You are on page 1of 5

KẾ HOẠCH HỌC TẬP (SOW)

Môn học Quản trị chiến lược


Giảng viên Ta Minh Quang
Liên hệ 0936.46.88.66 or quangtm@neu.edu.vn

PHẦN 1 – GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần có cách làm riêng phù hợp với
mình. Nói cách khác, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh của riêng mình, cho mục đích phát triển
của mình dựa trên việc thấu hiểu các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực đó.

Môn học quản trị chiến lược cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, cách thức tiếp cận, phân tích
vấn đề và giới thiệu một số chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những đơn vị kiến thức nền
tảng được doanh nghiệp sử dụng để hoạch định, thực thi, và đánh giá chiến lược kinh doanh của mình.

PHẦN 2 – MỤC TIÊU MÔN HỌC

Kết thúc môn học này, sinh viên có thể :

1. Hiểu được tác động của môi trường bên ngoài (bối cảnh mà doanh nghiệp đang hoạt động) ảnh hưởng
như thế nào đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh và phân biệt được đặc điểm môi
trường của nước đang phát triển và nước phát triển có sự liên hệ đến nội dung của môn học. (LO1)
2. Ý thức được các khái niệm cơ bản liên quan đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, như nguồn
lực, lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững. (LO2)
3. Nắm được một số mô hình phân tích cho việc hoạch định chiến lược như mô hình PESTEL, Five
Forces, and SWOT. (LO3)
4. Vận dụng các mô hình phân tích vào một tình huống cụ thể của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt
Nam. (LO4)

PHẦN 3 – KẾ HOẠCH LỚP HỌC (CÓ THỂ THAY ĐỔI TÙY ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ)

Mục tiêu môn học


Kế hoạch lớp học LO1 – LO2 – LO3 – LO4
Nhiệm vụ
Chủ đề
Tuần Nhóm 1 2 3
1 0 Một số khái niệm cơ bản: tư duy Giới thiệu và định hướng
1 chiến lược, tầm nhìn, nhiệm vụ, X
2 2 x
và mục tiêu trong quản trị chiến
3 x
lược
4 X
3 5 Tác động của các yếu tố môi x
6 trường/bối cảnh đến chiến lược x
7 X
hoạt động của doanh nghiệp. So
4 8 x
sánh yếu tố môi trường kinh
9 x
1 doanh của nước đang phát triển x
5 2 và nước phát triển. x
3 X
6 Nghỉ/Bài kiểm tra 1
4 X
7 5 Phân tích môi trường bên trong của X
6 doanh nghiệp để hiểu về đặc điểm X
7 X
nguồn lực, lợi thế cạnh tranh và lợi
8 8 X
thế cạnh tranh bền vững. Ảnh
9 X
1 hưởng của chúng đến chiến lược X
9 2 kinh doanh của doanh nghiệp. X
3 X
4 x
10 Khung phân tích chung áp dụng cho
5 X
6 việc hoạch định chiến lược. Một số X
7 chiến lược kinh doanh kinh điển x
11 8 được doanh nghiệp vận dụng. X
9 X
12 Nghỉ/bài kiểm tra 2
13 Đánh giá kết quả học tập của lớp và ôn tập hết môn

Giải thích kế hoạch lớp hợp

Nhiệm vụ là các yêu cầu học tập giảng viên giao cho sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện để đạt
được mục tiêu môn học. Môn học Quản trị chiến lược này được thiết kế gồm 3 nhiệm vụ học tập: 1,2,3.

Nhiệm vụ học tập 1:

Sinh viên/nhóm sinh viên được giao nhiệm vụ nghiên cứu một bài tập tình huống liên quan đến
nội dung môn học. Đây là một bài tập tình huống (case-study) kinh điển của môn quản trị chiến lược
được sử dụng để giảng dạy ở các chương trình đào tạo của nước ngoài. Bài tập tình huống này mô tả một
cách sinh động “cuộc chiến” của hai doanh nghiệp trong cùng ngành diễn ra trong thời gian những năm
1980s của thế kỉ trước (GTE và NEC, ngành điện tử viễn thông). Vào cuối những năm 1970 đầu 1980, hai
công ty này ở vào hai vị thế đối lập trong ngành nhưng đến cuối những năm 1980, vị thế của hai công ty
có sự hoán đổi. Ở góc độ của quản trị chiến lược, chung ta sẽ quan tâm đến việc làm thế nào để một công
ty có vị thế thấp hơn sau một khoảng thời gian hoạt động có thể vươn lên, vượt qua đối thủ? Ở chiều
ngược lại, tại sao một công ty lớn sau một thời gian hoạt động có thể “tuột dốc không phanh”, dần thu hẹp
hoạt động và biến mất khỏi thị trường?

Sinh viên/nhóm sinh viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, viết (không quá 3000 từ) và trình bày những
phân tích của mình để làm sáng tỏ câu hỏi trên. Bài viết và bài trình bày được lưu theo mẫu (nhiệm vụ
1_nhóm_) và gửi lên LMS.

Nhiệm vụ học tập 2:

Sinh viên/nhóm sinh viên được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh của
một doanh nghiệp cụ thể ở Việt Nam. Nếu như ở nhiệm vụ 1, sinh viên có được thuận lợi khi tài liệu,
thông tin cần nắm đã được tác giả tổng hợp và xây dựng thành bài tập tình huống thì ở nhiệm vụ 2 này
sinh viên phải tự tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp mục tiêu mà mình muốn phân tích. Sinh viên nên
lựa chọn các ngành/doanh nghiệp mà mình quan tâm và có mong muốn gắn bó công việc sau khi ra
trường để có động lực hoàn thành nhiệm vụ.

Sinh viên/nhóm sinh viên chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết thành bài
có độ dài từ 3000-5000 từ và trình bài dưới dạng slides/PowerPoint trên lớp theo kế hoạch lớp học ở trên.
Bài viết (Word) và bài trình bày (slides) được lưu theo mẫu (nhiệm vụ 2_nhóm_) và gửi lên LMS.

Nhiệm vụ học tập 3:

Sinh viên/nhóm sinh viên được phân công để đọc và trình bày tóm tắt các bài đọc liên quan đến
phần cơ sở lý thuyết của môn học. Các bài đọc này là tập hợp có chọn lọc gồm 9 bài tương ứng với 9
nhóm trên lớp. Mỗi buổi học, một nhóm sẽ trình bày nội dung có trong bài đọc. Nội dung của các bài đọc
này liên quan trực tiếp đến chủ đề của môn học như phân tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường
bên trong, khung phân tích, chiến lược kinh doanh tổng quát.

Sinh viên/nhóm sinh viên đọc, tóm tắt ý chính, liên hệ với chủ đề của môn học và có thể chọn lọc
một số từ, câu, ý hay có trong bài đọc để nhấn mạnh và/hoặc thảo luận sâu trên lớp. Bài trình bày (slides)
được lưu theo mẫu (nhiệm vụ 3_ nhóm) và gửi lên LMS.
Nhóm là đơn vị học tập trên lớp, gồm một số bạn sinh viên được phân chia theo yêu cầu của giáo
viên.

Giới thiệu và định hướng là buổi đầu tiên của kế hoạch lớp học ở đó giảng viên gặp mặt, giao
lưu và trao đổi với sinh viên chi tiết kế hoạch học tập sẽ diễn ra trong 3 tháng tới để đạt mục tiêu của môn
học.

Nghỉ/bài kiểm tra là buổi giảng viên không lên lớp. Sinh viên có thể được nghỉ hoặc được giao
làm bài kiểm tra.

PHẦN 4 – ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

Về tổng thể, cơ cấu điểm của môn học được tính như sau: 10% tổng điểm cho mức độ chuyên
cần, 40% cho phần đánh giá cá nhân trên lớp (sẽ được nói kỹ hơn ở dưới), và 50% cho bài kiểm tra cuối
kỳ (thi hết môn).

Riêng đối với 40% cơ cấu điểm, cơ chế tính bao gồm 3 hoạt động đánh giá: đánh giá giữa các
nhóm, đánh giá nội bộ nhóm và đánh giá của Thầy. Đánh giá giữa các nhóm và nội bộ nhóm được thực
hiện bằng phiếu theo mẫu 1 và 2 (do Thầy cung cấp).

Ở mỗi buổi học, sẽ có một số nhóm phải báo cáo nhiệm vụ được giao (trình bày trên lớp bằng
slide và nộp bài viết và slides qua LMS như trên đã hướng dẫn), các nhóm khác theo dõi bài trình bày và
sử dụng mẫu phiếu chấm điểm 1, các nhóm trình bày sử dụng mẫu phiếu chấm điểm 2 để đánh giá mức
độ tham gia làm bài của các thành viên trong nhóm. Trong vòng 24h sau khi lớp học kết thúc, các nhóm
hoàn thành phiếu chấm điểm, lưu theo mẫu (mẫu 1_nhóm_) và (mẫu 2_nhóm) và gửi lên LMS.

Kết thúc môn học, giáo viên sẽ tổng hợp các phiếu điểm 1 và 2, cùng với phần đánh giá của giảng
viên để hình thành điểm 40% của mỗi cá nhân.

PHẦN 5 – THÔNG TIN

Để tương tác, trao đổi thông tin hiệu quả, sinh viên/nhóm sinh viên làm theo hướng dẫn sau:

1. Nghiên cứu kỹ kế hoạch học tập


2. Giảng viên lập một nhóm tương tác trên zalo để đảm bảo phản hồi kịp thời với các vướng mắc nếu có
của sinh viên liên quan đến việc thực hiện theo kế hoạch học tập.
3. Giảng viên sẽ nhận thông tin qua lớp trưởng và trưởng nhóm để đảm bảo tính đại diện.
PHẦN 6 – TÀI LIỆU

Các tài liệu đọc đều bằng Tiếng Anh, sinh viên/nhóm sinh viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ
để giúp đọc hiểu, nắm nội dung của bài đọc.

1. Prahalad et al 1990. The core competence of the Corporation (GTE vs NEC)


2. Peng 2000. Business Strategies in Transition Economies,
3. Sheth 2011. Impact of Emerging Markets on Marketing: Rethinking Existing Perspectives and
Practices.
4. Burgess and Steenkamp 2006. Marketing renaissance: how research in emerging markets advances
marketing science and practice.
5. Barney 1991. Firm resources and sustained competitive advantage.
6. Barney 2010. Future of resource-based theory
7. ALAN I. MURRAY 1988. A Contingency View of Porter's "Generic Strategies"
8. John A. Parnell 2006. Generic strategies after two decades: a reconceptualization of competitive
strategy.
9. Carl Shapiro 1989. Theory of business strategy.

Ngoài ra, nếu muốn sinh viên có thể tự chủ động tìm đọc các tài liệu mở sẵn có trên internet theo
các từ khóa gợi ý dưới đây:

1. Business strategy or Strategic Management


2. The external analysis (environment, context)
3. The internal analysis (resource, competitive advantages, sustained competitive advantage)
4. Characteristics of transition economies, emerging markets.
5. PESTEL model
6. SWOT model
7. 5-force model
8. Generic strategies of differentiation, cost-leadership, niche market
9. Supply chain management (SCM)
10. Vertical integration and horizontal coordination

You might also like