You are on page 1of 3

Quá trình hình thành, phát triển triết học về con người và vận dụng trong xã

hội Việt Nam hiện nay.


Bài viết:
Tìm hiểu về con người, bản chất con người cũng như mối quan hệ giữa con người và xã hội là
một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng trong lịch sử triết học thế giới.
Vấn đề con người trong triết học phương Đông và phương Tây
Quan điểm triết học về con người giữa hai trường phái phương Đông và phương Tây cũng
khá khác biệt. Theo triết học phương Đông, con người là một bộ phận cấu thành của xã hội;
mọi người về cơ bản được kết nối với nhau, chủ nghĩa tập thể được coi trọng hơn. Ngược lại,
theo triết học phương Tây, con người đều có tính cá nhân và là một bộ phận độc lập của xã
hội; đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Theo triết học Phương Đông, nguồn gốc con người theo quan điểm duy tâm hoặc duy vật giản
đơn, tôn giáo; các quan điểm thường gắn liền với mối quan hệ chính trị, đạo đức. Quan điểm
Phật giáo cho rằng con người khi sống trên đời chỉ là sống nhờ trên thế gian, cuộc sống chỉ trở
thành mãi mãi khi họ về với cõi vĩnh hằng. Trong khi đó, Khổng Tử thuộc Nho giáo cho rằng
bản chất con người được quyết định bởi “Thiên mệnh”, giá trị cao nhất của con người được
thể hiện ở chữ “Nhân”; ngược lại Mạnh Tử thấy rằng con người cần phải tu dưỡng, trau dồi
đạo đức mới tìm thấy được “cái thiện” bên trong và rời xa những “cái ác”. Cả hai quan điểm
triết học này đều đề cao quan hệ đạo đức để chỉ dẫn con người theo những giá trị tốt đẹp.
Trong triết học cổ điển Đức, quan niệm con người được thể hiện theo cả quan điểm duy tâm
và duy vật như quan điểm con người từ góc độ duy tâm khách quan của Hêghen; ông đã coi
con người vừa là chủ thể đối với lịch sử, vừa là kết quả của sự phát triển lịch sử. Đặc biệt,
quan điểm duy vật của nhà triết học Phơ Bách về nguồn gốc và bản chất con người. Ông đã
thấy rằng
con người được tạo nên từ sự vận động của thế giới vật chất và là kết quả của sự phát triển lâu
dài của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, tất cả các quan điểm về con người trước chủ nghĩa Mác –
Lênin đều chưa được rõ ràng, chưa thể hiện được mặt xã hội của con người.
Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin
Quan điểm về con người của hai nhà triết học Các Mác và Lênin đã cải thiện những yếu điểm
của thời kỳ trước. Họ đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để xây dựng những quan
niệm cụ thể, sâu sắc về con người. Nổi bật với hai yếu tố hình thành nên con người, yếu tố tự
nhiên (sinh học) và xã hội (yếu tố cơ bản để phân biệt con người và loài sinh vật khác). Bên
cạnh đó, con người trong quan điểm Mác – Lênin còn gắn liền với lao động, một điều kiện
quan trọng giúp phát triển con người cả về mặt tự nhiên và xã hội. Chính nhờ lao động, con
người đã trở thành chủ thể của xã hội, cải tạo thế giới tự nhiên, nâng cao chính giá trị bản thân
mình.
Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm vể con người đã được kế thừa và gắn liền với quan
điểm của triết học Mác – Lênin; nhưng cũng được sáng tạo theo đặc điểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, Bác quan niệm con người là một chủ thể có tính xã hội, được xuất phát từ các quan
hệ xã hội khác nhau. Bác đã từng viết “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng,
bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”1. Như vậy, quan niệm
về con người của Bác đã được cụ thể hóa và mở rộng từ gia đình, quốc gia và cả nhân loại;
đây là nét khác biệt với quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hiểu sâu xa hơn,
quan điểm trên còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh cộng đồng. Bên cạnh
đó, Bác cũng cho rằng con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội; thể hiện cụ thể trong
việc giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột; đưa con người quyền được sống tự do; xây
dựng một đất nước của dân, do dân, vì dân. Đây chính là một tư tưởng đầy tính nhân văn của
chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn hướng đến lợi ích của con người.
Liên hệ với Việt Nam hiện nay
Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người là một trong những quan điểm trọng tâm
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng toàn diện và có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, trong
giai đoạn phát triển hiện nay, Đảng và Chính phủ vẫn đang tiếp tục kế thừa và sáng tạo những
tư tưởng triết học về con người của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua những chính sách phù
hợp nhằm phát huy vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt
giáo dục đào tạo trở thành chính sách quan trọng nhất giúp phát triển toàn diện mỗi người dân
Việt Nam, từ đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào công cuộc xây dựng
đất nước ngày càng vững mạnh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Ngoài ra, việc cân bằng
lợi ích giữa con người và xã hội cũng luôn được Nhà nước quan tâm thực hiện. Chính vì vậy,
xây dựng một đất nước vừa dân chủ, vừa đoàn kết trở thành một mục tiêu phát triển trọng tâm
của Việt Nam. Điều này được minh chứng rõ nét nhất trong cuộc chiến dịch Covid-19 của
Việt Nam hiện nay, bởi vì yếu tố cơ bản tạo nên thành công đó xuất phát từ chính sức mạnh
của tinh thần đoàn kết toàn dân trên./.

Tài liệu tham khảo


1. Lê Thị Hương (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển xã hội”, Tạp chí Triết học, số 9 (184).

1
Trích từ tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.644.
2. PGS, TS. Nguyễn Văn Tài (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân
tố con người”, Tạp chí Triết học, số 2 (153).
3. PGS, TS. Hoàng Đình Cúc (2008). “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương
hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 8 (207).
4. TS. Vũ Kim Dung (2018), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, sự vận dụng của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, truy cập ngày 22/9/2020 tại địa chỉ:
https://tcnn.vn/news/detail/39349/Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_con_nguoi_su_van_dung_cua
_Dang_ta_trong_giai_doan_hien_nayall.html

You might also like