You are on page 1of 3

Hocmai.

vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam


Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Vật lí (Thầy Đỗ Ngọc Hà) HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ


(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG + BÀI TẬP TỰ LUYỆN)
GIÁO VIÊN: ĐỖ NGỌC HÀ
Đây là tài liệu đi kèm theo bài giảng “Cấu tạo hạt nhân” thuộc khóa học PEN-C: Môn Vật lí (Thầy Đỗ Ngọc Hà). Để sử
dụng tài liệu hiệu quả, Bạn cần kết hợp theo dõi bài giảng với tài liệu bài giảng trước khi làm bài tập tự luyện và so sánh
với đáp án.

PHẦN 1: CẤU TẠO HẠT NHÂN


▪ Hạt nhân được tạo thành bởi 2 loại hạt là proton mang điện tích dương 1e = 1,6.10-19 C và notron không mang điện;
hai loại hạt này có tên chung là nuclon.
▪ Hạt nhân X có N nơtron và Z prôtôn; Z được gọi là nguyên tử số; tổng số A = Z + N được gọi là số khối, kí hiệu là AZ X .
Điện tích hạt nhân là +Ze
▪ Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số hạt prôtôn nhưng khác số hạt nơtron (→ số khối A khác nhau).
Cấu tạo hạt nhân khá đơn giản phải không☺ Bây giờ chúng ta xét vài ví dụ đọc hiểu về hạt nhân:
Ví Dụ 1: Hạt nhân 40 20 Ca có số proton, notron, nuclon, điện tích là ?

Lời giải:
Hạt nhân 4020 Ca có Z = 20 proton, A = 40 nuclon → có N = A – Z = 40 - 20 = 20 notron.

20 Ca có điện tích +20e = 20.1,6.10


-19
Hạt nhân 40 = 3,2.10-18 C.
Ví Dụ 2: Hạt nhân Al có 13 proton và 14 notron có kí hiệu là?
Lời giải:
Hạt nhân Al có Z = 13 và A = Z + N = 27 → có kí hiệu 27 13 Al .

Trong phần cấu tạo hạt nhân này, bài người ta có thể hỏi khó hơn một chút: “Xác định số proton, notron, nuclon trong
một lượng chất xác định”. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nhớ về khái niệm mol, một mol hạt bao gồm 6,02.1023 hạt
Người ta gọi con số này là số Avôgađrô, NA = 6,02.1023 hạt/mol. Có điều thú vị các em cần nhớ ở đây là: một mol hạt
Z X có khối lượng A (g), chẳng hạn một mol hạt 20 Ca nặng 40 g!
A 40

Bài Toán Tổng Quát: Trong m (g) chất AZ X có bao nhiêu proton, notron, số nuclon ?
 Các bước giải :
m
 1 mol hạt AZ X nặng A (g) → Số mol chất AZ X có trong m (g) là n 
A
m
 1 mol hạt AZ X có NA = 6,02.1023 hạt AZ X → Số hạt nhân AZ X trong khối chất là n.NA = .6,02.1023 hạt.
A
mZ
 1 hạt nhân AZ X có Z proton → số proton có trong m (g) chất AZ X là .6,02.1023
A
m A  Z
 1 hạt nhân AZ X có (A-Z) notron → số notron có trong m (g) chất AZ X là .6,02.1023
A
 1 hạt nhân AZ X có A nuclon → số nuclon có trong m (g) chất AZ X là m.6,02.1023
67
Ví dụ: Trong 134 g 30 Zn có số proton, notron, nuclon là ?
Lời giải:
mZ 134.30
Số proton có trong 134 (g) chất AZ X là .6,02.1023  .6,02.1023  3,612.1025 .
A 67

Số notron có trong 134 (g) chất AZ X là


m  A  Z  .6,02.1023  134.37 .6,02.1023  4,4548.1025
A 67
Số nuclon có trong 134 (g) chất Z X là m.6,02.10  134.6,02.1023  8.0668.1025
A 23

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Vật lí (Thầy Đỗ Ngọc Hà) HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

PHẦN 2: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP


Theo Anh-xtanh, năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật luôn luôn tồn tại đồng thời và tỉ lệ với
nhau, hệ số tỉ lệ là c2 (c = 3.108 m/s). Ta có hệ thức Anhxtanh: E = mc2.
 Khi vật ở trạng thái nghỉ (đứng yên) thì vật có khối lượng nghỉ m0 → tương ứng vật có năng lượng nghỉ E0 = m0c2.
m0
 Khi vật chuyển động với tốc độ v thì khối lượng vật tăng lên thành m  , gọi là khối lượng tương đối tính
v2
1 2
c
m o c2 E0
→ tương ứng vật có năng lượng toàn phần là E  mc2   , lúc này vật động năng của vật chính là
2
v v2
1 2 1 2
c c
E0
hiệu giữa năng lượng toàn phần khi vật có tốc độ và năng lượng nghỉ khi vật đứng yên: Wđ = E – E0 =  E0
v2
1 2
c
1
(Lưu ý: động năng không còn được tính theo công thức trong cơ học học cổ điển W®  mv 2 )
2
Giờ các em hãy thuộc cái khái niệm trong mục này: khối lượng nghỉ m0, khối lượng tương đối tính m, năng lượng nghỉ
E0, năng lượng toàn phần E, động năng Wđ và các công thức liên hệ của chúng ở trên rồi quan sát các ví dụ bên dưới.
Ví Dụ 1: Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, khi hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,8c (c là tốc
độ ánh sáng trong chân không) thì khối lượng tương đối tính, năng lượng toàn phần, động năng của hạt là ?
Lời giải:
m0 m0 m 5m 0
▪ Khối lượng tương đối tính m    0  .
  0,6 3
2 2
v 0,8c
1 2 1
c c2
5
→ So với khối lượng nghỉ, khi hạt chuyển động với tốc độ 0,8c thì khối lượng hạt tăng gấp lần
3
m o c2 5m 0 c2
▪ Năng lượng toàn phần E  mc2   .
v2 3
1
c2
E0 5E 0 2E 0 2m 0c2
▪ Đông năng Wđ = Wđ = E – E0 =  E0   E0   .
v2 3 3 3
1 2
c
Ví Dụ 2: Theo thuyết tương đối, một hạt đang có động năng năng lượng nghỉ của nó thì hạt này chuyển động với tốc
độ là ? khi đó khối lượng tương đối tính của hạt bằng bao nhiêu lần khối lượng nghỉ của nó ?
Lời giải:
Bài cho: Wđ = E0
E0 1 3 3
▪ Theo công thức Wđ =  E 0 = E0 → 2 v  c .3.108  2,6.108 m/s.
v2 v2 2 2
1 1
c2 c2
m 1
▪ Ta có tỉ số:   2 → Vật đang có khối lượng tương đối tính gấp đôi khối lượng nghỉ của nó.
m0 v2
1 2
c

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Vật lí (Thầy Đỗ Ngọc Hà) HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

PHẦN 3: LIÊN KẾT TRONG HẠT NHÂN


 Lực hạt nhân: lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh). Lực hạt
nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (khoảng 10–15 m).
 Khối lượng các hạt cơ bản tương đối nhỏ, thường lấy theo đơn vị u (được gọi là đơn vị khối lượng nguyên tử).
 Xét hạt nhân AZ X có Z proton và (A-Z) notron. Khối lượng proton mp = 1,0073 u và khối lượng notron mn = 1,0087 u.
Một điều thú vị về hạt nhân, đó là: khối lượng của hạt nhân mX nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclon(proton và notron)
tạo nên hạt nhân đó! Độ lệch khối lượng này được gọi là độ hụt khối m   Z.m p  N.mn   mX
Điều này cũng khá hợp lý, bởi theo thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh thì năng lượng và khối lượng tồn tại đồng thời
với nhau, do đó, độ hụt khối này dùng để tạo năng lượng liên kết hạt nhân giúp không bị “bung ra”, ta có đại lượng
năng lượng liên kết hạt nhân E  m.c2   m0  m  .c2   Z.m p  N.mn   m  .c2

E
Năng lượng liên kết hạt nhân tính trung bình cho mỗi nuclon, được gọi là năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  
,
A
năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn
thì càng bền vững. Hạt nhân có số khối từ 50 đến 70 (50 < A < 70) thì bền vững hơn cả.
Lưu ý về đơn vị: Theo công thức Anhxtanh E = m.c2, nếu năng lượng E tính theo MeV thì rõ ràng MeV/c2 cũng là
một đơn vị khối lượng! 1u = 931,5 MeV/c2 hay 1uc2 = 931,5 MeV, ở đây c là tốc độ ánh sáng.
Ví Dụ 1: Hạt nhân 10
4 Be có khối lượng 10,0135u. Khối lượng của nơtrôn mn = 1,0087u, của prôtôn mP = 1,0073u. Độ
hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 10
4 Be là
Lời giải:
Độ hụt khối Δm = Z.mp + (A - Z)mn – mBe = 4.1,0073 + 6.1,0087 – 10,0135 = 0,0679 u.
Năng lượng liên kết ΔE = Δm.c2 = 0,0679 u.c2 = 0,0679.931,5 = 63,24885 MeV.
E 63,24885
Năng lượng liên kết riêng     6,324885 MeV
A 10
Ví Dụ 2: Cho khối lượng các hạt nhân 42 He , 63 Li và 21 D lần lượt là 4,0015u, 6,00808u và 2,0136u. Khối lượng của
nơtrôn mn = 1,0087u, của prôtôn mP = 1,0073u.Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự độ bền vững tăng dần là
Lời giải: Ta biết hạt nhân càng bền vững nếu năng lượng liên kết riêng càng lớn. Vậy ta đi tính toán năng
lượng liên kết riêng của các hạt nhân.
 Hạt 42 He : ΔmHe = 0,0305 u → ΔEHe = 0,0305.931,5 = 28,41075 MeV → εHe = 7,10269 MeV/nuclon.
 Hạt 63 Li : ΔmLi = 0,03992 u → ΔELi = 0,03992.931,5 = 37,18548 MeV → εLi = 6,19758 MeV/nuclon.
 Hạt 21 D : ΔmD = 0,0024 u → ΔED = 0,0024.931,5 = 2,2356 MeV → εD = 1,1178 MeV/nuclon.
Ta thấy εD < εLi < εHe. Vậy thứ tự tăng dần độ bền vững hạt nhân là: 21 D , 63 Li , 42 He .

Giáo viên: Đỗ Ngọc Hà


Nguồn : Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 -

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/

You might also like