You are on page 1of 9

XÂY DỰNG CÁC CHUẨN ĐẦU RA VÀ SỬ DỤNG RUBRICS ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

THÔNG THẠO

A. CÁC THUẬT NGỮ

1) Mục tiêu đào tạo là các tuyên bố ở cấp độ cao miêu tả các kết quả được mong
đợi từ phía nhà trường, bộ môn và chương trình đào tạo đối với sinh viên trong
một vài năm sau khi tốt nghiệp.

2) Chuẩn đầu ra của sinh viên chỉ ra những gì sinh viên được mong đợi phải biết,
có khả năng làm được và các giá trị mà sinh viên có tại thời điểm SV tốt nghiệp
hoặc kết thúc môn học. Chuẩn đầu ra là các yêu cầu tối thiểu nhằm thi đậu/qua
được/tốt nghiệp một môn học/tín chí/học phần/khóa học
3) Rubrics là hệ thống cho điểm theo các tiêu chí đánh giá cho trước, nêu rõ
người chấm đánh giá bài theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ tiêu chí
dùng để đánh giá.

4) Tiêu chí đánh giá: chỉ ra điều gì sinh viên phải thể hiện nhằm đạt được điểm
cao hơn

Ví dụ minh họa về tiêu chí đánh giá để cho điểm

Mục tiêu/ Tiêu chí đánh giá


Chuẩn đầu ra Rớt Đậu Xuất sắc
Trung bình Khá Giỏi
Cuối môn học, Kết luận Có ít bằng Có bằng Được xây Các kết luận
sinh viên phải không có chứng cho chứng cho dựng khá rõ ràng, có óc
biết cách sử căn cứ thấy kết thấy kết tốt thể hiện phân tích và
dụng các bằng hoặc luận hoặc luận hoặc bằng các dựa rất vững
chứng thích không có kết quả kết quả quan điểm trên cơ sở lý
hợp nhằm giá trị chỉ được dựa được dựa dựa trên cơ thuyết và các
minh họa và dựa trên trên cơ sở trên cơ sở sở lý thuyết tài liệu, cho
hỗ trợ cho các giai lý thuyết lý thuyết và bắt đầu thấy được
quan thoại hoặc hoặc tài hoặc tài bằng việc việc phát
điểm/luận sự suy liệu liệu tổng hợp tài triển các khái
điểm của mình luận liệu niệm mới

1
B. THANG ĐÁNH GIÁ (RUBRICS)

Đánh giá theo thang/mức độ (rubrics)

Định nghĩa:

Để đo lường, đánh giá việc học tập, chúng ta có thể dùng thang đánh giá (rubrics).
Theo Dannelle D. Stevens (http://www.introductiontorubrics.com/workshops.
html), rubrics là một cách thức, thang chấm điểm sinh viên. Nó là các mô tả bài
tập hay công việc ở dạng các bảng biểu. Heidi Goodrich, chuyên gia về rubrics,
định nghĩa rubrics là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các
tiêu chí đánh giá một bài tập/bài làm hay công việc mà chúng ta đang thực hiện
bằng cách tính toán thứ bậc. Như vậy, sử dụng rubrics là cách liệt kê tất cả những
gì sinh viên phải thực hiện để có thể nhận một điểm số hoặc tỉ lệ tính trên tổng.
Rubrics giúp cho sinh viên có thể hình dung được bài làm của mình được đánh giá
như thế nào.

Thường rubrics xác định các mức độ thành tích mà chúng ta mong đợi sinh viên
đạt được ở một số mức độ chất lượng. Các mức độ chất lượng này có thể được
mô tả bằng cách thứ hạng khác nhau (ví dụ như xuất sắc, tốt, trung bình, cần cố
gắng hơn nữa…) hay các điểm số (ví dụ như 4, 3, 2, 1…) để sau đó được tính thành
tổng điểm và được kết hợp với một điểm cuối cùng (ví dụ như A, B, C…).

Nhiều rubrics cũng được dùng để xác định mức độ cần hỗ trợ (ví dụ như độc lập,
có sự giúp đỡ tối thiểu của giảng viên, có sự giúp đỡ rất nhiều của giảng viên) cho
mỗi thứ hạng chất lượng.

Rubrics có thể giúp sinh viên và giảng viên xác định ‘chất lượng. Rubrics cũng giúp
sinh viên đánh giá và chỉnh sửa bài làm của mình trước khi nộp chúng cho GV.

Thành phần:

Một rubrics thường có 4 thành phần chính:

1) mô tả bài tập/công việc/nhiệm vụ;

2) Các chiều;

2
3) Thang đo hoặc các mức độ thành tích; và

4) Mô tả các chiều

Rubrics chia các bài tập thành nhiều phần và mô tả chi tiết các mức độ thực hiện
ở các mức chấp nhận được và mức không chấp nhận được cho mỗi phần đó.

Ở góc độ triết lý, rubrics mang tư tưởng ‘tạo dựng’ (constructivism) theo cách
hiểu sinh viên có thể tạo cho mình việc học tập có ý nghĩa dựa vào kinh nghiệm
của chính bản thân. Nhờ sử dụng rubrics, khoảng cách giữa GV và SV - việc dạy và
việc học - có thể được thu hẹp lại. Rubrics giúp cho công việc học tập trở nên rõ
ràng, có tổ chức, có thể kiểm soát được. Sinh viên có thể sử dụng rubrics để tự
kiểm tra bài làm, việc học của mình, điều này đặc biệt quan trọng trong việc giúp
sinh viên trở nên có kế hoạch và tổ chức hơn, biết tự mình cải tiến chất lượng học
tập của mình hơn.

C. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THANG RUBRICS

Vấn đề đặt ra là tại sao phải sử dụng rubrics - Tác động của rubrics lên việc học và
dạy là gì?

Rubrics là sự liên kết quan trọng giữa đánh giá và giảng dạy. Rubrics giúp chúng ta
có thể hình dung được chất lượng cụ thể và do đó, có thể dạy và hướng dẫn một
cách hiệu quả.

Đối với SV: Thông qua việc phản hồi nhiều lần, rubrics giúp cho sinh viên cải tiến
việc học của mình. Bên cạnh đó, sinh viên có động cơ học tập nhiều hơn, do có
thể hình dung rõ ràng hơn các mong đợi của GV/nhà trường/việc học tập đối với
bản thân SV. SV trở nên độc lập hơn, nhận thức tốt hơn, có trách nhiệm hơn, có
thể tự mình giám sát việc học tập và công việc học tập của mình. Ngoài ra, sử
dụng rubrics giúp cho sinh viên phát triển và hoàn thiện kĩ năng giao tiếp thông
qua các trao đổi với GV, bạn cùng lớp, tư vấn/cố vấn học tập.

Đối với GV: rubrics làm cho công việc của họ trở nên nhẹ nhàng hơn do có thể
giảm thiểu thời gian dành để cho điểm. Công việc cho điểm cũng sẽ được cải tiến
do rubrics giúp GV nhất quán hơn và tiết kiệm thời gian giải thích lý do tại sao cho

3
điểm như vậy đối với các thắc mắc từ nhiều phía và có thể dành nhiều thời gian
hơn cho việc giúp sinh viên cải tiến việc học. Việc đánh giá sẽ khoa học, minh bạch
và thuyết phục hơn. Ngoài ra, GV có thể kiểm tra được lúc nào, nội dung nào mà
sinh viên chưa nắm vững: cách sắp xếp, trình bày, ý tưởng hay tổ chức…

Đối với bộ môn/khoa cũng vậy, nếu được giải thích, các tư vấn học tập, GV khác
trong bộ môn/khoa sẽ là nguồn hỗ trợ đắc lực cho sinh viên khi thực hiện các bài
tập mà GV yêu cầu. Những đối tượng này có thể hiểu rõ những mong đợi, yêu cầu
đối với SV từ phía GV và do đó, có thể giúp sinh viên trong việc hoàn thành nhiệm
vụ học tập cũng như trong việc theo dõi tiến bộ trong học tập của SV.

D. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG RUBRICS

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC

Công cụ đánh giá: Các ví dụ và động từ theo thang nhận thức của Bloom

Biết:

Biết là mức độ kết quả học tập về mặt nhận thức thấp nhất. Ở mức độ này sinh
viên có khả năng nhắc lại hoặc nhận ra thông tin đã được học.

o định nghĩa o ghi nhớ


o xác định o liệt kê
o phân loại o gọi tên
o mô tả o định danh
o định vị o bày tỏ
o phác thảo o nhận biết, nhận dạng
o lấy ví dụ o nhớ lại
o phân biệt quan điểm từ o đối chiếu
thực tế
o tuyên bố

(Key Words: defines, describes, identifies, knows, labels, lists, matches,


memorises, names, outlines, recalls, recognizes, repeats, reproduces, selects,
states, tells)

4
Hiểu:

Hiểu là khả năng hiểu thấu ý nghĩa những kiến thức đã học.

o tóm tắt o thay đổi


o giải thích o diễn giải
o diễn dịch o phân biệt
o mô tả o chứng tỏ
o so sánh o hình dung
o chuyển đổi o trình bày lại 
o phân biệt o viết lại
o ước lượng o lấy ví dụ

(Key Words: associates, comprehends, converts, defends, differentiates,


distinguishes, estimates, explains, extends, generalizes, gives examples, infers,
interprets, paraphrases, predicts, rewrites, summarizes, translates)

Áp dụng:

Áp dụng là việc sử dụng những thông tin đã được học trước đó vào những tình
huống mới và cụ thể.

o giải quyết o đưa vào thực tế


o minh họa o tập hợp
o tính toán o khám phá
o diễn dịch o xây dựng
o thao tác o lien hệ
o dự đoán o sử dụng
o bày tỏ o chứng tỏ
o áp dụng o ước tính
o phân loại o vận hành
o thay đổi

(Key Words: applies, changes, computes, constructs, demonstrates, discovers,


manipulates, modifies, operates, predicts, prepares, produces, relates, shows,
solves, uses)

5
Phân tích:

Phân tích đề cập đến khả năng phân chia nội dung tài liệu thành những phần nhỏ
để có thể hiểu được các mối quan hệ và các cấu trúc.
Kết quả học tập ở mức độ này cho thấy trình độ tư duy cao hơn mức Hiểu và Áp
dụng bởi chúng đòi hỏi cần phải nắm vững cả nội dung và cấu trúc của tài liệu học
tập.

o phân tích o chia cắt


o tổ chức o sắp xếp
o suy luận o làm nổi bật
o lựa chọn o đối chiếu
o vẽ biểu đồ o so sánh
o phân biệt o chỉ ra sự khác biệt 
o minh họa o phân loại
o mổ xẻ o phác thảo
o suy luận o liên hệ

(Key Words: analyzes, breaks down, compares, contrasts, debates, deduces,


diagrams, deconstructs, differentiates, discriminates, distinguishes, identifies,
illustrates, infers, outlines, relates, selects, separates)

Tổng hợp:

Tổng hợp là khả năng sử dụng các ý tưởng cũ để tạo ra cái mới hoặc sắp xếp các
phần hợp lại với nhau để tạo thành khối kiến thức chung mới.
Kết quả học tập ở mức độ này nhấn mạnh đến những hoạt động sáng tạo, đặc
biệt tập trung vào cách hình thành nội dung và cấu trúc mới.

o thiết kế o thảo luận


o giả thiết o lập kế hoạch
o hỗ trợ o so sánh
o viết ra o tạo mới
o báo cáo o xây dựng 
o hợp nhất o sắp đặt
o tuân thủ o sáng tác
o phát triển o tổ chức

6
o pha trộn o liên đoán
o duyệt xét lại o lập thức
o biên soạn o tái lập trật tự
o sáng tác o tưởng tượng

(Key words: categorizes, combines, compiles, composes, creates, devises, designs,


develops, explains, generates, integrates, modifies, organizes, plans, rearranges,
reconstructs, relates, reorganizes, revises, rewrites, summarizes)

Đánh giá là khả năng nhận xét tính giá trị của tài liệu dựa trên mục tiêu đã hoạch
định trước đó.

Kết quả học tập ở mức độ này là cao nhất trong thang nhận thức bởi vì nó chứa
đựng tất cả các mức độ nhận thức trước đó, kể cả các đánh giá giá trị dựa trên
các tiêu chí đã được xác định rõ ràng.

o đánh giá o đề nghị


o lựa chọn o tham chiếu
o ước tính o ủng hộ
o phán xét o dành ưu tiên
o bảo vệ o bào chữa/thanh minh 
o định giá o tranh luận
o phê bình o bổ trợ cho lý do
o chấp nhận o kết luận
o chọn lọc o định lượng
o cho điểm o xếp loại

(Key words: appraises, compares, concludes, contrasts, criticizes, critiques,


defends, describes, discriminates, evaluates, explains, interprets, justifies, relates,
summarizes, supports, validates, values)

Chú ý:
Có những động từ không đo lường được, không quan sát được.
Ví dụ: biết, thành thạo, nhận thức, hiểu, nắm vững, làm quen với…

7
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG/THAO TÁC

Công cụ đánh giá: Các ví dụ và động từ theo thang nhận thức của Simpson

Trình độ Sự thực hiện để đánh giá Định nghĩa

1. Bắt chước Làm theo được. Quan sát và làm rập khuôn được.
Hoàn thành được công việc nhưng
2. Làm được với sai sót nhỏ, chuẩn thấp. Biết cách làm và tự làm được.
 
Hoàn thành được công việc không có
3. Chính xác sai sót, đạt chuẩn quy định. Thực hiện một cách chính xác
 
Hoàn thành được công việc đạt
Thực hiện một cách chính xác
4. Phối hợp chuẩn
công việc và có phần sáng tạo.

Hoàn thành công việc một cách


5. Thuần thục Thực hiện công việc chính xác với
thuần thục đạt vượt chuẩn.
  tốc độ cao, thuần thục.
 

Các động từ có thể sử dụng:


Bắt chước: Làm theo, lập lại, thực hành, tạo thành thói quen
Làm được: Thực hiện được, thể hiện được, làm được
Chính xác: Áp dụng chính xác, thực hiện chính xác, thể hiện đúng, làm đúng
Phối hợp: Tạo ra, thiết kế, sáng chế, kết hợp
Thuần thục: Áp dụng thành thạo, thiết kế sáng tạo, thể hiện thuần thục

8
ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ

Công cụ đánh giá: Các ví dụ và động từ theo thang nhận thức của Krathwohl

 Mức độ Định nghĩa

1. Tiếp nhận Lắng nghe.

Lắng nghe và có phản ứng để hiểu rõ; chấp hành.


2. Đáp ứng

Lắng nghe và có phản ứng với quan điểm của mình.


3. Đánh giá thừa nhận
Đưa ra các quan điểm về chính mình.
4. Tổ chức thực hiện
Thực hiện các đặc trưng thực tế với hoàn cảnh của chính mình
5. Đặc trưng hoá một cách tự giác.

Các động từ có thể sử dụng:

Tiếp nhận: Lắng nghe, chấp nhận, thể hiện mối quan tâm
Đáp ứng: Đồng ý với, tham gia vào, tình nguyện, chấp hành
Đánh giá thừa nhận: Thể hiện sự thiên về, thể hiện sự đánh giá bằng phát biểu,
thể hiện mối quan tâm bằng phát biểu
Tổ chức: Tôn trọng, bảo vệ, tổng hợp
Đặc trưng hóa: Thông cảm, vui lòng, thực hiện nghiêm túc nội qui đạo đức, điều
chỉnh hành vi

You might also like