You are on page 1of 1

CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC (Bloom's taxonomy).

Trước khi bắt tay tìm hiểu bất kỳ 1 chương


trình gì, 1 lớp học nào, 1 phương pháp nào, đầu tiên các bạn phải hiểu về các cấp độ trong nhận
thức/tư duy của một con người. Thang Bloom (Bloom's taxonomy) được giáo sư Benjamin
Bloom đưa ra vào năm 1956 chỉ rõ 6 cấp độ nhận thức như trong hình.

Thang Bloom đã được ứng dụng trong giáo dục để lên chương trình, lập kế hoạch giảng dạy và
kiểm tra đánh giá từ hơn 70 năm nay. 20 năm gần đây, các nhà giáo dục chuyển sang sử dụng
bản sửa đổi. Tuy vậy, bản sửa đổi đó dành cho chuyên gia, hơi khó hiểu với phần lớn các thành
viên,! Nói ngắn gọn thang phân loại của bloom có 6 cấp độ tư duy:

1. Ghi nhớ: Truy xuất, ghi nhận và nhớ lại kiến thức có liên quan từ trí nhớ dài hạn. Là khả năng
giúp cho các sinh viên có thể nhớ lại những khái niệm những dữ liệu cơ bản mà họ đã được cung
cấp, được hướng dẫn trong những buổi đào tạo hoặc trong những tài liệu. Thông qua đó các sinh
viên có thể nhớ lại những định nghĩa, họ có thể tự mình sao chép lưu trữ, lặp lại những thông tin
mà họ được biết đến.
2. Thông hiểu: Hình thành ý nghĩa của các thông điệp bằng miệng, bằng văn bản và bằng hình
ảnh thông qua diễn giải, nêu gương, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh và giải thích. Các sinh
viên có chủ động giải thích cho người khác hoặc giải thích cho chính bản thân họ những khái
niệm mà mình đã tiếp thu được, mình có thể giải thích được, xác định được từng vấn đề một.
3. Áp dụng: Thực hiện hoặc sử dụng một thủ tục để thực hiện, hoặc thực hiện. Đây là mức mà họ
có thể sử dụng được thông tin họ đã tiếp thu, họ hiểu, và có thể khắc họa ra, triển khai một nội
dung nho nhỏ nào đó
4. Phân tích: Chia nhỏ vật chất thành các bộ phận cấu thành, xác định cách các bộ phận liên quan
với nhau và với một cấu trúc hoặc mục đích tổng thể thông qua việc phân biệt, tổ chức và phân
bổ. Tại đây các sinh viên có thể kết nối được những thông tin những ý tưởng, những khái niệm,
có thể phân biệt, so sánh, tìm được điểm giống và khác nhau, họ còn có thể đặt được những câu
hỏi cho chính bản thân sinh viên và cho người khác.
5. Đánh giá: Đánh giá dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua việc kiểm tra và phê bình. Dựa
trên sự phân tích của bản thân sinh viên có thể đưa ra những luận cứ cho quyết định của họ trong
những cuộc tranh luận và bảo vệ ý kiến, đề xuất những lựa chọn và đánh giá những lựa chọn của
người khác.
6. Sáng Tạo: Đặt các yếu tố lại với nhau để tạo thành một tổng thể thống nhất hoặc có chức
năng; tổ chức lại các yếu tố thành một mẫu hoặc cấu trúc mới thông qua tạo, lập kế hoạch hoặc
sản xuất. sinh viên có thể tiến xa hơn từ việc áp dụng, phân tích và đánh giá có thể đưa ra những
ý tưởng hay hơn cho dự án của họ có thể thiết kế ra một mô hình ứng dụng dựa trên những gì họ
hiểu biết nhưng phải phù hợp với môi trường thực tế.

You might also like