốc, Mỹ, Nhật Bản... Cho nên m ộ t điều chắc chắn rằng m ộ t thời gian
không x a nữa, du học sinh Trung Quốc sẽ là lực lượng đóng m ộ t vai trò quan trọng trong
việc tăng thu ngân sách cho các trường đại học đào tạo có u y tín của H à Nội. V ớ i chất
lượng giáo dẩc của các cơ sờ giáo dẩc H à N ộ i ngày m ộ t tăng, chương trình giảng dạy
ngày càng tiệm cận v ớ i thế g i ớ i và đáp ứng được đòi h ỏ i của sự phát triển chung của xã
hội, phương thức marketing giáo dẩc ngày m ộ t chuyên nghiệp v ớ i mức học phí và chi
phí sinh hoạt hợp lý thì trong một tương lai không xa, số lượng sinh viên Trung Quốc
trên địa bàn thành phố sẽ đạt khoảng 2000 trong vòng 5 n ă m t ớ i . L ự c lượng sinh viên
114
này sẽ đóng góp khoảng 3 triệu đô la M ỹ vào nguồn thu học phí của các trường, tương
đương với mức đóng góp của 26.000 sinh viên V i ệ t N a m v ớ i mức học phí 180.000
đồng/người.

Đối với thị trường Lào, Campuchia, Thái lan. Đây là khu vực thị trường giàu tiềm
năng và gần như chưa m ộ t cơ sờ đào tạo nào của H à N ộ i khai thác. Gần đây đã có m ộ t số
sinh viên cùa ba nước này sang V i ệ t N a m du học dưới hình thức tự túc tại các trường đại
học Kinh tế Quốc dân, N g o ạ i Thương, Bách Khoa, đặc biệt là các trường đại học m i ề n
Trang. X u hướng du học m ớ i tại Lào cho thắy sinh viên và các bậc phụ huynh Lào đã bắt
đầu chuyển hướng ý thích g ử i con em của họ sang V i ệ t N a m học tập và nghiên cứu thay
vì Thái Lan vì chi phí tại V i ệ t Nam thắp hơn. Ngoài ra điều quan trọng hơn đó là V i ệ t
Nam có nền văn hóa thuần Việt, sinh viên sẽ được đào tạo theo m ô hình văn hóa tôn sư
trọng đạo, là người c o n ngoan trong gia đình, người công dân tốt trong xã hội. Các bậc
phụ huynh Lào đã thắy được mặt trái k h i con em họ học tập tại Thái lan hoặc các nước
phát triển khác, hành trang theo các sinh viên tốt nghiệp là tư tường phóng khoáng trong
tư duy và ăn mặc v ớ i những m ố t quần áo và đầu tóc k i n h dị, đi ngược lại v ớ i các giá trị
truyền thống của người Lào. Đây là một điểm rắt quan trọng m à các nhà giáo dục của H à
Nội cần phải nghiên c ứ u và phát huy.

Đối với thị trường phương Tây. Phương Tây có nền giáo dục phát triển cao hơn
Việt Nam nhiều lần, h ọ thực hiện chiến lược xuắt khẩu dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp
và Việt Nam là m ộ t trong những nước nhập khẩu giáo dục từ thị trường giáo dục chắt
lượng cao đó. T u y nhiên, ngày ngày càng nhiều sinh viên thuộc các nước phát triển quan
tâm tới đắt nước V i ệ t Nam, muốn tìm hiểu những giá trị của V i ệ t N a m m à v ớ i họ luôn là
một điều bí ẩn, cần phải được khám phá. Lĩnh vực nghiên cứu m à sinh viên phương Tây
thường muốn tìm hiểm là V i ệ t Nam học, phương Đông học, ngôn n g ữ học, văn hóa, các
loại hình nghệ thuật dân gian. V ớ i sự h ộ i nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới và vị
thế Việt Nam ngày m ộ t tăng trên trường quốc tế thì sê càng có nhiều sinh viên phương
Tây đến H à N ộ i học tập và nghiên cứu.

Cơ cấu sản phẩm dịch vụ xuất khấu

Kim ngạch xuắt khẩu dịch vụ giáo dục tăng trưởng khá trong mắy năm gần đây là
một bước tiến đáng ghi nhận của nền giáo dục V i ệ t N a m nói chung và giáo dục trên địa
bàn thành phố H à N ộ i nói riêng. L i ệ u đà phát triển đó có tiếp tục phát huy và có tính bền
vũng trong những n ă m t ớ i hay không ? C ơ cắu dịch vụ xuắt khẩu có ý nghĩa quyết định
đối với câu trả l ờ i . N h ư n g bức tranh về cơ cắu dịch v ụ xuắt khẩu hiện nay đang đặt ra
nhiều vắn đề cần nghiên cứu.

115
C ơ cấu dịch v ụ và thị trường xuất khẩu có những chuyển biến tích cực: dịch vụ
đào tạo đại học và sau đại học chiếm một tỷ trọng lớn và tỷ lệ sinh viên t ừ các nước phát
triển đến V i ệ t N a m để học tập, nghiên cốu ngày một tăng. Theo báo cáo của B ộ Giáo
dục và Đào tạo, trong 5 n ă m từ 1998 đến 2003 có khoảng 1000 sinh viên quốc tế thì nay
riêng năm 2007 đã có hơn 1000 sinh viên quốc tế đến V i ệ t Nam học tập.

Hình 4 và 5 cho thấy số sinh HS: C ơ cấu đích vụ giáo dục X K theo số [nựng
viên quốc tế đến V i ệ t N a m theo học
bậc đại học và sau đại học chiếm đại
đa số với 1000 sinh viên, chiếm 8 7 % ; Giàng viên Bị,.
dll4iĐH

tiếp đến là số lượng giảng viên của


các trường đại học đi giảng dạy hoặc
tham gia các đề tài nghiên cốu khoa
học tại các trường đại học trên thế
giới là 80 người, tương ống 7%; và Bậc Đ H vả Sau

số lượng học sinh tham g i a học tập ĐU

bậc mẫu giáo, tiểu học và trung học 87%

khoảng 70 học sinh, chiếm 6%.

Trong 1000 sinh viên quốc tế đến


V i ệ t N a m học tập có khoảng 2/3 đến t ừ
Trung Quốc, phần còn l ạ i đến t ừ các
nước Lào, Thái Lan, Campuchia, M ô n g
Cổ, H à Quốc, Nhật Bản, Mỹ... Trong
những năm gần đây, quan hệ hợp tác
quốc tế của các trường Đ ạ i học V i ệ t
Nam m à nổi bật là trường Đ ạ i học N g o ạ i
Thương, trường Đ ạ i học H à N ộ i , trường
Đ ạ i học X H X H & N V , trường Đ ạ i học
K i n h tế Quốc dân ... v ớ i các trường đại
học thuộc các tinh giáp biên g i ớ i v ớ i
Việt Nam của Trung Quốc đã m ờ ra một giai đoạn m ớ i cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ
giáo dục của V i ệ t N a m nói chung và H à N ộ i nói riêng, số lượng sinh viên Trung Quốc
đến H à N ộ i học tập ngày m ộ t đông, điều này thúc đẩy nhanh mục tiêu xuất khẩu của t h ủ
đô, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.

Ngoài việc xuất khẩu dịch vụ giáo dục dưới hình thốc thu hút sinh viên quốc tế
đến học tập và nghiên cốu tại V i ệ t Nam, hoạt động giảng dạy vả nghiên cốu khoa học
của các học giả H à N ộ i tại các t ổ chốc giáo dục trên thế g i ớ i cũng đóng m ộ t v a i trò hết

116
sức quan trọng, góp phần nâng cao hỉnh ảnh của H à N ộ i ngàn năm văn hiến. Trên địa
bàn thành phố H à N ộ i có khoảng 40 viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng tham gia
xuất khẩu dịch v ụ giáo dục dưậi hỉnh thức này. Trung bình m ỗ i năm m ỗ i viện nghiên
cứu, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố gửi 2 chuyên g i a sang giảng dạy và
nghiên cứu khoa học tại nưậc ngoài, như vậy tổng số chuyên gia tham gia xuất khẩu giáo
dục hàng năm là 80 người.

Một hình thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục quan trọng khác của Hà Nội đó là cung
cấp dịch vụ này cho các đối tượng theo học bậc mẫu giáo, tiểu học, và trung học cho
người thân của các quan chức ngoại giao và doanh nhân nưậc ngoài tại H à N ộ i . Trên địa
bàn có khoảng 70 cơ quan ngoại giao, ưậc tính m ỗ i cơ quan ngoại giao có Ì học sinh học
tập tai H à N ộ i , như vậy tổng số học sinh học các bậc dưậi đại học ưậc tính khoảng 70
người.

Xét về mặt giá trị, 1000 sinh viên quốc tế mang lại 1,5 triệu USD tiền học phí cho
các trường đại học trên địa bàn thành phố, chiếm 7 1 % (hình 6), tương đương v ậ i phần
đóng góp của 10.000 sinh viên V i ệ t Nam. Điều này là chưa tính đến các chỉ tiêu hàng
ngày m à 1000 sinh viên quốc tế đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của H à N ộ i , bao g ồ m
dịch vụ vận tải, du lịch, ăn uống,...

H6: Cơ cấu dịch vụ giáo (lạc xk theo giá trị (USD)

Oàng viên, 400,000,

1,500,000 , 7 1 %

Hàng năm, 80 lượt giảng viên và nhà nghiên cứu tạo ra k i m ngạch 400.000 USD
cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ đào tạo của thành phố, chiếm 1 9 % . Các hoạt động này
bao gồm giảng dạy theo l ờ i m ờ i của các trường đại học ngoài nưậc, tham gia nghiên cứu
khoa học v ậ i các d ự án ngoài lãnh thổ V i ệ t Nam, và tham gia các h ộ i thảo quốc tế do
phía nưậc ngoài tài trợ. Thực tế k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ giáo dục dưậi hình thức
này không đóng góp nhiều cho ngân sách t h ủ đô, t u y nhiên lại có ý nghĩa đặc biệt trong

117
việc xây dựng hình ảnh của các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố, t ừ đó làm
hiệu ứng tích cực cải thiện k i m ngạch ở các hoạt động xuất khẩu khác.

Trong khi đó, 70 học sinh dưới bợc đại học tạo ra doanh thu 210.000 USD mỗi
năm cho các cơ sờ đào tạo của thành phố, chiếm 1 0 % . Các cơ sờ cung cấp dịch vụ giáo
dục cho đối tượng này bao gồm các trường mẫu giáo chất lượng cao, các trường tiểu học,
trung học quốc tế v ớ i học phí hàng tháng trung bình khoảng 300 U S D cho học sinh nước
ngoài.

Như vợy có thể thấy hoạt động xuất khẩu dưới hình thức cung cấp dịch vụ giáo
dục cho các sinh viên quốc tế đến V i ệ t Nam học tợp và nghiên cứu chiếm một tỷ trọng áp
đảo trong tổng k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ giáo dục của các cơ sờ đào tạo đóng trên địa
bàn thành phố. C ó lẽ trong m ộ t khoảng thời gian khá dài hoạt động xuất khẩu dịch vụ
giáo dục chỉ giới hạn ờ việc đào tạo theo nghị định thư cho các lưu học sinh t ừ Lào,
Campuchia, M ô n g c ổ còn g i ờ đây rất nhiều sinh viên quốc tế đến V i ệ t Nam học tợp và
nghiên cứu theo k i n h phí t ự túc và lần đầu tiên hoạt động này đóng góp vào tổng k i m
ngạch xuất khẩu dịch vụ trên Ì triệu USD, một con số khiêm tốn nhưng thể hiện bước
tiến vượt bợc trong khát vọng chinh phục những đỉnh cao m u ô n trượng của nền giáo dục
nước nhà.

Đạt được những thành tích nói trên là nhờ cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Nguyên nhân khách quan đó là sự hội nhợp sâu rộng và đầy đủ của nền k i n h tế
nước nhà vào nền k i n h tế k h u vực và thế giới. Nguyên nhân chù quan đó là những cố
gắng mờ rộng quan hệ hợp tác quốc tế của các cơ sờ đào tạo, các viện nghiên cứu tại H à
Nội với đối tác ngoài nước và một phần hết sức quan trọng là chương trình đào tạo của
các cơ sở giáo dục V i ệ t N a m mặc dù vẫn còn khoảng cách khá x a v ớ i mức chuẩn của thế
giới nhưng ngày càng tiệm cợn v ớ i chuẩn của các nước phát triển.

2.2.6.3. Chủ thể cung cấp dịch vụ và tham gia xuất khẩu

a. Trường Đại học Ngoại Thương

Trường Đại học Ngoại thương được thành lợp năm 1960, là trường đại học đầu
tiên trong cả nước đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
trong lĩnh vực k i n h tế đối ngoại. V ớ i bề dày lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển,
từ một trường đơn ngành, nay trường đại học Ngoại Thương được biết đến như là trường
hàng đầu V i ệ t N a m trong việc đào tạo đội ngũ cử nhân k i n h tế, k i n h doanh, luợt, cung
cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước.

118
về ngành, chuyên ngành đào tạo, cho tới cuối năm 1998, trường vẫn chỉ đào tạo
một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế Đ ố i ngoại. Từ năm học 1999-
2000, trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mờ thêm 2
ngành mói: ngành Ngoại ngữ (chuyên ngành tiếng Anh Thương mại) và ngành Quản trị
Kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế và Luật Kinh doanh Quốc tế).

Trường đại học Ngoại Thương tự hào là một trong những trường đồu tiên khai
phá thị trường giáo dục Trung Quốc. Hàng năm có khoảng 200 sinh viên đến từ đại học
Vân Nam, đại học Quảng Tây, Học viện Giáo dục Nam Ninh, học viện Ngoại ngữ
Phương Đông đến học các khóa tiếng Việt hoặc chuyên ngành tại trường.

Các chương trình liên kết với đối tác nước ngoài đang được giảng dạy tại trường
bao gồm:

-Chương trình liên kết 2+1 đào tạo cử nhân Luật, Kinh tế và quản lý họp tác với
Trường Đại học Tổng hợp Francois Rebelais Tours giảng dạy bằng tiếng Pháp (2 năm tại
Việt Nam, Ì năm tại Pháp).

-Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
giảng dạy bàng tiếng Anh

-Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Luật kinh doanh quốc tế giảng dạy bằng
tiếng Pháp hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Francois Rebelais Tours.

- Chương trình Thạc sỹ Kinh doanh quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, liên kết với
Trường La Trobe (ức).

- Chương trình Thạc sỹ Kinh doanh quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, liên kết với
Trường LaTrobe, úc.

-Chương trình liên kết 2 + 2 đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh họp tác với
Trường Đại học Asia Paciíic University, Nhật Bản.

- Chương trình liên kết Ì + 3 đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh họp tác với Học
viện Công nghệ Meiho, Đài Loan.

b. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có một lịch sù phát
triển lâu đời, có nguồn gốc từ những năm 1076 với sự ra đời của Quốc Tử Giám - trường
đại học đồu tiên của nước Đại Việt - khởi đồu một kỉ nguyên phát triển rực rỡ của nền
giáo dục và vãn hoa dân tộc. Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 15/11/1945, Trường Đại
119
học Quốc gia Việt Nam đã tổ chúc Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh
Tông, Hà Nội.

Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn cùa Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức
được thành lập và trờ thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc
và 8 trung tâm, đang đào tạo hàng ngàn sinh viên ờ các ngành học và bậc học thuộc các
khoa học xã hội và nhân vãn với tổng số 515 cán bộ trong đó số cán bộ giảng dạy: 376
và Số cán bộ hành chính: 139. N ă m qua trường Đại học K H X H và NV đào tạo 5374 sinh
viên chính quy, 4831 sinh viên tại chức, 1.286 học viên cao học, 118 nghiên cứu sinh.

Hiện nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn có quan hệ hợp tác với
80 trường đại học, các tổ chức giáo dỡc và các tổ chức quốc tế trên thế giới như: Đại học
Paris 7, Đại học Toulouse Ì, Đại học Toulouse 2, Đại học Monperlier, Đại học Grenobe,
Đại học Montesquieu - Bordeau I V của Pháp; Đại học Quebec Abitibi-Temiscamingue
cùa Canada, Viện nghiên cứu Á - Phi, Đại học Lomonosov của Cộng hoa Liên Bang
Nga;...

Hiệu quả của sự hợp tác quốc tế của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn ngày càng được nâng cao. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 100 lượt cán bộ của
Trường ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ và đón khoảng
hơn 150 lượt cán bộ và sinh viên cùa các trường, viện nghiên cứu của các nước trên thế
giới đến làm việc và học tập tại trường.

c. Trường Đại học Hà Nội

Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại'ngữ) là trường đại học công
lập, được thành lập năm 1959 với nhiệm vỡ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên
cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho
cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương
trong cả nước.

Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp,
Trung Quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc, Bungari, Hung-
ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A Rập v.v. Trong số các ngoại ngữ nêu trên có l o
chuyên ngành tiếng đào tạo cử nhân ngoại ngữ, 4 chuyên ngành tiếng đào tạo thạc sỹ và
tiến sỹ.

120
Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy
bằng ngoại ngữ từ năm 2002: ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, Khoa
học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán (giảng dạy bằng tiếng Anh); ngành Khoa
học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật). Ngoài ra, trường còn đào tạo cử nhân ngành
Việt Nam học cho người nước ngoài. Với thế mạnh về giảng dạy ngoại ngữ của mình,
trường có nhiều cơ hội thục hiện các hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục thông qua
việc đào tạo cho sinh viên nước ngoài đến học tại Hà Nội. Hiện nay có 40 giáo viên nước
ngoài và khoảng 600 sinh viên nước ngoài đang giảng dạy và học tập tại Trường.

Trường Đại học Hà Nội đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nướ
ngoài; có quan hệ đối ngoại với ừên 60 tồ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trục
tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn
hóa đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hóa với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
nam và quốc tế.

Một số trường đại học nổi tiếng của nước ngoài, như Đại học Westminster,
Central Lancashire (Vương quốc Anh), Đại học Dublin City (Ireland) Đại học AUT
(New Zealand), Đ H La Trobe, Victoria, Griffith (Australia), Đại học IMC (Austria) đã
công nhận chương trình đào tạo của trường Đại học Hà Nội... Theo đó, sinh viên của
trường Đại học Hà Nội sau 3 năm đầu học tại Trường và chì học năm cuối học tại các
trường đối tác này và được các trường đối tác cấp bằng cử nhân.

Nhà trường đã hợp tác vói các trường đại học nước ngoài cùng tham gia đề tài
nghiên cứu khoa học.do EU tài trợ, có ý nghĩa thục tiễn cho các cán bộ phiên dịch,
Chương trình hợp tác giảng dạy trục tuyến với Israel (http://edo.hanu.vn).

d. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập ngày 25 tháng Ì năm 1956 với
chức năng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại
học; tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng và Nhà nước; tư vấn và trung tâm chuyển giao
công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.Nhà trường có 1.117 cán bộ công nhân
viên, trong đó có 26 giáo sư, 69 Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ; 20 Giảng viên
cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ư u tú,
382 Đảng viên.

Trường hiện có 19 khoa (trong đó có 14 khoa đào tạo chuyên ngành, 02 khoa
quản lý đào tạo và 02 khoa không đào tạo chuyên ngành) với 32 chuyên ngành đào tạo. 2
viện và 08 trung tâm (trong đó có Ì trung tâm đào tạo chuyên ngành). 13 bộ môn trục

121
thuộc (trong đó có 4 bộ môn đào tạo chuyên ngành). 9 phòng ban, chức năng và 4 đơn vị
phục vụ khác.

Trong 50 năm qua, trường đã đào tạo được trên 56.300 sinh viên, toong đó có
25.000 cử nhân dài hạn tập trung, 20.000 cử nhân tại chức, 5.000 cử nhân bằng li, 3.500
cử nhân hệ chuyên tu, 320 cừ nhân KV, 580 tiến sỹ, 1.800 thạc sỹ, 103 cử nhân cho bạn
là Lào và Cămpuchia và mờ 12 khoa đào tạo cử nhân tại Cămpuchia. Ngoài ra, trường
còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức đại hốc và sau đại hốc cho khoảng hơn 55.000 cán bộ
kinh tế, kinh doanh cho cả nước.

Trong lo năm đổi mới (tính đến 7/1996), trường Đại hốc Kinh tế Quốc dân đã củ
được gần 700 lượt cán bộ giáo viên ra nước ngoài hốc tập, nghiên cứu, thực tập (trong đó
có cả các nước phương Tây phát triển), trong khi cả thời gian gần 30 năm trước, từ 1961
đến 1989, trường Đại hốc Kinh tế Quốc dân chì cử được khoảng 500 lượt. Trong thời
gian này, trường Đại hốc Kinh tế Quốc dân cũng đã kiến lập quan hệ hợp tác với khoảng
hơn 100 trường, viện (ờ hem 30 nước) và tổ chức quốc tế.

Thông qua các Dự án và Chương trinh hợp tác với đối tác nước ngoài, trường
hốc Kinh tể Quốc dân đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có
khả năng trờ thành đối tác tin cậy của phía nước ngoài không chi trong đào tạo, m à còn
cả trong tư vấn và nghiên cứu; bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của trường
cũng dần được nâng cao hơn cho phù hợp với yêu cầu mới. Không chỉ đào tạo cho
trường, các chương trình hợp tác còn giúp đào tạo nguồn cán bộ cho nhiều viện, trường,
cơ quan khác ờ Việt nam trong thời kỳ đầu đồi mới.

Đồng thời, trường Đại hốc Kinh tế Quốc dân cũng đã xây dựng được một số
chương trình đào tạo mới như các chương trình đào tạo Thạc sỹ QTKD hợp tác với
Boise- Hoa Kỳ, Thạc sỹ QTKD hợp tác với ULB- Bỉ và Thạc sỹ KTPT hợp tác với Viện
ISS- Hà Lan) có đẳng cấp tương đương trong vùng.

2.2.6.4. Cơ chế, chính sách của thành phố trong việc quản lý, phát triển,
khuyến khích xuất khẩu phân ngành dịch vụ này

Quan điểm chung của thành phố về phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục

Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 15/12/2000 cùa Bộ chính trị về phương hướng -
nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 đã đưa ra một số chỉ đạo mang
tính quan điểm cho công tác quản lý giáo dục trên địa bàn như sau:

Ưu tiên đầu tu phát triển giáo dục - đào tạo; chăm lo đào tạo nguồn nhân lự
chất lượng cao. Phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ khoa hốc, công nghệ,
122
các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, công nhân kỹ thuật. Triển khai có kết quả
chiến lược đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hoa, hiện đại hoa và xuất khẩu lao động;
từng bước sắp xếp, chấn chỉnh hệ thống các trưựng học trên địa bàn; cơ cấu lại m ộ t cách
hợp lý lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - t h ợ
lành nghề. H àN ộ i phải đi đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao
cho đất nước; phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo có uy túi ự k h u vực.

Pháp lệnh Thủ đô

Điều 8 Pháp lệnh Thủ đô (có hiệu lực từ ngày 3/2/2001) quy định phát triển giáo
dục và đào tạo như sau:

Ì .Phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo ở Thủ đô với cơ sở vật chất
hiện đại để T h ủ đô t r ự thành trung tâm đào tạo nhân lực, b ồ i dưỡng nhân tài cho đất
nước, phấn đấu trự thành trung tâm đào tạo có uy tín ở k h u vực và có dân trí cao.

2. Nhà nước có chính sách:

a) Đầu tư xây dựng một số trưựng đại học, cao đẳng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn
khu vực và thế giới.

b) Phát triển đa dạng các loại hình giáo dục, các loại hình đào tạo: đào tạo lại đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật.

3. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân
dân, U ỷ ban nhân dân thành phố H à N ộ i ban hành các qui định khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ự T h ủ
đô.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đỏ Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010

Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu về con ngưựi và nguồn
nhân lực cho sự nghiệp phát triển T h ủ đô bền vững.

Xây dựng, triển khai có kết quả chiến lược đào tạo nghề; từng bước cơ cấu lại lực
lượng lao động đại học, cao đẳng - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật, đến
năm 2010 là 1-2- 4. M ự rộng và nâng cao chất lượng hệ thống trưựng trung học chuyên
nghiệp và đa dạng hoa công tác dạy nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm
60-65%.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học...Phát triển các loại hình đào
tạo, đào tạo lại đội ngũ khoa học - công nghệ, các nhà quản lý k i n h doanh, kỹ thuật viên
123
lành nghề. Thành phố trực tiếp đóng góp một phần trách nhiệm cho đào tạo đại học và
dạy nghề v ớ i các B ộ h ữ u quan.

Những chính sách quàn lý và phát triển hiện hành

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành qui định một số cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển xuất khẩu dịch vụ có l ợ i thế canh tranh trên địa bàn thành phố và đây là
cơ chế khuyến khích xuất khẩu dịch vụ được một địa phương đầu tiên trên cễ nước áp
dụng.

Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có trụ sờ chính đóng trên
địa bàn thành phố H à N ộ i k h i thực hiện xuất khẩu các dịch v ụ có l ợ i thế canh tranh sẽ
được hưởng các chính sách ưu đãi. Các lĩnh vực dịch vụ được cho là có l ợ i thế cạnh
trạnh là dịch v ụ thuộc các ngành: du lịch; thương mại; bưu chính - viễn thông và công
nghệ thông t i n ; y tế; giáo dục - đào tạo; tài chính - ngân hễng - bễo hiểm; vận tễi công
cộng; khoa học - công nghệ; t u vấn và các ngành dịch vụ khác m à H à N ộ i có l ợ i thế.
Danh mục các dịch vụ xuất khẩu có l ợ i thế cạnh tranh sẽ được U y ban nhân dân thành
phố phê duyệt hàng năm.

Các doanh nghiệp được hỗ trợ thông tin, quễng bá thương hiệu doanh nghiệp như
thông tin về qui hoạch phát triển, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, thông t i n d ự báo
về luật pháp quốc tế, thị trường, khách hàng có liên quan đến các d ự án đầu tư, phát triển
hoặc các hoạt động xuất khẩu dịch vụ.

Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa là 70% kinh phí quễng bá thưang hiệu;
7 0 % kinh phí chương trình đào tạo nhân lực vễ t ố i đa 5 0 % k i n h p h i k h i tham gia các
chương trình h ộ i chợ, các chương trình khễo sát thị trường trong và ngoài nước. Đ ồ n g
thời, doanh nghiệp vẫn sẽ được hường ưu đãi về thuế t h u nhập doanh nghiệp theo q u i
định.

Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ cạnh tranh sẽ được chủ động lựa chọn
không phễi đấu thầu theo qui định hiện hành cùa thành phố và thuê v ớ i giá ưu đãi diện
tích đất đã được xây dựng hạ tầng bao gồm: đường, điện, cấp thoát nước v ớ i thời hạn t ố i
đa là 50 năm. Hết thời hạn trên, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu thì có thể được xem xét gia
hạn. Doanh nghiệp còn được ưu tiên sử dụng các dịch vụ đô thị như: vận tễi hành khách
công cộng, bưu chính - viễn thông, vệ sinh môi trường . 20

Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của Hà Nội trong việc khuyến khích
xuất khẩu dịch v ụ nói chung và dịch vụ giáo dục nói riêng. T u y nhiên để thực t h i được

http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/01/655168
124
chú trương này cần phải có những văn bản cụ thể hóa và đặc biệt là cam kết của các nhà
lãnh đạo trong việc nâng nền giáo dục của thủ đô lên một tầm cao mới.

2.2.7. Dịch vụ y tế

2.2.7.1. Cơ hộưthuận lợi, thách thức/khó khăn cùa thành phố trong việc phát
dịch vụy tể

Cơ hôi, thuận lợi:

- Nhu cầu về dịch vụ y tế ngày càng tăng cao, trong đó có nhu cầu của người nước
ngoài đến H à N ộ i : D â n số của thủ đô tại thời điểm tổng điều tra dân số n ă m 1999 là
2.779.699 người và d ự báo sẽ là 3,422 triệu người vào năm 2010. N ế u tinh cả H à N ộ i m ờ
rộng thì dân số hiện khoảng 6 triệu người. Ngoài ra còn có lưu lưỉng lớn người qua lại,
tạm trú, lưỉng học sinh, sinh viên, người lao động từ các tỉnh đổ về theo từng thời vụ và
số cán bộ người nước ngoài của các Đ ạ i sứ quán, các đoàn ngoại giao, các t ổ chức quốc
tế ... đang công tác tại V i ệ t Nam. Cùng v ớ i việc thu hút v ố n đầu tư nước ngoài ngày
càng tăng, việc m ở rộng hỉp tác quốc tế v ớ i các dự án nước ngoài đưỉc thực hiện , với
sự phát triển vưỉt bậc về d u lịch quốc tế, dòng người nước ngoài vào V i ệ t N a m sinh
sống, làm việc và du lịch ngày càng tăng lên, kéo theo nhu cầu tăng cao về dịch v ụ y tế.

- về tốc độ tăng trưởng GDP và tăng thu nhập binh quân đầu người: Hà Nội là
một trong những thành phố phát triển kinh tế nhanh và liên tục. Tốc độ tăng trương GDP
binh quân tò 10-12%, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước. T h u nhập tăng cao sẽ thúc
đẩy sự tăng trưởng cầu về dịch vụ y tế về cả lưỉng và chất.

- Với vị thế chính trị, văn hoa, xã hội của thủ đô, Hà Nội đưỉc sự quan tâm của
Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng hệ thống y tế hiện đại và phát triển thành trung tâm
y học hàng đầu của cả nước. Bên cạnh đó, T h ủ đô H à N ộ i là trung tâm văn hoa khoa học
kỹ thuật hàng đầu của cả nước, nơi tập trung hầu hết các cơ quan trung ưong, các viện
nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng. D o vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao và
ứng dụng những kỹ thuật y học hiện đại vào việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện H à
Nội gặp nhiều thuận l ỉ i .

21
Hà Nội hiện có 5 KCN khu chế xuất, vói 185 dự án có vốn đầu tu nước ngoài, thu hút hơn 54.000 lao động.
Ngoài ra còn có 18 KCN vừa và nhó với trên 300 dự án, thu hút hơn 10.000 lao động. Bên cạnh đó là 16.000 cơ sờ
sàn xuất công nghiệp (trong đó có 150 cơ sở trong nội thành, khoảng 200 cơ sở sản xuất cũ vẫn tồn tại)

125
- V ớ i tiềm năng k i n h tế, H à N ộ i có khả năng để đầu tư thích đáng cho ngành y tế
của thù đô.

- Hà Nội có lực lượng cán bộ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao đông đảo và lớn mạnh
so với cả nước (8/9 viện nghiên cứu quốc gia, 2/7 trường đại học Y-Dược của toàn quốc
đóng trên đồa bàn).

- Dồch vụ y tế tư nhân khá phát triển và có một tiềm năng lớn, góp phần giảm chi
ngân sách Nhà nước cho ngành y tế. H à N ộ i hiện có khoảng trên 2.000 cơ sờ y tế tư nhân
(phòng xét nghiệm, chụp chiếu X -quang, phòng khám, dồch vụ t h ử m á u tại nhà...)

Thách thức, khó khăn:

- Ngành y tế cả nước nói chung vốn tồn tại khá lâu trong cơ chế bao cấp và trong
nhận thức cùa cả các cơ sờ y tế và người dân về một hình thức dồch vụ công v ố n chỉ do
nhả nước cung cấp. D o vậy, bên canh những ưu việt của hệ thống v ớ i sự phát triển khá
cân đối và có sự hỗ t r ợ mạnh mẽ và quản lý chặt chẽ của N h à nước thì ngành y tế cũng
đang đối mặt v ớ i nhiều khó khăn của quá trinh phát triển, trong đó đặc biệt là cơ sờ vật
chất, số lượng và chất lượng các dồch vụ cung cấp. V ớ i số dân hơn 6 triệu người, ngành y
tế Hà Nội phải đảm đương thêm nhiều nhiệm vụ nặng nề trong phòng và chữa bệnh.

Mặc dù chủ trương xã hội hóa đã được đề ra, song cũng chỉ bắt đầu từ mấy năm
gần đây. Hệ thống y tế của H à N ộ i đã được phình to ra v ớ i khoảng 50 bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa, bệnh v i ệ n các quận, huyện, bệnh viện tư nhân..., T u y nhiên, các bệnh v i ệ n
tư nhân khó có thể cạnh tranh về giá v ớ i các bệnh viện công v ố n được t r ợ giúp của nhà
nước để thực hiện các mục tiêu xã h ộ i nên ngành y tế chưa thực sự t h u hút được các
nguồn vốn tư nhân cho phát triển. D o vậy, hệ thống vẫn thiếu các nguồn lực vật chất để
phát triển.

- Cơ chế điều hành hệ thống y tế nói chung còn lúng túng, chia cắt, thiếu đồng bộ
giữa Trung Ư ơ n g và đồa phương, giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường khá nặng nề.

- về nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo nguồn y, bác sỹ còn chưa đáp ứng được
nhu cầu. Do chưa có nhiều động lực về nghề nghiệp và t h u nhập, không giống như các
nước, ngành y V i ệ t N a m nói chung và H à N ộ i nói riêng, chưa thực sự t h u hút được
người tài trong xã hội. T h ê m vào đó, v ố n ngoại n g ữ còn ítỏ i đã hạn chế các y, bác sỹ H à
Nội tham. gia cung cấp dồch vụ cho thồ trường nước ngoài.

126
- Xét về trình độ, ngành y của Việt Nam còn ờ mức thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, do vậy, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ y tế là rất khó
khăn khi cạnh tranh.

- Do hiện nay, cung về dịch vụ y tế của thành phố chưa đáp ứng đủ cầu trong
nước nên động lực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu là gần như không có. Thay vì xuất khẩu,
chính bản thân người dân Hà Nội lại đang nhập khẩu dịch vụ y tế bững cách là sang các
nước như Singapo, Thái Lan,.. ..hay thậm chí là sang Mỹ, Nhật, Anh để khám chữa bệnh.

2.2.7.2. Kết quả xuất khẩu

Xuất khẩu dịch vụ y tế có thể thực hiện thông qua 4 phương thức theo cách phân
chia của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO - GATS, trong đó:

- Phương thức Ì - Cung cấp qua biên giới: hiện vẫn chưa được thực hiện bời các
bệnh viện và cơ sờ y tể của Hà Nội. Phương thúc ĩ thường được thực hiện dưới hình
thức khám chữa bệnh, tư vấn y tế, xử lý bệnh án,... qua mạng. Thực tế là Hà Nội có tiềm
năng để phát triển phương thức cung cấp này nếu biết học hỏi kinh nghiệm thực hiện của
các nước như Ấ n Độ,... Các bệnh viện của Mỹ đã lợi dụng sự khác nhau về mủi giờ giữa
Mỹ và Án Đ ộ và lực lượng bác sỹ đông đảo, có trình độ chuyên môn của Án Đ ộ để phát
triển hình thức outsourcing các dịch vụ xử lý bệnh án điện tử với một mức chi phí thấp
hơn nhiều lần ờ Mỹ. Bệnh án của các bệnh viện của Mỹ được chuyển tới các bệnh viện ờ
Ẩn Độ vào cuối ngày làm việc ờ Mỹ, đồng thời lại là bắt đầu ngày mới ờ Ấ n Độ, để khi
bắt đầu một ngày làm việc mới ờ Mỹ, các bác sỹ Mỹ đã có những kết quả chuẩn đoán,
phác đồ điều trị,... cho các công việc tiếp theo. Ngoài ra, Phương thức Ì có thể thực hiện
qua hình thức chỉ đạo các ca phẫu thuật trực tuyến. Tuy nhiên, Hà Nội chưa có đủ điều
kiện để phát triển hình thức này, mà ngược lại, thường phải nhập khẩu dịch vụ thông qua
việc mời bác sỹ giỏi ờ nước ngoài chì đạo phẫu thuật trực tuyến.

- Phương thức 3 - Hiện diện thương mại: mặc dù không được tính vào kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ nhưng nó là một phương thức cung cấp khá quan trọng để đẩy mạnh
xuất khẩu dịch vụ. Hiện các bệnh viện của Hà Nội chưa tiến hành đầu tư ra nước ngoài
cũng như thiết lập các văn phòng đại diện hay chi nhánh ờ nước ngoài.

- Trong Phương thức 4, Hà Nội chưa có những thành công nổi bật trong việc đưa
bác sỹ, nhân viên y tế ra nước ngoài cung cấp dịch vụ. Những trường hợp cá biệt không
phải là không có song do nhân lực y tế còn đang thiếu hụt, do hạn chế về trình độ chuyên
mòn và cả ngoại ngữ khiến cho không chỉ việc đưa bác sỹ ra nước ngoài khám chữa bệnh
mà ngay cả việc cung cấp y tá cho các bệnh viện nước ngoài vốn đang có nhu cầu rất cao
cũng gặp nhiều khókhăn.

127
Bước đầu, H à N ộ i m ớ i chì đua nhân viên y tế ra nước ngoài cung cấp dịch vụ theo
con đường hợp tác. Việc cung cấp này thường không trên cơ sờ thương mại. Ví dụ như
Bệnh viện C h â m cứu Trung ương đã cử 4 đoàn công tác gồm 12 bác sỹ sang công tác tại
4 trung tâm châm cứu H ồ Chí M i n h đặt tại 4 thành phố lớn cùa nước bạn Mêxicô. Tại
các trung tâm, đoàn công tác đã điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân v ớ i kết quổ
khỏi, đỡ đạt 9 5 % . Hay trong khuôn khổ hợp tác giữa Lãnh đạo ngành y tế H à N ộ i và
Viêng Chăn (Lào), từ ngày 6 đến 9/5/2008, đoàn y bác sĩ Bệnh viện h ữ u nghị Việt Nam-
Cuba của H à N ộ i đã có đạt phẫu thuật chình hình hờ hàm ếch miễn phí cho hơn 60 bệnh
nhân tại Viêng Chăn,... N h ũ n g hoạt động này sẽ là tiền đề để các y bác sỹ V i ệ t N a m tiếp
cận thị trường nước ngoài, khẳng định uy tín của mình, tiến t ớ i cung cấp dịch v ụ y tế trên
cơ sờ thương mại.

- Phương thức được xem là quan trọng nhất trong xuất khẩu dịch vụ y tế cùa Hà
Nội là Phương thức 2 - Tiêu dùng ngoài lãnh thổ, được thực hiện thòng qua việc thu hút
người nước ngoài t ớ i khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ của các bệnh viện và các cơ sở
y tế của H à Nội. Cho đến nay, mặc dù nhận thức được những l ợ i ích to lớn từ hoạt động
này nhưng những kết quà đạt được là chưa đáng kể.

Hiện ờ Hà Nội có duy nhất một bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài là địa chỉ
khám chữa bệnh của phần lớn các cá nhân, khách du lịch nước ngoài k h i tới H à Nội. T u y
nhiên lượng bệnh nhân t ớ i đây không phổi là lớn. M ỗ i tháng bệnh viện có số bệnh nhân
điều trị nội trú khoổng 450 người, khám ngoại trú cho khoổng 4.500 lượt người, tương
ứng với khoổng 150 bệnh nhân/ngày. Khoổng 2 0 % trong số bệnh nhân này là người
nước ngoài M ộ t phần các cá nhân, khách du lịch nước ngoài khi có nhu cầu khám chữa
bệnh lại tìm đến các bệnh việnở các nước lân cận như Singapo, Thái Lan,... M ộ t số nhò
khác tìm đến các bệnh viện khác cùa H à N ộ i trên cơ sở các m ố i quen biết cá nhân. Tại
bệnh viện M ấ t Trung ương ( N E H )ở H à N ộ i , trong hơn hai tháng đầu sử dụng thiết bị
EC5000 C X I I I dùng để phẫu thuật lão thị cho hom 2.000 bệnh nhân, có đến vài chục
người nước ngoài đến chữa bệnh theo kiểu quen biết cá nhân. R õ ràng, các bệnh viện
Việt Nam hiện chưa quan tâm đến đối tượng khách hàng nước ngoài và chưa có cách
quổng bá cũng như lựa chọn phương thức phục vụ phù hợp cho đối tượng này.

Phương thức mà các nước thường làm đó là kết hợp du lịch và chữa bệnh để thu
hút khách hàng nước ngoài. Song ờ V i ệ t N a m nói chung và H à N ộ i nói riêng, y tế chưa
bắt tay với du lịch, chính vì thế du lịch cũng rất thờ ơ v ớ i hoạt động này. số d u khách
đăng kí tour du lịch chữa bệnh vào V i ệ t N a m hầu như không có trừ các chương trình do
đối tác tự đề nghị hay các lãnh sự quán tổ chức. M ộ t công t y du lịch quốc tế rất tầm cỡ ờ
Việt nam, đó là Saigontourist, đã thừa nhận công ty chưa từng m ở tour du lịch chữa bệnh
cho khách nước ngoài, thậm chí công t y cũng chưa hề tiến hành m ộ t khổo sát chuyên

128
nghiệp về thị trường này. Theo ông N g u y ễ n Xuân Thiện, Phòng K ế hoạch&Phát triển,
cty L ữ hành Saigontouris thỉ, từng có một đoàn Pháp sang du lịch kết hợp v ớ i chữa
bệnh bằng đông y nhưng đấy là do yêu cầu từ phía Pháp chứ không phối là chương trình
tour phổ biến.

2.2.7.3. Khách hàng và Thị trường xuất khẩu

Khách hàng nước ngoài hiện nay của các bệnh viện ờ Hà Nội chủ yếu là các
chuyên gia, các doanh nhân và gia đình, khách du lịch đến V i ệ t N a m làm việc, sinh sống
và tham quan. số lượng này thực tế là không nhiều nhưng lại rất đa dạng về quốc tịch.
Họ thường đến khám ở Bệnh viện V i ệ t - Pháp, các phòng khám chất lượng cao và có u y
tín của nước ngoài đặt tại H à N ộ i và một số rất ít các phòng khám do các chuyên gia đầu
ngành trong nước lập ra. Trong 2 0 % bệnh nhân là người nước ngoài của FV, có 3 % là
người Hàn Quốc, 3 % là Campuchia, 4 % là người Pháp, còn lại đến từ các quốc tịch khác
nhau. Đ ể tiếp cận phân khúc khách hàng quốc tế, ngoài việc đặt văn phòng đại diện tại
các nước, F V còn liên kết v ớ i các công t y d u lịch để vận chuyển hành khách hoặc h ỗ trợ
Visa. Chì riêng tại khoa t i m mạch của bệnh viện V i ệ t - Pháp H à N ộ i , bệnh nhân đến từ
các quốc gia như Nga, Mỹ, Ukraine, Bangladesh, H à n Quốc, Nhật Bốn, T r u n g Quốc,
Libya, v.v..., chiếm 5 0 % tổng số bệnh nhân điều trị. Việc tiếp cận dịch vụ của các bệnh
viện khác ở H à N ộ i là rất khó khăn đối v ớ i người nước ngoài do không t i n tường vào
chát lượng dịch vụ, do hiện tượng quá tối, và không thông hiểu tiếng Việt.

2.2.7.4. Sản phẩm dịch vụ xuất khẩu

Các dịch vụ xuất khấu

Sốn phẩm dịch vụ y tế xuất khẩu còn đơn điệu và chưa phối là những dịch vụ ở
trinh độ cao, ví dụ, tại bệnh viện V i ệ t - Pháp, các phẫu thuật vố điều trị phổ biến cho
bệnh nhân nước ngoài bao g ồ m cấp cứu đa khoa, nhi, sốn phụ khoa, tiết niệu, phẫu thuật
thần kinh, phẫu thuật thẩm mỹ, chấn thương chỉnh hỉnh,...ờ V i ệ n R ă n g - H à m - M ặ t đón
tiêp nhiều bệnh nhân t ừ nhiều quốc gia v ớ i chủ yếu là các loại điều trị cắm ghép nha
khoa, làm răng titanium hay phẫu thuật h à m mặt,..

Bên cạnh việc chú trọng phát triển dịch vụ y tế trình độ cao trên cơ sở kỹ thuật
hiện đại, H à N ộ i có thể phát triển y học cổ truyền và các phương thức chữa bệnh dân
gian mang lại hiệu quố cao, đó là tiềm năng cho xuất khẩu dịch v ụ y tế. Song, nếu không
có chiến lược phát triển và đầu tư chiều sâu thì dịch v ụ y tế H à N ộ i chưa thể xuất khẩu
trong thời gian trước mắt. Bệnh viện C h â m cứu trung ương trong năm 2007 cũng đã
khám và điều trị cho 200 bệnh nhân là người nước ngoài đang công tác, lao động và học
tập tại V i ệ t Nam.

129
về giá cả dịch vụ

Giá cả dịch vụ y tế tại Hà Nội thấp hơn nhiều so với giá cả tại các nước trong khu
vực và trên thế giới. Tại Singapore, phải trả 2.000 USD/mắt để được phẫu thuật lão thị
hay lệch khúc xạ, trong khi đó, ờ bệnh viện Mắt Trung ương chỉ hết 4.500.000 đủng/mắt
(gần 300 USD). Một ca phẫu thuật tim ờ Mỹ là 30.000 USD trong khi ờ Việt Nam chỉ
4.000-6.000 USD. Dịch vụ làm mắt hay phẫu thuật mũi cũng chỉ 200-400 USD bao gủm
cả dịch vụ chăm sóc trong bảy ngày hậu phẫu trong khi ờ nước ngoài đắt gấp 10-20 lần.

Chất lượng dịch vụ

Chất lượng của các bệnh viện và phòng khám nước ngoài nói chung là khá cao,
trong khi ờ các bệnh viện của thảnh phố, chất lượng lại không đủng đều giữa các bệnh
viện, giữa các loại dịch vụ. Một bệnh nhân Nhật Bản chữa bệnh tại bệnh viện Việt - Pháp
Hà Nội cho hay chất lượng dịch vụ không thua các bệnh viện ờ nước ngoài.

Tại các bệnh viện khác của Hà Nội, một số loại dịch vụ đã đạt được tình độ
chuyên môn ngang bằng với khu vực, ví dụ phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tim, lủng ngực,
phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu, sản khoa, phẫu thuật nội soi mũi xoang, hàm mặt,
phẫu thuật thay thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco, tán sỏi ngoài cơ thể, chẩn đoán
hình ảnh, thụ tinh trong ống nghiệm,... song xét về tổng thể chất lượng dịch vụ thì lại
thua kém các nước về chất lượng phục vụ. Một nguyên nhân khá quan trọng được chỉ ra
là tình trạng quá tải: N ă m 2003, Hà Nội tiến hành nghiên cứu về tình trạng quá tải khám
chữa bệnh (KCB) ờ một số bệnh viện Trung ương và Hà Nội, kết quả cho thấy, công suất
giường bệnh của các bệnh viện Hà Nội cũng như các bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch
Mai, Phụ sản Trung ương đều vượt trên 100%, công suất sử dụng giường bệnh của trang
tâm y tếhuyện có giường bệnh cũng thường xuyên đạt trên 100%. Tình trạng quá tải đã
ảnh hường đến chất lượng dịch vụ. Bác sĩ, y tá thiếu thời gian khám, chữa bệnh, tư vấn,
giải thích cho bệnh nhân.Ờ bệnh viện Phụ sản, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận
150-180 sản phụ đến khám, và cũng từng ấy sản phụ đi đẻ. Với lượng bệnh nhân
650/500 giường bệnh, không chỉ lãnh đạo mà cả bác sĩ, y tá cũng phải chịu áp lực.

Ngoài ra, các bệnh viện Hà Nội còn chưa tuân thủ các điều kiện vệ sinh, an toàn
cho sức khỏe. Phòng PC36, Công an TP Hà Nội đã tiến hành điều tra cơ bản đối với hơn
2000 cơ sờ y tếtrên địa bàn Hà Nội và đều phát hiện vi phạm, đặc biệt nghiêm trọng là
các phòng khám có thiết bị chụp X -quang đều không có biện pháp bảo vệ chống bức xạ,
không trang bị quần áo bảo hộ cho nhân viên, đây là những tác nhân gây ung thư, hường
tới sức khoe nguôi tiêu dùng . 22

Báo Đời sống và pháp luật Thứ Năm, 17/07/2008-11:59 A M


130
2.2.7.5. Chủ thể cung cấp dịch vụ và tham gia xuất khẩu

Hà Nội (cũ) có 19 bệnh viện (6 bệnh viện đa khoa, 11 bệnh viện chuyên khoa và 2
bệnh viện huyện) v ớ i 3355 giường bệnh. Bên cạnh đó còn có 15 bệnh viện đa khoa và
chuyên khoa thuộc B ộ Y tế v ớ i 5400 giường và l o cơ sờ thuộc các bộ ngành khác v ớ i
1095 giường bệnh. Ngoài ra còn có 4 bệnh viện quân đội và 5 bệnh viện ngoài công lập
(Ì bệnh viện 1 0 0 % v ố n nước ngoài, 2 bệnh viện bán công và 2 bệnh viện tư). Giường
bệnh bình quân chung của H à N ộ i vào khoảng 35 giường/10000 dân (không kể giường
của các bệnh viện ngoài công lập). N ếu xét H à N ộ i m ờ rộng như hiện nay, giữa hệ thống
y tế cùa H à N ộ i cũ v ớ i H à Tây cũ đang có sự chênh lệch lớn. H à N ộ i cũ đã có 4 bệnh
viện hạng 1,10 bệnh viện hạng 2 v ớ i trình độ kỹ thuật, trang thiết bị y tế hiện đại. Các
bệnh viện trực thuộc B ộ Y tế trên địa bàn H à N ộ i đều là những bệnh viện đầu ngành lớn,
với nhiều chuyên khoa khác nhau, tập trung các cán bộ y tế đầu ngành trong nhiều lĩnh
vực. Đây là điều k i ệ n thuận l ợ i để các bệnh viện H à N ộ i phát triển nhiều loại hình dịch
vỉ để tham gia xuất khẩu. T u y nhiên, v ớ i H à Tây (cũ) chỉ có 2 bệnh viện hạng 2, còn lại
chủ yếu là bệnh viện hạng 3. N h ư vậy, sau k h i m ờ rộng toàn thành phố hiện có 34 bệnh
viện đa khoa và chuyên khoa, 2 bệnh viện k h u vực, 3 trung tâm chuyên khoa, trong đó
chỉ có 4 bệnh viện hạng nhất, 12 bệnh viện hạng 2, còn lại phần l ớ n là bệnh viện hạng 3.

Bâng 2-17: Các bệnh viện ngoài công lập của H à Nội

Sít Tên bệnh viện Tuyên Sô G B SÔGB SÔGB Ghi chú


hiên có 2005 2010
1 Quôc tê V i ệ t - TƯ 100 100 100 1 0 0 % vòn nước
Pháp ngoài
2 Bán công Mát CK 30 30 30 Bán công
3 Bán công Hoe CK 50 50 50 Bán công Y H C T
Nhai
4 Tràng A n Tinh 30 30 50 T ư nhân, đa khoa
5 Hông Ngọc Tinh 21 21 50 T ư nhân, đa khoa
6 H ả i Châu 300 500 Đ a khoa - Thanh
Tri
7 Quang T r u n g 100 200 Đ a khoa - Từ
Liêm
8 Các cơ sờ khác 1000 Khuyên khích đa
khoa

về cơ sở hạ tầng

Các bệnh v i ệ n H à N ộ i gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tuy nhiên, nhìn chung hệ
thống cơ sờ hạ tầng của các bệnh viện H à N ộ i còn y ếu kém, xuống cấp, chưa đảm bảo
điều kiện vệ sinh môi trường, x ử lý chất thải y tế, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, lạc

131
hậu, chưa có những bệnh viện hiện đại với dịch vụ chất lượng cao và giá cả hấp dẫn để
thu hút khách hàng nước ngoài tới sử dụng dịch vụ. Các bệnh viện đều có nhu cầu xây
dựng, cải tạo và cẩn diện tích đất để mỉ rộng qui mô và tăng cưỉng đầu tu trang thiết bị
chuyên môn thích hợp và hiện đại. Qua khảo sát tại 4 bệnh viện cùa Hà Nội: Thanh
Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa, Phụ sản cho thấy chỉ có 2 bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn
đã được xây mới một phần, còn lại đều kém chất lượng .
23

về trình độ chuyên môn

Trình độ và chất lượng chuyên môn của các bệnh viện, trung tâm y tế cùa Hà Nội
đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều kỹ thuật cao, dịch vụ
trinh độ cao trước đây chưa thực hiện được tại các bệnh viện Hà Nội đã, đang được áp
dụng có hiệu quả và trỉ thành các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chần đoán, điều trị và
chăm sóc bệnh nhân. Nhiều kỹ thuật điều trị, như phẫu thuật sọ não, phẫu thuật chấn
thương, phẫu thuật tim, lồng ngực, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu, sản khoa, phẫu
thuật nội soi mũi xoang, hàm mặt, chình hình thẩm mỹ, phẫu thuật thay thể thủy tinh
bằng phương pháp Phaco, tán sỏi ngoài cơ thể, lọc máu ngoài thận, chẩn đoán hình ảnh,
đìu tinh trong ổng nghiệm,... đã đạt được trình độ chuyên môn trung bình của khu vực.
Cho đến nay ngành y tế Hà Nội có 4 bệnh viện xếp hạng ì, 16 bệnh viện xếp hạng l i và 2
bệnh viện xếp hạng i n . Bệnh viện Xanh Pôn đã chuyển giao thành công một số kỹ thuật
phức tạp cho tuyến dưới như mổ thần kinh sọ não, chấn thương chỉnh hình, nội soi tiêu
hoa cho các bệnh viện Thanh Nhàn, Đống Đa, Đông Anh, Sóc Sơn v.v.

Tuy nhiên, "Ngành y tế chuyên sâu và kỹ thuật cao của Hà Nội vẫn còn giữ một
khoảng cách khá lớn về mặt trình độ so với Thành phố Hồ Chí Minh" là nhận xét của
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Triệu trong buổi thăm và làm việc tại Sở Y tế
Hà Nội ngày 27/2/2008. Chính điều này đã khiến nhiều ngưỉi dân thủ đô phải chuyến
sang dùng dịch vụ tư nhân, tKậm chí ra nước ngoài để chữa trị bệnh. Như vậy, nếu không
được đầu tư phát triển về chuyên môn, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ y tế của Hà
Nội là rất xa vỉi và vô hình chung, ngành y tế thành phố đã để lãng phí một nguồn thu
lớn từ đây.

Nắm bắt được khoảng trống thị trưỉng này, một số phòng khám và bệnh viện
nước ngoài đã được thành lập như Phòng khám Gia đình Hà Nội, bệnh viện Pháp - Việt
(bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài duy nhất tại Hà Nội),... Khách hàng của phòng
khám và bệnh viện nước ngoài này chủ yếu là nhân viên các đại sứ quán tại Việt Nam,
các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, bệnh nhân nước ngoài và ngưỉi Việt Nam
có nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quôc tê.

A N T Đ Thứ Ba, 16/10/2007


132
về thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong y học (Medical Informatics )

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện đã
trở thành m ộ t yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh
viện như giúp các bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chống thất t h u
viện phí, công khai m i n h bạch tài chính bệnh nhân, giúp kiọm soát sử dụng thuốc hợp lý
an toàn,... góp phần thúc đẩy bệnh viện phát triọn toàn diện, đạt được chất lượng ngang
bằng v ớ i các bệnh viện trong k h u vực và trên thế giới.

Thực tế cho thấy nhiều bệnh viện có tiềm năng về tài chính đã tự xây dựng hệ
thống phần mềm quản lý bệnh viện đồng bộ và ứng dụng thành công t i n học hóa quản lý
bệnh viện như: bệnh viện p h ụ sản H à N ộ i , bệnh viện N h i trung ương. Bên cạnh việc ứng
dụng t i n học trong quàn lý, rất nhiều bệnh viện đã xây dựng được trang thông t i n điện t ử
riêng v ớ i nhiều thông t i n phong phú như bệnh viện V i ệ t Đức, bệnh viện N h i T r u n g
ương,... góp phần đưa các dịch vụ y tế đến gần v ớ i khách hàng hơn. T u y nhiên những
thông t i n này chủ y ế u bằng tiếng V i ệ t nên khách hàng nước ngoài còn rất khó tiếp cận.

Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin ừong quản lý bệnh viện ờ Việt Nam
hiện nay còn nhiều hạn chế và kém x a nhiều nước trên thế giới24. Theo số liệu báo cáo
cùa các bệnh viện, việc ứng dụng công nghệ thông t i n ờ đa số các bệnh viện V i ệ t N a m
nói chung và H à N ộ i nói riêng hiện nay m ớ i dừng lại ở việc khai thác công việc văn
phòng, thống kê, báo cáo. M ộ t số bệnh viện m ớ i chỉ ứng dụng được từng phần riêng lẻ
như quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện và chỉ có m ộ t số
ít bệnh viện triọn khai quản lý đồng bộ t ớ i người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị.
Tại một số bệnh viện còn nảy sinh bất cập như: thông t i n của một bệnh nhân Bảo h i ọ m y
tê phải nhập làm 3 lần trên 3 phần mềm khác nhau (phần mềm quàn lý bệnh viện; phần
m è m thanh toán bảo hiọm y tế; phần mềm quản lý báo cáo thống kê) đã gây phiền hà cho
bệnh nhân và gây lãng phí thời gian và nhàn lực của bệnh viện. Ngoài ra còn m ộ t số vấn
đê bát cập khác như hệ thống m á y v i tính đùng trong các bệnh viện không đồng bộ, hệ
thông mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ờ nhiều bệnh v i ệ n
cũng còn hạn chế, dẫn t ớ i việc triọn khai các phần mềm quản lý bệnh viện gặp nhiều khó
khăn.

Theo sổ liệu cùa Vụ điều tri (Bộ Y tế), năm 2005 cả nước có gần í 000 bệnh viện công lập nhưng mới chỉ có
2 4

khoảng 5 % có phần mềm ứng dụng tin học quản lý bệnh viện tương đổi tổng thọ nhưng lại do hàng chục nhà cung
cấp phần mềm khác nhau.

133
Việc triển khai mạng y tế từ xa (telemedicine) là một bước quan trọng nhằm xây
dựng cơ sờ dữ liệu bệnh nhân và vvebsite y tế, phục vụ cho tư vấn, chẩn đoán bệnh và
phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo. Ngoài ra, mạng y tế từ xa còn là bước kết nối với
khách hàng nước ngoài, giúp họ nợm bợt các thông tin cần thiết về các dịch vụ y tế được
cung cấp bởi các bệnh viện ở trong nước. Song cho đến nay, các bệnh viện Hà Nội vẫn
chưa chú trọng hoạt động này,

về nguồn nhân lực y tế

Tổng số cán bộ y tế thuộc Sở y tế Hà Nội đến 2000 là 6.293 người, trong đó có


trinh độ đại học trờ lên cả y và dược là 1991 người. Nếu tính riêng ngành y, tổng số y
bác sỹ là 3567 người, số cán bộ được đào tạo sau đại học là 42%, chủ yếu là chuyên
khoa 1. Số có trình độ chuyên khoa 2 và tiến sỹ mới chi đạt 3,8%. Đến năm 2007, tổng
số y bác sỹ đã tăng lên 9654 người, trong đó số bác sỹ chiếm hơn 49%. Tỷ lệ này rất thấp
so với yêu cầu nhiệm vụ và là thách thức lớn cho Hà Nội trong những năm tới để có
được đội ngũ chuyên gia giỏi, tương xứng với vị trí và vai trò của y tế thủ đô.

Bảng 2-18: Nguồn nhân lực y tế của Hà Nội giai đoạn 2000-2007

Đơn vị: Người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Bác sỹ 1396 1477 3943 4257 4350 4211 4437 4758
Ysỹ 643 629 729 729 750 690 705 691
Y tá (cả trung và
1530 1594 3500 3672 3680 3983 4078 4205
sơ cấp)
Tông cộng 3569 3700 8172 8658 8780 8884 9220 9654 •

Nguồn: Niên giám thống kê thành phó Hà Nội 2004,2007

2.2.7.6. Cơ chế, chính sách của thành phố trong việc quản lý, phát triển, khuyển khíc
xuất khẩu dịch vạy tế

về bộ máy cơ quan chủ quàn

Có 4 chù thể trực tiếp quản lý hệ thống y tế của Hà Nội:.

- Bộ y tế quản lý các viện nghiên cứu, một số bệnh viện chuyên khoa và đa khoa,
các trường đại học Y, Dược, các công ty và xí nghiệp dược phẩm, dược liệu trung ương.

- Sờ y tế Hà Nội quản lý các bệnh viện của Hà nội và các trung tâm y tế quận
huyện trong đó có bệnh viện huyện và mạng lưới Y tế tư nhân..

134
- Một số Bộ quản lý các bệnh viện ngành. Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ quản lý các
bệnh viện của lực lượng vũ trang.

về chỉnh sách đầu tư và quy hoạch phát triển

Thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới
y tế cơ sở, Sờ Y tế Hà Nội đã tham mưu cho Thành ủy và UBND thành phố có Thông tư
04/TT - TU, Kế hoạch 30/KH-UB về hoàn thiện và phát triển y tế cơ sở giai đoạn 2001-
2010. Hà Nội đã phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế bằng nhửng giải pháp: nâng cấp
hạ tầng, trang thiết bị. Tuyến y tế cơ sở Hà Nội có 229 xã phường, thị trấn, hàng năm
được đầu tư nâng cấp sửa chửa, xây mới, khang trang hơn, thiết bị được hiện đại hóa
từng bước, các phòng khám đa khoa đã có máy siêu âm, xét nghiệm bán tự động... và
các trang thiết bị cấp cứu cần thiết.

về vốn đầu tư, từ năm 2002 đến nay, thành phổ dành nhửng khoản đầu tư khá lớn
cho việc nâng cấp hệ thống bệnh viện. Năm 2002, thành phổ đầu tư trên 30 tỷ đồng xây
dựng và đưa vào sử dụng khu nhà kỹ thuật 4 tầng bệnh viện Xanh Pôn với hàng chục tỷ
đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại trong các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình
ảnh, xét nghiệm, phẫu thuật, hồi sức cấp cứu. Năm 2004, đầu tư 57 tỷ đồng cho khu nhà
KCB đa khoa 11 tầng cùa Bệnh viện Thanh Nhàn, đầu tư 53 tỷ đồng xây mới bệnh viện
phẫu thuật tim, xây mới và nâng cấp sửa chửa nhiều bệnh viện như bệnh viện u bướu,
bệnh viện tâm thần Hà Nội, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện y học cổ truyền...
Nhờ cơ sờ hạ tầng, trang thiết bị y tế được đầu tư đổi mới nên chất lượng chuyên môn đã
được nâng cao, có khả năng cung cấp dịch vụ tương đương với các bệnh viện Trung
ương.

Vào cuối năm nay, bệnh viện Bạch Mai sẽ khởi công xây đựng Trung tâm Y tế
quốc tế Bạch Mai qui m ô 500 giường bệnh, với tổng kinh phí lên đến 500 tỷ đồng. Đây
là dự án nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu khám chửa ngày càng cao của
nhân dân nhất là nhửng người có thu nhập cao và hạn chế việc người Việt Nam phải ra
nước ngoài chửa bệnh. Đồng thời, trang tâm sẽ đáp ứng nhu cầu khám chửa bệnh cho
người nước ngoài làm việc và học tập tại Việt Nam.

Hà Nội đang quy hoạch phát triển các bệnh viện chuyên khoa trình độ cao (Bệnh
viện tim Hà Nội, Bệnh viện u bướu, Trung tâm lọc thận) và tập trung phát triển các dịch
vụ y tế trình độ cao, chất lượng cao trong giai đoạn 2006 - 2010, như phẫu thuật tim,
phẫu thuật mắt, phẫu thuật thần kinh sọ não, phẫu thuật chỉnh hình, lọc máu ngoài thận,...

về chính sách phất triền chuyên môn

135
Từ năm 1995 đến nay, Sờ Y tế đã thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả 17
chuyên khoa đầu ngành tại 11 bệnh viện Thành phố. Ban Chủ nhiệm chuyên khoa đầu
ngành (CKĐN) tại các bệnh viện Thành phố gồm một chủ nhiệm là người có chuyên
môn cao nhất của chuyên khoa (giám đốc bệnh viện) và một bác sĩ thư ký, một cán bộ tài
chính làm nhiệm vụ chức năng công tác chi đạo hoạt động chuyên môn, chì đạo tuyến.

Thực hiện Chi thị 09/2004/CT-BYT ngày 29/11/2004 của Bộ trưểng Bộ Y tế về


tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, Sờ Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch số
366/KH/SYT-NVY ngày 9/3/2005 về công tác chi đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa
bệnh và đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành xây dựng, triển khai thực hiện kếhoạch. N ă m
2006, Sờ Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo tuyến giai đoạn
2001-2005 và phương hướng 2006-2010, Hội nghị đã thành công trên cơ sờ thống nhất
đánh giá và kết luận cụ thể về những nội dung làm được, những nội dung chưa làm được
và chỉ ra phương hướng cụ thể của công tác chỉ đạo tuyến giai đoạn 2006-2010. Trong
năm 2007 đã có 2 bệnh viện thành lập Phòng chỉ đạo tuyến là bệnh viện Xanh Pôn (có 5
CKĐN) và bệnh viện Thanh Nhàn (có 2 CKĐN). Các bệnh viện và trung tâm y tế dự
phòng quận huyện đã phân công cán bộ phụ trách công tác chỉ đạo tuyến. Các hoạt động
đã đi vào nề nếp từ hướng dẫn xây dựng, phê duyệt đề cương kếhoạch hàng năm, báo
cáo và kiểm tra tiến độ định kỳ cho đến báo cáo và nghiệm thu đề cương kếhoạch chì
đạo tuyến hàng năm đối vớitòngC K Đ N đã góp phần thúc đẩy công tác chỉ đạo tuyến
đạt được kết quả tiến bộ toàn diện của toàn ngành y tế Thủ đô.

Hoạt động tập huấn bồi dưỡng chuyên môn tiếp tục được xác định lả một trong
các nội dung chính của công tác chi đạo tuyến nhằm nâng cao trinh độ đội ngũ cán bộ y
tê cơ sờ, tăng cường khả năng tiếp nhận và thực hiện những kỹ thuật tiên tiến, sử dụng
trang thiết bị. Các bệnh viện thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các C K Đ N Trung ương,
các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, Hội chuyên ngành tổ chức tập huấn chuyên môn.
Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ tuyến dưới có điều kiện củng cổ, hệ thống hoa lại
những kiến thức cơ bản và tiếp cận, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới phục vụ cho
hoạt động khám chữa bệnh của từng chuyên ngành. Bên canh việc tập huấn tại đầu
ngành và tập huấn tuyến dưới, các đầu ngành cũng đã quan tàm đào tạo nâng cao trình
độ các cán bộ đầu ngành, đề xuất Sể Y tế phối hợp với các trường Đại học Y, Đại học
Dược, Học viện Quân y...mờ các lớp đào tạo chuyên khoa sơ bộ, nâng cao ngắn hạn và
dài hạn về các chuyên khoa tâm thần, truyền nhiễm, được lâm sàng, y học cổ
truyền...Trong năm 2007, chất lượng công tác tập huấn chuyên môn từng bước đã được
cải tiến và nâng cao trọng tâm vào những vấn đề cần thiết như: Phòng chống bệnh dịch,
chống nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức cấp cứu, giảm tử vong sơ sinh đã bám
sát yêu cầu của tuyến cơ sể, đặc biệt đã hỗ trợ tích cực cho xây dựng chuẩn quốc gia về y
tế xã phường. Đồng thời với việc mời các chuyên gia đầu ngành Trung ương trực tiếp tập
136
huấn, nhiều đầu ngành đã chủ động được kế hoạch và nội dung tập huấn. Các C K Đ N đã
tổ chức trên 157 lớp tập huấn chuyên môn cho 10.023 lượt cán bộ màng lưới thuộc các
chuyên khoa nhằm cập nhật những kiến thức mới bằng các hình thức như: Tổ chức giảng
chuyên đề, hướng dẫn thực hành, chuyển giao kụ thuật chuyên môn. Đầu ngành Nội
khoa đã đổi mới tập huấn theo nhu cầu của tuyến dưới và đã tổ chức 33 lớp tập huấn
chuyên đề kụ năng Hồi sức cấp cứu, nội tiết, thần kinh, tim mạch...cho 1.262 lượt cán bộ
y tế cơ sở. Ngoài ra còn tham gia giảng dạy trong chuông trình phục hồi chức nàng dựa
vào cộng đồng cho 352 lượt cán bộ y tế cơ sờ, phối hợp với bệnh viện Bạch Mai tập
huấn vê chông nhiêm khuân cho hơn 50 cán bộ y tế cơ sở. Đầu ngành truyền nhiễm phối
hợp với Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia tổ chức được trên 6 lóp tập
huấn về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt tiêu chảy A00, viêm phổi do virus
cúm AH5N1, sốt xuất huyết Dengue cho cán bộ y tế cơ sở của 31 bệnh viện (cả công lập
và dân lập trên địa bàn TP) và 14 trung tâm YTDP và 14 phòng y tế quận, huyện.

Chính sách viện phí

Hệ thống các bệnh viện Hà Nội hiện đều phải tuân thủ các qui định về viện phí
của Nhà nước, mặc dù các qui định này đã trở nên không còn phù hợp với điều kiện mới.
Quy định thu viện phí ra đời từ năm 1995 và đến nay, sau 13 năm vẫn được áp dụng cho
loại hình y tế công trong khi giá trị đồng tiền, giá cả tiêu dùng và trình độ phát triển của
xã hội đã khác quá xa thời điểm đó.Bác sĩ Đặng Văn Chính, Giám đốc Bệnh viện Thanh
Nhàn nêu lên sự bất hợp lý trong quy định thu viện phí đối với bệnh viện công lập bằng
một ví dụ rằng: Hiện nay giá một lần khám ờ bệnh viện loại Ì Thanh Nhàn là 2.500
đồng, chi phí trung bình cho một bàn khám, một bác sĩ hoạt động là 7 triệu đồng/tháng.
Nêu chia ra mỗi bác sĩ sẽ phải khám 2.800 bệnh nhân/tháng, 127 bệnh nhân/ngảy. M ỗ i
ngày có 8 giờ làm việc, trừ một giờ cho các sinh hoạt cá nhân các bác sĩ chỉ còn có thể
khám cho mỗi bệnh nhân từ 3 đến 4.phút, như vậy làm sao bảo đảm sự cẩn thận, ti mỉ,
thái độ ân cần, nụ cười của cả bác sĩ lẫn người bệnh, đó là chưa nói đến sự trượt giá của
thị trường

Chính sách phát triển y tế tư nhãn

Chính phủ có Nghị định 53 cho khối y tế tư nhân, một mặt khuyến khích mở cửa,
hợp tác quốc tế nhưng lại quy định hạn chế 3 % người nước ngoài hoạt động trong bệnh
viện tư. Như vậy khó có thể thúc đẩy các bệnh viện tư nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

Chính phủ cũng chủ trương miễn thuế đất đối với các bệnh viện nhưng hiện nay
các bệnh viện công không mất tiền đất, tiền cơ sở hạ tầng, trong khi bệnh viện tư phải
tốn quá nhiều tiền thuê đất.Ở các bệnh viện tư, bảo hiểm y tế không được áp dụng đối
137
với những ca điều trị kỹ thuật cao trong khi bệnh viện công lại được áp dụng. Những qui
định như vậy là chưa đảm bảo sự công bằng cho các loại hình bệnh viện và cho cả người
dân sử dụng dịch vụ y tế.

về chính sách nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá dịch vụ

Phần lớn các bệnh viện Hà Nội hiện nay chưa quan tâm đến việc thu hút khách
nước ngoài và chưa xây dựng chính sách phát triẨn mảng thị trường này. Tất cả hầu như
dựa vào quan hệ cá nhân là chính hoặc khách ngoại tự biết mà tim đến. Việt Nam chưa
thực sự là điẨm đến được biết đến rộng rãi như Ẩ n Đ ộ hay Thái Lan. Một nguyên nhân
khá quan trọng là công tác quảng bá của Việt Nam còn kém.

Phương thức kết hợp du lịch với y tế chưa được chính quyền Hà Nội cũng như các
bệnh viện quan tâm. Việc quảng bá du lịch thường được tiến hành một cách độc lập mà
chưa có sự phối kết hợp vơi các cơ sờ y tế.

Tuy vậy, Hà Nội cũng đã có những bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận thị trường
nước ngoài như Lào, Campuchia.... với các hoạt động hợp tác và hỗ trợ về y tế. Lãnh
đạo ngành y tẨ Hà Nội và Viêng Chăn (Lào) đã cam kết thực hiện dự án nâng cấp bệnh
viện.Sisattanak tại Viêng Chăn, lập kế hoạch xây dụng trung tâm chinh hình hàm-mặt,
xây dựng trung tâm sản xuất Sirom và cơ sở sản xuất thuốc đông y. Trong cuộc gặp
thường kỳ giữa hai cơ quan đẨ thảo luận về tăng cường họp tác song phương, vừa diễn ra
tại Viêng Chăn, lãnh đạo ngành y tế Hà Nội cũng cam kết tiếp tục giúp thành phố Viêng
Chăn mờ các khóa đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn đẨ nâng cao trình độ cán bộ y tế địa
phương về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ giúp Viêng Chăn đào tạo
nhân viên y tế phục vụ SEA Games 25, sẽ diễn ra tại Lào vào năm 2009.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH vụ CỦA THÀNH
PHỐ H À N Ộ I

2.3.1. Những kết quả đạt được

Có thẨ nói trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù khu vực dịch vụ của Hà Nội có
những bước phát triẨn đáng kẨ song hoạt động xuất khẩu dịch vụ vẫn chưa được chú
trọng, kết quả đạt được còn khiêm tốn. Tuy nhiên, ngay trong quá trình phát triẨn thương
mại dịch vụ nội đô và nội địa, tiềm năng xuất khẩu đã dần được khai phá, vấn đề là cần
một quyết tâm chính trị và sự nhận thức tốt hơn từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Bước đầu, xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội cũng đạt được một số kết quà như sau :

138
+ Quy m ô xuất khẩu dịch vụ của thành phố đang ngày càng tăng lên và đạt được
mức tăng trưởng khá. Đồng thời, xuất khẩu dịch vụ cũng là một động lực góp phần quan
trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội. Tốc độ tàng trường GDP năm 2006 so
vải 2005 (theo giá cố định 1994) đạt 11,53%, riêng khu vực dịch vụ đóng góp tải 6,51
điểm phần trăm tăng trưởng hay chiếm tải 56,46% tốc độ tăng trường GDP của Hà Nội.

+ Trong số các dịch vụ đã tham gia xuất khẩu, dịch vụ kinh doanh có quy mô xuất
khẩu lản nhất, tiếp theo đó là dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm, vận tải biển, máy
tính và thông tin. Đây cũng là những dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triên kinh
tế và xã hội của thủ đô, là đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất khác. Việc đây
mạnh xuất khẩu các dịch vụ này cũng đã góp phàn nâng cao chất lượng và hiệu quả của
chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, qua đó, nâng cao hiệu quả sàn xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Trong giai đoạn 2001 - 2007, xuất khẩu các ngành dịch vụ của Hà Nội, nhất là
ngành dịch vụ phân phối đã giúp thành phố giải quyết những khó khăn liên quan đến thu
hút lao động và giải quyết việc làm. Thông qua hoạt động xuất khẩu theo phương thức 2,
tức là xuất khẩu tại chỗ, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ phân phối đã tạo điều kiện gia
nhập thị trường cho một số lượng lản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút được lực
lượng lao động đáng kể.

+ Khu vực dịch vụ của Hà Nội đã thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lản,
nhát là đâu tu ngoài nưảc. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưảc ngoài chưa thực
sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động xuất khẩu, song đây là khu vực rất có tiềm năng,
làm đầu tàu cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ hưảng vào khu vực khách hàng nưảc ngoài
có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam và Hà Nội.

+ Trình độ phát triển của một số ngành dịch vụ của Hà Nội ngày càng được nâng
caơ, chất lượng một số ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh so vải các nưảc trong khu
vực như dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, dịch vụ phần mềm,...

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém

+ Quy mô xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội mặc dù tăng truờng nhanh nhưng vì ở
một điểm xuất phát thấp nên cho đến nay còn rất nhỏ bé, dưải tiềm năng sẵn có và các
yêu cầu đặt ra Ương quá trình phát triển của Hà nội. Một số ngành dịch vụ của Hà Nội có
kim ngạch xuất khẩu không đáng kể bao gồm dịch vụ xây dựng, vận tải bộ, giáo dục,...
trong khi Hà Nội lại có nhiều tiềm năng để phát triển xuất khẩu các dịch vụ này.

139
+ Xuất khẩu dịch vụ chưa được chú trọng cả ờ hai cấp độ: ờ cấp chính quyền
thành phố và ờ cấp doanh nghiệp. Mặc dù, tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP của
Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng cao, song tốc độ tăng trường của khu vực dịch vụ trong giai
đoạn 2001 - 2007 vớn thấp hơn tốc độ tăng trường kinh tế chung trên địa bàn thành phố.
Cơ cấu ngành dịch vụ chậm chuyển dịch. Một số ngành dịch vụ mới, nhất là những
ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao chưa đạt được tốc độ phát triển nhanh. Chính từ sự
phát triển còn nhiều bất cập trong khu vực dịch vụ dớn đến hoạt động xuất khẩu của khu
vực này chưa đạt được kết quả mong muốn.

+ Trong khu vực địch vụ của Thành phố Hà Nội, những ngành dịch vụ Vận tải,
kho bãi và thông tin liên lạc; dịch vụ phân phối và sửa chữa xe có động cơ vừa chiếm tỷ
trọng cao, vừa đạt được tốc độ tăng trường nhanh nhưng tham gia vào hoạt động xuât
khẩu không nhiều, vấn đề ờ đây là nhận thức cùa các doanh nghiệp dịch vụ và sự quan
tâm về mặt chính sách của chinh quyền thành phố.

+ Lực lượng lao động mới tham gia vào khu vực dịch vụ trên địa bàn Hà Nội
trong giai đoạn vừa qua tuy khá lớn lớn nhưng vớn chủ yếu tập trung vào các ngành dịch
vụ truyền thống, nhất là dịch vụ phân phối và dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.

+ Tính thương mại trong các ngành dịch vụ kém phát triển cả về khả năng thực
hiện các phương thức xuất khẩu dịch vụ, cũng như về qui m ô và phạm vi của hoạt động
xuất khẩu dịch vụ. Hầu như các hoạt động xuất khẩu đều diễn ra theo phương thức 2, tức
là xuất khẩu một cách khá thụ động. Có thể trong giai đoạn đầu, điều này còn chấp nhận
được nhưng để hoạt động xuất khẩu dịch vụ thực sự đem lại mức kim ngạch lớn cho xuất
khẩu chung của toàn thành phố và tạo ra những lợi ích lan tỏa khác, các phương thức còn
lại cần được xem xét để có chiến lược xuất khẩu một cách cụ thể.

+ Trong nhiều ngành dịch vụ, các đơn vị cung cấp dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ
hiện nay thường có quy m ô nhỏ, nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ. vớn đang hoạt động dưới
dạng đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị này thường thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là kỹ
năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, khả năng ngoại ngữ, thông tin và tri thức thị trường.

2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém

Những hạn chế trong phát triển xuất khẩu dịch vụ cùa Hà Nội nói riêng và ở nước
ta nói chung đều có nguyên nhân sâu xa tù tình trạng kém phát triển của nền kinh tế, tình
trạng chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và những nguyên nhân bên trong khác.

Trước hết, tình trạnh kém phát triển của nền kinh tế đã hạn chế khả năng xuất
khẩu cùa các ngành dịch vụ trên các phương diện như:

140
+ Nhu cầu sử dụng dịch vụ nội địa và nội đô thấp, nhất là các dịch vụ có chất
lượng. Nhiều đối tượng vẫn tự cung cấp dịch vụ, chưa quen với việc sử dụng dịch vụ từ
các nhà cung cấp khác và sẵn sàng thanh toán cho các dịch vụ, nhất là dịch vụ chất lượng
cao. Chính nhu cầu sử dụng dịch vụ trong nước thấp đã hạn chế sự gia tăng các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ, không khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng
dịch vụ và từ đó khả năng có thờ cung cấp cho các khách hàng nước ngoài bị hạn chế;

+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiếu các nguồn lực cần thiết đờ phát triờn,
đặc biệt là nguồn nhân lực. Bời vì, nhiều dịch vụ không yêu cầu sự đầu tư tài sản cố định
lớn đờ khởi nghiệp, mà quan trọng là các lao động được đào tạo, có kỹ năng cao và
chuyên nghiệp.

+ Sự hạn chế về các điều kiện cung cấp và sử dụng dịch vụ làm hạn chế khả năng
xuất khẩu, chẳng hạn, việc cung cấp dịch vụ internet đòi hỏi phát triờn hệ thống viễn
thông số hóa và người sử dụng phải có trong bị máy tính nối mạng... hay việc phát triờn
dịch vụ vận tải, nhất là vận tải hành khách công cộng cùa Hà Nội phải được đảm bảo
điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông.

Thứ hai, so với khu vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thì khu vực dịch vụ
chậm được cải cách hơn, và cũng được ít sự quan tâm hơn từ phía chính quyền thành phố
và chính quyền trung ương. Điều này cũng kéo theo những hạn chế trong xuất khẩu các
ngành dịch vụ trên các phương diện, như:

+ Chủ trương xã hội hóa các ngành dịch vụ được đưa ra chậm hơn và chưa được
tích cực thực hiện. Trong nhiều lĩnh vực dịch vụ như giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, tư vấn pháp lý, thờ thao... các đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn hoạt động theo mô hình
đơn vị sự nghiệp và thiếu vắng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực sự, kờ cả các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác.

+ Môi trường kinh doanh dịch vụ chưa thật sự thuận lợi. Hệ thống pháp lý hiện
nay vẫn thiếu sự minh bạch, tính trách nhiệm, sự nhất quán và khả năng dự báo... Những
điều này đã làm tăng thêm chi phí trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống hành chính khá
phức tạp, gây phiền hà và tốn thời gian. Các hệ thống hỗ trợ kinh doanh ờ Việt Nam
không tương xứng và còn yếu về năng lực trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. v ẫ n
còn sự phân biệt đối xử đối với khu vực tư nhân trong nhiều lĩnh vực và còn mất nhiều
thời gian đờ có được một sân chơi bình đẳng cho họ. Các doanh nghiệp nhà nước phần
lớn hoạt động không có hiệu quả và thiếu khả năng cạnh tranh, nhung vẫn tiếp tục độc
quyền ở một số lĩnh vực quan trọng và được hưởng những đặc quyền trong phân bổ các
nguồn lực vả các quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

141
+ Thiếu những chính sách và quy định thích hợp nhằm phát triển thị trường dịch
vụ nội địa và nâng cao k h ả năng cạnh tranh cho các công t y dịch vụ trong nước, trong
khi đó cơ chế lan truyền n h u cầu t ừ trong nước ra nước ngoài đang gặp nhiều rào cản
cạnh tranh, khiến cho khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường nước ngoài của các
doanh nghiựp dịch vụ H à N ộ i gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, những tác động từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến khả năng phát
triển k h u vực dịch vụ trong nước. N h à nước đã có nhũng cam kết về tự do thương mại
dịch vụ trong nhiều hiựp định quốc tế, k h u vực và song phương. Trong b ố i cảnh đó, các
nhà cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực không dám mạnh dạn đầu tư trước nguy cơ
phải đối mặt v ớ i nhiều đối thủ cạnh rất mạnh t ừ nước ngoài.

Cuối cùng là những nguyên nhân bên trong của Thành phố Hà Nội, bao gồm:

+ Các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong Thành phố chưa nâng cao
nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ, cũng như đánh giá đúng tiềm
năng, l ợ i thế trong phát triển và xuất khẩu các ngành dịch vụ của H à N ộ i . Đ ồ n g thời,
công tác tuyên truyền chưa được quan tâm và tiến hành thường xuyên, đồng bộ.

+ Sự phát triển của khu vực dịch vụ mang tính chất liên ngành khá chặt chẽ.
Trong khi đó, nhiều ngành dịch vụ của Thành phố chưa xây dựng được chiến lược và qui
hoạch phát triển. Đ ồ n g thời, phần l ớ n các quỉ hoạch đã xây dựng bị bó hẹp theo ngành và
thiếu tính liên kết.

+ Thành phố chưa quan tâm đến công tác thống kê toong ngành dịch vụ nói chung
và xuất khẩu dịch v ụ nóiriêng,t ừ đó, không có cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá
chính xác các khía cạnh trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ và hoạch định chính sách
phát triển trong giai đoạn tiếp theo. T h ê m vào đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trinh độ cho đội ngũ cán bộ quản lý các ngành dịch vụ của Thành Phố chưa được quan
tâm đúng mức.

+ Cải cách hành chính tiến hành còn chậm, hiựu quả thấp và chưa đáp ứng được
yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển của các ngành k i n h tế dịch vụ trên địa bàn Thành
phố H à Nội.

142
C H Ư Ơ N G 3: P H Ư Ơ N G H Ư Ớ N G V À GIẢI P H Á P Đ Ả Y M Ạ N H X U Ấ T
K H Ẩ U DỊCH V Ụ C Ủ A T H À N H P H Ố H À N Ộ I Đ È N N A M 2020

3.1. QUAN ĐIẾM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH vụ CỦA HÀ NỘI
Đ È N N Ă M 2010, T Ầ M N H Ì N 2020

3.1.1. Quan điểm về phát triển ngành dịch vụ của thành phố Hà N
i

Quan điểm phát triển ngành dịch vụ của Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn 2020
được xây dựng dựa trên sự tính toán toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan tác
động đến quá trình phát triển của thủ đô. Quan điểm này cũng dựa trên sự nhìn nhận về
thực tiễn quá trinh phát triển dịch vụ của thủ đô trong hơn một thập kỷ qua và nhiệm vụ,
vai trò cũng như vị thế của t h ủ đô trong phát triển dịch v ụ và xuất khẩu dịch vụ. M ộ t
cách khái quát nhất, hường đi chung của thành phố trong việc phát triển ngành dịch vụ
cần được tập trung vào những nội dung sau:

- Tạo bườc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ phù hợp các yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu k i n h tế theo hường địch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Phát triển
mạnh các dịch v ụ trình độ cao, chất lượng cao phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thù đô.

- Xây dựng Hà nội trờ thành trung tâm thị trường hàng hoa bán buôn, thiết lập,
củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hoa và dịch vụ theo hường văn minh-hiện
đại.

- Tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du
khách lờn của k h u vực phía Bắc.

- Xây dựng Hà nội thành trung tâm tài chính-ngân hàng hàng đầu ờ khu vực phía
Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nườc.

- Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và
dịch vụ tạo cơ sờ hạ tầng, điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, trong đó tập trung
vào 3 nhóm dịch vụ (Nhóm dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức, nhóm dịch v ụ
phục vụ con người, nhóm dịch vụ thương mại).

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ đến năm 2010, tầm nhìn 2020

Phát triển ngành dịch vụ là một trong những nội dung được chính quyền thành
phố quan tâm và đã xây dựng những định hường cụ thể. Các định hường phát triển ngành
dịch vụ cụ thể của H à N ộ i được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tẽ - xã hội thủ
đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010. T u y nhiên những định hường dài hạn hơn, cho giai đoạn
143
đến 2020 vẫn chưa có nhũng hoạch định cụ thể, đặc biệt k h i H à N ộ i được m ờ rộng. Trên
cơ sờ định hướng trong Chiến lược phát triển k i n h tế xã hội của t h ủ đô giai đoạn 2001-
2010, kết hợp v ớ i điều k i ệ n thực tiễn hiện nay của H à N ộ i m ờ rộng, n h ó m đề tài đề xuất
hướng đi của thành phố trong việc phát triển k h u vực dịch vụ cho giai đoạn đến 2020:

- Coi trứng phát triển dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ phải làm nhiệm vụ gắn kết
công nghiệp-nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần lành mạnh của
nhân dân. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006-
2010 đạt 8,5-9,5%/năm.

- Dịch vụ du lịch: Tập trung đầu tư, khai thác các thế mạnh của Hà Nội để phát
triển đa dạng hoa các loại hình du lịch: du lịch văn hoá-sinh thái, du lịch lễ hội, d u lịch
chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch kinh doanh... đáp ứng nhu cầu khách l u n trú 3-5 ngày
với các điều k i ệ n tốt về ăn, ờ, hướng dẫn tham quan, du lịch. Kết hứp phát triển du lịch
với tôn tạo các d i tích, danh lam thắng cảnh, xây dựng các k h u v u i chơi giải trí và v ớ i
việc phát triển các sản phẩm du lịch, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoa Thăng
Long-Hà N ộ i . Nâng cao chất lượng và hiệu quả k i n h doanh, để du lịch trờ thành ngành
kinh tế quan trứng chiếm tỷ lệ 15-16% GDP của Thành phố, với mức tăng trường hàng
năm 9-10%.

- Dịch vụ phân phối: Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoa bán
buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng cời mở, văn minh, hiện đại. Ư u tiên các
hoạt động xúc tiến thương mại, m ờ rộng và tăng cường quản lý thị trường, xây dựng môi
trường kỉnh doanh có trật tự. Đ ấ u tranh chống nạn hàng giả, hàng lậu, hàng trốn thuế.
Tích cực khai thác thị trường trong nước. Xây dựng các trung tâm thương m ạ i hiện đại;
nâng cao trình độ quản lý, quan tâm phát triển thương mại điện tử; hoàn chỉnh hệ thống
chợ, đặc biệt là hệ thống các chợ đầu m ố i bán buôn.

- Dịch vụ tài chính - ngăn hàng: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính,
phấn đấu xây dựng H à N ộ i thành một trung tâm tài chính hàng đầu ờ k h u vực phía Bắc
và đóng vai trò quan trứng của cả nước. Phát triển đồng bộ và hiện đại hoa hệ thống tài
chính - ngân hàng, đảm bảo nhu cầu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Củng cố,
lành mạnh hoa hệ thống ngân hàng thương m ạ i quốc doanh, ngân hàng cổ phần; phát
triển hệ thống tín dụng ngân hàng phục v ụ người nghèo và phát huy vai trò các tổ chức
tín dụng nhân dân ở nông thôn. Đ a dạng hoa các loại hình bảo hiểm phục vụ đầu tư và
phát triển, đồng t h ờ i phát triển các công t y tài chính làm nhiệm v ụ h u y động và cung cấp
vốn. Tham gia thị trường chứng khoán an toàn, có hiệu quả.

Phát triển dịch vụ chứng khoán: đa dạng hoa các loại hình trái phiếu (Chính phủ,
chính quyền điạ phương, doanh nghiệp). Đ ẩ y mạnh việc niêm yết của các doanh nghiệp
144
trên thị trường chứng khoán nhằm huy động đủ v ố n đầu tư cho mục tiêu phát triển k i n h
tế-xã hội. Hình thành thị trường phi tập trung ( O T C ) phù hợp v ớ i quy m ô phát t r i ể n của
thị trường chứng khoán V i ệ t nam; hoàn thiện và thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển v ớ i
quy m ô và chất lượng cao. M ả rộng các loại hình tổ chức tham gia thị trường như: T ổ
chức chuyên bảo lãnh phát hành, quỹ đầu tư, công t y tài chính, t ổ chức tư vấn tài chính;
nâng cao k h ả năng quản lý, giám sát và tính công khai, m i n h bạch của thông t i n cho thị
trường và các dịch v ụ tài chính; hoàn thành xây dựng d ự án trung tâm tài chính ngân
hàng ờ k h u vực Tây H ồ Tây. T i ế n t ớ i xây dựng H à n ộ i trờ thành trung tâm tài chính-
ngân hàng đầu ờ k h u vực phía Bắc.

về dịch vụ ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán với các phương thức thanh
toán hiện đại, có quy m ô , trình độ ngành tầm v ớ i các nước tiên tiến trong k h u vực và phù
hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế như thanh toán điện t ử liên ngân hàng, phát hành và
thanh toán thề n ộ i địa và thẻ quốc tế..., thực hiện tốt vai trò Trung tâm thanh toán trong
nền kinh tế. Đ e n n ă m 2010 phấn đấu cùng toàn ngành giảm lượng tiền mặt trong tổng
phương tiện thanh toán xuống dưới 1 5 % ; 1 0 0 % các ngân hảng thương mại và các t ổ
chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử ngân hàng và thanh toán quốc tế; 9 5 % các giao
dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp được thực hiện qua tài khoản, 5 0 % doanh nghiệp
trên địa bàn giao dịch qua mạng v ớ i ngân hàng; đạt Ì triệu tài khoản cá nhân, hầu hết các
giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng được các dịch vụ ngân hàng trình độ,
chất lượng cao.

- Dịch vụ bưu chính-Viễn thông và Công nghệ thông tin (CNTT): Phát triển dịch
vụ chuyển phát nhanh trong nước, quốc tế và dịch v ụ datapost đạt mức tăng trường sản
lượng bình quân t ừ 15 đến 20%/năm. Nâng cao chất lượng các dịch v ụ tài chính qua bưu
chính viễn thông như dịch vụ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ chuyển tiền duy trì tốc độ tăng
trưảng sản lượng bình quân 10-12% hàng năm, dịch vụ chuyển tiền nhanh tăng trưảng
hàng n ă m 15-20%. Dịch vụ tiết k i ệ m bưu điện trờ thành kênh quan trọng thu hút tiền g ử i
trong dân, đạt tốc độ tăng trường 20-25%. Phát triển các dịch vụ v i ễ n thông và internet
hiện đại, đa dạng, phong phú v ớ i giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức binh quân
của các nước trong k h u vực; p h ổ cập dịch vụ intemet đến tất cả các phường, xã trong
Thành phố. T r i ể n khai Chính phủ điện t ử nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, bảo đảm an ninh, an toàn thông t i n cho các hoạt động ứ n g dụng C N T T và truyền
thông trong m ọ i lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

- Dịch vụ y tế: Phát triển các dịch vụ trinh độ cao, chất lượng cao trong khám
bệnh, xây dựng H à n ộ i trả thành trung tâm công nghệ cao về y học hàng đầu của cà
nước. Hỉnh thành m ộ t số dịch v ụ chuyên sâu đạt trình độ y tế tương đương v ớ i các nước
tiên tiến trong k h u v ự c và thế g i ớ i ; lĩnh vực chăm sóc sức khoe sinh sản, chăm sóc mạch

145
vành, phẫu thuật t i m hờ, phẫu thuật nội soi, ghép tạng, điều trị u n g thư bằng m á y gia tốc,
xạ phẫu, chuẩn đoán hình ảnh can thiệp, sử dụng công nghệ sinh học và công nghệ thông
tin y học t ừ x a trong chuẩn đoán và điều trị. Hoàn thành các cơ sờ khám chữa bệnh dịch
vụ cao: bệnh v i ệ n K w a n g M y u n g 1000 giường cấa Hàn Quốc tại xã cổ Nhuế, H u y ệ n T ừ
Liêm; trung tâm điều trị u bướu tại bệnh viện u B ư ớ u H à nội; Xây dựng các trung tâm y
tế chuyên sâu, chất lượng cao tại các Bệnh viện đa khoa trong Thành phố; Trung tâm
chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Liên kết v ớ i các bệnh viện u y túi trên thế g i ớ i để phát triển
các dịch vụ, chữa bệnh trinh độ, chất lượng cao.

- Dịch vụ Khoa học-công nghệ: Các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ cần
hướng vào nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, gắn nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
công nghệ v ớ i yêu cầu cùa phát triển sản xuất và dịch vụ. Phát triển thị trường khoa học-
công nghệ và dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ, các dịch v ụ đánh giá, thẩm định,
dịch vụ tiêu chuẩn, đo lường chất lượng. Thành lập Trung tâm giao dịch công nghệ H à
nội và sàn giao dịch công nghệ ảo; Xây dụng Trung tâm tư vấn khoa học công nghệ. Đ ầ u
tư nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động cấa Trung tâm thông t i n khoa học công
nghệ; Nghiên c ứ u xây dựng để án công viên khoa học H à nội. Đ ẩ y nhanh tiến độ thực
hiện K h u công nghệ cao. K h u y ế n khích các thành phần k i n h tế, các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ. Phát triển các dịch vụ nâng
cao chất lượng đào tạo cán bộ khoa học.

- Dịch vụ giáo dục: Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
trong tất cả các ngành học, bậc học. Xây dựng H à n ộ i là trung tâm giáo dục-đào tạo trình
độ, chất lượng cao cấa cả nước. Phát triển các cơ sờ đào tạo 1 0 0 % v ố n đầu tư nước
ngoài. Phát triển các cơ sờ giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập có chất lượng
cao; đầu tư xây dựng m ộ t số m ô hình giáo dục trinh độ cao ờ bậc Trung học phổ thông
và giáo dục chuyên nghiệp. Xây dựng và triển khai d ự án phát triển t ừ 01-03 trường
trung cấp chuyên nghiệp ngang tầm k h u vực về quy m ô , trang thiết bị và chất lượng đào
tạo, m ờ rộng đào tạo nghề; xây dựng một sổ trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao; đến
năm 2010, tỷ l ệ lao động qua đào tạo chiếm 5 5 - 5 6 % tổng số lao động. Phối hợp v ớ i B ộ
giáo dục- đào tạo có kế hoạch xây dựng m ộ t đến hai trường đại học, trung tâm ngoại
ngữ, t i n học đạt tiêu chuẩn quốc tể.

- Dịch vạ tư vấn: Từng bước phát triển tư vấn thành một trong những ngành dịch
vụ quan trọng cấa T h ấ đô. Phát triển đa dạng các loại hình tư vấn trong các lĩnh vực
chứng khoán, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, tập đoàn tư vấn mạnh, hoạt động
chuyên nghiệp cả trên phạm v i trong nước và từng bước hướng ra thị trường dịch v ụ tư
vấn và quản lý nhà nước đối v ớ i các hoạt động tư vấn trên địa bàn. Tăng cường thông t i n
và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã h ộ i về vị trí cấa các dịch v ụ tư vấn.

146
- Các dịch vụ khác: Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ hàng không, bảo
hiểm, kiểm toán, pháp luật, văn hoa, các dịch vụ khác có chất lượng cao.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH XUẤT KHÂU DỊCH vụ CỦA
T H À N H PHẩ H À N Ộ I Đ Ế N N Ă M 2020

3.2.1. Phương hướng chung về đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố Hà Nội

Hà Nội giữ vai trò đầu tàu, trung tâm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của vùng Thù
đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời có vai trò
quan trọng trong xuất khẩu của cả nước; là trung tâm thu hút, chế biến các nguồn hàng
xuất khẩu, cung cấp những sàn phẩm, dịch vụ có trình độ công nghệ, giá trị gia tăng cao
cho xuất khẩu. Hơn nữa, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Thủ đô và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội theo hướng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tác động tích cực vào nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, cùa doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực cùa Thủ đô.Chính vì vậy, đây
mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố không những vì mục tiêu phát triển các hoạt động
dịch vụ mà còn để hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu chung của toàn thành phố,
năng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.

Xuất khẩu dịch vụ được coi là trọng tâm trong hoạt động xuất khẩu của Hà Nội giai
đoạn 2006 - 2010 và các năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội
lần thứ 14 chủ trương "đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất
khẩu dịch vụ"".

Với trọng trách như vậy, xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến
2020 cần hướng vào những nội dung sau:

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ làm động lực thúc đẩy tăng trường GDP và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, xây dựng Hà Nội thành trung tâm xuất - nhập khẩu và
giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Đồng thời với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ
xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, phải tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu
có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu dịch vụ xuất khẩu theo hướng tăng tỷ ưọng dịch vụ có giá trị gia tăng
cao lên trên 60%, tăng tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung
của thành phố lên trên 20%. Tạo điều kiện cho phát triển xuất khẩu dịch vụ tại chỗ (theo
phương thức 2).

" Vãn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 14, trang 65
147
Hà Nội có tiềm năng và cần tập trung phát triển các dịch vụ xuất khẩu sau (theo thứ
tự ưu tiên từ cao đến thấp):

- Dịch vụ du lịch;

- Dịch vụ kinh doanh: đặc biệt là dịch vụ máy tính: dịch vụ gia công phần mềm;

- Dịch vụ y tế;

- Dịch vụ viễn thông;

- Dịch vụ tài chính: dịch vụ ngân hàng.

- Dịch vụ giáo dục.

Ngoài ra, một loại hình dịch vụ mà Hà Nội có thế mạnh và cần được thúc đẩy (đây l
dịch vụ mắi được định hưắng phát triển trong Đe án phát triển xuất khẩu quốc gia đến năm
2010) là dịch vụ phục vụ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (dịch vụ tư vân, dịch vụ
phục vụ cho khu cụng nghiệp, khu chế xuất,...).

- Đa dạng hoa thị trường xuất khẩu dịch vụ, đa phương hoa quan hệ kinh tế đối
ngoại; tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa thị trường ngoài nưắc vắi thị trường ừong nưắc,
giảm nhập siêu, góp phần thúc đẩy phát triển sàn xuất, phát triển kinh tế - xã hội ồn định
và bền vững.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nưắc vào sàn xuất dịch vụ xuất khẩu; đưa
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưắc ngoài (FDI)'lên
trên 5 0 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thành phố vào năm 2020 do các
doanh nghiệp này có khả năng nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu dịch vụ của thị trường
nưắc ngoài và có khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. Tăng số lượng các doanh
nghiệp xuất khẩu năm 2010 lên gấp 2 lần so vắi năm 2005, và năm 2020 gấp 4 lần so vắi
năm 2005.

- Hình thành nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ mạnh có quy mô lắn, trưắc hết
là những ngành dịch vụ có kim ngạch xuất khẩu lắn như du lịch, vận tải, ngân hàng,
phần mềm,....

3.2.2. Mục tiêu cụ thể về xuất khẩu dịch vụ của Hà Nội cho giai đoạn từ nay đến
2020

* Các chỉ tiêu chung về phát triển xuất khẩu dịch vụ:

148
- Tốc độ tăng trường k i m ngạch xuất khẩu dịch vụ trên địa bàn 14 - 16%/năm.

- Xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu.

*Mục tiêu phát triển xuất khẩu một số ngành dịch vụ:

Đích vu du lích

Du lịch sẽ là lĩnh vực dẫn đầu về tỷ trọng trong cơ cấu dịch vụ xuất khâu của Hà
Nội trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020 v ớ i tốc độ tăng trượng bình quân 16 -
18%/năm (cao hơn mức bình quân dự kiến của cà nước là 10,4%/năm); đến n ă m 2010,
Hà N ộ i đón tiếp 2,0 - 2,2 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2020 H à N ộ i sẽ đón tiếp 4
triệu lượt khách quốc tế.

Tiếp tục phát huy vai trò một trung tâm du lịch, trung tâm phân phối du khách lớn
nhất của k h u v ự c phía Bắc, trung tâm du lịch l ớ n của cả nước; từng bước xây dựng H à
Nội thành m ộ t trung tâm d u lịch, một điểm đến có tên tuổi trong k h u vực và thế giới.

Đích vu viễn thòm

- Giảm nhập siêu dịch vụ viễn thông ờ những thị trường có nhập siêu lớn, tiến tới
xây dựng l ộ trình giảm nhập siêu trong giai đoạn 2008-2015 và cân bằng xuất nhập khẩu
vào 2020.

- Phát triển các dịch vụ viễn thông và Intemet hiện đại, đa dạng, phong phú với
giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức binh quân của các nước trong khu vực.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính qua bưu chính viễn thông như dịch vụ
tiết k i ệ m bưu điện, dịch vụ chuyển tiền, duy t r i tốc độ tăng trường sản lượng bình quân
l o - 1 2 % hàng năm, dịch vụ chuyển tiền nhanh tăng trượng hàng năm 15 - 2 0 % . Dịch v ụ
tiết kiệm bưu điện trờ thành kênh quan trọng thu hút tiền gửi trong dân, đạt tóc độ tăng
trường 20 - 25%/năm.

- Giữ vững các thị trường, đối tác lớn đồng thời đa dạng hóa hơn nữa thị trường
xuất khẩu để tránh bị r ủ i ro trong xuất khẩu.

Đích vu V tế

Phát triển mạng lưới y tế đáp ứng được nhu cầu của thành phố, tiến đến đẩy mạnh
xuất khẩu dịch v ụ y tế có chất lượng cao. Giai đoạn t ừ nay đến 2020, phấn đấu xuất khẩu
theo phương thức 2 và phương thức 4 v ớ i k i m ngạch tăng dần, trung bình 10%/năm.

149
về mặt hệ thống, các bệnh viện huyện và đa khoa khu vực Bắc Thăng Long, Gia
Lâm, Thanh Trì và các bệnh viện bộ ngành sẽ đảm nhiệm chức năng điều trị ban đau và
một phần tuyến 2; các bệnh viện khác sẽ thực hiện chức năng điều trị của tuyến 2 và 3;
các bệnh viện đa khoa Từ Liêm, đa khoa Bắc sông Hồng, bệnh viện Phẫu thuật Tim sẽ là
các cơ sờ hiện đỗi, đầu tư chuyên sâu. Cùng với 3 bệnh viện trên, các bệnh viện Xanh
Pôn, Thanh Nhàn, u bướu, Phụ sản Hà Nội, Mắt, Lão khoa, Tâm thần sẽ là các bênh viện
tuyến cuối, tiếp nhận bệnh nhân của các tinh trong khu vực, hỗ trợ cho các bệnh viện
Trung ương và thực hiện các dịch vụ xuất khẩu.

+ Xuất khẩu phần mềm; dịch vụ tài chính, ngăn hàng, bào hiểm; bưu chính viễn
thông; vận tải hàng không; dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài:

Từng bước đưa những dịch vụ này thành các ngành dịch vụ xuất khẩu quan trọng
của thành phố. Định hướng cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề thuộc các lĩnh
vực này xây dựng kế hoỗch phát triển tăng tốc, hướng ra thị trường quốc tế trong thời
gian tới.

+ Một so dịch vụ mới, có tiềm năng xuất khẩu: giáo dục; tư vấn; dịch thuật; hỗ t
sản xuất và phát hành các sàn phẩm văn hóa; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế,... cần
tiêp tục đầu tư nâng cao chất lượng, hướng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các dịch vụ
này nhằm đưa các dịch vụ này thành dịch vụ xuất khẩu trong 5-10 năm tới.

Từ các định hướng chung nêu trên, để có quy hoỗch tồng thể và đặc biệt là những
chính sách khuyến khích và định hướng cụ thể phát triển có hiệu quả các dịch vụ xuất
khâu của Hà Nội, cần xây dựng Chiến lược phát triển xuất khẩu dịch vụ riêng.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH vụ CỦA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
3.3.1. Các giải pháp chung

Trên cơ sở những giải pháp đã được đề cập trong Chiến lược giai đoạn 2001 -
2010, Đe án Điều chinh Chiến lược xuất khẩn của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 -
2010, tầm nhìn đến 2015 ngày 30 tháng 6 năm 2006, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ đã
xây dựng ờ trên cho giai đoỗn đến 2020.

3.3.1.1. Hoàn thi


n quy hoạch, cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng
đấy xuất khẩu dịch vụ

150
* Xây dụng Chiến lược phát triển xuất khẩu dịch vụ đến năm 2020 của Thành phố
Hà Nội. Đây là việc làm hết sức cần thiết, là cơ sờ để hoạch định các kế hoạch phát triển
trong trung và ngắn hạn đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ vốn còn đang thiếu các cơ
chế, chính sách dặn đường.

* Ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư liên quan đến: đất đai, thủ
tục hành chính, quy hoạch, xúc tiến thương mại,...

* Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ờ nước ngoài
đẩy mạnh xuất khẩu vào nước mà họ đang định cư hoặc các nước khác.

* Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch các ngành dịch vụ xuất khẩu. Công bố công khai
đồng bộ hệ thống các chiến lược, quy hoạch của thành phố, như Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển du lịch; Chiến lược phát triển xuất khẩu và các
chiến lược, quy hoạch chuyên ngành khác để tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và
ngoài nước thuận lợi trong việc tiếp cận thông túi và dễ dàng trong định hướng đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh.

* Cài tiến chế độ thống kê, báo cáo; tổ chức cập nhật, phổ biến thông tin kinh tế -
xã hội chung của Thành phố và các thông tin về thị trường, sản phẩm, giá cả hàng hoa
xuất khẩu lên các trang thông tin điện tử (website) của UBND thành phố và các sở /
ngành liên quan.

* Công bố các ngành và danh mục các sản phẩm xuất khẩu sẽ được ưu tiên, nhất là
ưu tiên đầu tư và các hình thức khuyển khích, hỗ trợ khác.

3.3.1.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho xuất khẩu dịch vụ

* Mờ rộng và nâng cao năng lực của Cảng hàng không Nội Bài, ga đường sắt, cảng
sông Hà Nội để phục vụ nhu cầu vận chuyển qua địa bàn.

* Đầu tư xây dựng hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại, trung tâm
dịch vụ - thương mại - tải chính tại khu đô thị mới Tây hồ Tây, Bắc sông Hồng theo quy
hoạch; phát triển thương mại điện từ.

* Chủ động phối hợp, liên kết với các địa phương nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ
trương chiến lược của Chính phủ về phát triển không gian kinh tế "2 hành lang, Ì vành
đai" giữa Việt Nam với Trung Quốc.

3.3.1.3. Thu hút các nguồn vén đầu tư phát triển dịch vụxuấíkhẩu

151
* Tập trung vốn các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại: trung tâm thương mại, hệ thống kho ngoại quan, sàn giao dịch hàng hoa, dịch
vụ logistic, hạ tầng khu công nghiệp/ khu chế xuấư khu công nghệ cao..., các hoạt động
nghiên cứu triển khai,...

* Sớm đưa vào khai thác các dự án sản xuất hàng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như công nghệ
thông tin, tài chính - ngân hàng, viằn thông,... để tạo ra các sản phẩm dịch vụ xuất khâu
có giá trị gia tăng cao.

* Thu hút vốn của các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào các lĩnh vực dịch
vụ làm vệ tinh cho các doanh nghiệp dịch vụ lớn.

3.3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành dịch vụ

- Đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức quản trị doanh nghiệp, marketing, thiết kế
sản phẩm, kiến thức về các hàng rào thương mại và nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ
quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp.

- Nâng cấp và xây dựng mới một số trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao nhằm
cung cấp lao động có trình độ cho các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố và
cho xuất khẩu. Triển khai đồng bộ các chính sách và biện pháp đa dạng hóa các hình
thức đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa giáo dục đào tạo.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực doanh nghiệp; mời các
chuyên gia quốc tế tham gia đào tạo cho doanh nghiệp trong nước.

- Phối hợp các nguồn lực trên địa bàn cho công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực phục vụ xuất khẩu.

3.3.1.5. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Thành

Để có thể tiếp tục duy trì, phát triển thị trường đã có và xúc tiến thị trường mới,
có sự chủ động, tích cực cả từ phía các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước
trong phổi hợp thực hiện các chương trinh xúc tiến thương mại trọng điểm sau (cụ thể
nội dung các chương trình trong Đe án Chương trình xúc tiến thương mại ưọng điểm của
thành phố Hà Nội đến năm 2010):

* Chương trình Ì: Thông tin hễ trợ doanh nghiệp

* Chương trình 2: Đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo

152
* Chương trinh 3: Khảo sát thị trường kết hợp tham gia hội chợ, triển lăm, tể
chức trưng bày sản phẩm

* Chương trình 4: Xây dựng và quảng bá thương hiệu Hà Nội

* Chương trình 5: Tổ chức các sự kiện xúc tiến

* Chương trình 6: Xây dựng kết cấu hạ tầng Xúc tiến thương mại

3.3.1.6. Chú trọng công tác thống kê thương mại dịch v


quốc tế

Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém trong công tác hoạch định chính
sách xuất khẩu dịch vụ của chính quyền thành phố cũng như trong việc xây dựng chiến
lược kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu chính là việc không
chú trọng đến công tác thống kê liên quan đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ của thành
phố. Thống kê về dịch vụ, đặc biệt là xuất khẩu dịch vụ là một công việc khó khăn và tốn
kém, tuy nhiên, nó giúp cho chính quyền thành phố đánh giá đúng thực trạng của hoạt
động xuất khẩu, dự báo được những vấn đề phát sinh để có những đối sách phù hợp và
kịp thời. Chính quyền thành phố cận có sự đậu tư thích đáng cho hoạt động này, đồng
thời, phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong thống kê thương mại dịch vụ để có điều
kiện so sánh quốc tế một cách chính xác, phục vụ tốt cho các hoạt động hội nhập khu
vực và thế giới.

3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho một số dịch vụ chủ yếu

3.3.2.1. Dịch v
du lịch

Theo dự kiến, đến 2010, Hà Nội sẽ đón khoảng 2 ữiệu khách du lịch quốc tế và 8
triệu lượt khách du lịch nội địa, và đến 2020, HàNội sẽ đón 4 triệu khách quốc tế. Để
thực hiện tốt được mục tiêu này, Hà Nội cận phải chủ trọng vào những giải pháp chủ yếu
sau đây :

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch

Phát huy vai trò của Sờ du lịch trong việc tham mưu tư vấn cho thành phổ về các
vấn đề du lịch, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, xây dựng các quy hoạch ngành và
định hướng chiến lược phát triển, đặc biệt là khi mờ rộng địa giới hành chính của Thủ
đô, nghiên cứu và đề xuất cơ chế - chính sách, thanh Ưa và kiểm tra các hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục cấp visa và xuất nhập
cảnh.

153
cần có sự phối họp chặt chẽ giữa Sờ du lịch và các sờ liên quan để áp dụng biểu
giá thống nhát đối v ớ i bưu điện, hàng không, điện, nước,... tạo điều kiện giảm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phằm d u lịch.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham
gia đằu tư phát triển du lịch, huy động v ố n phát triển nhà hàng gắn v ớ i cảnh quan sinh
thái và văn hóa H à N ộ i , đầu tư phát triển đa dạng các loại hình v u i chơi, giải trí bằng
những ưu đãi cụ thể, song phải đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng,
có trật tự, kỷ cương, hướng t ớ i phát triển du lịch bền vững. Việc bảo vệ môi trường được
xem là m ộ t yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phằm
đu lịch và đảm bảo cho hoạt động du lịch cũng như các hoạt động k i n h tế khác phát triển
bền vững. Tại nhiều k h u vực ở H à Nội, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du
lịch vượt ngoài k h ả năng và nhận thức của công tác quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến
khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài. N h ữ n g ô nhiễm và suy thoái này theo thời gian sẽ làm giảm sút sức hấp dẫn
của sản phằm du lịch. Đây được xem là m ộ t trong những nguyên nhân làm lượng khách
quốc tế quay lại H à N ộ i không nhiều, c ầ n nghiên cứu đánh giá các tác động đến môi
trường của các hoạt động du lịch để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Qui định rõ và tiêu chuằn và biện pháp thực hiện an ninh an toàn tại các điểm vui
chơi giải trí, chấm dứt tình trạng chèo kéo khách mua hàng và đi xe ôm, tình trạng ăn
xin,... nhàm mang lại tâm lý thoải mái cho khách.

Đa dạng hóa sàn phẩm và tăng chất lượng sản phàm đu lịch

Để tăng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế, cần đa dạng
hóa các loại hình sản phằm du lịch gắn v ớ i những nét đặc thù của T h ủ đô và vùng phụ
cận, cải tiến và nâng cao chất lượng các tour du lịch.

Ngoài các sản phằm du lịch truyền thống, cần nghiên cứu các tour mới và xây
dựng thêm các sản phằm du lịch n ộ i đô (citytour), du lịch tự do (opentour), du lịch sông
Hồng, du lịch bằng đường sắt vòng quanh thành phố, du lịch làng nghề (Vạn Phúc, Bát
Tràng,..), d u lịch kết hợp v ớ i h ộ i thảo, h ộ i nghị. Đ ố i v ớ i du lịch làng nghề, các cơ quan
quàn lý N h à nước về du lịch và các doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ các làng nghề truyền
thống trong quá t r i n h sàn xuất hàng thủ công mỹ nghệ, một mặt phục vụ công tác tham
quan các làng nghề, hiểu về qui trình sản xuất và những nét độc đáo của sản phằm, giá trị
văn hóa và mỹ nghệ của sản phằm, m ộ t mặt phục vụ khách du lịch mua sắm. Các sản
phằm phải mang đậm giá trị văn hóa của Thù đô, tránh sản xuất các sản phằm đơn điệu,
kém về hình thức và chất lượng, có các hình thức giới thiệu sản phằm một cách ấn tượng
và hiệu quả v ớ i khách du lịch quốc tế.
154
M ờ rộng và phát triển không gian du lịch, điểm, tuyến du lịch, gắn k i n h doanh du
lịch với các hoạt động dịch v ụ và văn hóa - xã hội nhu phát triển thương mại, xây dựng
hệ thống chợ và siêu thị, tổ chức các tuyến phố văn minh, phố ẩm thực, củng cố giao
thông, vữn tải hành khách công cộng,..

Hà nội cần xây dựng những sản phẩm độc đáo mang sắc thái văn hóa Hà Nội,
trong đó chú trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái và vãn hóa lịch sử. V ê
vấn đề này, việc tôn tạo các d i tích văn hóa, lịch sử là vô cùng cần thiết, cần ưu tiên
nguồn vốn trùng t u , phục h ồ i hoặc nâng cấp di tích vào các điểm trọng tâm theo các
tuyến du lịch đã qui hoạch, đồng thời qui hoạch phát triển các điểm d i tích văn hóa đê đạt
tiêu chuẩn một điểm d u lịch quốc tế.

Đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Thành phố cần đầu tư thỏa đáng để nhanh chóng hiện đại hóa cơ sờ hạ tầng và
điều kiện, phương tiện vữt chất - kỹ thuữt cho ngành du lịch. Nguồn đầu tư này cần được
đa dạng hóa, có thể từ trung ương, ngân sách thành phố, của chính các doanh nghiệp và
của nhân dân trên địa bàn, kể cả việc liên doanh liên kết v ớ i các địa phương khác và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, giảm dần tiến tới chấm dứt
tình ừạng l ộ n xộn, ùn tắc giao thông, cần tạo đường thông hè thoáng đặc biệt là các
tuyến giao thông dẫn đến các điểm du lịch, đến trung tâm thành phố cần được ưu tiên
giải quyết sớm. Bên cạnh đó, phải nhanh chóng ngầm hóa các hệ thống dây thông t i n liên
lạc và cáp điện ừên tất cả các tuyến phố, giải tỏa hè đường, trả lại cho người đi bộ. cần
nghiên cứu m ờ thêm m ộ t số tuyến phố đi bộ nhằm thu hút khách du lịch.

Để tạo thuữn lợi cho khách du lịch quốc tế, cần chú trọng việc cung cấp các dịch
vụ điện, nước, thông t u i liên lạc, tài chính - ngân hàng, biển báo hướng dẫn khách bằng
tiếng Anh,...

Chú trọng công tác marketing và mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng các phóng sự và quảng bá trên các kênh truyền hình
trong nước và quốc tê

Tữn dụng các cơ hội để tham gia các hội nghị, hội thảo và hội chợ
du lịch quốc tế và trong nước để giới thiệu sản phẩm du lịch H à
Nội.

155
Thiết lập đại diện trực tiếp tại một số thị trường du lịch trọng
điểm, khai thác tốt các thị trường truyền thống như Pháp, Nga,
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật, Tây Âu, đồng thời tìm k i ế m các thị
trường tiềm năng như châu Phi, Trung Đông, châu á và N a m á.

Làm phim quảng bá du lịch Hà Nội, cập nhật, bổ sung in ấn, nhân
bản các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, đĩa DVD, V C D bớng nhiều t h ứ
tiếng, cập nhật, duy trì website của Sờ du lịch H à N ộ i , duy tri liên
kết web v ớ i các thành viên thuộc tổ chức CPTA, ANMC21,..

Tiếp tục triển khai dự án lắp đặt các kiot thông tin du lịch, nâng
cấp và cải tiến chất lượng của Trung tâm thông t i n du lịch tại Sân
bay N ộ i Bài,...

Phát ưỉền nguồn nhẫn lực phục vụ xuất khẩu du lịch

Trước hết phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực của ngành.
Cần ưu tiên đào tạo theo hướng sau :

Đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động hiện đang làm
việc trong ngành du lịch, đặc biệt cho đội ngũ hướng dẫn viên.

Kết họp với các trường đại học, đào tạo mới chuyên gia các lĩnh
vực đầu tư, tiếp thị, quảng cáo, quản trị khách sạn và nhà hàng,
quàn lý k h u v u i chơi giải trí,.. Đ ộ i ngũ cán b ộ của doanh nghiệp
du lịch phải được trang bị kiến thức về hội nhập, nâng cao trinh độ
ngoại ngữ, t i n học, nghiệp v ụ du lịch, am hiểu thị trường thế giới,
luật lệ quốc tế,...

Đào tạo, bồi dưỡng mới công nhân kỹ thuật chuyên ngành, các
nghệ nhân, đầu bếp giỏi,... bớng ngân sách của thành phố. c ầ n có
được đội ngũ có tay nghề cao, chuyên m ô n giỏi làm hạt giống, sau
đó nhân rộng để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển.

Sau nữa nâng cao nhận thức và tầm nhìn của những người lãnh đạo chính quyền
thành phố, đặc biệt là những cán bộ quản lý ngành trực tiếp là một nhiệm v ụ hết sức cần
thiết. M ộ t tầm nhìn chiến lược và những quyết sách kịp thời, đúng đắn sẽ tạo môi trường
thuận l ợ i và hướng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đi đúng quĩ đạo phát triển,
tránh lãnh phí nguồn lực và tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu dịch v ụ d u
lịch.

156
332.2. Dịch vạ kinh doanh

Xuất phát từ những nét đặc thù kinh tế xã hội cùa Hà Nội và các kinh nghiêm
quốc tế trong phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nhóm nghiên cứu cho ràng trong
thời gian tới Thành phố H à N ộ i cần quán triệt một số quan điểm chả đạo sau toong xuất
khẩu các dịch vụ hỗ trợ k i n h doanh.

Thứ nhất, xuất khẩu dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên điạ bàn Thành phố H à N ộ i
phải dựa trên cơ sở phát huy vai trò cảa các thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu các doanh
nghiệp nói chung cùa địa bàn H à Nội. H ơ n thế nữa, các doanh nghiệp này cũng chiếm đa
số trong các nhà cung ứng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh do ngành này có rào cản gia
nhập ngành tương đối thấp. H ơ n thế nữa, kết quả nghiên cứu cảa chương 2 trong báo cáo
này cũng đã chỉ rõ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là những đối tượng
gặp nhiều khó khăn trong cung ứng cũng như trong sử dụng dịch vụ. Thị trường dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh còn đang phát triển manh m ú n v ớ i số lượng các nhà cung cấp không
lớn và thói quen sử dụng các dịch vụ không cao. Tập trung vào hỗ trợ các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh sẽ góp phần tạo ra một thị trường năng động hơn. K i n h nghiệm
quốc tế cũng chi r a rằng các chương trình hỗ trợ truyền thống thường làm việc v ớ i các
đơn vị nhà nước hoặc các cơ quan phi l ợ i nhuận nhưng hiệu quả mang lại không cao k h i
chương trình kết thúc. N h ữ n g nhà cung ứng tư nhân thường hoạt động hiệu quả và sáng
tạo hơn.

Thứ hai Thành phố sẽ g i ữ vai trò là người điều tiết khuyến khích phát triển xuất
khẩu dịch vụ k i n h doanh thay vì nỗ lực cung cấp các dịch vụ miễn phí cho các doanh
nghiệp. Quan điểm m ớ i xuất phát từ cách tiếp cận kích đẩy nhu cầu và cung ứng thông
qua phát triển thị trường đồng bộ và bền vững. Theo đó thị trường phải bao gồm các nhà
cung ứng cạnh tranh nhau nhằm bán các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có chát lượng cho
khách hang đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Thành phố đóng vai trò hỗ trợ các doanh
nghiệp cung ứng cung cấp các dịch vụ có giá cả thấp. Các hỗ trợ này sẽ tập trung vào các
nhóm dịch vụ Thành phố cho rằng cần thiết và cấp bách. Các hô trợ cùa Thành phô sẽ
giảm dần cùng v ớ i sự phát triển cảa các doanh nghiệp cung ứng. Trên quan điểm này,
Thành phố cần có quan điểm tách bạch vai trò cảa nhà cung ứng và người xúc tiến trên
thị trường dịch v ụ h ỗ trợ k i n h doanh. K i n h nghiệm cảa nhiều quốc gia trong phát triển
thị trường các dịch v ụ này là không được đánh đồng vai trò cùa các tổ chức xúc tiến các
dịch vụ này (tức là các đơn vị nhận trợ cấp cảa nhà nước để tạo điều kiện cho các cá
nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ) v ớ i các nhà cung ứng vì điêu này thường gây r a
mâu thuẫn quyền l ợ i cho m ộ t nhà cung ứng cạnh tranh. T ổ chức xúc tiên thường có
chương trình phát t r i ể n trong k h i nhà cung ứng có chương trinh k i n h doanh. Nhập hai vai

157
trò này làm một thường dẫn đến những chuông trình kém hiệu quả và gây lãng phí trong
sù dụng nguồn lực. Tổ chức xúc tiến do vậy nên có kế hoạch rõ ràng để rút lui khỏi thị
trường khi cung ứng trên thị trường đã định hình.

Thứ ba, hố trợ của Thành phố nên tập trung hem vào hố trợ kỹ thuật và khích lệ
các nhà cung ứng tham gia vào thị trường mới và mở rộng các dịch vụ cung ứng chứ
không nên đi sâu vào hố trợ tài chính và trợ giá.

Thứ tư, tuy đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ hố trợ kinh
doanh, nhưng ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển đúng mức cần có. Vì vậy,
muốn xuất khẩu nhóm dịch vụ này, trước hết hãy bắt đầu từ địa bàn nội địa.

Cụ thể, để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ kinh doanh, định hướng các giải pháp phát
triển thị trường trong thời gian tới cần tập trung giải quyết đồng bộ những vấn đề tồn tại
trong ba yếu tố cơ bản là cung, cầu và quản lý nhà nước. về phía các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ, định hướng phát triển cơ bản là nâng cao năng lục chuyên môn và tăng
cường định hướng khách hàng hơn nữa. Các nhà cung ứng phải trờ thành chuyên nghiệp
thì mới có thể hạ giá thành dịch vụ và thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ thay
vì tự làm hoặc mua từ các nhà cung cấp nước ngoài. Các nhà cung ứng phải từng bước
xây dựng và phát triển một số doanh nghiệp, tập đoàn tư vấn đa ngành và chuyên sâu
mạnh, hoạt động chuyên nghiệp cà trên phạm vi trong nước và từng bước hướng ra thị
trường tư vấn quốc tế.
Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải xây dựng cho mình
một quy trinh quản lý và kiểm soát chất lượng chặt chẽ bởi lẽ đảm bảo chất lượng ổn
định là chìa khoa thành công trong cạnh tranh của ngành dịch vụ này. Có thể lấy rất
nhiều ví dụ minh chứng: muốn tiếp cận được khách hàng tư vấn quản lý, thông thường
các công ty tư vấn phải thể hiện được năng lực của mình cho khách hàng thông qua các
cuộc thảo luận, đào tạo hoặc những dịch vụ tư vấn sự việc nhỏ. Các hoạt động này khi có •
chất lượng cao và ồn định thì sẽ thuyết phục được lãnh đạo doanh nghiệp khách hàng bỏ
tiền sử dụng các dịch vụ tư vấn trên quy mô lớn hem và có ảnh hường thay đổi hệ thống
quản lý của họ. Khi uy tín chưa đủ lớn thì công ty tư vấn chưa đủ năng lực thuyết phục
khách hàng thay đổi vì rủi ro cảm nhận từ sự thay đổi sẽ rất cao. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ cần có chiến lược định hướng phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, đối tượng đông đảo và thường có nhu cầu hố trợ chuyên môn do thiếu và yếu về
nhân sự.
Liên quan đến cầu cùa thị trường, giải pháp chủ yếu phải tập trung vào tạo điều
kiện tiếp cận tốt nhất các dịch vụ này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một loạt các
giải pháp kích cầu được sử dụng như quảng bá về tiện ích và độ săn có của dịch vụ, hô

158
trợ tài chính sử dụng dịch vụ của N h à nước và các tổ chức phát triển tạo điều k i ệ n trước
hết cho các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng tiếp cận dịch vụ.

v ề phía chính quyền thành phó, trước hết cần có nhìn nhận đúng về sự tồn tại và
vai trò quan trẩng của các dịch vụ k i n h doanh, t ừ đó đưa ra được các chính sách nhằm
thúc đẩy thị trường này phát triển.

M ô hình giải pháp chiến lược phát t r i ể n dịch v ụ hỗ t r ợ k i n h d o a n h trên địa


bàn H à N ộ i

Xuất phát t ừ thực tế các kết quả nghiên cứu thu nhận được cùng v ớ i đặc thù của
Hà N ộ i là trung tâm kinh tế tương đối phát triển so v ớ i mặt bàng chung của cả nước,
chúng ta có thể đề xuất chiến lược phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ k i n h doanh v ớ i
những nhóm giải pháp chiến lược cơ bản sau (xem sơ đồ ):

Chiến lược phát triển thị trường dịch vụ hỗ t r ợ kinh


doanh trên địa bàn H à Nội

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ TẠO co CHẾ HỒ TRỢ VÀ


THÀNH LẬP CÁC TÒ CHỨC xúc TIÊN PHÁT TRIỀN THỊ TRƯỜNG

Sơ đồ : Giải pháp chiến lược phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa
bàn Hà Nội

Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống quàn lý nhà
nước v ớ i dịch vụ h ỗ trợ kinh doanh, Thành phổ cần tập trung vào thực thi các giải pháp
cụ thể khác tác động vào cung và cầu. Các tác động lên cung và cầu nhằm kích cầu và

159
nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng nhằm tạo ra một thị trường phát triển đồng bộ.
Các giải pháp chiến lược được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới bao gồm:

- Phiếu khuyến khích (voucher): nhằm giải quyết sở thiếu thông t i n và thói quen
ngại tiêu dùng của các doanh nghiệp v ớ i dịch vụ hỗ t r ợ k i n h doanh. M ụ c tiêu là nhằm
mở rộng cầu sử dụng các dịch vụ. Theo đó N h à nước cung cấp các phiếu khuyến khích
sử dụng dịch vụ cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng phiếu sẽ được chiết khấu
giảm giá đáng kể tại các cơ sở cung ứng do N h à nước lởa chọn trước. Các nhà cung ứng
được lởa chọn trên cơ sờ cạnh tranh bình đẳng.

- Đ ồ n g tài t r ợ d ở án sử dụng dịch vụ hỗ t r ợ k i n h doanh: Các doanh nghiệp sử


dụng dịch vụ hỗ t r ợ k i n h doanh lập dở án và N h à nước thông qua tổ chức xúc tiến của
mình để duyệt d ở án, hỗ trợ kỹ thuật dở án và đồng tài trợ d ở án.

- Thông t i n cho khách hàng nhằm giải quyết sở thiếu thông t i n về dịch vụ và nhà
cung cấp. Giải pháp nảy nhằm tạo thuận l ợ i cho các giao dịch thành công của thị trường,
giúp cung và cầu gặp nhau.

- Liên kết cầu nhằm tạo ra những nhóm các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
dịch vụ hỗ trợ k i n h doanh. Tạo ra được nhu cầu đủ l ớ n để nhằm giúp các doanh nghiệp
giảm phí và có thể sử dụng được các dịch vụ m à nếu một mình họ sẽ không đủ sức để sử
dụng. Thởc chất là giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể mua được dịch vụ theo nhóm làm
tăng l ợ i thế quy m ô trong giao địch.

- T r ợ giúp kỹ thuật nhằm giải quyết sở thiếu kỹ năng và kỹ thuật quản lý của các
nhà cung ứng dịch vụ h ỗ t r ợ kinh doanh, nhất là trong giai đoạn thị trường của nhiều
dịch vụ bắt đầu định hình.

- Phát triển và thương m ạ i hoa sản phẩm nhằm giải quyết việc thiếu vắng trên thị
trường những sản phẩm dịch vụ phù hợp. M ụ c tiêu là quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ phát
triển sản phẩm, nhượng quyền dịch vụ...

- Lập quỹ V ố n M ạ o H i ể m nhằm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ bằng cách
hỗ trợ các nhà cung ứng m ở rộng kinh doanh hoặc giúp các nhà cung ứng m ớ i tham gia
thị trường.

- V ư ờ n ư ơ m doanh nghiệp: Đây là m ô hình được các quốc gia phát triển sử dụng
nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân có ý tưởng và năng lởc tiến hành xác lập dở án và
cung ứng các dịch v ụ hỗ trợ kinh doanh. V ư ờ n ư ơ m doanh nghiệp hỗ trợ các đối tượng
chính là thanh niên thông qua các chương trình khởi nghiệp.

3.3.2.3.. Dịch vụ ngân hàng

a. Những quan điểm chủ yếu

160
- Xuôi phát từ yêu cầu và thực tiễn phát triển của Hà Nội lựa chọn mô hình phát
triển tập trung dựa trẽn việc hình thành một số khu vực tập trung các cơ sở hoạt động
TC-NH; đồng thời gắn kết chợt chẽ với quá trình và quy hoạch phát triển hệ thống TC-
NH quốc gia, khai thác cao nhất các lợi thế so sánh, cơ hội và ưu đãi chinh sách để phát
triển và xuất khau các dịch vụ TC-NH

Xuất khẩu dịch vụ TC-NH Hà Nội phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng
phát triển kinh tế - xã h ộ i của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước
hội nhập v ớ i thị trường tài chính k h u vực và thế giới, đồng thời đầm bầo việc xuất khẩu
dịch vụ TC-NH gắn kết v ớ i các chiến lược và kế hoạch phát triển K T - X H T h ủ đô, cũng
như gắn v ớ i các chiến luợc và quy hoạch phát triển ngành khác trên địa bàn.

Cần xây dựng Hà Nội theo mô hình Trung tâm TC-NH hiện đại, đồng bộ, có tính
m ở cao và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới, phát triển bền vững
các dịch vụ TC-NH trên cầ bềrộng, lẫn bềsâu, đồng thời ngày càng quy tụ các tổ chức
TC-NH theo quy hoạch không gian và tập trung, thống nhất, tạo thuận l ợ i cho hoạt động
TC-NH và quần lý nhà nước, gắn v ớ i công cuộc xây đựng và phát triển T h ủ đô.

- Két hạp hài hòa giữa sự tuần tự, từng bước với sự đột phá, rút ngắn và đón đầu
trong quá trình phát triển và xuất khấu dịch vụ TC-NH Hà Nội

Đe thúc đẩy phát triển và xuất khẩu địch vụ TC-NH Hà Nội, cần thực hiện từng
bước vững chắc, tuần t ự phù hợp tiến trinh chung của cầ nước về đổi m ớ i và h ộ i nhập
quốc tế, song cần mạnh dạn đột phá trong áp dụng các công nghệ và sần phẩm dịch v ụ
hiện đại b á m sát và ngày càng tương thích v ớ i tiêu chuẩn, trình độ k h u vực và thế giới.
Đ ầ m bầo sự phát triển lành mạnh và ngày càng nâng cao sức cạnh tranh hiệu quầ của các
dịch vụ TC-NH trên cơ sờ không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sần
phẩm dịch vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tângà và công nghệ, t ự do kinh doanh và cạnh tranh,
đồng thời tăng cường sự hợp tác, liên thông giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ TC-NH
phù hợp v ớ i các điều kiện thực tiễn T h ủ đô, các x u hướng, tiêu chuẩn, thông lệ và cam
kết quốc tế, cũng như các nguyên tắc và nhu cầu thị trường; rút ngắn thời gian phát triển
và chênh lệch trình độ giữa H à N ộ i v ớ i các Trung tâm TC-NH khác trong k h u vực và
quốc tế. Phát triển thị trường TC-NH trong m ố i quan hệ chặt chẽ v ớ i sự phát triển đồng
bộ các loại định chế thị trường cầ vềquy m ô , tầm vóc, nguyên tắc và cơ chế hoạt động,
đặc biệt v ớ i thị trường bất động sần, thị trường khoa học công nghệ, thị trường xuất nhập
khẩu và các thị trường khác.

b. Những giải pháp chù yểu

bi. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động TC-NH

161
Để thúc đẩy xuất khẩu các dịch vụ TC-NH Hà Nội, đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ và
phôi hợp chặt chẽ của tất cả các cấp, bộ, ngành liên quan nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ quản lý nhà nưức về TC-NH:

Xây dưng Quy hoạch không sian và hoàn thiên hê thom chính sách vò thể chế phát
triển các cơ sở và hoạt đôn? TC-NH

Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch không gian
phát triển các tổ chức TC-NH trên địa bàn Hà Nội: bổ sung nội dung phát triển TC-NH
và quy hoạch chung phát triển K T -XH Hà Nội trung hạn và dài hạn. Đồng thời, cần,
hoàn thiện quy hoạch và chiến lược phát triển của từng bộ phận định chế TC-NH: ngân
hàng - tổ chức tín dụng, các định chế tài chính phi ngân hàng, Trung tâm GDCK Hà Nội.
Xây dựng các công cụ và định chế tài chính mứi hoạt động trên TTCK và các thị trường
TCkhác.

Chủ động phối hợp vứi bộ, ngành hữu quan trong quá trình hình thành hệ thống
luật lệ, định chế, cơ chế đáp ứng nội dung, yêu cầu cơ chế thị trường và cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý minh bạch, công khai bình đẳng cho sản xuất -
kinh doanh của các nhà đầu tư trong nưức và quốc tế, trong đó có các hoạt động TC-NH.

Phối hợp vứi các cơ quan Trung ương đẩy nhanh quá trinh hoàn thiện hệ thống
pháp luật về hoạt động tài chính và thị trường tài chính theo hưứng thống nhất, minh
bạch, tránh sự chồng chéo giữa các quy định luật pháp, đồng thời nứi lỏng các điều kiện
tiếp cận và đối tuợng tham gia phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến
khích các nhà đầu tu và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dịch vụ tài chính.

Nâng cao năng lực và phối hợp quản lý vĩ mô, kiểm soát và điều hành các hoạt
động TC-NH của Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nưức và Trung tâm GDCK Hà Nội.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh dịch vụ TC-NH
để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp vứi yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính
chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TC-NH; có
chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng
chất lượng cao để xuất khẩu.

Kiên toàn, nâng cao năm lúc bô máy tố chức quản lý và phát triển nguồn nhân
lực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, giảm thiểu các khâu hành chín
trung gian, đơn giản hoa các thủ tục hành chính, tăng cường phân công, phân cấp cho địa
phương và cơ sờ, đồng thời nâng cao vai trò kiểm soát của Ngân hàng nhà nưức và Bọ
162
Tài chính, phát triển hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, tích cực phòng ngừa các tội phạm
và biến động lớn về TC-NH.

Xây dưng, vân hành thòm suốt, hiệu quà hê thấm thônp tin quàn lý và giám sát
TC-NH hiên đai.

Tăng cường đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến, tin học vào hoạt động TC-NH
phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ, hạch toán, kế toán, thanh toán, giảm chi
phí, nâng cao chất lượng, sự nhanh chóng, chính xác, an toàn của các dồch vụ TC-NH,
góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động TC-NH.

Hoàn thiện cơ sờ dữ liệu về TC-NH trên đồa bàn. Phát triển hệ thống đãng ký giao
dồch đảm bảo.

Kết nối thông tin, tăng cường phối hợp hoạt động của Trung tâm tài chính - ngân
hàng Hà Nội với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, ủ y ban
chứng khoán Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác.

Thực hiện giám sát tài chính đối với thồ trường tài chính, các tồ chức trung g
tài chính, các dồch vụ hỗ trợ kinh doanh; tăng cường năng lực quản lý thồ trường tài chính
và các tổ chức trung gian tài chính trên các khu vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và dồch
vụ tư vấn tài chính...Giải quyết có hiệu quả vững chắc tình trạng nợ xấu, nợ không có
khả năng thu hồi, đồng thời sử dụng tốt các công cụ nghiệp vụ; dự trữ bắt buộc, tình
trạng xử lý rủi ro tín dụng và bảo hiểm tiền gửi, nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh cho
các ngân hàng, doanh nghiệp và dân.

Tổ chức thường xuyên công tác kiểm tra, sàng lọc nhằm lành mạnh hoa hoạt động
của các công ty môi giới chứng khoán theo các tiêu chuẩn do Bộ Tài chính ban hành,
nhất là yêu cầu về năng lực cán bộ, chuyên viên và năng lực tài chính, cũng như các yêu
cầu về mua bán, quản lý vốn, nộp báo cáo tài chính về hoạt động của mình, trong đó có
báo cáo vốn và quàn lý rủi ro hàng tháng.

b2. Phát triển các tổ chức ngân hàng và tín dạng

Để xuất khẩu các dồch vụ tài chính, cần phát triển toàn diện hệ thống các ngân
hàng và TCTD phi ngân hàng theo hướng hiện đại, đa năng, đa dạng cân bằng về sờ hữu
và loại hình tổ chức, có qui m ô hoạt động ngày càng lớn hơn, có năng lực tài chính lành
mạnh, hoạt động an tàon và hiệu quà theo nguyên tắc thồ trường, dựa trên cơ sở công
nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, từng bước tiếp cận và đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực
quốc tể về hoạt động ngân hàng trone khu vực ASEAN, đồng thời tại nền tảng đến sau

163
năm 2010 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, có khả năng cạnh tranh ngày càng
cao với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Thúc đây tái cơ cảu và tăm cường hợp tác, sắn kết giữa các mân hàm và tổ
chức tín dúm

Tái cơ cấu các NHTM và TCTD theo hướng hình thành một số tập đoàn TC - NH
và công ty cổ phần lớn, có năng lực tài chính mạnh, công nghệ và quản trị hiện đại, hoạt
động đa năng hoặc chuyên biệt trên phạm vi toàn quốc, từng bước mờ rộng ra thị trường
khu vực và quốc tế. c ổ phần hoa toàn bộ các NHTM nhà nước trước năm 2010. Đảm
bảo lành mạnh hoa và nâng cao năng lực tài chính, khả năng canh tranh của các N H T M
(về quy m ô và chất lưẩng). Tập trung tăng vốn tự có cho các TCTD thông qua các biện
pháp phát hành cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn, sát nhập, hẩp nhất, mua lại....

Xây dựng các TCTD có cơ cấu tổ chức và hệ thống quản trị điều hành hiện đại,
hữu hiện, phù hẩp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và phù hẩưp với yếu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, xu hướng phát triển công nghệ, chiến lưẩc kinh doanh
cùa NHTM, khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại (bao gồm số lưẩng, địa bàn, tổ chức bộ
máy, thẩm quyền, phạm vi hoạt động ...) đi đôi với việc tiếp tục mờ rộng hẩp lý mạng
lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm và các kênh phân phối
khác của NHTM, nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất,tăng cường khả năng cung cấp dịch
vụ ngân hàng, giảm chi phí và nâng cao nang lực cạnh tranh. Đa dạng hoa các kênh phân
phối, đặc biệt là kênh phân phối từ xa và kênh phân phối điện tử, tự động.

Tạo điều kiện cho các TCTD trên địa bàn phát hành và niêm yết chứng khoán tr
thị trường chứng khoán.

Tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển các TCTD phi ngân hàng, kể cả c
tổ chức trung gian có tác dụng hỗ trẩ cho hoạt động ngân hàng (dịch vụ thông tin tín
dụng; tổ chức tài chính quy m ô nhỏ; quỹ tương hỗ; mua, bán nẩ và quản lý tín dụng;
quỹ đầu tư; tồ chức cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro ngân hàng...).

Có chính sách hẩp lý hấp dẫn các TCTD nước ngoài thành lập và hoạt động trê
địa bàn Hà Nội; tạo điều kiện và khuyến khích các TCTD trên địa bàn liên doanh, liên
kết, hẩp tác, liên minh chiến lưẩc với các TCTD lớn trên thế giới để từng bước nâng cao
năng lực cạnh tranh, hiện đại hoa công nghệ. phát triển dịch vụ và mở rộng quy m ô hoạt
động.

Mở rộng quan hệ đại lý, hẩp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm ứng dụng và
chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương

164
mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các
NHTM tại các T T T C k h u vực và quốc tế, đặc biệt ỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan
hệ đầu tư, thương m ạ i l ớ n và có tiềm năng phát triển v ớ i V i ệ t N a m để từng bước thâm
nhập và cạnh tranh cung cấp dịch v ợ ngân hàng trên thị trường quốc tế.

Đa dam hoa và nâng cao chất lương các sàn phẩm đích vu. hiên đai hoa côm
nĩhê và cơ sở ha tanàe của các mân hàm và tồ chức tín dung.

Đa dạng hoa dịch vợ ngân hàng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng dịch vợ
ngân hàng truyền thống, đồng thời đưa vào sử dợng rộng rãi các địch v ợ ngân hàng hiện
đại trong đó đặc biệt chú trọng các dịch vợ gắn kết giữa thị trường tiền tệ và thị trường
vốn - thị trường chứng khoán. Phát triển các thị trường tiền tệ trên địa bàn H à N ộ i , đặc
biệt là các công cợ phát sinh và giấy tờ có giá ngắn hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
về dịch vợ ngân hàng, tạo điều kiện thuanạ l ợ i cho sự phát triển mạnh của thị trường v ố n
- thị trường chứng khoán. K h u y ế n khích N H Í M phát triển các hoạt động đầu t u và đồng
tài trợ trung, dài hạn, góp v ố n liên doanh, mua cổ phiếu các doanh nghiệp.

Hiện đại hoa hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và hệ thống thanh toán qua
ngân hàng. Tạo điều k i ệ n thuận l ợ i cho các T C T D trên địa bàn tham gia vào các chương
trinh hiện đại hoa ngân hàng và hệ thống thanh toán cùa ngân hàng. Tiếp tợc nâng cao
mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tín của N H N N và các T C T D trên địa bàn H à
Nội, v ớ i các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp v ớ i trình độ phát
triển của hệ thống ngân hàng V i ệ t N a m và các chuẩn mợc, thông lệ quốc tế. Hoàn thiện
và phát triển các m ô thức quản lý nghiệp vợ ngân hàng cơ bàn; các quy trinh, t h ủ tợc
quản lý và tác nghiệp theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đồng thời hướng hiện đại, t ự
động hoa và được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chinh và tập trung.
Phát triển hệ thống giao dịch theo hướng t ự động hoa, hệ thống giao dịch trực tuyến và
giao dịch m ộ t cửa. Tích cực xúc tiến thương m ạ i điện t ử và phát triến dịch vợ ngân hàng
mới dựa ừên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là các địch v ợ ngân hàng điện tử,
ngân hàng ảo, internet banking, home banking, telephone banking, thanh toán.

Năm cao năm lúc quản tri rủi ro. kiếm soát chất lương hoạt đôns tín dúm ở
mức an toàn của các TCTD.

Tăng cường hệ thống an toàn, bào mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Phát
triển hệ thống thòng t i n tập trung và quản lý r ủ i ro độc lập, tập trung toàn hệ thống để
tăng cuông vai trò điều hành kinh doanh, k i ể m soát và uẩn lý r ủ i ro của h ộ i sở chính
N H T M . Tăng cường hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối v ớ i hoạt động
ngân hảng để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh và cạnh tranh công bằng giữa các T C T D

165
thông qua đổi mới toàn diện về m ô hình tổ chức và phương thức giám sát ngân hàng phù
hợp vói thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên cấp giữa các cơ quan quản lý và các tổ
chức kinh doanh TC-NH nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn chung của hệ thống và các
hoạt đỹng TC-NH trên địa bàn thủ đô cũng như cùa cả nước.

Có phương án hiệu quả nhằm không ngừng nâng cấp, hiện đại hoa cơ sờ vật chất
kỹ thuật và đảm bảo sự thông suốt liên tục trong hoạt đỹng tài chính ngân hàng, phòng
tránh hiệu qua và giảm thiểu các rủi ro bắt nguồn từ sự cố kỹ thuật trong các hoạt đỹng
TC-NH.

Phát triền đôi mũ nhân lực ngân hàng

Nâng cao năng lực, trình đỹ chuyên môn và kỹ năng quản lý của đỹi ngũ cán bỹ
ngân hàng trên địa bàn thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do UBND Thành
phố Hà Nỹi chủ tri phối hợp với các bỹ, ngành trung ương và địa phương, các tổ chức tài
chính và cơ sờ đào tạo danh tiếng trong và ngoài nước tồ chức. Thông qua đào tạo, đào
tạo lại và tuyển chọn nâng cao năng lực phân tích, thẩm định, đánh giá hiệu quả dự án
của cán bỹ tín dụng.

Có chính sách khuyến khích thu hút vả trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình
đỹ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại hà Nỹi.

bì. Phát triển các dịch vụ tài chính, hiện đại hoa cơ sở vật chất kỹ thuật, cô
nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TC- NH.

Thành phố chủ đỹng xây dựng và bảo đảm các điều kiện hạ tầng cần thiết khác
nhau (đất đai, điện, nước; viễn thông, ) để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở và duy trì
các hoạt đỹng kinh doanh thuận lợi nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp TC - NH, đồng
thời dành mỹt phần ngân sách nhà nước thích đáng và thực hiện mỹt số cơ chế, chính
sách đặc thù phù hợp nhàm khuyến khích xây dựng và phát triển hiện đại hoa cơ sở vật
chất kỹ thuật và công nghệ TC- N H cụ thể trongtàngbỹ phận, tổ chức TC- NH.

Tạo điều kiện thuận lợi và đồng bỹ mọi mặt nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ
kế toán, kiểm toán, thông tin, tư vấn bổ trợ pháp lý và các dịch vụ khác hỗ trợ các hoạt
đỹng TC-NH. Khuyến khích mở rỹng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, phát triển
các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán sang các lĩnh vực khác nhu kiểm toán soát xét, tư
vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, quy trình quản trị kinh doanh và hệ thống quản lý nỹi bỹ.
Giảm chi phí dịch vụ tài chính, hiện đại hoa cơ sờ vật chất- kỹ thuật của các cơ sở và

166
hoạt động TC-NH trên địa bàn, phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao, chất lượng
tương đương của các nước khu vực.

Nhà nước hỗ trợ cơ sờ vật chất, kỹ thuật và chi phí hoạt động cho Trung tâm
GDCK Hà Nội. Đồng thời, khuyến khích huy động các nguồn lực trong nước, nguồn tài
trợ cùa nước ngoài, nguồn của các tổ chúc cá nhân tham gia thị trường để phát triển các
tổ chức cung cấp dịch vặ hỗ trợ hoạt động phát hành và GDCK.

Khuyến khích phát triển ứng dặng các thành tựu khoa học hiện đại vào công nghệ
TC-NH đặc biệt là CNTT, bảo đảm sự an toàn, ổn định, liên tặc và thông suốt toong hoạt
động giao dịch TC-NH, nhất là trên TTCK.

Tiêu chuẩn hoa các dịch vặ và công nghệ tạo sự thích ứng, kết nối trong cơ
tầng cũng như phương thức cung ứng và hình thức sản phẩm dịch vặ TC-NH giữa các tổ
chức kinh doanh TC-NH trên thị trường vốn, TTCK, cả trong nước và với nước ngoài.

Có chiến lược và kế hoạch cặ thể phát triển nguồn và thị trường nhân lực, đội
chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vặ và quản lý TC-NH cao. Xây dựng, triển
khai các chiến lược và kếhoạch đào tạo chuyên gia TC- NH trinh độ cao, có hiểu biế t
sâu vê chính sách, luật pháp kinh doanh, kiến thức thị trường và nghiệp vặ tài chính ngân
hàng, bảo hiểm kếtoán, kiểm toán, tư vấn tài chính.

M. Phát triển các quan hệ hợp tác, gắn kết giữa các tổ chức TC- NH trên địa bàn
với nhau, với các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước

Tăng cường hợp tác quốc tế trên các mặt: tư vấn xây dựng chính sách phát t
quản lý thị trường, xây dựng khuôn khổ pháp luật cho các hoạt động TC-NH, đào tạo đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý, từng bước mờ cửa và hội nhập vói thị trường các dịch vặ
TC-NH thế giới theo lộ trình đã cam kết.

Xây dựng danh mặc tổng thể các dự án cặ thể và tăng cường các hoạt động xú
đầu tư chuyên đề nhằm thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài trong lĩnh vực
TC-NH. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện
đăng ký niêm yết và phát hành chứng khoán trên các trung tâm và các sàn GDCK nước
ngoài.

Thực hiện các cam kết quốc tế, thông lệ và tiêu chuẩn thế giới trong hoạt động
nghiệp vặ TC-NH, trong đó có kếtoán, kiểm toán, thanh toán và thông tin TC-NH... Á p
dặng và mở rộng phát triển công nghệ thông tin và các nghiệp vặ TC- N H quốc tế trong
hoạt động của các tổ chức TC- NH.
167
Khuyến khích mời các chuyên gia tài chính - ngân hàng nước ngoài có trình độ cao
vào làm việc tại H à Nội. Đồng thời, tăng cường gửi cán bộ, chuyên gia đào tạo ở nước
ngoài. Khuyến khích các hoạt động liên doanh, các tổ chức tài chính trung gian nước
ngoài vào hoạt động tại Hà Nội, nhất là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu
tư, quỹ đầu tư chứng khoán.

Khuyến khích phát triển các quan hệ gắn kết và tạo liên thông nghiệp vố giữa các
tổ chức TC- N H trên địa bàn; phát triển các quan hệ TC- NH với các địa phương khác
trong cả nước; cũng như phát triển các quan hệ quốc tế nhà nước và phi chính phù trong
hoạt động TC NH.

- Khuyến khích phát triển và tạo thuận lợi cho các hoạt động của các Hiệp hội
ngành nghề trong lĩnh vực TC- NH, như Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp
hội kế toán, Hiệp hội Kiểm toán....

3.3.2.4. Dịch vụ bảo hiểm

a. Phát triền thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng
nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tề và dân cư, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân
được thố huờng các sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao năng lực tài
chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu
cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

b. Tự do hoa, đa dạng hoa các loại hình sở hữu và tổ chức kinh doanh bảo hiểm
phù hợp với các cam kết hội nhập

Tiếp tốc thực hiện đề án phát triển Bảo Việt theo mô hình tập đoàn tài chính - bào
hiếm, các doanh nghiệp bảo hiểm sắp xếp lại theo hướng tăng vốn điều lệ, nâng cao khả
năng tài chính phốc vố lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế, tiến tới niêm yết trên thị
trường chứng khoán.

Việc cấp phép thành lập cho các công ty bảo hiểm có vốn đầu từ nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát
triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế. Chútrọng đến các công ty
bảo hiểm thuộc các nước có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có
năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm. Cho phép các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động, tăng vốn
điều lệ, nếu đù điểu kiện theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mờ rộng phạm vi hoạt động kinh
doanh, kể cả ờ thị trường bảo hiểm quốc tế vả khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty
168
bào hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ờ nước ngoài và
thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ờ nước ngoài.

c. Tăng cường đa dạng hoa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, sản
phẩm bảo hiếm

Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ;
Phát triển các kênh phân phối (doanh nghiệp bảo hiếm trực tiếp thực hiện, môi giới, đại
lý bảo hiêm, áp dụng tích cực thương mại điện tử vào hoạt động bảo hiểm); mờ rộng các
hình thịc đầu tư, các phương thịc đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chịng khoán,
sản xuất kinh doanh....) nâng cao tính chuyên nghiệp cùa đầu tư; phát triển mạng lưới
bảo hiêm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác.
Đa dạng hoa các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Nhà nước không trực tiếp
đầu tư thêm vốn vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm
thành lập quỹ đầu tư, quỹ túi khác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để
đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các quy chế, chính sách về đầu tư nhu các doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm: các doanh nghiệp
bảo hiểm cần có chiến lược tài chính phù hợp (kêu gọi các nhả đầu tư chiến lược nước
ngoài, đảm bào an toàn tài chính và tăng giá trị thị trường cùa doanh nghiệp). Nhà nuớc
có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tụ bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp
với tính chất hoạt động và quy m ô kinh doanh của doanh nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp bào hiểm hiện đại hoa công nghệ quản lý kinh
doanh đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quàn lý doanh nghiệp, nâng cao trinh độ
của cán bộ quàn lý, nhân viên, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ ừình độ theo các chuẩn mực
quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để quản lý một số lĩnh vực hoạt
động theo đúng quy định của pháp luật, có cơ chế khuyến khích người lao động gắn bó
với doanh nghiệp, tăng cường kiểm Ưa kiểm soát ngăn ngừa các hành v i tiêu cực, v i
phạm pháp luật.

d. Đổi mới và tăng cường năng lực, quản lý nhà nước vê kinh doanh bào hiểm

Hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới phương thịc và nâng cao năng lực quản
lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tói thực hiện các nguyên
tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế, nâng cao năng lực cán bộ, công chịc nhằm
khuyến khích đầu tư, hiện đại hoa công nghệ của toàn hệ thống bảo hiểm. Xây dựng một
số chính sách đặc thù phù hợp nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vào

169
Có thể thấy qua công thức tính kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, qui m ô
xuất khẩu phụ thuộc vào giá cước viễn thông và tổng thời gian gọi đến quốc tế. Có một
mối liên hệ tỷ lệ nghịch giầa giá cước viễn thông và tổng thời gian gọi đến quốc tế. Hiện
nay, giá cước viễn thông cùa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn tương đối cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới, làm giảm nhu cầu gọi đến Việt Nam và
phát sinh ra hiện tượng lậu cước. Biện pháp tạo cạnh tranh công bằng cũng chính là biện
pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông giảm giá cước, tăng
chất lượng dịch vụ, và qua đó thúc đẩy qui m ô xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
trong nuớc cần quan tâm đến hoạt động quảng bá cho các dịch vụ của mình đế người tiêu
dùng nước ngoài biết đến và sử dụng, thay vì sử dụng dịch vụ của các nhà cung cáp dịch
vụ nước ngoài.

3.3.2.5. Dịch vụ giáo dục

Trước hết, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục trên địa
bàn thành phố, chúng ta phải tiếp tục quán triệt sâu sắc các đường lối, quan điểm của
Đảng ta về công tác đối ngoại trong giáo dục - đào tạo. Đại hội X đã chì rõ: Tăng cường
hợp tác quốc tế ve giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế
giới phù hợp với yêu câu phát ừiển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhăn lực khu vực và
thê giới. Có cơ chế quản lý phù hợp đoi với các trường do nước ngoài đầu tư ho
c liên
kết đào tạo ".

Vận dụng đường lối của Đảng, cần sớm tổng kết công tác hợp tác quốc tế về giáo
dục 20 năm qua, đồng thời khẩn trương nghiên cứu nhầng vấn đề sẽ nảy sinh khi nước ta
gia nhập WTO để có đối sách kịp thời nhằm bảo đảm chủ quyền giáo dục của nước nhà.
Hướng lâu dài cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, trước hết trong hai
thập niên đầu thế kỷ X X I nhằm "đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao". Đồng thời, chuẩn bị tiềm năng để nâng cao năng lực canh
tranh về giáo dục, chú ý năng lực của các trường đại học, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
về giáo dục, hình thành môi trường giáo dục vĩ m ô lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng
tâm. Ngay từ bây giờ cần chuẩn bị định hướng, xây dựng tầm nhìn giáo dục trong tiến
trinh đổi mới và hội nhập quốc tế, khi ta đã là thành viên chính thức của WTO.

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học trên địa bàn.
Chất lượng đào tạo của các cơ sờ giáo dục Hà Nội vẫn còn khoảng cách khá xa so với
yêu cầu phát triển của xã hội và đặc biệt là khoảng cách so với mặt bằng đào tạo chung
của các nước trong khu vực. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu sẽ không thể phát
huy tác dụng nếu chất lượng sản phẩm không tốt, không đáp ứng được yêu cầu của người
học. Trước mắt, cần rà soát lại hệ thống chương trình hiện tại để xây dựng các chương

171
trình đào tạo t i ệ m cận chuẩn chương trình của các trường nổi tiếng của các nước có n ề n
giáo dục phát triển. X â y dựng hệ thống thư viện đạt tiêu chuẩn quốc tế v ớ i nguồn thông
tin phong phú, đa dạng, dễ truy cập, dễ tiếp cận. Nâng cao chất lượng giầng viên, đặc
biệt là đội n g ũ người thầy có khầ năng giầng dạy bằng tiếng Anh.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về công nghệ
thông t i n để hoạt động quần lý và đào tạo được thực hiện theo hướng hiện đại, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của sinh viên quốc tế. H ệ thống cơ sờ hạ tầng công nghệ thông t i n
sẽ giúp cho việc truy cập cơ sở dữ liệu từ thư viện cùa các trường đại học dễ dàng hơn
đồng thời hoạt động quần lý đào tạo của các đơn vị chức năng trong trường đại học sẽ
được thực hiện hiệu quầ hơn.

Thứ tư, tăng cường công tác marketing quốc tế. Người dân Hà Nội đã quá quen
với các chương trình h ộ i thào du học do các công t y tư vấn du học tổ chức. Các trường
đại học trên thế g i ớ i hàng n ă m phầi trích m ộ t khoầng ngân sách khá l ớ n cho hoạt động
marketing giáo dục quốc tế thông qua tổ chức các hội thầo tư vấn du học và trích phần
trăm hoa hồng cho các đại lý tư vấn g i ớ i thiệu sinh viên. Khái niệm này còn khá m ớ i mẻ
đối với các trường đại học trên địa bàn thành phố. T u y nhiên, do yêu cầu h ộ i nhập, chúng
ta phầi làm quen dần v ớ i hoạt đông marketing giáo dục. Trước hết cần khai thác triệt để
thị trường giàu t i ề m năng hiện tại là T r u n g Quốc. Đ ồ n g thời tiến hành thâm nhập thị
trường giáo dục Lào, Campuchia và Thái Lan.

Nếu thực hiện tốt bốn nhóm giầi pháp trên, Hà Nội có thể xuất khẩu dịch vụ giáo
dục ra các nước trong k h u vực và trên thế g i ớ i đạt hiệu quầ cao, góp phần nâng cao u y
tín và vị thế cùa H à N ộ i nói riêng và V i ệ t N a m nói chung trên trường quốc tế.

Những giải pháp cần ưu tiên thực hiện cho giai đoạn từ nay đến 2020:

- Xây dựng và phát triển một số trường đào tạo tài năng và chuyên gia hàng đầu
trong các lĩnh v ự c m à chúng ta có ưu thế, nhũng cơ sờ đào tạo này sẽ là nơi tiếp nhận
học viên nước ngoài, góp phần thực hiện chủ trương xuất khẩu dịch v ụ giáo dục - đào tạo
thu ngoại tệ t ạ i chỗ.

Hà Nội là trung tâm văn hoa, khoa học, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đây cũng
là nơi tập trung đông đầo các trường Đ ạ i học hàng đầu của V i ệ t Nam, nơi đào tạo nhiều
kỹ sư, chuyên g i a cho cà nước ta và m ộ t số nước trên thế giới. T u y nhiên, chúng ta cũng
phầi thừa nhận m ộ t thực tế là giáo dục V i ệ t N a m vẫn chưa có vị trí trong bầng xếp hạng
các trường Đ ạ i học trong k h u vực và trên thế g i ớ i . Theo một cuộc điều tra nghiên c ứ u
cùa tờ tuần san Asiaweek gần đây, Trường Đ ạ i học Quốc gia được x e m là quy củ nhất
trong các trường đại học ờ trong nước, c h i được xếp hạng 62 trên 65 trường đại học

172
địa bàn. N h à nước giám sát hoạt động kinh doanh bào hiểm thông qua các chi tiêu vê
hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý v i phạm theo pháp luật,
không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Kiện toàn bộ máy tổ chức của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để Hiệp hội thực hiện
được vai trò cầu nối giởa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước.

3.3.2.5. Dịch vụ viễn thông

Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng minh bạch và công khai

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách cho dịch viễn thông, hạch toán độc lập
dựa theo quy luật kinh tế trên cơ sở giá thành và chính sách của Nhà nước, hạn chế sự
can thiệp áp đặt về giá cước

- Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đối với phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội của bưu chính viễn thông, đảm bảo cư dân ờ nhởng vùng sâu, xa
vẫn được hưởng nhởng dịch vụ viễn thông cơ bản v ớ i chất lượng tốt và giá cả tháp nhát
có thể.

- Lộ trình mở cửa dịch vụ viễn thông phải minh bạch, rõ ràng. Nếu mở cửa sớm
hơn l ộ trình công bố thì nhà nước phải có cơ chế đền bù thiệt hại do mở cửa thị trường
sớm hơn cho doanh nghiệp.

Đảm bảo cạnh tranh công bang

- Nhà nước cần hoàn thiện chính sách và khuôn khổ pháp lý về canh tranh, tránh
xu hướng hành chính hóa quan hệ kết nối giởa các doanh nghiệp, hành chính hóa các
công cụ giá sàn. Nhà nước nên hạn chế thúc đẩy cạnh tranh bằng cách áp dụng chính
sách đối x ử bất bình đẳng giởa các doanh nghiệp chủ đạo và doanh nghiệp mới trên cơ
sở kiểm soát doanh nghiệp cũ và tạo ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp m ớ i

- Nhà nước cần có các chế tài trừng trị nghiêm hoạt động kinh doanh lậu viễn
thông. Nhởng hoạt động này không nhởng làm phương hại đến lợi ích quốc gia m à còn
ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tình trạng kinh doanh lậu
xuất phát từ nhởng khuyết tật chính sách cước kết nối chiều đen. Song song v ớ i công tác
kiểm tra, kiểm soát tỉnh hình kinh doanh lậu, Nhà nước có chính sách cước kết cuối
chiều đến thích hợp.

Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông thông qua cơ chế giá và hoạt động quảng

170
trong khu vực châu Á. Hạng này còn sau cà mấy đại học nhỏ của Malaysia và Philippin.
Đây là lý do chủ yếu dẫn đến tính kém hấp dẫn của giáo dục đại học Việt Nam đối với
thế giới. Hiện nay, số lượng sinh viên nước ngoài theo học ờ riêng Hà Nội, theo thống kê
không chính thức, vào khoảng trên dưới 2000. Con sữ này sẽ ngày càng tăng cùng với sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đa phần các sinh viên đến Việt Nam học ngoài
những mong muốn hiểu biết về văn hoa, con người, thích khám phá đất nước thì nhu cầu
tìm kiếm công việc sau khi học xong là động lực chủ yếu. Ngoài ngành Việt Nam học
được sinh viên nước ngoài chọn nhiều nhất với mục đích chính là học tiếng Việt để làm
việc tại các công ty nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam thì các chuyên ngành đào tạo
về kinh tế tại Đ ạ i học Ngoại thương, Đ H kinh tế quốc dân và một số chuyên ngành kỹ
thuật tại Đại học Bách khoa cũng đã bắt đầu và có xu hướng thu hút sự quan tâm của
sinh viên nước ngoài, đặc biệt lả sinh viên một số nước láng giềng như Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Có thể nói rằng, đối với những sinh viên có nhu cầu làm việc tại Việt Nam
thì việc theo học những chuyên ngành kinh tế, kinh doanh tại Đại học Ngoại thương hay
Đại học Kinh tế quốc dân sẽ mang lại cho họ lợi ích kép. Họ vừa biết tiếng Việt lại vừa
có chuyên môn nghiệp vụ. Điều này sẽ thuận lợi hơn đối với họ trong công việc tương
lai. Trong số các sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam, chủ yếu sinh viên đến
từ Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nga, Đông Âu. số còn lại đến từ Mỹ và một số nước
châu Âu.

Đe đưa ra được những biện pháp hữu hiệu thì trước tiên cần xác định những hạn
chê mà chúng ta đang gặp phải. Thứ nhất là những hạn chế trong chương trinh học. Đơn
cừ trường hợp ngành Việt nam học - một ngành học thu hút đông sinh viên nhất. Nếu
như Trung Quốc, để thu hút đông sinh viên nước ngoài họ đã giảm những yêu cầu về đầu
vào thấp hơn so với sinh viên trong nước thì chúng ta chưa làm được điều này. Chương
trình quá khó và xa rời thực tế. Đơn cử như khoa 2002 - 2006 khoa Việt Nam học cùa
Đại học Khoa học xã hội - nhân văn chỉ có 3/11 sinh viên theo học tốt nghiệp. Mặc dù là
sinh viên nước ngoài, nhưng chương trình học của họ cũng như sinh viên Việt Nam,
nghĩa là cũng phải học những môn chung như triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng
sản Khoa học...Đối với những sinh viên chi mới bập bẹ tiếng Việt thì đây quả là những
môn khó tiếp thu. Thêm vào đó, cách truyền đạt của một số giảng viên Việt Nam khá
đơn điệu, một chiều khiến giờ học càng nặng nề hơn. Tuy vậy, để giữ chân sinh viên,
các trường cũng đã yêu cầu giảng viên thay đữi cách dạy cho phù hợp hơn, tinh giản bớt
nội dung những môn khó. Đưa những môn chung vào năm thứ 3, năm thứ 4 thay vì năm
thứ nhất, năm thứ hai theo quy định của Bộ.. .Dầu thế, chương trình vẫn còn nặng nề và
tỷ lệ sinh viên rớt còn khá cao. Bên cạnh đó, sinh viên nước ngoài còn phải chịu mức học
phí từ Ì .000 - Ì .400USD/năm; tuy năm, so với sinh viên trong nước bình quân khoảng
3.000.000 đồng/năm. Ngoài ra vấn đề về điều kiện sinh hoạt, giao thông cũng gây e ngại

173
đối với sinh viên nước ngoài. Tiền thuê chỗ chiếm đến từ 30 - 5 0 % chi phí sinh hoạt của
sinh viên nước ngoài. Không chỉ vậy, trong các dịch vụ khác, họ vẫn luôn phải chịu một
mức phí cao hơn bời tâm lý chểt chém của người Việt Nam đối với người nước ngoài.
Hơn thế nữa, nhà nước ta cũng chua có những chính sách khuyến khích cụ thế khiên hoạt
động thu hút sinh viên nước ngoài sang học vẫn bị những hạn chế.

Tóm lại, có thể nói rằng, trờ ngại lớn nhất hiện nay của HN nói riêng và Việt Nam
nói chung là vấn đề chất lượng giáo dục. Mểc dù, Bộ cũng đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục nhưng vấn đề này không thể giải quyết
trong một sớm một chiều. Đ ể có thể cải thiện vị trí dịch vụ giáo dục trong cơ cấu xuất
khẩu dịch vụ thì vấn đề trước tiên là chúng ta cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ giáo
dục, đồng thời mạnh dạn thừa nhận thị trường dịch vụ giáo dục, thừa nhận tính chất
thương mại của dịch vụ giáo dục. Việc cải thiện chất lượng cần phải theo xu hướng tiệm
cận tới chuẩn mực quốc tế, đáp ứng những nhu cầu về ngành nghề đào tạo, chất lượng
đào tạo. Một số ngành kinh tế, kinh doanh, điện tử, tin học... chúng ta không thể so sánh
được với các cường quốc Âu, Mỹ nhưng so với một số nước láng giềng thì chúng ta hoàn
toàn cóthể đầu tư phát triển các ngành này thành lợi thế so sánh. Yếu tố hấp dẫn của nền
kinh tế Việt Nam hiện nay khiến sinh viên nhiều nước muốn có việc làm tại Việt Nam
hoểc nhu cầu nghiên cứu về kinh tể Việt Nam sẽ gia tăng. Việc đào tạo chuyên ngành
cần phải kết hợp với đào tạo tiếng Việt nhằm giúp sinh viên nước ngoài có thể tiếp thu
được các kiến thức chuyên ngành. Các hình thức liên kết đào tạo, theo chúng tôi, trước
mát sẽ là giải pháp thu hút sinh viên nước ngoài hữu hiệu hơn trong bối cảnh hiện nay.
Song song với việc cải thiện chất lượng một biện pháp không thể thiếu nếu muốn thu hút
sinh viên nước ngoài sang học là chúng ta cũng cần có chiến lược marketing giáo dục ra
nước ngoài. Và cuối cùng, cần phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ, toàn diệnở
cấp vĩ mô.

3.3.2.6. Dịch vụ y tế

a. Những căn cứ để xây dựng định hướng ve xuất khẩu dịch vụ y tế cho giai đoạn
từ nay đến năm 2020:

- Thực trạng ngành y tế Hà nội hiện nay và nhu cầu dịch vụ y tế của thành phố và
khả năng thu hút khách hàng nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý phát triển dịch vụ y tế của Thủ đô:

• Pháp lệnh về Thủ đô Hà nội ngày 11/01/ 2001.

174
• Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2001 -2010 và các dự báo phát triển.

• Các văn bản chi đạo cùa Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố
Hà Nội về quy hoạch phát triển sự nghiệp CSSK nhân đàn Hà Nội 2001 - 2010.

• Kể hoạch số 20/KH-UBND ngày 174/2006 của UBND thành phố Hà Nội


với những nhiệm vụ trọng tâm như công tác phòng bệnh và chăm sóc sịc khoe
ban đầu, công tác khám chữa bệnh và nghiên cịu khoa học, quản lý hành nghê y
dược tư nhân, xã hội hoa công tác chăm sóc sịc khoe ...Đặc biệt, thực hiện tót
công tác chăm sóc sịc khoe trong tình hình mới địa giới hành chính Thù đô được
mở rộng.

b. Các chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụy tế

Vê chính sách xã hội hoay tế

Hầu hết các nước trong khu vực đều theo đuổi chính sách phát triển hệ thống y tế
đa dạng, kết hợp giữa nhà nước và tư nhân để huy động mọi nguồn lực vào sự nghiệp
chăm sóc sịc khoe của nhân dân. Việt Nam cũng đã và đang thực hiện theo xu hướng
này. Việc phát triển hệ thống bệnh viện tư nhân ở Việt Nam là rất cần thiết và là xu
hướng tất yếu. Tỷ trọng của số bệnh viện tư và giường bệnh tư của ta hiện còn rất thấp
nêu so sánh với một số nước trong khu vực có chính sách kết hợp giữa công và tư nhân
trong phát triển hệ thống y tế như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia. Các bệnh
viện tư ở Việt Nam hiện mới chiếm khoảng 3,5% trong tổng số bệnh viện và chi chiếm
khoảng 2,2% tổng sổ giường bệnh vì qui m ô còn rất nhỏ. số bệnh viện tư ở Thái Lan
chiếm tới gần 3 0 % và chiếm khoảng 22,5% Ương tổng số giường bệnh, ương khi ở
Philippin các tỷ lệ này là 6 7 % và 50%; Indonesia: 4 2 % và 32%; Malaysia: 6 2 % và
16,4%; Korea: 9 5 % và 76,8%.

Hà Nội cần có cơ chế thông thoáng cho hoạt động của các bệnh viện tư, trong đó
có các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Vụ trưởng Vụ Điều trị Bộ Y tế Lý
Ngọc Kính, việc tư nhân tích cực tham gia vào hoạt động chăm sóc sịc khỏe cho nhân
dân, đi đôi với các kế hoạch mở rộng, xây mới hệ thống bệnh viện công sẽ là những
giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương
đang ngày một trở nên trầm trọng. Ngoài ra, các bệnh viện tư này cũng linh hoạt trong
việc đưa các phương pháp và kỹ thuật điều trị chất lượng cao, đáp ịng nhu cầu của các
bệnh nhân nước ngoài.

175
Cũng theo Vụ trường Lý Ngọc Kính, dự kiến đến năm 2010 thành phố Hà Nội sẽ
có khoảng 18 bệnh viện tư nhân, tăng hơn gấp hai lần so với hiện nay (8 bệnh viện tư) . 25

Chính sách đầu tư cho phát triển y tế chất lượng cao

Việc phát ừiển dịch vụ y tế chất lượng cao là đòi hỏi cấp bách, do đó cần nhanh
chóng hoàn thiện và phát triển các lĩnh vực y tế chuyên sâu. Theo đó, việc hiện đồi hoa
ngành y tế thủ đô sẽ phải bắt đầu từ việc nâng cấp trang thiết bị và cải thiện đời sống của
các y, bác sĩ. Thành phố dự kiến sẽ dành nguồn ngân sách 700 tỷ đồng trong 2 năm đê
nâng cấp và cải tồo một số bệnh viện, trong đó có viện Mắt và bệnh viện Nhi Hà Nội,...

Bên cồnh đó, cần thiết phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý bệnh viện theo hướng tăng cường quản lý hoồt động bệnh viện dựa trên hệ thống
quản lý áp dụng tin học, tăng cường năng lực hoồt động của cán bộ, giúp người quản lý
nắm bắt thông tin nhanh, chính xác; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loồi bò bớt các
hoồt động trung gian, tồo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận
tiện và kịp thời; thống nhất dữ liệu cho hoồt động quản lý ngành.

Đe tập trung phát triển các dịch vụ hướng tới xuất khẩu, các bệnh viện cần nhanh
chóng giải quyết chuyện bệnh nhân quá tải - nguyên nhân của nhiều sự bức xúc. Các
bệnh viện phải triển khai đồng bộ ba giải pháp: nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến
dưới; rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân (bằng cách nâng cao chất lượng điều trị)
và xây mới bệnh viện. Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã cam kết trong vòng ba
năm sẽ chấm dứt được tình trồng bệnh viện quá tải.

Trước mắt, Sở Y tế Hà Nội sẽ dành gần 80 tỷ đồng từ nguồn viện trợ hơn 7 triệu
USD của các nước Nau}', Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan để cải tồo, nâng cấp các bệnh viện Hà
Nội, Đức Giang, Đổng Đa, Y học cồ truyền, Lao & Bệnh phổi vả một số Trung tâm y tế
dự phòng và vận chuyển cấp cứu. Thành phố sẽ lập Trung tâm Labo xét nghiệm hiện đồi
tồi bệnh viện Xanh Pôn và nâng cấp khoa chẩn đoán hình ảnh đồt tiêu chuẩn hiện đồi tồi
bệnh viện Thanh Nhàn. Một số bệnh viện lớn tồi Hà Nội sau khi đầu tư kinh phí mua
sắm trang thiết bị y tế hiện dồi, sẽ đủ sức thực hiện các kỹ thuật phức tồp như: mồ hờ
tim, phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh, phẫu thuật tồo hình thẩm mỹ, phẫu thuật nội
soi. thần kinh sọ não và thụ tinh trong ống nghiệm.

Phát triển các sàn phẩm dịch vụ y tế đặc thù, tạo ra thể mạnh riêng có của y t
Hà Nội

Thông tấn xã Việt Nam 17/10/2007


176
Với thế mạnh về các sản phẩm chữa bệnh từ thiên nhiên và các kinh nghiệm có
được từ cha ông để lại, Hà Nội có thể phát triển dịch vụ y học cổ truyền để thu hút khách
ngoại quốc. Xu hướng chữa bệnh bằng y học cổ truyền đang ngày càng được ngưầi dân
phương tây và Mỹ yêu thích. Chính vì thế việc xây dựng Bệnh viện Đa khoa y học cổ
truyền là cần thiết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng Kế hoạch số 94 về phát triển công tác y
học cổ truyền của Thủ đô đến năm 2010. Mục tiêu của kế hoạch này sẽ đầu tư xây dựng
Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền. Quy m ô của bệnh viện gồm 400 giưầng bệnh và
quản lý bệnh viện bằng công nghệ thông tin; thành lập Phòng Y học cổ truyền thuộc Sầ
Y tế; thành lập Khoa Y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tuyến thành phố .

Phát triển nguồn nhân lực y tể

Tại buổi hội thảo hội thảo từ xa về nhu cầu nhân lực y tế với 3 điểm cầu Hà Nội,
Huế; TP.HCM do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/6/2008, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo,
ông Trương Việt Dũng đã nêu ra 5 tồn tại lớn nhất toong hoạt động đào tạo nhân lực y tế
hiện nay là thiếu về số lượng, mất cân đối giữa các chuyên khoa chuyên ngành, chất
lượng đào tạo hạn chế, chưa phát triển được nguồn nhân lực kỹ thuật cao... Trong khi
đó, nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng đang gia tăng, chi tính riêng số lượt khám
chứa bệnh năm 2007 đã tăng 5,6% so với năm 2006. Tình trạng quá tải bệnh viện xảy ra
ầ tất cả các tuyến vượt quá khả năng đáp ứng thực tế.

Đe có thể rút ngắn khoảng cách thiếu hụt nhân lực hiện nay và trong tương lai, Hà
Nội cần kiến nghị Bộ Y tế tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ, dược sĩ sau đại học, mở rộng các
mô hình, loại hình đào tạo cán bộ y tế, các quy định về liên thông bằng cấp, nâng cấp các
cơ sầ hạ tầng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm để chuẩn hoa các kỹ thuật, cần tăng thầi
gian thực hành cho sinh viên; củng cố và phát triển các bệnh viện thực hành trong các
nơi đào tạo, mở rộng các hỉnh thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo y tế.. Mặc dù nhu cầu
về số lượng nhân sự y tế tuy có bức bách nhưng số lượng cần phải đi liền với vấn đề chất
lượng đào tạo.

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/2/85401.cand , 12:05, 20/02/2008

177
KÉT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, được tiêu
dùng đồng thời với quá trình cung cấp, nhọm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, của tiêu
dùng và sức khỏe của con người.

2. Dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng ương phát triển kinh tế của một thành phố,
một quốc gia. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP phản ánh trình độ phát triển của một
thành phố, một quốc gia. Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ thường chiếm 70%-
80%.

3. Thương mại dịch vụ theo WTO/GATS là hành vi mua bán, trao đổi, cung cấp
dịch vụ. Xuất khẩu dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ:

a. Từ lãnh thổ của một nước tới lãnh thổ của một nước khác;

b. Trên lãnh thổ của một nước cho người tiêu thụ thuộc một nước khác;

c. Trên lãnh thổ của một nước khác bời thể nhân hay pháp nhân của nước mình.

4. Hà Nội có tiềm năng to lớn về phát triển và xuất khẩu dịch vụ. Hà Nội cần
thiết phải phát triển và đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ, du lịch, giáo dịch, y tế, viễn
thông, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh,... để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cùa nhân dân,
tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất
lượng tăng trưởng,...

5. Nhận thức và hiểu biết về xuất khẩu dịch vụ của các ban ngành và doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp chưa biết tính
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Lãnh đạo thành phố chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa
có chì tiêu xuất khẩu dịch vụ.

6. Xuất khẩu sản phẩm một số dịch vụ chủ yếu của Hà Nội còn nhiều hạn chế, do:

• Đối với dịch vụ du lịch: Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, các tour và các điểm
du lịch có thể thu hút đông người còn ít, thiếu các trung tâm mua sắm giải trí
lớn, khách sạn cao cấp, cơ sờ hạ tầng và giao thông kém...

• Đối với dịch vụ giáo dục: Chất lượng giáo dục cùa các trường đại học, Cao
đẳng chưa cao, chưa được kiểm định chất lượng, chương trình nặng nề, khuôn
viên chật hẹp, cơ sờ vật chất yếu kém, chưa có nhiều chương trình giảng dạy
bằng ngoại ngữ...

• Đối với dịch vụ y tế: Năng lực chữa bệnh có nhiều hạn chế, có quá ít bệnh viện
trên địa bàn, tất cả các bệnh viện đều quá tải, trang thiết bị có nhiều hạn chế...

t Đối với dịch vụ viễn thông: Hạ tầng kủ thuật, giá cả chưa hợp lý.

• Đối với dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm: qui mô của các nhà cung cấp dịch vụ
còn nhỏ, năng lực cạnh tranh kém, sản phẩm còn nghèo nàn, chất lượng chưa
cao,...

• Đối với dịch vụ kinh doanh: nhà cung cấp chưa có tính chuyên nghiệp, qui mô
nhỏ bé, hoạt động phàn tán,...

Hà Nội mờ rộng tạo ra những cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho sự phát
triển và xuất khẩu dịch vụ. Đe đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, Hà Nội cần tăng cường đầu tu
về cơ sờ hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đào tạo đội ngũ nhân lực, đặc biệt
cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cùa xuất khẩu dịch vụ, phổ biến kiến thức về
thống kê, tính toán giá trị xuất khẩu, đưa xuất khẩu dịch vụ vào chi tiêu kế hoạch như xuất
khẩu hàng hóa. Có như vậy mới tạo bước đột phá trong phát triển và xuất khẩu dịch vụ của
Hà Nội, hướng tới thực hiện cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp của Thủ đô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tiếng Việt:

Ì. Tô Xuân Dân (2002), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chù yếu nhằm phát triển một
sô dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao ờ Hà Nội, Đ ề tài N C K H cấp Thành phố.

2. Bùi Ngọc Sơn (2003), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp năng cao năng lực xuất
khấu cùa các doanh nghiệp Hà Nội nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa Thù đô trong tiến trình hội nhập, Đ ề tài N C K H Thành phố H à Nội, m ã số
TC-XH/12-03-02
3. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn M i n h Phong (Đồng chủ biên) (2002), Hà Nội trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia,.

4. Hoàng Vàn Hải (2005), Các giải pháp đớng bộ nhằm phát triển các dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đ ề tài
N C K H cấp Thành phố.
5. U ỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tong quan các vấn đề tự do hoa
thương mại dịch vụ, Nxb. Chính trị quốc gia, H à N ộ i
6. Nguyễn H ữ u Khải, V ũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam: năng lực cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, N X B Thống kê
7. Hoàng Văn Châu (2005), Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một
số tinh đớng bằng Bắc Bộ, Đ ề tài N C K H cấp Bộ, M ã số: B2005-40-51
8. Hoàng Văn Châu (2002), Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của thành phố Hớ
CHÍ Mình đáp ứng yêu cầu của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ, Đ ề tài N C K H cấp Bộ, M ã số: B2002-40-29
9. Hoàng Văn Châu (2006), Việt Nam đã vào WTO - Một số cam kết chù yếu, Tạp chí
K i n h tế đối ngoại số 20, tháng 11 năm 2006
10. GTZ, V C C I , C I E M (2003), Môi trường pháp lý cho dịch vụ phát triển kinh doanh tại
Việt Nam, D ự án nghiên cứu.

li. B ộ thương mại, V ụ chính sách thương mại đa biên (2002), Cơ sở khoa học xây dựng
định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của
Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và tầm nhìn đến 2010, Đ e tài cấp Bộ, Nghiậm thu
thang 7/2002
12. Lê Quang Lân (trưởng nhóm) (2004), Đánh giá tiềm năng phát triền dịch vụ của Việt
Nam tại Trung Quốc và dịch vụ Trung Quốc tại Việt Nam khi quá trình tự do hoa
diễn ra trong khuôn khổ Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
13. Lê Đăng Doanh (2003), Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của
sàn phẩm Việt Nam, Viật Nam với tiến trình hội nhập K i n h tế quốc tế, N h à xuất bàn
Thống kê.
14. PGS.TS. Phạm Văn Năng, Trường đại học K i n h tế thành phố H ồ Chí M i n h (2003),
Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Sách
chuyên khảo, Cục xuất bản - B ộ Văn hóa thông tin
15. Hoàng Đ ứ c Thân, Trường Đ ạ i học Kinh tế Quốc dân (2003), Tồ chức và kinh doanh
trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, N X B Thống kê.

16. Phạm Chi Lan, Dorothy ì. Riddle (2005), Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc
gia, Trong khuôn khả D ự án VIE/61/94 (Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất
khâu), Báo cáo cuối cùng.
17. B ộ Kế hoạch và Đ ầ u tư, UNDP, V ụ Thương mại Dịch vụ (2004), Nghiên cứu chuyên
để về chiến lược phát triển của một số ngành dịch vụ Việt Nam: Viễn thông, Tài
chinh, Vận tài biển, Vận t
i hàng không, Du lịch và Ngán hàng.

18. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010

19. Nghị quyết của Bộ chính trị về phương hư


ng - nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội
thơi k y 2 0 0 1 - 2 0 1 0

20. Nghị định 92/2005/NĐ-CP ngày 12-70-2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh T h ủ đô H à N ộ i

Tiếng Anh:

21. WTO/ESCAP (2004), Towards Free Flow of Trade in Services: The ASEAN
Experience, Regional Workshop ôn Trade i n Services Negoti ati ons, Dhaka,
Bangladesh, 25-27 M a y 2004

22. M.E.Porter (1990), The Competĩtiveness Advantage o/Nations, The Free Press

23. Mattoo Aaditya, R. Rathinđran, and A. Subramanian (2001), Measuring Services


Trade Liberalization and its Impact ôn Economic Growth: An lỉlustration. W o r l d
Bank Working Papers No. 2655.

24. Fink, Carsten, Aaditya Mattoo and Cristina Neagu (2002) Assessing the Impact of
Communication Costs ôn International Trade. World Bank Policy Research Working
Paper 2929, November.

25. USAID/Washington (2004), Trade Capacity Building in the Services Sector, A


Resource Guide - RESEARCH REPORT, M A Y 2004, S U B M I T T E D B Y Nathan
Associates I n c , PREPARED B Y Victoria Waite, Jaime Nino

26. International Trade Centre UNCTAD/AVTO (2004), "Do developing countries


export services? "

27. Smvit WibuIpolprasert, Cha-aim Pachanee, Sirivvan Pitayarangsarit, Pintusorn


Hempisut (2004), International service trade and its implications for human
resourcesfor health: a case study ofThailand

28. JICA and VNAT (2002), Comprehensive Study ôn Tourism Development in the
Centraỉ Region of the Sociaỉist Republic ofVietnam, Final Report
29. Julia Nielson and Daria Taglioni o f the OECD Trade Directorate (2003), Services
trade Hberaỉization: ìdentiýỳing opportunities cmd gains.

30. Muưay G.Smith (2000), International trade in services: Policy and Negotiating
Issues for Vietnam.

31. OECD (August, 2003), Opening úp Trade in Services, Opportunities and Gains for
Developing Countries, OECD Policy Brief.
B ộ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G

T H U Y Ế T MINH Đ Ề TÀI
K H O A H Ọ C V À C Ô N G N G H Ệ CẤP B ộ
. TEN Đ È TÀI 2. M A sô
Rí,rữ'0r-.iOTÙ-
Giải pháp dẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố H à Nội đến 2020
í LĨNH V Ụ C N G H I Ê N cữu 4. LOẠI H Ì N H N G H I Ê N C Ư U
Nông Y Môi Cơ ban ứ n g đụng Triển khai
Tự Xã hội Giáo Kỹ
nhiên Nhân văn đục thuật Lâm - Ngư Dược trường

• EK-D • • • • • ÉT •
i.THỜI GIAN T H Ự C HIỆN 18 tháng
Từ: tháng 7 năm 2007 đến: tháng 12 năm 2008
i. C ơ QUAN C H Ú TRÍ
rên cơ quan: Trưệng Đại học Ngoại thương
Địa chi: 91 phổ Chùa Láng-Đống Đ a - H à Nội
Diện thoại : 04.7751774
Fax: 04.8343605 E-mail: qlkli@.ftu.edu.vn
/.CHU NHIỆM Đ Ẽ TÀI
fởọ và tên : Học vị, chúc danh KH: Chức vụ:
Hoàng Vãn Châu Giáo sư, Tiến sỹ Hiệu Truông
Địa chi CQ: Địa chi NR:
>1 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Nhà CT5, P.811, Mỹ Đình, Mễ T r i
Diện thoại CQ: Điện thoại NR : Điện thoại di động:
»48344403 04.7853506 0903741725
Fax: 04.8343605 E-mail: cliauliv.bgli@ftu.edu.vn
[.NHỮNG N G Ư Ờ I T H A M GIA T H Ụ C HIỆN Đ Ẽ TÀI
Họ và tên Nội dung nghiên cứu Chữ ký
Đơn vị công tác và lĩnh vực
chuyên môn cụ thề được giao
GS.TS. Hoàng Vãn Châu Trường Đ H Ngoại thương Chủ nhiệm đề tài, xây dựng đê
cương, nghiệm thu chuyên để,
viết và chởnh sữa báo cáo tổng
—-1 i^r^
hạp
NCS. Vũ Thị Hiền Trường Đ H Ngoại thương Thư ký đê tài, thu thập tài liệu,
viết chuyên đề, tổ chức hội
thảo đánh giá chuyên đề, viết
dụ thảo báo cáo tổng hạp
PGS.TS. Nguyên Hữu Trưởng ĐI ì Ngoại thương Viết các chuyên dề liên quan
Khải đến lý luận về dịch vụ và xuất
khẩu dịch vụ, kiến nghị các
giãi pháp cho xuất khẩu dịch
vụ cùa thành phố H à Nội
NCS. Phạm Thị Hống Trường Đ H Ngoại thương Viết chuyên đề vê kinh nghiệm
Yến phát triển xuất khẩu dịch vụ tá
cùa các mróc Trung Quôc, Mỹ,
Án Độ, Hàn Quốc
NCS. Hoàng Trung Dũng Trường Đ H Ngoại thương Viêt chuyên đê, tông hợp tình
hình và đánh giá chung về xuất
khẩu dịch vụ cùa Hà Nội.
NCS. Vũ Huyền Phương Trường Đ H Ngoại thương H i u thập tài liệu, Tiên hành
khảo sát và tồng hợp sổ liệu
Trường Đ H Ngoại thương Thu thập tài liệu, Tiên hành
CN. Nguyễn Hữu Thật
kháo sát và tổng hợp số liệu VI âu)
- Nguyên Hĩm Khải, 2005, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội
ịpkinli tế quốc le và thực hiện Hiệp định thirang mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Đ ề tài Bộ (hương mại,
isấ: 2005-78-004
- Nguyễn Hữu Khải, 2005, Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, N X B Lao
Ig x ã h ộ i .
- Vũ Thị Hiền, 2004, Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ giai đoạn đèn
lo và lầm 2020, Luận văn Thạc sỹ
ị b) Cùa những ngưỈi khác
Ị Bùi Ngọc Sơn, 2003, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cùa các doanh
jiiệp Hà Nội nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô trong tiến trình hội nhập, Đê
ỈNCKH Thành phố Hà Nội, m à số TC-XH/12-03-02

TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI

Với vị trí ngày càng quan trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế cùa mỗi quốc gia, xuât khấu
ch vụ được các quốc gia ngày càng chú trọng hơn do những lợi ích m à hoạt động này đem lại cho nên kinh
trong việc tăng thu ngoại tệ, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế,... Là một "trung tâm
inh trị- hành chính quốc gia, ừung tâm lớn về văn hoa, khoa học, giáo dục" (Pháp lệnh Thủ đô), Hà Nội có
liều điều kiện (huân lợi, và trên thực tế cũng đã có nhiều dóng góp, trong hoạt động xuất khâu của cả nước
li chung và xuất khẩu dịch vụ nói riêng.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cùa Hà Nội trong những năm gần đầy đang gặp nhiều khó khăn. Tốc
i tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 15,3%/năm, thấp hơn so với tốc độ
lung của cả nước (17,5%). Những mặt hàng xuất khẩu chù lực mang tính truyền thống cùa Hà Nội như
'ing sàn, dệt may, da giày, thù công mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng
lung cùa cả nước (theo từng ngành hàng). Trong điều kiện như vậy, xuất khẩu dịch vụ là một hướng đi quan
ong nhằm giúp Hà N ộ i cải thiện và từng bước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao năng lực
inh tranh của thành phố so với các địa phương trong cả nước và so với các thành phố lớn trong khu vực.

Việt Nam hiện nay dã trò thành thành viên chính thức của WTO. Cùng với diều đó, các doanh nghiệp
Ịch vụ Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dịch vụ Hà Nội, bên cạnh những cơ hội có được do quá
inh hội nhập kinh tế quốc lể mang lại, cũng dang phải đối mặt với những thách thúc không nhỏ trước việc
lảm dần những rào cản tiếp cận thị trưỈng và đãi ngộ quốc gia cho các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để
ẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, việc nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng, xác định phương hướng và xây dựng
hững giải pháp cho chính quyền thành phố và các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ H à Nội có ý nghĩa cấp
lách cả về mặt lý luận và thực tiễn.

t MỤC TIÊU DẺ TÀI


Mục tiêu chính của đề tài là xác định được phưong hướng và đề ra hệ thống các giải pháp đề đẩy
lạnh xuất khẩu dịch vụ cùa thành phố Hả Nội. Đ ể thực hiện nhiệm vụ này, các mục tiêu cụ thể cần phải đạt
nạc cùa đề tài là:

- Hệ thống hóa các vấn dề lý luận liên quan đến địch vụ, thương mại dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ cùa thành phố Hà Nội trong mối quan hệ tương
uan với hoạt động xuất khẩu dịch vụ của cả nước.

- Đ ề ra phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội,
ao gồm các giải pháp chung và giải pháp đối với từng ngành dịch vụ cụ thể.

3
ã. CÁCH TIẼP CẶN, P H Ư Ơ N G PHÁP NGHIÊN cứu, PHẠM VI NGHIÊN c ử u
Trên co sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùa chủ nghĩa Mác- Lê nin, đề tài sít
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp và điều tra xã hội học đề
nghiên cứu.
Đối vểi thông tin thứ cấp, dề tài sẽ dựa trên các nghiên cứu trưểc đây, các báo cáo, số liệu (hống kê
cùa Việl Nam và Hà Nội.
Đối vểi thông tin sơ cấp, dề tài dự kiến sẽ tiến hành điểu tra xã hội học đối vói các doanh nghiệp xuất
'khau dịch vụ cùa Hà Nội. Việc này sẽ được thực hiện thông qua việc tiến hành điều tra bằng bảng câu hòi.
Mục tiêu của bàng câu hỏi nhàm đánh giá thực trạng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu cùa các doanh nghiệp,
'cũng như tìm hiểu cơ hội, thách thức và tiềm năng xuất khẩu đích vu cùa các doanh nghiệp Hà Nội. Kết quà
điều tra sẽ là cơ sở để đưa ra hệ thống giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ đối vểi thành phố Hà Nội.
14. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u VÀ TIÊN Đ ộ THỤC HIỆN

Thòi gian
Các nội dung, công việc Sản phẩm
sán- thực kiện chù yếu phải đạt
(bắt đầu- Nguôi thục hiện
kết thúc)
1 NCS. Vũ Thị Hiên
ĩ. Thu thập và dịch tài liệu Tài liệu, số liệu 7-9/2007 NCS. Phạm Hồng Yến
NCS. Vũ Huyền Phương
CN. Nguyễn Hữu Thật
2 Tiên hành điêu tra xã hội Báo cáo két quà diêu tra 7-12/2007 NCS. Vũ Huyên Phương
học CN. Nguyễn Hữu Thật

3 Những vân đê lý luận vê Báo cáo nhũng vân dê lý


PGS.TS. Nguyễn Hữu
thương mại dịch vụ, xuất luận về thương mại dịch vụ, 10-12/2007
Khải
khẩu dịch vụ xuất khẩu dịch vụ
4 Nghiêu cứu các cam két vê Báo cáo tông hợp các cam
dịch vụ cùa Việt Nam kết về dịch vụ của Việt Nam 10-11/2007 NCS. Vũ Thị Hiền
trong quá trình hội nhập trong WTO
5 Nghiên cứu tiềm năng, vai Báo cáo về tiềm năng, vai
trò và sự cần thiết phái Irò vả sự cần thiết phát triển
11-12/2007 NCS. Vũ Thị Hiền
triển dịch vụ của thành phố dịch vụ của thành phố Hả
Hà Nội Nội
6 Nghiên cứu kinh nghiệm Báo cáo về kinh nghiệm
NCS. Phạm Thị Hồng
đẩy mạnh xuất khẩu dịch đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ 1-2/2008
Yến
vụ cùa Mỹ, Trang Quốc cùa Mỹ và Trung Quốc
7 Nghiên cứu kinh nghiệm Báo cáo về kinh nghiệm đẩy
NCS. Phạm Thị Hồng
đay mạnh xuất khẩu dịch mạnh xuất khẩu dịch vụ của 3-4/2008
Yến
vụ của Ẩ n Độ, Hàn Quốc Ẩ n Độ, Hàn Quốc
Nghiên cứu kinh nghiệm
8 Báo cáo vê kinh nghiệm đây
đẩy mạnh xuất khẩu dịch mạnh xuất khẩu dịch vụ của 3-4/2008 NCS. Vũ Huyền Phương
vụ cùa các nưểc A S E A N các nưểc ASEAN
9 Khái quát chung về sự phát Báo cáo khái quát chung về
triển khu vục dịch vụ của sự phát triển khu vực dịch 4-5/2008 NCS. Hoàng Trung Dũng
TP Hà Nội vụ cùa Thành phố Hà Nội
- 10 Nghiên cứu thực trạng xuât Báo cáo thực trạng xuất
khẩu dịch vụ ngân hàng khâu dịch vụ ngân hàng cùa 5-6/2008 NCS. Hoảng Trang Dũng
của Hà N ộ i Hà Nội

4
li Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo về thực trạng xuất
khẩu dịch vụ vận tải của khẩu (lịch vụ vặn tải cùa Hà 5-6/2008 NCS. Hoàng Trung Dũng
H à Nội Nội
12 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo vé thực trạng xuất
khẩu dịch vụ bưu chính khấu dịch vụ bưu chính viễn 4/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
viễn thông của Hà Nội thông cùa H à Nội
13 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo thực trạng xuất
khẩu dịch vụ bào hiểm cùa khẩu dịch vụ bào hiểm cùa 4/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
Hà Nội Hà Nội
14 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo về thực trạng xuât
khẩu dịch vu máy tinh cùa khẩu dịch vụ máy tính của 5/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
Hà Nội Hà Nội
15 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo về thực trạng xuất
khẩu dịch vụ du lịch cùa khẩu dịch vụ du lịch cùa Hà 5/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
Hà Nội Nội
16 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo vê thực trạng xuât
khẩu dịch vụ kinh doanh khẩu dịch vụ kinh doanh 6/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
của Hà Nội cùa Hà Nội
17 Nghiên cứu thực trạng xuất Báo cáo vê thực trạng xuât
khẩu dịch vụ y tế cùa Hà khẩu địch vụ y tế cùa Hà 6/2008 NCS. Vũ Thị Hiền
Nội • Nội
18 Đánh giá năng lực cạnh Báo cáo đánh giá năng lực
tranh của những doanh cạnh tranh của những doanh
6/2008 NCS. V ũ Huyền Phương
nghiệp xuất khẩu dịch vụ nghiệp xuất khẩu dịch vụ
của thành phợ Hà Nội cùa thành phợ Hà Nội
19 Nghiên cứu phưcrng hướng Báo cáo vê các phương
và mục tiêu đẩy mạnh xuất hưởng và mục tiêu đẩy GS.TS Hoàng Văn Châu
6-7/2008
khẩu dịch vụ cùa thành phợ mạnh xuất khẩu dịch vụ của NCS. Vũ Thị Hiền
H à Nội thành phợ Hà Nội
20 Tông hợp các chính sách Báo cáo tổng kết về các
chung nhàm dẩy mạnh xuất chính sách chung nhằm đẩy GS.TS Hoàng Văn Châu
6-7/2008
khẩu dịch vụ của Hà Nội mạnh xuất khẩu dịch vụ cùa NCS. V ũ Thị Hiền
Hà Nội
21 Phương hướng và giải pháp Bàn kiên nghị phương
đẩy mạnh xuất khẩu dịch hướng, giải pháp đẩy mạnh PGS.TS. Nguyễn Hữu
7/2008
vụ du lịch, dịch vụ vận tài xuất khẩu dịch vụ du lịch, Khải
dịch vụ vận tài
22 Phương hướng và giải pháp Bản kiến nghị các giải pháp
PGS.TS. Nguyễn Hữu
đẩy mạnh xuất khẩu dịch dẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ 7/2008
Khải
vụ bào hiểm, dịch vụ y tế bào hiểm, dịch vụ y tế
23 Phưong hướng và giải pháp Bản kiến nghị phương
đẩy mạnh xuất khẩu dịch hướng, giải pháp đẩy mạnh PGS.TS. Nguyễn Hữu
8/2008
vụ viễn thông, dịch vụ máy xuất khẩu dịch vụ viễn Khải
tính thông, dịch vụ máy tính
24 Phương hướng và giải pháp Bản kiến nghị phương
đẩy mạnh xuất khẩu dịch hướng, giải pháp đầy mạnh PGS.TS. Nguyễn Hữu
8/2008
vụ kinh doanh, dịch vụ xuất khẩu dịch vụ kinh Khải
ngân hàng doanh, dịch vụ ngân hàng
25 Xin ý kiến chuyên gia Bàn lổng kết ý kiến dành 8/2008 NCS. Phạm Thị Hồng
giá cùa các chuyên gia Yến
5
26 Viêt báo cáo tong hợp Báo cáo tồng hợp 9-10/2008 Chù nhiệm đê tài và thư
- Co số khoa học cùa việc
-

ký đề tài
đẩy mạnh xuất khẩu dịch
vụ của Thành phố H à Nội

- Thực trạng xuất khẩu


dịch vụ cùa thành phố Hà
Nội trong thòi gian qua
- Phương hướng và giãi
pháp đẩy mạnh xuất
khẩu dịch'vọ của thành
phế H à N ộ i đến năm 2020
27 Nghiệm thu cấp cơ sở Báo cáo tổng hợp và báo 11/2008 N h ó m đê tài
cáo tóm tảt
28 Chỉnh sửa, bố sung báo cáo Báo cáo tống hợp, Bản kiên 11-12/2008 Chù nhiệm đê tài và thư
tồng hợp và bàn kiến nghị nghị ký đề tài
29 Nghiệm thu chính thức Báo cáo lổng hợp và báo 12/2008 N h ó m đề tài
cáo tóm tát
15. SÁN P H À M V À ĐỊA C H Ì Ú N G DỤNG
• Loại sàn phẩm
Mại! • Vật liệu • Thiết bị máy móc • Dây chuyền công nghệ •
Giống cây trồng • Giống gia súc • Qui trình cong nghệ • Phương pháp •
Tiêu chuẩn • Q u i phạm • Sơ đồ • Báo cao phan tích Ị3"
Tài liệu dự báo • Đ ề án • Luận chứng kinh lể • Chương trình máy lính •
Bán kiên nghị I M Sàn phẩm khác
Sỉ Tên sàn phàm SỐ Yêu cầu khoa học
TT lượng
1. Báo cáo tống hợp kết quả nghiên cứu và báo OI Báo cáo tông hợp 100-150 trang, đáp ứng
cáo tóm tảt các mục tiêu nghiên cứu cùa đề tài, đàm báo
tính lý luận và thực tiễn. Be tóm tảt kết quả
nghiên cứu cùa để tài
ì Bản kiêrt nghị đế xuất phương hướng và giải OI Tống hợp các kiến nghị đồi với thành phố H à
pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của Nội. Các kiến nghị có tính hệ thống và khả
thành phố Hà Nội thi, các giãi pháp rõ ràng phù họp với thực tế
3. Bải báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành 02 Trích dân một phân nội dung nghiên cứu của
như: Tạp chí kinh tế đối ngoại, Tạp chí những đề tài có giá trị tham khảo
vấn đề kinh tế thế giới,...
• số học viên cao học và nghiên cứu sinh đuọc đào tạo: 02
• Số bài báo công bé: 02
• Địa chỉ có thể ứng dụng (tên địa phương, đơn vị ứng dụng):
- Thành phô Hà N ộ i trong việc đẩy mạnh xuất khẩu những ngành dịch vụ quan trọng và có tiềm năng
cùa thành phố.
- Xuất bàn thành sách chuyên khảo và phổ biến rộng rãi, dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng
dạy và nghiên cứu trong các trường đại học khối kinh tế, các cơ quan nghiên cứu.

6
16. KINH PHÍ T H Ự C HIỆN Đ Ễ TÀI V À NGUỒN KINH PHÍ

Tổng kinh phí: 250 triệu VND


Trong đó:
Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ: 250 triệu dồng
Các nguồn kinh phí khác (cơ sở hễ trợ, tài trợ cùa cá nhan, tồ chức...): 0 đồng
Nhu cầu kinh phí từng năm:
. N ă m 2007: ì so triệu dồng . N ă m 2008: 100 triệu đồng
Dự trù kinh phí theo các mục chi {Thuê khoán chuyên môn; Nguyên vật liệu, năng lượng; Thiết bi máy móc;
Chi khác): đơn vị tính: ì.000 đồng
SÍT Nội dung công viêc Đon vị Đon số luông Thành tiền
tính giá
ì Xây dụng Thuyết minh chi tiêt Bản 2.000 1 2.000 -
li Thuê khoán chuyên môn 202.000
/ Thuê khoán viết các chuyên đề BCKH 192.000
1.1 Chuyên đề loại 1 BCKH 6.000 7 42.000
1.2 Chuyên đê loại 2 BCKH 10.000 15 150.000
2 Viết báo cáo tống hợp BCKH 12.000 / 10.000
HI Chi phí Nguyên vật liệu 6.000
ỉ Văn phòng phẩm 6.000
ĩ IV Chi khác 40.000
Tố chức điều tra 9.500
1.1 Thiết kề mẫu phiếu điểu tra (30 chì tiêu) Mâu 500 l 500
1.2 Cung cáp thông Ún điêu tra phiêu 50 100 5.000
1.3 Báo cáo xử lý phân tích số liệu điều tra BCKH 4.000 1 4.000
2 Thù lao chủ nhiêm đề tài tháng 1.000 18 18.000
ĩ Chi phí họp Hội đỏng xét duyệt thuyết minh đề tài 2.500
4 Họp Hội đẳng đánh giá nghiệm thu nội bộ 10.000
và nghiệm thu chính thức
Tổng cộng (I+II+III+IV) 250.000
K/ì |-liyj_Ịl<U'- f-!-o
!

.l'liựgấịyliại?TìtÌ\áfịế:Ó7 năm 2007


: l
Ngày./? tháng 07 năm 2007
C ơ quan chù trìj^ Chủ nhiệm đề tài

\ àĩ0 — • '

I i 5 , i s H o a n g v a n «_nau
VỈ&XàlPĩi Ưtlễitẩíl Ngày Jýj tháng ỹ-năm 2007
C ơ quan chù quăn duyệt
TL. B Õ T R Ư Ạ N G B ỏ GIAO D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
£J-.VỤ T M | e M ^ Ợ í K H O A HỌC - C Ô N G NGHỆ

í W-k m\
fc; v ụ IM 1ri c

•- '••/"'.í'"
;•/ 'dơi"ĩ X

You might also like