You are on page 1of 25

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA THỐNG KÊ - TIN HỌC

------

ĐỀ TÀI:

TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY TNHH THỂ THAO SỈ

PHÂN HỆ BÁN HÀNG VÀ MUA NHẬP HÀNG

GVHD: TS. Hoàng Thị Thanh Hà

Thành viên nhóm 1

1. Tô Thái Duy 42K21


2. Bùi Trần Công Thành 43K21
3. Lê Hồ Đạt 43K21
4. Phan Quốc Anh 43K21

1
MỤC LỤC

I. Giới thiệu về.................................................................................................................. 1


1. Tổng quan công ty...............................................................................................1

2. Ngành nghề kinh doanh......................................................................................1

3. Sản phẩm tiêu biểu..............................................................................................2

4. Cơ cấu của công ty..............................................................................................2

II. Giới thiệu ERP - hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp...............................4
1. Tiềm năng ERP...................................................................................................4

2. Định nghĩa ERP..................................................................................................5

3. Các phân hệ trong ERP.......................................................................................6

4. Mục đích sử dụng ERP của doanh nghiệp...........................................................6

5. Phần mềm odoo...................................................................................................7

6. Ưu điểm và hạn chế của ERP..............................................................................8

7. Phân hệ nhóm lựa chọn nghiên cứu.....................................................................9

7.1. Phân hệ mua và nhập hàng...........................................................................9

7.2. Phân hệ bán hàng........................................................................................13

8. Triển khai ERP bằng phần mềm Odoo tại Công ty Thể Thao Sỉ.......................15

8.1. Phân hệ bán hàng:.......................................................................................15

8.2. Phân hệ mua và nhập hàng.........................................................................21

i
I. Giới thiệu về

1. Tổng quan công ty

Thể thao Sỉ (TTS) là công ty hàng đầu ở Việt Nam tập trung phân phối đồ tập luyện
thể dục thể thao (dụng cụ, quần áo, giày dép, phụ kiện), được thành lập vào tháng
10/2016. TTS đang không ngừng cố gắng để phát triển đa dạng thêm mặt hàng và mức
giá cũng như phục vụ được nhiều hơn nữa các shop/cửa hàng thể thao.

Địa chỉ văn phòng: Tầng 5, Tòa nhà CT-IN, 435 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận
Tân Bình, Thành Phố Hồ CHí Minh

 Giá trị cốt lõi:


- Customer first: đặt nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là đầu tiên và trung tâm
trong mọi suy nghĩ và hành động.
- Be bolder: máu lửa & hết mình, liên tục học hỏi & đổi mới, sẵn sàng đương đầu
với thử thách.
- Purse excellence: theo đuổi các tiêu chuẩn cao nhất, luôn thôi thúc tạo ra kết quả
còn tốt hơn nữa, tinh gọn và hiệu quả.
- Responsible: không biện hộ, không đổ lỗi, cùng tập trung vào tìm giải pháp để tạo
ra những thay đổi tích cực.
- Integrity: trung thực, nói là làm, luôn nổ lực hết sức để làm những điều mình nói
sẽ làm.
 Giá trị mà TTS mang tới cho khách hàng:
- Nguồn hàng đa dạng: đầy đủ chủng loại, thương hiệu, mức giá
- Hàng hóa chính hãng chất lượng với mức giá tốt
- Chính sách chiết khấu, đổi trả, giảm giá chéo hấp dẫn
- Thực hiện và quản lý giao dịch dễ dàng, nhanh chóng

2. Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất, Kinh doanh các thiết bị, sản phẩm phụ kiện thể thao

1
3. Sản phẩm tiêu biểu

4. Cơ cấu của công ty

2
 Giám đốc:
- Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý về mọi mặt hoạt động tổ chức,
kinh doanh, kĩ thuật.
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.
- Tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng, kỹ luật các nhân viên theo quy chế đề ra.
- Kí các báo cáo, văn bản, chứng từ, hợp đồng các bộ phận trong công ty trình nên
cần xét duyệt.
 Phó giám đốc:
- Là người đứng sau trợ giúp cho giám đốc, có nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển cụ thể
lĩnh vực do mình nắm giữ.
- Thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc đi vắng và sẽ trực tiếp ban chỉ
thị từ giám đốc tới các bộ phận, giao nhiệm vụ cho các bộ phận và chịu trách
nhiệm về các bộ phận của mình quản lý.
 Bộ phận kế toán:
- Mọi số liệu chứng từ liên quan đến tài chính của công ty do bộ phận này quản lý
xác nhận, giám sát kiểm tra trình duyệt theo vụ việc, hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Hàng năm sẽ thực hiện quyết toán theo định kỳ của công ty.
- Xây dựng kế hoạch tài chính dể giúp ban lãnh đạo chủ động cân đối việc đầu tư
và phát triển kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận phối hợp để tổ chức thanh quyết toán, nghiệm thu các hợp
đồng kinh tế, lên các báo cáo theo đúng yêu cầu của ban giám đốc.

3
 Bộ phận kinh doanh:
- Đây là phòng có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, chuyên môn cao.
- Toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty được bộ phận này thực hiện và chỉ
đạo, tham mưu cho giám đốc để định hướng chiến lược trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại của công ty để đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của công ty, nghiên cứu và
xâm nhập vào các thị trường mới và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty mở
rộng lĩnh vực kinh doanh.
- Điều hành lực lượng sale và quản lý các cửa hàng đại diện
- Mọi phương án kinh doanh phải trình giám đốc phê duyệt để đảm bảo tính khả
thi cao nhất.
- Theo dõi, cập nhật thông tin với khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

II. Giới thiệu ERP - hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

1. Tiềm năng ERP

Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào bán hàng kinh
doanh là việc không thể thiếu nếu như các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững
trên thị trường. Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của các doanh
nghiệp về việc ứng dụng Hệ thống CNTT nào phù hợp với thực tế bán hàng kinh
doanh của bản thân doanh nghiệp. Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp
đã đang triển khai và sử dụng mô hình ERP cho hoạt động quản lý bán hàng kinh
doanh, các lĩnh vực chủ yếu: Marketing, kinh doanh dịch vụ. ERP (Enterprise
resource planning) - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được đánh giá cao
trong việc phát triển khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả và các lĩnh vực có nhiều
tiềm năng.

Vì vậy, việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản lý kinh doanh bán hàng

cho doanh nghiệp là cùng hữu ích; đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã
phát triển hội nhập như hiện nay.

Theo nghiên cứu của Meta Group (Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu Thế
giới Gartner – Hoa Kỳ) đối với 60 công t thì chi phí trung bình cho một dự án ERP

4
bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu USD. Mặc
dù, có thể thấy các dự án ERP rất phức tạp và đắt tiền nhưng nếu được triển khai phù
hợp, một hệ thống ERP có thể giúp cho DN tiết kiệm trung bình hằng năm 1,8 triệu
USD.

Vì vậy, việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản lý kinh doanh bán hàng cho
doanh nghiệp là cùng hữu ích; đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã phát
triển hội nhập như hiện nay.

2. Định nghĩa ERP

ERP (Enterprice Respirce Planning) là hệ thống hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp. Giúp quản trị tài chính nhân sự tiền lương và dịch vụ. Hỗ trợ mua bán hàng
biết được tình trạng tồn kho, sản xuất chăm sóc khách hàng tiếp thị sản phẩm. Doanh
nghiệp có thể phân tích đánh giá thông kê đưa ra dự báo. Tài nguyên từ đó mà hình
thành. Hoạch định là xây dựng các quy trình giải quyết công việc giữa các phòng ban
trong công ty một cách tự động.

Hiệu quả của ERP đối với doanh nghiệp: Thông tin quản trị đáng tin cậy, giúp
giảm lượng hàng tồn kho, chuẩn hóa thông tin nhân sự, tích hợp thông tin đặt hàng
của khách hàng, tăng hiệu suất sản xuất, tăng hiệu quả công việc, loại bỏ các sai sót có
thể xảy ra khi nhiều người cùng nhập liệu…

5
3. Các phân hệ trong ERP

Tùy vào nhu cầu doanh nghiệp, tên và số lượng các phân hệ trong một phần
mềm ERP rất khác nhau, phụ thuộc vào nhà cung cấp phần mềm.

4. Mục đích sử dụng ERP của doanh nghiệp

Kiểm soát thông tin khách hàng: dữ liệu nằm chung ở một nơi nay mọi nhân
viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng. Ngay cả một
ông CEO cũng có thể dễ dàng xem ai mua cái gì ở đâu và bao nhiêu tiền.

Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ: ERP có thể phục vụ
như một công cụ giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc
chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và
nhiều thứ khác.

Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án: ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo
dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ
nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.

Kiểm soát thông tin tài chính: để hiểu được hiệu suất của công ty mình ra sao,
người quản lý sẽ phải tìm hiểu số liệu từ nhiều bộ phận khác nhau, nhiều khi có cái
đúng, có cái sai, có cái theo tiêu chuẩn này, có cái thì theo tiêu chuẩn khác.

Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự: nhờ ERP mà bên nhân sự có thể theo dõi sát sao
giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm là bao nhiêu (để

6
tính lương bổng và các phúc lợi này nọ), ngay cả khi những người nhân viên đó làm
việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau.

5. Phần mềm odoo

Hệ thống Odoo ERP hiện nay được nhắc đến nhiều trong hoạt động quản trị
doanh nghiệp. Minh chứng thực tế khi trên thế giới hiện nay đã có hơn 2 triệu người
tin dùng triển khai giải pháp này vào trong hoạt động doanh nghiệp mình. Tại thị
trường Việt Nam, Odoo ERP chỉ mới được triển khai từ năm 2005 nên khái niệm này
vẫn còn khá xa lạ với nhiều người.

Odoo ERP một giải pháp mã nguồn mở (Open Source) không phải trả phí, cung
cấp cho người dùng những nền tảng để triển khai một hệ thống ERP, phục vụ nhu cầu
quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm công nghệ thông tin.

Hệ thống Odoo ERP có tên trước đó là TinyERP,sau đó là OpenERP và từ


phiên bản 8.0 mới được đổi tên thành Odoo ERP. Odoo được viết bởi Fabien
Pinckaers và các cộng sự dựa trên nền tảng Python 2.7 Javascript, XML, TML5 và cơ
sở dữ liệu PostgresSQL.

Odoo ERP hỗ trợ mô hình Multi – site thuần túy với khá nhiều module chức
năng hỗ trợ các hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp như quản lý quan hệ
khách hàng - CRM, Quản lý nhân sự- HRM, Bán hàng Sale, Kế toán - Accounting,
Kho - Warehouse,…

Không phải trả một khoản phí lớn để xây dựng phần mềm ERP, hệ thống
Odoo ERP mã nguồn mở miễn phí cho phép doanh nghiệp cài đặt hệ thống quản lý
ERP một cách dễ dàng hơn trong khi phạm vi tính năng của giải pháp này rộng gần
như của SAP, Oracle. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chính eo hẹp của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Mô hình hệ thống Odoo ERP được viết theo từng module độc lập, cho phép
doanh nghiệp có thể sử dụng ngay khi hệ thống đang triển khai mà không phải chờ đợi
đến khi giải pháp được xây dựng hoàn thiện mới được sử dụng.

Mô hình hệ thống Odoo ERP cho phép thực hiện một cách tốt nhất các nghiệp
vụ về Quản lý mua bán hàng (Sales - Purchase), quản lý kho (Inventory), sản xuất

7
(Manufacturing), Kế toán (Accounting)…của phần mềm ERP truyền thống. Bên cạnh
đó còn hỗ trợ linh hoạt các thao tác nghiệp vụ front end của các giải pháp phần mềm
chuyên dụng CRM (quản lý khách hàng), e Commerce (thương mại điện tử), POS
(điểm bán hàng), Mobile, HRM (quản lý nhân sự),...và một số công cụ phân tích hoạt
động kinh doanh như Analytics reports, BI Dashboard,…nhờ đó mà người lãnh đạo,
người quản lý doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh
nghiệp mình.

6. Ưu điểm và hạn chế của ERP

 Ưu điểm:
- Giúp kiểm soát thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí nhân công; chi phí lưu kho, quản lí kho; chi phí in ấn tài liệu.
- Gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động xử lý thông tin.
- Gia tăng dịch vụ khách hàng.
- Lợi ích về mặt quản lý : quản trị nguồn lực tốt hơn, gia tăng hiệu quả thực hiện
quản lý ở tất cả các cấp quản lý.
- Lợi ích về mặt chiến lược: hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giúp doanh
nghiệp thực hiện hoạt động thương mại hiệu quả.
- Lợi ích về hạ tầng công nghệ thông tin: giúp doanh nghiệp loại bớt các dữ liệu
riêng lẻ, tách biệt, tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Lợi ích về cung cấp thông tin: cung cấp thông tin cho người sử dụng kịp thời, giúp
người quản lý có nhiều thông tin phong phú, đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp một cách tổng hợp, đầy đủ.
- Giúp hạn chế sai sót khi nhiều người cùng nhập liệu.
- Giúp tạo ra mạng xã hội nội bộ cho doanh nghiệp.
 Hạn chế:
- Chi phí đầu tư cho một gói phần mềm hoàn chỉnh rất cao.
- Tốc độ triển khai chậm, mất nhiều thời gian, công sức.
- Muốn triển khai ERP, doanh nghiệp cần có đủ cán bộ có năng lực, dám chấp nhận
và biết cách thay đổi.
- Rất khó tùy chỉnh ERP cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

8
- Có thể gây ra rủi ro cho cả quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ có nhà cung cấp hệ thống đó mới có thể nâng cấp, bảo trì hay tùy biến hệ
thống.
- Gặp vấn đề với doanh nghiệp mà dữ liệu giữa các phòng ban phải bảo

mật.

7. Phân hệ nhóm lựa chọn nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu hai phân hệ trong ERP:

- Phân hệ quản lý bán hàng.


- Phân hệ mua và nhập hàng

7.1. Phân hệ mua và nhập hàng

 Tiến trình quản lý mua hàng


- Khi nhận yêu cầu mua hàng từ bộ phận kinh doanh, ban giám đốc công ty. Nhân
viên mua hàng sẽ lập phiếu nhu cầu mua hàng với đúng mặt hàng, đúng số lượng
hàng cần đặt mua.
- Cập nhật báo giá nhà cung cấp: Nhân viên mua hàng sẽ gửi yêu cầu báo giá đến
các nhà cung cấp để cập nhật báo giá để ban lãnh đạo chọn nhà cung cấp phù hợp.
- Sau khi chọn nhà cung cấp để giao dịch. Tiến hành tạo đơn đặt hàng theo yêu cầu
mua hàng.

9
- Bộ phận mua hàng sẽ tạo hợp đồng với nhà cung cấp. Hợp đồng cần đúng và đủ,
chính xác thông tin như số lượng, mức giá, thuế…
- Tạo hợp đồng thỏa thuận thành công. Nếu nhà cung cấp yêu cầu cọc tiền, thì bộ
phận mua hàng sẽ tiến hành thông báo đến kế toán đóng tiền cọc và xuất phiếu chi
gửi đến nhà cung cấp.

10
 Tiến trình quản lý nhập hàng
- Tạo phiếu nhận hàng để chuẩn bị cho số lượng hàng hóa từ nhà cung cấp gửi đến
kho. Khi nhận hàng đúng số lượng sẽ in ra gửi cho nhà cung cấp. Sau đó tiến hành
kiểm hàng.
- Tạo phiếu kiểm hàng để tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho theo số
lượng, chất lượng. Những mặt hàng chuẩn theo yêu cầu sẽ được nhập kho, những
hàng không đúng yêu cầu sẽ gửi lại nhà cung cấp.
- Tạo phiếu trả hàng nhà cung cấp. Phiếu trả hàng có chức năng không nhận những
hàng lỗi, hàng không đúng… gửi lại nhà cung cấp để biết số lượng mua và chỉnh
sửa hóa đơn thanh toán.
- Tạo phiếu nhập kho. Sau bước kiểm hàng, những hàng đạt chuẩn yêu cầu sẽ được
nhập vào kho.
- Tạo hóa đơn thanh toán nhà cung cấp sau cùng để xác định số lượng mua từ nhà
cung cấp và thay đổi tiền thanh toán.

11
 Quy trình tổng hệ thống

Chú thích:

A: Hồ sơ kế hoạch đặt hàng

B: Hồ sơ lưu trữ đơn hàng

C: Hợp đồng
12
D: Phiếu nhập hàng

E: Phiếu nhập kho

F: Phiếu xuất trả nhà cung cấp

G: Hồ sơ lưu trữ hóa đơn công nợ nhà cung cấp

H: Hồ sơ lưu trữ hóa đơn trả các nhà cung cấp

 Mô tả theo 3 mức:
- Mô hình Logic: Hệ thống đặt hàng, kiểm tra và trả hàng
- Mô hình vật lý ngoài: Nhà cung cấp sẽ mời chào hàng. Bộ phận quản lý kho hàng
sẽ thông quá kế hoạch nhập hàng, ban lãnh đạo sẽ ký và đưa ra lệch nhập hàng.
Sau đó bộ phận quả lý kho sẽ lâp hợp đồng mua hàng. Sản phẩm sau khi nhập sẽ
được kiểm trả và bộ phận quản lý kho sẽ làm phiếu nhập kho kiếm theo các hóa
đơn liên quan của nhà cung cấp
- Mô hình vật lý trong: Trang bị các máy tính với cấu hình tối thiểu để truy cập được
phần mềm Odoo trên máy chủ. Các nhân viên được hướng đẫn để sữ dụng phần
mềm Odoo để cập nhật các sản phẩm, xuất hóa đơn, xuất báo cáo

7.2. Phân hệ bán hàng

 Quy trình quản lý bán hàng

13
 Mô tả chung:

Theo dõi và ghi nhận thông tin quá trình thực hiện đơn hàng: Quản lý toàn bộ các đơn
báo giá cho khách hàng, tiến trình thanh toán hóa đơn, giao hàng.Lập ra các nhóm bán
hàng theo chỉ tiêu đề ra.Quản lý được hình thức bán hàng, hoạt động khuyến mãi,
chính sách giao hàng.Xây dựng được các chính sách giá rõ ràng.Hỗ trợ việc đổi/ trả
hàng.Tích hợp được với chức năng quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm (về nhà
cung cấp, bảng giá, giá mua, giá bán, thuế,…).Tích hợp được với phân hệ kế toán
phân tích lợi nhuận và các hiệu quả về hoạt động kinh doanh theo tháng, theo quý,
theo năm.Tích hợp đầy đủ với hệ thống xuất hóa đơn.

 Mô tả theo 3 mức:

14
- Mô hình Logic: Hệ thống cung cấp các sản phẩm đang bán, số lượng, đơn giá,
đưa ra báo cáo doanh thu.
- Mô hình vật lý ngoài 1: Tại thời điểm tạo đơn hàng, nhân viên có một bảng báo
giá cho khách hàng tham khảo về giá thành, chất lượng, kích thước. Khách hàng
và nhân viên có thể chốt đơn hàng, lập thông tin đơn hàng.
- Mô hình vật lý ngoài 2: Hệ thống được tin học hóa. Khi có đơn hàng hệ thống có
thể chuyển đơn hàng đến nhà quản trị để duyệt lại, sau đó được gửi đến nhà máy
sản xuất dựa trên thông tin của đơn hàng. Sau khi sản xuất và kiểm tra sản phẩm
được giao đến khách hàng. Hệ thống có khả năng ghi nhận doanh thu nếu như
khách hàng cảm thấy hài long. Hệ thống cho phép lập báo cáo bán hàng.
- Mô hình vật lý trong: Trang bị các máy tính với cấu hình tối thiểu để truy cập
được phần mềm Odoo trên máy chủ. Các nhân viên được hướng đẫn để sữ dụng
phần mềm Odoo để cập nhật các sản phẩm, xuất hóa đơn, xuất báo cáo.

8. Triển khai ERP bằng phần mềm Odoo tại Công ty Thể Thao Sỉ

8.1. Phân hệ bán hàng:

Nhóm chọn mặt hàng là áo thể thao iWin hình thức kinh doanh là offline. Khách hàng
của công ty là các đại lý.

- Tạo khách hàng

15
- Tạo sản phẩm

- Tạo yêu cầu báo giá

16
- Sau khi tạo bảng báo giá, nhóm sẽ gửi bảng báo giá cho khách hàng.

- Giao diện đơn hàng sau khi xác nhận bán cho khách hàng. Vì xác nhận từ giấy báo
giá chuyển qua nên sản phẩm, số lượng, đơn giá chính xác như trên báo giá. Sau
khi tạo đơn hàng, công ty tiến hành tạo hóa đơn bằng cách chọn nút “Tạo hóa
đơn”.

17
- Sau khi tạo hóa đơn, công ty có “Hóa đơn nháp” chưa được xác thực, sau khi kiểm
tra sản phẩm, số lượng, đơn giá, công ty tiến hành xác thực hóa đơn bằng cách
chọn vào nút “Xác nhận”.

18
- Tiến hành thanh toán

- Hình thức thanh toán là chuyển khoản

19
- Sau khi thanh toánh thì công ty sẽ tiến hành giao hàng

- Giao diện sau khi đã xác nhận giao hàng như hình bên dưới

- Báo cáo bán hàng

20
8.1. Phân hệ mua và nhập hàng

- Tạo yêu cầu báo giá NCC

21
- Sau khi tạo danh sách các sản phẩm cần mua để gửi yêu cầu báo giá cũng như giá
mong muốn đến các NCC. Sử dụng nút lệnh SEND RFQ by EMAIL thì hệ thống
sẽ xuất hiện mail tự động chứa file PDF( có thể chỉnh sửa nội dung) để gửi đến
Email của NCC đã lưu trên dữ liệu bao gồm thông tin SĐT, Email( nếu chưa có
sẵn thì sẽ nhập). Và nhấn SEND để gửi đến NCC.

- Các yêu cầu báo giá đến các NCC sẽ được lưu vào hệ thống. Và nếu xác nhận đơn
hàng. Sẽ sử dụng nút Confirm Oder để tiến hành đặt hàng với NCC như yêu cầu
chào giá ban đầu. Hoặc, có thể tạo luôn đơn đặt hàng khi đã có thông tin từ NCC,
thì không cần gửi chào giá đến NCC. Tạo và nhấn Confirm Oder để lập đơn đặt
hàng mua.

22
- Hệ thống sẽ lưu trữ thông tin về các đơn hàng vào một bảng ghi lưu lại đối với
từng đơn hàng hay còn gọi là bảng “lịch sử nhận hàng”. Chức năng này nhằm để
truy cứu trách nhiệm hoặc kiểm nếu có sai sót xảy ra

23

You might also like