You are on page 1of 7

QUÁ ĐIỆN ÁP NỘI BỘ TRÊN LƯỚI ĐIỆN: Phần II

Nguyễn Hữu Phúc


Khoa Điện- Điện Tử - Đại Học Bách Khoa TP HCM

Các quá điện áp trên lưới điện, ngoài quá điện áp khí quyển do dông sét gây ra, còn có thể là
quá điện áp nội bộ, có nguồn gốc từ các sự cố hay điều kiện vận hành ngay trên lưới điện. Phổ
biến nhất trong số các quá điện áp nội bộ là do các thao tác đóng cắt, hiện tượng cộng hưởng
sắt từ và họa tần. Trong Phần I của bài báo đã trình bày bản chất các hiện tượng vừa nêu, và
các quá điện áp do các thao tác đóng cắt đường dây phân phối cùng máy biến áp, đặc biệt các
trạm tụ. Trong Phần II sẽ xem xét hiện tượng cộng hưởng sắt từ, họa tần và các quá điện áp có
thể xảy ra.

3. QUÁ ĐIỆN ÁP DO CỘNG HƯỞNG SẮT TỪ


Hiện tượng cộng hưởng sắt từ liên quan đến việc vận hành của mạch, trên đó có tụ điện nối
tiếp với điện cảm phi tuyến hay bão hoà. Khi có cộng hưởng nối tiếp, quá điện áp lớn có thể
xuất hiện ở các thành phần trong mạch LC nối tiếp. Hình 11 là mạch LC nối tiếp được cấp
điện từ điện áp nguồn E có tần số bằng, hoặc gần bằng, với tần số tự nhiên f= 1/(2π
√ 𝐿𝐶 ) của mạch. Từ Hình 12 E= Ec + EL , và do điện áp của điện cảm vượt trước dòng
điện 90 độ và điện áp của tụ điện chậm sau dòng điện 90 độ, nên độ lớn của Ec và EL có thể
lớn hơn E nhiều.
Hiện tượng cộng hưởng sắt từ xảy ra phổ biến nhất trên các lưới trung tính nối đất với
MBA vận hành non tải có dây quấn sơ cấp đấu nối hình sao không nối đất hay tam giác, và
việc đóng điện xảy ra không đồng thời: đóng/ cắt trước trên 1 pha trong khi 2 pha còn lại
chưa đóng/cắt, làm cho điện dung giữa pha-đất của cáp trở nên nối tiếp với cuộn dây MBA
(Hình 13, 14, 15). Ở những giá trị thích hợp của điện dung cáp và điện cảm MBA, điều kiện
cộng hưởng ở tần số 50 Hz có thể xảy ra và khi đó xuất hiện quá điện áp cộng hưởng sắt từ.

Hình 11. Mạch LC minh hoạ quá điện áp do cộng hưởng sắt từ

Hình 12. Sơ đồ vectơ của mạch điện Hình 11

1
Đường dây cáp

Hình 13. Đóng điện trên từng pha Hình 14. Đường dẫn của dòng điện khi đóng
MBA nối tam giác 1 pha MBA ở Hình 13

Hình 15. Đóng/Cắt điện trên từng pha MBA nối sao và đường dẫn của dòng điện

Một số quy trình nhằm tránh hiện tượng cộng hưởng sắt từ bao gồm:
- Đóng cắt 3 pha đồng thời
- Sử dụng MBA sơ cấp hình sao nối đất
- Giới hạn chiều dài cáp nối giữa thiết bị đóng cắt và MBA
Thực tế cho thấy quá điện áp do cộng hưởng sắt từ có thể làm hỏng thiết bị trên mạch
như chống sét, MBA và recloser, và dòng điện lớn trên mạch làm nổ cầu chì của thiết bị.

4. QUÁ ĐIỆN ÁP DO HỌA TẦN TRÊN LƯỚI ĐIỆN


Các họa tần từ các tải phi tuyến gây ra, đặc biệt từ các bộ biến đổi công suất, hiện nay là
một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng điện trên lưới điện phân phối. Bản thân các quá
điện áp do méo dạng từ họa tần thường không đủ lớn đến nỗi làm cho chống sét phóng điện
hoặc làm hỏng cách điện. Tuy nhiên khi mức độ họa tần tăng lên do hiện tượng cộng hưởng,
có thể xảy ra sự thoái hoá nhanh của cách điện, đặc biệt là ở các trạm tụ điện có hiện tượng
cộng hưởng.

4.1 Nguồn gốc và các đặc tính


Trên lưới phân phối có thể hiện diện các nguồn sinh ra họa tần. Các họa tần có nguồn
gốc từ các thiết bị có đặc tính vận hành phi tuyến như máy biến áp, các máy điện quay, lò hồ
quang, thiết bị hàn hồ quang và đặc biệt, các thiết bị biến đổi công suất.
- Đặc tính bão hoà của máy biến áp làm cho dòng từ hóa không hình sin. Các dòng
họa tần sinh ra là sóng bậc 3, 5 và 7. Ngoài ra, dòng xung kích khi đóng điện MBA tạo ra sự
bão hoà ở nửa dương hay nửa âm của sóng điện áp cơ bản, vì thế phát sinh một số họa tần
chẵn, chủ yếu là bậc 2 và bậc 4.
- Họa tần phát sinh từ các máy điện quay chủ yếu liên quan đến sự biến thiên của từ
trở gây ra do các rãnh ở stato và rôto của máy. Các dòng họa tần bậc hai có thể sinh ra do bão
hoà, chủ yếu là ở các răng máy điện.

2
- Lò hồ quang và thiết bị hàn hồ quang sinh ra các họa tần do đặc tính điện áp-dòng
điện phi tuyến của hồ quang điện. Họa tần thường là sóng bậc 5, với biên độ có thể đạt 20%
điện áp cơ bản.
-Thiết bị điện tử công suất được sử dụng ngày càng nhiều, là loại thiết bị tạo ra họa tần
nhiều nhất trên lưới điện.
- Các thiết bị sử dụng phương pháp chuyển mạch như đầu kéo xe điện 1 chiều, các
nguồn 1 chiều cho ắc quy, pin mặt trời... tạo ra các dòng họa tần có bậc được cho bởi:
h = pn  1
Trong đó: h : bậc họa tần
p : số xung của thiết bị.
n : số nguyên, dương (1,2,3,...)
Giá trị của dòng họa tần cho bởi:
I
Ih = 1
h
Trong đó: Ih : dòng hài.
I1 : dòng điện cơ bản.
Giá trị dòng thực tế thường nhỏ hơn, do việc chuyển mạch không tức thời và do góc
trễ khi điều khiển góc pha.

4.2 Các ảnh hưởng


Các họa tần gây ra các ảnh hưởng xấu do hiệu ứng của chúng đối với thiết bị điện,
thiết bị điều khiển, bảo vệ và đo, và là nguồn gây nhiễu điện thoại.
Các họa tần có thể gây ra thêm tổn thất và phát nóng trên các trạm tụ. Ngoài ra, do
mối quan hệ góc pha giữa điện áp hài với điện áp nguồn làm cho điện áp đỉnh lớn hơn, so với
định mức quá điện áp cho phép 10% của tụ điện, và khi đó tụ điện sẽ già hóa nhanh.
Đối với động cơ không đồng bộ làm việc trong điều kiện có họa tần, hiệu suất vận
hành giảm và bị nóng, đặc biệt là do các dòng điện cảm ứng trên rôto. Ngoài ra, mômen dao
động có thể sinh ra do tương tác giữa các dòng hài và dòng tần số cơ bản.
Ở các MBA các họa tần làm tăng các tổn thất sắt, hậu quả là máy nóng lên.
Hiện tượng cảm ứng giữa đường dây phân phối xoay chiều và đường dây điện thoại
tạo ra các điện áp họa tần trên hệ thống điện thoại, có thể gây nhiễu cho việc truyền tin. Việc
này có thể xảy ra khi đường dây điện thoại và đường dây phân phối cùng đi chung trên cột.
Mức độ gây nhiễu tùy thuộc vào chiều dài, tần số họa tần, dung lượng và vị trí trạm tụ, cách
tiếp đất hệ thống.
Âm thanh do họa tần trên các hệ thống điều khiển tải ba có thể làm vận hành sai lạc
nếu các họa tần phát ra gần với tần số của thiết bị tải ba. Rơle bảo vệ cũng có thể bị ảnh
hưởng, tuỳ theo loại rơle và đặc điểm thiết kế. Việc thu nhập thông tin của rơle dựa trên số
liệu lấy mẫu hay tín hiệu đi qua điểm 0 đặc biệt dễ bị lỗi do ảnh hưởng của méo họa tần.
Các họa tần có thể làm công tơ điện chạy nhanh hoặc chạy chậm hơn, tuy rằng độ lớn
của sai số nằm trong mức độ chấp nhận được của cấp chính xác đối với mức độ họa tần thực
tế.

4.3 Trạm tụ bù hệ số công suất trong điều kiện có họa tần trong lưới điện
Hiện tượng khuếch đại dòng điện hài có thể xảy ra khi hệ thống bị cộng hưởng ở một
hoặc nhiều dòng hài chạy qua, đây là vấn đề thực tế khi lắp đặt trạm tụ để hiệu chỉnh hệ số
công suất trên xuất tuyến phân phối. Hình 16 và Hình 17 là mạch cộng hưởng song song và
đặc tính tổng trở. Trên lý thuyết, tổng trở của mạch tăng lên đến vô hạn ở tần số cộng hưởng
f R, và nếu có dòng bơm vào mạch điện ở tần số này sẽ tạo một điện áp vô cùng lớn.

3
Hình 18 là hệ thống có trạm bù tại thanh cái tại điểm nối chung PCC (point of common
coupling), nơi có đấu nối với bộ truyền động động cơ 1 chiều. Hình 19 là mạch tương đương
của hệ thống trên, nhưng bộ truyền động động cơ 1 chiều được thay thế bằng nguồn dòng họa
tần, với Xc là trở kháng của trạm tụ và Xs là trở kháng của hệ thống tính đến thanh cái hạ thế.
Tần số cộng hưởng của mạch được cho bởi biểu thức:

1 1 Xc
fR =  f1
2 Ls C Xs

Trong đó:
f R: tần số cộng hưởng.
f 1 : tần số cơ bản.

Tổng trở

fR f

Hình 16. Mạch cộng hưởng song song Hình 17. Đặc tính tổng trở của mạch cộng hưởng
song song

tổng trở hệ thống

MBA

bộ truyền trạm bù hệ số
động 1 chiều công suất

Hình 18. Hệ thống với trạm bù hệ số công suất


và tải có họa tần tại điểm nối chung PCC

nguồn dòng
họa tần

Hình 19. Mạch tương đương của Hình 18

4
Nếu tần số cộng hưởng gần với tần số của một trong các dòng hài từ bộ truyền động động cơ
1 chiều, khi đó hiện tượng khuếch đại họa tần có thể xảy ra và dòng điện lớn có thể chạy giữa
trạm tụ và hệ thống sẽ làm nổ cầu chì. Ngoài ra, đối với các dòng hài ở tần số cộng hưởng
mạch song song có tổng trở rất lớn, điều này làm xuất hiện điện áp hài lớn làm hỏng tụ điện
và thiết bị khác.

Hệ số méo dạng họa tần tổng (Total Harmonic Distortion - THD) là tỷ số giữa giá trị hiệu
dụng của tất cả các điện áp (dòng) họa tần với giá trị hiệu dụng của điện áp (dòng) cơ bản. Hệ
số méo họa tần tổng THDV% và THDI% tính theo biểu thức sau:
V 2 I 2
THDV% = [ h ]1/2 x 100%; THDI% = [ h ]1/2 x 100%
V12 I12
với Ih: dòng họa tần bậc h, I1: dòng họa tần cơ bản

Hệ số méo dạng dòng tổng (Total Demand Distortion - TDD) là tỷ số giữa giá trị hiệu dụng
của tất cả các dòng họa tần với giá trị hiệu dụng của dòng tải lớn nhất IL. Hệ số méo dòng
tổng tính theo biểu thức sau:

I h2
TDD% = [ ]1/2 x 100%.
I L2
với IL: dòng tải lớn nhất (thành phần họa tần cơ bản)

Bảng 2 theo tiêu chuẩn IEEE 519-1992 cho biết giới hạn của hệ số méo dạng dòng tổng (cho
các họa tần bậc lẽ) TDD mà phụ tải công nghiệp có thể đưa vào hệ thống phân phối điện từ
120 V đến 69 kV

Bảng 2. Giới hạn của hệ số méo dạng dòng tổng (họa tần bậc lẽ) cho hệ thống phân phối điện
áp từ 120 V đến 69 kV
Hệ số méo dạng lớn nhất của dòng họa tần (bậc lẽ) tính theo phần trăm của dòng tải I L
ISC/IL < 11 11 ≤h <17 17 ≤h <23 23 ≤h <35 35 ≤h TDD

<20 4.0 2.0 1.5 0.6 0.3 5.0


20<50 7.0 3.5 2.5 1.0 0.5 8.0
50<100 10.0 4.5 4.0 1.5 0.7 12.0
100<1000 12.0 5.5 5.0 2.0 1.0 15.0
>1000 15.0 7.0 6.0 2.5 1.4 20.0
h= bậc họa tần, ISC= dòng ngắn mạch lớn nhất tại điểm nối chung PCC (point of common coupling - vị trí thanh
cái ở đó đấu nối các tải phi tuyến và tải tuyến tính ) , IL= dòng tải lớn nhất (thành phần họa tần cơ bản) tại điểm
PCC. Các họa tần bậc chẵn được giới hạn ở mức 25% củ a họa tần bậc lẽ. Không cho phép thành phần dòng
một chiều trong méo dạng họa tần.

Bảng 3 theo tiêu chuẩn IEEE 519-1992 cho biết giới hạn của hệ số méo dạng họa tần tổng
THDV ở các cấp điện áp khác nhau.
Bảng 3. Giới hạn của hệ số méo dạng điện áp tổng
Điện áp thanh cái tại điểm nối chung Hệ số méo dạng điện áp riêng Hệ số méo dạng điện áp tổng
(%) THDV (%)
≤69 kV 3.0 5.0
69.001 kV đến 161 kV 1.5 2.5
≥161.001 kV 1.0 1.5

5
Đối với các trạm tụ, điện áp đỉnh phải nhỏ hơn 120% của điện áp đỉnh định mức (rated peak
voltage).

4.4 Các biện pháp khắc phục


Thường áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng cộng hưởng họa tần như tăng
công suất ngắn mạch ở điểm đấu nối nguồn họa tần, hoặc chọn dung lượng trạm tụ điện phù
hợp để tránh sự cộng hưởng. Cả hai biện pháp này sẽ dịch chuyển tần số cộng hưởng của
mạch điện đến tần số khác với tần số mà nguồn họa tần phát ra.
Một cách khắc phục khác là dùng các bộ lọc thụ động hay chủ động để tạo ra đường
dẫn cho các dòng điện họa tần, vì thế giảm mức độ dòng họa tần và điện áp họa tần trong hệ
thống. Một trong các ưu điểm của bộ lọc là đồng thời cung cấp một phần hay toàn bộ công
suất phản kháng mà bộ biến đổi công suất đòi hỏi. Có thể sử dụng 2 loại bộ lọc loại cộng
hưởng (tuned filter) hay bộ lọc thông cao (high pass filter).

Tổng trở

fR

Hình 20. Bộ lọc cộng hưởng Hình 21. Tổng trở của bộ lọc cộng hưởng theo tần số

Hình 20 là bộ lọc cộng hưởng tạo ra đường thoát cho dòng điện ở tần số mong muốn, với
tần số cộng hưởng là:
1
fR =
2 LC
Ở tần số cộng hưởng, tổng trở của bộ lọc theo lý thuyết giảm xuống 0 (Hình 21), và sẽ tạo
đường dẫn cho dòng họa tần ở tần số f R ra khỏi hệ thống.

Hình 22 là bộ lọc thông cao, tạo ra đường thoát cho các dòng điện họa tần có tần số lớn hơn
tần số f R tính trên.

Hình 22. Bộ lọc thông cao

6
Một trong các vấn đề khi áp dụng là bộ lọc không chỉ tạo đường dẫn cho dòng họa tần từ
nguồn sinh ra họa tần gần đó, mà còn đối với các dòng từ các khu vực khác của lưới phân
phối, vì thế cần phải thiết kế rất cẩn thận.

5. KẾT LUẬN
Bài báo đã giới thiệu các hiện tượng quá điện áp có thể sinh ra trong lưới điện có nguồn gốc
từ điều kiện vận hành trên lưới điện. Các thao tác đóng cắt đường dây phân phối cùng máy
biến áp, đặc biệt các trạm tụ, cũng như hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể gây nên các quá
điện áp ảnh hưởng đến các tải trên đường dây và có thể gây nguy hiểm cho chính các thiết bị
trên lưới điện. Hiện nay với sự phát triển ngày càng nhanh của các phụ tải phi tuyến trên lưới
điện làm cho họa tần trở thành vấn đề thời sự với các quá điện áp đi kèm gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng điện năng và cần phải được quan tâm đúng mức trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Electrical Distribution System Protection – Cooper Power Systems, Edition 2005
2. Electrical Transients in Power Systems, Allan Greenwood, 2nd Edition John Wiley &
Sons 1991,
3. High Voltage Circuit Breakers, Garzon, R D. (Ruben D.), Marcel Dekker, Inc. 1997
4. Transients in Electrical Systems Analysis, Recognition, and Mitigation, J.C. Das, The
McGraw-Hill Companies 2010
5. IEEE Recommended Practices and Requirements for Harmonic Control in Electrical
Power Systems, ANSI/IEEE Std. 519-1992.
6. IEEE Guide for Application and Specification of Harmonic Filters, IEEE Std 1531-2003.
7. Siemens Whitepaper: Harmonics in power systems: Causes, effects and control;
www.usa.siemens.com/lv-drives

You might also like