You are on page 1of 6

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VÀ NLXH

ĐỀ 1
I. Đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Một người bạn Phi-lip-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và thấy tựa đề “ 12 điều
nhỏ bé mỗi người Phi- líp- pin có thể thực hiện để giúp ích cho Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A
lếch- xan- đrơ L. Lac- xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân
vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.
Đọc cuốn sách này, tôi thực sự bị thu hút từ những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và
biện giải.
Hãy tuân thủ luật giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.
Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này,việc tuân thủ luật giao thông lại được
đặt lên hàng đầu?
Câu trả lời thật đơn giản. Luật giao thông là những nguyên tắc đơn giản nhất trong nền pháp
luật của một đất nước. Luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường
nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta phải đối mặt với khoản luật này từ sáng đến tối.
Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một
môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực từng ngày.
Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen,
và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân
thủ Luật Giao thông dễ làm cho chúng ta tuân theo những điều luật phức tạp,khó khăn và
quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó có thể xây dựng thói quen văn hóa biết tôn
trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy
bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu từ
bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử)
( Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, tập
1, NXB GD VN, 2016, tr 92,93)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Tại sao tác giả cho rằng: Việc tuân thủ luật Giao thông dễ làm cho chúng ta tuân theo
những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn in nghiêng đậm và nêu hiệu
quả diễn đạt?
Câu 4: Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn
hóa của người Việt Nam?
II. Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong phần Đọc hiểu: “
Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên
ĐỀ 2
I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi,
cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì […]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho
được một đời an nhàn vô sự , sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan
hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong
trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà
kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người
khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng
gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không
có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có
thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng
không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng : hay ăn
miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà là nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ là đã
kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh
thần mạo hiểm của mình đi.
( Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học )
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 3: Anh /chị hiểu thế nào về câu nói: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà
khó vì lòng người ngại núi e sông”?
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn văn có nghĩa nhất đối với anh/chị? ( trình bày khoảng 5-7
câu)

II. Làm văn


Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh
thần mạo hiểm được đặt ra trong phần Đọc hiểu.
ĐỀ 3

I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Người cùng tôi bên bờ biển bão

Người cùng tôi đầu ngọn gió mùa


Người vỡ rừng mở đất bao la

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

Đi chân không, người thuê vạn hài cong

Mặc vải nâu, người dệt muôn sắc lụa

Không biết chữ, người làm ra tục ngữ

Những thuyền to, chuông lớn, những vườn cây …

Người làm nên cuộc đời.

(2) Đôi khi người nổi giận

Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp

Như gió điên, như nước phá tung bờ

Người vung tay, cung điện ra tro

Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa

Người phân xử công minh ít bữa

Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo

Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu,

Đơm cá, bế con , nuôi gà, nấu rượu…

( Người cùng tôi- Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học 2002)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng
trong đoạn thơ ?

Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong các câu thơ:

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn.

Câu 3: “ Người” trong đoạn thơ trên là ai? Dựa vào đoạn thơ (1) thì “ Người đã làm nên cuộc
đời” ở những phương diện nào?
Câu 4: Anh/ chị ấn tượng nhất với câu thơ nào trong đoạn (1)? Vì sao?

II. Làm văn

Trong văn bản trên, tác giả đã nêu sức mạnh khủng khiếp khi người nổi giận. Đó sẽ là “những
trận cuồng phong” của lịch sử, xã hội. Còn trong thực tế đời sống, mỗi chúng ta cũng có những
phút giây thịnh nộ, những thời khắc mà ta “ không thể nhận ra ta” . Và hẳn nó sẽ mang đến
những kết quả, những hậu quả không thể ngờ.

Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bàn luận về những giây phút giận dữ trong cuộc
sống mỗi chúng ta.

ĐỀ 4

I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Tôi có đọc một bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều
bạn trẻ yêu thích “ Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi
đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà
làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu
hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “ Tại sao phỏng vấn marketing
lại làm sales?” Uyên trả lời: “ Tại tôi biết, nếu làm saler một thời gian thì bộ phận
marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì saler không đồng ý cho tôi
đi.”

Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Tiểu Húc. Khi đó, cô
đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai
khác. Hiểu Húc lắc đầu: “ Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác,
khán giả sẽ nói rắng Lâm Đại Ngọc đang đóng một vai khác”. Đâu là điều giống nhau
giữa họ? Chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

Có thể bạn nói: “ Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp.
Còn tôi,tôi có gì đâu để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không
bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo…mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu
mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong
mình những giá trị nhất định.

( Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3: Anh / chị có đồng ý với ý kiến của tác giả khi nói về các nhân vật “ họ thành
công là vì họ tự tin” hay không? Vì sao?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân sau khi đọc văn bản trên.

II. Làm văn


Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu: “ Lòng
tự tin không thực sự bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo…mà nó bắt đầu từ bên
trong bạn, từ sự hiểu mình”

Đề 5

I. Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“ Một ngày nọ, trên đường đi làm, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa
tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết người mua và người bán đang tranh chấp.
Người mua hét lớn: “ 3 nhân 8 là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”

Nhan Uyên bèn đến trước mặt người mua, và nói: “ Vị đại ca này, 3 nhân 8 là 24,
sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “ Ai cần ngươi phân xử
hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Phu Tử,
đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt. Ta hãy tìm ông ấy để phân xử.”

“ Được, nếu Khổng Phu Tử nói anh sai thì xử lí sao?”, Nhan Uyên đáp. Người mua
nói: “ Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?” Nhan Uyên trả lời: “ Nếu tôi
sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế và cùng đến gặp Khổng
Tử.

Sau khi nghe xong câu chuyện, Khổng Tử nói : “ 3 nhân 8 là 23 đó. Nhan Uyên,
con thua rồi, lấy mũ quan xuống cho người ta đi.”

Nhan Uyên trước giờ cugx chưa từng cãi lại sư phụ, anh đành tháo mũ xuống giao
cho người mua vải. Nhưng hẳn nhiên , trong bụng anh ta không phục và cho rằng
Khổng Tử đã già rồi đâm ra hồ đồ nên không muốn học ông ta nữa.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học. Khổng
Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý. (…)

Khi Nhan Uyên trở lại, Khổng Tử nói: “ Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là
mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học nữa. Con nghĩ
xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua,bất quá là thua cái mũ quan kia. Nếu
ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó.
Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”

Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “ Sư phụ
trọng đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu
minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần”.

Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư
phụ.

( Khổng Tử và câu chuyện 3 nhân 8 bằng 23)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Trong văn bản, vì sao Khổng Tử cho rằng 3 nhân 8 bằng 23? Vì sao Khổng Tử
không giải thích ngay với học trò mà để sau này mới nói rõ?

Câu 3: Trước cách giải quyết của Khổng Tử, dù không thấy thuyết phục, vì sao Nhan
Uyên vẫn tháo mũ quan đưa cho người mua vải? Hành động đó thể hiện phẩm chất gì
của người học trò này?

Câu 4: Có người cho rằng không nên chỉ vì lời hứa của người mua kia mà nói sai
chân lí khách quan. Theo anh/chị, cách giải quyết trên của Khổng Tử có hợp lí
không? ( trình bày khoảng 5-7 câu)

II. Làm văn:

Bằng 1 đoạn văn 200 chữ, anh/chị hãy bàn luận về sự nhường nhịn.

You might also like