You are on page 1of 7

ĐỊNH LÝ PASCAL VÀ ÁP DỤNG

10
LÊ VIẾT ÂN (tpHCM)
NGUYỄN DUY PHƯỚC (TT Huế)

1. Giới thiệu

i
Định lý Pascal cho đường tròn là một trong những kết quả kinh điển nhất của hình học sơ cấp.
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một chứng minh mới khá đơn giản dựa vào định lý

khố
về tâm đẳng phương của ba đường tròn được chúng tôi phát hiện trong quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đó sẽ nêu lên một vài ứng dụng ứng với những trường hợp đặc biệt của nó để bạn đọc
thấy được sự ứng dụng tuyệt vời của định lý này. Nội dung của định lý Pascal thường được phát
biểu như sau:

Định lý 1. Cho sáu điểm A, B, C, A0 , B 0 , C 0 cùng nằm trên một đường tròn. Đặt X =
BC 0 ∩ B 0 C, Y = CA0 ∩ C 0 A và Z = AB 0 ∩ A0 B. Khi đó X, Y, Z thẳng hàng.

Z
TH

A
A0

B0

Y
GG

C
C0

X
 
A B C
Hình vẽ định lý Pascal ứng với bộ điểm .
A0 B 0 C 0

1
2 Định lý Pascal và áp dụng

2. Chứng minh

10
Có rất nhiều cách để chứng minh định lý Pascal, trong đó có một cách của tác giả Jan van
Yzeren (xem tại [1]), là dùng tứ giác nội tiếp đưa về hai tam giác vị tự rất đẹp. Tuy nhiên trong
bài viết này, chúng tôi cũng dùng một cách chứng minh bằng tứ giác nội tiếp kết hợp với trục
đẳng phương như sau:

i
A A0

B0 khố Y
O
B

C
C0
TH

Chứng minh. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ZBB 0 cắt Y Z tại P khác Z. Gọi (O) là
đường tròn đi qua sáu điểm A, B, C, A0 , B 0 , C 0 . Khi đó

CB 0 = A
Y\ \0 CB 0 (vì Y ∈ A0 C)
=A\0 BB 0 (vì tứ giác A0 BCB 0 nội tiếp)
GG

\0
= ZBB (vì Z ∈ A0 B)
= ZP
\ B0 (vì tứ giác ZBP B 0 nội tiếp)
P B0
= Y\ (vì P ∈ Y Z).

Suy ra tứ giác B 0 Y P C nội tiếp.


Chứng minh tương tự, cũng có tứ giác C 0 BY P nội tiếp.
Áp dụng định lí về tâm đẳng phương cho hai đường tròn ngoại tiếp của các tam giác
CB 0 Y, BC 0 Y và đường tròn (O) với chú ý X = B 0 C ∩ BC 0 thì ba trục đẳng phương B 0 C, BC 0
và Y P đồng quy (tại X). Do đó Y Z đi qua X, tức là ba điểm X, Y, Z thẳng hàng.
Định lý Pascal và áp dụng 3

3. Các trường hợp suy biến của định lý Pascal

10
Từ định lý Pascal, ta xem xét một số tình huống có thể xảy ra của cấu hình của định lý, chẳng
hạn:

• Nếu cho xảy ra X = BC 0 ∩ B 0 C = ∞, tức BC 0 k B 0 C thì khi đó Y Z k BC 0 k B 0 C.

B C0

i
A0

B0
khố Y

C
A

Hình vẽ định lý Pascal khi BC 0 k B 0 C.


Z

• Còn nếu cho xảy ra một cặp điểm trùng nhau, hai cặp điểm trùng nhau hoặc thậm chí
ba cặp điểm trùng nhau trong sáu điểm A, B, C, A0 , B 0 , C 0 thì khi đó lục giác suy biến
thành ngũ giác, tứ giác, tam giác, chẳng hạn như AA0 thì đường thẳng AA0 trở thành tiếp
tuyến của đường tròn (O) tại A, chúng ta còn thu thêm nhiều kết quả đặc biệt nữa.
TH

C0
GG

B0

C
Y A0 ≡ B

X
Z
 
A B C
Hình vẽ định lý Pascal ứng với năm điểm suy biến .
B B0 C 0
4 Định lý Pascal và áp dụng

10
C ≡ B0

Z
C0 ≡ B A0

i
X
 
A B C

khố
Hình vẽ định lý Pascal ứng với bốn điểm suy biến

Z
A0 C B
.

C0 ≡ A

Y
TH

B ≡ A0

C ≡ B0 X
 
A B C
Hình vẽ định lý Pascal ứng với ba điểm suy biến .
C A B
GG

4. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Cho tứ giác ABCD và một đường tròn tâm O tiếp xúc với AB, CD lần lượt tại A, C
và cắt BC, AD lần lượt tại E, F . Chứng minh rằng AC, BD, EF đồng quy.
Ví dụ 2 (Lê Viết Ân). Cho tam giác ABC, phân giác AP . Điểm D nằm trên đoạn AP sao
cho BDP
\ > DCB \ và CDP\ > DBC.\ Lấy điểm K nằm cùng nửa mặt phẳng chứa B có bờ là
AP sao cho KDP
\ = DCB \ và BKD \ = ACB,[ và lấy điểm L nằm cùng nửa mặt phẳng chứa
C có bờ là AP sao cho LDP
[ = DBC\ và CLD [ = ABC.
[ Giả sử BK và CL phân biệt và cắt
nhau tại X. Chứng minh rằng AP đi qua X.
Định lý Pascal và áp dụng 5

Nhận xét 1. Định lý Pascal thường được dùng trong các bài toán chứng minh sự đồng quy và
sự thẳng hàng.

10
Ví dụ 3 (IMO, 2014). Giả sử các điểm P và Q nằm trên đoạn thẳng BC của một tam giác
ABC sao cho P[AB = BCA
[ và CAQ [ = ABC. [ Gọi M và N lần lượt là đối xứng của A tương
ứng qua P và Q. Chứng minh rằng giao điểm của BM và CN nằm trên đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC.

Nhận xét 2. Định lý Pascal còn được dùng để chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một
đường tròn.

Ví dụ 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. M là trung điểm BC. Tia

i
M H cắt (O) tại E. Đường thẳng qua A song song với BC cắt (O) tại D. DE giao OH tại T .
Chứng minh rằng T A tiếp xúc với (O).

khố
Nhận xét 3. Định lý Pascal suy biến được dùng trong chứng minh quan hệ tiếp xúc.

Ví dụ 5. Cho hình chữ nhật ABCD. Điểm E không nằm trên đường thẳng CD. Kẻ AK, BL
theo thứ tự vuông góc với CE, DE tại K, L. Gọi M là giao điểm của AL và CE; N là giao
của BK và DE và P là giao điểm của AL và BK. Chứng minh rằng M N song song với AB
và đường thẳng EP luôn đi qua một điểm cố định.

Nhận xét 4. Định lý Pascal suy biến được dùng trong chứng minh quan hệ song song.

Để kết thúc bài viết, xin đề nghị đến các bạn độc giả một số bài tập để luyện tập.

5. Bài tập tự luyện


TH

Bài tập 1. Cho đường tròn (O). AB, CD là hai dây cung của (O). Gọi E là giao điểm của
AD và BC. M N , P Q là hai dây cung khác AD, BC của (O) và đi qua E. Gọi X là giao điểm
của M Q và AB, Y là giao điểm của N P và CD. Chứng minh rằng ba điểm X, E, Y thẳng
hàng.

Bài tập 2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P, Q là hai điểm nằm trên (O). Gọi A0
là điểm đối xứng với P qua BC, A00 là giao điểm của A0 Q với BC. Định nghĩa B 0 , B 00 , C 0 , C 00
một cách tương tự. Chứng minh rằng ba điểm A00 , B 00 , C 00 thẳng hàng.
GG

Bài tập 3 (Iran MO - 3rd Round - 2005). Giả sử H và O là trực tâm và tâm đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABC. ω là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. AO cắt ω tại điểm thứ
hai là A1 . A1 H cắt lại ω tại A0 và A00 là giao điểm thứ hai của ω với AH. Định nghĩa các điểm
B 0 , B 00 , C 0 , C 00 một cách tương tự. Chứng minh rằng A0 A00 , B 0 B 00 , C 0 C 00 đồng quy tại một điểm
trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.

Bài tập 4. Cho tam giác ABC không cân, D, E, F lần lượt là chân đường cao kẻ từ A, B,
C. P là điểm bất kì nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC. DP, EP, F P lần lượt
cắt đường tròn Euler của tam giác ABC tại các điểm thứ hai là X, Y, Z. Chứng minh rằng
AX, BY, CZ đồng quy.
6 Định lý Pascal và áp dụng

Bài tập 5 (Nguyễn Minh Hà). Cho tam giác ABC không cân tại A. Gọi (I ) là đường tròn
nội tiếp của tam giác. (I ) tiếp xúc với CA, AB lần lượt tại E, F . Các điểm M, N thuộc (I ) sao
cho EM k F N k BC. Gọi P, Q theo thứ tự là giao điểm thứ hai của BM, CN với đường tròn

10
(I ). Chứng minh rằng BC, EP, F Q đồng quy.

Bài tập 6 (Nguyễn Duy Phước). Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC ) có các đường cao
AD, BE, CF đồng quy tại H. Gọi S là giao điểm của AH và EF , T là giao điểm thứ hai
của đường tròn đường kính AH và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Giả sử T E, T F lần
lượt cắt BC tại X, Y . Đường thẳng qua H vuông góc với AH cắt XS tại P . Chứng minh rằng
đường tròn đường kính XY tiếp xúc với đường tròn (P ; P H ).

Bài tập 7 (USA TSTST 2011). Cho tam giác nhọn ABC với (O) là đường tròn ngoại tiếp và
H là trực tâm. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Các tia M H, N H lần lượt

i
cắt (O) tại P và Q. Hai đường thẳng M N và P Q cắt nhau tại R. Chứng minh rằng OA ⊥ RA.

khố
Bài tập 8 (APMO 2021). Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp và Γ là đường tròn ngoại tiếp của
nó. Gọi E là giao điểm của hai đường chéo AC và BD, gọi L là tâm của đường tròn tiếp xúc
với các cạnh AB, BC và CD, gọi M là trung điểm cung BC của Γ không chứa A và D. Chứng
minh rằng tâm đường tròn bàng tiếp góc E của tam giác BCE thì nằm trên đường thẳng LM .

Bài tập 9 (Iran MO - 3rd Round - 2004). Cho tam giác ABC có O là tâm đường tròn ngoại
tiếp. Một đường thẳng qua O lần lượt cắt các đường thẳng AB và AC tại M và N . Gọi R và S
theo thứ tự là trung điểm của BN và CM . Chứng minh rằng ROS[ = BAC.[

Bài tập 10 (Australia 2001). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), đường cao kẻ
từ các đỉnh A, B, C lần lượt cắt lại (O) tại A0 , B 0 , C 0 và D là điểm nằm trên (O). Giả sử
A00 , B 00 , C 00 lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng DA0 và BC, DB 0 và CA, DC 0 và
AB. Chứng minh rằng A00 , B 00 , C 00 , H thẳng hàng (với H là trực tâm của tam giác ABC).
TH

Bài tập 11 (Iran TST 2004). Giả sử M và M 0 là hai điểm liên hợp đẳng giác trong tam giác
ABC. Gọi P, Q, R lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến BC, CA, AB; P 0 , Q0 , R0
lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M 0 đến BC, CA, AB. Giả sử E, F, G theo thứ tự là
giao điểm của các cặp đường thẳng QR và Q0 R0 , RP và R0 P 0 , P Q và P 0 Q0 . Chứng minh rằng
các đường thẳng AE, BF, CG đôi một song song với nhau.

Bài tập 12 (China TST 2003). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Tiếp tuyến
P D kẻ từ A, với D thuộc tia BC, P thuộc tia DA. Đường thẳng P U (U ∈ BD) cắt đường
tròn (O) tại Q, T và cắt AB, AC lần lượt tại R và S. Chứng minh rằng nếu QR = ST thì
GG

P Q = UT .

Bài tập 13 (Korea MO 2012). Giả sử ω là đường tròn nội tiếp của tam giác ABC. Các cạnh
BC, CA lần lượt tiếp xúc với ω tại D, E. Một đường thẳng đi qua B và song song với DE cắt
ω tại F và G (F nằm giữa B và G). Đường thẳng CG cắt ω tại H khác G. Một đường thẳng đi
qua G và song song với EH cắt AC tại I. IF cắt ω tại J khác F . CJ cắt EG tại K. Giả sử l là
đường thẳng đi qua K và song song với JD. Chứng minh rằng l, IF, ED có một điểm chung.

Bài tập 14 (IMO Shortlist 1991). Cho điểm P thay đổi trong tam giác ABC. Gọi P 0 , P 00 là
hình chiếu vuông góc của P trên AC, BC; Q0 , Q00 là hình chiếu vuông góc của C trên AP ,
BP và gọi X = P 0 Q0 ∩ P 00 Q00 . Chứng minh rằng X di chuyển trên một đường thẳng cố định.
Định lý Pascal và áp dụng 7

Bài tập 15 (China National Olympiad 2015). Cho A, B, D, E, F, C là sáu điểm trên một
đường tròn theo thứ tự đó sao cho AB = AC. Giả sử P = AD ∩ BE, R = AF ∩ CE, Q =
BF ∩ CD, S = AD ∩ BF, T = AF ∩ CD. K là điểm nằm trên ST sao cho QKS \ = ECA. [

10
Chứng minh rằng KTSK
= PQR
Q
.

Bài tập 16 (Nguyễn Văn Linh). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là điểm bất
kì nằm trong tam giác ABC. H1 , H2 lần lượt là trực tâm của các tam giác AP B, AP C. H1 H2
cắt BC tại S. AP cắt BC tại D. Đường tròn đường kính AP cắt (O) tại T . Chứng minh rằng
A, T, S, D đồng viên.

Bài tập 17 (Nguyễn Duy Phước). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), có I là tâm
đường tròn nội tiếp. OI lần lượt cắt BC, CA, AB tại X, Y , Z. Các đường thẳng theo thứ tự

i
qua X, Y , Z lần lượt vuông góc với IA, IB, IC cắt nhau tạo thành tam giác P QR. Chứng
minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác P QR tiếp xúc với (O).

khố
Bài tập 18 (Nguyễn Hữu Tâm). Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn Γ. Trên hai
cạnh CA, AB lần lượt lấy điểm E, F sao cho AE = AF . Giả sử đường trung trực của BF lần
lượt cắt cung nhỏ AB, cung lớn AB của đường tròn Γ tại X, Y ; đường trung trực của CE lần
lượt cắt cung nhỏ AC, cung lớn AC của đường tròn Γ tại Z, T . Gọi P là giao điểm của BY và
CX, Q là giao điểm của BZ và CT . Chứng minh rằng P Q k EF .

Bài tập 19 (Lê Viết Ân). Cho tứ giác ABCD. Các điểm E, F theo thứ tự nằm trên các cạnh
AB, AC sao cho DE, DF lần lượt là các đường phân giác của các tam giác DAB, DAC. Biết
rằng tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC nằm trên EF , chứng minh tứ giác ABCD
nội tiếp.

Bài tập 20. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Một đường thẳng đi qua O cắt
AB, AC thứ tự tại F, E. Chứng minh rằng đường tròn đường kính BE, CF cắt nhau tại hai
TH

điểm, trong đó một điểm nằm trên (O) và một điểm nằm trên đường tròn Euler của tam giác
ABC.

Tài liệu tham khảo


[1] Van Yzeren, Jan (1993), A simple proof of Pascal’s haxagon theorem, The American
Mathematical Monthly. 100. Mathematical Association of America. tr. 930 - 931.
[2] Nguyễn Văn Linh, Một số chủ đề hình học phẳng dành cho học sinh chuyên Toán, nhà xuất
GG

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.


[3] Trần Nam Dũng (Chủ biên), Các phương pháp giải Toán qua các kì thi Olympic 2020.

You might also like