You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM 9


HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1

Đề tài:
Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu Singapore từ năm 2015 đến 2023
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế

Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 63A

GVHD: PGS. TS Nguyễn Xuân Hưng

Hà Nội, 3/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9
Tên MSV Đóng góp
Vũ Quỳnh Anh 11210827
Nguyễn Kim Anh 11216847
Mai Thùy Linh 11213209
Lại Thị Xuân Ly 11216883
Nguyễn Thị Bích Ngọc 11214356
Vũ Nguyễn Thu Phương 11216901

Trưởng nhóm

Vũ Quỳnh Anh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Singapore và vấn đề xuất nhập khẩu ................................................................................. 2
1.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của Singapore. ............................................................ 2
1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Singapore (tháng 1/2024) .................................. 2
1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam- Singapore (tháng 1/2024) .............. 2
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách quản lý nhập khẩu ............................................. 3
1.2.1. Vị trí địa lý, khí hậu của Singapore. ......................................................................... 3
1.2.2. Động thực vật và tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 4
1.2.3. Chính trị .................................................................................................................... 5
1.2.4. Môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, công nghệ ..................................................... 5
2. Các chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2015 - 2023 ........... 6
2.1. Chính sách thương mại tự do........................................................................................... 6
2.1.1. Giới thiệu .................................................................................................................. 6
2.1.2. Ưu điểm ................................................................................................................... 8
2.1.3. Nhược điểm .............................................................................................................. 9
2.2. Chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp ............................................ 9
2.2.1. Giới thiệu .................................................................................................................. 9
2.2.2. Ưu điểm .................................................................................................................. 11
2.2.3. Nhược điểm ............................................................................................................ 11
2.3. Nhóm chính sách ưu tiên xuất khẩu: Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo
hiểm hàng hóa: ..................................................................................................................... 11
2.4. Nhóm chính sách phát triển Logistics ........................................................................... 13
3. Bài học kinh nghiệm cho việt nam ................................................................................... 16
3.1. Chính sách phát triển ngoại thương ............................................................................... 16
3.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu ...................................................................................... 16
3.3. Chính sách phát triển logistics ....................................................................................... 17
3.4. Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện Hiệp định EUSFTA và bài học cho
Việt Nam .............................................................................................................................. 18
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 22
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế toàn cầu, các biện pháp thúc
đẩy xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững cho Singapore.
Cụ thể, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Singapore, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân. Chỉ từ một
quốc đảo nhỏ bé với diện tích chỉ 728,3 km², dân số khoảng 5,7 triệu người (2021),
không sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên. Singapore đã chuyển thành quốc gia được
xếp hạng là có nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu
vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.
Thành công này xuất phát từ những chính sách thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả được
áp dụng từ năm 2015 đến 2023. Bài viết dưới đây của chúng em sẽ phân tích thực trạng
chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore trong giai đoạn này và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.

1
NỘI DUNG CHÍNH
1. Singapore và vấn đề xuất nhập khẩu
1.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của Singapore.
1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Singapore (tháng 1/2024)
Trong tháng 1 năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung
Quốc (8,8 tỷ SGD, tăng hơn 46%), Hong Kong (6,3 tỷ SGD tăng gần 62%), Malaysia
(5,4 tỷ SGD, tăng 8,67%), Indonesia (4,78 tỷ SGD, tăng 23,38%)…
Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 8 của Singapore với kim ngạch 2,23 tỷ
SGD, tăng 14,79%. 15/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore đạt mức tăng
trưởng dương, một số thị trường có mức tăng khá cao như Campuchia (tăng 328,96%),
Thụy Sỹ (tăng 155,24%), Hong Kong (tăng 62%)...
Bảng 1.1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới
trong tháng 1 năm 2024

(Đơn vị: nghìn SGD, %)

Hạng mục T1/2023 T1/2024 Tăng,


giảm (%)

1 Xuất nhập khẩu 93,914,082 107,114,413 14.06

2 Xuất khẩu 49,531,162 57,824,455 16.74

3 Nhập khẩu 44,382,920 49,289,958 11.06

4 Hàng có xuất xứ từ Singapore 22,361,408 25,149,729 12.47

5 Hàng tái xuất đi nước thứ ba 27,169,754 32,674,726 20.26

Nguồn: Bộ công thương


1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam- Singapore (tháng 1/2024)
Trong tháng 1, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt 2,9 tỷ SGD,
tăng 18,08% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt
678,84 triệu SGD, tăng 30,34% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng 2,25 tỷ SGD,
tăng 14,79%.
2
Trong cơ cấu hàng hóa từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hóa có xuất xứ
Singapore đạt 513,35 triệu SGD, giảm 9,85% và hàng hóa từ nước 3 qua Singapore xuất
sang Việt Nam đạt 1,71 tỷ SGD (chiếm 77%), tăng 25,04%.
Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore (tháng 1/2024):
• Hầu hết (18/21) các nhóm ngành hàng XK chính sang Singapore tăng trưởng
dương, trong đó nhiều nhóm có mức tăng khá mạnh như: sắt thép (tăng hơn 30
lần); muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng (tăng 1,22 lần); dầu
thực động vật và chất béo (tăng 85,32%).
• Nhóm ngành có kim ngạch XK lớn nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động,
linh kiện và phụ tùng các loại tăng trưởng rất mạnh (đạt 255,2 triệu SGD tăng
50,62%).
Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:
• 2/3 nhóm có kim ngạch NK lớn nhất là nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di
động, linh kiện và phụ tùng các loại và nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ
và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên tăng mạnh so với cùng kỳ, lần
lượt tăng 19,82% và 31,9%.
• Hầu hết các nhóm hàng còn lại đều đạt mức tăng cao (trên 20%), đặc biệt một số
nhóm tăng rất mạnh như Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (tăng hơn
2,34 lần); Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng hơn 1,7 lần); Máy
quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại
(tăng gần 1,6 lần)...

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách quản lý nhập khẩu
1.2.1. Vị trí địa lý, khí hậu của Singapore.
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Singapore là một đất nước được tạo nên từ nhiều hòn đảo với một đảo chính và
nhiều hòn đảo nhỏ hơn. Tổng diện tích của quốc gia này là 712 km2 khiến nó là một
trong những quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á. Hầu hết các hoạt động của Singapore đều
diễn ra trên hòn đảo chính có tổng diện tích vào khoảng 697 km2 và một bờ biển khoảng
193 km. Singapore có một vị trí vô cùng thuận lợi là phía Bắc giáp với Malaysia và phía
Nam cách đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore, nằm trong eo biển Malacca,
trấn giữ con đường huyết mạch, thuộc trục đường vận tải biển từ Á sang Âu, từ Đông

3
sang Tây, đây là cửa ngõ ra vào của Châu Á. Singapore còn là tâm điểm nối liền các
châu lục Á – Âu – Phi – Úc với Bắc Mỹ và Nam Mỹ ở phía Tây Malaysia. Với vị trí
như thế, Singapore được đánh giá là một trong những cảng tấp nập nhất thế giới, thu hút
nhiều tàu thuyền qua lại rất thuận lợi cho các hoạt động giao thương trên đường biển, là
nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của
trên 130 nước. Ngoài ra, Singapore còn là trung tâm hàng không nối liền châu Âu với
châu Á và châu Đại Dương, nối đường hàng không với 53 nước và 101 thành phố trên
thế giới, là một quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển nhất ở châu Á, chỉ
sau Nhật Bản.
Vị trí thuận lợi như vậy giúp cho việc giao thương của Singapore đối với các
nước trở nên dễ dàng hơn và ngành du lịch của quốc gia này cũng khá phát triển. Trung
bình mỗi năm Singapore đón 6 triệu khách du lịch và 27 triệu lượt khách quá cảnh. Bên
cạnh đó, Singapore còn được xem là “thiên đường mua sắm” của khách du lịch.
1.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu của Singapore là khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối giống với khí hậu
ở Việt Nam. Với sự tác động của vùng duyên hải nên nhiệt độ Singapore hầu như duy
trì ở mức từ 24ºC – 32ºC. Độ ẩm ở đây rất cao, độ ẩm trung bình ban ngày là 84% và
ban đêm là trên 90%, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.400mm. Thời tiết
ở Singapore hầu như quanh năm không thay đổi nhiều với lượng mưa khá nhiều.
Khí hậu nhiệt đới ở Singapore thích hợp cho ngành nông nghiệp, nhưng với
nguồn nước hạn chế được cung cấp từ lượng mưa hàng năm và nguồn nước nhập khẩu,
nền nông nghiệp của Singapore không phát triển, mức đóng góp của ngành vào GDP là
dưới 0,5%. Sản phẩm chủ yếu chỉ là gia cầm, hoa lan, rau, cá cảnh, trái cây.
1.2.2. Động thực vật và tài nguyên thiên nhiên
Một khó khăn của Singapore là không có nước ngọt từ sông và hồ. Nguồn cung
cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ
chứa hoặc lưu vực sông . Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được
nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình
khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm
giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài dưới dạng nguyên liệu thô, Singapore
chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa,
4
rau và cây ăn quả. Vì thế nền kinh tế Singapore phát triển được phần lớn dựa vào các
nguyên liệu thô nhập khẩu từ các quốc gia khác: Malaysia, Việt Nam, Philippin…
1.2.3. Chính trị
Chính phủ Singapore đã có những cải tiến không ngừng cả về chính trị và xã hội.
Các nhà hoạch định chính sách công lập luận rằng việc tăng tính linh hoạt và sáng tạo
trong tổ chức và quản lí sẽ giúp Singapore đạt được mục tiêu dài hạn của đất nước để
trở thành nền kinh tế tri thức tập trung vào dịch vụ. Trong hơn 30 năm, ở Singapore
không có sự cố bạo lực chính trị.
1.2.4. Môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, công nghệ
1.2.4.1. Môi trường kinh tế
Vị trí chiến lược của Singapore trên các tuyến đường biển lớn và dân số siêng
năng… đã đưa Singapore trở thành một nền kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam
Á.
Kinh tế của Singapore phụ thuộc vào các chính sách kinh tế hợp lý và hiệu quả
đã đưa Singapore trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ 4 thế giới. Một chuyên
gia thuộc Viện nghiên cứu châu Á nhận định kinh tế Singapore phát triển theo mô hình
công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, Sản xuất (bao gồm cả xây dựng) và dịch vụ là hai công cụ của nền kinh
tế Singapore.
Để duy trì vị thế cạnh tranh của nền kinh tế, mặc dù tiền lương tăng, chính phủ
tìm cách thúc đẩy các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn trong sản xuất và các ngành
dịch vụ. Nó cũng đã mở ra, hoặc là trong quá trình mở cửa, dịch vụ tài chính, viễn thông,
và phát điện và các lĩnh vực bán lẻ để các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và cạnh
tranh hơn. Chính phủ cũng đã theo đuổi các biện pháp cắt giảm chi phí, bao gồm cắt
giảm thuế và tiền lương và cắt giảm tiền thuê, để giảm chi phí kinh doanh tại Singapore.
Chính phủ đang tích cực đàm phán tám hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối
tác kinh tế mới nổi.
Bên cạnh đó, Singapore đang có sự chuyển đổi dần trong cơ cấu kinh tế: từ giảm
dần tỷ trọng nhập khẩu hàng thô, sơ chế có nguồn gốc từ nông – lâm – khoáng sản,
những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả, chuyển sang tăng nhanh tỷ trọng nhập khẩu
vật tư đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm tái tạo, lắp ráp các sản phẩm

5
công nghiệp hoàn chỉnh, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu, tái
xuất khẩu.
1.2.4.2. Môi trường văn hóa – xã hội
Với khoảng 77% dân số là người Hoa, văn hóa Singapore mang nhiều bản sắc
của người Hoa đại lục. Singapore có ngôn ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số bốn
nhóm dân tộc chính của mình. Đa số người dân tại Singapore có thể sử dụng ít nhất hai
ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh.
1.2.4.3. Môi trường công nghệ
Mặc dù có nguồn tài nguyên hạn chế nhưng Singapore đạt được những thành tựu
to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Hệ quả là, thành tựu nghiên
cứu của Singapore phần lớn do đóng góp của nghiên cứu ứng dụng và công nghệ như
kỹ thuật và công nghệ nano. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp
phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa
chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước
hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore đã xây dựng
thành công cổng công nghệ thông tin gọi là Portnet, nơi mà thông tin được quản lý và
chia sẻ bởi các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các nhà giao nhận và cả các cơ
quan chính phủ. Đây cũng chính là một trong những kết quả đã đưa Singapore trở thành
một trong những quốc gia có hệ thống logistics tốt nhất thế giới hiện nay.
2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore giai đoạn 2015 - 2023
2.1. Chính sách thương mại tự do
2.1.1. Giới thiệu
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng rãi và hệ thống hành chính minh
bạch của Singapore đã được ghi nhận là đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi của đất nước
này thành nền kinh tế thế giới thứ nhất. Tính đến nay, Singapore đã kí kết 15 FTA song
phương, 12 FTA khu vực và Hiệp định kinh tế kỹ thuật số (DEA) bao gồm một số hiệp
định thương mại kết hợp lớn nhất trong các khối thương mại ASEAN-Trung Quốc,
ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Hồng Kông.
Bảng 2.1: Các hiệp định thương mại tự do của Singapore

Các hiệp định thương mại tự do song phương của Singapore

6
Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc Hiệp định Thương mại Tự do Peru-
– Singapore (CSFTA) Singapore (PeSFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Hiệp định Thương mại Tự do Singapore-
Châu Âu- Singapore (EUSFTA) Úc (SAFTA)

Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện Ấn Hiệp định Thương mại Tự do Singapore-
Độ - Singapore (CECA) Costa Rica (SCRFTA)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản - Hiệp định Thương mại Tự do Singapore-
Singapore (JSEPA) Jordan (SJFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc - Hiệp định Thương mại Tự do Sri Lanka
Singapore (KSFTA) – Singapore (SLSFTA)

Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện New Hiệp định Thương mại Tự do Thổ Nhĩ Kỳ
Zealand - Singapore (ANZSCEP) - Singapore (TRSFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do Panama- Hiệp định Thương mại Tự do Vương
Singapore (PSFTA) quốc Anh - Singapore (UKSFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ -


Singapore (USSFTA)

Các hiệp định thương mại tự do khu vực của Singapore

Khu vực thương mại tự do ASEAN- Khu vực thương mại tự do ASEAN-
Australia-New Zealand (AANZFTA) Trung Quốc (ACFTA)

Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hồng Khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn
Kông, Trung Quốc (AHKFTA) Độ (AIFTA)

Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn
Nhật Bản (AJCEP) Quốc (AKFTA)

Khu vực thương mại tự do ASEAN Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
(AFTA) xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

7
Hiệp định thương mại tự do EFTA- Hiệp định Thương mại Tự do GCC-
Singapore (ESFTA) Singapore (GSFTA)

Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPSEP)

Nguồn: Asean Briefing


Bên cạnh những Hiệp định thương mại tự do, để theo kịp các tiến bọ công nghệ,
Singapore còn ký kết các Hiệp định thương mại chỉ dành cho kỹ thuật số, đặt mục tiêu
phát triển các khuôn khổ quốc tế để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thương mại
kỹ thuật số và thương mại điện tử xuyên biên giới. DEA sẽ khuyến khích hợp tác nhiều
hơn trong các lĩnh vực non trẻ, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI) và tạo điều kiện cho
khả năng tương tác giữa các hệ thống kỹ thuật số, cung cấp cho các tổ chức khả năng
thử nghiệm các công nghệ mới ở các quốc gia khác nhau.
DEA là một phần trong chiến lược của chính phủ Singapore nhằm tăng cường cơ
sở hạ tầng cơ bản nhằm xây dựng dấu ấn của quốc gia này như một trung tâm công nghệ
và thương mại điện tử toàn cầu, cũng như bổ sung vào mạng lưới FTA rộng khắp của
đất nước. Đến nay, Singapore đã kí kết 4 DEA:
• Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số Singapore-Úc (SADEA);
• Quan hệ đối tác kỹ thuật số EU- Singapore (EUSDP); Và
• Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật số Hàn Quốc- Singapore (KSDPA).
• Thỏa thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật số Singapore - New Zealand (DEPA)
2.1.2. Ưu điểm
Với các FTA, các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư có trụ sở tại Singapore sẽ được
hưởng vô số lợi ích như hưởng mức thuế quan ưu đãi, tiếp cận ưu đãi đối với một số
lĩnh vực nhất định, gia nhập thị trường nhanh hơn.
• Giúp các doanh nghiệp ở Singapore có cơ hội tiếp cận, mỏ rộng thị trường xuất
khẩu
FTA đã mở ra nhiều cơ hội để Singapore tăng trưởng và đa dạng hoá thị trường
xuất, nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Các FTA đã mang lại những tác động tích
cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thúc đẩy tăng trưởng giá trị thương mại.
Theo ước tính, các FTA của Singapore được ký kết với các quốc gia chiếm hơn 85%
GDP toàn cầu và chiếm hơn 90% thương mại của Singapore. Các FTA “đặc biệt quan
8
trọng” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chúng giúp họ thoát khỏi những hạn chế
của thị trường nội địa nhỏ bé của Singapore và giúp họ tiếp cận thị trường thế giới.
• Miễn giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
Bởi vì thương mại hai chiều (hàng hóa và dịch vụ) của Singapore chiếm 320%
GDP. Một phần lớn trong số này là thương mại trung chuyển, phản ánh vị thế của đất
nước là một trung tâm thương mại: 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020
là tái xuất khẩu. Vì vậy các FTA này đã tạo điều kiện giảm thuế nhập khẩu cho hàng
hóa vào Singapore và miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu đi các nước
khác.
• Tạo mối quan hệ tốt với WTO và các nước khác
Singapore có mối quan hệ với WTO và các nước khác tốt, một phần đáng kể nhờ
vào mạng lưới FTA rộng khắp. Singapore không liên quan đến bất kỳ tranh chấp thương
mại nào tại WTO với tư cách là nguyên đơn hay bị đơn trong thời gian xem xét.Ngược
lại, nước này là bên tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là
bên thứ ba. Singapore là thành viên của Thỏa thuận Trọng tài Kháng cáo Tạm thời Đa
bên. Bởi vì Singapore dựa vào thương mại quốc tế, nên cần thiết phải coi trọng WTO
và tạo mối quan hệ tốt với các nước khác.
2.1.3. Nhược điểm
Tuy nhiều FTA và sở hữu nhiều dòng thuế ưu đãi nhưng 30% thuế suất là loại ko
ràng buộc. Nghĩa là mức thuế ưu đãi này rất dễ dàng và tự do tăng giảm thuế. Điều này
gây ra sự không chắc chắn trong trao đổi thương mại, khiến các nhà đầu tư và các doanh
nghiệp có thể gặp phải các rủi ro khi mức thuế bất ngờ thay đổi.

2.2. Chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp
2.2.1. Giới thiệu
Chính phủ liên tục đưa ra các chương trình khuyến khích mới cho các doanh
nghiệp ở Singapore để hỗ trợ họ tăng trưởng và mở rộng. Một số chính sách hỗ trợ tài
chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp ở Singapore nổi bật như:
Ưu đãi thuế theo ngành: Có bốn cơ quan chính phủ chính có thể quản lý các ưu
đãi kinh doanh và thuế cho các thực thể Singapore trong các lĩnh vực cụ thể. Đó là:

9
• Ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) – chịu trách nhiệm phát triển và thực
hiện các chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các ngành công nghiệp
của đất nước;
• Cơ quan Thuế nội địa Singapore (IRAS) – cơ quan quản lý thuế trong nước;
• Enterprise Singapore (ESG) – hỗ trợ các công ty Singapore mở rộng trên toàn thế
giới và thúc đẩy xuất khẩu địa phương
• Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) – cơ quan quản lý ngân hàng trung ương và
dịch vụ tài chính.
Ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có một số loại ưu đãi dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như:
• Chương trình cho vay vốn lưu động của SME;
• Cho vay tài sản cố định SME
• Vay nợ mạo hiểm
• Cho vay sáp nhập và mua lại
Khấu trừ thuế gấp đôi để mở rộng quốc tế
Chương trình này giúp các doanh nghiệp Singapore mở rộng ra nước ngoài.
Chương trình này cung cấp khoản khấu trừ thuế 200% đối với các khoản chi do công ty
thực hiện để hỗ trợ các hoạt động mở rộng thị trường và phát triển đầu tư ở nước ngoài.
VD: Chương trình Thương nhân Toàn cầu, các công ty được hưởng lợi từ việc
giảm thuế suất doanh nghiệp đối với thu nhập đủ điều kiện từ các hoạt động giao dịch
quốc tế trong ba đến năm năm.
Hỗ trợ tài chính sau đại dịch Covid 19
Trong giai đoạn 2015-2023, để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-
19, Chính phủ Singapore đã đưa ra một loạt các biện pháp tài chính và tiền tệ thông qua
việc thực hiện 5 gói ngân sách từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2020, trị giá tổng cộng 100
tỷ SGD (gần 20% GDP). Các biện pháp hỗ trợ bao gồm chuyển tiền mặt và hỗ trợ thu
nhập, trợ cấp tiền lương, hỗ trợ nâng cao kỹ năng, giảm thuế tài sản và thu nhập doanh
nghiệp, miễn tiền thuê nhà, cung cấp tài chính hợp lý (đặc biệt cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME) và khuyến khích áp dụng các công nghệ mới. Ngoài ra, Chính phủ
còn nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung vào tỷ giá hối đoái, tăng tính thanh khoản trong
hệ thống tài chính và đưa ra các chương trình hỗ trợ cho vay

10
2.2.2. Ưu điểm
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, mở rộng hoạt
động kinh doanh quốc tế, xuất khẩu ra nước ngoài: Theo khảo sát của IndSights năm
2022 nhận thấy rằng hơn một nửa số doanh nghiệp thành lập hoạt động tại Singapore đã
nhận được một số hình thức hỗ trợ từ Chính phủ. Hỗ trợ phổ biến nhất mà họ nhận được
là hỗ trợ hoặc trợ cấp tài chính và ưu đãi thuế. Chính phủ Singapore đã hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển năng lực, đổi mới và chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình để
duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
2.2.3. Nhược điểm
Thâm hụt cán cân thanh toán do gói hỗ trợ phục hồi sau Covid 19: mức thâm hụt
ước tính khoảng 13,9% GDP đã được ghi nhận vào năm 2020, chủ yếu là do tăng chi
tiêu liên quan đến việc thực hiện 5 khoản ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế. Cơ quan tiền
tệ Singapore đã ứng phó với cuộc khủng hoảng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ,
tập trung vào tỷ giá hối đoái, tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính và đưa ra
các chương trình hỗ trợ cho vay. Các nhà chức trách kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi
dần dần, mặc dù không đồng đều giữa các ngành. Tuy nhiên, khả năng phục hồi thương
mại hàng hóa thế giới của Singapore đã chậm lại từ sau đại dịch và các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nước này đã giảm đáng kể trong năm qua.
2.3. Nhóm chính sách ưu tiên xuất khẩu: Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ
trợ bảo hiểm hàng hóa:
Vai trò của chính sách: Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc gia nào, vốn
là yếu tố quan trọng quyết định quy mô sản xuất và mức độ sản xuất của một doanh
nghiệp. Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các DN, không chỉ với các DN
nhỏ mà còn đối với các DN lớn có quan hệ đối tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, trong
quá trình sản xuất, phân phối luôn có nhiều rủi ro. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa
giúp cho các nhà sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa mình sản xuất ra, từ đó họ có thể
mở rộng sản xuất, tăng cường các hoạt động TMQT,…
Biện pháp thực hiện:
Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh
toán (không hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với các khoản
tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000 SGD/doanh
nghiệp đủ điều kiện.
11
Sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ Singapore đã bổ sung thêm một hình thức
hỗ trợ phí bảo hiểm, thực chất là tăng thêm mức độ hỗ trợ so với trước đây, có tên là
“top-up arrangement” - tạm dịch là “gia tăng giá trị bảo hiểm”. Theo hình thức bổ sung
này Chính phủ Singapore sẽ dàn xếp với một số hãng bảo hiểm để tăng gấp đôi giá trị
bảo hiểm rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ và đã mua
bảo hiểm tín dụng. Giá trị bảo hiểm gia tăng không vượt quá mức 2 triệu SGD/ doanh
nghiệp.
Chương trình Hỗ trợ Tín dụng Xuất khẩu (ECS): ECS cung cấp hỗ trợ tín dụng
cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc cung cấp vốn vay từ các ngân hàng
thương mại và tổ chức tài chính. Điều này giúp giảm rủi ro tín dụng và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch xuất khẩu và mở rộng
quy mô kinh doanh. Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua phí bảo hiểm tín dụng sẽ
hỗ trợ cho khoảng 1000 doanh nghiệp Singapore trong các giao dịch với tổng trị giá
khoảng 4 tỷ SGD(5.2 tỷ USD).
Chính sách Bảo hiểm Hàng hóa và Vận tải (CIHT): Singapore cung cấp các
chương trình bảo hiểm hàng hóa và vận tải để bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro trong quá
trình vận chuyển hàng hóa. Chính sách này bao gồm bảo hiểm rủi ro vận chuyển hàng
hóa, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hư hỏng và mất mát hàng hóa, giúp tăng cường sự tin
cậy và an toàn cho hoạt động xuất khẩu.
Chính sách Tín dụng Xuất khẩu (ECA): Chính phủ Singapore cung cấp các
chương trình Tín dụng Xuất khẩu (ECA) để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong
việc thực hiện các giao dịch xuất khẩu lớn và đòi hỏi vốn lớn. ECA cung cấp các khoản
tín dụng với điều kiện thuận lợi và lãi suất cạnh tranh để giúp các doanh nghiệp xuất
khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động xuất khẩu.
Chính sách Tín dụng Cơ sở Xuất khẩu (EFS): Singapore cung cấp các chương
trình Tín dụng Cơ sở Xuất khẩu (EFS) để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc
mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất và vận chuyển. EFS cung cấp các khoản
vay với điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công
nghệ mới, từ đó tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
⇒ Đánh giá chung: Những chính sách này cùng nhau tạo ra một môi trường hỗ trợ và
thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Singapore, giúp họ tăng cường khả năng
cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
12
2.4. Nhóm chính sách phát triển Logistics
Phát triển logistics là một yếu tố quan trọng đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của
một đất nước vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của chuỗi cung ứng và tiếp thị quốc
tế. Có thể tóm tắt lại tầm quan trọng của phát triển Logistics đối với thúc đẩy xuất khẩu
như sau:
• Tăng cường hiệu quả vận chuyển: Logistics phát triển giúp tối ưu hóa quy trình
vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất khẩu đến điểm đích. Bằng cách tối ưu hóa lộ
trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, các sản phẩm có
thể được giao đến thị trường nhanh chóng và hiệu quả hơn.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ: Logistics phát triển giúp cải thiện chất lượng dịch
vụ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Điều này bao gồm việc cải thiện quản lý hàng
tồn kho, bảo đảm an toàn và bảo quản sản phẩm, đảm bảo việc giao hàng đúng
thời hạn và chất lượng.
• Mở rộng thị trường tiêu thụ: Một hệ thống logistics phát triển giúp mở rộng phạm
vi tiếp cận thị trường quốc tế. Việc có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến các
thị trường mới mở cửa cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu để mở rộng kinh
doanh và tìm kiếm khách hàng mới.
• Tăng cường độ tin cậy và uy tín: Logistics tốt giúp tăng cường độ tin cậy và uy
tín của các nhà xuất khẩu trong mắt các đối tác quốc tế. Việc đảm bảo rằng hàng
hóa được giao đúng thời gian và trong điều kiện tốt sẽ tạo ra lòng tin từ phía
khách hàng và đối tác thương mại.
• Cải thiện cạnh tranh: Các quốc gia có hệ thống logistics phát triển có thể cung
cấp giá cả cạnh tranh hơn cho sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế. Việc giảm
thiểu chi phí logistics có thể giúp giảm giá thành sản phẩm, làm cho chúng trở
nên cạnh tranh hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, việc phát triển logistics không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình xuất khẩu
hàng hóa mà còn tạo ra một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng kinh
doanh và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc phát triển logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu
của Singapore. Với vị trí địa lý thuận lợi và nền kinh tế mạnh mẽ, Singapore đã tận dụng
triệt để lợi thế này để xây dựng một hệ thống logistics hiệu quả và tiên tiến. Bằng cách
tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, Singapore không chỉ giảm thiểu
13
thời gian và chi phí vận chuyển mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho các
doanh nghiệp xuất khẩu.
Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics của Singapore, bao gồm cả cảng biển hiện đại
và mạng lưới đường sắt và đường bộ phát triển, đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc
tế một cách hiệu quả. Sự kết hợp giữa các dịch vụ vận chuyển đa dạng và tiện ích như
kho bãi lớn và dịch vụ hải quan nhanh chóng đã giúp Singapore trở thành một trung tâm
logistics hàng đầu trong khu vực.
Ngoài ra, sự đáng tin cậy và uy tín của hệ thống logistics Singapore cũng đã được
khẳng định trên thị trường quốc tế. Việc đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và
trong điều kiện tốt đã tạo ra lòng tin từ phía đối tác thương mại và khách hàng trên toàn
cầu, từ đó nâng cao vị thế của Singapore trên bản đồ thương mại quốc tế.
Nhờ vào sự phát triển của logistics, Singapore không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh
mới mà còn tăng cường cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này góp phần
quan trọng vào việc duy trì và phát triển nền kinh tế vững mạnh của đất nước này trong
thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Từ năm 2018 đến nay, Singapore đã triển khai một số chính sách và biện pháp
nhằm thúc đẩy phát triển ngành logistics của đất nước này. Dưới đây là một số chính
sách chính được áp dụng:
Chương trình Cải thiện Hiệu quả Logistics (LEP): Singapore đã triển khai
chương trình LEP nhằm tăng cường hiệu suất và hiệu quả của hệ thống logistics quốc
gia. Chương trình này tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý và sử dụng dữ liệu,
cải thiện quy trình và công nghệ, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong
chuỗi cung ứng. Chương trình này bắt đầu vào năm 2016 với mục tiêu tăng cường hiệu
suất và hiệu quả của hệ thống logistics của Singapore. Tuy nhiên, các biện pháp cụ thể
để thúc đẩy LEP đã được triển khai từ năm 2018 và tiếp tục phát triển trong các năm sau
đó. Ví dụ, Singapore đã phát triển các giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và khai
thác dữ liệu để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, giúp giảm thiểu
thời gian và chi phí.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics: Singapore đã tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ
tầng logistics để cải thiện khả năng tiếp cận và vận chuyển hàng hóa. Điều này bao gồm
việc mở rộng cảng biển, phát triển mạng lưới đường sắt và đường bộ, cũng như xây
dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kho bãi. Ví dụ, Singapore đã mở rộng cảng PSA
14
Singapore và Jurong Port để tăng khả năng xử lý hàng hóa và nâng cao hiệu suất vận
chuyển. Việc mở rộng mạng lưới đường sắt và đường bộ cũng đã được triển khai để cải
thiện tiếp cận và kết nối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.
Ví dụ, dự án MegaPort của PSA International, một trong những dự án lớn nhất
của Singapore, đã được triển khai dưới hình thức PPP. PSA chịu trách nhiệm giám sát
quá trình ra vào của tàu thuyền, xuất nhập hàng hóa kho bãi và điều tiết phương tiện
luân chuyển trên mặt đất. Toàn bộ quá trình được giám sát và sắp xếp bởi hệ thống máy
tính hiện đại bậc nhất thế giới. Theo tính toán trung bình, PSA hàng ngày phải lưu thông
đến 91.000 container - tương đương với 60 thuyền ra vào cảng. Trong đó, 5% lượng
hàng sẽ được tiêu thụ ngay tại Singapore, 95% hàng hóa còn lại sẽ tiếp tục được vận
chuyển tới nhiều địa điểm trên toàn thế giới thông qua chuỗi cung ứng.
Xúc tiến hợp tác công tư (PPP): Chính phủ Singapore đã khuyến khích sự hợp
tác giữa ngành công nghiệp và tư nhân trong việc phát triển logistics thông qua các dự
án PPP. Bằng cách kết hợp nguồn lực và kỹ năng từ cả hai phía, PPP có thể tạo ra các
giải pháp hiệu quả và sáng tạo cho các thách thức trong ngành logistics.Ví dụ, Agency
for Science, Technology and Research (A*STAR) của Singapore đã hỗ trợ nghiên cứu
về công nghệ IoT và blockchain để cải thiện quản lý và theo dõi hàng hóa trong chuỗi
cung ứng.
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D): Chính phủ Singapore đã đầu tư vào
các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến logistics để thúc đẩy sự đổi mới
và cải tiến trong ngành. Việc này bao gồm việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu, khuyến
khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và phát triển các giải pháp logistics tiên
tiến.
Đào tạo và phát triển nhân lực: Singapore đã tăng cường các chương trình đào
tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực logistics để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
kỹ năng và chuyên môn trong ngành. Bằng cách này, Singapore có thể đảm bảo nguồn
nhân lực chất lượng cao để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành logistics.Ví dụ,
Singapore Logistics Academy cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý chuỗi
cung ứng, logistics và vận chuyển, giúp nâng cao kỹ năng và chuyên môn của lao động
trong ngành.
⇒ Đánh giá chung: Tổng thể, các chính sách và biện pháp này đã giúp Singapore duy
trì và củng cố vị thế của mình là một trung tâm logistics hàng đầu trong khu vực và trên
15
thế giới, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc
gia.
3. Bài học kinh nghiệm cho việt nam
3.1. Chính sách phát triển ngoại thương
Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng,
đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao
động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Việt Nam
hiện nay đã và đang đi trên con đường xuất khẩu nguyên liệu thô (chiếm tới gần 40%
GDP) và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may
và các mặt hàng nông thủy sản.
Tuy nhiên dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công (chiếm tới hơn 70%) còn
tỉ lệ xuất khẩu hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) lại thấp, chỉ chiếm 30%
xuất khẩu. Vấn đề thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu dệt may đang là mục tiêu hàng đầu
của chính phủ và các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Để thúc đẩy tăng trưởng xuất
khẩu dệt may, vấn đề trước hết mà chính phủ cần quan tâm đó là tăng cường xây dựng
ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ việc nhập khẩu đầu vào, tạo điều kiện để giảm chi
phí cho các doanh nghiệp, từng bước nâng cao số lượng cũng như chất lượng hàng FOB,
giảm tỉ lệ gia công.
Ngoài ra cần kể tới hướng đi mới trong xuất khẩu là gia công phần mềm. Đây là
lĩnh vực sử dụng công nghệ cao của Việt Nam, tuy còn rất non trẻ nhưng dẫu sao đó
cũng là bước đầu để chúng ta có hướng phát triển thích hợp trong tương lai.
3.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều nước
NIEs và đặc biệt là Singapore. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng,
xuất khẩu ở các nước NIEs cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các cơ
quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua các tổ
chức trung gian như Cục phát triển thương mại Singapore, xúc tiến các liên minh chiến
lược với các bạn hàng quốc tế – Singapore. Đó là sự phối hợp thống nhất và toàn diện
trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm vi các chính sách ưu
đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can thiệp của Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam cần phải chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ,
tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước mình
16
trên thị trường. Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cường ký kết, tham gia vào các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) nhằm tận dụng các chính sách, quy định về ưu đãi
thuế quan.
3.3. Chính sách phát triển logistics
Singapore là một trong những nước có mô hình phát triển dịch vụ logistics thành
công trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Singapore đã đề ra và ưu tiên thực thi
chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng logistics. Singapore phát triển chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp để đủ tiêu chuẩn cung cấp các dịch vụ quản lý logistics cho khách hàng
trên thế giới mà không cần nộp thuế. Doanh nghiệp không cần nộp thuế khi doanh nghiệp
nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, hay khi cung cấp hàng hóa cho các đối tác trong
nước cũng không phải nộp thuế. Hàng hóa tái xuất cũng không phải nộp thuế tại
Singapore. Do vậy nhiều doanh nghiệp đã chọn Singapore làm trung tâm phân phối sản
phẩm.
Thành công trong phát triển logistics của Singapore để lại 4 bài học:
Thứ nhất là khả năng kết nối toàn cầu
Singapore đã tận dụng tối đa vị trí địa lý của mình. Ngay từ đầu Singapore đã xác
định nước này không có nguồn tài nguyên nên Chính phủ đã chọn hướng phát triển theo
mạng lưới kết nối toàn cầu dựa trên lợi thế dịch vụ thương mại, hệ thống cảng biển, sân
bay,... Cơ quan hàng không của Singapore đã ký thoả thuận dịch vụ hàng không với
hàng trăm tiểu bang và vũng lãnh thổ khác để tăng khả năng kết nối các chuyên bay, các
cảng biển cũng đã làm việc chặt chẽ với các hãng tàu để xây dựng một mạng lưới giao
thông hàng hải trong khu vực và toàn cầu.
Thứ hai là phát triển cơ sở hạ tầng
Theo thời gian ngành logistics của Singapore đã được xây dựng và phát triển một
cách đồng bộ, Chính phủ chú trọng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics
như hệ thống cảng biển, tuyến tàu điện ngầm, hệ thống đường cao tốc và các trung tâm
logistics có tính kết nối, ứng dụng thành tựu từ CMCN lần thứ 4,... khi đó hệ thống cảng
biển có khả năng xử lý được 65 triệu container tiêu chuẩn và trở thành cơ sở hạ tầng tích
hợp lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực hàng không Singapore cũng đưa ra kế hoạch tăng
gấp đôi hệ thống sân bay, hàng hoá hàng không được khuyến khích vận chuyển ở
Singapore qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích đi kèm.
Thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin
17
Singapore đang đi đâu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh
vực logistics nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia thông mình (smart nation)
với việc liên tục có những hướng đi mang tính theo kịp những cải tiến công nghệ và nắm
bắt thay đổi. Singapore còn là một quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ thông quan một
cửa với sự ra đời TradeNet một nền tảng điện tử thuận lợi hoá thương mại đầu tiên trên
thế giới (hệ thống này cho phép đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và
nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hoá.
Thứ tư là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Chính phủ Singapore luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói
chung và cho ngành logistics nói riêng, một số chính sách được chính phủ Singapore
đưa ra như tổ chức các hoạt động cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu logistics cho sinh
viên, thành lập Học viện logistics châu Á - Thái Bình Dương và phát triển học viện này
thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực logistics hàng đầu châu Á. Song song với đó là
thành lập viện nghiên cứu logistics Singapore nhằm phát triển chiến lược và chương
trình đào tạo logistics.
3.4. Kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện Hiệp định EUSFTA và bài học
cho Việt Nam
Mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, những kết quả đạt được
của cả EU và Singapore trong thời gian qua được ghi nhận hết sức to lớn mà Hiệp định
EUSFTA mang lại. Chính phủ Singapore đã thực hiện một số cách thức chủ yếu nhằm
tận dụng cơ hội, khắc phục những khó khăn, thách thức để đạt được kết quả như kỳ
vọng. Những cách thức này bao gồm:
Thứ nhất, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ nhanh chóng tiếp
cận các lợi ích FTA thông qua các hoạt động tổ chức hội nghị, xuất bản ấn phẩm về
FTA. Sở dĩ các doanh nghiệp của Singapore tiếp cận được Hiệp định EUSFTA cũng
như các FTA khác rất nhanh chóng và có hiệu quả chính là việc Singapore đã nhanh
chóng xây dựng các Website chuyên môn và các sách hướng dẫn về FTA.
Chẳng hạn, tại Website có địa chỉ https://www.enterprisesg.gov.sg, các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu có thể dễ dàng tra cứu thông tin về các FTA mà Singapore đã ký
kết, lợi ích của mỗi FTA, danh mục hàng hóa Mã HS (Harmonised System), thuế xuất
tương ứng với các FTA, quy định về nguồn gốc sản phẩm (Rules of Origin - ROO),

18
chứng nhận PCO (Certificate of Origin) cũng như các thủ tục quy trình xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ.
Thứ hai, tổ chức các sự kiện kết nối các cụm công nghiệp giữa hai bên, nhằm tạo
điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp khám phá, nắm bắt các cơ hội phát triển thị
trường, đặc biệt là trong lĩnh vực mới như nổi như kinh tế kỹ thuật số và kinh tế xanh.
Một trong những sự kiện như vậy đã được tổ chức trong ngày 11-12/11/2021 ở
Singapore, trong đó hơn 100 đại diện từ các ngành công nghiệp của EU và cụm công
nghiệp của Hiệp hội Thương mại Singapore (TAC), Trung tâm Đổi mới (COI), cùng với
các quan chức của các bộ ngành hai bên đã tham dự sự kiện này.
Thông qua sự kiện, việc trao đổi giữa các đại biểu đã đưa đến kết quả hạ thấp các
rào cản và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp của cả hai bên, đồng
thời tiếp nhận những ý kiến, phản hồi của khối doanh nghiệp về các rào cản thương mại,
làm cho đầu tư trong khuôn khổ của Hiệp định EUSFTA được kịp thời, cũng như tạo ra
một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp hai bên hợp tác, nhằm khai thác có hiệu quả hơn
những lợi ích mà Hiệp định EUSFTA mang lại.
Thứ ba, thúc đẩy doanh nghiệp hai bên hợp tác trong lĩnh vực thương mại số.
Không chỉ khai thác những lợi thế về thuế quan trong Hiệp định EUSFTA, Singapore
và EU cũng đã chủ động hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại số. Trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại giữa hai bên, chương
trình hợp tác kỳ vọng thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều sẽ tăng gấp 3 lần cho
giai đoạn 2020-2025. Đặc biệt, chương trình hợp tác thương mại số cũng sẽ mở ra các
cơ hội cho doanh nghiệp của EU và Singapore khai thác được những lợi thế không chỉ
ở thị trường khu vực mà sẽ hướng tới những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường toàn
cầu, góp phần tạo lập những nền tảng cho thương mại điện tử toàn cầu phát triển.
Như vậy, qua một số kinh nghiệm triển khai Hiệp định EUSFTA giữa EU và
Singapore cho thấy những kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho Việt Nam trong
bối cảnh Việt Nam và EU cũng đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA). Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và của Singapore có những khác biệt
vì thế việc nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của Singapore trong quan hệ hợp tác với
EU cũng cần có sự linh hoạt và điều chỉnh nhất định để phù hợp với thực tiễn của Việt

19
Nam nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và thương mại với EU - một trong những
đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

20
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2015 -2023, Singapore đã áp dụng một số chính sách nhằm thúc
đẩy xuất khẩu. Các chính sách này bao gồm chính sách thương mại tự do, chính sách ưu
đãi thuế, ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ tín dụng và bảo hiểm hàng
hóa và chính sách phát triển Logistics. Nhờ vào những nỗ lực này, Singapore đã đạt
được những kết quả ấn tượng trong việc xuất khẩu.
Việt Nam với vị thế của một nước đi sau, cần áp dụng các bài học kinh nghiệm
từ Singapore một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Các bài
học này gồm có hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, tham gia các hiệp định thương mại tự do, phát triển công nghệ và đổi mới
sáng tạo và phát triển hệ thống logistics. Điều này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, góp phần
nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://vlr.vn/4-bai-hoc-thanh-cong-ve-logistics-cua-singapore-9727.html
2. https://aokieudep.com/doc/chinh-sach-thuong-mai-quoc-te-va-dau-tu-quoc-te-
cua-singapore-va-bai-hoc-cho-viet-nam/
3. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/singapore-hanh-trinh-hoa-rong-va-bai-hoc-
cho-viet-nam-1428180866.htm
4. http://tbtagi.angiang.gov.vn/kinh-nghiem-thuc-hien-khu-vuc-thuong-mai-tu-do-
eu-singapore-va-bai-hoc-cho-viet-nam-49396.html
5. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-tai-
thi-truong-singapore-thang-1-nam-2024.html
6. https://www.aseanbriefing.com/news/an-overview-of-singapores-free-trade-
agreements/
7. https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/s413_sum_e.pdf
8. Chen, X., & Shao, Y. (2017). Trade policies for a small open economy: The case
of Singapore. The World Economy, 40(11), 2500-2511.

22

You might also like