You are on page 1of 2

BÀI TẬP ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN

Câu 1: Chứng minh giá của của quyền chọn mua ít nhất phải bằng giá một quyền chọn mua tương tự
nhưng có giá thực hiện cao hơn.
C(S0,T,X1) >= C(S0,T,X2)
Giải:
Xét 2 quyền chọn kiểu Mỹ chỉ khác nhau thời gian đến khi đáo hạn. Một quyền chọn có thời
gian đến khi đáo hạn là T1 và có giá C(S0,T1,X) và quyền chọn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2 và giá
là C(S0,T2,X) với giả định rằng T2>T1 và hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn có thời hạn ngắn hơn.
Giá cổ phiếu là ST. Giá trị của quyền chọn đang đáo hạn là Max(0, S T – X). Quyền chọn thứ hai có thời
gian đến khi đáo hạn là T2 – T1. Giá trị tối thiểu của nó là Max(S T1 – X). Vì vậy, khi quyền chọn có thời hạn
ngắn hơn đáo hạn, giá trị của nó là giá trị thấp nhất của quyền chọn có thời hạn dài hơn. Vì vậy,
Ca(S0, T2,X1) >= Ca(S0,T1, X2)
Kết luận: Một quyền chọn mua kiểu Mỹ có thời gian dài hơn phải luôn luôn có giá thấp nhất
bằng với giá quyền chọn tương tự nhưng có thời gian ngắn hơn.
Xét 2 quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện, giá thực hiện của hai quyền
chọn lần lượt là X1 và X2, X2>X1. Chúng ta muốn biết giá quyền chọn nào lớn hơn – C e(S0,T,X1) hay
Ce(S0,T,X2).
Xét 2 danh mục đầu tư, A và B. Danh mục A bao gồm một vị thế mua quyền chọn mua với giá
thực hiện X1 và một vị thế bán quyền chọn mua với giá thực hiện X2. Danh mục này được gọi là chênh
lệch tiền tệ. Vì chúng ta chi ra Ce(S0,T,X1) và nhận về Ce(S0,T,X2), giá trị ban đầu của danh mục này là
Ce(S0,T,X1)-Ce(S0,T,X2). Chúng ta vẫn chưa biết giá trị ban đầu là âm hay dương, điều đó phụ thuộc vào
giá quyền chọn nào cao hơn.
Danh mục B chỉ gồm các trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1. Các trái phiếu này được xem
là các công cụ chiết khấu thuần túy, như trái phiếu chính phủ ngắn hạn, và đáo hạn khi quyền chọn đáo
hạn. Vì vậy, giá trị của danh mục này là hiện giá của mệnh giá trái phiếu, hay đơn giản là (X2 – X1)(1+r) -(T-
t)
.

Bây giờ, chúng ta quan tâm đến danh mục A. Thứ nhất, chúng ta cần xác định giá trị danh mục
khi đáo hạn. Giá trị của bất kỳ danh mục nào sẽ là dòng tiền của nó hoặc khoản thanh toán khi quyền
chọn đáo hạn, phụ thuộc vào giá cổ phiếu khi đáo hạn, S T.
Danh mục Giá trị hiện tại Giá trị thanh toán của danh mục với giá cổ phiếu khi đáo
hạn
ST < X1 X1<=ST<S2 X1<X2<=ST
A Ce(S0,T,X1) 0 ST – X1 ST – X1
- Ce(S0,T,X2) 0 0 - ST + X2
0 ST – X1>=0 X2 – X1 >0

B (X2 – X1)(1+r)-T X2 – X1>0 X2 – X1>0 X2 – X1>0


Khi ST >X1, quyền chọn mua có giá thực hiện là X1 sẽ có giá trị S T – X1.
Khi ST>X2, quyền chọn mua có giá thực hiện là X2 sẽ có giá trị S T – X2.
Tuy nhiên chúng ta có vị thế bán đối với quyền chọn có giá thực hiện X2. Vì người mua nhận
được khoản thanh toán ST – X2 khi quyền chọn đáo hạn cao giá, người bán phải thanh toán – S T + X2.
Tính tổng thanh toán của hai quyền chọn, ta thấy rằng danh mục A sẽ luôn luôn tạo ra khoản giá
trị không nhỏ hơn 0, và trong một số trường hợp, lớn hơn 0. Vì vậy,
Ce(S0,T,X1) >= Ce(S0,T,X2)
Kết luận: Giá của một quyền chọn mua kiểu Châu Âu ít nhất phải bằng với gia của quyền chọn
mua tương tự nhưng với giá thực hiện cao hơn.
Câu 2: Đối với hai quyền chọn mua chỉ khác nhau giá thực hiện, chênh lệch phí quyền chọn không thể
lớn hơn chênh lệch giá thực hiện.
(X2 – X1)>=Ce(S0,T,T1) – Ce(S0, T,X2)
Xét quyền chọn kiểu Mỹ:
Đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua có giá thực hiện thấp hơn có giá trị ít nhất
cũng bằng với quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy nhiên, kết luận rằng chênh lệch phí quyền
chọn không thể lớn hơn hiện giá của chênh lệch giá thực hiện không đúng đối với quyền chọn mua kiểu
Mỹ. Nếu cả hai quyền chọn mua đều được thực hiện ở thời điểm t trước khi đáo hạn, và khoản thanh
toán X2 – X1 được đầu tư vào trái phiếu phi rủi ro, lợi nhuận của danh mục A sẽ là (X2 – X1)(1+r) -(T-t), giá
trị này sẽ lơn hơn lợi nhuận của danh mục B là (X2 – X1). Vì vậy, danh mục B sẽ không luôn luôn có hiệu
quả lớn hơn hoặc bằng danh mục A.
Tuy nhiên, nếu trái phiếu trong danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r) -T, và vì vậy có hiện giá
là (X2 – X1), danh mục B sẽ luôn hiệu quả hơn danh mục A. Trong trường hợp đó, giá trị hiện tại của
danh mục A không thể vượt hơn giá trị hiện tại của danh mục B. Do đó, chúng ta có thể kết luận đối với
quyền chọn mua kiểu Mỹ:
(X2 – X1)>=Ca(S0,T,T1) – Ca(S0, T,X2)

Xét quyền chọn kiểu Châu Âu:


Chú ý rằng trong bảng trên, lợi nhuận của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh mục A. Vì
vậy, các nhà đầu tư sẽ không bao giờ chi trả cho danh mục B thấp hơn danh mục A. Giá của danh mục A
là Ce(S0,T,X1)-Ce(S0,T,X2), giá của quyền chọn được mua trừ đi giá của quyền chọn đã bán. Giá của danh
mục B là (X2 – X1)(1+r)-T, hiện giá của mệnh giá trái phiếu. Vì vậy,
(X2 – X1)(1+r)-T>=Ce(S0,T,T1) – Ce(S0, T,X2)
 (X2 – X1)>=Ce(S0,T,T1) – Ce(S0, T,X2)
Kết luận: Sự chênh lệch giá giữa 2 quyền chọn mua kiểu châu Âu do giá thực hiện khác nhau
không thể lớn hơn hiện giá của sự chênh lệch của giá thực hiện.

You might also like