You are on page 1of 4

THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG

BÀI 8: PHÂN TÍCH THỂ TÍCH


I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Xây dựng đường cong chuẩn độ một axit mạnh bằng một bazo mạnh dựa theo bảng:

V NaOH (ml) 0 2 4 6 8 9 9,2 9,4 9,6 9,8 10 11 12 13

pH 0,96 1,14 1,33 1,59 1,98 2,38 2,56 2,73 3,36 7,26 10,56 11,7 11,97 12,01

2. Chuẩn độ axit-bazo với thuốc thử phenolphtalein

- Tráng buret bằng dd NaOH 0,1N sau đó cho từ từ dd NaOH 0,1N vào buret.

- Dùng pipet 10 ml lấy 10 ml dd HCl chưa biết nồng độ cho vào erlen 150ml, thêm10 ml nước
cất và hai giọt phenolphtalein.

- Mở khóa buret nhỏ từ từ dd NaOH xuống erlen, vừa nhỏ vừa lắc nhẹ đến khi dd trong erlen
chuyển sang màu hồng nhạt thì khóa buret. Đọc V NaOH đã dùng.

3. Tiến hành như thí nghiệm 2 và thay phenolphtalein bằng methyl da cam. Màu dung dịch đổi từ
đỏ sang vàng.

4. Tiến hành như thí nghiệm 2 nhưng thay HCl bằng axit acetic. Làm thí nghiệm 2 lần, lần đầu với
phenolphtalein và lần 2 với methyl da cam.

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Thí nghiệm 1: Xác định đường cong chuẩn độ HCl bằng NaOH

Xác định:
Page 1
THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG

+pH điểm tương đương là 7

+Bước nhảy pH : từ pH 3,36 đến pH 10,56

+Chất chỉ thị thích hợp : phenolphthalein

2. Thí nghiệm 2: Chất chỉ thị: Phenolphthalein

Lần Sai số
1 10 10,2 0,1 0,102 0,002

3. Thí nghiệm 3: Chất chỉ thị: Metyl da cam

Lần Sai số

1 10 10 0,1 0,1 0

4.Thí nghiệm 4

Lần Chất chỉ thị

1 Phenol 10 10,2 0,1 0,102


phtalein
2 Methyl da 10 0,5 0,1 0,005
cam

Page 2
THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG

III.TRẢ LỜI CÂU HỎI


1. Khi thay đổi nồng độ HCl và NaOH, đường cong chuẩn độ có thay đổi hay không, tại
sao?
+ Thay đổi nồng độ HCl và NaOH thì đường cong chuẩn độ không thay đổi vì đương lượng phản
ứng của các chất vẫn không thay đổi, chỉ có bước nhảy là thay đổi. Nếu dùng nồng độ nhỏ thì
bước nhảy nhỏ và ngược lại.

2. Việc xác định nồng độ axit HCl trong các thí nghiệm 2 và 3 cho kết quả nào chính xác
hơn, tại sao?

+ Phenol phtalein giúp ta xác định chính xác hơn vì bước nhảy pH của phenol phtalein khoảng từ
8-10. Bước nhảy của metyl orange là 3.1-4.4 mà điểm tương đương của hệ là 7 (do axit mạnh tác
dụng với bazơ mạnh) nên thí nghiệm 2
(Phenol phtalein) sẽ cho kết quả chính xác hơn.

3. Từ kết quả thí nghiệm 4, việc xác định nồng độ dung dịch axit acetic bằng chỉ thị màu
nào chính xác hơn, tại sao?
+ Phenol phtalein giúp ta xác định chính xác hơn vì bước nhảy pH của phenol phtalein khoảng từ
8-10. Bước nhảy của metyl orange là 3.1-4.4 mà điểm tương đương của hệ là >7 (do axit yếu tác
dụng với bazơ mạnh).

4. Trong phép phân tích thể tích nếu đổi vị trí của NaOH và axit thì kết quả có thay đổi
không, tại sao?
+ Trong phép phân tích thể tích nếu đổi vị trí NaOH và axit thỉ kết quả vẫn không thay đổi vì
bản chất phản ứng không thay đổi, vẫn là phản ứng trung hòa.
+ Trong phép phân tích thể tích nếu đổi vị trí NaOH và axit thỉ kết quả vẫn không thay đổi vì bản
chất phản ứng không thay đổi, vẫn là phản ứng trung hòa.

Page 3
THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG

Page 4

You might also like