You are on page 1of 37

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ERP

1.1 Khái niệm về ERP

Hình 1.1 ERP


ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp). Phần mềm ERP bao gồm các công cụ quản lý quy trình
kinh doanh chiến lược và mạnh mẽ có thể được sử dụng để quản lý thông tin
trong một tổ chức.
Mặc dù ngày nay mọi công ty và tổ chức hoạt động khác nhau, họ đều
phải đối mặt với một thách thức chung: để duy trì cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh ngày nay, họ cần một phương pháp độc lập và hiệu quả
để lưu trữ và truy cập thông tin. Đó là tình huống mà hệ thống ERP có vai
trò quan trọng. Hệ thống ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của một doanh
nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện có thể được truy cập bởi các cá
nhân trong toàn bộ tổ chức.
Với phần mềm ERP hiệu quả có sẵn, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh
nghiệp có thể tự động hóa và đơn giản hóa các công việc hậu bị tẻ nhạt, giúp
người lao động trở nên hiệu quả hơn và thành công trong vai trò của họ và
có cái nhìn trong thời gian thực về công việc bên trong của hoạt động.

1.2 Các phân hệ trong ERP


Hình 1.2 Hệ thống ERP

Một hệ thống ERP đầy đủ sẽ bao gồm các phân hệ sau:

• Kế toán tài chính (Finance)


• Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
• Quản lý mua hàng (Purchase Control)
• Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
• Quản lý dự án (Project Management)
• Quản lý nhân sự (Human Resource Management)
• Quản lý dịch vụ (Service Management)
• Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
• Báo cáo thuế (Tax Reports)
• Báo cáo quản trị (Management Reporting)

1.3 Đặc trưng của phần mềm quản lý ERP


• ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi
thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), mọi công
đoạn và phòng ban chức năng xâu chuỗi thành một quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh có trật tự.

• ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền
sản xuất tự động thay thế sức người.
• ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch
rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ
trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ; kế hoạch sản xuất
kinh doanh phải được lập ra theo định kỳ tuần, tháng, năm.

• ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để
chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ
không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.

1.4 Ưu nhược điểm của phần mềm ERP


1.4.1 Ưu điểm

• Tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Phần mềm ERP là công cụ tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của mỗi
doanh nghiệp. Các phân hệ chức năng của ERP như: quản trị sản xuất; quản
lý chuỗi cung ứng; quản trị nguồn nhân lực (HR); quản lý khách hàng
(CRM); …cho phép người dùng lưu trữ, tìm kiếm và khai thác dữ liệu
nhanh chóng và chính xác; hiệu quả thực hiện công việc tăng đáng kể, tiết
kiệm chi phí cũng như thời gian.
Các yêu cầu của khách hàng được xử lý kịp thời nhờ quy trình tập trung, tự
động và đảm bảo sự tương tác chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan.
• Cải thiện hiệu quả quy trình hoạt động
Hệ thống ERP trong doanh nghiệp sẽ loại bỏ các quy trình thủ công, lặp đi
lặp lại làm tốn thời gian và nhân sự thực hiện.
Ví dụ: ERP giảm bớt giấy tờ hồ sơ; nếu trước đây để tìm một bản báo cáo
hay hồ sơ nhân viên bạn phải tìm kiếm trong đống tài liệu. Thì nay trên hệ
thống ERP họ chỉ cần “click chuột” là có ngay kết quả.
Các thông tin, dữ liệu được quản lý tập trung trên một hệ thống. Tất cả các
cá nhân, bộ phận, phòng/ban cùng làm việc trên một dữ liệu thống nhất và
chính xác. Nhờ đó tránh được tình trạng sai sót, chậm tiến độ công việc do
mỗi người hiểu một kiểu.
• Tăng cường sự hợp tác giữa các nhân viên, phòng ban
Với cách quản lý thủ công truyền thống, các thông tin truyền miệng hoặc
ghi vội ở đâu đó khiến cho người thực hiện cảm thấy mơ hồ khi bắt tay vào
thực hiện. Ngược lại, với sự phân công rõ ràng, chi tiết trên hệ thống ERP.
Mỗi phòng ban, cá nhân dễ dàng biết được mình cần làm gì; phối hợp với ai,
nguồn lực hiện có như thế nào; kế hoạch phát triển sắp tới, …
•Tiết kiệm chi phí
Dựa vào phần mềm, người dùng có thể xây dựng kế hoạch phát triển phù
hợp. Các kế hoạch sản xuất; kinh doanh bán hàng; kế hoạch tiếp thị truyền
thông, nhân sự; …đảm bảo tính chính xác từ số liệu thực tế theo thời gian
thực; cho phép đầu tư vào những hạng mục cần thiết và hợp lý. Ngoài ra,
các chi phí phát sinh do cách làm thủ công trước đây cũng được cắt giảm
hiệu quả; giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa.
• Dữ liệu đáng tin cậy
Với khả năng cập nhật theo thời gian thực, ERP cải thiện độ chính xác và
nhất quán của dữ liệu. Đảm bảo người dùng sử dụng dữ liệu chính xác, an
toàn mà không xảy ra lỗi. Đây là cơ sở quan trọng để thiết lập hệ thống báo
cáo giúp người quản lý đưa ra quyết định đúng đắn.
Dữ liệu trên hệ thống được phân quyền; chỉ những người có thẩm quyền
mới được truy cập và sử dụng dữ liệu; tránh tình trạng thông tin bị tiết lộ khi
chưa chính thức hoặc lộ bí mật kinh doanh, thông tin nhạy cảm, …
• Hệ thống linh hoạt, tùy chỉnh dễ dàng
Một trong những ưu điểm của phần mềm ERP hiện nay chính là sự linh
hoạt; có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp hay tích hợp dễ dàng
các phần mềm đã có giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình hoạt động trên hệ
thống hiện đại, tự động. Triển khai ERP có thể tùy chỉnh theo ý không chỉ
đem lại hiệu quả quản lý cao, tiết kiệm tối đa mà còn hỗ trợ bạn phát triển
bền vững trong những giai đoạn tiếp theo; khi mà doanh nghiệp cần mở
rộng quy mô hoạt động hoặc tăng thêm nhân sự, …

1.4.2 Nhược điểm

• Chi phí triển khai ERP


Có thể thấy, phần mềm ERP hiện nay có nhiều mức giá khác nhau đáp ứng
nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Những công ty, tập đoàn lớn chấp nhận chi
trả một khoản lớn cho hệ thống ERP thiết lập theo quy trình riêng; mỗi phân
hệ chức năng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ. Thông
thường, loại ERP này có giá khá cao nhưng lợi ích mang lại rất tương xứng.
Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý theo ý, dễ dàng mở rộng và tùy
chỉnh khi có bước tiến mới; hơn nữa thông tin, dữ liệu được bảo mật tối đa.
Ngược lại, những công ty quy mô nhỏ, nhu cầu đơn giản và có quy trình gần
như là tương đồng với những công ty khác thì có thể sử dụng phần mềm
ERP đóng gói. Doanh nghiệp đăng ký gói dịch vụ phù hợp và trả tiền sử
dụng theo tháng hoặc năm. Mặc dù định kỳ số tiền bạn phải chi khá thấp
nhưng tính năng là cơ bản; kém linh hoạt và gần như không thể tùy chỉnh,
mở rộng khi bạn mở rộng quy mô hoạt động của mình.
• Hiệu quả khi triển khai ERP phụ thuộc vào nhà cung cấp
Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình triển khai hệ thống ERP trong doanh
nghiệp. Trong đó kinh nghiệm, đội ngũ và sự uy tín của nhà cung cấp phần
mềm chiếm phần lớn.
Mỗi ngành, lĩnh vực có quy trình hoạt động và những điểm riêng trong quản
lý; nếu không thấu hiểu những điều này thì khó có thể tạo nên một hệ thống
ERP tương thích. Đồng nghĩa với việc triển khai thất bại.
Mặt khác, đội ngũ triển khai có kinh nghiệm lâu năm sẽ cung cấp đầy đủ
những thông tin liên quan, tài liệu giải pháp chuyên sâu và xây dựng quy
trình triển khai phù hợp; đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và hạn chế thấp
nhất phát sinh thêm chi phí.
• Hệ thống thiếu linh hoạt
Những phần mềm ERP đóng gói thường hạn chế về mặt tùy chỉnh linh động
theo nhu cầu. Việc bổ sung thêm tính năng hoặc liên kết với các phần mềm
khác gần như là không thể. Khi đó, doanh nghiệp chỉ còn cách xây dựng lại
từ đầu một phần mềm khác thay thế. Như vậy, sẽ mất thời gian và tiền bạc
để tìm kiếm và triển khai một phần mềm mới.
• Khả năng áp dụng, ứng dụng thực tế
Hệ thống có thể khó sử dụng hoặc nhân viên có thể mất một thời gian để
làm quen. Điều này khiến cho hệ thống ERP không phát huy hết mức và ảnh
hưởng đến hiệu suất của toàn công ty. Doanh nghiệp cần thực hiện công tác
truyền thông nội bộ; đào tạo sử dụng… để nhân viên có thể ứng dụng dễ
dàng vào công việc của mình.

1.5 Thực trạng sử dụng ERP trong doanh nghiệp hiện nay
Trên thế giới, ERP đã được ứng dụng rộng rãi nhưng ở Việt Nam gần như
chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu. Cùng Mekong Soft tìm hiểu về thực trạng ứng
dụng CNTT, cụ thể là giải pháp phần mềm ERP trong doanh nghiệp Việt
hiện nay nhé
✓ Hơn 80% doanh nghiệp chưa sử dụng CNTT
Một cuộc điều tra của Viện tin học doanh nghiệp thuộc VCCI về tình hình
ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến
hành đã cho thấy những kết quả rất thất vọng khi hầu hết những kết quả
tổng hợp được đều được dùng những từ như: thấp, yếu, chưa sẵn sàng… khi
nói về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp. Có 1613 doanh nghiệp nhỏ
và vừa gồm nhiều loại hình sở hữu, nhiều ngành sản xuất, kinh doanh ở 6
tỉnh, thành đã trả lời các phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy: có đến
81,87% số doanh nghiệp chưa hoặc không sử dụng dịch vụ công nghệ thông
tin. Trong đó, có tới 45,39% không có nhu cầu nào về sử dụng dịch vụ công
nghệ thông tin, 36,43% số doanh nghiệp được hỏi trả lời chung chung là sẽ
sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin trong thời gian tới. Số doanh nghiệp
thực sự đã sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin chỉ chiếm có 18,13%
tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Đặc biệt, có tới 40,67% doanh nghiệp
“chưa có thói quen sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin”.
✓ Tư duy người đứng đầu doanh nghiệp chưa tha thiết với phần mềm
quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện còn thiếu rất nhiều thứ, từ
tài chính, kỹ thuật đến con người. Chính những điều này đã khiến họ không
quyết tâm đầu tư cho công nghệ thông tin mặc dù đã biết lợi ích to lớn mà
nó mang lại.
Ngoài ra theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng nhất chính là tư
duy của người đứng đầu doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thường xuất phát từ mô hình kinh doanh nhỏ lẻ theo cách kinh doanh
truyền thống, chính vì thế rất ít lãnh đạo doanh nghiệp có được tầm nhìn xa
trong việc đầu tư công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng phần mềm
quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu nói riêng để hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp vẫn tổ chức theo cách
truyển thống với nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban có thể sử dụng
các phần mềm quản lý khác nhau, khi cần chuyển dữ liệu giữa các phòng
ban, người sử dụng phải thực hiện một cách thủ công. Điều này dẫn đến
năng suất làm việc thấp, dữ liệu không đồng bộ, có thể bị thất thoát và khó
kiểm soát về độ tin cậy của các thông tin, dẫn đến nhiều thông tin có thể bị
sai lệch thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau
✓ Khó khăn để tìm ra giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
theo yêu cầu phù hợp
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất lúng túng trong việc
lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.
Họ thiếu thông tin về hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu
cầu, năng lực và cái tâm của nhà tư vấn giải pháp. Thị trường Việt Nam hiện
nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP (trong lẫn ngoài nước). Bản thân
những nhà cung cấp luôn đưa ra được những ưu điểm vượt trội của mình, và
điều này vô hình làm doanh nghiệp hoang mang khi lựa chọn giải pháp ERP
theo yêu cầu. Tìm hiểu ngay: Ứng dụng phần mềm ERP theo yêu cầu, bắt đầu
từ đâu? (https://mekongsoft.com.vn/tintuc/kienthuc-kinh-doanh/mua-phan-
mem-erp-tai-tphcm-bat-dau-tu-dau-a486.html) Rất nhiều doanh nghiệp Việt
hiện nay chỉ mơ hồ rằng “Cần phải tin học hóa doanh nghiệp” hoặc đi theo trào
lưu hội nhập nên sốt sắng trong việc nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp
của mình, nhưng lại chưa thực sự nắm được cốt lõi của vấn đề. Mặc dù sức
mạnh của ERP đối với các doanh nghiệp ngoại là không thể phủ nhận, nhưng
với doanh nghiệp nội địa, việc có tận dụng được tối đa sức mạnh đến từ giải
pháp quản trị doanh nghiệp này hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiêu biểu
là con người, đặc biệt là người lãnh đạo.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÔNG TY THỜI TRANG
GLAMOR
2.1 Giới thiệu công ty Thời trang Glamor
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty thời trang Glamor
Được sáng tạo bởi Công ty CP Thời trang Quốc tế Glamor, ELLY là
thương hiệu phụ kiện thời trang cao cấp hàng đầu Việt Nam với các dòng sản
phẩm chủ đạo gồm túi xách, giày dép, kính mắt, dây lưng dành cho cả nam và
nữ. ELLY hiện đang sở hữu hệ thống hơn 60 showroom cùng kênh TMĐT được
đầu tư bài bản. Là một trong số ít doanh nghiệp về thời trang lọt Top 100
thương hiệu uy tín năm nay. ELLY còn vinh dư ̣ đón nhân c ̣ úp vàng Thương
hiêu nḥ ãn hiêu ṇ ổi tiếng lần thứ VI do Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế, Liên hiệp
Khoa học Doanh nhân tăng.̣
2.1.2 Nổi bật thương mại điện tử của Elly
ELLY đã đầu tư rất mạnh vào các kênh bán hàng online, với phương thức
mua sắm thuận tiện, an toàn và vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo
hành … như khách hàng mua trực tiếp tại showroom ELLY. ELLY cũng là một
trong những thương hiệu có uy tín và doanh thu bán hàng lớn trong ngành hàng
thời trang trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee,
Sendo...và có kênh bán hàng riêng trên website. Từ hình thức TMĐT đã giúp
Elly kiếm về doanh thu gấp 5 lần so với doanh thu tại showroom. 2.1.3 Nổi bật
dịch vụ hậu cần (E-logistics) của Elly
Thời trang ELLY cũng chỉ mới tham gia vào các sàn giao dịch thương
mại điện tử nhưng đã đạt được nhiều thành tựu về số lượng đơn hàng lớn, trong
đợt sale của các sàn TMĐT đã giúp Elly mang về trung bình hơn 1000 đơn
hàng/đợt sale và có được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng về sản phẩm.
Để đạt được số lượng đơn hàng lớn trong nhiều đợt sale như vậy là nhờ vào
dịch vụ hậu cần của Elly đầy chất lượng và tối ưu. Không chỉ là dịch vụ chăm
sóc khách hàng qua các trang thương mại điện tử, Elly còn đảm bảo thời gian
vận chuyển tối ưu, phù hợp với khách hàng. Nhờ vào mô hình Elogistics tân
tiến và tối ưu, Elly ngày một chiếm được niềm tin và sự hài lòng của khách
hàng và đạt được những giải thưởng lớn như đã nêu. Chính vì lý do đó, chúng
em đã tìm hiểu và phân tích thiết kế nghiệp vụ đầu ra của thương hiệu Elly
thuộc công ty thời trang Gramor qua phần 2.2 sau đây.

2.2 Xây dựng biểu đồ chức năng hệ thống mức L0 – L1-L2


2.2.1.Biểu đồ L0
Hình 2. 1: Biểu dồ L0
2.2.2 Biểu đồ L1
Hình 2. 2: Biểu đồ L1

2.2.3 Biểu đồ L2
Hình 2. 3: Biểu đồ L2
2.2.4.Biểu đồ use case tổng quát
Hình 2. 4: Biểu đồ Use Case tổng quát

2.2.5. Chức năng đăng nhập


2.2.5.1 Biểu đồ use case chức năng đăng nhập
Hình 2. 5: Biểu đồ use case đăng nhập
• Đặc tả Use case đăng nhập o Tác nhân: Nhân viên, Chủ cửa hàng o Tên ca sử
dụng: Đăng nhập o Mục đích: Thực hiện đăng nhập/đăng xuất để vào/ra hệ
thống.
2.2.5.2 Biểu đồ hoạt động đăng nhập

Hình 2. 6: Biểu đồ hoạt động đăng nhập


• Mô tả: use case cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống bằng tài
khoản được cấp của mình để sử dụng hệ thống.
• Dòng sự kiện chính:
• Dòng sự kiện khác: không có
• Yêu cầu đặc biệt: không có
• Tiền điều kiện:
- Người dùng phải được cấp tài khoản
- Người dùng chưa đăng nhập tài khoản vào hệ thống
• Hậu điều kiện: Nếu use case thành công thì sẽ được sử dụng hệ thống với
quyền tương ứng. Ngược lại, trạng thái hệ thống sẽ không thay đổi.
• Điểm mở rộng: không có
2.2.5.3 Biểu đồ trình tự đăng nhập

Hình 2. 7: Biểu đồ trình tự đăng nhập


• Mô tả chi tiết biểu đồ trình tự với chức năng đăng nhập:
o Bước 1: Tác nhân cụ thể là nhân viên hoặc quản lý cửa hàng sẽ yêu cầu
đăng nhập tới hệ thống.
o Bước 2: Hệ thống sẽ gọi giao diện đăng nhập và hiển thị giao diện đăng
nhập.
o Bước 3: Hệ thống sẽ yêu cầu tác nhân nhập vào thông tin cần thiết:
- Tên tài khoản(name)
- Mật khẩu của tài khoản(password) o Bước 4: Tác nhân sẽ nhập thông tin
theo yêu cầu của hệ thống.
o Bước 5: Sau đó hệ thống sẽ kiểm tra thông tin đăng nhâp bao gồm tên tài
khoản và mật khẩu.
o Bước 6: Xác nhận lưu vào cơ sở dữ liệu:
- Nếu xác nhận thành công thì hiển thị thông báo “Đăng nhập thành công”
và chuyển vào giao diện chính của chương trình.
- Nếu tác nhân nhập sai 1 trong 2 thông tin trên thì hệ thống sẽ đưa ra
thông báo “Tên tài khoản hoặc mật khẩu nhập không đúng” và yêu cầu tác nhân
thực hiện lại việc nhạp thông tin.
2.2.6 Chức năng quản lí nhà cung cấp
2.2.6.1. Biểu đồ Use case quản lý nhà cung cấp

Hình 2. 8: Biểu đồ Use case quản lý nhà cung cấp


• Đặc tả Use case quản lý nhà cung cấp
o Tác nhân: Chủ cửa hàng, nhân viên quản lý kho o Tên ca sử dụng: Quản
lý nhà cung cấp o Mục đích: Cập nhật thông tin về nhà cung cấp
o Mô tả khái quát: Tác nhân sử dụng use case nhà cung cấp để thực hiện
chức năng thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin của nhà cung cấp và xem thông
tin nhà cung cấp
2.2.6.2 Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp
• Mô tả: use case cho phép quản lý shop thêm, sửa, xóa thông tin sản phẩm.
• Dòng sự kiện chính:
Hình 2. 9: Biểu đồ hoạt động quản lý nhà cung cấp
• Dòng sự kiện khác: không có
• Yêu cầu đặc biệt: không có
• Tiền điều kiện: quản lý shop phải đăng nhập vào hệ thống để use case
thực hiện
• Hậu điều kiện: nếu use case thành công thì thông tin nhà cung cấp sẽ
được thêm, sửa, xóa khỏi hệ thống và danh sách nhà cung cấp sẽ được cập nhật.
Ngược lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
• Điểm mở rộng: không có
2.2.6.3 Biểu đồ trình tự quản lý nhà cung cấp
• Biểu đồ trình tự quản lý nhà cung cấp khi tác nhân đã đăng nhập thành công
Hình 2. 10: Biểu đồ trình tự quản lý nhà cung cấp
• Mô tả chi tiết biểu đồ trình tự với chức năng quản lý nhà cung cấp:
o Bước 1: Tác nhân cụ thể ở đây là Quản lý shop, nhân viên kho hàng sẽ
yêu cầu chọn chức năng quản lý nhà cung cấp của hệ thống. Tác nhân sẽ chọn
một trong những chức năng thêm, sửa, xóa trong quản lý nhà cung cấp. o Bước
2: Hệ thống sẽ gọi giao diện quản lý nhà cung cấp và hiển thị giao diện quản lý
nhà cung cấp.
o Bước 3: Tác nhân sẽ nhập thông tin về nhà cung cấp theo yêu cầu của hệ
thống.
o Bước 4: Thông tin nhập sẽ được gửi đến hệ thống.
o Bước 5: Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin mà tác nhân nhập vào.
Kiểm tra không hợp lệ thì sẽ trở về giao diện quản lý sản phẩm.
O Bước 6: Thông tin của tác nhân nhập vào hợp lệ thì hệ thống cập nhật
thông tin mà tác nhân nhập khi thêm mới một nhà cung cấp, sửa thông tin của
một nhà cung cấp hay xác định xóa một nhà cung cấp vào cơ sở dữ liệu.
o Bước 7: Sau khi cập nhật xong thì sẽ hiển thị thông báo: Thêm mới nhà
cung cấp thành công (Sửa thành công, Xóa thành công).
o Bước 8: Tác nhân muốn yêu cầu tìm kiếm một nhà cung cấp qua từ khóa
(mã hoặc tên nhà cung cấp).
o Bước 9: Hệ thống sẽ gọi giao diện của quản lý nhà cung cấp. o Bước 10:
Tác nhân nhập từ khóa để tìm kiếm nhà cung cấp trong quản lý nhà cung cấp.
o Bước 11: Từ khóa nhập từ tác nhân sẽ gửi tới hệ thống.
o Bước 12: Hệ thống sẽ kiểm tra từ khóa có trong cơ sở dữ liệu. o Bước 13:
Hệ thống kiểm tra có từ khóa trong cơ sở dữ liệu sẽ lấy ra thông tin của nhà
cung cấp qua từ khóa tìm kiếm.
o Bước 14: Sau khi có trong cơ sở dữ liệu hệ thống sẽ hiển thị thông tin nhà
cung cấp mà tác nhân mong muốn tìm kiếm

2.2.7. Chức năng quản lý nhập hàng


2.2.7.1. Biểu đồ Use case quản lý nhập hàng

Hình 2. 11: Biểu đồ Use case quản lý nhập hàng


• Đặc tả Use case quản lý nhân viên o Tác nhân: Chủ cửa hàng, nhân viên kho o
Tên ca sử dụng: Quản lý nhập hàng o Mục đích: Cập nhật thông tin về nhập
hàng
o Mô tả khái quát: Tác nhân sử dụng use case nhập hàng để thực hiện chức năng
thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin của nhập hàng và xem thông tin nhập hàng
2.2.7.2. Biểu đồ hoạt động quản lý nhập hàng
• Mô tả: use case cho phép chủ cửa hàng, nhân viên kho thêm, sửa, xóa
thông tin nhập hàng.
• Dòng sự kiện chính:

Hình 2. 12: Biểu đồ hoạt động quản lý nhập hàng


• Dòng sự kiện khác: không có
• Yêu cầu đặc biệt: không có
• Tiền điều kiện: chủ cửa hàng, nhân viên kho phải đăng nhập vào hệ thống
để use case thực hiện
• Hậu điều kiện: nếu use case thành công thì thông tin nhập hàng sẽ được
thêm, sửa, xóa khỏi hệ thống và danh sách nhập hàng sẽ được cập nhật.
Ngược lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
• Điểm mở rộng: không có
2.2.7.3. Biểu đồ trình tự quản lý nhập hàng
• Biểu đồ trình tự quản lý nhập hàng khi tác nhân đã đăng nhập thành công

Hình 2. 13: Biểu đồ trình tự quản lý nhập hàng


• Mô tả chi tiết biểu đồ trình tự với chức năng quản lý nhân viên:
o Bước 1: Tác nhân cụ thể ở đây là Quản lý shop sẽ yêu cầu chọn chức
năng quản lý nhập hàng của hệ thống. Tác nhân sẽ chọn một trong những chức
năng thêm, sửa, xóa trong quản lý nhập hàng
o Bước 2: Hệ thống sẽ gọi giao diện quản lý nhập hàng và hiển thị giao
diện quản lý nhập hàng.
o Bước 3: Tác nhân sẽ nhập thông tin về nhập hàng theo yêu cầu của hệ
thống.
o Bước 4: Thông tin nhập sẽ được gửi đến hệ thống.
O Bước 5: Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin mà tác nhân nhập vào.
Kiểm tra không hợp lệ thì sẽ trở về giao diện quản lý nhập hàng.
O Bước 6: Thông tin của tác nhân nhập vào hợp lệ thì hệ thống cập nhật
thông tin mà tác nhân nhập khi thêm mới một nhập hàng, sửa thông tin của một
nhập hàng hay xác định xóa một nhập hàng vào cơ sở dữ liệu.
O Bước 7: Sau khi cập nhật xong thì sẽ hiển thị thông báo: Thêm mới nhân
viên thành công (Sửa thành công, Xóa thành công).
O Bước 8: Tác nhân muốn yêu cầu tìm kiếm một nhập hàng qua từ khóa
(mã hoặc tên nhập hàng).
o Bước 9: Hệ thống sẽ gọi giao diện của quản lý nhập hàng. o Bước 10:
Tác nhân nhập từ khóa để tìm kiếm sản phẩm trong quản lý nhập hàng.
o Bước 11: Từ khóa nhập từ tác nhân sẽ gửi tới hệ thống.
o Bước 12: Hệ thống sẽ kiểm tra từ khóa có trong cơ sở dữ liệu. o Bước 13:
Hệ thống kiểm tra có từ khóa trong cơ sở dữ liệu sẽ lấy ra thông tin của nhân
viên qua từ khóa tìm kiếm.
o Bước 14: Sau khi có trong cơ sở dữ liệu hệ thống sẽ hiển thị thông tin
nhập hàng mà tác nhân mong muốn tìm kiếm.

2.2.8 Chức năng quản lý xuất hàng


2.2.8.1. Biểu đồ Use case quản lý xuất hàng

Hình 2. 14: Biểu đồ Use case quản lý xuất hàng


• Đặc tả Use case quản lý xuất hàng o Tác nhân: Chủ cửa hàng, nhân viên kho o
Tên ca sử dụng: Quản lý xuất hàng o Mục đích: Cập nhật thông tin về nhân
viên
o Mô tả khái quát: Tác nhân sử dụng use case xuất hàng để thực hiện chức năng
thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin của xuất hàng và xem thông tin xuất hàng

2.2.8.2. Biểu đồ hoạt động quản lý xuất hàng


• Mô tả: use case cho phép nhân viên kho, chủ cửa hàng thêm, sửa, xóa
thông tin xuất hàng.
• Dòng sự kiện chính:

Hình 2. 15: Biểu đồ hoạt động quản lý xuất hàng


• Dòng sự kiện khác: không có
• Yêu cầu đặc biệt: không có
• Tiền điều kiện: nhân viên kho, chủ cửa hàng phải đăng nhập vào hệ thống
để use case thực hiện
• Hậu điều kiện: nếu use case thành công thì thông tin xuất hàng sẽ được
thêm, sửa, xóa khỏi hệ thống và danh sách xuất hàng sẽ được cập nhật. Ngược
lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
• Điểm mở rộng: không có

2.2.8.3. Biểu đồ trình tự quản lý xuất hàng

• Biểu đồ trình tự quản lý xuất hàng khi tác nhân đã đăng nhập thành công
Hình 2. 16: Biểu đồ trình tự quản lý xuất hàng
• Mô tả chi tiết biểu đồ trình tự với chức năng quản lý xuất hàng:
o Bước 1: Tác nhân cụ thể ở đây là quản lý shop sẽ yêu cầu chọn chức năng
quản lý xuất hàng của hệ thống. Tác nhân sẽ chọn một trong những chức năng
thêm, sửa, xóa trong quản lý xuất hàng
o Bước 2: Hệ thống sẽ gọi giao diện quản lý xuất hàng và hiển thị giao diện
quản lý xuất hàng.
o Bước 3: Tác nhân sẽ nhập thông tin về xuất hàng theo yêu cầu của hệ
thống.
o Bước 4: Thông tin nhập sẽ được gửi đến hệ thống.
O Bước 5: Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin mà tác nhân nhập vào.
Kiểm tra không hợp lệ thì sẽ trở về giao diện quản lý xuất hàng.
O Bước 6: Thông tin của tác nhân nhập vào hợp lệ thì hệ thống cập nhật
thông tin mà tác nhân nhập khi thêm mới một xuất hàng, sửa thông tin của một
xuất hàng hay xác định xóa một sản phẩm vào cơ sở dữ liệu.
O Bước 7: Sau khi cập nhật xong thì sẽ hiển thị thông báo: Thêm mới xuất
hàng thành công (Sửa thành công, Xóa thành công).
O Bước 8: Tác nhân muốn yêu cầu tìm kiếm một xuất hàng qua từ khóa
(mã hoặc tên xuất hàng).
o Bước 9: Hệ thống sẽ gọi giao diện của quản lý xuất hàng.
o Bước 10: Tác nhân nhập từ khóa để tìm kiếm trong quản lý xuất hàng. o
Bước 11: Từ khóa nhập từ tác nhân sẽ gửi tới hệ thống.
o Bước 12: Hệ thống sẽ kiểm tra từ khóa có trong cơ sở dữ liệu. o Bước 13:
Hệ thống kiểm tra có từ khóa trong cơ sở dữ liệu sẽ lấy ra thông tin của xuất
hàng qua từ khóa tìm kiếm.
o Bước 14: Sau khi có trong cơ sở dữ liệu hệ thống sẽ hiển thị thông tin
xuất hàng mà tác nhân mong muốn tìm kiếm.

2.3 Nghiệp vụ đầu ra của thương hiệu Elly thuộc công ty thời trang
Gramor.
2.3.1. Quy trình nghiệp vụ mua và đặt hàng.

Hình 2. 17: Quy trình nghiệp vụ mua và đặt hàng


• Bước 1 Khách hàng có thể truy cập tại các sàn giao dịch điện tử B2C như
shopee, tiki, sendo…. Hay trên các trang mạng xã hội như: Facebook, google,
…. Để mua hàng của Elly.
• Bước 2: Thêm vào giỏ hàng những sản phẩm đã ưng ý hoặc có thể hủy
sản phẩm không còn muốn mua tại giỏ hàng.
• Bước 3: Tiến hành đặt hàng theo quy trình
- Đăng nhập
- Địa chỉ giao hàng
- Thanh toán & Đặt mua

2.3.2 Quy trình nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý đơn hàng


1. Tại đây khách hàng đã để lại thông tin của mình và sản phẩm mua của
Elly. Website tiếp nhận thông tin đơn hàng và nhập dữ liệu ngay lập tức vào hệ
thống để biết hàng còn tồn để bán không?
2. Nếu hàng tồn hết, hệ thống báo lại để khách hàng có thể lựa chọn sản
phẩm mới. Nếu hàng còn, phần mềm bán hàng của Elly sẽ hiện thông tin đơn
hàng.
3. Phần mềm bán hàng sẽ tiếp tục kiểm tra tính chính xác của thông tin đơn
hàng. Tránh các trường hợp lừa đảo, hay cố tình trêu trọc Elly.
4. Elly xác nhận đơn hàng đúng thông tin bằng việc bộ phận chăm sóc
khách hàng sẽ gọi điện để thông báo, xác nhận lại thông tin một lần nữa.
5. Nếu thông tin sai bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ hủy đơn hàng luôn. Và
ngược lại, khi xác nhận đúng thông tin khách hàng muốn mua sản phẩm của
Elly thì bộ phận chắm sóc khách hàng sẽ lập hóa đơn cho khách hàng.
6. Căn cứ vào hóa đơn của bộ phận chăm sóc khách hàng. Nhân viên kho sẽ
đóng gói đơn hàng. Có hóa đơn và thông tin vận chuyển trên sản phẩm được
đóng gói.
7. Bộ phận nhà kho sẽ lập kế hoạch vận chuyển để tối ưu chi phi và thỏa
mãn khách hàng.
8. Nhân viên kho sẽ gửi sản phẩm đến đơn vị vận chuyển để giao hàng cho
khách trong khoảng thời gian nhanh nhất.
9. Khi hàng được gửi cho đơn vị vận chuyển thì phần mềm bán hàng của
Elly luôn cập nhật trạng thái đơn hàng để khách hàng có thể theo dõi.
Hình 2. 18: Quy trình nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý đơn hàng
Quy trình nghiệp vụ xử lý đơn hàng được Elly rất chú trọng về thời gian và
chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để thuận tiện cho quá trình lập hóa
đơn cho bộ phận kho được nhanh chóng và xử lý nhanh gọn các sự cố xảy ra
nên Elly đã thuê nhà kho và bộ phận chăm sóc khách hàng là 2 văn phòng sát
nhau tại TC2B Trung cư Nghĩa Đô. Nhờ vậy, đã giúp Elly tăng thêm sự chuyên
nghiệp trong quy trình đầu ra của mình.

2.3.3 Quy trình nghiệp vụ kho


1. Nhân viên kho sẽ lấy phiếu xuất kho trên hệ thống dựa vào chứng từ liên
quan mà phần mềm bán hàng của nhập. Và kiểm tra xem phiếu đã xuất kho hay
chưa?
2. Nếu chưa có phiếu xuất kho thì gửi thông báo đến quản lý kho và các
phòng ban liên quan.
Hình 2. 19: Quy trình nghiệp vụ kho Elly
3. Chờ phản hồi từ quản lí kho và phòng ban liên quan. Sau đó quay trở về
1.
4. Nếu có phiếu xuất kho thì kiểm tra tồn kho xem có đủ hay chưa?
5. Nếu đủ thì nhân viên kho xác nhận phiếu xuất.
6. Thực hiện xuất kho và xem đây là quan lý lô hay không
7. Nếu quản lý lô thì nhân viên giao hàng tạo hoặc chọn số lô cho đơn hàng.
Và xét xem có phải quản lý đóng gói không? Trường hợp không phải quản lý lô,
nhân viên sẽ tiếp xem có phải quản lý đóng gói hay không? 8. Tạo hoặc chọn
pallet/đóng gói đơn hàng
9. Hạch toán đơn hàng.
10. In chứng từ để hàng được xuất kho
11. Đưa cho người kí nhận.
12. Scan, đính kèm hồ sơ lên hệ thống. Và xem có tạo hóa đơn không? Nếu
không thì kết thúc nghiệp vụ.
13. Nếu có tạo hóa đơn thì tạo hóa đơn phải thu và kết thúc nghiệp vụ
14. Khi tồn kho trong hệ thống chưa đủ thì kiểm tra xem có đủ 1 phần
không? Nếu không thì xem lại quy trình cung ứng và quay về bước 4
15. Nếu có đủ 1 phần thì gửi thông báo đến quản lý kho và trưởng các phòng
ban khác. Nếu quản lý kho đồng ý xuất kho, Các phòng ban khác đồng ý xuất
kho thì quay lại bước 4 để tiếp tục nghiệp vụ.
16. Nhân viên kho xác nhận hiếu xuất 17. Nhân viên kho thực hiện xuất một
phần
18. Hạch toán.
19. Tách phiếu chở
20. In chứng từ xuất kho.
21. Kí xác nhận
22. Scan, đính kèm hồ sơ lên hệ thống
23. Chờ đủ hàng (giúp Elly tối ưu được chi phí vận chuyển)
24. Tìm phiếu xuất chờ và kiểm tra tồn kho trong kho nguồn trên hệ thống.

2.3.4. Quy trình nghiệp vụ vận chuyển đơn hàng


1. Đơn vị vận chuyển đến kho của Elly để lấy hàng. Elly gửi cho nhân viên
vận chuyển bảng số liệu, yêu cầu kiểm tra, kí xác nhận thông tin về số lượng
đơn hàng.
2. Sau khi hoàn tất thủ tục tại kho, nhân viên giao hàng sẽ vận chuyển đơn
hàng đến khách hàng theo thông tin được gắn trên sản phẩm.
3. Khi hàng được giao đến địa chỉ:
4. Trường hợp 1: Nếu khách hàng không nghe máy và nhận hàng thì nhân
viên giao hàng sẽ chuyển lại hàng về kho.
Trường hợp 2: Ngược lại nếu khách nhận hàng thì nhân viên sẽ báo lại trên hệ
thống, và phần mềm bán hàng của Elly sẽ tạo phiếu xuất kho.
5. Trường hợp 1: Hàng không giao được cho khách hàng sẽ được nhân viên
vận chuyển chuyển về kho. Nhân viên kho sẽ nhận lại các sản phẩm bị trả.
6. Trường hợp 2: Khi đã tạo phiếu xuất kho trên phần mềm bán hàng của
Elly, thì số hàng tồn trong kho sẽ được trừ để khớp với số hàng đã xuất.
Hình 2. 20: Quy trình nghiệp vụ vận chuyển đơn hàng
7. Tại thời điểm hàng đã được trừ thì phần mềm bán hàng của Elly cũng ghi
nhận được doanh thu của mình. Và trên website cũng sẽ cập nhật số hàng tồn
của sản phẩm đó tại kho.
8. Khi doanh thu đã được ghi nhận trên phần mềm thì đơn vị vận chuyển sẽ
đối soát và thanh toán cho doanh nghiệp số tiền được yêu cầu thu từ khách hàng
(nếu có). Website khi hàng tồn được cập nhật thì sẽ hoàn thành đơn hàng
9. Tại bộ phận chăm sóc khách hàng lúc này sẽ xử lý hai vấn đề.
Một là : hỏi ý kiến và đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch
vụ của Elly. Đồng thời xin được góp ý kiến cho những việc làm khách hàng
chưa hài lòng để Elly chỉnh sửa.
10. Hai là: hỏi khách hàng đã hủy đơn về lý do hủy và xin được hỗ trợ nếu
khách hàng có nhu cầu muốn mua các sản phẩm của Elly tiếp.
CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHẦN MỀM VỚI NGHIỆP VỤ
ĐẦU RA TẠI CÔNG TY THỜI TRANG GLAMOR

3.1 Dữ liệu và giới thiệu phần mềm ABC inventory

ABC inventory là phần mềm hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Không có giới hạn trên một số máy trạm rằng nó có thể được cài
đặt trên. Bạn sẽ nhận được hỗ trợ đầy đủ qua website Almyta, diễn đàn. Giấy
phép này sẽ không khuyến mại miễn phí cho phép bạn liên kết các máy trạm
của bạn lại với nhau để làm cho họ đọc và chỉnh sửa các dữ liệu giống nhau.
ABC inventory phần mềm hàng tồn kho là một ứng dụng dựa trên Windows.
Các gói tiêu chuẩn bao gồm các module sau đây: Kiểm soát hàng tồn kho, mua
hàng, các cuộc hẹn kho, đơn đặt hàng công việc bảo trì tài sản, đơn đặt hàng lắp
ráp, danh mục vật liệu, tài sản, vận chuyển, bán hàng tồn kho. ABC Inventory
hỗ trợ: nhiều công ty, nhiều kho, nhiều địa điểm kiểm kê, kitting, ngày sản
xuất / hạn sử dụng, đơn vị đo lường chuyển đổi, số serial, giá cả đa cấp, và tính
chu kỳ hàng tồn kho
ABC Inventory là một trình quản lý hàng tồn kho phức tạp. Có các tab ở
trên cùng dành cho đơn đặt hàng, khoảng không quảng cáo, nội dung và báo cáo
và mỗi tab này đều có đầy đủ các tính năng. Có các công cụ để tạo đơn đặt hàng
và đơn đặt hàng công việc, lên lịch cuộc hẹn kho hàng, quản lý việc bán hàng
và vận chuyển, cũng như cơ sở dữ liệu cho nhà cung cấp, khách hàng và nhà
vận chuyển. Một lựa chọn các tùy chọn hàng tồn kho cho phép người dùng
không chỉ theo dõi việc nhận hoặc chuyển hàng tồn kho mà còn quản lý các đơn
đặt hàng sửa chữa và cho thuê. Chương trình cũng có khả năng tạo ra nhiều loại
báo cáo, bao gồm danh sách kiểm tra hàng ngày, tóm tắt nội dung, báo giá bán
hàng, nhãn gửi thư và nhiều hơn nữa.
3.2 Một số giao diện hệ thống
3.2.1 Giao diện Suppiliers (giao diện nguồn hàng)

Hình 3. 1: Giao diện suppliers của công ty Glamor

Suppliers là còn gọi nguồn cung cấp, tại đây Elly đăng nhập thông tin của các
nguồn cung cấp sản phẩm cho mình. Gồm có 5 công ty cung cấp như trên hình
và các thông tin về địa chỉ, fax, mail, website, số điện thoại…. Elly nhập thông
tin các công ty này tại phần suppplier Header.

3.2.2 Giao diện Customers (giao diện khách hàng)

Như hình 3.1 thì Elly đang có 4 khách hàng là: Hoàng Nguyễn, Nguyễn
Bình, Sơn Tùng, Trần Hạnh. Tại mỗi khách hàng đều được nhập đầy đủ các
thông tin cần thiết về tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mail của khách. Đây cũng
chính là bước xác nhận thông tin khách hàng và đăng nhập vào phần mềm của
phần nghiệp vụ.
Hình 3. 2: Giao diện customers của công ty Glamor

3.2.3 Giao diện Carriers (giao diện hãng vận chuyển)

Hình 3. 3: Giao diện Carriers của Elly


Giao diện này giúp Elly nhập các thông tin về các hãng vận tải mà Elly đã liên
kết như: Viettel post, giao hàng nhanh và giao hàng tiết kiệm. Tại đây cũng có
các thông tin liên lạc của các hãng vận chuyển như tên, số điện thoại, mail, fax,
giảm giá hay các lưu ý (nếu có).
3.2.4 Giao diện warehouse locations (giao diện vị trí nhà kho)
Hình 3. 4: Giao diện warehouse locations của Elly

Elly gồm có kho ở Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Sai Gòn và Thái Bình, các
kho này được nhập vào phần mềm để hỗ trợ cho việc tạo đơn hàng của Elly.

3.2.4 Giao diện item master (giao diện tạo hàng hóa)

Tại đây Elly tạo được cho mình các mặt hàng mà mình bán như kính, ví nam,
giày nữ, ID001, ID002, ID003. Và ta điền các thông tin về từng loại sản phẩm
đấy về nguồn cung cấp, đóng gói bằng gì, công ty nào là người cung cấp, số
lượng và sản phẩm của mặt hàng đó.
Hình 3. 5: Giao diện item master của Elly

3.2.5 Giao diện order detail (giao diện đặt hàng)

Để hỗ trợ quy trình nghiệp vụ đầu ra thì ta tập chung vào mục Sales and
shipping.

Hình 3. 6: Giao diện order detail của Elly


Nhập vào phần mềm khách hàng đặt hàng, thông tin của khách sẽ hiện lên vì
chúng ta đã thao tác về thông tin khách hàng ở phần customers. Tại đây tiếp tục
chọn hãng vận chuyển mà khách hàng đã lựa chọn trên website và phát hành
hóa đơn.

Hình 3. 7: Giao diện xuất hành hóa đơn cho khách của Elly
Ngoài ra chúng ta cũng có các giao diện cho quy trình nghiệp vụ đầu ra trong
phần sale and shipping .

Hình 3. 8: Giao diện browse open trong phần sales and shipping
KẾT LUẬN

Qua những phần tìm trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về nghiệp vụ đầu ra
của công ty thời trang Glamor và những kiến thức ERP được áp dụng trong
thực tế. Đồng thời cũng giúp cho chúng em có cơ hội được thực hành sử dụng
phần mềm ABC inventory, để chúng em học hỏi, thực hành nhiều kiến thức
thực tế hơn.
Nghiệp vụ đầu ra của công ty thời trang Glamor đã cho thấy được một
quy trình chi tiết với rất nhiều bước. Nhờ vậy mà giúp cho quy trình nghiệp vụ
đầu ra của công ty rõ ràng, tối ưu được các trường hợp sai sót và lỗi xảy ra.
Không chỉ thế, ERP của công ty cũng rất chuyên nghiệp, bao quát và theo dõi
cụ thể. Chính vì lẽ đó mà công ty đang mang thương hiệu Elly của mình đến
rộng rãi thị trường thời trang Việt Nam.

Nói tóm lại, bộ môn ERP đã mang đến cho chúng em những kĩ năng
phần mềm, những hiểu biết về nghiệp vụ đầu ra và đặc biệt là hiểu được rõ
quá trình E-logistics trong thực tế.

Trong thời gian và điều kiện nhất định, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn
thành báo cáo với tất cả sự nỗ lực. Tuy nhiên, do bước đầu đi vào thực tế, tìm
hiểu và xây dựng báo cáo trong thời gian có hạn, với lượng kiến thức còn hạn
chế, nhiều bỡ ngỡ, nên bài làm của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm và những đóng góp
quý báu của các thầy cô và các bạn để đồ án này ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình môn Thương mại điện tử - Đại học Điện Lực

2.Thông tin từ nhân viên chăm sóc khách hàng và nhân viên kho cuar Elly.

3. Thông tin từ quản lý kho Elly.

You might also like