You are on page 1of 1

Với 

Mahabharata, những cái chết trong sử thi mang ý nghĩa triết học về đạo đức và
xác lập cơ sở cho sự siêu thoát của người anh hùng. Ảnh hưởng tư tưởng luân hồi –
nghiệp báo (karma – samsara) của Hindu giáo, người Ấn Độ cho rằng cuộc đời hiện
tại của mình chỉ là mắt khâu gần nhất trong một chuỗi xích dài những cuộc đời kế tiếp
nhau vô hạn, từ quá khứ đến hiện tại và tới tương lai. Vậy nên, nếu cái chết trên chiến
trận đối với người anh hùng Hy Lạp là để đạt tới tuyệt đích vinh quang lưu danh cho
hậu thế thì với người chiến binh Ấn Độ là để “mởđược cánh cửa trời” tiếp tục sống
một kiếp khác trong niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Bởi, người Ấn quan niệm cái chết
thuộc phạm trù của cái bất tử. Mahabharata đã lựa chọn những hình ảnh, biểu tượng
sinh động để miêu tả cái chết, thể hiện cảm quan tươi sáng thi vị về một sự giải thoát.
Cái chết được miêu tả như cây rừng trong gió bão bị bật gốc, cán cờ lớn sau ngày hội
vui hay một ngôi sao lạc…; cái chết sống lại trong tâm trí người đọc gợi bao niềm tiếc
nuối, hoặc linh thiêng, huyền thoại như một sự hiển thánh… Với những biểu hiện
phong phú khác thường, cái chết của người anh hùng trong Mahabharata được soi rọi
dưới hai góc nhìn: võ sĩ và tu sĩ, chứa đựng ý nghĩa mỹ học và triết lý nhân sinh. Kỳ
diệu hóa trong miêu tả cái chết vừa để diễn tả vẻ đẹp hùng tráng của người chiến binh
Kshatriya, vừa để ngợi ca nét đẹp tâm linh siêu thoát của người anh hùng Ấn Độ.

You might also like