You are on page 1of 5

BƠM KHUẾCH TÁN:

A.Theo wiki:
1. Khái niệm:
Bơm khuếch tán là thiết bị dùng để tạo chân không cao ở mức độ trung bình
tới cận siêu cao (từ 10−3 - 10−8 Torr) hoạt động dựa trên nguyên lý khuếch tán
các phân tử khí nhờ sự hấp thụ của các phân tử dầu bị bay hơi.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm khuếch tán

Bơm khuếch tán chỉ có thể làm việc khi môi trường đạt độ chân không sơ
cấp cần thiết (từ 10−3 đến 10−4 Torr). Để đạt được chân không đó, ban đầu
người ta dùng một bơm sơ cấp là bơm chân không cơ học để tạo ra chân
không sơ cấp ban đầu. Cấu tạo chính của bơm khuếch tán là một buồng đốt
nhiều tầng. Người ta sử dụng buồng đốt để đun sôi một loại dầu (gọi là dầu
chân không) có nhiêt độ hóa hơi thấp. Các dòng hơi dầu khi bay hơi lên
sẽ hấp phụ các phân tử khí khuếch tán từ môi trường cần tạo chân không
cao. Sau khi hấp phụ, dầu được làm lạnh và bị rơi xuống, nhả các phân tử
khí theo một đường khác (nhờ hệ bơm cơ học đi kèm) và quay trở lại buồng
đốt.

3. Ưu điểm và nhược điểm:

Bơm khuếch tán có ưu điểm là dễ dàng tạo ra chân không với công


suất lớn và tốc độ làm việc nhanh (có thể tới vài chục mét khối trong một
giây) và có giá thành thấp.

Điểm kém của bơm khuếch tán là giới hạn làm việc, nó không thể tạo ra
các chân không quá lớn (chỉ không quá 10−7 Torr, đạt tới 10−8 Torr, và đôi
khi có thể tới mức 10−9 Torr) và nó đòi hỏi lượng nước làm lạnh rất lớn.

Hoàn toàn không có tiếng ồn và rất hữu ích cho các hệ chân không cần
yên tĩnh (ví dụ trong các kính hiển vi điện tử, nơi các nhiễu cơ học cần
được loại bỏ.

 Một số nội dung về chân không:


Chân không, trong lý thuyết cổ điển, là không gian không chứa vật chất. Từ
xuất phát từ từ Latin vacuus nghĩa là "trống" hoặc "khoảng trống".Như vậy chân
không có thể tích khác không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không.
Do không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp suất.
Một số lý thuyết lượn tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển
không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết
này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa
là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt
có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu
nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân
không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của
các lý thuyết lượng tử về chân không.
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không
hoàn hảo như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra
các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng
hay được gọi là "chân không" trong kỹ thuật, như khi nói về máy bơm chân
không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như vậy, chân không được
hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp.
Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối...
Trạng thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí
quyển trung bình chuẩn, và được chia thành:

1. Chân không thấp (p>100Pa)


2. Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
3. Chân không cao (0.1Pa>p>10−5Pa)
4. Chân không siêu cao (p<10−5Pa)
Nói chung, nơi có điều kiện gần với chân không nhất là khoảng không giữa
các thiên thể, hoặc khoảng không ở ngoài rìa vũ trụ (cách trung tâm Vụ Nổ
Lớn hơn 15 tỷ năm ánh sáng).
Hạt photon của ánh sáng và bức xạ diện từ được cho là di chuyển trong chân
không, đúng hơn là trong không gian không có vật chất nào ngoài hạt này,
với tốc đô không đổi và không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, thường được gọi
là tốc độ ánh sáng.
 Một số nội dung về bơm chân không:
Máy bơm chân không là một thiết bị loại bỏ khí từ một không
gian niêm phong, tạo ra chân không một phần. Máy bơm chân
không đầu tiên được Otto von Guericke phát minh vào năm 1650,
kế tục máy bơm hút đã có mặt từ thời cổ đại.
Lịch sử
- Tiền nhiệm của máy bơm chân không là bơm hút, do người La
Mã sử dụng. Máy bơm hút hai chiều đã được tìm thấy ở thành phố
Pompeii  Kỹ sư Ả Rập Al-Jazari cũng mô tả máy bơm hút vào thế
kỷ 13. Ông nói rằng mô hình của ông là một phiên bản lớn hơn của
siphons mà người Byzantine sử dụng để dập tắt súng lửa của quân
Hy Lạp. Bơm hút sau đó xuất hiện lại ở châu Âu từ thế kỷ 15
Đến thế kỷ 17, thiết kế bơm nước đã được cải thiện đến mức người
ta tạo ra những khoảng chân không đo đạc được, nhưng mọi người
không hiểu điều này. Các máy bơm hút thời kỳ đó không thể kéo
nước vượt quá một chiều cao nhất định: kỷ lục đo được là 18 yard
Florentine được thực hiện vào khoảng năm 1635. (chuyển đổi sang
đơn vị mét là khoảng 9 hoặc 10 mét.) Giới hạn này là vấn đề của
các dự án thủy lợi, việc thoát nước trong các mỏ và vòi phun nước
trang trí theo kế hoạch của Công tước xứ Tuscany. Công tước do
đó đã nhờ Galileo điều tra vấn đề. Galileo đưa bài toán này cho các
nhà khoa học khác, bao gồm Gaspar Berti, người đã thể hiện bài
toán bằng cách xây dựng máy đo áp suất nước đầu tiên ở Rôma
năm 1639. Máy đo áp suất của Berti đã tạo ra một khoảng chân
không trên cột nước, nhưng ông không thể giải thích nó. Bước đột
phá sau đó do Evangelista Torricelli thực hiện vào năm 1643. Nhờ
các ghi chú của Galileo, ông đã xây dựng thiết bị đo áp suất thủy
ngân đầu tiên và đã viết một luận cứ thuyết phục rằng không gian ở
trên cùng là chân không. Chiều cao của cột do vậy bị giới hạn ở
trọng lượng tối đa mà áp suất khí quyển có thể hỗ trợ; đây là chiều
cao giới hạn của một máy bơm hút.
- Năm 1654, Otto von Guericke phát minh ra chiếc máy bơm chân
không đầu tiên và tiến hành cuộc thử nghiệm nổi tiếng Quả cầu
Magdeburg, cho thấy 4 cặp ngựa không thể tách rời hai bán cầu
chứa chân không. Robert Boyle đã cải tiến thiết kế của Guericke và
tiến hành các thí nghiệm về các đặc tính của chân không. Robert
Hooke cũng giúp Boyle sản xuất một máy bơm không khí giúp tạo
ra chân không. Nghiên cứu về chân không sau đó bị ngưng lại cho
tới năm 1855, khi Heinrich Geissler phát minh ra máy bơm tháo
nước và đạt được chân không kỷ lục khoảng 10 Pa (0,1 Torr). Một
số tính chất về điện có thể quan sát ở mức chân không này, và làm
phong phú thêm nghiên cứu về chân không. Điều này, đến lượt nó,
lại dẫn đến sự phát triển của dend92 điện từ chân không.
B. VÍ DỤ VỀ 1 SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG:
Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc
Thông số kỹ thuật:
KT-
Loại KT-100 KT-160 KT-200 KT-250 KT-300 KT-400 KT-500
320
Áp suất tới hạn
5×10-5
(Pa)
Tốc độ bơm (L/S) 550 1800 2800 3500 4600 5000 8500 12000
Áp suất tới hạn
ngõ ra 40
(Pa)
Tốc độ dòng
ngược ≤3×10-2
mg/(cm2·min)
Thời gian khởi
động ≤30 ≤35 ≤40 ≤45
 
Công suất bếp đốt
0.8-1 1.4-1.6 1.6-1.8 2.2-2.4 2.4-3 4~5 4~5 6~8
(kw)
Điện thế làm việc
220 380
(AC)V
Loại dầu chân
KS-3
không
Thể tích dầu  1.4-
0.15 0.45 0.55 1-1.4 1-1.6 3~4 4
( L) 1.8
Lưu lượng nước
tiêu thụ 180 250 300 350 400 420 500 600
(L/H)
Kích thước ngõ
vào 100 160 200 250 300 320 400 500
( mm)
Kích thước ngõ ra
32 50 65 65 80 80 100 100
(mm)
Tốc độ bơm
backing tương 4 8 15 15  
thích  (L/s)

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=KNsM1pbbvOo

You might also like