You are on page 1of 27

Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ


Bài 2.1:
Một công ty đa quốc gia dự định tổ chức một buổi hoà nhạc theo yêu cầu của nhân viên
nhằm giao lưu và gắn kết các thành viên trong toàn công ty. Mọi chi phí tổ chức buổi
hoà nhạc sẽ được chia đều cho số lượng nhân viên tham gia. Trong đó, chi phí thuê ban
nhạc biểu diễn trong suốt buổi hoà nhạc là 40.000.000 đồng.
a. Giả sử có 500 người tham gia buổi hoà nhạc. Tổng chi phí thuê ban nhạc là bao
nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc mà mỗi sinh viên tham gia buổi hoà nhạc phải chịu
là bao nhiêu?Chi phí thuê ban nhạc là loại chi phí gì?
b. Giả sử mọi chi phí tổ chức buổi hoà nhạc sẽ được chia đều cho số lượng nhân
viên tham gia. Ban nhạc sẽ được trả 200.000 đồng cho mỗi nhân viên tham gia
buổi hoà nhạc. Buổi hoà nhạc có 2.000 người tham gia. Tổng chi phí thuê ban
nhạc là bao nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc mà mỗi nhân viên tham gia phải chịu là
bao nhiêu?Chi phí thuê ban nhạc là loại chi phí gì?
c. Giả sử mọi chi phí tổ chức buổi hoà nhạc sẽ được chia đều cho số lượng nhân
viên tham gia. Trong đó, chi phí thuê ban nhạc biểu diễn trong suốt buổi hoà
nhạc là 40.000.000 đồng. Ngoài ra, ban nhạc sẽ được trả thêm 200.000 đồng cho
mỗi nhân viên tham gia buổi lễ. Buổi hoà nhạc có 1.000 người tham gia. Tổng chi
phí thuê ban nhạc là bao nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc mà mỗi sinh viên tham gia
buổi hoà nhạc phải chịu là bao nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc là loại chi phí gì?
Bài 2.2:
Công ty quảng cáo Hoàng Quân đang thực hiện một dự án quảng cáo với hình thức
phỏng vấn nhóm để lấy ý kiến của họ về một loại sản phẩm sắp được tung ra thị trường.
Mỗi nhóm sẽ có 08 người và mỗi người sẽ được trả thù lao 900.000 đồng. Các nhóm
này sẽ được phỏng vấn tại sảnh của một khách sạn và mỗi nhóm sẽ được phỏng vấn bởi
một chuyên gia được thuê với chi phí 3.000.000 đồng/nhóm phỏng vấn. Với số lượng
nhóm được phỏng vấn là đối tượng chịu chi phí và là mức độ hoạt động, bạn hãy:
­ Phân loại những chi phí bên dưới theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
­ Phân loại những chi phí bên dưới theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.
Chi phí Trực tiếp/gián Biến phí/định
tiếp phí
Chi phí thù lao trả cho mỗi người
trong nhóm phỏng vấn
Phí đăng ký thường niên Hoàng Quân
trả để đăng ký tạp chí

1
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Chi phí điện thoại sử dụng bởi nhân


viên của Hoàng Quân để gọi cho mỗi
thành viên của nhóm phỏng vấn
Chi phí ăn trưa tại khách sạn cho tất
cả thành viên các nhóm
Chi phí băng ghi hình sử dụng để
quay lại quá trình phỏng vấn
Bài 2.3:
Hãy sắp xếp các loại chi phí dưới đây theo loại chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
+ Khấu hao xe hơi của bộ phận bán hàng
+ Tiền thuê trang thiết bị sử dụng trong phân xưởng.
+ Dầu nhờn để bảo trì máy móc thiết bị.
+ Tiền lương trả cho nhân viên kho bán hàng.
+ Lương giám sát phân xưởng
+ Nguyên liệu dùng để đóng gói thành phẩm gởi bằng đường thủy.
+ Chi phí bảo hiểm cho công nhân trong phân xưởng.
+ Khấu hao nhà xưởng.
+ Khấu hao xe hơi của Hội đồng Quản trị và Ban Giám Đốc.
+ Tiền lương của nhân viên tiếp thị.
+ Tiền thuê phòng tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm.
Bài 2.4:
Tại một nhà máy sản xuất xe hơi, trong kỳ sản xuất hai loại xe hơi là C và G. Dây chuyền
lắp ráp riêng biệt được sử dụng cho từng loại xe.
­ Chi phí lốp xe được sử dụng cho xe G.
­ Mức lương của giám đốc quan hệ công chúng của công ty.
­ Hàng năm chi phí tổ chức bữa ăn tối cho các nhà cung cấp của dòng xe C.
­ Lương của kỹ sư giám sát những thay đổi thiết kế trên xe G.
­ Chi phí mua động cơ xe C và vận chuyển từNhật Bản sang California.
­ Chi phí điện cho nhà máy sản xuất hai xe (hóa đơn duy nhất cho toàn bộ nhà
máy).
­ Tiền lương trả cho công nhân dây chuyền lắp ráp mà tạm thời thuê trong các giai
đoạn sản xuất cao điểm (thanh toán trên cơ sởgiờlao động).
­ Chi phí bảo hiểm cháy nổ thường niên cho nhà máy.
Yêu cầu:

2
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

­ Hãy phân loại chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tổng số xe của từng loại
được lắp ráp.
­ Hãy phân loại biến phí hoặc định phí liên quan đến cách tổng số xe của từng loại
được lắp ráp.
Bài 2.5:
Một công ty khai thác khoáng sản sở hữu quyền khai thác khoáng sản cát bãi biển trên
một hòn đảo.Công ty có chi phí phát sinh như sau:
a. Thanh toán cho nhà thầu phụ khai thác với phí 80đ cho mỗi tấn cát biển được
khai thác và trở về bãi biển (sau khi được xử lý trên đất liền để trích xuất ba
khoáng chất: ilmenit, rutil, zircon).
b. Thanh toán cho chính phủ về quyền khai thác và thuế môi trường là 50đ cho mỗi
tấn cát biển được khai thác.
c. Thanh toán cho một nhà điều hành xà lan. Phí được tính như sau: 150.000đ mỗi
tháng để vận chuyển từng lô cát biển, khoảng 100 tấn mỗi lô trong một ngày vào
đất liền và sau đó quay trở lại đảo (nguyên tắc như sau: từ 0 đến 100 tấn mỗi
ngày = 150.000đ mỗi tháng; 101-200 tấn mỗi ngày = 300,000đ mỗi tháng, và cứ
như vậy). Mỗi xà lan hoạt động 25 ngày mỗi tháng. Khoản tiền 150.000đ hàng
tháng phải được trả tiền ngay cả nếu ít hơn 100 tấn được vận chuyển vào bất kỳ
ngày nào và thậm chí nếu công ty yêu cầu ít hơn 25 ngày mà xà lancần vận
chuyển trong tháng đó. Công ty hiện đang khai thác 180 tấn cát biển mỗi ngày
cho 25 ngày mỗi tháng.
Yêu cầu:
­ Biến phí trên mỗi tấn cát biển là bao nhiêu? Chi phí cố định mỗi tháng là bao
nhiêu?
­ Chi phí đơn vị cho mỗi tấn cát biển được khai thác là bao nhiêu nếu (a) 180 tấn
được khai thác mỗi ngày và (b) nếu 220 tấn được khai thác mỗi ngày? Giải thích
sự khác biệt trong về chi phí đơn vị ở các trường hợp.
Bài 2.6:

3
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Công ty Bình An theo dõi và tập hợp chi phí bảo trì máy móc sản xuất và số giờ máy
móc sử dụng trong 6 tháng đầu năm như sau:

Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu để thiết lập công thức ước tính chi phí bảo trì
máy móc của công ty.
2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới tổng số giờ máy sử dụng là 7.500 giờ thì chi phí bảo
trì máy móc ước tính là bao nhiêu?

4
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

CHƯƠNG 3
Bài 3.1:Tính giá thành theo phương pháp giản đơn, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
theo phương pháp 50% chi phí chế biến:
I/ Chi phí dở dang đầu kỳ
Khoản Sản phẩm A Sản phẩm B
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000 80.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 18.000.000 27.000.000
- Chi phí sản xuất chung 45.000.000 85.000.000
II/ Chi phí sản xuất phát sinh
Khoản Sản phẩm A Sản phẩm B
1/ Chi phí nguyên vật liệu trực 400.000.000 500.000.000
tiếp
2/ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Tiền lương 100.000.000 150.000.000
+ Trích theo lương 22.000.000 33.000.000
3/ Chi phí sản xuất chung
+ Tiền mặt 33.000.000(*) 45.100.000(*)
+ Chưa thanh toán 50.000.000 80.000.000
+ Khấu hao tài sản cố định 58.000.000 35.000.000
+ Công cụ dụng cụ 12.000.000 15.000.000
Ghi chú : (*)Chi phí bằng tiền mặt là giá thanh toán đã bao gồm 10% thuế GTGT
III/ Kết quả sản xuất trong tháng:
- Nguyên vật liệu thừa sử dụng không hết nhập kho của sản phẩm A: 500.000, của
sản phẩm B: 400.000
- Nguyên vật liệu thừa sử dụng không hết để lại phân xưởng kỳ sau sản xuất tiếp
của sản phẩm A đầu kỳ 25.000.000, cuối kỳ 15.000.000
- Hoàn thành 160 thành phẩm A nhập kho, còn 40 sản phẩm dở dang . Phế liệu nhập
kho 3.000.000
- Hoàn thành 350 thành phẩm B nhập kho, còn 50 sản phẩm dở dang.
- Chi phí dở dang đánh giá theo 50% chi phí chế biến
Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh - Tính giá thành sản phẩm A,B.
2. Lập phiếu tính giá thành sản phẩm A, B

5
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Bài 3.2: Doanh nghiệp Bình Minh tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
Kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên
I/ CPSX DỞ DANG ĐẦU KỲ
-Sản phẩm A: 12.000.000 ( Vật liệu chính 10.000.000, vật liệu phụ 2.000.000 )
- Sản phẩm B: 5.000.000 ( NVL TT: 3.000.000, NCTT : 1.500.000, SXC : 500.000)
II/ CHI PHÍ PHÁT SINH
Chi phí NVL chính Vật liệu Tiền Trích Khấu hao Tiền mặt
phụ lương lương TSCĐ
Sản xuất SP A 200.000.000 25.000.00 40.000.00 24%
0 0
Sản xuất SP B 150.000.000 14.000.00 60.000.00 24%
0 0
Phân xưởng 13.000.00 20.000.00 24% 25.000.00 30.000.00
SX 0 0 0 0(*)
Ghi chú: (*) Tiền mặt là giá chưa có thuế, thuế GTGT 10%
III/ BÁO CÁO CỦA PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
1. Nguyên vật liệu thừa sử dụng không hết nhập kho của sản phẩm A 2.000.000
2. Nguyên vật liệu chính để tại phân xưởng để lại đầu kỳ của sản phẩm B: 500.000
Nguyên vật liệu chính để lại phân xưởng cuối kỳ của sản phẩm B: 1.200.000
3. Chi phí SXC vượt mức bình thường tính vào giá vốn 2.000.000. Phân bổ chi phí
sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu chính thực tế tiêu hao.
4. Kết quả hoàn thành
- Sản phẩm A hoàn thành 400, dở dang 100 mức 40%. Đánh giá sản phẩm dở
dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Nguyên vật liệu phụ bỏ vào từ từ ,
vật liệu chính bỏ từ đầu)
- Sản phẩm B hoàn thành 800, dở dang 200 mức 60% (Đánh giá Sản phẩm dở
dang theo Z định mức - Nguyên vật liệu bỏ từ đầu quá trình sản xuất )
- Giá thành định mức sản phẩm B
Chi phí Z định mức B
Chi phí NVL 180.000
Chi phí NCTT 100.000
Chi phí SXC 50.000
Tổng 330.000
Yêu cầu:
1. Định khoản – Tính giá thành sản phẩm A, B

6
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

2. Lập phiếu tính giá thành sản phẩm


Bài 3.3: Doanh nghiệp sản xuất Sao Vàng có tài liệu sau
I. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Sản phẩm A : 8.500.000
Sản phẩm B : 5.050.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.Xuất nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm
+ Sản phẩm A : 53.500.000
+ Sản phẩm B : 74.000.000
2. Xuất kho vật liệu phụ để
+ Sản xuất sản phẩm A : 9.350.000
+ Sản xuất sản phẩm B : 5.420.000
+ Phục vụ phân xưởng sản xuất : 5.000.000
+ Phục vụ bán hàng : 2.000.000
3. Tính lương phải trả
+ Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm sản phẩm A : 60.000.000
+ Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm sản phẩm B : 40.000.000
+ Nhân viên quản lý phân xưởng : 13.000.000
+ Nhân viên phân xưởng 2.000.000đ
+ Nhân viên quản lý bán hàng 20.000.000
5. Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
6. Tính khấu hao tài sản cố định
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm ở phân xưởng sản xuất : 12.400.000
- Phục vụ phân xưởng sản xuất : 5.000.000
7. Tính điện nước phải trả nhà cung cấp sử dụng ở bộ phận sản xuất, giá chưa thuế
40.500.000, thuế GTGT 10%
8. Chi phí thanh toán bằng chuyển khoản sử dụng ở phân xưởng sản xuất
10.000.000, thuế GTGT 10%.
9. Mua nguyên vật liệu chính chuyển thẳng cho sản xuất sản phẩm A không qua
kho 40.000.000, thuế GTGT 10%. Khoản giảm giá doanh nghiệp được hưởng
3.000.000, thuế GTGT 10% tiền chưa thanh toán.
10. Nhận báo hỏng một công cụ dụng cụ ở PX trị giá 5.000.000 lọai phân bổ 5 tháng,
giá trị thu hồi bằng phế liệu nhập kho 500.000đ
11. Bộ phận sản xuất báo cáo nguyên vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho
+ Sản phẩm A : 500.000
+ Sản phẩm B : 250.000
7
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ :


+ Sản phẩm A : 8.000.000
+ Sản phẩm B : 5.250.000
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, B theo tiền lương công nhân sản
xuất
- Trong kỳ sản xuất được 1.000 sản phẩm A và 2.000 sản phẩm B nhập kho.
- Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho của sản phẩm A : 300.000đ, của sản phẩm B
400.000đ
- Chi phí vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu tính vào giá vốn hàng bán của sản
phẩm A : 100.000đ, sản phẩm B : 200.000đ
Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung cho từng sản phẩm
Bài 3.4: Công ty Mặt Trời hạch toán thường xuyên hàng tồn kho.
Trên cùng một qui trình công nghệ tạo ra 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng 12/2005
có các tài liệu sau:
Số dư đầu kỳ trên tài khoản 154:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 23.570.000đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 7.839.000đ
- Chi phí sản xuất chung : 13.844.000đ
Các khoản chi phí được tập hợp trong bảng sau: (Đvt: đồng)

Nơi sử dụng Phân xưởng sản xuất


Chi phí Sản xuất sản phẩm Quản lý phân xưởng
152 VLC 47.000.000đ
152 VLP 2.600.000đ 5.300.000đ
152 NL 4.310.000đ 1.750.000đ
152 PT 90.000đ
334 16.500.000đ 4.200.000đ
338 Tính vào chi phí Tính vào chi phí
153 1.240.000đ
214 14.684.000đ
331 1.500.000đ
111 190.000đ

8
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Kết quả sản xuất:


- Sản phầm hoàn thành nhập kho: 9.460 sp A, 650 sp B
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ:
o 8.650 sp A mức độ hoàn thành 60%
o 100 sp B mức độ hoàn thành 50%
- Cuối kỳ kiểm kê vật liệu chính dùng không hết để lại phân xưởng 840.000đ
- Giá thành kế hoạch của từng sản phẩm:
o Sản phẩm A: 8.800 đ/sp
o Sản phẩm B: 12.320 đ/sp
Yêu cầu: Định khoản và tính giá thành sản phẩm A, B của Công ty theo phương pháp hệ
số
Bài 3.5: Công ty Huy Anh hạch toán thường xuyên hàng tồn kho, trong kỳ sản xuất sản
phẩm A với qui trình công nghệ đơn giản, chi phí sản xuất được tập hợp theo sản
phẩm. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất vật liệu chính để trực tiếp sản xuất sản phẩm theo giá thực tế 80.800.000đ
2. Xuất vật liệu phụ để trực tiếp sản xuất sản phẩm theo giá thực tế 2.060.000đ,
quản lý phân xưởng 103.000đ và sửa chữa lớn 309.000đ
3. Xuất nhiên liệu theo giá thực tế cho quản lý phân xưởng 204.000đ và sửa chữa
lớn 51.000đ
4. Xuất phụ tùng thay thế giá thực tế cho bộ phận sửa chữa lớn 5.880.000đ
5. Xuất công cụ dụng cụ giá thực tế cho phân xưởng sản xuất 396.000đ , bộ phận
sửa chữa lớn 49.500đ
6. Tiền điện phải trả cho người cung cấp trong tháng ở phân xưởng sản xuất
5.000.000, bộ phận sửa chữa lớn 220.500đ
7. Chi tiền mặt mua đồ bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất sử dụng 1.800.000
đ kế toán phân bổ trong 4 tháng, kể từ tháng này
8. Chi tiền gởi ngân hàng trả chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại phân xưởng
sản xuất 600.000đ
9. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân sản xuất 40.000.000đ, nhân
viên quản lý phân xưởng 2.000.000đ, bộ phân sửa chữa lớn 1.000.000đ.
10. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp
được trích theo tỷ lệ qui định.
11. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng ở phân xưởng sản xuất 18.000.000đ, bộ phận
sửa chữa lớn 700.000đ
12. Xuất vật liệu chính giá thực tế để sản xuất sản phẩm 5.050.000đ
13. Trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân sản xuất 400.000đ
9
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

14. Bộ phận sửa chữa lớn TSCĐ sửa chữa cho phân xưởng sản xuất đã hoàn thành và
bàn giao, chi phí sửa chữa lớn được phân bổ trong 10 tháng, kể từ tháng này (tài
sản sửa chữa lớn ngoài kế hoạch)
15. Chi phí khác tại phân xưởng sản xuất đã chi bằng tiền mặt 1.600.000đ
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan
2. Tính giá thành sản phẩm của công ty và ghi nhập kho thành phẩm biết rằng sản
phẩm dở dang được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính:
- Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ (chi phí vật liệu chính): 3.500.000đ
- Cuối kỳ sản xuất được 9.600 thành phẩm, không nhập kho mà chuyển gởi bán đại
lý và 400 sp dở dang, biết chi phí vật liệu chính bỏ từ đầu quá trình sản xuất
Bài 3.6:Công ty Thành Tâm sản xuất sản phẩm A. Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên hàng tồn kho. Số dư đầu tháng trên tài khoản 154 là: 947.640đ, trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 704.100
- Chi phí nhân công trực tiếp : 107.100
- Chi phí sản xuất chung : 136.440
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới sản xuất sản phẩm này
như sau:
1. Xuất vật liệu chính giá thực tế để sản xuất sản phẩm 45.000.000đ
2. Xuất vật liệu phụ giá thực tế để sản xuất sản phẩm 2.000.000đ, quản lý phân
xưởng 200.000đ
3. Xuất nhiên liệu giá thực tế cho quản lý phân xưởng 100.000đ và cho sản xuất sản
phẩm 674.700đ
4. Xuất công cụ cho quản lý phân xưởng 1.200.000đ , phân bổ dần trong 8 tháng,
kể từ tháng này
5. Tiền điện công ty phải trả trong tháng cho người cung cấp ở phân xưởng sản
xuất 1.075.800đ
6. Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất trả bằng
tiền mặt là 200.000đ
7. Công ty mua một số đồ bảo hộ lao động dùng ở phân xưởng trả bằng tiền gởi
ngân hàng 500.000đ
8. Trích trước chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị ở phân xưởng sản xuất
2.000.000đ
9. Trích khấu hao máy móc thiết bị ở phân xưởng 8.000.000đ, tài sản cố định khác
ở phân xưởng 1.000.000đ
10. Phân xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 50%, trị
10
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

giá xuất kho ban đầu là 1.800.000đ, thu hồi phế liệu nhập kho trị giá 80.000
11. Tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân sản xuất sản phẩm 9.000.000đ,
nhân viên quản lý phân xưởng 1.050.000đ
12. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp được
trích theo tỷ lệ qui định.
13. Nhập lại kho vật liệu chính sử dụng không hết là 500.000đ
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan
2. Tính giá thành sản phẩm A của công ty biết rằng
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được bỏ ngay từ đầu của quá trình sản xuất , còn
các chi phí khác bỏ theo quá trình sản xuất
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ là 20 sản phẩm, mức độ hoàn thành 70%.
- Số lượng thành phẩm nhập kho là 1.000 sản phẩm
Bài 3.7: Tại một doanh nghiệp sản xuất tính VAT khấu trừ, kê khai thường xuyên hàng
tồn kho, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đvt: 1.000đ)
1. a. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền, giá mua chưa thuế VAT (chưa thanh toán):
- Vật liệu chính : 200.000
- Vật lệu phụ : 50.000
- Nhiên liệu : 5.000
- Thuế suất GTGT là 10%
b. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt:
- Vật liệu chính : 10.000
- Vật lệu phụ : 2.000
- Nhiên liệu : 500
2. Xuất kho vật liệu chính để trực tiếp sản xuất sản phẩm theo giá thực tế:
- Dùng để sản xuất sản phẩm A: 700.000
- Dùng để sản xuất sản phẩm B: 300.000
3. Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế:
- Để trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 50.000
- Để trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 10.000
- Dùng cho quản lý phân xưởng : 500
- Dùng cho quản lý doanh nghiệp : 400
4. Tiền lương phải trả cho công nhân viên:
- Công nhân sản xuất sản phẩm A : 150.000
- Công nhân sản xuất sản phẩm B : 350.000
- Nhân viên phân xưởng : 90.000
11
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

- Nhân viên quản lý doanh nghiệp : 21.000


- Nhân viên bán hàng : 32.000
5. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định
6. Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 130.000, trong đó:
- Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất : 70.000
- Nhà, kho phân xưởng sản xuất : 40.000
- TSCĐ bộ phận bán hàng : 11.000
- Nhà làm việc, phòng ban : 9.000
7. Chi phí khác chi bằng tiền mặt:
- Cho phân xưởng : 5.000
- Cho bán hàng : 3.000
- Cho công tác quản lý doanh nghiệp : 8.000
8. Xuất kho công cụ, loại phân bổ 1 lần, dùng cho :
- Phân xưởng : 1.300
- Quản lý doanh nghiệp : 2.000
9. Kết chuyển chi phí đề tính giá thành thực tế của 2 loại sản phẩm A và B. Biết
rằng:
- Sản phẩm A: hoàn thành 1.100 sp, còn dở dang 400 sp
- Sản phẩm B: hoàn thành 1.200 sp, còn dở dang 350 sp
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập phiếu tính giá thành sản
phẩm A và B, biết:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương nhân
công trực tiếp sản xuất
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
nguyên vật liệu chính và phụ đều bỏ từ đầu quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp giản đơn
Bài 3.8: Tại một doanh nghiệp sản xuất 2 sản phẩm C và D, áp dụng KKTX, có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: (đvt: 1.000 đ)
- Số dư đầu tháng 1/200X của TK 154:
o Sản phẩm C: 45.000, trong đó:
 Vật liệu chính : 37.000
 Vật liệu phụ : 8.000
o Sản phẩm D: 82.900, trong đó:
 Vật liệu chính : 81.000
 Vật liệu phụ : 1.900
12
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:


1. Tiền lương phải trả trong tháng cho:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm C : 900.000
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm D : 600.000
- Nhân viên phân xưởng : 895.000
2. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định
3. Xuất kho vật liệu chính theo giá thực tế, dùng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm C : 150.000
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm D : 320.000
- Phục vụ ở phân xưởng : 90.000
4. Xuất kho một số công cụ theo giá thực tế dùng cho quản lý phân xưởng là 12.000,
biết công cụ này thuộc loại phân bổ 50%, bắt đầu phân bổ từ kỳ này
5. Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế, dùng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm C : 60.000
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm D : 30.000
- Quản lý phân xưởng : 55.000
6. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng ở phân xưởng sản xuất là 150.000
7. Phân xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2 kỳ,
biết giá trị thực tế xuất kho trước đây là 9.000, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá
500
8. Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho trong tháng, biết
rằng:
- Sản phẩm C: hoàn thành 3.000 sp, còn dở dang 700 sp, mức độ hoàn thành 80%
- Sản phẩm D: hoàn thành 1.800 sp, còn dở dang 200 sp, mức độ hoàn thành 60%
- Cuối kỳ, giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất sản phẩm C sử dụng
không hết nhập lại kho là 2.000 và sản xuất sản phẩm D sử dụng không hết để lại
phân xưởng là 1.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập phiếu tính giá thành sản
phẩm C và D, biết:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công
nhân trực tiếp sản xuất
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
nguyên vật liệu chính từ đầu quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

13
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Bài 3.9: Tại một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, áp dụng KKTX, xuất kho
theo FIFO, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau đây: (đvt:đ)
Số dư đầu tháng 1/200X của:
TK 152 là 92.000.000, trong đó:
o Vật liệu chính : 80.000.000 (8.000 kg)
o Vật liệu phụ : 12.000.000 (1.500 kg)
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Mua 9.000 kg nguyên vật liệu chính nhập kho. Giá mua chưa thuế GTGT
11.000đ/kg, thuế GTGT 10% trả bằng tiền gởi ngân hàng. Chi phí vận chuyển,
bốc dỡ lô hàng này của công ty là 495.000đ trong đó thuế GTGT 10%, đã trả bằng
tiền tạm ứng
2. Mua 2.000 kg nguyên vật liệu phụ nhập kho. Giá mua chưa thuế GTGT 7.500đ/kg,
thuế GTGT 10% chưa thanh toán. Công tác phí của nhân viên thu mua là
420.000đ trong đó thuế GTGT 5%, đã trả bằng tiền tạm ứng
3. Xuất kho vật liệu chính sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 9.000 kg
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 5.000 kg
4. Xuất kho vật liệu phụ sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 1. 800 kg
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 700 kg
- Phục vụ và quản lý sản xuất : 200 kg
5. Mua vật liệu phụ chưa thanh toán 1.000 kg, đơn giá mua 7.600đ/kg, thuế GTGT
10%. Chi phí vận chuyển vật liệu nhập kho trả bằng tiền mặt 150.000đ, thuế
GTGT 10%.
6. Xuất kho vật liệu chính sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 1.000 kg
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 500 kg
7. Xuất kho vật liệu phụ sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 600 kg
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 200 kg
- Phục vụ và quản lý sản xuất : 100 kg
8. Xuất kho một số công cụ dụng cụ trị giá 15.000.000đ dùng cho phân xưởng sản
xuất, loại phân bổ 3 kỳ, bắt đầu từ kỳ này
9. Tiền lương phải thanh toán cho các bộ phận:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sp A : 70.000.000đ
14
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

- Công nhân trực tiếp sản xuất sp B : 30.000.000đ


- Nhân viên quản lý, phục vụ sx : 50.000.000đ
10. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định
11. Khấu hao TSCĐ cho các bộ phận:
- Trực tiếp sản xuất : 18.000.000đ
- Phục vụ, quản lý sản xuất : 12.000.000đ
12. Tiền điện phải thanh toán tại phân xưởng là 12.000.000đ, thuế GTGT 10%
13. Cuối kỳ, doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho 9.000 , dở dang 500 sản
phẩm A, mức độ hoàn thành tương đương 70% và hoàn thành nhập kho 10.000,
dở dang 800 sản phẩm B, mức độ hoàn thành tương đương 60%
Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A và B theo phương pháp giản đơn. Biết:
- Sản phẩm dở dang được đánh giá theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương, vật liệu trực tiếp bỏ từ đầu quá trình sản xuất
- Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
- Không có sản phẩm dở dang đầu tháng
Bài 3.10: Doanh nghiệp có phân xưởng sản xuất 3 loại sản phẩm X, Y, Z. Trong kỳ có các
nghiệp vụ phát sinh
I/ SỐ DƯ ĐẦU KỲ
-TK 1521: 5.000 kgx 42.000
-TK 1522: 1.000 kg x11.000
II/ Trong kỳ
1. Nhập kho 5.000kg Nguyên vật liệu chính, đơn giá 44.000đ/kg gồm 10% GTGT chưa
thanh toán. Chi phí vận chuyển 2.100.000 do bên bán chịu, khi nhập kho phát hiện
thiếu 200kg chưa rõ nguyên nhân
2. Nhập kho 4.000kg Nguyên vật liệu phụ, đơn giá 10.000đ/kg, thuế GTGT 10%, thanh
toán bằng chuyển khoản, chi phí vận chuyển 1.050.000đ gồm 5% GTGT, doanh
nghiệp thanh toán bằng tiền mặt. Do doanh nghiệp mua với số lượng lớn nên được
hưởng chiết khấu thương mại 8% trên giá bán. Doanh nghiệp nhận khoản chiết
khấu này bằng tiền mặt
3. Xuất kho Nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.000kg
4. Xuất 3.000kg Nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 200kg dùng
ở quản lý phân xưởng
5. Phân xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ dụng cụ phân bổ 3 kỳ, trị giá ban đầu
12T, phế liệu bán thu tiền mặt 1 triệu
6. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 50 triệu, quản lý phân xưởng 10 triệu
7. Trích các khoản theo lương
15
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

8. Mua một dây chuyền sản xuất giá mua ghi trên hóa đơn gồm 10% GTGT 649 triệu
chưa thanh toán. Biết tài sản cố định này sử dụng ở phân xưởng sản xuất, tỷ lệ khấu
hao 20%/năm. Chi phí lắp đặt chạy thử:
- Xuất kho 200kg vật liệu phụ sản xuất thử
- Chi phí thuê chuyên gia thanh toán bằng tiền mặt: 5.000.000đ
- Chi phí khác thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 3.000.000đ, GTGT 10%
9. Mức trích khấu hao kỳ trước 22.000.000đ ở phân xưởng
10. Dịch vụ mua ngoài tại phân xưởng chưa thanh toán theo hóa đơn gồm 10% GTGT
19.360.000đ
11. CP khác thanh toán bằng tiền mặt sử dụng tại phân xưởng theo hóa đơn 3.300.000đ
gồm 10% GTGT
12. Kết quả sản xuất thu được 110 sản phẩm X, 130 Y, 123 Z. Số sản phẩm dở dang cuối
kỳ: 30X, 25Y, 37Z. chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 5.400.000đ (Nguyên vật liệu
chính: 5.000.000đ, Nguyên vật liệu phụ: 400.000đ). Doanh nghiệp áp dụng phương
pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo Nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần
vào quá trình sản xuất, tỷ lê hoàn thành tương đương 75%. Doanh nghiệp thu được
920 sản phẩm phụ, giá thành định mức sản phẩm phụ 5.000đ/SP
Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên, lập phiếu tính giá thành liên sản phẩm XYZ. Biết hệ
số tính giá thành của sản phẩm X = 1,1, Y = 1,2 Z = 1. Tính giá xuất kho bình quân cuối
kỳ
Bài 3.11: Tính giá thành theo phương pháp giản đơn – Doanh nghiệp kế toán hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ
- Số dư đầu kỳ các tài khoản:
+ Nguyên vật liệu chính : 2.000 kg x 54.000 đ/ kg
+ Vật liệu phụ: 3.000 m x 20.000
+ Công cụ dụng cụ: 200 chiếc x 25.000đ/ chiếc
- Tài khoản 154: 736.000. trong đó :
+ Nguyên vật liệu trực tiếp: 34.600.000
+ Nhân công trực tiếp: 19.000.000
+ Sản xuất chung: 20.000.000.
Trong tháng 4/200X có các nghiệp vụ phát sinh
1. Mua nguyên vật liệu chính về nhập kho, số lượng 2.500 kg x 57.000đ/kg, thuế
GTGT 10%, tiền chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển 1.000 đ/ kg, thuế GTGT 5%
thanh toán bằng tiền mặt. Nhập kho phát hiện thừa 200 kg bảo quản hộ người bán
2. Tiền điện phải trả cho nhà cung cấp trong tháng sử dụng ở phân xưởng sản xuất :
21.000.000, thuế GTGT 10%.
16
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

3. Mua nguyên vật liệu chính số lượng theo hóa đơn 4.000 kg x 58.000 đ/ kg, thuế
GTGT 10% và vật liệu phụ 1.500m x25.000 đ/ m, thuế GTGT 10% . Tất cả thanh
toán bằng CK. Chi phí vận chuyển 2.000 đ/ kg nguyên vật liệu chính và 1.500 đ/ m
vật liệu phụ, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
4. Mua nguyên vật liệu chính nhập kho, số lượng 2.500 kg x 60.000đ/ kg, thuế GTGT
10% thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền
mặt 1.800đ/ kg, thuế GTGT 5% , khoản giảm giá được hưởng 900.000, thuế GTGT
10% bằng tiền mặt
5. Mua công cụ dụng cụ nhập kho, số lượng 50 cái x 23.000đ/ cái, thuế GTGT
5%.thanh toán bằng tiền mặt. Chiết khấu thương mại được hưởng 400.000 đ bằng
tiền mặt
6. Chuyển một tài sản cố định nguyên giá 25.000.000, hao mòn 40% thành công cụ
dụng cụ sử dụng cho phân xưởng, phần giá trị còn lại tính vào chi phí 10 tháng bắt
đầu từ tháng này
7. Tính lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm 120.000.000, nhân viên phân
xưởng 25.000.000.
8. Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ
9. Chi phí thanh toán bằng tiền mặt ở phân xưởng 2.150.000, thuế GTGT 10%.
10. Tính khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất là 20.000.000.
11. Rút TGNH thanh toán tiền chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ở phân
xưởng sản xuất: 17.000.000 đ, thuế GTGT 10%
12. Báo hỏng công cụ dụng cụ loại phân bổ 5 tháng tại phân xưởng giá xuất kho
12.000.000, phế liệu bán thu bằng tiền mặt 1.200.000đ
13. Mua nhiên liệu, giá mua 2.400.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt.
Nhiên liệu mua về sử dụng ngay cho phân xưởng sản xuất
14. Kết quả kiểm kê cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu chính tồn kho 2.000 kg số còn lại 80% sản xuất sản phẩm 20% phục
vụ phân xưởng, Vật liệu phụ tồn 500 mét, số còn lại phục vụ phân xưởng
+ Công cụ dụng cụ tồn 50 chiếc, số còn lại sử dụng cho phân xưởng loại phân bổ 20
tháng.
+ Thành phẩm hoàn thành 700 sản phẩm nhập kho 300, xuất gởi bán 400 sản phẩm ,
Sản phẩm dở dang 100, mức hoàn thành 60%. Phế liệu thu hồi 3.000.000 nhập kho
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tính giá thành sản phẩm. Đánh giá sản
phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương
Bài 3.12: Doanh nghiệp X sản xuất 2 loại sản phẩm A, B, có tài liệu như sau
I. Số dư đầu kỳ các tài khỏan
17
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Tài khỏan 152: 20.000.000 (100 kg)


-
Tài khoản 153: 5.000.000 (50 cái)
-
Tài khoản 154A: 100.000.000đ (Nguyên vật liệu: 50.000.000, nhân
-
công trực tiếp 30.000.000, sản xuất chung 20.000.000)
- Tài khoản 111.2: 22.000.000 (1.000 USD)
II/ Chi phí phát sinh trong kỳ.
1. Chi ngoại tê ứng trước tiền cho người bán 1.000 USD. Tỷ giá 22.500 đ/ USD.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, số lượng 8.000 kg, giá mua chưa thuế
210.000đ/ kg, thuế GTGT 10% tiền chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển
2.000.000, thuế GTGT 5% thanh toán bằng tiền mặt. Sau đó doanh nghiệp
chuyển khỏan thanh toán nợ cho người bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán
2% trên tổng giá thanh toán .
3. Xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm :
- Sản phẩm A : 5.000 kg
- Sản phẩm B : 2.000 kg
4. Mua một tài sản cố định giá mua 220.000.000, thuế GTGT 5% thanh toán bằng
tiền vay dài hạn. Chi phí lắp đặt gồm :
- Vật liệu: 50 kg
- Công cụ dụng cụ: 10 cái
- Tiền mặt 11.000.000 (cả thuế GTGT 10%)
- Tài sản đã đưa vào sử dụng ngày 15/4/2007. Thời gian sử dụng 5 năm.
Tài sản được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển.
5. Xuất công cụ dụng cụ sử dụng ở phân xưởng lọai phân bổ 3 tháng: 30 cái. Kế
toán phân bổ vào chi phí tháng này
6. Tính tiền lương phải trả công nhân sản xuất
- Sản phẩm A: 130.000.000
- Sản phẩm B: 170.000.000
7. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ vào chi phí
8. Tính khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất. Biết chi phí khấu hao tài
sản cố định phải trích đầu tháng 4.000.000
9. Nhận báo hỏng một dụng cụ sản xuất giá xuất kho 5.000.000, loại phân bổ 5
tháng. Phế liệu bán thu bằng tiền mặt 200.000
10. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ở phân xưởng
- Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần : 10.000.000
- Chi phí thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 13.200.000 gồm thuế GTGT 10%
- Chi phí thanh toán bằng tiền mặt chưa thuế 14.000.000, thuế GTGT 10%
18
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

- Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán : 6.300.000 gồm thuế GTGT 5%
- Tài sản đã đưa vào sử dụng cho phân xưởng kế toán phân bổ vào chi phí 2 năm
bắt đầu từ tháng này.
11. Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ:
- Tiền lương nhân viên phân xưởng : 9.000.000
- BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định vào chi phí
- Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần: 1.000.000
- Chi phí thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 10.000.000
- Chi phí thanh toán bằng tiền mặt: 6.000.000, thuế GTGT 10%
- Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán: 6.300.000 gồm thuế GTGT 5%
12. Nguyên vật liệu thừa để lại phân xưởng đầu tháng của sản phẩm A: 5.000.000,
của sản phẩm B: 10.000.000
13. Nguyên vật liệu thừa sử dụng không hết cuối kỳ nhập kho của A 500.000, để lại
phân xưởng của B 2.000.000
II. Kết quả sản xuất
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, B theo tiền lương công nhân sản
xuất
- Sản phẩm A số lượng sản xuất 1.150 sản phẩm,hoàn thành 900sp nhập kho và
250 sản phẩm chưa hoàn thành, mức độ hoàn thành 40%.
- Sản phẩm B số lượng sản xuất 1.000 sản phẩm , hoàn thành 600 sản phẩm nhập
kho , còn lại 400 sản phẩm dở dang mức hoàn thành 50%.
Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh, xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất
trước
2. Lập bảng tính giá thành sản phẩm A, B biết chi phí dở dang đánh giá theo khối
lượng sản phẩm hoàn thành tương đương..
3. Phản ánh lên sơ đồ tài khoản tính giá thành

19
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

CHƯƠNG 4
Bài 4.1:
Công ty Phát Đạt sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Công ty phân bổ chi phí
sản xuất chung theo số giờ máy.
 Đầu năm 202X, công ty ước tính số giờ máy hoạt động trong năm là 240.000 giờ
máy, Chi phí sản xuất chung ước tính là 4.800.000.000đ.
 Trong tháng 1 năm 202X, công ty tập trung sản xuất đơn hàng yêu cầu với số lượng
là 16.000 sản phẩm. Công ty không có sản phẩm dở dang vào đầu năm và có một số
thông tin chi phí phát sinh như sau:
1. Xuất NVL dùng cho sản xuất trị giá 290.000.000đ, trong đó 20% là NVL gián tiếp.
2. Tiền lương nhân công là 180.000.000đ, trong đó 2/3 là tiền lương của nhân công
trực tiếp.
3. Khấu hao TSCĐ dùng trong nhà máy là 75.000.000đ.
4. Chi phí sản xuất chung khác chi bằng tiền mặt là 62.000.000đ.
 Kết quả sản xuất:
­ Toàn bộ sản phẩm từ đơn hang theo yêu cầu đã được hoàn thành trong kỳ và
nhập kho.
­ Số giờ máy chạy trong tháng 1 là 15.000 giờ.
­ Cuối tháng 1, 12.000 sản phẩm đã được giao cho khách hàng với giá bán 52.000đ.
Yêu cầu:
­ Tính chi phí sản xuất chung đơn vị ước tính và phân bổ chi phí sản xuất chung cho
đơn hang sản xuất.
­ Phản ánh tình hình trên vào sở đồ TK chữ T (TK621, 622, 627 và 154).
­ Tính giá thành đơn hàng hoàn thành trong kỳ.
Bài 4.2:
Công ty Lyn sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Nhà máy có một bộ phận gia
công và một bộ phận lắp ráp. Chi phí sản xuất chung bộ phận gia công phân bổ dựa trên

20
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

giờ máy thực tế, và bộ phận lắp ráp phân bổ dựa trên chi phí nhân công trực tiếp thực
tế). Ngân sách năm 202X cho nhà máy như sau:
Bộ phận gia công Bộ phận lắp ráp
Chi phí sản xuất chung 1.800.000 3.600.000
Chi phí nhân công trực tiếp 1.400.000 2.000.000
Số giờ lao động trực tiếp 100.000 200.000
Số giờ máy 50.000 200.000

Trong năm 202X chi phí liên quan đến công việc 494 như sau:
Bộ phận gia công Bộ phận lắp ráp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45.000 70.000
Chi phí nhân công trực tiếp 14.000 15.000
Số giờ lao động trực tiếp 1.000 1.500
Số giờ máy 2.000 1.000
Vào cuối năm 202X, chi phí sản xuất chung thực tế là 2.100.000 của bộ phận gia công và
3.700.000 của bộ phận lắp ráp. Giả sử rằng 55.000 giờ máy thực tế đã được sử dụng
cho bộ phận gia công và chi phí nhân công trực tiếp thực tế của bộ phận lắp ráp là
2.200.000.
Yêu cầu:
- Tính chi phí sản xuất chung dự toán cho các bộ phận.
- Tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho công việc 494 và tính giá thành cho công
việc 494.
- Vào cuối năm, hãy tính toán chệnh lệch chi phí SXC và xử lý chênh lệch, cho biết
chênh lệch này không trọng yếu.
Bài 4.3:
Công ty chuyên trong lĩnh vực chống thấm sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công
việc. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính.
Trong kỳ có thông tin sau: (đơn vị tính: đồng).
 Chi phí sản xuất chung dự toán vào đầu năm 20X0 là 60.000.000, số giờ lao động
trực tiếp dự toán là 500 giờ lao động trực tiếp.
 Trong năm 202X, có thông tin về chi phí phát sinh để thực hiện các công việc chống
thấm như sau: (đơn vị tính: đồng)
Đối tượng sử dụng NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp
Nhà ông A 5.000.000 3.000.000 (50 giờ lao động)
Nhà ông B 8.000.000 4.000.000 (55 giờ lao động)

21
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Nhà máy C 15.000.000 10.000.000 (120 giờ lao động)


Trường học D 30.000.000 20.000.000 (240 giờ lao động)
Công ty E 20.000.000 15.000.000 (180 giờ lao động)
Chi phí sản xuất chung thực tế cho các công việc trong kỳ gồm: nguyên vật liệu
5.000.000, công cụ dụng cụ 8.000.000, khấu hao 30.000.000, chi bằng tiền mặt
10.000.000.
 Thông tin bổ sung: cuối nămcông việc chống thấm công ty Echưa hoàn, các công việc
còn lại đã hoàn thành.
Yêu cầu:
­ Chi phí chi phí sản xuất chung phân bổ cho các công việc trong năm.
­ Tính giá thành của các công việc hoàn thành.
Vào cuối năm, hãy tính toán chênh lệch chi phí SXC và xử lý chênh lệch theo hai trường
hợp (a) không trọng yếu, (b) trọng yếu
Bài 4.4: Công ty Bảo Việt sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Công ty phân bổ
chi phí sản xuất chung ước tính theo số giờ máy hoạt động.
 Trong tháng 1 năm 20x0, Công ty tập trung sản xuất đơn hàng theo yêu cầu với
số lượng là 15.000 sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất chung ước tính là
600.000.000đ/tháng. Tổng số giờ máy hoạt động của tất cả các công việc là 6.000
giờ, số giờ máy hoạt động của đơn hàng này là 2.000 giờ. Công ty không có sản
phẩm dở dang vào đầu năm và có một số thông tin chi phí sản xuất thực tế phát
sinh liên quan đến đơn hàng này như sau:
 Xuất NVL dùng cho sản xuất trị giá 400.000.000đ, trong đó 20% là NVL
gián tiếp.
 Tiền lương nhân công là 225.000.000đ, trong đó 2/3 là tiền lương của
nhân công trực tiếp sản xuất.
 Khấu hao TSCĐ dùng trong nhà máy là 40.000.000đ.
 Chi phí sản xuất chung khác chi bằng tiền mặt là 20.000.000đ.
 Kết quả sản xuất:
­ Toàn bộ sản phẩm từ đơn hàng theo yêu cầu đã được hoàn thành trong kỳ và
nhập kho.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí sản xuất chung đơn vị ước tính và phân bổ chi phí sản xuất chung
cho đơn hàng sản xuất.
2. Phản ánh tình hình trên vào sở đồ TK chữ T (TK621, 622, 627 và 154).

22
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

3. Tính giá thành đơn hàng hoàn thành trong kỳ.


Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế và ước tính, biết rằng, chênh lệch là
không trọng yếu.
Bài 4.5: Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo
phương pháp trung bình. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 2.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 50% chi
phí chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 40.000
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 38.000
 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 4.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp
và 20% chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 3.000
 Chi phí chuyển đổi: 4.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 90.000
 Chi phí chuyển đổi: 60.000 (Chi phí NCTT là 20.000 và chi phí SXC là
40.000)
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
2. Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
3. Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối
kỳ?
4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?
Bài 4.6: Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo
phương pháp FIFO. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 3.500 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 70% chi
phí chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 10.000

23
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 2.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp
và 40% chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 15.000
 Chi phí chuyển đổi: 20.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 140.000
 Chi phí chuyển đổi: 160.000 (Chi phí NCTT là 100.000 và chi phí SXC là
60.000)
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
2. Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
3. Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối
kỳ?
4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?

Bài 4.7: Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính, sản lượng hoàn thành tương
đương tính theo phương pháp trung bình. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 900 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 40% chi
phí chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 48.000
 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 2.900 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp
và 10% chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 2.000
 Chi phí chuyển đổi: 3.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 110.000
 Chi phí chuyển đổi: 70.000 (Chi phí NCTT là 30.000 và chi phí SXC là
40.000)
 Tỷ lệ CPSXC ước tính là 200đ/giờ máy, số giờ máy thực tế là 250 giờ.

24
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
2. Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
3. Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối
kỳ?
4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?

Bài 4.8: Tại một DN có quy trình công nghệ sản xuất trên cùng một quy trình tạo ra sản
phẩm chính A và sản phẩm phụ X. DN sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo qui trình,
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành
tương đương tính theo phương pháp trung bình. Trong kỳ có tài liệu như sau:
1. Số lượng SPDD đầu kỳ: 30 (CP NVLTT 100%, CP chuyển đổi 40%)
2. Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ: Chi phí NVLTT: 1.000, Chi phí chuyển đổi: 400
3. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Chi phí NVLTT: 15.000; Chi phí NCTT: 7.000;
Chi phí sản xuất chung: 8.000.
4. Số lượng thành phẩm nhập kho 300 SPA. Số lượng SPDD cuối kỳ 50 (100%
NVLTT và CP chuyển đổi 40%). Ngoài ra thu được lô SP phụ X. Giá bán ước tính
là 500, tỷ suất lợi nhuận trên giá bán là 50%. Toàn bộ giá trị SP phụ được trừ vào
CPNVLTT.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
2. Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
3. Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối
kỳ?
4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?

Bài 4.9: Tại một DN có quy trình công nghệ sản xuất trên cùng một quy trình tạo ra sản
phẩm chính A và một số sản phẩm hỏng. DN sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo qui
trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn
thành tương đương tính theo phương pháp trung bình. Trong kỳ có tài liệu như sau:
 Thông tin về sản lượng sản xuất:
 Số SPDD đầu kỳ là 2.000 (100% NVLTT và 50% CP chuyển đổi).
 Số SP hoàn thành 35.000 và 1.000 SP hỏng (SP hỏng trong định mức là 2% số
SPHT tạo ra).
 Số SPDD cuối kỳ là 4.000 (100% NVLTT; 40% CP chuyển đổi).
 Thông tin về chi phí sản xuất:
25
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

 CPSXDD đầu kỳ là: NVLTT là 12.000; NCTT là 8.000 và SXC là 4.000.


 Chi phí sản xuất PSTK: NVLTT là 100.000; CPNCTT 60.000 và SXC 50.000.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương?
2. Tính chi phí đơn vị hoàn thành tương đương?
3. Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối
kỳ?
4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T các tài khoản liên quan?

Bài 4.10:
Tại một doanh nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết
hợp với ước tính. DN sản xuất sản phẩm A, qua hai giai đoạn chế biến liên tục. DN tổ
chức sản xuất gồm 2 phân xưởng ứng với 2 giai đoạn công nghệ chế biến sản phẩm. Chi
phí sản xuất tập hợp theo từng giai đoạn chế biến như sau:
1. Thông tin đầu kỳ:
 Chi phí dở dang đầu kỳ: (đơn vị tính: đồng)
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 (phânxưởng 2)
(phân xưởng 1) BTP GĐ 1 CPGĐ 2
Chi phí NVL chính trực tiếp 6.950.000 ___
Chi phí NVL phụ trực tiếp 997.600 1.790.240
Chi phí nhân công trực tiếp 590.100 476.840
Chi phí sản xuất chung 1.399.300 1.727.800
Tổng cộng 9.937.000 7.971.900 3.994.880
 Sản lượng dở dang đầu kỳ: Giai đoạn 1 là 80, tỷ lệ hoàn thành là 80%; Giai đoạn 2
là 50, tỷ lệ hoàn thành là 30%.
2. Trong kỳ có tình hình như sau:
Yếu tố CP VLC VLP Lương Các Khấu Tiền Phân
khoản hao mặt bổ
trích công
theo cụ
Đối tượng chịu CP lương
PX 1
- SX sản phẩm 100.000 5.000 3.000 600
- Pvụ&Qlý SX 2.000 1.000 200 1.000 300 500
PX 2

26
Kế toán chi phí Nguyễn Thị Phương Dung

- SX sản phẩm 6.000 4.000 800


- Pvụ&Qlý SX 1.500 2.000 400 1.000 200 400
3. Kết quả sản xuất:
­ Phân xưởng 1: sản xuất được 1.450 BTP A1, chuyển sang PX 2: tiếp tục chế biến,
cuối tháng còn 50 sản phẩm dỡ dang, mức độ hoàn thành 40%. Số giờ máy thực
tế 1.500 giờ máy.
­ Phân xưởng 2: nhận BTP PX1 chuyển sang tiếp tục chế biến, trong tháng thu
được 1.500 thành phẩm A cuối tháng còn 20 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn
thành 60%. Vật liệu phụ thừa vào cuối tháng để tại phân xưởng 200.000đ. Số giờ
máy thực tế 1.800 giờ máy.
3. Tài liệu bổ sung:
­ Đơn giá chi phí SXC dự toán cho phân xưởng 1 là 3.000 đ/giờ và phân xưởng 2 là
2.800 đ/giờ. DN phân bổ chi phí sản xuất chung theo giờ máy hoạt động.
­ DN tiêu thụ được 60% số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ.
­ DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Nguyên vật
liệu trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo
quá trình chế biến.
Yêu cầu:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622,
627, 154)
- Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm cho PX1 và 2.
- Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất thực tế và đã phân bổ trong kỳ theo hai trường
hợp: (a) chệnh lệch không trọng yếu; (b) chênh lệch trọng yếu.

27

You might also like