You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ ESTE

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Este là hợp chất hữu cơ, được tạo thành khi thay thế nhóm …(1)…………. ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic
bằng nhóm …(2)…………….
- Este đơn chức có công thức chung là …(3)…………….; trong đó R là gốc hiđrocacbon hoặc H; R’ là gốc
hiđrocacbon.
- Este no, đơn chức được tạo thành từ axit no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có công thức
phân tử là …(4)………………….. (với n ³ 2 ).
- Các este là chất …(5)……………. hoặc chất …(6)……………….. ở điều kiện thường và chúng hầu như không
tan trong …(7)…………………. So với các axit đồng phân hoặc ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc
phân tử có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước …(8)…………………….
- Sở dĩ có sự khác nhau nhiều về độ tan và nhiệt độ sôi giữa este với axit và ancol là do este không tạo được liên
kết …(9)………………. giữa các phân tử este với nhau và liên kết …(10)……………….. giữa các phân tử este
với các phân tử nước rất kém.
- Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi …(11)……………….; etyl butirat và etyl propionat
có mùi…(12)…………………; geranyl axetat có mùi …(13)…………………….
- Do có khả năng …(14)…………………. tốt nhiều chất nên một số este được dùng làm dung môi để tách, chiết
chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),…
- Một số polime của este được dùng để sản xuất …(15)………………… như poli(vinyl axetat), poli(metyl
metacrylat),... hoặc dùng làm keo dán.
- Một số este có …(16)………………., không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm
(benzyl fomiat, etyl fomiat,...), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,...).
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ٧ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Tên gọi của este
CÔNG THỨC ESTE CÔNG THỨC GỐC CÔNG THỨC GỐC TÊN GỌI CỦA
(RCOOR’) AXIT (RCOO– ) ANCOL (R’–) ESTE
TÊN GỌI TÊN GỌI =TÊN GỐC
R’+TÊN GỐC
RCOO
HCOOCH3
CH3COOC2H5
Phenyl fomat
Metyl acrylat
CH3CH2COOCH3
CH3COOCH(CH3)2
CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
C6H5COOCH=CH2
Anlyl axetat
Benzyl fomat
Metyl metacrylat
Propyl axetat

Lien Trang 1/8- Este


Bảng 2: Đồng phân este
CÔNG THỨC PHÂN TỬ ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO
CỦA ESTE
C2H4O2
C3H6O2
C4H8O2

C3H4O2
C4H6O2

Bảng 3: Tính chất hóa học của este


CÔNG THỨC PHẢN ỨNG THỦY PHÂN PHẢN ỨNG PHẢN ỨNG PHẢN ỨNG
trong dd trong dd VỚI VỚI VỚI
o
NaOH H2SO4 H2 (t , Ni) dd Br2 dd
AgNO3/NH3
HCOOCH3
CH3COOCH3
HCOOC6H5
(phenyl fomat)
CH2=CHCOOCH3
CH3COOCH=CH2

Bảng 4: Phản ứng thể hiện tính chất hóa học của este
CH 3 COOCH = CH 2 + Br2
o
HCOOCH 3 + NaOH ¾¾
t
®
¾¾
®
CH 3 COOCH(CH 3 )2 + NaOH CH 2 = C(CH 3 )COOCH 3 + Br2
o
¾¾
t
® ¾¾
®
CH 2 = C(CH 3 )COOCH 3 + NaOH CH 2 = CHCOOCH = CH 2 + Br2
o
¾¾
t
® ¾¾
®
C6 H 5 COOCH 2 CH = CH 2 + NaOH C2 H 5 COOCH 2 CH = CH 2 + H 2
o o
¾¾
t
® ¾¾¾
Ni, t
®
CH 2 = C(CH 3 )COOCH 3 + H 2
o
CH 3 COOCH = CH 2 + KOH ¾¾
t
®
o
¾¾¾
Ni, t
®
o o
CH 3 COOC(CH 3 ) = CH 2 + KOH ¾¾
t
® HCOOCH 3 + O 2 ¾¾
t
®
o o
HCOOC6 H 5 + KOH ¾¾
t
® CH 3 COOCH = CH 2 + O 2 ¾¾
t
®
CH 3 COOC6 H 4 OH + KOH Cn H 2n + 2 -2 k O x + O2
o o
¾¾
t
® ¾¾
t
®

Lien Trang 2/8- Este


II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Dạng 1: Lí thuyết trọng tâm
Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại este?

A. C2H5COOH B. HCOO - CH 3.
C. C2H 5COOH D. CH 3OCH 3
Câu 2: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là:

A. Cn H 2nO2 ( n ³ 2) B. Cn H 2n- 4O2 ( n ³ 4)

C. Cn H 2n-2O2 ( n ³ 2) D. Cn H 2n- 4O2 ( n ³ 4)


Câu 3: Công thức cấu tạo của vinyl propionat là

A. CH 2 = CHCOOC3H 7 B. C2H 5COOCH = CH 2


C. CH 2 = CHCOOC2H 5 D. C3H 7COOCH = CH 2
Câu 4: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3 ; (3) HCOOC2H5
;(4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H3; (6) HOOCCH2CH2OH ; (7) CH3OOC-COOC2H5.
Những chất thuộc loại este là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (5), (7). C. (1), (2), (4), (6), (7). D. (1), (2), (3), (6), (7).
Câu 5: Hợp chất nào sau đây là este?
A. CH3CH2Cl. B. HCOOC6H5. C. CH3CH2ONO2. D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 7: Chất nào dưới đây không phải là este?
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 8: Chất nào sau đây không phải là este?
A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C3H5(OCOCH3)3.
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H 6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo của X là:

A. C2H 5COOH B. HCOOC2H 5 C. CH 3COOCH 3 D. HO - C2H 4 - CHO


Câu 10: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH 2COOCH3; ( 2) CH3OOCCH3;
( 3) HCOOC2H 5; ( 4) CH3COOH;
( 5) CH3OCOC2H3; ( 6) HOOCCH 2CH 2OH;
( 7) CH3OOC - COOC2H 5; (8) CH3COCH3.
Số chất thuộc loại este là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 11: Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

Lien Trang 3/8- Este


A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3OOCCH2C6H5.
C. CH3CH2COOCH2C6H5. D. CH3COOC6H5.
Câu 12: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
A. HCOOC2H 5 . B. C2H 5COOC2H 5 . C. C2H 5COOCH 3 . D. CH 3COOCH 3

Câu 13: Chất lỏng có công thức CH 3COOCH = CH 2 có tên gọi là


A. vinyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 14: Este X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat. Công thức cấu tạo của este X là
A. C2H 5COOC2H 5 . B. CH 3COOC2H 5 . C. CH 3COOCH 3 . D. HCOOCH 3 .
Câu 15: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ancol etylic?
A. CH 3COOC2H 5 . B. CH 3COOC3H 7 . C. C2H 5COOCH 3 . D. HCOOCH 3 .

Câu 16: Xà phòng hóa este X trong dung dịch NaOH, thu được CH 2 = CHCOONa và CH 3COCH 3 . Công thức
cấu tạo của X là:
A. CH 3CH ( CH 3 ) COOCH = CH 2 . B. C2H 5COOCH = CH 2 .

C. CH 2 = CHCOOCH = CHCH 3 . D. CH 2 = CHCOOC ( CH 3 ) = CH 2 .


Câu 17: Thủy phân este X trong dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được axit oxalic và ancol etylic. Công thức của
X là:
A. C2H 5OOC - COOC2H 5 . B. CH 3 - COOCH 2CH 2OOC - CH 3 .

C. C2H 5COO - COOC2H 5 D. CH 3 - COOCH 2CH 2COOC2H 5


Câu 18: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần
A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.
D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 19: Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5 (3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (1); (2); (3). B. (3); (1); (2). C. (2); (3); (1). D. (2); (1); (3).
Câu 20: So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi
A. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
B. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.
C. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
D. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
Câu 21: Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi?
A. C3H 7OH < C2H 5COOH < CH 3COOCH 3 . B. C2H 5COOH < C3H 7OH < CH 3COOCH 3 .

C. CH 3COOCH 3 < C2H 5COOH < C3H 7OH . D. CH 3COOCH 3 < C3H 7OH < C2H 5COOH

Câu 22: Este E (đơn chức, mạch hở), phân tử có chứa hai liên kết pi ( p ) . Công thức phân tử của E có dạng:

Lien Trang 4/8- Este


A. Cn H 2nO2 (n³ 2). B. Cn H 2n- 4O2 (n³ 3). C. Cn H 2n+ 2O2 (n³ 2). D. Cn H 2n-2O4 (n³ 3).

Câu 23: Este X (mạch hở, được tạo thành từ một axit cacboxylic và một ancol) có công thức phân tử là C4H 6O4
. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24: Thủy phân este X ( C5H8O2 ) thu được anđehit. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 25: Este X ( C8H8O2 ) phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng bằng 1: 2. Số công thức cấu tạo phù hợp
của X là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 26: Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là
A. tạo màu sắc hấp dẫn. B. làm giảm thành phần của dầu gội.
C. tăng khả năng làm sạch của dầu gội. D. tạo hương thơm mát, dễ chịu.
Câu 27: Chất X có công thức phân tử C4H 6O2 . Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức
C3H 3O2Na . Chất X có tên gọi là:
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. metyl axetat. D. etyl acrylat.
Câu 28: Cho este X ( C6H10O4 ) tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2, thu được một muối và một
ancol. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 29: Hợp chất X có công thức phân tử C4H 6O2 . Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH 3 , thu được 4a mol bạc. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO - CH 2 - CH = CH 2 . B. HCOO - C ( CH 3 ) = CH 2 .

C. HCOO - CH = CH - CH 3 . D. CH 3COO - CH = CH 2 .

Câu 30: Thủy phân hoàn toàn este X ( C5H8O2 ) trong dung dịch NaOH, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng
tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 31: Este CH 2 = CHCOOCH 3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH (đun nóng). B. H 2 (xúc tác Ni, đun nóng).

C. Kim loại Na (điều kiện thường). D. H 2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
Câu 32: Cho các este: etyl fomat, vinyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat. Số este phản ứng được với dung
dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Lien Trang 5/8- Este


Câu 33: Đun nóng este C6H5OOCCH3 với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. CH3OH và C6H5ONa. B. C6H5COONa và CH3OH.
C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COOH và C6H5OH.
Câu 34: Trong các chất: propen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete; số chất có khả năng làm
mất màu nước brom là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 35: Hai hợp chất hữu cơ (X) và (Y) có cùng công thức phân tử C2H4O2. (X) cho được phản ứng với dung
dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na, (Y) vừa cho được phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng được
với Na. Công thức cấu tạo của (X) và (Y) lần lượt là
A. HCOOCH3 và CH3COOH. B. HOCH2CHO và CH3COOH.
C. HCOOCH3 và CH3OCHO. D. CH3COOH và HCOOCH3.
Câu 36: Cho lần lượt các đồng phân, mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH,
NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37: Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-COO-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. HCOOH-CH2-CH=CH2.
Câu 38: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, ngâm trong nước nóng, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc ngâm trong nước nóng bằng cách đun nóng nhẹ. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 41: Tiến hành TN điều chế etyl axetat theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thuỷ (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở 65-70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2ml dung dịch NaCl bão hoà vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai:
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

Lien Trang 6/8- Este


B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để tránh phân huỷ sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành 2 lớp.
Câu 42: Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm khô.
Bước 2: Lắc đều, đun cách thuỷ hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứ 3-4ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
C. Phản ứng este hoá giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thuỷ phân của isoamyl axetat.
Câu 43: Tiến hành TN theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat.
Bước 2: thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm thứ nhất; 4ml dung dịch NaOH 30% vào ổng nghiệm
thứ hai .
Bước 3: Lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm đều phân thành 2 lớp.
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun dôi nhẹ bằng đun các thuỷ (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 44: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước
cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

Lien Trang 7/8- Este


(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống
thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, sản phẩm phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Lien Trang 8/8- Este

You might also like