You are on page 1of 10

TỤC NGỮ VIỆT NAM

-----o0o-----
I. ĐỊNH NGHĨA
Tục ngữ là những câu nói dân gian gọn chắc, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và
thường mang nhiều nghĩa, chuyển tải kinh nghiệm sống và được áp dụng trong mọi
phương diện của đời sống nhân dân.
* Nhiệm vụ 01:
Từ định nghĩa trên, anh/chị hãy xác định một vài thông tin khoa học về thể loại tục
ngữ:
- Hình thức sáng tác và lưu truyền:……………………………..
- Nội dung phản ánh:………………………….
- Chức năng:……………………………………………………………………
II. PHÂN BIỆT TỤC NGỮ VỚI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VỚI CA DAO
2.1. Tục ngữ với thành ngữ
Thành ngữ, khác với những ngữ thông thường, là những cụm từ cố định, quen
dùng, được cả cộng đống chấp nhận như một vốn liếng chung trong lời ăn tiếng nói hằng
ngày.
Về mặt nhữ pháp, thành ngữ là một tổ hợp từ (cụm từ), đóng vai trò một bộ phận
cấu tạo nên câu nói, đảm nhiệm chức năng cú pháp tương đương với cấp độ từ. Nghĩa là,
nếu thành ngữ là một ngữ danh từ thì nó đảm nhiệm chức năng cú pháp trong câu giống
như một danh từ, có thể là chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ.v.v… Trong khi đó, tục ngữ là
một câu (dù có trường hợp tục ngữ bị ẩn thành phần đầy đủ của câu), tham gia vào lời nói
với tư cách một phát ngôn hoàn chỉnh.
Xét về nghĩa, nghĩa của thành ngữ phụ thuộc vào nghĩa của câu mà nó tham gia
như một bộ phận cấu thành của câu. Trong khi đó, nghĩa của tục ngữ là nghĩa của một
phát ngôn hoàn chỉnh.
Cùng được sử dụng trong hoạt động nói năng, ứng xử hằng ngày nhưng xét về
chức năng, nếu như thành ngữ dùng để định danh (gọi tên) hay miêu tả một sự vật, sự
việc, hiện tượng thì tục ngữ được dùng để đưa ra một phán đoán, một lời đúc kết về sự
vật, sự việc, hiện tượng.

1
Ví dụ:
Có thể phân biệt được một cách tường minh các thành ngữ và tục ngữ qua các đơn
vị sau: “Rồng đến nhà tôm”, “Đẹp như tiên”, “Xấu như ma”, “Mấy đời rồng đến nhà
tôm.”, “Đẹp như tiên không tiền cũng xấu.”, “Xấu như ma vinh hoa cũng đẹp.” từ các
phương diện hình thức đến nội dung và chức năng cú pháp, chức năng sinh hoạt thực
hành.
* Nhiệm vụ 02:
2.1. Tại sao nói thành ngữ là “ngữ cố định”?
….…………………………………………………………………………………..
2.2. Anh/Chị hãy chỉ ra sự khác biệt giữa đơn vị “Rồng đến nhà tôm” với đơn vị
“Mấy đời rồng đến nhà tôm.”
.….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
2.2. Tục ngữ với ca dao
Khi đưa ra đơn vị “Con hơn cha là nhà có phúc.” thì việc xác định đây là một câu
tục ngữ, không phải là ca dao, là rõ ràng và dễ dàng. Tiêu chí đầu tiên để nhận diện là tục
ngữ hay ca dao trong trường hợp này, đầu tiên phải kể đến hình thức cú pháp của nó là
một câu đơn chứ không phải là một cặp câu có hình thức thơ lục bát. Nhưng khi đưa ra
đơn vị “Cá không ăn muối cá ương, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” thì việc xác
định là ca dao hay tục ngữ sẽ không vận dụng được tiêu chí này. Như vậy, vấn đề phân
biệt giữa tục ngữ với ca dao, trên thực tế, hầu như chỉ được đặt ra ở những trường hợp
những đơn vị có hình thức 01 cặp câu có hình thức thơ lục bát. Có thể dẫn ra khá nhiều
đơn vị tác phẩm rơi vào truuờng hợp này: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì
nắng bay vừa thì râm.”, “Thâm đông, hồng tây, dựng may. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.”,
“Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”, “Một cây làm
chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”,.v.v…
Tiêu chí cơ bản để phân biệt giữa tục ngữ và ca dao trong các trường hợp trên là
tiêu chí về nghĩa. Nếu như ca dao thiên về phô diễn nội dung trữ tình thì tục ngữ thiên về
đúc kết kinh nghiệm sống. Nói cách khác, tục ngữ thiên về màu sắc lí trí (phân biệt phải-
trái, đúng-sai, tốt-xấu, hay-dở.v.v…) thì ca dao thiên về màu sắc tình cảm (vui-buồn,
yêu-ghét, ngợi ca-lên án.v.v...). Với tiêu chí này, có thể xác định các đơn vị nêu ở đoạn
trên là tục ngữ vì chúng thiên về đúc kết kinh nghiệm, thể hiện màu sắc lí trí một cách rõ
nét.
2
Tuy nghiên, không phải đơn vị nào cũng hoàn toàn thể hiện nội dung lí trí-kinh
nghiệm hay tình cảm-trữ tình một cách rạch ròi. Chẳng hạn, những trường hợp sau: “Con
ơi nhớ lấy câu này, Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”, “Mấy đời bánh đúc có
xương, Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.”, “Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa
thì quét lá đa.”, “Cá không ăn muối cá ương, Con cãi cha mẹ trăm đường con
hư.”.v.v…, xét về nghĩa, đều có nội dung đúc kết kinh nghiệm, đồng thời, chứa đựng cả
nội dung trữ tình, biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc. Trong những trường hợp như vậy,
việc xác định thể loại chỉ có thể căn cứ vào tình huống và mục đích diễn xướng đơn vị tác
phẩm cụ thể đó. Nếu trong tình huống người diễn xướng có chủ ý răn dạy, truyền bá kinh
nghiệm sống thì có thể xác định đơn vị tác phẩm đó thuộc thể loại tục ngữ.
Xét về hình thức cấu tạo, nếu hình thức 01 cặp câu lục bát là hình thức tối giản của
da dao thì đấy lại là hình thức tối đa của tục ngữ.
Xét về chức năng, nếu ca dao thường đường hát trong các sinh hoạt hội hè đình
đám thì tục ngữ chủ yếu được nói trong sinh hoạt giao tiếp hằng ngày.
* Nhiệm vụ 03:
3.1. Hãy lập bảng đối sánh tục ngữ và ca dao theo các tiêu chí: hình thức/cấu tạo,
chức năng sinh hoạt, nội dung phản ánh.
….…………………………………………………………………………………..
3.2. Ngoài những ví dụ trong bài giảng, hãy cho 03-05 đơn vị tục ngữ có hình thức
lục bát.
.….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
III. PHÂN LOẠI TỤC NGỮ
Tục ngữ được xem như một bộ “Bách khoa thư” hay “Túi khôn” của nhân loại bởi
nội dung phản ánh kinh nghiệm về nhiều mặt của đời sống con người. Đó là những chân
lí phổ biến và là tri thức thông thường đã được nhân dân kiểm nghiệm nhiều lần trong
thực tiễn. Xét trên tổng thể, có thể chia thành 02 nhóm tục ngữ: (1)- Tục ngữ phản ánh
kinh nghiệm về tự nhiên và lao động sản xuất, (2)- Tục ngữ phản ánh lịch sử và đời sống
xã hội.
3.1. Tục ngữ về tự nhiên và lao động sản xuất
Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới nóng ấm, mưa nhiều, sản xuất chủ yếu dựa vào
nông nghiệp qui mô nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Do vậy, để lao động
3
sản xuất đạt hiệu quả, tránh được những tổn thất do thiên nhiên gây ra, người dân phải
quan sát sự chuyển biến của tự nhiên. Tục ngữ tái hiện kinh nghiệm quan sát của nhân
dân về các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh. Về khía cạnh này, có thể xem tục ngữ
là pho tri thức dân gian về các hiện tượng khí tượng và các qui luật vận hành của tự nhiên:
“Thâm đông, hồng tây, dựng may, Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.”, “Cầu vồng móng cụt,
không lụt thì bão.”, “Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.”, “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng
thì mưa.”.v.v..
Tục ngữ là kho kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong hầu hết các hoạt động lao
động sản xuất nông nghiệp, từ việc dự báo thời tiết, xác định thời vụ gieo trồng đến việc
chọn giống vật nuôi và kinh nghiệm đánh bắt thuỷ sản.v.v..
Đầu tiên là kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa nước: “Lúa
chiêm là lúa bất nghì, Cấy trước trổ trước chẳng thì đợi ai.”, “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng
quen.”, “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.”, “Nhất cày ãi, Nhì vãy phân.”.v.v..
Kế đến là kinh nghiệm đánh bắt, chăn nuôi: “Tôm đi chạng vạng, Cá đi rạng
đông.”, “Chấm trán, lọ đuôi, không nuôi cũng nậy.”, “Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng
mua. Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.”, “Nuôi lợn ăn cơm nằm, Chăn tằm ăn cơm
đứng.”.v.v..
Có thể thấy, những câu tục ngữ về các hiện tượng thời tiết, kinh nghiệm và kỹ
thuật trồng trọt và đánh bắt, chăn nuôi đã phản ánh một số nét chính về điều kiện sống và
đóng vai trò hướng dẫn về kỹ thuật lao động sản xuất cho nhân dân. Qua đó, thể hiện tính
sáng tạo trong lao động của nhân dân cũng như chứng minh nguồn gốc của khoa học
chính là lao động, mặc dù, tục ngữ mới chỉ đúc kết những tri thức khoa học dưới dạng
kinh nghiệm thực tiễn, chưa phải là những kiến thức khoa học có cơ sở lí luận rõ ràng.
* Nhiệm vụ 04:
4.1. Hãy liệt kê 03 chủ điểm nội dung của bộ phận tục ngữ về tự hiên và lao động
sản xuất.
- ….……………………………..
-.………………………………..
-.………………………………….
4.2. Hãy sưu tầm những câu tục ngữ về 02 chủ đề sau:
(1) - Tục ngữ về kinh nghiệm chọn giống vật nuôi
….………………………………………………………………………………….
4
(2) Tục ngữ về kinh nghiệm đánh bắt thuỷ sản
….………………………………………………………………………………….
3.2. Tục ngữ về lịch sử và đời sống xã hội
Không chỉ là kho tri thức về các hiện tượng và qui luật của tự nhiên, tục ngữ còn
là nơi lưu giữ và chuyển giao những thông tin và kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống
xã hội.
Hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, tục ngữ phản ánh những hiện
tượng lịch sử-xã hội và quan điểm của nhân dân đối với các hiện tượng ấy. Tục ngữ tái
hiện các hiện tượng và nhân vật lịch sử, những biến động về kinh tế, chính trị có ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống của nhân dân: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.”,
“Thời vua Thái Tổ, Thái Tông, Con dắt, co bồng, con bế, con mang.”, “Một nhà hai chủ
không hoà, Hai vua một nước ắt là không yên.”.v.v.. Trong quá trình lưu truyền về sau, ý
nghĩa trực tiếp, những nội dung lịch sử nhường chỗ cho những phát biểu, suy nghĩ, nhận
xét thể hiện quan điểm chung cũng như những lời khuyên, những phương châm xử thế.
Trong một giai đoạn lịch sử khá dài, tục ngữ là kênh ngôn luận chủ yếu và là vũ
khí đấu tranh của nhân dân, đặc biệt là đấu tranh giai cấp, chống áp bức bóc lột: “Tuần
hà là cha kẻ cướp.”, “Muốn nói oan làm quan mà nói.”, “Hơn nhau tấm áo manh quần,
Thả ra mình trần ai cũng như ai.”, “Tức nước vỡ bờ.”, “Con giun xéo lắm cũng quằn.”,
“Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.”, “Con vua thì lại làm vua, Con
nhà kẻ khó bắt cua cả ngày.”,.v.v..
Qua tục ngữ, bức tranh khá thảm đạm về đời sống cơ cực, bấp bênh, nghèo khó
của người bình dân được thể hiện đầy đủ và có sức ám ảnh day dẳng: “Canh một chưa
nằm canh năm đã dậy.”, “Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết.”, “Một năm làm nhà.
Ba năm hết gạo.”, “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.”,.v.v..
Tuy sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của
nhân dân lại rất đỗi phong phú. Khắp nơi nhân dân luôn sản sinh và duy trì những tập tục
sinh hoạt đẹp từ việc ăn mặc, ở đến việc giao tế, hội hè, tôn giáo, tổ chức và các tập tục
của xã thôn, gia thôn: “Miếng trầu là đầu câu chuyện.”, “Miếng trầu nên dân nhà
người.”, “Lệnh làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ.”, “Đất có lề, quê có
thói.”, “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng.”,
“Phép vua thua lệ làng.”, “Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân,
cá rô Đầm Sét.”.v.v..

5
Đời sống bên trong luỹ tre làng được nuôi dưỡng bằng tình làng nghĩa xóm và lối
sống thấm nhuần đạo lí của cha ông trao truyền lại từ ngàn xưa với một tinh thần lạc quan
chất phác: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.”, “Bán bà con xa mua láng giềng gần.”,
“Cái nết đánh chết cái đẹp.”, “Đói cho sạch, rách cho thơm.”, “Đường đi hay tối, nói
dối hay cùng.”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay
chèo.”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”, “Chị ngã, em nâng.”, “Gần mực thì đen, Gần
đèn thì sáng.”, “Còn da lông lọc, còn chồi lên cây.”.v.v..
Hơn hết là sự đề cao giá trị của con người, của lao động: “Người sống, đống
vàng.”, “Người còn của còn.”, “Một mặt người hơn mười mặt của.”, “Người như hoa
nở đâu thơm đó.”, “Người ta là hoa đất.”, “Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.”,.v.v..
Có thể thấy, tục ngữ thể hiện được những nét tinh hoa trong tính cách, nếp nghĩ và
lối sống truyền thống của dân tộc. Tất cả những truyền thống ấy đã tạo ên nội lực và sức
mạnh của dân tộc, là cơ sở giúp cho một dân tộc nhỏ bé về điều kiện nhân lực, vật lực
nhưng lại có được sự vững vàng trong trường kì lịch sử chống xâm lăng. Những phần quí
báu và ưu tú nhất trong đời sống tâm linh dân tộc đều được lưu giữ trong những câu nói
giản dị đời thường.
* Nhiệm vụ 05:
5.1. Hãy liệt kê 05 chủ điểm nội dung của bộ phận tục ngữ về lịch sử và đời sống
xã hội:
- ……………………………….
-.……………………………….
-.………………………………..
-.…………………………………
-.……………………………….
….………………………………………………………………………………….
5.2. Tại sao nói tục ngữ là kên ngôn luận và là vũ khí đấu tranh một thời của nhân
dân?
….………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………….
IV. THI PHÁP CỦA TỤC NGỮ
4.1. Tính hàm súc
6
Tục ngữ là thể loại ngắn nhất trong các thể loại văn học. Lời chật, ý rộng, tục ngữ
“dè sẻn từng tiếng như xiết ngón tay thành quả đấm.” (M. Gorki - Bàn về văn học)
Một đơn vị tác phẩm tục ngữ chỉ vỏn vẹn 03 tiếng: “Tham thì thâm.” Dài nhất
cũng chỉ 02 cặp câu lục bát (14 tiếng): “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng,
bay vừa thì râm.”. Có khi 01 đơn vị tác phẩm gồm một vài vế liên hoàn: “Dưa La, cà
Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.” (23 tiếng)
Tính hàm súc thể hiện ở chỗ tục ngữ chứa đựng một khối lượng thông tin lớn
trong một hình thức ngôn từ hạn hẹp. “Những nội dung được gói nén trong tục ngữ có thể
đem mở bung ra để viết thành hàng cuốn sách.” (M. Gorki - Bàn về văn học). Chẳn hạn,
với câu tục ngữ “Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô
Đầm Sét.” người ta có thể làm thành những phóng sự về từng loại đặc sản được nêu trong
đó.
Tính hàm súc là tiêu chí quan trọng nhất để tục ngữ trở thành một trong những thể
loại có tính tập thể cao nhất và có tính ổn định nhất trong các thể loại văn học.
* Nhiệm vụ 06:
Hãy liệt kê 02 biểu hiện của tính hàm súc ở tục ngữ:
1-………………………………………………………
2-..……………………………………………………..
4.2. Kết cấu của tục ngữ
4.2.1. Kết cấu logic
Xét về số lượng các phán đoán, tục ngữ có 02 loại kết cấu: có kết cấu đơn và kết
cấu phức. Tục ngữ có kết cấu đơn là những đơn vị được cấu tạo từ 01 phán đoán đơn:
“Miếng ăn là miếng nhục.”, “Quạ nào qụa chẳng đen đầu.”, “Nhân vô thập toàn.”, “Ai
uốn câu cho vừa miệng cá.”.v.v.. Tục ngữ có kết cấu phức là những đơn vị được cấu tạo
từ 02 phán đoán đơn trở lên: “Cơm treo, mèo nhịn đói..”, “Con nhà tông không giống
lông cũng giống cánh.”, “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.”, “Được ăn, được
nói, được gói mang về.”.v.v..
Xét về quan hệ nghĩa giữa các vế, tục ngữ có kết cấu khá đa dạng: quan hệ tương
đồng (“Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng.”, “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.”),
quan hệ không tương đồng (“Cũ người, mới ta.”, “Được mùa cau, đau mùa lúa.”), quan
hệ phụ thuộc (“Con sâu làm rầu nồi canh.”, “Môi hở tăng lạnh.”), quan hệ nhân quả
(“Gieo gió, gặt bão.”, “Nguồn đục thì dòng cũng đục.”),.v.v..

7
* Nhiệm vụ 07:
Hãy liệt kê 02 tiêu chí phân loại phán đoán logich ở tục ngữ:
1- ….………………………………………………………………………….
2- ….………………………………………………………………………….
4.2.2. Kết cấu nghệ thuật
Kết cấu so sánh là một trong những kiểu kết cấu thường gặp trong tục ngữ, bao
gồm so sánh ngang bằng (“Một mẹ già bằng ba then cửa.”, “Ngài khác gì tằm.”, “Cơm
chín tới, vợ mới về.”), so sánh không ngang bằng (“Con nuôi cha không bằng bà nuôi
ông.”, “Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê.”, “Phép vua thua lệ làng.”) và
so sánh nhất (“Nhất vợ nhì trời.”, “Nhất Kinh kì nhì phô Hiến.”, “Nhất cận thị, nhị cận
giang.”).
Trong tục ngữ, loại kết cấu nghệ thuật bao trùm và xuyên suốt phải kể đến kết cấu
đối xứng: đối xứng về từ loại (Danh Động-Danh Động: “Miệng ăn núi lở.”, “Rượu vào
lời ra.”, Động Danh-Động Danh: “Liệu cơm gắp mắm.”, “Chọn mặt gửi vàng.”), Danh
Tính-Danh Tính: “Vịt già, gà tơ.”, “Cơm ráo, cháo nhừ.”, Danh Danh-Danh Danh: (“Lời
nói, gói bạc”, “Văn mình, vợ người.”.v.v..), đối xứng về thanh điệu (Bằng Bằng-Trắc
Trắc: “Thầy nào, tớ ấy.”, “Giàu ăn, khó chịu.”, Trắc Trắc-Bằng Bằng: (“Chị ngã, em
nâng.”, “Trước lạ, sau quen.”, Trắc Bằng-Bằng Trắc: “Chó treo, mèo đậy.”, “Bút sa, gà
chết.”, Bằng Trắc-Trắc Bằng: “Ăn Bắc, mặc Kinh.”, “Mềm nắn, rắn buông.”.v.v..), đối
xứng về nghĩa (tương hợp: “Khôn cậy, khéo nhờ.”, “Chó treo, mèo đậy.”, bất tương hợp:
“Tiền phú, hậu bần.”, “Bồi ở, lở đi.”, bán tương hợp: “Trâu teo, heo nở.”, “Ôn cũ, biết
mới.”).v.v..
* Nhiệm vụ 08:
8.1. Tục ngữ có mấy loại kết cấu so sánh? Cho ví dụ từng loại (ngoài những ví dụ
trong bài giảng):
….………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………
8.2. Tục ngữ có mấy loại kết cấu đối sánh? Cho ví dụ từng loại (ngoài những ví dụ
trong bài giảng):
….………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………

8
4.3. Vần và nhịp
Tục ngữ hội đủ 04 loại vần của thơ ca: vần liền (“Ăn vả, trả sung.”, “Của một
đồng, công một nén.”, “Ếch tháng ba, gà tháng bảy.”), vần cách (“Người sống về gạo, cá
bạo về nước.”, “Vô tiểu nhân bất thành quân tử.”, “Việc người thì sáng, việc mình thì
quáng.”), vần chính (“Ăn cho đều, kêu cho sòng.”, “Tốt phô ra, xấu xa đậy lại.”, “Chết
trẻ hơn lấy lẻ.”), vần thông (“Ăn theo thuở, ở theo thì.”, “Hàng thịt nguýt hàng cá.”, “Nén
bạc đâm toạc tờ giấy.”).v.v..
Cách ngắt nhịp trong tục ngữ khá đa dạng: nhịp 1-1 (“Chim, thu, nhụ, đé.”), nhịp
2-2 (“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm.”), nhịp 3-3 (“Xa mỏi chân, gần mỏi
miệng.”), nhịp 2-5 (“Đường xa, cái bánh đa cũng nặng.”), .v.v..
Nhịp điệu, vần điệu góp phần tạo nên tính cân đối, chặt chẽ cho tục ngữ, làm bật
quan hệ logich giữa các vế, làm nổi bật từ và nghĩa trung tâm, gia tăng sự thống nhất nội
tại giữa các yếu tố và sự diễn cảm nghệ thuậ, tăng độ bám vào trí nhớ.
* Nhiệm vụ 09:
Tục ngữ có những cách gieo vần nào? Cho ví dụ và phân tích cách gieo vần của
từng loại (Ngoài những ví dụ trong bài giảng).
….………………………………………………………………………………
..………………………………………………………………………………..
4.4. Vấn đề nghĩa của tục ngữ
Mỗi câu tục ngữ có ít nhất một nghĩa. Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen thường
rơi vào nhóm tục ngữ về các hiện tượng thời tiết và kinh nghiệm lao dộng, sản xuất:
“Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.”, “Đom đóm bay ra trồng cà tra đỗ.”, “Nhất cày
ải, nhì vãy phân.”.v.v..
Phần lớn tục ngữ đa nghĩa và nghĩa bóng thường được dùng nhiều hơn nghĩa đen:
“Cá mè đè cá chép”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.”, “Bứt dây, động rừng.”,
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.”.v.v…
Khái quát là bản chất của tục ngữ. Tục ngữ là kinh nghiệm dân gian đã được kiểm
nghiệm trong nhiều tình huống thực tiễn. Nghĩa của một câu tục ngữ thường bao quát và
nghiệm đúng với nhiều trường hợp thực tế. Đo đó, mỗi đơn vị tục ngữ có khả năng được
vận dụng trong nhiều hoàn cảnh. Mỗi lần sử dụng là một lần sáng tạo nghĩa mới. Chẳn
hạng, câu “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”, xét về nghĩa khái quát, thể hiện sự gia tăng
về chất và lượng nhờ quá trình tích luỹ. Với nghĩa khái quát như vậy, đơn vị tục ngữ này

9
có thể được vận dụng trong các trường hợp tích luỹ về của cải, kiến thức, nhân lực, cp6ng
sức, đóng góp, tình cảm, sự tác động.v.v..
Như vậy, qua các phạm trù thi pháp vừa trình bày, có thể thấy tục ngữ là những
đơn vị lời ăn tiếng nói có sự kết hợp chặt chẽ và xuyên thấm giữa tính duy lí và tính nghệ
thuật.
* Nhiệm vụ 10:
Thế nào là nghĩa khái quát của tục ngữ?
….………………………………………………………………………………..
….……………………………………………………………………………….
Cho đơn vị tục ngữ: “Cá mè đè cá chép.”
Hãy xác định nghĩa đen và nghĩa bóng của đơn vị tục ngữ trên.
-.…………………………………………………………………………
-.…………………………………………………………………………
Hãy phân tích nghĩa khái quát và các trường hợp (tình huống thực tế) vận dụng
nghĩa khái quát của đơn vị tục ngữ trên.
-.…………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………..
-.……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………

10

You might also like