You are on page 1of 24

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN VỀ DIỄN BIẾN VÀ TRIỂN VỌNG


THỊ TRƯỜNG THAN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
(Phát hành tháng 5/2021)

Lời giới thiệu

Sang tháng 4 và kéo dài đến đầu tháng 5/2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp
trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên dự báo, ngành than sẽ còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cung-cầu than có thể còn
tiếp tục biến động mạnh trong khi điều kiện khai thác mỏ ngày càng khó khăn do
xuống sâu, chi phí sản xuất ngày một lớn và nguy cơ lao động ngành than có thể
phải ngừng hoạt động nếu xảy ra lây nhiễm hoặc giãn cách xã hội tại các khu vực
sản xuất.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu than để phục vụ các dự án trong nước...,
tập trung vào các chủng loại than...
Báo cáo này cung cấp các dữ liệu, phân tích và dự báo về tình hình sản
xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu than trong nước và thế giới, trong đó có phân tích
sâu một số thị trường tiêu biểu như Indonesia, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc,
Hoa Kỳ và thông tin tham khảo tình hình doanh nghiệp ngành than.
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 2
I. THỊ TRƯỜNG THAN VIỆT NAM .................................................................. 3
1. Sản xuất ........................................................................................................... 3
1.1. Tình hình chung ....................................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất theo địa phương ....................................................... 3
2. Tiêu tiêu thụ .................................................................................................... 4
3. Xuất, nhập khẩu.............................................................................................. 5
3.1 Xuất khẩu ................................................................................................... 5
3.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu ........................................................................ 5
3.1.2. Về giá xuất khẩu .................................................................................... 6
3.1.3.Về thị trường xuất khẩu ......................................................................... 6
3.2. Nhập khẩu ................................................................................................. 7
3.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu ....................................................................... 7
3.2.2. Về giá nhập khẩu ................................................................................... 8
3.2.3. Về thị trường nhập khẩu ....................................................................... 9
3.2.4. Về chủng loại nhập khẩu..................................................................... 10
II. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI ................................................................ 11
1. Tình hình chung ............................................................................................ 11
2. Một số thị trường tiêu biểu trên thế giới .................................................... 11
2.1. Thị trường Indonesia .............................................................................. 11
2.2. Thị trường Australia (Úc) ....................................................................... 13
2.3. Thị trường Hoa Kỳ .................................................................................. 15
2.4. Thị trường Ấn Độ .................................................................................... 17
2.5. Thị trường Trung Quốc .......................................................................... 18
III. NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO ................................................................................ 19
1. Thế giới .......................................................................................................... 19
2. Trong nước .................................................................................................... 20
PHỤ LỤC: THAM KHẢO TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP .......................... 23

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sản lượng than các loại qua các tháng giai đoạn 2019- 2021 .................. 4
Hình 2: Khối lượng than xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2019- 2021 ............. 5
Hình 3: Lượng than nhập khẩu giai đoạn 2019- 2021 ........................................... 8
Hình 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu than các loại quý I/2021 ............................. 9
Hình 5: Giá than nhiệt tham chiếu tại Indonesia qua các tháng giai đoạn .......... 11
Hình 6: Sản lượng than theo tuần của các vùng sản xuất than tại Hoa Kỳ ......... 16

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1 : Sản lượng than tại một số địa phương trong tháng 3 và quý I năm 2021 4
Bảng 2: Giá xuất khẩu than các loại tới các thị trường trong quý I/2021 ................. 6
Bảng 3: Một số thị trường xuất khẩu than quý I/2021 ........................................... 7
Bảng 4 : Giá cung cấp than các loại từ các thị trường quý I/2021 ........................ 8
Bảng 5: Một số thị trường nhập khẩu than các quý I/2021 ................................... 9
Bảng 6: Tham khảo các chủng loại than nhập khẩu quý I/2021 .......................... 10
Bảng 7: Giá than nhiệt tham chiếu tại Indonesia qua các tháng giai đoạn năm
2013-2020 ............................................................................................................ 12
Bảng 8: Sản lượng than của các vùng sản xuất than tại Hoa Kỳ quý I/2021 ...... 15

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 2
I. THỊ TRƯỜNG THAN VIỆT NAM
1. Sản xuất

1.1. Tình hình chung

Theo số liệu từ các Cục Thống kê, quý I/2021, tổng lượng than sản xuất
được của nước ta đạt hơn 12,8 triệu tấn, tăng 1,43% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý I/2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Than
khoáng sản Việt Nam (TKV) diễn ra trong bối cảnh chịu tác động mạnh của đại
dịch Covid-19. Trước khó khăn, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị quyết liệt triển
khai các giải pháp để kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đảm bảo duy
trì ổn định sản xuất, kinh doanh.
Kết quả, đến hết tháng 3/2021, các chỉ tiêu chính của Tập đoàn hoàn thành
từ 24 - 26% kế hoạch năm. Trong đó, Tập đoàn đã thực hiện bốc xúc 43,4 triệu
m3 đất đá; đào 53.355 mét lò; sản xuất 9,78 triệu tấn than nguyên khai; tiêu thụ
10,3 triệu tấn than. Riêng trong tháng 3, Tập đoàn đã sản xuất 3,85 triệu tấn than
nguyên khai, tiêu thụ 3,63 triệu tấn.
Về tiêu thụ than, TKV tiếp tục bám sát tình hình vận hành và nhu cầu sử
dụng than của các nhà máy nhiệt điện để có sự chủ động trong việc lập kế hoạch
tiêu thụ, chủ động trong điều hành sản xuất. Đồng thời, tăng cường chế biến các
loại than cục, than cám chất lượng cao, nắm bắt thị trường để sẵn sàng tăng thị
phần tiêu thụ.

1.2. Tình hình sản xuất theo địa phương

Trong các địa phương có hoạt động sản xuất than, tỉnh Quảng Ninh có sản
lượng cao nhất, chiếm tới 94,05% tổng sản lượng than các loại của cả nước.
Trong khi đó địa phương đứng thứ hai là Thái Nguyên thấp hơn hẳn về sản
lượng và chỉ chiếm 2,6% tổng sản lượng than của cả nước.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 3
Hình 1: Sản lượng than các loại qua các tháng giai đoạn 2019- 2021
(ĐVT: nghìn tấn)
5.000

4.000

3.000

2.000

1.000

0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Cục Thống kê

Bảng 1 : Sản lượng than tại một số địa phương trong tháng 3 và quý I năm
2021

Tháng 3/2021
Tỉnh/TP Quý I/2021
(tấn)
So với Tỷ trọng
Sản So với So với
Sản lượng quý I/ của địa
lượng T02/2021 T3/2020
(tấn) 2020 phương
(tấn) (%) (%)
(%) (%)
Tổng 4.953.123 26,73 3,54 12.812.582 1,43 100,00
Quảng Ninh 4.675.303 26,90 4,11 12.050.795 1,71 94,05
Thái Nguyên 118.438 1,24 -0,10 332.776 -3,21 2,60
Bắc Giang 87.408 93,06 -17,75 212.948 -10,48 1,66
Lạng Sơn 58.355 15,87 3,42 170.836 4,47 1,33
Quảng Nam 13.450 18,15 19,18 44.456 20,31 0,35
Điện Biên 169 -38,60 -52,54 771 -26,44 0,01
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Cục Thống kê

2. Tiêu tiêu thụ


Lượng than tiêu thụ của cả nước trong tháng 02/2021 đạt hơn 3,8 triệu tấn,
giảm 14,89% so với tháng 01/2021 và giảm 13,63% so với tháng 02/2020. Lũy
kế 2 tháng đầu năm nay, tổng lượng tiêu thụ than của nước ta đạt 8,27 triệu tấn,
giảm 5,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Quảng Ninh cũng là tỉnh có
lượng than tiêu thụ cao nhất chiếm 94,19% tổng lượng than tiêu thụ của cả nước,
tương đương với gần 7,79 triệu tấn, giảm 5,67% so cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 4
Bảng 2: Khối lượng than tiêu thụ tại một số địa phương
Tháng So với So với So với Tỷ trọng
2 tháng
Địa phương 02/2021 T01/2021 T02/2020 2T/2020 2T/2021
năm 2021
(tấn) (%) (%) (%) (%)
Tổng 3.801.767 -14,89 -13,63 8.268.733 -5,75 100,00
Quảng Ninh 3.602.381 -13,94 -12,68 7.788.365 -5,67 94,19
Thái Nguyên 92.266 -22,11 -12,04 210.729 1,02 2,55
Bắc Giang 45.437 -46,65 -55,42 130.600 -22,84 1,58
Lạng Sơn 50.361 -14,01 -6,16 108.926 1,71 1,32
Quảng Nam 11.093 -39,91 -27,98 29.553 -4,40 0,36
Điện Biên 229 -30,91 -32,14 560 -13,89 0,01
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Cục Thống kê
3. Xuất, nhập khẩu

3.1 Xuất khẩu

3.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng tháng xuất khẩu tăng
liên tiếp trong tháng 2 và 3/2021.
Hình 2: Khối lượng than xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2019- 2021
(ĐVT: nghìn tấn)
250

200

150

100

50

0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan
Tính chung quý I/2021, khối lượng xuất khẩu đạt 328 nghìn tấn với kim
ngạch 40,3 triệu USD (chỉ chiếm tỷ trọng 0,05% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của cả nước); tăng 52,2% về lượng và tăng 31,9% về kim ngạch so với cùng
kỳ năm trước.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 5
3.1.2. Về giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu than các loại tăng, giảm xen kẽ trong quý I/2021 nhưng
giảm so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3/2021, giá tháng trung bình 126
USD/tấn, tăng 9 USD/tấn so với tháng trước do giá xuất khẩu sang Nhật Bản,
Thái Lan cùng tăng. So với tháng 3/2020, giá nhập khẩu giảm 22 USD/tấn do giá
xuất khẩu sang các thị trường chính Ấn Độ, Nhật Bản giảm mạnh.
Bảng 2: Giá xuất khẩu than các loại tới các thị trường trong quý I/2021

Tháng 3/2021 Quý I/2021


Tên thị So với So với
Giá xuất Giá xuất So với
trường tháng tháng
khẩu khẩu 3T/2020
2/2021 3/2020
(USD/tấn) (USD/tấn) (%)
(%) (%)
Tổng 126,48 8,13 -14,43 122,79 -13,29
ASEAN 118,08 12,86 -5,66 117,86 -3,05
Indonesia 142,79 -0,14 133,67 -6,52
Thái Lan 110,47 5,59 107,81 -8,75
Philippines 102,00 102,16
Malaysia 118,00 -0,50 118,01 -0,49
Nhật Bản 115,68 12,81 -21,73 107,46 -19,65
Ấn Độ 146,75 -22,13 146,85 -22,08
Hàn Quốc 135,31 -3,00 -0,50 134,65 -1,48
Hà Lan 162,81 -0,46 166,04
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

3.1.3.Về thị trường xuất khẩu

Trong số các thị trường xuất khẩu, Nhật Bản hiện dẫn đầu về lượng và kim
ngạch xuất khẩu nhưng không đều giữa các tháng. Tháng 3/2021, khối lượng
than các loại xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 24,7 nghìn tấn với kim ngạch 4,0 triệu
USD; giảm 37% về lượng và giảm 29% về kim ngạch so với tháng trước. Tính
chung quý I/2021, khối lượng xuất khẩu đạt 97,4 nghìn tấn với kim ngạch 10,5
triệu USD (chỉ chiếm tỷ trọng 29,7% về lượng và 26% kim ngạch xuất khẩu than
cả nước); giảm 10% về lượng và giảm 28% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
trước.

ASEAN là thị trường tiêu thụ than các lớn thứ hai của Việt Nam trong 3
tháng năm 2021 với khối lượng xuất khẩu đạt 131 nghìn tấn với kim ngạch 15,4

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 6
triệu USD (chỉ chiếm tỷ trọng 39,9% về lượng và 38,3% kim ngạch xuất khẩu
than cả nước); tăng 289% về lượng và tăng 277% về kim ngạch so với cùng kỳ
năm trước. 3 thị trường xuất khẩu than chính trong khối ASEAN là Indonesia,
Thái Lan, Philippines, cùng một lượng nhỏ được xuất khẩu sang Malaysia.

Bảng 3: Một số thị trường xuất khẩu than quý I/2021


So với tháng So với tháng So với quý
Tháng 3/2021 Quý I/2021
Tên thị 2/2021 (%) 3/2020 (%) I/2020 (%)
trường Lượng Trị giá Trị Trị Lượng Trị giá
Lượng Lượng Lượng Trị giá
(tấn) (USD) giá giá (tấn) (USD)
Tổng 174.836 22.112.390 56,87 69,62 120,51 88,69 328.427 40.327.201 52,17 31,95
ASEAN 78.538 9.273.628 264,19 311,04 513,87 479,15 131.032 15.443.435 288,53 276,69
Indonesia 25.188 3.596.528 631,36 630,34 56.077 7.495.609 1.528,3 1.422,1
Thái Lan 23.650 2.612.500 9,67 15,80 45.225 4.875.830 117,21 98,20
Philippines 27.500 2.805.000 27.528 2.812.142
Malaysia 2.200 259.600 -76,47 -76,59 2.202 259.854 -76,45 -76,56
Nhật Bản 34.752 4.020.141 -37,02 -28,95 -30,10 -45,29 97.407 10.467.414 -10,09 -27,75
Ấn Độ 41.371 6.071.060 356,78 255,69 41.431 6.084.111 357,45 256,45
Hàn Quốc 19.163 2.593.040 248,42 237,97 252,13 250,38 28.037 3.775.221 70,37 67,84
Hà Lan 358 58.287 82,65 81,81 1.062 176.333
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

3.2. Nhập khẩu

3.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng tháng nhập khẩu tăng,
giảm xen kẽ trong quý I/2021. Tháng 3/2021, khối lượng than các loại nhập khẩu
đạt 3,95 triệu tấn với kim ngạch 340,7 triệu USD; tăng 105% về lượng và tăng
114% về kim ngạch so với tháng trước.

Tính chung quý I/2021, khối lượng nhập khẩu đạt 8,86 triệu tấn với kim
ngạch 767 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,0% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
của cả nước); giảm 21% về lượng và giảm 9,1% về kim ngạch so với cùng kỳ
năm trước.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 7
Hình 3: Lượng than nhập khẩu giai đoạn 2019- 2021
(ĐVT: nghìn tấn)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

3.2.2. Về giá nhập khẩu

Giá nhập khẩu than các loại có xu hướng tăng trong năm 2021, tháng
3/2021 giá trung bình 86 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với tháng trước do giá
nhập khẩu từ 3 thị trường Indonesia, Nga và Australia cùng tăng. So với tháng
3/2020, giá nhập khẩu tăng 13 USD/tấn do giá nhập khẩu từ Indonesia và Nga
tăng nhưng từ Australia giảm nhẹ.
Bảng 4 : Giá cung cấp than các loại từ các thị trường quý I/2021
Quý
So với So với
Tháng Quý I/2021 so
Tên thị tháng tháng
3/2021 I/2021 quý
trường 2/2021 3/2020
(USD/tấn) (USD/tấn) I/2020
(%) (%)
(%)
Tổng 86,32 4,15 17,62 86,52 14,85
Australia 94,16 10,38 1,42 89,34 -1,46
ASEAN 64,84 -3,04 31,89 65,41 29,38
Indonesia 64,84 -3,11 31,89 65,42 29,40
Malaysia 50,63
Nga 119,04 -3,84 32,89 107,28 29,06
Nhật Bản 217,70 -4,43 257,79 11,64
Trung Quốc 329,02 -5,16 3,30 316,22 4,81
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 8
3.2.3. Về thị trường nhập khẩu

Trong quý I/2021, Australia, Indonesia và Nga tiếp tục là 3 thị trường
cung cấp chính chiếm tỷ trọng lần lượt 40,68%, 37% và 13,2%. Đáng chú ý,
lượng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tăng 99% và Trung Quốc tăng 61% so
với cùng kỳ năm trước với khối lượng quý I/2021 lần lượt 111 nghìn tấn (chiếm
1,25%) và 66,3 nghìn tấn (chiếm 0,75%).
Hình 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu than các loại quý I/2021
(% tính theo lượng, ĐVT: tấn)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan
Bảng 5: Một số thị trường nhập khẩu than các quý I/2021
So với tháng So với tháng So với tháng
Tháng 3/2021 3 tháng năm 2021
Tên thị 2/2021 (%) 3/2020 (%) 3/2020 (%)
trường Lượng Trị giá Trị Trị Lượng Trị giá Trị
Lượng Lượng Lượng
(tấn) (USD) giá giá (tấn) (USD) giá
Tổng 3.946.511 340.669.477 105,19 113,71 -11,32 4,30 8.862.107 766.776.394 -20,96 -9,21
Australia 1.324.634 124.723.452 96,63 117,04 -15,11 -13,91 3.604.893 322.076.307 -13,86 -15,12
ASEAN 1.820.690 118.055.872 111,19 104,77 -12,61 15,27 3.282.402 214.687.274 -25,38 -3,45
Indonesia 1.820.690 118.055.872 111,80 105,22 -12,61 15,27 3.279.902 214.560.699 -25,44 -3,51
Malaysia -100,0 -100,0 2.500 126.575
Nga 493.280 58.719.304 126,38 117,68 20,30 59,87 1.169.067 125.418.215 -19,34 4,10
Nhật Bản 36.306 7.903.920 -35,98 -38,81 110.701 28.537.859 77,91 98,62
Trung
Quốc 26.655 8.769.935 467,13 437,86 68,20 73,75 66.297 20.964.613 53,84 61,25
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 9
3.2.4. Về chủng loại nhập khẩu

Than đá là chủng loại được nhập khẩu nhiều nhất trong quý I/2021 đạt
4,15 triệu tấn, tăng 44,82% so với cùng kỳ năm 2020; chiếm tỷ trọng 47,94%
tổng nhập khẩu than của cả nước. Than cốc có lượng nhập cao thứ hai chiếm tỷ
trọng 24,81% tương đương gần 2,15 triệu tấn, tăng cao 148,53% so với cùng kỳ
năm trước. Nhập khẩu than Bitum đạt gần 1,79 triệu tấn, cũng tăng mạnh
146,09% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 20,63%. Trong khi đó, nhập
khẩu than Antraxit chiếm tỷ trọng 6,62% đạt 573,78 nghìn tấn, giảm 12,99% so
với cùng kỳ năm 2020.
Bảng 6: Tham khảo các chủng loại than nhập khẩu quý I/2021
So với
So với T2/2021 So với
Tháng 3/2021 Quý I/2021 Quý I/2020
(%) T3/2020 (%)
Chủng loại (%)
Lượng Trị giá Trị Lượng Trị giá Trị
Lượng Trị giá Lượng Lượng
(tấn) (usd) giá (tấn) (usd) giá
Than đá 2.229.647 139.100.717 129,96 130,78 57,15 71,54 4.153.511 252.656.600 44,82 54,42
Than cốc 758.303 116.482.133 143,28 136,47 126,67 144,17 2.149.392 306.169.553 148,53 149,20
Than Bitum 648.928 50.867.799 68,45 64,16 173,90 158,29 1.787.489 135.544.103 146,09 115,45
Than
Antraxit 246.764 23.445.424 68,02 84,44 54,62 71,37 573.778 49.969.719 -12,99 -6,11

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 10
II. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI
1. Tình hình chung
Trong năm 2020, sản lượng than toàn cầu ước tính giảm 2% do các lệnh
cấm và hạn chế liên quan đến COVID-19. Cụ thể: ở Hoa Kỳ (23,6%), Indonesia
(13,1%), Nga (8,1%) và Úc ( 5,5%), nhưng tại tăng ở Trung Quốc (4%) và Ấn
Độ (0,7%).
Ngoài ra, trong năm 2020, nhu cầu than nhiệt toàn cầu ước tính giảm 3,5%,
trong khi nhu cầu than luyện kim của thế giới giảm 5,9%.

2. Một số thị trường tiêu biểu trên thế giới

2.1. Thị trường Indonesia

Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản cho biết, giá than chuẩn tháng
3/2021 của Indonesia (HBA) được đặt ở mức 68,20 USD /tấn, tăng 1,9% tháng
trước đó.
Hình 5: Giá than nhiệt tham chiếu tại Indonesia qua các tháng giai đoạn
2019-2021
(ĐVT: USD/tấn)

110

90

70

50

30

10
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: Bộ Năng lượng và khoáng sản Indonesia

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 11
Bảng 7: Giá than nhiệt tham chiếu tại Indonesia qua các tháng giai đoạn
năm 2013-2021
Tháng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
1 87,55 81,9 63,84 53,2 86,23 95,54 92,41 65,93 75,84
2 88,35 80,44 62,92 50,92 83,32 100,69 92,41 66,89 66,89
3 90,09 77,01 67,76 51,62 83,37 95,85 90,57 67,08 68,20
4 88,56 74,81 64,48 52,32 81,90 94,75 92,41 65,77
5 85,33 73,6 61,08 51,2 83,81 89,53 93,01 67,08
6 84,87 73,64 59,59 51,87 75,46 96,61 94,41 52,98
7 81,69 72,45 59,16 53 78,95 104,65 92,21 52,16
8 76,7 70,29 59,14 58,37 83,97 107,83 92,41 50,00
9 76,89 69,69 58,21 63,93 92,03 104,81 94,02 49,01
10 76,61 67,26 57,39 69,07 93,99 100,89 93,02 53,03
11 75,31 66,12 56,14 71,1 94,80 97,9 94,75 55,71
12 80,31 69,23 53,51 99,1 94,04 92,51 93,58 59,65

Nguồn: Bộ Năng lượng và khoáng sản Indonesia

Sản lượng than của Indonesia dự báo tăng 11% vào năm 2021
Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia (EMR) dự báo sản
lượng than năm 2021 sẽ tăng 11% lên mức 609 triệu tấn so với mục tiêu 550
triệu tấn của năm nay. Dự kiến, sản lượng than sẽ tiếp tục tăng, đạt 618 triệu tấn
vào năm 2022 và 625 triệu tấn vào năm 2023 và 628 triệu tấn vào năm 2024.
Sản lượng than dự kiến của năm 2024 được tính toán dựa trên năng lực sản
xuất của công ty khai mỏ, nhu cầu thị trường trong nước và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, xuất khẩu than trong giai đoạn 2021-2024 được dự báo sẽ chững lại ở
mức 441 triệu tấn, tăng so với khoảng 395 triệu tấn của năm nay.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ than trong nước có thể đạt 168 triệu tấn vào
năm 2021, tăng 13 triệu tấn so với năm nay, và 177 triệu tấn vào năm 2022, 184
triệu tấn vào năm 2023 và 187 triệu tấn vào năm 2024. Dự báo này được tính
toán dựa vào nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp nội địa như
nhiệt điện, xi măng, luyện kim...

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 12
Dựa trên số liệu của Minerba One Data Indonesia, sản lượng khai thác than
của Indonesia đã đạt 322,9 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm nay, tương đương với
58,7% mục tiêu cả năm.
Trước đó, Hiệp hội Khai thác than Indonesia đã thông báo cắt giảm 20%
công suất khai thác trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Một
số công ty khai thác cũng đang chuẩn bị cắt giảm sản lượng trong bối cảnh giá
than giảm do nhu cầu yếu.
Trong đó, hai công ty niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất là PT Adaro
Energy và PT Bayan Resources đã thông báo cắt giảm sản lượng. Cụ thể, Bayan
cắt giảm sản lượng mục tiêu từ mức 31-33 triệu tấn xuống còn 26 triệu tấn trong
năm nay. Trong khi đó, Adaro cắt giảm 10% sản lượng từ mức 54-58 triệu tấn.

2.2. Thị trường Australia (Úc)

Giá than Úc đo lường giá bằng USD của một tấn. Than là nguồn năng
lượng lớn nhất của Australia, đó là lý do tại sao nó là một mặt hàng quan trọng
cần theo dõi. Trong lịch sử, giá than ở Úc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Chú ý xảy ra
vào năm 2008, khi lũ lụt khiến giá than ở Úc tăng cao tới 180 USD / tấn.

Giá than Australia ở mức hiện tại là 94,92 USD / tấn, tăng từ 86,74 USD /
tấn của tháng trước và tăng từ 66,74 USD / tấn của một năm trước. Đây là mức
thay đổi 9,43% so với tháng trước và 42,22% so với một năm trước.
Hình 4: Giá than xuất khẩu của Australia các tháng giai đoạn 2019-2021
(ĐVT: USD/tấn FOB, Newcastle)

110
90
70
50
30
10
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: https://ycharts.com/indicators/australia_coal_price

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 13
Dự báo, giá than cốc của Australia sẽ tiếp tục xu hướng giảm, chủ yếu là do
mức tiêu thụ trong ngành thép Trung Quốc sụt giảm và những quan ngại về môi
trường giới hạn nhập khẩu than.
Các công ty có mỏ than luyện cốc của Australia đang phải đối mặt với một
tương lai không chắc chắn, với việc giá giảm trở lại sau đợt tăng đột biến trong
năm mới, không có hồi kết trước lệnh cấm nhập khẩu của Bắc Kinh đối với than
Úc và miễn cưỡng cắt giảm sản lượng do chi phí cơ sở hạ tầng cố định.
Các mỏ than luyện kim ở Queensland phần lớn không có lãi trong tháng 7-
12 năm 2020 khi giá than luyện kim giảm xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm
trong phần lớn thời kỳ. Có một sự cứu trợ ngắn vào đầu năm nhưng lợi nhuận
của tháng Giêng phần lớn đã bị mất trong tháng Hai và đầu tháng Ba, khiến các
công ty khai thác phải đối mặt với viễn cảnh thua lỗ trong một giai đoạn khác.
Các nhà sản xuất Úc khó có thể cắt giảm sản lượng vì họ bị bó buộc trong
các hợp đồng nhận hàng cố định hoặc thanh toán cơ sở hạ tầng tại cảng và đường
sắt. Chi phí tổng hợp của các hợp đồng này cao tới 25,22 đô la Úc / tấn (19,33
USD/tấn) tại cảng xuất khẩu than đảo Wiggins (Wicet) tại Gladstone xuống còn
11,96 đô la Úc/tấn tại cảng than Dalrymple Bay (DBCT) tại Mackay cho trung
tâm Các nhà sản xuất than cốc ở lưu vực Bowen, theo Dalrymple Bay
Infrastructure. Đây là khoản phí phải trả bất kể than có được gửi qua hệ thống
đường sắt và cảng hay không.
Mức chi phí cố định này khuyến khích các mỏ than của Úc đẩy than qua hệ
thống đường sắt và cảng vào thị trường ngay cả khi giá cả đang giảm đáng kể.
Đối với hầu hết các mỏ than của Úc, có mối tương quan cực kỳ chặt chẽ giữa
khối lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn.
Khối lượng than luyện cốc của Úc giảm trong tháng 7-12 xuống còn 58,4
triệu tấn so với 61,4 triệu năm trước đó, nhưng điều này liên quan nhiều hơn đến
việc đóng cửa an toàn các mỏ như mỏ Grosvenor của Anglo American 5 triệu tấn
/ năm và sự phá sản của một số nhà khai thác như Bounty Khai thác mỏ.
Các nhà khai thác lớn hơn như Anglo American và BHP có thể đủ khả năng
để duy trì hoạt động khai thác than cốc cao cấp của họ và chờ đợi lợi nhuận quay
trở lại trong môi trường giá cao hơn. Nhưng năm tới sẽ rất quan trọng đối với các

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 14
công ty địa phương nhỏ hơn như Stanmore và đối với các công ty đa quốc gia có
bảng cân đối kế toán kém mạnh mẽ hơn như Peabody và Coronado.

2.3. Thị trường Hoa Kỳ

Ước tính sản lượng than của Hoa Kỳ trong quý I/2021 đạt 524,249 triệu tấn
ngắn, trong đó Than bitum và Lignite là chủ yếu, đạt trên 521,9 triệu tấn.
Báo cáo gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ cho thấy
năm 2020, xuất khẩu than của Hoa Kỳ giảm xuống còn 69 triệu tấn ngắn, giảm
26% so với 93 triệu tấn ngắn năm 2019. Xuất khẩu than hơi, chiếm 40% tổng
lượng, đã giảm hơn một -thứ ba, giảm 34% so với năm trước xuống còn 27 triệu
tấn. Than luyện kim có mức giảm nhỏ hơn, nhưng vẫn đáng kể, là 20%. Đại dịch
COVID-19 đã làm giảm nhu cầu toàn cầu về than và một số mỏ than của Hoa Kỳ
phải ngừng hoạt động trong thời gian dài để làm chậm sự lây lan của virus. Xuất
khẩu than giảm đáng kể vào tháng 4 năm 2020 do Hoa Kỳ và các nước trên thế
giới ứng phó với đại dịch.
Bảng 8: Sản lượng than của các vùng sản xuất than tại Hoa Kỳ quý I/2021
(ĐVT: 1.000 tấn ngắn)
T3 so Quý I/2021
Tháng 3 Quý
Bang/Vùng T2/2021 so quý
năm 2021 I/2021
(%) I/2020 (%)
Tổng Hoa Kỳ 154.541 -5,4 524.249 -21,2
Theo địa bàn sản xuất
Alabama 3.863 6,7 12.250 -8,6
Alaska 358 12,7 1.059 5,2
Arizona . . . .
Colorado 2.887 -1,7 9.961 -16,2
Illinois 8.701 -12,1 30.709 -25,1
Indiana 5.402 -16,2 18.744 -33,3
Tổng Kentucky 6.180 -20,0 22.551 -30,5
Eastern (KY) 2.036 -21,1 7.667 -36,0
Western (KY) 4.144 -19,4 14.885 -27,3
Louisiana 245 -43,7 485 -68,9
Maryland 336 -3,7 1.079 -22,4
Mississippi 910 38,4 2.831 6,7
Missouri 49 2,3 159 -12,2
Montana 7.599 -10,3 25.485 -26,5
New Mexico 2.975 -12,9 9.786 -28,4
North Dakota 9.190 15,5 27.606 2,4
Ohio 965 -27,8 3.207 -53,1

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 15
T3 so Quý I/2021
Tháng 3 Quý
Bang/Vùng T2/2021 so quý
năm 2021 I/2021
(%) I/2020 (%)
Oklahoma 15 NM 15 -90,4
Tổng Pennsylvania 9.966 -16,4 34.146 -28,2
Anthracite (PA) 720 0,8 2.261 -16,5
Bituminous (PA) 9.246 -17,5 31.885 -29,0
Tennessee 112 22,1 112 -74,6
Texas 5.482 -0,6 18.880 -12,9
Utah 4.259 8,9 13.478 -1,1
Virginia 2.864 -15,3 9.294 -24,4
Tổng West Virginia 18.571 -7,3 65.632 -23,7
Northern (WV) 10.301 3,3 37.421 -13,3
Southern (WV) 8.269 -17,8 28.211 -34,2
Wyoming 63.610 -2,0 216.779 -18,3
Tổng Appalachian 38.712 -10,6 133.388 -25,9
Tổng Interior 24.949 -11,4 86.708 -25,1
Tổng Western 90.879 -1,1 304.153 -17,7
East of Mississippi 57.870 -11,6 200.556 -26,3
River
West of Mississippi 96.670 -1,3 323.693 -17,6
River
Theo loại than
Than bitum và Lignite 153.820 -5,4 521.988 -21,2
Anthracite 720 0,8 2.261 -16,5
Nguồn: EIA
Hình 6: Sản lượng than theo tuần của các vùng sản xuất than tại Hoa Kỳ

Nguồn: EIA

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 16
Than hơi hay còn gọi là than nhiệt được dùng để phát điện. Than hơi được
nghiền thành bột mịn, cháy nhanh ở nhiệt độ cao. Các nhà máy điện sử dụng loại
bột này để đun nóng nước trong các nồi hơi chạy tua bin hơi nước để tạo ra
điện. Than hơi cũng có thể được sử dụng để sưởi ấm trực tiếp cho gia đình và cơ
sở kinh doanh. Mặc dù than hơi được khai thác trên khắp nước Hoa Kỳ, nhưng
hầu hết than hơi đến từ lưu vực sông Powder ở Wyoming và Montana.
Than luyện kim, hoặc than luyện cốc, có thể được sử dụng để sản xuất than
cốc, một loại nhiên liệu chính và chất phản ứng trong quy trình lò cao để luyện
thép. Nhu cầu than luyện kim tương quan với nhu cầu thép. Hầu hết than luyện
kim của Hoa Kỳ đến từ Appalachia.
Khi lượng than xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu đến
ít điểm đến hơn vào năm 2020. Năm 2020, năm quốc gia xuất khẩu hàng đầu cho
than hơi của Hoa Kỳ chiếm 73% tổng lượng, tăng so với 4 năm trước. trung bình
là 54%. Thị trường than luyện kim của Hoa Kỳ cũng có sự hợp nhất tương tự,
mặc dù ít đáng kể hơn, khi 5 quốc gia nhập khẩu hàng đầu tiêu thụ 53% tổng kim
ngạch xuất khẩu, tăng so với mức trung bình 4 năm là 48%.
Bốn trong số 10 điểm đến xuất khẩu than hàng đầu của Hoa Kỳ - Brazil,
Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Dominica và Trung Quốc - đã tăng nhập khẩu than của
Hoa Kỳ vào năm 2020. Xuất khẩu sang Cộng hòa Dominica tăng 1,3 triệu tấn,
gấp đôi lượng than nhập khẩu năm 2019 của Hoa Kỳ và mức tăng lớn nhất trong
tất cả các điểm đến xuất khẩu.
Xuất khẩu than sang Nhật Bản giảm 45% và sang Hà Lan giảm 43%. Hà
Lan đóng vai trò là trung tâm trung chuyển chính cho Liên minh Châu Âu (EU),
nhập khẩu than và sau đó gửi đến các nước EU khác.

2.4. Thị trường Ấn Độ

Công ty TNHH Than Ấn Độ (CIL) do nhà nước điều hành đã phê duyệt 32
dự án khai thác trong năm tài chính hiện tại cho đến tháng 1, có thể thấy mức đầu
tư khoảng Rs. 47 300 crore khi công ty tìm cách thay thế nhập khẩu và hướng tới
mục tiêu sản xuất 1 tỷ tấn than vào năm 2023 - 2034.
Trong khi 24 trong số 32 là dự án mở rộng hiện có, tám dự án còn lại là các
dự án mới. CIL đã phê duyệt 32 dự án khai thác than trong tài khóa hiện tại cho

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 17
đến tháng 1 năm 2021. Hội đồng quản trị CIL và hội đồng quản trị của các công
ty con tương ứng đã chấp thuận việc di chuyển này.
Tổng công suất cực đại tăng dần của các dự án này dự kiến là 193 triệu tấn /
năm. Ba công ty con của CIL là South Eastern Coalfields, Central Coalfields và
Mahanadi Coalfields với 167 triệu tấn chiếm tỷ lệ 86,5%. Điều này sẽ bổ sung
cho công suất đã bị xử phạt là 303,5 triệu tấn / năm.
Các công ty sử dụng than của Ấn Độ đã nhập khẩu kỷ lục 248,5 triệu tấn
nhiên liệu trong năm tài chính 20. Người khai thác đã xếp hàng tổng đầu tư
khoảng Rs. 92 000 crore cho các dự án than của mình với mục tiêu đạt được mục
tiêu 1 tỷ sản lượng, trong đó có khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng sơ tán than, cơ
sở hạ tầng khai thác, phát triển dự án và cơ sở hạ tầng xã hội.
Tuy nhiên, CIL cũng đang đưa ra một khoản đầu tư ước tính có khả năng
vào khoảng Rs. 12 600 000 crore liên quan đến 506 dự án, trong đó có khả năng
đầu tư vào than sạch và các sáng kiến đa dạng hóa.
2.5. Thị trường Trung Quốc
Hợp đồng than cốc giao sau của Trung Quốc tăng trở lại do lo ngại về
nguồn cung sau các cuộc thanh tra mỏ than và nhập khẩu giảm, trong khi nhu
cầu dự trữ tại các nhà máy luyện cốc tăng khiến giá tăng thêm. Việc kiểm tra an
toàn tại các mỏ than ở tỉnh Sơn Tây là nghiêm ngặt, trong khi một số đình chỉ
sản xuất ở Nội Mông để hạn chế phát thải cũng ảnh hưởng đến nguồn cung than
luyện cốc.
Nhập khẩu than luyện cốc hàng ngày từ Mông Cổ hiện chỉ bằng một phần
ba đến một nửa mức trước kỳ nghỉ lễ (Lễ hội mùa xuân) . Trong khi đó, các nhà
máy luyện cốc đang bổ sung dự trữ sau khi tiêu thụ hết hàng tồn kho trong kỳ
nghỉ lễ, thương nhân nói thêm.
Tồn kho than luyện cốc tại 100 nhà máy luyện cốc giảm 2% so với tuần
trước vào ngày 25/3/2021 xuống còn 7,93 triệu tấn, dữ liệu do công ty tư vấn
Mysteel tổng hợp cho thấy.
Hợp đồng than cốc trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 5, đã
tăng tới 4.3% trong phiên. Hợp đồng chốt tăng 1,8% lên 1.648 NDT/tấn (250,86
USD/tấn), mức giá chốt cao nhất kể từ ngày 19/1/2021.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 18
III. NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO
1. Thế giới
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sự phục hồi kinh tế toàn cầu vào
năm 2021 dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu than phục hồi sau sự sụt giảm nghiêm
trọng trong năm nay do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra, tuy nhiên mức tăng
trưởng nhanh sẽ chỉ đạt được trong một thời gian ngắn.
Dựa trên giả định về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, báo cáo của IEA
dự báo nhu cầu than toàn cầu sẽ tăng 2,6% vào năm 2021, do nhu cầu điện và
sản lượng công nghiệp cao hơn. Các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Đông
Nam Á chiếm phần lớn mức tăng trưởng, mặc dù Hoa Kỳ và châu Âu cũng có
thể chứng kiến mức tăng tiêu thụ than đầu tiên trong gần một thập kỷ. Nhu cầu
than toàn cầu năm 2021 vẫn được dự báo sẽ duy trì dưới mức của năm 2019 và
có thể thấp hơn nữa nếu các giả định của báo cáo về sự phục hồi kinh tế, nhu cầu
điện hoặc giá khí tự nhiên không được đáp ứng.
Trước mắt, có rất ít dấu hiệu cho thấy tiêu thụ than của thế giới sẽ giảm
mạnh trong vòng 2-3 năm tới, với nhu cầu tăng cao ở một số nền kinh tế châu Á
bù đắp cho sự sụt giảm ở những nơi khác.
Tuy nhiên, do than cho đến nay là nguồn phát thải carbon liên quan đến
năng lượng lớn nhất toàn cầu, nên trong trung và dài hạn, tiêu thụ than sẽ dần
được thay thế bởi các nguồn năng lượng sạch nhằm đạt được các mục tiêu về khí
hậu và năng lượng bền vững. Nhu cầu than sẽ giảm dần từ năm 2025 ở mức
khoảng 7,4 tỷ tấn. Tỷ trọng của than trong cả hỗn hợp điện và hỗn hợp năng
lượng tổng thể đang giảm đều đặn, nhưng với mức tiêu thụ năng lượng chung
trên toàn cầu gia tăng, sử dụng than sẽ không giảm nhanh chóng về giá trị tuyệt
đối.
Năng lượng tái tạo đang trên đà vượt qua than đá để trở thành nguồn
điện lớn nhất trên thế giới vào năm 2025. Và vào thời điểm đó, khí đốt tự nhiên
có thể sẽ thay thế than trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai sau dầu
mỏ. Nhưng với nhu cầu than vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định hoặc tăng
trưởng nhẹ ở các nền kinh tế chủ chốt của châu Á, không có dấu hiệu nào cho
thấy than sẽ hoàn toàn mất thị phần một cách nhanh chóng.

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 19
Với việc ngành công nghiệp than của Hoa Kỳ bị thách thức bởi chi phí sản
xuất cao và giá khí đốt tự nhiên thấp, sản lượng của quốc gia này đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, các công ty chủ chốt phải tạm
dừng hoạt động như một phần của các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, sự sụt
giảm nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng
đến sản lượng từ Indonesia và Nga.
Sản xuất than toàn cầu dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
(CAGR) là 2,3% trong giai đoạn 2021-2025 để đạt 8,8 tỷ tấn vào năm 2025.
Trong khi sản xuất than nhiệt dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 2%
đạt 7.549,6 tấn, than luyện kim được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn 4,2%/năm,
đạt 1.216.9 triệu tấn vào năm 2025.
Giám đốc Dự án tại GlobalData, nhận xét: “Ấn Độ sẽ là nước đóng góp lớn
nhất cho sự tăng trưởng này. Sản lượng của nước này dự kiến sẽ tăng từ 777,7
triệu tấn vào năm 2020 lên 1,2 tỷ tấn vào năm 2025. Tiếp theo là Trung Quốc,
Indonesia, Úc và Nam Phi, với sản lượng kết hợp dự kiến sẽ tăng từ ước tính 5 tỷ
tấn vào năm 2021 lên 5,43 tỷ tấn vào năm 2025. Các quốc gia khác được dự
đoán sẽ tăng trở lại mạnh mẽ trong năm 2021 bao gồm Hoa Kỳ (9,3%) và Nga
(8,4%). Ngược lại, sản lượng từ Úc dự kiến sẽ giảm khoảng 4% vào năm 2021,
chủ yếu là do lo ngại về tương lai của thương mại Trung Quốc- Úc”.
Thị trường than Trung Quốc được hỗ trợ bởi việc khởi công các dự án bao
gồm Dahaize và Tân Cương Zhundongs. Ngoài ra, Ấn Độ, sau khi coi than là
một mặt hàng thiết yếu, đã báo cáo mức tăng trưởng sản lượng than khoảng 0,7%
vào năm 2020, và dự báo sẽ đạt mức 9% về sản lượng để đạt 827,8 triệu tấn vào
năm 2021. Việc đấu giá thương mại các mỏ than ở Ấn Độ dự kiến sẽ một sự thúc
đẩy sản xuất quan trọng cho nhà sản xuất than lớn thứ hai thế giới. Vào đầu năm
2020, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép bắt đầu hoạt động đối với 10 dự án than bao
gồm Kusmunda (62,5 tấn công suất tối đa) ở Chhattisgarh, Rajmahal (24 tấn) và
Lakhanpur (21 tấn) ở Jharkhand…

2. Trong nước
Ở trong nước, do dịch Covid-19 xuất hiện trước, trong và sau Tết, một số
đơn vị đã dừng sản xuất để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Để đảm bảo
sản xuất không bị gián đoạn, các doanh nghiệp triển khai xét nghiệm Covid-19

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 20
trước khi đi vào sản xuất; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đến nay
số lượng công nhân của một số doanh nghiệp trở lại làm việc sau Tết đạt trên
90%. Trong tháng 3/2021, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, thời tiết
thuận lợi, nên các doanh nghiệp ngành Than tập trung vào sản xuất theo đúng kế
hoạch đặt ra. Tình hình xuất nhập khẩu than khoáng sản của các doanh nghiệp
trong nước tăng trưởng khá so với tháng trước và cùng kỳ.
Tuy nhiên, sang tháng 4 và kéo dài đến đầu tháng 5/2021, dịch bệnh diễn
biến phức tạp trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên dự báo, ngành than sẽ còn phải
đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cung-cầu than
có thể còn tiếp tục biến động mạnh trong khi điều kiện khai thác mỏ ngày càng
khó khăn do xuống sâu, chi phí sản xuất ngày một lớn và nguy cơ lao động
ngành than có thể phải ngừng hoạt động nếu xảy ra lây nhiễm hoặc giãn cách xã
hội tại các khu vực sản xuất.
TKV đặt mục tiêu năm 2021 phấn đấu khai thác 38,5 triệu tấn than, tiêu thụ
42 triệu tấn; đạt doanh thu 123.880 tỷ đồng, lợi nhuận 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên,
doanh nghiệp này cũng nhận định, năm 2021 tiếp tục có nhiều khó khăn bởi tình
hình tồn kho than cuối năm 2020 ở mức cao, trong khi dự báo nhu cầu thị trường
năm 2021 chỉ tương đương năm 2020. Hơn nữa, điều kiện sản xuất các mỏ ngày
một xuống sâu, chi phí sản xuất ngày một lớn cũng tác động đến thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của TKV.
Để đạt được mục tiêu trên, TKV sẽ tiến hành liên thông các mỏ lộ thiên,
hầm lò để mở rộng không gian và tiết giảm chi phí quản lý, sản xuất; phát triển
các mỏ than theo tiêu chí xanh, hiện đại, sản lượng cao; chuẩn hóa các kho cảng
dịch vụ logistics phục vụ công tác xuất nhập khẩu, chế biến, pha trộn, tiêu thụ
than. Cùng với đó, TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Đặc biệt, để giải quyết khó khăn cho ngành than, TKV và Tổng công ty
Đông Bắc đã xin chủ trương được xuất khẩu 1,55 triệu tấn than trong năm 2021
(TKV xuất khẩu 1,5 triệu tấn còn Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 50 nghìn
tấn). Bởi trước đó, năm 2020, TKV và Tổng công ty Đông Bắc được đồng ý xuất
khẩu 2,05 triệu tấn than. Tuy nhiên, khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện
năm 2020 chỉ đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng
Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 21
thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700.000 tấn, Tổng công ty Đông Bắc đạt
khoảng 14 nghìn tấn.
Vì thế, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã thông qua đề xuất trên
cho năm 2021. Theo Bộ Công Thương, than xuất khẩu là than chất lượng cao và
xuất khẩu được giá, dùng cho các nhà máy luyện cốc, sản xuất thép. Trong khi
đó, than cho sản xuất điện là loại rẻ tiền hơn nhiều, nguồn cung trên thị trường
thế giới cũng dồi dào hơn. Vì thế, việc xuất khẩu than sẽ giúp giá trị kinh tế thu
về sẽ cao hơn so với tiêu thụ tại thị trường trong nước; đồng thời ảnh hưởng
không lớn đến kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2021.
Hơn nữa, việc cho phép xuất khẩu các loại than kể trên sẽ giúp các doanh
nghiệp ngành than chủ động thực hiện sản xuất kinh doanh; có điều kiện để khai
thác nguồn tín dụng dài hạn nước ngoài; có thêm ngoại tệ nhập khẩu vật tư, thiết
bị phục vụ sản xuất, nhập khẩu than cho điện; giảm tối đa chi phí cho sản xuất
điện…

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 22
PHỤ LỤC: THAM KHẢO TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP

Một số doanh nghiệp có tham gia hoạt động nhập khẩu than
STT
trong quý I/2021

Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4 - Chi Nhánh Tập Đoàn Điện Lực
1
Việt Nam
2 Công Ty Tnhh Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
3 Tổng Công Ty Phát Điện 1
4 Công Ty Cổ Phần Thép Hòa Phát Dung Quất
5 Công Ty Tnhh Welhunt Việt Nam
6 Công Ty Cp Tập Đoàn Hoành Sơn
7 Công Ty Cổ Phần Thuận Hải
8 Công Ty Tnhh Điện Nghi Sơn 2
9 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hưng Nghiệp Formosa
10 Công Ty Tnhh Long Sơn
11 Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Hoà Phát
12 Công Ty Cổ Phần Vissai Ninh Bình
13 Công Ty Cp Xi Măng Xuân Thành
14 Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Ân
15 Công Ty Tnhh Janakuasa Việt Nam
16 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Long Thuận
17 Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Ứng Dụng Quốc Tế
18 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Gpm Bình Thuận
19 Công Ty Cổ Phần Lec Group
20 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Kho Vận Phú Thái
21 Công Ty Cổ Phần Than Sông Hồng
22 Công Ty Cổ Phần Xi Măng Thành Thắng Group
23 Công Ty Cổ Phần Pacific Partners
24 Công Ty Cổ Phần Gac Ta
25 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Việt Phát
26 Công Ty Tnhh Trường An
27 Công Ty Tnhh Than Cảng Sài Gòn
28 Công Ty Cổ Phần Tân Hà Kiều
29 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Hóa Chất Đức Giang Lào Cai
30 Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam

Sản phẩm này đã là của Quý khách. Quý khách vui lòng không chuyển tiếp tới nhiều
người để Nganhhang.vn phát triển và tiếp tục phụng sự. Trân trọng cảm ơn! 23

You might also like