You are on page 1of 6

ĐÁP ÁN

PHẦN 1: SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC VI SINH VẬT


1.
- ADN là vật chất mang gen, mỗi gen chứa thông tin di truyền qua phiên mã và dịch mã tạo prôtêin
quy định tính trạng cơ thể.
- ADN mang thông tin di truyền đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Thông tin di truyền được mã hóa dưới dạng mã bộ ba.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, truyền đạt thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
- ADN có khả năng đột biến tạo nên các alen mới giúp đổi mới thông tin di truyền có ý nghĩa cho sự
tiến hóa của sinh vật.
2.
- Chức năng:
+ Tiêu hóa nội bào, bảo vệ tế bào.
+ Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thương, cũng như các tế bào thoái
hóa, hư hỏng.
- Giải thích:
- Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì trong điều kiện bình thường các
enzim này ở trạng thái bất hoạt.
- Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong lizoxom.
Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
3.
- Bản chất của lớp chất hữu cơ này là sáp
- Cấu tạo: sáp là este của axit béo với 1 rượu mạch dài
- Tính chât: kị nước
- Vai trò: giảm thoát hơi nước ở bề mặt các lá, quả
4.
- Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào
thực hiện chức năng quang hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ enzim nitrogenaza giúp tế bào
thực hiện quá trình cố định nito
- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi,
thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng
- Tế bào biểu mô ống thận ở người; màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô chứa nhiều ti thể
giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất
5.

- Để quá trình lên men diễn ra tốt đẹp người ta dùng vỉ tre nén chặt và dằn vật năng lên để tạo môi
trường kị khí cho vi khuẩn lactic hoạt động tốt.
- Ngâm trong dung dịch nước muối tạo điều kiện để đường và nước từ các không bào rút ra ngoài, vi
khuẩn lactic có sẵn trên bề mặt dưa, cà phát triển tạo nhiều axit lactic. Lúc đầu vi khuẩn lên men
thối (chiếm 80- 90%) cùng phát triển với vi khuẩn lactic nhưng do sự lên men lactic tạo nhiều axit
lactic, làm pH của môi trường ngày càng axit, đã ức chế sự phát triển ủa vi khuẩn gây thối. Nồng
độ cao của axit lactic (1,2%) vi khuẩn gây thối bị tiêu diệt đồng thời cũng ức chế hoạt động của vi
khuẩn lác tic, giai đoạn muối chua coi như kết thúc.

6.
Gọi k là số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai (k nguyên, dương)
Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
Theo đề bài: số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu = số NST có trong giao tử = bộ NST đơn bội = n
Có pt: n = 1/4 . n . (2k – 1) <-> 4n = n (2k – 1) <-> 4 = (2k-1) <-> k= 3
[n. 2n. (2k -1)] + n . 2n . 2k = 1920
2n = 16
1
Số NST đơn cần cung cấp cho
Giai đoạn nguyên phân: n . 2n . (2k – 1) = 896 (NST)
Giai đoạn giảm phân: n.2n.2k = 8 . 16. 23 = 1024 (NST)
XĐ giới tính:
Số kiểu tổ hợp giao tử của loài: 2n . 2n = 216 = 65536
Tổng số giao tử được tạo ra: 65536 : 256 = 256
Số tế bào con tham gia giảm phân: n . 2k = 8 . 23 = 64
Số giao tử được tạo ra từ mỗi tế bào tham gia giảm phân: 256 : 64 = 4 ->đó là tế bào sinh giao tử đực -> giới
tính cá thể trên là giới đực.
PHẦN 2 : SINH HỌC CƠ THỂ
1.
* Lục lạp của tế bào bao bó mạch khác với lục lạp tế bào mô giậu:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn
– Chỉ có PSI, không có PSII
* Đặc điểm này phù hợp với tế bào bao bó mạch:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn phù hợp với chức năng thực hiện pha tối (chu trình Calvin)
của tế bào bao bó mạch.
– Không có PSII → không có O2 trong tế bào → tránh được hiện tượng O2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với
enzim Rubisco.
2.
HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của HCl và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức
ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch vị?
- HCl: Tế bào đỉnh (TB viền) bơm ion H vào xoang dạ dày với nồng độ rất cao. Những ion này kết hợp với ion
clo vừa khuếch tán vào xoang qua các kênh đặc hiệu trên màng để tạo thành HCl.
- Các TB chính tiết ra pepsinogen. HCl chuyển pepsinogen thành pepsin bằng cách xén bớt một phần nhỏ của
phân tử pepsinogen làm lộ ra trung tâm hoạt động của enzim. (Đây có thể là một cơ chế điều hòa ngược dương
tính)
Như vậy: cả HCl và pepsin đều được tạo ra ở trong xoang dạ dày.
- Vai trò của HCl:
+ Phá vỡ chất nền ngoại bào dùng để liên kết các tế bào với nhau trong thịt và trong rau.
+ Tạo môi trường axit làm prôtêin bị biến tính duỗi thẳng ra và dễ bị enzim phân cắt.
+ HCl chuyển pepsinogen thành pepsin.
Sau khi HCl biến một phần pepsinogen thành pepsin, tới lượt mình pepsin mới đựoc tạo ra có tác dụng giống như
HCl biến pepsinogen còn lại thành pepsin.
- Vai trò của enzim pepsin:
+ Pepsin là một loại endopeptidaza có tác động cắt liên kết peptit ở chuỗi pôlipeptit trong thức ăn tạo ra các chuỗi
pôlipeptit ngắn (4 – 12 aa)
+ Hoạt động phối hợp của HCl và pepsin còn có tác dụng diệt khuẩn trong thức ăn và tạo hỗn hợp bán lỏng (nhũ
chấp)
+ Thành phần dịch vị vẫn bất hoạt cho đến khi chúng được giải phóng vào xoang dạ dày.
+ Các TB lót dạ dày không bị tổn thương do lớp chất nhày (một hỗn hợp glycoprotêin quánh, trơn gồm nhiều tế
bào, muối và nước) rất dày bảo vệ (do các tế bào cổ tuyến tiết ra).
+ Sự phân chia tế bào liên tục bổ sung vào lớp biểu mô mới cứ 3 ngày một lần, thay thế tế bào bị bong do tác
động của dịch vị.
3.
* 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật thân mọng nước:
- Thân mọng nước (dự trữ nước).
- Lá hóa gai (giảm thóat nước).
- Mở khí khổng vào ban đêm, đóng khí khổng vào ban ngày.
- Cơ chế quang hợp theo sơ đồ CAM.
4.

2
- QH ở TVC3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng O2 cao vì ở cả 2 loại TV này QH đều xảy ra ở 1 loại lục
lạp có trong TB mô giậu.
- TV C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO2 là rubisco, khi O2 cao nó có hoạt tính oxi hóa xảy ra hô
hấp sáng
- TV CAM: enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có hoạt tính cacbôxil hóa. Mặt khác quá trình cố
định CO2 và khử CO2 có sự phân định về thời gian  không có hô hấp sáng.
5.
Điều hòa ngược âm tính Điều hòa ngược dương tính
- Sự tăng nồng độ của các hoocmon tuyến đích - Tăng nồng độ của các hoocmon tuyến đích là
là tín hiệu ức chế tuyến chỉ huy, làm ngừng tín hiệu làm tăng tiết các hoocmon kích thích
tiết các các hoocmon kích thích. Kết quả là của tuyến chỉ huy. Kết quả là nồng độ
làm giảm nồng độ hoocmon tuyến đích. hoocmon tuyến đích tiếp tục tăng thêm
- Rất phổ biến và có tính lâu dài. - Kém phổ biến và có tính tạm thời
- Cơ chế ngược âm tính quan trọng hơn vì nó đảm bảo duy trì sự ổn định nồng độ của các loại hoocmon trong
máu. Cơ chế điều hòa ngược dương tính chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhất định, vì nó làm cho nồng
độ hoocmon tăng liên tục, nếu kéo dài sẽ gây rối loạn sinh lí cơ thể.
6.
Do có các cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng trong quá trình thụ tinh
- Cơ chế ngăn cản nhanh: Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế bào trứng,
giúp ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng.
- Cơ chế ngăn cản lâu dài: Sự biến đổi điện thế màng gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất của tế bào trứng và
giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa màng sinh chất và màng sáng. Các enzim trong dịch hạt vỏ gây ra
phản ứng cứng màng sáng lại không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng
PHẦN 3: DI TRUYỀN HỌC
1.
Các cơ chế làm phát sinh gen mới ở sinh vật.
- Đột biến lặp gen tạo ra các lôcut mới, sau đó gen được lặp bị đột biến gen để tạo ra gen có chức năng mới 
Gen mới. Hoặc đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn NST làm thay đổi vị trí của gen (tạo locut mới). Locut mới này
bị đột biến gen tạo ra gen có
chức năng mới  Gen mới.
- Yếu tố di truyền vận động làm thay đổi vị trí của gen. Gen thay đổi vị trí và bị đột biến gen sẽ tạo ra gen mới.
- Do tải nạp, biến nạp ở vi khuẩn sẽ cung cấp các gen mới từ những loài SV khác.
2. Sự xuất hiện gen mới thường có ý nghĩa cho tiến hoá là vì: Sự xuất hiện gen mới thường gắn liền với sự hình
thành tính trạng mới quy định một chức năng mới trên cơ thể hoặc quy định một tập tính mới. Điều này sẽ
giúp cho sinh vật có được đặc điểm thích nghi mới. Mặt khác khi xuất hiện tính trạng mới thì có thể sẽ làm
xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản với dạng gốc làm xuất hiện loài mới.
3. Các dẫn chứng:
- Các thụ thể do gen của virut tổng hợp có cấu trúc phù hợp với thụ thể của tế bào chủ mà không
phù hợp với thụ thể của tế bào khác.
- Axit nucleic của vi rút có thể xâm nhập vào tế bào chủ mà không bị phân hủy bởi hệ thống enzym
của tế bào chủ, đồng thời nó có thể sử dụng hệ thống sinh tổng hợp của tế bào chủ để thực hiện các cơ chế di
truyền.
- Hệ gen virut có thể xen vào hoặc rút ra khỏi NST của tế bào chủ (giống như các gen nhảy).

4.
Vì mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng
và PTC: thân xám, cánh dài, râu dài X thân đen, cánh cụt, râu ngắn
F1 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn
Nên tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen
tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt

3
tính trạng râu ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt
Kí hiệu A là gen trội qui định thân xám, gen a qui định thân đen
B là gen trội qui định cánh dài, gen b qui định cánh cụt
D là gen trội qui định râu ngắn, gen d qui định râu dài
AB ab
P: dd X DD
AB ab
AB
F1: Dd 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn
ab
AB AB
F1 X F1: Dd X Dd
ab ab
- Xét Dd X Dd thì F2 tỉ lệ KH 3 râu ngắn : 1 râu dài
Suy ra xét 2 cặp tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh thì F2 MXCD :
54,375% + 54,375%: 3 = 72,5%
Gọi x là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen AB = ab
y là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen Ab = aB 0  x, y  0,5
x + y = 0,5 (1)
Tỉ lệ giao tử đực F1: 0,5 AB; 0,5 ab
Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 MXCD:
3. 0,5. x + 2 . 0,5 . y = 0,725 (2)
(1) & (2) ta có x = 0,45; y = 0,05
1
F2 thân đen, cánh cụt, râu dài: x.0,5. = 5,625%
4
3
thân đen, cánh cụt, râu ngắn: x.0,5. = 16,875%
4
thân xám, cánh cụt, râu dài = thân đen, cánh dài, râu dài
1
= 0,5.y. = 0,625%
4
thân xám, cánh cụt, râu ngắn = thân đen, cánh dài, râu ngắn
3
= 0,5.y. = 1,875%
4
thân xám, cánh dài, râu dài = 0,54375 : 3 = 18,125%

b. - Lai phân tích ruồi đực F1:


AB ab
Dd X dd
ab ab
AB AB ab ab
FB: 1 Dd : 1 dd : 1 Dd : 1 dd
ab ab ab ab
KH FB: 1TXCDRN: 1TXCDRD: 1TĐCCRN: 1TĐCCRD
- Lai phân tích ruồi cái F1:
AB ab
Dd X dd
ab ab
FB:
ABD ABd abD abd AbD Abd aBD aBd
22,5% 22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5%
abd AB AB ab ab Ab Ab aB aB
dd dd dd
ab ab ab ab ab ab ab ab
Dd dd Dd 22,5% Dd 2,5% Dd 2,5%
22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5%
KH FB:

4
22,5% TX CD RN 2,5% TX CC RN
22,5% TX CD RD 2,5% TX CC RD
22,5% TĐ CC RN 2,5% TĐ CD RN
22,5% TĐ CC RD 2,5% TĐ CD RD
5.
* Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng:
_ Tính trạng màu lông:
P: Chuột lông xám x Chuột lông xám  F1: 97chuột lông xám: 31 chuột lông trắng  3: 1  Tính trạng lông
xám ( A) là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng( a) và cả hai chuột P đều dị hợp Aa.
Tính trạng độ mềm của lông:
P: Chuột lông mịn x Chuột lông mịn  F1: 104 chuột lông mịn: 24 lông thô = 13:3 = 16 kiểu tổ hợp giao tử.
 Cả 2 chuột bố và mẹ đem lai đều phải dị hợp 2 cặp gen phân ly độc lập BbDd.

P: BbDd x BbDd  F1: 9 B _ D _ : 3B _ dd : 1bbdd : 3 bbD _


 
13 3

Hoặc F1: 9 B _ D _ : 3bbD _ : 1bbdd : 3 B _ dd


   
13 3
Vậy tính trạng độ mềm của lông chuột do 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau qui định và
di truyền theo quy luật tương tác gen, kiểu át chế.
Qui ước: - Các kiểu gen B_ D_ , B_ dd, bbdd: lông mịn
- Các kiểu gen bbD_: lông thô
* Xét chung sự di truyền của cả hai tính trạng
_ Cả 2 chuột bố và mẹ đem lai đều dị hợp cả 3 cặp gen (Aa, BbDd)
_ F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình phân ly theo tỉ lệ  39 chuột xám, lông mịn: 9 chuột xám, lông thô: 13 chuột
trắng, lông mịn: 3 chuột trắng, lông thô = (3 lông xám: 1 lông trắng ) x (13 lông mịn: 3 lông thô)
 2 cặp tính trạng màu lông và độ mềm của lông di truyền độc lập với nhau.
 Công thức lai của P: AaBbDd x AaBbDd
PHẦN 4: TIẾN HÓA- SINH THÁI
1. Vai trò của giao phối trong quá trình tiến hóa:
- Giao phối làm cho đột biến phát tán trong quần thể. Giao phối tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp
nguyên liệu cho CLTN. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, tạo điều kiện cho gen
đột biến tổ hợp với nhau ở dạng đồng hợp biểu hiện thành KH đột biến cung cấp nguyên liệu cho CLTN.
- Giao phối làm cho quần thể trở thành một kho dự trữ biến dị. Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần
thể có tính đa hình cân bằng di truyền, giúp quần thể thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống.
2.
Các nhóm loài khác nhau có tốc độ tiến hóa khác nhau là do:
- Các nhóm loài khác nhau có tiềm năng sinh học khác nhau, có tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến
khác nhau.
- Các nhóm loài khác nhau chịu áp lực khác nhau của CLTN, hướng CLTN khác nhau.
3.
* Mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi có vai trò trong việc duy trì kích thước quần thể. Quần thể con mồi và
quần thể vật ăn thịt khống chế sinh học lẫn nhau. Khi quần thể con mồi tăng số lượng thì sẽ cung cấp thức ăn
dồi dào cho quần thể vật ăn thịt làm tăng số lượng của quần thể vật ăn thịt, số lượng cá thể của quần thể vật ăn
thịt tăng sẽ săn bắt con mồi làm kìm hãm lượng cá thể của quần thể con mồi.
* Vai trò của vi sinh vật đất trong chu trình sinh địa hóa nitơ.
- Nấm và vi khuẩn phân hủy hợp chất hữu cơ chứa nitơ thành các axit amin.
- Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn nitrit hóa chuyển hoá NH3 thành NO3- Vi khuẩn cố định đạm chuyển hoá N2 thành
NH3.
- Vi khuẩn phản nitrat hoá chuyển hoá NO3- thành N2.
5
4.
- Sinh vật ở biển có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao hơn sinh vật ở cạn, nguyên nhân là do sinh vật ở
biển sống trong nước nên được nước nâng đỡ, vì vậy tốn ít năng lượng cho việc sinh công và di chuyển. Sinh vật
ở cạn bị mất nhiều năng lượng cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.
- Nước biển có tổng diện tích chiếm gần 3/4 diện tích của bề mặt trái đất, cho nên tổng sinh khối của sinh
vật biển cao hơn ở trên đất liền.
5.
- Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế hệ này sang
thế hệ khác, sau đó qua sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Một số gen lặn có hại trong
tổ hợp gen nhất định bị các gen khác át chế có thể không được biểu hiện hoặc có được biểu hiện nhưng gặp môi
trường mới lại trở nên có lợi bổ sung nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên.
- Nhiều đột biến xuất hiện là đột biến trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu tác động của
chọn lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác có thể lại trở nên có lợi.
- Chọn lọc ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp. Khi cá thể dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh
sản cao hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen có hại vẫn được duy trì trong quần thể ở mức độ cân bằng nhất định.
- Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một giá trị cân bằng
nhất định. Khi tần số kiểu hình nhất định duy trì ở mức độ thấp thì có ưu thế chọn lọc còn khi gia tăng quá mức
lại bị chọn lọc tự nhiên đào thải xuống mức độ thấp chừng nào lấy lại được ưu thế chọn lọc.

You might also like