You are on page 1of 2

CHƯƠNG I : THÁCH THỨC CỦA UNILEVER

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA


Mặc dù có vị thế mạnh trên thị trường, tuy nhiên Unilever cũng gặp nhiều
thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay :
- Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ :
● Các đối thủ chủ yếu : P&G, Nestle, Kraft Food,...Trong đó hãng
đối đầu trực tiếp với Unilever trên phạm vi toàn cầu là P&G -
công ty đa quốc gia nổi tiếng của Mỹ. Giống như Unilever, P&G
cũng có công nghệ sản xuất các loại hóa mỹ phẩm hàng đầu thế
giới với lịch sử hàng trăm năm hoạt động. Đây là một cuộc chiến
tàn khốc để 2 thương hiệu này giành giật vị thế trên thị trường, 2
bên đối đầu nhau ở tất cả các loại mặt hàng : Bột giặt (Omo-
Tide), dầu gội (Sunsilk-Rejoice), sữa tắm (Dove-Pantiene),...
● Ở thị trường châu Á và châu Phi, tại các địa phương thì người
tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, mang tính
chất truyền thống giá rẻ. Các sản phẩm tiêu dùng dễ bị bắt chước
hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự. Các cửa
hàng bán lẻ lớn đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng
của họ thay vì phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Unilever phụ
thuộc vào các nhà bán lẻ này để tạo ra lợi nhuận cho nên đây là
một mối đe dọa lớn cho công ty trong thời gian tới.
● Đặc biệt ở thị trường Việt Nam, ngoài P&G thì Unilever phải đối
phó với rất nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản và Hàn
Quốc như Kao, Double Rich,... và các đối thủ bản xứ đã quen với
người Việt như DASO, Mỹ Hào, Vì Dân,...
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu :
● Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn
nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever.
Với thu nhập của người tiêu dùng toàn cầu giảm, Unilever đang phải
đứng trước sức ép về doanh thu giảm và chi phí ngày càng tăng. Đây là
nguy cơ tiềm ẩn có tên gọi là “Double Whammy” (Cá voi kép), đến từ
cả phía trên lẫn phía dưới.
● Theo báo cáo, quý III/2020 doanh số tập đoàn chỉ đạt 12,9 tỷ euro giảm
2,4% so với cùng kỳ 2019. Theo Unilever, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh
hưởng đến thói quen của người teei dừng cũng như phân phối hàng hóa
của hãng : nhu cầu đối với dung dịch rửa tay cao tại châu Âu; các sản
phẩm làm sạch gia đình vẫn bán chạy; tuy nhiên dịch vụ ăn uống đặc
biệt là lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ giảm hơn 20%
- Sự thâm nhập của người chơi mới : Với địa bàn hoạt động cạnh tranh toàn
cầu, Unilever còn phải đối mặt với các công ty đa quốc gia châu Á trong cuộc
chơi toàn cầu để thông trị phân khúc thị trường hàng tiêu dùng. Điều này có
nghĩa là Unilever không chỉ phải đối mặt với những cơn sốt suy thoái tài chính
mà còn cả những mối đe dọa đang nổi lên từ các tập đoàn mới, những tập đoàn
bắt đầu vươn cánh ra thị trường quốc tế.
- Nhận thức của người tiêu dùng :
● Năm 2017, Unilever đã đối mặt với chỉ trích trong quảng cáo sữa tắm
Dove. Ngay sau khi được tung ra, quảng cáo này đã khiến hàng nghìn
người bất bình, kêu gọi tẩy chay vì cho rằng quảng cáo này mang tính
phân biệt chủng tộc. Năm ngoái, Unilever đã buộc phải đổi tên nhãn
hiệu sản phẩm làm sáng da bán chạy hàng đầu tại Ấn Độ từ
Fair&Lovely (Trắng & Đáng yêu) thành Glow&Lovely ( Căng bóng &
Đáng yêu) ; rút toàn bộ sản phẩm chăm sóc tóc TRESemme khỏi các
cửa hàng Nam Phi trong 10 ngày sau khi bị dư luận phản đối
● Mặc dù Unilever đã và đang rất chú ý tới các khía cạnh về môi trường
và xã hội. Tuy nhiên trong nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng
toàn cầu đã biến thành những mũi nhọn, công kích vào từng động thái
chiến lược mà công ty thực hiện. Vậy nên trong bất cứ hoàn cảnh nào,
Unilever phải đảm bảo duy trì sự tập trung của mình vào ý thức bảo vệ
môi trường và biến đó thành điểm tựa an toàn nhưng lại phải là đòn bẩy
cho sự phát triển của công ty.
-

You might also like