You are on page 1of 6

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

NHÓM 3
Đề bài: Môn học TTHCM mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi
sinh viên ? Vì sao sinh viên cần phải học tập môn học TTHCM ?

I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên:


Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,
trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò
vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng
hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”; là cái cầu nối giữa các thế
hệ - “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người
phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo
đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Hồ Chí Minh
quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “thanh niên
phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài
chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích
lợi cho xã hội, mà còn hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như
ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”.
Cũng như các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với
tầng lớp thanh niên, sinh viên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những
phẩm chất đạo đức tối cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện.
trong bài nói với Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7 -5 – 1958), những
phẩm chất đó được người tóm tắt trong “sáu cái yêu”: Yêu tổ quốc; Yêu nhân
dân; Yêu Chủ nghĩa xã hội; Yêu lao động; Yêu khoa học và kỷ luật.
Để có những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình
những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác
định rõ nhiệm vụ của mình, “không phải hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích
lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu
chừng nào”. Trong học tập, rèn luyện phải kết hợp lý luận với thực hành, học
tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư
tưởng háo danh, hám lợi. “chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc.
chống thói quên xem thường lao động, nhất là
lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. chống cách sinh hoạt ủy mị. chống
kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học
để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là
thù?...
Người chỉ rõ: “Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc
ta đều là bạn. Bất cứ ai làm gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù.
Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng
bào là bạn. những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là
kẻ thù…Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái,
thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.

1
II, Mặt trái của nền kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực đến thanh
niên:
1, Kinh tế thị trường gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội
Từ ngày nền kinh tế chuyển đổi sang hướng thị trường đến nay, người
giàu tăng nhanh dẫn đến giàu nghèo trong xã hội phân hóa. Bởi sự phát triển
của kinh tế thị trường không hoàn toàn phù hợp với tiền năng, cũng như năng
lực của mỗi người, khả năng của mỗi người cũng khác nhau, có người nắm bắt
được cơ hội và xu thế trở nên giàu có, cũng có người không bắt kịp thời đại
mà dần thụt lùi rồi trở nên nghèo khổ. Dần lâu họ lại càng có ít có cơ hội tiếp
cận và hạn chế đảm bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Từ đó bất
công xã hội cũng từ từ tăng cao bởi nền kinh tế càng phát triển các dịch vụ hay
chi phí xã hội cũng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu đời sống của người giàu.
Trong 1 giờ người giàu nhất có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần số
tiền mà 10% nhóm nghèo nhất chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số
liệu thống kê cũng cho thấy nếu năm 1993, chênh lệch giữa nhóm 20% dân số
giàu nhất so với 20% dân số nhóm nghèo nhất chỉ khoảng 4,4 lần thì đến năm
2016 đã tăng lên 10 lần. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số tương đối, thực tế
có thể cao hơn nhiều vì thu nhập của người giàu đang rất khó đo đếm được.
Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thật vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo đã thoát
nghèo nhưng nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70,5-80%).
2, Kinh tế thị trường làm xuất hiện các tệ nạn xã hội ở thanh niên
Vì kinh tế thị trường là nền kinh tế hướng đến lợi nhuận là chủ yếu mà
không chú trọng quan tâm đến các vấn đề xã hội, điều này làm gia tăng nhanh
những hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát của pháp luật, các tệ nạn diễn ra tràn
lan và ngày một phổ biến, tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí,
hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Môi trường đạo
đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng
hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm
tin của một bộ phận công chúng. Trong những năm gần đây tình hình tội
phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên đang có xu hướng gia tăng. Tình
trạng phạm tội có tổ chức, tụ tập nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê,
chém mướn, sử dụng ma túy, cờ bạc, … Khảo sát năm 2010 của vụ văn hóa,
ban tư tưởng của trung ương cho thấy có 13 biểu hiện chưa tốt của học sinh,
sinh viên. Thống kê năm 2012 có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, năm
2014-2015 tăng lên 800, bên cạnh còn có 8000 vụ vi phạm hình sự. Tình trạng
học sinh, sinh viên bỏ học, sống lang thang, gây rối trật tự gia tăng đến nay lên
tới 20.000 đối tượng.
3, Bóc lột quá sức sức lao động của con người và tài nguyên thiên nhiên dẫn
đến ô nhiễm mỗi trường
Từ thực tiễn của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam còn được
thể hiện qua tình trạng bóc lột sức lao động, bấp chấp lợi ích cửa người lao

2
động. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa vì đây là nền
kinh tế hướng đến lợi nhuận, vì lợi nhuận nên làm tất cả. Một quan điểm khó
có thể chấp nhận là: Sức lao động trở thành hàng hóa hay nói cách khác vì để
thu lại được lợi nhuận cao hơn các đối tượng lao động phải làm quá nhiều việc
mà vượt quá số tiền mà họ nhận được. Bên cạnh đó họ còn có thể lạm dụng
tài nguyên của xã hội, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường
sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo.
Lượng chất thải (nước thải, khí thải) xả vào môi trường làm ô nhiễm môi
trường nước (đối với nước thải) và ô nhiễm không khí (đối với khí thải) làm
cho Trái Đất nóng dần lên, thủng tầng ozone gây hại đến sức khỏe con người
và các loài động thực vật trên Trái Đất
Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất
trên thế giới. Gần đây còn xảy ra các sự việc như nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà
máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp,
di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, hay vụ việc Công ty,
Vedan cán bộ của Công ty Vedan thừa nhận rằng hệ thống đường ống được
lắp đặt để xả chất lỏng nguy hại ra sông Thị Vải đã được vận hành suốt 14 năm
gây nên một mức ô nhiễm độc hại rất lớn.
4, Phá hoại bản sắc văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và xây dựng hệ thống giáo dục mới
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Nền kinh tế hướng đến lợi
nhuận càng phát triển con người càng xem nhẹ các giá trị tinh thần, nền văn
hóa của dân tộc. Khi nền kinh tế muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới đồng
nghĩa với việc văn hóa của mỗi quốc gia cũng sẽ có những đổi mới phù hợp với
văn hóa thế giới. Tuy nhiên bản sắc văn hoá là những yếu tố văn hoá đặc
trưng cho từng cấp độ chủ thể văn hoá. Nó được coi là cốt lõi của triết lý phát
triển ở mỗi cộng đồng dân tộc nên vẫn cần phải giữ gìn và phát huy.
Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi
nhẹ những giá trị truyền thống như “tệ sùng bái” nước ngoài, họ không thích
hoặc thờ ơ với các bản nhạc, bài ca cách mạng, không quan tâm đến các hình
thức nghệ thuật, các dòng dân ca truyền thống. Cùng với sự phát triển của các
phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày, hàng giờ, trên các mạng thông tin
toàn cầu liên tục truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù
hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Chính điều này đã góp phần hình thành
ở một bộ phận thanh, thiếu niên lối sống buông thả, bạo lực, tình dục,… xa lạ,
trái ngược với những giá trị nhân văn lâu đời của dân tộc, những giá trị đã tạo
nên bản sắc văn hóa và đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Chạy
theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan
hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân văn
kiểu “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ
cỏ”… vốn là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của nền văn hóa

3
làng xã Việt Nam đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay đang bị mai một, mờ
nhạt dần. Đây thực sự là những tín hiệu “báo động đỏ” trong đời sống đạo
đức ở nước ta hiện nay.
5, Lối sống “tiền trao cháo múc” trong xã hội, coi trọng các giá trị vật chất và
coi nhẹ các giá trị tinh thần
Kinh tế thị trường phát triển đồng nghĩa với xuất hiện nhiều hơn
khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hay nguy cơ “thương mại hóa”
(cái gì có tiền mới làm, cái gì không có tiền, dù cần cũng không làm). Kinh tế thị
trường cũng đã kéo theo lối sống “tiền trao cháo múc”. Đã có không ít hiện
tượng: từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị
vật chất kinh tế. Từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực
(hy sinh vì tập thể, vì cộng đồng) là đạo đức cao nhất, sang tuyệt đối hóa con
người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý
tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá;
tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi
tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người.
Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành
nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà
những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả,
mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền… chúng ta đấu tranh,
ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo
lắng của xã hội. Chính điều này đã làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân
dân, nhất là tầng lớp thanh niên có tâm lý coi trọng các giá trị vật chất, xem
nhẹ các giá trị tinh thần và dẫn đến sự hình thành lối sống hưởng thụ, thực
dụng, xa hoa lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất
truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
III, Thực trạng đạo đức và lối sống của thanh niên hiện nay :
* Tích cực:
 Họ là những con người năng động, sáng tạo; là người tiên phong trong
mọi cuộc cải cách, dổi mới về kinh tế - xã hội. Làm mới mình cho phù hợp
với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
 Không ngừng học tập, trao dồi kiến thức mới ở mọi lúc, mọi nơi. Không
những lĩnh hội tri thức của nhân loại, thanh niên còn tiếp thu những cái
hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội.
 Là những người tự tin, táo bạo; dám nghĩ dám làm, dám chịu thử thách.
Các ý tưởng độc đáo nhất không bao giờ chịu nằm im trong suy nghĩ của
họ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất
bại, song họ không hề từ bỏ.
 Có phong cách sống độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập.

4
 Luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc – truyền thống
hiếu học. Là những người ham học hỏi, ham hiểu biết; khao khát khám
phá những chân trời mới và say mê với những điều mới lạ.
 Siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó.

* Hạn chế:
 Sống thiếu lí tưởng, niềm tin, không có định hướng rõ ràng. Họ chỉ sống và
học tập để đạt được mục đích cá nhân nào đó.
 Sống hờ hững với những gì đang diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm
“ nước đến chân mới nhảy”, sống theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị cám dỗ
bởi vật chất; vô kỉ luật, mất trật tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống tiêu
dùng và có những biểu hiện xem nhẹ giá trị truyền thống.
 Có cái nhìn sai lầm về giá trị cuộc sống. Nhiều thanh niên lấy giá trị đông
tiền ra làm thước đo cuộc sống. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân mà bất
chấp tất cả ( luật pháp, gia đình,...); chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt mà
bỏ qua lợi ích tập thể thậm chí chà đạp lên lợi ích của người khác.
 Dễ dàng sa ngã vào các tệ nạn xã hội ( rượu chè, cờ bạc, ma túy, trộm
cắp,...), ăn chơi sa đọa và thuận lợi cho các đối tượng xấu lợi dụng, mua
chuộc.

IV, Môn học TTHCM sẽ trang bị cho thanh niên những bài học quý giá trước
tác động của nền kinh tế hiện nay:
1, Việc học tập môn TTHCM góp phần nâng cao năng lực tư duy tự luận.
Với ý nghĩa cùng với CNML làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của của Đảng và CMVN, TTHCM là những phương hướng
về lý luận và thực tiễn hành động cho những người Việt Nam yêu nước.
Môn học TTHCM góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về
hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc cách mạng Việt Nam. Từ đó hình thành
năng lực làm việc, niềm tin, tình cảm CM, góp phần củng cố cho sinh viên lập
trường quan điểm CM trên nền tảng CNML và TTHCM; kiên định mục tiêu độc
lập DT gắn liền với CNXH. Tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan
điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của CNML và TTHCM, đường lối chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết vận dụng TTHCM vào giải
quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
2, Việc học TTHCM còn giúp sinh viên giáo dục và thực hành đạo đức cách
mạng củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm CM, bồi
dưỡng lòng YN.
Qua việc nghiên cứu môn học TTHCM, sinh viên có điều kiện hiểu biết
sâu sắc và toàn diện về cuộc sống, sự nghiệp của Bác Hồ - 1 vị lãnh tụ của
Đảng, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ kiên cường đấu
tranh vì độc lập, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tiến bộ giữa các dân tộc trên
thế giới.

5
SV nghiên cứu môn học TTHCM sẽ có điều kiện tốt để thực hành đạo
đức CM, chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm, để lập thân, lập nghiệp
và sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều thiện, ghét và tránh làm
những điều xấu, điều ác, nâng cao lòng tự hào về đất nước VN, về chế độ
chính trị XHCN HCM và Đảng CSVN, nguyện sống, chiến đấu và học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại.

Thông qua việc nghiên cứu môn học TTHCM, sinh viên sẽ nâng cao bản
lĩnh chính trị kiên định ý thức và trách nhiệm công dân của nước CHXHCNVN,
thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách HCM hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.

3, Thứ ba, học TTHCM giúp sinh viên xây dựng, rèn luyện phương pháp và
phong cách công tác.

Qua nghiên cứu môn học TTHCM, người học có điều kiện vận dụng tốt
hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu và học tập vào việc xây dựng
phương pháp học tập tu dưỡng rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng người từng địa bàn. Người học có thể vận dụng xây dựng phong cách tư
duy, diễn đạt, làm việc và ứng cử theo phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn
biến”.

Việc học tập tư tưởng HCM giúp sinh viên nâng cao lòng tự hào về
Người, về Đảng Cộng Sản, về tổ quốc Việt Nam, tự nguyện sống chiến đấu lao
động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Trên cơ sở kiến thức đã được
học sinh viên vận dụng vào cuộc sống tu dưỡng rèn luyện bản thân đóng góp
vào sự nghiệp CM mà HCM và Đảng ta đã lựa chọn.

You might also like