You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP 1

Câu hỏi lý thuyết

1. Nguyên nhân tại sao tên gọi “Luật so sánh” được sử dụng phổ biến hơn các tên gọi còn lại?
2. Hãy trình bày về những quan điểm khác nhau về bản chất của luật so sánh? Anh (Chị) ủng hộ
quan điểm nào về bản chất của luật so sánh? Tại sao?
3. Có bao nhiêu quan điểm phổ biến về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh? Điểm chung giữa
các quan điểm này là gì?
4. Hãy phân tích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?
5. Trong các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh, theo bạn đặc điểm nào có ý nghĩa
quan trọng nhất đối với hoạt động lập pháp?
6. Hãy trình bày cách hiểu, vai trò, cách thức tiến hành, ưu và nhược điểm của các phương pháp:
phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp so sánh chức năng, phương pháp so sánh quy phạm?
7. Nêu và phân tích khái niệm luật so sánh theo quan điểm của Michael Bogdan?
8. Luật so sánh trợ giúp cho công tác lập pháp ở những khía cạnh nào?
9. Cho ví dụ tại Việt Nam để chứng minh sự hỗ trợ của luật so sánh đối với công tác lập pháp?
10.Tại sao các quốc gia đang có xu hướng gia tăng hoạt động hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật?
Luật so sánh hỗ trợ cho 02 hoạt động này như thế nào?

Nhận định đúng/sai, giải thích tại sao?

1. Không có luật so sánh, chỉ có so sánh luật.


2. Tên gọi “luật so sánh” được sử dụng phổ biến nhất vì đây là tên gọi có nội hàm chính xác nhất.
3. Chỉ có pháp luật nước ngoài mới là đối tượng của các công trình nghiên cứu của luật so sánh.
4. Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp áp dụng cho các công trình so sánh ở cấp độ vĩ
mô.
5. Văn hoá pháp lý của quốc gia tỉ lệ thuận với trình độ lập pháp của quốc gia.

Câu hỏi trắc nghiệm (chọn một hoặc nhiều đáp án đúng)

1. Trong các lập luận chủ yếu bảo vệ quan điểm cho rằng luật so sánh là một ngành khoa học độc
lập, lập luận nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất?
a) Luật so sánh sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi.
b) Luật so sánh bao giờ cũng nghiên cứu, so sánh từ 02 hệ thống pháp luật khác nhau trở lên.
c) Luật so sánh không chỉ dừng lại ở mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các đối tượng pháp lý được so sánh.
2. Tên gọi phản ánh đầy đủ bản chất và nội hàm của luật so sánh là:
a) Tất cả các tên gọi được liệt kê
b) Không tên gọi nào
c) So sánh luật
d) Luật so sánh
CÂU HỎI ÔN TẬP 2

Câu hỏi lý thuyết

1. Hãy giải thích tại sao hoạt động so sánh pháp luật không thể tách rời hoạt động nghiên cứu pháp
luật nước ngoài?
2. Các loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động so sánh pháp luật có mối liên hệ với nhau
như thế nào?
3. Việc tuân thủ nguyên tắc khách quan về tư duy có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động nghiên
cứu pháp luật nước ngoài?
4. Anh/Chị hãy trình bày những vấn đề cần phải tránh khi nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.
5. Anh (chị) hãy trình bày các bước để thực hiện công trình so sánh sau: Nghiên cứu so sánh các
quy định điều chỉnh về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam và Pháp.
6. Anh (chị) hãy trình bày các bước để thực hiện công trình so sánh sau: Pháp luật điều chỉnh về
điều kiện kết hôn trong pháp luật Pháp – kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
7. Anh (chị) hãy phân tích nội dung nguyên tắc khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài cần phải tôn
trọng trật tự phân cấp các nguồn luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Cho ví dụ cụ thể.
8. Anh (chị) hãy phân tích nội dung nguyên tắc về giải thích pháp luật nước ngoài khi thực hiện
công trình so sánh. Cho ví dụ minh hoạ.
9. Tại sao khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, người nghiên cần phải đặt vấn đề pháp luật cần
nghiên cứu trong tính tổng thể và tính toàn diện?
10.Anh (chị) hay bình luận nhận định sau: “Đôi khi người chưa từng học luật trong nước lại có thể
nghiên cứu pháp luật nước ngoài tốt hơn so với người đã từng học luật”.

Nhận địnhđúng/sai, giải thích tại sao?

1. Nhằm đảm bảo tính khách quan cho việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu
không được đặt các giả thuyết, giả định về tính tương đồng hay khác biệt giữa các hiện tượng pháp lý của
các nước.
2. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài được xác định là mục đích nghiên cứu chính của luật so sánh.
3. Nguồn thông tin thứ yếu giữ vai trò không quan trọng trong hoạt động so sánh pháp luật vì không
phải là nguồn luật của một quốc gia.
4. Căn cứ để phân chia các loại nguồn thông tin thành nguồn thông tin chủ yếu và nguồn thông tin
thứ yếu là mức độ quan trọng, tính cần thiết của các loại nguồn thông tin đối với công trình nghiên cứu
luật so sánh.
5. Vì không phải là nguồn luật của hệ thống pháp luật quốc gia nên nguồn thông tin thứ yếu không
là nguồn thông tin bắt buộc trong hoạt động nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.
6. Nghiên cứu luật nước ngoài chỉ thành công khi người nghiên cứu có được nguồn thông tin chủ
yếu về vấn đề pháp luật mình đang quan tâm.
7. Khi nghiên cứu pháp luật nước Anh có thể dựa hoàn toàn vào án lệ và ngược lại khi nghiên cứu
pháp luật nước Pháp có thể dựa hoàn toàn vào văn bản pháp luật.
8. Việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất khi chúng ta chỉ nên quan tâm
đến khía cạnh pháp luật mà mình dự định nghiên cứu.
9. Kiến thức pháp luật trong nước không có ý nghĩa tác động nào đối với quá trình nghiên cứu pháp
luật nước ngoài.
10.Nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong tính toàn diện được hiểu là phải đặt vấn đề pháp lý cụ thể
trong luật nước ngoài vào bối cảnh kinh tế, xã hội và pháp luật của quốc gia đó.
Câu hỏi trắc nghiệm

1. Nguồn thông tin chủ yếu là:


a. nguồn luật quan trọng nhất trong hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài
b. nguồn cần phải tiếp cận đầu tiên khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài
c. nguồn luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia
d. nguồn thông tin được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản quy phạm
pháp luật
2. Nội dung nào vi phạm nguyên tắc nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong tính toàn diện:
a. Pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu đầy đủ, cả các quy định điều chỉnh trực tiếp lẫn
các quy định điều chỉnh gián tiếp
b. Pháp luật nước ngoài khi được nghiên cứu phải là nguồn luật của quốc gia đó bao gồm cả
nguồn luật được hình thành từ thực tiễn
c. Pháp luật nước ngoài được nghiên cứu không cần thiết phải là nguồn chủ yếu của quốc gia
nước ngoài
d. Tất cả đều sai
3. Trong hoạt động nghiên cứu luật nước ngoài, khi dịch thuật nên dùng loại từ điển nào sau đây là
hiệu quả nhất?
a. Từ điển Việt –Anh
b. Từ điển Anh –Anh
c. Từ điển pháp luật Việt-Anh
d. Từ điển pháp luật Anh-Anh
4. Công trình nghiên cứu so sánh chỉ có thể thực hiện được khi:
a. Có đầy đủ nguồn thông tin chủ yếu và thứ yếu
b. Có đầy đủ nguồn thông tin chủ yếu
c. Có đầy đủ nguồn thông tin chủ yếu, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc có đầy
đủ nguồn thông tin thứ yếu cũng có thể thực hiện được
d. Có đầy đủ nguồn thông tin thứ yếu, tuy nhiên chỉ khi gặp khó khăn thuộc về quan điểm pháp
luật khác nhau giữa các học giả thì buộc phải có nguồn thông tin chủ yếu.
5. Hoạt động giải thích nội dung pháp luật nước ngoài cần phải tuân thủ nội dung nào sau đây:
a. Được giải thích bởi chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài
b. Được giải thích đúng như cách thức giải thích của quốc gia có hệ thống pháp luật đang nghiên
cứu
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
CÂU HỎI ÔN TẬP 3

Câu hỏi lý thuyết

1. Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì?
2. Trong số các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thì tiêu chí nào là quan trọng nhất? Tại
sao?
3. Phân tích vai trò của mỗi tiêu chí phân nhóm trong việc xây dựng bản đồ hệ thống pháp luật thế
giới.
4. Hệ thống pháp luật có mấy cách hiểu? Đặc điểm khác biệt của những cách hiểu này?
5. Tại sao tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với khái niệm hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng?
6. Cho biết xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới.
7. Phân tích điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo.
8. Phân tích các nguồn của pháp luật Hồi giáo.
9. Phân tích sự tương đồng và khác biệt của pháp luật Châu Âu lục địa và pháp luật Xã hội chủ
nghĩa.

Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao

1. Nguồn gốc pháp luật là tiêu chí quan trọng nhất để phân nhóm các hệ thống pháp luật.
2. Dòng họ pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật, truyền thống pháp luật và hệ thống pháp
luật là những khái niệm có nội hàm tương đồng nhau.
3. Việc xây dựng bản đồ các hệ thống pháp luật trên thế giới chỉ nhằm mục đích giảng dạy luật học.
4. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều có chung nguồn
gốc hình thành từ Luật La Mã cổ nên tương đồng nhau.
5. Hình thức pháp luật thành văn không tồn tại trong hệ thống Thông luật.
6. Hệ thống pháp luật Thông luật và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi sự thủ
tiêu đối với luật tư.
7. Cách mạng Tư sản (thế kỷ XVIII) là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự phân chia thành luật công
và luật tư trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.
8. Trong tất cả các hệ thống pháp luật, luật thực định có vai trò quan trọng hơn luật tố tụng.
9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, tất cả các thẩm phán đều không có quyền ban hành án
lệ.
10.Họ pháp luật Thông luật được đặc trung bởi hoạt động xây dựng án lệ của thẩm phán nên không
sử dụng kỷ thuật pháp điển hóa.

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Luật La Mã cổ được phát hiện trở lại tại Thư viện Bologna (năm 1096) thông qua Bộ luật:
a) Justinian I
b) Copur Juris Civilis
c) Cả đáp án a) và b) đều sai
d) Cả đáp án a) và b) đều đúng
2. Thông luật Anh có nguồn gốc hình thành từ
a) Tập quán pháp
b) Luật La Mã
c) Luật thành văn
d) Học thuyết pháp lý
3. Hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng có các tên gọi khác bao gồm
a) Dòng họ pháp luật; Họ tộc pháp luật; Gia đình pháp luật
b) Truyền thống pháp luật
c) Đáp án a) và b) đều sai
d) Đáp án a) và b) đều đúng
4. Hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng chỉ về các hệ thống pháp luật theo nghĩa hẹp có những điểm
chung, tương đồng về:
a) Nguồn gốc hình thành của pháp luật
b) Hình thái kinh tế - xã hội
c) Kỹ thuật pháp lý
d) Tất cả các đáp án trên đều đúng
5. Văn bản pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật nào?
a) Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
b) Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
c) Hệ thống pháp luật Thông luật
d) Đáp án a) và b) đều đúng
6. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư là đặc trưng của hệ thống pháp luật:
a) Xã hội chủ nghĩa
b) Thông luật
c) Châu Âu lục địa
d) Hồi giáo
7. Trong hệ thống Thông luật, luật tố tụng có vai trò quan trọng hơn luật thực định xuất phát từ
nguyên nhân:
a) Do không có sự tiếp thu đối với Luật La Mã
b) Do sử dụng án lệ làm nguồn luật chủ yếu
c) Do cơ quan lập pháp không phát huy được vai trò của mình
d) Do tính lạc hậu của hệ thống luật thực định
8. Thẩm phán có quyền ban hành án lệ là nguồn luật áp dụng cho các trường hợp tương tự về sau là
đặc trưng của hệ thống pháp luật:
a) Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
b) Hệ thống pháp luật tôn giáo
c) Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
d) Hệ thống pháp luật Thông luật
9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, mức độ pháp điển hóa của hệ thống pháp luật rất cao
là do:
a) Bắt nguồn từ Luật La Mã
b) Tòa án tư pháp không có khả năng ban hành án lệ
c) Luật thành văn có nhiều ưu điểm hơn tiền lệ pháp
d) Do ảnh hưởng của Cách mạng Tư sản Pháp (1789)
10.Hệ thống pháp luật Hồi giáo, các nguồn nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?
a) Ijima và Qiyaas
b) Quran và Sunnah
c) Ijima và Sunnah
d) Sunnah và Qiyaas
CÂU HỎI ÔN TẬP 4

Câu hỏi lý thuyết

1. Anh (chị) hãy phân tích những nguyên nhân khiến cho Luật La mã không để dấu ấn quan
trọng đối với common law của nước Anh.
2. Anh (chị) hày so sánh án lệ của nước Anh với án lệ của Việt Nam.
3. Anh (chị) hãy so sánh án lệ của nước Anh với án lệ của Mỹ.
4. Tại sao yếu tố kinh nghiệm được xem là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu cho
việc bổ nhiệm thẩm phán tại nước Anh?
5. Anh (chị) hãy cho biết những tác động tích cực của Luật Công bằng đối với hệ thống pháp
luật của nước Anh.

Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao

1. Luật thành văn chỉ xuất hiện trong hệ thống pháp luật Anh từ thế kỷ XIX trở đi.
2. Ngày nay, nước Anh vẫn duy trì sự phân chia nghề luật sư thành luật sư tư vấn và luật sư bào
chữa.
3. Án lệ của Toà án tối cao có giá trị ràng buộc đối với mọi toà án của nước Anh.
4. Thẩm phán buộc phải tuân thủ án lệ nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.
5. Luật thành văn có giá trị pháp lý cao hơn án lệ.

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Người đặt nền móng cho sự ra đời của thông luật Anh là:
a) Henry II
b) William
c) Henry I
d) Không đáp án nào đúng
2. Mục đích của cải cách toà án Anh giai đoạn 1873 – 1875 là nhằm:
a) Đơn giản hóa thủ tục tố tụng
b) Xoá bỏ các toà thông luật
c) Xoá bỏ các toà công bằng
d) Bãi bỏ hệ thống trát “writ”
3. Toà án nào trong hệ thống toà án Anh được liệt kê dưới đây có thẩm quyền tạo ra án lệ:
a) Crown Court
b) Magistrate’s Court
c) High Court
d) Court of Appeal
4. Những nhận định nào dưới đây là sai khi nói về án lệ:
a) Là bản án
b) Là phương thức làm luật của thẩm phán
c) Do cơ quan lập pháp ban hành
d) Được chứa đựng trong phần Obiter Dictum
5. Án lệ của nước Anh khác án lệ của Hoa Kỳ ở những khía cạnh nào dưới đây:
a) Cấu trúc của án lệ
b) Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật
c) Nguyên tắc vận hành án lệ
d) Tất cả đều đúng
CÂU HỎI ÔN TẬP 5

Câu hỏi lý thuyết

1. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn trước 1789.
2. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799.
3. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn từ 1799 đến nay.
4. Trình bày những giá trị lịch sử và giá trị nội dung điển hình của Bộ luật Dân sự Pháp 1804.
5. Anh (chị) hãy chứng minh rằng, khác biệt lớn nhất trong sự phát triển pháp luật của Anh và
Pháp đó là: Nếu như pháp luật Anh phát triển một cách liên tục thì pháp luật Pháp lại có sự gián
đoạn nhưng mang tính kế thừa.
6. Hãy nêu nguyên nhân vì sao hệ thống toà án Pháp có cấu trúc nhị nguyên.
7. Mô hình toà án Pháp với cấu trúc nhị nguyên có những ưu điểm và hạn chế gì.
8. Qua tìm hiểu mô hình toà án hành chính của Pháp, anh (chị) hãy đưa ra ý kiến về việc nên
hay không nên thiết lập một hệ thống toà án hành chính độc lập hiện nay tại Việt Nam.
9. Qua tìm hiểu mô hình Hội đồng Hiến pháp của Pháp, anh (chị) hãy đưa ra ý kiến về việc nên
hay không nên thiết lập một cơ quan bảo hiến tương tự như thế tại Việt Nam.
10. Anh (chị) hãy trình bày chức năng phá án của Toà Phá án Pháp. Mô hình này có thể tiếp
nhận tại Việt Nam hay không? Tại sao?

Nhận định đúng/sai, giải thích tại sao?

1. Pháp luật Pháp giai đoạn từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XIII không chịu sự ảnh hưởng của Luật
La Mã vì giai đoạn này Đế Quốc La Mã đã chấm dứt sự cai trị đối với Pháp.
2. Những thành quả của quá trình pháp điển hoá tại Pháp sau thời kỳ CMDCTS là yếu tố duy
nhất thúc đẩy việc pháp điển hoá pháp luật của các quốc gia Châu Âu Lục địa và góp phần hình
thành nên HTPL Châu Âu Lục địa với những đặc trưng mang tính khác biệt so với HTPL Anh –
Mỹ.
3. Bộ luật Dân sự 1804 của Pháp được xem là hình mẫu quan trọng cho Đức xây dựng nên Bộ
luật Dân sự của mình sau đó.
4. Nguyên tắc 3 cấp toà và 2 cấp xét xử được vận dụng tuyệt đối trong việc thiết lập hệ thống
toà án ở Pháp.
5. Cũng giống như Toà án Việt Nam, Toà án Pháp cũng được thiết lập theo nguyên tắc 3 cấp
toà dựa trên cấp của địa giới hành chính.
6. Những bản án của Toà Phá án Pháp có giá trị rất lớn trong việc định hướng công tác xét xử
của toà án cấp dưới.
7. Toà Phá án Pháp và Hội đồng Nhà nước không có chức năng xét xử trực tiếp.
8. Chức năng phá án của Toà Phá án Pháp giống với chức năng giám đốc thẩm của TAND Việt
Nam.
9. Hội đồng Hiến pháp được ra đời ở Pháp cũng xuất phát từ nguyên tắc đối trọng giữa các
nhánh quyền lực như Hoa Kỳ.
10. Việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật được thực hiện bởi Hội đồng Hiến pháp chỉ
được tiến hành trước khi Đạo luật phát sinh hiệu lực trên thực tế.

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Hệ thống pháp luật Cộng hoà Pháp được xem là:
a. Nguồn gốc của hệ thống Civil law
b. Tiêu biểu cho hệ thống Civil law
c. Hệ thống pháp luật tiên phong cho quá trình pháp điển hoá pháp luật La Mã và Luật Anh cổ
d. Hệ thống pháp luật hoàn hảo nhất trong hệ thống Civil law
2. Toà án hành chính Cộng hoà Pháp được ra đời nhằm:
a. Tạo nên tính độc lập cho Toà án hành chính và nhánh quyền lực hành pháp
b. Tăng cường vai trò của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của cơ quan hành pháp
c. Tránh tình trạng lấn át quyền lực của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của cơ quan hành
pháp
d. Tạo tính minh bạch cho hoạt động phân quyền, một trong các nguyên tắc quan trọng trong
việc phân chia quyền lực của bộ máy nhà nước Pháp.
3. Hội đồng hiến pháp của Pháp được ra đời nhằm mục đích:
a. Kiểm tra, giám sát hoạt động phân chia quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư
pháp
b. Kiểm tra và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật
c. Cả a và b
d. Tất cả đều sai
4. Nhận định nào sau đây là nhận định đúng về hệ thống pháp luật của Pháp:
a. Án lệ không được thừa nhận
b. Toà án được thiết lập theo nguyên tắc ba cấp toà và hai cấp xét xử một cách tuyệt đối
c. Toà Phá án được ra đời nhằm thực hiện việc xét xử tối cao trong nhánh toà án tư pháp
d. Hội đồng Nhà nước có hai chức năng: tài phán hành chính tối cao và tư vấn cho Chính phủ
5. Toà án xung đột trong hệ thống toà án của Pháp được ra đời để:
a. Xét xử các vụ việc có sự xung đột pháp luật
b. Xét xử các vụ việc có sự xung đột thẩm quyền
c. Giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền giữa hai nhánh toà
d. Giải quyết vấn đề luật áp dụng

CÂU HỎI ÔN TẬP 6

Câu hỏi lý thuyết

1. Vì sao nói hệ thống pháp luật Mỹ là sự tiếp thu có chọn lọc hệ thống pháp luật Anh?
2. Trình bày các yếu tố hạn chế sự ảnh hưởng của pháp luật Anh đối với pháp luật Mỹ trong
giai đoạn hình thành?
3. Truyền thống pháp luật thành văn có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử hình thành
pháp luật Mỹ?
4. Trình bày về cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Mỹ.
5. Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa án lệ Anh và án lệ Mỹ.
6. Tại sao nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng linh hoạt
mềm dẻo hơn trong hệ thống pháp luật Anh?
7. Trình bày các yếu tố làm nên giá trị trường tồn của bản Hiến pháp Mỹ.
8. So sánh cấu trúc hệ thống tòa án Mỹ với cấu trúc các hệ thống tòa án Anh, Pháp.
9. Trình bày thẩm quyền của tòa án tối cao liên bang.
10. So sánh cấu trúc nghề luật của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao

1. Do hoạt động pháp điển hóa phát triển từ rất sớm ở các khu thuộc địa Bắc Mỹ nên người
Mỹ luôn có tư tưởng hạn chế tiếp nhận pháp luật Anh.
2. Việc áp dụng thông luật ở các khu thuộc địa được thực hiện theo đúng cách thức mà
thông luật được sử dụng ở chính quốc Anh.
3. Xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật Mỹ được giải quyết tương tự như giải quyết
xung đột trong tư pháp quốc tế.
4. Do mỗi tiểu bang đều có cơ quan lập pháp riêng nên hoạt động lập pháp ở các tiểu bang
được thực hiện một cách độc lập, hoàn toàn không chịu sự chi phối ràng buộc bởi pháp luật liên
bang.
5. Án lệ là nguồn luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong cấu trúc nguồn luật Mỹ vì hệ thống
pháp luật Mỹ thuộc truyền thống pháp luật án lệ.
6. Tòa án tối cao liên bang là tòa án duy nhất có thẩm quyền giải thích hiến pháp và xem xét
tính hợp hiến của một văn bản luật.
7. Hiến pháp Mỹ là một bản hiến pháp có tính thích nghi cao với sự thay đổi của các điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội vì những nội dung không phù hợp của hiến pháp có thể được thay
đổi một cách nhanh chóng, đơn giản thông qua cơ chế tu chính hiến pháp.
8. Trong hệ thống tòa án Mỹ luôn có sự phân định rõ ràng tuyệt đối giữa các cấp xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm.
9. Các tòa án liên bang là các tòa án cấp trên của các tòa án tiểu bang.
10.Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống án lệ, tòa án tối cao của các tiểu bang phải tuân
thủ án lệ của các tòa án liên bang.

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của tòa án tối cao liên bang:
a) Được quy định trong Hiến pháp liên bang.
b) Được quy định trong phần các tu chính án.
c) Hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa tối cao liên bang.
2. Hiến pháp liên bang Mỹ:
a) Là bản hiến pháp duy nhất và là đạo luật tối cao của đất nước.
b) Là văn kiện lịch sử ghi nhận những thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập của
13 khu thuộc địa.
c) Là thỏa ước liên minh giữa các tiểu bang và thỏa thuận phân chia quyền lực giữa chính
quyền liên bang và chính quyền các bang.
3. Nội dung thông luật Anh được hệ thống pháp luật Mỹ tiếp nhận:
a) Chỉ giới hạn ở các nguyên tắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hợp đồng.
b) Không bao gồm các quy tắc pháp lý được hình thành sau khi nước Mỹ giành độc lập.
c) Không bao gồm các quy định của Luật công bằng.
4. Nhận định nào sau đây là sai:
a) Nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng theo đúng cách
thức mà nó được áp dụng trong hệ thống pháp luật Anh.
b) Các thẩm phán Mỹ luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc Stare Decisis để đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống án lệ.
c) Pháp luật Mỹ tiếp nhận nguyên tắc Stare Decisis từ thông luật Anh một cách có chọn
lọc.
5. Chọn câu nhận định đúng:
d) Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Mỹ không được đảm bảo do có sự tồn tại
song song hệ thống pháp luật liên bang và các hệ thống pháp luật tiểu bang.
e) Cấu trúc đặc biệt của hệ thống pháp luật Mỹ là hệ quả thể hiện nhược điểm của cấu
trúc nhà nước liên bang.
f) Do cấu trúc hệ thống pháp luật liên bang tồn tại song song với pháp luật của các bang
nên hiện tượng xung đột pháp luật ở Mỹ rất phổ biến.

You might also like